(Yonhap) - Chính phủ Hàn Quốc tìm cách mở rộng hợp tác an ninh năng lượng với Washington, đặc
biệt là trong các lĩnh vực điện hạt nhân và khí tự nhiên hóa lỏng
(LNG). Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc hôm nay, 10/04/2025, đã đưa ra lời kêu gọi
đề xuất nghiên cứu khoa học, lưu ý tầm quan trọng của việc hợp tác với
các đồng minh đáng tin cậy trong lĩnh vực an ninh năng lượng, chẳng hạn
như Hoa Kỳ. Seoul cũng đang tìm kiếm sự hợp tác về hạt nhân, đặc biệt là
liên quan đến các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) và tăng cường hợp tác
trong việc cung cấp các khoáng sản quý hiếm, thực chất là nhằm tìm cách
hợp tác với Hoa Kỳ phát triển đường ống dẫn khí đốt lớn ở Alaska và nhập
khẩu khí hóa lỏng LNG của Mỹ.
(Reuters) – Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu tăng cường hợp tác kinh tế để đối phó với thuế quan Mỹ. Bộ
Thương Mại Trung Quốc hôm nay, 10/04/2025 thông báo bộ trưởng Vương Văn
Đào đã có cuộc trao đổi trực tuyến với Ủy viên Thương mại Châu Âu Maros
Sefcovic để bàn về việc khôi phục các cuộc thảo luận thương mại và đàm
phán về giá của ô tô điện (VE). Ông Vương cũng cho biết Bắc Kinh sẵn
sàng tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và công nghiệp với Liên Âu và
kêu gọi duy trì hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc.
(AFP) - Tổng thống Estonia ban bố luật hạn chế quyền bầu cử của người Nga. Tổng
thống Alar Karis hôm 09/04/2025 ký ban hành luật sửa đổi Hiến pháp để
cấm thường trú nhân từ những nước ngoài Liên Âu tham gia các kỳ bầu cử ở
địa phương tại Estonia. Biện pháp này được xem là nhắm chủ yếu vào công
dân gốc Nga, sẽ liên quan đến 80.000 người Nga, trong đó có hơn 65.000
người trong độ tuổi đi bầu. Estonia hiện có 1,3 triệu dân, trong đó có
973.000 người trong độ tuổi bầu cử. Tại Estonia, các thường trú nhân là
người nước ngoài có quyền bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử địa phương, nhưng
không được phép tham gia bầu Quốc Hội.
(AFP) – Estonia thông qua đạo luật tăng cường an ninh hàng hải trước mối đe dọa từ Nga. Đạo
luật được Quốc Hội Estonia thông qua hôm qua, 09/04/2025, sau khi các
dây cáp nối Phần Lan và Estonia bị hư hại vào năm 2024, nghi là do tàu
chở dầu có liên quan đến Nga. Căng thẳng ở biển Baltic đã gia tăng đáng
kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraina vào năm 2022, trong khi Estonia,
thành viên của Liên Âu và NATO, hỗ trợ mạnh mẽ Ukraina.
(RFI) – Đức : Đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới. Liên
đảng bảo thủ CDU-CSU dưới sự lãnh đạo của Friedrich Merz hôm qua,
09/04/2025, đã đạt được thỏa thuận liên minh với đảng Dân chủ xã hội
SPD. Tân chính phủ dự định khôi phục nền kinh tế, củng cố quốc phòng
châu Âu và chống lại những thế lực cực hữu. Một kế hoạch đầu tư lớn đã
được thông qua để hiện đại hóa đất nước, cùng với việc nới lỏng các quy
định về nợ công để tài trợ cho các chi tiêu quân sự.
(AFP) - Panama phản đối việc Mỹ đưa quân đến trú đóng trở lại. Bộ
trưởng Quốc phòng Panama hôm qua 09/04/2025 bác bỏ đề xuất của đồng
nhiệm Pete Hegseth về việc Mỹ đặt trở lại căn cứ quân sự hay cơ sở quốc
phòng tại Panama để « bảo đảm an ninh » cho kênh đào Panama.Về
việc cho tàu quân sự Mỹ được « ưu tiên » đi « miễn phí » qua kênh đào
Panama, chính phủ Panama hôm qua thông báo đôi bên đã ký thỏa thuận nhằm
tìm giải pháp phù hợp. Từ khi trở lại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ nhiều
lần đe dọa giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama, kể cả bằng vũ lực,
để tránh nguy cơ kênh đào rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc.
(AFP) – Sập mái hộp đêm tại Cộng hòa Dominica khiến 218 người chết, theo số liệu mới nhất. Lực
lượng cứu hộ gần như đã từ bỏ hy vọng tìm kiếm những nạn nhân còn sống
sót sau vụ sập mái của hộp đêm Jet Set hôm 08/04/2025 khiến 184 người
thiệt mạng ở Santo Domingo. Nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được làm
rõ. Nhiều gia đình vẫn đang ngóng chờ tin tức về người thân, trong khi
một số người đã mất nhiều thành viên trong gia đình trong thảm kịch này.
Chính quyền thông báo sẽ mở cuộc điều tra ngay khi việc tìm kiếm hoàn
tất.
(AFP) – Công bố phim tranh giải Liên hoan Điện ảnhCannes thứ 78. Danh
sách các phim tham gia liên hoan phim, diễn ra từ 13 đến 24/05/2025, đã
được công bố hôm nay 10/04/2025. Trong danh sách các phim được tuyển
chọn tranh giải có The Way of The Wind của đạo diễn Terrence Malick hay
The Phoenician Scheme của đạo diễn Wes Anderson. Liên hoan lần này cũng
đánh dấu việc các nữ diễn viên Kristen Stewart và Scarlett Johansson thử
sức với vai trò đạo diễn. Ari Aster, bậc thầy của thể loại kinh dị,
cũng có thể gây bất ngờ với bộ phim Eddington có sự tham gia của hai
ngôi sao từng đoạt giải Oscar là Joaquin Phoenix và Emma Stone.
(AFP)
- Pháp : Ô nhiễm không khí ở Paris và cùng phụ cận giảm 50% so với cách
nay 20 năm, nhưng vẫn ở mức gây hại cho sức khỏe người dân. Airparif,
cơ quan giám sát chất lượng không khí tại vùng Paris hôm 09/04/2025
thông báo là trong năm 2024 chỉ có 3 đợt ô nhiễm, với số ngày ô nhiễm ít
nhất từng được ghi nhận. Số người chết sớm vì ô nhiễm không khí cũng
giảm, từ 10.000 người năm 2010 xuống còn 6.200 người trong năm 2019.
Chất lượng không khí được cải thiện chủ yếu nhờ các quy định và chính
sách công về giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí, nhất là liên
quan đến giao thông công cộng, hệ thống sưởi ấm và các hoạt động công
nghiệp.
(AFP) - Nhu cầu tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu đến năm 2030 sẽ tăng hơn gấp đôi, chủ yếu do AI. Theo
báo cáo Cơ quan Năng Lượng Quốc tế AIE công bố hôm nay 10/04/2025, điều
này sẽ đặt ra cho thế giới một thách thức về an ninh năng lượng và làm
gia tăng phát thải khí CO2. Thách thức đầu tiên là phải tìm được nguồn
điện dồi dào với giá phải chăng. Năm 2024, các trung tâm dữ liệu chiếm
1,5% tổng điện tiêu thụ của toàn thế giới. Con số này đã tăng 12% trong
vòng 5 năm. Hiện tại, lượng điện các trung tâm dữ liệu tại Mỹ, châu Âu
và Trung Quốc chiếm tới 85% tổng số trên thế giới.
(AFP) - « Bạo lực gia đình về kinh tế » : Thẩm kế viện Thụy Điển cho rằng chính phủ cần cải thiện việc bảo vệ nạn nhân. Dù
chưa có định nghĩa chính thức về bạo lực kinh tế trong gia đình, nhưng
báo cáo của Thẩm kế viện Thụy Điển hôm nay 10/04/2025 nhấn mạnh đây là
hình thức bạo lực dùng tiền bạc để thiết lập quyền lực và kiểm soát
người bạn đời, ví dụ cấm mở tài khoản ngân hàng, giới hạn tiền tiêu vặt,
sử dụng tài sản của bạn đời để phục vụ lợi ích của bản thân, lấy danh
nghĩa bạn đời để vay nợ, gây áp lực khi làm thủ tục ly dị bằng cách trì
hoãn việc trả tiền cấp dưỡng nuôi con.
***********
Nhà Trắng nói thuế quan đối với Trung Quốc là 145% chứ không phải 125%
TRẦN PHƯƠNG
Nhà
Trắng cho biết sau sắc lệnh tăng thuế với Trung Quốc mới nhất lên 125%
cộng với mức 20% trước đó, thuế quan lên hàng hóa của Bắc Kinh hiện tại
là 145%.
Nhà
Trắng cho biết mức thuế 125% mới nhất của ông Trump đối với hàng hóa
Trung Quốc sẽ cộng thêm khoản thuế 20% trước đó - Ảnh: REUTERS
Ngày 10-4, giờ Việt Nam, Nhà Trắng xác nhận mức thuế cuối cùng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sau đợt tăng mới nhất.
Trước
đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9-4 đã ký sắc lệnh hành pháp tăng
thuế quan đối với hàng Trung Quốc tên 125% từ mức trước đó là 84%.
Mức
thuế này sẽ cộng thêm khoản thuế 20% mà Mỹ đã áp lên hàng hóa Trung
Quốc từ trước liên quan đến vấn đề buôn lậu thuốc giảm đau gây nghiện
fentanyl.
Như vậy, thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc hiện tổng cộng là 145% sau đợt tăng mới nhất, Nhà Trắng xác nhận với Đài CNBC.
Đến
nay, thương chiến vẫn căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nền kinh tế số 2
thế giới và là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn thứ hai của Mỹ.
Sau
đợt tăng thuế mới nhất của Washington, Bắc Kinh đã áp thuế 84% đối với
hàng nhập khẩu của Mỹ vào ngày 9-4 và tuyên bố quyết đáp trả đến cùng.
Trong khi đó, ngày 9-4, ông Trump bất ngờ tạm dừng hầu hết các mức thuế
đối với châu Âu và hàng chục đối tác thương mại.
Ngay lập tức,
các chỉ số chứng khoán tại Mỹ tăng vọt và thị trường châu Á, châu Âu
cũng khởi sắc sau đó. Trước đó, sự biến động đã thổi bay hàng ngàn tỉ
USD khỏi thị trường chứng khoán.
Ngày 10-4, Chủ tịch Ủy ban châu
Âu, bà Ursula von der Leyen, nói rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm dừng
kế hoạch đáp trả thuế quan của Mỹ và muốn có cơ hội đàm phán với
Washington.
"Mặc dù EU đã thông qua các biện pháp đối phó và nhận
được sự ủng hộ rộng rãi của các nước thành viên, song khối sẽ tạm hoãn
thực thi trong 90 ngày", bà cho biết.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng
Kevin Hassett nói Washington đang cân nhắc các đề xuất từ hơn một chục
quốc gia về các thỏa thuận thuế quan và sắp đạt được thỏa thuận với một
số quốc gia trong số đó.
Dự kiến, các quan chức chính sách thương
mại Mỹ sẽ họp tại Nhà Trắng trong ngày 10-4, giờ địa phương, để sắp xếp
ưu tiên cho các cuộc đàm phán.
**********
Khác biệt trong cách nhìn của Mỹ - Trung về cuộc chiến thuế
Trong
khi ông Trump cho rằng áp thuế là một cách gây sức ép để Trung Quốc đàm
phán, Bắc Kinh nhận định đó là hành vi "bắt nạt" không thể nhân nhượng.
Cuộc
chiến thuế quan được cho là mang tính lịch sử và có khả năng định hình
lại cán cân thương mại thế giới do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động
giờ đây chỉ còn tập trung vào một mục tiêu duy nhất: Trung Quốc.
Mức
độ leo thang trong cuộc chiến thuế giữa Mỹ với Trung Quốc khiến cả thế
giới choáng váng. Chỉ trong một tuần, thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập
khẩu Trung Quốc đã tăng từ 54% lên 104% và hiện là 125%. Đáp lại, Trung
Quốc cũng tăng thêm thuế với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ lên 84%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Hôm
9/3, ông Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày với tất cả
các đối tác, trừ Trung Quốc, làm nóng hơn nữa cuộc đối đầu không chỉ gây
đau đớn cho cả hai nền kinh tế vốn gắn bó mật thiết, mà còn làm trầm
trọng thêm cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai siêu cường.
"Đây có
lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy xu hướng tách rời hoàn toàn giữa
hai nước", Nick Marro, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực châu Á tại
tổ chức tư vấn Economist Intelligence Unit, trụ sở tại Anh, nhận xét.
Lý
do khiến Tổng thống Trump không hoãn áp thuế lên Trung Quốc dường như
xuất phát từ việc Bắc Kinh đã nhanh chóng đáp trả đòn thuế của ông một
cách không khoan nhượng.
"Họ muốn đạt được một thỏa thuận nhưng không biết phải thực hiện như thế nào", ông nói với báo giới hôm 9/4.
Nhưng
góc nhìn từ các lãnh đạo Trung Quốc có vẻ hoàn toàn khác so với ông chủ
Nhà Trắng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/4 khẳng định nước này không
muốn đối đầu với Mỹ, nhưng sẽ không sợ hãi nếu Mỹ tiếp tục đe dọa áp
thuế, thêm rằng "cách hành xử của Mỹ không được mọi người ủng hộ và sẽ
thất bại".
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố nước này cởi mở trong
việc đàm phán với Mỹ, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn
nhau, nhấn mạnh "việc gây sức ép, đe dọa, bắt nạt" không phải là cách
hành xử đúng với Trung Quốc.
Theo giới chuyên gia, những phát biểu
trên cho thấy Trung Quốc tin rằng nhún nhường, nhượng bộ không phải lựa
chọn trước cái mà họ coi là hành vi "bắt nạt đơn phương" của Mỹ.
Lập
trường không khuất phục của chính phủ Trung Quốc được tiếp sức từ quan
điểm ủng hộ của người dân nước này. Trả lời phỏng vấn của AFP,
nhiều người Trung Quốc tuyên bố họ sẵn sàng từ bỏ hàng Mỹ, kể cả những
sản phẩm họ đã quen dùng, để chuyển sang sử dụng hàng nội địa.
"Tôi
thực sự sợ thuế quan sẽ dẫn tới thương chiến khốc liệt. Điều đó không
tốt cho tất cả mọi người", Sun Fanxi, kỹ sư công nghệ 27 tuổi ở Bắc
Kinh, nói, nhưng thêm rằng dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, cô hoàn toàn ủng
hộ các quyết định mà chính phủ Trung Quốc đưa ra. "Nếu đất nước muốn
chúng tôi làm điều gì đó, hãy làm như vậy".
Đây được coi là một
phần chiến lược mà Bắc Kinh đã chuẩn bị kể từ khi ông Trump rời nhiệm sở
cách đây hơn 4 năm, sau khi hứng chịu thương chiến lần thứ nhất dưới
nhiệm kỳ của ông.
Bắc Kinh từ lâu nhấn mạnh rằng họ muốn đàm phán
thay vì đối đầu và việc Tổng thống Trump leo thang nhanh chóng đòn thuế
chỉ càng củng cố niềm tin rằng Mỹ mới là bên đẩy vấn đề đi xa.
Giới
chuyên gia nhận định giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ cũng muốn tận dụng
cơ hội này để củng cố vị thế và hình ảnh đất nước trên trường quốc tế,
truyền đi thông điệp rằng Bắc Kinh hoàn toàn không lép vế trước
Washington và luôn ủng hộ thương mại tự do, trái ngược với chủ nghĩa bảo
hộ.
"Trung Quốc lâu nay đã nhận thức rõ rằng họ sẽ phải bước vào
giai đoạn đối đầu kéo dài với Mỹ, rằng Trung Quốc cần chuẩn bị cho điều
đó và họ thực sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng", Jacob Gunter, nhà phân tích
kinh tế hàng đầu tại tổ chức tư vấn MERICS, trụ sở tại Berlin, Đức, nhận
xét. "Trung Quốc đã chấp nhận lời thách đấu và họ sẵn sàng chiến đấu".
Suốt
nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã là công xưởng của thế giới, nơi các chuỗi
sản xuất ngày càng được tự động hóa, có khả năng cho ra đời mọi thứ, từ
hàng gia dụng, giày dép đến đồ điện tử, nguyên liệu thô cho xây dựng,
thiết bị công nghệ cao hay tấm pin mặt trời.
Các nhà máy Trung
Quốc giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ cũng như toàn cầu bằng
những sản phẩm giá cả phải chăng, song lại gây ra thâm hụt thương mại
rất lớn. Thực tế trên khiến không ít người, trong đó có cả Tổng thống
Trump, cảm thấy rằng toàn cầu hóa đã đánh cắp ngành sản xuất và việc làm
khỏi Mỹ.
Theo một số ước tính, việc ông Trump tăng thuế lên tới
hơn 125% có thể làm giảm hơn 50% lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ
trong những năm tới.
Nhưng Mỹ sẽ không thể từ bỏ nhiều hàng hóa
Trung Quốc trong một sớm một chiều. Điều này có thể đẩy giá tiêu dùng ở
Mỹ lên cao, với thời gian tính bằng năm, trước khi các nhà máy thay thế
đi vào hoạt động, qua đó làm tăng thêm khoảng 860 tỷ USD tiền thuế cho
người dân Mỹ, theo các nhà phân tích từ JP Morgan.
Tại Trung Quốc,
nhiều nhà cung cấp có thể chứng kiến mức lợi nhuận vốn đã mong manh của
mình bị xóa bỏ hoàn toàn khi làn sóng thành lập nhà máy mới ở các quốc
gia khác bắt đầu.
Victor Shih, giám đốc Trung tâm Trung Quốc Thế
kỷ 21 thuộc Đại học California San Diego, cảnh báo nếu cuộc chiến thuế
quan ở quy mô này kéo dài, nhiều người Trung Quốc có thể thất nghiệp và
các công ty phá sản. Trong khi đó, hàng xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc
có thể "chạm mức không".
"Nhưng Trung Quốc có khả năng kháng cự
tốt hơn nhiều so với những gì các chính trị gia Mỹ nghĩ", ông nói, thêm
rằng giới lãnh đạo Trung Quốc còn không phải chịu tác động từ các cuộc
thăm dò tín nhiệm hay phản ứng gần như ngay tức thì từ cử tri giống như
Mỹ.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng tin rằng họ có thể vượt qua cơn bão.
"Để
đáp trả thuế quan của Mỹ, chúng ta đã chuẩn bị và có chiến lược của
mình. Chúng ta đã đối đầu với Mỹ trong một cuộc chiến thương mại suốt 8
năm qua, tích lũy đủ kinh nghiệm cho cuộc chiến này", bài xã luận đăng
hôm 7/4 trên trang nhất tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhấn mạnh.
Bài
viết cho hay Bắc Kinh có thể thúc đẩy "những nỗ lực phi thường" để tăng
tiêu dùng trong nước, đồng thời áp dụng các chính sách mới nhằm hỗ trợ
nền kinh tế. "Các kế hoạch ứng phó đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ",
bài viết khẳng định.
Và dù không chắc chắn về mức độ leo thang
của các biện pháp thuế tiếp theo từ Mỹ, tâm lý của người dân Trung Quốc
có vẻ khá bình tĩnh.
"Kết quả cuối cùng phụ thuộc vào việc ai có
thể chịu đựng được một 'cuộc chiến kinh tế tiêu hao' kéo dài lâu hơn",
nhà kinh tế học Cai Tongjuan từ Đại học Nhân dân Trung Quốc viết hồi đầu
tuần. "Trung Quốc rõ ràng nắm giữ lợi thế lớn hơn về mặt sức bền chiến
lược".
Trung Quốc những tuần gần đây cũng nỗ lực đàm phán với các
quốc gia từ châu Âu đến Đông Nam Á nhằm mở rộng hợp tác thương mại, cố
gắng giành ủng hộ từ các đồng minh và đối tác của Mỹ trong lúc họ đang
tức giận vì đòn thuế.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đã mang đến cho họ bài học quý giá, theo giới quan sát.
"Chính phủ Trung Quốc đã chuẩn bị cho ngày này trong ít nhất 6 năm, họ biết nó có thể lặp lại", Shih nói.
Công nhân sản xuất bóng rổ để xuất khẩu tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, hồi tháng ba. Ảnh: AFP
Các
chuyên gia đánh giá Trung Quốc hiện có vị thế tốt hơn nhiều để vượt qua
cuộc chiến thương mại so với năm 2018. Họ đã mở rộng giao thương với
các khu vực khác trên thế giới, giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ từ
khoảng 20% tổng kim ngạch xuống dưới 15%.
Các nhà sản xuất của Trung Quốc cũng mở nhà máy tại nhiều quốc gia, một phần để tận dụng mức thuế thấp hơn của Mỹ.
Trung
Quốc còn xây dựng chuỗi cung ứng cho đất hiếm và các khoáng sản quan
trọng khác, nâng cấp công nghệ sản xuất bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và
robot, đồng thời đầu tư mạnh tay cho năng lực công nghệ, trong đó có
năng lực sản xuất chất bán dẫn.
"Trung Quốc cũng có những điểm
yếu, nhưng trong một cuộc đối đầu toàn diện, những điểm yếu này hoàn
toàn kiểm soát được. Mỹ sẽ không thể đẩy nền kinh tế Trung Quốc xuống
vực thẳm", Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế, trụ sở tại Washington, nhận xét. "Mặc dù Washington
không muốn thừa nhận, Trung Quốc có lý của mình khi nói rằng Mỹ không
thể kìm hãm họ về kinh tế".
Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)
***********
Mỹ xem xét đề xuất thỏa thuận từ 15 đối tác thương mại
Cố
vấn Nhà Trắng cho biết 15 đối tác thương mại đã đưa ra những đề xuất cụ
thể liên quan đến thuế quan và Mỹ đang nghiên cứu chúng.
Trả lời CNBC ngày
10/4, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ "có nhiều thỏa
thuận đang sắp hoàn tất", nhưng không nêu con số cụ thể.
Trong
cuộc trao đổi với phóng viên tại Nhà Trắng sau đó, ông cho biết: "Đại
diện Thương mại thông báo với chúng tôi rằng khoảng 15 đối tác đã đưa ra
những đề xuất rõ ràng. Chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét và quyết định
liệu chúng đã đủ tốt để trình lên Tổng thống hay chưa".
Theo ông
Hassett, các quan chức phụ trách chính sách thương mại trong chính quyền
Tổng thống Donald Trump sẽ họp trong ngày 10/4 để "đảm bảo các đối tác
quan trọng nhất đưa đề xuất đến vạch đích là những bên đầu tiên được
giải quyết". Ông dự đoán trong 3-4 tuần tới sẽ có nhiều diễn biến liên
quan thỏa thuận thương mại.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett trả lời báo giới bên ngoài Nhà Trắng ngày 7/3. Ảnh: AFP
Tổng
thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 thông báo kế hoạch áp thuế 10% với toàn
bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 5/4. Sau đó, kể từ ngày 9/4, hàng loạt
đối tác thương mại của Mỹ chịu mức thuế đối ứng cao hơn, lên tới 50%.
Nhiều bên đã nhanh chóng tìm cách tiếp cận chính quyền Trump để thương
lượng.
Ngày 9/4, khoảng nửa ngày sau khi chính sách có hiệu lực,
ông Trump thông báo hoãn tăng thuế đối ứng trong 90 ngày, giữ nguyên mức
thuế chung 10% với hầu hết nền kinh tế, riêng Trung Quốc phải chịu thuế
125%.
Ông Hassett nói mức thuế chung 10% khả năng cao được giữ
nguyên trong quá trình đàm phán với hầu hết các đối tác. "Cần phải có
một thỏa thuận đặc biệt nào đó để Tổng thống sẵn sàng hạ thuế thấp hơn
mức đó", ông Hassett cho biết, thêm rằng thời gian 90 ngày để thiết lập
những thỏa thuận như vậy là "rất khả thi".
Như Tâm (Theo Reuters, CNBC)
***********
Ông Zelensky: Ukraine sẵn sàng chi tiền mua vũ khí Mỹ
Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết nước này sẵn sàng chi tiền để mua các loại khí tài mà Mỹ trước đây viện trợ miễn phí.
"Chúng
tôi không yêu cầu Mỹ cung cấp gói viện trợ mới miễn phí và sẽ coi đây
là sự đảm bảo an ninh", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 9/4
nói, đề cập đến phương án mua một gói viện trợ lớn từ Mỹ.
Theo
Tổng thống Ukraine, gói viện trợ bao gồm ít nhất 10 hệ thống phòng không
và "các khí tài khác mà chúng tôi đang rất cần". Ông thêm rằng nó có ý
nghĩa quan trọng với an ninh của Kiev, đặc biệt sau khi chiến sự kết
thúc.
"Nó mang tới bảo đảm an ninh rằng chúng tôi sẽ được các hệ
thống phòng không bảo vệ sau khi xung đột chấm dứt", Tổng thống Zelensky
cho hay.
Lãnh đạo Ukraine nói nước này đã chuẩn bị tìm kiếm nguồn
tài chính cần thiết nhằm mua gói viện trợ trên. "Chúng tôi có thể sử
dụng nhiều hình thức, công cụ khác nhau và sẵn sàng tìm 30, thậm chí 50
tỷ USD cho gói viện trợ đó", ông nói, song không nêu cụ thể.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu với báo giới tại Paris, Pháp hôm 28/3. Ảnh: AFP
Chính
quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tới nay vẫn chưa công bố gói viện trợ
quân sự mới nào cho Ukraine, dù Washington vẫn tiếp tục chuyển cho Kiev
vũ khí và thiết bị theo các cam kết được đưa ra dưới thời cựu tổng thống
Joe Biden.
Tổng thống Trump gần đây gia tăng sức ép để buộc
Ukraine ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ. Ông coi thỏa thuận này là phần
đền bù cho Mỹ vì đã hỗ trợ Ukraine trong suốt xung đột, cũng như để đảm
bảo hỗ trợ của Washington với nước này trong tương lai.
Mỹ và
Ukraine ban đầu dự định ký thỏa thuận trên trong chuyến thăm Nhà Trắng
của ông Zelensky hôm 28/2, song kế hoạch đổ vỡ khi lãnh đạo hai nước
công khai đấu khẩu trong Phòng Bầu dục. Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia
Svyrydenko cho biết Ukraine tuần này sẽ cử nhóm công tác tới Mỹ để đàm
phán về dự thảo thỏa thuận khoáng sản mới.
Tư lệnh quân đội
Ukraine Oleksandr Syrsky hôm 9/4 cho biết viện trợ quân sự từ Mỹ đã giảm
và các nước châu Âu hiện là bên hỗ trợ chính cho Kiev.
Tính từ
khi chiến sự tại Ukraine bùng phát hồi cuối tháng 2/2022, Washington vẫn
là bên tài trợ số một cho Kiev về mặt quân sự. Theo số liệu của Viện
Kiel về Kinh tế Thế giới có trụ sở ở Đức, Mỹ đã cung cấp tổng cộng 119,8
tỷ USD cho Ukraine, bao gồm 67,1 tỷ USD về quân sự, 49 tỷ USD viện trợ
tài chính và 3,6 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo.
Macron : Pháp có thể công nhận Nhà nước Palestine vào tháng 06/2025
Phan Minh
2–3 minutes
Tổng
thống Emmanuel Macron hôm qua, 09/04/2025, tuyên bố Pháp có thể công
nhận Nhà nước Palestine vào tháng 06/2025 nhân hội nghị mà Pháp sẽ đồng
chủ trì với Ả Rập Xê Út tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
1 phút
Mục
tiêu của hội nghị là thúc đẩy Israel và Palestine công nhận lẫn nhau và
tiến tới việc thành lập một Nhà nước Palestine. Tổng thống Macron, được
AFP trích dẫn, cho rằng đây là bước quan trọng để tiến gần hơn đến "giải pháp hai Nhà nước",
giúp Palestine và Israel chung sống hòa bình. Điều này càng trở nên cấp
bách kể từ khi nổ ra xung đột ở dải Gaza vào tháng 10/2023, sau khi tổ
chức Hamas tấn công Israel.
Chủ nhân điện Elysée giải thích việc công nhận Nhà nước Palestine là "công bằng" và hành động này sẽ góp phần "thúc đẩy"
các quốc gia ủng hộ Palestine cũng công nhận Israel. Ông Macron nhấn
mạnh sáng kiến nói trên cũng nhằm gây áp lực với những quốc gia phủ nhận
sự tồn tại của Israel, như Iran, và "góp phần củng cố an ninh khu vực".
Pháp
không phải là nước đầu tiên công nhận Palestine. Hồi tháng 5, tháng
6/2024, một số quốc gia như Ireland, Na Uy, Tây Ban Nha và Slovenia đã
công nhận Nhà nước Palestine, nâng tổng số quốc gia công nhận lên gần
150.
Tuy nhiên, giải pháp hai Nhà nước vẫn luôn bị thủ tướng
Israel Benjamin Netanyahu bác bỏ. Ngoại trưởng Israel Gideon Saar cho
rằng việc Pháp đơn phương công nhận Nhà nước Palestine sẽ là một "phần thưởng cho khủng bố", đặc biệt là đối với Hamas, và điều này sẽ gây tổn hại cho hòa bình và an ninh trong khu vực.
*************
Thuế quan toàn cầu : Trump có làm tái hiện thảm họa kinh tế tương tự năm 1930 ? - Tạp chí tiêu điểm
Minh Anh
10–13 minutes
Ngày
02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp hàng loạt mức thuế
cao nhắm vào hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Giới chuyên gia lo lắng biện
pháp bảo hộ mậu dịch này của ông Trump có nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh
tế, giá cả tăng vọt, cũng như leo thang trả đũa lẫn nhau. Trong viễn
cảnh này, liệu tổng thống Trump có đang lặp lại sai lầm của năm 1930 :
Kinh tế Mỹ và thế giới suy sụp do đạo luật Smoot – Hawley gây ra ?
Donald Trump ngày 15/10/2024 phát biểu : « Đối
với tôi, từ ngữ hay nhất trong từ điển là thuế hải quan. Đó là những từ
ngữ tôi thích nhất. Thuế hải quan càng cao, chúng ta càng có nhiều cơ
may các doanh nghiệp đến lập cơ sở tại Mỹ để không phải bị trả thuế hải
quan. Còn có một lý thuyết khác cho rằng thuế hải quan càng cao, càng
khủng khiếp, càng tệ chừng nào, các doanh nghiệp càng đến lập cơ sở
nhanh chừng ấy. Khi tôi thông báo mức thuế hải quan là 10%, chỉ có 10%
thôi, con số này chiếm đến nhiều trăm triệu đô la. Tất cả những điều này
là nhằm giảm mức thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ ! »
McKinley : Thần tượng của Donald Trump !
Tổng
thống Trump luôn tin rằng áp thuế hải quan có thể làm cho « Nước Mỹ
giàu có » trở lại. Niềm tin này được thể hiện rõ qua việc ông hay viện
dẫn William McKinley như một điển hình. Năm 1890, khi vẫn còn là dân
biểu Hạ Viện, William McKinley (trở thành tổng thống năm 1897) đã cho
thông qua đạo luật « McKinley Tariff Act » khắc nghiệt, áp thuế đến 50%
giá trị hàng hóa nhập khẩu.
Jean-Baptiste Velut, giáo sư trường
đại học Sorbonne Nouvelle, chuyên gia về lịch sử kinh tế - chính trị Mỹ,
trên đài phát thanh France Culture (28/01/2025), đưa ra hai luận điểm
giải thích vì sao tổng thống Trump xem McKinley như một « thần tượng ».
« Thứ
nhất, điều thú vị ở đây là xem cách thức chính quyền Trump, kể cả bản
thân ông Trump cũng như cựu cố vấn thương mại Robert Lighthizer lấy cảm
hứng và sử dụng lịch sử bảo hộ mậu dịch Mỹ như thế nào để chứng tỏ rằng
cuối cùng những điều cấm kỵ về chủ nghĩa bảo hộ trong nhiều năm trước đã
làm cho người ta không biết đến toàn bộ truyền thống bảo hộ của Mỹ đã
tạo nên sức mạnh kinh tế của Mỹ.
Điểm thứ hai, đó là khía
cạnh hoài niệm của Donald Trump, vốn thích so sánh mình với nhiều tổng
thống khác. Tôi tin rằng việc chọn tổng thống McKinley không phải là vô
tình. Không những đây là một vị tổng thống theo chủ nghĩa bảo hộ mà còn
là một người có tham vọng đế quốc. Và do vậy, điều đó giúp Donald Trump,
ở một hình thức nào đó, biện minh cho những tham vọng bành trướng lãnh
thổ của mình, đối với kênh đào Panama, hay quần đảo Groenland ngày nay. »
Smoot – Hawley Act và cuộc Đại Khủng Hoảng
Nhưng
có lẽ ông Trump cũng quên rằng, thuế hải quan đã từng nhấn chìm nước Mỹ
vào một trong những thảm họa kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước
: Khủng hoảng kinh tế 1930 do « Smoot-Hawley Tariff Act » gây ra, đưa
nước Mỹ vào thời kỳ Đại Suy Thoái.
Ngược dòng thời gian, Hoa Kỳ
trong những năm 1920 có nền kinh tế khá thịnh vượng. Đó là « những năm
20 sôi động », tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng cao và ngành công
nghiệp phát triển mạnh. Duy chỉ có một lĩnh vực có nhiều dấu hiệu suy
yếu : Nông nghiệp.
Theo giải thích của ông Sebastien Jean, giáo sư
kinh tế tại CNAM, cộng tác viên cho Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược
(IRIS), với trang HuffingtonPost, « ngành nông nghiệp Mỹ trong suốt
những năm 1920 cho thấy có dấu hiệu trì trệ do giá cả sụt giảm, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu ngành bởi sự biến động của những năm tháng
chiến tranh. Trước đó là quãng thời gian mà ngành nông nghiệp Mỹ phát
triển đáng kể, chủ yếu là vì phải nuôi sống châu Âu, đang trong cảnh
chiến tranh (Đệ nhất thế chiến). Nhưng khi chiến tranh kết thúc, châu Âu
đã lấy lại sản xuất và ngành nông nghiệp của họ rơi vào tình trạng dư
thừa sản xuất kéo dài. »
Giới nông gia Mỹ rơi vào khủng hoảng
kinh tế. Để ứng phó, Quốc Hội Mỹ năm 1922 thông qua luật Fordney –
McCumber, lần đầu tiên tăng thuế hải quan, nhưng chỉ giới hạn ở hàng
công nghiệp. Ông Herbert Hoover, thuộc đảng Cộng Hòa, khi vận động tranh
cử đã dùng lại ý tưởng được hậu thuẫn bởi những người vận động hành
lang cho các nhà sản xuất nông nghiệp, cho rằng nông dân đang chịu thiệt
thòi do cạnh tranh quốc tế. Ông đề nghị áp thuế hải quan đối với nông
sản nhập khẩu ngay khi đắc cử năm 1929.
Dưới sự thôi thúc từ hai
nghị sĩ đảng Cộng Hòa là Willis Hawley và Reed Smoot, Quốc Hội Lưỡng
Viện đã đồng thuận về mức thuế trung bình là 40% nhắm vào khoảng 20
nghìn loại hàng hóa nhập khẩu, nhưng không chỉ đối với nông sản mà mở
rộng sang cả sản phẩm công nghiệp. Quyết định này của chính quyền Hoover
đã bị chỉ trích mạnh mẽ trong và ngoài nước.
Bất chấp thư ngỏ tập thể của hơn 1.000 kinh tế gia, cảnh báo rằng « việc thông qua các biện pháp bảo hộ này sẽ là một sai lầm
», có thể dẫn đến tình trạng giá cả tăng cao cho người tiêu thụ, và mức
sống của người dân bị sụt giảm, cũng như là sự phản đối từ khoảng 20
chính phủ các nước, dự luật Smoot – Hawley vẫn được thông qua vào đầu
năm 1930.
Đại chiến thương mại thế giới và làn sóng bảo hộ mậu dịch
Đáng chú ý là văn bản luật này ra đời vào một thời điểm khá nhạy cảm : Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ, « ngày thứ Năm đen tối
» 24/10/1929, đã bắt đầu cho thấy có những tác động đầu tiên đối với
nền kinh tế Mỹ : Nhà xưởng lần lượt đóng cửa khiến hàng triệu người dân
Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp.
Không những ngành nông nghiệp Mỹ
chẳng hưởng được lợi gì từ thuế hải quan, mà chính sách bảo hộ của Mỹ đã
châm ngòi cho cơn sốt bảo hộ mậu dịch. Các đối tác thương mại của
Washington tăng cường trả đũa với nhiều chiến lược khác nhau, từ tăng
thuế hải quan, tẩy chay, hay áp đặt hạn ngạch (quota) nhập khẩu hàng Mỹ.
Cuộc
chiến thương mại này đã làm chao đảo nền kinh tế thế giới, các hoạt
động trao đổi thương mại sụt giảm đến hơn 40%. Tuy nhiên, ông Eric
Monnet, kinh tế gia, giáo sư sử học tại EHESS, và trường Kinh tế Paris,
trên trang Economie Alternative, trích dẫn một nghiên cứu xa xưa do
BarryEichengreen và Douglas A. Irwin thực hiện, nêu lên một chi tiết thú
vị là cuộc chiến bảo hộ này không chỉ đáp trả Mỹ mà còn thúc đẩy các
nước đi theo con đường bảo hộ giống như Mỹ.
Chỉ có điều, như ghi
nhận từ Bertrand Blancheton, chuyên gia về lịch sử kinh tế thế giới, đại
học Bordeaux, khi trả lời kênh truyền hình France 24, trong cuộc đọ sức
này, và với việc bùng phát cơn sốt bảo hộ, tất cả các bên đều bị thiệt
do tăng trưởng thế giới bị chững lại : « Chính quyền Hoover nghĩ
rằng các nước khác sẽ không phản ứng, nhưng họ đã có những hành động trả
đũa thương mại. Cuộc chiến thương mại thực sự này đã dẫn đến tình trạng
gần như tự cung tự cấp cho đến khi Đệ Nhị Thế Chiến nổ ra. »
Đạo luật Smoot-Hawley, một « đạo luật kinh tế ngu xuẩn
», theo như chỉ trích từ Henry Ford, nhà sáng lập thương hiệu ô tô nổi
tiếng tại Mỹ, đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 1929 thêm trầm
trọng. Chính sách bảo hộ này của Mỹ được cho là một trong những tác nhân
chính gây ra cuộc Đại Suy Thoái, góp phần thúc đẩy một cuộc suy thoái
mới le lói xuất hiện thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, kéo dài hàng
thập kỷ.
Trump Act và sự tương đồng với các chính sách cuối thế kỷ XIX
Theo giải thích của nhà sử học Jean-Baptiste Velut, trường đại học Sorbonne Nouvelle ,với trang HuffingtonPost, « đạo
luật này đã có những tác động tàn phá. Bởi vì, thông qua các tác động
gián tiếp, nhiều cường quốc khác, đến phiên họ, đã khép cửa thị trường
của mình. Và dần dần từng chút một, kinh tế và thương mại thế giới đã bị
mất đến 2/3 giá trị của mình ».
Một số sử gia thậm chí còn tin rằng, « Smoot – Hawley Tariff Act
» đã góp sức cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa Đức Quốc xã, dẫn đến Đệ Nhị
Thế Chiến. Tuy nhiên, nhà sử học Jean-Baptiste Velut, trên đài France
Culture, cho rằng đây vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi:
« Một
số nghiên cứu cho thấy rằng về cơ bản, khủng hoảng tài chính là gốc rễ
của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới. Nhiều nghiên cứu khác quả
thực chỉ ra rằng thuế quan rất cao đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về
khủng hoảng. Điều thú vị là đạo luật Smoot – Hawley đã trở thành một
dạng tội đồ trong lịch sử kinh tế nước Mỹ và dưới góc độ biểu tượng, đạo
luật này đã ám ảnh các cuộc tranh luận về tự do mậu dịch và nền ngoại
giao Mỹ. »
Dù vậy, sử gia về kinh tế Mỹ, Bertrand Blancheton,
trả lời France 24, cũng tỏ ra cẩn trọng khi so sánh những gì diễn ra
năm 1930 với tình hình hiện nay.
« Tốt hơn là nên so sánh
những gì chúng ta đang trải qua hiện nay với cuối thế kỷ XIX, từ năm
1880 đến năm 1914. Vào thời kỳ đó, Mỹ có những chính sách thương mại rất
tinh vi và phân biệt đối xử. Ý tưởng là nhắm vào một quốc gia, sản phẩm
cụ thể và đàm phán. Trong lịch sử kinh tế đương đại, kể từ cuộc cách
mạng công nghiệp, có những thời điểm mà người ta tự do hóa và lúc khác
họ siết chặt chính sách thương mại bằng cách tái lập thuế hải quan. Nhìn
chung, đó là những kỳ kéo dài trong khoảng từ 30 đến 40 năm mỗi lần như
thế. »
Trump có sẽ cùng cảnh ngộ như Hoover ?
Các mức thuế quan mới mà Donald Trump đưa ra, được cho là sẽ mở ra một « thời kỳ hoàng kim
» cho nước Mỹ, nhưng lại có nguy cơ khiến các hộ gia đình Mỹ sẽ phải
trả giá đắt. Một thăm dò do hãng tin Anh Reuters/Ipsos thực hiện cho
thấy, 70% số người Mỹ được hỏi nghĩ rằng tăng thuế hải quan sẽ dẫn đến
tăng giá thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng hiện nay.
Trong những năm
1930, tổng thống Hoover đã phải trả giá cho chính sách thuế quan. Trong
cuộc bầu cử tổng thống năm 1932, vì không thể hóa giải được những tác
động của cuộc khủng hoảng, tổng thống Cộng Hòa đã bị ứng viên Dân chủ
Franklin D. Roosevelt đánh bại nặng nề.
Chỉ còn 18 tháng nữa là
đến kỳ bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng Hòa cũng phần nào lo lắng vì đảng này
chiếm đa số sít sao ở Thượng Viện và Hạ Viện. Vào lúc thị trường chứng
khoán Mỹ và thế giới hoảng loạn, tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn kiên
định lập trường, không thay đổi chính sách thuế quan nặng nề.
Thứ
Tư 02/04, khi thông báo áp mức thuế mới chống lại nhiều nước, Donald
Trump đã tuyên bố rằng Đại Khủng Hoảng những năm 1930 có lẽ sẽ không xảy
ra nếu như việc áp thuế quan vẫn được tiếp tục. « Vào năm 1929, mọi
việc đã kết thúc đột ngột cùng với cuộc Đại suy Thoái, và điều đó có lẽ
sẽ không bao giờ diễn ra nếu như họ vẫn trung thành với chính sách thuế
quan, lịch sử đã có thể rất khác ! »
Hơn 90 năm sau ngày ban hành luật Smoot – Hawley, liệu rằng lịch sử có sẽ tái diễn ?
**********
Thấy gì khi ông Trương Hòa Bình bị cách tất cả chức vụ?
8–10 minutes
Nguồn hình ảnh, BBC/GettyImages
Ông
Trương Hòa Bình, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó Thủ tướng Thường
trực, đã bị Trung ương Đảng cách tất cả chức vụ trong Đảng trong kỳ họp
Trung ương lần 11. Điều này cho thấy Đảng đang mạnh tay hơn trong việc
xử lý cựu cán bộ vi phạm.
Trước đó ngày 4/4, truyền
thông Việt Nam đưa tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật
ông Trương Hòa Bình, và ngay buổi chiều cùng ngày, Bộ Chính trị đã quyết
định mức kỷ luật sẽ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét.
Theo
Bộ Chính trị, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, phó bí
thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã vi
phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi
phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu
gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng và Nhà nước.
Điều đáng chú ý là chỉ mới vào tháng 12/2024, ông Bình đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo do một số vi phạm khi đương chức.
Dựa
vào thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và của Bộ Chính trị về
những vi phạm của ông Bình, cùng với mức kỷ luật cách chức, có thể nhận
thấy rằng dù cùng các vi phạm cũ nhưng tính chất đã được xác định ở một
mức độ cao hơn.
Từ 'nghiêm trọng' đến 'rất nghiêm trọng'
Ở
lần kỷ luật vào tháng 12/2024, Bộ Chính trị cho biết ông Trương Hòa
Bình, trong thời gian tại chức, cũng với những lý do như lần này, nhưng
vi phạm của ông Bình được Bộ Chính trị đánh giá là "gây hậu quả nghiêm
trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước".
Với những điều đó, ông này đã phải chịu mức kỷ luật cảnh cáo thời điểm đó.
Cảnh
cáo, và mức nhẹ hơn là khiển trách, thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị,
trong khi quyền kỷ luật ở các mức cao hơn là cách chức và khai trừ với
các cán bộ cấp cao như ông Trương Hòa Bình thuộc về Ban chấp hành trung
ương.
Lần này, cũng những vi phạm cũ, nhưng đã được xác
định ở một mức độ cao hơn khi Bộ Chính trị nhận thấy vi phạm của ông
Bình "gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng và Nhà nước".
Từ "gây hậu quả nghiêm trọng" đến "gây hậu quả rất nghiêm trọng" đã dẫn đến sự khác biệt trong mức kỷ luật.
Hệ quả là ông Trương Hòa Bình chịu mức kỷ luật cách chức, cao hơn nhiều so với cảnh cáo.
Nguồn hình ảnh, BBC/GettyImages
Vì sao phải cách chức người không còn chức vụ?
Ủy
viên Bộ Chính trị là một chức danh cán bộ cấp cao trong hệ thống của
Đảng, do Ban chấp hành Trung ương bầu ra. Đây là những người nắm giữ các
chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính quyền như Đảng, Nhà nước, Chính
phủ và Quốc hội.
Ông Trương Hòa Bình, trong thời gian
giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, cũng là người giữ vai trò phó thủ tướng
thường trực của chính phủ.
Dù đã về hưu nhưng ông Trương Hòa Bình vẫn thuộc diện cán bộ do Bộ Chính trị quản lý.
Một
khi các chức vụ trong Đảng không còn nữa đồng nghĩa các chức vụ trong
chính quyền của ông như chức phó thủ tướng cũng sẽ bị xóa tư cách.
Điều này được thấy rất rõ trong trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương hai nhiệm kỳ 2007-2011 và 2011-2016.
Ông
Hoàng, vào năm 2016, sau khi đã về hưu, đã bị Đảng cách chức nguyên bí
thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016.
Sau kỷ luật của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã ra nghị quyết xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Công thương của ông này.
Tiếp đến, Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định kỷ luật với mức tương tự: xóa tư cách bộ trưởng.
Việc
kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, người sau đó đã phải ra tòa, lãnh án tù, và
bị khai trừ ra khỏi Đảng, đã mở ra một tiền lệ mới cho việc kỷ luật các
quan chức đã về hưu.
Việc Đảng kỷ luật ông Trương Hòa
Bình lần này khiến công chúng nhớ lại hình ảnh của ông Lê Thanh Hải, cựu
Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy TP HCM.
Ông Lê Thanh Hải là người giữ chức bí thư thành ủy TP HCM hai nhiệm kỳ gồm 2005-2010 và 2010-2015.
Vào
năm 2020, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hải đã bị Ban chấp hành
Trung ương kỷ luật với hình thức cách chức bí thư Thành ủy TP HCM giai
đoạn 2010-2015 vì liên quan đến các sai phạm ở Thủ Thiêm.
Đến
tháng 5/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhận định ông Hải đã có
các vi phạm "rất nghiêm trọng" liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát
cũng như các dự án của AIC nên đề nghị kỷ luật.
Bộ Chính trị lúc bấy giờ đã quyết định đưa ra Ban chấp hành Trung ương kỷ luật ông Hải.
Hai
ngày sau, Trung ương Đảng đã cách toàn bộ các chức vụ trong đảng của
ông này, đồng nghĩa với việc ông Hải trở thành một đảng viên bình
thường.
Với ông Trương Hòa Bình, khi bị cách tất cả chức
vụ trong Đảng, ông sẽ không còn là ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư Ban
cán sự Đảng, chức vụ mà ông nắm giữ thời làm phó thủ tướng từ năm 2016
đến 2021.
Việc cách các chức vụ trong Đảng đồng nghĩa
với việc các chế độ dành cho cán bộ cấp cao sau khi về hưu như bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cũng sẽ không còn nữa.
Chính phủ 'kiến tạo' đầy sóng gió của ông Phúc
Chiến
dịch phòng, chống tham nhũng - thường được gọi là "đốt lò" - do Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng vẫn được tiếp tục dưới thời Tổng Bí thư
Tô Lâm.
Với việc bị cảnh cáo trước đây, và cách chức
lần này, ông Trương Hòa Bình là người cuối cùng còn sót lại trong bộ máy
lãnh đạo chính phủ dưới thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng chính
thức bị kỷ luật.
Và trong dàn lãnh đạo chính phủ đó, ông Bình là người cho đến nay chịu mức kỷ luật cao nhất.
Khi
nhậm chức thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021, chính phủ của ông Nguyễn Xuân
Phúc ra mắt toàn dân với năm phó thủ tướng gồm các ông Trương Hòa Bình,
Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam và Trịnh Đình Dũng.
Đến nhiệm kỳ 2021-2026, có hai người về hưu và bốn người khác tiếp tục ở các cương vị khác nhau.
Ông
Nguyễn Xuân Phúc rời ghế thủ tướng để lên làm chủ tịch nước. Tuy nhiên,
đầu năm 2023, ông đã bị phế truất khỏi chức vụ này vì những vi phạm từ
thời làm thủ tướng.
Ông Vương Đình Huệ cũng thăng lên
hàng tứ trụ khi giữ chức chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, nhưng
cũng đã bị Đảng "cho thôi" khi chưa hết nhiệm kỳ hồi tháng 4/2024.
Trong khi đó, ông Trịnh Đình Dũng dù đã về hưu từ năm 2021 nhưng đến đầu năm 2024 vẫn bị Bộ Chính trị kỷ luật "khiển trách".
Ông Vũ Đức Đam, người tiếp tục giữ chức phó thủ tướng nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, đã bị Đảng cho về nghỉ hưu vào tháng 12/2022.
Cùng
số phận với ông Đam trong dịp này là ông Phạm Bình Minh, người đã được
bầu làm ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 và giữ chức phó thủ tướng thường
trực trong chính phủ của ông Phạm Minh Chính.
Như vậy, trong dàn lãnh đạo chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc lúc bấy giờ chỉ còn mỗi ông Trương Hòa Bình vẫn an toàn.
Đó là thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức tổng bí thư.
Tháng
7/2024, ông Nguyễn Phú Trọng mất. Ông Tô Lâm được bầu làm người kế
nhiệm, trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng vào ngày 3/8/2024.
Chiến
dịch chống tham nhũng lúc này vẫn được duy trì, dù bản thân từ "đốt lò"
không còn được nhắc nữa, và ghi đậm dấu ấn của ông Tô Lâm bằng việc kỷ
luật các đảng viên cấp cao nhất.
Ngày 21/11/2024, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, lúc này đã về hưu.
Đến ngày 13/12/2024, Bộ Chính trị đã cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc khi không còn giữ chức Chủ tịch nước nữa.
Cùng ngày với ông Phúc, ông Trương Hòa Bình nhận quyết định cảnh cáo.
Như
vậy, toàn bộ dàn lãnh đạo chính phủ thời kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc, từ
thủ tướng đến các phó thủ tướng, đã không còn ai "hạ cánh an toàn".
Nhà thơ Trương Hòa Bình
Ông
Trương Hòa Bình sinh năm 1955 tại tỉnh Long An. Theo thông tin từ trang
Chinhphu.vn, ông là ủy viên Trung ương Đảng các khóa 10, 11, 12 và ủy
viên Bộ Chính trị khóa 12. Đồng thời, ông cũng là đại biểu Quốc hội
trong 5 nhiệm kỳ liên tiếp, từ khóa 10 đến khóa 14.
Trong
quá trình công tác, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo quan
trọng, trong đó có vai trò phó bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ và phó
thủ tướng thường trực Chính phủ từ năm 2016.
Đến tháng
7/2021, ông chính thức thôi giữ chức phó thủ tướng thường trực và nghỉ
hưu, sau khi bàn giao công việc cho ông Phạm Bình Minh.
Ông còn được biết đến là tác giả của hai tập thơ gồm Tiếng vọng hồn sông núi (2021) và Về với quê hương (2024), được giới truyền thông Việt Nam đánh giá là "dung dị và lãng mạn".
Khi
về hưu, hình ảnh của ông vẫn thường xuất hiện trên truyền thông trong
các sự kiện văn hóa, chính trị và được giới thiệu là "nguyên ủy viên Bộ
Chính trị, nguyên phó thủ tướng thường trực".
Tuy nhiên, với mức kỷ luật mới này, ông hẵn sẽ ít xuất hiện trước công chúng hơn.
(Yonhap) - Chính phủ Hàn Quốc tìm cách mở rộng hợp tác an ninh năng lượng với Washington, đặc
biệt là trong các lĩnh vực điện hạt nhân và khí tự nhiên hóa lỏng
(LNG). Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc hôm nay, 10/04/2025, đã đưa ra lời kêu gọi
đề xuất nghiên cứu khoa học, lưu ý tầm quan trọng của việc hợp tác với
các đồng minh đáng tin cậy trong lĩnh vực an ninh năng lượng, chẳng hạn
như Hoa Kỳ. Seoul cũng đang tìm kiếm sự hợp tác về hạt nhân, đặc biệt là
liên quan đến các lò phản ứng mô-đun nhỏ (SMR) và tăng cường hợp tác
trong việc cung cấp các khoáng sản quý hiếm, thực chất là nhằm tìm cách
hợp tác với Hoa Kỳ phát triển đường ống dẫn khí đốt lớn ở Alaska và nhập
khẩu khí hóa lỏng LNG của Mỹ.
(Reuters) – Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu tăng cường hợp tác kinh tế để đối phó với thuế quan Mỹ. Bộ
Thương Mại Trung Quốc hôm nay, 10/04/2025 thông báo bộ trưởng Vương Văn
Đào đã có cuộc trao đổi trực tuyến với Ủy viên Thương mại Châu Âu Maros
Sefcovic để bàn về việc khôi phục các cuộc thảo luận thương mại và đàm
phán về giá của ô tô điện (VE). Ông Vương cũng cho biết Bắc Kinh sẵn
sàng tăng cường hợp tác thương mại, đầu tư và công nghiệp với Liên Âu và
kêu gọi duy trì hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc.
(AFP) - Tổng thống Estonia ban bố luật hạn chế quyền bầu cử của người Nga. Tổng
thống Alar Karis hôm 09/04/2025 ký ban hành luật sửa đổi Hiến pháp để
cấm thường trú nhân từ những nước ngoài Liên Âu tham gia các kỳ bầu cử ở
địa phương tại Estonia. Biện pháp này được xem là nhắm chủ yếu vào công
dân gốc Nga, sẽ liên quan đến 80.000 người Nga, trong đó có hơn 65.000
người trong độ tuổi đi bầu. Estonia hiện có 1,3 triệu dân, trong đó có
973.000 người trong độ tuổi bầu cử. Tại Estonia, các thường trú nhân là
người nước ngoài có quyền bỏ phiếu trong các kỳ bầu cử địa phương, nhưng
không được phép tham gia bầu Quốc Hội.
(AFP) – Estonia thông qua đạo luật tăng cường an ninh hàng hải trước mối đe dọa từ Nga. Đạo
luật được Quốc Hội Estonia thông qua hôm qua, 09/04/2025, sau khi các
dây cáp nối Phần Lan và Estonia bị hư hại vào năm 2024, nghi là do tàu
chở dầu có liên quan đến Nga. Căng thẳng ở biển Baltic đã gia tăng đáng
kể từ khi Nga xua quân xâm lược Ukraina vào năm 2022, trong khi Estonia,
thành viên của Liên Âu và NATO, hỗ trợ mạnh mẽ Ukraina.
(RFI) – Đức : Đạt thỏa thuận thành lập chính phủ mới. Liên
đảng bảo thủ CDU-CSU dưới sự lãnh đạo của Friedrich Merz hôm qua,
09/04/2025, đã đạt được thỏa thuận liên minh với đảng Dân chủ xã hội
SPD. Tân chính phủ dự định khôi phục nền kinh tế, củng cố quốc phòng
châu Âu và chống lại những thế lực cực hữu. Một kế hoạch đầu tư lớn đã
được thông qua để hiện đại hóa đất nước, cùng với việc nới lỏng các quy
định về nợ công để tài trợ cho các chi tiêu quân sự.
(AFP) - Panama phản đối việc Mỹ đưa quân đến trú đóng trở lại. Bộ
trưởng Quốc phòng Panama hôm qua 09/04/2025 bác bỏ đề xuất của đồng
nhiệm Pete Hegseth về việc Mỹ đặt trở lại căn cứ quân sự hay cơ sở quốc
phòng tại Panama để « bảo đảm an ninh » cho kênh đào Panama.Về
việc cho tàu quân sự Mỹ được « ưu tiên » đi « miễn phí » qua kênh đào
Panama, chính phủ Panama hôm qua thông báo đôi bên đã ký thỏa thuận nhằm
tìm giải pháp phù hợp. Từ khi trở lại Nhà Trắng, tổng thống Mỹ nhiều
lần đe dọa giành lại quyền kiểm soát kênh đào Panama, kể cả bằng vũ lực,
để tránh nguy cơ kênh đào rơi vào vòng kiểm soát của Trung Quốc.
(AFP) – Sập mái hộp đêm tại Cộng hòa Dominica khiến 218 người chết, theo số liệu mới nhất. Lực
lượng cứu hộ gần như đã từ bỏ hy vọng tìm kiếm những nạn nhân còn sống
sót sau vụ sập mái của hộp đêm Jet Set hôm 08/04/2025 khiến 184 người
thiệt mạng ở Santo Domingo. Nguyên nhân của vụ tai nạn vẫn chưa được làm
rõ. Nhiều gia đình vẫn đang ngóng chờ tin tức về người thân, trong khi
một số người đã mất nhiều thành viên trong gia đình trong thảm kịch này.
Chính quyền thông báo sẽ mở cuộc điều tra ngay khi việc tìm kiếm hoàn
tất.
(AFP) – Công bố phim tranh giải Liên hoan Điện ảnhCannes thứ 78. Danh
sách các phim tham gia liên hoan phim, diễn ra từ 13 đến 24/05/2025, đã
được công bố hôm nay 10/04/2025. Trong danh sách các phim được tuyển
chọn tranh giải có The Way of The Wind của đạo diễn Terrence Malick hay
The Phoenician Scheme của đạo diễn Wes Anderson. Liên hoan lần này cũng
đánh dấu việc các nữ diễn viên Kristen Stewart và Scarlett Johansson thử
sức với vai trò đạo diễn. Ari Aster, bậc thầy của thể loại kinh dị,
cũng có thể gây bất ngờ với bộ phim Eddington có sự tham gia của hai
ngôi sao từng đoạt giải Oscar là Joaquin Phoenix và Emma Stone.
(AFP)
- Pháp : Ô nhiễm không khí ở Paris và cùng phụ cận giảm 50% so với cách
nay 20 năm, nhưng vẫn ở mức gây hại cho sức khỏe người dân. Airparif,
cơ quan giám sát chất lượng không khí tại vùng Paris hôm 09/04/2025
thông báo là trong năm 2024 chỉ có 3 đợt ô nhiễm, với số ngày ô nhiễm ít
nhất từng được ghi nhận. Số người chết sớm vì ô nhiễm không khí cũng
giảm, từ 10.000 người năm 2010 xuống còn 6.200 người trong năm 2019.
Chất lượng không khí được cải thiện chủ yếu nhờ các quy định và chính
sách công về giảm phát thải chất gây ô nhiễm không khí, nhất là liên
quan đến giao thông công cộng, hệ thống sưởi ấm và các hoạt động công
nghiệp.
(AFP) - Nhu cầu tiêu thụ điện của các trung tâm dữ liệu đến năm 2030 sẽ tăng hơn gấp đôi, chủ yếu do AI. Theo
báo cáo Cơ quan Năng Lượng Quốc tế AIE công bố hôm nay 10/04/2025, điều
này sẽ đặt ra cho thế giới một thách thức về an ninh năng lượng và làm
gia tăng phát thải khí CO2. Thách thức đầu tiên là phải tìm được nguồn
điện dồi dào với giá phải chăng. Năm 2024, các trung tâm dữ liệu chiếm
1,5% tổng điện tiêu thụ của toàn thế giới. Con số này đã tăng 12% trong
vòng 5 năm. Hiện tại, lượng điện các trung tâm dữ liệu tại Mỹ, châu Âu
và Trung Quốc chiếm tới 85% tổng số trên thế giới.
(AFP) - « Bạo lực gia đình về kinh tế » : Thẩm kế viện Thụy Điển cho rằng chính phủ cần cải thiện việc bảo vệ nạn nhân. Dù
chưa có định nghĩa chính thức về bạo lực kinh tế trong gia đình, nhưng
báo cáo của Thẩm kế viện Thụy Điển hôm nay 10/04/2025 nhấn mạnh đây là
hình thức bạo lực dùng tiền bạc để thiết lập quyền lực và kiểm soát
người bạn đời, ví dụ cấm mở tài khoản ngân hàng, giới hạn tiền tiêu vặt,
sử dụng tài sản của bạn đời để phục vụ lợi ích của bản thân, lấy danh
nghĩa bạn đời để vay nợ, gây áp lực khi làm thủ tục ly dị bằng cách trì
hoãn việc trả tiền cấp dưỡng nuôi con.
***********
Nhà Trắng nói thuế quan đối với Trung Quốc là 145% chứ không phải 125%
TRẦN PHƯƠNG
Nhà
Trắng cho biết sau sắc lệnh tăng thuế với Trung Quốc mới nhất lên 125%
cộng với mức 20% trước đó, thuế quan lên hàng hóa của Bắc Kinh hiện tại
là 145%.
Nhà
Trắng cho biết mức thuế 125% mới nhất của ông Trump đối với hàng hóa
Trung Quốc sẽ cộng thêm khoản thuế 20% trước đó - Ảnh: REUTERS
Ngày 10-4, giờ Việt Nam, Nhà Trắng xác nhận mức thuế cuối cùng đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc sau đợt tăng mới nhất.
Trước
đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 9-4 đã ký sắc lệnh hành pháp tăng
thuế quan đối với hàng Trung Quốc tên 125% từ mức trước đó là 84%.
Mức
thuế này sẽ cộng thêm khoản thuế 20% mà Mỹ đã áp lên hàng hóa Trung
Quốc từ trước liên quan đến vấn đề buôn lậu thuốc giảm đau gây nghiện
fentanyl.
Như vậy, thuế quan của Mỹ đối với Trung Quốc hiện tổng cộng là 145% sau đợt tăng mới nhất, Nhà Trắng xác nhận với Đài CNBC.
Đến
nay, thương chiến vẫn căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, nền kinh tế số 2
thế giới và là nhà cung cấp hàng nhập khẩu lớn thứ hai của Mỹ.
Sau
đợt tăng thuế mới nhất của Washington, Bắc Kinh đã áp thuế 84% đối với
hàng nhập khẩu của Mỹ vào ngày 9-4 và tuyên bố quyết đáp trả đến cùng.
Trong khi đó, ngày 9-4, ông Trump bất ngờ tạm dừng hầu hết các mức thuế
đối với châu Âu và hàng chục đối tác thương mại.
Ngay lập tức,
các chỉ số chứng khoán tại Mỹ tăng vọt và thị trường châu Á, châu Âu
cũng khởi sắc sau đó. Trước đó, sự biến động đã thổi bay hàng ngàn tỉ
USD khỏi thị trường chứng khoán.
Ngày 10-4, Chủ tịch Ủy ban châu
Âu, bà Ursula von der Leyen, nói rằng Liên minh châu Âu (EU) sẽ tạm dừng
kế hoạch đáp trả thuế quan của Mỹ và muốn có cơ hội đàm phán với
Washington.
"Mặc dù EU đã thông qua các biện pháp đối phó và nhận
được sự ủng hộ rộng rãi của các nước thành viên, song khối sẽ tạm hoãn
thực thi trong 90 ngày", bà cho biết.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng
Kevin Hassett nói Washington đang cân nhắc các đề xuất từ hơn một chục
quốc gia về các thỏa thuận thuế quan và sắp đạt được thỏa thuận với một
số quốc gia trong số đó.
Dự kiến, các quan chức chính sách thương
mại Mỹ sẽ họp tại Nhà Trắng trong ngày 10-4, giờ địa phương, để sắp xếp
ưu tiên cho các cuộc đàm phán.
**********
Khác biệt trong cách nhìn của Mỹ - Trung về cuộc chiến thuế
Trong
khi ông Trump cho rằng áp thuế là một cách gây sức ép để Trung Quốc đàm
phán, Bắc Kinh nhận định đó là hành vi "bắt nạt" không thể nhân nhượng.
Cuộc
chiến thuế quan được cho là mang tính lịch sử và có khả năng định hình
lại cán cân thương mại thế giới do Tổng thống Mỹ Donald Trump phát động
giờ đây chỉ còn tập trung vào một mục tiêu duy nhất: Trung Quốc.
Mức
độ leo thang trong cuộc chiến thuế giữa Mỹ với Trung Quốc khiến cả thế
giới choáng váng. Chỉ trong một tuần, thuế quan của Mỹ đối với hàng nhập
khẩu Trung Quốc đã tăng từ 54% lên 104% và hiện là 125%. Đáp lại, Trung
Quốc cũng tăng thêm thuế với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ lên 84%.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: AFP
Hôm
9/3, ông Trump tuyên bố hoãn áp thuế đối ứng trong 90 ngày với tất cả
các đối tác, trừ Trung Quốc, làm nóng hơn nữa cuộc đối đầu không chỉ gây
đau đớn cho cả hai nền kinh tế vốn gắn bó mật thiết, mà còn làm trầm
trọng thêm cuộc cạnh tranh chiến lược giữa hai siêu cường.
"Đây có
lẽ là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy xu hướng tách rời hoàn toàn giữa
hai nước", Nick Marro, chuyên gia kinh tế phụ trách khu vực châu Á tại
tổ chức tư vấn Economist Intelligence Unit, trụ sở tại Anh, nhận xét.
Lý
do khiến Tổng thống Trump không hoãn áp thuế lên Trung Quốc dường như
xuất phát từ việc Bắc Kinh đã nhanh chóng đáp trả đòn thuế của ông một
cách không khoan nhượng.
"Họ muốn đạt được một thỏa thuận nhưng không biết phải thực hiện như thế nào", ông nói với báo giới hôm 9/4.
Nhưng
góc nhìn từ các lãnh đạo Trung Quốc có vẻ hoàn toàn khác so với ông chủ
Nhà Trắng. Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 10/4 khẳng định nước này không
muốn đối đầu với Mỹ, nhưng sẽ không sợ hãi nếu Mỹ tiếp tục đe dọa áp
thuế, thêm rằng "cách hành xử của Mỹ không được mọi người ủng hộ và sẽ
thất bại".
Bộ Thương mại Trung Quốc tuyên bố nước này cởi mở trong
việc đàm phán với Mỹ, nhưng phải trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn
nhau, nhấn mạnh "việc gây sức ép, đe dọa, bắt nạt" không phải là cách
hành xử đúng với Trung Quốc.
Theo giới chuyên gia, những phát biểu
trên cho thấy Trung Quốc tin rằng nhún nhường, nhượng bộ không phải lựa
chọn trước cái mà họ coi là hành vi "bắt nạt đơn phương" của Mỹ.
Lập
trường không khuất phục của chính phủ Trung Quốc được tiếp sức từ quan
điểm ủng hộ của người dân nước này. Trả lời phỏng vấn của AFP,
nhiều người Trung Quốc tuyên bố họ sẵn sàng từ bỏ hàng Mỹ, kể cả những
sản phẩm họ đã quen dùng, để chuyển sang sử dụng hàng nội địa.
"Tôi
thực sự sợ thuế quan sẽ dẫn tới thương chiến khốc liệt. Điều đó không
tốt cho tất cả mọi người", Sun Fanxi, kỹ sư công nghệ 27 tuổi ở Bắc
Kinh, nói, nhưng thêm rằng dù bất kỳ chuyện gì xảy ra, cô hoàn toàn ủng
hộ các quyết định mà chính phủ Trung Quốc đưa ra. "Nếu đất nước muốn
chúng tôi làm điều gì đó, hãy làm như vậy".
Đây được coi là một
phần chiến lược mà Bắc Kinh đã chuẩn bị kể từ khi ông Trump rời nhiệm sở
cách đây hơn 4 năm, sau khi hứng chịu thương chiến lần thứ nhất dưới
nhiệm kỳ của ông.
Bắc Kinh từ lâu nhấn mạnh rằng họ muốn đàm phán
thay vì đối đầu và việc Tổng thống Trump leo thang nhanh chóng đòn thuế
chỉ càng củng cố niềm tin rằng Mỹ mới là bên đẩy vấn đề đi xa.
Giới
chuyên gia nhận định giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ cũng muốn tận dụng
cơ hội này để củng cố vị thế và hình ảnh đất nước trên trường quốc tế,
truyền đi thông điệp rằng Bắc Kinh hoàn toàn không lép vế trước
Washington và luôn ủng hộ thương mại tự do, trái ngược với chủ nghĩa bảo
hộ.
"Trung Quốc lâu nay đã nhận thức rõ rằng họ sẽ phải bước vào
giai đoạn đối đầu kéo dài với Mỹ, rằng Trung Quốc cần chuẩn bị cho điều
đó và họ thực sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng", Jacob Gunter, nhà phân tích
kinh tế hàng đầu tại tổ chức tư vấn MERICS, trụ sở tại Berlin, Đức, nhận
xét. "Trung Quốc đã chấp nhận lời thách đấu và họ sẵn sàng chiến đấu".
Suốt
nhiều thập kỷ, Trung Quốc đã là công xưởng của thế giới, nơi các chuỗi
sản xuất ngày càng được tự động hóa, có khả năng cho ra đời mọi thứ, từ
hàng gia dụng, giày dép đến đồ điện tử, nguyên liệu thô cho xây dựng,
thiết bị công nghệ cao hay tấm pin mặt trời.
Các nhà máy Trung
Quốc giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng Mỹ cũng như toàn cầu bằng
những sản phẩm giá cả phải chăng, song lại gây ra thâm hụt thương mại
rất lớn. Thực tế trên khiến không ít người, trong đó có cả Tổng thống
Trump, cảm thấy rằng toàn cầu hóa đã đánh cắp ngành sản xuất và việc làm
khỏi Mỹ.
Theo một số ước tính, việc ông Trump tăng thuế lên tới
hơn 125% có thể làm giảm hơn 50% lượng xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ
trong những năm tới.
Nhưng Mỹ sẽ không thể từ bỏ nhiều hàng hóa
Trung Quốc trong một sớm một chiều. Điều này có thể đẩy giá tiêu dùng ở
Mỹ lên cao, với thời gian tính bằng năm, trước khi các nhà máy thay thế
đi vào hoạt động, qua đó làm tăng thêm khoảng 860 tỷ USD tiền thuế cho
người dân Mỹ, theo các nhà phân tích từ JP Morgan.
Tại Trung Quốc,
nhiều nhà cung cấp có thể chứng kiến mức lợi nhuận vốn đã mong manh của
mình bị xóa bỏ hoàn toàn khi làn sóng thành lập nhà máy mới ở các quốc
gia khác bắt đầu.
Victor Shih, giám đốc Trung tâm Trung Quốc Thế
kỷ 21 thuộc Đại học California San Diego, cảnh báo nếu cuộc chiến thuế
quan ở quy mô này kéo dài, nhiều người Trung Quốc có thể thất nghiệp và
các công ty phá sản. Trong khi đó, hàng xuất khẩu từ Mỹ sang Trung Quốc
có thể "chạm mức không".
"Nhưng Trung Quốc có khả năng kháng cự
tốt hơn nhiều so với những gì các chính trị gia Mỹ nghĩ", ông nói, thêm
rằng giới lãnh đạo Trung Quốc còn không phải chịu tác động từ các cuộc
thăm dò tín nhiệm hay phản ứng gần như ngay tức thì từ cử tri giống như
Mỹ.
Mặt khác, Bắc Kinh cũng tin rằng họ có thể vượt qua cơn bão.
"Để
đáp trả thuế quan của Mỹ, chúng ta đã chuẩn bị và có chiến lược của
mình. Chúng ta đã đối đầu với Mỹ trong một cuộc chiến thương mại suốt 8
năm qua, tích lũy đủ kinh nghiệm cho cuộc chiến này", bài xã luận đăng
hôm 7/4 trên trang nhất tờ People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhấn mạnh.
Bài
viết cho hay Bắc Kinh có thể thúc đẩy "những nỗ lực phi thường" để tăng
tiêu dùng trong nước, đồng thời áp dụng các chính sách mới nhằm hỗ trợ
nền kinh tế. "Các kế hoạch ứng phó đã được chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ",
bài viết khẳng định.
Và dù không chắc chắn về mức độ leo thang
của các biện pháp thuế tiếp theo từ Mỹ, tâm lý của người dân Trung Quốc
có vẻ khá bình tĩnh.
"Kết quả cuối cùng phụ thuộc vào việc ai có
thể chịu đựng được một 'cuộc chiến kinh tế tiêu hao' kéo dài lâu hơn",
nhà kinh tế học Cai Tongjuan từ Đại học Nhân dân Trung Quốc viết hồi đầu
tuần. "Trung Quốc rõ ràng nắm giữ lợi thế lớn hơn về mặt sức bền chiến
lược".
Trung Quốc những tuần gần đây cũng nỗ lực đàm phán với các
quốc gia từ châu Âu đến Đông Nam Á nhằm mở rộng hợp tác thương mại, cố
gắng giành ủng hộ từ các đồng minh và đối tác của Mỹ trong lúc họ đang
tức giận vì đòn thuế.
Cuộc chiến thương mại với Mỹ trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump đã mang đến cho họ bài học quý giá, theo giới quan sát.
"Chính phủ Trung Quốc đã chuẩn bị cho ngày này trong ít nhất 6 năm, họ biết nó có thể lặp lại", Shih nói.
Công nhân sản xuất bóng rổ để xuất khẩu tại một nhà máy ở tỉnh Giang Tô, miền đông Trung Quốc, hồi tháng ba. Ảnh: AFP
Các
chuyên gia đánh giá Trung Quốc hiện có vị thế tốt hơn nhiều để vượt qua
cuộc chiến thương mại so với năm 2018. Họ đã mở rộng giao thương với
các khu vực khác trên thế giới, giảm tỷ trọng xuất khẩu sang Mỹ từ
khoảng 20% tổng kim ngạch xuống dưới 15%.
Các nhà sản xuất của Trung Quốc cũng mở nhà máy tại nhiều quốc gia, một phần để tận dụng mức thuế thấp hơn của Mỹ.
Trung
Quốc còn xây dựng chuỗi cung ứng cho đất hiếm và các khoáng sản quan
trọng khác, nâng cấp công nghệ sản xuất bằng trí tuệ nhân tạo (AI) và
robot, đồng thời đầu tư mạnh tay cho năng lực công nghệ, trong đó có
năng lực sản xuất chất bán dẫn.
"Trung Quốc cũng có những điểm
yếu, nhưng trong một cuộc đối đầu toàn diện, những điểm yếu này hoàn
toàn kiểm soát được. Mỹ sẽ không thể đẩy nền kinh tế Trung Quốc xuống
vực thẳm", Scott Kennedy, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến
lược và Quốc tế, trụ sở tại Washington, nhận xét. "Mặc dù Washington
không muốn thừa nhận, Trung Quốc có lý của mình khi nói rằng Mỹ không
thể kìm hãm họ về kinh tế".
Vũ Hoàng (Theo CNN, AFP, Reuters)
***********
Mỹ xem xét đề xuất thỏa thuận từ 15 đối tác thương mại
Cố
vấn Nhà Trắng cho biết 15 đối tác thương mại đã đưa ra những đề xuất cụ
thể liên quan đến thuế quan và Mỹ đang nghiên cứu chúng.
Trả lời CNBC ngày
10/4, cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett tiết lộ "có nhiều thỏa
thuận đang sắp hoàn tất", nhưng không nêu con số cụ thể.
Trong
cuộc trao đổi với phóng viên tại Nhà Trắng sau đó, ông cho biết: "Đại
diện Thương mại thông báo với chúng tôi rằng khoảng 15 đối tác đã đưa ra
những đề xuất rõ ràng. Chúng tôi đang nghiên cứu, xem xét và quyết định
liệu chúng đã đủ tốt để trình lên Tổng thống hay chưa".
Theo ông
Hassett, các quan chức phụ trách chính sách thương mại trong chính quyền
Tổng thống Donald Trump sẽ họp trong ngày 10/4 để "đảm bảo các đối tác
quan trọng nhất đưa đề xuất đến vạch đích là những bên đầu tiên được
giải quyết". Ông dự đoán trong 3-4 tuần tới sẽ có nhiều diễn biến liên
quan thỏa thuận thương mại.
Giám đốc Hội đồng Kinh tế Quốc gia Kevin Hassett trả lời báo giới bên ngoài Nhà Trắng ngày 7/3. Ảnh: AFP
Tổng
thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 thông báo kế hoạch áp thuế 10% với toàn
bộ hàng nhập khẩu vào Mỹ từ ngày 5/4. Sau đó, kể từ ngày 9/4, hàng loạt
đối tác thương mại của Mỹ chịu mức thuế đối ứng cao hơn, lên tới 50%.
Nhiều bên đã nhanh chóng tìm cách tiếp cận chính quyền Trump để thương
lượng.
Ngày 9/4, khoảng nửa ngày sau khi chính sách có hiệu lực,
ông Trump thông báo hoãn tăng thuế đối ứng trong 90 ngày, giữ nguyên mức
thuế chung 10% với hầu hết nền kinh tế, riêng Trung Quốc phải chịu thuế
125%.
Ông Hassett nói mức thuế chung 10% khả năng cao được giữ
nguyên trong quá trình đàm phán với hầu hết các đối tác. "Cần phải có
một thỏa thuận đặc biệt nào đó để Tổng thống sẵn sàng hạ thuế thấp hơn
mức đó", ông Hassett cho biết, thêm rằng thời gian 90 ngày để thiết lập
những thỏa thuận như vậy là "rất khả thi".
Như Tâm (Theo Reuters, CNBC)
***********
Ông Zelensky: Ukraine sẵn sàng chi tiền mua vũ khí Mỹ
Tổng thống Ukraine Zelensky cho biết nước này sẵn sàng chi tiền để mua các loại khí tài mà Mỹ trước đây viện trợ miễn phí.
"Chúng
tôi không yêu cầu Mỹ cung cấp gói viện trợ mới miễn phí và sẽ coi đây
là sự đảm bảo an ninh", Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm 9/4
nói, đề cập đến phương án mua một gói viện trợ lớn từ Mỹ.
Theo
Tổng thống Ukraine, gói viện trợ bao gồm ít nhất 10 hệ thống phòng không
và "các khí tài khác mà chúng tôi đang rất cần". Ông thêm rằng nó có ý
nghĩa quan trọng với an ninh của Kiev, đặc biệt sau khi chiến sự kết
thúc.
"Nó mang tới bảo đảm an ninh rằng chúng tôi sẽ được các hệ
thống phòng không bảo vệ sau khi xung đột chấm dứt", Tổng thống Zelensky
cho hay.
Lãnh đạo Ukraine nói nước này đã chuẩn bị tìm kiếm nguồn
tài chính cần thiết nhằm mua gói viện trợ trên. "Chúng tôi có thể sử
dụng nhiều hình thức, công cụ khác nhau và sẵn sàng tìm 30, thậm chí 50
tỷ USD cho gói viện trợ đó", ông nói, song không nêu cụ thể.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phát biểu với báo giới tại Paris, Pháp hôm 28/3. Ảnh: AFP
Chính
quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump tới nay vẫn chưa công bố gói viện trợ
quân sự mới nào cho Ukraine, dù Washington vẫn tiếp tục chuyển cho Kiev
vũ khí và thiết bị theo các cam kết được đưa ra dưới thời cựu tổng thống
Joe Biden.
Tổng thống Trump gần đây gia tăng sức ép để buộc
Ukraine ký thỏa thuận khoáng sản với Mỹ. Ông coi thỏa thuận này là phần
đền bù cho Mỹ vì đã hỗ trợ Ukraine trong suốt xung đột, cũng như để đảm
bảo hỗ trợ của Washington với nước này trong tương lai.
Mỹ và
Ukraine ban đầu dự định ký thỏa thuận trên trong chuyến thăm Nhà Trắng
của ông Zelensky hôm 28/2, song kế hoạch đổ vỡ khi lãnh đạo hai nước
công khai đấu khẩu trong Phòng Bầu dục. Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Yuliia
Svyrydenko cho biết Ukraine tuần này sẽ cử nhóm công tác tới Mỹ để đàm
phán về dự thảo thỏa thuận khoáng sản mới.
Tư lệnh quân đội
Ukraine Oleksandr Syrsky hôm 9/4 cho biết viện trợ quân sự từ Mỹ đã giảm
và các nước châu Âu hiện là bên hỗ trợ chính cho Kiev.
Tính từ
khi chiến sự tại Ukraine bùng phát hồi cuối tháng 2/2022, Washington vẫn
là bên tài trợ số một cho Kiev về mặt quân sự. Theo số liệu của Viện
Kiel về Kinh tế Thế giới có trụ sở ở Đức, Mỹ đã cung cấp tổng cộng 119,8
tỷ USD cho Ukraine, bao gồm 67,1 tỷ USD về quân sự, 49 tỷ USD viện trợ
tài chính và 3,6 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo.
Macron : Pháp có thể công nhận Nhà nước Palestine vào tháng 06/2025
Phan Minh
2–3 minutes
Tổng
thống Emmanuel Macron hôm qua, 09/04/2025, tuyên bố Pháp có thể công
nhận Nhà nước Palestine vào tháng 06/2025 nhân hội nghị mà Pháp sẽ đồng
chủ trì với Ả Rập Xê Út tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
1 phút
Mục
tiêu của hội nghị là thúc đẩy Israel và Palestine công nhận lẫn nhau và
tiến tới việc thành lập một Nhà nước Palestine. Tổng thống Macron, được
AFP trích dẫn, cho rằng đây là bước quan trọng để tiến gần hơn đến "giải pháp hai Nhà nước",
giúp Palestine và Israel chung sống hòa bình. Điều này càng trở nên cấp
bách kể từ khi nổ ra xung đột ở dải Gaza vào tháng 10/2023, sau khi tổ
chức Hamas tấn công Israel.
Chủ nhân điện Elysée giải thích việc công nhận Nhà nước Palestine là "công bằng" và hành động này sẽ góp phần "thúc đẩy"
các quốc gia ủng hộ Palestine cũng công nhận Israel. Ông Macron nhấn
mạnh sáng kiến nói trên cũng nhằm gây áp lực với những quốc gia phủ nhận
sự tồn tại của Israel, như Iran, và "góp phần củng cố an ninh khu vực".
Pháp
không phải là nước đầu tiên công nhận Palestine. Hồi tháng 5, tháng
6/2024, một số quốc gia như Ireland, Na Uy, Tây Ban Nha và Slovenia đã
công nhận Nhà nước Palestine, nâng tổng số quốc gia công nhận lên gần
150.
Tuy nhiên, giải pháp hai Nhà nước vẫn luôn bị thủ tướng
Israel Benjamin Netanyahu bác bỏ. Ngoại trưởng Israel Gideon Saar cho
rằng việc Pháp đơn phương công nhận Nhà nước Palestine sẽ là một "phần thưởng cho khủng bố", đặc biệt là đối với Hamas, và điều này sẽ gây tổn hại cho hòa bình và an ninh trong khu vực.
*************
Thuế quan toàn cầu : Trump có làm tái hiện thảm họa kinh tế tương tự năm 1930 ? - Tạp chí tiêu điểm
Minh Anh
10–13 minutes
Ngày
02/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo áp hàng loạt mức thuế
cao nhắm vào hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ. Giới chuyên gia lo lắng biện
pháp bảo hộ mậu dịch này của ông Trump có nguy cơ dẫn đến suy thoái kinh
tế, giá cả tăng vọt, cũng như leo thang trả đũa lẫn nhau. Trong viễn
cảnh này, liệu tổng thống Trump có đang lặp lại sai lầm của năm 1930 :
Kinh tế Mỹ và thế giới suy sụp do đạo luật Smoot – Hawley gây ra ?
Donald Trump ngày 15/10/2024 phát biểu : « Đối
với tôi, từ ngữ hay nhất trong từ điển là thuế hải quan. Đó là những từ
ngữ tôi thích nhất. Thuế hải quan càng cao, chúng ta càng có nhiều cơ
may các doanh nghiệp đến lập cơ sở tại Mỹ để không phải bị trả thuế hải
quan. Còn có một lý thuyết khác cho rằng thuế hải quan càng cao, càng
khủng khiếp, càng tệ chừng nào, các doanh nghiệp càng đến lập cơ sở
nhanh chừng ấy. Khi tôi thông báo mức thuế hải quan là 10%, chỉ có 10%
thôi, con số này chiếm đến nhiều trăm triệu đô la. Tất cả những điều này
là nhằm giảm mức thâm hụt cán cân thương mại của Mỹ ! »
McKinley : Thần tượng của Donald Trump !
Tổng
thống Trump luôn tin rằng áp thuế hải quan có thể làm cho « Nước Mỹ
giàu có » trở lại. Niềm tin này được thể hiện rõ qua việc ông hay viện
dẫn William McKinley như một điển hình. Năm 1890, khi vẫn còn là dân
biểu Hạ Viện, William McKinley (trở thành tổng thống năm 1897) đã cho
thông qua đạo luật « McKinley Tariff Act » khắc nghiệt, áp thuế đến 50%
giá trị hàng hóa nhập khẩu.
Jean-Baptiste Velut, giáo sư trường
đại học Sorbonne Nouvelle, chuyên gia về lịch sử kinh tế - chính trị Mỹ,
trên đài phát thanh France Culture (28/01/2025), đưa ra hai luận điểm
giải thích vì sao tổng thống Trump xem McKinley như một « thần tượng ».
« Thứ
nhất, điều thú vị ở đây là xem cách thức chính quyền Trump, kể cả bản
thân ông Trump cũng như cựu cố vấn thương mại Robert Lighthizer lấy cảm
hứng và sử dụng lịch sử bảo hộ mậu dịch Mỹ như thế nào để chứng tỏ rằng
cuối cùng những điều cấm kỵ về chủ nghĩa bảo hộ trong nhiều năm trước đã
làm cho người ta không biết đến toàn bộ truyền thống bảo hộ của Mỹ đã
tạo nên sức mạnh kinh tế của Mỹ.
Điểm thứ hai, đó là khía
cạnh hoài niệm của Donald Trump, vốn thích so sánh mình với nhiều tổng
thống khác. Tôi tin rằng việc chọn tổng thống McKinley không phải là vô
tình. Không những đây là một vị tổng thống theo chủ nghĩa bảo hộ mà còn
là một người có tham vọng đế quốc. Và do vậy, điều đó giúp Donald Trump,
ở một hình thức nào đó, biện minh cho những tham vọng bành trướng lãnh
thổ của mình, đối với kênh đào Panama, hay quần đảo Groenland ngày nay. »
Smoot – Hawley Act và cuộc Đại Khủng Hoảng
Nhưng
có lẽ ông Trump cũng quên rằng, thuế hải quan đã từng nhấn chìm nước Mỹ
vào một trong những thảm họa kinh tế tồi tệ nhất trong lịch sử đất nước
: Khủng hoảng kinh tế 1930 do « Smoot-Hawley Tariff Act » gây ra, đưa
nước Mỹ vào thời kỳ Đại Suy Thoái.
Ngược dòng thời gian, Hoa Kỳ
trong những năm 1920 có nền kinh tế khá thịnh vượng. Đó là « những năm
20 sôi động », tỷ lệ thất nghiệp thấp, tăng trưởng cao và ngành công
nghiệp phát triển mạnh. Duy chỉ có một lĩnh vực có nhiều dấu hiệu suy
yếu : Nông nghiệp.
Theo giải thích của ông Sebastien Jean, giáo sư
kinh tế tại CNAM, cộng tác viên cho Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược
(IRIS), với trang HuffingtonPost, « ngành nông nghiệp Mỹ trong suốt
những năm 1920 cho thấy có dấu hiệu trì trệ do giá cả sụt giảm, ảnh
hưởng nghiêm trọng đến cơ cấu ngành bởi sự biến động của những năm tháng
chiến tranh. Trước đó là quãng thời gian mà ngành nông nghiệp Mỹ phát
triển đáng kể, chủ yếu là vì phải nuôi sống châu Âu, đang trong cảnh
chiến tranh (Đệ nhất thế chiến). Nhưng khi chiến tranh kết thúc, châu Âu
đã lấy lại sản xuất và ngành nông nghiệp của họ rơi vào tình trạng dư
thừa sản xuất kéo dài. »
Giới nông gia Mỹ rơi vào khủng hoảng
kinh tế. Để ứng phó, Quốc Hội Mỹ năm 1922 thông qua luật Fordney –
McCumber, lần đầu tiên tăng thuế hải quan, nhưng chỉ giới hạn ở hàng
công nghiệp. Ông Herbert Hoover, thuộc đảng Cộng Hòa, khi vận động tranh
cử đã dùng lại ý tưởng được hậu thuẫn bởi những người vận động hành
lang cho các nhà sản xuất nông nghiệp, cho rằng nông dân đang chịu thiệt
thòi do cạnh tranh quốc tế. Ông đề nghị áp thuế hải quan đối với nông
sản nhập khẩu ngay khi đắc cử năm 1929.
Dưới sự thôi thúc từ hai
nghị sĩ đảng Cộng Hòa là Willis Hawley và Reed Smoot, Quốc Hội Lưỡng
Viện đã đồng thuận về mức thuế trung bình là 40% nhắm vào khoảng 20
nghìn loại hàng hóa nhập khẩu, nhưng không chỉ đối với nông sản mà mở
rộng sang cả sản phẩm công nghiệp. Quyết định này của chính quyền Hoover
đã bị chỉ trích mạnh mẽ trong và ngoài nước.
Bất chấp thư ngỏ tập thể của hơn 1.000 kinh tế gia, cảnh báo rằng « việc thông qua các biện pháp bảo hộ này sẽ là một sai lầm
», có thể dẫn đến tình trạng giá cả tăng cao cho người tiêu thụ, và mức
sống của người dân bị sụt giảm, cũng như là sự phản đối từ khoảng 20
chính phủ các nước, dự luật Smoot – Hawley vẫn được thông qua vào đầu
năm 1930.
Đại chiến thương mại thế giới và làn sóng bảo hộ mậu dịch
Đáng chú ý là văn bản luật này ra đời vào một thời điểm khá nhạy cảm : Vụ sụp đổ thị trường chứng khoán Mỹ, « ngày thứ Năm đen tối
» 24/10/1929, đã bắt đầu cho thấy có những tác động đầu tiên đối với
nền kinh tế Mỹ : Nhà xưởng lần lượt đóng cửa khiến hàng triệu người dân
Mỹ rơi vào cảnh thất nghiệp.
Không những ngành nông nghiệp Mỹ
chẳng hưởng được lợi gì từ thuế hải quan, mà chính sách bảo hộ của Mỹ đã
châm ngòi cho cơn sốt bảo hộ mậu dịch. Các đối tác thương mại của
Washington tăng cường trả đũa với nhiều chiến lược khác nhau, từ tăng
thuế hải quan, tẩy chay, hay áp đặt hạn ngạch (quota) nhập khẩu hàng Mỹ.
Cuộc
chiến thương mại này đã làm chao đảo nền kinh tế thế giới, các hoạt
động trao đổi thương mại sụt giảm đến hơn 40%. Tuy nhiên, ông Eric
Monnet, kinh tế gia, giáo sư sử học tại EHESS, và trường Kinh tế Paris,
trên trang Economie Alternative, trích dẫn một nghiên cứu xa xưa do
BarryEichengreen và Douglas A. Irwin thực hiện, nêu lên một chi tiết thú
vị là cuộc chiến bảo hộ này không chỉ đáp trả Mỹ mà còn thúc đẩy các
nước đi theo con đường bảo hộ giống như Mỹ.
Chỉ có điều, như ghi
nhận từ Bertrand Blancheton, chuyên gia về lịch sử kinh tế thế giới, đại
học Bordeaux, khi trả lời kênh truyền hình France 24, trong cuộc đọ sức
này, và với việc bùng phát cơn sốt bảo hộ, tất cả các bên đều bị thiệt
do tăng trưởng thế giới bị chững lại : « Chính quyền Hoover nghĩ
rằng các nước khác sẽ không phản ứng, nhưng họ đã có những hành động trả
đũa thương mại. Cuộc chiến thương mại thực sự này đã dẫn đến tình trạng
gần như tự cung tự cấp cho đến khi Đệ Nhị Thế Chiến nổ ra. »
Đạo luật Smoot-Hawley, một « đạo luật kinh tế ngu xuẩn
», theo như chỉ trích từ Henry Ford, nhà sáng lập thương hiệu ô tô nổi
tiếng tại Mỹ, đã làm cho cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ 1929 thêm trầm
trọng. Chính sách bảo hộ này của Mỹ được cho là một trong những tác nhân
chính gây ra cuộc Đại Suy Thoái, góp phần thúc đẩy một cuộc suy thoái
mới le lói xuất hiện thành một cuộc khủng hoảng toàn cầu, kéo dài hàng
thập kỷ.
Trump Act và sự tương đồng với các chính sách cuối thế kỷ XIX
Theo giải thích của nhà sử học Jean-Baptiste Velut, trường đại học Sorbonne Nouvelle ,với trang HuffingtonPost, « đạo
luật này đã có những tác động tàn phá. Bởi vì, thông qua các tác động
gián tiếp, nhiều cường quốc khác, đến phiên họ, đã khép cửa thị trường
của mình. Và dần dần từng chút một, kinh tế và thương mại thế giới đã bị
mất đến 2/3 giá trị của mình ».
Một số sử gia thậm chí còn tin rằng, « Smoot – Hawley Tariff Act
» đã góp sức cho sự trỗi dậy của chủ nghĩa Đức Quốc xã, dẫn đến Đệ Nhị
Thế Chiến. Tuy nhiên, nhà sử học Jean-Baptiste Velut, trên đài France
Culture, cho rằng đây vẫn còn là điều gây nhiều tranh cãi:
« Một
số nghiên cứu cho thấy rằng về cơ bản, khủng hoảng tài chính là gốc rễ
của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ và thế giới. Nhiều nghiên cứu khác quả
thực chỉ ra rằng thuế quan rất cao đã làm trầm trọng thêm các vấn đề về
khủng hoảng. Điều thú vị là đạo luật Smoot – Hawley đã trở thành một
dạng tội đồ trong lịch sử kinh tế nước Mỹ và dưới góc độ biểu tượng, đạo
luật này đã ám ảnh các cuộc tranh luận về tự do mậu dịch và nền ngoại
giao Mỹ. »
Dù vậy, sử gia về kinh tế Mỹ, Bertrand Blancheton,
trả lời France 24, cũng tỏ ra cẩn trọng khi so sánh những gì diễn ra
năm 1930 với tình hình hiện nay.
« Tốt hơn là nên so sánh
những gì chúng ta đang trải qua hiện nay với cuối thế kỷ XIX, từ năm
1880 đến năm 1914. Vào thời kỳ đó, Mỹ có những chính sách thương mại rất
tinh vi và phân biệt đối xử. Ý tưởng là nhắm vào một quốc gia, sản phẩm
cụ thể và đàm phán. Trong lịch sử kinh tế đương đại, kể từ cuộc cách
mạng công nghiệp, có những thời điểm mà người ta tự do hóa và lúc khác
họ siết chặt chính sách thương mại bằng cách tái lập thuế hải quan. Nhìn
chung, đó là những kỳ kéo dài trong khoảng từ 30 đến 40 năm mỗi lần như
thế. »
Trump có sẽ cùng cảnh ngộ như Hoover ?
Các mức thuế quan mới mà Donald Trump đưa ra, được cho là sẽ mở ra một « thời kỳ hoàng kim
» cho nước Mỹ, nhưng lại có nguy cơ khiến các hộ gia đình Mỹ sẽ phải
trả giá đắt. Một thăm dò do hãng tin Anh Reuters/Ipsos thực hiện cho
thấy, 70% số người Mỹ được hỏi nghĩ rằng tăng thuế hải quan sẽ dẫn đến
tăng giá thực phẩm và hàng hóa tiêu dùng hiện nay.
Trong những năm
1930, tổng thống Hoover đã phải trả giá cho chính sách thuế quan. Trong
cuộc bầu cử tổng thống năm 1932, vì không thể hóa giải được những tác
động của cuộc khủng hoảng, tổng thống Cộng Hòa đã bị ứng viên Dân chủ
Franklin D. Roosevelt đánh bại nặng nề.
Chỉ còn 18 tháng nữa là
đến kỳ bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng Hòa cũng phần nào lo lắng vì đảng này
chiếm đa số sít sao ở Thượng Viện và Hạ Viện. Vào lúc thị trường chứng
khoán Mỹ và thế giới hoảng loạn, tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn kiên
định lập trường, không thay đổi chính sách thuế quan nặng nề.
Thứ
Tư 02/04, khi thông báo áp mức thuế mới chống lại nhiều nước, Donald
Trump đã tuyên bố rằng Đại Khủng Hoảng những năm 1930 có lẽ sẽ không xảy
ra nếu như việc áp thuế quan vẫn được tiếp tục. « Vào năm 1929, mọi
việc đã kết thúc đột ngột cùng với cuộc Đại suy Thoái, và điều đó có lẽ
sẽ không bao giờ diễn ra nếu như họ vẫn trung thành với chính sách thuế
quan, lịch sử đã có thể rất khác ! »
Hơn 90 năm sau ngày ban hành luật Smoot – Hawley, liệu rằng lịch sử có sẽ tái diễn ?
**********
Thấy gì khi ông Trương Hòa Bình bị cách tất cả chức vụ?
8–10 minutes
Nguồn hình ảnh, BBC/GettyImages
Ông
Trương Hòa Bình, cựu Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Phó Thủ tướng Thường
trực, đã bị Trung ương Đảng cách tất cả chức vụ trong Đảng trong kỳ họp
Trung ương lần 11. Điều này cho thấy Đảng đang mạnh tay hơn trong việc
xử lý cựu cán bộ vi phạm.
Trước đó ngày 4/4, truyền
thông Việt Nam đưa tin Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng đề nghị kỷ luật
ông Trương Hòa Bình, và ngay buổi chiều cùng ngày, Bộ Chính trị đã quyết
định mức kỷ luật sẽ do Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét.
Theo
Bộ Chính trị, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên Bộ Chính trị, phó bí
thư Ban Cán sự Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã vi
phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức
trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi
phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu
gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng và Nhà nước.
Điều đáng chú ý là chỉ mới vào tháng 12/2024, ông Bình đã bị Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo do một số vi phạm khi đương chức.
Dựa
vào thông báo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và của Bộ Chính trị về
những vi phạm của ông Bình, cùng với mức kỷ luật cách chức, có thể nhận
thấy rằng dù cùng các vi phạm cũ nhưng tính chất đã được xác định ở một
mức độ cao hơn.
Từ 'nghiêm trọng' đến 'rất nghiêm trọng'
Ở
lần kỷ luật vào tháng 12/2024, Bộ Chính trị cho biết ông Trương Hòa
Bình, trong thời gian tại chức, cũng với những lý do như lần này, nhưng
vi phạm của ông Bình được Bộ Chính trị đánh giá là "gây hậu quả nghiêm
trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước".
Với những điều đó, ông này đã phải chịu mức kỷ luật cảnh cáo thời điểm đó.
Cảnh
cáo, và mức nhẹ hơn là khiển trách, thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị,
trong khi quyền kỷ luật ở các mức cao hơn là cách chức và khai trừ với
các cán bộ cấp cao như ông Trương Hòa Bình thuộc về Ban chấp hành trung
ương.
Lần này, cũng những vi phạm cũ, nhưng đã được xác
định ở một mức độ cao hơn khi Bộ Chính trị nhận thấy vi phạm của ông
Bình "gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, ảnh hưởng đến uy tín
của Đảng và Nhà nước".
Từ "gây hậu quả nghiêm trọng" đến "gây hậu quả rất nghiêm trọng" đã dẫn đến sự khác biệt trong mức kỷ luật.
Hệ quả là ông Trương Hòa Bình chịu mức kỷ luật cách chức, cao hơn nhiều so với cảnh cáo.
Nguồn hình ảnh, BBC/GettyImages
Vì sao phải cách chức người không còn chức vụ?
Ủy
viên Bộ Chính trị là một chức danh cán bộ cấp cao trong hệ thống của
Đảng, do Ban chấp hành Trung ương bầu ra. Đây là những người nắm giữ các
chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính quyền như Đảng, Nhà nước, Chính
phủ và Quốc hội.
Ông Trương Hòa Bình, trong thời gian
giữ chức ủy viên Bộ Chính trị, cũng là người giữ vai trò phó thủ tướng
thường trực của chính phủ.
Dù đã về hưu nhưng ông Trương Hòa Bình vẫn thuộc diện cán bộ do Bộ Chính trị quản lý.
Một
khi các chức vụ trong Đảng không còn nữa đồng nghĩa các chức vụ trong
chính quyền của ông như chức phó thủ tướng cũng sẽ bị xóa tư cách.
Điều này được thấy rất rõ trong trường hợp của ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Công thương hai nhiệm kỳ 2007-2011 và 2011-2016.
Ông
Hoàng, vào năm 2016, sau khi đã về hưu, đã bị Đảng cách chức nguyên bí
thư Ban cán sự Đảng Bộ Công thương nhiệm kỳ 2011-2016.
Sau kỷ luật của Đảng, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng đã ra nghị quyết xóa tư cách nguyên bộ trưởng Bộ Công thương của ông này.
Tiếp đến, Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định kỷ luật với mức tương tự: xóa tư cách bộ trưởng.
Việc
kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, người sau đó đã phải ra tòa, lãnh án tù, và
bị khai trừ ra khỏi Đảng, đã mở ra một tiền lệ mới cho việc kỷ luật các
quan chức đã về hưu.
Việc Đảng kỷ luật ông Trương Hòa
Bình lần này khiến công chúng nhớ lại hình ảnh của ông Lê Thanh Hải, cựu
Ủy viên Bộ Chính trị, cựu Bí thư Thành ủy TP HCM.
Ông Lê Thanh Hải là người giữ chức bí thư thành ủy TP HCM hai nhiệm kỳ gồm 2005-2010 và 2010-2015.
Vào
năm 2020, dưới thời ông Nguyễn Phú Trọng, ông Hải đã bị Ban chấp hành
Trung ương kỷ luật với hình thức cách chức bí thư Thành ủy TP HCM giai
đoạn 2010-2015 vì liên quan đến các sai phạm ở Thủ Thiêm.
Đến
tháng 5/2024, Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng nhận định ông Hải đã có
các vi phạm "rất nghiêm trọng" liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát
cũng như các dự án của AIC nên đề nghị kỷ luật.
Bộ Chính trị lúc bấy giờ đã quyết định đưa ra Ban chấp hành Trung ương kỷ luật ông Hải.
Hai
ngày sau, Trung ương Đảng đã cách toàn bộ các chức vụ trong đảng của
ông này, đồng nghĩa với việc ông Hải trở thành một đảng viên bình
thường.
Với ông Trương Hòa Bình, khi bị cách tất cả chức
vụ trong Đảng, ông sẽ không còn là ủy viên Bộ Chính trị, phó bí thư Ban
cán sự Đảng, chức vụ mà ông nắm giữ thời làm phó thủ tướng từ năm 2016
đến 2021.
Việc cách các chức vụ trong Đảng đồng nghĩa
với việc các chế độ dành cho cán bộ cấp cao sau khi về hưu như bảo vệ và
chăm sóc sức khỏe cũng sẽ không còn nữa.
Chính phủ 'kiến tạo' đầy sóng gió của ông Phúc
Chiến
dịch phòng, chống tham nhũng - thường được gọi là "đốt lò" - do Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng vẫn được tiếp tục dưới thời Tổng Bí thư
Tô Lâm.
Với việc bị cảnh cáo trước đây, và cách chức
lần này, ông Trương Hòa Bình là người cuối cùng còn sót lại trong bộ máy
lãnh đạo chính phủ dưới thời ông Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng chính
thức bị kỷ luật.
Và trong dàn lãnh đạo chính phủ đó, ông Bình là người cho đến nay chịu mức kỷ luật cao nhất.
Khi
nhậm chức thủ tướng nhiệm kỳ 2016-2021, chính phủ của ông Nguyễn Xuân
Phúc ra mắt toàn dân với năm phó thủ tướng gồm các ông Trương Hòa Bình,
Vương Đình Huệ, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam và Trịnh Đình Dũng.
Đến nhiệm kỳ 2021-2026, có hai người về hưu và bốn người khác tiếp tục ở các cương vị khác nhau.
Ông
Nguyễn Xuân Phúc rời ghế thủ tướng để lên làm chủ tịch nước. Tuy nhiên,
đầu năm 2023, ông đã bị phế truất khỏi chức vụ này vì những vi phạm từ
thời làm thủ tướng.
Ông Vương Đình Huệ cũng thăng lên
hàng tứ trụ khi giữ chức chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026, nhưng
cũng đã bị Đảng "cho thôi" khi chưa hết nhiệm kỳ hồi tháng 4/2024.
Trong khi đó, ông Trịnh Đình Dũng dù đã về hưu từ năm 2021 nhưng đến đầu năm 2024 vẫn bị Bộ Chính trị kỷ luật "khiển trách".
Ông Vũ Đức Đam, người tiếp tục giữ chức phó thủ tướng nhiệm kỳ thứ 3 liên tiếp, đã bị Đảng cho về nghỉ hưu vào tháng 12/2022.
Cùng
số phận với ông Đam trong dịp này là ông Phạm Bình Minh, người đã được
bầu làm ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 và giữ chức phó thủ tướng thường
trực trong chính phủ của ông Phạm Minh Chính.
Như vậy, trong dàn lãnh đạo chính phủ của ông Nguyễn Xuân Phúc lúc bấy giờ chỉ còn mỗi ông Trương Hòa Bình vẫn an toàn.
Đó là thời kỳ ông Nguyễn Phú Trọng còn giữ chức tổng bí thư.
Tháng
7/2024, ông Nguyễn Phú Trọng mất. Ông Tô Lâm được bầu làm người kế
nhiệm, trở thành người lãnh đạo cao nhất của Đảng vào ngày 3/8/2024.
Chiến
dịch chống tham nhũng lúc này vẫn được duy trì, dù bản thân từ "đốt lò"
không còn được nhắc nữa, và ghi đậm dấu ấn của ông Tô Lâm bằng việc kỷ
luật các đảng viên cấp cao nhất.
Ngày 21/11/2024, Bộ Chính trị quyết định kỷ luật cảnh cáo ông Vương Đình Huệ, lúc này đã về hưu.
Đến ngày 13/12/2024, Bộ Chính trị đã cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc khi không còn giữ chức Chủ tịch nước nữa.
Cùng ngày với ông Phúc, ông Trương Hòa Bình nhận quyết định cảnh cáo.
Như
vậy, toàn bộ dàn lãnh đạo chính phủ thời kỳ ông Nguyễn Xuân Phúc, từ
thủ tướng đến các phó thủ tướng, đã không còn ai "hạ cánh an toàn".
Nhà thơ Trương Hòa Bình
Ông
Trương Hòa Bình sinh năm 1955 tại tỉnh Long An. Theo thông tin từ trang
Chinhphu.vn, ông là ủy viên Trung ương Đảng các khóa 10, 11, 12 và ủy
viên Bộ Chính trị khóa 12. Đồng thời, ông cũng là đại biểu Quốc hội
trong 5 nhiệm kỳ liên tiếp, từ khóa 10 đến khóa 14.
Trong
quá trình công tác, ông từng đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo quan
trọng, trong đó có vai trò phó bí thư Ban Cán sự Đảng Chính phủ và phó
thủ tướng thường trực Chính phủ từ năm 2016.
Đến tháng
7/2021, ông chính thức thôi giữ chức phó thủ tướng thường trực và nghỉ
hưu, sau khi bàn giao công việc cho ông Phạm Bình Minh.
Ông còn được biết đến là tác giả của hai tập thơ gồm Tiếng vọng hồn sông núi (2021) và Về với quê hương (2024), được giới truyền thông Việt Nam đánh giá là "dung dị và lãng mạn".
Khi
về hưu, hình ảnh của ông vẫn thường xuất hiện trên truyền thông trong
các sự kiện văn hóa, chính trị và được giới thiệu là "nguyên ủy viên Bộ
Chính trị, nguyên phó thủ tướng thường trực".
Tuy nhiên, với mức kỷ luật mới này, ông hẵn sẽ ít xuất hiện trước công chúng hơn.
tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .
Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?