Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 10 tháng 04 -2025

xxx

trumvayco 4
**************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) Tây Ban Nha và Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương để đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ. Nhân chuyến thăm Hà Nội, thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cùng với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Minh Chính hôm nay, 09/04/2025, đã ký một tuyên bố chung nhằm nâng quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược toàn diện, trong bối cảnh cả hai quốc gia đang đối phó với các mức thuế quan do Washington áp đặt. Thủ tướng Tây Ban Nha tuyên bố « chiến tranh thương mại không mang lại lợi ích cho ai, mà chỉ gây tổn hại cho tất cả các bên ».

(AFP) – Bốn ngư dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ va chạm tầu hàng Panama. Theo Trung tâm Cứu hộ Hàng hải Việt Nam (MRCC), tám ngư dân khác đã được cứu sống. Vụ va chạm xảy ngày 08/04/2025, khi tầu hàng Hosei Crown, dài 120 mét và rộng 21 mét, mang cờ hiệu Panama rời cảng Chùa Vẽ ở Hải Phòng để đến Philippines. MRCC cho biết vào thời điểm xảy ra tai nạn sương mùa dày đặc. Một cuộc điều tra đã được mở để xác định nguyên nhân vụ va chạm này.

(AFP) – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Malaysia. Bộ trưởng Thông tin Fahmi Fadzil Malaysia, hôm nay, 09/04/2025, cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Kuala Lumpur từ ngày 15-17/04/2025. Đây sẽ là chuyến thăm Malaysia đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi thủ tướng Anwar Ibrahim lên cầm quyền. Chuyến công du này của ông Tập Cận Bình nằm trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng với Mỹ.

(Reuters) – Ấn Độ thông qua kế hoạch mua 26 chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ trích dẫn nhiều nguồn tin chính phủ khẳng định Ấn Độ đã thông qua hợp đồng mua 26 chiến đấu cơ Rafale với tổng trị giá 630 tỷ ru-pi, tương đương với khoảng 6,6 tỷ euro. Bộ Quốc Phòng Ấn Độ chưa đưa ra bình luận chính thức nào. Thỏa thuận mua chiến đấu cơ của Pháp đã được đúc kết hồi tháng 7/2023 nhân chuyến thăm Pháp của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Những chiến đấu cơ này, do hãng Dassault Aviation của Pháp sản xuất, sẽ thay thế các tiêm kích Mig-29 thời Xô Viết để trang bị cho hàng không mẫu hạm mới INS Vikrant của hải quân Ấn Độ.

(RFI) – Iran : Có thể đạt thỏa thuận hạt nhân nếu Mỹ thực tâm. Nhận định được ngoại trưởng Iran Abbas đưa ra ngày 08/04/2025, trước các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran ở Oman ngày 12/04. Trước đó, trong một bài viết trên nhật báo Washington Post, ông Araghchi tuyên bố Iran sẵn sàng chào đón các công ty quốc tế và Hoa Kỳ hiện đang bị ngăn cản đầu tư vào Iran do các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nguyên nhân giải thích thái độ hòa hoãn hơn của Iran có thể là tình hình kinh tế nước này ngày càng khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ, lạm phát vượt tầm kiểm soát, gây ra sự bất bình chưa từng có trong xã hội.

(AFP) – Tòa án Tối cao Israel yêu cầu lãnh đạo Shin Bet vẫn giữ nguyên chức vụ. Ngày 08/04/2025, Tòa án Tối Cao Israel yêu cầu ông Ronen Bar, lãnh đạo cơ quan An ninh Nội địa Shin Bet vẫn giữ nguyên vị trí « cho đến khi nào có quyết định mới ». Yêu cầu này được đưa ra sau một phiên điều trần dài nhằm xem xét nhiều đơn phản đối việc chính phủ bãi nhiệm ông. Trong phán quyết, tòa còn yêu cầu chính phủ có thể phỏng vấn các ứng viên kế nhiệm ông Bar nhưng  không đưa ra « bất kỳ thông báo bổ nhiệm mới » nào. Thủ tướng Netanyahu ngay lập tức có phản ứng, xem quyết định trên của Tòa án Tối cao là « lạ lùng ».

(AFP) – Nhận tài trợ của Kadhafi: Cựu tổng thống Pháp Sarkozy chỉ trích  tòa trong ngày xử cuối cùng. Hôm qua, 08/04/2025, ngày cuối cùng của ba tháng xét xử cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (2007 – 2012) về những cáo buộc « nhận tài trợ bất hợp pháp trong chiến dịch vận động tranh cử », « che giấu biển thủ công quỹ », « tham nhũng thụ động » và « liên kết tội phạm ». Trong ngày điều trần cuối cùng, Nicolas Sarkozy đã mạnh mẽ chỉ trích một « bản cáo trạng chính trị », trong một « bối cảnh đáng ghét » hàm ý đến vụ xử bà Marine Le Pen, nguyên lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN). Theo dự kiến, tòa án hình sự Paris sẽ ra phán quyết vào ngày 25/09/2025.

(AFP) – Washington thông báo đàm phán Nga – Mỹ tại Istanbul. Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua, 08/04/2025, thông báo Mỹ và Nga có cuộc đàm phán vào ngày thứ Năm 10/04/2025 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Trọng tâm của vòng đàm phán thứ 10 là tái lập một số hoạt động đại sứ của hai nước, bị giảm đáng kể từ sau cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga phát động. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Tammy Bruce nêu rõ các vấn đề về chính trị, an ninh và hồ sơ Ukraina không nằm trong chương trình nghị sự.

(AFP) – Ouzbékistan đạt thỏa thuận với Mỹ về khai thác khoáng sản. Theo thông cáo của bộ Đầu Tư, Công Nghiệp, và Thương Mại Ouzbékistan hôm nay, 09/04/2025, « nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác khoáng sản quan trọng đã được ký kết » với các doanh nghiệp Mỹ nhân chuyến thăm Washington. Tuy nhiên, thông cáo của bộ Đầu Tư không nêu rõ tên của các doanh nghiệp Mỹ cũng như trị giá các khoản đầu tư tại quốc gia Trung Á này. Thông báo được đưa ra vài ngày sau khi một cuộc họp thượng đỉnh « Liên Hiệp Châu Âu – Trung Á » ở Ouzbékistan, trong đó các lãnh đạo châu Âu và Trung Á đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô quan trọng.

(Reuters) – Trump ký sắc lệnh hỗ trợ ngành công nghiệp than. Tại lễ ký sắc lệnh trước sự hiện diện của khoảng 30 công nhân mỏ than, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 08/04/2025 tuyên bố « sẽ khôi phục một ngành công nghiệp bị bỏ rơi ». Sắc lệnh này sẽ mang lại việc làm cho thợ mỏ trong một lĩnh vực sử dụng đến khoảng 40 ngàn công nhân, thay vì 70 ngàn như cách nay 10 năm. Trong số các sắc lệnh được ký, còn có những biện pháp nhằm bảo vệ các nhà máy khai thác nhiệt điện mà theo dự kiến sẽ bị dỡ bỏ trong khuôn khổ nỗ lực giảm phát thải khí các-bon gây hiệu ứng nhà kính.

(NHK) – Tác động của việc cắt giảm tài trợ của Mỹ đối với WHO. Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Nakatani Yukiko, than phiền ngân sách của WHO cho giai đoạn 2026-2027 sẽ giảm 40% do việc chính quyền  tổng thống Trump ngừng tài trợ cho cơ quan này. Điều này khiến WHO gặp khó khăn trong việc trả lương cho khoảng 800 trong số 9.000 nhân viên trên toàn cầu. WHO đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quốc gia khác, nhưng vẫn thiếu hụt 1,8 tỷ đô la.

(AFP) – Bắc Triều Tiên : Em gái lãnh đạo Kim Jong Un chỉ trích phương Tây. Bà Kim Yo Jong, hôm qua, 08/04/2025, đã chỉ trích các nỗ lực do Mỹ dẫn đầu trong việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, gọi ý tưởng này là « giấc mơ hão huyền ». Bà đưa ra bình luận trên sau khi các nhà ngoại giao Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ ra tuyên bố tại một cuộc họp NATO, khẳng định cam kết của họ về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Kim Yo Jong cho biết bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân đều bị Bắc Triều Tiên coi là hành động thù địch.

(AFP) – Mỹ : Tư pháp yêu cầu chính quyền khôi phục quyền tác nghiệp của AP tại Nhà Trắng. Một thẩm phán liên bang hôm qua, 08/04/2025, đã yêu cầu Nhà Trắng khôi phục quyền tác nghiệp của hãng thông tấn Associated Press (AP), vốn bị đình chỉ trong 2 tháng qua, do những bất đồng giữa AP và chính quyền tổng thống Trump, đặc biệt về tên gọi của Vịnh Mêhicô. Thẩm phán này cho rằng việc các nhà báo AP không được tác nghiệp ở Nhà Trắng là vi hiến và đi ngược lại với Tu chính án thứ nhất, bảo vệ tự do báo chí. Ông nhấn mạnh chính phủ không thể cấm cửa các nhà báo chỉ vì bất đồng quan điểm.

(AFP) Mỹ không cho phép Trung Quốc « đe dọa » hoạt động của Kênh đào Panama. Bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth hôm qua, 08/04/2025, đã cảnh báo như trên, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác đều không được phép làm tổn hại đến sự toàn vẹn của kênh đào. Ông Hegseth đã gặp tổng thống Panama José Raúl Mulino để thảo luận về quan hệ an ninh giữa hai quốc gia. Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lâm Kiếm hôm nay đã phủ nhận những cáo buộc của Hoa Kỳ và chỉ trích Washington tấn công Bắc Kinh một cách ác ý, « làm tổn hại đến quan hệ Trung Quốc-Panama và một lần nữa để lộ bản chất tàn bạo của Hoa Kỳ ».

(AFP) – Triệt phá đường dây tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại châu Âu. Cảnh sát Ba Lan hôm nay, 09/04/2025, thông báo đã triệt phá một mạng lưới tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến quy mô lớn, trong khuôn khổ chiến dịch phối hợp với 11 quốc gia châu Âu khác. Trong chiến dịch mang tên FEVER, 166 người trên khắp châu Âu bị sa lưới pháp luật, trong đó có 98 người ở Ba Lan. Chiến dịch này có sự hỗ trợ của Europol và cảnh sát của nhiều nước quốc gia khác. Trong số những kẻ bị bắt, một số đã tham gia sản xuất và phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em, cũng như tham gia vào các hoạt động thao túng tâm lý trẻ em. 

(AFP) – NASA sắp có lãnh đạo mới là một tỷ phú ? Ngày 09/04/2025, tỷ phú Mỹ Jared Isaacman điều trần ở Thượng Viện Mỹ để được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan không gian Mỹ NASA, theo đề cử của tổng thống Donald Trump, thay thế ông Bill Nelson. Tỷ phú 41 tuổi này, một người thân cận với Elon Musk, bắt đầu được công chúng biết đến từ tháng 09/2024 khi trở thành người bình thường đầu tiên ra khỏi phi thuyền trong không gian, trong khuôn khổ chương trình Polaris Dawn thực hiện bằng phi thuyền của SpaceX. Sau thành công này, ông Jared Isaacman đã đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực không gian.


*************

Tin tức thế giới 10-4: Ông Trump lên tiếng ngay về tăng thêm thuế với Trung Quốc, hoãn cho 75 nước

BÌNH AN

ông Trump - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một sự kiện tại Nhà Trắng ở Washington D.C, Mỹ ngày 9-4 - Ảnh: REUTERS

Ông Trump giải thích sau quyết định "áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày với hơn 75 nước"

Rạng sáng 10-4 (theo giờ Việt Nam), trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ tăng thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 104% lên 125%, đồng thời sẽ tạm dừng áp thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia/vùng lãnh thổ đã không trả đũa Mỹ.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt xác nhận trong thời hạn 90 ngày, các nước này giờ đây sẽ đồng loạt chịu mức thuế 10%. 

Còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent giải thích thêm rằng chính quyền ông Trump cần thời gian để đàm phán với hơn 75 quốc gia/vùng lãnh thổ đã liên hệ Washington.

Ông Trump đã có các phát ngôn đáng chú ý sau đó. Tổng thống Trump dự đoán sẽ đạt được các thỏa thuận thương mại với tất cả quốc gia, gồm cả Trung Quốc, nhưng ông không nghĩ Bắc Kinh đã sẵn sàng.

Tổng thống Trump nói ông có ý định thực hiện "các thỏa thuận công bằng cho mọi người". Ông phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng: "Tôi chỉ muốn công bằng. Đó sẽ là những thỏa thuận công bằng cho mọi người. Trước đây chúng không công bằng với Mỹ".

"Mỹ đang thấy được tinh thần hợp tác to lớn từ các quốc gia khác, gồm cả Trung Quốc. Trung Quốc cũng muốn đạt được một thỏa thuận. Họ chỉ chưa biết cách phải bắt đầu như thế nào. 

Các vị biết đấy, đó là một trong những điều mà họ không biết rõ. Họ là những con người đầy kiêu hãnh. Tôi biết ông Tập rất rõ, và họ chưa biết chính xác nên tiếp cận ra sao. 

Nhưng họ sẽ tìm ra cách. Hiện tại họ đang trong quá trình tìm ra cách, và họ muốn đạt được thỏa thuận".

Ông giải thích mình tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày cho những quốc gia đã không trả đũa Mỹ bằng thuế quan.

"Tôi đã nói với họ rằng nếu các vị trả đũa, chúng tôi sẽ tăng gấp đôi thuế. Và đó là những gì tôi đã làm với Trung Quốc, bởi vì họ đã trả đũa. Vì vậy, chúng ta sẽ xem mọi chuyện diễn ra như thế nào. Tôi nghĩ rằng mọi chuyện sẽ diễn ra tuyệt vời" - ông Trump tuyên bố đầy tự tin.

Nhà Trắng làm rõ về trường hợp Canada và Mexico

Giải thích với kênh CNBC, một quan chức Nhà Trắng cho biết Canada và Mexico sẽ không phải đối mặt với mức thuế bổ sung 10% do thông báo của ông Trump về việc điều chỉnh chính sách thuế quan đối ứng.

Mức thuế quan hiện tại của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico - mức thuế 25% đối với hàng hóa không nằm trong thỏa thuận thương mại ba bên USMCA - vẫn không thay đổi, theo quan chức này.

Panama: Mỹ công nhận chủ quyền của Panama đối với kênh đào Panama

Ngày 9-4, Panama cho biết Mỹ đã công nhận chủ quyền của nước này đối với kênh đào Panama, bất chấp những phát ngôn cứng rắn thời gian qua từ phía Washington.

Thông tin đưa ra trong bối cảnh hai nước công bố các thỏa thuận nhằm tăng cường huấn luyện quân sự tại quốc gia Trung Mỹ này, theo Hãng tin Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth - trong chuyến thăm Panama đầu tiên của một lãnh đạo Lầu Năm Góc sau nhiều thập kỷ - cho biết ông coi kênh đào này là tuyến đường thủy quan trọng, nơi Panama sẽ phối hợp với Mỹ đảm bảo an ninh, chứ không phải với Trung Quốc.

"Chúng tôi đang giúp giành lại kênh đào Panama khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc" - ông Hegseth phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Panama. 

Chính phủ Panama đã kiên quyết bác bỏ cáo buộc từ phía Mỹ khi Washington cho rằng tuyến đường thủy này đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Chỉ ông Trump mới có quyền quyết định việc di chuyển quân Mỹ ở châu Âu

Ngày 9-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth khẳng định chỉ có Tổng thống Donald Trump mới đưa ra quyết định về tương lai của các binh sĩ Mỹ tại châu Âu, khi được hỏi liệu ông có giữ nguyên mức quân số hiện tại hay không, theo Hãng tin Reuters.

"Người duy nhất có quyền quyết định về cơ cấu lực lượng của quân Mỹ tại châu Âu là Tổng thống Trump, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc thảo luận, gồm cả trong bối cảnh đàm phán giữa Ukraine và Nga, về việc bố trí lực lượng của chúng tôi tại lục địa này sao cho giải quyết tốt nhất lợi ích của Mỹ và đảm bảo chia sẻ gánh nặng ở châu Âu" - ông Hegseth nói với các phóng viên trong chuyến thăm Panama.

Quân đội Mỹ từng có hơn 100.000 quân ở châu Âu sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra năm 2022, nhưng tướng Lục quân Mỹ Christopher Cavoli cập nhật số này đã giảm xuống còn 80.000.

Ông Zelensky tố 155 công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho Nga

ông Trump - Ảnh 2.

Các thành viên đơn vị pháo binh thuộc Lữ đoàn cơ giới độc lập số 65 của Ukraine khai hỏa về hướng quân Nga ở tiền tuyến tại khu vực Zaporizhzhia ngày 8-4 - Ảnh: REUTERS

Ngày 9-4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Nga đang "lôi kéo" Trung Quốc vào cuộc chiến tại Ukraine, khi ông cáo buộc Bắc Kinh biết rõ chuyện hàng chục công dân Trung Quốc đang được quân đội Nga tuyển chọn để tham chiến, theo Hãng tin AFP.

Ông Zelensky khẳng định tình báo Ukraine hiện nắm thông tin về khoảng 155 công dân Trung Quốc đang chiến đấu bên phe Nga chống lại Ukraine, chỉ một ngày sau khi nói rằng quân đội Ukraine đã bắt giữ 2 công dân Trung Quốc đang tham chiến tại khu vực Donetsk, đông Ukraine.

Ông cho biết Ukraine sẵn sàng thả những công dân Trung Quốc bị bắt để đổi lấy tù binh Ukraine bị giam giữ tại Nga.

Nhà lãnh đạo Ukraine còn tuyên bố Kiev sẵn sàng mua tới 50 tỉ USD trang thiết bị quân sự từ Mỹ.

Những lời chỉ trích mới nhất của ông Zelensky nhắm vào cả Nga và Trung Quốc được đưa ra sau khi Trung Quốc bác bỏ thông tin công dân nước này đã được tuyển chọn với số lượng lớn để chiến đấu cùng Nga, đồng thời cảnh báo công dân Trung Quốc "tránh tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang".

Ông Trump ký sắc lệnh đầu tư nhiều hơn vào ngành đóng tàu của Mỹ

Ngày 9-4, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tái xây dựng ngành đóng tàu của Mỹ và giảm bớt sự kiểm soát của Trung Quốc đối với ngành vận tải biển toàn cầu, theo Hãng tin Reuters.

Phát biểu trước báo giới, ông Trump nói Mỹ sẽ "chi nhiều tiền cho việc đóng tàu" để khôi phục năng lực nội địa trong lĩnh vực này.

Tổng thống Trump còn ký một sắc lệnh hành pháp nhắm vào công ty luật Susman Godfrey, theo đó cấm các luật sư của công ty này tiếp cận các nguồn lực và tòa nhà của chính phủ, cùng với những thứ khác.

Ông Trump cảnh báo "hành động quân sự" với Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố hành động quân sự nhằm vào Iran là điều "hoàn toàn" có thể xảy ra nếu các cuộc đàm phán không mang lại thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh rằng "không còn nhiều thời gian" để đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran, theo Hãng tin AFP.

"Nếu cần thiết, hoàn toàn có thể" - ông Trump nói với các phóng viên khi được hỏi liệu hành động quân sự có phải là một phương án. 

"Nếu tình hình đòi hỏi phải sử dụng biện pháp quân sự, chúng tôi sẽ làm vậy. Israel rõ ràng sẽ tham gia rất nhiều vào việc đó, là người lãnh đạo việc đó".

Luyện tập trước giải đấu

Tin tức thế giới 10-4: Ông Trump giải thích sau khi tăng thuế với Trung Quốc và hoãn cho 75 nước - Ảnh 4.

Một robot hình người đang luyện tập chạy bộ cùng con người, chuẩn bị cho giải bán marathon đầu tiên trên thế giới dành cho robot, sẽ diễn ra tại Bắc Kinh ngày 13-4 tới. Trung Quốc hy vọng sự kiện sẽ thúc đẩy đổi mới trong ngành robot hình người - Ảnh: CGTN


************

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo: Trung Quốc càng đáp trả, càng bị thiệt hại

Ngày 9-4, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết việc Trung Quốc áp thuế trả đũa 84% đối với hàng hóa Mỹ là một thất bại và gây bất lợi cho chính quốc gia này.

Trung Quốc - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent - Ảnh: AFP

Trong buổi phỏng vấn tại Đài Fox News, ông Bessent khẳng định chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn hy vọng có thể đàm phán với Trung Quốc.

“Tôi cho rằng thật đáng tiếc khi phía Trung Quốc không thật sự muốn đến và đàm phán, bởi vì họ là bên vi phạm nghiêm trọng nhất trong hệ thống thương mại quốc tế. Họ sở hữu nền kinh tế mất cân đối nhất trong lịch sử thế giới hiện đại”, ông Bessent nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bộ trưởng Tài chính Mỹ nhận định sự leo thang với mức thuế bổ sung 84% là “một thất bại” đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Bộ trưởng Bessent, Trung Quốc là quốc gia có thặng dư thương mại vì nước này xuất khẩu sang Mỹ nhiều gấp 5 lần so với lượng hàng Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Không ai thắng trong một cuộc chiến. Nhưng vấn đề nằm ở sự cân xứng. Và mức độ thiệt hại đối với Trung Quốc sẽ tồi tệ hơn nhiều”, ông Bessent nói thêm.

Tuyên bố của Bộ trưởng Bessent được đưa ra ngay sau khi Bộ Tài chính Trung Quốc tối 9-4 tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10-4, tăng 50% so với mức thuế bổ sung 34% đã công bố trước đó.

Theo quy định tại thông báo số 4 năm 2025 của Ủy ban Thuế quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, mức thuế mới là sự điều chỉnh tăng từ mức hiện tại 34%, và sẽ áp dụng trên toàn bộ các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng áp các biện pháp hạn chế đối với 18 công ty Mỹ, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, bổ sung vào danh sách 60 công ty Mỹ đang bị trừng phạt do mức thuế của Nhà Trắng.

Trước đó, Nhà Trắng thông báo chính thức áp thuế 104% đối với hàng Trung Quốc từ ngày 9-4, sau khi Bắc Kinh từ chối dỡ bỏ các biện pháp trả đũa thuế quan.

Con số 104% trên bao gồm hai lần Nhà Trắng đánh thuế 10% hồi đầu nhiệm kỳ (tháng 2-2025), thuế đối ứng 34% được ông Trump công bố hôm 2-4 và mức thuế mới 50%.

Liên quan đến thuế quan, ông Bessent bày tỏ tin tưởng rằng chính quyền Tổng thống Trump có thể đạt được thỏa thuận thuế quan với các đồng minh của Mỹ, trong bối cảnh Washington chuẩn bị đàm phán với hơn 70 quốc gia trong những tuần tới.

Tuy nhiên Trung Quốc vẫn là một trường hợp ngoại lệ, do các biện pháp trả đũa của nước này, theo Hãng tin Reuters.


***********

Mỹ hạ thuế cho Việt Nam từ 46% xuống 10%

Trường Sơn

Tổng thống Donald Trump hôm 9 tháng 4 đã thông báo trên tài khoản mạng xã hội Truth rằng ông sẽ ngưng đánh thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong vòng 90 ngày, và trong thời gian này sẽ chỉ áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ những nước kể trên.

Ông nhấn mạnh đây là những nước đã liên lạc với đại diện của chính phủ Mỹ để thương lượng về vấn đề thuế quan, và đã không đáp trả lại đòn thuế quan mà ông đưa ra.

Việt Nam là nước đã nhanh chóng liên hệ với phía Mỹ để thương lượng vấn đề thuế quan, hôm 4 tháng 4 Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ về vấn đề này, và Việt Nam cũng không trả đũa trước động thái nâng thuế nhập khẩu của Mỹ.

Trước đó, hôm 2 tháng 4, Hoa Kỳ thông báo sẽ áp đặt 46% thuế nhập khẩu lên hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam vào Mỹ.

Sau quyết định mới nhất của ông Trump, hàng hóa Việt Nam sẽ chỉ còn bị áp thuế 10% trong 90 ngày tới.

Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với mặt hàng nhôm, thép của Việt Nam, vốn bị đánh thuế 25% từ ngày 12 tháng 3 năm 2025. Ngoài ra, 25% thuế đối với xe hơi và phụ tùng xe hơi cũng được giữ nguyên.

Trước đó Việt Nam cũng đã đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế từ 1 đến 3 tháng để đàm phán.

Mức thuế 10% vượt qua cả kịch bản “lạc quan nhất” mà chính quyền TP. HCM kỳ vọng. Chủ tịch Nguyễn Văn Được hôm 9 tháng 4 đã triệu tập một cuộc họp nhằm đánh giá tác động của chính sách thuế quan Mỹ đến khả năng tăng trưởng kinh thế của thành phố. Tại đây, ông được báo cáo rằng kịch bản lạc quan nhất là Hoa Kỳ giảm thuế xuống mức 15%.

Tuy giảm thuế đối ứng xuống 10% cho hầu hết các quốc gia nhưng Hoa Kỳ lại tăng thuế đối với Trung Quốc.

Trước đó, lấy lý do Trung Quốc đáp trả chính sách thuế quan của mình, ông Trump đã nâng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc lên 104%. Nhưng giờ đây, mức thuế mà hàng hóa Trung Quốc phải chịu đã lên tới 125%.


************

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi hành 90 ngày nhưng chỉ với một số nước "không trả đũa", còn Trung Quốc bị tăng thuế lên 125%.

Ông Trump phát đi thông báo này trưa 9/4 (giờ Mỹ), tức khoảng nửa ngày sau khi thuế đối ứng mà ông khởi xướng áp với 180 đối tác thương mại có hiệu lực và sau khoảng 6 giờ Trung Quốc thông báo áp thuế với hàng hoá Mỹ lên 84% để đáp trả.

Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth, Tổng thống Mỹ tuyên bố nâng mức thuế quan với Trung Quốc lên 125% ngay lập bởi "sự thiếu tôn trọng của nước này với thị trường toàn cầu".

Ở chiều ngược lại, Tổng thống Mỹ cũng thông báo hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày và giảm mức thuế xuống 10% với các nền kinh tế khác.

Ông ra quyết định này bởi hơn 75 quốc gia đã liên lạc với giới chức Mỹ để đàm phán thoả thuận thương mại. "Những quốc gia này đã không trả đũa, đúng với đề nghị của tôi", ông Trump viết.

Theo NBC News, Nhà Trắng nói sẽ không công bố danh sách các quốc gia đã liên hệ đàm phán về thuế quan.

Chưa đầy một giờ sau, Tổng thống Donald Trump cũng xuất hiện trước Nhà Trắng để giải thích với báo chí việc hoãn áp thuế. Khi được hỏi về việc kêu gọi sự bình tĩnh vào buổi sáng rồi hoãn thuế chỉ vài tiếng sau đó, ông nói nghĩ rằng "mọi người đã phản ứng quá đà".

"Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc, nhưng chúng tôi cảm nhận được tinh thần hợp tác rất lớn từ các nước, trong đó có Trung Quốc. Họ muốn đạt được một thoả thuận, nhưng chỉ là chưa biết bắt đầu từ đâu", Trump chia sẻ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện sau khi thông báo hoãn thuế. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện trước Nhà Trắng sau khi thông báo hoãn thuế. Ảnh: Reuters

Một phóng viên hỏi, trong 90 ngày tới, liệu ông Trump có cân nhắc miễn trừ thuế cho các công ty Mỹ, nhất là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vài ngày qua. Tổng thống Mỹ nói "sẽ xem xét", "có thể linh hoạt". Ông nhận định một số thực sự bị ảnh hưởng nặng mà không phải do lỗi của họ, mà bởi hoạt động trong các lĩnh vực bị tác động mạnh hơn.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cũng đăng trên mạng xã hội rằng ông cùng Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent chứng kiến Tổng thống Trump viết bài đăng trên Truth. Lutnick gọi đây là một trong những bài đăng đặc biệt nhất trong nhiệm kỳ của ông Trump.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bessent cho biết việc hoãn thuế này không phải bởi phản ứng của thị trường. Nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng, Bộ trưởng Tài chính giải thích động thái này sẽ giúp có thêm thời gian đàm phán và dự đoán thêm nhiều nước liên hệ với Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trả lời báo chí phía ngoài Nhà Trắng sau thông báo hoãn áp thuế 90 ngày của ông Trump hôm 9/4. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trả lời báo chí phía ngoài Nhà Trắng sau thông báo hoãn áp thuế 90 ngày của ông Trump hôm 9/4. Ảnh: Reuters

Bessent nói thêm ông Trump muốn trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán thuế quan. "Mỗi cuộc sẽ diễn ra riêng biệt, được thiết kế cho từng quốc gia", Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho hay.

Sau thông báo hoãn thuế của Trump, thị trường chứng khoán Mỹ lập tức tăng vọt. Chốt phiên giao dịch ngày 9/4, các chỉ số chủ chốt của chứng khoán Mỹ như S&P 500, DJIA và Nasdaq Composite đều tăng mạnh.

Chứng khoán Mỹ tăng vọt ngay sau khi ông Trump thông báo hoãn thuế. Đồ thị: Reuters

Chứng khoán Mỹ tăng vọt ngay sau khi ông Trump thông báo hoãn thuế. Đồ thị: Reuters

Jake Colvin, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Đối ngoại Quốc gia, đánh giá việc tạm hoãn thuế là bước đi đúng đắn, phần nào giảm bớt tác động ngay lập tức, nhưng đừng vội ăn mừng. Lý do là, mức thuế mới 10% với hầu hết quốc gia vẫn được giữ nguyên cùng với mức thuế cao với hàng hoá Trung Quốc, các mặt hàng thép, nhôm, ôtô và sẽ còn những thuế cao hơn nữa trong tương lai.

Thuế đối ứng áp dụng với các đối tác thương mại lớn của Mỹ, theo công bố ban đầu của ông Trump, có hiệu lực từ 9/4 với thuế suất 11-84%. Chính sách này khiến thế giới chao đảo một tuần qua. Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á, châu Âu lao dốc vài phiên liên tiếp vì nguy cơ lạm phát, suy thoái. Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, sau đó bị bán tháo chốt lời. Hàng loạt lãnh đạo thế giới lên tiếng phản đối, cho rằng thuế này vô lý.

Anh Tú


***********

Chính quyền Trump 'khôi phục một số chương trình viện trợ nước ngoài'


Một nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa bị sa thải đang rời khỏi nơi làm việc, trong buổi tiễn biệt của những cựu nhân viên USAID và những người ủng hộ bên ngoài văn phòng USAID tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, ngày 21/2/2025.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Một nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa bị sa thải đang rời khỏi nơi làm việc, trong buổi tiễn biệt được những cựu nhân viên USAID và những người ủng hộ tổ chức bên ngoài văn phòng USAID tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, ngày 21/2/2025

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba (8/4) đã có động thái khôi phục ít nhất sáu chương trình viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ đã bị hủy bỏ gần đây để hỗ trợ lương thực khẩn cấp, sáu người có thông tin về vấn đề này nói với hãng tin Reuters.

Việc đảo ngược nhanh chóng các quyết định được đưa ra chỉ vài ngày trước đã cho thấy tính chất thay đổi chóng mặt trong việc cắt giảm viện trợ nước ngoài của ông Trump. Các chương trình bị cắt giảm, khôi phục rồi lại cắt giảm, làm gián đoạn các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Quyền Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ông Jeremy Lewin — người trước đó từng được xác định là thành viên của Bộ phận Hiệu quả Chính phủ (Doge) do tỷ phú Elon Musk thành lập — đã yêu cầu nhân viên đảo ngược các quyết định cắt giảm trong một email nội bộ.

Ông đã yêu cầu khôi phục các khoản viện trợ dành cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Lebanon, Syria, Somalia, Jordan, Iraq và Ecuador.

Chính quyền Trump cũng đã khôi phục bốn khoản viện trợ cho Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại khu vực Thái Bình Dương.

"Xin lỗi vì tất cả những tranh cãi qua lại về các khoản viện trợ," Lewin cho biết vào thứ Ba 8/4 trong email nội bộ mà Reuters xem được.

"Có rất nhiều bên liên quan và chúng ta cần phải làm tốt hơn trong việc cân bằng các lợi ích cạnh tranh này — đó là lỗi của tôi và tôi chịu trách nhiệm," ông nói thêm.

Theo Stand Up For Aid, một nhóm vận động của các quan chức Mỹ hiện tại và trước đây, các hợp đồng của WFP bị hủy theo lệnh của ông Lewin vào cuối tuần trước cho Lebanon, Syria, Somalia và Jordan có giá trị tổng cộng hơn 463 triệu đô la.

Nhiều chương trình bị chấm dứt trước đó đã được Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cấp miễn trừ sau vòng cắt giảm viện trợ nước ngoài đầu tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những quyết định đó không mang tính cuối cùng.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về việc khôi phục các chương trình viện trợ.


Án 'tử hình'


Quyết định khôi phục một số khoản viện trợ được đưa ra sau áp lực từ nội bộ chính quyền Trump và từ Quốc hội Mỹ, hai nguồn tin cho Reuters biết.

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết hôm thứ Hai (7/4) rằng Mỹ đã thông báo với tổ chức này về việc cắt toàn bộ nguồn tài trợ cứu trợ lương thực khẩn cấp tại 14 quốc gia, đồng thời cảnh báo: "Nếu điều này được thực hiện, nó có thể trở thành bản án tử hình đối với hàng triệu người đang đối mặt với nạn đói nghiêm trọng."

Mỹ đã không khôi phục viện trợ cho Afghanistan do Taliban cai trị và Yemen, phần lớn do các chiến binh Hồi giáo của phong trào Houthi do Iran hậu thuẫn kiểm soát. Washington là nhà tài trợ viện trợ lớn nhất cho cả hai quốc gia này, những quốc gia đã phải chịu đựng nhiều năm chiến tranh tàn khốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tammy Bruce hôm thứ Ba đã nói với các phóng viên rằng Mỹ lo ngại rằng nguồn tài trợ của WFP cho Yemen và Afghanistan đang mang lại lợi ích cho Houthis và Taliban.

"Có một vài chương trình ở các quốc gia khác đã bị cắt giảm dù không nằm trong kế hoạch, nhưng sau đó đã được khôi phục và triển khai trở lại," ông Bruce nói, đồng thời cho biết thêm rằng chính quyền hiện tại vẫn cam kết với viện trợ nước ngoài.

Trong số các khoản cắt giảm trong tuần có 169,8 triệu đô la cho WFP ở Somalia, bao gồm hỗ trợ lương thực, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ em suy dinh dưỡng và hỗ trợ nhân đạo bằng đường không. Ở Syria, 111 triệu đô la đã bị cắt khỏi hỗ trợ lương thực của WFP.

Các khoản cắt giảm là động thái mới nhất trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm giải thể USAID, cơ quan viện trợ nhân đạo chính của Mỹ.

Chính quyền Trump đã hủy bỏ hàng tỷ đô la viện trợ nước ngoài kể từ khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/1 trong một cuộc đại tu mà được các quan chức mô tả là có nhiều hỗn loạn và nhầm lẫn.

Hôm thứ Ba (8/4), các đảng viên Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã viết một lá thư cho ông Rubio liên quan đến các kế hoạch tái cấu trúc Bộ Ngoại giao, bao gồm cả việc sáp nhập USAID, mà họ cho là "vi hiến, bất hợp pháp, không có lý do chính đáng, gây tổn hại và kém hiệu quả".

Tại Việt Nam, Chương trình hợp tác rà phá bom mìn, giải quyết hậu quả chiến tranh với sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ cũng đã được khởi động lại, theo đại diện Tập đoàn Meta (công ty mẹ của Facebook) trong cuộc gặp với các doanh nghiệp Mỹ và giới báo chí hôm 18/3.

Dự án này từng bị tạm ngưng kể từ ngày 25/2 năm nay, sau khi ông Trump cắt viện trợ của USAID, khiến hơn 1.000 người làm việc rà phá bom mìn tại Việt Nam mất việc tạm thời.

Trong số các dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh đã được khởi động lại, có dự án ''tẩy độc sân bay Biên Hòa'', người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết trong họp báo ngày 20/3.


**********

Nguyên nhân cản đà tiến của quân đội Nga ở Ukraine

Minh Thu

Theo Pravda, Bộ Quốc phòng Anh đánh giá, khả năng chiếm ưu thế của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine đã giảm dần đều theo tháng kể từ tháng 11/2024. Cụ thể, Nga chỉ giành thêm quyền kiểm soát khoảng 730km2 ở Ukraine vào tháng 11/2024 và 393km2 vào tháng 12/2024. Con số này trong các tháng 1,2 và 3 năm nay lần lượt là 326km2, 195km2 và 143km2. 

nga ukraine 3.jpg
Dữ liệu của ISW và Bộ Quốc phòng Anh về đà tiến của quân đội Nga từ tháng 11/2024 - 3/2025. Ảnh: ISW

Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) ở Washington cũng cho hay, đà tiến của quân đội Nga ở Ukraine đang giảm liên tục. Dựa trên phân tích về hình ảnh địa lý và dữ liệu vệ tinh, ISW cho biết, trong tháng 11/2024, Nga giành thêm 627km2 ở Ukraine và tháng 12/2024 là 569km2. Còn vào các tháng 1,2 và 3 năm nay lần lượt là 427km2, 354km2 và 203km2.

ISW nhấn mạnh, một phần nguyên nhân làm giảm tốc đà tiến quân của Nga là do các cuộc phản kích thành công của binh sĩ Ukraine ở phía đông. 

“Bộ Quốc phòng Anh dường như đang sử dụng các phương thức và nguồn dữ liệu khác nhau để đánh giá đà tiến của quân đội Nga ở Ukraine. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh hiện trùng với bằng chứng ISW đưa ra về việc ưu thế của quân đội Nga ở Ukraine đang sụt giảm theo tháng kể từ tháng 11/2024 – 3/2025”, ISW nhận định. 

Cũng theo ISW, “các lực lượng Kiev đang triển khai những cuộc phản công cục bộ ở hướng Pokrovsk và Toretsk trong những tuần gần đây, giành lại nhiều vị trí từng bị mất vào tay quân đội Nga, đồng thời làm giảm đà tiến của đối phương”. 

Tuy nhiên, theo Business Insider, cả Bộ Quốc phòng Anh và ISW đều không đề cập tới yếu tố thời tiết mùa đông làm ảnh hưởng tới công tác hậu cần và địa hình, từ đó tác động tới cường độ tấn công trong những tháng gần đây. 

nga ukraine 4.jpg
Binh sĩ Nga. Ảnh: Tass

Đầu năm nay, thị trấn Toretsk ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine được cho chủ yếu nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Song, giao tranh ở khu vực này đã bùng phát trở lại, khi các binh sĩ Ukraine cố đẩy lui quân đội Nga. Bộ Quốc phòng Anh chỉ ra rằng, Nga đã “không cải thiện được các vị trí hoạt động” ở Toretsk. 

Theo nhiều nguồn tin, để giành được ưu thế ở mặt trận phía đông, quân Nga đã phải chịu tổn thất lớn về nhân sự. Cả Ukraine và phương Tây ước tính, trung bình mỗi ngày có 1.500 binh sĩ Nga thiệt mạng hoặc bị thương trong quá trình giao tranh ác liệt nhất với các lực lượng Ukraine vào mùa thu năm ngoái. 

Chiến thuật tấn công trên bộ của Nga đã chứng minh hiệu quả, khi quân đội nước này thâu tóm kiểm soát hơn 4.100km2 lãnh thổ Ukraine trong năm 2024. Tuy nhiên, Ukraine lưu ý, đổi lại, 427.000 binh sĩ Nga đã thương vong trong quá trình tấn công. 

ISW kết luận, gần đây các lực lượng Ukraine đã chiếm ưu thế gần Borova, trong khi quân đội Nga vẫn đang tiến lên ở các vùng Kursk và Sumy, cũng như gần Kupiansk, Toretsk, Pokrovsk và Kurakhove.

Hiện Nga chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên.


*******

Từ Hitler đến Trump, vì sao kiến trúc hiện đại bị ghét bỏ ? - Tạp chí xã hội

Bùi Uyên

Trong hàng loạt sắc lệnh hành pháp được ký ngay ngày đầu tiên nhậm chức của tân tổng thống Mỹ, ngày 20/01/2025, chỉ có một bản ghi nhớ duy nhất liên quan đến văn hóa, thẩm mỹ, kiến trúc, đó là chính sách « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ ». Theo bình luận của nhật báo The Wall Street Journal, kiến trúc là mục tiêu đầu tiên trong « cuộc chiến văn hóa » của chính quyền tổng thống Donald Trump.

Cùng với thông tín viên Bùi Uyên, đồng thời là kiến trúc sư tại Paris, RFI tìm hiểu tại sao kiến trúc hiện đại lại trở thành cái gai trong mắt Donald Trump.

RFI : Chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ » cụ thể đề cập đến những chủ đề gì ?

KTS. Bùi Uyên : Sắc lệnh này yêu cầu tất cả các tòa nhà chính phủ liên bang mới phải tôn trọng di sản kiến trúc địa phương truyền thống và cổ điển, các dự án mang phong cách khác sẽ không được chấp thuận. Bản ghi nhớ này bị lu mờ bởi những tuyên bố chấn động hơn. Ít người biết được rằng bản ghi nhớ này nằm trong chiến dịch lâu nay của đảng cánh hữu Mỹ, đặc biệt là cá nhân tổng thống Donald Trump, chống lại kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại, mà họ cho là « xấu xí ».

Họ cho rằng kiến trúc thoát khỏi các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển đồng nghĩa với phản bội chủ nghĩa nhân văn và truyền thống thẩm mỹ vốn có của nền dân chủ Mỹ. Nhưng chỉ đến nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, tư tưởng này mới biến thành một sắc lệnh hành pháp, được ban hành từ cuối nhiệm kỳ trước, và khôi phục lại ngay từ ngày đầu ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.

Trong sắc lệnh cùng tên ban hành cuối năm 2020, vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp và La Mã cổ đại được dẫn chứng như biểu tượng của vẻ đẹp không gian công cộng và niềm tự hào công dân, cho bản sắc của nước Mỹ, mang lại được sự kính trọng của đại chúng. Các công trình liên bang xây mới phải mang phong cách cổ điển, tân cổ điển, art décor. Đối với các công trình cần tu bổ, cải tạo, có thể tính đến việc phá đi xây lại theo phong cách cổ điển. Mâu thuẫn là ở chỗ, trước khi bước vào chính trường, vị tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ được biết đến là một chủ đầu tư bất động sản, với những tòa nhà kính thép mang phong cách hiện đại. Minh chứng rõ nhất là tòa cao ốc chọc trời mang tên ông giữa lòng New York.

Không dừng lại ở kiến trúc, sự áp đặt trong thiết kế các công trình liên bang này là một chính sách nằm trong một đường lối theo xu hướng độc đoán về tư tưởng, hạn chế sự tự do trong biểu hiện nghệ thuật. Mới đây, việc ông Trump trở thành chủ tịch trung tâm nghệ thuật biểu diễn Kennedy Memorial Center và việc sa thải chủ tịch, cũng như nhiều nhân viên hội đồng quản trị của trung tâm, là một minh chứng tiếp theo cho chính sách thao túng và định hướng văn hóa của chính quyền Donald Trump.

RFI : Như vậy có nghĩa là kiến ​​trúc có thể trở thành một công cụ tuyên truyền tư tưởng chính trị ?

KTS. Bùi Uyên : Khác với các loại hình nghệ thuật khác, trong mắt các nhà cầm quyền, công trình kiến trúc trụ sở công là một phương tiện trực quan ưu tiên để biểu trưng quyền lực và truyền tải những tư tưởng chính trị. Để so sánh, việc tuyên truyền bằng các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, thi ca, hội họa, phim ảnh, cần một sự tiếp nhận chủ động của công chúng bằng cách đọc, nghe, xem ...  Trong khi đó, với ưu thế tọa lạc nơi không gian công cộng, các tòa trụ sở được trưng ra trước dân chúng, buộc người dân phải tiếp nhận thông điệp của nó.

Nhưng tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không phải là người đầu tiên dùng kiến trúc như một công cụ tuyên truyền chính trị. Trong lịch sử nước Mỹ, kiến trúc của các công trình công cộng luôn phản ánh tầm nhìn và ý chí chiến lược đương thời. Chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã trong thế kỷ 18 và 19 được dùng để gợi lên sự ổn định và tinh tế. Việc áp dụng phong cách « tàu biển » và Art Decor vào thế kỷ 20 gợi lên những nét thực tế tiến bộ trong Thỏa thuận mới của Roosevelt. Việc thể hiện kiến trúc chủ nghĩa hiện đại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là để chứng minh tính hiệu quả của nhà nước phúc lợi và ưu thế công nghệ của quốc gia.

Chính phủ Mỹ luôn sử dụng kiến ​​trúc theo cách mang tính biểu tượng và thường mang tính chiến thuật. Tuy nhiên, những hàm ý này là phản ánh gián tiếp, hoặc khuynh hướng lựa chọn ôn hòa, chứ chưa bao giờ bị bắt buộc bởi một sắc lệnh của chính tổng thống như lần này dưới thời Donald Trump. Theo sử gia người Mỹ Michel.R.Allen, « sắc lệnh này của tổng thống cấu thành một quyết định độc tài đầu tiên ».

RFI : Trong lịch sử, việc áp dụng những điều luật áp đặt một cách nhìn và kiểm soát về nghệ thuật, kiến trúc tương tự chỉ được thấy rõ nhất dưới những chính quyền độc tài, toàn trị hay dân tộc chủ nghĩa như Đức quốc xã hay Stalin của Liên Xô cũ. Những chính sách này đã kiểm soát kiến trúc như thế nào ?

KTS. Bùi Uyên : Dưới thời Hitler, để đại diện cho diễn ngôn về một giống nòi thượng đẳng, phong cách Hy Lạp và La Mã được lấy làm cảm hứng biểu trưng cho chủng tộc thuần khiết, tiếp nối sinh học và văn hóa mẫu mực. Cùng vị kiến trúc sư Albert Speer, cũng là cánh tay phải trên chính trường, người đứng đầu chính quyền Quốc xã đã vẽ lên quy hoạch và kiến trúc lại Berlin, với tham vọng biến thành phố này thành một đại đô thị hàng đầu thế giới.

Ở đó, những công trình kiến trúc phong cách Hy Lạp và La Mã cũng sẽ trường tồn hàng ngàn năm như hai nền văn minh kia. Các thiết kế thủ đô Berlin khi đó gần như bê nguyên các hình mẫu của điện Panthéon của Hy Lạp, Khải Hoàn Môn của Pháp, sự khác biệt lớn nhất là về tỉ lệ :  tất cả các công trình kiến trúc trong phác thảo của Hitler đều to lớn hơn gấp nhiều lần so với nguyên mẫu. Theo đó, khát vọng mang lại tầm vóc khổng lồ của dân tộc Đức thuần khiết được chuyển thể thành những kiến trúc tân-cổ điển với khối tích choáng ngợp. 

Còn tại Liên Xô cũ, chính quyền Stalin không áp đặt một phong cách kiến trúc chủ đạo duy nhất, nhưng kiểm soát và định hướng phong cách kiến trúc với những mục tiêu chính trị cụ thể cho từng công trình. Chính quyền Stalin lập ra một tổ chức mang tên « Liên hiệp các kiến trúc sư vô sản ». Tổ chức này dân dần phá hủy từ bên trong các tổ chức, hội nhóm chuyên ngành mang tính tiên phong. Tuy không thể công khai đối lập với kiến trúc hiện đại, biểu trưng của tiến bộ và cách mạng, chính quyền Stalin cản trở các kiến trúc sư trẻ, theo trường phái hiện đại, tiếp cận với các dự án lớn, vì lo ngại khó có thể kiểm soát họ.

Việc quy hoạch lại Matxcơva được giao cho kiến trúc sư Lazar Kaganovic theo trường phái cổ điển. Bên cạnh phong cách cổ điển mà phe bảo thủ ưa chuộng, Stalin cho xây dựng các công trình theo phong cách kiến trúc hiện đại Mỹ để làm hài lòng công chúng ủng hộ cánh mạng tháng 10 Nga 1917 và cộng đồng quốc tế, để chứng tỏ sự vượt trội so với Hoa Kỳ.

RFI : Trở lại thời đại ngày nay, chỉ trích nghệ thuật hiện đại cấp tiến và giới tinh hoa dường như đang trở thành lá bài dân túy, củng cố chủ nghĩa dân tộc bảo thủ ?

KTS. Bùi Uyên : Thật vậy, tiêu biểu là sắc lệnh được tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành cuối nhiệm kỳ trước. Không những chỉ định rõ hình mẫu kiến trúc cổ điển cho các công trình công cộng liên bang, sắc lệnh còn chỉ trích thẳng thừng kiến trúc hiện đại, kiến trúc thô mộc (brutalisme) như một phong cách « không được dân chúng ưa chuộng » « kém hấp dẫn » « gây tranh cãi ». Các kiến trúc sư danh tiếng quốc tế cũng bị đánh giá là « không coi trọng tính địa phương và thị hiếu thẩm mỹ trong vùng ». Các tác phẩm của họ chỉ nhằm « gây ấn tượng trong giới tinh hoa kiến trúc », « nghệ thuật vị nghệ thuật », được ca tụng trong giới chuyên môn nhưng lại « xấu xí » trong mắt dân chúng.

Theo luận điểm này, việc phê phán kiến trúc hiện đại đồng nghĩa với việc tôn trọng khiếu thẩm mỹ của số đông dân chúng, chống lại sự độc quyền thẩm mỹ của giới tinh hoa. Tuy nhiên, chính việc áp đặt kiến trúc cổ điển như vẻ đẹp chuẩn mực lại là một sự phủ nhận tính đa dạng, cởi mở, trẻ trung của một « hợp chủng quốc » với lịch sử lập quốc khá non trẻ so với đại đa số các quốc gia có nền mỹ thuật, kiến trúc lâu đời khác.

Sự trỗi dậy của những cáo buộc kiến trúc hiện đại nói riêng và nghệ thuật hiện đại nói chung, xuất phát từ những tư tưởng theo khuynh hướng bảo thủ, không chỉ là hiện tượng ở xứ cờ hoa. Tại châu Âu, đảng cực hữu AfD của Đức cũng nhiều lần chỉ trích những di sản của kiến trúc hiện đại. Sự kiện kỷ niệm 100 năm khai sinh trường thiết kế Bauhaus – cái nôi của kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại – tạo cơ hội cho đảng này lên án ngôi trường và những đóng góp của nó cho lịch sử.

Đảng AfD cho rằng phong trào Bauhaus đã truyền bá sự « xấu xí », gu thẩm mỹ sai lệch. Hay theo như phát biểu tại nghị viện của nghị sỹ của đảng này, ông Tillschneider, đây là « sự đoạn tuyệt với truyền thống xây dựng, bằng việc lắp ghép các cấu kiện tiền chế (..) trên thực tế là tầm nhìn gớm ghiếc, một cuộc sống trong những không gian chật chội, đầy cấm đoán và ngăn chặn ». Để rồi đi đến kết luận « Bauhaus không thể là nơi đưa ra những kiểu mẫu, mà chỉ là một sai lầm lịch sử ». Có thể AfD đã sớm quên, hoặc chưa bao giờ được biết đến hoàn cảnh ra đời vai trò lịch sử của hình thức kiến trúc này. Nếu không có những cải tiến vượt bậc về công nghệ sản xuất beton tiền chế và những thiết kế chức năng tối ưu tiết kiệm diện tích, thì nước Đức và nhiều quốc gia châu Âu không thể đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng do chiến tranh tàn phá. Xây nhanh, công nghiệp hóa, giá rẻ, nhưng đảm bảo điều kiện vệ sinh và tiện nghi sử dụng.

Thật trùng hợp, « sai lầm lịch sử » chính là từ mà chính quyền phát xít Đức gọi tên Bauhaus trước khi đóng cửa trường này dưới thời Quốc xã. Họ cáo buộc trường là trụ sở của những người « Do thái -  Bolshevik » bởi tên tuổi của các giảng viên – nghệ sỹ lớn người Đức gốc Do Thái hoặc gốc Liên Xô cũ. Không dừng ở đó, chính quyền dưới thời Hitler còn gọi tên nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại những năm đầu thế kỷ 20 là « nghệ thuật thoái hóa », với một cuộc triển lãm cùng tên, hội tụ những bức tranh của các danh họa lớn của các trường phái hiện đại thời bấy giờ như Picasso, Chagall, Otto Dix, Paul Klee hay Kandinsky. Nhiều bức tranh bị tịch thu, phân loại và bị tiêu hủy, nhiều họa sỹ nếu không trốn đi thì bị cấm sáng tác thể loại nghệ thuật này.

RFI : Hơn một thế kỷ trôi qua, cái tên nhà độc tài và những tư tưởng dưới thời Quốc xã tưởng như là vết nhơ mà nước Đức đã cố gắng gột rửa để trở thành một quốc gia dân chủ đi đầu, dẫn dắt Liên Âu. Giờ đây không ít chính sách trong số đó lại được đưa vào chương trình tranh cử của đảng cực hữu, đang ngày càng lớn mạnh ở Đức. Bên kia bờ Đại Tây Dương, cái nôi của tự do dân chủ, chính quyền Mỹ của Donald Trump cũng lần đầu tiên ban hành những quyết sách áp đặt chống lại kiến trúc hiện đại. Vì sao kiến trúc hiện đại lại là mục tiêu bị bài trừ?

KTS. Bùi Uyên : Kiến trúc hiện đại được hình thành vào những năm 20 của thế kỷ XX từ trường nghệ thuật Bauhaus ở Đức. Trên nền tảng tiến bộ Cách mạng công nghiệp, thiết kế kiến trúc được phát triển tự do hơn, giải phóng khỏi những tỉ lệ và bố cục cổ điển, lấy công năng là mục tiêu chính, thông qua đó giản lược các đường nét, chi tiết trang trí. Đây là một bước ngoặt rõ nét so với kiến trúc cổ điển thịnh hành suốt nhiều thế kỷ.

Một lý do quan trọng để phong cách kiến trúc này lan rộng là đòi hỏi bức thiết xây dựng lại nhanh chóng và số lượng lớn sau Thế Chiến thứ nhất. Cùng với sự hình thành liên minh chính trị hai bờ Đại Tây Dương và sự giao thoa trao đổi văn hóa dễ dàng hơn, luồng tư tưởng kiến trúc này nhanh chóng được « quốc tế hóa », lan rộng ở châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt với làn sóng di cư của các trí thức tinh hoa, các nghệ sỹ, kiến trúc sư, do ảnh hưởng của Thế Chiến thứ 2.

Bên khối các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, kiến trúc hiện đại cũng được xây dựng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đại bộ phận dân chúng.

Ở châu Âu, các tòa nhà theo phong cách hiện đại còn được tiếp tục xây dựng sau Thế Chiến thứ 2, đến tận những năm 70, dưới hình thức những đô thị vệ tinh mới. Tuy vậy, đây cũng là một nguyên nhân để phong cách kiến trúc này bị nhận biết chủ yếu trong công chúng, bởi các tòa nhà chung cư xây dựng hàng loạt bằng beton tiền chế, với hình khối đơn giản, đều đặn có phần nhàm chán. Cùng với sự xuống cấp và các vấn đề xã hội hiện nay của các khu dân cư này, hình ảnh kiến trúc hiện đại này trở nên phản cảm.

Với những bối cảnh lịch sử và xã hội nói trên, các đảng bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa nhìn thấy ở di sản kiến trúc hiện đại mọi hiện thân và thông điệp đối lập hoàn toàn với đường lối chính trị mà họ theo đuổi : tính quốc tế, toàn cầu hóa, tính cách mạng, ly khai khỏi các khuôn mẫu cổ điển truyền thống, gắn với đề cao phúc lợi xã hội.

Ngày nay, triết lý và ngôn ngữ kiến trúc đã tiến những bước dài, mang trong nó những tư duy mới về môi trường, chuyển đổi năng lượng, đề cao tính địa phương. Việc bài xích kiến trúc hiện đại, để áp đặt thay vào đó hình thức và phong cách cổ điển, dưới vỏ bọc cải thiện thẩm mỹ đô thị, ẩn thực sự sau đó là sự định hướng sáng tạo và cản trở tự do biểu đạt. Không chỉ dừng lại ở kiến trúc, những chính sách độc đoán thao túng các hoạt động nghệ thuật vẫn còn nối tiếp, vô hình chung đẩy lùi những bước tiến tất yếu của văn hóa và vận động xã hội.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 10 tháng 04 -2025

xxx

trumvayco 4
**************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) Tây Ban Nha và Việt Nam nâng cấp quan hệ song phương để đối phó với chính sách thuế quan của Mỹ. Nhân chuyến thăm Hà Nội, thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cùng với đồng nhiệm Việt Nam Phạm Minh Chính hôm nay, 09/04/2025, đã ký một tuyên bố chung nhằm nâng quan hệ song phương lên mức đối tác chiến lược toàn diện, trong bối cảnh cả hai quốc gia đang đối phó với các mức thuế quan do Washington áp đặt. Thủ tướng Tây Ban Nha tuyên bố « chiến tranh thương mại không mang lại lợi ích cho ai, mà chỉ gây tổn hại cho tất cả các bên ».

(AFP) – Bốn ngư dân Việt Nam thiệt mạng trong vụ va chạm tầu hàng Panama. Theo Trung tâm Cứu hộ Hàng hải Việt Nam (MRCC), tám ngư dân khác đã được cứu sống. Vụ va chạm xảy ngày 08/04/2025, khi tầu hàng Hosei Crown, dài 120 mét và rộng 21 mét, mang cờ hiệu Panama rời cảng Chùa Vẽ ở Hải Phòng để đến Philippines. MRCC cho biết vào thời điểm xảy ra tai nạn sương mùa dày đặc. Một cuộc điều tra đã được mở để xác định nguyên nhân vụ va chạm này.

(AFP) – Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị thăm Malaysia. Bộ trưởng Thông tin Fahmi Fadzil Malaysia, hôm nay, 09/04/2025, cho biết chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm cấp Nhà nước đến Kuala Lumpur từ ngày 15-17/04/2025. Đây sẽ là chuyến thăm Malaysia đầu tiên của lãnh đạo Trung Quốc kể từ khi thủ tướng Anwar Ibrahim lên cầm quyền. Chuyến công du này của ông Tập Cận Bình nằm trong chiến lược của Bắc Kinh nhằm thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị gia tăng với Mỹ.

(Reuters) – Ấn Độ thông qua kế hoạch mua 26 chiến đấu cơ Rafale của Pháp. Hãng thông tấn ANI của Ấn Độ trích dẫn nhiều nguồn tin chính phủ khẳng định Ấn Độ đã thông qua hợp đồng mua 26 chiến đấu cơ Rafale với tổng trị giá 630 tỷ ru-pi, tương đương với khoảng 6,6 tỷ euro. Bộ Quốc Phòng Ấn Độ chưa đưa ra bình luận chính thức nào. Thỏa thuận mua chiến đấu cơ của Pháp đã được đúc kết hồi tháng 7/2023 nhân chuyến thăm Pháp của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Những chiến đấu cơ này, do hãng Dassault Aviation của Pháp sản xuất, sẽ thay thế các tiêm kích Mig-29 thời Xô Viết để trang bị cho hàng không mẫu hạm mới INS Vikrant của hải quân Ấn Độ.

(RFI) – Iran : Có thể đạt thỏa thuận hạt nhân nếu Mỹ thực tâm. Nhận định được ngoại trưởng Iran Abbas đưa ra ngày 08/04/2025, trước các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân Iran ở Oman ngày 12/04. Trước đó, trong một bài viết trên nhật báo Washington Post, ông Araghchi tuyên bố Iran sẵn sàng chào đón các công ty quốc tế và Hoa Kỳ hiện đang bị ngăn cản đầu tư vào Iran do các lệnh trừng phạt của Mỹ. Nguyên nhân giải thích thái độ hòa hoãn hơn của Iran có thể là tình hình kinh tế nước này ngày càng khó khăn do lệnh trừng phạt của Mỹ, lạm phát vượt tầm kiểm soát, gây ra sự bất bình chưa từng có trong xã hội.

(AFP) – Tòa án Tối cao Israel yêu cầu lãnh đạo Shin Bet vẫn giữ nguyên chức vụ. Ngày 08/04/2025, Tòa án Tối Cao Israel yêu cầu ông Ronen Bar, lãnh đạo cơ quan An ninh Nội địa Shin Bet vẫn giữ nguyên vị trí « cho đến khi nào có quyết định mới ». Yêu cầu này được đưa ra sau một phiên điều trần dài nhằm xem xét nhiều đơn phản đối việc chính phủ bãi nhiệm ông. Trong phán quyết, tòa còn yêu cầu chính phủ có thể phỏng vấn các ứng viên kế nhiệm ông Bar nhưng  không đưa ra « bất kỳ thông báo bổ nhiệm mới » nào. Thủ tướng Netanyahu ngay lập tức có phản ứng, xem quyết định trên của Tòa án Tối cao là « lạ lùng ».

(AFP) – Nhận tài trợ của Kadhafi: Cựu tổng thống Pháp Sarkozy chỉ trích  tòa trong ngày xử cuối cùng. Hôm qua, 08/04/2025, ngày cuối cùng của ba tháng xét xử cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (2007 – 2012) về những cáo buộc « nhận tài trợ bất hợp pháp trong chiến dịch vận động tranh cử », « che giấu biển thủ công quỹ », « tham nhũng thụ động » và « liên kết tội phạm ». Trong ngày điều trần cuối cùng, Nicolas Sarkozy đã mạnh mẽ chỉ trích một « bản cáo trạng chính trị », trong một « bối cảnh đáng ghét » hàm ý đến vụ xử bà Marine Le Pen, nguyên lãnh đạo đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN). Theo dự kiến, tòa án hình sự Paris sẽ ra phán quyết vào ngày 25/09/2025.

(AFP) – Washington thông báo đàm phán Nga – Mỹ tại Istanbul. Bộ Ngoại Giao Mỹ hôm qua, 08/04/2025, thông báo Mỹ và Nga có cuộc đàm phán vào ngày thứ Năm 10/04/2025 tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Trọng tâm của vòng đàm phán thứ 10 là tái lập một số hoạt động đại sứ của hai nước, bị giảm đáng kể từ sau cuộc chiến xâm lược Ukraina do Nga phát động. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Tammy Bruce nêu rõ các vấn đề về chính trị, an ninh và hồ sơ Ukraina không nằm trong chương trình nghị sự.

(AFP) – Ouzbékistan đạt thỏa thuận với Mỹ về khai thác khoáng sản. Theo thông cáo của bộ Đầu Tư, Công Nghiệp, và Thương Mại Ouzbékistan hôm nay, 09/04/2025, « nhiều thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực thăm dò và khai thác khoáng sản quan trọng đã được ký kết » với các doanh nghiệp Mỹ nhân chuyến thăm Washington. Tuy nhiên, thông cáo của bộ Đầu Tư không nêu rõ tên của các doanh nghiệp Mỹ cũng như trị giá các khoản đầu tư tại quốc gia Trung Á này. Thông báo được đưa ra vài ngày sau khi một cuộc họp thượng đỉnh « Liên Hiệp Châu Âu – Trung Á » ở Ouzbékistan, trong đó các lãnh đạo châu Âu và Trung Á đã đồng thuận tăng cường hợp tác trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và nguyên liệu thô quan trọng.

(Reuters) – Trump ký sắc lệnh hỗ trợ ngành công nghiệp than. Tại lễ ký sắc lệnh trước sự hiện diện của khoảng 30 công nhân mỏ than, tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 08/04/2025 tuyên bố « sẽ khôi phục một ngành công nghiệp bị bỏ rơi ». Sắc lệnh này sẽ mang lại việc làm cho thợ mỏ trong một lĩnh vực sử dụng đến khoảng 40 ngàn công nhân, thay vì 70 ngàn như cách nay 10 năm. Trong số các sắc lệnh được ký, còn có những biện pháp nhằm bảo vệ các nhà máy khai thác nhiệt điện mà theo dự kiến sẽ bị dỡ bỏ trong khuôn khổ nỗ lực giảm phát thải khí các-bon gây hiệu ứng nhà kính.

(NHK) – Tác động của việc cắt giảm tài trợ của Mỹ đối với WHO. Phó Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bà Nakatani Yukiko, than phiền ngân sách của WHO cho giai đoạn 2026-2027 sẽ giảm 40% do việc chính quyền  tổng thống Trump ngừng tài trợ cho cơ quan này. Điều này khiến WHO gặp khó khăn trong việc trả lương cho khoảng 800 trong số 9.000 nhân viên trên toàn cầu. WHO đang tìm kiếm nguồn tài trợ từ các quốc gia khác, nhưng vẫn thiếu hụt 1,8 tỷ đô la.

(AFP) – Bắc Triều Tiên : Em gái lãnh đạo Kim Jong Un chỉ trích phương Tây. Bà Kim Yo Jong, hôm qua, 08/04/2025, đã chỉ trích các nỗ lực do Mỹ dẫn đầu trong việc phi hạt nhân hóa Bắc Triều Tiên, gọi ý tưởng này là « giấc mơ hão huyền ». Bà đưa ra bình luận trên sau khi các nhà ngoại giao Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ ra tuyên bố tại một cuộc họp NATO, khẳng định cam kết của họ về phi hạt nhân hóa hoàn toàn bán đảo Triều Tiên. Kim Yo Jong cho biết bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân đều bị Bắc Triều Tiên coi là hành động thù địch.

(AFP) – Mỹ : Tư pháp yêu cầu chính quyền khôi phục quyền tác nghiệp của AP tại Nhà Trắng. Một thẩm phán liên bang hôm qua, 08/04/2025, đã yêu cầu Nhà Trắng khôi phục quyền tác nghiệp của hãng thông tấn Associated Press (AP), vốn bị đình chỉ trong 2 tháng qua, do những bất đồng giữa AP và chính quyền tổng thống Trump, đặc biệt về tên gọi của Vịnh Mêhicô. Thẩm phán này cho rằng việc các nhà báo AP không được tác nghiệp ở Nhà Trắng là vi hiến và đi ngược lại với Tu chính án thứ nhất, bảo vệ tự do báo chí. Ông nhấn mạnh chính phủ không thể cấm cửa các nhà báo chỉ vì bất đồng quan điểm.

(AFP) Mỹ không cho phép Trung Quốc « đe dọa » hoạt động của Kênh đào Panama. Bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth hôm qua, 08/04/2025, đã cảnh báo như trên, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc hay bất kỳ quốc gia nào khác đều không được phép làm tổn hại đến sự toàn vẹn của kênh đào. Ông Hegseth đã gặp tổng thống Panama José Raúl Mulino để thảo luận về quan hệ an ninh giữa hai quốc gia. Về phía Trung Quốc, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Lâm Kiếm hôm nay đã phủ nhận những cáo buộc của Hoa Kỳ và chỉ trích Washington tấn công Bắc Kinh một cách ác ý, « làm tổn hại đến quan hệ Trung Quốc-Panama và một lần nữa để lộ bản chất tàn bạo của Hoa Kỳ ».

(AFP) – Triệt phá đường dây tội phạm xâm hại tình dục trẻ em tại châu Âu. Cảnh sát Ba Lan hôm nay, 09/04/2025, thông báo đã triệt phá một mạng lưới tội phạm xâm hại tình dục trẻ em trực tuyến quy mô lớn, trong khuôn khổ chiến dịch phối hợp với 11 quốc gia châu Âu khác. Trong chiến dịch mang tên FEVER, 166 người trên khắp châu Âu bị sa lưới pháp luật, trong đó có 98 người ở Ba Lan. Chiến dịch này có sự hỗ trợ của Europol và cảnh sát của nhiều nước quốc gia khác. Trong số những kẻ bị bắt, một số đã tham gia sản xuất và phát tán nội dung khiêu dâm trẻ em, cũng như tham gia vào các hoạt động thao túng tâm lý trẻ em. 

(AFP) – NASA sắp có lãnh đạo mới là một tỷ phú ? Ngày 09/04/2025, tỷ phú Mỹ Jared Isaacman điều trần ở Thượng Viện Mỹ để được bổ nhiệm làm lãnh đạo cơ quan không gian Mỹ NASA, theo đề cử của tổng thống Donald Trump, thay thế ông Bill Nelson. Tỷ phú 41 tuổi này, một người thân cận với Elon Musk, bắt đầu được công chúng biết đến từ tháng 09/2024 khi trở thành người bình thường đầu tiên ra khỏi phi thuyền trong không gian, trong khuôn khổ chương trình Polaris Dawn thực hiện bằng phi thuyền của SpaceX. Sau thành công này, ông Jared Isaacman đã đầu tư ồ ạt vào lĩnh vực không gian.


*************

Tin tức thế giới 10-4: Ông Trump lên tiếng ngay về tăng thêm thuế với Trung Quốc, hoãn cho 75 nước

BÌNH AN

ông Trump - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong một sự kiện tại Nhà Trắng ở Washington D.C, Mỹ ngày 9-4 - Ảnh: REUTERS

Ông Trump giải thích sau quyết định "áp thuế Trung Quốc 125%, hoãn áp thuế 90 ngày với hơn 75 nước"

Rạng sáng 10-4 (theo giờ Việt Nam), trên mạng xã hội Truth Social, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo sẽ tăng thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc từ 104% lên 125%, đồng thời sẽ tạm dừng áp thuế quan đối ứng trong 90 ngày đối với hơn 75 quốc gia/vùng lãnh thổ đã không trả đũa Mỹ.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt xác nhận trong thời hạn 90 ngày, các nước này giờ đây sẽ đồng loạt chịu mức thuế 10%. 

Còn Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent giải thích thêm rằng chính quyền ông Trump cần thời gian để đàm phán với hơn 75 quốc gia/vùng lãnh thổ đã liên hệ Washington.

Ông Trump đã có các phát ngôn đáng chú ý sau đó. Tổng thống Trump dự đoán sẽ đạt được các thỏa thuận thương mại với tất cả quốc gia, gồm cả Trung Quốc, nhưng ông không nghĩ Bắc Kinh đã sẵn sàng.

Tổng thống Trump nói ông có ý định thực hiện "các thỏa thuận công bằng cho mọi người". Ông phát biểu với các phóng viên tại Nhà Trắng: "Tôi chỉ muốn công bằng. Đó sẽ là những thỏa thuận công bằng cho mọi người. Trước đây chúng không công bằng với Mỹ".

"Mỹ đang thấy được tinh thần hợp tác to lớn từ các quốc gia khác, gồm cả Trung Quốc. Trung Quốc cũng muốn đạt được một thỏa thuận. Họ chỉ chưa biết cách phải bắt đầu như thế nào. 

Các vị biết đấy, đó là một trong những điều mà họ không biết rõ. Họ là những con người đầy kiêu hãnh. Tôi biết ông Tập rất rõ, và họ chưa biết chính xác nên tiếp cận ra sao. 

Nhưng họ sẽ tìm ra cách. Hiện tại họ đang trong quá trình tìm ra cách, và họ muốn đạt được thỏa thuận".

Ông giải thích mình tạm dừng áp thuế đối ứng trong 90 ngày cho những quốc gia đã không trả đũa Mỹ bằng thuế quan.

"Tôi đã nói với họ rằng nếu các vị trả đũa, chúng tôi sẽ tăng gấp đôi thuế. Và đó là những gì tôi đã làm với Trung Quốc, bởi vì họ đã trả đũa. Vì vậy, chúng ta sẽ xem mọi chuyện diễn ra như thế nào. Tôi nghĩ rằng mọi chuyện sẽ diễn ra tuyệt vời" - ông Trump tuyên bố đầy tự tin.

Nhà Trắng làm rõ về trường hợp Canada và Mexico

Giải thích với kênh CNBC, một quan chức Nhà Trắng cho biết Canada và Mexico sẽ không phải đối mặt với mức thuế bổ sung 10% do thông báo của ông Trump về việc điều chỉnh chính sách thuế quan đối ứng.

Mức thuế quan hiện tại của Mỹ đối với hàng nhập khẩu từ Canada và Mexico - mức thuế 25% đối với hàng hóa không nằm trong thỏa thuận thương mại ba bên USMCA - vẫn không thay đổi, theo quan chức này.

Panama: Mỹ công nhận chủ quyền của Panama đối với kênh đào Panama

Ngày 9-4, Panama cho biết Mỹ đã công nhận chủ quyền của nước này đối với kênh đào Panama, bất chấp những phát ngôn cứng rắn thời gian qua từ phía Washington.

Thông tin đưa ra trong bối cảnh hai nước công bố các thỏa thuận nhằm tăng cường huấn luyện quân sự tại quốc gia Trung Mỹ này, theo Hãng tin Reuters.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth - trong chuyến thăm Panama đầu tiên của một lãnh đạo Lầu Năm Góc sau nhiều thập kỷ - cho biết ông coi kênh đào này là tuyến đường thủy quan trọng, nơi Panama sẽ phối hợp với Mỹ đảm bảo an ninh, chứ không phải với Trung Quốc.

"Chúng tôi đang giúp giành lại kênh đào Panama khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc" - ông Hegseth phát biểu trong cuộc họp báo ở thành phố Panama. 

Chính phủ Panama đã kiên quyết bác bỏ cáo buộc từ phía Mỹ khi Washington cho rằng tuyến đường thủy này đang nằm dưới sự kiểm soát của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Chỉ ông Trump mới có quyền quyết định việc di chuyển quân Mỹ ở châu Âu

Ngày 9-4, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth khẳng định chỉ có Tổng thống Donald Trump mới đưa ra quyết định về tương lai của các binh sĩ Mỹ tại châu Âu, khi được hỏi liệu ông có giữ nguyên mức quân số hiện tại hay không, theo Hãng tin Reuters.

"Người duy nhất có quyền quyết định về cơ cấu lực lượng của quân Mỹ tại châu Âu là Tổng thống Trump, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang.

Chúng tôi sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc thảo luận, gồm cả trong bối cảnh đàm phán giữa Ukraine và Nga, về việc bố trí lực lượng của chúng tôi tại lục địa này sao cho giải quyết tốt nhất lợi ích của Mỹ và đảm bảo chia sẻ gánh nặng ở châu Âu" - ông Hegseth nói với các phóng viên trong chuyến thăm Panama.

Quân đội Mỹ từng có hơn 100.000 quân ở châu Âu sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra năm 2022, nhưng tướng Lục quân Mỹ Christopher Cavoli cập nhật số này đã giảm xuống còn 80.000.

Ông Zelensky tố 155 công dân Trung Quốc đang chiến đấu cho Nga

ông Trump - Ảnh 2.

Các thành viên đơn vị pháo binh thuộc Lữ đoàn cơ giới độc lập số 65 của Ukraine khai hỏa về hướng quân Nga ở tiền tuyến tại khu vực Zaporizhzhia ngày 8-4 - Ảnh: REUTERS

Ngày 9-4, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng Nga đang "lôi kéo" Trung Quốc vào cuộc chiến tại Ukraine, khi ông cáo buộc Bắc Kinh biết rõ chuyện hàng chục công dân Trung Quốc đang được quân đội Nga tuyển chọn để tham chiến, theo Hãng tin AFP.

Ông Zelensky khẳng định tình báo Ukraine hiện nắm thông tin về khoảng 155 công dân Trung Quốc đang chiến đấu bên phe Nga chống lại Ukraine, chỉ một ngày sau khi nói rằng quân đội Ukraine đã bắt giữ 2 công dân Trung Quốc đang tham chiến tại khu vực Donetsk, đông Ukraine.

Ông cho biết Ukraine sẵn sàng thả những công dân Trung Quốc bị bắt để đổi lấy tù binh Ukraine bị giam giữ tại Nga.

Nhà lãnh đạo Ukraine còn tuyên bố Kiev sẵn sàng mua tới 50 tỉ USD trang thiết bị quân sự từ Mỹ.

Những lời chỉ trích mới nhất của ông Zelensky nhắm vào cả Nga và Trung Quốc được đưa ra sau khi Trung Quốc bác bỏ thông tin công dân nước này đã được tuyển chọn với số lượng lớn để chiến đấu cùng Nga, đồng thời cảnh báo công dân Trung Quốc "tránh tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang".

Ông Trump ký sắc lệnh đầu tư nhiều hơn vào ngành đóng tàu của Mỹ

Ngày 9-4, Tổng thống Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm tái xây dựng ngành đóng tàu của Mỹ và giảm bớt sự kiểm soát của Trung Quốc đối với ngành vận tải biển toàn cầu, theo Hãng tin Reuters.

Phát biểu trước báo giới, ông Trump nói Mỹ sẽ "chi nhiều tiền cho việc đóng tàu" để khôi phục năng lực nội địa trong lĩnh vực này.

Tổng thống Trump còn ký một sắc lệnh hành pháp nhắm vào công ty luật Susman Godfrey, theo đó cấm các luật sư của công ty này tiếp cận các nguồn lực và tòa nhà của chính phủ, cùng với những thứ khác.

Ông Trump cảnh báo "hành động quân sự" với Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa tuyên bố hành động quân sự nhằm vào Iran là điều "hoàn toàn" có thể xảy ra nếu các cuộc đàm phán không mang lại thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh rằng "không còn nhiều thời gian" để đạt được một thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Tehran, theo Hãng tin AFP.

"Nếu cần thiết, hoàn toàn có thể" - ông Trump nói với các phóng viên khi được hỏi liệu hành động quân sự có phải là một phương án. 

"Nếu tình hình đòi hỏi phải sử dụng biện pháp quân sự, chúng tôi sẽ làm vậy. Israel rõ ràng sẽ tham gia rất nhiều vào việc đó, là người lãnh đạo việc đó".

Luyện tập trước giải đấu

Tin tức thế giới 10-4: Ông Trump giải thích sau khi tăng thuế với Trung Quốc và hoãn cho 75 nước - Ảnh 4.

Một robot hình người đang luyện tập chạy bộ cùng con người, chuẩn bị cho giải bán marathon đầu tiên trên thế giới dành cho robot, sẽ diễn ra tại Bắc Kinh ngày 13-4 tới. Trung Quốc hy vọng sự kiện sẽ thúc đẩy đổi mới trong ngành robot hình người - Ảnh: CGTN


************

Bộ trưởng Tài chính Mỹ cảnh báo: Trung Quốc càng đáp trả, càng bị thiệt hại

Ngày 9-4, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết việc Trung Quốc áp thuế trả đũa 84% đối với hàng hóa Mỹ là một thất bại và gây bất lợi cho chính quốc gia này.

Trung Quốc - Ảnh 1.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent - Ảnh: AFP

Trong buổi phỏng vấn tại Đài Fox News, ông Bessent khẳng định chính quyền Tổng thống Donald Trump vẫn hy vọng có thể đàm phán với Trung Quốc.

“Tôi cho rằng thật đáng tiếc khi phía Trung Quốc không thật sự muốn đến và đàm phán, bởi vì họ là bên vi phạm nghiêm trọng nhất trong hệ thống thương mại quốc tế. Họ sở hữu nền kinh tế mất cân đối nhất trong lịch sử thế giới hiện đại”, ông Bessent nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, bộ trưởng Tài chính Mỹ nhận định sự leo thang với mức thuế bổ sung 84% là “một thất bại” đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo Bộ trưởng Bessent, Trung Quốc là quốc gia có thặng dư thương mại vì nước này xuất khẩu sang Mỹ nhiều gấp 5 lần so với lượng hàng Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.

“Không ai thắng trong một cuộc chiến. Nhưng vấn đề nằm ở sự cân xứng. Và mức độ thiệt hại đối với Trung Quốc sẽ tồi tệ hơn nhiều”, ông Bessent nói thêm.

Tuyên bố của Bộ trưởng Bessent được đưa ra ngay sau khi Bộ Tài chính Trung Quốc tối 9-4 tuyên bố Bắc Kinh sẽ áp thuế 84% đối với hàng hóa của Mỹ, có hiệu lực từ ngày 10-4, tăng 50% so với mức thuế bổ sung 34% đã công bố trước đó.

Theo quy định tại thông báo số 4 năm 2025 của Ủy ban Thuế quan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc, mức thuế mới là sự điều chỉnh tăng từ mức hiện tại 34%, và sẽ áp dụng trên toàn bộ các mặt hàng có xuất xứ từ Mỹ.

Ngoài ra, Bắc Kinh cũng áp các biện pháp hạn chế đối với 18 công ty Mỹ, chủ yếu liên quan đến lĩnh vực quốc phòng, bổ sung vào danh sách 60 công ty Mỹ đang bị trừng phạt do mức thuế của Nhà Trắng.

Trước đó, Nhà Trắng thông báo chính thức áp thuế 104% đối với hàng Trung Quốc từ ngày 9-4, sau khi Bắc Kinh từ chối dỡ bỏ các biện pháp trả đũa thuế quan.

Con số 104% trên bao gồm hai lần Nhà Trắng đánh thuế 10% hồi đầu nhiệm kỳ (tháng 2-2025), thuế đối ứng 34% được ông Trump công bố hôm 2-4 và mức thuế mới 50%.

Liên quan đến thuế quan, ông Bessent bày tỏ tin tưởng rằng chính quyền Tổng thống Trump có thể đạt được thỏa thuận thuế quan với các đồng minh của Mỹ, trong bối cảnh Washington chuẩn bị đàm phán với hơn 70 quốc gia trong những tuần tới.

Tuy nhiên Trung Quốc vẫn là một trường hợp ngoại lệ, do các biện pháp trả đũa của nước này, theo Hãng tin Reuters.


***********

Mỹ hạ thuế cho Việt Nam từ 46% xuống 10%

Trường Sơn

Tổng thống Donald Trump hôm 9 tháng 4 đã thông báo trên tài khoản mạng xã hội Truth rằng ông sẽ ngưng đánh thuế đối ứng với hơn 75 quốc gia trong vòng 90 ngày, và trong thời gian này sẽ chỉ áp thuế 10% đối với hàng hóa nhập khẩu từ những nước kể trên.

Ông nhấn mạnh đây là những nước đã liên lạc với đại diện của chính phủ Mỹ để thương lượng về vấn đề thuế quan, và đã không đáp trả lại đòn thuế quan mà ông đưa ra.

Việt Nam là nước đã nhanh chóng liên hệ với phía Mỹ để thương lượng vấn đề thuế quan, hôm 4 tháng 4 Tổng Bí thư Tô Lâm đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ về vấn đề này, và Việt Nam cũng không trả đũa trước động thái nâng thuế nhập khẩu của Mỹ.

Trước đó, hôm 2 tháng 4, Hoa Kỳ thông báo sẽ áp đặt 46% thuế nhập khẩu lên hàng hóa xuất cảng từ Việt Nam vào Mỹ.

Sau quyết định mới nhất của ông Trump, hàng hóa Việt Nam sẽ chỉ còn bị áp thuế 10% trong 90 ngày tới.

Tuy nhiên điều này không áp dụng đối với mặt hàng nhôm, thép của Việt Nam, vốn bị đánh thuế 25% từ ngày 12 tháng 3 năm 2025. Ngoài ra, 25% thuế đối với xe hơi và phụ tùng xe hơi cũng được giữ nguyên.

Trước đó Việt Nam cũng đã đề nghị Hoa Kỳ hoãn áp thuế từ 1 đến 3 tháng để đàm phán.

Mức thuế 10% vượt qua cả kịch bản “lạc quan nhất” mà chính quyền TP. HCM kỳ vọng. Chủ tịch Nguyễn Văn Được hôm 9 tháng 4 đã triệu tập một cuộc họp nhằm đánh giá tác động của chính sách thuế quan Mỹ đến khả năng tăng trưởng kinh thế của thành phố. Tại đây, ông được báo cáo rằng kịch bản lạc quan nhất là Hoa Kỳ giảm thuế xuống mức 15%.

Tuy giảm thuế đối ứng xuống 10% cho hầu hết các quốc gia nhưng Hoa Kỳ lại tăng thuế đối với Trung Quốc.

Trước đó, lấy lý do Trung Quốc đáp trả chính sách thuế quan của mình, ông Trump đã nâng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Trung Quốc lên 104%. Nhưng giờ đây, mức thuế mà hàng hóa Trung Quốc phải chịu đã lên tới 125%.


************

Ông Trump hoãn áp thuế 90 ngày với các nước trừ Trung Quốc

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo giảm thuế còn 10%, hoãn thi hành 90 ngày nhưng chỉ với một số nước "không trả đũa", còn Trung Quốc bị tăng thuế lên 125%.

Ông Trump phát đi thông báo này trưa 9/4 (giờ Mỹ), tức khoảng nửa ngày sau khi thuế đối ứng mà ông khởi xướng áp với 180 đối tác thương mại có hiệu lực và sau khoảng 6 giờ Trung Quốc thông báo áp thuế với hàng hoá Mỹ lên 84% để đáp trả.

Trong bài đăng trên mạng xã hội Truth, Tổng thống Mỹ tuyên bố nâng mức thuế quan với Trung Quốc lên 125% ngay lập bởi "sự thiếu tôn trọng của nước này với thị trường toàn cầu".

Ở chiều ngược lại, Tổng thống Mỹ cũng thông báo hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày và giảm mức thuế xuống 10% với các nền kinh tế khác.

Ông ra quyết định này bởi hơn 75 quốc gia đã liên lạc với giới chức Mỹ để đàm phán thoả thuận thương mại. "Những quốc gia này đã không trả đũa, đúng với đề nghị của tôi", ông Trump viết.

Theo NBC News, Nhà Trắng nói sẽ không công bố danh sách các quốc gia đã liên hệ đàm phán về thuế quan.

Chưa đầy một giờ sau, Tổng thống Donald Trump cũng xuất hiện trước Nhà Trắng để giải thích với báo chí việc hoãn áp thuế. Khi được hỏi về việc kêu gọi sự bình tĩnh vào buổi sáng rồi hoãn thuế chỉ vài tiếng sau đó, ông nói nghĩ rằng "mọi người đã phản ứng quá đà".

"Mọi chuyện vẫn chưa kết thúc, nhưng chúng tôi cảm nhận được tinh thần hợp tác rất lớn từ các nước, trong đó có Trung Quốc. Họ muốn đạt được một thoả thuận, nhưng chỉ là chưa biết bắt đầu từ đâu", Trump chia sẻ.

Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện sau khi thông báo hoãn thuế. Ảnh: Reuters

Tổng thống Mỹ Donald Trump xuất hiện trước Nhà Trắng sau khi thông báo hoãn thuế. Ảnh: Reuters

Một phóng viên hỏi, trong 90 ngày tới, liệu ông Trump có cân nhắc miễn trừ thuế cho các công ty Mỹ, nhất là những doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề vài ngày qua. Tổng thống Mỹ nói "sẽ xem xét", "có thể linh hoạt". Ông nhận định một số thực sự bị ảnh hưởng nặng mà không phải do lỗi của họ, mà bởi hoạt động trong các lĩnh vực bị tác động mạnh hơn.

Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cũng đăng trên mạng xã hội rằng ông cùng Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent chứng kiến Tổng thống Trump viết bài đăng trên Truth. Lutnick gọi đây là một trong những bài đăng đặc biệt nhất trong nhiệm kỳ của ông Trump.

Trong khi đó, Bộ trưởng Bessent cho biết việc hoãn thuế này không phải bởi phản ứng của thị trường. Nói với các phóng viên bên ngoài Nhà Trắng, Bộ trưởng Tài chính giải thích động thái này sẽ giúp có thêm thời gian đàm phán và dự đoán thêm nhiều nước liên hệ với Mỹ.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trả lời báo chí phía ngoài Nhà Trắng sau thông báo hoãn áp thuế 90 ngày của ông Trump hôm 9/4. Ảnh: Reuters

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent trả lời báo chí phía ngoài Nhà Trắng sau thông báo hoãn áp thuế 90 ngày của ông Trump hôm 9/4. Ảnh: Reuters

Bessent nói thêm ông Trump muốn trực tiếp tham gia vào các cuộc đàm phán thuế quan. "Mỗi cuộc sẽ diễn ra riêng biệt, được thiết kế cho từng quốc gia", Bộ trưởng Tài chính Mỹ cho hay.

Sau thông báo hoãn thuế của Trump, thị trường chứng khoán Mỹ lập tức tăng vọt. Chốt phiên giao dịch ngày 9/4, các chỉ số chủ chốt của chứng khoán Mỹ như S&P 500, DJIA và Nasdaq Composite đều tăng mạnh.

Chứng khoán Mỹ tăng vọt ngay sau khi ông Trump thông báo hoãn thuế. Đồ thị: Reuters

Chứng khoán Mỹ tăng vọt ngay sau khi ông Trump thông báo hoãn thuế. Đồ thị: Reuters

Jake Colvin, Chủ tịch Hội đồng Thương mại Đối ngoại Quốc gia, đánh giá việc tạm hoãn thuế là bước đi đúng đắn, phần nào giảm bớt tác động ngay lập tức, nhưng đừng vội ăn mừng. Lý do là, mức thuế mới 10% với hầu hết quốc gia vẫn được giữ nguyên cùng với mức thuế cao với hàng hoá Trung Quốc, các mặt hàng thép, nhôm, ôtô và sẽ còn những thuế cao hơn nữa trong tương lai.

Thuế đối ứng áp dụng với các đối tác thương mại lớn của Mỹ, theo công bố ban đầu của ông Trump, có hiệu lực từ 9/4 với thuế suất 11-84%. Chính sách này khiến thế giới chao đảo một tuần qua. Thị trường chứng khoán Mỹ, châu Á, châu Âu lao dốc vài phiên liên tiếp vì nguy cơ lạm phát, suy thoái. Giá vàng thế giới lập đỉnh mới, sau đó bị bán tháo chốt lời. Hàng loạt lãnh đạo thế giới lên tiếng phản đối, cho rằng thuế này vô lý.

Anh Tú


***********

Chính quyền Trump 'khôi phục một số chương trình viện trợ nước ngoài'


Một nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa bị sa thải đang rời khỏi nơi làm việc, trong buổi tiễn biệt của những cựu nhân viên USAID và những người ủng hộ bên ngoài văn phòng USAID tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, ngày 21/2/2025.

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Một nhân viên của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) vừa bị sa thải đang rời khỏi nơi làm việc, trong buổi tiễn biệt được những cựu nhân viên USAID và những người ủng hộ tổ chức bên ngoài văn phòng USAID tại Washington, D.C., Hoa Kỳ, ngày 21/2/2025

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump hôm thứ Ba (8/4) đã có động thái khôi phục ít nhất sáu chương trình viện trợ nước ngoài của Hoa Kỳ đã bị hủy bỏ gần đây để hỗ trợ lương thực khẩn cấp, sáu người có thông tin về vấn đề này nói với hãng tin Reuters.

Việc đảo ngược nhanh chóng các quyết định được đưa ra chỉ vài ngày trước đã cho thấy tính chất thay đổi chóng mặt trong việc cắt giảm viện trợ nước ngoài của ông Trump. Các chương trình bị cắt giảm, khôi phục rồi lại cắt giảm, làm gián đoạn các hoạt động nhân đạo quốc tế.

Quyền Phó Giám đốc Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), ông Jeremy Lewin — người trước đó từng được xác định là thành viên của Bộ phận Hiệu quả Chính phủ (Doge) do tỷ phú Elon Musk thành lập — đã yêu cầu nhân viên đảo ngược các quyết định cắt giảm trong một email nội bộ.

Ông đã yêu cầu khôi phục các khoản viện trợ dành cho Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Lebanon, Syria, Somalia, Jordan, Iraq và Ecuador.

Chính quyền Trump cũng đã khôi phục bốn khoản viện trợ cho Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại khu vực Thái Bình Dương.

"Xin lỗi vì tất cả những tranh cãi qua lại về các khoản viện trợ," Lewin cho biết vào thứ Ba 8/4 trong email nội bộ mà Reuters xem được.

"Có rất nhiều bên liên quan và chúng ta cần phải làm tốt hơn trong việc cân bằng các lợi ích cạnh tranh này — đó là lỗi của tôi và tôi chịu trách nhiệm," ông nói thêm.

Theo Stand Up For Aid, một nhóm vận động của các quan chức Mỹ hiện tại và trước đây, các hợp đồng của WFP bị hủy theo lệnh của ông Lewin vào cuối tuần trước cho Lebanon, Syria, Somalia và Jordan có giá trị tổng cộng hơn 463 triệu đô la.

Nhiều chương trình bị chấm dứt trước đó đã được Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cấp miễn trừ sau vòng cắt giảm viện trợ nước ngoài đầu tiên. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết những quyết định đó không mang tính cuối cùng.

Bộ Ngoại giao Mỹ đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Reuters về việc khôi phục các chương trình viện trợ.


Án 'tử hình'


Quyết định khôi phục một số khoản viện trợ được đưa ra sau áp lực từ nội bộ chính quyền Trump và từ Quốc hội Mỹ, hai nguồn tin cho Reuters biết.

Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) cho biết hôm thứ Hai (7/4) rằng Mỹ đã thông báo với tổ chức này về việc cắt toàn bộ nguồn tài trợ cứu trợ lương thực khẩn cấp tại 14 quốc gia, đồng thời cảnh báo: "Nếu điều này được thực hiện, nó có thể trở thành bản án tử hình đối với hàng triệu người đang đối mặt với nạn đói nghiêm trọng."

Mỹ đã không khôi phục viện trợ cho Afghanistan do Taliban cai trị và Yemen, phần lớn do các chiến binh Hồi giáo của phong trào Houthi do Iran hậu thuẫn kiểm soát. Washington là nhà tài trợ viện trợ lớn nhất cho cả hai quốc gia này, những quốc gia đã phải chịu đựng nhiều năm chiến tranh tàn khốc.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Tammy Bruce hôm thứ Ba đã nói với các phóng viên rằng Mỹ lo ngại rằng nguồn tài trợ của WFP cho Yemen và Afghanistan đang mang lại lợi ích cho Houthis và Taliban.

"Có một vài chương trình ở các quốc gia khác đã bị cắt giảm dù không nằm trong kế hoạch, nhưng sau đó đã được khôi phục và triển khai trở lại," ông Bruce nói, đồng thời cho biết thêm rằng chính quyền hiện tại vẫn cam kết với viện trợ nước ngoài.

Trong số các khoản cắt giảm trong tuần có 169,8 triệu đô la cho WFP ở Somalia, bao gồm hỗ trợ lương thực, dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ em suy dinh dưỡng và hỗ trợ nhân đạo bằng đường không. Ở Syria, 111 triệu đô la đã bị cắt khỏi hỗ trợ lương thực của WFP.

Các khoản cắt giảm là động thái mới nhất trong nỗ lực của chính quyền Trump nhằm giải thể USAID, cơ quan viện trợ nhân đạo chính của Mỹ.

Chính quyền Trump đã hủy bỏ hàng tỷ đô la viện trợ nước ngoài kể từ khi ông Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai vào ngày 20/1 trong một cuộc đại tu mà được các quan chức mô tả là có nhiều hỗn loạn và nhầm lẫn.

Hôm thứ Ba (8/4), các đảng viên Dân chủ trong Ủy ban Đối ngoại Thượng viện đã viết một lá thư cho ông Rubio liên quan đến các kế hoạch tái cấu trúc Bộ Ngoại giao, bao gồm cả việc sáp nhập USAID, mà họ cho là "vi hiến, bất hợp pháp, không có lý do chính đáng, gây tổn hại và kém hiệu quả".

Tại Việt Nam, Chương trình hợp tác rà phá bom mìn, giải quyết hậu quả chiến tranh với sự giúp đỡ của chính phủ Mỹ cũng đã được khởi động lại, theo đại diện Tập đoàn Meta (công ty mẹ của Facebook) trong cuộc gặp với các doanh nghiệp Mỹ và giới báo chí hôm 18/3.

Dự án này từng bị tạm ngưng kể từ ngày 25/2 năm nay, sau khi ông Trump cắt viện trợ của USAID, khiến hơn 1.000 người làm việc rà phá bom mìn tại Việt Nam mất việc tạm thời.

Trong số các dự án hợp tác giữa Việt Nam và Mỹ trong lĩnh vực khắc phục hậu quả chiến tranh đã được khởi động lại, có dự án ''tẩy độc sân bay Biên Hòa'', người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết trong họp báo ngày 20/3.


**********

Nguyên nhân cản đà tiến của quân đội Nga ở Ukraine

Minh Thu

Theo Pravda, Bộ Quốc phòng Anh đánh giá, khả năng chiếm ưu thế của quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraine đã giảm dần đều theo tháng kể từ tháng 11/2024. Cụ thể, Nga chỉ giành thêm quyền kiểm soát khoảng 730km2 ở Ukraine vào tháng 11/2024 và 393km2 vào tháng 12/2024. Con số này trong các tháng 1,2 và 3 năm nay lần lượt là 326km2, 195km2 và 143km2. 

nga ukraine 3.jpg
Dữ liệu của ISW và Bộ Quốc phòng Anh về đà tiến của quân đội Nga từ tháng 11/2024 - 3/2025. Ảnh: ISW

Viện Nghiên cứu chiến tranh (ISW) ở Washington cũng cho hay, đà tiến của quân đội Nga ở Ukraine đang giảm liên tục. Dựa trên phân tích về hình ảnh địa lý và dữ liệu vệ tinh, ISW cho biết, trong tháng 11/2024, Nga giành thêm 627km2 ở Ukraine và tháng 12/2024 là 569km2. Còn vào các tháng 1,2 và 3 năm nay lần lượt là 427km2, 354km2 và 203km2.

ISW nhấn mạnh, một phần nguyên nhân làm giảm tốc đà tiến quân của Nga là do các cuộc phản kích thành công của binh sĩ Ukraine ở phía đông. 

“Bộ Quốc phòng Anh dường như đang sử dụng các phương thức và nguồn dữ liệu khác nhau để đánh giá đà tiến của quân đội Nga ở Ukraine. Báo cáo của Bộ Quốc phòng Anh hiện trùng với bằng chứng ISW đưa ra về việc ưu thế của quân đội Nga ở Ukraine đang sụt giảm theo tháng kể từ tháng 11/2024 – 3/2025”, ISW nhận định. 

Cũng theo ISW, “các lực lượng Kiev đang triển khai những cuộc phản công cục bộ ở hướng Pokrovsk và Toretsk trong những tuần gần đây, giành lại nhiều vị trí từng bị mất vào tay quân đội Nga, đồng thời làm giảm đà tiến của đối phương”. 

Tuy nhiên, theo Business Insider, cả Bộ Quốc phòng Anh và ISW đều không đề cập tới yếu tố thời tiết mùa đông làm ảnh hưởng tới công tác hậu cần và địa hình, từ đó tác động tới cường độ tấn công trong những tháng gần đây. 

nga ukraine 4.jpg
Binh sĩ Nga. Ảnh: Tass

Đầu năm nay, thị trấn Toretsk ở vùng Donetsk, miền đông Ukraine được cho chủ yếu nằm dưới sự kiểm soát của Nga. Song, giao tranh ở khu vực này đã bùng phát trở lại, khi các binh sĩ Ukraine cố đẩy lui quân đội Nga. Bộ Quốc phòng Anh chỉ ra rằng, Nga đã “không cải thiện được các vị trí hoạt động” ở Toretsk. 

Theo nhiều nguồn tin, để giành được ưu thế ở mặt trận phía đông, quân Nga đã phải chịu tổn thất lớn về nhân sự. Cả Ukraine và phương Tây ước tính, trung bình mỗi ngày có 1.500 binh sĩ Nga thiệt mạng hoặc bị thương trong quá trình giao tranh ác liệt nhất với các lực lượng Ukraine vào mùa thu năm ngoái. 

Chiến thuật tấn công trên bộ của Nga đã chứng minh hiệu quả, khi quân đội nước này thâu tóm kiểm soát hơn 4.100km2 lãnh thổ Ukraine trong năm 2024. Tuy nhiên, Ukraine lưu ý, đổi lại, 427.000 binh sĩ Nga đã thương vong trong quá trình tấn công. 

ISW kết luận, gần đây các lực lượng Ukraine đã chiếm ưu thế gần Borova, trong khi quân đội Nga vẫn đang tiến lên ở các vùng Kursk và Sumy, cũng như gần Kupiansk, Toretsk, Pokrovsk và Kurakhove.

Hiện Nga chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên.


*******

Từ Hitler đến Trump, vì sao kiến trúc hiện đại bị ghét bỏ ? - Tạp chí xã hội

Bùi Uyên

Trong hàng loạt sắc lệnh hành pháp được ký ngay ngày đầu tiên nhậm chức của tân tổng thống Mỹ, ngày 20/01/2025, chỉ có một bản ghi nhớ duy nhất liên quan đến văn hóa, thẩm mỹ, kiến trúc, đó là chính sách « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ ». Theo bình luận của nhật báo The Wall Street Journal, kiến trúc là mục tiêu đầu tiên trong « cuộc chiến văn hóa » của chính quyền tổng thống Donald Trump.

Cùng với thông tín viên Bùi Uyên, đồng thời là kiến trúc sư tại Paris, RFI tìm hiểu tại sao kiến trúc hiện đại lại trở thành cái gai trong mắt Donald Trump.

RFI : Chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump « thúc đẩy kiến trúc công dân liên bang đẹp đẽ » cụ thể đề cập đến những chủ đề gì ?

KTS. Bùi Uyên : Sắc lệnh này yêu cầu tất cả các tòa nhà chính phủ liên bang mới phải tôn trọng di sản kiến trúc địa phương truyền thống và cổ điển, các dự án mang phong cách khác sẽ không được chấp thuận. Bản ghi nhớ này bị lu mờ bởi những tuyên bố chấn động hơn. Ít người biết được rằng bản ghi nhớ này nằm trong chiến dịch lâu nay của đảng cánh hữu Mỹ, đặc biệt là cá nhân tổng thống Donald Trump, chống lại kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại, mà họ cho là « xấu xí ».

Họ cho rằng kiến trúc thoát khỏi các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển đồng nghĩa với phản bội chủ nghĩa nhân văn và truyền thống thẩm mỹ vốn có của nền dân chủ Mỹ. Nhưng chỉ đến nhiệm kỳ của tổng thống Donald Trump, tư tưởng này mới biến thành một sắc lệnh hành pháp, được ban hành từ cuối nhiệm kỳ trước, và khôi phục lại ngay từ ngày đầu ông Trump trở lại Tòa Bạch Ốc.

Trong sắc lệnh cùng tên ban hành cuối năm 2020, vẻ đẹp của kiến trúc cổ điển Hy Lạp và La Mã cổ đại được dẫn chứng như biểu tượng của vẻ đẹp không gian công cộng và niềm tự hào công dân, cho bản sắc của nước Mỹ, mang lại được sự kính trọng của đại chúng. Các công trình liên bang xây mới phải mang phong cách cổ điển, tân cổ điển, art décor. Đối với các công trình cần tu bổ, cải tạo, có thể tính đến việc phá đi xây lại theo phong cách cổ điển. Mâu thuẫn là ở chỗ, trước khi bước vào chính trường, vị tổng thống thứ 45 và 47 của nước Mỹ được biết đến là một chủ đầu tư bất động sản, với những tòa nhà kính thép mang phong cách hiện đại. Minh chứng rõ nhất là tòa cao ốc chọc trời mang tên ông giữa lòng New York.

Không dừng lại ở kiến trúc, sự áp đặt trong thiết kế các công trình liên bang này là một chính sách nằm trong một đường lối theo xu hướng độc đoán về tư tưởng, hạn chế sự tự do trong biểu hiện nghệ thuật. Mới đây, việc ông Trump trở thành chủ tịch trung tâm nghệ thuật biểu diễn Kennedy Memorial Center và việc sa thải chủ tịch, cũng như nhiều nhân viên hội đồng quản trị của trung tâm, là một minh chứng tiếp theo cho chính sách thao túng và định hướng văn hóa của chính quyền Donald Trump.

RFI : Như vậy có nghĩa là kiến ​​trúc có thể trở thành một công cụ tuyên truyền tư tưởng chính trị ?

KTS. Bùi Uyên : Khác với các loại hình nghệ thuật khác, trong mắt các nhà cầm quyền, công trình kiến trúc trụ sở công là một phương tiện trực quan ưu tiên để biểu trưng quyền lực và truyền tải những tư tưởng chính trị. Để so sánh, việc tuyên truyền bằng các loại hình nghệ thuật khác như âm nhạc, thi ca, hội họa, phim ảnh, cần một sự tiếp nhận chủ động của công chúng bằng cách đọc, nghe, xem ...  Trong khi đó, với ưu thế tọa lạc nơi không gian công cộng, các tòa trụ sở được trưng ra trước dân chúng, buộc người dân phải tiếp nhận thông điệp của nó.

Nhưng tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ không phải là người đầu tiên dùng kiến trúc như một công cụ tuyên truyền chính trị. Trong lịch sử nước Mỹ, kiến trúc của các công trình công cộng luôn phản ánh tầm nhìn và ý chí chiến lược đương thời. Chủ nghĩa cổ điển của Hy Lạp và La Mã trong thế kỷ 18 và 19 được dùng để gợi lên sự ổn định và tinh tế. Việc áp dụng phong cách « tàu biển » và Art Decor vào thế kỷ 20 gợi lên những nét thực tế tiến bộ trong Thỏa thuận mới của Roosevelt. Việc thể hiện kiến trúc chủ nghĩa hiện đại trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh là để chứng minh tính hiệu quả của nhà nước phúc lợi và ưu thế công nghệ của quốc gia.

Chính phủ Mỹ luôn sử dụng kiến ​​trúc theo cách mang tính biểu tượng và thường mang tính chiến thuật. Tuy nhiên, những hàm ý này là phản ánh gián tiếp, hoặc khuynh hướng lựa chọn ôn hòa, chứ chưa bao giờ bị bắt buộc bởi một sắc lệnh của chính tổng thống như lần này dưới thời Donald Trump. Theo sử gia người Mỹ Michel.R.Allen, « sắc lệnh này của tổng thống cấu thành một quyết định độc tài đầu tiên ».

RFI : Trong lịch sử, việc áp dụng những điều luật áp đặt một cách nhìn và kiểm soát về nghệ thuật, kiến trúc tương tự chỉ được thấy rõ nhất dưới những chính quyền độc tài, toàn trị hay dân tộc chủ nghĩa như Đức quốc xã hay Stalin của Liên Xô cũ. Những chính sách này đã kiểm soát kiến trúc như thế nào ?

KTS. Bùi Uyên : Dưới thời Hitler, để đại diện cho diễn ngôn về một giống nòi thượng đẳng, phong cách Hy Lạp và La Mã được lấy làm cảm hứng biểu trưng cho chủng tộc thuần khiết, tiếp nối sinh học và văn hóa mẫu mực. Cùng vị kiến trúc sư Albert Speer, cũng là cánh tay phải trên chính trường, người đứng đầu chính quyền Quốc xã đã vẽ lên quy hoạch và kiến trúc lại Berlin, với tham vọng biến thành phố này thành một đại đô thị hàng đầu thế giới.

Ở đó, những công trình kiến trúc phong cách Hy Lạp và La Mã cũng sẽ trường tồn hàng ngàn năm như hai nền văn minh kia. Các thiết kế thủ đô Berlin khi đó gần như bê nguyên các hình mẫu của điện Panthéon của Hy Lạp, Khải Hoàn Môn của Pháp, sự khác biệt lớn nhất là về tỉ lệ :  tất cả các công trình kiến trúc trong phác thảo của Hitler đều to lớn hơn gấp nhiều lần so với nguyên mẫu. Theo đó, khát vọng mang lại tầm vóc khổng lồ của dân tộc Đức thuần khiết được chuyển thể thành những kiến trúc tân-cổ điển với khối tích choáng ngợp. 

Còn tại Liên Xô cũ, chính quyền Stalin không áp đặt một phong cách kiến trúc chủ đạo duy nhất, nhưng kiểm soát và định hướng phong cách kiến trúc với những mục tiêu chính trị cụ thể cho từng công trình. Chính quyền Stalin lập ra một tổ chức mang tên « Liên hiệp các kiến trúc sư vô sản ». Tổ chức này dân dần phá hủy từ bên trong các tổ chức, hội nhóm chuyên ngành mang tính tiên phong. Tuy không thể công khai đối lập với kiến trúc hiện đại, biểu trưng của tiến bộ và cách mạng, chính quyền Stalin cản trở các kiến trúc sư trẻ, theo trường phái hiện đại, tiếp cận với các dự án lớn, vì lo ngại khó có thể kiểm soát họ.

Việc quy hoạch lại Matxcơva được giao cho kiến trúc sư Lazar Kaganovic theo trường phái cổ điển. Bên cạnh phong cách cổ điển mà phe bảo thủ ưa chuộng, Stalin cho xây dựng các công trình theo phong cách kiến trúc hiện đại Mỹ để làm hài lòng công chúng ủng hộ cánh mạng tháng 10 Nga 1917 và cộng đồng quốc tế, để chứng tỏ sự vượt trội so với Hoa Kỳ.

RFI : Trở lại thời đại ngày nay, chỉ trích nghệ thuật hiện đại cấp tiến và giới tinh hoa dường như đang trở thành lá bài dân túy, củng cố chủ nghĩa dân tộc bảo thủ ?

KTS. Bùi Uyên : Thật vậy, tiêu biểu là sắc lệnh được tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành cuối nhiệm kỳ trước. Không những chỉ định rõ hình mẫu kiến trúc cổ điển cho các công trình công cộng liên bang, sắc lệnh còn chỉ trích thẳng thừng kiến trúc hiện đại, kiến trúc thô mộc (brutalisme) như một phong cách « không được dân chúng ưa chuộng » « kém hấp dẫn » « gây tranh cãi ». Các kiến trúc sư danh tiếng quốc tế cũng bị đánh giá là « không coi trọng tính địa phương và thị hiếu thẩm mỹ trong vùng ». Các tác phẩm của họ chỉ nhằm « gây ấn tượng trong giới tinh hoa kiến trúc », « nghệ thuật vị nghệ thuật », được ca tụng trong giới chuyên môn nhưng lại « xấu xí » trong mắt dân chúng.

Theo luận điểm này, việc phê phán kiến trúc hiện đại đồng nghĩa với việc tôn trọng khiếu thẩm mỹ của số đông dân chúng, chống lại sự độc quyền thẩm mỹ của giới tinh hoa. Tuy nhiên, chính việc áp đặt kiến trúc cổ điển như vẻ đẹp chuẩn mực lại là một sự phủ nhận tính đa dạng, cởi mở, trẻ trung của một « hợp chủng quốc » với lịch sử lập quốc khá non trẻ so với đại đa số các quốc gia có nền mỹ thuật, kiến trúc lâu đời khác.

Sự trỗi dậy của những cáo buộc kiến trúc hiện đại nói riêng và nghệ thuật hiện đại nói chung, xuất phát từ những tư tưởng theo khuynh hướng bảo thủ, không chỉ là hiện tượng ở xứ cờ hoa. Tại châu Âu, đảng cực hữu AfD của Đức cũng nhiều lần chỉ trích những di sản của kiến trúc hiện đại. Sự kiện kỷ niệm 100 năm khai sinh trường thiết kế Bauhaus – cái nôi của kiến trúc hiện đại và hậu hiện đại – tạo cơ hội cho đảng này lên án ngôi trường và những đóng góp của nó cho lịch sử.

Đảng AfD cho rằng phong trào Bauhaus đã truyền bá sự « xấu xí », gu thẩm mỹ sai lệch. Hay theo như phát biểu tại nghị viện của nghị sỹ của đảng này, ông Tillschneider, đây là « sự đoạn tuyệt với truyền thống xây dựng, bằng việc lắp ghép các cấu kiện tiền chế (..) trên thực tế là tầm nhìn gớm ghiếc, một cuộc sống trong những không gian chật chội, đầy cấm đoán và ngăn chặn ». Để rồi đi đến kết luận « Bauhaus không thể là nơi đưa ra những kiểu mẫu, mà chỉ là một sai lầm lịch sử ». Có thể AfD đã sớm quên, hoặc chưa bao giờ được biết đến hoàn cảnh ra đời vai trò lịch sử của hình thức kiến trúc này. Nếu không có những cải tiến vượt bậc về công nghệ sản xuất beton tiền chế và những thiết kế chức năng tối ưu tiết kiệm diện tích, thì nước Đức và nhiều quốc gia châu Âu không thể đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở trầm trọng do chiến tranh tàn phá. Xây nhanh, công nghiệp hóa, giá rẻ, nhưng đảm bảo điều kiện vệ sinh và tiện nghi sử dụng.

Thật trùng hợp, « sai lầm lịch sử » chính là từ mà chính quyền phát xít Đức gọi tên Bauhaus trước khi đóng cửa trường này dưới thời Quốc xã. Họ cáo buộc trường là trụ sở của những người « Do thái -  Bolshevik » bởi tên tuổi của các giảng viên – nghệ sỹ lớn người Đức gốc Do Thái hoặc gốc Liên Xô cũ. Không dừng ở đó, chính quyền dưới thời Hitler còn gọi tên nhiều tác phẩm nghệ thuật hiện đại những năm đầu thế kỷ 20 là « nghệ thuật thoái hóa », với một cuộc triển lãm cùng tên, hội tụ những bức tranh của các danh họa lớn của các trường phái hiện đại thời bấy giờ như Picasso, Chagall, Otto Dix, Paul Klee hay Kandinsky. Nhiều bức tranh bị tịch thu, phân loại và bị tiêu hủy, nhiều họa sỹ nếu không trốn đi thì bị cấm sáng tác thể loại nghệ thuật này.

RFI : Hơn một thế kỷ trôi qua, cái tên nhà độc tài và những tư tưởng dưới thời Quốc xã tưởng như là vết nhơ mà nước Đức đã cố gắng gột rửa để trở thành một quốc gia dân chủ đi đầu, dẫn dắt Liên Âu. Giờ đây không ít chính sách trong số đó lại được đưa vào chương trình tranh cử của đảng cực hữu, đang ngày càng lớn mạnh ở Đức. Bên kia bờ Đại Tây Dương, cái nôi của tự do dân chủ, chính quyền Mỹ của Donald Trump cũng lần đầu tiên ban hành những quyết sách áp đặt chống lại kiến trúc hiện đại. Vì sao kiến trúc hiện đại lại là mục tiêu bị bài trừ?

KTS. Bùi Uyên : Kiến trúc hiện đại được hình thành vào những năm 20 của thế kỷ XX từ trường nghệ thuật Bauhaus ở Đức. Trên nền tảng tiến bộ Cách mạng công nghiệp, thiết kế kiến trúc được phát triển tự do hơn, giải phóng khỏi những tỉ lệ và bố cục cổ điển, lấy công năng là mục tiêu chính, thông qua đó giản lược các đường nét, chi tiết trang trí. Đây là một bước ngoặt rõ nét so với kiến trúc cổ điển thịnh hành suốt nhiều thế kỷ.

Một lý do quan trọng để phong cách kiến trúc này lan rộng là đòi hỏi bức thiết xây dựng lại nhanh chóng và số lượng lớn sau Thế Chiến thứ nhất. Cùng với sự hình thành liên minh chính trị hai bờ Đại Tây Dương và sự giao thoa trao đổi văn hóa dễ dàng hơn, luồng tư tưởng kiến trúc này nhanh chóng được « quốc tế hóa », lan rộng ở châu Âu và Hoa Kỳ, đặc biệt với làn sóng di cư của các trí thức tinh hoa, các nghệ sỹ, kiến trúc sư, do ảnh hưởng của Thế Chiến thứ 2.

Bên khối các nước xã hội chủ nghĩa, đứng đầu là Liên Xô, kiến trúc hiện đại cũng được xây dựng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho đại bộ phận dân chúng.

Ở châu Âu, các tòa nhà theo phong cách hiện đại còn được tiếp tục xây dựng sau Thế Chiến thứ 2, đến tận những năm 70, dưới hình thức những đô thị vệ tinh mới. Tuy vậy, đây cũng là một nguyên nhân để phong cách kiến trúc này bị nhận biết chủ yếu trong công chúng, bởi các tòa nhà chung cư xây dựng hàng loạt bằng beton tiền chế, với hình khối đơn giản, đều đặn có phần nhàm chán. Cùng với sự xuống cấp và các vấn đề xã hội hiện nay của các khu dân cư này, hình ảnh kiến trúc hiện đại này trở nên phản cảm.

Với những bối cảnh lịch sử và xã hội nói trên, các đảng bảo thủ và dân tộc chủ nghĩa nhìn thấy ở di sản kiến trúc hiện đại mọi hiện thân và thông điệp đối lập hoàn toàn với đường lối chính trị mà họ theo đuổi : tính quốc tế, toàn cầu hóa, tính cách mạng, ly khai khỏi các khuôn mẫu cổ điển truyền thống, gắn với đề cao phúc lợi xã hội.

Ngày nay, triết lý và ngôn ngữ kiến trúc đã tiến những bước dài, mang trong nó những tư duy mới về môi trường, chuyển đổi năng lượng, đề cao tính địa phương. Việc bài xích kiến trúc hiện đại, để áp đặt thay vào đó hình thức và phong cách cổ điển, dưới vỏ bọc cải thiện thẩm mỹ đô thị, ẩn thực sự sau đó là sự định hướng sáng tạo và cản trở tự do biểu đạt. Không chỉ dừng lại ở kiến trúc, những chính sách độc đoán thao túng các hoạt động nghệ thuật vẫn còn nối tiếp, vô hình chung đẩy lùi những bước tiến tất yếu của văn hóa và vận động xã hội.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm