Chiến tranh Ukraine: Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga - BBC News Tiếng Việt
4 minutes
Matt Murphy
BBC News
Nga
bị buộc phải mua vũ khí từ CHDCND Triều Tiên vì các lệnh trừng phạt
bóp nghẹt khả năng cung cấp quân sự của Moscow, truyền thông Mỹ cho
biết.
Theo thông tin tình báo được giải mật mà báo New York Times có được, Nga đã mua hàng triệu đạn pháo và rocket từ Bình Nhưỡng.
Một quan chức Mỹ cho biết Nga sẽ buộc phải mua thêm vũ khí của Triều Tiên khi cuộc chiến kéo dài.
Tuần trước, Moscow được cho là đã nhận được đơn hàng đầu tiên là các drone (máy bay không người lái) của Iran.
Iran
và Triều Tiên, hai nước hiện bị Phương Tây áp đặt lệnh trừng
phạt, đã tìm cách làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Nga kể từ khi Tổng
thống Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2.
Chế
độ của Kim Jong-un đổ lỗi cho Mỹ về cuộc xung đột và cáo buộc Phương
Tây theo đuổi "chính sách bá quyền" để biện minh cho việc Nga sử dụng vũ
lực.
Tháng trước, Triều Tiên đã công nhận nền độc lập
của hai nhà nước ủy nhiệm của Nga ở miền đông Ukraine - Cộng hòa Nhân
dân Donetsk và Luhansk - và cam kết sẽ làm sâu sắc hơn "tình đồng chí"
với Moscow. Tổng thống Vladimir Putin của Nga cho biết hai nước sẽ mở
rộng "quan hệ song phương toàn diện và mang tính xây dựng", theo truyền
thông nhà nước Bình Nhưỡng.
Quy mô và mức độ chính xác của các đợt chuyển giao vũ khí mới được truyền thông tiết lộ vẫn chưa rõ ràng.
Nhưng
một quan chức Mỹ nói với hãng tin AP rằng việc quay sang nhờ Bắc Triều
Tiên hỗ trợ cho thấy "quân đội Nga tiếp tục bị thiếu hụt nguồn cung trầm
trọng ở Ukraine, một phần do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và lệnh
trừng phạt".
Các biện pháp trừng phạt kinh tế trên diện
rộng hầu như không gây thiệt hại cho thu nhập từ xuất khẩu năng lượng
của Nga, theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch của Phần
Lan. Họ ước tính Nga đã kiếm được 158 tỷ euro từ việc giá nhiên liệu
hóa thạch tăng cao trong cuộc xâm lược kéo dài 6 tháng, với nhập khẩu
của EU chiếm hơn một nửa trong số đó.
Tuy nhiên, Mỹ và EU cho rằng khả năng tiếp tế quân sự của Moscow đã bị suy giảm.
Tuần
trước, các quan chức trong chính quyền Biden nói với truyền thông Mỹ
rằng những lô hàng drone đầu tiên do Iran sản xuất cũng đã được chuyển
đến Nga.
Các sĩ quan tình báo Mỹ tin rằng các nhà khai thác Nga đã tới Iran để được đào tạo về các loại vũ khí Mohajer-6 và Shahed.
Nhưng họ nói với các phóng viên gần đây rằng nhiều drone gặp các vấn đề về kỹ thuật và cơ khí kể từ khi giao hàng.
Iran
chính thức phủ nhận việc chuyển giao vũ khí cho một trong hai bên xung
đột, nhưng vào tháng 7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho
biết Tehran đang có kế hoạch cung cấp cho Moscow hàng drone cho cuộc
chiến ở Ukraine, một số có khả năng chiến đấu.
Hôm thứ
Ba, các quan chức quốc phòng Anh cho biết trong một thông tin cập nhật
hàng ngày rằng Nga đang phải vật lộn để duy trì nguồn cung cấp drone sử
dụng trên chiến trường khi phải đối mặt với "những tổn thất chiến đấu"
đáng kể.
"Có vẻ như Nga đang phải vật lộn để duy trì kho
dự trữ UAV [thiết bị bay không người lái], ngày càng trầm trọng hơn do
tình trạng thiếu hụt linh kiện do các lệnh trừng phạt quốc tế", thông
tin cập nhật cho biết.
"Khả năng sẵn có hạn chế của các
UAV trinh sát có thể làm giảm khả năng nhận biết tình huống chiến thuật
của các chỉ huy và ngày càng cản trở các hoạt động của Nga", các quan
chức nói thêm.
**********
Ukraine nói tấn công nhiều vị trí của Nga, giành thắng lợi gần Kramatorsk
Bộ
Tổng tham mưu Ukraine cho biết, quân đội nước này đã đẩy lùi nhiều cuộc
tấn công của quân Nga trong suốt hôm qua và tấn công một căn cứ của
FSB, một kho đạn của Moscow.
Theo
bản tin cập nhật tình hình tối qua (5/9) của Bộ Tổng tham mưu Ukraine,
các lực lượng nước này có thể đẩy lùi quân đội Nga về khu vực gần
Kramatorsk.
"Quân phòng thủ của chúng tôi đã đẩy lùi thành công
các nỗ lực tấn công của đối phương ở các khu vực Bilohorivka,
Hryhorivka, Pokrovske, Bakhmutske, Lozove, Spartak, Soledar, Zaitseve và
Semihiria. Ở hướng Karamatorsk, quân Ukraine đã giành được thắng lợi về
mặt chiến thuật, đánh bật quân Nga khỏi các vị trí mà họ kiểm soát
trước đó. Các lực lượng Ukraine tiếp tục phòng thủ, duy trì các ranh
giới đã xác định và ngăn quân Nga tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine".
Theo
hãng tin CNN, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết thêm, quân đội Nga đã
tiến hành hơn 40 cuộc tấn công bằng hệ thống tên lửa phóng loạt và 25
cuộc không kích.
Quân đội Ukraine cũng tuyên bố đã thành công trong các cuộc tấn công bằng pháo tầm xa ở Kherson và Kharkiv.
"Do
một cuộc tấn công ở khu định cư Kupiansk, vùng Kharkiv, hơn 100 quân
nhân của Nga đã thiệt mạng và bị thương, hai phương tiện chiến đấu bị
phá hủy. Tại thành phố Kherson, hơn 30 quân nhân, 3 xe tăng của đối
phương đã bị bắn trúng, một tổ hợp tên lửa phòng không và 6 xe tải cũng
bị phá hủy ở khu vực cầu Antonivskyi. Những hành động của lực lượng
phòng thủ Ukraine đã vô hiệu hóa các giao lộ ở khu vực Kherson và một
lần nữa chặn đối phương tiếp tục chuyển quân qua sông Dnipro".
Ban
tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết thêm, các lực lượng Ukraine
đã tấn công một căn cứ của Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) tại
Kamianka-Dniprovska, thuộc Zaporizhzhia. Quân Nga đã sử dụng một trong
các tòa nhà tại căn cứ này để cất phiếu trưng cầu dân ý, tình báo
Ukraine cho hay.
Thông báo của cơ quan tình báo Ukraine viết:
"Nơi cất giữ các lá phiếu để trưng cầu dân ý giả đã bị phá hủy. Nhà kho
bên trong căn cứ đó bị nổ tung. Tất cả các tài liệu in ấn hiện có đã bị
tiêu hủy. Trụ sở của đơn vị FSB chịu trách nhiệm bảo vệ nhà kho đựng
phiếu, cũng bị phá hủy. Con số thương vong chính xác đang được làm rõ.
Những người bị thương và sống sót đã sơ tán theo hướng Crưm".
Theo
các nguồn tin tình báo mở, có một vụ nổ đã xảy ra ở
Kamianka-Dniprovska. Tuy nhiên, CNN không thể xác minh độc lập các thông
tin trên và hiện Nga cũng chưa bình luận gì.
Trong bài phát biểu
tối qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, quân đội
Ukraine đã phá hủy một kho vũ khí quan trọng của Nga, nơi Moscow cất giữ
các tên lửa S-300 để phóng vào Kharkiv.
Nhà lãnh đạo Ukraine
cũng cáo buộc Nga cố ý làm xấu tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân
Zaporizhzhia giữa lúc nhóm chuyên gia của Cơ quan nguyên tử quốc tế
(IAEA) đang có chuyến thăm nhà máy này.
Một phát ngôn viên của
IAEA ngày 5/9 cho biết, đường dây kết nối nhà máy Zaporizhzhia với lưới
điện của Ukraine đã bị ngắt có chủ ý do một vụ hỏa hoạn. Tuy nhiên,
đường dây đó không bị hư hại và sẽ được kết nối lại sau khi đám cháy
được dập tắt, đại diện IAEA cho biết. Ukraine đổ lỗi cho Nga đã pháo
kích nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu này và gây ra vụ hỏa hoạn.
***********
EU cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine bất chấp kho vũ khí cạn kiệt
Cao ủy EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell - Ảnh: REUTERS
Ông Borrell đưa ra phát biểu này vào ngày 5-9 trong một cuộc họp tại Nghị viện châu Âu được Hãng tin AP tường thuật lại.
"Thông
điệp chính của cuộc họp hôm nay đến toàn thế giới là EU sẽ tiếp tục hỗ
trợ cho Ukraine về chính trị, tài chính, nhân đạo và quân sự đến khi nào
Ukraine còn cần và theo nhu cầu của Ukraine", ông Borrell nói.
"Mục
tiêu chính của chúng tôi là giúp Ukraine kết thúc chiến tranh, chúng
tôi muốn mau chóng chấm dứt cuộc chiến này nhưng không phải là với bất
kỳ hình thức nào. Chúng tôi muốn cuộc chiến này kết thúc với sự tuân
thủ, tôn trọng chủ quyền của Ukraine", ông Borrell làm rõ thêm.
Ông
cũng nói thêm rằng "triển vọng dài hạn hơn là giúp Ukraine giành được
hòa bình, đồng nghĩa với việc xây dựng một đất nước Ukraine hiện đại,
dân chủ, độc lập và thịnh vượng".
Cũng trong ngày 5-9, ông Borrell
cảnh báo rằng dự trữ vũ khí ở EU đang ở mức thấp và kêu gọi các nước
thành viên điều phối tốt hơn chi tiêu cho vật tư quân sự.
Ông nói
trong cuộc họp với các nghị sĩ châu Âu: "Các kho dự trữ quân sự của hầu
hết các quốc gia thành viên đã cạn kiệt, nhưng là cạn kiệt nhiều, vì
chúng ta đã trang bị rất nhiều cho Ukraine".
Ông cho rằng kho vũ khí của EU phải được làm đầy trở lại và cách tốt nhất là hợp tác cùng nhau để mua được vũ khí với giá rẻ.
Ông
Borrell cảnh báo nếu các nước thành viên tiếp tục mở rộng khả năng quân
sự của mình theo cách cũ, "kết quả sẽ là một sự lãng phí lớn về tiền
bạc, vì đây không phải là cách để khắc phục vấn đề trùng lặp vốn tồn tại
từ lâu cũng như giải quyết những tồn tại hiện hữu".
Trong cuộc
họp ở Cộng hòa Czech tuần trước, các bộ trưởng quốc phòng EU đã tranh
luận về việc phối hợp tốt hơn về vật tư và nguồn lực quân sự, mua sắm
thêm đạn dược và vũ khí như hệ thống phòng không để hỗ trợ Ukraine.
Ông
Borrell cũng nêu quan điểm rằng EU đã bỏ lỡ cơ hội huấn luyện các lực
lượng vũ trang Ukraine cách đây một năm dù một số nước thành viên yêu
cầu điều này.
"Thật không may là chúng ta đã không làm như
vậy, và giờ này chúng ta hối tiếc. Chúng ta tiếc là tháng 8 năm ngoái đã
không đáp ứng yêu cầu này. Nếu EU phản ứng vào thời điểm đó, chúng ta
đã ở trong một tình huống tốt hơn", ông Borrell nói.
*************
Nga không kỳ vọng về quan hệ với Anh dưới thời Liz Truss
Điện
Kremlin cho biết Nga không trông đợi bất kỳ thay đổi nào trong mối quan
hệ vốn đang căng thẳng với Anh dưới thời tân thủ tướng Liz Truss.
"Thành
thật mà nói, đánh giá những tuyên bố của bà Truss khi còn là ngoại
trưởng và ứng viên thủ tướng, có thể khẳng định chắc chắn rằng sẽ không
có thay đổi nào theo hướng tốt hơn", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry
Peskov hôm nay cho hay, đề cập triển vọng mối quan hệ Nga - Anh dưới thời tân Thủ tướng Liz Truss.
Ông
Peskov từ chối bình luận liệu Tổng thống Vladimir Putin có định chúc
mừng chiến thắng của bà Truss hay không, nói rằng phóng viên nên hỏi
chính Tổng thống.
Bà Truss, 47 tuổi, được bầu
làm lãnh đạo đảng Bảo thủ và trở thành thủ tướng tiếp theo của Anh hôm
5/9 sau cuộc chạy đua hai tháng với một số đối thủ, bao gồm cựu bộ
trưởng tài chính Rishi Sunak. Bà sẽ chính thức nhậm chức trong hôm nay
khi yết kiến Nữ hoàng Elizabeth.
Quan hệ Nga - Anh đang ở mức thấp
nhất từ trước tới nay. Dưới thời ông Boris Johnson, Anh là một trong
những nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất sau khi Nga mở chiến dịch quân sự
vào quốc gia này. Bà Truss có quan điểm cứng rắn với Nga và được cho là
sẽ tiếp tục chính sách đối đầu mạnh mẽ với Moskva.
Tân Thủ tướng
Anh từng cam kết sẽ giải mật thêm thông tin tình báo để "vạch trần những
nỗ lực của Nga nhằm phá hoại phương Tây". Hồi tháng 6, bà tuyên bố "các
vùng lãnh thổ Nga kiểm soát ở Ukraine đều là chiếm đóng phi pháp".
Trong
cuộc tranh luận giữa các ứng viên thủ tướng ngày 25/7, bà Truss cũng
tuyên bố sẵn sàng đối mặt trực tiếp với Tổng thống Putin tại hội nghị
G20 ở Bali tháng 11. Cuối tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh,
cơ quan bà Truss đứng đầu, cho rằng Nga "không có tư cách đạo đức" tham
dự G20 do chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Huyền Lê (Theo RT, AFP)
**************
Chiến tranh Ukraina : Nga chơi ván bài « câu giờ » và trông chờ vào « vị tướng mùa đông »
Thùy Dương ( RFI )
9-11 minutes
Hai
tháng qua, bất chấp những tuyên bố hùng hồn của cả Kiev và Matxcơva,
trên chiến trường Ukraina, đặc biệt ở miền đông và miền nam, tình hình
vẫn không có nhiều thay đổi. Quân Nga cũng như các lực lượng Ukraina đều
không tiến được nhiều. Nga không chiếm được toàn bộ Donbass mà Ukraina
cũng chưa đánh đuổi được hết quân Nga khỏi Kherson như mục tiêu được đề
ra.
Một câu hỏi vẫn luôn được đặt ra :
Cuộc xung đột sẽ tiếp diễn theo chiều hướng nào ? Le Figaro ngày 26/08
dựa trên quan điểm của tướng Olivier Kempf, giám đốc cơ quan tư vấn
chiến lược La Vigie, và Benoist Bihan, nhà nghiên cứu chiến lược và sử
gia, giới thiệu 8 kịch bản : chẳng hạn đến mùa xuân 2023, Kiev sẽ đánh
bật quân Nga khỏi Kherson nhưng lại để mất Donbass vào tay quân Nga ;
hay Kiev và Matxcơva ký được thỏa thuận theo đó bán đảo Crimée thuộc về
Nga nhưng Donbass vẫn là của Ukraina …
Trong khi đó, trên
L'Express ngày 29/08/2022, cựu đại tá lực lượng Hải Quân Pháp, Michel
Goya, khẳng định Matxcơva đang tính đến việc phương Tây chán nản, buông
rơi khiến Ukraina phải cúi đầu chịu thua quân Nga. Theo suy luận của
Michel Goya, dư luận phương Tây chính là « mắt xích yếu » trong cuộc xung đột Ukraina. RFI Tiếng Việt giới thiệu bài phỏng vấn Michel Goya.
Sáu tháng sau khi Nga xâm lược Ukraina, cuộc xung đột đã chuyển sang giai đoạn nào ?
Michel Goya :
Không còn nhiều biến động ở chiến trường. Tháng 8 vừa qua là tháng có
ít phần lãnh thổ nhất bị bên này hay bên kia chinh phục. Cuộc chiến đang
bước vào một giai đoạn mà các chiến dịch như đông cứng lại. Điều này
cũng thường xảy ra trong các cuộc chiến tranh. Nếu giai đoạn có sự điều
động quân lớn không thành công thì sẽ dẫn đến tình trạng mọi chuyện bị
đình lại và giai đoạn này có thể kéo dài đến nhiều năm trời. Hiện giờ
tình hình có vẻ giống như hồi năm 1915 (1 năm sau khi Đệ nhất thế chiến
bùng nổ).
Liệu chúng ta có nên hiểu rằng quân đội Ukraina và Nga hiện giờ đang có sức mạnh ngang ngửa nhau ?
Michel Goya :
Có thể nói rằng họ không còn đủ khả năng tấn công để gây bất ngờ. Chẳng
hạn, ở khu vực Kherson, địa hình bằng phẳng, với những ngôi làng nhỏ,
nếu Ukraina muốn thực hiện một cuộc phản công, họ phải chuyển pháo đến.
Tất cả những chuyện đó đều có thể bị drone phát hiện, dẫn đến việc quân
đội Nga khai hỏa tấn công. Đạn pháo của Nga có khả năng bắn ở cự ly 20
km, thậm chí 30 km, và các hệ thống phóng roc-ket có thể bắn xa tới 80
km.
Trong những điều kiện này, các cuộc tấn công oanh kích có còn hữu ích nữa hay không ?
Michel Goya : Có.
Đó là những cuộc tấn công dồn dập. Các bên đều nỗ lực đánh phá và làm
kiệt sức đối phương, bằng cách phá hủy nguồn lực của đối thủ. Đây là
chiến lược của phía Nga ngay từ đầu cuộc chiến. Nhờ đó, họ đã đạt được 2
chiến thắng : quân Nga đã chiếm được Mariupol và khu vực Severodonetsk
và Lyssytchansk. Trong suốt 5 tháng mà Nga chỉ đạt được vài chiến thắng
đó là khá ít ỏi, nhất là nếu họ muốn chiếm đóng được vùng Donbass, thì
mục tiêu cũng phải là đánh chiếm được Sloviansk và Kramatovsk. Quân Nga
đang vô cùng bối rối về chiến lược của Ukraina, dựa vào việc bắn phá một
cách có hệ thống các kho đạn dược của quân Nga.
Khả năng tiếp đạn dược của quân đội Nga có khiến ông bất ngờ ?
Michel Goya :
Đây là một trong những ẩn số lớn của chiến tranh. Chúng ta biết rằng
Nga dựa vào kho đạn dược khổng lồ từ thời Liên Xô. Điều khiến tôi ngạc
nhiên là quân đội Nga chiến đấu như cách nay 40-50 năm. Họ bắn rất
nhiều, nhưng không rõ quân Nga còn lại được bao nhiêu đạn.
Nga có thể cầm cự được bao lâu nữa ?
Michel Goya :
Không thể biết được. Nhưng Nga vẫn gặp vấn đề về binh lính, cả về số
lượng và chất lượng. Một số sĩ quan cấp cao của Nga đã bị Ukraina tiêu
diệt, đẩy đội quân Nga vào tình trạng mất tổ chức. Về quân số, Ukraina
có thể có 700.000 người, so với 40.000-50.000 quân Nga tại Ukraina. Nga
đang tuyển quân, càng nhiều càng tốt, nhưng cũng sẽ vẫn là không đủ.
Việc Nga không tổng động viên cũng có thể gây ngạc nhiên. Đây là lần đầu
tiên chúng ta thấy cuộc chiến tranh mà chế độ độc tài không dám huy
động dân chúng tham gia cuộc chiến. Điều này cho thấy chính quyền Nga
vẫn dè chừng người dân và cố giữ khoảng cánh giữa người dân và cuộc
chiến. Vì thế, có thể suy luận rằng đến một lúc nào đó, những thất bại
trong cuộc chiến có thể là thảm họa cho chế độ.
Nói chung, các chế
độ Nga không thực sự thích thua trận, chỉ cần nhìn lại sự kiện năm 1917
là thấy. Điều này cũng rất dễ hiểu : Dân chúng chỉ chấp nhận hy sinh
nếu nhận ra sự hy sinh đó có ý nghĩa. Nhìn chung, có ba giai đoạn trong
cảm nhận của người dân. Khi mới bắt đầu, những mất mát gắn kết dân chúng
mạnh mẽ hơn, người ta thường nghĩ đến chiến thắng. Đến giai đoạn hai,
có thể là như tình hình hiện nay mà chúng ra biết : dân chúng bắt đầu
nghi ngờ nhưng vẫn phải tiếp tục dấn sâu hơn bởi vì họ không muốn trả
giá một cách vô nghĩa. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sụp đổ, khi mọi
người nhận ra rằng những mất mát đó chỉ là vô ích. Đó là điều mà
Vladimir Putin muốn tránh.
Với 700.000 quân, tại sao quân đội Ukraina lại không đẩy lùi được quân Nga ?
Michel Goya :
Quân đội Ukraina có tiềm lực lớn, nhưng thiếu sự huấn luyện. Có các đội
quân vô tổ chức, trang bị yếu, chỉ huy kém, thì cũng chẳng để làm gì.
Nếu muốn giành lại ưu thế trong cán cân lực lượng với Nga, Ukraina cần
đầu tư nhiều vào việc đào tạo, huấn luyện quân đội. Phương Tây có thể
đảm trách việc huấn luyện quân cho Ukraina. Danh chính ngôn thuận thì
Pháp không hiện diện ở Ukraina, nhưng việc huấn luyện có thể được tiến
hành ở một nước láng giềng của Ukraina.
Cuộc chiến tiêu hao này có thể kéo dài bao lâu nữa ?
Michel Goya :
Nhiều năm ! Các bên tham chiến sẽ chỉ sử dụng kênh ngoại giao khi nào
mỗi bên đều tin rằng không còn có thể tiến lên được nữa. Nhưng giờ vẫn
chưa phải lúc. Đồng thời, khôi phục lực lượng tấn công cho phép họ
chiếm ưu thế hơn đối phương. Sẽ mất thời gian nếu không còn có yếu tố
gây bất ngờ. Xét tình hình quân đội của cả đôi bên, tôi không nghĩ rằng
sẽ có những biến động lớn trước khi bước sang năm 2023. Nga phần nào
đang chơi ván bài thời gian, mơ có được sự trợ giúp của « vị tướng mùa
đông » : Trước mối lo ngại bị Nga cắt giảm năng lượng hoặc tăng giá năng
lượng, dư luận phương Tây sẽ yêu cầu cắt giảm viện trợ cho Ukraina.
Mắt
xích yếu không phải nằm ở phía Ukraina mà chính là từ chúng ta. Khi tôi
nói « chúng ta », trước hết là bởi Mỹ cung cấp tới 70% viện trợ quân sự
cho Ukraina. Hãy thử tưởng tượng, nếu đảng Cộng Hòa trở lại nắm quyền
trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ trong hai năm nữa, liệu Washington khi đó
có còn tiếp tục viện trợ cho Ukraina nữa hay không. Đó là điều mà người
Nga đang hy vọng.
Về phần mình, Ukraina có thể thử làm điều mà
Croatia đã từng làm vào năm 1995, tại Kranija. Trước đó, Serbia đã chiếm
được một số điểm và một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết vào năm
1994. Người Mỹ đã bí mật giúp đỡ Croatia, nhất là thông qua các công ty
an ninh tư nhân, dần dần cấp phương tiện để cho Croatia tiến hành một
cuộc tấn công chớp nhoáng vào đầu tháng 8 năm 1995, đánh bật Serbia. Nga
nhớ rất rõ câu chuyện này.
Trả lời tuần báo L'Express, Volodymyr Zelensky có nói đến việc Ukraina sắp « phản công ». Có nên tin vào điều đó không?
Michel Goya :
Có thể nói là ông ấy tìm cách gây ấn tượng. Cho đến nay, không có cuộc
phản công nào của Ukraina thực sự hiệu quả. Điều mà tổng thống Zelensky
biết là các lực lượng Ukraina được khôi phục một cách chậm chạp. Việc họ
có thể thực hiện một chiến dịch quy mô lớn không phải là ngay trong nay
mai.
Liên quan đến Pháp, chúng ta không thể giúp
Ukraina nhiều hơn nữa ? Chỉ có 18 đại bác Caesar được chuyển cho Kiev,
như thế chưa phải là nhiều.
Michel Goya :
Về lý thuyết, Pháp có thể viện trợ cho Ukraina các vũ khí khác, nhất là
các bệ phóng tên lửa đa nòng, có thể bắn xa tới 80 km. Nhưng chắc chắn
là Pháp không muốn bị thiếu hụt vũ khí, nhất là khi tình hình cho thấy
Pháp có những giới hạn về trang bị vũ khí. Nếu chúng ta muốn tạo được
ảnh hưởng, cần phải quay trở lại sản xuất vũ khí, nhưng điều này cũng
đòi hỏi nhiều thời gian.
Nếu không có sự trợ giúp của Phương Tây, liệu Ukraina có bị đè bẹp ?
Chắc chắn rằng nếu không có viện trợ quân sự từ phương Tây, tình hình ở chiến trường sẽ khác xa.
Trên
báo L'Express, Volodymyr Zelensky đề nghị các nước phương Tây giúp ông
« kiểm soát » bầu trời Ukraina. Việc thiết lập vùng cấm bay có lợi ích
gì không ?
Michel Goya : Theo tôi,
đó không phải là điều tất yếu. Một mặt, máy bay Nga không bay trên bầu
trời Ukraina. Đây là một trong những điều bất ngờ của cuộc chiến tranh
này. Nga vẫn thận trọng, ở phía sau chiến tuyến. Trái lại, Ukraina cần
có tên lửa phòng không, nhưng để sử dụng được thì cần phải có thời gian.
Mặt khác, làm như vậy cũng có nghĩa là NATO tham chiến, hoặc gần như
vậy. Mà theo quy tắc vàng được tất cả nhất trí, thì các cường quốc hạt
nhân không nên đối đầu với nhau.
Nhóm tác chiến đa quốc gia của NATO : Đức điều đơn vị chỉ huy lữ đoàn tới Litva
Thùy Dương
2-3 minutes
Những
binh sĩ đầu tiên của lữ đoàn Đức đến Litva vào Chủ Nhật 04/09/2022.
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO đã hứa củng cố sườn phía đông của khối
trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraina.
Đơn
vị chỉ huy lữ đoàn, bao gồm khoảng một trăm binh sĩ và nhiều trang
thiết bị quân sự từ Kiel, Đức, hôm qua 04/09 đã được chở đến thành phố
Klaipeda, Litva bằng phà.
Chỉ huy lữ đoàn Christian Nawrat nói với các phóng viên : « Thông điệp mà chúng tôi gửi đến các đồng minh ở sườn phía đông là chúng tôi cam kết bảo đảm an ninh ở đó », và đơn vị chỉ huy của lữ đoàn sẽ ở đóng quân thường trực tại Litva, còn các đơn vị chiến đấu sẽ được cử đến thao dượt.
Theo
chỉ huy Christian Nawrat, lữ đoàn Đức tại Litva ngay trong tuần tới sẽ
thảo luận về các chương trình huấn luyện và thao dượt trong tương lai và
sẽ triển khai các lực lượng diễn tập. Trong khi đó, một quan chức quân
sự cấp của Đức cho AFP biết các cuộc thao dượt đầu tiên ở cấp tiểu
đoàn có thể sẽ diễn ra vào tháng 10/2022.
Khoảng 1.500 binh sĩ Đức
hiện đang được triển khai tại Litva trong khuôn khổ nhóm tác chiến đa
quốc gia của NATO tại Litva, được thành lập vào năm 2017. Sau hội nghị
thượng đỉnh NATO ở Madrid hồi tháng 06, Đức, nước chỉ huy nhóm tác chiến
này, đã hứa đẩy mạnh các nỗ lực.
Về phía Litva, Arturas Radvilas,
chỉ huy bộ binh, nhận định việc Đức điều quân đến là rất quan trọng đối
với đất nước của ông và mục tiêu của đôi bên là hợp tác chặt chẽ với
nhau.
Tại Litva hiện giờ cũng có một tiểu đoàn quân trú đóng luân
phiên của Mỹ, được tăng cường sau khi Nga xâm lược Ukraina hôm 24/02,
cũng như nhiều máy bay chiến đấu của Hungary và CH Séc làm nhiệm vụ kiểm
soát trên không.
Năm 2017, bốn tiểu đoàn tác chiến đa quốc gia đã
được triển khai tại Litva, Estonia, Latvia và Ba Lan. Các tiểu đoàn tác
chiến đa quốc gia này do Đức, Anh, Canada và Mỹ luân phiên chỉ huy. Sau
khi Putin điều quân xâm lăng Ukraina, NATO đã quyết định thành lập 4
nhóm tác chiến mới tại Bulgari, Hungary, Rumani và Slovakia.
****************
Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 194, 05-09-2022
19-24 minutes
1.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW công nhận thông tin rằng quân Ukraina
đang có những bước tiến đáng ghi nhận tại chiến trường phía nam
(Kherson) và phía đông (Donbass) sau khi vượt sông Siverskyi thành công:
The Guardian cho rằng chiến trường hiện tại đang như sau:
The Guardian - #Kherson
separatists ‘pause’ poll on joining Russia due to Ukraine’s
counteroffensive. Ukraine said it had launched offensives in several
directions in the southern region but has since released few details and
continues to insist on a “regime of silence” #Warpic.twitter.com/54PEA867K1
Nguồn Pháp cho rằng quân Ukraina đã ít nhất (tạm) chiếm được 16 cứ điểm của Nga (vòng xanh).
Chiến
sự trên toàn chiến trường, cho thấy quân Nga đã mất nhiều vị trí ở phía
bắc Kherson, cũng như quân Nga bất ngờ thọc sâu ở phía nam Kherson và
chiếm lại được làng Tomnya Balka:
KHERSON/1340
UTC 5 SEP/ UKR continues to expand a bridgehead across the Ingulets
River, east of Snihurivka. Exploiting this breakthrough, advanced units
of the UKR army are reported to have taken the village of Bezimenne. pic.twitter.com/K49AvrM9JU
Hình
ảnh từ phía Ukraina cho thấy trận địa của Nga ở Ivanivka và Zarichne
trên sông Ingulets đã bị phá hủy. Sau khi chiếm được vị trí này, quân
Ukraina lại tiếp tục tìm thấy máy giặt dân sự bị lính Nga cướp từ nhà dân quanh vùng:
Vị trí của Nga ở gần bến phà Nova Kakhovka trúng đạn:
Russian positions near pontoon ferry near Nova Kakhovka was targeted less then hour ago- Photo 1 Plus earlier today presumably ammunition depot was targeted in Snihurivka- Photo 2 pic.twitter.com/fwe2PNC3Oy
Quân
Nga loan tin: "Tiếp viện đã tới được Kherson” và đưa ảnh một đoàn xe
BMP-3M, nhưng đây là những xe thiết giáp lội nước, có thể bơi như
thuyền, do đó, không cần cầu để vượt sông:
Los canales rusos están difundiendo "refuerzos llegados a #Kherson", mostrando una columna de BMP-3M;
Estos vehículos son anfibios , es decir pueden cruzar los ríos sin los puentes. pic.twitter.com/EaMYdAh1mQ
Một
hình ảnh từ Nga về "những tù binh Ukraina bị bắt ở mặt trận phía nam
(Kherson)”. Nhưng lại có người trong số họ đã rất già, nên có vẻ như đây
là một toán lính địa phương ở đâu đó bị bắt trước đây, chứ không phải
thời điểm này:
🇷🇺Soldados
Ucranianos hechos prisioneros en el sur de Ucrania. Esperemos que esta
carne de cañón pueda reencontrase lo más rápido posible con sus
familiares.#Rusia#Ucrania#Khersonpic.twitter.com/jaSphlTJlK
More
Russian positions have been overrun by the Ukrainian army in Kherson
Oblast. The frontlines of the counteroffensive move steadily to Kherson
city and Nova Kakhovka. #Kherson#Ukrainepic.twitter.com/kThwASBCBC
#Ukraine#Kherson : Abandoned Russian equipment in Kherson Oblast,looks like it belonged to a soldier from the 126th Coastal Defence Brigade. The
126th took heavy losses a few months ago in Voznesensk. It appears that
they are now operating (and running into issues) near Kherson. pic.twitter.com/j4JPEt8CzJ
#Ukraine:
Constantly on the prowl, the Ukrainian Bayraktar TB2 UCAV continues to
destroy targets in the South - a Russian BMD-2 airborne infantry
fighting vehicle was destroyed during the ongoing offensive in #Kherson Oblast by a high-precision munition. pic.twitter.com/A2ja8Crh8Q
3.
Do một bộ phận quân Nga ở Izium đã bị điều tới Kherson làm lực lượng
của họ ở đây yếu đi nhiều, tạo điều kiện cho quân Ukraina phản công. Do
đó, quân Nga đã phải hoàn toàn từ bỏ ý định tấn công Slovyansk:
4.
Theo ISW, quân Ukraina vượt sông Siversky Donetsk và chiếm lại Ozerne ở
gần Slovyansk, mà không gặp trở ngại lớn nào, cho thấy sự kiểm soát của
Nga ở bên này sông đã yếu:
Geolocated
imagery and footage published on September 3-4 show that Ukrainian
forces crossed the Siverskyi Donets River and took control of Ozerne,
approximately 20km east of #Slovyansk. /1https://t.co/ruqYmAxfnRpic.twitter.com/d9lV1UTOhK
More Russian accounts are claiming a new offensive on Siversk, Soledar and Bakhmut will start within days. They claim, forces have paused to form a new strike group to capture those three cities. pic.twitter.com/GC3Scddw5t
Nga
khoe phim tấn công vào các vị trí của Ukraina, nhưng dù cho đây là
chiến trường chính của phía Nga, suốt 1 tuần qua, quân Nga không tiến
nổi 1 km:
Battle for #Donbass - near Bakhmut
Servicemen of the LPR People's Militia 2nd Army Corps destroy the
positions of Ukrainian nationalists in the area of the poultry farm in
the #Verkhnekamenskoe village. pic.twitter.com/h5aJ6T1j7N
…nhưng mọi thứ vẫn giậm chân tại chỗ và quân Ukraina đang phòng thủ rất tốt tại chiến trường này:
Bakhmut RuAF attacked all along the front line here, the AFU successfully defended their positions. Relevant areas: Soledar, Bakhmuts'ke, Pokrovs'ke Vesela Dolyna, Zaitseve, Kodema and Semyhirja. pic.twitter.com/qBZsQGwvs7
BBC
thông báo: phía Nga đã phải hoãn "cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập vào
Nga” tại những vùng lãnh thổ mà Nga đang chiếm đóng, "vì lý do an toàn”.
8.
Bà Liz Truss thắng cuộc bầu cử nội bộ trong đảng Bảo thủ và trở thành
nữ thủ tướng tiếp theo của Anh, thay cho ông Boris Johnson. Đây là tin
xấu đối với Putin vì bà này cũng vốn là "người bạn lớn nhất” đối với
phía Ukraina.
Liz Truss has been picked as the next UK prime minister.
9. Putin cách chức 4 tướng ở chiến trường Ukraina vì "hiệu quả kém”.
Theo
ISW, tốc độ cuộc tấn công ở Kherson sẽ có thể thay đổi nhanh chóng từng
ngày, nếu phía Ukraina thành công trong việc ngăn chặn các tiếp tế cho
chiến trường, làm xáo trộn sự chỉ huy và khiến binh sĩ Nga chán nản,
tinh thần xuống thấp. Thỉnh thoảng, phía Nga sẽ cố gắng tổ chức các cuộc
tấn công để lấy lại những vùng đã mất, và tất nhiên, như thường lệ, sẽ
dùng sự áp đảo của pháo binh và không quân để hủy diệt những vùng mà
quân Ukraina giải phóng.
Tuy nhiên, điều đó có thể
không kéo dài được lâu, do phía Nga sử dụng lượng đạn rất lớn mà nguồn
tiếp tế sẽ bị hạn chế. Càng ngày, sự hiện diện "chiến thắng” của quân
Ukraina càng rõ ràng, ngay cả trong các nguồn từ phía Nga, những nguồn
trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào cỗ máy tuyên truyền do chính phủ Nga
chỉ đạo, thường xuyên cho rằng "không có cuộc tổng tấn công nào ở
Kherson”.
Chờ và xem thôi.
Viva Ukraina!
PHAN CHÂU THÀNH 05.09.2022
**************
Tổng thống Zelensky: Ukraine sẽ giành lại Crimea
Thành Đạt
4 minutes
"Sự
hiện diện của Nga ở Crimea đã biến khu vực này thành một trong những
nơi nguy hiểm nhất ở châu Âu. Tôi tin rằng lá cờ Ukraine và cuộc sống tự
do sẽ trở lại Crimea. Chúng tôi sẽ giải phóng tất cả các vùng đất của
chúng tôi, tất cả người dân của chúng tôi", Tổng thống Zelensky nói
trong bài phát biểu hôm 4/9.
Ông Zelensky cho biết lực lượng vũ
trang, tình báo và đặc nhiệm Ukraine đang thực hiện các bước cần thiết
để giành lại quyền kiểm soát Crimea.
"Mọi người có thể thấy đối
phương đã bắt đầu rút khỏi Crimea. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho họ.
Chúng tôi sẽ trả lại tự do cho Crimea, cho tất cả người dân của chúng
tôi ở Crimea, chúng tôi chắc chắn sẽ biến Crimea trở thành một trong
những nơi tốt nhất, có cuộc sống thoải mái nhất ở châu Âu. Crimea xứng
đáng với điều đó", ông Zelensky nói thêm.
Những diễn biến gần đây
cho thấy "pháo đài an ninh" Crimea đang đối mặt với không ít thách thức.
Loạt vụ nổ liên tiếp ở Crimea cùng với những tuyên bố của Ukraine về kế
hoạch giành lại bán đảo làm dấy lên đồn đoán rằng Crimea có thể trở
thành mặt trận khốc liệt tiếp theo giữa Nga và Ukraine.
Vị trí bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine (Ảnh: Sky) ***************
Ukraine trưng bằng chứng phản công thắng lợi, Putin chỉ ra sai lầm của châu Âu
Ukraine
đã đưa ra tuyên bố táo bạo nhất về chiến thắng trong cuộc phản công kéo
dài một tuần chống lại quân Nga ở phía nam nước này. Trong khi đó, Tổng
thống Putin chỉ ra sai lầm của châu Âu khi giảm nhập khẩu khí đốt từ
Nga.
Theo
hãng tin Reuters, sau nhiều ngày từ chối công bố chi tiết về cuộc phản
công mới, giới chức Ukraine đã đăng lên mạng hình ảnh ba binh sĩ đang
giương cờ ở một thị trấn tại tỉnh Kherson, khu vực miền nam mà Nga kiểm
soát từ những ngày đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Hình
ảnh lá cờ được cố định trên một chiếc cột trên mái nhà, được cho là ở
Vysokopyllya, phía bắc Kherson, đã được công bố khi Tổng thống Volodymyr
Zelenskyi tuyên bố, các lực lượng Ukraine đã giành lại hai thị trấn ở
phía nam và một ở phía đông. Tuy nhiên, trong bài phát biểu đêm qua, ông
không nêu rõ các vị trí mà quân Ukraine giành lại quyền kiểm soát.
Sau
nhiều tháng hứng chịu các cuộc nã pháo của Nga ở phía đông, cuối cùng
Ukraine đã bắt đầu cuộc phản công, đó là cuộc phản công lớn nhất kể từ
khi Ukraine đẩy được quân Nga khỏi ngoại ô Kiev hồi tháng 3. Trong thời
gian qua, Ukraine đã giấu kín hầu hết các thông tin về chiến dịch phản
công, cấm các nhà báo ra tiền tuyến và hạn chế đưa ra bình luận công
khai nhằm bảo đảm bất ngờ về mặt chiến thuật.
Phía Nga đã có một
thừa nhận hiếm hoi rằng cuộc phản công của Ukraine đã làm hỏng kế hoạch
của Moscow tại Kherson. Hãng tin Itar-Tass dẫn lời một quan chức do Nga
bổ nhiệm ở Kherson nói, kế hoạch trưng cầu dân ý sáp nhập khu vực này
vào Nga đã bị tạm dừng do tình hình an ninh.
Mark Hertling, một
cựu chỉ huy bộ binh Mỹ tại châu Âu nói, mục đích của Kiev dường như là
giữ chân hàng nghìn quân Nga ở bờ đông của sông Dnipro, phá hủy các cây
cầu mà Nga đang dùng để tiếp tế và rút lui. Theo chỉ huy này, "Nga để
lại một lực lượng ở Kherson, với một con sông ở phía sau lưng và đường
tiếp tế hạn chế. Ngoài ra, Ukraine đang tấn công quân Nga bằng vũ khí
chính xác, khiến lực lượng này hoang mang trong khi họ đã nhụt chí".
Tổng thống Nga chỉ ra sai lầm của EU
Hôm
nay (5/9) phát biểu tại một diễn đàn môi trường ở Kamchatka, vùng Viễn
Đông của Nga, Tổng thống Putin nói, việc châu Âu cắt giảm nhập khẩu khí
tự nhiên trong khi cố đạt các mục tiêu khí hậu là một sai lầm.
Người
đứng đầu nước Nga nhấn mạnh, tất cả các nước đều ủng hộ giảm phát thải
vào khí quyển song ông lưu ý rằng moi việc cần được thực hiện đúng lúc.
"Ban đầu, Liên minh châu Âu đặt mục tiêu trước rồi mua khí đốt giá rẻ
của Nga, sau đó lại tự mình cắt giảm nguồn cung và ngay lập tức quay lại
tất cả những thứ trước đây đã lên án, gồm cả sản xuất nhiệt điện than.
Tất nhiên, đó không phải là lựa chọn tốt để giải quyết các vấn đề toàn
cầu".
Theo kế hoạch REPowerEU, được công bố hồi tháng 5, Liên
minh châu Âu (EU) dự định loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch của Nga vào
năm 2027 và tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo của mình. Tuy nhiên,
theo một số nhà phân tích, giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt, có thể dẫn
tới thảm họa năng lượng trong mùa đông này và điều đó buộc một số nước
phải mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân, tái khởi động nhà máy than.
Kremlin
hôm nay cũng cảnh báo, Nga sẽ không nối lại việc cung cấp khí đốt cho
châu Âu chừng nào các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga chưa được dỡ bỏ. *************
Các lãnh đạo chúc mừng tân Thủ tướng Anh
Bà Liz Truss vẫy chào sau khi chiến thắng cuộc bỏ phiếu để trở thành tân Thủ tướng Anh ngày 5-9 - Ảnh: REUTERS
Chia
sẻ trên Twitter, thủ tướng sắp mãn nhiệm Boris Johnson của Anh và cựu
bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, đối thủ của bà Truss trong cuộc bỏ
phiếu vừa qua, đều kêu gọi Đảng Bảo thủ đoàn kết và ủng hộ bà Truss.
"Tôi
biết bà ấy có kế hoạch đúng đắn để giải quyết cuộc khủng hoảng giá cả
sinh hoạt, đoàn kết đảng của chúng ta và tiếp tục công việc vĩ đại thống
nhất và nâng tầm đất nước", ông Johnson viết.
Các chính trị gia Anh như cựu thủ tướng David Cameron, cựu thủ tướng Theresa May cũng gửi lời chúc mừng bà Truss.
Tại
châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen chúc mừng bà
Truss, đồng thời kêu gọi London và Brussels hợp tác để cùng tuân thủ
đầy đủ các thỏa thuận song phương.
"Chúng ta đang cùng đương đầu
với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tôi hy vọng hai bên sẽ có mối quan hệ mang tính xây dựng, tôn trọng các
thỏa thuận của chúng ta", bà von der Leyen nói.
Trước đó, bà
Truss từng cảnh báo sẽ thúc đẩy thực thi dự luật có thể khiến một phần
liên quan vùng Bắc Ireland trong thỏa thuận Brexit giữa Anh và EU bị vô
hiệu hóa.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng bày tỏ hy vọng hợp tác
chặt chẽ với London trong những thời điểm khó khăn hiện nay như những
đối tác và những người bạn. Tương tự, Thủ tướng Ireland Michael Martin
và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đều gửi lời chúc mừng bà Truss và
bày tỏ hy vọng tiếp tục hợp tác trong các vấn đề song phương và toàn
cầu.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hy vọng quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện Ấn Độ - Anh sẽ được củng cố hơn nữa dưới thời bà Truss,
trong khi Thủ tướng New Zealand gọi tân Thủ tướng Anh là một người bạn
thân thiết của Wellington.
Tối 5-9, giờ Việt Nam, Đảng Bảo thủ cầm
quyền ở Anh công bố tân thủ tướng là Ngoại trưởng Liz Truss. Bà Truss
chiến thắng cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Anh với 81.326
phiếu, chiếm 57,4%, trong khi đối thủ là cựu bộ trưởng Tài chính Rishi
Sunak được 60.399 phiếu, chiếm 42%. Như vậy, bà Truss sẽ trở thành thủ
tướng thứ 4 của Đảng Bảo thủ kể từ cuộc bầu cử năm 2015.
Theo kế
hoạch, trong ngày 6-9, ông Johnson sẽ tới Scotland để gặp Nữ hoàng
Elizabeth II và chính thức nộp đơn xin từ chức. Bà Truss sẽ đi cùng ông
Johnson và trình bày về kế hoạch thành lập chính phủ với Nữ hoàng ************
Tin thế giới 6-9: Ông Putin duyệt học thuyết đối ngoại; IS nhận đánh bom tòa đại sứ Nga
IAEA đang ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine - Ảnh: REUTERS
* IAEA sắp công bố tóm tắt về tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết hôm nay (6-9), cơ
quan này sẽ công bố một báo cáo về an ninh, an toàn hạt nhân và tình
hình bảo đảm an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam
Ukraine.
Theo IAEA, pháo kích tại nhà máy điện hạt nhân
lớn nhất châu Âu ngày 1-9 trước đó đã làm hỏng bồn dầu chứa dầu bôi trơn
tua bin và ngày 5-9 cũng lại có pháo kích.
Hiện tại nhà máy
Zaporizhzhia đã ngừng hết nối hoàn toàn với điện lưới quốc gia. Theo
IAEA, các kỹ thuật viên Ukraine tại đây cho biết họ sẽ sửa chữa đường
dây điện chính cuối cùng bị hỏng hôm 2-9 nhưng sẽ mất nhiều ngày.
* Ukraine muốn hợp tác với tân thủ tướng Anh. Ngày
5-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã dành những lời có cánh
cho tân thủ tướng Anh, bà Liz Truss. Ông nói rằng bà "luôn đứng về phía
khai sáng của chính trị châu Âu" và Kiev mong muốn được hợp tác hơn nữa
với bà.
"Ở Ukraine, chúng tôi biết rõ về bà ấy. Bà ấy luôn đứng về
phía khai sáng của chính trị châu Âu", ông Zelensky nói trong video
phát mỗi tối. Ông cũng ca ngợi người tiền nhiệm của bà là Boris Johnson.
Tân thủ tướng Anh, bà Liz Truss - Ảnh: REUTERS
* Ông Rishi Sunak không tham gia vào nội các Anh. Theo báo The Guardian,
bà Liz Truss, tân thủ tướng Anh, xác nhận sẽ không mời ông Rishi Sunak -
cựu Bộ trưởng Tài chính và là đối thủ trong cuộc chạy đua vào ghế Thủ
tướng Anh với mình, vị trí nào trong nội các.
Trước đó, ông Rishi Sunak, cũng cho biết ông sẽ không chấp nhận đề nghị làm bộ trưởng (nếu có) từ bà Liz Truss
* IS nhận đánh bom tòa đại sứ Nga ở Kabul. Ngày
5-9, trên tài khoản Telegram của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS), IS
tuyên bố nhận trách nhiệm trong vụ tấn công gần lối vào của Đại sứ quán
Nga ở Kabul. Vụ tấn công làm làm 2 nhân viên đại sứ quán cùng với 4
người khác tử vong.
* Canada truy nã và khởi tố hung thủ vụ đâm dao. Canada
khởi tố 2 nghi can trong vụ đâm dao làm chết 10 người và 18 người khác
bị thương trong ngày 4-9 tội giết người. Tuy nhiên, hiện tại, hai tên
này vẫn đang lẩn trốn dù cảnh sát đã tổ chức truy bắt.
Hai nghi phạm Damien Sanderson và Myles Sanderson đang bị lực lượng chức năng Canada truy đuổi - Ảnh: REUTERS
* Đức cho hai lò phản ứng hạt nhân tồn tại để đề phòng thiếu điện trong mùa đông. Đức cho biết sẽ giữ 2 trong số 3 lò phản ứng
hạt nhân còn lại của nước này trong trạng thái chờ để đề phòng tình
hình thiếu nhiên liệu do khủng hoảng khí đốt trong mùa đông tới.
Các lò phản ứng
hạt nhân này lẽ ra sẽ phải ngừng hoạt động vào cuối năm nay theo kế
hoạch từ trước tuy nhiên, việc duy trì chế độ chờ sẽ đảm đảm bảo cho Đức
có đủ điện trong suốt mùa đông do rủi ro khan hiếm nguồn cung khí đốt
do Nga ngừng cung ứng.
Các lò phản ứng còn lại ở đất nước tiếp tục đóng cửa theo kế hoạch vào cuối năm. Đức cũng khẳng định khả năng xảy ra khủng hoảng nguồn cung điện là rất khó xảy ra.
* Iran sẵn sàng bán dầu cho thế giới. Ngày
5-9, Bộ trưởng xăng dầu Iran ông Javad Owji cho biết thế giới cần nhiều
dầu của Iran và Iran sẵn sàng góp phần cung ứng xăng dầu mà không để
chính trị xen vào.
Tuyên bố của ông Javad Owji đưa ra ngay sau khi
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu và các đồng minh (OPEC+) quyết định giảm
sản lượng 100.000 thùng/ngày từ tháng 10-2022.
Tổng thống Vladimir Putin chụp ảnh lưu niệm ngày 5-9 khi tham gia một sự kiện với các nhà điểu học tại Kamchatka - Ảnh: REUTERS
* Ông Putin thông qua học thuyết chính sách đối ngoại mới dựa trên 'Thế giới Nga’. Ngày
5-9, Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua học thuyết chính sách đối
ngoại mới dựa trên khái niệm "Thế giới Nga" - một khái niệm mà phe bảo
thủ sử dụng để giải thích cho sự can thiệp của Nga ở nước ngoài để ủng
hộ những người nói tiếng Nga.
Học thuyết dài 31 trang, được
phổ biến hơn sáu tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở
Ukraine, nói rằng Nga phải "canh giữ, bảo vệ và thúc đẩy các truyền
thống và lý tưởng của Thế giới Nga".
Học thuyết ghi: "Liên bang
Nga hỗ trợ đồng bào của mình ở nước ngoài trong việc thực hiện các quyền
của họ, để bảo vệ lợi ích của họ và bảo tồn bản sắc văn hóa Nga của
họ". Mối quan hệ của Nga với đồng bào của mình ở nước ngoài cho
phép nước này "củng cố hình ảnh trên trường quốc tế như một quốc gia dân
chủ đang phấn đấu cho việc tạo ra một thế giới đa cực".
Nga
tiếp tục coi không gian của Liên Xô trước đây, từ Baltic đến Trung Á,
là phạm vi ảnh hưởng hợp pháp của mình - một quan điểm bị nhiều nước
phản đối.
Học sinh Tứ Xuyên ngày động đất mạnh
Trẻ
em được sơ tán đến sân chơi trong một trường mẫu giáo ở quận Shimian
của thành phố Ya'an, tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, ngày
5-9-2022 sau trận động đất 6,8 độ. Trận động đất đã làm hơn 46
người tử vong và là trận động đất có cường độ mạnh nhất trong khu vực kể
từ năm 2017 - Ảnh: XINHUA
Liz
Truss sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Vương quốc Anh sau khi giành
chiến thắng trong cuộc tranh cử để thay thế Boris Johnson làm lãnh đạo
Đảng Bảo thủ. Nhưng bà từ đâu đến và điều gì khiến bà có động cơ thăng
tiến?
Một người ủng hộ lá phiếu ở lại EU, người đã trở thành con cưng của cánh hữu Bảo thủ ủng hộ Brexit.
Một
người từng là nhà hoạt động của Đảng Dân chủ Tự do, người đã tuần hành
chống lại Margaret Thatcher vào những năm 1980, nhưng người hiện tuyên
bố là người canh giữ ngọn lửa của Thatcher.
Công bằng mà nói, Mary Elizabeth Truss đã tham gia vào một hành trình chính trị lớn.
Bà
có thể không phải là một cái tên quen thuộc như người tiền nhiệm của bà
tại ở Số 10 Phố Downing (Văn phòng thủ tướng Anh) và bà không phải là
sự lựa chọn đầu tiên của các nghị sĩ Đảng Bảo thủ để thay thế Boris
Johnson.
Nhưng lời hứa của bà sẽ quay lại các giá trị cơ
bản của Đảng Bảo thủ - cắt giảm thuế và thu gọn bộ máy nhà nước - đã
chứng minh chính xác những gì các đảng viên, người có tiếng nói cuối
cùng thay thế người tiếp quản từ ông Johnson, muốn nghe.
Và,
quan trọng là, với tư cách là ngoại trưởng, bà vẫn trung thành với ông
Johnson cho đến khi kết thúc cay đắng với việc các bộ trưởng khác bỏ rơi
ông, đã khiến bà giành được sự ủng hộ từ những người trung thành với
ông Johnson.
Những người ủng hộ Liz Truss ở cấp cơ sở
của Đảng Bảo thủ nhìn thấy ở bà phẩm chất kiên định, ngoan cường và
quyết tâm mà họ ngưỡng mộ ở Margaret Thatcher - một hình ảnh mà chính bà
Truss đã cố gắng vun đắp.
Nhưng bất chấp sự thay đổi
quan điểm chính trị và lòng trung thành của bà trong những năm qua,
những từ này cũng thường xuyên xuất hiện khi bạn bè và gia đình được yêu
cầu mô tả tính cách của bà - cùng với từ "tham vọng".
Liz Truss: Thông tin cơ bản
Tuổi: 47
Nơi sinh: Oxford
Nơi cư trú: London và Norfolk
Giáo dục: Trường trung học Roundhay ở Leeds, Đại học Oxford
Gia đình: Kết hôn với kế toán viên Hugh O'Leary và có hai con gái tuổi thiếu niên
Khu vực bầu cử quốc hội: Tây Nam Norfolk
"Chị
là một người rất kiên định về những gì bà muốn," em trai Liz Truss là
Francis nói vào năm 2017, khi nhớ lại việc ăn chay ở tuổi thiếu niên của
chị gái mình.
"Khi đến một nhà hàng, bạn có thể 14 tuổi nhưng chị ấy đã biết trước về những gì chị ấy muốn, những gì chị không muốn."
Khi
gia đình chơi Cluedo hoặc Monopoly, "Chị ấy là người phải giành chiến
thắng", Francis nói thêm trong phỏng vấn với chương trình Profile của
BBC Radio 4 về Truss.
"Chị ấy sẽ tạo ra một số hệ thống đặc biệt để tìm ra cách có thể giành chiến thắng."
Maurizio
Giuliano, một sinh viên cùng thời đại học lần đầu tiên gặp Liz Truss
tại sự kiện của Đảng Dân chủ Tự do, nói rằng bà nổi bật hơn hẳn các sinh
viên khác.
"Tôi nhớ Liz Truss ăn mặc rất đẹp so với
những đứa 18-19 tuổi khác. Cô ấy cũng có phong thái của một người trưởng
thành thực sự so với những gì chúng tôi ở độ tuổi đó.
"Cô ấy mạnh mẽ và kiên định và cô ấy có quan điểm rất mạnh mẽ."
Theo
Francis, người con út trong ba người em của bà, cuộc tranh luận chính
trị nghiêm túc là thứ không thể không có trong ngày trong gia đình
Truss.
Hẳn là không thể tránh khỏi việc bà sẽ tham gia
vào chính trị ở một mức độ nào đó khi lớn lên, nhưng không ai trong gia
đình bà có thể đoán được con đường cuối cùng mà bà đi.
Sinh năm 1975 tại Oxford, bà Truss đã mô tả cha bà, một giáo sư toán học và mẹ bà, một y tá, là người "cánh tả".
Khi
còn là một cô gái trẻ, mẹ bà đã tham gia các cuộc tuần hành cho Chiến
dịch giải trừ vũ khí hạt nhân, một tổ chức phản đối kịch liệt quyết định
của chính phủ Thatcher cho phép lắp đặt đầu đạn hạt nhân của Mỹ tại căn
cứ Không quân Hoàng gia RAF Greenham Common, phía tây London.
Mặc dù bây giờ bà tự hào là một đảng viên Bảo thủ từ Leeds, hồi đó bà là một người Scotland theo chủ nghĩa tự do.
Gia đình chuyển đến Paisley, ngay phía tây Glasgow, khi Liz Truss được bốn tuổi.
Trong
một cuộc phỏng vấn với BBC, bà nhớ lại đã hét lên "Maggie, Maggie,
Maggie (tên gọi khác của Thatcher) - hãy biến khỏi đây, biến khỏi đây,"
bằng giọng Scotland khi tham gia các cuộc tuần hành.
Gia
đình Truss sau đó chuyển đến Leeds, nơi Liz Truss theo học Roundhay,
một trường trung học công. Bà từng mô tả việc nhìn thấy "những đứa trẻ
thất bại và bị bỏ bê bởi những kỳ vọng thấp" trong thời gian đi học ở
đó.
Một số người cùng thời với bà Truss tại Roundhay đã
phản bác về câu chuyện của bà về trường học, bao gồm nhà báo Martin
Pengelly của Guardian, người đã viết:
"Có lẽ bà ấy đang
mô tả có chọn lọc việc giáo dục của mình, và bắt cóc ngôi trường và các
giáo viên đã nuôi dưỡng bà ấy, vì đơn giản là lợi ích chính trị."
Một
người bạn học ở trường Roundhay, người không muốn nêu tên, nói với BBC:
"Đó là một ngôi trường thực sự tốt, các giáo viên thực sự nhiệt tình.
Rất nhiều người trong chúng tôi đã tiếp tục vào các trường đại học tốt
và sự nghiệp tốt."
Mặc dù không thuộc nhóm bạn bè của Liz Truss, người này có những ký ức rõ ràng về Truss thời trẻ.
"Cô
ấy khá chăm học, nghiêm túc", ông nói, với "việc nặng lòng trách nhiệm
xã hội" và là thành viên trong một nhóm hoạt động vì môi trường.
"Tôi nhớ một chuyến đi học đến trường Sellafield và cô ấy hỏi những câu hỏi khó và tra vấn họ. Tôi nhớ điều đó khá rõ ràng."
Tại
Đại học Oxford, Liz Truss học triết học, chính trị và kinh tế. Bạn bè
nhớ lại một sinh viên được yêu thích và nhiều năng lượng.
Jamshid
Derakhshan, người khi đó theo học chương trình sau đại học về toán khi
Truss còn là một sinh viên đại học, cho biết: "Tôi nhớ là tôi rất ấn
tượng với quyết tâm của cô ấy".
"Cô ấy rất nhanh trong mọi việc. Di chuyển quanh trường đại học một cách nhanh chóng, có mặt ở khắp mọi nơi."
Với
câu hỏi người bạn cũ của mình sẽ làm thủ tướng như thế nào, Tiến sĩ
Derakhshan nói: "Cảm giác của tôi là bà sẽ không bị mắc kẹt với một ý
tưởng cụ thể nào cả, bà rất linh hoạt trong suy nghĩ và điều gì sẽ là
tốt nhất vào thời điểm nào đó."
Bà Truss đã tham gia vào
nhiều chiến dịch và hoạt động tại Oxford nhưng dành phần lớn thời gian
cho chính trị, trở thành chủ tịch đảng Dân chủ Tự do của trường đại học.
Tại
hội nghị của đảng năm 1994, bà phát biểu ủng hộ việc bãi bỏ Chế độ quân
chủ, nói với các đại biểu ở Brighton: "Chúng tôi là những người theo
Đảng Dân chủ Tự do tin tưởng vào cơ hội cho tất cả mọi người."
"Chúng tôi không tin rằng con người sinh ra để cai trị."
Bà cũng vận động cho việc không hình sự hóa cần sa.
"Liz có một tính cách tự do cấp tiến rất mạnh mẽ," Alan Renwick, sinh viên theo Dân chủ Tự do, cho biết vào năm 2017.
"Chúng
tôi đang thiết lập quầy hàng của Hội chợ cho sinh viên và Liz ở đó với
một đống áp phích, với dòng chữ 'Hãy giải phóng cần sa' và cô ấy chỉ
muốn toàn bộ gian hàng được bao phủ bởi những tấm áp phích này.
"Còn
tôi đã chạy loạn xạ sau khi Liz cố gắng gỡ những thứ này xuống bởi gian
hàng có quá nhiều thông điệp khác nhau, thay vì chỉ một thông điệp này
trên toàn quầy."
Việc cô chuyển sang chủ nghĩa Bảo thủ,
vào cuối thời gian ở Oxford được cho là đã gây sốc cho cha mẹ thiên tả
của mình, nhưng đối với Mark Littlewood, một học sinh Oxford theo Dân
chủ Tự do thì đó là một sự tiến triển tự nhiên.
Theo ông
Littlewood, người hiện là tổng giám đốc của viện nghiên cứu về thị
trường tự do, thì Liz Truss theo chủ nghĩa tự do của thị trường trong
suốt cuộc đời trưởng thành của mình.
"Sự nghiệp chính
trị của cô ấy phản ánh tư tưởng của cô ấy - cô ấy luôn nghi ngờ chính
phủ qui mô và các tổ chức đặc quyền, những người cho rằng họ là hiểu rõ
nhất," ông Littlewood nói.
Tuy nhiên, những gì Truss mô
tả là "quá khứ đáng ngờ" đã trở lại ám ảnh bà khi bà cố gắng thuyết phục
các thành viên của Đảng Bảo thủ rằng bà thực sự là một trong số họ.
Tại
buổi họp mặt của giới nhà lãnh đạo ở Eastbourne, một số khán giả đã chế
nhạo khi bà Truss nói với họ: "Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, chúng
ta đều có những hành vi sai trái ở tuổi thiếu niên, và đó là tôi."
"Một số người quan hệ tình dục, ma túy và nhạc rock and roll, tôi đã thuộc Đảng Dân chủ Tự do. Tôi xin lỗi."
Bà
đã trở thành một người Bảo thủ vì bà đã gặp những người cùng chí hướng,
những người chia sẻ cam kết của bà "tự do cá nhân, khả năng định hình
cuộc sống của chính bạn và định hình số phận của chính bạn," bà giải
thích.
Sau khi tốt nghiệp Oxford, Liz Truss làm kế toán
cho Shell và Cable & Wireless, và kết hôn với một kế toán viên Hugh
O'Leary vào năm 2000. Cặp đôi có hai con.
Bà Truss ra
tranh cử như ứng viên Đảng Bảo thủ cho Hemsworth, West Yorkshire, trong
cuộc tổng tuyển cử năm 2001, nhưng đã thua. Bà Truss đã phải chịu một
thất bại khác ở Thung lũng Calder, cũng ở Tây Yorkshire, vào năm 2005.
Tuy
nhiên, tham vọng chính trị của bà không bị tắt lửa, bà được bầu làm ủy
viên hội đồng ở Greenwich, phía đông nam London, vào năm 2006, và từ năm
2008 cũng làm việc cho một viện nghiên cứu trung hữu.
Lãnh
đạo đảng Bảo thủ David Cameron đã đưa bà Truss vào "danh sách A" các
ứng cử viên ưu tiên cho cuộc bầu cử năm 2010 và bà đã được chọn để ứng
cử vào ghế an toàn của South West Norfolk.
Nhưng bà
nhanh chóng phải đối mặt với cuộc chiến chống lại sự lựa chọn của hiệp
hội Đảng Bảo thu khu vực bầu cử, sau khi có thông tin tiết lộ rằng cô đã
có quan hệ tình cảm với nghị sĩ Mark Field của đảng này vài năm trước
đó.
Nỗ lực lật đổ bà đã thất bại và bà Truss tiếp tục giành được ghế với hơn 13.000 phiếu bầu.
Bà
là đồng tác giả của một cuốn sách, Britannia Unchained, cùng với bốn
nghị sĩ Đảng Bảo thủ khác được bầu vào năm 2010, trong đó khuyến nghị
tước bỏ ràng buộc về luật lệ của nhà nước để nâng cao vị thế của Vương
quốc Anh trên thế giới, một động thái đánh dấu bà là người ủng hộ nổi
bật các chính sách thị trường tự do trong Đảng Bảo thủ.
Trong
một cuộc tranh luận của BBC tổ chức về cách lãnh đạo, bà đã bị thách
thức về một bình luận trên cuốn Britannia Unchained, mô tả công nhân Anh
là "trong số những người làm biếng tồi tệ nhất trên thế giới". Bà khẳng
định mình đã không viết như vậy.
Năm 2012, chỉ hơn hai
năm sau khi trở thành nghị sĩ, bà vào chính phủ với tư cách là Bộ trưởng
Giáo dục và năm 2014 được thăng chức Bộ trưởng Môi trường.
Tại
hội nghị đảng Bảo thủ năm 2015, bà đã có một bài phát biểu, trong đó bà
nói với giọng đầy ẩn ý: "Chúng ta nhập khẩu hai phần ba số pho mát của
mình. Đó là điều hết sức đáng hổ thẹn."
Bài phát biểu ít
được chú ý vào thời điểm đó, nhưng nó đã trở thành chủ đề nóng riêng
trên mạng xã hội, thu hút nhiều lời chế giễu và được chia sẻ rộng rãi.
Chưa đầy một năm sau, thì có sự kiện chính trị lớn nhất trong một thế hệ - cuộc trưng cầu dân ý về EU.
Bà
Truss vận động cho lá phiếu Ở lại EU, viết trên tờ The Sun rằng Brexit
sẽ là "một thảm kịch gấp ba - nhiều quy tắc hơn, nhiều giấy tờ hơn và
nhiều sự chậm trễ hơn khi bán hàng cho EU".
Tuy nhiên,
sau khi phe của bà thua cuộc, bà đã đổi ý, cho rằng Brexit tạo cơ hội để
"làm lung lay cách thức hoạt động của mọi thứ".
Dưới
sự lãnh đạo của Thủ tướng Theresa May, bà là Đại Chưởng ấn và bộ trưởng
tư pháp, nhưng bà đã có một số cuộc đụng độ có tầm cỡ với cơ quan tư
pháp.
Sự thất bại ban đầu của bà là trong việc bảo vệ
các thẩm phán sau khi họ bị tờ Daily Mail gọi là "kẻ thù của nhân dân",
khi họ phán quyết Nghị viện phải được bỏ phiếu về việc kích hoạt Brexit,
điều đã làm đảo lộn cơ sở pháp lý.
Sau đó, bà đã đưa ra
một tuyên bố ủng hộ các thẩm phán, nhưng bà đã bị Chánh án Tòa án Lord
Thomas chỉ trích là "hoàn toàn sai" vì đã không lên tiếng sớm hơn.
Sau 11 tháng làm bộ trưởng tư pháp, bà bị giáng chức xuống vào vị trí quan trọng thứ hai trong Bộ Tài chính.
Khi
Boris Johnson trở thành thủ tướng vào năm 2019, bà Truss được chuyển
sang làm bộ trưởng thương mại quốc tế - một công việc có nghĩa là gặp gỡ
các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh toàn cầu để thúc đẩy hoạt động
của doanh nghiệp Anh.
Năm 2021, ở tuổi 46, bà chuyển
đến một trong những công việc cấp cao nhất trong chính phủ, tiếp quản vị
trí ngoại trưởng của Dominic Raab.
Với vai trò này, bà
đã tìm cách giải quyết vấn đề nút thắt của Nghị định thư Bắc Ireland,
bằng cách loại bỏ các phần của thỏa thuận EU-Anh hậu Brexit - một động
thái bị EU chỉ trích dữ dội.
Bà đã đàm phán thành công để thả hai công dân có cả quốc tịch Anh và Iran, những người đã bị bắt và giam giữ ở Iran.
Và
khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai, bà đã có một đường lối cứng
rắn, với quyết tâm rằng tất cả các lực lượng của Vladimir Putin nên phải
bị tống khỏi đất nước.
Nhưng bà đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì ủng hộ những người từ Vương quốc Anh muốn chiến đấu ở Ukraine.
Quyết
định của bà chụp ảnh trong một chiếc xe tăng khi thăm quân đội Anh ở
Estonia, được coi là một nỗ lực để mô phỏng Margaret Thatcher, người nổi
tiếng được chụp trên chiếc xe tăng Challenger vào năm 1986. Nó cũng làm
dấy lên suy đoán rằng bà đang dọn đường để tranh giành ghế lãnh đạo.
Việc
người ta nói bà đang cố tình bắt chước Thatcher thậm chí còn lớn hơn
khi bà chụp ảnh mặc áo đeo nơ màu trắng, kiểu mà Người đàn bà Thép
Thatcher từng mặc.
Nhưng bà luôn bác bỏ những lời chỉ
trích đó, và nói với GB News: "Thật là bực bội khi các nữ chính trị gia
luôn bị so sánh với Margaret Thatcher trong khi các chính trị gia nam
không bị so sánh với Ted Heath."
Chiến dịch tranh cử của bà Truss cho vị trí lãnh đạo đảng đã không thoát khỏi tranh cãi.
Bị
nhấn mạnh về cách giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, bà cho
biết sẽ tập trung nỗ lực vào việc "giảm gánh nặng thuế chứ không phải
phát tiền cho dân".
Bà
đã bị buộc phải hủy bỏ kế hoạch gắn lương bổng của khu vực công với chi
phí sinh hoạt trong khu vực bởi phản ứng dữ dội từ một người cấp cao
của Đảng Bảo thủ khi nói rằng đó có nghĩa là sẽ phải trả lương thấp hơn
cho hàng triệu công nhân bên ngoài London.
Bà cũng có
một cuộc tranh cãi với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã cáo
buộc bà "hành động cốt chỉ để được lòng người khác" tại một cuộc gặp của
giới lãnh đạo. Khi được hỏi liệu ông Macron là "bạn hay thù", bà nói
rằng chưa có câu trả lời.
Nhưng chính các vấn đề trong
nước, hay đúng hơn là một vấn đề trong nước, đã chi phối cuộc tranh
giành lãnh đạo đôi khi gay go với ông Rishi Sunak.
Phản
ứng của bà Truss đối với cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt, mà được bà
hứa hẹn sẽ làm trong vòng vài ngày sau khi nhậm chức, có khả năng sẽ xác
định vị trí thủ tướng của bà và cơ hội giành được tính chính danh tại
cuộc tổng tuyển cử tiếp theo.
Chiến tranh Ukraine: Triều Tiên cung cấp vũ khí cho Nga - BBC News Tiếng Việt
4 minutes
Matt Murphy
BBC News
Nga
bị buộc phải mua vũ khí từ CHDCND Triều Tiên vì các lệnh trừng phạt
bóp nghẹt khả năng cung cấp quân sự của Moscow, truyền thông Mỹ cho
biết.
Theo thông tin tình báo được giải mật mà báo New York Times có được, Nga đã mua hàng triệu đạn pháo và rocket từ Bình Nhưỡng.
Một quan chức Mỹ cho biết Nga sẽ buộc phải mua thêm vũ khí của Triều Tiên khi cuộc chiến kéo dài.
Tuần trước, Moscow được cho là đã nhận được đơn hàng đầu tiên là các drone (máy bay không người lái) của Iran.
Iran
và Triều Tiên, hai nước hiện bị Phương Tây áp đặt lệnh trừng
phạt, đã tìm cách làm sâu sắc hơn mối quan hệ với Nga kể từ khi Tổng
thống Vladimir Putin tiến hành cuộc xâm lược Ukraine vào tháng 2.
Chế
độ của Kim Jong-un đổ lỗi cho Mỹ về cuộc xung đột và cáo buộc Phương
Tây theo đuổi "chính sách bá quyền" để biện minh cho việc Nga sử dụng vũ
lực.
Tháng trước, Triều Tiên đã công nhận nền độc lập
của hai nhà nước ủy nhiệm của Nga ở miền đông Ukraine - Cộng hòa Nhân
dân Donetsk và Luhansk - và cam kết sẽ làm sâu sắc hơn "tình đồng chí"
với Moscow. Tổng thống Vladimir Putin của Nga cho biết hai nước sẽ mở
rộng "quan hệ song phương toàn diện và mang tính xây dựng", theo truyền
thông nhà nước Bình Nhưỡng.
Quy mô và mức độ chính xác của các đợt chuyển giao vũ khí mới được truyền thông tiết lộ vẫn chưa rõ ràng.
Nhưng
một quan chức Mỹ nói với hãng tin AP rằng việc quay sang nhờ Bắc Triều
Tiên hỗ trợ cho thấy "quân đội Nga tiếp tục bị thiếu hụt nguồn cung trầm
trọng ở Ukraine, một phần do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu và lệnh
trừng phạt".
Các biện pháp trừng phạt kinh tế trên diện
rộng hầu như không gây thiệt hại cho thu nhập từ xuất khẩu năng lượng
của Nga, theo Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch của Phần
Lan. Họ ước tính Nga đã kiếm được 158 tỷ euro từ việc giá nhiên liệu
hóa thạch tăng cao trong cuộc xâm lược kéo dài 6 tháng, với nhập khẩu
của EU chiếm hơn một nửa trong số đó.
Tuy nhiên, Mỹ và EU cho rằng khả năng tiếp tế quân sự của Moscow đã bị suy giảm.
Tuần
trước, các quan chức trong chính quyền Biden nói với truyền thông Mỹ
rằng những lô hàng drone đầu tiên do Iran sản xuất cũng đã được chuyển
đến Nga.
Các sĩ quan tình báo Mỹ tin rằng các nhà khai thác Nga đã tới Iran để được đào tạo về các loại vũ khí Mohajer-6 và Shahed.
Nhưng họ nói với các phóng viên gần đây rằng nhiều drone gặp các vấn đề về kỹ thuật và cơ khí kể từ khi giao hàng.
Iran
chính thức phủ nhận việc chuyển giao vũ khí cho một trong hai bên xung
đột, nhưng vào tháng 7, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho
biết Tehran đang có kế hoạch cung cấp cho Moscow hàng drone cho cuộc
chiến ở Ukraine, một số có khả năng chiến đấu.
Hôm thứ
Ba, các quan chức quốc phòng Anh cho biết trong một thông tin cập nhật
hàng ngày rằng Nga đang phải vật lộn để duy trì nguồn cung cấp drone sử
dụng trên chiến trường khi phải đối mặt với "những tổn thất chiến đấu"
đáng kể.
"Có vẻ như Nga đang phải vật lộn để duy trì kho
dự trữ UAV [thiết bị bay không người lái], ngày càng trầm trọng hơn do
tình trạng thiếu hụt linh kiện do các lệnh trừng phạt quốc tế", thông
tin cập nhật cho biết.
"Khả năng sẵn có hạn chế của các
UAV trinh sát có thể làm giảm khả năng nhận biết tình huống chiến thuật
của các chỉ huy và ngày càng cản trở các hoạt động của Nga", các quan
chức nói thêm.
**********
Ukraine nói tấn công nhiều vị trí của Nga, giành thắng lợi gần Kramatorsk
Bộ
Tổng tham mưu Ukraine cho biết, quân đội nước này đã đẩy lùi nhiều cuộc
tấn công của quân Nga trong suốt hôm qua và tấn công một căn cứ của
FSB, một kho đạn của Moscow.
Theo
bản tin cập nhật tình hình tối qua (5/9) của Bộ Tổng tham mưu Ukraine,
các lực lượng nước này có thể đẩy lùi quân đội Nga về khu vực gần
Kramatorsk.
"Quân phòng thủ của chúng tôi đã đẩy lùi thành công
các nỗ lực tấn công của đối phương ở các khu vực Bilohorivka,
Hryhorivka, Pokrovske, Bakhmutske, Lozove, Spartak, Soledar, Zaitseve và
Semihiria. Ở hướng Karamatorsk, quân Ukraine đã giành được thắng lợi về
mặt chiến thuật, đánh bật quân Nga khỏi các vị trí mà họ kiểm soát
trước đó. Các lực lượng Ukraine tiếp tục phòng thủ, duy trì các ranh
giới đã xác định và ngăn quân Nga tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ukraine".
Theo
hãng tin CNN, Bộ Tổng tham mưu Ukraine cho biết thêm, quân đội Nga đã
tiến hành hơn 40 cuộc tấn công bằng hệ thống tên lửa phóng loạt và 25
cuộc không kích.
Quân đội Ukraine cũng tuyên bố đã thành công trong các cuộc tấn công bằng pháo tầm xa ở Kherson và Kharkiv.
"Do
một cuộc tấn công ở khu định cư Kupiansk, vùng Kharkiv, hơn 100 quân
nhân của Nga đã thiệt mạng và bị thương, hai phương tiện chiến đấu bị
phá hủy. Tại thành phố Kherson, hơn 30 quân nhân, 3 xe tăng của đối
phương đã bị bắn trúng, một tổ hợp tên lửa phòng không và 6 xe tải cũng
bị phá hủy ở khu vực cầu Antonivskyi. Những hành động của lực lượng
phòng thủ Ukraine đã vô hiệu hóa các giao lộ ở khu vực Kherson và một
lần nữa chặn đối phương tiếp tục chuyển quân qua sông Dnipro".
Ban
tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết thêm, các lực lượng Ukraine
đã tấn công một căn cứ của Cơ quan An ninh liên bang Nga (FSB) tại
Kamianka-Dniprovska, thuộc Zaporizhzhia. Quân Nga đã sử dụng một trong
các tòa nhà tại căn cứ này để cất phiếu trưng cầu dân ý, tình báo
Ukraine cho hay.
Thông báo của cơ quan tình báo Ukraine viết:
"Nơi cất giữ các lá phiếu để trưng cầu dân ý giả đã bị phá hủy. Nhà kho
bên trong căn cứ đó bị nổ tung. Tất cả các tài liệu in ấn hiện có đã bị
tiêu hủy. Trụ sở của đơn vị FSB chịu trách nhiệm bảo vệ nhà kho đựng
phiếu, cũng bị phá hủy. Con số thương vong chính xác đang được làm rõ.
Những người bị thương và sống sót đã sơ tán theo hướng Crưm".
Theo
các nguồn tin tình báo mở, có một vụ nổ đã xảy ra ở
Kamianka-Dniprovska. Tuy nhiên, CNN không thể xác minh độc lập các thông
tin trên và hiện Nga cũng chưa bình luận gì.
Trong bài phát biểu
tối qua, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố, quân đội
Ukraine đã phá hủy một kho vũ khí quan trọng của Nga, nơi Moscow cất giữ
các tên lửa S-300 để phóng vào Kharkiv.
Nhà lãnh đạo Ukraine
cũng cáo buộc Nga cố ý làm xấu tình hình quanh nhà máy điện hạt nhân
Zaporizhzhia giữa lúc nhóm chuyên gia của Cơ quan nguyên tử quốc tế
(IAEA) đang có chuyến thăm nhà máy này.
Một phát ngôn viên của
IAEA ngày 5/9 cho biết, đường dây kết nối nhà máy Zaporizhzhia với lưới
điện của Ukraine đã bị ngắt có chủ ý do một vụ hỏa hoạn. Tuy nhiên,
đường dây đó không bị hư hại và sẽ được kết nối lại sau khi đám cháy
được dập tắt, đại diện IAEA cho biết. Ukraine đổ lỗi cho Nga đã pháo
kích nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu này và gây ra vụ hỏa hoạn.
***********
EU cam kết tiếp tục hỗ trợ Ukraine bất chấp kho vũ khí cạn kiệt
Cao ủy EU về chính sách an ninh và đối ngoại Josep Borrell - Ảnh: REUTERS
Ông Borrell đưa ra phát biểu này vào ngày 5-9 trong một cuộc họp tại Nghị viện châu Âu được Hãng tin AP tường thuật lại.
"Thông
điệp chính của cuộc họp hôm nay đến toàn thế giới là EU sẽ tiếp tục hỗ
trợ cho Ukraine về chính trị, tài chính, nhân đạo và quân sự đến khi nào
Ukraine còn cần và theo nhu cầu của Ukraine", ông Borrell nói.
"Mục
tiêu chính của chúng tôi là giúp Ukraine kết thúc chiến tranh, chúng
tôi muốn mau chóng chấm dứt cuộc chiến này nhưng không phải là với bất
kỳ hình thức nào. Chúng tôi muốn cuộc chiến này kết thúc với sự tuân
thủ, tôn trọng chủ quyền của Ukraine", ông Borrell làm rõ thêm.
Ông
cũng nói thêm rằng "triển vọng dài hạn hơn là giúp Ukraine giành được
hòa bình, đồng nghĩa với việc xây dựng một đất nước Ukraine hiện đại,
dân chủ, độc lập và thịnh vượng".
Cũng trong ngày 5-9, ông Borrell
cảnh báo rằng dự trữ vũ khí ở EU đang ở mức thấp và kêu gọi các nước
thành viên điều phối tốt hơn chi tiêu cho vật tư quân sự.
Ông nói
trong cuộc họp với các nghị sĩ châu Âu: "Các kho dự trữ quân sự của hầu
hết các quốc gia thành viên đã cạn kiệt, nhưng là cạn kiệt nhiều, vì
chúng ta đã trang bị rất nhiều cho Ukraine".
Ông cho rằng kho vũ khí của EU phải được làm đầy trở lại và cách tốt nhất là hợp tác cùng nhau để mua được vũ khí với giá rẻ.
Ông
Borrell cảnh báo nếu các nước thành viên tiếp tục mở rộng khả năng quân
sự của mình theo cách cũ, "kết quả sẽ là một sự lãng phí lớn về tiền
bạc, vì đây không phải là cách để khắc phục vấn đề trùng lặp vốn tồn tại
từ lâu cũng như giải quyết những tồn tại hiện hữu".
Trong cuộc
họp ở Cộng hòa Czech tuần trước, các bộ trưởng quốc phòng EU đã tranh
luận về việc phối hợp tốt hơn về vật tư và nguồn lực quân sự, mua sắm
thêm đạn dược và vũ khí như hệ thống phòng không để hỗ trợ Ukraine.
Ông
Borrell cũng nêu quan điểm rằng EU đã bỏ lỡ cơ hội huấn luyện các lực
lượng vũ trang Ukraine cách đây một năm dù một số nước thành viên yêu
cầu điều này.
"Thật không may là chúng ta đã không làm như
vậy, và giờ này chúng ta hối tiếc. Chúng ta tiếc là tháng 8 năm ngoái đã
không đáp ứng yêu cầu này. Nếu EU phản ứng vào thời điểm đó, chúng ta
đã ở trong một tình huống tốt hơn", ông Borrell nói.
*************
Nga không kỳ vọng về quan hệ với Anh dưới thời Liz Truss
Điện
Kremlin cho biết Nga không trông đợi bất kỳ thay đổi nào trong mối quan
hệ vốn đang căng thẳng với Anh dưới thời tân thủ tướng Liz Truss.
"Thành
thật mà nói, đánh giá những tuyên bố của bà Truss khi còn là ngoại
trưởng và ứng viên thủ tướng, có thể khẳng định chắc chắn rằng sẽ không
có thay đổi nào theo hướng tốt hơn", phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry
Peskov hôm nay cho hay, đề cập triển vọng mối quan hệ Nga - Anh dưới thời tân Thủ tướng Liz Truss.
Ông
Peskov từ chối bình luận liệu Tổng thống Vladimir Putin có định chúc
mừng chiến thắng của bà Truss hay không, nói rằng phóng viên nên hỏi
chính Tổng thống.
Bà Truss, 47 tuổi, được bầu
làm lãnh đạo đảng Bảo thủ và trở thành thủ tướng tiếp theo của Anh hôm
5/9 sau cuộc chạy đua hai tháng với một số đối thủ, bao gồm cựu bộ
trưởng tài chính Rishi Sunak. Bà sẽ chính thức nhậm chức trong hôm nay
khi yết kiến Nữ hoàng Elizabeth.
Quan hệ Nga - Anh đang ở mức thấp
nhất từ trước tới nay. Dưới thời ông Boris Johnson, Anh là một trong
những nước ủng hộ Ukraine mạnh mẽ nhất sau khi Nga mở chiến dịch quân sự
vào quốc gia này. Bà Truss có quan điểm cứng rắn với Nga và được cho là
sẽ tiếp tục chính sách đối đầu mạnh mẽ với Moskva.
Tân Thủ tướng
Anh từng cam kết sẽ giải mật thêm thông tin tình báo để "vạch trần những
nỗ lực của Nga nhằm phá hoại phương Tây". Hồi tháng 6, bà tuyên bố "các
vùng lãnh thổ Nga kiểm soát ở Ukraine đều là chiếm đóng phi pháp".
Trong
cuộc tranh luận giữa các ứng viên thủ tướng ngày 25/7, bà Truss cũng
tuyên bố sẵn sàng đối mặt trực tiếp với Tổng thống Putin tại hội nghị
G20 ở Bali tháng 11. Cuối tháng trước, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Anh,
cơ quan bà Truss đứng đầu, cho rằng Nga "không có tư cách đạo đức" tham
dự G20 do chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Huyền Lê (Theo RT, AFP)
**************
Chiến tranh Ukraina : Nga chơi ván bài « câu giờ » và trông chờ vào « vị tướng mùa đông »
Thùy Dương ( RFI )
9-11 minutes
Hai
tháng qua, bất chấp những tuyên bố hùng hồn của cả Kiev và Matxcơva,
trên chiến trường Ukraina, đặc biệt ở miền đông và miền nam, tình hình
vẫn không có nhiều thay đổi. Quân Nga cũng như các lực lượng Ukraina đều
không tiến được nhiều. Nga không chiếm được toàn bộ Donbass mà Ukraina
cũng chưa đánh đuổi được hết quân Nga khỏi Kherson như mục tiêu được đề
ra.
Một câu hỏi vẫn luôn được đặt ra :
Cuộc xung đột sẽ tiếp diễn theo chiều hướng nào ? Le Figaro ngày 26/08
dựa trên quan điểm của tướng Olivier Kempf, giám đốc cơ quan tư vấn
chiến lược La Vigie, và Benoist Bihan, nhà nghiên cứu chiến lược và sử
gia, giới thiệu 8 kịch bản : chẳng hạn đến mùa xuân 2023, Kiev sẽ đánh
bật quân Nga khỏi Kherson nhưng lại để mất Donbass vào tay quân Nga ;
hay Kiev và Matxcơva ký được thỏa thuận theo đó bán đảo Crimée thuộc về
Nga nhưng Donbass vẫn là của Ukraina …
Trong khi đó, trên
L'Express ngày 29/08/2022, cựu đại tá lực lượng Hải Quân Pháp, Michel
Goya, khẳng định Matxcơva đang tính đến việc phương Tây chán nản, buông
rơi khiến Ukraina phải cúi đầu chịu thua quân Nga. Theo suy luận của
Michel Goya, dư luận phương Tây chính là « mắt xích yếu » trong cuộc xung đột Ukraina. RFI Tiếng Việt giới thiệu bài phỏng vấn Michel Goya.
Sáu tháng sau khi Nga xâm lược Ukraina, cuộc xung đột đã chuyển sang giai đoạn nào ?
Michel Goya :
Không còn nhiều biến động ở chiến trường. Tháng 8 vừa qua là tháng có
ít phần lãnh thổ nhất bị bên này hay bên kia chinh phục. Cuộc chiến đang
bước vào một giai đoạn mà các chiến dịch như đông cứng lại. Điều này
cũng thường xảy ra trong các cuộc chiến tranh. Nếu giai đoạn có sự điều
động quân lớn không thành công thì sẽ dẫn đến tình trạng mọi chuyện bị
đình lại và giai đoạn này có thể kéo dài đến nhiều năm trời. Hiện giờ
tình hình có vẻ giống như hồi năm 1915 (1 năm sau khi Đệ nhất thế chiến
bùng nổ).
Liệu chúng ta có nên hiểu rằng quân đội Ukraina và Nga hiện giờ đang có sức mạnh ngang ngửa nhau ?
Michel Goya :
Có thể nói rằng họ không còn đủ khả năng tấn công để gây bất ngờ. Chẳng
hạn, ở khu vực Kherson, địa hình bằng phẳng, với những ngôi làng nhỏ,
nếu Ukraina muốn thực hiện một cuộc phản công, họ phải chuyển pháo đến.
Tất cả những chuyện đó đều có thể bị drone phát hiện, dẫn đến việc quân
đội Nga khai hỏa tấn công. Đạn pháo của Nga có khả năng bắn ở cự ly 20
km, thậm chí 30 km, và các hệ thống phóng roc-ket có thể bắn xa tới 80
km.
Trong những điều kiện này, các cuộc tấn công oanh kích có còn hữu ích nữa hay không ?
Michel Goya : Có.
Đó là những cuộc tấn công dồn dập. Các bên đều nỗ lực đánh phá và làm
kiệt sức đối phương, bằng cách phá hủy nguồn lực của đối thủ. Đây là
chiến lược của phía Nga ngay từ đầu cuộc chiến. Nhờ đó, họ đã đạt được 2
chiến thắng : quân Nga đã chiếm được Mariupol và khu vực Severodonetsk
và Lyssytchansk. Trong suốt 5 tháng mà Nga chỉ đạt được vài chiến thắng
đó là khá ít ỏi, nhất là nếu họ muốn chiếm đóng được vùng Donbass, thì
mục tiêu cũng phải là đánh chiếm được Sloviansk và Kramatovsk. Quân Nga
đang vô cùng bối rối về chiến lược của Ukraina, dựa vào việc bắn phá một
cách có hệ thống các kho đạn dược của quân Nga.
Khả năng tiếp đạn dược của quân đội Nga có khiến ông bất ngờ ?
Michel Goya :
Đây là một trong những ẩn số lớn của chiến tranh. Chúng ta biết rằng
Nga dựa vào kho đạn dược khổng lồ từ thời Liên Xô. Điều khiến tôi ngạc
nhiên là quân đội Nga chiến đấu như cách nay 40-50 năm. Họ bắn rất
nhiều, nhưng không rõ quân Nga còn lại được bao nhiêu đạn.
Nga có thể cầm cự được bao lâu nữa ?
Michel Goya :
Không thể biết được. Nhưng Nga vẫn gặp vấn đề về binh lính, cả về số
lượng và chất lượng. Một số sĩ quan cấp cao của Nga đã bị Ukraina tiêu
diệt, đẩy đội quân Nga vào tình trạng mất tổ chức. Về quân số, Ukraina
có thể có 700.000 người, so với 40.000-50.000 quân Nga tại Ukraina. Nga
đang tuyển quân, càng nhiều càng tốt, nhưng cũng sẽ vẫn là không đủ.
Việc Nga không tổng động viên cũng có thể gây ngạc nhiên. Đây là lần đầu
tiên chúng ta thấy cuộc chiến tranh mà chế độ độc tài không dám huy
động dân chúng tham gia cuộc chiến. Điều này cho thấy chính quyền Nga
vẫn dè chừng người dân và cố giữ khoảng cánh giữa người dân và cuộc
chiến. Vì thế, có thể suy luận rằng đến một lúc nào đó, những thất bại
trong cuộc chiến có thể là thảm họa cho chế độ.
Nói chung, các chế
độ Nga không thực sự thích thua trận, chỉ cần nhìn lại sự kiện năm 1917
là thấy. Điều này cũng rất dễ hiểu : Dân chúng chỉ chấp nhận hy sinh
nếu nhận ra sự hy sinh đó có ý nghĩa. Nhìn chung, có ba giai đoạn trong
cảm nhận của người dân. Khi mới bắt đầu, những mất mát gắn kết dân chúng
mạnh mẽ hơn, người ta thường nghĩ đến chiến thắng. Đến giai đoạn hai,
có thể là như tình hình hiện nay mà chúng ra biết : dân chúng bắt đầu
nghi ngờ nhưng vẫn phải tiếp tục dấn sâu hơn bởi vì họ không muốn trả
giá một cách vô nghĩa. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn sụp đổ, khi mọi
người nhận ra rằng những mất mát đó chỉ là vô ích. Đó là điều mà
Vladimir Putin muốn tránh.
Với 700.000 quân, tại sao quân đội Ukraina lại không đẩy lùi được quân Nga ?
Michel Goya :
Quân đội Ukraina có tiềm lực lớn, nhưng thiếu sự huấn luyện. Có các đội
quân vô tổ chức, trang bị yếu, chỉ huy kém, thì cũng chẳng để làm gì.
Nếu muốn giành lại ưu thế trong cán cân lực lượng với Nga, Ukraina cần
đầu tư nhiều vào việc đào tạo, huấn luyện quân đội. Phương Tây có thể
đảm trách việc huấn luyện quân cho Ukraina. Danh chính ngôn thuận thì
Pháp không hiện diện ở Ukraina, nhưng việc huấn luyện có thể được tiến
hành ở một nước láng giềng của Ukraina.
Cuộc chiến tiêu hao này có thể kéo dài bao lâu nữa ?
Michel Goya :
Nhiều năm ! Các bên tham chiến sẽ chỉ sử dụng kênh ngoại giao khi nào
mỗi bên đều tin rằng không còn có thể tiến lên được nữa. Nhưng giờ vẫn
chưa phải lúc. Đồng thời, khôi phục lực lượng tấn công cho phép họ
chiếm ưu thế hơn đối phương. Sẽ mất thời gian nếu không còn có yếu tố
gây bất ngờ. Xét tình hình quân đội của cả đôi bên, tôi không nghĩ rằng
sẽ có những biến động lớn trước khi bước sang năm 2023. Nga phần nào
đang chơi ván bài thời gian, mơ có được sự trợ giúp của « vị tướng mùa
đông » : Trước mối lo ngại bị Nga cắt giảm năng lượng hoặc tăng giá năng
lượng, dư luận phương Tây sẽ yêu cầu cắt giảm viện trợ cho Ukraina.
Mắt
xích yếu không phải nằm ở phía Ukraina mà chính là từ chúng ta. Khi tôi
nói « chúng ta », trước hết là bởi Mỹ cung cấp tới 70% viện trợ quân sự
cho Ukraina. Hãy thử tưởng tượng, nếu đảng Cộng Hòa trở lại nắm quyền
trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ trong hai năm nữa, liệu Washington khi đó
có còn tiếp tục viện trợ cho Ukraina nữa hay không. Đó là điều mà người
Nga đang hy vọng.
Về phần mình, Ukraina có thể thử làm điều mà
Croatia đã từng làm vào năm 1995, tại Kranija. Trước đó, Serbia đã chiếm
được một số điểm và một thỏa thuận ngừng bắn đã được ký kết vào năm
1994. Người Mỹ đã bí mật giúp đỡ Croatia, nhất là thông qua các công ty
an ninh tư nhân, dần dần cấp phương tiện để cho Croatia tiến hành một
cuộc tấn công chớp nhoáng vào đầu tháng 8 năm 1995, đánh bật Serbia. Nga
nhớ rất rõ câu chuyện này.
Trả lời tuần báo L'Express, Volodymyr Zelensky có nói đến việc Ukraina sắp « phản công ». Có nên tin vào điều đó không?
Michel Goya :
Có thể nói là ông ấy tìm cách gây ấn tượng. Cho đến nay, không có cuộc
phản công nào của Ukraina thực sự hiệu quả. Điều mà tổng thống Zelensky
biết là các lực lượng Ukraina được khôi phục một cách chậm chạp. Việc họ
có thể thực hiện một chiến dịch quy mô lớn không phải là ngay trong nay
mai.
Liên quan đến Pháp, chúng ta không thể giúp
Ukraina nhiều hơn nữa ? Chỉ có 18 đại bác Caesar được chuyển cho Kiev,
như thế chưa phải là nhiều.
Michel Goya :
Về lý thuyết, Pháp có thể viện trợ cho Ukraina các vũ khí khác, nhất là
các bệ phóng tên lửa đa nòng, có thể bắn xa tới 80 km. Nhưng chắc chắn
là Pháp không muốn bị thiếu hụt vũ khí, nhất là khi tình hình cho thấy
Pháp có những giới hạn về trang bị vũ khí. Nếu chúng ta muốn tạo được
ảnh hưởng, cần phải quay trở lại sản xuất vũ khí, nhưng điều này cũng
đòi hỏi nhiều thời gian.
Nếu không có sự trợ giúp của Phương Tây, liệu Ukraina có bị đè bẹp ?
Chắc chắn rằng nếu không có viện trợ quân sự từ phương Tây, tình hình ở chiến trường sẽ khác xa.
Trên
báo L'Express, Volodymyr Zelensky đề nghị các nước phương Tây giúp ông
« kiểm soát » bầu trời Ukraina. Việc thiết lập vùng cấm bay có lợi ích
gì không ?
Michel Goya : Theo tôi,
đó không phải là điều tất yếu. Một mặt, máy bay Nga không bay trên bầu
trời Ukraina. Đây là một trong những điều bất ngờ của cuộc chiến tranh
này. Nga vẫn thận trọng, ở phía sau chiến tuyến. Trái lại, Ukraina cần
có tên lửa phòng không, nhưng để sử dụng được thì cần phải có thời gian.
Mặt khác, làm như vậy cũng có nghĩa là NATO tham chiến, hoặc gần như
vậy. Mà theo quy tắc vàng được tất cả nhất trí, thì các cường quốc hạt
nhân không nên đối đầu với nhau.
Nhóm tác chiến đa quốc gia của NATO : Đức điều đơn vị chỉ huy lữ đoàn tới Litva
Thùy Dương
2-3 minutes
Những
binh sĩ đầu tiên của lữ đoàn Đức đến Litva vào Chủ Nhật 04/09/2022.
Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO đã hứa củng cố sườn phía đông của khối
trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraina.
Đơn
vị chỉ huy lữ đoàn, bao gồm khoảng một trăm binh sĩ và nhiều trang
thiết bị quân sự từ Kiel, Đức, hôm qua 04/09 đã được chở đến thành phố
Klaipeda, Litva bằng phà.
Chỉ huy lữ đoàn Christian Nawrat nói với các phóng viên : « Thông điệp mà chúng tôi gửi đến các đồng minh ở sườn phía đông là chúng tôi cam kết bảo đảm an ninh ở đó », và đơn vị chỉ huy của lữ đoàn sẽ ở đóng quân thường trực tại Litva, còn các đơn vị chiến đấu sẽ được cử đến thao dượt.
Theo
chỉ huy Christian Nawrat, lữ đoàn Đức tại Litva ngay trong tuần tới sẽ
thảo luận về các chương trình huấn luyện và thao dượt trong tương lai và
sẽ triển khai các lực lượng diễn tập. Trong khi đó, một quan chức quân
sự cấp của Đức cho AFP biết các cuộc thao dượt đầu tiên ở cấp tiểu
đoàn có thể sẽ diễn ra vào tháng 10/2022.
Khoảng 1.500 binh sĩ Đức
hiện đang được triển khai tại Litva trong khuôn khổ nhóm tác chiến đa
quốc gia của NATO tại Litva, được thành lập vào năm 2017. Sau hội nghị
thượng đỉnh NATO ở Madrid hồi tháng 06, Đức, nước chỉ huy nhóm tác chiến
này, đã hứa đẩy mạnh các nỗ lực.
Về phía Litva, Arturas Radvilas,
chỉ huy bộ binh, nhận định việc Đức điều quân đến là rất quan trọng đối
với đất nước của ông và mục tiêu của đôi bên là hợp tác chặt chẽ với
nhau.
Tại Litva hiện giờ cũng có một tiểu đoàn quân trú đóng luân
phiên của Mỹ, được tăng cường sau khi Nga xâm lược Ukraina hôm 24/02,
cũng như nhiều máy bay chiến đấu của Hungary và CH Séc làm nhiệm vụ kiểm
soát trên không.
Năm 2017, bốn tiểu đoàn tác chiến đa quốc gia đã
được triển khai tại Litva, Estonia, Latvia và Ba Lan. Các tiểu đoàn tác
chiến đa quốc gia này do Đức, Anh, Canada và Mỹ luân phiên chỉ huy. Sau
khi Putin điều quân xâm lăng Ukraina, NATO đã quyết định thành lập 4
nhóm tác chiến mới tại Bulgari, Hungary, Rumani và Slovakia.
****************
Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 194, 05-09-2022
19-24 minutes
1.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh ISW công nhận thông tin rằng quân Ukraina
đang có những bước tiến đáng ghi nhận tại chiến trường phía nam
(Kherson) và phía đông (Donbass) sau khi vượt sông Siverskyi thành công:
The Guardian cho rằng chiến trường hiện tại đang như sau:
The Guardian - #Kherson
separatists ‘pause’ poll on joining Russia due to Ukraine’s
counteroffensive. Ukraine said it had launched offensives in several
directions in the southern region but has since released few details and
continues to insist on a “regime of silence” #Warpic.twitter.com/54PEA867K1
Nguồn Pháp cho rằng quân Ukraina đã ít nhất (tạm) chiếm được 16 cứ điểm của Nga (vòng xanh).
Chiến
sự trên toàn chiến trường, cho thấy quân Nga đã mất nhiều vị trí ở phía
bắc Kherson, cũng như quân Nga bất ngờ thọc sâu ở phía nam Kherson và
chiếm lại được làng Tomnya Balka:
KHERSON/1340
UTC 5 SEP/ UKR continues to expand a bridgehead across the Ingulets
River, east of Snihurivka. Exploiting this breakthrough, advanced units
of the UKR army are reported to have taken the village of Bezimenne. pic.twitter.com/K49AvrM9JU
Hình
ảnh từ phía Ukraina cho thấy trận địa của Nga ở Ivanivka và Zarichne
trên sông Ingulets đã bị phá hủy. Sau khi chiếm được vị trí này, quân
Ukraina lại tiếp tục tìm thấy máy giặt dân sự bị lính Nga cướp từ nhà dân quanh vùng:
Vị trí của Nga ở gần bến phà Nova Kakhovka trúng đạn:
Russian positions near pontoon ferry near Nova Kakhovka was targeted less then hour ago- Photo 1 Plus earlier today presumably ammunition depot was targeted in Snihurivka- Photo 2 pic.twitter.com/fwe2PNC3Oy
Quân
Nga loan tin: "Tiếp viện đã tới được Kherson” và đưa ảnh một đoàn xe
BMP-3M, nhưng đây là những xe thiết giáp lội nước, có thể bơi như
thuyền, do đó, không cần cầu để vượt sông:
Los canales rusos están difundiendo "refuerzos llegados a #Kherson", mostrando una columna de BMP-3M;
Estos vehículos son anfibios , es decir pueden cruzar los ríos sin los puentes. pic.twitter.com/EaMYdAh1mQ
Một
hình ảnh từ Nga về "những tù binh Ukraina bị bắt ở mặt trận phía nam
(Kherson)”. Nhưng lại có người trong số họ đã rất già, nên có vẻ như đây
là một toán lính địa phương ở đâu đó bị bắt trước đây, chứ không phải
thời điểm này:
🇷🇺Soldados
Ucranianos hechos prisioneros en el sur de Ucrania. Esperemos que esta
carne de cañón pueda reencontrase lo más rápido posible con sus
familiares.#Rusia#Ucrania#Khersonpic.twitter.com/jaSphlTJlK
More
Russian positions have been overrun by the Ukrainian army in Kherson
Oblast. The frontlines of the counteroffensive move steadily to Kherson
city and Nova Kakhovka. #Kherson#Ukrainepic.twitter.com/kThwASBCBC
#Ukraine#Kherson : Abandoned Russian equipment in Kherson Oblast,looks like it belonged to a soldier from the 126th Coastal Defence Brigade. The
126th took heavy losses a few months ago in Voznesensk. It appears that
they are now operating (and running into issues) near Kherson. pic.twitter.com/j4JPEt8CzJ
#Ukraine:
Constantly on the prowl, the Ukrainian Bayraktar TB2 UCAV continues to
destroy targets in the South - a Russian BMD-2 airborne infantry
fighting vehicle was destroyed during the ongoing offensive in #Kherson Oblast by a high-precision munition. pic.twitter.com/A2ja8Crh8Q
3.
Do một bộ phận quân Nga ở Izium đã bị điều tới Kherson làm lực lượng
của họ ở đây yếu đi nhiều, tạo điều kiện cho quân Ukraina phản công. Do
đó, quân Nga đã phải hoàn toàn từ bỏ ý định tấn công Slovyansk:
4.
Theo ISW, quân Ukraina vượt sông Siversky Donetsk và chiếm lại Ozerne ở
gần Slovyansk, mà không gặp trở ngại lớn nào, cho thấy sự kiểm soát của
Nga ở bên này sông đã yếu:
Geolocated
imagery and footage published on September 3-4 show that Ukrainian
forces crossed the Siverskyi Donets River and took control of Ozerne,
approximately 20km east of #Slovyansk. /1https://t.co/ruqYmAxfnRpic.twitter.com/d9lV1UTOhK
More Russian accounts are claiming a new offensive on Siversk, Soledar and Bakhmut will start within days. They claim, forces have paused to form a new strike group to capture those three cities. pic.twitter.com/GC3Scddw5t
Nga
khoe phim tấn công vào các vị trí của Ukraina, nhưng dù cho đây là
chiến trường chính của phía Nga, suốt 1 tuần qua, quân Nga không tiến
nổi 1 km:
Battle for #Donbass - near Bakhmut
Servicemen of the LPR People's Militia 2nd Army Corps destroy the
positions of Ukrainian nationalists in the area of the poultry farm in
the #Verkhnekamenskoe village. pic.twitter.com/h5aJ6T1j7N
…nhưng mọi thứ vẫn giậm chân tại chỗ và quân Ukraina đang phòng thủ rất tốt tại chiến trường này:
Bakhmut RuAF attacked all along the front line here, the AFU successfully defended their positions. Relevant areas: Soledar, Bakhmuts'ke, Pokrovs'ke Vesela Dolyna, Zaitseve, Kodema and Semyhirja. pic.twitter.com/qBZsQGwvs7
BBC
thông báo: phía Nga đã phải hoãn "cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập vào
Nga” tại những vùng lãnh thổ mà Nga đang chiếm đóng, "vì lý do an toàn”.
8.
Bà Liz Truss thắng cuộc bầu cử nội bộ trong đảng Bảo thủ và trở thành
nữ thủ tướng tiếp theo của Anh, thay cho ông Boris Johnson. Đây là tin
xấu đối với Putin vì bà này cũng vốn là "người bạn lớn nhất” đối với
phía Ukraina.
Liz Truss has been picked as the next UK prime minister.
9. Putin cách chức 4 tướng ở chiến trường Ukraina vì "hiệu quả kém”.
Theo
ISW, tốc độ cuộc tấn công ở Kherson sẽ có thể thay đổi nhanh chóng từng
ngày, nếu phía Ukraina thành công trong việc ngăn chặn các tiếp tế cho
chiến trường, làm xáo trộn sự chỉ huy và khiến binh sĩ Nga chán nản,
tinh thần xuống thấp. Thỉnh thoảng, phía Nga sẽ cố gắng tổ chức các cuộc
tấn công để lấy lại những vùng đã mất, và tất nhiên, như thường lệ, sẽ
dùng sự áp đảo của pháo binh và không quân để hủy diệt những vùng mà
quân Ukraina giải phóng.
Tuy nhiên, điều đó có thể
không kéo dài được lâu, do phía Nga sử dụng lượng đạn rất lớn mà nguồn
tiếp tế sẽ bị hạn chế. Càng ngày, sự hiện diện "chiến thắng” của quân
Ukraina càng rõ ràng, ngay cả trong các nguồn từ phía Nga, những nguồn
trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào cỗ máy tuyên truyền do chính phủ Nga
chỉ đạo, thường xuyên cho rằng "không có cuộc tổng tấn công nào ở
Kherson”.
Chờ và xem thôi.
Viva Ukraina!
PHAN CHÂU THÀNH 05.09.2022
**************
Tổng thống Zelensky: Ukraine sẽ giành lại Crimea
Thành Đạt
4 minutes
"Sự
hiện diện của Nga ở Crimea đã biến khu vực này thành một trong những
nơi nguy hiểm nhất ở châu Âu. Tôi tin rằng lá cờ Ukraine và cuộc sống tự
do sẽ trở lại Crimea. Chúng tôi sẽ giải phóng tất cả các vùng đất của
chúng tôi, tất cả người dân của chúng tôi", Tổng thống Zelensky nói
trong bài phát biểu hôm 4/9.
Ông Zelensky cho biết lực lượng vũ
trang, tình báo và đặc nhiệm Ukraine đang thực hiện các bước cần thiết
để giành lại quyền kiểm soát Crimea.
"Mọi người có thể thấy đối
phương đã bắt đầu rút khỏi Crimea. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho họ.
Chúng tôi sẽ trả lại tự do cho Crimea, cho tất cả người dân của chúng
tôi ở Crimea, chúng tôi chắc chắn sẽ biến Crimea trở thành một trong
những nơi tốt nhất, có cuộc sống thoải mái nhất ở châu Âu. Crimea xứng
đáng với điều đó", ông Zelensky nói thêm.
Những diễn biến gần đây
cho thấy "pháo đài an ninh" Crimea đang đối mặt với không ít thách thức.
Loạt vụ nổ liên tiếp ở Crimea cùng với những tuyên bố của Ukraine về kế
hoạch giành lại bán đảo làm dấy lên đồn đoán rằng Crimea có thể trở
thành mặt trận khốc liệt tiếp theo giữa Nga và Ukraine.
Vị trí bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine (Ảnh: Sky) ***************
Ukraine trưng bằng chứng phản công thắng lợi, Putin chỉ ra sai lầm của châu Âu
Ukraine
đã đưa ra tuyên bố táo bạo nhất về chiến thắng trong cuộc phản công kéo
dài một tuần chống lại quân Nga ở phía nam nước này. Trong khi đó, Tổng
thống Putin chỉ ra sai lầm của châu Âu khi giảm nhập khẩu khí đốt từ
Nga.
Theo
hãng tin Reuters, sau nhiều ngày từ chối công bố chi tiết về cuộc phản
công mới, giới chức Ukraine đã đăng lên mạng hình ảnh ba binh sĩ đang
giương cờ ở một thị trấn tại tỉnh Kherson, khu vực miền nam mà Nga kiểm
soát từ những ngày đầu tiến hành chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Hình
ảnh lá cờ được cố định trên một chiếc cột trên mái nhà, được cho là ở
Vysokopyllya, phía bắc Kherson, đã được công bố khi Tổng thống Volodymyr
Zelenskyi tuyên bố, các lực lượng Ukraine đã giành lại hai thị trấn ở
phía nam và một ở phía đông. Tuy nhiên, trong bài phát biểu đêm qua, ông
không nêu rõ các vị trí mà quân Ukraine giành lại quyền kiểm soát.
Sau
nhiều tháng hứng chịu các cuộc nã pháo của Nga ở phía đông, cuối cùng
Ukraine đã bắt đầu cuộc phản công, đó là cuộc phản công lớn nhất kể từ
khi Ukraine đẩy được quân Nga khỏi ngoại ô Kiev hồi tháng 3. Trong thời
gian qua, Ukraine đã giấu kín hầu hết các thông tin về chiến dịch phản
công, cấm các nhà báo ra tiền tuyến và hạn chế đưa ra bình luận công
khai nhằm bảo đảm bất ngờ về mặt chiến thuật.
Phía Nga đã có một
thừa nhận hiếm hoi rằng cuộc phản công của Ukraine đã làm hỏng kế hoạch
của Moscow tại Kherson. Hãng tin Itar-Tass dẫn lời một quan chức do Nga
bổ nhiệm ở Kherson nói, kế hoạch trưng cầu dân ý sáp nhập khu vực này
vào Nga đã bị tạm dừng do tình hình an ninh.
Mark Hertling, một
cựu chỉ huy bộ binh Mỹ tại châu Âu nói, mục đích của Kiev dường như là
giữ chân hàng nghìn quân Nga ở bờ đông của sông Dnipro, phá hủy các cây
cầu mà Nga đang dùng để tiếp tế và rút lui. Theo chỉ huy này, "Nga để
lại một lực lượng ở Kherson, với một con sông ở phía sau lưng và đường
tiếp tế hạn chế. Ngoài ra, Ukraine đang tấn công quân Nga bằng vũ khí
chính xác, khiến lực lượng này hoang mang trong khi họ đã nhụt chí".
Tổng thống Nga chỉ ra sai lầm của EU
Hôm
nay (5/9) phát biểu tại một diễn đàn môi trường ở Kamchatka, vùng Viễn
Đông của Nga, Tổng thống Putin nói, việc châu Âu cắt giảm nhập khẩu khí
tự nhiên trong khi cố đạt các mục tiêu khí hậu là một sai lầm.
Người
đứng đầu nước Nga nhấn mạnh, tất cả các nước đều ủng hộ giảm phát thải
vào khí quyển song ông lưu ý rằng moi việc cần được thực hiện đúng lúc.
"Ban đầu, Liên minh châu Âu đặt mục tiêu trước rồi mua khí đốt giá rẻ
của Nga, sau đó lại tự mình cắt giảm nguồn cung và ngay lập tức quay lại
tất cả những thứ trước đây đã lên án, gồm cả sản xuất nhiệt điện than.
Tất nhiên, đó không phải là lựa chọn tốt để giải quyết các vấn đề toàn
cầu".
Theo kế hoạch REPowerEU, được công bố hồi tháng 5, Liên
minh châu Âu (EU) dự định loại bỏ dần nhiên liệu hóa thạch của Nga vào
năm 2027 và tăng cường sản xuất năng lượng tái tạo của mình. Tuy nhiên,
theo một số nhà phân tích, giá khí đốt ở châu Âu tăng vọt, có thể dẫn
tới thảm họa năng lượng trong mùa đông này và điều đó buộc một số nước
phải mở rộng việc sử dụng điện hạt nhân, tái khởi động nhà máy than.
Kremlin
hôm nay cũng cảnh báo, Nga sẽ không nối lại việc cung cấp khí đốt cho
châu Âu chừng nào các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga chưa được dỡ bỏ. *************
Các lãnh đạo chúc mừng tân Thủ tướng Anh
Bà Liz Truss vẫy chào sau khi chiến thắng cuộc bỏ phiếu để trở thành tân Thủ tướng Anh ngày 5-9 - Ảnh: REUTERS
Chia
sẻ trên Twitter, thủ tướng sắp mãn nhiệm Boris Johnson của Anh và cựu
bộ trưởng Tài chính Rishi Sunak, đối thủ của bà Truss trong cuộc bỏ
phiếu vừa qua, đều kêu gọi Đảng Bảo thủ đoàn kết và ủng hộ bà Truss.
"Tôi
biết bà ấy có kế hoạch đúng đắn để giải quyết cuộc khủng hoảng giá cả
sinh hoạt, đoàn kết đảng của chúng ta và tiếp tục công việc vĩ đại thống
nhất và nâng tầm đất nước", ông Johnson viết.
Các chính trị gia Anh như cựu thủ tướng David Cameron, cựu thủ tướng Theresa May cũng gửi lời chúc mừng bà Truss.
Tại
châu Âu, Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen chúc mừng bà
Truss, đồng thời kêu gọi London và Brussels hợp tác để cùng tuân thủ
đầy đủ các thỏa thuận song phương.
"Chúng ta đang cùng đương đầu
với nhiều thách thức, từ biến đổi khí hậu đến cuộc khủng hoảng Ukraine.
Tôi hy vọng hai bên sẽ có mối quan hệ mang tính xây dựng, tôn trọng các
thỏa thuận của chúng ta", bà von der Leyen nói.
Trước đó, bà
Truss từng cảnh báo sẽ thúc đẩy thực thi dự luật có thể khiến một phần
liên quan vùng Bắc Ireland trong thỏa thuận Brexit giữa Anh và EU bị vô
hiệu hóa.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng bày tỏ hy vọng hợp tác
chặt chẽ với London trong những thời điểm khó khăn hiện nay như những
đối tác và những người bạn. Tương tự, Thủ tướng Ireland Michael Martin
và Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đều gửi lời chúc mừng bà Truss và
bày tỏ hy vọng tiếp tục hợp tác trong các vấn đề song phương và toàn
cầu.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hy vọng quan hệ đối tác chiến
lược toàn diện Ấn Độ - Anh sẽ được củng cố hơn nữa dưới thời bà Truss,
trong khi Thủ tướng New Zealand gọi tân Thủ tướng Anh là một người bạn
thân thiết của Wellington.
Tối 5-9, giờ Việt Nam, Đảng Bảo thủ cầm
quyền ở Anh công bố tân thủ tướng là Ngoại trưởng Liz Truss. Bà Truss
chiến thắng cuộc bỏ phiếu bầu lãnh đạo của Đảng Bảo thủ Anh với 81.326
phiếu, chiếm 57,4%, trong khi đối thủ là cựu bộ trưởng Tài chính Rishi
Sunak được 60.399 phiếu, chiếm 42%. Như vậy, bà Truss sẽ trở thành thủ
tướng thứ 4 của Đảng Bảo thủ kể từ cuộc bầu cử năm 2015.
Theo kế
hoạch, trong ngày 6-9, ông Johnson sẽ tới Scotland để gặp Nữ hoàng
Elizabeth II và chính thức nộp đơn xin từ chức. Bà Truss sẽ đi cùng ông
Johnson và trình bày về kế hoạch thành lập chính phủ với Nữ hoàng ************
Tin thế giới 6-9: Ông Putin duyệt học thuyết đối ngoại; IS nhận đánh bom tòa đại sứ Nga
IAEA đang ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam Ukraine - Ảnh: REUTERS
* IAEA sắp công bố tóm tắt về tình hình nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết hôm nay (6-9), cơ
quan này sẽ công bố một báo cáo về an ninh, an toàn hạt nhân và tình
hình bảo đảm an toàn ở nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ở miền nam
Ukraine.
Theo IAEA, pháo kích tại nhà máy điện hạt nhân
lớn nhất châu Âu ngày 1-9 trước đó đã làm hỏng bồn dầu chứa dầu bôi trơn
tua bin và ngày 5-9 cũng lại có pháo kích.
Hiện tại nhà máy
Zaporizhzhia đã ngừng hết nối hoàn toàn với điện lưới quốc gia. Theo
IAEA, các kỹ thuật viên Ukraine tại đây cho biết họ sẽ sửa chữa đường
dây điện chính cuối cùng bị hỏng hôm 2-9 nhưng sẽ mất nhiều ngày.
* Ukraine muốn hợp tác với tân thủ tướng Anh. Ngày
5-9, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã dành những lời có cánh
cho tân thủ tướng Anh, bà Liz Truss. Ông nói rằng bà "luôn đứng về phía
khai sáng của chính trị châu Âu" và Kiev mong muốn được hợp tác hơn nữa
với bà.
"Ở Ukraine, chúng tôi biết rõ về bà ấy. Bà ấy luôn đứng về
phía khai sáng của chính trị châu Âu", ông Zelensky nói trong video
phát mỗi tối. Ông cũng ca ngợi người tiền nhiệm của bà là Boris Johnson.
Tân thủ tướng Anh, bà Liz Truss - Ảnh: REUTERS
* Ông Rishi Sunak không tham gia vào nội các Anh. Theo báo The Guardian,
bà Liz Truss, tân thủ tướng Anh, xác nhận sẽ không mời ông Rishi Sunak -
cựu Bộ trưởng Tài chính và là đối thủ trong cuộc chạy đua vào ghế Thủ
tướng Anh với mình, vị trí nào trong nội các.
Trước đó, ông Rishi Sunak, cũng cho biết ông sẽ không chấp nhận đề nghị làm bộ trưởng (nếu có) từ bà Liz Truss
* IS nhận đánh bom tòa đại sứ Nga ở Kabul. Ngày
5-9, trên tài khoản Telegram của lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS), IS
tuyên bố nhận trách nhiệm trong vụ tấn công gần lối vào của Đại sứ quán
Nga ở Kabul. Vụ tấn công làm làm 2 nhân viên đại sứ quán cùng với 4
người khác tử vong.
* Canada truy nã và khởi tố hung thủ vụ đâm dao. Canada
khởi tố 2 nghi can trong vụ đâm dao làm chết 10 người và 18 người khác
bị thương trong ngày 4-9 tội giết người. Tuy nhiên, hiện tại, hai tên
này vẫn đang lẩn trốn dù cảnh sát đã tổ chức truy bắt.
Hai nghi phạm Damien Sanderson và Myles Sanderson đang bị lực lượng chức năng Canada truy đuổi - Ảnh: REUTERS
* Đức cho hai lò phản ứng hạt nhân tồn tại để đề phòng thiếu điện trong mùa đông. Đức cho biết sẽ giữ 2 trong số 3 lò phản ứng
hạt nhân còn lại của nước này trong trạng thái chờ để đề phòng tình
hình thiếu nhiên liệu do khủng hoảng khí đốt trong mùa đông tới.
Các lò phản ứng
hạt nhân này lẽ ra sẽ phải ngừng hoạt động vào cuối năm nay theo kế
hoạch từ trước tuy nhiên, việc duy trì chế độ chờ sẽ đảm đảm bảo cho Đức
có đủ điện trong suốt mùa đông do rủi ro khan hiếm nguồn cung khí đốt
do Nga ngừng cung ứng.
Các lò phản ứng còn lại ở đất nước tiếp tục đóng cửa theo kế hoạch vào cuối năm. Đức cũng khẳng định khả năng xảy ra khủng hoảng nguồn cung điện là rất khó xảy ra.
* Iran sẵn sàng bán dầu cho thế giới. Ngày
5-9, Bộ trưởng xăng dầu Iran ông Javad Owji cho biết thế giới cần nhiều
dầu của Iran và Iran sẵn sàng góp phần cung ứng xăng dầu mà không để
chính trị xen vào.
Tuyên bố của ông Javad Owji đưa ra ngay sau khi
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu và các đồng minh (OPEC+) quyết định giảm
sản lượng 100.000 thùng/ngày từ tháng 10-2022.
Tổng thống Vladimir Putin chụp ảnh lưu niệm ngày 5-9 khi tham gia một sự kiện với các nhà điểu học tại Kamchatka - Ảnh: REUTERS
* Ông Putin thông qua học thuyết chính sách đối ngoại mới dựa trên 'Thế giới Nga’. Ngày
5-9, Tổng thống Vladimir Putin đã thông qua học thuyết chính sách đối
ngoại mới dựa trên khái niệm "Thế giới Nga" - một khái niệm mà phe bảo
thủ sử dụng để giải thích cho sự can thiệp của Nga ở nước ngoài để ủng
hộ những người nói tiếng Nga.
Học thuyết dài 31 trang, được
phổ biến hơn sáu tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch đặc biệt ở
Ukraine, nói rằng Nga phải "canh giữ, bảo vệ và thúc đẩy các truyền
thống và lý tưởng của Thế giới Nga".
Học thuyết ghi: "Liên bang
Nga hỗ trợ đồng bào của mình ở nước ngoài trong việc thực hiện các quyền
của họ, để bảo vệ lợi ích của họ và bảo tồn bản sắc văn hóa Nga của
họ". Mối quan hệ của Nga với đồng bào của mình ở nước ngoài cho
phép nước này "củng cố hình ảnh trên trường quốc tế như một quốc gia dân
chủ đang phấn đấu cho việc tạo ra một thế giới đa cực".
Nga
tiếp tục coi không gian của Liên Xô trước đây, từ Baltic đến Trung Á,
là phạm vi ảnh hưởng hợp pháp của mình - một quan điểm bị nhiều nước
phản đối.
Học sinh Tứ Xuyên ngày động đất mạnh
Trẻ
em được sơ tán đến sân chơi trong một trường mẫu giáo ở quận Shimian
của thành phố Ya'an, tỉnh Tứ Xuyên phía tây nam Trung Quốc, ngày
5-9-2022 sau trận động đất 6,8 độ. Trận động đất đã làm hơn 46
người tử vong và là trận động đất có cường độ mạnh nhất trong khu vực kể
từ năm 2017 - Ảnh: XINHUA
Liz
Truss sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Vương quốc Anh sau khi giành
chiến thắng trong cuộc tranh cử để thay thế Boris Johnson làm lãnh đạo
Đảng Bảo thủ. Nhưng bà từ đâu đến và điều gì khiến bà có động cơ thăng
tiến?
Một người ủng hộ lá phiếu ở lại EU, người đã trở thành con cưng của cánh hữu Bảo thủ ủng hộ Brexit.
Một
người từng là nhà hoạt động của Đảng Dân chủ Tự do, người đã tuần hành
chống lại Margaret Thatcher vào những năm 1980, nhưng người hiện tuyên
bố là người canh giữ ngọn lửa của Thatcher.
Công bằng mà nói, Mary Elizabeth Truss đã tham gia vào một hành trình chính trị lớn.
Bà
có thể không phải là một cái tên quen thuộc như người tiền nhiệm của bà
tại ở Số 10 Phố Downing (Văn phòng thủ tướng Anh) và bà không phải là
sự lựa chọn đầu tiên của các nghị sĩ Đảng Bảo thủ để thay thế Boris
Johnson.
Nhưng lời hứa của bà sẽ quay lại các giá trị cơ
bản của Đảng Bảo thủ - cắt giảm thuế và thu gọn bộ máy nhà nước - đã
chứng minh chính xác những gì các đảng viên, người có tiếng nói cuối
cùng thay thế người tiếp quản từ ông Johnson, muốn nghe.
Và,
quan trọng là, với tư cách là ngoại trưởng, bà vẫn trung thành với ông
Johnson cho đến khi kết thúc cay đắng với việc các bộ trưởng khác bỏ rơi
ông, đã khiến bà giành được sự ủng hộ từ những người trung thành với
ông Johnson.
Những người ủng hộ Liz Truss ở cấp cơ sở
của Đảng Bảo thủ nhìn thấy ở bà phẩm chất kiên định, ngoan cường và
quyết tâm mà họ ngưỡng mộ ở Margaret Thatcher - một hình ảnh mà chính bà
Truss đã cố gắng vun đắp.
Nhưng bất chấp sự thay đổi
quan điểm chính trị và lòng trung thành của bà trong những năm qua,
những từ này cũng thường xuyên xuất hiện khi bạn bè và gia đình được yêu
cầu mô tả tính cách của bà - cùng với từ "tham vọng".
Liz Truss: Thông tin cơ bản
Tuổi: 47
Nơi sinh: Oxford
Nơi cư trú: London và Norfolk
Giáo dục: Trường trung học Roundhay ở Leeds, Đại học Oxford
Gia đình: Kết hôn với kế toán viên Hugh O'Leary và có hai con gái tuổi thiếu niên
Khu vực bầu cử quốc hội: Tây Nam Norfolk
"Chị
là một người rất kiên định về những gì bà muốn," em trai Liz Truss là
Francis nói vào năm 2017, khi nhớ lại việc ăn chay ở tuổi thiếu niên của
chị gái mình.
"Khi đến một nhà hàng, bạn có thể 14 tuổi nhưng chị ấy đã biết trước về những gì chị ấy muốn, những gì chị không muốn."
Khi
gia đình chơi Cluedo hoặc Monopoly, "Chị ấy là người phải giành chiến
thắng", Francis nói thêm trong phỏng vấn với chương trình Profile của
BBC Radio 4 về Truss.
"Chị ấy sẽ tạo ra một số hệ thống đặc biệt để tìm ra cách có thể giành chiến thắng."
Maurizio
Giuliano, một sinh viên cùng thời đại học lần đầu tiên gặp Liz Truss
tại sự kiện của Đảng Dân chủ Tự do, nói rằng bà nổi bật hơn hẳn các sinh
viên khác.
"Tôi nhớ Liz Truss ăn mặc rất đẹp so với
những đứa 18-19 tuổi khác. Cô ấy cũng có phong thái của một người trưởng
thành thực sự so với những gì chúng tôi ở độ tuổi đó.
"Cô ấy mạnh mẽ và kiên định và cô ấy có quan điểm rất mạnh mẽ."
Theo
Francis, người con út trong ba người em của bà, cuộc tranh luận chính
trị nghiêm túc là thứ không thể không có trong ngày trong gia đình
Truss.
Hẳn là không thể tránh khỏi việc bà sẽ tham gia
vào chính trị ở một mức độ nào đó khi lớn lên, nhưng không ai trong gia
đình bà có thể đoán được con đường cuối cùng mà bà đi.
Sinh năm 1975 tại Oxford, bà Truss đã mô tả cha bà, một giáo sư toán học và mẹ bà, một y tá, là người "cánh tả".
Khi
còn là một cô gái trẻ, mẹ bà đã tham gia các cuộc tuần hành cho Chiến
dịch giải trừ vũ khí hạt nhân, một tổ chức phản đối kịch liệt quyết định
của chính phủ Thatcher cho phép lắp đặt đầu đạn hạt nhân của Mỹ tại căn
cứ Không quân Hoàng gia RAF Greenham Common, phía tây London.
Mặc dù bây giờ bà tự hào là một đảng viên Bảo thủ từ Leeds, hồi đó bà là một người Scotland theo chủ nghĩa tự do.
Gia đình chuyển đến Paisley, ngay phía tây Glasgow, khi Liz Truss được bốn tuổi.
Trong
một cuộc phỏng vấn với BBC, bà nhớ lại đã hét lên "Maggie, Maggie,
Maggie (tên gọi khác của Thatcher) - hãy biến khỏi đây, biến khỏi đây,"
bằng giọng Scotland khi tham gia các cuộc tuần hành.
Gia
đình Truss sau đó chuyển đến Leeds, nơi Liz Truss theo học Roundhay,
một trường trung học công. Bà từng mô tả việc nhìn thấy "những đứa trẻ
thất bại và bị bỏ bê bởi những kỳ vọng thấp" trong thời gian đi học ở
đó.
Một số người cùng thời với bà Truss tại Roundhay đã
phản bác về câu chuyện của bà về trường học, bao gồm nhà báo Martin
Pengelly của Guardian, người đã viết:
"Có lẽ bà ấy đang
mô tả có chọn lọc việc giáo dục của mình, và bắt cóc ngôi trường và các
giáo viên đã nuôi dưỡng bà ấy, vì đơn giản là lợi ích chính trị."
Một
người bạn học ở trường Roundhay, người không muốn nêu tên, nói với BBC:
"Đó là một ngôi trường thực sự tốt, các giáo viên thực sự nhiệt tình.
Rất nhiều người trong chúng tôi đã tiếp tục vào các trường đại học tốt
và sự nghiệp tốt."
Mặc dù không thuộc nhóm bạn bè của Liz Truss, người này có những ký ức rõ ràng về Truss thời trẻ.
"Cô
ấy khá chăm học, nghiêm túc", ông nói, với "việc nặng lòng trách nhiệm
xã hội" và là thành viên trong một nhóm hoạt động vì môi trường.
"Tôi nhớ một chuyến đi học đến trường Sellafield và cô ấy hỏi những câu hỏi khó và tra vấn họ. Tôi nhớ điều đó khá rõ ràng."
Tại
Đại học Oxford, Liz Truss học triết học, chính trị và kinh tế. Bạn bè
nhớ lại một sinh viên được yêu thích và nhiều năng lượng.
Jamshid
Derakhshan, người khi đó theo học chương trình sau đại học về toán khi
Truss còn là một sinh viên đại học, cho biết: "Tôi nhớ là tôi rất ấn
tượng với quyết tâm của cô ấy".
"Cô ấy rất nhanh trong mọi việc. Di chuyển quanh trường đại học một cách nhanh chóng, có mặt ở khắp mọi nơi."
Với
câu hỏi người bạn cũ của mình sẽ làm thủ tướng như thế nào, Tiến sĩ
Derakhshan nói: "Cảm giác của tôi là bà sẽ không bị mắc kẹt với một ý
tưởng cụ thể nào cả, bà rất linh hoạt trong suy nghĩ và điều gì sẽ là
tốt nhất vào thời điểm nào đó."
Bà Truss đã tham gia vào
nhiều chiến dịch và hoạt động tại Oxford nhưng dành phần lớn thời gian
cho chính trị, trở thành chủ tịch đảng Dân chủ Tự do của trường đại học.
Tại
hội nghị của đảng năm 1994, bà phát biểu ủng hộ việc bãi bỏ Chế độ quân
chủ, nói với các đại biểu ở Brighton: "Chúng tôi là những người theo
Đảng Dân chủ Tự do tin tưởng vào cơ hội cho tất cả mọi người."
"Chúng tôi không tin rằng con người sinh ra để cai trị."
Bà cũng vận động cho việc không hình sự hóa cần sa.
"Liz có một tính cách tự do cấp tiến rất mạnh mẽ," Alan Renwick, sinh viên theo Dân chủ Tự do, cho biết vào năm 2017.
"Chúng
tôi đang thiết lập quầy hàng của Hội chợ cho sinh viên và Liz ở đó với
một đống áp phích, với dòng chữ 'Hãy giải phóng cần sa' và cô ấy chỉ
muốn toàn bộ gian hàng được bao phủ bởi những tấm áp phích này.
"Còn
tôi đã chạy loạn xạ sau khi Liz cố gắng gỡ những thứ này xuống bởi gian
hàng có quá nhiều thông điệp khác nhau, thay vì chỉ một thông điệp này
trên toàn quầy."
Việc cô chuyển sang chủ nghĩa Bảo thủ,
vào cuối thời gian ở Oxford được cho là đã gây sốc cho cha mẹ thiên tả
của mình, nhưng đối với Mark Littlewood, một học sinh Oxford theo Dân
chủ Tự do thì đó là một sự tiến triển tự nhiên.
Theo ông
Littlewood, người hiện là tổng giám đốc của viện nghiên cứu về thị
trường tự do, thì Liz Truss theo chủ nghĩa tự do của thị trường trong
suốt cuộc đời trưởng thành của mình.
"Sự nghiệp chính
trị của cô ấy phản ánh tư tưởng của cô ấy - cô ấy luôn nghi ngờ chính
phủ qui mô và các tổ chức đặc quyền, những người cho rằng họ là hiểu rõ
nhất," ông Littlewood nói.
Tuy nhiên, những gì Truss mô
tả là "quá khứ đáng ngờ" đã trở lại ám ảnh bà khi bà cố gắng thuyết phục
các thành viên của Đảng Bảo thủ rằng bà thực sự là một trong số họ.
Tại
buổi họp mặt của giới nhà lãnh đạo ở Eastbourne, một số khán giả đã chế
nhạo khi bà Truss nói với họ: "Tất cả chúng ta đều mắc sai lầm, chúng
ta đều có những hành vi sai trái ở tuổi thiếu niên, và đó là tôi."
"Một số người quan hệ tình dục, ma túy và nhạc rock and roll, tôi đã thuộc Đảng Dân chủ Tự do. Tôi xin lỗi."
Bà
đã trở thành một người Bảo thủ vì bà đã gặp những người cùng chí hướng,
những người chia sẻ cam kết của bà "tự do cá nhân, khả năng định hình
cuộc sống của chính bạn và định hình số phận của chính bạn," bà giải
thích.
Sau khi tốt nghiệp Oxford, Liz Truss làm kế toán
cho Shell và Cable & Wireless, và kết hôn với một kế toán viên Hugh
O'Leary vào năm 2000. Cặp đôi có hai con.
Bà Truss ra
tranh cử như ứng viên Đảng Bảo thủ cho Hemsworth, West Yorkshire, trong
cuộc tổng tuyển cử năm 2001, nhưng đã thua. Bà Truss đã phải chịu một
thất bại khác ở Thung lũng Calder, cũng ở Tây Yorkshire, vào năm 2005.
Tuy
nhiên, tham vọng chính trị của bà không bị tắt lửa, bà được bầu làm ủy
viên hội đồng ở Greenwich, phía đông nam London, vào năm 2006, và từ năm
2008 cũng làm việc cho một viện nghiên cứu trung hữu.
Lãnh
đạo đảng Bảo thủ David Cameron đã đưa bà Truss vào "danh sách A" các
ứng cử viên ưu tiên cho cuộc bầu cử năm 2010 và bà đã được chọn để ứng
cử vào ghế an toàn của South West Norfolk.
Nhưng bà
nhanh chóng phải đối mặt với cuộc chiến chống lại sự lựa chọn của hiệp
hội Đảng Bảo thu khu vực bầu cử, sau khi có thông tin tiết lộ rằng cô đã
có quan hệ tình cảm với nghị sĩ Mark Field của đảng này vài năm trước
đó.
Nỗ lực lật đổ bà đã thất bại và bà Truss tiếp tục giành được ghế với hơn 13.000 phiếu bầu.
Bà
là đồng tác giả của một cuốn sách, Britannia Unchained, cùng với bốn
nghị sĩ Đảng Bảo thủ khác được bầu vào năm 2010, trong đó khuyến nghị
tước bỏ ràng buộc về luật lệ của nhà nước để nâng cao vị thế của Vương
quốc Anh trên thế giới, một động thái đánh dấu bà là người ủng hộ nổi
bật các chính sách thị trường tự do trong Đảng Bảo thủ.
Trong
một cuộc tranh luận của BBC tổ chức về cách lãnh đạo, bà đã bị thách
thức về một bình luận trên cuốn Britannia Unchained, mô tả công nhân Anh
là "trong số những người làm biếng tồi tệ nhất trên thế giới". Bà khẳng
định mình đã không viết như vậy.
Năm 2012, chỉ hơn hai
năm sau khi trở thành nghị sĩ, bà vào chính phủ với tư cách là Bộ trưởng
Giáo dục và năm 2014 được thăng chức Bộ trưởng Môi trường.
Tại
hội nghị đảng Bảo thủ năm 2015, bà đã có một bài phát biểu, trong đó bà
nói với giọng đầy ẩn ý: "Chúng ta nhập khẩu hai phần ba số pho mát của
mình. Đó là điều hết sức đáng hổ thẹn."
Bài phát biểu ít
được chú ý vào thời điểm đó, nhưng nó đã trở thành chủ đề nóng riêng
trên mạng xã hội, thu hút nhiều lời chế giễu và được chia sẻ rộng rãi.
Chưa đầy một năm sau, thì có sự kiện chính trị lớn nhất trong một thế hệ - cuộc trưng cầu dân ý về EU.
Bà
Truss vận động cho lá phiếu Ở lại EU, viết trên tờ The Sun rằng Brexit
sẽ là "một thảm kịch gấp ba - nhiều quy tắc hơn, nhiều giấy tờ hơn và
nhiều sự chậm trễ hơn khi bán hàng cho EU".
Tuy nhiên,
sau khi phe của bà thua cuộc, bà đã đổi ý, cho rằng Brexit tạo cơ hội để
"làm lung lay cách thức hoạt động của mọi thứ".
Dưới
sự lãnh đạo của Thủ tướng Theresa May, bà là Đại Chưởng ấn và bộ trưởng
tư pháp, nhưng bà đã có một số cuộc đụng độ có tầm cỡ với cơ quan tư
pháp.
Sự thất bại ban đầu của bà là trong việc bảo vệ
các thẩm phán sau khi họ bị tờ Daily Mail gọi là "kẻ thù của nhân dân",
khi họ phán quyết Nghị viện phải được bỏ phiếu về việc kích hoạt Brexit,
điều đã làm đảo lộn cơ sở pháp lý.
Sau đó, bà đã đưa ra
một tuyên bố ủng hộ các thẩm phán, nhưng bà đã bị Chánh án Tòa án Lord
Thomas chỉ trích là "hoàn toàn sai" vì đã không lên tiếng sớm hơn.
Sau 11 tháng làm bộ trưởng tư pháp, bà bị giáng chức xuống vào vị trí quan trọng thứ hai trong Bộ Tài chính.
Khi
Boris Johnson trở thành thủ tướng vào năm 2019, bà Truss được chuyển
sang làm bộ trưởng thương mại quốc tế - một công việc có nghĩa là gặp gỡ
các nhà lãnh đạo chính trị và kinh doanh toàn cầu để thúc đẩy hoạt động
của doanh nghiệp Anh.
Năm 2021, ở tuổi 46, bà chuyển
đến một trong những công việc cấp cao nhất trong chính phủ, tiếp quản vị
trí ngoại trưởng của Dominic Raab.
Với vai trò này, bà
đã tìm cách giải quyết vấn đề nút thắt của Nghị định thư Bắc Ireland,
bằng cách loại bỏ các phần của thỏa thuận EU-Anh hậu Brexit - một động
thái bị EU chỉ trích dữ dội.
Bà đã đàm phán thành công để thả hai công dân có cả quốc tịch Anh và Iran, những người đã bị bắt và giam giữ ở Iran.
Và
khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai, bà đã có một đường lối cứng
rắn, với quyết tâm rằng tất cả các lực lượng của Vladimir Putin nên phải
bị tống khỏi đất nước.
Nhưng bà đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì ủng hộ những người từ Vương quốc Anh muốn chiến đấu ở Ukraine.
Quyết
định của bà chụp ảnh trong một chiếc xe tăng khi thăm quân đội Anh ở
Estonia, được coi là một nỗ lực để mô phỏng Margaret Thatcher, người nổi
tiếng được chụp trên chiếc xe tăng Challenger vào năm 1986. Nó cũng làm
dấy lên suy đoán rằng bà đang dọn đường để tranh giành ghế lãnh đạo.
Việc
người ta nói bà đang cố tình bắt chước Thatcher thậm chí còn lớn hơn
khi bà chụp ảnh mặc áo đeo nơ màu trắng, kiểu mà Người đàn bà Thép
Thatcher từng mặc.
Nhưng bà luôn bác bỏ những lời chỉ
trích đó, và nói với GB News: "Thật là bực bội khi các nữ chính trị gia
luôn bị so sánh với Margaret Thatcher trong khi các chính trị gia nam
không bị so sánh với Ted Heath."
Chiến dịch tranh cử của bà Truss cho vị trí lãnh đạo đảng đã không thoát khỏi tranh cãi.
Bị
nhấn mạnh về cách giải quyết cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt, bà cho
biết sẽ tập trung nỗ lực vào việc "giảm gánh nặng thuế chứ không phải
phát tiền cho dân".
Bà
đã bị buộc phải hủy bỏ kế hoạch gắn lương bổng của khu vực công với chi
phí sinh hoạt trong khu vực bởi phản ứng dữ dội từ một người cấp cao
của Đảng Bảo thủ khi nói rằng đó có nghĩa là sẽ phải trả lương thấp hơn
cho hàng triệu công nhân bên ngoài London.
Bà cũng có
một cuộc tranh cãi với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã cáo
buộc bà "hành động cốt chỉ để được lòng người khác" tại một cuộc gặp của
giới lãnh đạo. Khi được hỏi liệu ông Macron là "bạn hay thù", bà nói
rằng chưa có câu trả lời.
Nhưng chính các vấn đề trong
nước, hay đúng hơn là một vấn đề trong nước, đã chi phối cuộc tranh
giành lãnh đạo đôi khi gay go với ông Rishi Sunak.
Phản
ứng của bà Truss đối với cuộc khủng hoảng giá cả sinh hoạt, mà được bà
hứa hẹn sẽ làm trong vòng vài ngày sau khi nhậm chức, có khả năng sẽ xác
định vị trí thủ tướng của bà và cơ hội giành được tính chính danh tại
cuộc tổng tuyển cử tiếp theo.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .