Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 24 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx
AnDyHuynhU
***************

Ôtô nối đuôi nhau rời Nga


Nhiều cửa khẩu biên giới Nga ghi nhận lượng người rời đi gia tăng sau khi Tổng thống Putin phát lệnh động viên một phần.

Ôtô chờ qua trạm kiểm soát ở biên giới Nga - Georgia ngày 21/9.

Theo Yandex Maps, dịch vụ bản đồ trực tuyến của Nga, dòng xe xếp hàng dài 10 km trên con đường dẫn tới biên giới phía nam nước này với Georgia. Còn ở biên giới với Kazakhstan, xe xếp hàng dài tới nỗi một số người bỏ xe đi bộ.

Một nhóm thanh niên Nga đi bộ dọc cửa khẩu Verkhny Lars giữa Georgia và Nga ngày 23/9.

Trong khi nhiều người chọn di chuyển bằng đường bộ, hàng chục chuyến bay rời Nga với giá vé cao cũng đã đưa những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ tới Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Azerbaijan và Serbia, nơi người Nga không cần thị thực.

Yevgeny, 41 tuổi, ngày 23/9 hạ cánh xuống sân bay Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, mang theo một vali và một balô. Anh dự định bắt đầu cuộc sống mới ở Israel. "Tôi phản đối cuộc chiến và sẽ không tham gia. Tôi không muốn giết người", anh nói, cho hay quyết định bỏ đi sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo lệnh động viên một phần.

Xe ôtô từ Nga tại cửa khẩu Vaalimaa, thành phố Virolahti, Phần Lan, ngày 23/9.

Xe buýt qua cửa khẩu Vaalimaa.

Phần Lan, quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) có đường biên giới dài 1.340 km với Nga, cho phép người Nga có thị thực Schengen nhập cảnh.

Lực lượng biên phòng Phần Lan cho hay tại Vaalimaa, một trong những cửa khẩu nhộn nhịp nhất, dòng xe xếp hàng dài nửa km.

Xe ôtô từ Nga sang Phần Lan tại cửa khẩu Nuijamaa, thành phố Lappeenranta ngày 22/9.

Andrei Balakirov, đến từ St. Petersburg, cho hay đã suy tính đến việc rời Nga trong khoảng nửa năm qua nhưng vẫn trì hoãn. Sau khi nghe thông báo triệu tập quân sự, anh quyết định rời đi ngay. "Thật tệ", Balakirov nói.

Cửa khẩu Nuijamaa ở Phần Lan ngày 22/9.

"Thật khó để mô tả chuyện gì đang xảy ra. Tôi cảm thấy tiếc cho những người buộc phải nhập ngũ trái ý muốn. Tôi được nghe kể có người nhận lệnh triệu tập ngay trên phố. Thật đáng sợ", Valery, một người từ Samara sang Phần Lan và hướng đến Tây Ban Nha, nói.

Người dân xuống xe buýt tại cửa khẩu Nuijamaa ngày 22/9.

Trong khi đó, tại Nga, giới chức cố gắng xoa dịu công chúng. Các nhà lập pháp ngày 23/9 thông báo dự thảo luật đình chỉ hoặc giảm nợ vay cho người Nga thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ôtô xếp hàng vào trạm kiểm soát Brusnichnoye ở biên giới Nga - Phần Lan, vùng Leningrad thuộc Nga, ngày 22/9.

Các hãng tin nhấn mạnh người được triệu tập được trả lương như quân nhân chuyên nghiệp và họ sẽ không bị mất công việc dân sự đang làm. Bộ Quốc phòng cho hay nhiều người trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông hoặc tài chính được miễn điều động để đảm bảo hoạt động của các lĩnh vực này.

Cửa khẩu Nuijamaa ở Phần Lan ngày 22/9.

Tổng thống Putin hôm 21/9 phát lệnh "động viên một phần", triệu tập lực lượng dự bị khoảng 300.000 người chủ yếu là quân nhân giải ngũ, có chuyên môn và kinh nghiệm quân sự. Đây là lần đầu tiên Nga ban bố lệnh động viên quân kể từ sau Thế chiến II.

Ukraine và phương Tây chỉ trích động thái của Nga, gọi đây là "bước đi tồi tệ, sai lầm" và "sự leo thang đáng lo ngại". Các quốc gia Baltic tuyên bố không tiếp nhận hay cấp phép tị nạn, trong khi Cộng hòa Czech khẳng định không cấp thị thực nhân đạo cho người Nga muốn tránh lệnh động viên
************

Nga cách chức Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov, phụ trách hậu cần


Nga cách chức Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov, phụ trách hậu cần - Ảnh 1.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov - Ảnh: MIL.RU

Cụ thể, theo Hãng tin AFP, Bộ Quốc phòng Nga thông báo tướng Dmitry Bulgakov (67 tuổi) bị cách chức thứ trưởng Quốc phòng và thượng tướng Mikhail Mizintsev sẽ thay ông. Ông Dmitry Bulgakov được chuyển sang "một chức vụ khác".

Ông Mizintsev (60 tuổi) đang bị Anh áp lệnh trừng phạt vì vai trò của ông trong cuộc bao vây thành phố cảng Mariupol của Ukraine. Quân Nga đã kiểm soát thành phố này hồi tháng 5.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và những thành công trong cuộc phản công gần đây của quân đội Ukraine làm lộ ra những vấn đề quan trọng về mặt hậu cần của quân đội Nga.

Một số nhà phân tích thậm chí tin rằng hậu cần là mắt xích yếu trong quân đội Nga, gây ra nhiều khó khăn cho quân Nga kể từ khi nước này phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine hồi tháng 2.

Sắc lệnh động viên một phần được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra hôm 21-9 sẽ là một thách thức hậu cần khác đối với các lực lượng vũ trang Nga.

Hàng trăm ngàn quân dự bị đến từ khắp nước Nga sẽ cần được triệu tập, trang bị và huấn luyện trước khi được triển khai ra chiến trường
****************

Tổng thống Zelensky: Ukraine tổn thất 50 lính mỗi ngày, Nga gấp năm lần


Tổng thống Zelensky: Ukraine tổn thất 50 lính mỗi ngày, Nga gấp năm lần - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Ông Zelensky cho biết mình nhận được báo cáo về con số thương vong của binh sĩ hằng ngày từ các chỉ huy quân đội Ukraine. Mặc dù không phải tuyệt đối chính xác nhưng thiệt hại của Ukraine về quân nhân khoảng 50 người mỗi ngày. Theo ông Zelensky, thiệt hại của phía Nga có thể cao gấp năm lần.

Tỉ lệ 1:5 mà ông Zelensky nêu ra dựa trên dữ liệu của Bộ Quốc phòng Ukraine công bố ngày 21-9.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết đã mất hơn 9.000 quân. Theo Ukraine, Nga đã mất hơn 56.000 quân kể từ ngày tiến hành chiến dịch đặc biệt hôm 24-2 đến nay.

Ngược lại, ngày 21-9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết có tổng cộng 5.937 lính Nga thiệt mạng trong chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine.

Theo ông Shoigu, số tử vong ở phía Ukraine cao gấp 10 lần, với khoảng 61.207 binh sĩ thiệt mạng.

Theo Đài RT, đây là lần đầu tiên Nga công bố thiệt hại về lực lượng trong chiến dịch ở Ukraine kể từ cuối tháng 3. Khi đó, Nga công bố số quân nhân thiệt mạng là 1.351 người.

Gần đây, ngày 21-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh động viên cục bộ (động viên một phần) để huy động khoảng 300.000 quân dự bị. Ông Putin nói động thái này là hợp lý và cần thiết dựa trên tình hình chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tổng thống Nga cũng cam kết rằng những quân nhân được huy động thêm sẽ được đào tạo và hưởng đầy đủ các quyền lợi, tiền lương khoảng 3.400 USD/tháng.


*************
rfi.fr

Tổng thống Mỹ: Sẽ trừng phạt “nhanh chóng và nặng nề” nếu Nga sáp nhập các lãnh thổ Ukraina

Thanh Phương

Tối qua, 23/09/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế “nhanh chóng và nặng nề” đối với Nga, nếu Matxcơva sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraina thông qua các cuộc trưng cầu dân ý mà quốc tế không công nhận.

Từ hôm qua cho đến ngày 27/09, Nga đã cho tổ chức trưng cầu dân ý tại các vùng của Ukraina mà họ kiểm soát toàn bộ hoặc một phần. Đó là các vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông, Kherson và Zaporijjia ở miền nam.

Ông Biden tố cáo : "Các cuộc trưng cầu dân ý của Nga là một trò giả vờ, một cái cớ xảo trá để cố sáp nhập bằng vũ lực các vùng lãnh thổ của Ukraina." 

Trước đó, trong một thông cáo chung, các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 ( Đức, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Nhật và Anh Quốc ) cũng đã ra một thông cáo chung lên án các cuộc trưng cầu dân ý đó. Nhóm G7 kêu gọi toàn bộ các quốc gia trên thế giới “thẳng thừng bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu không có giá trị pháp lý và không chính đáng”. 

Hôm thứ năm, sau một cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng của nhóm G7 đã lên án việc Matxcơva leo thang trong cuộc chiến Ukraina, nhất là qua việc tổng thống Putin huy động quân dự bị và dọa sử dụng vũ khí nguyên tử.

Về phần tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, trong bài phát biểu thường nhật qua video tối qua, ông cũng đã kêu gọi toàn thế giới lên án cuộc trưng cầu dân ý “giả hiệu” do Nga tổ chức ở các vùng lãnh thổ của Ukraina.

Chủ tịch Hạ Viện Pháp thăm Ukraina

Theo tin từ những người thân cận, vào tuần sau, chủ tịch Hạ Viện Pháp, bà Yaël Braun-Pivet sẽ đến thăm Ba Lan và Ukraina cùng với một phái đoàn dân biểu. Theo dự kiến, chuyến đi của phái đoàn chủ tịch Hạ Viện Pháp ở Ukraina sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề quyền của phụ nữ. Họ cũng sẽ có những chuyến đi đến thực địa, đặc biệt là thăm một trại tị nạn Ukraina.


*************

voatiengviet.com

Iran: 35 người chết khi biểu tình chống chính phủ; tổng thống nói phải xử lý dứt khoát

Reuters

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nói nước này phải xử lý dứt khoát các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp đất nước sau khi một phụ nữ chết trong lúc bị cảnh sát đạo đức của nước cộng hòa Hồi giáo giam giữ.

Theo đài truyền hình nhà nước Iran, 35 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình kéo dài một tuần và lan rộng đến hầu hết 31 tỉnh của nước này.

Hôm thứ Sáu 23/9, phía nhà nước tổ chức các cuộc tuần hành ở một số thành phố của Iran để phản công các cuộc biểu tình chống chính phủ, và phía quân đội cam kết sẽ đối đầu với "bọn địch" đứng đằng sau tình trạng bất ổn.

Hôm 24/9, truyền thông nhà nước dẫn lời Tổng thống Raisi nói rằng Iran phải "xử lý dứt khoát những kẻ chống lại nền an ninh và sự yên bình của đất nước".

Ông Raisi nói như vậy khi trò chuyện qua điện thoại với gia đình một thành viên của lực lượng tình nguyện Basij bị thiệt mạng trong khi tham gia chiến dịch trấn áp những người gây ra bất ổn ở thành phố Mashhad, ở miền đông bắc nước này.

Vị tổng thống "nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt giữa biểu tình và gây rối trật tự an ninh công cộng, và gọi các sự kiện này là bạo loạn", truyền thông nhà nước đưa tin.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở miền tây bắc Iran một tuần trước tại đám tang của Mahsa Amini, một phụ nữ 22 tuổi người Kurd đã chết sau khi bị hôn mê, trong lúc bị cảnh sát đạo đức giam giữ để thực thi các quy định về khăn trùm đầu đối với phụ nữ.

Cái chết của cô đã làm dấy lên sự tức giận về một loạt vấn đề, bao gồm các hạn chế về quyền tự do cá nhân ở Iran, các quy định nghiêm ngặt về trang phục đối với phụ nữ và một nền kinh tế đang khó khăn vì các lệnh trừng phạt.

Phụ nữ đóng vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình, họ huơ huơ và đốt mạng che mặt của họ. Một số đã công khai cắt tóc cùng lúc đám đông giận dữ kêu gọi hạ bệ Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Đây là các cuộc biểu tình lớn nhất lan rộng trên cả nước kể từ cuộc biểu tình về giá nhiên liệu vào năm 2019, khi đó, Reuters đưa tin có 1.500 người thiệt mạng trong một cuộc đàn áp người biểu tình. Đó là cuộc đối đầu đẫm máu nhất trong lịch sử của nước cộng hòa Hồi giáo.

(Reuters)


************

bbc.com

Elon Musk 'kích hoạt Starlink cho Iran' trong lúc biểu tình tiếp tục



Biểu tình chống chính phủ ở Tehran ngày 21/9

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Biểu tình chống chính phủ ở Tehran ngày 21/9

Hoa Kỳ sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế internet ở Iran, trong bối cảnh Tehran trấn áp các cuộc biểu tình nổ ra bởi cái chết của một phụ nữ khi bị cảnh sát giam giữ. 

"Chúng tôi sẽ giúp đảm bảo rằng người dân Iran không bị cô lập và chìm trong bóng tối", Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói. 

Việc nới lỏng kiểm soát phần mềm sẽ cho phép các công ty công nghệ Mỹ mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ở Iran. 

Ít nhất 35 người đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn tồi tệ nhất ở Iran trong nhiều năm. 

Mahsa Amini, 22 tuổi, bị hôn mê vào tuần trước, vài giờ sau khi cảnh sát “đạo đức” bắt cô vì cáo buộc vi phạm quy định về khăn trùm đầu. 

Có tố cáo cảnh sát đã dùng dùi cui đập vào đầu cô Amini và đập đầu cô vào một trong những chiếc xe của họ.

Cảnh sát Iran nói không có bằng chứng về bất kỳ sự ngược đãi nào và cô bị "suy tim đột ngột". 

Các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục kéo dài sang đêm thứ tám vào thứ Sáu, trong khi các cuộc biểu tình ủng hộ chế độ cũng diễn ra ở Tehran và các thành phố khác. 

Ông Blinken cho biết việc nới lỏng một phần các hạn chế về internet là một "bước đi cụ thể để cung cấp hỗ trợ có ý nghĩa cho người Iran yêu cầu các quyền cơ bản của họ được tôn trọng".

Ông nói thêm, chính phủ Iran "sợ chính người dân của mình".

Nguồn hình ảnh, ABEDIN TAHERKENAREH/EPA-EFE/REX/Shutterstock

Chụp lại hình ảnh,

Biểu tình ủng hộ chính phủ Iran tại Tehran ngày 23/9

Tỷ phú Elon Musk cho biết trên Twitter rằng ông sẽ kích hoạt công ty internet vệ tinh của mình, Starlink, để cung cấp dịch vụ internet cho Iran, sau thông báo của ông Blinken. 

Starlink cung cấp dịch vụ internet thông qua một mạng lưới vệ tinh khổng lồ và hướng đến những người dân sống ở vùng sâu vùng xa không có internet tốc độ cao.

Chính phủ Mỹ nói rằng giấy phép cập nhật không bao gồm phần cứng do ông Musk cung cấp nhưng công ty của ông và những người khác được hoan nghênh nộp đơn xin phép.

Hôm 23/9 cũng xảy ra các cuộc biểu tình ủng hộ chế độ ở Tehran và các thành phố khác. Những người có mặt tuyên bố ủng hộ Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người từng là mục tiêu của những người biểu tình chống chính phủ.

Tổng thống Ebrahim Raisi phát biểu tại một sự kiện ủng hộ chính phủ, nói rằng ông sẽ không để an ninh của đất nước bị "đe dọa".

"Chúng tôi sẽ không cho phép an ninh của người dân bị đe dọa trong bất kỳ trường hợp nào", ông nói, ngay sau khi trở về từ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.

Nhấn mạnh rằng "kẻ thù" của Iran muốn khai thác tình trạng bất ổn, ông Raisi nói chính phủ sẽ lắng nghe những lời chỉ trích về cái chết của bà Amini, nhưng sẽ không bị ảnh hưởng bởi "bạo loạn".


*************
rfi.fr

Kiev : Quân đội Ukraina giải phóng thêm nhiều khu vực ở miền đông

Thanh Hà

Vào lúc Nga tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraina, hôm 23/09/2022, Kiev thông báo quân đội Ukraina tiếp tục giành được nhiều thắng lợi : chiếm lại thành phố Iatskivka trong vùng Donetsk, giành lại được hơn 9.000 km vuông lãnh thổ từ tay quân Nga.

Hãng tin Pháp AFP trích lời thủ lĩnh phe ly khai vùng Donetsk, Denis Pouchiline, cho biết tình hình đang « cực kỳ khó khăn » tại khu vực phía bắc thành phố Bakhmout. Đây là một vị trí chiến lược ở phía đông vùng Donetsk mà từ nhiều tháng qua quân Nga dồn lực lượng để yểm trợ cho phe nổi dậy thân Nga, nhưng đã vấp phải sức kháng cự của quân đội Ukraina. Riêng trong vùng Luhansk, thủ lĩnh của phe ly khai, Andreï Marotchko, cho biết lực lượng Ukraina đã liên tục oanh kích vào khu vực này với ý đồ « phá hoại cuộc trưng cầu dân ý ».

Tối qua, tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận quân đội Ukraina đã giải phóng được 400 thị trấn tại miền đông Ukraina, giành lại được khoảng 9.000 km vuông từ tay quân đội Nga.

Thất trận ở các khu vực miền đông, Nga đổi chiến thuật : ngày 21 và 22/09/2022, phía Nga đã bắn tên lửa phá hủy đập nước Pechenihy trên sông Silverskyi Donetsk ở miền bắc Ukraina, để chận đà tiến của quân đội Ukraina. Một báo cáo của bộ Quốc Phòng Anh ngày 24/09/2022, được Reuters trích dẫn, cho biết, phía Nga nhiều lẫn sử dụng chiến thuật  như trong cuộc tấn công hôm 15/09/2022 nhắm vào đập Karachunivske, gần thành phố Krivyi Rih ở miền trung Ukraina.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin quân sự Anh, hai đợt tấn công nhằm lấy sức nước nhấn chìm các trang thiết bị quân sự của quân Ukraina đã không thành. Vẫn theo Luân Đôn, « ít có khả năng chiến thuật của Nga gây nhiều xáo trộn trong kế hoạch phản công của Ukraina », bởi các đập nước nằm cách xa các vùng giao tranh
************

Ukraine giành lại thêm lãnh thổ ở Donetsk, hạ cấp quan hệ với Iran


Quân đội Ukraine cho biết đã giành được một khu định cư nữa ở vùng Donetsk và tiếp tục củng cố một cuộc tấn công ở khu vực "ba biên giới", nơi Donetsk, Kharkiv và Luhansk gặp nhau.

Hãng tin CNN dẫn lời ông Oleksii Hromov, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói, sau các cuộc tấn công, ngôi làng Yatskivka ở vùng Donetsk hiện đã thuộc về tay Ukraine. 

Yatskivka nằm ở phía đông của sông Oskii. Nhiều khu vực rộng lớn ở phía tây con sông, gồm cả thành phố Izium, đã được Ukraine giành lại trong cuộc tấn công bất ngờ hồi đầu tháng này. 

Ông Hromov cho biết, tình hình xa hơn ở phía nam, quanh Bakhmut là "khó khăn nhưng kiểm soát được" dù Nga tiếp tục tấn công nhằm trục xuất các đơn vị của Ukraine khỏi các vị trí quanh Bakhmut và những nơi khác dọc theo tiền tuyến ở Donetsk. Quan chức này xác nhận, quân đội Ukraine đã cải thiện các vị trí quanh Bakhmut, nơi bị bao vây trong vài tháng qua. 

"Nhờ tái tập hợp kịp thời của các đơn vị thuộc một trong những lữ đoàn cơ giới và tổ chức chiến đấu chất lượng cao, Ukraine đã lấy lại được các vị trí đã mất trước đó và đảm bảo quyền kiểm soát với các vị trí ở phía nam tới Bakhmut", ông Hromov nói. "Tại những nơi khác ở Donetsk, gần Avdiivka và Novopavlivka, các lực lượng Nga đang tiến hành các cuộc tấn công với mục tiêu giành quyền kiểm soát ở Nevirske và Novomykhailivka", quan chức trên nói thêm. 

Ukraine hạ cấp quan hệ ngoại giao với Iran

Ukraine cho biết đã bắn rơi máy bay không người lái mà Iran cung cấp cho Nga. Ảnh: AP

Theo hãng tin Reuters, Ukraine ngày 23/9 cho biết sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Iran vì nước này quyết định cung cấp máy bay không người lái cho các lực lượng Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenski cho biết, tổng số 8 máy bay không người lái do Iran chế tạo đã bị bắn hạ kể từ đầu cuộc xung đột của nước này với Nga.

Ukraine và Mỹ buộc tội Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga song Iran đã phủ nhận cáo buộc này. Giới chức quân sự ở nam Ukraine ra thông báo cho biết, họ đã bắn hạ 4 chiếc máy bay không người lái Shahed-35 ở vùng biển gần cảng Odessa hôm qua (23/9). Không quân Ukraine lần đầu tiên cũng ra một thông báo riêng rẽ cho biết, đã bắn hạ Mohajer-6, một loại máy bay không người lái lớn hơn. 

Trước đó, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết, việc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga đã giáng một cú đòn vào quan hệ song phương giữa Kiev và Tehran. "Đáp lại hành động không thân thiện này, phía Ukraine dừng công nhận đại sứ Iran, giảm số lượng nhà ngoại giao Iran ở Kiev", thông báo trên trang web Bộ Ngoại giao Ukraine viết. 

Video: Không quân Ukraine trưng bằng chứng bắn hạ máy bay không người lái Iran cung cấp cho Nga.  

Thiếu tướng Nga bị thương 

Trang Pravda Ukraine dẫn tin từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hôm qua (23/9), thiếu tướng Oleg Tsokov - chỉ huy Sư đoàn súng trường cơ giới 144 thuộc Quân đoàn vũ trang tổng hợp 20 thuộc Lực lượng vũ trang Liên bang Nga bị thương gần Svatove, do hỏa lực của Ukraine. 

Ukraine cho biết, tướng Nga Tsokov đã được đưa khỏi khu vực tiền tuyến vào ngày 20/9. Ngoài ra, thi thể của 105 quân nhân Nga thiệt mạng tại Ukraine đã được đưa tới một bệnh viện ở Rostov-on-Don (Nga) vào ngày 19-20/9, thêm 200 thi thể nữa sẽ được đưa tới đó trong tương lai gần.
**********

Tin thế giới 24-9: Mỹ tập trung về vấn đề Đài Loan; Biểu tình tiếp tục ở Iran


Tin thế giới 24-9: Mỹ tập trung về vấn đề Đài Loan; Biểu tình tiếp tục ở Iran - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ ngày 23-9 - Ảnh: REUTERS

* Ông Blinken và ông Vương Nghị bàn về Đài Loan. Ngày 23-9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với người đồng cấp Trung Quốc rằng việc duy trì hòa bình và ổn định đối với Đài Loan là cực kỳ quan trọng.

Đài Loan là tâm điểm của cuộc hội đàm "trực tiếp và trung thực" kéo dài 90 phút giữa ông Blinken và ông Vương Nghị bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), theo Hãng tin Reuters.

Ngoài ra, ông Blinken cũng nêu bật những tác động nếu Trung Quốc hỗ trợ vật chất cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Giới chức Mỹ từng nói họ không thấy bằng chứng nào về việc Bắc Kinh hỗ trợ như vậy cho Matxcơva.

* Thái tử Saudi thảo luận an ninh năng lượng với các quan chức cấp cao Mỹ. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã có cuộc thảo luận về an ninh năng lượng với cố vấn cấp cao của Mỹ về an ninh năng lượng - ông Amos Hochstein, và điều phối viên chính sách Trung Đông thuộc Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng - ông Brett McGurk, tại thành phố Jeddah, Saudi Arabia.

Hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia SPA cho biết hai bên đã thảo luận về quan hệ song phương hai nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực an ninh năng lượng và đầu tư, cũng như sự phát triển trong khu vực.

* Lãnh đạo Mỹ, Anh, Úc nói về thỏa thuận AUKUS. Trong tuyên bố đánh dấu một năm thỏa thuận an ninh AUKUS vào ngày 23-9, các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Úc cho biết họ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc.

AUKUS được coi là một nỗ lực của các đồng minh phương Tây nhằm đẩy lùi sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, theo Hãng tin Reuters.

* Phó tổng thống Mỹ thảo luận về an ninh Đài Loan tại châu Á. Ngày 23-9, một quan chức cấp cao trong chính quyền Washington cho biết Phó tổng thống Kamala Harris sẽ thảo luận về an ninh Đài Loan trong các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc khi bà đến thăm khu vực này vào tuần tới.

Các cuộc gặp nói trên giữa bà Harris và các lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc diễn ra không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công, theo Hãng tin Reuters. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng mạnh với tuyên bố của ông Biden.

* Ecuador thử nghiệm trồng lại san hô để phục hồi hệ sinh thái. Công viên quốc gia Galapagos của Ecuador đang thử nghiệm các phương pháp trồng lại san hô khác nhau trong nỗ lực khôi phục các hệ sinh thái dưới nước dễ bị tổn thương, theo Hãng tin Reuters ngày 23-9.

Kể từ năm 2020, họ đã thử nghiệm trồng san hô trên các bề mặt khác nhau như gạch, xi măng hoặc buộc san hô lại với nhau và xâu chuỗi trên khung kim loại, nuôi trong vườn ươm trước khi đưa xuống đáy biển.

Sự chết dần của các rạn san hô ảnh hưởng đến chuỗi cung cấp thức ăn cho các sinh vật biển, và được coi là một hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Tin thế giới 24-9: Mỹ tập trung về vấn đề Đài Loan; Biểu tình tiếp tục ở Iran - Ảnh 3.

Người biểu tình phản đối Chính phủ Iran sau cái chết của cô Mahsa Amini - Ảnh: REUTERS

* Liên Hiệp Quốc kêu gọi Iran không sử dụng vũ lực "không cần thiết" trong các cuộc biểu tình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các lực lượng an ninh Iran kiềm chế việc sử dụng "vũ lực không cần thiết" chống lại các cuộc biểu tình phản đối chính phủ sau cái chết của một phụ nữ bị cảnh sát giam giữ, theo Hãng tin AFP.

Ông Guterres đã nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ngày 23-9, Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ lo ngại về các báo cáo liên quan đến việc sử dụng vũ lực quá mức trong các cuộc biểu tình ôn hòa ở Iran, dẫn đến hàng chục người chết và bị thương.

Biểu tình nổ ra trên khắp Iran sau cái chết của cô Mahsa Amini, 22 tuổi, khi cô bị cảnh sát giam giữ do "mặc trang phục không phù hợp".

* Mỹ không điều chỉnh hoạt động hạt nhân sau bình luận của ông Putin. Ngày 23-9, Nhà Trắng cho biết Mỹ không thấy lý do nào để điều chỉnh hoạt động hạt nhân sau bình luận gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Chúng tôi rất coi trọng những mối đe dọa đó. Tuy nhiên chúng tôi không thấy có lý do gì để điều chỉnh hoạt động hạt nhân vào lúc này", thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói.

Trước đó, ông Putin đã ám chỉ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước khi tuyên bố sẽ "sử dụng tất cả phương tiện sẵn có để chống lại mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của mình".

* Ukraine giảm đáng kể sự hiện diện ngoại giao của Iran. Ngày 23-9, Kiev cho biết họ sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Tehran sau khi Iran quyết định cung cấp máy bay không người lái cho các lực lượng Nga, theo Hãng tin AFP.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói cho đến nay, tổng cộng tám máy bay không người lái do Iran sản xuất đã bị Ukraine bắn hạ trong cuộc xung đột ở nước này. Ukraine và Mỹ cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga. Tehran đã bác bỏ cáo buộc này.

Theo đó, Ukraine sẽ giảm đáng kể số lượng nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Iran tại Kiev.

Tin thế giới 24-9: Mỹ tập trung về vấn đề Đài Loan; Biểu tình tiếp tục ở Iran - Ảnh 5.

Quân nhân của nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Nga ngày 23-9 - Ảnh: REUTERS

* Tổng thống Mỹ cảnh báo Nga phải trả giá vì các cuộc trưng cầu ý dân "giả tạo". Ngày 23-9, Tổng thống Joe Biden cảnh báo Matxcơva sẽ phải trả giá "nhanh chóng và nghiêm trọng" nếu nước này sử dụng các cuộc trưng cầu ý dân "giả tạo" để sáp nhập thêm lãnh thổ của Ukraine.

"Các cuộc trưng cầu ý dân của Nga là một sự giả tạo, một cái cớ giả tạo để cố gắng thôn tính các vùng của Ukraine bằng vũ lực, vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế", Tổng thống Biden nói. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết nước này sẽ làm việc với các đối tác và đồng minh để áp đặt thêm trừng phạt kinh tế với Nga, theo Hãng tin AFP.

Cùng ngày, nhóm các nước G7 cũng lên án các cuộc trưng cầu ý dân "giả tạo" của Nga, khẳng định G7 sẽ không bao giờ công nhận kết quả của các cuộc trưng cầu ý dân này, theo Hãng tin Reuters.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nói sẽ tăng cường giúp đỡ Kiev phản ứng lại các cuộc trưng cầu ý dân của Nga tại các vùng lãnh thổ Ukraine.

* EU yêu cầu Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo về thiệt hại cơ sở hạ tầng Ukraine. Ngày 23-9, Liên minh châu Âu (EU) đã gửi thư tới Liên Hiệp Quốc yêu cầu cơ quan này công bố báo cáo thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng viễn thông ở Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự bảy tháng trước.

Hồi tháng 4, các thành viên của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) của Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết hỗ trợ Ukraine xây dựng lại hạ tầng viễn thông do bị tàn phá bởi chiến tranh. Nghị quyết cũng quyết định thực hiện đánh giá về tác động của cuộc chiến ở Ukraine đối với chương trình và hoạt động của ITU trong khu vực, và cung cấp báo cáo đánh giá về vấn đề đó.

Tuy nhiên, đến nay ITU vẫn chưa đưa ra báo cáo, theo Hãng tin AFP. Trong bản cập nhật thông tin hồi tháng 7, ITU cho biết 20 trung tâm truyền hình tại Ukraine được báo cáo hoặc xác nhận là bị phá hủy, 50 khu định cư không có dịch vụ truyền hình và phát thanh. Chỉ bốn tháng đầu tiên của chiến dịch quân sự, 796 vụ tấn công mạng nhằm vào Ukraine đã được báo cáo.

Biểu tình vì khí hậu tại Indonesia

Góc ảnh 24922 Indonesia Global Climate Strike Reuters

Các nhà hoạt động môi trường đeo mặt nạ, mang biểu ngữ trong một cuộc biểu tình của chiến dịch Đình công vì khí hậu toàn cầu (Global Climate Strike) tại thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 23-9 - Ảnh: REUTERS


**********

Israel kêu gọi thế giới dùng vũ lực nếu Iran chế tạo bom hạt nhân


Israel kêu gọi thế giới dùng vũ lực nếu Iran chế tạo bom hạt nhân - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Yair Lapid - Ảnh: AFP

"Cách duy nhất để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân là cho họ thấy một mối đe dọa quân sự rõ ràng. Chỉ khi đó mới có thể thương lượng thỏa thuận lâu dài và mạnh hơn với họ", ông Lapid phát biểu.

"Cần phải nói rõ với Iran rằng nếu nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, thế giới sẽ không đáp trả bằng lời nói, mà bằng vũ lực quân sự", Thủ tướng Lapid nói thêm.

Ông Lapid khẳng định Israel sẽ sẵn sàng tham dự vào phản ứng bằng vũ lực đó nếu nước này cảm thấy bị đe dọa, theo Hãng tin AFP. "Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết. Iran sẽ không có được vũ khí hạt nhân", nhà lãnh đạo Israel nhấn mạnh.

Những tháng gần đây, Israel đã cố gắng thuyết phục Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp và Đức không hồi sinh thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) với Iran.

Thỏa thuận năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc Iran được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đa phương. Năm 2018, tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đơn phương rút Washington khỏi thỏa thuận, và áp các biện pháp trừng phạt lên Tehran đến tận bây giờ.

Hiện nay Liên minh châu Âu (EU) đang làm trung gian cho các nhà đàm phán giữa Mỹ và Iran để khôi phục thỏa thuận này.

Trong 10 ngày qua, nhiều quan chức Israel đã đề xuất không khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran cho đến ít nhất là giữa tháng 11 tới, thời hạn mà Thủ tướng Lapid đang cố gắng tận dụng để thúc đẩy phương Tây sử dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn khi đàm phán với Iran.
***********

Hình ảnh Ukraine tịch thu xe tăng T-90M ‘đột phá 3’ của Nga


Truyền thông Ukraine cho biết, quân đội nước này gần đây đã thu được một xe tăng T-90M Proryv-3 bị binh sĩ Nga bỏ lại ở tỉnh Kharkiv.

Video: Shawshank Redemption

Các bức ảnh và video được trang quân sự Mil.in.ua của Ukraine đăng tải cho thấy, chiếc xe tăng T-90M bị quân Nga bỏ lại được binh sĩ nước này tìm thấy trong tình trạng gần như hoàn hảo, khi các hệ thống điện tử lắp trong xe không có dấu hiệu bị hư hại. Sau đó, chiếc T-90M trên đã được một xe tăng T-72B3 của quân đội Ukraine kéo về hậu phương.

Chiếc T-90M bị thu giữ. Ảnh: Mil.in.ua 

T-90M Proryv-3 (Nghĩa là ‘Đột phá 3’ trong tiếng Nga) là biến thế nâng cấp từ xe tăng T-90 của Nga, lần đầu được giới thiệu với công chúng vào năm 2017 và đưa vào trang bị trong quân đội từ năm 2019. Xe dài 9,53m (tính cả nòng pháo), rộng 3,78m, cao 2,23m và nặng khoảng 46,5 tấn. Kíp chiến đấu của xe có 3 người, gồm trưởng xe, lái xe và xạ thủ.

Xe tăng T-90M. Ảnh: Military Today 

T-90M được trang bị động cơ diesel V-92S2F có công suất 1.130 mã lực. Nhờ vậy, xe có thể di chuyển với vận tốc 60 km/h trên địa hình bằng phẳng, với phạm vi hoạt động lên tới 550km.

Theo trang Military Today, xe tăng T-90M được trang bị pháo nòng trơn 2A46M-4 cỡ nòng 125mm cùng hai súng máy Kord và PKT có cỡ nòng lần lượt là 12,7 x 108mm và 7,62 x 54mm. Để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu đối phương, T-90M được trang bị thêm tên lửa chống tăng 9M119 Refleks sử dụng công nghệ đầu đạn nổ lại (Tandem).

Bản vẽ pháo nòng trơn 2A46M-4 và 2A46M-5. Ảnh: topwar.ru 

Để chống lại các tên lửa hoặc vũ khí chống tăng của đối phương, bên ngoài T-90M được phủ các tấm giáp phản ứng nổ thế hệ mới Relikt hiện đại hơn nhiều so với loại Kontakt-5 được dùng phổ biến trên các xe tăng T-72, T-80 và những biến thể T-90 trước đó.

Các hệ thống điện tử và vũ khí trên chiếc T-90M bị thu giữ. Ảnh: Mil.in.ua

************

Nga nói về việc trốn lệnh động viên, Mỹ cảnh báo Moscow kín đáo


Nga cho biết các báo cáo nói nam giới nước này trốn lệnh động viên là phóng đại và có khoảng 10.000 người tình nguyện đã gia nhập quân đội mà không chờ được gọi nhập ngũ.

Quân nhân Nga đứng gần trung tâm tuyển quân di động. Ảnh: Reuters

Hãng tin RT dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (23/9) thông báo, việc động viên một phần quân dự bị sẽ không áp dụng đối với một số công nhân lành nghề. Đối tượng được miễn trừ là những người làm việc trong một số lĩnh vực của nền kinh tế như công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông đại chúng và tài chính. Các tổ chức có người lao động đủ tiêu chuẩn cần gửi danh sách nhân viên cho Bộ Tham mưu Nga để đảm bảo những người này không bị gọi nhập ngũ. 

Các quy tắc dự thảo của Nga cũng miễn trừ nhập ngũ cho một số người khỏe mạnh, gồm cả những người mà sự có mặt của họ ở nhà là cần thiết để giúp đỡ các thành viên gia đình đang phụ thuộc, lao động trong các tổ chức quan trọng về chiến lược như các nhà sản xuất quốc phòng.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết có ý định gọi nhập ngũ 300.000 người, ưu tiên những người có kinh nghiệm chiến đấu và có chuyên môn cần thiết cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. 

Hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga cho biết có khoảng 10.000 người tình nguyện đã tới các trung tâm tuyển dụng ngay ngày động viên đầu tiên. 

Mỹ cảnh báo riêng Nga về vũ khí hạt nhân

Ảnh: RT

Theo báo Washington Post và hãng tin RT, Mỹ đã cảnh báo riêng Nga về những hậu quả nghiêm trọng nếu Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột ở Ukraine. 

Báo này dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay, việc liên lạc với Moscow về vấn đề hạt nhân đã diễn ra trong vài tháng qua. Trong khi các quan chức Mỹ từ chối cho biết ai đã đưa ra các thông điệp và nội dung của nó là gì, thì sự không rõ ràng này được cho là nhằm tạo ra "sự mơ hồ chiến lược" và buộc Kremlin phải đoán về việc Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Nga triển khai vũ khí hạt nhân. 

Tờ Washington Post lưu ý, hiện không rõ Mỹ có liên lạc với Moscow kể từ ngày 21/9 không, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố huy động một phần quân dự bị và cam kết dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trước những mối đe dọa bên ngoài. 

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã chỉ ra rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuyển các vũ khí hạt nhân để chuẩn bị cho một cuộc tấn công. 

Hôm qua (22/9), cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow có thể dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ của mình, gồm cả các nước cộng hòa Donetsk và Luhansk tự xưng cũng như hai khu vực Kherson và Zaporizhzhia, nếu các vùng này gia nhập Nga. 

Học thuyết hạt nhân hiện thời của Nga cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp sự tồn tại của Nga bị đe dọa bởi các vũ khí hạt nhân và thông thường. 

Các diễn biến liên quan khác: 

- Một quan chức ở Melitopol, thuộc vùng Zaporizhzhia, Ukraine cáo buộc, Kiev đứng sau một vụ nổ xảy ra ở thành phố Melitopol lúc sáng nay (23/9) khi khu vực do Nga kiểm soát ở phía nam Ukraine này bắt đầu bỏ phiếu về việc họ có muốn chính thức gia nhập Nga hay không. Một quan chức cấp cao do Nga bổ nhiệm ở Melitopol - ông Vladimir Rogov cho biết, một đối tượng đã ném thiết bị nổ từ một chiếc xe đang di chuyển. Vụ việc diễn ra lúc 7h sáng, làm một ngôi nhà bị hư hại. Ông Rogov đã đổ lỗi cho Ukraine về hành động khủng bố này. 

- Hãng tin Reuters dẫn lời ông Erik Mose, người đứng đầu nhóm điều tra được Liên Hợp Quốc ủy nhiệm hôm nay (23/9) cho biết, tội ác chiến tranh như cưỡng hiếp, tra tấn và giam giữ trẻ em, đã được thực hiện tại Ukraine. Ông Mose không chỉ rõ ai là người phải chịu trách nhiệm. Các điều tra viên của Liên Hợp Quốc đã tới 27 địa điểm và phỏng vấn hơn 150 nạn nhân và nhân chứng. Họ tìm thấy bằng chứng về một số lượng lớn những vụ hành quyết.
************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 24 -9-2022 ( Cập nhật liên tục )

xxx
AnDyHuynhU
***************

Ôtô nối đuôi nhau rời Nga


Nhiều cửa khẩu biên giới Nga ghi nhận lượng người rời đi gia tăng sau khi Tổng thống Putin phát lệnh động viên một phần.

Ôtô chờ qua trạm kiểm soát ở biên giới Nga - Georgia ngày 21/9.

Theo Yandex Maps, dịch vụ bản đồ trực tuyến của Nga, dòng xe xếp hàng dài 10 km trên con đường dẫn tới biên giới phía nam nước này với Georgia. Còn ở biên giới với Kazakhstan, xe xếp hàng dài tới nỗi một số người bỏ xe đi bộ.

Một nhóm thanh niên Nga đi bộ dọc cửa khẩu Verkhny Lars giữa Georgia và Nga ngày 23/9.

Trong khi nhiều người chọn di chuyển bằng đường bộ, hàng chục chuyến bay rời Nga với giá vé cao cũng đã đưa những người đàn ông trong độ tuổi nhập ngũ tới Thổ Nhĩ Kỳ, Armenia, Azerbaijan và Serbia, nơi người Nga không cần thị thực.

Yevgeny, 41 tuổi, ngày 23/9 hạ cánh xuống sân bay Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, mang theo một vali và một balô. Anh dự định bắt đầu cuộc sống mới ở Israel. "Tôi phản đối cuộc chiến và sẽ không tham gia. Tôi không muốn giết người", anh nói, cho hay quyết định bỏ đi sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin thông báo lệnh động viên một phần.

Xe ôtô từ Nga tại cửa khẩu Vaalimaa, thành phố Virolahti, Phần Lan, ngày 23/9.

Xe buýt qua cửa khẩu Vaalimaa.

Phần Lan, quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) có đường biên giới dài 1.340 km với Nga, cho phép người Nga có thị thực Schengen nhập cảnh.

Lực lượng biên phòng Phần Lan cho hay tại Vaalimaa, một trong những cửa khẩu nhộn nhịp nhất, dòng xe xếp hàng dài nửa km.

Xe ôtô từ Nga sang Phần Lan tại cửa khẩu Nuijamaa, thành phố Lappeenranta ngày 22/9.

Andrei Balakirov, đến từ St. Petersburg, cho hay đã suy tính đến việc rời Nga trong khoảng nửa năm qua nhưng vẫn trì hoãn. Sau khi nghe thông báo triệu tập quân sự, anh quyết định rời đi ngay. "Thật tệ", Balakirov nói.

Cửa khẩu Nuijamaa ở Phần Lan ngày 22/9.

"Thật khó để mô tả chuyện gì đang xảy ra. Tôi cảm thấy tiếc cho những người buộc phải nhập ngũ trái ý muốn. Tôi được nghe kể có người nhận lệnh triệu tập ngay trên phố. Thật đáng sợ", Valery, một người từ Samara sang Phần Lan và hướng đến Tây Ban Nha, nói.

Người dân xuống xe buýt tại cửa khẩu Nuijamaa ngày 22/9.

Trong khi đó, tại Nga, giới chức cố gắng xoa dịu công chúng. Các nhà lập pháp ngày 23/9 thông báo dự thảo luật đình chỉ hoặc giảm nợ vay cho người Nga thực hiện nghĩa vụ quân sự.

Ôtô xếp hàng vào trạm kiểm soát Brusnichnoye ở biên giới Nga - Phần Lan, vùng Leningrad thuộc Nga, ngày 22/9.

Các hãng tin nhấn mạnh người được triệu tập được trả lương như quân nhân chuyên nghiệp và họ sẽ không bị mất công việc dân sự đang làm. Bộ Quốc phòng cho hay nhiều người trong lĩnh vực công nghệ thông tin, truyền thông hoặc tài chính được miễn điều động để đảm bảo hoạt động của các lĩnh vực này.

Cửa khẩu Nuijamaa ở Phần Lan ngày 22/9.

Tổng thống Putin hôm 21/9 phát lệnh "động viên một phần", triệu tập lực lượng dự bị khoảng 300.000 người chủ yếu là quân nhân giải ngũ, có chuyên môn và kinh nghiệm quân sự. Đây là lần đầu tiên Nga ban bố lệnh động viên quân kể từ sau Thế chiến II.

Ukraine và phương Tây chỉ trích động thái của Nga, gọi đây là "bước đi tồi tệ, sai lầm" và "sự leo thang đáng lo ngại". Các quốc gia Baltic tuyên bố không tiếp nhận hay cấp phép tị nạn, trong khi Cộng hòa Czech khẳng định không cấp thị thực nhân đạo cho người Nga muốn tránh lệnh động viên
************

Nga cách chức Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov, phụ trách hậu cần


Nga cách chức Thứ trưởng Quốc phòng Dmitry Bulgakov, phụ trách hậu cần - Ảnh 1.

Thứ trưởng Quốc phòng Nga Dmitry Bulgakov - Ảnh: MIL.RU

Cụ thể, theo Hãng tin AFP, Bộ Quốc phòng Nga thông báo tướng Dmitry Bulgakov (67 tuổi) bị cách chức thứ trưởng Quốc phòng và thượng tướng Mikhail Mizintsev sẽ thay ông. Ông Dmitry Bulgakov được chuyển sang "một chức vụ khác".

Ông Mizintsev (60 tuổi) đang bị Anh áp lệnh trừng phạt vì vai trò của ông trong cuộc bao vây thành phố cảng Mariupol của Ukraine. Quân Nga đã kiểm soát thành phố này hồi tháng 5.

Chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và những thành công trong cuộc phản công gần đây của quân đội Ukraine làm lộ ra những vấn đề quan trọng về mặt hậu cần của quân đội Nga.

Một số nhà phân tích thậm chí tin rằng hậu cần là mắt xích yếu trong quân đội Nga, gây ra nhiều khó khăn cho quân Nga kể từ khi nước này phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine hồi tháng 2.

Sắc lệnh động viên một phần được Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra hôm 21-9 sẽ là một thách thức hậu cần khác đối với các lực lượng vũ trang Nga.

Hàng trăm ngàn quân dự bị đến từ khắp nước Nga sẽ cần được triệu tập, trang bị và huấn luyện trước khi được triển khai ra chiến trường
****************

Tổng thống Zelensky: Ukraine tổn thất 50 lính mỗi ngày, Nga gấp năm lần


Tổng thống Zelensky: Ukraine tổn thất 50 lính mỗi ngày, Nga gấp năm lần - Ảnh 1.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky - Ảnh: REUTERS

Ông Zelensky cho biết mình nhận được báo cáo về con số thương vong của binh sĩ hằng ngày từ các chỉ huy quân đội Ukraine. Mặc dù không phải tuyệt đối chính xác nhưng thiệt hại của Ukraine về quân nhân khoảng 50 người mỗi ngày. Theo ông Zelensky, thiệt hại của phía Nga có thể cao gấp năm lần.

Tỉ lệ 1:5 mà ông Zelensky nêu ra dựa trên dữ liệu của Bộ Quốc phòng Ukraine công bố ngày 21-9.

Trước đó, Bộ Quốc phòng Ukraine cho biết đã mất hơn 9.000 quân. Theo Ukraine, Nga đã mất hơn 56.000 quân kể từ ngày tiến hành chiến dịch đặc biệt hôm 24-2 đến nay.

Ngược lại, ngày 21-9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết có tổng cộng 5.937 lính Nga thiệt mạng trong chiến dịch quân sự đặc biệt của nước này ở Ukraine.

Theo ông Shoigu, số tử vong ở phía Ukraine cao gấp 10 lần, với khoảng 61.207 binh sĩ thiệt mạng.

Theo Đài RT, đây là lần đầu tiên Nga công bố thiệt hại về lực lượng trong chiến dịch ở Ukraine kể từ cuối tháng 3. Khi đó, Nga công bố số quân nhân thiệt mạng là 1.351 người.

Gần đây, ngày 21-9, Tổng thống Nga Vladimir Putin phát lệnh động viên cục bộ (động viên một phần) để huy động khoảng 300.000 quân dự bị. Ông Putin nói động thái này là hợp lý và cần thiết dựa trên tình hình chiến dịch quân sự ở Ukraine.

Tổng thống Nga cũng cam kết rằng những quân nhân được huy động thêm sẽ được đào tạo và hưởng đầy đủ các quyền lợi, tiền lương khoảng 3.400 USD/tháng.


*************
rfi.fr

Tổng thống Mỹ: Sẽ trừng phạt “nhanh chóng và nặng nề” nếu Nga sáp nhập các lãnh thổ Ukraina

Thanh Phương

Tối qua, 23/09/2022, tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố Hoa Kỳ và các đồng minh của Washington sẽ ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế “nhanh chóng và nặng nề” đối với Nga, nếu Matxcơva sáp nhập các vùng lãnh thổ của Ukraina thông qua các cuộc trưng cầu dân ý mà quốc tế không công nhận.

Từ hôm qua cho đến ngày 27/09, Nga đã cho tổ chức trưng cầu dân ý tại các vùng của Ukraina mà họ kiểm soát toàn bộ hoặc một phần. Đó là các vùng Donetsk và Luhansk ở miền đông, Kherson và Zaporijjia ở miền nam.

Ông Biden tố cáo : "Các cuộc trưng cầu dân ý của Nga là một trò giả vờ, một cái cớ xảo trá để cố sáp nhập bằng vũ lực các vùng lãnh thổ của Ukraina." 

Trước đó, trong một thông cáo chung, các quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 ( Đức, Canada, Hoa Kỳ, Pháp, Ý, Nhật và Anh Quốc ) cũng đã ra một thông cáo chung lên án các cuộc trưng cầu dân ý đó. Nhóm G7 kêu gọi toàn bộ các quốc gia trên thế giới “thẳng thừng bác bỏ các cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu không có giá trị pháp lý và không chính đáng”. 

Hôm thứ năm, sau một cuộc họp bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, các ngoại trưởng của nhóm G7 đã lên án việc Matxcơva leo thang trong cuộc chiến Ukraina, nhất là qua việc tổng thống Putin huy động quân dự bị và dọa sử dụng vũ khí nguyên tử.

Về phần tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, trong bài phát biểu thường nhật qua video tối qua, ông cũng đã kêu gọi toàn thế giới lên án cuộc trưng cầu dân ý “giả hiệu” do Nga tổ chức ở các vùng lãnh thổ của Ukraina.

Chủ tịch Hạ Viện Pháp thăm Ukraina

Theo tin từ những người thân cận, vào tuần sau, chủ tịch Hạ Viện Pháp, bà Yaël Braun-Pivet sẽ đến thăm Ba Lan và Ukraina cùng với một phái đoàn dân biểu. Theo dự kiến, chuyến đi của phái đoàn chủ tịch Hạ Viện Pháp ở Ukraina sẽ đặt trọng tâm vào vấn đề quyền của phụ nữ. Họ cũng sẽ có những chuyến đi đến thực địa, đặc biệt là thăm một trại tị nạn Ukraina.


*************

voatiengviet.com

Iran: 35 người chết khi biểu tình chống chính phủ; tổng thống nói phải xử lý dứt khoát

Reuters

Tổng thống Iran Ebrahim Raisi nói nước này phải xử lý dứt khoát các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp đất nước sau khi một phụ nữ chết trong lúc bị cảnh sát đạo đức của nước cộng hòa Hồi giáo giam giữ.

Theo đài truyền hình nhà nước Iran, 35 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình kéo dài một tuần và lan rộng đến hầu hết 31 tỉnh của nước này.

Hôm thứ Sáu 23/9, phía nhà nước tổ chức các cuộc tuần hành ở một số thành phố của Iran để phản công các cuộc biểu tình chống chính phủ, và phía quân đội cam kết sẽ đối đầu với "bọn địch" đứng đằng sau tình trạng bất ổn.

Hôm 24/9, truyền thông nhà nước dẫn lời Tổng thống Raisi nói rằng Iran phải "xử lý dứt khoát những kẻ chống lại nền an ninh và sự yên bình của đất nước".

Ông Raisi nói như vậy khi trò chuyện qua điện thoại với gia đình một thành viên của lực lượng tình nguyện Basij bị thiệt mạng trong khi tham gia chiến dịch trấn áp những người gây ra bất ổn ở thành phố Mashhad, ở miền đông bắc nước này.

Vị tổng thống "nhấn mạnh sự cần thiết phải phân biệt giữa biểu tình và gây rối trật tự an ninh công cộng, và gọi các sự kiện này là bạo loạn", truyền thông nhà nước đưa tin.

Các cuộc biểu tình đã nổ ra ở miền tây bắc Iran một tuần trước tại đám tang của Mahsa Amini, một phụ nữ 22 tuổi người Kurd đã chết sau khi bị hôn mê, trong lúc bị cảnh sát đạo đức giam giữ để thực thi các quy định về khăn trùm đầu đối với phụ nữ.

Cái chết của cô đã làm dấy lên sự tức giận về một loạt vấn đề, bao gồm các hạn chế về quyền tự do cá nhân ở Iran, các quy định nghiêm ngặt về trang phục đối với phụ nữ và một nền kinh tế đang khó khăn vì các lệnh trừng phạt.

Phụ nữ đóng vai trò nổi bật trong các cuộc biểu tình, họ huơ huơ và đốt mạng che mặt của họ. Một số đã công khai cắt tóc cùng lúc đám đông giận dữ kêu gọi hạ bệ Lãnh tụ tối cao Ayatollah Ali Khamenei.

Đây là các cuộc biểu tình lớn nhất lan rộng trên cả nước kể từ cuộc biểu tình về giá nhiên liệu vào năm 2019, khi đó, Reuters đưa tin có 1.500 người thiệt mạng trong một cuộc đàn áp người biểu tình. Đó là cuộc đối đầu đẫm máu nhất trong lịch sử của nước cộng hòa Hồi giáo.

(Reuters)


************

bbc.com

Elon Musk 'kích hoạt Starlink cho Iran' trong lúc biểu tình tiếp tục



Biểu tình chống chính phủ ở Tehran ngày 21/9

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh,

Biểu tình chống chính phủ ở Tehran ngày 21/9

Hoa Kỳ sẽ nới lỏng các biện pháp hạn chế internet ở Iran, trong bối cảnh Tehran trấn áp các cuộc biểu tình nổ ra bởi cái chết của một phụ nữ khi bị cảnh sát giam giữ. 

"Chúng tôi sẽ giúp đảm bảo rằng người dân Iran không bị cô lập và chìm trong bóng tối", Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken nói. 

Việc nới lỏng kiểm soát phần mềm sẽ cho phép các công ty công nghệ Mỹ mở rộng hoạt động kinh doanh của họ ở Iran. 

Ít nhất 35 người đã thiệt mạng trong tình trạng bất ổn tồi tệ nhất ở Iran trong nhiều năm. 

Mahsa Amini, 22 tuổi, bị hôn mê vào tuần trước, vài giờ sau khi cảnh sát “đạo đức” bắt cô vì cáo buộc vi phạm quy định về khăn trùm đầu. 

Có tố cáo cảnh sát đã dùng dùi cui đập vào đầu cô Amini và đập đầu cô vào một trong những chiếc xe của họ.

Cảnh sát Iran nói không có bằng chứng về bất kỳ sự ngược đãi nào và cô bị "suy tim đột ngột". 

Các cuộc biểu tình chống chính phủ tiếp tục kéo dài sang đêm thứ tám vào thứ Sáu, trong khi các cuộc biểu tình ủng hộ chế độ cũng diễn ra ở Tehran và các thành phố khác. 

Ông Blinken cho biết việc nới lỏng một phần các hạn chế về internet là một "bước đi cụ thể để cung cấp hỗ trợ có ý nghĩa cho người Iran yêu cầu các quyền cơ bản của họ được tôn trọng".

Ông nói thêm, chính phủ Iran "sợ chính người dân của mình".

Nguồn hình ảnh, ABEDIN TAHERKENAREH/EPA-EFE/REX/Shutterstock

Chụp lại hình ảnh,

Biểu tình ủng hộ chính phủ Iran tại Tehran ngày 23/9

Tỷ phú Elon Musk cho biết trên Twitter rằng ông sẽ kích hoạt công ty internet vệ tinh của mình, Starlink, để cung cấp dịch vụ internet cho Iran, sau thông báo của ông Blinken. 

Starlink cung cấp dịch vụ internet thông qua một mạng lưới vệ tinh khổng lồ và hướng đến những người dân sống ở vùng sâu vùng xa không có internet tốc độ cao.

Chính phủ Mỹ nói rằng giấy phép cập nhật không bao gồm phần cứng do ông Musk cung cấp nhưng công ty của ông và những người khác được hoan nghênh nộp đơn xin phép.

Hôm 23/9 cũng xảy ra các cuộc biểu tình ủng hộ chế độ ở Tehran và các thành phố khác. Những người có mặt tuyên bố ủng hộ Lãnh tụ Tối cao Ayatollah Ali Khamenei, người từng là mục tiêu của những người biểu tình chống chính phủ.

Tổng thống Ebrahim Raisi phát biểu tại một sự kiện ủng hộ chính phủ, nói rằng ông sẽ không để an ninh của đất nước bị "đe dọa".

"Chúng tôi sẽ không cho phép an ninh của người dân bị đe dọa trong bất kỳ trường hợp nào", ông nói, ngay sau khi trở về từ Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York.

Nhấn mạnh rằng "kẻ thù" của Iran muốn khai thác tình trạng bất ổn, ông Raisi nói chính phủ sẽ lắng nghe những lời chỉ trích về cái chết của bà Amini, nhưng sẽ không bị ảnh hưởng bởi "bạo loạn".


*************
rfi.fr

Kiev : Quân đội Ukraina giải phóng thêm nhiều khu vực ở miền đông

Thanh Hà

Vào lúc Nga tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraina, hôm 23/09/2022, Kiev thông báo quân đội Ukraina tiếp tục giành được nhiều thắng lợi : chiếm lại thành phố Iatskivka trong vùng Donetsk, giành lại được hơn 9.000 km vuông lãnh thổ từ tay quân Nga.

Hãng tin Pháp AFP trích lời thủ lĩnh phe ly khai vùng Donetsk, Denis Pouchiline, cho biết tình hình đang « cực kỳ khó khăn » tại khu vực phía bắc thành phố Bakhmout. Đây là một vị trí chiến lược ở phía đông vùng Donetsk mà từ nhiều tháng qua quân Nga dồn lực lượng để yểm trợ cho phe nổi dậy thân Nga, nhưng đã vấp phải sức kháng cự của quân đội Ukraina. Riêng trong vùng Luhansk, thủ lĩnh của phe ly khai, Andreï Marotchko, cho biết lực lượng Ukraina đã liên tục oanh kích vào khu vực này với ý đồ « phá hoại cuộc trưng cầu dân ý ».

Tối qua, tổng thống Volodymyr Zelensky xác nhận quân đội Ukraina đã giải phóng được 400 thị trấn tại miền đông Ukraina, giành lại được khoảng 9.000 km vuông từ tay quân đội Nga.

Thất trận ở các khu vực miền đông, Nga đổi chiến thuật : ngày 21 và 22/09/2022, phía Nga đã bắn tên lửa phá hủy đập nước Pechenihy trên sông Silverskyi Donetsk ở miền bắc Ukraina, để chận đà tiến của quân đội Ukraina. Một báo cáo của bộ Quốc Phòng Anh ngày 24/09/2022, được Reuters trích dẫn, cho biết, phía Nga nhiều lẫn sử dụng chiến thuật  như trong cuộc tấn công hôm 15/09/2022 nhắm vào đập Karachunivske, gần thành phố Krivyi Rih ở miền trung Ukraina.

Tuy nhiên, theo các nguồn tin quân sự Anh, hai đợt tấn công nhằm lấy sức nước nhấn chìm các trang thiết bị quân sự của quân Ukraina đã không thành. Vẫn theo Luân Đôn, « ít có khả năng chiến thuật của Nga gây nhiều xáo trộn trong kế hoạch phản công của Ukraina », bởi các đập nước nằm cách xa các vùng giao tranh
************

Ukraine giành lại thêm lãnh thổ ở Donetsk, hạ cấp quan hệ với Iran


Quân đội Ukraine cho biết đã giành được một khu định cư nữa ở vùng Donetsk và tiếp tục củng cố một cuộc tấn công ở khu vực "ba biên giới", nơi Donetsk, Kharkiv và Luhansk gặp nhau.

Hãng tin CNN dẫn lời ông Oleksii Hromov, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu Ukraine nói, sau các cuộc tấn công, ngôi làng Yatskivka ở vùng Donetsk hiện đã thuộc về tay Ukraine. 

Yatskivka nằm ở phía đông của sông Oskii. Nhiều khu vực rộng lớn ở phía tây con sông, gồm cả thành phố Izium, đã được Ukraine giành lại trong cuộc tấn công bất ngờ hồi đầu tháng này. 

Ông Hromov cho biết, tình hình xa hơn ở phía nam, quanh Bakhmut là "khó khăn nhưng kiểm soát được" dù Nga tiếp tục tấn công nhằm trục xuất các đơn vị của Ukraine khỏi các vị trí quanh Bakhmut và những nơi khác dọc theo tiền tuyến ở Donetsk. Quan chức này xác nhận, quân đội Ukraine đã cải thiện các vị trí quanh Bakhmut, nơi bị bao vây trong vài tháng qua. 

"Nhờ tái tập hợp kịp thời của các đơn vị thuộc một trong những lữ đoàn cơ giới và tổ chức chiến đấu chất lượng cao, Ukraine đã lấy lại được các vị trí đã mất trước đó và đảm bảo quyền kiểm soát với các vị trí ở phía nam tới Bakhmut", ông Hromov nói. "Tại những nơi khác ở Donetsk, gần Avdiivka và Novopavlivka, các lực lượng Nga đang tiến hành các cuộc tấn công với mục tiêu giành quyền kiểm soát ở Nevirske và Novomykhailivka", quan chức trên nói thêm. 

Ukraine hạ cấp quan hệ ngoại giao với Iran

Ukraine cho biết đã bắn rơi máy bay không người lái mà Iran cung cấp cho Nga. Ảnh: AP

Theo hãng tin Reuters, Ukraine ngày 23/9 cho biết sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Iran vì nước này quyết định cung cấp máy bay không người lái cho các lực lượng Nga. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenski cho biết, tổng số 8 máy bay không người lái do Iran chế tạo đã bị bắn hạ kể từ đầu cuộc xung đột của nước này với Nga.

Ukraine và Mỹ buộc tội Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga song Iran đã phủ nhận cáo buộc này. Giới chức quân sự ở nam Ukraine ra thông báo cho biết, họ đã bắn hạ 4 chiếc máy bay không người lái Shahed-35 ở vùng biển gần cảng Odessa hôm qua (23/9). Không quân Ukraine lần đầu tiên cũng ra một thông báo riêng rẽ cho biết, đã bắn hạ Mohajer-6, một loại máy bay không người lái lớn hơn. 

Trước đó, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết, việc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga đã giáng một cú đòn vào quan hệ song phương giữa Kiev và Tehran. "Đáp lại hành động không thân thiện này, phía Ukraine dừng công nhận đại sứ Iran, giảm số lượng nhà ngoại giao Iran ở Kiev", thông báo trên trang web Bộ Ngoại giao Ukraine viết. 

Video: Không quân Ukraine trưng bằng chứng bắn hạ máy bay không người lái Iran cung cấp cho Nga.  

Thiếu tướng Nga bị thương 

Trang Pravda Ukraine dẫn tin từ Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine cho biết hôm qua (23/9), thiếu tướng Oleg Tsokov - chỉ huy Sư đoàn súng trường cơ giới 144 thuộc Quân đoàn vũ trang tổng hợp 20 thuộc Lực lượng vũ trang Liên bang Nga bị thương gần Svatove, do hỏa lực của Ukraine. 

Ukraine cho biết, tướng Nga Tsokov đã được đưa khỏi khu vực tiền tuyến vào ngày 20/9. Ngoài ra, thi thể của 105 quân nhân Nga thiệt mạng tại Ukraine đã được đưa tới một bệnh viện ở Rostov-on-Don (Nga) vào ngày 19-20/9, thêm 200 thi thể nữa sẽ được đưa tới đó trong tương lai gần.
**********

Tin thế giới 24-9: Mỹ tập trung về vấn đề Đài Loan; Biểu tình tiếp tục ở Iran


Tin thế giới 24-9: Mỹ tập trung về vấn đề Đài Loan; Biểu tình tiếp tục ở Iran - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) gặp Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Mỹ ngày 23-9 - Ảnh: REUTERS

* Ông Blinken và ông Vương Nghị bàn về Đài Loan. Ngày 23-9, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói với người đồng cấp Trung Quốc rằng việc duy trì hòa bình và ổn định đối với Đài Loan là cực kỳ quan trọng.

Đài Loan là tâm điểm của cuộc hội đàm "trực tiếp và trung thực" kéo dài 90 phút giữa ông Blinken và ông Vương Nghị bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York (Mỹ), theo Hãng tin Reuters.

Ngoài ra, ông Blinken cũng nêu bật những tác động nếu Trung Quốc hỗ trợ vật chất cho chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine. Giới chức Mỹ từng nói họ không thấy bằng chứng nào về việc Bắc Kinh hỗ trợ như vậy cho Matxcơva.

* Thái tử Saudi thảo luận an ninh năng lượng với các quan chức cấp cao Mỹ. Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman đã có cuộc thảo luận về an ninh năng lượng với cố vấn cấp cao của Mỹ về an ninh năng lượng - ông Amos Hochstein, và điều phối viên chính sách Trung Đông thuộc Hội đồng An ninh quốc gia của Nhà Trắng - ông Brett McGurk, tại thành phố Jeddah, Saudi Arabia.

Hãng thông tấn nhà nước Saudi Arabia SPA cho biết hai bên đã thảo luận về quan hệ song phương hai nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực an ninh năng lượng và đầu tư, cũng như sự phát triển trong khu vực.

* Lãnh đạo Mỹ, Anh, Úc nói về thỏa thuận AUKUS. Trong tuyên bố đánh dấu một năm thỏa thuận an ninh AUKUS vào ngày 23-9, các nhà lãnh đạo Mỹ, Anh, Úc cho biết họ đã đạt được tiến bộ đáng kể trong việc trang bị tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Úc.

AUKUS được coi là một nỗ lực của các đồng minh phương Tây nhằm đẩy lùi sức mạnh và ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực, theo Hãng tin Reuters.

* Phó tổng thống Mỹ thảo luận về an ninh Đài Loan tại châu Á. Ngày 23-9, một quan chức cấp cao trong chính quyền Washington cho biết Phó tổng thống Kamala Harris sẽ thảo luận về an ninh Đài Loan trong các cuộc gặp song phương với lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc khi bà đến thăm khu vực này vào tuần tới.

Các cuộc gặp nói trên giữa bà Harris và các lãnh đạo Nhật Bản và Hàn Quốc diễn ra không lâu sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cam kết sẽ bảo vệ Đài Loan trong trường hợp bị Trung Quốc tấn công, theo Hãng tin Reuters. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã phản ứng mạnh với tuyên bố của ông Biden.

* Ecuador thử nghiệm trồng lại san hô để phục hồi hệ sinh thái. Công viên quốc gia Galapagos của Ecuador đang thử nghiệm các phương pháp trồng lại san hô khác nhau trong nỗ lực khôi phục các hệ sinh thái dưới nước dễ bị tổn thương, theo Hãng tin Reuters ngày 23-9.

Kể từ năm 2020, họ đã thử nghiệm trồng san hô trên các bề mặt khác nhau như gạch, xi măng hoặc buộc san hô lại với nhau và xâu chuỗi trên khung kim loại, nuôi trong vườn ươm trước khi đưa xuống đáy biển.

Sự chết dần của các rạn san hô ảnh hưởng đến chuỗi cung cấp thức ăn cho các sinh vật biển, và được coi là một hậu quả nghiêm trọng của biến đổi khí hậu.

Tin thế giới 24-9: Mỹ tập trung về vấn đề Đài Loan; Biểu tình tiếp tục ở Iran - Ảnh 3.

Người biểu tình phản đối Chính phủ Iran sau cái chết của cô Mahsa Amini - Ảnh: REUTERS

* Liên Hiệp Quốc kêu gọi Iran không sử dụng vũ lực "không cần thiết" trong các cuộc biểu tình. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi các lực lượng an ninh Iran kiềm chế việc sử dụng "vũ lực không cần thiết" chống lại các cuộc biểu tình phản đối chính phủ sau cái chết của một phụ nữ bị cảnh sát giam giữ, theo Hãng tin AFP.

Ông Guterres đã nêu vấn đề nhân quyền trong cuộc gặp với Tổng thống Iran Ebrahim Raisi. Ngày 23-9, Liên Hiệp Quốc cũng bày tỏ lo ngại về các báo cáo liên quan đến việc sử dụng vũ lực quá mức trong các cuộc biểu tình ôn hòa ở Iran, dẫn đến hàng chục người chết và bị thương.

Biểu tình nổ ra trên khắp Iran sau cái chết của cô Mahsa Amini, 22 tuổi, khi cô bị cảnh sát giam giữ do "mặc trang phục không phù hợp".

* Mỹ không điều chỉnh hoạt động hạt nhân sau bình luận của ông Putin. Ngày 23-9, Nhà Trắng cho biết Mỹ không thấy lý do nào để điều chỉnh hoạt động hạt nhân sau bình luận gần đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

"Chúng tôi rất coi trọng những mối đe dọa đó. Tuy nhiên chúng tôi không thấy có lý do gì để điều chỉnh hoạt động hạt nhân vào lúc này", thư ký báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre nói.

Trước đó, ông Putin đã ám chỉ sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ đất nước khi tuyên bố sẽ "sử dụng tất cả phương tiện sẵn có để chống lại mối đe dọa đối với sự toàn vẹn lãnh thổ của mình".

* Ukraine giảm đáng kể sự hiện diện ngoại giao của Iran. Ngày 23-9, Kiev cho biết họ sẽ hạ cấp quan hệ ngoại giao với Tehran sau khi Iran quyết định cung cấp máy bay không người lái cho các lực lượng Nga, theo Hãng tin AFP.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói cho đến nay, tổng cộng tám máy bay không người lái do Iran sản xuất đã bị Ukraine bắn hạ trong cuộc xung đột ở nước này. Ukraine và Mỹ cáo buộc Iran cung cấp máy bay không người lái cho Nga. Tehran đã bác bỏ cáo buộc này.

Theo đó, Ukraine sẽ giảm đáng kể số lượng nhân viên ngoại giao của Đại sứ quán Iran tại Kiev.

Tin thế giới 24-9: Mỹ tập trung về vấn đề Đài Loan; Biểu tình tiếp tục ở Iran - Ảnh 5.

Quân nhân của nước Cộng hòa Nhân dân Lugansk (LPR) tự xưng bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu ý dân về việc sáp nhập vào Nga ngày 23-9 - Ảnh: REUTERS

* Tổng thống Mỹ cảnh báo Nga phải trả giá vì các cuộc trưng cầu ý dân "giả tạo". Ngày 23-9, Tổng thống Joe Biden cảnh báo Matxcơva sẽ phải trả giá "nhanh chóng và nghiêm trọng" nếu nước này sử dụng các cuộc trưng cầu ý dân "giả tạo" để sáp nhập thêm lãnh thổ của Ukraine.

"Các cuộc trưng cầu ý dân của Nga là một sự giả tạo, một cái cớ giả tạo để cố gắng thôn tính các vùng của Ukraine bằng vũ lực, vi phạm rõ ràng luật pháp quốc tế", Tổng thống Biden nói. Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết nước này sẽ làm việc với các đối tác và đồng minh để áp đặt thêm trừng phạt kinh tế với Nga, theo Hãng tin AFP.

Cùng ngày, nhóm các nước G7 cũng lên án các cuộc trưng cầu ý dân "giả tạo" của Nga, khẳng định G7 sẽ không bao giờ công nhận kết quả của các cuộc trưng cầu ý dân này, theo Hãng tin Reuters.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nói sẽ tăng cường giúp đỡ Kiev phản ứng lại các cuộc trưng cầu ý dân của Nga tại các vùng lãnh thổ Ukraine.

* EU yêu cầu Liên Hiệp Quốc công bố báo cáo về thiệt hại cơ sở hạ tầng Ukraine. Ngày 23-9, Liên minh châu Âu (EU) đã gửi thư tới Liên Hiệp Quốc yêu cầu cơ quan này công bố báo cáo thiệt hại đối với cơ sở hạ tầng viễn thông ở Ukraine kể từ khi Nga mở chiến dịch quân sự bảy tháng trước.

Hồi tháng 4, các thành viên của Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) của Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết hỗ trợ Ukraine xây dựng lại hạ tầng viễn thông do bị tàn phá bởi chiến tranh. Nghị quyết cũng quyết định thực hiện đánh giá về tác động của cuộc chiến ở Ukraine đối với chương trình và hoạt động của ITU trong khu vực, và cung cấp báo cáo đánh giá về vấn đề đó.

Tuy nhiên, đến nay ITU vẫn chưa đưa ra báo cáo, theo Hãng tin AFP. Trong bản cập nhật thông tin hồi tháng 7, ITU cho biết 20 trung tâm truyền hình tại Ukraine được báo cáo hoặc xác nhận là bị phá hủy, 50 khu định cư không có dịch vụ truyền hình và phát thanh. Chỉ bốn tháng đầu tiên của chiến dịch quân sự, 796 vụ tấn công mạng nhằm vào Ukraine đã được báo cáo.

Biểu tình vì khí hậu tại Indonesia

Góc ảnh 24922 Indonesia Global Climate Strike Reuters

Các nhà hoạt động môi trường đeo mặt nạ, mang biểu ngữ trong một cuộc biểu tình của chiến dịch Đình công vì khí hậu toàn cầu (Global Climate Strike) tại thủ đô Jakarta, Indonesia ngày 23-9 - Ảnh: REUTERS


**********

Israel kêu gọi thế giới dùng vũ lực nếu Iran chế tạo bom hạt nhân


Israel kêu gọi thế giới dùng vũ lực nếu Iran chế tạo bom hạt nhân - Ảnh 1.

Thủ tướng Israel Yair Lapid - Ảnh: AFP

"Cách duy nhất để ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân là cho họ thấy một mối đe dọa quân sự rõ ràng. Chỉ khi đó mới có thể thương lượng thỏa thuận lâu dài và mạnh hơn với họ", ông Lapid phát biểu.

"Cần phải nói rõ với Iran rằng nếu nước này tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân, thế giới sẽ không đáp trả bằng lời nói, mà bằng vũ lực quân sự", Thủ tướng Lapid nói thêm.

Ông Lapid khẳng định Israel sẽ sẵn sàng tham dự vào phản ứng bằng vũ lực đó nếu nước này cảm thấy bị đe dọa, theo Hãng tin AFP. "Chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết. Iran sẽ không có được vũ khí hạt nhân", nhà lãnh đạo Israel nhấn mạnh.

Những tháng gần đây, Israel đã cố gắng thuyết phục Mỹ và các cường quốc châu Âu như Anh, Pháp và Đức không hồi sinh thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) với Iran.

Thỏa thuận năm 2015 nhằm hạn chế chương trình hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc Iran được dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đa phương. Năm 2018, tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đơn phương rút Washington khỏi thỏa thuận, và áp các biện pháp trừng phạt lên Tehran đến tận bây giờ.

Hiện nay Liên minh châu Âu (EU) đang làm trung gian cho các nhà đàm phán giữa Mỹ và Iran để khôi phục thỏa thuận này.

Trong 10 ngày qua, nhiều quan chức Israel đã đề xuất không khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran cho đến ít nhất là giữa tháng 11 tới, thời hạn mà Thủ tướng Lapid đang cố gắng tận dụng để thúc đẩy phương Tây sử dụng cách tiếp cận cứng rắn hơn khi đàm phán với Iran.
***********

Hình ảnh Ukraine tịch thu xe tăng T-90M ‘đột phá 3’ của Nga


Truyền thông Ukraine cho biết, quân đội nước này gần đây đã thu được một xe tăng T-90M Proryv-3 bị binh sĩ Nga bỏ lại ở tỉnh Kharkiv.

Video: Shawshank Redemption

Các bức ảnh và video được trang quân sự Mil.in.ua của Ukraine đăng tải cho thấy, chiếc xe tăng T-90M bị quân Nga bỏ lại được binh sĩ nước này tìm thấy trong tình trạng gần như hoàn hảo, khi các hệ thống điện tử lắp trong xe không có dấu hiệu bị hư hại. Sau đó, chiếc T-90M trên đã được một xe tăng T-72B3 của quân đội Ukraine kéo về hậu phương.

Chiếc T-90M bị thu giữ. Ảnh: Mil.in.ua 

T-90M Proryv-3 (Nghĩa là ‘Đột phá 3’ trong tiếng Nga) là biến thế nâng cấp từ xe tăng T-90 của Nga, lần đầu được giới thiệu với công chúng vào năm 2017 và đưa vào trang bị trong quân đội từ năm 2019. Xe dài 9,53m (tính cả nòng pháo), rộng 3,78m, cao 2,23m và nặng khoảng 46,5 tấn. Kíp chiến đấu của xe có 3 người, gồm trưởng xe, lái xe và xạ thủ.

Xe tăng T-90M. Ảnh: Military Today 

T-90M được trang bị động cơ diesel V-92S2F có công suất 1.130 mã lực. Nhờ vậy, xe có thể di chuyển với vận tốc 60 km/h trên địa hình bằng phẳng, với phạm vi hoạt động lên tới 550km.

Theo trang Military Today, xe tăng T-90M được trang bị pháo nòng trơn 2A46M-4 cỡ nòng 125mm cùng hai súng máy Kord và PKT có cỡ nòng lần lượt là 12,7 x 108mm và 7,62 x 54mm. Để tăng khả năng tiêu diệt mục tiêu đối phương, T-90M được trang bị thêm tên lửa chống tăng 9M119 Refleks sử dụng công nghệ đầu đạn nổ lại (Tandem).

Bản vẽ pháo nòng trơn 2A46M-4 và 2A46M-5. Ảnh: topwar.ru 

Để chống lại các tên lửa hoặc vũ khí chống tăng của đối phương, bên ngoài T-90M được phủ các tấm giáp phản ứng nổ thế hệ mới Relikt hiện đại hơn nhiều so với loại Kontakt-5 được dùng phổ biến trên các xe tăng T-72, T-80 và những biến thể T-90 trước đó.

Các hệ thống điện tử và vũ khí trên chiếc T-90M bị thu giữ. Ảnh: Mil.in.ua

************

Nga nói về việc trốn lệnh động viên, Mỹ cảnh báo Moscow kín đáo


Nga cho biết các báo cáo nói nam giới nước này trốn lệnh động viên là phóng đại và có khoảng 10.000 người tình nguyện đã gia nhập quân đội mà không chờ được gọi nhập ngũ.

Quân nhân Nga đứng gần trung tâm tuyển quân di động. Ảnh: Reuters

Hãng tin RT dẫn tin từ Bộ Quốc phòng Nga hôm nay (23/9) thông báo, việc động viên một phần quân dự bị sẽ không áp dụng đối với một số công nhân lành nghề. Đối tượng được miễn trừ là những người làm việc trong một số lĩnh vực của nền kinh tế như công nghệ thông tin, viễn thông, truyền thông đại chúng và tài chính. Các tổ chức có người lao động đủ tiêu chuẩn cần gửi danh sách nhân viên cho Bộ Tham mưu Nga để đảm bảo những người này không bị gọi nhập ngũ. 

Các quy tắc dự thảo của Nga cũng miễn trừ nhập ngũ cho một số người khỏe mạnh, gồm cả những người mà sự có mặt của họ ở nhà là cần thiết để giúp đỡ các thành viên gia đình đang phụ thuộc, lao động trong các tổ chức quan trọng về chiến lược như các nhà sản xuất quốc phòng.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết có ý định gọi nhập ngũ 300.000 người, ưu tiên những người có kinh nghiệm chiến đấu và có chuyên môn cần thiết cho chiến dịch quân sự tại Ukraine. 

Hôm qua, Bộ Quốc phòng Nga cho biết có khoảng 10.000 người tình nguyện đã tới các trung tâm tuyển dụng ngay ngày động viên đầu tiên. 

Mỹ cảnh báo riêng Nga về vũ khí hạt nhân

Ảnh: RT

Theo báo Washington Post và hãng tin RT, Mỹ đã cảnh báo riêng Nga về những hậu quả nghiêm trọng nếu Moscow sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột ở Ukraine. 

Báo này dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay, việc liên lạc với Moscow về vấn đề hạt nhân đã diễn ra trong vài tháng qua. Trong khi các quan chức Mỹ từ chối cho biết ai đã đưa ra các thông điệp và nội dung của nó là gì, thì sự không rõ ràng này được cho là nhằm tạo ra "sự mơ hồ chiến lược" và buộc Kremlin phải đoán về việc Mỹ sẽ phản ứng thế nào nếu Nga triển khai vũ khí hạt nhân. 

Tờ Washington Post lưu ý, hiện không rõ Mỹ có liên lạc với Moscow kể từ ngày 21/9 không, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố huy động một phần quân dự bị và cam kết dùng mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước trước những mối đe dọa bên ngoài. 

Tuy nhiên, các quan chức Mỹ đã chỉ ra rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuyển các vũ khí hạt nhân để chuẩn bị cho một cuộc tấn công. 

Hôm qua (22/9), cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cho biết, Moscow có thể dùng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ của mình, gồm cả các nước cộng hòa Donetsk và Luhansk tự xưng cũng như hai khu vực Kherson và Zaporizhzhia, nếu các vùng này gia nhập Nga. 

Học thuyết hạt nhân hiện thời của Nga cho phép nước này sử dụng vũ khí hạt nhân trong trường hợp sự tồn tại của Nga bị đe dọa bởi các vũ khí hạt nhân và thông thường. 

Các diễn biến liên quan khác: 

- Một quan chức ở Melitopol, thuộc vùng Zaporizhzhia, Ukraine cáo buộc, Kiev đứng sau một vụ nổ xảy ra ở thành phố Melitopol lúc sáng nay (23/9) khi khu vực do Nga kiểm soát ở phía nam Ukraine này bắt đầu bỏ phiếu về việc họ có muốn chính thức gia nhập Nga hay không. Một quan chức cấp cao do Nga bổ nhiệm ở Melitopol - ông Vladimir Rogov cho biết, một đối tượng đã ném thiết bị nổ từ một chiếc xe đang di chuyển. Vụ việc diễn ra lúc 7h sáng, làm một ngôi nhà bị hư hại. Ông Rogov đã đổ lỗi cho Ukraine về hành động khủng bố này. 

- Hãng tin Reuters dẫn lời ông Erik Mose, người đứng đầu nhóm điều tra được Liên Hợp Quốc ủy nhiệm hôm nay (23/9) cho biết, tội ác chiến tranh như cưỡng hiếp, tra tấn và giam giữ trẻ em, đã được thực hiện tại Ukraine. Ông Mose không chỉ rõ ai là người phải chịu trách nhiệm. Các điều tra viên của Liên Hợp Quốc đã tới 27 địa điểm và phỏng vấn hơn 150 nạn nhân và nhân chứng. Họ tìm thấy bằng chứng về một số lượng lớn những vụ hành quyết.
************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm