Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 05 tháng 04 -2025

xxx


trumvayco 3

*******************

TIN TỔNG HỢP

(Reuters) – Bộ Tài Chính Trung Quốc loan báo « áp thuế nhập khẩu 34 % vào tất cả hàng của Mỹ ».  Trong thống cáo hôm 04/04/2025 chính quyền  Bắc Kinh đáp trả chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ, biện pháp này « có hiệu lực từ ngày 10/04/2025 ». 

(AFP) – Đài Loan dự trù 2,7 tỷ đô la hỗ trợ các doanh nghiệp quốc gia bị thiệt hại vì chính sách thuế quan của Mỹ. Họp báo sáng nay 04/04/2025 thủ tướng Trác Vinh Thai (Cho Jung Tai) nhấn mạnh « kế hoạch nói trên chủ yếu nhắm vào các tập đoàn công nghiệp cũng như các nhà sản xuất nông nghiệp Đài Loan ». Mỹ tăng 32 % thuế nhập khẩu đánh vào hàng của Đài Loan, nhưng miễn tăng thế nhắm vào linh kiện bán dẫn và bọ điện tử Đài Loan, vốn chiếm 60 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan. Năm 2024, thặng dự thương mại của Đài Loan với Mỹ lên tới 74 tỷ đô la. 

(AFP) – Chiến tranh thương mại : Canada « ăn miếng, trả miếng », đánh thuế 25 % xe hơi Hoa Kỳ. Đúng ngày biện pháp đánh thuế 25 % nhắm vào tất cả các loại xe hơi sản xuất ở nước ngoài thâm nhập thị trường Mỹ có hiệu lực, thủ tướng Mark Carney loan báo, xe của Mỹ xuất khẩu sang Canada cũng bị mức thuế tương ứng. Biện pháp này liên quan đến 10 % xe hơi sản xuất tại Hoa Kỳ.

(AFP) – Đòn thuế đối ứng Mỹ giáng cho toàn cầu là một « cuộc khủng hoảng đố với toàn nước Nhật ». Hôm nay, 04/04/2025, phát biểu trước Quốc Hội, thủ tướng Shigeru Ishiba đã tuyên bố như trên và cam kết Tokyo « làm hết sức mình » để tìm được đồng thuận với tất cả các bên. Năm ngoái, Hoa Kỳ là thị trường mua vào 20 % hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Việc Mỹ tăng thuế 24 % nhắm vào hàng Nhật Bản và đánh thuế 25 % nhắm vào xe hơi của nước ngoài, đã mang lại  một hậu quả trực tiếp : hãng xe Nissan thông báo ngừng bán sang Hoa Kỳ hai kiểu xe SUV sản xuất tại Mêhicô.

(AFP) – Liên Hiệp Quốc cáo buộc quân đội Miến Điện tiếp tục tấn công các vùng bị động đất, bất chấp tuyên bố ngừng bắn. Theo Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm nay, 04/04/2025, quân đội Miến Điện tiến hành ít nhất 53 cuộc tấn công, đặc biệt với các cuộc không kích và pháo kích kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 02/04.

(Bloomberg) – Quan chức quân sự Mỹ và Trung Quốc họp tại Shanghai. Sự kiện diễn ra trong hai ngày 2 và 03/04/2024, đúng vào lúc Bắc Kinh mở chiến dịch tập trận quy mô với bài tập phong tỏa Đài Loan. Đây là cuộc trao đổi đầu tiên trong lĩnh vực quân sự giữa các quan chức hai nước dưới chính quyền Trump. Phía Trung Quốc đưa tin, đôi bên bàn về « An ninh hàng hải ». Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, trong các cuộc thảo luận, hai bên tập trung vào mục tiêu « giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố do các thao tác không an toàn và các hành vi thiếu tính chuyên nghiệp của phía bên quân đội Trung Quốc ». 

(AFP) – Thượng đỉnh Liên Âu và 5 nước Trung Á để nâng cấp hợp tác. Thượng đỉnh lần thứ ba được tổ chức hôm nay, 04/04/2025, tại Samarcande, Uzbekistan, với sự tham gia của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Antonio Costa, cùng tổng thống 5 nước Kazakhstan, Kirghizstan, Uzbekistan, Tadjikistan và Turkmenistan. Liên Âu thông báo khoản trợ giúp 12 tỉ euro cho Trung Á trong khuôn khổ dự án cơ sở hạ tầng « Global Gateway », đối trọng với dự án Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc. 

(AFP) – Một thủ lĩnh của phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas bị quân đội Israel tiêu diệt tại Saida miền nam Liban. Bất chấp lệnh ngừng bắn tại Liban có hiệu lực từ cuối tháng 11/2024, quân đội Israel hôm 04/04/2025 thông báo « trừ khử » chỉ huy Hamas tại khu vực miền đông ở Liban Hassan Farhat và hai người con. Hassan Farhat bị Israel cáo buộc là « đầu não nhiều vụ tấn công khủng bố nhắm vào thường dân và các quân nhân Israel ».

(AFP) – Sau 30 năm hoạt động tại Nga, tổ chức bảo vệ người bị SIDA /AIDS mang tên Elton John bị Matxcơva cấm cửa. Trong quyết định hôm 03/04/2025 tư pháp Nga đưa tổ chức này vào danh sách các hiệp hội « bất hảo ». Lý do Elton John AIDS Foundation đi ngược lại đường lối của nước Nga và « cộng tác chặt chẽ với các tổ chức nước ngoài ». Tổ chức này hoạt động từ năm 1992 dưới sự bảo trợ của ngôi sao làng nhạc Pop người Anh, Elton John. Mục tiêu nhằm chống mọi hình thức phân biệt đối xử nhắm vào các cộng đồng bị nhiễm HIV và tìm cách nâng đỡ những người đồng tính, chuyển giới và những ca nghiện ma túy. 


*************

Chống di dân bất hợp pháp : Pháp thắt chặt điều kiện nhập cư và quá trình hội nhập - Tạp chí xã hội

Thu Hằng

Pháp thắt chặt kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp và nhập cư nói chung sau nhiều vụ giết người, khủng bố mà thủ phạm là người nhập cư bất hợp pháp và là đối tượng bị trục xuất. Theo thông tư về “cho phép lưu trú đặc biệt” được bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau công bố ngày 24/01/2025, để được hợp thức hóa giấy tờ, người nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống ở Pháp 7 năm thay vì 5 năm như trước, có việc làm và chứng chỉ tiếng Pháp theo yêu cầu.

Bản hướng dẫn dài 3 trang gửi đến các tỉnh trưởng, nhấn mạnh : “Việc cho phép lưu trú đặc biệt (AES) dành cho người nhập cư bất hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. AES không phải là con đường thông thường để nhập cư và được quyền cư trú”. Cụ thể, thông tư tập trung hai mục tiêu chính : thắt chặt điều kiện về hợp pháp hóa giấy tờ đối với người nhập cư bất hợp pháp ; tăng cường yêu cầu hòa nhập vào xã hội, trong đó có đòi hỏi về trình độ ngôn ngữ.

Hợp thức hóa theo tiêu chí lao động

Ở điểm thứ nhất, thông tư yêu cầu các tỉnh trưởng tập trung hợp thức hóa giấy tờ cho lao động nhập cư trong các ngành nghề thiếu nhân lực, trái ngược với việc hợp thức hóa giấy tờ theo diện cá nhân và đoàn tụ gia đình tại Pháp, cho đến nay vẫn được ưu tiên và chiếm đa số. Đối với các đối tượng khác, điều kiện cho phép lưu trú bị thắt chặt hơn nhiều.

Thực ra, việc hợp thức hóa giấy tờ cho nhân viên các ngành thiếu lao động đã được quy định trong Luật Di trú ngày 26/01/2024, gồm ba điều kiện chính : sống tại Pháp 3 năm, có thâm niên 12 tháng làm việc và làm một trong các nghề thiếu lao động được ghi trong danh sách ban hành theo sắc lệnh. Tuy nhiên, vẫn trong các ngành nghề thiếu lao động, một người nhập cư bất hợp pháp “làm chui” sẽ phải đáp ứng yêu cầu “sống tại Pháp 7 năm”, thay vì 5 năm như hiện nay.

Đọc thêmPháp trù tính nhập cư lao động đối với những ngành nghề thiếu nhân công

Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Felix Guyon, đại diện của THOT, trường dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và người xin tị nạn, vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), đánh giá :

Thông tư Valls (bộ trưởng Nội Vụ 2012-2014) có giá trị cho đến tháng 01/2025, đòi hỏi lao động nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống tại Pháp 5 năm và làm việc 2 năm rưỡi. Và hiện giờ là yêu cầu 7 năm sống tại Pháp. Đây là một biện pháp thắt chặt rất cứng rắn. Và chúng tôi thấy đây là món quà dành cho những ông chủ vô đạo đức vì họ có thể giữ những người lao động không giấy tờ sống trong tình trạng bất hợp pháp, không có quyền lợi trong thời gian dài hơn. Thông tư Retailleau thắt chặt hơn rất nhiều”.

Ngoài điều kiện sống tại Pháp 7 năm, các tỉnh trưởng sẽ phải đánh giá trình độ tiếng Pháp của người nhập cư thông qua “bằng cấp của Pháp hoặc chứng chỉ ngôn ngữ”. Điều kiện này sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2025 cho tất cả những người nước ngoài xin thẻ cư trú, thay vì chỉ cần “có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp” là đủ như đang áp dụng. Điều kiện ngặt nghèo này cũng bị ông Felix Guyon chỉ trích :

“Đó là một trở ngại cho những người nước ngoài đang sống bất hợp pháp ở Pháp, mà thực ra là đối với cả những người sống hợp pháp, bởi vì tiếng Pháp đang được Nhà nước sử dụng như một công cụ cho chính sách kiểm soát ngày càng gay gắt hơn và được tiếp tục kể từ đầu những năm 2010 với các yêu cầu ngày càng cao hơn mà không hẳn mang tính xây dựng. Trên thực tế, luật mới này sẽ làm tăng đáng kể yêu cầu kiểm tra tiếng Pháp.

Để có được giấy phép cư trú nhiều năm, từ giờ sẽ phải có trình độ A2, để có được thẻ thường trú nhân thì cần có trình độ nâng cao B1, và để được nhập tịch quốc tịch Pháp thì phải có trình độ B2. Đó là những trình độ rất cao.

Đó là lý do tôi nói rằng yêu cầu mới sẽ ảnh hưởng đến những người sống bất hợp pháp cũng như hợp pháp. Ví dụ như những người có giấy phép cư trú tạm thời một năm, họ sẽ không thể tiếp tục được cấp thẻ cư trú 1 năm sau ba lần có thẻ này và họ sẽ không thể nộp đơn nữa. Điều đó có nghĩa là họ sẽ phải nộp đơn xin thẻ cư trú nhiều năm nhưng không phải ai cũng có thể có được trình độ tiếng Pháp A2 theo yêu cầu vì họ không đi học hoặc không có thời gian luyện tập vì có con nhỏ chẳng hạn. Và những người này sẽ thuộc diện có thể bị trục xuất cho dù họ đã ở Pháp nhiều năm, hòa nhập hoàn toàn, giao tiếp thoải mái bằng tiếng Pháp nhưng không hẳn là viết tốt, cho nên họ sẽ không thể đạt được trình độ A2. Trình độ này có thể là dễ đạt được đối với những người đi học, nhưng đối với những người bỏ học từ nhỏ, thì để đạt được đến những trình độ như vậy cần đến hàng nghìn giờ học tập.

Hơn nữa, kể cả những người sống và làm việc tại Pháp từ lâu, giao tiếp thoải mái hàng ngày bằng tiếng Pháp nhưng lại không quen với hình thức kiểm tra, cũng thấy khó khi làm bài trắc nghiệm theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, lệ phí thi trình độ A2 là khoảng 150 euro và không có gì bảo đảm chắc chắn sẽ thành công. Đối với chúng tôi, những biện pháp này thực sự là một trở ngại tạo thêm tình trạng bấp bênh và người nhập cư không giấy tờ”.

Đọc thêmDự luật nhập cư ở Pháp: Cấp giấy tờ cho người lao động hay trục xuất « những kẻ khủng bố » ?

Yêu cầu trình độ ngôn ngữ cao nhưng thiếu cơ sở đào tạo

Thực ra, yêu cầu về chứng chỉ ngôn ngữ đã được quy định trong Luật Di trú nhưng chưa được áp dụng triệt để. Đối với người nhập cư bất hợp pháp, đòi hỏi về ngôn ngữ là rào cản lớn vì bản thân họ không có điều kiện theo học. Còn đối với người nước ngoài đến Pháp hợp pháp, ngay khi làm thủ tục ở Văn phòng Nhập cư và Hội nhập Pháp - OFFI (Office français de l’immigration et de l’intégration), họ được học tiếng Pháp miễn phí. Tuy nhiên, chương trình này cũng bị cắt giảm. Ông Felix Guyon cho rằng chính quyền “luôn yêu cầu trình độ cao hơn ở người nước ngoài nhưng lại không cung cấp phương tiện để thực hiện điều đó”.

“OFII - cơ quan Nhà nước - đang trong quá trình thay đổi lớn. Từ năm 2007 có các chương trình dạy tiếng Pháp trực tiếp với giáo viên. Mọi người có thể có tới 600 giờ học tiếng Pháp để đạt trình độ A1. Đúng là hệ thống này không hoàn hảo, do các nhóm không hẳn có chung trình độ, đôi khi có những nhóm rất đông học viên nên rất khó để tiến bộ, nhưng nhờ có giáo viên mà giúp người nước ngoài làm quen với tiếng Pháp.

Nhưng kể từ tháng 07/2025, OFII áp dụng cách dạy và học mới. Chỉ những người không biết đọc, biết viết và ở trình độ mới bắt đầu mới có thể tiếp tục được học trực tiếp tại cơ sở với giáo viên. Đa phần còn lại sẽ phải học trực tuyến 100% trên nền tảng kỹ thuật số mà không có giáo viên.

Vì vậy, đối với chúng tôi, khó có thể yêu cầu người nước ngoài hòa nhập khi mà một mình ngồi trước máy tính, hoặc chưa chắc đã có máy tính, máy tính bảng hoặc có kết nối internet tốt. Đối với chúng tôi, đây thực sự là dấu hiệu rút lui của Nhà nước. Điều kiện đào tạo của Nhà nước ngày càng sụt giảm nhưng lại đòi hỏi trình độ ngày càng cao hơn.

Tất nhiên, vẫn còn những hiệp hội và tổ chức đào tạo như THOT. Nhưng trên thực tế, chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng liên tục cắt giảm hỗ trợ tài chính, trợ cấp. Và ngày càng khó để có được những khoản trợ cấp này và tạo điều kiện học tập tốt cho mọi người. Trên thực tế, gánh nặng học tiếng Pháp thực sự đè lên vai người nước ngoài và chúng ta biết rằng họ thường bị yếu thế, bấp bênh hơn người Pháp. Vì vậy, đối với chúng tôi, đây thực sự là một dấu hiệu rất, rất xấu bởi vì người ta đang yêu cầu trình độ tiếng Pháp cao nhất với ít nguồn lực hơn, đẩy trách nhiệm cho người nước ngoài, chứ không đặt lên vai Nhà nước như cho đến nay”.

Đọc thêmPháp thắt chặt nhập cư, áp dụng chính sách "quota" theo ngành nghề

Nên tách "trình độ tiếng Pháp" với "thẻ cư trú"

Tiêu chí ngôn ngữ được yêu cầu từ lâu khi làm thẻ cư trú. Tuy nhiên, theo THOT, không nên bắt buộc là điều kiện tiên quyết vì phần lớn người nước ngoài đến Pháp đều muốn hòa nhập vào xã hội, muốn có cuộc sống bình thường và nói được tiếng Pháp. Ông Felix Guyon khuyến nghị một biện pháp hoàn toàn ngược lại :

“Theo quan điểm của chúng tôi, khi tôi nói “chúng tôi”, có nghĩa là các hiệp hội hoạt động tại cơ sở với người nhập cư trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Việc đầu tiên yêu cầu người nhập cư hòa nhập rồi sau đó mới có tình hình ổn định và hợp pháp, theo chúng tôi, không nên làm theo cách đó. Trên thực tế, người nhập cư sẽ có được điều kiện tốt để học tiếng Pháp và đầu tư vào quyền công dân chỉ khi họ cảm thấy được chào đón và được học trong điều kiện tốt. Cho nên bắt phải học tiếng Pháp và phải đạt được trình độ nào đó, đối với chúng tôi, đó là biện pháp phản tác dụng, mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử và nhất là không có cơ sở.

Vì vậy, điều mà chúng tôi yêu cầu, đặc biệt là trong một diễn đàn được đăng trên nhật báo Le Monde vào tháng 12/2024, là tách “trình độ tiếng Pháp” với “thẻ cư trú”. Chúng tôi yêu cầu xem việc học tiếng Pháp là một quyền lợi chứ không phải là nghĩa vụ. Đối với chúng tôi, điều này thực sự rất quan trọng. Cho nên chúng tôi yêu cầu dỡ bỏ các nghĩa vụ về ngôn ngữ, bảo đảm quyền học tiếng Pháp cho mọi người và huy động nguồn lực cho việc này, ngay từ giai đoạn nộp đơn xin tị nạn để mọi người có thể tiếp cận các khóa đào tạo thực sự phù hợp với nhu cầu của họ.

Bởi vì mỗi người đều có một cuộc sống, một sự nghiệp khác nhau và điều quan trọng là nó phải phù hợp với thực tế kinh tế, với thực tế nghề nghiệp của mỗi người. Yêu cầu đó đầy tham vọng, nhưng với chúng tôi, chỉ có cách đó mới dẫn đến thành công cho chính sách hội nhập và chính sách ngôn ngữ hội nhập sẽ có hiệu quả. Điều này hoàn toàn ngược lại với lập luận mà Nhà nước đã tiến hành từ năm 2010, thậm chí là trước đó”.

Trong trường hợp không đủ các điều kiện trên, người nước ngoài sẽ trở thành “đối tượng bị buộc rời khỏi lãnh thổ” (objet d’une obligation de quitter le territoire, OQTF), thời hạn của lệnh này được kéo dài từ 1 năm thành 3 năm kể từ Luật Di trú 2024. Thủ phạm những vụ giết người gây phẫn nộ trong công luận trong thời gian gần đây đều là người bị “buộc rời khỏi lãnh thổ Pháp”. Thêm vào đó là cơn bão Chido tràn qua Mayotte, tỉnh hải ngoại ở Ấn Độ Dương, đã phơi bày những bần cùng, tạm bợ trong các khu ổ chuột của di dân bất hợp pháp. Đó là một trong những lý do buộc chính phủ thắt chặt kiểm soát nhập cư.

Đọc thêmPháp : Nhập cư có phải là nguồn căn của khủng bố ?


**************

Trung Quốc tuyên bố áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ

Ngày 4-4, Trung Quốc công bố một loạt mức thuế mới bổ sung và hạn chế đối với hàng hóa của Mỹ nhằm đáp trả mức thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc - Ảnh 1.

Tuyên bố áp thuế 34% lên tất cả hàng hóa Mỹ là động thái mới nhất của Trung Quốc sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Donald Trump - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ áp mức thuế bổ sung lên tới 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ kể từ ngày 10-4.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh thông báo sẽ thực hiện biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với đất hiếm trung và nặng, bao gồm samarium, gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium và yttrium sang Mỹ. Quy định này sẽ có hiệu lực từ hôm nay (ngày 4-4).

Chính phủ Trung Quốc ban hành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng liên quan theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia một cách tối ưu hơn, và thực hiện nghĩa vụ quốc tế như không phổ biến vũ khí”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng thêm 11 thực thể nước ngoài vào danh sách “thực thể không đáng tin cậy”, cho phép nước này áp các biện pháp trừng phạt.

Cùng ngày 4-4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đối với các mức thuế mà Mỹ áp lên hàng xuất khẩu của nước này.

“Trung Quốc đã đệ đơn kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay.

Mức thuế và hạn chế mới được đưa ra một ngày sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 3-4 tuyên bố “kiên quyết phản đối” và kêu gọi Mỹ ngay lập tức hủy bỏ các mức thuế quan mới nhất, đồng thời cho biết sẽ triển khai các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của nước này.

Ngoài ra bộ này nhấn mạnh mức thuế mới của Mỹ “không tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế và gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan".

Trước đó ngày 2-4 (giờ Mỹ), ông Trump chính thức công bố chính sách thuế mới, đe dọa gây ảnh hưởng đến tất cả đối tác thương mại và hàng nhập khẩu vào Mỹ.

"Chúng ta đang bảo vệ người lao động Mỹ và cuối cùng cũng đặt nước Mỹ lên hàng đầu", ông Trump tuyên bố trong một buổi lễ tại Vườn Hồng trước khi ký sắc lệnh áp thuế.

Mỹ - Trung “ăn miếng trả miếng”

Liên quan đến diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc ngày 4-3 đã nhanh chóng công bố mức thuế quan trả đũa Mỹ, với mức tăng thuế nhập khẩu 10-15% đối với một loạt các loại sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm từ Mỹ, cùng với việc đặt 25 công ty Mỹ vào diện hạn chế xuất khẩu và đầu tư.

Trước đó vào khoảng 12h ngày 4-3 (giờ Việt Nam), mức thuế quan bổ sung 10% lên hàng hóa Trung Quốc mà Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó tuyên bố chính thức có hiệu lực, dẫn đến mức thuế nhập khẩu tích lũy mà Washington áp đặt lên các sản phẩm từ Bắc Kinh lên 20%.

Mức thuế quan bổ sung 10% đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump áp lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ có hiệu lực từ 0h1 sáng 4-2 theo giờ miền đông của Mỹ.

Chỉ sau đó vài phút, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo đất nước tỉ dân sẽ áp mức thuế 15% đối với than đá và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và 10% đối với dầu thô, máy móc công nghiệp và ô tô nhập khẩu


************

Ngoại trưởng Mỹ: Sẽ sớm biết Nga có nghiêm túc với hòa bình không trong vài tuần tới

Ngày 4-4, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Tổng thống Donald Trump 'sẽ không rơi vào cái bẫy của những cuộc đàm phán không hồi kết' với Nga về xung đột ở Ukraine.

Nga - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio phát biểu tại Brussels ngày 4-4 - Ảnh: REUTERS

“Chúng ta sẽ sớm biết liệu Nga có nghiêm túc với hòa bình hay không trong vài tuần tới, không phải vài tháng”, ông Rubio nói với báo chí sau cuộc thảo luận với các đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels (Bỉ).

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Rubio khẳng định Tổng thống Trump “sẽ không rơi vào cái bẫy của những cuộc đàm phán không hồi kết”, vì ông Trump sẽ không hứng thú nếu Nga thực hiện chiến thuật trì hoãn trong các cuộc đàm phán, theo Hãng tin AFP.

“Chúng tôi đang thử nghiệm xem liệu người Nga có quan tâm đến hòa bình hay không. Không phải lời nói, mà là hành động của họ sẽ quyết định liệu họ có nghiêm túc hay không. Và chúng tôi dự định xác định rõ điều này sớm, chứ không đợi đến sau này”, ông Rubio nói thêm.

Về Ukraine, ông Rubio dành lời khích lệ khi Kiev thể hiện sự sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện, cũng như tạo không gian cho các cuộc thảo luận cấp cao.

Trong khuôn khổ cuộc thảo luận hôm 4-4, Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh Nga vẫn là mối đe dọa trực tiếp và lớn nhất đối với khối này. Toàn bộ NATO đều hiểu rõ vấn đề này.

Cuộc thảo luận của các đồng minh NATO diễn ra trong bối cảnh các quốc gia này đang lo lắng về tiến trình đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine của Tổng thống Trump.

Dù có cách tiếp cận mềm mỏng với Nga từ đầu nhiệm kỳ, ông Trump hôm 30-3 đã đe dọa áp thuế từ 25-50% đối với tất cả dầu của Nga, nếu Washington nhận thấy Matxcơva đang cản trở nỗ lực chấm dứt chiến tranh tại Ukraine.

Thêm vào đó, phát biểu hôm 27-3 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc đề xuất thành lập chính quyền lâm thời ở Ukraine, cho thấy người đứng đầu Điện Kremlin dường như từ chối ký thỏa thuận với chính phủ Tổng thống Zelensky.

Điều này khiến thỏa thuận cuối cùng bị trì hoãn và gây ra sự bất mãn cho Nhà Trắng.


*******

TBT Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump về thuế quan

Trường Sơn

Vào lúc 11h sáng ngày 4 tháng 4 giờ miền đông Hoa Kỳ, Tổng Thống Donald Trump đã đăng trên tài khoản mạng xã hội Truth, thông báo vừa mới nói chuyện với Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam.

Ông Trump cho biết hai người đã có cuộc nói chuyện “hiệu quả”. Và nói ông Tô Lâm đã đề nghị giảm mức thuế đối với hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam về 0 phần trăm, trong trường hợp hai nước đạt được thỏa thuận.

Báo VnExpress đưa tin ông Tô Lâm cũng đề nghị Mỹ giảm thuế đối với hàng hóa Việt Nam về con số 0.

“Thay mặt đất nước, tôi cảm ơn ông Tô Lâm. Và hy vọng sẽ gặp ông trong tương lai gần.” Tổng thống Trump viết.

Trước đó Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế quan nhắm vào hàng hóa Việt Nam lên tới 46%. Động thái này đã gây ra hoảng loạn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, và buộc Chính phủ phải lập “tổ phản ứng nhanh” để ứng phó.

Theo báo Nikkei Asia, Việt Nam sẽ gánh thiệt hại nặng nề nhất trong các quốc gia bị đánh thuế, nếu không đàm phán thành công. Do sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu, trong khi Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm tới một phần ba kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm hôm 3 tháng 4 đã công bố bài viết mới, qua đó cam kết tiếp tục hội nhập kinh tế, và cổ súy kinh tế tư nhân.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hôm 4 tháng 4 cho biết Chính phủ Việt Nam cũng đã đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp dụng mức thuế quan mới từ 1 đến 3 tháng.

Đề nghị này, theo ông Phớc, là để tạo điều kiện cho việc đàm phán giữa hai nước. Cũng chính ông Hồ Đức Phớc sẽ đại diện Việt Nam để thương lượng với phía Hoa Kỳ trong chuyến đi diễn ra vào ngày 6 tháng 4 tới đây.

Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam “gian lận” thương mại khi duy trì thặng dư thương mại quá lớn. Trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 136 tỉ USD, nhưng chỉ nhập khẩu 13 tỉ USD.

Tổng thống Trump cũng cáo buộc Việt Nam đánh thuế 90% lên hàng hóa Mỹ. Điều mà phía Việt Nam cho là không chính xác.

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Việt Nam cũng sẽ mua thêm hàng hóa Mỹ trong thời gian tới.

Trong chuyến đi Mỹ sắp tới cùng với ông Phớc còn có đại diện của Vietnam Airline và Vietjet Air, hai doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ mua thêm máy bay Mỹ.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 05 tháng 04 -2025

xxx


trumvayco 3

*******************

TIN TỔNG HỢP

(Reuters) – Bộ Tài Chính Trung Quốc loan báo « áp thuế nhập khẩu 34 % vào tất cả hàng của Mỹ ».  Trong thống cáo hôm 04/04/2025 chính quyền  Bắc Kinh đáp trả chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ, biện pháp này « có hiệu lực từ ngày 10/04/2025 ». 

(AFP) – Đài Loan dự trù 2,7 tỷ đô la hỗ trợ các doanh nghiệp quốc gia bị thiệt hại vì chính sách thuế quan của Mỹ. Họp báo sáng nay 04/04/2025 thủ tướng Trác Vinh Thai (Cho Jung Tai) nhấn mạnh « kế hoạch nói trên chủ yếu nhắm vào các tập đoàn công nghiệp cũng như các nhà sản xuất nông nghiệp Đài Loan ». Mỹ tăng 32 % thuế nhập khẩu đánh vào hàng của Đài Loan, nhưng miễn tăng thế nhắm vào linh kiện bán dẫn và bọ điện tử Đài Loan, vốn chiếm 60 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan. Năm 2024, thặng dự thương mại của Đài Loan với Mỹ lên tới 74 tỷ đô la. 

(AFP) – Chiến tranh thương mại : Canada « ăn miếng, trả miếng », đánh thuế 25 % xe hơi Hoa Kỳ. Đúng ngày biện pháp đánh thuế 25 % nhắm vào tất cả các loại xe hơi sản xuất ở nước ngoài thâm nhập thị trường Mỹ có hiệu lực, thủ tướng Mark Carney loan báo, xe của Mỹ xuất khẩu sang Canada cũng bị mức thuế tương ứng. Biện pháp này liên quan đến 10 % xe hơi sản xuất tại Hoa Kỳ.

(AFP) – Đòn thuế đối ứng Mỹ giáng cho toàn cầu là một « cuộc khủng hoảng đố với toàn nước Nhật ». Hôm nay, 04/04/2025, phát biểu trước Quốc Hội, thủ tướng Shigeru Ishiba đã tuyên bố như trên và cam kết Tokyo « làm hết sức mình » để tìm được đồng thuận với tất cả các bên. Năm ngoái, Hoa Kỳ là thị trường mua vào 20 % hàng xuất khẩu của Nhật Bản. Việc Mỹ tăng thuế 24 % nhắm vào hàng Nhật Bản và đánh thuế 25 % nhắm vào xe hơi của nước ngoài, đã mang lại  một hậu quả trực tiếp : hãng xe Nissan thông báo ngừng bán sang Hoa Kỳ hai kiểu xe SUV sản xuất tại Mêhicô.

(AFP) – Liên Hiệp Quốc cáo buộc quân đội Miến Điện tiếp tục tấn công các vùng bị động đất, bất chấp tuyên bố ngừng bắn. Theo Phủ Cao Ủy Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc hôm nay, 04/04/2025, quân đội Miến Điện tiến hành ít nhất 53 cuộc tấn công, đặc biệt với các cuộc không kích và pháo kích kể từ khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 02/04.

(Bloomberg) – Quan chức quân sự Mỹ và Trung Quốc họp tại Shanghai. Sự kiện diễn ra trong hai ngày 2 và 03/04/2024, đúng vào lúc Bắc Kinh mở chiến dịch tập trận quy mô với bài tập phong tỏa Đài Loan. Đây là cuộc trao đổi đầu tiên trong lĩnh vực quân sự giữa các quan chức hai nước dưới chính quyền Trump. Phía Trung Quốc đưa tin, đôi bên bàn về « An ninh hàng hải ». Theo thông cáo của Lầu Năm Góc, trong các cuộc thảo luận, hai bên tập trung vào mục tiêu « giảm thiểu nguy cơ xảy ra sự cố do các thao tác không an toàn và các hành vi thiếu tính chuyên nghiệp của phía bên quân đội Trung Quốc ». 

(AFP) – Thượng đỉnh Liên Âu và 5 nước Trung Á để nâng cấp hợp tác. Thượng đỉnh lần thứ ba được tổ chức hôm nay, 04/04/2025, tại Samarcande, Uzbekistan, với sự tham gia của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen, chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Antonio Costa, cùng tổng thống 5 nước Kazakhstan, Kirghizstan, Uzbekistan, Tadjikistan và Turkmenistan. Liên Âu thông báo khoản trợ giúp 12 tỉ euro cho Trung Á trong khuôn khổ dự án cơ sở hạ tầng « Global Gateway », đối trọng với dự án Con đường Tơ lụa mới của Trung Quốc. 

(AFP) – Một thủ lĩnh của phong trào Hồi Giáo Palestine Hamas bị quân đội Israel tiêu diệt tại Saida miền nam Liban. Bất chấp lệnh ngừng bắn tại Liban có hiệu lực từ cuối tháng 11/2024, quân đội Israel hôm 04/04/2025 thông báo « trừ khử » chỉ huy Hamas tại khu vực miền đông ở Liban Hassan Farhat và hai người con. Hassan Farhat bị Israel cáo buộc là « đầu não nhiều vụ tấn công khủng bố nhắm vào thường dân và các quân nhân Israel ».

(AFP) – Sau 30 năm hoạt động tại Nga, tổ chức bảo vệ người bị SIDA /AIDS mang tên Elton John bị Matxcơva cấm cửa. Trong quyết định hôm 03/04/2025 tư pháp Nga đưa tổ chức này vào danh sách các hiệp hội « bất hảo ». Lý do Elton John AIDS Foundation đi ngược lại đường lối của nước Nga và « cộng tác chặt chẽ với các tổ chức nước ngoài ». Tổ chức này hoạt động từ năm 1992 dưới sự bảo trợ của ngôi sao làng nhạc Pop người Anh, Elton John. Mục tiêu nhằm chống mọi hình thức phân biệt đối xử nhắm vào các cộng đồng bị nhiễm HIV và tìm cách nâng đỡ những người đồng tính, chuyển giới và những ca nghiện ma túy. 


*************

Chống di dân bất hợp pháp : Pháp thắt chặt điều kiện nhập cư và quá trình hội nhập - Tạp chí xã hội

Thu Hằng

Pháp thắt chặt kiểm soát tình trạng nhập cư bất hợp pháp và nhập cư nói chung sau nhiều vụ giết người, khủng bố mà thủ phạm là người nhập cư bất hợp pháp và là đối tượng bị trục xuất. Theo thông tư về “cho phép lưu trú đặc biệt” được bộ trưởng Nội Vụ Bruno Retailleau công bố ngày 24/01/2025, để được hợp thức hóa giấy tờ, người nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống ở Pháp 7 năm thay vì 5 năm như trước, có việc làm và chứng chỉ tiếng Pháp theo yêu cầu.

Bản hướng dẫn dài 3 trang gửi đến các tỉnh trưởng, nhấn mạnh : “Việc cho phép lưu trú đặc biệt (AES) dành cho người nhập cư bất hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt theo quy định của pháp luật. AES không phải là con đường thông thường để nhập cư và được quyền cư trú”. Cụ thể, thông tư tập trung hai mục tiêu chính : thắt chặt điều kiện về hợp pháp hóa giấy tờ đối với người nhập cư bất hợp pháp ; tăng cường yêu cầu hòa nhập vào xã hội, trong đó có đòi hỏi về trình độ ngôn ngữ.

Hợp thức hóa theo tiêu chí lao động

Ở điểm thứ nhất, thông tư yêu cầu các tỉnh trưởng tập trung hợp thức hóa giấy tờ cho lao động nhập cư trong các ngành nghề thiếu nhân lực, trái ngược với việc hợp thức hóa giấy tờ theo diện cá nhân và đoàn tụ gia đình tại Pháp, cho đến nay vẫn được ưu tiên và chiếm đa số. Đối với các đối tượng khác, điều kiện cho phép lưu trú bị thắt chặt hơn nhiều.

Thực ra, việc hợp thức hóa giấy tờ cho nhân viên các ngành thiếu lao động đã được quy định trong Luật Di trú ngày 26/01/2024, gồm ba điều kiện chính : sống tại Pháp 3 năm, có thâm niên 12 tháng làm việc và làm một trong các nghề thiếu lao động được ghi trong danh sách ban hành theo sắc lệnh. Tuy nhiên, vẫn trong các ngành nghề thiếu lao động, một người nhập cư bất hợp pháp “làm chui” sẽ phải đáp ứng yêu cầu “sống tại Pháp 7 năm”, thay vì 5 năm như hiện nay.

Đọc thêmPháp trù tính nhập cư lao động đối với những ngành nghề thiếu nhân công

Trả lời RFI Tiếng Việt, ông Felix Guyon, đại diện của THOT, trường dạy tiếng Pháp cho người tị nạn và người xin tị nạn, vùng Ile-de-France (Paris và vùng phụ cận), đánh giá :

Thông tư Valls (bộ trưởng Nội Vụ 2012-2014) có giá trị cho đến tháng 01/2025, đòi hỏi lao động nhập cư bất hợp pháp phải chứng minh sống tại Pháp 5 năm và làm việc 2 năm rưỡi. Và hiện giờ là yêu cầu 7 năm sống tại Pháp. Đây là một biện pháp thắt chặt rất cứng rắn. Và chúng tôi thấy đây là món quà dành cho những ông chủ vô đạo đức vì họ có thể giữ những người lao động không giấy tờ sống trong tình trạng bất hợp pháp, không có quyền lợi trong thời gian dài hơn. Thông tư Retailleau thắt chặt hơn rất nhiều”.

Ngoài điều kiện sống tại Pháp 7 năm, các tỉnh trưởng sẽ phải đánh giá trình độ tiếng Pháp của người nhập cư thông qua “bằng cấp của Pháp hoặc chứng chỉ ngôn ngữ”. Điều kiện này sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2025 cho tất cả những người nước ngoài xin thẻ cư trú, thay vì chỉ cần “có khả năng giao tiếp cơ bản bằng tiếng Pháp” là đủ như đang áp dụng. Điều kiện ngặt nghèo này cũng bị ông Felix Guyon chỉ trích :

“Đó là một trở ngại cho những người nước ngoài đang sống bất hợp pháp ở Pháp, mà thực ra là đối với cả những người sống hợp pháp, bởi vì tiếng Pháp đang được Nhà nước sử dụng như một công cụ cho chính sách kiểm soát ngày càng gay gắt hơn và được tiếp tục kể từ đầu những năm 2010 với các yêu cầu ngày càng cao hơn mà không hẳn mang tính xây dựng. Trên thực tế, luật mới này sẽ làm tăng đáng kể yêu cầu kiểm tra tiếng Pháp.

Để có được giấy phép cư trú nhiều năm, từ giờ sẽ phải có trình độ A2, để có được thẻ thường trú nhân thì cần có trình độ nâng cao B1, và để được nhập tịch quốc tịch Pháp thì phải có trình độ B2. Đó là những trình độ rất cao.

Đó là lý do tôi nói rằng yêu cầu mới sẽ ảnh hưởng đến những người sống bất hợp pháp cũng như hợp pháp. Ví dụ như những người có giấy phép cư trú tạm thời một năm, họ sẽ không thể tiếp tục được cấp thẻ cư trú 1 năm sau ba lần có thẻ này và họ sẽ không thể nộp đơn nữa. Điều đó có nghĩa là họ sẽ phải nộp đơn xin thẻ cư trú nhiều năm nhưng không phải ai cũng có thể có được trình độ tiếng Pháp A2 theo yêu cầu vì họ không đi học hoặc không có thời gian luyện tập vì có con nhỏ chẳng hạn. Và những người này sẽ thuộc diện có thể bị trục xuất cho dù họ đã ở Pháp nhiều năm, hòa nhập hoàn toàn, giao tiếp thoải mái bằng tiếng Pháp nhưng không hẳn là viết tốt, cho nên họ sẽ không thể đạt được trình độ A2. Trình độ này có thể là dễ đạt được đối với những người đi học, nhưng đối với những người bỏ học từ nhỏ, thì để đạt được đến những trình độ như vậy cần đến hàng nghìn giờ học tập.

Hơn nữa, kể cả những người sống và làm việc tại Pháp từ lâu, giao tiếp thoải mái hàng ngày bằng tiếng Pháp nhưng lại không quen với hình thức kiểm tra, cũng thấy khó khi làm bài trắc nghiệm theo tiêu chuẩn. Ngoài ra, lệ phí thi trình độ A2 là khoảng 150 euro và không có gì bảo đảm chắc chắn sẽ thành công. Đối với chúng tôi, những biện pháp này thực sự là một trở ngại tạo thêm tình trạng bấp bênh và người nhập cư không giấy tờ”.

Đọc thêmDự luật nhập cư ở Pháp: Cấp giấy tờ cho người lao động hay trục xuất « những kẻ khủng bố » ?

Yêu cầu trình độ ngôn ngữ cao nhưng thiếu cơ sở đào tạo

Thực ra, yêu cầu về chứng chỉ ngôn ngữ đã được quy định trong Luật Di trú nhưng chưa được áp dụng triệt để. Đối với người nhập cư bất hợp pháp, đòi hỏi về ngôn ngữ là rào cản lớn vì bản thân họ không có điều kiện theo học. Còn đối với người nước ngoài đến Pháp hợp pháp, ngay khi làm thủ tục ở Văn phòng Nhập cư và Hội nhập Pháp - OFFI (Office français de l’immigration et de l’intégration), họ được học tiếng Pháp miễn phí. Tuy nhiên, chương trình này cũng bị cắt giảm. Ông Felix Guyon cho rằng chính quyền “luôn yêu cầu trình độ cao hơn ở người nước ngoài nhưng lại không cung cấp phương tiện để thực hiện điều đó”.

“OFII - cơ quan Nhà nước - đang trong quá trình thay đổi lớn. Từ năm 2007 có các chương trình dạy tiếng Pháp trực tiếp với giáo viên. Mọi người có thể có tới 600 giờ học tiếng Pháp để đạt trình độ A1. Đúng là hệ thống này không hoàn hảo, do các nhóm không hẳn có chung trình độ, đôi khi có những nhóm rất đông học viên nên rất khó để tiến bộ, nhưng nhờ có giáo viên mà giúp người nước ngoài làm quen với tiếng Pháp.

Nhưng kể từ tháng 07/2025, OFII áp dụng cách dạy và học mới. Chỉ những người không biết đọc, biết viết và ở trình độ mới bắt đầu mới có thể tiếp tục được học trực tiếp tại cơ sở với giáo viên. Đa phần còn lại sẽ phải học trực tuyến 100% trên nền tảng kỹ thuật số mà không có giáo viên.

Vì vậy, đối với chúng tôi, khó có thể yêu cầu người nước ngoài hòa nhập khi mà một mình ngồi trước máy tính, hoặc chưa chắc đã có máy tính, máy tính bảng hoặc có kết nối internet tốt. Đối với chúng tôi, đây thực sự là dấu hiệu rút lui của Nhà nước. Điều kiện đào tạo của Nhà nước ngày càng sụt giảm nhưng lại đòi hỏi trình độ ngày càng cao hơn.

Tất nhiên, vẫn còn những hiệp hội và tổ chức đào tạo như THOT. Nhưng trên thực tế, chúng tôi cũng đang phải đối mặt với tình trạng liên tục cắt giảm hỗ trợ tài chính, trợ cấp. Và ngày càng khó để có được những khoản trợ cấp này và tạo điều kiện học tập tốt cho mọi người. Trên thực tế, gánh nặng học tiếng Pháp thực sự đè lên vai người nước ngoài và chúng ta biết rằng họ thường bị yếu thế, bấp bênh hơn người Pháp. Vì vậy, đối với chúng tôi, đây thực sự là một dấu hiệu rất, rất xấu bởi vì người ta đang yêu cầu trình độ tiếng Pháp cao nhất với ít nguồn lực hơn, đẩy trách nhiệm cho người nước ngoài, chứ không đặt lên vai Nhà nước như cho đến nay”.

Đọc thêmPháp thắt chặt nhập cư, áp dụng chính sách "quota" theo ngành nghề

Nên tách "trình độ tiếng Pháp" với "thẻ cư trú"

Tiêu chí ngôn ngữ được yêu cầu từ lâu khi làm thẻ cư trú. Tuy nhiên, theo THOT, không nên bắt buộc là điều kiện tiên quyết vì phần lớn người nước ngoài đến Pháp đều muốn hòa nhập vào xã hội, muốn có cuộc sống bình thường và nói được tiếng Pháp. Ông Felix Guyon khuyến nghị một biện pháp hoàn toàn ngược lại :

“Theo quan điểm của chúng tôi, khi tôi nói “chúng tôi”, có nghĩa là các hiệp hội hoạt động tại cơ sở với người nhập cư trong nhiều năm, thậm chí vài chục năm. Việc đầu tiên yêu cầu người nhập cư hòa nhập rồi sau đó mới có tình hình ổn định và hợp pháp, theo chúng tôi, không nên làm theo cách đó. Trên thực tế, người nhập cư sẽ có được điều kiện tốt để học tiếng Pháp và đầu tư vào quyền công dân chỉ khi họ cảm thấy được chào đón và được học trong điều kiện tốt. Cho nên bắt phải học tiếng Pháp và phải đạt được trình độ nào đó, đối với chúng tôi, đó là biện pháp phản tác dụng, mang tính kỳ thị và phân biệt đối xử và nhất là không có cơ sở.

Vì vậy, điều mà chúng tôi yêu cầu, đặc biệt là trong một diễn đàn được đăng trên nhật báo Le Monde vào tháng 12/2024, là tách “trình độ tiếng Pháp” với “thẻ cư trú”. Chúng tôi yêu cầu xem việc học tiếng Pháp là một quyền lợi chứ không phải là nghĩa vụ. Đối với chúng tôi, điều này thực sự rất quan trọng. Cho nên chúng tôi yêu cầu dỡ bỏ các nghĩa vụ về ngôn ngữ, bảo đảm quyền học tiếng Pháp cho mọi người và huy động nguồn lực cho việc này, ngay từ giai đoạn nộp đơn xin tị nạn để mọi người có thể tiếp cận các khóa đào tạo thực sự phù hợp với nhu cầu của họ.

Bởi vì mỗi người đều có một cuộc sống, một sự nghiệp khác nhau và điều quan trọng là nó phải phù hợp với thực tế kinh tế, với thực tế nghề nghiệp của mỗi người. Yêu cầu đó đầy tham vọng, nhưng với chúng tôi, chỉ có cách đó mới dẫn đến thành công cho chính sách hội nhập và chính sách ngôn ngữ hội nhập sẽ có hiệu quả. Điều này hoàn toàn ngược lại với lập luận mà Nhà nước đã tiến hành từ năm 2010, thậm chí là trước đó”.

Trong trường hợp không đủ các điều kiện trên, người nước ngoài sẽ trở thành “đối tượng bị buộc rời khỏi lãnh thổ” (objet d’une obligation de quitter le territoire, OQTF), thời hạn của lệnh này được kéo dài từ 1 năm thành 3 năm kể từ Luật Di trú 2024. Thủ phạm những vụ giết người gây phẫn nộ trong công luận trong thời gian gần đây đều là người bị “buộc rời khỏi lãnh thổ Pháp”. Thêm vào đó là cơn bão Chido tràn qua Mayotte, tỉnh hải ngoại ở Ấn Độ Dương, đã phơi bày những bần cùng, tạm bợ trong các khu ổ chuột của di dân bất hợp pháp. Đó là một trong những lý do buộc chính phủ thắt chặt kiểm soát nhập cư.

Đọc thêmPháp : Nhập cư có phải là nguồn căn của khủng bố ?


**************

Trung Quốc tuyên bố áp thuế bổ sung 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ

Ngày 4-4, Trung Quốc công bố một loạt mức thuế mới bổ sung và hạn chế đối với hàng hóa của Mỹ nhằm đáp trả mức thuế mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Trung Quốc - Ảnh 1.

Tuyên bố áp thuế 34% lên tất cả hàng hóa Mỹ là động thái mới nhất của Trung Quốc sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Donald Trump - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết sẽ áp mức thuế bổ sung lên tới 34% đối với tất cả hàng hóa Mỹ kể từ ngày 10-4.

Bên cạnh đó, Bắc Kinh thông báo sẽ thực hiện biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với đất hiếm trung và nặng, bao gồm samarium, gadolinium, terbium, dysprosium, lutetium, scandium và yttrium sang Mỹ. Quy định này sẽ có hiệu lực từ hôm nay (ngày 4-4).

Chính phủ Trung Quốc ban hành các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với các mặt hàng liên quan theo quy định của pháp luật, nhằm mục đích bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia một cách tối ưu hơn, và thực hiện nghĩa vụ quốc tế như không phổ biến vũ khí”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng thêm 11 thực thể nước ngoài vào danh sách “thực thể không đáng tin cậy”, cho phép nước này áp các biện pháp trừng phạt.

Cùng ngày 4-4, Bộ Thương mại Trung Quốc đã đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đối với các mức thuế mà Mỹ áp lên hàng xuất khẩu của nước này.

“Trung Quốc đã đệ đơn kiện theo cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO”, Bộ Thương mại Trung Quốc cho hay.

Mức thuế và hạn chế mới được đưa ra một ngày sau khi Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 3-4 tuyên bố “kiên quyết phản đối” và kêu gọi Mỹ ngay lập tức hủy bỏ các mức thuế quan mới nhất, đồng thời cho biết sẽ triển khai các biện pháp đối phó để bảo vệ quyền và lợi ích của nước này.

Ngoài ra bộ này nhấn mạnh mức thuế mới của Mỹ “không tuân thủ các quy tắc thương mại quốc tế và gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các bên liên quan".

Trước đó ngày 2-4 (giờ Mỹ), ông Trump chính thức công bố chính sách thuế mới, đe dọa gây ảnh hưởng đến tất cả đối tác thương mại và hàng nhập khẩu vào Mỹ.

"Chúng ta đang bảo vệ người lao động Mỹ và cuối cùng cũng đặt nước Mỹ lên hàng đầu", ông Trump tuyên bố trong một buổi lễ tại Vườn Hồng trước khi ký sắc lệnh áp thuế.

Mỹ - Trung “ăn miếng trả miếng”

Liên quan đến diễn biến cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung, Trung Quốc ngày 4-3 đã nhanh chóng công bố mức thuế quan trả đũa Mỹ, với mức tăng thuế nhập khẩu 10-15% đối với một loạt các loại sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm từ Mỹ, cùng với việc đặt 25 công ty Mỹ vào diện hạn chế xuất khẩu và đầu tư.

Trước đó vào khoảng 12h ngày 4-3 (giờ Việt Nam), mức thuế quan bổ sung 10% lên hàng hóa Trung Quốc mà Tổng thống Mỹ Donald Trump trước đó tuyên bố chính thức có hiệu lực, dẫn đến mức thuế nhập khẩu tích lũy mà Washington áp đặt lên các sản phẩm từ Bắc Kinh lên 20%.

Mức thuế quan bổ sung 10% đầu tiên của chính quyền Tổng thống Trump áp lên tất cả hàng nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ có hiệu lực từ 0h1 sáng 4-2 theo giờ miền đông của Mỹ.

Chỉ sau đó vài phút, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo đất nước tỉ dân sẽ áp mức thuế 15% đối với than đá và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ và 10% đối với dầu thô, máy móc công nghiệp và ô tô nhập khẩu


************

Ngoại trưởng Mỹ: Sẽ sớm biết Nga có nghiêm túc với hòa bình không trong vài tuần tới

Ngày 4-4, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết Tổng thống Donald Trump 'sẽ không rơi vào cái bẫy của những cuộc đàm phán không hồi kết' với Nga về xung đột ở Ukraine.

Nga - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio phát biểu tại Brussels ngày 4-4 - Ảnh: REUTERS

“Chúng ta sẽ sớm biết liệu Nga có nghiêm túc với hòa bình hay không trong vài tuần tới, không phải vài tháng”, ông Rubio nói với báo chí sau cuộc thảo luận với các đồng minh của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tại Brussels (Bỉ).

Bên cạnh đó, Ngoại trưởng Rubio khẳng định Tổng thống Trump “sẽ không rơi vào cái bẫy của những cuộc đàm phán không hồi kết”, vì ông Trump sẽ không hứng thú nếu Nga thực hiện chiến thuật trì hoãn trong các cuộc đàm phán, theo Hãng tin AFP.

“Chúng tôi đang thử nghiệm xem liệu người Nga có quan tâm đến hòa bình hay không. Không phải lời nói, mà là hành động của họ sẽ quyết định liệu họ có nghiêm túc hay không. Và chúng tôi dự định xác định rõ điều này sớm, chứ không đợi đến sau này”, ông Rubio nói thêm.

Về Ukraine, ông Rubio dành lời khích lệ khi Kiev thể hiện sự sẵn sàng tham gia vào một thỏa thuận ngừng bắn toàn diện, cũng như tạo không gian cho các cuộc thảo luận cấp cao.

Trong khuôn khổ cuộc thảo luận hôm 4-4, Tổng thư ký NATO Mark Rutte nhấn mạnh Nga vẫn là mối đe dọa trực tiếp và lớn nhất đối với khối này. Toàn bộ NATO đều hiểu rõ vấn đề này.

Cuộc thảo luận của các đồng minh NATO diễn ra trong bối cảnh các quốc gia này đang lo lắng về tiến trình đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine của Tổng thống Trump.

Dù có cách tiếp cận mềm mỏng với Nga từ đầu nhiệm kỳ, ông Trump hôm 30-3 đã đe dọa áp thuế từ 25-50% đối với tất cả dầu của Nga, nếu Washington nhận thấy Matxcơva đang cản trở nỗ lực chấm dứt chiến tranh tại Ukraine.

Thêm vào đó, phát biểu hôm 27-3 của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc đề xuất thành lập chính quyền lâm thời ở Ukraine, cho thấy người đứng đầu Điện Kremlin dường như từ chối ký thỏa thuận với chính phủ Tổng thống Zelensky.

Điều này khiến thỏa thuận cuối cùng bị trì hoãn và gây ra sự bất mãn cho Nhà Trắng.


*******

TBT Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Trump về thuế quan

Trường Sơn

Vào lúc 11h sáng ngày 4 tháng 4 giờ miền đông Hoa Kỳ, Tổng Thống Donald Trump đã đăng trên tài khoản mạng xã hội Truth, thông báo vừa mới nói chuyện với Tổng Bí thư Tô Lâm của Việt Nam.

Ông Trump cho biết hai người đã có cuộc nói chuyện “hiệu quả”. Và nói ông Tô Lâm đã đề nghị giảm mức thuế đối với hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào Việt Nam về 0 phần trăm, trong trường hợp hai nước đạt được thỏa thuận.

Báo VnExpress đưa tin ông Tô Lâm cũng đề nghị Mỹ giảm thuế đối với hàng hóa Việt Nam về con số 0.

“Thay mặt đất nước, tôi cảm ơn ông Tô Lâm. Và hy vọng sẽ gặp ông trong tương lai gần.” Tổng thống Trump viết.

Trước đó Tổng thống Donald Trump đã công bố mức thuế quan nhắm vào hàng hóa Việt Nam lên tới 46%. Động thái này đã gây ra hoảng loạn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, và buộc Chính phủ phải lập “tổ phản ứng nhanh” để ứng phó.

Theo báo Nikkei Asia, Việt Nam sẽ gánh thiệt hại nặng nề nhất trong các quốc gia bị đánh thuế, nếu không đàm phán thành công. Do sự phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu, trong khi Mỹ là thị trường lớn nhất, chiếm tới một phần ba kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Tổng Bí thư Tô Lâm hôm 3 tháng 4 đã công bố bài viết mới, qua đó cam kết tiếp tục hội nhập kinh tế, và cổ súy kinh tế tư nhân.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc hôm 4 tháng 4 cho biết Chính phủ Việt Nam cũng đã đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp dụng mức thuế quan mới từ 1 đến 3 tháng.

Đề nghị này, theo ông Phớc, là để tạo điều kiện cho việc đàm phán giữa hai nước. Cũng chính ông Hồ Đức Phớc sẽ đại diện Việt Nam để thương lượng với phía Hoa Kỳ trong chuyến đi diễn ra vào ngày 6 tháng 4 tới đây.

Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam “gian lận” thương mại khi duy trì thặng dư thương mại quá lớn. Trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ 136 tỉ USD, nhưng chỉ nhập khẩu 13 tỉ USD.

Tổng thống Trump cũng cáo buộc Việt Nam đánh thuế 90% lên hàng hóa Mỹ. Điều mà phía Việt Nam cho là không chính xác.

Theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc, Việt Nam cũng sẽ mua thêm hàng hóa Mỹ trong thời gian tới.

Trong chuyến đi Mỹ sắp tới cùng với ông Phớc còn có đại diện của Vietnam Airline và Vietjet Air, hai doanh nghiệp này được kỳ vọng sẽ mua thêm máy bay Mỹ.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm