Tin nóng trong ngày

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 25 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx

MuaDong_LinhU***********

Lầu Năm Góc cảnh cáo nước đồng minh NATO 'đe dọa trực tiếp' lính Mỹ


Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ, nước cũng là thành viên NATO, về các hành động "không phối hợp" trong chiến dịch quân sự ở Syria.

Trong một tuyên bố phát đi ngày 23/11, Lầu Năm Góc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình trạng thù địch gia tăng ở Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời lưu ý các cuộc tấn công của Ankara vào các phe phái dân quân người Kurd hồi đầu tuần này có nguy cơ gây tổn hại cho các lực lượng Mỹ đang đóng quân gần đó và đe dọa tiến trình đánh bại mạng lưới khủng bố IS kéo dài nhiều năm của liên minh toàn cầu.

Cảnh đổ nát tại một địa điểm thuộc tỉnh Hasakah của Syria bị trúng pháo kích của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP

Theo đài RT, chỉ một ngày trước đó, Nhà Trắng đã lên tiếng ủng hộ chiến dịch “Móng vuốt – Thanh gươm” do Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến ở Syria. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby bày tỏ, Ankara phải đối mặt với "mối đe dọa khủng bố" từ một số nhóm người Kurd và có quyền tự vệ. Tuy nhiên, ông Kirby lưu ý, sứ mệnh có thể “gây phản ứng” từ các chiến binh người Kurd được Mỹ hậu thuẫn, dẫn đến nguy cơ hạn chế khả năng tiếp tục cuộc chiến chống IS của họ.

Mặc dù Lầu Năm Góc tiếp tục công nhận “những lo ngại chính đáng về an ninh” của Ankara, nhưng họ kêu gọi “giảm leo thang ngay lập tức” trong khu vực để đảm bảo an toàn và an ninh cho nhân viên trên mặt đất.

Hơn 900 lính Mỹ vẫn đồn trú ở Syria, 7 năm sau khi cựu Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên phê duyệt việc đưa quân tới quốc gia Trung Đông này. Quân đội Mỹ được triển khai bên cạnh lực lượng dân quân SDF do người Kurd thống trị, bất chấp việc Damascus yêu cầu chấm dứt sự hiện diện trái phép của binh sĩ nước ngoài.

Sự thù địch giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm vũ trang người Kurd đã kéo dài nhiều thập kỷ, với các đợt bạo lực bùng phát kể từ những năm 1970. Ankara đổ lỗi cho các phe phái người Kurd về vụ đánh bom ngày 13/11 ở Istanbul, khiến 6 người thiệt mạng và 81 người khác bị thương.

Kể từ ngày 20/11, Ankara đã cho tiến hành hàng loạt vụ không kích và pháo kích vào các mục tiêu của các nhóm vũ trang người Kurd PKK và YPG bị họ coi là khủng bố. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố đây chỉ là sự khởi đầu và quân đội nước này sẽ sớm thực hiện chiến dịch tấn công sâu hơn vào các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của người Kurd.


**********

Trực thăng ‘vua biển’ Anh chuyển cho Ukraine có gì đặc biệt


Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 23/11 đã công bố gói viện trợ quân sự mới nhất dành cho Ukraine, trong đó bao gồm một số trực thăng đa nhiệm WS-61 Sea King.

“Tổng cộng có ba chiếc trực thăng Sea King (Vua biển) sẽ được chúng tôi gửi cho Kiev, trong đó chiếc đầu tiên đã đến Ukraine. Chúng là những chiếc máy bay có người lái đầu tiên Anh gửi cho Kiev kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Ngoài ra, chúng tôi cũng gửi cho Ukraine 10.000 đạn pháo bổ sung nhằm giúp nước này gia tăng phòng ngự tại những khu vực vừa tái kiểm soát trong nhiều tuần gần đây. Sự ủng hộ của Anh dành cho Ukraine là kiên định”, trang Defence Blog dẫn lời ông Wallace nói.

Trực thăng Sea King. Ảnh: helistart

Defence Blog nhận định, tuyên bố trên được ông Wallace đưa ra gần một tuần sau khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới thành phố Kiev và có cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

WS-61 Sea King là trực thăng do tập đoàn Westland Helicopters có trụ sở ở Anh sản xuất dựa trên máy bay Sikorsky S-61 của Mỹ vào những năm 1960. Sea King dài 17m; đường kính cánh quạt trên rotor 18,9m; cao 5,13m. Trọng lượng rỗng gần 6,4 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa là 9,7 tấn. Kíp phi công từ 2-4 người, tùy theo nhiệm vụ kíp lái được giao.

Bản vẽ biến thể HAR.3 của Sea King. Ảnh: The Blueprints

Sea King được lắp 2 động cơ Rolls-Royce Gnome H1400, với công suất 1.400 mã lực/chiếc. Nhờ vậy, máy bay có thể bay với vận tốc tối đa 208 km/h, và tầm hoạt động đạt 1.230km. Về sau ở phiên bản Sea King HAS.5, các nhà khoa học quân sự Anh đã trang bị cho máy bay này loại động cơ H1400-2 có công suất lên tới 1.660 mã lực/chiếc.

Động cơ Rolls-Royce Gnome H1400. Ảnh: Airpowerworld

Theo trang quân sự Military Today, tập đoàn Westland Helicopters kể từ năm 1969 tới nay đã ra mắt hơn 13 phiên bản khác nhau của Sea King trong đó gồm Sea King HAR.3 có nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ; Sea King AEW.2 có tính năng cảnh báo trên không; Sea King HC.4 với khả năng chở lính đặc nhiệm tham gia tác chiến; Sea King HAS.5 có nhiệm vụ chống tàu ngầm…

Phiên bản Sea King AEW.2. Ảnh: Wikipedia 

Với phiên bản Sea King HAS.5, máy bay được lắp thiết bị định vị thủy âm (sonar) AQS-13 có khả năng định vị vị trí của tàu ngầm đối phương cùng bốn ngư lôi Mk.46 hoặc Stingray. Nhằm đề phòng tình huống tàu ngầm đối phương lặn sâu dưới mặt nước, bốn ngư lôi sẽ có thể được thay bằng các bom chìm. 

Đối với những chiếc Sea King dành cho việc xuất khẩu, tập đoàn Westland Helicopters sẽ thiết kế trực thăng theo những yêu cầu tác chiến mà khách hàng nước ngoài đặt ra. Chẳng hạn, các trực thăng Sea King được Anh bán cho Pakistan sẽ được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống hạm Exocet do Pháp sản xuất. 

Trực thăng Sea King Anh bán cho Pakistan phóng tên lửa chống hạm Exocet. Ảnh: Wikipedia

Video: Trực thăng Sea King của Pakistan phóng tên lửa chống hạm Exocet. Nguồn: Naval Library


***************

Tin thế giới 25-11: Phụ nữ Nga đòi chính quyền giữ lời hứa với lính bị động viên


Tin thế giới 25-11: Phụ nữ Nga đòi chính quyền giữ lời hứa với lính bị động viên - Ảnh 1.

Người phụ nữ bảo bọc thú cưng trong mùa đông ở khu dân cư đã bị phá hủy bởi cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở thị trấn Vyshhorod, gần thủ đô Kiev, Ukraine - Ảnh: REUTERS

* Hơn 15.000 người mất tích trong chiến tranh ở Ukraine. Ngày 24-11, Ủy ban Quốc tế về Người mất tích (ICMP) cho biết hơn 15.000 người đã mất tích trong cuộc chiến ở Ukraine.

ICMP đã mở văn phòng tại Kiev vào tháng 7 vừa qua để giúp Ukraine lập hồ sơ và tìm kiếm những người mất tích.

Giám đốc chương trình châu Âu của ICMP, ông Matthew Holliday, cho biết không rõ có bao nhiêu người đã bị buộc phải chuyển đi, đang bị giam giữ ở Nga, còn sống và bị chia cắt khỏi gia đình, hoặc đã chết và được chôn cất trong những ngôi mộ tạm thời.

* Tổng thống Nga thảo luận về giới hạn giá dầu của phương Tây với lãnh đạo Iraq. Theo Hãng tin TASS, ngày 24-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về những nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế giá dầu của Nga trong cuộc điện đàm với tân Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani.

TASS trích dẫn Điện Kremlin cho biết ông Putin đã nói với ông al-Sudani rằng việc giới hạn giá sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường năng lượng toàn cầu.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố mức giá trần đối với dầu của Nga do Mỹ và các đồng minh phương Tây đề xuất đang được áp dụng. Ông Biden thông báo đã nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen về vấn đề này.

* Những người phụ nữ Nga lên tiếng về người thân bị động viên. Theo đài BFMTV, đã xuất hiện một số đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy những người phụ nữ Nga có người thân (chồng/con) được động viên tham gia quân đội trong thời gian gần đây đã lên tiếng yêu cầu việc chính quyền giữ lời hứa.

Theo đó, vào thời điểm 21-9, chính quyền đã hứa những người trong đợt động viên một phần sẽ không được đưa ra chiến trường. Thế nhưng thông tin chính thức sau đó cho biết 80.000 người trong số 300.000 được động viên vào đợt đó đã được đưa sang Ukraine trong điều kiện trang bị không đầy đủ về vũ khí lẫn trang phục, thực phẩm.

Ngày 24-11, chỉ số blue-chip FTSE 100 của London (Anh) đã giảm nhẹ do lợi nhuận của các công ty khai thác không thể bù đắp khoản lỗ trong giao dịch cổ phiếu.

FTSE 100 chốt phiên không mấy thay đổi, trong khi chỉ số cổ phiếu vốn trung bình FTSE 250 tăng 0,2%.

Trước đó, chỉ số STOXX 600 của châu Âu đóng cửa ở mức cao mới trong vòng ba tháng do cổ phiếu bất động sản tăng giá nhờ cuộc họp tháng 11 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) báo hiệu tốc độ tăng lãi suất chậm lại.

Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,5% lên mức cao nhất kể từ ngày 18-8, mặc dù khối lượng giao dịch thấp do thị trường Mỹ nghỉ Lễ Tạ ơn.

* Quốc hội Nga thông qua luật cấm "tuyên truyền LGBT" cho người lớn. Quốc hội Nga đã thông qua một dự luật mở rộng lệnh cấm "tuyên truyền LGBT" và hạn chế "thể hiện" các hành vi LGBT, cấm đoán gần như bất kỳ biểu hiện nào về lối sống LGBT. LGBT là tên gọi tắc chỉ cộng đồng đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới.

Luật mới vẫn cần sự chấp thuận của Tổng thống Putin. Theo đó, bất kỳ hành động hoặc thông tin nào được coi là nỗ lực thúc đẩy đồng tính luyến ái, dù ở nơi công cộng, trực tuyến hay trong phim, sách hay quảng cáo, đều có thể bị phạt mạnh tay.

* Tỉ phú Elon Musk tuyên bố "ân xá" cho các tài khoản Twitter bị cấm. Tỉ phú Elon Musk thông báo nhiều tài khoản Twitter bị đình chỉ trước đó sẽ được phép sử dụng lại nền tảng này, sau khi một lượng lớn người dùng trả lời cuộc thăm dò không chính thức của ông Musk cho ý kiến ủng hộ động thái này.

"Mọi người đã lên tiếng. Ân xá bắt đầu vào tuần tới", ông Musk thông báo trên Twitter.

Theo Hãng tin AFP, thông báo được đưa ra khi ông chủ mới của Twitter đối mặt với sự phản đối cho rằng ông đưa ra tiêu chí kiểm duyệt nội dung theo ý thích cá nhân, với việc chỉ một số tài khoản nhất định được khôi phục lại chứ không phải tài khoản khác.

Tin thế giới 25-11: Phụ nữ Nga đòi chính quyền giữ lời hứa với lính bị động viên - Ảnh 4.

Đàn bò tránh nóng dưới gốc cây táo bón trong đợt nắng tấn công châu Âu hồi tháng 8-2022 - Ảnh: REUTERS

* Đợt nắng nóng ở châu Âu ước tính gây ra thêm hơn 20.000 cái chết. Các nhà khoa học khí hậu thuộc nhóm Phân bổ thời tiết thế giới cho biét các đợt nắng nóng mùa hè ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh đã gây ra thêm hơn 20.000 ca tử vong.

Nhiệt độ đã lên tới gần 40 độ C hoặc cao hơn từ Paris đến London vào năm 2022. Các nhà khoa học nhận thấy rằng nhiệt độ cao như vậy sẽ "hầu như không thể xảy ra" nếu không có biến đổi khí hậu.

* Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel chuẩn bị gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo thông tin bước đầu tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 1-12, cả hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về một loạt thách thức toàn cầu bao gồm chiến tranh ở Ukraine, căng thẳng về Đài Loan và những lo ngại của EU về các mối quan hệ kinh tế mất cân bằng.

Trong chuyến thăm một ngày này, ông Michel cũng sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc và Chủ tịch Ủy ban thường vụ của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc nước này.

Tin thế giới 25-11: Phụ nữ Nga đòi chính quyền giữ lời hứa với lính bị động viên - Ảnh 6.

Một nhóm vẫy tay chào tạm biệt người bạn chuẩn bị bay đến Anh tại Sân bay Quốc tế Hong Kong ở Hong Kong - Ảnh: REUTERS

* Số lượng người di cư tới Anh cao kỷ lục. Ngày 24-11, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố số liệu cho thấy số người di cư đến Anh trong năm (tính đến tháng 6-2022) đã tăng đến con số kỷ lục 504.000 người.

Theo ONS, gần 1,1 triệu người đã nhập cảnh dài hạn vào Anh, trong đó 704.000 người đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU), tăng thêm 379.000 người so với một năm trước. Cũng trong khoảng thời gian này có 560.000 người, trong đó hơn 50% là công dân EU, xuất cảnh dài hạn khỏi Anh.

Số người di cư ròng đến Anh như vậy đạt mức 504.000 người, tăng mạnh so với mức 88.000 người cùng kỳ năm 2020, và 173.000 người cùng kỳ năm 2021.

* Các nước Trung Âu nêu quan điểm chung về kiểm soát biên giới. Ngày 24-11, các quốc gia Trung Âu gồm CH Czech, Slovakia, Áo và Hungary đã tiến hành hội nghị Bộ trưởng Nội vụ tại Praha. Cuộc họp nhằm tìm kiếm giải pháp cũng như quan điểm chung về cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.

Đại diện các nước nhất trí việc kiểm soát biên giới trong nội bộ các nước thuộc khu vực Schengen chỉ mang tính tạm thời và ngoại lệ, đồng thời đề xuất cần giải quyết vấn đề ở cấp độ toàn châu Âu và có liên quan tới tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Phát biểu họp báo sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Czech Vit Rakusan cho biết ông cùng những người đồng cấp Slovakia, Áo và Hungary nhất trí quan điểm cần tìm kiếm giải pháp ngay từ đường biên giới bên ngoài khu vực Schengen thay vì kiểm soát biên giới trong khối.

Sau khi tuyết rơi

Goc anh ngay 24

Bức ảnh chụp từ trên cao một tiểu đảo ở công viên Beiling, công viên lớn nhất tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) sau đợt tuyết rơi ngày 13-11 vừa qua - Ảnh: AFP


************

Hình ảnh lễ nhậm chức của tân Thủ tướng Malaysia


Tân Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã tuyên thệ nhậm chức vào lúc 17h chiều 24/11 (giờ Kuala Lumpur).

Theo AP, lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Ibrahim đã diễn ra tại Cung điện Quốc gia Malaysia và được truyền hình trực tiếp cho người dân nước này theo dõi. Vua Malaysia Al-Sultan Abdullah Sultan Ahmad Shah trong buổi lễ nói rằng, ông rất hài lòng khi tân Thủ tướng Anwar là ứng cử viên nhận được sự ủng hộ từ đa số người dân.

Ông Anwar Ibrahim vẫy chào người ủng hộ bên ngoài Cung điện Quốc gia Malaysia. Ảnh: AP

“Tôi sẽ đảm nhận nhiệm vụ được giao phó này với sự khiêm tốn và đầy trách nhiệm. Tôi sẽ đảm nhận nhiệm vụ nặng nề này dựa trên ý chí và lương tâm của người dân”, ông Ibrahim viết trên mạng xã hội Twitter.

Với cương vị người đứng đầu Chính phủ Malaysia, ông Anwar hiện sẽ phải giải quyết vấn đề lạm phát tăng cao và tình trạng giảm tốc tăng trưởng, đồng thời phải xoa dịu các căng thẳng sắc tộc trong nước. Vấn đề cấp bách nhất trước mắt sẽ là ngân sách dành cho chính quyền nước này trong năm sau, với dự thảo đã được đưa ra trước cuộc tổng tuyển cử nhưng chưa được thông qua.

Ông Anwar Ibrahim phát biểu trong lễ nhậm chức. Ảnh: Twitter/ Anwar Ibrahim
Ảnh: Twitter/ Anwar Ibrahim
Ảnh: AP

************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 25 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )

xxx

MuaDong_LinhU***********

Lầu Năm Góc cảnh cáo nước đồng minh NATO 'đe dọa trực tiếp' lính Mỹ


Bộ Quốc phòng Mỹ đã lên tiếng cảnh báo Thổ Nhĩ Kỳ, nước cũng là thành viên NATO, về các hành động "không phối hợp" trong chiến dịch quân sự ở Syria.

Trong một tuyên bố phát đi ngày 23/11, Lầu Năm Góc bày tỏ “quan ngại sâu sắc” về tình trạng thù địch gia tăng ở Syria, Iraq và Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời lưu ý các cuộc tấn công của Ankara vào các phe phái dân quân người Kurd hồi đầu tuần này có nguy cơ gây tổn hại cho các lực lượng Mỹ đang đóng quân gần đó và đe dọa tiến trình đánh bại mạng lưới khủng bố IS kéo dài nhiều năm của liên minh toàn cầu.

Cảnh đổ nát tại một địa điểm thuộc tỉnh Hasakah của Syria bị trúng pháo kích của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP

Theo đài RT, chỉ một ngày trước đó, Nhà Trắng đã lên tiếng ủng hộ chiến dịch “Móng vuốt – Thanh gươm” do Thổ Nhĩ Kỳ xúc tiến ở Syria. Phát ngôn viên của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Kirby bày tỏ, Ankara phải đối mặt với "mối đe dọa khủng bố" từ một số nhóm người Kurd và có quyền tự vệ. Tuy nhiên, ông Kirby lưu ý, sứ mệnh có thể “gây phản ứng” từ các chiến binh người Kurd được Mỹ hậu thuẫn, dẫn đến nguy cơ hạn chế khả năng tiếp tục cuộc chiến chống IS của họ.

Mặc dù Lầu Năm Góc tiếp tục công nhận “những lo ngại chính đáng về an ninh” của Ankara, nhưng họ kêu gọi “giảm leo thang ngay lập tức” trong khu vực để đảm bảo an toàn và an ninh cho nhân viên trên mặt đất.

Hơn 900 lính Mỹ vẫn đồn trú ở Syria, 7 năm sau khi cựu Tổng thống Barack Obama lần đầu tiên phê duyệt việc đưa quân tới quốc gia Trung Đông này. Quân đội Mỹ được triển khai bên cạnh lực lượng dân quân SDF do người Kurd thống trị, bất chấp việc Damascus yêu cầu chấm dứt sự hiện diện trái phép của binh sĩ nước ngoài.

Sự thù địch giữa Thổ Nhĩ Kỳ và các nhóm vũ trang người Kurd đã kéo dài nhiều thập kỷ, với các đợt bạo lực bùng phát kể từ những năm 1970. Ankara đổ lỗi cho các phe phái người Kurd về vụ đánh bom ngày 13/11 ở Istanbul, khiến 6 người thiệt mạng và 81 người khác bị thương.

Kể từ ngày 20/11, Ankara đã cho tiến hành hàng loạt vụ không kích và pháo kích vào các mục tiêu của các nhóm vũ trang người Kurd PKK và YPG bị họ coi là khủng bố. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố đây chỉ là sự khởi đầu và quân đội nước này sẽ sớm thực hiện chiến dịch tấn công sâu hơn vào các khu vực nằm dưới sự kiểm soát của người Kurd.


**********

Trực thăng ‘vua biển’ Anh chuyển cho Ukraine có gì đặc biệt


Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace hôm 23/11 đã công bố gói viện trợ quân sự mới nhất dành cho Ukraine, trong đó bao gồm một số trực thăng đa nhiệm WS-61 Sea King.

“Tổng cộng có ba chiếc trực thăng Sea King (Vua biển) sẽ được chúng tôi gửi cho Kiev, trong đó chiếc đầu tiên đã đến Ukraine. Chúng là những chiếc máy bay có người lái đầu tiên Anh gửi cho Kiev kể từ khi cuộc xung đột Nga - Ukraine nổ ra. Ngoài ra, chúng tôi cũng gửi cho Ukraine 10.000 đạn pháo bổ sung nhằm giúp nước này gia tăng phòng ngự tại những khu vực vừa tái kiểm soát trong nhiều tuần gần đây. Sự ủng hộ của Anh dành cho Ukraine là kiên định”, trang Defence Blog dẫn lời ông Wallace nói.

Trực thăng Sea King. Ảnh: helistart

Defence Blog nhận định, tuyên bố trên được ông Wallace đưa ra gần một tuần sau khi Thủ tướng Anh Rishi Sunak tới thành phố Kiev và có cuộc hội đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. 

WS-61 Sea King là trực thăng do tập đoàn Westland Helicopters có trụ sở ở Anh sản xuất dựa trên máy bay Sikorsky S-61 của Mỹ vào những năm 1960. Sea King dài 17m; đường kính cánh quạt trên rotor 18,9m; cao 5,13m. Trọng lượng rỗng gần 6,4 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa là 9,7 tấn. Kíp phi công từ 2-4 người, tùy theo nhiệm vụ kíp lái được giao.

Bản vẽ biến thể HAR.3 của Sea King. Ảnh: The Blueprints

Sea King được lắp 2 động cơ Rolls-Royce Gnome H1400, với công suất 1.400 mã lực/chiếc. Nhờ vậy, máy bay có thể bay với vận tốc tối đa 208 km/h, và tầm hoạt động đạt 1.230km. Về sau ở phiên bản Sea King HAS.5, các nhà khoa học quân sự Anh đã trang bị cho máy bay này loại động cơ H1400-2 có công suất lên tới 1.660 mã lực/chiếc.

Động cơ Rolls-Royce Gnome H1400. Ảnh: Airpowerworld

Theo trang quân sự Military Today, tập đoàn Westland Helicopters kể từ năm 1969 tới nay đã ra mắt hơn 13 phiên bản khác nhau của Sea King trong đó gồm Sea King HAR.3 có nhiệm vụ tìm kiếm và cứu hộ; Sea King AEW.2 có tính năng cảnh báo trên không; Sea King HC.4 với khả năng chở lính đặc nhiệm tham gia tác chiến; Sea King HAS.5 có nhiệm vụ chống tàu ngầm…

Phiên bản Sea King AEW.2. Ảnh: Wikipedia 

Với phiên bản Sea King HAS.5, máy bay được lắp thiết bị định vị thủy âm (sonar) AQS-13 có khả năng định vị vị trí của tàu ngầm đối phương cùng bốn ngư lôi Mk.46 hoặc Stingray. Nhằm đề phòng tình huống tàu ngầm đối phương lặn sâu dưới mặt nước, bốn ngư lôi sẽ có thể được thay bằng các bom chìm. 

Đối với những chiếc Sea King dành cho việc xuất khẩu, tập đoàn Westland Helicopters sẽ thiết kế trực thăng theo những yêu cầu tác chiến mà khách hàng nước ngoài đặt ra. Chẳng hạn, các trực thăng Sea King được Anh bán cho Pakistan sẽ được tích hợp khả năng phóng tên lửa chống hạm Exocet do Pháp sản xuất. 

Trực thăng Sea King Anh bán cho Pakistan phóng tên lửa chống hạm Exocet. Ảnh: Wikipedia

Video: Trực thăng Sea King của Pakistan phóng tên lửa chống hạm Exocet. Nguồn: Naval Library


***************

Tin thế giới 25-11: Phụ nữ Nga đòi chính quyền giữ lời hứa với lính bị động viên


Tin thế giới 25-11: Phụ nữ Nga đòi chính quyền giữ lời hứa với lính bị động viên - Ảnh 1.

Người phụ nữ bảo bọc thú cưng trong mùa đông ở khu dân cư đã bị phá hủy bởi cuộc tấn công bằng tên lửa của Nga ở thị trấn Vyshhorod, gần thủ đô Kiev, Ukraine - Ảnh: REUTERS

* Hơn 15.000 người mất tích trong chiến tranh ở Ukraine. Ngày 24-11, Ủy ban Quốc tế về Người mất tích (ICMP) cho biết hơn 15.000 người đã mất tích trong cuộc chiến ở Ukraine.

ICMP đã mở văn phòng tại Kiev vào tháng 7 vừa qua để giúp Ukraine lập hồ sơ và tìm kiếm những người mất tích.

Giám đốc chương trình châu Âu của ICMP, ông Matthew Holliday, cho biết không rõ có bao nhiêu người đã bị buộc phải chuyển đi, đang bị giam giữ ở Nga, còn sống và bị chia cắt khỏi gia đình, hoặc đã chết và được chôn cất trong những ngôi mộ tạm thời.

* Tổng thống Nga thảo luận về giới hạn giá dầu của phương Tây với lãnh đạo Iraq. Theo Hãng tin TASS, ngày 24-11, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thảo luận về những nỗ lực của phương Tây nhằm hạn chế giá dầu của Nga trong cuộc điện đàm với tân Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani.

TASS trích dẫn Điện Kremlin cho biết ông Putin đã nói với ông al-Sudani rằng việc giới hạn giá sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho thị trường năng lượng toàn cầu.

Cùng ngày, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố mức giá trần đối với dầu của Nga do Mỹ và các đồng minh phương Tây đề xuất đang được áp dụng. Ông Biden thông báo đã nói chuyện với Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen về vấn đề này.

* Những người phụ nữ Nga lên tiếng về người thân bị động viên. Theo đài BFMTV, đã xuất hiện một số đoạn video đăng tải trên mạng xã hội cho thấy những người phụ nữ Nga có người thân (chồng/con) được động viên tham gia quân đội trong thời gian gần đây đã lên tiếng yêu cầu việc chính quyền giữ lời hứa.

Theo đó, vào thời điểm 21-9, chính quyền đã hứa những người trong đợt động viên một phần sẽ không được đưa ra chiến trường. Thế nhưng thông tin chính thức sau đó cho biết 80.000 người trong số 300.000 được động viên vào đợt đó đã được đưa sang Ukraine trong điều kiện trang bị không đầy đủ về vũ khí lẫn trang phục, thực phẩm.

Ngày 24-11, chỉ số blue-chip FTSE 100 của London (Anh) đã giảm nhẹ do lợi nhuận của các công ty khai thác không thể bù đắp khoản lỗ trong giao dịch cổ phiếu.

FTSE 100 chốt phiên không mấy thay đổi, trong khi chỉ số cổ phiếu vốn trung bình FTSE 250 tăng 0,2%.

Trước đó, chỉ số STOXX 600 của châu Âu đóng cửa ở mức cao mới trong vòng ba tháng do cổ phiếu bất động sản tăng giá nhờ cuộc họp tháng 11 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) báo hiệu tốc độ tăng lãi suất chậm lại.

Chỉ số STOXX 600 toàn châu Âu tăng 0,5% lên mức cao nhất kể từ ngày 18-8, mặc dù khối lượng giao dịch thấp do thị trường Mỹ nghỉ Lễ Tạ ơn.

* Quốc hội Nga thông qua luật cấm "tuyên truyền LGBT" cho người lớn. Quốc hội Nga đã thông qua một dự luật mở rộng lệnh cấm "tuyên truyền LGBT" và hạn chế "thể hiện" các hành vi LGBT, cấm đoán gần như bất kỳ biểu hiện nào về lối sống LGBT. LGBT là tên gọi tắc chỉ cộng đồng đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính và chuyển giới.

Luật mới vẫn cần sự chấp thuận của Tổng thống Putin. Theo đó, bất kỳ hành động hoặc thông tin nào được coi là nỗ lực thúc đẩy đồng tính luyến ái, dù ở nơi công cộng, trực tuyến hay trong phim, sách hay quảng cáo, đều có thể bị phạt mạnh tay.

* Tỉ phú Elon Musk tuyên bố "ân xá" cho các tài khoản Twitter bị cấm. Tỉ phú Elon Musk thông báo nhiều tài khoản Twitter bị đình chỉ trước đó sẽ được phép sử dụng lại nền tảng này, sau khi một lượng lớn người dùng trả lời cuộc thăm dò không chính thức của ông Musk cho ý kiến ủng hộ động thái này.

"Mọi người đã lên tiếng. Ân xá bắt đầu vào tuần tới", ông Musk thông báo trên Twitter.

Theo Hãng tin AFP, thông báo được đưa ra khi ông chủ mới của Twitter đối mặt với sự phản đối cho rằng ông đưa ra tiêu chí kiểm duyệt nội dung theo ý thích cá nhân, với việc chỉ một số tài khoản nhất định được khôi phục lại chứ không phải tài khoản khác.

Tin thế giới 25-11: Phụ nữ Nga đòi chính quyền giữ lời hứa với lính bị động viên - Ảnh 4.

Đàn bò tránh nóng dưới gốc cây táo bón trong đợt nắng tấn công châu Âu hồi tháng 8-2022 - Ảnh: REUTERS

* Đợt nắng nóng ở châu Âu ước tính gây ra thêm hơn 20.000 cái chết. Các nhà khoa học khí hậu thuộc nhóm Phân bổ thời tiết thế giới cho biét các đợt nắng nóng mùa hè ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Anh đã gây ra thêm hơn 20.000 ca tử vong.

Nhiệt độ đã lên tới gần 40 độ C hoặc cao hơn từ Paris đến London vào năm 2022. Các nhà khoa học nhận thấy rằng nhiệt độ cao như vậy sẽ "hầu như không thể xảy ra" nếu không có biến đổi khí hậu.

* Chủ tịch Hội đồng Châu Âu Charles Michel chuẩn bị gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo thông tin bước đầu tại cuộc gặp ở Bắc Kinh ngày 1-12, cả hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận về một loạt thách thức toàn cầu bao gồm chiến tranh ở Ukraine, căng thẳng về Đài Loan và những lo ngại của EU về các mối quan hệ kinh tế mất cân bằng.

Trong chuyến thăm một ngày này, ông Michel cũng sẽ gặp Thủ tướng Trung Quốc và Chủ tịch Ủy ban thường vụ của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc nước này.

Tin thế giới 25-11: Phụ nữ Nga đòi chính quyền giữ lời hứa với lính bị động viên - Ảnh 6.

Một nhóm vẫy tay chào tạm biệt người bạn chuẩn bị bay đến Anh tại Sân bay Quốc tế Hong Kong ở Hong Kong - Ảnh: REUTERS

* Số lượng người di cư tới Anh cao kỷ lục. Ngày 24-11, Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố số liệu cho thấy số người di cư đến Anh trong năm (tính đến tháng 6-2022) đã tăng đến con số kỷ lục 504.000 người.

Theo ONS, gần 1,1 triệu người đã nhập cảnh dài hạn vào Anh, trong đó 704.000 người đến từ các nước ngoài Liên minh châu Âu (EU), tăng thêm 379.000 người so với một năm trước. Cũng trong khoảng thời gian này có 560.000 người, trong đó hơn 50% là công dân EU, xuất cảnh dài hạn khỏi Anh.

Số người di cư ròng đến Anh như vậy đạt mức 504.000 người, tăng mạnh so với mức 88.000 người cùng kỳ năm 2020, và 173.000 người cùng kỳ năm 2021.

* Các nước Trung Âu nêu quan điểm chung về kiểm soát biên giới. Ngày 24-11, các quốc gia Trung Âu gồm CH Czech, Slovakia, Áo và Hungary đã tiến hành hội nghị Bộ trưởng Nội vụ tại Praha. Cuộc họp nhằm tìm kiếm giải pháp cũng như quan điểm chung về cuộc khủng hoảng di cư hiện nay.

Đại diện các nước nhất trí việc kiểm soát biên giới trong nội bộ các nước thuộc khu vực Schengen chỉ mang tính tạm thời và ngoại lệ, đồng thời đề xuất cần giải quyết vấn đề ở cấp độ toàn châu Âu và có liên quan tới tất cả các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU).

Phát biểu họp báo sau hội nghị, Bộ trưởng Nội vụ Czech Vit Rakusan cho biết ông cùng những người đồng cấp Slovakia, Áo và Hungary nhất trí quan điểm cần tìm kiếm giải pháp ngay từ đường biên giới bên ngoài khu vực Schengen thay vì kiểm soát biên giới trong khối.

Sau khi tuyết rơi

Goc anh ngay 24

Bức ảnh chụp từ trên cao một tiểu đảo ở công viên Beiling, công viên lớn nhất tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh (Trung Quốc) sau đợt tuyết rơi ngày 13-11 vừa qua - Ảnh: AFP


************

Hình ảnh lễ nhậm chức của tân Thủ tướng Malaysia


Tân Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim đã tuyên thệ nhậm chức vào lúc 17h chiều 24/11 (giờ Kuala Lumpur).

Theo AP, lễ tuyên thệ nhậm chức của ông Ibrahim đã diễn ra tại Cung điện Quốc gia Malaysia và được truyền hình trực tiếp cho người dân nước này theo dõi. Vua Malaysia Al-Sultan Abdullah Sultan Ahmad Shah trong buổi lễ nói rằng, ông rất hài lòng khi tân Thủ tướng Anwar là ứng cử viên nhận được sự ủng hộ từ đa số người dân.

Ông Anwar Ibrahim vẫy chào người ủng hộ bên ngoài Cung điện Quốc gia Malaysia. Ảnh: AP

“Tôi sẽ đảm nhận nhiệm vụ được giao phó này với sự khiêm tốn và đầy trách nhiệm. Tôi sẽ đảm nhận nhiệm vụ nặng nề này dựa trên ý chí và lương tâm của người dân”, ông Ibrahim viết trên mạng xã hội Twitter.

Với cương vị người đứng đầu Chính phủ Malaysia, ông Anwar hiện sẽ phải giải quyết vấn đề lạm phát tăng cao và tình trạng giảm tốc tăng trưởng, đồng thời phải xoa dịu các căng thẳng sắc tộc trong nước. Vấn đề cấp bách nhất trước mắt sẽ là ngân sách dành cho chính quyền nước này trong năm sau, với dự thảo đã được đưa ra trước cuộc tổng tuyển cử nhưng chưa được thông qua.

Ông Anwar Ibrahim phát biểu trong lễ nhậm chức. Ảnh: Twitter/ Anwar Ibrahim
Ảnh: Twitter/ Anwar Ibrahim
Ảnh: AP

************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm