Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 27 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )
Hai nghiên cứu, một về dịch tễ học và một về gien, khẳng định đại dịch Covid-19 đúng là đã xuất phát từ một chợ buôn bán động vật hoang dã tại thành phố Vũ Hán (Wuhan), tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã từng nhiều lần bác bỏ khả năng này và thậm chí tuyên truyền rộng rãi về việc Trung Quốc là nạn nhân của virus đến từ nước ngoài.
Hai nghiên cứu được công bố ngày 26/07/2022, trên tạp chí khoa học uy tín Science kết luận: có xác suất rất cao là virus Sars-Cov-2 gây bệnh Covid-19 bắt nguồn từ các động vật được mua bán ở chợ Vũ Hán. Nghiên cứu thứ nhất dựa trên việc phân tích 155 ca nhiễm đầu tiên, được xác nhận vào tháng 12/2019, cho thấy các ca nhiễm phát hiện sớm nhất tập trung tại khu vực chợ, trái ngược với các ca được ghi nhận trong những tháng tiếp theo, chủ yếu tại một số khu dân cư có mật độ cao.
Một số trường hợp được nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người bị nhiễm sống gần khu chợ, hoặc có tiếp xúc với những người làm việc tại chợ, hoặc mới đến chợ gần đây. Cũng trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mẫu dương tính với virus Sars-Cov-2 tập trung tại khu vực phía tây nam của khu chợ, nơi bán nhiều động vật sống (như chồn hương, lửng, chó lửng…). Hiện tại động vật trung gian truyền virus Sars-Cov-2 từ loài dơi sang người vẫn chưa được xác định.
Đồng tác giả của nghiên cứu nói trên, nhà virus học Michael Worobey, Đại học Arizona, Hoa Kỳ, từng ký một lá thư năm 2021 kêu gọi xem xét nghiêm túc giả thuyết virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán, nay chuyển hẳn sang nhấn mạnh kịch bản ổ dịch chợ Vũ Hán là điều gần như chắc chắn.
Nghiên cứu thứ hai, dựa trên việc phân tích gien virus của những người bị nhiễm đầu tiên, xác định hai dòng virus ‘‘A’’ và ‘‘B’’ đã tồn tại trước tháng 2/2020. Cả hai dòng virus này có thể là kết quả của hai tuyến lây truyền, và cùng xuất phát từ khu chợ Vũ Hán. Nghiên cứu thứ hai cũng cho thấy virus rất khó lưu hành rộng rãi ở người từ tháng 11/2019 trở về trước.
Đã khá đủ thông tin về giai đoạn đầu đại dịch tại Vũ Hán
Bà Maria Van Kerkhove, giám đốc kỹ thuật cơ quan quản lý dịch bệnh Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên Twitter đã ngay lập tức hoan nghênh việc công bố các nghiên cứu này. Theo bà, việc nghiên cứu rõ về nguồn gốc của đại dịch giúp ‘‘chuẩn bị tốt hơn việc ngăn chặn và giảm thiểu các dịch và đại dịch trong tương lai”, cho phép cứu sống hàng triệu mạng người.
Chính quyền Trung Quốc thường xuyên bị cáo buộc làm sai lệch thông tin, hoặc không hợp tác đầy đủ với các cuộc điều tra quốc tế. Theo nhà vi sinh học và miễn dịch học Đan Mạch Kristian Andersen, đồng tác giả nghiên cứu thứ nhất, truy tìm nguồn gốc virus không phải để tìm ra một người chịu trách nhiệm, mà là để hiểu được diễn biến thực sự của dịch.
Hiện tại, tuy còn tồn tại một số mảng tối, trên thực tế, các thông tin mà giới khoa học thu thập được về giai đoạn đại dịch khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đã rất chi tiết, ‘‘trái ngược hẳn với cảm nhận chung là không có đủ thông tin về khởi đầu’’ của đại dịch Covid-19, theo ghi nhận của chuyên gia Kristian Andersen.
******
Ngày 27/07/2022, quân đội Ukraina thông báo đã phá hủy một phần cây cầu quan trọng trên sông Dniepr, cầu duy nhất nối thành phố Kherson do quân Nga kiểm soát với căn cứ địa của Nga ở phía nam sông Dniepr.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời bà Natalia Goumeniouk, người phát ngôn bộ tư lệnh miền Nam Ukraina, xác nhận thông tin trên truyền thông về các cuộc oanh kích nhắm vào cây cầu Antonovski. Theo phát ngôn viên quân đội Ukraina, các cuộc tấn công nhắm vào cầu Antonovski được thực hiện với vũ khí có độ chính xác cao, có mục tiêu ‘‘làm mất tinh thần’’ quân địch. Trên Twitter, ông Mikhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Ukraina, nhấn mạnh các lực lượng chiếm đóng phải học cách để ‘‘bơi qua sông Dniepr, hoặc rời khỏi Kherson chừng nào có thể’’.
Về các cuộc oanh kích nhắm vào cây cầu Antonovski, đại diện của lực lượng chiếm đóng Nga, Kirill Stremooussov, không cho biết mức độ thiệt hại cụ thể, nhưng khẳng định tình trạng hiện nay của cây cầu ‘‘không có bất cứ ảnh hưởng nào đến chiến sự’’, quân đội Nga đã ‘‘dự kiến mọi thứ’’, và sẽ lắp đặt nhiều cầu quân sự để vượt sông.
Trong lúc quân đội Ukraina phản công tại Kherson, nhiều địa điểm của Ukraina hôm 26/07/2022 bị quân Nga tiếp tục oanh kích, như cảng Odessa, tây nam Ukraina, thành phố cảng Mykolaiv và Zakota, một ngôi làng ven biển gần Odessa. Bộ tư lệnh miền Nam Ukraina cho biết ‘‘các cuộc tấn công ồ ạt bằng hỏa tiễn nhắm vào miền Nam Ukraina xuất phát từ các phi cơ đến từ Hắc Hải’’.
Dân Ukraina tại Kherson hy vọng ngày giải phóng đến gần
Theo AFP, hiện tại chiến tuyến chỉ có còn cách thành phố Kherson – thủ phủ tỉnh Kherson – ‘‘vài cây số’’. Về tình hình bên trong các khu vực do Nga kiểm soát trong thành phố, phóng viên RFI đã liên lạc được với nhà báo Oleg Batourine. Batourine đã từng bị quân Nga bắt được hồi tháng 4, trước khi trốn thoát. Nhà báo người Ukraina, chủ nhân trang mạng thông tin Novy Den’ (bị Nga đóng cửa) tiếp tục đưa thông tin hàng ngày về đời sống thành phố trên trang Facebook cá nhân. Hiện đang ẩn náu tại một nơi bí mật, ông Batourine cho biết cụ thể :
‘‘Họ nói với tôi về cuộc sống dưới ách chiếm đóng. Vật giá leo thang, đồng tiền của Nga, đồng rúp, đang dần thay thế đồng hryvnia của Ukraina. Tại các chợ, người ta vẫn còn chấp nhận đồng hryvnia, nhưng khi mua sắm trong các cửa hàng, khi thanh toán các hóa đơn, bạn phải trả bằng đồng rúp. Mọi người cũng nói với tôi rằng họ cố gắng tránh quân Nga, vì họ ở khắp mọi nơi.
Nhưng các cư dân ủng hộ chính quyền Kiev vẫn bấu víu lấy niềm tin là quân đội Ukraina sẽ phản công tái chiếm miền Nam… Số các vụ tấn công vào những vị trí của quân Nga tăng mạnh kể từ cuối tháng 6. Điều này mang lại rất nhiều hy vọng cho cư dân vùng Kherson. Tất cả những người mà tôi nói chuyện đều cho biết họ rất vui vì lực lượng Ukraina không ở xa’’.
****************
Trong khi Matxcơva thông báo đóng dần van cấp khí đốt cho Châu Âu, các bộ trưởng Năng lượng của 27 nước Liên Liên Hiệp Châu Âu, họp tại Bruxelles ngày 26/07/2022, đã thông qua thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ khí đốt, theo tinh thần của kế hoạch khẩn cấp về năng lượng của Ủy Ban Châu Âu, chuẩn bị đối phó với kịch bản bị Nga cắt khí đốt hoàn toàn. Hungary đã phản đối gay gắt, Đức vui mừng với thỏa thuận tiết kiệm.
Nội dung chủ yếu của thỏa thuận là, bắt đầu tư ngày 1 đến 31/08, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ cắt giảm 15% tiêu thụ khí đốt so với mức trung bình của 5 mùa đông vừa qua. Tiêu thụ khí đốt của các hộ gia đình không bị tác động. Biện pháp cắt giảm trước mắt chỉ liên quan đến các xí nghiệp và cơ quan hành chính. Mục tiêu rõ ràng là để chuẩn bị cho mùa đông tới và chủ yếu là để các nước có thể tích trữ khí đốt cho mùa đông tiếp theo.
Việc thực thi thỏa thuận tiết kiệm là dựa trên cơ sở tự nguyện theo hoàn cảnh của từng nước. Nếu việc cắt giảm tiêu thụ không đủ để chuẩn bị tích trữ thì Ủy Ban Châu Âu sẽ có thể ra quyết định bắt buộc.
Tuy nhiên, thỏa thuận cũng cho phép nhiều nước được quyền miễn trừ áp dụng thỏa thuận, như đảo Chypre, Malte và Ireland, vì không kết nối với dường ống dẫn khí của lục địa, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vì đang bị hạn hán, các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng và cuối cùng là những nước đã vượt mục tiêu tích trữ khí đốt.
Với đa số 26 ủng hộ, chỉ có Hungary phản đối, thỏa thuận của các bộ trưởng Năng Lượng vẫn có hiệu lực áp dụng. Sau cuộc họp tại Bruxelles, Budapest đánh giá thỏa thuận « không thể chấp nhận được ». Trong khi đó Berlin tỏ vui mừng với thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ khí đốt. Mục tiêu tiết kiệm khí đốt chuẩn bị cho mùa đông còn nhằm giúp các nước bị lệ thuộc nhiều vào khí đốt Nga, đặc biệt có Đức.
Thông tín viên RFI tại Berlin, Violette Bonnebas
Cảm giác thở phào nhẹ nhõm bao trùm Berlin. Tại đó người ta ca ngợi « tình đoàn kết của Châu Âu ». Nếu như Nga đóng hoàn toàn van khí đốt, thì « nguy cơ khan hiếm trầm trọng » là rõ ràng. Trong trường hợp đó, Đức có thể trông chờ vào nguồn dự trữ của các nước láng giềng để tiếp tục sưởi ấm cho dân chúng và nhất là để các nhà máy hoạt động.
Vấn đề là ở chỗ : Nền kinh tế lớn nhất Liên Âu ngốn rất nhiều khí đốt, tiêu thụ 90 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, tức là gấp đôi nước Pháp. Khí đốt đặc biệt không thể thiếu được cho ngành hóa chất. Đây là lĩnh vực mang tính chiến lược đặc biệt, bởi vì nó nuôi sống phần còn lại của công nghiệp Đức. Ngành hóa chất ngừng hoạt động sẽ gây hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ lục địa.
Các nước Châu Âu vì thế phải cứu giúp nước Đức. Về phần mình, bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tỏ ra ân hận thừa nhận rằng nước ông « đã phạm sai lầm chiến lược trong quá khứ » khi để lệ thuộc vào Matxcơva. Berlin hiện vẫn phải nhập 26% nhu cầu khí đốt từ Nga so với trước chiến tranh là 55%.
**************
Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng với dự định của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan. Ngày 27/07/2022, bộ Ngoại Giao Trung Quốc một lần nữa tuyên bố ‘‘sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ’’, nếu chuyến đi diễn ra. Theo nhiều nguồn tin, Lầu Năm Góc sẵn sàng các phương án để bảo vệ chuyến đi.
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời một số quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh hôm 26/07/2022 cho biết, nếu bà Pelosi đi Đài Loan, chắc chắc Quân Đội Mỹ sẽ điều động lực lượng tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh trong thời gian chuyến bay, cũng như những ngày bà Pelosi viếng thăm Đài Loan. Theo các quan chức nói trên, rất có thể Quân Đội sẽ thiết lập một vùng đệm xung quanh chuyến phi cơ của chủ tịch Hạ Viện Mỹ
Hôm nay, khi được hỏi về vấn đề này, tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ cũng xác nhận, tuy hiện tại còn sớm để đưa ra thông tin cụ thể, nhưng nếu chuyến đi diễn ra, Quân Đội Mỹ sẽ ‘‘có biện pháp bảo vệ’’.
Cho đến nay, chưa có chuyến đi nào của giới chức cao cấp Hoa Kỳ lại cần đến các biện pháp an ninh bổ sung như trên. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại rất khác. Theo chuyên gia Mark Cozad, quyền phó giám đốc Trung tâm Chính sách Quốc phòng và An ninh Quốc tế của công ty tư vấn quân sự Mỹ Rand Corp, không loại trừ có thể xảy ra ‘‘một vụ va chạm trên không, có thể là một cuộc thử nghiệm tên lửa nào đó’’, và như vậy, ‘‘luôn có khả năng xảy ra sự cố’’.
Đầu tuần này, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ cũng cho biết Quân Đội Trung Quốc đã trở nên ‘‘hung hãn và nguy hiểm hơn nhiều’’, số lượng các vụ tiếp xúc không an toàn trên không và trên biển cũng gia tăng trong thời gian gần đây.
Hồi tuần trước, khi thông tin về chuyến đi dự kiến của bà Pelosi được tung ra, Nhà Trắng đã cho biết Quân Đội Hoa Kỳ lo ngại và không muốn một chuyến đi như vậy ‘‘diễn ra lúc này’’.
Chính bà Pelosi cũng nói đến việc Quân Đội sợ Trung Quốc liều lĩnh bắn hạ máy bay. Hiện tại, bà Pelosi chưa đưa ra thông báo chính thức về chuyến đi Đài Loan.
Biden-Tập có thể đối thoại ngày 28/07
Hãng tin Anh Reuters dẫn một nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, cho biết tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch đối thoại trực tuyến vào ngày 28/07/2022. Đây sẽ là lần thứ 5 hai lãnh đạo Mỹ - Trung hội đàm kể từ đầu nhiệm kỳ của ông Biden và là lần đầu tiên kể từ bốn tháng nay, tức từ đầu cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraina. Cuộc xâm lăng Ukraina sẽ là chủ đề chính của đối thoại.
Trả lời báo giới hôm qua, điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết các cạnh tranh về kinh tế giữa hai quốc gia cũng sẽ là một nội dung chính của cuộc hội đàm.**************
Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 153 (27-7-2022)
27-7-2022
1. Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky trong cuộc gặp với nghị sỹ Mỹ Adam Smith đã thông báo: “quân đội Ukraina sẵn sàng để bắt đầu các chiến dịch phản công trên diện rộng trong vòng từ 3 tới 6 tuần tới, đó sẽ là những tuần quyết định của cuộc chiến, do đó, chúng tôi cần tất cả những sự giúp đỡ có thể từ bây giờ… Sắp tới sẽ là thời điểm thích hợp nhất, còn để lâu hơn sẽ khó hơn nhiều, vì thời tiết sẽ khắc nghiệt hơn”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Lavrov ra tuyên bố: “ngoài các vùng Donetsk, Lugansk, phía Nga sẽ muốn chiếm Kherson và Zaporizhia rồi nhập vào lãnh thổ của mình”. Cứ mỗi ngày, Sergey Lavrov lại tự “vả vào mặt mình”, khi liên tục nói ngược lại chính những tuyên bố trước đây của ông ta: “quân Nga chỉ muốn giải phóng và bảo vệ người dân Ukraina khỏi chính phủ phát xít mới”. “Giải phóng” theo định nghĩa của Lavrov có lẽ là “xâm chiếm lãnh thổ”, còn “bảo vệ” có nghĩa là „”bắn cho nát bấy”.
Chọn bạn mà chơi – Lavrov đang tới châu Phi tìm đồng minh – và được đón tiếp (hãy chú ý quan sát chính phản ứng của ông ta)
2. Trong 3 tuần qua, hệ thống tên lửa HIMARS đã tấn công chính xác và tiêu diệt khoảng 50 kho đạn lớn nhỏ của Nga – theo tin từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraina Oleksiy Reznikov.
Tin này có lẽ mang phần lớn sự thật, vì số lượng các đợt pháo kích, bắn tên lửa của Nga giảm hẳn nhiều lần so với trước đây:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Christine Lambrecht thông báo sẽ chuyển cho Ukraina hệ thống tên lửa Mars II (tương tự HIMARS) và thêm 3 pháo tự hành Panzerhaubitze 2000.
HIMARS chắc chắn đang là nỗi kinh hoàng của phía Nga, đến mức phải liên tục tung tin giả. Theo Nga, trong một cuộc tấn công ở đâu đó, họ đã phá hủy một lúc 4 hệ thống HIMARS của phía Ukraina. Như vậy, cùng với 4 hệ thống mà Nga tuyên bố bị phá hủy trước đó, Ukraina hiện tại không còn hệ thống nào. Nhưng tên lửa vẫn bay.
25 xe tăng PT-91s của Ba Lan viện trợ tới chiến trường. Ba Lan có 232 xe tăng loại này.
https://twitter.com/i/status/1551665760770162689
3. Bản đồ chiến trường Kharkiv – Izium theo nguồn của Institut AR của Pháp:
https://twitter.com/…/status/1551814815982698497/photo/1
Hậu quả của các đợt ném bóm, bắn phá do quân Nga tiến hành vào các khu dân cư Kharkiv những ngày qua:
https://twitter.com/i/status/1551974129275895809
Nga bắn 2 quả tên lửa S-300 lúc 4:40 sáng vào sân bóng của trẻ em và gần đường lên xuống tàu điện ngầm, những quả tên lửa này mang một mục đích duy nhất: khủng bố tinh thần dân chúng.
https://twitter.com/i/status/1551929527479275524
Liên Hiệp quốc đã cử quan sát viên tới hiện trường:
https://twitter.com/i/status/1551968010646306816
Các làng mạc xung quanh Kharkiv vị pháo kích, 5 người bị thương:
https://twitter.com/Ukraine_SID/status/1551953237904744449
Một vị trí đóng quân của Nga tại Varvarivka bị phá hủy:
https://twitter.com/i/status/1551975789662375936
Các phương tiện chiến tranh bị trúng đạn:
https://twitter.com/i/status/1551960726566207489
Kho đạn Nga bốc cháy:
https://twitter.com/i/status/1551971268148314112
Xe tăng Ukraina chiến đấu trên chiến trường:
https://twitter.com/i/status/1551969155196272640
Tên lửa Grad của Nga:
https://twitter.com/i/status/1551949994109853696
4. Có vụ cháy bên trong thành phố Izium, tại một khu kho lớn:
https://twitter.com/…/status/1551868011128279044/photo/1
https://twitter.com/DefMon3/status/1551868017667088384
Quang cảnh thành phố:
https://twitter.com/i/status/1551974129275895809
Sau nhiều ngày tấn công không có hiệu quả, tin từ phía Ukraina thông báo: „quân Nga đột ngột rút lui khỏi 3 làng ở phía nam Izium”
https://twitter.com/…/status/1551967349561065472/photo/1
https://twitter.com/KHARKIV_RULIT/status/1551973167769468932
Daily Kos thậm chí cho rằng: „để bảo vệ vùng đất phía nam, quân Nga có thể sẽ phải rút hoàn toàn khỏi Izium”.
https://twitter.com/drumr54/status/1551960121604943872
…do quân Nga không còn đủ lực lượng để chiến đấu trên một chiến trường quá dài. Chiến trường Ukraina từ Kharkiv tới Kherson có chiều dài tổng cộng 1.105 km, tương đương với quãng đường bộ từ Berlin tới London.
https://twitter.com/RadioJustBack/status/1551670024129204224
Lính xe tăng Nga bất ngờ bắn vào 1 xe bus chở người tị nạn đang rời khỏi thành phố:
https://twitter.com/i/status/1551923769115017216
5. Bản đồ chiến trường Slovyansk – Siversk – Bakhmut theo nguồn từ Institut AR của Pháp:
https://twitter.com/…/status/1551684878244216835/photo/1
…cho thấy quân Nga đang bị „mắc kẹt” ở phía bắc Slovyansk nhiều ngày qua:
https://twitter.com/WarMonitor3/status/1551876942625898496
Quân Nga vẫn quanh quẩn tấn công vào Bohorodychne rồi lại bị đẩy lùi:
https://twitter.com/…/status/1551764882554601474/photo/1
6. Bộ chỉ huy quân sự Ukraina cho rằng phía Nga vẫn đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị tấn công vào Siversk và Soledar:
https://twitter.com/UN_Agency/status/1551927647432806401
Nguồn từ Pháp cho thấy quân Nga đã hoàn toàn chiếm được làng Berestove, còn tất cả các mũi tấn công khác đều bị đẩy lùi.
https://twitter.com/…/status/1551884908838223872/photo/1
Ngôi làng đã bị phá hủy:
https://twitter.com/i/status/1551850358896566272
…điều này được các nguồn khác công nhận:
https://twitter.com/AndrewPerp…/status/1551764917820309506
Một số lính ngoại quốc và Ukraina tử trận tại Siversk:
https://twitter.com/colonnelloedi/status/1551682484995244034
https://twitter.com/talsalihy3/status/1551744918036664322
Tên lửa Ukraina bắn vào trại lính Nga ở Lysychansk:
https://twitter.com/i/status/1551935656892432387
7. Chiến trường dữ dội nhất là ở xung quanh Bakhmut, khi quân Nga mở nhiều đợt tấn công nhưng tạm thời chưa thu được kết quả gì nhiều:
https://twitter.com/AndrewPerp…/status/1551764926401757185
Phía Ukraina mất một số vùng ở phía đông nhà máy điện Vuhlehirsk:
https://twitter.com/…/status/1551764932676435971/photo/1
Phía Nga quay 1 phim ở đâu đó bên trong nhà máy nhiệt điện:
https://twitter.com/i/status/1551977576402403334
Bản đồ chiến sự theo nguồn từ Pháp:
https://twitter.com/…/status/1551879602750062592/photo/1
Phía Nga pháo kích, ném bom vào thành phố Bakhmut, làm 16 người chết, 25 người khác bị thương:
https://twitter.com/Ukraine_SID/status/1551935370677198849
https://twitter.com/i/status/1551903483191857156
https://twitter.com/i/status/1551901489035198470
Tên lửa Nga hoạt động:
https://twitter.com/i/status/1551859396967383040
Một đám cháy trong thành phố:
https://twitter.com/spriteer…/status/1551990465460838400
https://twitter.com/EcarleF/status/1551899672645705730
Một số người dân chết vì bom của Nga phải chôn tạm gần nhà:
https://twitter.com/GirkinGirkin/status/1551972401474424835
https://twitter.com/t_bezruk/status/1551829924801122304
Nhưng Viện nghiên cứu chiến tranh ISW cho rằng: „quân xâm lược vẫn chưa thể chiếm được Bakhmut”
https://twitter.com/DEFENSEEXP…/status/1551984797437857792
Một nhóm tình nguyện viên Anh và Mỹ giúp di chuyển người dân ra khỏi vùng chiến sự ngay dưới làn đạn:
https://twitter.com/i/status/1551989088126963713
Ukraina bắn cháy 1 kho dầu ở Budyonnovsky, trong lãnh thổ Donetsk mà Nga chiếm đóng:
https://twitter.com/bradyafr/status/1551784188138979329
https://twitter.com/i/status/1551867307860836353
https://twitter.com/bayraktar…/status/1551832212160626688
8. Bắt đầu từ ngày mai, 27/07/2022, tàu dân sự sẽ có thể vào cảng Odessa để nhận ngũ cốc. Chính quyền do Nga lập nên đưa ra tuyên bố: „trưng cầu dân ý để sát nhập Zaporizhia vào Nga sẽ được tổ chức trong tháng 9”
https://twitter.com/ParleyPolicy/status/1551888406896005122
Nga đang có kế hoạch đổi tên thành phố Mariupol thành Zdanov, theo tên của 1 người phụ tá của Stalin. Người dân thành phố đang sống trong cảnh vô cùng thiếu thốn và khổ sở.
https://t.me/andriyshTime/1993
https://twitter.com/i/status/1552021958438531074
Tình báo Ukraina cũng lấy được kế hoạch tái thiết Mariupol của Nga, mà theo đó, sẽ hoàn thành vào năm 2040.
https://twitter.com/MarkRid894…/status/1551576040849424390
https://twitter.com/UaBabel/status/1551579076841934850
Theo ISW, quân Nga đang cố gắng tập hợp ở Zaporizhia và Kherson để chuẩn bị cho các đợt tấn công của Ukraina:
Theo ông Ivan Fedorov, chủ tịch thành phố Melitopol, cứ mỗi ngày, quân Nga chuyển khoảng 80 phương tiện chiến tranh về hướng Kherson.
9. The Guardian cho rằng: phía Ukraina thể hiện đủ khả năng chiếm lại Kherson, khi các tên lửa của họ chỉ làm hỏng các cầu để vũ khí hạng nặng của Nga không thể di chuyển, chứ không phá hủy hoàn toàn, với suy nghĩ làm hỏng ít nhất để có thể tái tạo lại sau chiến tranh. Tên lửa HIMARS và các vũ khí tối tân của phương Tây đang là xoay chuyển cán cân sang phía Ukraina và thậm chí ngay lúc này, chuyện rút lui khỏi chiến trường này của quân Nga cũng không còn là việc dễ dàng, “thế nên không phải quá lạc quan khi Sergiy Khlan, người phụ tá của tỉnh trưởng Kherson, cho rằng: đề xuất tốt nhất cho người Nga là tự nguyện đầu hàng ở Kherson”.
ABC News cũng đưa ra các kết luận tương tự.
The Telegraph còn cho rằng, tạm thời tên lửa HIMARS tập trung tấn công các kho đạn của Nga, nhưng những ngày tới, tình hình sẽ thay đổi khi số lượng HIMARS mà Ukraina có sẽ tăng lên và đủ để tấn công trực tiếp vào các vị trí của binh lính Nga, mà điều đó có thể dẫn tới sự sụp đổ của toàn của quân Nga tại mặt trận này.
“Trước” và “Sau” “thời đại của HIMARS”:
Lại một kho đạn ở Kakhovka phát nổ
Chuyên mục “Khó thế cũng nghĩ ra được!”: nguồn từ Nga cho rằng 2 hệ thống tên lửa S-300 bị HIMARS bắn cháy hôm 24-07 là tên lửa của Ukraina, rằng phía Ukriana lấy phim từ phía Nga bắn cháy vũ khí của Ukraina rồi khoe đó là của họ.
… còn phía Ukraina liên tục trưng ra nhiều loại pháo đã có mặt ở Kherson:
Quân Nga vẫn tiếp tục bị kẹt trong Vysokopilya, mọi cố gắng chi viện tạm thời đều kết thúc thế này:
Nguồn từ Pháp cũng công nhận rằng Vysokopilya bị cô lập:
Phía Nga không thể đẩy lùi quân Ukraina ra khỏi Andriivka và Bilohirska về phía bên kia sông Inhulec:
Sở chỉ huy của đơn vị lính Dù Tấn công độc lập số 11 của Nga và kho đạn ở Pyatykhaty bị phá hủy:
Các hệ thống phòng không Gerpard của Đức đã tới Kherson:
Sáu hệ thống Stormer HVM cũng vừa tới và chờ máy bay Nga:
L'Ukraine reçoit du Royaume-Uni 6 blindés de défense antiaérien Stormer HVM que Kyiv affecte immédiatement sans surprise sur le front Sud où le système devra protéger l'avancée des troupes au sol vers Kherson contre la menace des bombardiers et hélicoptères Russes venus de Crimée pic.twitter.com/akfbY6jZq7
— Regard Stratégique (@RegardStrategik) July 26, 2022
Liên tục các cuộc tấn công chính xác của quân Ukraina vào các vị trí của Nga:
#Ukraine #Kherson / Ukrainian precision strike artillery has targeted bridges in the vicinity of the urban area. The M-14 HWY bridge of the Dnieper and the P-47 road bridge at Daryivka have been damaged-impeding #Russian attempts to reinforce or evacuate Kherson.#ArmUkraineNow pic.twitter.com/WMdspkln1A
— Facts (@factsdocs) July 26, 2022
Một đám cháy lớn bốc lên ở Beryslav:
Phía Nga đang cố gắng sửa chữa những cầu bị HIMARS bắn hỏng, đồng thời xây dựng cầu phao tạm cho vũ khí hạng nặng:
Trung tâm thương mại Fabrika đã bị Nga bắn cháy:
This is #Fabrika. It used to be a nice shopping mall my wife and I would frequent when visiting family in #Kherson. This is what happens when #russian terrorists liberate cities!! pic.twitter.com/cVKrFlnr7y
— Nick Wallington (@NickWallington2) July 26, 2022
Phía Nga, có lẽ để trấn an dư luận ủng hộ Nga, đã đưa một phim chất lượng rất kém rằng pháo Nga phá hủy một đoàn xe quân sự của Ukraina. Nhưng phim nhảy liên tục và quang cảnh xung quanh thay đổi hoàn toàn, cho thấy bị cắt ghép, khiến rất khó khẳng định sự thật của đoạn phim này:
Thêm một phim về một kho đạn bị nổ được cho là thiệt hại của phía Ukraina:
Tên lửa TOS-1A của Nga tấn công, nhưng không rõ thiệt hại của phía Ukraina:
Lính Chechens lại tiếp tục kéo đến Kherson:
#BREAKING #Ukraine : The soldiers of the #Chechen battalion #Akhmat have received new patches.
"To #Kyiv" inscriptions appeared on their backs.#Russia #Donbass #Kyiv #UkraineWar #Dnipro #Kherson #Kharkiv #Sloviansk #Bakhmut #Siversk #Ukraina pic.twitter.com/1q49pl1lty— Militant.André.D (@Circonscripti18) July 26, 2022
… cùng hàng chữ: “tới Kyiv” dán sau lưng:
Chechnya Akhmat battalion soldiers got new chevrons – inscriptions "To #Kyiv" appeared on their backs
TO KIEV #UkraineWar #Dnipro #Kherson #Kharkiv #Sloviansk #Bakhmut #Siversk #FJBiden pic.twitter.com/Nyz8BgxWbZ— UkraineNews (@Ukraine66251776) July 26, 2022
Một đoàn pháo cũ cũng được chở đến:
Từ một phim của Nga cho thấy Ukraina có nhiều vũ khí trong vùng:
26072022. So many targets, at least two hits and Orlan-10. #Donetsk #Kherson #Donbas #Donbass pic.twitter.com/PKXYk6DMDx
— Ghost (@Ghost132607472) July 26, 2022
10. Cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, một trong những người có chủ trương chính trị thân Nga, khiến kinh tế Đức lệ thuộc nhiều vào khí đốt giá rẻ từ Nga, đang bị chính đảng SPD của ông ta tiến hành thủ tục để khai trừ ra khỏi đảng, đã tới Moscow để nghỉ hè. Sau nhiều chỉ trích, ông ta đã từ nhiệm ở công ty dầu khí Rosnieft, cũng như từ chối làm việc cho Hội đồng quản trị của Gazprom, tuy nhiên vẫn là bạn thân của tổng thống Nga Putin và giữ quan hệ mật thiết với ông này
Gerhard Schröder came to #Moscow for behind-the-scenes talks on energy
The former #German chancellor is very camera shy, but BILD journalists managed to catch him on his way out of the hotel. pic.twitter.com/c64PNPw7bc
— NEXTA (@nexta_tv) July 26, 2022
Former #German Chancellor Gerhard Schröder has arrived in #Moscow. "I am here for a few days on vacation. Moscow is a beautiful city," he said to a journalist.
The conversation took place near the Rosneft headquarters, where Schröder was chairman of the board of directors. pic.twitter.com/AApR1VFAQr
— NEXTA (@nexta_tv) July 25, 2022
11. Hai phi công chiến đấu hàng đầu của Nga, Trung tá Maksim Potyomin, 41 tuổi và Đại tá Anatoly Stasyukevich, 54 tuổi, đã chết trong một cuộc tấn công của HIMARS vào ngày 08-07-2022 ở Donbass – theo The Daily Mail.
12. Lính Nga gây sốc khi tự giết lính Nga một cách vô nghĩa:
Вы сейчас опять будете скулить что вас оскорбляют… Это будет ответная реакция на слова долбоеба вроде вас. Украина не имеет потенциала СССР, но и росия – не Германия времён ВОВ.Пруфы? Вторая армия мира стерлась на Лисичанске и 4Хаймарса разьебывают их. Подъехали ещё – посмотрим pic.twitter.com/tC6vz3CcrY
— Сергей Михалевский (@mihalevskiy1) July 26, 2022
Ukraina cố gắng lên nào, để chiến tranh có thể kết thúc sớm, trước khi mùa đông tới, lúc đó, sẽ đỡ khổ hơn cho rất nhiều người. Mà để Ukraina có thể thắng nhanh, bổn phận của tất cả chúng ta là ủng hộ họ bằng mọi cách có thể.
Viva Ukraina**************
Nga và Ukraine giao tranh liên tiếp tại Donetsk, Đức chuyển thêm vũ khí cho Kiev
Tại vùng Donetsk ở miền đông Ukraine, các cuộc giao tranh liên tiếp đang nổ ra ở các thành phố lớn nhất khu vực. Trong khi đó, bộ Quốc phòng Đức đã cam kết viện trợ thêm những loại vũ khí hạng nặng cho Kiev.
Theo CNN, trong ngày 26/7 (giờ địa phương), Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, lực lượng vũ trang nước này đang liên tục đẩy lùi các cuộc tập kích của Nga ở khu vực phía đông vùng Donetsk.
"Các cuộc giao tranh liên tục diễn ra ở các thành phố dọc theo tiền tuyến, phía Nga đã liên tục công kích các cơ sở hạ tầng quân sự lẫn dân sự ở Bakhmut, Avdiivka và Toretsk. Thậm chí, còn có các cuộc không kích hướng thẳng vào các khu định cư ở Pokrovske và Novoluhanske. Tuy vậy, quân đội của chúng tôi đã đẩy lùi thành công các nỗ lực tấn công của đối phương tại Berestove, Soledar và Semyhiria. Chúng ta cũng đang chiếm lợi thế ở Pokrovske", Bộ Tổng tham mưu Ukraine thông báo.
Trong khi đó, Pavlo Kyrylenko - Tỉnh trưởng Donetsk đã lên tiếng cáo buộc quân đội Nga sử dụng đạn chùm và tiếp tục kêu gọi dân thường sơ tán. "Không còn một nơi nào an toàn, mọi thứ đều đang bị bắn phá. Nhưng vẫn có những con đường sơ tán cho dân thường", ông Kyrylenko cho biết.
Đức cam kết viện trợ thêm vũ khí hạng nặng cho Kiev
Theo CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết, 3 hệ thống tên lửa MARS2, 5 pháo phòng không tự hành Gepard và 3 lựu pháo tự hành 2000 đã được chuyển tới Ukraine. Tham mưu trưởng của Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, đã xác nhận việc nhận vũ khí và cho biết chúng sẽ được triển khai ra tiền tuyến.
"Hệ thống MLRS Mars II đã được chuyển giao cho Ukraine bởi các đồng minh Đức của chúng tôi, lực lượng Nga sẽ được chứng kiến sức mạnh của chúng", ông Yermak cho biết,
Ngoài ra, bà Lambrecht cũng cam kết, Đức sẽ đẩy nhanh tiến độ chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Cụ thể, trong thời gian tới, Kiev sẽ nhận được 30 hệ thống Gepard và khoảng 60.000 viên đạn pháo, bên cạnh đó là 10 xe pháo tự hành 2000. Ngoài ra, trong tháng 9, một hệ thống radar giám sát pháo binh Cobra cũng sẽ được giao cho Kiev.
"Các thỏa thuận đã được thông qua, việc còn lại là huấn luyện cho binh lính Ukraine cách sử dụng những hệ thống vũ khí này", bà Lambrecht nói.
Mỹ đồng ý chữa trị cho binh lính Ukraine tại bệnh viện quân y ở Đức
Theo CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã phê duyệt việc điều trị cho các binh lính Ukraine bị thương tại một bệnh viện quân y của Mỹ tại Đức.
Cụ thể, thỏa thuận này cho phép Trung tâm Y tế Vùng Landstuhl tiếp nhận tối đa 18 binh lính Ukraine một lúc. Bệnh viện quân y này là nơi đã điều trị cho các quân nhân Mỹ bị thương trong chiến đấu ở châu Âu suốt nhiều năm qua.
Nga rút khỏi trạm vũ trụ quốc tế sau năm 2024
Theo RT, Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (Roscosmos) Yury Borisov cho biết, nước này sẽ rút khỏi trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang hợp tác chung với Mỹ và châu Âu từ sau năm 2024.
Tuyên bố này được ông Borisov đưa ra trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ngày 26/7. Người đứng đầu Roscosmos cũng khẳng định Nga sẽ hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với các đối tác phương Tây trong khuôn khổ chương trình ISS. Ngoài ra, ông Borisov cũng tiết lộ rằng, sau khi rút khỏi ISS, Nga có thể sẽ bắt đầu xây dựng một trạm vũ trụ của riêng nước này.
Trước đó, Roscosmos đã hé lộ một bản thảo về trạm vũ trụ thay thế ISS mang tên "Trạm dịch vụ quỹ đạo" (ROSS), với các chức năng được tự động hóa và phi hành gia có thể đến đây để bảo dưỡng và thay thế thiết bị. Ưu thế của ROSS là kiến trúc mô đun có thể biến đổi, có thời gian phục vụ dài hơn, có thể sử dụng để lắp ráp một hệ thống thám hiểm liên hành tinh.
*************
Tin thế giới 27-7: Thủ tướng Anh sang làm thủ tướng Ukraine?; Mỹ làm vắc xin COVID thế hệ mới
* Thỉnh nguyện thư tại Ukraine kêu gọi mời thủ tướng Anh làm thủ tướng Ukraine. Hàng ngàn người Ukraine đã kêu gọi ban quốc tịch cho Thủ tướng Anh Boris Johnson và mời ông làm thủ tướng mới của Ukraine. Lời kêu gọi được thể hiện dưới hình thức một thỉnh nguyện thư được đăng tải trên trang web của Chính phủ Ukraine.
Chỉ trong vài tiếng sau khi đăng tải ngày 26-7, đã có hơn 2.500 người vào ký tên. Về lý thuyết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ xem các thư kiến nghị của người dân nếu có trên 25.000 chữ ký. Ông Johnson sắp rời chức thủ tướng Anh và tại Kiev, ông được nhiều người dân Ukraine yêu thích vì các chính sách ủng hộ Ukraine mạnh mẽ.
* "Thượng đỉnh về vắc xin tương lai" ở Mỹ. Vắc xin COVID-19 tương lai nên là vắc xin dạng xịt mũi, tiến sĩ Anthony Fauci - cố vấn khoa học chính của Tổng thống Joe Biden - nêu đề xuất trong cuộc họp bàn về tương lai của vắc xin COVID-19 ngày 26-7.
Sự kiện do Nhà Trắng tổ chức còn được mô tả là "thượng đỉnh về vắc xin tương lai", với sự tham gia của lãnh đạo các hãng dược phẩm hàng đầu Mỹ.
"Chúng ta cần vắc xin có độ bền cao, có phạm vi tác động rộng hơn và bảo vệ lâu dài hơn. Chúng ta cần các loại vắc xin có khả năng bảo vệ con người trước nhiều biến thể và cuối cùng là loại vắc xin có thể bảo vệ chúng ta bất kể mẹ thiên nhiên có tạo ra thêm loại biến chủng nào", tiến sĩ Ashish Jha, người đứng đầu nhóm chuyên trách COVID-19 của chính quyền Biden, nêu quan điểm.
* Mỹ dự định xả thêm ít nhất 20 triệu thùng dầu. Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao tiết lộ ngày 26-7. Hình thức xả kho sẽ là bán đấu giá, tức doanh nghiệp Mỹ nào trả cao hơn sẽ được mua.
Trước đó, Mỹ đã bán 125 triệu thùng dầu thô từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) với 70 triệu thùng trong số này đã được giao. Nhà Trắng kỳ vọng động thái sẽ hạ nhiệt giá dầu và lạm phát do cuộc xung đột Ukraine.
* Nga rút khỏi Trạm không gian quốc tế (ISS), Mỹ nói chưa nghe thấy. Nhà Trắng và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đều nói chưa nhận thông báo chính thức từ Matxcơva. Tuy nhiên, cả người đứng đầu NASA Bill Nelson và phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đều khẳng định Washington đang nghiên cứu các phương án để "giảm thiểu tác động tiềm tàng với ISS nếu Nga rút vào năm 2024".
Trước đó, ngày 26-7, truyền thông Nga loan tin Tổng thống Vladimir Putin đã đồng ý trước đề xuất rút khỏi ISS của giám đốc Cơ quan vũ trụ Roscosmos để tự phát triển một trạm vũ trụ riêng.
Lính cứu hỏa Pháp ở Gironde ngày 23-7. Cháy rừng vẫn đang hoành hành ở Pháp, thiêu rụi hàng ngàn hecta rừng - Ảnh: REUTERS
* 90 trong số 96 tỉnh của Pháp đang hạn chế sử dụng nước nghiêm ngặt. Quyết định chưa từng có này là do hạn hán đang diễn ra vì nắng nóng và lượng mưa thấp. Chỉ có một số tỉnh ở nước này, trong đó có vùng thủ đô Paris, là không bị áp đặt hạn chế sử dụng nước.
Những biện pháp hạn chế sử dụng nước nghiêm ngặt nhất, trong đó có cấm sử dụng nước tưới tiêu cho nông nghiệp, đang có hiệu lực ở khu vực phía tây bắc lưu vực sông Loire cũng như ở khu vực phía đông nam sông Rhone.
* Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến điện đàm. Nhà Trắng thông báo cuộc nói chuyện sẽ diễn ra trong tuần này. Căng thẳng quanh vấn đề Đài Loan và cuộc xung đột Nga - Ukraine dự kiến là hai chủ đề sẽ được đề cập trong cuộc gọi.Đây sẽ là cuộc điện đàm thứ năm giữa hai nhà lãnh đạo. Nó diễn ra khi Trung Quốc đưa ra những cảnh báo cao độ tới chính quyền Biden trước khả năng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan.
* Ý tuyên bố không cần khí đốt Nga. Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Roberto Cingolani khẳng định ngay trong đầu mùa đông năm nay, người dân Ý sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
Chính quyền Rome cam kết sẽ cắt giảm 7% lượng tiêu thụ khí đốt. Nhờ vào kho dự trữ đã vượt quá 70% vào thời điểm hiện tại, Ý tin những tháng đầu của mùa đông sẽ không cần khí đốt Nga.
Giá dầu Mỹ đã giảm nhẹ trước thông tin chính quyền nước này chuẩn bị xả thêm 20 triệu thùng dầu thô từ Kho dự trữ chiến lược. Trên thị trường chứng khoán, không có các biến động đáng kể sau khi Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Biden vẫn chưa quyết định dỡ bỏ thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc có từ thời người tiền nhiệm.
Cũng liên quan ông Biden, nhà lãnh đạo Mỹ đã hết lời ca ngợi Tập đoàn SK và Hàn Quốc vì quyết định đầu tư 22 tỉ USD vào ngành công nghệ cao của Mỹ. Ông tuyên bố đây là bằng chứng cho thấy Mỹ cùng đồng minh Hàn Quốc và các nước khác sẽ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh công nghệ của thế kỷ 21.
Các tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ đã có bức tranh kinh doanh trái ngược trong quý 2 vừa qua. Theo công bố của Alphabet, công ty mẹ của Google và YouTube, tập đoàn này kiếm được 69,69 tỉ USD trong quý 2 vừa qua, cao hơn mức 61,88 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái. Tại Microsoft, việc đồng đôla Mỹ mạnh hơn khiến tập đoàn này phải hạ mức dự báo tăng trưởng doanh thu năm nay. Hiện Microsoft chưa công bố doanh thu quý vừa qua.
* Biểu tình chống Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Cộng hòa Dân chủ Congo (châu Phi) tiếp diễn. Ít nhất 3 binh sĩ LHQ và 12 thường dân đã thiệt mạng trong ngày 26-7, ngày biểu tình thứ hai liên tiếp.
Theo Reuters, đợt biểu tình bị thúc đẩy bởi những cáo buộc cho rằng lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ không bảo vệ được thường dân trước các toán dân quân vũ trang. Lực lượng bảo vệ các tòa nhà LHQ được cho là đã đáp trả khi người biểu tình ném đá, bom xăng vào các nơi này.
* Google được yêu cầu tham gia chống phá thai. 17 tổng chưởng lý bang Cộng hòa của Mỹ đã yêu cầu Google hiển thị các trung tâm chống phá thai trên công cụ tìm kiếm cùng tên. Lá thư được công bố ngày 26-7 nhằm đáp lại lời kêu gọi của phe Dân chủ hồi tháng 6, trong đó kêu gọi Google không hiển thị các trung tâm chống phá thai.
Các trung tâm chống phá thai tồn tại dưới nhiều hình thức trong nhiều năm và bị cáo buộc đưa ra các thông tin sai lệch nhằm khiến việc phá thai của phụ nữ trở nên khó khăn hơn.
****************
Trung Quốc sẽ phản ứng tới mức nào nếu chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan?
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - Ảnh: THE AUSTRALIAN
Sau khi truyền thông dẫn các nguồn tin cho biết bà Pelosi có kế hoạch thăm Đài Loan vào tháng 8 tới, những ngày qua Trung Quốc liên tục phát đi các cảnh báo.
Ngày 25-7, Bắc Kinh cảnh báo họ đang "sẵn sàng" đối phó chuyến thăm này và rằng Mỹ sẽ "chịu tất cả trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng" nếu chủ tịch Hạ viện Mỹ tới hòn đảo này.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố Bắc Kinh sẽ thực hiện "các biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ" nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan. Họ không tiết lộ các "biện pháp mạnh mẽ" là gì, nhưng một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng phản ứng của Bắc Kinh có thể liên quan đến hoạt động quân sự.
Ngày 26-7, Đài CNN dẫn thông tin từ một quan chức Mỹ cho biết các quan chức trong chính quyền ông Biden đang lo Trung Quốc có thể tìm cách tuyên bố vùng cấm bay đối với Đài Loan để ngăn chuyến đi của bà Pelosi.
Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã công khai bày tỏ những lo ngại về chuyến đi dự kiến này, khi ông nói rằng quân đội Mỹ nghĩ chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi "không phải là ý tưởng hay vào lúc này".
Sau đó, hôm 21-7, bà Pelosi nói: "Tôi nghĩ điều Tổng thống Biden đang nói là có thể quân đội Mỹ sợ máy bay chở tôi bị bắn rơi hoặc điều gì đó tương tự. Tôi không biết chính xác".
Theo AFP, căn cứ theo Hiến pháp Mỹ, các nhà lập pháp nước này tự do đi lại đến những nơi họ muốn. Cuối tuần trước, cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn đề nghị đi cùng bà Pelosi.
Hiện tại bà Pelosi chưa xác nhận chuyến thăm trên, nhưng bà nói với báo giới rằng "việc thể hiện sự ủng hộ dành cho Đài Loan là điều quan trọng đối với chúng tôi".
Tiêm kích F-16 của Đài Loan bay gần máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc khi phản ứng với hoạt động quân sự của Bắc Kinh vào ngày 10-2-2020 - Ảnh: AP/Cơ quan phòng vệ Đài Loan
"Trung Quốc sẽ phản ứng bằng các biện pháp đáp trả chưa từng có và mạnh nhất mà họ từng áp dụng kể từ khi xảy ra các cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan" - giáo sư quan hệ quốc tế Thời Ân Hoằng (Shi Yin Hong) tại Đại học Nhân dân ở Trung Quốc dự đoán phản ứng của Trung Quốc nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan.
Xung đột quân sự đã bùng phát trên eo biển Đài Loan trong những năm 1950 - thập kỷ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập năm 1949. Lúc đó Bắc Kinh đã nã pháo vào một số hòn đảo ở xa do Đài Loan kiểm soát trong hai lần tấn công riêng biệt.
Cuộc khủng hoảng lớn gần nhất diễn ra vào giai đoạn 1995 - 1996, sau khi lãnh đạo Đài Loan lúc bấy giờ là ông Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) đến thăm Mỹ.
Tức giận với chuyến thăm này, Trung Quốc đã bắn tên lửa vào vùng biển xung quanh Đài Loan, và cuộc khủng hoảng chỉ kết thúc sau khi Mỹ điều 2 nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực để thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Đài Loan.
"Nếu bà Pelosi vẫn thực hiện chuyến thăm Đài Loan, chắc chắn Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả phòng trường hợp Trung Quốc có phản ứng quân sự. Tình hình quan hệ Mỹ - Trung sẽ rất căng thẳng" - ông Thời nhận định.
Nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan, đây sẽ không phải là lần đầu tiên một chủ tịch Hạ viện đến thăm hòn đảo này.
Năm 1997, chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc đó là ông Newt Gingrich đã gặp lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy tại Đài Bắc, chỉ vài ngày sau chuyến đi đến Bắc Kinh và Thượng Hải - nơi ông Gingrich cảnh báo các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ can thiệp quân sự nếu Đài Loan bị tấn công.
************
Hoa Kỳ hôm thứ Ba 26/7 cáo buộc Trung Quốc gia tăng "các hành động khiêu khích" đối với các bên có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và các quốc gia khác hoạt động ở đó.
"Các hành động khiêu khích của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thể hiện một xu hướng rõ ràng và ngày càng tăng lên đối với các bên có tranh chấp ở Biển Đông và các quốc gia khác hoạt động hợp pháp trong khu vực", bà Jung Pak, Phó Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách Đông Á tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói tại một cuộc thảo luận của một tổ chức nghiên cứu Mỹ.
Bà Jung Pak phát biểu với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế rằng máy bay Trung Quốc ngày càng thực hiện nhiều cuộc nghênh chặn không an toàn đối với máy bay Australia trong không phận quốc tế phía trên Biển Đông, và trong 3 vụ việc riêng rẽ khác trong vài tháng qua, phía Trung Quốc đã cản trở các hoạt động nghiên cứu biển và thăm dò năng lượng trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
(Reuters)
*************
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 27 -7-2022 ( Cập nhật liên tục )
Hai nghiên cứu, một về dịch tễ học và một về gien, khẳng định đại dịch Covid-19 đúng là đã xuất phát từ một chợ buôn bán động vật hoang dã tại thành phố Vũ Hán (Wuhan), tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Chính quyền Bắc Kinh đã từng nhiều lần bác bỏ khả năng này và thậm chí tuyên truyền rộng rãi về việc Trung Quốc là nạn nhân của virus đến từ nước ngoài.
Hai nghiên cứu được công bố ngày 26/07/2022, trên tạp chí khoa học uy tín Science kết luận: có xác suất rất cao là virus Sars-Cov-2 gây bệnh Covid-19 bắt nguồn từ các động vật được mua bán ở chợ Vũ Hán. Nghiên cứu thứ nhất dựa trên việc phân tích 155 ca nhiễm đầu tiên, được xác nhận vào tháng 12/2019, cho thấy các ca nhiễm phát hiện sớm nhất tập trung tại khu vực chợ, trái ngược với các ca được ghi nhận trong những tháng tiếp theo, chủ yếu tại một số khu dân cư có mật độ cao.
Một số trường hợp được nghiên cứu cũng cho thấy nhiều người bị nhiễm sống gần khu chợ, hoặc có tiếp xúc với những người làm việc tại chợ, hoặc mới đến chợ gần đây. Cũng trong nghiên cứu nói trên, các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều mẫu dương tính với virus Sars-Cov-2 tập trung tại khu vực phía tây nam của khu chợ, nơi bán nhiều động vật sống (như chồn hương, lửng, chó lửng…). Hiện tại động vật trung gian truyền virus Sars-Cov-2 từ loài dơi sang người vẫn chưa được xác định.
Đồng tác giả của nghiên cứu nói trên, nhà virus học Michael Worobey, Đại học Arizona, Hoa Kỳ, từng ký một lá thư năm 2021 kêu gọi xem xét nghiêm túc giả thuyết virus thoát ra từ một phòng thí nghiệm sinh học ở Vũ Hán, nay chuyển hẳn sang nhấn mạnh kịch bản ổ dịch chợ Vũ Hán là điều gần như chắc chắn.
Nghiên cứu thứ hai, dựa trên việc phân tích gien virus của những người bị nhiễm đầu tiên, xác định hai dòng virus ‘‘A’’ và ‘‘B’’ đã tồn tại trước tháng 2/2020. Cả hai dòng virus này có thể là kết quả của hai tuyến lây truyền, và cùng xuất phát từ khu chợ Vũ Hán. Nghiên cứu thứ hai cũng cho thấy virus rất khó lưu hành rộng rãi ở người từ tháng 11/2019 trở về trước.
Đã khá đủ thông tin về giai đoạn đầu đại dịch tại Vũ Hán
Bà Maria Van Kerkhove, giám đốc kỹ thuật cơ quan quản lý dịch bệnh Covid-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trên Twitter đã ngay lập tức hoan nghênh việc công bố các nghiên cứu này. Theo bà, việc nghiên cứu rõ về nguồn gốc của đại dịch giúp ‘‘chuẩn bị tốt hơn việc ngăn chặn và giảm thiểu các dịch và đại dịch trong tương lai”, cho phép cứu sống hàng triệu mạng người.
Chính quyền Trung Quốc thường xuyên bị cáo buộc làm sai lệch thông tin, hoặc không hợp tác đầy đủ với các cuộc điều tra quốc tế. Theo nhà vi sinh học và miễn dịch học Đan Mạch Kristian Andersen, đồng tác giả nghiên cứu thứ nhất, truy tìm nguồn gốc virus không phải để tìm ra một người chịu trách nhiệm, mà là để hiểu được diễn biến thực sự của dịch.
Hiện tại, tuy còn tồn tại một số mảng tối, trên thực tế, các thông tin mà giới khoa học thu thập được về giai đoạn đại dịch khởi phát tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, đã rất chi tiết, ‘‘trái ngược hẳn với cảm nhận chung là không có đủ thông tin về khởi đầu’’ của đại dịch Covid-19, theo ghi nhận của chuyên gia Kristian Andersen.
******
Ngày 27/07/2022, quân đội Ukraina thông báo đã phá hủy một phần cây cầu quan trọng trên sông Dniepr, cầu duy nhất nối thành phố Kherson do quân Nga kiểm soát với căn cứ địa của Nga ở phía nam sông Dniepr.
Hãng tin Pháp AFP dẫn lời bà Natalia Goumeniouk, người phát ngôn bộ tư lệnh miền Nam Ukraina, xác nhận thông tin trên truyền thông về các cuộc oanh kích nhắm vào cây cầu Antonovski. Theo phát ngôn viên quân đội Ukraina, các cuộc tấn công nhắm vào cầu Antonovski được thực hiện với vũ khí có độ chính xác cao, có mục tiêu ‘‘làm mất tinh thần’’ quân địch. Trên Twitter, ông Mikhaïlo Podoliak, cố vấn của tổng thống Ukraina, nhấn mạnh các lực lượng chiếm đóng phải học cách để ‘‘bơi qua sông Dniepr, hoặc rời khỏi Kherson chừng nào có thể’’.
Về các cuộc oanh kích nhắm vào cây cầu Antonovski, đại diện của lực lượng chiếm đóng Nga, Kirill Stremooussov, không cho biết mức độ thiệt hại cụ thể, nhưng khẳng định tình trạng hiện nay của cây cầu ‘‘không có bất cứ ảnh hưởng nào đến chiến sự’’, quân đội Nga đã ‘‘dự kiến mọi thứ’’, và sẽ lắp đặt nhiều cầu quân sự để vượt sông.
Trong lúc quân đội Ukraina phản công tại Kherson, nhiều địa điểm của Ukraina hôm 26/07/2022 bị quân Nga tiếp tục oanh kích, như cảng Odessa, tây nam Ukraina, thành phố cảng Mykolaiv và Zakota, một ngôi làng ven biển gần Odessa. Bộ tư lệnh miền Nam Ukraina cho biết ‘‘các cuộc tấn công ồ ạt bằng hỏa tiễn nhắm vào miền Nam Ukraina xuất phát từ các phi cơ đến từ Hắc Hải’’.
Dân Ukraina tại Kherson hy vọng ngày giải phóng đến gần
Theo AFP, hiện tại chiến tuyến chỉ có còn cách thành phố Kherson – thủ phủ tỉnh Kherson – ‘‘vài cây số’’. Về tình hình bên trong các khu vực do Nga kiểm soát trong thành phố, phóng viên RFI đã liên lạc được với nhà báo Oleg Batourine. Batourine đã từng bị quân Nga bắt được hồi tháng 4, trước khi trốn thoát. Nhà báo người Ukraina, chủ nhân trang mạng thông tin Novy Den’ (bị Nga đóng cửa) tiếp tục đưa thông tin hàng ngày về đời sống thành phố trên trang Facebook cá nhân. Hiện đang ẩn náu tại một nơi bí mật, ông Batourine cho biết cụ thể :
‘‘Họ nói với tôi về cuộc sống dưới ách chiếm đóng. Vật giá leo thang, đồng tiền của Nga, đồng rúp, đang dần thay thế đồng hryvnia của Ukraina. Tại các chợ, người ta vẫn còn chấp nhận đồng hryvnia, nhưng khi mua sắm trong các cửa hàng, khi thanh toán các hóa đơn, bạn phải trả bằng đồng rúp. Mọi người cũng nói với tôi rằng họ cố gắng tránh quân Nga, vì họ ở khắp mọi nơi.
Nhưng các cư dân ủng hộ chính quyền Kiev vẫn bấu víu lấy niềm tin là quân đội Ukraina sẽ phản công tái chiếm miền Nam… Số các vụ tấn công vào những vị trí của quân Nga tăng mạnh kể từ cuối tháng 6. Điều này mang lại rất nhiều hy vọng cho cư dân vùng Kherson. Tất cả những người mà tôi nói chuyện đều cho biết họ rất vui vì lực lượng Ukraina không ở xa’’.
****************
Trong khi Matxcơva thông báo đóng dần van cấp khí đốt cho Châu Âu, các bộ trưởng Năng lượng của 27 nước Liên Liên Hiệp Châu Âu, họp tại Bruxelles ngày 26/07/2022, đã thông qua thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ khí đốt, theo tinh thần của kế hoạch khẩn cấp về năng lượng của Ủy Ban Châu Âu, chuẩn bị đối phó với kịch bản bị Nga cắt khí đốt hoàn toàn. Hungary đã phản đối gay gắt, Đức vui mừng với thỏa thuận tiết kiệm.
Nội dung chủ yếu của thỏa thuận là, bắt đầu tư ngày 1 đến 31/08, các nước thành viên Liên Hiệp Châu Âu sẽ cắt giảm 15% tiêu thụ khí đốt so với mức trung bình của 5 mùa đông vừa qua. Tiêu thụ khí đốt của các hộ gia đình không bị tác động. Biện pháp cắt giảm trước mắt chỉ liên quan đến các xí nghiệp và cơ quan hành chính. Mục tiêu rõ ràng là để chuẩn bị cho mùa đông tới và chủ yếu là để các nước có thể tích trữ khí đốt cho mùa đông tiếp theo.
Việc thực thi thỏa thuận tiết kiệm là dựa trên cơ sở tự nguyện theo hoàn cảnh của từng nước. Nếu việc cắt giảm tiêu thụ không đủ để chuẩn bị tích trữ thì Ủy Ban Châu Âu sẽ có thể ra quyết định bắt buộc.
Tuy nhiên, thỏa thuận cũng cho phép nhiều nước được quyền miễn trừ áp dụng thỏa thuận, như đảo Chypre, Malte và Ireland, vì không kết nối với dường ống dẫn khí của lục địa, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha vì đang bị hạn hán, các nhà máy thủy điện hoạt động cầm chừng và cuối cùng là những nước đã vượt mục tiêu tích trữ khí đốt.
Với đa số 26 ủng hộ, chỉ có Hungary phản đối, thỏa thuận của các bộ trưởng Năng Lượng vẫn có hiệu lực áp dụng. Sau cuộc họp tại Bruxelles, Budapest đánh giá thỏa thuận « không thể chấp nhận được ». Trong khi đó Berlin tỏ vui mừng với thỏa thuận cắt giảm tiêu thụ khí đốt. Mục tiêu tiết kiệm khí đốt chuẩn bị cho mùa đông còn nhằm giúp các nước bị lệ thuộc nhiều vào khí đốt Nga, đặc biệt có Đức.
Thông tín viên RFI tại Berlin, Violette Bonnebas
Cảm giác thở phào nhẹ nhõm bao trùm Berlin. Tại đó người ta ca ngợi « tình đoàn kết của Châu Âu ». Nếu như Nga đóng hoàn toàn van khí đốt, thì « nguy cơ khan hiếm trầm trọng » là rõ ràng. Trong trường hợp đó, Đức có thể trông chờ vào nguồn dự trữ của các nước láng giềng để tiếp tục sưởi ấm cho dân chúng và nhất là để các nhà máy hoạt động.
Vấn đề là ở chỗ : Nền kinh tế lớn nhất Liên Âu ngốn rất nhiều khí đốt, tiêu thụ 90 tỷ mét khối khí đốt mỗi năm, tức là gấp đôi nước Pháp. Khí đốt đặc biệt không thể thiếu được cho ngành hóa chất. Đây là lĩnh vực mang tính chiến lược đặc biệt, bởi vì nó nuôi sống phần còn lại của công nghiệp Đức. Ngành hóa chất ngừng hoạt động sẽ gây hiệu ứng dây chuyền cho toàn bộ lục địa.
Các nước Châu Âu vì thế phải cứu giúp nước Đức. Về phần mình, bộ trưởng Kinh tế Đức Robert Habeck tỏ ra ân hận thừa nhận rằng nước ông « đã phạm sai lầm chiến lược trong quá khứ » khi để lệ thuộc vào Matxcơva. Berlin hiện vẫn phải nhập 26% nhu cầu khí đốt từ Nga so với trước chiến tranh là 55%.
**************
Căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng với dự định của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan. Ngày 27/07/2022, bộ Ngoại Giao Trung Quốc một lần nữa tuyên bố ‘‘sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ’’, nếu chuyến đi diễn ra. Theo nhiều nguồn tin, Lầu Năm Góc sẵn sàng các phương án để bảo vệ chuyến đi.
Hãng tin Mỹ AP dẫn lời một số quan chức Hoa Kỳ xin ẩn danh hôm 26/07/2022 cho biết, nếu bà Pelosi đi Đài Loan, chắc chắc Quân Đội Mỹ sẽ điều động lực lượng tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh trong thời gian chuyến bay, cũng như những ngày bà Pelosi viếng thăm Đài Loan. Theo các quan chức nói trên, rất có thể Quân Đội sẽ thiết lập một vùng đệm xung quanh chuyến phi cơ của chủ tịch Hạ Viện Mỹ
Hôm nay, khi được hỏi về vấn đề này, tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ cũng xác nhận, tuy hiện tại còn sớm để đưa ra thông tin cụ thể, nhưng nếu chuyến đi diễn ra, Quân Đội Mỹ sẽ ‘‘có biện pháp bảo vệ’’.
Cho đến nay, chưa có chuyến đi nào của giới chức cao cấp Hoa Kỳ lại cần đến các biện pháp an ninh bổ sung như trên. Tuy nhiên, bối cảnh hiện tại rất khác. Theo chuyên gia Mark Cozad, quyền phó giám đốc Trung tâm Chính sách Quốc phòng và An ninh Quốc tế của công ty tư vấn quân sự Mỹ Rand Corp, không loại trừ có thể xảy ra ‘‘một vụ va chạm trên không, có thể là một cuộc thử nghiệm tên lửa nào đó’’, và như vậy, ‘‘luôn có khả năng xảy ra sự cố’’.
Đầu tuần này, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ cũng cho biết Quân Đội Trung Quốc đã trở nên ‘‘hung hãn và nguy hiểm hơn nhiều’’, số lượng các vụ tiếp xúc không an toàn trên không và trên biển cũng gia tăng trong thời gian gần đây.
Hồi tuần trước, khi thông tin về chuyến đi dự kiến của bà Pelosi được tung ra, Nhà Trắng đã cho biết Quân Đội Hoa Kỳ lo ngại và không muốn một chuyến đi như vậy ‘‘diễn ra lúc này’’.
Chính bà Pelosi cũng nói đến việc Quân Đội sợ Trung Quốc liều lĩnh bắn hạ máy bay. Hiện tại, bà Pelosi chưa đưa ra thông báo chính thức về chuyến đi Đài Loan.
Biden-Tập có thể đối thoại ngày 28/07
Hãng tin Anh Reuters dẫn một nguồn tin gần gũi với hồ sơ này, cho biết tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có kế hoạch đối thoại trực tuyến vào ngày 28/07/2022. Đây sẽ là lần thứ 5 hai lãnh đạo Mỹ - Trung hội đàm kể từ đầu nhiệm kỳ của ông Biden và là lần đầu tiên kể từ bốn tháng nay, tức từ đầu cuộc xâm lăng của Nga tại Ukraina. Cuộc xâm lăng Ukraina sẽ là chủ đề chính của đối thoại.
Trả lời báo giới hôm qua, điều phối viên truyền thông chiến lược của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết các cạnh tranh về kinh tế giữa hai quốc gia cũng sẽ là một nội dung chính của cuộc hội đàm.**************
Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 153 (27-7-2022)
27-7-2022
1. Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky trong cuộc gặp với nghị sỹ Mỹ Adam Smith đã thông báo: “quân đội Ukraina sẵn sàng để bắt đầu các chiến dịch phản công trên diện rộng trong vòng từ 3 tới 6 tuần tới, đó sẽ là những tuần quyết định của cuộc chiến, do đó, chúng tôi cần tất cả những sự giúp đỡ có thể từ bây giờ… Sắp tới sẽ là thời điểm thích hợp nhất, còn để lâu hơn sẽ khó hơn nhiều, vì thời tiết sẽ khắc nghiệt hơn”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Lavrov ra tuyên bố: “ngoài các vùng Donetsk, Lugansk, phía Nga sẽ muốn chiếm Kherson và Zaporizhia rồi nhập vào lãnh thổ của mình”. Cứ mỗi ngày, Sergey Lavrov lại tự “vả vào mặt mình”, khi liên tục nói ngược lại chính những tuyên bố trước đây của ông ta: “quân Nga chỉ muốn giải phóng và bảo vệ người dân Ukraina khỏi chính phủ phát xít mới”. “Giải phóng” theo định nghĩa của Lavrov có lẽ là “xâm chiếm lãnh thổ”, còn “bảo vệ” có nghĩa là „”bắn cho nát bấy”.
Chọn bạn mà chơi – Lavrov đang tới châu Phi tìm đồng minh – và được đón tiếp (hãy chú ý quan sát chính phản ứng của ông ta)
2. Trong 3 tuần qua, hệ thống tên lửa HIMARS đã tấn công chính xác và tiêu diệt khoảng 50 kho đạn lớn nhỏ của Nga – theo tin từ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraina Oleksiy Reznikov.
Tin này có lẽ mang phần lớn sự thật, vì số lượng các đợt pháo kích, bắn tên lửa của Nga giảm hẳn nhiều lần so với trước đây:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Đức Christine Lambrecht thông báo sẽ chuyển cho Ukraina hệ thống tên lửa Mars II (tương tự HIMARS) và thêm 3 pháo tự hành Panzerhaubitze 2000.
HIMARS chắc chắn đang là nỗi kinh hoàng của phía Nga, đến mức phải liên tục tung tin giả. Theo Nga, trong một cuộc tấn công ở đâu đó, họ đã phá hủy một lúc 4 hệ thống HIMARS của phía Ukraina. Như vậy, cùng với 4 hệ thống mà Nga tuyên bố bị phá hủy trước đó, Ukraina hiện tại không còn hệ thống nào. Nhưng tên lửa vẫn bay.
25 xe tăng PT-91s của Ba Lan viện trợ tới chiến trường. Ba Lan có 232 xe tăng loại này.
https://twitter.com/i/status/1551665760770162689
3. Bản đồ chiến trường Kharkiv – Izium theo nguồn của Institut AR của Pháp:
https://twitter.com/…/status/1551814815982698497/photo/1
Hậu quả của các đợt ném bóm, bắn phá do quân Nga tiến hành vào các khu dân cư Kharkiv những ngày qua:
https://twitter.com/i/status/1551974129275895809
Nga bắn 2 quả tên lửa S-300 lúc 4:40 sáng vào sân bóng của trẻ em và gần đường lên xuống tàu điện ngầm, những quả tên lửa này mang một mục đích duy nhất: khủng bố tinh thần dân chúng.
https://twitter.com/i/status/1551929527479275524
Liên Hiệp quốc đã cử quan sát viên tới hiện trường:
https://twitter.com/i/status/1551968010646306816
Các làng mạc xung quanh Kharkiv vị pháo kích, 5 người bị thương:
https://twitter.com/Ukraine_SID/status/1551953237904744449
Một vị trí đóng quân của Nga tại Varvarivka bị phá hủy:
https://twitter.com/i/status/1551975789662375936
Các phương tiện chiến tranh bị trúng đạn:
https://twitter.com/i/status/1551960726566207489
Kho đạn Nga bốc cháy:
https://twitter.com/i/status/1551971268148314112
Xe tăng Ukraina chiến đấu trên chiến trường:
https://twitter.com/i/status/1551969155196272640
Tên lửa Grad của Nga:
https://twitter.com/i/status/1551949994109853696
4. Có vụ cháy bên trong thành phố Izium, tại một khu kho lớn:
https://twitter.com/…/status/1551868011128279044/photo/1
https://twitter.com/DefMon3/status/1551868017667088384
Quang cảnh thành phố:
https://twitter.com/i/status/1551974129275895809
Sau nhiều ngày tấn công không có hiệu quả, tin từ phía Ukraina thông báo: „quân Nga đột ngột rút lui khỏi 3 làng ở phía nam Izium”
https://twitter.com/…/status/1551967349561065472/photo/1
https://twitter.com/KHARKIV_RULIT/status/1551973167769468932
Daily Kos thậm chí cho rằng: „để bảo vệ vùng đất phía nam, quân Nga có thể sẽ phải rút hoàn toàn khỏi Izium”.
https://twitter.com/drumr54/status/1551960121604943872
…do quân Nga không còn đủ lực lượng để chiến đấu trên một chiến trường quá dài. Chiến trường Ukraina từ Kharkiv tới Kherson có chiều dài tổng cộng 1.105 km, tương đương với quãng đường bộ từ Berlin tới London.
https://twitter.com/RadioJustBack/status/1551670024129204224
Lính xe tăng Nga bất ngờ bắn vào 1 xe bus chở người tị nạn đang rời khỏi thành phố:
https://twitter.com/i/status/1551923769115017216
5. Bản đồ chiến trường Slovyansk – Siversk – Bakhmut theo nguồn từ Institut AR của Pháp:
https://twitter.com/…/status/1551684878244216835/photo/1
…cho thấy quân Nga đang bị „mắc kẹt” ở phía bắc Slovyansk nhiều ngày qua:
https://twitter.com/WarMonitor3/status/1551876942625898496
Quân Nga vẫn quanh quẩn tấn công vào Bohorodychne rồi lại bị đẩy lùi:
https://twitter.com/…/status/1551764882554601474/photo/1
6. Bộ chỉ huy quân sự Ukraina cho rằng phía Nga vẫn đang tập hợp lực lượng để chuẩn bị tấn công vào Siversk và Soledar:
https://twitter.com/UN_Agency/status/1551927647432806401
Nguồn từ Pháp cho thấy quân Nga đã hoàn toàn chiếm được làng Berestove, còn tất cả các mũi tấn công khác đều bị đẩy lùi.
https://twitter.com/…/status/1551884908838223872/photo/1
Ngôi làng đã bị phá hủy:
https://twitter.com/i/status/1551850358896566272
…điều này được các nguồn khác công nhận:
https://twitter.com/AndrewPerp…/status/1551764917820309506
Một số lính ngoại quốc và Ukraina tử trận tại Siversk:
https://twitter.com/colonnelloedi/status/1551682484995244034
https://twitter.com/talsalihy3/status/1551744918036664322
Tên lửa Ukraina bắn vào trại lính Nga ở Lysychansk:
https://twitter.com/i/status/1551935656892432387
7. Chiến trường dữ dội nhất là ở xung quanh Bakhmut, khi quân Nga mở nhiều đợt tấn công nhưng tạm thời chưa thu được kết quả gì nhiều:
https://twitter.com/AndrewPerp…/status/1551764926401757185
Phía Ukraina mất một số vùng ở phía đông nhà máy điện Vuhlehirsk:
https://twitter.com/…/status/1551764932676435971/photo/1
Phía Nga quay 1 phim ở đâu đó bên trong nhà máy nhiệt điện:
https://twitter.com/i/status/1551977576402403334
Bản đồ chiến sự theo nguồn từ Pháp:
https://twitter.com/…/status/1551879602750062592/photo/1
Phía Nga pháo kích, ném bom vào thành phố Bakhmut, làm 16 người chết, 25 người khác bị thương:
https://twitter.com/Ukraine_SID/status/1551935370677198849
https://twitter.com/i/status/1551903483191857156
https://twitter.com/i/status/1551901489035198470
Tên lửa Nga hoạt động:
https://twitter.com/i/status/1551859396967383040
Một đám cháy trong thành phố:
https://twitter.com/spriteer…/status/1551990465460838400
https://twitter.com/EcarleF/status/1551899672645705730
Một số người dân chết vì bom của Nga phải chôn tạm gần nhà:
https://twitter.com/GirkinGirkin/status/1551972401474424835
https://twitter.com/t_bezruk/status/1551829924801122304
Nhưng Viện nghiên cứu chiến tranh ISW cho rằng: „quân xâm lược vẫn chưa thể chiếm được Bakhmut”
https://twitter.com/DEFENSEEXP…/status/1551984797437857792
Một nhóm tình nguyện viên Anh và Mỹ giúp di chuyển người dân ra khỏi vùng chiến sự ngay dưới làn đạn:
https://twitter.com/i/status/1551989088126963713
Ukraina bắn cháy 1 kho dầu ở Budyonnovsky, trong lãnh thổ Donetsk mà Nga chiếm đóng:
https://twitter.com/bradyafr/status/1551784188138979329
https://twitter.com/i/status/1551867307860836353
https://twitter.com/bayraktar…/status/1551832212160626688
8. Bắt đầu từ ngày mai, 27/07/2022, tàu dân sự sẽ có thể vào cảng Odessa để nhận ngũ cốc. Chính quyền do Nga lập nên đưa ra tuyên bố: „trưng cầu dân ý để sát nhập Zaporizhia vào Nga sẽ được tổ chức trong tháng 9”
https://twitter.com/ParleyPolicy/status/1551888406896005122
Nga đang có kế hoạch đổi tên thành phố Mariupol thành Zdanov, theo tên của 1 người phụ tá của Stalin. Người dân thành phố đang sống trong cảnh vô cùng thiếu thốn và khổ sở.
https://t.me/andriyshTime/1993
https://twitter.com/i/status/1552021958438531074
Tình báo Ukraina cũng lấy được kế hoạch tái thiết Mariupol của Nga, mà theo đó, sẽ hoàn thành vào năm 2040.
https://twitter.com/MarkRid894…/status/1551576040849424390
https://twitter.com/UaBabel/status/1551579076841934850
Theo ISW, quân Nga đang cố gắng tập hợp ở Zaporizhia và Kherson để chuẩn bị cho các đợt tấn công của Ukraina:
Theo ông Ivan Fedorov, chủ tịch thành phố Melitopol, cứ mỗi ngày, quân Nga chuyển khoảng 80 phương tiện chiến tranh về hướng Kherson.
9. The Guardian cho rằng: phía Ukraina thể hiện đủ khả năng chiếm lại Kherson, khi các tên lửa của họ chỉ làm hỏng các cầu để vũ khí hạng nặng của Nga không thể di chuyển, chứ không phá hủy hoàn toàn, với suy nghĩ làm hỏng ít nhất để có thể tái tạo lại sau chiến tranh. Tên lửa HIMARS và các vũ khí tối tân của phương Tây đang là xoay chuyển cán cân sang phía Ukraina và thậm chí ngay lúc này, chuyện rút lui khỏi chiến trường này của quân Nga cũng không còn là việc dễ dàng, “thế nên không phải quá lạc quan khi Sergiy Khlan, người phụ tá của tỉnh trưởng Kherson, cho rằng: đề xuất tốt nhất cho người Nga là tự nguyện đầu hàng ở Kherson”.
ABC News cũng đưa ra các kết luận tương tự.
The Telegraph còn cho rằng, tạm thời tên lửa HIMARS tập trung tấn công các kho đạn của Nga, nhưng những ngày tới, tình hình sẽ thay đổi khi số lượng HIMARS mà Ukraina có sẽ tăng lên và đủ để tấn công trực tiếp vào các vị trí của binh lính Nga, mà điều đó có thể dẫn tới sự sụp đổ của toàn của quân Nga tại mặt trận này.
“Trước” và “Sau” “thời đại của HIMARS”:
Lại một kho đạn ở Kakhovka phát nổ
Chuyên mục “Khó thế cũng nghĩ ra được!”: nguồn từ Nga cho rằng 2 hệ thống tên lửa S-300 bị HIMARS bắn cháy hôm 24-07 là tên lửa của Ukraina, rằng phía Ukriana lấy phim từ phía Nga bắn cháy vũ khí của Ukraina rồi khoe đó là của họ.
… còn phía Ukraina liên tục trưng ra nhiều loại pháo đã có mặt ở Kherson:
Quân Nga vẫn tiếp tục bị kẹt trong Vysokopilya, mọi cố gắng chi viện tạm thời đều kết thúc thế này:
Nguồn từ Pháp cũng công nhận rằng Vysokopilya bị cô lập:
Phía Nga không thể đẩy lùi quân Ukraina ra khỏi Andriivka và Bilohirska về phía bên kia sông Inhulec:
Sở chỉ huy của đơn vị lính Dù Tấn công độc lập số 11 của Nga và kho đạn ở Pyatykhaty bị phá hủy:
Các hệ thống phòng không Gerpard của Đức đã tới Kherson:
Sáu hệ thống Stormer HVM cũng vừa tới và chờ máy bay Nga:
L'Ukraine reçoit du Royaume-Uni 6 blindés de défense antiaérien Stormer HVM que Kyiv affecte immédiatement sans surprise sur le front Sud où le système devra protéger l'avancée des troupes au sol vers Kherson contre la menace des bombardiers et hélicoptères Russes venus de Crimée pic.twitter.com/akfbY6jZq7
— Regard Stratégique (@RegardStrategik) July 26, 2022
Liên tục các cuộc tấn công chính xác của quân Ukraina vào các vị trí của Nga:
#Ukraine #Kherson / Ukrainian precision strike artillery has targeted bridges in the vicinity of the urban area. The M-14 HWY bridge of the Dnieper and the P-47 road bridge at Daryivka have been damaged-impeding #Russian attempts to reinforce or evacuate Kherson.#ArmUkraineNow pic.twitter.com/WMdspkln1A
— Facts (@factsdocs) July 26, 2022
Một đám cháy lớn bốc lên ở Beryslav:
Phía Nga đang cố gắng sửa chữa những cầu bị HIMARS bắn hỏng, đồng thời xây dựng cầu phao tạm cho vũ khí hạng nặng:
Trung tâm thương mại Fabrika đã bị Nga bắn cháy:
This is #Fabrika. It used to be a nice shopping mall my wife and I would frequent when visiting family in #Kherson. This is what happens when #russian terrorists liberate cities!! pic.twitter.com/cVKrFlnr7y
— Nick Wallington (@NickWallington2) July 26, 2022
Phía Nga, có lẽ để trấn an dư luận ủng hộ Nga, đã đưa một phim chất lượng rất kém rằng pháo Nga phá hủy một đoàn xe quân sự của Ukraina. Nhưng phim nhảy liên tục và quang cảnh xung quanh thay đổi hoàn toàn, cho thấy bị cắt ghép, khiến rất khó khẳng định sự thật của đoạn phim này:
Thêm một phim về một kho đạn bị nổ được cho là thiệt hại của phía Ukraina:
Tên lửa TOS-1A của Nga tấn công, nhưng không rõ thiệt hại của phía Ukraina:
Lính Chechens lại tiếp tục kéo đến Kherson:
#BREAKING #Ukraine : The soldiers of the #Chechen battalion #Akhmat have received new patches.
"To #Kyiv" inscriptions appeared on their backs.#Russia #Donbass #Kyiv #UkraineWar #Dnipro #Kherson #Kharkiv #Sloviansk #Bakhmut #Siversk #Ukraina pic.twitter.com/1q49pl1lty— Militant.André.D (@Circonscripti18) July 26, 2022
… cùng hàng chữ: “tới Kyiv” dán sau lưng:
Chechnya Akhmat battalion soldiers got new chevrons – inscriptions "To #Kyiv" appeared on their backs
TO KIEV #UkraineWar #Dnipro #Kherson #Kharkiv #Sloviansk #Bakhmut #Siversk #FJBiden pic.twitter.com/Nyz8BgxWbZ— UkraineNews (@Ukraine66251776) July 26, 2022
Một đoàn pháo cũ cũng được chở đến:
Từ một phim của Nga cho thấy Ukraina có nhiều vũ khí trong vùng:
26072022. So many targets, at least two hits and Orlan-10. #Donetsk #Kherson #Donbas #Donbass pic.twitter.com/PKXYk6DMDx
— Ghost (@Ghost132607472) July 26, 2022
10. Cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder, một trong những người có chủ trương chính trị thân Nga, khiến kinh tế Đức lệ thuộc nhiều vào khí đốt giá rẻ từ Nga, đang bị chính đảng SPD của ông ta tiến hành thủ tục để khai trừ ra khỏi đảng, đã tới Moscow để nghỉ hè. Sau nhiều chỉ trích, ông ta đã từ nhiệm ở công ty dầu khí Rosnieft, cũng như từ chối làm việc cho Hội đồng quản trị của Gazprom, tuy nhiên vẫn là bạn thân của tổng thống Nga Putin và giữ quan hệ mật thiết với ông này
Gerhard Schröder came to #Moscow for behind-the-scenes talks on energy
The former #German chancellor is very camera shy, but BILD journalists managed to catch him on his way out of the hotel. pic.twitter.com/c64PNPw7bc
— NEXTA (@nexta_tv) July 26, 2022
Former #German Chancellor Gerhard Schröder has arrived in #Moscow. "I am here for a few days on vacation. Moscow is a beautiful city," he said to a journalist.
The conversation took place near the Rosneft headquarters, where Schröder was chairman of the board of directors. pic.twitter.com/AApR1VFAQr
— NEXTA (@nexta_tv) July 25, 2022
11. Hai phi công chiến đấu hàng đầu của Nga, Trung tá Maksim Potyomin, 41 tuổi và Đại tá Anatoly Stasyukevich, 54 tuổi, đã chết trong một cuộc tấn công của HIMARS vào ngày 08-07-2022 ở Donbass – theo The Daily Mail.
12. Lính Nga gây sốc khi tự giết lính Nga một cách vô nghĩa:
Вы сейчас опять будете скулить что вас оскорбляют… Это будет ответная реакция на слова долбоеба вроде вас. Украина не имеет потенциала СССР, но и росия – не Германия времён ВОВ.Пруфы? Вторая армия мира стерлась на Лисичанске и 4Хаймарса разьебывают их. Подъехали ещё – посмотрим pic.twitter.com/tC6vz3CcrY
— Сергей Михалевский (@mihalevskiy1) July 26, 2022
Ukraina cố gắng lên nào, để chiến tranh có thể kết thúc sớm, trước khi mùa đông tới, lúc đó, sẽ đỡ khổ hơn cho rất nhiều người. Mà để Ukraina có thể thắng nhanh, bổn phận của tất cả chúng ta là ủng hộ họ bằng mọi cách có thể.
Viva Ukraina**************
Nga và Ukraine giao tranh liên tiếp tại Donetsk, Đức chuyển thêm vũ khí cho Kiev
Tại vùng Donetsk ở miền đông Ukraine, các cuộc giao tranh liên tiếp đang nổ ra ở các thành phố lớn nhất khu vực. Trong khi đó, bộ Quốc phòng Đức đã cam kết viện trợ thêm những loại vũ khí hạng nặng cho Kiev.
Theo CNN, trong ngày 26/7 (giờ địa phương), Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết, lực lượng vũ trang nước này đang liên tục đẩy lùi các cuộc tập kích của Nga ở khu vực phía đông vùng Donetsk.
"Các cuộc giao tranh liên tục diễn ra ở các thành phố dọc theo tiền tuyến, phía Nga đã liên tục công kích các cơ sở hạ tầng quân sự lẫn dân sự ở Bakhmut, Avdiivka và Toretsk. Thậm chí, còn có các cuộc không kích hướng thẳng vào các khu định cư ở Pokrovske và Novoluhanske. Tuy vậy, quân đội của chúng tôi đã đẩy lùi thành công các nỗ lực tấn công của đối phương tại Berestove, Soledar và Semyhiria. Chúng ta cũng đang chiếm lợi thế ở Pokrovske", Bộ Tổng tham mưu Ukraine thông báo.
Trong khi đó, Pavlo Kyrylenko - Tỉnh trưởng Donetsk đã lên tiếng cáo buộc quân đội Nga sử dụng đạn chùm và tiếp tục kêu gọi dân thường sơ tán. "Không còn một nơi nào an toàn, mọi thứ đều đang bị bắn phá. Nhưng vẫn có những con đường sơ tán cho dân thường", ông Kyrylenko cho biết.
Đức cam kết viện trợ thêm vũ khí hạng nặng cho Kiev
Theo CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht cho biết, 3 hệ thống tên lửa MARS2, 5 pháo phòng không tự hành Gepard và 3 lựu pháo tự hành 2000 đã được chuyển tới Ukraine. Tham mưu trưởng của Tổng thống Ukraine, Andriy Yermak, đã xác nhận việc nhận vũ khí và cho biết chúng sẽ được triển khai ra tiền tuyến.
"Hệ thống MLRS Mars II đã được chuyển giao cho Ukraine bởi các đồng minh Đức của chúng tôi, lực lượng Nga sẽ được chứng kiến sức mạnh của chúng", ông Yermak cho biết,
Ngoài ra, bà Lambrecht cũng cam kết, Đức sẽ đẩy nhanh tiến độ chuyển giao vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Cụ thể, trong thời gian tới, Kiev sẽ nhận được 30 hệ thống Gepard và khoảng 60.000 viên đạn pháo, bên cạnh đó là 10 xe pháo tự hành 2000. Ngoài ra, trong tháng 9, một hệ thống radar giám sát pháo binh Cobra cũng sẽ được giao cho Kiev.
"Các thỏa thuận đã được thông qua, việc còn lại là huấn luyện cho binh lính Ukraine cách sử dụng những hệ thống vũ khí này", bà Lambrecht nói.
Mỹ đồng ý chữa trị cho binh lính Ukraine tại bệnh viện quân y ở Đức
Theo CNN, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã phê duyệt việc điều trị cho các binh lính Ukraine bị thương tại một bệnh viện quân y của Mỹ tại Đức.
Cụ thể, thỏa thuận này cho phép Trung tâm Y tế Vùng Landstuhl tiếp nhận tối đa 18 binh lính Ukraine một lúc. Bệnh viện quân y này là nơi đã điều trị cho các quân nhân Mỹ bị thương trong chiến đấu ở châu Âu suốt nhiều năm qua.
Nga rút khỏi trạm vũ trụ quốc tế sau năm 2024
Theo RT, Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nga (Roscosmos) Yury Borisov cho biết, nước này sẽ rút khỏi trạm vũ trụ quốc tế (ISS) đang hợp tác chung với Mỹ và châu Âu từ sau năm 2024.
Tuyên bố này được ông Borisov đưa ra trong một cuộc họp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin ngày 26/7. Người đứng đầu Roscosmos cũng khẳng định Nga sẽ hoàn thành mọi nghĩa vụ đối với các đối tác phương Tây trong khuôn khổ chương trình ISS. Ngoài ra, ông Borisov cũng tiết lộ rằng, sau khi rút khỏi ISS, Nga có thể sẽ bắt đầu xây dựng một trạm vũ trụ của riêng nước này.
Trước đó, Roscosmos đã hé lộ một bản thảo về trạm vũ trụ thay thế ISS mang tên "Trạm dịch vụ quỹ đạo" (ROSS), với các chức năng được tự động hóa và phi hành gia có thể đến đây để bảo dưỡng và thay thế thiết bị. Ưu thế của ROSS là kiến trúc mô đun có thể biến đổi, có thời gian phục vụ dài hơn, có thể sử dụng để lắp ráp một hệ thống thám hiểm liên hành tinh.
*************
Tin thế giới 27-7: Thủ tướng Anh sang làm thủ tướng Ukraine?; Mỹ làm vắc xin COVID thế hệ mới
* Thỉnh nguyện thư tại Ukraine kêu gọi mời thủ tướng Anh làm thủ tướng Ukraine. Hàng ngàn người Ukraine đã kêu gọi ban quốc tịch cho Thủ tướng Anh Boris Johnson và mời ông làm thủ tướng mới của Ukraine. Lời kêu gọi được thể hiện dưới hình thức một thỉnh nguyện thư được đăng tải trên trang web của Chính phủ Ukraine.
Chỉ trong vài tiếng sau khi đăng tải ngày 26-7, đã có hơn 2.500 người vào ký tên. Về lý thuyết, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky sẽ xem các thư kiến nghị của người dân nếu có trên 25.000 chữ ký. Ông Johnson sắp rời chức thủ tướng Anh và tại Kiev, ông được nhiều người dân Ukraine yêu thích vì các chính sách ủng hộ Ukraine mạnh mẽ.
* "Thượng đỉnh về vắc xin tương lai" ở Mỹ. Vắc xin COVID-19 tương lai nên là vắc xin dạng xịt mũi, tiến sĩ Anthony Fauci - cố vấn khoa học chính của Tổng thống Joe Biden - nêu đề xuất trong cuộc họp bàn về tương lai của vắc xin COVID-19 ngày 26-7.
Sự kiện do Nhà Trắng tổ chức còn được mô tả là "thượng đỉnh về vắc xin tương lai", với sự tham gia của lãnh đạo các hãng dược phẩm hàng đầu Mỹ.
"Chúng ta cần vắc xin có độ bền cao, có phạm vi tác động rộng hơn và bảo vệ lâu dài hơn. Chúng ta cần các loại vắc xin có khả năng bảo vệ con người trước nhiều biến thể và cuối cùng là loại vắc xin có thể bảo vệ chúng ta bất kể mẹ thiên nhiên có tạo ra thêm loại biến chủng nào", tiến sĩ Ashish Jha, người đứng đầu nhóm chuyên trách COVID-19 của chính quyền Biden, nêu quan điểm.
* Mỹ dự định xả thêm ít nhất 20 triệu thùng dầu. Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ cấp cao tiết lộ ngày 26-7. Hình thức xả kho sẽ là bán đấu giá, tức doanh nghiệp Mỹ nào trả cao hơn sẽ được mua.
Trước đó, Mỹ đã bán 125 triệu thùng dầu thô từ Kho dự trữ dầu mỏ chiến lược (SPR) với 70 triệu thùng trong số này đã được giao. Nhà Trắng kỳ vọng động thái sẽ hạ nhiệt giá dầu và lạm phát do cuộc xung đột Ukraine.
* Nga rút khỏi Trạm không gian quốc tế (ISS), Mỹ nói chưa nghe thấy. Nhà Trắng và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đều nói chưa nhận thông báo chính thức từ Matxcơva. Tuy nhiên, cả người đứng đầu NASA Bill Nelson và phát ngôn viên Nhà Trắng Karine Jean-Pierre đều khẳng định Washington đang nghiên cứu các phương án để "giảm thiểu tác động tiềm tàng với ISS nếu Nga rút vào năm 2024".
Trước đó, ngày 26-7, truyền thông Nga loan tin Tổng thống Vladimir Putin đã đồng ý trước đề xuất rút khỏi ISS của giám đốc Cơ quan vũ trụ Roscosmos để tự phát triển một trạm vũ trụ riêng.
Lính cứu hỏa Pháp ở Gironde ngày 23-7. Cháy rừng vẫn đang hoành hành ở Pháp, thiêu rụi hàng ngàn hecta rừng - Ảnh: REUTERS
* 90 trong số 96 tỉnh của Pháp đang hạn chế sử dụng nước nghiêm ngặt. Quyết định chưa từng có này là do hạn hán đang diễn ra vì nắng nóng và lượng mưa thấp. Chỉ có một số tỉnh ở nước này, trong đó có vùng thủ đô Paris, là không bị áp đặt hạn chế sử dụng nước.
Những biện pháp hạn chế sử dụng nước nghiêm ngặt nhất, trong đó có cấm sử dụng nước tưới tiêu cho nông nghiệp, đang có hiệu lực ở khu vực phía tây bắc lưu vực sông Loire cũng như ở khu vực phía đông nam sông Rhone.
* Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến điện đàm. Nhà Trắng thông báo cuộc nói chuyện sẽ diễn ra trong tuần này. Căng thẳng quanh vấn đề Đài Loan và cuộc xung đột Nga - Ukraine dự kiến là hai chủ đề sẽ được đề cập trong cuộc gọi.Đây sẽ là cuộc điện đàm thứ năm giữa hai nhà lãnh đạo. Nó diễn ra khi Trung Quốc đưa ra những cảnh báo cao độ tới chính quyền Biden trước khả năng Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đến thăm Đài Loan.
* Ý tuyên bố không cần khí đốt Nga. Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái Roberto Cingolani khẳng định ngay trong đầu mùa đông năm nay, người dân Ý sẽ không còn phụ thuộc vào nguồn cung khí đốt từ Nga.
Chính quyền Rome cam kết sẽ cắt giảm 7% lượng tiêu thụ khí đốt. Nhờ vào kho dự trữ đã vượt quá 70% vào thời điểm hiện tại, Ý tin những tháng đầu của mùa đông sẽ không cần khí đốt Nga.
Giá dầu Mỹ đã giảm nhẹ trước thông tin chính quyền nước này chuẩn bị xả thêm 20 triệu thùng dầu thô từ Kho dự trữ chiến lược. Trên thị trường chứng khoán, không có các biến động đáng kể sau khi Nhà Trắng xác nhận Tổng thống Biden vẫn chưa quyết định dỡ bỏ thuế quan áp lên hàng hóa Trung Quốc có từ thời người tiền nhiệm.
Cũng liên quan ông Biden, nhà lãnh đạo Mỹ đã hết lời ca ngợi Tập đoàn SK và Hàn Quốc vì quyết định đầu tư 22 tỉ USD vào ngành công nghệ cao của Mỹ. Ông tuyên bố đây là bằng chứng cho thấy Mỹ cùng đồng minh Hàn Quốc và các nước khác sẽ giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh công nghệ của thế kỷ 21.
Các tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghệ đã có bức tranh kinh doanh trái ngược trong quý 2 vừa qua. Theo công bố của Alphabet, công ty mẹ của Google và YouTube, tập đoàn này kiếm được 69,69 tỉ USD trong quý 2 vừa qua, cao hơn mức 61,88 tỉ USD cùng kỳ năm ngoái. Tại Microsoft, việc đồng đôla Mỹ mạnh hơn khiến tập đoàn này phải hạ mức dự báo tăng trưởng doanh thu năm nay. Hiện Microsoft chưa công bố doanh thu quý vừa qua.
* Biểu tình chống Liên Hiệp Quốc (LHQ) tại Cộng hòa Dân chủ Congo (châu Phi) tiếp diễn. Ít nhất 3 binh sĩ LHQ và 12 thường dân đã thiệt mạng trong ngày 26-7, ngày biểu tình thứ hai liên tiếp.
Theo Reuters, đợt biểu tình bị thúc đẩy bởi những cáo buộc cho rằng lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ không bảo vệ được thường dân trước các toán dân quân vũ trang. Lực lượng bảo vệ các tòa nhà LHQ được cho là đã đáp trả khi người biểu tình ném đá, bom xăng vào các nơi này.
* Google được yêu cầu tham gia chống phá thai. 17 tổng chưởng lý bang Cộng hòa của Mỹ đã yêu cầu Google hiển thị các trung tâm chống phá thai trên công cụ tìm kiếm cùng tên. Lá thư được công bố ngày 26-7 nhằm đáp lại lời kêu gọi của phe Dân chủ hồi tháng 6, trong đó kêu gọi Google không hiển thị các trung tâm chống phá thai.
Các trung tâm chống phá thai tồn tại dưới nhiều hình thức trong nhiều năm và bị cáo buộc đưa ra các thông tin sai lệch nhằm khiến việc phá thai của phụ nữ trở nên khó khăn hơn.
****************
Trung Quốc sẽ phản ứng tới mức nào nếu chủ tịch Hạ viện Mỹ thăm Đài Loan?
Chủ tịch Hạ viện Mỹ, bà Nancy Pelosi và người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên - Ảnh: THE AUSTRALIAN
Sau khi truyền thông dẫn các nguồn tin cho biết bà Pelosi có kế hoạch thăm Đài Loan vào tháng 8 tới, những ngày qua Trung Quốc liên tục phát đi các cảnh báo.
Ngày 25-7, Bắc Kinh cảnh báo họ đang "sẵn sàng" đối phó chuyến thăm này và rằng Mỹ sẽ "chịu tất cả trách nhiệm về mọi hậu quả nghiêm trọng" nếu chủ tịch Hạ viện Mỹ tới hòn đảo này.
Tuần trước, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng tuyên bố Bắc Kinh sẽ thực hiện "các biện pháp kiên quyết và mạnh mẽ" nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan. Họ không tiết lộ các "biện pháp mạnh mẽ" là gì, nhưng một số chuyên gia Trung Quốc cho rằng phản ứng của Bắc Kinh có thể liên quan đến hoạt động quân sự.
Ngày 26-7, Đài CNN dẫn thông tin từ một quan chức Mỹ cho biết các quan chức trong chính quyền ông Biden đang lo Trung Quốc có thể tìm cách tuyên bố vùng cấm bay đối với Đài Loan để ngăn chuyến đi của bà Pelosi.
Tuần trước, Tổng thống Joe Biden đã công khai bày tỏ những lo ngại về chuyến đi dự kiến này, khi ông nói rằng quân đội Mỹ nghĩ chuyến thăm Đài Loan của bà Pelosi "không phải là ý tưởng hay vào lúc này".
Sau đó, hôm 21-7, bà Pelosi nói: "Tôi nghĩ điều Tổng thống Biden đang nói là có thể quân đội Mỹ sợ máy bay chở tôi bị bắn rơi hoặc điều gì đó tương tự. Tôi không biết chính xác".
Theo AFP, căn cứ theo Hiến pháp Mỹ, các nhà lập pháp nước này tự do đi lại đến những nơi họ muốn. Cuối tuần trước, cựu ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo còn đề nghị đi cùng bà Pelosi.
Hiện tại bà Pelosi chưa xác nhận chuyến thăm trên, nhưng bà nói với báo giới rằng "việc thể hiện sự ủng hộ dành cho Đài Loan là điều quan trọng đối với chúng tôi".
Tiêm kích F-16 của Đài Loan bay gần máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc khi phản ứng với hoạt động quân sự của Bắc Kinh vào ngày 10-2-2020 - Ảnh: AP/Cơ quan phòng vệ Đài Loan
"Trung Quốc sẽ phản ứng bằng các biện pháp đáp trả chưa từng có và mạnh nhất mà họ từng áp dụng kể từ khi xảy ra các cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan" - giáo sư quan hệ quốc tế Thời Ân Hoằng (Shi Yin Hong) tại Đại học Nhân dân ở Trung Quốc dự đoán phản ứng của Trung Quốc nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan.
Xung đột quân sự đã bùng phát trên eo biển Đài Loan trong những năm 1950 - thập kỷ sau khi nước CHND Trung Hoa được thành lập năm 1949. Lúc đó Bắc Kinh đã nã pháo vào một số hòn đảo ở xa do Đài Loan kiểm soát trong hai lần tấn công riêng biệt.
Cuộc khủng hoảng lớn gần nhất diễn ra vào giai đoạn 1995 - 1996, sau khi lãnh đạo Đài Loan lúc bấy giờ là ông Lý Đăng Huy (Lee Teng-hui) đến thăm Mỹ.
Tức giận với chuyến thăm này, Trung Quốc đã bắn tên lửa vào vùng biển xung quanh Đài Loan, và cuộc khủng hoảng chỉ kết thúc sau khi Mỹ điều 2 nhóm tác chiến tàu sân bay đến khu vực để thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Đài Loan.
"Nếu bà Pelosi vẫn thực hiện chuyến thăm Đài Loan, chắc chắn Mỹ sẽ chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả phòng trường hợp Trung Quốc có phản ứng quân sự. Tình hình quan hệ Mỹ - Trung sẽ rất căng thẳng" - ông Thời nhận định.
Nếu bà Pelosi đến thăm Đài Loan, đây sẽ không phải là lần đầu tiên một chủ tịch Hạ viện đến thăm hòn đảo này.
Năm 1997, chủ tịch Hạ viện Mỹ lúc đó là ông Newt Gingrich đã gặp lãnh đạo Đài Loan Lý Đăng Huy tại Đài Bắc, chỉ vài ngày sau chuyến đi đến Bắc Kinh và Thượng Hải - nơi ông Gingrich cảnh báo các nhà lãnh đạo Trung Quốc rằng Mỹ sẽ can thiệp quân sự nếu Đài Loan bị tấn công.
************
Hoa Kỳ hôm thứ Ba 26/7 cáo buộc Trung Quốc gia tăng "các hành động khiêu khích" đối với các bên có tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông và các quốc gia khác hoạt động ở đó.
"Các hành động khiêu khích của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thể hiện một xu hướng rõ ràng và ngày càng tăng lên đối với các bên có tranh chấp ở Biển Đông và các quốc gia khác hoạt động hợp pháp trong khu vực", bà Jung Pak, Phó Trợ lý Ngoại trưởng chuyên trách Đông Á tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, nói tại một cuộc thảo luận của một tổ chức nghiên cứu Mỹ.
Bà Jung Pak phát biểu với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế rằng máy bay Trung Quốc ngày càng thực hiện nhiều cuộc nghênh chặn không an toàn đối với máy bay Australia trong không phận quốc tế phía trên Biển Đông, và trong 3 vụ việc riêng rẽ khác trong vài tháng qua, phía Trung Quốc đã cản trở các hoạt động nghiên cứu biển và thăm dò năng lượng trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
(Reuters)
*************