Tin nóng trong ngày
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 04 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )
'Moscow City' mất điện, bộ trưởng ngồi trong bóng tối họp với Tổng thống Putin
Các hãng tin RBC, Ria Novosti và Itar-tass ngày 3/11 đưa tin, một sự cố mất điện đã xảy ra ở trung tâm kinh doanh quốc tế "Moscow City" ở thủ đô Moscow, Nga. Do đó, hai bộ trưởng ngồi trong bóng tối trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin.
Theo RBC, ba tòa tháp của "Moscow City" bị mất điện, gồm cả khu phố IQ - nơi đặt trụ sở của Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Công Thương và Bộ Phát triển kỹ thuật số, truyền thông và truyền thông đại chúng. Sự cố này khiến ông Maksim Reshetnikov - Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và ông Denis Manturov - Bộ trưởng Công thương phải ngồi trong bóng tối trong cuộc họp trực tuyến với người đứng đầu đất nước.
Trong cuộc họp, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu ông Reshetnikov báo cáo về tình hình đầu tư và bày tỏ hy vọng việc mất điện không gây trở ngại cho cuộc họp. Tuy nhiên, điện đã có trở lại trước khi báo cáo của ông Reshetnikov bắt đầu.
Cơ quan phụ trách dịch vụ khẩn cấp cho biết, hiện tượng quá áp đột ngột dẫn tới tình trạng mất điện ở khu phố IQ, khiến xấp xỉ 100 người phải sơ tán khỏi đây. Khu phố IQ là một khu phức hợp gồm 2 tòa nhà chọc trời và một tòa nhà cao tầng, tạo nên trung tâm kinh doanh quốc tế "Moscow City".
***********
Ukraine tấn công cứ điểm Nga ở phía nam, IAEA không thấy 'bom bẩn' ở Kiev
Quân đội Ukraine đã tiến hành 167 vụ tấn công bằng hỏa lực vào các cứ điểm, cơ sở hậu cần và các huyết mạch vận tải của Nga tại phía nam.
Báo Pravda dẫn tin từ Bộ Chỉ huy miền nam của quân đội Ukraine cho biết, các lực lượng Nga kiên trì sử dụng máy bay trinh sát không người lái để xác định vị trí của quân đội Ukraine và điều chỉnh hỏa lực pháo binh. Tuy nhiên, không quân Ukraine đã thực hiện 4 cuộc không kích nhằm vào các hệ thống phòng không và nơi tập trung thiết bị quân sự của quân Nga, cụ thể là một nhà chứa máy bay.
Ngoài ra, các đơn vị tên lửa và pháo binh của Ukraine đã hoàn tất 167 vụ tấn công bằng hỏa lực vào các cứ điểm, cơ sở hậu cần và huyết mạch vận tải của Nga tại những khu vực quân Nga kiểm soát. Bộ Chỉ huy miền nam Ukraine cho biết, Nga đã mất một xe tăng, 9 xe bọc thép, hai kho đạn ở quận Bashtanka, gần Snihurivka bị phá hủy.
Theo thông báo ngày 4/11 của Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, trong vòng 24h qua, Nga đã mất hơn 840 quân nhân, hầu hết thiệt mạng ở mặt trận Lyman và Avdiivka.
IAEA không tìm thấy hoạt động hạt nhân trái phép ở Ukraine
Hãng tin CNN dẫn thông báo của Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết, các thanh tra viên của IAEA đã hoàn tất các hoạt động xác minh tại ba địa điểm ở Ukraine theo yêu cầu của chính phủ nước này và không tìm thấy bất kỳ hoạt động hạt nhân hay vật liệu không khai báo nào.
Ukraine đã yêu cầu thanh tra sau khi Nga đưa ra cáo buộc về những hoạt động liên quan tới khả năng sản xuất bom bẩn tại ba địa điểm gồm Viện nghiên cứu hạt nhân ở Kiev, Nhà máy khai thác và chế biến miền đông ở Zhovti Vody và Nhà máy chế tạo máy Pivdennyi ở Dnipro.
Trước đó, Nga cáo buộc Ukraine lên kế hoạch sử dụng "bom bẩn" - một thiết bị nổ thông thường có chứa chất phóng xạ - và cho biết các viện liên quan đến ngành công nghiệp hạt nhân Ukiraine đã tham gia vào quá trình chuẩn bị. Chính phủ Ukraine phủ nhận cáo buộc này.
**************
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 4/11 đề cao sự cần thiết cho việc hợp tác rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và Đức trong ‘thời kỳ thay đổi và hỗn loạn’ trong cuộc gặp với Thủ tướng Olaf Scholz, nhà lãnh đạo G7 đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Chuyến thăm một ngày của ông Scholz sẽ thăm dò mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây sau nhiều năm căng thẳng gia tăng, với các cuộc thảo luận dự kiến sẽ đề cập đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine, biến đổi khí hậu và quan hệ kinh tế, theo các nhà phân tích,
Trong cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Scholz nhậm chức, được tổ chức ở Đại lễ đường Nhân dân ở trung tâm Bắc Kinh, ông Tập nói rằng với tư cách là những nước lớn có ảnh hưởng, Trung Quốc và Đức nên làm việc cùng nhau nhiều hơn trong ‘thời kỳ thay đổi và hỗn loạn’ vì lợi ích của hòa bình thế giới, theo đài truyền hình nhà nước CCTV.
“Hiện tại, tình hình quốc tế rất phức tạp và bất ổn”, ông Tập được dẫn lời nói.
“Là những nước lớn và có ảnh hưởng, trong thời kỳ thay đổi và hỗn loạn, Trung Quốc và Đức nên hợp tác với nhau nhiều hơn nữa, để đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và phát triển thế giới”.
Ông Scholz nói với ông Tập rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga đang thách thức trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ, theo phóng viên Reuters tháp tùng phái đoàn ông Scholz.
Ông Scholz cũng cho biết hai bên sẽ thảo luận các vấn đề về quan hệ châu Âu-Trung Quốc, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nạn đói toàn cầu, và cách thức phát triển quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đức, cũng như các vấn đề mà hai nước có quan điểm khác nhau.
Ông Scholz và phái đoàn gồm các lãnh đạo doanh nghiệp Đức đi cùng ông đã được xét nghiệm COVID-19 khi hạ cánh xuống Bắc Kinh vào sáng ngày 4/11, khi các nhân viên y tế Trung Quốc mặc đồ bảo hộ đi lên máy bay để làm xét nghiệm, theo phóng viên Reuters tháp tùng phái đoàn.
Theo đội ngũ báo chí của ông Scholz, sau lễ đón với thảm đỏ và đội danh dự, phái đoàn đã được đưa từ sân bay đến nhà khách nhà nước để chờ kết quả xét nghiệm COVID. Ông Scholz nhanh chóng có kết quả âm tính.
Chính sách không COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc và căng thẳng gia tăng với phương Tây đã khiến các nhà lãnh đạo các cường quốc phương Tây không thể đến thăm Trung Quốc, trong khi ông Tập mới công du nước ngoài trở lại hồi tháng 9.
Chuyến thăm của ông Scholz có thể là điều đáng hoan nghênh đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, vốn tìm cách củng cố quan hệ với thế giới bên ngoài.
Trong bối cảnh lạm phát lịch sử và suy thoái kinh tế sắp diễn ra ở Đức, ông Scholz sẽ tìm cách nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác với Trung Quốc.
Ông Scholz, cũng sẽ gặp Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường, hồi đầu tuần này cam kết sẽ nêu ra các vấn đề như nhân quyền, Đài Loan và những khó khăn mà các công ty Đức phải đối mặt khi tiếp cận thị trường Trung Quốc trong các cuộc tiếp xúc tại Bắc Kinh, theo các nguồn tin chính phủ.
Trước chuyến thăm, đã có những lời chỉ trích về chuyến thăm của ông Scholz trong EU và chính phủ liên minh của Đức, chủ yếu từ Đảng Xanh và Đảng Tự do.
Những căng thẳng này đã trở nên nổi bật với một thỏa thuận vào tuần trước, theo đó hãng vận tải biển Cosco khổng lồ của Trung Quốc đã được Berlin bật đèn xanh để được mua cổ phần của một cảng ở Hamburg bất chấp sự phản đối từ các đối tác trong liên minh cầm quyền.
************
Ukraine phá hủy các cơ sở hậu cần của Nga ở miền Nam
Trong một thông cáo được đưa ra hôm 3/11, Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine tuyên bố các binh sĩ thuộc lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào các vị trí đóng quân của Nga tại khu vực này.
Theo đó, các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã tấn công các tổ hợp phòng không và một cứ điểm tập trung quân của quân đội Nga. Hỏa lực từ tên lửa và pháo binh Ukraine cũng tấn công dồn dập các cơ sở hậu cần và tuyến đường tiếp vận của Nga tại các khu vực đang được Moscow kiểm soát. Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine xác nhận quân đội Ukraine đã tiến hành hơn 167 nhiệm vụ chiến đấu, tiêu diệt một xe tăng, 9 xe bọc thép, 2 kho đạn và loại khỏi vòng chiến đấu 32 binh sĩ Nga.
Về các hoạt động của quân đội Nga, Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine cáo buộc Nga đang tích cực sử dụng các phương tiện theo dõi không người lái để thu thập tin tức tình báo trên chiến trường.
"Đối phương vẫn đang ngoan cố sử dụng các phương tiện cảnh báo sớm không người lái để tìm kiếm vị trí đóng quân của quân đội Ukraine và chỉ điểm cho pháo binh", Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine cho hay.
Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine thừa nhận tình hình chiến sự tại khu vực này vẫn đang diễn biến hết sức khó khăn khi quân đội Nga đã liên tục điều động thêm các binh sĩ và vũ khí hạng nặng tới gia cố cho các tuyến phòng thủ ở khu vực miền Nam Ukraine. Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định quân đội Ukraine vẫn đang giữ được thế trận ổn định và tiến hành lên kế hoạch cho các cuộc phản công trong thời gian tới.
Trước đó, cơ quan này ngày 1/11 cho biết quân đội Ukraine tiến hành gần 160 vụ tập kích, qua đó phá hủy 3 pháo phản lực phóng loạt Grad, một lựu pháo tự hành Akatsiya, một pháo tự hành Nona, một tổ hợp tên lửa phòng không Tor, 11 xe bọc thép chở quân cùng 3 kho đạn lớn tại các khu vực Bashtanka, Beryslav và Henichesk. 25 binh sĩ Nga cũng đã bị loại khỏi vòng chiến đấu sau đòn tập kích hỏa lực của Ukraine.
*************
Kết thúc 2 ngày họp tại Münster- Đức, ngoại trưởng khối G7 hôm 04/11/2022 thông báo tăng cường các phương tiện hỗ trợ Kiev và không để cho Nga đẩy hàng triệu người dân Ukraina vào tình cảnh đói rét.
Trong cương vị chủ tịch luân phiên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, khai mạc cuộc họp hôm 03/11/2022, ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock, được AFP trích dẫn, tuyên bố, G7 không « để cho sự tàn bạo của cuộc chiến trong những tháng mùa đông sắp tới » xô đẩy người già, trẻ em hay các gia đình Ukraina rơi vào tình cảnh đói kém, chết lạnh hàng loạt.
Ngoại trưởng Đức đồng thời mạnh mẽ lên án Nga áp dụng những « phương pháp quỷ quyệt ». Trong những ngày qua, nhiều thành phố Ukraina, trong đó có thủ đô Kiev liên tục bị tên lửa Nga tấn công. Quân Nga nhắm vào các nhà máy điện, nước của Ukraina.
Liên quan đến thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Bali, Indonesia, trong hai ngày 15 và 16/11, tổng thống Volodymyr Zelensky, hôm qua 03/11/2022, cho biết sẽ tham dự thượng đỉnh này, qua cầu truyền hình, nếu như nguyên thủ Nga, ông Vladimir Putin, có mặt tại hội nghị.
Indonesia hiện đảm nhiệm chức chủ tịch G20, giữ lập trường trung lập trong chiến tranh Ukraina. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã mời đồng nhiệm Ukraina tham dự qua cầu truyền hình. Ông cũng đích thân sang Matxcơva mời tổng thống Nga, bất chấp sự phản đối của nhiều nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Cho đến sáng nay, Jakarta cho biết điện Kremlin vẫn chưa « quyết định » về lời mời dự G20.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ dự thượng đỉnh G20 nhưng báo trước là sẽ không ngồi cùng bàn với nguyên thủ Nga.
Ngũ cốc Ukraina được xuất khẩu trở lại
Trên "mặt trận" lương thực, thực phẩm từ hôm 03/11/2022 ngũ cốc Ukraina lại được xuất khẩu. Trung tâm điều phối của Liên Hiệp Quốc đặt tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận : 7 tàu chở hàng mang theo hơn 290.000 tấn ngũ cốc và nông phẩm đã đi qua hành lang nhân đạo trong vùng Biển Đen. Đây là bước kế tiếp sau khi Nga đổi ý, áp dụng trở lại các điều khoản trong thỏa thuận đã ký hồi tháng 7/2022 với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thẩm định của Ankara từ ngày 01/08/2022, 426 tàu chở ngũ cốc đã sử dụng hành lang an toàn được thiết lập trên Biển Đen. Thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc Ukraina có hiệu lực cho tới ngày 19/11/2022. Văn bản này có được triển hạn hay không, Matxcơva còn cần có thời gian để « thẩm định lại tình hình », theo lời phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, ông Dmitri Peskov.
Liên quan đến các hoạt động hạt nhân : Cơ Quan năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế AIEA hôm 03/11/2022 kết luận « không phát hiện dấu hiệu nào về các hoạt động nguyên tử không được khai báo » tại ba địa điểm mà các thanh tra viên vừa được điều tới thể theo yêu cầu của chính quyền Kiev.
Từ đầu tuần, thanh tra viên của AIEA đã bắt đầu giám sát các hoạt động hạt nhân tại hai nhà máy khai thác khoáng sản của Ukraina ở Jovti Vody và Dnipro – miền trung đông. Chính quyền Zelensky còn yêu cầu AIEA kiểm tra tại một địa điểm thứ ba. Các kết luận của Cơ Quan năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế chứng tỏ Ukraina không chuẩn bị một đợt tấn công bằng « bom bẩn » như những cáo buộc của Matxcơva.
Điện Kremlin tố cáo Ukraina chuẩn bị dùng « bom bẩn » nhắm vào các lực lượng Nga và Kiev nghi ngờ đây là cái cớ để chính quân đội Nga sử dụng loại vũ khí này.
**********
Khoảng 80 máy bay quân sự Hàn Quốc xuất kích để đáp trả sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng. Sau khi Mỹ-Hàn Quốc kéo dài tập trận, Bắc Triều Tiên tối hôm qua, 03/11/2022 đã bắn tên lửa và trưa nay, lại cho xuất kích gần 200 máy bay. Để đáp trả, Hàn Quốc đã cho xuất kích gần một trăm máy bay quân sự.
Từ Seoul, thông tin viên Trần Công cho biết thêm thông tin:
"Ngay khi liên minh Mỹ - Hàn ra thông cáo kéo dài tập trận trên không « Bão táp cảnh giác » thêm 1 ngày, Bắc Triều Tiên vào tối hôm qua đã lên tiếng phản đối và bắn 3 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRMB) và khoảng 80 phát pháo về hướng biển Nhật Bản.
Đến trưa nay, Bắc Triều Tiên tiếp tục điều 180 máy bay chiến đấu trong suốt 4 tiếng đồng hồ, nhưng không xâm nhập vào không phận Hàn Quốc hoặc vùng đệm. Phía Hàn Quốc cũng điều khoảng 80 máy bay quân sự bao gồm cả chiến đấu cơ tàng hình để đáp trả lại đòn khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Theo Bắc Triều Tiên, cuộc tập trận “Bão táp cảnh giác” của liên quân Mỹ-Hàn, đang đẩy tình hình đến chỗ không thể kiểm soát được.
« Bão táp cảnh giác - Vigilant Storm » là cuộc tập trận với sự tham gia của 240 máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay tiếp liệu, máy bay trinh sát và đặc biệt là sự có mặt của chiến đấu cơ tàng hình F35A của Hàn Quốc và F35B của Mỹ. Điều này dường như làm cho Bình Nhưỡng rất lo ngại. Theo thống kê, Bắc Triều Tiên đã bắn ít nhất 33 tên lửa trong thời gian diễn ra cuộc tập trận trên không.
Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, hai bộ trưởng bộ Quốc Phòng Mỹ và Hàn Quốc, từ Washington, đã ra tuyên bố chung về chiến lược chống lại mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Hai nước quyết định sửa đổi chiến lược răn đe với Bắc Triều Tiên vào năm 2023 và tổ chức tập trận răn đe mở rộng với giả thiết Bắc Triều Tiên sử dụng hạt nhân để tấn công Hàn Quốc.
Nhân chuyến công du Seoul, tổng thống Đức hôm nay hội đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc. Hai bên tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ về các vấn đề Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh, « cách duy nhất để đạt được hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên là ngăn chặn hành vi phi pháp và gây bất ổn của Bắc Triều Tiên và nối lại đối thoại giữa hai miền ».
Cũng trong ngày hôm nay, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp bàn về tình hình trên bán đảo Triều Tiên."
Nga triệu tập Đại sứ Anh, Ukraine khen ngợi pháo phòng không của Đức
Nga triệu tập Đại sứ Anh tại Moscow để thảo luận về cuộc tấn công nhắm vào Hạm đội Biển Đen. Ukraine nói pháo phòng không Gepard của Đức đánh chặn tên lửa và UAV vô cùng hiệu quả.
Theo Guardian, trong ngày 3/11, Đại sứ Anh tại Moscow Deborah Bronnert đã tới trụ sở Bộ Ngoại giao Nga. Tại đây, bà Bronnert đã thảo luận về cáo buộc hải quân Anh có liên quan tới cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine nhằm vào Hạm đội Biển Đen ở bán đảo Crưm.
Trước đó, quân đội Nga thông báo về việc UAV của Ukraine tận dụng khu vực hành lang xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen để áp sát các mục tiêu. Moscow cho rằng cuộc tập kích này có sự hướng dẫn và chỉ đạo của các chuyên gia hải quân Anh, nhưng London đã bác bỏ cáo buộc này.
Vào tháng 10, Nga cũng cáo buộc hải quân Anh có liên quan tới các vụ nổ xảy ra tại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, dù không đưa ra bằng chứng cụ thể nào.
Ukraine khen ngợi hiệu quả của pháo phòng không Đức
Trong ngày 3/11, tờ Bild của Đức đã có báo cáo chi tiết đầu tiên về hiệu quả của 30 hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard được Berlin chuyển giao cho Kiev.
Quân đội Ukraine cho biết, họ đã phải sử dụng Gepard để tấn công cả những mục tiêu trên mặt đất trong các cuộc giao tranh khốc liệt ở miền Đông. Tuy nhiên, vai trò chính của các hệ thống này vẫn là để ngăn chặn các nguy cơ từ trên bầu trời, bao gồm tên lửa hành trình và UAV cảm tử.
Chia sẻ về hiệu quả tác chiến của Gepard, một sĩ quan Ukraine tiết lộ với tờ Bild rằng, một hệ thống pháo phòng không này có thể đánh chặn 2 tên lửa của Nga, đồng thời phá hủy ít nhất 10 UAV cảm tử do Iran sản xuất. Ngoài ra, radar của Gepard còn phát hiện được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, dù không thể tấn công chúng.
Nga kêu gọi ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
Theo RT, trong ngày 3/11, Nga đã ký một tuyên bố chung với các nhà lãnh đạo của 4 cường quốc hạt nhân gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc nhằm ngăn chặn chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân.
"Moscow tin rằng việc ngăn chặn các nguy cơ xung đột quân sự giữa các cường quốc hạt nhân là ưu tiên hàng đầu. Không có ai thắng trong chiến tranh hạt nhân và chúng không nên xảy ra", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân "từ bỏ những nỗ lực nguy hiểm nhằm xâm phạm lợi ích quan trọng của nhau".
Nga chưa quyết định gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc
Theo Sky News, trong ngày 3/11, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga vẫn cần đánh giá hiệu quả của thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc trước khi quyết định gia hạn.
Tuyên bố của ông Peskov được đưa ra sau khi Moscow nối lại vai trò của mình trong thỏa thuận xuất khẩu, vốn sẽ hết hạn vào ngày 19/11. Trước đó, Nga đã tạm rút khỏi thỏa thuận sau cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine nhắm vào các chiến hạm của Hạm đội Biển Đen.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Liên Hợp Quốc cần đảm bảo các nước phương Tây giảm bớt hạn chế đối với sản phẩm nông sản và phân bón của Nga, vốn là một phần của thỏa thuận đã ký kết.
************
IAEA: Không có dấu hiệu 'bom bẩn' tại các nơi kiểm tra ở Ukraine
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya (phải) và Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi bắt tay vội khi bước qua nhau sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an về tình hình Ukraine hôm 28-10 - Ảnh: REUTERS
Trong một thông báo ngày 3-11, IAEA cho biết các thanh sát viên của tổ chức này đã tiến hành tất cả các hoạt động theo kế hoạch và được phép tiếp cận các địa điểm ở Ukraine mà không gặp trở ngại gì.
"Dựa trên đánh giá các kết quả có sẵn cho đến nay và thông tin do Ukraine cung cấp, IAEA không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào về các hoạt động và vật liệu hạt nhân chưa được khai báo tại các địa điểm trên", thông báo có đoạn nêu rõ.
Viện Nghiên cứu hạt nhân ở Kiev, Nhà máy khai thác và chế biến miền đông ở Zhovti Kody, và Nhà máy chế tạo máy của Hiệp hội sản xuất Pivdennyi ở Dnipro là ba nơi các thanh sát viên IAEA đã đến.
Các chuyên gia IAEA đã lấy mẫu môi trường để phân tích trong phòng thí nghiệm và sẽ báo lại khi có kết quả.
Theo Hãng tin Reuters, chính quyền Ukraine mời IAEA đến ba địa điểm trên để kiểm tra nhằm đáp lại việc Nga cáo buộc Kiev đang chế tạo "bom bẩn".
"Bom
bẩn" là một loại bom thông thường nhưng được tẩm các vật liệu phóng xạ,
sinh học hoặc hóa học. Các vật liệu này sau đó sẽ phát tán khi bom nổ,
gây thiệt hại không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài cho đối phương.
Matxcơva cáo buộc Kiev âm mưu sử dụng "bom bẩn" để tạo một vụ tấn công trên chính lãnh thổ Ukraine nhằm quy trách nhiệm cho Nga.
Đáp lại, Ukraine phủ nhận mọi cáo buộc, thậm chí còn tố Nga mới là bên lên kế hoạch sử dụng "bom bẩn" rồi đổ lỗi cho Kiev để lấy cớ sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường.
Hiện Nga chưa lên tiếng bình luận về thông tin ban đầu của IAEA. Matxcơva đã triệu tập một cuộc họp kín tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hồi cuối tháng trước để bàn về vấn đề "bom bẩn".
Trong diễn biến khác liên quan chiến sự Ukraine, ngày 3-11, cả Kiev và Matxcơva đều xác nhận đã trao đổi hơn 200 tù nhân bị bắt sau khi thành phố Mariupol thất thủ.
Nga trao cho Ukraine 107 tù nhân, trong đó có 74 người là binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Azov đã bám trụ Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol. Giới chức Nga cũng cho biết Ukraine đã bàn giao 107 tù nhân Nga và những người này sẽ được đưa về Matxcơva chăm sóc y tế.
***********
Bên trong chiến hào của binh lính Ukraine tại Kherson
Những hình ảnh hiếm hoi về mạng lưới chiến hào cung cấp nơi trú ẩn, nghỉ ngơi cho binh lính Ukraine tại khu vực Kherson đã được hé lộ.
Theo Sky News, khu vực nằm giữa 2 vùng Mykolaiv và Kherson là một cánh đồng bằng phẳng, người dân trong những ngôi làng lân cận cũng đã di tản để không bị ảnh hưởng bởi các cuộc giao tranh. Tuy vậy, nằm dưới vùng đất thấp này là mạng lưới chiến hào và đường hầm kéo dài nhiều km, cung cấp nơi trú ẩn cho những người lính Ukraine.
Phóng viên John Sparks của Sky News là người đã có cơ hội được tiếp cận mạng lưới chiến hào tại khu vực Kherson, nơi ông miêu tả là "chật chội và ngột ngạt như thời Thế chiến I".
Đầu tiên, ông Sparks được dẫn xuống một lối đi nhỏ hẹp, tại đây, một người lính chỉ vào cái hốc được che bằng một miếng gỗ trên tường và mở nó ra, đây là một "phòng ngủ".
"Những cái hốc kiểu này là nơi chúng tôi ngủ và trú ẩn. Vì khu vực này thường xuyên bị tập kích nên các chiến hào để tránh bom đạn là vô cùng cần thiết. Người Nga sử dụng mọi thứ mà họ có, từ đạn xe tăng, súng cối, pháo, bom chùm tới tên lửa, các cuộc tấn công diễn ra hàng ngày", sĩ quan Oleksandr chia sẻ.
Cách "phòng ngủ" không xa là 2 người lính khác đang xem xét tình hình xung quanh từ trạm quan sát bên trong chiến hào. Khu vực này vô cùng chật chội, nhưng lực lượng Ukraine tin rằng họ sẽ sớm giành lại được nhiều lãnh thổ hơn.
"Chúng tôi sẽ không ở lại chiến hào này quá lâu, chỉ vài ngày thôi. Ngay cả khi mùa đông sắp tới, chúng tôi vẫn chịu đựng được", một người lính tên Anatoly nói.
Chiến hào này có một ụ súng máy được sử dụng để phòng thủ, nhưng chúng ở khá xa khu vực trú ẩn. Băng qua bãi đất trống, phóng viên của Sky News được thấy một rãnh cạn, nơi có 2 khẩu pháo tự động đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
"Hàng của Đức đấy, dùng tốt lắm. Nếu anh nhìn về hướng 11 giờ, có một tòa nhà bỏ hoang, tình báo của chúng tôi nói rằng đối phương đang trú ẩn ở đó", một người lính nói.
Mạng lưới chiến hào này nằm ở vị trí cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ tiến vào thành phố Kherson, miền Nam Ukraine. Nếu lực lượng Ukraine có thể giành quyền kiểm soát thành phố, họ sẽ buộc Nga phải rút khỏi bờ Đông sông Dnipro.
*************
Ukraine đẩy lùi tấn công ở 12 thành phố, ảnh Sevastopol sau khi bị tấn công
Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine sáng nay (3/11) cho biết, trong vòng 24h qua, quân đội nước này đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở gần 12 thành phố, thị trấn và làng mạc tại vùng Luhansk và Donetsk.
Báo Pravda dẫn tin từ Bộ Tham mưu Ukraine cho biết, quân đội nước này đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở vùng phụ cận của Makiiva, Nevske và Bilohorivka thuộc Luhansk và Verkhnokamianske, Spirne, Bakhmut, Maiorsk, Pervomaiske, Novomykhailivka, Vodiane, Pavlivka và Prechystivka thuộc Donetsk.
Quân Nga chĩa hỏa lực vào lực lượng vũ trang Ukraine dọc theo đường liên lạc, tiến hành các nhiệm vụ nhằm củng cố vị trí tại một số mặt trận và tiến hành do thám trên không. Trong 24h qua, Ukraine cho biết, quân Nga đã tiến hành 3 cuộc tấn công tên lửa, 24 cuộc không kích và 80 cuộc tấn công bằng hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS).
Theo Bộ Tham mưu Ukraine, hơn 20 thành phố, thị trấn và làng mạc của Ukraine đã hứng chịu các cuộc tấn công của Nga.
Tuy nhiên, theo ông Serhii Khlan - một thành viên Hội đồng vùng Kherson cho biết, các lực lượng Ukraine đã tấn công một mục tiêu quan trọng của Nga ở Kherson - là hệ thống phòng không ở gần sân vận động thành hố. Các hệ thống này cũng được sử dụng để tấn công Mykolaiv.
Những hình ảnh đầu tiên chụp Sevastopol sau khi bị tấn công
Những bức ảnh vệ tinh đầu tiên chụp Vịnh Sevastopol đã xuất hiện kể từ sau cuộc tấn công bằng phương tiện không người lái nhằm vào các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga.
Blog quân sự Militarnyi dẫn tin từ nhà phân tích Benjamin Pittet cho biết, các bức ảnh đầu tiên được chụp vào lúc 5h35 và 11h6 ngày 1/11. Vệ tinh ghi lại hình ảnh tàu chiến lớp Đô đốc Grigorovich được kéo trên biển. Năm giờ sau, con tàu có mặt tại bức tường neo của Vịnh Striletska ở Sevastopol.
Theo Militarynyi, có khả năng bức ảnh đã ghi lại sự di chuyển của tàu Đô đốc Grigorovich. Tuy nhiên, những thiệt hại được cho là xuất phát từ các vụ tấn công bằng phương tiện không người lái không thể xác định bằng những tấm ảnh này.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công Sevastopol bằng các phương tiện không người lái lúc 4h ngày 29/10, làm tàu quét mìn Ivan Golubets bị hư hại. Moscow cáo buộc vụ tấn công này được tiến hành theo sự chỉ dẫn của các thành viên hải quân Anh, vốn đang có mặt tại thành phố Ochakiv của Ukraine.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhizia bị ngắt điện
Theo hãng tin CNN, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lại một lần nữa bị ngắt khỏi mạng lưới điện của Ukraine do các đợt pháo kích của Nga làm hỏng những đường dây điện cao thế còn lại.
Công ty điện hạt nhân Energoatom của Ukraine hôm nay ra thông báo cho biết, ngày 2/11, hai đường điện cao thế còn lại kết nối nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia với mạng lưới điện Ukraine đã bị hư hại do các cuộc pháo kích của Nga. Tất cả 20 máy phát điện đã được bật, hiện thời việc cung cấp điện cho nhà máy đang được tối ưu hóa theo nhu cầu.
*************
Tin thế giới 4-11: Nga phóng tên lửa từ tàu ngầm hạt nhân; Ô nhiễm mịt mù ở Ấn Độ
Cảnh sát thành phố New York đứng gác tại Trump Tower hồi tháng 8-2022 sau khi nhà của ông Trump ở Florida bị lục soát - Ảnh: REUTERS
* Tập đoàn của ông Trump bị giám sát, ngăn chặn tẩu tán tài sản. Ngày 3-11, một thẩm phán New York đã ra lệnh chỉ định một cơ quan giám sát độc lập để giám sát Trump Organization, trước khi vụ án gian lận dân sự của tổng chưởng lý bang New York chống lại công ty của cựu tổng thống Donald Trump được đưa ra xét xử.
Theo yêu cầu của tòa, phía bị đơn bị cấm chuyển tài sản mà không có sự chấp thuận của tòa án. Tòa cũng yêu cầu Trump Organization "mô tả đầy đủ và chính xác" về cấu trúc và tài sản cho bên giám sát.
Tổng chưởng lý bang New York Letitia James cáo buộc Trump Organization đã cố tình thổi giá tập đoàn quá cao so với giá trị thực để vay ngân hàng và bảo hiểm. Cả hai bên được cho thời gian đến hết ngày 10-11 để giới thiệu ba ứng cử viên trở thành giám sát viên.
* Mỹ yêu cầu họp công khai tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Triều Tiên. Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao tiết lộ Washington đã yêu cầu Hội đồng Bảo an họp công khai ngày 4-11 (giờ Mỹ) sau khi Triều Tiên phóng một loạt tên lửa những ngày qua.
Anh, Pháp, Albania, Ireland và Na Uy ủng hộ lời kêu gọi của Mỹ, theo Reuters. Trong một cuộc phỏng vấn trên Đài MSNBC cùng ngày 3-11, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield đã phản đối Triều Tiên phóng tên lửa, đồng thời mô tả đây là hành động vi phạm "hàng loạt" nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
* Nga khoe tàu ngầm phóng thành công tên lửa hạt nhân. Ngày 3-11, Bộ Quốc phòng Nga loan tin tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên Generalissimus Suvorov đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava.
Tên lửa Bulava được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa trong vụ bắn thử của tàu ngầm Generalissimus Suvorov không có đầu đạn thật nhưng có tải trọng tối đa theo thiết kế.
Theo Nga, tên lửa được phóng từ phía bắc Bạch Hải đến một mục tiêu ở bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông. Tàu ngầm Generalissimus Suvorov là chiếc thứ hai thuộc lớp Borei-A, được trang bị hệ thống dẫn đường, kỹ thuật vô tuyến, sonar, tên lửa và ngư lôi tiên tiến.
* Tổng thống Ukraine nói ở nhà nếu ông Putin dự G20 ở Indonesia. Ngày 3-11, trả lời báo chí sau cuộc hội đàm với tổng thống Hy Lạp, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận Indonesia đã mời ông đến Bali dự hội nghị thượng đỉnh G20.
"Quan điểm cá nhân của tôi và lập trường của Ukraine là nếu nhà lãnh đạo Liên bang Nga tham gia thì Ukraine sẽ không góp mặt. Cứ chờ xem mọi chuyện sẽ thế nào trong tương lai", ông Zelensky nêu quan điểm.
Trước đó, cũng trong ngày 3-11, ông Zelensky xác nhận đã nói chuyện với Tổng thống Indonesia Joko Widodo để thảo luận về việc đến tham dự G20 và thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.
* Mỹ treo thưởng 5 triệu USD truy lùng doanh nhân Singapore. Trong thông báo ngày 3-11, Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin giúp lần theo dấu vết của Kwek Kee Seng, một doanh nhân Singapore.
Washington cáo buộc Kwek Kee Seng đã giúp chuyển nhiên liệu cho Triều Tiên và rửa tiền cho Bình Nhưỡng thông qua các công ty bình phong. Theo Mỹ, điều này vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Triều Tiên.
* G7 sẵn sàng xem Trung Quốc vừa là địch thủ vừa là đối thủ cạnh tranh. Ngày 3-11, trước thềm cuộc họp của ngoại trưởng G7 tại Muenster (Đức), Ngoại trưởng chủ nhà Annalena Baerbock tuyên bố khối này sẵn sàng xem Trung Quốc vừa là địch thủ vừa là đối thủ cạnh tranh.
Bà Baerbock chỉ ra việc Nhật Bản sắp thành nước chủ tịch G7 vào năm 2023 và Tokyo đã liên tục chỉ ra tầm quan trọng của việc G7 cần nhận thấy sự thay đổi của Bắc Kinh trong những năm gần đây. Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận.
* 40 quốc gia công bố kế hoạch cắt giảm khí methane. Ngày 4-11, Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết 40 trong tổng số 119 quốc gia cam kết cắt giảm khí methane hồi năm ngoái sẽ công bố kế hoạch cụ thể tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu năm 2022 (COP27) tại Ai Cập vào tuần tới.
Mỹ, Canada và Việt Nam nằm trong số các quốc gia sẽ cung cấp thông tin chi tiết, theo vị quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Joe Biden. Ngoài Mỹ, hiện vẫn chưa rõ chín quốc gia còn lại trong nhóm 10 nước phát thải khí methane nhiều nhất thế giới có công bố kế hoạch chi tiết tại COP27 hay không.
Trung Quốc và Ấn Độ không đưa ra cam kết tại COP26 năm 2021, trong khi Brazil được cho là không xây dựng kế hoạch kịp để công bố.
Một đoàn tàu metro ở New Delhi băng qua một cây cầu cạn trong màn sương mù là khói bụi ô nhiễm ngày 3-11 - Ảnh: REUTERS
* Dân thủ đô Ấn Độ hít không khí như hít khói vì ô nhiễm. New Delhi, thủ đô 20 triệu dân của Ấn Độ, trải qua đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng và nguy hiểm chưa từng có ngày 3-11. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên ngưỡng "nguy hiểm" và "nghiêm trọng" ở gần như toàn bộ các trạm quan trắc.
Theo kết quả của Ủy ban Kiểm soát ô nhiễm Delhi, chỉ số này đã vượt quá 800 ở một số khu vực của thành phố. Khi AQI vượt mức 400, ngay cả người khỏe mạnh cũng cảm thấy mệt, còn những người đang bệnh sẽ càng thêm trầm trọng.
Để hạn chế phần nào, chính quyền liên bang đã cấm các xe tải động cơ diesel chở hàng hóa không thiết yếu vào thủ đô từ tối 3-11. Trước đó nhà chức trách đã yêu cầu tạm dừng các công trình xây dựng và phá dỡ để hạn chế bụi.
* NATO cáo buộc Iran cân nhắc chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga. Trong một cuộc họp báo tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3-11, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo Tehran đang cân nhắc chuyển các tên lửa đạn đạo cho Matxcơva sau các máy bay không người lái.
Theo ông Jens Stoltenberg, số vũ khí này có thể sẽ được sử dụng tại Ukraine. "Điều này là không thể chấp nhân được. Không một quốc gia nào nên cung cấp vũ khí để ủng hộ Matxcơva trong cuộc chiến này", người đứng đầu NATO nêu quan điểm nhưng không cung cấp bằng chứng.
*************
Mỹ yêu cầu Hội đồng Bảo an họp về vấn đề Triều Tiên
Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc họp công khai về vấn đề Triều Tiên vào ngày 4/11 sau khi Bình Nhưỡng bắn nhiều phi đạn ra biển, trong đó có thể có một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) bị hỏng.
Lời đề nghị này được các thành viên khác trong Hội đồng ủng hộ như Anh, Pháp, Albania, Ireland và Na-uy, các nhà ngoại giao cho biết.
Triều Tiên lâu nay bị Hội đồng Bảo an cấm tiến hành các vụ thử hạt nhân và các vụ phóng phi đạn đạn đạo. Hội đồng trong những năm qua cũng tăng cường các chế tài lên Bình Nhưỡng để tìm cách cắt đứt nguồn tài chính cho các chương trình hạt nhân.
Nhưng trong những năm gần đây, Hội đồng gồm 15 thành viên này bị chia rẽ về cách đối phó với Bình Nhưỡng. Hồi tháng 5, Trung Quốc và Nga phủ quyết nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm áp đặt thêm các chế tài của Liên hiệp quốc hầu đáp trả các vụ phóng phi đạn của Triều Tiên.
Phóng ICBM
Các quan chức Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết một phi đạn hôm 3/11 có thể là ICBM, đây là vũ khí tầm xa nhất của Triều Tiên và được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân sang bên kia hành tinh.
Triều Tiên cũng phóng tới 5 phi đạn đạn đạo tầm ngắn.
Hãng tin Yonhap đưa tin, các quan chức Hàn Quốc tin rằng ICBM đã không thành công trong chuyến bay nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Theo các quan chức Hàn Quốc và Mỹ, Triều Tiên đã có một số vụ thử ICBM thất bại trong năm nay.
Hoa Kỳ lên án vụ phóng ICBM của Triều Tiên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price nói thêm rằng những gì đang xảy ra thể hiện mối đe dọa từ các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và phi đạn đạn đạo trái phép của Bình Nhưỡng.
Báo động khẩn cấp
Hàn Quốc đã ban hành các báo động không kích hiếm hoi và phóng phi đạn đáp trả sau cuộc phóng hàng loạt của Triều Tiên hôm 2/11. Ngày 3/11, Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc thông báo rằng các tuyến đường hàng không đã được mở lại ở khu vực phi đạn rơi, sau khi bị đóng trong khoảng 24 giờ.
Trong vụ phóng ngày 3/11, người dân các tỉnh Miyagi, Yamagata và Niigata của Nhật Bản đã được cảnh báo tìm nơi trú ẩn.
Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết phi đạn tầm xa được phóng từ gần thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Khoảng một giờ sau vụ phóng đầu tiên, quân đội Hàn Quốc và lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản báo cáo có thêm vụ phóng thứ hai và thứ ba từ Triều Tiên. Hàn Quốc cho biết cả hai đều là phi đạn tầm ngắn được bắn từ Kaechon, phía bắc Bình Nhưỡng.
Phản ứng khu vực
Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Hyun-dong và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman lên án loạt phóng phi đạn của Triều Tiên là “đáng khinh bỉ và vô đạo đức” trong cuộc điện đàm hôm 3/11, Bộ Ngoại giao Seoul cho biết.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói các vụ phóng phi đạn lặp đi lặp lại này của Triều Tiên là một hành động “gây phẫn nộ và hoàn toàn không thể tha thứ”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tránh bình luận trực tiếp về các vụ phóng phi đạn hoặc các chế tài tiềm năng đối với Triều Tiên. Thay vào đó, ông lặp lại đường lối của Bắc Kinh rằng họ hy vọng tất cả các bên có thể giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua đối thoại.
************
Mỹ treo thưởng tới 5 triệu đô để kiềm chế hoạt động phi pháp của Triều Tiên
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ treo giải thưởng lên tới 5 triệu đô la, tìm kiếm thông tin để phá vỡ các công cụ tài chính của những người tham gia các hoạt động phi pháp hỗ trợ các chương trình phổ biến vũ khí, rửa tiền và các chiến dịch trên mạng của Triều Tiên.
Cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ dự kiến sẽ chỉ đích danh một cá nhân cụ thể đã né tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc bằng cách lén lút vận chuyển nhiên liệu tới Triều Tiên.
Những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế các hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng tiến hành các vụ phóng phi đạn chưa từng có và các mối đe dọa hạt nhân leo thang.
Sáng ngày 2/11, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn ba phi đạn về hướng lãnh thổ Hàn Quốc.
Các quan chức Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc Triều Tiên phổ biến vũ khí. Phát ngôn viên An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby ngày 2/11 nói Mỹ có thông tin cho thấy Triều Tiên đang bí mật cung cấp cho Nga một số lượng “đáng kể” đạn pháo cho cuộc chiến của Moscow ở Ukraine.
Tại Bình Nhưỡng, Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm 31/10 yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn, gọi đây là hành động khiêu khích có thể dẫn tới “các biện pháp tiếp theo mạnh mẽ hơn” từ Bình Nhưỡng.
“CHDCND Triều Tiên biết rõ rằng các cuộc tập trận quân sự mà chúng tôi tiến hành hoàn toàn mang tính chất phòng thủ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết trong cuộc họp báo ngày 1/11.
Ông cũng cảnh báo về “thiệt hại to lớn và hậu quả sâu sắc” nếu CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ bảy.
Một nguồn tin ngoại giao không muốn nêu tên nói với VOA rằng Hàn Quốc cùng với Mỹ có “đầy đủ khả năng” để “xóa sổ” Triều Tiên ra khỏi bản đồ nếu Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tấn công nhắm vào Seoul. Ông cho biết Hàn Quốc hiện không có kế hoạch yêu cầu Hoa Kỳ triển khai lại các vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Washington đã rút khỏi Seoul vào đầu những năm 1990.
Chương trình Phần thưởng cho Công lý do cơ quan an ninh ngoại giao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý. Chương trình đã chi hơn 250 triệu đô la cho hơn 125 người đã cung cấp thông tin giúp giải quyết các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ kể từ năm 1984 tới nay**********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 04 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )
'Moscow City' mất điện, bộ trưởng ngồi trong bóng tối họp với Tổng thống Putin
Các hãng tin RBC, Ria Novosti và Itar-tass ngày 3/11 đưa tin, một sự cố mất điện đã xảy ra ở trung tâm kinh doanh quốc tế "Moscow City" ở thủ đô Moscow, Nga. Do đó, hai bộ trưởng ngồi trong bóng tối trong cuộc họp trực tuyến với Tổng thống Putin.
Theo RBC, ba tòa tháp của "Moscow City" bị mất điện, gồm cả khu phố IQ - nơi đặt trụ sở của Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Công Thương và Bộ Phát triển kỹ thuật số, truyền thông và truyền thông đại chúng. Sự cố này khiến ông Maksim Reshetnikov - Bộ trưởng Phát triển Kinh tế và ông Denis Manturov - Bộ trưởng Công thương phải ngồi trong bóng tối trong cuộc họp trực tuyến với người đứng đầu đất nước.
Trong cuộc họp, Tổng thống Vladimir Putin yêu cầu ông Reshetnikov báo cáo về tình hình đầu tư và bày tỏ hy vọng việc mất điện không gây trở ngại cho cuộc họp. Tuy nhiên, điện đã có trở lại trước khi báo cáo của ông Reshetnikov bắt đầu.
Cơ quan phụ trách dịch vụ khẩn cấp cho biết, hiện tượng quá áp đột ngột dẫn tới tình trạng mất điện ở khu phố IQ, khiến xấp xỉ 100 người phải sơ tán khỏi đây. Khu phố IQ là một khu phức hợp gồm 2 tòa nhà chọc trời và một tòa nhà cao tầng, tạo nên trung tâm kinh doanh quốc tế "Moscow City".
***********
Ukraine tấn công cứ điểm Nga ở phía nam, IAEA không thấy 'bom bẩn' ở Kiev
Quân đội Ukraine đã tiến hành 167 vụ tấn công bằng hỏa lực vào các cứ điểm, cơ sở hậu cần và các huyết mạch vận tải của Nga tại phía nam.
Báo Pravda dẫn tin từ Bộ Chỉ huy miền nam của quân đội Ukraine cho biết, các lực lượng Nga kiên trì sử dụng máy bay trinh sát không người lái để xác định vị trí của quân đội Ukraine và điều chỉnh hỏa lực pháo binh. Tuy nhiên, không quân Ukraine đã thực hiện 4 cuộc không kích nhằm vào các hệ thống phòng không và nơi tập trung thiết bị quân sự của quân Nga, cụ thể là một nhà chứa máy bay.
Ngoài ra, các đơn vị tên lửa và pháo binh của Ukraine đã hoàn tất 167 vụ tấn công bằng hỏa lực vào các cứ điểm, cơ sở hậu cần và huyết mạch vận tải của Nga tại những khu vực quân Nga kiểm soát. Bộ Chỉ huy miền nam Ukraine cho biết, Nga đã mất một xe tăng, 9 xe bọc thép, hai kho đạn ở quận Bashtanka, gần Snihurivka bị phá hủy.
Theo thông báo ngày 4/11 của Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, trong vòng 24h qua, Nga đã mất hơn 840 quân nhân, hầu hết thiệt mạng ở mặt trận Lyman và Avdiivka.
IAEA không tìm thấy hoạt động hạt nhân trái phép ở Ukraine
Hãng tin CNN dẫn thông báo của Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi cho biết, các thanh tra viên của IAEA đã hoàn tất các hoạt động xác minh tại ba địa điểm ở Ukraine theo yêu cầu của chính phủ nước này và không tìm thấy bất kỳ hoạt động hạt nhân hay vật liệu không khai báo nào.
Ukraine đã yêu cầu thanh tra sau khi Nga đưa ra cáo buộc về những hoạt động liên quan tới khả năng sản xuất bom bẩn tại ba địa điểm gồm Viện nghiên cứu hạt nhân ở Kiev, Nhà máy khai thác và chế biến miền đông ở Zhovti Vody và Nhà máy chế tạo máy Pivdennyi ở Dnipro.
Trước đó, Nga cáo buộc Ukraine lên kế hoạch sử dụng "bom bẩn" - một thiết bị nổ thông thường có chứa chất phóng xạ - và cho biết các viện liên quan đến ngành công nghiệp hạt nhân Ukiraine đã tham gia vào quá trình chuẩn bị. Chính phủ Ukraine phủ nhận cáo buộc này.
**************
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 4/11 đề cao sự cần thiết cho việc hợp tác rộng lớn hơn giữa Trung Quốc và Đức trong ‘thời kỳ thay đổi và hỗn loạn’ trong cuộc gặp với Thủ tướng Olaf Scholz, nhà lãnh đạo G7 đầu tiên đến thăm Trung Quốc kể từ khi đại dịch bắt đầu.
Chuyến thăm một ngày của ông Scholz sẽ thăm dò mối quan hệ giữa Trung Quốc và phương Tây sau nhiều năm căng thẳng gia tăng, với các cuộc thảo luận dự kiến sẽ đề cập đến cuộc chiến của Nga ở Ukraine, biến đổi khí hậu và quan hệ kinh tế, theo các nhà phân tích,
Trong cuộc gặp mặt đối mặt đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo kể từ khi ông Scholz nhậm chức, được tổ chức ở Đại lễ đường Nhân dân ở trung tâm Bắc Kinh, ông Tập nói rằng với tư cách là những nước lớn có ảnh hưởng, Trung Quốc và Đức nên làm việc cùng nhau nhiều hơn trong ‘thời kỳ thay đổi và hỗn loạn’ vì lợi ích của hòa bình thế giới, theo đài truyền hình nhà nước CCTV.
“Hiện tại, tình hình quốc tế rất phức tạp và bất ổn”, ông Tập được dẫn lời nói.
“Là những nước lớn và có ảnh hưởng, trong thời kỳ thay đổi và hỗn loạn, Trung Quốc và Đức nên hợp tác với nhau nhiều hơn nữa, để đóng góp nhiều hơn cho hòa bình và phát triển thế giới”.
Ông Scholz nói với ông Tập rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga đang thách thức trật tự toàn cầu dựa trên luật lệ, theo phóng viên Reuters tháp tùng phái đoàn ông Scholz.
Ông Scholz cũng cho biết hai bên sẽ thảo luận các vấn đề về quan hệ châu Âu-Trung Quốc, cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, nạn đói toàn cầu, và cách thức phát triển quan hệ kinh tế Trung Quốc-Đức, cũng như các vấn đề mà hai nước có quan điểm khác nhau.
Ông Scholz và phái đoàn gồm các lãnh đạo doanh nghiệp Đức đi cùng ông đã được xét nghiệm COVID-19 khi hạ cánh xuống Bắc Kinh vào sáng ngày 4/11, khi các nhân viên y tế Trung Quốc mặc đồ bảo hộ đi lên máy bay để làm xét nghiệm, theo phóng viên Reuters tháp tùng phái đoàn.
Theo đội ngũ báo chí của ông Scholz, sau lễ đón với thảm đỏ và đội danh dự, phái đoàn đã được đưa từ sân bay đến nhà khách nhà nước để chờ kết quả xét nghiệm COVID. Ông Scholz nhanh chóng có kết quả âm tính.
Chính sách không COVID nghiêm ngặt của Trung Quốc và căng thẳng gia tăng với phương Tây đã khiến các nhà lãnh đạo các cường quốc phương Tây không thể đến thăm Trung Quốc, trong khi ông Tập mới công du nước ngoài trở lại hồi tháng 9.
Chuyến thăm của ông Scholz có thể là điều đáng hoan nghênh đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, vốn tìm cách củng cố quan hệ với thế giới bên ngoài.
Trong bối cảnh lạm phát lịch sử và suy thoái kinh tế sắp diễn ra ở Đức, ông Scholz sẽ tìm cách nhấn mạnh sự cần thiết phải tiếp tục hợp tác với Trung Quốc.
Ông Scholz, cũng sẽ gặp Thủ tướng sắp mãn nhiệm Lý Khắc Cường, hồi đầu tuần này cam kết sẽ nêu ra các vấn đề như nhân quyền, Đài Loan và những khó khăn mà các công ty Đức phải đối mặt khi tiếp cận thị trường Trung Quốc trong các cuộc tiếp xúc tại Bắc Kinh, theo các nguồn tin chính phủ.
Trước chuyến thăm, đã có những lời chỉ trích về chuyến thăm của ông Scholz trong EU và chính phủ liên minh của Đức, chủ yếu từ Đảng Xanh và Đảng Tự do.
Những căng thẳng này đã trở nên nổi bật với một thỏa thuận vào tuần trước, theo đó hãng vận tải biển Cosco khổng lồ của Trung Quốc đã được Berlin bật đèn xanh để được mua cổ phần của một cảng ở Hamburg bất chấp sự phản đối từ các đối tác trong liên minh cầm quyền.
************
Ukraine phá hủy các cơ sở hậu cần của Nga ở miền Nam
Trong một thông cáo được đưa ra hôm 3/11, Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine tuyên bố các binh sĩ thuộc lực lượng này đã tiến hành nhiều cuộc tấn công nhằm vào các vị trí đóng quân của Nga tại khu vực này.
Theo đó, các máy bay chiến đấu của Không quân Ukraine đã tấn công các tổ hợp phòng không và một cứ điểm tập trung quân của quân đội Nga. Hỏa lực từ tên lửa và pháo binh Ukraine cũng tấn công dồn dập các cơ sở hậu cần và tuyến đường tiếp vận của Nga tại các khu vực đang được Moscow kiểm soát. Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine xác nhận quân đội Ukraine đã tiến hành hơn 167 nhiệm vụ chiến đấu, tiêu diệt một xe tăng, 9 xe bọc thép, 2 kho đạn và loại khỏi vòng chiến đấu 32 binh sĩ Nga.
Về các hoạt động của quân đội Nga, Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine cáo buộc Nga đang tích cực sử dụng các phương tiện theo dõi không người lái để thu thập tin tức tình báo trên chiến trường.
"Đối phương vẫn đang ngoan cố sử dụng các phương tiện cảnh báo sớm không người lái để tìm kiếm vị trí đóng quân của quân đội Ukraine và chỉ điểm cho pháo binh", Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine cho hay.
Bộ Tư lệnh tác chiến phía Nam Ukraine thừa nhận tình hình chiến sự tại khu vực này vẫn đang diễn biến hết sức khó khăn khi quân đội Nga đã liên tục điều động thêm các binh sĩ và vũ khí hạng nặng tới gia cố cho các tuyến phòng thủ ở khu vực miền Nam Ukraine. Tuy nhiên, cơ quan này khẳng định quân đội Ukraine vẫn đang giữ được thế trận ổn định và tiến hành lên kế hoạch cho các cuộc phản công trong thời gian tới.
Trước đó, cơ quan này ngày 1/11 cho biết quân đội Ukraine tiến hành gần 160 vụ tập kích, qua đó phá hủy 3 pháo phản lực phóng loạt Grad, một lựu pháo tự hành Akatsiya, một pháo tự hành Nona, một tổ hợp tên lửa phòng không Tor, 11 xe bọc thép chở quân cùng 3 kho đạn lớn tại các khu vực Bashtanka, Beryslav và Henichesk. 25 binh sĩ Nga cũng đã bị loại khỏi vòng chiến đấu sau đòn tập kích hỏa lực của Ukraine.
*************
Kết thúc 2 ngày họp tại Münster- Đức, ngoại trưởng khối G7 hôm 04/11/2022 thông báo tăng cường các phương tiện hỗ trợ Kiev và không để cho Nga đẩy hàng triệu người dân Ukraina vào tình cảnh đói rét.
Trong cương vị chủ tịch luân phiên nhóm 7 nước công nghiệp phát triển nhất thế giới, khai mạc cuộc họp hôm 03/11/2022, ngoại trưởng Đức, Annalena Baerbock, được AFP trích dẫn, tuyên bố, G7 không « để cho sự tàn bạo của cuộc chiến trong những tháng mùa đông sắp tới » xô đẩy người già, trẻ em hay các gia đình Ukraina rơi vào tình cảnh đói kém, chết lạnh hàng loạt.
Ngoại trưởng Đức đồng thời mạnh mẽ lên án Nga áp dụng những « phương pháp quỷ quyệt ». Trong những ngày qua, nhiều thành phố Ukraina, trong đó có thủ đô Kiev liên tục bị tên lửa Nga tấn công. Quân Nga nhắm vào các nhà máy điện, nước của Ukraina.
Liên quan đến thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức tại Bali, Indonesia, trong hai ngày 15 và 16/11, tổng thống Volodymyr Zelensky, hôm qua 03/11/2022, cho biết sẽ tham dự thượng đỉnh này, qua cầu truyền hình, nếu như nguyên thủ Nga, ông Vladimir Putin, có mặt tại hội nghị.
Indonesia hiện đảm nhiệm chức chủ tịch G20, giữ lập trường trung lập trong chiến tranh Ukraina. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã mời đồng nhiệm Ukraina tham dự qua cầu truyền hình. Ông cũng đích thân sang Matxcơva mời tổng thống Nga, bất chấp sự phản đối của nhiều nước phương Tây, đứng đầu là Mỹ. Cho đến sáng nay, Jakarta cho biết điện Kremlin vẫn chưa « quyết định » về lời mời dự G20.
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết sẽ dự thượng đỉnh G20 nhưng báo trước là sẽ không ngồi cùng bàn với nguyên thủ Nga.
Ngũ cốc Ukraina được xuất khẩu trở lại
Trên "mặt trận" lương thực, thực phẩm từ hôm 03/11/2022 ngũ cốc Ukraina lại được xuất khẩu. Trung tâm điều phối của Liên Hiệp Quốc đặt tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận : 7 tàu chở hàng mang theo hơn 290.000 tấn ngũ cốc và nông phẩm đã đi qua hành lang nhân đạo trong vùng Biển Đen. Đây là bước kế tiếp sau khi Nga đổi ý, áp dụng trở lại các điều khoản trong thỏa thuận đã ký hồi tháng 7/2022 với Liên Hiệp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo thẩm định của Ankara từ ngày 01/08/2022, 426 tàu chở ngũ cốc đã sử dụng hành lang an toàn được thiết lập trên Biển Đen. Thỏa thuận về xuất khẩu ngũ cốc Ukraina có hiệu lực cho tới ngày 19/11/2022. Văn bản này có được triển hạn hay không, Matxcơva còn cần có thời gian để « thẩm định lại tình hình », theo lời phát ngôn viên phủ tổng thống Nga, ông Dmitri Peskov.
Liên quan đến các hoạt động hạt nhân : Cơ Quan năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế AIEA hôm 03/11/2022 kết luận « không phát hiện dấu hiệu nào về các hoạt động nguyên tử không được khai báo » tại ba địa điểm mà các thanh tra viên vừa được điều tới thể theo yêu cầu của chính quyền Kiev.
Từ đầu tuần, thanh tra viên của AIEA đã bắt đầu giám sát các hoạt động hạt nhân tại hai nhà máy khai thác khoáng sản của Ukraina ở Jovti Vody và Dnipro – miền trung đông. Chính quyền Zelensky còn yêu cầu AIEA kiểm tra tại một địa điểm thứ ba. Các kết luận của Cơ Quan năng Lượng Nguyên Tử Quốc Tế chứng tỏ Ukraina không chuẩn bị một đợt tấn công bằng « bom bẩn » như những cáo buộc của Matxcơva.
Điện Kremlin tố cáo Ukraina chuẩn bị dùng « bom bẩn » nhắm vào các lực lượng Nga và Kiev nghi ngờ đây là cái cớ để chính quân đội Nga sử dụng loại vũ khí này.
**********
Khoảng 80 máy bay quân sự Hàn Quốc xuất kích để đáp trả sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên
Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên gia tăng. Sau khi Mỹ-Hàn Quốc kéo dài tập trận, Bắc Triều Tiên tối hôm qua, 03/11/2022 đã bắn tên lửa và trưa nay, lại cho xuất kích gần 200 máy bay. Để đáp trả, Hàn Quốc đã cho xuất kích gần một trăm máy bay quân sự.
Từ Seoul, thông tin viên Trần Công cho biết thêm thông tin:
"Ngay khi liên minh Mỹ - Hàn ra thông cáo kéo dài tập trận trên không « Bão táp cảnh giác » thêm 1 ngày, Bắc Triều Tiên vào tối hôm qua đã lên tiếng phản đối và bắn 3 quả tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRMB) và khoảng 80 phát pháo về hướng biển Nhật Bản.
Đến trưa nay, Bắc Triều Tiên tiếp tục điều 180 máy bay chiến đấu trong suốt 4 tiếng đồng hồ, nhưng không xâm nhập vào không phận Hàn Quốc hoặc vùng đệm. Phía Hàn Quốc cũng điều khoảng 80 máy bay quân sự bao gồm cả chiến đấu cơ tàng hình để đáp trả lại đòn khiêu khích của Bắc Triều Tiên.
Theo Bắc Triều Tiên, cuộc tập trận “Bão táp cảnh giác” của liên quân Mỹ-Hàn, đang đẩy tình hình đến chỗ không thể kiểm soát được.
« Bão táp cảnh giác - Vigilant Storm » là cuộc tập trận với sự tham gia của 240 máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu, máy bay tiếp liệu, máy bay trinh sát và đặc biệt là sự có mặt của chiến đấu cơ tàng hình F35A của Hàn Quốc và F35B của Mỹ. Điều này dường như làm cho Bình Nhưỡng rất lo ngại. Theo thống kê, Bắc Triều Tiên đã bắn ít nhất 33 tên lửa trong thời gian diễn ra cuộc tập trận trên không.
Trước tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, hai bộ trưởng bộ Quốc Phòng Mỹ và Hàn Quốc, từ Washington, đã ra tuyên bố chung về chiến lược chống lại mối đe dọa hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Hai nước quyết định sửa đổi chiến lược răn đe với Bắc Triều Tiên vào năm 2023 và tổ chức tập trận răn đe mở rộng với giả thiết Bắc Triều Tiên sử dụng hạt nhân để tấn công Hàn Quốc.
Nhân chuyến công du Seoul, tổng thống Đức hôm nay hội đàm với đồng nhiệm Hàn Quốc. Hai bên tuyên bố sẽ hợp tác chặt chẽ về các vấn đề Bắc Triều Tiên.
Trong khi đó, Liên Hiệp Châu Âu nhấn mạnh, « cách duy nhất để đạt được hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên là ngăn chặn hành vi phi pháp và gây bất ổn của Bắc Triều Tiên và nối lại đối thoại giữa hai miền ».
Cũng trong ngày hôm nay, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc họp bàn về tình hình trên bán đảo Triều Tiên."
Nga triệu tập Đại sứ Anh, Ukraine khen ngợi pháo phòng không của Đức
Nga triệu tập Đại sứ Anh tại Moscow để thảo luận về cuộc tấn công nhắm vào Hạm đội Biển Đen. Ukraine nói pháo phòng không Gepard của Đức đánh chặn tên lửa và UAV vô cùng hiệu quả.
Theo Guardian, trong ngày 3/11, Đại sứ Anh tại Moscow Deborah Bronnert đã tới trụ sở Bộ Ngoại giao Nga. Tại đây, bà Bronnert đã thảo luận về cáo buộc hải quân Anh có liên quan tới cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine nhằm vào Hạm đội Biển Đen ở bán đảo Crưm.
Trước đó, quân đội Nga thông báo về việc UAV của Ukraine tận dụng khu vực hành lang xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen để áp sát các mục tiêu. Moscow cho rằng cuộc tập kích này có sự hướng dẫn và chỉ đạo của các chuyên gia hải quân Anh, nhưng London đã bác bỏ cáo buộc này.
Vào tháng 10, Nga cũng cáo buộc hải quân Anh có liên quan tới các vụ nổ xảy ra tại đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc, dù không đưa ra bằng chứng cụ thể nào.
Ukraine khen ngợi hiệu quả của pháo phòng không Đức
Trong ngày 3/11, tờ Bild của Đức đã có báo cáo chi tiết đầu tiên về hiệu quả của 30 hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard được Berlin chuyển giao cho Kiev.
Quân đội Ukraine cho biết, họ đã phải sử dụng Gepard để tấn công cả những mục tiêu trên mặt đất trong các cuộc giao tranh khốc liệt ở miền Đông. Tuy nhiên, vai trò chính của các hệ thống này vẫn là để ngăn chặn các nguy cơ từ trên bầu trời, bao gồm tên lửa hành trình và UAV cảm tử.
Chia sẻ về hiệu quả tác chiến của Gepard, một sĩ quan Ukraine tiết lộ với tờ Bild rằng, một hệ thống pháo phòng không này có thể đánh chặn 2 tên lửa của Nga, đồng thời phá hủy ít nhất 10 UAV cảm tử do Iran sản xuất. Ngoài ra, radar của Gepard còn phát hiện được tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, dù không thể tấn công chúng.
Nga kêu gọi ngăn chặn chiến tranh hạt nhân
Theo RT, trong ngày 3/11, Nga đã ký một tuyên bố chung với các nhà lãnh đạo của 4 cường quốc hạt nhân gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc nhằm ngăn chặn chạy đua vũ trang và chiến tranh hạt nhân.
"Moscow tin rằng việc ngăn chặn các nguy cơ xung đột quân sự giữa các cường quốc hạt nhân là ưu tiên hàng đầu. Không có ai thắng trong chiến tranh hạt nhân và chúng không nên xảy ra", Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
Bộ Ngoại giao Nga cũng kêu gọi các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân "từ bỏ những nỗ lực nguy hiểm nhằm xâm phạm lợi ích quan trọng của nhau".
Nga chưa quyết định gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc
Theo Sky News, trong ngày 3/11, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga vẫn cần đánh giá hiệu quả của thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc trước khi quyết định gia hạn.
Tuyên bố của ông Peskov được đưa ra sau khi Moscow nối lại vai trò của mình trong thỏa thuận xuất khẩu, vốn sẽ hết hạn vào ngày 19/11. Trước đó, Nga đã tạm rút khỏi thỏa thuận sau cuộc tấn công bằng UAV của Ukraine nhắm vào các chiến hạm của Hạm đội Biển Đen.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nói Liên Hợp Quốc cần đảm bảo các nước phương Tây giảm bớt hạn chế đối với sản phẩm nông sản và phân bón của Nga, vốn là một phần của thỏa thuận đã ký kết.
************
IAEA: Không có dấu hiệu 'bom bẩn' tại các nơi kiểm tra ở Ukraine
Đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Vasily Nebenzya (phải) và Tổng giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi bắt tay vội khi bước qua nhau sau cuộc họp kín của Hội đồng Bảo an về tình hình Ukraine hôm 28-10 - Ảnh: REUTERS
Trong một thông báo ngày 3-11, IAEA cho biết các thanh sát viên của tổ chức này đã tiến hành tất cả các hoạt động theo kế hoạch và được phép tiếp cận các địa điểm ở Ukraine mà không gặp trở ngại gì.
"Dựa trên đánh giá các kết quả có sẵn cho đến nay và thông tin do Ukraine cung cấp, IAEA không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào về các hoạt động và vật liệu hạt nhân chưa được khai báo tại các địa điểm trên", thông báo có đoạn nêu rõ.
Viện Nghiên cứu hạt nhân ở Kiev, Nhà máy khai thác và chế biến miền đông ở Zhovti Kody, và Nhà máy chế tạo máy của Hiệp hội sản xuất Pivdennyi ở Dnipro là ba nơi các thanh sát viên IAEA đã đến.
Các chuyên gia IAEA đã lấy mẫu môi trường để phân tích trong phòng thí nghiệm và sẽ báo lại khi có kết quả.
Theo Hãng tin Reuters, chính quyền Ukraine mời IAEA đến ba địa điểm trên để kiểm tra nhằm đáp lại việc Nga cáo buộc Kiev đang chế tạo "bom bẩn".
"Bom
bẩn" là một loại bom thông thường nhưng được tẩm các vật liệu phóng xạ,
sinh học hoặc hóa học. Các vật liệu này sau đó sẽ phát tán khi bom nổ,
gây thiệt hại không chỉ trước mắt mà còn về lâu dài cho đối phương.
Matxcơva cáo buộc Kiev âm mưu sử dụng "bom bẩn" để tạo một vụ tấn công trên chính lãnh thổ Ukraine nhằm quy trách nhiệm cho Nga.
Đáp lại, Ukraine phủ nhận mọi cáo buộc, thậm chí còn tố Nga mới là bên lên kế hoạch sử dụng "bom bẩn" rồi đổ lỗi cho Kiev để lấy cớ sử dụng vũ khí hạt nhân trên chiến trường.
Hiện Nga chưa lên tiếng bình luận về thông tin ban đầu của IAEA. Matxcơva đã triệu tập một cuộc họp kín tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hồi cuối tháng trước để bàn về vấn đề "bom bẩn".
Trong diễn biến khác liên quan chiến sự Ukraine, ngày 3-11, cả Kiev và Matxcơva đều xác nhận đã trao đổi hơn 200 tù nhân bị bắt sau khi thành phố Mariupol thất thủ.
Nga trao cho Ukraine 107 tù nhân, trong đó có 74 người là binh sĩ thuộc Tiểu đoàn Azov đã bám trụ Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol. Giới chức Nga cũng cho biết Ukraine đã bàn giao 107 tù nhân Nga và những người này sẽ được đưa về Matxcơva chăm sóc y tế.
***********
Bên trong chiến hào của binh lính Ukraine tại Kherson
Những hình ảnh hiếm hoi về mạng lưới chiến hào cung cấp nơi trú ẩn, nghỉ ngơi cho binh lính Ukraine tại khu vực Kherson đã được hé lộ.
Theo Sky News, khu vực nằm giữa 2 vùng Mykolaiv và Kherson là một cánh đồng bằng phẳng, người dân trong những ngôi làng lân cận cũng đã di tản để không bị ảnh hưởng bởi các cuộc giao tranh. Tuy vậy, nằm dưới vùng đất thấp này là mạng lưới chiến hào và đường hầm kéo dài nhiều km, cung cấp nơi trú ẩn cho những người lính Ukraine.
Phóng viên John Sparks của Sky News là người đã có cơ hội được tiếp cận mạng lưới chiến hào tại khu vực Kherson, nơi ông miêu tả là "chật chội và ngột ngạt như thời Thế chiến I".
Đầu tiên, ông Sparks được dẫn xuống một lối đi nhỏ hẹp, tại đây, một người lính chỉ vào cái hốc được che bằng một miếng gỗ trên tường và mở nó ra, đây là một "phòng ngủ".
"Những cái hốc kiểu này là nơi chúng tôi ngủ và trú ẩn. Vì khu vực này thường xuyên bị tập kích nên các chiến hào để tránh bom đạn là vô cùng cần thiết. Người Nga sử dụng mọi thứ mà họ có, từ đạn xe tăng, súng cối, pháo, bom chùm tới tên lửa, các cuộc tấn công diễn ra hàng ngày", sĩ quan Oleksandr chia sẻ.
Cách "phòng ngủ" không xa là 2 người lính khác đang xem xét tình hình xung quanh từ trạm quan sát bên trong chiến hào. Khu vực này vô cùng chật chội, nhưng lực lượng Ukraine tin rằng họ sẽ sớm giành lại được nhiều lãnh thổ hơn.
"Chúng tôi sẽ không ở lại chiến hào này quá lâu, chỉ vài ngày thôi. Ngay cả khi mùa đông sắp tới, chúng tôi vẫn chịu đựng được", một người lính tên Anatoly nói.
Chiến hào này có một ụ súng máy được sử dụng để phòng thủ, nhưng chúng ở khá xa khu vực trú ẩn. Băng qua bãi đất trống, phóng viên của Sky News được thấy một rãnh cạn, nơi có 2 khẩu pháo tự động đang ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu.
"Hàng của Đức đấy, dùng tốt lắm. Nếu anh nhìn về hướng 11 giờ, có một tòa nhà bỏ hoang, tình báo của chúng tôi nói rằng đối phương đang trú ẩn ở đó", một người lính nói.
Mạng lưới chiến hào này nằm ở vị trí cực kỳ quan trọng, là cửa ngõ tiến vào thành phố Kherson, miền Nam Ukraine. Nếu lực lượng Ukraine có thể giành quyền kiểm soát thành phố, họ sẽ buộc Nga phải rút khỏi bờ Đông sông Dnipro.
*************
Ukraine đẩy lùi tấn công ở 12 thành phố, ảnh Sevastopol sau khi bị tấn công
Bộ Tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine sáng nay (3/11) cho biết, trong vòng 24h qua, quân đội nước này đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở gần 12 thành phố, thị trấn và làng mạc tại vùng Luhansk và Donetsk.
Báo Pravda dẫn tin từ Bộ Tham mưu Ukraine cho biết, quân đội nước này đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở vùng phụ cận của Makiiva, Nevske và Bilohorivka thuộc Luhansk và Verkhnokamianske, Spirne, Bakhmut, Maiorsk, Pervomaiske, Novomykhailivka, Vodiane, Pavlivka và Prechystivka thuộc Donetsk.
Quân Nga chĩa hỏa lực vào lực lượng vũ trang Ukraine dọc theo đường liên lạc, tiến hành các nhiệm vụ nhằm củng cố vị trí tại một số mặt trận và tiến hành do thám trên không. Trong 24h qua, Ukraine cho biết, quân Nga đã tiến hành 3 cuộc tấn công tên lửa, 24 cuộc không kích và 80 cuộc tấn công bằng hệ thống tên lửa phóng loạt (MLRS).
Theo Bộ Tham mưu Ukraine, hơn 20 thành phố, thị trấn và làng mạc của Ukraine đã hứng chịu các cuộc tấn công của Nga.
Tuy nhiên, theo ông Serhii Khlan - một thành viên Hội đồng vùng Kherson cho biết, các lực lượng Ukraine đã tấn công một mục tiêu quan trọng của Nga ở Kherson - là hệ thống phòng không ở gần sân vận động thành hố. Các hệ thống này cũng được sử dụng để tấn công Mykolaiv.
Những hình ảnh đầu tiên chụp Sevastopol sau khi bị tấn công
Những bức ảnh vệ tinh đầu tiên chụp Vịnh Sevastopol đã xuất hiện kể từ sau cuộc tấn công bằng phương tiện không người lái nhằm vào các tàu chiến thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga.
Blog quân sự Militarnyi dẫn tin từ nhà phân tích Benjamin Pittet cho biết, các bức ảnh đầu tiên được chụp vào lúc 5h35 và 11h6 ngày 1/11. Vệ tinh ghi lại hình ảnh tàu chiến lớp Đô đốc Grigorovich được kéo trên biển. Năm giờ sau, con tàu có mặt tại bức tường neo của Vịnh Striletska ở Sevastopol.
Theo Militarynyi, có khả năng bức ảnh đã ghi lại sự di chuyển của tàu Đô đốc Grigorovich. Tuy nhiên, những thiệt hại được cho là xuất phát từ các vụ tấn công bằng phương tiện không người lái không thể xác định bằng những tấm ảnh này.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết, các lực lượng vũ trang Ukraine đã tấn công Sevastopol bằng các phương tiện không người lái lúc 4h ngày 29/10, làm tàu quét mìn Ivan Golubets bị hư hại. Moscow cáo buộc vụ tấn công này được tiến hành theo sự chỉ dẫn của các thành viên hải quân Anh, vốn đang có mặt tại thành phố Ochakiv của Ukraine.
Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhizia bị ngắt điện
Theo hãng tin CNN, nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lại một lần nữa bị ngắt khỏi mạng lưới điện của Ukraine do các đợt pháo kích của Nga làm hỏng những đường dây điện cao thế còn lại.
Công ty điện hạt nhân Energoatom của Ukraine hôm nay ra thông báo cho biết, ngày 2/11, hai đường điện cao thế còn lại kết nối nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia với mạng lưới điện Ukraine đã bị hư hại do các cuộc pháo kích của Nga. Tất cả 20 máy phát điện đã được bật, hiện thời việc cung cấp điện cho nhà máy đang được tối ưu hóa theo nhu cầu.
*************
Tin thế giới 4-11: Nga phóng tên lửa từ tàu ngầm hạt nhân; Ô nhiễm mịt mù ở Ấn Độ
Cảnh sát thành phố New York đứng gác tại Trump Tower hồi tháng 8-2022 sau khi nhà của ông Trump ở Florida bị lục soát - Ảnh: REUTERS
* Tập đoàn của ông Trump bị giám sát, ngăn chặn tẩu tán tài sản. Ngày 3-11, một thẩm phán New York đã ra lệnh chỉ định một cơ quan giám sát độc lập để giám sát Trump Organization, trước khi vụ án gian lận dân sự của tổng chưởng lý bang New York chống lại công ty của cựu tổng thống Donald Trump được đưa ra xét xử.
Theo yêu cầu của tòa, phía bị đơn bị cấm chuyển tài sản mà không có sự chấp thuận của tòa án. Tòa cũng yêu cầu Trump Organization "mô tả đầy đủ và chính xác" về cấu trúc và tài sản cho bên giám sát.
Tổng chưởng lý bang New York Letitia James cáo buộc Trump Organization đã cố tình thổi giá tập đoàn quá cao so với giá trị thực để vay ngân hàng và bảo hiểm. Cả hai bên được cho thời gian đến hết ngày 10-11 để giới thiệu ba ứng cử viên trở thành giám sát viên.
* Mỹ yêu cầu họp công khai tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc về Triều Tiên. Hãng tin Reuters dẫn các nguồn tin ngoại giao tiết lộ Washington đã yêu cầu Hội đồng Bảo an họp công khai ngày 4-11 (giờ Mỹ) sau khi Triều Tiên phóng một loạt tên lửa những ngày qua.
Anh, Pháp, Albania, Ireland và Na Uy ủng hộ lời kêu gọi của Mỹ, theo Reuters. Trong một cuộc phỏng vấn trên Đài MSNBC cùng ngày 3-11, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield đã phản đối Triều Tiên phóng tên lửa, đồng thời mô tả đây là hành động vi phạm "hàng loạt" nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
* Nga khoe tàu ngầm phóng thành công tên lửa hạt nhân. Ngày 3-11, Bộ Quốc phòng Nga loan tin tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân mang tên Generalissimus Suvorov đã phóng thành công một tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava.
Tên lửa Bulava được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân. Loại tên lửa trong vụ bắn thử của tàu ngầm Generalissimus Suvorov không có đầu đạn thật nhưng có tải trọng tối đa theo thiết kế.
Theo Nga, tên lửa được phóng từ phía bắc Bạch Hải đến một mục tiêu ở bán đảo Kamchatka thuộc vùng Viễn Đông. Tàu ngầm Generalissimus Suvorov là chiếc thứ hai thuộc lớp Borei-A, được trang bị hệ thống dẫn đường, kỹ thuật vô tuyến, sonar, tên lửa và ngư lôi tiên tiến.
* Tổng thống Ukraine nói ở nhà nếu ông Putin dự G20 ở Indonesia. Ngày 3-11, trả lời báo chí sau cuộc hội đàm với tổng thống Hy Lạp, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky xác nhận Indonesia đã mời ông đến Bali dự hội nghị thượng đỉnh G20.
"Quan điểm cá nhân của tôi và lập trường của Ukraine là nếu nhà lãnh đạo Liên bang Nga tham gia thì Ukraine sẽ không góp mặt. Cứ chờ xem mọi chuyện sẽ thế nào trong tương lai", ông Zelensky nêu quan điểm.
Trước đó, cũng trong ngày 3-11, ông Zelensky xác nhận đã nói chuyện với Tổng thống Indonesia Joko Widodo để thảo luận về việc đến tham dự G20 và thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen.
* Mỹ treo thưởng 5 triệu USD truy lùng doanh nhân Singapore. Trong thông báo ngày 3-11, Bộ Ngoại giao Mỹ đã treo thưởng 5 triệu USD cho bất kỳ ai cung cấp thông tin giúp lần theo dấu vết của Kwek Kee Seng, một doanh nhân Singapore.
Washington cáo buộc Kwek Kee Seng đã giúp chuyển nhiên liệu cho Triều Tiên và rửa tiền cho Bình Nhưỡng thông qua các công ty bình phong. Theo Mỹ, điều này vi phạm các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc nhắm vào Triều Tiên.
* G7 sẵn sàng xem Trung Quốc vừa là địch thủ vừa là đối thủ cạnh tranh. Ngày 3-11, trước thềm cuộc họp của ngoại trưởng G7 tại Muenster (Đức), Ngoại trưởng chủ nhà Annalena Baerbock tuyên bố khối này sẵn sàng xem Trung Quốc vừa là địch thủ vừa là đối thủ cạnh tranh.
Bà Baerbock chỉ ra việc Nhật Bản sắp thành nước chủ tịch G7 vào năm 2023 và Tokyo đã liên tục chỉ ra tầm quan trọng của việc G7 cần nhận thấy sự thay đổi của Bắc Kinh trong những năm gần đây. Trung Quốc hiện chưa đưa ra bình luận.
* 40 quốc gia công bố kế hoạch cắt giảm khí methane. Ngày 4-11, Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ giấu tên cho biết 40 trong tổng số 119 quốc gia cam kết cắt giảm khí methane hồi năm ngoái sẽ công bố kế hoạch cụ thể tại Hội nghị Liên Hiệp Quốc về khí hậu năm 2022 (COP27) tại Ai Cập vào tuần tới.
Mỹ, Canada và Việt Nam nằm trong số các quốc gia sẽ cung cấp thông tin chi tiết, theo vị quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Joe Biden. Ngoài Mỹ, hiện vẫn chưa rõ chín quốc gia còn lại trong nhóm 10 nước phát thải khí methane nhiều nhất thế giới có công bố kế hoạch chi tiết tại COP27 hay không.
Trung Quốc và Ấn Độ không đưa ra cam kết tại COP26 năm 2021, trong khi Brazil được cho là không xây dựng kế hoạch kịp để công bố.
Một đoàn tàu metro ở New Delhi băng qua một cây cầu cạn trong màn sương mù là khói bụi ô nhiễm ngày 3-11 - Ảnh: REUTERS
* Dân thủ đô Ấn Độ hít không khí như hít khói vì ô nhiễm. New Delhi, thủ đô 20 triệu dân của Ấn Độ, trải qua đợt ô nhiễm không khí nghiêm trọng và nguy hiểm chưa từng có ngày 3-11. Chỉ số chất lượng không khí (AQI) lên ngưỡng "nguy hiểm" và "nghiêm trọng" ở gần như toàn bộ các trạm quan trắc.
Theo kết quả của Ủy ban Kiểm soát ô nhiễm Delhi, chỉ số này đã vượt quá 800 ở một số khu vực của thành phố. Khi AQI vượt mức 400, ngay cả người khỏe mạnh cũng cảm thấy mệt, còn những người đang bệnh sẽ càng thêm trầm trọng.
Để hạn chế phần nào, chính quyền liên bang đã cấm các xe tải động cơ diesel chở hàng hóa không thiết yếu vào thủ đô từ tối 3-11. Trước đó nhà chức trách đã yêu cầu tạm dừng các công trình xây dựng và phá dỡ để hạn chế bụi.
* NATO cáo buộc Iran cân nhắc chuyển tên lửa đạn đạo cho Nga. Trong một cuộc họp báo tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 3-11, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cảnh báo Tehran đang cân nhắc chuyển các tên lửa đạn đạo cho Matxcơva sau các máy bay không người lái.
Theo ông Jens Stoltenberg, số vũ khí này có thể sẽ được sử dụng tại Ukraine. "Điều này là không thể chấp nhân được. Không một quốc gia nào nên cung cấp vũ khí để ủng hộ Matxcơva trong cuộc chiến này", người đứng đầu NATO nêu quan điểm nhưng không cung cấp bằng chứng.
*************
Mỹ yêu cầu Hội đồng Bảo an họp về vấn đề Triều Tiên
Mỹ đề nghị Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc họp công khai về vấn đề Triều Tiên vào ngày 4/11 sau khi Bình Nhưỡng bắn nhiều phi đạn ra biển, trong đó có thể có một phi đạn đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) bị hỏng.
Lời đề nghị này được các thành viên khác trong Hội đồng ủng hộ như Anh, Pháp, Albania, Ireland và Na-uy, các nhà ngoại giao cho biết.
Triều Tiên lâu nay bị Hội đồng Bảo an cấm tiến hành các vụ thử hạt nhân và các vụ phóng phi đạn đạn đạo. Hội đồng trong những năm qua cũng tăng cường các chế tài lên Bình Nhưỡng để tìm cách cắt đứt nguồn tài chính cho các chương trình hạt nhân.
Nhưng trong những năm gần đây, Hội đồng gồm 15 thành viên này bị chia rẽ về cách đối phó với Bình Nhưỡng. Hồi tháng 5, Trung Quốc và Nga phủ quyết nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm áp đặt thêm các chế tài của Liên hiệp quốc hầu đáp trả các vụ phóng phi đạn của Triều Tiên.
Phóng ICBM
Các quan chức Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết một phi đạn hôm 3/11 có thể là ICBM, đây là vũ khí tầm xa nhất của Triều Tiên và được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân sang bên kia hành tinh.
Triều Tiên cũng phóng tới 5 phi đạn đạn đạo tầm ngắn.
Hãng tin Yonhap đưa tin, các quan chức Hàn Quốc tin rằng ICBM đã không thành công trong chuyến bay nhưng không cho biết thêm chi tiết.
Theo các quan chức Hàn Quốc và Mỹ, Triều Tiên đã có một số vụ thử ICBM thất bại trong năm nay.
Hoa Kỳ lên án vụ phóng ICBM của Triều Tiên. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Ned Price nói thêm rằng những gì đang xảy ra thể hiện mối đe dọa từ các chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và phi đạn đạn đạo trái phép của Bình Nhưỡng.
Báo động khẩn cấp
Hàn Quốc đã ban hành các báo động không kích hiếm hoi và phóng phi đạn đáp trả sau cuộc phóng hàng loạt của Triều Tiên hôm 2/11. Ngày 3/11, Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc thông báo rằng các tuyến đường hàng không đã được mở lại ở khu vực phi đạn rơi, sau khi bị đóng trong khoảng 24 giờ.
Trong vụ phóng ngày 3/11, người dân các tỉnh Miyagi, Yamagata và Niigata của Nhật Bản đã được cảnh báo tìm nơi trú ẩn.
Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết phi đạn tầm xa được phóng từ gần thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Khoảng một giờ sau vụ phóng đầu tiên, quân đội Hàn Quốc và lực lượng Tuần Duyên Nhật Bản báo cáo có thêm vụ phóng thứ hai và thứ ba từ Triều Tiên. Hàn Quốc cho biết cả hai đều là phi đạn tầm ngắn được bắn từ Kaechon, phía bắc Bình Nhưỡng.
Phản ứng khu vực
Thứ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Cho Hyun-dong và Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman lên án loạt phóng phi đạn của Triều Tiên là “đáng khinh bỉ và vô đạo đức” trong cuộc điện đàm hôm 3/11, Bộ Ngoại giao Seoul cho biết.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida nói các vụ phóng phi đạn lặp đi lặp lại này của Triều Tiên là một hành động “gây phẫn nộ và hoàn toàn không thể tha thứ”.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên tránh bình luận trực tiếp về các vụ phóng phi đạn hoặc các chế tài tiềm năng đối với Triều Tiên. Thay vào đó, ông lặp lại đường lối của Bắc Kinh rằng họ hy vọng tất cả các bên có thể giải quyết vấn đề một cách hòa bình thông qua đối thoại.
************
Mỹ treo thưởng tới 5 triệu đô để kiềm chế hoạt động phi pháp của Triều Tiên
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ treo giải thưởng lên tới 5 triệu đô la, tìm kiếm thông tin để phá vỡ các công cụ tài chính của những người tham gia các hoạt động phi pháp hỗ trợ các chương trình phổ biến vũ khí, rửa tiền và các chiến dịch trên mạng của Triều Tiên.
Cuối tuần này, Bộ Ngoại giao Mỹ dự kiến sẽ chỉ đích danh một cá nhân cụ thể đã né tránh các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên hiệp quốc bằng cách lén lút vận chuyển nhiên liệu tới Triều Tiên.
Những nỗ lực của Mỹ nhằm kiềm chế các hoạt động bất hợp pháp của Triều Tiên diễn ra trong bối cảnh Bình Nhưỡng tiến hành các vụ phóng phi đạn chưa từng có và các mối đe dọa hạt nhân leo thang.
Sáng ngày 2/11, quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã bắn ba phi đạn về hướng lãnh thổ Hàn Quốc.
Các quan chức Mỹ cũng bày tỏ lo ngại về việc Triều Tiên phổ biến vũ khí. Phát ngôn viên An ninh Quốc gia Tòa Bạch Ốc John Kirby ngày 2/11 nói Mỹ có thông tin cho thấy Triều Tiên đang bí mật cung cấp cho Nga một số lượng “đáng kể” đạn pháo cho cuộc chiến của Moscow ở Ukraine.
Tại Bình Nhưỡng, Bộ Ngoại giao Triều Tiên hôm 31/10 yêu cầu Mỹ và Hàn Quốc ngừng các cuộc tập trận quân sự quy mô lớn, gọi đây là hành động khiêu khích có thể dẫn tới “các biện pháp tiếp theo mạnh mẽ hơn” từ Bình Nhưỡng.
“CHDCND Triều Tiên biết rõ rằng các cuộc tập trận quân sự mà chúng tôi tiến hành hoàn toàn mang tính chất phòng thủ”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết trong cuộc họp báo ngày 1/11.
Ông cũng cảnh báo về “thiệt hại to lớn và hậu quả sâu sắc” nếu CHDCND Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ bảy.
Một nguồn tin ngoại giao không muốn nêu tên nói với VOA rằng Hàn Quốc cùng với Mỹ có “đầy đủ khả năng” để “xóa sổ” Triều Tiên ra khỏi bản đồ nếu Bình Nhưỡng tiến hành một cuộc tấn công nhắm vào Seoul. Ông cho biết Hàn Quốc hiện không có kế hoạch yêu cầu Hoa Kỳ triển khai lại các vũ khí hạt nhân chiến thuật mà Washington đã rút khỏi Seoul vào đầu những năm 1990.
Chương trình Phần thưởng cho Công lý do cơ quan an ninh ngoại giao của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ quản lý. Chương trình đã chi hơn 250 triệu đô la cho hơn 125 người đã cung cấp thông tin giúp giải quyết các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia Mỹ kể từ năm 1984 tới nay**********