Ông Cameron đến Ukraine đầu tiên sau khi làm ngoại trưởng Anh
Ngoại
trưởng Anh David Cameron đã tới Kiev, và hội đàm với Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương
vị mới.
Trong
một đoạn phim do văn phòng của ông Zelensky công bố ngày 16-11, cựu thủ
tướng Cameron, người được bổ nhiệm làm ngoại trưởng mới của Anh hôm
13-11, cho biết ông muốn nhấn mạnh sự ủng hộ của London đối với Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky nói ông rất biết ơn cử chỉ này. Ông Cameron
đến Ukraine trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông, nơi ông Zelensky cho
rằng đã thu hút sự chú ý của toàn cầu khỏi cuộc chiến giữa Ukraine với
Nga.
"Thế giới không quá tập trung vào tình hình chiến trường ở
Ukraine và việc phân chia trọng tâm này thực sự không giúp ích gì", ông
Zelensky cho hay.
Việc Anh thể hiện sự ủng hộ này diễn ra trong
bối cảnh Ukraine đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự
hỗ trợ tài chính và quân sự quan trọng của phương Tây dành cho Kiev đang
suy giảm, sau khi cuộc phản công của Ukraine chống lại các lực lượng
Nga không mang lại bước đột phá lớn.
Theo Hãng tin Reuters, Anh là
đồng minh thân cận của Ukraine trong suốt "chiến dịch quân sự đặc biệt"
do Nga phát động từ tháng 2-2022.
"Điều tôi muốn nói khi có mặt ở
đây là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn về mặt tinh thần, hỗ trợ về
mặt ngoại giao... nhưng trên hết là sự hỗ trợ về mặt quân sự mà các bạn
cần trong năm nay, năm tới hay bất kể bao lâu nữa", ông Cameron nói.
Ngoại
trưởng Anh nói thêm rằng quốc gia của ông sẽ làm việc với các đồng minh
của mình "để đảm bảo sự chú ý tập trung vào Ukraine".
Ngoài ra, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thông báo bản thân và ông Cameron đã có cuộc hội đàm.
"Anh vẫn kiên định cung cấp vũ khí cho Ukraine, tăng cường hợp tác sản xuất và loại bỏ các mối đe dọa từ Nga khỏi Biển Đen", ông Kuleba khẳng định.
Ukraine
đang cố gắng xây dựng một hành lang vận chuyển trên Biển Đen để khôi
phục hoạt động xuất khẩu bằng đường biển, bất chấp các mối đe dọa từ
Matxcơva.
Nga vốn đã từ bỏ một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm
trung gian vào tháng 7 vừa qua. Thỏa thuận này cho phép Ukraine xuất
khẩu ngũ cốc và một số mặt hàng thực phẩm khác từ các cảng trên Biển
Đen.
Tuyên bố ngày 16-11 của Ukraine không cho biết thời điểm chuyến thăm của ông Cameron diễn ra.
Các
biện pháp an ninh nghiêm ngặt, áp dụng trong thời chiến tại Ukraine,
giới hạn thông tin chi tiết về các chuyến thăm của quan chức nước ngoài.
Những chuyến thăm này đôi khi chỉ được công bố một thời gian sau khi
diễn ra.
*************
Tin tức thế giới 17-11: Israel tập trung tấn công nơi chỉ huy Hamas ẩn náu
BÌNH AN
5–6 minutes
* Israel tập trung đánh phá nơi ẩn náu của chỉ huy quân sự Hamas dưới lòng đất * Ukraine nói Nga đang tập trung tên lửa cho cuộc tấn công vào mùa đông * Ông Biden trấn an: Quan hệ Mỹ - Trung ổn định sẽ tốt cho thế giới
Tin tức thế giới nổi bật: Xung đột Israel - Hamas
* Quân đội Israel tuyên bố tấn công địa điểm mà các chỉ huy cấp cao Hamas đang ẩn náu dưới lòng đất. Người
phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari nói rằng quân
đội Israel đã thực hiện 2 cuộc không kích quy mô lớn vào các cơ sở hạ
tầng dưới lòng đất của Hamas ở Dải Gaza trong những ngày gần đây, theo
báo The Times of Israel ngày 17-11.
Chẳng hạn tại một địa
điểm dưới lòng đất, có nhiều chỉ huy cấp cao của Hamas đang ẩn náu,
trong đó có ông Ahmed Ghandour (chỉ huy lữ đoàn phía bắc Gaza của Hamas)
và ông Ayman Siam (người đứng đầu đơn vị phóng rocket của Hamas).
Ông
Hagari nói rằng ông không thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về các
cuộc tấn công này, nhưng "có thể nói chắc chắn rằng địa điểm dưới lòng
đất nơi họ ẩn náu đã bị hư hại rất nặng nề".
* Mỹ tuyên bố không chia sẻ thông tin tình báo về Hamas và Bệnh viện Al Shifa ở Gaza. Theo
Hãng tin Reuters, ngày 16-11, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby nói
rằng Mỹ sẽ không chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào của Israel hoặc
cung cấp chi tiết về đánh giá tình báo của riêng mình liên quan cáo buộc
"Hamas đã sử dụng Bệnh viện Al Shifa ở Gaza làm trung tâm chỉ huy và có
thể là làm cơ sở lưu trữ vũ khí".
Ông Kirby cho biết Mỹ tự tin
vào đánh giá từ các cơ quan tình báo của mình về hoạt động của Hamas tại
Bệnh viện Al Shifa ở Gaza. Tuy nhiên ông từ chối cung cấp thông tin chi
tiết trong nhiều ngày qua.
* Bang Florida của Mỹ bị kiện về lệnh cấm các nhóm sinh viên ủng hộ Palestine. Theo
Hãng tin Reuters, ngày 16-11, Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) đã kiện
bang Florida sau khi hệ thống đại học Florida tháng trước ra lệnh cho
các trường đại học đóng cửa các chi nhánh của Hội đoàn sinh viên vì công
lý ở Palestine (SJP).
ACLU lập luận rằng với lệnh cấm các nhóm
sinh viên ủng hộ Palestine, bang Florida của thống đốc Ron DeSantis đang
vi phạm quyền tự do ngôn luận của sinh viên trong bối cảnh tình trạng
căng thẳng xuất hiện trong các trường đại học ở Mỹ vì cuộc xung đột Israel - Hamas.
Ông
Howard Simon, giám đốc điều hành ACLU ở Florida, nói: "Nếu các quan
chức Florida nghĩ rằng việc bịt miệng các sinh viên ủng hộ Palestine sẽ
bảo vệ cộng đồng Do Thái thì họ đã sai lầm".
* Cảnh sát bắt người biểu tình chống Israel trên cầu San Francisco ở Mỹ.
Theo Hãng tin Reuters, hàng chục cảnh sát đã tìm kiếm từ ô tô này đến ô
tô khác để bắt giữ những người biểu tình chống Israel vào hôm 16-11,
khi nhà chức trách dần mở lại cầu qua vịnh (Bay Bridge) hướng tới thành
phố San Francisco, nơi diễn ra Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC.
Các tin tức thế giới khác
* Ông Biden trấn an tại hội nghị APEC, nói rằng quan hệ Mỹ - Trung ổn định sẽ có lợi cho thế giới.
Theo Hãng tin AFP, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với các nền kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương về cam kết "chúng tôi sẽ không đi đâu cả!" của
Mỹ tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ở thành phố San Francisco
vào ngày 16-11, đồng thời nhấn mạnh quan hệ Mỹ - Trung ổn định không chỉ
tốt cho hai nước mà còn cho cả thế giới.
* Ông Zelensky nói Nga đang "tích lũy" tên lửa cho đợt tấn công mùa đông.
Theo Hãng tin AFP, phát biểu trước báo giới ngày 16-11, Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng các lực lượng Nga có thể đang dự trữ
tên lửa để tấn công các cơ sở năng lượng Ukraine trong những tháng mùa
đông tới.
* Phái đoàn Nga rời Bình Nhưỡng sau chuyến thăm hai ngày. Hãng
thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tường thuật Bộ trưởng Tài nguyên
thiên nhiên Nga Alexander Kozlov đã gặp Thủ tướng Triều Tiên Kim Tok
Hun và hội đàm vào hôm 16-11, sau đó rời Bình Nhưỡng cùng ngày.
Cuộc gặp diễn ra trong "bầu không khí thân thiện" với sự có mặt của các quan chức cấp cao khác của hai bên.
Phái
đoàn Nga do ông do Kozlov dẫn đầu đến thăm Triều Tiên từ hôm 14-11,
trong lúc hai nước tăng cường hợp tác sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Triều
Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 9.
* Thẩm phán New York tạm dừng lệnh "bịt miệng" ông Trump. Theo Hãng tin Reuters, ngày 16-11, thẩm phán tòa phúc thẩm New York David Friedman đã tạm dừng lệnh cấm cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu công khai về nhân viên tòa án trong phiên tòa xét xử gian lận dân sự ở bang này.
Trước
đó, thẩm phán giám sát phiên tòa Arthur Engoron đã áp đặt lệnh "bịt
miệng" vào ngày 3-10 sau khi ông Trump chia sẻ một bài đăng công kích
thư ký hàng đầu của thẩm phán này trên mạng xã hội. Ông đã phạt ông
Trump tổng cộng 15.000 USD vì hai lần vi phạm lệnh.
Họa phẩm của tự nhiên
***************
Phần Lan đóng cửa khẩu với Nga để ngăn 'động thái trả thù'
Ngày
16-11, Thủ tướng Petteri Orpo cho biết Phần Lan sẽ đóng bốn trên tổng
cộng chín cửa khẩu biên giới của nước này với Nga vào ngày 18-11. Mục
đích: để ngăn dòng người xin tị nạn tăng, được cho là một cách trả thù
từ Nga.
"Chính
phủ hôm nay quyết định rằng Phần Lan sẽ đóng một số cửa khẩu biên giới
phía đông. Phần biên giới phía đông ở các điểm này sẽ được đóng vào đêm
17, rạng sáng 18-11", ông Orpo nói trong một cuộc họp báo ngày 16-11.
Kể từ ngày 18-11, người tị nạn vào từ Nga sẽ chỉ được nộp đơn tại hai cửa khẩu biên giới phía bắc.
Trước
đó, ngày 15-11, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö thông tin về sự gia
tăng lượng người xin tị nạn tại các cửa khẩu phía đông của nước này, cho
rằng đây là động thái trả thù của Nga đối với việc Phần Lan hợp tác
quốc phòng với Mỹ.
Là quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Phần Lan hồi đầu năm 2023 vừa gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Điều này làm Nga nổi giận vì Phần Lan trong nhiều thập kỷ đã không có liên hệ với NATO, Hãng tin Reuters nhận định.
Phần Lan có chung đường biên giới 1.340km với Nga, đây cũng là đường biên giới bên ngoài của EU.
Bốn cửa khẩu sắp bị đóng cửa đều nằm ở biên giới phía đông nam Phần Lan, và cũng là các điểm đi lại tấp nập nhất giữa hai nước.
Theo
lực lượng biên phòng Phần Lan, các cửa khẩu trong tuần này mỗi ngày đã
đón hàng chục người xin tị nạn từ các quốc gia như Iraq, Yemen, Somalia
và Syria vào từ Nga.
Đây là ghi nhận tăng rất nhiều so với con số trung bình chưa tới một người mỗi ngày vào đầu mùa thu.
Ngày 16-11, Cơ quan Biên phòng Phần Lan cho biết đã có khoảng 280 người xin tị nạn từ đầu tháng 9 đến nay.
Khoảng
3.000 người qua lại hằng ngày tại các cửa khẩu phía đông nam Phần Lan.
Thủ tướng Orpo cho biết ông hiểu được sự khó khăn sắp tới của những
người được phép đi qua biên giới Phần Lan - Nga.
Phần Lan sẽ đảo ngược quyết định này nếu tình trạng xin tị nạn hiện nay kết thúc.
"Chúng
tôi có thông điệp mạnh mẽ. Chúng tôi muốn hiện tượng này chấm dứt để
giao thông biên giới có thể trở lại như từ trước đến nay", ông Orpo nói.
Cuộc đua Mỹ - Trung để mở rộng ảnh hưởng tại Châu Á-Thái Bình Dương
Thanh Hà
5–6 minutes
Rời
khỏi phòng hội nghị tại bảo tàng Filoli Estate gần thành phố San
Francisco sau 4 giờ họp hôm 15/11/2023, cả tổng thống Mỹ lẫn chủ tịch
Trung Quốc đều tiếp tục cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng với các đối
tác châu Á –Thái Bình Dương.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
5 phút
Khai mạc thượng đỉnh APEC hôm nay 16/11/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy sáng kiến « Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương »
(IPEF) vì thịnh vượng chung để chiêu dụ các đối tác tại một khu vực mà
Bắc Kinh liên tục mở rộng ảnh hưởng cả về kinh tế lẫn quân sự.
Chủ tịch Tập Cận Bình ngay từ hôm 15/11/2023 đã trấn an các doanh nhân Mỹ rằng Trung Quốc luôn là « một đối tác và là một nước bạn » của Hoa Kỳ, luôn mở rộng cửa đón đầu tư quốc tế và không có ý định « gây chiến »
với bất kỳ một quốc gia nào. Tuyên bố này gián tiếp xua tan những lo
ngại xảy ra xung đột giữa hai siêu cường kinh tế thế giới. Ông Tập Cận
Bình không chỉ trấn an các doanh nhân Mỹ mà còn gửi thông điệp đến tất
cả các nhà đầu tư nước ngoài, vào lúc mà FDI vào Hoa Lục, lần đầu tiên
từ 1998, rơi vào tình trạng « thâm hụt », tức là vốn đầu tư ngoại quốc rút khỏi Trung Quốc cao hơn số vốn mới đổ vào « công xưởng của thế giới » này.
Trở lại Hoa Kỳ lần này vào lúc quan hệ Bắc Kinh -Washington đang trong giai đoạn « tồi tệ » vì nhiều lý do, lãnh đạo Trung Quốc cố gắng chứng minh rằng hai nền kinh tế hàng đầu « tuy
có liên hệ phức tạp và là đối thủ cạnh tranh với nhau, nhưng đôi bên sẽ
cố gắng kềm chế, tránh để tình hình xấu đi thêm, ảnh hưởng đến ổn định,
thịnh vượng chung của toàn cầu ». Một số nhà quan sát cho rằng có
thể ông Tập Cận Bình không có nhiều chọn lựa vào lúc mà Bắc Kinh cần đầu
tư trực tiếp nước ngoài và toàn cảnh kinh tế Trung Quốc đang khá ảm
đạm.
Trái lại, về phía Hoa Kỳ, mức tăng trưởng và các chỉ số thất
nghiệp, sản xuất … đều đang rất khả quan và đây là một lợi thế nhất định
đối với ông Biden. Tiếc là nguyên thủ quốc gia Mỹ không thể khai thác
thế thượng phong đó một cách tối đa trong đối thoại với các nước châu Á
-Thái Bình Dương.
Nhà Trắng muốn lợi dụng thượng đỉnh APEC ở San
Francisco để đẩy mạnh sáng kiến IPEF lên một « tầm cao mới », mở rộng
hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa Washington với 13 đối tác khác trong
khu vực, mà phần lớn là thành viên APEC.
Sáng kiến của Mỹ trên
nguyên tắc bao gồm 4 vế, trong đó hợp tác về năng lượng và chống tham
nhũng. Mới đây các bên cũng đã đồng ý về nguyên tắc giảm thiểu rủi ro
chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Tuy nhiên, bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho biết 14
nước tham gia Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chưa đạt
được đồng thuận về thương mại.
Theo giới phân tích được Reuters trích dẫn, trước mắt đây là một « vố đau »
đối với chính quyền Biden, bởi thương mại là « hồ sơ quan trọng hơn
cả » trong đối thoại giữa Washington với các quốc gia châu Á -Thái Bình
Dương. Thế nhưng, hơn một năm trước các quộc bầu cử quan trọng tại Hoa
Kỳ, Nhà Trắng ý thức được rằng cử tri Mỹ không mặn mà với viễn cảnh mở
rộng thêm thị trường Mỹ cho các đối tác nước ngoài.
Vậy làm thế
nào để Washington khẳng định lại với các thành viên APEC về mức độ quan
tâm của Hoa Kỳ với khu vực này để làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng
lớn của Trung Quốc ?
Từ năm 2011 đến nay, Mỹ mới lại có dịp tổ
chức hội nghị APEC. Từ khi lên cầm quyền tháng Giêng 2021 đây là lần đầu
tiên Joe Biden trực tiếp tiếp xúc với các lãnh đạo của khối này. Tháng
5/2022, tổng thống Biden đã đề xuất sáng kiến IPEF, sáu năm sau khi
người tiền nhiệm Donald Trump đơn phương rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp Định
Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Washington đã ký kết với 11 nước.
Sáng
kiến Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương quy tụ tổng cộng 14
quốc gia có trọng lượng kinh tế tương đương với 40 % GDP toàn cầu,
trong đó có nhiều thành viên quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Úc,
Singapore và một số nền kinh tế đang phát triển mạnh như Việt Nam, Ấn Độ
hay Indonesia. Sáng kiến của tổng thống Biden cũng dựa trên 4 « lĩnh vực chủ chốt », thế nhưng, như vừa nói, « cột trụ quan trọng nhất là trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với các thành viên khác » lại đang gặp bế tắc.
Do vậy, giới phân tích cho rằng nguyên thủ quốc gia Mỹ có thể hô hào rằng sáng kiến IPEF « cho phép phác họa ra những quy tắc về kinh tế cho thế kỷ 21 », nhưng thiếu vế thương mại thì đấy sẽ chỉ là « một cái thùng rỗng ». Chắc chắc chắn là Bắc Kinh « không bỏ lỡ cơ hội để khai thác kẽ hở đó », vào lúc mà một số thành viên IPEF đã chịu ảnh hưởng khá lớn của Trung Quốc.
Người Việt biểu tình phản đối Chủ tịch Tập Cận Bình dự APEC
VOA Tiếng Việt
6–7 minutes
Cùng
với các dân tộc gốc Hoa tại Mỹ, các nhóm cộng đồng người Việt trưa ngày
16/11 đã biểu tình phản đối Chủ tịch Tập Cận Bình đang dự Hội nghị APEC
tại San Francisco, California, gọi ông là nhà lãnh đạo “độc tài”. Họ
phản đối sự bá quyền, xâm phạm lãnh hải Việt Nam của chính quyền ông
Tập.
Ông Lê Đình Thọ, một cư dân ở San Jose, tham gia cuộc biểu
tình phản đối sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nói với
VOA về mục đích của kiện này:
“Tôi muốn nói lên cho thế giới biết
rằng các vị lãnh đạo APEC đừng có lầm những xảo ngôn vì xưa nay cộng
sản nói láo, nên làm ăn với họ chỉ có thua thiệt. Những kinh nghiệm của
người Việt Nam và người Trung Hoa dưới chế độ cộng sản đã cho thấy một
bài học sống chết, xương máu…
“Hôm nay, tôi muốn nói cho các lãnh
tụ APEC thấy rằng đừng tin những người cộng sản nói. Chúng tôi chỉ gióng
lên tiếng nói lương tâm chân chính của chúng ta đối với hội nghị APEC”.
Ông Nguyễn Viết Nhân, một người tham gia biểu tình đến từ thành phố Stockton, California, nói với VOA:
“Trung
Quốc ngày hôm nay có xu hướng vi phạm chủ quyền của nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam, nhất là vấn đề họ chiếm Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam”.
Một biểu ngữ của đoàn biểu tình người Việt viết:
“TS-HS-VN”, viết tắt tên các quần đảo mà Việt Nam và Trung Quốc đang có
tranh chấp.
Những người biểu tình cũng đồng thời kêu gọi chính
quyền Việt Nam hãy kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về các
tuyên bố “phi pháp” đối với đường 10 đoạn ở Biển Đông của Bắc Kinh.
VOA đã liên lạc Tổng
Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco và Đại sứ quán Trung Quốc tại
Hoa Kỳ, yêu cầu họ bình luận về cuộc biểu tình này, nhưng chưa được phản
hồi.
Ông Lê Trung Khương, một thành viên trong bàn điều Hợp cộng đồng người Việt Bắc California, nói với VOA:
“Khi
ông Tập Cận Bình chủ trương “Một Vành đai – Một Con đường”, ông sử dụng
những món nợ, gọi là bẫy nợ để buộc những quốc gia nhược tiểu phải đi
theo con đường của ông. Những cái bẫy nợ đó là một hình thức tham nhũng
buộc những nhà cầm quyền của những quốc gia nhược tiểu đó phải làm theo
chiến lược của Trung cộng là chống lại Hoa Kỳ và những lợi ích thiết
thực.
“Đây là những điều mà chúng tôi đã nhận thức được, chính ông
Tập Cận Bình và tập đoàn cộng sản của ông khiến cho người dân ở đất
nước của chính ông chịu nhiều gian nan và thế giới cũng đang bị rối loạn
vì chủ trương bá quyền, hung hãn của Trung cộng…”.
Ban tổ chức
cuộc biểu tình cho biết họ đã liên kết với các cộng đồng người gốc Hoa
khác nhau tại Mỹ để có tiếng nói mạnh mẽ đối với phái đoàn từ Bắc Kinh.
Ông Khương cho biết:
“Chúng
tôi cũng liên lạc với các tổ chức của người Tây Tạng, người Duy Ngô
Nhĩ, người Hong Kong, người Đài Loan và Pháp Luân Công để có tiếng nói
chung, với sự phối hợp chặt chẽ. Cuộc biểu tình này với mục đích rất rõ
ràng vì các tổ chức này là nạn nhân đích thực của chủ nghĩa Trung cộng
tàn ác. Tất cả các sắc dân này đã phối hợp với ban tổ chức biểu tình
vùng Bắc California để thực hiện, kết hợp với rất nhiều tổ chức cộng
đồng người Việt khác”.
Hôm 15/11, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc họp kéo dài bốn giờ giữa lúc
các nhóm người ủng hộ và phản đối Trung Quốc. Hai nhóm hô khẩu hiệu và
bật nhạc bên ngoài phạm vi an ninh của Trung tâm Moscone, nơi hội nghị
thượng đỉnh đang được tổ chức, theo đài CNA.
Hãng tin Reuters mô
tả cuộc biểu tình hôm 15/11: hàng trăm người chỉ trích Tập đã tuần hành
qua trung tâm thành phố vào khoảng giữa trưa, một cuộc biểu tình lớn
chống lại nhà lãnh đạo. Họ di chuyển qua trung tâm thành phố, hô vang
“Tự do cho Tây Tạng tự do” và “Tự do cho Hong Kong”.
Kênh ABC 7
News tường thuật hôm 15/11 rằng có những cuộc biểu tình bên ngoài Lãnh
sự quán Trung Quốc ở San Francisco. Đây được coi là “cuộc biểu tình
không được chào đón lớn nhất” chống lại Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình, với hàng chục người biểu tình lên tiếng cho đồng hương ở quê nhà
của họ, những người mà họ tin rằng đang phải chịu đau khổ dưới thời ông
Tập.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau đó, ông Biden cho rằng
các cuộc thảo luận giữa hai ông là “mang tính xây dựng và hiệu quả”. Ông
Biden vẫn gọi ông Tập là “nhà độc tài”, lặp lại phát biểu hồi tháng 6,
điều mà Bắc Kinh vào thời điểm đó cho là “khiêu khích”, truyền thông Mỹ
cho biết.
Mặc dù bình luận này có thể gây ra phản ứng dữ dội từ
phía Trung Quốc, nhưng sau cuộc họp, ông Biden đã thành công trong việc
thuyết phục ông Tập Cận Bình hợp tác để ngăn chặn dòng fentanyl, nối lại
các cuộc đàm phán quân sự cấp cao và bắt đầu thảo luận về việc quản lý
việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Nhưng dường như cả hai nhà lãnh đạo đều
không đề cập đến những rạn nứt quan trọng trong mối quan hệ Mỹ-Trung về
vấn đề Đài Loan.
Ông Tập yêu cầu Mỹ “ngưng trang bị vũ khí cho Đài Loan”, Tân Hoa Xã đưa tin.
Sau
cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nguyên thủ hai
nước trao đổi sâu trực tiếp, đã đưa ra những ý kiến mang tính chỉ đạo về
những vấn đề nổi bật nhất như thiết lập sự hiểu biết đúng đắn về nhau,
kiểm soát ổn thoả những bất đồng, thúc đẩy đối thoại và hợp tác... đồng
thời chỉ rõ phương hướng và vạch kế hoạch cho việc thực hiện phát triển
quan hệ Trung – Mỹ lành mạnh, ổn định và bền vững, theo đài CRI.
Chủ
tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc muốn làm bạn với Mỹ và cho biết
đất nước của ông sẽ không gây chiến với bất kỳ ai, một trong những nhận
xét rõ ràng nhất của ông thể hiện mong muốn có mối quan hệ hòa bình giữa
hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo trang Bloomberg.
“Dù đạt
đến giai đoạn phát triển nào, Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi
quyền bá chủ hay bành trướng và sẽ không bao giờ áp đặt ý muốn của mình
lên người khác”, ông Tập nói hôm 15/11 trong bữa tiệc tối với các lãnh
đạo doanh nghiệp APEC.
Ông Cameron đến Ukraine đầu tiên sau khi làm ngoại trưởng Anh
Ngoại
trưởng Anh David Cameron đã tới Kiev, và hội đàm với Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky trong chuyến công tác nước ngoài đầu tiên trên cương
vị mới.
Trong
một đoạn phim do văn phòng của ông Zelensky công bố ngày 16-11, cựu thủ
tướng Cameron, người được bổ nhiệm làm ngoại trưởng mới của Anh hôm
13-11, cho biết ông muốn nhấn mạnh sự ủng hộ của London đối với Ukraine.
Trong khi đó, Tổng thống Zelensky nói ông rất biết ơn cử chỉ này. Ông Cameron
đến Ukraine trong bối cảnh xung đột ở Trung Đông, nơi ông Zelensky cho
rằng đã thu hút sự chú ý của toàn cầu khỏi cuộc chiến giữa Ukraine với
Nga.
"Thế giới không quá tập trung vào tình hình chiến trường ở
Ukraine và việc phân chia trọng tâm này thực sự không giúp ích gì", ông
Zelensky cho hay.
Việc Anh thể hiện sự ủng hộ này diễn ra trong
bối cảnh Ukraine đang theo dõi chặt chẽ bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy sự
hỗ trợ tài chính và quân sự quan trọng của phương Tây dành cho Kiev đang
suy giảm, sau khi cuộc phản công của Ukraine chống lại các lực lượng
Nga không mang lại bước đột phá lớn.
Theo Hãng tin Reuters, Anh là
đồng minh thân cận của Ukraine trong suốt "chiến dịch quân sự đặc biệt"
do Nga phát động từ tháng 2-2022.
"Điều tôi muốn nói khi có mặt ở
đây là chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ các bạn về mặt tinh thần, hỗ trợ về
mặt ngoại giao... nhưng trên hết là sự hỗ trợ về mặt quân sự mà các bạn
cần trong năm nay, năm tới hay bất kể bao lâu nữa", ông Cameron nói.
Ngoại
trưởng Anh nói thêm rằng quốc gia của ông sẽ làm việc với các đồng minh
của mình "để đảm bảo sự chú ý tập trung vào Ukraine".
Ngoài ra, Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba thông báo bản thân và ông Cameron đã có cuộc hội đàm.
"Anh vẫn kiên định cung cấp vũ khí cho Ukraine, tăng cường hợp tác sản xuất và loại bỏ các mối đe dọa từ Nga khỏi Biển Đen", ông Kuleba khẳng định.
Ukraine
đang cố gắng xây dựng một hành lang vận chuyển trên Biển Đen để khôi
phục hoạt động xuất khẩu bằng đường biển, bất chấp các mối đe dọa từ
Matxcơva.
Nga vốn đã từ bỏ một thỏa thuận do Liên Hiệp Quốc làm
trung gian vào tháng 7 vừa qua. Thỏa thuận này cho phép Ukraine xuất
khẩu ngũ cốc và một số mặt hàng thực phẩm khác từ các cảng trên Biển
Đen.
Tuyên bố ngày 16-11 của Ukraine không cho biết thời điểm chuyến thăm của ông Cameron diễn ra.
Các
biện pháp an ninh nghiêm ngặt, áp dụng trong thời chiến tại Ukraine,
giới hạn thông tin chi tiết về các chuyến thăm của quan chức nước ngoài.
Những chuyến thăm này đôi khi chỉ được công bố một thời gian sau khi
diễn ra.
*************
Tin tức thế giới 17-11: Israel tập trung tấn công nơi chỉ huy Hamas ẩn náu
BÌNH AN
5–6 minutes
* Israel tập trung đánh phá nơi ẩn náu của chỉ huy quân sự Hamas dưới lòng đất * Ukraine nói Nga đang tập trung tên lửa cho cuộc tấn công vào mùa đông * Ông Biden trấn an: Quan hệ Mỹ - Trung ổn định sẽ tốt cho thế giới
Tin tức thế giới nổi bật: Xung đột Israel - Hamas
* Quân đội Israel tuyên bố tấn công địa điểm mà các chỉ huy cấp cao Hamas đang ẩn náu dưới lòng đất. Người
phát ngôn Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) Daniel Hagari nói rằng quân
đội Israel đã thực hiện 2 cuộc không kích quy mô lớn vào các cơ sở hạ
tầng dưới lòng đất của Hamas ở Dải Gaza trong những ngày gần đây, theo
báo The Times of Israel ngày 17-11.
Chẳng hạn tại một địa
điểm dưới lòng đất, có nhiều chỉ huy cấp cao của Hamas đang ẩn náu,
trong đó có ông Ahmed Ghandour (chỉ huy lữ đoàn phía bắc Gaza của Hamas)
và ông Ayman Siam (người đứng đầu đơn vị phóng rocket của Hamas).
Ông
Hagari nói rằng ông không thể cung cấp thông tin chi tiết hơn về các
cuộc tấn công này, nhưng "có thể nói chắc chắn rằng địa điểm dưới lòng
đất nơi họ ẩn náu đã bị hư hại rất nặng nề".
* Mỹ tuyên bố không chia sẻ thông tin tình báo về Hamas và Bệnh viện Al Shifa ở Gaza. Theo
Hãng tin Reuters, ngày 16-11, người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby nói
rằng Mỹ sẽ không chia sẻ bất kỳ thông tin tình báo nào của Israel hoặc
cung cấp chi tiết về đánh giá tình báo của riêng mình liên quan cáo buộc
"Hamas đã sử dụng Bệnh viện Al Shifa ở Gaza làm trung tâm chỉ huy và có
thể là làm cơ sở lưu trữ vũ khí".
Ông Kirby cho biết Mỹ tự tin
vào đánh giá từ các cơ quan tình báo của mình về hoạt động của Hamas tại
Bệnh viện Al Shifa ở Gaza. Tuy nhiên ông từ chối cung cấp thông tin chi
tiết trong nhiều ngày qua.
* Bang Florida của Mỹ bị kiện về lệnh cấm các nhóm sinh viên ủng hộ Palestine. Theo
Hãng tin Reuters, ngày 16-11, Liên đoàn Tự do dân sự Mỹ (ACLU) đã kiện
bang Florida sau khi hệ thống đại học Florida tháng trước ra lệnh cho
các trường đại học đóng cửa các chi nhánh của Hội đoàn sinh viên vì công
lý ở Palestine (SJP).
ACLU lập luận rằng với lệnh cấm các nhóm
sinh viên ủng hộ Palestine, bang Florida của thống đốc Ron DeSantis đang
vi phạm quyền tự do ngôn luận của sinh viên trong bối cảnh tình trạng
căng thẳng xuất hiện trong các trường đại học ở Mỹ vì cuộc xung đột Israel - Hamas.
Ông
Howard Simon, giám đốc điều hành ACLU ở Florida, nói: "Nếu các quan
chức Florida nghĩ rằng việc bịt miệng các sinh viên ủng hộ Palestine sẽ
bảo vệ cộng đồng Do Thái thì họ đã sai lầm".
* Cảnh sát bắt người biểu tình chống Israel trên cầu San Francisco ở Mỹ.
Theo Hãng tin Reuters, hàng chục cảnh sát đã tìm kiếm từ ô tô này đến ô
tô khác để bắt giữ những người biểu tình chống Israel vào hôm 16-11,
khi nhà chức trách dần mở lại cầu qua vịnh (Bay Bridge) hướng tới thành
phố San Francisco, nơi diễn ra Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC.
Các tin tức thế giới khác
* Ông Biden trấn an tại hội nghị APEC, nói rằng quan hệ Mỹ - Trung ổn định sẽ có lợi cho thế giới.
Theo Hãng tin AFP, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói với các nền kinh tế
châu Á - Thái Bình Dương về cam kết "chúng tôi sẽ không đi đâu cả!" của
Mỹ tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC ở thành phố San Francisco
vào ngày 16-11, đồng thời nhấn mạnh quan hệ Mỹ - Trung ổn định không chỉ
tốt cho hai nước mà còn cho cả thế giới.
* Ông Zelensky nói Nga đang "tích lũy" tên lửa cho đợt tấn công mùa đông.
Theo Hãng tin AFP, phát biểu trước báo giới ngày 16-11, Tổng thống
Ukraine Volodymyr Zelensky cho rằng các lực lượng Nga có thể đang dự trữ
tên lửa để tấn công các cơ sở năng lượng Ukraine trong những tháng mùa
đông tới.
* Phái đoàn Nga rời Bình Nhưỡng sau chuyến thăm hai ngày. Hãng
thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tường thuật Bộ trưởng Tài nguyên
thiên nhiên Nga Alexander Kozlov đã gặp Thủ tướng Triều Tiên Kim Tok
Hun và hội đàm vào hôm 16-11, sau đó rời Bình Nhưỡng cùng ngày.
Cuộc gặp diễn ra trong "bầu không khí thân thiện" với sự có mặt của các quan chức cấp cao khác của hai bên.
Phái
đoàn Nga do ông do Kozlov dẫn đầu đến thăm Triều Tiên từ hôm 14-11,
trong lúc hai nước tăng cường hợp tác sau cuộc gặp giữa lãnh đạo Triều
Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 9.
* Thẩm phán New York tạm dừng lệnh "bịt miệng" ông Trump. Theo Hãng tin Reuters, ngày 16-11, thẩm phán tòa phúc thẩm New York David Friedman đã tạm dừng lệnh cấm cựu tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu công khai về nhân viên tòa án trong phiên tòa xét xử gian lận dân sự ở bang này.
Trước
đó, thẩm phán giám sát phiên tòa Arthur Engoron đã áp đặt lệnh "bịt
miệng" vào ngày 3-10 sau khi ông Trump chia sẻ một bài đăng công kích
thư ký hàng đầu của thẩm phán này trên mạng xã hội. Ông đã phạt ông
Trump tổng cộng 15.000 USD vì hai lần vi phạm lệnh.
Họa phẩm của tự nhiên
***************
Phần Lan đóng cửa khẩu với Nga để ngăn 'động thái trả thù'
Ngày
16-11, Thủ tướng Petteri Orpo cho biết Phần Lan sẽ đóng bốn trên tổng
cộng chín cửa khẩu biên giới của nước này với Nga vào ngày 18-11. Mục
đích: để ngăn dòng người xin tị nạn tăng, được cho là một cách trả thù
từ Nga.
"Chính
phủ hôm nay quyết định rằng Phần Lan sẽ đóng một số cửa khẩu biên giới
phía đông. Phần biên giới phía đông ở các điểm này sẽ được đóng vào đêm
17, rạng sáng 18-11", ông Orpo nói trong một cuộc họp báo ngày 16-11.
Kể từ ngày 18-11, người tị nạn vào từ Nga sẽ chỉ được nộp đơn tại hai cửa khẩu biên giới phía bắc.
Trước
đó, ngày 15-11, Tổng thống Phần Lan Sauli Niinistö thông tin về sự gia
tăng lượng người xin tị nạn tại các cửa khẩu phía đông của nước này, cho
rằng đây là động thái trả thù của Nga đối với việc Phần Lan hợp tác
quốc phòng với Mỹ.
Là quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), Phần Lan hồi đầu năm 2023 vừa gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Điều này làm Nga nổi giận vì Phần Lan trong nhiều thập kỷ đã không có liên hệ với NATO, Hãng tin Reuters nhận định.
Phần Lan có chung đường biên giới 1.340km với Nga, đây cũng là đường biên giới bên ngoài của EU.
Bốn cửa khẩu sắp bị đóng cửa đều nằm ở biên giới phía đông nam Phần Lan, và cũng là các điểm đi lại tấp nập nhất giữa hai nước.
Theo
lực lượng biên phòng Phần Lan, các cửa khẩu trong tuần này mỗi ngày đã
đón hàng chục người xin tị nạn từ các quốc gia như Iraq, Yemen, Somalia
và Syria vào từ Nga.
Đây là ghi nhận tăng rất nhiều so với con số trung bình chưa tới một người mỗi ngày vào đầu mùa thu.
Ngày 16-11, Cơ quan Biên phòng Phần Lan cho biết đã có khoảng 280 người xin tị nạn từ đầu tháng 9 đến nay.
Khoảng
3.000 người qua lại hằng ngày tại các cửa khẩu phía đông nam Phần Lan.
Thủ tướng Orpo cho biết ông hiểu được sự khó khăn sắp tới của những
người được phép đi qua biên giới Phần Lan - Nga.
Phần Lan sẽ đảo ngược quyết định này nếu tình trạng xin tị nạn hiện nay kết thúc.
"Chúng
tôi có thông điệp mạnh mẽ. Chúng tôi muốn hiện tượng này chấm dứt để
giao thông biên giới có thể trở lại như từ trước đến nay", ông Orpo nói.
Cuộc đua Mỹ - Trung để mở rộng ảnh hưởng tại Châu Á-Thái Bình Dương
Thanh Hà
5–6 minutes
Rời
khỏi phòng hội nghị tại bảo tàng Filoli Estate gần thành phố San
Francisco sau 4 giờ họp hôm 15/11/2023, cả tổng thống Mỹ lẫn chủ tịch
Trung Quốc đều tiếp tục cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng với các đối
tác châu Á –Thái Bình Dương.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
5 phút
Khai mạc thượng đỉnh APEC hôm nay 16/11/2023, tổng thống Mỹ Joe Biden thúc đẩy sáng kiến « Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương »
(IPEF) vì thịnh vượng chung để chiêu dụ các đối tác tại một khu vực mà
Bắc Kinh liên tục mở rộng ảnh hưởng cả về kinh tế lẫn quân sự.
Chủ tịch Tập Cận Bình ngay từ hôm 15/11/2023 đã trấn an các doanh nhân Mỹ rằng Trung Quốc luôn là « một đối tác và là một nước bạn » của Hoa Kỳ, luôn mở rộng cửa đón đầu tư quốc tế và không có ý định « gây chiến »
với bất kỳ một quốc gia nào. Tuyên bố này gián tiếp xua tan những lo
ngại xảy ra xung đột giữa hai siêu cường kinh tế thế giới. Ông Tập Cận
Bình không chỉ trấn an các doanh nhân Mỹ mà còn gửi thông điệp đến tất
cả các nhà đầu tư nước ngoài, vào lúc mà FDI vào Hoa Lục, lần đầu tiên
từ 1998, rơi vào tình trạng « thâm hụt », tức là vốn đầu tư ngoại quốc rút khỏi Trung Quốc cao hơn số vốn mới đổ vào « công xưởng của thế giới » này.
Trở lại Hoa Kỳ lần này vào lúc quan hệ Bắc Kinh -Washington đang trong giai đoạn « tồi tệ » vì nhiều lý do, lãnh đạo Trung Quốc cố gắng chứng minh rằng hai nền kinh tế hàng đầu « tuy
có liên hệ phức tạp và là đối thủ cạnh tranh với nhau, nhưng đôi bên sẽ
cố gắng kềm chế, tránh để tình hình xấu đi thêm, ảnh hưởng đến ổn định,
thịnh vượng chung của toàn cầu ». Một số nhà quan sát cho rằng có
thể ông Tập Cận Bình không có nhiều chọn lựa vào lúc mà Bắc Kinh cần đầu
tư trực tiếp nước ngoài và toàn cảnh kinh tế Trung Quốc đang khá ảm
đạm.
Trái lại, về phía Hoa Kỳ, mức tăng trưởng và các chỉ số thất
nghiệp, sản xuất … đều đang rất khả quan và đây là một lợi thế nhất định
đối với ông Biden. Tiếc là nguyên thủ quốc gia Mỹ không thể khai thác
thế thượng phong đó một cách tối đa trong đối thoại với các nước châu Á
-Thái Bình Dương.
Nhà Trắng muốn lợi dụng thượng đỉnh APEC ở San
Francisco để đẩy mạnh sáng kiến IPEF lên một « tầm cao mới », mở rộng
hợp tác trong nhiều lĩnh vực giữa Washington với 13 đối tác khác trong
khu vực, mà phần lớn là thành viên APEC.
Sáng kiến của Mỹ trên
nguyên tắc bao gồm 4 vế, trong đó hợp tác về năng lượng và chống tham
nhũng. Mới đây các bên cũng đã đồng ý về nguyên tắc giảm thiểu rủi ro
chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Tuy nhiên, bộ Thương Mại Hoa Kỳ cho biết 14
nước tham gia Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương chưa đạt
được đồng thuận về thương mại.
Theo giới phân tích được Reuters trích dẫn, trước mắt đây là một « vố đau »
đối với chính quyền Biden, bởi thương mại là « hồ sơ quan trọng hơn
cả » trong đối thoại giữa Washington với các quốc gia châu Á -Thái Bình
Dương. Thế nhưng, hơn một năm trước các quộc bầu cử quan trọng tại Hoa
Kỳ, Nhà Trắng ý thức được rằng cử tri Mỹ không mặn mà với viễn cảnh mở
rộng thêm thị trường Mỹ cho các đối tác nước ngoài.
Vậy làm thế
nào để Washington khẳng định lại với các thành viên APEC về mức độ quan
tâm của Hoa Kỳ với khu vực này để làm đối trọng với ảnh hưởng ngày càng
lớn của Trung Quốc ?
Từ năm 2011 đến nay, Mỹ mới lại có dịp tổ
chức hội nghị APEC. Từ khi lên cầm quyền tháng Giêng 2021 đây là lần đầu
tiên Joe Biden trực tiếp tiếp xúc với các lãnh đạo của khối này. Tháng
5/2022, tổng thống Biden đã đề xuất sáng kiến IPEF, sáu năm sau khi
người tiền nhiệm Donald Trump đơn phương rút nước Mỹ ra khỏi Hiệp Định
Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương TPP mà Washington đã ký kết với 11 nước.
Sáng
kiến Khuôn Khổ Kinh Tế Ấn Độ Dương -Thái Bình Dương quy tụ tổng cộng 14
quốc gia có trọng lượng kinh tế tương đương với 40 % GDP toàn cầu,
trong đó có nhiều thành viên quan trọng như Nhật Bản, Hàn Quốc hay Úc,
Singapore và một số nền kinh tế đang phát triển mạnh như Việt Nam, Ấn Độ
hay Indonesia. Sáng kiến của tổng thống Biden cũng dựa trên 4 « lĩnh vực chủ chốt », thế nhưng, như vừa nói, « cột trụ quan trọng nhất là trao đổi mậu dịch giữa Hoa Kỳ với các thành viên khác » lại đang gặp bế tắc.
Do vậy, giới phân tích cho rằng nguyên thủ quốc gia Mỹ có thể hô hào rằng sáng kiến IPEF « cho phép phác họa ra những quy tắc về kinh tế cho thế kỷ 21 », nhưng thiếu vế thương mại thì đấy sẽ chỉ là « một cái thùng rỗng ». Chắc chắc chắn là Bắc Kinh « không bỏ lỡ cơ hội để khai thác kẽ hở đó », vào lúc mà một số thành viên IPEF đã chịu ảnh hưởng khá lớn của Trung Quốc.
Người Việt biểu tình phản đối Chủ tịch Tập Cận Bình dự APEC
VOA Tiếng Việt
6–7 minutes
Cùng
với các dân tộc gốc Hoa tại Mỹ, các nhóm cộng đồng người Việt trưa ngày
16/11 đã biểu tình phản đối Chủ tịch Tập Cận Bình đang dự Hội nghị APEC
tại San Francisco, California, gọi ông là nhà lãnh đạo “độc tài”. Họ
phản đối sự bá quyền, xâm phạm lãnh hải Việt Nam của chính quyền ông
Tập.
Ông Lê Đình Thọ, một cư dân ở San Jose, tham gia cuộc biểu
tình phản đối sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nói với
VOA về mục đích của kiện này:
“Tôi muốn nói lên cho thế giới biết
rằng các vị lãnh đạo APEC đừng có lầm những xảo ngôn vì xưa nay cộng
sản nói láo, nên làm ăn với họ chỉ có thua thiệt. Những kinh nghiệm của
người Việt Nam và người Trung Hoa dưới chế độ cộng sản đã cho thấy một
bài học sống chết, xương máu…
“Hôm nay, tôi muốn nói cho các lãnh
tụ APEC thấy rằng đừng tin những người cộng sản nói. Chúng tôi chỉ gióng
lên tiếng nói lương tâm chân chính của chúng ta đối với hội nghị APEC”.
Ông Nguyễn Viết Nhân, một người tham gia biểu tình đến từ thành phố Stockton, California, nói với VOA:
“Trung
Quốc ngày hôm nay có xu hướng vi phạm chủ quyền của nhiều nước trên thế
giới, trong đó có Việt Nam, nhất là vấn đề họ chiếm Hoàng Sa và Trường
Sa của Việt Nam”.
Một biểu ngữ của đoàn biểu tình người Việt viết:
“TS-HS-VN”, viết tắt tên các quần đảo mà Việt Nam và Trung Quốc đang có
tranh chấp.
Những người biểu tình cũng đồng thời kêu gọi chính
quyền Việt Nam hãy kiện Trung Quốc ra tòa án trọng tài quốc tế về các
tuyên bố “phi pháp” đối với đường 10 đoạn ở Biển Đông của Bắc Kinh.
VOA đã liên lạc Tổng
Lãnh sự quán Trung Quốc tại San Francisco và Đại sứ quán Trung Quốc tại
Hoa Kỳ, yêu cầu họ bình luận về cuộc biểu tình này, nhưng chưa được phản
hồi.
Ông Lê Trung Khương, một thành viên trong bàn điều Hợp cộng đồng người Việt Bắc California, nói với VOA:
“Khi
ông Tập Cận Bình chủ trương “Một Vành đai – Một Con đường”, ông sử dụng
những món nợ, gọi là bẫy nợ để buộc những quốc gia nhược tiểu phải đi
theo con đường của ông. Những cái bẫy nợ đó là một hình thức tham nhũng
buộc những nhà cầm quyền của những quốc gia nhược tiểu đó phải làm theo
chiến lược của Trung cộng là chống lại Hoa Kỳ và những lợi ích thiết
thực.
“Đây là những điều mà chúng tôi đã nhận thức được, chính ông
Tập Cận Bình và tập đoàn cộng sản của ông khiến cho người dân ở đất
nước của chính ông chịu nhiều gian nan và thế giới cũng đang bị rối loạn
vì chủ trương bá quyền, hung hãn của Trung cộng…”.
Ban tổ chức
cuộc biểu tình cho biết họ đã liên kết với các cộng đồng người gốc Hoa
khác nhau tại Mỹ để có tiếng nói mạnh mẽ đối với phái đoàn từ Bắc Kinh.
Ông Khương cho biết:
“Chúng
tôi cũng liên lạc với các tổ chức của người Tây Tạng, người Duy Ngô
Nhĩ, người Hong Kong, người Đài Loan và Pháp Luân Công để có tiếng nói
chung, với sự phối hợp chặt chẽ. Cuộc biểu tình này với mục đích rất rõ
ràng vì các tổ chức này là nạn nhân đích thực của chủ nghĩa Trung cộng
tàn ác. Tất cả các sắc dân này đã phối hợp với ban tổ chức biểu tình
vùng Bắc California để thực hiện, kết hợp với rất nhiều tổ chức cộng
đồng người Việt khác”.
Hôm 15/11, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc họp kéo dài bốn giờ giữa lúc
các nhóm người ủng hộ và phản đối Trung Quốc. Hai nhóm hô khẩu hiệu và
bật nhạc bên ngoài phạm vi an ninh của Trung tâm Moscone, nơi hội nghị
thượng đỉnh đang được tổ chức, theo đài CNA.
Hãng tin Reuters mô
tả cuộc biểu tình hôm 15/11: hàng trăm người chỉ trích Tập đã tuần hành
qua trung tâm thành phố vào khoảng giữa trưa, một cuộc biểu tình lớn
chống lại nhà lãnh đạo. Họ di chuyển qua trung tâm thành phố, hô vang
“Tự do cho Tây Tạng tự do” và “Tự do cho Hong Kong”.
Kênh ABC 7
News tường thuật hôm 15/11 rằng có những cuộc biểu tình bên ngoài Lãnh
sự quán Trung Quốc ở San Francisco. Đây được coi là “cuộc biểu tình
không được chào đón lớn nhất” chống lại Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận
Bình, với hàng chục người biểu tình lên tiếng cho đồng hương ở quê nhà
của họ, những người mà họ tin rằng đang phải chịu đau khổ dưới thời ông
Tập.
Phát biểu tại cuộc họp báo ngay sau đó, ông Biden cho rằng
các cuộc thảo luận giữa hai ông là “mang tính xây dựng và hiệu quả”. Ông
Biden vẫn gọi ông Tập là “nhà độc tài”, lặp lại phát biểu hồi tháng 6,
điều mà Bắc Kinh vào thời điểm đó cho là “khiêu khích”, truyền thông Mỹ
cho biết.
Mặc dù bình luận này có thể gây ra phản ứng dữ dội từ
phía Trung Quốc, nhưng sau cuộc họp, ông Biden đã thành công trong việc
thuyết phục ông Tập Cận Bình hợp tác để ngăn chặn dòng fentanyl, nối lại
các cuộc đàm phán quân sự cấp cao và bắt đầu thảo luận về việc quản lý
việc sử dụng trí tuệ nhân tạo. Nhưng dường như cả hai nhà lãnh đạo đều
không đề cập đến những rạn nứt quan trọng trong mối quan hệ Mỹ-Trung về
vấn đề Đài Loan.
Ông Tập yêu cầu Mỹ “ngưng trang bị vũ khí cho Đài Loan”, Tân Hoa Xã đưa tin.
Sau
cuộc gặp, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nguyên thủ hai
nước trao đổi sâu trực tiếp, đã đưa ra những ý kiến mang tính chỉ đạo về
những vấn đề nổi bật nhất như thiết lập sự hiểu biết đúng đắn về nhau,
kiểm soát ổn thoả những bất đồng, thúc đẩy đối thoại và hợp tác... đồng
thời chỉ rõ phương hướng và vạch kế hoạch cho việc thực hiện phát triển
quan hệ Trung – Mỹ lành mạnh, ổn định và bền vững, theo đài CRI.
Chủ
tịch Tập Cận Bình cho biết Trung Quốc muốn làm bạn với Mỹ và cho biết
đất nước của ông sẽ không gây chiến với bất kỳ ai, một trong những nhận
xét rõ ràng nhất của ông thể hiện mong muốn có mối quan hệ hòa bình giữa
hai nền kinh tế lớn nhất thế giới, theo trang Bloomberg.
“Dù đạt
đến giai đoạn phát triển nào, Trung Quốc sẽ không bao giờ theo đuổi
quyền bá chủ hay bành trướng và sẽ không bao giờ áp đặt ý muốn của mình
lên người khác”, ông Tập nói hôm 15/11 trong bữa tiệc tối với các lãnh
đạo doanh nghiệp APEC.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .