Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 08 tháng 05 -2025:

xxx

trumvayco 4
************

Tin tức thế giới 8-5: Trump đề nghị giúp Ấn Độ và Pakistan; Nguy cơ hủy diệt ở Gaza

BÌNH AN

ông Trump - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 7-5 - Ảnh: AFP

Ông Trump đề nghị giúp Ấn Độ - Pakistan chấm dứt giao tranh

Ngày 7-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Ấn Độ và Pakistan ngay lập tức ngừng giao tranh và đề nghị giúp chấm dứt tình trạng bạo lực tồi tệ nhất trong hai thập niên qua giữa hai quốc gia Nam Á sở hữu vũ khí hạt nhân này, theo Hãng tin AFP.

"Thật khủng khiếp! Tôi có mối quan hệ tốt với cả hai bên, tôi biết rất rõ về họ, và tôi muốn thấy họ giải quyết vấn đề. Tôi muốn thấy họ dừng lại" - ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng.

Ông nói thêm: "Họ đang ăn miếng trả miếng, vì vậy hy vọng rằng họ có thể dừng lại ngay bây giờ".

Bình luận của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ và Pakistan giao tranh dữ dội dọc tuyến biên giới tranh chấp, sau khi New Delhi phóng tên lửa gây chết chóc vào lãnh thổ Pakistan.

Ông Trump nói Mỹ có quan hệ tốt với cả hai nước và "nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì để giúp, tôi sẽ có mặt ở đó".

Truyền thông Nga: Lệnh ngừng bắn kéo dài ba ngày với Ukraine bắt đầu có hiệu lực

Truyền thông Nga đưa tin lệnh ngừng bắn ba ngày do Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, trùng với dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng, đã chính thức có hiệu lực vào ngày 8-5. Tuy nhiên, Ukraine không đồng ý với đề xuất ngừng bắn này.

Theo Điện Kremlin, lệnh ngừng bắn bắt đầu vào lúc nửa đêm và dự kiến kéo dài đến hết ngày 10-5. "Lệnh ngừng bắn nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng đã bắt đầu" - Hãng tin RIA đăng.

Chỉ vài giờ trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, cả Matxcơva và Kiev đều tấn công nhau, khiến một số sân bay tại Nga phải đóng cửa và ít nhất hai người thiệt mạng tại Ukraine.

Điện Kremlin khẳng định các lực lượng Nga sẽ ngừng bắn theo lệnh của Tổng thống Putin, nhưng sẽ "ngay lập tức" đáp trả nếu Ukraine tấn công.

ông Trump - Ảnh 2.

Đoàn xe tăng T-80BVM di chuyển dọc theo một con đường vào ngày tập luyện chuẩn bị cho cuộc duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng. Ảnh chụp tại Matxcơva, Nga ngày 7-5 - Ảnh: REUTERS

Ông Trump tuyên bố ngày 8-5 tại Mỹ là ngày kỷ niệm chiến thắng trước Đức Quốc xã

Ngày 7-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thấp vai trò của các quốc gia châu Âu trong Thế chiến 2 khi chính thức tuyên bố ngày 8-5 tại Mỹ là ngày kỷ niệm chiến thắng của phe đồng minh trước Đức Quốc xã, theo Hãng tin AFP.

"Chiến thắng chủ yếu là nhờ chúng ta" - ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng sau khi ra tuyên bố "Ngày Chiến thắng trong Thế chiến 2".

Nhà lãnh đạo Mỹ nói: "Chính những chiếc xe tăng, tàu, xe tải, máy bay và binh sĩ Mỹ đã đánh bại kẻ thù vào đúng tuần này cách đây 80 năm. Nếu không có nước Mỹ, cuộc giải phóng đã không bao giờ xảy ra".

Ngày Chiến thắng được Liên minh châu Âu (EU) kỷ niệm vào ngày 8-5 và các nước từng thuộc Liên Xô kỷ niệm vào ngày 9-5. Tại Mỹ, thời gian qua ngày 8-5 không phải là ngày lễ quốc gia và cũng không được tổ chức rộng rãi như ở châu Âu.

Fed tiếp tục tạm dừng cắt giảm lãi suất và cảnh báo rủi ro về lạm phát, thất nghiệp

Ngày 7-5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo tiếp tục tạm dừng việc cắt giảm lãi suất và cảnh báo về rủi ro cao hơn đối với các mục tiêu kiểm soát lạm phát và thất nghiệp, theo Hãng tin AFP.

Trong tuyên bố chính thức, Fed cho biết các nhà hoạch định chính sách đã bỏ phiếu nhất trí giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt của ngân hàng trung ương Mỹ ở mức từ 4,25 - 4,5%.

Phát biểu trước báo giới tại Washington sau khi quyết định được công bố, Chủ tịch Fed Jerome Powell bình luận hiện có "rất nhiều sự bất định" về việc chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump sẽ đi theo hướng nào.

Houthi: Thỏa thuận ngừng bắn giữa Mỹ - Houthi không bao gồm Israel

Ngày 7-5, lực lượng Houthi ở Yemen nói rằng thỏa thuận ngừng bắn giữa họ và Mỹ không bao gồm việc "tha" cho Israel. 

Tuyên bố này cho thấy các cuộc tấn công của Houthi vào tàu thuyền trong khu vực - vốn đã làm gián đoạn thương mại toàn cầu và thách thức các cường quốc - sẽ không hoàn toàn chấm dứt, theo Hãng tin Reuters.

Trước đó Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen, cho biết nhóm này đã đồng ý dừng tấn công tàu thuyền Mỹ.

Các chuyên gia Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ "hủy diệt" ở Gaza

Theo Hãng tin AFP, ngày 7-5, các chuyên gia Liên hợp quốc đã kêu gọi hành động nhằm ngăn chặn nguy cơ "hủy diệt" người Palestine tại Dải Gaza, trong bối cảnh lực lượng cứu hộ cho biết các cuộc tấn công của Israel trên khắp dải đất này đã khiến thêm hàng chục người thiệt mạng.

Kế hoạch mở rộng cuộc tấn công của quân đội Israel tại đây đã khiến cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Các cơ quan Liên hợp quốc trước đó đã cảnh báo về thảm họa nhân đạo tại dải đất này, nơi đã bị tàn phá do cuộc chiến 19 tháng qua.

Ngôi làng sặc sỡ

Tin tức thế giới 8-5: - Ảnh 1.

Ảnh chụp ngày 7-5 cho thấy ngôi làng Katumbiri, nơi nổi tiếng với những ngôi nhà đầy màu sắc ở Bandung, Tây Java, Indonesia - Ảnh: XINHUA


************

« Cai » khí đốt Nga : Chuyện không dễ đối với Liên Hiệp Châu Âu

Thu Hằng

Liên Hiệp Châu Âu muốn đoạn tuyệt với khí đốt của Nga từ nay đến cuối năm 2027. Kế hoạch được Ủy Ban Châu Âu công bố ngày 06/05/2025 sau nhiều năm cân nhắc và điều chỉnh cho thấy, thách thức trước mắt không hề dễ dàng, trong khi châu Âu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào Nga, giảm lượng nhập khẩu khí nhưng lại chuyển sang khí hóa lỏng (LNG).

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

Quảng cáo

Năm 2021, trước khi xảy ra chiến tranh Ukraina, 45% khí đốt nhập khẩu của Liên Hiệp Châu Âu đến từ Nga, qua đường ống dẫn khí và khí hóa lỏng (LNG) được vận chuyển bằng tàu biển. Sau năm 2022, từ vị trí số 1, Nga lùi xuống số 2 năm 2024 : cung cấp 18% khí đốt qua đường ống dẫn khí, chỉ đứng sau Na Uy và cung cấp 20% khí hóa lỏng LNG, chỉ sau Mỹ.

Kế hoạch được Ủy Ban Châu Âu công bố ngày 06/05 thể hiện mong muốn « cai nghiện » khí đốt Nga, theo phát biểu của ủy viên châu Âu về năng lượng Dan Jørgensen : « Nằm trong tay người kiểm soát nguồn cung cấp năng lượng của chúng ta là điều không hề tốt. Thứ hai, kể từ ngày 22/02/2022, chúng ta đã chi tiền mua nhiên liệu hóa thạch từ Nga trong Liên Âu còn nhiều hơn số tiền viện trợ cho Ukraina. Nói cách khác, tổng giá trị chúng ta mua nhiên liệu hóa thạch tương đương với 2.400 chiến đấu cơ F-35 mới ».

Liên Hiệp Châu Âu đã thành công phần nào trong việc cắt giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Nga, như ngừng nhập than đá hoặc khối lượng nhập khẩu dầu lửa từ 27% năm 2022 xuống còn 3% hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề khí đốt cũng sẽ không dễ dàng và cần thời gian, theo thừa nhận của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen vào cuối tháng 04 là « còn rất nhiều việc phải làm ».

Đa dạng nguồn cung nhưng « cung » chưa sẵn sàng

Châu Âu hoàn toàn bỏ qua được khí đốt của Nga. Nhưng cần có thời gian. Điều này giải thích vì sao kế hoạch đề ra ngày 31/12/2027. Trước mắt, Liên Âu có thể trông cậy vào một số nước ngay tại châu Âu, như Na Uy - nhà cung cấp số 1 hiện nay « có thể mở rộng khả năng sản xuất khí tự nhiên », theo khẳng định của bộ trưởng Năng Lượng Pháp Marc Ferracci.

Tiếp theo, Bruxelles vẫn trông cậy vào Mỹ, nhà cung cấp LNG lớn nhất, để cân bằng thương mại và tạo thiện chí đàm phán thuế quan với chính quyền Trump. Nhưng về lâu dài, rút kinh nghiệm bài học lệ thuộc Nga, Liên Hiêp Châu Âu « không muốn phụ thuộc vào nguồn cung ứng năng lượng của bất kỳ cường quốc thù nghịch nào ». Dù không nêu đích danh nhưng phát biểu của bà Ursula von der Leyen khiến nghĩ ngay đến chính quyền Mỹ với chính sách thuế quan hung hăng và thái độ ghét Liên Âu của tổng thống Trump và buộc Bruxelles phải « dè chừng » đồng minh thân cận lâu năm.

Trong khi đó, các nguồn cung ứng khác chưa hoàn toàn sẵn sàng, thị trường khí hóa lỏng hiện cạnh tranh căng thẳng. Những dự án mới chỉ đi vào hoạt động từ năm 2026 hoặc 2027. Và từ năm 2028 sẽ là « giai đoạn thặng dự nguồn cung LNG trên quy mô toàn cầu ». Nhà phân tích Jan-Eric Fähnrich, Viện Rystad Energy, nhận định với AFP : « Bắc Mỹ, Qatar sẽ ồ ạt tăng năng suất nhưng châu Phi cũng sẽ bước vào cạnh tranh để cung cấp cho châu Âu, nhất là nếu Mozambique xoa dịu được một số quan ngại về an ninh ».

Đối phó với khó khăn ngay trong nội bộ

Để « cai » được khí đốt Nga, Liên Hiệp Châu Âu cũng phải đối phó với những khó khăn nội bộ. Trước tiên là xu hướng phản đối bất kỳ đề xuất nào của Liên Âu liên quan đến Nga, đứng đầu là Hungary, nước công khai ủng hộ tổng thống Putin. Thủ tướng Viktor Orban đã chỉ trích kế hoạch của Ủy Ban Châu Âu là « một sai lầm ». Trong khi cấm vận khí đốt Nga, giống như than và dầu lửa, cần phải được cả 27 nước chấp thuận.

Tiếp theo là nhiều nước bị phụ thuộc nặng nề vào ngành công nghiệp LNG. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, 85% khối lượng khí hóa lỏng nhập khẩu vào châu Âu đi qua Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha. Thêm vào đó, rất nhiều tập đoàn khai thác dầu khí châu Âu tham gia khai thác ở Nga, ví dụ như dự án LNG Yamal ở Siberi, trong đó tập đoàn Pháp TotalEnergies nắm 20% cổ phần. Theo cảnh báo của tổng giám TotalEnergies Patrick Pouyanné, « giá khí hóa lỏng sẽ tăng chóng mặt » và châu Âu chưa muốn trải qua thêm một cuộc khủng hoảng mới.

Theo viện Rystad Energy, một trong những chiếc bẫy chính đối với Liên Âu là phải làm sao « xử lý được những hợp đồng hiện có với Shell, Total, SEFE và Naturgye ». Đó là những hợp đồng dài hạn khó tháo gỡ hơn


***************

Mối thâm thù Ấn Độ và Pakistan, căn nguyên từ sự phân chia lãnh thổ của Đế quốc Anh năm 1947

Anh Vũ

Từ gần 80 năm nay, hai cường quốc hạt nhân ở châu Á đã nuôi dưỡng mối thâm thù bắt nguồn từ sự phân chia lãnh thổ của Đế quốc Anh ở Ấn Độ sau khi những nhà thực dân rời đi.

Quảng cáo

Gandhi, nhân vật kiệt xuất của dân tộc Ấn Độ, đã tiên đoán sự phân chia tiểu lục địa Ấn Độ thành một quốc gia Hồi giáo và một quốc gia Hindu sẽ để lại di sản khủng khiếp? có thể sẽ dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh. Trong gần 80 năm qua, cuộc ly hôn đẫm máu năm 1947 giữa Ấn Độ và Pakistan sau khi giành độc lập từ Đế quốc Anh đã để lại sự hiềm khích không nguôi và chính điều đó đã dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh.

Hai nước đã rơi vào cuộc khủng hoảng mới từ vụ tấn công khiến 26 người thiệt mạng hôm 22 tháng 4 vừa qua tại Kashmir của Ấn Độ, đây là vụ tấn công chết chóc nhất nhằm vào dân thường trong khu vực từ hơn hai mươi năm qua. New Delhi cáo buộc nước láng giềng, Pakistan phủ nhận ngay lập tức. Các lệnh trừng phạt đã được đưa ra và các vụ đấu súng giữa quân đội hai nước tại biên giới vẫn xảy ra. Sự leo thang có thể trở nên nghiêm trọng gây nhiều lo ngại về một cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân.

Ngược lại lịch sử, vào những năm 1930, hy vọng về nền độc lập đã dấy lên trong một dân tộc, đang bị chia rẽ, được dẫn dắt bởi một nhân vật thần thánh nuôi dưỡng giấc mơ về một quốc gia thống nhất: Đó là Mahatma Gandhi. Các phong trào đấu tranh thành hình cho đến khi Đảng Quốc Đại phát động chiến dịch “Quit India” ( Rời khỏi Ấn Độ)  vào năm 1942.

Để loại bỏ Đế chế Anh, đế quốc đã xây dựng công trình thuộc địa lớn nhất trong lịch sử trên tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn hai thế kỷ, Gandhi đã cố gắng hết sức để đưa tất cả các phe phái đi đến thống nhất.

Nhưng tham vọng lịch sử của Grandhi đã gặp phải trở ngại lớn. Đó là   Muhammad Ali Jinnah, một luật sư kiên định ở Bombay. Ông đòi hỏi một Nhà nước riêng cho người Hồi giáo. Cùng với Liên đoàn Hồi giáo nhiều thế lực, ông bảo vệ việc thành lập Pakistan tức  " xứ sở thuần khiết", chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Hindu, đang hy vọng áp đặt một quốc gia mà ở đó chủng tộc Hindu chiếm vị thế là siêu đẳng.

Nhân danh chủ nghĩa dân tộc Hinduva, một nhà chính trị tên là Savarkar phản đối đường lối đoàn kết và bất bạo động do Gandhi cổ vũ. “Ông ta ấp ủ giấc mơ xây dựng lại một đế chế vĩ đại trải dài từ nguồn sông Indus đến sông Brahmaputra, từ dãy Himalaya tuyết phủ đến mũi Comorin. Ông căm ghét người Hồi giáo; trong xã hội Hindu mà ông hình dung, ông không để cho họ có một vị trí nào”, Dominique Lapierre và Larry Collin, hai nhà văn, nhà báo Pháp kể lại trong một ký sự lịch sử Đêm Tự Do, mà họ viết về sự kiện lớn này của thế kỷ 20.

Trước năm 1947, không hề có quốc gia "Ấn Độ" hay "Pakistan" độc lập như ngày nay. Cả hai đều nằm trong một đơn vị hành chính chung do Anh kiểm soát, gọi là Ấn Độ thuộc Anh. Việc phân chia năm 1947 mới tạo ra hai quốc gia riêng biệt lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại.

Việc phân chia không dựa trên các ranh giới tự nhiên, ngôn ngữ hay lịch sử mà dựa chủ yếu vào tôn giáo, và được chính quyền thực dân Anh công bố vào ngày 3 tháng 6 năm 1947. Vùng có đa số dân là người Hindu được giữ lại trong nước Ấn Độ mới.  Phần đất có đa số dân Hồi Giáo được tách ra thành một nước mới gọi là Pakistan, gồm hai phần:  tây Pakistan (Pakistan hiện tại) và đông Pakistan nay là Bangladesh (tách khỏi Pakistan từ năm 1971). Hai vùng này cách nhau 1600 km, ngăn cách bởi lãnh thổ Ấn Độ

Vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, chính phủ đầu tiên của Ấn Độ độc lập đã tuyên thệ nhậm chức. Về phần mình, Muhammad Ali Jinnah ăn mừng quốc gia Hồi giáo mới và lễ đăng quang của ông với tư cách là toàn quyền. Ván cược của Gandhi đã không thành công. Trong khi đám đông khổng lồ ăn mừng ngày độc lập thì những cuộc thảm sát khủng khiếp đang được chuẩn bị.

Những tuần tiếp theo thật là bi thảm. Cuộc chia cắt trong độc lập đã đẩy gần 15 triệu người ra đường, tạo nên một trong những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử thế giới. Người Hồi giáo hướng về lãnh thổ Pakistan, người Hindu và người Sikh đi về phía ngược lại. Làn sóng di cư này đã gây ra các cuộc bạo loạn và thảm sát khiến một triệu người thiệt mạng.

Punjab, vùng đất máu

Có một vùng lãnh thổ tang tóc trong thảm kịch này đó là Punjab. Hòn ngọc quý trên phần lãnh thổ  Ấn Độ.  "Là vùng đất có những dòng sông lấp lánh, những đồng bằng trù phú phủ đầy hoa màu, một ốc đảo được các vị thần ban phước giữa bán đảo khô cằn", Dominique Lapierre và Larry Collins viết.

Trong số các con sông cung cấp nước cho nơi này, sông Indus, được lấy tên gọi cho tiểu lục địa Ấn Độ. Lưu vực con sông này trong lịch sử đã từng là một trong những tuyến đường xâm lược lớn nhất vào  Ấn Độ, của các đội quân Macedonia của Alexander Đại đế,  quân đoàn Ba Tư của Darius đến các vị lãnh chúa đạo Hồi và sau đó là các đoàn quân chinh phục Trung Á đã thiết lập sự thống trị của đế chế Hồi giáo Mughal trong nhiều thế kỷ.

Là ngã tư của nhiều vùng ở Ấn Độ, Punjab đã chứng kiến ​​một số vụ tàn sát bạo lực nhất vào năm 1947. Khi đó, lực lượng dân quân Hồi giáo đã san bằng các ngôi làng của người Sikh (tôn giáo độc thần của khu vực này), giết hại phụ nữ và trẻ em trong trận càn. Những chuyến tàu chở người tị nạn Hồi giáo đến đất nước Pakistan mới chất đầy hàng ngàn xác chết.

Liên tiếp chiến tranh

Sau khi giành được độc lập, cùng với hàng trăm ngàn người chết, một cuộc chiến đã nổ ra vào mùa thu năm 1947 giữa hai quốc gia mới để giành quyền kiểm soát Kashmir, nơi đã được sáp nhập vào Ấn Độ. Một lệnh ngừng bắn được tuyên bố vào ngày 1 tháng 1 năm 1949 dọc theo "Đường kiểm soát" dài 770 km chia Kashmir thành hai phần: 37% thuộc về Pakistan (Azad-Kashmir) và 63% thuộc về Ấn Độ (Bang Jammu và Kashmir). Bất chấp thỏa thuận này, cả hai quốc gia vẫn tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ. Năm 1948, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết về việc tổ chức trưng cầu dân ý về quyền tự quyết, tuy nhiên, nghị quyết này vẫn chỉ là chứng thư chết vì New Delhi phủ nhận.

Sau đó, Ấn Độ và Pakistan lại đụng độ nhau trên chiến trường hai lần. Năm 1965, một ngàn quân ly khai được Pakistan hậu thuẫn đã xâm lược Kashmir của Ấn Độ. Liên Xô đã nhảy vào đứng làm trung gian sau cuộc giao tranh đẫm máu và hàng nghìn người chết. Sau đó, vào năm 1971, Pakistan đã đưa quân vào phía đông lãnh thổ của mình, Đông Bengal, để đàn áp phong trào ly khai tại đó. Quân đội Ấn Độ can thiệp. Cuộc chiến kết thúc chín tháng sau đó với nền độc lập của vùng đất mang tên gọi Bangladesh, với cái giá phải trả là ba triệu người thiệt mạng.

Năm 1989, Ấn Độ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy ly khai mới khiến cộng đồng người Hindu ở Kashmir thuộc Ấn Độ phải chạy trốn đến các khu vực khác. Năm 1999, New Delhi cáo buộc Islamabad đã đưa các chiến binh Hồi giáo và binh lính Pakistan xâm nhập vào khu vực Kashmir của mình để kiểm soát sông băng Siachen, ở độ cao hơn 5.000 m. Cuộc giao tranh ác liệt đã khiến hơn một nghìn người thiệt mạng.

Kể từ đó, các vụ tấn công diễn ra thường xuyên, chẳng hạn năm 2001, một cuộc tấn công xảy ra trước Hội đồng vùng  Kashmir của Ấn Độ ở Srinagar khiến 38 người thiệt mạng. Sau đó vào năm 2008 tại Bombay, các chiến binh thánh chiến đã gây ra cái chết của 166 người. Những nỗ lực đối thoại và con đường hướng tới hòa bình liên tục bị phá hoại. Cuộc đụng độ gần đây nhất là vụ tấn công năm 2019 khiến 40 lính bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng, khiến New Delhi phải  mở các cuộc không kích trên lãnh thổ Pakistan để đáp trả.

(Theo Le Figaro)


********

Chiến tranh thuế quan: Mỹ và Trung Quốc lần đầu tiên họp chuẩn bị cho đàm phán

Trọng Thành

Mỹ và Trung Quốc thông báo sẽ họp vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ để chuẩn bị các cơ sở cho đàm phán thương mại. Theo AFP, đây là lần đầu tiên hai bên chấp nhận xuống thang kể từ khi Washington áp thuế hải quan 145% đối với hàng Trung Quốc và Bắc Kinh trả đũa với mức thuế 125%.

Trên kênh Fox News hôm qua, 07/05/2025, bộ trưởng Thương Mại Mỹ Scott Bessent thông báo Mỹ và Trung Quốc sẽ họp trong hai ngày 10 và 11/05, với mục tiêu trước mắt là « xuống thang căng thẳng ». Ông Scott Bessent cho biết « nóng lòng có các trao đổi mang tính xây dựng với Trung Quốc nhằm tái cân bằng hệ thống kinh tế quốc tế để phục vụ tốt hơn cho lợi ích của nước Mỹ ».

Trong khi đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) cảnh báo « mọi áp lực với Trung Quốc sẽ không mang lại kết quả ». Theo bộ Thương Mại Trung Quốc, Trung Quốc sẽ « kiên quyết bảo vệ lập trường » trong cuộc họp sắp tới tại Thụy Sĩ giữa phó thủ tướng Hà Lập Phong (He Lifeng) và bộ trưởng Tài Chính cùng đại diện Thương Mại Mỹ Jamieson Greer. Theo phía Trung Quốc, cuộc họp được tổ chức « theo yêu cầu của phía Mỹ ».

Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất chỉ đạo, bơm tiền ồ ạt

Theo Reuters, trước thềm cuộc họp tại Thụy Sĩ, hôm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tung ra một loạt biện pháp để giảm thiểu các tổn thất về kinh tế do cuộc chiến thương mại với Mỹ, trong đó có việc hạ lãi suất chỉ đạo 0,5%, và bơm thêm tiền mặt với biện pháp giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) xuống 50 điểm đối với các ngân hàng kể từ ngày 15/05.

Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Phan Công Thắng (Pan Gongsheng), đợt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đầu tiên, từ tháng 9/2024, đã cho phép bơm ra thị trường khoảng 1.000 tỉ nhân dân tệ tiền mặt, tương đương 138 tỉ đô la. Lãi suất tiền cho vay mua bất động sản lần đầu với thời hạn hơn 5 năm cũng sẽ được giảm từ 2,85% xuống còn 2,6%.

FED dự kiến giữ nguyên lãi suất chỉ đạo

Về phía Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) hôm nay dự kiến vẫn giữ nguyên lãi suất chỉ đạo và tiếp tục theo dõi các hậu quả của cuộc chiến tranh thuế quan do tổng thống Donald Trump phát động. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra vào 14 giờ chiều nay giờ Hoa Kỳ. Theo AFP, hiện tại, các chỉ số chính thức căn bản của nền kinh tế Mỹ về cơ bản vẫn ổn định : thất nghiệp 4,2% vào tháng 4, lạm phát 2,3% vào tháng 3, cao hơn một chút so với mục tiêu FED đề ra.


************

Mật nghị Hồng y bầu tân giáo hoàng bắt đầu

133 hồng y tiến vào Nhà nguyện Sistine ở Vatican, bắt đầu mật nghị để bỏ phiếu bầu người kế nhiệm cố Giáo hoàng Francis.

Các hồng y tham gia mật nghị lúc 16h30 hôm nay (21h30 giờ Hà Nội) bắt đầu di chuyển từ Nhà nguyện Pauline, nơi họ tiến hành cầu nguyện, tới Nhà nguyện Sistine ở Vatican để bầu giáo hoàng mới. Dọc đường đi, họ hát Kinh Cầu Các Thánh, kêu gọi hơn 100 vị thánh Công giáo cầu nguyện cho họ.

Trước khi bắt đầu mật nghị, các hồng y phải nộp lại điện thoại và các thiết bị liên lạc điện tử. Nhà nguyện Sistine sẽ được rà quét để loại bỏ bất cứ thiết bị nghe trộm nào, đồng thời lắp đặt hệ thống phá sóng, gây nhiễu.

Trước khi bỏ phiếu, các hồng y đọc lời tuyên thệ tuân thủ mọi quy định và giữ bí mật về mật nghị.

Các hồng y di chuyển từ Nhà nguyện Pauline tới Nhà nguyện Sistine ở Vatican để bầu giáo hoàng mới. Ảnh: Vatican News

Các hồng y di chuyển từ Nhà nguyện Pauline tới Nhà nguyện Sistine ở Vatican để bầu giáo hoàng mới. Ảnh: Vatican News

Sau khi người giám sát hô khẩu lệnh "extra omnes" (tất cả ra ngoài), những người không có quyền bỏ phiếu sẽ phải rời khỏi nhà nguyện, ngoại trừ vài quan chức Vatican và bác sĩ. Nhà nguyện Sistine sẽ bị khóa trái và các hồng y không được phép liên lạc với bên ngoài cho đến khi bầu được giáo hoàng mới.

Trong ngày đầu tiên của mật nghị, 133 hồng y sẽ tổ chức vòng bỏ phiếu buổi chiều đầu tiên. Các hồng y sẽ ghi tên ứng viên họ chọn vào lá phiếu và sau đó lần lượt bỏ phiếu theo thứ bậc. Hồng y tham gia mật nghị không được bỏ phiếu cho chính mình.

Nếu vòng đầu tiên không tìm ra được ứng viên giành được 2/3 số phiếu để trở thành giáo hoàng mới, cuộc bỏ phiếu sẽ tiếp tục vào ngày thứ hai. Từ ngày thứ hai trở đi, có tối đa 4 lượt bỏ phiếu mỗi ngày, gồm hai lượt buổi sáng và hai lượt buổi chiều.

Các hồng y đọc lời tuyên thệ tuân thủ mọi quy định và giữ bí mật về mật nghị. Ảnh: Vatican News

Các hồng y chuẩn bị đọc lời tuyên thệ tuân thủ mọi quy định và giữ bí mật về mật nghị. Ảnh: Vatican News


**********

Phó tổng thống Mỹ dịu giọng với châu Âu

Phó tổng thống Vance nhấn mạnh châu Âu vẫn là đối tác quan trọng và "chung thuyền" với Mỹ, trái ngược với những chỉ trích gay gắt hồi tháng 2.

"Tôi vẫn nghĩ Mỹ và châu Âu cùng chung một thuyền", Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị Lãnh đạo Munich tại thủ đô Washington, Mỹ ngày 7/5.

Ông Vance nói thêm "ông vẫn cho rằng liên minh với châu Âu rất quan trọng, nhưng để nó thực sự trở nên quan trọng và để chúng ta thực sự là bạn bè, chúng ta phải cần thảo luận về những câu hỏi lớn".

Phó tổng thống Mỹ đề cập tới mục tiêu 5% GDP cho quốc phòng mà Tổng thống Donald Trump từng đặt ra với các đồng minh NATO. Ông nhấn mạnh các nước châu Âu cần "bắt kịp" mục tiêu đó, thêm rằng "chúng tôi thực sự muốn và quan tâm đến việc châu Âu có khả năng tự chủ" về quốc phòng.

Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại cuộc họp các lãnh đạo Munich ở Washington ngày 7/5. Ảnh: AFP

Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại Hội nghị Lãnh đạo Munich ở Washington ngày 7/5. Ảnh: AFP

Đề cập tới nhu cầu châu Âu đóng vai trò lớn hơn trong phòng thủ lục địa, ông Vance nói "chúng tôi thấy đó là điều đúng đắn và rất mừng khi thấy nhiều người bạn châu Âu công nhận điều này. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều nhất trí, vấn đề chỉ là nhanh chóng đạt mục tiêu đó".

Những bình luận này cho thấy ông Vance đã dịu giọng với châu Âu hơn rất nhiều so với bài phát biểu gây sốc tại Hội nghị An ninh ở Đức hồi tháng 2, theo giới quan sát. Phó tổng thống Mỹ khi đó chỉ trích các chính sách của Liên minh châu Âu (EU) về nhập cư và quyền tự do ngôn luận. Ông cũng cáo buộc quyền tự do ngôn luận bị suy yếu trên khắp châu Âu, đồng thời lên tiếng ủng hộ các đảng cánh hữu dân túy ở khu vực.

Ông Vance ngày 7/5 thừa nhận Mỹ và châu Âu đã có những khác biệt, song khích lệ hai bên tìm cách khỏa lấp bất đồng.

"Không phải là Mỹ tốt còn châu Âu xấu. Vấn đề là tôi nghĩ chúng ta đã đi chệch hướng một chút và tôi khuyến khích tất cả chúng ta cùng nhau quay lại đúng hướng. Chúng tôi chắc chắn sẵn lòng và có khả năng làm điều đó, hy vọng tất cả các bạn cũng vậy", ông nói.

Ông khẳng định Mỹ và châu Âu có những sợi dây gắn kết chặt chẽ. "Nền văn minh châu Âu và nền văn minh Mỹ, văn hóa châu Âu và văn hóa Mỹ đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng sẽ luôn gắn kết với nhau", ông nói. "Tôi nghĩ thật nực cười khi nghĩ rằng có thể chia rẽ châu Âu và Mỹ".

Thùy Lâm (Theo AFP, Guardian)


************

Đức, Pháp thành lập hội đồng an ninh, quốc phòng chung

VnExpress

Tổng thống Macron thông báo Pháp và Đức sẽ thành lập hội đồng an ninh quốc phòng chung, khi châu Âu tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ.

"Chúng tôi sẽ thành lập hội đồng an ninh, quốc phòng Pháp - Đức để họp thường xuyên nhằm đưa ra phản ứng với những thách thức chiến lược chung của hai nước", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong cuộc họp báo chung với tân Thủ tướng Đức Friedrich Merz tại Điện Elysee, Paris ngày 7/5.

Ông Merz đang có chuyến thăm Paris, đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức.

Thông báo được đưa ra khi châu Âu đang tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ giữa bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine, cũng như những hoài nghi về cam kết an ninh của Mỹ đối với châu lục này dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo chung ở Điện Elysee, Paris ngày 7/5. Ảnh: AFP

Thủ tướng Đức Friedrich Merz (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo chung ở Điện Elysee, Paris ngày 7/5. Ảnh: AFP

Ông Merz, người nhậm chức hôm 6/5, dành nhiều tâm sức cho châu Âu, mối quan hệ giữa châu Âu với Mỹ và có lập trường ủng hộ Ukraine. "Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp chung để tăng cường năng lực an ninh và quốc phòng của châu Âu", Thủ tướng Merz phát biểu.

Pháp và Anh đi đầu trong các cuộc thảo luận của "liên minh sẵn sàng" gồm 30 quốc gia về khả năng triển khai binh sĩ để đảm bảo lệnh ngừng bắn trong tương lai ở Ukraine.

Khi được hỏi hôm 6/5 về cách Đức có thể tác động đến các cuộc đàm phán thỏa thuận hòa bình Ukraine, ông Merz cho biết Đức sẽ "tham vấn chuyên sâu" với Pháp và Anh, "nếu có thể bao gồm cả Ba Lan thì càng tốt". Sau Pháp, tân Thủ tướng Đức sẽ đến thăm Ba Lan.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 08 tháng 05 -2025:

xxx

trumvayco 4
************

Tin tức thế giới 8-5: Trump đề nghị giúp Ấn Độ và Pakistan; Nguy cơ hủy diệt ở Gaza

BÌNH AN

ông Trump - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 7-5 - Ảnh: AFP

Ông Trump đề nghị giúp Ấn Độ - Pakistan chấm dứt giao tranh

Ngày 7-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kêu gọi Ấn Độ và Pakistan ngay lập tức ngừng giao tranh và đề nghị giúp chấm dứt tình trạng bạo lực tồi tệ nhất trong hai thập niên qua giữa hai quốc gia Nam Á sở hữu vũ khí hạt nhân này, theo Hãng tin AFP.

"Thật khủng khiếp! Tôi có mối quan hệ tốt với cả hai bên, tôi biết rất rõ về họ, và tôi muốn thấy họ giải quyết vấn đề. Tôi muốn thấy họ dừng lại" - ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng.

Ông nói thêm: "Họ đang ăn miếng trả miếng, vì vậy hy vọng rằng họ có thể dừng lại ngay bây giờ".

Bình luận của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh Ấn Độ và Pakistan giao tranh dữ dội dọc tuyến biên giới tranh chấp, sau khi New Delhi phóng tên lửa gây chết chóc vào lãnh thổ Pakistan.

Ông Trump nói Mỹ có quan hệ tốt với cả hai nước và "nếu tôi có thể làm bất cứ điều gì để giúp, tôi sẽ có mặt ở đó".

Truyền thông Nga: Lệnh ngừng bắn kéo dài ba ngày với Ukraine bắt đầu có hiệu lực

Truyền thông Nga đưa tin lệnh ngừng bắn ba ngày do Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, trùng với dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng, đã chính thức có hiệu lực vào ngày 8-5. Tuy nhiên, Ukraine không đồng ý với đề xuất ngừng bắn này.

Theo Điện Kremlin, lệnh ngừng bắn bắt đầu vào lúc nửa đêm và dự kiến kéo dài đến hết ngày 10-5. "Lệnh ngừng bắn nhân kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng đã bắt đầu" - Hãng tin RIA đăng.

Chỉ vài giờ trước khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực, cả Matxcơva và Kiev đều tấn công nhau, khiến một số sân bay tại Nga phải đóng cửa và ít nhất hai người thiệt mạng tại Ukraine.

Điện Kremlin khẳng định các lực lượng Nga sẽ ngừng bắn theo lệnh của Tổng thống Putin, nhưng sẽ "ngay lập tức" đáp trả nếu Ukraine tấn công.

ông Trump - Ảnh 2.

Đoàn xe tăng T-80BVM di chuyển dọc theo một con đường vào ngày tập luyện chuẩn bị cho cuộc duyệt binh kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng. Ảnh chụp tại Matxcơva, Nga ngày 7-5 - Ảnh: REUTERS

Ông Trump tuyên bố ngày 8-5 tại Mỹ là ngày kỷ niệm chiến thắng trước Đức Quốc xã

Ngày 7-5, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thấp vai trò của các quốc gia châu Âu trong Thế chiến 2 khi chính thức tuyên bố ngày 8-5 tại Mỹ là ngày kỷ niệm chiến thắng của phe đồng minh trước Đức Quốc xã, theo Hãng tin AFP.

"Chiến thắng chủ yếu là nhờ chúng ta" - ông Trump phát biểu tại Nhà Trắng sau khi ra tuyên bố "Ngày Chiến thắng trong Thế chiến 2".

Nhà lãnh đạo Mỹ nói: "Chính những chiếc xe tăng, tàu, xe tải, máy bay và binh sĩ Mỹ đã đánh bại kẻ thù vào đúng tuần này cách đây 80 năm. Nếu không có nước Mỹ, cuộc giải phóng đã không bao giờ xảy ra".

Ngày Chiến thắng được Liên minh châu Âu (EU) kỷ niệm vào ngày 8-5 và các nước từng thuộc Liên Xô kỷ niệm vào ngày 9-5. Tại Mỹ, thời gian qua ngày 8-5 không phải là ngày lễ quốc gia và cũng không được tổ chức rộng rãi như ở châu Âu.

Fed tiếp tục tạm dừng cắt giảm lãi suất và cảnh báo rủi ro về lạm phát, thất nghiệp

Ngày 7-5, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) thông báo tiếp tục tạm dừng việc cắt giảm lãi suất và cảnh báo về rủi ro cao hơn đối với các mục tiêu kiểm soát lạm phát và thất nghiệp, theo Hãng tin AFP.

Trong tuyên bố chính thức, Fed cho biết các nhà hoạch định chính sách đã bỏ phiếu nhất trí giữ nguyên lãi suất cho vay chủ chốt của ngân hàng trung ương Mỹ ở mức từ 4,25 - 4,5%.

Phát biểu trước báo giới tại Washington sau khi quyết định được công bố, Chủ tịch Fed Jerome Powell bình luận hiện có "rất nhiều sự bất định" về việc chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Trump sẽ đi theo hướng nào.

Houthi: Thỏa thuận ngừng bắn giữa Mỹ - Houthi không bao gồm Israel

Ngày 7-5, lực lượng Houthi ở Yemen nói rằng thỏa thuận ngừng bắn giữa họ và Mỹ không bao gồm việc "tha" cho Israel. 

Tuyên bố này cho thấy các cuộc tấn công của Houthi vào tàu thuyền trong khu vực - vốn đã làm gián đoạn thương mại toàn cầu và thách thức các cường quốc - sẽ không hoàn toàn chấm dứt, theo Hãng tin Reuters.

Trước đó Tổng thống Trump cho biết Mỹ sẽ ngừng các cuộc không kích nhằm vào lực lượng Houthi được Iran hậu thuẫn ở Yemen, cho biết nhóm này đã đồng ý dừng tấn công tàu thuyền Mỹ.

Các chuyên gia Liên hợp quốc cảnh báo nguy cơ "hủy diệt" ở Gaza

Theo Hãng tin AFP, ngày 7-5, các chuyên gia Liên hợp quốc đã kêu gọi hành động nhằm ngăn chặn nguy cơ "hủy diệt" người Palestine tại Dải Gaza, trong bối cảnh lực lượng cứu hộ cho biết các cuộc tấn công của Israel trên khắp dải đất này đã khiến thêm hàng chục người thiệt mạng.

Kế hoạch mở rộng cuộc tấn công của quân đội Israel tại đây đã khiến cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ. Các cơ quan Liên hợp quốc trước đó đã cảnh báo về thảm họa nhân đạo tại dải đất này, nơi đã bị tàn phá do cuộc chiến 19 tháng qua.

Ngôi làng sặc sỡ

Tin tức thế giới 8-5: - Ảnh 1.

Ảnh chụp ngày 7-5 cho thấy ngôi làng Katumbiri, nơi nổi tiếng với những ngôi nhà đầy màu sắc ở Bandung, Tây Java, Indonesia - Ảnh: XINHUA


************

« Cai » khí đốt Nga : Chuyện không dễ đối với Liên Hiệp Châu Âu

Thu Hằng

Liên Hiệp Châu Âu muốn đoạn tuyệt với khí đốt của Nga từ nay đến cuối năm 2027. Kế hoạch được Ủy Ban Châu Âu công bố ngày 06/05/2025 sau nhiều năm cân nhắc và điều chỉnh cho thấy, thách thức trước mắt không hề dễ dàng, trong khi châu Âu vẫn còn phụ thuộc nhiều vào Nga, giảm lượng nhập khẩu khí nhưng lại chuyển sang khí hóa lỏng (LNG).

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

4 phút

Quảng cáo

Năm 2021, trước khi xảy ra chiến tranh Ukraina, 45% khí đốt nhập khẩu của Liên Hiệp Châu Âu đến từ Nga, qua đường ống dẫn khí và khí hóa lỏng (LNG) được vận chuyển bằng tàu biển. Sau năm 2022, từ vị trí số 1, Nga lùi xuống số 2 năm 2024 : cung cấp 18% khí đốt qua đường ống dẫn khí, chỉ đứng sau Na Uy và cung cấp 20% khí hóa lỏng LNG, chỉ sau Mỹ.

Kế hoạch được Ủy Ban Châu Âu công bố ngày 06/05 thể hiện mong muốn « cai nghiện » khí đốt Nga, theo phát biểu của ủy viên châu Âu về năng lượng Dan Jørgensen : « Nằm trong tay người kiểm soát nguồn cung cấp năng lượng của chúng ta là điều không hề tốt. Thứ hai, kể từ ngày 22/02/2022, chúng ta đã chi tiền mua nhiên liệu hóa thạch từ Nga trong Liên Âu còn nhiều hơn số tiền viện trợ cho Ukraina. Nói cách khác, tổng giá trị chúng ta mua nhiên liệu hóa thạch tương đương với 2.400 chiến đấu cơ F-35 mới ».

Liên Hiệp Châu Âu đã thành công phần nào trong việc cắt giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch Nga, như ngừng nhập than đá hoặc khối lượng nhập khẩu dầu lửa từ 27% năm 2022 xuống còn 3% hiện nay. Tuy nhiên, vấn đề khí đốt cũng sẽ không dễ dàng và cần thời gian, theo thừa nhận của chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen vào cuối tháng 04 là « còn rất nhiều việc phải làm ».

Đa dạng nguồn cung nhưng « cung » chưa sẵn sàng

Châu Âu hoàn toàn bỏ qua được khí đốt của Nga. Nhưng cần có thời gian. Điều này giải thích vì sao kế hoạch đề ra ngày 31/12/2027. Trước mắt, Liên Âu có thể trông cậy vào một số nước ngay tại châu Âu, như Na Uy - nhà cung cấp số 1 hiện nay « có thể mở rộng khả năng sản xuất khí tự nhiên », theo khẳng định của bộ trưởng Năng Lượng Pháp Marc Ferracci.

Tiếp theo, Bruxelles vẫn trông cậy vào Mỹ, nhà cung cấp LNG lớn nhất, để cân bằng thương mại và tạo thiện chí đàm phán thuế quan với chính quyền Trump. Nhưng về lâu dài, rút kinh nghiệm bài học lệ thuộc Nga, Liên Hiêp Châu Âu « không muốn phụ thuộc vào nguồn cung ứng năng lượng của bất kỳ cường quốc thù nghịch nào ». Dù không nêu đích danh nhưng phát biểu của bà Ursula von der Leyen khiến nghĩ ngay đến chính quyền Mỹ với chính sách thuế quan hung hăng và thái độ ghét Liên Âu của tổng thống Trump và buộc Bruxelles phải « dè chừng » đồng minh thân cận lâu năm.

Trong khi đó, các nguồn cung ứng khác chưa hoàn toàn sẵn sàng, thị trường khí hóa lỏng hiện cạnh tranh căng thẳng. Những dự án mới chỉ đi vào hoạt động từ năm 2026 hoặc 2027. Và từ năm 2028 sẽ là « giai đoạn thặng dự nguồn cung LNG trên quy mô toàn cầu ». Nhà phân tích Jan-Eric Fähnrich, Viện Rystad Energy, nhận định với AFP : « Bắc Mỹ, Qatar sẽ ồ ạt tăng năng suất nhưng châu Phi cũng sẽ bước vào cạnh tranh để cung cấp cho châu Âu, nhất là nếu Mozambique xoa dịu được một số quan ngại về an ninh ».

Đối phó với khó khăn ngay trong nội bộ

Để « cai » được khí đốt Nga, Liên Hiệp Châu Âu cũng phải đối phó với những khó khăn nội bộ. Trước tiên là xu hướng phản đối bất kỳ đề xuất nào của Liên Âu liên quan đến Nga, đứng đầu là Hungary, nước công khai ủng hộ tổng thống Putin. Thủ tướng Viktor Orban đã chỉ trích kế hoạch của Ủy Ban Châu Âu là « một sai lầm ». Trong khi cấm vận khí đốt Nga, giống như than và dầu lửa, cần phải được cả 27 nước chấp thuận.

Tiếp theo là nhiều nước bị phụ thuộc nặng nề vào ngành công nghiệp LNG. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, 85% khối lượng khí hóa lỏng nhập khẩu vào châu Âu đi qua Bỉ, Pháp và Tây Ban Nha. Thêm vào đó, rất nhiều tập đoàn khai thác dầu khí châu Âu tham gia khai thác ở Nga, ví dụ như dự án LNG Yamal ở Siberi, trong đó tập đoàn Pháp TotalEnergies nắm 20% cổ phần. Theo cảnh báo của tổng giám TotalEnergies Patrick Pouyanné, « giá khí hóa lỏng sẽ tăng chóng mặt » và châu Âu chưa muốn trải qua thêm một cuộc khủng hoảng mới.

Theo viện Rystad Energy, một trong những chiếc bẫy chính đối với Liên Âu là phải làm sao « xử lý được những hợp đồng hiện có với Shell, Total, SEFE và Naturgye ». Đó là những hợp đồng dài hạn khó tháo gỡ hơn


***************

Mối thâm thù Ấn Độ và Pakistan, căn nguyên từ sự phân chia lãnh thổ của Đế quốc Anh năm 1947

Anh Vũ

Từ gần 80 năm nay, hai cường quốc hạt nhân ở châu Á đã nuôi dưỡng mối thâm thù bắt nguồn từ sự phân chia lãnh thổ của Đế quốc Anh ở Ấn Độ sau khi những nhà thực dân rời đi.

Quảng cáo

Gandhi, nhân vật kiệt xuất của dân tộc Ấn Độ, đã tiên đoán sự phân chia tiểu lục địa Ấn Độ thành một quốc gia Hồi giáo và một quốc gia Hindu sẽ để lại di sản khủng khiếp? có thể sẽ dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh. Trong gần 80 năm qua, cuộc ly hôn đẫm máu năm 1947 giữa Ấn Độ và Pakistan sau khi giành độc lập từ Đế quốc Anh đã để lại sự hiềm khích không nguôi và chính điều đó đã dẫn đến nhiều cuộc chiến tranh.

Hai nước đã rơi vào cuộc khủng hoảng mới từ vụ tấn công khiến 26 người thiệt mạng hôm 22 tháng 4 vừa qua tại Kashmir của Ấn Độ, đây là vụ tấn công chết chóc nhất nhằm vào dân thường trong khu vực từ hơn hai mươi năm qua. New Delhi cáo buộc nước láng giềng, Pakistan phủ nhận ngay lập tức. Các lệnh trừng phạt đã được đưa ra và các vụ đấu súng giữa quân đội hai nước tại biên giới vẫn xảy ra. Sự leo thang có thể trở nên nghiêm trọng gây nhiều lo ngại về một cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước láng giềng có vũ khí hạt nhân.

Ngược lại lịch sử, vào những năm 1930, hy vọng về nền độc lập đã dấy lên trong một dân tộc, đang bị chia rẽ, được dẫn dắt bởi một nhân vật thần thánh nuôi dưỡng giấc mơ về một quốc gia thống nhất: Đó là Mahatma Gandhi. Các phong trào đấu tranh thành hình cho đến khi Đảng Quốc Đại phát động chiến dịch “Quit India” ( Rời khỏi Ấn Độ)  vào năm 1942.

Để loại bỏ Đế chế Anh, đế quốc đã xây dựng công trình thuộc địa lớn nhất trong lịch sử trên tiểu lục địa Ấn Độ trong hơn hai thế kỷ, Gandhi đã cố gắng hết sức để đưa tất cả các phe phái đi đến thống nhất.

Nhưng tham vọng lịch sử của Grandhi đã gặp phải trở ngại lớn. Đó là   Muhammad Ali Jinnah, một luật sư kiên định ở Bombay. Ông đòi hỏi một Nhà nước riêng cho người Hồi giáo. Cùng với Liên đoàn Hồi giáo nhiều thế lực, ông bảo vệ việc thành lập Pakistan tức  " xứ sở thuần khiết", chống lại những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan Hindu, đang hy vọng áp đặt một quốc gia mà ở đó chủng tộc Hindu chiếm vị thế là siêu đẳng.

Nhân danh chủ nghĩa dân tộc Hinduva, một nhà chính trị tên là Savarkar phản đối đường lối đoàn kết và bất bạo động do Gandhi cổ vũ. “Ông ta ấp ủ giấc mơ xây dựng lại một đế chế vĩ đại trải dài từ nguồn sông Indus đến sông Brahmaputra, từ dãy Himalaya tuyết phủ đến mũi Comorin. Ông căm ghét người Hồi giáo; trong xã hội Hindu mà ông hình dung, ông không để cho họ có một vị trí nào”, Dominique Lapierre và Larry Collin, hai nhà văn, nhà báo Pháp kể lại trong một ký sự lịch sử Đêm Tự Do, mà họ viết về sự kiện lớn này của thế kỷ 20.

Trước năm 1947, không hề có quốc gia "Ấn Độ" hay "Pakistan" độc lập như ngày nay. Cả hai đều nằm trong một đơn vị hành chính chung do Anh kiểm soát, gọi là Ấn Độ thuộc Anh. Việc phân chia năm 1947 mới tạo ra hai quốc gia riêng biệt lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại.

Việc phân chia không dựa trên các ranh giới tự nhiên, ngôn ngữ hay lịch sử mà dựa chủ yếu vào tôn giáo, và được chính quyền thực dân Anh công bố vào ngày 3 tháng 6 năm 1947. Vùng có đa số dân là người Hindu được giữ lại trong nước Ấn Độ mới.  Phần đất có đa số dân Hồi Giáo được tách ra thành một nước mới gọi là Pakistan, gồm hai phần:  tây Pakistan (Pakistan hiện tại) và đông Pakistan nay là Bangladesh (tách khỏi Pakistan từ năm 1971). Hai vùng này cách nhau 1600 km, ngăn cách bởi lãnh thổ Ấn Độ

Vào ngày 15 tháng 8 năm 1947, chính phủ đầu tiên của Ấn Độ độc lập đã tuyên thệ nhậm chức. Về phần mình, Muhammad Ali Jinnah ăn mừng quốc gia Hồi giáo mới và lễ đăng quang của ông với tư cách là toàn quyền. Ván cược của Gandhi đã không thành công. Trong khi đám đông khổng lồ ăn mừng ngày độc lập thì những cuộc thảm sát khủng khiếp đang được chuẩn bị.

Những tuần tiếp theo thật là bi thảm. Cuộc chia cắt trong độc lập đã đẩy gần 15 triệu người ra đường, tạo nên một trong những cuộc di cư lớn nhất trong lịch sử thế giới. Người Hồi giáo hướng về lãnh thổ Pakistan, người Hindu và người Sikh đi về phía ngược lại. Làn sóng di cư này đã gây ra các cuộc bạo loạn và thảm sát khiến một triệu người thiệt mạng.

Punjab, vùng đất máu

Có một vùng lãnh thổ tang tóc trong thảm kịch này đó là Punjab. Hòn ngọc quý trên phần lãnh thổ  Ấn Độ.  "Là vùng đất có những dòng sông lấp lánh, những đồng bằng trù phú phủ đầy hoa màu, một ốc đảo được các vị thần ban phước giữa bán đảo khô cằn", Dominique Lapierre và Larry Collins viết.

Trong số các con sông cung cấp nước cho nơi này, sông Indus, được lấy tên gọi cho tiểu lục địa Ấn Độ. Lưu vực con sông này trong lịch sử đã từng là một trong những tuyến đường xâm lược lớn nhất vào  Ấn Độ, của các đội quân Macedonia của Alexander Đại đế,  quân đoàn Ba Tư của Darius đến các vị lãnh chúa đạo Hồi và sau đó là các đoàn quân chinh phục Trung Á đã thiết lập sự thống trị của đế chế Hồi giáo Mughal trong nhiều thế kỷ.

Là ngã tư của nhiều vùng ở Ấn Độ, Punjab đã chứng kiến ​​một số vụ tàn sát bạo lực nhất vào năm 1947. Khi đó, lực lượng dân quân Hồi giáo đã san bằng các ngôi làng của người Sikh (tôn giáo độc thần của khu vực này), giết hại phụ nữ và trẻ em trong trận càn. Những chuyến tàu chở người tị nạn Hồi giáo đến đất nước Pakistan mới chất đầy hàng ngàn xác chết.

Liên tiếp chiến tranh

Sau khi giành được độc lập, cùng với hàng trăm ngàn người chết, một cuộc chiến đã nổ ra vào mùa thu năm 1947 giữa hai quốc gia mới để giành quyền kiểm soát Kashmir, nơi đã được sáp nhập vào Ấn Độ. Một lệnh ngừng bắn được tuyên bố vào ngày 1 tháng 1 năm 1949 dọc theo "Đường kiểm soát" dài 770 km chia Kashmir thành hai phần: 37% thuộc về Pakistan (Azad-Kashmir) và 63% thuộc về Ấn Độ (Bang Jammu và Kashmir). Bất chấp thỏa thuận này, cả hai quốc gia vẫn tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ lãnh thổ. Năm 1948, Liên Hiệp Quốc đã ra nghị quyết về việc tổ chức trưng cầu dân ý về quyền tự quyết, tuy nhiên, nghị quyết này vẫn chỉ là chứng thư chết vì New Delhi phủ nhận.

Sau đó, Ấn Độ và Pakistan lại đụng độ nhau trên chiến trường hai lần. Năm 1965, một ngàn quân ly khai được Pakistan hậu thuẫn đã xâm lược Kashmir của Ấn Độ. Liên Xô đã nhảy vào đứng làm trung gian sau cuộc giao tranh đẫm máu và hàng nghìn người chết. Sau đó, vào năm 1971, Pakistan đã đưa quân vào phía đông lãnh thổ của mình, Đông Bengal, để đàn áp phong trào ly khai tại đó. Quân đội Ấn Độ can thiệp. Cuộc chiến kết thúc chín tháng sau đó với nền độc lập của vùng đất mang tên gọi Bangladesh, với cái giá phải trả là ba triệu người thiệt mạng.

Năm 1989, Ấn Độ phải đối mặt với một cuộc nổi dậy ly khai mới khiến cộng đồng người Hindu ở Kashmir thuộc Ấn Độ phải chạy trốn đến các khu vực khác. Năm 1999, New Delhi cáo buộc Islamabad đã đưa các chiến binh Hồi giáo và binh lính Pakistan xâm nhập vào khu vực Kashmir của mình để kiểm soát sông băng Siachen, ở độ cao hơn 5.000 m. Cuộc giao tranh ác liệt đã khiến hơn một nghìn người thiệt mạng.

Kể từ đó, các vụ tấn công diễn ra thường xuyên, chẳng hạn năm 2001, một cuộc tấn công xảy ra trước Hội đồng vùng  Kashmir của Ấn Độ ở Srinagar khiến 38 người thiệt mạng. Sau đó vào năm 2008 tại Bombay, các chiến binh thánh chiến đã gây ra cái chết của 166 người. Những nỗ lực đối thoại và con đường hướng tới hòa bình liên tục bị phá hoại. Cuộc đụng độ gần đây nhất là vụ tấn công năm 2019 khiến 40 lính bán quân sự Ấn Độ thiệt mạng, khiến New Delhi phải  mở các cuộc không kích trên lãnh thổ Pakistan để đáp trả.

(Theo Le Figaro)


********

Chiến tranh thuế quan: Mỹ và Trung Quốc lần đầu tiên họp chuẩn bị cho đàm phán

Trọng Thành

Mỹ và Trung Quốc thông báo sẽ họp vào cuối tuần này tại Thụy Sĩ để chuẩn bị các cơ sở cho đàm phán thương mại. Theo AFP, đây là lần đầu tiên hai bên chấp nhận xuống thang kể từ khi Washington áp thuế hải quan 145% đối với hàng Trung Quốc và Bắc Kinh trả đũa với mức thuế 125%.

Trên kênh Fox News hôm qua, 07/05/2025, bộ trưởng Thương Mại Mỹ Scott Bessent thông báo Mỹ và Trung Quốc sẽ họp trong hai ngày 10 và 11/05, với mục tiêu trước mắt là « xuống thang căng thẳng ». Ông Scott Bessent cho biết « nóng lòng có các trao đổi mang tính xây dựng với Trung Quốc nhằm tái cân bằng hệ thống kinh tế quốc tế để phục vụ tốt hơn cho lợi ích của nước Mỹ ».

Trong khi đó, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lâm Kiếm (Lin Jian) cảnh báo « mọi áp lực với Trung Quốc sẽ không mang lại kết quả ». Theo bộ Thương Mại Trung Quốc, Trung Quốc sẽ « kiên quyết bảo vệ lập trường » trong cuộc họp sắp tới tại Thụy Sĩ giữa phó thủ tướng Hà Lập Phong (He Lifeng) và bộ trưởng Tài Chính cùng đại diện Thương Mại Mỹ Jamieson Greer. Theo phía Trung Quốc, cuộc họp được tổ chức « theo yêu cầu của phía Mỹ ».

Ngân hàng Trung Quốc giảm lãi suất chỉ đạo, bơm tiền ồ ạt

Theo Reuters, trước thềm cuộc họp tại Thụy Sĩ, hôm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tung ra một loạt biện pháp để giảm thiểu các tổn thất về kinh tế do cuộc chiến thương mại với Mỹ, trong đó có việc hạ lãi suất chỉ đạo 0,5%, và bơm thêm tiền mặt với biện pháp giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) xuống 50 điểm đối với các ngân hàng kể từ ngày 15/05.

Theo thống đốc Ngân hàng Trung ương Phan Công Thắng (Pan Gongsheng), đợt giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đầu tiên, từ tháng 9/2024, đã cho phép bơm ra thị trường khoảng 1.000 tỉ nhân dân tệ tiền mặt, tương đương 138 tỉ đô la. Lãi suất tiền cho vay mua bất động sản lần đầu với thời hạn hơn 5 năm cũng sẽ được giảm từ 2,85% xuống còn 2,6%.

FED dự kiến giữ nguyên lãi suất chỉ đạo

Về phía Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (FED) hôm nay dự kiến vẫn giữ nguyên lãi suất chỉ đạo và tiếp tục theo dõi các hậu quả của cuộc chiến tranh thuế quan do tổng thống Donald Trump phát động. Thông báo chính thức sẽ được đưa ra vào 14 giờ chiều nay giờ Hoa Kỳ. Theo AFP, hiện tại, các chỉ số chính thức căn bản của nền kinh tế Mỹ về cơ bản vẫn ổn định : thất nghiệp 4,2% vào tháng 4, lạm phát 2,3% vào tháng 3, cao hơn một chút so với mục tiêu FED đề ra.


************

Mật nghị Hồng y bầu tân giáo hoàng bắt đầu

133 hồng y tiến vào Nhà nguyện Sistine ở Vatican, bắt đầu mật nghị để bỏ phiếu bầu người kế nhiệm cố Giáo hoàng Francis.

Các hồng y tham gia mật nghị lúc 16h30 hôm nay (21h30 giờ Hà Nội) bắt đầu di chuyển từ Nhà nguyện Pauline, nơi họ tiến hành cầu nguyện, tới Nhà nguyện Sistine ở Vatican để bầu giáo hoàng mới. Dọc đường đi, họ hát Kinh Cầu Các Thánh, kêu gọi hơn 100 vị thánh Công giáo cầu nguyện cho họ.

Trước khi bắt đầu mật nghị, các hồng y phải nộp lại điện thoại và các thiết bị liên lạc điện tử. Nhà nguyện Sistine sẽ được rà quét để loại bỏ bất cứ thiết bị nghe trộm nào, đồng thời lắp đặt hệ thống phá sóng, gây nhiễu.

Trước khi bỏ phiếu, các hồng y đọc lời tuyên thệ tuân thủ mọi quy định và giữ bí mật về mật nghị.

Các hồng y di chuyển từ Nhà nguyện Pauline tới Nhà nguyện Sistine ở Vatican để bầu giáo hoàng mới. Ảnh: Vatican News

Các hồng y di chuyển từ Nhà nguyện Pauline tới Nhà nguyện Sistine ở Vatican để bầu giáo hoàng mới. Ảnh: Vatican News

Sau khi người giám sát hô khẩu lệnh "extra omnes" (tất cả ra ngoài), những người không có quyền bỏ phiếu sẽ phải rời khỏi nhà nguyện, ngoại trừ vài quan chức Vatican và bác sĩ. Nhà nguyện Sistine sẽ bị khóa trái và các hồng y không được phép liên lạc với bên ngoài cho đến khi bầu được giáo hoàng mới.

Trong ngày đầu tiên của mật nghị, 133 hồng y sẽ tổ chức vòng bỏ phiếu buổi chiều đầu tiên. Các hồng y sẽ ghi tên ứng viên họ chọn vào lá phiếu và sau đó lần lượt bỏ phiếu theo thứ bậc. Hồng y tham gia mật nghị không được bỏ phiếu cho chính mình.

Nếu vòng đầu tiên không tìm ra được ứng viên giành được 2/3 số phiếu để trở thành giáo hoàng mới, cuộc bỏ phiếu sẽ tiếp tục vào ngày thứ hai. Từ ngày thứ hai trở đi, có tối đa 4 lượt bỏ phiếu mỗi ngày, gồm hai lượt buổi sáng và hai lượt buổi chiều.

Các hồng y đọc lời tuyên thệ tuân thủ mọi quy định và giữ bí mật về mật nghị. Ảnh: Vatican News

Các hồng y chuẩn bị đọc lời tuyên thệ tuân thủ mọi quy định và giữ bí mật về mật nghị. Ảnh: Vatican News


**********

Phó tổng thống Mỹ dịu giọng với châu Âu

Phó tổng thống Vance nhấn mạnh châu Âu vẫn là đối tác quan trọng và "chung thuyền" với Mỹ, trái ngược với những chỉ trích gay gắt hồi tháng 2.

"Tôi vẫn nghĩ Mỹ và châu Âu cùng chung một thuyền", Phó tổng thống Mỹ JD Vance phát biểu tại Hội nghị Lãnh đạo Munich tại thủ đô Washington, Mỹ ngày 7/5.

Ông Vance nói thêm "ông vẫn cho rằng liên minh với châu Âu rất quan trọng, nhưng để nó thực sự trở nên quan trọng và để chúng ta thực sự là bạn bè, chúng ta phải cần thảo luận về những câu hỏi lớn".

Phó tổng thống Mỹ đề cập tới mục tiêu 5% GDP cho quốc phòng mà Tổng thống Donald Trump từng đặt ra với các đồng minh NATO. Ông nhấn mạnh các nước châu Âu cần "bắt kịp" mục tiêu đó, thêm rằng "chúng tôi thực sự muốn và quan tâm đến việc châu Âu có khả năng tự chủ" về quốc phòng.

Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại cuộc họp các lãnh đạo Munich ở Washington ngày 7/5. Ảnh: AFP

Phó tổng thống Mỹ JD Vance tại Hội nghị Lãnh đạo Munich ở Washington ngày 7/5. Ảnh: AFP

Đề cập tới nhu cầu châu Âu đóng vai trò lớn hơn trong phòng thủ lục địa, ông Vance nói "chúng tôi thấy đó là điều đúng đắn và rất mừng khi thấy nhiều người bạn châu Âu công nhận điều này. Tôi nghĩ tất cả chúng ta đều nhất trí, vấn đề chỉ là nhanh chóng đạt mục tiêu đó".

Những bình luận này cho thấy ông Vance đã dịu giọng với châu Âu hơn rất nhiều so với bài phát biểu gây sốc tại Hội nghị An ninh ở Đức hồi tháng 2, theo giới quan sát. Phó tổng thống Mỹ khi đó chỉ trích các chính sách của Liên minh châu Âu (EU) về nhập cư và quyền tự do ngôn luận. Ông cũng cáo buộc quyền tự do ngôn luận bị suy yếu trên khắp châu Âu, đồng thời lên tiếng ủng hộ các đảng cánh hữu dân túy ở khu vực.

Ông Vance ngày 7/5 thừa nhận Mỹ và châu Âu đã có những khác biệt, song khích lệ hai bên tìm cách khỏa lấp bất đồng.

"Không phải là Mỹ tốt còn châu Âu xấu. Vấn đề là tôi nghĩ chúng ta đã đi chệch hướng một chút và tôi khuyến khích tất cả chúng ta cùng nhau quay lại đúng hướng. Chúng tôi chắc chắn sẵn lòng và có khả năng làm điều đó, hy vọng tất cả các bạn cũng vậy", ông nói.

Ông khẳng định Mỹ và châu Âu có những sợi dây gắn kết chặt chẽ. "Nền văn minh châu Âu và nền văn minh Mỹ, văn hóa châu Âu và văn hóa Mỹ đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Chúng sẽ luôn gắn kết với nhau", ông nói. "Tôi nghĩ thật nực cười khi nghĩ rằng có thể chia rẽ châu Âu và Mỹ".

Thùy Lâm (Theo AFP, Guardian)


************

Đức, Pháp thành lập hội đồng an ninh, quốc phòng chung

VnExpress

Tổng thống Macron thông báo Pháp và Đức sẽ thành lập hội đồng an ninh quốc phòng chung, khi châu Âu tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ.

"Chúng tôi sẽ thành lập hội đồng an ninh, quốc phòng Pháp - Đức để họp thường xuyên nhằm đưa ra phản ứng với những thách thức chiến lược chung của hai nước", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trong cuộc họp báo chung với tân Thủ tướng Đức Friedrich Merz tại Điện Elysee, Paris ngày 7/5.

Ông Merz đang có chuyến thăm Paris, đánh dấu chuyến công du nước ngoài đầu tiên sau khi nhậm chức.

Thông báo được đưa ra khi châu Âu đang tìm cách tăng cường năng lực phòng thủ giữa bối cảnh chiến sự Nga - Ukraine, cũng như những hoài nghi về cam kết an ninh của Mỹ đối với châu lục này dưới thời Tổng thống Donald Trump.

Thủ tướng Đức Friedrich Merz (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo chung ở Điện Elysee, Paris ngày 7/5. Ảnh: AFP

Thủ tướng Đức Friedrich Merz (trái) và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại cuộc họp báo chung ở Điện Elysee, Paris ngày 7/5. Ảnh: AFP

Ông Merz, người nhậm chức hôm 6/5, dành nhiều tâm sức cho châu Âu, mối quan hệ giữa châu Âu với Mỹ và có lập trường ủng hộ Ukraine. "Chúng tôi sẽ thực hiện các biện pháp chung để tăng cường năng lực an ninh và quốc phòng của châu Âu", Thủ tướng Merz phát biểu.

Pháp và Anh đi đầu trong các cuộc thảo luận của "liên minh sẵn sàng" gồm 30 quốc gia về khả năng triển khai binh sĩ để đảm bảo lệnh ngừng bắn trong tương lai ở Ukraine.

Khi được hỏi hôm 6/5 về cách Đức có thể tác động đến các cuộc đàm phán thỏa thuận hòa bình Ukraine, ông Merz cho biết Đức sẽ "tham vấn chuyên sâu" với Pháp và Anh, "nếu có thể bao gồm cả Ba Lan thì càng tốt". Sau Pháp, tân Thủ tướng Đức sẽ đến thăm Ba Lan.

Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm