Ông Boris Johnson ‘chấp nhận ra đi, để đảng Bảo thủ tìm Thủ tướng mới’
Theo
BBC, ông Boris Johnson sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, nhưng sẽ tạm
thời ở lại vị trí thủ tướng chờ tới khi có lãnh đạo mới.
Nước Anh đang chờ đợi thông báo chính thức.
Ông Johnson có vẻ thừa nhận ông đã mất sự ủng hộ của các bộ trưởng và nghị sĩ.
Một cuộc tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ sẽ diễn ra vào mùa hè này và một thủ tướng mới sẽ do đảng chọn khi đó.
Trong thời gian chờ đợi, ông Johnson sẽ tiếp tục làm thủ tướng, theo BBC ngay lúc này.
Hôm qua, ông Johnson nói sẽ "tiếp tục" dù có làn sóng từ chức trong chính phủ.
Nhưng đến lúc này, theo báo chí Anh, dường như ông Johnson nhận ra ông không thể ở lại.
Diễn tiến hôm 6/7
Thủ
tướng Anh Boris Johnson, vào tối 6/7, cách chức bộ trưởng chuyên trách
nhà cửa Michael Gove, vì ông này yêu cầu Thủ tướng ra đi.
Khoảng
45 nghị sĩ hiện đã từ bỏ vai trò của họ trong chính phủ của ông Johnson
kể từ tối thứ Ba để gây sức ép yêu cầu ông Johnson từ chức.
Năm
2016, khi Thủ tướng David Cameron từ chức, Johnson đã rời khỏi cuộc đua
giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ khi Gove - người trước đó đã ủng hộ
Johnson - tuyên bố ra tranh cử.
Khi đó, bà Theresa May giành chiến thắng, trở thành Thủ tướng.
Và vào năm 2019, Gove đã đối đầu với Johnson một lần nữa, dù trước đó đã ủng hộ ông thay thế May khi bà từ chức.
Hàng
loạt nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền đã từ chức khỏi chính phủ trong 24
tiếng qua, trong đó có tới 16 thứ trưởng, quốc vụ khanh hoặc bộ trưởng
để gây sức ép đòi Thủ tướng Boris Johnson từ chức.
Một
số nghị sĩ không giữ chức trong chính phủ thì công bố các thư ngỏ yêu
cầu thủ tướng ra đi, vì quyền lợi quốc gia và quyền lợi đảng Bảo thủ.
Đến chiều 6/7, ông Johnson nói ông có ý định "tiếp tục giữ chức" dù gặp sức ép.
Ngày
6/7 ông Boris Johnson đã nói với một ủy ban của Hạ viện rằng ông không
thể ra đi vì những thách thức mà đất nước phải đối mặt.
Ông nói: "Tôi nhìn vào cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu trong 80 năm và tôi thật vô trách nhiệm nếu ra đi."
Sự lãnh đạo của ông Johnson đã sa lầy vào các tranh cãi vài tháng qua.
Ông đã bị cảnh sát phạt vì vi phạm luật hạn chế trong thời gian dịch Covid-19.
Trong
tranh cãi mới nhất, ông Johnson phải xin lỗi vì đã bổ nhiệm một nhà lập
pháp vào một vị trí, ngay cả sau khi được thông báo rằng chính trị gia
này là đối tượng bị khiếu nại về hành vi sai trái tình dục.
Văn
phòng Thủ tướng đã thay đổi nhiều lần khi nói về những gì thủ tướng
biết về hành vi trong quá khứ của chính trị gia này, người đã phải từ
chức.
Bộ trưởng chuyên trách nhà cửa Michael Gove là bộ trưởng mới nhất yêu cầu Thủ tướng ra đi.
Theo
BBC News, bộ trưởng kinh doanh và năng lượng Kwasi Kwarteng cũng nêu ý
kiến trong nội bộ đảng Bảo thủ rằng ông Johnson không thể giữ chức được
nữa.
Bộ trưởng tài chính và bộ trưởng y tế của Anh đã từ
chức hôm thứ Ba, mà theo giới quan sát có thể báo hiệu sự kết thúc cho
nhiệm kỳ thủ tướng của Thủ tướng Boris Johnson.
Biên tập
viên Iain Watson của BBC News nói cho tới chiều tối 06/07, tới 20% nhân
sự cao cấp của chính phủ Anh đã từ nhiệm, đặt ra câu hỏi liệu ông
Johnson có thể điều hành được nội các như trước không.
Cả bộ trưởng tài chính Rishi Sunak và bộ trưởng y tế Sajid Javid đã gửi đơn từ chức.
Cả
hai ông Sunak và Javid trước đây đều công khai ủng hộ ông Boris Johnson
trong nhiều tháng xảy ra chỉ trích về hành vi của ông Johnson trong
giai đoạn Covid-19.
Nhưng
ông Sunak nay nói: "Đối với tôi, từ chức trong khi thế giới đang gánh
chịu hậu quả kinh tế của đại dịch, cuộc chiến ở Ukraine và những thách
thức nghiêm trọng khác là một quyết định mà tôi đã không xem nhẹ."
"Tuy
nhiên, công chúng thực sự mong đợi chính phủ đúng đắn, có năng lực và
nghiêm túc. Tôi nhận ra đây có thể là công việc cấp bộ trưởng cuối cùng
của tôi, nhưng tôi tin rằng những tiêu chuẩn này đáng để đấu tranh và đó
là lý do tại sao tôi từ chức."
Còn ông Javid nói nhiều nhà lập pháp và công chúng đã mất niềm tin vào khả năng điều hành của Boris Johnson.
"Tuy
nhiên, tôi rất tiếc phải nói rằng tình hình này sẽ không thay đổi dưới
sự lãnh đạo của ông - và ông cũng đã đánh mất niềm tin của tôi", Javid
nói trong một bức thư từ chức gửi ông Johnson.
Việc
từ chức của họ được đưa ra chỉ vài phút sau khi Johnson lên truyền hình
xin lỗi vì đã bổ nhiệm nghị sĩ Christopher Pincher vào một chức vụ
trước đây.
Boris Johnson đã xin lỗi vì đã bổ nhiệm
Christopher Pincher vào một vai trò trong chính phủ dù được thông báo về
một cáo buộc với ông này.
Thủ tướng thừa nhận ông đã
được thông báo về đơn khiếu nại vào năm 2019 - nhưng đã phạm phải "sai
lầm tồi tệ" khi không hành động.
Đối với nhiều người
trong đảng cầm quyền, một cáo buộc nữa về việc nói dối chỉ làm tăng thêm
sự thất vọng của họ đối với chính quyền Johnson.
Chỉ một tháng trước, ông Johnson đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hạ viện.
Nhưng cuộc tranh cãi về Christopher Pincher đang đe dọa kết thúc nhiệm kỳ của ông.
Trước
đó, ông Johnson chịu chỉ trích vì thông tin lộ ra rằng một loạt hoạt
động được cho là vi phạm quy tắc Covid-19 đã diễn ra trong chính phủ của
ông.
Ông Johnson trở thành thủ tướng Anh đầu tiên tại chức bị phạt tiền vì hành vi vi phạm này.
Vận may đã hết, Boris Johnson để lại di sản gì cho Anh và thế giới?
Boris Johnson mất chức có ảnh hưởng đến cách Anh chống Nga, giúp Ukraine?
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
Tới
sáng 07/07/2022, với quá nửa các bộ trưởng, thứ trưởng, quốc vụ khanh
trong chính phủ 'bỏ phiếu bằng chân', ra đi vì mất tín nhiệm vào Thủ
tướng Boris Johnson, việc ông rời ghế đã thành điều hiển nhiên.
Nhưng
việc Boris Johnson, ngôi sao lên cao trên bầu trời chính trị nhờ
Brexit, nay phải 'make exit' chưa chắc sẽ đem lại ổn định ngay cho Anh.
Nói
như lãnh đạo đảng Lao động (đối lập), Sir Keir Starmer thì không chỉ
Boris Johnson, mà toàn bộ nhóm đứng đầu của đảng Bảo thủ đều cần phải bị
loại.
Đảng Bảo thủ nắm chính phủ liên tục từ 2010, xem ra thật lâu và có vẻ mắc căn bệnh quyền lực, dù họ luôn thắng cử.
Các
scandal liên tục từ trong Phủ thủ tướng, ở số 10 Downing Street lan ra,
những vụ bổ nhiệm sai người, sai việc, sai trái đạo đức (dân biểu
Christopher Pincher bị tố cáo sờ soạng một loạt đàn ông mà vẫn được
phong chức), tạo cảm giác chính phủ của Boris Johnson hỗn loạn.
Các báo Anh hay dùng cụm từ 'engulf in crisis' - chìm đắm trong khủng hoảng, để gọi nội các của vị thủ tướng tóc vàng bù xù.
Động
từ 'engulf' trong tiếng Anh đúng ra thường được dùng để gọi các đám
cháy lan nhanh, kiểu như 'cơn hỏa hoạn đã bao trùm căn nhà'.
Dù thắng cử vang dội cuối 2019, sự tín nhiệm của cử tri Anh cho đảng Bảo thủ và Boris Johnson cũng cạn dần.
Quả là khả năng nội trị của ông luôn bị đặt câu hỏi, nhưng đến nay thì đã rõ là đảng Bảo thủ phải đẩy thủ tướng đi để cứu mình.
Căn nhà của Đảng Bảo thủ mùa hè này chắc cần nhiều thợ lành nghề trùng tu, chỉnh sửa nếu muốn cầm quyền tiếp.
Riêng về ông Johnson, sáng nay, một báo Anh chạy tựa "The rule-breaker who ran out of luck" - tạm dịch: "Vận may đã hết với kẻ chuyên phá lệ".
Nhưng tờ báo cũng gọi ông là kẻ 'gravity-defying' - kẻ biết bay, hàm ý như nhà ảo thuật, chống lại được cả sức hút Trái Đất.
Quả vậy, xét ra Boris đã làm được khác nhiều việc tưởng như bất khả.
Boris Johnson may mắn hay tài năng?
Ở tầm địa phương tại Anh, khi làm thị trưởng London, ông đã đem về cho thành phố này quyền đăng cai Olympics mùa Hè 2012.
Bản thân là người ham đi xe đạp, ông đặt ra các tuyến xe đạp cho London và mở các trạm cho thuê xe (Bike sharing station) mà dân gọi là 'Boris bikes' khá thành công.
Nhưng khi lên làm thủ tướng, các vấn đề của Boris lớn lên, theo tầm quốc gia và quốc tế.
Đầu
tiên là Brexit. Chí ít thì ông Johnson đã dám nhận lãnh trách nhiệm làm
dứt điểm vụ Brexit sau bao năm dùng dằng thời Theresa May. Hệ quả, và
hậu quả của Brexit tất nhiên là còn khó, còn lớn hơn ý chí của ông và
phái Brexiteer, ví dụ biên giới Bắc Ireland-EU, chuyện thương mại Anh-EU
sụt giảm. Thế nhưng trong sự hồn nhiên kiểu cứ làm rồi tính sau, Boris
đã giải quyết được một việc lớn.
Thứ hai là chống Covid.
Thái độ lạc quan tếu, pha chút liều lĩnh ban đầu khiến Boris nhập viện,
suýt chết. Nhưng tâm tính đó đã nhường chỗ cho sự chín chắn và cú đột
phá của chương trình bào chế AstraZeneca tiên phong và chiến dịch tiêm
chủng sớm, cứu được hàng triệu mạng người.
Di sản này
còn cần được đánh giá kỹ hơn thiệt. Nhưng thực lòng phải nói Anh thời
Boris Johnson mà tôi chứng kiến đã được cái tiếng luôn đi đầu ở châu Âu:
chết ban đầu nhiều, tiêm nhanh đầu tiên, phủ sóng vaccine sớm hơn EU và
bỏ cách ly cũng sớm 'trước người'.
Phải chăng tất cả phản ánh phần nào tính cách của Boris?
Nhưng chuyện quan trọng cần đánh giá ngay bây giờ là Ukraine.
Thủ
tướng Boris Johnson xuống chức là tin gây lo ngại cho những người nghĩ
rằng chính sách đối ngoại ủng hộ Ukraine của ông có viễn kiến rất xa.
Con Coughlin, biên tập viên quốc phòng viết trên tờ The Telegraph ở Anh hôm 07/07 rằng "Ukraine có lý do đúng để lo ngại về sự sụp đổ của Boris Johnson".
Theo
nhà báo này thì khác với các bê bối trong Văn phòng Phủ thủ tướng về
tiệc tùng, nhân sự, ông Johnson đã tỏ ra có viễn kiến rõ ràng, mạnh mẽ
trong việc ủng hộ Ukraine chống lại Nga "hơn hẳn bất cứ lãnh đạo Anh nào
muốn lên thay ông".
Anh Quốc vừa mời hàng nghìn tân
binh Ukraine sang tập huấn và học cách sử dụng vũ khí hiện đại. Họ được
tham gia các khóa học dành riêng cho quân đội Ukraine, bốn tháng một
khóa, ở Anh. Mục đích là để tăng cường sức chiến đấu lâu dài cho quân
Ukraine chống lại cuộc xâm lăng của Nga vốn tiêu huỷ nhiều nhân sự có
kinh nghiệm chiến trường của Ukraine ở vùng Donbas.
'Chống Nga, không để cho Putin thắng'
Cách
ông Johnson bất đồng với một số lãnh đạo trong NATO ở châu Âu về chiến
lược chống Nga hiện đang là đề tài bàn tán ở châu Âu.
Từ tháng 3/2022, Anh cùng 10 quốc gia khu vực Bắc và Đông Âu đã thúc đẩy cho hoạt động của Lực lượng Chinh phạt chung (Joint Expeditionary Force -JEF), do Anh lãnh đạo để sẵn sàng triển khai chống Nga lấn sang các nước ngoài bên Ukraine.
Vì
không thuộc NATO, lực lượng này có thể hoạt động dựa trên đồng thuận
của số nước nhỏ hơn tổng số 30 thành viên NATO, tức là cơ động hơn
nhiều.
Và họ cũng không cần sự đồng ý của EU dù có vài
thành viên thuộc khối này, một khi JEF muốn tung quân vào một trận đánh
lại Nga, ví dụ ở biển Baltic.
Cuộc họp đầu tiên của các
đại diện JEF diễn ra ở Chequers, dinh thự cuối tuần của thủ tướng Anh
tại hạt Buckinghamshire vào tháng 3/2022, không lâu sau cuộc xâm lăng
của Nga vào Ukraine.
Ta cần nhớ ước vọng lâu nay của các lãnh đạo châu Âu là làm sao có được "sự tự chủ chiến lược" về quân sự với Hoa Kỳ.
Thế nhưng các nước lớn nhất EU và đông dân nhất NATO tại châu Âu, như Pháp và Đức hiểu sự tự chủ này khác hẳn Anh.
Với
Anh thời Boris Johnson, tự chủ là cần thiết nhưng là để hoạt động cùng
đồng minh, và có kế hoạch quân sự cụ thể chứ không phải tự chủ khỏi Hoa
Kỳ để rồi không làm gì trước Nga, hay nghiêng về Nga.
Trên nguyên tắc, ít ra là Boris Johnson có một chiến lược với Nga, đó là "bằng mọi giá không để Putin thắng ở Ukraine".
Đường hướng này dù không có gì quá cao siêu nhưng còn rõ ràng hơn suy nghĩ nước đôi của Joe Biden.
Tổng
thống cao niên của Hoa Kỳ bị cho là không biết chọn giữa hai chiến
lược, "ủng hộ Ukraine đến cùng để chiến thắng", hay "làm sao để Nga
thua".
Cả hai hướng đi này xem ra đang ngày càng bế tắc ở
Ukraine. Tuần này, ông Vladimir Putin có nhiều cơ hội tuyên bố chiếm
trọn vùng Donbas và kinh tế Nga tuy có suy yếu nhưng không hề sụp đổ.
Sự
ra đi của Boris Johnson có thể làm bất ổn cho chính trường Anh một thời
gian và chưa rõ tân thủ tướng (nam hay nữ?) có quyết tâm như ông
Johnson trong việc đối đầu với Nga ở Ukraine hay không.
Làm thủ tướng một cường quốc quân sự -kinh tế thuộc G7 không bao giờ dễ.
Thời
Boris Johnson quả là thời nhiều sóng gió. Sau Covid là chao đảo kinh
tế, giá dầu xăng tăng mà một phần do Nga tấn công Ukraine, và ngay trước
mắt là khủng hoảng thu nhập khu vực công: y tế, giáo dục, truyền thông.
Cảm xúc Việt khi chia tay BoJo
Không
ít bạn bè Việt Nam của tôi ở London tuy vậy vẫn tỏ ra mến mộ ông Boris
Johnson mà người Anh hay gọi tắt là BoJo, trong khi một số khác thì nói
"tu thân tề gia" không xong thì nói gì đến việc "trị quốc, bình thiên
hạ".
Về quan hệ Anh-Việt, phải nói là chính phủ Anh thời
Boris Johnson khá ưu ái đến thị trường Việt Nam sau Brexit và thực sự
muốn giúp xã hội, con người và quốc phòng Việt Nam nâng tầm, lên đẳng
cấp.
Mặt khác, cũng dưới thời Boris Johnson, thái độ của
Anh về Trung Quốc rõ ràng hơn, mang tính chiến lược hơn và Việt Nam
được họ đặt trong tầm nhìn châu Á-Thái Bình Dương đó.
Nhìn
từ Anh, cả hai dòng ý kiến khen, và chê Boris Johnson đều phần nào có
lý, vì con người là một động vật phức tạp, chính trị gia lại còn phức
tạp hơn.
Tính cách, suy nghĩ của họ, các phát biểu, các quan hệ cá nhân của họ kiểu gì cũng tác động tới việc nước.
Cái hay của nền dân chủ là anh không làm được thì anh đi, để người khác lo.
Ở
nước Anh này, luật chơi khá công bằng, chẳng ai, trong đảng Bảo thủ,
trong nghị viện, hay ngoài xã hội, chịu cùng đắm thuyền chỉ vì nhà lãnh
đạo hết uy tín mà cứ cố bám.
Ừ thì ông có viễn kiến về Nga, về Ukraine, nhưng nước Anh chắc cũng sẽ có người khác lo được việc đó.
Những
lo ngại về Nga, về Ukraine trong xã hội Anh là có thật, và chắc chắn
đây là hồ sơ đối ngoại đầu tiên người lên thay ông Johnson phải mở ra
xem.
Thôi thì chúc Boris mạnh khoẻ, về nhà chăm gia đình
và lo cho đàn con bảy cháu tất cả mà ông có từ các quan hệ tình duyên
phức tạp.
Nghe nói thu nhập hiện của ông với đồng lương
thủ tướng hiện chỉ có 164 nghìn bảng/năm chưa trừ thuế, sẽ không thể
bằng tiền viết báo, viết sách, diễn thuyết, có thể lên tới cả triệu.
Giao tranh khốc liệt ở Donetsk, Ukraine tìm cách bật đà tiến của Nga
Reuters
2 minutes
Ukraine
tới nay cản được bước tiến đáng kể của Nga vào phía Bắc khu vực Donetsk
nhưng áp lực đang tăng cao với pháo hạng nặng, phi đạn và rốc-két nã
vào thành phố Sloviansk và các khu đông dân cư lân cận, quân đội của
Kyiv loan báo ngày 6/7.
Quân Nga và lực lượng ly khai đã nắm quyền
kiểm soát phía Nam của tỉnh Donetsk sau khi chiếm được khu vực Luhansk
kế cận hôm 3/7 với việc thu tóm Lysychansk, hầu hết đã trở thành bình
địa hoang tàn.
Moscow nói đẩy quân đội Ukraine ra khỏi hai khu vực
này là trọng tâm của ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ mà phương Tây gọi là
cuộc chiến tranh xâm lược vô cớ vốn đã kéo dài hơn 4 tháng nay.
Hai
tỉnh Donetsk và Luhansk làm nên vùng Donbas phía Đông, khu công nghiệp
của Ukraine vốn đã trở thành chiến địa lớn nhất châu Âu trong nhiều thế
hệ.
Phía Ukraine tối 6/7 cho biết lực lượng Nga đang tăng cường áp
lực lên lực lượng phòng thủ của Ukraine dọc theo sườn phía Bắc của khu
vực Donetsk và rằng quân Nga đang dội bom nhiều thị trấn của Ukraine
bằng võ khí hạng nặng để tạo điều kiện cho lực lượng trên bộ tiến quân
về hướng Nam đi vào khu vực và áp sát Sloviansk.
Các lực lượng
khác của Nga nhắm thâu tóm hai thị trấn trên đường tới thành phố
Kramatorsk, phía Nam Sloviansk, và đang tìm cách chiếm quyền kiểm soát
cao tốc chính nối liền hai tỉnh Luhansk và Donetsk.
Vẫn theo nguồn tin này, Nga cũng tiến hành không kích để hậu thuẫn lực lượng trên bộ tại đây.
Thị trưởng Sloviansk, Vadym Lyakh, cho biết thành phố này đã bị dội pháo trong hai tuần qua, tình hình rất ‘căng thẳng’.
Nga
nói họ đã phá huỷ hai hệ thống rốc-két HIMARS tối tân của Mỹ và kho đạn
ở tỉnh Donetsk. Phía Ukraine bác tin này, nói rằng họ dùng HIMARS để
‘giáng đòn tàn khốc’ lên quân Nga.
Chiến tranh Ukraina : Quân Nga tiến vào Donbass, Sloviansk nằm trong tầm ngắm
Thu Hằng
3 minutes
Sau
khi chiếm được toàn vùng Luhansk, Nga dồn lực lượng sang vùng Donetsk
để tiếp tục kế hoạch chiếm toàn vùng Donbass, miền đông Ukraina. Mục
tiêu của quân Nga là thành phố Sloviansk, nơi có khoảng 35.000 người cần
được sơ tán, theo thống đốc Pavlo Kyrylenko. Ngày 05/07/2022, quân Nga
đã oanh kích khu chợ trung tâm ở Sloviansk khiến 2 người bị chết và 7
người bị thương.
Theo nhiều quan chức
cấp cao Ukraina, quân Nga dùng pháo hạng nặng để yểm trợ cho bộ binh
tiến trên thực địa. Trên truyền hình, thống đốc vùng Luhansk Serhiy
Gaidai cho biết, quân đội thường trực và quân dự bị của Nga đã được
triển khai với mục đích vượt sông Donetsk. Còn theo ông Pavlo Kyrylenko,
thống đốc Donetsk, hai thành phố Sloviansk và Kramatorsk bị oanh kích
dữ dội suốt đêm, « không một nơi nào là không bị dội bom ở vùng Donetsk ».
Trước
lửa đạn của Nga, quân Ukraina có khả năng cầm cự đến đâu ở vùng
Donbass ? Trả lời RFI ngày 06/07, chuyên gia Igor Delanoë, Viện Quan sát
Pháp-Nga tại Matxcơva, phân tích :
« Trước tiên phải nói là
từ khá lâu, Ukraina đã xây dựng một lực lượng ở vùng Donbass này bởi vì
về mặt kỹ thuật mà nói, Ukraina đợi một cuộc tấn công từ 8 năm nay. Tuy
nhiên, người ta thấy là lực lượng này bắt đầu suy yếu từ nhiều tuần nay.
Điều này đã xảy ra từ vài ngày qua ở Severodonetsk, và hiện giờ là
Lysychanks thất thủ. Đây là sự thất bại của lực lượng quân sự này, đã
không kháng cự được sức ép từ phía Nga.
Về điểm thứ hai,
Ukraina nói là xây dựng các tuyến phòng thủ lùi lại sau một chút. Nhưng
liệu họ có thời gian để củng cố chúng để đối phó với một cuộc tấn công
mới không ? Thật sự là không biết được điều này. Và cũng không rõ là khi
họ tiến hành được các đợt luân chuyển quân ra mặt trận thì đó cũng chưa
chắc là những quân nhân giầu kinh nghiệm và thiện nghệ. Có nghĩa là
những đội quân chất lượng, những người lính tinh nhuệ đã bị kiệt sức
trên chiến trường, trong khi những người đến hỗ trợ hoặc thay họ chưa
hẳn là những quân nhân có kinh nghiệm ».
Còn tại hai thành phố Severodonetsk và Lyschansk đã bị chiếm đóng ở vùng Luhansk, thống đốc vùng này tố cáo quân Nga hôi của, « truy
đuổi người dân ủng hộ Ukraina, bắt tay với những kẻ cộng tác, xác định
vị trí những căn hộ nơi sinh sống của quân nhân Ukraina, thâm nhập và
lấy quần áo », « phá hủy tất cả », « như từng thấy vào năm 1939 dưới thời Đức quốc xã ». Tuy nhiên, Reuters chưa kiểm chứng được những thông tin này.
Hội nghị cấp ngoại trưởng G20: Căng thẳng vì chiến tranh Ukraina
Thanh Hà
Cùng
tham dự hội nghị G20 tổ chức tại Bali-Indonesia trong hai ngày 07 và
08/07/2022, hai ngoại trưởng Nga và Mỹ không dự trù đối thoại song
phương. Chiến tranh Ukraina, trọng tâm của hội nghị, làm lu mờ hai hồ sơ
lớn là khủng hoảng về lương thực và năng lượng.
Từ
khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina, đây là lần đầu tiên ngoại trưởng
Serguei Lavrov đối diện với các đồng nhiệm phương Tây, đó là những quốc
gia tố cáo Nga « phạm tội ác chiến tranh ».
Theo AFP, vài giờ trước khi các bên ngồi vào bàn họp, một quan chức Mỹ xin được giấu tên báo trước G20 « hoàn toàn không thể đưa ra một tuyên bố chung về Ukraina ».
Không một buổi làm việc nào được dự trù giữa ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken và người đồng cấp Nga. Dù vậy Washington chờ đợi G20 đề xuất một
số sáng kiến để giải quyết vấn đề khan hiếm lượng thực đe dọa đẩy một
phần nhân loại vào cảnh đói kém và trên vấn đề khủng hoảng về năng
lượng.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, trong cương vị chủ tịch
luân phiên nhóm G7, cũng mạnh mẽ cho rằng, G20 phải có lập trường cứng
rắn với Matxcơva, không thể làm như « không có chuyện gì xảy ra » trong lúc mà Matxcơva đã xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền. G7 cũng sẽ phối hợp để có « chung một tiếng nói » về hồ sơ Ukraina.
Tuy
nhiên đến nay nhiều thành viên của G20 không lên án tổng thống Vladimir
Putin xâm chiếm Ukraina và cũng không đứng về phía Âu, Mỹ để ban hành
các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga. Nhiều quốc gia không tán đồng việc
đòi loại Nga ra khỏi G20. Trong số này, có Trung Quốc, Ấn Độ hay
Brazil. Indonesia trong cương vị chủ tịch luân phiên của G20 đã cố gắng
đóng vai trò hòa giải, mời cả tổng thống Vladimir Putin lẫn đồng cấp
Ukraina, Volodymyr Zelensky, dự thượng đỉnh Bali vào mùa thu năm nay.
Bên
lề cuộc họp G20 hôm nay và ngày mai, ngoại trưởng Mỹ dự trù nhiều buổi
làm việc với các đồng cấp. Mọi chú ý hướng về cuộc họp song phương giữa
ngoại trưởng Blinken với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, rồi với hai
đồng minh châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối thoại Washington – Bắc
Kinh xoáy vào vế kinh tế và an ninh. Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ
chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc họp của ông Blinken với các đồng
cấp Nhật, Hàn.
***************
Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 133 (7-7-2022)
1.
Theo Viện nghiên cứu chiến tranh ISW, mục tiêu của phía Nga trong cuộc
chiến xâm lược Ukraina lần này vẫn hoàn toàn không thay đổi: tìm mọi
cách để lật đổ chính quyền Kyiv, đưa một chính quyền bù nhìn thân Nga
thay thế, sau khi chiếm càng nhiều lãnh thổ của Ukraina nhất có thể, hợp
pháp hóa bằng những luận điệu dối trá, tuyên truyền. Theo ISW, chắc
chắn Nga sẽ không dừng lại kể cả sau khi có chiếm được hoàn toàn các
tỉnh Lugansk và Donetsk.
Trở ngại lớn nhất của Nga hiện
nay là tinh thần chiến đấu của binh lính rất kém và tình trạng say rượu
tập thể diễn ra trên diện rộng, tới mức quân Nga vừa phải ban lệnh cấm
bán rượu cho lính Nga trên toàn bộ vùng Zaporizhia, nơi chiến sự tạm
thời yên ắng nhất. Tình trạng nguy hiểm tới mức lính Nga ngày càng bỏ
gác, hoặc tham gia chiến đấu trong tình trạng say mèm, không đủ sức cầm
vũ khí.
2. Một chỉ huy của lính Chechens tuyên bố:
“Mykolaiv, Kharkiv, Odessa… Cho tới khi Putin chưa bảo chúng tôi dừng,
thì lạy thánh Alla, chúng tôi sẽ chiếm cả Berlin, chúng tôi sẽ thắng,
chắc chắn là như vậy.”
Còn Chủ tịch Quốc hội Nga Volodin đe dọa Mỹ rằng Nga sẽ tổ chức “một chiến dịch đặc biệt” vào Alaska để đòi lại vùng đất này.
Tổng
thống Belarus thì cho rằng: Mỹ và đồng minh đang có kế hoạch tiến hành
một cuộc chiến chống lại Nga từ lãnh thổ Ba Lan và các nước vùng Baltic
3. Bản đồ chiến sự phía bắc Kharkiv, quân Nga chỉ còn thực sự kiểm soát được một vùng nhỏ cách biên giới khoảng vài km.
Bản đồ từ phía Nga:
Las
unidades ucranianas esperan una ofensiva activa de las Fuerzas Armadas
de RF en varios sectores del frente en la región de Kharkiv. Se están
produciendo enfrentamientos en el área al oeste de Sosnovka y en las
cercanías de Svetlichny y Pitomnik. pic.twitter.com/HvllnDxgge
— Gustavo Sanchez (gux) (@MumaryGustavo) July 6, 2022
Tên
lửa HIMARS bắt đầu gây nhiều phiền muộn cho phía Nga, khi kho đạn ở
Velykyi Burluk, 40 km sau chiến tuyến thuộc phần đất Nga đang chiếm đóng
ở tỉnh Kharkiv, đã nổ tung:
Khói có thể nhìn thấy từ
rất nhiều nơi trong vùng. Ukraina đang theo đuổi chiến thuật: tìm và phá
huy các kho hậu cần của Nga, đặc biệt là các kho đạn.
#Ukraine: A Russian ammunition storage point was hit by Ukrainian indirect fire in the vicinity of #Izium, destroying a transport truck. pic.twitter.com/5UPnPmksgu
— Ukraine Weapons Tracker (@UAWeapons) July 4, 2022
Một lính Nga say rượu đã định lái xe vượt cây cầu bị đánh sập ở khu bảo tồn Oskol, kết quả là bị mắc luôn tại đó:
Drunk rashists tried to drive over the destroyed bridge across the Oskol reservoir in the Kharkiv region and got stuck#UkraineWarpic.twitter.com/MEnK04LCxH
Tuy
nhiên, quân Nga vẫn dùng tên lửa tầm xa để khủng bố người dân thành
phố. Trường Đại học Giáo dục Quốc gia ở Kharkiv bị trúng tên lửa:
On
the night of July 6, a missile strike was launched at the Kievsky
district of Kharkov. The rocket hit the Kharkiv National Pedagogical
University. G.S. Frying pans, the building is partially destroyed. pic.twitter.com/VzHORAQjqN
— War in Ukraine / Война в Украине (@War_In_Ukraine3) July 6, 2022
Người
mẫu gốc Basil, Talitado Vale, 39 tuổi, đã hy sinh khi tên lửa tấn công
vào Kharkiv. Cô mới tham gia lực lượng vũ trang Ukraina 3 tuần, trước đó
cô là tình nguyện viên tham gia các công tác cứu trợ.
4.
Theo tình báo Anh, quân Nga sẽ tiếp tục củng cố các vị trí vừa chiếm
được ở Lysychansk và tỉnh Lugansk. Ở phía bắc, quân Nga tập trung tất cả
những đơn vị nào còn có thể chiến đấu của Đội quân phía Tây và Đội quân
phía Đông về chiến trường Izium. Cả tuần vừa qua, lực lượng Nga tiến
thêm được khoảng 5km dọc theo con đường E40 từ Izium, trước sự kháng cự
quyết liệt của quân Ukraina, quân đội Nga của Đội quân phía Tây đang ở
cách Slovyansk khoảng 16 km. Thành phố này cũng sẽ chịu sự tấn công của
Đội quân Trung tâm và Đội quân phía Nam, cho thấy rằng Slovyansk sẽ là
chiến trường quyết định tiếp theo của vùng Donbass:
Latest Defence Intelligence update on the situation in Ukraine – 6 July 2022
Bản đồ những nơi xảy ra các vụ đụng độ trong vùng:
05-07-2022 NASA FIRMS data shows three main flashpoints in the battle of Donbas: – defending a line along the Donetsk-Luhansk border north to south – artillery hitting positions east of Izium – strikes along southern line of contact in Donteskhttps://t.co/lop6P5SGq3pic.twitter.com/WrCIBxRBqE
Fighting continues in the area of Bilohorivka in Luhansk region.
In
Donetsk region, Ukrainian defenders repulsed Russian fascist assaults
on Krasnopillya. The rashists carried out assaults in the area of Spirne
and Vershyna; fighting continues. pic.twitter.com/XtxLUb8IRC
Nga đang tập trung ít nhất 50 tiểu đoàn độc lập vào chiến trường Donbass:
5. Bản đồ chiến trường phía tây Izium, nơi quân Ukraina tìm cách tấn công vào thành phố, nhằm giảm nhiệt cho Slovyansk:
Các đám cháy xung quanh thành phố:
There are some fires in the area west of Izium, they pretty much align with what I believe is the front line.
There are also fires close to Izium in what I believe is the staging
area for the Slovyansk attack, especially for the artillery units. pic.twitter.com/FFklGlP6k9
The
loss itself is recorded earlier but apparently all BMP-1AMs lost during
the few weeks were from the same area in the vicinity of Izium. pic.twitter.com/rsmnNFEgQT
7. Sauk khi Lysychansk thất thủ, quân Ukraina lùi về Siversk và tiếp tục cuộc chiến,
bản đồ cho thấy khoảng 1000 km2 khu vực chiến sự đang cháy:
Phim của Nga cho thấy một pháo cối DANA 152 mm của Ukraina bị phá hủy:
Nga lại tiếp tục dùng chiến thuật cũ, bắn phá nát thành phố:
Ngày
26-6, tại Lysychansk, chỉ huy trưởng tiểu đoàn Volat, bí danh “Brest”,
tiểu đoàn tình nguyện của những người Belarus chiến đấu cho Ukraina, đã
hy sinh. Có khoảng 200 người Belarus tham gia tiểu đoàn này:
8. Chiến sự quanh Bakhmut:
Quang cảnh xung quanh thành phố nhìn từ phía Nga
Nhiều đoàn xe Nga đang tập trung gần Bakhmut:
Correspondents anna news met columns of equipment of LNR which are preparing for start of a new operation The next stops are Seversk and Bakhmut pic.twitter.com/rQAhR4A6es
— The man who saved the world (@ILRUSSO1) July 6, 2022
9.
Không biết có phải do lính Nga say rượu nhiều quá hay không, mà phía
Ukraina đột ngột dành lại được một số vùng ở tỉnh Zaporizhia, hôm qua,
Nga mất thêm làng Solodke – ISW đã công nhận thông tin này và cập nhật
bản đồ
Trong khi đó, tình hình người dân Mariupol rất
khốn đốn sau “giải phóng” của Nga, mỗi người dân hiện chỉ nhận được 5lít
nước sạch một tuần để uống:
10. Tổng thống Zelensky
công nhận đang có các cuộc phản công của Ukraina ở phía nam – vùng
Kherson, Zaporizhia – “chúng ta sẽ không nhượng bộ bất cứ vùng lãnh thổ
nào” – ông nói.
Volodymyr
Zelenskyi: Ukrainian forces are advancing in several tactical
directions, including in the south – in the Kherson region, in the
Zaporizhia region. We will not give up our land – the entire sovereign
territory of Ukraine will be Ukrainian. pic.twitter.com/JZQU5JNc2n
ISW công nhận phía Ukraina đang có một số thành công ở Kherson, trong đó có việc bắc được cầu tạm ở Lozove:
Southern Axis Update:#Ukrainian reports and #NASA FIRMS data indicate that Ukrainian forces likely either reestablished a bridgehead at #Lozove at an unspecified previous date or have consistently maintained the one they established in early June. https://t.co/8fHsbQfehRpic.twitter.com/ypDS3RNg2P
Southern Axis Update:#Russian forces continued combat in northwestern #Kherson
Oblast along the Kherson-Mykolaiv Oblast border near Vysokopillya and
Kochubeivka but did not secure any confirmed advances in this area on
June 6.https://t.co/DlXQ5nCgUepic.twitter.com/uRGqfwpyeD
Bản đồ các đám cháy cho thấy quân Ukraina đang bắn phá các vị trí của Nga:
Extensive
artillery bombardments are underway in Kherson region, as detected in
satellite imagery. The preponderance of fire is in favour of Ukrainian
defenders and indicates the direction of known counter-offensives
against the Russian fascist invaders. pic.twitter.com/Yv71vjxAIp
— Geopolitical Hub (@GeopoliticalGu1) July 6, 2022
Theo
The Economist, lính bắn tỉa Ukraina đã có thể bắn mục tiêu ở bên trong
thành phố, nhưng để chiếm lại thì sẽ có thể rất khó khăn và tổn thất
cũng rất nhiều.
Od
pewnego czasu trwa blokada informacyjna w odniesieniu do frontu koło
Chersonia. The Economist donosi jedna że ukraińscy snajperzy są już w
zasięgu strzału od przedmieść. Odbicie miasta może być jednak bardzo
trudne i wiązać się z dużym i stratami. https://t.co/fuo13Fkp2f
Adviser
to the head of the Kherson regional military administration, Sergei
Khlan, said that Russian warehouses exploded near the railway station in
#Kherson. pic.twitter.com/4ELYbuayZR
— Светлана Беломестнова-Климак (@LanaKlimak) July 6, 2022
11.
Tin từ Phần Lan cho thấy, phía Nga đã rút khoảng 100 phương tiện chiến
tranh cùng khoảng 1.000 lính từ doanh trại gần biên giới cực bắc với
Phần Lan, để đưa về chiến trường Ukraina. Đây là đơn vị đặc biệt, được
huấn luyện để chiến đấu trong điều kiện cực lạnh
Satellite images show that Russia has withdrawn more than 100 military vehicles from the border with #Finland after it got a chance to join NATO, writes the #Finnish media Yle. That equipment was most likely sent to #Ukraine. https://t.co/K12OFN7hqf
Có
vẻ như phía Nga thực sự sợ tên lửa HIMARS của Ukraina, nên tung ra rất
nhiều tin là “đã tiêu diệt được 2/4 hệ thống tên lửa” này, nhưng không
đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào, dữ liệu cũng không nhất quán, lúc thì
nói bắn ở Bakhmut bằng trực thăng:
Trong
khi hình ảnh phía Ukraina cung cấp lại cho thấy ít nhất 2 hệ thống đang
ở quanh Kharkiv, một hệ thống đâu đó gần Izium, cách xa rất nhiều vị
trí những nơi mà Nga thông báo.
Càng ngày, chiến sự sẽ
càng khốc liệt, thông tin cũng ngày càng loạn hơn, mọi người nên bình
tĩnh kiểm chứng mọi thông tin trước khi tin vào đó nhé.
Ông Boris Johnson ‘chấp nhận ra đi, để đảng Bảo thủ tìm Thủ tướng mới’
Theo
BBC, ông Boris Johnson sẽ từ chức lãnh đạo đảng Bảo thủ, nhưng sẽ tạm
thời ở lại vị trí thủ tướng chờ tới khi có lãnh đạo mới.
Nước Anh đang chờ đợi thông báo chính thức.
Ông Johnson có vẻ thừa nhận ông đã mất sự ủng hộ của các bộ trưởng và nghị sĩ.
Một cuộc tranh cử lãnh đạo đảng Bảo thủ sẽ diễn ra vào mùa hè này và một thủ tướng mới sẽ do đảng chọn khi đó.
Trong thời gian chờ đợi, ông Johnson sẽ tiếp tục làm thủ tướng, theo BBC ngay lúc này.
Hôm qua, ông Johnson nói sẽ "tiếp tục" dù có làn sóng từ chức trong chính phủ.
Nhưng đến lúc này, theo báo chí Anh, dường như ông Johnson nhận ra ông không thể ở lại.
Diễn tiến hôm 6/7
Thủ
tướng Anh Boris Johnson, vào tối 6/7, cách chức bộ trưởng chuyên trách
nhà cửa Michael Gove, vì ông này yêu cầu Thủ tướng ra đi.
Khoảng
45 nghị sĩ hiện đã từ bỏ vai trò của họ trong chính phủ của ông Johnson
kể từ tối thứ Ba để gây sức ép yêu cầu ông Johnson từ chức.
Năm
2016, khi Thủ tướng David Cameron từ chức, Johnson đã rời khỏi cuộc đua
giành vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ khi Gove - người trước đó đã ủng hộ
Johnson - tuyên bố ra tranh cử.
Khi đó, bà Theresa May giành chiến thắng, trở thành Thủ tướng.
Và vào năm 2019, Gove đã đối đầu với Johnson một lần nữa, dù trước đó đã ủng hộ ông thay thế May khi bà từ chức.
Hàng
loạt nghị sĩ đảng Bảo thủ cầm quyền đã từ chức khỏi chính phủ trong 24
tiếng qua, trong đó có tới 16 thứ trưởng, quốc vụ khanh hoặc bộ trưởng
để gây sức ép đòi Thủ tướng Boris Johnson từ chức.
Một
số nghị sĩ không giữ chức trong chính phủ thì công bố các thư ngỏ yêu
cầu thủ tướng ra đi, vì quyền lợi quốc gia và quyền lợi đảng Bảo thủ.
Đến chiều 6/7, ông Johnson nói ông có ý định "tiếp tục giữ chức" dù gặp sức ép.
Ngày
6/7 ông Boris Johnson đã nói với một ủy ban của Hạ viện rằng ông không
thể ra đi vì những thách thức mà đất nước phải đối mặt.
Ông nói: "Tôi nhìn vào cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu trong 80 năm và tôi thật vô trách nhiệm nếu ra đi."
Sự lãnh đạo của ông Johnson đã sa lầy vào các tranh cãi vài tháng qua.
Ông đã bị cảnh sát phạt vì vi phạm luật hạn chế trong thời gian dịch Covid-19.
Trong
tranh cãi mới nhất, ông Johnson phải xin lỗi vì đã bổ nhiệm một nhà lập
pháp vào một vị trí, ngay cả sau khi được thông báo rằng chính trị gia
này là đối tượng bị khiếu nại về hành vi sai trái tình dục.
Văn
phòng Thủ tướng đã thay đổi nhiều lần khi nói về những gì thủ tướng
biết về hành vi trong quá khứ của chính trị gia này, người đã phải từ
chức.
Bộ trưởng chuyên trách nhà cửa Michael Gove là bộ trưởng mới nhất yêu cầu Thủ tướng ra đi.
Theo
BBC News, bộ trưởng kinh doanh và năng lượng Kwasi Kwarteng cũng nêu ý
kiến trong nội bộ đảng Bảo thủ rằng ông Johnson không thể giữ chức được
nữa.
Bộ trưởng tài chính và bộ trưởng y tế của Anh đã từ
chức hôm thứ Ba, mà theo giới quan sát có thể báo hiệu sự kết thúc cho
nhiệm kỳ thủ tướng của Thủ tướng Boris Johnson.
Biên tập
viên Iain Watson của BBC News nói cho tới chiều tối 06/07, tới 20% nhân
sự cao cấp của chính phủ Anh đã từ nhiệm, đặt ra câu hỏi liệu ông
Johnson có thể điều hành được nội các như trước không.
Cả bộ trưởng tài chính Rishi Sunak và bộ trưởng y tế Sajid Javid đã gửi đơn từ chức.
Cả
hai ông Sunak và Javid trước đây đều công khai ủng hộ ông Boris Johnson
trong nhiều tháng xảy ra chỉ trích về hành vi của ông Johnson trong
giai đoạn Covid-19.
Nhưng
ông Sunak nay nói: "Đối với tôi, từ chức trong khi thế giới đang gánh
chịu hậu quả kinh tế của đại dịch, cuộc chiến ở Ukraine và những thách
thức nghiêm trọng khác là một quyết định mà tôi đã không xem nhẹ."
"Tuy
nhiên, công chúng thực sự mong đợi chính phủ đúng đắn, có năng lực và
nghiêm túc. Tôi nhận ra đây có thể là công việc cấp bộ trưởng cuối cùng
của tôi, nhưng tôi tin rằng những tiêu chuẩn này đáng để đấu tranh và đó
là lý do tại sao tôi từ chức."
Còn ông Javid nói nhiều nhà lập pháp và công chúng đã mất niềm tin vào khả năng điều hành của Boris Johnson.
"Tuy
nhiên, tôi rất tiếc phải nói rằng tình hình này sẽ không thay đổi dưới
sự lãnh đạo của ông - và ông cũng đã đánh mất niềm tin của tôi", Javid
nói trong một bức thư từ chức gửi ông Johnson.
Việc
từ chức của họ được đưa ra chỉ vài phút sau khi Johnson lên truyền hình
xin lỗi vì đã bổ nhiệm nghị sĩ Christopher Pincher vào một chức vụ
trước đây.
Boris Johnson đã xin lỗi vì đã bổ nhiệm
Christopher Pincher vào một vai trò trong chính phủ dù được thông báo về
một cáo buộc với ông này.
Thủ tướng thừa nhận ông đã
được thông báo về đơn khiếu nại vào năm 2019 - nhưng đã phạm phải "sai
lầm tồi tệ" khi không hành động.
Đối với nhiều người
trong đảng cầm quyền, một cáo buộc nữa về việc nói dối chỉ làm tăng thêm
sự thất vọng của họ đối với chính quyền Johnson.
Chỉ một tháng trước, ông Johnson đã vượt qua một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Hạ viện.
Nhưng cuộc tranh cãi về Christopher Pincher đang đe dọa kết thúc nhiệm kỳ của ông.
Trước
đó, ông Johnson chịu chỉ trích vì thông tin lộ ra rằng một loạt hoạt
động được cho là vi phạm quy tắc Covid-19 đã diễn ra trong chính phủ của
ông.
Ông Johnson trở thành thủ tướng Anh đầu tiên tại chức bị phạt tiền vì hành vi vi phạm này.
Vận may đã hết, Boris Johnson để lại di sản gì cho Anh và thế giới?
Boris Johnson mất chức có ảnh hưởng đến cách Anh chống Nga, giúp Ukraine?
Nguyễn Giang
bbcvietnamese.com
Tới
sáng 07/07/2022, với quá nửa các bộ trưởng, thứ trưởng, quốc vụ khanh
trong chính phủ 'bỏ phiếu bằng chân', ra đi vì mất tín nhiệm vào Thủ
tướng Boris Johnson, việc ông rời ghế đã thành điều hiển nhiên.
Nhưng
việc Boris Johnson, ngôi sao lên cao trên bầu trời chính trị nhờ
Brexit, nay phải 'make exit' chưa chắc sẽ đem lại ổn định ngay cho Anh.
Nói
như lãnh đạo đảng Lao động (đối lập), Sir Keir Starmer thì không chỉ
Boris Johnson, mà toàn bộ nhóm đứng đầu của đảng Bảo thủ đều cần phải bị
loại.
Đảng Bảo thủ nắm chính phủ liên tục từ 2010, xem ra thật lâu và có vẻ mắc căn bệnh quyền lực, dù họ luôn thắng cử.
Các
scandal liên tục từ trong Phủ thủ tướng, ở số 10 Downing Street lan ra,
những vụ bổ nhiệm sai người, sai việc, sai trái đạo đức (dân biểu
Christopher Pincher bị tố cáo sờ soạng một loạt đàn ông mà vẫn được
phong chức), tạo cảm giác chính phủ của Boris Johnson hỗn loạn.
Các báo Anh hay dùng cụm từ 'engulf in crisis' - chìm đắm trong khủng hoảng, để gọi nội các của vị thủ tướng tóc vàng bù xù.
Động
từ 'engulf' trong tiếng Anh đúng ra thường được dùng để gọi các đám
cháy lan nhanh, kiểu như 'cơn hỏa hoạn đã bao trùm căn nhà'.
Dù thắng cử vang dội cuối 2019, sự tín nhiệm của cử tri Anh cho đảng Bảo thủ và Boris Johnson cũng cạn dần.
Quả là khả năng nội trị của ông luôn bị đặt câu hỏi, nhưng đến nay thì đã rõ là đảng Bảo thủ phải đẩy thủ tướng đi để cứu mình.
Căn nhà của Đảng Bảo thủ mùa hè này chắc cần nhiều thợ lành nghề trùng tu, chỉnh sửa nếu muốn cầm quyền tiếp.
Riêng về ông Johnson, sáng nay, một báo Anh chạy tựa "The rule-breaker who ran out of luck" - tạm dịch: "Vận may đã hết với kẻ chuyên phá lệ".
Nhưng tờ báo cũng gọi ông là kẻ 'gravity-defying' - kẻ biết bay, hàm ý như nhà ảo thuật, chống lại được cả sức hút Trái Đất.
Quả vậy, xét ra Boris đã làm được khác nhiều việc tưởng như bất khả.
Boris Johnson may mắn hay tài năng?
Ở tầm địa phương tại Anh, khi làm thị trưởng London, ông đã đem về cho thành phố này quyền đăng cai Olympics mùa Hè 2012.
Bản thân là người ham đi xe đạp, ông đặt ra các tuyến xe đạp cho London và mở các trạm cho thuê xe (Bike sharing station) mà dân gọi là 'Boris bikes' khá thành công.
Nhưng khi lên làm thủ tướng, các vấn đề của Boris lớn lên, theo tầm quốc gia và quốc tế.
Đầu
tiên là Brexit. Chí ít thì ông Johnson đã dám nhận lãnh trách nhiệm làm
dứt điểm vụ Brexit sau bao năm dùng dằng thời Theresa May. Hệ quả, và
hậu quả của Brexit tất nhiên là còn khó, còn lớn hơn ý chí của ông và
phái Brexiteer, ví dụ biên giới Bắc Ireland-EU, chuyện thương mại Anh-EU
sụt giảm. Thế nhưng trong sự hồn nhiên kiểu cứ làm rồi tính sau, Boris
đã giải quyết được một việc lớn.
Thứ hai là chống Covid.
Thái độ lạc quan tếu, pha chút liều lĩnh ban đầu khiến Boris nhập viện,
suýt chết. Nhưng tâm tính đó đã nhường chỗ cho sự chín chắn và cú đột
phá của chương trình bào chế AstraZeneca tiên phong và chiến dịch tiêm
chủng sớm, cứu được hàng triệu mạng người.
Di sản này
còn cần được đánh giá kỹ hơn thiệt. Nhưng thực lòng phải nói Anh thời
Boris Johnson mà tôi chứng kiến đã được cái tiếng luôn đi đầu ở châu Âu:
chết ban đầu nhiều, tiêm nhanh đầu tiên, phủ sóng vaccine sớm hơn EU và
bỏ cách ly cũng sớm 'trước người'.
Phải chăng tất cả phản ánh phần nào tính cách của Boris?
Nhưng chuyện quan trọng cần đánh giá ngay bây giờ là Ukraine.
Thủ
tướng Boris Johnson xuống chức là tin gây lo ngại cho những người nghĩ
rằng chính sách đối ngoại ủng hộ Ukraine của ông có viễn kiến rất xa.
Con Coughlin, biên tập viên quốc phòng viết trên tờ The Telegraph ở Anh hôm 07/07 rằng "Ukraine có lý do đúng để lo ngại về sự sụp đổ của Boris Johnson".
Theo
nhà báo này thì khác với các bê bối trong Văn phòng Phủ thủ tướng về
tiệc tùng, nhân sự, ông Johnson đã tỏ ra có viễn kiến rõ ràng, mạnh mẽ
trong việc ủng hộ Ukraine chống lại Nga "hơn hẳn bất cứ lãnh đạo Anh nào
muốn lên thay ông".
Anh Quốc vừa mời hàng nghìn tân
binh Ukraine sang tập huấn và học cách sử dụng vũ khí hiện đại. Họ được
tham gia các khóa học dành riêng cho quân đội Ukraine, bốn tháng một
khóa, ở Anh. Mục đích là để tăng cường sức chiến đấu lâu dài cho quân
Ukraine chống lại cuộc xâm lăng của Nga vốn tiêu huỷ nhiều nhân sự có
kinh nghiệm chiến trường của Ukraine ở vùng Donbas.
'Chống Nga, không để cho Putin thắng'
Cách
ông Johnson bất đồng với một số lãnh đạo trong NATO ở châu Âu về chiến
lược chống Nga hiện đang là đề tài bàn tán ở châu Âu.
Từ tháng 3/2022, Anh cùng 10 quốc gia khu vực Bắc và Đông Âu đã thúc đẩy cho hoạt động của Lực lượng Chinh phạt chung (Joint Expeditionary Force -JEF), do Anh lãnh đạo để sẵn sàng triển khai chống Nga lấn sang các nước ngoài bên Ukraine.
Vì
không thuộc NATO, lực lượng này có thể hoạt động dựa trên đồng thuận
của số nước nhỏ hơn tổng số 30 thành viên NATO, tức là cơ động hơn
nhiều.
Và họ cũng không cần sự đồng ý của EU dù có vài
thành viên thuộc khối này, một khi JEF muốn tung quân vào một trận đánh
lại Nga, ví dụ ở biển Baltic.
Cuộc họp đầu tiên của các
đại diện JEF diễn ra ở Chequers, dinh thự cuối tuần của thủ tướng Anh
tại hạt Buckinghamshire vào tháng 3/2022, không lâu sau cuộc xâm lăng
của Nga vào Ukraine.
Ta cần nhớ ước vọng lâu nay của các lãnh đạo châu Âu là làm sao có được "sự tự chủ chiến lược" về quân sự với Hoa Kỳ.
Thế nhưng các nước lớn nhất EU và đông dân nhất NATO tại châu Âu, như Pháp và Đức hiểu sự tự chủ này khác hẳn Anh.
Với
Anh thời Boris Johnson, tự chủ là cần thiết nhưng là để hoạt động cùng
đồng minh, và có kế hoạch quân sự cụ thể chứ không phải tự chủ khỏi Hoa
Kỳ để rồi không làm gì trước Nga, hay nghiêng về Nga.
Trên nguyên tắc, ít ra là Boris Johnson có một chiến lược với Nga, đó là "bằng mọi giá không để Putin thắng ở Ukraine".
Đường hướng này dù không có gì quá cao siêu nhưng còn rõ ràng hơn suy nghĩ nước đôi của Joe Biden.
Tổng
thống cao niên của Hoa Kỳ bị cho là không biết chọn giữa hai chiến
lược, "ủng hộ Ukraine đến cùng để chiến thắng", hay "làm sao để Nga
thua".
Cả hai hướng đi này xem ra đang ngày càng bế tắc ở
Ukraine. Tuần này, ông Vladimir Putin có nhiều cơ hội tuyên bố chiếm
trọn vùng Donbas và kinh tế Nga tuy có suy yếu nhưng không hề sụp đổ.
Sự
ra đi của Boris Johnson có thể làm bất ổn cho chính trường Anh một thời
gian và chưa rõ tân thủ tướng (nam hay nữ?) có quyết tâm như ông
Johnson trong việc đối đầu với Nga ở Ukraine hay không.
Làm thủ tướng một cường quốc quân sự -kinh tế thuộc G7 không bao giờ dễ.
Thời
Boris Johnson quả là thời nhiều sóng gió. Sau Covid là chao đảo kinh
tế, giá dầu xăng tăng mà một phần do Nga tấn công Ukraine, và ngay trước
mắt là khủng hoảng thu nhập khu vực công: y tế, giáo dục, truyền thông.
Cảm xúc Việt khi chia tay BoJo
Không
ít bạn bè Việt Nam của tôi ở London tuy vậy vẫn tỏ ra mến mộ ông Boris
Johnson mà người Anh hay gọi tắt là BoJo, trong khi một số khác thì nói
"tu thân tề gia" không xong thì nói gì đến việc "trị quốc, bình thiên
hạ".
Về quan hệ Anh-Việt, phải nói là chính phủ Anh thời
Boris Johnson khá ưu ái đến thị trường Việt Nam sau Brexit và thực sự
muốn giúp xã hội, con người và quốc phòng Việt Nam nâng tầm, lên đẳng
cấp.
Mặt khác, cũng dưới thời Boris Johnson, thái độ của
Anh về Trung Quốc rõ ràng hơn, mang tính chiến lược hơn và Việt Nam
được họ đặt trong tầm nhìn châu Á-Thái Bình Dương đó.
Nhìn
từ Anh, cả hai dòng ý kiến khen, và chê Boris Johnson đều phần nào có
lý, vì con người là một động vật phức tạp, chính trị gia lại còn phức
tạp hơn.
Tính cách, suy nghĩ của họ, các phát biểu, các quan hệ cá nhân của họ kiểu gì cũng tác động tới việc nước.
Cái hay của nền dân chủ là anh không làm được thì anh đi, để người khác lo.
Ở
nước Anh này, luật chơi khá công bằng, chẳng ai, trong đảng Bảo thủ,
trong nghị viện, hay ngoài xã hội, chịu cùng đắm thuyền chỉ vì nhà lãnh
đạo hết uy tín mà cứ cố bám.
Ừ thì ông có viễn kiến về Nga, về Ukraine, nhưng nước Anh chắc cũng sẽ có người khác lo được việc đó.
Những
lo ngại về Nga, về Ukraine trong xã hội Anh là có thật, và chắc chắn
đây là hồ sơ đối ngoại đầu tiên người lên thay ông Johnson phải mở ra
xem.
Thôi thì chúc Boris mạnh khoẻ, về nhà chăm gia đình
và lo cho đàn con bảy cháu tất cả mà ông có từ các quan hệ tình duyên
phức tạp.
Nghe nói thu nhập hiện của ông với đồng lương
thủ tướng hiện chỉ có 164 nghìn bảng/năm chưa trừ thuế, sẽ không thể
bằng tiền viết báo, viết sách, diễn thuyết, có thể lên tới cả triệu.
Giao tranh khốc liệt ở Donetsk, Ukraine tìm cách bật đà tiến của Nga
Reuters
2 minutes
Ukraine
tới nay cản được bước tiến đáng kể của Nga vào phía Bắc khu vực Donetsk
nhưng áp lực đang tăng cao với pháo hạng nặng, phi đạn và rốc-két nã
vào thành phố Sloviansk và các khu đông dân cư lân cận, quân đội của
Kyiv loan báo ngày 6/7.
Quân Nga và lực lượng ly khai đã nắm quyền
kiểm soát phía Nam của tỉnh Donetsk sau khi chiếm được khu vực Luhansk
kế cận hôm 3/7 với việc thu tóm Lysychansk, hầu hết đã trở thành bình
địa hoang tàn.
Moscow nói đẩy quân đội Ukraine ra khỏi hai khu vực
này là trọng tâm của ‘chiến dịch quân sự đặc biệt’ mà phương Tây gọi là
cuộc chiến tranh xâm lược vô cớ vốn đã kéo dài hơn 4 tháng nay.
Hai
tỉnh Donetsk và Luhansk làm nên vùng Donbas phía Đông, khu công nghiệp
của Ukraine vốn đã trở thành chiến địa lớn nhất châu Âu trong nhiều thế
hệ.
Phía Ukraine tối 6/7 cho biết lực lượng Nga đang tăng cường áp
lực lên lực lượng phòng thủ của Ukraine dọc theo sườn phía Bắc của khu
vực Donetsk và rằng quân Nga đang dội bom nhiều thị trấn của Ukraine
bằng võ khí hạng nặng để tạo điều kiện cho lực lượng trên bộ tiến quân
về hướng Nam đi vào khu vực và áp sát Sloviansk.
Các lực lượng
khác của Nga nhắm thâu tóm hai thị trấn trên đường tới thành phố
Kramatorsk, phía Nam Sloviansk, và đang tìm cách chiếm quyền kiểm soát
cao tốc chính nối liền hai tỉnh Luhansk và Donetsk.
Vẫn theo nguồn tin này, Nga cũng tiến hành không kích để hậu thuẫn lực lượng trên bộ tại đây.
Thị trưởng Sloviansk, Vadym Lyakh, cho biết thành phố này đã bị dội pháo trong hai tuần qua, tình hình rất ‘căng thẳng’.
Nga
nói họ đã phá huỷ hai hệ thống rốc-két HIMARS tối tân của Mỹ và kho đạn
ở tỉnh Donetsk. Phía Ukraine bác tin này, nói rằng họ dùng HIMARS để
‘giáng đòn tàn khốc’ lên quân Nga.
Chiến tranh Ukraina : Quân Nga tiến vào Donbass, Sloviansk nằm trong tầm ngắm
Thu Hằng
3 minutes
Sau
khi chiếm được toàn vùng Luhansk, Nga dồn lực lượng sang vùng Donetsk
để tiếp tục kế hoạch chiếm toàn vùng Donbass, miền đông Ukraina. Mục
tiêu của quân Nga là thành phố Sloviansk, nơi có khoảng 35.000 người cần
được sơ tán, theo thống đốc Pavlo Kyrylenko. Ngày 05/07/2022, quân Nga
đã oanh kích khu chợ trung tâm ở Sloviansk khiến 2 người bị chết và 7
người bị thương.
Theo nhiều quan chức
cấp cao Ukraina, quân Nga dùng pháo hạng nặng để yểm trợ cho bộ binh
tiến trên thực địa. Trên truyền hình, thống đốc vùng Luhansk Serhiy
Gaidai cho biết, quân đội thường trực và quân dự bị của Nga đã được
triển khai với mục đích vượt sông Donetsk. Còn theo ông Pavlo Kyrylenko,
thống đốc Donetsk, hai thành phố Sloviansk và Kramatorsk bị oanh kích
dữ dội suốt đêm, « không một nơi nào là không bị dội bom ở vùng Donetsk ».
Trước
lửa đạn của Nga, quân Ukraina có khả năng cầm cự đến đâu ở vùng
Donbass ? Trả lời RFI ngày 06/07, chuyên gia Igor Delanoë, Viện Quan sát
Pháp-Nga tại Matxcơva, phân tích :
« Trước tiên phải nói là
từ khá lâu, Ukraina đã xây dựng một lực lượng ở vùng Donbass này bởi vì
về mặt kỹ thuật mà nói, Ukraina đợi một cuộc tấn công từ 8 năm nay. Tuy
nhiên, người ta thấy là lực lượng này bắt đầu suy yếu từ nhiều tuần nay.
Điều này đã xảy ra từ vài ngày qua ở Severodonetsk, và hiện giờ là
Lysychanks thất thủ. Đây là sự thất bại của lực lượng quân sự này, đã
không kháng cự được sức ép từ phía Nga.
Về điểm thứ hai,
Ukraina nói là xây dựng các tuyến phòng thủ lùi lại sau một chút. Nhưng
liệu họ có thời gian để củng cố chúng để đối phó với một cuộc tấn công
mới không ? Thật sự là không biết được điều này. Và cũng không rõ là khi
họ tiến hành được các đợt luân chuyển quân ra mặt trận thì đó cũng chưa
chắc là những quân nhân giầu kinh nghiệm và thiện nghệ. Có nghĩa là
những đội quân chất lượng, những người lính tinh nhuệ đã bị kiệt sức
trên chiến trường, trong khi những người đến hỗ trợ hoặc thay họ chưa
hẳn là những quân nhân có kinh nghiệm ».
Còn tại hai thành phố Severodonetsk và Lyschansk đã bị chiếm đóng ở vùng Luhansk, thống đốc vùng này tố cáo quân Nga hôi của, « truy
đuổi người dân ủng hộ Ukraina, bắt tay với những kẻ cộng tác, xác định
vị trí những căn hộ nơi sinh sống của quân nhân Ukraina, thâm nhập và
lấy quần áo », « phá hủy tất cả », « như từng thấy vào năm 1939 dưới thời Đức quốc xã ». Tuy nhiên, Reuters chưa kiểm chứng được những thông tin này.
Hội nghị cấp ngoại trưởng G20: Căng thẳng vì chiến tranh Ukraina
Thanh Hà
Cùng
tham dự hội nghị G20 tổ chức tại Bali-Indonesia trong hai ngày 07 và
08/07/2022, hai ngoại trưởng Nga và Mỹ không dự trù đối thoại song
phương. Chiến tranh Ukraina, trọng tâm của hội nghị, làm lu mờ hai hồ sơ
lớn là khủng hoảng về lương thực và năng lượng.
Từ
khi Matxcơva xâm chiếm Ukraina, đây là lần đầu tiên ngoại trưởng
Serguei Lavrov đối diện với các đồng nhiệm phương Tây, đó là những quốc
gia tố cáo Nga « phạm tội ác chiến tranh ».
Theo AFP, vài giờ trước khi các bên ngồi vào bàn họp, một quan chức Mỹ xin được giấu tên báo trước G20 « hoàn toàn không thể đưa ra một tuyên bố chung về Ukraina ».
Không một buổi làm việc nào được dự trù giữa ngoại trưởng Mỹ Antony
Blinken và người đồng cấp Nga. Dù vậy Washington chờ đợi G20 đề xuất một
số sáng kiến để giải quyết vấn đề khan hiếm lượng thực đe dọa đẩy một
phần nhân loại vào cảnh đói kém và trên vấn đề khủng hoảng về năng
lượng.
Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock, trong cương vị chủ tịch
luân phiên nhóm G7, cũng mạnh mẽ cho rằng, G20 phải có lập trường cứng
rắn với Matxcơva, không thể làm như « không có chuyện gì xảy ra » trong lúc mà Matxcơva đã xâm chiếm một quốc gia có chủ quyền. G7 cũng sẽ phối hợp để có « chung một tiếng nói » về hồ sơ Ukraina.
Tuy
nhiên đến nay nhiều thành viên của G20 không lên án tổng thống Vladimir
Putin xâm chiếm Ukraina và cũng không đứng về phía Âu, Mỹ để ban hành
các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga. Nhiều quốc gia không tán đồng việc
đòi loại Nga ra khỏi G20. Trong số này, có Trung Quốc, Ấn Độ hay
Brazil. Indonesia trong cương vị chủ tịch luân phiên của G20 đã cố gắng
đóng vai trò hòa giải, mời cả tổng thống Vladimir Putin lẫn đồng cấp
Ukraina, Volodymyr Zelensky, dự thượng đỉnh Bali vào mùa thu năm nay.
Bên
lề cuộc họp G20 hôm nay và ngày mai, ngoại trưởng Mỹ dự trù nhiều buổi
làm việc với các đồng cấp. Mọi chú ý hướng về cuộc họp song phương giữa
ngoại trưởng Blinken với ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, rồi với hai
đồng minh châu Á là Hàn Quốc và Nhật Bản. Đối thoại Washington – Bắc
Kinh xoáy vào vế kinh tế và an ninh. Hồ sơ hạt nhân Bắc Triều Tiên sẽ
chiếm một vị trí quan trọng trong cuộc họp của ông Blinken với các đồng
cấp Nhật, Hàn.
***************
Tình hình chiến sự Ukraine ngày thứ 133 (7-7-2022)
1.
Theo Viện nghiên cứu chiến tranh ISW, mục tiêu của phía Nga trong cuộc
chiến xâm lược Ukraina lần này vẫn hoàn toàn không thay đổi: tìm mọi
cách để lật đổ chính quyền Kyiv, đưa một chính quyền bù nhìn thân Nga
thay thế, sau khi chiếm càng nhiều lãnh thổ của Ukraina nhất có thể, hợp
pháp hóa bằng những luận điệu dối trá, tuyên truyền. Theo ISW, chắc
chắn Nga sẽ không dừng lại kể cả sau khi có chiếm được hoàn toàn các
tỉnh Lugansk và Donetsk.
Trở ngại lớn nhất của Nga hiện
nay là tinh thần chiến đấu của binh lính rất kém và tình trạng say rượu
tập thể diễn ra trên diện rộng, tới mức quân Nga vừa phải ban lệnh cấm
bán rượu cho lính Nga trên toàn bộ vùng Zaporizhia, nơi chiến sự tạm
thời yên ắng nhất. Tình trạng nguy hiểm tới mức lính Nga ngày càng bỏ
gác, hoặc tham gia chiến đấu trong tình trạng say mèm, không đủ sức cầm
vũ khí.
2. Một chỉ huy của lính Chechens tuyên bố:
“Mykolaiv, Kharkiv, Odessa… Cho tới khi Putin chưa bảo chúng tôi dừng,
thì lạy thánh Alla, chúng tôi sẽ chiếm cả Berlin, chúng tôi sẽ thắng,
chắc chắn là như vậy.”
Còn Chủ tịch Quốc hội Nga Volodin đe dọa Mỹ rằng Nga sẽ tổ chức “một chiến dịch đặc biệt” vào Alaska để đòi lại vùng đất này.
Tổng
thống Belarus thì cho rằng: Mỹ và đồng minh đang có kế hoạch tiến hành
một cuộc chiến chống lại Nga từ lãnh thổ Ba Lan và các nước vùng Baltic
3. Bản đồ chiến sự phía bắc Kharkiv, quân Nga chỉ còn thực sự kiểm soát được một vùng nhỏ cách biên giới khoảng vài km.
Bản đồ từ phía Nga:
Las
unidades ucranianas esperan una ofensiva activa de las Fuerzas Armadas
de RF en varios sectores del frente en la región de Kharkiv. Se están
produciendo enfrentamientos en el área al oeste de Sosnovka y en las
cercanías de Svetlichny y Pitomnik. pic.twitter.com/HvllnDxgge
— Gustavo Sanchez (gux) (@MumaryGustavo) July 6, 2022
Tên
lửa HIMARS bắt đầu gây nhiều phiền muộn cho phía Nga, khi kho đạn ở
Velykyi Burluk, 40 km sau chiến tuyến thuộc phần đất Nga đang chiếm đóng
ở tỉnh Kharkiv, đã nổ tung:
Khói có thể nhìn thấy từ
rất nhiều nơi trong vùng. Ukraina đang theo đuổi chiến thuật: tìm và phá
huy các kho hậu cần của Nga, đặc biệt là các kho đạn.
#Ukraine: A Russian ammunition storage point was hit by Ukrainian indirect fire in the vicinity of #Izium, destroying a transport truck. pic.twitter.com/5UPnPmksgu
— Ukraine Weapons Tracker (@UAWeapons) July 4, 2022
Một lính Nga say rượu đã định lái xe vượt cây cầu bị đánh sập ở khu bảo tồn Oskol, kết quả là bị mắc luôn tại đó:
Drunk rashists tried to drive over the destroyed bridge across the Oskol reservoir in the Kharkiv region and got stuck#UkraineWarpic.twitter.com/MEnK04LCxH
Tuy
nhiên, quân Nga vẫn dùng tên lửa tầm xa để khủng bố người dân thành
phố. Trường Đại học Giáo dục Quốc gia ở Kharkiv bị trúng tên lửa:
On
the night of July 6, a missile strike was launched at the Kievsky
district of Kharkov. The rocket hit the Kharkiv National Pedagogical
University. G.S. Frying pans, the building is partially destroyed. pic.twitter.com/VzHORAQjqN
— War in Ukraine / Война в Украине (@War_In_Ukraine3) July 6, 2022
Người
mẫu gốc Basil, Talitado Vale, 39 tuổi, đã hy sinh khi tên lửa tấn công
vào Kharkiv. Cô mới tham gia lực lượng vũ trang Ukraina 3 tuần, trước đó
cô là tình nguyện viên tham gia các công tác cứu trợ.
4.
Theo tình báo Anh, quân Nga sẽ tiếp tục củng cố các vị trí vừa chiếm
được ở Lysychansk và tỉnh Lugansk. Ở phía bắc, quân Nga tập trung tất cả
những đơn vị nào còn có thể chiến đấu của Đội quân phía Tây và Đội quân
phía Đông về chiến trường Izium. Cả tuần vừa qua, lực lượng Nga tiến
thêm được khoảng 5km dọc theo con đường E40 từ Izium, trước sự kháng cự
quyết liệt của quân Ukraina, quân đội Nga của Đội quân phía Tây đang ở
cách Slovyansk khoảng 16 km. Thành phố này cũng sẽ chịu sự tấn công của
Đội quân Trung tâm và Đội quân phía Nam, cho thấy rằng Slovyansk sẽ là
chiến trường quyết định tiếp theo của vùng Donbass:
Latest Defence Intelligence update on the situation in Ukraine – 6 July 2022
Bản đồ những nơi xảy ra các vụ đụng độ trong vùng:
05-07-2022 NASA FIRMS data shows three main flashpoints in the battle of Donbas: – defending a line along the Donetsk-Luhansk border north to south – artillery hitting positions east of Izium – strikes along southern line of contact in Donteskhttps://t.co/lop6P5SGq3pic.twitter.com/WrCIBxRBqE
Fighting continues in the area of Bilohorivka in Luhansk region.
In
Donetsk region, Ukrainian defenders repulsed Russian fascist assaults
on Krasnopillya. The rashists carried out assaults in the area of Spirne
and Vershyna; fighting continues. pic.twitter.com/XtxLUb8IRC
Nga đang tập trung ít nhất 50 tiểu đoàn độc lập vào chiến trường Donbass:
5. Bản đồ chiến trường phía tây Izium, nơi quân Ukraina tìm cách tấn công vào thành phố, nhằm giảm nhiệt cho Slovyansk:
Các đám cháy xung quanh thành phố:
There are some fires in the area west of Izium, they pretty much align with what I believe is the front line.
There are also fires close to Izium in what I believe is the staging
area for the Slovyansk attack, especially for the artillery units. pic.twitter.com/FFklGlP6k9
The
loss itself is recorded earlier but apparently all BMP-1AMs lost during
the few weeks were from the same area in the vicinity of Izium. pic.twitter.com/rsmnNFEgQT
7. Sauk khi Lysychansk thất thủ, quân Ukraina lùi về Siversk và tiếp tục cuộc chiến,
bản đồ cho thấy khoảng 1000 km2 khu vực chiến sự đang cháy:
Phim của Nga cho thấy một pháo cối DANA 152 mm của Ukraina bị phá hủy:
Nga lại tiếp tục dùng chiến thuật cũ, bắn phá nát thành phố:
Ngày
26-6, tại Lysychansk, chỉ huy trưởng tiểu đoàn Volat, bí danh “Brest”,
tiểu đoàn tình nguyện của những người Belarus chiến đấu cho Ukraina, đã
hy sinh. Có khoảng 200 người Belarus tham gia tiểu đoàn này:
8. Chiến sự quanh Bakhmut:
Quang cảnh xung quanh thành phố nhìn từ phía Nga
Nhiều đoàn xe Nga đang tập trung gần Bakhmut:
Correspondents anna news met columns of equipment of LNR which are preparing for start of a new operation The next stops are Seversk and Bakhmut pic.twitter.com/rQAhR4A6es
— The man who saved the world (@ILRUSSO1) July 6, 2022
9.
Không biết có phải do lính Nga say rượu nhiều quá hay không, mà phía
Ukraina đột ngột dành lại được một số vùng ở tỉnh Zaporizhia, hôm qua,
Nga mất thêm làng Solodke – ISW đã công nhận thông tin này và cập nhật
bản đồ
Trong khi đó, tình hình người dân Mariupol rất
khốn đốn sau “giải phóng” của Nga, mỗi người dân hiện chỉ nhận được 5lít
nước sạch một tuần để uống:
10. Tổng thống Zelensky
công nhận đang có các cuộc phản công của Ukraina ở phía nam – vùng
Kherson, Zaporizhia – “chúng ta sẽ không nhượng bộ bất cứ vùng lãnh thổ
nào” – ông nói.
Volodymyr
Zelenskyi: Ukrainian forces are advancing in several tactical
directions, including in the south – in the Kherson region, in the
Zaporizhia region. We will not give up our land – the entire sovereign
territory of Ukraine will be Ukrainian. pic.twitter.com/JZQU5JNc2n
ISW công nhận phía Ukraina đang có một số thành công ở Kherson, trong đó có việc bắc được cầu tạm ở Lozove:
Southern Axis Update:#Ukrainian reports and #NASA FIRMS data indicate that Ukrainian forces likely either reestablished a bridgehead at #Lozove at an unspecified previous date or have consistently maintained the one they established in early June. https://t.co/8fHsbQfehRpic.twitter.com/ypDS3RNg2P
Southern Axis Update:#Russian forces continued combat in northwestern #Kherson
Oblast along the Kherson-Mykolaiv Oblast border near Vysokopillya and
Kochubeivka but did not secure any confirmed advances in this area on
June 6.https://t.co/DlXQ5nCgUepic.twitter.com/uRGqfwpyeD
Bản đồ các đám cháy cho thấy quân Ukraina đang bắn phá các vị trí của Nga:
Extensive
artillery bombardments are underway in Kherson region, as detected in
satellite imagery. The preponderance of fire is in favour of Ukrainian
defenders and indicates the direction of known counter-offensives
against the Russian fascist invaders. pic.twitter.com/Yv71vjxAIp
— Geopolitical Hub (@GeopoliticalGu1) July 6, 2022
Theo
The Economist, lính bắn tỉa Ukraina đã có thể bắn mục tiêu ở bên trong
thành phố, nhưng để chiếm lại thì sẽ có thể rất khó khăn và tổn thất
cũng rất nhiều.
Od
pewnego czasu trwa blokada informacyjna w odniesieniu do frontu koło
Chersonia. The Economist donosi jedna że ukraińscy snajperzy są już w
zasięgu strzału od przedmieść. Odbicie miasta może być jednak bardzo
trudne i wiązać się z dużym i stratami. https://t.co/fuo13Fkp2f
Adviser
to the head of the Kherson regional military administration, Sergei
Khlan, said that Russian warehouses exploded near the railway station in
#Kherson. pic.twitter.com/4ELYbuayZR
— Светлана Беломестнова-Климак (@LanaKlimak) July 6, 2022
11.
Tin từ Phần Lan cho thấy, phía Nga đã rút khoảng 100 phương tiện chiến
tranh cùng khoảng 1.000 lính từ doanh trại gần biên giới cực bắc với
Phần Lan, để đưa về chiến trường Ukraina. Đây là đơn vị đặc biệt, được
huấn luyện để chiến đấu trong điều kiện cực lạnh
Satellite images show that Russia has withdrawn more than 100 military vehicles from the border with #Finland after it got a chance to join NATO, writes the #Finnish media Yle. That equipment was most likely sent to #Ukraine. https://t.co/K12OFN7hqf
Có
vẻ như phía Nga thực sự sợ tên lửa HIMARS của Ukraina, nên tung ra rất
nhiều tin là “đã tiêu diệt được 2/4 hệ thống tên lửa” này, nhưng không
đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào, dữ liệu cũng không nhất quán, lúc thì
nói bắn ở Bakhmut bằng trực thăng:
Trong
khi hình ảnh phía Ukraina cung cấp lại cho thấy ít nhất 2 hệ thống đang
ở quanh Kharkiv, một hệ thống đâu đó gần Izium, cách xa rất nhiều vị
trí những nơi mà Nga thông báo.
Càng ngày, chiến sự sẽ
càng khốc liệt, thông tin cũng ngày càng loạn hơn, mọi người nên bình
tĩnh kiểm chứng mọi thông tin trước khi tin vào đó nhé.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .