Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 31 -10 -2023

xxx

Hoaluc 3

*************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) –Ukrainamuốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình trong năm nay. Hôm qua, 29/10/2023, thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina Mykola Tochytskyi đã bày tỏ mong muốn này sau cuộc họp hai ngày 28-29/10 tại Malta, với sự tham dự của đại diện 66 quốc gia. Cuộc gặp này thảo luận về việc xây dựng kế hoạch hoà bình trong nỗ lực thắt chặt quan hệ với các nước châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc không tham dự, nhưng Ukraina vẫn khẳng định muốn đón tiếp Trung Quốc cùng tất cả các quốc gia khác tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. 

(AFP) - Phóng Viên Không Biên Giới: Các nhà báo bị nạn ở vùng biên giới Liban-Israel đã bị cố tình nhắm bắn. Ngày 13/10/2023, khi đang tác nghiệp tại Liban ở vùng giáp giới với Israel, một nhóm phóng viên đã bị trúng pháo kích bắn đi từ phía Israel : một nhà báo của hãng tin Reuters đã thiệt mạng, trong lúc 6 nhà báo khác, trong đó có 2 người của hãng tin Pháp AFP, bị thương. Trong một cuộc điều tra mà kết quả được công bố hôm 29/10/2023, dù không quy kết đích danh Quân Đội Israel, nhưng tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới khẳng định rằng các phóng viên đã bị chọn làm mục tiêu nhắm bắn, và đạn pháo đến từ phía biên giới với Israel. 

(AFP) - Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế : Năng lượng tái tạo phải phát triển “nhanh hơn tại các nước đang phát triển”. Để hạn chế nhiệt độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (Irena) trong một báo cáo được công bố vào thứ Hai 30/10/2023, đưa ra khuyến nghị như trên. Đòi hỏi chính của Irena là cần gấp ba lần năng lực sản xuất năng lượng tái tạo của thế giới vào năm 2030 so với hiện nay, với mức trung bình hàng năm là 1.300 tỷ đô la so với 486 tỷ đô la năm 2022. Để đạt mục tiêu này Irena kêu gọi “cải cách” cấu trúc tài chính toàn cầu nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của các quốc gia phương Nam.

 (AFP) - Công nghị Công Giáo toàn cầu: Việc phụ nữ tham gia vào quá trình quyết định trong Giáo hội là ‘‘cấp thiết’’. Theo văn kiện được thông qua với hơn hai phần ba số phiếu, ngày 28/10/2023, tại Roma, việc phụ nữ có thể ‘‘tham gia vào quá trình ra quyết định’’ cũng như đảm nhận một số mục vụ và chức vụ cấp bộ trong Giáo hội, trong đó có chức phó tế là ‘‘cấp thiết’’. 365 người, bao gồm Giáo hoàng, tham gia cuộc họp này. Lần đầu tiên 54 phụ nữ, trong đó có nhiều nữ tín đồ bình thường, được phép tham gia Công nghị Công giáo toàn cầu.

(AFP) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo sửa đổi Hiến Pháp để bảo đảm quyền phá thai. Chủ nhật 29/10/2023, nguyên thủ Pháp cho biết dự luật sửa đổi Hiến Pháp sẽ được gửi đến Tham Chính Viện trong tuần này và từ nay đến cuối năm 2023,sẽ trình Hội Đồng Bộ Trưởng. Và từ năm 2024, quyền phá thai của phụ nữ sẽ là quyền “không thể đảo ngược”. Việc đưa quyền phá thai vào Hiến Pháp sẽ khiến các nhà lập pháp khó có thể xóa bỏ hay xâm phạm đến quyền này. 


*************

rfi.fr

Diễn Đàn Quốc Phòng Hương Sơn: Trung Quốc và Nga luân phiên đả kích Mỹ và phương Tây

Trọng Nghĩa

Nhân Diễn Đàn Quốc Phòng Hương Sơn của Trung Quốc mở ra tại Bắc Kinh, giới lãnh đạo quân sự Bắc Kinh vào hôm nay, 30/10/2023, đã lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ cho dù vẫn tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng với Washington. Đồng minh của Trung Quốc là Nga cũng tranh thủ diễn đàn để tố cáo phương Tây hiếu chiến.

Đăng ngày:

3 phút

Tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, trước khi phát biểu khai mạc diễn đàng Hương Sơn, Bắc Kinh, ngày 30/10/2023.
Tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, trước khi phát biểu khai mạc diễn đàng Hương Sơn, Bắc Kinh, ngày 30/10/2023. AP - Ng Han Guan

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn Đàn Hương Sơn, tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, đã cáo buộc “một số quốc gia” đang “cố tình gây nên tình trạng hỗn loạn, can thiệp vào các vấn đề khu vực, xen vào công việc nội bộ của nước khác và xúi giục các cuộc cách mạng màu”.

Theo hãng tin Anh Reuters, đây là những lời chỉ trích nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh dù không nêu đích danh nước nào. Tuy nhiên, trong những phần khác của bài phát biểu, tướng Trương Hựu Hiệp cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải thiện quan hệ quân sự với Hoa Kỳ khi khẳng định rằng Trung Quốc “sẽ tăng cường hợp tác và phối hợp chiến lược với Nga và sẵn sàng phát triển quan hệ quân sự với Mỹ, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác đôi bên cùng có lợi.”

Cùng một giọng điệu với chủ nhà Trung Quốc, trong phát biểu của mình, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu đã lên tiếng cảnh báo phương Tây rằng việc tham gia vào cuộc chiến Ukraina sẽ tạo ra nguy cơ nghiêm trọng.

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đã trích dẫn lời ông Shoigu theo đó: “Việc phương Tây liên tục leo thang xung đột với Nga hàm chứa nguy cơ làm dấy lên một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân, gây ra nhiều hậu quả thảm khốc”.

Theo Reuters, phát biểu của giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc tại Diễn Đàn Hương Sơn rất được chú ý theo dõi bối cảnh căng thẳng trên hai vấn đề Đài Loan và Biển Đông.

Bất chấp những nhận xét mang tính hòa giải về việc cải thiện quan hệ quân sự Trung-Mỹ, tướng Trương Hựu Hiệp và một số tướng lãnh khác của Quân Đội Trung Quốc không đưa ra dấu hiệu nào về lập trường mềm mỏng, đặc biệt trong vấn đề Đài Loan.

Trong tham luận của mình, tướng Trương Hựu Hiệp tái khẳng định việc Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Còn phát biểu tại một hội thảo hôm Chủ Nhật 29/10/2023, trung tướng Hà Lôi (He Lei), viện phó Viện Hàn Lâm Khoa Học Quân Sự Trung Quốc, nói rằng nếu Trung Quốc phải sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan thì “đó sẽ là một cuộc chiến thống nhất, một cuộc chiến công bằng và chính đáng”.

Diễn Đàn Quốc Phòng Hương Sơn tại Bắc Kinh đã mở ra từ Chủ Nhật 29/10 mà không có mặt bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, người thường chủ trì sự kiện này, nhưng lại có sự tham gia của một phái đoàn Hoa Kỳ cấp thấp. Vẫn chưa biết là liệu phái đoàn Mỹ có tiếp xúc riêng với các quan chức quân sự Trung Quốc hay không.


************

voatiengviet.com

Tại sao Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông?

VOA

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” mà họ một lần nữa đưa vào phiên bản mới của bản đồ quốc gia vào đầu năm nay.

Bản đồ này đã gây khó chịu cho các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Philippines và Việt Nam, những quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền ở vùng biển gần bờ biển của họ nhất.

Một tòa án quốc tế đã ra phán quyết từ năm 2016 rằng bản đồ của Trung Quốc không cung cấp cơ sở pháp lý cho yêu sách của Bắc Kinh nhưng Bắc Kinh đã phớt lờ quyết định đó và tiếp tục khẳng định tính hợp pháp của đường chín đoạn.

Theo Viện Lowy có trụ sở tại Sydney, các cường quốc thế giới như Trung Quốc sử dụng các phương tiện mang tính đại diện như bản đồ quốc gia để “biện minh cho chủ nghĩa ngoại lệ của họ”.

Viện nghiên cứu cho biết bản đồ này cho phép Bắc Kinh thể hiện việc “lãnh thổ hoá về đường biển”.

Vùng biển lịch sử

Theo quan điểm của Trung Quốc, yêu sách của nước này đối với Biển Đông có thể đã có từ nhiều thế kỷ trước và được thể hiện trong đường chín đoạn.

Các chuyến hành trình qua Biển Đông có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ hai, vào thời nhà Hán, khi các hoàng đế cử các nhà thám hiểm và quan chức chính phủ đi khảo sát các khu vực khác của châu Á.

Đến thời nhà Tống, Trung Quốc nhất mực khẳng định rằng họ đặt tên và nhận chủ quyền lãnh thổ ở các chuỗi đảo mà họ gọi là Nam Sa (Quần đảo Trường Sa) và Tây Sa (Quần đảo Hoàng Sa).

Thương mại cũng đưa các nhà thám hiểm Trung Quốc đi sâu hơn vào vùng biển Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Borneo và bán đảo Mã Lai, hầu hết đều nổi tiếng dưới thời Đô đốc Trịnh Hòa vào thời nhà Minh.

Bắc Kinh khẳng định rằng các ghi chép lịch sử của họ cho thấy các triều đại Trung Quốc hùng mạnh lúc bấy giờ gần như có quyền kiểm soát hoàn toàn vùng biển này trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nhà thám hiểm phương Tây và sự trỗi dậy của triều Nguyễn ở Việt Nam vào thế kỷ 19 đã thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển Đông Nam Á.

Đường ‘mười một’ đoạn

Thoạt đầu bị thôi thúc bởi việc buôn bán gia vị sinh lợi, người châu Âu bắt đầu khẳng định vị thế của mình ở Đông Nam Á từ thế kỷ 16.

Sau khi người Bồ Đào Nha thành lập thuộc địa ở Malacca trên bán đảo Mã Lai, người Anh, người Hà Lan và người Pháp cũng bắt đầu mở rộng sang khu vực, thiết lập các thuộc địa kéo dài cho đến Thế chiến Thứ hai, và trong một số trường hợp, còn xa hơn nữa.

Nhiều thành phố ở Trung Quốc cũng do Nhật Bản kiểm soát, một quốc gia quân sự hóa lúc bấy giờ cũng nắm quyền kiểm soát bán đảo Triều Tiên vào đầu thế kỷ 20.

Đến năm 1942, người Nhật đã đẩy lùi người châu Âu và mở rộng sự thống trị của họ vào đất liền và vùng biển Đông Nam Á, chiếm đóng nhiều nước xung quanh Biển Đông.

Khi Nhật Bản đầu hàng ba năm sau đó, chính phủ Quốc dân đảng lúc bấy giờ của Trung Quốc (được gọi là Trung Hoa Dân Quốc) đã nắm lấy cơ hội để đưa ra yêu sách đối với vùng biển này và xuất bản bản đồ quốc gia của Trung Quốc vào năm 1947, bao gồm cả yêu sách đường 11 đoạn đối với Biển Đông.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc đang trong cuộc nội chiến với đảng cộng sản vốn đang phát triển nhanh chóng, nhưng các chuyên gia địa chất đã bắt đầu lập danh mục những gì chính phủ Quốc Dân Đảng coi là kho báu hàng hải của Trung Quốc.

Hai đoạn gạch thêm trên bản đồ bao gồm Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.

Khi những người cộng sản giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, Bắc Kinh đã sửa lại bản đồ quốc gia, dường như từ bỏ yêu sách về vịnh (và hai đường đánh dấu vùng biển) do có chung “tình đồng chí” với Bắc Việt, cũng là cộng sản.

Đài Loan, nơi chính phủ dân tộc chủ nghĩa thành lập chính quyền sau thất bại trước phe cộng sản, đã từ bỏ yêu sách đối với vùng biển lịch sử này vào năm 2005.

Xung đột hiện đại

Đường lưỡi bò hình chữ U trên bản đồ quốc gia Trung Quốc đã vươn sâu vào Biển Đông; một sự thể hiện trực quan về quyền được tuyên bố của Trung Quốc đối với các vùng biển cách bờ biển Trung Quốc đôi khi hàng trăm km.

Các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền một phần biển và bác bỏ đường chín đoạn cho rằng yêu sách của Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của họ theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Theo luật đó, mỗi quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý (khoảng 370 km) tính từ bờ biển của mình và có quyền chủ quyền.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ lâu đã cố gắng hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm bớt căng thẳng về các yêu sách trên biển, nhưng hiệp hội này đã đạt được rất ít tiến bộ kể từ năm 2002 khi một bộ quy tắc sơ bộ được thống nhất.

Trong 20 năm kể từ đó, Trung Quốc đã củng cố bản đồ bằng những dấu hiệu cụ thể hơn về yêu sách của mình – xây dựng trên các bãi đá và đảo nhỏ và mở rộng các cơ sở quân sự trên các tiền đồn nhân tạo này. Họ cũng ủng hộ các tuyên bố của mình bằng các tàu tuần duyên, dân quân hàng hải và đội tàu đánh cá.

Biển Đông có gì hấp dẫn đến vậy?

Vào cuối những năm 1970, Biển Đông đã trở thành một trong những tuyến đường thương mại nổi bật nhất thế giới và các quốc gia Đông Nam Á phát hiện các mỏ dầu khí có tiềm năng sinh lời.

Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, “ước tính khoảng 11 tỷ thùng dầu chưa được khai thác và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên của vùng biển này – đã gây ra sự kèn cựa giữa các bên tranh chấp là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam”.

UNCLOS được đồng ý vào năm 1982 và được ký kết không chỉ bởi các quốc gia ven Biển Đông mà còn cả Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù đã ký luật nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình.

Ví dụ, trong phần ghi chú lưu trữ cuối cùng của Liên hiệp quốc: “Vào ngày 12 tháng 6 năm 1985, Tổng thư ký nhận được từ Chính phủ Trung Quốc thông báo sau: ‘Cái gọi là Quần đảo Kalayaan là một phần của Quần đảo Nam Sa [Trường Sa], luôn luôn là lãnh thổ của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Quần đảo Nam Sa cũng như các vùng biển và tài nguyên lân cận’.”

Thường thì Trung Quốc làm nhiều việc hơn là chỉ gửi công hàm ngoại giao.

“Trong những năm 1970 và 1980, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát phần lớn Quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc Biển Đông và Đá Gạc Ma ở Quần đảo Trường Sa ở góc phần tư phía đông nam của Biển Đông, cả hai đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,” Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ viết.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia yêu sách khác vẫn tiếp tục kể từ đó, với nhiều cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm bất hợp pháp vào vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Năm 2012, Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines sau cuộc đối đầu kéo dài nhiều tháng liên quan đến các tàu bán quân sự.

Vào tháng 10, cả hai lại đối đầu nhau về vấn đề rạn san hô – với việc Philippines gỡ bỏ một chuỗi phao của Trung Quốc ngăn cản ngư dân của Philippines.

Ngay cả trước sự cố hôm 22/10, đã có nhiều cuộc chạm trán giữa Bắc Kinh và Manila ngoài khơi Bãi Cỏ Mây, nơi Philippines đã neo đậu chiếc Sierra Madre vào năm 1999 và nằm cách đảo Hải Nam, vùng đất lớn gần nhất của Trung Quốc hơn 1.000 km.

Vào tháng 8 năm nay, Philippines cáo buộc Trung Quốc có “hành động nguy hiểm” sau khi lực lượng tuần duyên của nước này phun vòi rồng vào các tàu Philippines đang cố gắng tiếp tế cho những người lính đóng trên tàu Sierra Madre. Đầu năm nay, họ cáo buộc Trung Quốc chiếu “tia laser cấp quân sự” vào các tàu.

Trung Quốc tuyên bố rằng việc cải tạo đất của họ trên các bãi đá và rạn san hô ở vùng biển này tạo ra các quyền lợi hàng hải.

UNCLOS nói rằng mặc dù các quốc gia được phép xây dựng đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của mình nhưng những đảo nhân tạo này “không có quy chế về đảo. Không có lãnh hải riêng và sự hiện diện của các đảo nhân tạo không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”.

Phán quyết trọng tài

Sau cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough, Philippines bắt đầu tiến hành tố tụng trọng tài chống lại Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague.

Tòa án ra phán quyết có lợi cho Philippines, kết luận rằng UNCLOS “thay thế mọi quyền lịch sử hoặc các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán khác vượt quá giới hạn được áp đặt trong đó”.

Nói cách khác, đường chín đoạn không cung cấp cơ sở cho các yêu sách mở rộng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, phán quyết này hầu như không có tác dụng gì trong việc kiềm chế Bắc Kinh. Trung Quốc tiếp tục xây dựng đảo và triển khai lực lượng tuần duyên, tàu đánh cá và dân quân biển ở vùng biển tranh chấp.

Sau tranh cãi mới nhất về hàng rào phao ở bãi cạn Scarborough, không có dấu hiệu lùi bước nào ở Bắc Kinh.

Sau khi gọi bãi cạn này bằng tên tiếng Trung – đảo Hoàng Nham –phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân đưa ra cảnh báo: “Chúng tôi khuyên Philippines không nên khiêu khích hay gây rắc rối”.

Với sự quyết đoán ngày càng tăng và thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh, khó có thể thấy nước này sớm từ bỏ đường chín đoạn.

Con tàu rỉ sét thời Thế chiến Thứ hai, chiếc BRP Sierra Madre của Philippines hiện neo đậu tại Bãi Cỏ Mây, được xem là một điểm nóng hiện nay tại Biển Đông.

Trong hơn hai thập niên, chiếc BRP Sierra Madre, đã cố tình neo đậu ở vùng nước nông, xa xôi của Biển Đông đang tranh chấp khốc liệt, mang theo cờ Philippines và đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc.

Sierra Madre, nằm trên Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa, kể từ năm 1999, thực sự là một con tàu đắm. Rỉ sét đã tàn phá các mặt tàu và các lỗ thủng hằn trên lớp vỏ con tàu. Các chuyên gia quốc phòng đặt câu hỏi rằng nó có thể tồn tại bao lâu – và Philippines phải đối mặt với một quyết định khó khăn về những việc cần làm tiếp theo. Mỹ cũng vậy, nước có hiệp ước phòng thủ chung với Manila và coi Biển Đông, một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, có tầm quan trọng chiến lược.

Những nỗ lực của Philippines trong việc cung cấp hàng tiếp tế cho một số thuỷ quân lục chiến đóng trên con tàu rỉ sét này đã nhiều lần bị Trung Quốc ngăn chặn và yêu cầu phải rời tàu. Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang chờ đợi con tàu vỡ vụn, khiến bãi cạn không có người ở. Hôm 29/10, các tàu của Philippines và Trung Quốc đã va chạm hai lần khi Manila cố gắng thực hiện nhiệm vụ tiếp tế, vụ mới nhất trong một loạt các cuộc đối đầu căng thẳng trên biển.

Việc bỏ tàu sẽ đánh dấu một bước rút lui khó khăn đối với Philippines. Ông Jaime Naval, trợ lý giáo sư tại Đại học Philippines, cho biết Sierra Madre là “biểu tượng cho thấy chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta trải dài đến mức nào”.

Việc vận chuyển vật liệu xây dựng, thậm chí để sửa chữa một phần Sierra Madre, rất phức tạp về mặt hậu cần – dù bằng đường hàng không hay đường thủy.

Ông Raymond Powell, giáo sư tại Trung tâm Đổi mới An ninh Quốc gia Gordian Knot thuộc Đại học Stanford ở Hoa Kỳ, nói: “Việc đưa một thứ gì đó qua đường biển mà không bị cản trở là điều gần như không thể trừ khi bạn làm điều gì đó khó có thể quan sát được nhưng không có thứ gì trong kho của Philippines có tốc độ hoặc khả năng tàng hình để vượt qua tất cả những điều đó”.

Bãi Cỏ Mây chỉ có một lối vào rất hẹp, có thể dễ dàng bị chặn và các tàu Trung Quốc có thể nhanh chóng được triển khai từ Đá Vành Khăn gần đó, nơi đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1995.

Ông nói thêm: “Đá Vành khăn về mặt nào đó thực sự là vũ khí hoàn hảo để phong tỏa”.

Chính việc Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn vào năm 1995 đã khiến Manila cho mắc cạn tàu Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Cả hai địa điểm đều cách bờ biển đảo Palawan của Philippines chưa đầy 200 hải lý và do đó là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của Philippines - nghĩa là Philippines có quyền khai thác tài nguyên và xây dựng trong khu vực.

Sau những vụ va chạm gần đây mà Philippines đổ lỗi cho hành vi “nguy hiểm, vô trách nhiệm và bất hợp pháp” của Trung Quốc khi chặn tàu của họ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã ngăn chặn “một cách hợp pháp” nỗ lực của Philippines trong việc gửi vật liệu xây dựng” tới con tàu mà Trung Quốc nói là Philippines đã cho mắc cạn bất hợp pháp.

Các vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và Philippines tuần trước chỉ là vụ đối đầu mới nhất trong một nhiệm vụ tiếp tế. Vào tháng 8, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng chống lại một tàu tiếp tế tương tự của Philippines. Vào tháng 2, Manila cáo buộc Trung Quốc chiếu tia laser cấp quân sự vào một tàu Philippines.

Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng các cuộc đối đầu đang trở nên căng thẳng và thường xuyên hơn, đồng thời ngày càng có nguy cơ tính toán sai lầm trong một cuộc tranh chấp kéo dài và tế nhị.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hiệp ước phòng thủ chung giữa Manila và Washington mở rộng tới các cuộc tấn công vũ trang nhắm vào lực lượng vũ trang, tàu công cộng và máy bay của Philippines - bao gồm cả lực lượng Tuần duyên của nước này - ở bất cứ đâu trên Biển Đông. Nếu tình hình leo thang, điều này có thể khiến Mỹ rơi vào tình thế đối đầu với Bắc Kinh.

Căng thẳng đã tăng lên đến mức chưa từng thấy kể từ năm 2014, khi Philippines thả thực phẩm và nước uống xuống Bãi Cỏ Mây để vượt qua lệnh phong tỏa do Trung Quốc áp đặt, ông Harrison Prétat, phó giám đốc và cộng tác viên của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Washington nói.

Một số người đặt câu hỏi liệu thả dù có thể được sử dụng lại để cung cấp vật tư hay không, nhưng các nhà phân tích cho rằng đó không phải là một lựa chọn bền vững. Viện nghiên cứu Stratbase ADR có trụ sở tại Manila trong tuần này đã kêu gọi Manila xem xét các cuộc tuần tra chung với Mỹ và các đối tác khác. Chủ tịch Dindo Manhit nói: “Chỉ khi hợp tác cùng nhau, Philippines mới có thể khẳng định thành công quyền của mình”.

Ông Prétat cho biết, các cuộc tuần tra chung cũng sẽ đặt ra những câu hỏi khó.

Hiện cũng chưa rõ cuộc tuần tra chung sẽ như thế nào trên thực tế và điều này có thể khiến căng thẳng gia tăng thêm.

Ông Naval cho biết, các cuộc tuần tra với các quốc gia đối tác khác ngoài Mỹ có thể giúp giải quyết câu chuyện của Bắc Kinh rằng Washington đang sử dụng Philippines để khuấy động rắc rối trong khu vực. “Người Trung Quốc đang cố gắng đơn giản hóa câu chuyện [cho rằng] đây chỉ là trận chiến giữa hai con voi lớn. Thật sự là không phải vậy.”

Dưới thời tổng thống Ferdinand Marcos Jr, Philippines đã khôi phục liên minh với Mỹ, vốn đã trở nên tồi tệ dưới thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, nhưng nước này cũng đã tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Australia.

Tuần trước, Tướng Romeo Brawner, Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines, cho biết Manila đã bắt đầu sửa chữa sơ bộ trên con tàu.

Ông nói, thật buồn khi thấy tình trạng điều kiện sống nơi một đội quân nhỏ đang ở. Brawner nói: “Chúng tôi đang cố gắng cải thiện điều đó bằng cách đảm bảo rằng ít nhất họ có chỗ ngủ đàng hoàng, phòng ăn đàng hoàng và internet”.

Trước đây, ông Naval đã phỏng vấn những người lính được điều động lên tàu. “Nói một cách đơn giản, nó khiến bạn phát điên,” ông nói.

Ông nói thêm, những người lính ở trong những khu nhỏ, “mắt đối mắt với mọi người” trong nhiều tháng. Bão rất dữ dội và chẳng có chút thoải mái nào ngoài việc chiếc TV chạy bằng pin phát đi phát lại những bộ phim giống nhau.

Ông Powell cho biết, với tình trạng đổ nát của Sierra Madre, không rõ nó có thể được trục vớt ở mức độ nào. Ông nói thêm rằng việc bỏ rơi con tàu và gây bất ngờ cho Bắc Kinh bằng cách cho một tàu khác mắc cạn ở bãi cạn gần đó có thể là một lựa chọn thay thế. Ông cho biết thêm, quân đội có thể được chuyển đến một con tàu mới tại một đảo san hô gần bờ biển Palawan, chẳng hạn như Bãi cạn Sabina.

Ông nói: “Đó có thể là một thất bại, nhưng đồng thời cũng là một chiến thắng vì họ sẽ bắt đầu lại từ đầu,” ông nói và cho biết thêm rằng các vật liệu để bảo trì lâu dài có thể được đưa lên tàu.

Ông Prétat cho biết, nếu đảo san hô không có người ở, không rõ liệu Trung Quốc có tìm cách xây dựng trên đó hay không, vì Đá Vành Khăn cách đó khoảng 30 km.

Không ai biết Sierra Madre đã tồn tại được bao lâu trước khi bị thời tiết khắc nghiệt phá huỷ, nhưng ông Powell nói rằng có những lo ngại rằng sự sụp đổ của nó có thể xảy ra trong vòng vài tháng chứ không phải vài năm tới. “Chúng ta phải sẵn sàng cho ý tưởng rằng nó có thể bắt đầu vào ngày mai.”

(Nguồn Al Jazeera/The Guardian)


************

voatiengviet.com

Ukraine tuyên bố sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở Bakhmut

Reuters

Các quan chức quân sự Kyiv ngày 30/10 cho hay Nga đã tăng cường lực lượng xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá ở miền đông Ukraine và đã chuyển quân từ phòng thủ sang tấn công, nhưng Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công.

Nga đã chiếm được Bakhmut, nơi diễn ra một số trận giao tranh đẫm máu nhất trong cuộc chiến kéo dài 20 tháng, vào tháng 5 năm nay. Ukraine phát động một cuộc phản công vào tháng 6 nhằm chiếm lại vùng đất bị chiếm đóng ở phía nam và phía đông đất nước, bao gồm cả Bakhmut.

Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy lực lượng mặt đất của Ukraine, viết trên Telegram: “Tại khu vực Bakhmut, kẻ thù đã tăng cường đáng kể đội hình và chuyển từ phòng thủ sang hành động tích cực”.

Ông Volodymyr Fityo, người đứng đầu bộ phận liên lạc của Bộ chỉ huy lực lượng mặt đất Ukraine, cho biết lực lượng Nga đã chuẩn bị từ đầu tháng này để chiếm lại các vị trí xung quanh Bakhmut vốn đã về tay Ukraine trong cuộc phản công của Kyiv.

Ông Fityo nói với Reuters qua điện thoại: “Chúng tôi đã thấy điều này, tình báo đã báo cáo mọi thứ. Chúng tôi đã chuẩn bị, củng cố các vị trí phòng thủ, xây dựng các công sự và huy động lực lượng trừ bị”. “Điều này không gây ngạc nhiên cho chúng tôi.”

Cả hai người đều cho biết lực lượng Nga đặc biệt tích cực gần thị trấn Kupiansk do Ukraine nắm giữ ở phía đông bắc, nơi ông Fityo cho rằng Nga có ưu thế về quân số.

Reuters không thể xác minh độc lập các tin tức trên chiến trường.

Trong phúc trình hàng đêm, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết lực lượng của Kyiv vẫn tiếp tục tấn công gần Bakhmut.

“Kẻ thù đã cố gắng khôi phục các vị trí đã mất gần Klishchiivka nhưng không thành công”, quân đội Ukraine nói, đề cập đến một ngôi làng ở phía nam Bakhmut mà Ukraine đã chiếm lại vào tháng 9 vừa qua.

Quân đội Nga cũng cố gắng tiến vào Synkivka, phía bắc Kupiansk, nhưng không đạt được tiến triển nào.

Nga cũng đang tập trung nhiều nỗ lực trong những tuần gần đây vào việc bao vây và chiếm Avdiivka, một thị trấn chiến lược ở phía nam.


***********

voatiengviet.com

Israel quyết không dừng cuộc chiến chống Hamas

Reuters

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 30/10 tuyên bố Israel sẽ không đồng ý đình chiến với Hamas ở Dải Gaza và sẽ xúc tiến kế hoạch tiêu diệt nhóm này.

Ông Netanyahu cho biết tất cả các cuộc chiến đều có thương vong dân sự ngoài ý muốn và cuộc tấn công của Israel vào Gaza, nơi Hamas kiểm soát, là cuộc chiến giữa “nền văn minh với sự man rợ”, đồng thời kêu gọi các đồng minh ủng hộ Israel.

Tại một cuộc họp báo ở Tel Aviv, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Bộ trưởng Bộ Chiến lược Ron Dermer của ông Netanyahu cũng phát biểu trước các nhà báo.

Ông Dermer nói sự phối hợp của Israel với Mỹ trong cuộc chiến với Hamas là “chưa từng có trong lịch sử”.

Ông Gallant cho biết tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng, chỉ có quân đội và cảnh sát Israel mới được phép sử dụng vũ lực.

Các chuyên gia quân sự nói với Reuters rằng các lực lượng Israel đang di chuyển từ từ trong cuộc tấn công trên bộ ở Gaza một phần để mở ngỏ khả năng lôi kéo các chiến binh Hamas đàm phán giải phóng hơn 200 con tin mà Hamas đang bắt giữ.

Theo đánh giá của ba nguồn tin an ninh, việc không tiến thẳng vào các khu vực đông đúc nhất ở Gaza với toàn bộ lực lượng bộ binh của Israel cũng đồng thời nhằm mục đích làm suy yếu sự lãnh đạo của Hamas bằng một chiến dịch kéo dài.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuần trước cho biết việc giải cứu con tin là một phần “không thể thiếu” trong mục tiêu của quân đội Israel ở Gaza.

Hamas, một nhóm Hồi giáo vũ trang cai trị Gaza, cho đến nay đã thả 4 thường dân trong số 239 con tin được cho là đang bị Hamas giam giữ. Nhiều người trong số này đang ở dưới mạng lưới đường hầm của Hamas sâu trong lòng đất.

Israel đánh trả mạnh mẽ sau khi các tay súng Hamas đột ngột xông vào Israel hôm 7/10, giết chết 1.400 người, chủ yếu là dân thường, trong ngày đẫm máu nhất trong lịch sử 75 năm của Israel.

Theo Bộ Y tế Gaza do Hamas điều hành, trong ba tuần kể từ cuộc tấn công của Hamas, các cuộc không kích của Israel đã tàn phá những vùng đất rộng lớn ở Gaza, giết chết hơn 8.000 người trong đó có hơn 3.000 trẻ em, đồng thời cắt đứt nguồn cung cấp thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu.

Các lãnh đạo Hamas nói rằng cần phải có lệnh ngừng bắn để giải thoát các con tin dân sự, mà Israel cho rằng bao gồm những người có hộ chiếu từ 25 quốc gia khác nhau.

Năm 2011, Hamas đã đàm phán thả hơn 1.000 tù nhân Palestine ở Israel để đổi lấy một binh sĩ Israel.

Sự lo ngại quốc tế ngày càng tăng về điều kiện ở Gaza đã khiến các cường quốc tuần trước kêu gọi Israel “ngưng bắn nhân đạo” để đưa viện trợ vào và đưa con tin ra ngoài.

Cho rằng bất kỳ cuộc ngưng bắn nào cũng sẽ có lợi cho Hamas, Israel đã từ chối lời kêu gọi này, trong sự chia rẽ công khai đầu tiên giữa Israel với các đồng minh kể từ ngày 7/10.

Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho biết cuộc chiến sẽ kéo dài và Israel đang tấn công Hamas “trên và dưới lòng đất - từ trên không, trên bộ và trên biển”.


*************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất Ngày 31 -10 -2023

xxx

Hoaluc 3

*************

rfi.fr

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Reuters) –Ukrainamuốn tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình trong năm nay. Hôm qua, 29/10/2023, thứ trưởng Ngoại Giao Ukraina Mykola Tochytskyi đã bày tỏ mong muốn này sau cuộc họp hai ngày 28-29/10 tại Malta, với sự tham dự của đại diện 66 quốc gia. Cuộc gặp này thảo luận về việc xây dựng kế hoạch hoà bình trong nỗ lực thắt chặt quan hệ với các nước châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh. Trung Quốc không tham dự, nhưng Ukraina vẫn khẳng định muốn đón tiếp Trung Quốc cùng tất cả các quốc gia khác tại hội nghị thượng đỉnh sắp tới. 

(AFP) - Phóng Viên Không Biên Giới: Các nhà báo bị nạn ở vùng biên giới Liban-Israel đã bị cố tình nhắm bắn. Ngày 13/10/2023, khi đang tác nghiệp tại Liban ở vùng giáp giới với Israel, một nhóm phóng viên đã bị trúng pháo kích bắn đi từ phía Israel : một nhà báo của hãng tin Reuters đã thiệt mạng, trong lúc 6 nhà báo khác, trong đó có 2 người của hãng tin Pháp AFP, bị thương. Trong một cuộc điều tra mà kết quả được công bố hôm 29/10/2023, dù không quy kết đích danh Quân Đội Israel, nhưng tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới khẳng định rằng các phóng viên đã bị chọn làm mục tiêu nhắm bắn, và đạn pháo đến từ phía biên giới với Israel. 

(AFP) - Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế : Năng lượng tái tạo phải phát triển “nhanh hơn tại các nước đang phát triển”. Để hạn chế nhiệt độ nóng lên toàn cầu ở mức 1,5°C so với thời kỳ tiền công nghiệp, Cơ quan Năng lượng Tái tạo Quốc tế (Irena) trong một báo cáo được công bố vào thứ Hai 30/10/2023, đưa ra khuyến nghị như trên. Đòi hỏi chính của Irena là cần gấp ba lần năng lực sản xuất năng lượng tái tạo của thế giới vào năm 2030 so với hiện nay, với mức trung bình hàng năm là 1.300 tỷ đô la so với 486 tỷ đô la năm 2022. Để đạt mục tiêu này Irena kêu gọi “cải cách” cấu trúc tài chính toàn cầu nhằm hỗ trợ quá trình chuyển đổi năng lượng của các quốc gia phương Nam.

 (AFP) - Công nghị Công Giáo toàn cầu: Việc phụ nữ tham gia vào quá trình quyết định trong Giáo hội là ‘‘cấp thiết’’. Theo văn kiện được thông qua với hơn hai phần ba số phiếu, ngày 28/10/2023, tại Roma, việc phụ nữ có thể ‘‘tham gia vào quá trình ra quyết định’’ cũng như đảm nhận một số mục vụ và chức vụ cấp bộ trong Giáo hội, trong đó có chức phó tế là ‘‘cấp thiết’’. 365 người, bao gồm Giáo hoàng, tham gia cuộc họp này. Lần đầu tiên 54 phụ nữ, trong đó có nhiều nữ tín đồ bình thường, được phép tham gia Công nghị Công giáo toàn cầu.

(AFP) - Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo sửa đổi Hiến Pháp để bảo đảm quyền phá thai. Chủ nhật 29/10/2023, nguyên thủ Pháp cho biết dự luật sửa đổi Hiến Pháp sẽ được gửi đến Tham Chính Viện trong tuần này và từ nay đến cuối năm 2023,sẽ trình Hội Đồng Bộ Trưởng. Và từ năm 2024, quyền phá thai của phụ nữ sẽ là quyền “không thể đảo ngược”. Việc đưa quyền phá thai vào Hiến Pháp sẽ khiến các nhà lập pháp khó có thể xóa bỏ hay xâm phạm đến quyền này. 


*************

rfi.fr

Diễn Đàn Quốc Phòng Hương Sơn: Trung Quốc và Nga luân phiên đả kích Mỹ và phương Tây

Trọng Nghĩa

Nhân Diễn Đàn Quốc Phòng Hương Sơn của Trung Quốc mở ra tại Bắc Kinh, giới lãnh đạo quân sự Bắc Kinh vào hôm nay, 30/10/2023, đã lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ cho dù vẫn tuyên bố sẽ tăng cường quan hệ quốc phòng với Washington. Đồng minh của Trung Quốc là Nga cũng tranh thủ diễn đàn để tố cáo phương Tây hiếu chiến.

Đăng ngày:

3 phút

Tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, trước khi phát biểu khai mạc diễn đàng Hương Sơn, Bắc Kinh, ngày 30/10/2023.
Tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, trước khi phát biểu khai mạc diễn đàng Hương Sơn, Bắc Kinh, ngày 30/10/2023. AP - Ng Han Guan

Trong bài phát biểu khai mạc Diễn Đàn Hương Sơn, tướng Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc, đã cáo buộc “một số quốc gia” đang “cố tình gây nên tình trạng hỗn loạn, can thiệp vào các vấn đề khu vực, xen vào công việc nội bộ của nước khác và xúi giục các cuộc cách mạng màu”.

Theo hãng tin Anh Reuters, đây là những lời chỉ trích nhắm vào Hoa Kỳ và các đồng minh dù không nêu đích danh nước nào. Tuy nhiên, trong những phần khác của bài phát biểu, tướng Trương Hựu Hiệp cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải thiện quan hệ quân sự với Hoa Kỳ khi khẳng định rằng Trung Quốc “sẽ tăng cường hợp tác và phối hợp chiến lược với Nga và sẵn sàng phát triển quan hệ quân sự với Mỹ, trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác đôi bên cùng có lợi.”

Cùng một giọng điệu với chủ nhà Trung Quốc, trong phát biểu của mình, bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu đã lên tiếng cảnh báo phương Tây rằng việc tham gia vào cuộc chiến Ukraina sẽ tạo ra nguy cơ nghiêm trọng.

Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đã trích dẫn lời ông Shoigu theo đó: “Việc phương Tây liên tục leo thang xung đột với Nga hàm chứa nguy cơ làm dấy lên một cuộc đụng độ quân sự trực tiếp giữa các cường quốc hạt nhân, gây ra nhiều hậu quả thảm khốc”.

Theo Reuters, phát biểu của giới lãnh đạo quân sự Trung Quốc tại Diễn Đàn Hương Sơn rất được chú ý theo dõi bối cảnh căng thẳng trên hai vấn đề Đài Loan và Biển Đông.

Bất chấp những nhận xét mang tính hòa giải về việc cải thiện quan hệ quân sự Trung-Mỹ, tướng Trương Hựu Hiệp và một số tướng lãnh khác của Quân Đội Trung Quốc không đưa ra dấu hiệu nào về lập trường mềm mỏng, đặc biệt trong vấn đề Đài Loan.

Trong tham luận của mình, tướng Trương Hựu Hiệp tái khẳng định việc Đài Loan là “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc. Còn phát biểu tại một hội thảo hôm Chủ Nhật 29/10/2023, trung tướng Hà Lôi (He Lei), viện phó Viện Hàn Lâm Khoa Học Quân Sự Trung Quốc, nói rằng nếu Trung Quốc phải sử dụng vũ lực chống lại Đài Loan thì “đó sẽ là một cuộc chiến thống nhất, một cuộc chiến công bằng và chính đáng”.

Diễn Đàn Quốc Phòng Hương Sơn tại Bắc Kinh đã mở ra từ Chủ Nhật 29/10 mà không có mặt bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc, người thường chủ trì sự kiện này, nhưng lại có sự tham gia của một phái đoàn Hoa Kỳ cấp thấp. Vẫn chưa biết là liệu phái đoàn Mỹ có tiếp xúc riêng với các quan chức quân sự Trung Quốc hay không.


************

voatiengviet.com

Tại sao Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông?

VOA

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” mà họ một lần nữa đưa vào phiên bản mới của bản đồ quốc gia vào đầu năm nay.

Bản đồ này đã gây khó chịu cho các quốc gia Đông Nam Á, bao gồm Malaysia, Philippines và Việt Nam, những quốc gia cũng tuyên bố chủ quyền ở vùng biển gần bờ biển của họ nhất.

Một tòa án quốc tế đã ra phán quyết từ năm 2016 rằng bản đồ của Trung Quốc không cung cấp cơ sở pháp lý cho yêu sách của Bắc Kinh nhưng Bắc Kinh đã phớt lờ quyết định đó và tiếp tục khẳng định tính hợp pháp của đường chín đoạn.

Theo Viện Lowy có trụ sở tại Sydney, các cường quốc thế giới như Trung Quốc sử dụng các phương tiện mang tính đại diện như bản đồ quốc gia để “biện minh cho chủ nghĩa ngoại lệ của họ”.

Viện nghiên cứu cho biết bản đồ này cho phép Bắc Kinh thể hiện việc “lãnh thổ hoá về đường biển”.

Vùng biển lịch sử

Theo quan điểm của Trung Quốc, yêu sách của nước này đối với Biển Đông có thể đã có từ nhiều thế kỷ trước và được thể hiện trong đường chín đoạn.

Các chuyến hành trình qua Biển Đông có thể bắt đầu từ thế kỷ thứ hai, vào thời nhà Hán, khi các hoàng đế cử các nhà thám hiểm và quan chức chính phủ đi khảo sát các khu vực khác của châu Á.

Đến thời nhà Tống, Trung Quốc nhất mực khẳng định rằng họ đặt tên và nhận chủ quyền lãnh thổ ở các chuỗi đảo mà họ gọi là Nam Sa (Quần đảo Trường Sa) và Tây Sa (Quần đảo Hoàng Sa).

Thương mại cũng đưa các nhà thám hiểm Trung Quốc đi sâu hơn vào vùng biển Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Borneo và bán đảo Mã Lai, hầu hết đều nổi tiếng dưới thời Đô đốc Trịnh Hòa vào thời nhà Minh.

Bắc Kinh khẳng định rằng các ghi chép lịch sử của họ cho thấy các triều đại Trung Quốc hùng mạnh lúc bấy giờ gần như có quyền kiểm soát hoàn toàn vùng biển này trong nhiều thế kỷ.

Tuy nhiên, sự xuất hiện của các nhà thám hiểm phương Tây và sự trỗi dậy của triều Nguyễn ở Việt Nam vào thế kỷ 19 đã thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với vùng biển Đông Nam Á.

Đường ‘mười một’ đoạn

Thoạt đầu bị thôi thúc bởi việc buôn bán gia vị sinh lợi, người châu Âu bắt đầu khẳng định vị thế của mình ở Đông Nam Á từ thế kỷ 16.

Sau khi người Bồ Đào Nha thành lập thuộc địa ở Malacca trên bán đảo Mã Lai, người Anh, người Hà Lan và người Pháp cũng bắt đầu mở rộng sang khu vực, thiết lập các thuộc địa kéo dài cho đến Thế chiến Thứ hai, và trong một số trường hợp, còn xa hơn nữa.

Nhiều thành phố ở Trung Quốc cũng do Nhật Bản kiểm soát, một quốc gia quân sự hóa lúc bấy giờ cũng nắm quyền kiểm soát bán đảo Triều Tiên vào đầu thế kỷ 20.

Đến năm 1942, người Nhật đã đẩy lùi người châu Âu và mở rộng sự thống trị của họ vào đất liền và vùng biển Đông Nam Á, chiếm đóng nhiều nước xung quanh Biển Đông.

Khi Nhật Bản đầu hàng ba năm sau đó, chính phủ Quốc dân đảng lúc bấy giờ của Trung Quốc (được gọi là Trung Hoa Dân Quốc) đã nắm lấy cơ hội để đưa ra yêu sách đối với vùng biển này và xuất bản bản đồ quốc gia của Trung Quốc vào năm 1947, bao gồm cả yêu sách đường 11 đoạn đối với Biển Đông.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc đang trong cuộc nội chiến với đảng cộng sản vốn đang phát triển nhanh chóng, nhưng các chuyên gia địa chất đã bắt đầu lập danh mục những gì chính phủ Quốc Dân Đảng coi là kho báu hàng hải của Trung Quốc.

Hai đoạn gạch thêm trên bản đồ bao gồm Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam.

Khi những người cộng sản giành chiến thắng trong cuộc nội chiến, Bắc Kinh đã sửa lại bản đồ quốc gia, dường như từ bỏ yêu sách về vịnh (và hai đường đánh dấu vùng biển) do có chung “tình đồng chí” với Bắc Việt, cũng là cộng sản.

Đài Loan, nơi chính phủ dân tộc chủ nghĩa thành lập chính quyền sau thất bại trước phe cộng sản, đã từ bỏ yêu sách đối với vùng biển lịch sử này vào năm 2005.

Xung đột hiện đại

Đường lưỡi bò hình chữ U trên bản đồ quốc gia Trung Quốc đã vươn sâu vào Biển Đông; một sự thể hiện trực quan về quyền được tuyên bố của Trung Quốc đối với các vùng biển cách bờ biển Trung Quốc đôi khi hàng trăm km.

Các quốc gia khác tuyên bố chủ quyền một phần biển và bác bỏ đường chín đoạn cho rằng yêu sách của Trung Quốc xâm phạm lãnh thổ của họ theo quy định của Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS). Theo luật đó, mỗi quốc gia có vùng đặc quyền kinh tế kéo dài 200 hải lý (khoảng 370 km) tính từ bờ biển của mình và có quyền chủ quyền.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) từ lâu đã cố gắng hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử nhằm giảm bớt căng thẳng về các yêu sách trên biển, nhưng hiệp hội này đã đạt được rất ít tiến bộ kể từ năm 2002 khi một bộ quy tắc sơ bộ được thống nhất.

Trong 20 năm kể từ đó, Trung Quốc đã củng cố bản đồ bằng những dấu hiệu cụ thể hơn về yêu sách của mình – xây dựng trên các bãi đá và đảo nhỏ và mở rộng các cơ sở quân sự trên các tiền đồn nhân tạo này. Họ cũng ủng hộ các tuyên bố của mình bằng các tàu tuần duyên, dân quân hàng hải và đội tàu đánh cá.

Biển Đông có gì hấp dẫn đến vậy?

Vào cuối những năm 1970, Biển Đông đã trở thành một trong những tuyến đường thương mại nổi bật nhất thế giới và các quốc gia Đông Nam Á phát hiện các mỏ dầu khí có tiềm năng sinh lời.

Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại, “ước tính khoảng 11 tỷ thùng dầu chưa được khai thác và 190 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên của vùng biển này – đã gây ra sự kèn cựa giữa các bên tranh chấp là Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam”.

UNCLOS được đồng ý vào năm 1982 và được ký kết không chỉ bởi các quốc gia ven Biển Đông mà còn cả Trung Quốc.

Tuy nhiên, dù đã ký luật nhưng Bắc Kinh vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của mình.

Ví dụ, trong phần ghi chú lưu trữ cuối cùng của Liên hiệp quốc: “Vào ngày 12 tháng 6 năm 1985, Tổng thư ký nhận được từ Chính phủ Trung Quốc thông báo sau: ‘Cái gọi là Quần đảo Kalayaan là một phần của Quần đảo Nam Sa [Trường Sa], luôn luôn là lãnh thổ của Trung Quốc. Chính phủ Trung Quốc đã nhiều lần tuyên bố rằng Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi đối với Quần đảo Nam Sa cũng như các vùng biển và tài nguyên lân cận’.”

Thường thì Trung Quốc làm nhiều việc hơn là chỉ gửi công hàm ngoại giao.

“Trong những năm 1970 và 1980, Trung Quốc đã nắm quyền kiểm soát phần lớn Quần đảo Hoàng Sa ở phía bắc Biển Đông và Đá Gạc Ma ở Quần đảo Trường Sa ở góc phần tư phía đông nam của Biển Đông, cả hai đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam,” Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ viết.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia yêu sách khác vẫn tiếp tục kể từ đó, với nhiều cáo buộc Bắc Kinh xâm phạm bất hợp pháp vào vùng đặc quyền kinh tế của họ.

Năm 2012, Bắc Kinh nắm quyền kiểm soát Bãi cạn Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines sau cuộc đối đầu kéo dài nhiều tháng liên quan đến các tàu bán quân sự.

Vào tháng 10, cả hai lại đối đầu nhau về vấn đề rạn san hô – với việc Philippines gỡ bỏ một chuỗi phao của Trung Quốc ngăn cản ngư dân của Philippines.

Ngay cả trước sự cố hôm 22/10, đã có nhiều cuộc chạm trán giữa Bắc Kinh và Manila ngoài khơi Bãi Cỏ Mây, nơi Philippines đã neo đậu chiếc Sierra Madre vào năm 1999 và nằm cách đảo Hải Nam, vùng đất lớn gần nhất của Trung Quốc hơn 1.000 km.

Vào tháng 8 năm nay, Philippines cáo buộc Trung Quốc có “hành động nguy hiểm” sau khi lực lượng tuần duyên của nước này phun vòi rồng vào các tàu Philippines đang cố gắng tiếp tế cho những người lính đóng trên tàu Sierra Madre. Đầu năm nay, họ cáo buộc Trung Quốc chiếu “tia laser cấp quân sự” vào các tàu.

Trung Quốc tuyên bố rằng việc cải tạo đất của họ trên các bãi đá và rạn san hô ở vùng biển này tạo ra các quyền lợi hàng hải.

UNCLOS nói rằng mặc dù các quốc gia được phép xây dựng đảo nhân tạo trong vùng đặc quyền kinh tế của mình nhưng những đảo nhân tạo này “không có quy chế về đảo. Không có lãnh hải riêng và sự hiện diện của các đảo nhân tạo không ảnh hưởng đến việc phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa”.

Phán quyết trọng tài

Sau cuộc đối đầu ở bãi cạn Scarborough, Philippines bắt đầu tiến hành tố tụng trọng tài chống lại Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài Thường trực ở The Hague.

Tòa án ra phán quyết có lợi cho Philippines, kết luận rằng UNCLOS “thay thế mọi quyền lịch sử hoặc các quyền chủ quyền hoặc quyền tài phán khác vượt quá giới hạn được áp đặt trong đó”.

Nói cách khác, đường chín đoạn không cung cấp cơ sở cho các yêu sách mở rộng của Trung Quốc.

Tuy nhiên, phán quyết này hầu như không có tác dụng gì trong việc kiềm chế Bắc Kinh. Trung Quốc tiếp tục xây dựng đảo và triển khai lực lượng tuần duyên, tàu đánh cá và dân quân biển ở vùng biển tranh chấp.

Sau tranh cãi mới nhất về hàng rào phao ở bãi cạn Scarborough, không có dấu hiệu lùi bước nào ở Bắc Kinh.

Sau khi gọi bãi cạn này bằng tên tiếng Trung – đảo Hoàng Nham –phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Uông Văn Bân đưa ra cảnh báo: “Chúng tôi khuyên Philippines không nên khiêu khích hay gây rắc rối”.

Với sự quyết đoán ngày càng tăng và thái độ không khoan nhượng của Bắc Kinh, khó có thể thấy nước này sớm từ bỏ đường chín đoạn.

Con tàu rỉ sét thời Thế chiến Thứ hai, chiếc BRP Sierra Madre của Philippines hiện neo đậu tại Bãi Cỏ Mây, được xem là một điểm nóng hiện nay tại Biển Đông.

Trong hơn hai thập niên, chiếc BRP Sierra Madre, đã cố tình neo đậu ở vùng nước nông, xa xôi của Biển Đông đang tranh chấp khốc liệt, mang theo cờ Philippines và đề phòng sự bành trướng của Trung Quốc.

Sierra Madre, nằm trên Bãi Cỏ Mây, thuộc quần đảo Trường Sa, kể từ năm 1999, thực sự là một con tàu đắm. Rỉ sét đã tàn phá các mặt tàu và các lỗ thủng hằn trên lớp vỏ con tàu. Các chuyên gia quốc phòng đặt câu hỏi rằng nó có thể tồn tại bao lâu – và Philippines phải đối mặt với một quyết định khó khăn về những việc cần làm tiếp theo. Mỹ cũng vậy, nước có hiệp ước phòng thủ chung với Manila và coi Biển Đông, một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới, có tầm quan trọng chiến lược.

Những nỗ lực của Philippines trong việc cung cấp hàng tiếp tế cho một số thuỷ quân lục chiến đóng trên con tàu rỉ sét này đã nhiều lần bị Trung Quốc ngăn chặn và yêu cầu phải rời tàu. Các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang chờ đợi con tàu vỡ vụn, khiến bãi cạn không có người ở. Hôm 29/10, các tàu của Philippines và Trung Quốc đã va chạm hai lần khi Manila cố gắng thực hiện nhiệm vụ tiếp tế, vụ mới nhất trong một loạt các cuộc đối đầu căng thẳng trên biển.

Việc bỏ tàu sẽ đánh dấu một bước rút lui khó khăn đối với Philippines. Ông Jaime Naval, trợ lý giáo sư tại Đại học Philippines, cho biết Sierra Madre là “biểu tượng cho thấy chủ quyền và quyền chủ quyền của chúng ta trải dài đến mức nào”.

Việc vận chuyển vật liệu xây dựng, thậm chí để sửa chữa một phần Sierra Madre, rất phức tạp về mặt hậu cần – dù bằng đường hàng không hay đường thủy.

Ông Raymond Powell, giáo sư tại Trung tâm Đổi mới An ninh Quốc gia Gordian Knot thuộc Đại học Stanford ở Hoa Kỳ, nói: “Việc đưa một thứ gì đó qua đường biển mà không bị cản trở là điều gần như không thể trừ khi bạn làm điều gì đó khó có thể quan sát được nhưng không có thứ gì trong kho của Philippines có tốc độ hoặc khả năng tàng hình để vượt qua tất cả những điều đó”.

Bãi Cỏ Mây chỉ có một lối vào rất hẹp, có thể dễ dàng bị chặn và các tàu Trung Quốc có thể nhanh chóng được triển khai từ Đá Vành Khăn gần đó, nơi đã bị Trung Quốc chiếm đóng từ năm 1995.

Ông nói thêm: “Đá Vành khăn về mặt nào đó thực sự là vũ khí hoàn hảo để phong tỏa”.

Chính việc Trung Quốc chiếm giữ Đá Vành Khăn vào năm 1995 đã khiến Manila cho mắc cạn tàu Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Cả hai địa điểm đều cách bờ biển đảo Palawan của Philippines chưa đầy 200 hải lý và do đó là một phần của vùng đặc quyền kinh tế của Philippines - nghĩa là Philippines có quyền khai thác tài nguyên và xây dựng trong khu vực.

Sau những vụ va chạm gần đây mà Philippines đổ lỗi cho hành vi “nguy hiểm, vô trách nhiệm và bất hợp pháp” của Trung Quốc khi chặn tàu của họ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết lực lượng tuần duyên Trung Quốc đã ngăn chặn “một cách hợp pháp” nỗ lực của Philippines trong việc gửi vật liệu xây dựng” tới con tàu mà Trung Quốc nói là Philippines đã cho mắc cạn bất hợp pháp.

Các vụ va chạm giữa tàu Trung Quốc và Philippines tuần trước chỉ là vụ đối đầu mới nhất trong một nhiệm vụ tiếp tế. Vào tháng 8, các tàu tuần duyên Trung Quốc đã sử dụng vòi rồng chống lại một tàu tiếp tế tương tự của Philippines. Vào tháng 2, Manila cáo buộc Trung Quốc chiếu tia laser cấp quân sự vào một tàu Philippines.

Các nhà phân tích đã cảnh báo rằng các cuộc đối đầu đang trở nên căng thẳng và thường xuyên hơn, đồng thời ngày càng có nguy cơ tính toán sai lầm trong một cuộc tranh chấp kéo dài và tế nhị.

Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết hiệp ước phòng thủ chung giữa Manila và Washington mở rộng tới các cuộc tấn công vũ trang nhắm vào lực lượng vũ trang, tàu công cộng và máy bay của Philippines - bao gồm cả lực lượng Tuần duyên của nước này - ở bất cứ đâu trên Biển Đông. Nếu tình hình leo thang, điều này có thể khiến Mỹ rơi vào tình thế đối đầu với Bắc Kinh.

Căng thẳng đã tăng lên đến mức chưa từng thấy kể từ năm 2014, khi Philippines thả thực phẩm và nước uống xuống Bãi Cỏ Mây để vượt qua lệnh phong tỏa do Trung Quốc áp đặt, ông Harrison Prétat, phó giám đốc và cộng tác viên của Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, một cơ quan nghiên cứu có trụ sở tại Washington nói.

Một số người đặt câu hỏi liệu thả dù có thể được sử dụng lại để cung cấp vật tư hay không, nhưng các nhà phân tích cho rằng đó không phải là một lựa chọn bền vững. Viện nghiên cứu Stratbase ADR có trụ sở tại Manila trong tuần này đã kêu gọi Manila xem xét các cuộc tuần tra chung với Mỹ và các đối tác khác. Chủ tịch Dindo Manhit nói: “Chỉ khi hợp tác cùng nhau, Philippines mới có thể khẳng định thành công quyền của mình”.

Ông Prétat cho biết, các cuộc tuần tra chung cũng sẽ đặt ra những câu hỏi khó.

Hiện cũng chưa rõ cuộc tuần tra chung sẽ như thế nào trên thực tế và điều này có thể khiến căng thẳng gia tăng thêm.

Ông Naval cho biết, các cuộc tuần tra với các quốc gia đối tác khác ngoài Mỹ có thể giúp giải quyết câu chuyện của Bắc Kinh rằng Washington đang sử dụng Philippines để khuấy động rắc rối trong khu vực. “Người Trung Quốc đang cố gắng đơn giản hóa câu chuyện [cho rằng] đây chỉ là trận chiến giữa hai con voi lớn. Thật sự là không phải vậy.”

Dưới thời tổng thống Ferdinand Marcos Jr, Philippines đã khôi phục liên minh với Mỹ, vốn đã trở nên tồi tệ dưới thời người tiền nhiệm Rodrigo Duterte, nhưng nước này cũng đã tăng cường quan hệ với Nhật Bản và Australia.

Tuần trước, Tướng Romeo Brawner, Tham mưu trưởng lực lượng vũ trang Philippines, cho biết Manila đã bắt đầu sửa chữa sơ bộ trên con tàu.

Ông nói, thật buồn khi thấy tình trạng điều kiện sống nơi một đội quân nhỏ đang ở. Brawner nói: “Chúng tôi đang cố gắng cải thiện điều đó bằng cách đảm bảo rằng ít nhất họ có chỗ ngủ đàng hoàng, phòng ăn đàng hoàng và internet”.

Trước đây, ông Naval đã phỏng vấn những người lính được điều động lên tàu. “Nói một cách đơn giản, nó khiến bạn phát điên,” ông nói.

Ông nói thêm, những người lính ở trong những khu nhỏ, “mắt đối mắt với mọi người” trong nhiều tháng. Bão rất dữ dội và chẳng có chút thoải mái nào ngoài việc chiếc TV chạy bằng pin phát đi phát lại những bộ phim giống nhau.

Ông Powell cho biết, với tình trạng đổ nát của Sierra Madre, không rõ nó có thể được trục vớt ở mức độ nào. Ông nói thêm rằng việc bỏ rơi con tàu và gây bất ngờ cho Bắc Kinh bằng cách cho một tàu khác mắc cạn ở bãi cạn gần đó có thể là một lựa chọn thay thế. Ông cho biết thêm, quân đội có thể được chuyển đến một con tàu mới tại một đảo san hô gần bờ biển Palawan, chẳng hạn như Bãi cạn Sabina.

Ông nói: “Đó có thể là một thất bại, nhưng đồng thời cũng là một chiến thắng vì họ sẽ bắt đầu lại từ đầu,” ông nói và cho biết thêm rằng các vật liệu để bảo trì lâu dài có thể được đưa lên tàu.

Ông Prétat cho biết, nếu đảo san hô không có người ở, không rõ liệu Trung Quốc có tìm cách xây dựng trên đó hay không, vì Đá Vành Khăn cách đó khoảng 30 km.

Không ai biết Sierra Madre đã tồn tại được bao lâu trước khi bị thời tiết khắc nghiệt phá huỷ, nhưng ông Powell nói rằng có những lo ngại rằng sự sụp đổ của nó có thể xảy ra trong vòng vài tháng chứ không phải vài năm tới. “Chúng ta phải sẵn sàng cho ý tưởng rằng nó có thể bắt đầu vào ngày mai.”

(Nguồn Al Jazeera/The Guardian)


************

voatiengviet.com

Ukraine tuyên bố sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở Bakhmut

Reuters

Các quan chức quân sự Kyiv ngày 30/10 cho hay Nga đã tăng cường lực lượng xung quanh thành phố Bakhmut bị tàn phá ở miền đông Ukraine và đã chuyển quân từ phòng thủ sang tấn công, nhưng Ukraine đã chuẩn bị sẵn sàng đẩy lùi các cuộc tấn công.

Nga đã chiếm được Bakhmut, nơi diễn ra một số trận giao tranh đẫm máu nhất trong cuộc chiến kéo dài 20 tháng, vào tháng 5 năm nay. Ukraine phát động một cuộc phản công vào tháng 6 nhằm chiếm lại vùng đất bị chiếm đóng ở phía nam và phía đông đất nước, bao gồm cả Bakhmut.

Tướng Oleksandr Syrskyi, chỉ huy lực lượng mặt đất của Ukraine, viết trên Telegram: “Tại khu vực Bakhmut, kẻ thù đã tăng cường đáng kể đội hình và chuyển từ phòng thủ sang hành động tích cực”.

Ông Volodymyr Fityo, người đứng đầu bộ phận liên lạc của Bộ chỉ huy lực lượng mặt đất Ukraine, cho biết lực lượng Nga đã chuẩn bị từ đầu tháng này để chiếm lại các vị trí xung quanh Bakhmut vốn đã về tay Ukraine trong cuộc phản công của Kyiv.

Ông Fityo nói với Reuters qua điện thoại: “Chúng tôi đã thấy điều này, tình báo đã báo cáo mọi thứ. Chúng tôi đã chuẩn bị, củng cố các vị trí phòng thủ, xây dựng các công sự và huy động lực lượng trừ bị”. “Điều này không gây ngạc nhiên cho chúng tôi.”

Cả hai người đều cho biết lực lượng Nga đặc biệt tích cực gần thị trấn Kupiansk do Ukraine nắm giữ ở phía đông bắc, nơi ông Fityo cho rằng Nga có ưu thế về quân số.

Reuters không thể xác minh độc lập các tin tức trên chiến trường.

Trong phúc trình hàng đêm, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết lực lượng của Kyiv vẫn tiếp tục tấn công gần Bakhmut.

“Kẻ thù đã cố gắng khôi phục các vị trí đã mất gần Klishchiivka nhưng không thành công”, quân đội Ukraine nói, đề cập đến một ngôi làng ở phía nam Bakhmut mà Ukraine đã chiếm lại vào tháng 9 vừa qua.

Quân đội Nga cũng cố gắng tiến vào Synkivka, phía bắc Kupiansk, nhưng không đạt được tiến triển nào.

Nga cũng đang tập trung nhiều nỗ lực trong những tuần gần đây vào việc bao vây và chiếm Avdiivka, một thị trấn chiến lược ở phía nam.


***********

voatiengviet.com

Israel quyết không dừng cuộc chiến chống Hamas

Reuters

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ngày 30/10 tuyên bố Israel sẽ không đồng ý đình chiến với Hamas ở Dải Gaza và sẽ xúc tiến kế hoạch tiêu diệt nhóm này.

Ông Netanyahu cho biết tất cả các cuộc chiến đều có thương vong dân sự ngoài ý muốn và cuộc tấn công của Israel vào Gaza, nơi Hamas kiểm soát, là cuộc chiến giữa “nền văn minh với sự man rợ”, đồng thời kêu gọi các đồng minh ủng hộ Israel.

Tại một cuộc họp báo ở Tel Aviv, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Bộ trưởng Bộ Chiến lược Ron Dermer của ông Netanyahu cũng phát biểu trước các nhà báo.

Ông Dermer nói sự phối hợp của Israel với Mỹ trong cuộc chiến với Hamas là “chưa từng có trong lịch sử”.

Ông Gallant cho biết tại khu Bờ Tây bị chiếm đóng, chỉ có quân đội và cảnh sát Israel mới được phép sử dụng vũ lực.

Các chuyên gia quân sự nói với Reuters rằng các lực lượng Israel đang di chuyển từ từ trong cuộc tấn công trên bộ ở Gaza một phần để mở ngỏ khả năng lôi kéo các chiến binh Hamas đàm phán giải phóng hơn 200 con tin mà Hamas đang bắt giữ.

Theo đánh giá của ba nguồn tin an ninh, việc không tiến thẳng vào các khu vực đông đúc nhất ở Gaza với toàn bộ lực lượng bộ binh của Israel cũng đồng thời nhằm mục đích làm suy yếu sự lãnh đạo của Hamas bằng một chiến dịch kéo dài.

Thủ tướng Benjamin Netanyahu tuần trước cho biết việc giải cứu con tin là một phần “không thể thiếu” trong mục tiêu của quân đội Israel ở Gaza.

Hamas, một nhóm Hồi giáo vũ trang cai trị Gaza, cho đến nay đã thả 4 thường dân trong số 239 con tin được cho là đang bị Hamas giam giữ. Nhiều người trong số này đang ở dưới mạng lưới đường hầm của Hamas sâu trong lòng đất.

Israel đánh trả mạnh mẽ sau khi các tay súng Hamas đột ngột xông vào Israel hôm 7/10, giết chết 1.400 người, chủ yếu là dân thường, trong ngày đẫm máu nhất trong lịch sử 75 năm của Israel.

Theo Bộ Y tế Gaza do Hamas điều hành, trong ba tuần kể từ cuộc tấn công của Hamas, các cuộc không kích của Israel đã tàn phá những vùng đất rộng lớn ở Gaza, giết chết hơn 8.000 người trong đó có hơn 3.000 trẻ em, đồng thời cắt đứt nguồn cung cấp thực phẩm, thuốc men và nhiên liệu.

Các lãnh đạo Hamas nói rằng cần phải có lệnh ngừng bắn để giải thoát các con tin dân sự, mà Israel cho rằng bao gồm những người có hộ chiếu từ 25 quốc gia khác nhau.

Năm 2011, Hamas đã đàm phán thả hơn 1.000 tù nhân Palestine ở Israel để đổi lấy một binh sĩ Israel.

Sự lo ngại quốc tế ngày càng tăng về điều kiện ở Gaza đã khiến các cường quốc tuần trước kêu gọi Israel “ngưng bắn nhân đạo” để đưa viện trợ vào và đưa con tin ra ngoài.

Cho rằng bất kỳ cuộc ngưng bắn nào cũng sẽ có lợi cho Hamas, Israel đã từ chối lời kêu gọi này, trong sự chia rẽ công khai đầu tiên giữa Israel với các đồng minh kể từ ngày 7/10.

Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant cho biết cuộc chiến sẽ kéo dài và Israel đang tấn công Hamas “trên và dưới lòng đất - từ trên không, trên bộ và trên biển”.


*************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm