Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 21 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx

PhucLaiwar 2
****************

TT Biden sẽ gặp nhà lãnh đạo Philippines Marcos bên lề cuộc họp ở LHQ

Reuters

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra ở New York, theo một quan chức và một nguồn thạo tin cho Reuters biết.

Trong một dòng Tweet trên tài khoản chính thức hôm 21/9, nhưng sau đó đã bị xóa, bà Trixie Cruz-Angeles, thư ký báo chí của ông Marcos, cho biết họ dự kiến sẽ thảo luận về thương mại, đầu tư và tăng cường quan hệ. Một nguồn tin Hoa Kỳ nắm rõ các kế hoạch này cũng xác nhận cuộc họp đã được sắp xếp.

Văn phòng của ông Marcos và Bộ Ngoại giao Philippines chưa phản hồi ngay yêu cầu xác nhận thông tin về cuộc gặp mà Nhà Trắng vẫn chưa công bố.

Trong bài phát biểu của mình tại cuộc tranh luận chung tại Đại hội đồng LHQ hôm thứ 20/9, ông Marcos kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu phục hồi nền kinh tế thế giới, tuân theo một trật tự dựa trên luật lệ quốc tế và khẩn trương tuân thủ các cam kết về khí hậu.

Philippines là một trong những đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Á và hai nước tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường xuyên, một phần của loạt thỏa thuận bao gồm hiệp ước phòng thủ chung kéo dài 70 năm.


*****************

voatiengviet.com

Nga sẽ huy động 300.000 quân dự bị, nói rằng 6.000 binh sĩ thiệt mạng ở Ukraine

Reuters

Nga sẽ huy động 300.000 quân dự bị để hỗ trợ chiến dịch quân sự ở Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm 21/9 trong một phát biểu trên truyền hình, theo Reuters.

Trong bản cập nhật đầu tiên của Moscow về số thương vong sau gần sáu tháng, ông Shoigu cho biết 5.397 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột.

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh động viên một phần. Đó là lệnh động viên đầu tiên của Nga kể từ Thế chiến II. Trong một phát biểu trên truyền hình sáng 21/9, ông Putin nói rằng cần thêm binh sĩ để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại không chỉ Ukraine mà cả những kẻ ủng hộ phương Tây.

Ông Shoigu bác bỏ các tuyên bố của Kyiv và phương Tây rằng Nga đã bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch kéo dài 7 tháng, đồng thời cho biết 90% binh sĩ Nga bị thương đã trở lại tiền tuyến.

Đây là lần đầu tiên Nga đưa ra con số thiệt mạng chính thức kể từ ngày 25/3, khi nước này cho biết 1.351 quân nhân đã thiệt mạng.

Vào tháng 8, Lầu Năm Góc của Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng khoảng 70.000 đến 80.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương, và vào tháng 7, ước tính số binh sĩ Nga thiệt mạng là vào khoảng 15.000 người.

Ông Shoigu nói Nga có 25 triệu binh sĩ tiềm năng có thể được huy động khi cần.

Sắc lệnh được công bố trên trang web của Điện Kremlin cho biết lệnh huy động chỉ áp dụng với các quân nhân dự bị đã có kinh nghiệm quân sự.

Ông Shoigu nói điều này có nghĩa là sẽ huy động khoảng 300.000 quân nhân. Ông cho biết họ sẽ được huấn luyện thêm trước khi được triển khai sang Ukraine, và sẽ không bao gồm sinh viên hoặc những người chỉ tham gia nghĩa vụ quân sự.

Ông Shoigu cho biết việc huy động này sẽ giúp Nga “củng cố” các vùng lãnh thổ mà nước này chiếm giữ phía sau chiến tuyến dài 1.000 km ở Ukraine.


****************

Nhiều nước chỉ trích lệnh động viên quân của ông Putin


Ukraine chỉ trích quyết định động viên quân của Nga là "nỗ lực biện minh thất bại", trong khi quan chức Anh gọi đây là "sự leo thang đáng lo ngại".

"Đó là động thái hoàn toàn có thể đoán được, giống như một nỗ lực để biện minh cho sự thất bại của họ", Mykhailo Podolyak, cố vấn tổng thống Ukraine, nói với Reuters hôm nay, nhắc đến chiến dịch quân sự của Moskva ở nước này. "Cuộc chiến rõ ràng không đi theo kịch bản của Nga và do đó, buộc ông Putin phải đưa ra những quyết định rất không hợp lòng người".

Theo ông Podolyak, Tổng thống Putin "đang cố đẩy trách nhiệm bắt đầu một cuộc chiến vô cớ" và tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ của Nga cho phương Tây.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, tại Kiev hôm 19/4. Ảnh: AFP.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, tại Kiev hôm 19/4. Ảnh: AFP.

Ông Podolyak đưa ra bình luận sau khi Tổng thống Putin ban lệnh "động viên một phần" tại Nga từ hôm nay, áp dụng với lực lượng quân nhân chuyên nghiệp đã giải ngũ. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết mệnh lệnh của ông Putin sẽ cho phép quân đội Nga huy động thêm 300.000 quân nhân phục vụ chiến dịch tại Ukraine,

Ông chủ Điện Kremlin còn cáo buộc phương Tây "tống tiền hạt nhân" nhằm vào Nga và khẳng định nước này sẽ sử dụng mọi biện pháp có sẵn để bảo vệ chủ quyền. "Chúng tôi có rất nhiều vũ khí để trả đũa. Đây không phải lời dọa nạt suông", ông nói.

Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget A. Brink mô tả thông báo của ông Putin là "một dấu hiệu thất bại" và Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev đối phó chiến dịch quân sự của Moskva.

"Các cuộc trưng cầu dân ý giả và động viên lực lượng là những dấu hiệu cho thấy suy yếu, thất bại của Nga", bà A. Brink viết trên Twitter. "Mỹ sẽ không bao giờ công nhận các tuyên bố của Nga nhằm sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi sẽ sát cánh với Ukraine đến cùng".

Phó thủ tướng Đức Robert Habeck cho rằng động thái của ông Putin là "một bước đi tồi tệ và sai lầm từ Nga", cảnh báo Berlin sẽ có biện pháp đáp trả.

Nghị sĩ Bảo thủ Anh Gillian Keegan nói thông báo từ Nga là sự leo thang đáng lo ngại và các bên cần xem xét một cách nghiêm túc. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cáo buộc ông Putin "không giữ lời hứa", chỉ ra rằng khi phát biểu trên truyền hình hồi tháng 3, ông chủ Điện Kremlin cho biết "sẽ không có đợt điều động lực lượng dự bị nào nữa".

"Lệnh động viên một phần của ông Putin là nỗ lực nhằm leo thang hơn nữa chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, càng chứng minh Moskva là bên gây hấn duy nhất", Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala nói. "Ukraine cần được hỗ trợ và chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ họ, vì lợi ích của chúng ta".

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng ông Putin "đưa ra những lời khoa trương về vũ khí hạt nhân" và kêu gọi bình tĩnh. Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics tuyên bố sẽ không cấp nơi tị nạn cho người Nga sang nước này để tránh lệnh điều động của Moskva.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các bên tham gia đối thoại và tham vấn, tìm giải pháp để giải quyết các mối lo ngại an ninh.

In this image made from video released by the Russian Presidential Press Service, Russian President Vladimir Putin addresses the nation in Moscow, Russia, on September 21. (Russian Presidential Press Service/AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moskva ngày 21/9. Ảnh: AP.

Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine từ cuối tháng 2 và đang kiểm soát khoảng 1/5 diện tích Ukraine. Họ đã chiếm tỉnh Lugansk và đang nhắm vào các mục tiêu tại tỉnh Donetsk để hoàn thành "giải phóng Donbass". Nga cũng kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở vùng duyên hải phía nam và đông nam Ukraine, tạo hành lang trên bộ nối Donbass với bán đảo Crimea.

Ukraine gần đây triển khai chiến dịch phản công và tái kiểm soát một số thành phố ở tỉnh đông bắc Kharkov. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng nước này giành lại 6.000 km2 lãnh thổ kể từ đầu tháng.

Tổng thống Putin hôm 16/9 tuyên bố cục diện chiến trường về cơ bản không thay đổi và quân đội Nga không muốn hành động vội vã. Ông nói Nga tiến quân chậm, song có tính hệ thống và từng bước kiểm soát nhiều phần lãnh thổ hơn.


*************

Nga động viên quân dự bị: Putin cần 'biển người' để lật ngược thế cờ ở Ukraine? BBC



Quân Ukraine vui mừng tiến vào vùng giải phóng

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân Ukraine vui mừng tiến vào vùng giải phóng

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/9 đã ký sắc lệnh động viên một phần quân đội, áp dụng với những quân nhân dự bị để đưa họ sang chiến đấu ở Ukraine.

Nga chưa dám ban hành lệnh tổng động viên, quyễ́t định sẽ đặt cả xã hội và nền kinh tế vào mục tiêu phục vụ chiến tranh.

Nhưng việc động viên hàng trăm nghìn quân cho thấy Nga muốn tìm lối thoát sau cuộc rút chạy trước cuộc phản công của Ukraine gần đây.

Các nhà phân tích như George Friedman cho rằng cuộc phản công của quân đội Ukraine vừa qua ở vùng Kharkiv đẩy Nga vào thế bị động.


Không còn cách nào khác?


Ngay trước khi ông Putin tuyên bố động viên hàng trăm nghìn quân dự bị, hôm 20/09, GS Friedman, chủ biên trang Geopolitical Futures đã viết:

"Các sự lựa chọn của Nga không có nhiều. Giải pháp dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật cũng không giúp gì cho tình hình ở chiến trường, chưa kể nếu tấn công Ukraine bằng vũ khí nguyên tử nhỏ thì vùng nhiễm phóng xạ sẽ lan sang đất Nga...Vì thế, cách duy nhất Nga có thể làm là tăng quân, tăng thật nhiều để đánh trở lại miền Đông Ukraine."

Trong bài “Russian Options”, ông Friedman phân tích về khả năng dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật:

“Vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể quyết định kết quả một trận đánh, nhưng không giải quyết được cả cuộc chiến tranh. Chưa kể nó còn làm cho vùng đất [bị tấn công] thành nơi không ai sống nổi."

Vì thế, Nga có thể phải tính việc dùng đến vũ khí nguyên tử chiến lược để hủy diệt các đô thị Ukraine, như vụ Hiroshima.

"Thế nhưng cách này có nhược điểm là gió từ Ukraine sẽ nhanh chóng thổi sang Nga, ví dụ thành phố Voronezh, và vùng nhiễm xạ sẽ lan tới lãnh thổ Nga."

Rủi ro thứ nhì, lớn hơn là phản ứng của Phương Tây.

Ông Friedman nói: "Hoa Kỳ, Anh, Pháp có thể xem việc Nga tấn công hạt nhân Ukraine là đe dọa cho chính họ và có thể đánh Nga bằng vũ khí nguyên tử...”

Tóm lại, theo ông Friedman, việc dùng vũ khí nguyên tử chỉ đem lại rủi ro cao mà không hề giải quyết được vấn đề quân sự hiện nay của Nga, sau cuộc phản công mạnh của Ukraine.

Các loại vũ khí hiện đại của Phương Tây, cộng với tinh thần chiến đấu giải phóng đất nước của người Ukraine đã tạo bước ngoặt cho họ trong chiến sự.


Đánh vào phía Tây của Ukraine từ đường biển?


Vẫn theo GS Friedman, trên biển Nga không còn khả năng khống chế hải quân và không quân của Nato ở Hắc Hải nếu xảy ra cuộc chiến lan rộng.

Để đánh lại Ukraine hiệu quả, Nga phải có cách tấn công trở lại ít ra ở hai chiến trường bao vây Ukraine.

Một số tờ báo châu Âu cho rằng Nga có thể có ý định mở cuộc tấn công vào Moldova, nhân danh bảo vệ vùng ̣đất Transdniestria do một lực lượng theo Moscow chiếm giữ từ sau khi Liên Xô tan rã.

Từ Moldova, quân Nga có thể đánh lên Ukraine từ phía Tây Nam.

Tuy thế, theo ông Friedman, điều này không khả thi vì Nga không còn khả nặng chuyển quân sang phía Tây Nam của Ukraine bằng ̣đường biển.

Chưa kể, nếu Nga đánh Moldova, quốc gia láng giềng cùng ngôn ngữ với Moldova là Romania có thể sẽ phải ̣đưa quân chống lại Nga.

Romania là thành viên Nato và một cuộc chiến với Nga đồng nghĩa là Nato-Nga sẽ giao chiến.

“Nga không thể nào chuyển một số quân lớn trên bộ sang phía Tây Nam, mà phải chọn đổ quân vào Romania bằng đường biển."

"Romania là thành viên Nato và hiện đang duy trì căn cứ quân sự của Nato và tàu chiến Mỹ."

Để làm điều này, Nga phải dùng hỏa tiễn tiêu diệt các cụm tên lửa chống hạm của Ukraine, loại đã bắn chìm chiếc Moskva."

"Sau đó, họ còn phải duy trì ưu thế trên không bằng hỏa tiễn trên vùng Biển Đen, rồi đổ một số quân đủ để buộc quân Romania, có quân Mỹ yểm trợ phải giao chiến."

"Hoa Kỳ tuy thế vẫn có thêm lực lượng hải quân bên ngoài eo biển Bosporus và Nato hoàn toàn có thể khóa eo biển này, đặt Nga vào tình thế nguy hiểm."

"Thêm vào đó, chắc chắn sẽ có cuộc tấn công trên không vào quân Nga và kết cục thì Nga sẽ phải thua.”

Với khả năng tấn công Ukraine từ hai phía không còn và rủi ro cao của việc dùng vũ khí nguyên tử, theo phân tích của GS Friedman, Nga chỉ còn cách tập trung đại quân ở biên giới Ukraine để tràn sang.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Dấu tích cuộc rút chạy của quân Nga thời gian qua


Tung vào trận hàng trăm nghìn quân trước mùa đông?


Trước đây, trong một bài khác về nhược điểm và ưu điểm của quân Nga hôm 13/09, ông Friedman cho rằng bỏ sang một bên thực tế rằng từ 77 năm qua, quân đội Nga chưa hề tham chiến ở một chiến dịch liên binh chủng và nhiều sư đoàn phối hợp, Nga vẫn có thể thay đổi các cấp chỉ huy, huấn luyện quân và mở cuộc tấn công mới.

Các vấn đề hậu cần, kỹ thuật và sự thiếu chính xác của vũ khí hạng nặng mà Nga đang có đã thể hiện rõ gần 7 tháng qua ở chiến trường Ukraine.

Tuy thế, ưu thế duy nhất Nga còn lại là “đông dân”.

“Người Nga hoặc phải chọn tấn công với số quân áp đảo, hoặc thua trận. Và họ sẽ chọn cách thứ nhất.”

Theo bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu, Nga sẽ động viên 300 nghìn quân trên tổng con số dự bị lên tới 25 triệu người.

Hiện không ai rõ việc tăng quân này có giúp Nga nhanh chóng làm thay đổi cục diện ở chiến trường hay không.

Tuy thế, trước khi có tin về cuộc động viên quân dự bị Nga, một số nhà phân tích cho rằng kiểu gì thì Nga cũng cần “đặt kết quả” nào đó trước mùa đông.

Theo ông Michael O'Hanlon từ Viện Brookings Institution ở Mỹ nói với đài ABC cuối tháng 8, thì dự báo dễ đúng cho cả hai bên Ukraine và Nga là họ sẽ phải hưu chiến, dùng thời gian mùa đông để bổ sung lực lượng, như các đội quân hồi Thế Chiến II đã làm.

Thế nhưng, theo ý kiến này, hai bên Nga và Ukraine sẽ trở lại chiến cuộc mạnh hơn vào năm sau.

Vào lúc này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nêu ra cảnh báo với Điện Kremlin là “Nga sẽ không thắng trong cuộc chiến”.

Vấn đề là, như nhiều bình luận khác đã chỉ ra, với ông Putin, cuộc chiến này còn là cuộc chiến sinh tử của chính ông và phe nhóm quyền lực ở Kremlin. Họ sẽ không chịu “thua”, bất kể tổn thất cho quân dân Nga lớn đến đâu.

Điều này dẫn tới bình luận của Janusz Bugajski trong bài trên trang Atlantic Council hôm 08/09.

Theo nhà phân tích người Ba Lan, thì “Nước Nga có thể sẽ không sống sót sau quyết định thê thảm của Putin xâm lăng Ukraine”.

Theo suy đoán này, tính thống nhất của 22 nước cộng hòa trong Liên bang Nga hiện nay có thể sẽ vỡ ra tiếp, một khi sự tồn vong của chế độ Putin bị đe dọa.


***************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Tổng thống Nga Putin huy động lực lượng dự bị

Thanh Phương

Hôm nay, 21/09/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo lệnh “động viên một phần” những người Nga trong độ tuổi có thể chiến đấu. Đây được xem là một bước leo thang lớn trong cuộc chiến tranh Ukraina.

Trong một bài phát biểu được ghi trước và được phát trên đài truyền hình, tổng thống Putin tuyên bố sắc lệnh về “động viên một phần” đã được ký và có hiệu lực ngay từ hôm nay. Ông nhấn mạnh đây chỉ là “động viên một phần”, chứ không phải là lệnh “tổng động viên” như những lời đồn đoán trong những giờ qua.

Trong bài phát biểu, ông Putin còn cảnh cáo, trước mối “đe dọa” từ “chế độ phát xít Kiev”, được phương Tây yểm trợ về tài chính và quân sự, “chúng ta chắc chắn sẽ sử dụng mọi phương tiện có trong tay để bảo vệ nước Nga và nhân dân chúng ta”, ám chỉ đến khả năng sử dụng cả vũ khí nguyên tử. Ông Putin còn tố cáo phương Tây muốn “ làm suy yếu, chia rẽ và phá hủy nước Nga”. Cuối cùng, tổng thống Nga tuyên bố :”Các mục tiêu của chiến dịch quân sự đã và vẫn không thay đổi”. 

Nga đã mở cuộc tấn công vào Ukraina để gọi là “bảo vệ” các cộng đồng dân nói tiếng Nga bị chính quyền “phát xít” Kiev đàn áp, và để “phi quân sự hóa” nước láng giềng.

Về phần bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigou, ông cho biết cụ thể là sẽ huy động 300.000 quân dự bị để tăng viện cho lực lượng ở Ukraina. Theo lời ông Choigou, đây chỉ là một phần rất nhỏ, cụ thể là chỉ chiếm 1,1%, của tổng số lính dự bị có thể được huy động ở Nga.

Bộ trưởng Quốc Phòng Nga nói rõ là lực lượng dự bị sẽ được triển khai để “củng cố” và “kiểm soát” chiến tuyến dài hơn 1.000 km ở miền nam và miền đông Ukraina.

Đối với đại sứ Mỹ tại Kiev, việc tổng thống Putin ra lệnh động viên một phần là “một dấu hiệu suy yếu” của Matxcơva, hiện đang gặp tình trạng thiếu hụt quân số nên không thể tiếp tục tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraina. 

Tổng thống Putin đã có những tuyên bố như trên sau khi quân đội Nga bị mất nhiều lãnh thổ vào tay lực lượng Ukraina hiện đang phản công dữ dội ở các vùng Kherson (miền nam) và vùng Kharkiv (miền đông bắc). Hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Choigou cho biết đã có tổng cộng 5.937 lính Nga tử trận kể từ đầu cuộc chiến tranh Ukraina, một con số cao hơn nhiều so với thông báo trước đó của Matxcơva, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thẩm định của Ukraina và phương Tây là hàng chục ngàn quân Nga đã bỏ mạng trên chiến trường.

Trong khi đó, hôm qua, bộ Ngoại Giao Nga ra thông cáo khẳng định là "không thể chấp nhận được" việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev để giúp quân Ukraina phản công. Thông cáo được đưa ra sau khi một thứ trưởng Ngoại Giao Nga tiếp đại sứ Pháp tại Matxcơva Pierre Lévy.

*************

Tình hình Ukraine ngày thứ 209


Phan Châu Thành

21-9-2022

1. Theo nguồn tin từ Nga, quân Ukraina đang tấn công thành phố Lyman từ 2 hướng:

Interesujące- #Rosja źródła działające w ramach aparatu #propaganda komunikują, iż sytuacja RU w m. Lyman jest bardzo trudna. Miasto ma być właśnie atakowane z 2 stron, a obrońcy mają utrzymywać pozycje pomimo poważnych strat.
Kolejna porażka Rosjan wydaje się być blisko. pic.twitter.com/hjYehlaBzN

— Michał Marek (@mic_marek) September 19, 2022

Rosyjskie źródło:
„Lyman jest teraz atakowany z dwóch stron”  pic.twitter.com/hAYS6vmBMF

— #Belarus  (@propeertys) September 19, 2022

ZSU rozpoczęło bitwę o Lyman  pic.twitter.com/tTNG42ljTS

— #Belarus  (@propeertys) September 20, 2022

Hình ảnh lính Ukraina trước giờ xuất trận:

Rosyjskie źródło:
„Lyman jest teraz atakowany z dwóch stron”  pic.twitter.com/hAYS6vmBMF

— #Belarus  (@propeertys) September 19, 2022

Phía Nga đang bằng mọi giá bảo vệ thành phố này, bởi đây là trọng trấn cuối cùng trong vùng:

https://twitter.com/mhmck/status/1572277008230498305

…nên đưa vào đây những lực lượng tinh nhuệ nhất:

https://twitter.com/RALee85/status/1530668904149704705

… nhưng các phân tích cho thấy quân Nga sẽ rất khó trụ lại lâu dài:

https://twitter.com/Kathryn244…/status/1572252469899710466

https://twitter.com/robert_bor/status/1572251940137963520

…bởi Lyman là thành phố cuối cùng trong hệ thống phòng thủ Nga lập nên dọc bờ sông Oskil đã bị quân Ukraina chọc thủng ở nhiều chỗ. Quân Nga đang lùi về và củng cố tuyến phòng thủ số hai, cách đó khoảng 10km, lấy Svatove làm trung tâm, nên Lyman gần như đơn độc, lại bị tấn công từ nhiều phía.

https://twitter.com/…/status/1572251958102364161/photo/1

Thậm chí một số nguồn tin còn cho rằng Lyman đã được giải phóng, nhưng chưa được chính thức công nhận. Nếu để mất thành phố, quân Nga sẽ mất tiếp một thành phố cửa ngõ cực kỳ quan trọng, và đồng nghĩa với việc quân Ukraina sẽ rộng đường quay trở lại tỉnh Lugansk:

https://twitter.com/konrad_muzyka/status/1572222521747058688

https://twitter.com/UKRRUSConf…/status/1572243980372578304

https://twitter.com/cezarykrys…/status/1572247000334192643

https://twitter.com/ScriptorP/status/1572278233391038466

Một điều chắc chắn và được cả hai bên công nhận là quân Ukraina đã vào bên trong thành phố, chiến sự cực kỳ ác liệt và đang có tổn thất lớn cho cả hai bên:

https://twitter.com/propeertys/status/1571221516649365506

Bản đồ chiến sự hôm nay:

https://twitter.com/…/status/1572255098260131842/photo/1

Chiến sự cũng diễn ra phía sau thành phố, trong khoảng giữa Lyman và Kreminna, trên địa phận giữa hai tỉnh Donetsk và Lugansk:

https://twitter.com/i/status/1569344916932771841

2. Tình hình chiến trường có vẻ nghiêm trọng theo hướng bất lợi, nên hôm nay, các chính quyền ly khai Lugansk, Donetsk, Kherson đồng loạt thông qua nghị quyết đề nghị Nga „sát nhập ngay lập tức” những vùng đất này vào lãnh thổ Nga.

https://twitter.com/Ukraine662…/status/1572250379181559809

https://twitter.com/i/status/1572195773097320450

https://twitter.com/i/status/1572288430645690368

… mà sẽ tổ chức luôn vào 23-27/09/2022, tức là chỉ 3 ngày nữa:

https://twitter.com/OSINTINDOPAC/status/1572300409846341632

https://twitter.com/SamPancher/status/1572286508907876352

Những kẻ ly khai này có vẻ đang rất sợ hãi, nên bằng mọi giá muốn được ra nhập Liên bang Nga, với hy vọng mong manh rằng Nga sẽ phải “bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá”, tức là bảo vệ cả họ:

"#Zaporizhzhya region will declare independence based on the results of the referendum." – actual statement made by a Putin-installed puppet Rogov in occupied #Ukraine. All pretense is gone – just like it was with #Crimea in 2014, results are in before any voting. pic.twitter.com/FstZ1tUQiX

— Igor Sushko (@igorsushko) September 20, 2022

Viện nghiên cứu chiến tranh ISW cũng cho rằng các cuộc tấn công của quân Ukraina kiến cho Nga thấy cần phải ngay lập tức sát nhập Donetsk và Lugansk vào lãnh thổ của mình:

https://twitter.com/TheStudyofWar/status/1572051032666144768

Sau khi họp, Quốc hội Nga Duma bước đầu đáp ứng lời kêu gọi của những vùng ly khai:

#Donbass : Le président de la #Douma d'État, #Volodine, a appelé à l'entrée des régions de #Donetsk et #Louhansk dans la Fédération de #Russie.#Russia  #Crimea #Kharkiv #Kharkov #Kherson #Zaporizhzhia #Mariupol #Lugansk #Isyum #Kupyansk #Zaporozhye #Melitopol#Ukraine pic.twitter.com/KbeJggY9Ia

— Militant.André.D (@Circonscripti18) September 20, 2022

Hài đến mức, chỉ ít giờ sau khi tuyên bố thời gian „tổ chức trưng cầu dân ý”, phía Nga đưa ra ngay kết quả „thăm dò dư luận”, cho thấy 80-90% dân 4 tỉnh muốn ra nhập Nga. Vấn đề là những ai được „thăm dò”, „thăm dò” khi nào và làm sao mà có kết quả nhanh được như thế thì phía Nga không nhắc tới.

https://twitter.com/IVM_Firefly/status/1572280406401064970

Nếu ai còn tin vào „bầu cử công bằng, dân chủ” ở Nga, thì có thể xem lại kết quả bầu cử trên đài truyền hình Rosia 24 năm 2011, khi tổng số phiếu bầu cộng lại lên tới 146,47% cho tất cả các đảng phái tham gia

https://demotywatory.pl/3592963/Wyniki-wyborow-w-Rosji

https://joemonster.org/…/Rosyjska_matematyka_wyborcza

The Washington Post cho rằng: “phía Nga đang phải đẩy nhanh kịch bản xâm chiếm lãnh thổ Ukraina”.

Russia moves toward annexing Ukraine's Luhansk, Donetsk and Kherson regions – The Washington Post https://t.co/0ldG3onmPb

— Andrew Coyne  (@acoyne) September 20, 2022

Thủ tướng Đức là người đầu tiên lên tiếng: “Nước Đức không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập các lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraina vào Nga”.

#Germany does not recognize "referendums" on the joining of the occupied territories of #Ukraine into #Russia.

This was stated by German Chancellor Olaf Scholz. pic.twitter.com/KoyZY4vTfj

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

Sau đó là tổng thư ký NATO: “…sẽ không bao giờ công nhận việc sát nhập lãnh thổ kiểu này của Nga”. Không thể có chuyện một nước lớn, đem quân sang chiếm lãnh thổ của nước khác, lập nên một chính quyền bù nhìn, rồi tổ chức “trưng cầu dân ý” để hợp thức hóa việc xâm lược này được:

#NATO will consider illegitimate the forthcoming "referendums" on the accession of the occupied territories of #Ukraine to the Russian Federation.

 NATO Secretary General Jens Stoltenberg pic.twitter.com/B19dHT1XOm

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

… rồi Pháp:

Referendums planned in Russian-occupied Ukrainian regions on joining #Russia will not be recognized by the international community, said Emmanuel Macron and called the plans "cynical" and "a parody."

Also, Macron guaranteed the continuation of arms deliveries to #Ukraine. pic.twitter.com/a2hCAGDW6k

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

… Mỹ hay Estonia cùng rất nhiều quốc gia khác:

The White House, commenting on plans to hold "referendums" in the occupied territories, said that it would never recognize #Russia's claims to any parts of #Ukraine. pic.twitter.com/IVDTaCyjaH

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

#Estonian Prime Minister Kaja Kallas: "Since #Russia is promoting fake referendums in the occupied territories of #Ukraine, let me say it loud and clear: We will never recognize it". pic.twitter.com/3oJUR7dBiK

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

Thị trường chứng khoán Nga sau khi nhận được tin Nga muốn sát nhập các vùng ly khai đã mất gần 10% giá trị:

https://twitter.com/atomtraders/status/1572294815915835394

3. Thành phố Kupyansk đổ nát sau các trận pháo Nga:

Inside the recently liberated city of Kupyansk, Kharkiv oblast, Ukraine  pic.twitter.com/I6z0Ie2U35

— Sergio Olmos (@MrOlmos) September 20, 2022

In ancient times, Kupyansk was a powerful Cossack settlement. Russia has left behind here the only thing it is capable of – destruction. But we will revive everything and restore the indomitable spirit of this city. Because Kupyansk is Ukraine. It was, is and will be so. pic.twitter.com/bAxp5yHVPw

— Володимир Зеленський (@ZelenskyyUa) September 19, 2022

Ngay cả nguồn Nga cũng công nhận là quân Ukraina đã vượt sông Oskil và thọc sâu vào vùng Nga kiểm soát, hướng về các thành phố Troitske và Pokrovskoe, còn quân Nga đang tìm cách ngăn chặn:

#Ukraine – Front Nord Kharkov – Izyum -3/3-
Kupyansk :
Activité accrue de DRG/Spetsnaz sur les deux rives
L'agglomération est devenue une zone grise où les unités légères ne peuvent plus passer facilement sur la rive orientale de l'Oskil
Frappes régulières pic.twitter.com/rrPkzPvXC6

— Jacques Frère (@JacquesFrre2) September 20, 2022

Chiến sự dọc theo bờ sông Oskil:

Ukraińcy przebili się na północy i zajęli obie strony miasta Kupiańsk. Prą w kierunku Petropawliwki. Na południu przebili się na drugi brzeg rzeki Oskil w rejonie Horokowatki i atakują na linii Borowa-Pidlyman. W centrum Ukraina próbuję przekroczyć rzekę w rejonie Kruhlyakiwki pic.twitter.com/uf3vVkXJGd

— Adam Gbiorczyk (@AdamGbiorczyk) September 20, 2022

Vị trí của quân Nga bị chiếm:

No, this is not a camp of homeless people who organized a forest brotherhood, these are positions left by the orcs. pic.twitter.com/WOULKUd1R6

— NEXTA (@nexta_tv) September 18, 2022

… và tất nhiên không thể thiếu máy giặt lính Nga ăn cắp ở đâu đó bị bỏ lại:

Another washing machine. Maybe it will be easier to track them by installing GPS in washing machines;) pic.twitter.com/YBQ0HfzPnb

— Radosław Wojciechowski (@malyrawi) September 18, 2022

… hay máy rửa bát:

well, the stolen dishwasher will help in winter, won’t it? pic.twitter.com/S4oW51dsoO

— Doug Abrams (@dabrams2021) September 18, 2022

Có tin cho thấy, quân Nga đang kéo thêm nhiều lực lượng dự trữ về chiến trường này:

 #Russia  : 新しいロシア軍ユニットが#Donbassに流入している。
陸軍航空隊は群衆の上を監視し、旋回する。#Crimea  #Kharkiv #Kharkov #Kherson #Donetsk #Lugansk #Zaporizhzhia #Zaporijjia #Mariupol #Kupyansk #Ukraine pic.twitter.com/DaCsb6lNI1

— おうけん OKen (@x4ipf) September 20, 2022

4. Sau khi chiếm lại được Bilohorivka ở gần Siversk quân Ukraina hoạt động mạnh, hướng về Lysychansk:

If Lyman is part of a fortified defense line (seems pretty plausible based on how long it took for Russia to take it plus its strategic location), then falling back to it and relying on trucks until the rail line from Siversk can be opened up might not be totally crazy. pic.twitter.com/3NNGgqCrSr

— TNG5 (@TNG512) September 20, 2022

Chiến sự ngày và đêm:

Raw war footage, Siversk. pic.twitter.com/lvnbdDnHoh

— NOËL  (@Noel_dotsol) September 19, 2022

Lính Nga cài mìn chống tăng trong khu vực, từ tấn công chuyển qua phòng thủ.

Combat engineers place anti-tank landmines in the #Siversk direction, where, according to intelligence, the Ukrainian troops are going to try to counterattack.#Ukraine #ukrainewarvideos #UkraineWar #RussianArmy #RussiaUkraineWar #RussianUkrainianWar pic.twitter.com/eMER7wFG36

— Owari no Ōutsuke (@owarino_outsuke) September 20, 2022

5. Bản đồ chiến sự quanh Bakhmut:

Russian invasion of #Ukraine – September 20, 2022, 16:00 (UTC+2)

UPDATE OF INTERACTIVE MAP: https://t.co/ONT4lTYbXw#KharkivCounteroffensive #Lyman battle #KhersonCounteroffensive #Bakhmut battle#UkraineInvasion #UkraineConflict #UkraineRussiaWar #UkraineWar #map pic.twitter.com/mnSYbgWqsy

— NewsMap.pl (@newsmap_pl) September 20, 2022

Nguồn của Mỹ cho rằng quân Nga đang không có đủ hỏa lực để tấn công tại khu vực phía bắc thành phố, còn các cuộc tấn công ở phía nam cũng không thu được kết quả gì:

Bakhmut
RuAF does not seem to have enough combat power to maneuver north of Bakhmut. At least this is what the recent reports from GSUA are indicating.
RuAF failed to advance in the area of Mykolaivka Druha, Kurdyumivka and Mayorsk. pic.twitter.com/Y1sQRzAXt2

— Def Mon (@DefMon3) September 20, 2022

Nga sử dụng bom phốt pho – là thứ vũ khí bị cấm – tấn công làng Ozerne gần đó:

https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Ftwitter.com%2Fi%2Fstatus%2F1572275604522663938%3Ffbclid%3DIwAR0ATG5S7qzeDZiGi2Pb35u5nT2EkWN5gLaNWgpXlAGCNkjfcxxA4rGC6kI&h=AT0uCmQYWDwXX9s6g07GPUnGEqfkCoaibY32BMx9kToDbnQ1IB3hM7nnkWF-vx2SrUiIOPgm3fayz2W0hA02HDLNqSHkwbMvgJMnEibDVjLhsi5paQocwKBYomq06D5WXJo_vtfejlNu0d9mETVyB-C7Lg&__tn__=-UK-R&c%5B0%5D=AT0ifnxhf8yKiiziLV-HUfc7nROjsDRtaZQr4l-SZcHw9eCsE3Rm_moWVWQrrwdrEpF3upVfNdXWFFzwGo-jS8NZAk3zqQHInSl6-cl2XNvAhFoeaRAqNo1inANPxBgKULYNuRhNYSEJHiiny_OWgqH3GjA

Phía Nga tiếp tục sử dụng chiến thuật cũ, dùng hỏa lực áp đảo, bắn phá hỏng mọi ngôi nhà để quân Ukraina buộc phải rút lui. Nhưng tình hình giờ đây đã khác trước, quân Ukraina sở hữu nhiều vũ khí tầm xa hơn và đang thành công trong việc đánh chặn, không cho pháo binh Nga tới gần:

https://twitter.com/i/status/1571922079884095488

https://twitter.com/ActForUA/status/1572272323310256131

https://twitter.com/i/status/1572133742444953601

https://twitter.com/i/status/1572227169933299713

Quân Nga chiếm được khu vực nhà máy điện ở gần Vesela Dolyna:

https://twitter.com/Militaryla…/status/1572219565396066304

https://twitter.com/i/status/1572267806783320065

https://twitter.com/i/status/1572245578976825349

https://twitter.com/i/status/1572244701096611841

https://twitter.com/i/status/1572230941958963201

https://twitter.com/i/status/1572231056337649664

Lính Wagner được nhìn thấy ở quanh Bakhmut:

Russian "musicians" from the "Orchestra" at the "Dobnasskaya" substation in Bakhmut. pic.twitter.com/kVCS5yJjSX

— STAR's shadow (@STARsshadow8000) September 20, 2022

Video of the TV channel Zvezda with the fighters of PMC "Wagner" territories near Bakhmut 2 pic.twitter.com/5Qi9xSnQSf

— STAR's shadow (@STARsshadow8000) September 20, 2022

… nhưng sau đó lại phải rút về hỗ trợ Lysychansk sau khi quân Ukraina chiếm được làng Spirne và uy hiếp thành phố này:

#Ukraine️ : #Russia moved its best troops from #Bakhmut closer to #Lysychansk to defend it Since yesterday , and that they would likely do so by rotating out tired units and leaving weaker units to attack Bakhmut.Well, now you see Wagner from Bakhmut in Spirne at #DonetskOblast pic.twitter.com/ft3OxOIIP9

— Ukraine News  (@Ukrainene) September 20, 2022

6. Chính quyền do Nga lập nên ở tỉnh Zaporizhia cho cảnh sát tới từng nhà dân thông báo sẽ có „trưng cầu dân ý để sát nhập vào Liên bang Nga”

https://twitter.com/VCPNewz/status/1572299349484347392

7. Chủ tịch tỉnh Kherson do Nga lập nên tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngay lập tức để ra nhập Liên bang Nga:

Russian-installed officials in Kherson say they will hold vote on joining Russia: Russian-installed officials in the Kherson region of Ukraine said they have decided to hold a referendum later this week on joining Russia and have urged the Kremlin to give its permission pic.twitter.com/xPEDcKW6fH

— worldnews24u (@worldnews24u) September 20, 2022

… trong lúc quân Nga lại mất thêm một phần đất ở chiến trường phía bắc Kherson:

Russian invasion of #Ukraine – September 20, 2022, 16:00 (UTC+2)

UPDATE OF INTERACTIVE MAP: https://t.co/ONT4lTYbXw#KharkivCounteroffensive #Lyman battle #KhersonCounteroffensive #Bakhmut battle#UkraineInvasion #UkraineConflict #UkraineRussiaWar #UkraineWar #map pic.twitter.com/mnSYbgWqsy

— NewsMap.pl (@newsmap_pl) September 20, 2022

Nguồn độc lập công nhận điều này:

https://twitter.com/ukraniantr…/status/1572278149492211715

Chiến trường ở phía nam Kherson vẫn ác liệt, khi quân hai bên đối đầu trực tiếp, giành giật từng ngôi làng:

Russian invasion of #Ukraine – September 20, 2022, 16:00 (UTC+2)

UPDATE OF INTERACTIVE MAP: https://t.co/ONT4lTYbXw#KharkivCounteroffensive #Lyman battle #KhersonCounteroffensive #Bakhmut battle#UkraineInvasion #UkraineConflict #UkraineRussiaWar #UkraineWar #map pic.twitter.com/mnSYbgWqsy

— NewsMap.pl (@newsmap_pl) September 20, 2022

Phía Nga đang cố sức sửa chữa cây cầu trên đập tại Nova Kakhovka để nối lại tiếp tế giữa 2 bờ sông Dnipr:

https://twitter.com/JimmySecUK/status/1572300591539589121

https://twitter.com/KhersonUnited/status/1572293839796457473

Giờ của HIMARS:

https://twitter.com/i/status/1572287775856115714

Sân bay Chornobaivka lại bị quân Ukraina tấn công:

https://twitter.com/…/status/1572251806696349698/photo/1

https://twitter.com/DrakkonRi/status/1572287031744647168

Chiến sự ở phía tây thành phố, theo nguồn Nga:

https://twitter.com/i/status/1572297462773080065

https://twitter.com/i/status/1572290999862566912

Xe bọc thép của Ukraina bị bắn cháy:

 El vehículo blindado de transporte de personal BTR-3E de las Fuerzas Armadas de Ucrania naufragó en Pravdino en la región de Kherson. pic.twitter.com/ecwbiWFaSk

— Desde las Trincheras  (@DOGDEGA) September 20, 2022

Tình nguyện viên Ba Lan cứu chữa binh sỹ Ukraina bị thương trên chiến trường:

Polish medical volunteers rescue Ukrainian soldiers in Kherson.#Russian #Russia #Ukraine #Ukrainian #UkraineWar #UkraineRussiaWar #RussiaIsATerroristState pic.twitter.com/ggvdP6PW3a

— Tempo Dolok (@infussambas) September 20, 2022

Lính Ukraina ở Kherson:

https://twitter.com/i/status/1572293213997924352

https://twitter.com/i/status/1572269532244213762

Vũ khí Nga bị quân Ukraina thu được:

#Ukraine I soldati della 25a brigata aviotrasportata Sicheslav separata hanno mostratociò che hanno recuperato: BTR-82A, Msta-S, 150-mm Nona SVK e altre attrezzature
F: Оперативний ЗСУ#Russia #news #20settembre #Kherson #UkrainaRussianWar #UkraineWar #Russian pic.twitter.com/TJjI8NcVBz

— Attualità Selvaggia (@ATTSELVAGGIA) September 20, 2022

8. Trong cuộc họp sáng nay với giám đốc các tập đoàn sản xuất vũ khí, tổng thống Nga Putin yêu cầu phải tăng cường sản xuất thêm thật nhiều đạn thật nhanh để cung cấp cho chiến trường, cho thấy thông tin từ phương tây rằng “quân Nga đang dần dần hết đạn” là có cơ sở:

Vladimir Putin now in a meeting with bosses of the military-industrial complex, urges them to boost production of weapons and ammo, “urgently” supply the armed forces and ensure “100% import substitution in this sector” pic.twitter.com/rgz6TnOg1m

— Mary Ilyushina (@maryilyushina) September 20, 2022

9. McDonald đã cho mở lại cửa hàng của mình tại Kyiv, cho thấy “sự bình thường” đang trở về với thủ đô của Ukraina:

MacDonald's resumed delivery from some of its restaurants in Kyiv on Sept. 20 after shutting down operations across Ukraine because of Russia's full-scale invasion.

The chain plans to reopen more restaurants in a week and resume its dine-in services in October. pic.twitter.com/TjpTjU6vtj

— The Kyiv Independent (@KyivIndependent) September 20, 2022

Việc Nga có tuyên bố sát nhập các vùng lãnh thổ ly vào Liên bang Nga hay không trên thực tế sẽ không làm quân Ukraina dừng lại, cũng như không làm chiến tranh giảm đi, bởi điều này sẽ không được công nhận bởi bất kỳ một luật pháp quốc tế nào. Không thể có chuyện đem quân tới một quốc gia, dùng vũ lực chiếm một vùng lãnh thổ rồi “trưng cầu dân ý”, thì việc xâm lược sẽ là hợp pháp, nhưng đây là “yêu cầu đảm bảo” mà các lực lượng ly khai đòi hỏi từ Putin, rằng “sẽ không bỏ rơi” chúng khi chiến tranh bất lợi. Đồng thời, cũng tạo cho Nga cái cớ để to mồm dọa nạt sử dụng “chiến tranh hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ” trước sự tấn công của quân Ukraina, hy vọng phương Tây sẽ chùn bước trong việc hỗ trợ vũ khí.

Sau gần 7 tháng chiến sự, chúng ta thấy sự thay đổi gần như hoàn toàn: Ukraina từ phía phải luôn luôn phải chống đỡ, phòng thủ, đã quay sang thế chủ động tấn công, không những thế, còn dành lại được khoảng ½ tổng số lãnh thổ đã bị chiếm đoạt, sau hai cuộc “rút lui chiến lược” của Nga ở Kyiv và Kharkiv. Lúc này, quân Nga lại phải quay sang phòng thủ và việc “có thể thắng cuộc chiến tranh” không còn là “hiển nhiên” như trước, ngay cả với các nguồn của Nga.

Thể kỷ 21 cho thấy sự thay đổi bước ngoặt trong suy nghĩ, trong chiến tranh, cho thấy vũ lực và sự tàn bạo vô pháp vô thiên chỉ đem lại thất bại cho kẻ sử dụng, mang lại tổn thất nặng nề, sự khinh bỉ và cô lập đến từ toàn thế giới. Đồng thời khẳng định, trong kỷ nguyên hội nhập, không có quốc gia nào có thể trụ lại một mình.

Sau cuộc chiến này, sẽ có rất nhiều thay đổi và nhiều điều phải nghĩ lại.

Viva Ukraina.

***********

Phương Tây lo sợ khi Nga thất thế ở Ukraine

TRƯƠNG KHẮC TRÀ

Phương Tây lo sợ khi Nga thất thế ở Ukraine - Ảnh 1.

Ông Putin còn nhiều quân bài chưa đưa ra chiến trường Ukraine

Sau khi một loạt địa điểm ở Đông Bắc Ukraine bị đánh bật, điện Kremlin không đưa ra thêm tuyên bố nào cho thấy sẽ mở rộng chiến sự. Trong khi đó Tổng thống Putin đã có cuộc gặp rất thân mật với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Uzbekistan.

Nga và Trung Quốc đạt được cam kết thanh toán bằng đồng ruble và Nhân dân tệ trong giao dịch dầu mỏ, khí đốt; hai bên nhất trí “cùng nhau hành động” tại tuần lễ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ủng hộ nhau bảo vệ lợi ích sát sườn.

Moscow đã tính tới chiến lược dài hơi, gầy dựng vây cánh để đối đầu phương Tây, chứ không dễ dàng rút quân và hứng chịu hàng nghìn hạng mục cấm vận.

Vì vậy, các nhà phân tích phương Tây lo ngại Moscow có thể tăng tốc chiến sự ở Ukraine nhằm gỡ gạc lại thể diện sau những thất bại chóng vánh trên chiến trường. Còn quá sớm để nói rằng Ukraine sẽ tái kiểm soát toàn bộ lãnh thổ.

Ở Donetsk và Nikopol hàng chục tòa nhà dân cư, đường ống dẫn khí đốt và đường dây điện đã bị Nga tấn công; hệ thống bảo đảm an toàn rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngày càng mong manh. Một số nhà phân tích quân sự lo ngại, sự cố hạt nhân cố tình có thể xảy ra tại Zaporizhzhia!

Những chiến thắng của Ukraine trên chiến trường trong những ngày gần đây và khả năng giành lại hàng chục thị trấn và làng mạc ở khu vực Kharkov, Donetsk và Luhansk đã đặt Nga vào tình thế khó khăn.

Cựu Nghị sĩ Nga Boris Nadezhdin nói rằng: “Nga khó giành phần thắng trong cuộc chiến nếu họ tiếp tục chiến đấu như hiện nay, cần phải có - hoặc tổng động viên - hoặc chiến tranh toàn diện, nếu không chúng ta sẽ rút lui”.

Rõ ràng, ông Putin đối mặt với áp lực ngày càng tăng, một mặt ổn định nội bộ, duy trì sự ủng hộ của dư luận trong nước với tính hợp lý của “chiến dịch quân sự đặc biệt”, mặt khác tìm kiếm kết quả đủ lớn để triệt tiêu tinh thần chiến đấu của Ukraine.


Nga dường như đang hành động quyết liệt và âm thầm hơn ở Ukraine. Tướng Mỹ, Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đã kêu gọi cảnh giác sau khi đến thăm một căn cứ ở Ba Lan có chức năng hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine.

“Chiến tranh đang diễn ra không quá suôn sẻ đối với Nga. Vì vậy, tất cả chúng ta có trách nhiệm duy trì trạng thái sẵn sàng, cảnh giác cao độ”, ông Mark Milley nhấn mạnh. Phát biểu của ông Mark Milley là một lời nhắc nhở về nguy cơ leo thang khi Mỹ và các đồng minh NATO tăng cường viện trợ cho Ukraine từ xa.

Phương Tây lo sợ khi Nga thất thế ở Ukraine - Ảnh 3.

Còn quá sớm để nói đến khả năng Ukraine tái kiểm soát toàn vẹn lãnh thổ

Ngay từ đầu chiến sự Nga- Ukraine , Mỹ và đồng minh luôn tìm cách tránh đối đầu trực tiếp với Nga. Tổng thống Pháp E. Macron từng khuyên “không được làm ông Putin mất thể diện”.

Dùng chiến tranh vũ trang để giải quyết mâu thuẫn chính trị là phí phạm nguồn lực, Washington cũng chỉ cần sử dụng Ukraine để khống chế Nga từ xa. Nghiễm nhiên, không dễ dồn một cường quốc quân sự như Nga đến đường cùng, và nếu điều đó xảy ra đúng là thảm họa.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky càng lúc càng tin tưởng quân đội của ông sẽ đánh bại quân Nga. “Có lẽ đối với một số người, sau một loạt các chiến thắng, giờ chúng ta sẽ dừng lại. Nhưng sẽ không có chuyện dừng lại. Chung ta cần có sự chuẩn bị cho loạt trận tiếp theo. Vì Ukraine phải được tự do!”.


***************

Hungary đối mặt với ngày phán xét của EU: Nguy cơ mất số tiền lớn

An An

Hungary có thể mất 7,5 tỷ USD

Hãng tin RT (Nga) đưa tin, Ủy ban châu Âu hôm 18/9 đề xuất giữ lại 7,5 tỷ USD trong quỹ phân bổ cho Hungary, do lo ngại về tham nhũng. Theo Ủy viên Ngân sách Johannes Hahn, việc đình chỉ nhằm bảo vệ ngân sách của khối.

"Quyết định hôm nay là một minh chứng rõ ràng về quyết tâm của Ủy ban trong việc bảo vệ ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) và sử dụng tất cả các công cụ theo ý của chúng tôi để đảm bảo mục tiêu quan trọng này", ông Hahn nói. Số tiền này vốn đến từ quỹ chung, được cấp cho Hungary, nhằm giúp các nước EU đưa nền kinh tế của họ theo tiêu chuẩn của khối.

Nếu được thông qua, việc cắt giảm viện trợ sẽ là biện pháp trừng phạt tài chính đầu tiên theo cơ chế pháp quyền của EU, cho phép Brussels có quyền áp dụng các hình phạt tài chính đối với các quốc gia thành viên nếu hành động của họ bị coi là vi phạm các giá trị của EU. Brussels đã kích hoạt thủ tục chưa từng có trước đó nhằm vào Hungary vào tháng 4 năm nay.

Theo ông Hahn, Budapest kể từ đó đã công bố một số biện pháp để giải quyết các vấn đề. Ví dụ, chính phủ Hungary gần đây cho biết họ có kế hoạch thành lập một cơ quan chống tham nhũng để giám sát việc chi tiêu các quỹ của EU vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, ông Hahn cho biết thời hạn để Hungary thực hiện các biện pháp cần thiết là "rất chặt chẽ".

Ông nói: "Rủi ro đối với ngân sách ở giai đoạn này vẫn còn, do đó chúng tôi không thể kết luận rằng ngân sách của EU được bảo vệ đầy đủ" .

Hungary đối mặt với ngày phán xét của EU: Nguy cơ mất số tiền lớn - Ảnh 1.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Reuters

Hungary đối mặt với ngày phán xét của EU

Hội đồng EU hiện có một tháng để quyết định có thông qua đề xuất của Ủy ban hay không. Hungary sau đó sẽ có một tháng để trả lời hoặc yêu cầu gia hạn, có nghĩa là Ủy ban có thể đóng băng tiền sớm nhất vào ngày 19/11. Trong khi đó, Hungary cho biết họ sẽ sẵn sàng triển khai hầu hết các biện pháp "khắc phục hậu quả" trước thời hạn đó, với dự kiến ​​chính phủ sẽ đề xuất một gói luật chống tham nhũng vào tuần tới.

Theo tờ Euronews (châu Âu), động thái phán xét khiến Hungary tiêu tốn hàng tỷ euro tiền tài trợ từ EU có thể làm tê liệt nền kinh tế vốn đã chững lại của nước này.

Xung đột giữa Hungary, một trong những nước hưởng lợi ròng lớn nhất của khối, và EU đã gia tăng đều đặn kể từ khi Thủ tướng Viktor Orban lên nắm quyền vào năm 2010.

"Tôi thấy điều đó thật buồn cười", ông Orban nói trong chuyến thăm đến Belgrade, thủ đô của Serbia. "Đây là lần thứ ba hoặc thứ tư họ thông qua nghị quyết lên án Hungary tại Nghị viện châu Âu. Lúc đầu, chúng tôi nghĩ rằng đó là một điều quan trọng. Nhưng bây giờ chúng tôi coi đó như một trò đùa".

Trong khi đó, ông Gergely Gulyas, Chánh văn phòng của Thủ tướng Orban, nói với các phóng viên rằng, các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu trong vòng vài ngày về các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc, bao gồm một cơ quan chống tham nhũng độc lập và giám sát chặt chẽ hơn cách chi tiêu ngân quỹ của EU.

Căng thẳng giữa Budapest và Brussels trầm trọng hơn do Hungary nhiều lần chỉ trích chính sách của EU đối với xung đột Ukraine. Nền kinh tế Hungary hiện đang trải qua mức lạm phát cao nhất trong gần 25 năm, trong khi đồng tiền của nước này gần đây đạt mức thấp kỷ lục so với đồng euro và đô la
**************

Tin thế giới 21-9: McDonald's trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực

TUOI TRE ONLINE

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 1.

Nhân viên công ty giao thức ăn Glovo vừa nhận đơn hàng ở tiệm McDonald's mới mở trở lại ở thủ đô Kiev ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

* McDonald's trở lại Kiev sau 7 tháng chiến sự. Người dân Kiev đã bất chấp cái lạnh để xếp hàng nhiều giờ ngày 20-9 khi McDonald's mở cửa lại ba cửa hàng chi nhánh tại thủ đô Ukraine. McDonald's đã đóng cửa các cửa hàng tại đây kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ngày 24-2-2022.

Các chi nhánh này chỉ mở dịch vụ giao hàng, nhưng khách hàng vẫn chờ bên ngoài để lấy phần ăn của họ từ những người giao hàng đứng bên cạnh, theo Hãng tin Reuters. Đối với một số người, các món ăn của McDonald's mang lại hương vị về một cuộc sống trước chiến tranh.

* Ông Biden đề cử đại sứ mới tại Nga. Ngày 20-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Lynne Tracy làm đại sứ tại Nga, sau khi đại sứ đương nhiệm John Sullivan về hưu, theo Hãng tin AFP.

Hiện bà Tracy đang là đại sứ Mỹ tại Armenia. Việc bổ nhiệm bà vào vị trí mới tại Nga sẽ phụ thuộc vào sự phê duyệt của Thượng viện Mỹ. Bà Tracy từng theo học chuyên ngành tiếng Nga tại ĐH Georgia và lấy bằng luật tại ĐH Akron ở bang Ohio năm 1994.

* 11 học sinh thiệt mạng trong cuộc không kích tại Myanmar. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết ít nhất 13 người thiệt mạng, trong đó có 11 trẻ em, khi trực thăng quân đội nổ súng vào một ngôi trường tại Myanmar vào ngày 19-9.

UNICEF cho biết ít nhất 15 học sinh vẫn đang mất tích, và kêu gọi trả tự do cho bọn trẻ ngay lập tức. Ngày 20-9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã lên án cuộc không kích này.

Chính quyền Myanmar khẳng định chỉ tấn công các phiến quân đang ẩn náu trong khu vực, theo Hãng tin AFP. 

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 3.

Quân nhân Ukraine kiểm tra xe bọc thép của Nga bị bỏ lại thị trấn Izium ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

* Phản ứng về việc các vùng lãnh thổ Ukraine trưng cầu ý dân để sáp nhập vào Nga. "Bất kỳ cuộc trưng cầu ý dân nào về việc sáp nhập vào Nga tại các vùng lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát sẽ phá hủy cơ hội còn sót lại để đàm phán giữa Kiev và Matxcơva", phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

"Không có các cuộc trưng cầu ý dân, vẫn có cơ hội nhỏ nhất cho một giải pháp ngoại giao. Sau cuộc trưng cầu ý dân sẽ không còn cơ hội nào nữa", phát ngôn viên Serhiy Nykyforov cảnh báo ngày 20-9.

Cùng ngày, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết Mỹ bác bỏ kế hoạch tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân ở Ukraine và sẽ không bao giờ công nhận bất cứ tuyên bố nào của Nga về việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine.

Theo ông Sullivan, ông Biden sẽ đưa ra lời chỉ trích cứng rắn đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 21-9, theo Hãng tin Reuters.

Liên minh châu Âu lên án mạnh mẽ kế hoạch của Nga tổ chức trưng cầu ý dân ở các khu vực của Ukraine và sẽ không công nhận kết quả của các cuộc bỏ phiếu, người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cho biết ngày 20-9.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng khẳng định các cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập Nga ở các khu vực Ukraine do Nga kiểm soát sẽ không được cộng đồng quốc tế công nhận.

* Indonesia chi hơn 6 tỉ USD đảm bảo an ninh lương thực. Bộ trưởng Tài chính Indonesia Isa Rachmatarwata ngày 20-9 cho biết gói ngân sách khoảng 95.000 tỉ Rp (khoảng 6,32 tỉ USD)  được sử dụng để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, phòng ngừa những tình huống rủi ro bất ngờ có thể xảy ra giống như cuộc chiến Nga - Ukraine.

Ngân sách sẽ được phân bổ cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Các vấn đề biển và Nghề cá (KKP) và Bộ Công chính và Nhà ở công cộng (PUPR). 

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 4.

Hiện trường vụ nổ tòa nhà gạch đỏ ở thành phố Chicago, Mỹ - Ảnh: WALL STREET JOURNAL

* Nổ tòa nhà ở Chicago (Mỹ), 8 người nhập viện. Một phần tòa nhà gạch đỏ sụp đổ sau vụ nổ tại West Side ở thành phố Chicago ngày 20-9, khiến 8 người phải nhập viện, trong đó có 3 người đang nguy kịch, theo Reuters.

Sở Cứu hỏa Chicago vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ nổ. Hình ảnh trên mạng cho thấy các tầng trên cùng của tòa nhà tại góc đường West Washington và North Central bị hư hại nghiêm trọng.

Ít nhất 9 người chết trong vụ sập nhà kho ở Brazil. Vụ tai nạn xảy ra ngày 20-9 trong chuyến thăm công ty container Multiteiner ở gần thành phố Sao Paulo của hai ứng cử viên Quốc hội Brazil là ông Jones Donizette và bà Ely Santos.

Ông Donizette thông báo trên Facebook rằng ông và bà Santos đã được cứu. Tuy nhiên, sở cứu hỏa địa phương cho biết ít nhất 9 người thiệt mạng khi một phần kết cấu bê tông trong nhà kho sập xuống, theo Reuters.

Sở cứu hỏa nói họ đã giải cứu 31 người, và 28 người trong số này được đưa đến bệnh viện.

* Đức tức giận khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập liên minh do Nga, Trung Quốc dẫn đầu. Ngày 20-9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói ông "rất bực" trước các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ về việc gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Cuối tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói ông đang muốn nước này trở thành thành viên của SCO, theo Reuters. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 6.

Người dân mất nhà cửa vì lũ lụt mang theo các thùng chứa đầy nước lũ khi sống trong một tại tị nạn ở thành phố Sehwan, Pakistan ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

* Đan Mạch trở thành nước đầu tiên hỗ trợ "thiệt hại và mất mát" vì biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển. Ngày 20-9, chính quyền Copenhagen cam kết hỗ trợ hơn 13 triệu USD cho các nước đang phát triển đã chịu thiệt hại vì biến đổi khí hậu, theo Reuters.

Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Flemming Moller Mortensen đã đưa ra cam kết nói trên bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Bộ trưởng Mortensen cho biết quỹ khí hậu mới sẽ được chuyển cho vùng Sahel ở tây bắc châu Phi và các khu vực dễ bị tổn thương khác.

* 28 triệu người cùng lúc theo dõi lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II. Ngày 20-9, Đài BBC cho biết đỉnh điểm có 28 triệu người Anh cùng xem lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II qua tivi, khiến nó trở thành một trong những sự kiện được theo dõi nhiều nhất trong nhiều năm.

Tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II, người đã băng hà ngày 8-9 sau hơn 70 năm trị vì, được tổ chức hôm 19-9 tại Cung điện Westminster và được phát sóng trên khắp thế giới. BBC cho biết đây là lượng khán giả lớn nhất kể từ lễ bế mạc Thế vận hội London năm 2012.

* Taliban thay quyền bộ trưởng giáo dục. Ngày 20-9, Taliban thông báo cải tổ nhiều vị trí cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có việc thay quyền Bộ trưởng Giáo dục Noorullah Munir. Ông Maulvi Habibullah Agha, người đứng đầu hội đồng tỉnh Kandahar, sẽ đảm nhận chức vụ này thay ông Munir.

Taliban đã không đưa ra lý do cải tổ nội các Afghanistan, theo Reuters. Hệ thống giáo dục Afghanistan đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi Taliban tiếp quản đất nước. Taliban cho biết họ đang lên kế hoạch mở trường trung học cho nữ sinh nhưng chưa công bố khung thời gian cụ thể.

Một khoảng rừng đã cháy

Góc ảnh 20

Những hàng cây ngay cả khi cháy rụi vẫn có một dáng vẻ thật đẹp càng khiến người xem tiếc nuối một vạt rừng hẳn còn đẹp hơn thế nhiều đã biến mất trong trận cháy rừng tại Landiras (Gironde) mùa hè năm nay. Ảnh chụp ở gần xã Hostens, tỉnh Gironde, miền tây nam nước Pháp ngày 7-9 vừa qua - Ảnh: AFP


**************

Bốn nước láng giềng 'cấm cửa' du khách Nga


Bốn trong số 5 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) có chung đường biên giới với Nga bắt đầu từ chối đón tiếp du khách nước này từ nửa đêm ngày 19/9.

Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania áp đặt các hạn chế mới trong khi Phần Lan quyết định vẫn mở cửa, dù họ đã cắt giảm số lượng các cuộc hẹn lãnh sự dành cho du khách Nga muốn xin thị thực (visa). Đây là động thái mới nhất trong một loạt các biện pháp trừng phạt và bước đi khác của EU hoặc các nước thành viên kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2.

Toàn cảnh cây cầu băng ngang sông Narva tại trạm kiểm soát biên giới với Nga ở Narva, Estonia. Ảnh: Reuters

EU đã cấm tất cả các chuyến bay từ Nga, chỉ duy trì các kết nối giao thông đường bộ và đường sắt. Trong tháng 9 này, liên minh cũng nhất trí hạn chế cấp visa du lịch tự do trong khối Schengen đối với các công dân của xứ sở bạch dương.

Theo Reuters, lệnh cấm nhập cảnh của 4 nước EU ngày 19/9 nhằm vào khách du lịch và không áp dụng đối với những người Nga đang xin tị nạn chính trị ở EU, các tài xế xe tải, người tị nạn và thường trú nhân tại các nước thành viên liên minh cũng như những thân nhân đến thăm gia đình.

Vấn đề "cấm cửa" du khách Nga, điều Ukraine đang tích cực vận động EU thực hiện, đã gây chia rẽ khối. Đức và Pháp lập luận, việc áp đặt biện pháp này với dân thường Nga sẽ phản tác dụng.

Dù trước đó từng tuyên bố người Nga không nên nhập cảnh vào các nước EU trong thời gian diễn ra xung đột với Ukraine, nhưng Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin tin, lệnh "cấm cửa" có thể trái với thỏa thuận khu vực Schengen, khối bao gồm 26 quốc gia châu Âu đã chính thức bãi bỏ hộ chiếu và các hình thức kiểm soát biên giới khác, cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên. 

"Một quốc gia cấp thị thực, một quốc gia khác từ chối. Đó chắc chắn không phải điều được mong muốn cho hệ thống", Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto phát biểu trước các phóng viên tại Helsinki tuần trước.

Ngược lại, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas bày tỏ sự thất vọng về sự chia rẽ trong EU, đồng thời cảnh báo Phần Lan đang tạo lỗ hổng cho phép nhiều du khách Nga đổ xô tới biên giới nước này.

Phản ứng trước động thái mới của Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania, Nga khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng. Tuy nhiên, Moscow nói sẽ không tự đóng cửa với EU
*************

Slovenia gửi xe tăng cho Ukraine, đoàn nghị sĩ Đức tới vùng Donbass


Chính phủ Slovenia cho biết, nước này sẽ viện trợ cho Ukraine hàng chục xe tăng M-55S “trong thời gian tới”.

“Với tinh thần đoàn kết cùng người dân Ukraine, Thủ tướng Slovenia Robert Golob và người đồng cấp Đức Olaf Scholz đã nhất trí về một hành động viện trợ chung. Cụ thể, Kiev được nhận 28 chiếc xe tăng M-55S từ chính quyền Ljubljana, sau đó Berlin sẽ chuyển cho các lực lượng vũ trang Slovenia 40 xe quân sự. Một cuộc trao đổi khí tài như vậy cũng tăng cường hơn nữa sự hợp tác quốc phòng giữa Đức và Slovenia”, thông cáo đăng trên trang web của Chính phủ Slovenia đêm 19/9, viết.

Xe tăng M-55S. Ảnh: Army Recognition

Trang quân sự Mil.in.ua nhận định, việc Slovenia viện trợ số xe tăng trên cho Ukraine sẽ tăng cường sức mạnh cho quân đội nước này, nhất là khi các cuộc phản công do Kiev phát động ở tỉnh Kharkiv đã giành được một số thành công nhất định. 

M-55S là biến thể nâng cấp của dòng xe tăng T-55 được giới công nghiệp quốc phòng Slovenia đưa vào trang bị trong quân đội nước này hồi năm 1999. Xe dài 9,9m (tính cả nòng pháo); rộng 3,5m (khi được lắp các loại giáp bên sườn); cao 2,39m và nặng khoảng 38 tấn. Kíp chiến đấu của xe có 4 người gồm trưởng xe, lái xe, xạ thủ và liên lạc viên.

M-55S được lắp động cơ diesel V-55 có công suất 580 mã lực. Nhờ vậy, xe có thể di chuyển với vận tốc 50 km/h trên địa hình bằng phẳng.

So với các biến thể khác của xe tăng T-55 chỉ được lắp pháo cỡ nòng 100mm, M-55S được trang bị pháo L7/M68 sử dụng cỡ đạn 105 mm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đồng thời, hệ thống điều khiển hỏa lực (I2)-EFCS3-M55 lắp trên M-55S có thể giúp xạ thủ bắn hạ mục tiêu đối phương với tỷ lệ chính xác cao hơn. 

Đoàn nghị sĩ Đức tới vùng Donbass

Theo hãng tin RT, một nhóm nghị sĩ thuộc Đảng AfD của Đức dự kiến sẽ thăm khu vực Donbass thuộc miền đông Ukraine trong khoảng thời gian từ ngày 20-28/9. Tổng cộng, sẽ có 6 nhà lập pháp của đảng này thực hiện chuyến thăm trên. 

“Giữa bối cảnh có nhiều bản báo cáo mang tính xuyên tạc và đậm chất đảng phái về cuộc xung đột Ukraine, nhóm nghị sĩ chúng tôi muốn tới khu vực Donbass để có thể tận mắt chứng kiến ‘bức tranh toàn cảnh’ về tình hình ở đó, cũng như tự đưa ra những đánh giá của bản thân”, nghị sĩ Hans-Thomas Tillschneider thuộc Cơ quan lập pháp bang Sachsen-Anhalt của Đức nói. 

Cựu Đại sứ Ukraine tại Đức Andrei Melnyk sau đó cùng ngày đã đưa ra một số bình luận tiêu cực về động thái trên của nhóm nghị sĩ Đức. “Việc nhóm nghị sĩ Đảng AfD tới thăm những khu vực lãnh thổ Ukraine bị Nga kiểm soát là một hành vi tiếp tay cho tội ác. Tôi kêu gọi Cơ quan Liên bang về bảo vệ Hiến pháp Đức (BfV) cần phải làm điều gì đó”.

Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức, cơ quan này không có thông tin về chuyến đi trên của nhóm nghị sĩ.


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 21 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx

PhucLaiwar 2
****************

TT Biden sẽ gặp nhà lãnh đạo Philippines Marcos bên lề cuộc họp ở LHQ

Reuters

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden lần đầu tiên bên lề Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra ở New York, theo một quan chức và một nguồn thạo tin cho Reuters biết.

Trong một dòng Tweet trên tài khoản chính thức hôm 21/9, nhưng sau đó đã bị xóa, bà Trixie Cruz-Angeles, thư ký báo chí của ông Marcos, cho biết họ dự kiến sẽ thảo luận về thương mại, đầu tư và tăng cường quan hệ. Một nguồn tin Hoa Kỳ nắm rõ các kế hoạch này cũng xác nhận cuộc họp đã được sắp xếp.

Văn phòng của ông Marcos và Bộ Ngoại giao Philippines chưa phản hồi ngay yêu cầu xác nhận thông tin về cuộc gặp mà Nhà Trắng vẫn chưa công bố.

Trong bài phát biểu của mình tại cuộc tranh luận chung tại Đại hội đồng LHQ hôm thứ 20/9, ông Marcos kêu gọi các nhà lãnh đạo toàn cầu phục hồi nền kinh tế thế giới, tuân theo một trật tự dựa trên luật lệ quốc tế và khẩn trương tuân thủ các cam kết về khí hậu.

Philippines là một trong những đồng minh lớn nhất của Mỹ ở châu Á và hai nước tổ chức các cuộc tập trận quân sự thường xuyên, một phần của loạt thỏa thuận bao gồm hiệp ước phòng thủ chung kéo dài 70 năm.


*****************

voatiengviet.com

Nga sẽ huy động 300.000 quân dự bị, nói rằng 6.000 binh sĩ thiệt mạng ở Ukraine

Reuters

Nga sẽ huy động 300.000 quân dự bị để hỗ trợ chiến dịch quân sự ở Ukraine, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết hôm 21/9 trong một phát biểu trên truyền hình, theo Reuters.

Trong bản cập nhật đầu tiên của Moscow về số thương vong sau gần sáu tháng, ông Shoigu cho biết 5.397 binh sĩ Nga đã thiệt mạng kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột.

Tổng thống Vladimir Putin đã ký sắc lệnh động viên một phần. Đó là lệnh động viên đầu tiên của Nga kể từ Thế chiến II. Trong một phát biểu trên truyền hình sáng 21/9, ông Putin nói rằng cần thêm binh sĩ để giành chiến thắng trong cuộc chiến chống lại không chỉ Ukraine mà cả những kẻ ủng hộ phương Tây.

Ông Shoigu bác bỏ các tuyên bố của Kyiv và phương Tây rằng Nga đã bị tổn thất nặng nề trong chiến dịch kéo dài 7 tháng, đồng thời cho biết 90% binh sĩ Nga bị thương đã trở lại tiền tuyến.

Đây là lần đầu tiên Nga đưa ra con số thiệt mạng chính thức kể từ ngày 25/3, khi nước này cho biết 1.351 quân nhân đã thiệt mạng.

Vào tháng 8, Lầu Năm Góc của Hoa Kỳ cho biết họ tin rằng khoảng 70.000 đến 80.000 binh sĩ Nga đã thiệt mạng hoặc bị thương, và vào tháng 7, ước tính số binh sĩ Nga thiệt mạng là vào khoảng 15.000 người.

Ông Shoigu nói Nga có 25 triệu binh sĩ tiềm năng có thể được huy động khi cần.

Sắc lệnh được công bố trên trang web của Điện Kremlin cho biết lệnh huy động chỉ áp dụng với các quân nhân dự bị đã có kinh nghiệm quân sự.

Ông Shoigu nói điều này có nghĩa là sẽ huy động khoảng 300.000 quân nhân. Ông cho biết họ sẽ được huấn luyện thêm trước khi được triển khai sang Ukraine, và sẽ không bao gồm sinh viên hoặc những người chỉ tham gia nghĩa vụ quân sự.

Ông Shoigu cho biết việc huy động này sẽ giúp Nga “củng cố” các vùng lãnh thổ mà nước này chiếm giữ phía sau chiến tuyến dài 1.000 km ở Ukraine.


****************

Nhiều nước chỉ trích lệnh động viên quân của ông Putin


Ukraine chỉ trích quyết định động viên quân của Nga là "nỗ lực biện minh thất bại", trong khi quan chức Anh gọi đây là "sự leo thang đáng lo ngại".

"Đó là động thái hoàn toàn có thể đoán được, giống như một nỗ lực để biện minh cho sự thất bại của họ", Mykhailo Podolyak, cố vấn tổng thống Ukraine, nói với Reuters hôm nay, nhắc đến chiến dịch quân sự của Moskva ở nước này. "Cuộc chiến rõ ràng không đi theo kịch bản của Nga và do đó, buộc ông Putin phải đưa ra những quyết định rất không hợp lòng người".

Theo ông Podolyak, Tổng thống Putin "đang cố đẩy trách nhiệm bắt đầu một cuộc chiến vô cớ" và tình trạng kinh tế ngày càng tồi tệ của Nga cho phương Tây.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, tại Kiev hôm 19/4. Ảnh: AFP.

Cố vấn của Tổng thống Ukraine, Mykhailo Podolyak, tại Kiev hôm 19/4. Ảnh: AFP.

Ông Podolyak đưa ra bình luận sau khi Tổng thống Putin ban lệnh "động viên một phần" tại Nga từ hôm nay, áp dụng với lực lượng quân nhân chuyên nghiệp đã giải ngũ. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết mệnh lệnh của ông Putin sẽ cho phép quân đội Nga huy động thêm 300.000 quân nhân phục vụ chiến dịch tại Ukraine,

Ông chủ Điện Kremlin còn cáo buộc phương Tây "tống tiền hạt nhân" nhằm vào Nga và khẳng định nước này sẽ sử dụng mọi biện pháp có sẵn để bảo vệ chủ quyền. "Chúng tôi có rất nhiều vũ khí để trả đũa. Đây không phải lời dọa nạt suông", ông nói.

Đại sứ Mỹ tại Ukraine Bridget A. Brink mô tả thông báo của ông Putin là "một dấu hiệu thất bại" và Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Kiev đối phó chiến dịch quân sự của Moskva.

"Các cuộc trưng cầu dân ý giả và động viên lực lượng là những dấu hiệu cho thấy suy yếu, thất bại của Nga", bà A. Brink viết trên Twitter. "Mỹ sẽ không bao giờ công nhận các tuyên bố của Nga nhằm sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi sẽ sát cánh với Ukraine đến cùng".

Phó thủ tướng Đức Robert Habeck cho rằng động thái của ông Putin là "một bước đi tồi tệ và sai lầm từ Nga", cảnh báo Berlin sẽ có biện pháp đáp trả.

Nghị sĩ Bảo thủ Anh Gillian Keegan nói thông báo từ Nga là sự leo thang đáng lo ngại và các bên cần xem xét một cách nghiêm túc. Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace cáo buộc ông Putin "không giữ lời hứa", chỉ ra rằng khi phát biểu trên truyền hình hồi tháng 3, ông chủ Điện Kremlin cho biết "sẽ không có đợt điều động lực lượng dự bị nào nữa".

"Lệnh động viên một phần của ông Putin là nỗ lực nhằm leo thang hơn nữa chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, càng chứng minh Moskva là bên gây hấn duy nhất", Thủ tướng Cộng hòa Czech Petr Fiala nói. "Ukraine cần được hỗ trợ và chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ họ, vì lợi ích của chúng ta".

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte cho rằng ông Putin "đưa ra những lời khoa trương về vũ khí hạt nhân" và kêu gọi bình tĩnh. Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics tuyên bố sẽ không cấp nơi tị nạn cho người Nga sang nước này để tránh lệnh điều động của Moskva.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc kêu gọi các bên tham gia đối thoại và tham vấn, tìm giải pháp để giải quyết các mối lo ngại an ninh.

In this image made from video released by the Russian Presidential Press Service, Russian President Vladimir Putin addresses the nation in Moscow, Russia, on September 21. (Russian Presidential Press Service/AP)

Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu tại Moskva ngày 21/9. Ảnh: AP.

Nga bắt đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine từ cuối tháng 2 và đang kiểm soát khoảng 1/5 diện tích Ukraine. Họ đã chiếm tỉnh Lugansk và đang nhắm vào các mục tiêu tại tỉnh Donetsk để hoàn thành "giải phóng Donbass". Nga cũng kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở vùng duyên hải phía nam và đông nam Ukraine, tạo hành lang trên bộ nối Donbass với bán đảo Crimea.

Ukraine gần đây triển khai chiến dịch phản công và tái kiểm soát một số thành phố ở tỉnh đông bắc Kharkov. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng nước này giành lại 6.000 km2 lãnh thổ kể từ đầu tháng.

Tổng thống Putin hôm 16/9 tuyên bố cục diện chiến trường về cơ bản không thay đổi và quân đội Nga không muốn hành động vội vã. Ông nói Nga tiến quân chậm, song có tính hệ thống và từng bước kiểm soát nhiều phần lãnh thổ hơn.


*************

Nga động viên quân dự bị: Putin cần 'biển người' để lật ngược thế cờ ở Ukraine? BBC



Quân Ukraine vui mừng tiến vào vùng giải phóng

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Quân Ukraine vui mừng tiến vào vùng giải phóng

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 21/9 đã ký sắc lệnh động viên một phần quân đội, áp dụng với những quân nhân dự bị để đưa họ sang chiến đấu ở Ukraine.

Nga chưa dám ban hành lệnh tổng động viên, quyễ́t định sẽ đặt cả xã hội và nền kinh tế vào mục tiêu phục vụ chiến tranh.

Nhưng việc động viên hàng trăm nghìn quân cho thấy Nga muốn tìm lối thoát sau cuộc rút chạy trước cuộc phản công của Ukraine gần đây.

Các nhà phân tích như George Friedman cho rằng cuộc phản công của quân đội Ukraine vừa qua ở vùng Kharkiv đẩy Nga vào thế bị động.


Không còn cách nào khác?


Ngay trước khi ông Putin tuyên bố động viên hàng trăm nghìn quân dự bị, hôm 20/09, GS Friedman, chủ biên trang Geopolitical Futures đã viết:

"Các sự lựa chọn của Nga không có nhiều. Giải pháp dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật cũng không giúp gì cho tình hình ở chiến trường, chưa kể nếu tấn công Ukraine bằng vũ khí nguyên tử nhỏ thì vùng nhiễm phóng xạ sẽ lan sang đất Nga...Vì thế, cách duy nhất Nga có thể làm là tăng quân, tăng thật nhiều để đánh trở lại miền Đông Ukraine."

Trong bài “Russian Options”, ông Friedman phân tích về khả năng dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật:

“Vũ khí hạt nhân chiến thuật có thể quyết định kết quả một trận đánh, nhưng không giải quyết được cả cuộc chiến tranh. Chưa kể nó còn làm cho vùng đất [bị tấn công] thành nơi không ai sống nổi."

Vì thế, Nga có thể phải tính việc dùng đến vũ khí nguyên tử chiến lược để hủy diệt các đô thị Ukraine, như vụ Hiroshima.

"Thế nhưng cách này có nhược điểm là gió từ Ukraine sẽ nhanh chóng thổi sang Nga, ví dụ thành phố Voronezh, và vùng nhiễm xạ sẽ lan tới lãnh thổ Nga."

Rủi ro thứ nhì, lớn hơn là phản ứng của Phương Tây.

Ông Friedman nói: "Hoa Kỳ, Anh, Pháp có thể xem việc Nga tấn công hạt nhân Ukraine là đe dọa cho chính họ và có thể đánh Nga bằng vũ khí nguyên tử...”

Tóm lại, theo ông Friedman, việc dùng vũ khí nguyên tử chỉ đem lại rủi ro cao mà không hề giải quyết được vấn đề quân sự hiện nay của Nga, sau cuộc phản công mạnh của Ukraine.

Các loại vũ khí hiện đại của Phương Tây, cộng với tinh thần chiến đấu giải phóng đất nước của người Ukraine đã tạo bước ngoặt cho họ trong chiến sự.


Đánh vào phía Tây của Ukraine từ đường biển?


Vẫn theo GS Friedman, trên biển Nga không còn khả năng khống chế hải quân và không quân của Nato ở Hắc Hải nếu xảy ra cuộc chiến lan rộng.

Để đánh lại Ukraine hiệu quả, Nga phải có cách tấn công trở lại ít ra ở hai chiến trường bao vây Ukraine.

Một số tờ báo châu Âu cho rằng Nga có thể có ý định mở cuộc tấn công vào Moldova, nhân danh bảo vệ vùng ̣đất Transdniestria do một lực lượng theo Moscow chiếm giữ từ sau khi Liên Xô tan rã.

Từ Moldova, quân Nga có thể đánh lên Ukraine từ phía Tây Nam.

Tuy thế, theo ông Friedman, điều này không khả thi vì Nga không còn khả nặng chuyển quân sang phía Tây Nam của Ukraine bằng ̣đường biển.

Chưa kể, nếu Nga đánh Moldova, quốc gia láng giềng cùng ngôn ngữ với Moldova là Romania có thể sẽ phải ̣đưa quân chống lại Nga.

Romania là thành viên Nato và một cuộc chiến với Nga đồng nghĩa là Nato-Nga sẽ giao chiến.

“Nga không thể nào chuyển một số quân lớn trên bộ sang phía Tây Nam, mà phải chọn đổ quân vào Romania bằng đường biển."

"Romania là thành viên Nato và hiện đang duy trì căn cứ quân sự của Nato và tàu chiến Mỹ."

Để làm điều này, Nga phải dùng hỏa tiễn tiêu diệt các cụm tên lửa chống hạm của Ukraine, loại đã bắn chìm chiếc Moskva."

"Sau đó, họ còn phải duy trì ưu thế trên không bằng hỏa tiễn trên vùng Biển Đen, rồi đổ một số quân đủ để buộc quân Romania, có quân Mỹ yểm trợ phải giao chiến."

"Hoa Kỳ tuy thế vẫn có thêm lực lượng hải quân bên ngoài eo biển Bosporus và Nato hoàn toàn có thể khóa eo biển này, đặt Nga vào tình thế nguy hiểm."

"Thêm vào đó, chắc chắn sẽ có cuộc tấn công trên không vào quân Nga và kết cục thì Nga sẽ phải thua.”

Với khả năng tấn công Ukraine từ hai phía không còn và rủi ro cao của việc dùng vũ khí nguyên tử, theo phân tích của GS Friedman, Nga chỉ còn cách tập trung đại quân ở biên giới Ukraine để tràn sang.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Dấu tích cuộc rút chạy của quân Nga thời gian qua


Tung vào trận hàng trăm nghìn quân trước mùa đông?


Trước đây, trong một bài khác về nhược điểm và ưu điểm của quân Nga hôm 13/09, ông Friedman cho rằng bỏ sang một bên thực tế rằng từ 77 năm qua, quân đội Nga chưa hề tham chiến ở một chiến dịch liên binh chủng và nhiều sư đoàn phối hợp, Nga vẫn có thể thay đổi các cấp chỉ huy, huấn luyện quân và mở cuộc tấn công mới.

Các vấn đề hậu cần, kỹ thuật và sự thiếu chính xác của vũ khí hạng nặng mà Nga đang có đã thể hiện rõ gần 7 tháng qua ở chiến trường Ukraine.

Tuy thế, ưu thế duy nhất Nga còn lại là “đông dân”.

“Người Nga hoặc phải chọn tấn công với số quân áp đảo, hoặc thua trận. Và họ sẽ chọn cách thứ nhất.”

Theo bộ trưởng quốc phòng Sergei Shoigu, Nga sẽ động viên 300 nghìn quân trên tổng con số dự bị lên tới 25 triệu người.

Hiện không ai rõ việc tăng quân này có giúp Nga nhanh chóng làm thay đổi cục diện ở chiến trường hay không.

Tuy thế, trước khi có tin về cuộc động viên quân dự bị Nga, một số nhà phân tích cho rằng kiểu gì thì Nga cũng cần “đặt kết quả” nào đó trước mùa đông.

Theo ông Michael O'Hanlon từ Viện Brookings Institution ở Mỹ nói với đài ABC cuối tháng 8, thì dự báo dễ đúng cho cả hai bên Ukraine và Nga là họ sẽ phải hưu chiến, dùng thời gian mùa đông để bổ sung lực lượng, như các đội quân hồi Thế Chiến II đã làm.

Thế nhưng, theo ý kiến này, hai bên Nga và Ukraine sẽ trở lại chiến cuộc mạnh hơn vào năm sau.

Vào lúc này, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nêu ra cảnh báo với Điện Kremlin là “Nga sẽ không thắng trong cuộc chiến”.

Vấn đề là, như nhiều bình luận khác đã chỉ ra, với ông Putin, cuộc chiến này còn là cuộc chiến sinh tử của chính ông và phe nhóm quyền lực ở Kremlin. Họ sẽ không chịu “thua”, bất kể tổn thất cho quân dân Nga lớn đến đâu.

Điều này dẫn tới bình luận của Janusz Bugajski trong bài trên trang Atlantic Council hôm 08/09.

Theo nhà phân tích người Ba Lan, thì “Nước Nga có thể sẽ không sống sót sau quyết định thê thảm của Putin xâm lăng Ukraine”.

Theo suy đoán này, tính thống nhất của 22 nước cộng hòa trong Liên bang Nga hiện nay có thể sẽ vỡ ra tiếp, một khi sự tồn vong của chế độ Putin bị đe dọa.


***************

rfi.fr

Chiến tranh Ukraina: Tổng thống Nga Putin huy động lực lượng dự bị

Thanh Phương

Hôm nay, 21/09/2022, tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo lệnh “động viên một phần” những người Nga trong độ tuổi có thể chiến đấu. Đây được xem là một bước leo thang lớn trong cuộc chiến tranh Ukraina.

Trong một bài phát biểu được ghi trước và được phát trên đài truyền hình, tổng thống Putin tuyên bố sắc lệnh về “động viên một phần” đã được ký và có hiệu lực ngay từ hôm nay. Ông nhấn mạnh đây chỉ là “động viên một phần”, chứ không phải là lệnh “tổng động viên” như những lời đồn đoán trong những giờ qua.

Trong bài phát biểu, ông Putin còn cảnh cáo, trước mối “đe dọa” từ “chế độ phát xít Kiev”, được phương Tây yểm trợ về tài chính và quân sự, “chúng ta chắc chắn sẽ sử dụng mọi phương tiện có trong tay để bảo vệ nước Nga và nhân dân chúng ta”, ám chỉ đến khả năng sử dụng cả vũ khí nguyên tử. Ông Putin còn tố cáo phương Tây muốn “ làm suy yếu, chia rẽ và phá hủy nước Nga”. Cuối cùng, tổng thống Nga tuyên bố :”Các mục tiêu của chiến dịch quân sự đã và vẫn không thay đổi”. 

Nga đã mở cuộc tấn công vào Ukraina để gọi là “bảo vệ” các cộng đồng dân nói tiếng Nga bị chính quyền “phát xít” Kiev đàn áp, và để “phi quân sự hóa” nước láng giềng.

Về phần bộ trưởng Quốc Phòng Nga Serguei Choigou, ông cho biết cụ thể là sẽ huy động 300.000 quân dự bị để tăng viện cho lực lượng ở Ukraina. Theo lời ông Choigou, đây chỉ là một phần rất nhỏ, cụ thể là chỉ chiếm 1,1%, của tổng số lính dự bị có thể được huy động ở Nga.

Bộ trưởng Quốc Phòng Nga nói rõ là lực lượng dự bị sẽ được triển khai để “củng cố” và “kiểm soát” chiến tuyến dài hơn 1.000 km ở miền nam và miền đông Ukraina.

Đối với đại sứ Mỹ tại Kiev, việc tổng thống Putin ra lệnh động viên một phần là “một dấu hiệu suy yếu” của Matxcơva, hiện đang gặp tình trạng thiếu hụt quân số nên không thể tiếp tục tiến hành “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraina. 

Tổng thống Putin đã có những tuyên bố như trên sau khi quân đội Nga bị mất nhiều lãnh thổ vào tay lực lượng Ukraina hiện đang phản công dữ dội ở các vùng Kherson (miền nam) và vùng Kharkiv (miền đông bắc). Hôm nay, bộ trưởng Quốc Phòng Choigou cho biết đã có tổng cộng 5.937 lính Nga tử trận kể từ đầu cuộc chiến tranh Ukraina, một con số cao hơn nhiều so với thông báo trước đó của Matxcơva, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với thẩm định của Ukraina và phương Tây là hàng chục ngàn quân Nga đã bỏ mạng trên chiến trường.

Trong khi đó, hôm qua, bộ Ngoại Giao Nga ra thông cáo khẳng định là "không thể chấp nhận được" việc phương Tây cung cấp vũ khí cho Kiev để giúp quân Ukraina phản công. Thông cáo được đưa ra sau khi một thứ trưởng Ngoại Giao Nga tiếp đại sứ Pháp tại Matxcơva Pierre Lévy.

*************

Tình hình Ukraine ngày thứ 209


Phan Châu Thành

21-9-2022

1. Theo nguồn tin từ Nga, quân Ukraina đang tấn công thành phố Lyman từ 2 hướng:

Interesujące- #Rosja źródła działające w ramach aparatu #propaganda komunikują, iż sytuacja RU w m. Lyman jest bardzo trudna. Miasto ma być właśnie atakowane z 2 stron, a obrońcy mają utrzymywać pozycje pomimo poważnych strat.
Kolejna porażka Rosjan wydaje się być blisko. pic.twitter.com/hjYehlaBzN

— Michał Marek (@mic_marek) September 19, 2022

Rosyjskie źródło:
„Lyman jest teraz atakowany z dwóch stron”  pic.twitter.com/hAYS6vmBMF

— #Belarus  (@propeertys) September 19, 2022

ZSU rozpoczęło bitwę o Lyman  pic.twitter.com/tTNG42ljTS

— #Belarus  (@propeertys) September 20, 2022

Hình ảnh lính Ukraina trước giờ xuất trận:

Rosyjskie źródło:
„Lyman jest teraz atakowany z dwóch stron”  pic.twitter.com/hAYS6vmBMF

— #Belarus  (@propeertys) September 19, 2022

Phía Nga đang bằng mọi giá bảo vệ thành phố này, bởi đây là trọng trấn cuối cùng trong vùng:

https://twitter.com/mhmck/status/1572277008230498305

…nên đưa vào đây những lực lượng tinh nhuệ nhất:

https://twitter.com/RALee85/status/1530668904149704705

… nhưng các phân tích cho thấy quân Nga sẽ rất khó trụ lại lâu dài:

https://twitter.com/Kathryn244…/status/1572252469899710466

https://twitter.com/robert_bor/status/1572251940137963520

…bởi Lyman là thành phố cuối cùng trong hệ thống phòng thủ Nga lập nên dọc bờ sông Oskil đã bị quân Ukraina chọc thủng ở nhiều chỗ. Quân Nga đang lùi về và củng cố tuyến phòng thủ số hai, cách đó khoảng 10km, lấy Svatove làm trung tâm, nên Lyman gần như đơn độc, lại bị tấn công từ nhiều phía.

https://twitter.com/…/status/1572251958102364161/photo/1

Thậm chí một số nguồn tin còn cho rằng Lyman đã được giải phóng, nhưng chưa được chính thức công nhận. Nếu để mất thành phố, quân Nga sẽ mất tiếp một thành phố cửa ngõ cực kỳ quan trọng, và đồng nghĩa với việc quân Ukraina sẽ rộng đường quay trở lại tỉnh Lugansk:

https://twitter.com/konrad_muzyka/status/1572222521747058688

https://twitter.com/UKRRUSConf…/status/1572243980372578304

https://twitter.com/cezarykrys…/status/1572247000334192643

https://twitter.com/ScriptorP/status/1572278233391038466

Một điều chắc chắn và được cả hai bên công nhận là quân Ukraina đã vào bên trong thành phố, chiến sự cực kỳ ác liệt và đang có tổn thất lớn cho cả hai bên:

https://twitter.com/propeertys/status/1571221516649365506

Bản đồ chiến sự hôm nay:

https://twitter.com/…/status/1572255098260131842/photo/1

Chiến sự cũng diễn ra phía sau thành phố, trong khoảng giữa Lyman và Kreminna, trên địa phận giữa hai tỉnh Donetsk và Lugansk:

https://twitter.com/i/status/1569344916932771841

2. Tình hình chiến trường có vẻ nghiêm trọng theo hướng bất lợi, nên hôm nay, các chính quyền ly khai Lugansk, Donetsk, Kherson đồng loạt thông qua nghị quyết đề nghị Nga „sát nhập ngay lập tức” những vùng đất này vào lãnh thổ Nga.

https://twitter.com/Ukraine662…/status/1572250379181559809

https://twitter.com/i/status/1572195773097320450

https://twitter.com/i/status/1572288430645690368

… mà sẽ tổ chức luôn vào 23-27/09/2022, tức là chỉ 3 ngày nữa:

https://twitter.com/OSINTINDOPAC/status/1572300409846341632

https://twitter.com/SamPancher/status/1572286508907876352

Những kẻ ly khai này có vẻ đang rất sợ hãi, nên bằng mọi giá muốn được ra nhập Liên bang Nga, với hy vọng mong manh rằng Nga sẽ phải “bảo vệ lãnh thổ bằng mọi giá”, tức là bảo vệ cả họ:

"#Zaporizhzhya region will declare independence based on the results of the referendum." – actual statement made by a Putin-installed puppet Rogov in occupied #Ukraine. All pretense is gone – just like it was with #Crimea in 2014, results are in before any voting. pic.twitter.com/FstZ1tUQiX

— Igor Sushko (@igorsushko) September 20, 2022

Viện nghiên cứu chiến tranh ISW cũng cho rằng các cuộc tấn công của quân Ukraina kiến cho Nga thấy cần phải ngay lập tức sát nhập Donetsk và Lugansk vào lãnh thổ của mình:

https://twitter.com/TheStudyofWar/status/1572051032666144768

Sau khi họp, Quốc hội Nga Duma bước đầu đáp ứng lời kêu gọi của những vùng ly khai:

#Donbass : Le président de la #Douma d'État, #Volodine, a appelé à l'entrée des régions de #Donetsk et #Louhansk dans la Fédération de #Russie.#Russia  #Crimea #Kharkiv #Kharkov #Kherson #Zaporizhzhia #Mariupol #Lugansk #Isyum #Kupyansk #Zaporozhye #Melitopol#Ukraine pic.twitter.com/KbeJggY9Ia

— Militant.André.D (@Circonscripti18) September 20, 2022

Hài đến mức, chỉ ít giờ sau khi tuyên bố thời gian „tổ chức trưng cầu dân ý”, phía Nga đưa ra ngay kết quả „thăm dò dư luận”, cho thấy 80-90% dân 4 tỉnh muốn ra nhập Nga. Vấn đề là những ai được „thăm dò”, „thăm dò” khi nào và làm sao mà có kết quả nhanh được như thế thì phía Nga không nhắc tới.

https://twitter.com/IVM_Firefly/status/1572280406401064970

Nếu ai còn tin vào „bầu cử công bằng, dân chủ” ở Nga, thì có thể xem lại kết quả bầu cử trên đài truyền hình Rosia 24 năm 2011, khi tổng số phiếu bầu cộng lại lên tới 146,47% cho tất cả các đảng phái tham gia

https://demotywatory.pl/3592963/Wyniki-wyborow-w-Rosji

https://joemonster.org/…/Rosyjska_matematyka_wyborcza

The Washington Post cho rằng: “phía Nga đang phải đẩy nhanh kịch bản xâm chiếm lãnh thổ Ukraina”.

Russia moves toward annexing Ukraine's Luhansk, Donetsk and Kherson regions – The Washington Post https://t.co/0ldG3onmPb

— Andrew Coyne  (@acoyne) September 20, 2022

Thủ tướng Đức là người đầu tiên lên tiếng: “Nước Đức không công nhận kết quả các cuộc trưng cầu dân ý để sát nhập các lãnh thổ bị chiếm đóng của Ukraina vào Nga”.

#Germany does not recognize "referendums" on the joining of the occupied territories of #Ukraine into #Russia.

This was stated by German Chancellor Olaf Scholz. pic.twitter.com/KoyZY4vTfj

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

Sau đó là tổng thư ký NATO: “…sẽ không bao giờ công nhận việc sát nhập lãnh thổ kiểu này của Nga”. Không thể có chuyện một nước lớn, đem quân sang chiếm lãnh thổ của nước khác, lập nên một chính quyền bù nhìn, rồi tổ chức “trưng cầu dân ý” để hợp thức hóa việc xâm lược này được:

#NATO will consider illegitimate the forthcoming "referendums" on the accession of the occupied territories of #Ukraine to the Russian Federation.

 NATO Secretary General Jens Stoltenberg pic.twitter.com/B19dHT1XOm

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

… rồi Pháp:

Referendums planned in Russian-occupied Ukrainian regions on joining #Russia will not be recognized by the international community, said Emmanuel Macron and called the plans "cynical" and "a parody."

Also, Macron guaranteed the continuation of arms deliveries to #Ukraine. pic.twitter.com/a2hCAGDW6k

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

… Mỹ hay Estonia cùng rất nhiều quốc gia khác:

The White House, commenting on plans to hold "referendums" in the occupied territories, said that it would never recognize #Russia's claims to any parts of #Ukraine. pic.twitter.com/IVDTaCyjaH

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

#Estonian Prime Minister Kaja Kallas: "Since #Russia is promoting fake referendums in the occupied territories of #Ukraine, let me say it loud and clear: We will never recognize it". pic.twitter.com/3oJUR7dBiK

— NEXTA (@nexta_tv) September 20, 2022

Thị trường chứng khoán Nga sau khi nhận được tin Nga muốn sát nhập các vùng ly khai đã mất gần 10% giá trị:

https://twitter.com/atomtraders/status/1572294815915835394

3. Thành phố Kupyansk đổ nát sau các trận pháo Nga:

Inside the recently liberated city of Kupyansk, Kharkiv oblast, Ukraine  pic.twitter.com/I6z0Ie2U35

— Sergio Olmos (@MrOlmos) September 20, 2022

In ancient times, Kupyansk was a powerful Cossack settlement. Russia has left behind here the only thing it is capable of – destruction. But we will revive everything and restore the indomitable spirit of this city. Because Kupyansk is Ukraine. It was, is and will be so. pic.twitter.com/bAxp5yHVPw

— Володимир Зеленський (@ZelenskyyUa) September 19, 2022

Ngay cả nguồn Nga cũng công nhận là quân Ukraina đã vượt sông Oskil và thọc sâu vào vùng Nga kiểm soát, hướng về các thành phố Troitske và Pokrovskoe, còn quân Nga đang tìm cách ngăn chặn:

#Ukraine – Front Nord Kharkov – Izyum -3/3-
Kupyansk :
Activité accrue de DRG/Spetsnaz sur les deux rives
L'agglomération est devenue une zone grise où les unités légères ne peuvent plus passer facilement sur la rive orientale de l'Oskil
Frappes régulières pic.twitter.com/rrPkzPvXC6

— Jacques Frère (@JacquesFrre2) September 20, 2022

Chiến sự dọc theo bờ sông Oskil:

Ukraińcy przebili się na północy i zajęli obie strony miasta Kupiańsk. Prą w kierunku Petropawliwki. Na południu przebili się na drugi brzeg rzeki Oskil w rejonie Horokowatki i atakują na linii Borowa-Pidlyman. W centrum Ukraina próbuję przekroczyć rzekę w rejonie Kruhlyakiwki pic.twitter.com/uf3vVkXJGd

— Adam Gbiorczyk (@AdamGbiorczyk) September 20, 2022

Vị trí của quân Nga bị chiếm:

No, this is not a camp of homeless people who organized a forest brotherhood, these are positions left by the orcs. pic.twitter.com/WOULKUd1R6

— NEXTA (@nexta_tv) September 18, 2022

… và tất nhiên không thể thiếu máy giặt lính Nga ăn cắp ở đâu đó bị bỏ lại:

Another washing machine. Maybe it will be easier to track them by installing GPS in washing machines;) pic.twitter.com/YBQ0HfzPnb

— Radosław Wojciechowski (@malyrawi) September 18, 2022

… hay máy rửa bát:

well, the stolen dishwasher will help in winter, won’t it? pic.twitter.com/S4oW51dsoO

— Doug Abrams (@dabrams2021) September 18, 2022

Có tin cho thấy, quân Nga đang kéo thêm nhiều lực lượng dự trữ về chiến trường này:

 #Russia  : 新しいロシア軍ユニットが#Donbassに流入している。
陸軍航空隊は群衆の上を監視し、旋回する。#Crimea  #Kharkiv #Kharkov #Kherson #Donetsk #Lugansk #Zaporizhzhia #Zaporijjia #Mariupol #Kupyansk #Ukraine pic.twitter.com/DaCsb6lNI1

— おうけん OKen (@x4ipf) September 20, 2022

4. Sau khi chiếm lại được Bilohorivka ở gần Siversk quân Ukraina hoạt động mạnh, hướng về Lysychansk:

If Lyman is part of a fortified defense line (seems pretty plausible based on how long it took for Russia to take it plus its strategic location), then falling back to it and relying on trucks until the rail line from Siversk can be opened up might not be totally crazy. pic.twitter.com/3NNGgqCrSr

— TNG5 (@TNG512) September 20, 2022

Chiến sự ngày và đêm:

Raw war footage, Siversk. pic.twitter.com/lvnbdDnHoh

— NOËL  (@Noel_dotsol) September 19, 2022

Lính Nga cài mìn chống tăng trong khu vực, từ tấn công chuyển qua phòng thủ.

Combat engineers place anti-tank landmines in the #Siversk direction, where, according to intelligence, the Ukrainian troops are going to try to counterattack.#Ukraine #ukrainewarvideos #UkraineWar #RussianArmy #RussiaUkraineWar #RussianUkrainianWar pic.twitter.com/eMER7wFG36

— Owari no Ōutsuke (@owarino_outsuke) September 20, 2022

5. Bản đồ chiến sự quanh Bakhmut:

Russian invasion of #Ukraine – September 20, 2022, 16:00 (UTC+2)

UPDATE OF INTERACTIVE MAP: https://t.co/ONT4lTYbXw#KharkivCounteroffensive #Lyman battle #KhersonCounteroffensive #Bakhmut battle#UkraineInvasion #UkraineConflict #UkraineRussiaWar #UkraineWar #map pic.twitter.com/mnSYbgWqsy

— NewsMap.pl (@newsmap_pl) September 20, 2022

Nguồn của Mỹ cho rằng quân Nga đang không có đủ hỏa lực để tấn công tại khu vực phía bắc thành phố, còn các cuộc tấn công ở phía nam cũng không thu được kết quả gì:

Bakhmut
RuAF does not seem to have enough combat power to maneuver north of Bakhmut. At least this is what the recent reports from GSUA are indicating.
RuAF failed to advance in the area of Mykolaivka Druha, Kurdyumivka and Mayorsk. pic.twitter.com/Y1sQRzAXt2

— Def Mon (@DefMon3) September 20, 2022

Nga sử dụng bom phốt pho – là thứ vũ khí bị cấm – tấn công làng Ozerne gần đó:

https://l.facebook.com/l.php?u=https%3A%2F%2Ftwitter.com%2Fi%2Fstatus%2F1572275604522663938%3Ffbclid%3DIwAR0ATG5S7qzeDZiGi2Pb35u5nT2EkWN5gLaNWgpXlAGCNkjfcxxA4rGC6kI&h=AT0uCmQYWDwXX9s6g07GPUnGEqfkCoaibY32BMx9kToDbnQ1IB3hM7nnkWF-vx2SrUiIOPgm3fayz2W0hA02HDLNqSHkwbMvgJMnEibDVjLhsi5paQocwKBYomq06D5WXJo_vtfejlNu0d9mETVyB-C7Lg&__tn__=-UK-R&c%5B0%5D=AT0ifnxhf8yKiiziLV-HUfc7nROjsDRtaZQr4l-SZcHw9eCsE3Rm_moWVWQrrwdrEpF3upVfNdXWFFzwGo-jS8NZAk3zqQHInSl6-cl2XNvAhFoeaRAqNo1inANPxBgKULYNuRhNYSEJHiiny_OWgqH3GjA

Phía Nga tiếp tục sử dụng chiến thuật cũ, dùng hỏa lực áp đảo, bắn phá hỏng mọi ngôi nhà để quân Ukraina buộc phải rút lui. Nhưng tình hình giờ đây đã khác trước, quân Ukraina sở hữu nhiều vũ khí tầm xa hơn và đang thành công trong việc đánh chặn, không cho pháo binh Nga tới gần:

https://twitter.com/i/status/1571922079884095488

https://twitter.com/ActForUA/status/1572272323310256131

https://twitter.com/i/status/1572133742444953601

https://twitter.com/i/status/1572227169933299713

Quân Nga chiếm được khu vực nhà máy điện ở gần Vesela Dolyna:

https://twitter.com/Militaryla…/status/1572219565396066304

https://twitter.com/i/status/1572267806783320065

https://twitter.com/i/status/1572245578976825349

https://twitter.com/i/status/1572244701096611841

https://twitter.com/i/status/1572230941958963201

https://twitter.com/i/status/1572231056337649664

Lính Wagner được nhìn thấy ở quanh Bakhmut:

Russian "musicians" from the "Orchestra" at the "Dobnasskaya" substation in Bakhmut. pic.twitter.com/kVCS5yJjSX

— STAR's shadow (@STARsshadow8000) September 20, 2022

Video of the TV channel Zvezda with the fighters of PMC "Wagner" territories near Bakhmut 2 pic.twitter.com/5Qi9xSnQSf

— STAR's shadow (@STARsshadow8000) September 20, 2022

… nhưng sau đó lại phải rút về hỗ trợ Lysychansk sau khi quân Ukraina chiếm được làng Spirne và uy hiếp thành phố này:

#Ukraine️ : #Russia moved its best troops from #Bakhmut closer to #Lysychansk to defend it Since yesterday , and that they would likely do so by rotating out tired units and leaving weaker units to attack Bakhmut.Well, now you see Wagner from Bakhmut in Spirne at #DonetskOblast pic.twitter.com/ft3OxOIIP9

— Ukraine News  (@Ukrainene) September 20, 2022

6. Chính quyền do Nga lập nên ở tỉnh Zaporizhia cho cảnh sát tới từng nhà dân thông báo sẽ có „trưng cầu dân ý để sát nhập vào Liên bang Nga”

https://twitter.com/VCPNewz/status/1572299349484347392

7. Chủ tịch tỉnh Kherson do Nga lập nên tuyên bố sẽ tổ chức trưng cầu dân ý ngay lập tức để ra nhập Liên bang Nga:

Russian-installed officials in Kherson say they will hold vote on joining Russia: Russian-installed officials in the Kherson region of Ukraine said they have decided to hold a referendum later this week on joining Russia and have urged the Kremlin to give its permission pic.twitter.com/xPEDcKW6fH

— worldnews24u (@worldnews24u) September 20, 2022

… trong lúc quân Nga lại mất thêm một phần đất ở chiến trường phía bắc Kherson:

Russian invasion of #Ukraine – September 20, 2022, 16:00 (UTC+2)

UPDATE OF INTERACTIVE MAP: https://t.co/ONT4lTYbXw#KharkivCounteroffensive #Lyman battle #KhersonCounteroffensive #Bakhmut battle#UkraineInvasion #UkraineConflict #UkraineRussiaWar #UkraineWar #map pic.twitter.com/mnSYbgWqsy

— NewsMap.pl (@newsmap_pl) September 20, 2022

Nguồn độc lập công nhận điều này:

https://twitter.com/ukraniantr…/status/1572278149492211715

Chiến trường ở phía nam Kherson vẫn ác liệt, khi quân hai bên đối đầu trực tiếp, giành giật từng ngôi làng:

Russian invasion of #Ukraine – September 20, 2022, 16:00 (UTC+2)

UPDATE OF INTERACTIVE MAP: https://t.co/ONT4lTYbXw#KharkivCounteroffensive #Lyman battle #KhersonCounteroffensive #Bakhmut battle#UkraineInvasion #UkraineConflict #UkraineRussiaWar #UkraineWar #map pic.twitter.com/mnSYbgWqsy

— NewsMap.pl (@newsmap_pl) September 20, 2022

Phía Nga đang cố sức sửa chữa cây cầu trên đập tại Nova Kakhovka để nối lại tiếp tế giữa 2 bờ sông Dnipr:

https://twitter.com/JimmySecUK/status/1572300591539589121

https://twitter.com/KhersonUnited/status/1572293839796457473

Giờ của HIMARS:

https://twitter.com/i/status/1572287775856115714

Sân bay Chornobaivka lại bị quân Ukraina tấn công:

https://twitter.com/…/status/1572251806696349698/photo/1

https://twitter.com/DrakkonRi/status/1572287031744647168

Chiến sự ở phía tây thành phố, theo nguồn Nga:

https://twitter.com/i/status/1572297462773080065

https://twitter.com/i/status/1572290999862566912

Xe bọc thép của Ukraina bị bắn cháy:

 El vehículo blindado de transporte de personal BTR-3E de las Fuerzas Armadas de Ucrania naufragó en Pravdino en la región de Kherson. pic.twitter.com/ecwbiWFaSk

— Desde las Trincheras  (@DOGDEGA) September 20, 2022

Tình nguyện viên Ba Lan cứu chữa binh sỹ Ukraina bị thương trên chiến trường:

Polish medical volunteers rescue Ukrainian soldiers in Kherson.#Russian #Russia #Ukraine #Ukrainian #UkraineWar #UkraineRussiaWar #RussiaIsATerroristState pic.twitter.com/ggvdP6PW3a

— Tempo Dolok (@infussambas) September 20, 2022

Lính Ukraina ở Kherson:

https://twitter.com/i/status/1572293213997924352

https://twitter.com/i/status/1572269532244213762

Vũ khí Nga bị quân Ukraina thu được:

#Ukraine I soldati della 25a brigata aviotrasportata Sicheslav separata hanno mostratociò che hanno recuperato: BTR-82A, Msta-S, 150-mm Nona SVK e altre attrezzature
F: Оперативний ЗСУ#Russia #news #20settembre #Kherson #UkrainaRussianWar #UkraineWar #Russian pic.twitter.com/TJjI8NcVBz

— Attualità Selvaggia (@ATTSELVAGGIA) September 20, 2022

8. Trong cuộc họp sáng nay với giám đốc các tập đoàn sản xuất vũ khí, tổng thống Nga Putin yêu cầu phải tăng cường sản xuất thêm thật nhiều đạn thật nhanh để cung cấp cho chiến trường, cho thấy thông tin từ phương tây rằng “quân Nga đang dần dần hết đạn” là có cơ sở:

Vladimir Putin now in a meeting with bosses of the military-industrial complex, urges them to boost production of weapons and ammo, “urgently” supply the armed forces and ensure “100% import substitution in this sector” pic.twitter.com/rgz6TnOg1m

— Mary Ilyushina (@maryilyushina) September 20, 2022

9. McDonald đã cho mở lại cửa hàng của mình tại Kyiv, cho thấy “sự bình thường” đang trở về với thủ đô của Ukraina:

MacDonald's resumed delivery from some of its restaurants in Kyiv on Sept. 20 after shutting down operations across Ukraine because of Russia's full-scale invasion.

The chain plans to reopen more restaurants in a week and resume its dine-in services in October. pic.twitter.com/TjpTjU6vtj

— The Kyiv Independent (@KyivIndependent) September 20, 2022

Việc Nga có tuyên bố sát nhập các vùng lãnh thổ ly vào Liên bang Nga hay không trên thực tế sẽ không làm quân Ukraina dừng lại, cũng như không làm chiến tranh giảm đi, bởi điều này sẽ không được công nhận bởi bất kỳ một luật pháp quốc tế nào. Không thể có chuyện đem quân tới một quốc gia, dùng vũ lực chiếm một vùng lãnh thổ rồi “trưng cầu dân ý”, thì việc xâm lược sẽ là hợp pháp, nhưng đây là “yêu cầu đảm bảo” mà các lực lượng ly khai đòi hỏi từ Putin, rằng “sẽ không bỏ rơi” chúng khi chiến tranh bất lợi. Đồng thời, cũng tạo cho Nga cái cớ để to mồm dọa nạt sử dụng “chiến tranh hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ” trước sự tấn công của quân Ukraina, hy vọng phương Tây sẽ chùn bước trong việc hỗ trợ vũ khí.

Sau gần 7 tháng chiến sự, chúng ta thấy sự thay đổi gần như hoàn toàn: Ukraina từ phía phải luôn luôn phải chống đỡ, phòng thủ, đã quay sang thế chủ động tấn công, không những thế, còn dành lại được khoảng ½ tổng số lãnh thổ đã bị chiếm đoạt, sau hai cuộc “rút lui chiến lược” của Nga ở Kyiv và Kharkiv. Lúc này, quân Nga lại phải quay sang phòng thủ và việc “có thể thắng cuộc chiến tranh” không còn là “hiển nhiên” như trước, ngay cả với các nguồn của Nga.

Thể kỷ 21 cho thấy sự thay đổi bước ngoặt trong suy nghĩ, trong chiến tranh, cho thấy vũ lực và sự tàn bạo vô pháp vô thiên chỉ đem lại thất bại cho kẻ sử dụng, mang lại tổn thất nặng nề, sự khinh bỉ và cô lập đến từ toàn thế giới. Đồng thời khẳng định, trong kỷ nguyên hội nhập, không có quốc gia nào có thể trụ lại một mình.

Sau cuộc chiến này, sẽ có rất nhiều thay đổi và nhiều điều phải nghĩ lại.

Viva Ukraina.

***********

Phương Tây lo sợ khi Nga thất thế ở Ukraine

TRƯƠNG KHẮC TRÀ

Phương Tây lo sợ khi Nga thất thế ở Ukraine - Ảnh 1.

Ông Putin còn nhiều quân bài chưa đưa ra chiến trường Ukraine

Sau khi một loạt địa điểm ở Đông Bắc Ukraine bị đánh bật, điện Kremlin không đưa ra thêm tuyên bố nào cho thấy sẽ mở rộng chiến sự. Trong khi đó Tổng thống Putin đã có cuộc gặp rất thân mật với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Uzbekistan.

Nga và Trung Quốc đạt được cam kết thanh toán bằng đồng ruble và Nhân dân tệ trong giao dịch dầu mỏ, khí đốt; hai bên nhất trí “cùng nhau hành động” tại tuần lễ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, ủng hộ nhau bảo vệ lợi ích sát sườn.

Moscow đã tính tới chiến lược dài hơi, gầy dựng vây cánh để đối đầu phương Tây, chứ không dễ dàng rút quân và hứng chịu hàng nghìn hạng mục cấm vận.

Vì vậy, các nhà phân tích phương Tây lo ngại Moscow có thể tăng tốc chiến sự ở Ukraine nhằm gỡ gạc lại thể diện sau những thất bại chóng vánh trên chiến trường. Còn quá sớm để nói rằng Ukraine sẽ tái kiểm soát toàn bộ lãnh thổ.

Ở Donetsk và Nikopol hàng chục tòa nhà dân cư, đường ống dẫn khí đốt và đường dây điện đã bị Nga tấn công; hệ thống bảo đảm an toàn rò rỉ tại nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia ngày càng mong manh. Một số nhà phân tích quân sự lo ngại, sự cố hạt nhân cố tình có thể xảy ra tại Zaporizhzhia!

Những chiến thắng của Ukraine trên chiến trường trong những ngày gần đây và khả năng giành lại hàng chục thị trấn và làng mạc ở khu vực Kharkov, Donetsk và Luhansk đã đặt Nga vào tình thế khó khăn.

Cựu Nghị sĩ Nga Boris Nadezhdin nói rằng: “Nga khó giành phần thắng trong cuộc chiến nếu họ tiếp tục chiến đấu như hiện nay, cần phải có - hoặc tổng động viên - hoặc chiến tranh toàn diện, nếu không chúng ta sẽ rút lui”.

Rõ ràng, ông Putin đối mặt với áp lực ngày càng tăng, một mặt ổn định nội bộ, duy trì sự ủng hộ của dư luận trong nước với tính hợp lý của “chiến dịch quân sự đặc biệt”, mặt khác tìm kiếm kết quả đủ lớn để triệt tiêu tinh thần chiến đấu của Ukraine.


Nga dường như đang hành động quyết liệt và âm thầm hơn ở Ukraine. Tướng Mỹ, Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân đã kêu gọi cảnh giác sau khi đến thăm một căn cứ ở Ba Lan có chức năng hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Ukraine.

“Chiến tranh đang diễn ra không quá suôn sẻ đối với Nga. Vì vậy, tất cả chúng ta có trách nhiệm duy trì trạng thái sẵn sàng, cảnh giác cao độ”, ông Mark Milley nhấn mạnh. Phát biểu của ông Mark Milley là một lời nhắc nhở về nguy cơ leo thang khi Mỹ và các đồng minh NATO tăng cường viện trợ cho Ukraine từ xa.

Phương Tây lo sợ khi Nga thất thế ở Ukraine - Ảnh 3.

Còn quá sớm để nói đến khả năng Ukraine tái kiểm soát toàn vẹn lãnh thổ

Ngay từ đầu chiến sự Nga- Ukraine , Mỹ và đồng minh luôn tìm cách tránh đối đầu trực tiếp với Nga. Tổng thống Pháp E. Macron từng khuyên “không được làm ông Putin mất thể diện”.

Dùng chiến tranh vũ trang để giải quyết mâu thuẫn chính trị là phí phạm nguồn lực, Washington cũng chỉ cần sử dụng Ukraine để khống chế Nga từ xa. Nghiễm nhiên, không dễ dồn một cường quốc quân sự như Nga đến đường cùng, và nếu điều đó xảy ra đúng là thảm họa.

Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Zelensky càng lúc càng tin tưởng quân đội của ông sẽ đánh bại quân Nga. “Có lẽ đối với một số người, sau một loạt các chiến thắng, giờ chúng ta sẽ dừng lại. Nhưng sẽ không có chuyện dừng lại. Chung ta cần có sự chuẩn bị cho loạt trận tiếp theo. Vì Ukraine phải được tự do!”.


***************

Hungary đối mặt với ngày phán xét của EU: Nguy cơ mất số tiền lớn

An An

Hungary có thể mất 7,5 tỷ USD

Hãng tin RT (Nga) đưa tin, Ủy ban châu Âu hôm 18/9 đề xuất giữ lại 7,5 tỷ USD trong quỹ phân bổ cho Hungary, do lo ngại về tham nhũng. Theo Ủy viên Ngân sách Johannes Hahn, việc đình chỉ nhằm bảo vệ ngân sách của khối.

"Quyết định hôm nay là một minh chứng rõ ràng về quyết tâm của Ủy ban trong việc bảo vệ ngân sách của Liên minh châu Âu (EU) và sử dụng tất cả các công cụ theo ý của chúng tôi để đảm bảo mục tiêu quan trọng này", ông Hahn nói. Số tiền này vốn đến từ quỹ chung, được cấp cho Hungary, nhằm giúp các nước EU đưa nền kinh tế của họ theo tiêu chuẩn của khối.

Nếu được thông qua, việc cắt giảm viện trợ sẽ là biện pháp trừng phạt tài chính đầu tiên theo cơ chế pháp quyền của EU, cho phép Brussels có quyền áp dụng các hình phạt tài chính đối với các quốc gia thành viên nếu hành động của họ bị coi là vi phạm các giá trị của EU. Brussels đã kích hoạt thủ tục chưa từng có trước đó nhằm vào Hungary vào tháng 4 năm nay.

Theo ông Hahn, Budapest kể từ đó đã công bố một số biện pháp để giải quyết các vấn đề. Ví dụ, chính phủ Hungary gần đây cho biết họ có kế hoạch thành lập một cơ quan chống tham nhũng để giám sát việc chi tiêu các quỹ của EU vào cuối tháng 9. Tuy nhiên, ông Hahn cho biết thời hạn để Hungary thực hiện các biện pháp cần thiết là "rất chặt chẽ".

Ông nói: "Rủi ro đối với ngân sách ở giai đoạn này vẫn còn, do đó chúng tôi không thể kết luận rằng ngân sách của EU được bảo vệ đầy đủ" .

Hungary đối mặt với ngày phán xét của EU: Nguy cơ mất số tiền lớn - Ảnh 1.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban. Ảnh: Reuters

Hungary đối mặt với ngày phán xét của EU

Hội đồng EU hiện có một tháng để quyết định có thông qua đề xuất của Ủy ban hay không. Hungary sau đó sẽ có một tháng để trả lời hoặc yêu cầu gia hạn, có nghĩa là Ủy ban có thể đóng băng tiền sớm nhất vào ngày 19/11. Trong khi đó, Hungary cho biết họ sẽ sẵn sàng triển khai hầu hết các biện pháp "khắc phục hậu quả" trước thời hạn đó, với dự kiến ​​chính phủ sẽ đề xuất một gói luật chống tham nhũng vào tuần tới.

Theo tờ Euronews (châu Âu), động thái phán xét khiến Hungary tiêu tốn hàng tỷ euro tiền tài trợ từ EU có thể làm tê liệt nền kinh tế vốn đã chững lại của nước này.

Xung đột giữa Hungary, một trong những nước hưởng lợi ròng lớn nhất của khối, và EU đã gia tăng đều đặn kể từ khi Thủ tướng Viktor Orban lên nắm quyền vào năm 2010.

"Tôi thấy điều đó thật buồn cười", ông Orban nói trong chuyến thăm đến Belgrade, thủ đô của Serbia. "Đây là lần thứ ba hoặc thứ tư họ thông qua nghị quyết lên án Hungary tại Nghị viện châu Âu. Lúc đầu, chúng tôi nghĩ rằng đó là một điều quan trọng. Nhưng bây giờ chúng tôi coi đó như một trò đùa".

Trong khi đó, ông Gergely Gulyas, Chánh văn phòng của Thủ tướng Orban, nói với các phóng viên rằng, các nghị sĩ sẽ bỏ phiếu trong vòng vài ngày về các biện pháp nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc, bao gồm một cơ quan chống tham nhũng độc lập và giám sát chặt chẽ hơn cách chi tiêu ngân quỹ của EU.

Căng thẳng giữa Budapest và Brussels trầm trọng hơn do Hungary nhiều lần chỉ trích chính sách của EU đối với xung đột Ukraine. Nền kinh tế Hungary hiện đang trải qua mức lạm phát cao nhất trong gần 25 năm, trong khi đồng tiền của nước này gần đây đạt mức thấp kỷ lục so với đồng euro và đô la
**************

Tin thế giới 21-9: McDonald's trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực

TUOI TRE ONLINE

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 1.

Nhân viên công ty giao thức ăn Glovo vừa nhận đơn hàng ở tiệm McDonald's mới mở trở lại ở thủ đô Kiev ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

* McDonald's trở lại Kiev sau 7 tháng chiến sự. Người dân Kiev đã bất chấp cái lạnh để xếp hàng nhiều giờ ngày 20-9 khi McDonald's mở cửa lại ba cửa hàng chi nhánh tại thủ đô Ukraine. McDonald's đã đóng cửa các cửa hàng tại đây kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự ngày 24-2-2022.

Các chi nhánh này chỉ mở dịch vụ giao hàng, nhưng khách hàng vẫn chờ bên ngoài để lấy phần ăn của họ từ những người giao hàng đứng bên cạnh, theo Hãng tin Reuters. Đối với một số người, các món ăn của McDonald's mang lại hương vị về một cuộc sống trước chiến tranh.

* Ông Biden đề cử đại sứ mới tại Nga. Ngày 20-9, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đề cử nhà ngoại giao kỳ cựu Lynne Tracy làm đại sứ tại Nga, sau khi đại sứ đương nhiệm John Sullivan về hưu, theo Hãng tin AFP.

Hiện bà Tracy đang là đại sứ Mỹ tại Armenia. Việc bổ nhiệm bà vào vị trí mới tại Nga sẽ phụ thuộc vào sự phê duyệt của Thượng viện Mỹ. Bà Tracy từng theo học chuyên ngành tiếng Nga tại ĐH Georgia và lấy bằng luật tại ĐH Akron ở bang Ohio năm 1994.

* 11 học sinh thiệt mạng trong cuộc không kích tại Myanmar. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) cho biết ít nhất 13 người thiệt mạng, trong đó có 11 trẻ em, khi trực thăng quân đội nổ súng vào một ngôi trường tại Myanmar vào ngày 19-9.

UNICEF cho biết ít nhất 15 học sinh vẫn đang mất tích, và kêu gọi trả tự do cho bọn trẻ ngay lập tức. Ngày 20-9, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã lên án cuộc không kích này.

Chính quyền Myanmar khẳng định chỉ tấn công các phiến quân đang ẩn náu trong khu vực, theo Hãng tin AFP. 

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 3.

Quân nhân Ukraine kiểm tra xe bọc thép của Nga bị bỏ lại thị trấn Izium ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

* Phản ứng về việc các vùng lãnh thổ Ukraine trưng cầu ý dân để sáp nhập vào Nga. "Bất kỳ cuộc trưng cầu ý dân nào về việc sáp nhập vào Nga tại các vùng lãnh thổ Ukraine do Nga kiểm soát sẽ phá hủy cơ hội còn sót lại để đàm phán giữa Kiev và Matxcơva", phát ngôn viên Văn phòng Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.

"Không có các cuộc trưng cầu ý dân, vẫn có cơ hội nhỏ nhất cho một giải pháp ngoại giao. Sau cuộc trưng cầu ý dân sẽ không còn cơ hội nào nữa", phát ngôn viên Serhiy Nykyforov cảnh báo ngày 20-9.

Cùng ngày, cố vấn an ninh quốc gia Jake Sullivan cho biết Mỹ bác bỏ kế hoạch tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân ở Ukraine và sẽ không bao giờ công nhận bất cứ tuyên bố nào của Nga về việc sáp nhập lãnh thổ Ukraine.

Theo ông Sullivan, ông Biden sẽ đưa ra lời chỉ trích cứng rắn đối với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine trong bài phát biểu tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 21-9, theo Hãng tin Reuters.

Liên minh châu Âu lên án mạnh mẽ kế hoạch của Nga tổ chức trưng cầu ý dân ở các khu vực của Ukraine và sẽ không công nhận kết quả của các cuộc bỏ phiếu, người đứng đầu chính sách đối ngoại EU Josep Borrell cho biết ngày 20-9.

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cũng khẳng định các cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập Nga ở các khu vực Ukraine do Nga kiểm soát sẽ không được cộng đồng quốc tế công nhận.

* Indonesia chi hơn 6 tỉ USD đảm bảo an ninh lương thực. Bộ trưởng Tài chính Indonesia Isa Rachmatarwata ngày 20-9 cho biết gói ngân sách khoảng 95.000 tỉ Rp (khoảng 6,32 tỉ USD)  được sử dụng để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, phòng ngừa những tình huống rủi ro bất ngờ có thể xảy ra giống như cuộc chiến Nga - Ukraine.

Ngân sách sẽ được phân bổ cho Bộ Nông nghiệp, Bộ Các vấn đề biển và Nghề cá (KKP) và Bộ Công chính và Nhà ở công cộng (PUPR). 

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 4.

Hiện trường vụ nổ tòa nhà gạch đỏ ở thành phố Chicago, Mỹ - Ảnh: WALL STREET JOURNAL

* Nổ tòa nhà ở Chicago (Mỹ), 8 người nhập viện. Một phần tòa nhà gạch đỏ sụp đổ sau vụ nổ tại West Side ở thành phố Chicago ngày 20-9, khiến 8 người phải nhập viện, trong đó có 3 người đang nguy kịch, theo Reuters.

Sở Cứu hỏa Chicago vẫn chưa rõ nguyên nhân vụ nổ. Hình ảnh trên mạng cho thấy các tầng trên cùng của tòa nhà tại góc đường West Washington và North Central bị hư hại nghiêm trọng.

Ít nhất 9 người chết trong vụ sập nhà kho ở Brazil. Vụ tai nạn xảy ra ngày 20-9 trong chuyến thăm công ty container Multiteiner ở gần thành phố Sao Paulo của hai ứng cử viên Quốc hội Brazil là ông Jones Donizette và bà Ely Santos.

Ông Donizette thông báo trên Facebook rằng ông và bà Santos đã được cứu. Tuy nhiên, sở cứu hỏa địa phương cho biết ít nhất 9 người thiệt mạng khi một phần kết cấu bê tông trong nhà kho sập xuống, theo Reuters.

Sở cứu hỏa nói họ đã giải cứu 31 người, và 28 người trong số này được đưa đến bệnh viện.

* Đức tức giận khi Thổ Nhĩ Kỳ muốn gia nhập liên minh do Nga, Trung Quốc dẫn đầu. Ngày 20-9, Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói ông "rất bực" trước các nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ về việc gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).

Cuối tuần trước, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nói ông đang muốn nước này trở thành thành viên của SCO, theo Reuters. Thổ Nhĩ Kỳ hiện đang là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tin thế giới 21-9: McDonalds trở lại Kiev; Indonesia dành hơn 6 tỉ USD đảm bảo lương thực - Ảnh 6.

Người dân mất nhà cửa vì lũ lụt mang theo các thùng chứa đầy nước lũ khi sống trong một tại tị nạn ở thành phố Sehwan, Pakistan ngày 20-9 - Ảnh: REUTERS

* Đan Mạch trở thành nước đầu tiên hỗ trợ "thiệt hại và mất mát" vì biến đổi khí hậu cho các nước đang phát triển. Ngày 20-9, chính quyền Copenhagen cam kết hỗ trợ hơn 13 triệu USD cho các nước đang phát triển đã chịu thiệt hại vì biến đổi khí hậu, theo Reuters.

Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Flemming Moller Mortensen đã đưa ra cam kết nói trên bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Bộ trưởng Mortensen cho biết quỹ khí hậu mới sẽ được chuyển cho vùng Sahel ở tây bắc châu Phi và các khu vực dễ bị tổn thương khác.

* 28 triệu người cùng lúc theo dõi lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II. Ngày 20-9, Đài BBC cho biết đỉnh điểm có 28 triệu người Anh cùng xem lễ tang của Nữ hoàng Elizabeth II qua tivi, khiến nó trở thành một trong những sự kiện được theo dõi nhiều nhất trong nhiều năm.

Tang lễ của Nữ hoàng Elizabeth II, người đã băng hà ngày 8-9 sau hơn 70 năm trị vì, được tổ chức hôm 19-9 tại Cung điện Westminster và được phát sóng trên khắp thế giới. BBC cho biết đây là lượng khán giả lớn nhất kể từ lễ bế mạc Thế vận hội London năm 2012.

* Taliban thay quyền bộ trưởng giáo dục. Ngày 20-9, Taliban thông báo cải tổ nhiều vị trí cấp quốc gia và cấp tỉnh, trong đó có việc thay quyền Bộ trưởng Giáo dục Noorullah Munir. Ông Maulvi Habibullah Agha, người đứng đầu hội đồng tỉnh Kandahar, sẽ đảm nhận chức vụ này thay ông Munir.

Taliban đã không đưa ra lý do cải tổ nội các Afghanistan, theo Reuters. Hệ thống giáo dục Afghanistan đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ khi Taliban tiếp quản đất nước. Taliban cho biết họ đang lên kế hoạch mở trường trung học cho nữ sinh nhưng chưa công bố khung thời gian cụ thể.

Một khoảng rừng đã cháy

Góc ảnh 20

Những hàng cây ngay cả khi cháy rụi vẫn có một dáng vẻ thật đẹp càng khiến người xem tiếc nuối một vạt rừng hẳn còn đẹp hơn thế nhiều đã biến mất trong trận cháy rừng tại Landiras (Gironde) mùa hè năm nay. Ảnh chụp ở gần xã Hostens, tỉnh Gironde, miền tây nam nước Pháp ngày 7-9 vừa qua - Ảnh: AFP


**************

Bốn nước láng giềng 'cấm cửa' du khách Nga


Bốn trong số 5 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) có chung đường biên giới với Nga bắt đầu từ chối đón tiếp du khách nước này từ nửa đêm ngày 19/9.

Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania áp đặt các hạn chế mới trong khi Phần Lan quyết định vẫn mở cửa, dù họ đã cắt giảm số lượng các cuộc hẹn lãnh sự dành cho du khách Nga muốn xin thị thực (visa). Đây là động thái mới nhất trong một loạt các biện pháp trừng phạt và bước đi khác của EU hoặc các nước thành viên kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine ngày 24/2.

Toàn cảnh cây cầu băng ngang sông Narva tại trạm kiểm soát biên giới với Nga ở Narva, Estonia. Ảnh: Reuters

EU đã cấm tất cả các chuyến bay từ Nga, chỉ duy trì các kết nối giao thông đường bộ và đường sắt. Trong tháng 9 này, liên minh cũng nhất trí hạn chế cấp visa du lịch tự do trong khối Schengen đối với các công dân của xứ sở bạch dương.

Theo Reuters, lệnh cấm nhập cảnh của 4 nước EU ngày 19/9 nhằm vào khách du lịch và không áp dụng đối với những người Nga đang xin tị nạn chính trị ở EU, các tài xế xe tải, người tị nạn và thường trú nhân tại các nước thành viên liên minh cũng như những thân nhân đến thăm gia đình.

Vấn đề "cấm cửa" du khách Nga, điều Ukraine đang tích cực vận động EU thực hiện, đã gây chia rẽ khối. Đức và Pháp lập luận, việc áp đặt biện pháp này với dân thường Nga sẽ phản tác dụng.

Dù trước đó từng tuyên bố người Nga không nên nhập cảnh vào các nước EU trong thời gian diễn ra xung đột với Ukraine, nhưng Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin tin, lệnh "cấm cửa" có thể trái với thỏa thuận khu vực Schengen, khối bao gồm 26 quốc gia châu Âu đã chính thức bãi bỏ hộ chiếu và các hình thức kiểm soát biên giới khác, cho phép đi lại tự do giữa các nước thành viên. 

"Một quốc gia cấp thị thực, một quốc gia khác từ chối. Đó chắc chắn không phải điều được mong muốn cho hệ thống", Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto phát biểu trước các phóng viên tại Helsinki tuần trước.

Ngược lại, Thủ tướng Estonia Kaja Kallas bày tỏ sự thất vọng về sự chia rẽ trong EU, đồng thời cảnh báo Phần Lan đang tạo lỗ hổng cho phép nhiều du khách Nga đổ xô tới biên giới nước này.

Phản ứng trước động thái mới của Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania, Nga khẳng định sẽ có biện pháp đáp trả tương xứng. Tuy nhiên, Moscow nói sẽ không tự đóng cửa với EU
*************

Slovenia gửi xe tăng cho Ukraine, đoàn nghị sĩ Đức tới vùng Donbass


Chính phủ Slovenia cho biết, nước này sẽ viện trợ cho Ukraine hàng chục xe tăng M-55S “trong thời gian tới”.

“Với tinh thần đoàn kết cùng người dân Ukraine, Thủ tướng Slovenia Robert Golob và người đồng cấp Đức Olaf Scholz đã nhất trí về một hành động viện trợ chung. Cụ thể, Kiev được nhận 28 chiếc xe tăng M-55S từ chính quyền Ljubljana, sau đó Berlin sẽ chuyển cho các lực lượng vũ trang Slovenia 40 xe quân sự. Một cuộc trao đổi khí tài như vậy cũng tăng cường hơn nữa sự hợp tác quốc phòng giữa Đức và Slovenia”, thông cáo đăng trên trang web của Chính phủ Slovenia đêm 19/9, viết.

Xe tăng M-55S. Ảnh: Army Recognition

Trang quân sự Mil.in.ua nhận định, việc Slovenia viện trợ số xe tăng trên cho Ukraine sẽ tăng cường sức mạnh cho quân đội nước này, nhất là khi các cuộc phản công do Kiev phát động ở tỉnh Kharkiv đã giành được một số thành công nhất định. 

M-55S là biến thể nâng cấp của dòng xe tăng T-55 được giới công nghiệp quốc phòng Slovenia đưa vào trang bị trong quân đội nước này hồi năm 1999. Xe dài 9,9m (tính cả nòng pháo); rộng 3,5m (khi được lắp các loại giáp bên sườn); cao 2,39m và nặng khoảng 38 tấn. Kíp chiến đấu của xe có 4 người gồm trưởng xe, lái xe, xạ thủ và liên lạc viên.

M-55S được lắp động cơ diesel V-55 có công suất 580 mã lực. Nhờ vậy, xe có thể di chuyển với vận tốc 50 km/h trên địa hình bằng phẳng.

So với các biến thể khác của xe tăng T-55 chỉ được lắp pháo cỡ nòng 100mm, M-55S được trang bị pháo L7/M68 sử dụng cỡ đạn 105 mm theo tiêu chuẩn của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Đồng thời, hệ thống điều khiển hỏa lực (I2)-EFCS3-M55 lắp trên M-55S có thể giúp xạ thủ bắn hạ mục tiêu đối phương với tỷ lệ chính xác cao hơn. 

Đoàn nghị sĩ Đức tới vùng Donbass

Theo hãng tin RT, một nhóm nghị sĩ thuộc Đảng AfD của Đức dự kiến sẽ thăm khu vực Donbass thuộc miền đông Ukraine trong khoảng thời gian từ ngày 20-28/9. Tổng cộng, sẽ có 6 nhà lập pháp của đảng này thực hiện chuyến thăm trên. 

“Giữa bối cảnh có nhiều bản báo cáo mang tính xuyên tạc và đậm chất đảng phái về cuộc xung đột Ukraine, nhóm nghị sĩ chúng tôi muốn tới khu vực Donbass để có thể tận mắt chứng kiến ‘bức tranh toàn cảnh’ về tình hình ở đó, cũng như tự đưa ra những đánh giá của bản thân”, nghị sĩ Hans-Thomas Tillschneider thuộc Cơ quan lập pháp bang Sachsen-Anhalt của Đức nói. 

Cựu Đại sứ Ukraine tại Đức Andrei Melnyk sau đó cùng ngày đã đưa ra một số bình luận tiêu cực về động thái trên của nhóm nghị sĩ Đức. “Việc nhóm nghị sĩ Đảng AfD tới thăm những khu vực lãnh thổ Ukraine bị Nga kiểm soát là một hành vi tiếp tay cho tội ác. Tôi kêu gọi Cơ quan Liên bang về bảo vệ Hiến pháp Đức (BfV) cần phải làm điều gì đó”.

Theo nguồn tin từ Bộ Ngoại giao Đức, cơ quan này không có thông tin về chuyến đi trên của nhóm nghị sĩ.


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm