Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 21 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx


PhucLaiwar 2
*******************

Anh gửi thêm vũ khí cho Ukraine, EU áp gói trừng phạt thứ 7 chống Nga


Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố, nước này sẽ gửi thêm nhiều khẩu pháo và hơn 1.600 vũ khí chống tăng tới Ukraine trong đợt viện trợ khí tài mới nhất của phương Tây.

Cam kết được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh sắp mãn nhiệm Boris Johnson hồi tháng trước hứa sẽ hỗ trợ thêm 1 tỷ Bảng về quân sự cho quốc gia Đông Âu.

Một binh sĩ Ukraine đang cầm vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo (NLAW) do Anh viện trợ ở Lviv. Ảnh: Reuters

Báo Guardian dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 21/7 cho biết: "Cùng với các đối tác quốc tế, chúng tôi sẽ đảm bảo Ukraine có các công cụ để bảo vệ họ trước chiến dịch quân sự của Nga". 

Ông Wallace nói thêm, Anh cũng sẽ cung cấp thêm các hệ thống radar phản lực, hàng trăm máy bay không người lái và hơn 50.000 viên đạn cho Kiev.

EU giáng đòn trừng phạt mới với Moscow

Cùng ngày, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn gói trừng phạt kinh tế thứ 7 chống Nga, bao gồm việc cấm nhập khẩu vàng Nga cũng như đưa 48 cá nhân và 9 thực thể, kể cả ngân hàng cho vay lớn nhất Nga SberBank, câu lạc bộ môtô Sói đêm và các diễn viên ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin vào "danh sách đen".

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Anadolu

Viết trên Twitter sau khi gói trừng phạt được thông qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen mô tả đây là "một tín hiệu mạnh mẽ" gửi đến Moscow, ám chỉ EU sẽ "duy trì sức ép cao" chừng nào chiến sự còn chưa kết thúc.

Tuy nhiên, tại thủ đô Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ra không hài lòng về động thái mới của EU, nơi các quan chức và chính trị gia đang tập trung quan tâm vào nguy cơ Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên trong mùa đông này.

“Gói trừng phạt ấy là chưa đủ và tôi đang trao đổi thẳng thắn điều này với các đối tác của mình”, ông Zelensky nói, đồng thời bày tỏ mong muốn chứng kiến nước láng giềng "phải trả giá lớn hơn nhiều".

Thực tế, các biện pháp mới nhất của Brussels còn được gọi là “gói trừng phạt 6,5” do các mục tiêu hạn chế. Hôm 18/7, Josep Borrell, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU thừa nhận, các nhà lãnh đạo liên minh ngày càng lo ngại những lệnh trừng phạt Moscow của họ có thể tự gây hại cho bản thân.


************

bbc.com

Hàn Quốc bay thử chiến đấu cơ siêu thanh tự chế KF-21 Boramae


K-21 Boramae

Nguồn hình ảnh, ROK Air Force

Chụp lại hình ảnh,

'Chim ưng trẻ' bay thử thành công ở Hàn Quốc

Không quân Hàn Quốc lần đầu tiên đã bay thử thành công chiến đấu cơ đa tính năng thế hệ mới, KF-21 Boramae hôm 19/07/2022.

Chuyến bay chỉ kéo dài 33 phút từ căn cứ ở Sacheon nhưng đánh dấu thời điểm Hàn Quốc gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có công nghệ không quân cao cấp.

Boramae - ‘chim ưng trẻ’ trong tiếng Hàn - là kết quả của chương trình thiết kế, sản xuất khởi xướng năm 2001 bởi Tổng thống Kim Dae-jung.

Số phi cơ “ra lò” năm 2028 có thể lên tới 40 chiếc, dự kiến bổ sung vào các phi đội Hàn Quốc và để xuất khẩu, theo Chương trình quốc phòng Hàn Quốc (DAPA).


Chiến đấu cơ thế hệ 4.5?


Hãng tin Yonhap trích nguồn quân sự Hàn Quốc nói KF-21 có năng lực đạt tốc độ tối đa, Mach 1.8, gần bằng hai lần tốc độ âm thanh.

Tuy khả năng tàng hình của KF-21 vượt quá tiêu chuẩn của chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, nhưng năng lực chuyên chở vũ khí tấn công lại thấp hơn một chút so với thế hệ thứ năm, theo các báo chuyên ngành.

Phi cơ được thiết kế để để mang bốn tên lửa dưới thân, ngoài ra dưới cánh cũng có thùng nhiên liệu tăng thêm dung tích.

Phi công bay thử, thiếu tá Ahn Jun-hyun, thừa nhận ban đầu ông có lo lắng nhưng sau khi cất cánh thì “mọi việc thật suôn sẻ”, các báo quốc tế tường thuật.

Tổng thống Yoon Seok Yeol đã ca ngợi thành công của chuyến bay cho mục tiêu “độc lập về quốc phòng”.

Trên thực tế, Hàn Quốc vẫn còn một số chiến đấu cơ của Mỹ, từ F4, F5 đã rất cũ, cần thay thế.

Ngoài ra, không quân nước này cũng có chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Hoa Kỳ chế tạo, theo CNN News hôm 20/07.

KF-21 là dự án hợp tác Hàn Quốc và Indonesia. Phía Hàn nắm 80% cổ phiếu và chịu trách nhiệm chế tạo mới chỉ 65%.

Một số công nghệ của Anh và Đức được Hàn Quốc mua về cho phi cơ này.

Hoa Kỳ hồi 2015 từ chối yêu cầu của Seoul muốn nhận được công nghệ tàng hình của F-35.

Tuy thế, cơ sở công nghệ giai đoạn đầu của phi cơ này đến từ mô hình của tập đoàn Mỹ, Lockheed Martin.

Dù không phải sản phẩm 'nội 100%' KF-21 vẫn là một thành tích lớn cho quốc gia châu Á không có truyền thống chế tạo phi cơ lâu dài như các láng giềng Nhật Bản, Trung Quốc.

Hiện nay, ‘câu lạc bộ phi cơ siêu thanh’ mới chỉ có Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Pháp, Thụy Điển và tập đoàn châu Âu gồm Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha cùng hợp tác.

Dự kiến từ nay Hàn Quốc sẽ tiếp tục bay thử và điều chỉnh phi cơ KF-21 trước khi đem vào sản xuất hàng loạt năm 2026.

KF-21 sẽ thay dần các phi cơ F-16, F-15K của Không quân Hàn Quốc, theo ông  Abraham Ait, chủ biên tạp chí Military Watch Magazine, viết hồi 2020.


**************

rfi.fr

Đường ống dẫn khí Nord Stream 1 của Nga vào châu Âu hoạt động trở lại

Thanh Hà

Đại diện tập đoàn dầu khí Nga, Gazprom ngày 21/07/2022 thông báo sau hơn một chục ngày « trùng tu », đường ống  dẫn khí đốt Nord Stream 1 « hoạt động lại vào sáng nay ». Châu Âu tạm thời bớt lo mất hẳn nguồn cung cấp năng lượng này của Nga. Matxcơva tuy không khóa van khí đốt với các khách hàng châu Âu, nhưng vẫn để ngỏ khả năng dùng lá bài năng lượng để trả đũa phương Tây trừng phạt Nga xâm chiếm Ukraina.

Từ 4 giờ sáng nay, giờ quốc tế, khí đốt khai thác từ vùng Siberi lại được chuyển tới châu Âu qua đường Nord Stream 1 ( Bắc Hải Lưu 1 ), đến tận Lubmin, miền bắc nước Đức, trước khi được cung cấp cho toàn khối 27 nước trong Liên Âu. Hãng tin Pháp AFP lưu ý, trước mắt, chưa có thêm thông tin về lượng khí đốt Nga xuất khẩu vào châu Âu qua ngả này.

Lãnh đạo tập đoàn Đức Gascade Klauss Muller cho biết trong trường hợp tối ưu, khả năng cung cấp của Grazprom cho phương Tây qua đường ống Nord Stream 1 « sẽ chỉ tương đương với 30% so với công suất bình thường » thay vì 40% như trước khi Nga quyết định tạm khóa đường ống này « vì lý do kỹ thuật », sửa chữa tua-bin nén khí của của Gazprom.

Nord Stream 1 bảo đảm khoảng 1/3 nhu cầu tiêu thụ về khí đốt của châu Âu. Tuần trước, tổng thống Vladimir Putin đã nêu lên khả năng sẽ còn cắt giảm thêm nữa khối lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu qua ngả Bắc Hải Lưu 1. 

Tại Matxcơva, trả lời báo chí sáng nay, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, khẳng định Nga là đối tác « quan trọng và không thể thiếu của Liên Hiệp Châu Âu »về năng lượng. Tất cả những khó khăn của khối này về năng lượng xuất phát từ việc phương Tây muốn trừng phạt Nga.


**************

rfi.fr

Chính phủ liên minh tan rã, Ý trước nguy cơ cực hữu trở lại cầm quyền

Thanh Hà

Sáng 21/07/2022, thủ tướng Ý Mario Draghi lại đệ đơn từ chức lên tổng thống Sergio Mattarella sau khi bị ba đảng trong liên minh bỏ rơi. Có nhiều khả năng, tổng thống Ý thông báo giải tán Quốc Hội sau khi ba đảng trong chính phủ liên minh do ông Mario Draghi đứng đầu từ chối tiếp tục tín nhiệm thủ tướng.

Hôm qua 20/07, ba trong số các đảng tham gia chính phủ liên minh tại Ý, gồm các đảng Forza Italia cánh hữu, La Lega cực hữu và phong trào dân túy 5 Sao, đã từ chối tham gia cuộc biểu quyết tín nhiệm ông Mario Draghi để ông có thể tiếp tục điều hành đất nước. Bước kế tiếp, Ý sẽ tổ chức bầu lại Quốc Hội vào mùa thu. Theo các thăm dò, đảng cực hữu La Lega của Matteo Salvini đang dẫn đầu.

Từ tháng 2/2021, ông Draghi thành lập chính phủ « đoàn kết dân tộc » với các đảng từ cánh tả đến cực hữu để đưa nước Ý thoát khỏi khủng hoảng dịch Covid. Nhưng phong trào 5 Sao đã quyết định rời khỏi liên minh này và hôm 14/07, thủ tướng Draghi đã đệ đơn lên tổng thống Ý xin từ chức, nhưng tổng tống Mattarella đã từ chối.

Hôm nay, sau khi đệ đơn từ chức, thủ tướng được tổng thống yêu cầu tiếp tục xử lý thường vụ. Có nhiều khả năng đơn xin từ chức của ông Mario Draghi được chấp thuận. Công luận Ý hoàn toàn bất ngờ trước các diễn biến trên chính trường, vào lúc Roma phải khởi động lại cỗ máy kinh tế, giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng, lạm phát, những thách thức mà chiến tranh Ukraina đặt ra cho nước Ý.

Thông tín viên đài RFI từ Roma, Anne Le Nir cho biết thêm :

« Nội trong ngày, Mario Draghi sẽ đến Điện Quirinal để thông báo với tổng thống Ý, Sergio Mattarella, về quyết định từ chức. Lý do, tại Thượng Viện, thủ tướng Draghi thấy rõ là không thể lại thành lập một chính phủ liên minh như hiện tại. Đó là một liên minh ông đã lập được từ tháng 2/2021.

Tuy nhiên, vì tôn trọng vai trò của các định chế khác nhau trong guồng máy chính trị tại Ý, sáng nay thủ tướng Draghi sẽ phát biểu tại Quốc Hội như đã dự kiến. Tiếp theo, phải đợi đến khi kết thúc cuộc hội kiến giữa ông và tổng thống Mattarella mới biết được những giai đoạn kế tiếp. Như trong tất cả các cuộc khủng hoảng chính trị, tổng thống luôn đóng vai trò then chốt.

Theo các tờ báo lớn tại Roma như La Republica hay la Stampa, người dân Ý khó thoát khỏi một cuộc bầu cử trước thời hạn. Rất có thể sự kiện đó sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới ».


*************

rfi.fr

Quân đội Ukraina mở chiến dịch lấy lại Kherson, Nga quyết giữ

Trọng Thành

Từ nhiều ngày nay, quân đội Ukraina gia tăng tấn công tại khu vực xung quanh thành phố Kherson, thủ phủ tỉnh Kherson, bị quân Nga chiếm ngay từ đầu chiến tranh. Hôm qua, 20/07/2022, truyền thông Ukraina cho biết một số kho đạn của Nga tại thành phố cảng Skadovsk (tỉnh Kherson), trên bờ biển Hắc Hải, cách chiến tuyến khoảng 100 km, đã bị oanh kích.  

Theo giới quan sát, cuộc giao tranh tại tỉnh Kherson giữa quân Ukraina và quân Nga chỉ mới ở điểm khởi đầu, trong lúc chiến sự tại vùng miền đông Donbass đã kéo dài từ nhiều tháng nay. 

Quân đội Ukraina dường như đã bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn nhằm lấy lại toàn bộ tỉnh Kherson, phía bắc bán đảo Crimée (do Nga kiểm soát từ 2014). Sau khi nhận được nhiều vũ khí tấn công hạng nặng từ phương Tây, quân đội Ukraina gia tăng áp lực tại khu vực hạ lưu sông Diepr. Từ hai ngày nay, trên các mạng xã hội, nhiều ảnh và video cho thấy dấu vết của các cuộc pháo kích trên cây cầu Antonovsky bắc ngang sông Diepr, ngoại ô Kherson, nối liền thành phố với khu vực phía nam của tỉnh. Cây cầu dài 1.300 km giờ đây là mục tiêu tấn công thường xuyên của các dàn hỏa tiễn đa nòng Himars, do Hoa Kỳ chế tạo. 

Hôm nay, chính quyền Mỹ thông báo cấp thêm cho Ukraina nhiều hệ thống tên lửa tầm xa. Có rất nhiều khả năng, với các vũ khí mới được hỗ trợ, quân đội Ukraina sẽ mở chiến dịch lấy lại thành phố Kherson, một mục tiêu có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, với khoảng 300.000 dân trước chiến tranh. Có thể những mục tiêu tiếp theo sẽ là các căn cứ quân sự Nga tại bán đảo Crimée, mà Matxcơva coi là thuộc lãnh thổ của Nga kể từ năm 2014. Giới chức Ukraina cũng nhiều lần nhấn mạnh đến việc mở chiến dịch phản công, phá hủy hạm đội Biển Đen mà Nga đang triển khai để kiểm soát các vùng biển thuộc chủ quyền của Ukraina.

Trên L’Express hôm 19/07, tướng Dominique Trinquand, cựu chỉ huy lực lượng Pháp tại Liên Hiệp Quốc, cho biết nếu tập trung lực lượng, quân Ukraina có thể chiếm lại được thành phố Kherson, và đẩy bật quân Nga sang bên kia sông Dniepr, nhưng vượt qua được con sông lớn này sẽ là một thách thức rất lớn. Ngược lại, về phía Nga, theo thẩm định của bộ Quốc Phòng Anh, việc Ukraina  mở chiến dịch phản công tại miền nam sẽ buộc Matxcơva xét lại "kế hoạch tác chiến".

Hiện tại, do thiếu binh lực, quân Nga sẽ phải lựa chọn giữa việc tăng cường lực lượng tại vùng miền đông Donbass, hoặc dồn quân về miền nam Ukraina để tăng cường phòng ngự. Trận chiến tại Kherson có ý nghĩa như một trắc nghiệm về khả năng phản công của quân đội Ukraina, với mục tiêu dài hạn là lấy lại toàn bộ các vùng lãnh thổ bị Nga xâm chiếm.  

Tình báo Anh: Mục tiêu sắp tới của Nga là nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraina  

Hãng tin Anh Reuters cho hay, mục tiêu tấn công của quân đội Nga có thể là nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraina tại Vuhlehirska, cách thành phố Donetsk 50 km về phía đông bắc, theo tình báo quân sự Anh hôm nay. Trong một bản tin thường kỳ, bộ Quốc Phòng Anh thông báo: ‘‘Nga đang ưu tiên chiếm giữ các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, như các nhà máy điện’’

Nỗ lực tấn công chiếm đóng nhà máy điện Vuhlehirska là một phần trong chiến dịch của Nga hướng tới chiếm lĩnh Kramatorsk và Sloviansk, hai thành phố quan trọng hiện còn do Ukraina kiểm soát tại tỉnh Donetsk.


*****************

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 146 (20-7-2022)



Phan Châu Thành

21-7-2022

1. Tổng thống Nga Putin đã có chuyến công du Iran để tìm kiếm những đồng minh mới, nhằm tránh cho Nga khỏi tình trạng bị cô lập hoàn toàn trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng sự đón tiếp tại quốc gia mà ông ta đến lại thể hiện rõ vị trí của Nga hiện nay, điều “không thể tưởng tượng nổi” vào thời kỳ trước khi chiến tranh xảy ra. Cuộc họp với người đứng đầu nhà nước Iran cực kỳ tối giản và thậm chí cờ Nga còn không được trưng bày ở vị trí có thể nhìn thấy dễ dàng.

Còn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đến cuộc hội đàm chậm 45 giây và tổng thống Nga Putin phải đứng chờ – trong phim ghi lại đã bộ lộ rõ sự khó chịu của ông ta. Đúng là “gậy ông đập lưng ông” vì hồi đầu chiến tranh, khi lãnh đạo các nước phương Tây khi tới Nga để tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho Ukraina, Putin cũng luôn luôn bắt họ phải chờ:

Kết quả cuộc họp, chỉ có Nga và Iran đạt được một thỏa thuận về năng lượng, được công bố trị giá tới 40 tỷ usd, nhưng không đi kèm chi tiết – một vấn đề đáng chú ý là cả Nga lẫn Iran đều là những quốc gia có nhiều dầu mỏ – nên không rõ thỏa thuận đề cập tới vấn đề gì.

2. Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, John Kirby, cho rằng, “Nga đang tiếp tục lên kế hoạch sát nhập các vùng lãnh thổ tạm thời chiếm được Ukraina vào lãnh thổ Nga, thông qua hình thức như đã là ở Crimea năm 2014: thay đổi chính quyền sở tại sang những người làm việc cho Nga, mở các chi nhánh nhà băng Nga, bắt buộc sử dụng đồng rúp, thay đổi điện thoại, truyền thông, bắt giam những người Ukraina không có ý định hợp tác, rồi tiến hành những cuộc trưng cầu dân ý giả tạo”. Nhưng ông ta cũng ra tuyên bố: “Bất kỳ một hành động nào nhằm hợp pháp hóa việc cướp lãnh thổ chiếm được sẽ chỉ làm tệ hại tình hình hơn cho phía Nga và chính phủ Mỹ sẽ làm mọi cách để biến sự tệ hại đó thành sự thật… bởi đó là sự xâm phạm nặng nề tới Hiệp ước Các Quốc gia Thống nhất”:

3. Lại một cảnh tượng thương tâm ở Kharkiv, khi một cậu bé 13 tuổi bị tên lửa Nga bắn chết ngay tại bến xe bus, còn chị gái 15 tuổi của cậu bị thương. Bố cậu bé tới hiện trường, cứ nắm tay con ngồi khóc hơn 2 tiếng đồng hồ.

Hiện trường vụ việc, không có “mục tiêu quân sự” nào ở đây cả:

Khu vui chơi của trẻ em cũng trúng tên lửa:

Đạn pháo Nga đã đốt cháy 130 hecta ngũ cốc xung quanh thành phố:

Nga định tấn công vào hướng Pytomnyk nhưng không thành công:

Tên lửa HIMARS tấn công mục tiêu ở đâu đó quanh Kharkiv:

Javelin bắn cháy 1 xe tăng Nga ở Hrakove:

T-80U cũng chung số phận:

Bộ binh hai bên đụng độ:

Phía Nga lại khoe việc tên lửa Uragan tấn công nhưng không rõ kết quả thế nào:

4. Phía Ukraina mở lại cuộc tấn công vào phía tây thành phố Izium ngay sau khi có tin Nga định tập trung quân ở phía đông Izium để đánh vào Slovyansk

Bản đồ chiến sự Donbass của Viện nghiên cứu chiến tranh ISW:

3. Situación general.

Las fuerzas rusas continuaron sus esfuerzos para reanudar las operaciones ofensivas hacia Slovyansk desde el sureste de Izyum y alrededor de Barvinkove. Realizaron ataques terrestres al este de Siversk y tuvieron un éxito parcial al este de Bakhmut. pic.twitter.com/9PL1WKgvAD

— Historias de la aviación y otras hierbas  (@ReinaldoDMM) July 20, 2022

5. Nga tiếp tục ném bom và pháo kích Avdiivka:

… Slovyansk chung số phận, nhưng tình hình chiến sự khá yên tĩnh, tin bộ binh Nga đã phải rút khỏi chiến trường này có vẻ là sự thật:

6. Thêm một nguồn của Nga từng hô hào hôm kia (18/07) là “đã chiếm được thành phố Siversk” thì hôm nay thản nhiên sửa lại bản đồ, cho thấy chiến trường không có chuyện gì xảy ra. Nguồn này lại tiếp tục tuyên bố là phía quân ly khai Donbass chiếm được làng Berestovoy, nhưng cũng chưa kiểm chứng:

Phía Nga đưa phim về bộ binh của họ sử dụng vũ khí chống tăng ở đâu đó gần Siversk, so với Javelin, vũ khí của Nga cồng kềnh và khó sử dụng hơn hẳn.

Bộ binh đụng độ:

7. Chiến sự quanh Bakhmut tiếp diễn, nhưng khó có thể nói là có trận đánh lớn nào đang diễn ra tại đây. Dường như Nga vẫn chưa phục hồi được các cuộc tổng tiến công như họ thông báo.

ISW cũng cho rằng chưa có thay đổi gì lớn trên chiến trường:

Bộ binh đụng độ quanh Bakhmut, phim từ phía Nga:

8. Nga tấn công cả các máy gặt đập đang hoạt động trên lãnh thổ do phía Ukraina quản lý tại tỉnh Zaporizhia, thể hiện rõ ý định muốn hủy hoại sản xuất nông nghiệp của Ukraina:

Tiếp tục một kho đạn Nga ở Melitopol trúng tên lửa, đạn nổ tứ tung:

Một số hình ảnh bên trong nhà máy điện hạt nhân Enerhodar lọt ra ngoài, cho thấy dường như có một vụ cháy:

Tuy nhiên, nguyên nhân chưa được xác định:

Nguồn của Nga cho rằng đó là do drone-kamikaze WarMate do Ba Lan sản xuất, nhưng phía Ukriana phủ nhận tin này:

9. Phía Ukraina lại tiếp tục tấn công Kherson:

Cầu Antonovsky đã hư hỏng nặng, cho thấy hệ thống phòng không Nga không hiệu quả trước tên lửa của phía Ukraina:

Xe tăng và xe quân sự dường như không còn có thể đi qua cầu:

Một kho đạn nữa của Nga ở Skadovsk bốc cháy do HIMARS:

Pháo binh Ukraina bắn vị trí của Nga:

Drone kamikaze của Ukraina cùng hoạt động với pháo:

Phía Ukraina đưa một danh sách những mục tiêu HIMARS đánh trúng trong ngày 20/07

Phía Nga đưa phim cho thấy sử dụng drone Kamikaze Kub-UAV tại Kherson:

Bản đồ chiến sự vùng Kherson. ISW cũng cho rằng chính phủ Nga đang định sát nhập Kheson vào lãnh thổ Nga:

Lính Nga bắt người dân trong thành phố Kherson bị camera thấy được:

Những cánh đồng và rừng quanh Kherson đang cháy:

10. Phía Nga đưa bản đồ, cho rằng chiến dịch quân sự đặc biệt giai đoạn 2 sẽ có mục tiêu là chiếm ½ Ukraina. Hiện giờ, họ mới chiếm được gần trọn vẹn tỉnh Lugansk:

“Giải phóng” của Nga tác động đến đất nước Ukraina như thế này:

11. Chính phủ Hungaria đột ngột thay đổi thái độ chính trị, khi bất ngờ đồng ý cho NATO chuyển vũ khí qua lãnh thổ của họ tới Ukraina, điều mà từ đầu cuộc chiến tới giờ vẫn không cho phép. Tuy vậy, Hungaria vẫn chưa cung cấp vũ khí cho Ukraina.

12. Phía Ukraina công bố hình ảnh tiêu diệt một nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga.

… còn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga lại tiếp tục dọa giẫm rằng: “các mục tiêu tấn công của Nga sẽ chuyển sang phía Tây, nếu phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraina”. Sự tương phản của hại bên ngày càng nhìn thấy rõ: Một bên làm xong rồi báo cáo, bên còn lại tiếp tục to mồm.

Càng ngày, chúng ta càng đang chứng kiến sự suy yếu của Nga, từ kinh tế, chính trị cũng như quân sự. Phương Tây cũng phải trả giá, nhưng với một nội lực hùng hậu hơn Nga rất nhiều, kết cục tất yếu thuộc về bên nào ngày càng có thể thấy rõ ràng hơn.

Viva Ukraina.


**************

Tin thế giới 21-7: CIA nói 15.000 lính Nga thiệt mạng ở Ukraine; Nga dọa không bán dầu


Tin thế giới 21-7: CIA nói 15.000 lính Nga thiệt mạng ở Ukraine; Nga dọa không bán dầu - Ảnh 1.

Một giàn khoan dầu do công ty Lukoil ở Biển Baltic, Nga - Ảnh: REUTERS

* Nga không bán dầu nếu lỗ. Ngày 21-7, Hãng tin Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định Matxcơva sẽ không cung cấp dầu cho thị trường thế giới, nếu mức giá trần được áp dụng thấp hơn chi phí sản xuất.

"Nếu mức giá mà họ đang nói đến thấp hơn chi phí sản xuất dầu, đương nhiên Nga sẽ không đảm bảo cung cấp dầu cho các thị trường thế giới. Đơn giản là chúng tôi không muốn bị thua lỗ", ông Novak nói.

* Hội chiếu Nhật giữ vững vị trí quyền lực. Theo xếp hạng tháng 7 của Công ty Tư vấn Cư trú & Quốc tịch Toàn cầu Henley & Partners, dựa trên dữ liệu do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp, hộ chiếu Nhật tiếp tục giữ vị trí quyền lực hàng đầu thế giới với 193 điểm đến.

So với bảng xếp hạng gần nhất, hộ chiếu Nhật đã vươn lên độc chiếm đỉnh bảng với thêm 1 điểm đến, vượt qua Singapore (192) vốn từng chia sẻ vị trí hàng đầu với Nhật. Hộ chiếu của Hàn Quốc cũng thăng hạng khi tăng thêm 2 điểm đến để đồng hạng hai với Singapore.

* Tướng Mỹ khẳng định Ukraine chưa mất Donbass vào tay Nga. Khi được phóng viên hỏi trong cuộc họp báo ngày 20-7 về việc liệu Donbass đã mất hay chưa, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley trả lời ngắn gọn: "Không, khu vực này chưa mất đi".

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết "các nhiệm vụ" quân sự của Matxcơva ở Ukraine hiện vượt ra ngoài khu vực Donbass phía đông.

Cũng trong ngày 20-7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington sẽ gửi thêm 4 hệ thống tên lửa pháo cơ động cao (HIMARS) tới Ukraine.

* Mỹ nói đã cảnh báo Nga sẽ mở rộng mục tiêu. Theo Hãng tin Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết việc Nga mở rộng tập trung quân sự ở Ukraine là điều mà Washington cảnh báo từ trước.

"Cuộc chiến này không khác gì một cuộc chiến tranh giành lãnh thổ", ông Price phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 20-7.

Tin thế giới 21-7: CIA nói 15.000 lính Nga thiệt mạng ở Ukraine; Nga dọa không bán dầu - Ảnh 2.

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska gặp gỡ các thành viên của Quốc hội Mỹ ở Washington - Ảnh: REUTERS

* Đệ nhất phu nhân Ukraine kêu gọi Mỹ cung cấp thêm vũ khí. Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska đã kêu gọi các nghị sĩ Mỹ giúp đỡ nhiều hơn cho đất nước của bà, khi nước này đang vật vã trong xung đột với Nga.

"Chúng ta hoàn toàn suy sụp khi thế giới của mình bị tàn phá bởi chiến tranh. Hàng chục ngàn thế giới như vậy đã bị phá hủy ở Ukraine", bà Zelenska nói trong bài phát biểu dài 15 phút đầy xúc động trước các thành viên Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

* CIA công bố số thiệt hại nhân sự của Nga ở Ukraine. Theo hãng tin Reuters, Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) dự báo số binh sĩ Nga thiệt mạng tại Ukraine lên đến 15.000 người và khoảng 45.000 binh sĩ bị thương.

Phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen ở Colorado (Mỹ) ngày 20-7, Giám đốc CIA William Burns nhận định "đây là số thiệt hại đáng kể" đối với Nga sau gần 5 tháng mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" trên đất Ukraine.

* Anh chặn công ty Trung Quốc mua công nghệ nhạy cảm. Bộ trưởng Kinh doanh Anh Kwasi Kwarteng cho biết ông đã ban hành lệnh ngăn chặn việc mua lại tài sản trí tuệ liên quan đến công nghệ cảm biến thị giác của một công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.

Theo Reuters, lệnh này được ban hành theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư của Anh, ngăn cản công ty công nghệ Tầm nhìn Vô hạn Bắc Kinh (BIVT) mua tài sản trí tuệ từ Đại học Manchester. BIVT đáng lẽ sẽ phát triển, thử nghiệm, sản xuất, sử dụng và bán các sản phẩm được cấp phép bằng công nghệ này.

* Chương trình Medicare của Mỹ bị thổi giá trục lợi. Ngày 20-7, Bộ Tư pháp Mỹ tiết lộ sẽ có các cáo buộc hình sự đối với 36 bị cáo vì các kế hoạch thanh toán gian lận liên quan đến thiết bị y tế, xét nghiệm di truyền và tim mạch.

Những cáo buộc hình sự trên nhắm vào chủ sở hữu phòng thí nghiệm lâm sàng, nhà tiếp thị, chuyên gia y tế và giám đốc điều hành dịch vụ y tế từ xa.

Các công tố viên cho biết những hành vi này nhằm mục đích trục lợi của chương trình chăm sóc y tế Medicare trị giá khoảng 1,2 tỉ USD. Thiệt hại thực tế được ước tính là gần 440 triệu USD.

Tin thế giới 21-7: CIA nói 15.000 lính Nga thiệt mạng ở Ukraine; Nga dọa không bán dầu - Ảnh 3.

Ngoại trưởng Áo và Ngoại trưởng Cộng hòa Czech thăm vùng Kiev, Ukraine - Ảnh: REUTERS

* CH Czech tiếp tục bảo vệ không phận Baltic. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Cộng hòa Czech Jiri Taborsky cho biết 5 máy bay chiến đấu Saab JAS 39 Gripen của nước này sẽ tiếp tục bảo vệ không phận 3 quốc gia Baltic (Litva, Latvia và Estonia) cho tới cuối tháng 9 năm nay.

Bộ Quốc phòng Czech ban đầu dự tính 5 máy bay nói trên sẽ kết thúc nhiệm vụ bảo vệ không phận 3 quốc gia Baltic vào ngày 30-7. Song, theo yêu cầu của Chính phủ Lithuania (Litva), sứ mệnh đó sẽ kéo dài đến ngày 30-9. Chi phí bổ sung khoảng 580.000 USD sẽ do Litva chi trả.

* EU nhất trí gói trừng phạt thứ 7 nhắm vào Nga. Ngày 20-7, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga, trong đó cấm nhập khẩu vàng của nước này và phong tỏa tài sản của ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank. Lệnh trừng phạt dự kiến có hiệu lực từ ngày 21-7.

CH Czech, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU và chủ trì hội nghị các nhà ngoại giao EU ngày 20-7, cho biết EU còn bổ sung thêm nhiều cá nhân và thực thể của Nga có liên quan đến “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào danh sách đen.

* Đan Mạch ghi nhận nhiệt độ kỷ lục. Viện Khoa học Khí tượng Đan Mạch (DMI) công bố mức nhiệt cao nhất được ghi nhận trong tháng 7-2022 và cảnh báo rằng nước này đang tiến gần tới mức nhiệt cao nhất trong lịch sử.

Theo DMI, nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 7 được ghi nhận trước đó tại Đan Mạch là vào năm 1941, ở mức 35,3 độ C. Nhiệt độ trong ngày 20-7 tại quốc gia này có lúc lên đến 35,6 độ C, được ghi nhận ở thị trấn Borris thuộc khu vực phía Tây bán đảo Jutland.

Ngày 20-7, chỉ số chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trong ngày thứ 4 liên tiếp, nhờ sự lạc quan trong giai đoạn đầu của mùa công bố doanh thu của doanh nghiệp Mỹ.

Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones Industrial Averagetăng 47,79 điểm, tương đương 0,15%, lên 31.874,84. S&P 500 tăng 23,21 điểm, tương đương 0,59%, lên 3.959,9. Nasdaq Composite tăng 184,50 điểm, tương đương 1,58%, lên 11,897,65.

Trong khi đó, chỉ số STOXX 600 của châu Âu mất 0,21% và chỉ số chứng khoán trên toàn cầu MSCI tăng 0,54%.

Bốn ngày tăng liên tiếp đã nâng chỉ số MSCI lên mức cao nhất trong 3 tuần qua là 617,30. Đây cũng là chuỗi tăng dài nhất của chỉ số này trong vòng năm tuần.

Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 1,88% xuống mức 102,26 USD/thùng và dầu Brent còn 106,92 USD, giảm 0,4% trong ngày.

Mãn nhãn với acro-yoga

Goc anh ngay 20

Hai vận động viên Andreas Alfaro và Chelsea Yamase biểu diễn các động tác acro-yoga hôm 9-7 tại tòa cao ốc được xây dựng chủ yếu bằng kính tại thành phố New York, Mỹ. Acro-yoga là môn thể dục kết hợp giữa yoga và nhào lộn - Ảnh: GETTY IMAGES


**************

Tổng thống Biden chuẩn bị đối thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình trong 10 ngày tới


Tổng thống Biden chuẩn bị đối thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình trong 10 ngày tới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đối thoại trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, vào tháng 11-2021 - Ảnh: REUTERS

"Tôi nghĩ tôi sẽ nói chuyện với Chủ tịch Tập trong vòng 10 ngày tới", ông Biden nói với các phóng viên vào ngày 20-7.

Theo Hãng tin Reuters, việc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo trên đã được lên kế hoạch từ lâu và sẽ diễn ra vào thời điểm quan trọng trong bối cảnh căng thẳng.

Ngoài vấn đề Đài Loan, chính quyền Biden đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, để giúp giảm áp lực lạm phát đối với người tiêu dùng Mỹ.

Phát biểu sau chuyến đi tới tiểu bang Massachusetts, ông Biden bày tỏ nghi ngờ về kế hoạch đến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào tháng tới.

"Tôi nghĩ quân đội không cho rằng đây là một ý tưởng hay vào lúc này, nhưng tôi không biết kế hoạch ra sao", ông Biden nói.

Theo báo Financial Times ngày 19-7, bà Pelosi sẽ cùng một phái đoàn tới Đài Loan vào tháng sau. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau đó cảnh báo Mỹ sẽ hứng chịu "mọi hậu quả" nếu bà Pelosi tới thăm Đài Loan vào tháng 8.

Trong chuyến thăm Massachusetts ngày 20-7, ông Biden đã công bố một gói hành động khiêm tốn, hứa hẹn những nỗ lực tích cực hơn trong việc chống biến đổi khí hậu.

Tổng thống Biden đưa ra tuyên bố mới nhất giữa đợt nắng nóng lịch sử tấn công châu Âu và Mỹ.

Khoảng 100 triệu người Mỹ, từ thành phố New York đến Las Vegas, sẽ đối diện với cảnh báo nhiệt độ cao trong tuần này.

"Biến đổi khí hậu thực sự là một mối đe dọa hiện hữu đối với quốc gia của chúng ta và thế giới. Đây là một trường hợp khẩn cấp, và tôi sẽ nhìn nhận nó theo cách đó", ông Biden nói.

Ông Biden thông báo một khoản tài trợ mới cho các trung tâm làm mát và thúc đẩy các dự án gió ngoài khơi mới ở vịnh Mexico giàu dầu mỏ.


*************

Mỹ khẩn cấp gửi thêm 4 hệ thống tên lửa HIMARS đến Ukraine


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ gửi thêm 4 hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) để hỗ trợ Ukraine.

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho hay, “cuối tuần này, chúng tôi sẽ triển khai gói hỗ trợ tiếp theo đến Ukraine, bao gồm vũ khí, đạn dược và 4 hệ thống HIMARS, vốn được Ukraine sử dụng rất hiệu quả trên chiến trường”.

Gói hỗ trợ an ninh tiếp theo cũng sẽ có thêm "nhiều pháo phản lực bắn loạt (MLRS)", ông Austin cho biết. “Hiện tại đã có hơn 30 quốc gia đã hỗ trợ quân sự cho Ukraine và sẽ có nhiều bước tiến quan trọng khác trong thời gian tới”.

Hình ảnh HIMARS khai hỏa ở Ukraine. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, nếu như phương Tây tiếp tục cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí như HIMARS, thì Nga sẽ mở rộng mục tiêu tấn công trong thời gian tới.


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 21 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx


PhucLaiwar 2
*******************

Anh gửi thêm vũ khí cho Ukraine, EU áp gói trừng phạt thứ 7 chống Nga


Bộ trưởng Quốc phòng Anh tuyên bố, nước này sẽ gửi thêm nhiều khẩu pháo và hơn 1.600 vũ khí chống tăng tới Ukraine trong đợt viện trợ khí tài mới nhất của phương Tây.

Cam kết được đưa ra sau khi Thủ tướng Anh sắp mãn nhiệm Boris Johnson hồi tháng trước hứa sẽ hỗ trợ thêm 1 tỷ Bảng về quân sự cho quốc gia Đông Âu.

Một binh sĩ Ukraine đang cầm vũ khí chống tăng hạng nhẹ thế hệ tiếp theo (NLAW) do Anh viện trợ ở Lviv. Ảnh: Reuters

Báo Guardian dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace ngày 21/7 cho biết: "Cùng với các đối tác quốc tế, chúng tôi sẽ đảm bảo Ukraine có các công cụ để bảo vệ họ trước chiến dịch quân sự của Nga". 

Ông Wallace nói thêm, Anh cũng sẽ cung cấp thêm các hệ thống radar phản lực, hàng trăm máy bay không người lái và hơn 50.000 viên đạn cho Kiev.

EU giáng đòn trừng phạt mới với Moscow

Cùng ngày, 27 quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã phê chuẩn gói trừng phạt kinh tế thứ 7 chống Nga, bao gồm việc cấm nhập khẩu vàng Nga cũng như đưa 48 cá nhân và 9 thực thể, kể cả ngân hàng cho vay lớn nhất Nga SberBank, câu lạc bộ môtô Sói đêm và các diễn viên ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin vào "danh sách đen".

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Ảnh: Anadolu

Viết trên Twitter sau khi gói trừng phạt được thông qua, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen mô tả đây là "một tín hiệu mạnh mẽ" gửi đến Moscow, ám chỉ EU sẽ "duy trì sức ép cao" chừng nào chiến sự còn chưa kết thúc.

Tuy nhiên, tại thủ đô Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ra không hài lòng về động thái mới của EU, nơi các quan chức và chính trị gia đang tập trung quan tâm vào nguy cơ Nga cắt đứt nguồn cung khí đốt tự nhiên trong mùa đông này.

“Gói trừng phạt ấy là chưa đủ và tôi đang trao đổi thẳng thắn điều này với các đối tác của mình”, ông Zelensky nói, đồng thời bày tỏ mong muốn chứng kiến nước láng giềng "phải trả giá lớn hơn nhiều".

Thực tế, các biện pháp mới nhất của Brussels còn được gọi là “gói trừng phạt 6,5” do các mục tiêu hạn chế. Hôm 18/7, Josep Borrell, quan chức phụ trách chính sách đối ngoại của EU thừa nhận, các nhà lãnh đạo liên minh ngày càng lo ngại những lệnh trừng phạt Moscow của họ có thể tự gây hại cho bản thân.


************

bbc.com

Hàn Quốc bay thử chiến đấu cơ siêu thanh tự chế KF-21 Boramae


K-21 Boramae

Nguồn hình ảnh, ROK Air Force

Chụp lại hình ảnh,

'Chim ưng trẻ' bay thử thành công ở Hàn Quốc

Không quân Hàn Quốc lần đầu tiên đã bay thử thành công chiến đấu cơ đa tính năng thế hệ mới, KF-21 Boramae hôm 19/07/2022.

Chuyến bay chỉ kéo dài 33 phút từ căn cứ ở Sacheon nhưng đánh dấu thời điểm Hàn Quốc gia nhập câu lạc bộ các quốc gia có công nghệ không quân cao cấp.

Boramae - ‘chim ưng trẻ’ trong tiếng Hàn - là kết quả của chương trình thiết kế, sản xuất khởi xướng năm 2001 bởi Tổng thống Kim Dae-jung.

Số phi cơ “ra lò” năm 2028 có thể lên tới 40 chiếc, dự kiến bổ sung vào các phi đội Hàn Quốc và để xuất khẩu, theo Chương trình quốc phòng Hàn Quốc (DAPA).


Chiến đấu cơ thế hệ 4.5?


Hãng tin Yonhap trích nguồn quân sự Hàn Quốc nói KF-21 có năng lực đạt tốc độ tối đa, Mach 1.8, gần bằng hai lần tốc độ âm thanh.

Tuy khả năng tàng hình của KF-21 vượt quá tiêu chuẩn của chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, nhưng năng lực chuyên chở vũ khí tấn công lại thấp hơn một chút so với thế hệ thứ năm, theo các báo chuyên ngành.

Phi cơ được thiết kế để để mang bốn tên lửa dưới thân, ngoài ra dưới cánh cũng có thùng nhiên liệu tăng thêm dung tích.

Phi công bay thử, thiếu tá Ahn Jun-hyun, thừa nhận ban đầu ông có lo lắng nhưng sau khi cất cánh thì “mọi việc thật suôn sẻ”, các báo quốc tế tường thuật.

Tổng thống Yoon Seok Yeol đã ca ngợi thành công của chuyến bay cho mục tiêu “độc lập về quốc phòng”.

Trên thực tế, Hàn Quốc vẫn còn một số chiến đấu cơ của Mỹ, từ F4, F5 đã rất cũ, cần thay thế.

Ngoài ra, không quân nước này cũng có chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Hoa Kỳ chế tạo, theo CNN News hôm 20/07.

KF-21 là dự án hợp tác Hàn Quốc và Indonesia. Phía Hàn nắm 80% cổ phiếu và chịu trách nhiệm chế tạo mới chỉ 65%.

Một số công nghệ của Anh và Đức được Hàn Quốc mua về cho phi cơ này.

Hoa Kỳ hồi 2015 từ chối yêu cầu của Seoul muốn nhận được công nghệ tàng hình của F-35.

Tuy thế, cơ sở công nghệ giai đoạn đầu của phi cơ này đến từ mô hình của tập đoàn Mỹ, Lockheed Martin.

Dù không phải sản phẩm 'nội 100%' KF-21 vẫn là một thành tích lớn cho quốc gia châu Á không có truyền thống chế tạo phi cơ lâu dài như các láng giềng Nhật Bản, Trung Quốc.

Hiện nay, ‘câu lạc bộ phi cơ siêu thanh’ mới chỉ có Hoa Kỳ, Nga, Nhật, Pháp, Thụy Điển và tập đoàn châu Âu gồm Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha cùng hợp tác.

Dự kiến từ nay Hàn Quốc sẽ tiếp tục bay thử và điều chỉnh phi cơ KF-21 trước khi đem vào sản xuất hàng loạt năm 2026.

KF-21 sẽ thay dần các phi cơ F-16, F-15K của Không quân Hàn Quốc, theo ông  Abraham Ait, chủ biên tạp chí Military Watch Magazine, viết hồi 2020.


**************

rfi.fr

Đường ống dẫn khí Nord Stream 1 của Nga vào châu Âu hoạt động trở lại

Thanh Hà

Đại diện tập đoàn dầu khí Nga, Gazprom ngày 21/07/2022 thông báo sau hơn một chục ngày « trùng tu », đường ống  dẫn khí đốt Nord Stream 1 « hoạt động lại vào sáng nay ». Châu Âu tạm thời bớt lo mất hẳn nguồn cung cấp năng lượng này của Nga. Matxcơva tuy không khóa van khí đốt với các khách hàng châu Âu, nhưng vẫn để ngỏ khả năng dùng lá bài năng lượng để trả đũa phương Tây trừng phạt Nga xâm chiếm Ukraina.

Từ 4 giờ sáng nay, giờ quốc tế, khí đốt khai thác từ vùng Siberi lại được chuyển tới châu Âu qua đường Nord Stream 1 ( Bắc Hải Lưu 1 ), đến tận Lubmin, miền bắc nước Đức, trước khi được cung cấp cho toàn khối 27 nước trong Liên Âu. Hãng tin Pháp AFP lưu ý, trước mắt, chưa có thêm thông tin về lượng khí đốt Nga xuất khẩu vào châu Âu qua ngả này.

Lãnh đạo tập đoàn Đức Gascade Klauss Muller cho biết trong trường hợp tối ưu, khả năng cung cấp của Grazprom cho phương Tây qua đường ống Nord Stream 1 « sẽ chỉ tương đương với 30% so với công suất bình thường » thay vì 40% như trước khi Nga quyết định tạm khóa đường ống này « vì lý do kỹ thuật », sửa chữa tua-bin nén khí của của Gazprom.

Nord Stream 1 bảo đảm khoảng 1/3 nhu cầu tiêu thụ về khí đốt của châu Âu. Tuần trước, tổng thống Vladimir Putin đã nêu lên khả năng sẽ còn cắt giảm thêm nữa khối lượng khí đốt xuất khẩu sang châu Âu qua ngả Bắc Hải Lưu 1. 

Tại Matxcơva, trả lời báo chí sáng nay, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, khẳng định Nga là đối tác « quan trọng và không thể thiếu của Liên Hiệp Châu Âu »về năng lượng. Tất cả những khó khăn của khối này về năng lượng xuất phát từ việc phương Tây muốn trừng phạt Nga.


**************

rfi.fr

Chính phủ liên minh tan rã, Ý trước nguy cơ cực hữu trở lại cầm quyền

Thanh Hà

Sáng 21/07/2022, thủ tướng Ý Mario Draghi lại đệ đơn từ chức lên tổng thống Sergio Mattarella sau khi bị ba đảng trong liên minh bỏ rơi. Có nhiều khả năng, tổng thống Ý thông báo giải tán Quốc Hội sau khi ba đảng trong chính phủ liên minh do ông Mario Draghi đứng đầu từ chối tiếp tục tín nhiệm thủ tướng.

Hôm qua 20/07, ba trong số các đảng tham gia chính phủ liên minh tại Ý, gồm các đảng Forza Italia cánh hữu, La Lega cực hữu và phong trào dân túy 5 Sao, đã từ chối tham gia cuộc biểu quyết tín nhiệm ông Mario Draghi để ông có thể tiếp tục điều hành đất nước. Bước kế tiếp, Ý sẽ tổ chức bầu lại Quốc Hội vào mùa thu. Theo các thăm dò, đảng cực hữu La Lega của Matteo Salvini đang dẫn đầu.

Từ tháng 2/2021, ông Draghi thành lập chính phủ « đoàn kết dân tộc » với các đảng từ cánh tả đến cực hữu để đưa nước Ý thoát khỏi khủng hoảng dịch Covid. Nhưng phong trào 5 Sao đã quyết định rời khỏi liên minh này và hôm 14/07, thủ tướng Draghi đã đệ đơn lên tổng thống Ý xin từ chức, nhưng tổng tống Mattarella đã từ chối.

Hôm nay, sau khi đệ đơn từ chức, thủ tướng được tổng thống yêu cầu tiếp tục xử lý thường vụ. Có nhiều khả năng đơn xin từ chức của ông Mario Draghi được chấp thuận. Công luận Ý hoàn toàn bất ngờ trước các diễn biến trên chính trường, vào lúc Roma phải khởi động lại cỗ máy kinh tế, giải quyết vấn đề khan hiếm năng lượng, lạm phát, những thách thức mà chiến tranh Ukraina đặt ra cho nước Ý.

Thông tín viên đài RFI từ Roma, Anne Le Nir cho biết thêm :

« Nội trong ngày, Mario Draghi sẽ đến Điện Quirinal để thông báo với tổng thống Ý, Sergio Mattarella, về quyết định từ chức. Lý do, tại Thượng Viện, thủ tướng Draghi thấy rõ là không thể lại thành lập một chính phủ liên minh như hiện tại. Đó là một liên minh ông đã lập được từ tháng 2/2021.

Tuy nhiên, vì tôn trọng vai trò của các định chế khác nhau trong guồng máy chính trị tại Ý, sáng nay thủ tướng Draghi sẽ phát biểu tại Quốc Hội như đã dự kiến. Tiếp theo, phải đợi đến khi kết thúc cuộc hội kiến giữa ông và tổng thống Mattarella mới biết được những giai đoạn kế tiếp. Như trong tất cả các cuộc khủng hoảng chính trị, tổng thống luôn đóng vai trò then chốt.

Theo các tờ báo lớn tại Roma như La Republica hay la Stampa, người dân Ý khó thoát khỏi một cuộc bầu cử trước thời hạn. Rất có thể sự kiện đó sẽ diễn ra vào đầu tháng 10 tới ».


*************

rfi.fr

Quân đội Ukraina mở chiến dịch lấy lại Kherson, Nga quyết giữ

Trọng Thành

Từ nhiều ngày nay, quân đội Ukraina gia tăng tấn công tại khu vực xung quanh thành phố Kherson, thủ phủ tỉnh Kherson, bị quân Nga chiếm ngay từ đầu chiến tranh. Hôm qua, 20/07/2022, truyền thông Ukraina cho biết một số kho đạn của Nga tại thành phố cảng Skadovsk (tỉnh Kherson), trên bờ biển Hắc Hải, cách chiến tuyến khoảng 100 km, đã bị oanh kích.  

Theo giới quan sát, cuộc giao tranh tại tỉnh Kherson giữa quân Ukraina và quân Nga chỉ mới ở điểm khởi đầu, trong lúc chiến sự tại vùng miền đông Donbass đã kéo dài từ nhiều tháng nay. 

Quân đội Ukraina dường như đã bắt đầu chiến dịch phản công quy mô lớn nhằm lấy lại toàn bộ tỉnh Kherson, phía bắc bán đảo Crimée (do Nga kiểm soát từ 2014). Sau khi nhận được nhiều vũ khí tấn công hạng nặng từ phương Tây, quân đội Ukraina gia tăng áp lực tại khu vực hạ lưu sông Diepr. Từ hai ngày nay, trên các mạng xã hội, nhiều ảnh và video cho thấy dấu vết của các cuộc pháo kích trên cây cầu Antonovsky bắc ngang sông Diepr, ngoại ô Kherson, nối liền thành phố với khu vực phía nam của tỉnh. Cây cầu dài 1.300 km giờ đây là mục tiêu tấn công thường xuyên của các dàn hỏa tiễn đa nòng Himars, do Hoa Kỳ chế tạo. 

Hôm nay, chính quyền Mỹ thông báo cấp thêm cho Ukraina nhiều hệ thống tên lửa tầm xa. Có rất nhiều khả năng, với các vũ khí mới được hỗ trợ, quân đội Ukraina sẽ mở chiến dịch lấy lại thành phố Kherson, một mục tiêu có ý nghĩa biểu tượng quan trọng, với khoảng 300.000 dân trước chiến tranh. Có thể những mục tiêu tiếp theo sẽ là các căn cứ quân sự Nga tại bán đảo Crimée, mà Matxcơva coi là thuộc lãnh thổ của Nga kể từ năm 2014. Giới chức Ukraina cũng nhiều lần nhấn mạnh đến việc mở chiến dịch phản công, phá hủy hạm đội Biển Đen mà Nga đang triển khai để kiểm soát các vùng biển thuộc chủ quyền của Ukraina.

Trên L’Express hôm 19/07, tướng Dominique Trinquand, cựu chỉ huy lực lượng Pháp tại Liên Hiệp Quốc, cho biết nếu tập trung lực lượng, quân Ukraina có thể chiếm lại được thành phố Kherson, và đẩy bật quân Nga sang bên kia sông Dniepr, nhưng vượt qua được con sông lớn này sẽ là một thách thức rất lớn. Ngược lại, về phía Nga, theo thẩm định của bộ Quốc Phòng Anh, việc Ukraina  mở chiến dịch phản công tại miền nam sẽ buộc Matxcơva xét lại "kế hoạch tác chiến".

Hiện tại, do thiếu binh lực, quân Nga sẽ phải lựa chọn giữa việc tăng cường lực lượng tại vùng miền đông Donbass, hoặc dồn quân về miền nam Ukraina để tăng cường phòng ngự. Trận chiến tại Kherson có ý nghĩa như một trắc nghiệm về khả năng phản công của quân đội Ukraina, với mục tiêu dài hạn là lấy lại toàn bộ các vùng lãnh thổ bị Nga xâm chiếm.  

Tình báo Anh: Mục tiêu sắp tới của Nga là nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraina  

Hãng tin Anh Reuters cho hay, mục tiêu tấn công của quân đội Nga có thể là nhà máy điện lớn thứ hai của Ukraina tại Vuhlehirska, cách thành phố Donetsk 50 km về phía đông bắc, theo tình báo quân sự Anh hôm nay. Trong một bản tin thường kỳ, bộ Quốc Phòng Anh thông báo: ‘‘Nga đang ưu tiên chiếm giữ các cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia, như các nhà máy điện’’

Nỗ lực tấn công chiếm đóng nhà máy điện Vuhlehirska là một phần trong chiến dịch của Nga hướng tới chiếm lĩnh Kramatorsk và Sloviansk, hai thành phố quan trọng hiện còn do Ukraina kiểm soát tại tỉnh Donetsk.


*****************

Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 146 (20-7-2022)



Phan Châu Thành

21-7-2022

1. Tổng thống Nga Putin đã có chuyến công du Iran để tìm kiếm những đồng minh mới, nhằm tránh cho Nga khỏi tình trạng bị cô lập hoàn toàn trước các lệnh trừng phạt của phương Tây. Nhưng sự đón tiếp tại quốc gia mà ông ta đến lại thể hiện rõ vị trí của Nga hiện nay, điều “không thể tưởng tượng nổi” vào thời kỳ trước khi chiến tranh xảy ra. Cuộc họp với người đứng đầu nhà nước Iran cực kỳ tối giản và thậm chí cờ Nga còn không được trưng bày ở vị trí có thể nhìn thấy dễ dàng.

Còn tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã đến cuộc hội đàm chậm 45 giây và tổng thống Nga Putin phải đứng chờ – trong phim ghi lại đã bộ lộ rõ sự khó chịu của ông ta. Đúng là “gậy ông đập lưng ông” vì hồi đầu chiến tranh, khi lãnh đạo các nước phương Tây khi tới Nga để tìm kiếm các giải pháp hòa bình cho Ukraina, Putin cũng luôn luôn bắt họ phải chờ:

Kết quả cuộc họp, chỉ có Nga và Iran đạt được một thỏa thuận về năng lượng, được công bố trị giá tới 40 tỷ usd, nhưng không đi kèm chi tiết – một vấn đề đáng chú ý là cả Nga lẫn Iran đều là những quốc gia có nhiều dầu mỏ – nên không rõ thỏa thuận đề cập tới vấn đề gì.

2. Người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, John Kirby, cho rằng, “Nga đang tiếp tục lên kế hoạch sát nhập các vùng lãnh thổ tạm thời chiếm được Ukraina vào lãnh thổ Nga, thông qua hình thức như đã là ở Crimea năm 2014: thay đổi chính quyền sở tại sang những người làm việc cho Nga, mở các chi nhánh nhà băng Nga, bắt buộc sử dụng đồng rúp, thay đổi điện thoại, truyền thông, bắt giam những người Ukraina không có ý định hợp tác, rồi tiến hành những cuộc trưng cầu dân ý giả tạo”. Nhưng ông ta cũng ra tuyên bố: “Bất kỳ một hành động nào nhằm hợp pháp hóa việc cướp lãnh thổ chiếm được sẽ chỉ làm tệ hại tình hình hơn cho phía Nga và chính phủ Mỹ sẽ làm mọi cách để biến sự tệ hại đó thành sự thật… bởi đó là sự xâm phạm nặng nề tới Hiệp ước Các Quốc gia Thống nhất”:

3. Lại một cảnh tượng thương tâm ở Kharkiv, khi một cậu bé 13 tuổi bị tên lửa Nga bắn chết ngay tại bến xe bus, còn chị gái 15 tuổi của cậu bị thương. Bố cậu bé tới hiện trường, cứ nắm tay con ngồi khóc hơn 2 tiếng đồng hồ.

Hiện trường vụ việc, không có “mục tiêu quân sự” nào ở đây cả:

Khu vui chơi của trẻ em cũng trúng tên lửa:

Đạn pháo Nga đã đốt cháy 130 hecta ngũ cốc xung quanh thành phố:

Nga định tấn công vào hướng Pytomnyk nhưng không thành công:

Tên lửa HIMARS tấn công mục tiêu ở đâu đó quanh Kharkiv:

Javelin bắn cháy 1 xe tăng Nga ở Hrakove:

T-80U cũng chung số phận:

Bộ binh hai bên đụng độ:

Phía Nga lại khoe việc tên lửa Uragan tấn công nhưng không rõ kết quả thế nào:

4. Phía Ukraina mở lại cuộc tấn công vào phía tây thành phố Izium ngay sau khi có tin Nga định tập trung quân ở phía đông Izium để đánh vào Slovyansk

Bản đồ chiến sự Donbass của Viện nghiên cứu chiến tranh ISW:

3. Situación general.

Las fuerzas rusas continuaron sus esfuerzos para reanudar las operaciones ofensivas hacia Slovyansk desde el sureste de Izyum y alrededor de Barvinkove. Realizaron ataques terrestres al este de Siversk y tuvieron un éxito parcial al este de Bakhmut. pic.twitter.com/9PL1WKgvAD

— Historias de la aviación y otras hierbas  (@ReinaldoDMM) July 20, 2022

5. Nga tiếp tục ném bom và pháo kích Avdiivka:

… Slovyansk chung số phận, nhưng tình hình chiến sự khá yên tĩnh, tin bộ binh Nga đã phải rút khỏi chiến trường này có vẻ là sự thật:

6. Thêm một nguồn của Nga từng hô hào hôm kia (18/07) là “đã chiếm được thành phố Siversk” thì hôm nay thản nhiên sửa lại bản đồ, cho thấy chiến trường không có chuyện gì xảy ra. Nguồn này lại tiếp tục tuyên bố là phía quân ly khai Donbass chiếm được làng Berestovoy, nhưng cũng chưa kiểm chứng:

Phía Nga đưa phim về bộ binh của họ sử dụng vũ khí chống tăng ở đâu đó gần Siversk, so với Javelin, vũ khí của Nga cồng kềnh và khó sử dụng hơn hẳn.

Bộ binh đụng độ:

7. Chiến sự quanh Bakhmut tiếp diễn, nhưng khó có thể nói là có trận đánh lớn nào đang diễn ra tại đây. Dường như Nga vẫn chưa phục hồi được các cuộc tổng tiến công như họ thông báo.

ISW cũng cho rằng chưa có thay đổi gì lớn trên chiến trường:

Bộ binh đụng độ quanh Bakhmut, phim từ phía Nga:

8. Nga tấn công cả các máy gặt đập đang hoạt động trên lãnh thổ do phía Ukraina quản lý tại tỉnh Zaporizhia, thể hiện rõ ý định muốn hủy hoại sản xuất nông nghiệp của Ukraina:

Tiếp tục một kho đạn Nga ở Melitopol trúng tên lửa, đạn nổ tứ tung:

Một số hình ảnh bên trong nhà máy điện hạt nhân Enerhodar lọt ra ngoài, cho thấy dường như có một vụ cháy:

Tuy nhiên, nguyên nhân chưa được xác định:

Nguồn của Nga cho rằng đó là do drone-kamikaze WarMate do Ba Lan sản xuất, nhưng phía Ukriana phủ nhận tin này:

9. Phía Ukraina lại tiếp tục tấn công Kherson:

Cầu Antonovsky đã hư hỏng nặng, cho thấy hệ thống phòng không Nga không hiệu quả trước tên lửa của phía Ukraina:

Xe tăng và xe quân sự dường như không còn có thể đi qua cầu:

Một kho đạn nữa của Nga ở Skadovsk bốc cháy do HIMARS:

Pháo binh Ukraina bắn vị trí của Nga:

Drone kamikaze của Ukraina cùng hoạt động với pháo:

Phía Ukraina đưa một danh sách những mục tiêu HIMARS đánh trúng trong ngày 20/07

Phía Nga đưa phim cho thấy sử dụng drone Kamikaze Kub-UAV tại Kherson:

Bản đồ chiến sự vùng Kherson. ISW cũng cho rằng chính phủ Nga đang định sát nhập Kheson vào lãnh thổ Nga:

Lính Nga bắt người dân trong thành phố Kherson bị camera thấy được:

Những cánh đồng và rừng quanh Kherson đang cháy:

10. Phía Nga đưa bản đồ, cho rằng chiến dịch quân sự đặc biệt giai đoạn 2 sẽ có mục tiêu là chiếm ½ Ukraina. Hiện giờ, họ mới chiếm được gần trọn vẹn tỉnh Lugansk:

“Giải phóng” của Nga tác động đến đất nước Ukraina như thế này:

11. Chính phủ Hungaria đột ngột thay đổi thái độ chính trị, khi bất ngờ đồng ý cho NATO chuyển vũ khí qua lãnh thổ của họ tới Ukraina, điều mà từ đầu cuộc chiến tới giờ vẫn không cho phép. Tuy vậy, Hungaria vẫn chưa cung cấp vũ khí cho Ukraina.

12. Phía Ukraina công bố hình ảnh tiêu diệt một nhóm lính đánh thuê Wagner của Nga.

… còn Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga lại tiếp tục dọa giẫm rằng: “các mục tiêu tấn công của Nga sẽ chuyển sang phía Tây, nếu phương Tây cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraina”. Sự tương phản của hại bên ngày càng nhìn thấy rõ: Một bên làm xong rồi báo cáo, bên còn lại tiếp tục to mồm.

Càng ngày, chúng ta càng đang chứng kiến sự suy yếu của Nga, từ kinh tế, chính trị cũng như quân sự. Phương Tây cũng phải trả giá, nhưng với một nội lực hùng hậu hơn Nga rất nhiều, kết cục tất yếu thuộc về bên nào ngày càng có thể thấy rõ ràng hơn.

Viva Ukraina.


**************

Tin thế giới 21-7: CIA nói 15.000 lính Nga thiệt mạng ở Ukraine; Nga dọa không bán dầu


Tin thế giới 21-7: CIA nói 15.000 lính Nga thiệt mạng ở Ukraine; Nga dọa không bán dầu - Ảnh 1.

Một giàn khoan dầu do công ty Lukoil ở Biển Baltic, Nga - Ảnh: REUTERS

* Nga không bán dầu nếu lỗ. Ngày 21-7, Hãng tin Interfax dẫn lời Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak khẳng định Matxcơva sẽ không cung cấp dầu cho thị trường thế giới, nếu mức giá trần được áp dụng thấp hơn chi phí sản xuất.

"Nếu mức giá mà họ đang nói đến thấp hơn chi phí sản xuất dầu, đương nhiên Nga sẽ không đảm bảo cung cấp dầu cho các thị trường thế giới. Đơn giản là chúng tôi không muốn bị thua lỗ", ông Novak nói.

* Hội chiếu Nhật giữ vững vị trí quyền lực. Theo xếp hạng tháng 7 của Công ty Tư vấn Cư trú & Quốc tịch Toàn cầu Henley & Partners, dựa trên dữ liệu do Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) cung cấp, hộ chiếu Nhật tiếp tục giữ vị trí quyền lực hàng đầu thế giới với 193 điểm đến.

So với bảng xếp hạng gần nhất, hộ chiếu Nhật đã vươn lên độc chiếm đỉnh bảng với thêm 1 điểm đến, vượt qua Singapore (192) vốn từng chia sẻ vị trí hàng đầu với Nhật. Hộ chiếu của Hàn Quốc cũng thăng hạng khi tăng thêm 2 điểm đến để đồng hạng hai với Singapore.

* Tướng Mỹ khẳng định Ukraine chưa mất Donbass vào tay Nga. Khi được phóng viên hỏi trong cuộc họp báo ngày 20-7 về việc liệu Donbass đã mất hay chưa, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark Milley trả lời ngắn gọn: "Không, khu vực này chưa mất đi".

Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cho biết "các nhiệm vụ" quân sự của Matxcơva ở Ukraine hiện vượt ra ngoài khu vực Donbass phía đông.

Cũng trong ngày 20-7, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết Washington sẽ gửi thêm 4 hệ thống tên lửa pháo cơ động cao (HIMARS) tới Ukraine.

* Mỹ nói đã cảnh báo Nga sẽ mở rộng mục tiêu. Theo Hãng tin Reuters, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết việc Nga mở rộng tập trung quân sự ở Ukraine là điều mà Washington cảnh báo từ trước.

"Cuộc chiến này không khác gì một cuộc chiến tranh giành lãnh thổ", ông Price phát biểu tại một cuộc họp báo ngày 20-7.

Tin thế giới 21-7: CIA nói 15.000 lính Nga thiệt mạng ở Ukraine; Nga dọa không bán dầu - Ảnh 2.

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska gặp gỡ các thành viên của Quốc hội Mỹ ở Washington - Ảnh: REUTERS

* Đệ nhất phu nhân Ukraine kêu gọi Mỹ cung cấp thêm vũ khí. Đệ nhất phu nhân Olena Zelenska đã kêu gọi các nghị sĩ Mỹ giúp đỡ nhiều hơn cho đất nước của bà, khi nước này đang vật vã trong xung đột với Nga.

"Chúng ta hoàn toàn suy sụp khi thế giới của mình bị tàn phá bởi chiến tranh. Hàng chục ngàn thế giới như vậy đã bị phá hủy ở Ukraine", bà Zelenska nói trong bài phát biểu dài 15 phút đầy xúc động trước các thành viên Hạ viện và Thượng viện Mỹ.

* CIA công bố số thiệt hại nhân sự của Nga ở Ukraine. Theo hãng tin Reuters, Cơ quan tình báo Mỹ (CIA) dự báo số binh sĩ Nga thiệt mạng tại Ukraine lên đến 15.000 người và khoảng 45.000 binh sĩ bị thương.

Phát biểu tại Diễn đàn an ninh Aspen ở Colorado (Mỹ) ngày 20-7, Giám đốc CIA William Burns nhận định "đây là số thiệt hại đáng kể" đối với Nga sau gần 5 tháng mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" trên đất Ukraine.

* Anh chặn công ty Trung Quốc mua công nghệ nhạy cảm. Bộ trưởng Kinh doanh Anh Kwasi Kwarteng cho biết ông đã ban hành lệnh ngăn chặn việc mua lại tài sản trí tuệ liên quan đến công nghệ cảm biến thị giác của một công ty Trung Quốc vì lý do an ninh quốc gia.

Theo Reuters, lệnh này được ban hành theo Đạo luật An ninh Quốc gia và Đầu tư của Anh, ngăn cản công ty công nghệ Tầm nhìn Vô hạn Bắc Kinh (BIVT) mua tài sản trí tuệ từ Đại học Manchester. BIVT đáng lẽ sẽ phát triển, thử nghiệm, sản xuất, sử dụng và bán các sản phẩm được cấp phép bằng công nghệ này.

* Chương trình Medicare của Mỹ bị thổi giá trục lợi. Ngày 20-7, Bộ Tư pháp Mỹ tiết lộ sẽ có các cáo buộc hình sự đối với 36 bị cáo vì các kế hoạch thanh toán gian lận liên quan đến thiết bị y tế, xét nghiệm di truyền và tim mạch.

Những cáo buộc hình sự trên nhắm vào chủ sở hữu phòng thí nghiệm lâm sàng, nhà tiếp thị, chuyên gia y tế và giám đốc điều hành dịch vụ y tế từ xa.

Các công tố viên cho biết những hành vi này nhằm mục đích trục lợi của chương trình chăm sóc y tế Medicare trị giá khoảng 1,2 tỉ USD. Thiệt hại thực tế được ước tính là gần 440 triệu USD.

Tin thế giới 21-7: CIA nói 15.000 lính Nga thiệt mạng ở Ukraine; Nga dọa không bán dầu - Ảnh 3.

Ngoại trưởng Áo và Ngoại trưởng Cộng hòa Czech thăm vùng Kiev, Ukraine - Ảnh: REUTERS

* CH Czech tiếp tục bảo vệ không phận Baltic. Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Cộng hòa Czech Jiri Taborsky cho biết 5 máy bay chiến đấu Saab JAS 39 Gripen của nước này sẽ tiếp tục bảo vệ không phận 3 quốc gia Baltic (Litva, Latvia và Estonia) cho tới cuối tháng 9 năm nay.

Bộ Quốc phòng Czech ban đầu dự tính 5 máy bay nói trên sẽ kết thúc nhiệm vụ bảo vệ không phận 3 quốc gia Baltic vào ngày 30-7. Song, theo yêu cầu của Chính phủ Lithuania (Litva), sứ mệnh đó sẽ kéo dài đến ngày 30-9. Chi phí bổ sung khoảng 580.000 USD sẽ do Litva chi trả.

* EU nhất trí gói trừng phạt thứ 7 nhắm vào Nga. Ngày 20-7, các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) nhất trí gói trừng phạt thứ 7 nhằm vào Nga, trong đó cấm nhập khẩu vàng của nước này và phong tỏa tài sản của ngân hàng lớn nhất Nga Sberbank. Lệnh trừng phạt dự kiến có hiệu lực từ ngày 21-7.

CH Czech, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU và chủ trì hội nghị các nhà ngoại giao EU ngày 20-7, cho biết EU còn bổ sung thêm nhiều cá nhân và thực thể của Nga có liên quan đến “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine vào danh sách đen.

* Đan Mạch ghi nhận nhiệt độ kỷ lục. Viện Khoa học Khí tượng Đan Mạch (DMI) công bố mức nhiệt cao nhất được ghi nhận trong tháng 7-2022 và cảnh báo rằng nước này đang tiến gần tới mức nhiệt cao nhất trong lịch sử.

Theo DMI, nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 7 được ghi nhận trước đó tại Đan Mạch là vào năm 1941, ở mức 35,3 độ C. Nhiệt độ trong ngày 20-7 tại quốc gia này có lúc lên đến 35,6 độ C, được ghi nhận ở thị trấn Borris thuộc khu vực phía Tây bán đảo Jutland.

Ngày 20-7, chỉ số chứng khoán toàn cầu đã tăng điểm trong ngày thứ 4 liên tiếp, nhờ sự lạc quan trong giai đoạn đầu của mùa công bố doanh thu của doanh nghiệp Mỹ.

Tại Mỹ, chỉ số Dow Jones Industrial Averagetăng 47,79 điểm, tương đương 0,15%, lên 31.874,84. S&P 500 tăng 23,21 điểm, tương đương 0,59%, lên 3.959,9. Nasdaq Composite tăng 184,50 điểm, tương đương 1,58%, lên 11,897,65.

Trong khi đó, chỉ số STOXX 600 của châu Âu mất 0,21% và chỉ số chứng khoán trên toàn cầu MSCI tăng 0,54%.

Bốn ngày tăng liên tiếp đã nâng chỉ số MSCI lên mức cao nhất trong 3 tuần qua là 617,30. Đây cũng là chuỗi tăng dài nhất của chỉ số này trong vòng năm tuần.

Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giảm 1,88% xuống mức 102,26 USD/thùng và dầu Brent còn 106,92 USD, giảm 0,4% trong ngày.

Mãn nhãn với acro-yoga

Goc anh ngay 20

Hai vận động viên Andreas Alfaro và Chelsea Yamase biểu diễn các động tác acro-yoga hôm 9-7 tại tòa cao ốc được xây dựng chủ yếu bằng kính tại thành phố New York, Mỹ. Acro-yoga là môn thể dục kết hợp giữa yoga và nhào lộn - Ảnh: GETTY IMAGES


**************

Tổng thống Biden chuẩn bị đối thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình trong 10 ngày tới


Tổng thống Biden chuẩn bị đối thoại với Chủ tịch Tập Cận Bình trong 10 ngày tới - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Joe Biden đối thoại trực tuyến với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từ Nhà Trắng ở Washington, Mỹ, vào tháng 11-2021 - Ảnh: REUTERS

"Tôi nghĩ tôi sẽ nói chuyện với Chủ tịch Tập trong vòng 10 ngày tới", ông Biden nói với các phóng viên vào ngày 20-7.

Theo Hãng tin Reuters, việc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo trên đã được lên kế hoạch từ lâu và sẽ diễn ra vào thời điểm quan trọng trong bối cảnh căng thẳng.

Ngoài vấn đề Đài Loan, chính quyền Biden đang cân nhắc giảm mạnh thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, để giúp giảm áp lực lạm phát đối với người tiêu dùng Mỹ.

Phát biểu sau chuyến đi tới tiểu bang Massachusetts, ông Biden bày tỏ nghi ngờ về kế hoạch đến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi vào tháng tới.

"Tôi nghĩ quân đội không cho rằng đây là một ý tưởng hay vào lúc này, nhưng tôi không biết kế hoạch ra sao", ông Biden nói.

Theo báo Financial Times ngày 19-7, bà Pelosi sẽ cùng một phái đoàn tới Đài Loan vào tháng sau. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngay sau đó cảnh báo Mỹ sẽ hứng chịu "mọi hậu quả" nếu bà Pelosi tới thăm Đài Loan vào tháng 8.

Trong chuyến thăm Massachusetts ngày 20-7, ông Biden đã công bố một gói hành động khiêm tốn, hứa hẹn những nỗ lực tích cực hơn trong việc chống biến đổi khí hậu.

Tổng thống Biden đưa ra tuyên bố mới nhất giữa đợt nắng nóng lịch sử tấn công châu Âu và Mỹ.

Khoảng 100 triệu người Mỹ, từ thành phố New York đến Las Vegas, sẽ đối diện với cảnh báo nhiệt độ cao trong tuần này.

"Biến đổi khí hậu thực sự là một mối đe dọa hiện hữu đối với quốc gia của chúng ta và thế giới. Đây là một trường hợp khẩn cấp, và tôi sẽ nhìn nhận nó theo cách đó", ông Biden nói.

Ông Biden thông báo một khoản tài trợ mới cho các trung tâm làm mát và thúc đẩy các dự án gió ngoài khơi mới ở vịnh Mexico giàu dầu mỏ.


*************

Mỹ khẩn cấp gửi thêm 4 hệ thống tên lửa HIMARS đến Ukraine


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết sẽ gửi thêm 4 hệ thống tên lửa cơ động cao (HIMARS) để hỗ trợ Ukraine.

Reuters dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho hay, “cuối tuần này, chúng tôi sẽ triển khai gói hỗ trợ tiếp theo đến Ukraine, bao gồm vũ khí, đạn dược và 4 hệ thống HIMARS, vốn được Ukraine sử dụng rất hiệu quả trên chiến trường”.

Gói hỗ trợ an ninh tiếp theo cũng sẽ có thêm "nhiều pháo phản lực bắn loạt (MLRS)", ông Austin cho biết. “Hiện tại đã có hơn 30 quốc gia đã hỗ trợ quân sự cho Ukraine và sẽ có nhiều bước tiến quan trọng khác trong thời gian tới”.

Hình ảnh HIMARS khai hỏa ở Ukraine. Ảnh: Reuters

Trong khi đó, hãng thông tấn RIA Novosti dẫn lời Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, nếu như phương Tây tiếp tục cung cấp cho Ukraine nhiều vũ khí như HIMARS, thì Nga sẽ mở rộng mục tiêu tấn công trong thời gian tới.


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm