Sanna Marin: Thủ tướng Phần Lan ly hôn khi chuẩn bị rời nhiệm sở
3–4 minutes
James Gregory
BBC News
Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Phần Lan Sanna Marin và chồng bà Markus Raikkonen đã nộp đơn ly hôn.
“Chúng tôi rất trân quý vì có 19 năm bên nhau và đứa con gái yêu quý của chúng tôi,” bà Marin viết trên Instagram hôm thứ Tư.
Cặp
đôi kết hôn vào năm 2020, khi bà Marin đang lãnh đạo công tác ứng phó
với đại dịch của đất nước và họ có con chung là bé gái 5 tuổi.
Bà sẽ rời nhiệm sở sau khi đảng trung tả của bà thua trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng trước.
Trong
một bài đăng trên tài khoản Instagram của mình, Marin cho biết bà "vẫn
là bạn tốt" với ông Raikkonen, một doanh nhân và cựu cầu thủ bóng đá
chuyên nghiệp.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục dành thời gian cho nhau như một gia đình và với nhau," bà nói thêm.
Bà
Marin, 37 tuổi, trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới khi nhậm chức vào
năm 2019. Nhưng bà đã thua trong cuộc đua sít sao trước Đảng Liên minh
Quốc gia do Petteri Orpo đứng đầu và Đảng Dân túy cánh hữu Finns do
Riikka Purra lãnh đạo, vào tháng Tư.
Đó là một thất bại
cay đắng cho bà Marin. Trong khi bà tăng số ghế trong đảng của mình và
giành được 19,9% phiếu bầu, thì các đối tác trong liên minh của bà đều
mất số ghế đáng kể.
Chính phủ của bà đã chính thức từ
chức nhưng sẽ tiếp tục phục vụ trên cơ sở tạm quyền cho đến khi chính
phủ mới được thành lập và bổ nhiệm. Ông Orpo cho biết ông hy vọng sẽ kết
thúc đàm phán vào tháng Sáu.
Bà Marin đã nhận được sự
ủng hộ cao trong suốt thời gian tại vị, với nhiều người ca ngợi bà vì đã
lèo lái Phần Lan gia nhập NATO và đưa đất nước của bà vượt qua đại dịch
Covid-19.
Nhưng bà cũng là một nhân vật gây chia rẽ ở
Phần Lan, với những bài báo liên quan đến cuộc sống cá nhân của bà xuất
hiện trong những tháng gần đây.
Bà thường xuyên trở
thành mục tiêu bị chỉ trích vì dường như thích tham dự tiệc tùng - đáng
chú ý nhất là khi một đoạn video quay cảnh bà hát, nhảy và uống rượu tại
một bữa tiệc được phát tán trên mạng xã hội vào tháng 8 năm 2022.
Vào thời điểm đó, bà Marin cho biết đoạn video được quay tại "nơi riêng tư" và bà đã dành "một buổi tối với bạn bè".
Tuy
nhiên, đoạn video đã dẫn đến hàng chục lời phàn nàn cáo buộc hành vi
của bà Marin làm ảnh hưởng tiêu cực tới "danh tiếng và an ninh" của Phần
Lan.
Bà đã phải tham gia vào việc xét nghiệm ma túy,
với kết quả là âm tính, để xoa dịu những lo ngại về hành vi của mình và
đã được quốc hội xóa bỏ hành vi sai trái vài tháng sau đó.
Vụ
việc đã khiến nhiều phụ nữ đứng ra ủng hộ bà Marin. Ở Phần Lan, phụ nữ
đã lên mạng xã hội để đăng video họ nhảy múa để bày tỏ tình đoàn kết với
bà.
Thượng đỉnh ASEAN bế mạc: Vẫn bế tắc về Miến Điện và quan ngại về Biển Đông
Trọng Nghĩa
5–6 minutes
Các
quốc gia Đông Nam Á đã “không đạt được tiến bộ đáng kể nào” trong việc
thực hiện kế hoạch hòa bình nhằm chấm dứt đổ máu ở Miến Điện: Nhân ngày
bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Labuan Bajo hôm nay, 11/05/2023,
tổng thống Indonesia, nước đang làm chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Các
Nước Đông Nam Á, đã phải thừa nhận như trên.
Phát
biểu với các phóng viên, tổng thống Joko Widodo xác định: “Tôi phải
thành thật nói rằng về việc thực hiện Bản Đồng Thuận 5 Điểm (tức là kế
hoạch hoà bình của ASEAN về Miến Điện), đã không có tiến triển đáng kể
nào”.
Đối với tổng thống Indonesia, các thành viên ASEAN phải đoàn
kết trong việc giải quyết khủng hoảng nếu không muốn khối này bị “tan
rã”.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, vấn đề Miến Điện vẫn
chia rẽ các thành viên ASEAN. Một báo cáo nội bộ về các cuộc thảo luận
của các ngoại trưởng chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh đã ghi nhận có
một số nước muốn mời chính quyền quân sự trở lại các cuộc họp của ASEAN,
vì “thời gian cô lập đã đạt được mục tiêu”.
Tài liệu mà AFP tham
khảo được nói thêm: “Cũng có ý kiến cho rằng ASEAN có thể đang lâm vào
tình trạng “mệt mỏi vì Miến Điện”, nên mất tập trung vào các mục tiêu
lớn hơn là xây dựng Cộng Đồng ASEAN”.
Cho đến nay, Miến Điện vẫn
thuộc khối ASEAN bao gồm 10 thành viên, nhưng đã bị cấm tham dự các hội
nghị thượng đỉnh vì chính quyền quân sự không thực thi kế hoạch hòa bình
do ASEAN đề xuất.
Dấu hiệu rõ nét nhất phản ánh bế tắc trong hồ
sơ Miến Điện là ngoài việc lên án và bày tỏ lo ngại về bạo lực đổ máu
tiếp diễn, các nhà lãnh đạo ASEAN đã không đưa ra được bất cứ điều gì cụ
thể để thúc đẩy tiến trình hòa bình. Tuyên bố kết thúc hội nghị thượng
đỉnh không thấy đưa ra một lịch trình hoặc kế hoạch thực hiện.
Quan ngại về Biển Đông
Về
hồ sơ Biển Đông, theo AFP, các lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về “những vụ
việc nghiêm trọng” ở vùng biển này. Các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa
ASEAN và Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử nhằm làm giảm nguy cơ xung
đột.
Theo Reuters, trong tuyên bố kết thúc hội nghị do tổng thống
Widodo thay mặt các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra, ASEAN nhắc lại lời kêu
gọi tự kiềm chế ở Biển Đông đang tranh chấp để ngăn chặn những tính toán
sai lầm và nguy cơ xung đột.
Đối với hãng tin Anh Reuters, Hiệp
Hội Các Nước Đông Nam Á cũng chỉ lặp lại ngôn từ được sử dụng trong các
tuyên bố trước đây của ASEAN, chỉ trích hành động gây hấn của Trung
Quốc, nhưng không nêu đích danh.
Hải Quân ASEAN thông qua bản hướng dẫn tương tác trên biển
Vào
lúc các lãnh đạo ASEAN họp lại tại Indonesia, tư lệnh Hải Quân các nước
Đông Nam Á đã họp lại tại thành phố Taguig ở Philippines hôm 10/05/2023
trong khuôn khổ Hội Nghị Tư Lệnh Hải Quân ASEAN (ANCM) lần thứ 17.
Theo
báo chí Philippines, điểm quan trọng nhất tại hội nghị lần này là các
bên đã thông qua bản Hướng Dẫn Tương Tác Trên Biển (GMI). Bên cạnh đó,
hội nghị cũng thông qua Lộ Trình ANCM 2024-2032, đồng thời thảo luận về
những sửa đổi được đề xuất trong việc tiến hành Cuộc Tập Trận Hải Quân
Đa Phương ASEAN (AMNEX) và tổng quan về các hoạt động trong tương lai.
Ba Lan xóa tên Kaliningrad, tiền đồn quân sự của Nga trong lòng NATO
Thanh Hà
~4 minutes
BA LAN - NGA
Đăng ngày:
Ngày
10/05/2023, Vacxava thông báo « xóa » tên Kaliningrad khỏi các bản đồ
và nhất là những tài liệu chính thức của Ba Lan. Sau gần 8 thập niên
mang tên một lãnh đạo Liên Xô, Mikhaïl Kalinine, vùng lãnh thổ này của
Nga, nằm sát biên giới với Ba Lan và Litva, hai thành viên NATO, giờ đây
được gọi với cái tên Ba Lan là Krolewiec.
Bộ trưởng đặc trách về Phát triển Waldemar Buda giải thích Vacxava muốn tránh để Matxcơva tiếp tục « Nga hóa Ba Lan ». Matxcơva đã mạnh mẽ chỉ trích quyết định của Ba Lan
Thông tín viên RFI Martin Chabal từ Vacxava cho biết thêm :
« Kaliningrad
sẽ bị xóa tên khỏi các bản đồ địa lý tại Ba Lan. Thay vào đó là địa
danh được biết dưới tên gọi Krolewiec và vùng lãnh thổ cùng tên. Đây là
quyết định của một ủy ban đặc trách về việc đồng hóa các địa danh ngoài
lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan. Định chế này đảm nhiệm cả về chính tả và cách
phát âm tên riêng các quốc gia và thành phố trên thế giới.
Krolewiec
là tên đọc theo tiếng Ba Lan để chỉ Königsberg vào thời mà địa danh này
còn thuộc về Đế Chế Phổ, rồi thuộc về Đức. Nga không hài lòng với tuyên
bố của Ba Lan. Matxcơva ngay lập tức coi đây là một hành động « thù
nghịch ». Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitri Peskov, cho rằng tuyên
bố đổi tên Kaliningrad thể hiện trạng thái « gần như điên loạn » của
Vacxava.
Về
phía Ba Lan, lãnh đạo chính sách đối ngoại khẳng định họ đổi tên vùng
lãnh thổ của Nga không phải là vì bối cảnh chính trị, mà chỉ là do Ba
Lan muốn « kết nối lại với dòng lịch sử của mình ». Quan chức này thậm
chí còn viện dẫn ví dụ của nhà triết học Đức Emmanuel Kant nổi tiếng thế
giới. Ông đã sinh ra tại Königsberg, tức là tại Krolewiec, chứ không
phải là trên mảnh đất mang tên Kaliningrad.
Nhưng
dù sao thì việc xóa tên Kakiningrad chắc chắn sẽ bị xem là một quyết
định chọc giận Nga. Bộ trưởng đặc trách về Phát Triển và Công Nghệ Ba
Lan đã thẳng thừng tuyên bố không muốn Ba Lan bị Nga hóa. Thông điệp đã
quá rõ ràng » ********
Quân đội Ukraina: Chiến dịch phản công ''đã bắt đầu'' tại Bakhmut
Thanh Hà
5–6 minutes
CHIẾN TRANH NGA - UKRAINA
Đăng ngày:
Một
quan chức quân sự cao cấp của Ukraina hôm 10/05/2023 khẳng định lực
lượng Kiev đã « khởi động chiến dịch phản công tại Bakhmut ». Matxcơva
công nhận quân Nga « gặp đầy khó khăn tại Bakhmut ». Tuy nhiên tổng
thống Volodymyr Zelensky xác nhận Ukraina « cần thêm thời gian » cho một
cuộc « phản công quy mô lớn ».
Trên
mạng Telegram, thứ trưởng Quốc Phòng Ukraina, Ganna Maliar loan tin,
trong ngày 10/05/2023 Ukraina đã không « để mất bất kỳ một vi trí nào » ở
Bakhmut. Tư lệnh Lục Quân Ukraina, tướng Oleksandre Syrsky cũng khẳng
định quân đội Ukraina đã « tiến hành những đợt phản công hiệu quả. Tại
một số khu vực, quân địch đã không thể kháng cự và đã phải rút xa đến cả
2 cây số ».
Vẫn
theo nguồn tin trên, cũng trong khu vực chung quanh Bakhmut, có nơi
lính thuộc lực lượng chính quy của Nga đã thay thế lực lượng bán quân sự
Wagner. Tướng Oleksandre Syrsky ghi nhận các đơn vị lính chính quy
«không được chuẩn bị tốt» để chiến đấu như lính Wagner. Về phần chủ nhân
Wagner Evgueni Prigojine cách nay hai ngày đã thông báo lính chính quy
của Nga đang chạy trốn khỏi Bakhmut. Nhưng hãng tin Anh Reuters « chưa thể kiểm chứng » tất cả những tuyên bố nói trên.
Tại
Matxcơva, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên điện Kremlin,
Dmitri Peskov, được hãng tin Tass trích dẫn, nhìn nhận chiến dịch quân
sự tại Ukraina hiện « rất khó khăn », cho dù Matxcơva đã « đạt được một
số mục tiêu ». Nhưng phát ngôn viên điện Kremlin tin rằng Nga sẽ «chiếm
được Bakhmut, và tình hình tại đây sẽ trong vòng kiểm soát » của
Matxcơva.
Về
kế hoạch tổng phản công đánh đuổi Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraina, trả lời
truyền hình Anh hôm nay, 11/05/2023, tổng thống Zelensky khẳng định,
Kiev « cần thêm thời gian » để chuẩn bị kỹ càng cho đợt « phản công ở
quy mô lớn, tránh để gây nhiều tổn thất về nhân mạng ». Vào cuối tháng
4/2023, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina Reznikov cho biết khâu chuẩn bị cho
cuộc phản công để giành lại các vùng bị Nga chiếm đóng đang bước vào
« giai đoạn cuối ».
Pháp mở điều tra về « tội ác chiến tranh » sau cái chết của nhà báo Soldin gần Bakhmut
Viện
Công Tố Quốc Gia Chống Khủng Bố của Pháp hôm 10/05/2023 thông báo mở
điều tra về « tội ác chiến tranh », xác định « trách nhiệm » và « hoàn
cảnh » dẫn đến vụ phóng viên chiến trường của hãng tin AFP, Arman Soldin
thiệt mạng gần Bakhmut. Cuộc điều tra do OCLCH, cơ quan đặc trách về
các tội ác chống nhân loại, tiến hành.
Viện
Công Tố Pháp có thẩm quyền cho mở điều tra về các tội ác chống nhân
loại và tội ác chiến tranh. Từ đầu cuộc chiến tại Ukraina, định chế tư
pháp này đã cho mở 7 cuộc điều tra về « khả năng » các công dân Pháp là
nạn nhân của những « tội ác chiến tranh ». Ba trong số đó liên quan đến
trường hợp của các nhà báo.
Phóng
viên ảnh Pierre Zakrewski, của kênh truyền hình Mỹ Fox News, mang hai
quốc tịch Pháp và Ireland, thiệt mạng hôm 14/03/2022 gần thủ đô Kiev.
Nạn nhân thứ nhì là nhà báo Frédéric Leclerc-Imhoff, của đài truyền hình
tư nhân BFM TV, qua đời hôm 30/05/2022 tại miền đông Ukraina. Arman
Soldin là nhà báo Pháp thứ ba tử vong trong lúc tác nghiệp. Đến nay đã
có 11 phóng viên quốc tế thiệt mạng từ khi Ukraina bị Nga xâm lược.
(AFP) – Hồng Kông cấm luật sư nước ngoài bào chữa trong các vụ xử về an ninh quốc gia.
Chính quyền đặc khu Hồng Kông hôm nay, 10/05/2023, đã thông qua sửa đổi
điều luật cấm các luật sư nước ngoài tham dự các phiên xử có liên quan
đến an ninh quốc gia. Cải cách này, sửa đổi mới nhất về pháp lý và chính
trị Hồng Kông được thực hiện sau nhiều lần đặc khu hành chính tìm cách
ngăn cản Tim Owen, luật sư nổi tiếng người Anh chuyên về luật nhân quyền
đến bào chữa cho tỷ phú truyền thông Jimmy Lai, nhà sáng lập nhật báo
độc lập « Apple Daily ».
(Reuters) – Tàu sân bay Trung Quốc Sơn Đông kết thúc 1 tháng tập trận ở Tây Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc hôm nay, 10/05, cho biết tàu sân bay Sơn Đông đã trở về đảo Hải Nam “trong những ngày gần đây”, sau chuyến đi kéo dài một tháng với các cuộc tập trận quanh Đài Loan. Điểm đến xa nhất là ở phía tây bắc quần đảo
đảo Guam (Mỹ). Theo Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của Quân đội Trung
Quốc, đây là đầu tiên nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông hoạt động tại
vùng biển này.
(Reuters) – Nga sơ tán nhân viên khỏi Zaporijia.
Tập đoàn năng lượng Energoatom của Ukraina hôm nay, 10/05/2023, cho
biết đã nhận được thông tin liên quan đến việc quân đội Nga chuẩn bị sơ
tán khoảng 3.100 người sinh sống tại Enerhodar, nơi đóng cơ sở hạt nhân
Zaporijia. Trong số này có khoảng 2.700 nhân viên đã ký hợp đồng với
chính quyền Nga. Hãng tin Anh cho biết chưa thể thẩm định những thông
tin trên một cách độc lập.
(AFP) – Nga đơn phương dỡ bỏ thị thực với công dân Gruzia, tổng thống Gruzia lên án hành động ‘‘khiêu khích’’.
Theo một sắc lệnh của tổng thống Nga, hôm nay, từ ngày 15/05, công dân
Gruzia sẽ có thể vào Nga và ở lại đó mà không cần thị thực trong thời
gian lưu trú dưới 90 ngày, ngoại trừ vì lý do nghề nghiệp. Trên Twitter,
tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili khẳng định nối lại các chuyến bay
thẳng và dỡ bỏ lệnh cấm thị thực là ‘‘không thể chấp nhận được chừng nào Nga còn tiếp tục gây hấn với Ukraine và chiếm đóng lãnh thổ của chúng tôi!’’.
Can thiệp của Nga tại Gruzia với sự hậu thuẫn của thủ tướng Irakli
Kobakhidze gây lo ngại. Hồi tháng 3, biểu tình bùng lệ dữ dội đòi chính
phủ thu hồi dự luật ‘‘các tác nhân nước ngoài’’ (giống Nga), được cho là
một công cụ trấn áp những người chỉ trích. Chính phủ đã phải rút dự
luật.
(AFP) – Thụy Sĩ phong tỏa khoảng 7,6 tỷ euro tài sản Nga.
Theo bộ Kinh Tế Thụy Sĩ hôm nay, khoảng 7,4 tỷ franc Thụy Sĩ tài sản và
nguồn dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị phong tỏa do cuộc chiến
xâm lược Ukraina mà Matxcơva đang tiến hành. Các hoạt động giao dịch có
liên quan đến những nguồn tài sản trên đã bị cấm từ 25/03/2022. Do vậy,
« những tài sản của ngân hành trung ương Liên bang Nga giờ là những tài sản bị phong tỏa ».
(AFP) – Tư Pháp New York trao trả cho Trung Quốc hai bức tượng cổ.
Sau buổi lễ trao trả vật phẩm tại tòa tổng lãnh sự Trung Quốc ở New
York, chưởng lý tòa án Manhattan, Alvin Bragg, trong thông cáo hôm qua,
09/05/2023, nêu rõ đã « trao trả cho nhân dân Trung Quốc hai bức
tượng điêu khắc cổ về nghi thức tang lễ bằng đá có từ thế kỷ VII, trị
giá gần 3,5 triệu đô la ». Những tác phẩm này đã bị đánh cắp từ
những ngôi mộ cổ trong những năm 1990 và đã được đưa ra khỏi Trung Quốc.
Hai tượng cổ này sau đó đã được một nữ sưu tầm cổ vật cho mượn và trưng
bày ở Metropolitan Museum of Art. Tư Pháp New York từ hơn hai năm qua
tiến hành một chiến dịch trao trả cổ vật đánh cắp rộng lớn tại khoảng 20
quốc gia.
(AFP) - Nghị Viện Châu Âu có kế hoạch phê chuẩn quyết định EU gia nhập Công ước Istambul chống bạo lực nhắm vào phụ nữ. Theo
ủy viên châu Âu phụ trách đẳng giới Helena Dailli, việc Nghị Viện Châu
Âu phê chuẩn quyết định này vào hôm nay là một tín hiểu mạnh gửi đến tất
cả các nạn nhân, chống lại bạo lực với phụ nữ nói chung và bạo lực gia
đình nói riêng, gây áp lực với các quốc gia chưa phê chuẩn. Liên Âu đã
ký Công ước, nhưng chưa phê chuẩn, do hiện tại còn 6 nước châu Âu từ
chối phê chuẩn Công ước (Bulgari, CH Séc, Hungary, Estonia, Litva và Slovakia).
(AFP) – Pakistan : Chính quyền triển khai quân đội để ngăn chặn biểu tình ủng hộ cựu thủ tướng bị bắt. Chính
phủ hôm nay phê chuẩn việc triển khai quân đội đến tỉnh Punjab để giúp
ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra sau vụ bắt giữ cựu thủ tướng
Imran Khan, theo lệnh của bộ Nội Vụ, với cáo buộc tham nhũng. Riêng tại
tỉnh này, 130 cảnh sát bị thương, 25 xe cảnh sát bị đốt và 14 trụ sở
chính quyền bị tấn công. Gần 1.000 người ủng hộ cựu thủ tướng bị bắt.
Giới quan sát lo ngại bạo lực bùng phát dữ dội tại quốc gia 220 triệu
dân sau vụ bắt giữ này.
(AFP) – Đại lộ Champs – Elysées sẽ biến thành lớp học khổng lồ.
Hiệp hội quảng bá và tổ chức sự kiện hôm nay, 10/05/2023, cho biết
chiều Chủ Nhật ngày 04/06/2023, theo sáng kiến của Ủy ban Champs –
Elysées, một lớp học với đầy đủ bàn ghế, bục giảng và bảng đen (tức một
màn hình khổng lồ) rộng 6.600 m²sẽ được lắp đặt cho buổi đọc viết chính
tả. Lớp học khổng lồ này nằm giữa hai ga tầu điện ngầm George V và
Etoile. Tất cả những ai yêu thích tiếng Pháp từ 10 tuổi trở lên đều có
thể đăng ký tham gia qua một trang mạng do tòa thị chính Paris mở. Một
cuộc bốc thăm sẽ chỉ định gần 1.700 người tham gia.
Nga nói việc Ba Lan đổi tên Kaliningrad là ‘hành động thù địch’
Reuters
~2 minutes
Điện
Kremlin hôm 10/5 nói quyết định của Ba Lan đổi tên thành phố
Kaliningrad của Nga trong các văn kiện chính thức của Ba Lan là “hành
động thù địch,” trong bối cảnh quan hệ song phương tiếp tục căng thẳng
vì cuộc chiến ở Ukraine.
Kaliningrad được biết đến với tên tiếng
Đức là Koenigsberg cho đến sau Thế chiến II, khi nó bị Liên Xô sáp nhập
và đổi tên để vinh danh chính trị gia Liên Xô Mikhail Kalinin.
Warsaw
hôm 9/5 nói rằng mối liên hệ của Kalinin với vụ thảm sát Katyn năm 1940
- khi hàng nghìn sĩ quan quân đội Ba Lan bị lực lượng Liên Xô hành
quyết - có ý nghĩa tiêu cực và thành phố này giờ đây nên được gọi là
Krolewiec, vốn là tên của nó khi nằm dưới sự cai trị của Vương quốc Ba
Lan vào thế kỷ 15 và 16.
Ủy ban tiêu chuẩn hóa địa lý của Ba Lan
nói: “Tên tiếng Nga hiện tại của thành phố này là một phép báp-têm nhân
tạo không liên quan đến thành phố hay khu vực”.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói quyết định của Ba Lan “gần như điên rồ”.
Ông
nói trong một cuộc họp báo hàng ngày: “Chúng tôi biết rằng trong suốt
lịch sử, Ba Lan đã hết lần này đến lần khác rơi vào sự căm ghét điên
cuồng đối với người Nga.”
Mối quan hệ giữa Ba Lan và Nga trong lịch sử thường rất căng thẳng, kể cả trong và sau Thế chiến Thứ hai.
Moscow
nói rằng họ đã giải phóng Ba Lan khi các lực lượng của họ đánh đuổi
quân Đức Quốc xã vào cuối cuộc chiến. Hầu hết người Ba Lan tin rằng Liên
Xô đã thay thế sự chiếm đóng của Đức Quốc xã bằng một hình thức đàn áp
khác.
Gần đây hơn, Ba Lan, một thành viên của liên minh quân sự
NATO, đã ủng hộ mạnh mẽ Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga vào ngày
24/2/2022. Ba Lan cũng đồng thời đẩy mạnh việc phá hủy các đài tưởng
niệm binh sĩ Liên Xô trên khắp đất nước.
*************
Quân đội Israel, chiến binh Dải Gaza giao tranh dữ dội sau cuộc tấn công chết người
Văn Khoa
~3 minutes
Khói
bốc lên từ Dải Gaza sau khi Israel tuyên bố họ đang nhắm mục tiêu vào
các địa điểm phóng rốc két của Phong trào Hồi giáo Jihad. Cơ quan Y tế
Gaza khẳng định 4 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công mới từ phía
Israel, theo AFP.
Quân
đội Israel cho biết các cuộc tấn công ngày 10.5 bao gồm việc bắn vào
những chiến binh của Phong trào Hồi giáo Jihad "đang di chuyển đến một
địa điểm phóng rốc két ở thành phố Khan Yunis" thuộc miền nam Dải Gaza.
Trong
khi đó, còi báo động vang lên ở khu vực Tel Aviv và trong các cộng đồng
gần biên giới, cảnh báo về một cuộc khai hỏa sắp xảy ra, theo quân đội
Israel.
Israel không kích giết 3 chỉ huy, Thánh chiến Hồi giáo thề báo thù
Một
phóng viên AFP ở Dải Gaza đã nhìn thấy hàng chục quả rốc két do các
chiến binh Palestine phóng, trong khi một quan chức an ninh cấp cao
Israel nói với các nhà báo rằng "hơn 60 quả rốc két" đã được phóng từ
Gaza.
Hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel đã đánh chặn các tên
lửa phía trên thành phố ven biển Ashkelon và các nơi khác ở phía nam
nước này, theo AFP. Cơ quan ứng phó khẩn cấp Israel cho hay họ chưa nhận
được báo cáo ngay lập tức về thương vong.
Cuộc
giao tranh mới nhất xảy ra một ngày sau khi Israel không kích vào Gaza,
làm thiệt mạng 3 thành viên cấp cao thuộc Phong trào Hồi giáo Jihad và
12 người khác, trong đó có 4 trẻ em, theo số liệu của Cơ quan Y tế Gaza.
Phong
trào Hồi giáo Jihad hôm 9.5 thề sẽ trả đũa, buộc giới chức Israel
khuyến cáo cư dân của họ gần biên giới ở gần các hầm tránh bom.
Sau
các cuộc không kích hôm 9.5, Ai Cập, một bên trung gian hòa giải lâu
năm ở Gaza, cảnh báo rằng những hành động như trên "thổi bùng tình hình
theo cách có thể vượt khỏi tầm kiểm soát". Cùng ngày, Mỹ đã kêu gọi "tất
cả các bên giảm leo thang tình hình".
Bạo lực ở Gaza trong tuần
này là tồi tệ nhất kể từ cuộc leo thang kéo dài 3 ngày vào tháng 8.2022
cướp đi mạng sống của 49 người Palestine, không có trường hợp tử vong
nào của Israel.
Đợt giao tranh mới nhất nâng tổng số người
Palestine thiệt mạng trong cuộc xung đột Israel-Palestine từ đầu năm đến
nay lên 129 người, theo AFP.
***********
Tin tức thế giới 11-5: Nga thừa nhận gặp khó ở Ukraine; Người di cư ồ ạt đổ vào Mỹ mỗi ngày
Nga đẩy mạnh tấn công ở Bakhmut, thừa nhận gặp khó khăn ở Ukraine
Đánh
giá về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, người phát ngôn Dmitry
Peskov của Điện Kremlin cho biết chiến dịch đang "rất khó khăn" nhưng đã
đạt được nhiều mục tiêu.
"Chúng tôi đã đánh bại được bộ máy quân sự Ukraine khá nhiều. Việc này sẽ tiếp tục", Hãng tin Tass dẫn lời ông Peskov ngày 10-5.
Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Nga khẳng định lực lượng nước này đang đẩy mạnh tấn công ở miền đông Ukraine.
"Ở
hướng Donetsk, các nhóm tấn công tiếp tục chiến dịch nhằm chiếm các khu
vực ở vùng ngoại ô phía tây bắc và phía tây của Artyomovsk (tên mà Nga
gọi thị trấn Bakhmut). Các đơn vị trên không thì trấn áp kẻ thù ở hai
bên sườn", Hãng tin Tass dẫn lời người phát ngôn của Nga.
Ngược
lại, phía Ukraine cho biết đã phản công thành công với "các trận chiếc
ác liệt nhất" ở Bakhmut, Mariinka và đẩy lùi lực lượng Nga đến 2km. Ở
phía Nam, theo Kiev, lực lượng Nga đang phòng thủ ở khu vực Zaporizhzhia
và Kherson.
Trong khi đó, lãnh đạo nhóm đánh thuê Wagner, ông
Yevgeny Prigozhin, cho biết lực lượng này đã rút khỏi Bakhmut vì không
thể phối hợp với quân đội Nga.
Theo ông Prigozhin, một lữ đoàn của Nga tháo chạy đã gây thiệt hại cho lực lượng của ông.
* Người vượt biên vào Mỹ tăng mạnh vì quy định mới.
Theo Hãng tin Reuters, trong tuần này có đến 10.000 người vượt biên vào
Mỹ mỗi ngày khi chính quyền nước này áp dụng các quy định mới thay cho
chính sách hạn chế nhập cư do COVID-19 sắp kết thúc ngày 11-5, giờ địa
phương.
Quy định mới sẽ không cho phép người di cư xin tị nạn ở
Mỹ nếu họ không xin tị nạn tại các nước đã đi qua trước đó hoặc không
thông qua các thủ tục pháp lý, đồng nghĩa với việc đóng cửa biên giới
với phần lớn người di cư.
Bộ
trưởng An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas nói rằng theo chính sách
mới, người vượt biên trái phép có thể bị trục xuất và cấm vào Mỹ trong 5
năm.
"Chúng tôi nói rõ rằng biên giới của chúng tôi không mở tự
do", ông Mayorkas cho biết. Trước đó, Mỹ đã tăng cường lực lượng bảo vệ
biên giới.
* Ông Biden gây áp lực lên phe Cộng hòa về trần nợ.
Phát biểu tại New York ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo việc
không sớm nâng trần nợ công dẫn đến vỡ nợ sẽ khiến nền kinh tế Mỹ có
nguy cơ rơi vào suy thoái, hàng ngàn người mất việc.
Trong khi
đó, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (thuộc bên Cộng hòa) giữ lập trường
chỉ ủng hộ nâng trần nợ nếu chính quyền ông Biden cắt giảm mạnh chi
tiêu.
Trong phát biểu mới nhất, ông Biden vẫn để ngỏ khả năng nâng trần nợ về ngắn hạn để tiếp tục đàm phán.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng kéo dài thỏa thuận ngũ cốc
Sau
khi trở về từ Nga, ngày 10-5, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu
nói rằng các bên có thể đạt được kết quả tích cực trong cuộc đàm phán ở
Istanbul về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
"Tôi nghĩ có thể kéo dài thỏa thuận thêm ít nhất 2 tháng", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Cavusoglu.
Nga
trước đó đã tuyên bố sẽ không chấp nhận kéo dài thỏa thuận, do Liên
Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, nếu xuất khẩu ngũ cốc và phân
bón của Matxcơva bị cản trở.
* Mỹ sắp có chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân da màu thứ hai.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ định đại tướng Charles Q. Brown Jr, tham
mưu trưởng lực lượng Không quân Mỹ, làm chủ tịch Hội đồng Tham mưu
trưởng liên quân thay đại tướng Mark Milley sẽ nghỉ hưu vào tháng
9-2023.
Tướng
Charles Brown sẽ ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ
trước khi chính thức đảm nhiệm chức vụ từ ngày 1-10 tới.
Nếu được
phê chuẩn, ông sẽ trở thành chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân
da màu thứ hai, sau ông Colin Powell kể từ năm 1993.
* Hàn Quốc sẽ thử nghiệm chương trình thị thực cho người giúp việc từ Đông Nam Á.
Bộ Lao động và Tuyển dụng Hàn Quốc cho biết sắp hoàn thành kế hoạch
nhằm cho phép người giúp việc nước ngoài đến nước này làm việc ngay
trong năm nay.
Theo báo Korea Herald, chương trình thị thực E-9 sẽ được thí điểm trước tại Seoul.
Chương trình nhằm giúp tăng tỉ lệ sinh tại Hàn Quốc cũng như hỗ trợ phụ nữ nước này không phải từ bỏ công việc để làm nội trợ.
Khám phá mê cung bằng cây
************
Chiến sự ngày 441: Ukraine nói phản kích đẩy lùi lữ đoàn Nga ở Bakhmut; tiếp tục pháo kích lẫn nhau
Văn Khoa
7–8 minutes
Sáng
10.5, trung tâm truyền thông của Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo trong
24 giờ trước đó, các cuộc tấn công của Nga đã được ghi nhận ở 9 tỉnh ở
Ukraine, gồm Sumy, Chernihiv, Kharkiv, Kherson, Zaporizhzhia,
Dnipropetrovsk, Mykolaiv, Luhansk và Donetsk, theo trang The Kyiv Independent.
Trung
tâm truyền thông thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine còn nói rằng tính đến 9
giờ sáng 10.5, hai dân thường có thể đã thiệt mạng và 5 người bị thương
do các cuộc tấn công nói trên.
Các lực lượng Nga được cho là đã sử
dụng súng cối, xe tăng, pháo binh, hệ thống rốc két phóng loạt, hệ
thống tên lửa phòng không, máy bay không người lái và máy bay chiến
thuật để tấn công 126 khu định cư của Ukraine, theo trung tâm truyền
thông của Bộ Quốc phòng Ukraine.
Đến tối 10.5 chưa có thông tin về
phản ứng của Nga. Moscow từng tuyên bố chiến dịch quân sự của Nga ở
Ukraine không nhắm vào dân thường.
Ukraine tuyên bố đẩy lui lữ đoàn Nga gần Bakhmut
Một
đơn vị quân sự Ukraine ngày 10.5 tuyên bố đã đánh đuổi một lữ đoàn bộ
binh Nga ra khỏi lãnh thổ tiền tuyến gần thành phố Bakhmut thuộc miền
đông Ukraine, theo Reuters. Một lữ đoàn Nga thường có vài ngàn quân.
Hôm
9.5, ông Yevgeny Prigozhin, người sáng lập công ty quân sự tư nhân
Wagner (Nga) đang có vai trò xung kích ở Bakhmut, nói rằng một lữ đoàn
Nga đã rời bỏ vị trí của họ xung quanh Bakhmut.
"Quân đội của chúng tôi đang tháo chạy. Lữ đoàn 72 sáng nay đã lãng phí 3 km2, nơi tôi đã mất khoảng 500 người", ông Prigozhin nói.
Sau
đó, đầu ngày 10.5, Lữ đoàn tấn công số 3 của Ukraine thông báo: "Thông
tin của Prigozhin về việc Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 72 của Nga rút quân
gần Bakhmut và "500 thi thể" của người Nga bị bỏ lại là sự thật".
Sau
đó, Lữ đoàn tấn công số 3 của Ukraine, được thành lập năm ngoái từ Tiểu
đoàn Azov, đã đăng lại một đoạn video về một trong những người sáng lập
Azov, Andriy Biletsky. Trong đó, ông Biletsky nói rằng lực lượng của
ông đã "đánh bại" lữ đoàn Nga nói trên.
Ngoài
ra, quân đội Ukraine ngày 10.5 tuyên bố các lực lượng của họ đã gây
thiệt hại nghiêm trọng dù không tiêu diệt được Lữ đoàn bộ binh cơ giới
số 72 của Nga gần Bakhmut, theo Reuters.
"Thật không may là họ vẫn
chưa tiêu diệt được toàn bộ lữ đoàn (Nga), hai đại đội đã bị thiệt hại
nghiêm trọng ở đó", ông Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của quân đội
Ukraine ở miền đông, nói trên truyền hình.
Ông đánh giá tình hình
vẫn "khó khăn" ở Bakhmut, nhưng Moscow ngày càng buộc phải sử dụng lực
lượng chính quy do nhóm lính đánh thuê Wagner bị tổn thất nặng nề, và
Bakhmut vẫn là hướng tấn công chính của lực lượng Nga.
Cũng ngày,
Tướng Oleksandr Syrskyi, người đứng đầu lực lượng trên bộ của Ukraine,
đã viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng các lực lượng Nga ở một số
khu vực của Bakhmut đã phải rút lui tới 2 km do các cuộc phản công của
những đơn vị ủng hộ Kyiv, theo Reuters.
Đến tối 10.5 chưa có thông
tin về phản ứng của Nga đối với tuyên bố trên của phía Ukraine. Trong
khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tối 10.5 tuyên
bố các đội tấn công của Nga đã tiếp tục các hoạt động tấn công ở vùng
ngoại ô phía tây và tây bắc Bakhmut trong 24 giờ trước đó, theo Hãng tin
TASS.
4 vùng ở Nga gần Ukraine bị tấn công?
Ông Alexander
Gusev, thống đốc vùng Voronezh của Nga, ngày 10.5 nói rằng hai máy bay
không người lái đã cố tấn công một cơ sở quân sự trong vùng của ông,
nhưng không thành công, theo Reuters.
Ông Roman Starovoyt, thống
đốc vùng Kursk của Nga, cùng ngày cũng nói rằng lực lượng phòng không
Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái của "kẻ thù". Các mảnh vỡ rơi
xuống đã làm hư hỏng một đường ống dẫn khí đốt và một ngôi nhà.
Cũng
trong ngày 10.5, Hãng tin TASS dẫn lời Thống đốc Vyacheslav Gladkov của
vùng Belgorod cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công làm thiệt mạng một
dân thường tại thành phố Shebekino thuộc vùng này. Ông còn nói rằng "một
máy bay không người lái của kẻ thù" dường như đã phát nổ tại một khu
vực khác, nhưng không gây ra thiệt hại về người.
Ngoài ra, công ty
quản lý hệ thống đường ống dẫn dầu Nga Transneft cho biết một điểm nạp
trên đường ống Druzhba hướng tới châu Âu, tại vùng Bryansk của Nga, đã
bị tấn công, theo Hãng tin TASS. Transneft cho biết không có ai bị
thương trong vụ việc và gọi đây là một "cuộc tấn công khủng bố".
Mỹ công bố gói viện trợ quân sự 1,2 tỉ USD cho Ukraine
Mỹ
ngày 9.5 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 1,2 tỉ USD cho
Ukraine để tăng cường khả năng phòng không của Kyiv, theo AFP.
Gói
hỗ trợ mới bao gồm các hệ thống phòng không và đạn dược cũng như thiết
bị để tích hợp các hệ thống của phương Tây với các thiết bị hiện có của
Ukraine, chủ yếu là từ thời Liên Xô.
Lãnh đạo NATO nói về tương lai xung đột Ukraine
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nêu những nhiệm vụ của liên minh nhằm hỗ trợ Ukraine kết thúc xung đột.
Trong
bối cảnh xung đột ở Ukraine đã kéo dài gần 15 tháng, trả lời phỏng vấn
của tờ The Washington Post ngày 9.5, Tổng thư ký Tổ chức Bắc Đại Tây
Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã chia sẻ quan điểm về tương lai của cuộc
chiến.
Đức sẽ mua thêm 50 xe chiến đấu bộ binh
Đức sẽ mua
thêm 50 xe chiến đấu bộ binh Puma trị giá tổng cộng 1,5 tỉ euro (1,65
tỉ USD) cho các lực lượng vũ trang nước này, theo Reuters ngày 10.5 dẫn
lời hai thành viên trong ủy ban ngân sách quốc hội mà đã phê chuẩn việc
mua Puma.
Berlin đã tăng cường chi tiêu quốc phòng sau khi xung
đột Nga-Ukraine bùng nổ vào ngày 24.2.2022, gửi vũ khí tới Kyiv và bổ
sung kho dự trữ quân sự của chính mình.
Puma, do KMW và Rheinmetall chế tạo, đang từng bước thay thế dòng xe chiến đấu bộ binh Marder cũ kỹ của Đức.
Sanna Marin: Thủ tướng Phần Lan ly hôn khi chuẩn bị rời nhiệm sở
3–4 minutes
James Gregory
BBC News
Thủ tướng sắp mãn nhiệm của Phần Lan Sanna Marin và chồng bà Markus Raikkonen đã nộp đơn ly hôn.
“Chúng tôi rất trân quý vì có 19 năm bên nhau và đứa con gái yêu quý của chúng tôi,” bà Marin viết trên Instagram hôm thứ Tư.
Cặp
đôi kết hôn vào năm 2020, khi bà Marin đang lãnh đạo công tác ứng phó
với đại dịch của đất nước và họ có con chung là bé gái 5 tuổi.
Bà sẽ rời nhiệm sở sau khi đảng trung tả của bà thua trong cuộc tổng tuyển cử vào tháng trước.
Trong
một bài đăng trên tài khoản Instagram của mình, Marin cho biết bà "vẫn
là bạn tốt" với ông Raikkonen, một doanh nhân và cựu cầu thủ bóng đá
chuyên nghiệp.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục dành thời gian cho nhau như một gia đình và với nhau," bà nói thêm.
Bà
Marin, 37 tuổi, trở thành thủ tướng trẻ nhất thế giới khi nhậm chức vào
năm 2019. Nhưng bà đã thua trong cuộc đua sít sao trước Đảng Liên minh
Quốc gia do Petteri Orpo đứng đầu và Đảng Dân túy cánh hữu Finns do
Riikka Purra lãnh đạo, vào tháng Tư.
Đó là một thất bại
cay đắng cho bà Marin. Trong khi bà tăng số ghế trong đảng của mình và
giành được 19,9% phiếu bầu, thì các đối tác trong liên minh của bà đều
mất số ghế đáng kể.
Chính phủ của bà đã chính thức từ
chức nhưng sẽ tiếp tục phục vụ trên cơ sở tạm quyền cho đến khi chính
phủ mới được thành lập và bổ nhiệm. Ông Orpo cho biết ông hy vọng sẽ kết
thúc đàm phán vào tháng Sáu.
Bà Marin đã nhận được sự
ủng hộ cao trong suốt thời gian tại vị, với nhiều người ca ngợi bà vì đã
lèo lái Phần Lan gia nhập NATO và đưa đất nước của bà vượt qua đại dịch
Covid-19.
Nhưng bà cũng là một nhân vật gây chia rẽ ở
Phần Lan, với những bài báo liên quan đến cuộc sống cá nhân của bà xuất
hiện trong những tháng gần đây.
Bà thường xuyên trở
thành mục tiêu bị chỉ trích vì dường như thích tham dự tiệc tùng - đáng
chú ý nhất là khi một đoạn video quay cảnh bà hát, nhảy và uống rượu tại
một bữa tiệc được phát tán trên mạng xã hội vào tháng 8 năm 2022.
Vào thời điểm đó, bà Marin cho biết đoạn video được quay tại "nơi riêng tư" và bà đã dành "một buổi tối với bạn bè".
Tuy
nhiên, đoạn video đã dẫn đến hàng chục lời phàn nàn cáo buộc hành vi
của bà Marin làm ảnh hưởng tiêu cực tới "danh tiếng và an ninh" của Phần
Lan.
Bà đã phải tham gia vào việc xét nghiệm ma túy,
với kết quả là âm tính, để xoa dịu những lo ngại về hành vi của mình và
đã được quốc hội xóa bỏ hành vi sai trái vài tháng sau đó.
Vụ
việc đã khiến nhiều phụ nữ đứng ra ủng hộ bà Marin. Ở Phần Lan, phụ nữ
đã lên mạng xã hội để đăng video họ nhảy múa để bày tỏ tình đoàn kết với
bà.
Thượng đỉnh ASEAN bế mạc: Vẫn bế tắc về Miến Điện và quan ngại về Biển Đông
Trọng Nghĩa
5–6 minutes
Các
quốc gia Đông Nam Á đã “không đạt được tiến bộ đáng kể nào” trong việc
thực hiện kế hoạch hòa bình nhằm chấm dứt đổ máu ở Miến Điện: Nhân ngày
bế mạc hội nghị thượng đỉnh ASEAN tại Labuan Bajo hôm nay, 11/05/2023,
tổng thống Indonesia, nước đang làm chủ tịch luân phiên Hiệp Hội Các
Nước Đông Nam Á, đã phải thừa nhận như trên.
Phát
biểu với các phóng viên, tổng thống Joko Widodo xác định: “Tôi phải
thành thật nói rằng về việc thực hiện Bản Đồng Thuận 5 Điểm (tức là kế
hoạch hoà bình của ASEAN về Miến Điện), đã không có tiến triển đáng kể
nào”.
Đối với tổng thống Indonesia, các thành viên ASEAN phải đoàn
kết trong việc giải quyết khủng hoảng nếu không muốn khối này bị “tan
rã”.
Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP, vấn đề Miến Điện vẫn
chia rẽ các thành viên ASEAN. Một báo cáo nội bộ về các cuộc thảo luận
của các ngoại trưởng chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh đã ghi nhận có
một số nước muốn mời chính quyền quân sự trở lại các cuộc họp của ASEAN,
vì “thời gian cô lập đã đạt được mục tiêu”.
Tài liệu mà AFP tham
khảo được nói thêm: “Cũng có ý kiến cho rằng ASEAN có thể đang lâm vào
tình trạng “mệt mỏi vì Miến Điện”, nên mất tập trung vào các mục tiêu
lớn hơn là xây dựng Cộng Đồng ASEAN”.
Cho đến nay, Miến Điện vẫn
thuộc khối ASEAN bao gồm 10 thành viên, nhưng đã bị cấm tham dự các hội
nghị thượng đỉnh vì chính quyền quân sự không thực thi kế hoạch hòa bình
do ASEAN đề xuất.
Dấu hiệu rõ nét nhất phản ánh bế tắc trong hồ
sơ Miến Điện là ngoài việc lên án và bày tỏ lo ngại về bạo lực đổ máu
tiếp diễn, các nhà lãnh đạo ASEAN đã không đưa ra được bất cứ điều gì cụ
thể để thúc đẩy tiến trình hòa bình. Tuyên bố kết thúc hội nghị thượng
đỉnh không thấy đưa ra một lịch trình hoặc kế hoạch thực hiện.
Quan ngại về Biển Đông
Về
hồ sơ Biển Đông, theo AFP, các lãnh đạo ASEAN đã thảo luận về “những vụ
việc nghiêm trọng” ở vùng biển này. Các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa
ASEAN và Trung Quốc về một bộ quy tắc ứng xử nhằm làm giảm nguy cơ xung
đột.
Theo Reuters, trong tuyên bố kết thúc hội nghị do tổng thống
Widodo thay mặt các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra, ASEAN nhắc lại lời kêu
gọi tự kiềm chế ở Biển Đông đang tranh chấp để ngăn chặn những tính toán
sai lầm và nguy cơ xung đột.
Đối với hãng tin Anh Reuters, Hiệp
Hội Các Nước Đông Nam Á cũng chỉ lặp lại ngôn từ được sử dụng trong các
tuyên bố trước đây của ASEAN, chỉ trích hành động gây hấn của Trung
Quốc, nhưng không nêu đích danh.
Hải Quân ASEAN thông qua bản hướng dẫn tương tác trên biển
Vào
lúc các lãnh đạo ASEAN họp lại tại Indonesia, tư lệnh Hải Quân các nước
Đông Nam Á đã họp lại tại thành phố Taguig ở Philippines hôm 10/05/2023
trong khuôn khổ Hội Nghị Tư Lệnh Hải Quân ASEAN (ANCM) lần thứ 17.
Theo
báo chí Philippines, điểm quan trọng nhất tại hội nghị lần này là các
bên đã thông qua bản Hướng Dẫn Tương Tác Trên Biển (GMI). Bên cạnh đó,
hội nghị cũng thông qua Lộ Trình ANCM 2024-2032, đồng thời thảo luận về
những sửa đổi được đề xuất trong việc tiến hành Cuộc Tập Trận Hải Quân
Đa Phương ASEAN (AMNEX) và tổng quan về các hoạt động trong tương lai.
Ba Lan xóa tên Kaliningrad, tiền đồn quân sự của Nga trong lòng NATO
Thanh Hà
~4 minutes
BA LAN - NGA
Đăng ngày:
Ngày
10/05/2023, Vacxava thông báo « xóa » tên Kaliningrad khỏi các bản đồ
và nhất là những tài liệu chính thức của Ba Lan. Sau gần 8 thập niên
mang tên một lãnh đạo Liên Xô, Mikhaïl Kalinine, vùng lãnh thổ này của
Nga, nằm sát biên giới với Ba Lan và Litva, hai thành viên NATO, giờ đây
được gọi với cái tên Ba Lan là Krolewiec.
Bộ trưởng đặc trách về Phát triển Waldemar Buda giải thích Vacxava muốn tránh để Matxcơva tiếp tục « Nga hóa Ba Lan ». Matxcơva đã mạnh mẽ chỉ trích quyết định của Ba Lan
Thông tín viên RFI Martin Chabal từ Vacxava cho biết thêm :
« Kaliningrad
sẽ bị xóa tên khỏi các bản đồ địa lý tại Ba Lan. Thay vào đó là địa
danh được biết dưới tên gọi Krolewiec và vùng lãnh thổ cùng tên. Đây là
quyết định của một ủy ban đặc trách về việc đồng hóa các địa danh ngoài
lãnh thổ Cộng Hòa Ba Lan. Định chế này đảm nhiệm cả về chính tả và cách
phát âm tên riêng các quốc gia và thành phố trên thế giới.
Krolewiec
là tên đọc theo tiếng Ba Lan để chỉ Königsberg vào thời mà địa danh này
còn thuộc về Đế Chế Phổ, rồi thuộc về Đức. Nga không hài lòng với tuyên
bố của Ba Lan. Matxcơva ngay lập tức coi đây là một hành động « thù
nghịch ». Phát ngôn viên của điện Kremlin, Dmitri Peskov, cho rằng tuyên
bố đổi tên Kaliningrad thể hiện trạng thái « gần như điên loạn » của
Vacxava.
Về
phía Ba Lan, lãnh đạo chính sách đối ngoại khẳng định họ đổi tên vùng
lãnh thổ của Nga không phải là vì bối cảnh chính trị, mà chỉ là do Ba
Lan muốn « kết nối lại với dòng lịch sử của mình ». Quan chức này thậm
chí còn viện dẫn ví dụ của nhà triết học Đức Emmanuel Kant nổi tiếng thế
giới. Ông đã sinh ra tại Königsberg, tức là tại Krolewiec, chứ không
phải là trên mảnh đất mang tên Kaliningrad.
Nhưng
dù sao thì việc xóa tên Kakiningrad chắc chắn sẽ bị xem là một quyết
định chọc giận Nga. Bộ trưởng đặc trách về Phát Triển và Công Nghệ Ba
Lan đã thẳng thừng tuyên bố không muốn Ba Lan bị Nga hóa. Thông điệp đã
quá rõ ràng » ********
Quân đội Ukraina: Chiến dịch phản công ''đã bắt đầu'' tại Bakhmut
Thanh Hà
5–6 minutes
CHIẾN TRANH NGA - UKRAINA
Đăng ngày:
Một
quan chức quân sự cao cấp của Ukraina hôm 10/05/2023 khẳng định lực
lượng Kiev đã « khởi động chiến dịch phản công tại Bakhmut ». Matxcơva
công nhận quân Nga « gặp đầy khó khăn tại Bakhmut ». Tuy nhiên tổng
thống Volodymyr Zelensky xác nhận Ukraina « cần thêm thời gian » cho một
cuộc « phản công quy mô lớn ».
Trên
mạng Telegram, thứ trưởng Quốc Phòng Ukraina, Ganna Maliar loan tin,
trong ngày 10/05/2023 Ukraina đã không « để mất bất kỳ một vi trí nào » ở
Bakhmut. Tư lệnh Lục Quân Ukraina, tướng Oleksandre Syrsky cũng khẳng
định quân đội Ukraina đã « tiến hành những đợt phản công hiệu quả. Tại
một số khu vực, quân địch đã không thể kháng cự và đã phải rút xa đến cả
2 cây số ».
Vẫn
theo nguồn tin trên, cũng trong khu vực chung quanh Bakhmut, có nơi
lính thuộc lực lượng chính quy của Nga đã thay thế lực lượng bán quân sự
Wagner. Tướng Oleksandre Syrsky ghi nhận các đơn vị lính chính quy
«không được chuẩn bị tốt» để chiến đấu như lính Wagner. Về phần chủ nhân
Wagner Evgueni Prigojine cách nay hai ngày đã thông báo lính chính quy
của Nga đang chạy trốn khỏi Bakhmut. Nhưng hãng tin Anh Reuters « chưa thể kiểm chứng » tất cả những tuyên bố nói trên.
Tại
Matxcơva, trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên điện Kremlin,
Dmitri Peskov, được hãng tin Tass trích dẫn, nhìn nhận chiến dịch quân
sự tại Ukraina hiện « rất khó khăn », cho dù Matxcơva đã « đạt được một
số mục tiêu ». Nhưng phát ngôn viên điện Kremlin tin rằng Nga sẽ «chiếm
được Bakhmut, và tình hình tại đây sẽ trong vòng kiểm soát » của
Matxcơva.
Về
kế hoạch tổng phản công đánh đuổi Nga ra khỏi lãnh thổ Ukraina, trả lời
truyền hình Anh hôm nay, 11/05/2023, tổng thống Zelensky khẳng định,
Kiev « cần thêm thời gian » để chuẩn bị kỹ càng cho đợt « phản công ở
quy mô lớn, tránh để gây nhiều tổn thất về nhân mạng ». Vào cuối tháng
4/2023, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina Reznikov cho biết khâu chuẩn bị cho
cuộc phản công để giành lại các vùng bị Nga chiếm đóng đang bước vào
« giai đoạn cuối ».
Pháp mở điều tra về « tội ác chiến tranh » sau cái chết của nhà báo Soldin gần Bakhmut
Viện
Công Tố Quốc Gia Chống Khủng Bố của Pháp hôm 10/05/2023 thông báo mở
điều tra về « tội ác chiến tranh », xác định « trách nhiệm » và « hoàn
cảnh » dẫn đến vụ phóng viên chiến trường của hãng tin AFP, Arman Soldin
thiệt mạng gần Bakhmut. Cuộc điều tra do OCLCH, cơ quan đặc trách về
các tội ác chống nhân loại, tiến hành.
Viện
Công Tố Pháp có thẩm quyền cho mở điều tra về các tội ác chống nhân
loại và tội ác chiến tranh. Từ đầu cuộc chiến tại Ukraina, định chế tư
pháp này đã cho mở 7 cuộc điều tra về « khả năng » các công dân Pháp là
nạn nhân của những « tội ác chiến tranh ». Ba trong số đó liên quan đến
trường hợp của các nhà báo.
Phóng
viên ảnh Pierre Zakrewski, của kênh truyền hình Mỹ Fox News, mang hai
quốc tịch Pháp và Ireland, thiệt mạng hôm 14/03/2022 gần thủ đô Kiev.
Nạn nhân thứ nhì là nhà báo Frédéric Leclerc-Imhoff, của đài truyền hình
tư nhân BFM TV, qua đời hôm 30/05/2022 tại miền đông Ukraina. Arman
Soldin là nhà báo Pháp thứ ba tử vong trong lúc tác nghiệp. Đến nay đã
có 11 phóng viên quốc tế thiệt mạng từ khi Ukraina bị Nga xâm lược.
(AFP) – Hồng Kông cấm luật sư nước ngoài bào chữa trong các vụ xử về an ninh quốc gia.
Chính quyền đặc khu Hồng Kông hôm nay, 10/05/2023, đã thông qua sửa đổi
điều luật cấm các luật sư nước ngoài tham dự các phiên xử có liên quan
đến an ninh quốc gia. Cải cách này, sửa đổi mới nhất về pháp lý và chính
trị Hồng Kông được thực hiện sau nhiều lần đặc khu hành chính tìm cách
ngăn cản Tim Owen, luật sư nổi tiếng người Anh chuyên về luật nhân quyền
đến bào chữa cho tỷ phú truyền thông Jimmy Lai, nhà sáng lập nhật báo
độc lập « Apple Daily ».
(Reuters) – Tàu sân bay Trung Quốc Sơn Đông kết thúc 1 tháng tập trận ở Tây Thái Bình Dương. Quân đội Trung Quốc hôm nay, 10/05, cho biết tàu sân bay Sơn Đông đã trở về đảo Hải Nam “trong những ngày gần đây”, sau chuyến đi kéo dài một tháng với các cuộc tập trận quanh Đài Loan. Điểm đến xa nhất là ở phía tây bắc quần đảo
đảo Guam (Mỹ). Theo Bộ Tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của Quân đội Trung
Quốc, đây là đầu tiên nhóm tác chiến tàu sân bay Sơn Đông hoạt động tại
vùng biển này.
(Reuters) – Nga sơ tán nhân viên khỏi Zaporijia.
Tập đoàn năng lượng Energoatom của Ukraina hôm nay, 10/05/2023, cho
biết đã nhận được thông tin liên quan đến việc quân đội Nga chuẩn bị sơ
tán khoảng 3.100 người sinh sống tại Enerhodar, nơi đóng cơ sở hạt nhân
Zaporijia. Trong số này có khoảng 2.700 nhân viên đã ký hợp đồng với
chính quyền Nga. Hãng tin Anh cho biết chưa thể thẩm định những thông
tin trên một cách độc lập.
(AFP) – Nga đơn phương dỡ bỏ thị thực với công dân Gruzia, tổng thống Gruzia lên án hành động ‘‘khiêu khích’’.
Theo một sắc lệnh của tổng thống Nga, hôm nay, từ ngày 15/05, công dân
Gruzia sẽ có thể vào Nga và ở lại đó mà không cần thị thực trong thời
gian lưu trú dưới 90 ngày, ngoại trừ vì lý do nghề nghiệp. Trên Twitter,
tổng thống Gruzia Salome Zurabishvili khẳng định nối lại các chuyến bay
thẳng và dỡ bỏ lệnh cấm thị thực là ‘‘không thể chấp nhận được chừng nào Nga còn tiếp tục gây hấn với Ukraine và chiếm đóng lãnh thổ của chúng tôi!’’.
Can thiệp của Nga tại Gruzia với sự hậu thuẫn của thủ tướng Irakli
Kobakhidze gây lo ngại. Hồi tháng 3, biểu tình bùng lệ dữ dội đòi chính
phủ thu hồi dự luật ‘‘các tác nhân nước ngoài’’ (giống Nga), được cho là
một công cụ trấn áp những người chỉ trích. Chính phủ đã phải rút dự
luật.
(AFP) – Thụy Sĩ phong tỏa khoảng 7,6 tỷ euro tài sản Nga.
Theo bộ Kinh Tế Thụy Sĩ hôm nay, khoảng 7,4 tỷ franc Thụy Sĩ tài sản và
nguồn dự trữ của Ngân hàng Trung ương Nga đã bị phong tỏa do cuộc chiến
xâm lược Ukraina mà Matxcơva đang tiến hành. Các hoạt động giao dịch có
liên quan đến những nguồn tài sản trên đã bị cấm từ 25/03/2022. Do vậy,
« những tài sản của ngân hành trung ương Liên bang Nga giờ là những tài sản bị phong tỏa ».
(AFP) – Tư Pháp New York trao trả cho Trung Quốc hai bức tượng cổ.
Sau buổi lễ trao trả vật phẩm tại tòa tổng lãnh sự Trung Quốc ở New
York, chưởng lý tòa án Manhattan, Alvin Bragg, trong thông cáo hôm qua,
09/05/2023, nêu rõ đã « trao trả cho nhân dân Trung Quốc hai bức
tượng điêu khắc cổ về nghi thức tang lễ bằng đá có từ thế kỷ VII, trị
giá gần 3,5 triệu đô la ». Những tác phẩm này đã bị đánh cắp từ
những ngôi mộ cổ trong những năm 1990 và đã được đưa ra khỏi Trung Quốc.
Hai tượng cổ này sau đó đã được một nữ sưu tầm cổ vật cho mượn và trưng
bày ở Metropolitan Museum of Art. Tư Pháp New York từ hơn hai năm qua
tiến hành một chiến dịch trao trả cổ vật đánh cắp rộng lớn tại khoảng 20
quốc gia.
(AFP) - Nghị Viện Châu Âu có kế hoạch phê chuẩn quyết định EU gia nhập Công ước Istambul chống bạo lực nhắm vào phụ nữ. Theo
ủy viên châu Âu phụ trách đẳng giới Helena Dailli, việc Nghị Viện Châu
Âu phê chuẩn quyết định này vào hôm nay là một tín hiểu mạnh gửi đến tất
cả các nạn nhân, chống lại bạo lực với phụ nữ nói chung và bạo lực gia
đình nói riêng, gây áp lực với các quốc gia chưa phê chuẩn. Liên Âu đã
ký Công ước, nhưng chưa phê chuẩn, do hiện tại còn 6 nước châu Âu từ
chối phê chuẩn Công ước (Bulgari, CH Séc, Hungary, Estonia, Litva và Slovakia).
(AFP) – Pakistan : Chính quyền triển khai quân đội để ngăn chặn biểu tình ủng hộ cựu thủ tướng bị bắt. Chính
phủ hôm nay phê chuẩn việc triển khai quân đội đến tỉnh Punjab để giúp
ngăn chặn các cuộc biểu tình bạo lực nổ ra sau vụ bắt giữ cựu thủ tướng
Imran Khan, theo lệnh của bộ Nội Vụ, với cáo buộc tham nhũng. Riêng tại
tỉnh này, 130 cảnh sát bị thương, 25 xe cảnh sát bị đốt và 14 trụ sở
chính quyền bị tấn công. Gần 1.000 người ủng hộ cựu thủ tướng bị bắt.
Giới quan sát lo ngại bạo lực bùng phát dữ dội tại quốc gia 220 triệu
dân sau vụ bắt giữ này.
(AFP) – Đại lộ Champs – Elysées sẽ biến thành lớp học khổng lồ.
Hiệp hội quảng bá và tổ chức sự kiện hôm nay, 10/05/2023, cho biết
chiều Chủ Nhật ngày 04/06/2023, theo sáng kiến của Ủy ban Champs –
Elysées, một lớp học với đầy đủ bàn ghế, bục giảng và bảng đen (tức một
màn hình khổng lồ) rộng 6.600 m²sẽ được lắp đặt cho buổi đọc viết chính
tả. Lớp học khổng lồ này nằm giữa hai ga tầu điện ngầm George V và
Etoile. Tất cả những ai yêu thích tiếng Pháp từ 10 tuổi trở lên đều có
thể đăng ký tham gia qua một trang mạng do tòa thị chính Paris mở. Một
cuộc bốc thăm sẽ chỉ định gần 1.700 người tham gia.
Nga nói việc Ba Lan đổi tên Kaliningrad là ‘hành động thù địch’
Reuters
~2 minutes
Điện
Kremlin hôm 10/5 nói quyết định của Ba Lan đổi tên thành phố
Kaliningrad của Nga trong các văn kiện chính thức của Ba Lan là “hành
động thù địch,” trong bối cảnh quan hệ song phương tiếp tục căng thẳng
vì cuộc chiến ở Ukraine.
Kaliningrad được biết đến với tên tiếng
Đức là Koenigsberg cho đến sau Thế chiến II, khi nó bị Liên Xô sáp nhập
và đổi tên để vinh danh chính trị gia Liên Xô Mikhail Kalinin.
Warsaw
hôm 9/5 nói rằng mối liên hệ của Kalinin với vụ thảm sát Katyn năm 1940
- khi hàng nghìn sĩ quan quân đội Ba Lan bị lực lượng Liên Xô hành
quyết - có ý nghĩa tiêu cực và thành phố này giờ đây nên được gọi là
Krolewiec, vốn là tên của nó khi nằm dưới sự cai trị của Vương quốc Ba
Lan vào thế kỷ 15 và 16.
Ủy ban tiêu chuẩn hóa địa lý của Ba Lan
nói: “Tên tiếng Nga hiện tại của thành phố này là một phép báp-têm nhân
tạo không liên quan đến thành phố hay khu vực”.
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói quyết định của Ba Lan “gần như điên rồ”.
Ông
nói trong một cuộc họp báo hàng ngày: “Chúng tôi biết rằng trong suốt
lịch sử, Ba Lan đã hết lần này đến lần khác rơi vào sự căm ghét điên
cuồng đối với người Nga.”
Mối quan hệ giữa Ba Lan và Nga trong lịch sử thường rất căng thẳng, kể cả trong và sau Thế chiến Thứ hai.
Moscow
nói rằng họ đã giải phóng Ba Lan khi các lực lượng của họ đánh đuổi
quân Đức Quốc xã vào cuối cuộc chiến. Hầu hết người Ba Lan tin rằng Liên
Xô đã thay thế sự chiếm đóng của Đức Quốc xã bằng một hình thức đàn áp
khác.
Gần đây hơn, Ba Lan, một thành viên của liên minh quân sự
NATO, đã ủng hộ mạnh mẽ Ukraine sau cuộc xâm lược của Nga vào ngày
24/2/2022. Ba Lan cũng đồng thời đẩy mạnh việc phá hủy các đài tưởng
niệm binh sĩ Liên Xô trên khắp đất nước.
*************
Quân đội Israel, chiến binh Dải Gaza giao tranh dữ dội sau cuộc tấn công chết người
Văn Khoa
~3 minutes
Khói
bốc lên từ Dải Gaza sau khi Israel tuyên bố họ đang nhắm mục tiêu vào
các địa điểm phóng rốc két của Phong trào Hồi giáo Jihad. Cơ quan Y tế
Gaza khẳng định 4 người đã thiệt mạng trong cuộc tấn công mới từ phía
Israel, theo AFP.
Quân
đội Israel cho biết các cuộc tấn công ngày 10.5 bao gồm việc bắn vào
những chiến binh của Phong trào Hồi giáo Jihad "đang di chuyển đến một
địa điểm phóng rốc két ở thành phố Khan Yunis" thuộc miền nam Dải Gaza.
Trong
khi đó, còi báo động vang lên ở khu vực Tel Aviv và trong các cộng đồng
gần biên giới, cảnh báo về một cuộc khai hỏa sắp xảy ra, theo quân đội
Israel.
Israel không kích giết 3 chỉ huy, Thánh chiến Hồi giáo thề báo thù
Một
phóng viên AFP ở Dải Gaza đã nhìn thấy hàng chục quả rốc két do các
chiến binh Palestine phóng, trong khi một quan chức an ninh cấp cao
Israel nói với các nhà báo rằng "hơn 60 quả rốc két" đã được phóng từ
Gaza.
Hệ thống phòng không Vòm Sắt của Israel đã đánh chặn các tên
lửa phía trên thành phố ven biển Ashkelon và các nơi khác ở phía nam
nước này, theo AFP. Cơ quan ứng phó khẩn cấp Israel cho hay họ chưa nhận
được báo cáo ngay lập tức về thương vong.
Cuộc
giao tranh mới nhất xảy ra một ngày sau khi Israel không kích vào Gaza,
làm thiệt mạng 3 thành viên cấp cao thuộc Phong trào Hồi giáo Jihad và
12 người khác, trong đó có 4 trẻ em, theo số liệu của Cơ quan Y tế Gaza.
Phong
trào Hồi giáo Jihad hôm 9.5 thề sẽ trả đũa, buộc giới chức Israel
khuyến cáo cư dân của họ gần biên giới ở gần các hầm tránh bom.
Sau
các cuộc không kích hôm 9.5, Ai Cập, một bên trung gian hòa giải lâu
năm ở Gaza, cảnh báo rằng những hành động như trên "thổi bùng tình hình
theo cách có thể vượt khỏi tầm kiểm soát". Cùng ngày, Mỹ đã kêu gọi "tất
cả các bên giảm leo thang tình hình".
Bạo lực ở Gaza trong tuần
này là tồi tệ nhất kể từ cuộc leo thang kéo dài 3 ngày vào tháng 8.2022
cướp đi mạng sống của 49 người Palestine, không có trường hợp tử vong
nào của Israel.
Đợt giao tranh mới nhất nâng tổng số người
Palestine thiệt mạng trong cuộc xung đột Israel-Palestine từ đầu năm đến
nay lên 129 người, theo AFP.
***********
Tin tức thế giới 11-5: Nga thừa nhận gặp khó ở Ukraine; Người di cư ồ ạt đổ vào Mỹ mỗi ngày
Nga đẩy mạnh tấn công ở Bakhmut, thừa nhận gặp khó khăn ở Ukraine
Đánh
giá về chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, người phát ngôn Dmitry
Peskov của Điện Kremlin cho biết chiến dịch đang "rất khó khăn" nhưng đã
đạt được nhiều mục tiêu.
"Chúng tôi đã đánh bại được bộ máy quân sự Ukraine khá nhiều. Việc này sẽ tiếp tục", Hãng tin Tass dẫn lời ông Peskov ngày 10-5.
Trong khi đó, người phát ngôn quân đội Nga khẳng định lực lượng nước này đang đẩy mạnh tấn công ở miền đông Ukraine.
"Ở
hướng Donetsk, các nhóm tấn công tiếp tục chiến dịch nhằm chiếm các khu
vực ở vùng ngoại ô phía tây bắc và phía tây của Artyomovsk (tên mà Nga
gọi thị trấn Bakhmut). Các đơn vị trên không thì trấn áp kẻ thù ở hai
bên sườn", Hãng tin Tass dẫn lời người phát ngôn của Nga.
Ngược
lại, phía Ukraine cho biết đã phản công thành công với "các trận chiếc
ác liệt nhất" ở Bakhmut, Mariinka và đẩy lùi lực lượng Nga đến 2km. Ở
phía Nam, theo Kiev, lực lượng Nga đang phòng thủ ở khu vực Zaporizhzhia
và Kherson.
Trong khi đó, lãnh đạo nhóm đánh thuê Wagner, ông
Yevgeny Prigozhin, cho biết lực lượng này đã rút khỏi Bakhmut vì không
thể phối hợp với quân đội Nga.
Theo ông Prigozhin, một lữ đoàn của Nga tháo chạy đã gây thiệt hại cho lực lượng của ông.
* Người vượt biên vào Mỹ tăng mạnh vì quy định mới.
Theo Hãng tin Reuters, trong tuần này có đến 10.000 người vượt biên vào
Mỹ mỗi ngày khi chính quyền nước này áp dụng các quy định mới thay cho
chính sách hạn chế nhập cư do COVID-19 sắp kết thúc ngày 11-5, giờ địa
phương.
Quy định mới sẽ không cho phép người di cư xin tị nạn ở
Mỹ nếu họ không xin tị nạn tại các nước đã đi qua trước đó hoặc không
thông qua các thủ tục pháp lý, đồng nghĩa với việc đóng cửa biên giới
với phần lớn người di cư.
Bộ
trưởng An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas nói rằng theo chính sách
mới, người vượt biên trái phép có thể bị trục xuất và cấm vào Mỹ trong 5
năm.
"Chúng tôi nói rõ rằng biên giới của chúng tôi không mở tự
do", ông Mayorkas cho biết. Trước đó, Mỹ đã tăng cường lực lượng bảo vệ
biên giới.
* Ông Biden gây áp lực lên phe Cộng hòa về trần nợ.
Phát biểu tại New York ngày 10-5, Tổng thống Mỹ Joe Biden cảnh báo việc
không sớm nâng trần nợ công dẫn đến vỡ nợ sẽ khiến nền kinh tế Mỹ có
nguy cơ rơi vào suy thoái, hàng ngàn người mất việc.
Trong khi
đó, Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (thuộc bên Cộng hòa) giữ lập trường
chỉ ủng hộ nâng trần nợ nếu chính quyền ông Biden cắt giảm mạnh chi
tiêu.
Trong phát biểu mới nhất, ông Biden vẫn để ngỏ khả năng nâng trần nợ về ngắn hạn để tiếp tục đàm phán.
Thổ Nhĩ Kỳ hy vọng kéo dài thỏa thuận ngũ cốc
Sau
khi trở về từ Nga, ngày 10-5, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu
nói rằng các bên có thể đạt được kết quả tích cực trong cuộc đàm phán ở
Istanbul về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
"Tôi nghĩ có thể kéo dài thỏa thuận thêm ít nhất 2 tháng", Hãng tin Reuters dẫn lời ông Cavusoglu.
Nga
trước đó đã tuyên bố sẽ không chấp nhận kéo dài thỏa thuận, do Liên
Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian, nếu xuất khẩu ngũ cốc và phân
bón của Matxcơva bị cản trở.
* Mỹ sắp có chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân da màu thứ hai.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chỉ định đại tướng Charles Q. Brown Jr, tham
mưu trưởng lực lượng Không quân Mỹ, làm chủ tịch Hội đồng Tham mưu
trưởng liên quân thay đại tướng Mark Milley sẽ nghỉ hưu vào tháng
9-2023.
Tướng
Charles Brown sẽ ra điều trần trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ
trước khi chính thức đảm nhiệm chức vụ từ ngày 1-10 tới.
Nếu được
phê chuẩn, ông sẽ trở thành chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân
da màu thứ hai, sau ông Colin Powell kể từ năm 1993.
* Hàn Quốc sẽ thử nghiệm chương trình thị thực cho người giúp việc từ Đông Nam Á.
Bộ Lao động và Tuyển dụng Hàn Quốc cho biết sắp hoàn thành kế hoạch
nhằm cho phép người giúp việc nước ngoài đến nước này làm việc ngay
trong năm nay.
Theo báo Korea Herald, chương trình thị thực E-9 sẽ được thí điểm trước tại Seoul.
Chương trình nhằm giúp tăng tỉ lệ sinh tại Hàn Quốc cũng như hỗ trợ phụ nữ nước này không phải từ bỏ công việc để làm nội trợ.
Khám phá mê cung bằng cây
************
Chiến sự ngày 441: Ukraine nói phản kích đẩy lùi lữ đoàn Nga ở Bakhmut; tiếp tục pháo kích lẫn nhau
Văn Khoa
7–8 minutes
Sáng
10.5, trung tâm truyền thông của Bộ Quốc phòng Ukraine thông báo trong
24 giờ trước đó, các cuộc tấn công của Nga đã được ghi nhận ở 9 tỉnh ở
Ukraine, gồm Sumy, Chernihiv, Kharkiv, Kherson, Zaporizhzhia,
Dnipropetrovsk, Mykolaiv, Luhansk và Donetsk, theo trang The Kyiv Independent.
Trung
tâm truyền thông thuộc Bộ Quốc phòng Ukraine còn nói rằng tính đến 9
giờ sáng 10.5, hai dân thường có thể đã thiệt mạng và 5 người bị thương
do các cuộc tấn công nói trên.
Các lực lượng Nga được cho là đã sử
dụng súng cối, xe tăng, pháo binh, hệ thống rốc két phóng loạt, hệ
thống tên lửa phòng không, máy bay không người lái và máy bay chiến
thuật để tấn công 126 khu định cư của Ukraine, theo trung tâm truyền
thông của Bộ Quốc phòng Ukraine.
Đến tối 10.5 chưa có thông tin về
phản ứng của Nga. Moscow từng tuyên bố chiến dịch quân sự của Nga ở
Ukraine không nhắm vào dân thường.
Ukraine tuyên bố đẩy lui lữ đoàn Nga gần Bakhmut
Một
đơn vị quân sự Ukraine ngày 10.5 tuyên bố đã đánh đuổi một lữ đoàn bộ
binh Nga ra khỏi lãnh thổ tiền tuyến gần thành phố Bakhmut thuộc miền
đông Ukraine, theo Reuters. Một lữ đoàn Nga thường có vài ngàn quân.
Hôm
9.5, ông Yevgeny Prigozhin, người sáng lập công ty quân sự tư nhân
Wagner (Nga) đang có vai trò xung kích ở Bakhmut, nói rằng một lữ đoàn
Nga đã rời bỏ vị trí của họ xung quanh Bakhmut.
"Quân đội của chúng tôi đang tháo chạy. Lữ đoàn 72 sáng nay đã lãng phí 3 km2, nơi tôi đã mất khoảng 500 người", ông Prigozhin nói.
Sau
đó, đầu ngày 10.5, Lữ đoàn tấn công số 3 của Ukraine thông báo: "Thông
tin của Prigozhin về việc Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 72 của Nga rút quân
gần Bakhmut và "500 thi thể" của người Nga bị bỏ lại là sự thật".
Sau
đó, Lữ đoàn tấn công số 3 của Ukraine, được thành lập năm ngoái từ Tiểu
đoàn Azov, đã đăng lại một đoạn video về một trong những người sáng lập
Azov, Andriy Biletsky. Trong đó, ông Biletsky nói rằng lực lượng của
ông đã "đánh bại" lữ đoàn Nga nói trên.
Ngoài
ra, quân đội Ukraine ngày 10.5 tuyên bố các lực lượng của họ đã gây
thiệt hại nghiêm trọng dù không tiêu diệt được Lữ đoàn bộ binh cơ giới
số 72 của Nga gần Bakhmut, theo Reuters.
"Thật không may là họ vẫn
chưa tiêu diệt được toàn bộ lữ đoàn (Nga), hai đại đội đã bị thiệt hại
nghiêm trọng ở đó", ông Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của quân đội
Ukraine ở miền đông, nói trên truyền hình.
Ông đánh giá tình hình
vẫn "khó khăn" ở Bakhmut, nhưng Moscow ngày càng buộc phải sử dụng lực
lượng chính quy do nhóm lính đánh thuê Wagner bị tổn thất nặng nề, và
Bakhmut vẫn là hướng tấn công chính của lực lượng Nga.
Cũng ngày,
Tướng Oleksandr Syrskyi, người đứng đầu lực lượng trên bộ của Ukraine,
đã viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng các lực lượng Nga ở một số
khu vực của Bakhmut đã phải rút lui tới 2 km do các cuộc phản công của
những đơn vị ủng hộ Kyiv, theo Reuters.
Đến tối 10.5 chưa có thông
tin về phản ứng của Nga đối với tuyên bố trên của phía Ukraine. Trong
khi đó, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov tối 10.5 tuyên
bố các đội tấn công của Nga đã tiếp tục các hoạt động tấn công ở vùng
ngoại ô phía tây và tây bắc Bakhmut trong 24 giờ trước đó, theo Hãng tin
TASS.
4 vùng ở Nga gần Ukraine bị tấn công?
Ông Alexander
Gusev, thống đốc vùng Voronezh của Nga, ngày 10.5 nói rằng hai máy bay
không người lái đã cố tấn công một cơ sở quân sự trong vùng của ông,
nhưng không thành công, theo Reuters.
Ông Roman Starovoyt, thống
đốc vùng Kursk của Nga, cùng ngày cũng nói rằng lực lượng phòng không
Nga đã bắn hạ một máy bay không người lái của "kẻ thù". Các mảnh vỡ rơi
xuống đã làm hư hỏng một đường ống dẫn khí đốt và một ngôi nhà.
Cũng
trong ngày 10.5, Hãng tin TASS dẫn lời Thống đốc Vyacheslav Gladkov của
vùng Belgorod cáo buộc quân đội Ukraine đã tấn công làm thiệt mạng một
dân thường tại thành phố Shebekino thuộc vùng này. Ông còn nói rằng "một
máy bay không người lái của kẻ thù" dường như đã phát nổ tại một khu
vực khác, nhưng không gây ra thiệt hại về người.
Ngoài ra, công ty
quản lý hệ thống đường ống dẫn dầu Nga Transneft cho biết một điểm nạp
trên đường ống Druzhba hướng tới châu Âu, tại vùng Bryansk của Nga, đã
bị tấn công, theo Hãng tin TASS. Transneft cho biết không có ai bị
thương trong vụ việc và gọi đây là một "cuộc tấn công khủng bố".
Mỹ công bố gói viện trợ quân sự 1,2 tỉ USD cho Ukraine
Mỹ
ngày 9.5 đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 1,2 tỉ USD cho
Ukraine để tăng cường khả năng phòng không của Kyiv, theo AFP.
Gói
hỗ trợ mới bao gồm các hệ thống phòng không và đạn dược cũng như thiết
bị để tích hợp các hệ thống của phương Tây với các thiết bị hiện có của
Ukraine, chủ yếu là từ thời Liên Xô.
Lãnh đạo NATO nói về tương lai xung đột Ukraine
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã nêu những nhiệm vụ của liên minh nhằm hỗ trợ Ukraine kết thúc xung đột.
Trong
bối cảnh xung đột ở Ukraine đã kéo dài gần 15 tháng, trả lời phỏng vấn
của tờ The Washington Post ngày 9.5, Tổng thư ký Tổ chức Bắc Đại Tây
Dương (NATO) Jens Stoltenberg đã chia sẻ quan điểm về tương lai của cuộc
chiến.
Đức sẽ mua thêm 50 xe chiến đấu bộ binh
Đức sẽ mua
thêm 50 xe chiến đấu bộ binh Puma trị giá tổng cộng 1,5 tỉ euro (1,65
tỉ USD) cho các lực lượng vũ trang nước này, theo Reuters ngày 10.5 dẫn
lời hai thành viên trong ủy ban ngân sách quốc hội mà đã phê chuẩn việc
mua Puma.
Berlin đã tăng cường chi tiêu quốc phòng sau khi xung
đột Nga-Ukraine bùng nổ vào ngày 24.2.2022, gửi vũ khí tới Kyiv và bổ
sung kho dự trữ quân sự của chính mình.
Puma, do KMW và Rheinmetall chế tạo, đang từng bước thay thế dòng xe chiến đấu bộ binh Marder cũ kỹ của Đức.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .