Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 06 tháng 05 -2025:

xxx

Trumvayco 2
****************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Quảng cáo

(AFP) - Pháp, Liên Âu muốn thu hút giới khoa học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Ngày 05/05/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tổ chức hội thảo “Choose Europe for Science” (Chọn châu Âu cho Khoa Học) tại Đại học Sorbonne, Paris. Sự kiện thu hút khoảng 800 người tham dự, trong đó có nhiều quan chức chính phủ Pháp, đại diện các trường đại học ở châu Âu và ủy viên châu Âu tham dự nhằm thu hút những nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ, không gian… bị tác động vì chính sách cắt giảm ngân sách nghiên cứu trong khuôn khổ cải tổ của tổng thống Donald Trump. Các ưu đãi tài chính để thu hút các nhà khoa học đến từ Mỹ được đề cập tại hội thảo, trong đó có kế hoạch 500 triệu euro. 

(Reuters) - Việt Nam vẫn hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8% bất chấp thuế quan của Mỹ. Sáng 05/05/2025, thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết “Việt Nam là một trong 6 quốc gia đầu tiên mà Hoa Kỳ đồng ý đàm phán thuế quan”. Cuộc họp đầu tiên với Mỹ vào ngày 07/05. Nếu đàm phán không thành, Việt Nam phải đối mặt với mức thuế 46% từ tháng 07/2025. Việt Nam tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang 17 thị trường đã ký kết các hiệp định thương mại tự do, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng và tăng cường đầu tư công để nâng cấp cơ sở hạ tầng trong năm nay, bao gồm cả việc khởi công tuyến đường sắt trị giá hàng tỷ đô la nối cảng Hải Phòng với Trung Quốc.

(Le Parisien) - Pháp dự kiến sản xuất 1.200 bom dẫn đường trên không AASM Hammer vào năm 2025. Theo trang Le Parisien ngày 02/05/2025, năng suất sẽ được tăng 30%, thay vì 830 quả bom được sản xuất trong năm 2024. Đây là bằng chứng cho thấy Kiev chuộng loại vũ khí này trong cuộc chiến chống xâm lược Nga từ tháng 02/2022. Bom AASM là sản phẩm của tập đoàn Safran, nhánh quốc phòng. Safran không sản xuất vũ khí hạng nặng nhưng chế tạo nhiều loại linh kiện công nghệ cao giúp hệ thống vũ khí của Ukraina hiệu quả hơn, như bom AASM được sử dụng trên chiến đấu cơ Ukraina.

(AFP) - Lực lượng Houthis cáo buộc Mỹ lại oanh kích thủ đô Sanaa của Yemen. Khoảng 10 cuộc oanh kích diễn ra trong đêm 04-05/05/2025 sau khi Huthis nhận trách nhiệm về vụ một tên lửa rơi xuống sân bay Ben-Gourion ở Tel-Aviv, Israel ngày 04/05. Iran bác bỏ cáo buộc đã hỗ trợ Huthis thực hiện vụ tấn công chưa từng có vào sân bay ở Tel-Aviv. Lực lượng Huthis nằm trong “trục kháng chiến” do Teheran điều phối.

(Google Play) - Skype chính thức ngừng hoạt động ngày 05/05/2025. Trong thông báo trên trang dành riêng cho Skype, tập đoàn Mỹ Microsoft cho biết các tài khoản Skype có thể đăng nhập miễn phí vào Teams, chuyển danh bạ, các cuộc trao đổi sang Teams. Skype cảm ơn cộng đồng sử dụng sau 22 năm có mặt trên thị trường và khẳng định tiếp tục hỗ trợ người sử dụng trên nền tảng Teams. Skype được phát hành lần đầu tiên vào tháng 08/2003, do một nhóm gồm Niklas Zennström, Janus Friis và bốn chuyên gia người Estonia phát triển. eBay mua lại Skype vào tháng 09/2005 với giá 2,6 tỷ đô la, sau đó Microsoft mua lại vào năm 2011 với giá 8,5 tỷ đô la - được coi là mức giá rất đắt cách đây 14 năm.

(Inquirer) - Philippines, Mỹ tập phòng ngự trước “một thế lực đe dọa” ngay đối diện đảo Đài Loan. Cuộc diễn tập bắn đạn thật, đẩy lùi một cuộc tấn công giả định, nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận thường niên “Balikatan” và diễn ra trong hai ngày cuối tuần 03-04/2025 ở vùng biển Aparri, tỉnh Cagayan, đối diện với Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc. Philippines huy động xe tăng chiến đấu chủ lực Sabrah, xe bọc thép hạng nhẹ, pháo tự hành ATMOS 155mm… Mỹ triển khai lực lượng hỗ trợ trên không và trên bộ quy mô lớn, sử dụng trực thăng tấn công AH-64 Apache, máy bay phản lực F-16 và máy bay trinh sát P-8A Poseidon. 

(RFI) - Trước ngày bầu Giáo Hoàng, các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong Giáo hội lên tiếng. Từ ngày 07/05/2025, tại Vatican, Mật nghị Hồng y bắt đầu bầu người kế tục giáo hoàng Phanxicô. Nhân dịp này, nhiều hiệp hội bảo vệ các nạn nhân của tệ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo cũng có mặt tại Roma để đòi phải có nhưng biện pháp thực sự hiệu quả và phổ quát nhằm chống lại vấn nạn nhức nhối này.

(Reuters) - Bầu cử tổng thống Rumani : Ứng viên cực hữu George Simion thắng áp đảo ở vòng 1. Theo thông tin chính thức ngày hôm nay 05/05/2025, ứng viên cực hữu George Simion, đã về đầu với 41% phiếu bầu. Đây được xem là chỉ dấu cho thấy nhiều cử tri bất mãn với các đảng truyền thống và chủ nghĩa dân tộc có xu hướng lên cao ở nhiều nước Liên Âu. Ứng viên George Simion, 38 tuổi, đại diện cho đảng cực hữu Liên minh đoàn kết Rumani (AUR), là người phản đối việc viện trợ quân sự cho Ukraina, chỉ trích giới lãnh đạo Liên Âu và ủng hộ phong trào MAGA “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Donald Trump. Về thứ nhì là ứng viên độc lập, thuộc phe cánh trung, đô trưởng Bucarest, ông Nicusor Dan, với 21% phiếu bầu. Hai ứng viên George Simion (cực hữu) và Nicusor Dan (cánh trung) sẽ đối đầu nhau ở vòng 2, diễn ra trong 2 tuần nữa, ngày 18/05/2025. 

(AFP) - Nga kêu gọi Ấn Độ và Pakistan “giảm căng thẳng”. Trong buổi họp báo ngày 05/05/2025, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết “mong muốn hai bên có thể đưa ra những biện pháp giúp làm giảm cẳng thẳng” sau vụ tấn công khủng bố ngày 22/04 khiến 26 người thiệt mạng ở vùng Kashmir bên phía Ấn Độ quản lý. Ông cho biết Nga “đặt tầm quan trọng trong mối quan hệ với New Delhi (đồng minh gần gũi của Matxcơva) và Islamabad (một đối tác của Nga).

(AFP) - Cam Bốt kết án tù một nhân vật đối lập vì tội kích động gây rối. Một nhân vật đối lập nổi tiếng của Cam Bốt cho biết ông đã bị tòa án kết án bốn năm tù vào hôm nay 05/05/2025, vì tội kích động gây rối loạn xã hội. Rong Chhun, cố vấn của Đảng Quyền lực Nhân dân, được thành lập năm 2023, nói với các phóng viên rằng ông bị kết tội kích động phá hoại sự ổn định xã hội, một cáo buộc thường được sử dụng chống lại các nhà hoạt động đối lập với chính quyền. Hiện vẫn chưa rõ liệu ông có bị bắt giữ ngay sau kết án của tòa hay không. Ông bị khởi tố vào năm ngoái sau khi gặp các nạn nhân tranh chấp đất đai và có bình luận về chuyến thăm khu vực biên giới với Việt Nam của thủ tướng Hun Manet. Rong Chhun cũng đã bị bắt vào tháng 7 năm 2020 sau khi cáo buộc chính phủ có hành vi bất thường trong việc hoạch định lại biên giới với Việt Nam, và bị kết án hai năm tù vào tháng 8 năm 2021. Ông được giảm án ở phúc thẩm và được thả sau ba tháng.

(AFP) - Tổng thống Trump ra lệnh cải tạo và mở lại nhà tù nổi tiếng Alcatraz. Ngày 04/05/2025, Donald Trump cho biết ông đã ra lệnh nâng cấp và mở cửa lại nhà tù Alcatraz nổi tiếng nằm trong vịnh San Francisco (California), đóng cửa từ hơn 60 năm nay, để giam giữ “những tên tội phạm nguy hiểm và hung bạo nhất. Trong thời gian quá dài, nước Mỹ đã trở thành nạn nhân của những tên tội phạm tàn ác, bạo lực và tái phạm, những kẻ cặn bã của xã hội, những kẻ sẽ không bao giờ mang lại điều gì ngoài đau khổ và bất hạnh”. Vẫn theo ông Trump, “đó là lý do tại sao hôm nay tôi chỉ đạo Cục Nhà tù, cùng với Bộ Tư pháp, FBI và Bộ Nội vụ mở cửa trở lại, mở rộng đáng kể và xây dựng lại Alcatraz để giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm và hung bạo nhất nước Mỹ”

(AFP) - OPEC tăng sản lượng, dầu tụt giá. Giá dầu tiếp tục giảm vào thứ Hai, hơn 3%, do tác động từ thông báo của OPEC+  tăng tốc sản xuất trong tháng 6, trong khi giá dầu đã ở mức rất thấp. Trong phiên giao dịch buổi sáng tại châu Á , giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,8% xuống còn 56,08 đô la một thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giảm 3,5% xuống còn 59,17 đô la. Vào thứ Bảy, tám quốc gia thành viên OPEC+ đã thông báo họ sẽ tung ra 411.000 thùng mỗi ngày vào tháng 6, tương tự như tháng 5. Quyết định được đưa ra vào thời điểm giá dầu đang giảm mạnh, bởi nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra do cuộc chiến thương mại do tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động.

(AFP) - Pháp : Bộ trưởng Nội Vụ Pháp công bố thông tư mới, thắt chặt tiêu chuẩn cấp quốc tịch Pháp cho người nước ngoài. Theo thông cáo được công bố hôm nay, 05/05/2025, các tiêu chuẩn này liên quan đến việc tuân thủ luật pháp, trình độ tiếng Pháp và hiểu biết lịch sử về nước Pháp, cũng như sự tham gia vào thị trường lao động. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp tuyên bố quốc tịch Pháp chỉ dành cho những ai xứng đáng, và chính quyền phải đòi hỏi rất cao.

(Le Monde) - Nga khẳng định đêm 04 rạng sáng 05/05/2025 đẩy lui một vụ tấn công bằng drone của Ukraina nhắm vào Matxcơva. Thông tin được thị trưởng Matxcơva hôm nay 05/05/2025 loan báo, trong bối cảnh tổng thống Nga Putin hôm qua tố cáo Kiev muốn phá hỏng ngày lễ Chiến Thắng phát xít Đức tổ chức tại thủ đô Nga ngày 09/05, với sự hiện diện của lãnh đạo một số nước, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam … Về phía Ukraina, lực lượng vũ trang thông báo là cũng trong đêm qua Nga đã tấn công vùng Soumy với 2 tên lửa đạn đạo, 116 drone tấn công và các loại drone khác.

(France 24) - Anh Quốc bắt đầu đợt kỷ niệm 80 năm kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Đợt lễ kéo dài 4 ngày, từ hôm nay 05/05. Giữa ngày hôm nay, tại Luân Đôn diễn ra lễ diễu binh với sự tham dự của các binh sĩ Ukraina và một đội binh sĩ của NATO. Vua Charles III trong quân phục, hoàng hậu Camilla, hoàng thái tử William và công nương Kate, cùng ba người con George, Charlotte và Louis có mặt trên khán đài gần Cung điện Buckingham, cùng thủ tướng Keir Starmer xem diễu binh. 


****************

Tin tức thế giới 6-5: Ukraine tấn công Matxcơva, rộ tin tái tấn công Kursk

THANH HIỀN

Tin tức thế giới 6-5: Ukraine tấn công Matxcơva, rộ tin tái tấn công Kursk - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine tại thị trấn Sudzha do Ukraine kiểm soát ở vùng Kursk của Nga vào tháng 8-2024 - Ảnh: REUTERS

Ukraine tấn công, Matxcơva đóng cửa 3 sân bay lớn

Ngày 6-5, hãng tin Reuters cho biết Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người vào ban đêm nhằm vào Matxcơva, buộc 3 sân bay lớn của thủ đô Nga phải đóng cửa.

Thị trưởng Matxcơva, ông Sergei Sobyanin, thông tin trên Telegram rằng ít nhất 6 drone đã bị bắn hạ khi tiếp cận thành phố.

Theo thông tin sơ bộ, không có "thiệt hại nghiêm trọng hoặc thương tích" tại một trong những xa lộ chính dẫn vào thành phố, nơi có các mảnh vỡ rơi xuống từ drone bị phá hủy.

Cơ quan giám sát hàng không Nga Rosaviatsia cũng cho biết đã tạm ngưng các chuyến bay tại 3 sân bay Vnukovo, Domodedovo và Zhukovsky vì lý do an toàn.

Rộ tin Ukraine tấn công trên bộ ở vùng Kursk

Theo Hãng tin Reuters, các blogger quân sự Nga cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công vào vùng Kursk ở phía tây nước Nga vào hôm 5-5, phóng tên lửa, phá hủy các cây cầu bằng rocket.

"Đối phương đã cho rocket làm nổ các cây cầu trong đêm và sáng nay tấn công bằng các nhóm thiết giáp. Các xe rà phá bom mìn bắt đầu di chuyển qua các bãi mìn, tiếp theo là xe bọc thép chở quân. Giao tranh dữ dội đang diễn ra ở biên giới", blogger quân sự Nga có tên "RVvoenkor" cho biết.

Blog quân sự nổi tiếng của Nga Rybar cũng đưa tin rằng các đơn vị Ukraine đang tìm cách tiến công vào khu vực gần hai khu định cư Tyotkino và Glushkovo ở Kursk, giáp biên giới.

Người đứng đầu huyện Glushkovo, ông Pavel Zolotaryov, cho biết trên Telegram rằng cư dân tại một số khu dân cư đã được sơ tán đến nơi an toàn: "Trong 24 giờ qua, số lượng drone của địch tấn công tăng mạnh. Có trường hợp dân thường thiệt mạng, bị thương, nhà cửa và cơ sở hạ tầng dân sự bị phá hủy".

Đây là đợt tái tấn công đầu tiên của Ukraine vào Kursk kể từ khi Nga tuyên bố đánh bật lực lượng Kiev khỏi đây hồi tháng trước.

Các blogger quân sự Nga và phóng viên chiến trường Alexander Sladkov của Nga xác nhận vụ tấn công mới nhất ở Kursk. Hiện Nga và Ukraine chưa đưa ra bình luận chính thức.

Cũng theo Reuters ngày 5-5, thống đốc khu vực Kursk của Nga thông báo Ukraine đã tấn công trạm biến áp ở thị trấn Rylsk trong vùng, khiến 2 thiếu niên bị thương và làm hư hại 2 máy biến áp, gây mất điện.

Mỹ đề xuất tặng 1.000 USD cho người nhập cư tự nguyện rời Mỹ

Ngày 5-5, Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) thông báo sẽ trợ cấp 1.000 USD và hỗ trợ đi lại cho những người nhập cư nếu họ tự nguyện rời Mỹ.

Việc này được cho là tiết kiệm chi phí so với trục xuất cưỡng chế, vốn có chi phí trung bình ước tính khoảng 17.000 USD/người, theo DHS.

Tổng thống Trump từng hé lộ kế hoạch này vào hồi tháng 4, nói rằng nếu những người tự rời đi là người tốt và Mỹ "cần họ trở lại" thì sẽ cân nhắc cho họ nhập cảnh trở lại.

DHS cho biết chính quyền ông Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trục xuất 152.000 người kể từ ngày 20-1. Bộ trưởng Kristi Noem khuyến khích người di cư nên tự rời đi để tránh bị bắt giữ.

Mỹ sẽ cắt giảm mạnh tướng quân đội cấp cao

Ngày 5-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã ra lệnh cắt giảm 20% số lượng sĩ quan cấp tướng trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia và cắt giảm thêm 10% số tướng và đô đốc trong toàn quân.

"Bộ Quốc phòng cam kết đảm bảo sức mạnh của lực lượng Mỹ để ngăn chặn các mối đe dọa khi cần thiết và giành được chiến thắng quyết định. Một bước đi quan trọng trong tiến trình này là loại bỏ cơ cấu lực lượng dư thừa, để tối ưu hóa và hợp lý hóa khả năng lãnh đạo, bằng cách giảm số lượng vị trí sĩ quan cấp tướng và đô đốc không cần thiết", ông Hegseth viết trong bản ghi nhớ mà Reuters có được.

Ông Hegseth từ lâu đã lên tiếng về việc lực lượng chỉ huy cấp cao của quân đội Mỹ quá cồng kềnh. Kể từ khi nhậm chức, ông đã cách chức nhiều tướng hàng đầu, bao gồm chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tư lệnh hải quân và nhiều sĩ quan cấp cao khác.

Iran, EU sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương

Theo TTXVN, Iran và Liên minh châu Âu (EU) ngày 5-5 tuyên bố sẵn sàng khởi động tiến trình đàm phán chính trị để giải quyết những bất đồng và mối quan tâm chung nhằm cải thiện quan hệ song phương.

Trong cuộc điện đàm với Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi nêu bật cách tiếp cận "có trách nhiệm" của Iran là lựa chọn biện pháp ngoại giao để giải quyết "mối quan ngại bịa đặt" về "chương trình hạt nhân hòa bình" của Tehran. 

Ông nhấn mạnh rằng để đàm phán đạt được tiến triển, hai bên đều phải chứng tỏ sự chân thành, thái độ nghiêm túc và cách nhìn nhận vấn đề một cách thực tế.

Về phần mình, bà Kallas khẳng định EU sẵn sàng tổ chức những cuộc đàm phán chính trị với Iran và hoan nghênh việc trao đổi quan điểm với Tehran về các mối quan ngại hiện nay. 

Bà Kallas bày tỏ hy vọng hai bên sẽ thảo luận các phương án khởi động đàm phán song phương và chuẩn bị nền tảng cho mục đích này.

Cuộc thi đặc biệt

Tin tức thế giới 6-5: Ukraine tấn công Matxcơva, rộ tin tái tấn công Kursk - Ảnh 2.

Các thí sinh đang tham gia cuộc đua 'Course des Garçons de Café' dành cho các nhân viên phục vụ quán cà phê. Cuộc thi này xuất hiện lần đầu ở Paris vào năm 1914, với mục đích tôn vinh nghề phục vụ và trở thành một nét văn hóa độc đáo của Pháp. (Valery Hache/The Week)


**************

Đòn thuế của ông Trump thay đổi cục diện bầu cử Australia thế nào


Cuộc bầu cử của Australia không liên quan tới Tổng thống Trump, nhưng chính sách thuế quan của ông được coi là yếu tố giúp Thủ tướng Albanese tái đắc cử.

Hai tháng trước, khi Australia chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử quan trọng, Thủ tướng Anthony Albanese của Công đảng không nhận được nhiều sự ủng hộ. Ông thường xuyên xếp sau đối thủ Peter Dutton, ứng viên đảng Tự do đối lập, trong các cuộc thăm dò về bầu cử, khi nhiều cử tri cho rằng Albanese "nhàm chán và không có gì mới mẻ".

Trong chiến dịch tranh cử, Dutton, 54 tuổi, tán thành một số ý tưởng và thông điệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều khiến các đối thủ gọi ông bằng biệt danh "Temu Trump", trong đó Temu nhằm ám chỉ đến trang thương mại điện tử của Trung Quốc.

Chính sách về văn hóa của Dutton, cựu sĩ quan cảnh sát Australia, gần giống cách ông Trump chống lại các chương trình đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) cũng như làn sóng "phân biệt chủng tộc" trong các trường học. Ông cũng hứa hẹn về một phiên bản Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) như của Mỹ ở Australia.

Nhưng đến tháng 4, ông Trump ký lệnh áp thuế quan 25% đối với nhôm và thép của Australia, trước khi áp mức thuế chung 10%. Đòn thuế quan của ông Trump đã khiến cử tri Australia bắt đầu quay lưng với ứng viên bảo thủ Dutton, chuyển sang ủng hộ Albanese, dù đương kim Thủ tướng không công khai chỉ trích ông Trump.

Thủ tướng Albanese chưa bao giờ tự coi mình là người có lập trường chống Tổng thống Trump trong chiến dịch tái tranh cử. Ông nói tin tưởng ông Trump và tôn trọng tiến trình dân chủ của Mỹ.

Ông hiếm khi nhắc đến tên ông Trump, chuyển hướng các câu hỏi về lãnh đạo Mỹ sang vấn đề thặng dư ngân sách hoặc nói rằng ông muốn tập trung vào Australia. Ông thận trọng hoặc không đưa ra bất kỳ lời lẽ nặng nề nào với ông Trump, cũng như cam kết không trả đũa đòn thuế quan của Mỹ.

Dù vậy, tác động từ đòn thuế và các chính sách của ông Trump lên cử tri Australia vẫn rõ rệt đến mức đã thúc đẩy họ bỏ phiếu cho ông Albanese, giúp xoay chuyển cục diện bầu cử.

Kết quả kiểm phiếu được công bố cuối tuần trước cho thấy Công đảng đã giành ít nhất 87 ghế tại Hạ viện, vượt qua mốc 76 ghế để giành chiến thắng theo quy định, giúp ông Albanese trở thành Thủ tướng Australia đầu tiên giành được nhiệm kỳ thứ hai trong hơn hai thập kỷ qua.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese phát biểu sau chiến thắng bầu cử tại Sydney ngày 3/5. Ảnh: AP

Thủ tướng Australia Anthony Albanese phát biểu sau chiến thắng bầu cử tại Sydney ngày 3/5. Ảnh: AP

"Ông Trump đã hoàn toàn tác động tới quỹ đạo của cuộc bầu cử này", Sean Kelly, nhà bình luận chính trị của Sydney Morning Herald, nói và thêm rằng những biến động mà chính sách của ông Trump gây ra với thế giới đã khiến "sự nhàm chán của Albanese trở thành điều khá hấp dẫn".

Trong bối cảnh đòn thuế quan khiến nhiều người Australia lung lay niềm tin vào đồng minh Mỹ, dấy lên nỗi lo suy thoái, những lập trường tranh cử giống ông Trump của Dutton ngày càng phản tác dụng, theo giới phân tích.

"Một yếu tố tác động đến cuộc bầu cử mà tất cả chúng ta đều có thể thừa nhận và nhận ra là Trump", thượng nghị sĩ đảng Tự do James Paterson nói.

Nhiều người Australia đã bày tỏ lo lắng khi quỹ hưu trí của họ bị ảnh hưởng khi thị trường phản ứng với các thông báo về chính sách áp thuế của ông Trump.

"Các quyết định thuế quan của ông Trump bị người Australia chỉ trích dữ dội. Điều đó thực sự thúc đẩy mọi người nhìn vào ông Dutton và ông Trump để nói 'không'. Đó là chiến thắng cho chính trị trung dung", Chris Wallace, giáo sư lịch sử chính trị tại Đại học Canberra, nói.

Chỉ vài tuần trước, nhiều người cho rằng Công đảng sẽ không thể giành được đa số tại quốc hội. Nhưng kết quả bầu cử đã cho thấy điều ngược lại, khi ông Albanese và đảng của mình giành chiến thắng áp đảo, trong khi Dutton thậm chí còn mất cả ghế của mình tại quốc hội.

"Tôi đã rất ngạc nhiên về quy mô chiến thắng của Công đảng, nó thực sự áp đảo và ấn tượng", Niki Savva, nhà bình luận chính trị Australia, nói.

Trong bài phát biểu chiến thắng, ông Albanese đã ám chỉ tới việc đối thủ của ông theo đuổi các chính sách giống như ông Trump.

"Chúng ta không cần phải xin xỏ, mượn hay sao chép từ bất kỳ đâu. Chúng ta không tìm kiếm nguồn cảm hứng từ nước ngoài. Chúng ta tìm thấy nó ngay tại đây, trong các giá trị và con người của đất nước chúng ta", ông nói.

Cuộc bầu cử ở Australia là sự kiện bầu cử thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại của ông Trump, sau khi đảng trung tả của Canada cũng nhờ làn sóng bất bình với ông Trump để giành chiến thắng đầu tuần trước.

"Các chính sách của ông Trump về mặt nào đó đã tạo cơ hội cho các đảng chính trị trung tả trên khắp thế giới", Michael Fullilove, giám đốc điều hành tổ chức tư vấn Viện Lowy ở Sydney, nói.

Cách ông Albanese đảo ngược tình thế gần giống với sự hồi sinh chính trị của Thủ tướng Canada Mark Carney, người đã nhận được ủng hộ nhiều hơn của cử tri sau đòn thuế quan của ông Trump, theo giới quan sát.

Thủ tướng đương nhiệm Albanese và ứng viên đối thủ Peter Dutton trong cuộc tranh luận hồi tháng 4. Ảnh: NewsWire

Thủ tướng đương nhiệm Albanese và ứng viên đối thủ Peter Dutton trong cuộc tranh luận hồi tháng 4. Ảnh: NewsWire

Mikeal Hooley, cử tri Australia 35 tuổi, cho hay anh hài lòng với thành tích của ông Albanese trong ba năm cầm quyền, nhưng chính việc ông Dutton theo đuổi lập trường giống Tổng thống Mỹ mới là yếu tố định đoạt lá phiếu của anh dành cho Công đảng.

"Tâm trạng của người Australia là chúng tôi không muốn theo con đường đó. Chúng tôi không muốn những lời hùng biện và bối cảnh chính trị như ở Mỹ", Hooley nói.

Ron Richardson, một cử tri khác ủng hộ Công đảng, cho biết ảnh hưởng của ông Trump có thể nhận thấy trong cách ông Dutton đưa ra các cam kết chính sách, mô tả chúng là "thất thường và thiếu cụ thể".

"Tôi nghĩ Dutton đã theo dõi ông Trump quá nhiều và điều đó gây bất lợi cho chính ông ấy", cử tri 81 tuổi này nói.

Tại sự kiện mừng chiến thắng, Thủ tướng Albanese và các cấp phó vẫn thận trọng với các bình luận của họ, không đề cập trực tiếp tới ông Trump.

"Một số người có thể muốn bắt chước điều tồi tệ nhất của quốc gia khác", Ngoại trưởng Penny Wong nói, thêm rằng Thủ tướng "ủng hộ những gì tốt nhất của đất nước chúng ta".

Ông Albanese cũng có bình luận tương tự, đề cập tới bất ổn kinh tế toàn cầu nhưng không nhắc tới ông Trump. "Người Australia đã chọn đối mặt thách thức toàn cầu theo cách của Australia", ông nói.

Về phần mình, khi được hỏi về kết quả bầu cử Australia, ông Trump khẳng định "tôi rất thân thiện với Albanese", nhưng tỏ ra xa cách với Dutton.

"Tôi không biết gì khác về cuộc bầu cử ngoài người chiến thắng là Albanese, ông ấy rất tốt", Tổng thống Trump nói. "Tôi không có ý niệm gì về người đã đối đầu với ông ấy".

Thùy Lâm (Theo Washington Post, WSJ, NEWS)


**********

133 hồng y bầu giáo hoàng tiếp theo đã tề tựu tại Rome

Tất cả 133 hồng y, những người sẽ bỏ phiếu chọn người kế nhiệm cố Giáo hoàng Francis, đều đang có mặt tại Rome để chuẩn bị cho cuộc họp kín vào ngày 7-5.

133 hồng y bầu giáo hoàng tiếp theo đã tề tựu tại Rome - Ảnh 1.

Hồng y Fernando Filoni đi bộ khi tham dự một cuộc họp ngày 5-5 của giáo đoàn trước mật nghị hồng y - Ảnh: REUTERS

Trong một thông báo ngày 5-5, Tòa thánh Vatican xác nhận các hồng y đủ điều kiện bầu chọn giáo hoàng tiếp theo đã có mặt tại Rome (Ý) trước ngày quan trọng. 

Người đứng đầu Giáo hội Công giáo và lãnh đạo tinh thần của 1,4 tỉ người trên thế giới sẽ được chọn ra từ mật nghị của các hồng y này.

Theo Hãng tin Reuters, việc bầu chọn sẽ diễn ra tại nhà nguyện Sistine, bắt đầu từ 16h30 ngày 7-5 (giờ địa phương, 21h30 cùng ngày giờ Việt Nam). 

Các hồng y sẽ bỏ phiếu cho đến khi một trong số họ giành được 2/3 phiếu tán thành, trở thành giáo hoàng thứ 267.

Trong suốt quá trình bầu cử, các hồng y không được gửi thư hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện, bao gồm cả cuộc gọi điện thoại, trừ những trường hợp cấp bách.

Họ cũng không được phép gửi hoặc nhận bất kỳ loại tin nhắn nào, đọc báo hoặc tạp chí dưới bất kỳ hình thức nào hay theo dõi các chương trình phát thanh hoặc truyền hình. Những người vi phạm sẽ bị tước quyền bỏ phiếu ngay lập tức.

Các lá phiếu sau khi được kiểm đếm sẽ bị đốt. Người bên ngoài thường căn cứ vào màu khói phát ra để biết liệu các hồng y đã bầu được giáo hoàng mới hay chưa. Nếu khói màu trắng, đồng nghĩa đã chọn được giáo hoàng mới, nhưng nếu khói màu đen (do một loại hóa chất được thêm vào trong lúc đốt các phiếu bầu), họ sẽ phải tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi.

Trong ngày đầu tiên của mật nghị hồng y, chỉ có một vòng bỏ phiếu. Những ngày thứ hai và thứ ba kế tiếp có thể tổ chức hai lần bỏ phiếu vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Sau 7 vòng, nếu tân giáo hoàng vẫn chưa được xác định, các hồng y sẽ tạm nghỉ.

Sau 33 vòng, nếu vẫn chưa bầu được giáo hoàng mới, các hồng y sẽ bỏ phiếu cho hai người có số phiếu cao nhất. Theo quy định, hai vị này sẽ không tham gia bỏ phiếu.

Thời gian trung bình của 10 mật nghị hồng y gần nhất là 3 ngày. Năm 2013, Hồng y Jorge Mario Bergoglio được bầu làm giáo hoàng tại ngày thứ hai sau 5 vòng bỏ phiếu và trở thành Giáo hoàng Francis.


**********************

EU nêu kịch bản tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine

Minh Thu

Theo Pravda, đây là tuyên bố của Ủy viên quốc phòng châu Âu Andrius Kubilius trên mạng xã hội X hôm 4/5. 

Ông Kubilius cho biết, Mỹ và EU phân bổ khoảng 40 tỷ Euro/năm viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, ông cho hay số tiền này có thể được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách mua trực tiếp vũ khí từ các nhà sản xuất Ukraine.

eu ukraine .jpg
Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở Zaporizhzhia. Ảnh: EPA-EFE

"Nếu Tổng thống Mỹ Trump không thể thuyết phục người đồng cấp Nga Putin ký kết thỏa thuận hòa bình, chúng ta có thể đưa ra các lập luận thuyết phục hơn dẫn tới hòa bình rất nhanh chóng, bằng cách tăng đáng kể sự hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine", ông Kubilius nói.

Ủy viên quốc phòng châu Âu giải thích thêm, chi phí sản xuất vũ khí tại Ukraine chỉ bằng khoảng 1/2 so với vũ khí được sản xuất ở EU hoặc Mỹ. Do đó, khối lượng vũ khí cung cấp cho Ukraine có thể tăng gấp đôi mà không cần tăng chi tiêu. "Giá trị thực sự từ khoản hỗ trợ của chúng ta sẽ tăng lên 80 tỷ Euro", ông Kubilius kết luận.

Ngoài ra, ông Kubilius còn nhắc tới công cụ mới là các khoản vay thuộc chương trình Hành động An ninh cho châu Âu (SAFE) nhằm cho phép các quốc gia thành viên tài trợ cho các khoản mua sắm quân sự cho Ukraine. Theo ông, điều này mở đường cho việc thực hiện chiến lược "hòa bình thông qua sức mạnh".

Giới chức cấp cao Ukraine đã nhiều lần kêu gọi chính phủ các nước châu Âu tham gia “mô hình hỗ trợ kiểu Đan Mạch”. Mô hình này bao gồm việc tài trợ thông qua các quỹ chuyên dụng, tập trung vào việc mua vũ khí trực tiếp từ Ukraine. Hà Lan, Na Uy và CH Séc đã ủng hộ sáng kiến ​​này. EU cũng coi chương trình này là cơ sở của chiến lược dài hạn về viện trợ quân sự cho Ukraine.

Hé lộ ảnh cận cảnh xuồng không người lái Ukraine gắn tên lửa Mỹ

Một bức ảnh mới công bố gần đây đã cho thấy xuồng không người lái (USV) Magura-7 của Hải quân Ukraine được trang bị tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Ông Zelensky nói Nga ‘khiêu khích’, ông Trump chia sẻ về đàm phán Ukraine - Nga

Ông Zelensky cho rằng Nga sẽ "hành động khiêu khích" vào dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Ông Trump thừa nhận sự khó khăn trong việc giúp Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình.

‘Phép thử’ của Nga với Ukraine, Kiev tuyên bố bắn hạ máy bay quân sự ở Crưm

Điện Kremlin cho biết, lệnh ngừng bắn 72 giờ do Nga đề xuất nhân lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít trong Thế chiến II (9/5) là phép thử để xem liệu Ukraine có thực sự muốn giải quyết xung đột hay không.


***********

Chủ nghĩa Trump có thể sang tới châu Âu nếu lục địa già không giải quyết được khủng hoảng xã hội

Thùy Dương

Cuối tuần qua, châu Âu liên tiếp đón nhận tin tức về các cuộc bầu cử, theo đó phe cực hữu thắng thế. Tại Anh, đảng Cải tổ (Reform), đại diện cho khuynh hướng thiên hữu, dân túy, bài Liên Âu bất ngờ giành thắng lợi trong kỳ bầu cử địa phương ở xứ Anh (England) và cuộc bỏ phiếu bổ sung vào Nghị viện Vương quốc Anh. Tại Rumani, phe cực hữu, bài NATO và Liên Âu, cũng giành thắng lợi áp đảo trong vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống. 

Đăng ngày:

5 phút

Quảng cáo

Tuần báo Pháp Le Point hôm 04/05/2025 cảnh báo, mô hình chính quyền Donald Trump có thể vượt Đại Tây Dương sang châu Âu nếu các nước không giải tỏa được nỗi lo trong dân chúng.

Nhìn lại 100 ngày đầu nhiệm kỳ 2 của tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Le Point, bất chấp những lời dối trá, thái độ « tiền hậu bất nhất » của Donald  Trump… nhưng phải thừa nhận việc ông trở lại Nhà Trắng không phải là một sự tình cờ của lịch sử, nó bộc lộ một thực tế mà chúng ta không muốn thấy : cuộc khủng hoảng của các xã hội phương Tây.

Việc Donald Trump 2 lần được bầu làm tổng thống cường quốc đứng đầu thế giới chính là sự truyền tải cơn giận dữ sâu sắc của xã hội Mỹ, vốn đã đi đến chỗ kịch liệt phản đối hệ thống chính trị hiện tại, mạnh đến mức mong muốn sự đoạn tuyệt và các nguy cơ, rủi ro hơn là những hứa hẹn của các ứng viên tổng thống, đối thủ của Donald Trump.

Một cuộc khủng hoảng kép - khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng về bản sắc - đã đưa ông Trump lên nắm quyền. Một mặt, tầng lớp trung lưu bình dân và tầng lớp lao động thấy thu nhập của họ không được cải thiện. Mặt khác, một bộ phận dân cư không còn trông thấy sự hiện diện của họ trong tiến trình phát triển về mặt sắc tộc và xã hội của đất nước. Donald Trump đã biết hợp nhất hai điều này và muốn đáp ứng kỳ vọng của cử tri.

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, do thiếu kinh nghiệm, thiếu chuẩn bị và lại bị vây quanh bởi nhóm thân cận bảo thủ, nên Donald Trump không tiến xa được như mong muốn. Nhưng lần này, trở nên cực đoan hơn, ông quay lại nắm quyền với những nhân vật cực đoan vây quanh và với với một chương trình hành động để thực hiện điều mà ông gọi là một cuộc cách mạng. Le Point nhấn mạnh, có một số điểm cần được châu Âu lưu ý bởi vì ít nhiều chúng đang được đưa vào yêu sách của các đảng dân túy ở lục địa già.

Mục tiêu đầu tiên là sự phục hồi vai trò chính trị, nghĩa là khẳng định sự tự chủ của quyền lực đến từ nhân dân, thực sự lãnh đạo trước các quyền lực đối trọng, nhất là các quyền lực hợp pháp, vốn tự nhận là để kiềm chế chính quyền. Mặc dù có vẻ là một nghịch lý, nhưng chủ nghĩa Trump là một cuộc nổi loạn tự nhận là dân chủ, ngay cả khi không phải là tự do.

Mục tiêu thứ hai là tái lập một cộng đồng quốc gia dựa trên các giá trị chung. Việc bác bỏ các lý thuyết có thể làm thay đổi nền tảng truyền thống - chủ nghĩa ái quốc, gia đình, tôn giáo, quan hệ nam - nữ, cuộc chiến chống nhập cư và sự trở lại của các giá trị Kitô giáo đã tạo nên nó, tất cả đều góp phần vào điều này.

Và mục tiêu cuối cùng là tái công nghiệp hóa một quốc gia mà các hoạt động mang lại ít giá trị gia tăng nhưng tạo nhiều việc làm đã được chuyển sang Trung Quốc hoặc Mêhicô.

Tuy nhiên, các trở ngại là rất lớn : không thể xây dựng một nhà máy dựa theo một quyết định có thể bị hoãn lại sang ngày mai hoặc thậm chí là sau 4 năm nữa, trong khi thuế hải quan có hiệu lực ngay lập tức. Ngoài ra là những đòn trả đũa không thể tránh khỏi, tác động đến xuất khẩu. Nói cách khác, những nỗi đau đớn xuất hiện ngay lập tức, còn lợi ích thì mới chỉ là giả thuyết và sẽ đến muộn. Hơn nữa, tầm nhìn cơ bản của chính sách này lại mâu thuẫn với thực tế của nền kinh tế hiện đại : nền công nghiệp ngày nay sử dụng nhiều robot, lực lượng lao động bị thu nhỏ nhưng có trình độ cao, chứ không phải là đội quân công nhân như trước đây.

Tuy nhiên, theo Le Point, châu Âu đang trải qua cùng một cuộc khủng hoảng như Hoa Kỳ và cũng đang phải đối mặt với những cuộc nổi loạn giống như ở Mỹ. Riêng về nước Pháp, người dân cũng đang thở dài tiếc nuối khi nghĩ về Trente Glorieuses - « 30 năm huy hoàng », giai đoạn 30 năm khôi phục kinh tế xã hội sau Đệ nhị Thế chiến. Le Point kết luận rằng giải pháp là rất rõ ràng : hoặc là châu Âu phải tìm ra biện pháp giải tỏa nỗi lo lắng, hoặc là châu Âu cũng sẽ trải nghiệm điều gì đó tương tự như ở nước Mỹ.


************

Quân đội Ukraine nối lại các cuộc tấn công vào tỉnh Kursk sau khi bị đẩy lùi

Minh Hạnh

“Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa phá hủy những cây cầu trong đêm, và tiến hành một cuộc tấn công bằng các nhóm thiết giáp vào buổi sáng”, blogger quân sự RVvoenkor cho biết trên Telegram ngày 5/5.

“Xe rà phá bom mìn đã di chuyển qua bãi mìn, tiếp theo là xe bọc thép chở quân. Có một trận chiến dữ dội đang diễn ra ở biên giới”.

Cuộc tấn công của Ukraine ở tỉnh Kursk đã được nhiều blogger người Nga khác đưa tin, bao gồm phóng viên chiến trường Alexander Sladkov. Họ công bố các bản đồ cho thấy lực lượng Ukraine đang cố gắng vượt qua biên giới Nga ở hai điểm, hướng tới Tyotkino.

Cùng ngày, quyền Thống đốc tỉnh Kursk - Aleksandr Khinstein - cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây thiệt hại tại khu vực này.

Tháng trước, quân đội Nga tuyên bố lực lượng Ukraine đã bị đẩy lùi khỏi tỉnh Kursk, chấm dứt cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến II. Trong khi đó, Mátxcơva đang nỗ lực tạo ra vùng đệm ở tỉnh Sumy của Ukraine, giáp tỉnh Kursk, để bảo vệ lãnh thổ Nga khỏi các cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai.

Theo Reuters, RT


************

Iran tuyên bố sẵn sàng tấn công đáp trả Mỹ và Israel

Tú Linh

"Nếu cuộc chiến này do Mỹ hoặc Israel khởi xướng, Iran sẽ nhắm vào lợi ích, căn cứ và lực lượng của họ - bất cứ nơi nào có thể và bất cứ khi nào được coi là cần thiết", ông Nasirzadeh phát biểu trên đài truyền hình nhà nước Iran.

Ngày 4/5, tên lửa của Houthi rơi xuống gần sân bay Ben Gurion của Israel. Houthi tuyên bố hành động này của họ là để thể hiện tình đoàn kết với người Palestine ở Dải Gaza.


Quốc kỳ Iran. (Ảnh: Reuters)

"Các cuộc tấn công của Houthi xuất phát từ Iran. Israel sẽ đáp trả cuộc tấn công của Houthi vào sân bay chính của chúng tôi, vào thời điểm và địa điểm do chúng tôi lựa chọn, nhắm tới những kẻ chủ mưu…", ông Netanyahu viết trên mạng xã hội X.

Nhắc lại lập trường của Iran, Bộ trưởng Quốc phòng Nasirzadeh khẳng định Houthi hành động với động cơ của riêng họ.

Mỹ triển khai nhiều cuộc tấn công nhằm vào thành trì của Houthi ở Yemen từ ngày 15/3. Tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ buộc Iran phải chịu trách nhiệm về bất kỳ cuộc tấn công nào do nhóm này thực hiện.

Ông Nasirzadeh tuyên bố, Iran "không có thái độ thù địch với các nước láng giềng", nhưng trong trường hợp bị tấn công, Iran sẽ coi các căn cứ của Mỹ trong khu vực là mục tiêu.

Trong một diễn biến khác, ngày 4/5, Iran phóng thử tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn mới mang tên "Qassem Bassir", có tầm bắn 1.200 km, truyền thông nhà nước Iran đưa tin.

Theo Reuters


********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 06 tháng 05 -2025:

xxx

Trumvayco 2
****************

TIN TỔNG HỢP

RFI

Quảng cáo

(AFP) - Pháp, Liên Âu muốn thu hút giới khoa học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ. Ngày 05/05/2025, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen tổ chức hội thảo “Choose Europe for Science” (Chọn châu Âu cho Khoa Học) tại Đại học Sorbonne, Paris. Sự kiện thu hút khoảng 800 người tham dự, trong đó có nhiều quan chức chính phủ Pháp, đại diện các trường đại học ở châu Âu và ủy viên châu Âu tham dự nhằm thu hút những nhà khoa học nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, công nghệ, không gian… bị tác động vì chính sách cắt giảm ngân sách nghiên cứu trong khuôn khổ cải tổ của tổng thống Donald Trump. Các ưu đãi tài chính để thu hút các nhà khoa học đến từ Mỹ được đề cập tại hội thảo, trong đó có kế hoạch 500 triệu euro. 

(Reuters) - Việt Nam vẫn hướng tới mục tiêu tăng trưởng 8% bất chấp thuế quan của Mỹ. Sáng 05/05/2025, thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết “Việt Nam là một trong 6 quốc gia đầu tiên mà Hoa Kỳ đồng ý đàm phán thuế quan”. Cuộc họp đầu tiên với Mỹ vào ngày 07/05. Nếu đàm phán không thành, Việt Nam phải đối mặt với mức thuế 46% từ tháng 07/2025. Việt Nam tìm cách thúc đẩy xuất khẩu sang 17 thị trường đã ký kết các hiệp định thương mại tự do, đồng thời thúc đẩy tiêu dùng và tăng cường đầu tư công để nâng cấp cơ sở hạ tầng trong năm nay, bao gồm cả việc khởi công tuyến đường sắt trị giá hàng tỷ đô la nối cảng Hải Phòng với Trung Quốc.

(Le Parisien) - Pháp dự kiến sản xuất 1.200 bom dẫn đường trên không AASM Hammer vào năm 2025. Theo trang Le Parisien ngày 02/05/2025, năng suất sẽ được tăng 30%, thay vì 830 quả bom được sản xuất trong năm 2024. Đây là bằng chứng cho thấy Kiev chuộng loại vũ khí này trong cuộc chiến chống xâm lược Nga từ tháng 02/2022. Bom AASM là sản phẩm của tập đoàn Safran, nhánh quốc phòng. Safran không sản xuất vũ khí hạng nặng nhưng chế tạo nhiều loại linh kiện công nghệ cao giúp hệ thống vũ khí của Ukraina hiệu quả hơn, như bom AASM được sử dụng trên chiến đấu cơ Ukraina.

(AFP) - Lực lượng Houthis cáo buộc Mỹ lại oanh kích thủ đô Sanaa của Yemen. Khoảng 10 cuộc oanh kích diễn ra trong đêm 04-05/05/2025 sau khi Huthis nhận trách nhiệm về vụ một tên lửa rơi xuống sân bay Ben-Gourion ở Tel-Aviv, Israel ngày 04/05. Iran bác bỏ cáo buộc đã hỗ trợ Huthis thực hiện vụ tấn công chưa từng có vào sân bay ở Tel-Aviv. Lực lượng Huthis nằm trong “trục kháng chiến” do Teheran điều phối.

(Google Play) - Skype chính thức ngừng hoạt động ngày 05/05/2025. Trong thông báo trên trang dành riêng cho Skype, tập đoàn Mỹ Microsoft cho biết các tài khoản Skype có thể đăng nhập miễn phí vào Teams, chuyển danh bạ, các cuộc trao đổi sang Teams. Skype cảm ơn cộng đồng sử dụng sau 22 năm có mặt trên thị trường và khẳng định tiếp tục hỗ trợ người sử dụng trên nền tảng Teams. Skype được phát hành lần đầu tiên vào tháng 08/2003, do một nhóm gồm Niklas Zennström, Janus Friis và bốn chuyên gia người Estonia phát triển. eBay mua lại Skype vào tháng 09/2005 với giá 2,6 tỷ đô la, sau đó Microsoft mua lại vào năm 2011 với giá 8,5 tỷ đô la - được coi là mức giá rất đắt cách đây 14 năm.

(Inquirer) - Philippines, Mỹ tập phòng ngự trước “một thế lực đe dọa” ngay đối diện đảo Đài Loan. Cuộc diễn tập bắn đạn thật, đẩy lùi một cuộc tấn công giả định, nằm trong khuôn khổ cuộc tập trận thường niên “Balikatan” và diễn ra trong hai ngày cuối tuần 03-04/2025 ở vùng biển Aparri, tỉnh Cagayan, đối diện với Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng với Trung Quốc. Philippines huy động xe tăng chiến đấu chủ lực Sabrah, xe bọc thép hạng nhẹ, pháo tự hành ATMOS 155mm… Mỹ triển khai lực lượng hỗ trợ trên không và trên bộ quy mô lớn, sử dụng trực thăng tấn công AH-64 Apache, máy bay phản lực F-16 và máy bay trinh sát P-8A Poseidon. 

(RFI) - Trước ngày bầu Giáo Hoàng, các nạn nhân bị lạm dụng tình dục trong Giáo hội lên tiếng. Từ ngày 07/05/2025, tại Vatican, Mật nghị Hồng y bắt đầu bầu người kế tục giáo hoàng Phanxicô. Nhân dịp này, nhiều hiệp hội bảo vệ các nạn nhân của tệ lạm dụng tình dục trong Giáo hội Công giáo cũng có mặt tại Roma để đòi phải có nhưng biện pháp thực sự hiệu quả và phổ quát nhằm chống lại vấn nạn nhức nhối này.

(Reuters) - Bầu cử tổng thống Rumani : Ứng viên cực hữu George Simion thắng áp đảo ở vòng 1. Theo thông tin chính thức ngày hôm nay 05/05/2025, ứng viên cực hữu George Simion, đã về đầu với 41% phiếu bầu. Đây được xem là chỉ dấu cho thấy nhiều cử tri bất mãn với các đảng truyền thống và chủ nghĩa dân tộc có xu hướng lên cao ở nhiều nước Liên Âu. Ứng viên George Simion, 38 tuổi, đại diện cho đảng cực hữu Liên minh đoàn kết Rumani (AUR), là người phản đối việc viện trợ quân sự cho Ukraina, chỉ trích giới lãnh đạo Liên Âu và ủng hộ phong trào MAGA “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại” của Donald Trump. Về thứ nhì là ứng viên độc lập, thuộc phe cánh trung, đô trưởng Bucarest, ông Nicusor Dan, với 21% phiếu bầu. Hai ứng viên George Simion (cực hữu) và Nicusor Dan (cánh trung) sẽ đối đầu nhau ở vòng 2, diễn ra trong 2 tuần nữa, ngày 18/05/2025. 

(AFP) - Nga kêu gọi Ấn Độ và Pakistan “giảm căng thẳng”. Trong buổi họp báo ngày 05/05/2025, người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov cho biết “mong muốn hai bên có thể đưa ra những biện pháp giúp làm giảm cẳng thẳng” sau vụ tấn công khủng bố ngày 22/04 khiến 26 người thiệt mạng ở vùng Kashmir bên phía Ấn Độ quản lý. Ông cho biết Nga “đặt tầm quan trọng trong mối quan hệ với New Delhi (đồng minh gần gũi của Matxcơva) và Islamabad (một đối tác của Nga).

(AFP) - Cam Bốt kết án tù một nhân vật đối lập vì tội kích động gây rối. Một nhân vật đối lập nổi tiếng của Cam Bốt cho biết ông đã bị tòa án kết án bốn năm tù vào hôm nay 05/05/2025, vì tội kích động gây rối loạn xã hội. Rong Chhun, cố vấn của Đảng Quyền lực Nhân dân, được thành lập năm 2023, nói với các phóng viên rằng ông bị kết tội kích động phá hoại sự ổn định xã hội, một cáo buộc thường được sử dụng chống lại các nhà hoạt động đối lập với chính quyền. Hiện vẫn chưa rõ liệu ông có bị bắt giữ ngay sau kết án của tòa hay không. Ông bị khởi tố vào năm ngoái sau khi gặp các nạn nhân tranh chấp đất đai và có bình luận về chuyến thăm khu vực biên giới với Việt Nam của thủ tướng Hun Manet. Rong Chhun cũng đã bị bắt vào tháng 7 năm 2020 sau khi cáo buộc chính phủ có hành vi bất thường trong việc hoạch định lại biên giới với Việt Nam, và bị kết án hai năm tù vào tháng 8 năm 2021. Ông được giảm án ở phúc thẩm và được thả sau ba tháng.

(AFP) - Tổng thống Trump ra lệnh cải tạo và mở lại nhà tù nổi tiếng Alcatraz. Ngày 04/05/2025, Donald Trump cho biết ông đã ra lệnh nâng cấp và mở cửa lại nhà tù Alcatraz nổi tiếng nằm trong vịnh San Francisco (California), đóng cửa từ hơn 60 năm nay, để giam giữ “những tên tội phạm nguy hiểm và hung bạo nhất. Trong thời gian quá dài, nước Mỹ đã trở thành nạn nhân của những tên tội phạm tàn ác, bạo lực và tái phạm, những kẻ cặn bã của xã hội, những kẻ sẽ không bao giờ mang lại điều gì ngoài đau khổ và bất hạnh”. Vẫn theo ông Trump, “đó là lý do tại sao hôm nay tôi chỉ đạo Cục Nhà tù, cùng với Bộ Tư pháp, FBI và Bộ Nội vụ mở cửa trở lại, mở rộng đáng kể và xây dựng lại Alcatraz để giam giữ những tên tội phạm nguy hiểm và hung bạo nhất nước Mỹ”

(AFP) - OPEC tăng sản lượng, dầu tụt giá. Giá dầu tiếp tục giảm vào thứ Hai, hơn 3%, do tác động từ thông báo của OPEC+  tăng tốc sản xuất trong tháng 6, trong khi giá dầu đã ở mức rất thấp. Trong phiên giao dịch buổi sáng tại châu Á , giá dầu thô WTI của Mỹ giảm 3,8% xuống còn 56,08 đô la một thùng, trong khi giá dầu Brent Biển Bắc giảm 3,5% xuống còn 59,17 đô la. Vào thứ Bảy, tám quốc gia thành viên OPEC+ đã thông báo họ sẽ tung ra 411.000 thùng mỗi ngày vào tháng 6, tương tự như tháng 5. Quyết định được đưa ra vào thời điểm giá dầu đang giảm mạnh, bởi nỗi lo về suy thoái kinh tế toàn cầu có thể xảy ra do cuộc chiến thương mại do tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump phát động.

(AFP) - Pháp : Bộ trưởng Nội Vụ Pháp công bố thông tư mới, thắt chặt tiêu chuẩn cấp quốc tịch Pháp cho người nước ngoài. Theo thông cáo được công bố hôm nay, 05/05/2025, các tiêu chuẩn này liên quan đến việc tuân thủ luật pháp, trình độ tiếng Pháp và hiểu biết lịch sử về nước Pháp, cũng như sự tham gia vào thị trường lao động. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp tuyên bố quốc tịch Pháp chỉ dành cho những ai xứng đáng, và chính quyền phải đòi hỏi rất cao.

(Le Monde) - Nga khẳng định đêm 04 rạng sáng 05/05/2025 đẩy lui một vụ tấn công bằng drone của Ukraina nhắm vào Matxcơva. Thông tin được thị trưởng Matxcơva hôm nay 05/05/2025 loan báo, trong bối cảnh tổng thống Nga Putin hôm qua tố cáo Kiev muốn phá hỏng ngày lễ Chiến Thắng phát xít Đức tổ chức tại thủ đô Nga ngày 09/05, với sự hiện diện của lãnh đạo một số nước, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam … Về phía Ukraina, lực lượng vũ trang thông báo là cũng trong đêm qua Nga đã tấn công vùng Soumy với 2 tên lửa đạn đạo, 116 drone tấn công và các loại drone khác.

(France 24) - Anh Quốc bắt đầu đợt kỷ niệm 80 năm kết thúc Đệ Nhị Thế Chiến. Đợt lễ kéo dài 4 ngày, từ hôm nay 05/05. Giữa ngày hôm nay, tại Luân Đôn diễn ra lễ diễu binh với sự tham dự của các binh sĩ Ukraina và một đội binh sĩ của NATO. Vua Charles III trong quân phục, hoàng hậu Camilla, hoàng thái tử William và công nương Kate, cùng ba người con George, Charlotte và Louis có mặt trên khán đài gần Cung điện Buckingham, cùng thủ tướng Keir Starmer xem diễu binh. 


****************

Tin tức thế giới 6-5: Ukraine tấn công Matxcơva, rộ tin tái tấn công Kursk

THANH HIỀN

Tin tức thế giới 6-5: Ukraine tấn công Matxcơva, rộ tin tái tấn công Kursk - Ảnh 1.

Binh sĩ Ukraine tại thị trấn Sudzha do Ukraine kiểm soát ở vùng Kursk của Nga vào tháng 8-2024 - Ảnh: REUTERS

Ukraine tấn công, Matxcơva đóng cửa 3 sân bay lớn

Ngày 6-5, hãng tin Reuters cho biết Ukraine đã tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay không người vào ban đêm nhằm vào Matxcơva, buộc 3 sân bay lớn của thủ đô Nga phải đóng cửa.

Thị trưởng Matxcơva, ông Sergei Sobyanin, thông tin trên Telegram rằng ít nhất 6 drone đã bị bắn hạ khi tiếp cận thành phố.

Theo thông tin sơ bộ, không có "thiệt hại nghiêm trọng hoặc thương tích" tại một trong những xa lộ chính dẫn vào thành phố, nơi có các mảnh vỡ rơi xuống từ drone bị phá hủy.

Cơ quan giám sát hàng không Nga Rosaviatsia cũng cho biết đã tạm ngưng các chuyến bay tại 3 sân bay Vnukovo, Domodedovo và Zhukovsky vì lý do an toàn.

Rộ tin Ukraine tấn công trên bộ ở vùng Kursk

Theo Hãng tin Reuters, các blogger quân sự Nga cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công vào vùng Kursk ở phía tây nước Nga vào hôm 5-5, phóng tên lửa, phá hủy các cây cầu bằng rocket.

"Đối phương đã cho rocket làm nổ các cây cầu trong đêm và sáng nay tấn công bằng các nhóm thiết giáp. Các xe rà phá bom mìn bắt đầu di chuyển qua các bãi mìn, tiếp theo là xe bọc thép chở quân. Giao tranh dữ dội đang diễn ra ở biên giới", blogger quân sự Nga có tên "RVvoenkor" cho biết.

Blog quân sự nổi tiếng của Nga Rybar cũng đưa tin rằng các đơn vị Ukraine đang tìm cách tiến công vào khu vực gần hai khu định cư Tyotkino và Glushkovo ở Kursk, giáp biên giới.

Người đứng đầu huyện Glushkovo, ông Pavel Zolotaryov, cho biết trên Telegram rằng cư dân tại một số khu dân cư đã được sơ tán đến nơi an toàn: "Trong 24 giờ qua, số lượng drone của địch tấn công tăng mạnh. Có trường hợp dân thường thiệt mạng, bị thương, nhà cửa và cơ sở hạ tầng dân sự bị phá hủy".

Đây là đợt tái tấn công đầu tiên của Ukraine vào Kursk kể từ khi Nga tuyên bố đánh bật lực lượng Kiev khỏi đây hồi tháng trước.

Các blogger quân sự Nga và phóng viên chiến trường Alexander Sladkov của Nga xác nhận vụ tấn công mới nhất ở Kursk. Hiện Nga và Ukraine chưa đưa ra bình luận chính thức.

Cũng theo Reuters ngày 5-5, thống đốc khu vực Kursk của Nga thông báo Ukraine đã tấn công trạm biến áp ở thị trấn Rylsk trong vùng, khiến 2 thiếu niên bị thương và làm hư hại 2 máy biến áp, gây mất điện.

Mỹ đề xuất tặng 1.000 USD cho người nhập cư tự nguyện rời Mỹ

Ngày 5-5, Bộ An ninh nội địa Mỹ (DHS) thông báo sẽ trợ cấp 1.000 USD và hỗ trợ đi lại cho những người nhập cư nếu họ tự nguyện rời Mỹ.

Việc này được cho là tiết kiệm chi phí so với trục xuất cưỡng chế, vốn có chi phí trung bình ước tính khoảng 17.000 USD/người, theo DHS.

Tổng thống Trump từng hé lộ kế hoạch này vào hồi tháng 4, nói rằng nếu những người tự rời đi là người tốt và Mỹ "cần họ trở lại" thì sẽ cân nhắc cho họ nhập cảnh trở lại.

DHS cho biết chính quyền ông Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trục xuất 152.000 người kể từ ngày 20-1. Bộ trưởng Kristi Noem khuyến khích người di cư nên tự rời đi để tránh bị bắt giữ.

Mỹ sẽ cắt giảm mạnh tướng quân đội cấp cao

Ngày 5-5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã ra lệnh cắt giảm 20% số lượng sĩ quan cấp tướng trong Lực lượng Vệ binh Quốc gia và cắt giảm thêm 10% số tướng và đô đốc trong toàn quân.

"Bộ Quốc phòng cam kết đảm bảo sức mạnh của lực lượng Mỹ để ngăn chặn các mối đe dọa khi cần thiết và giành được chiến thắng quyết định. Một bước đi quan trọng trong tiến trình này là loại bỏ cơ cấu lực lượng dư thừa, để tối ưu hóa và hợp lý hóa khả năng lãnh đạo, bằng cách giảm số lượng vị trí sĩ quan cấp tướng và đô đốc không cần thiết", ông Hegseth viết trong bản ghi nhớ mà Reuters có được.

Ông Hegseth từ lâu đã lên tiếng về việc lực lượng chỉ huy cấp cao của quân đội Mỹ quá cồng kềnh. Kể từ khi nhậm chức, ông đã cách chức nhiều tướng hàng đầu, bao gồm chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân, tư lệnh hải quân và nhiều sĩ quan cấp cao khác.

Iran, EU sẵn sàng cải thiện quan hệ song phương

Theo TTXVN, Iran và Liên minh châu Âu (EU) ngày 5-5 tuyên bố sẵn sàng khởi động tiến trình đàm phán chính trị để giải quyết những bất đồng và mối quan tâm chung nhằm cải thiện quan hệ song phương.

Trong cuộc điện đàm với Đại diện cấp cao EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại Kaja Kallas, Ngoại trưởng Iran Seyed Abbas Araghchi nêu bật cách tiếp cận "có trách nhiệm" của Iran là lựa chọn biện pháp ngoại giao để giải quyết "mối quan ngại bịa đặt" về "chương trình hạt nhân hòa bình" của Tehran. 

Ông nhấn mạnh rằng để đàm phán đạt được tiến triển, hai bên đều phải chứng tỏ sự chân thành, thái độ nghiêm túc và cách nhìn nhận vấn đề một cách thực tế.

Về phần mình, bà Kallas khẳng định EU sẵn sàng tổ chức những cuộc đàm phán chính trị với Iran và hoan nghênh việc trao đổi quan điểm với Tehran về các mối quan ngại hiện nay. 

Bà Kallas bày tỏ hy vọng hai bên sẽ thảo luận các phương án khởi động đàm phán song phương và chuẩn bị nền tảng cho mục đích này.

Cuộc thi đặc biệt

Tin tức thế giới 6-5: Ukraine tấn công Matxcơva, rộ tin tái tấn công Kursk - Ảnh 2.

Các thí sinh đang tham gia cuộc đua 'Course des Garçons de Café' dành cho các nhân viên phục vụ quán cà phê. Cuộc thi này xuất hiện lần đầu ở Paris vào năm 1914, với mục đích tôn vinh nghề phục vụ và trở thành một nét văn hóa độc đáo của Pháp. (Valery Hache/The Week)


**************

Đòn thuế của ông Trump thay đổi cục diện bầu cử Australia thế nào


Cuộc bầu cử của Australia không liên quan tới Tổng thống Trump, nhưng chính sách thuế quan của ông được coi là yếu tố giúp Thủ tướng Albanese tái đắc cử.

Hai tháng trước, khi Australia chuẩn bị bước vào cuộc bầu cử quan trọng, Thủ tướng Anthony Albanese của Công đảng không nhận được nhiều sự ủng hộ. Ông thường xuyên xếp sau đối thủ Peter Dutton, ứng viên đảng Tự do đối lập, trong các cuộc thăm dò về bầu cử, khi nhiều cử tri cho rằng Albanese "nhàm chán và không có gì mới mẻ".

Trong chiến dịch tranh cử, Dutton, 54 tuổi, tán thành một số ý tưởng và thông điệp của Tổng thống Mỹ Donald Trump, điều khiến các đối thủ gọi ông bằng biệt danh "Temu Trump", trong đó Temu nhằm ám chỉ đến trang thương mại điện tử của Trung Quốc.

Chính sách về văn hóa của Dutton, cựu sĩ quan cảnh sát Australia, gần giống cách ông Trump chống lại các chương trình đa dạng, bình đẳng và hòa nhập (DEI) cũng như làn sóng "phân biệt chủng tộc" trong các trường học. Ông cũng hứa hẹn về một phiên bản Ban Hiệu suất Chính phủ (DOGE) như của Mỹ ở Australia.

Nhưng đến tháng 4, ông Trump ký lệnh áp thuế quan 25% đối với nhôm và thép của Australia, trước khi áp mức thuế chung 10%. Đòn thuế quan của ông Trump đã khiến cử tri Australia bắt đầu quay lưng với ứng viên bảo thủ Dutton, chuyển sang ủng hộ Albanese, dù đương kim Thủ tướng không công khai chỉ trích ông Trump.

Thủ tướng Albanese chưa bao giờ tự coi mình là người có lập trường chống Tổng thống Trump trong chiến dịch tái tranh cử. Ông nói tin tưởng ông Trump và tôn trọng tiến trình dân chủ của Mỹ.

Ông hiếm khi nhắc đến tên ông Trump, chuyển hướng các câu hỏi về lãnh đạo Mỹ sang vấn đề thặng dư ngân sách hoặc nói rằng ông muốn tập trung vào Australia. Ông thận trọng hoặc không đưa ra bất kỳ lời lẽ nặng nề nào với ông Trump, cũng như cam kết không trả đũa đòn thuế quan của Mỹ.

Dù vậy, tác động từ đòn thuế và các chính sách của ông Trump lên cử tri Australia vẫn rõ rệt đến mức đã thúc đẩy họ bỏ phiếu cho ông Albanese, giúp xoay chuyển cục diện bầu cử.

Kết quả kiểm phiếu được công bố cuối tuần trước cho thấy Công đảng đã giành ít nhất 87 ghế tại Hạ viện, vượt qua mốc 76 ghế để giành chiến thắng theo quy định, giúp ông Albanese trở thành Thủ tướng Australia đầu tiên giành được nhiệm kỳ thứ hai trong hơn hai thập kỷ qua.

Thủ tướng Australia Anthony Albanese phát biểu sau chiến thắng bầu cử tại Sydney ngày 3/5. Ảnh: AP

Thủ tướng Australia Anthony Albanese phát biểu sau chiến thắng bầu cử tại Sydney ngày 3/5. Ảnh: AP

"Ông Trump đã hoàn toàn tác động tới quỹ đạo của cuộc bầu cử này", Sean Kelly, nhà bình luận chính trị của Sydney Morning Herald, nói và thêm rằng những biến động mà chính sách của ông Trump gây ra với thế giới đã khiến "sự nhàm chán của Albanese trở thành điều khá hấp dẫn".

Trong bối cảnh đòn thuế quan khiến nhiều người Australia lung lay niềm tin vào đồng minh Mỹ, dấy lên nỗi lo suy thoái, những lập trường tranh cử giống ông Trump của Dutton ngày càng phản tác dụng, theo giới phân tích.

"Một yếu tố tác động đến cuộc bầu cử mà tất cả chúng ta đều có thể thừa nhận và nhận ra là Trump", thượng nghị sĩ đảng Tự do James Paterson nói.

Nhiều người Australia đã bày tỏ lo lắng khi quỹ hưu trí của họ bị ảnh hưởng khi thị trường phản ứng với các thông báo về chính sách áp thuế của ông Trump.

"Các quyết định thuế quan của ông Trump bị người Australia chỉ trích dữ dội. Điều đó thực sự thúc đẩy mọi người nhìn vào ông Dutton và ông Trump để nói 'không'. Đó là chiến thắng cho chính trị trung dung", Chris Wallace, giáo sư lịch sử chính trị tại Đại học Canberra, nói.

Chỉ vài tuần trước, nhiều người cho rằng Công đảng sẽ không thể giành được đa số tại quốc hội. Nhưng kết quả bầu cử đã cho thấy điều ngược lại, khi ông Albanese và đảng của mình giành chiến thắng áp đảo, trong khi Dutton thậm chí còn mất cả ghế của mình tại quốc hội.

"Tôi đã rất ngạc nhiên về quy mô chiến thắng của Công đảng, nó thực sự áp đảo và ấn tượng", Niki Savva, nhà bình luận chính trị Australia, nói.

Trong bài phát biểu chiến thắng, ông Albanese đã ám chỉ tới việc đối thủ của ông theo đuổi các chính sách giống như ông Trump.

"Chúng ta không cần phải xin xỏ, mượn hay sao chép từ bất kỳ đâu. Chúng ta không tìm kiếm nguồn cảm hứng từ nước ngoài. Chúng ta tìm thấy nó ngay tại đây, trong các giá trị và con người của đất nước chúng ta", ông nói.

Cuộc bầu cử ở Australia là sự kiện bầu cử thứ hai trong vòng chưa đầy một tuần bị ảnh hưởng bởi các chính sách thương mại của ông Trump, sau khi đảng trung tả của Canada cũng nhờ làn sóng bất bình với ông Trump để giành chiến thắng đầu tuần trước.

"Các chính sách của ông Trump về mặt nào đó đã tạo cơ hội cho các đảng chính trị trung tả trên khắp thế giới", Michael Fullilove, giám đốc điều hành tổ chức tư vấn Viện Lowy ở Sydney, nói.

Cách ông Albanese đảo ngược tình thế gần giống với sự hồi sinh chính trị của Thủ tướng Canada Mark Carney, người đã nhận được ủng hộ nhiều hơn của cử tri sau đòn thuế quan của ông Trump, theo giới quan sát.

Thủ tướng đương nhiệm Albanese và ứng viên đối thủ Peter Dutton trong cuộc tranh luận hồi tháng 4. Ảnh: NewsWire

Thủ tướng đương nhiệm Albanese và ứng viên đối thủ Peter Dutton trong cuộc tranh luận hồi tháng 4. Ảnh: NewsWire

Mikeal Hooley, cử tri Australia 35 tuổi, cho hay anh hài lòng với thành tích của ông Albanese trong ba năm cầm quyền, nhưng chính việc ông Dutton theo đuổi lập trường giống Tổng thống Mỹ mới là yếu tố định đoạt lá phiếu của anh dành cho Công đảng.

"Tâm trạng của người Australia là chúng tôi không muốn theo con đường đó. Chúng tôi không muốn những lời hùng biện và bối cảnh chính trị như ở Mỹ", Hooley nói.

Ron Richardson, một cử tri khác ủng hộ Công đảng, cho biết ảnh hưởng của ông Trump có thể nhận thấy trong cách ông Dutton đưa ra các cam kết chính sách, mô tả chúng là "thất thường và thiếu cụ thể".

"Tôi nghĩ Dutton đã theo dõi ông Trump quá nhiều và điều đó gây bất lợi cho chính ông ấy", cử tri 81 tuổi này nói.

Tại sự kiện mừng chiến thắng, Thủ tướng Albanese và các cấp phó vẫn thận trọng với các bình luận của họ, không đề cập trực tiếp tới ông Trump.

"Một số người có thể muốn bắt chước điều tồi tệ nhất của quốc gia khác", Ngoại trưởng Penny Wong nói, thêm rằng Thủ tướng "ủng hộ những gì tốt nhất của đất nước chúng ta".

Ông Albanese cũng có bình luận tương tự, đề cập tới bất ổn kinh tế toàn cầu nhưng không nhắc tới ông Trump. "Người Australia đã chọn đối mặt thách thức toàn cầu theo cách của Australia", ông nói.

Về phần mình, khi được hỏi về kết quả bầu cử Australia, ông Trump khẳng định "tôi rất thân thiện với Albanese", nhưng tỏ ra xa cách với Dutton.

"Tôi không biết gì khác về cuộc bầu cử ngoài người chiến thắng là Albanese, ông ấy rất tốt", Tổng thống Trump nói. "Tôi không có ý niệm gì về người đã đối đầu với ông ấy".

Thùy Lâm (Theo Washington Post, WSJ, NEWS)


**********

133 hồng y bầu giáo hoàng tiếp theo đã tề tựu tại Rome

Tất cả 133 hồng y, những người sẽ bỏ phiếu chọn người kế nhiệm cố Giáo hoàng Francis, đều đang có mặt tại Rome để chuẩn bị cho cuộc họp kín vào ngày 7-5.

133 hồng y bầu giáo hoàng tiếp theo đã tề tựu tại Rome - Ảnh 1.

Hồng y Fernando Filoni đi bộ khi tham dự một cuộc họp ngày 5-5 của giáo đoàn trước mật nghị hồng y - Ảnh: REUTERS

Trong một thông báo ngày 5-5, Tòa thánh Vatican xác nhận các hồng y đủ điều kiện bầu chọn giáo hoàng tiếp theo đã có mặt tại Rome (Ý) trước ngày quan trọng. 

Người đứng đầu Giáo hội Công giáo và lãnh đạo tinh thần của 1,4 tỉ người trên thế giới sẽ được chọn ra từ mật nghị của các hồng y này.

Theo Hãng tin Reuters, việc bầu chọn sẽ diễn ra tại nhà nguyện Sistine, bắt đầu từ 16h30 ngày 7-5 (giờ địa phương, 21h30 cùng ngày giờ Việt Nam). 

Các hồng y sẽ bỏ phiếu cho đến khi một trong số họ giành được 2/3 phiếu tán thành, trở thành giáo hoàng thứ 267.

Trong suốt quá trình bầu cử, các hồng y không được gửi thư hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện, bao gồm cả cuộc gọi điện thoại, trừ những trường hợp cấp bách.

Họ cũng không được phép gửi hoặc nhận bất kỳ loại tin nhắn nào, đọc báo hoặc tạp chí dưới bất kỳ hình thức nào hay theo dõi các chương trình phát thanh hoặc truyền hình. Những người vi phạm sẽ bị tước quyền bỏ phiếu ngay lập tức.

Các lá phiếu sau khi được kiểm đếm sẽ bị đốt. Người bên ngoài thường căn cứ vào màu khói phát ra để biết liệu các hồng y đã bầu được giáo hoàng mới hay chưa. Nếu khói màu trắng, đồng nghĩa đã chọn được giáo hoàng mới, nhưng nếu khói màu đen (do một loại hóa chất được thêm vào trong lúc đốt các phiếu bầu), họ sẽ phải tiếp tục kiên nhẫn chờ đợi.

Trong ngày đầu tiên của mật nghị hồng y, chỉ có một vòng bỏ phiếu. Những ngày thứ hai và thứ ba kế tiếp có thể tổ chức hai lần bỏ phiếu vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Sau 7 vòng, nếu tân giáo hoàng vẫn chưa được xác định, các hồng y sẽ tạm nghỉ.

Sau 33 vòng, nếu vẫn chưa bầu được giáo hoàng mới, các hồng y sẽ bỏ phiếu cho hai người có số phiếu cao nhất. Theo quy định, hai vị này sẽ không tham gia bỏ phiếu.

Thời gian trung bình của 10 mật nghị hồng y gần nhất là 3 ngày. Năm 2013, Hồng y Jorge Mario Bergoglio được bầu làm giáo hoàng tại ngày thứ hai sau 5 vòng bỏ phiếu và trở thành Giáo hoàng Francis.


**********************

EU nêu kịch bản tăng gấp đôi viện trợ quân sự cho Ukraine

Minh Thu

Theo Pravda, đây là tuyên bố của Ủy viên quốc phòng châu Âu Andrius Kubilius trên mạng xã hội X hôm 4/5. 

Ông Kubilius cho biết, Mỹ và EU phân bổ khoảng 40 tỷ Euro/năm viện trợ quân sự cho Ukraine. Tuy nhiên, ông cho hay số tiền này có thể được sử dụng hiệu quả hơn bằng cách mua trực tiếp vũ khí từ các nhà sản xuất Ukraine.

eu ukraine .jpg
Binh sĩ Ukraine chiến đấu ở Zaporizhzhia. Ảnh: EPA-EFE

"Nếu Tổng thống Mỹ Trump không thể thuyết phục người đồng cấp Nga Putin ký kết thỏa thuận hòa bình, chúng ta có thể đưa ra các lập luận thuyết phục hơn dẫn tới hòa bình rất nhanh chóng, bằng cách tăng đáng kể sự hỗ trợ quân sự của EU cho Ukraine", ông Kubilius nói.

Ủy viên quốc phòng châu Âu giải thích thêm, chi phí sản xuất vũ khí tại Ukraine chỉ bằng khoảng 1/2 so với vũ khí được sản xuất ở EU hoặc Mỹ. Do đó, khối lượng vũ khí cung cấp cho Ukraine có thể tăng gấp đôi mà không cần tăng chi tiêu. "Giá trị thực sự từ khoản hỗ trợ của chúng ta sẽ tăng lên 80 tỷ Euro", ông Kubilius kết luận.

Ngoài ra, ông Kubilius còn nhắc tới công cụ mới là các khoản vay thuộc chương trình Hành động An ninh cho châu Âu (SAFE) nhằm cho phép các quốc gia thành viên tài trợ cho các khoản mua sắm quân sự cho Ukraine. Theo ông, điều này mở đường cho việc thực hiện chiến lược "hòa bình thông qua sức mạnh".

Giới chức cấp cao Ukraine đã nhiều lần kêu gọi chính phủ các nước châu Âu tham gia “mô hình hỗ trợ kiểu Đan Mạch”. Mô hình này bao gồm việc tài trợ thông qua các quỹ chuyên dụng, tập trung vào việc mua vũ khí trực tiếp từ Ukraine. Hà Lan, Na Uy và CH Séc đã ủng hộ sáng kiến ​​này. EU cũng coi chương trình này là cơ sở của chiến lược dài hạn về viện trợ quân sự cho Ukraine.

Hé lộ ảnh cận cảnh xuồng không người lái Ukraine gắn tên lửa Mỹ

Một bức ảnh mới công bố gần đây đã cho thấy xuồng không người lái (USV) Magura-7 của Hải quân Ukraine được trang bị tên lửa AIM-9 Sidewinder.

Ông Zelensky nói Nga ‘khiêu khích’, ông Trump chia sẻ về đàm phán Ukraine - Nga

Ông Zelensky cho rằng Nga sẽ "hành động khiêu khích" vào dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng. Ông Trump thừa nhận sự khó khăn trong việc giúp Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận hòa bình.

‘Phép thử’ của Nga với Ukraine, Kiev tuyên bố bắn hạ máy bay quân sự ở Crưm

Điện Kremlin cho biết, lệnh ngừng bắn 72 giờ do Nga đề xuất nhân lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng phát xít trong Thế chiến II (9/5) là phép thử để xem liệu Ukraine có thực sự muốn giải quyết xung đột hay không.


***********

Chủ nghĩa Trump có thể sang tới châu Âu nếu lục địa già không giải quyết được khủng hoảng xã hội

Thùy Dương

Cuối tuần qua, châu Âu liên tiếp đón nhận tin tức về các cuộc bầu cử, theo đó phe cực hữu thắng thế. Tại Anh, đảng Cải tổ (Reform), đại diện cho khuynh hướng thiên hữu, dân túy, bài Liên Âu bất ngờ giành thắng lợi trong kỳ bầu cử địa phương ở xứ Anh (England) và cuộc bỏ phiếu bổ sung vào Nghị viện Vương quốc Anh. Tại Rumani, phe cực hữu, bài NATO và Liên Âu, cũng giành thắng lợi áp đảo trong vòng 1 cuộc bầu cử tổng thống. 

Đăng ngày:

5 phút

Quảng cáo

Tuần báo Pháp Le Point hôm 04/05/2025 cảnh báo, mô hình chính quyền Donald Trump có thể vượt Đại Tây Dương sang châu Âu nếu các nước không giải tỏa được nỗi lo trong dân chúng.

Nhìn lại 100 ngày đầu nhiệm kỳ 2 của tổng thống Mỹ Donald Trump, theo Le Point, bất chấp những lời dối trá, thái độ « tiền hậu bất nhất » của Donald  Trump… nhưng phải thừa nhận việc ông trở lại Nhà Trắng không phải là một sự tình cờ của lịch sử, nó bộc lộ một thực tế mà chúng ta không muốn thấy : cuộc khủng hoảng của các xã hội phương Tây.

Việc Donald Trump 2 lần được bầu làm tổng thống cường quốc đứng đầu thế giới chính là sự truyền tải cơn giận dữ sâu sắc của xã hội Mỹ, vốn đã đi đến chỗ kịch liệt phản đối hệ thống chính trị hiện tại, mạnh đến mức mong muốn sự đoạn tuyệt và các nguy cơ, rủi ro hơn là những hứa hẹn của các ứng viên tổng thống, đối thủ của Donald Trump.

Một cuộc khủng hoảng kép - khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng về bản sắc - đã đưa ông Trump lên nắm quyền. Một mặt, tầng lớp trung lưu bình dân và tầng lớp lao động thấy thu nhập của họ không được cải thiện. Mặt khác, một bộ phận dân cư không còn trông thấy sự hiện diện của họ trong tiến trình phát triển về mặt sắc tộc và xã hội của đất nước. Donald Trump đã biết hợp nhất hai điều này và muốn đáp ứng kỳ vọng của cử tri.

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên, do thiếu kinh nghiệm, thiếu chuẩn bị và lại bị vây quanh bởi nhóm thân cận bảo thủ, nên Donald Trump không tiến xa được như mong muốn. Nhưng lần này, trở nên cực đoan hơn, ông quay lại nắm quyền với những nhân vật cực đoan vây quanh và với với một chương trình hành động để thực hiện điều mà ông gọi là một cuộc cách mạng. Le Point nhấn mạnh, có một số điểm cần được châu Âu lưu ý bởi vì ít nhiều chúng đang được đưa vào yêu sách của các đảng dân túy ở lục địa già.

Mục tiêu đầu tiên là sự phục hồi vai trò chính trị, nghĩa là khẳng định sự tự chủ của quyền lực đến từ nhân dân, thực sự lãnh đạo trước các quyền lực đối trọng, nhất là các quyền lực hợp pháp, vốn tự nhận là để kiềm chế chính quyền. Mặc dù có vẻ là một nghịch lý, nhưng chủ nghĩa Trump là một cuộc nổi loạn tự nhận là dân chủ, ngay cả khi không phải là tự do.

Mục tiêu thứ hai là tái lập một cộng đồng quốc gia dựa trên các giá trị chung. Việc bác bỏ các lý thuyết có thể làm thay đổi nền tảng truyền thống - chủ nghĩa ái quốc, gia đình, tôn giáo, quan hệ nam - nữ, cuộc chiến chống nhập cư và sự trở lại của các giá trị Kitô giáo đã tạo nên nó, tất cả đều góp phần vào điều này.

Và mục tiêu cuối cùng là tái công nghiệp hóa một quốc gia mà các hoạt động mang lại ít giá trị gia tăng nhưng tạo nhiều việc làm đã được chuyển sang Trung Quốc hoặc Mêhicô.

Tuy nhiên, các trở ngại là rất lớn : không thể xây dựng một nhà máy dựa theo một quyết định có thể bị hoãn lại sang ngày mai hoặc thậm chí là sau 4 năm nữa, trong khi thuế hải quan có hiệu lực ngay lập tức. Ngoài ra là những đòn trả đũa không thể tránh khỏi, tác động đến xuất khẩu. Nói cách khác, những nỗi đau đớn xuất hiện ngay lập tức, còn lợi ích thì mới chỉ là giả thuyết và sẽ đến muộn. Hơn nữa, tầm nhìn cơ bản của chính sách này lại mâu thuẫn với thực tế của nền kinh tế hiện đại : nền công nghiệp ngày nay sử dụng nhiều robot, lực lượng lao động bị thu nhỏ nhưng có trình độ cao, chứ không phải là đội quân công nhân như trước đây.

Tuy nhiên, theo Le Point, châu Âu đang trải qua cùng một cuộc khủng hoảng như Hoa Kỳ và cũng đang phải đối mặt với những cuộc nổi loạn giống như ở Mỹ. Riêng về nước Pháp, người dân cũng đang thở dài tiếc nuối khi nghĩ về Trente Glorieuses - « 30 năm huy hoàng », giai đoạn 30 năm khôi phục kinh tế xã hội sau Đệ nhị Thế chiến. Le Point kết luận rằng giải pháp là rất rõ ràng : hoặc là châu Âu phải tìm ra biện pháp giải tỏa nỗi lo lắng, hoặc là châu Âu cũng sẽ trải nghiệm điều gì đó tương tự như ở nước Mỹ.


************

Quân đội Ukraine nối lại các cuộc tấn công vào tỉnh Kursk sau khi bị đẩy lùi

Minh Hạnh

“Lực lượng Ukraine đã phóng tên lửa phá hủy những cây cầu trong đêm, và tiến hành một cuộc tấn công bằng các nhóm thiết giáp vào buổi sáng”, blogger quân sự RVvoenkor cho biết trên Telegram ngày 5/5.

“Xe rà phá bom mìn đã di chuyển qua bãi mìn, tiếp theo là xe bọc thép chở quân. Có một trận chiến dữ dội đang diễn ra ở biên giới”.

Cuộc tấn công của Ukraine ở tỉnh Kursk đã được nhiều blogger người Nga khác đưa tin, bao gồm phóng viên chiến trường Alexander Sladkov. Họ công bố các bản đồ cho thấy lực lượng Ukraine đang cố gắng vượt qua biên giới Nga ở hai điểm, hướng tới Tyotkino.

Cùng ngày, quyền Thống đốc tỉnh Kursk - Aleksandr Khinstein - cho biết các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine đã gây thiệt hại tại khu vực này.

Tháng trước, quân đội Nga tuyên bố lực lượng Ukraine đã bị đẩy lùi khỏi tỉnh Kursk, chấm dứt cuộc tấn công lớn nhất vào lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến II. Trong khi đó, Mátxcơva đang nỗ lực tạo ra vùng đệm ở tỉnh Sumy của Ukraine, giáp tỉnh Kursk, để bảo vệ lãnh thổ Nga khỏi các cuộc tấn công tiềm tàng trong tương lai.

Theo Reuters, RT


************

Iran tuyên bố sẵn sàng tấn công đáp trả Mỹ và Israel

Tú Linh

"Nếu cuộc chiến này do Mỹ hoặc Israel khởi xướng, Iran sẽ nhắm vào lợi ích, căn cứ và lực lượng của họ - bất cứ nơi nào có thể và bất cứ khi nào được coi là cần thiết", ông Nasirzadeh phát biểu trên đài truyền hình nhà nước Iran.

Ngày 4/5, tên lửa của Houthi rơi xuống gần sân bay Ben Gurion của Israel. Houthi tuyên bố hành động này của họ là để thể hiện tình đoàn kết với người Palestine ở Dải Gaza.


Quốc kỳ Iran. (Ảnh: Reuters)

"Các cuộc tấn công của Houthi xuất phát từ Iran. Israel sẽ đáp trả cuộc tấn công của Houthi vào sân bay chính của chúng tôi, vào thời điểm và địa điểm do chúng tôi lựa chọn, nhắm tới những kẻ chủ mưu…", ông Netanyahu viết trên mạng xã hội X.

Nhắc lại lập trường của Iran, Bộ trưởng Quốc phòng Nasirzadeh khẳng định Houthi hành động với động cơ của riêng họ.

Mỹ triển khai nhiều cuộc tấn công nhằm vào thành trì của Houthi ở Yemen từ ngày 15/3. Tổng thống Donald Trump cảnh báo sẽ buộc Iran phải chịu trách nhiệm về bất kỳ cuộc tấn công nào do nhóm này thực hiện.

Ông Nasirzadeh tuyên bố, Iran "không có thái độ thù địch với các nước láng giềng", nhưng trong trường hợp bị tấn công, Iran sẽ coi các căn cứ của Mỹ trong khu vực là mục tiêu.

Trong một diễn biến khác, ngày 4/5, Iran phóng thử tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn mới mang tên "Qassem Bassir", có tầm bắn 1.200 km, truyền thông nhà nước Iran đưa tin.

Theo Reuters


********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm