Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 02 tháng 04 -2025

xxx

Trumvayco 2
**************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Việt Nam cắt giảm thuế một loạt hàng nhập khẩu để tránh thuế quan của Hoa Kỳ. Ngày 31/03/2025, Việt Nam thông báo cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một loạt hàng hóa, bao gồm ô tô, khí hóa lỏng và một số sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, đối với  mặt hàng Ethanol, thuế suất nhập khẩu giảm từ 10% xuống 5%. Tuyên bố cũng cho biết thuế nhập khẩu đối với một số loại ô tô sẽ giảm một nửa và thuế suất đối với khí tự nhiên hóa lỏng sẽ giảm từ 5% xuống còn 2%. Với các nông phẩm nhập khẩu như đùi gà đông lạnh mức thuế sẽ giảm từ 20% xuống 15%,  hạt dẻ cười chưa bóc vỏ sẽ giảm từ 15% xuống 5%, và thuế đối với hạnh nhân sẽ giảm từ 10% xuống 5%.

(Reuters) – Trung - Nhật - Hàn phối hợp đối phó với chính sách thuế quan của Trump, theo truyền thông Trung Quốc. Seoul khẳng định thông tin « có phần phóng đại ». Theo một tài khoản mạng xã hội Trung Quốc, liên kết với đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV hôm qua, 31/03/2025, ba nước đã đồng ý cùng nhau ứng phó với chính sách thuế quan của của tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc đối thoại kinh tế ba bên, lần đầu tiên từ 5 năm nay, nhằm thúc đẩy thương mại khu vực. Khi được Reuters đặt câu hỏi, một phát ngôn viên bộ Thương Mại Hàn Quốc cho biết thông tin về một phản ứng chung Hàn, Nhật, Trung Quốc « dường như đã bị cường điệu hóa ». Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

(AFP) – Quân đội Philippines sẵn sàng trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan. Theo tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Romeo Brawner, hôm nay, 01/04/2025, nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Manila chắc chắn sẽ bị liên đới. Ông nhấn mạnh : « Quân đội Philipines phải được đặt trong tư thế sẵn sàng cho chiến tranh ». Cụ thể là quân đội nước này sẽ phải sơ tán khoảng 250.000 công dân Philippines làm việc tại Đài Loan. Tuyên bố được tướng Romeo Brawner đưa ra đúng vào ngày Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận bao vây Đài Loan. Ngày 21/04 tới, Philippines sẽ có cuộc tập trận quy mô lớn với Mỹ. 

(Yonhap) – Triển khai 14.000 nhân viên an ninh tại Seoul trước phiên tòa xét xử vụ phế truất tổng thống Yoon. Phiên xét xử của Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc về vụ phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ diễn ra sáng thứ Sáu, 05/04/2025. Tòa cho biết phán quyết bác bỏ hay chấp nhận kiến nghị của Quốc Hội Hàn Quốc phế truất tổng thống về vụ ban hành thiết quân luật đêm 03 qua ngày 04/12/2024, sẽ được đưa ra vào lúc 11 giờ ngày 05/04. Hiện tại, tổng thống bị đình chỉ chưa cho biết có sẽ tham dự phiên tòa hay không. 

(Reuters) – Mỹ hạn chế thị thực nhập cảnh với quan chức Trung Quốc tham gia ban hành chính sách cản trở người nước ngoài tiếp cận Tây Tạng. Hôm qua, 31/03/3025, ngoại trưởng Marco Rubio cho biết đã ban hành một số hạn chế bổ sung, vì « trong một thời gian quá dài, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối cho phép các nhà ngoại giao, nhà báo và các nhà quan sát quốc tế tiếp cận Khu tự trị Tây Tạng và các khu vực khác của người Tây Tạng ở Trung Quốc, trong khi các nhà ngoại giao và nhà báo của Trung Quốc được phép đi đến khắp nơi tại Mỹ ». Washington công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, nhưng thường xuyên « gây sức ép để Trung Quốc tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người Tây Tạng, cho phép họ bảo tồn, thực hành, giảng dạy và phát triển các truyền thống tôn giáo và ngôn ngữ của họ mà không bị chính quyền can thiệp ».

(Yonhap) – Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại mối quan hệ trong quá khứ với chủ tịch Kim Jong Un. Khi trả lời báo chí vào hôm qua, 31/03/2025, về khả năng nối lại liên lạc với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ông Trump khẳng định « chúng tôi có một mối quan hệ tuyệt vời » và vẫn« có sự giao tiếp » nhưng không giải thích cụ thể. Tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh thêm rằng ông hiểu rõ về Kim Jong Un và « có thể một lúc nào đó tôi sẽ làm điều gì đó ».

(ABC) – Tầu Trung Quốc thăm dò đáy biển, đối lập Úc chỉ trích thủ tướng phản ứng « mềm yếu ». Lãnh đạo đảng đối lập Úc, ông Peter Dutton, hôm nay, 01/04/2025, chỉ trích thủ tướng Úc là « yếu kém » về mặt an ninh quốc gia. Hôm 31/03, lãnh đạo chính phủ Úc Anthony Albanese phát biểu với báo giới tại Perth là có lẽ ông « thích » tầu nghiên cứu của Trung Quốc không ở trong vùng biển của Úc, nhưng ông nói thêm rằng Trung Quốc không vi phạm luật pháp quốc tế. Những phát biểu trên được đưa ra sau khi truyền thông New Zealand loan báo các tầu ngầm của nước này đã đưa các nhà khoa học Trung Quốc và New Zealand xuống đáy rãnh Puysegur, sâu 6 km, trong một nhiệm vụ nghiên cứu chung. Lãnh đạo đối lập Úc tin rằng con tầu này đang thu thập tin tình báo và lập bản đồ tuyến cáp ngầm của Úc.

(Reuters) – Động đất ở Miến Điện : Hơn 2.700 người chết, Mỹ điều một đội cứu hộ. Hôm nay, 01/04/2025, Miến Điện dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân trận động đất tử thần, cướp đi sinh mạng của 2.719 người, theo số liệu mới nhất do chính quyền Napiydaw công bố. Trận động đất 7,7 độ Richter còn làm bị thương khoảng 4.521 người khác và vẫn còn hơn 440 người bị mất tích. Hôm qua, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết, một đội cứu hộ đã lên đường đến Miến Điện nhằm « xác định các nhu cầu cấp thiết nhất của người dân, đặc biệt là về nơi trú ẩn khẩn cấp, cung cấp lương thực, nhu cầu y tế và tiếp cận nguồn nước. »

(NHK) – Nhật Bản : Sẽ có khoảng 300.000 người chết, nếu xảy ra động đất lớn tại rãnh Nankai (Thái Bình Dương), hoạt động phòng tránh dường như chưa đạt kết quả dự kiến. Số liệu ước tính được công bố hôm qua, 31/03/2025. Theo thẩm định, trong trường hợp xấu nhất, động đất tại khu vực đông nam lãnh thổ Nhật, có thể khiến 298.000 người thiệt mạng và phá hủy hoặc thiêu rụi 2,35 triệu ngôi nhà. So với một ước tính trước đó, được công bố cách đây khoảng mười năm, số nạn nhân chỉ giảm 8%, thiệt hại về vật chất chỉ giảm 2%. Mục tiêu mà chính phủ Nhật đặt ra năm 2014 là giảm đến 80% số người chết, và giảm 50% số nhà bị phá hủy do động đất trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ trích phương pháp dự báo chưa tính đến thay đổi trong nhận thức của người dân về các biện pháp phòng tránh. Việc so sánh với số liệu 10 năm trước cũng không thực sự thích hợp, do dự báo lần này đã mở rộng thêm nhiều khu vực. 

(AFP) – Bắc Kinh sẵn sàng giữ một « vai trò xây dựng » để chấm dứt chiến tranh. Ngoại trưởng  Vương Nghị, hiện đang công du Matxcơva, hôm nay, 01/04/2025, trả lời truyền thông Nga Ria Novosti, khẳng định Trung Quốc sẽ hành động cùng với Nga để đóng góp cho « hòa bình », rằng mối quan hệ hợp tác với Matxcơva chắc chắn sẽ « được đổi mới với một sức sống mới và bước vào một giai đoạn mới ». Cũng trong cuộc phỏng vấn này, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, « nguyên tắc "mãi mãi là bạn, không bao giờ là kẻ thù" là cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hợp tác chiến lược ở cấp độ cao hơn » giữa hai nước. Hôm nay, ngoại trưởng Vương Nghị có cuộc hội đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin.

(Reuters, AFP) – Cơ sở năng lượng bị tấn công : Kiev và Matxcơva cáo buộc lẫn nhau. Bộ Quốc Phòng Nga hôm nay, 01/04/2025, tố cáo Ukraina đã tấn công bằng drone các trạm điện tại vùng Zaporijia, đông nam Ukraina do Nga chiếm giữ và vùng Belgorod ở miền nam nước Nga. Phía Kiev cáo buộc Nga đã oanh kích thành phố Kherson, làm hư hại một cơ sở năng lượng, khiến 45 ngàn dân phải chịu cảnh mất điện, theo thông báo của ngoại trưởng Ukraina Andrii Sybiha với giới báo chí. Những đòn trả đũa qua lại này giữa Nga và Ukraina còn làm suy yếu hơn nữa thỏa thuận ngừng bắn một phần đạt được qua trung gian Hoa Kỳ.

(AFP) – Ba Lan ký hợp đồng 2 tỉ đô mua trang thiết bị dàn phóng tên lửa Patriot của Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz hôm qua, 31/03/2025, thông báo đã ký kết với phía Mỹ thỏa thuận nói trên. Bên lề lễ ký kết, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk kêu gọi tổng thống Mỹ Donald Trump « xem xét lại » quyết định tăng thuế với hàng nhập khẩu từ các nước đồng minh. Trên mạng X, thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh « hợp tác tốt hơn là đối đầu », nước Mỹ hùng mạnh, châu Âu hùng mạnh, NATO hùng mạnh sẽ tốt cho « lợi ích chung Âu – Mỹ ». Năm ngoái, Ba Lan đã đặt mua 48 dàn phóng tên lửa Patriot của Mỹ, với tổng trị giá 1,13 tỉ đô la, dự kiến sẽ được trang bị cho quân đội Ba Lan từ 2027 đến 2029.  

(AFP) – Pháp và Algérie tái khởi động quan hệ song phương sau nhiều tháng khủng hoảng. Trong cuộc điện đàm hôm 31/03/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Algérie Abdelmadjid Tebboune đã nhất trí nối lại hợp tác về an ninh và di cư. Cuộc điện đàm diễn ra vào ngày lễ Eid al-Fitr, đánh dấu thời điểm kết thúc tháng Ramadan của người Hồi Giáo. Tuyên bố chung nhấn mạnh đến việc nối lại « ngay lập tức « hợp tác về an ninh » để chống khủng bố và nạn buôn người. Quan hệ Pháp – Algérie đã xấu đi nghiêm trọng sau tuyên bố của tổng thống Macron tháng 7/2024 ủng hộ chủ quyền của Maroc đối với Tây Sahara, một vùng lãnh thổ mà quy chế chưa được Liên Hiệp Quốc xác định. Algérie ủng hộ lực lượng đòi quyền tự quyết cho Tây Sahara.

(RFI) – Trump bảo « không đùa » khi tuyên bố sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn NBC hôm 30/03/2025,tổng thống Mỹ cho biết đang nghiêm túc cân nhắc ý định ra tái tranh cử. Theo Hiến pháp Mỹ, không ai được bầu làm tổng thống quá hai lần.  Một nghị sĩ đảng Cộng Hòa hồi tháng 1/2025 đã đề xuất sửa đổi Hiến pháp, tăng quyền làm tổng thống từ « hai lần » thành « ba lần ». Nỗ lực này rất khó thành công vì phải được sự ủng hộ của 2/3 nghị sĩ Quốc Hội.

(AFP) – Achentina : Bắt giữ 15 thành viên một giáo phái gốc Nga. Theo lực lượng an ninh hàng không Achentina, hôm qua, 31/03/2025, các nghi phạm bị bắt thuộc « một tổ chức bị tình nghi liên quan đến nạn buôn người », và giáo phái Ashram Shambala. Giáo phái này, được thành lập năm 1989 tại Siberi, từng tuyên bố có hơn 10.000 tín đồ tại 18 tỉnh của nước Nga, gồm thủ đô Matxcơva và thành phố Saint-Pétersbourg. Người đứng đầu giáo phái Konstantin Roudnev, tự xưng là « người ngoài hành tinh ở Sirius », đã bị kết án 11 năm tù ở thành phố Nga Novossibirsk hồi 2013, do tội cưỡng hiếp và buôn ma túy.

(AFP) – Teheran đe dọa trang bị vũ khí hạt nhân. Hôm qua, 31/03/2025, đáp trả những lời đe dọa từ tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua, 31/03/2025, Iran cảnh báo nước này sẽ « không còn chọn lựa nào khác cho an ninh đất nước » ngoài việc trang bị vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công. Iran có lời đe dọa như trên nhằm đáp trả các phát biểu của tổng thống Donald Trump trên kênh truyền hình Mỹ NBC hôm Chủ Nhật 30/03, cảnh báo Hoa Kỳ « sẽ đánh bom » Iran nếu thỏa thuận về hạt nhân thất bại. Ông khẳng định, « nếu họ không ký thỏa thuận thì sẽ có những cuộc oanh kích ».

(RFI) – Anh Quốc tổ chức thượng đỉnh đầu tiên về chống nhập cư bất hợp pháp. Trong hai ngày 31/03 và 01/04/2025, Anh Quốc tổ chức cuộc họp cấp cao đầu tiên về chống nhập cư bất hợp pháp với sự tham dự của các quan chức chính trị đến từ khoảng 40 quốc gia, bao gồm cả Pháp, Đức, Trung Quốc hay Mỹ. Thủ tướng Anh Keir Starmer muốn tấn công vào các băng đảng buôn người để ngăn chặn tình trạng người di dân vượt biển Manche trên những thuyền tạm bợ đi vào Anh bất hợp pháp.

(AFP) – Phần Lan đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng. Một trong những công ty năng lượng lớn nhất Phần Lan, Helen, hôm nay, 01/04/2025 thông báo đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng, chấm dứt cho kỷ nguyên than đá ở quốc gia Bắc Âu này. Nhà máy Salmisaari, nằm ở giữa Helsinki, sản xuất điện để cung cấp hệ thống sưởi cho thủ đô. Sau khi đóng cửa nhà máy điện của Helen, lượng khí phát thải CO2 của toàn bộ Helsinki giảm 30%, theo thông cáo của công ty. Phần Lan đã quyết định cấm hoàn toàn sử dụng than để sản xuất năng lượng từ ngày 01/05/2029.


************

Ủy viên Bộ Chính trị gặp mặt trí thức ‘bất đồng chính kiến’

Trường Sơn

Hôm 30 tháng 3, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đã có cuộc gặp với giới trí thức và nghệ sĩ ở Sài Gòn, được biết, sự kiện diễn ra trong khuôn khổ dịp kỉ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Điều đáng chú ý là trong số những người được mời tham dự bao gồm cả những tri thức ‘phản tỉnh’, những người đã từng là đảng viên đảng Cộng sản nhưng sau đó rời bỏ hàng ngũ, và trở thành những tiếng nói phản biện hiếm hoi đối với các chính sách của nhà nước.

Những gương mặt trí thức tiêu biểu được mời có thể kể đến Giáo sư Mạc Văn Trang, người tuyên bố ra khỏi Đảng vào năm 2018 để phản đối quyết định khai trừ Đảng đối với Giáo sư Chu Hảo. Nghệ sĩ Kim Chi, người cũng đơn phương tuyên bố bỏ Đảng vào năm 2018. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, một tiếng nói phản biện nổi tiếng trên mạng xã hội. Và nhà thơ Hoàng Thụy Hưng, thành viên của Văn Việt, một tổ chức xã hội dân sự độc lập bị nhà nước nghi kị.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị tiếp xúc với những trí thức bất đồng với quan điểm của đảng Cộng sản.

Trao đổi với RFA, nhà thơ Hoàng Thụy Hưng tiết lộ chính ông Nguyễn Văn Nên đã chủ động tìm cách tiếp cận các trí thức, và nỗ lực này đã diễn ra được vài tháng trước khi cuộc gặp hôm 30 tháng 3 xảy ra:

“Cách đây mấy tháng thì bắt đầu có chuyện ông Nên nhờ mời một số tri thức mà lâu nay họ chưa được nghe ý kiến, trong đó có những người mang là hay phản biện.” Ông cho biết.

Tổ chức đứng ra dàn xếp cuộc gặp này là Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, và theo nhà thơ Hoàng Thụy Hưng, có khả năng tổ chức này được điều hành bởi cơ quan an ninh.

Được biết ông Nguyễn Văn Nên đã đề nghị các trí thứ góp ý về hai vấn đề, gồm làm sao để thu hút nhân tài cho Tp. HCM, và việc thực hiện “tự chủ đại học”.

Đối với các vấn đề này, nhà thơ Hoàng Thụy Hưng cho biết ông đã trực tiếp phê bình chính sách của nhà nước tại cuộc gặp, đặc biệt là cách nhìn nhận những tiếng nói phản biện:

“Đường lối đối với trí thức văn nghệ sĩ chưa ổn, chưa tạo được niềm tin, nhất là với những người phản biện vì yêu nước, không phải chống đối! Nhấn mạnh TRÍ THỨC PHẢI ĐỘC LẬP mới đóng góp được cho đất nước!” Ông viết trên Facebook cá nhân ngay sau cuộc gặp.

Cũng theo nhà thơ, lần cuối cùng đảng Cộng sản chịu đối thoại với giới văn nghệ sĩ là ngay sau khi Đổi Mới diễn ra vào năm 1986. Nhưng chính sách này sau đó cũng nhanh chóng kết thúc, và Đảng quay trở lại với chính sách nghi kị, thậm chí đàn áp những tiếng nói phản biện.

Cho đến gần đây khi ông Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư mới xuất hiện trở lại các tín hiệu cởi mở hơn.

“Gần đây sau khi ông Tô lâm lên thì tôi thấy bắt đầu có vẻ như lại có sự đảo chiều, tức là muốn lắng nghe những tiếng nói phản biện. Đây có lẽ là lần đầu tiên các tiến nói phản biện được mời để trực tiếp gặp gỡ những người lãnh đạo cao cấp trong Đảng”.

Kể từ khi lên nắm quyền ông Tô Lâm đã liên tục kêu gọi phải tháo gỡ các “điểm nghẽn thể chế”.

Vị tân Tổng Bí thư đã liên tiếp đưa ra các chính sách mang tính cách mạng, như công khai từ bỏ đường lối phát triển kinh tế cũ vốn dựa vào các doanh nghiệp nhà nước, thay vào đó là đặt kinh tế tư nhân làm trung tâm. Ông cũng phát động chiến dịch tinh giản bộ máy chính trị và hành chính rầm rộ.

Nhà thơ Hoàng Thụy Hưng cho biết bản thân ông Tô Lâm đã nhận được báo cáo về sự tiếp xúc giữa Bí thư Tp. HCM Nguyễn Văn Nên với giới trí thức độc lập, và ủng hộ nỗ lực này.

Thông tin này được chuyển lại từ cơ quan đứng ra giàn xếp cuộc gặp.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận liệu đây có phải là sự thay đổi về mặt chính sách, cũng như tác động của nó tới đâu.

“Chúng ta chưa vội vã để kết luận là nó đã đạt được mức gì đáng mừng chưa. Bởi vì đây vẫn chỉ là những tín hiệu bước đầu. Nhưng dù sao đây cũng cho thấy triển vọng người lãnh đạo mới của đảng Cộng sản sẽ có cách nhìn nhận, và xử lý đúng các vấn đề của đất nước.” Ông kết luận.

Sự dè dặt trên là có cơ sở, bởi cùng lúc Bí thư Nguyễn Văn Nên tiếp xúc với một vài trí thức độc lập và bày tỏ sự thiện chí, nhà nước lại có động thái kém thiện chí với hai vị trí thức nổi tiếng với những chỉ trích nhắm đến đảng Cộng sản khác gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A và nhà thơ Thái Bá Tân.

Hôm 26 tháng 3, nhà thơ Thái Bá Tân cho biết trên trang Facebook cá nhân rằng ông “có thể sẽ bị bắt”, sau khi bị công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tới nhà làm việc. Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì bị bêu tên và gọi là “thế lực thù địch” trong một bản tin ngày 27 tháng 3 của kênh Truyền hình Công an Nhân dân.


************

Mỹ và thuế đối ứng : « Big Bang » trong thương mại toàn cầu

Thanh Hà

Ngày 02/04 được gọi là « Ngày Giải Phóng » Hoa Kỳ khỏi tình trạng hàng sản xuất ở nước ngoài tràn vào Mỹ, chấm dứt tình trạng thế giới « cướp tài sản và công việc làm của người Mỹ, hủy hoại nền công nghiệp Mỹ». Tổng thống Trump trông cậy vào chiếc đũa thần « thuế đối ứng ». Với Nhà Trắng, thuế hải quan là công cụ hiệu quả nhất để bảo đảm an ninh kinh tế cho Hoa Kỳ đang bị Châu Á và Châu Âu đe dọa.

Nhưng 24 giờ đồng hồ trước khi có hiệu lực vào ngày 02/04/2025, kế hoạch « Giải Phóng » nước Mỹ vẫn là một ẩn số. Những quốc gia nào, những mặt hàng nào trong tầm ngắm của chính quyền Trump ? Bên cạnh câu hỏi ai được ai thua trong cuộc chiến thương mại « toàn diện » này, quan trọng hơn nữa là Washington đang hình thành một trật tự mới về mậu dịch, để Hoa Kỳ chiếm lại thế thượng phong trước Châu Á và Châu Âu.

Cho đến trước ngày Hoa Kỳ công bố chiến lược thương mại « giải phóng nước Mỹ », giao dịch trên các sàn chứng khoán từ Âu sang Á và cả ở Hoa Kỳ đều trong tình trạng « tê liệt ». Cho đến phút chót, mỗi nhà lãnh đạo tại các quốc gia xuất siêu sang Hoa Kỳ vẫn kỳ vọng đạt được một thỏa thuận với Washington nhờ có « quan hệ tốt với tổng thống Trump ». Chỉ có một số rất ít như Canada hay Trung Quốc đã dứt khoát chọn giải pháp đối đầu.

Trump hay « Mr. 25 % »

Donald Trump sẽ « giải phóng nước Mỹ » như thế nào ? Từ ngày trở lại cầm quyền hôm 20/01/2025, ông chỉ sử dụng một phương pháp : uy hiếp các quốc gia giao thương với Hoa Kỳ.

Chủ nhân Nhà Trắng quan niệm những quốc gia có thặng dư mậu dịch với Mỹ là do « ăn bám » Hoa Kỳ, do « lạm dụng lòng tốt của nước Mỹ ». Danh sách này bao gồm các nước từ Liên Hiệp Châu Âu đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ …

Từ đầu tháng 2/2025, Mỹ đã hai lần tăng thuế nhập khẩu nhắm vào hàng Trung Quốc ( 10 rồi 20 %). Từ ngày 12/03/2025, nhôm và thép của thế giới xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã bị đánh thuế 25 %, cho dù các nhà sản xuất ở Mỹ chỉ đủ sức cung ứng 50 % nhu cầu tiêu thụ nội địa.  

Eva Morletto, thông tín viên tại Paris của tờ báo Ý Grazia, trên đài RFI nói đến hệ quả tai hại khi Mỹ tăng thuế 25 % đánh vào ngành xuất khẩu của Ý: « Rượu vang của Ý cũng bị nhắm tới, 25 % xuất khẩu của Ý hướng về thị trường Mỹ. Nếu bị đánh thuế 25 %, thiệt hại đối với các nhà sản xuất của sẽ lên tới 500 triệu euro. Các mặt hàng xa xỉ cũng bị nhắm tới. Hiện tại, Roma đang cân nhắc giải pháp nào thích hợp hơn cả để đối phó với chính sách bảo hộ của Donald Trump. Nguy hiểm ở đây là thị trường bị đẩy vào cảnh bấp bênh, không biết tương lai ra sao. Các doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư ».

Ba thay đổi lớn 

Tình huống lại càng bấp bênh hơn nữa, do trên nguyên tắc, ít nhất ba thay đổi lớn đánh dấu cột mốc 02/04/2025 : Washington tăng thêm 25 % thuế nhắm vào tất cả xe hơi sản xuất ở ngoại quốc bán sang Hoa Kỳ. Xe của châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản, xe Mỹ sản xuất từ các nhà máy ở Mêhicô, xe Mỹ sử dụng phụ tùng nhập từ Canada là những nạn nhân hàng đầu.

Canada và Mêhicô, hai đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ (75 % và 80 % xuất khẩu của hai quốc gia này là để phục vụ thị trường Mỹ), đang lo lắng hơn cả, vì trên nguyên tắc kể từ ngày 02/04/2025 Washington đánh thuế thêm 25 % vào hàng của hai quốc gia này xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

« Cái đinh cuối cùng đóng xuống cỗ quan tài của WTO »

Biện pháp thứ ba là Mỹ áp dụng chính sách « thuế đối ứng » mà giới trong ngành gọi là « một quả bom tấn, một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt hay cái đinh cuối cùng đóng xuống cỗ quan tài của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO ».

Nguyên tắc của loại « vũ khí hủy diệt hàng loạt » này khá đơn giản : nếu một nước như Ấn Độ áp dụng mức thuế nhập khẩu 40 % vào một mặt hàng của Mỹ, thì Washington cũng đáp trả « tương ứng » vào cùng mặt hàng này của Ấn Độ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Nếu xe của Mỹ bán sang châu Âu bị đánh thuế  5 % thì không có lý do gì xe của châu Âu xuất sang Hoa Kỳ chỉ bị thuế 3,4 %.

Theo thẩm định của Phòng Thương Mại Quốc Tế International Chamber of Commerce (ICC), trụ sở tại Paris, để áp dụng chính sách « thuế đối ứng » Washington cần lập tức điều chỉnh mức thuế hải quan của « 13.000 mặt hàng trên thế giới do các nhà cung cấp từ 200 quốc gia khác nhau » bán sang Hoa Kỳ. ICC là một tổ chức quy tụ 14 triệu doanh nghiệp xủa 170 quốc gia.

Thuế đối ứng « giải phóng » nước Mỹ hay chỉ là « bánh vẽ » ?

Donald Trump quả quyết đánh thuế hàng nhập khẩu cho phép thu về « hàng chục tỷ, thậm chí là cả ngàn tỷ đô la » cho nước Mỹ. Người Mỹ đã bị « lạm dụng ». Tổng thống Mỹ dự trù, với món tiền khổng lồ đó, chính phủ sẽ giảm thuế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, tăng chi phí xã hội và quốc phòng …

Cố vấn thương mại của Nhà Trắng, Peter Navarro, chừng mực hơn khi cho rằng « dưới sự dẫn dắt sáng suốt của tổng thống » khi sử dụng các đòn thuế quan, « ngân sách Hoa Kỳ mỗi năm thu về được thêm 600 tỷ đô la. Đây là một món tiền rất lớn nếu so sánh với tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ năm 2022 là 3.200 tỷ đô la ».

Trái lại, theo một nghiên cứu của đại học Yale, với mức thuế hải quan 25 %, thu nhập của các hộ gia đình Mỹ sẽ bị sụt giảm từ 2.700 đô la đến 3.000 đô la mỗi năm. Tăng thuế 25 % đánh vào trái cây của Mehicô báng sang Hoa Kỳ thì người tiêu dùng Mỹ sẽ phải mua hoa quả với giá đắt hơn 25 %. 

Kịch bản có thể còn tệ hơn nữa nếu như các bạn hàng của Hoa Kỳ « ăn miếng trả miếng » đáp trả chính sách bảo hộ của ông Trump.

Cái giá mà các doanh nghiệp Mỹ phải trả cũng sẽ đắt không kém. Cho đến ngày 01/04/2025, Canada đã đánh thuế vào 40 tỷ đô la hàng Mỹ và dự trù tăng thuế nhập khẩu nhắm vào 280 tỷ đô la hàng Mỹ nhập vào Canada. Mêhicô trong thế yếu, vì xuất khẩu lệ thuộc đến 80 % vào Mỹ, nên đang chờ đợi để đàm phán.  

Trung Quốc đã tăng 10 và 15 % thuế nhắm vào hàng Mỹ và thậm chí là « đánh luôn cả vào nông phẩm của Hoa Kỳ », một điểm nhạy cảm về mặt chính trị đối với Donald Trump. Châu Âu đã đáp trả biện pháp của Mỹ đánh thuế nhôm thép và tiếp tục phối hợp tìm cách trả đũa cân xứng.

Nhưng các cố vấn kinh tế và thương mại của Nhà Trắng và tổng thống Hoa Kỳ xem những tác động này chỉ là tạm thời trước khi kinh tế Mỹ trở lại thời kỳ cực thịnh.

Lionel Zinsou, chủ tịch trung tâm nghiên cứu Terra Nova, trên đài truyền hình Arte, ghi nhận Bruxelles cũng có những công cụ để chống lại chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ : « Mỹ luôn nghĩ là họ bị thiệt thòi, Liên Hiệp Châu Âu gây trở ngại cho tăng trưởng và sự phát triển của Hoa Kỳ. Đúng là về hàng hóa, Mỹ bị thâm hụt mậu dịch với Châu Âu, nhưng nhìn đến các dịch vụ thì không. Liên Hiệp Châu Âu lệ thuộc vào công nghệ kỹ thuật số của Hoa Kỳ, vào các hệ thống phân phối phim của Mỹ … Nhìn chung, mậu dịch hai chiều tương đối khá cân bằng. Trong điều kiện đó, Bruxelles cũng có điều kiện để đáp trả các đòn trừng phạt của Washington. Nếu Châu Âu đáp trả bằng cách trừng phạt các tập đoàn công nghệ số thì đây sẽ là một vố đau đối với Hoa Kỳ và chính quyền Trump ý thức được điều đó ».

Bảo hộ : Trump chỉ là một sự tiếp nối 

Grégory Vanel, giáo sư kinh tế Đại Học Kinh Doanh Grenoble, nhấn mạnh về thương mại, chính sách bảo hộ của ông Trump chỉ là một sự tiếp nối từ nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ : « Donald Trump phần nào là người kế thừa hai thập niên chính sách đối ngoại của Mỹ với nghi vấn về vị trí của Hoa Kỳ trên bàn cờ thương mại và kinh tế thế giới. Từ thời tổng thống Barack Obama, khi ông quyết định xoay trục sang châu Á, đến nay, chúng ta thấy rõ sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, mà hiển nhiên hơn cả là trên hồ sơ Đài Loan. Washington và Bắc Kinh đọ sức với nhau về công nghệ bán dẫn. Cũng đã có một sự tiếp nối trong chính sách thương mại dưới thời chính quyền Biden với chính sách của ông Trump, thể hiện qua quyết tâm gạt bỏ các định chế đa quốc gia. Về mặt kỹ thuật mà nói thì coi như Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế đã bị khai tử. Với chính quyền Trump, biện pháp thế đối ứng là cái đinh cuối cùng đóng vào quan tài để chôn WTO ».

Trả lời đài RFI từ thủ đô Washington, nơi đặt trụ sở quỹ nghiên cứu German Marshall Fund of the United States, bà Alix Franguel Alves đưa ra một nhận xét khác, cho rằng chính sách thuế quan của ông Trump trước hết nhằm lấy lại vị trí trung tâm trên bàn cờ thương mại thế giới, vào lúc mà Hoa Kỳ trong thế nhập siêu kinh niên, thâm hụt mậu dịch của Mỹ năm 2024 lên tới 3.000 tỷ đô la. Trên bàn cờ thương mại toàn cầu, Mỹ chỉ còn chiếm 13 %.

« Rất rõ ràng là, đối với Donald Trump, chính sách bảo hộ America Business First hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của ông về quan hệ quốc tế. Hàng rào quan thuế là công cụ điều khiển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với phần còn lại của thế giới, bất luận đó là đồng minh hay là các đối thủ của Mỹ. Do vậy, chiến tranh thương mại, theo ông, là một chiến lược cho phép Washington sử dụng tất cả những công cụ có sẵn trong tay để phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ và bảo đảm an toàn về kinh tế cho nước Mỹ. Hiểu theo nghĩa đó, Donald Trump đánh thuế hàng nhập khẩu vào Mỹ không chỉ nhằm thu hẹp nhập siêu hay để làm sống lại cả mảng công nghiệp của quốc gia này và đưa các nhà máy trở về nước Mỹ. Ông Trump coi đây là một công cụ, một vũ khí để tự vệ trong bối cảnh địa chính trị nhiễu nhương hiện nay. Và theo quan điểm của chủ nhân Nhà Trắng, mối đe dọa về thương mại và kinh tế lớn nhất chính là Châu Âu, là an ninh của châu lục này cũng như chiến tranh Ukraina ».  

Trước chính sách bảo hộ của Mỹ, phần còn lại của thế giới từ Âu sang Á đều đã có những bước chuẩn bị. Từ năm 2017, Liên Âu đàm phán về 8 thỏa thuận tự do mậu dịch và vừa khởi động lại đối thoại trong lĩnh vực này với Malaysia.

Trung Quốc chạy nước rút để thông qua những thỏa thuận « đối tác chưa từng có », nhất là với các nước châu Á. Vào lúc tại Washington, tổng thống Trump ồn ào đe dọa đánh thuế toàn cầu, Bắc Kinh âm thầm ký kết thêm những thỏa thuận đối tác khác, như vừa đạt được với quần đảo Cook ở mãi tận Nam Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng vừa khởi động đàm phán với Kirghistan tại Trung Á.

Cũng chính sách bảo hộ này của Mỹ đã thúc đẩy Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc xích lại gần nhau sau cuộc họp  cuối tuần qua tại Seoul, để hướng tới « đàm phán về một thỏa thuận tự do mậu dịch » giữa ba quốc gia Đông Bắc Á này.

Thế rồi, trong lúc Hoa Kỳ bắt thế giới phải chạy theo những thông báo « sốc » gần như hàng ngày của Donald Trump, Bắc Kinh đã từng bước xây dựng mạng lưới công nghiệp và công nghệ để chuẩn bị đối đầu với Mỹ. Điển hình là Trung Quốc đã hiện diện trong các lĩnh vực tưởng chừng Hoa Kỳ đang dẫn đầu, như trí tuệ nhân tạo, với sự xuất hiện bất ngờ của DeepSeek, hay Trung Quốc vừa loan báo đầu tư đến hơn 40 tỷ đô la để cũng có được bí quyết như của tập đoàn Hà Lan ASML trong lĩnh vực sản xuất máy chế tạo bọ điện tử tiên tiến nhất. 

Sau cùng, khi nước Mỹ khai thác chiến thuật « hù dọa và o ép » các đối tác bằng sức mạnh kinh tế, thì sau này khó ai có thể trách Trung Quốc cũng dùng lại lá bài này với các quốc gia trong khu vực, từ Đài Loan đến các quốc gia Đông Nam Á … 


*************

Căn cứ quân sự Pituffik tại Groenland : Vai trò đối với an ninh quốc gia Mỹ

Thùy Dương

Ngày 28/03/2025, phó tổng thống Mỹ JD Vance cùng phu nhân Usha Vance và phái đoàn Mỹ, trong đó có cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz và bộ trưởng Năng Lượng Chris Wright, đã đến thăm căn cứ quân sự Pituffik của Hoa Kỳ, nằm ở bờ biển phía tây bắc của Groenland, cách thủ phủ Nuux hơn 1.200km. Chuyến đi được cho là để bàn về các vấn đề « an ninh của Hoa Kỳ ».

Trên thực tế, Pituffik là căn cứ quân sự duy nhất của Mỹ còn hoạt động ở Groenland, vùng tự trị thuộc Đan Mạch, và là căn cứ quân sự xa xôi nhất của Mỹ ở vùng cực Bắc. Pituffik cũng là một trong những căn cứ quân sự nằm ở nơi hẻo lánh nhất hành tinh.  

Trú đóng tại Pituffik có 150 binh sĩ Mỹ. Theo giải thích của Page Wilson, chuyên gia về các vấn đề an ninh Bắc Cực tại Đại học Iceland, được France 24 ngày 28/03 trích dẫn, đây là đội quân điều khiển một căn cứ « mà tầm quan trọng đã thay đổi theo thời gian và trong bối cảnh địa chính trị, nhưng hiện giờ vẫn giữ một vai trò quan trọng, ít nhất cũng là để thể hiện sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ ».

Groenland : Sự hiện diện của quân đội Mỹ từ Đệ Nhị Thế Chiến

Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở phía bắc Groenland bắt đầu từ cuối Đệ nhị Thế chiến. Vào thời đó, đảo Groenland vẫn là thuộc địa của Đan Mạch, bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Nhưng sau đó chế độ Đức Quốc xã không còn quan tâm gì đến vùng lãnh thổ này nữa, tạo cơ hội cho quân đội Hoa Kỳ xây dựng cơ sở tại khu vực này, rồi biến thành một trung tâm quan sát nhằm phát hiện tàu ngầm của Đức Quốc xã. Vào ngày 09/04/1941, Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng với đại sứ Đan Mạch tại Washington : trên thực tế, vùng lãnh thổ Groenland của Đan Mạch trở thành « lãnh thổ được Mỹ bảo hộ ».

Báo Pháp Le Monde cũng trong ngày 28/03 trích dẫn Marc Jacobsen, giảng viên Trường Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, theo đó đến cuối Đệ Nhị Thế Chiến, chính quyền Copenhagen đã lịch sự đề nghị quân Mỹ rời đi, nhưng Washington từ chối, với lý do là lo ngại mối đe dọa từ Liên Xô. Để duy trì chủ quyền của mình tại Groenland, Copenhagen đã ký một hiệp định quốc phòng với Hoa Kỳ vào ngày 27/04/1951, cho phép Washington đặt các căn cứ quân sự tại đảo Groenland.

Ba tháng sau, chiến dịch Blue Jay bắt đầu ở Pituffik. Một cách vô cùng bí mật, 300.000 tấn vật liệu và thiết bị xây dựng, cũng như 10.000 người (4.000 thường dân và 6.000 binh lính) đã đổ bộ lên bờ biển phía tây của đảo Groenland. Chỉ trong vòng 120 ngày, Mỹ đã xây dựng xong căn cứ Thule, đi vào hoạt động từ tháng 09/1952, với chi phí được nhà sử học Jorgen Taagholt ước tính là 230 triệu đô la (213 triệu euro), tương đương 60% ngân sách năm 1952 của Đan Mạch.

Như vậy là vào năm 1951, Đan Mạch và Hoa Kỳ chính thức hóa sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Groenland. Căn cứ quân sự, được gọi là Thule cho đến năm 2023, đã trải qua thời kỳ hoàng kim trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Ulrik Pram Gad, chuyên gia an ninh Bắc Cực tại Viện Quan hệ Quốc tế Đan Mạch (DIIS), giải thích với France 24 : « Ban đầu, với đội quân gồm khoảng 10.000 lính Mỹ và nhiều phi cơ, căn cứ này đóng vai trò là một căn cứ tấn công ở tiền phương ». Chính từ căn cứ Thule tại Groenland mà quân đội Mỹ được cho là có khả năng đánh chặn các máy bay của Liên Xô có chở bom nguyên tử.

Hệ thống cảnh báo sớm và Trung tâm nghiên cứu không gian

Sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990 dường như đồng nghĩa với việc căn cứ quân sự Thule của Mỹ không còn hữu ích nữa. Per Erik Solli của Viện Quan hệ Quốc tế Quốc gia Na Uy (Nupi), chuyên gia về các vấn đề hợp tác quốc phòng và quân sự ở vùng Bắc Cực, khẳng định rõ ràng là căn cứ này « đã mất đi tầm quan trọng về mặt địa chiến lược ». Nhưng với sự xuất hiện của các mối đe dọa mới, theo chuyên gia Ulrik Pram Gad, nhờ vào vị trí địa lý, căn cứ này vẫn chứng minh « đóng vai trò quan trọng sống còn đối với việc bảo vệ Mỹ lục địa ». Đối với vị chuyên gia này, « bất kỳ tên lửa hoặc máy bay nào đến từ khu vực Á-Âu, trong đó có Nga, Trung Quốc, Iran hoặc thậm chí Bắc Triều Tiên, muốn ném bom Hoa Kỳ đều phải bay qua Bắc Cực, nên có thể bị phát hiện từ căn cứ Pituffik ».

Hoa Kỳ cũng muốn tập trung vào vùng Bắc Cực, với sự xuất hiện và gia tăng ngày càng nhiều tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Chuyên gia Per Erik Solli cho biết căn cứ này « về cơ bản đóng vai trò là một trạm radar và hệ thống cảnh báo sớm » cho quân đội Mỹ. Đó là một vai trò thiết yếu, bởi vì với tốc độ bay rất nhanh của những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, việc phát hiện sớm tên lửa là vô cùng quan trọng.

Căn cứ Pituffik cũng đóng vai trò là một trung tâm nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực không gian. Theo giải thích của chuyên gia về các vấn đề an ninh Bắc Cực tại Đại học Iceland, Page Wilson, căn cứ của Mỹ « có chức năng kép, vừa để phòng không, vừa để tạo sức mạnh trong không gian, nhất là có thể đóng vai trò là trạm kết nối các vệ tinh của Mỹ ».

Mặc dù Hoa Kỳ coi căn cứ Pituffik là một cơ sở quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ, nhưng không phải ai ở Groenland cũng chấp nhận điều đó. Đa phần người dân đảo Groenland chấp nhận sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ, nhưng cũng đã có những mâu thuẫn. Page Wilson nhắc lại chuyện hồi năm 1953 : Khoảng 100 người Groenland đã bị di dời, gây ra sự phẫn nộ kéo dài, bởi vì về văn hóa, người dân Groenland rất gắn bó với vùng đất của họ.

Sự bất an của người dân Groenland

Căn cứ Pituffik cũng được sử dụng cho các dự án nguy hiểm và tạo cảm giác là quân đội Mỹ tự cho phép mình tiến hành các thử nghiệm mà họ không dám thực hiện ngay trên chính lãnh thổ Hoa Kỳ. Đơn cử trường hợp của chương trinh « Iceworm » : một nỗ lực thất bại trong việc xây dựng căn cứ phóng tên lửa và kho vũ khí ngầm sâu dưới lớp băng đá. Nỗ lực xây dựng này đã bị bỏ dở, nhưng những vật liệu độc hại vẫn bị để lại dưới lớp băng. Một nghiên cứu hồi năm 2016 cho thấy sự nóng lên toàn cầu có thể khiến những « rác thải » đó nổi lên bề mặt, có khả năng gây nguy hiểm cho người dân địa phương.

Và cuối cùng là cảm giác bất an liên quan đến sự hiện diện của căn cứ này. Chuyên gia Ulrik Pram Gad nhấn mạnh : « Trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, người dân Groenland biết rằng lãnh thổ của họ có thể sẽ là mục tiêu bị ưu tiên nhắm tới vì căn cứ này ».

Hoa Kỳ cũng có thể tự do mở rộng sự hiện diện của họ tại khu vực có căn cứ. Theo thỏa thuận năm 1951 ký với Đan Mạch, Hoa Kỳ có thể xây dựng các cơ sở khác theo mong muốn của họ trong phạm vi ranh giới đã được xác định xung quanh căn cứ Pituffik, mà không nhất thiết là vì mục đích quân sự. Điều kiện chỉ là Mỹ phải thông báo cho chính quyền trung ương Đan Mạch và chính quyền tự trị Groenland.

Về vấn đề này, trang mạng báo Midi Libre ngày 28/03, trích dẫn Kristian Soeby Kristensen, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự của Đại học Copenhagen, theo đó Đan Mạch từ trước đến nay vẫn luôn chiều theo ý Hoa Kỳ vì Đan Mạch không có đủ khả năng bảo vệ Groenland và cũng là do những đảm bảo an ninh mà Washington cung cấp cho Copenhagen trong khuôn khổ Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO.

Chuyến đi « trinh sát » của J.D. Vance ?

Trở lại chuyến thăm căn cứ quân sự Pituffik của phái đoàn phó tổng thống J.D. Vance, chuyên gia Page Wilson suy đoán : « Có thể là dưới vỏ bọc an ninh quốc gia, phó tổng thống Mỹ J.D. Vance đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát tại địa điểm đặt căn cứ này, bởi vì họ (Mỹ) có thể xây dựng tại đó những cơ sở hạ tầng quan trọng để phục vụ các lợi ích thương mại của các đồng minh của Donald Trump trong lĩnh vực vũ trụ, chẳng hạn như Elon Musk, chủ nhân công ty SpaceX ».

Suy đoán của chuyên gia Page Wilson mà trang mạng đài France 24 trích dẫn không hẳn là vô căn cứ, nhất là vì Groenland trên thực tế cũng cần đến mạng internet qua vệ tinh Startlink do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk phát triển. Trên thực tế, trang tin châu Âu Auractive ngày 07/02/2025, trích dẫn tin tức từ kênh truyền hình TV2 của Đan Mạch, loan báo Groenland đang xem xét thỏa thuận với Starlink về cung cấp kết nối internet trên toàn đảo. Hiện tại, hòn đảo Groenland gồm 56.000 cư dân phụ thuộc vào hai tuyến cáp ngầm từ Iceland và Canada, nhưng trong những tháng gần đây, các cuộc tấn công nhắm vào hệ thống cáp ngầm của châu Âu gia tăng, khiến chính quyền phải tăng cường giám sát cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Groenland.


****************

Marine Le Pen bị tước quyền ứng cử : Phản ứng mạnh mẽ của phe cực hữu Pháp và quốc tế

Anh Vũ

Chỉ vài giờ sau khi bị tòa tuyên án 4 năm tù và tước quyền ứng cử trong 5 năm vì tội biển thủ công quỹ, bà Marine Le Pen, nguyên chủ tịch đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc (RN), tối qua, 31/03/2025, lên án một « quyết định mang tính chính trị », đồng thời yêu cầu nhanh chóng mở phiên xử phúc thẩm trước kỳ bầu cử tổng thống 2027.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Bà Le Pen, 56 tuổi, bị cáo buộc "biển thủ công quỹ" vì đã dùng ngân sách Nghị Viện Châu Âu trả lương cho các trợ lý nghị sĩ châu Âu nhưng để họ làm việc cho đảng của bà. Với tội danh này, bà Le Pen đã bị tuyên án 4 năm tù (trong đó 2 năm bị giám sát bằng vòng điện tử). Nhưng quyết định tước quyền ứng cử mới thực sự là nặng nề đối với lãnh đạo cực hữu Pháp. Sau 3 lần ra tranh cử bất thành kể từ năm 2012, kỳ bầu cử tổng thống 2027 hứa hẹn nhiều cơ hội chiến thắng cho Marine Le Pen, vì trong các kỳ bầu cử gần đây, đảng RN của bà ngày càng thu hút đông đảo cử tri. Đặc biệt trong cuộc bầu cử Quốc Hội gần đây, RN đã đạt được một bước tiến lớn, giành được 123 ghế, trở thành đảng đứng hạng đầu tại Hạ Viện Pháp. 

Khi tuyên án hôm qua, chủ tọa phiên tòa đã nhấn mạnh cần « đảm bảo các quan chức dân cử, cũng như mọi công dân, không được hưởng đặc quyền trước pháp luật ». Tòa nhấn mạnh đến « mức độ nghiêm trọng của sự việc », « tính chất có hệ thống », « thời gian kéo dài », « số tiền bị biển thủ », cũng như « địa vị  » của những người bị kết án.

Tuy nhiên, quyết định của tòa đã gây chấn động chính trường Pháp. Trên kênh truyền hình tư nhân TF1 tối qua, bà Marine Le Pen tuyên bố « tôi sẽ không để mình bị loại bỏ như thế này. Tôi sẽ theo đuổi tất cả các thủ tục kháng án có thể. Có một con đường nhỏ. Chắc chắn là hẹp, nhưng vẫn có ». Chủ tịch đương nhiệm của đảng RN, Jordan Bardella, lên án phán quyết đối với Marine Le Pen, kêu gọi « biểu tình ôn hòa » và chỉ trích các thẩm phán.

Dù thận trọng bình luận về các quyết định của tư pháp, thủ tướng Pháp François Bayrou cũng bày tỏ sự bối rối trước bản án. Ông thừa nhận : « Việc Marine Le Pen không thể tranh cử có nguy cơ sẽ gây chấn động trong dư luận ». 

Về phản ứng của quốc tế, nhiều nhân vật theo xu hướng cực hữu như thủ tướng Hungary Viktor Orban, lãnh đạo đảng cực hữu Geert Wilders của Hà Lan, Matteo Salvini của Ý, hay tổng thống Mỹ Donald Trump, tỷ phú Elon Musk, và cựu tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đều lên án quyết định này là « vi phạm dân chủ », hoặc « lạm dụng hệ thống tư pháp ».

Trong trường hợp bà Le Pen không thể ứng cử tổng thống, Jordan Bardella, được đánh giá có sức hút còn cao hơn Le Pen, có thể trở thành ứng viên sáng giá cho RN trong tương lai. Một số cử tri và đối thủ chính trị lo ngại quyết định của tòa án có thể phản tác dụng, giúp đảng cực hữu thu hút thêm sự ủng hộ của cử tri Pháp.


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 02 tháng 04 -2025

xxx

Trumvayco 2
**************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Việt Nam cắt giảm thuế một loạt hàng nhập khẩu để tránh thuế quan của Hoa Kỳ. Ngày 31/03/2025, Việt Nam thông báo cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một loạt hàng hóa, bao gồm ô tô, khí hóa lỏng và một số sản phẩm nông nghiệp. Cụ thể, đối với  mặt hàng Ethanol, thuế suất nhập khẩu giảm từ 10% xuống 5%. Tuyên bố cũng cho biết thuế nhập khẩu đối với một số loại ô tô sẽ giảm một nửa và thuế suất đối với khí tự nhiên hóa lỏng sẽ giảm từ 5% xuống còn 2%. Với các nông phẩm nhập khẩu như đùi gà đông lạnh mức thuế sẽ giảm từ 20% xuống 15%,  hạt dẻ cười chưa bóc vỏ sẽ giảm từ 15% xuống 5%, và thuế đối với hạnh nhân sẽ giảm từ 10% xuống 5%.

(Reuters) – Trung - Nhật - Hàn phối hợp đối phó với chính sách thuế quan của Trump, theo truyền thông Trung Quốc. Seoul khẳng định thông tin « có phần phóng đại ». Theo một tài khoản mạng xã hội Trung Quốc, liên kết với đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV hôm qua, 31/03/2025, ba nước đã đồng ý cùng nhau ứng phó với chính sách thuế quan của của tổng thống Mỹ Donald Trump. Tuyên bố được đưa ra sau cuộc đối thoại kinh tế ba bên, lần đầu tiên từ 5 năm nay, nhằm thúc đẩy thương mại khu vực. Khi được Reuters đặt câu hỏi, một phát ngôn viên bộ Thương Mại Hàn Quốc cho biết thông tin về một phản ứng chung Hàn, Nhật, Trung Quốc « dường như đã bị cường điệu hóa ». Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.

(AFP) – Quân đội Philippines sẵn sàng trong trường hợp Trung Quốc tấn công Đài Loan. Theo tổng tham mưu trưởng Quân đội Philippines Romeo Brawner, hôm nay, 01/04/2025, nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan, Manila chắc chắn sẽ bị liên đới. Ông nhấn mạnh : « Quân đội Philipines phải được đặt trong tư thế sẵn sàng cho chiến tranh ». Cụ thể là quân đội nước này sẽ phải sơ tán khoảng 250.000 công dân Philippines làm việc tại Đài Loan. Tuyên bố được tướng Romeo Brawner đưa ra đúng vào ngày Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận bao vây Đài Loan. Ngày 21/04 tới, Philippines sẽ có cuộc tập trận quy mô lớn với Mỹ. 

(Yonhap) – Triển khai 14.000 nhân viên an ninh tại Seoul trước phiên tòa xét xử vụ phế truất tổng thống Yoon. Phiên xét xử của Tòa Bảo Hiến Hàn Quốc về vụ phế truất tổng thống Yoon Suk Yeol sẽ diễn ra sáng thứ Sáu, 05/04/2025. Tòa cho biết phán quyết bác bỏ hay chấp nhận kiến nghị của Quốc Hội Hàn Quốc phế truất tổng thống về vụ ban hành thiết quân luật đêm 03 qua ngày 04/12/2024, sẽ được đưa ra vào lúc 11 giờ ngày 05/04. Hiện tại, tổng thống bị đình chỉ chưa cho biết có sẽ tham dự phiên tòa hay không. 

(Reuters) – Mỹ hạn chế thị thực nhập cảnh với quan chức Trung Quốc tham gia ban hành chính sách cản trở người nước ngoài tiếp cận Tây Tạng. Hôm qua, 31/03/3025, ngoại trưởng Marco Rubio cho biết đã ban hành một số hạn chế bổ sung, vì « trong một thời gian quá dài, đảng Cộng sản Trung Quốc đã từ chối cho phép các nhà ngoại giao, nhà báo và các nhà quan sát quốc tế tiếp cận Khu tự trị Tây Tạng và các khu vực khác của người Tây Tạng ở Trung Quốc, trong khi các nhà ngoại giao và nhà báo của Trung Quốc được phép đi đến khắp nơi tại Mỹ ». Washington công nhận Tây Tạng là một phần của Trung Quốc, nhưng thường xuyên « gây sức ép để Trung Quốc tôn trọng quyền tự do tôn giáo của người Tây Tạng, cho phép họ bảo tồn, thực hành, giảng dạy và phát triển các truyền thống tôn giáo và ngôn ngữ của họ mà không bị chính quyền can thiệp ».

(Yonhap) – Tổng thống Mỹ Donald Trump nhắc lại mối quan hệ trong quá khứ với chủ tịch Kim Jong Un. Khi trả lời báo chí vào hôm qua, 31/03/2025, về khả năng nối lại liên lạc với lãnh đạo Bắc Triều Tiên, ông Trump khẳng định « chúng tôi có một mối quan hệ tuyệt vời » và vẫn« có sự giao tiếp » nhưng không giải thích cụ thể. Tổng thống Hoa Kỳ nhấn mạnh thêm rằng ông hiểu rõ về Kim Jong Un và « có thể một lúc nào đó tôi sẽ làm điều gì đó ».

(ABC) – Tầu Trung Quốc thăm dò đáy biển, đối lập Úc chỉ trích thủ tướng phản ứng « mềm yếu ». Lãnh đạo đảng đối lập Úc, ông Peter Dutton, hôm nay, 01/04/2025, chỉ trích thủ tướng Úc là « yếu kém » về mặt an ninh quốc gia. Hôm 31/03, lãnh đạo chính phủ Úc Anthony Albanese phát biểu với báo giới tại Perth là có lẽ ông « thích » tầu nghiên cứu của Trung Quốc không ở trong vùng biển của Úc, nhưng ông nói thêm rằng Trung Quốc không vi phạm luật pháp quốc tế. Những phát biểu trên được đưa ra sau khi truyền thông New Zealand loan báo các tầu ngầm của nước này đã đưa các nhà khoa học Trung Quốc và New Zealand xuống đáy rãnh Puysegur, sâu 6 km, trong một nhiệm vụ nghiên cứu chung. Lãnh đạo đối lập Úc tin rằng con tầu này đang thu thập tin tình báo và lập bản đồ tuyến cáp ngầm của Úc.

(Reuters) – Động đất ở Miến Điện : Hơn 2.700 người chết, Mỹ điều một đội cứu hộ. Hôm nay, 01/04/2025, Miến Điện dành một phút mặc niệm cho các nạn nhân trận động đất tử thần, cướp đi sinh mạng của 2.719 người, theo số liệu mới nhất do chính quyền Napiydaw công bố. Trận động đất 7,7 độ Richter còn làm bị thương khoảng 4.521 người khác và vẫn còn hơn 440 người bị mất tích. Hôm qua, bộ Ngoại Giao Mỹ cho biết, một đội cứu hộ đã lên đường đến Miến Điện nhằm « xác định các nhu cầu cấp thiết nhất của người dân, đặc biệt là về nơi trú ẩn khẩn cấp, cung cấp lương thực, nhu cầu y tế và tiếp cận nguồn nước. »

(NHK) – Nhật Bản : Sẽ có khoảng 300.000 người chết, nếu xảy ra động đất lớn tại rãnh Nankai (Thái Bình Dương), hoạt động phòng tránh dường như chưa đạt kết quả dự kiến. Số liệu ước tính được công bố hôm qua, 31/03/2025. Theo thẩm định, trong trường hợp xấu nhất, động đất tại khu vực đông nam lãnh thổ Nhật, có thể khiến 298.000 người thiệt mạng và phá hủy hoặc thiêu rụi 2,35 triệu ngôi nhà. So với một ước tính trước đó, được công bố cách đây khoảng mười năm, số nạn nhân chỉ giảm 8%, thiệt hại về vật chất chỉ giảm 2%. Mục tiêu mà chính phủ Nhật đặt ra năm 2014 là giảm đến 80% số người chết, và giảm 50% số nhà bị phá hủy do động đất trong vòng 10 năm. Tuy nhiên, một số chuyên gia chỉ trích phương pháp dự báo chưa tính đến thay đổi trong nhận thức của người dân về các biện pháp phòng tránh. Việc so sánh với số liệu 10 năm trước cũng không thực sự thích hợp, do dự báo lần này đã mở rộng thêm nhiều khu vực. 

(AFP) – Bắc Kinh sẵn sàng giữ một « vai trò xây dựng » để chấm dứt chiến tranh. Ngoại trưởng  Vương Nghị, hiện đang công du Matxcơva, hôm nay, 01/04/2025, trả lời truyền thông Nga Ria Novosti, khẳng định Trung Quốc sẽ hành động cùng với Nga để đóng góp cho « hòa bình », rằng mối quan hệ hợp tác với Matxcơva chắc chắn sẽ « được đổi mới với một sức sống mới và bước vào một giai đoạn mới ». Cũng trong cuộc phỏng vấn này, lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc nhấn mạnh, « nguyên tắc "mãi mãi là bạn, không bao giờ là kẻ thù" là cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hợp tác chiến lược ở cấp độ cao hơn » giữa hai nước. Hôm nay, ngoại trưởng Vương Nghị có cuộc hội đàm với tổng thống Nga Vladimir Putin.

(Reuters, AFP) – Cơ sở năng lượng bị tấn công : Kiev và Matxcơva cáo buộc lẫn nhau. Bộ Quốc Phòng Nga hôm nay, 01/04/2025, tố cáo Ukraina đã tấn công bằng drone các trạm điện tại vùng Zaporijia, đông nam Ukraina do Nga chiếm giữ và vùng Belgorod ở miền nam nước Nga. Phía Kiev cáo buộc Nga đã oanh kích thành phố Kherson, làm hư hại một cơ sở năng lượng, khiến 45 ngàn dân phải chịu cảnh mất điện, theo thông báo của ngoại trưởng Ukraina Andrii Sybiha với giới báo chí. Những đòn trả đũa qua lại này giữa Nga và Ukraina còn làm suy yếu hơn nữa thỏa thuận ngừng bắn một phần đạt được qua trung gian Hoa Kỳ.

(AFP) – Ba Lan ký hợp đồng 2 tỉ đô mua trang thiết bị dàn phóng tên lửa Patriot của Mỹ. Bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan Wladyslaw Kosiniak-Kamysz hôm qua, 31/03/2025, thông báo đã ký kết với phía Mỹ thỏa thuận nói trên. Bên lề lễ ký kết, thủ tướng Ba Lan Donald Tusk kêu gọi tổng thống Mỹ Donald Trump « xem xét lại » quyết định tăng thuế với hàng nhập khẩu từ các nước đồng minh. Trên mạng X, thủ tướng Ba Lan nhấn mạnh « hợp tác tốt hơn là đối đầu », nước Mỹ hùng mạnh, châu Âu hùng mạnh, NATO hùng mạnh sẽ tốt cho « lợi ích chung Âu – Mỹ ». Năm ngoái, Ba Lan đã đặt mua 48 dàn phóng tên lửa Patriot của Mỹ, với tổng trị giá 1,13 tỉ đô la, dự kiến sẽ được trang bị cho quân đội Ba Lan từ 2027 đến 2029.  

(AFP) – Pháp và Algérie tái khởi động quan hệ song phương sau nhiều tháng khủng hoảng. Trong cuộc điện đàm hôm 31/03/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Algérie Abdelmadjid Tebboune đã nhất trí nối lại hợp tác về an ninh và di cư. Cuộc điện đàm diễn ra vào ngày lễ Eid al-Fitr, đánh dấu thời điểm kết thúc tháng Ramadan của người Hồi Giáo. Tuyên bố chung nhấn mạnh đến việc nối lại « ngay lập tức « hợp tác về an ninh » để chống khủng bố và nạn buôn người. Quan hệ Pháp – Algérie đã xấu đi nghiêm trọng sau tuyên bố của tổng thống Macron tháng 7/2024 ủng hộ chủ quyền của Maroc đối với Tây Sahara, một vùng lãnh thổ mà quy chế chưa được Liên Hiệp Quốc xác định. Algérie ủng hộ lực lượng đòi quyền tự quyết cho Tây Sahara.

(RFI) – Trump bảo « không đùa » khi tuyên bố sẽ tranh cử nhiệm kỳ thứ ba. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn NBC hôm 30/03/2025,tổng thống Mỹ cho biết đang nghiêm túc cân nhắc ý định ra tái tranh cử. Theo Hiến pháp Mỹ, không ai được bầu làm tổng thống quá hai lần.  Một nghị sĩ đảng Cộng Hòa hồi tháng 1/2025 đã đề xuất sửa đổi Hiến pháp, tăng quyền làm tổng thống từ « hai lần » thành « ba lần ». Nỗ lực này rất khó thành công vì phải được sự ủng hộ của 2/3 nghị sĩ Quốc Hội.

(AFP) – Achentina : Bắt giữ 15 thành viên một giáo phái gốc Nga. Theo lực lượng an ninh hàng không Achentina, hôm qua, 31/03/2025, các nghi phạm bị bắt thuộc « một tổ chức bị tình nghi liên quan đến nạn buôn người », và giáo phái Ashram Shambala. Giáo phái này, được thành lập năm 1989 tại Siberi, từng tuyên bố có hơn 10.000 tín đồ tại 18 tỉnh của nước Nga, gồm thủ đô Matxcơva và thành phố Saint-Pétersbourg. Người đứng đầu giáo phái Konstantin Roudnev, tự xưng là « người ngoài hành tinh ở Sirius », đã bị kết án 11 năm tù ở thành phố Nga Novossibirsk hồi 2013, do tội cưỡng hiếp và buôn ma túy.

(AFP) – Teheran đe dọa trang bị vũ khí hạt nhân. Hôm qua, 31/03/2025, đáp trả những lời đe dọa từ tổng thống Mỹ Donald Trump, hôm qua, 31/03/2025, Iran cảnh báo nước này sẽ « không còn chọn lựa nào khác cho an ninh đất nước » ngoài việc trang bị vũ khí hạt nhân nếu bị tấn công. Iran có lời đe dọa như trên nhằm đáp trả các phát biểu của tổng thống Donald Trump trên kênh truyền hình Mỹ NBC hôm Chủ Nhật 30/03, cảnh báo Hoa Kỳ « sẽ đánh bom » Iran nếu thỏa thuận về hạt nhân thất bại. Ông khẳng định, « nếu họ không ký thỏa thuận thì sẽ có những cuộc oanh kích ».

(RFI) – Anh Quốc tổ chức thượng đỉnh đầu tiên về chống nhập cư bất hợp pháp. Trong hai ngày 31/03 và 01/04/2025, Anh Quốc tổ chức cuộc họp cấp cao đầu tiên về chống nhập cư bất hợp pháp với sự tham dự của các quan chức chính trị đến từ khoảng 40 quốc gia, bao gồm cả Pháp, Đức, Trung Quốc hay Mỹ. Thủ tướng Anh Keir Starmer muốn tấn công vào các băng đảng buôn người để ngăn chặn tình trạng người di dân vượt biển Manche trên những thuyền tạm bợ đi vào Anh bất hợp pháp.

(AFP) – Phần Lan đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng. Một trong những công ty năng lượng lớn nhất Phần Lan, Helen, hôm nay, 01/04/2025 thông báo đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng, chấm dứt cho kỷ nguyên than đá ở quốc gia Bắc Âu này. Nhà máy Salmisaari, nằm ở giữa Helsinki, sản xuất điện để cung cấp hệ thống sưởi cho thủ đô. Sau khi đóng cửa nhà máy điện của Helen, lượng khí phát thải CO2 của toàn bộ Helsinki giảm 30%, theo thông cáo của công ty. Phần Lan đã quyết định cấm hoàn toàn sử dụng than để sản xuất năng lượng từ ngày 01/05/2029.


************

Ủy viên Bộ Chính trị gặp mặt trí thức ‘bất đồng chính kiến’

Trường Sơn

Hôm 30 tháng 3, Bí thư Thành ủy TP. HCM Nguyễn Văn Nên đã có cuộc gặp với giới trí thức và nghệ sĩ ở Sài Gòn, được biết, sự kiện diễn ra trong khuôn khổ dịp kỉ niệm 50 năm thống nhất đất nước.

Điều đáng chú ý là trong số những người được mời tham dự bao gồm cả những tri thức ‘phản tỉnh’, những người đã từng là đảng viên đảng Cộng sản nhưng sau đó rời bỏ hàng ngũ, và trở thành những tiếng nói phản biện hiếm hoi đối với các chính sách của nhà nước.

Những gương mặt trí thức tiêu biểu được mời có thể kể đến Giáo sư Mạc Văn Trang, người tuyên bố ra khỏi Đảng vào năm 2018 để phản đối quyết định khai trừ Đảng đối với Giáo sư Chu Hảo. Nghệ sĩ Kim Chi, người cũng đơn phương tuyên bố bỏ Đảng vào năm 2018. Nhà thơ Đỗ Trung Quân, một tiếng nói phản biện nổi tiếng trên mạng xã hội. Và nhà thơ Hoàng Thụy Hưng, thành viên của Văn Việt, một tổ chức xã hội dân sự độc lập bị nhà nước nghi kị.

Sự kiện này đánh dấu lần đầu tiên một ủy viên Bộ Chính trị tiếp xúc với những trí thức bất đồng với quan điểm của đảng Cộng sản.

Trao đổi với RFA, nhà thơ Hoàng Thụy Hưng tiết lộ chính ông Nguyễn Văn Nên đã chủ động tìm cách tiếp cận các trí thức, và nỗ lực này đã diễn ra được vài tháng trước khi cuộc gặp hôm 30 tháng 3 xảy ra:

“Cách đây mấy tháng thì bắt đầu có chuyện ông Nên nhờ mời một số tri thức mà lâu nay họ chưa được nghe ý kiến, trong đó có những người mang là hay phản biện.” Ông cho biết.

Tổ chức đứng ra dàn xếp cuộc gặp này là Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông, và theo nhà thơ Hoàng Thụy Hưng, có khả năng tổ chức này được điều hành bởi cơ quan an ninh.

Được biết ông Nguyễn Văn Nên đã đề nghị các trí thứ góp ý về hai vấn đề, gồm làm sao để thu hút nhân tài cho Tp. HCM, và việc thực hiện “tự chủ đại học”.

Đối với các vấn đề này, nhà thơ Hoàng Thụy Hưng cho biết ông đã trực tiếp phê bình chính sách của nhà nước tại cuộc gặp, đặc biệt là cách nhìn nhận những tiếng nói phản biện:

“Đường lối đối với trí thức văn nghệ sĩ chưa ổn, chưa tạo được niềm tin, nhất là với những người phản biện vì yêu nước, không phải chống đối! Nhấn mạnh TRÍ THỨC PHẢI ĐỘC LẬP mới đóng góp được cho đất nước!” Ông viết trên Facebook cá nhân ngay sau cuộc gặp.

Cũng theo nhà thơ, lần cuối cùng đảng Cộng sản chịu đối thoại với giới văn nghệ sĩ là ngay sau khi Đổi Mới diễn ra vào năm 1986. Nhưng chính sách này sau đó cũng nhanh chóng kết thúc, và Đảng quay trở lại với chính sách nghi kị, thậm chí đàn áp những tiếng nói phản biện.

Cho đến gần đây khi ông Tô Lâm lên làm Tổng Bí thư mới xuất hiện trở lại các tín hiệu cởi mở hơn.

“Gần đây sau khi ông Tô lâm lên thì tôi thấy bắt đầu có vẻ như lại có sự đảo chiều, tức là muốn lắng nghe những tiếng nói phản biện. Đây có lẽ là lần đầu tiên các tiến nói phản biện được mời để trực tiếp gặp gỡ những người lãnh đạo cao cấp trong Đảng”.

Kể từ khi lên nắm quyền ông Tô Lâm đã liên tục kêu gọi phải tháo gỡ các “điểm nghẽn thể chế”.

Vị tân Tổng Bí thư đã liên tiếp đưa ra các chính sách mang tính cách mạng, như công khai từ bỏ đường lối phát triển kinh tế cũ vốn dựa vào các doanh nghiệp nhà nước, thay vào đó là đặt kinh tế tư nhân làm trung tâm. Ông cũng phát động chiến dịch tinh giản bộ máy chính trị và hành chính rầm rộ.

Nhà thơ Hoàng Thụy Hưng cho biết bản thân ông Tô Lâm đã nhận được báo cáo về sự tiếp xúc giữa Bí thư Tp. HCM Nguyễn Văn Nên với giới trí thức độc lập, và ủng hộ nỗ lực này.

Thông tin này được chuyển lại từ cơ quan đứng ra giàn xếp cuộc gặp.

Tuy nhiên, ông Hưng cũng cho rằng vẫn còn quá sớm để kết luận liệu đây có phải là sự thay đổi về mặt chính sách, cũng như tác động của nó tới đâu.

“Chúng ta chưa vội vã để kết luận là nó đã đạt được mức gì đáng mừng chưa. Bởi vì đây vẫn chỉ là những tín hiệu bước đầu. Nhưng dù sao đây cũng cho thấy triển vọng người lãnh đạo mới của đảng Cộng sản sẽ có cách nhìn nhận, và xử lý đúng các vấn đề của đất nước.” Ông kết luận.

Sự dè dặt trên là có cơ sở, bởi cùng lúc Bí thư Nguyễn Văn Nên tiếp xúc với một vài trí thức độc lập và bày tỏ sự thiện chí, nhà nước lại có động thái kém thiện chí với hai vị trí thức nổi tiếng với những chỉ trích nhắm đến đảng Cộng sản khác gồm Tiến sĩ Nguyễn Quang A và nhà thơ Thái Bá Tân.

Hôm 26 tháng 3, nhà thơ Thái Bá Tân cho biết trên trang Facebook cá nhân rằng ông “có thể sẽ bị bắt”, sau khi bị công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tới nhà làm việc. Tiến sĩ Nguyễn Quang A thì bị bêu tên và gọi là “thế lực thù địch” trong một bản tin ngày 27 tháng 3 của kênh Truyền hình Công an Nhân dân.


************

Mỹ và thuế đối ứng : « Big Bang » trong thương mại toàn cầu

Thanh Hà

Ngày 02/04 được gọi là « Ngày Giải Phóng » Hoa Kỳ khỏi tình trạng hàng sản xuất ở nước ngoài tràn vào Mỹ, chấm dứt tình trạng thế giới « cướp tài sản và công việc làm của người Mỹ, hủy hoại nền công nghiệp Mỹ». Tổng thống Trump trông cậy vào chiếc đũa thần « thuế đối ứng ». Với Nhà Trắng, thuế hải quan là công cụ hiệu quả nhất để bảo đảm an ninh kinh tế cho Hoa Kỳ đang bị Châu Á và Châu Âu đe dọa.

Nhưng 24 giờ đồng hồ trước khi có hiệu lực vào ngày 02/04/2025, kế hoạch « Giải Phóng » nước Mỹ vẫn là một ẩn số. Những quốc gia nào, những mặt hàng nào trong tầm ngắm của chính quyền Trump ? Bên cạnh câu hỏi ai được ai thua trong cuộc chiến thương mại « toàn diện » này, quan trọng hơn nữa là Washington đang hình thành một trật tự mới về mậu dịch, để Hoa Kỳ chiếm lại thế thượng phong trước Châu Á và Châu Âu.

Cho đến trước ngày Hoa Kỳ công bố chiến lược thương mại « giải phóng nước Mỹ », giao dịch trên các sàn chứng khoán từ Âu sang Á và cả ở Hoa Kỳ đều trong tình trạng « tê liệt ». Cho đến phút chót, mỗi nhà lãnh đạo tại các quốc gia xuất siêu sang Hoa Kỳ vẫn kỳ vọng đạt được một thỏa thuận với Washington nhờ có « quan hệ tốt với tổng thống Trump ». Chỉ có một số rất ít như Canada hay Trung Quốc đã dứt khoát chọn giải pháp đối đầu.

Trump hay « Mr. 25 % »

Donald Trump sẽ « giải phóng nước Mỹ » như thế nào ? Từ ngày trở lại cầm quyền hôm 20/01/2025, ông chỉ sử dụng một phương pháp : uy hiếp các quốc gia giao thương với Hoa Kỳ.

Chủ nhân Nhà Trắng quan niệm những quốc gia có thặng dư mậu dịch với Mỹ là do « ăn bám » Hoa Kỳ, do « lạm dụng lòng tốt của nước Mỹ ». Danh sách này bao gồm các nước từ Liên Hiệp Châu Âu đến Hàn Quốc, Nhật Bản, Brazil, Ấn Độ …

Từ đầu tháng 2/2025, Mỹ đã hai lần tăng thuế nhập khẩu nhắm vào hàng Trung Quốc ( 10 rồi 20 %). Từ ngày 12/03/2025, nhôm và thép của thế giới xuất khẩu sang Hoa Kỳ đã bị đánh thuế 25 %, cho dù các nhà sản xuất ở Mỹ chỉ đủ sức cung ứng 50 % nhu cầu tiêu thụ nội địa.  

Eva Morletto, thông tín viên tại Paris của tờ báo Ý Grazia, trên đài RFI nói đến hệ quả tai hại khi Mỹ tăng thuế 25 % đánh vào ngành xuất khẩu của Ý: « Rượu vang của Ý cũng bị nhắm tới, 25 % xuất khẩu của Ý hướng về thị trường Mỹ. Nếu bị đánh thuế 25 %, thiệt hại đối với các nhà sản xuất của sẽ lên tới 500 triệu euro. Các mặt hàng xa xỉ cũng bị nhắm tới. Hiện tại, Roma đang cân nhắc giải pháp nào thích hợp hơn cả để đối phó với chính sách bảo hộ của Donald Trump. Nguy hiểm ở đây là thị trường bị đẩy vào cảnh bấp bênh, không biết tương lai ra sao. Các doanh nghiệp không dám mạnh dạn đầu tư ».

Ba thay đổi lớn 

Tình huống lại càng bấp bênh hơn nữa, do trên nguyên tắc, ít nhất ba thay đổi lớn đánh dấu cột mốc 02/04/2025 : Washington tăng thêm 25 % thuế nhắm vào tất cả xe hơi sản xuất ở ngoại quốc bán sang Hoa Kỳ. Xe của châu Âu, Hàn Quốc và Nhật Bản, xe Mỹ sản xuất từ các nhà máy ở Mêhicô, xe Mỹ sử dụng phụ tùng nhập từ Canada là những nạn nhân hàng đầu.

Canada và Mêhicô, hai đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ (75 % và 80 % xuất khẩu của hai quốc gia này là để phục vụ thị trường Mỹ), đang lo lắng hơn cả, vì trên nguyên tắc kể từ ngày 02/04/2025 Washington đánh thuế thêm 25 % vào hàng của hai quốc gia này xuất khẩu sang Hoa Kỳ.

« Cái đinh cuối cùng đóng xuống cỗ quan tài của WTO »

Biện pháp thứ ba là Mỹ áp dụng chính sách « thuế đối ứng » mà giới trong ngành gọi là « một quả bom tấn, một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt hay cái đinh cuối cùng đóng xuống cỗ quan tài của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO ».

Nguyên tắc của loại « vũ khí hủy diệt hàng loạt » này khá đơn giản : nếu một nước như Ấn Độ áp dụng mức thuế nhập khẩu 40 % vào một mặt hàng của Mỹ, thì Washington cũng đáp trả « tương ứng » vào cùng mặt hàng này của Ấn Độ thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Nếu xe của Mỹ bán sang châu Âu bị đánh thuế  5 % thì không có lý do gì xe của châu Âu xuất sang Hoa Kỳ chỉ bị thuế 3,4 %.

Theo thẩm định của Phòng Thương Mại Quốc Tế International Chamber of Commerce (ICC), trụ sở tại Paris, để áp dụng chính sách « thuế đối ứng » Washington cần lập tức điều chỉnh mức thuế hải quan của « 13.000 mặt hàng trên thế giới do các nhà cung cấp từ 200 quốc gia khác nhau » bán sang Hoa Kỳ. ICC là một tổ chức quy tụ 14 triệu doanh nghiệp xủa 170 quốc gia.

Thuế đối ứng « giải phóng » nước Mỹ hay chỉ là « bánh vẽ » ?

Donald Trump quả quyết đánh thuế hàng nhập khẩu cho phép thu về « hàng chục tỷ, thậm chí là cả ngàn tỷ đô la » cho nước Mỹ. Người Mỹ đã bị « lạm dụng ». Tổng thống Mỹ dự trù, với món tiền khổng lồ đó, chính phủ sẽ giảm thuế cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, tăng chi phí xã hội và quốc phòng …

Cố vấn thương mại của Nhà Trắng, Peter Navarro, chừng mực hơn khi cho rằng « dưới sự dẫn dắt sáng suốt của tổng thống » khi sử dụng các đòn thuế quan, « ngân sách Hoa Kỳ mỗi năm thu về được thêm 600 tỷ đô la. Đây là một món tiền rất lớn nếu so sánh với tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ năm 2022 là 3.200 tỷ đô la ».

Trái lại, theo một nghiên cứu của đại học Yale, với mức thuế hải quan 25 %, thu nhập của các hộ gia đình Mỹ sẽ bị sụt giảm từ 2.700 đô la đến 3.000 đô la mỗi năm. Tăng thuế 25 % đánh vào trái cây của Mehicô báng sang Hoa Kỳ thì người tiêu dùng Mỹ sẽ phải mua hoa quả với giá đắt hơn 25 %. 

Kịch bản có thể còn tệ hơn nữa nếu như các bạn hàng của Hoa Kỳ « ăn miếng trả miếng » đáp trả chính sách bảo hộ của ông Trump.

Cái giá mà các doanh nghiệp Mỹ phải trả cũng sẽ đắt không kém. Cho đến ngày 01/04/2025, Canada đã đánh thuế vào 40 tỷ đô la hàng Mỹ và dự trù tăng thuế nhập khẩu nhắm vào 280 tỷ đô la hàng Mỹ nhập vào Canada. Mêhicô trong thế yếu, vì xuất khẩu lệ thuộc đến 80 % vào Mỹ, nên đang chờ đợi để đàm phán.  

Trung Quốc đã tăng 10 và 15 % thuế nhắm vào hàng Mỹ và thậm chí là « đánh luôn cả vào nông phẩm của Hoa Kỳ », một điểm nhạy cảm về mặt chính trị đối với Donald Trump. Châu Âu đã đáp trả biện pháp của Mỹ đánh thuế nhôm thép và tiếp tục phối hợp tìm cách trả đũa cân xứng.

Nhưng các cố vấn kinh tế và thương mại của Nhà Trắng và tổng thống Hoa Kỳ xem những tác động này chỉ là tạm thời trước khi kinh tế Mỹ trở lại thời kỳ cực thịnh.

Lionel Zinsou, chủ tịch trung tâm nghiên cứu Terra Nova, trên đài truyền hình Arte, ghi nhận Bruxelles cũng có những công cụ để chống lại chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ : « Mỹ luôn nghĩ là họ bị thiệt thòi, Liên Hiệp Châu Âu gây trở ngại cho tăng trưởng và sự phát triển của Hoa Kỳ. Đúng là về hàng hóa, Mỹ bị thâm hụt mậu dịch với Châu Âu, nhưng nhìn đến các dịch vụ thì không. Liên Hiệp Châu Âu lệ thuộc vào công nghệ kỹ thuật số của Hoa Kỳ, vào các hệ thống phân phối phim của Mỹ … Nhìn chung, mậu dịch hai chiều tương đối khá cân bằng. Trong điều kiện đó, Bruxelles cũng có điều kiện để đáp trả các đòn trừng phạt của Washington. Nếu Châu Âu đáp trả bằng cách trừng phạt các tập đoàn công nghệ số thì đây sẽ là một vố đau đối với Hoa Kỳ và chính quyền Trump ý thức được điều đó ».

Bảo hộ : Trump chỉ là một sự tiếp nối 

Grégory Vanel, giáo sư kinh tế Đại Học Kinh Doanh Grenoble, nhấn mạnh về thương mại, chính sách bảo hộ của ông Trump chỉ là một sự tiếp nối từ nhiều đời tổng thống Hoa Kỳ : « Donald Trump phần nào là người kế thừa hai thập niên chính sách đối ngoại của Mỹ với nghi vấn về vị trí của Hoa Kỳ trên bàn cờ thương mại và kinh tế thế giới. Từ thời tổng thống Barack Obama, khi ông quyết định xoay trục sang châu Á, đến nay, chúng ta thấy rõ sự đối đầu giữa Mỹ với Trung Quốc, mà hiển nhiên hơn cả là trên hồ sơ Đài Loan. Washington và Bắc Kinh đọ sức với nhau về công nghệ bán dẫn. Cũng đã có một sự tiếp nối trong chính sách thương mại dưới thời chính quyền Biden với chính sách của ông Trump, thể hiện qua quyết tâm gạt bỏ các định chế đa quốc gia. Về mặt kỹ thuật mà nói thì coi như Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế đã bị khai tử. Với chính quyền Trump, biện pháp thế đối ứng là cái đinh cuối cùng đóng vào quan tài để chôn WTO ».

Trả lời đài RFI từ thủ đô Washington, nơi đặt trụ sở quỹ nghiên cứu German Marshall Fund of the United States, bà Alix Franguel Alves đưa ra một nhận xét khác, cho rằng chính sách thuế quan của ông Trump trước hết nhằm lấy lại vị trí trung tâm trên bàn cờ thương mại thế giới, vào lúc mà Hoa Kỳ trong thế nhập siêu kinh niên, thâm hụt mậu dịch của Mỹ năm 2024 lên tới 3.000 tỷ đô la. Trên bàn cờ thương mại toàn cầu, Mỹ chỉ còn chiếm 13 %.

« Rất rõ ràng là, đối với Donald Trump, chính sách bảo hộ America Business First hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của ông về quan hệ quốc tế. Hàng rào quan thuế là công cụ điều khiển chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ với phần còn lại của thế giới, bất luận đó là đồng minh hay là các đối thủ của Mỹ. Do vậy, chiến tranh thương mại, theo ông, là một chiến lược cho phép Washington sử dụng tất cả những công cụ có sẵn trong tay để phục vụ lợi ích của Hoa Kỳ và bảo đảm an toàn về kinh tế cho nước Mỹ. Hiểu theo nghĩa đó, Donald Trump đánh thuế hàng nhập khẩu vào Mỹ không chỉ nhằm thu hẹp nhập siêu hay để làm sống lại cả mảng công nghiệp của quốc gia này và đưa các nhà máy trở về nước Mỹ. Ông Trump coi đây là một công cụ, một vũ khí để tự vệ trong bối cảnh địa chính trị nhiễu nhương hiện nay. Và theo quan điểm của chủ nhân Nhà Trắng, mối đe dọa về thương mại và kinh tế lớn nhất chính là Châu Âu, là an ninh của châu lục này cũng như chiến tranh Ukraina ».  

Trước chính sách bảo hộ của Mỹ, phần còn lại của thế giới từ Âu sang Á đều đã có những bước chuẩn bị. Từ năm 2017, Liên Âu đàm phán về 8 thỏa thuận tự do mậu dịch và vừa khởi động lại đối thoại trong lĩnh vực này với Malaysia.

Trung Quốc chạy nước rút để thông qua những thỏa thuận « đối tác chưa từng có », nhất là với các nước châu Á. Vào lúc tại Washington, tổng thống Trump ồn ào đe dọa đánh thuế toàn cầu, Bắc Kinh âm thầm ký kết thêm những thỏa thuận đối tác khác, như vừa đạt được với quần đảo Cook ở mãi tận Nam Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng vừa khởi động đàm phán với Kirghistan tại Trung Á.

Cũng chính sách bảo hộ này của Mỹ đã thúc đẩy Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc xích lại gần nhau sau cuộc họp  cuối tuần qua tại Seoul, để hướng tới « đàm phán về một thỏa thuận tự do mậu dịch » giữa ba quốc gia Đông Bắc Á này.

Thế rồi, trong lúc Hoa Kỳ bắt thế giới phải chạy theo những thông báo « sốc » gần như hàng ngày của Donald Trump, Bắc Kinh đã từng bước xây dựng mạng lưới công nghiệp và công nghệ để chuẩn bị đối đầu với Mỹ. Điển hình là Trung Quốc đã hiện diện trong các lĩnh vực tưởng chừng Hoa Kỳ đang dẫn đầu, như trí tuệ nhân tạo, với sự xuất hiện bất ngờ của DeepSeek, hay Trung Quốc vừa loan báo đầu tư đến hơn 40 tỷ đô la để cũng có được bí quyết như của tập đoàn Hà Lan ASML trong lĩnh vực sản xuất máy chế tạo bọ điện tử tiên tiến nhất. 

Sau cùng, khi nước Mỹ khai thác chiến thuật « hù dọa và o ép » các đối tác bằng sức mạnh kinh tế, thì sau này khó ai có thể trách Trung Quốc cũng dùng lại lá bài này với các quốc gia trong khu vực, từ Đài Loan đến các quốc gia Đông Nam Á … 


*************

Căn cứ quân sự Pituffik tại Groenland : Vai trò đối với an ninh quốc gia Mỹ

Thùy Dương

Ngày 28/03/2025, phó tổng thống Mỹ JD Vance cùng phu nhân Usha Vance và phái đoàn Mỹ, trong đó có cố vấn an ninh quốc gia Mike Waltz và bộ trưởng Năng Lượng Chris Wright, đã đến thăm căn cứ quân sự Pituffik của Hoa Kỳ, nằm ở bờ biển phía tây bắc của Groenland, cách thủ phủ Nuux hơn 1.200km. Chuyến đi được cho là để bàn về các vấn đề « an ninh của Hoa Kỳ ».

Trên thực tế, Pituffik là căn cứ quân sự duy nhất của Mỹ còn hoạt động ở Groenland, vùng tự trị thuộc Đan Mạch, và là căn cứ quân sự xa xôi nhất của Mỹ ở vùng cực Bắc. Pituffik cũng là một trong những căn cứ quân sự nằm ở nơi hẻo lánh nhất hành tinh.  

Trú đóng tại Pituffik có 150 binh sĩ Mỹ. Theo giải thích của Page Wilson, chuyên gia về các vấn đề an ninh Bắc Cực tại Đại học Iceland, được France 24 ngày 28/03 trích dẫn, đây là đội quân điều khiển một căn cứ « mà tầm quan trọng đã thay đổi theo thời gian và trong bối cảnh địa chính trị, nhưng hiện giờ vẫn giữ một vai trò quan trọng, ít nhất cũng là để thể hiện sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ ».

Groenland : Sự hiện diện của quân đội Mỹ từ Đệ Nhị Thế Chiến

Sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở phía bắc Groenland bắt đầu từ cuối Đệ nhị Thế chiến. Vào thời đó, đảo Groenland vẫn là thuộc địa của Đan Mạch, bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Nhưng sau đó chế độ Đức Quốc xã không còn quan tâm gì đến vùng lãnh thổ này nữa, tạo cơ hội cho quân đội Hoa Kỳ xây dựng cơ sở tại khu vực này, rồi biến thành một trung tâm quan sát nhằm phát hiện tàu ngầm của Đức Quốc xã. Vào ngày 09/04/1941, Hoa Kỳ đã ký kết một thỏa thuận quốc phòng với đại sứ Đan Mạch tại Washington : trên thực tế, vùng lãnh thổ Groenland của Đan Mạch trở thành « lãnh thổ được Mỹ bảo hộ ».

Báo Pháp Le Monde cũng trong ngày 28/03 trích dẫn Marc Jacobsen, giảng viên Trường Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, theo đó đến cuối Đệ Nhị Thế Chiến, chính quyền Copenhagen đã lịch sự đề nghị quân Mỹ rời đi, nhưng Washington từ chối, với lý do là lo ngại mối đe dọa từ Liên Xô. Để duy trì chủ quyền của mình tại Groenland, Copenhagen đã ký một hiệp định quốc phòng với Hoa Kỳ vào ngày 27/04/1951, cho phép Washington đặt các căn cứ quân sự tại đảo Groenland.

Ba tháng sau, chiến dịch Blue Jay bắt đầu ở Pituffik. Một cách vô cùng bí mật, 300.000 tấn vật liệu và thiết bị xây dựng, cũng như 10.000 người (4.000 thường dân và 6.000 binh lính) đã đổ bộ lên bờ biển phía tây của đảo Groenland. Chỉ trong vòng 120 ngày, Mỹ đã xây dựng xong căn cứ Thule, đi vào hoạt động từ tháng 09/1952, với chi phí được nhà sử học Jorgen Taagholt ước tính là 230 triệu đô la (213 triệu euro), tương đương 60% ngân sách năm 1952 của Đan Mạch.

Như vậy là vào năm 1951, Đan Mạch và Hoa Kỳ chính thức hóa sự hiện diện quân sự của Mỹ tại Groenland. Căn cứ quân sự, được gọi là Thule cho đến năm 2023, đã trải qua thời kỳ hoàng kim trong giai đoạn Chiến tranh Lạnh. Ulrik Pram Gad, chuyên gia an ninh Bắc Cực tại Viện Quan hệ Quốc tế Đan Mạch (DIIS), giải thích với France 24 : « Ban đầu, với đội quân gồm khoảng 10.000 lính Mỹ và nhiều phi cơ, căn cứ này đóng vai trò là một căn cứ tấn công ở tiền phương ». Chính từ căn cứ Thule tại Groenland mà quân đội Mỹ được cho là có khả năng đánh chặn các máy bay của Liên Xô có chở bom nguyên tử.

Hệ thống cảnh báo sớm và Trung tâm nghiên cứu không gian

Sự sụp đổ của Liên Xô vào đầu những năm 1990 dường như đồng nghĩa với việc căn cứ quân sự Thule của Mỹ không còn hữu ích nữa. Per Erik Solli của Viện Quan hệ Quốc tế Quốc gia Na Uy (Nupi), chuyên gia về các vấn đề hợp tác quốc phòng và quân sự ở vùng Bắc Cực, khẳng định rõ ràng là căn cứ này « đã mất đi tầm quan trọng về mặt địa chiến lược ». Nhưng với sự xuất hiện của các mối đe dọa mới, theo chuyên gia Ulrik Pram Gad, nhờ vào vị trí địa lý, căn cứ này vẫn chứng minh « đóng vai trò quan trọng sống còn đối với việc bảo vệ Mỹ lục địa ». Đối với vị chuyên gia này, « bất kỳ tên lửa hoặc máy bay nào đến từ khu vực Á-Âu, trong đó có Nga, Trung Quốc, Iran hoặc thậm chí Bắc Triều Tiên, muốn ném bom Hoa Kỳ đều phải bay qua Bắc Cực, nên có thể bị phát hiện từ căn cứ Pituffik ».

Hoa Kỳ cũng muốn tập trung vào vùng Bắc Cực, với sự xuất hiện và gia tăng ngày càng nhiều tên lửa đạn đạo xuyên lục địa. Chuyên gia Per Erik Solli cho biết căn cứ này « về cơ bản đóng vai trò là một trạm radar và hệ thống cảnh báo sớm » cho quân đội Mỹ. Đó là một vai trò thiết yếu, bởi vì với tốc độ bay rất nhanh của những tên lửa đạn đạo xuyên lục địa, việc phát hiện sớm tên lửa là vô cùng quan trọng.

Căn cứ Pituffik cũng đóng vai trò là một trung tâm nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực không gian. Theo giải thích của chuyên gia về các vấn đề an ninh Bắc Cực tại Đại học Iceland, Page Wilson, căn cứ của Mỹ « có chức năng kép, vừa để phòng không, vừa để tạo sức mạnh trong không gian, nhất là có thể đóng vai trò là trạm kết nối các vệ tinh của Mỹ ».

Mặc dù Hoa Kỳ coi căn cứ Pituffik là một cơ sở quan trọng trong hệ thống phòng thủ của Mỹ, nhưng không phải ai ở Groenland cũng chấp nhận điều đó. Đa phần người dân đảo Groenland chấp nhận sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ, nhưng cũng đã có những mâu thuẫn. Page Wilson nhắc lại chuyện hồi năm 1953 : Khoảng 100 người Groenland đã bị di dời, gây ra sự phẫn nộ kéo dài, bởi vì về văn hóa, người dân Groenland rất gắn bó với vùng đất của họ.

Sự bất an của người dân Groenland

Căn cứ Pituffik cũng được sử dụng cho các dự án nguy hiểm và tạo cảm giác là quân đội Mỹ tự cho phép mình tiến hành các thử nghiệm mà họ không dám thực hiện ngay trên chính lãnh thổ Hoa Kỳ. Đơn cử trường hợp của chương trinh « Iceworm » : một nỗ lực thất bại trong việc xây dựng căn cứ phóng tên lửa và kho vũ khí ngầm sâu dưới lớp băng đá. Nỗ lực xây dựng này đã bị bỏ dở, nhưng những vật liệu độc hại vẫn bị để lại dưới lớp băng. Một nghiên cứu hồi năm 2016 cho thấy sự nóng lên toàn cầu có thể khiến những « rác thải » đó nổi lên bề mặt, có khả năng gây nguy hiểm cho người dân địa phương.

Và cuối cùng là cảm giác bất an liên quan đến sự hiện diện của căn cứ này. Chuyên gia Ulrik Pram Gad nhấn mạnh : « Trong trường hợp xảy ra xung đột hạt nhân, người dân Groenland biết rằng lãnh thổ của họ có thể sẽ là mục tiêu bị ưu tiên nhắm tới vì căn cứ này ».

Hoa Kỳ cũng có thể tự do mở rộng sự hiện diện của họ tại khu vực có căn cứ. Theo thỏa thuận năm 1951 ký với Đan Mạch, Hoa Kỳ có thể xây dựng các cơ sở khác theo mong muốn của họ trong phạm vi ranh giới đã được xác định xung quanh căn cứ Pituffik, mà không nhất thiết là vì mục đích quân sự. Điều kiện chỉ là Mỹ phải thông báo cho chính quyền trung ương Đan Mạch và chính quyền tự trị Groenland.

Về vấn đề này, trang mạng báo Midi Libre ngày 28/03, trích dẫn Kristian Soeby Kristensen, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Quân sự của Đại học Copenhagen, theo đó Đan Mạch từ trước đến nay vẫn luôn chiều theo ý Hoa Kỳ vì Đan Mạch không có đủ khả năng bảo vệ Groenland và cũng là do những đảm bảo an ninh mà Washington cung cấp cho Copenhagen trong khuôn khổ Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO.

Chuyến đi « trinh sát » của J.D. Vance ?

Trở lại chuyến thăm căn cứ quân sự Pituffik của phái đoàn phó tổng thống J.D. Vance, chuyên gia Page Wilson suy đoán : « Có thể là dưới vỏ bọc an ninh quốc gia, phó tổng thống Mỹ J.D. Vance đang thực hiện nhiệm vụ trinh sát tại địa điểm đặt căn cứ này, bởi vì họ (Mỹ) có thể xây dựng tại đó những cơ sở hạ tầng quan trọng để phục vụ các lợi ích thương mại của các đồng minh của Donald Trump trong lĩnh vực vũ trụ, chẳng hạn như Elon Musk, chủ nhân công ty SpaceX ».

Suy đoán của chuyên gia Page Wilson mà trang mạng đài France 24 trích dẫn không hẳn là vô căn cứ, nhất là vì Groenland trên thực tế cũng cần đến mạng internet qua vệ tinh Startlink do công ty SpaceX của tỷ phú Elon Musk phát triển. Trên thực tế, trang tin châu Âu Auractive ngày 07/02/2025, trích dẫn tin tức từ kênh truyền hình TV2 của Đan Mạch, loan báo Groenland đang xem xét thỏa thuận với Starlink về cung cấp kết nối internet trên toàn đảo. Hiện tại, hòn đảo Groenland gồm 56.000 cư dân phụ thuộc vào hai tuyến cáp ngầm từ Iceland và Canada, nhưng trong những tháng gần đây, các cuộc tấn công nhắm vào hệ thống cáp ngầm của châu Âu gia tăng, khiến chính quyền phải tăng cường giám sát cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Groenland.


****************

Marine Le Pen bị tước quyền ứng cử : Phản ứng mạnh mẽ của phe cực hữu Pháp và quốc tế

Anh Vũ

Chỉ vài giờ sau khi bị tòa tuyên án 4 năm tù và tước quyền ứng cử trong 5 năm vì tội biển thủ công quỹ, bà Marine Le Pen, nguyên chủ tịch đảng cực hữu Pháp Tập Hợp Dân Tộc (RN), tối qua, 31/03/2025, lên án một « quyết định mang tính chính trị », đồng thời yêu cầu nhanh chóng mở phiên xử phúc thẩm trước kỳ bầu cử tổng thống 2027.

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Bà Le Pen, 56 tuổi, bị cáo buộc "biển thủ công quỹ" vì đã dùng ngân sách Nghị Viện Châu Âu trả lương cho các trợ lý nghị sĩ châu Âu nhưng để họ làm việc cho đảng của bà. Với tội danh này, bà Le Pen đã bị tuyên án 4 năm tù (trong đó 2 năm bị giám sát bằng vòng điện tử). Nhưng quyết định tước quyền ứng cử mới thực sự là nặng nề đối với lãnh đạo cực hữu Pháp. Sau 3 lần ra tranh cử bất thành kể từ năm 2012, kỳ bầu cử tổng thống 2027 hứa hẹn nhiều cơ hội chiến thắng cho Marine Le Pen, vì trong các kỳ bầu cử gần đây, đảng RN của bà ngày càng thu hút đông đảo cử tri. Đặc biệt trong cuộc bầu cử Quốc Hội gần đây, RN đã đạt được một bước tiến lớn, giành được 123 ghế, trở thành đảng đứng hạng đầu tại Hạ Viện Pháp. 

Khi tuyên án hôm qua, chủ tọa phiên tòa đã nhấn mạnh cần « đảm bảo các quan chức dân cử, cũng như mọi công dân, không được hưởng đặc quyền trước pháp luật ». Tòa nhấn mạnh đến « mức độ nghiêm trọng của sự việc », « tính chất có hệ thống », « thời gian kéo dài », « số tiền bị biển thủ », cũng như « địa vị  » của những người bị kết án.

Tuy nhiên, quyết định của tòa đã gây chấn động chính trường Pháp. Trên kênh truyền hình tư nhân TF1 tối qua, bà Marine Le Pen tuyên bố « tôi sẽ không để mình bị loại bỏ như thế này. Tôi sẽ theo đuổi tất cả các thủ tục kháng án có thể. Có một con đường nhỏ. Chắc chắn là hẹp, nhưng vẫn có ». Chủ tịch đương nhiệm của đảng RN, Jordan Bardella, lên án phán quyết đối với Marine Le Pen, kêu gọi « biểu tình ôn hòa » và chỉ trích các thẩm phán.

Dù thận trọng bình luận về các quyết định của tư pháp, thủ tướng Pháp François Bayrou cũng bày tỏ sự bối rối trước bản án. Ông thừa nhận : « Việc Marine Le Pen không thể tranh cử có nguy cơ sẽ gây chấn động trong dư luận ». 

Về phản ứng của quốc tế, nhiều nhân vật theo xu hướng cực hữu như thủ tướng Hungary Viktor Orban, lãnh đạo đảng cực hữu Geert Wilders của Hà Lan, Matteo Salvini của Ý, hay tổng thống Mỹ Donald Trump, tỷ phú Elon Musk, và cựu tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đều lên án quyết định này là « vi phạm dân chủ », hoặc « lạm dụng hệ thống tư pháp ».

Trong trường hợp bà Le Pen không thể ứng cử tổng thống, Jordan Bardella, được đánh giá có sức hút còn cao hơn Le Pen, có thể trở thành ứng viên sáng giá cho RN trong tương lai. Một số cử tri và đối thủ chính trị lo ngại quyết định của tòa án có thể phản tác dụng, giúp đảng cực hữu thu hút thêm sự ủng hộ của cử tri Pháp.


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm