Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 04 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

XXX

**************

Đệ nhất Phu nhân Ukraine kêu gọi người Anh không nản lòng ủng hộ Kiev


Phu nhân Zelenska nói rằng bà hiểu người Anh đang hứng chịu tác động kinh tế từ chiến sự Ukraine, nhưng nhấn mạnh họ không nên nản lòng trong việc hỗ trợ Kiev.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 4/9, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska được hỏi về thông điệp gửi tới người dân Anh, những người đang phải đối mặt với hóa đơn năng lượng tăng vọt do ảnh hưởng từ chiến sự Ukraine và từ tình hình giá khí đốt, dầu mỏ toàn cầu.

"Tôi hiểu tình hình đang rất khó khăn, nhưng hãy để tôi nhắc lại rằng Ukraine cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng vọt vào thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành mạnh", bà nói. "Ngoài chuyện đó, người dân của chúng tôi còn thiệt mạng. Nên khi người Anh đếm từng xu, chúng tôi cũng làm vậy và còn phải đếm thêm số thương vong".

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska tại một hội nghị ở thủ đô Kiev ngày 24/7. Ảnh: AFP.

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska tại một hội nghị ở thủ đô Kiev ngày 24/7. Ảnh: AFP.

Tỷ lệ lạm phát ở Anh năm nay dự kiến lên mức 13,3%, cao nhất trong 42 năm. Ngân hàng Trung ương Anh cho biết giá năng lượng leo thang là nguyên nhân chính khiến tình trạng lạm phát cao và tăng trưởng thấp. Bà Zelenska nhấn mạnh rằng nếu sự ủng hộ dành cho Ukraine mạnh mẽ thì cuộc khủng hoảng sẽ ngắn hơn.

Trong chuyến thăm Kiev tháng trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng các hộ gia đình trên khắp châu Âu sẽ phải chống chịu cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và duy trì ủng hộ mạnh mẽ Ukraine để chống lại Nga. Hôm 23/8, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cảnh báo "tâm lý mệt mỏi" trong cộng đồng quốc tế là một trong những mối đe dọa chính đối với Ukraine, nhắc đến việc các nước giảm hoặc ngừng hỗ trợ Kiev vì chiến sự kéo dài dai dẳng.

Anh là nước tích cực ủng hộ Ukraine hàng đầu ở châu Âu, đã viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine 2,71 tỷ USD kể từ khi xung đột nổ ra.

Theo bà Zelenska, các quốc gia khác khó có thể hiểu được tác động của chiến sự đối với người dân Ukraine, nhưng điều quan trọng là phải chia sẻ những câu chuyện về con người trong cuộc xung đột. Bà cho biết nhiều cha mẹ sẽ cảm động trước video ghi lại cảnh một cậu bé Ukraine vượt qua biên giới vào Ba Lan trong nước mắt hồi tháng 3.

"Những ông bố, bà mẹ hẳn sẽ không thể cầm được nước mắt. Tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh của họ và tôi cho rằng mọi người trên khắp thế giới đều nên như vậy", bà nói. "Những câu chuyện này là bộ mặt của cuộc chiến. Không phải số lượng bom, không phải số tiền bỏ ra, mà là hàng nghìn câu chuyện về con người".

Bà cho biết hiếm khi gặp chồng, nhưng vẫn trò chuyện với Tổng thống Zelensky hàng ngày.

Bà Zelenska đã xuất hiện nhiều hơn trước công chúng để kêu gọi ủng hộ cho Kiev, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Hồi tháng 7, bà đến Mỹ gặp Tổng thống Joe Biden và phát biểu trước quốc hội nước này, thúc giục Washington viện trợ thêm vũ khí.

Đức Trung (Theo BBC)


*************

Tổng thống Ukraine ca ngợi tân thủ tướng Anh


Tổng thống Ukraine rào đón ca ngợi tân thủ tướng Anh - Ảnh 1.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) gặp Tổng thống Ukraine Volydymyr Zelensky trong chuyến công du ngày 24-8 - Ảnh: REUTERS

Trong bài viết cho tờ ra ngày chủ nhật 4-9 The Mail on Sunday của Anh, ông Zelensky bày tỏ sự trân trọng đối với tình đoàn kết của Anh với Ukraine kể từ khi chiến sự diễn ra, đồng thời hứa sẽ tạo dựng "mối quan hệ thân thiết" với thủ tướng mới.

Cũng trong bài viết, ông Zelensky gửi lời cảm ơn Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, gọi hai quan chức này là "những nhà lãnh đạo tuyệt vời và những người bạn của Ukraine".

"Tại mỗi cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa chúng tôi, Boris đều có một câu hỏi rất hay: Còn gì nữa không? Bạn cần gì nữa? Nó đã trở thành từ khóa của chúng tôi. Tin tôi đi, không nhiều chính trị gia sẵn sàng làm điều này", ông Zelensky viết.

Ông Zelensky cũng thường ca ngợi cam kết của ông Johnson đối với Ukraine kể từ khi Nga tấn công. Ông nói rằng ông tin "vào sức mạnh của sự lãnh đạo cá nhân".

"Tôi biết mọi chuyện không dễ đối với Boris Johnson khi ông ấy phải đối mặt với nhiều thách thức nội bộ. Việc ưu tiên ủng hộ Ukraine đòi hỏi một lòng dũng cảm và quyết tâm cao độ".

Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev vào ngày 24-8, ngày Quốc khánh của Ukraine và là cột mốc tròn 6 tháng Nga can thiệp quân sự vào nước này.

Đây là chuyến công du lần thứ tư tới Ukraine của ông Johnson trong năm nay và cũng là chuyến công du cuối cùng tới nước này trên cương vị thủ tướng Anh.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Zelensky khi đó, ông Johnson nói rằng điều quan trọng là châu Âu phải duy trì hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine, ngay cả khi giá năng lượng và thực phẩm đang khiến người tiêu dùng chật vật.

Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ rời nhiệm sở vào ngày 6-9, sau cuộc tranh giành quyền lãnh đạo kéo dài suốt mùa hè giữa Ngoại trưởng Liz Truss và cựu bộ trưởng tài chính Rishi Sunak.

Nữ Ngoại trưởng Liz Truss được cho là sẽ trở thành thủ tướng mới của nước Anh vào tuần tới, ngày 5-9.


*************

Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc sắp đến Nga


Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc sắp đến Nga - Ảnh 1.

Ông Lật Chiến Thư (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2017 tại Điện Kremlin - Ảnh chụp màn hình SCMP

Thông tin chính thức của Tân Hoa xã ngày 4-9 cho biết ông Lật Chiến Thư sẽ đến Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 7 tại Vladivostok (Nga) vào ngày 7-9.

Sự kiện này đưa ông trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến Nga kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine hồi cuối tháng 2 rồi.

Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov nhiều ở cả Trung Quốc và một số nước khác, không có quan chức Trung Quốc nào từ cấp bộ trưởng trở lên đến Nga kể từ xung đột Ukraine.

Ngoài Nga, chuyến đi 11 ngày của ông Lật còn có các chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Nepal và Hàn Quốc. Hiện chưa rõ nhà lãnh đạo lập pháp Trung Quốc sẽ ở Nga trong bao lâu, gặp những ai và bàn những gì.

Tuy nhiên, chuyến đi thu hút sự chú ý đặc biệt, xét đến bối cảnh cả Nga và Trung Quốc đều đối mặt với các áp lực từ phương Tây và có mối quan hệ căng thẳng với những nước này.

Bắc Kinh đang cố gắng cân bằng trong mối quan hệ với Matxcơva và đã nhiều lần phủ nhận cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trong một hội nghị trực tuyến, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược "không giới hạn" vào tháng 2, chỉ vài tuần trước khi Nga đưa quân vào Ukraine dưới danh nghĩa "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhân vật cấp cao khác đã không rời khỏi Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Trong số 25 thành viên của Bộ Chính trị, ông Dương Khiết Trì - người đứng đầu chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc - nằm trong số ít thành viên của Bộ Chính trị công du nước ngoài.

Chuyến đi cũng diễn ra chỉ vài tuần trước Đại hội 20 của đảng. Ông Lật hiện là nhân vật số 3 trong hệ thống phân cấp quyền lực chính trị của Trung Quốc và dự kiến sẽ rời khỏi ban lãnh đạo chủ chốt của đảng sau Đại hội 20 vào tháng 10 này, theo Hãng thông tấn AFP.

Tuy nhiên ông sẽ tiếp tục giữ vai trò nhà lập pháp ít nhất cho đến tháng 3 năm sau, theo Hãng tin Reuters.


**************

bbc.com

Từ nay Châu Âu sẽ không phụ thuộc vào khí đốt của Nga nữa

Vẫn còn nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế đang đẩy giá lên ở tất cả các quốc gia

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Đây không phải là việc ngẫu nhiên. Tập đoàn khí đốt khổng lồ do nhà nước kiểm soát của Nga đã thông báo gia hạn vô thời hạn đối với việc ngừng bảo trì ba ngày đối với việc truyền khí đốt qua huyết mạch năng lượng quan trọng của lục địa, vài giờ sau khi các bộ trưởng tài chính hàng đầu phương Tây tuyên bố sẽ tăng các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga.

Lý do chính thức của Gazprom là vi họ phát hiện thấy điểm rò rỉ dầu và đường ống không thể hoạt động nếu không có công nghệ nhập khẩu của Đức, thuộc hạng mục dùng để trừng phạt Nga.

Tuy nhiên, rất ít nhà quan sát tin rằng đây là bất cứ điều gì khác ngoài một nỗ lực về cơ bản nhằm tống tiền châu Âu về nguồn cung cấp.

Các nền kinh tế chính của G7, bao gồm cả Anh, đã đồng ý giới hạn mức giá mà họ phải trả cho dầu từ Nga. Đây là một cách để hạn chế nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine của Điện Kremlin. Nga kiếm được nhiều tiền từ xuất khẩu dầu mỏ hơn là từ khí đốt.

Nhưng đây là một diễn biến rất nghiêm trọng. Ngay cả trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, Nga vẫn giữ nguồn cung cấp khí đốt của mình chuyển tới châu Âu.

Mặc dù vậy, sự cắt đứt này - và nỗ lực của Gazprom nhằm đổ lỗi cho tập đoàn năng lượng khổng lồ Siemens của Đức về sự cố - là đỉnh điểm của nhiều thập niên trục trặc trong mối quan hệ năng lượng giữa Nga và Đức.

Tất nhiên, trong phần lớn thời gian đó, Bonn và sau đó là Berlin đã rất vui khi được sử dụng khí đốt giá rẻ của Nga.

Vladimir Putin khi còn trẻ đã làm luận án tiến sĩ về tầm quan trọng của việc xuất khẩu năng lượng của Nga.

Khi tôi đến thăm trụ sở của Gazprom một thập niên trước và mỏ dầu của hãng ở Siberia, tôi đã bị dọa rằng "bất kỳ ai cố gắng làm giảm vai trò của khí đốt Nga một cách giả tạo đều đang chơi một trò chơi rất nguy hiểm".

Chuyến thăm tới mỏ Novi Urengoy cho thấy Gazprom đang củng cố quyền lực của mình đối với nhà nước Nga, với một số hỗ trợ từ Berlin.

Chụp lại hình ảnh,

Tuyến vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.

Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đã che giấu sự phụ thuộc này bằng việc xây dựng cùng một đường ống Nordstream này mà sau đó công ty Gazprom cho ông một ghế trong hội đồng quản trị của hãng.

Gazprom đã tài trợ cho bóng đá Đức, giải đấu bóng đá hàng đầu châu Âu là Champions League, và tài trợ cho các dự án quyền lực mềm khác nhau của Nga.

Điều đáng kinh ngạc nhất là, ngành công nghiệp Đức đã hoán đổi các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới đất của mình để được đặc quyền tiếp cận các nguồn dự trữ khí đốt nằm sâu dưới lãnh nguyên Siberia.

Chính các cơ sở, bao gồm cả cơ sở lớn nhất của Đức, được tạo lập để có sức tồn tại bền bỉ khi đối mặt với chính sách ngoại giao năng lượng của Nga đã được chuyển giao cho quyền sở hữu của Nga. Những cơ sở này kể như lên lịch để được hoàn thành vào năm 2015, sau khi Nga sáp nhập Crimea.

Tuy nhiên, một phần của hy vọng bây giờ nằm trong chính những cơ sở lưu trữ đó. Chính phủ Đức đã chiếm quyền sở hữu đối với các cơ sở lưu trữ đã bị bỏ lại ở mức rất thấp vào năm ngoái.

Ở đó, và trên khắp lục địa, các công ty năng lượng được hỗ trợ bởi các khoản vay của chính phủ suốt cả mùa hè mua nhiều khí đốt nhất có thể với bất kỳ giá nào.

Các nền kinh tế lớn hiện đang phải lấp đầy các kho dự trữ khí đốt khổng lồ, được thiết kế để đối phó với việc cắt giảm nguồn cung trong vài tuần. Các cơ sở lưu trữ khí đốt khổng lồ của Đức hiện đã đầy 84% khi chỉ lưu kho chưa đầy một nửa vào tháng Sáu.

Kết quả là, giá khí đốt giao dịch trên thị trường quốc tế đã giảm từ mức cực cao trong tuần qua. Nhưng chúng vẫn rất cao theo tiêu chuẩn bình thường.

Vẫn còn nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế đang đẩy giá lên ở tất cả các quốc gia, bao gồm cả Anh. Và tác động thực sự của tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian ngừng hoạt động của đường ống kéo dài bao lâu.

Nhưng chắc chắn bây giờ, đối với Đức và phần còn lại của châu Âu, sẽ không còn việc phụ thuộc vào Nga nữa.


***********
voatiengviet.com

Các bộ trưởng tài chính G7 nhất trí giới hạn giá dầu Nga nhưng chưa xác định mức trần

Reuters

Các bộ trưởng tài chính của nhóm G7 hôm thứ Sáu 2/9 nhất trí về áp đặt giá trần đối với dầu của Nga nhằm làm giảm nguồn thu của Moscow đổ vào cuộc chiến ở Ukraine, trong khi vẫn giữ cho dầu thô lưu thông để tránh tăng giá, nhưng tuyên bố của G7 không cho biết các chi tiết chính của kế hoạch này.

Các bộ trưởng của nhóm các nước dân chủ công nghiệp giàu có xác nhận họ cam kết về bản kế hoạch sau một cuộc họp qua mạng. Tuy nhiên, họ cho biết mức trần giá mỗi thùng sẽ được xác định sau, "dựa trên một loạt các yếu tố kỹ thuật đầu vào" sẽ phải được liên minh các nước thực thi cùng đồng ý.

"Hôm nay, chúng tôi khẳng định chủ trương chính trị chung của chúng tôi là hoàn thiện và thực thi lệnh cấm toàn diện đối với các dịch vụ thiết yếu cho việc vận chuyển hàng hải dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ có xuất xứ từ Nga đi ra toàn cầu", các bộ trưởng G7 thông báo.

Các dịch vụ vận tải biển, bao gồm cả bảo hiểm và tài chính, sẽ chỉ được phép cung cấp nếu các mặt hàng dầu của Nga được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá "được ấn định bởi liên minh rộng rãi gồm các quốc gia tuân thủ và thực hiện việc giới hạn giá".

Các bộ trưởng G7 cho biết họ sẽ làm việc để hoàn thiện các chi tiết, thông qua các quy trình trong nước của từng nước, nhằm làm cho động thái này khớp với việc Liên hiệp châu Âu bắt đầu các lệnh trừng phạt theo đó sẽ cấm nhập khẩu dầu của Nga vào khối bắt đầu từ tháng 12.

G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Các bộ trưởng cho biết họ sẽ tìm cách hình thành một liên minh rộng lớn hơn gồm các nước nhập khẩu dầu mỏ để mua các sản phẩm dầu thô và xăng dầu của Nga chỉ bằng hoặc thấp hơn mức giá trần, đồng thời sẽ mời các nước đó góp ý vào bản kế hoạch.

Một số quan chức G7 bày tỏ lo ngại rằng giới hạn bằng giá trần sẽ không thành công nếu không có sự tham gia của các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước này đã tăng mạnh việc mua dầu thô của Nga kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 2/2022. Nhưng những người khác cho biết Trung Quốc và Ấn Độ đã bày tỏ quan tâm đến việc mua dầu của Nga với mức giá thậm chí thấp hơn so với mức giá trần.

Việc thực thi mức giá trần sẽ chủ yếu dựa vào việc từ chối bảo hiểm vận chuyển do London làm trung gian, loại bảo hiểm này phục vụ cho khoảng 95% đội tàu chở dầu trên thế giới và chi trả cho những lô hàng có giá cao hơn mức trần. Nhưng các nhà phân tích nói rằng vẫn có thể có cách lách qua quy định về giá trần và các thế lực trên thị trường có thể khiến nó không hiệu quả.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết bất chấp việc số lượng xuất khẩu dầu của Nga bị giảm xuống, trong tháng 6, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga lại tăng thêm 700 triệu đô la so với tháng 5 do giá dầu bị đẩy lên cao hơn vì cuộc chiến ở Ukraine.

(Reuters)


************
rfi.fr

Chiến tranh Ukraina : Nhà máy điện nguyên tử Zaporijjia lại mất kết nối với lưới điện

Thùy Dương

Ngày 03/09/2022, nhà máy điện nguyên tử Zaporijjia của Ukraina, hiện đang bị quân Nga chiếm đóng, lại bị mất kết nối với mạng lưới tải điện, theo thông báo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA.

Theo giải thích của AIEA, đường dây kết nối cuối cùng còn hoạt động « đã bị hư hại ». Ba tuyến kết nối khác « đã mất trước đó trong cuộc xung đột ». Sự cố xảy ra hôm qua  « sau những đợt oanh kích mới trong khu vực », theo thông tin mà nhà chức trách Ukraina báo cáo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Tuy nhiên, AIEA cũng trấn an là nhà máy Zaporijjia vẫn tiếp tục vận hành « nhờ một tuyến dự phòng ». 

Về phía Energoatom, trong một thông cáo đăng tải trên mạng telegram, công ty điện lực Ukraina đổ lỗi cho các cuộc tấn công của lực lượng Nga và lưu ý « do không đủ công suất cho hai lò phản ứng, lò phản ứng số 5 đã phải dừng hoạt động ». Theo AFP, cả Energoatom và AIEA đều xác nhận hiện giờ lò phản ứng số 6 vẫn đang vận hành, sản xuất điện để làm mát các thanh nhiên liệu và bảo đảm một số tiêu chí an toàn thiết yếu khác.

Xin nhắc lại, hôm 25/08, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia ở miền nam Ukraina tạm thời bị ngắt kết nối với mạng điện bên ngoài, làm dấy lên mối lo ngại của quốc tế về nguy cơ xảy ra một tai nạn hạt nhân.

Khu vực xung quanh nhà máy điện Zaporijjia, nhà máy điện nguyên tử lớn nhất châu Âu, trong thời gian qua thường xuyên bị bắn phá. Nga và Ukraina đều đổ lỗi cho nhau về các vụ tấn công và sự cố trong nhà máy. Theo thông báo hôm thứ Năm (01/09) của tổng giám đốc AIEA, Rafael Grossi, khi đến thanh sát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, có nhiều dấu hiệu cho thấy « sự toàn vẹn của nhà máy đã nhiều lần bị xâm phạm » và tình hình là « không thể chấp nhận được ».

Sau khi tổng giám đốc AIEA rời đi, vẫn còn 6 chuyên gia của phái đoàn thanh sát AIEA lưu lại tại chỗ cho đến ngày  04/09 hoặc 05/09 để tiếp tục tìm hiểu tình hình. Theo kế hoạch của AIEA, sẽ có 2 chuyên gia lưu lại liên tục, lâu dài tại nhà máy. Theo lãnh đạo AIEA, sự hiện diện này là « vô cùng quan trọng để giúp ổn định tình hình ».

Hôm 03/09, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã đề nghị đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để Ankara làm trung gian tháo gỡ bế tắc trong cuộc khủng hoảng nhà máy điên hạt nhân Zaporijjia.


************
rfi.fr

Thủ tướng Ukraina sang Đức tìm kiếm viện trợ quân sự

Thanh Hà
Khép lại căng thẳng với Berlin, thuyết phục Đức tăng viện trợ quân sự và nhìn nhận quân đội Nga « phạm tội diệt chủng » trong cuộc xâm lược Ukraina. Đó là chủ đích chuyến công du Đức hôm 04/09/2022 của thủ tướng Ukraina, Denys Shmygal.

Trước khi hội đàm với thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông Denys Shmygal sáng nay (04/09) hội kiến tổng thống Frank Walter Steinmeier, nguyên là ngoại trưởng dưới thời nữ thủ tướng Angela Merkel và từng có chủ trương thân Nga. Chính quyền Kiev trước đây đã từ chối tiếp tổng thống Đức vì lý do này. Theo các nhà quan sát việc thủ tướng Ukraina hội kiến tổng thống Steinmeier là tín hiệu mạnh cho thấy căng thẳng giữa Kiev và Berlin đã thuộc về quá khứ.

Trả lời báo chí, thủ tướng Denys Shmygal cho biết ông đến Đức lần này nhằm thuyết phục chính quyền Olaf Scholz « cấp thêm vũ khí và trang thiết bị cho Ukraina, kể cả các loại xe tăng đời mới ». Ông nhắc lại Berlin đã cấp xe thiết giáp Leopard 2 cho Ukraina và đang chuẩn bị trao thêm hệ thống phòng không Iris-T cho chính quyền Zelensky.

Tuần trước, phát biểu tại Praha, thủ tướng Olaf Scholz cam kết Berlin hỗ trợ Kiev « tăng cường khả năng phòng không » đồng thời sẽ giúp Ukraina tái thiết đất nước. Về mặt chính trị thủ tướng Shmygal hy vọng thuyết phục Đức về tội « diệt chủng » quân đội Nga đã tiến hành trên lãnh thổ Ukraina. « Chính sách của Matxcơva gây thương vong không chỉ cho quân đội mà cả các thường dân Ukraina ».

Đức cũng đặc biệt quan tâm đến số phận hàng triệu người Ukraina di tản chạy trốn chiến tranh. Sáng nay Berlin thông báo một ngân sách 200 triệu euro giúp đỡ người dân Ukraina vẫn ở lại trong nước nhưng đã mất hết cửa nhà. Theo thống kê của tổ chức quốc tế đặc trách về di dân, khoảng 7 triệu người Ukraina trong diện này.

Theo chương trình nghị sự, sau Berlin ngày mai (05/09/2022) thủ tướng Ukraina sẽ đến Bruxelles hội kiến lãnh đạo ngoại giao Châu Âu, Josep Borrell và cùng với chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, Roberta Metsola, tham dự một hội thảo về tội ác quân đội Nga đã tiến hành trong cuộc xâm lược Ukraina.


**************

Làn sóng thịnh nộ sau vụ phó tổng thống Argentina bị chĩa súng vào mặt


Nhiều chính trị gia trên thế giới và hàng nghìn người Argentina đã bày tỏ sự phẫn nộ sau vụ việc phó Tổng thống Argentina bị ám sát hụt.

Bà Cristina Kirchner (69 tuổi) sống sót trong vụ tấn công bên ngoài tư gia ở Buenos Aires hôm 1/9, sau khi bị một người đàn ông cầm súng lục nhắm thẳng vào mặt ở cự ly gần. Khẩu súng, đã được nạp sẵn đạn, không nhả đạn khi tay súng bóp cò.

Cảnh sát đang điều tra xem liệu người tấn công, bị bắt tại hiện trường, hành động một mình hay có đồng bọn. Cuộc điều tra cũng đang được mở rộng theo hướng một vụ cố ý giết người.

Trong khi hàng chục nghìn người Argentina xuống đường phản đối bạo lực chính trị, Giáo hoàng, Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nhà lãnh đạo Mỹ Latin đã gửi lời động viên tới phó tổng thống cũng như bày tỏ phẫn nộ trước bạo lực.

“Sự việc nghiêm trọng nhất từng xảy ra”

Người tấn công được xác định là Fernando Andre Sabag Montiel, 35 tuổi, một công dân Brazil có mẹ là người Argentina. Anh ta ban đầu bị bắt với lý do tàng trữ vũ khí trái phép, hãng thông tấn Telam trích dẫn nguồn tin cảnh sát.

Hình ảnh từ tài khoản mạng xã hội của người đàn ông cho thấy anh ta có hình xăm Đức quốc xã. Cảnh sát nói với các phóng viên rằng họ đã tìm thấy 100 viên đạn trong căn hộ mà anh ta thuê ở ngoại ô Buenos Aires.

Vụ việc xảy ra tại khu phố cao cấp Recoleta của Buenos Aires, nơi người biểu tình tụ tập hàng đêm kể từ ngày 22/8 để ủng hộ phó tổng thống trước các thách thức pháp lý mà bà đang đối mặt.

Hàng nghìn người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối bạo lực và ủng hộ Phó tổng thống Kirchner. Ảnh: Reuters

“Tôi thấy một cánh tay cầm súng đưa lên từ phía sau qua vai tôi. Với hàng loạt người xung quanh, anh ta đã bị khống chế”, một nhân chứng giấu tên nói.

Teresa, một nhân chứng khác, kể: "Chúng tôi đang đợi bà Cristina yêu quý của chúng tôi. Bà ấy chỉ đến để chào mọi người, như mọi đêm. Đột nhiên có náo loạn, một người đã chĩa (súng) vào bà".

Tổng thống Alberto Fernandez đã công bố trước toàn quốc rằng “khẩu súng chứa 5 viên đạn” và người đàn ông khi đó “đã bóp cò”, nhưng chưa xác định được lý do kỹ thuật khiến khẩu súng không nhả đạn. Ông nói rằng đây là "sự kiện nghiêm trọng nhất từng xảy ra kể từ khi chúng ta khôi phục nền dân chủ" vào năm 1983.

Cơn sốc toàn cầu

Giáo hoàng Francis, bản thân là cựu tổng giám mục của Buenos Aires, đã gửi cho bà Kirchner một bức điện bày tỏ "tình đoàn kết", theo Vatican.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông "sốc" về sự việc, đồng thời "lên án vụ bạo lực", một phát ngôn viên cho biết. Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói rằng ông “dứt khoát lên án âm mưu ám sát này”

Trên Twitter, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken viết sau khi nhận tin tức: "Chúng tôi sát cánh với chính phủ và người dân Argentina trong việc phản đối bạo lực và thù hận".

Hàng nghìn người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối bạo lực và ủng hộ Phó tổng thống Kirchner. Ảnh: Reuters

Hàng loạt chính trị gia Mỹ Latin cũng lên tiếng về vụ việc, với các thông điệp từ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Gabriel Boric của Chile, Luis Arce của Bolivia, Andres Manuel Lopez Obrador của Mexico và Guillermo Lasso của Ecuador, cùng những người khác.

Luiz Inacio Lula da Silva, cựu Tổng thống Brazil, dù đang bận rộn với cuộc chiến tranh cử khốc liệt, đã chỉ trích người tấn công bà Kirchner là "tội phạm phát xít".

Đối thủ của ông, Tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro - người sống sót sau một vụ ám sát khi đang vận động cho chiến dịch năm 2018 - cho biết ông đã gửi cho bà Kirchner một bức thư thể hiện sự nhẹ nhõm và đồng cảm. “May là kẻ tấn công không biết cách sử dụng vũ khí", nhà lãnh đạo cực hữu nói thêm.

Phản ứng từ công chúng

Ở Argentina, nhóm đối lập Together for Change đã lên án vụ tấn công và kêu gọi một cuộc điều tra toàn diện.

"Tôi tuyệt đối phản đối vụ tấn công nhắm vào bà Cristina Kirchner, người may mắn không bị thương", lãnh đạo phe đối lập Mauricio Macri, người từng kế nhiệm tổng thống sau khi bà Kirchner rời nhiệm sở năm 2015, viết trên Twitter.

Liên minh Front of All cầm quyền kêu gọi biểu tình tuần hành trên quảng trường trung tâm Plaza de Mayo của Buenos Aires và các thành phố khác "để bảo vệ nền dân chủ”. Hàng nghìn người bao gồm các nhóm xã hội và nghiệp đoàn đã hưởng ứng lời kêu gọi.

"Chúng tôi đang phải đối mặt với một vụ việc rất nghiêm trọng mà không ai có thể không lên án", Laura Itchat (47 tuổi), một giảng viên đại học, đến quảng trường cùng đứa con 5 tháng tuổi của mình để biểu tình nói.

Hàng nghìn người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối bạo lực và ủng hộ Phó tổng thống Kirchner. Ảnh: Reuters

Bà Kirchner có lượng người ủng hộ lớn và trung thành, bao gồm những người theo chủ nghĩa Pero trung tả của cựu Tổng thống Juan Peron. Tuy nhiên, bà cũng không được lòng những người theo phe đối lập ở mức độ tương đương.

Trên Twitter, một số người lan truyền thuyết âm mưu rằng cuộc tấn công là một sự dàn dựng nhằm nâng cao mức độ ủng hộ đối với bà Kirchner trong thời gian bà đang đối mặt với các nguy cơ pháp lý.

Bà Kirchner, một luật sư, đã kế nhiệm người chồng quá cố Nestor Kirchner của mình và trở thành tổng thống từ năm 2007 đến năm 2015. Bà bị cáo buộc không trong sạch trong việc trao hợp đồng công trình công cộng tại thành trì chính trị của bà ở Patagonia, cùng các cáo buộc tham nhũng khác trong thời gian đó.

Các công tố viên của chính phủ tuyên bố sẽ tìm kiếm bản án 12 năm đối với bà Kirchner và cấm bà tham gia chính trị suốt đời. Họ cáo buộc cựu tổng thống ăn chặn của nhà nước khoảng 1 tỷ USD, nhưng bà Kirchner phủ nhận.


*************

Tin thế giới 4-9: Thổ và Hi Lạp căng thẳng; Ông Johnson làm gì sau khi rời ghế Thủ tướng?


Tin thế giới 4-9: Thổ và Hi Lạp căng thẳng; Ông Johnson làm gì sau khi rời ghế Thủ tướng? - Ảnh 1.

Bênn trong nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine - Ảnh: REUTERS

* Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine mất kết nối với lưới điện qua đường dây chính. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nhà máy Zaporizhzhia đang cung cấp điện thông qua một đường dây dự phòng.

Cũng theo IAEA, chỉ có một trong 6 lò phản ứng của nhà máy còn hoạt động. Các chuyên gia của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc hiện đang ở tại nhà máy cho biết đường dây điện 750 kilovolt đã bị hỏng sau khi ba đường dây khác bị mất trước đó.

Đường dây truyền tải đến nhà máy đã bị cắt vào tuần trước và nhà máy đã không cung ứng lên lưới điện quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử, dẫn đến việc mất điện ở nhiều vùng khác nhau của Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đổ lỗi cho các cuộc pháo kích của Nga là nguyên nhân dẫn đến việc mất kết nối với lưới điện.

* Nga "đổi ý" cấp lại khí đốt cho châu Âu. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết lượng cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu qua ngõ Ukraine ở trạm chung chuyển Sudzha là 42,7 triệu m3 trong ngày 3-9, tăng nhẹ so với mức 41,6 triệu m3 ngày trước đó.

Gazprom đưa ra thông báo trên vài giờ sau khi tập đoàn này cho biết đường ống "Dòng chảy phương Bắc 1" (Nord Stream 1) dẫn khí đốt tới Đức, vốn dự kiến vận hành trở lại vào cuối tuần này, sẽ tiếp tục bị khóa cho tới khi một tuabin được sửa chữa, qua đó đình chỉ vô thời hạn hoạt động của tuyến đường cung cấp khí đốt then chốt tới châu Âu.

Mặc dù, lượng khí đốt qua trạm Sudzha tăng nhẹ, song không đủ để bù đắp lượng khí bị thiếu, vốn được dự kiến bơm qua Nord Stream 1 trong ngày 3-9.

Tin thế giới 4-9: Thổ và Hi Lạp căng thẳng; Ông Johnson làm gì sau khi rời ghế Thủ tướng? - Ảnh 2.

Ông Dmitry Muratov - người đồng chia giải Nobel Hòa bình năm 2021, mang di ảnh ông Mikhail Gorbachev tại tang lễ tổ chức ngày 3-9 ở thủ đô Matxcơva - Ảnh: REUTERS

* Hàng ngàn người đã đến tiễn đưa vị lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô. Theo hãng tin AFP, thi hài ông Gorbachev được canh gác bởi lính tiêu binh quân đội Nga, xung quanh là ảnh chân dung đen trắng và nhiều vòng hoa. Hàng ngàn người, trong đó có những nghệ sĩ và chính trị gia nổi tiếng, đã đến viếng và đặt hoa hồng tưởng nhớ nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô.

Tang lễ kéo dài trong 4 giờ, trước khi ông Gorbachev được chôn cất tại nghĩa trang Novodevichy ở thủ đô Matxcơva. Nguồn tin thân cận với gia đình cựu lãnh đạo Liên Xô nói rằng ông sẽ được chôn cạnh người vợ Raisa, qua đời năm 1999.

* Cựu Thủ tướng Anh sẽ viết sách. Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ rời Dinh Thủ tướng vào ngày 5-9. Theo hãng tin AFP, một cây bút kỳ cựu của tờ Daily Telegraph sẽ đứng ra chấp bút cho cuốn Hồi ký của ông Johnson. Số tiền ứng trước được nghe nói lên đến 5 triệu bảng Anh. Chưa kể ông Johnson còn một cuốn tiểu sử được dự báo cũng sẽ rất ăn khách.

Sau khi nghỉ ngơi để hoàn thánh các cuốn sách về thời gian hoạt động chính trị sôi nổi, ông Johnson được cho là sẽ tiếp bước các vị tiền nhiệm như Tony Blair, John Major và David Cameron vào làm cố vấn cho chính quyền hoặc doanh nghiệp.

* Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa Hi Lạp. Ngày 3-9, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết Hi Lạp sẽ phải "trả giá đắt" nếu tiếp tục đe dọa máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Tại một cuộc mít tinh ở vùng Biển Đen, ông Erdogan tuyên bố: 'Này Hi Lạp. Hãy xem lại Lịch sử. Nếu quý vị tiếp tục như thế thì sẽ phải trả giá đắt".

Ông cảnh báo bởi theo phía Thổ Nhĩ Kỳ, vào Chủ nhật tuần trước, các máy bay của nước này ở vùng biển Aegea (Égée - nằm giữa Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ) đã bị hệ thống phòng không S-300 của Hi Lạp nhắm vào.

* 23 người thiệt mạng do sét đánh tại miền Đông Ấn Độ. Vào ngày 1-9, bang Bihar có 11 người thiệt mạng do sét đánh, trong khi 13 người thiệt mạng tương tự vào 2 ngày trước đó. Hầu hết các nạn nhân bị sét đánh là người lao động hoặc nông dân đang làm việc ngoài đồng ruộng.

Cơ quan khí tượng bang Bihar dự báo mưa lớn kèm sấm sét sẽ tiếp tục diễn ra tại nhiều khu vực của bang Bihar vào ngày 5-9.

Sét đánh là hiện tượng phổ biến tại Ấn Độ trong mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Trong năm 2019, nước này ghi nhận gần 2.900 người thiệt mạng do sét đánh.


Tin thế giới 4-9: Thổ và Hi Lạp căng thẳng; Ông Johnson làm gì sau khi rời ghế Thủ tướng? - Ảnh 3.

Hậu quả của vụ cháy rừng ở California, ngày 3-9 - Ảnh: REUTERS

* Cháy rừng ở California khiến hàng ngàn người sơ tán. Một đám cháy được gọi là Mill Fire ở phía Bắc bang California (Mỹ) đã thiêu rụi khoảng 1.620 ha rừng và buộc hàng ngàn người phải sơ tán.

Tính đến sáng ngày 3-9, lực lượng chữa cháy mới chỉ kiểm soát được 20% đám cháy. Khoảng 100 ngôi nhà đã bị ngọn lửa phá hủy. Ngọn lửa cũng gây ra tình trạng mất điện.

Hơn hai thập kỷ hạn hán và nhiệt độ tăng cao đã khiến California dễ bị cháy rừng hơn bao giờ hết. Hai năm tàn phá nặng nề nhất được ghi nhận là 2020 và 2021, dựa trên số diện tích đất bị đốt cháy.

* Phi công điều khiển máy bay cỡ nhỏ tại bang Mississppi của Mỹ dọa lao vào Walmart. Cảnh sát thị trấn Tupelo, bang Mississippi, miền nam nước Mỹ, cho biết một phi công đã đe dọa đâm máy bay xuống trung tâm mua sắm Walmart ngày 3-9.

Phi công đã gọi trực tiếp cho đường dây khẩn cấp 911 và thông báo ý định lao vào trung tâm mua sắm. Cảnh sát đã đàm phán trực tiếp với phi công sau khi nhận thông tin và tiến hành sơ tán người dân tại Walmart và một trạm xăng gần đó.

Nghi phạm tên Cory Wayne Patterson sau đó bị bắt giữ và bị buộc tội ăn cắp, đe dọa khủng bố. Cảnh sát trưởng thị trấn Tupelo nói nghi phạm không phải là phi công được cấp phép.

* Cảnh báo nguồn cá ngừ ở Biển Đông đang bị de dọa. Các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học từ năm quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã kêu gọi hợp tác nghề cá ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Lời kêu gọi được đưa ra tại hội nghị do Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc - Đông Nam Á về Biển Đông có trụ sở tại Bắc Kinh và Trung tâm Đối thoại Nhân đạo ở Manila đồng tổ chức vào ngày 2-9.

Tại hội nghị, các nhà khoa học công bố báo cáo cho biết trữ lượng cá ngừ đang bị đe dọa do đánh bắt quá mức cá ngừ chưa trưởng thành.

Tìm đường vượt biên vào Mỹ

di cư

Người di cư leo lên một ngọn đồi tìm đường vào Mỹ. Trước đó họ được đưa lậu qua sông Rio Grande vào khu vực gần thành phố Roma, bang Texas - Ảnh: REUTERS

* Cảnh sát Anh xin lỗi vì kết án sai người bị tử hình 70 năm trước. Gia đình của một người đàn ông bị kết tội giết người đã được cảnh sát đưa ra lời xin lỗi 70 năm sau khi anh ta bị hành quyết trong nhà tù ở Anh.

Mahmood Mattan, một ngời cha có ba con, bị treo cổ ở tuổi 28 vào tháng 9-1952 sau khi anh ta bị kết tội giết Lily Volpert trong cửa hàng quần áo ở Cardiff. Mattan khi đó đã phản đối bản án đến cùng.

Mattan là một cựu thủy thủ da màu. Anh ta đã bị buộc tội và kết tội bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng trong một phiên tòa kéo dài ba ngày ở Swansea. Phiên tòa vẫn kết tội Mattan dù không có bằng chứng pháp y và Mattan được các nhân chứng chứng minh có bằng chứng ngoại phạm.

Tanya Mattan, cháu gái của Mattan, nói với Đài BBC rằng lời xin lỗi là "quá muộn đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp vì họ không còn ở bên chúng tôi nữa".


***********

bbc.com

Ông Mikhail Gorbachev được chôn cất bên cạnh vợ trong nghĩa trang ở Moscow

Lễ tưởng niệm ông Gorbachev ở Moscow

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Lễ tưởng niệm ông Gorbachev ở Moscow

Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã được chôn cất hôm thứ Bảy 3/9 trong một lễ tang nhỏ nhưng trang trọng ở Moscow.

Tổng thống Vladimir Putin trước đó đã đến viếng ông Gorbachev, tuy ông Putin không tham dự lễ tang.

Hàng nghìn người đưa tang đã xếp hàng tiễn biệt ông Gorbachev, người được phương Tây ca ngợi nhưng là nhân vật tranh cãi tại Nga.

Quan tài nhà lãnh đạo trước đó được đặt trong phòng khánh tiết Câu lạc bộ Công đoàn, địa điểm vẫn dùng cho cho tang lễ của các quan chức cấp cao ở Nga.

Đây cũng là nơi đặt thi hài của Josef Stalin trong 4 ngày quốc tang sau khi ông qua đời vào năm 1953.

Sau đó, quan tài được đưa ra khỏi hội trường trong một cuộc rước do Dmitry Muratov dẫn đầu. Ông này là tổng biên tập được giải Nobel Hòa bình của tờ báo độc lập Novaya Gazeta, mà Gorbachev đã giúp thành lập.

Quan tài được đưa đến Nghĩa trang Novodevichy uy tín của Moscow. Ông Gorbachev được chôn cất bên cạnh người vợ Raisa, người đã qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1999.

Ông Gorbachev được chôn cất bên cạnh người vợ RaisaNguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Ông Gorbachev được chôn cất bên cạnh người vợ Raisa

Lễ tang ngày 3/9Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Lễ tang ngày 3/9

Điện Kremlin cho biết ông Putin không tham dự lễ tang hôm thứ Bảy do "lịch trình làm việc".

Truyền hình nhà nước hôm thứ Năm chiếu hình ảnh ông Putin, một mình, đặt bó hoa hồng đỏ gần quan tài để ngỏ của Gorbachev tại bệnh viện nơi ông qua đời.

Chính phủ Nga không gọi đây là lễ tang nhà nước, nhưng một người phát ngôn nói lễ tang có “một số yếu tố” như vậy vì có đoàn quân danh dự và chính phủ có hỗ trợ lễ tang.

Nhân vật nước ngoài cấp cao duy nhất tham dự là Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đã đặt hoa bên quan tài.

"Nhiều điều cần thiết cho Trung Âu thoát khỏi chủ nghĩa Cộng sản một cách hòa bình, không mất mạng hay đổ máu. Một trong số này là Mikhail Gorbachev," ông Orban nói trong một bài đăng trên Facebook.


Irina Virganskaya, con gái của cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, tại nghĩa Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Irina Virganskaya, con gái của cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, tại nghĩa trang

Gorbachev đã qua đời hôm thứ Ba ở tuổi 91 sau một "căn bệnh nghiêm trọng và kéo dài", bệnh viện nơi ông điều trị cho biết.

Lên nắm quyền từ năm 1985 đến năm 1991, ông đã tìm cách chuyển đổi Liên bang Xô viết bằng những cải cách dân chủ, nhưng không ngăn cản được sự sụp đổ.

Là một trong những nhân vật lớn của thế kỷ 20, ông được yêu mến ở phương Tây vì đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh và cố gắng thay đổi Liên Xô.

Nhưng nhiều người ở Nga đổ lỗi cho ông vì làm mất Liên Xô cùng sự hỗn loạn kinh tế và mất ảnh hưởng toàn cầu sau sự sụp đổ của Liên Xô. 


*************

Ông Medvedev cáo buộc Mỹ và phương Tây muốn làm Nga tan rã

Đức Hoàng

Ông Medvedev cáo buộc Mỹ và phương Tây muốn làm Nga tan rã - 1

Phó thư ký Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Tass).

AP đưa tin, ông Medvedev ngày 3/9 cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang cố gắng kích động để Nga tan rã và cảnh báo rằng những toan tính như vậy có thể dẫn đến "ngày tận thế".

Cựu Tổng thống Nga cho hay, những mưu đồ nhằm đẩy nước này tới kịch bản tan rã sẽ giống như "chơi cờ với tử thần".

Lời cảnh báo của ông Medvedev được đưa ra sau khi ông tham gia tang lễ của ông Mikhail Gorbachev - nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô.

Ông Medvedev cáo buộc phương Tây đang "lợi dụng tình hình xung đột quân sự giữa Moscow và Kiev để Nga đến một bước ngoặt mới của sự tan rã, làm mọi cách để làm tê liệt các thể chế nhà nước của Nga, như những gì đã xảy ra vào năm 1991".

Theo ông, Nga cần phải cẩn thận với những kế hoạch có mục tiêu chia nước này "thành những mảnh nhỏ". "Những nỗ lực như vậy rất nguy hiểm và không nên bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, các nước (phương Tây) lại quên một điều đơn giản là sự tan rã của một cường quốc hạt nhân luôn giống như chơi một ván cờ với thần chết, và nước chiếu tướng hết cờ luôn là ngày tận thế cho nhân loại", ông Medvedev cảnh báo.

Nhà lãnh đạo nhấn mạnh, kho vũ khí hạt nhân của nước này chính là "biện pháp bảo đảm tốt nhất để duy trì sức mạnh của Nga".

"Toàn bộ kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô (sau khi tan rã) đã được để lại ở Nga. Và chúng tôi đang bảo quản tốt chúng. Đó là sự đảm bảo tốt nhất để duy trì sức mạnh của Nga ", Thủ tướng Medvedev khẳng định.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây nóng lên sau sự kiện Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hơn nửa năm trước. Mỹ và các đồng minh đã áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên Nga, đồng thời tích cực chuyển vũ khí tới hỗ trợ cho Kiev, cũng như cung cấp các khoản viện trợ để Ukraine đối phó Nga. Nga cảnh báo, những nỗ lực này có thể sẽ khiến cho kịch bản xung đột quân sự bị kéo dài. 


**************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 04 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

XXX

**************

Đệ nhất Phu nhân Ukraine kêu gọi người Anh không nản lòng ủng hộ Kiev


Phu nhân Zelenska nói rằng bà hiểu người Anh đang hứng chịu tác động kinh tế từ chiến sự Ukraine, nhưng nhấn mạnh họ không nên nản lòng trong việc hỗ trợ Kiev.

Trong cuộc phỏng vấn với BBC ngày 4/9, Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska được hỏi về thông điệp gửi tới người dân Anh, những người đang phải đối mặt với hóa đơn năng lượng tăng vọt do ảnh hưởng từ chiến sự Ukraine và từ tình hình giá khí đốt, dầu mỏ toàn cầu.

"Tôi hiểu tình hình đang rất khó khăn, nhưng hãy để tôi nhắc lại rằng Ukraine cũng bị ảnh hưởng bởi giá cả tăng vọt vào thời điểm đại dịch Covid-19 hoành hành mạnh", bà nói. "Ngoài chuyện đó, người dân của chúng tôi còn thiệt mạng. Nên khi người Anh đếm từng xu, chúng tôi cũng làm vậy và còn phải đếm thêm số thương vong".

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska tại một hội nghị ở thủ đô Kiev ngày 24/7. Ảnh: AFP.

Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska tại một hội nghị ở thủ đô Kiev ngày 24/7. Ảnh: AFP.

Tỷ lệ lạm phát ở Anh năm nay dự kiến lên mức 13,3%, cao nhất trong 42 năm. Ngân hàng Trung ương Anh cho biết giá năng lượng leo thang là nguyên nhân chính khiến tình trạng lạm phát cao và tăng trưởng thấp. Bà Zelenska nhấn mạnh rằng nếu sự ủng hộ dành cho Ukraine mạnh mẽ thì cuộc khủng hoảng sẽ ngắn hơn.

Trong chuyến thăm Kiev tháng trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson nói rằng các hộ gia đình trên khắp châu Âu sẽ phải chống chịu cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt và duy trì ủng hộ mạnh mẽ Ukraine để chống lại Nga. Hôm 23/8, Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine cảnh báo "tâm lý mệt mỏi" trong cộng đồng quốc tế là một trong những mối đe dọa chính đối với Ukraine, nhắc đến việc các nước giảm hoặc ngừng hỗ trợ Kiev vì chiến sự kéo dài dai dẳng.

Anh là nước tích cực ủng hộ Ukraine hàng đầu ở châu Âu, đã viện trợ quân sự và tài chính cho Ukraine 2,71 tỷ USD kể từ khi xung đột nổ ra.

Theo bà Zelenska, các quốc gia khác khó có thể hiểu được tác động của chiến sự đối với người dân Ukraine, nhưng điều quan trọng là phải chia sẻ những câu chuyện về con người trong cuộc xung đột. Bà cho biết nhiều cha mẹ sẽ cảm động trước video ghi lại cảnh một cậu bé Ukraine vượt qua biên giới vào Ba Lan trong nước mắt hồi tháng 3.

"Những ông bố, bà mẹ hẳn sẽ không thể cầm được nước mắt. Tôi luôn đặt mình vào hoàn cảnh của họ và tôi cho rằng mọi người trên khắp thế giới đều nên như vậy", bà nói. "Những câu chuyện này là bộ mặt của cuộc chiến. Không phải số lượng bom, không phải số tiền bỏ ra, mà là hàng nghìn câu chuyện về con người".

Bà cho biết hiếm khi gặp chồng, nhưng vẫn trò chuyện với Tổng thống Zelensky hàng ngày.

Bà Zelenska đã xuất hiện nhiều hơn trước công chúng để kêu gọi ủng hộ cho Kiev, sau khi Nga phát động chiến dịch quân sự tại Ukraine. Hồi tháng 7, bà đến Mỹ gặp Tổng thống Joe Biden và phát biểu trước quốc hội nước này, thúc giục Washington viện trợ thêm vũ khí.

Đức Trung (Theo BBC)


*************

Tổng thống Ukraine ca ngợi tân thủ tướng Anh


Tổng thống Ukraine rào đón ca ngợi tân thủ tướng Anh - Ảnh 1.

Thủ tướng Anh Boris Johnson (trái) gặp Tổng thống Ukraine Volydymyr Zelensky trong chuyến công du ngày 24-8 - Ảnh: REUTERS

Trong bài viết cho tờ ra ngày chủ nhật 4-9 The Mail on Sunday của Anh, ông Zelensky bày tỏ sự trân trọng đối với tình đoàn kết của Anh với Ukraine kể từ khi chiến sự diễn ra, đồng thời hứa sẽ tạo dựng "mối quan hệ thân thiết" với thủ tướng mới.

Cũng trong bài viết, ông Zelensky gửi lời cảm ơn Ngoại trưởng Anh Liz Truss và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace, gọi hai quan chức này là "những nhà lãnh đạo tuyệt vời và những người bạn của Ukraine".

"Tại mỗi cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa chúng tôi, Boris đều có một câu hỏi rất hay: Còn gì nữa không? Bạn cần gì nữa? Nó đã trở thành từ khóa của chúng tôi. Tin tôi đi, không nhiều chính trị gia sẵn sàng làm điều này", ông Zelensky viết.

Ông Zelensky cũng thường ca ngợi cam kết của ông Johnson đối với Ukraine kể từ khi Nga tấn công. Ông nói rằng ông tin "vào sức mạnh của sự lãnh đạo cá nhân".

"Tôi biết mọi chuyện không dễ đối với Boris Johnson khi ông ấy phải đối mặt với nhiều thách thức nội bộ. Việc ưu tiên ủng hộ Ukraine đòi hỏi một lòng dũng cảm và quyết tâm cao độ".

Trước đó, Thủ tướng Anh Boris Johnson có chuyến thăm bất ngờ tới Kiev vào ngày 24-8, ngày Quốc khánh của Ukraine và là cột mốc tròn 6 tháng Nga can thiệp quân sự vào nước này.

Đây là chuyến công du lần thứ tư tới Ukraine của ông Johnson trong năm nay và cũng là chuyến công du cuối cùng tới nước này trên cương vị thủ tướng Anh.

Trong cuộc họp báo chung với Tổng thống Ukraine Zelensky khi đó, ông Johnson nói rằng điều quan trọng là châu Âu phải duy trì hỗ trợ quân sự và kinh tế cho Ukraine, ngay cả khi giá năng lượng và thực phẩm đang khiến người tiêu dùng chật vật.

Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ rời nhiệm sở vào ngày 6-9, sau cuộc tranh giành quyền lãnh đạo kéo dài suốt mùa hè giữa Ngoại trưởng Liz Truss và cựu bộ trưởng tài chính Rishi Sunak.

Nữ Ngoại trưởng Liz Truss được cho là sẽ trở thành thủ tướng mới của nước Anh vào tuần tới, ngày 5-9.


*************

Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc sắp đến Nga


Chủ tịch Quốc hội Trung Quốc sắp đến Nga - Ảnh 1.

Ông Lật Chiến Thư (trái) trong cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin năm 2017 tại Điện Kremlin - Ảnh chụp màn hình SCMP

Thông tin chính thức của Tân Hoa xã ngày 4-9 cho biết ông Lật Chiến Thư sẽ đến Diễn đàn Kinh tế phương Đông lần thứ 7 tại Vladivostok (Nga) vào ngày 7-9.

Sự kiện này đưa ông trở thành quan chức cấp cao nhất của Trung Quốc đến Nga kể từ khi xung đột nổ ra tại Ukraine hồi cuối tháng 2 rồi.

Mặc dù Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gặp người đồng cấp Nga Sergey Lavrov nhiều ở cả Trung Quốc và một số nước khác, không có quan chức Trung Quốc nào từ cấp bộ trưởng trở lên đến Nga kể từ xung đột Ukraine.

Ngoài Nga, chuyến đi 11 ngày của ông Lật còn có các chuyến thăm chính thức Mông Cổ, Nepal và Hàn Quốc. Hiện chưa rõ nhà lãnh đạo lập pháp Trung Quốc sẽ ở Nga trong bao lâu, gặp những ai và bàn những gì.

Tuy nhiên, chuyến đi thu hút sự chú ý đặc biệt, xét đến bối cảnh cả Nga và Trung Quốc đều đối mặt với các áp lực từ phương Tây và có mối quan hệ căng thẳng với những nước này.

Bắc Kinh đang cố gắng cân bằng trong mối quan hệ với Matxcơva và đã nhiều lần phủ nhận cung cấp bất kỳ sự hỗ trợ nào cho chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Trong một hội nghị trực tuyến, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố quan hệ đối tác chiến lược "không giới hạn" vào tháng 2, chỉ vài tuần trước khi Nga đưa quân vào Ukraine dưới danh nghĩa "chiến dịch quân sự đặc biệt".

Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhân vật cấp cao khác đã không rời khỏi Trung Quốc kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu.

Trong số 25 thành viên của Bộ Chính trị, ông Dương Khiết Trì - người đứng đầu chính sách đối ngoại của Đảng Cộng sản Trung Quốc - nằm trong số ít thành viên của Bộ Chính trị công du nước ngoài.

Chuyến đi cũng diễn ra chỉ vài tuần trước Đại hội 20 của đảng. Ông Lật hiện là nhân vật số 3 trong hệ thống phân cấp quyền lực chính trị của Trung Quốc và dự kiến sẽ rời khỏi ban lãnh đạo chủ chốt của đảng sau Đại hội 20 vào tháng 10 này, theo Hãng thông tấn AFP.

Tuy nhiên ông sẽ tiếp tục giữ vai trò nhà lập pháp ít nhất cho đến tháng 3 năm sau, theo Hãng tin Reuters.


**************

bbc.com

Từ nay Châu Âu sẽ không phụ thuộc vào khí đốt của Nga nữa

Vẫn còn nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế đang đẩy giá lên ở tất cả các quốc gia

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Đây không phải là việc ngẫu nhiên. Tập đoàn khí đốt khổng lồ do nhà nước kiểm soát của Nga đã thông báo gia hạn vô thời hạn đối với việc ngừng bảo trì ba ngày đối với việc truyền khí đốt qua huyết mạch năng lượng quan trọng của lục địa, vài giờ sau khi các bộ trưởng tài chính hàng đầu phương Tây tuyên bố sẽ tăng các lệnh trừng phạt đối với dầu của Nga.

Lý do chính thức của Gazprom là vi họ phát hiện thấy điểm rò rỉ dầu và đường ống không thể hoạt động nếu không có công nghệ nhập khẩu của Đức, thuộc hạng mục dùng để trừng phạt Nga.

Tuy nhiên, rất ít nhà quan sát tin rằng đây là bất cứ điều gì khác ngoài một nỗ lực về cơ bản nhằm tống tiền châu Âu về nguồn cung cấp.

Các nền kinh tế chính của G7, bao gồm cả Anh, đã đồng ý giới hạn mức giá mà họ phải trả cho dầu từ Nga. Đây là một cách để hạn chế nguồn thu tài trợ cho cuộc chiến ở Ukraine của Điện Kremlin. Nga kiếm được nhiều tiền từ xuất khẩu dầu mỏ hơn là từ khí đốt.

Nhưng đây là một diễn biến rất nghiêm trọng. Ngay cả trong thời kỳ cao điểm của Chiến tranh Lạnh, Nga vẫn giữ nguồn cung cấp khí đốt của mình chuyển tới châu Âu.

Mặc dù vậy, sự cắt đứt này - và nỗ lực của Gazprom nhằm đổ lỗi cho tập đoàn năng lượng khổng lồ Siemens của Đức về sự cố - là đỉnh điểm của nhiều thập niên trục trặc trong mối quan hệ năng lượng giữa Nga và Đức.

Tất nhiên, trong phần lớn thời gian đó, Bonn và sau đó là Berlin đã rất vui khi được sử dụng khí đốt giá rẻ của Nga.

Vladimir Putin khi còn trẻ đã làm luận án tiến sĩ về tầm quan trọng của việc xuất khẩu năng lượng của Nga.

Khi tôi đến thăm trụ sở của Gazprom một thập niên trước và mỏ dầu của hãng ở Siberia, tôi đã bị dọa rằng "bất kỳ ai cố gắng làm giảm vai trò của khí đốt Nga một cách giả tạo đều đang chơi một trò chơi rất nguy hiểm".

Chuyến thăm tới mỏ Novi Urengoy cho thấy Gazprom đang củng cố quyền lực của mình đối với nhà nước Nga, với một số hỗ trợ từ Berlin.

Chụp lại hình ảnh,

Tuyến vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu.

Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đã che giấu sự phụ thuộc này bằng việc xây dựng cùng một đường ống Nordstream này mà sau đó công ty Gazprom cho ông một ghế trong hội đồng quản trị của hãng.

Gazprom đã tài trợ cho bóng đá Đức, giải đấu bóng đá hàng đầu châu Âu là Champions League, và tài trợ cho các dự án quyền lực mềm khác nhau của Nga.

Điều đáng kinh ngạc nhất là, ngành công nghiệp Đức đã hoán đổi các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới đất của mình để được đặc quyền tiếp cận các nguồn dự trữ khí đốt nằm sâu dưới lãnh nguyên Siberia.

Chính các cơ sở, bao gồm cả cơ sở lớn nhất của Đức, được tạo lập để có sức tồn tại bền bỉ khi đối mặt với chính sách ngoại giao năng lượng của Nga đã được chuyển giao cho quyền sở hữu của Nga. Những cơ sở này kể như lên lịch để được hoàn thành vào năm 2015, sau khi Nga sáp nhập Crimea.

Tuy nhiên, một phần của hy vọng bây giờ nằm trong chính những cơ sở lưu trữ đó. Chính phủ Đức đã chiếm quyền sở hữu đối với các cơ sở lưu trữ đã bị bỏ lại ở mức rất thấp vào năm ngoái.

Ở đó, và trên khắp lục địa, các công ty năng lượng được hỗ trợ bởi các khoản vay của chính phủ suốt cả mùa hè mua nhiều khí đốt nhất có thể với bất kỳ giá nào.

Các nền kinh tế lớn hiện đang phải lấp đầy các kho dự trữ khí đốt khổng lồ, được thiết kế để đối phó với việc cắt giảm nguồn cung trong vài tuần. Các cơ sở lưu trữ khí đốt khổng lồ của Đức hiện đã đầy 84% khi chỉ lưu kho chưa đầy một nửa vào tháng Sáu.

Kết quả là, giá khí đốt giao dịch trên thị trường quốc tế đã giảm từ mức cực cao trong tuần qua. Nhưng chúng vẫn rất cao theo tiêu chuẩn bình thường.

Vẫn còn nỗ lực khẩn cấp để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế đang đẩy giá lên ở tất cả các quốc gia, bao gồm cả Anh. Và tác động thực sự của tất cả những điều này sẽ phụ thuộc vào thời gian ngừng hoạt động của đường ống kéo dài bao lâu.

Nhưng chắc chắn bây giờ, đối với Đức và phần còn lại của châu Âu, sẽ không còn việc phụ thuộc vào Nga nữa.


***********
voatiengviet.com

Các bộ trưởng tài chính G7 nhất trí giới hạn giá dầu Nga nhưng chưa xác định mức trần

Reuters

Các bộ trưởng tài chính của nhóm G7 hôm thứ Sáu 2/9 nhất trí về áp đặt giá trần đối với dầu của Nga nhằm làm giảm nguồn thu của Moscow đổ vào cuộc chiến ở Ukraine, trong khi vẫn giữ cho dầu thô lưu thông để tránh tăng giá, nhưng tuyên bố của G7 không cho biết các chi tiết chính của kế hoạch này.

Các bộ trưởng của nhóm các nước dân chủ công nghiệp giàu có xác nhận họ cam kết về bản kế hoạch sau một cuộc họp qua mạng. Tuy nhiên, họ cho biết mức trần giá mỗi thùng sẽ được xác định sau, "dựa trên một loạt các yếu tố kỹ thuật đầu vào" sẽ phải được liên minh các nước thực thi cùng đồng ý.

"Hôm nay, chúng tôi khẳng định chủ trương chính trị chung của chúng tôi là hoàn thiện và thực thi lệnh cấm toàn diện đối với các dịch vụ thiết yếu cho việc vận chuyển hàng hải dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ có xuất xứ từ Nga đi ra toàn cầu", các bộ trưởng G7 thông báo.

Các dịch vụ vận tải biển, bao gồm cả bảo hiểm và tài chính, sẽ chỉ được phép cung cấp nếu các mặt hàng dầu của Nga được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá "được ấn định bởi liên minh rộng rãi gồm các quốc gia tuân thủ và thực hiện việc giới hạn giá".

Các bộ trưởng G7 cho biết họ sẽ làm việc để hoàn thiện các chi tiết, thông qua các quy trình trong nước của từng nước, nhằm làm cho động thái này khớp với việc Liên hiệp châu Âu bắt đầu các lệnh trừng phạt theo đó sẽ cấm nhập khẩu dầu của Nga vào khối bắt đầu từ tháng 12.

G7 bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản và Hoa Kỳ.

Các bộ trưởng cho biết họ sẽ tìm cách hình thành một liên minh rộng lớn hơn gồm các nước nhập khẩu dầu mỏ để mua các sản phẩm dầu thô và xăng dầu của Nga chỉ bằng hoặc thấp hơn mức giá trần, đồng thời sẽ mời các nước đó góp ý vào bản kế hoạch.

Một số quan chức G7 bày tỏ lo ngại rằng giới hạn bằng giá trần sẽ không thành công nếu không có sự tham gia của các nước nhập khẩu lớn như Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước này đã tăng mạnh việc mua dầu thô của Nga kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược vào tháng 2/2022. Nhưng những người khác cho biết Trung Quốc và Ấn Độ đã bày tỏ quan tâm đến việc mua dầu của Nga với mức giá thậm chí thấp hơn so với mức giá trần.

Việc thực thi mức giá trần sẽ chủ yếu dựa vào việc từ chối bảo hiểm vận chuyển do London làm trung gian, loại bảo hiểm này phục vụ cho khoảng 95% đội tàu chở dầu trên thế giới và chi trả cho những lô hàng có giá cao hơn mức trần. Nhưng các nhà phân tích nói rằng vẫn có thể có cách lách qua quy định về giá trần và các thế lực trên thị trường có thể khiến nó không hiệu quả.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế cho biết bất chấp việc số lượng xuất khẩu dầu của Nga bị giảm xuống, trong tháng 6, doanh thu xuất khẩu dầu của Nga lại tăng thêm 700 triệu đô la so với tháng 5 do giá dầu bị đẩy lên cao hơn vì cuộc chiến ở Ukraine.

(Reuters)


************
rfi.fr

Chiến tranh Ukraina : Nhà máy điện nguyên tử Zaporijjia lại mất kết nối với lưới điện

Thùy Dương

Ngày 03/09/2022, nhà máy điện nguyên tử Zaporijjia của Ukraina, hiện đang bị quân Nga chiếm đóng, lại bị mất kết nối với mạng lưới tải điện, theo thông báo của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế AIEA.

Theo giải thích của AIEA, đường dây kết nối cuối cùng còn hoạt động « đã bị hư hại ». Ba tuyến kết nối khác « đã mất trước đó trong cuộc xung đột ». Sự cố xảy ra hôm qua  « sau những đợt oanh kích mới trong khu vực », theo thông tin mà nhà chức trách Ukraina báo cáo với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế. Tuy nhiên, AIEA cũng trấn an là nhà máy Zaporijjia vẫn tiếp tục vận hành « nhờ một tuyến dự phòng ». 

Về phía Energoatom, trong một thông cáo đăng tải trên mạng telegram, công ty điện lực Ukraina đổ lỗi cho các cuộc tấn công của lực lượng Nga và lưu ý « do không đủ công suất cho hai lò phản ứng, lò phản ứng số 5 đã phải dừng hoạt động ». Theo AFP, cả Energoatom và AIEA đều xác nhận hiện giờ lò phản ứng số 6 vẫn đang vận hành, sản xuất điện để làm mát các thanh nhiên liệu và bảo đảm một số tiêu chí an toàn thiết yếu khác.

Xin nhắc lại, hôm 25/08, lần đầu tiên trong lịch sử hoạt động, nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia ở miền nam Ukraina tạm thời bị ngắt kết nối với mạng điện bên ngoài, làm dấy lên mối lo ngại của quốc tế về nguy cơ xảy ra một tai nạn hạt nhân.

Khu vực xung quanh nhà máy điện Zaporijjia, nhà máy điện nguyên tử lớn nhất châu Âu, trong thời gian qua thường xuyên bị bắn phá. Nga và Ukraina đều đổ lỗi cho nhau về các vụ tấn công và sự cố trong nhà máy. Theo thông báo hôm thứ Năm (01/09) của tổng giám đốc AIEA, Rafael Grossi, khi đến thanh sát nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu, có nhiều dấu hiệu cho thấy « sự toàn vẹn của nhà máy đã nhiều lần bị xâm phạm » và tình hình là « không thể chấp nhận được ».

Sau khi tổng giám đốc AIEA rời đi, vẫn còn 6 chuyên gia của phái đoàn thanh sát AIEA lưu lại tại chỗ cho đến ngày  04/09 hoặc 05/09 để tiếp tục tìm hiểu tình hình. Theo kế hoạch của AIEA, sẽ có 2 chuyên gia lưu lại liên tục, lâu dài tại nhà máy. Theo lãnh đạo AIEA, sự hiện diện này là « vô cùng quan trọng để giúp ổn định tình hình ».

Hôm 03/09, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cũng đã đề nghị đồng nhiệm Nga Vladimir Putin để Ankara làm trung gian tháo gỡ bế tắc trong cuộc khủng hoảng nhà máy điên hạt nhân Zaporijjia.


************
rfi.fr

Thủ tướng Ukraina sang Đức tìm kiếm viện trợ quân sự

Thanh Hà
Khép lại căng thẳng với Berlin, thuyết phục Đức tăng viện trợ quân sự và nhìn nhận quân đội Nga « phạm tội diệt chủng » trong cuộc xâm lược Ukraina. Đó là chủ đích chuyến công du Đức hôm 04/09/2022 của thủ tướng Ukraina, Denys Shmygal.

Trước khi hội đàm với thủ tướng Đức Olaf Scholz, ông Denys Shmygal sáng nay (04/09) hội kiến tổng thống Frank Walter Steinmeier, nguyên là ngoại trưởng dưới thời nữ thủ tướng Angela Merkel và từng có chủ trương thân Nga. Chính quyền Kiev trước đây đã từ chối tiếp tổng thống Đức vì lý do này. Theo các nhà quan sát việc thủ tướng Ukraina hội kiến tổng thống Steinmeier là tín hiệu mạnh cho thấy căng thẳng giữa Kiev và Berlin đã thuộc về quá khứ.

Trả lời báo chí, thủ tướng Denys Shmygal cho biết ông đến Đức lần này nhằm thuyết phục chính quyền Olaf Scholz « cấp thêm vũ khí và trang thiết bị cho Ukraina, kể cả các loại xe tăng đời mới ». Ông nhắc lại Berlin đã cấp xe thiết giáp Leopard 2 cho Ukraina và đang chuẩn bị trao thêm hệ thống phòng không Iris-T cho chính quyền Zelensky.

Tuần trước, phát biểu tại Praha, thủ tướng Olaf Scholz cam kết Berlin hỗ trợ Kiev « tăng cường khả năng phòng không » đồng thời sẽ giúp Ukraina tái thiết đất nước. Về mặt chính trị thủ tướng Shmygal hy vọng thuyết phục Đức về tội « diệt chủng » quân đội Nga đã tiến hành trên lãnh thổ Ukraina. « Chính sách của Matxcơva gây thương vong không chỉ cho quân đội mà cả các thường dân Ukraina ».

Đức cũng đặc biệt quan tâm đến số phận hàng triệu người Ukraina di tản chạy trốn chiến tranh. Sáng nay Berlin thông báo một ngân sách 200 triệu euro giúp đỡ người dân Ukraina vẫn ở lại trong nước nhưng đã mất hết cửa nhà. Theo thống kê của tổ chức quốc tế đặc trách về di dân, khoảng 7 triệu người Ukraina trong diện này.

Theo chương trình nghị sự, sau Berlin ngày mai (05/09/2022) thủ tướng Ukraina sẽ đến Bruxelles hội kiến lãnh đạo ngoại giao Châu Âu, Josep Borrell và cùng với chủ tịch Nghị Viện Châu Âu, Roberta Metsola, tham dự một hội thảo về tội ác quân đội Nga đã tiến hành trong cuộc xâm lược Ukraina.


**************

Làn sóng thịnh nộ sau vụ phó tổng thống Argentina bị chĩa súng vào mặt


Nhiều chính trị gia trên thế giới và hàng nghìn người Argentina đã bày tỏ sự phẫn nộ sau vụ việc phó Tổng thống Argentina bị ám sát hụt.

Bà Cristina Kirchner (69 tuổi) sống sót trong vụ tấn công bên ngoài tư gia ở Buenos Aires hôm 1/9, sau khi bị một người đàn ông cầm súng lục nhắm thẳng vào mặt ở cự ly gần. Khẩu súng, đã được nạp sẵn đạn, không nhả đạn khi tay súng bóp cò.

Cảnh sát đang điều tra xem liệu người tấn công, bị bắt tại hiện trường, hành động một mình hay có đồng bọn. Cuộc điều tra cũng đang được mở rộng theo hướng một vụ cố ý giết người.

Trong khi hàng chục nghìn người Argentina xuống đường phản đối bạo lực chính trị, Giáo hoàng, Liên Hợp Quốc, Mỹ và các nhà lãnh đạo Mỹ Latin đã gửi lời động viên tới phó tổng thống cũng như bày tỏ phẫn nộ trước bạo lực.

“Sự việc nghiêm trọng nhất từng xảy ra”

Người tấn công được xác định là Fernando Andre Sabag Montiel, 35 tuổi, một công dân Brazil có mẹ là người Argentina. Anh ta ban đầu bị bắt với lý do tàng trữ vũ khí trái phép, hãng thông tấn Telam trích dẫn nguồn tin cảnh sát.

Hình ảnh từ tài khoản mạng xã hội của người đàn ông cho thấy anh ta có hình xăm Đức quốc xã. Cảnh sát nói với các phóng viên rằng họ đã tìm thấy 100 viên đạn trong căn hộ mà anh ta thuê ở ngoại ô Buenos Aires.

Vụ việc xảy ra tại khu phố cao cấp Recoleta của Buenos Aires, nơi người biểu tình tụ tập hàng đêm kể từ ngày 22/8 để ủng hộ phó tổng thống trước các thách thức pháp lý mà bà đang đối mặt.

Hàng nghìn người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối bạo lực và ủng hộ Phó tổng thống Kirchner. Ảnh: Reuters

“Tôi thấy một cánh tay cầm súng đưa lên từ phía sau qua vai tôi. Với hàng loạt người xung quanh, anh ta đã bị khống chế”, một nhân chứng giấu tên nói.

Teresa, một nhân chứng khác, kể: "Chúng tôi đang đợi bà Cristina yêu quý của chúng tôi. Bà ấy chỉ đến để chào mọi người, như mọi đêm. Đột nhiên có náo loạn, một người đã chĩa (súng) vào bà".

Tổng thống Alberto Fernandez đã công bố trước toàn quốc rằng “khẩu súng chứa 5 viên đạn” và người đàn ông khi đó “đã bóp cò”, nhưng chưa xác định được lý do kỹ thuật khiến khẩu súng không nhả đạn. Ông nói rằng đây là "sự kiện nghiêm trọng nhất từng xảy ra kể từ khi chúng ta khôi phục nền dân chủ" vào năm 1983.

Cơn sốc toàn cầu

Giáo hoàng Francis, bản thân là cựu tổng giám mục của Buenos Aires, đã gửi cho bà Kirchner một bức điện bày tỏ "tình đoàn kết", theo Vatican.

Người đứng đầu Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ông "sốc" về sự việc, đồng thời "lên án vụ bạo lực", một phát ngôn viên cho biết. Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez nói rằng ông “dứt khoát lên án âm mưu ám sát này”

Trên Twitter, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken viết sau khi nhận tin tức: "Chúng tôi sát cánh với chính phủ và người dân Argentina trong việc phản đối bạo lực và thù hận".

Hàng nghìn người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối bạo lực và ủng hộ Phó tổng thống Kirchner. Ảnh: Reuters

Hàng loạt chính trị gia Mỹ Latin cũng lên tiếng về vụ việc, với các thông điệp từ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Gabriel Boric của Chile, Luis Arce của Bolivia, Andres Manuel Lopez Obrador của Mexico và Guillermo Lasso của Ecuador, cùng những người khác.

Luiz Inacio Lula da Silva, cựu Tổng thống Brazil, dù đang bận rộn với cuộc chiến tranh cử khốc liệt, đã chỉ trích người tấn công bà Kirchner là "tội phạm phát xít".

Đối thủ của ông, Tổng thống đương nhiệm Jair Bolsonaro - người sống sót sau một vụ ám sát khi đang vận động cho chiến dịch năm 2018 - cho biết ông đã gửi cho bà Kirchner một bức thư thể hiện sự nhẹ nhõm và đồng cảm. “May là kẻ tấn công không biết cách sử dụng vũ khí", nhà lãnh đạo cực hữu nói thêm.

Phản ứng từ công chúng

Ở Argentina, nhóm đối lập Together for Change đã lên án vụ tấn công và kêu gọi một cuộc điều tra toàn diện.

"Tôi tuyệt đối phản đối vụ tấn công nhắm vào bà Cristina Kirchner, người may mắn không bị thương", lãnh đạo phe đối lập Mauricio Macri, người từng kế nhiệm tổng thống sau khi bà Kirchner rời nhiệm sở năm 2015, viết trên Twitter.

Liên minh Front of All cầm quyền kêu gọi biểu tình tuần hành trên quảng trường trung tâm Plaza de Mayo của Buenos Aires và các thành phố khác "để bảo vệ nền dân chủ”. Hàng nghìn người bao gồm các nhóm xã hội và nghiệp đoàn đã hưởng ứng lời kêu gọi.

"Chúng tôi đang phải đối mặt với một vụ việc rất nghiêm trọng mà không ai có thể không lên án", Laura Itchat (47 tuổi), một giảng viên đại học, đến quảng trường cùng đứa con 5 tháng tuổi của mình để biểu tình nói.

Hàng nghìn người dân Argentina xuống đường biểu tình phản đối bạo lực và ủng hộ Phó tổng thống Kirchner. Ảnh: Reuters

Bà Kirchner có lượng người ủng hộ lớn và trung thành, bao gồm những người theo chủ nghĩa Pero trung tả của cựu Tổng thống Juan Peron. Tuy nhiên, bà cũng không được lòng những người theo phe đối lập ở mức độ tương đương.

Trên Twitter, một số người lan truyền thuyết âm mưu rằng cuộc tấn công là một sự dàn dựng nhằm nâng cao mức độ ủng hộ đối với bà Kirchner trong thời gian bà đang đối mặt với các nguy cơ pháp lý.

Bà Kirchner, một luật sư, đã kế nhiệm người chồng quá cố Nestor Kirchner của mình và trở thành tổng thống từ năm 2007 đến năm 2015. Bà bị cáo buộc không trong sạch trong việc trao hợp đồng công trình công cộng tại thành trì chính trị của bà ở Patagonia, cùng các cáo buộc tham nhũng khác trong thời gian đó.

Các công tố viên của chính phủ tuyên bố sẽ tìm kiếm bản án 12 năm đối với bà Kirchner và cấm bà tham gia chính trị suốt đời. Họ cáo buộc cựu tổng thống ăn chặn của nhà nước khoảng 1 tỷ USD, nhưng bà Kirchner phủ nhận.


*************

Tin thế giới 4-9: Thổ và Hi Lạp căng thẳng; Ông Johnson làm gì sau khi rời ghế Thủ tướng?


Tin thế giới 4-9: Thổ và Hi Lạp căng thẳng; Ông Johnson làm gì sau khi rời ghế Thủ tướng? - Ảnh 1.

Bênn trong nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine - Ảnh: REUTERS

* Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine mất kết nối với lưới điện qua đường dây chính. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nhà máy Zaporizhzhia đang cung cấp điện thông qua một đường dây dự phòng.

Cũng theo IAEA, chỉ có một trong 6 lò phản ứng của nhà máy còn hoạt động. Các chuyên gia của cơ quan giám sát hạt nhân của Liên Hiệp Quốc hiện đang ở tại nhà máy cho biết đường dây điện 750 kilovolt đã bị hỏng sau khi ba đường dây khác bị mất trước đó.

Đường dây truyền tải đến nhà máy đã bị cắt vào tuần trước và nhà máy đã không cung ứng lên lưới điện quốc gia lần đầu tiên trong lịch sử, dẫn đến việc mất điện ở nhiều vùng khác nhau của Ukraine. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đổ lỗi cho các cuộc pháo kích của Nga là nguyên nhân dẫn đến việc mất kết nối với lưới điện.

* Nga "đổi ý" cấp lại khí đốt cho châu Âu. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga cho biết lượng cung khí đốt tự nhiên cho châu Âu qua ngõ Ukraine ở trạm chung chuyển Sudzha là 42,7 triệu m3 trong ngày 3-9, tăng nhẹ so với mức 41,6 triệu m3 ngày trước đó.

Gazprom đưa ra thông báo trên vài giờ sau khi tập đoàn này cho biết đường ống "Dòng chảy phương Bắc 1" (Nord Stream 1) dẫn khí đốt tới Đức, vốn dự kiến vận hành trở lại vào cuối tuần này, sẽ tiếp tục bị khóa cho tới khi một tuabin được sửa chữa, qua đó đình chỉ vô thời hạn hoạt động của tuyến đường cung cấp khí đốt then chốt tới châu Âu.

Mặc dù, lượng khí đốt qua trạm Sudzha tăng nhẹ, song không đủ để bù đắp lượng khí bị thiếu, vốn được dự kiến bơm qua Nord Stream 1 trong ngày 3-9.

Tin thế giới 4-9: Thổ và Hi Lạp căng thẳng; Ông Johnson làm gì sau khi rời ghế Thủ tướng? - Ảnh 2.

Ông Dmitry Muratov - người đồng chia giải Nobel Hòa bình năm 2021, mang di ảnh ông Mikhail Gorbachev tại tang lễ tổ chức ngày 3-9 ở thủ đô Matxcơva - Ảnh: REUTERS

* Hàng ngàn người đã đến tiễn đưa vị lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô. Theo hãng tin AFP, thi hài ông Gorbachev được canh gác bởi lính tiêu binh quân đội Nga, xung quanh là ảnh chân dung đen trắng và nhiều vòng hoa. Hàng ngàn người, trong đó có những nghệ sĩ và chính trị gia nổi tiếng, đã đến viếng và đặt hoa hồng tưởng nhớ nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô.

Tang lễ kéo dài trong 4 giờ, trước khi ông Gorbachev được chôn cất tại nghĩa trang Novodevichy ở thủ đô Matxcơva. Nguồn tin thân cận với gia đình cựu lãnh đạo Liên Xô nói rằng ông sẽ được chôn cạnh người vợ Raisa, qua đời năm 1999.

* Cựu Thủ tướng Anh sẽ viết sách. Thủ tướng Anh Boris Johnson sẽ rời Dinh Thủ tướng vào ngày 5-9. Theo hãng tin AFP, một cây bút kỳ cựu của tờ Daily Telegraph sẽ đứng ra chấp bút cho cuốn Hồi ký của ông Johnson. Số tiền ứng trước được nghe nói lên đến 5 triệu bảng Anh. Chưa kể ông Johnson còn một cuốn tiểu sử được dự báo cũng sẽ rất ăn khách.

Sau khi nghỉ ngơi để hoàn thánh các cuốn sách về thời gian hoạt động chính trị sôi nổi, ông Johnson được cho là sẽ tiếp bước các vị tiền nhiệm như Tony Blair, John Major và David Cameron vào làm cố vấn cho chính quyền hoặc doanh nghiệp.

* Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa Hi Lạp. Ngày 3-9, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết Hi Lạp sẽ phải "trả giá đắt" nếu tiếp tục đe dọa máy bay Thổ Nhĩ Kỳ. Tại một cuộc mít tinh ở vùng Biển Đen, ông Erdogan tuyên bố: 'Này Hi Lạp. Hãy xem lại Lịch sử. Nếu quý vị tiếp tục như thế thì sẽ phải trả giá đắt".

Ông cảnh báo bởi theo phía Thổ Nhĩ Kỳ, vào Chủ nhật tuần trước, các máy bay của nước này ở vùng biển Aegea (Égée - nằm giữa Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ) đã bị hệ thống phòng không S-300 của Hi Lạp nhắm vào.

* 23 người thiệt mạng do sét đánh tại miền Đông Ấn Độ. Vào ngày 1-9, bang Bihar có 11 người thiệt mạng do sét đánh, trong khi 13 người thiệt mạng tương tự vào 2 ngày trước đó. Hầu hết các nạn nhân bị sét đánh là người lao động hoặc nông dân đang làm việc ngoài đồng ruộng.

Cơ quan khí tượng bang Bihar dự báo mưa lớn kèm sấm sét sẽ tiếp tục diễn ra tại nhiều khu vực của bang Bihar vào ngày 5-9.

Sét đánh là hiện tượng phổ biến tại Ấn Độ trong mùa mưa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Trong năm 2019, nước này ghi nhận gần 2.900 người thiệt mạng do sét đánh.


Tin thế giới 4-9: Thổ và Hi Lạp căng thẳng; Ông Johnson làm gì sau khi rời ghế Thủ tướng? - Ảnh 3.

Hậu quả của vụ cháy rừng ở California, ngày 3-9 - Ảnh: REUTERS

* Cháy rừng ở California khiến hàng ngàn người sơ tán. Một đám cháy được gọi là Mill Fire ở phía Bắc bang California (Mỹ) đã thiêu rụi khoảng 1.620 ha rừng và buộc hàng ngàn người phải sơ tán.

Tính đến sáng ngày 3-9, lực lượng chữa cháy mới chỉ kiểm soát được 20% đám cháy. Khoảng 100 ngôi nhà đã bị ngọn lửa phá hủy. Ngọn lửa cũng gây ra tình trạng mất điện.

Hơn hai thập kỷ hạn hán và nhiệt độ tăng cao đã khiến California dễ bị cháy rừng hơn bao giờ hết. Hai năm tàn phá nặng nề nhất được ghi nhận là 2020 và 2021, dựa trên số diện tích đất bị đốt cháy.

* Phi công điều khiển máy bay cỡ nhỏ tại bang Mississppi của Mỹ dọa lao vào Walmart. Cảnh sát thị trấn Tupelo, bang Mississippi, miền nam nước Mỹ, cho biết một phi công đã đe dọa đâm máy bay xuống trung tâm mua sắm Walmart ngày 3-9.

Phi công đã gọi trực tiếp cho đường dây khẩn cấp 911 và thông báo ý định lao vào trung tâm mua sắm. Cảnh sát đã đàm phán trực tiếp với phi công sau khi nhận thông tin và tiến hành sơ tán người dân tại Walmart và một trạm xăng gần đó.

Nghi phạm tên Cory Wayne Patterson sau đó bị bắt giữ và bị buộc tội ăn cắp, đe dọa khủng bố. Cảnh sát trưởng thị trấn Tupelo nói nghi phạm không phải là phi công được cấp phép.

* Cảnh báo nguồn cá ngừ ở Biển Đông đang bị de dọa. Các nhà hoạch định chính sách và các nhà khoa học từ năm quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đã kêu gọi hợp tác nghề cá ở các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Lời kêu gọi được đưa ra tại hội nghị do Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc - Đông Nam Á về Biển Đông có trụ sở tại Bắc Kinh và Trung tâm Đối thoại Nhân đạo ở Manila đồng tổ chức vào ngày 2-9.

Tại hội nghị, các nhà khoa học công bố báo cáo cho biết trữ lượng cá ngừ đang bị đe dọa do đánh bắt quá mức cá ngừ chưa trưởng thành.

Tìm đường vượt biên vào Mỹ

di cư

Người di cư leo lên một ngọn đồi tìm đường vào Mỹ. Trước đó họ được đưa lậu qua sông Rio Grande vào khu vực gần thành phố Roma, bang Texas - Ảnh: REUTERS

* Cảnh sát Anh xin lỗi vì kết án sai người bị tử hình 70 năm trước. Gia đình của một người đàn ông bị kết tội giết người đã được cảnh sát đưa ra lời xin lỗi 70 năm sau khi anh ta bị hành quyết trong nhà tù ở Anh.

Mahmood Mattan, một ngời cha có ba con, bị treo cổ ở tuổi 28 vào tháng 9-1952 sau khi anh ta bị kết tội giết Lily Volpert trong cửa hàng quần áo ở Cardiff. Mattan khi đó đã phản đối bản án đến cùng.

Mattan là một cựu thủy thủ da màu. Anh ta đã bị buộc tội và kết tội bởi một bồi thẩm đoàn toàn người da trắng trong một phiên tòa kéo dài ba ngày ở Swansea. Phiên tòa vẫn kết tội Mattan dù không có bằng chứng pháp y và Mattan được các nhân chứng chứng minh có bằng chứng ngoại phạm.

Tanya Mattan, cháu gái của Mattan, nói với Đài BBC rằng lời xin lỗi là "quá muộn đối với những người bị ảnh hưởng trực tiếp vì họ không còn ở bên chúng tôi nữa".


***********

bbc.com

Ông Mikhail Gorbachev được chôn cất bên cạnh vợ trong nghĩa trang ở Moscow

Lễ tưởng niệm ông Gorbachev ở Moscow

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Lễ tưởng niệm ông Gorbachev ở Moscow

Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô Mikhail Gorbachev đã được chôn cất hôm thứ Bảy 3/9 trong một lễ tang nhỏ nhưng trang trọng ở Moscow.

Tổng thống Vladimir Putin trước đó đã đến viếng ông Gorbachev, tuy ông Putin không tham dự lễ tang.

Hàng nghìn người đưa tang đã xếp hàng tiễn biệt ông Gorbachev, người được phương Tây ca ngợi nhưng là nhân vật tranh cãi tại Nga.

Quan tài nhà lãnh đạo trước đó được đặt trong phòng khánh tiết Câu lạc bộ Công đoàn, địa điểm vẫn dùng cho cho tang lễ của các quan chức cấp cao ở Nga.

Đây cũng là nơi đặt thi hài của Josef Stalin trong 4 ngày quốc tang sau khi ông qua đời vào năm 1953.

Sau đó, quan tài được đưa ra khỏi hội trường trong một cuộc rước do Dmitry Muratov dẫn đầu. Ông này là tổng biên tập được giải Nobel Hòa bình của tờ báo độc lập Novaya Gazeta, mà Gorbachev đã giúp thành lập.

Quan tài được đưa đến Nghĩa trang Novodevichy uy tín của Moscow. Ông Gorbachev được chôn cất bên cạnh người vợ Raisa, người đã qua đời vì bệnh ung thư vào năm 1999.

Ông Gorbachev được chôn cất bên cạnh người vợ RaisaNguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Ông Gorbachev được chôn cất bên cạnh người vợ Raisa

Lễ tang ngày 3/9Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Lễ tang ngày 3/9

Điện Kremlin cho biết ông Putin không tham dự lễ tang hôm thứ Bảy do "lịch trình làm việc".

Truyền hình nhà nước hôm thứ Năm chiếu hình ảnh ông Putin, một mình, đặt bó hoa hồng đỏ gần quan tài để ngỏ của Gorbachev tại bệnh viện nơi ông qua đời.

Chính phủ Nga không gọi đây là lễ tang nhà nước, nhưng một người phát ngôn nói lễ tang có “một số yếu tố” như vậy vì có đoàn quân danh dự và chính phủ có hỗ trợ lễ tang.

Nhân vật nước ngoài cấp cao duy nhất tham dự là Thủ tướng Hungary Viktor Orban, người đã đặt hoa bên quan tài.

"Nhiều điều cần thiết cho Trung Âu thoát khỏi chủ nghĩa Cộng sản một cách hòa bình, không mất mạng hay đổ máu. Một trong số này là Mikhail Gorbachev," ông Orban nói trong một bài đăng trên Facebook.


Irina Virganskaya, con gái của cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, tại nghĩa Nguồn hình ảnh, EPA

Chụp lại hình ảnh,

Irina Virganskaya, con gái của cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev, tại nghĩa trang

Gorbachev đã qua đời hôm thứ Ba ở tuổi 91 sau một "căn bệnh nghiêm trọng và kéo dài", bệnh viện nơi ông điều trị cho biết.

Lên nắm quyền từ năm 1985 đến năm 1991, ông đã tìm cách chuyển đổi Liên bang Xô viết bằng những cải cách dân chủ, nhưng không ngăn cản được sự sụp đổ.

Là một trong những nhân vật lớn của thế kỷ 20, ông được yêu mến ở phương Tây vì đã giúp chấm dứt Chiến tranh Lạnh và cố gắng thay đổi Liên Xô.

Nhưng nhiều người ở Nga đổ lỗi cho ông vì làm mất Liên Xô cùng sự hỗn loạn kinh tế và mất ảnh hưởng toàn cầu sau sự sụp đổ của Liên Xô. 


*************

Ông Medvedev cáo buộc Mỹ và phương Tây muốn làm Nga tan rã

Đức Hoàng

Ông Medvedev cáo buộc Mỹ và phương Tây muốn làm Nga tan rã - 1

Phó thư ký Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev (Ảnh: Tass).

AP đưa tin, ông Medvedev ngày 3/9 cáo buộc Mỹ và các đồng minh đang cố gắng kích động để Nga tan rã và cảnh báo rằng những toan tính như vậy có thể dẫn đến "ngày tận thế".

Cựu Tổng thống Nga cho hay, những mưu đồ nhằm đẩy nước này tới kịch bản tan rã sẽ giống như "chơi cờ với tử thần".

Lời cảnh báo của ông Medvedev được đưa ra sau khi ông tham gia tang lễ của ông Mikhail Gorbachev - nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô.

Ông Medvedev cáo buộc phương Tây đang "lợi dụng tình hình xung đột quân sự giữa Moscow và Kiev để Nga đến một bước ngoặt mới của sự tan rã, làm mọi cách để làm tê liệt các thể chế nhà nước của Nga, như những gì đã xảy ra vào năm 1991".

Theo ông, Nga cần phải cẩn thận với những kế hoạch có mục tiêu chia nước này "thành những mảnh nhỏ". "Những nỗ lực như vậy rất nguy hiểm và không nên bị đánh giá thấp. Tuy nhiên, các nước (phương Tây) lại quên một điều đơn giản là sự tan rã của một cường quốc hạt nhân luôn giống như chơi một ván cờ với thần chết, và nước chiếu tướng hết cờ luôn là ngày tận thế cho nhân loại", ông Medvedev cảnh báo.

Nhà lãnh đạo nhấn mạnh, kho vũ khí hạt nhân của nước này chính là "biện pháp bảo đảm tốt nhất để duy trì sức mạnh của Nga".

"Toàn bộ kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Liên Xô (sau khi tan rã) đã được để lại ở Nga. Và chúng tôi đang bảo quản tốt chúng. Đó là sự đảm bảo tốt nhất để duy trì sức mạnh của Nga ", Thủ tướng Medvedev khẳng định.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây nóng lên sau sự kiện Moscow mở chiến dịch quân sự ở Ukraine hơn nửa năm trước. Mỹ và các đồng minh đã áp hàng loạt lệnh trừng phạt lên Nga, đồng thời tích cực chuyển vũ khí tới hỗ trợ cho Kiev, cũng như cung cấp các khoản viện trợ để Ukraine đối phó Nga. Nga cảnh báo, những nỗ lực này có thể sẽ khiến cho kịch bản xung đột quân sự bị kéo dài. 


**************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm