Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 09 tháng 04 -2025

***************
TIN TỔNG HỢP
(AFP)- Hàn Quốc bầu lại tổng thống ngày 03/06/2025, theo thông báo ngày hôm nay 08/04/2025, của thủ tướng đồng thời là tổng thống tạm quyền Han Duck-soo hôm nay 08/04/2025. Ông Yoon Suk Yeol bị Quốc Hội phế truất do ý đồ ban hành lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng 12 năm ngoái. Tòa Bảo Hiến xác nhận ngày 04/04/2025.
(YONHAP) – Quân đội Hàn Quốc nổ súng cảnh báo sau khi binh sĩ Bắc Triều Tiên vượt qua biên giới. Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết hôm nay, 08/04/2025, vào khoảng 5 giờ chiều, giờ địa phương, một nhóm khoảng 10 binh sĩ Bắc Triều Tiên đã vượt qua đường phân định quân sự, tại khu Phi quân sự (DMZ), phân cách hai miền ở khu vực phía đông. Quân đội Hàn Quốc đã phát đi thông điệp cảnh báo, bắn súng cảnh cáo, và nhóm lính Bắc Triều Tiên đã di chuyển về phía bắc. Đây là động thái mới nhất của quân đội Bắc Triều Tiên tại Khu phi quân sự (DMZ), sau một sự cố tương tự xảy ra vào tháng 6 năm ngoái.
(AFP) – Lãnh đạo NATO thăm Nhật Bản. Tổng thư ký khối NATO, Mark Rutte công du Nhật Bản từ hôm nay 08/04/2025, nhằm lan tỏa sức mạnh của liên minh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Nhật Japan Times, ông Mark Rutte nói : "Chúng ta đừng ngây thơ về Trung Quốc. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của quân đội , các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng và năng lực quốc phòng của nước này thật đáng kinh ngạc". Ông Rutte dự kiến thăm căn cứ hải quân Yokosuka, phía nam Tokyo,và gặp Thủ tướng Shigeru Ishiba cùng các quan chức cấp cao của Nhật Bản trong hôm nay và ngày mai.
(AFP) – Đài Loan tố Trung Quốc dùng AI gây chia rẽ. Trong một báo cáo gửi Quốc Hội, Cục An ninh Quốc gia Đài Loan (NSB) cho biết đã triển khai một nền tảng tự động để giám sát và phân tích nội dung được đăng trên mạng. Kể từ đầu năm nay, cơ quan này đã xác định được hơn 510.000 "tin nhắn gây tranh cãi", so với 442.652 tin nhắn trong quý đầu tiên của năm 2024. Những tin nhắn này chủ yếu được đăng trên Facebook, TikTok, X và các diễn đàn trực tuyến.
AFP – Nhật Bản : Hoa Kỳ triển khai drone giám sát gần Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thông báo hôm nay, 08/04/2025, Hoa Kỳ sẽ triển khai drone giám sát tầm xa ở miền nam Nhật Bản, tại Okinawa, gần Đài Loan, nhằm"tăng cường hoạt động thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát xung quanh Nhật Bản. Máy bay không người lái MQ-4C Triton sẽ được triển khai tới căn cứ không quân Kadena của Hoa Kỳ trên đảo chính Okinawa trong những tuần tới".
(AFP) – Philippines được chuyển giao chiếc tàu hộ tống đầu tiên để đối phó với đe dọa từ Trung Quốc. Hôm nay, 08/04/2025, bộ Quốc Phòng Philippines cho biết đã nhận được chiếc tàu hộ tống (corvette) BRP Miguel Malvar, trọng tải 3200 tấn, do hãng Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc đóng, trị giá 556 triệu đô la. Manila nhấn mạnh rằng chiếc tàu tốc độ cao này, được trang bị hệ thống « vũ khí và radar tiên tiến » này là « một bước quan trọng trong việc thiết lập thế trận phòng thủ tự chủ và đáng tin cậy ». Cũng trong ngày hôm nay, Philippines cũng nhận được 20 drone giám sát do Úc tài trợ, để trang bị cho lực lượng hải cảnh.
(AFP) – Thái Lan : Giảng viên người Mỹ bị tạm giam vì tội khi quân. Ông Paul Chambers, giảng dạy chính trị Đông Nam Á tại trường đại học Naresuan từ 10 năm qua, đã bị Thái Lan tạm giam hôm nay, 08/04/2025 do bị quân đội cáo buộc tội khi quân. Theo ông Paul, có thể là do những phát biểu của ông trong một cuộc hội thảo vào năm 2024, về mối quan hệ giữa quân đội Thái Lan và chế độ quân chủ nước này. Tội khi quân, theo luật Thái Lan, có thể bị phạt đến 15 năm tù. Luật này ngày càng sử dụng nhiều đối với các học giả, nhà hoạt động nhân quyền, thậm chí cả sinh viên, có tiếng nói bất đồng chính kiến, nhưng hiếm khi áp dụng với người nước ngoài.
(AFP) – Gaza : Pháp, Ai Cập, Jordanie kêu gọi tái lập lệnh ngừng bắn. Sau cuộc họp thượng đỉnh ba bên, tại Cairo, Ai Cập, hôm qua 07/04/2025, Pháp, Ai Cập và Jordanie đã kêu gọi tái lập lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Lãnh đạo 3 nước cũng đã có cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump, thảo luận về « các biện pháp khẩn cấp bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Gaza, khôi phục an ninh và hòa bình và thực hiện giải pháp hai nhà nước ». Ba nước phản đối kế hoạch di dời người Palestine khỏi dải Gaza để xây dựng thành phố du lịch theo kế hoạch mà ông Trump đề xuất, khẳng định việc tái thiết, quản trị Gaza do Chính quyền Palestine quyết định.
(AFP) – Thổ Nhĩ Kỳ : Tổng thống Erdogan kiện lãnh đạo phe đối lập vì tội phỉ báng. Trên mạng xã hội X hôm nay, 08/04/2025, luật sư của tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết đã đệ đơn kiện ông Özgür Özel, lãnh đạo một đảng đối lập chính vì phỉ báng, khi ví ông Erdogan là người « lãnh đạo một nhóm đảo chính ». Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tội phỉ báng tổng thống thường được sử dụng, không chỉ để chống lại phe đối lập, mà đôi khi chống lại cả những thường dân.
(AFP) – Tàu Soyouz MS-27 chở phi hành gia Nga và Mỹ lên Trạm Vũ Trụ Quốc tế (ISS). Tàu vũ trụ đã cất cánh hôm nay, 08/04/2025, vào lúc 5h47 GMT, từ sân bay vũ trụ Baikonour, mà Nga thuê ở Kazakhstan, chở hai phi hành gia người Nga là Sergueï Ryjikov và Alexeï Zoubritskiy, và một phi hành gia của NASA, người Mỹ, Jonny Kim. Nhóm phi hành gia này sẽ thực hiện các thí nghiệm khoa học trong không gian và sẽ trở về Trái đất ngày 09/12/2025.
(REUTERS) – Nhiệt độ tăng kỷ lục vào tháng Ba ở châu Âu. Theo công bố của Viện quan sát khí hậu châu Âu Copernicus hôm nay, 08/04/2025, nhiệt độ ghi nhận vào tháng Ba ở châu Âu tăng cao kỷ lục, chưa từng được ghi nhận trong giai đoạn này. Nếu xét trên quy mô toàn cầu, nhiệt độ trung bình của tháng Ba 2025 đạt 14,06 độ C, chỉ thấp hơn 0,08 độ C so với nhiệt độ được ghi nhận cùng kỳ năm 2024. Tại các khu vực khác, nghiên cứu của World Weather Attribution kết luận rằng biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm đợt nắng nóng dữ dội trên khắp Trung Á với lượng mưa lớn, gây ra các trận lũ lụt chết người ở Argentina.
***********
Nga không bị Trump áp thuế, nhưng châu Âu mới nắm thóp trừng phạt
Le Monde ngày 08/04/2025 khẳng định « Chính châu Âu đang giữ chiếc chìa khóa của cơ chế trừng phạt Matxcơva chứ không phải Hoa Kỳ ».
Đăng ngày:
Thuế quan của Donald Trump vẫn là mối quan tâm chính của các báo hôm nay. Libération đăng ảnh tổng thống Mỹ mặc trang phục chơi gôn đang quay lưng, trên nền biểu đồ rực đỏ, chạy tít trang nhất « Trump, dealer của sụp đổ chứng khoán ». Le Figaro đặt câu hỏi « Liệu ông Trump có kháng cự được áp lực của thị trường ? ». Hôm qua là một ngày đen tối trên các thị trường chứng khoán từ Á sang Âu và Mỹ, nhưng dường như vẫn không làm Trump thay đổi. Les Echos nhận định « Thị trường đang hoang mang bất định ».
Người phóng hỏa thị trường chứng khoán quốc tế
Nhật báo công giáo La Croix mà lời lẽ vốn ôn hòa, hôm nay có bài xã luận nhan đề « Trump, người phóng hỏa ». Quyết định tăng thuế quan một cách thô bạo đã gây ra đám cháy trên thị trường chứng khoán toàn thế giới. Như một Néron thời hiện đại, Trump kêu gọi người dân chịu đựng, cổ vũ họ về một cuộc « cách mạng kinh tế » mà nước Mỹ sẽ chiến thắng. Nhưng sự trấn an này trái với cảnh báo của những người có trách nhiệm về tiền tệ và ngân hàng ở nước ông.
Donald Trump muốn phát triển mạng lưới kỹ nghệ, ngăn chận lâu dài tăng trưởng của đối thủ Trung Quốc mà động lực chính là xuất khẩu, bỏ qua các hiệp định tự do mậu dịch bị cho là giúp nhiều nước « lợi dụng » để « cướp bóc » nước Mỹ. Một mục đích khác là để đạt hối suất có lợi cho đồng đô la, chủ yếu đối với nhân dân tệ và euro. Chiến lược của ông nhằm chuẩn bị cho các cuộc thương lượng tương lai với thế mạnh. Trong khi chờ đợi, nhiều quốc gia sẽ phải chịu đựng tác hại, « sự vĩ đại của nước Mỹ » rõ ràng mang tính ích kỷ.
Gây áp lực với Việt Nam vì điện nguyên tử hay căn cứ hải quân ?
Le Monde nhận định « Trump ngăn lại sự cất cánh của các nước mới nổi ». Ấn Độ, Philippines, Kenya đều mừng rỡ khi biết chịu thuế thấp hơn Việt Nam. Khi áp đặt thuế suất khác nhau cho từng nước, Trump khiến cho kẻ được người mất. Bỗng chốc hàng nhập từ Việt Nam vào Mỹ mắc hơn từ Kenya đến 36 %, gieo hy vọng cho ai muốn cạnh tranh với những người khổng lồ châu Á về xuất khẩu.
Bruno Jaspaert, chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam), đồng thời là ông chủ của Deep C, một công ty quản lý các khu công nghiệp, cho biết không có ý định dời sản xuất đi nơi khác. Ông nói : « Dù Donald Trump có muốn đưa các nhà máy về Hoa Kỳ đi nữa, ông ấy biết rằng Mỹ không có tay nghề chất lượng lẫn cơ sở hạ tầng để lại trở thành cường quốc kỹ nghệ. Không phải ngày một ngày hai mà người Mỹ có thể ngồi may áo thun ». Theo ông Jaspaert, mức thuế mới có thể dùng để làm áp lực để bán cho Việt Nam các nhà máy điện nguyên tử, hay bật đèn xanh cho các căn cứ hải quân Mỹ.
Chỉ trong ba ngày, 9.500 tỉ đô la bốc hơi
Nói về ngày Thứ Hai Đen của thị trường chứng khoán, xã luận của Libération nhận xét tuy cổ phiếu lao dốc nhưng Donald Trump vẫn nhất quyết giữ chủ trương đánh thuế cao. Sự không khoan nhượng này giống như một đứa trẻ hay trở chứng, không ý thức được về hậu quả hành động của mình.
Trở thành con tin một tổng thống Mỹ có tính cách như trẻ con, thị trường chứng khoán bị chấn động từ Séoul đến Wall Street, từ Tokyo tới Luân Đôn. Chỉ số CAC-40 của Pháp cũng bị sụt 4,78 %, tệ hại nhất kể từ tháng 3/2022. Cuộc thảm sát ba ngày qua trên nhiều thị trường đã làm bốc hơi 9.500 tỉ đô la giá trị chứng khoán, theo Reuters, và vẫn chưa kết thúc.
Sau khi dành kỳ nghỉ cuối tuần để chơi gôn, Donald Trump vẫn không thay đổi, không thương lượng với một số đồng minh, dọa tăng thuế gấp đôi với Trung Quốc, kêu gọi người Mỹ vững tâm và không bán tháo sản phẩm tài chánh. Nhưng 90 % cổ phiếu trên thị trường do 10 % nhà đầu tư nắm giữ, và họ cần thanh khoản để hoàn trả cho những khách hàng lo lắng - hoặc sáng suốt - hơn những người khác. Bối cảnh này giống như thời thị trường chứng khoán sụp đổ năm 2008, thậm chí 1929.
Ai có thể chận đứng ? Đơn giản nhất là Nhà Trắng loan báo rút lại quyết định đánh thuế, hay ít nhất tạm hoãn với những trường hợp nghiêm trọng nhất. Nhưng Trump đã tuyên bố không có chuyện này. Một số người quá lạc quan hy vọng ngân hàng trung ương giảm lãi suất, nhưng khả năng này lại càng khó hơn. Chỉ còn cách chờ đợi. Theo nhà tâm lý học Jean Piaget, đứa trẻ có thể bỗng dưng hiểu ra quy định nếu thấy những ví dụ cụ thể. Suy thoái, các dự báo phá sản đang đe dọa, đáng buồn thay là không thiếu ví dụ ở Hoa Kỳ cũng như các nước khác. Libération cho rằng « Nước Mỹ đang tự hủy diệt »
Trò chơi nguy hiểm với đồng đô la của Donald Trump
Les Echos cảnh báo về « Trò chơi nguy hiểm của Trump với đồng đô la ». Khi áp đặt mức thuế cao ngất cho khoảng 60 nước, tổng thống Mỹ có mục tiêu gì ? Cách tính thuế được cho là « đối ứng » để bù đắp thâm hụt thương mại với từng nước, có vẻ là ảo tưởng.
Bà Michala Marcussen, kinh tế gia trưởng của Société Générale, cho rằng có ba khả năng. Hoặc chính quyền Trump coi thuế quan là nguồn thu ngân sách và sẽ duy trì. Hoặc để giải quyết thâm hụt thương mại, nên sẽ thương lượng để thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ. Hoặc là nhằm đưa sản xuất trở về Hoa Kỳ. Nhưng cả ba mục tiêu này không thể thực hiện cùng một lúc.
Việc áp thuế có thể thu về vài trăm tỉ đô la, tuy nhiều nhưng còn rất xa mới bù đắp được thâm thủng ngân sách, và chắc chắn không thể nào đủ để giảm thuế thu nhập như đã hứa. Tái kỹ nghệ hóa nước Mỹ là một thách thức lớn. Dù đánh thuế hàng Bangladesh 37 %, quốc gia xuất khẩu hơn 8 tỉ đô la vào Mỹ mà hầu hết là quần áo, vẫn khó đưa các nhà máy sản xuất áo sweat-shirt Gap hay polo Ralph Lauren trở về « Rust Belt », các bang kỹ nghệ sa sút như Ohio hay Pennsylvania đã bầu cho Trump. Còn việc giảm thâm hụt thương mại 1.200 tỉ đô la sẽ phải mất nhiều năm. Ngân hàng UBS dự báo nhập khẩu giảm 20 % đến 30 % trong 12 tháng tới, nhưng xuất khẩu cũng giảm rất nhanh.
Hối suất : Gánh nặng hay đặc quyền ?
Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Donald Trump cho rằng nên dùng thuế quan gắn kết với quốc phòng Mỹ để gây áp lực lên các nước phải chấp nhận giảm giá đồng đô la. Trên thực tế, do là công cụ thanh toán chính trong thương mại quốc tế nên tất cả nhà đầu tư đều muốn nắm giữ đô la, nhu cầu cao khiến giá cao, ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mỹ. Donald Trump coi đây là « gánh nặng ». Ngược lại, như tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing đã nói cách đây 60 năm, đó cũng là « đặc quyền quá đáng ». Nhu cầu đồng đô la lớn đến nỗi người Mỹ có thể tha hồ chi tiêu mà không phải lo đến khủng hoảng nợ nần.
Muốn trao bớt gánh nặng cho người khác mà vẫn giữ thế bá quyền, cần thúc đẩy mua trái phiếu. Châu Âu giữ nhiều trái phiếu Mỹ nhưng khác với châu Á, không phải ngân hàng trung ương mà là các quỹ tư nhân, khó thể bắt buộc họ, nhất là với sự hung hăng của chính quyền Trump. Người ta chỉ mua khi tin tưởng nhưng lòng tin đang mất dần, nhu cầu vàng tăng cao là minh chứng.
Vai trò nơi trú ẩn an toàn của đồng đô la đang bị đồng quan Thụy Sĩ và đồng euro thay thế. Theo ngân hàng Mỹ Goldman Sachs, trong một năm nữa 1 đồng euro có thể đổi được 1,20 đô la, so với hối suất 1,09 hiện nay. Như vậy Trump đã đạt được việc giảm giá đô la, nhưng với nguy cơ Hoa Kỳ bị suy thoái và lòng tin bị xói mòn chưa từng thấy.
Nga không có trong « danh sách đen » áp thuế : Sự vắng mặt gây chú ý
Liên quan đến Nga, Le Monde khẳng định « Chính châu Âu đang giữ chiếc chìa khóa của cơ chế trừng phạt Matxcơva chứ không phải Hoa Kỳ ». Nga ở đâu ? Hôm thứ Tư 02/04, trên tấm bảng lớn danh sách các nước bị đánh thuế được Donald Trump giơ lên, đáng chú ý là không có tên chế độ Vladimir Putin. Trong khi từ một quần đảo hẻo lánh tận Nam Cực cho tới các quốc gia nghèo nhất đều bị cơn sấm sét của tổng thống Mỹ đánh trúng, nước Nga lại được chừa ra một cách kỳ lạ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt vất vả giải thích rằng Matxcơva do bị trừng phạt nên không có trao đổi gì đáng kể. Nhưng dù chiến tranh, xuất khẩu của Nga sang Hoa Kỳ vẫn đạt 3,5 tỉ đô la, cao hơn 130 nước khác trên thế giới phải chịu thuế quan. Còn Ukraina, nạn nhân bị Nga xâm lược, cũng phải gánh 10 % thuế.
Ân huệ này càng đáng chú ý khi đặc sứ Mỹ Steve Witkoff từng gợi ra việc giảm nhẹ trừng phạt mà không chờ đợi đến khi đạt được hòa ước, cũng chẳng đợi châu Âu bật đèn xanh. Tuy không được mời ngồi vào bàn thương lượng, nhưng vai trò của châu Âu lại là chủ chốt. Về địa lý, Nga lệ thuộc vào Liên Hiệp Châu Âu (EU) nhiều hơn Hoa Kỳ. Trước khi diễn ra cuộc xâm lăng Ukraina, thương mại giữa Washington với Matxcơva chưa đến 35 tỉ đô la, chỉ bằng 1/10 so với châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Giả thiết Donald Trump thúc đẩy ngưng bắn khẩn cấp để các công ty Mỹ ký hàng ngàn hợp đồng béo bở là không nghiêm túc. Nga không phải là miền đất hứa : thiếu vắng Nhà nước pháp trị, nạn cướp cạn các công ty ngoại quốc đã xảy ra trước chiến tranh, và mối lo từ chủ trương bành trướng của Vladimir Putin khiến các ngân hàng và nhà đầu tư Mỹ không dám phiêu lưu.
Châu Âu đang nắm chiếc chìa khóa trừng phạt
Ngoài ra kinh tế Nga tập trung cho chiến tranh nên có rất ít cơ hội làm ăn. Quay lại với kinh tế thời bình mất nhiều thời gian, phải tái cấu trúc một cách khó khăn. Trung Quốc vốn đã bắt rễ trong nhiều lãnh vực, sẽ khó đánh bật ra. Trọng lượng của kinh tế Nga khá khiêm tốn, nhiều doanh nghiệp sẽ thấy rằng không đáng đầu tư.
Về tài chánh, nếu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt cũng không mang tính quyết định. Các tài sản bị đóng băng của Nga đang do Euroclear, một công ty quốc tế có trụ sở tại Bruxelles quản lý. Các ngân hàng Nga cũng không thể hội nhập trở lại hệ thống thanh toán quốc tế vì SWIFT đặt tại Bỉ.
Cuối cùng, sau ba năm chiến tranh, hệ thống tài chánh Nga trở nên hoàn toàn mù mờ, các ngân hàng Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để nối kết với một quốc gia đã bị loại khỏi cơ chế giám sát tiền bẩn quốc tế. Về dầu lửa Nga, nếu Hoa Kỳ bỏ cấm vận cũng không mấy quan trọng vì Matxcơva đã tránh né được mức giá trần. Le Monde dẫn nhận xét của nhà kinh tế Agathe Demarais thuộc European Council on Foreign Relations : « Rốt cuộc châu Âu có nhiều lá bài trong tay để duy trì áp lực lên Nga ». Nếu Ukraina bị buộc phải ký một thỏa thuận thảm họa, EU có thể tiếp tục trừng phạt thậm chí ra tay mạnh hơn.
Ngược với những gì Vladimir Putin nói, thời gian không đứng về phía ông ta, vì cấm vận làm kinh tế Nga kiệt quệ, bằng chứng là Matxcơva cứ nằng nặc đòi dỡ bỏ. Trở thành chư hầu của Trung Quốc, bị lạm phát và lãi suất cao bóp nghẹt, Nga coi việc Mỹ thay đổi chủ trương là chiếc phao cứu sinh bất ngờ. Thế nên châu Âu cần duy trì trừng phạt bằng mọi giá để có vị trí trong tương quan lực lượng.
Gia hạn cấm vận sẽ được bàn đến trước mùa hè, vấn đề là 27 nước phải nhất trí, nhưng Hungary luôn thọc gậy bánh xe. Ống Guillaume Duval, cố vấn của Viện Jacques Delors nhấn mạnh : « Công cụ hiệu quả duy nhất của EU để chống lại kẻ thù lại bị một, hai nước thành viên cản đường là một vấn đề lớn. Đã đến lúc chấm dứt việc này ». Châu Âu cần nhanh chóng chuyển sang hệ thống bỏ phiếu đa số.
NATO : Ukraina chiến đấu sáng tạo, khó thể thua cuộc
Cũng liên quan đến chiến tranh Ukraina, Le Figaro cho biết « NATO nhận định Kiev vẫn chưa thể thua cuộc ». Tư lệnh lực lượng NATO tại châu Âu, tướng Christopher Cavoli trong cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ ở Washington khẳng định, tình hình quân sự ở Ukraina không u tối nhưng những người muốn đàm phán bằng mọi giá vẫn mô tả.
Ông cho biết Ukraina hiện đang trấn giữ những vị trí phòng thủ rất vững chắc, và hàng tuần đều củng cố thêm. Dù khó hình dung được một cuộc tấn công lớn để giải phóng các vùng đất bị chiếm, nhưng Ukraina cũng không thể sụp đổ và bại trận. Phía Nga cũng thiếu thiết giáp và quân, không thể mở chiến dịch. Tướng Cavoli nêu ra ưu thế từ một « loại hỏa tiễn đặc biệt » của Ukraina, nhưng chỉ có thể nói nhiều hơn trong một cuộc họp kín.
Vị tướng nhấn mạnh, Nga đã mất hơn 4.000 xe tăng, tương đương với số thiết giáp của quân đội Mỹ. Ông không hề nghĩ rằng chiến tranh có thể kéo dài đến thế, người Ukraina có khả năng phá hủy một phần lớn năng lực chiến đấu của Nga như vậy. Tướng Christopher Cavoli cũng kinh ngạc về sự vươn mình của một quân đội không được quan tâm trong 30 năm thời hậu xô-viết, lại có thể chận được quân Nga và phát triển kỹ nghệ quốc phòng. Hệ thống chống tên lửa Patriot mà Mỹ ngần ngại không muốn cung cấp vì phức tạp, nhưng nay chính người Mỹ lại được truyền cảm hứng từ cách sử dụng rất sáng tạo của Ukraina.
Trong phiên điều trần, thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Roger Wicker, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng Viện, cũng đưa ra nhận xét khác biệt so với quan điểm của chính quyền Trump. Ông nhận xét, dù kiệt quệ về thể chất và tinh thần, thiếu vũ khí, nhưng quân đội và nhân dân Ukraina tiếp tục kháng cự một cách anh dũng, với nhiều thành công.
****************
Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định quân Ukraina hiện diện ở vùng Belgorod của Nga
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm thứ Hai 07/04/2025 đã đề cập đến sự hiện diện của binh lính Ukraina trong khu vực Belgorod của Nga, nằm giáp với vùng Kursk, nơi Nga đang cố gắng giành lại các khu vực do quân đội Ukraina kiểm soát.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Trong bài phát biểu hàng ngày phát tối hôm qua trên mạng xã hội, được AFP trích dẫn, ông Zelensky cho biết : « Hôm nay, bộ trưởng Quốc phòng Oleksandr Syrskyi đã có báo cáo riêng về tình hình mặt trận, sự hiện diện của chúng ta trong vùng Kursk và vùng Belgorod ».
Tổng thống Ukraina cho biết thêm : « Chúng ta tiếp tục các chiến dịch hoạt động ở các khu vực biên giới, trên lãnh thổ của kẻ thù và điều này hoàn toàn chính đáng".
Đây là lần đầu tiên ông Zelensky đề cập rõ ràng đến sự hiện diện của quân đội Ukraina ở khu vực Belgorod, mục tiêu của nhiều cuộc đột kích và bắn phá dữ dội của Kiev trong ba năm qua.
Hồi tháng 3, quân đội Nga báo cáo đã phải đối mặt với các cuộc tấn công trên bộ của Ukraina trong khu vực Belgorod, khi quân đội Ukraina bị đẩy lùi trong vùng Kursk lân cận.
Theo nhiều nguồn tin quân sự, quân đội Ukraina chỉ kiểm soát một khu vực nhỏ khoảng 13 cây số vuông trong vùng Belgorod.
Hôm qua tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ bực mình về việc Nga tiếp tục oanh kích Ukraina, ngay vào lúc Washington đang cố gằng đàm phán tìm kiếm một lệnh ngừng bắn.
Trong buổi tiếp thủ tướng Israel tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ phát biểu với các phóng viên : « Tôi không hài lòng với những gì đang diễn ra với các vụ oanh kích, họ (Nga) đang oanh kích điên cuồng ». Ông Trump nói thêm là « không hài lòng với những vụ oanh kích tuần trước ».
Dưới áp lực của Mỹ, Kiev đã chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày vào giữa tháng 3. Nga đã bác bỏ sáng kiến này, nhưng đồng ý với lệnh ngừng bắn hạn chế hơn ở Biển Đen và ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Tuy nhiên tuần gần đây hai bên Nga và Ukraina vẫn tố cáo nhau tấn công vào hạ tầng năng lượng của nhau.
************
Donald Trump quả quyết Mỹ và Iran trực tiếp đàm phán về hồ sơ hạt nhân
Trong buổi tiếp thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu tại Nhà Trắng ngày hôm qua, 07/04/2025, tổng thống Donald Trump thông báo Washington đã mở các cuộc đàm phán « trực tiếp » với Teheran về hồ sơ hạt nhân. Vài giờ sau, lãnh đạo ngoại giao Iran đã khẳng định « các cuộc thảo luận gián tiếp ở cấp cao » sẽ diễn ra tại Oman ngày thứ Bảy 12/04.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Thông tín viên Siavosh Ghazi tại Teheran cho biết thêm thông tin :
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã khẳng định cuộc gặp ở cấp cao nhất sẽ diễn ra vào thứ Bảy tới tại Oman, nhưng theo cách thức gián tiếp.
Theo một số truyền thông Iran, Abbas Araghchi sẽ đích thân đến Oman để chỉ đạo các cuộc đàm phán.
Song song với các cuộc thảo luận này với Hoa Kỳ, một cuộc gặp khác hôm nay diễn ra tại Matxcơva giữa Iran với Trung Quốc và Nga, hai nước đã tham gia vào thỏa thuận hạt nhân 2015. Tương tự một cuộc gặp cũng được dự kiến với các nước châu Âu.
Toàn bộ vấn đề nằm ở chỗ để xem các yêu cầu của Mỹ như thế nào. Liệu Washington có yêu cầu ngừng chương trình hạt nhân cùng chương trình tên lửa đạn đạo của Teheran hay không ?
Trong trường hợp đó, Téheran đã cho biết họ không chấp nhận những đòi hỏi như vậy. Tuy nhiên đó là điều mà thủ tướng Israel cũng như các quan chức Mỹ yêu cầu, đồng thời dẫn ra ví dụ của Libya năm 2003.
Hoa Kỳ đã tăng cường hiện diện quân sự trong vùng, đặc biệt với việc điều hơn chục máy bay ném bom chiến lược B52 có khả năng phá hủy các cơ sở hạt nhân Iran giấu trong núi. Đồng thời, tổng thống Trump đã liên tục ban hành các trừng phạt mới nhằm vào Iran, kể từ khi ông quay lại Nhà Trắng, điều này làm cho các cuộc đàm phán mới khó khăn hơn.
***********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 09 tháng 04 -2025

***************
TIN TỔNG HỢP
(AFP)- Hàn Quốc bầu lại tổng thống ngày 03/06/2025, theo thông báo ngày hôm nay 08/04/2025, của thủ tướng đồng thời là tổng thống tạm quyền Han Duck-soo hôm nay 08/04/2025. Ông Yoon Suk Yeol bị Quốc Hội phế truất do ý đồ ban hành lệnh thiết quân luật bất thành vào tháng 12 năm ngoái. Tòa Bảo Hiến xác nhận ngày 04/04/2025.
(YONHAP) – Quân đội Hàn Quốc nổ súng cảnh báo sau khi binh sĩ Bắc Triều Tiên vượt qua biên giới. Hội đồng tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc cho biết hôm nay, 08/04/2025, vào khoảng 5 giờ chiều, giờ địa phương, một nhóm khoảng 10 binh sĩ Bắc Triều Tiên đã vượt qua đường phân định quân sự, tại khu Phi quân sự (DMZ), phân cách hai miền ở khu vực phía đông. Quân đội Hàn Quốc đã phát đi thông điệp cảnh báo, bắn súng cảnh cáo, và nhóm lính Bắc Triều Tiên đã di chuyển về phía bắc. Đây là động thái mới nhất của quân đội Bắc Triều Tiên tại Khu phi quân sự (DMZ), sau một sự cố tương tự xảy ra vào tháng 6 năm ngoái.
(AFP) – Lãnh đạo NATO thăm Nhật Bản. Tổng thư ký khối NATO, Mark Rutte công du Nhật Bản từ hôm nay 08/04/2025, nhằm lan tỏa sức mạnh của liên minh tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ báo Nhật Japan Times, ông Mark Rutte nói : "Chúng ta đừng ngây thơ về Trung Quốc. Sự trỗi dậy mạnh mẽ của quân đội , các khoản đầu tư vào ngành công nghiệp quốc phòng và năng lực quốc phòng của nước này thật đáng kinh ngạc". Ông Rutte dự kiến thăm căn cứ hải quân Yokosuka, phía nam Tokyo,và gặp Thủ tướng Shigeru Ishiba cùng các quan chức cấp cao của Nhật Bản trong hôm nay và ngày mai.
(AFP) – Đài Loan tố Trung Quốc dùng AI gây chia rẽ. Trong một báo cáo gửi Quốc Hội, Cục An ninh Quốc gia Đài Loan (NSB) cho biết đã triển khai một nền tảng tự động để giám sát và phân tích nội dung được đăng trên mạng. Kể từ đầu năm nay, cơ quan này đã xác định được hơn 510.000 "tin nhắn gây tranh cãi", so với 442.652 tin nhắn trong quý đầu tiên của năm 2024. Những tin nhắn này chủ yếu được đăng trên Facebook, TikTok, X và các diễn đàn trực tuyến.
AFP – Nhật Bản : Hoa Kỳ triển khai drone giám sát gần Đài Loan. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thông báo hôm nay, 08/04/2025, Hoa Kỳ sẽ triển khai drone giám sát tầm xa ở miền nam Nhật Bản, tại Okinawa, gần Đài Loan, nhằm"tăng cường hoạt động thu thập thông tin tình báo, giám sát và trinh sát xung quanh Nhật Bản. Máy bay không người lái MQ-4C Triton sẽ được triển khai tới căn cứ không quân Kadena của Hoa Kỳ trên đảo chính Okinawa trong những tuần tới".
(AFP) – Philippines được chuyển giao chiếc tàu hộ tống đầu tiên để đối phó với đe dọa từ Trung Quốc. Hôm nay, 08/04/2025, bộ Quốc Phòng Philippines cho biết đã nhận được chiếc tàu hộ tống (corvette) BRP Miguel Malvar, trọng tải 3200 tấn, do hãng Hyundai Heavy Industries của Hàn Quốc đóng, trị giá 556 triệu đô la. Manila nhấn mạnh rằng chiếc tàu tốc độ cao này, được trang bị hệ thống « vũ khí và radar tiên tiến » này là « một bước quan trọng trong việc thiết lập thế trận phòng thủ tự chủ và đáng tin cậy ». Cũng trong ngày hôm nay, Philippines cũng nhận được 20 drone giám sát do Úc tài trợ, để trang bị cho lực lượng hải cảnh.
(AFP) – Thái Lan : Giảng viên người Mỹ bị tạm giam vì tội khi quân. Ông Paul Chambers, giảng dạy chính trị Đông Nam Á tại trường đại học Naresuan từ 10 năm qua, đã bị Thái Lan tạm giam hôm nay, 08/04/2025 do bị quân đội cáo buộc tội khi quân. Theo ông Paul, có thể là do những phát biểu của ông trong một cuộc hội thảo vào năm 2024, về mối quan hệ giữa quân đội Thái Lan và chế độ quân chủ nước này. Tội khi quân, theo luật Thái Lan, có thể bị phạt đến 15 năm tù. Luật này ngày càng sử dụng nhiều đối với các học giả, nhà hoạt động nhân quyền, thậm chí cả sinh viên, có tiếng nói bất đồng chính kiến, nhưng hiếm khi áp dụng với người nước ngoài.
(AFP) – Gaza : Pháp, Ai Cập, Jordanie kêu gọi tái lập lệnh ngừng bắn. Sau cuộc họp thượng đỉnh ba bên, tại Cairo, Ai Cập, hôm qua 07/04/2025, Pháp, Ai Cập và Jordanie đã kêu gọi tái lập lệnh ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Lãnh đạo 3 nước cũng đã có cuộc điện đàm với tổng thống Mỹ Donald Trump, thảo luận về « các biện pháp khẩn cấp bảo đảm lệnh ngừng bắn ở Gaza, khôi phục an ninh và hòa bình và thực hiện giải pháp hai nhà nước ». Ba nước phản đối kế hoạch di dời người Palestine khỏi dải Gaza để xây dựng thành phố du lịch theo kế hoạch mà ông Trump đề xuất, khẳng định việc tái thiết, quản trị Gaza do Chính quyền Palestine quyết định.
(AFP) – Thổ Nhĩ Kỳ : Tổng thống Erdogan kiện lãnh đạo phe đối lập vì tội phỉ báng. Trên mạng xã hội X hôm nay, 08/04/2025, luật sư của tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho biết đã đệ đơn kiện ông Özgür Özel, lãnh đạo một đảng đối lập chính vì phỉ báng, khi ví ông Erdogan là người « lãnh đạo một nhóm đảo chính ». Tại Thổ Nhĩ Kỳ, tội phỉ báng tổng thống thường được sử dụng, không chỉ để chống lại phe đối lập, mà đôi khi chống lại cả những thường dân.
(AFP) – Tàu Soyouz MS-27 chở phi hành gia Nga và Mỹ lên Trạm Vũ Trụ Quốc tế (ISS). Tàu vũ trụ đã cất cánh hôm nay, 08/04/2025, vào lúc 5h47 GMT, từ sân bay vũ trụ Baikonour, mà Nga thuê ở Kazakhstan, chở hai phi hành gia người Nga là Sergueï Ryjikov và Alexeï Zoubritskiy, và một phi hành gia của NASA, người Mỹ, Jonny Kim. Nhóm phi hành gia này sẽ thực hiện các thí nghiệm khoa học trong không gian và sẽ trở về Trái đất ngày 09/12/2025.
(REUTERS) – Nhiệt độ tăng kỷ lục vào tháng Ba ở châu Âu. Theo công bố của Viện quan sát khí hậu châu Âu Copernicus hôm nay, 08/04/2025, nhiệt độ ghi nhận vào tháng Ba ở châu Âu tăng cao kỷ lục, chưa từng được ghi nhận trong giai đoạn này. Nếu xét trên quy mô toàn cầu, nhiệt độ trung bình của tháng Ba 2025 đạt 14,06 độ C, chỉ thấp hơn 0,08 độ C so với nhiệt độ được ghi nhận cùng kỳ năm 2024. Tại các khu vực khác, nghiên cứu của World Weather Attribution kết luận rằng biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng thêm đợt nắng nóng dữ dội trên khắp Trung Á với lượng mưa lớn, gây ra các trận lũ lụt chết người ở Argentina.
***********
Nga không bị Trump áp thuế, nhưng châu Âu mới nắm thóp trừng phạt
Le Monde ngày 08/04/2025 khẳng định « Chính châu Âu đang giữ chiếc chìa khóa của cơ chế trừng phạt Matxcơva chứ không phải Hoa Kỳ ».
Đăng ngày:
Thuế quan của Donald Trump vẫn là mối quan tâm chính của các báo hôm nay. Libération đăng ảnh tổng thống Mỹ mặc trang phục chơi gôn đang quay lưng, trên nền biểu đồ rực đỏ, chạy tít trang nhất « Trump, dealer của sụp đổ chứng khoán ». Le Figaro đặt câu hỏi « Liệu ông Trump có kháng cự được áp lực của thị trường ? ». Hôm qua là một ngày đen tối trên các thị trường chứng khoán từ Á sang Âu và Mỹ, nhưng dường như vẫn không làm Trump thay đổi. Les Echos nhận định « Thị trường đang hoang mang bất định ».
Người phóng hỏa thị trường chứng khoán quốc tế
Nhật báo công giáo La Croix mà lời lẽ vốn ôn hòa, hôm nay có bài xã luận nhan đề « Trump, người phóng hỏa ». Quyết định tăng thuế quan một cách thô bạo đã gây ra đám cháy trên thị trường chứng khoán toàn thế giới. Như một Néron thời hiện đại, Trump kêu gọi người dân chịu đựng, cổ vũ họ về một cuộc « cách mạng kinh tế » mà nước Mỹ sẽ chiến thắng. Nhưng sự trấn an này trái với cảnh báo của những người có trách nhiệm về tiền tệ và ngân hàng ở nước ông.
Donald Trump muốn phát triển mạng lưới kỹ nghệ, ngăn chận lâu dài tăng trưởng của đối thủ Trung Quốc mà động lực chính là xuất khẩu, bỏ qua các hiệp định tự do mậu dịch bị cho là giúp nhiều nước « lợi dụng » để « cướp bóc » nước Mỹ. Một mục đích khác là để đạt hối suất có lợi cho đồng đô la, chủ yếu đối với nhân dân tệ và euro. Chiến lược của ông nhằm chuẩn bị cho các cuộc thương lượng tương lai với thế mạnh. Trong khi chờ đợi, nhiều quốc gia sẽ phải chịu đựng tác hại, « sự vĩ đại của nước Mỹ » rõ ràng mang tính ích kỷ.
Gây áp lực với Việt Nam vì điện nguyên tử hay căn cứ hải quân ?
Le Monde nhận định « Trump ngăn lại sự cất cánh của các nước mới nổi ». Ấn Độ, Philippines, Kenya đều mừng rỡ khi biết chịu thuế thấp hơn Việt Nam. Khi áp đặt thuế suất khác nhau cho từng nước, Trump khiến cho kẻ được người mất. Bỗng chốc hàng nhập từ Việt Nam vào Mỹ mắc hơn từ Kenya đến 36 %, gieo hy vọng cho ai muốn cạnh tranh với những người khổng lồ châu Á về xuất khẩu.
Bruno Jaspaert, chủ tịch Phòng Thương mại Châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Vietnam), đồng thời là ông chủ của Deep C, một công ty quản lý các khu công nghiệp, cho biết không có ý định dời sản xuất đi nơi khác. Ông nói : « Dù Donald Trump có muốn đưa các nhà máy về Hoa Kỳ đi nữa, ông ấy biết rằng Mỹ không có tay nghề chất lượng lẫn cơ sở hạ tầng để lại trở thành cường quốc kỹ nghệ. Không phải ngày một ngày hai mà người Mỹ có thể ngồi may áo thun ». Theo ông Jaspaert, mức thuế mới có thể dùng để làm áp lực để bán cho Việt Nam các nhà máy điện nguyên tử, hay bật đèn xanh cho các căn cứ hải quân Mỹ.
Chỉ trong ba ngày, 9.500 tỉ đô la bốc hơi
Nói về ngày Thứ Hai Đen của thị trường chứng khoán, xã luận của Libération nhận xét tuy cổ phiếu lao dốc nhưng Donald Trump vẫn nhất quyết giữ chủ trương đánh thuế cao. Sự không khoan nhượng này giống như một đứa trẻ hay trở chứng, không ý thức được về hậu quả hành động của mình.
Trở thành con tin một tổng thống Mỹ có tính cách như trẻ con, thị trường chứng khoán bị chấn động từ Séoul đến Wall Street, từ Tokyo tới Luân Đôn. Chỉ số CAC-40 của Pháp cũng bị sụt 4,78 %, tệ hại nhất kể từ tháng 3/2022. Cuộc thảm sát ba ngày qua trên nhiều thị trường đã làm bốc hơi 9.500 tỉ đô la giá trị chứng khoán, theo Reuters, và vẫn chưa kết thúc.
Sau khi dành kỳ nghỉ cuối tuần để chơi gôn, Donald Trump vẫn không thay đổi, không thương lượng với một số đồng minh, dọa tăng thuế gấp đôi với Trung Quốc, kêu gọi người Mỹ vững tâm và không bán tháo sản phẩm tài chánh. Nhưng 90 % cổ phiếu trên thị trường do 10 % nhà đầu tư nắm giữ, và họ cần thanh khoản để hoàn trả cho những khách hàng lo lắng - hoặc sáng suốt - hơn những người khác. Bối cảnh này giống như thời thị trường chứng khoán sụp đổ năm 2008, thậm chí 1929.
Ai có thể chận đứng ? Đơn giản nhất là Nhà Trắng loan báo rút lại quyết định đánh thuế, hay ít nhất tạm hoãn với những trường hợp nghiêm trọng nhất. Nhưng Trump đã tuyên bố không có chuyện này. Một số người quá lạc quan hy vọng ngân hàng trung ương giảm lãi suất, nhưng khả năng này lại càng khó hơn. Chỉ còn cách chờ đợi. Theo nhà tâm lý học Jean Piaget, đứa trẻ có thể bỗng dưng hiểu ra quy định nếu thấy những ví dụ cụ thể. Suy thoái, các dự báo phá sản đang đe dọa, đáng buồn thay là không thiếu ví dụ ở Hoa Kỳ cũng như các nước khác. Libération cho rằng « Nước Mỹ đang tự hủy diệt »
Trò chơi nguy hiểm với đồng đô la của Donald Trump
Les Echos cảnh báo về « Trò chơi nguy hiểm của Trump với đồng đô la ». Khi áp đặt mức thuế cao ngất cho khoảng 60 nước, tổng thống Mỹ có mục tiêu gì ? Cách tính thuế được cho là « đối ứng » để bù đắp thâm hụt thương mại với từng nước, có vẻ là ảo tưởng.
Bà Michala Marcussen, kinh tế gia trưởng của Société Générale, cho rằng có ba khả năng. Hoặc chính quyền Trump coi thuế quan là nguồn thu ngân sách và sẽ duy trì. Hoặc để giải quyết thâm hụt thương mại, nên sẽ thương lượng để thúc đẩy xuất khẩu của Mỹ. Hoặc là nhằm đưa sản xuất trở về Hoa Kỳ. Nhưng cả ba mục tiêu này không thể thực hiện cùng một lúc.
Việc áp thuế có thể thu về vài trăm tỉ đô la, tuy nhiều nhưng còn rất xa mới bù đắp được thâm thủng ngân sách, và chắc chắn không thể nào đủ để giảm thuế thu nhập như đã hứa. Tái kỹ nghệ hóa nước Mỹ là một thách thức lớn. Dù đánh thuế hàng Bangladesh 37 %, quốc gia xuất khẩu hơn 8 tỉ đô la vào Mỹ mà hầu hết là quần áo, vẫn khó đưa các nhà máy sản xuất áo sweat-shirt Gap hay polo Ralph Lauren trở về « Rust Belt », các bang kỹ nghệ sa sút như Ohio hay Pennsylvania đã bầu cho Trump. Còn việc giảm thâm hụt thương mại 1.200 tỉ đô la sẽ phải mất nhiều năm. Ngân hàng UBS dự báo nhập khẩu giảm 20 % đến 30 % trong 12 tháng tới, nhưng xuất khẩu cũng giảm rất nhanh.
Hối suất : Gánh nặng hay đặc quyền ?
Stephen Miran, cố vấn kinh tế của Donald Trump cho rằng nên dùng thuế quan gắn kết với quốc phòng Mỹ để gây áp lực lên các nước phải chấp nhận giảm giá đồng đô la. Trên thực tế, do là công cụ thanh toán chính trong thương mại quốc tế nên tất cả nhà đầu tư đều muốn nắm giữ đô la, nhu cầu cao khiến giá cao, ảnh hưởng đến xuất khẩu của Mỹ. Donald Trump coi đây là « gánh nặng ». Ngược lại, như tổng thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing đã nói cách đây 60 năm, đó cũng là « đặc quyền quá đáng ». Nhu cầu đồng đô la lớn đến nỗi người Mỹ có thể tha hồ chi tiêu mà không phải lo đến khủng hoảng nợ nần.
Muốn trao bớt gánh nặng cho người khác mà vẫn giữ thế bá quyền, cần thúc đẩy mua trái phiếu. Châu Âu giữ nhiều trái phiếu Mỹ nhưng khác với châu Á, không phải ngân hàng trung ương mà là các quỹ tư nhân, khó thể bắt buộc họ, nhất là với sự hung hăng của chính quyền Trump. Người ta chỉ mua khi tin tưởng nhưng lòng tin đang mất dần, nhu cầu vàng tăng cao là minh chứng.
Vai trò nơi trú ẩn an toàn của đồng đô la đang bị đồng quan Thụy Sĩ và đồng euro thay thế. Theo ngân hàng Mỹ Goldman Sachs, trong một năm nữa 1 đồng euro có thể đổi được 1,20 đô la, so với hối suất 1,09 hiện nay. Như vậy Trump đã đạt được việc giảm giá đô la, nhưng với nguy cơ Hoa Kỳ bị suy thoái và lòng tin bị xói mòn chưa từng thấy.
Nga không có trong « danh sách đen » áp thuế : Sự vắng mặt gây chú ý
Liên quan đến Nga, Le Monde khẳng định « Chính châu Âu đang giữ chiếc chìa khóa của cơ chế trừng phạt Matxcơva chứ không phải Hoa Kỳ ». Nga ở đâu ? Hôm thứ Tư 02/04, trên tấm bảng lớn danh sách các nước bị đánh thuế được Donald Trump giơ lên, đáng chú ý là không có tên chế độ Vladimir Putin. Trong khi từ một quần đảo hẻo lánh tận Nam Cực cho tới các quốc gia nghèo nhất đều bị cơn sấm sét của tổng thống Mỹ đánh trúng, nước Nga lại được chừa ra một cách kỳ lạ.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline Leavitt vất vả giải thích rằng Matxcơva do bị trừng phạt nên không có trao đổi gì đáng kể. Nhưng dù chiến tranh, xuất khẩu của Nga sang Hoa Kỳ vẫn đạt 3,5 tỉ đô la, cao hơn 130 nước khác trên thế giới phải chịu thuế quan. Còn Ukraina, nạn nhân bị Nga xâm lược, cũng phải gánh 10 % thuế.
Ân huệ này càng đáng chú ý khi đặc sứ Mỹ Steve Witkoff từng gợi ra việc giảm nhẹ trừng phạt mà không chờ đợi đến khi đạt được hòa ước, cũng chẳng đợi châu Âu bật đèn xanh. Tuy không được mời ngồi vào bàn thương lượng, nhưng vai trò của châu Âu lại là chủ chốt. Về địa lý, Nga lệ thuộc vào Liên Hiệp Châu Âu (EU) nhiều hơn Hoa Kỳ. Trước khi diễn ra cuộc xâm lăng Ukraina, thương mại giữa Washington với Matxcơva chưa đến 35 tỉ đô la, chỉ bằng 1/10 so với châu Âu, đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Giả thiết Donald Trump thúc đẩy ngưng bắn khẩn cấp để các công ty Mỹ ký hàng ngàn hợp đồng béo bở là không nghiêm túc. Nga không phải là miền đất hứa : thiếu vắng Nhà nước pháp trị, nạn cướp cạn các công ty ngoại quốc đã xảy ra trước chiến tranh, và mối lo từ chủ trương bành trướng của Vladimir Putin khiến các ngân hàng và nhà đầu tư Mỹ không dám phiêu lưu.
Châu Âu đang nắm chiếc chìa khóa trừng phạt
Ngoài ra kinh tế Nga tập trung cho chiến tranh nên có rất ít cơ hội làm ăn. Quay lại với kinh tế thời bình mất nhiều thời gian, phải tái cấu trúc một cách khó khăn. Trung Quốc vốn đã bắt rễ trong nhiều lãnh vực, sẽ khó đánh bật ra. Trọng lượng của kinh tế Nga khá khiêm tốn, nhiều doanh nghiệp sẽ thấy rằng không đáng đầu tư.
Về tài chánh, nếu Mỹ dỡ bỏ trừng phạt cũng không mang tính quyết định. Các tài sản bị đóng băng của Nga đang do Euroclear, một công ty quốc tế có trụ sở tại Bruxelles quản lý. Các ngân hàng Nga cũng không thể hội nhập trở lại hệ thống thanh toán quốc tế vì SWIFT đặt tại Bỉ.
Cuối cùng, sau ba năm chiến tranh, hệ thống tài chánh Nga trở nên hoàn toàn mù mờ, các ngân hàng Mỹ sẽ mất nhiều thời gian để nối kết với một quốc gia đã bị loại khỏi cơ chế giám sát tiền bẩn quốc tế. Về dầu lửa Nga, nếu Hoa Kỳ bỏ cấm vận cũng không mấy quan trọng vì Matxcơva đã tránh né được mức giá trần. Le Monde dẫn nhận xét của nhà kinh tế Agathe Demarais thuộc European Council on Foreign Relations : « Rốt cuộc châu Âu có nhiều lá bài trong tay để duy trì áp lực lên Nga ». Nếu Ukraina bị buộc phải ký một thỏa thuận thảm họa, EU có thể tiếp tục trừng phạt thậm chí ra tay mạnh hơn.
Ngược với những gì Vladimir Putin nói, thời gian không đứng về phía ông ta, vì cấm vận làm kinh tế Nga kiệt quệ, bằng chứng là Matxcơva cứ nằng nặc đòi dỡ bỏ. Trở thành chư hầu của Trung Quốc, bị lạm phát và lãi suất cao bóp nghẹt, Nga coi việc Mỹ thay đổi chủ trương là chiếc phao cứu sinh bất ngờ. Thế nên châu Âu cần duy trì trừng phạt bằng mọi giá để có vị trí trong tương quan lực lượng.
Gia hạn cấm vận sẽ được bàn đến trước mùa hè, vấn đề là 27 nước phải nhất trí, nhưng Hungary luôn thọc gậy bánh xe. Ống Guillaume Duval, cố vấn của Viện Jacques Delors nhấn mạnh : « Công cụ hiệu quả duy nhất của EU để chống lại kẻ thù lại bị một, hai nước thành viên cản đường là một vấn đề lớn. Đã đến lúc chấm dứt việc này ». Châu Âu cần nhanh chóng chuyển sang hệ thống bỏ phiếu đa số.
NATO : Ukraina chiến đấu sáng tạo, khó thể thua cuộc
Cũng liên quan đến chiến tranh Ukraina, Le Figaro cho biết « NATO nhận định Kiev vẫn chưa thể thua cuộc ». Tư lệnh lực lượng NATO tại châu Âu, tướng Christopher Cavoli trong cuộc điều trần trước Thượng Viện Mỹ ở Washington khẳng định, tình hình quân sự ở Ukraina không u tối nhưng những người muốn đàm phán bằng mọi giá vẫn mô tả.
Ông cho biết Ukraina hiện đang trấn giữ những vị trí phòng thủ rất vững chắc, và hàng tuần đều củng cố thêm. Dù khó hình dung được một cuộc tấn công lớn để giải phóng các vùng đất bị chiếm, nhưng Ukraina cũng không thể sụp đổ và bại trận. Phía Nga cũng thiếu thiết giáp và quân, không thể mở chiến dịch. Tướng Cavoli nêu ra ưu thế từ một « loại hỏa tiễn đặc biệt » của Ukraina, nhưng chỉ có thể nói nhiều hơn trong một cuộc họp kín.
Vị tướng nhấn mạnh, Nga đã mất hơn 4.000 xe tăng, tương đương với số thiết giáp của quân đội Mỹ. Ông không hề nghĩ rằng chiến tranh có thể kéo dài đến thế, người Ukraina có khả năng phá hủy một phần lớn năng lực chiến đấu của Nga như vậy. Tướng Christopher Cavoli cũng kinh ngạc về sự vươn mình của một quân đội không được quan tâm trong 30 năm thời hậu xô-viết, lại có thể chận được quân Nga và phát triển kỹ nghệ quốc phòng. Hệ thống chống tên lửa Patriot mà Mỹ ngần ngại không muốn cung cấp vì phức tạp, nhưng nay chính người Mỹ lại được truyền cảm hứng từ cách sử dụng rất sáng tạo của Ukraina.
Trong phiên điều trần, thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Roger Wicker, chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng Viện, cũng đưa ra nhận xét khác biệt so với quan điểm của chính quyền Trump. Ông nhận xét, dù kiệt quệ về thể chất và tinh thần, thiếu vũ khí, nhưng quân đội và nhân dân Ukraina tiếp tục kháng cự một cách anh dũng, với nhiều thành công.
****************
Tổng thống Volodymyr Zelensky khẳng định quân Ukraina hiện diện ở vùng Belgorod của Nga
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm thứ Hai 07/04/2025 đã đề cập đến sự hiện diện của binh lính Ukraina trong khu vực Belgorod của Nga, nằm giáp với vùng Kursk, nơi Nga đang cố gắng giành lại các khu vực do quân đội Ukraina kiểm soát.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Trong bài phát biểu hàng ngày phát tối hôm qua trên mạng xã hội, được AFP trích dẫn, ông Zelensky cho biết : « Hôm nay, bộ trưởng Quốc phòng Oleksandr Syrskyi đã có báo cáo riêng về tình hình mặt trận, sự hiện diện của chúng ta trong vùng Kursk và vùng Belgorod ».
Tổng thống Ukraina cho biết thêm : « Chúng ta tiếp tục các chiến dịch hoạt động ở các khu vực biên giới, trên lãnh thổ của kẻ thù và điều này hoàn toàn chính đáng".
Đây là lần đầu tiên ông Zelensky đề cập rõ ràng đến sự hiện diện của quân đội Ukraina ở khu vực Belgorod, mục tiêu của nhiều cuộc đột kích và bắn phá dữ dội của Kiev trong ba năm qua.
Hồi tháng 3, quân đội Nga báo cáo đã phải đối mặt với các cuộc tấn công trên bộ của Ukraina trong khu vực Belgorod, khi quân đội Ukraina bị đẩy lùi trong vùng Kursk lân cận.
Theo nhiều nguồn tin quân sự, quân đội Ukraina chỉ kiểm soát một khu vực nhỏ khoảng 13 cây số vuông trong vùng Belgorod.
Hôm qua tổng thống Mỹ Donald Trump đã tỏ bực mình về việc Nga tiếp tục oanh kích Ukraina, ngay vào lúc Washington đang cố gằng đàm phán tìm kiếm một lệnh ngừng bắn.
Trong buổi tiếp thủ tướng Israel tại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ phát biểu với các phóng viên : « Tôi không hài lòng với những gì đang diễn ra với các vụ oanh kích, họ (Nga) đang oanh kích điên cuồng ». Ông Trump nói thêm là « không hài lòng với những vụ oanh kích tuần trước ».
Dưới áp lực của Mỹ, Kiev đã chấp nhận lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày vào giữa tháng 3. Nga đã bác bỏ sáng kiến này, nhưng đồng ý với lệnh ngừng bắn hạn chế hơn ở Biển Đen và ngừng các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng năng lượng. Tuy nhiên tuần gần đây hai bên Nga và Ukraina vẫn tố cáo nhau tấn công vào hạ tầng năng lượng của nhau.
************
Donald Trump quả quyết Mỹ và Iran trực tiếp đàm phán về hồ sơ hạt nhân
Trong buổi tiếp thủ tướng Israel Benyamin Netanyahu tại Nhà Trắng ngày hôm qua, 07/04/2025, tổng thống Donald Trump thông báo Washington đã mở các cuộc đàm phán « trực tiếp » với Teheran về hồ sơ hạt nhân. Vài giờ sau, lãnh đạo ngoại giao Iran đã khẳng định « các cuộc thảo luận gián tiếp ở cấp cao » sẽ diễn ra tại Oman ngày thứ Bảy 12/04.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Thông tín viên Siavosh Ghazi tại Teheran cho biết thêm thông tin :
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi đã khẳng định cuộc gặp ở cấp cao nhất sẽ diễn ra vào thứ Bảy tới tại Oman, nhưng theo cách thức gián tiếp.
Theo một số truyền thông Iran, Abbas Araghchi sẽ đích thân đến Oman để chỉ đạo các cuộc đàm phán.
Song song với các cuộc thảo luận này với Hoa Kỳ, một cuộc gặp khác hôm nay diễn ra tại Matxcơva giữa Iran với Trung Quốc và Nga, hai nước đã tham gia vào thỏa thuận hạt nhân 2015. Tương tự một cuộc gặp cũng được dự kiến với các nước châu Âu.
Toàn bộ vấn đề nằm ở chỗ để xem các yêu cầu của Mỹ như thế nào. Liệu Washington có yêu cầu ngừng chương trình hạt nhân cùng chương trình tên lửa đạn đạo của Teheran hay không ?
Trong trường hợp đó, Téheran đã cho biết họ không chấp nhận những đòi hỏi như vậy. Tuy nhiên đó là điều mà thủ tướng Israel cũng như các quan chức Mỹ yêu cầu, đồng thời dẫn ra ví dụ của Libya năm 2003.
Hoa Kỳ đã tăng cường hiện diện quân sự trong vùng, đặc biệt với việc điều hơn chục máy bay ném bom chiến lược B52 có khả năng phá hủy các cơ sở hạt nhân Iran giấu trong núi. Đồng thời, tổng thống Trump đã liên tục ban hành các trừng phạt mới nhằm vào Iran, kể từ khi ông quay lại Nhà Trắng, điều này làm cho các cuộc đàm phán mới khó khăn hơn.
***********