Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 01 - 12 -2024
************
Thủ tướng Trudeau đến gặp ông Trump sau khi Canada bị dọa tăng thuế nhập khẩu
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Bảy cho hay ông đã có một cuộc họp "rất hiệu quả" với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, trong đó hai bên thảo luận về các vấn đề liên quan đến biên giới và các chủ đề khác bao gồm thương mại, năng lượng và Bắc Cực.
Thủ tướng Trudeau đến Florida tối thứ Sáu và dùng bữa tối với ông Trump tại dinh thự Mar-a-Lago, vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử của đảng Cộng hòa hứa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Canada và Mexico khi ông nhậm chức tổng thống vào tháng 1.
Cam kết đó đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và hai trong số các đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã cảnh báo trong tuần này rằng kế hoạch áp thuế của ông Trump sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho cả hai nước và đề xuất khả năng trả đũa sau khi ông Trump đe dọa áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu của Mexico và Canada.
Ông Trump muốn sử dụng thuế quan như một điều kiện để khiến Mexico và Canada giúp ngăn chặn dòng ma túy bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, đặc biệt là thuốc fentanyl độc hại, cũng như chặn dòng người vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ.
"Chúng tôi đã thảo luận về nhiều chủ đề quan trọng mà cả hai quốc gia sẽ phải hợp tác để giải quyết, chẳng hạn như Cuộc khủng hoảng Fentanyl và Ma túy đã giết hại rất nhiều người do Nhập cư bất hợp pháp gây ra, các Thỏa thuận Thương mại Công bằng không làm hại Người lao động Hoa Kỳ và Thâm hụt Thương mại khổng lồ mà Hoa Kỳ có với Canada", ông Trump viết trong một bài đăng trên Truth Social.
"Trudeau đã cam kết hợp tác với chúng tôi để chấm dứt sự tàn phá khủng khiếp này đối với các Gia đình Hoa Kỳ", ông nói thêm.
Văn phòng của ông Trudeau không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về cuộc gặp của ông với ông Trump.
Trong một bài đăng khác, ông Trump kêu gọi các nước được gọi là BRICS cam kết không tạo ra một loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay cho đồng đô la Mỹ.
Nếu các quốc gia đó làm như vậy, họ sẽ phải đối mặt với "thuế quan 100%", ông Trump nói.
BRICS bao gồm các thành viên ban đầu của nhóm kinh tế liên chính phủ là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, và hiện đã kết nạp thêm Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
"Chúng tôi yêu cầu các quốc gia này cam kết rằng họ sẽ không tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới, cũng không ủng hộ bất kỳ loại tiền tệ nào khác để thay thế đồng đô la Mỹ hùng mạnh, nếu không, họ sẽ phải đối mặt với Thuế quan 100% và nên chuẩn bị nói lời tạm biệt với việc bán [hàng] vào nền kinh tế tuyệt vời của Hoa Kỳ", ông Trump viết**********
Mỹ : Donald Trump có phải đề phòng Elon Musk ?
Vai trò của Elon Musk đằng sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, tầm ảnh hưởng của giới tài phiệt công nghệ đối với chính trường Mỹ trong 4 năm tới, chiến tranh Ukraina là những chủ đề được các tuần báo Pháp kỳ này đặc biệt quan tâm.
Đăng ngày:
Trang nhất và hồ sơ chính của tuần san Courrier international nói về việc kể từ khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ hôm 05/11/2024, báo chí quốc tế đã không ngừng chú ý đến nhân vật giàu nhất thế giới, Elon Musk, ông chủ của X, Tesla và SpaceX, đóng vai trò không hề nhỏ trong việc giúp ứng viên Cộng Hòa trở lại Nhà Trắng.
Nhật báo Mỹ The New York Times cho biết “trong hầu hết các cuộc họp được tổ chức trong những ngày qua tại tư dinh của Donald Trump ở Mar-a-Lago, bang Florida, có một người đàn ông chưa từng chiến thắng ở bất kỳ cuộc bầu cử nào, chưa từng tham gia chính trường và cách đây vài tháng còn không có mối quan hệ gần gũi với Donald Trump. Người đàn ông đó chính là Elon Musk. Không thể phủ nhận rằng nhà tỷ phú này đã trở thành công dân quyền lực nhất Hoa Kỳ”.
Vào giữa tháng 11, chủ nhân tương lai của Nhà Trắng đã không ngần ngại bổ nhiệm Elon Musk làm bộ trưởng bộ “Hiệu quả Chính phủ”, phụ trách cải cách bộ máy chính phủ. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Musk còn vượt xa hơn thế. Báo chí Mỹ nhấn mạnh ngoài sự trỗi dậy của Elon Musk, còn phải kể đến một chế độ tài phiệt công nghệ đang muốn khẳng định vị thế ở Hoa Kỳ.
Giới tài phiệt công nghệ Mỹ “tiếm quyền” Nhà nước
Trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, nguyệt san The Atlantic đã dự báo tất cả những gì đang diễn ra và phân tích những yếu tố dẫn đến sự gần gũi giữa các tỷ phú công nghệ và Donald Trump : “Điều họ muốn là tận dụng mối quan hệ với Nhà nước để có thể tự định đoạt các chính sách về công nghệ do Nhà nước kiểm soát. Liên minh của những nhà tỷ phú này với Trump thực chất là một cuộc chiến giành quyền lực.”
Nói cách khác, đây không chỉ đơn giản là một liên minh kinh tế nhằm thuận tiện hóa hoạt động của các doanh nghiệp, mà còn là cuộc cách mạng nhằm thay đổi, thậm chí là hủy bỏ các quy định, bất kể là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tiền điện tử hay khám phá không gian, với những rủi ro rất lớn về xung đột lợi ích.
“Tham nhũng”, “quyền lực tập trung”, cây bút Franklin Foer của The Atlantic liệt kê một loạt những vấn đề tiềm tàng có thể xuất hiện từ chế độ tài phiệt này. Chỉ cần nhìn vào vài con số là có thể thấy được sự phụ thuộc của chính quyền Mỹ vào các đại tập đoàn ở Silicon Valley. Năm 2023, Elon Musk đã ký kết “gần 100 hợp đồng khác nhau với 17 cơ quan liên bang” trị giá “3 tỷ đô la”. Trong suốt 10 năm qua, SpaceX và Tesla đã ký hợp đồng trị giá ít nhất 15,4 tỷ đô la với chính quyền liên bang.
Nhìn vào những con số này, có thể dự đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. The Atlantic lên án việc “các tỷ phú được hoan nghênh vào chính phủ sẽ nắm gần như toàn bộ quyền kiểm soát đối với lĩnh vực kinh tế chiến lược”, và dự báo nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump sẽ được đánh dấu bởi sự trở lại của những mối quan hệ mang tính giao dịch, “thương hiệu” của nhà tỷ phú. Tuy nhiên, hiện tượng này đi đôi với rất nhiều rủi ro, “với những cá nhân bị thúc đẩy bởi lòng tham hay lòng nhiệt huyết muốn hoàn thành sứ mệnh cao cả”.
The Atlantic không phải là tạp chí duy nhất lo ngại trước tham vọng của các tỷ phú Silicon Valley. Tại Đức, tờ Süddeutsche Zeitung cảnh báo về những hình mẫu của “chủ nghĩa tư bản cực đoan” : “Việc Trump tái đắc cử là một sự khẳng định đối với một bộ phận không nhỏ các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ, về tầm nhìn của chính họ về thế giới.”
Đệ Tam Thế Chiến đã bắt đầu ?
Về chiến tranh Ukraina, bài xã luận của tuần san Le Point đặt câu hỏi phải chăng Đệ Tam Thế Chiến đã bắt đầu ? Ít nhất, đó là điều mà Vladimir Putin muốn khẳng định. Vào ngày thứ 1.000 của chiến tranh Ukraina, tổng thống Nga muốn nhấn mạnh cuộc chiến này đã mang tính “toàn cầu” sau khi Washington bật đèn xanh cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga. Để trả đũa, chủ nhân điện Kremlin đã đe dọa sẽ oanh kích các cơ sở quân sự của những quốc gia cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraina. Và như vậy, các quốc gia Châu Âu sẽ đối mặt với mối nguy ở tuyến đầu.
Lời nói đi đôi với hành động. Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi của mình và đã cho tấn công một nhà máy sản xuất vũ khí ở Ukraina bằng tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang được đầu đạn hạt nhân.
Mối đe dọa hạt nhân từ Nga vừa ghê rợn vừa hoang đường. Tuy nhiên, dường như nó mang lại hiệu quả ! Hoa Kỳ và Đức vẫn tích cực hỗ trợ quân sự Ukraina, trong bối cảnh cả hai nước đều đang trong giai đoạn chuyển giao chính trị. Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, Donald Trump đã nhấn mạnh phương Tây đang liều mình mở rộng cuộc xung đột với việc kéo dài cuộc chiến. Tình cờ thay, nhận định của nhà tỷ phú trùng hợp với lập trường của điện Kremlin. Về phần mình, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng muốn thể hiện mình là “thủ tướng ủng hộ hòa bình”, dường như với hy vọng sẽ tránh được một thất bại ê chề trong cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn diễn ra ngày 23/02/2025.
Tuần báo thiên hữu nhấn mạnh Vladimir Putin đang bóp méo sự thật. Chiến tranh Ukraina rõ ràng đang trở thành một cuộc chiến toàn cầu, nhưng chính chủ nhân điện Kremlin là người đã quyết định thu nạp hơn 10.000 binh lính Bắc Triều Tiên để hỗ trợ quân đội Nga trên chiến trường. Chính ông là người đã kêu gọi Iran và Bắc Triều Tiên tiến hành những hoạt động gây bất ổn ở Châu Âu và cả hai nước cũng đang cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga để nước này dùng trên chiến trường Ukraina. Và cũng chính Putin đã thành lập một liên minh đặc biệt với Trung Quốc để có thêm nguồn hậu thuẫn vững chắc. Theo Financial Times, nguyên thủ Nga thậm chí còn ký một thỏa thuận với phiến quân Houthi ở Yemen để tuyển mộ hàng trăm chiến binh cho chiến trường Ukraina.
Tuy nhiên, việc Vladimir Putin đe dọa hạt nhân cũng thể hiện việc quân đội Nga đang hụt hơi. Chủ nhân điện Kremlin buộc phải tuyển mộ binh lính Bắc Triều Tiên vì không dám động viên thêm binh sĩ nước nhà. Quân đội Nga tiếp tục gặm nhấm khu vực Donbass, nhưng phải trả giá bằng những tổn thất khủng khiếp. Nền kinh tế Nga được duy trì nhờ hoạt động sản xuất vũ khí quy mô lớn, nhưng điều này khiến hệ thống phân phối hàng hóa bị thiếu hụt.
Trong bối cảnh Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Matxcơva và Kiev có thể sẽ cố gắng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và cả hai đều muốn đàm phán ở thế thuận lợi nhất có thể. Vào thời điểm hết sức nhạy cảm này, các quốc gia Châu Âu cần giữ bình tĩnh và không nhượng bộ trước Kremlin. Le Point kết luận nếu muốn ngăn xung đột lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraina và tràn sang phương Tây, giải pháp duy nhất là hỗ trợ Kiev một cách kiên định với việc cung cấp cho họ vũ khí và đạn dược.
Donald Trump có thuyết phục được Nga-Ukraina đàm phán ?
Vẫn về chiến tranh Ukraina, tuần san Le Nouvel Obs chú ý đến khía cạnh Donald Trump trở lại lãnh đạo Hoa Kỳ có thể sẽ tác động đến diễn biến cuộc chiến, sau khi nhà tỷ phú đã cam kết nhanh chóng chấm dứt xung đột. Vladimir Putin khẳng định sẵn sàng đàm phán, nhưng theo điều kiện của mình, và thái độ của ông đã trở nên cứng rắn hơn kể từ khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống.
Chính quyền Biden đang rơi vào tình thế khó xử. Một bên là Trump, muốn cắt giảm viện trợ cho Ukraina, mặt khác, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ngày càng tham gia tích cực vào cuộc xung đột, làm dấy lên lo ngại về khả năng hình thành một liên minh chống phương Tây. Kể từ tháng 9, các quan chức Mỹ đã bắt đầu nghi ngờ về vai trò của Trung Quốc, sau khi có những tiết lộ về việc Matxcơva và Bắc Kinh hợp tác phát triển một chương trình trang bị vũ khí bí mật. Ngoài ra, sự xuất hiện của quân đội Bắc Triều Tiên ở Châu Âu là một bất ngờ lớn, mặc dù các quan chức phương Tây tìm cách giảm tầm quan trọng của sự kiện này khi nhận định đó là dấu hiệu cho thấy Nga đang “mệt mỏi”.
Gần đây, tổng thống Volodymyr Zelensky đã nhận định “nếu Ukraina thương lượng với Putin trong bối cảnh hiện tại, Kiev sẽ thất thế trong các cuộc đàm phán”. Do vậy, chính quyền Biden đang tìm mọi cách để thay đổi tình thế trước khi Trump tuyên thệ nhậm chức, bao gồm việc cấp thêm cho Ukraina gói viện trợ quân sự trị giá 6 tỷ đô la và cho phép nước này sử dụng tên lửa ATACMS. Tuần báo thiên tả cho rằng quyết định này không nhằm thay đổi cục diện cuộc chiến, nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt biểu tượng, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraina.
Hiện nay, mọi sự chú ý đang đổ dồn về Donald Trump, có thể sẽ là nhân vật then chốt thúc đẩy một hiệp định hòa bình. Nếu nhà tỷ phú đạt được một thỏa thuận giữa hai bên, điều đó có thể đồng nghĩa với việc Ukraina phải nhượng bộ không ít. Ngoài ra, giới chuyên gia cũng nhận định chủ nhân tương lai của Nhà Trắng có thể bị Vladimir Putin “lấy lòng”, và cho rằng Trump có thể “tặc lưỡi” với những điều kiện bất lợi cho Ukraina, như sự xuất hiện của một khu phi quân sự lớn, quân đội bị hạn chế, và Kiev không gia nhập NATO, tương tự như những điều kiện mà Đức phải chấp nhận sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Còn một số khác thì cho rằng nguyên thủ Nga có thể đồng ý nhượng bộ nhiều hơn những gì ông từng tuyên bố, chẳng hạn như rút khỏi các khu vực đã chiếm được ở Kharkiv và Mykolaïv. Tuy nhiên, Vladimir Putin vẫn sẽ coi bán đảo Crimée và khu vực biển Azov là một “lằn ranh đỏ”.
Sự nhiệt tình của Donald Trump, sự kiên nhẫn của Vladimir Putin cũng như tình hình “nước sôi lửa bỏng” ở Ukraina có thể tạo ra một tình huống “lý tưởng” khiến cho các bên đúc kết một thỏa thuận không có lợi cho Kiev. Ngoài ra, Nga đã có mối quan hệ với Donald Trump từ rất lâu, trước khi ông bắt đầu sự nghiệp chính trị. Phim tài liệu “Chiến dịch Trump” cho biết KGB đã từng quyến rũ Trump từ những năm 1980. Theo cuốn sách “War” của Bob Woodward, Trump và Putin đã điện đàm bảy lần kể từ khi nhà tỷ phú rời Nhà Trắng vào năm 2021. Sau khi Donald Trump bị ám sát hụt hồi tháng 7 vừa qua, chủ nhân điện Kremlin đã ca ngợi lòng dũng cảm của nhà tỷ phú. Theo báo chí Mỹ, Donald Trump đã ngay lập tức nhấc điện thoại để nói chuyện với Vladimir Putin.
Trong khi đó, tuần báo L’Express, trích dẫn ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna, khuyến khích các quốc gia Bắc Âu và vùng Baltic chuẩn bị sẵn sàng gửi quân sang Ukraina để duy trì ổn định và trật tự trong trường hợp thỏa thuận ngưng bắn đến sớm hơn dự kiến, mặc dù ông vẫn khẳng định “gia nhập NATO là cách bảo đảm an ninh tốt nhất đối với Ukraina”. Trong khi chờ đợi, các quốc gia Bắc Âu và Baltic đang chuẩn bị cho mọi kịch bản.
Những bước đột phá trong phương pháp điều trị Down, Parkinson và Alzheimer
Về lĩnh vực y tế, báo Le Point có bài viết quan tâm đến những tiến bộ về phương pháp chữa trị hội chứng Down, Parkinson và Alzheimer. Hãng dược phẩm Aelis Farma ở Bordeaux, đã thông báo về một bước tiến toàn cầu : thuốc thử nghiệm AEF0217 đã cho thấy tác dụng tích cực đối với các vấn đề nhận thức và hành vi liên quan đến hội chứng Down, sau cuộc thử nghiệm lâm sàng trên 29 người trưởng thành (18-35 tuổi). Không có tác dụng phụ nguy hiểm nào được ghi nhận, và loại thuốc này đã giúp cho các bệnh nhân tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong giao tiếp và tương tác xã hội.
AEF0217 cũng cho thấy sự cải thiện về khả năng linh hoạt nhận thức, tức là khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Các phân tích cũng cho thấy não bộ được bớt gánh nặng đối với những việc cần đến trí nhớ.
Những thử nghiệm đã được tiến hành ở Tây Ban Nha, và Aelis Farma dự định mở rộng thử nghiệm vào năm 2025 với nhiều bệnh nhân hơn ở các quốc gia Châu Âu khác. AEF0217 tác động đến các thụ thể CB1, giúp điều hòa nhiều chức năng trong cơ thể như trí nhớ và tâm trạng mà không làm gián đoạn hoạt động bình thường của chúng.
Những người mắc hội chứng Down có thể không phải là những bệnh nhân duy nhất được hưởng lợi từ phương pháp điều trị mới này. Aelis Farma đã thu thập được số liệu cho thấy về tính hiệu quả của AEF0217 đối với rối loạn nhận thức hoặc các rối loạn liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer. Hãng dược phẩm hiện đang tiến hành các nghiên cứu tiền lâm sàng để xác định những tác dụng mới, chẳng hạn như đối với rối loạn nhận thức trong bệnh Parkinson hay tâm thần phân liệt.
************
Gruzia : Cảnh sát dùng hơi cay, vòi rồng trấn áp biểu tình ủng hộ Liên Âu
Tối 29/11/2024, ngày thứ hai liên tiếp, vài chục nghìn người Gruzia tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở trung tâm thủ đô Tbilissi để phản đối quyết định của chính phủ lùi đàm phán gia nhập Liên Hiệp Châu Âu đến năm 2028. Cảnh sát chống bạo động được huy động đông đảo và sử dụng hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông và bắt giữ 107 người biểu tình.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Tổng thống Salome Zourabichvili, thân phương Tây, khẳng định ủng hộ « phong trào kháng chiến ». Hội Đồng Châu Âu « lên án mạnh mẽ » vụ trấn áp, còn Pháp kêu gọi « quyền được biểu tình ôn hòa ».
Đất nước ở vùng Kavkaz, nằm sát Azerbaijan và Armenia, rơi vào vòng xoáy khủng hoảng sau cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 26/10 với chiến thắng của dảng thân Nga « Giấc mơ Gruzia » nhưng bị phe đối lập và tổng thống cáo buộc có « nhiều bất hợp lệ ».
Thông tín viên RFI Régis Genté tại Tbilissi giải thích thêm :
« Từ tháng 3/2024 vừa qua, Gruzia gần như luôn trong tình trạng khủng hoảng, trước tiên là vào mùa xuân, để phản đối luật « tác nhân nước ngoài », vẫn được gọi là luật Nga, sau đó là phản đối kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 26/10, và bây giờ là phản đối quyết định của chính phủ đình chỉ tiến trình mở đàm phán gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.
Về cơ bản, tất cả những sự kiện này đều xảy ra trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraina. Nga muốn có ảnh hưởng đặc quyền ở các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong khi đa số người dân Gruzia lại khao khát trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu vì sự thịnh vượng, Nhà nước pháp quyền và tự do.
Chính quyền Gruzia, hoàn toàn nằm dưới ảnh hưởng của nhà tài phiệt Bidzina Ivanichvili, đôi khi khẳng định chính sách của mình là thận trọng, để biện minh cho xu hướng chống phương Tây nhằm không chọc giận điện Kremlin. Nhưng thực ra họ bác bỏ phương Tây cùng với những giá trị tự do. Hiện giờ có thể thấy sự phân cực rõ ràng trong đời sống chính trị Gruzia, nơi tâm lý lo sợ chiến tranh và mất ổn định là điều có thật, nhưng cũng đang bị thao túng.
Với những gì có thể thấy trong đêm qua khi cảnh sát mạnh tay trấn áp, nguy cơ bùng nổ bạo lực cũng rất lớn như trường hợp Ukraina vào cuối năm 2013 - đầu 2014. Dưới áp lực của Matxcơva, tổng thống lúc đó là Viktor Yanykovych đã quyết định từ bỏ việc ký kết thỏa thuận gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, dẫn tới cuộc cách mạng Maidan, tổng thống Yanykovych bị lật đổ, sau đó là cuộc xâm lược của Nga.
Người ta thấy một kịch bản tương tự ở Gruzia với việc Nga gây áp lực mạnh thông qua nhà tỉ phú Bidzina Ivanichvili, người làm giàu ở Nga. Còn bên kia là khát vọng sâu sắc của người dân được trở thành thành viên Liên Âu trong bối cảnh cường quốc đô hộ trước đây bị bác bỏ mạnh mẽ. Và đây là những quan điểm không thể dung hòa ».
**********
Hải quân Myanmar nổ súng vào tàu cá Thái Lan, bắt giữ 31 ngư dân
Hải quân Myanmar đã nổ súng vào một nhóm tàu cá Thái Lan hôm thứ Bảy 30/11, khiến một ngư dân chết đuối và bắt giữ 31 ngư dân của một trong những chiếc tàu đó, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Thái Lan cho hay.
Hai trong số 15 tàu cá Thái Lan đã bị bắn khi các tàu này hoạt động ở khoảng 4-5,7 hải lý (7,4-10,6 km) bên trong lãnh hải của Myanmar, phát ngôn viên Thanatip Sawangsang cho biết trong một tuyên bố.
Ba ngư dân đã nhảy xuống nước trong vụ việc, một trong số họ đã chết đuối, còn hai người kia được hải quân Thái Lan cứu, ông Thanatip cho biết.
Một trong những chiếc tàu với 31 ngư dân đã bị hải quân Myanmar bắt giữ trong cuộc chạm trán, ông Thanatip cho biết, đồng thời nói thêm rằng hải quân Thái Lan đang thương lượng để phía Myanmar thả các ngư dân.
Chính quyền quân sự Myanmar không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận qua điện thoại.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thái Lan Nikorndej Balankura cho biết cơ quan này cũng đang phối hợp với nhà chức trách Myanmar để tìm cách thả các ngư dân này và đánh giá xem có bất kỳ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế nào xảy ra hay không.
Sở thủy sản tỉnh Ranong ở miền nam Thái Lan, nơi có chung đường biên giới trên biển với Myanmar, đã kêu gọi các tàu cá Thái Lan cẩn thận khi di chuyển gần ranh giới.
**********
Hamas công bố video về con tin người Mỹ gốc Israel ở Gaza
Nhóm chiến binh Palestine Hamas vừa công bố một video về một con tin người Mỹ gốc Israel hôm thứ Bảy, trong đó con tin này cầu xin Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump tìm cách cho anh ta được thả ra.
Không có bình luận ngay lập tức từ gia đình của con tin Edan Alexander, 20 tuổi, hoặc từ chính quyền Israel, những người đã mô tả các video như vậy trước đây là chiến tranh tâm lý tàn khốc.
Khoảng một nửa trong số 101 con tin nước ngoài và Israel vẫn bị giam giữ biệt lập ở Gaza được cho là vẫn còn sống. Tất cả trừ bốn người trong số họ đã bị bắt làm con tin trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 năm 2023 của Hamas vào miền nam Israel.
Các thủ lãnh Hamas dự kiến sẽ đến Cairo vào thứ Bảy để đàm phán ngừng bắn với các quan chức Ai Cập nhằm tìm cách đạt được một thỏa thuận có thể dẫn đến việc thả các con tin để đổi lấy các tù nhân Palestine.
*********
Máy bay ném bom Nga và Trung Quốc tuần tra chung ở Biển Nhật Bản và Tây Thái Bình Dương
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Bảy rằng máy bay ném bom chiến lược của Nga và Trung Quốc tuần tra chung ở Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95МS của Nga và H-6K của Trung Quốc đã tiến hành tuần tra dài tám giờ với sự hộ tống của máy bay chiến đấu từ cả hai nước.
Máy bay Nga cất cánh và hạ cánh tại một sân bay ở Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các chuyến bay không vi phạm không phận của bất kỳ quốc gia nước ngoài nào và không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Hôm 29/11, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết quân đội Trung Quốc và Nga đã tổ chức và thực hiện cuộc tuần tra chung chiến lược trên không lần thứ chín trong "không phận có liên quan" ở Biển Nhật Bản. Cuộc tuần tra trên không là một phần trong kế hoạch hợp tác thường niên giữa hai nước kể từ năm 2019.
Theo CCTV, cuộc tuần tra trên không nhằm mục đích thử nghiệm và tăng cường hiệu quả khả năng huấn luyện và hoạt động chung của hai lực lượng không quân.
Quân đội Hàn Quốc hôm 29/11 cho biết họ đã triển khai máy bay chiến đấu sau khi 11 máy bay quân sự Trung Quốc và Nga xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này. Các máy bay này hiện diện ở đó trong khoảng thời gian bốn giờ trước khi rời đi mà không có sự cố nào.
Hàn Quốc đã phản đối Trung Quốc và Nga vì cuộc tuần tra trên không được tiến hành mà không có thông báo trước.
***********
Phiến quân Syria tiến chiếm thành phố Aleppo
Quân đội Syria hôm thứ Bảy cho hay mấy mươi binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công lớn của phiến quân tiến chiếm thành phố Aleppo, buộc quân đội phải rút lui. Đây là thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Bashar al-Assad trong nhiều năm.
Cuộc tấn công bất ngờ do nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham chỉ huy là cuộc tấn công táo bạo nhất của phiến quân trong nhiều năm của cuộc nội chiến, nơi các tuyến đầu phần lớn đã bị đóng băng kể từ năm 2020.
Cuộc chiến đã giết chết hàng trăm nghìn người và khiến hàng triệu người phải di dời, diễn ra kể từ năm 2011 mà chưa có hồi kết chính thức, mặc dù hầu hết các cuộc giao tranh lớn đã dừng lại cách đây mấy năm sau khi Iran và Nga giúp chính quyền Assad giành quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ và tất cả các thành phố lớn.
Chính phủ Assad đã kiểm soát Aleppo kể từ chiến thắng năm 2016 tại đây, một trong những bước ngoặt lớn của cuộc chiến, khi lực lượng Syria được Nga hậu thuẫn đã bao vây và tàn phá các khu vực phía đông do phiến quân nắm giữ của thành phố lớn nhất đất nước này.
"Tôi là người con của Aleppo, và đã phải rời khỏi nơi này tám năm trước, vào năm 2016. Cảm ơn Thượng đế, chúng tôi vừa trở về. Đó là một cảm giác không thể diễn tả được", Ali Jumaa, một chiến binh nổi dậy, cho biết trong một video được quay bên trong thành phố.
Quân đội Syria thừa nhận phiến quân đã tiến chiếm nhiều khu vực lớn của Aleppo.
Sau khi quân đội tuyên bố chuẩn bị phản công, các cuộc không kích đã nhắm vào các đoàn xe của phiến quân nổi dậy trong thành phố, tờ báo thân Damascus al-Watan đưa tin. Một cuộc không kích đã gây ra nhiều thương vong tại quảng trường Basel của Aleppo, một cư dân nói với Reuters.
Bộ chỉ huy quân đội Syria cho biết phiến quân đã tấn công với số quân lớn và từ nhiều hướng, khiến "các lực lượng vũ trang của chúng tôi phải thực hiện kế hoạch tái triển khai nhằm tăng cường các tuyến phòng thủ để chống lại cuộc tấn công, bảo vệ mạng sống của thường dân và binh lính".
Theo tuyên bố của sở chỉ huy và một nguồn tin an ninh, phiến quân cũng đã chiếm sân bay Aleppo.
Hai nguồn tin khác cho biết phiến quân đã chiếm được thành phố Maraat al Numan ở tỉnh Idlib, đưa toàn bộ khu vực đó vào tầm kiểm soát của họ.
Cuộc giao tranh làm sống lại cuộc xung đột Syria âm ỉ từ lâu khi khu vực rộng lớn hơn đang bị xáo trộn bởi các cuộc chiến ở Gaza và Lebanon, nơi lệnh ngừng bắn giữa Israel và nhóm Hezbollah của Lebanon do Iran hậu thuẫn đã có hiệu lực vào thứ Tư.
Trong bối cảnh chính quyền Assad được Nga và Iran hậu thuẫn, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ một số phiến quân ở phía tây bắc nơi họ duy trì quân đội, cuộc tấn công hôm thứ Bảy càng làm nổi bật địa chính trị phức tạp của cuộc xung đột. Giao tranh ở phía tây bắc đã phần lớn lắng xuống kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đạt được thỏa thuận giảm leo thang vào năm 2020.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Hakan Fidan, thảo luận về tình hình ở Syria, Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Bảy.
"Cả hai bên đều bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về diễn biến nguy hiểm của tình hình", bộ này cho biết. Họ nhất trí rằng cần phải phối hợp hành động để ổn định tình hình ở Syria.
Các quan chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Năm cho biết rằng Ankara đã ngăn chặn các hoạt động mà các nhóm đối lập muốn tổ chức, nhằm tránh căng thẳng hơn nữa trong khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi đã nói với ông Lavrov trong một cuộc điện đàm rằng các cuộc tấn công của phiến quân là một phần trong kế hoạch của Israel và Hoa Kỳ nhằm gây bất ổn cho khu vực, theo truyền thông nhà nước Iran.
Lực lượng Phòng vệ Dân sự Syria, một dịch vụ cứu hộ hoạt động tại các khu vực do phe đối lập kiểm soát ở Syria, cho biết trong một bài đăng trên X rằng máy bay của chính phủ Syria và của Nga đã không kích các khu dân cư ở Idlib do phiến quân kiểm soát, khiến bốn thường dân thiệt mạng và sáu người bị thương.
Hai nguồn tin quân sự Syria cho biết Nga đã hứa với Damascus sẽ cung cấp thêm viện trợ quân sự, dự kiến sẽ đến trong vòng 72 giờ tới.
Các đồng minh của Iran trong khu vực đã phải chịu một loạt đòn tấn công từ Israel khi cuộc chiến ở Gaza mở rộng khắp Trung Đông.
*********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 01 - 12 -2024
************
Thủ tướng Trudeau đến gặp ông Trump sau khi Canada bị dọa tăng thuế nhập khẩu
Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Bảy cho hay ông đã có một cuộc họp "rất hiệu quả" với Thủ tướng Canada Justin Trudeau, trong đó hai bên thảo luận về các vấn đề liên quan đến biên giới và các chủ đề khác bao gồm thương mại, năng lượng và Bắc Cực.
Thủ tướng Trudeau đến Florida tối thứ Sáu và dùng bữa tối với ông Trump tại dinh thự Mar-a-Lago, vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử của đảng Cộng hòa hứa sẽ áp thuế đối với hàng nhập khẩu của Canada và Mexico khi ông nhậm chức tổng thống vào tháng 1.
Cam kết đó đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và hai trong số các đối tác thương mại lớn nhất của nước này.
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum đã cảnh báo trong tuần này rằng kế hoạch áp thuế của ông Trump sẽ gây ra hậu quả thảm khốc cho cả hai nước và đề xuất khả năng trả đũa sau khi ông Trump đe dọa áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu của Mexico và Canada.
Ông Trump muốn sử dụng thuế quan như một điều kiện để khiến Mexico và Canada giúp ngăn chặn dòng ma túy bất hợp pháp vào Hoa Kỳ, đặc biệt là thuốc fentanyl độc hại, cũng như chặn dòng người vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ.
"Chúng tôi đã thảo luận về nhiều chủ đề quan trọng mà cả hai quốc gia sẽ phải hợp tác để giải quyết, chẳng hạn như Cuộc khủng hoảng Fentanyl và Ma túy đã giết hại rất nhiều người do Nhập cư bất hợp pháp gây ra, các Thỏa thuận Thương mại Công bằng không làm hại Người lao động Hoa Kỳ và Thâm hụt Thương mại khổng lồ mà Hoa Kỳ có với Canada", ông Trump viết trong một bài đăng trên Truth Social.
"Trudeau đã cam kết hợp tác với chúng tôi để chấm dứt sự tàn phá khủng khiếp này đối với các Gia đình Hoa Kỳ", ông nói thêm.
Văn phòng của ông Trudeau không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về cuộc gặp của ông với ông Trump.
Trong một bài đăng khác, ông Trump kêu gọi các nước được gọi là BRICS cam kết không tạo ra một loại tiền tệ mới hoặc hỗ trợ một loại tiền tệ khác thay cho đồng đô la Mỹ.
Nếu các quốc gia đó làm như vậy, họ sẽ phải đối mặt với "thuế quan 100%", ông Trump nói.
BRICS bao gồm các thành viên ban đầu của nhóm kinh tế liên chính phủ là Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, và hiện đã kết nạp thêm Iran, Ai Cập, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
"Chúng tôi yêu cầu các quốc gia này cam kết rằng họ sẽ không tạo ra một loại tiền tệ BRICS mới, cũng không ủng hộ bất kỳ loại tiền tệ nào khác để thay thế đồng đô la Mỹ hùng mạnh, nếu không, họ sẽ phải đối mặt với Thuế quan 100% và nên chuẩn bị nói lời tạm biệt với việc bán [hàng] vào nền kinh tế tuyệt vời của Hoa Kỳ", ông Trump viết**********
Mỹ : Donald Trump có phải đề phòng Elon Musk ?
Vai trò của Elon Musk đằng sau chiến thắng của Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2024, tầm ảnh hưởng của giới tài phiệt công nghệ đối với chính trường Mỹ trong 4 năm tới, chiến tranh Ukraina là những chủ đề được các tuần báo Pháp kỳ này đặc biệt quan tâm.
Đăng ngày:
Trang nhất và hồ sơ chính của tuần san Courrier international nói về việc kể từ khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ hôm 05/11/2024, báo chí quốc tế đã không ngừng chú ý đến nhân vật giàu nhất thế giới, Elon Musk, ông chủ của X, Tesla và SpaceX, đóng vai trò không hề nhỏ trong việc giúp ứng viên Cộng Hòa trở lại Nhà Trắng.
Nhật báo Mỹ The New York Times cho biết “trong hầu hết các cuộc họp được tổ chức trong những ngày qua tại tư dinh của Donald Trump ở Mar-a-Lago, bang Florida, có một người đàn ông chưa từng chiến thắng ở bất kỳ cuộc bầu cử nào, chưa từng tham gia chính trường và cách đây vài tháng còn không có mối quan hệ gần gũi với Donald Trump. Người đàn ông đó chính là Elon Musk. Không thể phủ nhận rằng nhà tỷ phú này đã trở thành công dân quyền lực nhất Hoa Kỳ”.
Vào giữa tháng 11, chủ nhân tương lai của Nhà Trắng đã không ngần ngại bổ nhiệm Elon Musk làm bộ trưởng bộ “Hiệu quả Chính phủ”, phụ trách cải cách bộ máy chính phủ. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng của Musk còn vượt xa hơn thế. Báo chí Mỹ nhấn mạnh ngoài sự trỗi dậy của Elon Musk, còn phải kể đến một chế độ tài phiệt công nghệ đang muốn khẳng định vị thế ở Hoa Kỳ.
Giới tài phiệt công nghệ Mỹ “tiếm quyền” Nhà nước
Trước khi diễn ra bầu cử tổng thống Mỹ, nguyệt san The Atlantic đã dự báo tất cả những gì đang diễn ra và phân tích những yếu tố dẫn đến sự gần gũi giữa các tỷ phú công nghệ và Donald Trump : “Điều họ muốn là tận dụng mối quan hệ với Nhà nước để có thể tự định đoạt các chính sách về công nghệ do Nhà nước kiểm soát. Liên minh của những nhà tỷ phú này với Trump thực chất là một cuộc chiến giành quyền lực.”
Nói cách khác, đây không chỉ đơn giản là một liên minh kinh tế nhằm thuận tiện hóa hoạt động của các doanh nghiệp, mà còn là cuộc cách mạng nhằm thay đổi, thậm chí là hủy bỏ các quy định, bất kể là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tiền điện tử hay khám phá không gian, với những rủi ro rất lớn về xung đột lợi ích.
“Tham nhũng”, “quyền lực tập trung”, cây bút Franklin Foer của The Atlantic liệt kê một loạt những vấn đề tiềm tàng có thể xuất hiện từ chế độ tài phiệt này. Chỉ cần nhìn vào vài con số là có thể thấy được sự phụ thuộc của chính quyền Mỹ vào các đại tập đoàn ở Silicon Valley. Năm 2023, Elon Musk đã ký kết “gần 100 hợp đồng khác nhau với 17 cơ quan liên bang” trị giá “3 tỷ đô la”. Trong suốt 10 năm qua, SpaceX và Tesla đã ký hợp đồng trị giá ít nhất 15,4 tỷ đô la với chính quyền liên bang.
Nhìn vào những con số này, có thể dự đoán về những gì sẽ xảy ra tiếp theo. The Atlantic lên án việc “các tỷ phú được hoan nghênh vào chính phủ sẽ nắm gần như toàn bộ quyền kiểm soát đối với lĩnh vực kinh tế chiến lược”, và dự báo nhiệm kỳ thứ hai của Donald Trump sẽ được đánh dấu bởi sự trở lại của những mối quan hệ mang tính giao dịch, “thương hiệu” của nhà tỷ phú. Tuy nhiên, hiện tượng này đi đôi với rất nhiều rủi ro, “với những cá nhân bị thúc đẩy bởi lòng tham hay lòng nhiệt huyết muốn hoàn thành sứ mệnh cao cả”.
The Atlantic không phải là tạp chí duy nhất lo ngại trước tham vọng của các tỷ phú Silicon Valley. Tại Đức, tờ Süddeutsche Zeitung cảnh báo về những hình mẫu của “chủ nghĩa tư bản cực đoan” : “Việc Trump tái đắc cử là một sự khẳng định đối với một bộ phận không nhỏ các tên tuổi lớn trong ngành công nghệ, về tầm nhìn của chính họ về thế giới.”
Đệ Tam Thế Chiến đã bắt đầu ?
Về chiến tranh Ukraina, bài xã luận của tuần san Le Point đặt câu hỏi phải chăng Đệ Tam Thế Chiến đã bắt đầu ? Ít nhất, đó là điều mà Vladimir Putin muốn khẳng định. Vào ngày thứ 1.000 của chiến tranh Ukraina, tổng thống Nga muốn nhấn mạnh cuộc chiến này đã mang tính “toàn cầu” sau khi Washington bật đèn xanh cho Kiev sử dụng tên lửa tầm xa ATACMS do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga. Để trả đũa, chủ nhân điện Kremlin đã đe dọa sẽ oanh kích các cơ sở quân sự của những quốc gia cung cấp vũ khí và đạn dược cho Ukraina. Và như vậy, các quốc gia Châu Âu sẽ đối mặt với mối nguy ở tuyến đầu.
Lời nói đi đôi với hành động. Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua học thuyết hạt nhân sửa đổi của mình và đã cho tấn công một nhà máy sản xuất vũ khí ở Ukraina bằng tên lửa đạn đạo tầm trung có thể mang được đầu đạn hạt nhân.
Mối đe dọa hạt nhân từ Nga vừa ghê rợn vừa hoang đường. Tuy nhiên, dường như nó mang lại hiệu quả ! Hoa Kỳ và Đức vẫn tích cực hỗ trợ quân sự Ukraina, trong bối cảnh cả hai nước đều đang trong giai đoạn chuyển giao chính trị. Trong chiến dịch tranh cử vừa qua, Donald Trump đã nhấn mạnh phương Tây đang liều mình mở rộng cuộc xung đột với việc kéo dài cuộc chiến. Tình cờ thay, nhận định của nhà tỷ phú trùng hợp với lập trường của điện Kremlin. Về phần mình, thủ tướng Đức Olaf Scholz cũng muốn thể hiện mình là “thủ tướng ủng hộ hòa bình”, dường như với hy vọng sẽ tránh được một thất bại ê chề trong cuộc bầu cử Quốc Hội trước thời hạn diễn ra ngày 23/02/2025.
Tuần báo thiên hữu nhấn mạnh Vladimir Putin đang bóp méo sự thật. Chiến tranh Ukraina rõ ràng đang trở thành một cuộc chiến toàn cầu, nhưng chính chủ nhân điện Kremlin là người đã quyết định thu nạp hơn 10.000 binh lính Bắc Triều Tiên để hỗ trợ quân đội Nga trên chiến trường. Chính ông là người đã kêu gọi Iran và Bắc Triều Tiên tiến hành những hoạt động gây bất ổn ở Châu Âu và cả hai nước cũng đang cung cấp vũ khí và đạn dược cho Nga để nước này dùng trên chiến trường Ukraina. Và cũng chính Putin đã thành lập một liên minh đặc biệt với Trung Quốc để có thêm nguồn hậu thuẫn vững chắc. Theo Financial Times, nguyên thủ Nga thậm chí còn ký một thỏa thuận với phiến quân Houthi ở Yemen để tuyển mộ hàng trăm chiến binh cho chiến trường Ukraina.
Tuy nhiên, việc Vladimir Putin đe dọa hạt nhân cũng thể hiện việc quân đội Nga đang hụt hơi. Chủ nhân điện Kremlin buộc phải tuyển mộ binh lính Bắc Triều Tiên vì không dám động viên thêm binh sĩ nước nhà. Quân đội Nga tiếp tục gặm nhấm khu vực Donbass, nhưng phải trả giá bằng những tổn thất khủng khiếp. Nền kinh tế Nga được duy trì nhờ hoạt động sản xuất vũ khí quy mô lớn, nhưng điều này khiến hệ thống phân phối hàng hóa bị thiếu hụt.
Trong bối cảnh Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Matxcơva và Kiev có thể sẽ cố gắng tìm kiếm một giải pháp ngoại giao và cả hai đều muốn đàm phán ở thế thuận lợi nhất có thể. Vào thời điểm hết sức nhạy cảm này, các quốc gia Châu Âu cần giữ bình tĩnh và không nhượng bộ trước Kremlin. Le Point kết luận nếu muốn ngăn xung đột lan rộng ra ngoài lãnh thổ Ukraina và tràn sang phương Tây, giải pháp duy nhất là hỗ trợ Kiev một cách kiên định với việc cung cấp cho họ vũ khí và đạn dược.
Donald Trump có thuyết phục được Nga-Ukraina đàm phán ?
Vẫn về chiến tranh Ukraina, tuần san Le Nouvel Obs chú ý đến khía cạnh Donald Trump trở lại lãnh đạo Hoa Kỳ có thể sẽ tác động đến diễn biến cuộc chiến, sau khi nhà tỷ phú đã cam kết nhanh chóng chấm dứt xung đột. Vladimir Putin khẳng định sẵn sàng đàm phán, nhưng theo điều kiện của mình, và thái độ của ông đã trở nên cứng rắn hơn kể từ khi Donald Trump tái đắc cử tổng thống.
Chính quyền Biden đang rơi vào tình thế khó xử. Một bên là Trump, muốn cắt giảm viện trợ cho Ukraina, mặt khác, Trung Quốc và Bắc Triều Tiên ngày càng tham gia tích cực vào cuộc xung đột, làm dấy lên lo ngại về khả năng hình thành một liên minh chống phương Tây. Kể từ tháng 9, các quan chức Mỹ đã bắt đầu nghi ngờ về vai trò của Trung Quốc, sau khi có những tiết lộ về việc Matxcơva và Bắc Kinh hợp tác phát triển một chương trình trang bị vũ khí bí mật. Ngoài ra, sự xuất hiện của quân đội Bắc Triều Tiên ở Châu Âu là một bất ngờ lớn, mặc dù các quan chức phương Tây tìm cách giảm tầm quan trọng của sự kiện này khi nhận định đó là dấu hiệu cho thấy Nga đang “mệt mỏi”.
Gần đây, tổng thống Volodymyr Zelensky đã nhận định “nếu Ukraina thương lượng với Putin trong bối cảnh hiện tại, Kiev sẽ thất thế trong các cuộc đàm phán”. Do vậy, chính quyền Biden đang tìm mọi cách để thay đổi tình thế trước khi Trump tuyên thệ nhậm chức, bao gồm việc cấp thêm cho Ukraina gói viện trợ quân sự trị giá 6 tỷ đô la và cho phép nước này sử dụng tên lửa ATACMS. Tuần báo thiên tả cho rằng quyết định này không nhằm thay đổi cục diện cuộc chiến, nhưng có ý nghĩa quan trọng về mặt biểu tượng, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraina.
Hiện nay, mọi sự chú ý đang đổ dồn về Donald Trump, có thể sẽ là nhân vật then chốt thúc đẩy một hiệp định hòa bình. Nếu nhà tỷ phú đạt được một thỏa thuận giữa hai bên, điều đó có thể đồng nghĩa với việc Ukraina phải nhượng bộ không ít. Ngoài ra, giới chuyên gia cũng nhận định chủ nhân tương lai của Nhà Trắng có thể bị Vladimir Putin “lấy lòng”, và cho rằng Trump có thể “tặc lưỡi” với những điều kiện bất lợi cho Ukraina, như sự xuất hiện của một khu phi quân sự lớn, quân đội bị hạn chế, và Kiev không gia nhập NATO, tương tự như những điều kiện mà Đức phải chấp nhận sau Đệ Nhị Thế Chiến.
Còn một số khác thì cho rằng nguyên thủ Nga có thể đồng ý nhượng bộ nhiều hơn những gì ông từng tuyên bố, chẳng hạn như rút khỏi các khu vực đã chiếm được ở Kharkiv và Mykolaïv. Tuy nhiên, Vladimir Putin vẫn sẽ coi bán đảo Crimée và khu vực biển Azov là một “lằn ranh đỏ”.
Sự nhiệt tình của Donald Trump, sự kiên nhẫn của Vladimir Putin cũng như tình hình “nước sôi lửa bỏng” ở Ukraina có thể tạo ra một tình huống “lý tưởng” khiến cho các bên đúc kết một thỏa thuận không có lợi cho Kiev. Ngoài ra, Nga đã có mối quan hệ với Donald Trump từ rất lâu, trước khi ông bắt đầu sự nghiệp chính trị. Phim tài liệu “Chiến dịch Trump” cho biết KGB đã từng quyến rũ Trump từ những năm 1980. Theo cuốn sách “War” của Bob Woodward, Trump và Putin đã điện đàm bảy lần kể từ khi nhà tỷ phú rời Nhà Trắng vào năm 2021. Sau khi Donald Trump bị ám sát hụt hồi tháng 7 vừa qua, chủ nhân điện Kremlin đã ca ngợi lòng dũng cảm của nhà tỷ phú. Theo báo chí Mỹ, Donald Trump đã ngay lập tức nhấc điện thoại để nói chuyện với Vladimir Putin.
Trong khi đó, tuần báo L’Express, trích dẫn ngoại trưởng Estonia Margus Tsahkna, khuyến khích các quốc gia Bắc Âu và vùng Baltic chuẩn bị sẵn sàng gửi quân sang Ukraina để duy trì ổn định và trật tự trong trường hợp thỏa thuận ngưng bắn đến sớm hơn dự kiến, mặc dù ông vẫn khẳng định “gia nhập NATO là cách bảo đảm an ninh tốt nhất đối với Ukraina”. Trong khi chờ đợi, các quốc gia Bắc Âu và Baltic đang chuẩn bị cho mọi kịch bản.
Những bước đột phá trong phương pháp điều trị Down, Parkinson và Alzheimer
Về lĩnh vực y tế, báo Le Point có bài viết quan tâm đến những tiến bộ về phương pháp chữa trị hội chứng Down, Parkinson và Alzheimer. Hãng dược phẩm Aelis Farma ở Bordeaux, đã thông báo về một bước tiến toàn cầu : thuốc thử nghiệm AEF0217 đã cho thấy tác dụng tích cực đối với các vấn đề nhận thức và hành vi liên quan đến hội chứng Down, sau cuộc thử nghiệm lâm sàng trên 29 người trưởng thành (18-35 tuổi). Không có tác dụng phụ nguy hiểm nào được ghi nhận, và loại thuốc này đã giúp cho các bệnh nhân tiến bộ đáng kể, đặc biệt là trong giao tiếp và tương tác xã hội.
AEF0217 cũng cho thấy sự cải thiện về khả năng linh hoạt nhận thức, tức là khả năng giải quyết vấn đề hiệu quả hơn. Các phân tích cũng cho thấy não bộ được bớt gánh nặng đối với những việc cần đến trí nhớ.
Những thử nghiệm đã được tiến hành ở Tây Ban Nha, và Aelis Farma dự định mở rộng thử nghiệm vào năm 2025 với nhiều bệnh nhân hơn ở các quốc gia Châu Âu khác. AEF0217 tác động đến các thụ thể CB1, giúp điều hòa nhiều chức năng trong cơ thể như trí nhớ và tâm trạng mà không làm gián đoạn hoạt động bình thường của chúng.
Những người mắc hội chứng Down có thể không phải là những bệnh nhân duy nhất được hưởng lợi từ phương pháp điều trị mới này. Aelis Farma đã thu thập được số liệu cho thấy về tính hiệu quả của AEF0217 đối với rối loạn nhận thức hoặc các rối loạn liên quan đến tuổi tác, chẳng hạn như trong giai đoạn đầu của bệnh Alzheimer. Hãng dược phẩm hiện đang tiến hành các nghiên cứu tiền lâm sàng để xác định những tác dụng mới, chẳng hạn như đối với rối loạn nhận thức trong bệnh Parkinson hay tâm thần phân liệt.
************
Gruzia : Cảnh sát dùng hơi cay, vòi rồng trấn áp biểu tình ủng hộ Liên Âu
Tối 29/11/2024, ngày thứ hai liên tiếp, vài chục nghìn người Gruzia tập trung biểu tình trước trụ sở Quốc Hội ở trung tâm thủ đô Tbilissi để phản đối quyết định của chính phủ lùi đàm phán gia nhập Liên Hiệp Châu Âu đến năm 2028. Cảnh sát chống bạo động được huy động đông đảo và sử dụng hơi cay, vòi rồng để giải tán đám đông và bắt giữ 107 người biểu tình.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Tổng thống Salome Zourabichvili, thân phương Tây, khẳng định ủng hộ « phong trào kháng chiến ». Hội Đồng Châu Âu « lên án mạnh mẽ » vụ trấn áp, còn Pháp kêu gọi « quyền được biểu tình ôn hòa ».
Đất nước ở vùng Kavkaz, nằm sát Azerbaijan và Armenia, rơi vào vòng xoáy khủng hoảng sau cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 26/10 với chiến thắng của dảng thân Nga « Giấc mơ Gruzia » nhưng bị phe đối lập và tổng thống cáo buộc có « nhiều bất hợp lệ ».
Thông tín viên RFI Régis Genté tại Tbilissi giải thích thêm :
« Từ tháng 3/2024 vừa qua, Gruzia gần như luôn trong tình trạng khủng hoảng, trước tiên là vào mùa xuân, để phản đối luật « tác nhân nước ngoài », vẫn được gọi là luật Nga, sau đó là phản đối kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội ngày 26/10, và bây giờ là phản đối quyết định của chính phủ đình chỉ tiến trình mở đàm phán gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.
Về cơ bản, tất cả những sự kiện này đều xảy ra trong bối cảnh chiến tranh ở Ukraina. Nga muốn có ảnh hưởng đặc quyền ở các nước Cộng hòa thuộc Liên Xô cũ trong khi đa số người dân Gruzia lại khao khát trở thành thành viên của Liên Hiệp Châu Âu vì sự thịnh vượng, Nhà nước pháp quyền và tự do.
Chính quyền Gruzia, hoàn toàn nằm dưới ảnh hưởng của nhà tài phiệt Bidzina Ivanichvili, đôi khi khẳng định chính sách của mình là thận trọng, để biện minh cho xu hướng chống phương Tây nhằm không chọc giận điện Kremlin. Nhưng thực ra họ bác bỏ phương Tây cùng với những giá trị tự do. Hiện giờ có thể thấy sự phân cực rõ ràng trong đời sống chính trị Gruzia, nơi tâm lý lo sợ chiến tranh và mất ổn định là điều có thật, nhưng cũng đang bị thao túng.
Với những gì có thể thấy trong đêm qua khi cảnh sát mạnh tay trấn áp, nguy cơ bùng nổ bạo lực cũng rất lớn như trường hợp Ukraina vào cuối năm 2013 - đầu 2014. Dưới áp lực của Matxcơva, tổng thống lúc đó là Viktor Yanykovych đã quyết định từ bỏ việc ký kết thỏa thuận gia nhập Liên Hiệp Châu Âu, dẫn tới cuộc cách mạng Maidan, tổng thống Yanykovych bị lật đổ, sau đó là cuộc xâm lược của Nga.
Người ta thấy một kịch bản tương tự ở Gruzia với việc Nga gây áp lực mạnh thông qua nhà tỉ phú Bidzina Ivanichvili, người làm giàu ở Nga. Còn bên kia là khát vọng sâu sắc của người dân được trở thành thành viên Liên Âu trong bối cảnh cường quốc đô hộ trước đây bị bác bỏ mạnh mẽ. Và đây là những quan điểm không thể dung hòa ».
**********
Hải quân Myanmar nổ súng vào tàu cá Thái Lan, bắt giữ 31 ngư dân
Hải quân Myanmar đã nổ súng vào một nhóm tàu cá Thái Lan hôm thứ Bảy 30/11, khiến một ngư dân chết đuối và bắt giữ 31 ngư dân của một trong những chiếc tàu đó, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Thái Lan cho hay.
Hai trong số 15 tàu cá Thái Lan đã bị bắn khi các tàu này hoạt động ở khoảng 4-5,7 hải lý (7,4-10,6 km) bên trong lãnh hải của Myanmar, phát ngôn viên Thanatip Sawangsang cho biết trong một tuyên bố.
Ba ngư dân đã nhảy xuống nước trong vụ việc, một trong số họ đã chết đuối, còn hai người kia được hải quân Thái Lan cứu, ông Thanatip cho biết.
Một trong những chiếc tàu với 31 ngư dân đã bị hải quân Myanmar bắt giữ trong cuộc chạm trán, ông Thanatip cho biết, đồng thời nói thêm rằng hải quân Thái Lan đang thương lượng để phía Myanmar thả các ngư dân.
Chính quyền quân sự Myanmar không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận qua điện thoại.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Thái Lan Nikorndej Balankura cho biết cơ quan này cũng đang phối hợp với nhà chức trách Myanmar để tìm cách thả các ngư dân này và đánh giá xem có bất kỳ hành vi vi phạm luật pháp quốc tế nào xảy ra hay không.
Sở thủy sản tỉnh Ranong ở miền nam Thái Lan, nơi có chung đường biên giới trên biển với Myanmar, đã kêu gọi các tàu cá Thái Lan cẩn thận khi di chuyển gần ranh giới.
**********
Hamas công bố video về con tin người Mỹ gốc Israel ở Gaza
Nhóm chiến binh Palestine Hamas vừa công bố một video về một con tin người Mỹ gốc Israel hôm thứ Bảy, trong đó con tin này cầu xin Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump tìm cách cho anh ta được thả ra.
Không có bình luận ngay lập tức từ gia đình của con tin Edan Alexander, 20 tuổi, hoặc từ chính quyền Israel, những người đã mô tả các video như vậy trước đây là chiến tranh tâm lý tàn khốc.
Khoảng một nửa trong số 101 con tin nước ngoài và Israel vẫn bị giam giữ biệt lập ở Gaza được cho là vẫn còn sống. Tất cả trừ bốn người trong số họ đã bị bắt làm con tin trong cuộc tấn công ngày 7 tháng 10 năm 2023 của Hamas vào miền nam Israel.
Các thủ lãnh Hamas dự kiến sẽ đến Cairo vào thứ Bảy để đàm phán ngừng bắn với các quan chức Ai Cập nhằm tìm cách đạt được một thỏa thuận có thể dẫn đến việc thả các con tin để đổi lấy các tù nhân Palestine.
*********
Máy bay ném bom Nga và Trung Quốc tuần tra chung ở Biển Nhật Bản và Tây Thái Bình Dương
Bộ Quốc phòng Nga cho biết hôm thứ Bảy rằng máy bay ném bom chiến lược của Nga và Trung Quốc tuần tra chung ở Biển Nhật Bản, Biển Hoa Đông và Tây Thái Bình Dương.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95МS của Nga và H-6K của Trung Quốc đã tiến hành tuần tra dài tám giờ với sự hộ tống của máy bay chiến đấu từ cả hai nước.
Máy bay Nga cất cánh và hạ cánh tại một sân bay ở Trung Quốc.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết các chuyến bay không vi phạm không phận của bất kỳ quốc gia nước ngoài nào và không nhằm vào bất kỳ quốc gia cụ thể nào.
Hôm 29/11, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV cho biết quân đội Trung Quốc và Nga đã tổ chức và thực hiện cuộc tuần tra chung chiến lược trên không lần thứ chín trong "không phận có liên quan" ở Biển Nhật Bản. Cuộc tuần tra trên không là một phần trong kế hoạch hợp tác thường niên giữa hai nước kể từ năm 2019.
Theo CCTV, cuộc tuần tra trên không nhằm mục đích thử nghiệm và tăng cường hiệu quả khả năng huấn luyện và hoạt động chung của hai lực lượng không quân.
Quân đội Hàn Quốc hôm 29/11 cho biết họ đã triển khai máy bay chiến đấu sau khi 11 máy bay quân sự Trung Quốc và Nga xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này. Các máy bay này hiện diện ở đó trong khoảng thời gian bốn giờ trước khi rời đi mà không có sự cố nào.
Hàn Quốc đã phản đối Trung Quốc và Nga vì cuộc tuần tra trên không được tiến hành mà không có thông báo trước.
***********
Phiến quân Syria tiến chiếm thành phố Aleppo
Quân đội Syria hôm thứ Bảy cho hay mấy mươi binh sĩ của họ đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công lớn của phiến quân tiến chiếm thành phố Aleppo, buộc quân đội phải rút lui. Đây là thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Bashar al-Assad trong nhiều năm.
Cuộc tấn công bất ngờ do nhóm Hồi giáo Hayat Tahrir al-Sham chỉ huy là cuộc tấn công táo bạo nhất của phiến quân trong nhiều năm của cuộc nội chiến, nơi các tuyến đầu phần lớn đã bị đóng băng kể từ năm 2020.
Cuộc chiến đã giết chết hàng trăm nghìn người và khiến hàng triệu người phải di dời, diễn ra kể từ năm 2011 mà chưa có hồi kết chính thức, mặc dù hầu hết các cuộc giao tranh lớn đã dừng lại cách đây mấy năm sau khi Iran và Nga giúp chính quyền Assad giành quyền kiểm soát hầu hết lãnh thổ và tất cả các thành phố lớn.
Chính phủ Assad đã kiểm soát Aleppo kể từ chiến thắng năm 2016 tại đây, một trong những bước ngoặt lớn của cuộc chiến, khi lực lượng Syria được Nga hậu thuẫn đã bao vây và tàn phá các khu vực phía đông do phiến quân nắm giữ của thành phố lớn nhất đất nước này.
"Tôi là người con của Aleppo, và đã phải rời khỏi nơi này tám năm trước, vào năm 2016. Cảm ơn Thượng đế, chúng tôi vừa trở về. Đó là một cảm giác không thể diễn tả được", Ali Jumaa, một chiến binh nổi dậy, cho biết trong một video được quay bên trong thành phố.
Quân đội Syria thừa nhận phiến quân đã tiến chiếm nhiều khu vực lớn của Aleppo.
Sau khi quân đội tuyên bố chuẩn bị phản công, các cuộc không kích đã nhắm vào các đoàn xe của phiến quân nổi dậy trong thành phố, tờ báo thân Damascus al-Watan đưa tin. Một cuộc không kích đã gây ra nhiều thương vong tại quảng trường Basel của Aleppo, một cư dân nói với Reuters.
Bộ chỉ huy quân đội Syria cho biết phiến quân đã tấn công với số quân lớn và từ nhiều hướng, khiến "các lực lượng vũ trang của chúng tôi phải thực hiện kế hoạch tái triển khai nhằm tăng cường các tuyến phòng thủ để chống lại cuộc tấn công, bảo vệ mạng sống của thường dân và binh lính".
Theo tuyên bố của sở chỉ huy và một nguồn tin an ninh, phiến quân cũng đã chiếm sân bay Aleppo.
Hai nguồn tin khác cho biết phiến quân đã chiếm được thành phố Maraat al Numan ở tỉnh Idlib, đưa toàn bộ khu vực đó vào tầm kiểm soát của họ.
Cuộc giao tranh làm sống lại cuộc xung đột Syria âm ỉ từ lâu khi khu vực rộng lớn hơn đang bị xáo trộn bởi các cuộc chiến ở Gaza và Lebanon, nơi lệnh ngừng bắn giữa Israel và nhóm Hezbollah của Lebanon do Iran hậu thuẫn đã có hiệu lực vào thứ Tư.
Trong bối cảnh chính quyền Assad được Nga và Iran hậu thuẫn, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ một số phiến quân ở phía tây bắc nơi họ duy trì quân đội, cuộc tấn công hôm thứ Bảy càng làm nổi bật địa chính trị phức tạp của cuộc xung đột. Giao tranh ở phía tây bắc đã phần lớn lắng xuống kể từ khi Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đạt được thỏa thuận giảm leo thang vào năm 2020.
Bộ trưởng Ngoại giao Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đàm phán
Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ, Hakan Fidan, thảo luận về tình hình ở Syria, Bộ Ngoại giao Nga cho biết hôm thứ Bảy.
"Cả hai bên đều bày tỏ lo ngại nghiêm trọng về diễn biến nguy hiểm của tình hình", bộ này cho biết. Họ nhất trí rằng cần phải phối hợp hành động để ổn định tình hình ở Syria.
Các quan chức an ninh Thổ Nhĩ Kỳ hôm thứ Năm cho biết rằng Ankara đã ngăn chặn các hoạt động mà các nhóm đối lập muốn tổ chức, nhằm tránh căng thẳng hơn nữa trong khu vực.
Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi đã nói với ông Lavrov trong một cuộc điện đàm rằng các cuộc tấn công của phiến quân là một phần trong kế hoạch của Israel và Hoa Kỳ nhằm gây bất ổn cho khu vực, theo truyền thông nhà nước Iran.
Lực lượng Phòng vệ Dân sự Syria, một dịch vụ cứu hộ hoạt động tại các khu vực do phe đối lập kiểm soát ở Syria, cho biết trong một bài đăng trên X rằng máy bay của chính phủ Syria và của Nga đã không kích các khu dân cư ở Idlib do phiến quân kiểm soát, khiến bốn thường dân thiệt mạng và sáu người bị thương.
Hai nguồn tin quân sự Syria cho biết Nga đã hứa với Damascus sẽ cung cấp thêm viện trợ quân sự, dự kiến sẽ đến trong vòng 72 giờ tới.
Các đồng minh của Iran trong khu vực đã phải chịu một loạt đòn tấn công từ Israel khi cuộc chiến ở Gaza mở rộng khắp Trung Đông.
*********