Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 13-12 -2023

xxx


hamas_3

************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

2 phút

(AFP) – Nga trình làng hai tàu ngầm hạt nhân mới. Tổng thống Vladimir Putin hôm qua, 11/12/2023, tuyên bố tăng cường "sức mạnh hải quân Nga" khi dự lễ hạ thủy hai tàu ngầm hạt nhân ở vùng Viễn Bắc của nước này. Lễ hạ thủy diễn ra ở Severodvinsk trên Biển Trắng, nơi tàu "Krasnoyarsk""Hoàng đế Alexander III" được sản xuất trong 6 năm qua. 

(AFP) – Ấn Độ: Chấm dứt quy chế ‘‘bán tự trị’’ của vùng Cachemire. Tòa án Tối cao Ấn Độ hôm qua, 11/12/2023, đã phê chuẩn quyết định của thủ tướng Narendra Modi về vấn đề nói trên. Ông Modi ngay lập tức hoan nghênh quyết định ‘‘lịch sử’’. Khu vực bán tự trị Cachemire, với đa số dân theo đạo Hồi, là nơi bạo lực xảy ra khá thường xuyên từ hàng chục năm nay, với cuộc nổi dậy vũ trang của phe đòi độc lập. Quyết định của thủ tướng Modi bị nhiều đảng tại Cachemire phản đối. 

(AFP) – Miến Điện trở lại thành quốc gia sản xuất thuốc phiện số một thế giới, thế chân Afghanistan. Theo một báo cáo mà Liên Hiệp Quốc công bố hôm nay, 12/12/2023, sản lượng thuốc phiện của Miến Điện – quốc gia đang gặp nội chiến - tăng gần gấp rưỡi so với năm ngoái, đạt mức 1.080 tấn, trong đó chủ yếu là để sản xuất heroine. Ngược lại, sản lượng thuốc phiện của Afghanistan giảm 95%, sau khi chính quyền Taliban cầm trồng loại cây này, kể từ tháng 4/2022. 

(AFP) – Tân chính phủ Ba Lan kêu gọi phương Tây toàn lực hỗ trợ Ukraina chống xâm lược Nga. Chính phủ thân châu Âu của thủ tướng Donald Tusk chính thức được Quốc Hội phê chuẩn hôm nay, 12/12/2023, chấm dứt 8 năm cầm quyền của phe dân túy cánh hữu. Trong phát biểu đầu tiên, thủ tướng tân cử Ba Lan kêu gọi phương Tây ủng hộ mạnh mẽ Kiev, coi Ukraina là quốc gia quan trọng hàng đầu của châu Âu, và thành viên quan trọng của NATO. 

(AFP) – Epic Games thắng trong vụ kiện Google. Hơn 3 năm sau khi bắt đầu cuộc chiến pháp lý chống Google, Epic Games đã giành chiến thắng vào hôm qua 11/12/2023 sau khi bồi thẩm đoàn ở bang California ra phán quyết Google đang lạm dụng thế độc quyền trên thị trường ứng dụng di động, gây bất lợi các đối thủ và các nhà phát triển ứng dụng.


***********

Tình báo Mỹ: Chiến tranh Ukraine khiến Nga thiệt hại 315.000 người

Reuters

Một phúc trình tình báo được giải mật của Hoa Kỳ đánh giá rằng cuộc chiến Ukraine đã khiến 315.000 binh sĩ Nga chết và bị thương, tức gần 90% nhân lực mà nước này có khi cuộc xung đột bắt đầu, một nguồn tin tình báo cho biết hôm 12/12.

Nguồn tin cũng đánh giá rằng việc Moscow tổn thất về nhân sự và xe bọc thép do quân đội Ukraine gây ra đã khiến quá trình hiện đại hóa quân đội của Nga bị chậm lại 18 năm.

Tòa đại sứ Nga và Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Các quan chức Nga nói những ước tính của phương Tây về số người Nga thiệt mạng trong cuộc chiến đã bị phóng đại quá mức và hầu như luôn đánh giá thấp những tổn thất của Ukraine - mà các quan chức Nga cho rằng là rất lớn.

Tin này xuất hiện giữa lúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đưa ra lời khẩn cầu phút chót tới các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Điện Capitol kêu gọi duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine.

Nguồn tin nói, phúc trình tình báo Mỹ mới được giải mật đánh giá rằng Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2/2022 với 360.000 binh sĩ.

Nguồn tin cho biết kể từ đó, phúc trình cho thấy, 315.000 binh sĩ Nga, tương đương khoảng 87% tổng số quân mà nước này bắt đầu cuộc chiến, đã thiệt mạng hoặc bị thương.

Nguồn tin nói những tổn thất đó là lý do khiến Nga buộc phải nới lỏng các tiêu chuẩn tuyển dụng, và tuyển mộ tù nhân và thường dân lớn tuổi để triển khai ở Ukraine.

Đánh giá cho biết: “Quy mô tổn thất đã buộc Nga phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để duy trì khả năng chiến đấu. Nga tuyên bố động viên một phần gồm 300.000 người vào cuối năm 2022 và nới lỏng các tiêu chuẩn cho phép tuyển dụng tù nhân và thường dân lớn tuổi”.

Nguồn tin nói quân đội Nga còn lại 1.300 xe bọc thép trên chiến trường và đang phải tăng cường cho lực lượng này bằng xe tăng T62 được sản xuất từ những năm 1970.

Kyiv coi những tổn thất của mình là bí mật quốc gia và các quan chức cho rằng việc tiết lộ con số này có thể gây tổn hại cho nỗ lực chiến tranh của họ. Một bản tin của New York Times vào tháng 8 dẫn lời các quan chức Mỹ ước tính số người Ukraine thiệt mạng là gần 70.000 người.

Viết trên tạp chí Tyzhden của Ukraine, nhà sử học Yaroslav Tynchenko và tình nguyện viên Herman Shapovalenko tháng trước nói dự án Hồi ký của Shapovalenko, dùng các nguồn mở, đã xác nhận 24.500 người Ukraine tử vong trong chiến đấu và phi chiến đấu.

Họ cho rằng con số thực tế có thể còn cao hơn.


************

Bao bọc Israel, Washington muốn chứng tỏ uy thế ở Trung Đông

Thùy Dương

Chủ đề được nhiều báo Pháp hôm nay quan tâm là khủng hoảng chính trị nội bộ sau khi Hạ Viện Pháp hôm qua chặn việc thảo luận dự luật mới về nhập cư. Thượng đỉnh khí hậu COP28 cũng được đề cập đến nhiều. Nhìn chung, hai chủ đề này hôm nay phần nào lấn át các hồ sơ nóng khác như xung đột Israel-Hamas và chiến tranh Ukraina.

Nhập cư : Bộ trưởng Nội Vụ Pháp bị sỉ nhục, tổng thống bị thách thức

Báo thiên hữu Le Figaro khẳng định việc Hạ Viện Pháp ngăn chặn việc thảo luận dự luật mới về nhập cư khiến bộ trưởng Nội Vụ Darmanin, người đề xuất dự luật đầy tham vọng này, « bị sỉ nhục », còn thổng thống Macron « bị thách thức ».  

Le Figaro xem đây không chỉ là thất bại đầy ngạc nhiên và cay đắng của bộ trưởng Darmanin, mà còn là thất bại của toàn bộ chính phủ của Macron và là  khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Macron.

Cho dù tổng thống đã bác đơn xin từ chức của bộ trưởng Nội Vụ, nhưng theo Le Figaro, giờ đây ông Macron phải tìm ra một giải pháp, vì chuyện này xét  rộng ra khiến người ta nhìn nhận lại về khả năng của tổng thống lãnh đạo và cải cách đất nước khi đảng của ông không chiếm được đa số tuyệt đối ở Quốc Hội.    

Libération, tờ báo thiên tả, lưu ý từ khi ông Macron tái đắc cử, việc chỉ nắm đa số tương đối đã gây nhiều trở ngại cho ông, nhưng vụ Hạ Viện chiều qua chặn việc thảo luận dự luật nhập cư càng dẫn đến sự suy yếu nghiêm trọng của chính quyền Macron, đồng thời cho thấy nhập cư là một đề tài rất nhạy cảm tại Pháp và đáng được quan tâm nhiều hơn.

COP28 : Một dự thảo thỏa thuận gây thất vọng

Về COP28, chủ tịch Sultan Al Jaber hôm qua, 11/12/203, đã công bố dự thảo thỏa thuận mới về nhiên liệu hóa thạch. Trong bài viết « COP28 : Cuộc sống của năng lượng hóa thạch vẫn được kéo dài », Libération cho biết đây là lần đầu tiên việc giảm sản xuất năng lượng hóa thạch được nhắc đến, nhưng thiếu chi tiết về tầm mức và thời hạn.

Les Echos trong mục Giải mã nhận định, từng đặt hy vọng vào COP28, nay các nhà đấu tranh chống năng lượng hóa thạch đã thất vọng, bởi thỏa thuận mà chủ tịch COP 28 công bố chiều qua tại Dubai bị đánh giá là ít tham vọng hơn so với dự kiến ban đầu, chỉ nói đến giảm sử dụng, chứ không chấm dứt hoàn toàn năng lượng hóa thạch. Riêng về than đá, thậm chí dự thảo thỏa thuận còn bị xem là tụt lùi so với COP26 tại Glasgow, khi đó đã nói đến việc « chấm dứt dần dần » việc sử dụng.

Không chỉ bị nhiều tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự chỉ trích là tập hợp những ý tưởng tệ hại, dự thảo thỏa thuận còn bị bộ trưởng Môi Trường của nhiều nước xem là « hoàn toàn chưa đủ » (Tây Ban Nha), « có nhiều yếu tố không thể chấp nhận được » (Pháp), « cần được thúc đẩy đáng kể » (Mỹ).

Câu hỏi mà La Croix đặt ra là liệu COP28 có đạt thỏa thuận cuối cùng không. Trưởng phái đoàn của 195 bên tham gia COP28 đã được mời họp kín vào 21 giờ tối qua cho cuộc đám phán cuối cùng trước ngày bế mạc hội nghị.

Cũng về COP28, Les Echos đề cập đến mối lo của các nước đang phát triển về hàng rào thương mại mà Mỹ và Liên Âu dựng lên với danh nghĩa chống biến đổi khí hậu, cụ thể là biện pháp áp thuế carbon với hàng nhập khẩu vào Liên Âu, hay đạo luật chống lạm phát IRA của Mỹ, một phần trong chương trình chống biến đổi khí hậu của tổng thống Biden.

Kế hoạch của FAO giảm nạn đói và kềm chế mức tăng nhiệt độ dưới 1,5 độ C

Trong khi đó, báo Le Monde quan tâm đến kế hoạch của Cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) giảm nạn đói mà vẫn bảo đảm mục tiêu nhiệt độ Trái đất chỉ tăng tối đa 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trên thực tế, hơn 9% dân số thế giới đói ăn dài ngày, 1/3 dân số chịu cảnh mất an ninh lượng thực ở những mức độ khác nhau, trong khi biến đổi khí hậu tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Ngược, lại nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, với 1/3 lượng khí thải nhà kính là từ các hoạt động nông nghiệp. Kế hoạch của FAO kéo dài nhiều năm, liên quan đến 10 lĩnh vực như chăn nuôi, đánh bắt cá … và dự kiến sau 2 năm nữa sẽ phải ra được các kế hoạch hành động cấp quốc gia.

Về an ninh lương thực, sau hai năm nữa, số người đói ăn lâu ngày phải giảm bớt 150 triệu. Theo Liên Hiệp Quốc, năm 2023 số này là 735 triệu người. Đến năm 2050, mọi người trên thế giới đều phải được tiếp cận các loại thực phẩm lành mạnh. Hiện nay mới chỉ có 40% dân số có đủ tiền mua thực phẩm đáp ứng các khuyến cáo về dinh dưỡng.

Về chống biến đổi khí hậu, FAO đề ra mục tiêu đến năm 2030 giảm 25% lượng khí thải từ hoạt động nông nghiệp và đến năm 2035 thì đạt trung hòa carbon, đến năm 2045 thì giảm một nửa khí thải méthane. Và mục tiêu cuối cùng là đến năm 2050 nông nghiệp trở thành « giếng hút carbon ». Nhưng để đạt được những mục tiêu nói trên, theo Le Monde, cần một sự thay đổi quy mô lớn, bởi theo số liệu của FAO, mới chỉ có 4% nguồn tài chính chống biến đổi khí hậu được dành cho lĩnh vực chế biến thực phẩm.

Zelensky có thuyết phục được Nghị viện Mỹ không « bỏ rơi » Ukraina ?

Hôm nay 12/12, theo lời mời của nguyên thủ Mỹ Biden, tổng thống Ukraina Zelensky đến Nhà Trắng. Le Figaro nhận xét, trái ngược với lần đầu đến Nhà Trắng sau khi chiến tranh Ukraina nổ ra, khi Zelensky được Nghị Viện Mỹ tiếp đón như một người hùng, đến chuyến công du thứ 3, ông Zelensky đang trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, do Hạ Viện Mỹ mới đây đã chặn khoản viện trợ 61 tỉ đô la của chính quyền Biden dành cho Kiev.

Theo Le Figaro, dù Ukraina vẫn được sự ủng hộ của Washington và chính tổng thống Biden, sẽ có rất ít khả năng ngân sách viện trợ quân sự khẩn cấp cho Ukraina mà tổng thống đề xuất sẽ được thông qua. Le Figaro trích dẫn đài CNN cho biết chính quyền Biden hiện giờ chỉ còn khoảng 2 tỉ đô la để viện trợ quân sự cho Ukraina, trong khi ½ viện trợ quân sự mà Kiev nhận được vốn là từ Washington. 

Tổng kết thương vong của Ukraina : Bí mật được Kiev bảo vệ nghiêm ngặt

Không nói đến tình hình chiến sự Ukraina, Le Figaro có bài viết « Tổng kết thương vong của Ukraina vẫn là một bí mật được chính quyền bảo vệ nghiêm ngặt ».

Tại Ukraina, mọi người lính, nhất là những người đã tử trận, được tôn vinh là anh hùng, những tượng đài, công trình kỷ niệm trang nghiêm được thấy ở mọi nơi, các liệt sĩ được tôn vinh trên các mạng xã hội … Kiev không muốn những người đã thiệt mạng bị rơi vào quên lãng. Le Figaro nhấn mạnh là, khác với Nga, chính quyền Ukraina nắm rõ thông tin của từng binh sĩ và luôn cung cấp thông tin đầy đủ cho gia đình họ khi được hỏi. Mỗi đơn vị đều thống kê đầy đủ tổn thất nhân mạng.

Thế nhưng, con số binh sĩ tử trận vẫn chưa từng được chính quyền hay quân đội Ukraina công bố. Các số liệu mà phương Tây đưa ra đều bị Kiev bác bỏ. Theo Le Figaro, hiện nay tại Ukraina, chỉ có những nhà đối lập với chính quyền mới dám đề cập đến vấn đề này. Một nhà báo Ukraina, từng có những hiềm khích cá nhân với Zelensky, nói với Le Figaro là chính quyền sợ bị xã hội chỉ trích về trách nhiệm trước những mất mát lớn đó.

Tuy nhiên, theo bà Anna Colin Lebedev, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Nanterre, của Pháp, chuyên về xã hội hậu Xô Viết, đó cũng là do xã hội Ukraina không đòi hỏi thông tin, bởi họ lo sợ và ý thức được rằng khi được số hóa, những mất mát đó sẽ thành « vô hình » và sẽ chỉ còn là con số. Những tổn thất nhân mạng đó không chỉ nhiều về số lượng. Lebedev nhận định nhiều nạn nhân thiệt mạng cũng là « những người giỏi nhất trong số chúng ta » như người Ukraina vẫn hay nói : năng động nhất trong đời sống xã hội, hành động vì lợi ích của đất nước …

Nhà nước Palestine : Kẻ « chỉ điểm » cho Israel ?

Về xung đột Israel - Palestine, báo Le Monde, phát hành từ trưa hôm qua, không nói về tình hình Gaza mà hướng sự chú ý đến « sức ép an ninh ở Cisordanie » và nhận định từ khi xảy ra vụ tấn công của tổ chức Hamas vào Israel làm bùng nổ chiến tranh, ngày càng có nhiều nghi ngờ về việc Nhà nước Palestine ở Cisordanie buộc phải phối hợp với Israel, cung cấp thông tin về vũ khí, số điện thoại, xe cộ và việc di chuyển của các thành viên nhánh vũ trang Fatah, giúp Israel tấn công vào một số địa điểm của nhánh vũ trang này.

Nhiều người xem các lãnh đạo của Nhà nước Palestine là những kẻ phản bội, thay vì chống lực lượng Israel chiếm đóng thì lại giúp đỡ Israel triệt hạ những người kháng chiến.

Bao bọc Israel, Washington muốn cho thấy Mỹ vẫn có trọng lượng ở Trung Đông

Báo Công giáo La Croix nói về « thành trì Mỹ ». Một nhà ngoại giao từng nói « Israel là nước bị tấn công nhiều nhất, nhưng cũng được bảo vệ nhất tại Liên Hiệp Quốc ». Theo La Croix, tình hình trong những ngày qua đã xác nhận điều đó. Mỹ đã chặn dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An kêu gọi ngưng bắn nhân đạo ngay lập tức ở dải Gaza. Không chỉ ủng hộ Israel về mặt ngoại giao, hàng năm Mỹ còn viện trợ quân sự cho Israel 3,5 tỉ euro. Một chuyên gia mỉa mai : « Về quốc phòng, Israel là bang thứ 51 của Mỹ ».

Trên thực tế, có rất nhiều chương trình trang bị vũ khí và tình báo gắn kết các nhà công nghiệp và công ty công nghệ cao của hai nước. Và theo nhiều nhận định, trong trường hợp khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài, Israel sẽ chỉ trụ được vài tuần nếu không có sự hỗ trợ hậu cần của Mỹ.

Chính quyền Biden biết cái giá chính trị mà họ sẽ phải trả, nhưng vẫn bảo vệ vô điều kiện Israel trong cuộc chiến chống Hamas, bởi theo La Croix, nhìn từ Washington, điều này liên quan đến cả vùng Trung Đông. Ủng hộ Israel là cách để Washington phô trương sức mạnh trước những nước thù địch như Iran, Nga, thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ. Và trên hết, Mỹ muốn chứng tỏ vẫn còn trọng lượng ở Trung Đông.

Đầu tư công nghiệp : Châu Á dẫn đầu thế giới, vượt xa châu Âu

Trong lĩnh vực kinh tế, Le Monde quan tâm đến đầu tư công nghiệp. Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu Trendeo, Viện Tái công nghiệp hóa, cơ quan tư vấn McKinsey và tập đoàn Fives, được công bố hôm 11/12, đầu tư tại châu Âu trong năm nay đã giảm 38%, nhất là Đức (-74%) và Pháp (-21%). Đầu tư tại Trung Quốc cũng giảm 28%. Trái lại, đầu tư tại Hàn Quốc đã tăng hơn 2.111%.

Về tổng thể, châu Á dẫn đầu thế giới về đầu tư công nghiệp, chiếm tới 54,5% tổng đầu tư công nghiệp của toàn cầu, vượt xa châu Mỹ (28%) và châu Âu (6,7%). Vấn đề của châu Âu là dù có khả năng đầu tư cao bằng Mỹ, châu Âu lại chủ yếu đầu tư ra nước ngoài. Trong vòng 7 năm qua, chỉ có 1/3 dự án đầu tư của châu Âu được tiến hành ngay tại châu lục, trong khi đầu tư quốc tế vào châu Âu cũng giảm.

Các nhà máy của châu Âu cũng nhỏ hơn so với quy mô bình quân của thế giới. Nhưng điều đáng khích lệ là các dự án đầu tư của châu Âu có chất lượng cao và được xem là lành mạnh hơn, bảo vệ môi trường hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn …

Căng thẳng địa chính trị thúc đẩy giao thương giữa các nước bạn hữu

Về thương mại thế giới, Les Echos cho biết giao thương hàng hóa giữa các nước « bạn hữu» đã gia tăng trong thời gian qua trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị khiến các nước phải tổ chức lại mạng lưới cung ứng. Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển hôm qua cho biết giao thương Mỹ - Trung bị tác động nhiều nhất, và các doanh nghiệp ở những vùng khác, nhất là Tây Á và Mêhicô, có cơ hội để tham gia nhiều hơn vào các chuỗi cung ứng đang bị ảnh hưởng từ mối lo về địa chính trị.


*************

voatiengviet.com

Ủy ban Hạ viện Mỹ lên kế hoạch đối phó với Trung Quốc

Reuters

Một ủy ban trong quốc hội Hoa Kỳ ngày 12/12 đưa ra một danh sách mở rộng các khuyến nghị lưỡng đảng để lập lại mối quan hệ kinh tế của Mỹ với Trung Quốc, đặt ra các mục tiêu lập pháp cho năm 2024 mà ủy ban cho rằng sẽ ngăn cản Hoa Kỳ trở thành “chư hầu kinh tế” của Trung Quốc, đối thủ địa chính trị chính của Mỹ.

Các đề nghị này được rút ra sau một năm điều trần và điều tra của ủy ban thuộc Hạ viện chuyên trách vấn đề Trung Quốc, và bao gồm những thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận quản lý của Hoa Kỳ trong đó có việc bổ sung các hạn chế đối với đầu tư vào Trung Quốc, cùng với các chỉnh sửa pháp lý về mặt kỹ thuật chẳng hạn như giảm ngưỡng cho các lô hàng miễn thuế từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

Trong một phúc trình, ủy ban do đảng viên Cộng hòa Mike Gallagher làm Chủ tịch và thành viên cấp cao của đảng Dân chủ Raja Krishnamoorthi dẫn đầu cho biết việc thực hiện các biện pháp này sẽ “đòi hỏi sự đánh đổi cứng rắn và sẽ không phải là không có thiệt hại”.

Ủy ban cho biết: “Hoa Kỳ hiện có một sự lựa chọn: chấp nhận tầm nhìn của Bắc Kinh về nước Mỹ là chư hầu kinh tế của họ hoặc đứng lên bảo vệ an ninh, giá trị và sự thịnh vượng của chúng ta”.

Ông Gallagher và ông Krishnamoorthi cho biết cuộc gặp vào tháng 11 giữa Tổng thống Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở San Francisco, nhằm xoa dịu mối quan hệ khó khăn, chẳng thay đổi gì mấy 150 khuyến nghị của họ.

Trong số đó có việc chỉ đạo Bộ Thương mại áp thuế nhập khẩu đối với các chất bán dẫn truyền thống của Trung Quốc, yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang kiểm tra nghiêm ngặt khả năng của các ngân hàng Hoa Kỳ trong việc chống chọi với nguy cơ mất khả năng tiếp cận thị trường vào Trung Quốc, và hạn chế các cơ quan liên bang Hoa Kỳ mua máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất.

Ông Krishnamoorthi nói: “Tôi nghĩ đây thực sự là kế hoạch chi tiết cho một số đạo luật lưỡng đảng mà chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện trong năm tới”.

Ủy ban được thành lập vào đầu năm nay với nỗ lực thuyết phục người Mỹ tại sao họ nên quan tâm đến việc cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy việc tách rời có chọn lọc giữa nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.

Ông Gallagher nói đảng Cộng hòa đang có một “cuộc thảo luận sôi nổi” về cách tiến hành luật hạn chế đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, một phiên bản của luật này đã bị loại khỏi dự luật ủy quyền quốc phòng hàng năm. Ông nói thêm rằng ông hy vọng những cuộc thảo luận đó sẽ dẫn đến “hoạt động lập pháp có trách nhiệm” trong quý đầu tiên của năm 2024.

*************

Tổng thống Biden: Israel đang đánh mất sự ủng hộ toàn cầu

Reuters

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 12/12 tuyên bố Israel đang mất đi sự ủng hộ sau vụ ném bom “bừa bãi” vào Gaza và rằng ông Benjamin Netanyahu nên thay đổi chính phủ cứng rắn của mình, phơi bày rạn nứt mới trong quan hệ với Thủ tướng Israel.

Phát biểu của ông Biden, được đưa ra trước các nhà tài trợ cho chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông, là lời chỉ trích gay gắt nhất của ông cho đến nay về cách ông Netanyahu xử lý cuộc chiến của Israel ở Gaza.

“An ninh của Israel có thể dựa vào Hoa Kỳ, nhưng hiện tại họ không chỉ có Mỹ. Họ có Liên hiệp Châu Âu, có Châu Âu, có hầu hết thế giới ... Nhưng họ đang bắt đầu mất đi sự hỗ trợ đó bởi việc ném bom bừa bãi đang diễn ra”, ông Biden nói.

Các quan chức Gaza cho biết, sự trả đũa của Israel đối với vụ đột kích khai chiến của Hamas đã khiến 18.000 người thiệt mạng, 50.000 người bị thương và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Nhận xét của ông Biden đã mở ra một cánh cửa mới cho những cuộc thảo luận riêng tư thẳng thắn của ông với ông Netanyahu, người mà ông đã có những bất đồng sâu sắc trong nhiều thập niên.

Những bình luận gay gắt đó cũng được đưa ra khi cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, Jake Sullivan, chuẩn bị tới Israel để hội đàm với nội các chiến tranh Israel.

Ông Netanyahu nói trong một tuyên bố ngày 12/12 rằng Israel nhận được “sự ủng hộ hoàn toàn” từ Mỹ cho cuộc tấn công trên bộ vào Gaza và rằng Washington đã cản áp lực đình chiến từ quốc tế.

Nhưng ông nói thêm có sự bất đồng giữa Mỹ với Israel về tương lai Gaza thời hậu chiến và ông hy vọng rằng “chúng tôi cũng sẽ đạt được đồng thuận về việc đó luôn.”

Ông Biden đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với hoạt động quân sự của Israel chống lại các phần tử hiếu chiến Hamas ở Gaza nhưng ông ngày càng bày tỏ lo ngại về cái chết của thường dân Palestine.

Một quan chức Tòa Bạch Ốc nói, ông Biden dự kiến ngày 13/12 gặp mặt tại Tòa Bạch Ốc các thành viên gia đình của những người Mỹ bị Hamas bắt làm con tin trong cuộc tấn công vào miền nam Israel hôm 7/10 khiến 1.200 người thiệt mạng.

Ông Sullivan ngày 12/12 cho hay trong chuyến thăm Israel, ông sẽ thảo luận với các quan chức Israel về thời gian biểu của họ cho cuộc chiến ở Gaza.

Ông Sullivan quy trách nhiệm Hamas về việc phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 24/11 đến ngày 1/12 vì phe Hamas từ chối thả thêm con tin.

“Hamas cho đến ngày nay vẫn tiếp tục giam giữ phụ nữ, người già, thường dân với số lượng đáng kể. Tuy nhiên, họ vẫn nói: ‘Này, sao mọi người không dừng lại.’ Vì vậy, chúng tôi tin rằng Israel có quyền tự vệ.”


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 13-12 -2023

xxx


hamas_3

************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày:

2 phút

(AFP) – Nga trình làng hai tàu ngầm hạt nhân mới. Tổng thống Vladimir Putin hôm qua, 11/12/2023, tuyên bố tăng cường "sức mạnh hải quân Nga" khi dự lễ hạ thủy hai tàu ngầm hạt nhân ở vùng Viễn Bắc của nước này. Lễ hạ thủy diễn ra ở Severodvinsk trên Biển Trắng, nơi tàu "Krasnoyarsk""Hoàng đế Alexander III" được sản xuất trong 6 năm qua. 

(AFP) – Ấn Độ: Chấm dứt quy chế ‘‘bán tự trị’’ của vùng Cachemire. Tòa án Tối cao Ấn Độ hôm qua, 11/12/2023, đã phê chuẩn quyết định của thủ tướng Narendra Modi về vấn đề nói trên. Ông Modi ngay lập tức hoan nghênh quyết định ‘‘lịch sử’’. Khu vực bán tự trị Cachemire, với đa số dân theo đạo Hồi, là nơi bạo lực xảy ra khá thường xuyên từ hàng chục năm nay, với cuộc nổi dậy vũ trang của phe đòi độc lập. Quyết định của thủ tướng Modi bị nhiều đảng tại Cachemire phản đối. 

(AFP) – Miến Điện trở lại thành quốc gia sản xuất thuốc phiện số một thế giới, thế chân Afghanistan. Theo một báo cáo mà Liên Hiệp Quốc công bố hôm nay, 12/12/2023, sản lượng thuốc phiện của Miến Điện – quốc gia đang gặp nội chiến - tăng gần gấp rưỡi so với năm ngoái, đạt mức 1.080 tấn, trong đó chủ yếu là để sản xuất heroine. Ngược lại, sản lượng thuốc phiện của Afghanistan giảm 95%, sau khi chính quyền Taliban cầm trồng loại cây này, kể từ tháng 4/2022. 

(AFP) – Tân chính phủ Ba Lan kêu gọi phương Tây toàn lực hỗ trợ Ukraina chống xâm lược Nga. Chính phủ thân châu Âu của thủ tướng Donald Tusk chính thức được Quốc Hội phê chuẩn hôm nay, 12/12/2023, chấm dứt 8 năm cầm quyền của phe dân túy cánh hữu. Trong phát biểu đầu tiên, thủ tướng tân cử Ba Lan kêu gọi phương Tây ủng hộ mạnh mẽ Kiev, coi Ukraina là quốc gia quan trọng hàng đầu của châu Âu, và thành viên quan trọng của NATO. 

(AFP) – Epic Games thắng trong vụ kiện Google. Hơn 3 năm sau khi bắt đầu cuộc chiến pháp lý chống Google, Epic Games đã giành chiến thắng vào hôm qua 11/12/2023 sau khi bồi thẩm đoàn ở bang California ra phán quyết Google đang lạm dụng thế độc quyền trên thị trường ứng dụng di động, gây bất lợi các đối thủ và các nhà phát triển ứng dụng.


***********

Tình báo Mỹ: Chiến tranh Ukraine khiến Nga thiệt hại 315.000 người

Reuters

Một phúc trình tình báo được giải mật của Hoa Kỳ đánh giá rằng cuộc chiến Ukraine đã khiến 315.000 binh sĩ Nga chết và bị thương, tức gần 90% nhân lực mà nước này có khi cuộc xung đột bắt đầu, một nguồn tin tình báo cho biết hôm 12/12.

Nguồn tin cũng đánh giá rằng việc Moscow tổn thất về nhân sự và xe bọc thép do quân đội Ukraine gây ra đã khiến quá trình hiện đại hóa quân đội của Nga bị chậm lại 18 năm.

Tòa đại sứ Nga và Bộ Quốc phòng Nga đã không trả lời yêu cầu bình luận.

Các quan chức Nga nói những ước tính của phương Tây về số người Nga thiệt mạng trong cuộc chiến đã bị phóng đại quá mức và hầu như luôn đánh giá thấp những tổn thất của Ukraine - mà các quan chức Nga cho rằng là rất lớn.

Tin này xuất hiện giữa lúc Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đưa ra lời khẩn cầu phút chót tới các nhà lập pháp Hoa Kỳ tại Điện Capitol kêu gọi duy trì viện trợ quân sự cho Ukraine.

Nguồn tin nói, phúc trình tình báo Mỹ mới được giải mật đánh giá rằng Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2/2022 với 360.000 binh sĩ.

Nguồn tin cho biết kể từ đó, phúc trình cho thấy, 315.000 binh sĩ Nga, tương đương khoảng 87% tổng số quân mà nước này bắt đầu cuộc chiến, đã thiệt mạng hoặc bị thương.

Nguồn tin nói những tổn thất đó là lý do khiến Nga buộc phải nới lỏng các tiêu chuẩn tuyển dụng, và tuyển mộ tù nhân và thường dân lớn tuổi để triển khai ở Ukraine.

Đánh giá cho biết: “Quy mô tổn thất đã buộc Nga phải thực hiện các biện pháp đặc biệt để duy trì khả năng chiến đấu. Nga tuyên bố động viên một phần gồm 300.000 người vào cuối năm 2022 và nới lỏng các tiêu chuẩn cho phép tuyển dụng tù nhân và thường dân lớn tuổi”.

Nguồn tin nói quân đội Nga còn lại 1.300 xe bọc thép trên chiến trường và đang phải tăng cường cho lực lượng này bằng xe tăng T62 được sản xuất từ những năm 1970.

Kyiv coi những tổn thất của mình là bí mật quốc gia và các quan chức cho rằng việc tiết lộ con số này có thể gây tổn hại cho nỗ lực chiến tranh của họ. Một bản tin của New York Times vào tháng 8 dẫn lời các quan chức Mỹ ước tính số người Ukraine thiệt mạng là gần 70.000 người.

Viết trên tạp chí Tyzhden của Ukraine, nhà sử học Yaroslav Tynchenko và tình nguyện viên Herman Shapovalenko tháng trước nói dự án Hồi ký của Shapovalenko, dùng các nguồn mở, đã xác nhận 24.500 người Ukraine tử vong trong chiến đấu và phi chiến đấu.

Họ cho rằng con số thực tế có thể còn cao hơn.


************

Bao bọc Israel, Washington muốn chứng tỏ uy thế ở Trung Đông

Thùy Dương

Chủ đề được nhiều báo Pháp hôm nay quan tâm là khủng hoảng chính trị nội bộ sau khi Hạ Viện Pháp hôm qua chặn việc thảo luận dự luật mới về nhập cư. Thượng đỉnh khí hậu COP28 cũng được đề cập đến nhiều. Nhìn chung, hai chủ đề này hôm nay phần nào lấn át các hồ sơ nóng khác như xung đột Israel-Hamas và chiến tranh Ukraina.

Nhập cư : Bộ trưởng Nội Vụ Pháp bị sỉ nhục, tổng thống bị thách thức

Báo thiên hữu Le Figaro khẳng định việc Hạ Viện Pháp ngăn chặn việc thảo luận dự luật mới về nhập cư khiến bộ trưởng Nội Vụ Darmanin, người đề xuất dự luật đầy tham vọng này, « bị sỉ nhục », còn thổng thống Macron « bị thách thức ».  

Le Figaro xem đây không chỉ là thất bại đầy ngạc nhiên và cay đắng của bộ trưởng Darmanin, mà còn là thất bại của toàn bộ chính phủ của Macron và là  khủng hoảng nghiêm trọng nhất trong nhiệm kỳ thứ hai của tổng thống Macron.

Cho dù tổng thống đã bác đơn xin từ chức của bộ trưởng Nội Vụ, nhưng theo Le Figaro, giờ đây ông Macron phải tìm ra một giải pháp, vì chuyện này xét  rộng ra khiến người ta nhìn nhận lại về khả năng của tổng thống lãnh đạo và cải cách đất nước khi đảng của ông không chiếm được đa số tuyệt đối ở Quốc Hội.    

Libération, tờ báo thiên tả, lưu ý từ khi ông Macron tái đắc cử, việc chỉ nắm đa số tương đối đã gây nhiều trở ngại cho ông, nhưng vụ Hạ Viện chiều qua chặn việc thảo luận dự luật nhập cư càng dẫn đến sự suy yếu nghiêm trọng của chính quyền Macron, đồng thời cho thấy nhập cư là một đề tài rất nhạy cảm tại Pháp và đáng được quan tâm nhiều hơn.

COP28 : Một dự thảo thỏa thuận gây thất vọng

Về COP28, chủ tịch Sultan Al Jaber hôm qua, 11/12/203, đã công bố dự thảo thỏa thuận mới về nhiên liệu hóa thạch. Trong bài viết « COP28 : Cuộc sống của năng lượng hóa thạch vẫn được kéo dài », Libération cho biết đây là lần đầu tiên việc giảm sản xuất năng lượng hóa thạch được nhắc đến, nhưng thiếu chi tiết về tầm mức và thời hạn.

Les Echos trong mục Giải mã nhận định, từng đặt hy vọng vào COP28, nay các nhà đấu tranh chống năng lượng hóa thạch đã thất vọng, bởi thỏa thuận mà chủ tịch COP 28 công bố chiều qua tại Dubai bị đánh giá là ít tham vọng hơn so với dự kiến ban đầu, chỉ nói đến giảm sử dụng, chứ không chấm dứt hoàn toàn năng lượng hóa thạch. Riêng về than đá, thậm chí dự thảo thỏa thuận còn bị xem là tụt lùi so với COP26 tại Glasgow, khi đó đã nói đến việc « chấm dứt dần dần » việc sử dụng.

Không chỉ bị nhiều tổ chức phi chính phủ và xã hội dân sự chỉ trích là tập hợp những ý tưởng tệ hại, dự thảo thỏa thuận còn bị bộ trưởng Môi Trường của nhiều nước xem là « hoàn toàn chưa đủ » (Tây Ban Nha), « có nhiều yếu tố không thể chấp nhận được » (Pháp), « cần được thúc đẩy đáng kể » (Mỹ).

Câu hỏi mà La Croix đặt ra là liệu COP28 có đạt thỏa thuận cuối cùng không. Trưởng phái đoàn của 195 bên tham gia COP28 đã được mời họp kín vào 21 giờ tối qua cho cuộc đám phán cuối cùng trước ngày bế mạc hội nghị.

Cũng về COP28, Les Echos đề cập đến mối lo của các nước đang phát triển về hàng rào thương mại mà Mỹ và Liên Âu dựng lên với danh nghĩa chống biến đổi khí hậu, cụ thể là biện pháp áp thuế carbon với hàng nhập khẩu vào Liên Âu, hay đạo luật chống lạm phát IRA của Mỹ, một phần trong chương trình chống biến đổi khí hậu của tổng thống Biden.

Kế hoạch của FAO giảm nạn đói và kềm chế mức tăng nhiệt độ dưới 1,5 độ C

Trong khi đó, báo Le Monde quan tâm đến kế hoạch của Cơ quan Lương Nông Liên Hiệp Quốc (FAO) giảm nạn đói mà vẫn bảo đảm mục tiêu nhiệt độ Trái đất chỉ tăng tối đa 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.

Trên thực tế, hơn 9% dân số thế giới đói ăn dài ngày, 1/3 dân số chịu cảnh mất an ninh lượng thực ở những mức độ khác nhau, trong khi biến đổi khí hậu tác động mạnh đến sản xuất nông nghiệp. Ngược, lại nông nghiệp cũng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu, với 1/3 lượng khí thải nhà kính là từ các hoạt động nông nghiệp. Kế hoạch của FAO kéo dài nhiều năm, liên quan đến 10 lĩnh vực như chăn nuôi, đánh bắt cá … và dự kiến sau 2 năm nữa sẽ phải ra được các kế hoạch hành động cấp quốc gia.

Về an ninh lương thực, sau hai năm nữa, số người đói ăn lâu ngày phải giảm bớt 150 triệu. Theo Liên Hiệp Quốc, năm 2023 số này là 735 triệu người. Đến năm 2050, mọi người trên thế giới đều phải được tiếp cận các loại thực phẩm lành mạnh. Hiện nay mới chỉ có 40% dân số có đủ tiền mua thực phẩm đáp ứng các khuyến cáo về dinh dưỡng.

Về chống biến đổi khí hậu, FAO đề ra mục tiêu đến năm 2030 giảm 25% lượng khí thải từ hoạt động nông nghiệp và đến năm 2035 thì đạt trung hòa carbon, đến năm 2045 thì giảm một nửa khí thải méthane. Và mục tiêu cuối cùng là đến năm 2050 nông nghiệp trở thành « giếng hút carbon ». Nhưng để đạt được những mục tiêu nói trên, theo Le Monde, cần một sự thay đổi quy mô lớn, bởi theo số liệu của FAO, mới chỉ có 4% nguồn tài chính chống biến đổi khí hậu được dành cho lĩnh vực chế biến thực phẩm.

Zelensky có thuyết phục được Nghị viện Mỹ không « bỏ rơi » Ukraina ?

Hôm nay 12/12, theo lời mời của nguyên thủ Mỹ Biden, tổng thống Ukraina Zelensky đến Nhà Trắng. Le Figaro nhận xét, trái ngược với lần đầu đến Nhà Trắng sau khi chiến tranh Ukraina nổ ra, khi Zelensky được Nghị Viện Mỹ tiếp đón như một người hùng, đến chuyến công du thứ 3, ông Zelensky đang trong hoàn cảnh tuyệt vọng nhất, do Hạ Viện Mỹ mới đây đã chặn khoản viện trợ 61 tỉ đô la của chính quyền Biden dành cho Kiev.

Theo Le Figaro, dù Ukraina vẫn được sự ủng hộ của Washington và chính tổng thống Biden, sẽ có rất ít khả năng ngân sách viện trợ quân sự khẩn cấp cho Ukraina mà tổng thống đề xuất sẽ được thông qua. Le Figaro trích dẫn đài CNN cho biết chính quyền Biden hiện giờ chỉ còn khoảng 2 tỉ đô la để viện trợ quân sự cho Ukraina, trong khi ½ viện trợ quân sự mà Kiev nhận được vốn là từ Washington. 

Tổng kết thương vong của Ukraina : Bí mật được Kiev bảo vệ nghiêm ngặt

Không nói đến tình hình chiến sự Ukraina, Le Figaro có bài viết « Tổng kết thương vong của Ukraina vẫn là một bí mật được chính quyền bảo vệ nghiêm ngặt ».

Tại Ukraina, mọi người lính, nhất là những người đã tử trận, được tôn vinh là anh hùng, những tượng đài, công trình kỷ niệm trang nghiêm được thấy ở mọi nơi, các liệt sĩ được tôn vinh trên các mạng xã hội … Kiev không muốn những người đã thiệt mạng bị rơi vào quên lãng. Le Figaro nhấn mạnh là, khác với Nga, chính quyền Ukraina nắm rõ thông tin của từng binh sĩ và luôn cung cấp thông tin đầy đủ cho gia đình họ khi được hỏi. Mỗi đơn vị đều thống kê đầy đủ tổn thất nhân mạng.

Thế nhưng, con số binh sĩ tử trận vẫn chưa từng được chính quyền hay quân đội Ukraina công bố. Các số liệu mà phương Tây đưa ra đều bị Kiev bác bỏ. Theo Le Figaro, hiện nay tại Ukraina, chỉ có những nhà đối lập với chính quyền mới dám đề cập đến vấn đề này. Một nhà báo Ukraina, từng có những hiềm khích cá nhân với Zelensky, nói với Le Figaro là chính quyền sợ bị xã hội chỉ trích về trách nhiệm trước những mất mát lớn đó.

Tuy nhiên, theo bà Anna Colin Lebedev, giảng viên khoa học chính trị tại Đại học Nanterre, của Pháp, chuyên về xã hội hậu Xô Viết, đó cũng là do xã hội Ukraina không đòi hỏi thông tin, bởi họ lo sợ và ý thức được rằng khi được số hóa, những mất mát đó sẽ thành « vô hình » và sẽ chỉ còn là con số. Những tổn thất nhân mạng đó không chỉ nhiều về số lượng. Lebedev nhận định nhiều nạn nhân thiệt mạng cũng là « những người giỏi nhất trong số chúng ta » như người Ukraina vẫn hay nói : năng động nhất trong đời sống xã hội, hành động vì lợi ích của đất nước …

Nhà nước Palestine : Kẻ « chỉ điểm » cho Israel ?

Về xung đột Israel - Palestine, báo Le Monde, phát hành từ trưa hôm qua, không nói về tình hình Gaza mà hướng sự chú ý đến « sức ép an ninh ở Cisordanie » và nhận định từ khi xảy ra vụ tấn công của tổ chức Hamas vào Israel làm bùng nổ chiến tranh, ngày càng có nhiều nghi ngờ về việc Nhà nước Palestine ở Cisordanie buộc phải phối hợp với Israel, cung cấp thông tin về vũ khí, số điện thoại, xe cộ và việc di chuyển của các thành viên nhánh vũ trang Fatah, giúp Israel tấn công vào một số địa điểm của nhánh vũ trang này.

Nhiều người xem các lãnh đạo của Nhà nước Palestine là những kẻ phản bội, thay vì chống lực lượng Israel chiếm đóng thì lại giúp đỡ Israel triệt hạ những người kháng chiến.

Bao bọc Israel, Washington muốn cho thấy Mỹ vẫn có trọng lượng ở Trung Đông

Báo Công giáo La Croix nói về « thành trì Mỹ ». Một nhà ngoại giao từng nói « Israel là nước bị tấn công nhiều nhất, nhưng cũng được bảo vệ nhất tại Liên Hiệp Quốc ». Theo La Croix, tình hình trong những ngày qua đã xác nhận điều đó. Mỹ đã chặn dự thảo nghị quyết của Hội Đồng Bảo An kêu gọi ngưng bắn nhân đạo ngay lập tức ở dải Gaza. Không chỉ ủng hộ Israel về mặt ngoại giao, hàng năm Mỹ còn viện trợ quân sự cho Israel 3,5 tỉ euro. Một chuyên gia mỉa mai : « Về quốc phòng, Israel là bang thứ 51 của Mỹ ».

Trên thực tế, có rất nhiều chương trình trang bị vũ khí và tình báo gắn kết các nhà công nghiệp và công ty công nghệ cao của hai nước. Và theo nhiều nhận định, trong trường hợp khủng hoảng nghiêm trọng và kéo dài, Israel sẽ chỉ trụ được vài tuần nếu không có sự hỗ trợ hậu cần của Mỹ.

Chính quyền Biden biết cái giá chính trị mà họ sẽ phải trả, nhưng vẫn bảo vệ vô điều kiện Israel trong cuộc chiến chống Hamas, bởi theo La Croix, nhìn từ Washington, điều này liên quan đến cả vùng Trung Đông. Ủng hộ Israel là cách để Washington phô trương sức mạnh trước những nước thù địch như Iran, Nga, thậm chí cả Thổ Nhĩ Kỳ. Và trên hết, Mỹ muốn chứng tỏ vẫn còn trọng lượng ở Trung Đông.

Đầu tư công nghiệp : Châu Á dẫn đầu thế giới, vượt xa châu Âu

Trong lĩnh vực kinh tế, Le Monde quan tâm đến đầu tư công nghiệp. Theo báo cáo của cơ quan nghiên cứu Trendeo, Viện Tái công nghiệp hóa, cơ quan tư vấn McKinsey và tập đoàn Fives, được công bố hôm 11/12, đầu tư tại châu Âu trong năm nay đã giảm 38%, nhất là Đức (-74%) và Pháp (-21%). Đầu tư tại Trung Quốc cũng giảm 28%. Trái lại, đầu tư tại Hàn Quốc đã tăng hơn 2.111%.

Về tổng thể, châu Á dẫn đầu thế giới về đầu tư công nghiệp, chiếm tới 54,5% tổng đầu tư công nghiệp của toàn cầu, vượt xa châu Mỹ (28%) và châu Âu (6,7%). Vấn đề của châu Âu là dù có khả năng đầu tư cao bằng Mỹ, châu Âu lại chủ yếu đầu tư ra nước ngoài. Trong vòng 7 năm qua, chỉ có 1/3 dự án đầu tư của châu Âu được tiến hành ngay tại châu lục, trong khi đầu tư quốc tế vào châu Âu cũng giảm.

Các nhà máy của châu Âu cũng nhỏ hơn so với quy mô bình quân của thế giới. Nhưng điều đáng khích lệ là các dự án đầu tư của châu Âu có chất lượng cao và được xem là lành mạnh hơn, bảo vệ môi trường hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn …

Căng thẳng địa chính trị thúc đẩy giao thương giữa các nước bạn hữu

Về thương mại thế giới, Les Echos cho biết giao thương hàng hóa giữa các nước « bạn hữu» đã gia tăng trong thời gian qua trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị khiến các nước phải tổ chức lại mạng lưới cung ứng. Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển hôm qua cho biết giao thương Mỹ - Trung bị tác động nhiều nhất, và các doanh nghiệp ở những vùng khác, nhất là Tây Á và Mêhicô, có cơ hội để tham gia nhiều hơn vào các chuỗi cung ứng đang bị ảnh hưởng từ mối lo về địa chính trị.


*************

voatiengviet.com

Ủy ban Hạ viện Mỹ lên kế hoạch đối phó với Trung Quốc

Reuters

Một ủy ban trong quốc hội Hoa Kỳ ngày 12/12 đưa ra một danh sách mở rộng các khuyến nghị lưỡng đảng để lập lại mối quan hệ kinh tế của Mỹ với Trung Quốc, đặt ra các mục tiêu lập pháp cho năm 2024 mà ủy ban cho rằng sẽ ngăn cản Hoa Kỳ trở thành “chư hầu kinh tế” của Trung Quốc, đối thủ địa chính trị chính của Mỹ.

Các đề nghị này được rút ra sau một năm điều trần và điều tra của ủy ban thuộc Hạ viện chuyên trách vấn đề Trung Quốc, và bao gồm những thay đổi đáng kể trong cách tiếp cận quản lý của Hoa Kỳ trong đó có việc bổ sung các hạn chế đối với đầu tư vào Trung Quốc, cùng với các chỉnh sửa pháp lý về mặt kỹ thuật chẳng hạn như giảm ngưỡng cho các lô hàng miễn thuế từ Trung Quốc vào Hoa Kỳ.

Trong một phúc trình, ủy ban do đảng viên Cộng hòa Mike Gallagher làm Chủ tịch và thành viên cấp cao của đảng Dân chủ Raja Krishnamoorthi dẫn đầu cho biết việc thực hiện các biện pháp này sẽ “đòi hỏi sự đánh đổi cứng rắn và sẽ không phải là không có thiệt hại”.

Ủy ban cho biết: “Hoa Kỳ hiện có một sự lựa chọn: chấp nhận tầm nhìn của Bắc Kinh về nước Mỹ là chư hầu kinh tế của họ hoặc đứng lên bảo vệ an ninh, giá trị và sự thịnh vượng của chúng ta”.

Ông Gallagher và ông Krishnamoorthi cho biết cuộc gặp vào tháng 11 giữa Tổng thống Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ở San Francisco, nhằm xoa dịu mối quan hệ khó khăn, chẳng thay đổi gì mấy 150 khuyến nghị của họ.

Trong số đó có việc chỉ đạo Bộ Thương mại áp thuế nhập khẩu đối với các chất bán dẫn truyền thống của Trung Quốc, yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang kiểm tra nghiêm ngặt khả năng của các ngân hàng Hoa Kỳ trong việc chống chọi với nguy cơ mất khả năng tiếp cận thị trường vào Trung Quốc, và hạn chế các cơ quan liên bang Hoa Kỳ mua máy bay không người lái do Trung Quốc sản xuất.

Ông Krishnamoorthi nói: “Tôi nghĩ đây thực sự là kế hoạch chi tiết cho một số đạo luật lưỡng đảng mà chúng tôi hy vọng sẽ thực hiện trong năm tới”.

Ủy ban được thành lập vào đầu năm nay với nỗ lực thuyết phục người Mỹ tại sao họ nên quan tâm đến việc cạnh tranh với Trung Quốc, đồng thời thúc đẩy việc tách rời có chọn lọc giữa nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc.

Ông Gallagher nói đảng Cộng hòa đang có một “cuộc thảo luận sôi nổi” về cách tiến hành luật hạn chế đầu tư của Hoa Kỳ vào Trung Quốc, một phiên bản của luật này đã bị loại khỏi dự luật ủy quyền quốc phòng hàng năm. Ông nói thêm rằng ông hy vọng những cuộc thảo luận đó sẽ dẫn đến “hoạt động lập pháp có trách nhiệm” trong quý đầu tiên của năm 2024.

*************

Tổng thống Biden: Israel đang đánh mất sự ủng hộ toàn cầu

Reuters

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hôm 12/12 tuyên bố Israel đang mất đi sự ủng hộ sau vụ ném bom “bừa bãi” vào Gaza và rằng ông Benjamin Netanyahu nên thay đổi chính phủ cứng rắn của mình, phơi bày rạn nứt mới trong quan hệ với Thủ tướng Israel.

Phát biểu của ông Biden, được đưa ra trước các nhà tài trợ cho chiến dịch tái tranh cử năm 2024 của ông, là lời chỉ trích gay gắt nhất của ông cho đến nay về cách ông Netanyahu xử lý cuộc chiến của Israel ở Gaza.

“An ninh của Israel có thể dựa vào Hoa Kỳ, nhưng hiện tại họ không chỉ có Mỹ. Họ có Liên hiệp Châu Âu, có Châu Âu, có hầu hết thế giới ... Nhưng họ đang bắt đầu mất đi sự hỗ trợ đó bởi việc ném bom bừa bãi đang diễn ra”, ông Biden nói.

Các quan chức Gaza cho biết, sự trả đũa của Israel đối với vụ đột kích khai chiến của Hamas đã khiến 18.000 người thiệt mạng, 50.000 người bị thương và tạo ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo. Nhận xét của ông Biden đã mở ra một cánh cửa mới cho những cuộc thảo luận riêng tư thẳng thắn của ông với ông Netanyahu, người mà ông đã có những bất đồng sâu sắc trong nhiều thập niên.

Những bình luận gay gắt đó cũng được đưa ra khi cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, Jake Sullivan, chuẩn bị tới Israel để hội đàm với nội các chiến tranh Israel.

Ông Netanyahu nói trong một tuyên bố ngày 12/12 rằng Israel nhận được “sự ủng hộ hoàn toàn” từ Mỹ cho cuộc tấn công trên bộ vào Gaza và rằng Washington đã cản áp lực đình chiến từ quốc tế.

Nhưng ông nói thêm có sự bất đồng giữa Mỹ với Israel về tương lai Gaza thời hậu chiến và ông hy vọng rằng “chúng tôi cũng sẽ đạt được đồng thuận về việc đó luôn.”

Ông Biden đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với hoạt động quân sự của Israel chống lại các phần tử hiếu chiến Hamas ở Gaza nhưng ông ngày càng bày tỏ lo ngại về cái chết của thường dân Palestine.

Một quan chức Tòa Bạch Ốc nói, ông Biden dự kiến ngày 13/12 gặp mặt tại Tòa Bạch Ốc các thành viên gia đình của những người Mỹ bị Hamas bắt làm con tin trong cuộc tấn công vào miền nam Israel hôm 7/10 khiến 1.200 người thiệt mạng.

Ông Sullivan ngày 12/12 cho hay trong chuyến thăm Israel, ông sẽ thảo luận với các quan chức Israel về thời gian biểu của họ cho cuộc chiến ở Gaza.

Ông Sullivan quy trách nhiệm Hamas về việc phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn từ ngày 24/11 đến ngày 1/12 vì phe Hamas từ chối thả thêm con tin.

“Hamas cho đến ngày nay vẫn tiếp tục giam giữ phụ nữ, người già, thường dân với số lượng đáng kể. Tuy nhiên, họ vẫn nói: ‘Này, sao mọi người không dừng lại.’ Vì vậy, chúng tôi tin rằng Israel có quyền tự vệ.”


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm