Khinh khí cầu Trung Quốc trên lãnh thổ Mỹ : Bắc Kinh phản công
Thanh Hà
4–5 minutes
MỸ - TRUNG QUỐC - DO THÁM
Đăng ngày:
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay 04/02/2023 tố cáo Hoa Kỳ lợi dụng vụ khinh khí cầu nhằm « bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc ». Trước đó, Bắc Kinh nhìn nhận đây là « một sự cố nghiêm trọng » và cam kết « kiểm tra thêm thông tin » về vụ một « quả khinh khí cầu » của Trung Quốc bay trên không phận bang Montana gần các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ.
Ngành
ngoại giao Trung Quốc thay đổi thái độ sau khi bộ trưởng Antony Blinken
thông báo hủy chuyến công du Bắc Kinh dự trù diễn ra trong hai ngày
05-06/02.
Trong cuộc điện đàm ngày 03/02 với đối tác Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ giải thích hoãn « vô thời hạn » chương trình đến Bắc Kinh do « thời điểm không thích hợp » sau « hành vi vô trách nhiệm »
của phía Trung Quốc. Ở đầu dây bên kia, cựu ngoại trưởng Trung Quốc
Vương Nghị, vừa được chỉ định vào chức vụ chủ nhiệm Văn Phòng Ủy Ban
Công Tác Đối Ngoại Trung Ương Đảng, nhấn mạnh rằng « Trung Quốc luôn tôn trọng lãnh thổ và không phận của tất cả các quốc gia có chủ quyền ». Bắc Kinh đồng thời coi những cáo buộc vừa nêu là « không có cơ sở ».
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc sáng nay 04/02 tố cáo « một số giới chức chính trị và truyền thông Hoa Kỳ khai thác sự cố này để tấn công và làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc ».
Để gỡ thể diện, thông cáo cho biết thêm : cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều
không chính thức thông báo chuyến công du Bắc Kinh của ông Blinken.
Theo
thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh, việc Mỹ hủy chuyến công du
của ngoại trưởng Blinken đến Bắc Kinh khiến Trung Quốc thất vọng nên đã
thay đổi thái độ, chuyển sang thế phản công.
« Ngành ngoại
giao Trung Quốc thừa nhận đây là một quả khinh khí cầu của Trung Quốc và
cụ thể, "vật thể này mang tính dân sự", không người lái, có nhiệm vụ
"chủ yếu nghiên cứu về hiện tượng khí hậu".
Thông cáo
của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao giải thích thêm khinh khí cầu đã thâm
nhập lãnh thổ Hoa Kỳ, bị gió ở trên cao đẩy ra khỏi hành trình như dự
tính. Theo Bắc Kinh đây là một trường hợp "bất khả kháng". Từ ngữ được
sử dụng nhằm rũ bỏ một phần trách nhiệm trước những cáo buộc thâm nhập
lãnh thổ Hoa Kỳ - do đây là hiện tượng ngoài ý muốn, như khi xảy ra
thiên tai. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết thêm là sẽ
"tiếp tục cung cấp thông tin với phía Mỹ và giải quyết đúng đắn tình
huống bất ngờ này".
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã thông báo
sẽ kiểm tra thêm thông tin, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế. Nhưng
những lời lẽ lấy làm tiếc nói trên, và phải nói đây là một thái độ hiếm
thấy từ phía chính quyền Trung Quốc, đã không ngăn cản ngoại trưởng Mỹ
Antony Blinken hoãn chuyến công du Bắc Kinh. Chuyến đi này nhẽ ra là
nhằm hàn gắn bang giao Mỹ - Trung đã xấu đi trong thời gian gần đây ».
Một khinh khí cầu “do thám” thứ hai của Trung Quốc được phát hiện trên châu Mỹ La tinh
Thanh Phương
3–4 minutes
MỸ - TRUNG QUỐC - DO THÁM
Đăng ngày:
Một khinh khí cầu “do thám”
thứ hai của Trung Quốc đã được phát hiện trên không phận châu Mỹ La
tinh, theo thông báo của Lầu Năm Góc hôm qua, 03/02/2023. Diễn tiến mới
này gây thêm căng thẳng cho quan hệ Mỹ-Trung, khiến ngoại trưởng Antony
Blinken phải đình hoãn vô thời hạn chuyến đi Bắc Kinh.
Hôm 02/02, Hoa Kỳ cũng đã thông báo phát hiện một khinh khí cầu mà Trung Quốc gọi là “bóng thám không” trên không phận nước Mỹ. Mặc dù Bắc Kinh đã “lấy làm tiếc” về vụ xâm phạm “không cố ý” không phận Hoa Kỳ, chính quyền tổng thống Joe Biden vẫn cho vụ này là “không thể chấp nhận được”.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường trình:
“Antony
Blinken cho biết ông ghi nhận những lời lấy làm tiếc của Trung Quốc.
Ông đã nói điều đó với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, nhưng vẫn lên
án “một hành động vô trách nhiệm và một sự xâm phạm chủ quyền của Hoa
Kỳ”.
Vụ này đủ để phá hỏng mục tiêu của chuyến đi được
coi là chuyến viếng thăm đánh dấu sự xích lại gần nhau. Đây là lần đầu
tiên một ngoại trưởng Mỹ đặt chân đến Bắc Kinh. Nhưng ông Blinken cũng
cố làm dịu tình hình, khẳng định là các đường dây liên lạc với Trung
Quốc vẫn để mở.
Trước mắt, ưu tiên đối với ông, là quả
kinh khí cầu Trung Quốc phải rời khỏi không phận Hoa Kỳ. Nhất là vì vụ
đã gây phản ứng mạnh trong chính giới Mỹ và có thể trở thành vấn đề gây
thêm đối đầu giữa phe Dân Chủ và phe Cộng Hòa.
Trong khi
vào hôm trước, nhà chức trách Hoa Kỳ cho rằng không cần bắn rơi quả
bóng ở độ cao 18.000 mét, nhiều nghị sĩ phe đối lập nay đã công khai yêu
cầu phải bắn hạ quả bóng đó. Trên mạng xã hội Truth Social của ông, cựu
tổng thống Trump cũng yêu cầu như vậy.”
Ukraina nhận vũ khí có tầm bắn xa hơn của Mỹ, Pháp và Ý
Thanh Hà
Ngoài
bom tầm xa của Mỹ (GLSDB), đến mùa xuân này, Ukraina sẽ được Pháp và Ý
trang bị thêm hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mamba có tầm bắn xa hơn
các tên lửa mà Kiev hiện có. Tối 03/02/2023, bộ Quân Lực Pháp thông báo
đã phối hợp cùng với Roma để ngay từ « mùa Xuân này » sẽ chuyển giao cho Kiev « hệ thống phòng không tầm trung SAMP/T-Mamba ». Hệ thống này tương đương với Patriot của Hoa Kỳ.
Từ
nhiều tháng qua, tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây hỗ
trợ, tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraina để bắn chặn tên lửa của
Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu. SAMP/T-Mamba, do Ý và Pháp
đồng chế tạo, là hệ thống phòng thủ tên lửa địa đối không, có tầm bắn
hơn 100 km, có khả năng chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, chiến đấu cơ,
drone và tên lửa hành trình. Hệ thống nói trên đã được điều sang Rumani
để bảo vệ khu vực mang tính chiến lược cao quanh hải cảng Constanta,
hướng ra Biển Đen.
Về phía Pháp, trong tuần, Paris đã thông báo
cấp thêm 12 hệ thống đại bác đa nòng Caesar 155 mm cho Ukraina, như vậy
tổng cộng Kiev sẽ có tất cả 49 đại bác Caesar. Pháp cũng mới thông báo
viện trợ cho Ukraina hệ thống radar Ground Master 200, có khả năng phát
hiện các vật thể bay của đối phương cách xa 250 km. Một lợi thế của
GM200 là loại radar này phát hiện các vật thể bay có thể là drone, bay ở
tốc độ chậm và ở độ cao tương đối thấp, hay phát hiện chiến đấu cơ ở
những độ bay cao hơn và nhanh hơn.
Nga chuẩn bị một đợt tấn công vào tháng 3/2023
Viện
Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW của Mỹ hôm 02/02 trích dẫn một nguồn tin
tình báo Ukraina khẳng định tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân
đội « chuẩn bị đợt tấn công Ukraina sắp tới đây ». Matxcơva đề ra mục tiêu « kiểm soát toàn bộ các vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk từ nay cho đến tháng Ba ».
Vẫn theo nguồn tin trên, một hôm trước đó, Andriy Chernyak, một quan
chức trong ngành tình báo của bộ Quốc Phòng Ukraina, cũng đã tiết lộ
thông tin tương tự trên nhật báo Kyiv Post.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh cho biết thêm kể từ ngày 11/02, phía Nga sẽ « vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống internet »,
cắt đứt mạng kết nối và các kênh liên lạc, tránh để các binh sĩ Nga bị
phát hiện khi sử dụng điện thoại di động, hay để lộ kế hoạch tấn công ra
ngoài. ISW ghi nhận quân đội Nga « đã rút kinh nghiệm từ nhiều thất bại và sơ sót trước đây, đe dọa đến an ninh » của các quân nhân Nga. Gần đây nhất là đợt tấn công nhắm vào căn cứ Makiivla làm ít nhất 89 binh sĩ tử vong.
Cựu Thủ tướng Anh Liz Truss tham gia chiến dịch toàn cầu gây áp lực lên Trung Quốc
Cựu
Thủ tướng Anh Liz Truss sẽ tham gia một chiến dịch quốc tế nhằm gây áp
lực lên Trung Quốc về hồ sơ nhân quyền và áp bức kinh tế đối với các
nước nhỏ hơn.
Bà Truss sẽ phát biểu tại một hội nghị
của các chính trị gia toàn cầu sẽ diễn ra ở Nhật Bản trong tháng này
được tổ chức để điều phối chính sách của các chính phủ dân chủ đối với
Bắc Kinh.
Kể từ khi từ chức vào tháng 10/2022, bà Truss ít thu hút được sự chú ý.
Nhưng gần đây các đồng minh của bà đã thành lập một nhóm để thúc đẩy chương trình giảm thuế của bà.
Các
thành viên của Nhóm Tăng trưởng Bảo thủ bao gồm các cựu bộ trưởng Simon
Clarke và Ranil Jayawardena, cả hai đều đã từng phục vụ trong nội các
của bà Truss.
Bà Truss đã từ chức chỉ sau 45 ngày tại vị, sau những bất ổn kinh tế đối với kế hoạch ngân sách ngắn hạn (mini-budget) của bà.
Vào tháng 12, vị cựu thủ tướng đã gặp những người Cộng hòa có cùng chí hướng trong chuyến đi tới Washington.
Tuy nhiên, bài phát biểu của bà tại hội nghị ở Nhật Bản sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của bà kể từ khi rời nhiệm sở.
Hội
nghị được tổ chức bởi Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (Parliamentary
Alliance on China), nhằm tìm cách điều phối áp lực quốc tế lên Bắc Kinh.
Nhóm các chính trị gia đa đảng làm việc về các vấn đề bao gồm bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy công bằng thương mại.
Trong bài phát biểu của mình, bà Truss dự kiến sẽ tập trung vào mối đe dọa đối với Đài Loan.
Bà cũng sẽ tham gia cùng với hai cựu thủ tướng khác - Scott Morrison của Úc và Guy Verhofstadt của Bỉ.
Các
nhà ngoại giao sẽ theo dõi sát sao để xem liệu bà Truss có áp dụng
đường lối cứng rắn hơn so với chính phủ cũ của bà, vốn vẫn hy vọng hợp
tác với Trung Quốc về biến đổi khí hậu và thương mại.
Tháng
11, Thủ tướng Rishi Sunak cho biết cái gọi là "kỷ nguyên vàng" trong
quan hệ với Trung Quốc đã kết thúc và các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ
hơn trong thập niên trước là "ngây thơ".
Nhưng ông nhấn
mạnh "chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của Trung Quốc trong các
vấn đề thế giới - đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu hoặc các vấn đề
như biến đổi khí hậu".
Người tiền nhiệm của bà Truss với
tư cách là thủ tướng, Boris Johnson, cũng đã tái xuất hiện trên vũ đài
toàn cầu kể từ khi rời nhiệm sở.
Tháng trước, ông đến thăm Kyiv, nơi ông đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky và các bộ trưởng Ukraine khác.
************
Ngoại trưởng Mỹ nói căng thẳng với Trung Quốc đã giảm bớt
Văn Khoa
2–3 minutes
Tại
một sự kiện ở thành phố Chicago (Mỹ) vào ngày 20.1, Ngoại trưởng
Blinken đã được hỏi liệu căng thẳng với Trung Quốc có giảm bớt hay
không. Ông đáp lại: “Tôi nghĩ thế, vì khi bạn nói chuyện và tiếp xúc,
việc đó có xu hướng tạo ra hiệu ứng như thế. Phần còn lại của thế giới
mong đợi chúng tôi quản lý mối quan hệ này một cách có trách nhiệm. Họ
biết rằng cách chúng tôi quản lý mối quan hệ này thực sự sẽ ảnh hưởng
đến họ”.
Ngoại trưởng Blinken sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 5-6.2, theo
một quan chức Mỹ. Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của một ngoại
trưởng Mỹ tới Trung Quốc kể từ tháng 10.2018, theo AFP. Chuyến đi được
quyết định sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình có cuộc hội đàm tại Bali (Indonesia) vào tháng 11.2022.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một sự kiện tại thành phố Chicago (Mỹ) ngày 20.1
AFP
Tuy
nhiên, cũng tại sự kiện ở Đại học Chicago, Ngoại trưởng Blinken một lần
nữa nhắc đến những nỗ lực ngày càng tăng của Bắc Kinh nhằm cô lập Đài
Loan và các cuộc tập trận lớn mà quân đội Trung Quốc tiến hành gần hòn
đảo này trong tháng 8.2022.
“Tôi nghĩ những gì chúng ta đã thấy
trong vài năm qua là Trung Quốc đưa ra quyết định rằng họ không còn
thoải mái với hiện trạng nữa, một hiện trạng đã tồn tại trong nhiều thập
niên”, Ngoại trưởng Blinken phát biểu.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc đối với phát biểu trên của Ngoại trưởng Blinken.
************
Trung Quốc thừa nhận về khinh khí cầu ở Mỹ, ông Trump muốn bắn hạ
Khánh An
~3 minutes
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tối 3.2 ra thông cáo khẳng định khinh khí cầu
của nước này xuất hiện trên bầu trời Mỹ là khinh khí cầu dân sự bay
lạc, sau khi vụ việc gây xôn xao và nghi vấn Bắc Kinh do thám.
"Khinh
khí cầu là từ Trung Quốc và có bản chất dân sự, được sử dụng trong
nghiên cứu khí tượng và khoa học khác. Do ảnh hưởng của gió tây và năng
lực kiểm soát hạn chế, khinh khí cầu bị lệch khỏi đường bay dự kiến",
Reuters dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
"Trung
Quốc lấy làm tiếc về việc khinh khí cầu bay lạc sang Mỹ vì lý do bất
khả kháng. Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì liên lạc với phía Mỹ để xử lý
đúng đắn vụ tai nạn này", theo thông cáo.
Theo CNN dẫn lời thư ký
báo chí Lầu Năm Góc Pat Ryder, khinh khí cầu trên bay ở độ cao khoảng
18.280 m, cao hơn khoảng 5.480 m so với các máy bay thương mại.
Khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay vào không phận Mỹ?
Nhiều nhân vật trong đảng Cộng hòa, bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
chỉ trích Nhà Trắng về việc không bắn rơi khinh khí cầu trên. Theo Lầu
Năm Góc, việc bắn hạ khinh khí cầu sẽ tạo khu vực mảnh vỡ lớn có khả
năng gây thương vong dưới mặt đất.
Lầu Năm Góc nhiều lần từ chối
nói về khả năng Mỹ cân nhắc bắn rơi khinh khí cầu tại khu vực trên mặt
nước và không gây nguy hiểm cho những người bên dưới.
Viết trên
mạng xã hội Truth Social, cựu Tổng thống Trump kêu gọi bắn hạ khinh khí
cầu trên. Cựu thống đốc Carolina Nikki Haley cũng kêu gọi bắn rơi khinh
khí cầu và chỉ trích rằng Tổng thống Biden "để Trung Quốc bước đi bên
trên tất cả chúng ta".
Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng chính
phủ nên ra lệnh bắn hạ khinh khí cầu tại khu vực thưa thớt dân cư: "Nó
không giống một số khinh khí cầu dùng khí nóng, nó có các cảm biến với
kích cỡ bằng 2 chiếc xe buýt và khả năng thao tác độc lập".
Cựu
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng kêu gọi bắn hạ khinh khí cầu và yêu cầu
câu trả lời từ Trung Quốc. Trong khi đó, giới chức Mỹ cho rằng khinh
khí cầu trên không có khả năng thu thập thông tin tình báo nhiều hơn các
vệ tinh do thám ở quỹ đạo tầm thấp mà Trung Quốc sử dụng.
************
Mỹ - Trung khó bề dĩ hòa vi quý
Hoàng Đình
5–6 minutes
Tối
qua (3.2), tờ The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết
Bộ Ngoại giao nước này đã hoãn vô thời hạn chuyến công du của Ngoại
trưởng Blinken đến Trung Quốc. Hãng tin Bloomberg cũng dẫn lời hai quan
chức Mỹ đưa ra thông tin tương tự. Tuy nhiên, cả Washington lẫn Bắc Kinh
đến tối qua đều chưa thông tin chính thức về diễn biến này.
Việc
chuyến đi được cho là bị hoãn sau khi Lầu Năm Góc ngày 2.2 cho biết họ
đang theo dõi một vật thể bị nghi là khinh khí cầu gián điệp của Trung
Quốc. Theo đó, vật thể này bay trên bầu trời Mỹ từ ngày 1.2. Theo người
phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder, khí cầu đang hoạt động bên trên khu
vực hàng không dân dụng và không gây ra mối đe dọa với mặt đất. Giới
chức Mỹ cho biết Washington đã nêu vấn đề với Bắc Kinh qua các kênh
ngoại giao. Liên quan vấn đề này, trong họp báo ngày 3.2, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết Bắc Kinh đang xác minh
vụ việc.
CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ ?
Ban
đầu, Ngoại trưởng Blinken dự kiến thăm Trung Quốc từ ngày 5 - 6.2 và có
cuộc hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Tần Cương. Đến trưa 3.2, tờ Financial Times
còn dẫn một số nguồn tin thân cận tiết lộ trong chuyến thăm, ông
Blinken còn gặp cả ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc.
Chuyến
công du lần này của Ngoại trưởng Blinken diễn ra trong bối cảnh quan hệ
Mỹ - Trung liên tục căng thẳng suốt những năm qua, đặc biệt xung đột
thương mại giữa hai bên cũng không ngừng leo thang.
Nhận định khi trả lời Thanh Niên
ngày 3.2, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật
Bản, học giả Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) cho rằng:
"Việc Ngoại trưởng Blinken dự định đến Trung Quốc lần này là dấu hiệu
tích cực cho thấy cả hai bên đều muốn ổn định quan hệ, để sự cạnh tranh
chiến lược không biến thành xung đột, mất kiểm soát".
Cũng trả lời Thanh Niên,
GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan
châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản; Học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore) đánh giá: "Hiện nay, căng thẳng giữa
Bắc Kinh với Washington về vấn đề Đài Loan đã có phần lắng xuống so với
cao trào hồi tháng 8 năm ngoái. Cuộc chiến thương mại với Mỹ và các biện
pháp trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang phải giải quyết những hệ quả kinh tế
do Covid-19. Vì thế, Bắc Kinh ít có khả năng làm xấu đi quan hệ với
Washington vào thời điểm này".
Ông Sato kỳ vọng: "Ngoại trưởng Tần
Cương có kinh nghiệm ngoại giao lâu năm với các nước phương Tây. Cho
nên, xu thế "ngoại giao chiến lang" của Trung Quốc có thể sẽ được thay
thế bằng một cách tiếp cận mới, tránh những luận điệu công khai thù địch
không cần thiết chống lại Mỹ hoặc các nhà lãnh đạo của nước này. Thay
vào đó, Bắc Kinh tập trung nhiều hơn vào lợi ích hữu hình và thương
lượng.
Vì thế, nếu chuyến công du của ông Blinken thực sự bị hoãn
vô thời hạn thì hai bên đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng để đối thoại nhằm
ổn định quan hệ.
KHÔNG NGỪNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC
Không
dừng lại ở việc cơ hội bị bỏ lỡ, việc chuyến công du của ông Blinken bị
hoãn còn là một minh chứng cho thấy bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc khó
có thể giải quyết ổn thỏa.
PGS Nagy đánh giá: "Sau Đại hội toàn
quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước này đang có một số
hành động nhằm thay đổi các ảnh hưởng ngoại giao do một số chính sách
của Bắc Kinh. Washington và các bên có thể đang đặt ra câu hỏi rằng liệu
sự thay đổi đó mang tính chất lâu dài hay chỉ là thay đổi chiến thuật
mà không thay đổi chiến lược. Và có vẻ như hầu hết ý kiến đều đánh giá
sự thay đổi đó của Bắc Kinh chỉ mang tính chiến thuật, ngắn hạn để Trung
Quốc có thời gian ổn định nền kinh tế".
Trả lời Thanh Niên cùng
ngày 3.2, ông Gregory Poling (Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Giám
đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á - AMTI, Trung tâm nghiên cứu
chiến lược và quốc tế - CSIS, Mỹ) cho rằng ngay cả khi chuyến công du
diễn ra, thì: "Mối quan hệ Mỹ - Trung về tổng thể thì khó có thể sớm cải
thiện do hai bên không đồng thuận về các vấn đề cơ bản. Washington và
Bắc Kinh sẽ tiếp tục theo đuổi các chiến lược cạnh tranh về an ninh,
công nghệ cao…".
Tương tự, bà Bonnie S.Glaser (Giám đốc Chương trình
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Quỹ Marshall Đức tại Mỹ) nhận định:
"Chuyến công du dự kiến của Ngoại trưởng Blinken mang đến cơ hội để ổn
định quan hệ Mỹ - Trung dù tôi không đánh giá cao khả năng cải thiện
căng thẳng giữa hai bên. Ngay cả mục tiêu ổn định quan hệ cũng khó đạt
được. Bắc Kinh tiếp tục cho rằng Washington khiến tình hình xấu đi và có
nhiều yêu cầu không thể đáp ứng. Bắc Kinh cũng tiếp tục liên kết các
vấn đề không liên quan. Và khó có khả năng hai bên có thể đồng ý về các
nguyên tắc định hướng cho mối quan hệ". ***********
thế giới 4-2: Ukraine được nhận tên lửa từ Pháp và Ý
4–5 minutes
Ukraine được nhận tên lửa từ Pháp và Ý
*
Pháp và Ý sẽ gửi tên lửa cho Ukraine. Hôm 3-2, Bộ Quốc phòng Pháp thông
báo Pháp và Ý đã đồng ý cung cấp các hệ thống tên lửa đất đối không cho
Ukraine.
Theo đó, các hệ thống như MAMBA, một tên lửa tầm trung,
sẽ là loại vũ khí được chuyển tới Ukraine nhằm bảo vệ lực lượng Ukraine
trước các mối đe dọa trên không như máy bay không người lái hoặc tên
lửa. Bộ Quốc phòng Pháp khẳng định hệ thống do Ý, Pháp và NATO phát
triển này sẽ giúp Ukraine "tự bảo vệ mình trước máy bay, tên lửa và UAV
của Nga".
* Chính phủ Đức phê duyệt xuất khẩu xe tăng Leopard-1
cho Ukraine. Ngày 3-2, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit
xác nhận nước này đã "bật đèn xanh" việc xuất khẩu xe tăng Leopard-1 cho
Ukraine. Tuy nhiên, ông không cho biết thông tin chi tiết. Chính phủ
Đức trước đó thông báo sẽ chuyển giao loại xe tăng hiện đại Leopard-2 -
thế hệ tiếp nối của Leopard-1 - cho Ukraine từ kho dự trữ của quân đội
liên bang Đức.
Theo truyền thông Đức, trước mắt, nước này sẽ
chuyển giao 29 xe tăng Leopard-1 cho Ukraine. Tập đoàn công nghiệp quốc
phòng Rheinmetall và Flensburger Fahrzeugbau Gesellschaft (FFG) muốn
chuẩn bị cho việc xuất khẩu hàng chục xe tăng Leopard-1 sang Ukraine,
song theo báo Sueddeutsche Zeitung, Đức đang gặp phải vấn đề về việc mua sắm đạn dược.
* Khai mạc Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia. Theo
phóng viên TTXVN tại Jakarta, tối 3-2, Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF)
2023 với chủ đề "ASEAN: Hành trình tới những điểm đến tuyệt vời" đã
chính thức khai mạc tại ngôi đền Hindu cổ Prambanan thuộc đặc khu hành
chính Yogyakarta của Indonesia.
Phát biểu khai mạc, Phó tổng thống
Indonesia Ma'ruf Amin bày tỏ hy vọng rằng diễn đàn này sẽ tiếp lửa nhằm
vực dậy du lịch ASEAN, đồng thời là nơi thảo luận, xây dựng các chính
sách cũng như chương trình phát triển du lịch thiết thực hơn, có định
hướng và hướng tới tương lai.
Chào mừng các vị khách đến với thành
phố văn hóa Yogyakarta, Phó tổng thống Amin cũng bày tỏ kỳ vọng rằng
ngành du lịch sẽ củng cố khu vực ASEAN như một khu vực ổn định, hòa
bình, phẩm giá, đề cao các giá trị con người và góp phần ổn định kinh tế
thế giới.
Kêu gọi các nước ASEAN cùng nhau xây dựng ngành du lịch
bền vững và bao trùm, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ,
siêu nhỏ và vừa, phụ nữ và thế hệ trẻ, nhà lãnh đạo Indonesia cho rằng
đã đến lúc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch thông qua đổi
mới và sáng tạo, cũng như chuyển đổi theo hướng kỹ thuật số.
Cũng
phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia
(Kemanparekraf) Sandiaga Uno đã nhấn mạnh "3 câu thần chú" để thúc đẩy
tăng trưởng du lịch, bao gồm nhanh chóng hành động, cùng nhau hành động,
và hành động bao trùm nhằm thúc đẩy các tiềm năng việc làm.
* EU "linh hoạt" việc kết nạp Ukraine làm thành viên. Ngày
3-2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố không có
khung thời gian cứng đối với tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU)
của Ukraine. Tại cuộc họp báo cùng Tổng thống Volodymyr Zelensky ở Kiev
(Ukraine), bà Von der Leyen nói sẽ không có khung thời gian cho việc kết
nạp, nhưng lưu ý rằng Ukraine có những điều kiện cần phải đảm bảo.
Ukraine
đã được phê chuẩn tư cách ứng viên EU từ giữa năm ngoái. Kiev nhiều lần
khẳng định mong muốn được đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU. Vấn đề này
cũng nằm trong số các chương trình nghị sự được quan tâm trong cuộc
thượng đỉnh EU - Ukraine hôm 3-2. Tuy nhiên, giới quan sát đa phần cho
rằng đây là mong muốn khó trở thành hiện thực.
* Mỹ khẳng định Nga gặp khó vì mức trần giá dầu. Ngày
3-2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết mức giá trần mới về
sản phẩm dầu của Nga do phương Tây áp đặt đã hạn chế doanh thu của Nga,
trong khi vẫn giữ ổn định về cung ứng cho thị trường năng lượng toàn
cầu.
Khinh khí cầu Trung Quốc trên lãnh thổ Mỹ : Bắc Kinh phản công
Thanh Hà
4–5 minutes
MỸ - TRUNG QUỐC - DO THÁM
Đăng ngày:
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc hôm nay 04/02/2023 tố cáo Hoa Kỳ lợi dụng vụ khinh khí cầu nhằm « bôi nhọ hình ảnh của Trung Quốc ». Trước đó, Bắc Kinh nhìn nhận đây là « một sự cố nghiêm trọng » và cam kết « kiểm tra thêm thông tin » về vụ một « quả khinh khí cầu » của Trung Quốc bay trên không phận bang Montana gần các cơ sở quân sự của Hoa Kỳ.
Ngành
ngoại giao Trung Quốc thay đổi thái độ sau khi bộ trưởng Antony Blinken
thông báo hủy chuyến công du Bắc Kinh dự trù diễn ra trong hai ngày
05-06/02.
Trong cuộc điện đàm ngày 03/02 với đối tác Trung Quốc, ngoại trưởng Mỹ giải thích hoãn « vô thời hạn » chương trình đến Bắc Kinh do « thời điểm không thích hợp » sau « hành vi vô trách nhiệm »
của phía Trung Quốc. Ở đầu dây bên kia, cựu ngoại trưởng Trung Quốc
Vương Nghị, vừa được chỉ định vào chức vụ chủ nhiệm Văn Phòng Ủy Ban
Công Tác Đối Ngoại Trung Ương Đảng, nhấn mạnh rằng « Trung Quốc luôn tôn trọng lãnh thổ và không phận của tất cả các quốc gia có chủ quyền ». Bắc Kinh đồng thời coi những cáo buộc vừa nêu là « không có cơ sở ».
Thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc sáng nay 04/02 tố cáo « một số giới chức chính trị và truyền thông Hoa Kỳ khai thác sự cố này để tấn công và làm xấu đi hình ảnh của Trung Quốc ».
Để gỡ thể diện, thông cáo cho biết thêm : cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ đều
không chính thức thông báo chuyến công du Bắc Kinh của ông Blinken.
Theo
thông tín viên Stéphane Lagarde từ Bắc Kinh, việc Mỹ hủy chuyến công du
của ngoại trưởng Blinken đến Bắc Kinh khiến Trung Quốc thất vọng nên đã
thay đổi thái độ, chuyển sang thế phản công.
« Ngành ngoại
giao Trung Quốc thừa nhận đây là một quả khinh khí cầu của Trung Quốc và
cụ thể, "vật thể này mang tính dân sự", không người lái, có nhiệm vụ
"chủ yếu nghiên cứu về hiện tượng khí hậu".
Thông cáo
của phát ngôn viên bộ Ngoại Giao giải thích thêm khinh khí cầu đã thâm
nhập lãnh thổ Hoa Kỳ, bị gió ở trên cao đẩy ra khỏi hành trình như dự
tính. Theo Bắc Kinh đây là một trường hợp "bất khả kháng". Từ ngữ được
sử dụng nhằm rũ bỏ một phần trách nhiệm trước những cáo buộc thâm nhập
lãnh thổ Hoa Kỳ - do đây là hiện tượng ngoài ý muốn, như khi xảy ra
thiên tai. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết thêm là sẽ
"tiếp tục cung cấp thông tin với phía Mỹ và giải quyết đúng đắn tình
huống bất ngờ này".
Trước đó, Bắc Kinh cũng đã thông báo
sẽ kiểm tra thêm thông tin, đồng thời kêu gọi các bên kiềm chế. Nhưng
những lời lẽ lấy làm tiếc nói trên, và phải nói đây là một thái độ hiếm
thấy từ phía chính quyền Trung Quốc, đã không ngăn cản ngoại trưởng Mỹ
Antony Blinken hoãn chuyến công du Bắc Kinh. Chuyến đi này nhẽ ra là
nhằm hàn gắn bang giao Mỹ - Trung đã xấu đi trong thời gian gần đây ».
Một khinh khí cầu “do thám” thứ hai của Trung Quốc được phát hiện trên châu Mỹ La tinh
Thanh Phương
3–4 minutes
MỸ - TRUNG QUỐC - DO THÁM
Đăng ngày:
Một khinh khí cầu “do thám”
thứ hai của Trung Quốc đã được phát hiện trên không phận châu Mỹ La
tinh, theo thông báo của Lầu Năm Góc hôm qua, 03/02/2023. Diễn tiến mới
này gây thêm căng thẳng cho quan hệ Mỹ-Trung, khiến ngoại trưởng Antony
Blinken phải đình hoãn vô thời hạn chuyến đi Bắc Kinh.
Hôm 02/02, Hoa Kỳ cũng đã thông báo phát hiện một khinh khí cầu mà Trung Quốc gọi là “bóng thám không” trên không phận nước Mỹ. Mặc dù Bắc Kinh đã “lấy làm tiếc” về vụ xâm phạm “không cố ý” không phận Hoa Kỳ, chính quyền tổng thống Joe Biden vẫn cho vụ này là “không thể chấp nhận được”.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten tường trình:
“Antony
Blinken cho biết ông ghi nhận những lời lấy làm tiếc của Trung Quốc.
Ông đã nói điều đó với đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, nhưng vẫn lên
án “một hành động vô trách nhiệm và một sự xâm phạm chủ quyền của Hoa
Kỳ”.
Vụ này đủ để phá hỏng mục tiêu của chuyến đi được
coi là chuyến viếng thăm đánh dấu sự xích lại gần nhau. Đây là lần đầu
tiên một ngoại trưởng Mỹ đặt chân đến Bắc Kinh. Nhưng ông Blinken cũng
cố làm dịu tình hình, khẳng định là các đường dây liên lạc với Trung
Quốc vẫn để mở.
Trước mắt, ưu tiên đối với ông, là quả
kinh khí cầu Trung Quốc phải rời khỏi không phận Hoa Kỳ. Nhất là vì vụ
đã gây phản ứng mạnh trong chính giới Mỹ và có thể trở thành vấn đề gây
thêm đối đầu giữa phe Dân Chủ và phe Cộng Hòa.
Trong khi
vào hôm trước, nhà chức trách Hoa Kỳ cho rằng không cần bắn rơi quả
bóng ở độ cao 18.000 mét, nhiều nghị sĩ phe đối lập nay đã công khai yêu
cầu phải bắn hạ quả bóng đó. Trên mạng xã hội Truth Social của ông, cựu
tổng thống Trump cũng yêu cầu như vậy.”
Ukraina nhận vũ khí có tầm bắn xa hơn của Mỹ, Pháp và Ý
Thanh Hà
Ngoài
bom tầm xa của Mỹ (GLSDB), đến mùa xuân này, Ukraina sẽ được Pháp và Ý
trang bị thêm hệ thống phòng thủ chống tên lửa Mamba có tầm bắn xa hơn
các tên lửa mà Kiev hiện có. Tối 03/02/2023, bộ Quân Lực Pháp thông báo
đã phối hợp cùng với Roma để ngay từ « mùa Xuân này » sẽ chuyển giao cho Kiev « hệ thống phòng không tầm trung SAMP/T-Mamba ». Hệ thống này tương đương với Patriot của Hoa Kỳ.
Từ
nhiều tháng qua, tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi phương Tây hỗ
trợ, tăng cường khả năng phòng thủ cho Ukraina để bắn chặn tên lửa của
Nga nhắm vào các cơ sở hạ tầng thiết yếu. SAMP/T-Mamba, do Ý và Pháp
đồng chế tạo, là hệ thống phòng thủ tên lửa địa đối không, có tầm bắn
hơn 100 km, có khả năng chặn tên lửa đạn đạo tầm ngắn, chiến đấu cơ,
drone và tên lửa hành trình. Hệ thống nói trên đã được điều sang Rumani
để bảo vệ khu vực mang tính chiến lược cao quanh hải cảng Constanta,
hướng ra Biển Đen.
Về phía Pháp, trong tuần, Paris đã thông báo
cấp thêm 12 hệ thống đại bác đa nòng Caesar 155 mm cho Ukraina, như vậy
tổng cộng Kiev sẽ có tất cả 49 đại bác Caesar. Pháp cũng mới thông báo
viện trợ cho Ukraina hệ thống radar Ground Master 200, có khả năng phát
hiện các vật thể bay của đối phương cách xa 250 km. Một lợi thế của
GM200 là loại radar này phát hiện các vật thể bay có thể là drone, bay ở
tốc độ chậm và ở độ cao tương đối thấp, hay phát hiện chiến đấu cơ ở
những độ bay cao hơn và nhanh hơn.
Nga chuẩn bị một đợt tấn công vào tháng 3/2023
Viện
Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW của Mỹ hôm 02/02 trích dẫn một nguồn tin
tình báo Ukraina khẳng định tổng thống Vladimir Putin ra lệnh cho quân
đội « chuẩn bị đợt tấn công Ukraina sắp tới đây ». Matxcơva đề ra mục tiêu « kiểm soát toàn bộ các vùng lãnh thổ Donetsk và Luhansk từ nay cho đến tháng Ba ».
Vẫn theo nguồn tin trên, một hôm trước đó, Andriy Chernyak, một quan
chức trong ngành tình báo của bộ Quốc Phòng Ukraina, cũng đã tiết lộ
thông tin tương tự trên nhật báo Kyiv Post.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh cho biết thêm kể từ ngày 11/02, phía Nga sẽ « vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống internet »,
cắt đứt mạng kết nối và các kênh liên lạc, tránh để các binh sĩ Nga bị
phát hiện khi sử dụng điện thoại di động, hay để lộ kế hoạch tấn công ra
ngoài. ISW ghi nhận quân đội Nga « đã rút kinh nghiệm từ nhiều thất bại và sơ sót trước đây, đe dọa đến an ninh » của các quân nhân Nga. Gần đây nhất là đợt tấn công nhắm vào căn cứ Makiivla làm ít nhất 89 binh sĩ tử vong.
Cựu Thủ tướng Anh Liz Truss tham gia chiến dịch toàn cầu gây áp lực lên Trung Quốc
Cựu
Thủ tướng Anh Liz Truss sẽ tham gia một chiến dịch quốc tế nhằm gây áp
lực lên Trung Quốc về hồ sơ nhân quyền và áp bức kinh tế đối với các
nước nhỏ hơn.
Bà Truss sẽ phát biểu tại một hội nghị
của các chính trị gia toàn cầu sẽ diễn ra ở Nhật Bản trong tháng này
được tổ chức để điều phối chính sách của các chính phủ dân chủ đối với
Bắc Kinh.
Kể từ khi từ chức vào tháng 10/2022, bà Truss ít thu hút được sự chú ý.
Nhưng gần đây các đồng minh của bà đã thành lập một nhóm để thúc đẩy chương trình giảm thuế của bà.
Các
thành viên của Nhóm Tăng trưởng Bảo thủ bao gồm các cựu bộ trưởng Simon
Clarke và Ranil Jayawardena, cả hai đều đã từng phục vụ trong nội các
của bà Truss.
Bà Truss đã từ chức chỉ sau 45 ngày tại vị, sau những bất ổn kinh tế đối với kế hoạch ngân sách ngắn hạn (mini-budget) của bà.
Vào tháng 12, vị cựu thủ tướng đã gặp những người Cộng hòa có cùng chí hướng trong chuyến đi tới Washington.
Tuy nhiên, bài phát biểu của bà tại hội nghị ở Nhật Bản sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của bà kể từ khi rời nhiệm sở.
Hội
nghị được tổ chức bởi Liên minh Nghị viện về Trung Quốc (Parliamentary
Alliance on China), nhằm tìm cách điều phối áp lực quốc tế lên Bắc Kinh.
Nhóm các chính trị gia đa đảng làm việc về các vấn đề bao gồm bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy công bằng thương mại.
Trong bài phát biểu của mình, bà Truss dự kiến sẽ tập trung vào mối đe dọa đối với Đài Loan.
Bà cũng sẽ tham gia cùng với hai cựu thủ tướng khác - Scott Morrison của Úc và Guy Verhofstadt của Bỉ.
Các
nhà ngoại giao sẽ theo dõi sát sao để xem liệu bà Truss có áp dụng
đường lối cứng rắn hơn so với chính phủ cũ của bà, vốn vẫn hy vọng hợp
tác với Trung Quốc về biến đổi khí hậu và thương mại.
Tháng
11, Thủ tướng Rishi Sunak cho biết cái gọi là "kỷ nguyên vàng" trong
quan hệ với Trung Quốc đã kết thúc và các mối quan hệ kinh tế chặt chẽ
hơn trong thập niên trước là "ngây thơ".
Nhưng ông nhấn
mạnh "chúng ta không thể bỏ qua tầm quan trọng của Trung Quốc trong các
vấn đề thế giới - đối với sự ổn định kinh tế toàn cầu hoặc các vấn đề
như biến đổi khí hậu".
Người tiền nhiệm của bà Truss với
tư cách là thủ tướng, Boris Johnson, cũng đã tái xuất hiện trên vũ đài
toàn cầu kể từ khi rời nhiệm sở.
Tháng trước, ông đến thăm Kyiv, nơi ông đã gặp Tổng thống Volodymyr Zelensky và các bộ trưởng Ukraine khác.
************
Ngoại trưởng Mỹ nói căng thẳng với Trung Quốc đã giảm bớt
Văn Khoa
2–3 minutes
Tại
một sự kiện ở thành phố Chicago (Mỹ) vào ngày 20.1, Ngoại trưởng
Blinken đã được hỏi liệu căng thẳng với Trung Quốc có giảm bớt hay
không. Ông đáp lại: “Tôi nghĩ thế, vì khi bạn nói chuyện và tiếp xúc,
việc đó có xu hướng tạo ra hiệu ứng như thế. Phần còn lại của thế giới
mong đợi chúng tôi quản lý mối quan hệ này một cách có trách nhiệm. Họ
biết rằng cách chúng tôi quản lý mối quan hệ này thực sự sẽ ảnh hưởng
đến họ”.
Ngoại trưởng Blinken sẽ thăm Bắc Kinh từ ngày 5-6.2, theo
một quan chức Mỹ. Đây sẽ là chuyến công du đầu tiên của một ngoại
trưởng Mỹ tới Trung Quốc kể từ tháng 10.2018, theo AFP. Chuyến đi được
quyết định sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình có cuộc hội đàm tại Bali (Indonesia) vào tháng 11.2022.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu tại một sự kiện tại thành phố Chicago (Mỹ) ngày 20.1
AFP
Tuy
nhiên, cũng tại sự kiện ở Đại học Chicago, Ngoại trưởng Blinken một lần
nữa nhắc đến những nỗ lực ngày càng tăng của Bắc Kinh nhằm cô lập Đài
Loan và các cuộc tập trận lớn mà quân đội Trung Quốc tiến hành gần hòn
đảo này trong tháng 8.2022.
“Tôi nghĩ những gì chúng ta đã thấy
trong vài năm qua là Trung Quốc đưa ra quyết định rằng họ không còn
thoải mái với hiện trạng nữa, một hiện trạng đã tồn tại trong nhiều thập
niên”, Ngoại trưởng Blinken phát biểu.
Hiện chưa có thông tin về phản ứng của Trung Quốc đối với phát biểu trên của Ngoại trưởng Blinken.
************
Trung Quốc thừa nhận về khinh khí cầu ở Mỹ, ông Trump muốn bắn hạ
Khánh An
~3 minutes
Bộ Ngoại giao Trung Quốc tối 3.2 ra thông cáo khẳng định khinh khí cầu
của nước này xuất hiện trên bầu trời Mỹ là khinh khí cầu dân sự bay
lạc, sau khi vụ việc gây xôn xao và nghi vấn Bắc Kinh do thám.
"Khinh
khí cầu là từ Trung Quốc và có bản chất dân sự, được sử dụng trong
nghiên cứu khí tượng và khoa học khác. Do ảnh hưởng của gió tây và năng
lực kiểm soát hạn chế, khinh khí cầu bị lệch khỏi đường bay dự kiến",
Reuters dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
"Trung
Quốc lấy làm tiếc về việc khinh khí cầu bay lạc sang Mỹ vì lý do bất
khả kháng. Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì liên lạc với phía Mỹ để xử lý
đúng đắn vụ tai nạn này", theo thông cáo.
Theo CNN dẫn lời thư ký
báo chí Lầu Năm Góc Pat Ryder, khinh khí cầu trên bay ở độ cao khoảng
18.280 m, cao hơn khoảng 5.480 m so với các máy bay thương mại.
Khinh khí cầu do thám Trung Quốc bay vào không phận Mỹ?
Nhiều nhân vật trong đảng Cộng hòa, bao gồm cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump
chỉ trích Nhà Trắng về việc không bắn rơi khinh khí cầu trên. Theo Lầu
Năm Góc, việc bắn hạ khinh khí cầu sẽ tạo khu vực mảnh vỡ lớn có khả
năng gây thương vong dưới mặt đất.
Lầu Năm Góc nhiều lần từ chối
nói về khả năng Mỹ cân nhắc bắn rơi khinh khí cầu tại khu vực trên mặt
nước và không gây nguy hiểm cho những người bên dưới.
Viết trên
mạng xã hội Truth Social, cựu Tổng thống Trump kêu gọi bắn hạ khinh khí
cầu trên. Cựu thống đốc Carolina Nikki Haley cũng kêu gọi bắn rơi khinh
khí cầu và chỉ trích rằng Tổng thống Biden "để Trung Quốc bước đi bên
trên tất cả chúng ta".
Thượng nghị sĩ Marco Rubio cho rằng chính
phủ nên ra lệnh bắn hạ khinh khí cầu tại khu vực thưa thớt dân cư: "Nó
không giống một số khinh khí cầu dùng khí nóng, nó có các cảm biến với
kích cỡ bằng 2 chiếc xe buýt và khả năng thao tác độc lập".
Cựu
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cũng kêu gọi bắn hạ khinh khí cầu và yêu cầu
câu trả lời từ Trung Quốc. Trong khi đó, giới chức Mỹ cho rằng khinh
khí cầu trên không có khả năng thu thập thông tin tình báo nhiều hơn các
vệ tinh do thám ở quỹ đạo tầm thấp mà Trung Quốc sử dụng.
************
Mỹ - Trung khó bề dĩ hòa vi quý
Hoàng Đình
5–6 minutes
Tối
qua (3.2), tờ The Wall Street Journal dẫn lời một quan chức Mỹ cho biết
Bộ Ngoại giao nước này đã hoãn vô thời hạn chuyến công du của Ngoại
trưởng Blinken đến Trung Quốc. Hãng tin Bloomberg cũng dẫn lời hai quan
chức Mỹ đưa ra thông tin tương tự. Tuy nhiên, cả Washington lẫn Bắc Kinh
đến tối qua đều chưa thông tin chính thức về diễn biến này.
Việc
chuyến đi được cho là bị hoãn sau khi Lầu Năm Góc ngày 2.2 cho biết họ
đang theo dõi một vật thể bị nghi là khinh khí cầu gián điệp của Trung
Quốc. Theo đó, vật thể này bay trên bầu trời Mỹ từ ngày 1.2. Theo người
phát ngôn Lầu Năm Góc Patrick Ryder, khí cầu đang hoạt động bên trên khu
vực hàng không dân dụng và không gây ra mối đe dọa với mặt đất. Giới
chức Mỹ cho biết Washington đã nêu vấn đề với Bắc Kinh qua các kênh
ngoại giao. Liên quan vấn đề này, trong họp báo ngày 3.2, người phát
ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh cho biết Bắc Kinh đang xác minh
vụ việc.
CƠ HỘI BỊ BỎ LỠ ?
Ban
đầu, Ngoại trưởng Blinken dự kiến thăm Trung Quốc từ ngày 5 - 6.2 và có
cuộc hội đàm với người đồng cấp chủ nhà Tần Cương. Đến trưa 3.2, tờ Financial Times
còn dẫn một số nguồn tin thân cận tiết lộ trong chuyến thăm, ông
Blinken còn gặp cả ông Tập Cận Bình - Chủ tịch nước Trung Quốc.
Chuyến
công du lần này của Ngoại trưởng Blinken diễn ra trong bối cảnh quan hệ
Mỹ - Trung liên tục căng thẳng suốt những năm qua, đặc biệt xung đột
thương mại giữa hai bên cũng không ngừng leo thang.
Nhận định khi trả lời Thanh Niên
ngày 3.2, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật
Bản, học giả Viện Nghiên cứu các vấn đề quốc tế của Nhật) cho rằng:
"Việc Ngoại trưởng Blinken dự định đến Trung Quốc lần này là dấu hiệu
tích cực cho thấy cả hai bên đều muốn ổn định quan hệ, để sự cạnh tranh
chiến lược không biến thành xung đột, mất kiểm soát".
Cũng trả lời Thanh Niên,
GS Yoichiro Sato (chuyên gia về quan hệ quốc tế, Đại học Ritsumeikan
châu Á - Thái Bình Dương, Nhật Bản; Học giả cao cấp của Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á Yusof Ishak, Singapore) đánh giá: "Hiện nay, căng thẳng giữa
Bắc Kinh với Washington về vấn đề Đài Loan đã có phần lắng xuống so với
cao trào hồi tháng 8 năm ngoái. Cuộc chiến thương mại với Mỹ và các biện
pháp trừng phạt của phương Tây đã ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn đang phải giải quyết những hệ quả kinh tế
do Covid-19. Vì thế, Bắc Kinh ít có khả năng làm xấu đi quan hệ với
Washington vào thời điểm này".
Ông Sato kỳ vọng: "Ngoại trưởng Tần
Cương có kinh nghiệm ngoại giao lâu năm với các nước phương Tây. Cho
nên, xu thế "ngoại giao chiến lang" của Trung Quốc có thể sẽ được thay
thế bằng một cách tiếp cận mới, tránh những luận điệu công khai thù địch
không cần thiết chống lại Mỹ hoặc các nhà lãnh đạo của nước này. Thay
vào đó, Bắc Kinh tập trung nhiều hơn vào lợi ích hữu hình và thương
lượng.
Vì thế, nếu chuyến công du của ông Blinken thực sự bị hoãn
vô thời hạn thì hai bên đã bỏ lỡ một cơ hội quan trọng để đối thoại nhằm
ổn định quan hệ.
KHÔNG NGỪNG CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC
Không
dừng lại ở việc cơ hội bị bỏ lỡ, việc chuyến công du của ông Blinken bị
hoãn còn là một minh chứng cho thấy bất đồng giữa Mỹ và Trung Quốc khó
có thể giải quyết ổn thỏa.
PGS Nagy đánh giá: "Sau Đại hội toàn
quốc lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nước này đang có một số
hành động nhằm thay đổi các ảnh hưởng ngoại giao do một số chính sách
của Bắc Kinh. Washington và các bên có thể đang đặt ra câu hỏi rằng liệu
sự thay đổi đó mang tính chất lâu dài hay chỉ là thay đổi chiến thuật
mà không thay đổi chiến lược. Và có vẻ như hầu hết ý kiến đều đánh giá
sự thay đổi đó của Bắc Kinh chỉ mang tính chiến thuật, ngắn hạn để Trung
Quốc có thời gian ổn định nền kinh tế".
Trả lời Thanh Niên cùng
ngày 3.2, ông Gregory Poling (Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Giám
đốc Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á - AMTI, Trung tâm nghiên cứu
chiến lược và quốc tế - CSIS, Mỹ) cho rằng ngay cả khi chuyến công du
diễn ra, thì: "Mối quan hệ Mỹ - Trung về tổng thể thì khó có thể sớm cải
thiện do hai bên không đồng thuận về các vấn đề cơ bản. Washington và
Bắc Kinh sẽ tiếp tục theo đuổi các chiến lược cạnh tranh về an ninh,
công nghệ cao…".
Tương tự, bà Bonnie S.Glaser (Giám đốc Chương trình
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Quỹ Marshall Đức tại Mỹ) nhận định:
"Chuyến công du dự kiến của Ngoại trưởng Blinken mang đến cơ hội để ổn
định quan hệ Mỹ - Trung dù tôi không đánh giá cao khả năng cải thiện
căng thẳng giữa hai bên. Ngay cả mục tiêu ổn định quan hệ cũng khó đạt
được. Bắc Kinh tiếp tục cho rằng Washington khiến tình hình xấu đi và có
nhiều yêu cầu không thể đáp ứng. Bắc Kinh cũng tiếp tục liên kết các
vấn đề không liên quan. Và khó có khả năng hai bên có thể đồng ý về các
nguyên tắc định hướng cho mối quan hệ". ***********
thế giới 4-2: Ukraine được nhận tên lửa từ Pháp và Ý
4–5 minutes
Ukraine được nhận tên lửa từ Pháp và Ý
*
Pháp và Ý sẽ gửi tên lửa cho Ukraine. Hôm 3-2, Bộ Quốc phòng Pháp thông
báo Pháp và Ý đã đồng ý cung cấp các hệ thống tên lửa đất đối không cho
Ukraine.
Theo đó, các hệ thống như MAMBA, một tên lửa tầm trung,
sẽ là loại vũ khí được chuyển tới Ukraine nhằm bảo vệ lực lượng Ukraine
trước các mối đe dọa trên không như máy bay không người lái hoặc tên
lửa. Bộ Quốc phòng Pháp khẳng định hệ thống do Ý, Pháp và NATO phát
triển này sẽ giúp Ukraine "tự bảo vệ mình trước máy bay, tên lửa và UAV
của Nga".
* Chính phủ Đức phê duyệt xuất khẩu xe tăng Leopard-1
cho Ukraine. Ngày 3-2, người phát ngôn Chính phủ Đức Steffen Hebestreit
xác nhận nước này đã "bật đèn xanh" việc xuất khẩu xe tăng Leopard-1 cho
Ukraine. Tuy nhiên, ông không cho biết thông tin chi tiết. Chính phủ
Đức trước đó thông báo sẽ chuyển giao loại xe tăng hiện đại Leopard-2 -
thế hệ tiếp nối của Leopard-1 - cho Ukraine từ kho dự trữ của quân đội
liên bang Đức.
Theo truyền thông Đức, trước mắt, nước này sẽ
chuyển giao 29 xe tăng Leopard-1 cho Ukraine. Tập đoàn công nghiệp quốc
phòng Rheinmetall và Flensburger Fahrzeugbau Gesellschaft (FFG) muốn
chuẩn bị cho việc xuất khẩu hàng chục xe tăng Leopard-1 sang Ukraine,
song theo báo Sueddeutsche Zeitung, Đức đang gặp phải vấn đề về việc mua sắm đạn dược.
* Khai mạc Diễn đàn Du lịch ASEAN 2023 tại Indonesia. Theo
phóng viên TTXVN tại Jakarta, tối 3-2, Diễn đàn Du lịch ASEAN (ATF)
2023 với chủ đề "ASEAN: Hành trình tới những điểm đến tuyệt vời" đã
chính thức khai mạc tại ngôi đền Hindu cổ Prambanan thuộc đặc khu hành
chính Yogyakarta của Indonesia.
Phát biểu khai mạc, Phó tổng thống
Indonesia Ma'ruf Amin bày tỏ hy vọng rằng diễn đàn này sẽ tiếp lửa nhằm
vực dậy du lịch ASEAN, đồng thời là nơi thảo luận, xây dựng các chính
sách cũng như chương trình phát triển du lịch thiết thực hơn, có định
hướng và hướng tới tương lai.
Chào mừng các vị khách đến với thành
phố văn hóa Yogyakarta, Phó tổng thống Amin cũng bày tỏ kỳ vọng rằng
ngành du lịch sẽ củng cố khu vực ASEAN như một khu vực ổn định, hòa
bình, phẩm giá, đề cao các giá trị con người và góp phần ổn định kinh tế
thế giới.
Kêu gọi các nước ASEAN cùng nhau xây dựng ngành du lịch
bền vững và bao trùm, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp nhỏ,
siêu nhỏ và vừa, phụ nữ và thế hệ trẻ, nhà lãnh đạo Indonesia cho rằng
đã đến lúc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành du lịch thông qua đổi
mới và sáng tạo, cũng như chuyển đổi theo hướng kỹ thuật số.
Cũng
phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Du lịch và Kinh tế sáng tạo Indonesia
(Kemanparekraf) Sandiaga Uno đã nhấn mạnh "3 câu thần chú" để thúc đẩy
tăng trưởng du lịch, bao gồm nhanh chóng hành động, cùng nhau hành động,
và hành động bao trùm nhằm thúc đẩy các tiềm năng việc làm.
* EU "linh hoạt" việc kết nạp Ukraine làm thành viên. Ngày
3-2, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen tuyên bố không có
khung thời gian cứng đối với tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU)
của Ukraine. Tại cuộc họp báo cùng Tổng thống Volodymyr Zelensky ở Kiev
(Ukraine), bà Von der Leyen nói sẽ không có khung thời gian cho việc kết
nạp, nhưng lưu ý rằng Ukraine có những điều kiện cần phải đảm bảo.
Ukraine
đã được phê chuẩn tư cách ứng viên EU từ giữa năm ngoái. Kiev nhiều lần
khẳng định mong muốn được đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU. Vấn đề này
cũng nằm trong số các chương trình nghị sự được quan tâm trong cuộc
thượng đỉnh EU - Ukraine hôm 3-2. Tuy nhiên, giới quan sát đa phần cho
rằng đây là mong muốn khó trở thành hiện thực.
* Mỹ khẳng định Nga gặp khó vì mức trần giá dầu. Ngày
3-2, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết mức giá trần mới về
sản phẩm dầu của Nga do phương Tây áp đặt đã hạn chế doanh thu của Nga,
trong khi vẫn giữ ổn định về cung ứng cho thị trường năng lượng toàn
cầu.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .