Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 10 -7 -2023

XXX



rfi.fr

Thụy Điển gia nhập NATO: Ankara vẫn đòi Stokholm nhân nhượng nhiều hơn trong hồ sơ chống khủng bố

Thu Hằng

Ngày 10/07/2023, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan gặp thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristensson tại Vilnius, Litva. Cuộc họp do tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg dàn xếp diễn ra chỉ một ngày trước khi NATO họp thượng đỉnh. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phản đối tiến trình kết nạp Thụy Điển vì muốn Stockholm nhân nhượng nhiều hơn về hồ sơ chống khủng bố Kurdistan.

Đăng ngày:


2 phút

Ảnh tư liệu : Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại dinh tổng thống ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 08/11/2022.
Ảnh tư liệu : Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại dinh tổng thống ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 08/11/2022. AP - Burhan Ozbilici

Thụy Điển liên tục được tổng thống Mỹ lên tiếng ủng hộ trong thời gian gần đây. Ông Joe Biden đã điện đàm với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ để bày tỏ mong muốn « đón Thụy Điển vào NATO ngay khi có thể ». Theo thông cáo ngày 09/07 của Nhà Trắng, vấn đề giao chiến đấu cơ F-16 cho Ankara cũng được nguyên thủ hai nước nêu trong cuộc điện đàm.

Phía chính quyền Stockholm cũng nhen nhóm chút hy vọng sau khi tổng thống Erdoğan công nhận hôm 09/07 là Thụy Điển đã « có những bước đi đúng hướng » chống đảng Lao Động Kurdistan - PKK cho dù vẫn chưa đủ.

Thông tín viên RFI Anne Andlauer tại Istanbul cho biết thêm về chiến lược của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ :

Ông Recep Tayyip Erdoğan tiếp tục cáo buộc Thụy Điển bảo vệ những kẻ khủng bố, đặc biệt là để thành viên của đảng Lao Động Kurdistan (PKK) biểu tình, chiêu mộ và gây quỹ tại Thụy Điển. Tổng thống Erdoğan yêu cầu dẫn độ vài chục công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Thụy Điển đã nhiều lần nhân nhượng. Nhưng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chưa hài lòng. Ông tiếp tục mặc cả chừng nào còn có thể. Ông Erdoğan vẫn nổi tiếng là hay đổi ý và có thói quen ký các thỏa thuận vào phút chót. Cho nên có thể là ông sẽ bỏ quyền phủ quyết. Nhưng sau khi đã đối đầu với Stockholm và các đồng minh suốt một năm trời, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ nhân nhượng khi ông có thể coi việc bật đèn xanh là một thắng lợi ngoại giao cho Ankara.

Cuộc mặc cả này có lợi cho Matxcơva, nhưng không ngăn cản ông Erdoğan đưa ra quyết định khiến đồng nhiệm Nga Vladmir Putin tức giận. Thứ Bẩy (08/07), ông đã cho phép nhiều chỉ huy của binh đoàn Azov trở về Ukraina trong khi lẽ ra họ phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi hết chiến tranh.

Sự kiện này minh họa rất rõ cho khoảng cách lớn, thường trực của ông Tayyip Erdoğan giữa Ukraina và Nga, giữa NATO và Nga. Các nước thành viên NATO phải liên tục đối phó với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh khó khăn, nhưng cần thiết.


********

Tổng thống Mỹ Biden ghé Anh Quốc trước khi dự thượng đỉnh NATO

Thanh Phương

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay, 10/07/2023, ghé thăm Anh Quốc trước khi đi dự một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Vilnius của Litva, khai mạc ngày mai.

Đăng ngày:


2 phút

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden xuống máy bay Air Force One tại sân bay Stansted, Anh Quốc, ngày 09/07/2023.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden xuống máy bay Air Force One tại sân bay Stansted, Anh Quốc, ngày 09/07/2023. © Kevin Lamarque / Reuters

Ông Biden đã đến Luân Đôn tối qua và hôm nay hội đàm với thủ tướng Anh Rishi Sunak và sau đó được vua Charles Đệ Tam tiếp tại lâu đài Windsor, trong bối cảnh đang có bất hòa giữa Washington và Luân Đôn, đồng minh thân cận nhất.

Việc tổng thống Joe Biden không dự lễ đăng quang của vua Charles Đệ Tam, mà cử phu nhân Jill Biden đi thay, đã bị chỉ trích nhiều tại Anh Quốc. Luân Đôn cũng không chấp nhận việc tổng thống Mỹ chỉ trích cách thức mà chính phủ Anh Quốc xử lý hồ sơ Bắc Ireland kể từ sau Brexit.

Trước chuyến đi này, Nhà Trắng đã ra thông cáo nhấn mạnh là tổng thống Biden muốn “tăng cường hơn nữa quan hệ với Anh Quốc”, còn đối với Luân Đôn chuyến thăm của tổng thống Mỹ “chứng tỏ mối quan hệ vững chắc giữa Hoa Kỳ với Anh Quốc”.

Nhưng trọng tâm chuyến công du châu Âu lần này của tổng thống Joe Biden chính là thượng đỉnh NATO tại Vilnius, với hồ sơ tế nhị nhất, đó là việc Ukraina gia nhập khối này. Từ Washington, thông tín viên Loubna Anaki tường trình: 

“ Về mặt chính thức, đối với Joe Biden, chuyến công du này nhằm thể hiện sự đoàn kết giữa Hoa Kỳ với các nước đồng minh. Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, ông Jake Sullivan đã tuyên bố: “ Cần phải chứng tỏ quyết tâm yểm trợ Kiev”. 

Trong hai ngày tại Vilnius, tổng thống Biden sẽ hội đàm với lãnh đạo các nước thành viên NATO và sẽ có một bài phát biểu. Nhưng ông sẽ phải trả lời các câu hỏi của những đồng minh, nhất là về quyết định vào tuần trước của Washington viện trợ bom chùm cho Kiev, trong khi đây lại là loại vũ khí mà hơn hai phần ba số thành viên NATO cấm sử dụng. 

Tổng thống Mỹ cũng sẽ phải vận dụng hết tài ngoại giao: Thể hiện sự yểm trợ không lay chuyển đối với Ukraina, nhưng vẫn từ chối cho Kiev gia nhập NATO vào lúc này, trong khi tổng thống Volodymyr Zelensky muốn Liên minh Bắc Đại Tây Dương nhanh chóng có lời mời chính thức. 

Tỏ ra cứng rắn nhưng vẫn có lời khuyến khích cụ thể về khả năng Ukraina gia nhập NATO trong tương lai, đó chính là thách thức đối với tổng thống Joe Biden trong chuyến đi này. »


************

bbc.com

Thượng đỉnh Nato hướng đến đoàn kết vì Ukraine khi Vladimir Putin đang theo dõi chặt chẽ



Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và nội các

Nguồn hình ảnh, MYKOLA TYMCHENKO/EPA-EFE/REX/Shutterstock

Chụp lại hình ảnh,

Ukraine tiến hành cuộc phản công cách đây vài tuần nhưng quân đội vẫn chưa huy động toàn bộ nguồn lực

  • Tác giả, Katya Adler
  • Vai trò, Biên tập viên châu Âu, BBC News

Thời gian thượng đỉnh cấp cao thường niên Nato chính thức diễn ra chỉ còn tính theo giờ. Đây là một phép thử quan trọng cho liên minh quân sự này, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang theo dõi chặt chẽ từ bên lề hội nghị.

Thượng đỉnh Nato có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nhiều lãnh đạo thế giới khác tham dự, đại sứ của 31 quốc gia thành viên cũng cùng tham gia, tranh luận điều họ có thể làm, nên làm và sẽ đưa ra tuyên bố công khai về Ukraine.

Thế thì tất cả sự hỗn độn này là thế nào?

Cuối tuần qua đã đánh dấu 500 ngày kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine, cướp đất, tấn công dân thường và bắt cóc trẻ em.

Điều khiến Vladimir Putin thất vọng đó là châu Âu và đồng minh thân cận là Mỹ đã tiến đến viện trợ cho Ukraine (nhanh chóng hơn các quốc gia khác - nếu nhìn về Berlin), 165 tỷ USD viện trợ nhân đạo, tài chính và quân sự trước thời điểm tháng Năm của năm nay, theo Viện Kiel Institute for the Global Economy uy tín.

Đây là một hành động cẩn trọng, đôi khi không mấy thoải mái và nhằm tạo sự cân bằng đối với từng quốc gia châu Âu, Liên minh châu Âu (EU), và có thể cho rằng là hầu hết liên minh quân sự Nato, bao gồm cựu thù của Nga là Mỹ.

Câu hỏi hóc búa đặt ra là: Làm sao phát đi một thông điệp rõ ràng đến Moscow rằng Phương Tây sẽ không khoanh tay đứng nhìn và cho phép Điện Kremlin chiếm vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền tại Ukraine hoặc bất kỳ nơi nào tại châu Âu, và cùng lúc đó, tránh đối đầu trực tiếp với quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân là Nga, và chịu rủi ro xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện?

Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden: "Tôi không nghĩ có sự nhất trí trong Nato về liệu có để Ukraine gia nhập liên minh Nato lúc này hay không, vào thời điểm này, ngay giữa lúc chiến tranh?

Ông Biden chỉ ra rằng việc Ukraine gia nhập liên minh sẽ đồng nghĩa "cuộc chiến tranh vẫn đang diễn ra, và chúng ta tất cả đang cùng tham chiến. Chúng ta đang có chiến tranh với Nga, nếu điều đó đúng."

Và 500 ngày sau cuộc xâm lược Ukraine, hành động cân bằng của Nato không trở nên dễ dàng hơn chút nào.

Ukraine đã rõ ràng. Kyiv muốn có một chiếc ghế bình đẳng ở bàn họp Nato - với tất cả những đảm bảo an ninh đi cùng theo đó.

Và Ukraine hiện muốn điều này - hoặc bởi vì Ukraine nhận ra rằng Nato không thể để một thành viên mới gia nhập trong khi vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, Ukraine muốn ít nhất "một thông điệp rõ ràng rằng Ukraine sẽ thuộc liên minh", Tổng thống Volodymyr Zelensky, người giỏi về mặt truyền thông, cho biết.

"Không phải vì cánh cửa mở ra cho chúng tôi, điều này không đủ, mà Ukraine sẽ phải ở trong đó," ông nói.

Thiếu bất kỳ điều gì thì ông Zelensky đe dọa sẽ không xuất hiện tại thượng đỉnh Nato, điều khiến không chỉ vài quốc gia thành viên Nato khó chịu, bao gồm Đức và Mỹ.

Nếu ông Zelensky không xuất hiện, thì cái nhìn về sự đoàn kết của Phương Tây với Ukraine - nhằm đưa ra một thông điệp rõ ràng cho Moscow tại thượng đỉnh lần này - sẽ trở thành một thảm họa.

Vấn đề chính là Nato đã nói với Ukraine là quốc gia này thuộc về liên minh vào năm 2008, lâu trước khi Nga xâm lược.

Kỳ vọng gia tăng về việc Nato phải hiện nay mang đến cho Kyiv điều gì đó quan trọng. Nhưng điều đó là gì?

Các nhà ngoại giao cấp cao từ một số quốc gia chính trong Nato bình luận với tôi cho bài báo này, với điều kiện ẩn danh, để có thể đưa ra quan sát của họ một cách tự do.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội Đức trong cuộc huấn luyện tại Lithuania, ảnh ngày 26/06

Họ cho biết biết các thành viên Nato đoàn kết liên quan đến vấn đề Ukraine, thuộc về "gia đình" của mình. Nhưng họ vẫn bị chia rẽ liên quan đến phần chi tiết.

Thượng đỉnh Nato sẽ diễn ra tại Vilnius, thủ đô của Lithuania. Đây là một trong ba quốc gia nhỏ vùng Baltic ở sân sau của Nga, vốn bị Liên Xô chiếm đóng và sáp nhập từ cuối Thế chiến thứ Hai.

Người dân Lithuania, Latvia và Estonia cảm nhận được nỗi đau của Ukraine. Cùng với quốc gia Đông Âu là Ba Lan, vốn tự xem mình là một nạn nhân cũ từ sự áp bức của Nga, họ đòi hỏi Ukraine nên được cung cấp một lộ trình gia nhập Nato nhanh chóng sau lệnh ngừng bắn cuối cùng với Moscow.

Nhưng các quyết định của Nato cần có sự nhất trí hoàn toàn từ các quốc gia thành viên. Đức, Mỹ và Anh nằm trong số các nước thận trọng hơn.

Trước tiên, theo các điều kiện chính thức, liên minh Nato sẽ thông thường muốn một quốc gia muốn gia nhập phải hoàn thành trước khi trở thành thành viên.

"Nếu Ukraine xứng đáng trở thành một phần của Nato, thì chúng tôi có cùng các mối quan ngại như hồi năm 2008," một nhà ngoại giao có tầm ảnh hưởng nói với tôi.

"Chúng tôi muốn thấy các sự cải tổ, một cuộc chiến chống tham nhũng, và kiểm soát hợp lý lực lượng vũ trang," ông cho biết. Nhưng ông nói thêm rằng ông nghĩ rằng giới chức Ukraine đã học được bài học rõ ràng từ nạn tham nhũng trong quân đội Nga, vốn đã bòn rút hàng tỷ USD và khiến quân dội Nga suy yếu, thiếu sẵn sàng cho cuộc chiến đấu.

Một số quốc gia Nato cũng lo lắng nếu có một lời hứa chắc chắn để Kyiv gia nhập ngay lập tức sau một lệnh ngừng bắn với Nga, thì điều này có thể khiến Moscow kéo dài cuộc chiến tranh lâu hơn nữa.

Thế thì Ukraine có thể kỳ vọng gì từ cuộc gặp thượng đỉnh này?

Trước tiên, sự kiên nhẫn chiến lược - như Camille Grand, một cựu chuyên gia Nato và hiện là chuyên gia về quốc phòng từ European Council on Foreign Relations nhận định. Một cam kết rõ ràng từ Phương Tây là họ sẽ cùng sát cánh với Ukraine trong dài hạn. Và rằng Nga không nên tin rằng quốc gia này có thể chờ đợi đến lúc Phương Tây bỏ rơi Ukraine.

Tôi bị ấn tượng trong suốt các cuộc hội thoại với các nhà ngoại giao về việc những quốc gia của họ cảm thấy không lo lắng, dường như về tốc độ chậm hơn dự kiến của cuộc phản công của Ukraine chống lại Nga.

Họ dường như cùng thuộc một luồng suy nghĩ như Ngoại trưởng Anh, người nói rằng "đây không phải là một bộ phim Hollywood".

"Moscow đã có thời gian dài, dài để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này," một đại sứ nói với tôi. "Và hiện nay chúng tôi kỳ vọng Ukraine sẽ đạt được thành công quan trọng trong ba hoặc bốn tuần? Chuyện này là phi thực tế."

"Ukraine đang cố gắng đạt được bước tiến trong khi vẫn giữ gìn mạng sống con người," một người khác bình luận, so sánh với điều mà ông gọi là thái độ 'xay thịt" của Nga, đẩy binh sĩ của họ "lên phía trước" để rồi phải bị bỏ mạng hàng loạt.

"Chúng tôi có nhận được câu hỏi riêng về việc Ukraine có thể nhận vũ khí nhanh đến mức nào? Chắc chắn có rồi!" một nhà ngoại giao thành thật cho biết. "Nhưng quan trọng là người dân Ukraine không cảm thấy chúng tôi đang theo dõi mọi chuyện mà họ làm."

"Chúng tôi đang trao cho họ hỗ trợ quân sự quan trọng, ngày càng phức tạp hơn và họ - và Moscow - cần phải biết là vũ khí đang tiếp tục được chuyển đến."

Một trong những cuộc đối thoại quan trọng tại thượng đỉnh Nato ở Vilnius sẽ tập trung về ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu: Khoản đầu tư cần có để đảm bảo nguồn cung có thể được chuyển đến Ukraine, trong khi vẫn để các thành viên EU và Nato đủ năng lực quốc phòng để tự lo cho chính mình.

Và cũng câu hỏi về khả năng tương thích - vào lúc này đây, tình hình hơi hỗn độn. Mỗi quốc gia thành viên Nato tiến hành viện trợ quân sự cho Ukraine, để Kyiv chật vật với các dạng xe thiết giáp, xe tăng... khác nhau. Không chính xác là cách hiệu quả nhất để tiến về phía trước.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nato đã tăng cường năng lực phòng vệ tại sườn đông

Thứ hai, nếu như Ukraine không được ngay lập tức gia nhập Nato, thì một nhóm các nước (tập trung xung quanh nhưng không giới hạn là Anh, Pháp, Mỹ và Đức) đang hình thành "một liên minh ý chí" để mang đến cho Kyiv các đảm bảo an ninh. Quốc gia thận trọng hơn như Mỹ gọi điều này là "những đảm bảo an ninh". Kỳ vọng sẽ có thêm chi tiết xuất hiện trong thượng đỉnh Nato.

Thứ ba, vào ngày thứ hai của thượng đỉnh, Nato sẽ nhóm họp Hội đồng Nato-Ukraine mới được thành lập - điều này sẽ trở nên rất kỳ quặc nếu Tổng thống Zelensky quyết định không tham dự! Ý tưởng của hội đồng này sẽ là nâng cấp sự kết nối của Kyiv với liên minh, cung cấp cho quốc gia này khả năng tiếp cận lớn hơn với các nguồn lực của Nato.

Thứ tư, Nato cũng có thể bỏ Kế hoạch Hành động Thành viên (Membership Action Plan) được yêu cầu để Ukraine gia nhập, giúp Kyiv ít ra không phải trải qua một quy trình chuẩn bị theo từng giai đoạn, kéo dài mà các ứng viên khác phải trải qua.

Sau cùng thì không có ai ở Nato chất vấn về đòi hỏi hậu thuẫn Ukraine trong ngắn, trung và dài hạn. Ngay vào lúc này, thì có Ukraine có sự tự do trong cuộc phản công của mình.

Một số quốc gia trong Nato - nổi bật là Ý - đã lo lắng mặc dù ý kiến dư luận vẫn còn ủng hộ viện trợ quân sự tốn kém cho Ukraine. Liên minh Nato cũng cần phải nỗ lực (nhiều) để duy trì một lập trường chung đối với Nga khi cuộc chiến tranh kết thúc.

Một số thành viên Nato chính thức tuyên bố tùy vào Kyiv quyết định điều kiện cho các cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn với Moscow có được thỏa mãn hay không.

Nhưng ở hậu trường, các nhà ngoại giao nói với tôi có thể đến lúc Phương Tây nên thì thầm với Kyiv là nên có một lệnh ngừng bắn trong tầm của mình, thay vì chịu mất mát mạng sống của người dân Ukraine hơn nữa, và tiêu tốn hàng tỷ USD tiền của các quốc gia Phương Tây trong một cuộc chiến không thể giành được chiến thắng.

Mặc dù họ khẳng định, cuộc hội thoại đó rõ ràng không phải vào thời điểm này.


***********

rfi.fr

Ba Lan tái khẳng định ủng hộ Ukraina gia nhập NATO

Thu Hằng

Ba Lan và Ukraina chọn thành phố Lutsk, biểu tượng cho lịch sử thời Thế Chiến II giữa hai nước, để thể hiện tinh thần « đoàn kết, cùng nhau sát cánh chống một kẻ thù chung ». Tại lễ « tưởng niệm các nạn nhân trong vùng Volhynie » ngày 09/07/2023, tổng thống Ba Lan tái khẳng định ủng hộ Ukraina gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO tại thượng đỉnh Vilnius ngày 11 và 12/07.

Đăng ngày:


Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda tại lễ tưởng niệm các nạn nhân của Thế chiến II ở Lutsk, Ukraina, ngày 09/07/2023.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda tại lễ tưởng niệm các nạn nhân của Thế chiến II ở Lutsk, Ukraina, ngày 09/07/2023. REUTERS - ALINA SMUTKO

Thông tín viên Martin Chabal tại Vacxava cho biết thêm :

« Tổng thống Ba Lan đến Ukraina trước khi lên đường đến Litva tham dự thượng đỉnh Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Các nước thành viên có thể sẽ thảo luận trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư về liên minh với Kiev và khả năng Ukraina gia nhập khối.

Phái đoàn Ba Lan đã đến Lutsk, thành phố nằm bên trong đường biên giới Ba Lan trong thời gian dài. Tại đây, dân quân Ukraina đã sát hại vài chục nghìn người Ba Lan trong Thế Chiến II. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã nhân dịp tưởng niệm 80 năm các vụ thảm sát để một lần nữa khẳng định tình hữu nghị lớn với Ukraina.

Bời vì không phải ngẫu nhiên mà Ba Lan và Ukraina cùng tham gia lễ tưởng niệm này. Các vụ thảm sát người Ba Lan ở vùng Volhynie là một vết thương sâu, đôi khi vẫn gây căng thẳng giữa Kiev và Vacxava, dù cả hai bên tỏ ra rất thân nhau từ một năm qua.

Cho dù chủ đề thượng đỉnh NATO được đề cập ngắn gọn, theo ông Volodymyr Zelensky, nhưng tổng thống Ukraina xác nhận rằng các cuộc thảo luận đó rất cụ thể và Ba Lan sẽ ủng hộ Ukraina để đạt được « kết quả tốt nhất cho Kiev ».

Dù không một chi tiết nào được tiết lộ nhưng chắc chắn là sẽ có những yêu cầu mới về cung cấp thiết bị để hỗ trợ cho cuộc phản công của Ukraina ».


rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

(Reuters) – Chủ tịch Thượng Viện Nga công du Trung Quốc. Tân Hoa Xã hôm nay, 09/07/2023, cho biết, Valentina Matviyenko, chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng Viện Nga) dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Trung Quốc. Trong chuyến công du kéo dài đến ngày thứ Tư 12/7, lãnh đạo Thượng Viện Nga sẽ dự cuộc họp ủy ban hợp tác Quốc hội Nga – Trung lần thứ 8.  

(AFP) – Tổng thống đắc cử Paraguay chuẩn bị thăm Đài Loan. Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 09/07/2023, cho biết ông Santiago Pena, đắc cử tổng thống trong cuộc bỏ phiếu ngày 30/04/2023, sẽ có chuyến thăm Đài Bắc 5 ngày bắt đầu từ thứ Ba, 11/7, và sẽ hội kiến tổng thống Thái Anh Văn, trước khi chính thức nhậm chức vào tháng Tám. Chuyến thăm của ông Pena trùng dịp kỷ niệm 66 năm thiết lập quan hệ song phương giữa Paraguay và Đài Loan, ngày 12/7. Paraguay là một trong số ít các nước châu Mỹ Latinh còn lại vẫn còn duy trì bang giao với Đài Loan.  

(AFP) – Ngoại trưởng Mỹ hội đàm cùng nhiều nước Đông Nam Á. Một quan chức ngoại giao hôm thứ Sáu, 07/07/2023, cho biết, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, sau thượng đỉnh NATO ở Litva sẽ bay thẳng đến Jakarta, hội đàm với các ngoại trưởng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu đàm phán là tìm cách « đẩy lùi các hành động « cưỡng ép vô trách nhiệm của Trung Quốc » ở Biển Đông và gây sức ép với chính quyền quân sự Miến Điện. 

(AFP) – Thủ tướng Solomon thăm Bắc Kinh. Thủ tướng quần đảo Solomon, Nam Thái Bình Dương, ông Manasseh Sogavare, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 09- 15/7, theo lời mời của thủ tướng Lý Cường và được Bắc Kinh đài thọ. Mục tiêu là nhằm củng cố mối quan hệ « nghiêm túc » giữa hai nước. Tuần trước, trả lời báo chí thủ tướng Solomon còn cho biết ông đã yêu cầu « xem xét lại » hiệp ước quốc phòng lâu đời với Úc nhưng không đi sâu thêm vào cụ thể những điểm thay đổi nào.  

(AFP) – Uzbekistan tổ chức bầu cử tổng thống. Hôm nay, 09/07/2023, khoảng 20 triệu cử trị, được mời gọi bầu chọn tổng thống. Ông Chavkat Mirzioev, tổng thống mãn nhiệm, tự thể hiện là một nhà cải cách, được cho là dễ dàng tái đắc cử nhiệm kỳ ba. Cuộc bầu cử trước thời hạn này diễn ra sau một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến Pháp đã được hơn 90% cử tri thông qua. Uzbekistan là một quốc gia giầu nguồn khí đốt, có một vị trí chiến lược khi giáp với nhiều quốc gia khác trong khu vực, kể cả với Afghanistan.  

(AFP) – Pháp cấm bán và sử dụng pháo hoa ngày 14/7. Theo một thông tư do thủ tướng Elizabeth Borne ký và được đăng trên công báo hôm nay, 09/07/2023, « việc bán, sở hữu, vận chuyển và sử dụng » các loại hỏa châu  rất được ưa chuộng trong các cuộc bạo động gần đây, sẽ bị cấm trong suốt những ngày cuối tuần 14/7, ngày Quốc Khánh Pháp. Mục tiêu là nhằm ngăn ngừa các rủi ro bất ổn nghiêm trọng cho trật tự công cộng. Lệnh cấm này không áp dụng cho giới chuyên nghiệp và các chính quyền xã tổ chức bắn pháo hoa. Thủ tướng Borne hôm qua còn thông báo triển khai nhiều phương tiện lớn để bảo đảm an ninh cho sự kiện này. 

(AFP) – Pháp duy trì ba điểm bơi lội trên sông Seine sau kỳ Olympic. Đô trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, hôm nay, 09/07/2023, cho biết ba điểm Bras Marie, Grenelle và Bercy trên sông Seine vẫn sẽ mở cửa cho công chúng đến bơi lội một khi Thế Vận Hội Mùa Hè 2024 kết thúc. Ba điểm này sẽ được sắp xếp và bảo đảm an toàn để phục vụ công chúng. Tòa thị chính Paris khẳng định các phân tích mẫu nước liên quan đến nhiều loại khuẩn theo quy định đã đạt « đủ » chuẩn an toàn. 

(AFP) – Ngôi sao bóng đá nữ của Mỹ Megan Rapinoe giải nghệ. Cầu thủ bóng đá Rapinoe, đội trưởng đội tuyển bóng đá Hoa Kỳ hôm 08/07/2023 đã từ giã sân cỏ ở tuổi 38. Hai lần vô địch thế giới (2015 và 2019), Megan Rapinoe từng dẫn dắt đồng đội lên đỉnh cao Olympic năm 2012. Cô cũng đã đoạt giải Quả Bóng Vàng 2019. Ngoài đời, Rapinoe là một phụ nữ dấn thân, đấu tranh cho cộng đồng LGBT+ và đòi bình đẳng về lương bổng giữa các cầu thủ nam và nữ.   

(AFP) – Mark Cavendish bỏ cuộc vòng đua xe đạp vòng quanh nước Pháp. Giấc mơ đoạt chiếc áo Áo Vàng Tour de France 2023 của tay đua xe đạp người Anh tan vỡ. Cavendish, 38 tuổi, bị ngã và phải bỏ cuộc ở chặng đua thứ 8 hôm 08/07/2023. Ekip của anh từng thông báo Cavendish giải nghệ sau cuộc đua vòng quanh nước Pháp lần này. Mark Cavendish đã 162 lần bước lên bục cao nhất trong các cuộc tranh tài, trong đó có những vòng đua huyền thoại như Milan-San Remo, 34 lần về nhất ở các chặng của Tour de France, 17 lần với các vòng đua tại Ý, 3 lần ở Tây Ban Nha. 


***********

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 501, 09-07-2023



 

1. Cả nước Ukraina vui mừng vì sự trở về của các chỉ huy trưởng những  đơn vị đã bảo vệ Mariupol, trong đó có Lữ đoàn Azov. Sau  chuyến thăm của tổng thống Zelensky, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý để những chỉ huy này được trở về nhà trước thời hạn, bất chấp thỏa thuận với Nga trước đó về vấn đề trao đổi tù binh, là những người lính này sẽ phải ở Thổ Nhĩ Kỳ cho tới khi chiến tranh kết thúc.

⚡️Ukrainian President Zelensky is meeting with "Azov" commanders in Lviv after they were illegally freed by Turkey.

Why were they not being held in Russia? pic.twitter.com/DjqBrJNfy6


— Jackson Hinkle 🇺🇸 (@jacksonhinklle) July 8, 2023


— Kevin Berg (@KEVINBERG91) July 9, 2023
— ANJAN SENGUPTA (@anjansengupta16) July 9, 2023


Một buổi đón tiếp cùng dân chúng đã được tổ chức  tại Lviv:

Zelensky llegó a Lviv con los comandantes de Azov liberados Estaban prisioneros en Turquía después de su rendición en Azovstal
El batallón Azov uno de los grupos Neo nazi de Ucrania que fue solicitado,como grupo terrorista por el Congreso de EEUU al departamento de Estado en 2018 pic.twitter.com/ISkpKvafzF

— Marian 🇷🇺🇨🇳 (@marianpy1) July 9, 2023

Niềm vui đó làm mờ đi một thông tin khác, cực kỳ quan trọng đối với Ukraina, là việc tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai tuyên bố: "Ukraina xứng đáng là một thành viên của NATO” ngay trước thềm của Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnus, Litva trong tuần tới, qua đó cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ - nhanh hay chậm – sẽ đồng ý để Ucraina gia nhập tổ chức này.

Đây mới là "chiến thắng” cực kỳ quan trọng của tổng thống Zelensky trong cuộc viếng thăm vừa qua. Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu cuộc chiến tới nay luôn cố gắng giữ vị trí "trung lập”, vẫn giữ quan hệ hữu hảo với Nga và chưa từng ra mặt công khai ủng hộ Ukraina trong cuộc chiến.

Chính phủ Nga cực kỳ tức giận trước những thông tin trên, người phát ngôn của điện Kremlin Peskov ngay sau đó đã ra tuyên bố rằng: "Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ đang vi phạm trực tiếp những cam kết đang có hiệu lực với Nga”. Đây cũng là lần đầu tiên từ đầu cuộc chiến, chính phủ Nga công khai buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thỏa thuận đang có, chỉ có tàu của Thổ Nhĩ Kỳ được phép vận chuyển lúa mạch của Ukraina qua Biển Đen để tới các nước thứ ba.

🇷🇺🇺🇦🇹🇷 Kremlin: Ankara violated agreements by releasing Azov leaders to Ukraine - Peskov (addendum):

The return of the leaders of the Azov Regiment from Turkey to Ukraine is an absolute violation of existing agreements, both from the Ukrainian and Turkish sides. pic.twitter.com/wBhnH3gOAi


— MARIA (@its_maria012) July 8, 2023

Peskov cũng công nhận rằng: "Thổ Nhĩ Kỳ đã không hề thông báo cho Nga về việc trao trả các tù binh cho Ukraina.”

The Return of "Azov" Terrorist Leaders from Turkey to Ukraine Violates Agreements, Both Turkey and Kiev Are Responsible, Says Peskov

According to the terms of the agreements, the leaders of "Azov" were supposed to stay in Turkish territory until the conflict was resolved.… pic.twitter.com/KKN3a6UHPz


— DD Geopolitics (@DD_Geopolitics) July 8, 2023

Như thường lệ, cựu tổng thống Nga Medvedev lại gầm gừ về một "ngày tận thế của toàn thế giới nếu phương Tây không chịu đàm phán với Nga về vấn đề Ukraina”, sau khi thóa mạ tổng thống Mỹ Biden là "thằng già ngủ gật” đang "mơ mộng điên rồ”.

Medvedev's riposte to #Biden after #clusterbombs decision:

Or maybe everything is different? Maybe the dying grandfather, obsessed with unhealthy fantasies, simply decided to leave gracefully, provoking nuclear Armageddon and taking half of humanity with him to the next world.. pic.twitter.com/ubMkH5bVDW


— CSharper (@CSharper2012) July 8, 2023


Cette vidéo date ~d'un mois, Medvedev🇷🇺 vous dit tout.
D'ailleurs c'est ce que je dis sur ma page depuis PLUS D'UN AN à propos de la crainte d'un ARMAGEDDON.
Quand Medvedev🇷🇺 vous parle, comprenez que c'est la Russie qui vous dit les choses ! pic.twitter.com/xAlToVxQ3g

— Big Boss (@ColonelBigBoss) July 3, 2023


Trong khi đó, vấn đề hỗ trợ Ukraina sẽ là chủ đề chính mà Mỹ và Anh sẽ thảo luận trong chuyến thăm chính thức của tổng thống Mỹ tới Anh, trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của NATO tại Viilnus vào thứ Ba tới.

…tuy ông Biden cho rằng: "Ukraina chưa sẵn sàng để trở thành thành viên của NATO”. Ngay từ đầu cuộc chiến, Mỹ vẫn cho rằng việc Ukraina phải chiến thắng cuộc chiến này mới có thể đủ điều kiện gia nhập NATO, bởi điều số 5 của tổ chức này bắt buộc các nước thành viên "không được có các tranh chấp về lãnh thổ vào thời điểm được nhận”. Do đó, Ukraina sẽ phải giải quyết dứt điểm các vấn đề về biên giới, đặc biệt là chủ quyền tại bán đảo Crimea, khi đó mới có đủ điều kiện để trở thành thành viên của tổ chức này.

"Ukraine is not ready for NATO membership in the middle of a war," Biden said.

"As long as Ukraine is not in NATO, the US is ready to provide it with the same security guarantees as Israel," he emphasized. pic.twitter.com/yNCMY7AZ5n


— NOELREPORTS 🇪🇺 🇺🇦 (@NOELreports) July 8, 2023

Tổng thống Mỹ tiếp tục ký một sắc lệnh viện trợ tiếp tục cho Ukraina, trong đó có cả bom/đạn chùm. Đây là một quyết định khó khăn của ông Biden, bởi từ năm 2009 Mỹ đã ngừng sản xuất các loại bom kiểu này và hoàn toàn không sử dụng chúng – thông  báo đưa ra là "tình thế bắt buộc” – cho thấy loại đạn này sẽ có thể được sử dụng để dọn sạch các bãi mìn của Nga, nơi mà quân Ukraina đang gặp rất nhiều khó khăn.

President Biden’s Decision to Provide Cluster Munitions to Ukraine: A Difficult Choice for Urgent Support

https://t.co/m0As3E0i7q


— AI Rebecca (@RebecOBrien) July 9, 2023

Loại bom/đạn chùm mà Ukraina nhận được là loại có thể bắn đi từ pháo 155 mm, được dùng để mở đường tấn công:

Có loại đạn này, phía Ukraina sẽ có thể dọn mìn tới tận chiến tuyến thứ hai của Nga:

Phía Nga cũng sử dụng các loại bom chùm, bom bi từ đầu cuộc chiến, ném vào đủ các làng mạc, thành phố của Ukraina, nhưng lại lên tiếng phản đối Mỹ cung cấp cho Ukraina những loại vũ khí này. Phim quay lại cảnh Nga sử dụng bom chùm tấn công Mariupol:

…ở Kharkiv:

A civilian district in Kharkiv being shelled by russian cluster munitions in 2022. My question is where were all these humanity advocates

pic.twitter.com/nRCnXDVzmc


— Mira of Kyiv 🇺🇦 (@reshetz) July 7, 2023


Here is cluster ammunition from russian bombing last year in Kharkiv. Mind you, russia did bomb civilian areas, nothing of military sort.

And when Ukraine will bomb russian trenches with same ammunition, remember that is not the same... pic.twitter.com/UZY9k31ORe

— Janis (@EuJanka) July 9, 2023


Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Lavrov cho rằng "cung cấp bom chùm là nỗ lực tuyệt vọng của Mỹ để cứu Ukraina” – theo logic vậy thì phía Nga đã "tuyệt vọng” từ tháng Tư năm ngoái.

Supplying cluster bombs an act of ‘desperation’ by US – Moscow — RT Russia & Former Soviet Union https://t.co/n5QZAo4ob7

— Álvaro J. de Regil 🇷🇺🇨🇳 (@cantabro) July 9, 2023

…rồi kêu gọi các nước NATO "hãy bàn luận về nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia tại hội nghị Thượng đỉnh”.

2. Quân Ukraina ngày càng thọc sâu vào hai cánh bắc và nam của Bakhmut:

Ở mặt trận phía đông, quân Nga đưa phim cho thấy đang đánh nhau tại trung tâm làng Berkhivka:

Quân Nga đã phải lui vào cố thủ tại làng Klischiivka ở phía nam, nếu làng này thất thủ, mặt trận phía nam Bakhmut sẽ có khả năng vỡ rất cao.

Ukraine continues its attack in the areas south of Bakhmut.

On the heights next to Klischiivka, there is a fortified position which seemed to hold back the Ukrainian offensive for days. This obstacle is now likely defeated, and Ukraine should be soon in…https://t.co/6gtt2Gsdsg


— Missiles&rockets C-UAS Air Defense Loitering (@TimZitter) July 9, 2023

Chiến sự quay lại bên trong thành phố Bakhmut, quân Ukraina đang tiến vào phía tây:

Viện Nghiên cứu chiến tranh ISW công nhận những thông tin này:

Quân Ukraina sẽ cố gắng chiếm lại Bakhmut trong thời gian tới, khi quân Nga ở hai cánh đang sụp đổ dần dần. Một lợi thế rất lớn cho phía Ukraina là quân Nga đã không kịp gài mìn tại mặt trận này. Tinh thần của quân Nga được cho là đang xuống rất thấp trước các đợt tấn công mới này

Phim từ chiến trường:

Lính Ukraina đánh chiếm các chiến hào:

Lính Nga vứt bỏ cả quân phục, vũ khí để bỏ chạy nhưng vẫn bị bắt.

Chỉ huy trưởng mặt trận Bakhmut, đại tá Oleksandr Pivnenko, mới 36 tuổi, đã được phong làm Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Ukraina.

3. Cuộc phản công của Nga vào Avdiivka thất bại, để lại 2 xe tăng T-80 và nhiều xác lính:

Russians tried to storm #Avdiivka. The assault lasted almost ten hours.

The Russians lost 2 T-80 tanks and a large number of manpower#SlavaUkraini #HeroyamSlava #Ukraine #Azov #Mariupol #Zaporizhzhia #Bakhmut #Kherson #Donetsk #Russia #RussiaIsATerroristState #StandWithUkraine pic.twitter.com/ozvQOLNKLL


— Kyle (@beverley_kyle) July 9, 2023

4. Theo ISW, từng bước, từng bước một, quân Ukraina vẫn tiến lên ở Zaporizhzhia:

Không có các trận đánh lớn, chỉ có những giao tranh quyết liệt giành vị trí. Phim từ chiến trường:

Tiếp tục cảnh các xe bọc thép của Ukraina vướng mìn:

Xe dọn mìn của Ukraina hoạt động giữa trận chiến:

HIMARS tóm được xe tên lửa Huragan của Nga:

Hình ảnh một số xe chuyên dụng gỡ mìn đang được gửi tới Zaporizhzhia:

…cũng như xe tăng Challenger 2:

Kho vũ khí của Nga ở gần làng Pyatikhatky bị chiếm:

Các chuyên gia của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới AIAE vẫn đang tiếp tục theo dõi nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia – theo ISW

…tuy có những thông báo về "những vật thể lạ” trên nóc các tổ phản ứng hạt nhân:

5. Sau cuộc tấn công tên lửa vào khu vực trung tâm Lviv, làm 10 dân thường chết, 42 người khác bị thương hôm kia:

Lwów. Tu dwa dni temu spadła rosyjska rakieta, zabijając 10 osób i raniąc 42. Trwa sprzątanie zniszczeń, a miasto żyje już normalnie.
Tymczasem Rosjanie zaatakowali dziś kolejne miejsce. Tym razem Łymań w Donbasie. W wyniku ostrzału zginęło tam 8 osób, a 13 zostało rannych.
500… pic.twitter.com/Ya80MnKTBG

— Mateusz Lachowski (@LachowskiMateus) July 8, 2023

… hôm qua, quân Nga tiếp tục bắn vào khu vực nhà ở và cửa hàng Lymam, làm 8 dân thường chết, 13 người khác bị thương.


Russische Streitkräfte starteten am Samstag einen tödlichen Angriff in der Ostukraine

Bei einem Angriff wurden mindestens sieben Zivilisten getötet und 13 weitere verletzt, als die russischen Streitkräfte gegen 10 Uhr morgens das Stadtzentrum von Lyman in der östlichen Region… pic.twitter.com/FHPq98tbKv

— Korina Graf (@GrafKorina) July 8, 2023

Russia shelled Lyman in Donetsk region today. At least 6 people died, 5 wounded - head of Donetsk regional military administration.

Terrorist state continues attacking civilians. pic.twitter.com/vXV3DtVg5n

— Anton Gerashchenko (@Gerashchenko_en) July 8, 2023


"Mục tiêu quân sự” của chính quyền Putin nó như thế này:

In the morning, Russian troops shelled Lyman in Donetsk region. At least six people were killed and five others were wounded.

The attack was carried out with multiple rocket launchers and hit a private sector. A house and a shop were damaged.

Photo: Pavlo Kyrylenko, head of the… pic.twitter.com/t0RCjvGLUe


— Iuliia Mendel (@IuliiaMendel) July 8, 2023


this is Lyman in Ukraine.
a Saturday morning.
one moment you’re drinking your morning coffee, packing the trunk of your car or biking for weekend errands. the next — you’re murdered.
because russians are your neighbors. pic.twitter.com/e5L0Vwvbqp

— вареничок.еріставі 🇺🇦🏳️‍🌈 (@maksymeristavi) July 8, 2023


Không ai có thể coi thường được nước Nga, nếu bản chất của Putin và đồng bọn không như họ đang thể hiện. Sự hùng hổ, dối trá, dọa nạt về hạt nhân của Nga liên tục trong thời gian qua đang đem lại các tác dụng ngược, dường như không còn làm cho bất kỳ một quốc gia nào phương Tây để ý như trước. Không chỉ vậy, ngay cả những nước hữu hảo với Nga cũng đang dần dần quay lưng với Putin, bởi chẳng có một ai đủ dở hơi để tiếp tục ủng hộ mãi một đám vừa ác, vừa ngu, vừa dối trá, lại còn thua trận (trừ một số phóng viên của vài tờ báo Việt Nam). Nhưng có một điều là dù học có cố gắng dối trá tới đâu cũng không làm cho Nga thắng trận trên chiến trường được.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 09.07.2023


*************

Chiến sự ngày 501: Thêm lãnh đạo các nước lên tiếng vụ bom chùm

Lam Vũ

Họ nói gì?

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 9.7 nói rằng nước này không nên "ngăn cản" Mỹ gửi bom chùm cho Ukraine, trong khi vẫn bảo vệ lập trường phản đối của Berlin đối với việc sử dụng loại vũ khí gây tranh cãi.

"Lập trường của Đức phản đối việc sử dụng bom chùm vẫn luôn chính đáng nhưng trong tình hình hiện tại, chúng ta không thể ngăn cản Mỹ", ông Steinmeier cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ZDF của Đức, theo AFP.

Theo Tổng thống Đức, nếu Ukraine không còn phương tiện để tự vệ hoặc nếu những bên ủng hộ nước này thoái lui, thì "đó sẽ là sự kết thúc của Ukraine".

Chiến sự ngày 501: Tổng thống Đức, thủ tướng Campuchia lên tiếng vụ bom chùm - Ảnh 1.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier

REUTERS

Quyết định của chính phủ Mỹ về việc gửi bom chùm cho Đức đã gây ra tranh cãi khi nhiều đồng minh thân cận nhất của Washington đều đang tham gia một công ước cấm vũ khí này. Pháp và Anh đã phản đối việc sử dụng bom chùm, nhưng cũng nói họ hiểu quyết định của Mỹ trong nỗ lực giúp đỡ Ukraine.

Hôm 7.7, một phát ngôn viên của chính phủ Đức nói Berlin tin quyết định gửi bom chùm của Mỹ đã không được đưa ra một cách nhẹ nhàng và nhắc đến việc Nga đã sử dụng những vũ khí như vậy trên lãnh thổ Ukraine.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 9.7 kêu gọi Ukraine không sử dụng bom chùm mà Mỹ sẽ cung cấp. "Người Ukraine sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm lớn nhất này trong nhiều năm hoặc thậm chí hàng trăm năm nếu bom chùm được sử dụng ở các khu vực mà Nga kiểm soát ở Ukraine", ông Hun Sen viết trên Twitter ngày 9.7, theo AFP.

Cùng ngày, các nhà lập pháp đảng Dân chủ ở Mỹ, bao gồm thượng nghị sĩ Tim Kaine và hạ nghị sĩ Barbara Lee, đã bày tỏ lo ngại về việc Washington sắp gửi bom chùm cho Ukraine, kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden suy nghĩ lại về quyết định này.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan rằng việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kyiv là hành động "hủy diệt", theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Nga sau cuộc điện đàm giữa hai bộ trưởng ngày 9.7, TASS đưa tin.

Tổng thống Ukraine hy vọng vào hội nghị NATO

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 9.7 bày tỏ hy vọng về "kết quả tốt nhất có thể" từ hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, giữa lúc Kyiv mong chờ một tín hiệu rõ ràng rằng một ngày nào đó họ có thể gia nhập liên minh.

Sau khi gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ở Lutsk, miền tây Ukraine, ông Zelensky cho biết hai người đã thảo luận về hội nghị NATO sắp diễn ra ở thủ đô Vilnius của Lithuania trong 2 ngày 11-12.7 và đồng ý "làm việc cùng nhau để đạt được kết quả tốt nhất có thể cho Ukraine".

Chiến sự ngày 501: Tổng thống Đức, thủ tướng Campuchia lên tiếng vụ bom chùm - Ảnh 4.

Ông Duda (phải) ôm ông Zelensky khi gặp nhau tại Lutsk ngày 9.7

REUTERS

Ba Lan là một trong những thành viên NATO ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất và cho biết họ muốn nhìn thấy cam kết "đảm bảo an ninh" cho Ukraine từ các thành viên NATO khác.

Ông Zelensky cho biết ông không kỳ vọng Ukraine sẽ thực sự gia nhập NATO cho đến sau khi chiến sự kết thúc, nhưng ông hy vọng hội nghị ở Vilnius sẽ thể hiện "tín hiệu rõ ràng" về ý định đưa Ukraine vào liên minh.

Tổng thống Biden đã lên đường đến châu Âu để tham dự hội nghị của NATO. Ông cũng sẽ ghé Anh và Phần Lan trong chuyến đi kéo dài 5 ngày, với chương trình nghị sự được cho là sẽ xoay quanh chiến sự ở Ukraine và tương lai của NATO, đặc biệt là việc kết nạp thành viên mới.

Trả lời Đài CNN trước khi khởi hành, ông Biden nói ông hy vọng các nhà lãnh đạo liên minh quân sự sẽ "vạch ra một con đường hợp lý để Ukraine có thể hội đủ điều kiện gia nhập NATO". Ông cũng cho rằng việc kết nạp Ukraine vào liên minh bây giờ có nghĩa là "chiến tranh với Nga" vì NATO cam kết phòng thủ tập thể.

Nga tuyên bố bắn rơi 4 tên lửa

Các quan chức Nga cho biết các hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ 4 tên lửa hôm 9.7, bao gồm một tên lửa bay qua bán đảo Crimea và ba tên lửa bay qua 2 tỉnh giáp Ukraine của Nga là Rostov và Bryansk.

Ông Sergei Aksyonov, thống đốc được Nga bổ nhiệm tại Crimea, cho biết một tên lửa hành trình đã bị bắn hạ gần thành phố Kerch trên bán đảo Crimea mà không gây ra bất kỳ thiệt hại hay thương vong nào, theo TASS. Ông không nói rõ tên lửa được phóng đi từ đâu.

TASS cũng dẫn lời Thống đốc Vasily Golubev của tỉnh Rostov cho hay, trong một sự vụ khác, lực lượng phòng không đã bắn hạ một tên lửa của Ukraine tại tỉnh này. Trong khi đó, theo ông Alexander Bogomaz, Thống đốc tỉnh Bryansk, quân đội Nga đã bắn hạ hai tên lửa Ukraine. Ông Bogomaz nói một xưởng cưa đã bị phá hủy hoàn toàn do một trong những quả tên lửa rơi xuống.

Moscow thường xuyên cáo buộc Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Kyiv đã phủ nhận điều này, nói rằng họ chỉ tiến hành phòng thủ trên lãnh thổ của chính mình.

Hồi tháng 10.2022, một vụ nổ lớn xảy ra trên cầu Crimea nối miền nam Nga với bán đảo Crimea làm gãy vài nhịp cầu và cháy nhiều toa của một đoàn tàu di chuyển song song. Các quan chức Ukraine hoan nghênh vụ nổ nhưng không tuyên bố nhận trách nhiệm.

Tuy nhiên, trong bài viết điểm lại 12 thành tích của Ukraine sau 500 ngày xung đột, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar viết: "273 ngày trước, chúng ta đã thực hiện một đợt tấn công đầu tiên vào cầu Crimea nhằm cắt đứt đường hậu cần của Nga". Đây được coi là lời thừa nhận rõ ràng nhất của Ukraine liên quan trách nhiệm đối với vụ việc.

Cũng trong ngày 9.7, Tư lệnh Lục quân Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết nước này đang tiến lên ở Bakhmut trong khi lực lượng của Nga "mắc kẹt" ở nhiều vị trí, theo The Guardian.


************

Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria bằng máy bay không người lái

Lam Vũ

Trong một tuyên bố, CENTCOM cho biết vụ tấn công diễn ra hôm 7.7 và lực lượng của Mỹ đã sử dụng chính các máy bay không người lái (UAV) MQ-9 mà "trước đó trong ngày đã bị máy bay Nga quấy rối trong một cuộc chạm trán kéo dài gần hai giờ", theo Reuters.

"CENTCOM đã tiến hành một cuộc tấn công ở Syria dẫn đến cái chết của Usamah al-Muhajir, một thủ lĩnh ISIS ở miền đông Syria", tuyên bố cho hay, sử dụng tên viết tắt khác của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Song CENTCOM không cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào về al-Muhajir.

Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria bằng máy bay không người lái - Ảnh 1.

Một chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ

AFP

Trong vòng một năm qua, Washington đã tăng cường các cuộc tấn công và hoạt động chống lại các phần tử bị nghi ngờ là thành viên IS ở Syria. Qua đó, Mỹ đã tiêu diệt và bắt giữ nhiều thủ lĩnh của nhóm, vốn đang trú ẩn tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sau khi IS mất lãnh thổ cuối cùng ở Syria vào năm 2019.

Sau khi tiêu diệt cựu lãnh đạo IS Abu Bakr al Baghdadi, người tự xưng là "caliph (vua) của toàn bộ người Hồi giáo", vào năm 2019, chiến dịch do Mỹ dẫn dắt đã nhắm mục tiêu vào các thủ lĩnh còn sống sót của nhóm. Nhiều kẻ trong số đó được cho là đã lên kế hoạch tấn công ở nước ngoài.

Tuy nhiên, các chỉ huy quân đội Mỹ cho biết IS vẫn là một mối đe dọa đáng kể trong khu vực, dù năng lực của IS đã suy giảm và khả năng tái thiết lập mạng lưới của nhóm này cũng đã yếu đi.

Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2014, IS kiểm soát một phần ba lãnh thổ của Iraq và Syria. Mặc dù bị trấn áp ở cả hai quốc gia, các thành viên của tổ chức khủng bố này vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nổi dậy.

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 10 -7 -2023

XXX



rfi.fr

Thụy Điển gia nhập NATO: Ankara vẫn đòi Stokholm nhân nhượng nhiều hơn trong hồ sơ chống khủng bố

Thu Hằng

Ngày 10/07/2023, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan gặp thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristensson tại Vilnius, Litva. Cuộc họp do tổng thư ký Liên minh Bắc Đại Tây Dương Jens Stoltenberg dàn xếp diễn ra chỉ một ngày trước khi NATO họp thượng đỉnh. Thổ Nhĩ Kỳ vẫn phản đối tiến trình kết nạp Thụy Điển vì muốn Stockholm nhân nhượng nhiều hơn về hồ sơ chống khủng bố Kurdistan.

Đăng ngày:


2 phút

Ảnh tư liệu : Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại dinh tổng thống ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 08/11/2022.
Ảnh tư liệu : Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (P) và thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson tại dinh tổng thống ở Ankara, Thổ Nhĩ Kỳ, ngày 08/11/2022. AP - Burhan Ozbilici

Thụy Điển liên tục được tổng thống Mỹ lên tiếng ủng hộ trong thời gian gần đây. Ông Joe Biden đã điện đàm với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ để bày tỏ mong muốn « đón Thụy Điển vào NATO ngay khi có thể ». Theo thông cáo ngày 09/07 của Nhà Trắng, vấn đề giao chiến đấu cơ F-16 cho Ankara cũng được nguyên thủ hai nước nêu trong cuộc điện đàm.

Phía chính quyền Stockholm cũng nhen nhóm chút hy vọng sau khi tổng thống Erdoğan công nhận hôm 09/07 là Thụy Điển đã « có những bước đi đúng hướng » chống đảng Lao Động Kurdistan - PKK cho dù vẫn chưa đủ.

Thông tín viên RFI Anne Andlauer tại Istanbul cho biết thêm về chiến lược của tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ :

Ông Recep Tayyip Erdoğan tiếp tục cáo buộc Thụy Điển bảo vệ những kẻ khủng bố, đặc biệt là để thành viên của đảng Lao Động Kurdistan (PKK) biểu tình, chiêu mộ và gây quỹ tại Thụy Điển. Tổng thống Erdoğan yêu cầu dẫn độ vài chục công dân Thổ Nhĩ Kỳ.

Thụy Điển đã nhiều lần nhân nhượng. Nhưng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chưa hài lòng. Ông tiếp tục mặc cả chừng nào còn có thể. Ông Erdoğan vẫn nổi tiếng là hay đổi ý và có thói quen ký các thỏa thuận vào phút chót. Cho nên có thể là ông sẽ bỏ quyền phủ quyết. Nhưng sau khi đã đối đầu với Stockholm và các đồng minh suốt một năm trời, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chỉ nhân nhượng khi ông có thể coi việc bật đèn xanh là một thắng lợi ngoại giao cho Ankara.

Cuộc mặc cả này có lợi cho Matxcơva, nhưng không ngăn cản ông Erdoğan đưa ra quyết định khiến đồng nhiệm Nga Vladmir Putin tức giận. Thứ Bẩy (08/07), ông đã cho phép nhiều chỉ huy của binh đoàn Azov trở về Ukraina trong khi lẽ ra họ phải ở lại Thổ Nhĩ Kỳ cho đến khi hết chiến tranh.

Sự kiện này minh họa rất rõ cho khoảng cách lớn, thường trực của ông Tayyip Erdoğan giữa Ukraina và Nga, giữa NATO và Nga. Các nước thành viên NATO phải liên tục đối phó với tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, một đồng minh khó khăn, nhưng cần thiết.


********

Tổng thống Mỹ Biden ghé Anh Quốc trước khi dự thượng đỉnh NATO

Thanh Phương

Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm nay, 10/07/2023, ghé thăm Anh Quốc trước khi đi dự một cuộc họp thượng đỉnh quan trọng của Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại thủ đô Vilnius của Litva, khai mạc ngày mai.

Đăng ngày:


2 phút

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden xuống máy bay Air Force One tại sân bay Stansted, Anh Quốc, ngày 09/07/2023.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden xuống máy bay Air Force One tại sân bay Stansted, Anh Quốc, ngày 09/07/2023. © Kevin Lamarque / Reuters

Ông Biden đã đến Luân Đôn tối qua và hôm nay hội đàm với thủ tướng Anh Rishi Sunak và sau đó được vua Charles Đệ Tam tiếp tại lâu đài Windsor, trong bối cảnh đang có bất hòa giữa Washington và Luân Đôn, đồng minh thân cận nhất.

Việc tổng thống Joe Biden không dự lễ đăng quang của vua Charles Đệ Tam, mà cử phu nhân Jill Biden đi thay, đã bị chỉ trích nhiều tại Anh Quốc. Luân Đôn cũng không chấp nhận việc tổng thống Mỹ chỉ trích cách thức mà chính phủ Anh Quốc xử lý hồ sơ Bắc Ireland kể từ sau Brexit.

Trước chuyến đi này, Nhà Trắng đã ra thông cáo nhấn mạnh là tổng thống Biden muốn “tăng cường hơn nữa quan hệ với Anh Quốc”, còn đối với Luân Đôn chuyến thăm của tổng thống Mỹ “chứng tỏ mối quan hệ vững chắc giữa Hoa Kỳ với Anh Quốc”.

Nhưng trọng tâm chuyến công du châu Âu lần này của tổng thống Joe Biden chính là thượng đỉnh NATO tại Vilnius, với hồ sơ tế nhị nhất, đó là việc Ukraina gia nhập khối này. Từ Washington, thông tín viên Loubna Anaki tường trình: 

“ Về mặt chính thức, đối với Joe Biden, chuyến công du này nhằm thể hiện sự đoàn kết giữa Hoa Kỳ với các nước đồng minh. Cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, ông Jake Sullivan đã tuyên bố: “ Cần phải chứng tỏ quyết tâm yểm trợ Kiev”. 

Trong hai ngày tại Vilnius, tổng thống Biden sẽ hội đàm với lãnh đạo các nước thành viên NATO và sẽ có một bài phát biểu. Nhưng ông sẽ phải trả lời các câu hỏi của những đồng minh, nhất là về quyết định vào tuần trước của Washington viện trợ bom chùm cho Kiev, trong khi đây lại là loại vũ khí mà hơn hai phần ba số thành viên NATO cấm sử dụng. 

Tổng thống Mỹ cũng sẽ phải vận dụng hết tài ngoại giao: Thể hiện sự yểm trợ không lay chuyển đối với Ukraina, nhưng vẫn từ chối cho Kiev gia nhập NATO vào lúc này, trong khi tổng thống Volodymyr Zelensky muốn Liên minh Bắc Đại Tây Dương nhanh chóng có lời mời chính thức. 

Tỏ ra cứng rắn nhưng vẫn có lời khuyến khích cụ thể về khả năng Ukraina gia nhập NATO trong tương lai, đó chính là thách thức đối với tổng thống Joe Biden trong chuyến đi này. »


************

bbc.com

Thượng đỉnh Nato hướng đến đoàn kết vì Ukraine khi Vladimir Putin đang theo dõi chặt chẽ



Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và nội các

Nguồn hình ảnh, MYKOLA TYMCHENKO/EPA-EFE/REX/Shutterstock

Chụp lại hình ảnh,

Ukraine tiến hành cuộc phản công cách đây vài tuần nhưng quân đội vẫn chưa huy động toàn bộ nguồn lực

  • Tác giả, Katya Adler
  • Vai trò, Biên tập viên châu Âu, BBC News

Thời gian thượng đỉnh cấp cao thường niên Nato chính thức diễn ra chỉ còn tính theo giờ. Đây là một phép thử quan trọng cho liên minh quân sự này, trong bối cảnh Tổng thống Nga Vladimir Putin đang theo dõi chặt chẽ từ bên lề hội nghị.

Thượng đỉnh Nato có Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Anh Rishi Sunak, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và nhiều lãnh đạo thế giới khác tham dự, đại sứ của 31 quốc gia thành viên cũng cùng tham gia, tranh luận điều họ có thể làm, nên làm và sẽ đưa ra tuyên bố công khai về Ukraine.

Thế thì tất cả sự hỗn độn này là thế nào?

Cuối tuần qua đã đánh dấu 500 ngày kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện nhằm vào Ukraine, cướp đất, tấn công dân thường và bắt cóc trẻ em.

Điều khiến Vladimir Putin thất vọng đó là châu Âu và đồng minh thân cận là Mỹ đã tiến đến viện trợ cho Ukraine (nhanh chóng hơn các quốc gia khác - nếu nhìn về Berlin), 165 tỷ USD viện trợ nhân đạo, tài chính và quân sự trước thời điểm tháng Năm của năm nay, theo Viện Kiel Institute for the Global Economy uy tín.

Đây là một hành động cẩn trọng, đôi khi không mấy thoải mái và nhằm tạo sự cân bằng đối với từng quốc gia châu Âu, Liên minh châu Âu (EU), và có thể cho rằng là hầu hết liên minh quân sự Nato, bao gồm cựu thù của Nga là Mỹ.

Câu hỏi hóc búa đặt ra là: Làm sao phát đi một thông điệp rõ ràng đến Moscow rằng Phương Tây sẽ không khoanh tay đứng nhìn và cho phép Điện Kremlin chiếm vùng lãnh thổ thuộc chủ quyền tại Ukraine hoặc bất kỳ nơi nào tại châu Âu, và cùng lúc đó, tránh đối đầu trực tiếp với quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân là Nga, và chịu rủi ro xảy ra một cuộc chiến tranh toàn diện?

Theo Tổng thống Mỹ Joe Biden: "Tôi không nghĩ có sự nhất trí trong Nato về liệu có để Ukraine gia nhập liên minh Nato lúc này hay không, vào thời điểm này, ngay giữa lúc chiến tranh?

Ông Biden chỉ ra rằng việc Ukraine gia nhập liên minh sẽ đồng nghĩa "cuộc chiến tranh vẫn đang diễn ra, và chúng ta tất cả đang cùng tham chiến. Chúng ta đang có chiến tranh với Nga, nếu điều đó đúng."

Và 500 ngày sau cuộc xâm lược Ukraine, hành động cân bằng của Nato không trở nên dễ dàng hơn chút nào.

Ukraine đã rõ ràng. Kyiv muốn có một chiếc ghế bình đẳng ở bàn họp Nato - với tất cả những đảm bảo an ninh đi cùng theo đó.

Và Ukraine hiện muốn điều này - hoặc bởi vì Ukraine nhận ra rằng Nato không thể để một thành viên mới gia nhập trong khi vẫn đang trong tình trạng chiến tranh, Ukraine muốn ít nhất "một thông điệp rõ ràng rằng Ukraine sẽ thuộc liên minh", Tổng thống Volodymyr Zelensky, người giỏi về mặt truyền thông, cho biết.

"Không phải vì cánh cửa mở ra cho chúng tôi, điều này không đủ, mà Ukraine sẽ phải ở trong đó," ông nói.

Thiếu bất kỳ điều gì thì ông Zelensky đe dọa sẽ không xuất hiện tại thượng đỉnh Nato, điều khiến không chỉ vài quốc gia thành viên Nato khó chịu, bao gồm Đức và Mỹ.

Nếu ông Zelensky không xuất hiện, thì cái nhìn về sự đoàn kết của Phương Tây với Ukraine - nhằm đưa ra một thông điệp rõ ràng cho Moscow tại thượng đỉnh lần này - sẽ trở thành một thảm họa.

Vấn đề chính là Nato đã nói với Ukraine là quốc gia này thuộc về liên minh vào năm 2008, lâu trước khi Nga xâm lược.

Kỳ vọng gia tăng về việc Nato phải hiện nay mang đến cho Kyiv điều gì đó quan trọng. Nhưng điều đó là gì?

Các nhà ngoại giao cấp cao từ một số quốc gia chính trong Nato bình luận với tôi cho bài báo này, với điều kiện ẩn danh, để có thể đưa ra quan sát của họ một cách tự do.

Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Quân đội Đức trong cuộc huấn luyện tại Lithuania, ảnh ngày 26/06

Họ cho biết biết các thành viên Nato đoàn kết liên quan đến vấn đề Ukraine, thuộc về "gia đình" của mình. Nhưng họ vẫn bị chia rẽ liên quan đến phần chi tiết.

Thượng đỉnh Nato sẽ diễn ra tại Vilnius, thủ đô của Lithuania. Đây là một trong ba quốc gia nhỏ vùng Baltic ở sân sau của Nga, vốn bị Liên Xô chiếm đóng và sáp nhập từ cuối Thế chiến thứ Hai.

Người dân Lithuania, Latvia và Estonia cảm nhận được nỗi đau của Ukraine. Cùng với quốc gia Đông Âu là Ba Lan, vốn tự xem mình là một nạn nhân cũ từ sự áp bức của Nga, họ đòi hỏi Ukraine nên được cung cấp một lộ trình gia nhập Nato nhanh chóng sau lệnh ngừng bắn cuối cùng với Moscow.

Nhưng các quyết định của Nato cần có sự nhất trí hoàn toàn từ các quốc gia thành viên. Đức, Mỹ và Anh nằm trong số các nước thận trọng hơn.

Trước tiên, theo các điều kiện chính thức, liên minh Nato sẽ thông thường muốn một quốc gia muốn gia nhập phải hoàn thành trước khi trở thành thành viên.

"Nếu Ukraine xứng đáng trở thành một phần của Nato, thì chúng tôi có cùng các mối quan ngại như hồi năm 2008," một nhà ngoại giao có tầm ảnh hưởng nói với tôi.

"Chúng tôi muốn thấy các sự cải tổ, một cuộc chiến chống tham nhũng, và kiểm soát hợp lý lực lượng vũ trang," ông cho biết. Nhưng ông nói thêm rằng ông nghĩ rằng giới chức Ukraine đã học được bài học rõ ràng từ nạn tham nhũng trong quân đội Nga, vốn đã bòn rút hàng tỷ USD và khiến quân dội Nga suy yếu, thiếu sẵn sàng cho cuộc chiến đấu.

Một số quốc gia Nato cũng lo lắng nếu có một lời hứa chắc chắn để Kyiv gia nhập ngay lập tức sau một lệnh ngừng bắn với Nga, thì điều này có thể khiến Moscow kéo dài cuộc chiến tranh lâu hơn nữa.

Thế thì Ukraine có thể kỳ vọng gì từ cuộc gặp thượng đỉnh này?

Trước tiên, sự kiên nhẫn chiến lược - như Camille Grand, một cựu chuyên gia Nato và hiện là chuyên gia về quốc phòng từ European Council on Foreign Relations nhận định. Một cam kết rõ ràng từ Phương Tây là họ sẽ cùng sát cánh với Ukraine trong dài hạn. Và rằng Nga không nên tin rằng quốc gia này có thể chờ đợi đến lúc Phương Tây bỏ rơi Ukraine.

Tôi bị ấn tượng trong suốt các cuộc hội thoại với các nhà ngoại giao về việc những quốc gia của họ cảm thấy không lo lắng, dường như về tốc độ chậm hơn dự kiến của cuộc phản công của Ukraine chống lại Nga.

Họ dường như cùng thuộc một luồng suy nghĩ như Ngoại trưởng Anh, người nói rằng "đây không phải là một bộ phim Hollywood".

"Moscow đã có thời gian dài, dài để chuẩn bị cho cuộc xâm lược này," một đại sứ nói với tôi. "Và hiện nay chúng tôi kỳ vọng Ukraine sẽ đạt được thành công quan trọng trong ba hoặc bốn tuần? Chuyện này là phi thực tế."

"Ukraine đang cố gắng đạt được bước tiến trong khi vẫn giữ gìn mạng sống con người," một người khác bình luận, so sánh với điều mà ông gọi là thái độ 'xay thịt" của Nga, đẩy binh sĩ của họ "lên phía trước" để rồi phải bị bỏ mạng hàng loạt.

"Chúng tôi có nhận được câu hỏi riêng về việc Ukraine có thể nhận vũ khí nhanh đến mức nào? Chắc chắn có rồi!" một nhà ngoại giao thành thật cho biết. "Nhưng quan trọng là người dân Ukraine không cảm thấy chúng tôi đang theo dõi mọi chuyện mà họ làm."

"Chúng tôi đang trao cho họ hỗ trợ quân sự quan trọng, ngày càng phức tạp hơn và họ - và Moscow - cần phải biết là vũ khí đang tiếp tục được chuyển đến."

Một trong những cuộc đối thoại quan trọng tại thượng đỉnh Nato ở Vilnius sẽ tập trung về ngành công nghiệp quốc phòng của châu Âu: Khoản đầu tư cần có để đảm bảo nguồn cung có thể được chuyển đến Ukraine, trong khi vẫn để các thành viên EU và Nato đủ năng lực quốc phòng để tự lo cho chính mình.

Và cũng câu hỏi về khả năng tương thích - vào lúc này đây, tình hình hơi hỗn độn. Mỗi quốc gia thành viên Nato tiến hành viện trợ quân sự cho Ukraine, để Kyiv chật vật với các dạng xe thiết giáp, xe tăng... khác nhau. Không chính xác là cách hiệu quả nhất để tiến về phía trước.

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Nato đã tăng cường năng lực phòng vệ tại sườn đông

Thứ hai, nếu như Ukraine không được ngay lập tức gia nhập Nato, thì một nhóm các nước (tập trung xung quanh nhưng không giới hạn là Anh, Pháp, Mỹ và Đức) đang hình thành "một liên minh ý chí" để mang đến cho Kyiv các đảm bảo an ninh. Quốc gia thận trọng hơn như Mỹ gọi điều này là "những đảm bảo an ninh". Kỳ vọng sẽ có thêm chi tiết xuất hiện trong thượng đỉnh Nato.

Thứ ba, vào ngày thứ hai của thượng đỉnh, Nato sẽ nhóm họp Hội đồng Nato-Ukraine mới được thành lập - điều này sẽ trở nên rất kỳ quặc nếu Tổng thống Zelensky quyết định không tham dự! Ý tưởng của hội đồng này sẽ là nâng cấp sự kết nối của Kyiv với liên minh, cung cấp cho quốc gia này khả năng tiếp cận lớn hơn với các nguồn lực của Nato.

Thứ tư, Nato cũng có thể bỏ Kế hoạch Hành động Thành viên (Membership Action Plan) được yêu cầu để Ukraine gia nhập, giúp Kyiv ít ra không phải trải qua một quy trình chuẩn bị theo từng giai đoạn, kéo dài mà các ứng viên khác phải trải qua.

Sau cùng thì không có ai ở Nato chất vấn về đòi hỏi hậu thuẫn Ukraine trong ngắn, trung và dài hạn. Ngay vào lúc này, thì có Ukraine có sự tự do trong cuộc phản công của mình.

Một số quốc gia trong Nato - nổi bật là Ý - đã lo lắng mặc dù ý kiến dư luận vẫn còn ủng hộ viện trợ quân sự tốn kém cho Ukraine. Liên minh Nato cũng cần phải nỗ lực (nhiều) để duy trì một lập trường chung đối với Nga khi cuộc chiến tranh kết thúc.

Một số thành viên Nato chính thức tuyên bố tùy vào Kyiv quyết định điều kiện cho các cuộc đàm phán về một lệnh ngừng bắn với Moscow có được thỏa mãn hay không.

Nhưng ở hậu trường, các nhà ngoại giao nói với tôi có thể đến lúc Phương Tây nên thì thầm với Kyiv là nên có một lệnh ngừng bắn trong tầm của mình, thay vì chịu mất mát mạng sống của người dân Ukraine hơn nữa, và tiêu tốn hàng tỷ USD tiền của các quốc gia Phương Tây trong một cuộc chiến không thể giành được chiến thắng.

Mặc dù họ khẳng định, cuộc hội thoại đó rõ ràng không phải vào thời điểm này.


***********

rfi.fr

Ba Lan tái khẳng định ủng hộ Ukraina gia nhập NATO

Thu Hằng

Ba Lan và Ukraina chọn thành phố Lutsk, biểu tượng cho lịch sử thời Thế Chiến II giữa hai nước, để thể hiện tinh thần « đoàn kết, cùng nhau sát cánh chống một kẻ thù chung ». Tại lễ « tưởng niệm các nạn nhân trong vùng Volhynie » ngày 09/07/2023, tổng thống Ba Lan tái khẳng định ủng hộ Ukraina gia nhập Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO tại thượng đỉnh Vilnius ngày 11 và 12/07.

Đăng ngày:


Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda tại lễ tưởng niệm các nạn nhân của Thế chiến II ở Lutsk, Ukraina, ngày 09/07/2023.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky và đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda tại lễ tưởng niệm các nạn nhân của Thế chiến II ở Lutsk, Ukraina, ngày 09/07/2023. REUTERS - ALINA SMUTKO

Thông tín viên Martin Chabal tại Vacxava cho biết thêm :

« Tổng thống Ba Lan đến Ukraina trước khi lên đường đến Litva tham dự thượng đỉnh Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương NATO. Các nước thành viên có thể sẽ thảo luận trong hai ngày thứ Ba và thứ Tư về liên minh với Kiev và khả năng Ukraina gia nhập khối.

Phái đoàn Ba Lan đã đến Lutsk, thành phố nằm bên trong đường biên giới Ba Lan trong thời gian dài. Tại đây, dân quân Ukraina đã sát hại vài chục nghìn người Ba Lan trong Thế Chiến II. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda đã nhân dịp tưởng niệm 80 năm các vụ thảm sát để một lần nữa khẳng định tình hữu nghị lớn với Ukraina.

Bời vì không phải ngẫu nhiên mà Ba Lan và Ukraina cùng tham gia lễ tưởng niệm này. Các vụ thảm sát người Ba Lan ở vùng Volhynie là một vết thương sâu, đôi khi vẫn gây căng thẳng giữa Kiev và Vacxava, dù cả hai bên tỏ ra rất thân nhau từ một năm qua.

Cho dù chủ đề thượng đỉnh NATO được đề cập ngắn gọn, theo ông Volodymyr Zelensky, nhưng tổng thống Ukraina xác nhận rằng các cuộc thảo luận đó rất cụ thể và Ba Lan sẽ ủng hộ Ukraina để đạt được « kết quả tốt nhất cho Kiev ».

Dù không một chi tiết nào được tiết lộ nhưng chắc chắn là sẽ có những yêu cầu mới về cung cấp thiết bị để hỗ trợ cho cuộc phản công của Ukraina ».


rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

(Reuters) – Chủ tịch Thượng Viện Nga công du Trung Quốc. Tân Hoa Xã hôm nay, 09/07/2023, cho biết, Valentina Matviyenko, chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga (tức Thượng Viện Nga) dẫn đầu một phái đoàn đến thăm Trung Quốc. Trong chuyến công du kéo dài đến ngày thứ Tư 12/7, lãnh đạo Thượng Viện Nga sẽ dự cuộc họp ủy ban hợp tác Quốc hội Nga – Trung lần thứ 8.  

(AFP) – Tổng thống đắc cử Paraguay chuẩn bị thăm Đài Loan. Bộ Ngoại giao Đài Loan hôm nay, 09/07/2023, cho biết ông Santiago Pena, đắc cử tổng thống trong cuộc bỏ phiếu ngày 30/04/2023, sẽ có chuyến thăm Đài Bắc 5 ngày bắt đầu từ thứ Ba, 11/7, và sẽ hội kiến tổng thống Thái Anh Văn, trước khi chính thức nhậm chức vào tháng Tám. Chuyến thăm của ông Pena trùng dịp kỷ niệm 66 năm thiết lập quan hệ song phương giữa Paraguay và Đài Loan, ngày 12/7. Paraguay là một trong số ít các nước châu Mỹ Latinh còn lại vẫn còn duy trì bang giao với Đài Loan.  

(AFP) – Ngoại trưởng Mỹ hội đàm cùng nhiều nước Đông Nam Á. Một quan chức ngoại giao hôm thứ Sáu, 07/07/2023, cho biết, ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken, sau thượng đỉnh NATO ở Litva sẽ bay thẳng đến Jakarta, hội đàm với các ngoại trưởng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Mục tiêu đàm phán là tìm cách « đẩy lùi các hành động « cưỡng ép vô trách nhiệm của Trung Quốc » ở Biển Đông và gây sức ép với chính quyền quân sự Miến Điện. 

(AFP) – Thủ tướng Solomon thăm Bắc Kinh. Thủ tướng quần đảo Solomon, Nam Thái Bình Dương, ông Manasseh Sogavare, bắt đầu chuyến thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 09- 15/7, theo lời mời của thủ tướng Lý Cường và được Bắc Kinh đài thọ. Mục tiêu là nhằm củng cố mối quan hệ « nghiêm túc » giữa hai nước. Tuần trước, trả lời báo chí thủ tướng Solomon còn cho biết ông đã yêu cầu « xem xét lại » hiệp ước quốc phòng lâu đời với Úc nhưng không đi sâu thêm vào cụ thể những điểm thay đổi nào.  

(AFP) – Uzbekistan tổ chức bầu cử tổng thống. Hôm nay, 09/07/2023, khoảng 20 triệu cử trị, được mời gọi bầu chọn tổng thống. Ông Chavkat Mirzioev, tổng thống mãn nhiệm, tự thể hiện là một nhà cải cách, được cho là dễ dàng tái đắc cử nhiệm kỳ ba. Cuộc bầu cử trước thời hạn này diễn ra sau một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến Pháp đã được hơn 90% cử tri thông qua. Uzbekistan là một quốc gia giầu nguồn khí đốt, có một vị trí chiến lược khi giáp với nhiều quốc gia khác trong khu vực, kể cả với Afghanistan.  

(AFP) – Pháp cấm bán và sử dụng pháo hoa ngày 14/7. Theo một thông tư do thủ tướng Elizabeth Borne ký và được đăng trên công báo hôm nay, 09/07/2023, « việc bán, sở hữu, vận chuyển và sử dụng » các loại hỏa châu  rất được ưa chuộng trong các cuộc bạo động gần đây, sẽ bị cấm trong suốt những ngày cuối tuần 14/7, ngày Quốc Khánh Pháp. Mục tiêu là nhằm ngăn ngừa các rủi ro bất ổn nghiêm trọng cho trật tự công cộng. Lệnh cấm này không áp dụng cho giới chuyên nghiệp và các chính quyền xã tổ chức bắn pháo hoa. Thủ tướng Borne hôm qua còn thông báo triển khai nhiều phương tiện lớn để bảo đảm an ninh cho sự kiện này. 

(AFP) – Pháp duy trì ba điểm bơi lội trên sông Seine sau kỳ Olympic. Đô trưởng Paris, bà Anne Hidalgo, hôm nay, 09/07/2023, cho biết ba điểm Bras Marie, Grenelle và Bercy trên sông Seine vẫn sẽ mở cửa cho công chúng đến bơi lội một khi Thế Vận Hội Mùa Hè 2024 kết thúc. Ba điểm này sẽ được sắp xếp và bảo đảm an toàn để phục vụ công chúng. Tòa thị chính Paris khẳng định các phân tích mẫu nước liên quan đến nhiều loại khuẩn theo quy định đã đạt « đủ » chuẩn an toàn. 

(AFP) – Ngôi sao bóng đá nữ của Mỹ Megan Rapinoe giải nghệ. Cầu thủ bóng đá Rapinoe, đội trưởng đội tuyển bóng đá Hoa Kỳ hôm 08/07/2023 đã từ giã sân cỏ ở tuổi 38. Hai lần vô địch thế giới (2015 và 2019), Megan Rapinoe từng dẫn dắt đồng đội lên đỉnh cao Olympic năm 2012. Cô cũng đã đoạt giải Quả Bóng Vàng 2019. Ngoài đời, Rapinoe là một phụ nữ dấn thân, đấu tranh cho cộng đồng LGBT+ và đòi bình đẳng về lương bổng giữa các cầu thủ nam và nữ.   

(AFP) – Mark Cavendish bỏ cuộc vòng đua xe đạp vòng quanh nước Pháp. Giấc mơ đoạt chiếc áo Áo Vàng Tour de France 2023 của tay đua xe đạp người Anh tan vỡ. Cavendish, 38 tuổi, bị ngã và phải bỏ cuộc ở chặng đua thứ 8 hôm 08/07/2023. Ekip của anh từng thông báo Cavendish giải nghệ sau cuộc đua vòng quanh nước Pháp lần này. Mark Cavendish đã 162 lần bước lên bục cao nhất trong các cuộc tranh tài, trong đó có những vòng đua huyền thoại như Milan-San Remo, 34 lần về nhất ở các chặng của Tour de France, 17 lần với các vòng đua tại Ý, 3 lần ở Tây Ban Nha. 


***********

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 501, 09-07-2023



 

1. Cả nước Ukraina vui mừng vì sự trở về của các chỉ huy trưởng những  đơn vị đã bảo vệ Mariupol, trong đó có Lữ đoàn Azov. Sau  chuyến thăm của tổng thống Zelensky, phía Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý để những chỉ huy này được trở về nhà trước thời hạn, bất chấp thỏa thuận với Nga trước đó về vấn đề trao đổi tù binh, là những người lính này sẽ phải ở Thổ Nhĩ Kỳ cho tới khi chiến tranh kết thúc.

⚡️Ukrainian President Zelensky is meeting with "Azov" commanders in Lviv after they were illegally freed by Turkey.

Why were they not being held in Russia? pic.twitter.com/DjqBrJNfy6


— Jackson Hinkle 🇺🇸 (@jacksonhinklle) July 8, 2023


— Kevin Berg (@KEVINBERG91) July 9, 2023
— ANJAN SENGUPTA (@anjansengupta16) July 9, 2023


Một buổi đón tiếp cùng dân chúng đã được tổ chức  tại Lviv:

Zelensky llegó a Lviv con los comandantes de Azov liberados Estaban prisioneros en Turquía después de su rendición en Azovstal
El batallón Azov uno de los grupos Neo nazi de Ucrania que fue solicitado,como grupo terrorista por el Congreso de EEUU al departamento de Estado en 2018 pic.twitter.com/ISkpKvafzF

— Marian 🇷🇺🇨🇳 (@marianpy1) July 9, 2023

Niềm vui đó làm mờ đi một thông tin khác, cực kỳ quan trọng đối với Ukraina, là việc tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan công khai tuyên bố: "Ukraina xứng đáng là một thành viên của NATO” ngay trước thềm của Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnus, Litva trong tuần tới, qua đó cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ - nhanh hay chậm – sẽ đồng ý để Ucraina gia nhập tổ chức này.

Đây mới là "chiến thắng” cực kỳ quan trọng của tổng thống Zelensky trong cuộc viếng thăm vừa qua. Thổ Nhĩ Kỳ từ đầu cuộc chiến tới nay luôn cố gắng giữ vị trí "trung lập”, vẫn giữ quan hệ hữu hảo với Nga và chưa từng ra mặt công khai ủng hộ Ukraina trong cuộc chiến.

Chính phủ Nga cực kỳ tức giận trước những thông tin trên, người phát ngôn của điện Kremlin Peskov ngay sau đó đã ra tuyên bố rằng: "Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ đang vi phạm trực tiếp những cam kết đang có hiệu lực với Nga”. Đây cũng là lần đầu tiên từ đầu cuộc chiến, chính phủ Nga công khai buộc tội Thổ Nhĩ Kỳ. Theo thỏa thuận đang có, chỉ có tàu của Thổ Nhĩ Kỳ được phép vận chuyển lúa mạch của Ukraina qua Biển Đen để tới các nước thứ ba.

🇷🇺🇺🇦🇹🇷 Kremlin: Ankara violated agreements by releasing Azov leaders to Ukraine - Peskov (addendum):

The return of the leaders of the Azov Regiment from Turkey to Ukraine is an absolute violation of existing agreements, both from the Ukrainian and Turkish sides. pic.twitter.com/wBhnH3gOAi


— MARIA (@its_maria012) July 8, 2023

Peskov cũng công nhận rằng: "Thổ Nhĩ Kỳ đã không hề thông báo cho Nga về việc trao trả các tù binh cho Ukraina.”

The Return of "Azov" Terrorist Leaders from Turkey to Ukraine Violates Agreements, Both Turkey and Kiev Are Responsible, Says Peskov

According to the terms of the agreements, the leaders of "Azov" were supposed to stay in Turkish territory until the conflict was resolved.… pic.twitter.com/KKN3a6UHPz


— DD Geopolitics (@DD_Geopolitics) July 8, 2023

Như thường lệ, cựu tổng thống Nga Medvedev lại gầm gừ về một "ngày tận thế của toàn thế giới nếu phương Tây không chịu đàm phán với Nga về vấn đề Ukraina”, sau khi thóa mạ tổng thống Mỹ Biden là "thằng già ngủ gật” đang "mơ mộng điên rồ”.

Medvedev's riposte to #Biden after #clusterbombs decision:

Or maybe everything is different? Maybe the dying grandfather, obsessed with unhealthy fantasies, simply decided to leave gracefully, provoking nuclear Armageddon and taking half of humanity with him to the next world.. pic.twitter.com/ubMkH5bVDW


— CSharper (@CSharper2012) July 8, 2023


Cette vidéo date ~d'un mois, Medvedev🇷🇺 vous dit tout.
D'ailleurs c'est ce que je dis sur ma page depuis PLUS D'UN AN à propos de la crainte d'un ARMAGEDDON.
Quand Medvedev🇷🇺 vous parle, comprenez que c'est la Russie qui vous dit les choses ! pic.twitter.com/xAlToVxQ3g

— Big Boss (@ColonelBigBoss) July 3, 2023


Trong khi đó, vấn đề hỗ trợ Ukraina sẽ là chủ đề chính mà Mỹ và Anh sẽ thảo luận trong chuyến thăm chính thức của tổng thống Mỹ tới Anh, trước thềm cuộc họp thượng đỉnh của NATO tại Viilnus vào thứ Ba tới.

…tuy ông Biden cho rằng: "Ukraina chưa sẵn sàng để trở thành thành viên của NATO”. Ngay từ đầu cuộc chiến, Mỹ vẫn cho rằng việc Ukraina phải chiến thắng cuộc chiến này mới có thể đủ điều kiện gia nhập NATO, bởi điều số 5 của tổ chức này bắt buộc các nước thành viên "không được có các tranh chấp về lãnh thổ vào thời điểm được nhận”. Do đó, Ukraina sẽ phải giải quyết dứt điểm các vấn đề về biên giới, đặc biệt là chủ quyền tại bán đảo Crimea, khi đó mới có đủ điều kiện để trở thành thành viên của tổ chức này.

"Ukraine is not ready for NATO membership in the middle of a war," Biden said.

"As long as Ukraine is not in NATO, the US is ready to provide it with the same security guarantees as Israel," he emphasized. pic.twitter.com/yNCMY7AZ5n


— NOELREPORTS 🇪🇺 🇺🇦 (@NOELreports) July 8, 2023

Tổng thống Mỹ tiếp tục ký một sắc lệnh viện trợ tiếp tục cho Ukraina, trong đó có cả bom/đạn chùm. Đây là một quyết định khó khăn của ông Biden, bởi từ năm 2009 Mỹ đã ngừng sản xuất các loại bom kiểu này và hoàn toàn không sử dụng chúng – thông  báo đưa ra là "tình thế bắt buộc” – cho thấy loại đạn này sẽ có thể được sử dụng để dọn sạch các bãi mìn của Nga, nơi mà quân Ukraina đang gặp rất nhiều khó khăn.

President Biden’s Decision to Provide Cluster Munitions to Ukraine: A Difficult Choice for Urgent Support

https://t.co/m0As3E0i7q


— AI Rebecca (@RebecOBrien) July 9, 2023

Loại bom/đạn chùm mà Ukraina nhận được là loại có thể bắn đi từ pháo 155 mm, được dùng để mở đường tấn công:

Có loại đạn này, phía Ukraina sẽ có thể dọn mìn tới tận chiến tuyến thứ hai của Nga:

Phía Nga cũng sử dụng các loại bom chùm, bom bi từ đầu cuộc chiến, ném vào đủ các làng mạc, thành phố của Ukraina, nhưng lại lên tiếng phản đối Mỹ cung cấp cho Ukraina những loại vũ khí này. Phim quay lại cảnh Nga sử dụng bom chùm tấn công Mariupol:

…ở Kharkiv:

A civilian district in Kharkiv being shelled by russian cluster munitions in 2022. My question is where were all these humanity advocates

pic.twitter.com/nRCnXDVzmc


— Mira of Kyiv 🇺🇦 (@reshetz) July 7, 2023


Here is cluster ammunition from russian bombing last year in Kharkiv. Mind you, russia did bomb civilian areas, nothing of military sort.

And when Ukraine will bomb russian trenches with same ammunition, remember that is not the same... pic.twitter.com/UZY9k31ORe

— Janis (@EuJanka) July 9, 2023


Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Lavrov cho rằng "cung cấp bom chùm là nỗ lực tuyệt vọng của Mỹ để cứu Ukraina” – theo logic vậy thì phía Nga đã "tuyệt vọng” từ tháng Tư năm ngoái.

Supplying cluster bombs an act of ‘desperation’ by US – Moscow — RT Russia & Former Soviet Union https://t.co/n5QZAo4ob7

— Álvaro J. de Regil 🇷🇺🇨🇳 (@cantabro) July 9, 2023

…rồi kêu gọi các nước NATO "hãy bàn luận về nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia tại hội nghị Thượng đỉnh”.

2. Quân Ukraina ngày càng thọc sâu vào hai cánh bắc và nam của Bakhmut:

Ở mặt trận phía đông, quân Nga đưa phim cho thấy đang đánh nhau tại trung tâm làng Berkhivka:

Quân Nga đã phải lui vào cố thủ tại làng Klischiivka ở phía nam, nếu làng này thất thủ, mặt trận phía nam Bakhmut sẽ có khả năng vỡ rất cao.

Ukraine continues its attack in the areas south of Bakhmut.

On the heights next to Klischiivka, there is a fortified position which seemed to hold back the Ukrainian offensive for days. This obstacle is now likely defeated, and Ukraine should be soon in…https://t.co/6gtt2Gsdsg


— Missiles&rockets C-UAS Air Defense Loitering (@TimZitter) July 9, 2023

Chiến sự quay lại bên trong thành phố Bakhmut, quân Ukraina đang tiến vào phía tây:

Viện Nghiên cứu chiến tranh ISW công nhận những thông tin này:

Quân Ukraina sẽ cố gắng chiếm lại Bakhmut trong thời gian tới, khi quân Nga ở hai cánh đang sụp đổ dần dần. Một lợi thế rất lớn cho phía Ukraina là quân Nga đã không kịp gài mìn tại mặt trận này. Tinh thần của quân Nga được cho là đang xuống rất thấp trước các đợt tấn công mới này

Phim từ chiến trường:

Lính Ukraina đánh chiếm các chiến hào:

Lính Nga vứt bỏ cả quân phục, vũ khí để bỏ chạy nhưng vẫn bị bắt.

Chỉ huy trưởng mặt trận Bakhmut, đại tá Oleksandr Pivnenko, mới 36 tuổi, đã được phong làm Tư lệnh Lực lượng Phòng vệ Quốc gia Ukraina.

3. Cuộc phản công của Nga vào Avdiivka thất bại, để lại 2 xe tăng T-80 và nhiều xác lính:

Russians tried to storm #Avdiivka. The assault lasted almost ten hours.

The Russians lost 2 T-80 tanks and a large number of manpower#SlavaUkraini #HeroyamSlava #Ukraine #Azov #Mariupol #Zaporizhzhia #Bakhmut #Kherson #Donetsk #Russia #RussiaIsATerroristState #StandWithUkraine pic.twitter.com/ozvQOLNKLL


— Kyle (@beverley_kyle) July 9, 2023

4. Theo ISW, từng bước, từng bước một, quân Ukraina vẫn tiến lên ở Zaporizhzhia:

Không có các trận đánh lớn, chỉ có những giao tranh quyết liệt giành vị trí. Phim từ chiến trường:

Tiếp tục cảnh các xe bọc thép của Ukraina vướng mìn:

Xe dọn mìn của Ukraina hoạt động giữa trận chiến:

HIMARS tóm được xe tên lửa Huragan của Nga:

Hình ảnh một số xe chuyên dụng gỡ mìn đang được gửi tới Zaporizhzhia:

…cũng như xe tăng Challenger 2:

Kho vũ khí của Nga ở gần làng Pyatikhatky bị chiếm:

Các chuyên gia của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Thế giới AIAE vẫn đang tiếp tục theo dõi nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia – theo ISW

…tuy có những thông báo về "những vật thể lạ” trên nóc các tổ phản ứng hạt nhân:

5. Sau cuộc tấn công tên lửa vào khu vực trung tâm Lviv, làm 10 dân thường chết, 42 người khác bị thương hôm kia:

Lwów. Tu dwa dni temu spadła rosyjska rakieta, zabijając 10 osób i raniąc 42. Trwa sprzątanie zniszczeń, a miasto żyje już normalnie.
Tymczasem Rosjanie zaatakowali dziś kolejne miejsce. Tym razem Łymań w Donbasie. W wyniku ostrzału zginęło tam 8 osób, a 13 zostało rannych.
500… pic.twitter.com/Ya80MnKTBG

— Mateusz Lachowski (@LachowskiMateus) July 8, 2023

… hôm qua, quân Nga tiếp tục bắn vào khu vực nhà ở và cửa hàng Lymam, làm 8 dân thường chết, 13 người khác bị thương.


Russische Streitkräfte starteten am Samstag einen tödlichen Angriff in der Ostukraine

Bei einem Angriff wurden mindestens sieben Zivilisten getötet und 13 weitere verletzt, als die russischen Streitkräfte gegen 10 Uhr morgens das Stadtzentrum von Lyman in der östlichen Region… pic.twitter.com/FHPq98tbKv

— Korina Graf (@GrafKorina) July 8, 2023

Russia shelled Lyman in Donetsk region today. At least 6 people died, 5 wounded - head of Donetsk regional military administration.

Terrorist state continues attacking civilians. pic.twitter.com/vXV3DtVg5n

— Anton Gerashchenko (@Gerashchenko_en) July 8, 2023


"Mục tiêu quân sự” của chính quyền Putin nó như thế này:

In the morning, Russian troops shelled Lyman in Donetsk region. At least six people were killed and five others were wounded.

The attack was carried out with multiple rocket launchers and hit a private sector. A house and a shop were damaged.

Photo: Pavlo Kyrylenko, head of the… pic.twitter.com/t0RCjvGLUe


— Iuliia Mendel (@IuliiaMendel) July 8, 2023


this is Lyman in Ukraine.
a Saturday morning.
one moment you’re drinking your morning coffee, packing the trunk of your car or biking for weekend errands. the next — you’re murdered.
because russians are your neighbors. pic.twitter.com/e5L0Vwvbqp

— вареничок.еріставі 🇺🇦🏳️‍🌈 (@maksymeristavi) July 8, 2023


Không ai có thể coi thường được nước Nga, nếu bản chất của Putin và đồng bọn không như họ đang thể hiện. Sự hùng hổ, dối trá, dọa nạt về hạt nhân của Nga liên tục trong thời gian qua đang đem lại các tác dụng ngược, dường như không còn làm cho bất kỳ một quốc gia nào phương Tây để ý như trước. Không chỉ vậy, ngay cả những nước hữu hảo với Nga cũng đang dần dần quay lưng với Putin, bởi chẳng có một ai đủ dở hơi để tiếp tục ủng hộ mãi một đám vừa ác, vừa ngu, vừa dối trá, lại còn thua trận (trừ một số phóng viên của vài tờ báo Việt Nam). Nhưng có một điều là dù học có cố gắng dối trá tới đâu cũng không làm cho Nga thắng trận trên chiến trường được.

Viva Ukraina !

PHAN CHÂU THÀNH 09.07.2023


*************

Chiến sự ngày 501: Thêm lãnh đạo các nước lên tiếng vụ bom chùm

Lam Vũ

Họ nói gì?

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier ngày 9.7 nói rằng nước này không nên "ngăn cản" Mỹ gửi bom chùm cho Ukraine, trong khi vẫn bảo vệ lập trường phản đối của Berlin đối với việc sử dụng loại vũ khí gây tranh cãi.

"Lập trường của Đức phản đối việc sử dụng bom chùm vẫn luôn chính đáng nhưng trong tình hình hiện tại, chúng ta không thể ngăn cản Mỹ", ông Steinmeier cho biết trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình ZDF của Đức, theo AFP.

Theo Tổng thống Đức, nếu Ukraine không còn phương tiện để tự vệ hoặc nếu những bên ủng hộ nước này thoái lui, thì "đó sẽ là sự kết thúc của Ukraine".

Chiến sự ngày 501: Tổng thống Đức, thủ tướng Campuchia lên tiếng vụ bom chùm - Ảnh 1.

Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier

REUTERS

Quyết định của chính phủ Mỹ về việc gửi bom chùm cho Đức đã gây ra tranh cãi khi nhiều đồng minh thân cận nhất của Washington đều đang tham gia một công ước cấm vũ khí này. Pháp và Anh đã phản đối việc sử dụng bom chùm, nhưng cũng nói họ hiểu quyết định của Mỹ trong nỗ lực giúp đỡ Ukraine.

Hôm 7.7, một phát ngôn viên của chính phủ Đức nói Berlin tin quyết định gửi bom chùm của Mỹ đã không được đưa ra một cách nhẹ nhàng và nhắc đến việc Nga đã sử dụng những vũ khí như vậy trên lãnh thổ Ukraine.

Trong một diễn biến liên quan, Thủ tướng Campuchia Hun Sen ngày 9.7 kêu gọi Ukraine không sử dụng bom chùm mà Mỹ sẽ cung cấp. "Người Ukraine sẽ phải đối mặt với mối nguy hiểm lớn nhất này trong nhiều năm hoặc thậm chí hàng trăm năm nếu bom chùm được sử dụng ở các khu vực mà Nga kiểm soát ở Ukraine", ông Hun Sen viết trên Twitter ngày 9.7, theo AFP.

Cùng ngày, các nhà lập pháp đảng Dân chủ ở Mỹ, bao gồm thượng nghị sĩ Tim Kaine và hạ nghị sĩ Barbara Lee, đã bày tỏ lo ngại về việc Washington sắp gửi bom chùm cho Ukraine, kêu gọi chính quyền Tổng thống Joe Biden suy nghĩ lại về quyết định này.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan rằng việc tiếp tục cung cấp vũ khí cho Kyiv là hành động "hủy diệt", theo thông cáo từ Bộ Ngoại giao Nga sau cuộc điện đàm giữa hai bộ trưởng ngày 9.7, TASS đưa tin.

Tổng thống Ukraine hy vọng vào hội nghị NATO

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 9.7 bày tỏ hy vọng về "kết quả tốt nhất có thể" từ hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới, giữa lúc Kyiv mong chờ một tín hiệu rõ ràng rằng một ngày nào đó họ có thể gia nhập liên minh.

Sau khi gặp Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda ở Lutsk, miền tây Ukraine, ông Zelensky cho biết hai người đã thảo luận về hội nghị NATO sắp diễn ra ở thủ đô Vilnius của Lithuania trong 2 ngày 11-12.7 và đồng ý "làm việc cùng nhau để đạt được kết quả tốt nhất có thể cho Ukraine".

Chiến sự ngày 501: Tổng thống Đức, thủ tướng Campuchia lên tiếng vụ bom chùm - Ảnh 4.

Ông Duda (phải) ôm ông Zelensky khi gặp nhau tại Lutsk ngày 9.7

REUTERS

Ba Lan là một trong những thành viên NATO ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất và cho biết họ muốn nhìn thấy cam kết "đảm bảo an ninh" cho Ukraine từ các thành viên NATO khác.

Ông Zelensky cho biết ông không kỳ vọng Ukraine sẽ thực sự gia nhập NATO cho đến sau khi chiến sự kết thúc, nhưng ông hy vọng hội nghị ở Vilnius sẽ thể hiện "tín hiệu rõ ràng" về ý định đưa Ukraine vào liên minh.

Tổng thống Biden đã lên đường đến châu Âu để tham dự hội nghị của NATO. Ông cũng sẽ ghé Anh và Phần Lan trong chuyến đi kéo dài 5 ngày, với chương trình nghị sự được cho là sẽ xoay quanh chiến sự ở Ukraine và tương lai của NATO, đặc biệt là việc kết nạp thành viên mới.

Trả lời Đài CNN trước khi khởi hành, ông Biden nói ông hy vọng các nhà lãnh đạo liên minh quân sự sẽ "vạch ra một con đường hợp lý để Ukraine có thể hội đủ điều kiện gia nhập NATO". Ông cũng cho rằng việc kết nạp Ukraine vào liên minh bây giờ có nghĩa là "chiến tranh với Nga" vì NATO cam kết phòng thủ tập thể.

Nga tuyên bố bắn rơi 4 tên lửa

Các quan chức Nga cho biết các hệ thống phòng không của nước này đã bắn hạ 4 tên lửa hôm 9.7, bao gồm một tên lửa bay qua bán đảo Crimea và ba tên lửa bay qua 2 tỉnh giáp Ukraine của Nga là Rostov và Bryansk.

Ông Sergei Aksyonov, thống đốc được Nga bổ nhiệm tại Crimea, cho biết một tên lửa hành trình đã bị bắn hạ gần thành phố Kerch trên bán đảo Crimea mà không gây ra bất kỳ thiệt hại hay thương vong nào, theo TASS. Ông không nói rõ tên lửa được phóng đi từ đâu.

TASS cũng dẫn lời Thống đốc Vasily Golubev của tỉnh Rostov cho hay, trong một sự vụ khác, lực lượng phòng không đã bắn hạ một tên lửa của Ukraine tại tỉnh này. Trong khi đó, theo ông Alexander Bogomaz, Thống đốc tỉnh Bryansk, quân đội Nga đã bắn hạ hai tên lửa Ukraine. Ông Bogomaz nói một xưởng cưa đã bị phá hủy hoàn toàn do một trong những quả tên lửa rơi xuống.

Moscow thường xuyên cáo buộc Ukraine tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga. Kyiv đã phủ nhận điều này, nói rằng họ chỉ tiến hành phòng thủ trên lãnh thổ của chính mình.

Hồi tháng 10.2022, một vụ nổ lớn xảy ra trên cầu Crimea nối miền nam Nga với bán đảo Crimea làm gãy vài nhịp cầu và cháy nhiều toa của một đoàn tàu di chuyển song song. Các quan chức Ukraine hoan nghênh vụ nổ nhưng không tuyên bố nhận trách nhiệm.

Tuy nhiên, trong bài viết điểm lại 12 thành tích của Ukraine sau 500 ngày xung đột, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar viết: "273 ngày trước, chúng ta đã thực hiện một đợt tấn công đầu tiên vào cầu Crimea nhằm cắt đứt đường hậu cần của Nga". Đây được coi là lời thừa nhận rõ ràng nhất của Ukraine liên quan trách nhiệm đối với vụ việc.

Cũng trong ngày 9.7, Tư lệnh Lục quân Ukraine Oleksandr Syrskyi cho biết nước này đang tiến lên ở Bakhmut trong khi lực lượng của Nga "mắc kẹt" ở nhiều vị trí, theo The Guardian.


************

Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria bằng máy bay không người lái

Lam Vũ

Trong một tuyên bố, CENTCOM cho biết vụ tấn công diễn ra hôm 7.7 và lực lượng của Mỹ đã sử dụng chính các máy bay không người lái (UAV) MQ-9 mà "trước đó trong ngày đã bị máy bay Nga quấy rối trong một cuộc chạm trán kéo dài gần hai giờ", theo Reuters.

"CENTCOM đã tiến hành một cuộc tấn công ở Syria dẫn đến cái chết của Usamah al-Muhajir, một thủ lĩnh ISIS ở miền đông Syria", tuyên bố cho hay, sử dụng tên viết tắt khác của tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Song CENTCOM không cung cấp thêm bất kỳ thông tin nào về al-Muhajir.

Mỹ tiêu diệt thủ lĩnh IS ở Syria bằng máy bay không người lái - Ảnh 1.

Một chiếc MQ-9 Reaper của Mỹ

AFP

Trong vòng một năm qua, Washington đã tăng cường các cuộc tấn công và hoạt động chống lại các phần tử bị nghi ngờ là thành viên IS ở Syria. Qua đó, Mỹ đã tiêu diệt và bắt giữ nhiều thủ lĩnh của nhóm, vốn đang trú ẩn tại các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng nổi dậy được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn sau khi IS mất lãnh thổ cuối cùng ở Syria vào năm 2019.

Sau khi tiêu diệt cựu lãnh đạo IS Abu Bakr al Baghdadi, người tự xưng là "caliph (vua) của toàn bộ người Hồi giáo", vào năm 2019, chiến dịch do Mỹ dẫn dắt đã nhắm mục tiêu vào các thủ lĩnh còn sống sót của nhóm. Nhiều kẻ trong số đó được cho là đã lên kế hoạch tấn công ở nước ngoài.

Tuy nhiên, các chỉ huy quân đội Mỹ cho biết IS vẫn là một mối đe dọa đáng kể trong khu vực, dù năng lực của IS đã suy giảm và khả năng tái thiết lập mạng lưới của nhóm này cũng đã yếu đi.

Vào thời kỳ đỉnh cao năm 2014, IS kiểm soát một phần ba lãnh thổ của Iraq và Syria. Mặc dù bị trấn áp ở cả hai quốc gia, các thành viên của tổ chức khủng bố này vẫn tiếp tục tiến hành các cuộc tấn công nổi dậy.

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm