Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 30 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )
xxx
*************
Châu Âu ồ ạt viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine
3–4 minutes
Giới
lãnh đạo Đức và Slovakia cho biết, hai nước này sẽ tiếp tục chuyển giao
nhiều khí tài hạng nặng cho Ukraine trong thời gian tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố rằng, bản thân ông trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 29/11 đã đưa ra cam kết về việc Berlin sẽ chuyển giao thêm pháo phòng không Gepard cho Kiev.
“Chúng
tôi sẽ tiếp tục quá trình cung cấp hệ thống phòng không cực kỳ hiệu quả
này. Ngoài vấn đề cung cấp thêm xe phòng không Gepard, tôi cũng cam
đoan với ông Zelensky
về những hỗ trợ ngắn hạn mà Berlin có thể gửi cho Ukraine trong thời
gian tới”, hãng tin CNN dẫn lời ông Scholz nói trong buổi họp báo sau
cuộc họp với đại diện các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế được tổ
chức tại Berlin, Đức.
Hồi
đầu tháng này, tờ Bild của Đức đã có bản báo cáo chi tiết đầu tiên về
hiệu quả của 30 hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard được Berlin
chuyển giao cho Kiev.
Theo lời kể của một sĩ quan Ukraine, một hệ
thống pháo phòng không Gepard có thể đánh chặn 2 tên lửa của Nga, đồng
thời phá hủy ít nhất 10 UAV cảm tử. Ngoài ra, radar lắp đặt trên Gepard
còn phát hiện được tên lửa đạn đạo, dù không thể tấn công chúng.
Ở
một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cùng
ngày tuyên bố nước này sẽ sớm chuyển giao 30 xe chiến đấu bộ binh cho
Ukraine. Sau đó, Đức sẽ gửi cho Slovakia 15 xe tăng Leopard 2A4 dựa theo
một thỏa thuận trao đổi khí tài được công bố hồi hè năm nay
“Tôi
rất vui mừng khi được xác nhận rằng, 30 chiếc BMP-1 đã được Slovakia
chuyển giao cho Ukraine dựa trên thỏa thuận hỗ trợ khí tài từ Đức. Tôi
xin cảm ơn người đồng cấp Đức Christine Lambrecht về sự hợp tác tuyệt
vời này”, hãng tin RT dẫn bài đăng trên Twitter của ông Nad, viết.
Theo
trang quân sự Military Today, BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh lội nước
bọc thép do Liên Xô nghiên cứu và đưa vào sản xuất hàng loạt trong thập
niên 1960. Xe dài 6,74m, rộng 2,94m, cao 2,15m và nặng khoảng 13 tấn.
Kíp chiến đấu của xe có 11 người, trong đó 3 binh sĩ phụ trách vận hành
xe, số lính còn lại có nhiệm vụ tiêu diệt binh sĩ đối phương thông qua
các lỗ châu mai được sắp xếp trên xe.
Hệ thống vũ khí được trang
bị trên BMP-1 khá đa dạng, gồm một pháo 2A28 “Grom” cỡ nòng 73mm với cơ
số 40 viên đạn; 4 tên lửa chống tăng có điều khiển 9K11 Malyutka (tên ký
hiệu được khối quân sự NATO đặt cho là AT-3 Sagger) cùng một súng máy
PKT với cơ số 2.000 viên đạn.
Tổng thống Hàn Quốc: Sẽ có ‘phản ứng chưa từng thấy’ nếu Triều Tiên thử hạt nhân
Reuters
6–7 minutes
Tổng
thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cảnh báo sẽ có một phản ứng chung chưa
từng có với các đồng minh nếu Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân,
đồng thời kêu gọi Trung Quốc giúp ngăn cản Triều Tiên theo đuổi phát
triển vũ khí hạt nhân và phi đạn bị cấm.
Trong cuộc phỏng vấn với
Reuters hôm 28/11, ông Yoon kêu gọi Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất
của Triều Tiên, thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Ông nói nếu không làm
như vậy sẽ dẫn đến việc các khí tài quân sự đổ vào khu vực.
“Điều
chắc chắn là Trung Quốc có khả năng gây ảnh hưởng đến Triều Tiên và
Trung Quốc có trách nhiệm tham gia vào tiến trình này,” ông Yoon nói từ
văn phòng của mình. Ông nói thêm, tùy thuộc vào Bắc Kinh quyết định liệu
họ có sử dụng ảnh hưởng đó cho hòa bình và ổn định hay không.
Ông
Yoon lưu ý rằng các hành động của Triều Tiên đã dẫn đến việc tăng chi
tiêu quốc phòng ở các nước trong khu vực, kể cả Nhật Bản, và việc tăng
cường triển khai các máy bay chiến đấu và tàu chiến của Mỹ.
Khi
được hỏi Hàn Quốc và các đồng minh, Hoa Kỳ và Nhật Bản, sẽ làm gì nếu
Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân mới, ông Yoon cho biết phản ứng
“sẽ là chưa từng thấy trước đây”, nhưng từ chối nêu chi tiết điều gì sẽ
xảy ra.
“Sẽ cực kỳ không khôn ngoan nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ bảy”, ông nói với Reuters.
Trong
bối cảnh một năm kỷ lục về các vụ thử phi đạn, nhà lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong Un tuần này cho biết nước ông có ý định sở hữu lực lượng hạt
nhân mạnh nhất thế giới. Giới chức Hàn Quốc và Mỹ cho biết Bình Nhưỡng
có thể đang chuẩn bị cho vụ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm
2017.
Các cuộc thử nghiệm của Triều Tiên đã phủ bóng nhiều cuộc
họp tháng này của các nhà lãnh đạo quốc tế, bao gồm cả hội nghị Khối 20 ở
Bali, nơi ông Yoon thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải làm
nhiều hơn nữa để kiềm chế các hành động khiêu khích hạt nhân và phi đạn
của Triều Tiên. Ông Tập kêu gọi Seoul cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng.
Trước
thềm G20, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với ông Tập rằng Bắc Kinh có
nghĩa vụ cố gắng thuyết phục Triều Tiên ngừng thử hạt nhân, mặc dù ông
nói rằng không rõ liệu Trung Quốc có thể làm như vậy hay không. Cố vấn
an ninh quốc gia của ông Biden, Jake Sullivan, cho biết trước cuộc họp
rằng ông Biden sẽ cảnh báo ông Tập rằng việc Triều Tiên tiếp tục phát
triển vũ khí sẽ dẫn đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong
khu vực, điều mà Bắc Kinh không muốn thấy.
Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã
đồng ý triển khai thêm “khí tài chiến lược” của Hoa Kỳ như tàu sân bay
và máy bay ném bom tầm xa tới khu vực, nhưng ông Yoon nói ông không mong
đợi những thay đổi đối với 28.500 lực lượng trên bộ của Mỹ đóng tại Hàn
Quốc.
“Chúng ta phải phản ứng một cách nhất quán và đồng bộ với
nhau,” ông Yoon nói, đổ lỗi cho sự thiếu nhất quán trong phản ứng quốc
tế về sự thất bại trong ba thập niên của chính sách đối với Triều Tiên.
Trung
Quốc đã chiến đấu bên cạnh Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên
1950-1953 và đã ủng hộ nước này về mặt kinh tế và ngoại giao kể từ đó,
nhưng các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể có quyền lực hạn chế và
có lẽ ít mong muốn kiềm chế Bình Nhưỡng. Trung Quốc cho biết họ thực
thi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc mà họ đã bỏ
phiếu ủng hộ, nhưng kể từ đó đã kêu gọi nới lỏng các lệnh trừng phạt này
và cùng với Nga, ngăn chặn các nỗ lực do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm áp đặt
các lệnh trừng phạt mới.
Phản đối thay đổi ‘nguyên trạng’ Đài Loan
Tăng cường quan hệ và phối hợp với Washington là cốt lõi trong chính sách đối ngoại của ông Yoon.
Giống
như người tiền nhiệm Moon Jae-in, ông Yoon đã có những bước đi thận
trọng trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia
tăng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, đồng thời
là đối tác thân cận của Triều Tiên.
Về căng thẳng gia tăng giữa
Trung Quốc và Đài Loan, ông Yoon nói bất kỳ xung đột nào cũng cần được
giải quyết theo các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế.
Đài Loan dân
chủ, mà Trung Quốc tuyên bố là của mình, đang chịu áp lực quân sự và
chính trị ngày càng tăng từ Bắc Kinh, vốn tuyên bố sẽ không bao giờ từ
bỏ việc sử dụng vũ lực đối với hòn đảo này.
“Tôi kiên quyết phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng,” ông Yoon nói.
Khi
được hỏi về vai trò trong cuộc xung đột ở Đài Loan hoặc quân đội Hoa Kỳ
đóng quân ở đó, ông Yoon nói rằng các lực lượng của đất nước sẽ “xem
xét tình hình an ninh tổng thể” nhưng mối quan tâm sắp xảy ra nhất của
họ là những nỗ lực của quân đội Triều Tiên nhằm tận dụng lợi thế của
tình hình.
“Điều quan trọng là phản ứng với mối đe dọa sắp xảy ra xung quanh chúng ta và kiểm soát mối đe dọa có thể xảy ra”, ông nói.
Hợp tác khu vực
Ông
Yoon cũng coi việc tăng cường hợp tác với Nhật Bản là mục tiêu cốt lõi,
bất chấp những tranh chấp pháp lý và chính trị kéo dài kể từ khi Nhật
Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong những năm 1910-1945.
Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã đồng ý chia sẻ thông tin theo dõi phi đạn đạn đạo của Triều Tiên.
Là
một phần trong kế hoạch mở rộng quân sự lớn nhất kể từ Thế chiến thứ
hai, Nhật Bản dự kiến sẽ mua vũ khí mới, bao gồm phi đạn tầm xa, chi
tiêu cho phòng thủ mạng và thành lập một trụ sở chỉ huy kết hợp trên
không, trên biển và trên bộ vốn sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các lực
lượng của Hoa Kỳ tại Nhật Bản.
Tham vọng quân sự của Nhật Bản từ
lâu đã là một vấn đề nhạy cảm ở các nước láng giềng, nhiều nước trong số
đó từng bị xâm lược trước hoặc trong Thế chiến II.
Người tiền
nhiệm của ông Yoon đã dừng nhiều cuộc tập trận ba bên và suýt bỏ thỏa
thuận chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo khi mối quan hệ trở nên xấu
đi.
Hiện Nhật Bản đang phải đối mặt với ngày càng nhiều mối đe dọa
từ chương trình phi đạn của Triều Tiên, bao gồm cả các cuộc thử nghiệm
bay qua các đảo của Nhật Bản, ông Yoon nói.
“Tôi tin rằng chính phủ Nhật Bản không thể ngủ yên khi phi đạn Triều Tiên bay qua lãnh thổ của họ”, Tổng thống Hàn Quốc nói ***********
Mỹ, NATO sắp viện trợ thêm năng lượng, quân sự cho Ukraine
Reuters
~4 minutes
Hoa
Kỳ và các đồng minh NATO hứa cung cấp thêm vũ khí cho Kyiv và thiết bị
để giúp khôi phục điện và hệ thống sưởi ấm của Ukraine trước các cuộc
tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái của Nga.
Các đồng
minh NATO cho biết họ sẽ giúp Ukraine sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng
bị hư hại nặng nề sau một loạt oanh tạc của Nga trong điều mà người
đứng đầu NATO nói là Moscow đang sử dụng cái lạnh mùa đông làm “vũ khí
chiến tranh”.
Người đứng đầu NATO cho biết các đồng minh cũng đang
thảo luận về việc cung cấp các đơn vị phòng không Patriot cho Ukraine.
Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo NATO không nên làm như
vậy, lên án liên minh này là “thực thể tội phạm” vì đã cung cấp vũ khí
cho cái mà ông gọi là “các chế độ cực đoan”.
Các cường quốc NATO
phải đưa ra quyết định chính trị về việc gửi xe tăng chiến đấu hiện đại
tới Ukraine để giúp họ có lợi thế quân sự trước các lực lượng xâm lược
của Nga trong những tháng mùa đông, Ngoại trưởng Litva cho biết.
Nga
cáo buộc Hoa Kỳ có hành vi chống Nga độc hại mà Nga nói đã khiến họ rút
khỏi các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân với các quan chức Hoa Kỳ tại
Cairo trong tuần này. Quan hệ Mỹ-Nga đã rơi vào điểm đối đầu nhất trong
60 năm kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai năm nay.
Nhóm
Bảy nền dân chủ giàu có (G7) đã nhất trí thành lập một mạng lưới điều
phối các cuộc điều tra tội ác chiến tranh, như một phần trong nỗ lực
truy tố các cuộc tàn sát tình nghi ở Ukraine.
Nga đang cố gắng làm
cho Hoa Kỳ hiểu rằng việc gia tăng can dự của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột
Ukraine mang lại những rủi ro ngày càng tăng, Thứ trưởng Ngoại giao Nga
Sergei Ryabkov tuyên bố ngày 29/11. Moscow đã nhiều lần phàn nàn rằng sự
hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine đang kéo dài cuộc xung đột.
Cung cấp điện
Hoa
Kỳ ngày 29/11 công bố 53 triệu đô la để hỗ trợ mua thiết bị lưới điện
cho Ukraine nhằm giúp Kyiv chống lại các cuộc tấn công của Nga nhắm vào
cơ sở hạ tầng năng lượng khiến hàng triệu người sống trong bóng tối và
không được sưởi ấm.
“Thiết bị này sẽ nhanh chóng được chuyển đến
Ukraine trên căn bản khẩn cấp để giúp người Ukraine kiên trì vượt qua
mùa đông”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói, đồng thời cho biết
thêm rằng gói hàng này sẽ bao gồm máy biến điện phân phối, cầu dao,
thiết bị chống sét lan truyền cùng các thiết bị khác.
Nga đã thực
hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng truyền tải điện và
sưởi ấm của Ukraine gần như hàng tuần kể từ tháng 10, điều mà Kyiv và
các đồng minh cho là một chiến dịch có chủ ý nhằm gây hại cho dân
thường, một tội ác chiến tranh.
Ukraine vẫn đang vật lộn để khôi
phục toàn bộ điện lực gần một tuần sau làn sóng tấn công bằng phi đạn
của Nga làm hư hại các cơ sở năng lượng trên khắp đất nước.
Kyiv
có kế hoạch dựng những cây thông Giáng sinh, không thắp đèn, trên khắp
thủ đô bị tàn phá để thể hiện tinh thần ngày lễ cho dù hàng triệu cư dân
trong khu vực đang chịu cảnh mất điện, các quan chức cho biết.
Chiến trường
Nga
bắn các phi đạn hành trình không vũ trang được thiết kế để mang đầu đạn
hạt nhân vào các mục tiêu ở Ukraine nhằm làm cạn kiệt kho dự trữ phòng
không của Kyiv, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết.
Các
lực lượng Nga tuần qua đã pháo kích 258 lần vào 30 khu định cư ở
Kherson, miền nam Ukraine, Tổng thống Ukraine cho biết. Không thể kiểm
chứng các báo cáo chiến trường.
***********
Tin thế giới 30-11: Tỉ phú Jack Ma ở ẩn bên Nhật?; Nga 'giải mật' phòng không Ukraine
6–8 minutes
Jack Ma bị bắt gặp đang chơi golf ở Cộng hòa Czech hồi năm 2021 - Ảnh chụp màn hình New York Post
* Tỉ phú Jack Ma bị nghi trốn ở Nhật cả nửa năm qua. ÔngJack
Ma (Mã Vân) - nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba và từng là doanh nhân giàu
nhất Trung Quốc - đã sống ở trung tâm Tokyo được gần sáu tháng qua, theo
báo Financial Times ngày 29-11.
Theo tờ báo hàng đầu
của Anh, ông Ma cùng gia đình dành thời gian ở suối nước nóng và khu
nghỉ dưỡng trượt tuyết ở vùng nông thôn ngoại ô Tokyo. Ông cũng thường
xuyên đi Mỹ và Israel.
Financial Times dẫn lời một
số người biết về nơi ở của ông Ma ở Tokyo tiết lộ ông rất ít xuất hiện
công khai, mang theo đầu bếp và nhân viên an ninh riêng. Các hoạt động
xã hội của ông xoay quanh một số ít câu lạc bộ riêng tư, gồm một câu lạc
bộ ở trung tâm quận Ginza hào nhoáng của Tokyo và một câu lạc bộ khác ở
khu tài chính Marunouchi.
* Nga bị nghi bắn tên lửa không đầu đạn để phá rối hệ thống phòng không Ukraine.
Giới chức quốc phòng Anh và Mỹ nghi ngờ Nga đang bắn các tên lửa hành
trình không có đầu đạn vào các mục tiêu ở Ukraine nhằm làm cạn kiệt kho
vũ khí phòng không của Kiev cũng như làm lộ diện hệ thống phòng thủ.
Theo
Bộ Quốc phòng Anh, những tên lửa này được thiết kế để mang đầu đạn hạt
nhân, song Nga dường như đã loại bỏ chúng lẫn đầu đạn thông thường. Thay
vào đó là một thiết bị vẫn có thể gây sát thương tại mục tiêu nhờ động
năng của tên lửa và phần nhiên liệu chưa đốt hết.
"Đó chắc chắn là
điều Nga đang cố gắng làm để giảm thiểu tác động của các hệ thống phòng
không mà người Ukraine đang sử dụng", một quan chức Lầu Năm Góc khẳng
định ngày 29-11 khi được hỏi về những đánh giá của London. Hiện Matxcơva
chưa lên tiếng bình luận.
* Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 15. Ba
phi hành gia Trung Quốc cùng tàu Thần Châu 15 đã rời bệ phóng tại phía
tây bắc Trung Quốc vào cuối ngày 29-11 và đang trên đường đến Thiên
Cung, trạm không gian Bắc Kinh đang xây dựng.
Theo truyền thông
Trung Quốc, trong thời gian ở tại Thiên Cung, phi hành đoàn của tàu Thần
Châu 15 sẽ nhận thêm các thiết bị từ tàu chở hàng Thiên Châu và bàn
giao công việc lại cho phi hành đoàn của tàu Thần Châu 16 ngay trên quỹ
đạo. Bộ ba phi hành gia sẽ trở về Trái đất vào tháng 5 năm sau.
Sau
khi hoàn thành, trạm vũ trụ Thiên Cung dự kiến sẽ có khối lượng 90
tấn, bằng khoảng 1/4 của Trạm không gian quốc tế hoặc tương đương với
trạm Mir do Liên Xô (cũ) xây dựng quay quanh Trái đất từ những năm
1980 cho đến năm 2001.
Ba phi hành gia của tàu Thần Châu 15 vẫy tay chào trước khi lên Thiên Cung tối 29-11 - Ảnh: REUTERS
* Trung Quốc có thể tăng gấp ba kho vũ khí hạt nhân vào năm 2035. Đó
là dự đoán của Bộ Quốc phòng Mỹ trong một báo cáo công bố ngày 29-11,
trong đó ngoài đầu đạn hạt nhân, phía Mỹ còn đặc biệt nhấn mạnh sức mạnh
ngày càng tăng của không quân Trung Quốc.
"Kho dự trữ đầu đạn hạt
nhân có thể tác chiến của Trung Quốc đã vượt qua con số 400. Nếu Bắc
Kinh tiếp tục tốc độ mở rộng kho vũ khí như hiện tại, họ có thể sẽ sở
hữu một kho khoảng 1.500 đầu đạn vào năm 2035", báo cáo có đoạn nêu rõ.
Dù
số lượng không bằng Nga và Mỹ, Lầu Năm Góc tin rằng Trung Quốc "có thể
đang có ý định phát triển các đầu đạn hạt nhân mới và phương tiện triển
khai có mức độ tin cậy và khả năng sống sót" tương đương với các hệ
thống của hai nước này.
* New York vạch kế hoạch giải quyết khủng hoảng người tâm thần và vô gia cư. Thị
trưởng thành phố New York Eric Adams đã công bố một kế hoạch ngày
29-11, trong đó sẽ đưa những người vô gia cư và tâm thần vào bệnh viện
kể cả khi họ không chấp nhận việc đó.
Vị thị trưởng
62 tuổi nhấn mạnh chính quyền thành phố xem đây là "nghĩa vụ đạo đức",
cam kết sẽ tiếp tục thuyết phục những người vô gia cư và tâm thần nhưng
sẽ không bỏ rơi họ khi vận động thất bại.
Luật New York
cho phép "nhập viện không tự nguyện" khi bệnh tâm thần của một người
khiến họ không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình, cũng như khi họ
gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Tuy nhiên luật này hiếm khi
được áp dụng, theo Reuters.
* Ông Medvedev chỉ trích NATO là "thực thể tội phạm" vì đưa Patriot cho Ukraine.
Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chỉ trích NATO, đồng thời cảnh
báo các nhân viên và hệ thống phòng không Patriot sẽ thành mục tiêu hợp
pháp của Nga nếu xuất hiện ở Ukraine.
Trong bài đăng trên Telegram
ngày 29-11, ông Medvedev gọi NATO là "thực thể tội phạm" vì đã cung cấp
hệ thống phòng không Patriot cho cái mà ông gọi là "các chế độ cực đoan
Ukraine". Cựu tổng thống Nga cũng tuyên bố NATO không còn phù hợp với
thế giới hiện tại và cần phải bị giải thể.
* Anh loại Trung Quốc khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân.
Ngày 29-11, Bộ Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp Anh
(BEIS) thông báo Tập đoàn China General Nuclear (CGN) sẽ bị loại khỏi dự
án nhà máy điện hạt nhân Sizewell C, viện dẫn nỗ lực đảm bảo "chủ quyền
năng lượng cho nước Anh".
Động thái diễn ra không lâu sau khi
chính quyền mới ở Anh vạch ra cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc
và cho rằng "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ song phương đã chấm dứt. Theo
AFP, Tập đoàn CGN có 20% cổ phần trong dự án Sizewell C. Chính phủ Anh
sẽ bỏ ra 700 triệu bảng để thành lập một liên doanh mới với Tập đoàn EDF
của Pháp cho dự án Sizewell C.
* Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Ukraine xộ khám vì biển thủ công quỹ. Ông
Andriy Pavelko, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Ukraine, đã bị bắt hôm 29-11
vì nghi ngờ biển thủ tiền xây dựng nhà máy sản xuất cỏ nhân tạo.
Ông
Pavelko, người giữ ghế chủ tịch từ năm 2015, phủ nhận hành vi sai trái
nhưng chấp nhận nộp 270.000 USD cho bảo lãnh tại ngoại. Nếu bị kết tội,
ông này có thể phải đối mặt với án tù 12 năm.
* Nga chỉ trích Mỹ làm đổ bể đàm phán hạt nhân.
Ngày 29-11, Bộ Ngoại giao Nga đã đổ lỗi cho "sự thù địch và độc hại"
của Mỹ là nguyên nhân khiến cuộc đàm phán hạt nhân trong khuôn khổ New
START đổ vỡ vào phút chót.
Cuộc gặp dự kiến bắt đầu từ ngày 29-11
tại Ai Cập và kết thúc vào ngày 6-12. Hôm 28-11, phía Nga thông báo sự
kiện sẽ diễn ra vào "ngày khác" nhưng không đưa ra lý do cho việc này.
Bộ
Ngoại giao Nga tuyên bố sẽ không thể nói chuyện với Mỹ khi Washington
một mặt muốn Matxcơva minh bạch về mặt quân sự, mặt khác lại hỗ trợ
Ukraine tấn công quân đội và "thường dân Nga".
Vũ điệu salsa ở Venezuela
Hơn
2.000 vũ công tại Venezuela đã tham gia sự kiện nhằm thiết lập kỷ lục
thế giới mới về số người cùng tham gia một vũ hội salsa lớn nhất thế
giới ngày 28-11 tại thủ đô Caracas, Venezuela - Ảnh: REUTERS
***********
Canada tuyên bố vừa hợp tác, vừa thách thức Trung Quốc
Ngoại
trưởng Canada cho biết nước này sẽ hợp tác với Trung Quốc khi cần
thiết, nhưng cũng sẽ không khoan nhượng nếu lợi ích quốc gia bị thách
thức.
Chia sẻ sau khi chính phủ Canada công bố "Chiến
lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Ngoại trưởng Melanie Joly cho biết
Canada sẽ "thúc đẩy và bảo vệ" những lợi ích quốc gia trong một khu vực
mà các quốc gia đang cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lực.
"Chúng tôi
là một quốc gia Thái Bình Dương và những gì xảy ra ở đó đều ảnh hưởng
tới Canada. Tương lai của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gắn liền với
tương lai của chúng tôi", bà nói.
Chiến lược, mất ba năm để phát
triển và công bố hôm 27/11, đã đề cập tới Trung Quốc hơn 50 lần, mô tả
nước này là cường quốc toàn cầu có những hành vi "cản trở" trật tự quốc
tế. Nhưng Ngoại trưởng Joly thừa nhận Canada sẽ phải tìm cách hợp tác
với những quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc.
"Chúng tôi nghĩ rằng
ngoại giao là sức mạnh. Chúng ta thực sự cần hợp tác, nhưng phải theo
khuôn khổ rõ ràng. Chúng tôi đã công khai khuôn khổ đó và sẽ giữ lập
trường cứng rắn", bà Joly nói, đề cập đến Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương.
"Chúng tôi cũng muốn coi vấn đề nhân quyền là một trụ
cột trong chiến lược, vì chúng tôi muốn bảo vệ lợi ích quốc gia của mình
mà không phải thỏa hiệp các giá trị", bà nói thêm.
Canada
sẽ chi gần nửa tỷ USD cho các sáng kiến an ninh theo chiến lược mới,
trong đó có điều thêm tàu hộ vệ tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và eo biển Đài
Loan. Ottawa cũng tăng cường tài trợ cho thu thập thông tin tình báo để
xác định các thách thức an ninh, đồng thời thúc đẩy tập trận với các
đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản.
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng
bằng cách đầu tư vào năng lực răn đe, các chuẩn mực quốc tế sẽ được tôn
trọng, từ đó mang lại lợi ích cho khu vực", bà Joly nói.
Trung Quốc
đã phản ứng gay gắt với chiến lược mới, cáo buộc nó "chứa đầy những
định kiến và những lời cáo buộc vô cớ" chống lại Bắc Kinh. Đại sứ quán
Trung Quốc tại Canada cảnh báo Ottawa sẽ "thất bại và vấp phản ứng mạnh
mẽ" từ Bắc Kinh nếu tự ý hành động.
Căng thẳng ngoại giao giữa
Canada và Trung Quốc leo thang trong những năm gần đây. Trong cuộc gặp
bên lề tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Indonesia giữa tháng 11, Thủ
tướng Canada Justine Trudeau bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc đang can
thiệp vào các thể chế dân chủ, trong khi giới chức tình báo cáo buộc
rằng Bắc Kinh đã can thiệp vào cuộc bầu cử liên bang Canada năm 2019,
theo thông tin được các quan chức Ottawa cung cấp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau đó đã bày tỏ sự không hài lòng với ông Trudeau khi nội dung hội đàm giữa hai lãnh đạo được công bố với truyền thông.
Phần Lan mua thêm vũ khí từ Hoa Kỳ để tăng cường phòng thủ
Reuters
2–3 minutes
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ vừa phê duyệt thương vụ bán vũ khí quan trọng thứ hai
cho Phần Lan trong vòng một tháng, giúp nước láng giềng Bắc Âu của Nga
trong nỗ lực tăng cường phòng thủ do chiến tranh ở Ukraine, Phần Lan và
Hoa Kỳ cho biết.
Sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2, chính
phủ Phần Lan đã quyết định cấp thêm 1,7 tỷ euro (1,76 tỷ USD) để mua vũ
khí và các vật liệu quốc phòng khác chỉ riêng trong năm nay.
Cố
vấn Chính phủ Iikka Marttila thuộc Bộ Quốc phòng Phần Lan cho biết hôm
thứ Ba 29/11 rằng: “Một phần đáng kể trong số đó sẽ được chi cho (các
giao dịch mua từ) Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng đề xuất
bán tên lửa chiến thuật AIM 9X Block II, AGM-154 JSOW và các thiết bị
liên quan, với giá ước tính 323,3 triệu USD, sẽ cải thiện năng lực vũ
khí không đối không và không đối đất của Phần Lan.
Phần Lan có kế hoạch sử dụng các tên lửa này với phi đội máy bay tàng hình F-35 mới mà họ cũng đang mua từ Hoa Kỳ.
Đầu
tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã phê duyệt việc bán 150 Hệ thống
pháo phản lực đa nòng có dẫn hướng và các thiết bị liên quan với chi
phí ước tính là 535 triệu đô la.
Phần Lan đã xây dựng khả năng
phòng thủ riêng trong nhiều thập niên, nhưng sau khi Nga khởi xướng
“chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Phần Lan đã xin gia nhập liên
minh quân sự phương Tây NATO cùng với nước láng giềng Thụy Điển, một
động thái đảo ngược chính sách an ninh lâu nay của họ.
Ông
Marttila cho biết việc chấp thuận bán vũ khí của Hoa Kỳ diễn ra vào thời
điểm có nhu cầu quốc tế cao và sự cạnh tranh đối với các hệ thống vũ
khí vì lý do chiến tranh.
“Tất nhiên chúng tôi nhấn mạnh vị trí
của mình là nước láng giềng của Nga và tìm cách gây ảnh hưởng theo cách
mà chúng tôi có thể làm để mua những thứ này càng nhanh càng tốt”, ông
nói với Reuters, đồng thời cho biết thêm các giao dịch mua vũ khí mới
nhất sẽ được Bộ phê duyệt vào đầu năm tới.
************
Giá trần đối với dầu Nga: có cũng như không?
Việc
các nước phương Tây muốn áp mức giá trần khoảng 70 đô la/thùng đối với
dầu Nga ‘sẽ không có tác dụng gì’ trong việc làm giảm ngân sách chiến
tranh của Nga, các nhà phân tích cho biết, trong khi châu Âu vẫn đang
tranh cãi gay gắt về mức giá trần.
Liên minh châu Âu (EU) hôm
28/11 vẫn bế tắc trong cuộc họp tìm kiếm mức giá trần đối với dầu thô
Nga. Trong khi Ba Lan và các nước vùng Baltic muốn áp đặt mức giá khoảng
20-30 đô la mỗi thùng, Hy Lạp, Malta và Cộng hòa Síp muốn giá trần trên
70 đô la hoặc là EU có cơ chế bồi thường cho ngành vận tải biển của họ.
Ủy
ban châu Âu đề xuất mức giá trần 65-70 đô la, còn Bộ trưởng Tài chính
Mỹ Janet Yellen trước đó đề nghị mức 60 đô la mỗi thùng.
Thế khó của EU
Hồi
đầu năm, các nền kinh tế lớn nhất phương Tây đã đồng ý giới hạn giá của
mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Nga là dầu mỏ và cam kết sẽ đưa
ra các chi tiết vào đầu tháng 12.
Động thái này là nhằm cắt
giảm dòng tiền chảy vào ngân sách chiến tranh của Tổng thống Nga
Vladimir Putin mà không tạo ra thêm căng thẳng cho kinh tế toàn cầu khi
nguồn cung năng lượng bị cắt giảm hơn nữa. Nhưng khi thời hạn đến gần,
các nước vẫn đang tranh cãi về mức giá trần nên là bao nhiêu.
“Ở
mức giá 65-70 đô la, đó là để giảm lạm phát thay vì giảm doanh thu của
Nga”, bà Helima Croft, người đứng đầu chiến lược các mặt hàng thiết yếu
thuộc ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, nói với CNN.
Hồi đầu tháng, một thùng dầu thô Urals của Nga có giá chỉ hơn 70 đô la, thấp hơn khoảng 24 đô la so chuẩn quốc tế là dầu Brent.
Công ty tư vấn Rystad Energy ước tính rằng chi phí sản xuất của Nga là từ 20 đến 50 đô la/thùng.
Thêm
vào đó, ngân sách của Nga bao gồm dự báo dầu sẽ được xuất khẩu với giá
trung bình khoảng 70 đô la/thùng vào năm 2023. Nếu họ có thể bán được ở
mức giá đó trên thị trường, họ có thể tiếp tục chi tiêu theo kế hoạch.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 25/11 nói giá trần nên được đặt ở mức 30 đô la/thùng.
“Chúng
tôi nghe nói về các đề xuất áp giá trần ở mức 60 hoặc 70 đô la. Nó nghe
có vẻ giống như sự nhượng bộ trước Nga”, ông Zelenskyy phát biểu qua
video tại một hội nghị ở Litva.
Tuy nhiên, nếu áp giá trần thấp
hơn 70 đô la có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn
cầu – nhất là nếu Nga trả đũa. Nếu họ cắt giảm sản lượng nhiều hơn dự
kiến, nó sẽ đẩy giá nhiên liệu lên cao vào lúc các nước như Mỹ, Đức và
Nhật đang mong muốn kiểm soát lạm phát.
Tổng thống Putin đã cảnh
báo kế hoạch áp giá trần của phương Tây ‘sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho thị trường năng lượng’. Xuất khẩu dầu mỏ năm 2022 của Nga ước tính
đạt 9,7 triệu thùng mỗi ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Ngoài
ra, cũng có hoài nghi ở các hãng giao dịch dầu mỏ rằng biện pháp này sẽ
được thực thi, theo ông Giovanni Staunovo, một phân tích gia tại UBS.
Ông hy vọng các bên giao dịch dầu mỏ đơn giản sẽ tìm những kẻ hở.
“Có mong muốn mãnh liệt là phải làm cái gì đó”, ông nói với CNN. “Nhưng thực tế sẽ khác”.
Giá trần thay vì cấm vận
Các
nước muốn đạt được thỏa thuận trước ngày 5/12, khi lệnh cấm vận chuyển
dầu thô Nga bằng đường biển của châu Âu bắt đầu có hiệu lực. EU cấm bảo
hiểm và các dịch vụ khác đối với các tàu chở dầu thô của Nga.
Điều
này sẽ khiến các khách hàng của Nga như Trung Quốc và Ấn Độ khó tiếp
tục nhập khẩu hàng triệu thùng mỗi ngày. Hầu hết các công ty bảo hiểm
cho vận chuyển dầu thô đầu đặt tại châu Âu hay Anh.
Mức giá trần
nhằm điều chỉnh chính sách đó. Dầu Nga có thể được vận chuyển và bảo
hiểm miễn là nó được mua ở mức giá bằng hay thấp hơn mức giá trần do các
nước phương Tây áp đặt.
“Điều này sẽ làm giảm hơn nữa doanh thu
của Nga, đồng thời giữ cho thị trường năng lượng toàn cầu ổn định bằng
cách duy trì nguồn cung”, Ủy ban châu Âu giải thích. “Do đó, nó cũng sẽ
giúp đối phó lạm phát và giữ chi phí năng lượng ổn định vào thời điểm mà
chi phí cao – nhất là giá nhiên liệu tăng cao – là mối bận tâm lớn”.
Một
số nhà phân tích cho rằng mức giá trần cuối cùng sẽ ít quan trọng hơn
lệnh cấm vận dầu mỏ của châu Âu. Khối này đã mua khoảng 2,4 triệu thùng
dầu thô của Nga mỗi ngày và Moscow sẽ sớm phải tìm khách hàng mới.
Chủ
tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen hôm 24/11 cho biết bà ‘tự tin
EU sẽ sớm phê duyệt mức trần giá toàn cầu đối với dầu của Nga với G7 và
các đối chủ chốt khác’.
‘Không hiệu quả’
Trao
đổi với VOA từ Fort Worth, Texas, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc giảng
dạy chương trình MBA tại Keller Graduate School of Management, chỉ trích
mức giá trần 70 đô la ‘là sai lầm’.
“Áp giá trần 70 đô la hoàn
toàn không có hiệu quả. Giá người ta bán có 56 đô là mà đặt mức giá 70
đô la thì chẳng thà đừng đặt giá trần”, ông nói.
Ông lưu ý chi phí
hòa vốn của Nga là khoảng 28 đô la một thùng, do đó với mức giá trần 30
đô la như Ba Lan đề xuất thì Nga cũng đã có lời. Ông đề xuất mức giá
trần đối với dầu Nga ‘không nên cao hơn 50 đô la’.
“Ở mức này Nga có thể bán, các nước châu Âu cũng có thể mua mà không để cho Nga có thu nhập quá nhiều”, ông lập luận.
Lý
do một số nước muốn áp mức giá trần cao, ông giải thích, là vì ‘họ cần
dầu hỏa’. “Họ sợ rằng nếu áp giá trần thấp quá, Nga không bán nữa thì có
hại cho họ và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn
cầu”, ông nói.
Về đề xuất mức giá trần 30 đô la, ông Lộc nói ‘nếu đối đế quá thì Nga cũng phải bán ở mức giá đó’.
“Mỏ
dầu phải để chảy hoài không thể ngừng được, nên sản xuất dầu phải có
chỗ bán. Nếu họ có thể bán trên mức hòa vốn thì họ vẫn có lợi là duy trì
mỏ dầu hoạt động, không bị gỉ sét và công nhân của họ có việc làm”, ông
giải thích.
Tuy nhiên, hiện tại Nga đang bán dầu cho Trung Quốc và Ấn Độ dù với mức chiết khấu cao ‘nhưng vẫn cao hơn mức 30 đô la nhiều’.
‘Lách được nhưng khó’
Về
tính khả thi của việc áp giá trần, ông Lộc cho rằng Nga có thể ‘lách’
bằng nhiều hình thức, chẳng hạn như ngụy trang thành tàu dầu nước khác
hay chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác giữa biển.
“Cái khó là tàu
dầu Nga lách luật phải đi đường xa hơn là bán cho châu Âu”, ông giải
thích và cho rằng Nga ‘chỉ có thể lách được 10-15% thôi’.
Trung
Quốc và Ấn Độ cũng có thể sử dụng các hãng vận chuyển và bảo hiểm của họ
để lách giá trần của châu Âu nhưng hiện tại do nền kinh tế hai nước này
cũng đang trì trệ nên ‘nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ Nga không cao’, vẫn lời
ông Lộc.
“Thị trường hai nước này đối với dầu Nga không thể thay thế châu Âu được”, ông nói.
Ông
cho rằng so với áp giá trần, việc cấm dầu Nga có tác dụng nhiều hơn để
trừng phạt Nga nhưng các nước châu Âu cần thêm thời gian trước khi áp
dụng biện pháp triệt để đó.
Ông nói trong thời gian qua, các nước
châu Âu tăng cường mua dầu Nga để dự trữ trước thời hạn lệnh cấm có hiệu
lực vào ngày 5/12 nên nhờ đó Nga vẫn có ngân sách dồi dào để tiến hành
cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, ông dự đoán sau khi lệnh cấm dầu hay áp giá trần có hiệu lực thì Nga ‘sẽ bị ảnh hưởng nặng nề’.
Về
khả năng Trung Quốc hay Ấn Độ mua dầu giá rẻ từ Nga rồi bán lại cho các
nước châu Âu với giá đắt, ông Lộc nói ‘đã xảy ra rồi’ nhưng ‘chỉ ở phạm
vi nhỏ’.
“Có sự theo dõi của quốc tế. Với lại Trung Quốc, Ấn Độ
chở dầu về, tích trữ rồi lại chở đi đến châu Âu nên rất phức tạp”, ông
phân tích.
Tin Tức Khắp Nơi Mới Nhất ngày 30 -11-2022 ( Cập nhật nhiều lần )
xxx
*************
Châu Âu ồ ạt viện trợ thêm vũ khí cho Ukraine
3–4 minutes
Giới
lãnh đạo Đức và Slovakia cho biết, hai nước này sẽ tiếp tục chuyển giao
nhiều khí tài hạng nặng cho Ukraine trong thời gian tới.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố rằng, bản thân ông trong cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào ngày 29/11 đã đưa ra cam kết về việc Berlin sẽ chuyển giao thêm pháo phòng không Gepard cho Kiev.
“Chúng
tôi sẽ tiếp tục quá trình cung cấp hệ thống phòng không cực kỳ hiệu quả
này. Ngoài vấn đề cung cấp thêm xe phòng không Gepard, tôi cũng cam
đoan với ông Zelensky
về những hỗ trợ ngắn hạn mà Berlin có thể gửi cho Ukraine trong thời
gian tới”, hãng tin CNN dẫn lời ông Scholz nói trong buổi họp báo sau
cuộc họp với đại diện các tổ chức tài chính và kinh tế quốc tế được tổ
chức tại Berlin, Đức.
Hồi
đầu tháng này, tờ Bild của Đức đã có bản báo cáo chi tiết đầu tiên về
hiệu quả của 30 hệ thống pháo phòng không tự hành Gepard được Berlin
chuyển giao cho Kiev.
Theo lời kể của một sĩ quan Ukraine, một hệ
thống pháo phòng không Gepard có thể đánh chặn 2 tên lửa của Nga, đồng
thời phá hủy ít nhất 10 UAV cảm tử. Ngoài ra, radar lắp đặt trên Gepard
còn phát hiện được tên lửa đạn đạo, dù không thể tấn công chúng.
Ở
một diễn biến khác, Bộ trưởng Quốc phòng Slovakia Jaroslav Nad cùng
ngày tuyên bố nước này sẽ sớm chuyển giao 30 xe chiến đấu bộ binh cho
Ukraine. Sau đó, Đức sẽ gửi cho Slovakia 15 xe tăng Leopard 2A4 dựa theo
một thỏa thuận trao đổi khí tài được công bố hồi hè năm nay
“Tôi
rất vui mừng khi được xác nhận rằng, 30 chiếc BMP-1 đã được Slovakia
chuyển giao cho Ukraine dựa trên thỏa thuận hỗ trợ khí tài từ Đức. Tôi
xin cảm ơn người đồng cấp Đức Christine Lambrecht về sự hợp tác tuyệt
vời này”, hãng tin RT dẫn bài đăng trên Twitter của ông Nad, viết.
Theo
trang quân sự Military Today, BMP-1 là xe chiến đấu bộ binh lội nước
bọc thép do Liên Xô nghiên cứu và đưa vào sản xuất hàng loạt trong thập
niên 1960. Xe dài 6,74m, rộng 2,94m, cao 2,15m và nặng khoảng 13 tấn.
Kíp chiến đấu của xe có 11 người, trong đó 3 binh sĩ phụ trách vận hành
xe, số lính còn lại có nhiệm vụ tiêu diệt binh sĩ đối phương thông qua
các lỗ châu mai được sắp xếp trên xe.
Hệ thống vũ khí được trang
bị trên BMP-1 khá đa dạng, gồm một pháo 2A28 “Grom” cỡ nòng 73mm với cơ
số 40 viên đạn; 4 tên lửa chống tăng có điều khiển 9K11 Malyutka (tên ký
hiệu được khối quân sự NATO đặt cho là AT-3 Sagger) cùng một súng máy
PKT với cơ số 2.000 viên đạn.
Tổng thống Hàn Quốc: Sẽ có ‘phản ứng chưa từng thấy’ nếu Triều Tiên thử hạt nhân
Reuters
6–7 minutes
Tổng
thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cảnh báo sẽ có một phản ứng chung chưa
từng có với các đồng minh nếu Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân,
đồng thời kêu gọi Trung Quốc giúp ngăn cản Triều Tiên theo đuổi phát
triển vũ khí hạt nhân và phi đạn bị cấm.
Trong cuộc phỏng vấn với
Reuters hôm 28/11, ông Yoon kêu gọi Trung Quốc, đồng minh thân cận nhất
của Triều Tiên, thực hiện trách nhiệm của mình với tư cách là thành viên
thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc. Ông nói nếu không làm
như vậy sẽ dẫn đến việc các khí tài quân sự đổ vào khu vực.
“Điều
chắc chắn là Trung Quốc có khả năng gây ảnh hưởng đến Triều Tiên và
Trung Quốc có trách nhiệm tham gia vào tiến trình này,” ông Yoon nói từ
văn phòng của mình. Ông nói thêm, tùy thuộc vào Bắc Kinh quyết định liệu
họ có sử dụng ảnh hưởng đó cho hòa bình và ổn định hay không.
Ông
Yoon lưu ý rằng các hành động của Triều Tiên đã dẫn đến việc tăng chi
tiêu quốc phòng ở các nước trong khu vực, kể cả Nhật Bản, và việc tăng
cường triển khai các máy bay chiến đấu và tàu chiến của Mỹ.
Khi
được hỏi Hàn Quốc và các đồng minh, Hoa Kỳ và Nhật Bản, sẽ làm gì nếu
Triều Tiên tiến hành một vụ thử hạt nhân mới, ông Yoon cho biết phản ứng
“sẽ là chưa từng thấy trước đây”, nhưng từ chối nêu chi tiết điều gì sẽ
xảy ra.
“Sẽ cực kỳ không khôn ngoan nếu Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ bảy”, ông nói với Reuters.
Trong
bối cảnh một năm kỷ lục về các vụ thử phi đạn, nhà lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong Un tuần này cho biết nước ông có ý định sở hữu lực lượng hạt
nhân mạnh nhất thế giới. Giới chức Hàn Quốc và Mỹ cho biết Bình Nhưỡng
có thể đang chuẩn bị cho vụ thử vũ khí hạt nhân lần đầu tiên kể từ năm
2017.
Các cuộc thử nghiệm của Triều Tiên đã phủ bóng nhiều cuộc
họp tháng này của các nhà lãnh đạo quốc tế, bao gồm cả hội nghị Khối 20 ở
Bali, nơi ông Yoon thúc giục Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải làm
nhiều hơn nữa để kiềm chế các hành động khiêu khích hạt nhân và phi đạn
của Triều Tiên. Ông Tập kêu gọi Seoul cải thiện quan hệ với Bình Nhưỡng.
Trước
thềm G20, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden nói với ông Tập rằng Bắc Kinh có
nghĩa vụ cố gắng thuyết phục Triều Tiên ngừng thử hạt nhân, mặc dù ông
nói rằng không rõ liệu Trung Quốc có thể làm như vậy hay không. Cố vấn
an ninh quốc gia của ông Biden, Jake Sullivan, cho biết trước cuộc họp
rằng ông Biden sẽ cảnh báo ông Tập rằng việc Triều Tiên tiếp tục phát
triển vũ khí sẽ dẫn đến sự tăng cường hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong
khu vực, điều mà Bắc Kinh không muốn thấy.
Hàn Quốc và Hoa Kỳ đã
đồng ý triển khai thêm “khí tài chiến lược” của Hoa Kỳ như tàu sân bay
và máy bay ném bom tầm xa tới khu vực, nhưng ông Yoon nói ông không mong
đợi những thay đổi đối với 28.500 lực lượng trên bộ của Mỹ đóng tại Hàn
Quốc.
“Chúng ta phải phản ứng một cách nhất quán và đồng bộ với
nhau,” ông Yoon nói, đổ lỗi cho sự thiếu nhất quán trong phản ứng quốc
tế về sự thất bại trong ba thập niên của chính sách đối với Triều Tiên.
Trung
Quốc đã chiến đấu bên cạnh Triều Tiên trong Chiến tranh Triều Tiên
1950-1953 và đã ủng hộ nước này về mặt kinh tế và ngoại giao kể từ đó,
nhưng các nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh có thể có quyền lực hạn chế và
có lẽ ít mong muốn kiềm chế Bình Nhưỡng. Trung Quốc cho biết họ thực
thi các lệnh trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc mà họ đã bỏ
phiếu ủng hộ, nhưng kể từ đó đã kêu gọi nới lỏng các lệnh trừng phạt này
và cùng với Nga, ngăn chặn các nỗ lực do Hoa Kỳ lãnh đạo nhằm áp đặt
các lệnh trừng phạt mới.
Phản đối thay đổi ‘nguyên trạng’ Đài Loan
Tăng cường quan hệ và phối hợp với Washington là cốt lõi trong chính sách đối ngoại của ông Yoon.
Giống
như người tiền nhiệm Moon Jae-in, ông Yoon đã có những bước đi thận
trọng trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia
tăng. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Hàn Quốc, đồng thời
là đối tác thân cận của Triều Tiên.
Về căng thẳng gia tăng giữa
Trung Quốc và Đài Loan, ông Yoon nói bất kỳ xung đột nào cũng cần được
giải quyết theo các tiêu chuẩn và quy tắc quốc tế.
Đài Loan dân
chủ, mà Trung Quốc tuyên bố là của mình, đang chịu áp lực quân sự và
chính trị ngày càng tăng từ Bắc Kinh, vốn tuyên bố sẽ không bao giờ từ
bỏ việc sử dụng vũ lực đối với hòn đảo này.
“Tôi kiên quyết phản đối bất kỳ nỗ lực nào nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng,” ông Yoon nói.
Khi
được hỏi về vai trò trong cuộc xung đột ở Đài Loan hoặc quân đội Hoa Kỳ
đóng quân ở đó, ông Yoon nói rằng các lực lượng của đất nước sẽ “xem
xét tình hình an ninh tổng thể” nhưng mối quan tâm sắp xảy ra nhất của
họ là những nỗ lực của quân đội Triều Tiên nhằm tận dụng lợi thế của
tình hình.
“Điều quan trọng là phản ứng với mối đe dọa sắp xảy ra xung quanh chúng ta và kiểm soát mối đe dọa có thể xảy ra”, ông nói.
Hợp tác khu vực
Ông
Yoon cũng coi việc tăng cường hợp tác với Nhật Bản là mục tiêu cốt lõi,
bất chấp những tranh chấp pháp lý và chính trị kéo dài kể từ khi Nhật
Bản chiếm đóng bán đảo Triều Tiên trong những năm 1910-1945.
Hàn Quốc, Nhật Bản và Hoa Kỳ đã đồng ý chia sẻ thông tin theo dõi phi đạn đạn đạo của Triều Tiên.
Là
một phần trong kế hoạch mở rộng quân sự lớn nhất kể từ Thế chiến thứ
hai, Nhật Bản dự kiến sẽ mua vũ khí mới, bao gồm phi đạn tầm xa, chi
tiêu cho phòng thủ mạng và thành lập một trụ sở chỉ huy kết hợp trên
không, trên biển và trên bộ vốn sẽ phối hợp chặt chẽ hơn với các lực
lượng của Hoa Kỳ tại Nhật Bản.
Tham vọng quân sự của Nhật Bản từ
lâu đã là một vấn đề nhạy cảm ở các nước láng giềng, nhiều nước trong số
đó từng bị xâm lược trước hoặc trong Thế chiến II.
Người tiền
nhiệm của ông Yoon đã dừng nhiều cuộc tập trận ba bên và suýt bỏ thỏa
thuận chia sẻ thông tin tình báo với Tokyo khi mối quan hệ trở nên xấu
đi.
Hiện Nhật Bản đang phải đối mặt với ngày càng nhiều mối đe dọa
từ chương trình phi đạn của Triều Tiên, bao gồm cả các cuộc thử nghiệm
bay qua các đảo của Nhật Bản, ông Yoon nói.
“Tôi tin rằng chính phủ Nhật Bản không thể ngủ yên khi phi đạn Triều Tiên bay qua lãnh thổ của họ”, Tổng thống Hàn Quốc nói ***********
Mỹ, NATO sắp viện trợ thêm năng lượng, quân sự cho Ukraine
Reuters
~4 minutes
Hoa
Kỳ và các đồng minh NATO hứa cung cấp thêm vũ khí cho Kyiv và thiết bị
để giúp khôi phục điện và hệ thống sưởi ấm của Ukraine trước các cuộc
tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái của Nga.
Các đồng
minh NATO cho biết họ sẽ giúp Ukraine sửa chữa cơ sở hạ tầng năng lượng
bị hư hại nặng nề sau một loạt oanh tạc của Nga trong điều mà người
đứng đầu NATO nói là Moscow đang sử dụng cái lạnh mùa đông làm “vũ khí
chiến tranh”.
Người đứng đầu NATO cho biết các đồng minh cũng đang
thảo luận về việc cung cấp các đơn vị phòng không Patriot cho Ukraine.
Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo NATO không nên làm như
vậy, lên án liên minh này là “thực thể tội phạm” vì đã cung cấp vũ khí
cho cái mà ông gọi là “các chế độ cực đoan”.
Các cường quốc NATO
phải đưa ra quyết định chính trị về việc gửi xe tăng chiến đấu hiện đại
tới Ukraine để giúp họ có lợi thế quân sự trước các lực lượng xâm lược
của Nga trong những tháng mùa đông, Ngoại trưởng Litva cho biết.
Nga
cáo buộc Hoa Kỳ có hành vi chống Nga độc hại mà Nga nói đã khiến họ rút
khỏi các cuộc đàm phán vũ khí hạt nhân với các quan chức Hoa Kỳ tại
Cairo trong tuần này. Quan hệ Mỹ-Nga đã rơi vào điểm đối đầu nhất trong
60 năm kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai năm nay.
Nhóm
Bảy nền dân chủ giàu có (G7) đã nhất trí thành lập một mạng lưới điều
phối các cuộc điều tra tội ác chiến tranh, như một phần trong nỗ lực
truy tố các cuộc tàn sát tình nghi ở Ukraine.
Nga đang cố gắng làm
cho Hoa Kỳ hiểu rằng việc gia tăng can dự của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột
Ukraine mang lại những rủi ro ngày càng tăng, Thứ trưởng Ngoại giao Nga
Sergei Ryabkov tuyên bố ngày 29/11. Moscow đã nhiều lần phàn nàn rằng sự
hỗ trợ quân sự của phương Tây cho Ukraine đang kéo dài cuộc xung đột.
Cung cấp điện
Hoa
Kỳ ngày 29/11 công bố 53 triệu đô la để hỗ trợ mua thiết bị lưới điện
cho Ukraine nhằm giúp Kyiv chống lại các cuộc tấn công của Nga nhắm vào
cơ sở hạ tầng năng lượng khiến hàng triệu người sống trong bóng tối và
không được sưởi ấm.
“Thiết bị này sẽ nhanh chóng được chuyển đến
Ukraine trên căn bản khẩn cấp để giúp người Ukraine kiên trì vượt qua
mùa đông”, một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ nói, đồng thời cho biết
thêm rằng gói hàng này sẽ bao gồm máy biến điện phân phối, cầu dao,
thiết bị chống sét lan truyền cùng các thiết bị khác.
Nga đã thực
hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào cơ sở hạ tầng truyền tải điện và
sưởi ấm của Ukraine gần như hàng tuần kể từ tháng 10, điều mà Kyiv và
các đồng minh cho là một chiến dịch có chủ ý nhằm gây hại cho dân
thường, một tội ác chiến tranh.
Ukraine vẫn đang vật lộn để khôi
phục toàn bộ điện lực gần một tuần sau làn sóng tấn công bằng phi đạn
của Nga làm hư hại các cơ sở năng lượng trên khắp đất nước.
Kyiv
có kế hoạch dựng những cây thông Giáng sinh, không thắp đèn, trên khắp
thủ đô bị tàn phá để thể hiện tinh thần ngày lễ cho dù hàng triệu cư dân
trong khu vực đang chịu cảnh mất điện, các quan chức cho biết.
Chiến trường
Nga
bắn các phi đạn hành trình không vũ trang được thiết kế để mang đầu đạn
hạt nhân vào các mục tiêu ở Ukraine nhằm làm cạn kiệt kho dự trữ phòng
không của Kyiv, một quan chức quân sự cấp cao của Mỹ cho biết.
Các
lực lượng Nga tuần qua đã pháo kích 258 lần vào 30 khu định cư ở
Kherson, miền nam Ukraine, Tổng thống Ukraine cho biết. Không thể kiểm
chứng các báo cáo chiến trường.
***********
Tin thế giới 30-11: Tỉ phú Jack Ma ở ẩn bên Nhật?; Nga 'giải mật' phòng không Ukraine
6–8 minutes
Jack Ma bị bắt gặp đang chơi golf ở Cộng hòa Czech hồi năm 2021 - Ảnh chụp màn hình New York Post
* Tỉ phú Jack Ma bị nghi trốn ở Nhật cả nửa năm qua. ÔngJack
Ma (Mã Vân) - nhà sáng lập Tập đoàn Alibaba và từng là doanh nhân giàu
nhất Trung Quốc - đã sống ở trung tâm Tokyo được gần sáu tháng qua, theo
báo Financial Times ngày 29-11.
Theo tờ báo hàng đầu
của Anh, ông Ma cùng gia đình dành thời gian ở suối nước nóng và khu
nghỉ dưỡng trượt tuyết ở vùng nông thôn ngoại ô Tokyo. Ông cũng thường
xuyên đi Mỹ và Israel.
Financial Times dẫn lời một
số người biết về nơi ở của ông Ma ở Tokyo tiết lộ ông rất ít xuất hiện
công khai, mang theo đầu bếp và nhân viên an ninh riêng. Các hoạt động
xã hội của ông xoay quanh một số ít câu lạc bộ riêng tư, gồm một câu lạc
bộ ở trung tâm quận Ginza hào nhoáng của Tokyo và một câu lạc bộ khác ở
khu tài chính Marunouchi.
* Nga bị nghi bắn tên lửa không đầu đạn để phá rối hệ thống phòng không Ukraine.
Giới chức quốc phòng Anh và Mỹ nghi ngờ Nga đang bắn các tên lửa hành
trình không có đầu đạn vào các mục tiêu ở Ukraine nhằm làm cạn kiệt kho
vũ khí phòng không của Kiev cũng như làm lộ diện hệ thống phòng thủ.
Theo
Bộ Quốc phòng Anh, những tên lửa này được thiết kế để mang đầu đạn hạt
nhân, song Nga dường như đã loại bỏ chúng lẫn đầu đạn thông thường. Thay
vào đó là một thiết bị vẫn có thể gây sát thương tại mục tiêu nhờ động
năng của tên lửa và phần nhiên liệu chưa đốt hết.
"Đó chắc chắn là
điều Nga đang cố gắng làm để giảm thiểu tác động của các hệ thống phòng
không mà người Ukraine đang sử dụng", một quan chức Lầu Năm Góc khẳng
định ngày 29-11 khi được hỏi về những đánh giá của London. Hiện Matxcơva
chưa lên tiếng bình luận.
* Trung Quốc phóng tàu Thần Châu 15. Ba
phi hành gia Trung Quốc cùng tàu Thần Châu 15 đã rời bệ phóng tại phía
tây bắc Trung Quốc vào cuối ngày 29-11 và đang trên đường đến Thiên
Cung, trạm không gian Bắc Kinh đang xây dựng.
Theo truyền thông
Trung Quốc, trong thời gian ở tại Thiên Cung, phi hành đoàn của tàu Thần
Châu 15 sẽ nhận thêm các thiết bị từ tàu chở hàng Thiên Châu và bàn
giao công việc lại cho phi hành đoàn của tàu Thần Châu 16 ngay trên quỹ
đạo. Bộ ba phi hành gia sẽ trở về Trái đất vào tháng 5 năm sau.
Sau
khi hoàn thành, trạm vũ trụ Thiên Cung dự kiến sẽ có khối lượng 90
tấn, bằng khoảng 1/4 của Trạm không gian quốc tế hoặc tương đương với
trạm Mir do Liên Xô (cũ) xây dựng quay quanh Trái đất từ những năm
1980 cho đến năm 2001.
Ba phi hành gia của tàu Thần Châu 15 vẫy tay chào trước khi lên Thiên Cung tối 29-11 - Ảnh: REUTERS
* Trung Quốc có thể tăng gấp ba kho vũ khí hạt nhân vào năm 2035. Đó
là dự đoán của Bộ Quốc phòng Mỹ trong một báo cáo công bố ngày 29-11,
trong đó ngoài đầu đạn hạt nhân, phía Mỹ còn đặc biệt nhấn mạnh sức mạnh
ngày càng tăng của không quân Trung Quốc.
"Kho dự trữ đầu đạn hạt
nhân có thể tác chiến của Trung Quốc đã vượt qua con số 400. Nếu Bắc
Kinh tiếp tục tốc độ mở rộng kho vũ khí như hiện tại, họ có thể sẽ sở
hữu một kho khoảng 1.500 đầu đạn vào năm 2035", báo cáo có đoạn nêu rõ.
Dù
số lượng không bằng Nga và Mỹ, Lầu Năm Góc tin rằng Trung Quốc "có thể
đang có ý định phát triển các đầu đạn hạt nhân mới và phương tiện triển
khai có mức độ tin cậy và khả năng sống sót" tương đương với các hệ
thống của hai nước này.
* New York vạch kế hoạch giải quyết khủng hoảng người tâm thần và vô gia cư. Thị
trưởng thành phố New York Eric Adams đã công bố một kế hoạch ngày
29-11, trong đó sẽ đưa những người vô gia cư và tâm thần vào bệnh viện
kể cả khi họ không chấp nhận việc đó.
Vị thị trưởng
62 tuổi nhấn mạnh chính quyền thành phố xem đây là "nghĩa vụ đạo đức",
cam kết sẽ tiếp tục thuyết phục những người vô gia cư và tâm thần nhưng
sẽ không bỏ rơi họ khi vận động thất bại.
Luật New York
cho phép "nhập viện không tự nguyện" khi bệnh tâm thần của một người
khiến họ không thể đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mình, cũng như khi họ
gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác. Tuy nhiên luật này hiếm khi
được áp dụng, theo Reuters.
* Ông Medvedev chỉ trích NATO là "thực thể tội phạm" vì đưa Patriot cho Ukraine.
Cựu tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã chỉ trích NATO, đồng thời cảnh
báo các nhân viên và hệ thống phòng không Patriot sẽ thành mục tiêu hợp
pháp của Nga nếu xuất hiện ở Ukraine.
Trong bài đăng trên Telegram
ngày 29-11, ông Medvedev gọi NATO là "thực thể tội phạm" vì đã cung cấp
hệ thống phòng không Patriot cho cái mà ông gọi là "các chế độ cực đoan
Ukraine". Cựu tổng thống Nga cũng tuyên bố NATO không còn phù hợp với
thế giới hiện tại và cần phải bị giải thể.
* Anh loại Trung Quốc khỏi dự án nhà máy điện hạt nhân.
Ngày 29-11, Bộ Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp Anh
(BEIS) thông báo Tập đoàn China General Nuclear (CGN) sẽ bị loại khỏi dự
án nhà máy điện hạt nhân Sizewell C, viện dẫn nỗ lực đảm bảo "chủ quyền
năng lượng cho nước Anh".
Động thái diễn ra không lâu sau khi
chính quyền mới ở Anh vạch ra cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc
và cho rằng "kỷ nguyên vàng" trong quan hệ song phương đã chấm dứt. Theo
AFP, Tập đoàn CGN có 20% cổ phần trong dự án Sizewell C. Chính phủ Anh
sẽ bỏ ra 700 triệu bảng để thành lập một liên doanh mới với Tập đoàn EDF
của Pháp cho dự án Sizewell C.
* Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Ukraine xộ khám vì biển thủ công quỹ. Ông
Andriy Pavelko, chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Ukraine, đã bị bắt hôm 29-11
vì nghi ngờ biển thủ tiền xây dựng nhà máy sản xuất cỏ nhân tạo.
Ông
Pavelko, người giữ ghế chủ tịch từ năm 2015, phủ nhận hành vi sai trái
nhưng chấp nhận nộp 270.000 USD cho bảo lãnh tại ngoại. Nếu bị kết tội,
ông này có thể phải đối mặt với án tù 12 năm.
* Nga chỉ trích Mỹ làm đổ bể đàm phán hạt nhân.
Ngày 29-11, Bộ Ngoại giao Nga đã đổ lỗi cho "sự thù địch và độc hại"
của Mỹ là nguyên nhân khiến cuộc đàm phán hạt nhân trong khuôn khổ New
START đổ vỡ vào phút chót.
Cuộc gặp dự kiến bắt đầu từ ngày 29-11
tại Ai Cập và kết thúc vào ngày 6-12. Hôm 28-11, phía Nga thông báo sự
kiện sẽ diễn ra vào "ngày khác" nhưng không đưa ra lý do cho việc này.
Bộ
Ngoại giao Nga tuyên bố sẽ không thể nói chuyện với Mỹ khi Washington
một mặt muốn Matxcơva minh bạch về mặt quân sự, mặt khác lại hỗ trợ
Ukraine tấn công quân đội và "thường dân Nga".
Vũ điệu salsa ở Venezuela
Hơn
2.000 vũ công tại Venezuela đã tham gia sự kiện nhằm thiết lập kỷ lục
thế giới mới về số người cùng tham gia một vũ hội salsa lớn nhất thế
giới ngày 28-11 tại thủ đô Caracas, Venezuela - Ảnh: REUTERS
***********
Canada tuyên bố vừa hợp tác, vừa thách thức Trung Quốc
Ngoại
trưởng Canada cho biết nước này sẽ hợp tác với Trung Quốc khi cần
thiết, nhưng cũng sẽ không khoan nhượng nếu lợi ích quốc gia bị thách
thức.
Chia sẻ sau khi chính phủ Canada công bố "Chiến
lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Ngoại trưởng Melanie Joly cho biết
Canada sẽ "thúc đẩy và bảo vệ" những lợi ích quốc gia trong một khu vực
mà các quốc gia đang cạnh tranh ảnh hưởng và quyền lực.
"Chúng tôi
là một quốc gia Thái Bình Dương và những gì xảy ra ở đó đều ảnh hưởng
tới Canada. Tương lai của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương gắn liền với
tương lai của chúng tôi", bà nói.
Chiến lược, mất ba năm để phát
triển và công bố hôm 27/11, đã đề cập tới Trung Quốc hơn 50 lần, mô tả
nước này là cường quốc toàn cầu có những hành vi "cản trở" trật tự quốc
tế. Nhưng Ngoại trưởng Joly thừa nhận Canada sẽ phải tìm cách hợp tác
với những quốc gia lớn mạnh như Trung Quốc.
"Chúng tôi nghĩ rằng
ngoại giao là sức mạnh. Chúng ta thực sự cần hợp tác, nhưng phải theo
khuôn khổ rõ ràng. Chúng tôi đã công khai khuôn khổ đó và sẽ giữ lập
trường cứng rắn", bà Joly nói, đề cập đến Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái
Bình Dương.
"Chúng tôi cũng muốn coi vấn đề nhân quyền là một trụ
cột trong chiến lược, vì chúng tôi muốn bảo vệ lợi ích quốc gia của mình
mà không phải thỏa hiệp các giá trị", bà nói thêm.
Canada
sẽ chi gần nửa tỷ USD cho các sáng kiến an ninh theo chiến lược mới,
trong đó có điều thêm tàu hộ vệ tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông và eo biển Đài
Loan. Ottawa cũng tăng cường tài trợ cho thu thập thông tin tình báo để
xác định các thách thức an ninh, đồng thời thúc đẩy tập trận với các
đồng minh như Hàn Quốc và Nhật Bản.
"Chúng tôi muốn đảm bảo rằng
bằng cách đầu tư vào năng lực răn đe, các chuẩn mực quốc tế sẽ được tôn
trọng, từ đó mang lại lợi ích cho khu vực", bà Joly nói.
Trung Quốc
đã phản ứng gay gắt với chiến lược mới, cáo buộc nó "chứa đầy những
định kiến và những lời cáo buộc vô cớ" chống lại Bắc Kinh. Đại sứ quán
Trung Quốc tại Canada cảnh báo Ottawa sẽ "thất bại và vấp phản ứng mạnh
mẽ" từ Bắc Kinh nếu tự ý hành động.
Căng thẳng ngoại giao giữa
Canada và Trung Quốc leo thang trong những năm gần đây. Trong cuộc gặp
bên lề tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Indonesia giữa tháng 11, Thủ
tướng Canada Justine Trudeau bày tỏ quan ngại rằng Trung Quốc đang can
thiệp vào các thể chế dân chủ, trong khi giới chức tình báo cáo buộc
rằng Bắc Kinh đã can thiệp vào cuộc bầu cử liên bang Canada năm 2019,
theo thông tin được các quan chức Ottawa cung cấp.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sau đó đã bày tỏ sự không hài lòng với ông Trudeau khi nội dung hội đàm giữa hai lãnh đạo được công bố với truyền thông.
Phần Lan mua thêm vũ khí từ Hoa Kỳ để tăng cường phòng thủ
Reuters
2–3 minutes
Bộ
Ngoại giao Hoa Kỳ vừa phê duyệt thương vụ bán vũ khí quan trọng thứ hai
cho Phần Lan trong vòng một tháng, giúp nước láng giềng Bắc Âu của Nga
trong nỗ lực tăng cường phòng thủ do chiến tranh ở Ukraine, Phần Lan và
Hoa Kỳ cho biết.
Sau khi Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2, chính
phủ Phần Lan đã quyết định cấp thêm 1,7 tỷ euro (1,76 tỷ USD) để mua vũ
khí và các vật liệu quốc phòng khác chỉ riêng trong năm nay.
Cố
vấn Chính phủ Iikka Marttila thuộc Bộ Quốc phòng Phần Lan cho biết hôm
thứ Ba 29/11 rằng: “Một phần đáng kể trong số đó sẽ được chi cho (các
giao dịch mua từ) Hoa Kỳ”.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói rằng đề xuất
bán tên lửa chiến thuật AIM 9X Block II, AGM-154 JSOW và các thiết bị
liên quan, với giá ước tính 323,3 triệu USD, sẽ cải thiện năng lực vũ
khí không đối không và không đối đất của Phần Lan.
Phần Lan có kế hoạch sử dụng các tên lửa này với phi đội máy bay tàng hình F-35 mới mà họ cũng đang mua từ Hoa Kỳ.
Đầu
tháng này, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng đã phê duyệt việc bán 150 Hệ thống
pháo phản lực đa nòng có dẫn hướng và các thiết bị liên quan với chi
phí ước tính là 535 triệu đô la.
Phần Lan đã xây dựng khả năng
phòng thủ riêng trong nhiều thập niên, nhưng sau khi Nga khởi xướng
“chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine, Phần Lan đã xin gia nhập liên
minh quân sự phương Tây NATO cùng với nước láng giềng Thụy Điển, một
động thái đảo ngược chính sách an ninh lâu nay của họ.
Ông
Marttila cho biết việc chấp thuận bán vũ khí của Hoa Kỳ diễn ra vào thời
điểm có nhu cầu quốc tế cao và sự cạnh tranh đối với các hệ thống vũ
khí vì lý do chiến tranh.
“Tất nhiên chúng tôi nhấn mạnh vị trí
của mình là nước láng giềng của Nga và tìm cách gây ảnh hưởng theo cách
mà chúng tôi có thể làm để mua những thứ này càng nhanh càng tốt”, ông
nói với Reuters, đồng thời cho biết thêm các giao dịch mua vũ khí mới
nhất sẽ được Bộ phê duyệt vào đầu năm tới.
************
Giá trần đối với dầu Nga: có cũng như không?
Việc
các nước phương Tây muốn áp mức giá trần khoảng 70 đô la/thùng đối với
dầu Nga ‘sẽ không có tác dụng gì’ trong việc làm giảm ngân sách chiến
tranh của Nga, các nhà phân tích cho biết, trong khi châu Âu vẫn đang
tranh cãi gay gắt về mức giá trần.
Liên minh châu Âu (EU) hôm
28/11 vẫn bế tắc trong cuộc họp tìm kiếm mức giá trần đối với dầu thô
Nga. Trong khi Ba Lan và các nước vùng Baltic muốn áp đặt mức giá khoảng
20-30 đô la mỗi thùng, Hy Lạp, Malta và Cộng hòa Síp muốn giá trần trên
70 đô la hoặc là EU có cơ chế bồi thường cho ngành vận tải biển của họ.
Ủy
ban châu Âu đề xuất mức giá trần 65-70 đô la, còn Bộ trưởng Tài chính
Mỹ Janet Yellen trước đó đề nghị mức 60 đô la mỗi thùng.
Thế khó của EU
Hồi
đầu năm, các nền kinh tế lớn nhất phương Tây đã đồng ý giới hạn giá của
mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất của Nga là dầu mỏ và cam kết sẽ đưa
ra các chi tiết vào đầu tháng 12.
Động thái này là nhằm cắt
giảm dòng tiền chảy vào ngân sách chiến tranh của Tổng thống Nga
Vladimir Putin mà không tạo ra thêm căng thẳng cho kinh tế toàn cầu khi
nguồn cung năng lượng bị cắt giảm hơn nữa. Nhưng khi thời hạn đến gần,
các nước vẫn đang tranh cãi về mức giá trần nên là bao nhiêu.
“Ở
mức giá 65-70 đô la, đó là để giảm lạm phát thay vì giảm doanh thu của
Nga”, bà Helima Croft, người đứng đầu chiến lược các mặt hàng thiết yếu
thuộc ngân hàng đầu tư RBC Capital Markets, nói với CNN.
Hồi đầu tháng, một thùng dầu thô Urals của Nga có giá chỉ hơn 70 đô la, thấp hơn khoảng 24 đô la so chuẩn quốc tế là dầu Brent.
Công ty tư vấn Rystad Energy ước tính rằng chi phí sản xuất của Nga là từ 20 đến 50 đô la/thùng.
Thêm
vào đó, ngân sách của Nga bao gồm dự báo dầu sẽ được xuất khẩu với giá
trung bình khoảng 70 đô la/thùng vào năm 2023. Nếu họ có thể bán được ở
mức giá đó trên thị trường, họ có thể tiếp tục chi tiêu theo kế hoạch.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy hôm 25/11 nói giá trần nên được đặt ở mức 30 đô la/thùng.
“Chúng
tôi nghe nói về các đề xuất áp giá trần ở mức 60 hoặc 70 đô la. Nó nghe
có vẻ giống như sự nhượng bộ trước Nga”, ông Zelenskyy phát biểu qua
video tại một hội nghị ở Litva.
Tuy nhiên, nếu áp giá trần thấp
hơn 70 đô la có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng năng lượng toàn
cầu – nhất là nếu Nga trả đũa. Nếu họ cắt giảm sản lượng nhiều hơn dự
kiến, nó sẽ đẩy giá nhiên liệu lên cao vào lúc các nước như Mỹ, Đức và
Nhật đang mong muốn kiểm soát lạm phát.
Tổng thống Putin đã cảnh
báo kế hoạch áp giá trần của phương Tây ‘sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng
cho thị trường năng lượng’. Xuất khẩu dầu mỏ năm 2022 của Nga ước tính
đạt 9,7 triệu thùng mỗi ngày, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế.
Ngoài
ra, cũng có hoài nghi ở các hãng giao dịch dầu mỏ rằng biện pháp này sẽ
được thực thi, theo ông Giovanni Staunovo, một phân tích gia tại UBS.
Ông hy vọng các bên giao dịch dầu mỏ đơn giản sẽ tìm những kẻ hở.
“Có mong muốn mãnh liệt là phải làm cái gì đó”, ông nói với CNN. “Nhưng thực tế sẽ khác”.
Giá trần thay vì cấm vận
Các
nước muốn đạt được thỏa thuận trước ngày 5/12, khi lệnh cấm vận chuyển
dầu thô Nga bằng đường biển của châu Âu bắt đầu có hiệu lực. EU cấm bảo
hiểm và các dịch vụ khác đối với các tàu chở dầu thô của Nga.
Điều
này sẽ khiến các khách hàng của Nga như Trung Quốc và Ấn Độ khó tiếp
tục nhập khẩu hàng triệu thùng mỗi ngày. Hầu hết các công ty bảo hiểm
cho vận chuyển dầu thô đầu đặt tại châu Âu hay Anh.
Mức giá trần
nhằm điều chỉnh chính sách đó. Dầu Nga có thể được vận chuyển và bảo
hiểm miễn là nó được mua ở mức giá bằng hay thấp hơn mức giá trần do các
nước phương Tây áp đặt.
“Điều này sẽ làm giảm hơn nữa doanh thu
của Nga, đồng thời giữ cho thị trường năng lượng toàn cầu ổn định bằng
cách duy trì nguồn cung”, Ủy ban châu Âu giải thích. “Do đó, nó cũng sẽ
giúp đối phó lạm phát và giữ chi phí năng lượng ổn định vào thời điểm mà
chi phí cao – nhất là giá nhiên liệu tăng cao – là mối bận tâm lớn”.
Một
số nhà phân tích cho rằng mức giá trần cuối cùng sẽ ít quan trọng hơn
lệnh cấm vận dầu mỏ của châu Âu. Khối này đã mua khoảng 2,4 triệu thùng
dầu thô của Nga mỗi ngày và Moscow sẽ sớm phải tìm khách hàng mới.
Chủ
tịch Ủy ban châu Âu Ursula Von der Leyen hôm 24/11 cho biết bà ‘tự tin
EU sẽ sớm phê duyệt mức trần giá toàn cầu đối với dầu của Nga với G7 và
các đối chủ chốt khác’.
‘Không hiệu quả’
Trao
đổi với VOA từ Fort Worth, Texas, Giáo sư-Tiến sỹ Khương Hữu Lộc giảng
dạy chương trình MBA tại Keller Graduate School of Management, chỉ trích
mức giá trần 70 đô la ‘là sai lầm’.
“Áp giá trần 70 đô la hoàn
toàn không có hiệu quả. Giá người ta bán có 56 đô là mà đặt mức giá 70
đô la thì chẳng thà đừng đặt giá trần”, ông nói.
Ông lưu ý chi phí
hòa vốn của Nga là khoảng 28 đô la một thùng, do đó với mức giá trần 30
đô la như Ba Lan đề xuất thì Nga cũng đã có lời. Ông đề xuất mức giá
trần đối với dầu Nga ‘không nên cao hơn 50 đô la’.
“Ở mức này Nga có thể bán, các nước châu Âu cũng có thể mua mà không để cho Nga có thu nhập quá nhiều”, ông lập luận.
Lý
do một số nước muốn áp mức giá trần cao, ông giải thích, là vì ‘họ cần
dầu hỏa’. “Họ sợ rằng nếu áp giá trần thấp quá, Nga không bán nữa thì có
hại cho họ và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhiên liệu toàn
cầu”, ông nói.
Về đề xuất mức giá trần 30 đô la, ông Lộc nói ‘nếu đối đế quá thì Nga cũng phải bán ở mức giá đó’.
“Mỏ
dầu phải để chảy hoài không thể ngừng được, nên sản xuất dầu phải có
chỗ bán. Nếu họ có thể bán trên mức hòa vốn thì họ vẫn có lợi là duy trì
mỏ dầu hoạt động, không bị gỉ sét và công nhân của họ có việc làm”, ông
giải thích.
Tuy nhiên, hiện tại Nga đang bán dầu cho Trung Quốc và Ấn Độ dù với mức chiết khấu cao ‘nhưng vẫn cao hơn mức 30 đô la nhiều’.
‘Lách được nhưng khó’
Về
tính khả thi của việc áp giá trần, ông Lộc cho rằng Nga có thể ‘lách’
bằng nhiều hình thức, chẳng hạn như ngụy trang thành tàu dầu nước khác
hay chuyển dầu từ tàu này sang tàu khác giữa biển.
“Cái khó là tàu
dầu Nga lách luật phải đi đường xa hơn là bán cho châu Âu”, ông giải
thích và cho rằng Nga ‘chỉ có thể lách được 10-15% thôi’.
Trung
Quốc và Ấn Độ cũng có thể sử dụng các hãng vận chuyển và bảo hiểm của họ
để lách giá trần của châu Âu nhưng hiện tại do nền kinh tế hai nước này
cũng đang trì trệ nên ‘nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ Nga không cao’, vẫn lời
ông Lộc.
“Thị trường hai nước này đối với dầu Nga không thể thay thế châu Âu được”, ông nói.
Ông
cho rằng so với áp giá trần, việc cấm dầu Nga có tác dụng nhiều hơn để
trừng phạt Nga nhưng các nước châu Âu cần thêm thời gian trước khi áp
dụng biện pháp triệt để đó.
Ông nói trong thời gian qua, các nước
châu Âu tăng cường mua dầu Nga để dự trữ trước thời hạn lệnh cấm có hiệu
lực vào ngày 5/12 nên nhờ đó Nga vẫn có ngân sách dồi dào để tiến hành
cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, ông dự đoán sau khi lệnh cấm dầu hay áp giá trần có hiệu lực thì Nga ‘sẽ bị ảnh hưởng nặng nề’.
Về
khả năng Trung Quốc hay Ấn Độ mua dầu giá rẻ từ Nga rồi bán lại cho các
nước châu Âu với giá đắt, ông Lộc nói ‘đã xảy ra rồi’ nhưng ‘chỉ ở phạm
vi nhỏ’.
“Có sự theo dõi của quốc tế. Với lại Trung Quốc, Ấn Độ
chở dầu về, tích trữ rồi lại chở đi đến châu Âu nên rất phức tạp”, ông
phân tích.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .