Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 11 -10 -2023

xxx

Hoaluc 4
*****************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Miến Điện : 29 người chết sau cuộc tấn công vào một trại tị nạn. Một cuộc tấn công được cho là do quân đội Miến Điện thực hiện, hôm qua 09/10/2023, vào một trại tị nạn nằm ở thị trấn Laiza, gần biên giới Trung Quốc, đã khiến 29 người thiệt mạng. Naw Bu, một quan chức của Quân đội Độc lập thuộc bang Kachin (KIA) cho biết : “Chúng tôi tìm thấy 29 thi thể, bao gồm cả trẻ em và người già, và 56 người bị thương.”

(RFI) – Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan sẽ dân chủ và tự do “trong nhiều thế hệ”. Phát biểu nhân ngày Quốc Khánh Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn, hôm nay 10/10/2023, tuyên bố nền dân chủ của hòn đảo đã phát triển mạnh mẽ bất chấp áp lực ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, và người dân Đài Loan sẽ là dân tộc dân chủ và tự do trong nhiều thế hệ mai sau.

(Le Figaro) - Xe lao vào lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco. Vụ việc xảy ra chiều hôm qua 09/10/2023. Một chiếc xe hơi lao vào bên trong tòa nhà lãnh sự và dừng lại gần quầy làm visa nhưng không gây thương tích cho ai. Một nhân chứng cho biết tài xế trên khi ra khỏi xe đã hét lên « Đảng Cộng Sản Trung Quốc đâu  ? » Tài xế sau khi bị cảnh sát bắn trọng thương đã chết trên đường được chở đến bệnh viện. Người phát ngôn của lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco kêu gọi mở một cuộc điều tra. San Francisco là nơi có nhiều người gốc Hoa và những người từ Đài Loan đến sinh sống.

(AFP) – Giao thông sân bay Hamburg bị gián đoạn do đe dọa khủng bố. Giao thông hàng không tại sân bay Hamburg, Đức đã bị gián đoạn trong khoảng 90 phút vào hôm qua 09/10/2023, chỉ vài giờ trước cuộc gặp giữa thủ tướng Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trước đó, phía cảnh sát Đức thông báo đã nhận được lời đe dọa tấn công nhắm vào một máy bay chở hành khách đến từ Teheran, Iran. 198 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn đã được dẫn đến một cửa sơ tán riêng và bị kiểm tra an ninh trong khi máy bay và hành lý được khám xét kỹ lưỡng.

(AFP) - Tòa Hình sự Quốc tế xét xử chế độ Damas tội tra tấn hàng chục ngàn người từ năm 2011. Chế độ Syria đã bị tư pháp nhiều nước, trong đó có Pháp và Mỹ nhắm tới, nhưng đây là lần đầu tiên Damas bị Tòa Hình sự Quốc tế xét xử. Trong đơn kiến nghị mở phiên tòa, Canada và Mỹ hồi tháng 06/2023 nhấn mạnh là các nạn nhân đã phải chịu đựng « nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần không thể nào tưởng tượng được », « bị đối xử tàn ác trong khi bị giam giữ, với điều kiện giam giữ vô nhân đạo và bị bạo hành tình dục » … Hai nước yêu cầu Tòa hình sự quốc tế « khẩn trương » yêu cầu Syria chấm dứt mọi hình thức tra tấn và giam giữ tùy tiện, để thanh tra nước ngoài đến thanh tra nhà tù và thông tin cho gia đình tù nhân về tình hình người thân của họ. Hệ thống tra tấn của Syria bị cho là hiện diện khắp nơi. Damas xem những cáo buộc này là « thông tin sai lệch và dối trá ».

(AFP) - Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới họp tại Maroc. Trong cuộc họp hôm 09/10, hai định chế quốc tế bàn về xóa đói giảm nghèo và viện trợ cho các nước khó khăn, tài trợ cho công cuộc chống biến đối khí hậu, với trọng tâm là khía cạnh tài chính. Vấn đề nằm ở chỗ các quốc gia chính không ủng hộ việc tăng đóng góp, bởi không muốn chi thêm tiền hoặc củng cố trọng lượng của những nước mới trỗi dậy, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.


***********

rfi.fr

Xung đột Israel-Palestine hơn 7 thập kỷ không lối thoát

Anh Vũ

Trung Đông với tâm điểm là cuộc xung đột Israel- Palestine luôn được ví như thùng thuốc súng có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Lần này xung đột đã bùng lên từ hôm 07/10/2023, sau cuộc tấn công bất ngờ với quy mô chưa từng có của phong trào Hamas nhằm vào Israel. Sự kiện là một bi kịch mới trong hàng loạt cuộc xung đột  triền miên giữa người Do Thái và người Palestine cũng như các nước Ả Rập trong vùng từ giữa thế kỷ trước.

1947 : Kế hoạch chia đất đầu tiên của Liên Hiệp Quốc

 Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, năm 1922, Vương Quốc Anh được Hội Quốc Liên ủy nhiệm kiểm soát lãnh thổ Palestine. Trong thời gian dưới sự ủy trị của Anh, việc nhập cư của người Do Thái vào Palestine tăng nhanh do cuộc đàn áp và sau đó là sự tận diệt người Do Thái ở châu Âu. Đến năm1945, cộng đồng Do Thái  đã chiếm tới một phần ba dân số trên lãnh thổ Palestine.

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Vương quốc Anh từ bỏ quyền ủy trị của mình và quốc tế hóa vấn đề về sự hiện diện của người Do Thái ở Palestine bằng cách giao lại quyền quản lý lãnh thổ cho Liên Hiệp Quốc. 

Năm 1947, một ủy ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc phê chuẩn kế hoạch phân chia :  55% lãnh thổ Palestine được cấp cho quốc gia Do Thái, 45% cho quốc gia Ả Rập và một khu vực nằm dưới quy chế quốc tế là thành phố thánh Jerusalem. 

Trong bối cảnh như vậy, Nhà nước Israel tuyên bố thành lập vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, theo kế hoạch phân chia của Liên Hiệp Quốc.

1948, Cuộc chiến tranh Israel - Ả Rập đầu tiên

Ngay sau ngày Nhà nước Israel ra đời, một loạt nước Ả Rập , Syria, Liban, Irak, Jordani và Ai Cập đã tuyên chiến với quốc gia Do Thái. Nhưng, quân đội Israel đã nhanh chóng chiếm ưu thế và giành được thêm đất. Dải Gaza được giao cho Ai Cập quản lý, Bờ Tây ( Cisjordanie) giao cho Jordanie. Trong cuộc chiến tranh đó, khoảng 700 nghìn đến 900 nghìn người Palestine đã chạy tị nạn và định cư ở Gaza, Cisjordanie hay tại các nước Ả Rập lân cận.

Với những người chủ trương phục hưng dân tộc Do Thái (Sioniste), thì cuộc chiến tranh Israel- Ả Rập đầu tiên này là cuộc chiến giành độc lập thắng lợi. Còn với người Palestine, 1948 là năm « tai họa » mở đầu cho một cuộc đấu tranh dài bất tận để trở lại vùng đất quê hương của mình.

Cuộc Chiến tranh Sáu ngày

Không có tiến trình hòa bình nào được tiến hành giữa Israel và các quốc gia Ả Rập, vì các nước này không công nhận một Nhà nước Do Thái. Đòi hỏi về một Nhà nước Ả Rập của người Palestine vẫn tiếp tục, với việc thành lập phong trào Fatah vào năm 1959, do Yasser Arafat lãnh đạo. Đến năm 1964, Liên đoàn các Quốc gia Ả Rập thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) tại Jerusalem. PLO tập hợp tất cả các tổ chức của người Palestine trong và ngoài các trại tị nạn, với nòng cốt là phong trào Fatah.

Năm 1967, nhiều biến động chính trị trong khu vực đã khiến Israel phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng, trong 6 ngày, chống lại các quốc gia Ả Rập. Chỉ trong khoảng thời gian 6 ngày từ ngày 05 đến 10/6/1967, nhà nước Do Thái đã giành được chiến thắng áp đảo trước các nước láng giềng Ả Rập. Cuộc xung đột ngắn ngủi này cũng dẫn đến việc vẽ lại bản đồ Trung Đông: Israel chiếm giữ Bờ Tây và Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Liên Hiệp Quốc vào thời điểm đó đã thông qua Nghị quyết 242, lên án việc Israel chiếm đóng lãnh thổ nước khác và yêu cầu nước này rút quân. Văn bản cũng đề nghị các quốc gia Ả Rập công nhận Nhà nước Israel.

1973 : Chiến tranh Kippur 

Ngày 06/10/1973, Ai Cập và Syria phát động cuộc tấn công chống lại Israel để chiếm lại bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Đây là sự khởi đầu của cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc Chiến tranh Yom Kippur - bởi vì nó khởi phát vào ngày lễ Yom Kippur của người Do Thái. Israel cuối cùng đã đẩy lùi quân đội hai nước Ả Rập và cuộc xung đột kết thúc vào cuối tháng, nhưng cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề - ít nhất vài nghìn người thiệt mạng.

Sau cuộc chiến tranh này, năm 1974, Liên Hiệp Quốc công nhận quyền tự quyết của người Palestine và PLO trở thành quan sát viên của tổ chức quốc tế. Cùng lúc đó, cuộc kháng chiến của người Palestine cũng đang bén rễ ở Liban. Israel đã phát động cuộc chiến xâm chiếm miền nam Liban vào năm 1978 và sau đó là năm 1982. Trong cuộc chiến này, quân đội Israel đã tàn sát nhiều người Palestine trong các trại tị nạn  Sabra và Chatila.

1987 Intifada cuộc chiến ném đá của người Palestine

Năm 1987, một cuộc nổi dậy nổ ra tại một trại tị nạn ở Gaza và lan sang Bờ Tây, đánh dấu sự khởi đầu của phong trào Intifada. Còn được gọi là “cuộc chiến ném đá”, cuộc nổi dậy Intifada chống lại sự chiếm đóng của Israel kéo dài đến năm 1993 và cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.000 người Palestine. Hình ảnh thanh niên Palestine biểu tình ném đá vào binh lính Israel giờ đây đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người Palestine.

Những cuộc đụng độ được báo chí đưa tin rộng rãi này đã thúc đẩy khởi động tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Trong khi đó một bộ phận trong phong trào của người Palestine đã thành lập cánh vũ trang của mình, đó là Hamas, trực thuộc với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo của Ai Cập. Ngày 15 tháng 11 năm 1988, Hội đồng Dân tộc Palestine tuyên bố thành lập Nhà nước Palestine. 

1993, Hiệp định Hòa bình Oslo

Dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, các cuộc đàm phán bí mật được thực hiện giữa PLO và nhiều đời thủ tướng Israel đã dẫn đến ký Hiệp định Oslo ngày 09 /09/1993. Các thỏa thuận quy định việc thành lập Chính quyền Palestine, nắm quyền kiểm soát hành chính đối với Bờ Tây và dải Gaza – và người đứng đầu chính quyền này là Yasser Arafat, được bầu làm tổng thống Nhà nước Palestine vào năm 1996.

Ngày 13/9/1993, thủ tướng Israel, Itzhak Rabin và Yasser Arafat đã có cái bắt tay lịch sử trên bãi cỏ Nhà Trắng trước sự chứng kiến của tổng thống Mỹ Bill Clinton. Sự kiện này được cả thế giới theo dõi với nhiều hy vọng hòa bình ở Trung Đông. Tuy nhiên Hamas bác bỏ các thỏa thuận này. 

2000: Intifada lần hai

Việc thực thi Hiệp định Oslo cũng bị trì hoãn do sự phản đối của những người định cư Do Thái, trong bối cảnh xảy ra các xung đột giữa người định cư và người Palestine.

Năm 1995, Thủ tướng Yitzhak Rabin bị  một người phản đối tiến trình hòa bình ám sát. Vào tháng 9 năm 2000, lãnh đạo đảng Likoud, Ariel Sharon tới thăm khu đền Al-Aqsa tại Temple Mount, được người Do Thái coi là thánh địa của họ. Chuyến thăm được người Palestin coi như là một sự khiêu khích, đã gây ra một cuộc nổi dậy mới của người Palestine, cuộc chiến Intifada thứ 2. Cuộc nổi dậy kéo dài 5 năm làm 3000 người Palestine và 1000 người Israel thiệt mạng. Năm 2001, Ariel Sharon được bầu làm thủ tướng, cắt mọi liên hệ với Palestine và Yasser Arafat bị quân đội Israel bao vây phong tỏa trong tổng hành dinh của ông ở Ramalha.

Hai năm sau, bức tường ngăn cách dài hơn 700 km được Israel xây dựng ở Bờ Tây nhằm chiếm đất của Palestine, hợp nhất các khu định cư của người Do Thái. Các vụ xung đột đẫm máu liên tục xảy ra. Theo số liệu của AFP, từ năm 2000 đến 2005, các cuộc đụng độ giữa các tổ chức vũ trang của người Palestine (Hamas và Thánh chiến Hồi giáo) và lực lượng Israel đã gây ra cái chết của hơn 5.600 người, hơn 3/4 trong số đó là người Palestine.

Sau khi ông Yasser Arafat qua đời tại Paris vì bạo bệnh vào tháng 11/2004. Năm 2005, ông Mahmoud Abbas được bầu làm lãnh đạo chính quyền Palestine. Cũng trong năm đó, sau 38 năm chiếm đóng, Israel rút khỏi dải Gaza.

Một năm sau, phong trào Hồi giáo Hamas giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp Palestine. Hệ quả, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu ngừng viện trợ trực tiếp cho chính quyền Palestine.

Trong một diễn biến khác, một cuộc chiến tranh kép dài 34 ngày giữa Liban và Israel khởi phát ngày 12/07/2006, sau các vụ tấn công bằng rốc-két của lực lượng Hezbollah. Cuộc chiến này làm 1000 người Liban chết, về phía Israel là 100 người. Sự kiện này cũng được đánh giá là thất bại quân sự tồi tệ nhất của Nhà nước Do Thái kể từ khi thành lập năm 1948.

Năm 2007 : Sau nhiều tháng đấu đá nội bộ với Fatah, Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza. Các hành động bạo lực tiếp tục bùng lên trong vùng bất chấp nỗ lực tìm kiếm sáng kiến hòa bình của Liên Đoàn Ả Rập.

Mỹ chuyển sứ quán về Jerusalem

Năm 2017, tại Mỹ,  Donald Trump, tổng thống mới đắc cử, tuyên bố chuyển đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Phá vỡ sự đồng thuận quốc tế theo đó quy chế của thành phố thánh phải được giải quyết thông qua đàm phán.

2023: Cuộc chiến trực tiếp Hamas – Israel

Vào rạng sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, lực lượng vũ trang Hamas phát động một cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Israel, ở nhiều điểm. Đây là cuộc tấn công quy mô đầu tiên, kể từ khi Nhà nước Do Thái được thành lập. Hàng trăm người Israel thiệt mạng, hàng chục người bị bắt làm con tin. Đáp trả, quân đội Israel đã tiến hành một chiến dịch oanh kích quy mô lớn vào Gaza. Hàng trăm cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở và quan chức của Hamas, đồng thời gây ra cái chết của nhiều thường dân Palestine. Đến lúc này không một ai có thể nói cuộc xung đột đẫm máu này sẽ đi đến đâu.


*************

voatiengviet.com

Tin vịt lan truyền trên mạng về xung đột Israel-Hamas

Reuters

Sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel từ Gaza và sau phản ứng của Israel bằng các cuộc không kích, thông tin sai lệch đã lan truyền trên mạng trong khi hai bên vẫn tiếp tục giao tranh.

Trong một sự kiện lớn như xung đột vũ trang, nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ những tuyên bố gây hiểu lầm hoặc vô căn cứ, bao gồm cả hình ảnh chú thích sai hoặc tài liệu bị chỉnh sửa nhằm định hình nhận thức của công chúng.

Reuters đã kiểm tra thực tế một số tuyên bố được chia sẻ rộng rãi bằng tiếng Anh, tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập.

Chú thích sai

Khi Hamas phát động cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 7/10, các chiến binh được hỗ trợ bởi phi đạn đã bay vào Israel trên những chiếc tàu lượn. Nhưng hàng nghìn người trên mạng xã hội cuối cùng đã xem những đoạn phim không liên quan quay cảnh lính dù Ai Cập nhảy dù qua Học viện Quân sự Ai Cập ở Cairo.

Một người dùng trên X chia sẻ đoạn clip này với chú thích: “Xem đây: Các tay súng Hamas đang dùng tàu lượn nhảy vào lễ hội âm nhạc của Israel và tiến hành một cuộc tấn công chết người rộng lớn.”

Biden không hỗ trợ 8 tỷ đô la

Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngỏ ý với Israel “tất cả các phương tiện hỗ trợ thích hợp” và đang di chuyển các tàu quân sự và máy bay đến gần hơn.

Tuy nhiên, ông Biden không cho phép viện trợ quân sự trị giá 8 tỷ đô la cho Israel như một số người trên mạng đã tuyên bố sai sự thật. Tuyên bố này được gắn vào một hình ảnh đã được thay đổi trong một bản ghi nhớ của Tòa Bạch Ốc từ tháng 7 năm nay, trong đó ông Biden đã phê duyệt khoản viện trợ 400 triệu đô la cho Ukraine.

Phim cũ

Lễ hội âm nhạc có hàng nghìn người tham dự ở khu định cư Reim của Israel là một trong những mục tiêu đầu tiên của các tay súng sau khi vượt qua hàng rào biên giới Gaza.

Tuy nhiên, lan truyền trên mạng xã hội ghi lại khoảnh khắc lễ hội bị tấn công là một đoạn video được quay trước đó ba ngày, cho thấy những người hâm mộ ca sĩ Hoa Kỳ Bruno Mars chạy vào sân hòa nhạc ở Tel Aviv để xem anh biểu diễn.

Tuyên bố sai: Những người Do thái Chính thống giáo ‘chạy trốn’ các tay súng

Một video khác được người dùng mạng xã hội đồn là cảnh quay người Do Thái chạy trốn khi còi báo động không kích vang lên ở Jerusalem không hề có liên quan đến các vụ đụng độ hiện nay.

Đoạn video lần đầu tiên xuất hiện trực tuyến ít nhất bốn ngày trước hôm 7 tháng 10. Một người nói trong đoạn clip bằng tiếng Do Thái mô tả cảnh tượng cho thấy cảnh những người Do Thái theo Chính thống giáo rời khỏi Bức tường phía Tây sau khi cầu nguyện.

‘Cô gái thất lạc’

Một đoạn video quay cảnh một cô gái trẻ với một người đàn ông nói tiếng Ả Rập đã được chia sẻ trên mạng với mô tả sai lệch là các chiến binh Hamas cùng một cô gái bị bắt cóc sau cuộc tấn công gây sốc.

Đoạn video có tựa đề “Cô gái thất lạc” bao gồm âm thanh của một người đàn ông nói bằng tiếng Ả Rập: “Bố mẹ cô là ai? Mẹ cô ở đâu, bố cô ở đâu, cô đến với ai?”

Có các vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em rồi đưa vào Gaza, theo Reuters, nhưng đoạn video trên đã được đăng trên TikTok vào ngày 8/9, gần một tháng trước vụ tấn công hôm 7/10.


*************

voatiengviet.com

Nga không giành lại được ghế trong Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

VOA News

Nga ngày 10/10 thất bại trong nỗ lực giành lại ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc sau khi bị Đại hội đồng đình chỉ vào tháng 4 năm ngoái sau cuộc xâm lược Ukraine.

Ông Louis Charbonneau, Giám đốc LHQ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW nói, “Các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới giới lãnh đạo Nga rằng một chính phủ chịu trách nhiệm về vô số tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại không thuộc về Hội đồng Nhân quyền”.

Trong một cuộc bỏ phiếu kín, Albania, Bulgaria và Nga đã tranh hai ghế dành cho nhóm khu vực Đông Âu. Cần có đa số 97 phiếu, Moscow đạt được 83, trong khi Bulgaria nhận được 160 và Albania 123.

Trước cuộc bỏ phiếu, những người ủng hộ nhân quyền đã cảnh báo rằng ngoài những hành động tàn bạo xảy ra ở Ukraine, Điện Kremlin đã thắt chặt các hạn chế đối với các quyền và tự do trong nước kể từ cuộc xâm lược và không đáng được quay trở lại Hội đồng Nhân quyền.

Đại hội đồng có tổng cộng 15 ghế để bầu vào nhiệm kỳ ba năm của cơ quan nhân quyền gồm 47 thành viên có trụ sở tại Geneva.

Trung Quốc, hiện là thành viên, đã giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai.

Trong nhóm khu vực châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Kuwait và Indonesia đã tìm cách lấp đầy bốn ghế còn trống. Việc thiếu sự cạnh tranh thực sự đã làm tăng đáng kể khả năng Trung Quốc đạt được đa số phiếu bầu cần thiết. Tuy nhiên, Trung Quốc đứng cuối cùng trong khu vực này với 154 phiếu bầu. Indonesia đạt 186, Kuwait 183 và Nhật Bản 175.

“Trung Quốc đứng ở vị trí cuối cùng trong nhóm châu Á. Điều đó cho thấy rằng nếu có sự cạnh tranh ở khu vực châu Á thì Trung Quốc sẽ thua”, ông Charbonneau nói. “Và đó là điều đáng lẽ phải xảy ra. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của các nhóm cạnh tranh trong các cuộc bầu cử ở Liên hiệp quốc.”

Các quốc gia được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc được kỳ vọng sẽ “duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” cả trong và ngoài nước. Những người ủng hộ nhân quyền cảnh báo rằng các quốc gia có thành tích nhân quyền kém sẽ sử dụng vị trí của họ trong Hội đồng để che đậy cho hành vi vi phạm của mình.

Những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc đã được nhiều người biết đến. Ở trong nước, Bắc Kinh đã tùy tiện bắt và giam giữ những người chỉ trích chính phủ và những người bảo vệ nhân quyền, đồng thời đã giam giữ tới một triệu người Hồi giáo Uyghur trong các “trại cải tạo” ở tỉnh Tân Cương. Nước này cũng đã đàn áp các quyền tự do ở Hong Kong và Tây Tạng.

Ở nhóm Mỹ Latin và Caribê thì Brazil, Cuba, Cộng hòa Dominic và Peru cạnh tranh ba ghế còn trống. Nước vi phạm nhân quyền Cuba đã giành được đa số phiếu lớn nhất, với 146 phiếu. Brazil nhận được 144 và Cộng hòa Dominic nhận được 137. Peru đã thất bại trong nỗ lực của mình, đạt được đa số thấp nhất, 108.

Ở nhóm châu Phi có bốn ứng cử viên cho bốn ghế, trong đó Burundi, Ghana, Bờ Biển Ngà và Malawi đều ‘đắc cử’. Pháp và Hà Lan cũng đạt được số phiếu cần thiết để lấp đầy hai ghế còn trống ở nhóm Tây Âu và các nước khác.

Ông Charbonneau của HRW cho biết do thiếu sự cạnh tranh ở một số nước nên Trung Quốc, Burundi và Cuba giờ đây sẽ có mặt trong Hội đồng.

Ông nói: “Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ lẽ ra đã khiến họ bị loại.” “Các thành viên khác của Hội đồng Nhân quyền nên nỗ lực chống lại chương trình nghị sự chống lại nhân quyền của bộ ba vi phạm này và các đồng minh của họ như các quốc gia thành viên đã thực hiện thành công trong quá khứ.”

Những nước chiến thắng sẽ bắt đầu nhiệm kỳ ba năm vào tháng 1 năm 2024.


**********

voatiengviet.com

Manila: Hải cảnh Trung Quốc không cản được xuồng vũ trang của hải quân Philippines

Reuters

Hôm 10/10, Tư lệnh quân đội Philippines bác bỏ tuyên bố của hải cảnh Trung Quốc rằng họ đã xua đuổi một xuồng vũ trang của hải quân Philippines ra khỏi bãi đá ngầm có tranh chấp ở Biển Đông, coi đó là tuyên bố mang tính “tuyên truyền”, theo Reuters.

“Lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã có mặt ở đó và tìm cách cản đường. Nhưng tàu hải quân vẫn tiếp tục hành trình và không bị xua đuổi. Tàu này đang thực hiện nhiệm vụ của mình: tuần tra hàng hải”, ông Romeo Brawner, người đứng đầu Lực lượng Vũ trang Philippines, nói với các phóng viên.

“Quan điểm của chúng tôi vẫn cho rằng đó là nội dung tuyên truyền của Trung Quốc”.

Hải cảnh Trung Quốc trước đó cho hay họ đã thực hiện “các biện pháp cần thiết” để xua đuổi xuồng vũ trang của Philippines ra khỏi bãi ngầm Scarborough sau khi họ phớt lờ những cảnh báo nhiều lần. Người phát ngôn hải cảnh Trung Quốc Cam Vũ (Gan Yu) cho rằng hành động của Philippines cũng vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Vụ việc xảy ra một ngày sau khi Trung Quốc cảnh báo Philippines không được tiếp tục “khiêu khích” tại một bãi ngầm ở Biển Đông, nói rằng những hành động như vậy đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, trái luật pháp quốc tế và phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực.

Bãi ngầm Scarborough là một trong những thực thể biển có nhiều tranh chấp nhất ở châu Á và là điểm bùng phát các tranh chấp về chủ quyền và quyền đánh bắt cá.

Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng Trung Quốc tuyên bố họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với nơi mà họ gọi là đảo Hoàng Nham và các vùng biển lân cận.


***********

Tin tức thế giới 11-10: Mỹ sẵn sàng thêm khí tài cho Israel


Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẵn sàng triển khai thêm khí tài để hỗ trợ Israel - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẵn sàng triển khai thêm khí tài để hỗ trợ Israel - Ảnh: AFP

Mỹ tăng cường hỗ trợ cho Israel

Trong phát biểu ngày 10-10, Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích cuộc tấn công của Hamas vào Israel là "hoàn toàn xấu xa". "Có những khoảnh khắc trong cuộc đời, khi một sự tà ác thuần túy được giải phóng ra trên thế giới này", ông nói.

Tổng thống Mỹ xác nhận 14 công dân nước này thiệt mạng trong cuộc tấn công vào cuối tuần trước. Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết 20 người Mỹ còn mất tích nhưng chưa rõ bao nhiêu người bị bắt làm con tin. Washington sẽ chia sẻ thông tin tình báo để hỗ trợ giải cứu con tin nhưng sẽ không triển khai quân. 

Israel ngày 10-10 tiếp tục không kích dữ dội vào Gaza khiến Hamas tuyên bố sẽ giết con tin để đáp trả.

Ông Biden cũng có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó ông khẳng định nếu là Mỹ bị tấn công "chúng tôi sẽ phản ứng nhanh chóng, dứt khoát và áp đảo". 

Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết Washington đang đẩy mạnh hỗ trợ cho Israel, bao gồm hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm sắt. Mỹ cũng cho tàu sân bay lớn nhất của mình là USS Gerald R. Ford tới gần Israel và ông Biden cho biết sẵn sàng điều động "bổ sung tài sản" nếu cần để ngăn chặn đối thủ của Israel. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến đến Israel ngày 12-10 để thể hiện thông điệp ủng hộ đối với Tel Aviv.

Mỹ đến nay không đưa ra tuyên bố kêu gọi kiềm chế trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đến nay đã làm chết khoảng 1.000 người ở mỗi bên. Hamas chỉ trích phát biểu của ông Biden là "che giấu tội ác" của Israel.

* Các nước di tản công dân khỏi Israel. Đức cho biết sẽ tổ chức các "chuyến bay đặc biệt" để đưa công dân về nước và kêu gọi công dân ở Israel rời nước này bằng mọi cách. 

Argentina, quốc gia Mỹ Latin có đông người Do Thái nhất, thông báo đang di tản 1.200 công dân khỏi Israel. Trong khi đó, Nigeria cho biết đã đưa khoảng 300 công dân về nước sau khi những người này chạy từ Israel sang Jordan. 

Nhiều người nước ngoài thiệt mạng, mất tích hoặc bị bắt kể từ khi nổ ra xung đột, bao gồm công dân Thái Lan, Mỹ, Nepal, Pháp, Argentina, Nga, Ukraine...

Israel không kích cảng Gaza ngày 10-10 - Ảnh: AFP

Israel không kích cảng Gaza ngày 10-10 - Ảnh: AFP

* Châu Âu phản đối bao vây Gaza. Ngày 10-10, ngoại trưởng các nước châu Âu trong cuộc họp khẩn cấp về vấn đề Israel đã kêu gọi Tel Aviv không phong tỏa Gaza và xây dựng hành lang nhân đạo cho những người di tản khỏi lãnh thổ này.

Nhà ngoại giao hàng đầu châu Âu Josep Borrell cho biết các bộ trưởng châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết phải "tôn trọng luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và điều đó có nghĩa là không chặn nước, thực phẩm hoặc điện cho người dân ở Gaza". 

"Israel có quyền bảo vệ nhưng việc đó phải được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và một số quyết định (của họ) trái với luật pháp quốc tế này", Hãng tin AFP dẫn lời ông Borrell nói.

Các nước châu Âu cũng phản đối ngừng hỗ trợ cho chính quyền Palestine. "Không phải tất cả người dân Palestine đều là những kẻ khủng bố. Trừng phạt chung tất cả người Palestine sẽ là không công bằng và không hiệu quả", ông Borrell nói, cho rằng thực tế cần phải hỗ trợ nhân đạo nhiều hơn tại Gaza.

Ukraine sợ bị bỏ quên vì xung đột Israel

Một tòa nhà ở Kharkov, Ukraine, bị trúng tên lửa - Ảnh: AFP

Một tòa nhà ở Kharkov, Ukraine, bị trúng tên lửa - Ảnh: AFP

Ngày 10-10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết bạo lực ở Israel và Gaza có nguy cơ khiến cộng đồng quốc tế mất tập trung vào cuộc chiến ở đất nước ông. "Điều đó sẽ gây ra các hậu quả", ông Zelensky nói, cho rằng hai cuộc xung đột "là khác nhau, nhưng đều rất lớn".

Cùng ngày, Đức đã công bố gói viện trợ quốc phòng mới trị giá khoảng 1 tỉ euro (1,1 tỉ USD) cho Ukraine. Bộ Quốc phòng Đức cho biết gói viện trợ mùa đông này bao gồm cả khí tài phòng không, vũ khí và các phương tiện mặt đất. 

Cụ thể, Berlin sẽ gửi cho Kiev hệ thống tên lửa phòng không Patriot và hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T bổ sung, xe tăng Leopard, pháo phòng không Gepard. 

Ngoài ra, tập đoàn sản xuất vũ khí Rheinmetall Expal Munitions của Đức thông báo sẽ cung cấp hơn 100.000 đạn pháo 155mm cho chính phủ Đức và đạn pháo có khả năng nổ phân mảnh cao DM 121.

Trên chiến trường, Nga đang bắt đầu đẩy mạnh tấn công sau khi đợt phản công của Ukraine chậm hơn dự kiến. Ngày 10-10, Kiev cho biết 36 máy bay không người lái của Nga tấn công các khu vực Odesa, Mykolaiv và Kherson. Chính quyền Kherson nói ít nhất 2 người chết và nhiều người bị thương. 

Theo AFP, lực lượng Nga cũng áp sát và tìm cách bao vây thị trấn Avdiivka ở miền đông Ukraine, một vị trí chiến lược đối với Kiev.

* Nga không thể trở lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 10-10, ứng viên Nga chỉ nhận được 83 phiếu, chưa đủ số phiếu tối thiểu 97 để tham gia Hội đồng Nhân quyền khóa 2024-2026. 

Cuộc bỏ phiếu diễn ra vài ngày sau Nga bị cáo buộc tấn công làm 52 người thiệt mạng ở Ukraine. "Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã gửi phản ứng mạnh mẽ đến Điện Kremlin", Thứ trưởng ngoại giao Ukraine Emine Dzheppar nói.

Trong khi đó, ông Vassily Nebenzia, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định "không quốc gia thành viên nào có thể tuyên bố miễn nhiễm khỏi các hành vi vi phạm nhân quyền. Nhưng giải pháp là tăng cường quy định quốc tế". 

18 tháng trước, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền. Khi đó, Nga đã lên tiếng chỉ trích và đồng thời tuyên bố Matxcơva sẽ rời khỏi cơ quan này.

* Mỹ cắt hơn nửa tỉ USD hỗ trợ cho Niger. Hai tháng sau cuộc đảo chính của quân đội Niger, Ngoại giao Mỹ cho biết các nỗ lực phục hồi trật tự hiến pháp tại Niger đều không mang lại kết quả và quyết định cắt giảm hơn 500 triệu USD hỗ trợ cho quốc gia này. 

Dù vậy, Washington cho biết sẽ vẫn giữ khoảng 1.000 lính Mỹ tại đây. Trong khi đó, Pháp đã bắt đầu rút quân khỏi nước thuộc địa cũ.

Thu hoạch khoai lang

Một nông dân đang ngồi trên bao tải khoai lang vừa dỡ xong trên một cánh đồng ở vùng Alquizar thuộc tỉnh Artemisa của Cuba. (AFP)

Một nông dân đang ngồi trên bao tải khoai lang vừa dỡ xong trên một cánh đồng ở vùng Alquizar thuộc tỉnh Artemisa của Cuba. (AFP)

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 11 -10 -2023

xxx

Hoaluc 4
*****************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Miến Điện : 29 người chết sau cuộc tấn công vào một trại tị nạn. Một cuộc tấn công được cho là do quân đội Miến Điện thực hiện, hôm qua 09/10/2023, vào một trại tị nạn nằm ở thị trấn Laiza, gần biên giới Trung Quốc, đã khiến 29 người thiệt mạng. Naw Bu, một quan chức của Quân đội Độc lập thuộc bang Kachin (KIA) cho biết : “Chúng tôi tìm thấy 29 thi thể, bao gồm cả trẻ em và người già, và 56 người bị thương.”

(RFI) – Tổng thống Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan sẽ dân chủ và tự do “trong nhiều thế hệ”. Phát biểu nhân ngày Quốc Khánh Đài Loan, tổng thống Thái Anh Văn, hôm nay 10/10/2023, tuyên bố nền dân chủ của hòn đảo đã phát triển mạnh mẽ bất chấp áp lực ngày càng gia tăng từ phía Trung Quốc, và người dân Đài Loan sẽ là dân tộc dân chủ và tự do trong nhiều thế hệ mai sau.

(Le Figaro) - Xe lao vào lãnh sự quán Trung Quốc ở San Francisco. Vụ việc xảy ra chiều hôm qua 09/10/2023. Một chiếc xe hơi lao vào bên trong tòa nhà lãnh sự và dừng lại gần quầy làm visa nhưng không gây thương tích cho ai. Một nhân chứng cho biết tài xế trên khi ra khỏi xe đã hét lên « Đảng Cộng Sản Trung Quốc đâu  ? » Tài xế sau khi bị cảnh sát bắn trọng thương đã chết trên đường được chở đến bệnh viện. Người phát ngôn của lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco kêu gọi mở một cuộc điều tra. San Francisco là nơi có nhiều người gốc Hoa và những người từ Đài Loan đến sinh sống.

(AFP) – Giao thông sân bay Hamburg bị gián đoạn do đe dọa khủng bố. Giao thông hàng không tại sân bay Hamburg, Đức đã bị gián đoạn trong khoảng 90 phút vào hôm qua 09/10/2023, chỉ vài giờ trước cuộc gặp giữa thủ tướng Olaf Scholz và tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Trước đó, phía cảnh sát Đức thông báo đã nhận được lời đe dọa tấn công nhắm vào một máy bay chở hành khách đến từ Teheran, Iran. 198 hành khách và 16 thành viên phi hành đoàn đã được dẫn đến một cửa sơ tán riêng và bị kiểm tra an ninh trong khi máy bay và hành lý được khám xét kỹ lưỡng.

(AFP) - Tòa Hình sự Quốc tế xét xử chế độ Damas tội tra tấn hàng chục ngàn người từ năm 2011. Chế độ Syria đã bị tư pháp nhiều nước, trong đó có Pháp và Mỹ nhắm tới, nhưng đây là lần đầu tiên Damas bị Tòa Hình sự Quốc tế xét xử. Trong đơn kiến nghị mở phiên tòa, Canada và Mỹ hồi tháng 06/2023 nhấn mạnh là các nạn nhân đã phải chịu đựng « nỗi đau đớn về thể xác và tinh thần không thể nào tưởng tượng được », « bị đối xử tàn ác trong khi bị giam giữ, với điều kiện giam giữ vô nhân đạo và bị bạo hành tình dục » … Hai nước yêu cầu Tòa hình sự quốc tế « khẩn trương » yêu cầu Syria chấm dứt mọi hình thức tra tấn và giam giữ tùy tiện, để thanh tra nước ngoài đến thanh tra nhà tù và thông tin cho gia đình tù nhân về tình hình người thân của họ. Hệ thống tra tấn của Syria bị cho là hiện diện khắp nơi. Damas xem những cáo buộc này là « thông tin sai lệch và dối trá ».

(AFP) - Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế và Ngân Hàng Thế Giới họp tại Maroc. Trong cuộc họp hôm 09/10, hai định chế quốc tế bàn về xóa đói giảm nghèo và viện trợ cho các nước khó khăn, tài trợ cho công cuộc chống biến đối khí hậu, với trọng tâm là khía cạnh tài chính. Vấn đề nằm ở chỗ các quốc gia chính không ủng hộ việc tăng đóng góp, bởi không muốn chi thêm tiền hoặc củng cố trọng lượng của những nước mới trỗi dậy, nhất là Trung Quốc và Ấn Độ.


***********

rfi.fr

Xung đột Israel-Palestine hơn 7 thập kỷ không lối thoát

Anh Vũ

Trung Đông với tâm điểm là cuộc xung đột Israel- Palestine luôn được ví như thùng thuốc súng có thể nổ tung bất cứ lúc nào. Lần này xung đột đã bùng lên từ hôm 07/10/2023, sau cuộc tấn công bất ngờ với quy mô chưa từng có của phong trào Hamas nhằm vào Israel. Sự kiện là một bi kịch mới trong hàng loạt cuộc xung đột  triền miên giữa người Do Thái và người Palestine cũng như các nước Ả Rập trong vùng từ giữa thế kỷ trước.

1947 : Kế hoạch chia đất đầu tiên của Liên Hiệp Quốc

 Sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất, năm 1922, Vương Quốc Anh được Hội Quốc Liên ủy nhiệm kiểm soát lãnh thổ Palestine. Trong thời gian dưới sự ủy trị của Anh, việc nhập cư của người Do Thái vào Palestine tăng nhanh do cuộc đàn áp và sau đó là sự tận diệt người Do Thái ở châu Âu. Đến năm1945, cộng đồng Do Thái  đã chiếm tới một phần ba dân số trên lãnh thổ Palestine.

Sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ 2, Vương quốc Anh từ bỏ quyền ủy trị của mình và quốc tế hóa vấn đề về sự hiện diện của người Do Thái ở Palestine bằng cách giao lại quyền quản lý lãnh thổ cho Liên Hiệp Quốc. 

Năm 1947, một ủy ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc phê chuẩn kế hoạch phân chia :  55% lãnh thổ Palestine được cấp cho quốc gia Do Thái, 45% cho quốc gia Ả Rập và một khu vực nằm dưới quy chế quốc tế là thành phố thánh Jerusalem. 

Trong bối cảnh như vậy, Nhà nước Israel tuyên bố thành lập vào ngày 14 tháng 5 năm 1948, theo kế hoạch phân chia của Liên Hiệp Quốc.

1948, Cuộc chiến tranh Israel - Ả Rập đầu tiên

Ngay sau ngày Nhà nước Israel ra đời, một loạt nước Ả Rập , Syria, Liban, Irak, Jordani và Ai Cập đã tuyên chiến với quốc gia Do Thái. Nhưng, quân đội Israel đã nhanh chóng chiếm ưu thế và giành được thêm đất. Dải Gaza được giao cho Ai Cập quản lý, Bờ Tây ( Cisjordanie) giao cho Jordanie. Trong cuộc chiến tranh đó, khoảng 700 nghìn đến 900 nghìn người Palestine đã chạy tị nạn và định cư ở Gaza, Cisjordanie hay tại các nước Ả Rập lân cận.

Với những người chủ trương phục hưng dân tộc Do Thái (Sioniste), thì cuộc chiến tranh Israel- Ả Rập đầu tiên này là cuộc chiến giành độc lập thắng lợi. Còn với người Palestine, 1948 là năm « tai họa » mở đầu cho một cuộc đấu tranh dài bất tận để trở lại vùng đất quê hương của mình.

Cuộc Chiến tranh Sáu ngày

Không có tiến trình hòa bình nào được tiến hành giữa Israel và các quốc gia Ả Rập, vì các nước này không công nhận một Nhà nước Do Thái. Đòi hỏi về một Nhà nước Ả Rập của người Palestine vẫn tiếp tục, với việc thành lập phong trào Fatah vào năm 1959, do Yasser Arafat lãnh đạo. Đến năm 1964, Liên đoàn các Quốc gia Ả Rập thành lập Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) tại Jerusalem. PLO tập hợp tất cả các tổ chức của người Palestine trong và ngoài các trại tị nạn, với nòng cốt là phong trào Fatah.

Năm 1967, nhiều biến động chính trị trong khu vực đã khiến Israel phát động một cuộc tấn công chớp nhoáng, trong 6 ngày, chống lại các quốc gia Ả Rập. Chỉ trong khoảng thời gian 6 ngày từ ngày 05 đến 10/6/1967, nhà nước Do Thái đã giành được chiến thắng áp đảo trước các nước láng giềng Ả Rập. Cuộc xung đột ngắn ngủi này cũng dẫn đến việc vẽ lại bản đồ Trung Đông: Israel chiếm giữ Bờ Tây và Đông Jerusalem, dải Gaza, bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Liên Hiệp Quốc vào thời điểm đó đã thông qua Nghị quyết 242, lên án việc Israel chiếm đóng lãnh thổ nước khác và yêu cầu nước này rút quân. Văn bản cũng đề nghị các quốc gia Ả Rập công nhận Nhà nước Israel.

1973 : Chiến tranh Kippur 

Ngày 06/10/1973, Ai Cập và Syria phát động cuộc tấn công chống lại Israel để chiếm lại bán đảo Sinai và cao nguyên Golan. Đây là sự khởi đầu của cuộc chiến tranh Ả Rập-Israel lần thứ tư, hay còn gọi là cuộc Chiến tranh Yom Kippur - bởi vì nó khởi phát vào ngày lễ Yom Kippur của người Do Thái. Israel cuối cùng đã đẩy lùi quân đội hai nước Ả Rập và cuộc xung đột kết thúc vào cuối tháng, nhưng cả hai bên đều chịu tổn thất nặng nề - ít nhất vài nghìn người thiệt mạng.

Sau cuộc chiến tranh này, năm 1974, Liên Hiệp Quốc công nhận quyền tự quyết của người Palestine và PLO trở thành quan sát viên của tổ chức quốc tế. Cùng lúc đó, cuộc kháng chiến của người Palestine cũng đang bén rễ ở Liban. Israel đã phát động cuộc chiến xâm chiếm miền nam Liban vào năm 1978 và sau đó là năm 1982. Trong cuộc chiến này, quân đội Israel đã tàn sát nhiều người Palestine trong các trại tị nạn  Sabra và Chatila.

1987 Intifada cuộc chiến ném đá của người Palestine

Năm 1987, một cuộc nổi dậy nổ ra tại một trại tị nạn ở Gaza và lan sang Bờ Tây, đánh dấu sự khởi đầu của phong trào Intifada. Còn được gọi là “cuộc chiến ném đá”, cuộc nổi dậy Intifada chống lại sự chiếm đóng của Israel kéo dài đến năm 1993 và cướp đi sinh mạng của ít nhất 1.000 người Palestine. Hình ảnh thanh niên Palestine biểu tình ném đá vào binh lính Israel giờ đây đã trở thành biểu tượng cho cuộc đấu tranh của người Palestine.

Những cuộc đụng độ được báo chí đưa tin rộng rãi này đã thúc đẩy khởi động tiến trình hòa bình giữa Israel và Palestine. Trong khi đó một bộ phận trong phong trào của người Palestine đã thành lập cánh vũ trang của mình, đó là Hamas, trực thuộc với tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo của Ai Cập. Ngày 15 tháng 11 năm 1988, Hội đồng Dân tộc Palestine tuyên bố thành lập Nhà nước Palestine. 

1993, Hiệp định Hòa bình Oslo

Dưới sự bảo trợ của Hoa Kỳ, các cuộc đàm phán bí mật được thực hiện giữa PLO và nhiều đời thủ tướng Israel đã dẫn đến ký Hiệp định Oslo ngày 09 /09/1993. Các thỏa thuận quy định việc thành lập Chính quyền Palestine, nắm quyền kiểm soát hành chính đối với Bờ Tây và dải Gaza – và người đứng đầu chính quyền này là Yasser Arafat, được bầu làm tổng thống Nhà nước Palestine vào năm 1996.

Ngày 13/9/1993, thủ tướng Israel, Itzhak Rabin và Yasser Arafat đã có cái bắt tay lịch sử trên bãi cỏ Nhà Trắng trước sự chứng kiến của tổng thống Mỹ Bill Clinton. Sự kiện này được cả thế giới theo dõi với nhiều hy vọng hòa bình ở Trung Đông. Tuy nhiên Hamas bác bỏ các thỏa thuận này. 

2000: Intifada lần hai

Việc thực thi Hiệp định Oslo cũng bị trì hoãn do sự phản đối của những người định cư Do Thái, trong bối cảnh xảy ra các xung đột giữa người định cư và người Palestine.

Năm 1995, Thủ tướng Yitzhak Rabin bị  một người phản đối tiến trình hòa bình ám sát. Vào tháng 9 năm 2000, lãnh đạo đảng Likoud, Ariel Sharon tới thăm khu đền Al-Aqsa tại Temple Mount, được người Do Thái coi là thánh địa của họ. Chuyến thăm được người Palestin coi như là một sự khiêu khích, đã gây ra một cuộc nổi dậy mới của người Palestine, cuộc chiến Intifada thứ 2. Cuộc nổi dậy kéo dài 5 năm làm 3000 người Palestine và 1000 người Israel thiệt mạng. Năm 2001, Ariel Sharon được bầu làm thủ tướng, cắt mọi liên hệ với Palestine và Yasser Arafat bị quân đội Israel bao vây phong tỏa trong tổng hành dinh của ông ở Ramalha.

Hai năm sau, bức tường ngăn cách dài hơn 700 km được Israel xây dựng ở Bờ Tây nhằm chiếm đất của Palestine, hợp nhất các khu định cư của người Do Thái. Các vụ xung đột đẫm máu liên tục xảy ra. Theo số liệu của AFP, từ năm 2000 đến 2005, các cuộc đụng độ giữa các tổ chức vũ trang của người Palestine (Hamas và Thánh chiến Hồi giáo) và lực lượng Israel đã gây ra cái chết của hơn 5.600 người, hơn 3/4 trong số đó là người Palestine.

Sau khi ông Yasser Arafat qua đời tại Paris vì bạo bệnh vào tháng 11/2004. Năm 2005, ông Mahmoud Abbas được bầu làm lãnh đạo chính quyền Palestine. Cũng trong năm đó, sau 38 năm chiếm đóng, Israel rút khỏi dải Gaza.

Một năm sau, phong trào Hồi giáo Hamas giành chiến thắng trong cuộc bầu cử lập pháp Palestine. Hệ quả, Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu ngừng viện trợ trực tiếp cho chính quyền Palestine.

Trong một diễn biến khác, một cuộc chiến tranh kép dài 34 ngày giữa Liban và Israel khởi phát ngày 12/07/2006, sau các vụ tấn công bằng rốc-két của lực lượng Hezbollah. Cuộc chiến này làm 1000 người Liban chết, về phía Israel là 100 người. Sự kiện này cũng được đánh giá là thất bại quân sự tồi tệ nhất của Nhà nước Do Thái kể từ khi thành lập năm 1948.

Năm 2007 : Sau nhiều tháng đấu đá nội bộ với Fatah, Hamas nắm quyền kiểm soát Gaza. Các hành động bạo lực tiếp tục bùng lên trong vùng bất chấp nỗ lực tìm kiếm sáng kiến hòa bình của Liên Đoàn Ả Rập.

Mỹ chuyển sứ quán về Jerusalem

Năm 2017, tại Mỹ,  Donald Trump, tổng thống mới đắc cử, tuyên bố chuyển đại sứ quán Hoa Kỳ từ Tel Aviv đến Jerusalem. Phá vỡ sự đồng thuận quốc tế theo đó quy chế của thành phố thánh phải được giải quyết thông qua đàm phán.

2023: Cuộc chiến trực tiếp Hamas – Israel

Vào rạng sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, lực lượng vũ trang Hamas phát động một cuộc tấn công lớn vào lãnh thổ Israel, ở nhiều điểm. Đây là cuộc tấn công quy mô đầu tiên, kể từ khi Nhà nước Do Thái được thành lập. Hàng trăm người Israel thiệt mạng, hàng chục người bị bắt làm con tin. Đáp trả, quân đội Israel đã tiến hành một chiến dịch oanh kích quy mô lớn vào Gaza. Hàng trăm cuộc tấn công nhằm vào các cơ sở và quan chức của Hamas, đồng thời gây ra cái chết của nhiều thường dân Palestine. Đến lúc này không một ai có thể nói cuộc xung đột đẫm máu này sẽ đi đến đâu.


*************

voatiengviet.com

Tin vịt lan truyền trên mạng về xung đột Israel-Hamas

Reuters

Sau cuộc tấn công bất ngờ của Hamas vào Israel từ Gaza và sau phản ứng của Israel bằng các cuộc không kích, thông tin sai lệch đã lan truyền trên mạng trong khi hai bên vẫn tiếp tục giao tranh.

Trong một sự kiện lớn như xung đột vũ trang, nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ những tuyên bố gây hiểu lầm hoặc vô căn cứ, bao gồm cả hình ảnh chú thích sai hoặc tài liệu bị chỉnh sửa nhằm định hình nhận thức của công chúng.

Reuters đã kiểm tra thực tế một số tuyên bố được chia sẻ rộng rãi bằng tiếng Anh, tiếng Do Thái và tiếng Ả Rập.

Chú thích sai

Khi Hamas phát động cuộc tấn công bất ngờ vào ngày 7/10, các chiến binh được hỗ trợ bởi phi đạn đã bay vào Israel trên những chiếc tàu lượn. Nhưng hàng nghìn người trên mạng xã hội cuối cùng đã xem những đoạn phim không liên quan quay cảnh lính dù Ai Cập nhảy dù qua Học viện Quân sự Ai Cập ở Cairo.

Một người dùng trên X chia sẻ đoạn clip này với chú thích: “Xem đây: Các tay súng Hamas đang dùng tàu lượn nhảy vào lễ hội âm nhạc của Israel và tiến hành một cuộc tấn công chết người rộng lớn.”

Biden không hỗ trợ 8 tỷ đô la

Reuters đưa tin, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngỏ ý với Israel “tất cả các phương tiện hỗ trợ thích hợp” và đang di chuyển các tàu quân sự và máy bay đến gần hơn.

Tuy nhiên, ông Biden không cho phép viện trợ quân sự trị giá 8 tỷ đô la cho Israel như một số người trên mạng đã tuyên bố sai sự thật. Tuyên bố này được gắn vào một hình ảnh đã được thay đổi trong một bản ghi nhớ của Tòa Bạch Ốc từ tháng 7 năm nay, trong đó ông Biden đã phê duyệt khoản viện trợ 400 triệu đô la cho Ukraine.

Phim cũ

Lễ hội âm nhạc có hàng nghìn người tham dự ở khu định cư Reim của Israel là một trong những mục tiêu đầu tiên của các tay súng sau khi vượt qua hàng rào biên giới Gaza.

Tuy nhiên, lan truyền trên mạng xã hội ghi lại khoảnh khắc lễ hội bị tấn công là một đoạn video được quay trước đó ba ngày, cho thấy những người hâm mộ ca sĩ Hoa Kỳ Bruno Mars chạy vào sân hòa nhạc ở Tel Aviv để xem anh biểu diễn.

Tuyên bố sai: Những người Do thái Chính thống giáo ‘chạy trốn’ các tay súng

Một video khác được người dùng mạng xã hội đồn là cảnh quay người Do Thái chạy trốn khi còi báo động không kích vang lên ở Jerusalem không hề có liên quan đến các vụ đụng độ hiện nay.

Đoạn video lần đầu tiên xuất hiện trực tuyến ít nhất bốn ngày trước hôm 7 tháng 10. Một người nói trong đoạn clip bằng tiếng Do Thái mô tả cảnh tượng cho thấy cảnh những người Do Thái theo Chính thống giáo rời khỏi Bức tường phía Tây sau khi cầu nguyện.

‘Cô gái thất lạc’

Một đoạn video quay cảnh một cô gái trẻ với một người đàn ông nói tiếng Ả Rập đã được chia sẻ trên mạng với mô tả sai lệch là các chiến binh Hamas cùng một cô gái bị bắt cóc sau cuộc tấn công gây sốc.

Đoạn video có tựa đề “Cô gái thất lạc” bao gồm âm thanh của một người đàn ông nói bằng tiếng Ả Rập: “Bố mẹ cô là ai? Mẹ cô ở đâu, bố cô ở đâu, cô đến với ai?”

Có các vụ bắt cóc phụ nữ và trẻ em rồi đưa vào Gaza, theo Reuters, nhưng đoạn video trên đã được đăng trên TikTok vào ngày 8/9, gần một tháng trước vụ tấn công hôm 7/10.


*************

voatiengviet.com

Nga không giành lại được ghế trong Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc

VOA News

Nga ngày 10/10 thất bại trong nỗ lực giành lại ghế trong Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc sau khi bị Đại hội đồng đình chỉ vào tháng 4 năm ngoái sau cuộc xâm lược Ukraine.

Ông Louis Charbonneau, Giám đốc LHQ của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền HRW nói, “Các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc đã gửi một tín hiệu mạnh mẽ tới giới lãnh đạo Nga rằng một chính phủ chịu trách nhiệm về vô số tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại không thuộc về Hội đồng Nhân quyền”.

Trong một cuộc bỏ phiếu kín, Albania, Bulgaria và Nga đã tranh hai ghế dành cho nhóm khu vực Đông Âu. Cần có đa số 97 phiếu, Moscow đạt được 83, trong khi Bulgaria nhận được 160 và Albania 123.

Trước cuộc bỏ phiếu, những người ủng hộ nhân quyền đã cảnh báo rằng ngoài những hành động tàn bạo xảy ra ở Ukraine, Điện Kremlin đã thắt chặt các hạn chế đối với các quyền và tự do trong nước kể từ cuộc xâm lược và không đáng được quay trở lại Hội đồng Nhân quyền.

Đại hội đồng có tổng cộng 15 ghế để bầu vào nhiệm kỳ ba năm của cơ quan nhân quyền gồm 47 thành viên có trụ sở tại Geneva.

Trung Quốc, hiện là thành viên, đã giành chiến thắng trong nhiệm kỳ thứ hai.

Trong nhóm khu vực châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản, Kuwait và Indonesia đã tìm cách lấp đầy bốn ghế còn trống. Việc thiếu sự cạnh tranh thực sự đã làm tăng đáng kể khả năng Trung Quốc đạt được đa số phiếu bầu cần thiết. Tuy nhiên, Trung Quốc đứng cuối cùng trong khu vực này với 154 phiếu bầu. Indonesia đạt 186, Kuwait 183 và Nhật Bản 175.

“Trung Quốc đứng ở vị trí cuối cùng trong nhóm châu Á. Điều đó cho thấy rằng nếu có sự cạnh tranh ở khu vực châu Á thì Trung Quốc sẽ thua”, ông Charbonneau nói. “Và đó là điều đáng lẽ phải xảy ra. Nó nhấn mạnh tầm quan trọng sống còn của các nhóm cạnh tranh trong các cuộc bầu cử ở Liên hiệp quốc.”

Các quốc gia được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hiệp quốc được kỳ vọng sẽ “duy trì các tiêu chuẩn cao nhất trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền” cả trong và ngoài nước. Những người ủng hộ nhân quyền cảnh báo rằng các quốc gia có thành tích nhân quyền kém sẽ sử dụng vị trí của họ trong Hội đồng để che đậy cho hành vi vi phạm của mình.

Những vi phạm nhân quyền của Trung Quốc đã được nhiều người biết đến. Ở trong nước, Bắc Kinh đã tùy tiện bắt và giam giữ những người chỉ trích chính phủ và những người bảo vệ nhân quyền, đồng thời đã giam giữ tới một triệu người Hồi giáo Uyghur trong các “trại cải tạo” ở tỉnh Tân Cương. Nước này cũng đã đàn áp các quyền tự do ở Hong Kong và Tây Tạng.

Ở nhóm Mỹ Latin và Caribê thì Brazil, Cuba, Cộng hòa Dominic và Peru cạnh tranh ba ghế còn trống. Nước vi phạm nhân quyền Cuba đã giành được đa số phiếu lớn nhất, với 146 phiếu. Brazil nhận được 144 và Cộng hòa Dominic nhận được 137. Peru đã thất bại trong nỗ lực của mình, đạt được đa số thấp nhất, 108.

Ở nhóm châu Phi có bốn ứng cử viên cho bốn ghế, trong đó Burundi, Ghana, Bờ Biển Ngà và Malawi đều ‘đắc cử’. Pháp và Hà Lan cũng đạt được số phiếu cần thiết để lấp đầy hai ghế còn trống ở nhóm Tây Âu và các nước khác.

Ông Charbonneau của HRW cho biết do thiếu sự cạnh tranh ở một số nước nên Trung Quốc, Burundi và Cuba giờ đây sẽ có mặt trong Hội đồng.

Ông nói: “Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ lẽ ra đã khiến họ bị loại.” “Các thành viên khác của Hội đồng Nhân quyền nên nỗ lực chống lại chương trình nghị sự chống lại nhân quyền của bộ ba vi phạm này và các đồng minh của họ như các quốc gia thành viên đã thực hiện thành công trong quá khứ.”

Những nước chiến thắng sẽ bắt đầu nhiệm kỳ ba năm vào tháng 1 năm 2024.


**********

voatiengviet.com

Manila: Hải cảnh Trung Quốc không cản được xuồng vũ trang của hải quân Philippines

Reuters

Hôm 10/10, Tư lệnh quân đội Philippines bác bỏ tuyên bố của hải cảnh Trung Quốc rằng họ đã xua đuổi một xuồng vũ trang của hải quân Philippines ra khỏi bãi đá ngầm có tranh chấp ở Biển Đông, coi đó là tuyên bố mang tính “tuyên truyền”, theo Reuters.

“Lực lượng hải cảnh Trung Quốc đã có mặt ở đó và tìm cách cản đường. Nhưng tàu hải quân vẫn tiếp tục hành trình và không bị xua đuổi. Tàu này đang thực hiện nhiệm vụ của mình: tuần tra hàng hải”, ông Romeo Brawner, người đứng đầu Lực lượng Vũ trang Philippines, nói với các phóng viên.

“Quan điểm của chúng tôi vẫn cho rằng đó là nội dung tuyên truyền của Trung Quốc”.

Hải cảnh Trung Quốc trước đó cho hay họ đã thực hiện “các biện pháp cần thiết” để xua đuổi xuồng vũ trang của Philippines ra khỏi bãi ngầm Scarborough sau khi họ phớt lờ những cảnh báo nhiều lần. Người phát ngôn hải cảnh Trung Quốc Cam Vũ (Gan Yu) cho rằng hành động của Philippines cũng vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Vụ việc xảy ra một ngày sau khi Trung Quốc cảnh báo Philippines không được tiếp tục “khiêu khích” tại một bãi ngầm ở Biển Đông, nói rằng những hành động như vậy đã vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, trái luật pháp quốc tế và phá vỡ hòa bình và ổn định khu vực.

Bãi ngầm Scarborough là một trong những thực thể biển có nhiều tranh chấp nhất ở châu Á và là điểm bùng phát các tranh chấp về chủ quyền và quyền đánh bắt cá.

Khu vực này nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, nhưng Trung Quốc tuyên bố họ có “chủ quyền không thể tranh cãi” đối với nơi mà họ gọi là đảo Hoàng Nham và các vùng biển lân cận.


***********

Tin tức thế giới 11-10: Mỹ sẵn sàng thêm khí tài cho Israel


Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẵn sàng triển khai thêm khí tài để hỗ trợ Israel - Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẵn sàng triển khai thêm khí tài để hỗ trợ Israel - Ảnh: AFP

Mỹ tăng cường hỗ trợ cho Israel

Trong phát biểu ngày 10-10, Tổng thống Mỹ Joe Biden chỉ trích cuộc tấn công của Hamas vào Israel là "hoàn toàn xấu xa". "Có những khoảnh khắc trong cuộc đời, khi một sự tà ác thuần túy được giải phóng ra trên thế giới này", ông nói.

Tổng thống Mỹ xác nhận 14 công dân nước này thiệt mạng trong cuộc tấn công vào cuối tuần trước. Cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết 20 người Mỹ còn mất tích nhưng chưa rõ bao nhiêu người bị bắt làm con tin. Washington sẽ chia sẻ thông tin tình báo để hỗ trợ giải cứu con tin nhưng sẽ không triển khai quân. 

Israel ngày 10-10 tiếp tục không kích dữ dội vào Gaza khiến Hamas tuyên bố sẽ giết con tin để đáp trả.

Ông Biden cũng có cuộc điện đàm với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, trong đó ông khẳng định nếu là Mỹ bị tấn công "chúng tôi sẽ phản ứng nhanh chóng, dứt khoát và áp đảo". 

Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết Washington đang đẩy mạnh hỗ trợ cho Israel, bao gồm hệ thống đánh chặn tên lửa Vòm sắt. Mỹ cũng cho tàu sân bay lớn nhất của mình là USS Gerald R. Ford tới gần Israel và ông Biden cho biết sẵn sàng điều động "bổ sung tài sản" nếu cần để ngăn chặn đối thủ của Israel. 

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken dự kiến đến Israel ngày 12-10 để thể hiện thông điệp ủng hộ đối với Tel Aviv.

Mỹ đến nay không đưa ra tuyên bố kêu gọi kiềm chế trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, đến nay đã làm chết khoảng 1.000 người ở mỗi bên. Hamas chỉ trích phát biểu của ông Biden là "che giấu tội ác" của Israel.

* Các nước di tản công dân khỏi Israel. Đức cho biết sẽ tổ chức các "chuyến bay đặc biệt" để đưa công dân về nước và kêu gọi công dân ở Israel rời nước này bằng mọi cách. 

Argentina, quốc gia Mỹ Latin có đông người Do Thái nhất, thông báo đang di tản 1.200 công dân khỏi Israel. Trong khi đó, Nigeria cho biết đã đưa khoảng 300 công dân về nước sau khi những người này chạy từ Israel sang Jordan. 

Nhiều người nước ngoài thiệt mạng, mất tích hoặc bị bắt kể từ khi nổ ra xung đột, bao gồm công dân Thái Lan, Mỹ, Nepal, Pháp, Argentina, Nga, Ukraine...

Israel không kích cảng Gaza ngày 10-10 - Ảnh: AFP

Israel không kích cảng Gaza ngày 10-10 - Ảnh: AFP

* Châu Âu phản đối bao vây Gaza. Ngày 10-10, ngoại trưởng các nước châu Âu trong cuộc họp khẩn cấp về vấn đề Israel đã kêu gọi Tel Aviv không phong tỏa Gaza và xây dựng hành lang nhân đạo cho những người di tản khỏi lãnh thổ này.

Nhà ngoại giao hàng đầu châu Âu Josep Borrell cho biết các bộ trưởng châu Âu nhấn mạnh sự cần thiết phải "tôn trọng luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và điều đó có nghĩa là không chặn nước, thực phẩm hoặc điện cho người dân ở Gaza". 

"Israel có quyền bảo vệ nhưng việc đó phải được thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế, luật nhân đạo và một số quyết định (của họ) trái với luật pháp quốc tế này", Hãng tin AFP dẫn lời ông Borrell nói.

Các nước châu Âu cũng phản đối ngừng hỗ trợ cho chính quyền Palestine. "Không phải tất cả người dân Palestine đều là những kẻ khủng bố. Trừng phạt chung tất cả người Palestine sẽ là không công bằng và không hiệu quả", ông Borrell nói, cho rằng thực tế cần phải hỗ trợ nhân đạo nhiều hơn tại Gaza.

Ukraine sợ bị bỏ quên vì xung đột Israel

Một tòa nhà ở Kharkov, Ukraine, bị trúng tên lửa - Ảnh: AFP

Một tòa nhà ở Kharkov, Ukraine, bị trúng tên lửa - Ảnh: AFP

Ngày 10-10, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết bạo lực ở Israel và Gaza có nguy cơ khiến cộng đồng quốc tế mất tập trung vào cuộc chiến ở đất nước ông. "Điều đó sẽ gây ra các hậu quả", ông Zelensky nói, cho rằng hai cuộc xung đột "là khác nhau, nhưng đều rất lớn".

Cùng ngày, Đức đã công bố gói viện trợ quốc phòng mới trị giá khoảng 1 tỉ euro (1,1 tỉ USD) cho Ukraine. Bộ Quốc phòng Đức cho biết gói viện trợ mùa đông này bao gồm cả khí tài phòng không, vũ khí và các phương tiện mặt đất. 

Cụ thể, Berlin sẽ gửi cho Kiev hệ thống tên lửa phòng không Patriot và hệ thống tên lửa phòng không tầm trung IRIS-T bổ sung, xe tăng Leopard, pháo phòng không Gepard. 

Ngoài ra, tập đoàn sản xuất vũ khí Rheinmetall Expal Munitions của Đức thông báo sẽ cung cấp hơn 100.000 đạn pháo 155mm cho chính phủ Đức và đạn pháo có khả năng nổ phân mảnh cao DM 121.

Trên chiến trường, Nga đang bắt đầu đẩy mạnh tấn công sau khi đợt phản công của Ukraine chậm hơn dự kiến. Ngày 10-10, Kiev cho biết 36 máy bay không người lái của Nga tấn công các khu vực Odesa, Mykolaiv và Kherson. Chính quyền Kherson nói ít nhất 2 người chết và nhiều người bị thương. 

Theo AFP, lực lượng Nga cũng áp sát và tìm cách bao vây thị trấn Avdiivka ở miền đông Ukraine, một vị trí chiến lược đối với Kiev.

* Nga không thể trở lại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Trong cuộc bỏ phiếu của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 10-10, ứng viên Nga chỉ nhận được 83 phiếu, chưa đủ số phiếu tối thiểu 97 để tham gia Hội đồng Nhân quyền khóa 2024-2026. 

Cuộc bỏ phiếu diễn ra vài ngày sau Nga bị cáo buộc tấn công làm 52 người thiệt mạng ở Ukraine. "Các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã gửi phản ứng mạnh mẽ đến Điện Kremlin", Thứ trưởng ngoại giao Ukraine Emine Dzheppar nói.

Trong khi đó, ông Vassily Nebenzia, đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc, khẳng định "không quốc gia thành viên nào có thể tuyên bố miễn nhiễm khỏi các hành vi vi phạm nhân quyền. Nhưng giải pháp là tăng cường quy định quốc tế". 

18 tháng trước, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua quyết định đình chỉ tư cách thành viên của Nga tại Hội đồng Nhân quyền. Khi đó, Nga đã lên tiếng chỉ trích và đồng thời tuyên bố Matxcơva sẽ rời khỏi cơ quan này.

* Mỹ cắt hơn nửa tỉ USD hỗ trợ cho Niger. Hai tháng sau cuộc đảo chính của quân đội Niger, Ngoại giao Mỹ cho biết các nỗ lực phục hồi trật tự hiến pháp tại Niger đều không mang lại kết quả và quyết định cắt giảm hơn 500 triệu USD hỗ trợ cho quốc gia này. 

Dù vậy, Washington cho biết sẽ vẫn giữ khoảng 1.000 lính Mỹ tại đây. Trong khi đó, Pháp đã bắt đầu rút quân khỏi nước thuộc địa cũ.

Thu hoạch khoai lang

Một nông dân đang ngồi trên bao tải khoai lang vừa dỡ xong trên một cánh đồng ở vùng Alquizar thuộc tỉnh Artemisa của Cuba. (AFP)

Một nông dân đang ngồi trên bao tải khoai lang vừa dỡ xong trên một cánh đồng ở vùng Alquizar thuộc tỉnh Artemisa của Cuba. (AFP)

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm