Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 16 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx


donbass_01
**************

Vợ thống đốc California khai bị Harvey Weinstein hiếp dâm

November 16, 2022

LOS ANGELES, California (NV) – Bà Jennifer Siebel Newsom, nhà làm phim tài liệu và là phu nhân ông Gavin Newsom, thống đốc California, hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một, khai bà từng bị ông Harvey Weinstein hiếp dâm, theo AP.

Trong phiên tòa ở Los Angeles xét xử ông Weinstein về tội hiếp dâm và tấn công tình dục, bà Siebel Newsom, với tư cách là nhân chứng, gần như vừa hét lớn vừa khóc khi khai bà bị ông ta hiếp dâm trong phòng khách sạn năm 2005, đồng thời kể về nỗi đau của bà trong 17 năm sau đó.

Bà Jennifer Siebel Newsom dự buổi gây quỹ ở Los Angeles, California, ngày 6 Tháng Mười, 2018. (Hình minh họa: Jesse Grant/Getty Images for Planned Parenthood)

“Ông ta biết chuyện này không bình thường!” bà Siebel Newsom hét lên trong lúc kể lại sự việc. “Ông ta biết chuyện này không có sự đồng ý!”

Rồi bà hét lên “Trời ơi!” như thể bị ký ức chế ngự, rồi khóc. Ông Weinstein ngồi ở bàn bị cáo theo dõi.

Bà Siebel Newsom khai, hôm đó, bà vô tình ở trong phòng khách sạn Peninsula tại Beverly Hills một mình với ông Weinstein. Trước đó, bà đồng ý đến gặp ông ta để họp. Bà cho hay bà tưởng sẽ có thêm vài người khác và họ sẽ thảo luận về công việc của bà.

Khi ông ta từ phòng tắm đi ra, mặc áo choàng tắm mà không mặc gì bên dưới, và bắt đầu vừa thủ dâm vừa sờ soạng bà, bà cho biết bà cảm thấy thất kinh.

“Khủng khiếp! Khủng khiếp!” bà khai. “Tôi run rẩy. Tôi trơ như đá. Đây là ác mộng khủng khiếp nhất của tôi. Tôi chỉ là búp bê tình dục!”

Rồi bà Siebel Newsom kể chi tiết bà bị ông Weinstein tấn công tình dục và hiếp dâm ra sao trong phòng khách sạn đó.

Luật sư ông Weinstein cho hay hai người này đồng ý quan hệ tình dục với nhau và bà Siebel Newsom muốn lợi dụng ông ta để sự nghiệp thăng tiến.

Ông Weinstein,70 tuổi, từng là nhà sản xuất phim nổi tiếng và có thế lực mạnh ở Hollywood. Ông ta hiện đang thụ án 23 năm tù sau phiên tòa xử ở New York về các tội danh tương tự. Tuy nhiên, ông ta không thừa nhận 11 tội danh hiếp dâm và tấn công tình dục liên quan đến bà Siebel Newsom và bốn phụ nữ khác ở California.

Bà Siebel Newsom, 48 tuổi, là nhân chứng thứ tư trong vụ này ra khai trước tòa ở Los Angeles. Đến nay, phần khai của bà là phần khai gây xúc động và ấn tượng mạnh nhất trong phiên tòa dự trù kéo dài ba tuần. Bà khóc suốt hai tiếng rưỡi trên bục nhân chứng. (Th.Long) [qd]


************

bbc.com

Ukraine: Tổng thống Biden nói tên lửa rơi sang Ba Lan có thể không đến từ Nga



Tổng thống Mỹ Joe Biden

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Biden khẳng định Mỹ và các quốc gia NATO sẽ điều tra đầy đủ về vụ việc trước khi có hành động

Tên lửa rơi sang Ba Lan, khiến hai người tử vong, có thể không được phóng từ Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau cuộc họp khẩn giữa các nhà lãnh đạo NATO bên lề Thượng đỉnh G20 tại Indonesia vào hôm nay 16/11.

Vụ nổ hôm thứ Ba 15/11 tại một cơ sở ngũ cốc ở một nông trại ở Ba Lan, gần biên giới với Ukraine xảy ra trong bối cảnh Nga ồ ạt tấn công bằng tên lửa, nhằm vào những cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây gia tăng các quan ngại cuộc xung đột có thể lan sang những quốc gia láng giềng.

Ngoại trưởng Ba Lan nói tên lửa đã rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6 km. Nga đã bác bỏ có trách nhiệm về vụ nổ, nhưng giới chức Ba Lan nói đây là một tên lửa do Nga chế tạo.

Một người dân yêu cầu giấu tên nói với Reuters là hai nạn nhân là đàn ông, gần khu vực cân tại một cơ sở ngũ cốc.

Cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga có thể gây rủi ro khiến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lan rộng, trong bối cảnh các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có cam kết phòng thủ chung dựa theo Điều khoản số 5, với nội dung:

"Các Bên đồng ý rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước trong số họ ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả và do đó các bên đồng ý rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang như vậy xảy ra, mỗi thành viên trong số họ sẽ thực hiện quyền tự vệ cá nhân hoặc tập thể được Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc công nhận, để sẽ hỗ trợ một Bên hoặc các Bên bị tấn công bằng cách thực hiện ngay lập tức, theo cách cá nhân và phối hợp với các Bên khác, hành động mà họ cho là cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.

Trước đó ông Biden đã chủ trì một cuộc họp khẩn cấp giữa các lãnh đạo NATO bên lề G20 tại Indonesia về vụ việc.

Trả lời các phóng viên về liệu có phải quá sớm khi nói rằng tên lửa được phóng từ Nga hay không, ông Biden nói: "Có thông tin ban đầu đối chọi với điều này. Tôi không muốn tuyên bố cho đến khi chúng tôi đã điều tra hoàn toàn, nhưng theo các lộ trình phóng thì tên lửa không thể được phóng từ Nga nhưng chúng tôi sẽ theo dõi."

Ông Biden khẳng định Mỹ và các quốc gia NATO sẽ điều tra đầy đủ trước khi có hành động.

Hiện trường tại Ba Lan

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Ngoại trưởng Ba Lan nói tên lửa đã rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6 km, khiến hai người thiệt mạng

Vụ nổ xảy ra tại Ba Lan xảy ra khi Nga ồ ạt tấn công trên khắp Ukraine bằng tên lửa, mà phía Kyiv cho rằng là đợt bắn phá nặng nề nhất trong gần 9 tháng qua. Một số rơi trúng Lviv, chỉ cách biên giới với Ba Lan chưa đến 80 km.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky nói các tên lửa của Nga đã rơi trúng vào Ba Lan vào "lúc leo thang nghiêm trọng" của cuộc xung đột. Ông không đưa ra bằng chứng về sự liên quan của phía Nga.

"Tất cả châu Âu và thế giới phải được bảo vệ toàn diện trước nước Nga khủng bố," ông Zelensky nói trong một dòng tweet sau cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda.

Hai nhà ngoại giao châu Âu nói phía Ba Lan đã yêu cầu một cuộc họp NATO dựa theo Điều khoản số 4 về sự tham vấn giữa các đồng minh. Ba Lan cũng đang tăng cường tính sẵn sàng đối với một số đơn vị quân sự, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki thông tin.

Giới chức Ba Lan đã tìm cách tránh khiến tình hình tăng nhiệt, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki đã kêu gọi người dân Ba Lan giữ bình tĩnh, và Tổng thống Duda nói không có bằng chứng cụ thể cho thấy ai đã phóng tên lửa và đây là một vụ việc chỉ xảy ra một lần.

Ông Biden đã nói với người đồng cấp Ba Lan, Duda trong cuộc điện đàm là phía Washington có "một cam kết không thể xoay chuyển đối với NATO" và sẽ ủng hộ cuộc điều tra của Ba Lan, theo tuyên bố từ Nhà Trắng.

Hãng tin AP trước đó dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói vụ nổ là do các tên lửa Nga đã bay qua Ba Lan.

Thế nhưng tại Washington, Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ không thể cung cấp thêm bằng chứng và đang phối hợp với phía chính phủ Ba Lan để thu thập thêm thông tin. Bộ Ngoại giao Mỹ gọi vụ việc là "đặc biệt đáng quan ngại."

Đức và Canada tuyên bố đang giám sát tình hình, và Liên minh châu Âu, Hà Lan, và Na Uy nói họ đang tìm kiếm thêm chi tiết.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã yêu cầu một nỗ lực xác nhận, trong khi phía Anh thì "đang khẩn cấp" xem xét thông tin.


Nga bác bỏ


Hiện trường tại Ba Lan

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Duda nói không có bằng chứng cụ thể cho thấy ai đã phóng tên lửa và đây là một vụ việc chỉ xảy ra một lần

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin các tên lửa Nga đã rơi vào lãnh thổ Ba Lan, mô tả các thông tin như vậy "là sự khiêu khích có chủ đích nhằm khiến tình hình leo thang".

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov tuyên bố ông không có thông tin gì về vụ nổ tại Ba Lan.

Phó Thủ tướng Latvia, Artis Pabriks thì tuyên bố tình hình này là "không thể chấp nhận được" và có thể dẫn tới khả năng NATO cung cấp thêm các thiết bị phòng không cho Ba Lan và Ukraine.

Tổng thống Lithuania, Gitanas Nauseda phát biểu trên Twitter: "Mỗi inch của #NATO phải được bảo vệ!"

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksiy Reznikov nói Kyiv đã cảnh báo về mối nguy hiểm của các tên lửa Nga đối với những quốc gia láng giềng và kêu gọi áp đặt một vùng cấm bay.

*************

Tình hình Ukraine ngày thứ 265


Phan Châu Thành

16-11-2022

1. Theo AP, đã có hai quả tên lửa của Nga bay sang biên giới của Ba Lan/NATO hồi chiều nay vào vùng Przewodów ở tỉnh Lubelski, sát biên giới với Ukraina, làm hai người chết. Quân đội và cảnh sát đang phong tỏa hiện trường:

Nagranie z okolic Przewodowa #Przewodów pic.twitter.com/J5VrQoh5Pk

— Dziennik Wschodni (@DziennikLublin) November 15, 2022

#BREAKING DEVELOPMENT: 2 rockets suspected of being fired by Russia landed in the Polish border town of Przewodów killing 2 people.

The premier of Poland is convening an urgent meeting with his national security team. – local mediahttps://t.co/00Kr8INMlx pic.twitter.com/VnYA7m6z0o

— Moshe Schwartz (@YWNReporter) November 15, 2022

Photo from the accident in Poland – most likely shows parts of the rocket.#Ukraine #Poland #przewodow #Polska #russia #Russians #Russian https://t.co/ztHvPyoD4i pic.twitter.com/4I0q5h9YTk

— Intermarium 24 (@intermarium24) November 15, 2022

Przewodów là một làng nhỏ nằm cách biên giới Ukraina chưa tới 5 km, nhưng lại rất gần đường dây điện cao thế chính nối nguồn điện giữa hai nước Ba Lan và Ukraina. Do đó, nhiều nguồn tin cho rằng đường dây điện này mới có thể là mục tiêu của “tên lửa chính xác” do Nga chế tạo, nhưng vì độ chính xác quá cao, nên bay nhầm sang lãnh thổ Ba Lan.

W większym przybliżeniu wygląda to tak: pic.twitter.com/NTrqeKIx08

— Bartłomiej Derski (@bderski) November 15, 2022

#Przewodów dzieli 4-5 km od jedynej czynnej linii elektroenergetycznej łączącej Polskę z Ukrainą. Jedno z połączeń za pomocą których Ukraina i Mołdawia zostały w lutym zsynchronizowane z europejskim systemem elektroenergetycznym. pic.twitter.com/cF3Boq6NIE

— Bartłomiej Derski (@bderski) November 15, 2022

Chính phủ Ba Lan cùng Hội đồng An ninh Tối cao đang họp khẩn cấp.

Chính phủ Nga lên tiếng phủ nhận trách nhiệm, cho rằng không có một tên lửa nào của Nga bắn vào lãnh thổ Ba Lan, còn sự việc xảy ra đó là do “phía Ukraina cố tình gài bẫy một cách bẩn thỉu”:

Russia's defence ministry has denied reports that Russian missiles had hit Polish territory, describing them as a 'deliberate provocation', while the US State Department has said the reports are 'incredibly concerning' https://t.co/4FR28P4qTY

— RTÉ News (@rtenews) November 15, 2022

Russia denies any involvement in 'missile strike on Poland'

Russia has denied statements from Polish media outlets and officials that Russian missiles fell on the Polish village of Przewodó near the Ukrainian border. pic.twitter.com/RR1ZHcjMXw

— Connect.ZM® (@ConnectZM) November 15, 2022

Tổng thống Ukraina Zelensky phát biểu: “Sự khủng bố của Nga sẽ không chỉ nằm ở trong lãnh thổ của đất nước chúng tôi, mà chỉ là vấn đề thời gian, khi sự khủng bố đó được lan rộng” và “cần phải hành động”

Zelensky commented on the explosions in Poland

"Terror is not limited to our state borders and it would be a matter of time before Russian terror goes further."

He added that the attack on NATO territory is "a very significant escalation" and said that "it is necessary to act." pic.twitter.com/vfTYqk6EWj

— NEXTA (@nexta_tv) November 15, 2022

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng ra tuyên bố: “Trong lúc này, chúng tôi chưa có đủ thông tin có thể khẳng định rằng phía Nga tấn công lãnh thổ Ba Lan” nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng: “sự việc là rất nghiêm trọng và Mỹ sẽ bảo vệ từng centimet lãnh thổ của NATO”

Pentagon press secretary says it can't currently corroborate media reports that Russian missiles impacted in Poland killing 2. Says it is looking into it. pic.twitter.com/YZAk1GZypz

— Moshe Schwartz (@YWNReporter) November 15, 2022

Tất cả các nước láng giềng đều có những cuộc họp khẩn cấp và lên tiếng ủng hộ Ba Lan. Ngay cả thủ tướng Hung Viktor Orban, người vốn là bạn của Putin, cũng quyết định tạm dừng cho phép vận chuyển khí đốt của Nga thông qua đường ống “Hữu nghị” chạy qua lãnh thổ nước này.

Hungarian Prime Minister Viktor Orban has convened a meeting of the defense council after crude shipments on the Druzhba pipeline were suspended and there was an explosion in a village in eastern Poland near the border with Ukraine https://t.co/qSB9SqiiwG pic.twitter.com/KJuJUVv2Oj

— Reuters (@Reuters) November 15, 2022

Tổng thống Lithuania ra lệnh báo động: “Mỗi cm lãnh thổ của NATO cần phải được bảo vệ”

NATO member Lithuania's president said that 'every inch of NATO territory' must be defended after an explosion was reported in a village in eastern Poland near the border with Ukraine https://t.co/pM3iwxgOcA pic.twitter.com/OiUVLTrXBS

— Reuters (@Reuters) November 15, 2022

…cũng như Bộ trưởng Bộ quốc phòng Latvia, sau khi gửi lời chia sẻ tới chính phủ Ba Lan:

My condolences to our Polish brothers in arms. Criminal Russian regime fired missiles which target not only Ukrainian civilians but also landed on NATO territory in Poland. Latvia fully stands with Polish friends and condemns this crime.

— Artis Pabriks (@Pabriks) November 15, 2022

Nếu đây là một cuộc tấn công có chủ ý và cảm thấy bị đe dọa, phía Ba Lan có quyền khởi động điều 5 của NATO, yêu cầu toàn bộ khối quân sự này tham chiến. Chính phủ Bỉ vừa tuyên bố sẽ ủng hộ “hành động ngay lập tức nếu biên giới bị xâm phạm”.

@NATO art.5
Belgium supports immediate reaction against any country attacking a member state
Time to stop russia definitively#RussiaIsATerroristState

— MarcFella   (@MarcLestain) November 15, 2022

Ngay cả trong trường hợp “tự bảo vệ”, lực lượng quân đội Ba Lan, với 163.100 lính chính quy chuyên nghiệp được đào tạo, huấn luyện bài bản theo tiêu chuẩn NATO, với trang bị tốt và hiện đại bởi các loại vũ khí mới nhất trong đó có cả các đơn vị tên lửa Patriots, F-16, HIMARS, lại được tôi luyện nhiều trong các cuộc chiến thực tế cùng quân đội Mỹ, sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với Nga, khi sức mạnh quân sự còn lớn hơn Ukraina gấp nhiều lần. Đặc biệt, Ba Lan là quốc gia đã lắp đặt hệ thống “lá chắn tên lửa” của Mỹ, có khả năng bảo vệ các thành phố lớn khỏi các cuộc tấn công tên lửa, thậm chí là cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, cùng với 7.000 quân Mỹ đang đóng thường trực ở biên giới.

Chúng ta cần phải bình tĩnh, chờ xem kết luận của chính phủ Ba Lan và đưa ra quyết định thế nào, nhưng một điều chắc chắn, Ba Lan vẫn an toàn.

Viva Polska.


*************

FBI tố Trung Quốc đánh cắp nhiều dữ liệu Mỹ 'hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại'


FBI tố Trung Quốc đánh cắp nhiều dữ liệu Mỹ hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại - Ảnh 1.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ Christopher Wray - Ảnh: THE HILL

Trả lời tại một phiên điều trần của một ủy ban Hạ viện Mỹ, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho biết: "Trung Quốc có chương trình tin tặc lớn nhất thế giới. Họ đã đánh cắp nhiều dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp của người Mỹ hơn bất kỳ quốc gia nào khác cộng lại".

Theo báo The Hill, ông Wray có "mối quan ngại về an ninh quốc gia" về Trung Quốc.

Ông Wray coi mức độ phổ biến của TikTok và ByteDance (công ty mẹ của TikTok) có trụ sở tại Trung Quốc là một mối lo ngại tình báo lớn.

Theo ông, Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng TikTok để kiểm soát việc thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng.

Phía Mỹ cũng lo ngại Bắc Kinh có thể kiểm soát thuật toán nhằm gây ảnh hưởng trên hàng triệu thiết bị. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ các thiết bị cá nhân "bị xâm phạm về mặt chiến thuật", ông Wray nhấn mạnh.

Giám đốc FBI cho biết vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải về việc chia sẻ dữ liệu giữa các công ty Trung Quốc và chính phủ ở Bắc Kinh, đồng thời lưu ý "có một số lo ngại về những gì đang thực sự xảy ra và tiến hành".

Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas và Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Christine Abizaid cũng có mặt tại phiên điều trần ngày 15-11.


*************

Tin thế giới 16-11: Nghi tên lửa Nga rơi vào Ba Lan; Mỹ sợ có khủng bố trong nước


Tin thế giới 16-11: Nghi tên lửa Nga rơi vào Ba Lan; Mỹ sợ có khủng bố trong nước - Ảnh 1.

Khói bốc lên từ khu vực thuộc Ba Lan gần biên giới với Ukraine vào ngày 15-11 - Ảnh: REUTERS

* Tổng thống Ukraine cảnh báo Nga sẽ tiếp tục tấn công rộng khắp. Ngày 15-11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo người Ukraine có thể phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga sau một loạt cuộc tấn công mới nhất, nhưng khẳng định đất nước vẫn sẽ tồn tại.

"Tôi biết rằng các cuộc tấn công (tên lửa) đã làm nhiều nơi mất năng lượng. Chúng tôi đang làm việc, chúng tôi sẽ khôi phục mọi thứ, chúng ta sẽ sống sót", ông nói trong một video được đăng trực tuyến.

Bên cạnh đó, ông Zelensky cho biết Nga chỉ đánh trúng 10 mục tiêu, trong số hàng chục vụ tấn công vào đất nước của ông vào ngày 15-11.

"Hôm nay các hệ thống phòng không NASAMS của chúng tôi đã hoạt động tốt. Trong số hàng chục lần tấn công (của Nga), có 10 lần trúng mục tiêu. Có hơn 70 tên lửa và 10 máy bay không người lái tấn công đã bị bắn hạ", ông Zelensky cho biết.

* Các nước xem xét thông tin tên lửa Nga đánh trúng Ba Lan. Một nguồn tin an ninh của Reuters cho biết tên lửa Nga đã đánh trúng Przewodow, một ngôi làng ở miền đông Ba Lan, cách biên giới với Ukraine khoảng 6km, và khiến hai người thiệt mạng. Song phía Nga đã bác bỏ cáo buộc này.

Ngay sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố các tên lửa của Nga đã tấn công Ba Lan, một quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông Zelensky gọi đây là "sự leo thang đáng kể" của cuộc xung đột hiện nay, song không cung cấp bằng chứng về các cuộc tấn công.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda về vụ nổ ở miền đông nước này vào cuối ngày 15-11. Ông Stoltenberg cho biết "NATO đang theo dõi tình hình và các đồng minh đang tham khảo ý kiến ​​chặt chẽ" với Ba Lan.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang tìm hiểu để xác định những gì đã xảy ra và đang làm việc với Chính phủ Ba Lan.

Chứng khoán tăng và đồng USD giảm trong ngày 15-11 sau khi các dữ liệu mới cho thấy lạm phát của Mỹ đang lên đến đỉnh điểm. Song các thị trường đã bị xáo trộn bởi thông tin chưa được chứng thực về việc tên lửa của Nga đánh trúng Ba Lan.

Chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI tăng 1,03%, trong khi chỉ số thị trường mới nổi MSCIEF tăng 2,22%.

Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 0,17% sau khi chao đảo trước thông tin về Ba Lan. S&P 500 tăng 0,87% và Nasdaq Composite tăng 1,45%.

Đồng euro tăng 0,22% lên 1,0348 USD đổi 1 euro, sau một thời gian ngắn trượt dốc theo thông tin về Ba Lan. Đồng yen tăng 0,50% so với đồng USD ở mức 139,18.

Dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao sau tăng 1,05 USD lên 86,92 USD/thùng, trong khi dầu Brent giao sau tăng 72 cent lên 93,86 USD/thùng.

* Nga lo ngại một số quốc gia viện cớ địa chính trị để biện minh việc rút khỏi các cam kết khí hậu. Tại Hội nghị thượng đỉnh COP27 ở Ai Cập ngày 15-11, đặc phái viên về khí hậu của Nga Ruslan Edelgeriev cho biết Matxcơva quan ngại một số nước có thể sử dụng "tình hình địa chính trị khó khăn" để biện minh cho việc rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

"Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về kế hoạch của một số quốc gia và hiệp hội khu vực nhằm sửa đổi các cam kết trước đây với lý do tình hình địa chính trị khó khăn", ông Edelgeriev nói.

* Đức ủng hộ lập vùng an ninh xung quanh nhà máy điện hạt nhân Ukraine. Sau cuộc hội đàm với người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Berlin ủng hộ việc thiết lập một khu vực an ninh xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine.

Ông Grossi cho biết cơ sở điện lực Zaporizhzhia do Nga kiểm soát nằm ngay tại tiền tuyến và gần như không thể tạo ra một khu vực an ninh ở đó. "Nhưng chúng tôi không bỏ cuộc", ông nói.

Tin thế giới 16-11: Nghi tên lửa Nga rơi vào Ba Lan; Mỹ sợ có khủng bố trong nước - Ảnh 5.

Người dân địa phương sạc thiết bị di động và sạc dự phòng sau khi Nga rút khỏi thành phố Kherson, Ukraine ngày 15-11 - Ảnh: REUTERS

* FBI cảnh báo nguy cơ IS và al-Qaeda tấn công khủng bố trên lãnh thổ Mỹ. Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 15-11, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray bày tỏ quan ngại trước nguy cơ hai tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda có thể trực tiếp thực hiện hoặc kích động những cuộc tấn công quy mô lớn trên lãnh thổ Mỹ.

Phát biểu trước Ủy ban An ninh nội địa thuộc Hạ viện Mỹ, ông Wray nêu rõ: "FBI vẫn quan ngại về việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan và ý đồ của các tổ chức khủng bố nước ngoài như IS và al-Qaeda cùng các nhóm chân rết của chúng thực hiện hoặc kích động những cuộc tấn công quy mô lớn tại Mỹ".

* Liên Hiệp Quốc, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy gia hạn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Ngày 15-11, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề nhân đạo kiêm điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths bày tỏ lạc quan về triển vọng tiếp tục duy trì Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen sau khi gặp gỡ các phái đoàn Nga và Ukraine tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau những cuộc gặp để lắng nghe quan điểm của hai bên về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen trước thời điểm gia hạn vào ngày 19-11, ông Griffiths viết trên Twitter: "Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cùng nhau cải thiện công việc quan trọng này".

Tin thế giới 16-11: Nghi tên lửa Nga rơi vào Ba Lan; Mỹ sợ có khủng bố trong nước - Ảnh 6.

Người di cư Venezuela trong một khu trại tị nạn bên bờ sông Rio Bravo, ở Ciudad Juarez, Mexico - Ảnh: REUTERS

* Thẩm phán Mỹ bác bỏ lệnh trục xuất người di cư đến Mexico trong dịch. Một thẩm phán Mỹ phán quyết lệnh trục xuất hàng trăm ngàn người di cư đến Mexico trong thời kỳ đại dịch COVID-19 là bất hợp pháp. Phán quyết này có thể có tác động lớn đối với việc quản lý biên giới của Mỹ.

Trong phán quyết ​​​​dài 49 trang, thẩm phán Tòa án quận Mỹ Emmit Sullivan cho biết chính sách này là "tùy tiện và thất thường" và vi phạm luật quản lý liên bang.

* Hàn Quốc tham gia dự án mở rộng hệ thống tàu điện ngầm Jakarta. Chính quyền thành phố Jakarta của Indonesia và Hàn Quốc đã nhất trí hợp tác phát triển giai đoạn 4 của dự án tàu điện ngầm (MRT) Jakarta, cụ thể là tuyến Fatmawati - Kampung Rambutan.

Trong một tuyên bố bằng văn bản ngày 15-11, quyền thống đốc Jakarta Heru Budi Hartono nhấn mạnh dự án có thể trở thành một giải pháp xử lý tình trạng tắc nghẽn giao thông hiện nay.

Thỏa thuận trên là kết quả của những cuộc thảo luận được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 28 tại Bali trong 2 ngày 16 và 17-10 vừa qua.


*************
voatiengviet.com

Phó Tổng thống Mỹ thăm quần đảo Palawan ở rìa Biển Đông

Reuters

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ đến thăm quần đảo Palawan của Philippines ở rìa Biển Đông, một quan chức chính quyền cấp cao cho biết ngày 15/11.

Chuyến thăm, dự kiến vào ngày 22/11, sẽ đưa bà Harris trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm chuỗi đảo tiếp giáp với quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã nạo vét đáy biển để xây dựng bến cảng và đường băng trên quần đảo Trường Sa, một phần của quần đảo này cũng được Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với một số lãnh hải ngoài khơi Palawan và phần lớn Biển Đông, viện dẫn các bản đồ lịch sử trong nước. Tuy nhiên, một phán quyết trọng tài quốc tế năm 2016 cho biết các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, một chiến thắng dành cho Manila vẫn chưa được thực thi.

Sau cuộc gặp trực tiếp kéo dài ba giờ giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm giảm bớt căng thẳng, chuyến đi của bà Harris có thể khiến Bắc Kinh giận giữ.

Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ, là nơi giao thương trị giá 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm nhưng cũng là điểm nóng gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ xung quanh các hoạt động hải quân.

Tại Palawan, bà Harris dự kiến sẽ gặp “cư dân, lãnh đạo xã hội dân sự, và đại diện của Lực lượng Tuần duyên Philippines”, quan chức chính quyền cấp cao cho biết.

Chuyến đi sẽ thể hiện “cam kết của chính quyền sát cánh với đồng minh Philippines của chúng tôi trong việc duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông, hỗ trợ sinh kế trên biển và chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không theo quy định và không được báo cáo”, quan chức này cho biết.

Philippines là đồng minh quốc phòng của Hoa Kỳ, nhưng dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, nước này tránh chỉ trích Bắc Kinh khi để mắt đến đầu tư của Trung Quốc.

Manila ngày 15/11 thông báo rằng Washington sẽ chi 66,5 triệu đô la để bắt đầu xây dựng các cơ sở huấn luyện và nhà kho tại ba căn cứ quân sự của mình ở Palawan theo một thỏa thuận an ninh chung năm 2014.

Đây là chuyến đi thứ hai của bà Harris đến châu Á trong ba tháng và diễn ra sau chuyến đi kéo dài một tuần của ông Biden tới khu vực này. Cả hai chuyến đi đều nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng thủ và liên minh để ngăn chặn các bước đi gây hấn của Trung Quốc, kể cả tại Đài Loan. Chuyến đi của bà Harris cũng bao gồm một điểm dừng ở Thái Lan cho cuộc họp của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong chuyến đi lần trước tới khu vực, bà Harris đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động “ép buộc và đe dọa” các nước láng giềng.

Chuyên gia về Biển Đông Gregory Poling cho rằng chuyến thăm lần này có thể gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Philippines mà không khiến Bắc Kinh tức giận vì đây không phải là chuyến thăm tới một vùng lãnh thổ tranh chấp.

“Chuyến đi sẽ trấn an Philippines bằng cách gửi tín hiệu rõ ràng rằng, ngay cả khi Ukraine và Đài Loan đang là trọng tâm, Hoa Kỳ vẫn công nhận Biển Đông là trọng tâm của tương lai liên minh Hoa Kỳ-Philippines,” ông Poling, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói.

Ông Poling dự kiến bà Harris cũng sẽ đến thăm một cơ sở được thành lập theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường Hoa Kỳ-Philippines tại Căn cứ Không quân Antonio Bautista ở Puerto Princesa, là trụ sở của bộ chỉ huy quân sự Philippines chịu trách nhiệm bảo vệ và tuần tra quần đảo Trường Sa.


****************

Phi đạn có thể là của Nga rơi xuống Ba Lan khiến 2 người chết

Reuters

Hai người chết trong một vụ nổ ở một ngôi làng Ba Lan gần biên giới với Ukraine ngày 15/11, lực lượng cứu hỏa cho biết, trong khi Hoa Kỳ nói họ đang điều tra các báo cáo chưa được xác nhận rằng vụ nổ là do phi đạn Nga đi chệch hướng.

Hãng tin AP dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết vụ nổ ở làng Przewodow, miền đông Ba Lan, là do phi đạn của Nga bay qua Ba Lan, một thành viên của liên minh quân sự phương Tây NATO.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có cuộc tấn công nào xảy ra nhắm vào các mục tiêu gần biên giới Ukraine-Ba Lan do vũ khí Nga thực hiện, hãng tin IFX đưa tin.

Tại Washington, Ngũ Giác Đài cho biết họ không thể xác nhận phi đạn của Nga đã rơi xuống lãnh thổ Ba Lan.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của ủy ban chính phủ về các vấn đề an ninh và quốc phòng vào tối ngày 15/11, phát ngôn viên chính phủ Piotr Muller cho biết trên Twitter.

Đài phát thanh ZET của Ba Lan đưa tin rằng hai phi đạn đi chệch hướng đã tấn công Przewodow, giết chết hai người.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày 15/11 tuyên bố các phi đạn của Nga đã tấn công Ba Lan, một quốc gia NATO, trong điều mà ông gọi là “sự leo thang đáng kể” của cuộc xung đột.

“Phi đạn của Nga đã tấn công Ba Lan,” ông Zelenskyy cho biết, theo một văn bản đi kèm với bài phát biểu qua video hàng đêm của ông, nhưng không trưng bằng chứng cho cáo buộc này.

“Nga càng không bị trừng phạt thì càng có nhiều mối đe dọa đối với bất kỳ ai trong tầm bắn của phi đạn Nga. Bắn phi đạn vào lãnh thổ NATO! Đây là một cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga nhắm vào an ninh tập thể! Đây là một sự leo thang rất nghiêm trọng. Chúng ta phải hành động,” ông Zelenskyy kêu gọi.

Phó Thủ tướng Latvia Artis Pabriks viết trên Twitter rằng Nga “đã bắn phi đạn không chỉ nhắm vào dân thường Ukraine mà còn rơi xuống lãnh thổ NATO ở Ba Lan.”

Các quan chức của Na Uy, Litva, và Estonia - các thành viên của liên minh phòng thủ NATO - cho biết họ đang cố gắng tìm hiểu thêm thông tin.

“Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng”, Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt cho biết, theo hãng thông tấn NTB của Na Uy.

Các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cam kết phòng thủ tập thể và khả năng vụ nổ ở Ba Lan là do một cuộc tấn công cố ý hoặc vô tình của Nga đã gây ra báo động.

“Từng tất đất lãnh thổ của NATO phải được bảo vệ!” Tổng thống Litva Gitanas Nausea viết trên Twitter.

Bộ trưởng Ngoại giao Estonia, Urmas Reinsalu, nói: “Chúng tôi đang thảo luận với các đồng minh của chúng tôi về cách phản ứng chung và quyết đoán với những gì đã xảy ra.”

Tại Ukraine, Nga đã dội mưa phi đạn xuống các thành phố trên khắp Ukraine hôm 15/11 sau khi rút lui một cách nhục nhã khỏi Kherson. Có dấu hiệu cho thấy các lực lượng rút lui của họ đang rút lui xa hơn nữa khỏi sông Dnipro ở phía nam.

Còi báo động không kích vang lên và tiếng nổ vang rền ở gần chục thành phố lớn, trong điều mà Ukraine cho là đợt tấn công phi đạn nặng nề nhất trong gần 9 tháng chiến tranh, phản ánh những gì lặp đi lặp lại những tuần gần đây về việc Moscow rút quân ra khỏi mặt trận sau những tổn thất trên chiến trường.

Một phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng khoảng 100 phi đạn vào Ukraine vào đầu giờ tối, nhiều hơn so với ngày 10/10, trước đây được mô tả là số lượng lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết mục tiêu chính của loạt phi đạn là cơ sở hạ tầng năng lượng, như trước đây.

“Rõ ràng kẻ thù muốn gì. Hắn sẽ không đạt được điều này”, ông nói trong một bài phát biểu qua video trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Kiev đã nói rằng các cuộc tấn công như vậy chỉ củng cố quyết tâm đẩy lùi các lực lượng Nga đã xâm chiếm vào tháng Hai năm nay.

Tại thủ đô Kyiv, ngọn lửa bùng lên từ một khu chung cư năm tầng, một trong hai tòa nhà dân cư mà chính quyền cho biết đã bị tấn công. Các nhà báo của Reuters đến hiện trường đã nhìn thấy cư dân co ro bên đống đổ nát âm ỉ. Đô trưởng cho biết một người được xác nhận đã thiệt mạng và một nửa thủ đô không có điện.

Các cuộc tấn công hoặc vụ nổ khác đã được báo cáo ở các thành phố từ Lviv và Zhytomyr ở phía tây đến Kryvy Rih ở phía nam và Kharkiv ở phía đông. Các quan chức khu vực báo cáo một số cuộc tấn công đã đánh sập nguồn cung cấp điện.

Hầm trú ẩn bỏ hoang

Các cuộc tấn công lan rộng diễn ra 4 ngày sau khi quân đội Nga từ bỏ thành phố Kherson ở phía nam, thủ phủ khu vực duy nhất mà Moscow chiếm được kể từ cuộc xâm lược, 6 tuần sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố đây là một phần vĩnh viễn của Nga.

Tuần trước, Nga cho biết quân đội của họ sẽ chiếm giữ các vị trí dễ phòng thủ hơn ở bờ đối diện của sông Dnipro. Nhưng những hình ảnh video được quay ở thị trấn Oeshky, đối diện với cây cầu bị sập từ Kherson, dường như cho thấy các lực lượng Nga cũng đã bỏ các hầm trú ẩn của họ ở đó.

Xa hơn về phía đông, các giới chức hành chánh do Nga bổ nhiệm cho biết họ đang rút công chức ra khỏi thành phố lớn thứ hai của khu vực, Nova Kakhovka, nằm trên bờ sông bên cạnh một con đập chiến lược khổng lồ.

Bà Natalya Humenyuk, phát ngôn viên của quân đội Ukraine, cho biết Moscow dường như đang bố trí lại binh lính và pháo binh cách Dnipro 15-20 km để bảo vệ các khẩu súng của họ khỏi các cuộc phản công của Ukraine.

Bà nói Nga có pháo binh vẫn có khả năng tấn công Kherson từ những vị trí mới đó, nhưng “chúng tôi cũng có một số điều đáp trả”.

Chiến tranh Ukraine là một trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh G20, nơi các nhà lãnh đạo phương Tây lên án Moscow. Nga là thành viên của G20 nhưng Ukraine thì không. Ông Putin không tham dự G20 lần này mà cử Ngoại trưởng đi. Tổng thống Ukraine phát biểu tại G20 qua video trực tuyến.

Phát biểu với G20, ông Zelenskyy nhắc lại các yêu cầu từ lâu rằng Nga phải rút toàn bộ lực lượng, trả tự do cho tất cả tù nhân và tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine để đổi lấy hòa bình.

Ông đề nghị gia hạn vô thời hạn chương trình bảo vệ xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine để giúp nuôi sống các nước nghèo, mở rộng đến cảng Mykolaiv.

Bất chấp sự phản đối của Nga và sự thiếu nhất trí, các nước phương Tây muốn có một tuyên bố từ thượng đỉnh G20 lên án cuộc chiến tranh tại Ukraine. Các nhà ngoại giao đã lưu hành một bản dự thảo dài 16 trang nói rằng: “Hầu hết các thành viên đều lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraine và nhấn mạnh rằng nó đang gây ra sự đau khổ to lớn cho con người và làm trầm trọng thêm những mong manh hiện có trong nền kinh tế toàn cầu.”

Ngoại trưởng Sergei Lavrov, trưởng phái đoàn Nga vì ông Putin vắng mặt, cáo buộc phương Tây đang cố gắng chính trị hóa tuyên bố của G20.


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 16 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx


donbass_01
**************

Vợ thống đốc California khai bị Harvey Weinstein hiếp dâm

November 16, 2022

LOS ANGELES, California (NV) – Bà Jennifer Siebel Newsom, nhà làm phim tài liệu và là phu nhân ông Gavin Newsom, thống đốc California, hôm Thứ Hai, 14 Tháng Mười Một, khai bà từng bị ông Harvey Weinstein hiếp dâm, theo AP.

Trong phiên tòa ở Los Angeles xét xử ông Weinstein về tội hiếp dâm và tấn công tình dục, bà Siebel Newsom, với tư cách là nhân chứng, gần như vừa hét lớn vừa khóc khi khai bà bị ông ta hiếp dâm trong phòng khách sạn năm 2005, đồng thời kể về nỗi đau của bà trong 17 năm sau đó.

Bà Jennifer Siebel Newsom dự buổi gây quỹ ở Los Angeles, California, ngày 6 Tháng Mười, 2018. (Hình minh họa: Jesse Grant/Getty Images for Planned Parenthood)

“Ông ta biết chuyện này không bình thường!” bà Siebel Newsom hét lên trong lúc kể lại sự việc. “Ông ta biết chuyện này không có sự đồng ý!”

Rồi bà hét lên “Trời ơi!” như thể bị ký ức chế ngự, rồi khóc. Ông Weinstein ngồi ở bàn bị cáo theo dõi.

Bà Siebel Newsom khai, hôm đó, bà vô tình ở trong phòng khách sạn Peninsula tại Beverly Hills một mình với ông Weinstein. Trước đó, bà đồng ý đến gặp ông ta để họp. Bà cho hay bà tưởng sẽ có thêm vài người khác và họ sẽ thảo luận về công việc của bà.

Khi ông ta từ phòng tắm đi ra, mặc áo choàng tắm mà không mặc gì bên dưới, và bắt đầu vừa thủ dâm vừa sờ soạng bà, bà cho biết bà cảm thấy thất kinh.

“Khủng khiếp! Khủng khiếp!” bà khai. “Tôi run rẩy. Tôi trơ như đá. Đây là ác mộng khủng khiếp nhất của tôi. Tôi chỉ là búp bê tình dục!”

Rồi bà Siebel Newsom kể chi tiết bà bị ông Weinstein tấn công tình dục và hiếp dâm ra sao trong phòng khách sạn đó.

Luật sư ông Weinstein cho hay hai người này đồng ý quan hệ tình dục với nhau và bà Siebel Newsom muốn lợi dụng ông ta để sự nghiệp thăng tiến.

Ông Weinstein,70 tuổi, từng là nhà sản xuất phim nổi tiếng và có thế lực mạnh ở Hollywood. Ông ta hiện đang thụ án 23 năm tù sau phiên tòa xử ở New York về các tội danh tương tự. Tuy nhiên, ông ta không thừa nhận 11 tội danh hiếp dâm và tấn công tình dục liên quan đến bà Siebel Newsom và bốn phụ nữ khác ở California.

Bà Siebel Newsom, 48 tuổi, là nhân chứng thứ tư trong vụ này ra khai trước tòa ở Los Angeles. Đến nay, phần khai của bà là phần khai gây xúc động và ấn tượng mạnh nhất trong phiên tòa dự trù kéo dài ba tuần. Bà khóc suốt hai tiếng rưỡi trên bục nhân chứng. (Th.Long) [qd]


************

bbc.com

Ukraine: Tổng thống Biden nói tên lửa rơi sang Ba Lan có thể không đến từ Nga



Tổng thống Mỹ Joe Biden

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Biden khẳng định Mỹ và các quốc gia NATO sẽ điều tra đầy đủ về vụ việc trước khi có hành động

Tên lửa rơi sang Ba Lan, khiến hai người tử vong, có thể không được phóng từ Nga, Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu sau cuộc họp khẩn giữa các nhà lãnh đạo NATO bên lề Thượng đỉnh G20 tại Indonesia vào hôm nay 16/11.

Vụ nổ hôm thứ Ba 15/11 tại một cơ sở ngũ cốc ở một nông trại ở Ba Lan, gần biên giới với Ukraine xảy ra trong bối cảnh Nga ồ ạt tấn công bằng tên lửa, nhằm vào những cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, gây gia tăng các quan ngại cuộc xung đột có thể lan sang những quốc gia láng giềng.

Ngoại trưởng Ba Lan nói tên lửa đã rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6 km. Nga đã bác bỏ có trách nhiệm về vụ nổ, nhưng giới chức Ba Lan nói đây là một tên lửa do Nga chế tạo.

Một người dân yêu cầu giấu tên nói với Reuters là hai nạn nhân là đàn ông, gần khu vực cân tại một cơ sở ngũ cốc.

Cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga có thể gây rủi ro khiến cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine lan rộng, trong bối cảnh các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) có cam kết phòng thủ chung dựa theo Điều khoản số 5, với nội dung:

"Các Bên đồng ý rằng một cuộc tấn công vũ trang chống lại một hoặc nhiều nước trong số họ ở Châu Âu hoặc Bắc Mỹ sẽ được coi là một cuộc tấn công chống lại tất cả và do đó các bên đồng ý rằng, nếu một cuộc tấn công vũ trang như vậy xảy ra, mỗi thành viên trong số họ sẽ thực hiện quyền tự vệ cá nhân hoặc tập thể được Điều 51 của Hiến chương Liên hợp quốc công nhận, để sẽ hỗ trợ một Bên hoặc các Bên bị tấn công bằng cách thực hiện ngay lập tức, theo cách cá nhân và phối hợp với các Bên khác, hành động mà họ cho là cần thiết, bao gồm cả việc sử dụng lực lượng vũ trang, để khôi phục và duy trì an ninh của khu vực Bắc Đại Tây Dương.

Trước đó ông Biden đã chủ trì một cuộc họp khẩn cấp giữa các lãnh đạo NATO bên lề G20 tại Indonesia về vụ việc.

Trả lời các phóng viên về liệu có phải quá sớm khi nói rằng tên lửa được phóng từ Nga hay không, ông Biden nói: "Có thông tin ban đầu đối chọi với điều này. Tôi không muốn tuyên bố cho đến khi chúng tôi đã điều tra hoàn toàn, nhưng theo các lộ trình phóng thì tên lửa không thể được phóng từ Nga nhưng chúng tôi sẽ theo dõi."

Ông Biden khẳng định Mỹ và các quốc gia NATO sẽ điều tra đầy đủ trước khi có hành động.

Hiện trường tại Ba Lan

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Ngoại trưởng Ba Lan nói tên lửa đã rơi xuống làng Przewodow, cách biên giới với Ukraine khoảng 6 km, khiến hai người thiệt mạng

Vụ nổ xảy ra tại Ba Lan xảy ra khi Nga ồ ạt tấn công trên khắp Ukraine bằng tên lửa, mà phía Kyiv cho rằng là đợt bắn phá nặng nề nhất trong gần 9 tháng qua. Một số rơi trúng Lviv, chỉ cách biên giới với Ba Lan chưa đến 80 km.

Tổng thống Ukraine, Volodymyr Zelensky nói các tên lửa của Nga đã rơi trúng vào Ba Lan vào "lúc leo thang nghiêm trọng" của cuộc xung đột. Ông không đưa ra bằng chứng về sự liên quan của phía Nga.

"Tất cả châu Âu và thế giới phải được bảo vệ toàn diện trước nước Nga khủng bố," ông Zelensky nói trong một dòng tweet sau cuộc điện đàm với Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda.

Hai nhà ngoại giao châu Âu nói phía Ba Lan đã yêu cầu một cuộc họp NATO dựa theo Điều khoản số 4 về sự tham vấn giữa các đồng minh. Ba Lan cũng đang tăng cường tính sẵn sàng đối với một số đơn vị quân sự, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki thông tin.

Giới chức Ba Lan đã tìm cách tránh khiến tình hình tăng nhiệt, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki đã kêu gọi người dân Ba Lan giữ bình tĩnh, và Tổng thống Duda nói không có bằng chứng cụ thể cho thấy ai đã phóng tên lửa và đây là một vụ việc chỉ xảy ra một lần.

Ông Biden đã nói với người đồng cấp Ba Lan, Duda trong cuộc điện đàm là phía Washington có "một cam kết không thể xoay chuyển đối với NATO" và sẽ ủng hộ cuộc điều tra của Ba Lan, theo tuyên bố từ Nhà Trắng.

Hãng tin AP trước đó dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ nói vụ nổ là do các tên lửa Nga đã bay qua Ba Lan.

Thế nhưng tại Washington, Lầu Năm Góc, Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố họ không thể cung cấp thêm bằng chứng và đang phối hợp với phía chính phủ Ba Lan để thu thập thêm thông tin. Bộ Ngoại giao Mỹ gọi vụ việc là "đặc biệt đáng quan ngại."

Đức và Canada tuyên bố đang giám sát tình hình, và Liên minh châu Âu, Hà Lan, và Na Uy nói họ đang tìm kiếm thêm chi tiết.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron đã yêu cầu một nỗ lực xác nhận, trong khi phía Anh thì "đang khẩn cấp" xem xét thông tin.


Nga bác bỏ


Hiện trường tại Ba Lan

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Tổng thống Duda nói không có bằng chứng cụ thể cho thấy ai đã phóng tên lửa và đây là một vụ việc chỉ xảy ra một lần

Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Nga bác bỏ thông tin các tên lửa Nga đã rơi vào lãnh thổ Ba Lan, mô tả các thông tin như vậy "là sự khiêu khích có chủ đích nhằm khiến tình hình leo thang".

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov tuyên bố ông không có thông tin gì về vụ nổ tại Ba Lan.

Phó Thủ tướng Latvia, Artis Pabriks thì tuyên bố tình hình này là "không thể chấp nhận được" và có thể dẫn tới khả năng NATO cung cấp thêm các thiết bị phòng không cho Ba Lan và Ukraine.

Tổng thống Lithuania, Gitanas Nauseda phát biểu trên Twitter: "Mỗi inch của #NATO phải được bảo vệ!"

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine, Oleksiy Reznikov nói Kyiv đã cảnh báo về mối nguy hiểm của các tên lửa Nga đối với những quốc gia láng giềng và kêu gọi áp đặt một vùng cấm bay.

*************

Tình hình Ukraine ngày thứ 265


Phan Châu Thành

16-11-2022

1. Theo AP, đã có hai quả tên lửa của Nga bay sang biên giới của Ba Lan/NATO hồi chiều nay vào vùng Przewodów ở tỉnh Lubelski, sát biên giới với Ukraina, làm hai người chết. Quân đội và cảnh sát đang phong tỏa hiện trường:

Nagranie z okolic Przewodowa #Przewodów pic.twitter.com/J5VrQoh5Pk

— Dziennik Wschodni (@DziennikLublin) November 15, 2022

#BREAKING DEVELOPMENT: 2 rockets suspected of being fired by Russia landed in the Polish border town of Przewodów killing 2 people.

The premier of Poland is convening an urgent meeting with his national security team. – local mediahttps://t.co/00Kr8INMlx pic.twitter.com/VnYA7m6z0o

— Moshe Schwartz (@YWNReporter) November 15, 2022

Photo from the accident in Poland – most likely shows parts of the rocket.#Ukraine #Poland #przewodow #Polska #russia #Russians #Russian https://t.co/ztHvPyoD4i pic.twitter.com/4I0q5h9YTk

— Intermarium 24 (@intermarium24) November 15, 2022

Przewodów là một làng nhỏ nằm cách biên giới Ukraina chưa tới 5 km, nhưng lại rất gần đường dây điện cao thế chính nối nguồn điện giữa hai nước Ba Lan và Ukraina. Do đó, nhiều nguồn tin cho rằng đường dây điện này mới có thể là mục tiêu của “tên lửa chính xác” do Nga chế tạo, nhưng vì độ chính xác quá cao, nên bay nhầm sang lãnh thổ Ba Lan.

W większym przybliżeniu wygląda to tak: pic.twitter.com/NTrqeKIx08

— Bartłomiej Derski (@bderski) November 15, 2022

#Przewodów dzieli 4-5 km od jedynej czynnej linii elektroenergetycznej łączącej Polskę z Ukrainą. Jedno z połączeń za pomocą których Ukraina i Mołdawia zostały w lutym zsynchronizowane z europejskim systemem elektroenergetycznym. pic.twitter.com/cF3Boq6NIE

— Bartłomiej Derski (@bderski) November 15, 2022

Chính phủ Ba Lan cùng Hội đồng An ninh Tối cao đang họp khẩn cấp.

Chính phủ Nga lên tiếng phủ nhận trách nhiệm, cho rằng không có một tên lửa nào của Nga bắn vào lãnh thổ Ba Lan, còn sự việc xảy ra đó là do “phía Ukraina cố tình gài bẫy một cách bẩn thỉu”:

Russia's defence ministry has denied reports that Russian missiles had hit Polish territory, describing them as a 'deliberate provocation', while the US State Department has said the reports are 'incredibly concerning' https://t.co/4FR28P4qTY

— RTÉ News (@rtenews) November 15, 2022

Russia denies any involvement in 'missile strike on Poland'

Russia has denied statements from Polish media outlets and officials that Russian missiles fell on the Polish village of Przewodó near the Ukrainian border. pic.twitter.com/RR1ZHcjMXw

— Connect.ZM® (@ConnectZM) November 15, 2022

Tổng thống Ukraina Zelensky phát biểu: “Sự khủng bố của Nga sẽ không chỉ nằm ở trong lãnh thổ của đất nước chúng tôi, mà chỉ là vấn đề thời gian, khi sự khủng bố đó được lan rộng” và “cần phải hành động”

Zelensky commented on the explosions in Poland

"Terror is not limited to our state borders and it would be a matter of time before Russian terror goes further."

He added that the attack on NATO territory is "a very significant escalation" and said that "it is necessary to act." pic.twitter.com/vfTYqk6EWj

— NEXTA (@nexta_tv) November 15, 2022

Người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Mỹ cũng ra tuyên bố: “Trong lúc này, chúng tôi chưa có đủ thông tin có thể khẳng định rằng phía Nga tấn công lãnh thổ Ba Lan” nhưng đồng thời cũng khẳng định rằng: “sự việc là rất nghiêm trọng và Mỹ sẽ bảo vệ từng centimet lãnh thổ của NATO”

Pentagon press secretary says it can't currently corroborate media reports that Russian missiles impacted in Poland killing 2. Says it is looking into it. pic.twitter.com/YZAk1GZypz

— Moshe Schwartz (@YWNReporter) November 15, 2022

Tất cả các nước láng giềng đều có những cuộc họp khẩn cấp và lên tiếng ủng hộ Ba Lan. Ngay cả thủ tướng Hung Viktor Orban, người vốn là bạn của Putin, cũng quyết định tạm dừng cho phép vận chuyển khí đốt của Nga thông qua đường ống “Hữu nghị” chạy qua lãnh thổ nước này.

Hungarian Prime Minister Viktor Orban has convened a meeting of the defense council after crude shipments on the Druzhba pipeline were suspended and there was an explosion in a village in eastern Poland near the border with Ukraine https://t.co/qSB9SqiiwG pic.twitter.com/KJuJUVv2Oj

— Reuters (@Reuters) November 15, 2022

Tổng thống Lithuania ra lệnh báo động: “Mỗi cm lãnh thổ của NATO cần phải được bảo vệ”

NATO member Lithuania's president said that 'every inch of NATO territory' must be defended after an explosion was reported in a village in eastern Poland near the border with Ukraine https://t.co/pM3iwxgOcA pic.twitter.com/OiUVLTrXBS

— Reuters (@Reuters) November 15, 2022

…cũng như Bộ trưởng Bộ quốc phòng Latvia, sau khi gửi lời chia sẻ tới chính phủ Ba Lan:

My condolences to our Polish brothers in arms. Criminal Russian regime fired missiles which target not only Ukrainian civilians but also landed on NATO territory in Poland. Latvia fully stands with Polish friends and condemns this crime.

— Artis Pabriks (@Pabriks) November 15, 2022

Nếu đây là một cuộc tấn công có chủ ý và cảm thấy bị đe dọa, phía Ba Lan có quyền khởi động điều 5 của NATO, yêu cầu toàn bộ khối quân sự này tham chiến. Chính phủ Bỉ vừa tuyên bố sẽ ủng hộ “hành động ngay lập tức nếu biên giới bị xâm phạm”.

@NATO art.5
Belgium supports immediate reaction against any country attacking a member state
Time to stop russia definitively#RussiaIsATerroristState

— MarcFella   (@MarcLestain) November 15, 2022

Ngay cả trong trường hợp “tự bảo vệ”, lực lượng quân đội Ba Lan, với 163.100 lính chính quy chuyên nghiệp được đào tạo, huấn luyện bài bản theo tiêu chuẩn NATO, với trang bị tốt và hiện đại bởi các loại vũ khí mới nhất trong đó có cả các đơn vị tên lửa Patriots, F-16, HIMARS, lại được tôi luyện nhiều trong các cuộc chiến thực tế cùng quân đội Mỹ, sẽ là một đối thủ đáng gờm đối với Nga, khi sức mạnh quân sự còn lớn hơn Ukraina gấp nhiều lần. Đặc biệt, Ba Lan là quốc gia đã lắp đặt hệ thống “lá chắn tên lửa” của Mỹ, có khả năng bảo vệ các thành phố lớn khỏi các cuộc tấn công tên lửa, thậm chí là cả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, cùng với 7.000 quân Mỹ đang đóng thường trực ở biên giới.

Chúng ta cần phải bình tĩnh, chờ xem kết luận của chính phủ Ba Lan và đưa ra quyết định thế nào, nhưng một điều chắc chắn, Ba Lan vẫn an toàn.

Viva Polska.


*************

FBI tố Trung Quốc đánh cắp nhiều dữ liệu Mỹ 'hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại'


FBI tố Trung Quốc đánh cắp nhiều dữ liệu Mỹ hơn tất cả các quốc gia khác cộng lại - Ảnh 1.

Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ Christopher Wray - Ảnh: THE HILL

Trả lời tại một phiên điều trần của một ủy ban Hạ viện Mỹ, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray cho biết: "Trung Quốc có chương trình tin tặc lớn nhất thế giới. Họ đã đánh cắp nhiều dữ liệu cá nhân và doanh nghiệp của người Mỹ hơn bất kỳ quốc gia nào khác cộng lại".

Theo báo The Hill, ông Wray có "mối quan ngại về an ninh quốc gia" về Trung Quốc.

Ông Wray coi mức độ phổ biến của TikTok và ByteDance (công ty mẹ của TikTok) có trụ sở tại Trung Quốc là một mối lo ngại tình báo lớn.

Theo ông, Chính phủ Trung Quốc có thể sử dụng TikTok để kiểm soát việc thu thập dữ liệu của hàng triệu người dùng.

Phía Mỹ cũng lo ngại Bắc Kinh có thể kiểm soát thuật toán nhằm gây ảnh hưởng trên hàng triệu thiết bị. Điều này có thể dẫn đến nguy cơ các thiết bị cá nhân "bị xâm phạm về mặt chiến thuật", ông Wray nhấn mạnh.

Giám đốc FBI cho biết vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải về việc chia sẻ dữ liệu giữa các công ty Trung Quốc và chính phủ ở Bắc Kinh, đồng thời lưu ý "có một số lo ngại về những gì đang thực sự xảy ra và tiến hành".

Bộ trưởng An ninh nội địa Mỹ Alejandro Mayorkas và Giám đốc Trung tâm Chống khủng bố quốc gia Christine Abizaid cũng có mặt tại phiên điều trần ngày 15-11.


*************

Tin thế giới 16-11: Nghi tên lửa Nga rơi vào Ba Lan; Mỹ sợ có khủng bố trong nước


Tin thế giới 16-11: Nghi tên lửa Nga rơi vào Ba Lan; Mỹ sợ có khủng bố trong nước - Ảnh 1.

Khói bốc lên từ khu vực thuộc Ba Lan gần biên giới với Ukraine vào ngày 15-11 - Ảnh: REUTERS

* Tổng thống Ukraine cảnh báo Nga sẽ tiếp tục tấn công rộng khắp. Ngày 15-11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cảnh báo người Ukraine có thể phải đối mặt với nhiều cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga sau một loạt cuộc tấn công mới nhất, nhưng khẳng định đất nước vẫn sẽ tồn tại.

"Tôi biết rằng các cuộc tấn công (tên lửa) đã làm nhiều nơi mất năng lượng. Chúng tôi đang làm việc, chúng tôi sẽ khôi phục mọi thứ, chúng ta sẽ sống sót", ông nói trong một video được đăng trực tuyến.

Bên cạnh đó, ông Zelensky cho biết Nga chỉ đánh trúng 10 mục tiêu, trong số hàng chục vụ tấn công vào đất nước của ông vào ngày 15-11.

"Hôm nay các hệ thống phòng không NASAMS của chúng tôi đã hoạt động tốt. Trong số hàng chục lần tấn công (của Nga), có 10 lần trúng mục tiêu. Có hơn 70 tên lửa và 10 máy bay không người lái tấn công đã bị bắn hạ", ông Zelensky cho biết.

* Các nước xem xét thông tin tên lửa Nga đánh trúng Ba Lan. Một nguồn tin an ninh của Reuters cho biết tên lửa Nga đã đánh trúng Przewodow, một ngôi làng ở miền đông Ba Lan, cách biên giới với Ukraine khoảng 6km, và khiến hai người thiệt mạng. Song phía Nga đã bác bỏ cáo buộc này.

Ngay sau đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố các tên lửa của Nga đã tấn công Ba Lan, một quốc gia thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Ông Zelensky gọi đây là "sự leo thang đáng kể" của cuộc xung đột hiện nay, song không cung cấp bằng chứng về các cuộc tấn công.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết ông đã nói chuyện với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda về vụ nổ ở miền đông nước này vào cuối ngày 15-11. Ông Stoltenberg cho biết "NATO đang theo dõi tình hình và các đồng minh đang tham khảo ý kiến ​​chặt chẽ" với Ba Lan.

Trước đó, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết Washington đang tìm hiểu để xác định những gì đã xảy ra và đang làm việc với Chính phủ Ba Lan.

Chứng khoán tăng và đồng USD giảm trong ngày 15-11 sau khi các dữ liệu mới cho thấy lạm phát của Mỹ đang lên đến đỉnh điểm. Song các thị trường đã bị xáo trộn bởi thông tin chưa được chứng thực về việc tên lửa của Nga đánh trúng Ba Lan.

Chỉ số chứng khoán toàn cầu của MSCI tăng 1,03%, trong khi chỉ số thị trường mới nổi MSCIEF tăng 2,22%.

Tại Phố Wall, chỉ số Dow Jones Industrial Average tăng 0,17% sau khi chao đảo trước thông tin về Ba Lan. S&P 500 tăng 0,87% và Nasdaq Composite tăng 1,45%.

Đồng euro tăng 0,22% lên 1,0348 USD đổi 1 euro, sau một thời gian ngắn trượt dốc theo thông tin về Ba Lan. Đồng yen tăng 0,50% so với đồng USD ở mức 139,18.

Dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao sau tăng 1,05 USD lên 86,92 USD/thùng, trong khi dầu Brent giao sau tăng 72 cent lên 93,86 USD/thùng.

* Nga lo ngại một số quốc gia viện cớ địa chính trị để biện minh việc rút khỏi các cam kết khí hậu. Tại Hội nghị thượng đỉnh COP27 ở Ai Cập ngày 15-11, đặc phái viên về khí hậu của Nga Ruslan Edelgeriev cho biết Matxcơva quan ngại một số nước có thể sử dụng "tình hình địa chính trị khó khăn" để biện minh cho việc rút lui khỏi các cam kết về khí hậu.

"Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về kế hoạch của một số quốc gia và hiệp hội khu vực nhằm sửa đổi các cam kết trước đây với lý do tình hình địa chính trị khó khăn", ông Edelgeriev nói.

* Đức ủng hộ lập vùng an ninh xung quanh nhà máy điện hạt nhân Ukraine. Sau cuộc hội đàm với người đứng đầu Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock cho biết Berlin ủng hộ việc thiết lập một khu vực an ninh xung quanh nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine.

Ông Grossi cho biết cơ sở điện lực Zaporizhzhia do Nga kiểm soát nằm ngay tại tiền tuyến và gần như không thể tạo ra một khu vực an ninh ở đó. "Nhưng chúng tôi không bỏ cuộc", ông nói.

Tin thế giới 16-11: Nghi tên lửa Nga rơi vào Ba Lan; Mỹ sợ có khủng bố trong nước - Ảnh 5.

Người dân địa phương sạc thiết bị di động và sạc dự phòng sau khi Nga rút khỏi thành phố Kherson, Ukraine ngày 15-11 - Ảnh: REUTERS

* FBI cảnh báo nguy cơ IS và al-Qaeda tấn công khủng bố trên lãnh thổ Mỹ. Trong phiên điều trần tại Quốc hội Mỹ ngày 15-11, Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) Christopher Wray bày tỏ quan ngại trước nguy cơ hai tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và al-Qaeda có thể trực tiếp thực hiện hoặc kích động những cuộc tấn công quy mô lớn trên lãnh thổ Mỹ.

Phát biểu trước Ủy ban An ninh nội địa thuộc Hạ viện Mỹ, ông Wray nêu rõ: "FBI vẫn quan ngại về việc Taliban giành quyền kiểm soát Afghanistan và ý đồ của các tổ chức khủng bố nước ngoài như IS và al-Qaeda cùng các nhóm chân rết của chúng thực hiện hoặc kích động những cuộc tấn công quy mô lớn tại Mỹ".

* Liên Hiệp Quốc, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy gia hạn Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Ngày 15-11, Phó tổng thư ký Liên Hiệp Quốc (LHQ) phụ trách các vấn đề nhân đạo kiêm điều phối viên cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths bày tỏ lạc quan về triển vọng tiếp tục duy trì Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen sau khi gặp gỡ các phái đoàn Nga và Ukraine tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau những cuộc gặp để lắng nghe quan điểm của hai bên về thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine bên bờ Biển Đen trước thời điểm gia hạn vào ngày 19-11, ông Griffiths viết trên Twitter: "Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ tiếp tục cùng nhau cải thiện công việc quan trọng này".

Tin thế giới 16-11: Nghi tên lửa Nga rơi vào Ba Lan; Mỹ sợ có khủng bố trong nước - Ảnh 6.

Người di cư Venezuela trong một khu trại tị nạn bên bờ sông Rio Bravo, ở Ciudad Juarez, Mexico - Ảnh: REUTERS

* Thẩm phán Mỹ bác bỏ lệnh trục xuất người di cư đến Mexico trong dịch. Một thẩm phán Mỹ phán quyết lệnh trục xuất hàng trăm ngàn người di cư đến Mexico trong thời kỳ đại dịch COVID-19 là bất hợp pháp. Phán quyết này có thể có tác động lớn đối với việc quản lý biên giới của Mỹ.

Trong phán quyết ​​​​dài 49 trang, thẩm phán Tòa án quận Mỹ Emmit Sullivan cho biết chính sách này là "tùy tiện và thất thường" và vi phạm luật quản lý liên bang.

* Hàn Quốc tham gia dự án mở rộng hệ thống tàu điện ngầm Jakarta. Chính quyền thành phố Jakarta của Indonesia và Hàn Quốc đã nhất trí hợp tác phát triển giai đoạn 4 của dự án tàu điện ngầm (MRT) Jakarta, cụ thể là tuyến Fatmawati - Kampung Rambutan.

Trong một tuyên bố bằng văn bản ngày 15-11, quyền thống đốc Jakarta Heru Budi Hartono nhấn mạnh dự án có thể trở thành một giải pháp xử lý tình trạng tắc nghẽn giao thông hiện nay.

Thỏa thuận trên là kết quả của những cuộc thảo luận được tổ chức bên lề Hội nghị Bộ trưởng Giao thông vận tải Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 28 tại Bali trong 2 ngày 16 và 17-10 vừa qua.


*************
voatiengviet.com

Phó Tổng thống Mỹ thăm quần đảo Palawan ở rìa Biển Đông

Reuters

Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris sẽ đến thăm quần đảo Palawan của Philippines ở rìa Biển Đông, một quan chức chính quyền cấp cao cho biết ngày 15/11.

Chuyến thăm, dự kiến vào ngày 22/11, sẽ đưa bà Harris trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới thăm chuỗi đảo tiếp giáp với quần đảo Trường Sa. Trung Quốc đã nạo vét đáy biển để xây dựng bến cảng và đường băng trên quần đảo Trường Sa, một phần của quần đảo này cũng được Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan và Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền đối với một số lãnh hải ngoài khơi Palawan và phần lớn Biển Đông, viện dẫn các bản đồ lịch sử trong nước. Tuy nhiên, một phán quyết trọng tài quốc tế năm 2016 cho biết các yêu sách của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý, một chiến thắng dành cho Manila vẫn chưa được thực thi.

Sau cuộc gặp trực tiếp kéo dài ba giờ giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình nhằm giảm bớt căng thẳng, chuyến đi của bà Harris có thể khiến Bắc Kinh giận giữ.

Biển Đông, nơi có trữ lượng dầu khí khổng lồ, là nơi giao thương trị giá 5 nghìn tỷ đô la mỗi năm nhưng cũng là điểm nóng gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ xung quanh các hoạt động hải quân.

Tại Palawan, bà Harris dự kiến sẽ gặp “cư dân, lãnh đạo xã hội dân sự, và đại diện của Lực lượng Tuần duyên Philippines”, quan chức chính quyền cấp cao cho biết.

Chuyến đi sẽ thể hiện “cam kết của chính quyền sát cánh với đồng minh Philippines của chúng tôi trong việc duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông, hỗ trợ sinh kế trên biển và chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không theo quy định và không được báo cáo”, quan chức này cho biết.

Philippines là đồng minh quốc phòng của Hoa Kỳ, nhưng dưới thời cựu Tổng thống Rodrigo Duterte, nước này tránh chỉ trích Bắc Kinh khi để mắt đến đầu tư của Trung Quốc.

Manila ngày 15/11 thông báo rằng Washington sẽ chi 66,5 triệu đô la để bắt đầu xây dựng các cơ sở huấn luyện và nhà kho tại ba căn cứ quân sự của mình ở Palawan theo một thỏa thuận an ninh chung năm 2014.

Đây là chuyến đi thứ hai của bà Harris đến châu Á trong ba tháng và diễn ra sau chuyến đi kéo dài một tuần của ông Biden tới khu vực này. Cả hai chuyến đi đều nhằm mục đích tăng cường khả năng phòng thủ và liên minh để ngăn chặn các bước đi gây hấn của Trung Quốc, kể cả tại Đài Loan. Chuyến đi của bà Harris cũng bao gồm một điểm dừng ở Thái Lan cho cuộc họp của các nhà lãnh đạo Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong chuyến đi lần trước tới khu vực, bà Harris đã cáo buộc Trung Quốc có những hành động “ép buộc và đe dọa” các nước láng giềng.

Chuyên gia về Biển Đông Gregory Poling cho rằng chuyến thăm lần này có thể gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Philippines mà không khiến Bắc Kinh tức giận vì đây không phải là chuyến thăm tới một vùng lãnh thổ tranh chấp.

“Chuyến đi sẽ trấn an Philippines bằng cách gửi tín hiệu rõ ràng rằng, ngay cả khi Ukraine và Đài Loan đang là trọng tâm, Hoa Kỳ vẫn công nhận Biển Đông là trọng tâm của tương lai liên minh Hoa Kỳ-Philippines,” ông Poling, giám đốc Chương trình Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington, nói.

Ông Poling dự kiến bà Harris cũng sẽ đến thăm một cơ sở được thành lập theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường Hoa Kỳ-Philippines tại Căn cứ Không quân Antonio Bautista ở Puerto Princesa, là trụ sở của bộ chỉ huy quân sự Philippines chịu trách nhiệm bảo vệ và tuần tra quần đảo Trường Sa.


****************

Phi đạn có thể là của Nga rơi xuống Ba Lan khiến 2 người chết

Reuters

Hai người chết trong một vụ nổ ở một ngôi làng Ba Lan gần biên giới với Ukraine ngày 15/11, lực lượng cứu hỏa cho biết, trong khi Hoa Kỳ nói họ đang điều tra các báo cáo chưa được xác nhận rằng vụ nổ là do phi đạn Nga đi chệch hướng.

Hãng tin AP dẫn lời một quan chức tình báo cấp cao của Mỹ cho biết vụ nổ ở làng Przewodow, miền đông Ba Lan, là do phi đạn của Nga bay qua Ba Lan, một thành viên của liên minh quân sự phương Tây NATO.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết không có cuộc tấn công nào xảy ra nhắm vào các mục tiêu gần biên giới Ukraine-Ba Lan do vũ khí Nga thực hiện, hãng tin IFX đưa tin.

Tại Washington, Ngũ Giác Đài cho biết họ không thể xác nhận phi đạn của Nga đã rơi xuống lãnh thổ Ba Lan.

Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của ủy ban chính phủ về các vấn đề an ninh và quốc phòng vào tối ngày 15/11, phát ngôn viên chính phủ Piotr Muller cho biết trên Twitter.

Đài phát thanh ZET của Ba Lan đưa tin rằng hai phi đạn đi chệch hướng đã tấn công Przewodow, giết chết hai người.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy ngày 15/11 tuyên bố các phi đạn của Nga đã tấn công Ba Lan, một quốc gia NATO, trong điều mà ông gọi là “sự leo thang đáng kể” của cuộc xung đột.

“Phi đạn của Nga đã tấn công Ba Lan,” ông Zelenskyy cho biết, theo một văn bản đi kèm với bài phát biểu qua video hàng đêm của ông, nhưng không trưng bằng chứng cho cáo buộc này.

“Nga càng không bị trừng phạt thì càng có nhiều mối đe dọa đối với bất kỳ ai trong tầm bắn của phi đạn Nga. Bắn phi đạn vào lãnh thổ NATO! Đây là một cuộc tấn công bằng phi đạn của Nga nhắm vào an ninh tập thể! Đây là một sự leo thang rất nghiêm trọng. Chúng ta phải hành động,” ông Zelenskyy kêu gọi.

Phó Thủ tướng Latvia Artis Pabriks viết trên Twitter rằng Nga “đã bắn phi đạn không chỉ nhắm vào dân thường Ukraine mà còn rơi xuống lãnh thổ NATO ở Ba Lan.”

Các quan chức của Na Uy, Litva, và Estonia - các thành viên của liên minh phòng thủ NATO - cho biết họ đang cố gắng tìm hiểu thêm thông tin.

“Đây là một vụ việc rất nghiêm trọng nhưng vẫn còn nhiều điều chưa rõ ràng”, Ngoại trưởng Na Uy Anniken Huitfeldt cho biết, theo hãng thông tấn NTB của Na Uy.

Các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cam kết phòng thủ tập thể và khả năng vụ nổ ở Ba Lan là do một cuộc tấn công cố ý hoặc vô tình của Nga đã gây ra báo động.

“Từng tất đất lãnh thổ của NATO phải được bảo vệ!” Tổng thống Litva Gitanas Nausea viết trên Twitter.

Bộ trưởng Ngoại giao Estonia, Urmas Reinsalu, nói: “Chúng tôi đang thảo luận với các đồng minh của chúng tôi về cách phản ứng chung và quyết đoán với những gì đã xảy ra.”

Tại Ukraine, Nga đã dội mưa phi đạn xuống các thành phố trên khắp Ukraine hôm 15/11 sau khi rút lui một cách nhục nhã khỏi Kherson. Có dấu hiệu cho thấy các lực lượng rút lui của họ đang rút lui xa hơn nữa khỏi sông Dnipro ở phía nam.

Còi báo động không kích vang lên và tiếng nổ vang rền ở gần chục thành phố lớn, trong điều mà Ukraine cho là đợt tấn công phi đạn nặng nề nhất trong gần 9 tháng chiến tranh, phản ánh những gì lặp đi lặp lại những tuần gần đây về việc Moscow rút quân ra khỏi mặt trận sau những tổn thất trên chiến trường.

Một phát ngôn viên của Lực lượng Không quân Ukraine cho biết Nga đã phóng khoảng 100 phi đạn vào Ukraine vào đầu giờ tối, nhiều hơn so với ngày 10/10, trước đây được mô tả là số lượng lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy cho biết mục tiêu chính của loạt phi đạn là cơ sở hạ tầng năng lượng, như trước đây.

“Rõ ràng kẻ thù muốn gì. Hắn sẽ không đạt được điều này”, ông nói trong một bài phát biểu qua video trên ứng dụng nhắn tin Telegram. Kiev đã nói rằng các cuộc tấn công như vậy chỉ củng cố quyết tâm đẩy lùi các lực lượng Nga đã xâm chiếm vào tháng Hai năm nay.

Tại thủ đô Kyiv, ngọn lửa bùng lên từ một khu chung cư năm tầng, một trong hai tòa nhà dân cư mà chính quyền cho biết đã bị tấn công. Các nhà báo của Reuters đến hiện trường đã nhìn thấy cư dân co ro bên đống đổ nát âm ỉ. Đô trưởng cho biết một người được xác nhận đã thiệt mạng và một nửa thủ đô không có điện.

Các cuộc tấn công hoặc vụ nổ khác đã được báo cáo ở các thành phố từ Lviv và Zhytomyr ở phía tây đến Kryvy Rih ở phía nam và Kharkiv ở phía đông. Các quan chức khu vực báo cáo một số cuộc tấn công đã đánh sập nguồn cung cấp điện.

Hầm trú ẩn bỏ hoang

Các cuộc tấn công lan rộng diễn ra 4 ngày sau khi quân đội Nga từ bỏ thành phố Kherson ở phía nam, thủ phủ khu vực duy nhất mà Moscow chiếm được kể từ cuộc xâm lược, 6 tuần sau khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố đây là một phần vĩnh viễn của Nga.

Tuần trước, Nga cho biết quân đội của họ sẽ chiếm giữ các vị trí dễ phòng thủ hơn ở bờ đối diện của sông Dnipro. Nhưng những hình ảnh video được quay ở thị trấn Oeshky, đối diện với cây cầu bị sập từ Kherson, dường như cho thấy các lực lượng Nga cũng đã bỏ các hầm trú ẩn của họ ở đó.

Xa hơn về phía đông, các giới chức hành chánh do Nga bổ nhiệm cho biết họ đang rút công chức ra khỏi thành phố lớn thứ hai của khu vực, Nova Kakhovka, nằm trên bờ sông bên cạnh một con đập chiến lược khổng lồ.

Bà Natalya Humenyuk, phát ngôn viên của quân đội Ukraine, cho biết Moscow dường như đang bố trí lại binh lính và pháo binh cách Dnipro 15-20 km để bảo vệ các khẩu súng của họ khỏi các cuộc phản công của Ukraine.

Bà nói Nga có pháo binh vẫn có khả năng tấn công Kherson từ những vị trí mới đó, nhưng “chúng tôi cũng có một số điều đáp trả”.

Chiến tranh Ukraine là một trọng tâm của hội nghị thượng đỉnh G20, nơi các nhà lãnh đạo phương Tây lên án Moscow. Nga là thành viên của G20 nhưng Ukraine thì không. Ông Putin không tham dự G20 lần này mà cử Ngoại trưởng đi. Tổng thống Ukraine phát biểu tại G20 qua video trực tuyến.

Phát biểu với G20, ông Zelenskyy nhắc lại các yêu cầu từ lâu rằng Nga phải rút toàn bộ lực lượng, trả tự do cho tất cả tù nhân và tái khẳng định sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine để đổi lấy hòa bình.

Ông đề nghị gia hạn vô thời hạn chương trình bảo vệ xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine để giúp nuôi sống các nước nghèo, mở rộng đến cảng Mykolaiv.

Bất chấp sự phản đối của Nga và sự thiếu nhất trí, các nước phương Tây muốn có một tuyên bố từ thượng đỉnh G20 lên án cuộc chiến tranh tại Ukraine. Các nhà ngoại giao đã lưu hành một bản dự thảo dài 16 trang nói rằng: “Hầu hết các thành viên đều lên án mạnh mẽ cuộc chiến ở Ukraine và nhấn mạnh rằng nó đang gây ra sự đau khổ to lớn cho con người và làm trầm trọng thêm những mong manh hiện có trong nền kinh tế toàn cầu.”

Ngoại trưởng Sergei Lavrov, trưởng phái đoàn Nga vì ông Putin vắng mặt, cáo buộc phương Tây đang cố gắng chính trị hóa tuyên bố của G20.


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm