Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 03 -01-2023
Nga nổi giận sau vụ tấn công khiến hàng chục binh sĩ thiệt mạng ở Ukraine
Những người theo chủ nghĩa dân tộc và một số nhà lập pháp Nga yêu cầu trừng phạt các viên chỉ huy mà họ cáo buộc là đã phớt lờ nguy hiểm giữa lúc sự tức giận tăng cao sau vụ hàng chục binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc oanh kích thuộc diện đẫm máu nhất kể từ đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Trong một tiết lộ hiếm hoi, Bộ Quốc phòng Nga cho biết 63 binh sĩ của họ đã thiệt mạng vào đêm giao thừa trong một vụ pháo kích dữ dội phá hủy một doanh trại tạm thời tại một trường cao đẳng nghề ở Makiivka, thành phố gắn liền với thủ phủ Donetsk bị Nga chiếm đóng ở miền đông Ukraine.
Ukraine và một số blogger theo chủ nghĩa dân tộc Nga đã đưa ra con số tử vong cao hơn nhiều, lên tới hàng trăm người, mặc dù các quan chức thân Nga nói rằng ước tính như vậy là phóng đại.
Những người chỉ trích ở Nga nói rằng binh lính khi đó đang được bố trí ăn nghỉ dọc theo một bãi chứa đạn dược tại địa điểm mà Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã bị trúng bốn quả rocket được bắn từ bệ phóng HIMARS do Mỹ sản xuất.
Cuộc tấn công vào Makiivka diễn ra khi Nga đang tung ra làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái hàng đêm vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine.
Các quan chức Ukraine cho biết hôm thứ Hai 2/1 rằng Nga đã tấn công các khu vực do Ukraine kiểm soát trong khu vực Donetsk, đánh vào làng Yakovlivka, thành phố Kramatorsk và phá hủy một sân trượt băng ở thị trấn Druzhkivka.
Thống đốc vùng Luhansk của Ukraine, cùng với Donetsk lân cận tạo thành khu công nghiệp Donbas mà Moscow tuyên bố chủ quyền, hôm 3/1 cho hay các lực lượng Ukraine đã có những bước tiến vững chắc về hướng Svatove và Kreminna do Nga kiểm soát.
Trong một diễn biến khác, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết một cuộc tấn công vào ngày 31/12 nhằm vào một khu vực do Nga kiểm soát ở miền nam Kherson đã giết chết hoặc làm bị thương khoảng 500 binh sĩ Nga.
Reuters không thể kiểm chứng độc lập các tin tức về chiến trường này.
Trong một bản cập nhật vào sáng 3/1 cho khu vực của ông, Thống đốc khu vực Donetsk, Pavlo Kyrylenko, cho biết các lực lượng Nga đã tấn công các vị trí của Ukraine dọc theo chiến tuyến trong đêm, khiến một người thiệt mạng ở thành phố Bakhmut do Ukraine kiểm soát.
Các blogger quân sự Nga nói mức độ tàn phá tại Makiivka là do đạn dược được cất giữ trong cùng một tòa nhà với doanh trại, mặc dù các chỉ huy biết nó nằm trong tầm bắn của tên lửa Ukraine.
Igor Girkin, cựu chỉ huy quân đội thân Nga ở miền đông Ukraine, hiện là một trong những blogger quân sự theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng nhất của Nga, nói hàng trăm người đã thiệt mạng hoặc bị thương. Ông cho biết các thiết bị quân sự được cất giữ tại địa điểm này không được ngụy trang.
Ukraine gần như chưa bao giờ công khai nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công vào lãnh thổ do Nga kiểm soát ở Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelenskyy không đề cập đến vụ pháo kích Makiivka trong bài phát biểu hàng đêm hôm 2/1.
Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine báo cáo cuộc tấn công Makiivka là “một cuộc tấn công vào nhân lực và thiết bị quân sự của Nga”. Bộ này không đề cập đến số thương vong.
Sự tức giận ở Nga lan đến đến các nhà lập pháp.
Grigory Karasin, một thành viên của Thượng viện Nga và là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga, không chỉ yêu cầu phải trả thù Ukraine và những người ủng hộ NATO mà còn phải có một “phân tích chính xác trong nội bộ”.
Sergei Mironov, một nhà lập pháp và cựu chủ tịch Thượng viện Nga, yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với các quan chức đã “cho phép tập trung quân nhân trong một tòa nhà không được bảo vệ” và “tất cả các cơ quan cấp trên không đảm bảo an toàn phù hợp”.
Một đoạn video chưa xác minh được đăng trực tuyến về hậu quả của vụ nổ tại doanh trại Nga ở Makiivka cho thấy tòa nhà lớn chỉ còn là đống đổ nát đang bốc khói.
Thống đốc vùng này nói với truyền thông Nga rằng một số người thiệt mạng đến từ vùng Samara, tây nam nước Nga, đồng thời kêu gọi người thân liên hệ với các trung tâm tuyển mộ để biết thông tin.
Hứng chịu nhiều thất bại trên chiến trường vào nửa cuối năm 2022, Nga đã tiến hành các cuộc không kích hàng loạt nhằm vào các thành phố của Ukraine.
Ukraine cho biết hôm 2/1 rằng họ đã bắn hạ tất cả 39 máy bay không người lái mà Nga đã sử dụng trong đêm thứ ba của cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu dân sự ở Kyiv và các thành phố khác. Các quan chức Ukraine nói thành công của họ đã chứng minh rằng chiến thuật của Nga trong những tháng gần đây là dội mưa tên lửa và máy bay không người lái nhằm đánh sập cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đang ngày càng thất bại khi Kyiv tăng cường phòng không.
Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào thường dân trong cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại nước láng giềng ở miền nam được phát động vào ngày 24/2.
- Vitaly Shevchenko
- BBC Monitoring
Trong hàng thập kỷ, các doanh nhân siêu giàu của Ukraine đã nắm giữ quyền lực kinh tế và chính trị to lớn trong nước. Tuy nhiên, kể từ cuộc xâm lược của Nga, các nhà tài phiệt khét tiếng nhất Ukraine đã mất hàng tỷ USD doanh thu.
Có phải triều đại của các tài phiệt Ukraine cuối cùng đã đi tới hồi kết?
Đối với nhiều người, người đàn ông giàu nhất Ukraine - Rinat Akhmetov, 56 tuổi - là hình mẫu của một nhà tài phiệt.
Là con trai của một thợ mỏ trở thành tỷ phú tự thân, ông nổi tiếng khắp Ukraine như 'Vua của Donbas'.
Cùng với việc sở hữu các khu công nghiệp thép và than rộng lớn ở phía đông, bao gồm nhà máy thép Azovstal hiện đang nằm trong đống đổ nát, ông cũng sở hữu Shakhtar Donetsk FC, một trong những đội bóng tốt nhất của Ukraine, và một trong những kênh truyền hình chính của đất nước.
Nhưng ngoài sự giàu có phi thường của họ, các nhà tài phiệt Ukraine còn nổi tiếng về việc nắm giữ quyền lực chính trị. Năm 2017, viện nghiên cứu Chatham House có trụ sở tại London nói rằng các nhà tài phiệt gây ra "mối nguy hiểm lớn nhất đối với Ukraine".
Thông qua một mạng lưới rộng lớn các đồng minh và nghị sỹ trung thành, các nhà tài phiệt Ukraine đã nhiều lần gây ảnh hưởng đến việc thông qua các luật đem lại lợi ích cho đế chế kinh doanh của riêng họ.
Tổng thống Volodymyr Zelensky gọi họ là "nhóm người nghĩ rằng họ quan trọng hơn các nhà lập pháp, quan chức chính phủ hay thẩm phán".Nhưng giống như rất nhiều thường dân khác, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga ở miền đông Ukraine vào năm 2014, công việc kinh doanh của họ đã bị phá hủy bởi tên lửa và tài sản của họ bị mất vào tay sự chiếm đóng của Nga.
Xung đột ở phía đông
Nhiều người cảm thấy rằng với tư cách là người giàu nhất Ukraine, ông Akhmetov lẽ ra phải làm nhiều hơn nữa ngay từ đầu để dập tắt chủ nghĩa ly khai do Nga thúc đẩy ở quê nhà.
Khi ảnh hưởng của Nga, được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự, lan rộng ở Donbas, ông đã yêu cầu các nhà máy của mình hú còi báo động để phản đối. Ông cũng đưa ra những tuyên bố chỉ trích phe ly khai.
Nhưng ngoài việc tài trợ và ủng hộ cuộc kháng chiến, ông bị chỉ trích là hành động quá ít.
Đặc biệt khi so sánh với một nhà tài phiệt khác của Ukraine, tỷ phú Ihor Kolomoisky.
Tháng 3/2014, ông này được bổ nhiệm làm thống đốc vùng Dnipropetrovsk, đông nam Ukraine.
Khi cuộc xung đột leo thang, ông Kolomoisky đã bơm hàng triệu USD cho các tiểu đoàn tình nguyện của Ukraine. Ông treo thưởng cho ai bắt được lính do Nga hậu thuẫn và cung cấp nhiên liệu cho quân đội Ukraine.
Nhưng trong năm 2019, ông thấy mình bất hòa với người tiền nhiệm của Tổng thống Zelensky, Petro Poroshenko.
Quốc hội khi đó đã thông qua một đạo luật dẫn đến việc ông Kolomoisky mất quyền kiểm soát một công ty dầu khí. Phản ứng của ông? Xuất hiện tại trụ sở của công ty dầu mỏ với những người đàn ông được cáo buộ có mang theo các khẩu súng máy.
Nhưng khi chiến tranh nổ ra ở phía đông, và với việc mất thêm nhiều nhà máy, hầm mỏ và đất canh tác màu mỡ, sự sụp đổ của các nhà tài phiệt Ukraine đang diễn ra.
Cuộc chiến của Zelensky với giới siêu giàu
Cú giáng tiếp theo xảy ra vào cuối năm 2021, khi Ukraine thông qua điều được gọi là "dự luật phi tài phiệt chính trị".
Luật mới của Tổng thống Zelensky định nghĩa một nhà tài phiệt là người đáp ứng ba trong số bốn điều kiện sau: nắm giữ ảnh hưởng đối với giới truyền thông hoặc chính trị, sở hữu độc quyền và kiếm được hàng triệu USD mỗi năm.
Tất cả những người đủ tiêu chuẩn đều phải bị kiểm tra thêm và bị cấm tài trợ cho các đảng phái chính trị.
Để tránh bị đưa vào danh sách của Zelensky, Rinat Akhmetov ngay lập tức bán tất cả các công ty truyền thông của mình.
Nhưng sau đó là sự leo thang xung đột kịch tính của Nga - cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.
Một Ukraine dân chủ hơn?
Chiến tranh chỉ làm tăng thêm việc mất thu nhập của những người siêu giàu ở Ukraine.
Nhưng sự sụp đổ của họ có củng cố nền dân chủ của Ukraine?
"Chắc chắn rồi," Sevgil Musayeva, tổng biên tập trang tin tức nổi tiếng Ukrainska Pravda, nói.
Serhiy Leshchenko, trước đây là một trong những nhà báo điều tra nổi tiếng nhất của Ukraine và hiện là cố vấn cho chánh văn phòng của Tổng thống Zelensky, cho rằng: "Luật phi tài phiệt chính trị là một trong những nguyên nhân chính đầu tiên dẫn đến sự sụp đổ của họ.
"Nhưng khi chiến tranh leo thang, nó khiến cuộc sống của các nhà tài phiệt thậm chí còn khó khăn hơn," ông Leshchenko nói với BBC. "Họ đã buộc phải tập trung vào sự sống còn hơn là chính trị trong nước."
Bà Musayeva nói: "Cuộc chiến này là khởi đầu cho sự kết thúc của giới tài phiệt ở Ukraine.
Tuy nhiên, bà cảnh báo, việc ngăn chặn sự xuất hiện của các nhà tài phiệt mới phụ thuộc vào các tổ chức xã hội dân sự và chống tham nhũng của Ukraine. Và tất nhiên, sự sống còn của nền dân chủ ở Ukraine phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến với Nga.
Phóng viên Claire Jude Press
************
Ukraina tiếp tục bị Nga oanh kích bằng drone và tên lửa
Vào rạng sáng ngày 02/01/2023, Kiev tiếp tục bị không kích.Theo AFP, trên mạng Telegram, lãnh đạo quân sự của thủ đô Kiev đã yêu cầu người dân ở nguyên tại nơi trú ẩn và khẳng định Kiev đã thành công bắn chặn 12 mục tiêu trên không.
Theo thị trưởng Kiev Vitali Klitschko, vụ nổ ở quận Desnyanskyi sáng nay đã khiến một người bị thương.
Trước đó, chính quyền Ukraina cho biết Nga cũng đã tấn công thủ đô Kiev và 7 vùng khác của Ukraina ngay trong đêm giao thừa, vào lúc chuyển sang năm mới. Một tên lửa đã rơi xuống trung tâm thủ đô Kiev, phá hủy phía bên ngoài của một khách sạn. Cảnh sát Kiev đã đăng tải trên mạng xã hội hình ảnh những mảnh vỡ của một drone, còn sót lại sau vụ nổ, với dòng chữ ghi bằng tiếng Nga : "Chúc mừng năm mới !" Vụ tấn công đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 50 người bị thương.
Theo tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraina, sau đó, trong ngày hôm qua, Nga đã thực hiện 35 cuộc không kích, chủ yếu sử dụng drone Shaheh-136 và tất cả đều bị bắn hạ. Nga cũng đã bắn tên lửa vào vùng Kherson, nhắm vào một bệnh viện nhi của thành phố.
Tuy nhiên, phía Nga chỉ xác nhận đã nhắm bắn vào các cơ sở sản xuất máy bay không người lái của Ukraina. Chính quyền phe ly khai thân Nga ở miền đông thì tố cáo quân đội Ukraina cũng đã tấn công vào Donetsk trong đêm giao thừa, khiến 15 người bị thương************
Từ Nga cho tới Trung Quốc, Iran và kể cả Thổ Nhĩ Kỳ đều đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn trong năm 2023. Vladimir Putin có thể bại trận ở Ukraina, Tập Cận Bình lao đao với Covid…Việc triệt tiêu phản biện nhằm tập trung quyền lực vào tay một con người duy nhất, là nguyên nhân của những sai lầm. Liệu các chế độ độc tài này có thể sống sót ?
Ukraina lan tỏa sự can trường
Trong bài viết đầu năm « Chúc mừng 2023 : Từ ngưỡng mộ đến cảm hứng », Les Echos cho rằng sự hứng khởi mà người Ukraina, phụ nữ Iran và phong trào phản kháng ở Trung Quốc mang lại là một món quà cho năm 2023.
Chừng như năm này qua năm nọ, mức độ những xáo trộn ngày càng rộng lớn hơn. Trong năm 2022, chúng ta phải đối mặt với cuộc chiến tranh Ukraina, lạm phát và lãi suất tăng lên, giá năng lượng tăng vọt, và năm qua thời tiết nóng chưa từng thấy. Nhưng năm 2022 cũng mang lại những thông điệp rất tích cực về khả năng con người đối phó với nghịch cảnh.
Trước hết là người dân Ukraina. Bị xâm lăng, tra tấn, bạo hành, họ vẫn trụ vững. Họ quyết tâm bảo vệ tổ quốc, bình thản đối phó trong điều kiện không được sưởi ấm, không điện và thường là không có nước sinh hoạt. Tiếp đến là nữ giới Iran dám đương đầu với chế độ của các giáo sĩ Hồi giáo từ nhiều tháng qua. Cuối cùng là người biểu tình Trung Quốc, đã buộc Tập Cận Bình phải từ bỏ chính sách « zéro Covid ». Tất cả cho thấy lòng can đảm có thể lây lan, bắt đầu từ một ít cá nhân và rồi lan rộng cho quần chúng.
Trung Quốc khó thể ngoi lên thành siêu cường số 1 thế giới
Bài xã luận « Chào mừng năm 2023 » của La Croix ghi nhận nếu năm 2023 bắt đầu trong không khí lễ hội với pháo bông tưng bừng và một triệu người chen chúc trên đại lộ Champs-Élysées, thì chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Ukraina, di dân tiếp tục ra khơi ở Địa Trung Hải. Les Echos cho rằng vẫn có « những lý do để tin tưởng », sau một mùa đông Covid dài dằng dặc làm đông cứng nền kinh tế, một năm của chiến tranh, khủng hoảng năng lượng.
Một năm mới mở ra với mối đe dọa suy thoái, biến thể mới của Covid ; cuộc chiến ở châu Âu vẫn tiếp diễn và biết đâu mai này đến lượt Đài Loan…Nhưng bên cạnh đó có một số điều chắc chắn : Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc thành nước đông dân nhất thế giới, và một nỗi đau khác cho chế độ Tập Cận Bình là từ nay Trung Quốc khó thể hy vọng soán ngôi đại cường số một thế giới của Hoa Kỳ, mà Bắc Kinh vẫn mơ đến để chứng tỏ tính ưu việt đối với một phương Tây đang « suy tàn ». Ở phương Tây, châu Âu đương nhiên là yếu đi vì cuộc chiến tranh Ukraina, nhưng không còn quá ngây thơ. Và trong bối cảnh rối ren hiện nay, những chế độ toàn trị cho thấy họ đang đi vào ngõ cụt.
Giáo hoàng Benedicto XVI, nhà thần học khiêm nhu
Nhân dịp đầu năm mới, Les Echos nêu ra những thách thức cho tổng thống Emmanuel Macron trong năm 2023 : cải cách chế độ hưu, sức mua, năng lượng. Libération đăng hình vẽ ông Macron mặc veste, thắt cà vạt nói lời chúc mừng năm mới, nhưng nửa người lộ ra phía dưới bàn là quần short đi biển, và hai quạt máy hai bên đang thổi vào đôi chân trần mang dép. Tờ báo chạy tựa « Khí hậu : Quá nóng trong tương lai ».
Hình ảnh Đức giáo hoàng Benedicto XVI vừa tạ thế vào ngày cuối cùng trong năm ở tuổi 95 được Le Figaro và La Croix hôm nay 02/01/2023 cùng đưa lên trang nhất. Tờ báo cánh hữu nhấn mạnh đến « Đức tin và trí tuệ », nhật báo công giáo chạy tít « Benedcito XVI : Giáo hoàng và nhà thần học », dành hẳn 12 trang báo khổ lớn. Thụ phong linh mục ngay sau khi đại chiến thế giới kết thúc, giảng dạy đại học trong suốt ba thập niên, Joseph Ratzinger chú tâm cho nghiên cứu thần học và rất bất ngờ khi được phong tổng giám mục rồi Hồng y, và rốt cuộc được bầu làm Giáo hoàng.
La Croix cho rằng Benedicto XVI là « Giáo hoàng của những nghịch lý ». Sẽ là bất công nếu chỉ nhớ đến việc từ chức của ngài – một quyết định bất ngờ mang tính lịch sử cách đây mười năm. Không ai hình dung ra một nhân vật được cho là bảo thủ lại có hành động hiện đại như thế. Là người trung thành với Công đồng Vatican II, lẽ ra ngài phải bênh vực di sản truyền thống. Một nhân vật nhiều ảnh hưởng, nhưng chưa bao giờ tìm kiếm quyền lực. Một nhà thần học vĩ đại, nhìn thấy trước các tệ nạn tham nhũng, lạm dụng tình dục, nhưng không ngăn cản nổi.
Bắc Kinh đại bại sau ba năm « zero Covid »
Trang nhất Le Monde nói về « Covid-19 : Tại Trung Quốc, ba năm chính sách y tế thảm hại », và ở trang trong nhấn mạnh đến « Thất bại của những năm zero Covid tại Trung Quốc ». Bắc Kinh đã phải đột ngột từ bỏ một chính sách y tế không thể chịu đựng nổi về mặt tài chánh và xã hội. Sự im lặng của bộ máy tuyên truyền đôi khi nói lên nhiều điều, chính sách này không hề được báo chí nhà nước nhắc đến từ ngày 07/12. Mỗi một ngày trôi qua, Trung Quốc càng trượt dài xuống vực thẳm.
Tờ báo ví von, cũng như mọi bi kịch, sự việc diễn ra theo ba hồi : chiến thắng năm 2020, hoang mang năm 2021 và thất bại đau đớn năm 2022. Tập Cận Bình từng lên mặt tuyên bố : « Covid là trắc nghiệm lớn cho năng lực quản lý đất nước » khi phương Tây lao đao vì virus từ Vũ Hán. Trung Quốc dùng « ngoại giao vac-xin », « ngoại giao khẩu trang » để bắt bí các nước.
Và như để cố chứng minh Covid đến từ bên ngoài, sau khi đóng cửa không phận ngày 27/03/2020, Bắc Kinh lần lượt khẳng định tìm thấy dấu vết con virus trên các sản phẩm nhập khẩu. Cá hồi Na Uy rồi Chilê, thịt bò Achentina hay New Zealand, thịt heo Mỹ, tôm và cá nục Ecuador, chân gà và mực của Nga, cá Indonesia và ngay cả những lon bia Mỹ…không thể kể hết. Trung Quốc thi hành một chính sách không giống ai là chỉ chích ngừa cho người 18-59 tuổi, thay vì ưu tiên cho người lớn tuổi và nguy cơ cao.
Nay các nhà tang lễ ở nhiều thành phố Hoa lục đều quá tải, một cái tát cho chế độ. Đổ ra quá nhiều tiền của, công sức cho việc xét nghiệm và phong tỏa cư dân, chính quyền địa phương không còn có thể đầu tư vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt, thuốc men cũng thiếu thốn. Đảng đang trong ngõ cụt, nhưng không thể nhìn nhận. Lãnh đạo thì « không bao giờ sai », và đáng buồn thay, không hề chuẩn bị kế hoạch B.
Canada đối đầu trực diện với Trung Quốc
Trên lãnh vực ngoại giao, Le Figaro cho biết quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh sẽ còn căng thẳng lâu dài. Bắt đầu từ vụ Canada bắt giữ Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chánh của Hoa Vi (Huawei) theo yêu cầu của Mỹ. Bắc Kinh bèn bắt giữ một doanh nhân và một nhà cựu ngoại giao Canada, đồng thời đe dọa trả đũa công dân nước này sống tại Hồng Kông. Cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Pháp Luân Công, các nhà đấu tranh dân chủ gốc Hoa trên khắp Canada bị sách nhiễu. Bắc Kinh lũng đoạn chính trường, gián điệp kỹ nghệ Trung Quốc len lỏi vào các trường đại học. Sinh học dược phẩm, y tế, trí thông minh nhân tạo, công nghệ lượng tử, công nghệ hải dương và không gian bị dòm ngó nhiều nhất.
Ottawa quyết định không thể để Trung Quốc tiếp tục lộng hành. Bắc Kinh lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Canada, trong khi 72 % xuất khẩu của Canada là vào Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Canada công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm cắt đứt với Trung Quốc, tái định hướng thương mại sang Ấn Độ và Đông Nam Á.
Quốc Hội Nga lập kỷ lục : Thông qua trên 650 đạo luật
Tại Nga, Le Monde nhận thấy Viện Douma (Quốc Hội Nga) trong năm 2022 đã vội vã thông qua một loạt kỷ lục những đạo luật trấn áp, liên quan đến cuộc xâm lăng Ukraina. Ở một đất nước mà tổng thống quyết định hầu như tất cả, có những chuyện khó thể hình dung. Trong năm qua, Douma đã thông qua 653 dự luật, « số lượng lớn nhất trong lịch sử Quốc Hội, một kỷ lục kể từ khi Liên Xô không còn tồn tại » - chủ tịch Viatchelav Volodine tự hào tuyên bố trong kỳ họp cuối. Phiên họp mùa đông năm nay giống như một cuộc chạy đua nước rút, để đưa ra hàng loạt đạo luật được coi là ưu tiên.
Chẳng hạn một luật bỏ tù có thể đến chung thân về việc xúi giục phá hoại, được soạn để chống lại các vụ đốt những trung tâm tuyển mộ của quân đội, hoặc một luật khác cho phép cơ quan tình báo FSB được tham khảo dữ liệu các ứng dụng gọi taxi để theo dõi sự di chuyển của công dân. Trong vòng một tuần lễ, ba dự luật khác được đồng loạt thông qua : cấm sử dụng từ nước ngoài nếu tiếng Nga có tương đương, phạt đến 5 năm tù nếu xúc phạm ruy-băng Saint-George thời Sa hoàng. Hoặc coi việc đưa ra những bản đồ trình bày biên giới Nga không đúng đắn là « cực đoan », tuy những đường biên này vẫn co giãn trước cuộc phản công của quân đội Ukraina tại những lãnh thổ vừa bị Putin sáp nhập.
Năm mới 2023 và viễn cảnh u ám cho các chế độ toàn trị
Nhìn chung, Les Echos cho rằng năm nay sẽ là một năm đen tối cho các chế độ độc tài. Từ Nga cho tới Trung Quốc, Iran và kể cả Thổ Nhĩ Kỳ, bốn chế độ này cùng đối mặt với mối đe dọa về sự tồn tại, như một trò đùa éo le của lịch sử. Tờ báo đặt câu hỏi, ai có thể chắc chắn rằng Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Ali Khamenei và Recep Tayyip Erdogan vẫn có thể nắm quyền trong vòng một năm nữa ? Tất cả đang đứng trước những cuộc khủng hoảng lớn, tuy tính chất khác nhau nhưng có cùng một nguyên nhân.
Trước hết, ông chủ điện Kremlin có nguy cơ lớn sẽ bại trận ở Ukraina. Quân đội Nga với vô số khuyết điểm từ tổ chức, hậu cần, thiếu thốn trang bị vì nạn trộm cắp và tham nhũng, đã bị mất đến phân nửa số xe tăng. Số lính tử trận trong 10 tháng qua cao hơn cả 10 năm can thiệp vào Afghanistan, và không chiếm nổi một địa phương quan trọng nào kể từ cuối tháng Sáu. Vũ khí cuối cùng còn hiệu quả là pháo binh thì đã phải vét cạn kho, những hỏa tiễn bắn đi trong những tuần lễ gần đây còn lớn tuổi hơn những người sử dụng chúng. Và nhất là Nga chỉ dựa vào các hỏa tiễn do Iran cung cấp, đế đối phó với Ukraina được trang bị bởi liên minh phương Tây chiếm đến 62 % GDP toàn cầu.
Tập Cận Bình thì buộc lòng phải thối lui trước người dân Trung Quốc đã quá chán ngán sau ba năm phong tỏa. Những cuộc biểu tình chưa từng thấy đòi « tự do, dân chủ, Nhà nước pháp quyền » đã nổ ra, với quy mô lớn nhất kể từ 1983. Chủ tịch Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi chiếc bẫy : đại dịch có thể bùng mạnh trong dân số có mức độ lão hóa thứ năm thế giới, ít miễn dịch tự nhiên và được chích ngừa bằng vac-xin nội địa kém hiệu quả.
Về phần Iran, « ông thần » dường như đã ra khỏi cái chai với cuộc nổi dậy chống lại khăn quàng Hồi giáo, và nay còn muốn lật đổ chế độ. Một con số nói lên nhiều điều : GDP trên đầu người của quốc gia giàu dầu lửa này chỉ tăng gấp đôi kể từ Cách mạng Hồi giáo 1979, trong khi cả thế giới tăng gấp sáu. Cũng có thể kể luôn chế độ Erdogan, 21 năm cầm quyền, lạm phát lên đến 85 %.
Dập tắt phản biện : Các nhà độc tài tự hại chính mình
Tất nhiên những chế độ này vẫn có thể may mắn sống sót. Kremlin có thể cho động viên và huấn luyện hàng trăm ngàn tân binh để « đóng băng » các chiến tuyến. Đợt dịch Covid có thể sát hại ít người hơn ở Hoa lục, các giáo sĩ khủng bố được người dân, nhất là ở Iran không có một tổ chức chính trị nào có khả năng giành được quyền lực. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đối thủ chính của Erdogan sắp bị tư pháp cấm tham chính, và bản thân ông đã thắng 14 cuộc bầu cử liên tiếp…
Nhưng lý lẽ cho rằng độc tài hiệu quả hơn dân chủ - vì phải đối phó với phản biện và tìm kiếm thỏa hiệp - trong những cuộc khủng hoảng lớn, đã hoàn toàn sụp đổ. Bởi vì chế độ Matxcơva, Bắc Kinh, Teheran, Ankara hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cuộc khủng hoảng nay đang đe dọa họ. Các chế độ này tự húc đầu vào tường : Putin quyết định xâm lăng Ukraina với lý lẽ « dân tộc Nga và Ukraina là một », Bắc Kinh tự bập vào chiếc bẫy zero Covid vô nghĩa, các giáo sĩ bám chặt lấy giáo điều về khăn choàng Hồi giáo dù dân chúng không còn chấp nhận. Còn chủ thuyết « Erdoganomic » - chống lạm phát bằng cách giảm lãi suất – cũng chẳng khác nào thuật chiêm tinh.
Trong mỗi quốc gia trên, chính việc triệt tiêu phản biện nhằm tập trung quyền lực vào tay một con người duy nhất, là nguyên nhân của những sai lầm. Tập Cận Bình là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, vừa là chủ nhiệm Quân ủy Trung ương. Erdogan là tổng thống kiêm chủ tịch đảng AKP chiếm đa số trong chính phủ và Quốc Hội, giáo chủ Ali Khamenei nắm quyền tối thượng trên cả nước. Còn Vladimir Putin, tổng thống Nga, trên thực tế thâu tóm mọi quyền hành và không nghe bất kỳ ai. Trước khi xâm lăng Ukraina, chủ trì một cuộc họp với các bộ trưởng và cố vấn nói năng lắp bắp vì sợ, ông ta bỏ ngoài tai khuyến cáo của các nhà kinh tế giỏi nhất, cảnh báo về thảm họa.
Les Echos cho rằng năm 2023 có thể nhắc nhở các nhà độc tài câu nói của nhà sử học cổ đại Hy Lạp Hérodote về sự ngạo mạn : « Hãy nhìn những ngôi nhà và cả những cây cao nhất : tia sét luôn giáng xuống chúng vì ông trời buộc những gì nhô cao quá đáng phải hạ mình xuống ».
Nga: 63 binh sĩ Nga tử trận ở miền đông Ukraine, Ukraine: Đã tiêu diệt 720 lính Nga
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận 63 binh sĩ nước này tử trận trong đợt tấn công của Kiev ở vùng Donbass miền đông Ukraine. Phía Ukraine nói có đến 720 lính Nga tử trận trong ngày 1-1.
Cơ sở của Nga ở thành phố Makiivka thuộc khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine bị tấn công ngày 1-1 - Ảnh: SPUTNIK
Ngày 2-1, Đài Russia Today dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết sáu tên lửa từ hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) đã dội xuống căn cứ của Matxcơva tại thành phố Makiivka, thuộc khu vực do Nga kiểm soát ở Donetsk. HIMARS là hệ thống do Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Lực lượng Nga đã đánh chặn được hai tên lửa, bốn tên lửa còn lại đã đánh trúng căn cứ. "Đợt tấn công của bốn tên lửa với đầu đạn có sức nổ mạnh vào chốt triển khai tạm thời khiến 63 quân nhân Nga đã thiệt mạng", Bộ Quốc phòng Nga xác nhận và cho biết sẽ hỗ trợ người thân của những người tử nạn. Nga hiếm khi công bố số binh sĩ tử trận trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Quan chức của Cộng hòa Donetsk tự xưng, một trong bốn vùng của Ukraine sáp nhập vào Nga cuối năm ngoái, cho biết đợt tấn công nhắm vào ở một ngôi trường mà binh lính Nga đang đồn trú. Nó diễn ra vào thời điểm giao thừa ngày 1-1 vào khi các binh sĩ đang ăn mừng năm mới.
Trong khi đó, Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine ngày 2-1 dẫn thông tin từ quân đội Ukraine nói rằng đã tiêu diệt đến 720 binh lính và nhiều thiết bị của Nga gồm 44 máy bay không người lái (drone) trong 24 giờ qua.
Các quan chức Ukraine khẳng định nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev đang dần thất bại khi nước này tăng cường năng lực phòng không. "Bầu trời của chúng ta sẽ biến thành lá chắn", ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, viết trên mạng Telegram.
Bộ Ngoại giao Nga trước đó đã chỉ trích Mỹ vì không chỉ cung cấp các vũ khí tối tân mà còn cho Kiev thông tin tình báo về địa điểm của lực lượng Nga.
Trong dịp năm mới, Nga cũng tăng cường tấn công Ukraine, dội hàng chục tên lửa xuống các thành phố của nước này vào 31-12-2022 và đưa drone tấn công vào ngày 1 và 2-2**********
Chiến sự ngày 313: Nga thừa nhận mất 63 binh sĩ vì Ukraine bắn HIMARS trúng vào nơi đóng quân
Nga khẳng định chỉ tổn thất 63 binh sĩ, trong khi Ukraine cho biết có đến 400 binh sĩ Nga thiệt mạng và 300 binh sĩ bị thương trong vụ tấn công nhằm vào một nơi đóng quân tại Donetsk.
Tòa nhà bị sụp đổ trong vụ tấn công của Ukraine khiến nhiều binh sĩ Nga thiệt mạng |
Hãng Reuters ngày 2.1 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga cho hay 63 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong vụ tấn công của lực lượng Ukraine nhằm vào nơi đóng quân của họ ở vùng Donetsk.
Hình ảnh đăng trên mạng cho thấy tòa nhà vốn là một trường dạy nghề ở thành phố Makiivka bị sụp đổ và bốc khói. Bộ Quốc phòng Nga cho hay nơi này bị trúng 4 quả rốc két từ hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất, bên cạnh 2 quả bị đánh chặn.Trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Nga tổn thất đến 400 binh sĩ tại khu vực trên, bên cạnh khoảng 300 binh sĩ bị thương, dù giới chức thân Nga cho rằng con số trên bị phóng đại.
Một số người viết trang thông tin cá nhân trực tuyến (blogger) về quân sự tại Nga, có hàng trăm ngàn người theo dõi, cho rằng thiệt hại nặng là do việc chứa đạn trong cùng tòa nhà với trại lính, dù giới chỉ huy biết rằng nơi này nằm trong tầm rốc két của Ukraine.
Xe quân sự bốc cháy tại khu vực bị Ukraine tấn công ở Makiivka ảnh chụp màn hình the guardian |
Một blogger quân sự Nga tên Rybar cho biết hơn 100 người bị thương trong cuộc tấn công tại tòa nhà trên, và có khoảng 6.000 người và đạn dược dự trữ tại đó.
Một nguồn tin cho biết tòa nhà từng là nơi ở của những binh sĩ được động viên một phần từ tháng 9.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức bị chỉ trích
Theo AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht bị chỉ trích về một đoạn phim ở Berlin dịp ăn mừng năm mới, được bà đăng lên mạng xã hội.
Trong đoạn phim, bà Lambrecht nói rõ dù có tiếng pháo hoa nổ và nhắc lại dịp cuối năm với “chiến tranh diễn ra giữa châu Âu”.
Xung đột tại Ukraine đã dẫn đến “rất nhiều trải nghiệm đặc biệt” và cơ hội “có nhiều cuộc gặp với những người vĩ đại và thú vị”, quan chức này nói trong đoạn phim đăng trên tài khoản Instagram cá nhân.
r |
Theo tờ Tagesspiegel, phát biểu dịp năm mới của bà Lambrecht khiến cuộc chiến nghe như “một trải nghiệm chuyên môn thú vị”. Tờ Bild cũng chỉ trích rằng thông điệp dài khoảng 1 phút quay bằng điện thoại di động của bà Lambrecht “làm xấu hổ” nước Đức.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức từ chối bình luận về “đoạn phim riêng tư” do bà Lambrecht đưa ra và cho biết “không có tài nguyên chính thức” nào được dùng để sản xuất đoạn phim đó.
Ukraine đánh chặn toàn bộ UAV?
Hôm 2.1, Nga tiếp tục triển khai các đợt tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của thủ đô Kyiv và những vùng phụ cận.
Trên Telegram, Thống đốc Kyiv Oleksiy Kuleba cho biết toàn bộ hệ thống phòng không được kích hoạt vào thời điểm Nga tung đòn tấn công mới nhất.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố bắn hạ 100% UAV do Iran sản xuất, gồm 39 UAV Shahed, cũng như tên lửa hành trình Nga ở Kyiv và các tỉnh Dnipropetrovsk và Zaporizhzhia trong ngày thứ hai của năm mới. Trong số này, 22 UAV bị vô hiệu hóa ở Kyiv.
Còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bổ sung quân đội nước này đã vô hiệu hóa 45 UAV Shahed trong ngày đầu tiên của năm mới (1.1).
Nga chưa bình luận về tuyên bố trên của Kyiv. TASS đưa tin hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ một UAV của Ukraine đang trên đường tiếp cận thành phố Voronezh ở miền tây nam nước Nga. Không có thương vong trong vụ này.
Nga và Ukraine giành giật đường cao tốc
Trong bản tin tình báo cập nhật hôm 2.1, Bộ Quốc phòng Anh cho hay trong 5 ngày qua, lực lượng Nga và Ukraine có lẽ đang đánh nhau dữ dội để giành quyền kiểm soát đường cao tốc P66, phía bắc thị trấn Kremina thuộc Luhansk mà Nga đang đóng quân.
Báo The Guardian dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Anh phân tích rằng P66 là tuyến đường huyết mạch ở phần trận địa phía bắc của Donbass tính từ Belgorod của Nga. Kể từ tháng 10.2022, con đường này liên tục trúng pháo kích của Ukraine.
Những người lính Ukraine nghĩ gì trên tiền tuyến vào dịp năm mới? |
“Nếu Ukraine có thể giành được P66, điều này có thể gây suy yếu hơn nữa năng lực phòng thủ Kreminna của Nga”, theo báo cáo.
Dự báo kinh tế toàn cầu ảm đạm
Đối với đa số của nền kinh tế toàn cầu, 2023 sẽ là năm khó khăn vì những cỗ máy chủ lực của tăng trưởng toàn cầu là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, đều suy giảm hoạt động”, theo Reuters dẫn lời Tổng giám đốc Kristalina Georgieva của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (OMF).
Bà Georgieva cảnh báo năm 2023 sẽ còn khó khăn hơn năm cũ. “Lần đầu tiên trong 40 năm, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2022 nhiều khả năng tương tự hoặc thấp hơn tăng trưởng toàn cầu”, bà cho biết.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu năm mới tuyên bố “Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác chính trị với Nga”, đồng thời nâng cao hợp tác giữa quân đội hai nước.Quan hệ song phương đang ở giai đoạn “tốt nhất trong lịch sử, đứng vững trước mọi thử thách”, ông Tập nói. “Chúng tôi cùng chia sẻ những quan điểm giống nhau về nguyên nhân, đường hướng và luận lý học của sự chuyển biến đang diễn ra trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu”, chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh.
**********
Tổng thống Venezuela gửi thông điệp mới cho Mỹ sau động thái của phe đối lập
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 1.1 tuyên bố ông sẵn sàng làm việc để bình thường hóa quan hệ với Mỹ, dù các biện pháp cấm vận tiếp tục gây khó khăn cho đất nước Nam Mỹ này.
“Venezuela đã sẵn sàng, hoàn toàn sẵn sàng, thực hiện các bước hướng tới quá trình bình thường hóa các mối quan hệ chính trị, lãnh sự và ngoại giao với chính quyền hiện tại của Mỹ và cả các chính quyền trong tương lai”, Tổng thống Maduro nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn được phát trên truyền hình nhà nước Venezuela, theo AFP.
Tổng thống Maduro còn nhấn mạnh: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc đối thoại ở cấp cao nhất, cho các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng, và tôi ước một tia sáng sẽ đến với Mỹ, họ sẽ có sự khởi đầu mới, bỏ chính sách cực đoan của họ sang một bên và tiến tới các chính sách thực tế hơn với sự tôn trọng Venezuela”. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với tuyên bố mới của Tổng thống Maduro.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu với báo chí tại thủ đô Caracas vào ngày 30.11.2022 REuters |
Tổng thống Maduro đưa ra tuyên bố như trên vài ngày sau khi phe đối lập Venezuela bỏ phiếu giải tán một “chính phủ lâm thời” do ông Juan Guaido lãnh đạo. Ông Guaido từng được nhiều quốc gia, trong đó có cả Mỹ, công nhận là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2018.
***********
Tin tức thế giới 3-1: Mỹ sợ Trung Quốc chiếm Mặt trăng; Ukraine hạ nhiều drone của Nga
Tên lửa Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-15 được chuyển đến khu vực phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền của Trung Quốc - Ảnh: XINHUA
* NASA sợ Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng. Giám đốc NASA Bill Nelson cho rằng Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng nếu các phi hành gia Trung Quốc hạ cánh ở đây.
"Có một thực tế là chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vào không gian. Sự thật là tốt hơn hết chúng ta nên cẩn thận họ (Trung Quốc) sẽ không dừng lại ở Mặt trăng với lý do nghiên cứu khoa học. Họ có thể sẽ nói: Tránh xa ra, chúng tôi ở đây, đây là lãnh thổ của chúng tôi", ông Nelson nói với tờ Politico.
Người đứng đầu NASA hy vọng Mỹ sẽ trở lại Mặt trăng trước Trung Quốc. Phát biểu của ông thu hút sự chú ý đến những tiến bộ của Bắc Kinh trong thập kỷ qua về không gian.
Ông thừa nhận ngày Trung Quốc hạ cánh lên Mặt trăng ngày càng gần hơn.
Tháng 3-2021, Nga và Trung Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tạo ra Trạm khoa học quốc tế Mặt trăng.
* Tên lửa của Ukraine đánh vào TP Makiivka do Nga kiểm soát. Theo Hãng tin Reuters, một đoạn phim đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một tòa nhà (được cho là trường cao đẳng dạy nghề) ở Makiivka, thành phố thuộc khu vực do Nga kiểm soát ở tỉnh Donetsk của Ukraine, đã biến thành đống đổ nát.
Ông Daniil Bezsonov, một quan chức cấp cao tại đây, cho biết ngôi trường bị tên lửa HIMARS (do Mỹ chuyển cho Ukraine) tấn công vào khoảng nửa đêm, đúng vào lúc mọi người đang ăn mừng năm mới trong lúc Tổng thống Vladimir Putin có bài phát biểu trên truyền hình.
* Ukraine tiếp tục bị tấn công bằng máy bay không người lái do Iran sản xuất. Thị trưởng Kiev - ông Vitali Klitschko viết trên Telegram rằng hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ 22 vật thể bay trên bầu trời Kiev vào sáng sớm ngày 2-1. Có một người bị thương do mảnh vỡ của chiếc máy bay không người lái.
Ngoài ra, Bộ chỉ huy quân sự khu vực miền Đông của Ukraine đã tiêu diệt 9 máy bay không người lái do Iran sản xuất ở Dnipropetrovsk và Zaporizhzhia.
Ngày 2-1, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine nắm được tin rằng Nga đang lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch tấn công kéo dài bằng máy bay không người lái nhằm "làm cạn kiệt" Ukraine.
Nhân viên y tế sơ tán người dân bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Nga ở Berislav tại vùng Kherson, Ukraine ngày 2-1-2023 - Ảnh: REUTERS
* Mỹ - Hàn thảo luận về răn đe tăng cường đối với đe dọa từ Triều Tiên. Trong một cuộc phỏng vấn đăng ngày 2-1, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận về các cuộc tập trận chung có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Phát biểu này của ông đưa ra sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gọi Hàn Quốc là "kẻ thù hiển nhiên" trong việc làm bùng phát căng thẳng xuyên biên giới và Triều Tiên.
Ông Yoon cho rằng việc lập kế hoạch và các cuộc tập trận chung nhằm mục đích triển khai hiệu quả hơn việc "răn đe tăng cường" (nghĩa là có sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ) và rằng Washington cũng "khá tích cực" với ý tưởng này.
* Vụ tấn công nhà tù ở Mexico nhằm giải cứu thủ lĩnh băng đảng. Ngày 2-1, Chính phủ Mexico xác nhận các tay súng đã tổ chức một cuộc tấn công quy mô vào một nhà tù ở Ciudad Juarez, gần biên giới với Mỹ.
Vụ việc xảy ra ngày 1-1 làm 19 người chết (gồm 10 lính canh, 7 tù nhân và 2 tay súng) và giúp 25 tù nhân vượt ngục, trong đó có một thủ lĩnh băng đảng.
Ảnh bìa cuốn tự truyện tên Spare của hoàng tử Anh Harry, dự kiến phát hành ngày 10-1 - Ảnh: INDEPENDENT
* Hoàng tử Anh Harry nói muốn thân thiết trở lại với cha và anh. Hoàng tử Anh Harry bắn tin muốn làm hòa với cha và anh, trong cuộc phỏng vấn với Đài ITV nhân dịp cuốn tự truyện của mình sắp sửa phát hành, dự kiến vào ngày 10-1 tới.
Harry cũng nói phía "họ", nhưng không rõ là ai trong hai người, "hoàn toàn không cho thấy thiện chí muốn hòa giải" các mâu thuẫn giữa đôi bên. Toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ phát hành ngày 8-1.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn với Đài CBS, Harry cho rằng mình bị Hoàng gia Anh "phản bội".
Harry đã bán cuốn hồi ký của mình cho Nhà xuất bản Penguin Random House. Dự kiến, cuốn tự truyện sẽ là "một bức chân dung cá nhân trung thực và quyến rũ" về cuộc đời của người đã tạo ra nhiều sóng gió truyền thông cho Hoàng gia Anh trong những năm gần đây.
* Sự cố máy tính làm trục trặc hệ thống kiểm soát không lưu ở Florida. Ngày 2-1, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết họ đang khắc phục sự cố máy tính đã làm chậm trễ các chuyến bay tại các sân bay lớn ở bang Florida.
Người phát ngôn của sân bay quốc tế Miami cho biết sự chậm trễ bằng khoảng 1/5 khối lượng bình thường trong khoảng 2 giờ qua.
**********
Đối với phần lớn nền kinh tế toàn cầu, 2023 sẽ là một năm khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu - Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc - đều trải qua hoạt động suy yếu, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm Chủ nhật.
Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva nói trên chương trình tin tức sáng Chủ nhật của CBS là "Face the Nation" rằng năm mới sẽ "khó khăn hơn so với năm chúng ta mới bỏ lại phía sau".
“Vì sao? Bởi vì ba nền kinh tế lớn - Mỹ, EU và Trung Quốc - đều đang đồng loạt giảm tốc”, bà nói.
Hồi tháng 10 năm ngoái, IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2023, phản ánh tác động tiếp diễn từ cuộc chiến ở Ukraine cũng như áp lực lạm phát và lãi suất cao do các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đưa ra nhằm mục đích giảm bớt những áp lực về giá cả đó.
Kể từ đó, Trung Quốc đã loại bỏ chính sách gọi là “không COVID” và bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế một cách hỗn loạn, mặc dù người tiêu dùng ở đó vẫn cảnh giác trong khi các ca nhiễm COVID gia tăng.
"Lần đầu tiên trong 40 năm, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2022 có thể bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu", bà Georgieva nói.
Hơn nữa, “sự bùng phát” dự kiến của các ca nhiễm COVID ở đó trong những tháng tới có thể sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế của nước này trong năm nay cũng như tới sự tăng trưởng của cả khu vực và toàn cầu, theo bà Georgieva, người đã đến Trung Quốc trong chuyến công tác của IMF vào cuối tháng trước.
Trong khi đó, bà Georgieva nói rằng nền kinh tế Hoa Kỳ thì ngược lại và có thể tránh được sự suy thoái có khả năng ảnh hưởng đến 1/3 nền kinh tế thế giới.
Bà nói rằng "Mỹ là nước kiên cường nhất" và nước này "có thể tránh được suy thoái”. “Chúng tôi thấy thị trường lao động vẫn khá mạnh", bà nói.
***********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 03 -01-2023
Nga nổi giận sau vụ tấn công khiến hàng chục binh sĩ thiệt mạng ở Ukraine
Những người theo chủ nghĩa dân tộc và một số nhà lập pháp Nga yêu cầu trừng phạt các viên chỉ huy mà họ cáo buộc là đã phớt lờ nguy hiểm giữa lúc sự tức giận tăng cao sau vụ hàng chục binh sĩ Nga thiệt mạng trong cuộc oanh kích thuộc diện đẫm máu nhất kể từ đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Trong một tiết lộ hiếm hoi, Bộ Quốc phòng Nga cho biết 63 binh sĩ của họ đã thiệt mạng vào đêm giao thừa trong một vụ pháo kích dữ dội phá hủy một doanh trại tạm thời tại một trường cao đẳng nghề ở Makiivka, thành phố gắn liền với thủ phủ Donetsk bị Nga chiếm đóng ở miền đông Ukraine.
Ukraine và một số blogger theo chủ nghĩa dân tộc Nga đã đưa ra con số tử vong cao hơn nhiều, lên tới hàng trăm người, mặc dù các quan chức thân Nga nói rằng ước tính như vậy là phóng đại.
Những người chỉ trích ở Nga nói rằng binh lính khi đó đang được bố trí ăn nghỉ dọc theo một bãi chứa đạn dược tại địa điểm mà Bộ Quốc phòng Nga cho biết đã bị trúng bốn quả rocket được bắn từ bệ phóng HIMARS do Mỹ sản xuất.
Cuộc tấn công vào Makiivka diễn ra khi Nga đang tung ra làn sóng tấn công bằng máy bay không người lái hàng đêm vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine.
Các quan chức Ukraine cho biết hôm thứ Hai 2/1 rằng Nga đã tấn công các khu vực do Ukraine kiểm soát trong khu vực Donetsk, đánh vào làng Yakovlivka, thành phố Kramatorsk và phá hủy một sân trượt băng ở thị trấn Druzhkivka.
Thống đốc vùng Luhansk của Ukraine, cùng với Donetsk lân cận tạo thành khu công nghiệp Donbas mà Moscow tuyên bố chủ quyền, hôm 3/1 cho hay các lực lượng Ukraine đã có những bước tiến vững chắc về hướng Svatove và Kreminna do Nga kiểm soát.
Trong một diễn biến khác, Bộ Tổng tham mưu quân đội Ukraine cho biết một cuộc tấn công vào ngày 31/12 nhằm vào một khu vực do Nga kiểm soát ở miền nam Kherson đã giết chết hoặc làm bị thương khoảng 500 binh sĩ Nga.
Reuters không thể kiểm chứng độc lập các tin tức về chiến trường này.
Trong một bản cập nhật vào sáng 3/1 cho khu vực của ông, Thống đốc khu vực Donetsk, Pavlo Kyrylenko, cho biết các lực lượng Nga đã tấn công các vị trí của Ukraine dọc theo chiến tuyến trong đêm, khiến một người thiệt mạng ở thành phố Bakhmut do Ukraine kiểm soát.
Các blogger quân sự Nga nói mức độ tàn phá tại Makiivka là do đạn dược được cất giữ trong cùng một tòa nhà với doanh trại, mặc dù các chỉ huy biết nó nằm trong tầm bắn của tên lửa Ukraine.
Igor Girkin, cựu chỉ huy quân đội thân Nga ở miền đông Ukraine, hiện là một trong những blogger quân sự theo chủ nghĩa dân tộc nổi tiếng nhất của Nga, nói hàng trăm người đã thiệt mạng hoặc bị thương. Ông cho biết các thiết bị quân sự được cất giữ tại địa điểm này không được ngụy trang.
Ukraine gần như chưa bao giờ công khai nhận trách nhiệm về các cuộc tấn công vào lãnh thổ do Nga kiểm soát ở Ukraine. Tổng thống Volodymyr Zelenskyy không đề cập đến vụ pháo kích Makiivka trong bài phát biểu hàng đêm hôm 2/1.
Tuy nhiên, Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine báo cáo cuộc tấn công Makiivka là “một cuộc tấn công vào nhân lực và thiết bị quân sự của Nga”. Bộ này không đề cập đến số thương vong.
Sự tức giận ở Nga lan đến đến các nhà lập pháp.
Grigory Karasin, một thành viên của Thượng viện Nga và là cựu Thứ trưởng Ngoại giao Nga, không chỉ yêu cầu phải trả thù Ukraine và những người ủng hộ NATO mà còn phải có một “phân tích chính xác trong nội bộ”.
Sergei Mironov, một nhà lập pháp và cựu chủ tịch Thượng viện Nga, yêu cầu xử lý trách nhiệm hình sự đối với các quan chức đã “cho phép tập trung quân nhân trong một tòa nhà không được bảo vệ” và “tất cả các cơ quan cấp trên không đảm bảo an toàn phù hợp”.
Một đoạn video chưa xác minh được đăng trực tuyến về hậu quả của vụ nổ tại doanh trại Nga ở Makiivka cho thấy tòa nhà lớn chỉ còn là đống đổ nát đang bốc khói.
Thống đốc vùng này nói với truyền thông Nga rằng một số người thiệt mạng đến từ vùng Samara, tây nam nước Nga, đồng thời kêu gọi người thân liên hệ với các trung tâm tuyển mộ để biết thông tin.
Hứng chịu nhiều thất bại trên chiến trường vào nửa cuối năm 2022, Nga đã tiến hành các cuộc không kích hàng loạt nhằm vào các thành phố của Ukraine.
Ukraine cho biết hôm 2/1 rằng họ đã bắn hạ tất cả 39 máy bay không người lái mà Nga đã sử dụng trong đêm thứ ba của cuộc không kích nhằm vào các mục tiêu dân sự ở Kyiv và các thành phố khác. Các quan chức Ukraine nói thành công của họ đã chứng minh rằng chiến thuật của Nga trong những tháng gần đây là dội mưa tên lửa và máy bay không người lái nhằm đánh sập cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine đang ngày càng thất bại khi Kyiv tăng cường phòng không.
Nga phủ nhận việc nhắm mục tiêu vào thường dân trong cái mà họ gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” chống lại nước láng giềng ở miền nam được phát động vào ngày 24/2.
- Vitaly Shevchenko
- BBC Monitoring
Trong hàng thập kỷ, các doanh nhân siêu giàu của Ukraine đã nắm giữ quyền lực kinh tế và chính trị to lớn trong nước. Tuy nhiên, kể từ cuộc xâm lược của Nga, các nhà tài phiệt khét tiếng nhất Ukraine đã mất hàng tỷ USD doanh thu.
Có phải triều đại của các tài phiệt Ukraine cuối cùng đã đi tới hồi kết?
Đối với nhiều người, người đàn ông giàu nhất Ukraine - Rinat Akhmetov, 56 tuổi - là hình mẫu của một nhà tài phiệt.
Là con trai của một thợ mỏ trở thành tỷ phú tự thân, ông nổi tiếng khắp Ukraine như 'Vua của Donbas'.
Cùng với việc sở hữu các khu công nghiệp thép và than rộng lớn ở phía đông, bao gồm nhà máy thép Azovstal hiện đang nằm trong đống đổ nát, ông cũng sở hữu Shakhtar Donetsk FC, một trong những đội bóng tốt nhất của Ukraine, và một trong những kênh truyền hình chính của đất nước.
Nhưng ngoài sự giàu có phi thường của họ, các nhà tài phiệt Ukraine còn nổi tiếng về việc nắm giữ quyền lực chính trị. Năm 2017, viện nghiên cứu Chatham House có trụ sở tại London nói rằng các nhà tài phiệt gây ra "mối nguy hiểm lớn nhất đối với Ukraine".
Thông qua một mạng lưới rộng lớn các đồng minh và nghị sỹ trung thành, các nhà tài phiệt Ukraine đã nhiều lần gây ảnh hưởng đến việc thông qua các luật đem lại lợi ích cho đế chế kinh doanh của riêng họ.
Tổng thống Volodymyr Zelensky gọi họ là "nhóm người nghĩ rằng họ quan trọng hơn các nhà lập pháp, quan chức chính phủ hay thẩm phán".Nhưng giống như rất nhiều thường dân khác, kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược của Nga ở miền đông Ukraine vào năm 2014, công việc kinh doanh của họ đã bị phá hủy bởi tên lửa và tài sản của họ bị mất vào tay sự chiếm đóng của Nga.
Xung đột ở phía đông
Nhiều người cảm thấy rằng với tư cách là người giàu nhất Ukraine, ông Akhmetov lẽ ra phải làm nhiều hơn nữa ngay từ đầu để dập tắt chủ nghĩa ly khai do Nga thúc đẩy ở quê nhà.
Khi ảnh hưởng của Nga, được hỗ trợ bởi sức mạnh quân sự, lan rộng ở Donbas, ông đã yêu cầu các nhà máy của mình hú còi báo động để phản đối. Ông cũng đưa ra những tuyên bố chỉ trích phe ly khai.
Nhưng ngoài việc tài trợ và ủng hộ cuộc kháng chiến, ông bị chỉ trích là hành động quá ít.
Đặc biệt khi so sánh với một nhà tài phiệt khác của Ukraine, tỷ phú Ihor Kolomoisky.
Tháng 3/2014, ông này được bổ nhiệm làm thống đốc vùng Dnipropetrovsk, đông nam Ukraine.
Khi cuộc xung đột leo thang, ông Kolomoisky đã bơm hàng triệu USD cho các tiểu đoàn tình nguyện của Ukraine. Ông treo thưởng cho ai bắt được lính do Nga hậu thuẫn và cung cấp nhiên liệu cho quân đội Ukraine.
Nhưng trong năm 2019, ông thấy mình bất hòa với người tiền nhiệm của Tổng thống Zelensky, Petro Poroshenko.
Quốc hội khi đó đã thông qua một đạo luật dẫn đến việc ông Kolomoisky mất quyền kiểm soát một công ty dầu khí. Phản ứng của ông? Xuất hiện tại trụ sở của công ty dầu mỏ với những người đàn ông được cáo buộ có mang theo các khẩu súng máy.
Nhưng khi chiến tranh nổ ra ở phía đông, và với việc mất thêm nhiều nhà máy, hầm mỏ và đất canh tác màu mỡ, sự sụp đổ của các nhà tài phiệt Ukraine đang diễn ra.
Cuộc chiến của Zelensky với giới siêu giàu
Cú giáng tiếp theo xảy ra vào cuối năm 2021, khi Ukraine thông qua điều được gọi là "dự luật phi tài phiệt chính trị".
Luật mới của Tổng thống Zelensky định nghĩa một nhà tài phiệt là người đáp ứng ba trong số bốn điều kiện sau: nắm giữ ảnh hưởng đối với giới truyền thông hoặc chính trị, sở hữu độc quyền và kiếm được hàng triệu USD mỗi năm.
Tất cả những người đủ tiêu chuẩn đều phải bị kiểm tra thêm và bị cấm tài trợ cho các đảng phái chính trị.
Để tránh bị đưa vào danh sách của Zelensky, Rinat Akhmetov ngay lập tức bán tất cả các công ty truyền thông của mình.
Nhưng sau đó là sự leo thang xung đột kịch tính của Nga - cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2/2022.
Một Ukraine dân chủ hơn?
Chiến tranh chỉ làm tăng thêm việc mất thu nhập của những người siêu giàu ở Ukraine.
Nhưng sự sụp đổ của họ có củng cố nền dân chủ của Ukraine?
"Chắc chắn rồi," Sevgil Musayeva, tổng biên tập trang tin tức nổi tiếng Ukrainska Pravda, nói.
Serhiy Leshchenko, trước đây là một trong những nhà báo điều tra nổi tiếng nhất của Ukraine và hiện là cố vấn cho chánh văn phòng của Tổng thống Zelensky, cho rằng: "Luật phi tài phiệt chính trị là một trong những nguyên nhân chính đầu tiên dẫn đến sự sụp đổ của họ.
"Nhưng khi chiến tranh leo thang, nó khiến cuộc sống của các nhà tài phiệt thậm chí còn khó khăn hơn," ông Leshchenko nói với BBC. "Họ đã buộc phải tập trung vào sự sống còn hơn là chính trị trong nước."
Bà Musayeva nói: "Cuộc chiến này là khởi đầu cho sự kết thúc của giới tài phiệt ở Ukraine.
Tuy nhiên, bà cảnh báo, việc ngăn chặn sự xuất hiện của các nhà tài phiệt mới phụ thuộc vào các tổ chức xã hội dân sự và chống tham nhũng của Ukraine. Và tất nhiên, sự sống còn của nền dân chủ ở Ukraine phụ thuộc vào kết quả của cuộc chiến với Nga.
Phóng viên Claire Jude Press
************
Ukraina tiếp tục bị Nga oanh kích bằng drone và tên lửa
Vào rạng sáng ngày 02/01/2023, Kiev tiếp tục bị không kích.Theo AFP, trên mạng Telegram, lãnh đạo quân sự của thủ đô Kiev đã yêu cầu người dân ở nguyên tại nơi trú ẩn và khẳng định Kiev đã thành công bắn chặn 12 mục tiêu trên không.
Theo thị trưởng Kiev Vitali Klitschko, vụ nổ ở quận Desnyanskyi sáng nay đã khiến một người bị thương.
Trước đó, chính quyền Ukraina cho biết Nga cũng đã tấn công thủ đô Kiev và 7 vùng khác của Ukraina ngay trong đêm giao thừa, vào lúc chuyển sang năm mới. Một tên lửa đã rơi xuống trung tâm thủ đô Kiev, phá hủy phía bên ngoài của một khách sạn. Cảnh sát Kiev đã đăng tải trên mạng xã hội hình ảnh những mảnh vỡ của một drone, còn sót lại sau vụ nổ, với dòng chữ ghi bằng tiếng Nga : "Chúc mừng năm mới !" Vụ tấn công đã khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 50 người bị thương.
Theo tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraina, sau đó, trong ngày hôm qua, Nga đã thực hiện 35 cuộc không kích, chủ yếu sử dụng drone Shaheh-136 và tất cả đều bị bắn hạ. Nga cũng đã bắn tên lửa vào vùng Kherson, nhắm vào một bệnh viện nhi của thành phố.
Tuy nhiên, phía Nga chỉ xác nhận đã nhắm bắn vào các cơ sở sản xuất máy bay không người lái của Ukraina. Chính quyền phe ly khai thân Nga ở miền đông thì tố cáo quân đội Ukraina cũng đã tấn công vào Donetsk trong đêm giao thừa, khiến 15 người bị thương************
Từ Nga cho tới Trung Quốc, Iran và kể cả Thổ Nhĩ Kỳ đều đang đứng trước nguy cơ phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng lớn trong năm 2023. Vladimir Putin có thể bại trận ở Ukraina, Tập Cận Bình lao đao với Covid…Việc triệt tiêu phản biện nhằm tập trung quyền lực vào tay một con người duy nhất, là nguyên nhân của những sai lầm. Liệu các chế độ độc tài này có thể sống sót ?
Ukraina lan tỏa sự can trường
Trong bài viết đầu năm « Chúc mừng 2023 : Từ ngưỡng mộ đến cảm hứng », Les Echos cho rằng sự hứng khởi mà người Ukraina, phụ nữ Iran và phong trào phản kháng ở Trung Quốc mang lại là một món quà cho năm 2023.
Chừng như năm này qua năm nọ, mức độ những xáo trộn ngày càng rộng lớn hơn. Trong năm 2022, chúng ta phải đối mặt với cuộc chiến tranh Ukraina, lạm phát và lãi suất tăng lên, giá năng lượng tăng vọt, và năm qua thời tiết nóng chưa từng thấy. Nhưng năm 2022 cũng mang lại những thông điệp rất tích cực về khả năng con người đối phó với nghịch cảnh.
Trước hết là người dân Ukraina. Bị xâm lăng, tra tấn, bạo hành, họ vẫn trụ vững. Họ quyết tâm bảo vệ tổ quốc, bình thản đối phó trong điều kiện không được sưởi ấm, không điện và thường là không có nước sinh hoạt. Tiếp đến là nữ giới Iran dám đương đầu với chế độ của các giáo sĩ Hồi giáo từ nhiều tháng qua. Cuối cùng là người biểu tình Trung Quốc, đã buộc Tập Cận Bình phải từ bỏ chính sách « zéro Covid ». Tất cả cho thấy lòng can đảm có thể lây lan, bắt đầu từ một ít cá nhân và rồi lan rộng cho quần chúng.
Trung Quốc khó thể ngoi lên thành siêu cường số 1 thế giới
Bài xã luận « Chào mừng năm 2023 » của La Croix ghi nhận nếu năm 2023 bắt đầu trong không khí lễ hội với pháo bông tưng bừng và một triệu người chen chúc trên đại lộ Champs-Élysées, thì chiến tranh vẫn tiếp diễn ở Ukraina, di dân tiếp tục ra khơi ở Địa Trung Hải. Les Echos cho rằng vẫn có « những lý do để tin tưởng », sau một mùa đông Covid dài dằng dặc làm đông cứng nền kinh tế, một năm của chiến tranh, khủng hoảng năng lượng.
Một năm mới mở ra với mối đe dọa suy thoái, biến thể mới của Covid ; cuộc chiến ở châu Âu vẫn tiếp diễn và biết đâu mai này đến lượt Đài Loan…Nhưng bên cạnh đó có một số điều chắc chắn : Ấn Độ sẽ vượt qua Trung Quốc thành nước đông dân nhất thế giới, và một nỗi đau khác cho chế độ Tập Cận Bình là từ nay Trung Quốc khó thể hy vọng soán ngôi đại cường số một thế giới của Hoa Kỳ, mà Bắc Kinh vẫn mơ đến để chứng tỏ tính ưu việt đối với một phương Tây đang « suy tàn ». Ở phương Tây, châu Âu đương nhiên là yếu đi vì cuộc chiến tranh Ukraina, nhưng không còn quá ngây thơ. Và trong bối cảnh rối ren hiện nay, những chế độ toàn trị cho thấy họ đang đi vào ngõ cụt.
Giáo hoàng Benedicto XVI, nhà thần học khiêm nhu
Nhân dịp đầu năm mới, Les Echos nêu ra những thách thức cho tổng thống Emmanuel Macron trong năm 2023 : cải cách chế độ hưu, sức mua, năng lượng. Libération đăng hình vẽ ông Macron mặc veste, thắt cà vạt nói lời chúc mừng năm mới, nhưng nửa người lộ ra phía dưới bàn là quần short đi biển, và hai quạt máy hai bên đang thổi vào đôi chân trần mang dép. Tờ báo chạy tựa « Khí hậu : Quá nóng trong tương lai ».
Hình ảnh Đức giáo hoàng Benedicto XVI vừa tạ thế vào ngày cuối cùng trong năm ở tuổi 95 được Le Figaro và La Croix hôm nay 02/01/2023 cùng đưa lên trang nhất. Tờ báo cánh hữu nhấn mạnh đến « Đức tin và trí tuệ », nhật báo công giáo chạy tít « Benedcito XVI : Giáo hoàng và nhà thần học », dành hẳn 12 trang báo khổ lớn. Thụ phong linh mục ngay sau khi đại chiến thế giới kết thúc, giảng dạy đại học trong suốt ba thập niên, Joseph Ratzinger chú tâm cho nghiên cứu thần học và rất bất ngờ khi được phong tổng giám mục rồi Hồng y, và rốt cuộc được bầu làm Giáo hoàng.
La Croix cho rằng Benedicto XVI là « Giáo hoàng của những nghịch lý ». Sẽ là bất công nếu chỉ nhớ đến việc từ chức của ngài – một quyết định bất ngờ mang tính lịch sử cách đây mười năm. Không ai hình dung ra một nhân vật được cho là bảo thủ lại có hành động hiện đại như thế. Là người trung thành với Công đồng Vatican II, lẽ ra ngài phải bênh vực di sản truyền thống. Một nhân vật nhiều ảnh hưởng, nhưng chưa bao giờ tìm kiếm quyền lực. Một nhà thần học vĩ đại, nhìn thấy trước các tệ nạn tham nhũng, lạm dụng tình dục, nhưng không ngăn cản nổi.
Bắc Kinh đại bại sau ba năm « zero Covid »
Trang nhất Le Monde nói về « Covid-19 : Tại Trung Quốc, ba năm chính sách y tế thảm hại », và ở trang trong nhấn mạnh đến « Thất bại của những năm zero Covid tại Trung Quốc ». Bắc Kinh đã phải đột ngột từ bỏ một chính sách y tế không thể chịu đựng nổi về mặt tài chánh và xã hội. Sự im lặng của bộ máy tuyên truyền đôi khi nói lên nhiều điều, chính sách này không hề được báo chí nhà nước nhắc đến từ ngày 07/12. Mỗi một ngày trôi qua, Trung Quốc càng trượt dài xuống vực thẳm.
Tờ báo ví von, cũng như mọi bi kịch, sự việc diễn ra theo ba hồi : chiến thắng năm 2020, hoang mang năm 2021 và thất bại đau đớn năm 2022. Tập Cận Bình từng lên mặt tuyên bố : « Covid là trắc nghiệm lớn cho năng lực quản lý đất nước » khi phương Tây lao đao vì virus từ Vũ Hán. Trung Quốc dùng « ngoại giao vac-xin », « ngoại giao khẩu trang » để bắt bí các nước.
Và như để cố chứng minh Covid đến từ bên ngoài, sau khi đóng cửa không phận ngày 27/03/2020, Bắc Kinh lần lượt khẳng định tìm thấy dấu vết con virus trên các sản phẩm nhập khẩu. Cá hồi Na Uy rồi Chilê, thịt bò Achentina hay New Zealand, thịt heo Mỹ, tôm và cá nục Ecuador, chân gà và mực của Nga, cá Indonesia và ngay cả những lon bia Mỹ…không thể kể hết. Trung Quốc thi hành một chính sách không giống ai là chỉ chích ngừa cho người 18-59 tuổi, thay vì ưu tiên cho người lớn tuổi và nguy cơ cao.
Nay các nhà tang lễ ở nhiều thành phố Hoa lục đều quá tải, một cái tát cho chế độ. Đổ ra quá nhiều tiền của, công sức cho việc xét nghiệm và phong tỏa cư dân, chính quyền địa phương không còn có thể đầu tư vào các đơn vị chăm sóc đặc biệt, thuốc men cũng thiếu thốn. Đảng đang trong ngõ cụt, nhưng không thể nhìn nhận. Lãnh đạo thì « không bao giờ sai », và đáng buồn thay, không hề chuẩn bị kế hoạch B.
Canada đối đầu trực diện với Trung Quốc
Trên lãnh vực ngoại giao, Le Figaro cho biết quan hệ giữa Ottawa và Bắc Kinh sẽ còn căng thẳng lâu dài. Bắt đầu từ vụ Canada bắt giữ Mạnh Vãn Châu (Meng Wanzhou), giám đốc tài chánh của Hoa Vi (Huawei) theo yêu cầu của Mỹ. Bắc Kinh bèn bắt giữ một doanh nhân và một nhà cựu ngoại giao Canada, đồng thời đe dọa trả đũa công dân nước này sống tại Hồng Kông. Cộng đồng Duy Ngô Nhĩ, Tây Tạng, Pháp Luân Công, các nhà đấu tranh dân chủ gốc Hoa trên khắp Canada bị sách nhiễu. Bắc Kinh lũng đoạn chính trường, gián điệp kỹ nghệ Trung Quốc len lỏi vào các trường đại học. Sinh học dược phẩm, y tế, trí thông minh nhân tạo, công nghệ lượng tử, công nghệ hải dương và không gian bị dòm ngó nhiều nhất.
Ottawa quyết định không thể để Trung Quốc tiếp tục lộng hành. Bắc Kinh lệ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên Canada, trong khi 72 % xuất khẩu của Canada là vào Hoa Kỳ. Ngoại trưởng Canada công bố chiến lược Ấn Độ-Thái Bình Dương nhằm cắt đứt với Trung Quốc, tái định hướng thương mại sang Ấn Độ và Đông Nam Á.
Quốc Hội Nga lập kỷ lục : Thông qua trên 650 đạo luật
Tại Nga, Le Monde nhận thấy Viện Douma (Quốc Hội Nga) trong năm 2022 đã vội vã thông qua một loạt kỷ lục những đạo luật trấn áp, liên quan đến cuộc xâm lăng Ukraina. Ở một đất nước mà tổng thống quyết định hầu như tất cả, có những chuyện khó thể hình dung. Trong năm qua, Douma đã thông qua 653 dự luật, « số lượng lớn nhất trong lịch sử Quốc Hội, một kỷ lục kể từ khi Liên Xô không còn tồn tại » - chủ tịch Viatchelav Volodine tự hào tuyên bố trong kỳ họp cuối. Phiên họp mùa đông năm nay giống như một cuộc chạy đua nước rút, để đưa ra hàng loạt đạo luật được coi là ưu tiên.
Chẳng hạn một luật bỏ tù có thể đến chung thân về việc xúi giục phá hoại, được soạn để chống lại các vụ đốt những trung tâm tuyển mộ của quân đội, hoặc một luật khác cho phép cơ quan tình báo FSB được tham khảo dữ liệu các ứng dụng gọi taxi để theo dõi sự di chuyển của công dân. Trong vòng một tuần lễ, ba dự luật khác được đồng loạt thông qua : cấm sử dụng từ nước ngoài nếu tiếng Nga có tương đương, phạt đến 5 năm tù nếu xúc phạm ruy-băng Saint-George thời Sa hoàng. Hoặc coi việc đưa ra những bản đồ trình bày biên giới Nga không đúng đắn là « cực đoan », tuy những đường biên này vẫn co giãn trước cuộc phản công của quân đội Ukraina tại những lãnh thổ vừa bị Putin sáp nhập.
Năm mới 2023 và viễn cảnh u ám cho các chế độ toàn trị
Nhìn chung, Les Echos cho rằng năm nay sẽ là một năm đen tối cho các chế độ độc tài. Từ Nga cho tới Trung Quốc, Iran và kể cả Thổ Nhĩ Kỳ, bốn chế độ này cùng đối mặt với mối đe dọa về sự tồn tại, như một trò đùa éo le của lịch sử. Tờ báo đặt câu hỏi, ai có thể chắc chắn rằng Vladimir Putin, Tập Cận Bình, Ali Khamenei và Recep Tayyip Erdogan vẫn có thể nắm quyền trong vòng một năm nữa ? Tất cả đang đứng trước những cuộc khủng hoảng lớn, tuy tính chất khác nhau nhưng có cùng một nguyên nhân.
Trước hết, ông chủ điện Kremlin có nguy cơ lớn sẽ bại trận ở Ukraina. Quân đội Nga với vô số khuyết điểm từ tổ chức, hậu cần, thiếu thốn trang bị vì nạn trộm cắp và tham nhũng, đã bị mất đến phân nửa số xe tăng. Số lính tử trận trong 10 tháng qua cao hơn cả 10 năm can thiệp vào Afghanistan, và không chiếm nổi một địa phương quan trọng nào kể từ cuối tháng Sáu. Vũ khí cuối cùng còn hiệu quả là pháo binh thì đã phải vét cạn kho, những hỏa tiễn bắn đi trong những tuần lễ gần đây còn lớn tuổi hơn những người sử dụng chúng. Và nhất là Nga chỉ dựa vào các hỏa tiễn do Iran cung cấp, đế đối phó với Ukraina được trang bị bởi liên minh phương Tây chiếm đến 62 % GDP toàn cầu.
Tập Cận Bình thì buộc lòng phải thối lui trước người dân Trung Quốc đã quá chán ngán sau ba năm phong tỏa. Những cuộc biểu tình chưa từng thấy đòi « tự do, dân chủ, Nhà nước pháp quyền » đã nổ ra, với quy mô lớn nhất kể từ 1983. Chủ tịch Trung Quốc vẫn chưa thoát khỏi chiếc bẫy : đại dịch có thể bùng mạnh trong dân số có mức độ lão hóa thứ năm thế giới, ít miễn dịch tự nhiên và được chích ngừa bằng vac-xin nội địa kém hiệu quả.
Về phần Iran, « ông thần » dường như đã ra khỏi cái chai với cuộc nổi dậy chống lại khăn quàng Hồi giáo, và nay còn muốn lật đổ chế độ. Một con số nói lên nhiều điều : GDP trên đầu người của quốc gia giàu dầu lửa này chỉ tăng gấp đôi kể từ Cách mạng Hồi giáo 1979, trong khi cả thế giới tăng gấp sáu. Cũng có thể kể luôn chế độ Erdogan, 21 năm cầm quyền, lạm phát lên đến 85 %.
Dập tắt phản biện : Các nhà độc tài tự hại chính mình
Tất nhiên những chế độ này vẫn có thể may mắn sống sót. Kremlin có thể cho động viên và huấn luyện hàng trăm ngàn tân binh để « đóng băng » các chiến tuyến. Đợt dịch Covid có thể sát hại ít người hơn ở Hoa lục, các giáo sĩ khủng bố được người dân, nhất là ở Iran không có một tổ chức chính trị nào có khả năng giành được quyền lực. Tại Thổ Nhĩ Kỳ, đối thủ chính của Erdogan sắp bị tư pháp cấm tham chính, và bản thân ông đã thắng 14 cuộc bầu cử liên tiếp…
Nhưng lý lẽ cho rằng độc tài hiệu quả hơn dân chủ - vì phải đối phó với phản biện và tìm kiếm thỏa hiệp - trong những cuộc khủng hoảng lớn, đã hoàn toàn sụp đổ. Bởi vì chế độ Matxcơva, Bắc Kinh, Teheran, Ankara hoàn toàn chịu trách nhiệm về những cuộc khủng hoảng nay đang đe dọa họ. Các chế độ này tự húc đầu vào tường : Putin quyết định xâm lăng Ukraina với lý lẽ « dân tộc Nga và Ukraina là một », Bắc Kinh tự bập vào chiếc bẫy zero Covid vô nghĩa, các giáo sĩ bám chặt lấy giáo điều về khăn choàng Hồi giáo dù dân chúng không còn chấp nhận. Còn chủ thuyết « Erdoganomic » - chống lạm phát bằng cách giảm lãi suất – cũng chẳng khác nào thuật chiêm tinh.
Trong mỗi quốc gia trên, chính việc triệt tiêu phản biện nhằm tập trung quyền lực vào tay một con người duy nhất, là nguyên nhân của những sai lầm. Tập Cận Bình là tổng bí thư kiêm chủ tịch nước, vừa là chủ nhiệm Quân ủy Trung ương. Erdogan là tổng thống kiêm chủ tịch đảng AKP chiếm đa số trong chính phủ và Quốc Hội, giáo chủ Ali Khamenei nắm quyền tối thượng trên cả nước. Còn Vladimir Putin, tổng thống Nga, trên thực tế thâu tóm mọi quyền hành và không nghe bất kỳ ai. Trước khi xâm lăng Ukraina, chủ trì một cuộc họp với các bộ trưởng và cố vấn nói năng lắp bắp vì sợ, ông ta bỏ ngoài tai khuyến cáo của các nhà kinh tế giỏi nhất, cảnh báo về thảm họa.
Les Echos cho rằng năm 2023 có thể nhắc nhở các nhà độc tài câu nói của nhà sử học cổ đại Hy Lạp Hérodote về sự ngạo mạn : « Hãy nhìn những ngôi nhà và cả những cây cao nhất : tia sét luôn giáng xuống chúng vì ông trời buộc những gì nhô cao quá đáng phải hạ mình xuống ».
Nga: 63 binh sĩ Nga tử trận ở miền đông Ukraine, Ukraine: Đã tiêu diệt 720 lính Nga
Bộ Quốc phòng Nga xác nhận 63 binh sĩ nước này tử trận trong đợt tấn công của Kiev ở vùng Donbass miền đông Ukraine. Phía Ukraine nói có đến 720 lính Nga tử trận trong ngày 1-1.
Cơ sở của Nga ở thành phố Makiivka thuộc khu vực Donetsk ở miền đông Ukraine bị tấn công ngày 1-1 - Ảnh: SPUTNIK
Ngày 2-1, Đài Russia Today dẫn thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết sáu tên lửa từ hệ thống tên lửa pháo binh cơ động cao (HIMARS) đã dội xuống căn cứ của Matxcơva tại thành phố Makiivka, thuộc khu vực do Nga kiểm soát ở Donetsk. HIMARS là hệ thống do Mỹ cung cấp cho Ukraine.
Lực lượng Nga đã đánh chặn được hai tên lửa, bốn tên lửa còn lại đã đánh trúng căn cứ. "Đợt tấn công của bốn tên lửa với đầu đạn có sức nổ mạnh vào chốt triển khai tạm thời khiến 63 quân nhân Nga đã thiệt mạng", Bộ Quốc phòng Nga xác nhận và cho biết sẽ hỗ trợ người thân của những người tử nạn. Nga hiếm khi công bố số binh sĩ tử trận trong chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Quan chức của Cộng hòa Donetsk tự xưng, một trong bốn vùng của Ukraine sáp nhập vào Nga cuối năm ngoái, cho biết đợt tấn công nhắm vào ở một ngôi trường mà binh lính Nga đang đồn trú. Nó diễn ra vào thời điểm giao thừa ngày 1-1 vào khi các binh sĩ đang ăn mừng năm mới.
Trong khi đó, Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine ngày 2-1 dẫn thông tin từ quân đội Ukraine nói rằng đã tiêu diệt đến 720 binh lính và nhiều thiết bị của Nga gồm 44 máy bay không người lái (drone) trong 24 giờ qua.
Các quan chức Ukraine khẳng định nỗ lực của Nga nhằm phá vỡ hệ thống cơ sở hạ tầng năng lượng của Kiev đang dần thất bại khi nước này tăng cường năng lực phòng không. "Bầu trời của chúng ta sẽ biến thành lá chắn", ông Andriy Yermak, chánh văn phòng của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, viết trên mạng Telegram.
Bộ Ngoại giao Nga trước đó đã chỉ trích Mỹ vì không chỉ cung cấp các vũ khí tối tân mà còn cho Kiev thông tin tình báo về địa điểm của lực lượng Nga.
Trong dịp năm mới, Nga cũng tăng cường tấn công Ukraine, dội hàng chục tên lửa xuống các thành phố của nước này vào 31-12-2022 và đưa drone tấn công vào ngày 1 và 2-2**********
Chiến sự ngày 313: Nga thừa nhận mất 63 binh sĩ vì Ukraine bắn HIMARS trúng vào nơi đóng quân
Nga khẳng định chỉ tổn thất 63 binh sĩ, trong khi Ukraine cho biết có đến 400 binh sĩ Nga thiệt mạng và 300 binh sĩ bị thương trong vụ tấn công nhằm vào một nơi đóng quân tại Donetsk.
Tòa nhà bị sụp đổ trong vụ tấn công của Ukraine khiến nhiều binh sĩ Nga thiệt mạng |
Hãng Reuters ngày 2.1 đưa tin Bộ Quốc phòng Nga cho hay 63 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong vụ tấn công của lực lượng Ukraine nhằm vào nơi đóng quân của họ ở vùng Donetsk.
Hình ảnh đăng trên mạng cho thấy tòa nhà vốn là một trường dạy nghề ở thành phố Makiivka bị sụp đổ và bốc khói. Bộ Quốc phòng Nga cho hay nơi này bị trúng 4 quả rốc két từ hệ thống rốc két pháo binh cơ động cao (HIMARS) do Mỹ sản xuất, bên cạnh 2 quả bị đánh chặn.Trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết Nga tổn thất đến 400 binh sĩ tại khu vực trên, bên cạnh khoảng 300 binh sĩ bị thương, dù giới chức thân Nga cho rằng con số trên bị phóng đại.
Một số người viết trang thông tin cá nhân trực tuyến (blogger) về quân sự tại Nga, có hàng trăm ngàn người theo dõi, cho rằng thiệt hại nặng là do việc chứa đạn trong cùng tòa nhà với trại lính, dù giới chỉ huy biết rằng nơi này nằm trong tầm rốc két của Ukraine.
Xe quân sự bốc cháy tại khu vực bị Ukraine tấn công ở Makiivka ảnh chụp màn hình the guardian |
Một blogger quân sự Nga tên Rybar cho biết hơn 100 người bị thương trong cuộc tấn công tại tòa nhà trên, và có khoảng 6.000 người và đạn dược dự trữ tại đó.
Một nguồn tin cho biết tòa nhà từng là nơi ở của những binh sĩ được động viên một phần từ tháng 9.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức bị chỉ trích
Theo AFP, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Christine Lambrecht bị chỉ trích về một đoạn phim ở Berlin dịp ăn mừng năm mới, được bà đăng lên mạng xã hội.
Trong đoạn phim, bà Lambrecht nói rõ dù có tiếng pháo hoa nổ và nhắc lại dịp cuối năm với “chiến tranh diễn ra giữa châu Âu”.
Xung đột tại Ukraine đã dẫn đến “rất nhiều trải nghiệm đặc biệt” và cơ hội “có nhiều cuộc gặp với những người vĩ đại và thú vị”, quan chức này nói trong đoạn phim đăng trên tài khoản Instagram cá nhân.
r |
Theo tờ Tagesspiegel, phát biểu dịp năm mới của bà Lambrecht khiến cuộc chiến nghe như “một trải nghiệm chuyên môn thú vị”. Tờ Bild cũng chỉ trích rằng thông điệp dài khoảng 1 phút quay bằng điện thoại di động của bà Lambrecht “làm xấu hổ” nước Đức.
Tại cuộc họp báo thường kỳ, một phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Đức từ chối bình luận về “đoạn phim riêng tư” do bà Lambrecht đưa ra và cho biết “không có tài nguyên chính thức” nào được dùng để sản xuất đoạn phim đó.
Ukraine đánh chặn toàn bộ UAV?
Hôm 2.1, Nga tiếp tục triển khai các đợt tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của thủ đô Kyiv và những vùng phụ cận.
Trên Telegram, Thống đốc Kyiv Oleksiy Kuleba cho biết toàn bộ hệ thống phòng không được kích hoạt vào thời điểm Nga tung đòn tấn công mới nhất.
Sau đó, Bộ Quốc phòng Ukraine tuyên bố bắn hạ 100% UAV do Iran sản xuất, gồm 39 UAV Shahed, cũng như tên lửa hành trình Nga ở Kyiv và các tỉnh Dnipropetrovsk và Zaporizhzhia trong ngày thứ hai của năm mới. Trong số này, 22 UAV bị vô hiệu hóa ở Kyiv.
Còn Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky bổ sung quân đội nước này đã vô hiệu hóa 45 UAV Shahed trong ngày đầu tiên của năm mới (1.1).
Nga chưa bình luận về tuyên bố trên của Kyiv. TASS đưa tin hệ thống phòng không Nga đã bắn hạ một UAV của Ukraine đang trên đường tiếp cận thành phố Voronezh ở miền tây nam nước Nga. Không có thương vong trong vụ này.
Nga và Ukraine giành giật đường cao tốc
Trong bản tin tình báo cập nhật hôm 2.1, Bộ Quốc phòng Anh cho hay trong 5 ngày qua, lực lượng Nga và Ukraine có lẽ đang đánh nhau dữ dội để giành quyền kiểm soát đường cao tốc P66, phía bắc thị trấn Kremina thuộc Luhansk mà Nga đang đóng quân.
Báo The Guardian dẫn thông tin từ Bộ Quốc phòng Anh phân tích rằng P66 là tuyến đường huyết mạch ở phần trận địa phía bắc của Donbass tính từ Belgorod của Nga. Kể từ tháng 10.2022, con đường này liên tục trúng pháo kích của Ukraine.
Những người lính Ukraine nghĩ gì trên tiền tuyến vào dịp năm mới? |
“Nếu Ukraine có thể giành được P66, điều này có thể gây suy yếu hơn nữa năng lực phòng thủ Kreminna của Nga”, theo báo cáo.
Dự báo kinh tế toàn cầu ảm đạm
Đối với đa số của nền kinh tế toàn cầu, 2023 sẽ là năm khó khăn vì những cỗ máy chủ lực của tăng trưởng toàn cầu là Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, đều suy giảm hoạt động”, theo Reuters dẫn lời Tổng giám đốc Kristalina Georgieva của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (OMF).
Bà Georgieva cảnh báo năm 2023 sẽ còn khó khăn hơn năm cũ. “Lần đầu tiên trong 40 năm, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong năm 2022 nhiều khả năng tương tự hoặc thấp hơn tăng trưởng toàn cầu”, bà cho biết.
Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bài phát biểu năm mới tuyên bố “Trung Quốc sẵn sàng tăng cường hợp tác chính trị với Nga”, đồng thời nâng cao hợp tác giữa quân đội hai nước.Quan hệ song phương đang ở giai đoạn “tốt nhất trong lịch sử, đứng vững trước mọi thử thách”, ông Tập nói. “Chúng tôi cùng chia sẻ những quan điểm giống nhau về nguyên nhân, đường hướng và luận lý học của sự chuyển biến đang diễn ra trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu”, chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh.
**********
Tổng thống Venezuela gửi thông điệp mới cho Mỹ sau động thái của phe đối lập
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro ngày 1.1 tuyên bố ông sẵn sàng làm việc để bình thường hóa quan hệ với Mỹ, dù các biện pháp cấm vận tiếp tục gây khó khăn cho đất nước Nam Mỹ này.
“Venezuela đã sẵn sàng, hoàn toàn sẵn sàng, thực hiện các bước hướng tới quá trình bình thường hóa các mối quan hệ chính trị, lãnh sự và ngoại giao với chính quyền hiện tại của Mỹ và cả các chính quyền trong tương lai”, Tổng thống Maduro nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn được phát trên truyền hình nhà nước Venezuela, theo AFP.
Tổng thống Maduro còn nhấn mạnh: “Chúng tôi đã chuẩn bị cho cuộc đối thoại ở cấp cao nhất, cho các mối quan hệ dựa trên sự tôn trọng, và tôi ước một tia sáng sẽ đến với Mỹ, họ sẽ có sự khởi đầu mới, bỏ chính sách cực đoan của họ sang một bên và tiến tới các chính sách thực tế hơn với sự tôn trọng Venezuela”. Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Mỹ đối với tuyên bố mới của Tổng thống Maduro.
Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro phát biểu với báo chí tại thủ đô Caracas vào ngày 30.11.2022 REuters |
Tổng thống Maduro đưa ra tuyên bố như trên vài ngày sau khi phe đối lập Venezuela bỏ phiếu giải tán một “chính phủ lâm thời” do ông Juan Guaido lãnh đạo. Ông Guaido từng được nhiều quốc gia, trong đó có cả Mỹ, công nhận là nhà lãnh đạo hợp pháp của Venezuela sau cuộc bầu cử gây tranh cãi năm 2018.
***********
Tin tức thế giới 3-1: Mỹ sợ Trung Quốc chiếm Mặt trăng; Ukraine hạ nhiều drone của Nga
Tên lửa Trường Chinh-2F mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-15 được chuyển đến khu vực phóng tại Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền của Trung Quốc - Ảnh: XINHUA
* NASA sợ Trung Quốc sẽ tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng. Giám đốc NASA Bill Nelson cho rằng Trung Quốc có thể tuyên bố chủ quyền trên Mặt trăng nếu các phi hành gia Trung Quốc hạ cánh ở đây.
"Có một thực tế là chúng ta đang trong một cuộc chạy đua vào không gian. Sự thật là tốt hơn hết chúng ta nên cẩn thận họ (Trung Quốc) sẽ không dừng lại ở Mặt trăng với lý do nghiên cứu khoa học. Họ có thể sẽ nói: Tránh xa ra, chúng tôi ở đây, đây là lãnh thổ của chúng tôi", ông Nelson nói với tờ Politico.
Người đứng đầu NASA hy vọng Mỹ sẽ trở lại Mặt trăng trước Trung Quốc. Phát biểu của ông thu hút sự chú ý đến những tiến bộ của Bắc Kinh trong thập kỷ qua về không gian.
Ông thừa nhận ngày Trung Quốc hạ cánh lên Mặt trăng ngày càng gần hơn.
Tháng 3-2021, Nga và Trung Quốc đã ký một biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tạo ra Trạm khoa học quốc tế Mặt trăng.
* Tên lửa của Ukraine đánh vào TP Makiivka do Nga kiểm soát. Theo Hãng tin Reuters, một đoạn phim đăng tải trên mạng xã hội cho thấy một tòa nhà (được cho là trường cao đẳng dạy nghề) ở Makiivka, thành phố thuộc khu vực do Nga kiểm soát ở tỉnh Donetsk của Ukraine, đã biến thành đống đổ nát.
Ông Daniil Bezsonov, một quan chức cấp cao tại đây, cho biết ngôi trường bị tên lửa HIMARS (do Mỹ chuyển cho Ukraine) tấn công vào khoảng nửa đêm, đúng vào lúc mọi người đang ăn mừng năm mới trong lúc Tổng thống Vladimir Putin có bài phát biểu trên truyền hình.
* Ukraine tiếp tục bị tấn công bằng máy bay không người lái do Iran sản xuất. Thị trưởng Kiev - ông Vitali Klitschko viết trên Telegram rằng hệ thống phòng không của Ukraine đã bắn hạ 22 vật thể bay trên bầu trời Kiev vào sáng sớm ngày 2-1. Có một người bị thương do mảnh vỡ của chiếc máy bay không người lái.
Ngoài ra, Bộ chỉ huy quân sự khu vực miền Đông của Ukraine đã tiêu diệt 9 máy bay không người lái do Iran sản xuất ở Dnipropetrovsk và Zaporizhzhia.
Ngày 2-1, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho biết Ukraine nắm được tin rằng Nga đang lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch tấn công kéo dài bằng máy bay không người lái nhằm "làm cạn kiệt" Ukraine.
Nhân viên y tế sơ tán người dân bị thương trong cuộc tấn công của quân đội Nga ở Berislav tại vùng Kherson, Ukraine ngày 2-1-2023 - Ảnh: REUTERS
* Mỹ - Hàn thảo luận về răn đe tăng cường đối với đe dọa từ Triều Tiên. Trong một cuộc phỏng vấn đăng ngày 2-1, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol cho biết Hàn Quốc và Mỹ đang thảo luận về các cuộc tập trận chung có thể sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ.
Phát biểu này của ông đưa ra sau khi lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un gọi Hàn Quốc là "kẻ thù hiển nhiên" trong việc làm bùng phát căng thẳng xuyên biên giới và Triều Tiên.
Ông Yoon cho rằng việc lập kế hoạch và các cuộc tập trận chung nhằm mục đích triển khai hiệu quả hơn việc "răn đe tăng cường" (nghĩa là có sử dụng vũ khí hạt nhân của Mỹ) và rằng Washington cũng "khá tích cực" với ý tưởng này.
* Vụ tấn công nhà tù ở Mexico nhằm giải cứu thủ lĩnh băng đảng. Ngày 2-1, Chính phủ Mexico xác nhận các tay súng đã tổ chức một cuộc tấn công quy mô vào một nhà tù ở Ciudad Juarez, gần biên giới với Mỹ.
Vụ việc xảy ra ngày 1-1 làm 19 người chết (gồm 10 lính canh, 7 tù nhân và 2 tay súng) và giúp 25 tù nhân vượt ngục, trong đó có một thủ lĩnh băng đảng.
Ảnh bìa cuốn tự truyện tên Spare của hoàng tử Anh Harry, dự kiến phát hành ngày 10-1 - Ảnh: INDEPENDENT
* Hoàng tử Anh Harry nói muốn thân thiết trở lại với cha và anh. Hoàng tử Anh Harry bắn tin muốn làm hòa với cha và anh, trong cuộc phỏng vấn với Đài ITV nhân dịp cuốn tự truyện của mình sắp sửa phát hành, dự kiến vào ngày 10-1 tới.
Harry cũng nói phía "họ", nhưng không rõ là ai trong hai người, "hoàn toàn không cho thấy thiện chí muốn hòa giải" các mâu thuẫn giữa đôi bên. Toàn bộ cuộc phỏng vấn sẽ phát hành ngày 8-1.
Trong khi đó, trả lời phỏng vấn với Đài CBS, Harry cho rằng mình bị Hoàng gia Anh "phản bội".
Harry đã bán cuốn hồi ký của mình cho Nhà xuất bản Penguin Random House. Dự kiến, cuốn tự truyện sẽ là "một bức chân dung cá nhân trung thực và quyến rũ" về cuộc đời của người đã tạo ra nhiều sóng gió truyền thông cho Hoàng gia Anh trong những năm gần đây.
* Sự cố máy tính làm trục trặc hệ thống kiểm soát không lưu ở Florida. Ngày 2-1, Cục Hàng không liên bang Mỹ (FAA) cho biết họ đang khắc phục sự cố máy tính đã làm chậm trễ các chuyến bay tại các sân bay lớn ở bang Florida.
Người phát ngôn của sân bay quốc tế Miami cho biết sự chậm trễ bằng khoảng 1/5 khối lượng bình thường trong khoảng 2 giờ qua.
**********
Đối với phần lớn nền kinh tế toàn cầu, 2023 sẽ là một năm khó khăn khi các động lực chính của tăng trưởng toàn cầu - Hoa Kỳ, Châu Âu và Trung Quốc - đều trải qua hoạt động suy yếu, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết hôm Chủ nhật.
Giám đốc Điều hành IMF Kristalina Georgieva nói trên chương trình tin tức sáng Chủ nhật của CBS là "Face the Nation" rằng năm mới sẽ "khó khăn hơn so với năm chúng ta mới bỏ lại phía sau".
“Vì sao? Bởi vì ba nền kinh tế lớn - Mỹ, EU và Trung Quốc - đều đang đồng loạt giảm tốc”, bà nói.
Hồi tháng 10 năm ngoái, IMF đã cắt giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu vào năm 2023, phản ánh tác động tiếp diễn từ cuộc chiến ở Ukraine cũng như áp lực lạm phát và lãi suất cao do các ngân hàng trung ương như Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đưa ra nhằm mục đích giảm bớt những áp lực về giá cả đó.
Kể từ đó, Trung Quốc đã loại bỏ chính sách gọi là “không COVID” và bắt đầu mở cửa lại nền kinh tế một cách hỗn loạn, mặc dù người tiêu dùng ở đó vẫn cảnh giác trong khi các ca nhiễm COVID gia tăng.
"Lần đầu tiên trong 40 năm, tốc độ tăng trưởng của Trung Quốc vào năm 2022 có thể bằng hoặc thấp hơn tốc độ tăng trưởng toàn cầu", bà Georgieva nói.
Hơn nữa, “sự bùng phát” dự kiến của các ca nhiễm COVID ở đó trong những tháng tới có thể sẽ ảnh hưởng nhiều hơn đến nền kinh tế của nước này trong năm nay cũng như tới sự tăng trưởng của cả khu vực và toàn cầu, theo bà Georgieva, người đã đến Trung Quốc trong chuyến công tác của IMF vào cuối tháng trước.
Trong khi đó, bà Georgieva nói rằng nền kinh tế Hoa Kỳ thì ngược lại và có thể tránh được sự suy thoái có khả năng ảnh hưởng đến 1/3 nền kinh tế thế giới.
Bà nói rằng "Mỹ là nước kiên cường nhất" và nước này "có thể tránh được suy thoái”. “Chúng tôi thấy thị trường lao động vẫn khá mạnh", bà nói.
***********