Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 12 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )
Theo AFP, hôm nay 12/07/2022, Ukraina thông báo đã oanh kích vào Kherson, vùng đang bị quân Nga chiếm đóng ở miền nam đất nước. Chính quyền thành phố do Matxcơva dựng lên tố cáo các cuộc tấn công đã nhằm vào các khu dân cư làm nhiều người thiệt mạng.
Từ nhiều tuần nay, quân đội Ukraina đã mở nhiều cuộc phản công vào vùng Kherson, đã bị quân Nga chiếm giữ từ hồi tháng Ba, nằm sát bán đảo Crimée (vùng lãnh thổ Ukraina đã bị Nga kiểm soát từ năm 2014). Theo các giới chức quân sự Ukraina đảm trách mặt trận phía nam đất nước, cuộc tấn công đêm qua, đã tiêu diệt 52 binh sĩ Nga và phá hủy « một kho vũ khí » tại Nova Kakhovka, cách thành phố Kherson khoảng 70 km.
Phát ngôn viên quân đội vùng Odessa thông báo trên Telegram, quân đội Ukraina đã sử dụng hệ thống pháo phản lực của Mỹ HIMARS oanh kích tổng hành dinh quân đội Nga tại vùng Kherson và đã « thanh toán » tướng Artem Nasbulin, tham mưu trưởng quân đoàn 22 của Nga. Nếu thông tin trên chính xác thì đây là viên tướng Nga thứ 9 bị thiệt mạng từ đầu cuộc xâm lược Ukraina, hôm 24/02.
Về phần mình, chính quyền thành phố Kherson do quân đội Nga dựng lên khẳng định các đợt oanh kích của quân Ukraina không nhằm vào mục tiêu quân sự, đã làm 7 người chết và khoảng 60 người bị thương, tất cả đều là thường dân. Ngoài ra vẫn theo chính quyền Kherson của Nga, « hàng chục ngôi nhà » cũng như một kho chứa hàng, một hiệu dược phẩm, các trạm xăng và cả một nhà thờ đã bị trúng pháo kích của quân đội Ukraina. Theo AFP, hiện tại không thể kiểm chứng được các tuyến bố nói trên của chính quyền Kherson bằng các nguồn tin độc lập.
Trong khi đó, tại miền đông Ukraina, quân Nga tiếp tục các cuộc tấn công mạnh. Phía Ukraina dự tính quân Nga đang chuẩn bị mở các đợt tấn công mới vào trung tâm hành chính của Donbass, thành phố Kramatorsk và thành phố bên cạnh Sloviansk, hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraina.
Tại Kharkov (đông-bắc), các trận oanh kích của Nga hôm thứ Hai (11/07) đã làm 6 thường dân thiệt mạng, theo chính quyền địa phương.
Trong một bối cảnh khác, trả lời phỏng vấn báo Anh, The Times, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina, Oleksii Reznikov, khẳng định Ukraina đang tập hợp một lực lượng gồm một triệu quân, được trang bị vũ khí của phương Tây để giành lại vùng ven biển miền nam đã bị quân Nga chiếm, trong đó có những thành phố trọng yếu của đất nước như Kherson hay Zaporojjia.
Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, ít có khả năng Kiev giành lại được vùng miền nam, đã bị quân Nga chiếm đóng, đặc biệt là Kherson. Nhà nghiên cứu chính trị Nga Andrei Piontkovsky, trả lời phỏng vấn báo chí Ukraina, thậm chí còn nhận định nếu Kiev giải phóng Kherson, có thể tổng thống Putin sẽ sử dụng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật.
*******************
Tang lễ của cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe được tổ chức chiều nay 12/07/2022, tại ngôi đền Phật Giáo Zojoji, ở trung tâm thủ đô Tokyo. Trong khi đó, cuộc điều tra về vụ sát hại ông Abe hôm thứ Sáu 08/07 vẫn đang được tiến hành.
Ngay từ sáng sớm hôm nay, theo AFP, đã có rất đông người dân đến xếp hàng trước đền Zojoji để bày tỏ lòng tiếc thương cố thủ tướng Shinzo Abe, bị sát hại ở tuổi 67, khi đang vận động bầu cử Thượng Viện.
Tang lễ hôm nay giới hạn trong phạm vi gia đình, người thân và bằng hữu của ông Abe, với sự hiện diện của thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida.
Một buổi lễ khác dành cho công chúng sẽ được tổ chức sau tại Tokyo và tỉnh Yamaguchi, miền tây nam đất nước, nơi ông Abe từng là dân biểu Hạ Viện.
Thi hài của cựu thủ tướng Abe đã được đưa đến ngôi đền Phật Giáo Zojoji ở Tokyo vào chiều hôm qua. Hơn 2.000 người đã dự lễ canh thức tại đền, trong đó có một đại diện của Nhật hoàng Naruhito, nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị và kinh tế Nhật Bản, cũng như các nhà ngoại giao nước ngoài tại Nhật.
Theo truyền thông Nhật Bản, cố thủ tướng Abe sẽ được truy tặng huân chương Hoa Cúc, một trong những huân chương cao quý nhất ở Nhật, cho những đóng góp của ông cho đất nước.
Trong khi đó, cuộc điều tra về vụ ám sát cựu thủ tướng Nhật vẫn đang được tiến hành. Theo các nguồn tin cảnh sát, nghi phạm Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, cựu quân nhân Hải Quân Nhật, dường như đã xem trên Youtube các video hướng dẫn cách tự chế một khẩu súng như loại vũ khí đã dùng để bắn ông Abe.
Còn hôm qua, trong một buổi họp báo, Giáo hội Thống Nhất có nguồn gốc Hàn Quốc, được biết dưới tên giáo phái Moon, đã khẳng định cố thủ tướng Abe, không phải thành viên hay cố vấn của tổ chức tôn giáo này. Mẹ của Yamagami đã đóng góp rất nhiều tiền của cho giáo phái Moon, khiến gia đình lâm vào cảnh túng bấn. Nghi phạm Tetsuya Yamagami đã khai với cảnh sát rằng cố ý bắn ông Abe để trả thù một tổ chức tôn giáo mà ông nghĩ là cựu thủ tướng Shinzo Abe có liên quan.
****************
- Zubaidah Abdul Jalil và Rupert Wingfield-Hayes
- BBC News, Singapore và Tokyo
Rất đông người dân đã xếp hàng dài trên đường phố Tokyo ngày 12/7 để bày tỏ lòng kính trọng trong ngày tang lễ của cố thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người đã bị ám sát vào tuần trước.
Hàng nghìn người đã tới đền Zojoji, nơi đặt linh cữu của cố Thủ tướng Shinzo Abe, để đặt hoa tưởng niệm.
Người đàn ông 67 tuổi bị bắn chết hôm thứ Sáu khi đang phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Nara, miền nam nước này.
Hôm thứ Ba (12/7), chiếc xe tang chở thi hài của ông Abe qua thủ đô và các địa danh trong quá khứ để đến nhà tang lễ, nơi ông được hỏa táng sau đó.
Một lễ tang riêng đã được tổ chức trước đó tại đền Zojoji.
Trên khắp Tokyo, những lá cờ được treo rủ và bên ngoài ngôi đền, hàng người đưa tang trải dài qua hai dãy nhà, nhiều người mang theo bó hoa.
Chiếc xe tang đi ngang qua trụ sở của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe trước khi đến dinh thủ tướng, nơi Thủ tướng Fumio Kishida và các nhà lập pháp khác chờ đón đoàn xe hộ tống.
Sau đó, xe đi qua tòa nhà quốc hội, nơi ông Abe lần đầu tiên bước vào với tư cách một nhà lập pháp vào năm 1993, trước khi xe đến Nhà tang lễ Kirigaya.
Phân tích của Rupert Wingfield-Hayes, phóng viên BBC tại Nhật Bản
Đám tang của Shinzo Abe được cho rằng là một sự kiện riêng tư, chỉ trong nội bộ gia đình và bạn bè. Nhưng công chúng Nhật Bản đã quyết định khác.
Từ sáng sớm nay, họ đã bắt đầu xếp hàng bên ngoài ngôi đền Zojoji khổng lồ ở trung tâm Tokyo để đặt hoa trên chiếc bàn nhỏ được đặt ở một bên của khu phức hợp chính.
Dự báo thời tiết là có mưa giông lớn, nhưng khi tang lễ bắt đầu bên trong đám đông trên đường phố thì bên ngoài ngày càng đông hơn.
Đến 14:30 (giờ địa phương) đã có hàng chục nghìn người xếp hàng dài trên các con đường từ Zojoji đến tòa nhà Quốc hội ở Nagatacho.
Tôi đang đứng trong đám đông bên ngoài văn phòng Thủ tướng. Khi chiếc xe tang đi về phía chúng tôi, một sự im lặng trong đám đông, và tất cả những gì bạn có thể nghe thấy là tiếng trực thăng đưa tin bay vòng trên bầu trời.
Mọi người cúi chào bà Abe, người ngồi đằng trước xe tang, với tấm di ảnh tang lễ của chồng trên tay. Đằng sau tôi mọi người bắt đầu nức nở. Rồi một số la to. "Abe-San, cảm ơn ông rất nhiều".
Vài giây sau khi chiếc xe tang đã đi khỏi. Một người phụ nữ trung niên phía sau tôi đang lấy khăn tay lau những giọt nước.
"Chúng ta sẽ không bao giờ có một chính trị gia nào khác như ông ấy," bà nói.
Shinzo Abe không còn nghi ngờ gì nữa là một nhân vật gây chia rẽ và gây tranh cãi. Quan điểm của ông về lịch sử của Thế chiến thứ hai thường gây rắc rối.
Nhưng đối với đám đông người Nhật đến từ biệt ông hôm nay, "Abe-San" là thủ tướng xuất sắc nhất mà họ từng biết.
Abe là thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản thời hậu chiến và là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất của nước này. Và cái chết của ông ấy đã gây ra một làn sóng chấn động cho một quốc gia mà tỷ lệ bạo lực súng đạn là cực kỳ hiếm.
Cảnh sát đã bắt giữ Yamagami Tetsuya (41 tuổi) tại hiện trường.
Cảnh sát cho biết tay súng nhắm vào Abe do bất bình với một nhóm tôn giáo mà hắn ta tin rằng Abe là một phần trong số đó. Nhưng họ vẫn đang điều tra xem động cơ của tay súng là gì và liệu hắn ta có hành động một mình hay không.
Một buổi cầu nguyện được tổ chức vào tối thứ Hai đã thu hút hàng trăm chức sắc cũng như hàng ngàn người dân Nhật Bản đến đặt hoa.
"Tôi đến đây để đặt hoa, bởi vì tôi nghĩ ông ấy đã mang đến cho người Nhật điều gì đó đáng để tự hào", Emi Osa nói.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định truy tặng "Huân chương Hoa cúc", danh hiệu cao quý nhất của nước này, cho cố Thủ tướng Shinzo Abe.
Đây là vị thủ tướng thứ 4 của Nhật Bản nhận danh hiệu này sau các ông Shigeru Yoshida, Eisaku Sato và Yasuhiro Nakasone.
Cái chết của cố Thủ tướng Abe đã khiến các nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới bàng hoàng, với việc Thủ tướng Anh Boris Johnson lên án vụ xả súng là một "vụ tấn công hèn hạ".
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi điện cho Thủ tướng Kishida để bày tỏ "sự phẫn nộ, đau buồn và gửi lời chia buồn sâu sắc", đồng thời gọi vụ ám sát là "một thảm kịch đối với Nhật Bản".
**************
Theo nguồn tin chính thức hôm nay 12/07/2022, tổng thống Gotabaya Rajapaksa bị mắc kẹt tại phi trường Colombo, vì các nhân viên xuất nhập cảnh dường như muốn ngăn cản ông ra nước ngoài lưu vong.
AFP trích dẫn nguồn tin chính thức cho biết, các quan chức sở di trú đã không chấp nhận để ông Gotabaya Rajapaksa vào phòng VIP tại sân bay làm thủ tục xuất cảnh, trong khi tổng thống Sri Lanka muốn tránh qua cửa chung do sợ phản ứng của dân chúng.
Sau khi dân chúng nổi dậy chiếm dinh tổng thống, ông Rajapaksa chưa từ chức, nhưng hứa chuyển giao quyền lực vào ngày mai (13/07). Như vậy là từ đây cho đến đó, ông Rajapaksa vẫn là tổng thống được hưởng một số đặc quyền miễn trừ.
Tối hôm qua, 11/07, tổng thống Sri Lanka và vợ đã di chuyển đến một căn cứ quân sự gần phi trường quốc tế, sau khi có thể đã bị lỡ 4 chuyến bay đến Ả Rập Xê Út. Hôm nay, ông Basil, người em út của tổng thống, từng là bộ trưởng Tài Chính đã từ chức hồi tháng 4, cũng đã bị lỡ chuyến bay đi Dubai sau khi gặp vấn đề với bộ phận xuất nhập cảnh.
Một nhân viên quản lý ở sân bay cho biết, một số hành khách đã phản đối không muốn ông Basil đi trên chuyến bay với họ. Tình hình rất căng thẳng, và tổng thống Rajapaksa vội vàng rời khỏi phi trường.
Văn phòng tổng thống Sri Lanka không có thông báo nào về tình hình của ông Rajapaksa. Do chưa từ chức, hiện tại ông vẫn là tổng tư lệnh quân đội và vẫn nắm trong tay các phương tiện quân sự. Ông vẫn có thể điều tàu chiến để qua Ấn Độ hay Maldive, theo một nguồn tin quốc phòng. Nếu tổng thống từ chức, như đã hứa, thủ tướng Ranil Wickremesinghe đương nhiên được chỉ định làm quyền tổng thống cho tới khi có tổng thống mới do Nghị Viện bầu. Tuy nhiên, ông thủ tướng Wickremesinghe cũng bị phong trào biểu tình hiện này chống đối dữ dội.
Theo dự kiến, sau khi tổng thống từ chức, ngày 20/07, Nghị Viện Sri Lanka sẽ tiến hành bầu tổng thống mới, nắm quyền cho đến hết nhiệm kỳ hiện tại, tức là vào tháng 11/2024. Trong khi đó, theo AFP, người biểu tình cảnh báo sẽ không từ bỏ cuộc đấu tranh chừng nào toàn thể ''bộ máy chính trị'' hiện nay vẫn tồn tại.
*************
Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 138 (12-7-2022)
12-7-2022
1. Hôm nay là kỷ niệm 79 năm vụ thảm sát người Ba Lan ở Volhynia và Đông Galicja do những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraina tiến hành vào năm 1943 làm khoảng 100.000 dân thường Ba Lan thiệt mạng. Khác với mọi năm, Ba Lan không tổ chức các buổi diễu hành, chỉ có buổi lễ tưởng niệm cùng sự tham gia của Đại sứ Ukraina Vasyl Zvarych.
Phát biểu tại buổi lễ, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng: “Đây là một câu chuyện rất khó mà hai nước đã đối thoại từ mười năm qua, một đề tài rất khó, bởi đối với chúng ta (Ba Lan), đó là việc tìm kiếm sự thật và đưa sự thật đó ra ánh sáng, còn đối với phía Ukraina – đó là một vết nhơ trong lịch sử. Nhưng sự thật vẫn phải nói ra – không phải tìm kiếm sự trả thù hay trả đũa, mà để rút ra bài học. Mặc dù tình hình (chiến sự) đang rất khó khăn, nhưng những gì đang diễn ra giữa hai dân tộc Ba Lan và Ukraina là bằng chứng hùng hồn nhất: nơi mà đúng ra phải là sự hắt hủi thì lại có những bàn tay được chìa ra, nơi đúng ra phải là bạo lực, thì chúng ta lại đem bánh mỳ tới chia sẻ. Và sự giúp đỡ đó được đón nhận cùng sự biết ơn và cả nước mắt… nước mắt, bởi vì phía họ (Ukraina) cũng nhớ tới sự kiện này. Sự thù hận chỉ sinh ra thù hận, và đó là điều hai dân tộc không cần thiết nhất lúc này…”.
Đặc phái viên của tổng thống Ukraina nhân danh ông Zelensky cũng đã đặt vòng hoa và quỳ xuống trước tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát.
Cùng ngày, tổng thống Ukraina Zelensky đã chuyển tới Quốc hội Ukraina một đạo luật mới đặc biệt dành cho công dân Ba Lan, trong đó cho phép người Ba Lan được làm việc tại Ukraina không cần giấy phép lao động, được mở công ty thương mại, có thể dễ dàng nhận “mã số công dân như người Ukraina” để sử dụng các dịch vụ y tế, đào tạo miễn phí theo luật pháp Ukraina. Đây tuy chỉ là một đạo luật mang tính hình thức, vì không có nhiều người Ba Lan sử dụng các dịch vụ công ở Ukraina, nhưng là để ghi nhận và nâng cao vị trí những người dân Ba Lan đang giúp đỡ họ, cũng như thể hiện thiện chí của chính phủ Ukraina.
2. Nga không có một cuộc tấn công mặt đất nào ở chiến trường Kharkiv, nhưng tiếp tục bắn phá:
Phía Nga lại vừa tiến hành một tội ác chiến tranh, khi ban đêm bắn 5 quả tên lửa vào các khu dân cư ở Kharkiv – 2 quả bị bắn hạ nhưng 3 quả khác đã tiếp cận mục tiêu, làm 6 người chết, hàng chục người bị thương
Trung tâm thương mại cũng không thoát:
Cứu hộ vẫn đang làm việc, lôi người ra khỏi đống đổ nát:
Nga bắn cả các làng mạc trong tầm pháo:
Bên ngoài thành phố, chiến sự vẫn đang tiếp diễn, quân Ukraina sử dụng lợi thế tầm xa truy tìm và tiêu diệt pháo Nga:
Một trại tỵ nạn cho chó mèo đã được thành lập, với khoảng 300 cá thể bị bỏ rơi ở Kharkiv:
3. Bản đồ chiến trường Kharkiv và phía tây Izium, tình nguyện viên Tiệp thuộc tổ chức “Helping to leave” đã di tản thành công 1.000 người ra khỏi các vùng chiến sự
Ở phía đông Izium, các cuộc tấn công của Nga vào Krasnopiliya bị đẩy lùi:
4. Bản đồ chiến sự toàn vùng Donbass theo viện nghiên cứu AR của Pháp:
Các trung tâm phòng thủ của Ukraina lúc này:
5. Nga tiếp tục bắn phá Slovyansk và các làng mạc xung quanh thành phố:
… sử dụng cả bom phốt pho tấn công các vị trí của Ukraina:
Tên lửa Nga hoạt động:
… nhưng theo Viện nghiên cứu chiến tranh ISW, các hoạt động chiến tranh của Nga ở Slovyansk rõ ràng đang hạn chế:
6. Phía Nga đem Ukraina ra chế diễu, khi cho rằng: “Lính Ukraina đang giống như người hầm (địa đạo) ở Việt Nam” khi chiếu phim một hầm của Ukraina đâu đó quanh Siversk – (tuy nhiên mình hơi ngạc nhiên nếu phía Ukraina sử dụng được, vì cửa hầm có thể quá bé so với khổ người da trắng)
Vị trí bố phòng của hai bên:
Bản đồ chiến sự quanh thành phố, hiện vẫn chưa biết bên nào đang làm chủ Hryborivka:
Lần đầu tiên sau nhiều ngày, chiến trường Siversk vắng những đám cháy lớn, cho thấy cả hai bên đang củng cố lực lượng của mình:
7. Nga pháo kích vào Bakhmut:
Sân vận động thành phố đã bị phá hủy:
Hai xe tăng Nga bị trúng Javelin khi di chuyển:
… nhưng quân Nga đang kéo tới:
Ngày 26/5, quân Nga tấn công Klynove, ngày 23/6, họ tiến vào và ngày 29/6, họ chiếm toàn bộ thành phố. Nhưng từ đó đến nay, họ chỉ tiến được khoảng 1 km:
Phía Ukraina chiếm lại được Wershyna gần Bakhmut:
8. Nga tiếp tục cho tàu vào chở ngũ cốc cướp được từ tỉnh Zaporizhia của Ukraina đi:
Drone Nga ném lựu đạn xuống vị trí của Ukraina:
Kho đạn của Nga ở Tokmak bị bắn trúng:
9. Tin từ phía Ukraina cho biết, tên lửa HIMARS đã phá hủy sở chỉ huy của Quân đoàn số 22, giết chết Tư lệnh Quân đoàn, thiếu tướng Nasbulin và một số sỹ quan:
Nhiều nguồn tin bên ngoài đã công nhận tin này. Theo Daily Mail, 12 sỹ quan Nga đã chết do các cuộc tấn công của tên lửa HIMARS tại chiến trường Kherson và tổng thống Nga Putin đang rất tức giận vì sự kém hiệu quả của hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Trụ sở quân sự Nga sau vụ tấn công.
Thêm một nhà kho của Nga ở Kherson bốc cháy.
Một vụ nổ lớn ở sân bay Czerrnobaevka:
Chiến sự nhìn từ thành phố:
Phía Ukraina chiếm lại được làng Ivanivka ở phía bắc Kherson:
Các vị trí chiến sự.
Nhiều phương tiện Nga bị phá hủy:
Một người lính Ukraina rất trẻ vừa nằm tránh đạn pháo Nga, vừa thử nghe tiếng nổ, đoán biết loại đạn pháo nhằm xác định vị trí của kẻ thù
Ở Kherson, quân Ukraina sử dụng cả hệ thống phòng không Pansir chiếm được của Nga:
10. Quân đội Anh đang huấn luyện các đơn vị lính mới cho Ukriana:
11. Phía Ukraina đăng phim cho thấy toàn bộ chiến dịch tấn công đảo Rắn bằng tên lửa:
12. Tổng thống Nga Putin ra sắc lệnh cho phép tất cả những người Ukraina có quốc tịch Nga, thể hiện rõ việc ông ta muốn xóa sổ quốc gia này:
Phía Ukraina thông báo, khoảng đầu tháng 8 mới bắt đầu tổng tiến công quân Nga bởi những chậm trễ về chuyển giao vũ khí và huấn luyện, nhưng với những gì chúng ta đang nhìn thấy ở mặt trận Kherson thì gió có vẻ như đang đổi chiều.
Viva Ukraina.
*************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 12 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )
Theo AFP, hôm nay 12/07/2022, Ukraina thông báo đã oanh kích vào Kherson, vùng đang bị quân Nga chiếm đóng ở miền nam đất nước. Chính quyền thành phố do Matxcơva dựng lên tố cáo các cuộc tấn công đã nhằm vào các khu dân cư làm nhiều người thiệt mạng.
Từ nhiều tuần nay, quân đội Ukraina đã mở nhiều cuộc phản công vào vùng Kherson, đã bị quân Nga chiếm giữ từ hồi tháng Ba, nằm sát bán đảo Crimée (vùng lãnh thổ Ukraina đã bị Nga kiểm soát từ năm 2014). Theo các giới chức quân sự Ukraina đảm trách mặt trận phía nam đất nước, cuộc tấn công đêm qua, đã tiêu diệt 52 binh sĩ Nga và phá hủy « một kho vũ khí » tại Nova Kakhovka, cách thành phố Kherson khoảng 70 km.
Phát ngôn viên quân đội vùng Odessa thông báo trên Telegram, quân đội Ukraina đã sử dụng hệ thống pháo phản lực của Mỹ HIMARS oanh kích tổng hành dinh quân đội Nga tại vùng Kherson và đã « thanh toán » tướng Artem Nasbulin, tham mưu trưởng quân đoàn 22 của Nga. Nếu thông tin trên chính xác thì đây là viên tướng Nga thứ 9 bị thiệt mạng từ đầu cuộc xâm lược Ukraina, hôm 24/02.
Về phần mình, chính quyền thành phố Kherson do quân đội Nga dựng lên khẳng định các đợt oanh kích của quân Ukraina không nhằm vào mục tiêu quân sự, đã làm 7 người chết và khoảng 60 người bị thương, tất cả đều là thường dân. Ngoài ra vẫn theo chính quyền Kherson của Nga, « hàng chục ngôi nhà » cũng như một kho chứa hàng, một hiệu dược phẩm, các trạm xăng và cả một nhà thờ đã bị trúng pháo kích của quân đội Ukraina. Theo AFP, hiện tại không thể kiểm chứng được các tuyến bố nói trên của chính quyền Kherson bằng các nguồn tin độc lập.
Trong khi đó, tại miền đông Ukraina, quân Nga tiếp tục các cuộc tấn công mạnh. Phía Ukraina dự tính quân Nga đang chuẩn bị mở các đợt tấn công mới vào trung tâm hành chính của Donbass, thành phố Kramatorsk và thành phố bên cạnh Sloviansk, hiện vẫn nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Ukraina.
Tại Kharkov (đông-bắc), các trận oanh kích của Nga hôm thứ Hai (11/07) đã làm 6 thường dân thiệt mạng, theo chính quyền địa phương.
Trong một bối cảnh khác, trả lời phỏng vấn báo Anh, The Times, bộ trưởng Quốc Phòng Ukraina, Oleksii Reznikov, khẳng định Ukraina đang tập hợp một lực lượng gồm một triệu quân, được trang bị vũ khí của phương Tây để giành lại vùng ven biển miền nam đã bị quân Nga chiếm, trong đó có những thành phố trọng yếu của đất nước như Kherson hay Zaporojjia.
Tuy nhiên theo nhận định của nhiều chuyên gia, ít có khả năng Kiev giành lại được vùng miền nam, đã bị quân Nga chiếm đóng, đặc biệt là Kherson. Nhà nghiên cứu chính trị Nga Andrei Piontkovsky, trả lời phỏng vấn báo chí Ukraina, thậm chí còn nhận định nếu Kiev giải phóng Kherson, có thể tổng thống Putin sẽ sử dụng đến vũ khí hạt nhân chiến thuật.
*******************
Tang lễ của cựu thủ tướng Nhật Shinzo Abe được tổ chức chiều nay 12/07/2022, tại ngôi đền Phật Giáo Zojoji, ở trung tâm thủ đô Tokyo. Trong khi đó, cuộc điều tra về vụ sát hại ông Abe hôm thứ Sáu 08/07 vẫn đang được tiến hành.
Ngay từ sáng sớm hôm nay, theo AFP, đã có rất đông người dân đến xếp hàng trước đền Zojoji để bày tỏ lòng tiếc thương cố thủ tướng Shinzo Abe, bị sát hại ở tuổi 67, khi đang vận động bầu cử Thượng Viện.
Tang lễ hôm nay giới hạn trong phạm vi gia đình, người thân và bằng hữu của ông Abe, với sự hiện diện của thủ tướng đương nhiệm Fumio Kishida.
Một buổi lễ khác dành cho công chúng sẽ được tổ chức sau tại Tokyo và tỉnh Yamaguchi, miền tây nam đất nước, nơi ông Abe từng là dân biểu Hạ Viện.
Thi hài của cựu thủ tướng Abe đã được đưa đến ngôi đền Phật Giáo Zojoji ở Tokyo vào chiều hôm qua. Hơn 2.000 người đã dự lễ canh thức tại đền, trong đó có một đại diện của Nhật hoàng Naruhito, nhiều nhân vật nổi tiếng trong giới chính trị và kinh tế Nhật Bản, cũng như các nhà ngoại giao nước ngoài tại Nhật.
Theo truyền thông Nhật Bản, cố thủ tướng Abe sẽ được truy tặng huân chương Hoa Cúc, một trong những huân chương cao quý nhất ở Nhật, cho những đóng góp của ông cho đất nước.
Trong khi đó, cuộc điều tra về vụ ám sát cựu thủ tướng Nhật vẫn đang được tiến hành. Theo các nguồn tin cảnh sát, nghi phạm Tetsuya Yamagami, 41 tuổi, cựu quân nhân Hải Quân Nhật, dường như đã xem trên Youtube các video hướng dẫn cách tự chế một khẩu súng như loại vũ khí đã dùng để bắn ông Abe.
Còn hôm qua, trong một buổi họp báo, Giáo hội Thống Nhất có nguồn gốc Hàn Quốc, được biết dưới tên giáo phái Moon, đã khẳng định cố thủ tướng Abe, không phải thành viên hay cố vấn của tổ chức tôn giáo này. Mẹ của Yamagami đã đóng góp rất nhiều tiền của cho giáo phái Moon, khiến gia đình lâm vào cảnh túng bấn. Nghi phạm Tetsuya Yamagami đã khai với cảnh sát rằng cố ý bắn ông Abe để trả thù một tổ chức tôn giáo mà ông nghĩ là cựu thủ tướng Shinzo Abe có liên quan.
****************
- Zubaidah Abdul Jalil và Rupert Wingfield-Hayes
- BBC News, Singapore và Tokyo
Rất đông người dân đã xếp hàng dài trên đường phố Tokyo ngày 12/7 để bày tỏ lòng kính trọng trong ngày tang lễ của cố thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, người đã bị ám sát vào tuần trước.
Hàng nghìn người đã tới đền Zojoji, nơi đặt linh cữu của cố Thủ tướng Shinzo Abe, để đặt hoa tưởng niệm.
Người đàn ông 67 tuổi bị bắn chết hôm thứ Sáu khi đang phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử ở thành phố Nara, miền nam nước này.
Hôm thứ Ba (12/7), chiếc xe tang chở thi hài của ông Abe qua thủ đô và các địa danh trong quá khứ để đến nhà tang lễ, nơi ông được hỏa táng sau đó.
Một lễ tang riêng đã được tổ chức trước đó tại đền Zojoji.
Trên khắp Tokyo, những lá cờ được treo rủ và bên ngoài ngôi đền, hàng người đưa tang trải dài qua hai dãy nhà, nhiều người mang theo bó hoa.
Chiếc xe tang đi ngang qua trụ sở của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) của ông Abe trước khi đến dinh thủ tướng, nơi Thủ tướng Fumio Kishida và các nhà lập pháp khác chờ đón đoàn xe hộ tống.
Sau đó, xe đi qua tòa nhà quốc hội, nơi ông Abe lần đầu tiên bước vào với tư cách một nhà lập pháp vào năm 1993, trước khi xe đến Nhà tang lễ Kirigaya.
Phân tích của Rupert Wingfield-Hayes, phóng viên BBC tại Nhật Bản
Đám tang của Shinzo Abe được cho rằng là một sự kiện riêng tư, chỉ trong nội bộ gia đình và bạn bè. Nhưng công chúng Nhật Bản đã quyết định khác.
Từ sáng sớm nay, họ đã bắt đầu xếp hàng bên ngoài ngôi đền Zojoji khổng lồ ở trung tâm Tokyo để đặt hoa trên chiếc bàn nhỏ được đặt ở một bên của khu phức hợp chính.
Dự báo thời tiết là có mưa giông lớn, nhưng khi tang lễ bắt đầu bên trong đám đông trên đường phố thì bên ngoài ngày càng đông hơn.
Đến 14:30 (giờ địa phương) đã có hàng chục nghìn người xếp hàng dài trên các con đường từ Zojoji đến tòa nhà Quốc hội ở Nagatacho.
Tôi đang đứng trong đám đông bên ngoài văn phòng Thủ tướng. Khi chiếc xe tang đi về phía chúng tôi, một sự im lặng trong đám đông, và tất cả những gì bạn có thể nghe thấy là tiếng trực thăng đưa tin bay vòng trên bầu trời.
Mọi người cúi chào bà Abe, người ngồi đằng trước xe tang, với tấm di ảnh tang lễ của chồng trên tay. Đằng sau tôi mọi người bắt đầu nức nở. Rồi một số la to. "Abe-San, cảm ơn ông rất nhiều".
Vài giây sau khi chiếc xe tang đã đi khỏi. Một người phụ nữ trung niên phía sau tôi đang lấy khăn tay lau những giọt nước.
"Chúng ta sẽ không bao giờ có một chính trị gia nào khác như ông ấy," bà nói.
Shinzo Abe không còn nghi ngờ gì nữa là một nhân vật gây chia rẽ và gây tranh cãi. Quan điểm của ông về lịch sử của Thế chiến thứ hai thường gây rắc rối.
Nhưng đối với đám đông người Nhật đến từ biệt ông hôm nay, "Abe-San" là thủ tướng xuất sắc nhất mà họ từng biết.
Abe là thủ tướng tại vị lâu nhất của Nhật Bản thời hậu chiến và là một trong những chính trị gia có ảnh hưởng nhất của nước này. Và cái chết của ông ấy đã gây ra một làn sóng chấn động cho một quốc gia mà tỷ lệ bạo lực súng đạn là cực kỳ hiếm.
Cảnh sát đã bắt giữ Yamagami Tetsuya (41 tuổi) tại hiện trường.
Cảnh sát cho biết tay súng nhắm vào Abe do bất bình với một nhóm tôn giáo mà hắn ta tin rằng Abe là một phần trong số đó. Nhưng họ vẫn đang điều tra xem động cơ của tay súng là gì và liệu hắn ta có hành động một mình hay không.
Một buổi cầu nguyện được tổ chức vào tối thứ Hai đã thu hút hàng trăm chức sắc cũng như hàng ngàn người dân Nhật Bản đến đặt hoa.
"Tôi đến đây để đặt hoa, bởi vì tôi nghĩ ông ấy đã mang đến cho người Nhật điều gì đó đáng để tự hào", Emi Osa nói.
Chính phủ Nhật Bản đã quyết định truy tặng "Huân chương Hoa cúc", danh hiệu cao quý nhất của nước này, cho cố Thủ tướng Shinzo Abe.
Đây là vị thủ tướng thứ 4 của Nhật Bản nhận danh hiệu này sau các ông Shigeru Yoshida, Eisaku Sato và Yasuhiro Nakasone.
Cái chết của cố Thủ tướng Abe đã khiến các nhà lãnh đạo nổi tiếng trên thế giới bàng hoàng, với việc Thủ tướng Anh Boris Johnson lên án vụ xả súng là một "vụ tấn công hèn hạ".
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã gọi điện cho Thủ tướng Kishida để bày tỏ "sự phẫn nộ, đau buồn và gửi lời chia buồn sâu sắc", đồng thời gọi vụ ám sát là "một thảm kịch đối với Nhật Bản".
**************
Theo nguồn tin chính thức hôm nay 12/07/2022, tổng thống Gotabaya Rajapaksa bị mắc kẹt tại phi trường Colombo, vì các nhân viên xuất nhập cảnh dường như muốn ngăn cản ông ra nước ngoài lưu vong.
AFP trích dẫn nguồn tin chính thức cho biết, các quan chức sở di trú đã không chấp nhận để ông Gotabaya Rajapaksa vào phòng VIP tại sân bay làm thủ tục xuất cảnh, trong khi tổng thống Sri Lanka muốn tránh qua cửa chung do sợ phản ứng của dân chúng.
Sau khi dân chúng nổi dậy chiếm dinh tổng thống, ông Rajapaksa chưa từ chức, nhưng hứa chuyển giao quyền lực vào ngày mai (13/07). Như vậy là từ đây cho đến đó, ông Rajapaksa vẫn là tổng thống được hưởng một số đặc quyền miễn trừ.
Tối hôm qua, 11/07, tổng thống Sri Lanka và vợ đã di chuyển đến một căn cứ quân sự gần phi trường quốc tế, sau khi có thể đã bị lỡ 4 chuyến bay đến Ả Rập Xê Út. Hôm nay, ông Basil, người em út của tổng thống, từng là bộ trưởng Tài Chính đã từ chức hồi tháng 4, cũng đã bị lỡ chuyến bay đi Dubai sau khi gặp vấn đề với bộ phận xuất nhập cảnh.
Một nhân viên quản lý ở sân bay cho biết, một số hành khách đã phản đối không muốn ông Basil đi trên chuyến bay với họ. Tình hình rất căng thẳng, và tổng thống Rajapaksa vội vàng rời khỏi phi trường.
Văn phòng tổng thống Sri Lanka không có thông báo nào về tình hình của ông Rajapaksa. Do chưa từ chức, hiện tại ông vẫn là tổng tư lệnh quân đội và vẫn nắm trong tay các phương tiện quân sự. Ông vẫn có thể điều tàu chiến để qua Ấn Độ hay Maldive, theo một nguồn tin quốc phòng. Nếu tổng thống từ chức, như đã hứa, thủ tướng Ranil Wickremesinghe đương nhiên được chỉ định làm quyền tổng thống cho tới khi có tổng thống mới do Nghị Viện bầu. Tuy nhiên, ông thủ tướng Wickremesinghe cũng bị phong trào biểu tình hiện này chống đối dữ dội.
Theo dự kiến, sau khi tổng thống từ chức, ngày 20/07, Nghị Viện Sri Lanka sẽ tiến hành bầu tổng thống mới, nắm quyền cho đến hết nhiệm kỳ hiện tại, tức là vào tháng 11/2024. Trong khi đó, theo AFP, người biểu tình cảnh báo sẽ không từ bỏ cuộc đấu tranh chừng nào toàn thể ''bộ máy chính trị'' hiện nay vẫn tồn tại.
*************
Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 138 (12-7-2022)
12-7-2022
1. Hôm nay là kỷ niệm 79 năm vụ thảm sát người Ba Lan ở Volhynia và Đông Galicja do những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Ukraina tiến hành vào năm 1943 làm khoảng 100.000 dân thường Ba Lan thiệt mạng. Khác với mọi năm, Ba Lan không tổ chức các buổi diễu hành, chỉ có buổi lễ tưởng niệm cùng sự tham gia của Đại sứ Ukraina Vasyl Zvarych.
Phát biểu tại buổi lễ, tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho rằng: “Đây là một câu chuyện rất khó mà hai nước đã đối thoại từ mười năm qua, một đề tài rất khó, bởi đối với chúng ta (Ba Lan), đó là việc tìm kiếm sự thật và đưa sự thật đó ra ánh sáng, còn đối với phía Ukraina – đó là một vết nhơ trong lịch sử. Nhưng sự thật vẫn phải nói ra – không phải tìm kiếm sự trả thù hay trả đũa, mà để rút ra bài học. Mặc dù tình hình (chiến sự) đang rất khó khăn, nhưng những gì đang diễn ra giữa hai dân tộc Ba Lan và Ukraina là bằng chứng hùng hồn nhất: nơi mà đúng ra phải là sự hắt hủi thì lại có những bàn tay được chìa ra, nơi đúng ra phải là bạo lực, thì chúng ta lại đem bánh mỳ tới chia sẻ. Và sự giúp đỡ đó được đón nhận cùng sự biết ơn và cả nước mắt… nước mắt, bởi vì phía họ (Ukraina) cũng nhớ tới sự kiện này. Sự thù hận chỉ sinh ra thù hận, và đó là điều hai dân tộc không cần thiết nhất lúc này…”.
Đặc phái viên của tổng thống Ukraina nhân danh ông Zelensky cũng đã đặt vòng hoa và quỳ xuống trước tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của vụ thảm sát.
Cùng ngày, tổng thống Ukraina Zelensky đã chuyển tới Quốc hội Ukraina một đạo luật mới đặc biệt dành cho công dân Ba Lan, trong đó cho phép người Ba Lan được làm việc tại Ukraina không cần giấy phép lao động, được mở công ty thương mại, có thể dễ dàng nhận “mã số công dân như người Ukraina” để sử dụng các dịch vụ y tế, đào tạo miễn phí theo luật pháp Ukraina. Đây tuy chỉ là một đạo luật mang tính hình thức, vì không có nhiều người Ba Lan sử dụng các dịch vụ công ở Ukraina, nhưng là để ghi nhận và nâng cao vị trí những người dân Ba Lan đang giúp đỡ họ, cũng như thể hiện thiện chí của chính phủ Ukraina.
2. Nga không có một cuộc tấn công mặt đất nào ở chiến trường Kharkiv, nhưng tiếp tục bắn phá:
Phía Nga lại vừa tiến hành một tội ác chiến tranh, khi ban đêm bắn 5 quả tên lửa vào các khu dân cư ở Kharkiv – 2 quả bị bắn hạ nhưng 3 quả khác đã tiếp cận mục tiêu, làm 6 người chết, hàng chục người bị thương
Trung tâm thương mại cũng không thoát:
Cứu hộ vẫn đang làm việc, lôi người ra khỏi đống đổ nát:
Nga bắn cả các làng mạc trong tầm pháo:
Bên ngoài thành phố, chiến sự vẫn đang tiếp diễn, quân Ukraina sử dụng lợi thế tầm xa truy tìm và tiêu diệt pháo Nga:
Một trại tỵ nạn cho chó mèo đã được thành lập, với khoảng 300 cá thể bị bỏ rơi ở Kharkiv:
3. Bản đồ chiến trường Kharkiv và phía tây Izium, tình nguyện viên Tiệp thuộc tổ chức “Helping to leave” đã di tản thành công 1.000 người ra khỏi các vùng chiến sự
Ở phía đông Izium, các cuộc tấn công của Nga vào Krasnopiliya bị đẩy lùi:
4. Bản đồ chiến sự toàn vùng Donbass theo viện nghiên cứu AR của Pháp:
Các trung tâm phòng thủ của Ukraina lúc này:
5. Nga tiếp tục bắn phá Slovyansk và các làng mạc xung quanh thành phố:
… sử dụng cả bom phốt pho tấn công các vị trí của Ukraina:
Tên lửa Nga hoạt động:
… nhưng theo Viện nghiên cứu chiến tranh ISW, các hoạt động chiến tranh của Nga ở Slovyansk rõ ràng đang hạn chế:
6. Phía Nga đem Ukraina ra chế diễu, khi cho rằng: “Lính Ukraina đang giống như người hầm (địa đạo) ở Việt Nam” khi chiếu phim một hầm của Ukraina đâu đó quanh Siversk – (tuy nhiên mình hơi ngạc nhiên nếu phía Ukraina sử dụng được, vì cửa hầm có thể quá bé so với khổ người da trắng)
Vị trí bố phòng của hai bên:
Bản đồ chiến sự quanh thành phố, hiện vẫn chưa biết bên nào đang làm chủ Hryborivka:
Lần đầu tiên sau nhiều ngày, chiến trường Siversk vắng những đám cháy lớn, cho thấy cả hai bên đang củng cố lực lượng của mình:
7. Nga pháo kích vào Bakhmut:
Sân vận động thành phố đã bị phá hủy:
Hai xe tăng Nga bị trúng Javelin khi di chuyển:
… nhưng quân Nga đang kéo tới:
Ngày 26/5, quân Nga tấn công Klynove, ngày 23/6, họ tiến vào và ngày 29/6, họ chiếm toàn bộ thành phố. Nhưng từ đó đến nay, họ chỉ tiến được khoảng 1 km:
Phía Ukraina chiếm lại được Wershyna gần Bakhmut:
8. Nga tiếp tục cho tàu vào chở ngũ cốc cướp được từ tỉnh Zaporizhia của Ukraina đi:
Drone Nga ném lựu đạn xuống vị trí của Ukraina:
Kho đạn của Nga ở Tokmak bị bắn trúng:
9. Tin từ phía Ukraina cho biết, tên lửa HIMARS đã phá hủy sở chỉ huy của Quân đoàn số 22, giết chết Tư lệnh Quân đoàn, thiếu tướng Nasbulin và một số sỹ quan:
Nhiều nguồn tin bên ngoài đã công nhận tin này. Theo Daily Mail, 12 sỹ quan Nga đã chết do các cuộc tấn công của tên lửa HIMARS tại chiến trường Kherson và tổng thống Nga Putin đang rất tức giận vì sự kém hiệu quả của hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Trụ sở quân sự Nga sau vụ tấn công.
Thêm một nhà kho của Nga ở Kherson bốc cháy.
Một vụ nổ lớn ở sân bay Czerrnobaevka:
Chiến sự nhìn từ thành phố:
Phía Ukraina chiếm lại được làng Ivanivka ở phía bắc Kherson:
Các vị trí chiến sự.
Nhiều phương tiện Nga bị phá hủy:
Một người lính Ukraina rất trẻ vừa nằm tránh đạn pháo Nga, vừa thử nghe tiếng nổ, đoán biết loại đạn pháo nhằm xác định vị trí của kẻ thù
Ở Kherson, quân Ukraina sử dụng cả hệ thống phòng không Pansir chiếm được của Nga:
10. Quân đội Anh đang huấn luyện các đơn vị lính mới cho Ukriana:
11. Phía Ukraina đăng phim cho thấy toàn bộ chiến dịch tấn công đảo Rắn bằng tên lửa:
12. Tổng thống Nga Putin ra sắc lệnh cho phép tất cả những người Ukraina có quốc tịch Nga, thể hiện rõ việc ông ta muốn xóa sổ quốc gia này:
Phía Ukraina thông báo, khoảng đầu tháng 8 mới bắt đầu tổng tiến công quân Nga bởi những chậm trễ về chuyển giao vũ khí và huấn luyện, nhưng với những gì chúng ta đang nhìn thấy ở mặt trận Kherson thì gió có vẻ như đang đổi chiều.
Viva Ukraina.
*************