Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 03 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )
xxx
***************
Dân Argentina tràn xuống đường ủng hộ phó tổng thống bị ám sát hụt
Dân Argentina tràn xuống đường ủng hộ phó tổng thống bị ám sát hụt ngày 2-9 - Ảnh: REUTERS
Một
đối tượng là nam giới chĩa khẩu súng ngắn đã lên đạn vào Phó tổng thống
Cristina Fernandez de Kirchner ngay trước cửa nhà riêng của bà ở Buenos
Aires.
Theo Hãng tin Reuters, vụ ám sát gây sốc đã tạo ra làn
sóng ủng hộ mạnh mẽ ở đất nước bị chia rẽ sâu sắc do chính trị và khủng
hoảng kinh tế.
Ngày 2-9, quảng trường Plaza de Mayo lịch sử của Buenos Aires đầy kín người vẫy cờ ủng hộ bà Kirchner.
Ông Santiago Bianco, giáo viên, có mặt trong đám đông, cho biết thật may vì khẩu súng không nhả đạn.
Bà
Kirchner, được cho là chính trị gia quyền lực nhất ở Argentina, đang
đối mặt với nhiều cáo buộc tham nhũng liên quan đến một âm mưu chuyển
hướng tiền công quỹ trong thời gian làm tổng thống từ năm 2007 đến năm
2015. Nếu bị cáo buộc, bà có thể phải đối mặt với bản án 12 năm tù.
Bà phủ nhận cáo buộc, khẳng định mình không làm sai.
Argentina
hiện đang lâm vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc do nợ và lạm phát tăng
vọt, việc này đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trên đường phố.
Chính
phủ nhiều nước ở khu vực Mỹ Latin như Colombia, Venezuela, Cuba, Peru,
Chile, Bolivia, Panama, Costa Rica đã ra tuyên bố lên án vụ ám sát hụt
nhà lãnh đạo Argentina.
Người chĩa súng vào bà Kirchner là
Fernando André Sabag Montiel, quốc tịch Brazil nhưng sống từ nhỏ tại
Argentina. Người này đã bị bắt giữ.
Hàng trăm ngàn người dân Argentina tràn xuống đường ủng hộ phó tổng thống bị ám sát hụt ngày 2-9 - Ảnh: REUTERS
Ngày 2-9, quảng trường Plaza de Mayo lịch sử của thủ đô Buenos Aires, Argentina đầy kín người ủng hộ bà Kirchner - Ảnh: REUTERS
Dân Argentina tràn xuống đường ủng hộ phó tổng thống bị ám sát hụt ngày 2-9 - Ảnh: REUTERS
Dân Argentina ủng hộ phó tổng thống - Ảnh: REUTERS
*************
Kịch bản Nga cắt đứt khí đốt: EU tuyên bố đã sẵn sàng, 'không sợ' ông Putin
Hiện
tại EU đang tăng tốc làm đầy các kho dự trữ khí đốt để sử dụng vào mùa
đông, trong bối cảnh họ lo ngại Nga sẽ cắt đứt khí đốt cung cấp cho châu
Âu - Ảnh minh họa: REUTERS
"Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng
để đối phó việc Nga sử dụng 'vũ khí khí đốt' một cách cực đoan" - Ủy
viên kinh tế EU Paolo Gentiloni nói với báo giới bên lề một diễn đàn
kinh tế ngày 3-9.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi không sợ những quyết
định của (Tổng thống Nga) Putin. Chúng tôi đang yêu cầu người Nga tôn
trọng các hợp đồng, nhưng nếu họ không làm vậy, chúng tôi sẵn sàng phản
ứng".
Ông Gentiloni cho biết dự trữ khí đốt của EU hiện đang ở mức khoảng 80%, nhờ vào việc đa dạng hóa nguồn cung cấp.
Ông nói thêm, EU "đã làm nhiều thứ trong những tháng gần đây", nhưng "hiện tại có thể làm được nhiều điều hơn thế nữa".
Trước
đó một ngày, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đường ống
Nord Stream 1 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức - vốn dự kiến vận hành trở lại
vào cuối tuần này - sẽ tiếp tục bị khóa cho tới khi một tuabin được sửa
xong, qua đó đình chỉ vô thời hạn hoạt động của đường ống cung cấp khí
đốt quan trọng này tới châu Âu.
Hôm 2-9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Ursula von der Leyen cho rằng "đã đến lúc" áp giá trần đối với khí đốt
nhập khẩu từ Nga thông qua đường ống Nord Stream 1.
Tuy nhiên,
cùng ngày, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo EU
sẽ không nhận được chút khí đốt nào từ Nga nếu EU áp giá trần với mặt
hàng này. Điện Kremlin cũng cảnh báo sẽ không bán dầu cho nước nào áp
giá trần.
**************
Ông Biden muốn viện trợ thêm gần 12 tỷ USD cho Ukraine
Tổng
thống Mỹ đề xuất quốc hội cấp thêm 11,7 tỷ USD ngân sách khẩn cấp để
viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine đầu năm 2023.
"Tổng thống Joe Biden từng khẳng định Mỹ quyết duy trì ủng hộ người dân Ukraine bảo
vệ đất nước. Để thực hiện điều này, ông đang đề xuất quốc hội chi thêm
11,7 tỷ USD để viện trợ an ninh và kinh tế cho Ukraine trong quý I/2023,
cùng hai tỷ USD để xử lý tác động từ xung đột đến nguồn cung năng lượng
trong nước và giảm chi phí năng lượng tương lai", Nhà Trắng cho biết
trong thông báo hôm 2/9.
Ông chủ Nhà Trắng cũng đề xuất quốc hội
Mỹ chi thêm 22,4 tỷ USD cho hoạt động ứng phó Covid-19, trong bối cảnh
số ca bệnh có thể tăng mạnh vào mùa thu, cùng 3,9 tỷ USD cho nỗ lực đối
phó bùng phát virus đậu mùa khỉ và 6,5 tỷ USD cứu trợ thảm họa thiên
nhiên.
Đề
xuất với tổng giá trị 47,1 tỷ USD được đưa ra trước khi năm tài khóa
2022 kết thúc ngày 30/9. Quốc hội Mỹ chưa phê chuẩn dự luật chi tiêu năm
2023 và giới lập pháp nước này nhiều khả năng phải thông qua các khoản
ngân sách tạm thời, trong khi các nghị sĩ thảo luận gói ngân sách hoàn
chỉnh cho năm tới.
Mỹ đã cam kết cung cấp hơn 13,5 tỷ USD viện trợ
quân sự cho Ukraine kể từ khi chiến sự bùng phát ngày 24/2, so với
khoảng hai tỷ USD trong giai đoạn 2014-2021. Giới chức Nhà Trắng cho
biết khoảng 3/4 số này đã được giải ngân hoặc duyệt chi.
Sau hơn 6
tháng tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga đã chiếm tỉnh Lugansk
và đang nhắm vào các mục tiêu tại tỉnh Donetsk để hoàn thành "giải phóng
Donbass". Nga cũng kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở vùng duyên hải
phía nam và đông nam Ukraine, tạo hành lang trên bộ nối Donbass với bán
đảo Crimea.
Tỉnh Kherson, nơi Moskva kiểm soát từ tháng 3, đã lập
ủy ban bầu cử để tổ chức trưng cầu dân ý về sáp nhập Nga. Quan chức
chính quyền tỉnh miền nam Zaporizhzhia
do Moskva bổ nhiệm cho biết khu vực này sẽ tổ chức trưng cầu dân ý sáp
nhập Nga vào tháng 9. Ukraine tuyên bố mở đợt phản công ở miền nam,
trong đó có tỉnh Kherson, từ ngày 29/8.
Dòng người xếp hàng tới viếng ông Mikhail Gorbachev
Nhiều
người dân Moscow đến viếng ông Mikhail Gorbachev, vị lãnh tụ Xô Viết
cuối cùng, người đã mang lại cái kết hòa bình cho Chiến tranh Lạnh.
Bên
trong phòng Phòng khánh tiết Câu lạc bộ Công đoàn, tiếng nhạc trầm buồn
vang lên. Một bức chân dung đen trắng lớn của ông Gorbachev được treo
từ ban công.
Một vị cựu lãnh đạo nằm trong chiếc quan tài mở nắp, với một người lính danh dự đứng cạnh.
Người tới viếng đặt hoa bên quan tài ông khi họ bước qua. Một biển hoa cẩm chướng đỏ rực.
Đây
cũng là nơi mà linh cữu một số người tiền nhiệm của ông, các vị lãnh tụ
Xô Viết trong đó có Vladimir Lenin, Joseph Stalin và Leonid Brezhnev,
từng được quàn.
Nhiều người Nga đổ lỗi cho ông Mikhail
Gorbachev vì đã đưa ra những cải cách dẫn tới việc nền kinh tế bị hỗn
loạn và để cho Liên bang Xô viết sụp đổ.
Nhưng trên đường phố xung quanh Tòa nhà Liên bang, hàng dài người dân Moscow - già có trẻ có - đang xếp hàng tới viếng ông.
Chính
trị gia cấp tiến ông Grigory Yavlinsky cũng có mặt ở đó. Ông nói:
"Những người này tới viếng Gorbachev để nói 'Cảm ơn ông Gorbachev. Ông
cho chúng tôi một cơ hội, nhưng chúng tôi đã để mất cơ hội này."
Một
người không có mặt tại đây là Vladimir Putin. Lời giải thích của điện
Kremlin: không có thời gian trong lịch trình làm việc của ông.
Tuy nhiên, động thái này được nhiều người cho là sự ghẻ lạnh với vị cựu lãnh đạo đã để cho Liên Xô sụp đổ.
Ông Putin đã có lần gọi việc Liên Xô giải thể là "thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ".
Ông Gorbachev lên nắm quyền hồi 1985, đưa ra nhiều cải cách táo bạo và mở cửa Liên Xô với thế giới.
Nhưng
ông không ngăn được sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991, và
nhiều người Nga đổ lỗi cho những năm tháng biến động sau đó.
Bên
ngoài nước Nga, ông rất được kính trọng, với Tổng thư ký LHQ António
Guterres nói ông đã "thay đổi dòng chảy của lịch sử", và Tổng thống Mỹ
Joe Biden gọi ông là một "lãnh tụ hiếm có".
Nhưng lễ
tang ông Gorbachev hôm thứ Bảy sẽ không phải là quốc tang - một chỉ dấu
cho thấy giới lãnh đạo hiện hành của điện Kremlin ít quan tâm tới việc
tôn trọng di sản của ông Gorbachev.
Điều mà mọi người
đều biết là ông Putin và ông Gorbachev có một mối quan hệ căng thẳng -
lần cuối cùng hai ông gặp nhau là vào 2006, dù ông ủng hộ việc Nga sáp
nhập Crimea hồi 2014.
Bệnh
viện ở Moscow nơi ông Gorbachev qua đời hôm thứ Ba nói trong một thông
cáo ngắn rằng ông đã trải qua một thời gian bị bệnh nặng và kéo dài. Họ
không tiết lộ nguyên nhân cái chết của ông.
Trong những
năm gần đây, sức khỏe của ông giảm sút và ông phải vào viện nhiều lần.
Hồi tháng Sáu, truyền thông quốc tế đưa tin ông phải nhập viện sau khi
bị bệnh về thận.
Ông được phương Tây coi là kiến trúc sư
cho cải tổ, tạo điều kiện cho việc kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991 -
một giai đoạn căng thẳng sâu sắc giữa Liên Xô và các nước phương Tây,
trong đó có Mỹ và Anh.
Ông được trao Giải Nobel Hòa bình
năm 1990 "cho vai trò lãnh đạo mà ông đảm nhận trong những thay đổi lớn
trong quan hệ Đông - Tây".
Nhưng ở nước Nga sau năm 1991, ông ít tham gia vào chính trị, mà tập trung vào các dự án giáo dục và nhân đạo.
Ông
Gorbachev có một lần thử quay lại chính trường vào năm 1996, nhưng ông
không may mắn và chỉ nhận được 0.5% số phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống.
Hoa Kỳ thông báo bán 1,1 tỷ đôla vũ khí cho Đài Loan
Thanh Phương
3 minutes
Hôm
qua, 02/09/2022, Hoa Kỳ thông báo một hợp đồng bán vũ khí trị giá tổng
cộng 1,1 tỷ đôla cho Đài Loan. Trung Quốc ngay lập tức đã yêu cầu
Washington hủy bỏ hợp đồng, dọa sẽ thi hành các biện pháp trả đũa.
Theo
hãng tin AFP, cụ thể, chính phủ Mỹ đã thông qua hợp đồng bán cho Đài
Loan 60 tên lửa diệt hạm Harpoon, 100 tên lửa tầm ngắn Sidewinder để bắn
chặn các tên lửa và máy bay không người lái, đồng thời thông qua hợp
đồng bảo trì hệ thống radar của Đài Loan.
Đây được coi là thương
vụ vũ khí lớn nhất của Mỹ đối với Đài Loan kể từ khi tổng thống Joe
Biden lên cầm quyền vào tháng 1/2021. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ hôm qua tuyên bố những vũ khí mà Mỹ bán cho Đài Bắc “có tính chất
thiết yếu cho an ninh của Đài Loan và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc
với ngành công nghiệp vũ khí để yểm trợ cho mục tiêu đó”.
Thông
qua đại sứ quán ở Washington, Trung Quốc đã có phản ứng giận dữ về
thương vụ này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường
trình:
“Bắc Kinh đã phớt lờ khi Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc
ngưng giao thương với Nga sau khi Matxcơva phát động cuộc chiến tranh
xâm lược Ukraina. Cho nên bây giờ khó mà Washington nghe theo lời kêu
gọi đó, bất chấp sự giận dữ của phía Trung Quốc.
Vụ buôn
bán vũ khí này diễn ra một tháng sau chuyến viếng thăm của chủ tịch Hạ
Viện Mỹ Nancy Pelosi, khiến quân đội Trung Quốc mở các cuộc tập trận lớn
nhất từ trước đến nay ở vùng eo biển Đài Loan. Thông qua đại sứ quán
Trung Quốc ở Washington, Bắc Kinh tuyên bố “ cực lực phản đối” vụ bán vũ
khí mới cho Đài Loan, đồng thời dọa sẽ có những biện pháp trả đũa “
chính đáng và cần thiết” do tình hình hiện nay.
Về phía
Mỹ, Washington biết rằng thời gian còn rất ngắn trước khi sức mạnh của
Trung Quốc được phát huy hoàn toàn. Có hai thời điểm cần phải ghi nhớ :
2027, năm đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc và 2035, năm mà quân đội Trung Quốc trên nguyên tắc kết thúc
tiến trình hiện đại hóa.
Về phía Bắc Kinh, trong mỗi
tuyên bố, họ đều bày tỏ mối quan ngại về nguy cơ Trung Quốc bị bao vây.
Chính quyền Trung Quốc trong tuần này cũng đã lên án việc nâng cấp hệ
thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ THAAD ở Hàn Quốc và việc lực lượng
phòng vệ Nhật Bản tiếp tục tăng cường trang bị vũ khí.”
*******************
Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 191, 02-09-2022
14-18 minutes
1.
Nguồn của Nga khoe rằng đã phá được một căn cứ của Ukraina ở làng
Bezimenne, nhưng cho thấy rằng quân Ukraina đang tràn sâu xuống tận đây
và đồng thời nguồn này gián tiếp khẳng định làng Shchaslyve đã bị quân
Ukraina chiếm mất:
Các
nguồn chính thức của Nga đưa tin trái ngược nhau, tuy tuyên bố rằng
"quân Nga đang thắng” như thường lệ, nhưng cho thấy chiến sự đã xảy ra
rất sâu trong những vùng Nga kiểm soát, mở ra khả năng những làng mạc
phía trước các vị trí đó đã được quân Ukraina giải phóng. Tình báo Anh cung cấp bản đồ chiến trường mới nhất:
Một
điều chắc chắn là quân Nga không thể dễ dàng vượt qua sông Dniepr để
tiếp tế khi tất cả các cầu, phà đều bị tấn công và phá hủy:
#Ukraine#Kherson : Satellite Footage of Destroyed Bridge Near Dar'ivka (Kherson)
Việc quân Nga ném bom rất nhiều vị trí nằm sâu trong lãnh thổ được cho làhọ đang quản lý cho thấy họ có thể đã không còn hoàn toàn kiểm soát những vùng này:
Nguồn từ Nga cho thấy quân Ukraina cũng có được một số thành tựu tại đây:
#ucraina aggiorno fronte sud di kherson, grazie alla segnalazione di @TuiteroMartin
. anche myrne è stata presa da ucraini, mentre soldataske già mi
risultava ucraina prima di offensiva (o quantomeno terra di nessuno, i
controlli sono molto sfumati sulla frontline) pic.twitter.com/qbyHElZwFo
Nguồn từ Pháp dự đoán chiến trường quanh thành phố:
3/ This the best case scenario map of one part of #Kherson. i would not bet my house on this. just couple beers with friends!-) this
is the diff btwn max Russian conquests 15 days ago & what could be
actual Feba line (still based on Geoloc confirmed pics). pic.twitter.com/uW1r9qO8z6
Xe thiết giáp hạng nhẹ YPR-765 của Ukraina bị quân Nga chiếm được:
#Ukraine: A Ukrainian YPR-765 armored personnel carrier with a Browning M2 heavy machine gun was captured by the Russian army in #Kherson Oblast. These APCs were donated to Ukraine by Netherlands - and this is the first vehicle of this type to be lost so… pic.twitter.com/uU2deCWqLI
Một
kho đạn của Nga gần Vysokopillia đã phát nổ, đây là phim của vài hôm
trước, có vẻ như sau vụ nổ, quân Nga đã bắt buộc phải rút lui khỏi thành
phố nhỏ này.
#Ukraine#Kherson Region : #Russia loses second ammunition depot in 24 hours as Ukraine mounts relentless resistance.
⚠️Right now : strong explosions heard in temp.occupued #Kherson,
from the vicinity of the Antonivs'kyi bridge, after the defenders of
Ukraine struck a putin regime terrorists ammo depot neae the bridge#Ukraine#russia#putinpic.twitter.com/GrEwkbeoKs
Again
strikes near Antovosky Railway bridge near Kherson. Plus strikes near
Dariivka, pontoon crossing is claimed to be targeted. pic.twitter.com/bkZ2YqY9iB
Viện
Nghiên cứu Chiến tranh ISW thông báo rằng quân Nga đang chuyển thêm rất
nhiều quân chi viện cho chiến trường Kherson thông qua cầu Crimea. Phim tại chỗ cũng cho thấy điều này:
⚡️#Ukraine
- 20220902 - unknown place - Reported around 10.12 am, video taken in
garden by resident showing the arrival of Z-marked reinforcement
somewhere in #Kherson Oblast pic.twitter.com/m2qXWBbMat
3. Chiến trường quanh Bakhmut không có gì thay đổi. Nguồn của Nga cũng công nhận, thậm chí khẳng định chiến sự tại các chiến trường "đang dừng lại”.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW thậm chí còn cho rằng: theo nguồn từ cả
hai phía Ukraina lẫn Nga, quân Ukraina đang chuẩn bị tổ chức phản công
tại Bakhmut để giành lại những vị trí đã mất:
4. Khi
thanh tra IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) hỏi đại diện Nga:
tại sao quả tên lửa trên hiện trường lại cắm xuống theo hướng từ phía
Nga chiếm đóng nếu đó là do quân Ukraina bắn, ông ta tìm cách giải thích
rằng tên lửa đã quay 180 độ trước khi cắm xuống:
⚡️
In the video, the head of the IAEA asks the Russians why the projectile
sticks out as if it came from the side of the occupied territory.
Người
đại diện của Nga được phát hiện là Renat Karchaa, cố vấn cho chủ tịch
Rosatom, vốn là một nhà "xã hội học” không có hiểu biết về kỹ thuật mà
có một quá khứ mờ ám.
Hôm nay, khu vực nhà máy điện nguyên tử lại bị tấn công.
5.
Truyền hình Nga tiếp tục nhồi sọ trẻ con, khi dạy chúng rằng: "các cháu
cần sống không phải để có nhiều niềm vui mà phải vì lý tưởng, mà các
cháu sẵn sàng chết vì nó !”
Knowledge day in Russia. Propagandist Solovyev gives a lecture to kids.
You need to live not for joy but for the ideas you can die for.
Putin's ideas - sure. Joys like villas in Italy and fancy cars are exclusively for Solovyev, not for you, kids.
Một
thực tế là phía Nga đang tung ra hàng ngàn tin giả, nhiều khi tự mắng
lẫn nhau về tình hình ở Kherson khiến việc kiểm tra thông tin rất khó
khăn.Cá nhân mình cho rằng, tình hình sẽ chỉ có thể sáng
tỏ sau khoảng 2 tuần nữa, khi quân Nga sẽ bắt đầu hết đạn mà việc tiếp
tế bị gián đoạn, lúc đó may ra phía Ukraina mới có những cuộc tấn công
mang tính đột phá.
Thế nên phải chờ xem thôi – đúng
như các nhà phân tích đã nói từ lâu, giai đoạn này sẽ là giai đoạn của
chiến tranh "chảy máu cho đến chết”, xem phía bên nào mất tiếp tế, không
chịu nổi mà phải thua chạy hoặc đầu hàng. Với sông Dniepr ngăn trở,
phía Nga đang và sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Để xem.
Viva Ukraina !
PHAN CHÂU THÀNH 02.09.2022 **************
Tin thế giới 3-9: Nga cắt hết khí đốt sang châu Âu; Ông Biden xin thêm tiền phòng COVID-19
Cựu tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đến thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm 11-8 - Ảnh: REUTERS
* Cựu tổng thống Sri Lanka về nước. Một
quan chức an ninh cấp cao Sri Lanka cho biết cựu tổng thống Gotabaya
Rajapaksa đã trở về nhà vào sáng sớm hôm nay 3-9, sau khi rời khỏi đất
nước này hồi tháng 7 vừa qua.
Ông Rajapaksa đã phải trốn đi
sau khi hàng ngàn người giận dữ xuống đường biểu tình vì cuộc khủng
hoảng kinh tế và xông vào văn phòng lẫn tư dinh của ông. Ông Rajapaksa
đã phải từ chức rồi rời nước sang Singapore qua ngõ Maldives, sau đó ở
vài tuần tại Thái Lan, theo Hãng tin Reuters.
* Ukraine tấn công khu vực gần nơi đội ngũ IAEA đang làm việc.
Quân đội Ukraine cho biết họ đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào
các vị trí đóng quân của Nga tại khu vực quanh thị trấn Enerhodar ở miền
nam Ukraine, gần nhà máy hạt nhân nơi các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc
đang thanh sát, hôm 2-9.
Theo Hãng tin Reuters, tiết lộ
của quân đội Ukraine là bất thường, bởi vì họ thường hiếm khi cung cấp
chi tiết về các mục tiêu cụ thể. Hiện nay, một đội thanh sát của Cơ quan
Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đang tiến hành đánh giá nhà máy
điện hạt nhân Zaporizhzhia, trong bối cảnh Nga và Ukraine gần đây liên
tục cáo buộc nhau nã pháo vào khu vực quanh nhà máy này.
Trong
diễn biến liên quan, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi - người dẫn đoàn
thanh sát viên tới nhà máy Zaporizhzhia - cho biết ông có kế hoạch công
bố báo cáo về sự an toàn của nhà máy vào đầu tuần tới.
Người
phản đối tiêm vắc xin COVID-19 biểu tình phản đối trước tòa nhà Quốc
hội bang New York ở Albany vào tháng 1-2022 - Ảnh: REUTERS
* Ông Biden xin 22,4 tỉ USD chuẩn bị đối phó COVID-19 tăng trong nước. Tổng
thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch xin 11,7 tỉ USD quỹ khẩn cấp từ Quốc hội
để cung cấp viện trợ cho Ukraine và 22,4 tỉ USD để viện trợ COVID-19
trong nước trước nguy cơ tăng vọt ca nhiễm mới, Nhà Trắng cho biết ngày
2-9.
Yêu cầu trị giá 47,1 tỉ USD được đưa ra trước khi kết thúc
năm tài chính 2022 vào ngày 30-9, theo Hãng tin Reuters. Ngoài ra, yêu
cầu của Nhà Trắng cũng sẽ bao gồm 3,9 tỉ USD tiền hỗ trợ ngăn bùng phát
đậu mùa khỉ và 6,5 tỉ USD để cứu trợ thiên tai.
* Anh nghi "bị lừa" gần 1,3 tỉ USD tiền hỗ trợ doanh nghiệp thời COVID-19. Chính
quyền đã phân loại một số khoản vay khẩn cấp thời COVID-19 dành cho
doanh nghiệp nhỏ, trị giá tổng cộng 1,27 tỉ USD, là tình nghi gian lận.
Hãng
tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết Chính phủ Anh sắp công bố dữ liệu
cho thấy dấu hiệu chắc chắn về mức độ gian lận có thể xảy ra trong kế
hoạch cho vay này.
Từ tháng 5-2022, các ngân hàng Anh đã cung cấp
tổng cộng 47 tỉ bảng Anh (54,1 tỉ USD) các khoản vay được chính phủ bảo
lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn do phong tỏa chống dịch.
Trong đó, 1,27 tỉ USD hiện đã được gắn nhãn "đáng nghi ngờ". Nguồn tin
cho biết chính phủ chưa ấn định ngày công bố và dữ liệu vẫn chưa được
hoàn thiện.
* Gazprom thông báo cắt hoàn toàn khí đốt cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1.
Tập đoàn năng lượng của Nga đưa ra thông báo trên ngày 2-9 sau khi
tuabin chính tại trạm nén Portovaya gần thành phố St Petersburg bị phát
hiện rò rỉ dầu động cơ trong quá trình kiểm tra cùng công ty Siemens
Energy, đơn vị bảo dưỡng tuabin.
Tuy nhiên, Siemens bác bỏ điều
này, và cho rằng không có trở ngại nào trong việc bảo dưỡng đường ống,
theo Hãng tin Reuters. Theo dự kiến ban đầu, Gazprom sẽ nối lại đường
ống ngày 3-9 nhưng giờ họ không nói khi nào nối lại.
Trước đó, G7
đã nhất trí áp giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga, nhằm ngăn Matxcơva
thu lợi từ giá năng lượng cao. Các bộ trưởng tài chính của nhóm G7 ngày
2-9 tuyên bố sẽ khẩn trương làm việc để hoàn thành và thực hiện biện
pháp áp giá trần với dầu Nga, song không nêu rõ mức trần.
Thủ
thư thư viện tại bang California, Mỹ thu thập những món đồ người mượn
sách để quên trong sách khi trả lại cho thư viện - Ảnh: REUTERS
* Triển lãm của thư viện Mỹ cung cấp "cái nhìn thoáng qua về nhân loại" từ những món đồ để quên trong sách. Tranh
ảnh, danh sách những việc cần làm, vé máy bay và những bức vẽ nguệch
ngoạc của trẻ em nằm trong số hàng ngàn món đồ bị bỏ quên trong những
cuốn sách tại một thư viện ở bang California.
Các món đồ này hiện đang nằm trong bộ sưu tập "Found in a Library Book" tại Thư viện công cộng Oakland, theo Reuters.
* LHQ bổ nhiệm đặc phái viên Afghanistan.
Ngày 2-9, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres bổ nhiệm
cựu tổng thống Kyrgyzstan là bà Roza Otunbayeva, thay thế bà Deborah
Lyons, người đã từ chức hồi giữa tháng 6, làm đặc phái viên mới của LHQ
về Afghanistan.
Tình hình nhân đạo và kinh tế tại Afghanistan đã
trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Taliban lên nắm quyền cách đây một năm khi
Mỹ rút quân khỏi nước này, theo Hãng tin Reuters.
Ngăn sông băng tan chảy
Du
khách đứng bên ngoài một hang động băng, được bao phủ bởi vật liệu bảo
vệ nhằm ngăn băng tan chảy tại sông băng Rhone ở Obergoms, Thụy Sĩ ngày
1-9 - Ảnh: REUTERS
**************
G7 nhất trí áp giá trần dầu Nga
Nhóm
G7 cho biết sẽ "khẩn trương" tiến hành áp giá trần đối với dầu nhập
khẩu từ Nga, nhằm ngăn Moskva thu lợi từ giá năng lượng cao.
Các
bộ trưởng tài chính của nhóm G7 hôm nay tuyên bố rằng sẽ khẩn trương
làm việc để hoàn thành và thực hiện biện pháp áp giá trần với dầu Nga,
nhưng không nêu rõ mức trần.
"Nga
đã hưởng lợi về kinh tế từ sự bất ổn trên thị trường năng lượng do xung
đột gây ra, cũng như đang kiếm được lợi nhuận lớn từ xuất khẩu dầu.
Chúng tôi muốn ngăn điều đó một cách dứt khoát", Bộ trưởng Tài chính Đức
Christian Lindner nói.
Ông Linder thêm rằng mục đích của áp giá
trần là để ngăn nguồn tài chính quan trọng cho chiến dịch Ukraine của
Nga, cũng như ngăn giá năng lượng toàn cầu tiếp tục tăng.
Các
bộ trưởng tài chính cho biết G7 đã tìm cách thành lập một "liên minh
rộng lớn" ủng hộ áp giá trần để tối đa hóa hiệu quả của biện pháp này.
Họ nói thêm mức giá trần ban đầu sẽ được ấn định "dựa trên một loạt yếu
tố kỹ thuật", đồng thời hiệu quả của biện pháp cũng được giám sát chặt
chẽ.
Việc thúc đẩy thêm nhiều quốc gia đồng ý áp giá trần với dầu
Nga dự kiến là chủ đề thảo luận quan trọng của các lãnh đạo tại hội nghị
thượng đỉnh G20 ở Bali vào ngày 15-16/11.
Trước đó cùng ngày,
Điện Kremlin nhấn mạnh Nga sẽ ngừng bán dầu cho các nước áp giá trần,
cảnh báo về tình trạng bất ổn của thị trường dầu toàn cầu.
Trước khi Nga đưa quân vào Ukraine
hồi tháng 2, châu Âu đã nhận gần một nửa lượng dầu xuất khẩu từ Nga.
Khối đã nhập khoảng 2,2 triệu thùng dầu thô, 1,2 triệu thùng sản phẩm
tinh chế và 0,5 triệu thùng dầu diesel mỗi ngày vào năm 2021. Đức, Ba
Lan và Hà Lan là những khách hàng lớn nhất.
Thanh Tâm (Theo AFP)
*************
"Giáo sĩ chặt đầu" của Taliban chết trong vụ đánh bom nhà thờ
Phạm Nghĩa
2-3 minutes
Daily Mail ngày 2-9 dẫn lời chỉ huy Taliban
Abdul Nafi Takor xác nhận cái chết của giáo sĩ Mujeeb Rahman Ansari. Ít
nhất 18 thi thể - bao gồm nhiều dân thường - nằm rải rác xung quanh nhà
thờ Hồi giáo Gazargah ở TP Herat, phía Tây Afghanistan và làm rung
chuyển thành phố này.
Người phát ngôn cảnh sát TP Herat, Mahmood
Rasoli, cho biết giáo sĩ Ansari cùng với một số vệ sĩ và dân thường đã
thiệt mạng trên con đường dẫn tới nhà thờ Hồi giáo Gazargah.
Giáo
sĩ Ansari là người kêu gọi chặt đầu những ai chống lại chính quyền
Taliban. Nhân vật này lên tiếng bảo vệ Taliban tại một cuộc họp lớn với
sự tham gia của hàng ngàn học giả và người lớn tuổi do phong trào này tổ
chức gần đây.
"Giáo sĩ chặt đầu" của Taliban chết trong vụ đánh bom nhà thờ ngày 2-9. Ảnh: Daily Mail
Vào
tháng 7, phát biểu tại thủ đô Kabul, giáo sĩ Ansari tuyên bố: "Lá cờ
(Taliban) này không dễ để giương cao và cũng không dễ bị hạ xuống".
Người phát ngôn chính của Taliban, Zabihullah Mujahid, xác nhận cái chết "tử vì đạo" của giáo sĩ Ansari.
Ansari
là giáo sĩ ủng hộ Taliban thứ hai bị giết trong một vụ đánh bom trong
vòng chưa đầy 1 tháng sau khi giáo sĩ nổi tiếng Rahimullah Haqqani cũng
thiệt mạng sau vụ tấn công tự sát ở Kabul.
Giáo sĩ Haqqani nhiều
lần phát biểu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. IS đã
lên tiếng nhận trách nhiệm về cái chết của giáo sĩ này.
Taliban
khẳng định họ đã cải thiện an ninh ở Afghanistan kể từ khi lên nắm quyền
nhưng đã xảy ra một số vụ nổ trong những tháng gần đây. Một số vụ nổ
nhằm vào các nhà thờ Hồi giáo có đông tín đồ đang cầu nguyện.
Vào
ngày 17-8, ít nhất 21 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau
khi một vụ nổ xảy ra tại nhà thờ Hồi giáo đông đúc ở Kabul. Các cuộc tấn
công vào nhà thờ Hồi giáo trước đây được cho là do IS thực hiện.
***************
Ukraine nói Nga đang ‘chịu tổn thất nặng nề’ ở phía Nam
Minh Hạnh
2-3 minutes
Theo
Natalia Humeniuk, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy quân sự miền Nam
Ukraine, những thành công của quân đội nước này là “khá thuyết phục”.
“Đối
phương bị tổn thất khá lớn, mất từ hàng chục đến hàng trăm nhân lực.
Nhiều thiết bị cũng bị cháy”, bà Humeniuk nói, và cho biết “sẽ sớm có
thêm nhiều thông tin tích cực trong thời gian tới”. “Chúng ta tiếp tục
làm tiêu hao đối phương về hậu cần và sức mạnh. Các kho đạn và cầu phao
nổ tung. Điều đó có nghĩa là hệ thống hậu cần và vận tải của đối phương
đã bị phá hủy đến mức họ không còn có thể tăng cường dự trữ.”
Quân đội Ukraine cũng cho biết một loạt các mục tiêu của Nga đã bị tấn công, bao gồm cả một bến phà.
***************
CNN: Kinh tế Nga đã bắt đầu suy thoái do lệnh trừng phạt của phương Tây?
Kiên cường chống chọi
"Tôi vẫn lái xe qua Moscow và tình trạng tắc đường vẫn xảy ra như trước đây", hãng tin CNN (Mỹ) dẫn lời ông Andrey Nechaev, Bộ trưởng Kinh tế Nga vào đầu những năm 1990 cho biết.
Dù
nhiều quốc gia sẵn sàng khai thác dầu giá rẻ của Nga nhưng cựu Bộ
trưởng Nechaev và các nhà phân tích khác cho rằng, nền kinh tế Nga đã
bắt đầu suy thoái và có khả năng phải đối mặt với một giai đoạn trì trệ
kéo dài do hậu quả của các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Đầu năm
nay, đồng rúp đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD khi phương
Tây đóng băng khoảng một nửa trong số 600 tỷ USD dự trữ ngoại hối của
Nga. Nhưng nó đã phục hồi lên mức cao nhất so với đồng USD kể từ năm
2018.
Điều này đa phần là kết quả của việc kiểm soát vốn tích cực
và tăng lãi suất vào mùa xuân. Lãi suất hiện đã thấp hơn so với trước
xung đột và ngân hàng trung ương Nga cho biết, lạm phát đạt đỉnh gần 18%
vào tháng 4, đang chậm lại và sẽ chỉ từ 12% đến 15% trong cả năm.
Ngân
hàng trung ương Nga cũng đã điều chỉnh tăng dự báo GDP trong năm, CDP
dự kiến sẽ giảm 4% đến 6%. Vào tháng 4, dự báo sẽ giảm 8% đến 10%. Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự đoán, GDP Nga sẽ giảm 6%.
Đường phố Matxcova vẫn nhộn nhịp như mọi khi. Ảnh: CNN
Cựu Bộ trưởng Nechaev nói: "Sự
biến mất của Mastercard, Visa, hầu như không ảnh hưởng đến thanh toán
trong nước vì ngân hàng trung ương đã có hệ thống thanh toán thay thế
của riêng mình".
Nga đã thiết lập thẻ tín dụng Mir và hệ thống xử lý giao dịch riêng vào năm 2017.
Ông
Chris Weafer, đối tác sáng lập của Macro Advisory Ltd, một công ty tư
vấn cho các doanh nghiệp đa quốc gia ở Nga và Âu-Á, cho biết có một lý
do khiến những thực khách trung thành của McDonalds và Starbucks ở Nga
vẫn có thể mua đồ ăn nhanh của họ.
Kể từ năm 2014, nhiều thương
hiệu phương Tây ở Nga đã nội địa hóa một số hoặc tất cả các chuỗi cung
ứng. Vì vậy, khi các công ty này rời đi, người Nga tương đối dễ dàng mua
lại và tiếp tục vận hành chúng chỉ đơn giản bằng cách thay đổi giấy gói
và bao bì.
"Cùng một người, cùng một sản phẩm, cùng một nguồn cung cấp", ông Weafer nói.
Tuy nhiên, đó không phải là một chiến lược hoàn toàn không có kẽ hở.
Các
cửa hàng mang thương hiệu McDonald's đã báo cáo tình trạng thiếu khoai
tây chiên vào giữa tháng 7, khi vụ thu hoạch khoai tây của Nga giảm, còn
các nhà cung cấp nước ngoài sẽ không thể lấp đầy khoảng trống do các
lệnh trừng phạt.
Liệu sự bùng nổ năng lượng của Nga có thể kéo dài?
Cửa
hàng đồ ăn nhanh duy trì hoạt động là một chuyện. Vấn đề lớn hơn là khả
năng chịu đựng của Nga trong thời gian dài sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực
năng lượng, cho đến nay vẫn là nguồn thu lớn nhất của Moscow.
Moscow đã cố gắng xây dựng một 'nền kinh tế pháo đài' kể từ khi sáp nhập Crimea vào năm 2014. Ảnh: CNN
Cơ
quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, doanh thu từ việc bán dầu và
khí đốt cho châu Âu của Nga đã tăng gấp đôi từ tháng 3 đến tháng 7 năm
nay, so với mức trung bình trong những năm gần đây. mặc dù doanh số bán
hàng giảm sút. Nguồn cung khí đốt cho châu Âu đã giảm khoảng 75% trong
12 tháng qua, theo IEA.
Dầu là một vấn đề khác. Dự báo hồi tháng 3
của IEA cho rằng, việc Nga mất 3 triệu thùng dầu/ngày khỏi thị trường
từ tháng 4 do các lệnh trừng phạt hoặc đe dọa trừng phạt đã không thành
hiện thực. Xuất khẩu của Nga vẫn ổn định mặc dù các nhà phân tích của
Rystad Energy chỉ ra rằng xuất khẩu trong mùa hè sẽ giảm nhẹ.
Yếu tố chính là khả năng tìm kiếm thị trường mới ở châu Á của Nga.
Theo
ông Houmayoun Falakshali thuộc công ty tư vấn hàng hóa Kpler, hầu hết
xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga đã chuyển hướng sang châu Á kể từ
khi xung đột bắt đầu. Vào tháng 7, con số này là 56%, so với chỉ 37% vào
tháng 7 năm 2021.
Điều gì xảy ra khi lệnh cấm vận của châu Âu đối
với 90% lượng dầu của Nga có hiệu lực vào tháng 12 sẽ rất quan trọng.
Ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày của Nga sẽ bị đình trệ và trong
khi một số trong số đó có thể đến châu Á thì các chuyên gia vẫn nghi ngờ
liệu nhu cầu của châu Á có đủ cao để tiêu thụ hết hay không.
Giá
cả cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc liệu Nga có đủ khả
năng tiếp tục giảm giá để đảm bảo thị trường mới hay không.
"Giảm giá 30% của 120 USD/thùng là một chuyện", ông Nechaev chỉ ra. "Nhưng giảm 30% của 70 USD là một vấn đề khác".
Đốt cháy chậm hơn
Trong
khi lạm phát toàn cầu đang giúp ích cho ngành năng lượng của Nga, thì
chính người dân Nga lại chịu ảnh hưởng tiêu cực. Giống như phần còn lại
của châu Âu, người dân Nga đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng về giá
cả sinh hoạt.
Ông Nechaev nói: "Về mức sống, nếu đo lường nó bằng thu nhập thực tế, chúng ta đã đi lùi khoảng 10 năm".
Chính phủ Nga đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Vào tháng 5, họ thông báo sẽ tăng mức lương hưu và lương tối thiểu lên 10%.
Xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga sang châu Á đã tăng vọt trong năm nay. Ảnh: CNN
Nga
thiết lập một hệ thống mà nhân viên của các công ty bị "đình chỉ hoạt
động" có thể tạm thời chuyển sang công ty khác mà không vi phạm hợp đồng
lao động. Chính phủ Nga đã chi 17 tỷ rúp (280 triệu USD) để mua trái
phiếu của các hãng hàng không Nga, bị tê liệt bởi các lệnh cấm không
phận và các lệnh trừng phạt ngăn cản việc bảo trì và cung cấp các bộ
phận của các nhà sản xuất nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt
công nghệ này giống như những biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến ngành
hàng không, có thể có tác động sâu rộng nhất đến triển vọng kinh tế dài
hạn của Nga. Vào tháng 6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho
biết, xuất khẩu chất bán dẫn toàn cầu sang Nga đã giảm mạnh 90% kể từ
khi xung đột bắt đầu. Điều này đang làm tê liệt sản xuất mọi thứ, từ ô
tô đến máy tính, mà các chuyên gia cho rằng sẽ khiến Nga bị tụt lại xa
hơn trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
"Tác động của các biện pháp trừng phạt sẽ là ảnh hưởng chậm chứ không phải là một ảnh hưởng nhanh chóng", ông Weafer nói: "Nước Nga hiện đang phải đối mặt với một giai đoạn trì trệ kéo dài".
Cựu Bộ trưởng Nechaev còn dứt khoát hơn. Ông nói: "Giờ đây, suy thoái đã bắt đầu".
*************
Giao tranh khốc liệt tiếp diễn, Ukraine phá hủy chốt vượt sông của Nga
Trong
một thông báo cập nhật tình hình xung đột Ukraine hôm 2/9, Bộ Quốc
phòng Anh cho biết các cuộc giao tranh dữ dội vẫn đang tiếp tục tại khu
vực miền Nam Ukraine. Đặc biệt, thị trấn Enerhodar gần khu vực nhà máy
điện hạt nhân Zaporizhzhia đã liên tục hứng chịu các cuộc pháo kích từ
cả 2 phe.
Về phía quân đội Ukraine, Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam
khẳng định các binh sĩ thuộc lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc tập
kích, gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng phòng thủ của Nga ở Kherson.
Theo
đó, pháo binh và tên lửa Ukraine đã phá hủy 5 kho đạn, một trung tâm
chỉ huy máy bay chiến đấu không người lái (UAV) cùng một chốt vượt sông
của quân đội Nga gần khu định cư Koztske ở tỉnh Kherson.
Bên cạnh
đó, các cuộc tập kích dữ dội từ phía Ukraine đã loại khỏi vòng chiến đấu
102 binh sĩ, 6 xe tăng, một lựu pháo Msta-B, một tổ hợp pháo phản lực
phóng loạt Grad, một súng cối cỡ nòng 120mm cùng 8 xe bọc thép của quân
đội Nga.
Bộ
Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine cũng cáo buộc máy bay chiến đấu Nga
đã liên tục thực hiện các vụ không kích nhằm vào các cứ điểm của Ukraine
ở quận Beryslav. Tuy nhiên, lực lượng phòng không Nga đã đẩy lùi các vụ
tập kích này và khiến một tiêm kích Nga bị hư hại.
Để đáp trả,
Không quân Ukraine cũng tiến hành 18 vụ không kích nhằm vào các trung
tâm chỉ huy và cơ sở hậu cần của Nga ở miền khu vực miền Nam.
Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa lên tiếng bình luận về tuyên bố trên của quân đội Ukraine.
Ngày 29/8, Quân đội Ukraine đã tuyên bố bắt đầu chiến dịch phản công lớn nhằm giành lại vùng lãnh thổ miền Nam từ tay người Nga.
Trong
những ngày qua, giới quan sát ghi nhận một thế trận giằng co giữa 2 bên
và thừa nhận Ukraine vẫn chưa đạt được những bước tiến đáng kể trong
việc chọc thủng phòng tuyến của quân đội Nga.
Nhằm thay đổi cục
diện, nhiều quan chức chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky đã
liên tục kêu gọi các đồng minh phương Tây gửi thêm vũ khí và trang thiết
bị hạng nặng nhằm tiếp sức cho chiến dịch phản công của Kiev.
Để
đối phó với nỗ lực phản công của Kiev, quân đội Nga được cho là đã điều
động lực lượng dự bị chiến lược thuộc Tập đoàn quân số 3 tới tham chiến
tại Ukraine. Nhiều trang thiết bị hạng nặng cũng đã được di chuyển đến
khu vực Kherson nhằm gia cố cho tuyến phòng thủ của các lực lượng thân
Nga.
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 03 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )
xxx
***************
Dân Argentina tràn xuống đường ủng hộ phó tổng thống bị ám sát hụt
Dân Argentina tràn xuống đường ủng hộ phó tổng thống bị ám sát hụt ngày 2-9 - Ảnh: REUTERS
Một
đối tượng là nam giới chĩa khẩu súng ngắn đã lên đạn vào Phó tổng thống
Cristina Fernandez de Kirchner ngay trước cửa nhà riêng của bà ở Buenos
Aires.
Theo Hãng tin Reuters, vụ ám sát gây sốc đã tạo ra làn
sóng ủng hộ mạnh mẽ ở đất nước bị chia rẽ sâu sắc do chính trị và khủng
hoảng kinh tế.
Ngày 2-9, quảng trường Plaza de Mayo lịch sử của Buenos Aires đầy kín người vẫy cờ ủng hộ bà Kirchner.
Ông Santiago Bianco, giáo viên, có mặt trong đám đông, cho biết thật may vì khẩu súng không nhả đạn.
Bà
Kirchner, được cho là chính trị gia quyền lực nhất ở Argentina, đang
đối mặt với nhiều cáo buộc tham nhũng liên quan đến một âm mưu chuyển
hướng tiền công quỹ trong thời gian làm tổng thống từ năm 2007 đến năm
2015. Nếu bị cáo buộc, bà có thể phải đối mặt với bản án 12 năm tù.
Bà phủ nhận cáo buộc, khẳng định mình không làm sai.
Argentina
hiện đang lâm vào khủng hoảng kinh tế sâu sắc do nợ và lạm phát tăng
vọt, việc này đã dẫn đến nhiều cuộc biểu tình trên đường phố.
Chính
phủ nhiều nước ở khu vực Mỹ Latin như Colombia, Venezuela, Cuba, Peru,
Chile, Bolivia, Panama, Costa Rica đã ra tuyên bố lên án vụ ám sát hụt
nhà lãnh đạo Argentina.
Người chĩa súng vào bà Kirchner là
Fernando André Sabag Montiel, quốc tịch Brazil nhưng sống từ nhỏ tại
Argentina. Người này đã bị bắt giữ.
Hàng trăm ngàn người dân Argentina tràn xuống đường ủng hộ phó tổng thống bị ám sát hụt ngày 2-9 - Ảnh: REUTERS
Ngày 2-9, quảng trường Plaza de Mayo lịch sử của thủ đô Buenos Aires, Argentina đầy kín người ủng hộ bà Kirchner - Ảnh: REUTERS
Dân Argentina tràn xuống đường ủng hộ phó tổng thống bị ám sát hụt ngày 2-9 - Ảnh: REUTERS
Dân Argentina ủng hộ phó tổng thống - Ảnh: REUTERS
*************
Kịch bản Nga cắt đứt khí đốt: EU tuyên bố đã sẵn sàng, 'không sợ' ông Putin
Hiện
tại EU đang tăng tốc làm đầy các kho dự trữ khí đốt để sử dụng vào mùa
đông, trong bối cảnh họ lo ngại Nga sẽ cắt đứt khí đốt cung cấp cho châu
Âu - Ảnh minh họa: REUTERS
"Chúng tôi đã chuẩn bị kỹ lưỡng
để đối phó việc Nga sử dụng 'vũ khí khí đốt' một cách cực đoan" - Ủy
viên kinh tế EU Paolo Gentiloni nói với báo giới bên lề một diễn đàn
kinh tế ngày 3-9.
Ông nhấn mạnh: "Chúng tôi không sợ những quyết
định của (Tổng thống Nga) Putin. Chúng tôi đang yêu cầu người Nga tôn
trọng các hợp đồng, nhưng nếu họ không làm vậy, chúng tôi sẵn sàng phản
ứng".
Ông Gentiloni cho biết dự trữ khí đốt của EU hiện đang ở mức khoảng 80%, nhờ vào việc đa dạng hóa nguồn cung cấp.
Ông nói thêm, EU "đã làm nhiều thứ trong những tháng gần đây", nhưng "hiện tại có thể làm được nhiều điều hơn thế nữa".
Trước
đó một ngày, Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga thông báo đường ống
Nord Stream 1 dẫn khí đốt từ Nga tới Đức - vốn dự kiến vận hành trở lại
vào cuối tuần này - sẽ tiếp tục bị khóa cho tới khi một tuabin được sửa
xong, qua đó đình chỉ vô thời hạn hoạt động của đường ống cung cấp khí
đốt quan trọng này tới châu Âu.
Hôm 2-9, Chủ tịch Ủy ban châu Âu
Ursula von der Leyen cho rằng "đã đến lúc" áp giá trần đối với khí đốt
nhập khẩu từ Nga thông qua đường ống Nord Stream 1.
Tuy nhiên,
cùng ngày, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev cảnh báo EU
sẽ không nhận được chút khí đốt nào từ Nga nếu EU áp giá trần với mặt
hàng này. Điện Kremlin cũng cảnh báo sẽ không bán dầu cho nước nào áp
giá trần.
**************
Ông Biden muốn viện trợ thêm gần 12 tỷ USD cho Ukraine
Tổng
thống Mỹ đề xuất quốc hội cấp thêm 11,7 tỷ USD ngân sách khẩn cấp để
viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine đầu năm 2023.
"Tổng thống Joe Biden từng khẳng định Mỹ quyết duy trì ủng hộ người dân Ukraine bảo
vệ đất nước. Để thực hiện điều này, ông đang đề xuất quốc hội chi thêm
11,7 tỷ USD để viện trợ an ninh và kinh tế cho Ukraine trong quý I/2023,
cùng hai tỷ USD để xử lý tác động từ xung đột đến nguồn cung năng lượng
trong nước và giảm chi phí năng lượng tương lai", Nhà Trắng cho biết
trong thông báo hôm 2/9.
Ông chủ Nhà Trắng cũng đề xuất quốc hội
Mỹ chi thêm 22,4 tỷ USD cho hoạt động ứng phó Covid-19, trong bối cảnh
số ca bệnh có thể tăng mạnh vào mùa thu, cùng 3,9 tỷ USD cho nỗ lực đối
phó bùng phát virus đậu mùa khỉ và 6,5 tỷ USD cứu trợ thảm họa thiên
nhiên.
Đề
xuất với tổng giá trị 47,1 tỷ USD được đưa ra trước khi năm tài khóa
2022 kết thúc ngày 30/9. Quốc hội Mỹ chưa phê chuẩn dự luật chi tiêu năm
2023 và giới lập pháp nước này nhiều khả năng phải thông qua các khoản
ngân sách tạm thời, trong khi các nghị sĩ thảo luận gói ngân sách hoàn
chỉnh cho năm tới.
Mỹ đã cam kết cung cấp hơn 13,5 tỷ USD viện trợ
quân sự cho Ukraine kể từ khi chiến sự bùng phát ngày 24/2, so với
khoảng hai tỷ USD trong giai đoạn 2014-2021. Giới chức Nhà Trắng cho
biết khoảng 3/4 số này đã được giải ngân hoặc duyệt chi.
Sau hơn 6
tháng tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt, Nga đã chiếm tỉnh Lugansk
và đang nhắm vào các mục tiêu tại tỉnh Donetsk để hoàn thành "giải phóng
Donbass". Nga cũng kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở vùng duyên hải
phía nam và đông nam Ukraine, tạo hành lang trên bộ nối Donbass với bán
đảo Crimea.
Tỉnh Kherson, nơi Moskva kiểm soát từ tháng 3, đã lập
ủy ban bầu cử để tổ chức trưng cầu dân ý về sáp nhập Nga. Quan chức
chính quyền tỉnh miền nam Zaporizhzhia
do Moskva bổ nhiệm cho biết khu vực này sẽ tổ chức trưng cầu dân ý sáp
nhập Nga vào tháng 9. Ukraine tuyên bố mở đợt phản công ở miền nam,
trong đó có tỉnh Kherson, từ ngày 29/8.
Dòng người xếp hàng tới viếng ông Mikhail Gorbachev
Nhiều
người dân Moscow đến viếng ông Mikhail Gorbachev, vị lãnh tụ Xô Viết
cuối cùng, người đã mang lại cái kết hòa bình cho Chiến tranh Lạnh.
Bên
trong phòng Phòng khánh tiết Câu lạc bộ Công đoàn, tiếng nhạc trầm buồn
vang lên. Một bức chân dung đen trắng lớn của ông Gorbachev được treo
từ ban công.
Một vị cựu lãnh đạo nằm trong chiếc quan tài mở nắp, với một người lính danh dự đứng cạnh.
Người tới viếng đặt hoa bên quan tài ông khi họ bước qua. Một biển hoa cẩm chướng đỏ rực.
Đây
cũng là nơi mà linh cữu một số người tiền nhiệm của ông, các vị lãnh tụ
Xô Viết trong đó có Vladimir Lenin, Joseph Stalin và Leonid Brezhnev,
từng được quàn.
Nhiều người Nga đổ lỗi cho ông Mikhail
Gorbachev vì đã đưa ra những cải cách dẫn tới việc nền kinh tế bị hỗn
loạn và để cho Liên bang Xô viết sụp đổ.
Nhưng trên đường phố xung quanh Tòa nhà Liên bang, hàng dài người dân Moscow - già có trẻ có - đang xếp hàng tới viếng ông.
Chính
trị gia cấp tiến ông Grigory Yavlinsky cũng có mặt ở đó. Ông nói:
"Những người này tới viếng Gorbachev để nói 'Cảm ơn ông Gorbachev. Ông
cho chúng tôi một cơ hội, nhưng chúng tôi đã để mất cơ hội này."
Một
người không có mặt tại đây là Vladimir Putin. Lời giải thích của điện
Kremlin: không có thời gian trong lịch trình làm việc của ông.
Tuy nhiên, động thái này được nhiều người cho là sự ghẻ lạnh với vị cựu lãnh đạo đã để cho Liên Xô sụp đổ.
Ông Putin đã có lần gọi việc Liên Xô giải thể là "thảm họa địa chính trị lớn nhất của thế kỷ".
Ông Gorbachev lên nắm quyền hồi 1985, đưa ra nhiều cải cách táo bạo và mở cửa Liên Xô với thế giới.
Nhưng
ông không ngăn được sự sụp đổ của Liên bang Xô viết vào năm 1991, và
nhiều người Nga đổ lỗi cho những năm tháng biến động sau đó.
Bên
ngoài nước Nga, ông rất được kính trọng, với Tổng thư ký LHQ António
Guterres nói ông đã "thay đổi dòng chảy của lịch sử", và Tổng thống Mỹ
Joe Biden gọi ông là một "lãnh tụ hiếm có".
Nhưng lễ
tang ông Gorbachev hôm thứ Bảy sẽ không phải là quốc tang - một chỉ dấu
cho thấy giới lãnh đạo hiện hành của điện Kremlin ít quan tâm tới việc
tôn trọng di sản của ông Gorbachev.
Điều mà mọi người
đều biết là ông Putin và ông Gorbachev có một mối quan hệ căng thẳng -
lần cuối cùng hai ông gặp nhau là vào 2006, dù ông ủng hộ việc Nga sáp
nhập Crimea hồi 2014.
Bệnh
viện ở Moscow nơi ông Gorbachev qua đời hôm thứ Ba nói trong một thông
cáo ngắn rằng ông đã trải qua một thời gian bị bệnh nặng và kéo dài. Họ
không tiết lộ nguyên nhân cái chết của ông.
Trong những
năm gần đây, sức khỏe của ông giảm sút và ông phải vào viện nhiều lần.
Hồi tháng Sáu, truyền thông quốc tế đưa tin ông phải nhập viện sau khi
bị bệnh về thận.
Ông được phương Tây coi là kiến trúc sư
cho cải tổ, tạo điều kiện cho việc kết thúc Chiến tranh Lạnh năm 1991 -
một giai đoạn căng thẳng sâu sắc giữa Liên Xô và các nước phương Tây,
trong đó có Mỹ và Anh.
Ông được trao Giải Nobel Hòa bình
năm 1990 "cho vai trò lãnh đạo mà ông đảm nhận trong những thay đổi lớn
trong quan hệ Đông - Tây".
Nhưng ở nước Nga sau năm 1991, ông ít tham gia vào chính trị, mà tập trung vào các dự án giáo dục và nhân đạo.
Ông
Gorbachev có một lần thử quay lại chính trường vào năm 1996, nhưng ông
không may mắn và chỉ nhận được 0.5% số phiếu cho cuộc bầu cử tổng thống.
Hoa Kỳ thông báo bán 1,1 tỷ đôla vũ khí cho Đài Loan
Thanh Phương
3 minutes
Hôm
qua, 02/09/2022, Hoa Kỳ thông báo một hợp đồng bán vũ khí trị giá tổng
cộng 1,1 tỷ đôla cho Đài Loan. Trung Quốc ngay lập tức đã yêu cầu
Washington hủy bỏ hợp đồng, dọa sẽ thi hành các biện pháp trả đũa.
Theo
hãng tin AFP, cụ thể, chính phủ Mỹ đã thông qua hợp đồng bán cho Đài
Loan 60 tên lửa diệt hạm Harpoon, 100 tên lửa tầm ngắn Sidewinder để bắn
chặn các tên lửa và máy bay không người lái, đồng thời thông qua hợp
đồng bảo trì hệ thống radar của Đài Loan.
Đây được coi là thương
vụ vũ khí lớn nhất của Mỹ đối với Đài Loan kể từ khi tổng thống Joe
Biden lên cầm quyền vào tháng 1/2021. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa
Kỳ hôm qua tuyên bố những vũ khí mà Mỹ bán cho Đài Bắc “có tính chất
thiết yếu cho an ninh của Đài Loan và chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc
với ngành công nghiệp vũ khí để yểm trợ cho mục tiêu đó”.
Thông
qua đại sứ quán ở Washington, Trung Quốc đã có phản ứng giận dữ về
thương vụ này. Từ Bắc Kinh, thông tín viên RFI Stéphane Lagarde tường
trình:
“Bắc Kinh đã phớt lờ khi Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc
ngưng giao thương với Nga sau khi Matxcơva phát động cuộc chiến tranh
xâm lược Ukraina. Cho nên bây giờ khó mà Washington nghe theo lời kêu
gọi đó, bất chấp sự giận dữ của phía Trung Quốc.
Vụ buôn
bán vũ khí này diễn ra một tháng sau chuyến viếng thăm của chủ tịch Hạ
Viện Mỹ Nancy Pelosi, khiến quân đội Trung Quốc mở các cuộc tập trận lớn
nhất từ trước đến nay ở vùng eo biển Đài Loan. Thông qua đại sứ quán
Trung Quốc ở Washington, Bắc Kinh tuyên bố “ cực lực phản đối” vụ bán vũ
khí mới cho Đài Loan, đồng thời dọa sẽ có những biện pháp trả đũa “
chính đáng và cần thiết” do tình hình hiện nay.
Về phía
Mỹ, Washington biết rằng thời gian còn rất ngắn trước khi sức mạnh của
Trung Quốc được phát huy hoàn toàn. Có hai thời điểm cần phải ghi nhớ :
2027, năm đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập Quân Giải phóng Nhân dân
Trung Quốc và 2035, năm mà quân đội Trung Quốc trên nguyên tắc kết thúc
tiến trình hiện đại hóa.
Về phía Bắc Kinh, trong mỗi
tuyên bố, họ đều bày tỏ mối quan ngại về nguy cơ Trung Quốc bị bao vây.
Chính quyền Trung Quốc trong tuần này cũng đã lên án việc nâng cấp hệ
thống phòng thủ chống tên lửa của Mỹ THAAD ở Hàn Quốc và việc lực lượng
phòng vệ Nhật Bản tiếp tục tăng cường trang bị vũ khí.”
*******************
Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 191, 02-09-2022
14-18 minutes
1.
Nguồn của Nga khoe rằng đã phá được một căn cứ của Ukraina ở làng
Bezimenne, nhưng cho thấy rằng quân Ukraina đang tràn sâu xuống tận đây
và đồng thời nguồn này gián tiếp khẳng định làng Shchaslyve đã bị quân
Ukraina chiếm mất:
Các
nguồn chính thức của Nga đưa tin trái ngược nhau, tuy tuyên bố rằng
"quân Nga đang thắng” như thường lệ, nhưng cho thấy chiến sự đã xảy ra
rất sâu trong những vùng Nga kiểm soát, mở ra khả năng những làng mạc
phía trước các vị trí đó đã được quân Ukraina giải phóng. Tình báo Anh cung cấp bản đồ chiến trường mới nhất:
Một
điều chắc chắn là quân Nga không thể dễ dàng vượt qua sông Dniepr để
tiếp tế khi tất cả các cầu, phà đều bị tấn công và phá hủy:
#Ukraine#Kherson : Satellite Footage of Destroyed Bridge Near Dar'ivka (Kherson)
Việc quân Nga ném bom rất nhiều vị trí nằm sâu trong lãnh thổ được cho làhọ đang quản lý cho thấy họ có thể đã không còn hoàn toàn kiểm soát những vùng này:
Nguồn từ Nga cho thấy quân Ukraina cũng có được một số thành tựu tại đây:
#ucraina aggiorno fronte sud di kherson, grazie alla segnalazione di @TuiteroMartin
. anche myrne è stata presa da ucraini, mentre soldataske già mi
risultava ucraina prima di offensiva (o quantomeno terra di nessuno, i
controlli sono molto sfumati sulla frontline) pic.twitter.com/qbyHElZwFo
Nguồn từ Pháp dự đoán chiến trường quanh thành phố:
3/ This the best case scenario map of one part of #Kherson. i would not bet my house on this. just couple beers with friends!-) this
is the diff btwn max Russian conquests 15 days ago & what could be
actual Feba line (still based on Geoloc confirmed pics). pic.twitter.com/uW1r9qO8z6
Xe thiết giáp hạng nhẹ YPR-765 của Ukraina bị quân Nga chiếm được:
#Ukraine: A Ukrainian YPR-765 armored personnel carrier with a Browning M2 heavy machine gun was captured by the Russian army in #Kherson Oblast. These APCs were donated to Ukraine by Netherlands - and this is the first vehicle of this type to be lost so… pic.twitter.com/uU2deCWqLI
Một
kho đạn của Nga gần Vysokopillia đã phát nổ, đây là phim của vài hôm
trước, có vẻ như sau vụ nổ, quân Nga đã bắt buộc phải rút lui khỏi thành
phố nhỏ này.
#Ukraine#Kherson Region : #Russia loses second ammunition depot in 24 hours as Ukraine mounts relentless resistance.
⚠️Right now : strong explosions heard in temp.occupued #Kherson,
from the vicinity of the Antonivs'kyi bridge, after the defenders of
Ukraine struck a putin regime terrorists ammo depot neae the bridge#Ukraine#russia#putinpic.twitter.com/GrEwkbeoKs
Again
strikes near Antovosky Railway bridge near Kherson. Plus strikes near
Dariivka, pontoon crossing is claimed to be targeted. pic.twitter.com/bkZ2YqY9iB
Viện
Nghiên cứu Chiến tranh ISW thông báo rằng quân Nga đang chuyển thêm rất
nhiều quân chi viện cho chiến trường Kherson thông qua cầu Crimea. Phim tại chỗ cũng cho thấy điều này:
⚡️#Ukraine
- 20220902 - unknown place - Reported around 10.12 am, video taken in
garden by resident showing the arrival of Z-marked reinforcement
somewhere in #Kherson Oblast pic.twitter.com/m2qXWBbMat
3. Chiến trường quanh Bakhmut không có gì thay đổi. Nguồn của Nga cũng công nhận, thậm chí khẳng định chiến sự tại các chiến trường "đang dừng lại”.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW thậm chí còn cho rằng: theo nguồn từ cả
hai phía Ukraina lẫn Nga, quân Ukraina đang chuẩn bị tổ chức phản công
tại Bakhmut để giành lại những vị trí đã mất:
4. Khi
thanh tra IAEA (Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế) hỏi đại diện Nga:
tại sao quả tên lửa trên hiện trường lại cắm xuống theo hướng từ phía
Nga chiếm đóng nếu đó là do quân Ukraina bắn, ông ta tìm cách giải thích
rằng tên lửa đã quay 180 độ trước khi cắm xuống:
⚡️
In the video, the head of the IAEA asks the Russians why the projectile
sticks out as if it came from the side of the occupied territory.
Người
đại diện của Nga được phát hiện là Renat Karchaa, cố vấn cho chủ tịch
Rosatom, vốn là một nhà "xã hội học” không có hiểu biết về kỹ thuật mà
có một quá khứ mờ ám.
Hôm nay, khu vực nhà máy điện nguyên tử lại bị tấn công.
5.
Truyền hình Nga tiếp tục nhồi sọ trẻ con, khi dạy chúng rằng: "các cháu
cần sống không phải để có nhiều niềm vui mà phải vì lý tưởng, mà các
cháu sẵn sàng chết vì nó !”
Knowledge day in Russia. Propagandist Solovyev gives a lecture to kids.
You need to live not for joy but for the ideas you can die for.
Putin's ideas - sure. Joys like villas in Italy and fancy cars are exclusively for Solovyev, not for you, kids.
Một
thực tế là phía Nga đang tung ra hàng ngàn tin giả, nhiều khi tự mắng
lẫn nhau về tình hình ở Kherson khiến việc kiểm tra thông tin rất khó
khăn.Cá nhân mình cho rằng, tình hình sẽ chỉ có thể sáng
tỏ sau khoảng 2 tuần nữa, khi quân Nga sẽ bắt đầu hết đạn mà việc tiếp
tế bị gián đoạn, lúc đó may ra phía Ukraina mới có những cuộc tấn công
mang tính đột phá.
Thế nên phải chờ xem thôi – đúng
như các nhà phân tích đã nói từ lâu, giai đoạn này sẽ là giai đoạn của
chiến tranh "chảy máu cho đến chết”, xem phía bên nào mất tiếp tế, không
chịu nổi mà phải thua chạy hoặc đầu hàng. Với sông Dniepr ngăn trở,
phía Nga đang và sẽ gặp khó khăn hơn nhiều. Để xem.
Viva Ukraina !
PHAN CHÂU THÀNH 02.09.2022 **************
Tin thế giới 3-9: Nga cắt hết khí đốt sang châu Âu; Ông Biden xin thêm tiền phòng COVID-19
Cựu tổng thống Sri Lanka Gotabaya Rajapaksa đến thủ đô Bangkok, Thái Lan hôm 11-8 - Ảnh: REUTERS
* Cựu tổng thống Sri Lanka về nước. Một
quan chức an ninh cấp cao Sri Lanka cho biết cựu tổng thống Gotabaya
Rajapaksa đã trở về nhà vào sáng sớm hôm nay 3-9, sau khi rời khỏi đất
nước này hồi tháng 7 vừa qua.
Ông Rajapaksa đã phải trốn đi
sau khi hàng ngàn người giận dữ xuống đường biểu tình vì cuộc khủng
hoảng kinh tế và xông vào văn phòng lẫn tư dinh của ông. Ông Rajapaksa
đã phải từ chức rồi rời nước sang Singapore qua ngõ Maldives, sau đó ở
vài tuần tại Thái Lan, theo Hãng tin Reuters.
* Ukraine tấn công khu vực gần nơi đội ngũ IAEA đang làm việc.
Quân đội Ukraine cho biết họ đã thực hiện các cuộc không kích nhằm vào
các vị trí đóng quân của Nga tại khu vực quanh thị trấn Enerhodar ở miền
nam Ukraine, gần nhà máy hạt nhân nơi các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc
đang thanh sát, hôm 2-9.
Theo Hãng tin Reuters, tiết lộ
của quân đội Ukraine là bất thường, bởi vì họ thường hiếm khi cung cấp
chi tiết về các mục tiêu cụ thể. Hiện nay, một đội thanh sát của Cơ quan
Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) đang tiến hành đánh giá nhà máy
điện hạt nhân Zaporizhzhia, trong bối cảnh Nga và Ukraine gần đây liên
tục cáo buộc nhau nã pháo vào khu vực quanh nhà máy này.
Trong
diễn biến liên quan, Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi - người dẫn đoàn
thanh sát viên tới nhà máy Zaporizhzhia - cho biết ông có kế hoạch công
bố báo cáo về sự an toàn của nhà máy vào đầu tuần tới.
Người
phản đối tiêm vắc xin COVID-19 biểu tình phản đối trước tòa nhà Quốc
hội bang New York ở Albany vào tháng 1-2022 - Ảnh: REUTERS
* Ông Biden xin 22,4 tỉ USD chuẩn bị đối phó COVID-19 tăng trong nước. Tổng
thống Mỹ Joe Biden có kế hoạch xin 11,7 tỉ USD quỹ khẩn cấp từ Quốc hội
để cung cấp viện trợ cho Ukraine và 22,4 tỉ USD để viện trợ COVID-19
trong nước trước nguy cơ tăng vọt ca nhiễm mới, Nhà Trắng cho biết ngày
2-9.
Yêu cầu trị giá 47,1 tỉ USD được đưa ra trước khi kết thúc
năm tài chính 2022 vào ngày 30-9, theo Hãng tin Reuters. Ngoài ra, yêu
cầu của Nhà Trắng cũng sẽ bao gồm 3,9 tỉ USD tiền hỗ trợ ngăn bùng phát
đậu mùa khỉ và 6,5 tỉ USD để cứu trợ thiên tai.
* Anh nghi "bị lừa" gần 1,3 tỉ USD tiền hỗ trợ doanh nghiệp thời COVID-19. Chính
quyền đã phân loại một số khoản vay khẩn cấp thời COVID-19 dành cho
doanh nghiệp nhỏ, trị giá tổng cộng 1,27 tỉ USD, là tình nghi gian lận.
Hãng
tin Reuters dẫn nguồn tin cho biết Chính phủ Anh sắp công bố dữ liệu
cho thấy dấu hiệu chắc chắn về mức độ gian lận có thể xảy ra trong kế
hoạch cho vay này.
Từ tháng 5-2022, các ngân hàng Anh đã cung cấp
tổng cộng 47 tỉ bảng Anh (54,1 tỉ USD) các khoản vay được chính phủ bảo
lãnh cho các doanh nghiệp nhỏ đang gặp khó khăn do phong tỏa chống dịch.
Trong đó, 1,27 tỉ USD hiện đã được gắn nhãn "đáng nghi ngờ". Nguồn tin
cho biết chính phủ chưa ấn định ngày công bố và dữ liệu vẫn chưa được
hoàn thiện.
* Gazprom thông báo cắt hoàn toàn khí đốt cho châu Âu qua đường ống Nord Stream 1.
Tập đoàn năng lượng của Nga đưa ra thông báo trên ngày 2-9 sau khi
tuabin chính tại trạm nén Portovaya gần thành phố St Petersburg bị phát
hiện rò rỉ dầu động cơ trong quá trình kiểm tra cùng công ty Siemens
Energy, đơn vị bảo dưỡng tuabin.
Tuy nhiên, Siemens bác bỏ điều
này, và cho rằng không có trở ngại nào trong việc bảo dưỡng đường ống,
theo Hãng tin Reuters. Theo dự kiến ban đầu, Gazprom sẽ nối lại đường
ống ngày 3-9 nhưng giờ họ không nói khi nào nối lại.
Trước đó, G7
đã nhất trí áp giá trần đối với dầu nhập khẩu từ Nga, nhằm ngăn Matxcơva
thu lợi từ giá năng lượng cao. Các bộ trưởng tài chính của nhóm G7 ngày
2-9 tuyên bố sẽ khẩn trương làm việc để hoàn thành và thực hiện biện
pháp áp giá trần với dầu Nga, song không nêu rõ mức trần.
Thủ
thư thư viện tại bang California, Mỹ thu thập những món đồ người mượn
sách để quên trong sách khi trả lại cho thư viện - Ảnh: REUTERS
* Triển lãm của thư viện Mỹ cung cấp "cái nhìn thoáng qua về nhân loại" từ những món đồ để quên trong sách. Tranh
ảnh, danh sách những việc cần làm, vé máy bay và những bức vẽ nguệch
ngoạc của trẻ em nằm trong số hàng ngàn món đồ bị bỏ quên trong những
cuốn sách tại một thư viện ở bang California.
Các món đồ này hiện đang nằm trong bộ sưu tập "Found in a Library Book" tại Thư viện công cộng Oakland, theo Reuters.
* LHQ bổ nhiệm đặc phái viên Afghanistan.
Ngày 2-9, Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) Antonio Guterres bổ nhiệm
cựu tổng thống Kyrgyzstan là bà Roza Otunbayeva, thay thế bà Deborah
Lyons, người đã từ chức hồi giữa tháng 6, làm đặc phái viên mới của LHQ
về Afghanistan.
Tình hình nhân đạo và kinh tế tại Afghanistan đã
trở nên tồi tệ hơn kể từ khi Taliban lên nắm quyền cách đây một năm khi
Mỹ rút quân khỏi nước này, theo Hãng tin Reuters.
Ngăn sông băng tan chảy
Du
khách đứng bên ngoài một hang động băng, được bao phủ bởi vật liệu bảo
vệ nhằm ngăn băng tan chảy tại sông băng Rhone ở Obergoms, Thụy Sĩ ngày
1-9 - Ảnh: REUTERS
**************
G7 nhất trí áp giá trần dầu Nga
Nhóm
G7 cho biết sẽ "khẩn trương" tiến hành áp giá trần đối với dầu nhập
khẩu từ Nga, nhằm ngăn Moskva thu lợi từ giá năng lượng cao.
Các
bộ trưởng tài chính của nhóm G7 hôm nay tuyên bố rằng sẽ khẩn trương
làm việc để hoàn thành và thực hiện biện pháp áp giá trần với dầu Nga,
nhưng không nêu rõ mức trần.
"Nga
đã hưởng lợi về kinh tế từ sự bất ổn trên thị trường năng lượng do xung
đột gây ra, cũng như đang kiếm được lợi nhuận lớn từ xuất khẩu dầu.
Chúng tôi muốn ngăn điều đó một cách dứt khoát", Bộ trưởng Tài chính Đức
Christian Lindner nói.
Ông Linder thêm rằng mục đích của áp giá
trần là để ngăn nguồn tài chính quan trọng cho chiến dịch Ukraine của
Nga, cũng như ngăn giá năng lượng toàn cầu tiếp tục tăng.
Các
bộ trưởng tài chính cho biết G7 đã tìm cách thành lập một "liên minh
rộng lớn" ủng hộ áp giá trần để tối đa hóa hiệu quả của biện pháp này.
Họ nói thêm mức giá trần ban đầu sẽ được ấn định "dựa trên một loạt yếu
tố kỹ thuật", đồng thời hiệu quả của biện pháp cũng được giám sát chặt
chẽ.
Việc thúc đẩy thêm nhiều quốc gia đồng ý áp giá trần với dầu
Nga dự kiến là chủ đề thảo luận quan trọng của các lãnh đạo tại hội nghị
thượng đỉnh G20 ở Bali vào ngày 15-16/11.
Trước đó cùng ngày,
Điện Kremlin nhấn mạnh Nga sẽ ngừng bán dầu cho các nước áp giá trần,
cảnh báo về tình trạng bất ổn của thị trường dầu toàn cầu.
Trước khi Nga đưa quân vào Ukraine
hồi tháng 2, châu Âu đã nhận gần một nửa lượng dầu xuất khẩu từ Nga.
Khối đã nhập khoảng 2,2 triệu thùng dầu thô, 1,2 triệu thùng sản phẩm
tinh chế và 0,5 triệu thùng dầu diesel mỗi ngày vào năm 2021. Đức, Ba
Lan và Hà Lan là những khách hàng lớn nhất.
Thanh Tâm (Theo AFP)
*************
"Giáo sĩ chặt đầu" của Taliban chết trong vụ đánh bom nhà thờ
Phạm Nghĩa
2-3 minutes
Daily Mail ngày 2-9 dẫn lời chỉ huy Taliban
Abdul Nafi Takor xác nhận cái chết của giáo sĩ Mujeeb Rahman Ansari. Ít
nhất 18 thi thể - bao gồm nhiều dân thường - nằm rải rác xung quanh nhà
thờ Hồi giáo Gazargah ở TP Herat, phía Tây Afghanistan và làm rung
chuyển thành phố này.
Người phát ngôn cảnh sát TP Herat, Mahmood
Rasoli, cho biết giáo sĩ Ansari cùng với một số vệ sĩ và dân thường đã
thiệt mạng trên con đường dẫn tới nhà thờ Hồi giáo Gazargah.
Giáo
sĩ Ansari là người kêu gọi chặt đầu những ai chống lại chính quyền
Taliban. Nhân vật này lên tiếng bảo vệ Taliban tại một cuộc họp lớn với
sự tham gia của hàng ngàn học giả và người lớn tuổi do phong trào này tổ
chức gần đây.
"Giáo sĩ chặt đầu" của Taliban chết trong vụ đánh bom nhà thờ ngày 2-9. Ảnh: Daily Mail
Vào
tháng 7, phát biểu tại thủ đô Kabul, giáo sĩ Ansari tuyên bố: "Lá cờ
(Taliban) này không dễ để giương cao và cũng không dễ bị hạ xuống".
Người phát ngôn chính của Taliban, Zabihullah Mujahid, xác nhận cái chết "tử vì đạo" của giáo sĩ Ansari.
Ansari
là giáo sĩ ủng hộ Taliban thứ hai bị giết trong một vụ đánh bom trong
vòng chưa đầy 1 tháng sau khi giáo sĩ nổi tiếng Rahimullah Haqqani cũng
thiệt mạng sau vụ tấn công tự sát ở Kabul.
Giáo sĩ Haqqani nhiều
lần phát biểu chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. IS đã
lên tiếng nhận trách nhiệm về cái chết của giáo sĩ này.
Taliban
khẳng định họ đã cải thiện an ninh ở Afghanistan kể từ khi lên nắm quyền
nhưng đã xảy ra một số vụ nổ trong những tháng gần đây. Một số vụ nổ
nhằm vào các nhà thờ Hồi giáo có đông tín đồ đang cầu nguyện.
Vào
ngày 17-8, ít nhất 21 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương sau
khi một vụ nổ xảy ra tại nhà thờ Hồi giáo đông đúc ở Kabul. Các cuộc tấn
công vào nhà thờ Hồi giáo trước đây được cho là do IS thực hiện.
***************
Ukraine nói Nga đang ‘chịu tổn thất nặng nề’ ở phía Nam
Minh Hạnh
2-3 minutes
Theo
Natalia Humeniuk, người phát ngôn của Bộ Chỉ huy quân sự miền Nam
Ukraine, những thành công của quân đội nước này là “khá thuyết phục”.
“Đối
phương bị tổn thất khá lớn, mất từ hàng chục đến hàng trăm nhân lực.
Nhiều thiết bị cũng bị cháy”, bà Humeniuk nói, và cho biết “sẽ sớm có
thêm nhiều thông tin tích cực trong thời gian tới”. “Chúng ta tiếp tục
làm tiêu hao đối phương về hậu cần và sức mạnh. Các kho đạn và cầu phao
nổ tung. Điều đó có nghĩa là hệ thống hậu cần và vận tải của đối phương
đã bị phá hủy đến mức họ không còn có thể tăng cường dự trữ.”
Quân đội Ukraine cũng cho biết một loạt các mục tiêu của Nga đã bị tấn công, bao gồm cả một bến phà.
***************
CNN: Kinh tế Nga đã bắt đầu suy thoái do lệnh trừng phạt của phương Tây?
Kiên cường chống chọi
"Tôi vẫn lái xe qua Moscow và tình trạng tắc đường vẫn xảy ra như trước đây", hãng tin CNN (Mỹ) dẫn lời ông Andrey Nechaev, Bộ trưởng Kinh tế Nga vào đầu những năm 1990 cho biết.
Dù
nhiều quốc gia sẵn sàng khai thác dầu giá rẻ của Nga nhưng cựu Bộ
trưởng Nechaev và các nhà phân tích khác cho rằng, nền kinh tế Nga đã
bắt đầu suy thoái và có khả năng phải đối mặt với một giai đoạn trì trệ
kéo dài do hậu quả của các lệnh trừng phạt từ phương Tây.
Đầu năm
nay, đồng rúp đã giảm xuống mức thấp kỷ lục so với đồng USD khi phương
Tây đóng băng khoảng một nửa trong số 600 tỷ USD dự trữ ngoại hối của
Nga. Nhưng nó đã phục hồi lên mức cao nhất so với đồng USD kể từ năm
2018.
Điều này đa phần là kết quả của việc kiểm soát vốn tích cực
và tăng lãi suất vào mùa xuân. Lãi suất hiện đã thấp hơn so với trước
xung đột và ngân hàng trung ương Nga cho biết, lạm phát đạt đỉnh gần 18%
vào tháng 4, đang chậm lại và sẽ chỉ từ 12% đến 15% trong cả năm.
Ngân
hàng trung ương Nga cũng đã điều chỉnh tăng dự báo GDP trong năm, CDP
dự kiến sẽ giảm 4% đến 6%. Vào tháng 4, dự báo sẽ giảm 8% đến 10%. Quỹ
Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng dự đoán, GDP Nga sẽ giảm 6%.
Đường phố Matxcova vẫn nhộn nhịp như mọi khi. Ảnh: CNN
Cựu Bộ trưởng Nechaev nói: "Sự
biến mất của Mastercard, Visa, hầu như không ảnh hưởng đến thanh toán
trong nước vì ngân hàng trung ương đã có hệ thống thanh toán thay thế
của riêng mình".
Nga đã thiết lập thẻ tín dụng Mir và hệ thống xử lý giao dịch riêng vào năm 2017.
Ông
Chris Weafer, đối tác sáng lập của Macro Advisory Ltd, một công ty tư
vấn cho các doanh nghiệp đa quốc gia ở Nga và Âu-Á, cho biết có một lý
do khiến những thực khách trung thành của McDonalds và Starbucks ở Nga
vẫn có thể mua đồ ăn nhanh của họ.
Kể từ năm 2014, nhiều thương
hiệu phương Tây ở Nga đã nội địa hóa một số hoặc tất cả các chuỗi cung
ứng. Vì vậy, khi các công ty này rời đi, người Nga tương đối dễ dàng mua
lại và tiếp tục vận hành chúng chỉ đơn giản bằng cách thay đổi giấy gói
và bao bì.
"Cùng một người, cùng một sản phẩm, cùng một nguồn cung cấp", ông Weafer nói.
Tuy nhiên, đó không phải là một chiến lược hoàn toàn không có kẽ hở.
Các
cửa hàng mang thương hiệu McDonald's đã báo cáo tình trạng thiếu khoai
tây chiên vào giữa tháng 7, khi vụ thu hoạch khoai tây của Nga giảm, còn
các nhà cung cấp nước ngoài sẽ không thể lấp đầy khoảng trống do các
lệnh trừng phạt.
Liệu sự bùng nổ năng lượng của Nga có thể kéo dài?
Cửa
hàng đồ ăn nhanh duy trì hoạt động là một chuyện. Vấn đề lớn hơn là khả
năng chịu đựng của Nga trong thời gian dài sẽ phụ thuộc vào lĩnh vực
năng lượng, cho đến nay vẫn là nguồn thu lớn nhất của Moscow.
Moscow đã cố gắng xây dựng một 'nền kinh tế pháo đài' kể từ khi sáp nhập Crimea vào năm 2014. Ảnh: CNN
Cơ
quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, doanh thu từ việc bán dầu và
khí đốt cho châu Âu của Nga đã tăng gấp đôi từ tháng 3 đến tháng 7 năm
nay, so với mức trung bình trong những năm gần đây. mặc dù doanh số bán
hàng giảm sút. Nguồn cung khí đốt cho châu Âu đã giảm khoảng 75% trong
12 tháng qua, theo IEA.
Dầu là một vấn đề khác. Dự báo hồi tháng 3
của IEA cho rằng, việc Nga mất 3 triệu thùng dầu/ngày khỏi thị trường
từ tháng 4 do các lệnh trừng phạt hoặc đe dọa trừng phạt đã không thành
hiện thực. Xuất khẩu của Nga vẫn ổn định mặc dù các nhà phân tích của
Rystad Energy chỉ ra rằng xuất khẩu trong mùa hè sẽ giảm nhẹ.
Yếu tố chính là khả năng tìm kiếm thị trường mới ở châu Á của Nga.
Theo
ông Houmayoun Falakshali thuộc công ty tư vấn hàng hóa Kpler, hầu hết
xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga đã chuyển hướng sang châu Á kể từ
khi xung đột bắt đầu. Vào tháng 7, con số này là 56%, so với chỉ 37% vào
tháng 7 năm 2021.
Điều gì xảy ra khi lệnh cấm vận của châu Âu đối
với 90% lượng dầu của Nga có hiệu lực vào tháng 12 sẽ rất quan trọng.
Ước tính khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày của Nga sẽ bị đình trệ và trong
khi một số trong số đó có thể đến châu Á thì các chuyên gia vẫn nghi ngờ
liệu nhu cầu của châu Á có đủ cao để tiêu thụ hết hay không.
Giá
cả cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc liệu Nga có đủ khả
năng tiếp tục giảm giá để đảm bảo thị trường mới hay không.
"Giảm giá 30% của 120 USD/thùng là một chuyện", ông Nechaev chỉ ra. "Nhưng giảm 30% của 70 USD là một vấn đề khác".
Đốt cháy chậm hơn
Trong
khi lạm phát toàn cầu đang giúp ích cho ngành năng lượng của Nga, thì
chính người dân Nga lại chịu ảnh hưởng tiêu cực. Giống như phần còn lại
của châu Âu, người dân Nga đang phải chịu đựng cuộc khủng hoảng về giá
cả sinh hoạt.
Ông Nechaev nói: "Về mức sống, nếu đo lường nó bằng thu nhập thực tế, chúng ta đã đi lùi khoảng 10 năm".
Chính phủ Nga đang nỗ lực để giải quyết vấn đề này. Vào tháng 5, họ thông báo sẽ tăng mức lương hưu và lương tối thiểu lên 10%.
Xuất khẩu dầu bằng đường biển của Nga sang châu Á đã tăng vọt trong năm nay. Ảnh: CNN
Nga
thiết lập một hệ thống mà nhân viên của các công ty bị "đình chỉ hoạt
động" có thể tạm thời chuyển sang công ty khác mà không vi phạm hợp đồng
lao động. Chính phủ Nga đã chi 17 tỷ rúp (280 triệu USD) để mua trái
phiếu của các hãng hàng không Nga, bị tê liệt bởi các lệnh cấm không
phận và các lệnh trừng phạt ngăn cản việc bảo trì và cung cấp các bộ
phận của các nhà sản xuất nước ngoài.
Các biện pháp trừng phạt
công nghệ này giống như những biện pháp trừng phạt ảnh hưởng đến ngành
hàng không, có thể có tác động sâu rộng nhất đến triển vọng kinh tế dài
hạn của Nga. Vào tháng 6, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Gina Raimondo cho
biết, xuất khẩu chất bán dẫn toàn cầu sang Nga đã giảm mạnh 90% kể từ
khi xung đột bắt đầu. Điều này đang làm tê liệt sản xuất mọi thứ, từ ô
tô đến máy tính, mà các chuyên gia cho rằng sẽ khiến Nga bị tụt lại xa
hơn trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.
"Tác động của các biện pháp trừng phạt sẽ là ảnh hưởng chậm chứ không phải là một ảnh hưởng nhanh chóng", ông Weafer nói: "Nước Nga hiện đang phải đối mặt với một giai đoạn trì trệ kéo dài".
Cựu Bộ trưởng Nechaev còn dứt khoát hơn. Ông nói: "Giờ đây, suy thoái đã bắt đầu".
*************
Giao tranh khốc liệt tiếp diễn, Ukraine phá hủy chốt vượt sông của Nga
Trong
một thông báo cập nhật tình hình xung đột Ukraine hôm 2/9, Bộ Quốc
phòng Anh cho biết các cuộc giao tranh dữ dội vẫn đang tiếp tục tại khu
vực miền Nam Ukraine. Đặc biệt, thị trấn Enerhodar gần khu vực nhà máy
điện hạt nhân Zaporizhzhia đã liên tục hứng chịu các cuộc pháo kích từ
cả 2 phe.
Về phía quân đội Ukraine, Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam
khẳng định các binh sĩ thuộc lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc tập
kích, gây thiệt hại nặng nề cho lực lượng phòng thủ của Nga ở Kherson.
Theo
đó, pháo binh và tên lửa Ukraine đã phá hủy 5 kho đạn, một trung tâm
chỉ huy máy bay chiến đấu không người lái (UAV) cùng một chốt vượt sông
của quân đội Nga gần khu định cư Koztske ở tỉnh Kherson.
Bên cạnh
đó, các cuộc tập kích dữ dội từ phía Ukraine đã loại khỏi vòng chiến đấu
102 binh sĩ, 6 xe tăng, một lựu pháo Msta-B, một tổ hợp pháo phản lực
phóng loạt Grad, một súng cối cỡ nòng 120mm cùng 8 xe bọc thép của quân
đội Nga.
Bộ
Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine cũng cáo buộc máy bay chiến đấu Nga
đã liên tục thực hiện các vụ không kích nhằm vào các cứ điểm của Ukraine
ở quận Beryslav. Tuy nhiên, lực lượng phòng không Nga đã đẩy lùi các vụ
tập kích này và khiến một tiêm kích Nga bị hư hại.
Để đáp trả,
Không quân Ukraine cũng tiến hành 18 vụ không kích nhằm vào các trung
tâm chỉ huy và cơ sở hậu cần của Nga ở miền khu vực miền Nam.
Bộ Quốc phòng Nga hiện chưa lên tiếng bình luận về tuyên bố trên của quân đội Ukraine.
Ngày 29/8, Quân đội Ukraine đã tuyên bố bắt đầu chiến dịch phản công lớn nhằm giành lại vùng lãnh thổ miền Nam từ tay người Nga.
Trong
những ngày qua, giới quan sát ghi nhận một thế trận giằng co giữa 2 bên
và thừa nhận Ukraine vẫn chưa đạt được những bước tiến đáng kể trong
việc chọc thủng phòng tuyến của quân đội Nga.
Nhằm thay đổi cục
diện, nhiều quan chức chính quyền của Tổng thống Volodymyr Zelensky đã
liên tục kêu gọi các đồng minh phương Tây gửi thêm vũ khí và trang thiết
bị hạng nặng nhằm tiếp sức cho chiến dịch phản công của Kiev.
Để
đối phó với nỗ lực phản công của Kiev, quân đội Nga được cho là đã điều
động lực lượng dự bị chiến lược thuộc Tập đoàn quân số 3 tới tham chiến
tại Ukraine. Nhiều trang thiết bị hạng nặng cũng đã được di chuyển đến
khu vực Kherson nhằm gia cố cho tuyến phòng thủ của các lực lượng thân
Nga.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .