Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 20 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )
xxx
****************
Ông Putin đang lên kế hoạch thăm các nước khác sau Iran
Người
phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Putin
đang lên kế hoạch đến thăm các nước khác vào mùa thu năm nay sau khi
trở về từ Iran.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời
của Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhưng người này vẫn chưa
tiết lộ thông tin là quốc gia nào.
Khi
được hỏi về kế hoạch cho chuyến công du của ông Putin trong tương lai
gần, Phát ngôn viên Dmitry Peskov cho hay: “Không phải là tương lai gần
mà cụ thể là vào mùa thu này. Công tác chuẩn bị cho chuyến đi đang được
tiến hành”.
Ngày 19/7, Tổng thống Nga đã có mặt tại Tehran để tham
dự Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Nga – Iran - Thổ Nhĩ Kì về vấn đề Syria.
Cuối tháng 6 vừa qua, ông Putin đã đến thăm hai quốc gia Trung Á là
Tajikistan và Turkmenistan, không rõ quốc gia tiếp theo mà nhà lãnh đạo
Nga dự định đến là nơi nào?
Như Quỳnh
**************
Syria cắt đứt quan hệ với Ukraine, Kiev tấn công cây cầu chiến lược ở Kherson
Giới chức Syria hôm nay (20/7) tuyên bố nước này sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine.
“Động thái này nhằm đáp trả hành động tương tự trước đó của Ukraine. Chính phủ Ukraine
trên thực tế đã không có quan hệ với Syria kể từ năm 2018, khi họ từ
chối gia hạn visa cho các nhà ngoại giao Syria làm việc trong đại sứ
quán ở Kiev. Họ đã không thể thực hiện nghĩa vụ ngoại giao, và khiến Đại
sứ quán Syria buộc phải ngừng mọi hoạt động”, một quan chức ngoại giao
Syria giấu tên nói với hãng tin SANA.
Theo
hãng tin TASS của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối
tháng trước đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria, sau khi
quốc gia Trung Đông này công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự
xưng Donetsk và Luhansk ở vùng Donbass, Ukraine.
“Sẽ không còn mối quan hệ nào giữa Ukraine và Syria”, ông Zelensky hôm 30/6 nói trên mạng xã hội Telegram.
Kiev tấn công cây cầu chiến lược ở Kherson
Trang
tin CNN dẫn nguồn từ truyền thông Nga cho biết, cây cầu Antonovskiy
mang tính chiến lược bắc qua sông Dnieper ở tỉnh Kherson đã bị trúng ít
nhất 8-9 quả tên lửa của quân đội Ukraine.
“Cây cầu đã bị hư hại
nghiêm trọng do cuộc tấn công, nhưng nó không đối mặt với nguy cơ sụp
đổ”, quan chức Kherson thân Nga, ông Kirill Stremousov nói.
Bộ
Quốc phòng Anh nhận định rằng, có thể coi cây cầu Antonovskiy là “một
điểm yếu quan trọng với các lực lượng vũ trang Nga, khi đây là một trong
hai nút giao thông còn lại để vượt qua sông Dnieper mà quân Nga có thể
sử dụng để tiếp tế cho tiền tuyến hoặc rút quân khỏi vùng bờ tây con
sông này”.
Mỹ tính huấn luyện phi công cho Ukraine
Theo The Guardian, Mỹ và các quốc gia đồng minh đang xem xét việc huấn luyện phi công dài hạn cho Ukraine.
“Các
cuộc thảo luận đang được tiến hành, nhưng chưa có quyết định nào được
đưa ra. Chúng tôi muốn xây dựng một kế hoạch dài hạn về cách xây dựng
lực lượng không quân cho Ukraine, cũng như một lực lượng không quân mà
họ sẽ cần trong tương lai”, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Charles Brown
nói với The Guardian.
The Guardian nhận định, với việc cung cấp
vũ khí phòng không từ các nước phương Tây nên các lực lượng vũ trang của
Kiev có thể ngăn Nga sử dụng lực lượng không quân vượt trội để thống
trị không phận Ukraine.
Dù vậy, quân đội Ukraine cũng cần phải
thoát khỏi sự phụ thuộc về tiêm kích có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga bằng
các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, cũng như đào tạo cho các phi công
cách lái chúng. Theo một số nguồn tin giấu tên, giới chức Ukraine hồi
tháng Ba từng công khai muốn Mỹ cung cấp cho nước này các loại máy bay
F-15 và F-16.
**************
Algeria, Azerbaijan bán thêm khí đốt cho EU, Kazakhstan ‘tự chủ hơn’ với Nga
5-6 minutes
Để
tránh bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga, châu Âu đang tìm mua
thêm dầu và khí đốt từ Bắc Phi và các nước Azerbaijan, Kazakhstan.
Tin mới nhất cho hay hôm thứ Hai 18/07, Thủ tướng Ý Mario Draghi đã tới Algeria để bàn về một hợp đồng mua khí đốt.
Algeria đã tuyên bố sẽ bán thêm 4 tỷ mét khối khí tự nhiên cho Ý và các đối tác châu Âu ngay từ tuần này.
Nếu
như ngay sau cuộc chiến Ukraine, bộ trưởng kinh tế kiêm phó thủ tướng
Đức, Robert Habeck đã thăm Qatar vào tháng 3/2022 để tìm nguồn khí hóa
lỏng, bù vào thiếu hụt đã lường trước từ các đường ống của Nga, thì nay,
các nước EU khác cũng làm tương tự.
Họ muốn đa dạng hóa các lựa chọn trên thị trường năng lượng trước mùa Đông năm 2022, khi nguồn khí của Nga sẽ còn giảm.
Ý
là một trong số các nước thuộc EU phụ thuộc khá nhiều vào nguồn khí từ
Nga, nhưng cuộc chiến của Putin tiến hành tại Ukraine khiến Rome và các
thủ đô EU khác đều đổi hướng, tách dần ra khỏi sự phụ thuộc quá nhiều
vào một nguồn năng lượng từ quốc gia nay bị NATO coi là “mối đe dọa
thường trực”.
Cũng trong tuần này, Chủ tịch Ủy ban châu
Âu Ursula von der Leyen tới Azerbaijan để thảo luận về nguồn xuất khẩu
từ nước này sang EU.
Hai bên sẽ ký biên bản ghi nhớ để
EU nhận thêm nguồn năng lượng từ Azerbaijan, quốc gia có truyền thống
xuất khẩu dầu ngay khi còn thuộc Liên Xô.
Để tránh dính
líu vào các tuyến đường ống từ Nga chạy qua Ukraine và Baltic, EU muốn
tăng số gas và dầu những nước thứ ba bán qua tuyến phía Nam.
Hiện
dầu khai thác ở vùng biển Caspi được chuyển bằng xe lửa tới cảng Aktau,
rồi bơm lên tàu dầu ở Baku, Azerbaijan, đi tiếp tới điểm mở đầu của
đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC) rồi tới cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ ở
Địa Trung Hải.
Theo một thống kê của Eurostat, EU, tính đến 2020, Nga là nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu vào Liên hiệp châu Âu, chiếm 29%.
Các nguồn còn lại là Hoa Kỳ (9%), Na Uy (8%), Ả Rập Saudi và Anh (7% mỗi nước), Kazakhstan và Nigeria (6% mỗi nước).
Riêng
về khí đốt, Nga chiếm 43% lượng khí EU nhập hàng năm, tính đến 2020.
Con số này đã giảm sau khi Nga xâm lược Ukraine tháng 2/2022.
Kazakhstan chiến thắng toà án Nga
Tại
Kazakhstan, chính phủ nước này đã tỏ ra kiên quyết trong việc bảo vệ
quyền xuất khẩu khí đốt qua đường ống biển Caspi của tập đoàn Caspian
Pipeline Consortium (CPC), sau khi tòa án Nga ra lệnh cấm xuất khẩu qua
tuyến này hôm 07 tháng 7.
Ngay lập tức, tổng thống
Kassym-Jomart Kemeluly Tokayev của Kazakhstan lên tiếng kêu gọi cộng
đồng quốc tế ủng hộ chiến lược đa dạng hóa các nguồn xuất khẩu năng
lượng.
Kết quả là tòa Nga phải đảo ngược phán quyết của mình và Kazakhstan chỉ phải nộp khoản tiền phạt hơn 3200 USD.
Xây
năm 2001, đường ống CPC chạy từ vùng biển Caspi của Kazakhstan sang
cảng Novorossiysk của Nga trên Hắc Hải, và do hai công ty, Nga và
Kazakhstan cùng quản lý.
Hiện Chevron của Mỹ có 15% cổ phần trong CPC, theo The Diplomat.
Bên
cạnh việc “tự chủ hơn khỏi Nga” trong kinh tế năng lượng, một số quốc
gia trong vùng đã sẵn sàng tăng cường quan hệ với Mỹ, trong lúc vẫn hữu
hảo với Nga.
Michael Kurilla, tướng lục quân Mỹ, hiện là
tư lệnh US Central Command, vừa có chuyến thăm để nâng cao quan hệ an
ninh, tình báo và quân sự với một số nước Trung Á.
Hoa
Kỳ không che dấu mục tiêu chính là trợ giúp các nước trong vùng ngăn
chặn khả năng “lây lan” của làn sóng Hồi giáo bán vũ trang, sau khi Mỹ
rút khỏi Afghanistan, theo Washington Post.
Trước chuyến
thăm của Tướng Kurrilla, ông Donald Lu, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ
chuyên về Nam Á và Trung Á, đã dẫn một phái đoàn tới khu vực chiến lược
nằm ở ngã ba đường nối với Nga, Trung Quốc, Iran.
Hiện
Hoa Kỳ không muốn “va chạm” với Nga trong chính sách Trung Á, nhưng
quyền lợi của các nước này, như ví dụ của Kazakhstan và Azerbaijan
(thuộc vùng biển Caspi) tự nó khiến họ muốn cân bằng quan hệ với Nga qua
việc tăng cường giao hảo với Hoa Kỳ và EU, cả về an ninh, quân sự và
năng lượng.
Matxcơva kêu gọi phương Tây dỡ bỏ cấm vận đối với ngũ cốc Nga
Phan Minh
Tổng
thống Nga Vladimir Putin hôm qua, 19/07/2022, đã kêu gọi phương Tây dỡ
bỏ các biện pháp cấm vận đối với ngũ cốc của Nga để đạt được tiến bộ
trong việc xuất khẩu nông sản của Ukraina, hiện đang bị kẹt trong nước
kể từ khi điện Kremlin phát động cuộc tấn công vào nước này.
"Chúng
tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina,
nhưng với điều kiện tất cả các hạn chế liên quan đến việc xuất khẩu ngũ
cốc của Nga qua đường hàng không được dỡ bỏ", tổng thống Nga nói như trên tại cuộc họp thượng đỉnh ba bên ở Teheran.
Theo AFP, cũng trong ngày hôm qua, Ủy Ban Châu Âu đã đề nghị các nước thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) giải tỏa "một số khoản tiền"
từ các ngân hàng Nga đang bị phong tỏa do các lệnh trừng phạt của EU,
để giúp khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu các nông sản và thực phẩm,
bao gồm lúa mì và phân bón.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :
Ủy
Ban Châu Âu đề nghị 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) giải tỏa
số tiền do 7 tổ chức tài chính Nga bị trừng phạt đang nắm giữ. Trong số
này, phải kể đến những ngân hàng có hệ thống lớn như Okritye FC Bank,
hay Vnescheconombank, một ngân hàng phát triển của Liên Bang Nga.
Về
lý thuyết, 7 ngân hàng này vẫn bị cấm sử dụng hệ thống thanh toán liên
ngân hàng Swift. Họ vẫn phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của châu Âu,
nhưng Ủy Ban đề xuất cho phép các khoản tiền bị phong tỏa của những ngân
hàng này được giải tỏa. Đương nhiên việc này sẽ chỉ được thực hiện sau
khi kiểm tra và xem xét từng trường hợp cụ thể, mục tiêu là cho phép
“mua, nhập hoặc vận chuyển” các nông sản và thực phẩm, “bao gồm lúa mì
và phân bón”.
Biện pháp này có thể được khối 27 nước châu
Âu thông qua dễ dàng. Các nước thành viên Liên Âu đang trong quá trình
làm rõ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bởi mục tiêu chính trị của
họ rõ ràng là chứng minh chính Nga đang làm rối loạn nguồn cung ngũ cốc
trên thế giới.
Tình báo Mỹ : Nga chuẩn bị sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ Ukraina
Hôm
qua, 19/07/2022, Nhà Trắng tiết lộ Nga đang đặt nền móng để sáp nhập
các vùng lãnh thổ đã hoàn toàn chiếm được ở miền đông Ukraina và lập
chính quyền ủy nhiệm "bất hợp pháp" tại các khu vực này.
Trong
một cuộc họp báo ở Washington, dựa theo các nguồn tin tình báo Mỹ, phát
ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia, John Kirby, cho biết Matxcơva đang
chuẩn bị lập chính quyền ủy nhiệm ở các vùng chiếm được của Ukraina,
quy định đồng rup là đồng tiền chính thức và bắt buộc người dân Ukraina
phải nhập quốc tịch Nga. John Kirby nhận định đây là sự « xâm phạm trực
tiếp chủ quyền » của Ukraina và liên hệ kế hoạch lần này của Matxcơva
với chiến lược thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina hồi năm 2014.
Theo
Reuters, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ còn cho biết trong
vài ngày tới, Washington sẽ công bố viện trợ quân sựbổ sung cho Kiev và
kêu gọi các nước phương Tây khác cũng làm như vậy.
Về phía
Ukraina, phát biểu tại Atlantic Council, bộ trưởng Quốc Phòng Oleksiy
Reznikov đề nghị phương Tây cấp thêm nhiều hơn nữa cho quân đội Ukraina
các giàn pháo có độ chính xác cao. Theo ông, có thêm ít nhất 100 giàn
pháo có độ chính xác cao của Tây phương sẽ giúp thay đổi tương quan lực
lượng với Nga, các lực lượng Ukraina sẽ có thể phản công hiệu quả. Bộ
trưởng Quốc Phòng Ukraina thông báo các giàn phóng rocket HIMARS mà Mỹ
cung cấp đã giúp Ukraina phá hủy khoảng 30 đồn chỉ huy và kho vũ khí đạn
dược của Nga.
Cũng trong ngày hôm qua 19/07, trả lời phỏng vấn
tạp chí Novoié Vremia, lãnh đạo văn phòng phủ tổng thống Ukraina, Andrii
Iermak, nhận định Ukraina cần chiến thắng trước khi sang mùa đông, nếu
không tình hình sẽ thêm phức tạp.
****************
Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 146 (20-7-2022)
1.
Tổng thống Nga Putin khi nói về các lệnh cấm vận của phương Tây đã cho
rằng: “Không thể cô lập nước Nga với cả thế giới” và “nước Nga sẽ không
lùi lại 10 năm trước”, nhưng cũng lại nói: “Một điều chắc chắn là nước
Nga sẽ không thể tồn tại một mình, nhưng do đó cũng sẽ không bao giờ để
bị cô lập trước toàn thế giới”. Như vậy, khác với những gì những người
ủng hộ Nga tin tưởng rằng: “Nga có thể tồn tại một mình trong khi cả
phương Tây sẽ chết đói và chết rét” – tổng thống Nga cũng hiểu rằng “tự
tồn tại là điều không thể”:
Hôm nay, ông ta đã đến Iran trong một chuyến công du hiếm hoi ra nước ngoài
từ khi cuộc xâm lược nổ ra, với một nỗ lực tìm kiếm đồng minh. Chủ đề
đối thoại giữa hai bên sẽ là chiến tranh Ukraina, việc bán lúa mạch của
Nga (cướp được) và trao đổi về kinh tế cũng như quân sự. The New York
Times đã có bài phân tích về chuyến đi này: “Nga và Iran chẳng tin tưởng
gì nhau, nhưng hiện nay, họ lại đang rất cần nhau (trong bối cảnh cả
hai nước đang bị cấm vận). Đây không còn là một sự giao thương thông
thường nữa, mà sẽ là tình trạng đồng minh bởi bắt buộc”.
Ông
Josep Borrell, người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU, trước cuộc họp của
Bộ trưởng Ngoại giao 27 quốc gia EU, đã lên tiếng phản đối những lý lẽ
của một số người, khi họ cho rằng các lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga
gây ảnh hưởng cho EU lớn hơn cho Nga. “Đây hoàn toàn là điều dối trá và
trong các số liệu thực tế cho thấy là không hề có chuyện như vậy. Các
biện pháp cấm vận là cần thiết, bắt buộc và sẽ còn tiếp những lệnh mới
nữa, cho tới khi Nga không rút quân khỏi Ukraina”. EU đang chuẩn bị một
lệnh trừng phạt mới, trong đó: cấm mua bán hoàn toàn vàng của Nga, cấm
cung cấp tất cả những sản phẩm công nghệ cao, đồng thời tăng thêm 50
người vào danh sách cấm vận, chủ yếu là gia đình của những nhà giàu và
chính trị gia Nga – tất cả họ sẽ phải ngay lập tức rời khỏi EU và không
thể quay lại, còn tài sản cũng sẽ bị đóng băng ít nhất cho tới khi chiến
tranh kết thúc.
Ông Borrell kết luận: “Trừng phạt kinh
tế là một công cụ chính trị rất quan trọng nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn
bởi vì có thể phải mất một thời gian dài mới nhìn thấy hiệu quả mà chúng
đem lại”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng:
“Mọi sự ủng hộ Ukraina về kinh tế, chính trị, quân sự đều phải trả giá
cả. Nhưng nếu không làm gì cả, để cho sự man rợ này tiếp tục, và để cho
sự man rợ của Nga có kết quả, thì (chúng ta) theo tôi, sẽ phải trả giá
còn cao hơn nữa. Giúp Ukraina là giúp chính chúng ta. Nếu Ukraina thua,
châu Âu sẽ càng chịu nhiều hiểm họa từ phía Nga. Bài học từ cuộc xâm
lược Georgia 2008, chiếm Crimea 2014, hỗ trợ “ly khai” Donbass 2014 và
cuộc tổng tấn công theo lệnh tổng thống Putin tháng 2/2022 cho thấy rằng
họ sẽ dùng vũ lực để làm những gì họ muốn… những người láng giềng nhỏ
hơn sẽ phải chịu khuất phục, điều đó khiến châu Âu ngày càng nguy hiểm.
Thế nên nếu bạn không quan tâm tới đạo đức trong việc ủng hộ người dân
Ukraina, bạn hãy quan tâm tới sự an toàn của chính bạn. Đó là tại sao
chúng ta phải trả giá: trả giá cho việc ủng hộ, trả giá cho việc nhân
đạo, trả giá cho những hậu quả của việc cấm vận, bởi nếu làm khác đi,
thì sau này giá phải trả còn cao hơn nhiều. Hãy nhớ một điều, cái giá
hiện tại chúng ta, EU và NATO đang phải trả, được tính bằng tiền. Nhưng
họ (Ukraina), họ đang phải trả bằng mạng sống, hàng ngày. Thế nên hãy
dừng mọi lời kêu ca lại, và giúp họ, bằng tất cả những gì chúng ta có.”
2. Đã có ít nhất 16 chuyến tàu thủy không dấu hiệu của Nga
(các tàu này tắt hết cả định vị cũng như không phát các tín hiệu thông
báo bắt buộc theo quy định của Tổ chức Hàng hải Thế giới để không bị
radar phát hiện) chở ngũ cốc cướp được từ Ukraina đi bán – thông tin từ
El Pais (Tây Ba Nha) dựa trên các ảnh vệ tinh thu thập được. Tổng cộng
số lượng ngũ cốc bị cướp đi đã lên tới khoảng 500.000 tấn. Hàng cướp
được chủ yếu được chở tới cảng Bosfor của Syria hay các cảng khác ở Địa
Trung Hải cũng như biển Đỏ.
Nhà nước cướp đằng nhà
nước, lính cướp đằng lính, trên dưới y như nhau, mà lại là quốc gia có
diện tích lớn nhất thế giới, luôn tự cho mình “vĩ đại”, đội quân “thứ 2
thế giới” cũng luôn tự hào không kém, mà cuối cùng ra thực tế thì như
thế này.
3. Bất chấp việc phía Nga đã phá hủy gần hết
các cơ sở thể thao ở Kharkiv, các vận động viên Ukraina đã quay trở lại
luyện tập, tuy trong một điều kiện tồi tàn – nhưng điều đó không ngăn
cản được họ. Bom đạn Nga cũng không ngăn cản được họ.
Hội
chữ thập đỏ đã gửi 5.500 gói thức ăn tới hỗ trợ người dân Kharkiv trong
tuần qua. Đầu tuần tới, xe tải chở 3 tấn thực phẩm của cộng đồng người
Việt cũng sẽ tới Kharkiv, đủ cho khoảng 500 xuất nữa.
Bên ngoài thành phố, Nga vẫn dùng tên lửa nã vào các vị trí của phía Ukraina:
Bộ binh Ukraina chiến đấu:
Máy bay SU-25 của Ukraina không chiến với máy bay Nga:
Phía Ukraina dùng drone do thám ném bom tự chế xuống các vị trí của Nga:
Truyền
hình Nga Rossia 1 đưa thông tin dối trá tới ngưỡng không tưởng, khi làm
hẳn phóng sự: “lính Ukraina đem vũ khí phương Tây hỗ trợ đi bán thành
công trên thị trường đen, và đưa hình ảnh các dàn tên lửa HIMARS”. Vấn
đề là Ukraina mới chỉ có 8 hệ thống và mỗi hệ thống hiện nay đang được
bảo vệ còn hơn cả con ngươi trong mắt, thì không hiểu định bán cho ai và
bán kiểu gì – tất nhiên, điều này truyền hình Nga không nói:
4. Bản đồ chiến sự từ Viện nghiên cứu chiến tranh ISW cho thấy không có gì thay đổi lớn trên chiến trường Donbass:
Ở phía nam Izium, từ phía Ukraina hôm qua là đã chiếm lại được làng Dibrovnoe đã được xác nhận:
Đồng thời, lại có các hình ảnh cho thấy rất nhiều vũ khí của Nga ở làng Sulyhivka gần đó đã biến thành sắt vụn:
Xe tăng của Nga trúng NLAW:
Lính
Ukraina trên chiến trường Izium công nhận rằng tên lửa HIMARS đã làm
giảm đáng kể sức tấn công của pháo Nga, trong khi tên lửa cầm tay chống
tăng của phương Tây làm nốt những việc còn lại.
5. Nga lại tiếp tục pháo kích…
… bắn tên lửa
… hay ném bom vào Slovyansk
Nhiều nguồn tin độc lập đã công nhận việc các đợt tấn công của Nga ở xung quanh Slovyansk đã dừng lại.
Pháo tự hành Caesar của Pháp có mặt quanh Slovyansk:
Hôm
nay có nhiều đám cháy hơn hôm qua ở Slovyansk nhưng ít hơn nhiều so với
9/07. Phía Ukraina cho rằng quân Nga đang chuẩn bị tấn công lớn ở quanh
Siversk/Bachmut.
6. Tin từ chính quyền ly khai Donbass
đưa ra hôm qua, được truyền thông Nga tung hô, là đã chiếm được thành
phố Siversk hoàn toàn là tin giả, trên thực tế vẫn chưa có chiến sự nào
thậm chí ở ngoài thành phố. Bản đồ chiến sự lúc này:
Bản đồ còn cho thấy quân Ukraina vẫn giữ được Bilohorivka và Hryhorivka, sau khi chiếm lại từ phía Nga.
Thậm chí nguồn thân Nga cũng công nhận là tin giả:
Một số nhà cửa bên trong thành phố bị Nga bắn cháy, nhưng phía Ukraina vẫn đang kiểm soát hoàn toàn:
“Bọn chó lợn thông báo rằng ở đây là doanh trại của NATO và cất giấu 200 HIMARS” – một nhà báo có mặt ở Siversk viết.
Một xe tăng T-64BM của Ukraina bị pháo bắn hỏng:
Lính Nga đánh nhau đâu đó trong rừng ở Donbass:
Lính Ukraina khoe một khẩu súng chiếm được:
Người nông dân ở Siversk vẫn ra đồng làm việc giữa bom đạn:
7. Bản đồ vệ tinh cho thấy không có gì mới ở chiến trường Bakhmut, mức độ bắn cũng giảm đi:
…
trong khi nguồn từ Nga thì cho rằng đã đánh sát tới tận thành phố.
Nguồn này cũng là nguồn đưa tin “đã chiếm được Siversk” hôm qua. Nói
chung các nguồn tin từ Nga thường xuyên nói dối không ngượng mồm. Hôm
qua nói sai, hôm nay vẫn nói tiếp điều khác, như không có chuyện gì xảy
ra.
Bản đồ chiến trường theo nguồn của Pháp:
… nguồn của Mỹ:
Nga nã pháo vào thành phố:
8. Nga bắn vào chợ ở Hulyaipole tỉnh Zaporizhia, làm một số người chết:
Nikopol cũng bị bắn:
Bên trong thành phố Mariupol, hơn 1 tháng sau khi thất thủ:
Nga đem khoảng 500 lính vào nhà máy điện hạt nhân Enerhodar và lập doanh trại trong đó, nhưng giống như từng bị ở Chernobyl, một loạt lính Nga lại bị thương và chết bí ẩn.
Dailymail đã có phóng sự về điều này: có khoảng 10 người lính Nga đã
phải vào bệnh viện vì những chấn thương đủ các cấp độ, một số khác đã
chết, nhưng không biết được bao nhiêu. Nga cũng đem tên lửa tới đây và
bắn vào thành phố Nikopol ở bờ bên kia của con sống Dnipro sau khi đã
tắt toàn bộ hệ thống theo dõi quốc tế trong nhà máy, khiến Cơ quan Năng
lượng Hạt nhân Quốc tế không còn có thể biết chuyện gì đang xảy ra tại
nhà máy này.
Ở thành phố Tokmak, lính Chechens và lính Buriat (lính gốc Mông Cổ sống ở phía nam Syberia) sau khi say rượu đã bắn nhau,
bởi tranh cãi: “dân tộc nào nhiều tính Nga hơn”. Đây không phải lần đầu
tiên hai nhóm lính này bắn nhau, trước đây đã từng có xung đột về
chuyện phân chia không đều chiến lợi phẩm. Lính Chechens cũng được cho
rằng hầu như không đi ra tiền tuyến, mà chỉ ở nhà làm nhiệm vụ bảo vệ,
hoặc chặn ở phía sau, và sẽ bắn vào tất cả những lính Nga nào lùi bước,
trong khi lính Buriat thiệt hại nặng nề.
9. Bản đồ chiến sự Kherson:
Quân
Ukraina đã bắn tên lửa HIMARS vào cầu Antonovsky ở phía đông bắc
Kherson, làm hư hỏng cây cầu này. Đây là 1 trong 2 cây cầu chính tiếp tế
cho phía Nga.
Nếu cây cầu này không thể sử dụng, việc
tiếp tế cho chiến trường miền bắc Kherson sẽ bị gặp nhiều khó khăn hơn
và chắc chắn bị khéo dài:
Máy bay SU-35 của Nga bị tên lửa phòng không Ukraina bắn rơi ở Kherson:
Radar
phòng không Podlet-K1 chuyên dùng để tìm các vật thể bay ở độ cao thấp
của Nga đặt ở tận Lazurne, cách chiến trường Kherson 67 km, cũng chung
số phận khi bị tên lửa HIMARS tìm tới
Drone trinh sát ở Kherson:
Kherson bắt đầu bị phá hủy bởi chiến sự:
10.
Bốn người dân đã bị giết chết sau khi quân Nga bắn vào một tòa ở
Snihurivka vùng Mykolaiv, chỉ để phía Nga quay phim tuyên truyền.
11. Nga bắn cháy một kho chứa dầu ở Odessa:
12.
Hết “bảo vệ người dân Ukraina trước nạn phát xít mới”, “Ukraina vào
NATO gây nguy hiểm cho Nga” không lừa được ai, Nga tiếp tục tung ra
thuyết âm mưu mới, là “Hunter Biden và quỹ George Soros tham gia xây
dựng các nhà máy nghiên cứu phát triển vũ khí sinh học ở Ukraina”:
13.
Trên truyền hình ý, phóng viên Alessandro Salusti khi tham gia chương
trình tường thuật trực tiếp từ Moscow, đã bất ngờ lên án các đồng nghiệp
của mình là “tìm cách tuyên truyền có lợi cho Putin”, gọi Bộ trưởng
Quốc phòng Nga Shoigu là “đống cứt”, Kremlin là lâu đài “đầy cứt” và là
nơi lập kế hoạch cũng như thực hiện những thảm kịch khủng khiếp nhất
trong 100 năm qua:
14. Truyền thông Nga tiếp tục đưa
một phóng sự, cho thấy bố mẹ của một người lính Nga tử trận đã tìm được
“một lợi ích không trông đợi” từ cái chết của con là nhận được tiền tử
tuất, và dùng số tiền đó để mua một chiếc xe Lada mới.
15. Phu nhân tổng thống Ukraina Olena Zelenska đang có cuộc thăm chính thức nước Mỹ, theo lời mời của Bộ ngoại giao Mỹ, đã có cuộc gặp tới Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
hôm nay và sau đó, gặp phu nhân Tổng thống Mỹ Jill Biden tại Nhà trắng.
Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã xảy ra khi đích thân Tổng thống Mỹ Joe
Biden cũng đã đón bà, và tham gia buổi gặp gỡ giữa hai vị phu nhân.
Bên
Nga đang tung thực sự khủng khiếp nhiều tin giả về chiến sự tại các
chiến trường Donbass cũng như Kherson, khiến việc tổng hợp tin mất thêm
khá nhiều thời gian. Hôm nay mình mất gần 4h để hoàn thành. Kinh khủng.
Viva Ukraina.
*************
Điểm mặt hai hệ thống vũ khí nhóm nghị sĩ Mỹ muốn gửi gấp Ukraine
VietNamNet News
3-4 minutes
Sáu nghị sĩ Mỹ hôm 18/7 đã gửi đơn yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này gửi gấp vũ khí phòng không cho Ukraine.
“Để bảo vệ các thành phố, cơ sở hạ tầng quân sự và nhiều lực lượng vũ trang của Ukraine
trên chiến trường sẽ cần tới những hệ thống phòng không đặt trên mặt
đất, chẳng hạn như Hệ thống chống rocket, đạn pháo, đạn cối (C-RAM) và
hệ thống phòng không Avenger đặt trên các xe chiến đấu HMMWV”, đơn yêu cầu
được nhóm nghị sĩ gửi tới Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Chủ
tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley hôm 18/7, viết.
“Trong
khi C-RAM nâng cao khả năng chống lại các tên lửa và UAV tấn công vào
nhiều cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự, thì hệ thống Avenger sẽ cung cấp
cho quân đội Ukraine tính năng phòng không tầm ngắn di động để chống lại
các tiêm kích bay thấp, trực thăng hoặc UAV”, đơn yêu cầu viết thêm.
Hệ thống chống rocket, đạn pháo, đạn cối (C-RAM)
C-RAM
là tổ hợp phòng không lắp trên xe tải được tập đoàn quân sự Raytheon
của Mỹ phát triển dựa trên hệ thống vũ khí Phalanx trang bị trên các tàu
sân bay. C-RAM có tổng trọng lượng 24 tấn; chiều dài khi đặt trên xe
tải là 19,81m; rộng 3,65m; cao 4,26m. Kíp chiến đấu 4 người.
C-RAM
được trang bị một radar phản ứng nhanh AN/TPQ-53 có tính năng phát hiện
đạn cối, đạn pháo hay tên lửa đối phương ở khoảng cách 60km.
Vũ
khí chính của C-RAM là một pháo đa nòng M61A1 sử dụng cỡ đạn 20mm được
điều khiển bằng máy tính, với tầm hiệu quả đạt hơn 2km và tốc độ bắn lên
tới 3.000-4.500 phát đạn/phút.
Video: Hệ thống C-RAM thực chiến ở Iraq. Nguồn: WarLeaks - Military Blog
Hệ thống phòng không Avenger
AN/TWQ-1
Avenger ‘Kẻ báo thù’ là hệ thống phòng không di động được tập đoàn
Boeing phát triển và đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 1989, với nhiệm
vụ cung cấp khả năng phòng thủ cho các đơn vị vũ trang dưới mặt đất
trước những đòn tấn công từ tên lửa hành trình, máy bay không người lái,
tiêm kích bay tầm thấp và trực thăng đối phương.
Tổng
khối lượng của Avenger khi đặt trên các xe chiến đấu HMMWV là 3,9 tấn;
dài 4,95m; rộng 2,18m; cao 1,64m. Kíp chiến đấu 2 người. Xe HMMWV tích
hợp hệ thống Avenger được trang bị động cơ diesel Detroit V-8 với công
suất 135 mã lực, nhờ vậy xe có thể di chuyển với vận tốc 89 km/h trên
địa hình bằng phẳng và phạm vi hoạt động đạt 443km.
Vũ khí chính
của Avenger gồm 8 tên lửa phòng không Stinger được chia cho hai ống
phóng lắp trên xe chiến đấu HMMWV. Mỗi tên lửa dài 1,52m; nặng 10,1kg,
trong đó khối lượng thuốc nổ là 3,1kg. Tầm bắn hiệu quả của tên lửa nằm
trong khoảng 4-8km. Ngoài ra, xe HMMWV cũng được trang bị thêm một súng
máy M2 để chống lại bộ binh đối phương.
*************
Cuộc đua gay cấn giành quyền kế nhiệm Thủ tướng Anh Boris Johnson
Hiện
chỉ còn 4 ứng cử viên cạnh tranh nhằm thay thế ông Boris Johnson làm
Thủ tướng Anh sau khi có thêm một gương mặt triển vọng nữa bị loại khỏi
cuộc đua.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã giữ vững vị
trí dẫn đầu trong cuộc đua kế nhiệm ông Johnson ngày càng khốc liệt khi
giành được 115 phiếu ủng hộ trong vòng bỏ phiếu thứ 3 của các nhà lập
pháp thuộc đảng Bảo thủ hôm 18/7. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Penny
Mordaunt và Ngoại trưởng Liz Truss lần lượt giành được vị trí thứ 2 và
thứ 3 với 82 phiếu và 71 phiếu.
Cựu
Bộ trưởng Bình đẳng Kemi Badenoch xếp thứ 4 với 58 phiếu. Chủ tịch Ủy
ban đối ngoại Tom Tugendhat, một cựu quân nhân chống đối Thủ tướng
Johnson, người chưa từng nắm giữ chức vụ gì trong chính phủ, đã bị loại
khỏi cuộc đua vì giành được ít phiếu ủng hộ nhất - 31 phiếu.
Kể
từ khi Thủ tướng Johnson hồi đầu tháng này thông báo sẽ từ chức vì chính
quyền đầy tai tiếng của ông mất đi sự ủng hộ của nhiều người trong đảng
Bảo thủ cầm quyền, cuộc cạnh tranh thay thế ông đã có một bước ngoặt
tồi tệ khi các ứng viên tiềm năng tập trung công kích người dẫn đầu. Ông
Sunak đã phải đối mặt với các chỉ trích của hai đối thủ bám đuổi sát
nút về mọi thứ, từ đóng góp "khiêm tốn" trong chính phủ đến sự giàu có
của vợ ông.
Theo Reuters, 358 nhà lập pháp của đảng Bảo thủ sẽ
thực hiện 2 vòng bỏ phiếu phê chuẩn cuối trong tuần này để loại bỏ ứng
viên giành được ít phiếu ủng hộ nhất mỗi vòng. Kết quả bỏ phiếu tiếp
theo sẽ diễn ra vào lúc 14h giờ GMT (21h giờ Việt Nam) hôm nay, 19/7.
Tên của vị thủ tướng mới sẽ được công bố vào ngày 5/9 sau khi 200.000
thành viên đảng Bảo thủ bỏ phiếu qua bưu điện trong mùa hè.
Giới
quan sát đánh giá, cuộc đua tìm gương mặt kế nhiệm Thủ tướng Johnson
hiện tập trung vào các cam kết hoặc không cam kết cắt giảm thuế, trong
bối cảnh nền kinh tế Anh đang điêu đứng vì lạm phát, nợ công cao và tăng
trưởng thấp, khiến người dân phải thắt chặt tài chính nhất trong nhiều
thập kỷ.
Theo nhà cái Ladbrokes, bà Truss, người ở vòng 3 giành
nhiều hơn 7 phiếu so với vòng 2, hiện là ứng viên được yêu thích số 2
sau ông Sunak. Song, nữ ngoại trưởng cũng đang hứng chịu chỉ trích vì
tuyên bố sẽ thay đổi nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương Anh và ủng hộ
việc đánh thuế thấp hơn.
Công tố viên Mỹ xin thêm quyền để thu giữ tài sản của các tài phiệt Nga
Reuters
2-3 minutes
Bộ
Tư pháp Hoa Kỳ đang tìm cách xin Quốc hội cho phép thẩm quyền rộng rãi
hơn để thu giữ tài sản của các nhà tài phiệt Nga như một biện pháp để
gây áp lực với Moscow về cuộc xâm lược Ukraine, một công tố viên hàng
đầu cho biết ngày 19/7.
Trong lời khai chứng trước Ủy ban Tư pháp
Thượng viện Hoa Kỳ, ông Andrew Adams, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm
KleptoCapture của Bộ, nói Quốc hội nên để các công tố viên tịch thu các
tài sản dùng để né tránh chế tài của Hoa Kỳ, thay vì chỉ là số tiền thu
được từ né chế tài.
Lực lượng đặc nhiệm này được thành lập vào
tháng 3 để nâng cao khả năng của Hoa Kỳ trong việc trừng phạt những
người Nga giàu có mà Washington cáo buộc đã tạo điều kiện cho Tổng thống
Nga Vladimir Putin xâm lược Ukraine.
Các công tố viên kể từ đó có
được lệnh bắt giữ hai du thuyền của những người Nga bị chế tài và máy
bay thuộc sở hữu của tỷ phú Roman Abramovich, cùng các tài sản khác. Ông
Adams nói rằng lực lượng đặc nhiệm có thể làm được nhiều hơn thế với
quyền hạn được tăng cường.
Ông thúc giục Quốc hội để các công tố
viên truy tố những cá nhân bị cáo buộc vi phạm các chế tài hoặc vi phạm
các lệnh kiểm soát xuất khẩu bằng hành vi gian lận. Đạo luật gian lận,
được ban hành vào năm 1970 để triệt hạ Mafia, cho phép các công tố viên
truy tố một nhóm cá nhân - ngay cả những người gián tiếp liên quan đến
hành vi sai trái bị cáo buộc - trên cơ sở họ tham gia vào một “cơ sở tội
phạm”.
Ông Adams cũng đề nghị quy chế đối với một số tội phạm tài
chính, chẳng hạn như rửa tiền, nên được tăng gấp đôi lên 10 năm để cho
các công tố viên “có thời gian theo dõi số tiền.”
Khai chứng của
ông Adams diễn ra khi Quốc hội xem xét luật cho phép tiền thu được từ
tài sản bị tịch thu được dùng để giúp đỡ người dân Ukraine.
Điện Kremlin gọi các hành động của mình ở Ukraine là một “chiến dịch quân sự đặc biệt.”
Trước
khi tài sản bị tịch thu có thể được thanh lý, các công tố viên phải có
được lệnh tịch thu vĩnh viễn, thông qua các thủ tục tòa án thường kéo
dài.
*************
Tòa Bạch Ốc: Nga đặt nền móng để sáp nhập lãnh thổ Ukraine
Reuters
2-3 minutes
Tòa
Bạch Ốc ngày 19/7 tố giác Nga đang đặt nền móng cho việc sáp nhập lãnh
thổ Ukraine và đang cài đặt các quan chức ủy nhiệm bất hợp pháp tại các
khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nga trong lúc Moscow tìm cách kiểm
soát toàn bộ những phần đất đã chiếm được ở phía đông Ukraine.
Tiết
lộ thông tin tình báo Mỹ, phát ngôn viên John Kirby của Hội đồng An
ninh Quốc gia nói trong một cuộc họp báo của Tòa Bạch Ốc rằng người Nga
đang chuẩn bị cài đặt các quan chức ủy nhiệm, thiết lập đồng rúp làm
tiền tệ mặc định và buộc người dân phải nộp đơn xin nhập quốc tịch.
Ông
Kirby nói: “Chúng tôi có thông tin hôm nay, gồm cả thông tin tình báo
bị giáng cấp mà chúng tôi có thể chia sẻ với quý vị, về cách Nga đang
đặt nền móng để sáp nhập lãnh thổ Ukraine mà họ kiểm soát, vi phạm trực
tiếp chủ quyền của Ukraine”.
Đây là chiến thuật tương tự từng được
sử dụng vào năm 2014 khi Nga tuyên bố sáp nhập Crimea sau khi giành
quyền kiểm soát từ Ukraine, ông Kirby nói. Cộng đồng quốc tế coi việc
sáp nhập Crimea là bất hợp pháp.
Nga đã xua hàng chục nghìn quân
vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 trong cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc
biệt” để đảm bảo an ninh cho Moscow.
Ông Kirby cho biết Nga hiện cũng đang cố gắng nắm quyền kiểm soát các tháp phát sóng.
Vẫn
theo lời ông Kirby, Hoa Kỳ trong vài ngày tới sẽ công bố gói vũ khí mới
cho Ukraine khi nước này giao chiến với Nga trong các trận chiến ác
liệt ở miền đông Ukraine.
Đây sẽ là lần rút tiền thứ 16 như vậy được Quốc hội thông qua và phân bổ dưới thẩm quyền của tổng thống, ông cho biết.
Washington cũng sẽ áp đặt các chế tài đối với các quan chức đảm nhiệm vai trò quan chức ủy nhiệm, ông Kirby nói.
Ông
dự đoán những người ủy nhiệm này sẽ cố gắng tổ chức “trưng cầu dân ý
giả hiệu” nhằm tìm cách hợp pháp hóa sự kiểm soát của Nga.
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 20 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )
xxx
****************
Ông Putin đang lên kế hoạch thăm các nước khác sau Iran
Người
phát ngôn của điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Putin
đang lên kế hoạch đến thăm các nước khác vào mùa thu năm nay sau khi
trở về từ Iran.
Hãng thông tấn TASS dẫn lời
của Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhưng người này vẫn chưa
tiết lộ thông tin là quốc gia nào.
Khi
được hỏi về kế hoạch cho chuyến công du của ông Putin trong tương lai
gần, Phát ngôn viên Dmitry Peskov cho hay: “Không phải là tương lai gần
mà cụ thể là vào mùa thu này. Công tác chuẩn bị cho chuyến đi đang được
tiến hành”.
Ngày 19/7, Tổng thống Nga đã có mặt tại Tehran để tham
dự Hội nghị thượng đỉnh 3 bên Nga – Iran - Thổ Nhĩ Kì về vấn đề Syria.
Cuối tháng 6 vừa qua, ông Putin đã đến thăm hai quốc gia Trung Á là
Tajikistan và Turkmenistan, không rõ quốc gia tiếp theo mà nhà lãnh đạo
Nga dự định đến là nơi nào?
Như Quỳnh
**************
Syria cắt đứt quan hệ với Ukraine, Kiev tấn công cây cầu chiến lược ở Kherson
Giới chức Syria hôm nay (20/7) tuyên bố nước này sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Ukraine.
“Động thái này nhằm đáp trả hành động tương tự trước đó của Ukraine. Chính phủ Ukraine
trên thực tế đã không có quan hệ với Syria kể từ năm 2018, khi họ từ
chối gia hạn visa cho các nhà ngoại giao Syria làm việc trong đại sứ
quán ở Kiev. Họ đã không thể thực hiện nghĩa vụ ngoại giao, và khiến Đại
sứ quán Syria buộc phải ngừng mọi hoạt động”, một quan chức ngoại giao
Syria giấu tên nói với hãng tin SANA.
Theo
hãng tin TASS của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào cuối
tháng trước đã tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Syria, sau khi
quốc gia Trung Đông này công nhận nền độc lập của hai nước cộng hòa tự
xưng Donetsk và Luhansk ở vùng Donbass, Ukraine.
“Sẽ không còn mối quan hệ nào giữa Ukraine và Syria”, ông Zelensky hôm 30/6 nói trên mạng xã hội Telegram.
Kiev tấn công cây cầu chiến lược ở Kherson
Trang
tin CNN dẫn nguồn từ truyền thông Nga cho biết, cây cầu Antonovskiy
mang tính chiến lược bắc qua sông Dnieper ở tỉnh Kherson đã bị trúng ít
nhất 8-9 quả tên lửa của quân đội Ukraine.
“Cây cầu đã bị hư hại
nghiêm trọng do cuộc tấn công, nhưng nó không đối mặt với nguy cơ sụp
đổ”, quan chức Kherson thân Nga, ông Kirill Stremousov nói.
Bộ
Quốc phòng Anh nhận định rằng, có thể coi cây cầu Antonovskiy là “một
điểm yếu quan trọng với các lực lượng vũ trang Nga, khi đây là một trong
hai nút giao thông còn lại để vượt qua sông Dnieper mà quân Nga có thể
sử dụng để tiếp tế cho tiền tuyến hoặc rút quân khỏi vùng bờ tây con
sông này”.
Mỹ tính huấn luyện phi công cho Ukraine
Theo The Guardian, Mỹ và các quốc gia đồng minh đang xem xét việc huấn luyện phi công dài hạn cho Ukraine.
“Các
cuộc thảo luận đang được tiến hành, nhưng chưa có quyết định nào được
đưa ra. Chúng tôi muốn xây dựng một kế hoạch dài hạn về cách xây dựng
lực lượng không quân cho Ukraine, cũng như một lực lượng không quân mà
họ sẽ cần trong tương lai”, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Charles Brown
nói với The Guardian.
The Guardian nhận định, với việc cung cấp
vũ khí phòng không từ các nước phương Tây nên các lực lượng vũ trang của
Kiev có thể ngăn Nga sử dụng lực lượng không quân vượt trội để thống
trị không phận Ukraine.
Dù vậy, quân đội Ukraine cũng cần phải
thoát khỏi sự phụ thuộc về tiêm kích có nguồn gốc từ Liên Xô và Nga bằng
các máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất, cũng như đào tạo cho các phi công
cách lái chúng. Theo một số nguồn tin giấu tên, giới chức Ukraine hồi
tháng Ba từng công khai muốn Mỹ cung cấp cho nước này các loại máy bay
F-15 và F-16.
**************
Algeria, Azerbaijan bán thêm khí đốt cho EU, Kazakhstan ‘tự chủ hơn’ với Nga
5-6 minutes
Để
tránh bị phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga, châu Âu đang tìm mua
thêm dầu và khí đốt từ Bắc Phi và các nước Azerbaijan, Kazakhstan.
Tin mới nhất cho hay hôm thứ Hai 18/07, Thủ tướng Ý Mario Draghi đã tới Algeria để bàn về một hợp đồng mua khí đốt.
Algeria đã tuyên bố sẽ bán thêm 4 tỷ mét khối khí tự nhiên cho Ý và các đối tác châu Âu ngay từ tuần này.
Nếu
như ngay sau cuộc chiến Ukraine, bộ trưởng kinh tế kiêm phó thủ tướng
Đức, Robert Habeck đã thăm Qatar vào tháng 3/2022 để tìm nguồn khí hóa
lỏng, bù vào thiếu hụt đã lường trước từ các đường ống của Nga, thì nay,
các nước EU khác cũng làm tương tự.
Họ muốn đa dạng hóa các lựa chọn trên thị trường năng lượng trước mùa Đông năm 2022, khi nguồn khí của Nga sẽ còn giảm.
Ý
là một trong số các nước thuộc EU phụ thuộc khá nhiều vào nguồn khí từ
Nga, nhưng cuộc chiến của Putin tiến hành tại Ukraine khiến Rome và các
thủ đô EU khác đều đổi hướng, tách dần ra khỏi sự phụ thuộc quá nhiều
vào một nguồn năng lượng từ quốc gia nay bị NATO coi là “mối đe dọa
thường trực”.
Cũng trong tuần này, Chủ tịch Ủy ban châu
Âu Ursula von der Leyen tới Azerbaijan để thảo luận về nguồn xuất khẩu
từ nước này sang EU.
Hai bên sẽ ký biên bản ghi nhớ để
EU nhận thêm nguồn năng lượng từ Azerbaijan, quốc gia có truyền thống
xuất khẩu dầu ngay khi còn thuộc Liên Xô.
Để tránh dính
líu vào các tuyến đường ống từ Nga chạy qua Ukraine và Baltic, EU muốn
tăng số gas và dầu những nước thứ ba bán qua tuyến phía Nam.
Hiện
dầu khai thác ở vùng biển Caspi được chuyển bằng xe lửa tới cảng Aktau,
rồi bơm lên tàu dầu ở Baku, Azerbaijan, đi tiếp tới điểm mở đầu của
đường ống Baku-Tbilisi-Ceyhan (BTC) rồi tới cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ ở
Địa Trung Hải.
Theo một thống kê của Eurostat, EU, tính đến 2020, Nga là nhà xuất khẩu dầu thô hàng đầu vào Liên hiệp châu Âu, chiếm 29%.
Các nguồn còn lại là Hoa Kỳ (9%), Na Uy (8%), Ả Rập Saudi và Anh (7% mỗi nước), Kazakhstan và Nigeria (6% mỗi nước).
Riêng
về khí đốt, Nga chiếm 43% lượng khí EU nhập hàng năm, tính đến 2020.
Con số này đã giảm sau khi Nga xâm lược Ukraine tháng 2/2022.
Kazakhstan chiến thắng toà án Nga
Tại
Kazakhstan, chính phủ nước này đã tỏ ra kiên quyết trong việc bảo vệ
quyền xuất khẩu khí đốt qua đường ống biển Caspi của tập đoàn Caspian
Pipeline Consortium (CPC), sau khi tòa án Nga ra lệnh cấm xuất khẩu qua
tuyến này hôm 07 tháng 7.
Ngay lập tức, tổng thống
Kassym-Jomart Kemeluly Tokayev của Kazakhstan lên tiếng kêu gọi cộng
đồng quốc tế ủng hộ chiến lược đa dạng hóa các nguồn xuất khẩu năng
lượng.
Kết quả là tòa Nga phải đảo ngược phán quyết của mình và Kazakhstan chỉ phải nộp khoản tiền phạt hơn 3200 USD.
Xây
năm 2001, đường ống CPC chạy từ vùng biển Caspi của Kazakhstan sang
cảng Novorossiysk của Nga trên Hắc Hải, và do hai công ty, Nga và
Kazakhstan cùng quản lý.
Hiện Chevron của Mỹ có 15% cổ phần trong CPC, theo The Diplomat.
Bên
cạnh việc “tự chủ hơn khỏi Nga” trong kinh tế năng lượng, một số quốc
gia trong vùng đã sẵn sàng tăng cường quan hệ với Mỹ, trong lúc vẫn hữu
hảo với Nga.
Michael Kurilla, tướng lục quân Mỹ, hiện là
tư lệnh US Central Command, vừa có chuyến thăm để nâng cao quan hệ an
ninh, tình báo và quân sự với một số nước Trung Á.
Hoa
Kỳ không che dấu mục tiêu chính là trợ giúp các nước trong vùng ngăn
chặn khả năng “lây lan” của làn sóng Hồi giáo bán vũ trang, sau khi Mỹ
rút khỏi Afghanistan, theo Washington Post.
Trước chuyến
thăm của Tướng Kurrilla, ông Donald Lu, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ
chuyên về Nam Á và Trung Á, đã dẫn một phái đoàn tới khu vực chiến lược
nằm ở ngã ba đường nối với Nga, Trung Quốc, Iran.
Hiện
Hoa Kỳ không muốn “va chạm” với Nga trong chính sách Trung Á, nhưng
quyền lợi của các nước này, như ví dụ của Kazakhstan và Azerbaijan
(thuộc vùng biển Caspi) tự nó khiến họ muốn cân bằng quan hệ với Nga qua
việc tăng cường giao hảo với Hoa Kỳ và EU, cả về an ninh, quân sự và
năng lượng.
Matxcơva kêu gọi phương Tây dỡ bỏ cấm vận đối với ngũ cốc Nga
Phan Minh
Tổng
thống Nga Vladimir Putin hôm qua, 19/07/2022, đã kêu gọi phương Tây dỡ
bỏ các biện pháp cấm vận đối với ngũ cốc của Nga để đạt được tiến bộ
trong việc xuất khẩu nông sản của Ukraina, hiện đang bị kẹt trong nước
kể từ khi điện Kremlin phát động cuộc tấn công vào nước này.
"Chúng
tôi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu ngũ cốc của Ukraina,
nhưng với điều kiện tất cả các hạn chế liên quan đến việc xuất khẩu ngũ
cốc của Nga qua đường hàng không được dỡ bỏ", tổng thống Nga nói như trên tại cuộc họp thượng đỉnh ba bên ở Teheran.
Theo AFP, cũng trong ngày hôm qua, Ủy Ban Châu Âu đã đề nghị các nước thành viên Liên Hiệp châu Âu (EU) giải tỏa "một số khoản tiền"
từ các ngân hàng Nga đang bị phong tỏa do các lệnh trừng phạt của EU,
để giúp khôi phục hoạt động xuất nhập khẩu các nông sản và thực phẩm,
bao gồm lúa mì và phân bón.
Từ Bruxelles, thông tín viên Pierre Benazet tường trình :
Ủy
Ban Châu Âu đề nghị 27 nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu (EU) giải tỏa
số tiền do 7 tổ chức tài chính Nga bị trừng phạt đang nắm giữ. Trong số
này, phải kể đến những ngân hàng có hệ thống lớn như Okritye FC Bank,
hay Vnescheconombank, một ngân hàng phát triển của Liên Bang Nga.
Về
lý thuyết, 7 ngân hàng này vẫn bị cấm sử dụng hệ thống thanh toán liên
ngân hàng Swift. Họ vẫn phải hứng chịu các lệnh trừng phạt của châu Âu,
nhưng Ủy Ban đề xuất cho phép các khoản tiền bị phong tỏa của những ngân
hàng này được giải tỏa. Đương nhiên việc này sẽ chỉ được thực hiện sau
khi kiểm tra và xem xét từng trường hợp cụ thể, mục tiêu là cho phép
“mua, nhập hoặc vận chuyển” các nông sản và thực phẩm, “bao gồm lúa mì
và phân bón”.
Biện pháp này có thể được khối 27 nước châu
Âu thông qua dễ dàng. Các nước thành viên Liên Âu đang trong quá trình
làm rõ các biện pháp trừng phạt đối với Nga, bởi mục tiêu chính trị của
họ rõ ràng là chứng minh chính Nga đang làm rối loạn nguồn cung ngũ cốc
trên thế giới.
Tình báo Mỹ : Nga chuẩn bị sáp nhập nhiều vùng lãnh thổ Ukraina
Hôm
qua, 19/07/2022, Nhà Trắng tiết lộ Nga đang đặt nền móng để sáp nhập
các vùng lãnh thổ đã hoàn toàn chiếm được ở miền đông Ukraina và lập
chính quyền ủy nhiệm "bất hợp pháp" tại các khu vực này.
Trong
một cuộc họp báo ở Washington, dựa theo các nguồn tin tình báo Mỹ, phát
ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia, John Kirby, cho biết Matxcơva đang
chuẩn bị lập chính quyền ủy nhiệm ở các vùng chiếm được của Ukraina,
quy định đồng rup là đồng tiền chính thức và bắt buộc người dân Ukraina
phải nhập quốc tịch Nga. John Kirby nhận định đây là sự « xâm phạm trực
tiếp chủ quyền » của Ukraina và liên hệ kế hoạch lần này của Matxcơva
với chiến lược thôn tính bán đảo Crimée của Ukraina hồi năm 2014.
Theo
Reuters, phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ còn cho biết trong
vài ngày tới, Washington sẽ công bố viện trợ quân sựbổ sung cho Kiev và
kêu gọi các nước phương Tây khác cũng làm như vậy.
Về phía
Ukraina, phát biểu tại Atlantic Council, bộ trưởng Quốc Phòng Oleksiy
Reznikov đề nghị phương Tây cấp thêm nhiều hơn nữa cho quân đội Ukraina
các giàn pháo có độ chính xác cao. Theo ông, có thêm ít nhất 100 giàn
pháo có độ chính xác cao của Tây phương sẽ giúp thay đổi tương quan lực
lượng với Nga, các lực lượng Ukraina sẽ có thể phản công hiệu quả. Bộ
trưởng Quốc Phòng Ukraina thông báo các giàn phóng rocket HIMARS mà Mỹ
cung cấp đã giúp Ukraina phá hủy khoảng 30 đồn chỉ huy và kho vũ khí đạn
dược của Nga.
Cũng trong ngày hôm qua 19/07, trả lời phỏng vấn
tạp chí Novoié Vremia, lãnh đạo văn phòng phủ tổng thống Ukraina, Andrii
Iermak, nhận định Ukraina cần chiến thắng trước khi sang mùa đông, nếu
không tình hình sẽ thêm phức tạp.
****************
Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 146 (20-7-2022)
1.
Tổng thống Nga Putin khi nói về các lệnh cấm vận của phương Tây đã cho
rằng: “Không thể cô lập nước Nga với cả thế giới” và “nước Nga sẽ không
lùi lại 10 năm trước”, nhưng cũng lại nói: “Một điều chắc chắn là nước
Nga sẽ không thể tồn tại một mình, nhưng do đó cũng sẽ không bao giờ để
bị cô lập trước toàn thế giới”. Như vậy, khác với những gì những người
ủng hộ Nga tin tưởng rằng: “Nga có thể tồn tại một mình trong khi cả
phương Tây sẽ chết đói và chết rét” – tổng thống Nga cũng hiểu rằng “tự
tồn tại là điều không thể”:
Hôm nay, ông ta đã đến Iran trong một chuyến công du hiếm hoi ra nước ngoài
từ khi cuộc xâm lược nổ ra, với một nỗ lực tìm kiếm đồng minh. Chủ đề
đối thoại giữa hai bên sẽ là chiến tranh Ukraina, việc bán lúa mạch của
Nga (cướp được) và trao đổi về kinh tế cũng như quân sự. The New York
Times đã có bài phân tích về chuyến đi này: “Nga và Iran chẳng tin tưởng
gì nhau, nhưng hiện nay, họ lại đang rất cần nhau (trong bối cảnh cả
hai nước đang bị cấm vận). Đây không còn là một sự giao thương thông
thường nữa, mà sẽ là tình trạng đồng minh bởi bắt buộc”.
Ông
Josep Borrell, người đứng đầu cơ quan ngoại giao EU, trước cuộc họp của
Bộ trưởng Ngoại giao 27 quốc gia EU, đã lên tiếng phản đối những lý lẽ
của một số người, khi họ cho rằng các lệnh trừng phạt kinh tế lên Nga
gây ảnh hưởng cho EU lớn hơn cho Nga. “Đây hoàn toàn là điều dối trá và
trong các số liệu thực tế cho thấy là không hề có chuyện như vậy. Các
biện pháp cấm vận là cần thiết, bắt buộc và sẽ còn tiếp những lệnh mới
nữa, cho tới khi Nga không rút quân khỏi Ukraina”. EU đang chuẩn bị một
lệnh trừng phạt mới, trong đó: cấm mua bán hoàn toàn vàng của Nga, cấm
cung cấp tất cả những sản phẩm công nghệ cao, đồng thời tăng thêm 50
người vào danh sách cấm vận, chủ yếu là gia đình của những nhà giàu và
chính trị gia Nga – tất cả họ sẽ phải ngay lập tức rời khỏi EU và không
thể quay lại, còn tài sản cũng sẽ bị đóng băng ít nhất cho tới khi chiến
tranh kết thúc.
Ông Borrell kết luận: “Trừng phạt kinh
tế là một công cụ chính trị rất quan trọng nhưng đòi hỏi sự kiên nhẫn
bởi vì có thể phải mất một thời gian dài mới nhìn thấy hiệu quả mà chúng
đem lại”.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho rằng:
“Mọi sự ủng hộ Ukraina về kinh tế, chính trị, quân sự đều phải trả giá
cả. Nhưng nếu không làm gì cả, để cho sự man rợ này tiếp tục, và để cho
sự man rợ của Nga có kết quả, thì (chúng ta) theo tôi, sẽ phải trả giá
còn cao hơn nữa. Giúp Ukraina là giúp chính chúng ta. Nếu Ukraina thua,
châu Âu sẽ càng chịu nhiều hiểm họa từ phía Nga. Bài học từ cuộc xâm
lược Georgia 2008, chiếm Crimea 2014, hỗ trợ “ly khai” Donbass 2014 và
cuộc tổng tấn công theo lệnh tổng thống Putin tháng 2/2022 cho thấy rằng
họ sẽ dùng vũ lực để làm những gì họ muốn… những người láng giềng nhỏ
hơn sẽ phải chịu khuất phục, điều đó khiến châu Âu ngày càng nguy hiểm.
Thế nên nếu bạn không quan tâm tới đạo đức trong việc ủng hộ người dân
Ukraina, bạn hãy quan tâm tới sự an toàn của chính bạn. Đó là tại sao
chúng ta phải trả giá: trả giá cho việc ủng hộ, trả giá cho việc nhân
đạo, trả giá cho những hậu quả của việc cấm vận, bởi nếu làm khác đi,
thì sau này giá phải trả còn cao hơn nhiều. Hãy nhớ một điều, cái giá
hiện tại chúng ta, EU và NATO đang phải trả, được tính bằng tiền. Nhưng
họ (Ukraina), họ đang phải trả bằng mạng sống, hàng ngày. Thế nên hãy
dừng mọi lời kêu ca lại, và giúp họ, bằng tất cả những gì chúng ta có.”
2. Đã có ít nhất 16 chuyến tàu thủy không dấu hiệu của Nga
(các tàu này tắt hết cả định vị cũng như không phát các tín hiệu thông
báo bắt buộc theo quy định của Tổ chức Hàng hải Thế giới để không bị
radar phát hiện) chở ngũ cốc cướp được từ Ukraina đi bán – thông tin từ
El Pais (Tây Ba Nha) dựa trên các ảnh vệ tinh thu thập được. Tổng cộng
số lượng ngũ cốc bị cướp đi đã lên tới khoảng 500.000 tấn. Hàng cướp
được chủ yếu được chở tới cảng Bosfor của Syria hay các cảng khác ở Địa
Trung Hải cũng như biển Đỏ.
Nhà nước cướp đằng nhà
nước, lính cướp đằng lính, trên dưới y như nhau, mà lại là quốc gia có
diện tích lớn nhất thế giới, luôn tự cho mình “vĩ đại”, đội quân “thứ 2
thế giới” cũng luôn tự hào không kém, mà cuối cùng ra thực tế thì như
thế này.
3. Bất chấp việc phía Nga đã phá hủy gần hết
các cơ sở thể thao ở Kharkiv, các vận động viên Ukraina đã quay trở lại
luyện tập, tuy trong một điều kiện tồi tàn – nhưng điều đó không ngăn
cản được họ. Bom đạn Nga cũng không ngăn cản được họ.
Hội
chữ thập đỏ đã gửi 5.500 gói thức ăn tới hỗ trợ người dân Kharkiv trong
tuần qua. Đầu tuần tới, xe tải chở 3 tấn thực phẩm của cộng đồng người
Việt cũng sẽ tới Kharkiv, đủ cho khoảng 500 xuất nữa.
Bên ngoài thành phố, Nga vẫn dùng tên lửa nã vào các vị trí của phía Ukraina:
Bộ binh Ukraina chiến đấu:
Máy bay SU-25 của Ukraina không chiến với máy bay Nga:
Phía Ukraina dùng drone do thám ném bom tự chế xuống các vị trí của Nga:
Truyền
hình Nga Rossia 1 đưa thông tin dối trá tới ngưỡng không tưởng, khi làm
hẳn phóng sự: “lính Ukraina đem vũ khí phương Tây hỗ trợ đi bán thành
công trên thị trường đen, và đưa hình ảnh các dàn tên lửa HIMARS”. Vấn
đề là Ukraina mới chỉ có 8 hệ thống và mỗi hệ thống hiện nay đang được
bảo vệ còn hơn cả con ngươi trong mắt, thì không hiểu định bán cho ai và
bán kiểu gì – tất nhiên, điều này truyền hình Nga không nói:
4. Bản đồ chiến sự từ Viện nghiên cứu chiến tranh ISW cho thấy không có gì thay đổi lớn trên chiến trường Donbass:
Ở phía nam Izium, từ phía Ukraina hôm qua là đã chiếm lại được làng Dibrovnoe đã được xác nhận:
Đồng thời, lại có các hình ảnh cho thấy rất nhiều vũ khí của Nga ở làng Sulyhivka gần đó đã biến thành sắt vụn:
Xe tăng của Nga trúng NLAW:
Lính
Ukraina trên chiến trường Izium công nhận rằng tên lửa HIMARS đã làm
giảm đáng kể sức tấn công của pháo Nga, trong khi tên lửa cầm tay chống
tăng của phương Tây làm nốt những việc còn lại.
5. Nga lại tiếp tục pháo kích…
… bắn tên lửa
… hay ném bom vào Slovyansk
Nhiều nguồn tin độc lập đã công nhận việc các đợt tấn công của Nga ở xung quanh Slovyansk đã dừng lại.
Pháo tự hành Caesar của Pháp có mặt quanh Slovyansk:
Hôm
nay có nhiều đám cháy hơn hôm qua ở Slovyansk nhưng ít hơn nhiều so với
9/07. Phía Ukraina cho rằng quân Nga đang chuẩn bị tấn công lớn ở quanh
Siversk/Bachmut.
6. Tin từ chính quyền ly khai Donbass
đưa ra hôm qua, được truyền thông Nga tung hô, là đã chiếm được thành
phố Siversk hoàn toàn là tin giả, trên thực tế vẫn chưa có chiến sự nào
thậm chí ở ngoài thành phố. Bản đồ chiến sự lúc này:
Bản đồ còn cho thấy quân Ukraina vẫn giữ được Bilohorivka và Hryhorivka, sau khi chiếm lại từ phía Nga.
Thậm chí nguồn thân Nga cũng công nhận là tin giả:
Một số nhà cửa bên trong thành phố bị Nga bắn cháy, nhưng phía Ukraina vẫn đang kiểm soát hoàn toàn:
“Bọn chó lợn thông báo rằng ở đây là doanh trại của NATO và cất giấu 200 HIMARS” – một nhà báo có mặt ở Siversk viết.
Một xe tăng T-64BM của Ukraina bị pháo bắn hỏng:
Lính Nga đánh nhau đâu đó trong rừng ở Donbass:
Lính Ukraina khoe một khẩu súng chiếm được:
Người nông dân ở Siversk vẫn ra đồng làm việc giữa bom đạn:
7. Bản đồ vệ tinh cho thấy không có gì mới ở chiến trường Bakhmut, mức độ bắn cũng giảm đi:
…
trong khi nguồn từ Nga thì cho rằng đã đánh sát tới tận thành phố.
Nguồn này cũng là nguồn đưa tin “đã chiếm được Siversk” hôm qua. Nói
chung các nguồn tin từ Nga thường xuyên nói dối không ngượng mồm. Hôm
qua nói sai, hôm nay vẫn nói tiếp điều khác, như không có chuyện gì xảy
ra.
Bản đồ chiến trường theo nguồn của Pháp:
… nguồn của Mỹ:
Nga nã pháo vào thành phố:
8. Nga bắn vào chợ ở Hulyaipole tỉnh Zaporizhia, làm một số người chết:
Nikopol cũng bị bắn:
Bên trong thành phố Mariupol, hơn 1 tháng sau khi thất thủ:
Nga đem khoảng 500 lính vào nhà máy điện hạt nhân Enerhodar và lập doanh trại trong đó, nhưng giống như từng bị ở Chernobyl, một loạt lính Nga lại bị thương và chết bí ẩn.
Dailymail đã có phóng sự về điều này: có khoảng 10 người lính Nga đã
phải vào bệnh viện vì những chấn thương đủ các cấp độ, một số khác đã
chết, nhưng không biết được bao nhiêu. Nga cũng đem tên lửa tới đây và
bắn vào thành phố Nikopol ở bờ bên kia của con sống Dnipro sau khi đã
tắt toàn bộ hệ thống theo dõi quốc tế trong nhà máy, khiến Cơ quan Năng
lượng Hạt nhân Quốc tế không còn có thể biết chuyện gì đang xảy ra tại
nhà máy này.
Ở thành phố Tokmak, lính Chechens và lính Buriat (lính gốc Mông Cổ sống ở phía nam Syberia) sau khi say rượu đã bắn nhau,
bởi tranh cãi: “dân tộc nào nhiều tính Nga hơn”. Đây không phải lần đầu
tiên hai nhóm lính này bắn nhau, trước đây đã từng có xung đột về
chuyện phân chia không đều chiến lợi phẩm. Lính Chechens cũng được cho
rằng hầu như không đi ra tiền tuyến, mà chỉ ở nhà làm nhiệm vụ bảo vệ,
hoặc chặn ở phía sau, và sẽ bắn vào tất cả những lính Nga nào lùi bước,
trong khi lính Buriat thiệt hại nặng nề.
9. Bản đồ chiến sự Kherson:
Quân
Ukraina đã bắn tên lửa HIMARS vào cầu Antonovsky ở phía đông bắc
Kherson, làm hư hỏng cây cầu này. Đây là 1 trong 2 cây cầu chính tiếp tế
cho phía Nga.
Nếu cây cầu này không thể sử dụng, việc
tiếp tế cho chiến trường miền bắc Kherson sẽ bị gặp nhiều khó khăn hơn
và chắc chắn bị khéo dài:
Máy bay SU-35 của Nga bị tên lửa phòng không Ukraina bắn rơi ở Kherson:
Radar
phòng không Podlet-K1 chuyên dùng để tìm các vật thể bay ở độ cao thấp
của Nga đặt ở tận Lazurne, cách chiến trường Kherson 67 km, cũng chung
số phận khi bị tên lửa HIMARS tìm tới
Drone trinh sát ở Kherson:
Kherson bắt đầu bị phá hủy bởi chiến sự:
10.
Bốn người dân đã bị giết chết sau khi quân Nga bắn vào một tòa ở
Snihurivka vùng Mykolaiv, chỉ để phía Nga quay phim tuyên truyền.
11. Nga bắn cháy một kho chứa dầu ở Odessa:
12.
Hết “bảo vệ người dân Ukraina trước nạn phát xít mới”, “Ukraina vào
NATO gây nguy hiểm cho Nga” không lừa được ai, Nga tiếp tục tung ra
thuyết âm mưu mới, là “Hunter Biden và quỹ George Soros tham gia xây
dựng các nhà máy nghiên cứu phát triển vũ khí sinh học ở Ukraina”:
13.
Trên truyền hình ý, phóng viên Alessandro Salusti khi tham gia chương
trình tường thuật trực tiếp từ Moscow, đã bất ngờ lên án các đồng nghiệp
của mình là “tìm cách tuyên truyền có lợi cho Putin”, gọi Bộ trưởng
Quốc phòng Nga Shoigu là “đống cứt”, Kremlin là lâu đài “đầy cứt” và là
nơi lập kế hoạch cũng như thực hiện những thảm kịch khủng khiếp nhất
trong 100 năm qua:
14. Truyền thông Nga tiếp tục đưa
một phóng sự, cho thấy bố mẹ của một người lính Nga tử trận đã tìm được
“một lợi ích không trông đợi” từ cái chết của con là nhận được tiền tử
tuất, và dùng số tiền đó để mua một chiếc xe Lada mới.
15. Phu nhân tổng thống Ukraina Olena Zelenska đang có cuộc thăm chính thức nước Mỹ, theo lời mời của Bộ ngoại giao Mỹ, đã có cuộc gặp tới Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken
hôm nay và sau đó, gặp phu nhân Tổng thống Mỹ Jill Biden tại Nhà trắng.
Tuy nhiên, một điều bất ngờ đã xảy ra khi đích thân Tổng thống Mỹ Joe
Biden cũng đã đón bà, và tham gia buổi gặp gỡ giữa hai vị phu nhân.
Bên
Nga đang tung thực sự khủng khiếp nhiều tin giả về chiến sự tại các
chiến trường Donbass cũng như Kherson, khiến việc tổng hợp tin mất thêm
khá nhiều thời gian. Hôm nay mình mất gần 4h để hoàn thành. Kinh khủng.
Viva Ukraina.
*************
Điểm mặt hai hệ thống vũ khí nhóm nghị sĩ Mỹ muốn gửi gấp Ukraine
VietNamNet News
3-4 minutes
Sáu nghị sĩ Mỹ hôm 18/7 đã gửi đơn yêu cầu Bộ Quốc phòng nước này gửi gấp vũ khí phòng không cho Ukraine.
“Để bảo vệ các thành phố, cơ sở hạ tầng quân sự và nhiều lực lượng vũ trang của Ukraine
trên chiến trường sẽ cần tới những hệ thống phòng không đặt trên mặt
đất, chẳng hạn như Hệ thống chống rocket, đạn pháo, đạn cối (C-RAM) và
hệ thống phòng không Avenger đặt trên các xe chiến đấu HMMWV”, đơn yêu cầu
được nhóm nghị sĩ gửi tới Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Chủ
tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley hôm 18/7, viết.
“Trong
khi C-RAM nâng cao khả năng chống lại các tên lửa và UAV tấn công vào
nhiều cơ sở hạ tầng dân sự và quân sự, thì hệ thống Avenger sẽ cung cấp
cho quân đội Ukraine tính năng phòng không tầm ngắn di động để chống lại
các tiêm kích bay thấp, trực thăng hoặc UAV”, đơn yêu cầu viết thêm.
Hệ thống chống rocket, đạn pháo, đạn cối (C-RAM)
C-RAM
là tổ hợp phòng không lắp trên xe tải được tập đoàn quân sự Raytheon
của Mỹ phát triển dựa trên hệ thống vũ khí Phalanx trang bị trên các tàu
sân bay. C-RAM có tổng trọng lượng 24 tấn; chiều dài khi đặt trên xe
tải là 19,81m; rộng 3,65m; cao 4,26m. Kíp chiến đấu 4 người.
C-RAM
được trang bị một radar phản ứng nhanh AN/TPQ-53 có tính năng phát hiện
đạn cối, đạn pháo hay tên lửa đối phương ở khoảng cách 60km.
Vũ
khí chính của C-RAM là một pháo đa nòng M61A1 sử dụng cỡ đạn 20mm được
điều khiển bằng máy tính, với tầm hiệu quả đạt hơn 2km và tốc độ bắn lên
tới 3.000-4.500 phát đạn/phút.
Video: Hệ thống C-RAM thực chiến ở Iraq. Nguồn: WarLeaks - Military Blog
Hệ thống phòng không Avenger
AN/TWQ-1
Avenger ‘Kẻ báo thù’ là hệ thống phòng không di động được tập đoàn
Boeing phát triển và đưa vào biên chế quân đội Mỹ từ năm 1989, với nhiệm
vụ cung cấp khả năng phòng thủ cho các đơn vị vũ trang dưới mặt đất
trước những đòn tấn công từ tên lửa hành trình, máy bay không người lái,
tiêm kích bay tầm thấp và trực thăng đối phương.
Tổng
khối lượng của Avenger khi đặt trên các xe chiến đấu HMMWV là 3,9 tấn;
dài 4,95m; rộng 2,18m; cao 1,64m. Kíp chiến đấu 2 người. Xe HMMWV tích
hợp hệ thống Avenger được trang bị động cơ diesel Detroit V-8 với công
suất 135 mã lực, nhờ vậy xe có thể di chuyển với vận tốc 89 km/h trên
địa hình bằng phẳng và phạm vi hoạt động đạt 443km.
Vũ khí chính
của Avenger gồm 8 tên lửa phòng không Stinger được chia cho hai ống
phóng lắp trên xe chiến đấu HMMWV. Mỗi tên lửa dài 1,52m; nặng 10,1kg,
trong đó khối lượng thuốc nổ là 3,1kg. Tầm bắn hiệu quả của tên lửa nằm
trong khoảng 4-8km. Ngoài ra, xe HMMWV cũng được trang bị thêm một súng
máy M2 để chống lại bộ binh đối phương.
*************
Cuộc đua gay cấn giành quyền kế nhiệm Thủ tướng Anh Boris Johnson
Hiện
chỉ còn 4 ứng cử viên cạnh tranh nhằm thay thế ông Boris Johnson làm
Thủ tướng Anh sau khi có thêm một gương mặt triển vọng nữa bị loại khỏi
cuộc đua.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Anh Rishi Sunak đã giữ vững vị
trí dẫn đầu trong cuộc đua kế nhiệm ông Johnson ngày càng khốc liệt khi
giành được 115 phiếu ủng hộ trong vòng bỏ phiếu thứ 3 của các nhà lập
pháp thuộc đảng Bảo thủ hôm 18/7. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Penny
Mordaunt và Ngoại trưởng Liz Truss lần lượt giành được vị trí thứ 2 và
thứ 3 với 82 phiếu và 71 phiếu.
Cựu
Bộ trưởng Bình đẳng Kemi Badenoch xếp thứ 4 với 58 phiếu. Chủ tịch Ủy
ban đối ngoại Tom Tugendhat, một cựu quân nhân chống đối Thủ tướng
Johnson, người chưa từng nắm giữ chức vụ gì trong chính phủ, đã bị loại
khỏi cuộc đua vì giành được ít phiếu ủng hộ nhất - 31 phiếu.
Kể
từ khi Thủ tướng Johnson hồi đầu tháng này thông báo sẽ từ chức vì chính
quyền đầy tai tiếng của ông mất đi sự ủng hộ của nhiều người trong đảng
Bảo thủ cầm quyền, cuộc cạnh tranh thay thế ông đã có một bước ngoặt
tồi tệ khi các ứng viên tiềm năng tập trung công kích người dẫn đầu. Ông
Sunak đã phải đối mặt với các chỉ trích của hai đối thủ bám đuổi sát
nút về mọi thứ, từ đóng góp "khiêm tốn" trong chính phủ đến sự giàu có
của vợ ông.
Theo Reuters, 358 nhà lập pháp của đảng Bảo thủ sẽ
thực hiện 2 vòng bỏ phiếu phê chuẩn cuối trong tuần này để loại bỏ ứng
viên giành được ít phiếu ủng hộ nhất mỗi vòng. Kết quả bỏ phiếu tiếp
theo sẽ diễn ra vào lúc 14h giờ GMT (21h giờ Việt Nam) hôm nay, 19/7.
Tên của vị thủ tướng mới sẽ được công bố vào ngày 5/9 sau khi 200.000
thành viên đảng Bảo thủ bỏ phiếu qua bưu điện trong mùa hè.
Giới
quan sát đánh giá, cuộc đua tìm gương mặt kế nhiệm Thủ tướng Johnson
hiện tập trung vào các cam kết hoặc không cam kết cắt giảm thuế, trong
bối cảnh nền kinh tế Anh đang điêu đứng vì lạm phát, nợ công cao và tăng
trưởng thấp, khiến người dân phải thắt chặt tài chính nhất trong nhiều
thập kỷ.
Theo nhà cái Ladbrokes, bà Truss, người ở vòng 3 giành
nhiều hơn 7 phiếu so với vòng 2, hiện là ứng viên được yêu thích số 2
sau ông Sunak. Song, nữ ngoại trưởng cũng đang hứng chịu chỉ trích vì
tuyên bố sẽ thay đổi nhiệm vụ của Ngân hàng trung ương Anh và ủng hộ
việc đánh thuế thấp hơn.
Công tố viên Mỹ xin thêm quyền để thu giữ tài sản của các tài phiệt Nga
Reuters
2-3 minutes
Bộ
Tư pháp Hoa Kỳ đang tìm cách xin Quốc hội cho phép thẩm quyền rộng rãi
hơn để thu giữ tài sản của các nhà tài phiệt Nga như một biện pháp để
gây áp lực với Moscow về cuộc xâm lược Ukraine, một công tố viên hàng
đầu cho biết ngày 19/7.
Trong lời khai chứng trước Ủy ban Tư pháp
Thượng viện Hoa Kỳ, ông Andrew Adams, người đứng đầu lực lượng đặc nhiệm
KleptoCapture của Bộ, nói Quốc hội nên để các công tố viên tịch thu các
tài sản dùng để né tránh chế tài của Hoa Kỳ, thay vì chỉ là số tiền thu
được từ né chế tài.
Lực lượng đặc nhiệm này được thành lập vào
tháng 3 để nâng cao khả năng của Hoa Kỳ trong việc trừng phạt những
người Nga giàu có mà Washington cáo buộc đã tạo điều kiện cho Tổng thống
Nga Vladimir Putin xâm lược Ukraine.
Các công tố viên kể từ đó có
được lệnh bắt giữ hai du thuyền của những người Nga bị chế tài và máy
bay thuộc sở hữu của tỷ phú Roman Abramovich, cùng các tài sản khác. Ông
Adams nói rằng lực lượng đặc nhiệm có thể làm được nhiều hơn thế với
quyền hạn được tăng cường.
Ông thúc giục Quốc hội để các công tố
viên truy tố những cá nhân bị cáo buộc vi phạm các chế tài hoặc vi phạm
các lệnh kiểm soát xuất khẩu bằng hành vi gian lận. Đạo luật gian lận,
được ban hành vào năm 1970 để triệt hạ Mafia, cho phép các công tố viên
truy tố một nhóm cá nhân - ngay cả những người gián tiếp liên quan đến
hành vi sai trái bị cáo buộc - trên cơ sở họ tham gia vào một “cơ sở tội
phạm”.
Ông Adams cũng đề nghị quy chế đối với một số tội phạm tài
chính, chẳng hạn như rửa tiền, nên được tăng gấp đôi lên 10 năm để cho
các công tố viên “có thời gian theo dõi số tiền.”
Khai chứng của
ông Adams diễn ra khi Quốc hội xem xét luật cho phép tiền thu được từ
tài sản bị tịch thu được dùng để giúp đỡ người dân Ukraine.
Điện Kremlin gọi các hành động của mình ở Ukraine là một “chiến dịch quân sự đặc biệt.”
Trước
khi tài sản bị tịch thu có thể được thanh lý, các công tố viên phải có
được lệnh tịch thu vĩnh viễn, thông qua các thủ tục tòa án thường kéo
dài.
*************
Tòa Bạch Ốc: Nga đặt nền móng để sáp nhập lãnh thổ Ukraine
Reuters
2-3 minutes
Tòa
Bạch Ốc ngày 19/7 tố giác Nga đang đặt nền móng cho việc sáp nhập lãnh
thổ Ukraine và đang cài đặt các quan chức ủy nhiệm bất hợp pháp tại các
khu vực thuộc quyền kiểm soát của Nga trong lúc Moscow tìm cách kiểm
soát toàn bộ những phần đất đã chiếm được ở phía đông Ukraine.
Tiết
lộ thông tin tình báo Mỹ, phát ngôn viên John Kirby của Hội đồng An
ninh Quốc gia nói trong một cuộc họp báo của Tòa Bạch Ốc rằng người Nga
đang chuẩn bị cài đặt các quan chức ủy nhiệm, thiết lập đồng rúp làm
tiền tệ mặc định và buộc người dân phải nộp đơn xin nhập quốc tịch.
Ông
Kirby nói: “Chúng tôi có thông tin hôm nay, gồm cả thông tin tình báo
bị giáng cấp mà chúng tôi có thể chia sẻ với quý vị, về cách Nga đang
đặt nền móng để sáp nhập lãnh thổ Ukraine mà họ kiểm soát, vi phạm trực
tiếp chủ quyền của Ukraine”.
Đây là chiến thuật tương tự từng được
sử dụng vào năm 2014 khi Nga tuyên bố sáp nhập Crimea sau khi giành
quyền kiểm soát từ Ukraine, ông Kirby nói. Cộng đồng quốc tế coi việc
sáp nhập Crimea là bất hợp pháp.
Nga đã xua hàng chục nghìn quân
vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 trong cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc
biệt” để đảm bảo an ninh cho Moscow.
Ông Kirby cho biết Nga hiện cũng đang cố gắng nắm quyền kiểm soát các tháp phát sóng.
Vẫn
theo lời ông Kirby, Hoa Kỳ trong vài ngày tới sẽ công bố gói vũ khí mới
cho Ukraine khi nước này giao chiến với Nga trong các trận chiến ác
liệt ở miền đông Ukraine.
Đây sẽ là lần rút tiền thứ 16 như vậy được Quốc hội thông qua và phân bổ dưới thẩm quyền của tổng thống, ông cho biết.
Washington cũng sẽ áp đặt các chế tài đối với các quan chức đảm nhiệm vai trò quan chức ủy nhiệm, ông Kirby nói.
Ông
dự đoán những người ủy nhiệm này sẽ cố gắng tổ chức “trưng cầu dân ý
giả hiệu” nhằm tìm cách hợp pháp hóa sự kiểm soát của Nga.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .