Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 04 - 9 -2024 :

xxx


Hoaluc 4
***********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

6 phút

(AFP) – Thủ tướng Nhật sẽ công du Hàn Quốc trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Ông Fumio Kishida sẽ thăm Seoul hai ngày kể từ thứ Sáu 06/9 và hội đàm với tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol theo như thông báo chính phủ hai nước Nhật – Hàn ngày 03/09/2024. Theo truyền thông Nhật Bản, thủ tướng Kishida mong muốn gặp tổng thống Yoon nhằm bảo đảm rằng chính quyền kế nhiệm vẫn sẽ tiếp chính sách xích lại gần giữa hai nước. Ông Fumio Kishida đã thông báo sẽ không tiếp tục nhiệm kỳ mới lãnh đạo đảng Tự do – Dân chủ (PLD) và do vậy sẽ thôi giữ chức thủ tướng. PLD sẽ bầu chọn lãnh đạo mới ngày 27/9.

(Yonhap) – Trong vòng 7 năm, Bắc Triều Tiên thu được gần 6,3 tỉ đô la. Đó là thu nhập của Bình Nhưỡng khi tiến hành các hoạt động vi phạm lệnh trừng phạt và cấm vận quốc tế. Báo cáo của một nhóm chuyên gia tư vấn của chính phủ Hàn Quốc được công bố hôm nay 03/09/2024, dựa trên dữ liệu được Hàn Quốc, Mỹ và Ukraina chia sẻ. Chỉ riêng buôn lậu than giai đoạn 2017 - 2023 đã mang lại cho Bình Nhưỡng 2,15 tỉ đô la. Xuất khẩu lao động sang Trung Quốc và Nga mang lại cho chế độ 1,75 tỉ đô la. Riêng tấn công mạng mang lại 1,35 tỉ đô la thu nhập cho Bình Nhưỡng. Từ năm ngoái đến nay, Bình Nhưỡng cũng thu về 540 triệu đô là nhờ bán vũ khí đạn dược cho Nga.

(AFP) - Tập đoàn ô tô hàng đầu châu Âu Volkswagen tính đến việc đóng cửa các nhà máy sản xuất tại Đức. Theo một tài liệu nội bộ của Volkswagen mà AFP tiếp cận được vào hôm 02/09/2024, do lâm « tình thế vô cùng căng thẳng », hãng ô tô Volkswagen sẽ phải tái cơ cấu hoạt động. Đức không phải là nơi có tính cạnh tranh về hoạt động sản xuất, nên tập đoàn Volkswagen không loại trừ việc đóng cửa các nhà máy và cơ sở sản xuất xe hơi và linh kiện. Tập đoàn đang phải đối phó với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hãng xe Trung Quốc, nhất là tại Trung Quốc, thị trường chính của Volkswagen.

(AFP) - Tòa liên bang tối cao Brazil tái khẳng định phán quyết của thẩm phán đình chỉ mạng xã hội X. Phán quyết của 5 thẩm phán tòa tối cao Brazil được đưa ra hôm 02/09/2024. Mạng X của tỉ phú Elon Musk bị cấm vì đã phớt lờ hàng loạt quyết định của Tư pháp Brazil liên quan đến chống tin giả. Với 22 triệu người dùng ở Brazil, mạng X đã bắt đầu bị chặn tại quốc gia này từ ngày thứ Bảy 31/08, vài giờ sau phán quyết của thẩm phán tòa tối cao, Alexandre de Moraes. Theo vị thẩm phán đi đầu trong cuộc chiến chống làm sai lệch thông tin tại Brazil, Elon Musk hoàn toàn không tôn trọng pháp luật Brazil.

(AFP) - Pháp : Bộ Tài Chính Pháp báo động đỏ về thâm hụt ngân sách công. Chi tiêu của các địa phương đã tăng cao ngoài dự kiến, kèm theo đó mức thuế Nhà nước thu về lại không được như mong muốn, có thể đẩy thâm hụt ngân sách năm 2024 và 2025 lần lượt lên thành 5,6% và 6,2% GDP, cao hơn so với dự kiến ban đầu. Đây là số liệu trích từ tài liệu về ngân sách mà bộ Kinh Tế, Tài Chính Pháp trình lên Ủy ban tài chính của Hạ Viện mà AFP tiếp cận được.

AFP-Hàn Quốc mở điều tra Telegram sau vụ bê bối « deepfake » khiêu dâm. Theo thông báo của cảnh sát Hàn Quốc hôm thứ Hai 02/09/2024,  dịch vụ nhắn tin Telegram bị cáo buộc "khuyến khích" phổ biến nội dung khiêu dâm giả mạo, đặc biệt là hình ảnh của trẻ vị thành niên. Những nội dung “khiêu dâm deepfake”, là những đoạn dựng phim khiêu dâm được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, trong đó khuôn mặt của các cá nhân được dán lên ảnh hoặc trong video khiêu dâm. Pavel Durov, ông chủ của Telegram hiện đang nằm trong tầm ngắm của tư pháp Hàn Quốc. Nền tảng Telegram bị tố cáo từ chối hợp tác trong điều tra.

AFP – Venezuela : Ra lệnh bắt ứng viên đối lập, Washington giữ một máy bay riêng của ông Maduro. Ngày 02/09/2024, tư pháp Venezuela đã phát lệnh bắt nhằm vào ứng cử viên đối lập trong kỳ bầu cử tổng thống vừa rồi, ông Edmundo Gonzalez Urutia, vì lý do ông này đã ba lần không ra trình diện theo lệnh triệu tập của viện công tố, trong khi đó nhân vật này vẫn tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 7. Ông Gonzalez Urrutia và lãnh đạo phe đối lập Maria Corina Machado bị viện công tố Venezuela mở điều tra về tội “lợi dụng chức vụ, phổ biến thông tin sai sự thật, kích động bất tuân pháp luật, kích động nổi dậy, cấu kết tội phạm”. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã thu giữ một máy bay của tổng thống Nicolas Maduron và Caracas lên án hành động này là « ăn cướp ».

AFP- Úc vừa trải qua tháng 8 nóng kỷ lục trong lịch sử, với nhiệt độ cao hơn trung bình hơn 3 độ.cơ quan khí tượng nước này cho biết hôm thứ Ba, 03/09/2024.  Dữ liệu từ Cơ quan  Khí tượng Úc cho thấy tháng trước là tháng 8 nóng nhất kể từ năm 1910 bắt đầu ghi nhận dữ liệu nhiệt độ tối đa và tối thiểu cao nhất trên lục địa nước Úc. Nhiệt độ trung bình trên khắp nước Úc cao hơn 3,03 độ C so với mức trung bình dài hạn. Từ bờ biển phía tây sang phía đông, nhiệt độ kỷ lục đã được ghi nhận, trong đó có kỷ lục mùa đông là 41,6 độ C tại một căn cứ quân sự ở bờ biển phía tây bắc. Tổng cộng, mùa đông năm nay - kéo dài ở Úc từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8 - là mùa đông ấm thứ hai được ghi nhận ở Úc, sau năm 2023.

AFP – Nhật Bản ghi nhận mùa hè 2024 nóng kỷ lục. Theo dữ liệu công bố hôm thứ Hai của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), Nhật Bản đã trải qua mùa hè nóng nhất trong năm nay, ngang với mức được quan sát vào năm 2023. Nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 cao hơn 1,76 độ C so với giá trị trung bình trong cùng thời kỳ, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1898. Theo chính quyền địa phương, chỉ riêng ở trung tâm Tokyo, 123 trường hợp tử vong là do nắng nóng trong tháng 7.


**********

Canada tăng cường siết chặt di trú

Reuters

Canada tăng cường từ chối nhập cảnh du khách và thường trú nhân tạm thời bằng cách bớt cấp visa và bớt cho nhập cảnh cho dù là đã được cấp visa, theo dữ liệu của chính phủ mà Reuters thu thập được.

Sự gia tăng đột biến trong số lượng đơn từ chối du khách nước ngoài diễn ra khi chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau, đang tụt hậu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử dự kiến vào năm tới, cố gắng giảm số lượng thường trú nhân tạm thời - và có thể là cả di dân. Di dân bị xem là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt và đẩy giá nhà lên cao.

Dân Canada tự hào về việc chào đón những người mới đến nhưng các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có nhiều người cho rằng Canada đang tiếp nhận quá nhiều di dân. Quan điểm đó đang được lan tỏa đến các nhân viên biên giới và di trú, các nhà quan sát cho biết.

Vào tháng 7, Canada đã từ chối nhập cảnh đối với 5.853 du khách nước ngoài, những người “được phép rời đi”, theo cách nói của Canada, bao gồm sinh viên, công nhân và du khách. Đây là con số nhiều nhất kể từ ít nhất là tháng 1 năm 2019, theo dữ liệu của cơ quan biên giới.

Các nhân viên biên giới mỗi tháng khước từ trung bình 3.727 du khách ngoại quốc trong bảy tháng đầu năm 2024, tăng 20% so với một năm trước đó.

Có 285 người có visa bị xem là không đủ điều kiện để được nhập cảnh vào tháng 7, cũng là nhiều nhất trong bất kỳ tháng nào kể từ ít nhất là tháng 1 năm 2019, dữ liệu cho thấy.

Một phát ngôn viên của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada CBSA cho biết những thay đổi trong việc xác định không được phép nhập cảnh có thể là do mô hình di cư hoặc thay đổi chính sách và được quyết định theo từng trường hợp. CBSA không xác định được bất kỳ thay đổi chính sách cụ thể nào.

“Vai trò, chính sách và hoạt động của CBSA luôn là đánh giá khả năng được chấp nhận của những người đến Canada. Điều này không thay đổi”, phát ngôn viên nói.

Đồng thời, bộ phận di trú của Canada cũng cấp ít visa hơn.

Tỷ lệ đơn xin visa du lịch bị từ chối so với đơn được chấp thuận cao hơn vào tháng 6 so với bất kỳ thời điểm nào kể từ đỉnh điểm của đại dịch. Theo dữ liệu của bộ phận di trú. Trong tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 6 năm nay có nhiều đơn bị từ chối hơn là được chấp thuận.

Số lượng giấy phép du học và lao động được chấp thuận cũng giảm từ mức cao nhất trong nhiều năm của 2022 và 2023.

“Người dân Canada muốn một hệ thống không mất kiểm soát”, Bộ trưởng Di trú Marc Miller cho biết vào tháng 8.

Phát ngôn viên của ông Miller nói bộ phận di trú “cam kết áp dụng chính sách và thủ tục nhập cư một cách công bằng và không phân biệt đối xử” và cho rằng sự sụt giảm trong việc chấp thuận giấy phép du học là do giới hạn được công bố vào tháng 1. Tuy nhiên, sự sụt giảm này dường như đã bắt đầu vào năm ngoái.

Tám luật sư nói với Reuters rằng họ đã nghe từ khách hàng về việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với người có visa tại các sân bay và cửa khẩu biên giới đất liền.

Luật sư Will Tao của British Columbia cho biết ông đã đại diện cho nửa tá người có visa mà các viên chức biên giới không tin vào kế hoạch của họ tại Canada và đề nghị họ tự nguyện quay về hoặc có nguy cơ bị trục xuất. Một số người đã tự nguyện quay về nước mà không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng đến visa hoặc giấy phép đi lại của họ, bao gồm cả khả năng bị hủy.

Ông Tao nhận thấy sự hoài nghi ngày càng tăng của các viên chức biên giới bắt nguồn từ sự thay đổi “180 độ” về vấn đề di trú của chính phủ.

Ông nói thêm rằng ý tưởng rằng người nước ngoài đang nhập cảnh vào Canada mà không đáp ứng các yêu cầu hoặc gây hại cho đất nước đang lan truyền từ các chính trị gia đến các viên chức tuyến đầu.

‘Visa thường trú tạm thời của bạn không còn có giá trị’

Ông Mohammed Kamil Shaibu đã được gọi khi đang chờ lên chuyến bay nối chuyến từ Paris đến Toronto vào tháng 9 năm ngoái trên đường đến một hội nghị ở Edmonton.

Người Ghana này được thông báo rằng một viên chức di trú Canada muốn nói chuyện với ông. Sau đó, ông được hỏi qua điện thoại về công việc, mục đích chuyến đi và bất kỳ sự hỗ trợ nào ông nhận được khi nộp đơn xin visa du lịch.

“Tôi đã gặp khó khăn khi trả lời”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi rất sợ. Tôi thậm chí không biết mình đã nói gì”.

Ông Shaibu được thông báo rằng ông sẽ không đến Canada. Thay vào đó, ông được yêu cầu quay trở lại Accra.

“Visa tạm trú của ông không còn hiệu lực để đi du lịch đến Canada nữa”, theo một email mà Reuters đã xem qua mà Shaibu nhận được vào ngày hôm đó từ bộ phận di trú.

Phụ tá giáo sư luật của Đại học Calgary, Gideon Christian cho rằng Canada không nên cấp visa cho những người mà Canada không định cho nhập cảnh.

“Tại sao lại cấp visa chỉ để khước từ họ khi họ tới nơi?”

Ông Shaibu cho biết trải nghiệm của ông không làm ông chán ghét Canada.

“Tôi biết Canada là một nơi rất tuyệt vời với những con người rất tốt bụng, dễ gần và hiếu khách”.

Ông nói ông thậm chí có thể thử đến thăm lại một ngày nào đó.


********

Linda Sun, cựu trợ lý Thống đốc bang New York, bị buộc tội làm gián điệp cho Trung Quốc

Reuters

Một cựu trợ lý của Thống đốc bang New York Kathy Hochul đã bị buộc tội hôm 3/9 vì ngấm ngầm làm điệp viên cho chính phủ Trung Quốc để đổi lấy hàng triệu đôla tiền công và quà tặng, bao gồm cả các bữa ăn thịt vịt hảo hạng, Reuters đưa tin.

Bà Linda Sun, 41 tuổi, và chồng là Chris Hu, 40 tuổi, đã không nhận tội hình sự trước Thẩm phán Tòa án Hoa Kỳ Peggy Kuo tại Brooklyn, sau khi bị bắt vào sáng ngày 3/9.

Các công tố viên liên bang tại Brooklyn cho biết khi còn làm việc trong chính quyền bang, bà Sun đã ngăn cản các đại diện của chính phủ Đài Loan gặp gỡ các quan chức của bang New York, trong khi đó lại tìm cách sắp xếp cho một quan chức cấp cao của tiểu bang New York đến thăm Trung Quốc.

Ở phía bên kia, các đại diện của chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đã thu xếp các giao dịch hàng triệu đô la cho ông Hu, người có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Các công tố viên cho hay bà Sun và ông Hu đã dùng tiền để mua một chiếc xe thể thao Ferrari Roma đời 2024, cũng như bất động sản tại Long Island, New York và Honolulu trị giá khoảng 6 triệu đôla.

Các món quà khác bao gồm vịt muối kiểu Nam Kinh do đầu bếp riêng của một quan chức chính phủ Trung Quốc chế biến và giao đến nhà bố mẹ của bà Sun, vẫn theo thông tin từ các công tố viên.

Bà Hochul không bị buộc tội về bất kỳ hành vi sai trái nào. Văn phòng của bà đã sa thải bà Sun vào tháng 3/2023 sau khi phát hiện ra bằng chứng về hành vi sai trái, báo cáo hành động của bà Sun ngay lập tức cho chính quyền và đã hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật trong suốt quá trình, một phát ngôn viên của thống đốc nói.

Thẩm phán Kuo quyết định cho bà Sun được tại ngoại với số tiền bảo lãnh là 1,5 triệu đôla và ông Hu phải nộp tiền bảo lãnh là 500.000 đôla. Phiên tòa tiếp theo của họ sẽ diễn ra vào ngày 25/9.

"Thân chủ của chúng tôi rất khó chịu khi những cáo buộc này được đưa ra", luật sư Jarrod Schaeffer của bà Sun nói với các phóng viên sau phiên tranh tụng.

Một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời cho đề nghị đưa ra bình luận.

Bà Sun trở thành phó chánh văn phòng của bà Hochul vào tháng 9/2021, sau khi làm việc tại nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.

Trong những năm gần đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mạnh tay xử lý những người bị buộc tội làm việc cho các đối thủ như Trung Quốc và Nga mà không đăng ký với chính phủ Hoa Kỳ theo yêu cầu của luật pháp.

Tháng trước, học giả Trung Quốc Wang Shujun đã bị kết án tại tòa án liên bang ở Brooklyn vì thu thập thông tin về các nhà hoạt động tại New York ủng hộ nền dân chủ ở Trung Quốc và chia sẻ những thông tin mà người này thu thập được với Bắc Kinh.

Bà Sun phải đối mặt với 8 tội danh, bao gồm không đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Điệp viên Nước ngoài và âm mưu rửa tiền. Ông Hu phải đối mặt với 3 tội danh, bao gồm âm mưu gian lận ngân hàng.


***********

Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng nông sản vào Việt Nam

2024.09.02

Thứ trưởng phụ trách thương mại và nông sản với nước ngoài của Mỹ là Alexis M. Taylor sẽ dẫn theo một đoàn gồm đại diện của 58 doanh nghiệp và tổ chức nong sản Mỹ cùng chín đại diện chính phủ bang của Mỹ sẽ đến Hà Nội và TP HCM từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 9 tới để tìm kiếm cơ hội cho mặt hàng nông sản Mỹ tại thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực như Myanmar, Campuchia và Thái Lan.

Thông cáo báo chí đăng ngày 28/8 của Bộ Nông nghiệp Mỹ dẫn lời thứ trưởng Taylor cho biết: “Tăng trưởng kinh tế, đổi mới và dân số trẻ của Việt Nam góp phần tạo nên một môi trường thay đổi nhanh chóng và năng động cho các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và có chất lượng cao của Mỹ.”

“Hợp tác của chúng tôi đã đã đảm bảo sự tiếp cận thị trường đối với nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ bao gồm những trái cây gần đây là bưởi và quả hạch.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Mỹ với dân số có tầng lớp trung lưu đang gia tăng và thích các thực phẩm của Mỹ. Trong năm 2023, Mỹ đã xuất khẩu hơn ba tỷ đô la mặt hàng nông sản vào Việt Nam.

Hiện Hoa Kỳ là nước xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và nông sản lớn thứ ba của Việt Nam. Các sản phẩm nông sản được Mỹ xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam bao gồm bông, đậu nành, các loại hạt, sữa, trái cây và thịt gia cầm.


***********

Lý do nào khiến hơn 122.000 thí sinh từ chối nhập học đại học dù trúng tuyển?

2024.08.30

Học phí cao, việc làm không được đảm bảo sau khi ra trường và thiếu chính sách hỗ trợ sinh viên là những nguyên do được cho là khiến hơn 122.000 tân sinh viên không nhập học dù trúng tuyển. 

Trúng tuyển nhưng  không nhập học?

Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), số thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2024 là hơn 670.000 em. Tuy nhiên, số thí sinh xác nhận nhập học chỉ có hơn 550.000 em, chiếm 81,87% tổng số thí sinh trúng tuyển đợt 1. Và có đến hơn 122.000 thí quyết định không nhập học dù trúng tuyển, chiếm 18,13%.

Lý giải về tình trạng này, một giảng viên đang giảng dạy tại một trường đại học công lập top đầu ở Hà Nội, yêu cầu được giấu danh tính, cho rằng có ba  nguyên do chính. Giảng viên này nói: 

Thứ nhất là vì không ít thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng cho nhiều trường đại học khác nhau, và khi các em trúng tuyển nhiều trường thì cũng chỉ có thể chọn một trường, những nguyện vọng còn lại phải bỏ. Tuy nhiên, số thí sinh bỏ nhập học trong đợt 1  trúng tuyển được đánh giá là rất thấp vì đa số thí sinh  đều đăng ký nguyện vọng 1 là trường mà mình mong muốn được học nhất.

Nguyên nhân thứ hai, là sinh viên hiện nay ngày càng trở nên “thực dụng” hơn, họ chọn việc tự học kỹ năng, để kiếm việc làm,  hơn là học đại học bốn  năm dài vừa mất thời gian, vừa tốn tiền. Hơn nữa:

Thông tin xã hội bây giờ cũng cởi mở hơn và hiện đại hơn, thì có nhiều nghề mới xuất hiện mà các trường hệ thống giáo dục của Việt Nam không đào tạo kịp cho nên người ta sẽ tự đào tạo. Vì vậy, hệ thống trường đại học công lập bây giờ kiểm sinh đủ là cũng khá chất vật đấy.”

Nguyên nhân thứ 3, cũng được cho là phổ biến nhất, đó là học phí cao.

Giảng viên giấu tên cho biết các trường đại học công lập thường có mức học phí thấp nhất, dao động từ 10 đến 15 triệu đồng/năm học. Tuy nhiên:

“ trường có khi có chính sách mở những cái chương trình đào tạo gì đó thì là học phí có thể tăng lên đến bốn, năm  lần. Vì vậy sẽ có nhiều sinh viên,  nhất là sinh viên từ các tỉnh thì họ sẽ không có đủ tiền để đóng học.”

Theo VnExpress, mức học phí bậc đại học năm 2024 - 2025, chênh lệch lớn giữa các trường, thấp nhất từ hơn 10 triệu và cao nhất là 250 triệu/năm. Học phí  phổ biến là từ 20-30 triệu đồng/năm. Tính ra, học phí mỗi tháng từ 1,7 đến 2,5 triệu đồng.

Trong khi đó, theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người/tháng ở 10 tỉnh thành cao nhất Việt Nam là từ 5,33 đến 8,29 triệu đồng/tháng.

Chỉ riêng tiền học phí đã chiếm tới 1/3 thu nhập của một người lao động. Ngoài ra, sinh viên ở tỉnh còn phải chịu thêm phí nhà trọ, tiền ăn uống, đi lại, sinh hoạt… Theo N., một sinh viên ở tỉnh đang theo học tại trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nói với RFA, tất cả chi phí sinh hoạt hằng ngày của N., nếu chỉ tiêu xài ở mức cơ bản cũng tốn từ 3,7 đến 4 triệu đồng/tháng:

“Tiền trọ một tháng hai triệu là mẹ cho em. Còn tiền ăn là em tự lo. Em đi làm thêm một tháng cũng được tầm 1,7 triệu là lấy ra ăn với đi lại.”

Như vậy, nếu cộng cả học phí và sinh hoạt phí của sinh viên đại học,  là vượt quá khả năng của một người lao động bình thường ở Việt Nam.

Thiếu chính sách hỗ trợ sinh viên

hính sách cho sinh viên vay vốn cũng còn nhiều hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân được nêu ra. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội, sinh viên chỉ được vay vốn nếu thuộc một trong những hoàn sảnh sau: Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; Sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

Ngoài ra, số tiền được hỗ trợ cho vay cao nhất cũng chỉ có bốn  triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.

Theo sinh viên N., học phí cao và việc làm không đảm bảo sau khi ra trường chính là nguyên do khiến nhiều bạn bè của N. đã chọn con đường đi xuất khẩu lao động hoặc du học theo diện vừa học vừa làm:

“Em thấy bạn em không nhập học cũng nhiều. Thường là tụi nó sẽ đi học tiếng để đi làm bên Hàn, hoặc đứa có điều kiện hơn thì học tiếng Đức để đi Đức vừa học vừa làm điều dưỡng ở bên đó.”

Mùa tuyển sinh năm 2023, một số trường THPT ở Hà Tĩnh đã chủ động giới thiệu, kết nối học sinh với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh này đã tiến hành phân luồng, khuyến khích các học sinh có năng lực trung bình yếu đi du học nghề hoặc xuất khẩu lao động.

Tuy vậy, giảng viên giấu tên cho rằng, đi xuất khẩu lao động để có thu nhập là một lựa chọn không có gì sai trái. Nhưng nếu ngày càng nhiều người trẻ sang nước ngoài làm việc theo đúng nghĩa “bán sức lao động” mà không trau dồi kiến thức, kỹ năng thì nó là một sự lãng phí tài nguyên trẻ của đất nước.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan hôm cuối tháng 7/2024 cho biết tổng số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài trong bảy tháng đầu năm 2024 là 89.874 lao động.

Ông Hoan cũng cho biết vấn đề hết sức nhạy cảm đó là cuối năm 2023 có hơn 46.000 lao động đang cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài và hơn 3.000 lao động sang Hàn Quốc không chịu về nước theo thời hạn hợp đồng.

Mới đây, nhật báo của Nhật -Asahi Shimbun có một phóng sự nêu rằng, hiện có khoảng 570.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Trong đó, 35% là các thực tập sinh. Việt Nam đang đứng đầu nhóm 15 nước đưa thực tập sinh, người lao động tới đất nước này. Tuy nhiên có không ít lao động Việt tại Nhật đã bị bắt về các tội trộm cướp hoặc ăn cắp tại các cửa hàng.

Năm ngoái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật tại Việt Nam cho biết ba, bốn năm gần đây, Việt Nam dẫn đầu trong số tội phạm nước ngoài và số thực tập sinh kỹ năng nước ngoài bỏ trốn tại Nhật.


*********

Vụ nam sinh ‘Đường lên đỉnh Olympia’: Công an vào cuộc là quá mức?

RFA

Dòng trạng thái trên Facebook của Chu Ngọc Quang Vinh hình ảnh Chu Ngọc Quang Vinh đoạt chiến thắng tháng trong cuộc thi hồi tháng 11/2023
VTV/Facebook Chu Vinh/RFA editChu Ngọc Quang Vinh, học lớp chuyên Anh trường Trung học Phổ thông (THPT) chuyên Nguyễn Tất Thành ở tỉnh Yên Bái, cũng là thí sinh từng đoạt vòng nguyệt quê của cuộc thi tháng 1, qúy I “Đường lên đỉnh Olympia”, đang là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội mấy ngày qua. Những bài viết về Quang Vinh, khi thí sinh này bị Công an mời làm việc về bài viết trên Facebook cá nhân, đang đứng ở top stories tìm kiếm trên Google.

Trở thành tâm điểm vì nói lên sự thật?

Tại sao chỉ trong vài ngày, cộng đồng mạng đều biết đến nam sinh lớp 12 này? Câu chuyện bắt đầu từ status (dòng trạng thái) nam sinh “Đường lên đỉnh Olympia” đăng trên Facebook cá nhân, với nội dung bị cho là “nói xấu Đảng” và “tìm kiếm cơ hội để sống ở nước ngoài”. Sự việc bị đẩy đến cao trào khi Quang Vinh bị công an tỉnh Yên Bái mời làm việc và ngày hôm sau, nam sinh này phải viết một status khác trên Facebook xin lỗi về phát ngôn của mình.

Ở một xã hội mà dối trá cũng là một thứ trách nhiệm và tung hô trong dối trá cũng là một thứ bổn phận. Ấy vậy mà cháu ấy lại nói thật thì sao chúng để cháu đó sống yên lành được.
-Nguyễn Trí Tường

Một phụ huynh ở Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 3/9/2024 nói với RFA rằng:

“Đối với em Quang Vinh, tôi cho rằng, do tuổi trẻ nông nổi, thiếu trải nghiệm cuộc sống nên đã thể hiện ý kiến của mình công khai trên Facebook những vấn đề mà ngay cả giới sử gia còn tranh cãi.”

Theo phụ huynh này, hiện nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh đã xin lỗi, nghĩa là việc viết status trên cũng không có gì to tát đến mức phải nâng thành quan điểm…

Còn đối với việc cơ quan công an gọi Chu Ngọc Quang Vinh lên làm việc thì theo phụ huynh này, chủ yếu là để nhắc nhở.

Ông Nguyễn Trí Tường - từ Việt Nam hôm 3/9/2024 chia sẻ quan điểm rằng:

“Ở một xã hội mà dối trá cũng là một thứ trách nhiệm và tung hô trong dối trá cũng là một thứ bổn phận. Ấy vậy mà cháu ấy lại nói thật thì sao chúng để cháu đó sống yên lành được.”

2d0c4852191df043a90c.jpg.webp
Em Chu Ngọc Quang Vinh tại cuộc thi ‘Đường lên đỉnh Olympia’. Courtesy Báo Thị trường Tài chính.

Xâm phạm quyền tự do suy nghĩ

Sở Giáo dục Đào tạo Yên Bái hôm 2/9 cho truyền thông Nhà nước biết đã chỉ đạo trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành báo cáo nhanh sự việc, đồng thời cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến gia đình học sinh Chu Ngọc Quang Vinh để nắm thêm tình hình. Trong cùng ngày, Công an Yên Bái cũng đã mời em Vinh cùng gia đình lên làm việc về việc này.

Phó giáo sư - Tiến sĩ (PGS-TS) Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu ngôn ngữ từng làm việc nhiều năm tại Đại học Sư phạm TPHCM nhận định với RFA hôm 3/9/2024:

“Tôi thấy nếu có người cho cháu là dũng cảm, hay chân thành… hay cho là sai trái, bậy bạ… đó là bình thường, đó là ý kiến của từng người về một ý kiến của người khác. Nhưng điều động công an để mời người ta lên làm việc, tức là đặt ra vấn đề phạm pháp, thì cái đó quá sức xâm phạm đến quyền tự do suy nghĩ của người ta, cái đó là quá mức. Như vậy khiến cho cái nhìn của cháu đối với xã hội đã tiêu cực càng được củng cố thêm và điều đó cũng khiến cho người dân nhìn vào trường hợp này lại có cái nhìn không thiện cảm tới nhà nước. Cách ứng xử như thế là kém, có hại nhiều hơn có lợi.”

Điều động công an để mời người ta lên làm việc, tức là đặt ra vấn đề phạm pháp, thì cái đó quá sức xâm phạm đến quyền tự do suy nghĩ của người ta, cái đó là quá mức.
-PGS-TS Hoàng Dũng

Liên quan vụ việc này, trả lời RFA hôm 3/9/2024, thầy giáo Đỗ Việt Khoa - giáo viên trường Trung học Phổ thông Thường Tín - Hà Nội, nhận định:

“Có lẽ tỉnh Yên Bái muốn mọi người phản ánh sự việc đó, trong khi em này chỉ chia sẻ có 16 người biết thôi. Trong khi đó báo giật tít là dư luận phẫn nộ… thì lại chẳng biết dư luận là gồm những ai? Chứ xã hội không thấy phẫn nộ mà chỉ thấy bình thường.”

Qua sự việc này, theo thầy Khoa, tỉnh Yên Bái xử lý như vậy là dại dột. Ông nói tiếp:

“Chuyện này là quan điểm của cá nhân em ấy, chỉ có 16 người được chia sẻ và không hoàn toàn sai… thì tốt nhất là im lặng. Nhưng lâu nay ở Việt Nam có nhiều quan chức mà cứ ai nói gì khác với các ông ấy thì bắt đầu ghét, vùi dập… Dùng công an để triệu tập em ấy chỉ vì một việc rất đơn giản đã dẫn đến việc cả nước biết, cả thế giới biết thì vô tình phơi bày lãnh đạo của Việt Nam thiếu dân chủ, thay vì ủng hộ chính quyền thì bây giờ số đông lại quay sang phê phán chính quyền.”

Luật sư Vũ Đức Khanh - từ Canada hôm 3/9/2024 cho biết ý kiến:

“Chúng ta khoan bàn đến nội dung phát biểu của bạn Quang Vinh đó đúng, sai. Điều chúng ta cần làm là phải tìm hiểu cho thật kỹ những ý kiến đó như thế nào và nên thảo luận một cách nghiêm túc và không thiên kiến. Tôi nghĩ chúng ta không nên quy chụp hoặc lên tiếng phê phán là bạn ấy là non nớt, vô ơn mà chúng ta nên có thái độ lắng nghe, đối thoại, chấp nhận sự khác biệt và mưu tìm sự đồng thuận. Giả dụ như trước ngày "Đổi Mới" cách đây 38 năm, đã có bao nhiêu người trong chúng ta lúc đó chấp nhận chính sách "Đổi Mới" đâu? Vậy mà hôm nay, rất ít ai trong chúng ta đặt lại vấn đề về tính đúng đắn của quyết định lịch sử này?” 

Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng, đây là thời khắc lịch sử của “Đổi Mới” lần thứ Hai - một sự đổi mới tư duy của đất nước ta về thể chế chính trị trước thời đại mới. Ông nói tiếp:

“Chúng ta hiện chưa biết gì ở ngày mai nhưng có một điều gần như chắc chắn là lòng dân chúng ta đang hướng tới một sự thay đổi tốt đẹp hơn cho đất nước, đặc biệt là trong giới trẻ. Các bạn ấy đang đặt lại vấn đề của đất nước và tìm giải pháp cho tất cả chúng ta. Cho nên, chúng ta nên có tinh thần cầu thị, lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc hơn là dùng quyền hạn của người lớn, những người có quyền sinh sát trong tay để áp đặt quan điểm của chúng ta. Tôi hy vọng xã hội ta nên có tinh thần khoan dung và chấp nhận sự khác biệt để cùng nhau xây dựng mái nhà Việt Nam cho tất cả mọi người.”


*********

Tổng thống Philippines cắt bỏ đoạn trên Facebook cảm ơn Việt Nam ủng hộ phán quyết ở Biển Đông

2024.09.03

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vừa cắt bỏ một đoạn viết trên Facebook có hơn bảy triệu người theo dõi của mình về hợp tác quốc phòng Việt Nam và Philippines, trong đó ông viết lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông hồi năm 2016.

Trong đoạn viết trên trang Facebook thu hút được gần 7.000 người đọc hôm 30/8, Tổng thống Philippines viết rằng hai nước “đã nâng cấp quan hệ Philippines – Việt Nam lên tầm cao hơn với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phan Văn Giang”.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang vừa tới thăm Philipppines hôm 30/8 trong chuyến công du đầu tiên của ông đến quốc gia này kể từ khi giữ chức người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong chuyến thăm này, ông Giang đã gặp Tổng thống Philippines và có thảo luận song phương với người đồng nhiệm Gilberto Teodoro Jr.

Trên Facebook cá nhân, Tổng thống Marcos đã viết: “Chúng tôi cảm ơn Việt Nam vì đã ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế”.

Hồi năm 2016, Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague đã đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, và bác bỏ toàn bộ các đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông – khu vực đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng bao gồm cả Việt Nam và Philippines.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng khẳng định ủng hộ rõ ràng với phán quyết này mặc dù phán quyết có lợi cho Việt Nam. Thậm chí Hà Nội đã từng được cho là đã có lúc cân nhắc việc áp dụng biện pháp pháp lý với Trung Quốc.

Những tuyên bố từ người phát ngôn của Việt Nam từ trước đến nay chỉ khẳng định là Hà Nội ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông theo các biện pháp hòa bình, bao gồm ngoại giao và pháp lý.

Hiện không rõ phía Việt Nam có đưa ra những yêu cầu đối với Tổng thống Philippines liên quan đến việc xóa đoạn viết trên Facebook hay không.

Đoạn viết trên Instagram của Tổng thống Philippines cũng được cắt bỏ tương tự.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilbert Teodoro Jr. nói tại một diễn đàn quốc tế ở Manila hôm 27/8 rằng Việt Nam và Philippines hy vọng sẽ đạt được các thỏa thuận. Tuy nhiên, kết thúc chuyến thăm của tướng Giang tới Manila, hai bên vẫn chưa ký được một thỏa thuận nào ngoài một Ý định thư về tăng cường hợp tác trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ ngoài biển, y tế quân đội.


********

Các khu công nghiệp Việt Nam lắp đặt điện mặt trời áp mái để thu hút nhà đầu tư

VOA Tiếng Việt

Các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện đang tăng cường lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà nhằm tăng sức cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư, Tân Hoa Xã và TTXVN đưa tin hôm 3/9.

Tin cho hay hiện có khoảng 30%-50% trong số hơn 1.200 doanh nghiệp ngành dệt may của Việt Nam nằm trong các khu công nghiệp đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Tuy nhiên, theo các bản tin của hai hãng tin nhà nước Việt Nam và Trung Quốc, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với một số khó khăn từ điều kiện thời tiết và cơ chế lắp đặt điện mặt trời áp mái cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp hiện nay không rõ ràng.

TTXVN dẫn lời các chuyên gia cho rằng việc sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời áp mái là “lựa chọn không thể thiếu” đối với các doanh nghiệp khi việc cung cấp điện cho doanh nghiệp “vẫn còn nhiều thách thức” tại Việt Nam.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên hôm 19/3, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu điện đã xảy ra ở khu vực phía Bắc hồi năm ngoái, và cho biết tình trạng này là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Trong một diễn tiến liên quan, TP.HCM dự kiến sẽ đầu tư khoảng 650 tỷ đồng lắp điện mặt trời áp mái tại 440 trụ sở công. Thông tin này được ông Nguyễn Phương Duy, Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM, đưa ra tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP.HCM vào chiều 29/8, theo Môi trường & Cuộc sống.

Tờ báo của Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết rằng trong số các trụ sở sẽ được lắp điện mặt trời áp mái, có 65 trụ sở các đơn vị quân đội với tổng công suất 5,4 MWp; 72 trụ sở các đơn vị công an với tổng công suất 6,529 MWp; 57 trụ sở tại các bệnh viện với tổng công suất 9,588 MWp. Còn lại 246 trụ sở các sở, ban, ngành, UBND các quận huyện và các đơn vị khác có công suất 21,795 MWp.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 04 - 9 -2024 :

xxx


Hoaluc 4
***********

TIN TỔNG HỢP

RFI

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

6 phút

(AFP) – Thủ tướng Nhật sẽ công du Hàn Quốc trước khi kết thúc nhiệm kỳ. Ông Fumio Kishida sẽ thăm Seoul hai ngày kể từ thứ Sáu 06/9 và hội đàm với tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol theo như thông báo chính phủ hai nước Nhật – Hàn ngày 03/09/2024. Theo truyền thông Nhật Bản, thủ tướng Kishida mong muốn gặp tổng thống Yoon nhằm bảo đảm rằng chính quyền kế nhiệm vẫn sẽ tiếp chính sách xích lại gần giữa hai nước. Ông Fumio Kishida đã thông báo sẽ không tiếp tục nhiệm kỳ mới lãnh đạo đảng Tự do – Dân chủ (PLD) và do vậy sẽ thôi giữ chức thủ tướng. PLD sẽ bầu chọn lãnh đạo mới ngày 27/9.

(Yonhap) – Trong vòng 7 năm, Bắc Triều Tiên thu được gần 6,3 tỉ đô la. Đó là thu nhập của Bình Nhưỡng khi tiến hành các hoạt động vi phạm lệnh trừng phạt và cấm vận quốc tế. Báo cáo của một nhóm chuyên gia tư vấn của chính phủ Hàn Quốc được công bố hôm nay 03/09/2024, dựa trên dữ liệu được Hàn Quốc, Mỹ và Ukraina chia sẻ. Chỉ riêng buôn lậu than giai đoạn 2017 - 2023 đã mang lại cho Bình Nhưỡng 2,15 tỉ đô la. Xuất khẩu lao động sang Trung Quốc và Nga mang lại cho chế độ 1,75 tỉ đô la. Riêng tấn công mạng mang lại 1,35 tỉ đô la thu nhập cho Bình Nhưỡng. Từ năm ngoái đến nay, Bình Nhưỡng cũng thu về 540 triệu đô là nhờ bán vũ khí đạn dược cho Nga.

(AFP) - Tập đoàn ô tô hàng đầu châu Âu Volkswagen tính đến việc đóng cửa các nhà máy sản xuất tại Đức. Theo một tài liệu nội bộ của Volkswagen mà AFP tiếp cận được vào hôm 02/09/2024, do lâm « tình thế vô cùng căng thẳng », hãng ô tô Volkswagen sẽ phải tái cơ cấu hoạt động. Đức không phải là nơi có tính cạnh tranh về hoạt động sản xuất, nên tập đoàn Volkswagen không loại trừ việc đóng cửa các nhà máy và cơ sở sản xuất xe hơi và linh kiện. Tập đoàn đang phải đối phó với tình trạng cạnh tranh ngày càng gay gắt của các hãng xe Trung Quốc, nhất là tại Trung Quốc, thị trường chính của Volkswagen.

(AFP) - Tòa liên bang tối cao Brazil tái khẳng định phán quyết của thẩm phán đình chỉ mạng xã hội X. Phán quyết của 5 thẩm phán tòa tối cao Brazil được đưa ra hôm 02/09/2024. Mạng X của tỉ phú Elon Musk bị cấm vì đã phớt lờ hàng loạt quyết định của Tư pháp Brazil liên quan đến chống tin giả. Với 22 triệu người dùng ở Brazil, mạng X đã bắt đầu bị chặn tại quốc gia này từ ngày thứ Bảy 31/08, vài giờ sau phán quyết của thẩm phán tòa tối cao, Alexandre de Moraes. Theo vị thẩm phán đi đầu trong cuộc chiến chống làm sai lệch thông tin tại Brazil, Elon Musk hoàn toàn không tôn trọng pháp luật Brazil.

(AFP) - Pháp : Bộ Tài Chính Pháp báo động đỏ về thâm hụt ngân sách công. Chi tiêu của các địa phương đã tăng cao ngoài dự kiến, kèm theo đó mức thuế Nhà nước thu về lại không được như mong muốn, có thể đẩy thâm hụt ngân sách năm 2024 và 2025 lần lượt lên thành 5,6% và 6,2% GDP, cao hơn so với dự kiến ban đầu. Đây là số liệu trích từ tài liệu về ngân sách mà bộ Kinh Tế, Tài Chính Pháp trình lên Ủy ban tài chính của Hạ Viện mà AFP tiếp cận được.

AFP-Hàn Quốc mở điều tra Telegram sau vụ bê bối « deepfake » khiêu dâm. Theo thông báo của cảnh sát Hàn Quốc hôm thứ Hai 02/09/2024,  dịch vụ nhắn tin Telegram bị cáo buộc "khuyến khích" phổ biến nội dung khiêu dâm giả mạo, đặc biệt là hình ảnh của trẻ vị thành niên. Những nội dung “khiêu dâm deepfake”, là những đoạn dựng phim khiêu dâm được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo, trong đó khuôn mặt của các cá nhân được dán lên ảnh hoặc trong video khiêu dâm. Pavel Durov, ông chủ của Telegram hiện đang nằm trong tầm ngắm của tư pháp Hàn Quốc. Nền tảng Telegram bị tố cáo từ chối hợp tác trong điều tra.

AFP – Venezuela : Ra lệnh bắt ứng viên đối lập, Washington giữ một máy bay riêng của ông Maduro. Ngày 02/09/2024, tư pháp Venezuela đã phát lệnh bắt nhằm vào ứng cử viên đối lập trong kỳ bầu cử tổng thống vừa rồi, ông Edmundo Gonzalez Urutia, vì lý do ông này đã ba lần không ra trình diện theo lệnh triệu tập của viện công tố, trong khi đó nhân vật này vẫn tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống hồi tháng 7. Ông Gonzalez Urrutia và lãnh đạo phe đối lập Maria Corina Machado bị viện công tố Venezuela mở điều tra về tội “lợi dụng chức vụ, phổ biến thông tin sai sự thật, kích động bất tuân pháp luật, kích động nổi dậy, cấu kết tội phạm”. Trong khi đó, Hoa Kỳ đã thu giữ một máy bay của tổng thống Nicolas Maduron và Caracas lên án hành động này là « ăn cướp ».

AFP- Úc vừa trải qua tháng 8 nóng kỷ lục trong lịch sử, với nhiệt độ cao hơn trung bình hơn 3 độ.cơ quan khí tượng nước này cho biết hôm thứ Ba, 03/09/2024.  Dữ liệu từ Cơ quan  Khí tượng Úc cho thấy tháng trước là tháng 8 nóng nhất kể từ năm 1910 bắt đầu ghi nhận dữ liệu nhiệt độ tối đa và tối thiểu cao nhất trên lục địa nước Úc. Nhiệt độ trung bình trên khắp nước Úc cao hơn 3,03 độ C so với mức trung bình dài hạn. Từ bờ biển phía tây sang phía đông, nhiệt độ kỷ lục đã được ghi nhận, trong đó có kỷ lục mùa đông là 41,6 độ C tại một căn cứ quân sự ở bờ biển phía tây bắc. Tổng cộng, mùa đông năm nay - kéo dài ở Úc từ đầu tháng 6 đến cuối tháng 8 - là mùa đông ấm thứ hai được ghi nhận ở Úc, sau năm 2023.

AFP – Nhật Bản ghi nhận mùa hè 2024 nóng kỷ lục. Theo dữ liệu công bố hôm thứ Hai của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản (JMA), Nhật Bản đã trải qua mùa hè nóng nhất trong năm nay, ngang với mức được quan sát vào năm 2023. Nhiệt độ trung bình từ tháng 6 đến tháng 8 cao hơn 1,76 độ C so với giá trị trung bình trong cùng thời kỳ, mức cao nhất kể từ khi bắt đầu thống kê vào năm 1898. Theo chính quyền địa phương, chỉ riêng ở trung tâm Tokyo, 123 trường hợp tử vong là do nắng nóng trong tháng 7.


**********

Canada tăng cường siết chặt di trú

Reuters

Canada tăng cường từ chối nhập cảnh du khách và thường trú nhân tạm thời bằng cách bớt cấp visa và bớt cho nhập cảnh cho dù là đã được cấp visa, theo dữ liệu của chính phủ mà Reuters thu thập được.

Sự gia tăng đột biến trong số lượng đơn từ chối du khách nước ngoài diễn ra khi chính phủ của Thủ tướng Justin Trudeau, đang tụt hậu trong các cuộc thăm dò trước cuộc bầu cử dự kiến vào năm tới, cố gắng giảm số lượng thường trú nhân tạm thời - và có thể là cả di dân. Di dân bị xem là nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu hụt và đẩy giá nhà lên cao.

Dân Canada tự hào về việc chào đón những người mới đến nhưng các cuộc thăm dò cho thấy ngày càng có nhiều người cho rằng Canada đang tiếp nhận quá nhiều di dân. Quan điểm đó đang được lan tỏa đến các nhân viên biên giới và di trú, các nhà quan sát cho biết.

Vào tháng 7, Canada đã từ chối nhập cảnh đối với 5.853 du khách nước ngoài, những người “được phép rời đi”, theo cách nói của Canada, bao gồm sinh viên, công nhân và du khách. Đây là con số nhiều nhất kể từ ít nhất là tháng 1 năm 2019, theo dữ liệu của cơ quan biên giới.

Các nhân viên biên giới mỗi tháng khước từ trung bình 3.727 du khách ngoại quốc trong bảy tháng đầu năm 2024, tăng 20% so với một năm trước đó.

Có 285 người có visa bị xem là không đủ điều kiện để được nhập cảnh vào tháng 7, cũng là nhiều nhất trong bất kỳ tháng nào kể từ ít nhất là tháng 1 năm 2019, dữ liệu cho thấy.

Một phát ngôn viên của Cơ quan Dịch vụ Biên giới Canada CBSA cho biết những thay đổi trong việc xác định không được phép nhập cảnh có thể là do mô hình di cư hoặc thay đổi chính sách và được quyết định theo từng trường hợp. CBSA không xác định được bất kỳ thay đổi chính sách cụ thể nào.

“Vai trò, chính sách và hoạt động của CBSA luôn là đánh giá khả năng được chấp nhận của những người đến Canada. Điều này không thay đổi”, phát ngôn viên nói.

Đồng thời, bộ phận di trú của Canada cũng cấp ít visa hơn.

Tỷ lệ đơn xin visa du lịch bị từ chối so với đơn được chấp thuận cao hơn vào tháng 6 so với bất kỳ thời điểm nào kể từ đỉnh điểm của đại dịch. Theo dữ liệu của bộ phận di trú. Trong tháng 1, tháng 2, tháng 5 và tháng 6 năm nay có nhiều đơn bị từ chối hơn là được chấp thuận.

Số lượng giấy phép du học và lao động được chấp thuận cũng giảm từ mức cao nhất trong nhiều năm của 2022 và 2023.

“Người dân Canada muốn một hệ thống không mất kiểm soát”, Bộ trưởng Di trú Marc Miller cho biết vào tháng 8.

Phát ngôn viên của ông Miller nói bộ phận di trú “cam kết áp dụng chính sách và thủ tục nhập cư một cách công bằng và không phân biệt đối xử” và cho rằng sự sụt giảm trong việc chấp thuận giấy phép du học là do giới hạn được công bố vào tháng 1. Tuy nhiên, sự sụt giảm này dường như đã bắt đầu vào năm ngoái.

Tám luật sư nói với Reuters rằng họ đã nghe từ khách hàng về việc kiểm tra chặt chẽ hơn đối với người có visa tại các sân bay và cửa khẩu biên giới đất liền.

Luật sư Will Tao của British Columbia cho biết ông đã đại diện cho nửa tá người có visa mà các viên chức biên giới không tin vào kế hoạch của họ tại Canada và đề nghị họ tự nguyện quay về hoặc có nguy cơ bị trục xuất. Một số người đã tự nguyện quay về nước mà không biết rằng điều này có thể ảnh hưởng đến visa hoặc giấy phép đi lại của họ, bao gồm cả khả năng bị hủy.

Ông Tao nhận thấy sự hoài nghi ngày càng tăng của các viên chức biên giới bắt nguồn từ sự thay đổi “180 độ” về vấn đề di trú của chính phủ.

Ông nói thêm rằng ý tưởng rằng người nước ngoài đang nhập cảnh vào Canada mà không đáp ứng các yêu cầu hoặc gây hại cho đất nước đang lan truyền từ các chính trị gia đến các viên chức tuyến đầu.

‘Visa thường trú tạm thời của bạn không còn có giá trị’

Ông Mohammed Kamil Shaibu đã được gọi khi đang chờ lên chuyến bay nối chuyến từ Paris đến Toronto vào tháng 9 năm ngoái trên đường đến một hội nghị ở Edmonton.

Người Ghana này được thông báo rằng một viên chức di trú Canada muốn nói chuyện với ông. Sau đó, ông được hỏi qua điện thoại về công việc, mục đích chuyến đi và bất kỳ sự hỗ trợ nào ông nhận được khi nộp đơn xin visa du lịch.

“Tôi đã gặp khó khăn khi trả lời”, ông nói trong một cuộc phỏng vấn. “Tôi rất sợ. Tôi thậm chí không biết mình đã nói gì”.

Ông Shaibu được thông báo rằng ông sẽ không đến Canada. Thay vào đó, ông được yêu cầu quay trở lại Accra.

“Visa tạm trú của ông không còn hiệu lực để đi du lịch đến Canada nữa”, theo một email mà Reuters đã xem qua mà Shaibu nhận được vào ngày hôm đó từ bộ phận di trú.

Phụ tá giáo sư luật của Đại học Calgary, Gideon Christian cho rằng Canada không nên cấp visa cho những người mà Canada không định cho nhập cảnh.

“Tại sao lại cấp visa chỉ để khước từ họ khi họ tới nơi?”

Ông Shaibu cho biết trải nghiệm của ông không làm ông chán ghét Canada.

“Tôi biết Canada là một nơi rất tuyệt vời với những con người rất tốt bụng, dễ gần và hiếu khách”.

Ông nói ông thậm chí có thể thử đến thăm lại một ngày nào đó.


********

Linda Sun, cựu trợ lý Thống đốc bang New York, bị buộc tội làm gián điệp cho Trung Quốc

Reuters

Một cựu trợ lý của Thống đốc bang New York Kathy Hochul đã bị buộc tội hôm 3/9 vì ngấm ngầm làm điệp viên cho chính phủ Trung Quốc để đổi lấy hàng triệu đôla tiền công và quà tặng, bao gồm cả các bữa ăn thịt vịt hảo hạng, Reuters đưa tin.

Bà Linda Sun, 41 tuổi, và chồng là Chris Hu, 40 tuổi, đã không nhận tội hình sự trước Thẩm phán Tòa án Hoa Kỳ Peggy Kuo tại Brooklyn, sau khi bị bắt vào sáng ngày 3/9.

Các công tố viên liên bang tại Brooklyn cho biết khi còn làm việc trong chính quyền bang, bà Sun đã ngăn cản các đại diện của chính phủ Đài Loan gặp gỡ các quan chức của bang New York, trong khi đó lại tìm cách sắp xếp cho một quan chức cấp cao của tiểu bang New York đến thăm Trung Quốc.

Ở phía bên kia, các đại diện của chính phủ Trung Quốc bị cáo buộc đã thu xếp các giao dịch hàng triệu đô la cho ông Hu, người có hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc.

Các công tố viên cho hay bà Sun và ông Hu đã dùng tiền để mua một chiếc xe thể thao Ferrari Roma đời 2024, cũng như bất động sản tại Long Island, New York và Honolulu trị giá khoảng 6 triệu đôla.

Các món quà khác bao gồm vịt muối kiểu Nam Kinh do đầu bếp riêng của một quan chức chính phủ Trung Quốc chế biến và giao đến nhà bố mẹ của bà Sun, vẫn theo thông tin từ các công tố viên.

Bà Hochul không bị buộc tội về bất kỳ hành vi sai trái nào. Văn phòng của bà đã sa thải bà Sun vào tháng 3/2023 sau khi phát hiện ra bằng chứng về hành vi sai trái, báo cáo hành động của bà Sun ngay lập tức cho chính quyền và đã hỗ trợ cơ quan thực thi pháp luật trong suốt quá trình, một phát ngôn viên của thống đốc nói.

Thẩm phán Kuo quyết định cho bà Sun được tại ngoại với số tiền bảo lãnh là 1,5 triệu đôla và ông Hu phải nộp tiền bảo lãnh là 500.000 đôla. Phiên tòa tiếp theo của họ sẽ diễn ra vào ngày 25/9.

"Thân chủ của chúng tôi rất khó chịu khi những cáo buộc này được đưa ra", luật sư Jarrod Schaeffer của bà Sun nói với các phóng viên sau phiên tranh tụng.

Một phát ngôn viên của đại sứ quán Trung Quốc tại Washington không trả lời cho đề nghị đưa ra bình luận.

Bà Sun trở thành phó chánh văn phòng của bà Hochul vào tháng 9/2021, sau khi làm việc tại nhiều cơ quan nhà nước khác nhau.

Trong những năm gần đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã mạnh tay xử lý những người bị buộc tội làm việc cho các đối thủ như Trung Quốc và Nga mà không đăng ký với chính phủ Hoa Kỳ theo yêu cầu của luật pháp.

Tháng trước, học giả Trung Quốc Wang Shujun đã bị kết án tại tòa án liên bang ở Brooklyn vì thu thập thông tin về các nhà hoạt động tại New York ủng hộ nền dân chủ ở Trung Quốc và chia sẻ những thông tin mà người này thu thập được với Bắc Kinh.

Bà Sun phải đối mặt với 8 tội danh, bao gồm không đăng ký theo Đạo luật Đăng ký Điệp viên Nước ngoài và âm mưu rửa tiền. Ông Hu phải đối mặt với 3 tội danh, bao gồm âm mưu gian lận ngân hàng.


***********

Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội gia tăng xuất khẩu hàng nông sản vào Việt Nam

2024.09.02

Thứ trưởng phụ trách thương mại và nông sản với nước ngoài của Mỹ là Alexis M. Taylor sẽ dẫn theo một đoàn gồm đại diện của 58 doanh nghiệp và tổ chức nong sản Mỹ cùng chín đại diện chính phủ bang của Mỹ sẽ đến Hà Nội và TP HCM từ ngày 9 đến ngày 13 tháng 9 tới để tìm kiếm cơ hội cho mặt hàng nông sản Mỹ tại thị trường Việt Nam và các nước trong khu vực như Myanmar, Campuchia và Thái Lan.

Thông cáo báo chí đăng ngày 28/8 của Bộ Nông nghiệp Mỹ dẫn lời thứ trưởng Taylor cho biết: “Tăng trưởng kinh tế, đổi mới và dân số trẻ của Việt Nam góp phần tạo nên một môi trường thay đổi nhanh chóng và năng động cho các sản phẩm nông nghiệp đa dạng và có chất lượng cao của Mỹ.”

“Hợp tác của chúng tôi đã đã đảm bảo sự tiếp cận thị trường đối với nhiều sản phẩm của Hoa Kỳ bao gồm những trái cây gần đây là bưởi và quả hạch.

Theo thông cáo báo chí của Bộ Nông nghiệp Mỹ, Việt Nam và khu vực Đông Nam Á có cơ hội lớn cho các nhà xuất khẩu Mỹ với dân số có tầng lớp trung lưu đang gia tăng và thích các thực phẩm của Mỹ. Trong năm 2023, Mỹ đã xuất khẩu hơn ba tỷ đô la mặt hàng nông sản vào Việt Nam.

Hiện Hoa Kỳ là nước xuất khẩu các sản phẩm thực phẩm và nông sản lớn thứ ba của Việt Nam. Các sản phẩm nông sản được Mỹ xuất khẩu nhiều nhất vào Việt Nam bao gồm bông, đậu nành, các loại hạt, sữa, trái cây và thịt gia cầm.


***********

Lý do nào khiến hơn 122.000 thí sinh từ chối nhập học đại học dù trúng tuyển?

2024.08.30

Học phí cao, việc làm không được đảm bảo sau khi ra trường và thiếu chính sách hỗ trợ sinh viên là những nguyên do được cho là khiến hơn 122.000 tân sinh viên không nhập học dù trúng tuyển. 

Trúng tuyển nhưng  không nhập học?

Theo thống kê của Bộ Giáo dục - Đào tạo (GD-ĐT), số thí sinh trúng tuyển đại học đợt 1 năm 2024 là hơn 670.000 em. Tuy nhiên, số thí sinh xác nhận nhập học chỉ có hơn 550.000 em, chiếm 81,87% tổng số thí sinh trúng tuyển đợt 1. Và có đến hơn 122.000 thí quyết định không nhập học dù trúng tuyển, chiếm 18,13%.

Lý giải về tình trạng này, một giảng viên đang giảng dạy tại một trường đại học công lập top đầu ở Hà Nội, yêu cầu được giấu danh tính, cho rằng có ba  nguyên do chính. Giảng viên này nói: 

Thứ nhất là vì không ít thí sinh đăng ký nhiều nguyện vọng cho nhiều trường đại học khác nhau, và khi các em trúng tuyển nhiều trường thì cũng chỉ có thể chọn một trường, những nguyện vọng còn lại phải bỏ. Tuy nhiên, số thí sinh bỏ nhập học trong đợt 1  trúng tuyển được đánh giá là rất thấp vì đa số thí sinh  đều đăng ký nguyện vọng 1 là trường mà mình mong muốn được học nhất.

Nguyên nhân thứ hai, là sinh viên hiện nay ngày càng trở nên “thực dụng” hơn, họ chọn việc tự học kỹ năng, để kiếm việc làm,  hơn là học đại học bốn  năm dài vừa mất thời gian, vừa tốn tiền. Hơn nữa:

Thông tin xã hội bây giờ cũng cởi mở hơn và hiện đại hơn, thì có nhiều nghề mới xuất hiện mà các trường hệ thống giáo dục của Việt Nam không đào tạo kịp cho nên người ta sẽ tự đào tạo. Vì vậy, hệ thống trường đại học công lập bây giờ kiểm sinh đủ là cũng khá chất vật đấy.”

Nguyên nhân thứ 3, cũng được cho là phổ biến nhất, đó là học phí cao.

Giảng viên giấu tên cho biết các trường đại học công lập thường có mức học phí thấp nhất, dao động từ 10 đến 15 triệu đồng/năm học. Tuy nhiên:

“ trường có khi có chính sách mở những cái chương trình đào tạo gì đó thì là học phí có thể tăng lên đến bốn, năm  lần. Vì vậy sẽ có nhiều sinh viên,  nhất là sinh viên từ các tỉnh thì họ sẽ không có đủ tiền để đóng học.”

Theo VnExpress, mức học phí bậc đại học năm 2024 - 2025, chênh lệch lớn giữa các trường, thấp nhất từ hơn 10 triệu và cao nhất là 250 triệu/năm. Học phí  phổ biến là từ 20-30 triệu đồng/năm. Tính ra, học phí mỗi tháng từ 1,7 đến 2,5 triệu đồng.

Trong khi đó, theo báo cáo kết quả khảo sát mức sống dân cư Việt Nam năm 2023 của Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân đầu người/tháng ở 10 tỉnh thành cao nhất Việt Nam là từ 5,33 đến 8,29 triệu đồng/tháng.

Chỉ riêng tiền học phí đã chiếm tới 1/3 thu nhập của một người lao động. Ngoài ra, sinh viên ở tỉnh còn phải chịu thêm phí nhà trọ, tiền ăn uống, đi lại, sinh hoạt… Theo N., một sinh viên ở tỉnh đang theo học tại trường Đại học Công Nghệ thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) nói với RFA, tất cả chi phí sinh hoạt hằng ngày của N., nếu chỉ tiêu xài ở mức cơ bản cũng tốn từ 3,7 đến 4 triệu đồng/tháng:

“Tiền trọ một tháng hai triệu là mẹ cho em. Còn tiền ăn là em tự lo. Em đi làm thêm một tháng cũng được tầm 1,7 triệu là lấy ra ăn với đi lại.”

Như vậy, nếu cộng cả học phí và sinh hoạt phí của sinh viên đại học,  là vượt quá khả năng của một người lao động bình thường ở Việt Nam.

Thiếu chính sách hỗ trợ sinh viên

hính sách cho sinh viên vay vốn cũng còn nhiều hạn chế cũng là một trong những nguyên nhân được nêu ra. Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Chính sách xã hội, sinh viên chỉ được vay vốn nếu thuộc một trong những hoàn sảnh sau: Sinh viên mồ côi cả cha lẫn mẹ hoặc chỉ mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại không có khả năng lao động; Sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo hoặc hộ có mức sống trung bình theo chuẩn quy định của pháp luật.

Ngoài ra, số tiền được hỗ trợ cho vay cao nhất cũng chỉ có bốn  triệu đồng/tháng, thấp hơn nhiều so với nhu cầu thực tế.

Theo sinh viên N., học phí cao và việc làm không đảm bảo sau khi ra trường chính là nguyên do khiến nhiều bạn bè của N. đã chọn con đường đi xuất khẩu lao động hoặc du học theo diện vừa học vừa làm:

“Em thấy bạn em không nhập học cũng nhiều. Thường là tụi nó sẽ đi học tiếng để đi làm bên Hàn, hoặc đứa có điều kiện hơn thì học tiếng Đức để đi Đức vừa học vừa làm điều dưỡng ở bên đó.”

Mùa tuyển sinh năm 2023, một số trường THPT ở Hà Tĩnh đã chủ động giới thiệu, kết nối học sinh với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo thông tin từ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh, các trường THPT trên địa bàn tỉnh này đã tiến hành phân luồng, khuyến khích các học sinh có năng lực trung bình yếu đi du học nghề hoặc xuất khẩu lao động.

Tuy vậy, giảng viên giấu tên cho rằng, đi xuất khẩu lao động để có thu nhập là một lựa chọn không có gì sai trái. Nhưng nếu ngày càng nhiều người trẻ sang nước ngoài làm việc theo đúng nghĩa “bán sức lao động” mà không trau dồi kiến thức, kỹ năng thì nó là một sự lãng phí tài nguyên trẻ của đất nước.

Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan hôm cuối tháng 7/2024 cho biết tổng số lao động Việt Nam đi làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài trong bảy tháng đầu năm 2024 là 89.874 lao động.

Ông Hoan cũng cho biết vấn đề hết sức nhạy cảm đó là cuối năm 2023 có hơn 46.000 lao động đang cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài và hơn 3.000 lao động sang Hàn Quốc không chịu về nước theo thời hạn hợp đồng.

Mới đây, nhật báo của Nhật -Asahi Shimbun có một phóng sự nêu rằng, hiện có khoảng 570.000 người Việt sinh sống, làm việc tại Nhật Bản. Trong đó, 35% là các thực tập sinh. Việt Nam đang đứng đầu nhóm 15 nước đưa thực tập sinh, người lao động tới đất nước này. Tuy nhiên có không ít lao động Việt tại Nhật đã bị bắt về các tội trộm cướp hoặc ăn cắp tại các cửa hàng.

Năm ngoái, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Nhật tại Việt Nam cho biết ba, bốn năm gần đây, Việt Nam dẫn đầu trong số tội phạm nước ngoài và số thực tập sinh kỹ năng nước ngoài bỏ trốn tại Nhật.


*********

Vụ nam sinh ‘Đường lên đỉnh Olympia’: Công an vào cuộc là quá mức?

RFA

Dòng trạng thái trên Facebook của Chu Ngọc Quang Vinh hình ảnh Chu Ngọc Quang Vinh đoạt chiến thắng tháng trong cuộc thi hồi tháng 11/2023
VTV/Facebook Chu Vinh/RFA editChu Ngọc Quang Vinh, học lớp chuyên Anh trường Trung học Phổ thông (THPT) chuyên Nguyễn Tất Thành ở tỉnh Yên Bái, cũng là thí sinh từng đoạt vòng nguyệt quê của cuộc thi tháng 1, qúy I “Đường lên đỉnh Olympia”, đang là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trên mạng xã hội mấy ngày qua. Những bài viết về Quang Vinh, khi thí sinh này bị Công an mời làm việc về bài viết trên Facebook cá nhân, đang đứng ở top stories tìm kiếm trên Google.

Trở thành tâm điểm vì nói lên sự thật?

Tại sao chỉ trong vài ngày, cộng đồng mạng đều biết đến nam sinh lớp 12 này? Câu chuyện bắt đầu từ status (dòng trạng thái) nam sinh “Đường lên đỉnh Olympia” đăng trên Facebook cá nhân, với nội dung bị cho là “nói xấu Đảng” và “tìm kiếm cơ hội để sống ở nước ngoài”. Sự việc bị đẩy đến cao trào khi Quang Vinh bị công an tỉnh Yên Bái mời làm việc và ngày hôm sau, nam sinh này phải viết một status khác trên Facebook xin lỗi về phát ngôn của mình.

Ở một xã hội mà dối trá cũng là một thứ trách nhiệm và tung hô trong dối trá cũng là một thứ bổn phận. Ấy vậy mà cháu ấy lại nói thật thì sao chúng để cháu đó sống yên lành được.
-Nguyễn Trí Tường

Một phụ huynh ở Việt Nam không muốn nêu tên vì lý do an toàn, hôm 3/9/2024 nói với RFA rằng:

“Đối với em Quang Vinh, tôi cho rằng, do tuổi trẻ nông nổi, thiếu trải nghiệm cuộc sống nên đã thể hiện ý kiến của mình công khai trên Facebook những vấn đề mà ngay cả giới sử gia còn tranh cãi.”

Theo phụ huynh này, hiện nam sinh Chu Ngọc Quang Vinh đã xin lỗi, nghĩa là việc viết status trên cũng không có gì to tát đến mức phải nâng thành quan điểm…

Còn đối với việc cơ quan công an gọi Chu Ngọc Quang Vinh lên làm việc thì theo phụ huynh này, chủ yếu là để nhắc nhở.

Ông Nguyễn Trí Tường - từ Việt Nam hôm 3/9/2024 chia sẻ quan điểm rằng:

“Ở một xã hội mà dối trá cũng là một thứ trách nhiệm và tung hô trong dối trá cũng là một thứ bổn phận. Ấy vậy mà cháu ấy lại nói thật thì sao chúng để cháu đó sống yên lành được.”

2d0c4852191df043a90c.jpg.webp
Em Chu Ngọc Quang Vinh tại cuộc thi ‘Đường lên đỉnh Olympia’. Courtesy Báo Thị trường Tài chính.

Xâm phạm quyền tự do suy nghĩ

Sở Giáo dục Đào tạo Yên Bái hôm 2/9 cho truyền thông Nhà nước biết đã chỉ đạo trường THPT Chuyên Nguyễn Tất Thành báo cáo nhanh sự việc, đồng thời cử cán bộ, giáo viên trực tiếp đến gia đình học sinh Chu Ngọc Quang Vinh để nắm thêm tình hình. Trong cùng ngày, Công an Yên Bái cũng đã mời em Vinh cùng gia đình lên làm việc về việc này.

Phó giáo sư - Tiến sĩ (PGS-TS) Hoàng Dũng, nhà nghiên cứu ngôn ngữ từng làm việc nhiều năm tại Đại học Sư phạm TPHCM nhận định với RFA hôm 3/9/2024:

“Tôi thấy nếu có người cho cháu là dũng cảm, hay chân thành… hay cho là sai trái, bậy bạ… đó là bình thường, đó là ý kiến của từng người về một ý kiến của người khác. Nhưng điều động công an để mời người ta lên làm việc, tức là đặt ra vấn đề phạm pháp, thì cái đó quá sức xâm phạm đến quyền tự do suy nghĩ của người ta, cái đó là quá mức. Như vậy khiến cho cái nhìn của cháu đối với xã hội đã tiêu cực càng được củng cố thêm và điều đó cũng khiến cho người dân nhìn vào trường hợp này lại có cái nhìn không thiện cảm tới nhà nước. Cách ứng xử như thế là kém, có hại nhiều hơn có lợi.”

Điều động công an để mời người ta lên làm việc, tức là đặt ra vấn đề phạm pháp, thì cái đó quá sức xâm phạm đến quyền tự do suy nghĩ của người ta, cái đó là quá mức.
-PGS-TS Hoàng Dũng

Liên quan vụ việc này, trả lời RFA hôm 3/9/2024, thầy giáo Đỗ Việt Khoa - giáo viên trường Trung học Phổ thông Thường Tín - Hà Nội, nhận định:

“Có lẽ tỉnh Yên Bái muốn mọi người phản ánh sự việc đó, trong khi em này chỉ chia sẻ có 16 người biết thôi. Trong khi đó báo giật tít là dư luận phẫn nộ… thì lại chẳng biết dư luận là gồm những ai? Chứ xã hội không thấy phẫn nộ mà chỉ thấy bình thường.”

Qua sự việc này, theo thầy Khoa, tỉnh Yên Bái xử lý như vậy là dại dột. Ông nói tiếp:

“Chuyện này là quan điểm của cá nhân em ấy, chỉ có 16 người được chia sẻ và không hoàn toàn sai… thì tốt nhất là im lặng. Nhưng lâu nay ở Việt Nam có nhiều quan chức mà cứ ai nói gì khác với các ông ấy thì bắt đầu ghét, vùi dập… Dùng công an để triệu tập em ấy chỉ vì một việc rất đơn giản đã dẫn đến việc cả nước biết, cả thế giới biết thì vô tình phơi bày lãnh đạo của Việt Nam thiếu dân chủ, thay vì ủng hộ chính quyền thì bây giờ số đông lại quay sang phê phán chính quyền.”

Luật sư Vũ Đức Khanh - từ Canada hôm 3/9/2024 cho biết ý kiến:

“Chúng ta khoan bàn đến nội dung phát biểu của bạn Quang Vinh đó đúng, sai. Điều chúng ta cần làm là phải tìm hiểu cho thật kỹ những ý kiến đó như thế nào và nên thảo luận một cách nghiêm túc và không thiên kiến. Tôi nghĩ chúng ta không nên quy chụp hoặc lên tiếng phê phán là bạn ấy là non nớt, vô ơn mà chúng ta nên có thái độ lắng nghe, đối thoại, chấp nhận sự khác biệt và mưu tìm sự đồng thuận. Giả dụ như trước ngày "Đổi Mới" cách đây 38 năm, đã có bao nhiêu người trong chúng ta lúc đó chấp nhận chính sách "Đổi Mới" đâu? Vậy mà hôm nay, rất ít ai trong chúng ta đặt lại vấn đề về tính đúng đắn của quyết định lịch sử này?” 

Luật sư Vũ Đức Khanh cho rằng, đây là thời khắc lịch sử của “Đổi Mới” lần thứ Hai - một sự đổi mới tư duy của đất nước ta về thể chế chính trị trước thời đại mới. Ông nói tiếp:

“Chúng ta hiện chưa biết gì ở ngày mai nhưng có một điều gần như chắc chắn là lòng dân chúng ta đang hướng tới một sự thay đổi tốt đẹp hơn cho đất nước, đặc biệt là trong giới trẻ. Các bạn ấy đang đặt lại vấn đề của đất nước và tìm giải pháp cho tất cả chúng ta. Cho nên, chúng ta nên có tinh thần cầu thị, lắng nghe và trao đổi thẳng thắn, nghiêm túc hơn là dùng quyền hạn của người lớn, những người có quyền sinh sát trong tay để áp đặt quan điểm của chúng ta. Tôi hy vọng xã hội ta nên có tinh thần khoan dung và chấp nhận sự khác biệt để cùng nhau xây dựng mái nhà Việt Nam cho tất cả mọi người.”


*********

Tổng thống Philippines cắt bỏ đoạn trên Facebook cảm ơn Việt Nam ủng hộ phán quyết ở Biển Đông

2024.09.03

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. vừa cắt bỏ một đoạn viết trên Facebook có hơn bảy triệu người theo dõi của mình về hợp tác quốc phòng Việt Nam và Philippines, trong đó ông viết lời cảm ơn Chính phủ Việt Nam đã ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài quốc tế trong vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc về Biển Đông hồi năm 2016.

Trong đoạn viết trên trang Facebook thu hút được gần 7.000 người đọc hôm 30/8, Tổng thống Philippines viết rằng hai nước “đã nâng cấp quan hệ Philippines – Việt Nam lên tầm cao hơn với chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, tướng Phan Văn Giang”.

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang vừa tới thăm Philipppines hôm 30/8 trong chuyến công du đầu tiên của ông đến quốc gia này kể từ khi giữ chức người đứng đầu Bộ Quốc phòng Việt Nam. Trong chuyến thăm này, ông Giang đã gặp Tổng thống Philippines và có thảo luận song phương với người đồng nhiệm Gilberto Teodoro Jr.

Trên Facebook cá nhân, Tổng thống Marcos đã viết: “Chúng tôi cảm ơn Việt Nam vì đã ủng hộ phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế”.

Hồi năm 2016, Tòa trọng tài quốc tế ở The Hague đã đưa ra phán quyết có lợi cho Philippines, và bác bỏ toàn bộ các đòi hỏi về chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông – khu vực đang có tranh chấp giữa Trung Quốc và các quốc gia láng giềng bao gồm cả Việt Nam và Philippines.

Tuy nhiên, Việt Nam chưa bao giờ lên tiếng khẳng định ủng hộ rõ ràng với phán quyết này mặc dù phán quyết có lợi cho Việt Nam. Thậm chí Hà Nội đã từng được cho là đã có lúc cân nhắc việc áp dụng biện pháp pháp lý với Trung Quốc.

Những tuyên bố từ người phát ngôn của Việt Nam từ trước đến nay chỉ khẳng định là Hà Nội ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông theo các biện pháp hòa bình, bao gồm ngoại giao và pháp lý.

Hiện không rõ phía Việt Nam có đưa ra những yêu cầu đối với Tổng thống Philippines liên quan đến việc xóa đoạn viết trên Facebook hay không.

Đoạn viết trên Instagram của Tổng thống Philippines cũng được cắt bỏ tương tự.

Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Gilbert Teodoro Jr. nói tại một diễn đàn quốc tế ở Manila hôm 27/8 rằng Việt Nam và Philippines hy vọng sẽ đạt được các thỏa thuận. Tuy nhiên, kết thúc chuyến thăm của tướng Giang tới Manila, hai bên vẫn chưa ký được một thỏa thuận nào ngoài một Ý định thư về tăng cường hợp tác trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ ngoài biển, y tế quân đội.


********

Các khu công nghiệp Việt Nam lắp đặt điện mặt trời áp mái để thu hút nhà đầu tư

VOA Tiếng Việt

Các khu công nghiệp tại Việt Nam hiện đang tăng cường lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà nhằm tăng sức cạnh tranh và thu hút các nhà đầu tư, Tân Hoa Xã và TTXVN đưa tin hôm 3/9.

Tin cho hay hiện có khoảng 30%-50% trong số hơn 1.200 doanh nghiệp ngành dệt may của Việt Nam nằm trong các khu công nghiệp đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái. Tuy nhiên, theo các bản tin của hai hãng tin nhà nước Việt Nam và Trung Quốc, các doanh nghiệp này đang phải đối mặt với một số khó khăn từ điều kiện thời tiết và cơ chế lắp đặt điện mặt trời áp mái cho các doanh nghiệp và khu công nghiệp hiện nay không rõ ràng.

TTXVN dẫn lời các chuyên gia cho rằng việc sử dụng năng lượng xanh từ hệ thống điện mặt trời áp mái là “lựa chọn không thể thiếu” đối với các doanh nghiệp khi việc cung cấp điện cho doanh nghiệp “vẫn còn nhiều thách thức” tại Việt Nam.

Trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam thường niên hôm 19/3, các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài bày tỏ lo ngại về tình trạng thiếu điện đã xảy ra ở khu vực phía Bắc hồi năm ngoái, và cho biết tình trạng này là một trong những yếu tố lớn khiến họ chần chừ trong việc đưa ra quyết định đầu tư vào Việt Nam.

Trong một diễn tiến liên quan, TP.HCM dự kiến sẽ đầu tư khoảng 650 tỷ đồng lắp điện mặt trời áp mái tại 440 trụ sở công. Thông tin này được ông Nguyễn Phương Duy, Phó Trưởng phòng Quản lý năng lượng, Sở Công Thương TP.HCM, đưa ra tại buổi họp báo về tình hình kinh tế, xã hội TP.HCM vào chiều 29/8, theo Môi trường & Cuộc sống.

Tờ báo của Trung ương Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết rằng trong số các trụ sở sẽ được lắp điện mặt trời áp mái, có 65 trụ sở các đơn vị quân đội với tổng công suất 5,4 MWp; 72 trụ sở các đơn vị công an với tổng công suất 6,529 MWp; 57 trụ sở tại các bệnh viện với tổng công suất 9,588 MWp. Còn lại 246 trụ sở các sở, ban, ngành, UBND các quận huyện và các đơn vị khác có công suất 21,795 MWp.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm