Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 11 tháng 05 -2025:

xxx

Trump vayCo
*********

TIN TỔNG HỢP

RFI

(HRW) – Viết khẩu hiệu « Đả đảo đảng Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền » :  Nhà tranh đấu Trịnh Bá Phương bị khởi tố trong lúc thụ án tù. Tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW hôm qua, 10/05/2025, kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho nhà tranh đấu Trịnh Bá Phương, 40 tuổi, đang thụ án 10 năm tù. Theo nhà nghiên cứu Patricia Gossman, phụ trách mảng châu Á của HRW, với quyết định khởi tố một người đang bị bắt giam chỉ vì hành động bày tỏ quan điểm, chính quyền Việt Nam một lần nữa « chứng minh mức độ phi lý của hành động mà họ sẵn sàng thực hiện để chà đạp lên quyền tự do ngôn luận ». Năm 2021, anh Trịnh Bá Phương bị kết án tù vì vì điều 117, « tuyên truyền chống chế độ ». Mẹ của Trịnh Bá Phương, bà Cấn Thị Thêu và em trai Trịnh Bá Tư, đều đang thụ án 8 năm tù, vì « các tranh đấu cho nhân quyền, quyền về đất đai và bảo vệ môi trường ». Trịnh Bá Phương là đồng tác giả « Báo cáo Đồng Tâm », tố cáo chính quyền cưỡng đoạt đất đai.

(Reuters) –  Đài Loan : "Không phải đảng Cộng sản Trung Quốc mà là Quốc dân Đảng đã lãnh đạo nhân dân chống đế quốc Nhật thành công". Hôm qua, 09/05/2025, Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan lên án tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã bóp méo lịch sử Thế chiến Hai, khi khẳng định đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Nhật. Theo chính quyền Đài Loan, lực lượng cộng sản Trung Quốc đã « không đóng góp đáng kể » vào cuộc chiến chống Nhật Bản, mà thay vào đó đã lợi dụng cơ hội này để mở rộng lực lượng riêng.

(AP) – Mỹ : Một thị trưởng bị câu lưu khi phản đối chính sách đàn áp di dân của Trump. Ông Ras Baraka, thị trưởng thành phố Newark, bang New Jersay, bị nhân viên liên bang câu lưu hôm qua, 09/05/2025, khi biểu tình trước trung tâm giam giữ di dân quy mô lớn Delaney Hall, một biểu tượng của chính sách nhập cư của tổng thống Donald Trump. Viên thị trưởng phản đối việc thiết lập nơi giam di dân với khoảng 1.000 giường này. Thị trưởng Ras Baraka đã được thả ít giờ sau đó. Bang New Jersay, do đảng Dân chủ lãnh đạo, vốn được coi là bang bảo vệ di dân.

(AFP) - Ukraina trục xuất 2 nhà ngoại giao Hungary để trả đũa Budapest. Hôm qua, 09/05/2025, Kiev đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Hungary để trả đũa việc Budapest trục xuất hai nhà ngoại giao Ukraina. Những vụ trục xuất này diễn ra sau khi cơ quan an ninh Ukraina SBU hôm qua thông báo đã bắt giữ hai công dân Hungary bị nghi làm gián điệp, thu thập tin tình báo, đặc biệt là về hệ thống phòng không của Ukraina. Quan hệ giữa Kiev và Budapest đã xấu đi trong những năm gần đây, nhất là vì thủ tướng Viktor Orban ủng hộ Nga xâm lược Ukraina và vẫn ngăn cản các nỗ lực của Ukraina xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.

(RFI) –Tư pháp Mỹ ra lệnh trả tự do cho sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ - biểu tượng cho chính sách đàn áp của Trump chống phong trào đoàn kết với dân Palestine. Hôm qua, 09/05/2025, một thẩm phán liên bang yêu cầu thả nữ sinh viên Rumeysa Ozturk, bị bắt ngày 25/03/2025, do một bài viết mà người sinh viên là đồng tác giả, chỉ trích chính sách của trường đại học của cô đối với phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Israel tại Gaza.. Thẩm phán William Sessions giải thích : « Việc kéo dài thời hạn giam giữ sinh viên này ngăn cản việc thực thi quyền tự do ngôn luận của hàng triệu người nước ngoài. Với vụ này, bất cứ ai cũng có thể lưỡng lự khi thực thi tự do ngôn luận, theo Hiến pháp Mỹ, do lo sợ sẽ bị bắt giam ». Bộ Tư Pháp Thổ Nhĩ Kỳ hoan ngênh trong lúc Stephen Miller, một cố vấn của Donald Trump lên án « đảo chính về pháp lý », khi tư pháp can thiệp vào hành pháp. Người sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ đã được trả tự do ngay sau đó.

(AFP) –  5 năm sau Brexit : Anh muốn cải thiện đáng kể hợp tác với châu Âu. Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong một bài phỏng vấn, đăng tải trên The Guardian hôm nay, 10/05/2025, khẳng định sẵn sàng mềm dẻo trong chính sách. Ngày 19/05, lãnh đạo Anh sẽ có cuộc họp với lãnh đạo các định chế chủ chốt của Liên Âu tại Luân Đôn, lần đầu tiên kể từ Brexit. Chính phủ Anh sẵn sàng đi theo các chuẩn mực thực phẩm châu Âu để thúc đẩy trao đổi thương mại, tạo điều kiện cho giới trẻ hai bên tiếp xúc, qua lại, học hỏi tại các cơ sở đào tạo của nhau, bất chấp nhiều phản đối muốn giảm nhập cư. Hợp tác về luật pháp, quốc phòng, an ninh sẽ là nội dung thảo luận. Thủ tướng Anh để ngỏ cánh cửa để Tòa án Công lý châu Âu có vai trò trong việc phán xử các tranh chấp.

(AFP) – Trump cổ vũ di dân không có giấy tờ hợp lệ « tự trục xuất » về nước với chuyến bay « miễn phí ». Trong một video chia sẻ trên nền tảng Truth Social hôm qua, 09/05/2025, tổng thống Donald Trump cho biết đã ký sắc lệnh giúp các di dân « tự trục xuất ». Theo ông Trump, những đối tượng liên quan có thể đăng ký chuyến bay « tự trục xuất » thông qua một ứng dụng trên mạng. Theo AFP, tổng thống Mỹ đưa ra sắc lệnh nói trên trong bối cảnh chương trình trục xuất quy mô lớn các di dân nhập cư lậu bị tư pháp ngăn cản. Tổng thống Mỹ nêu gương trường hợp một di dân Honduras đã « tự trục xuất ». Chi phí cho việc « tự trục xuất » chỉ bằng 30% so với chi phí để trục xuất, ước tính trung bình hơn 17 nghìn đô la, theo ông Trump.

(AFP) – Mêhicô kiện tập đoàn Google vì đổi tên Vịnh Mêhicô thành Vịnh Mỹ, theo đòi hỏi của Trump. Tổng thống Mêhicô Claudia Sheinbaum cho biết hôm qua 09/05/2025, trong một cuộc họp báo là « đơn khiếu nại đã được nộp ». Thông báo được đưa ra sau  ngày 08/05, khi Hạ Viện Mỹ chính thức chấp thuận quyết định của tổng thống Donald Trump.


***********

Tổ chức rình rang « Ngày chiến thắng », Putin muốn làm quên đi sự sa lầy ở Ukraina

Thụy My

Putin tưng bừng kỷ niệm 80 năm kết thúc Đệ nhị Thế chiến, giành hết công trạng cho người Nga đồng thời chứng tỏ không bị cô lập vì xâm lăng Ukraina. Tại Vatican, Mật nghị Hồng y tạo bất ngờ khi bầu ra tân Giáo hoàng người Mỹ Lêô XIV. Donald Trump nói rằng đang làm điều tốt đẹp cho nhân loại. Căng thẳng giữa hai quốc gia có vũ khí nguyên tử Ấn Độ và Pakistan. Đó là một số sự kiện đáng chú ý trong tuần qua.

Quảng cáo

Mời « các nước anh em » để chứng tỏ không bị cô lập

Le Figaro cuối tuần cho rằng Putin làm rầm rộ ngày kỷ niệm 80 năm chiến thắng Đức quốc xã để chứng tỏ không còn bị cô lập, với sự hiện diện của khoảng 20 nhà lãnh đạo và quân đội một số nước tham gia diễu hành. Vladimir Putin không hề có một lời nào nói đến khả năng kết thúc chiến tranh ở Ukraina, cũng như lời đề nghị cởi mở của Donald Trump.

Ông chủ điện Kremlin khẳng định « đất nước, xã hội và toàn thể nhân dân ủng hộ những người tham gia ‘’chiến dịch quân sự đặc biệt’’ » - từ ngữ hoa mỹ dùng để chỉ cuộc xâm lăng Ukraina kéo dài đã ba năm qua, làm mấy trăm ngàn người chết và bị thương. Khoảng 1.500 người lính đã chiến đấu ở Ukraina nằm trong số 11.000 lính diễu hành ở trung tâm Matxcơva - được giữ an ninh nghiêm ngặt sau những vụ tấn công những ngày gần đây.

Putin tuyên bố Nga luôn là « rào cản vững chắc chống lại chủ nghĩa quốc xã, nạn bài Nga, bài Do Thái » - những lý lẽ Matxcơva thường dùng để cáo buộc chính quyền Kiev. Khách mời số một là Tập Cận Bình đứng dậy chào đoàn quân Trung Quốc diễu hành qua lễ đài, những quân nhân Việt Nam, Lào, Miến Điện, Azerbaijan, Uzbekistan, Ai Cập cũng được lãnh đạo nước mình chào mừng khi đi qua quảng trường Đỏ. Sau buổi lễ, Putin còn trao đổi thân mật với các sĩ quan Bắc Triều Tiên. Đó là các chỉ huy của lực lượng tăng viện cho mặt trận Kursk được Kim Jong Un gởi đến, mà từ nhiều tháng qua Matxcơva vẫn giữ im lặng.

Bên cạnh lãnh đạo các nước « anh em », còn có thủ tướng Slovakia - ông Robert Fico bất chấp khuyến cáo của Liên hiệp châu Âu. Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic và tổng thống Cộng Hòa Serbia thuộc Bosnia (Srprka), Milorad Dodik, bị tư pháp Bosnia truy lùng, cũng có mặt trên quảng trường Đỏ. Một danh sách khách mời mà Kremlin muốn nhân đó chứng tỏ không bị cô lập ngoại giao.

Ngược lại, không có đại diện nào của Hoa Kỳ tham dự, dù trước đó theo tin đồn là sẽ có một nhà đàm phán của Donald Trump thậm chí ngoại trưởng Marco Rubio đến. Một sự vắng mặt chứng tỏ tiến trình thương lượng đang sa lầy. Vladimir Putin tiếp tục dùng những từ ngữ đao to búa lớn để ca ngợi vai trò chủ chốt của Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến. Le Figaro cũng nhận thấy lần đầu tiên có sự xuất hiện của các drone, bên cạnh các hỏa tiễn chiến lược có thể mang đầu đạn nguyên tử.

Hòa bình kiểu Stalin : Một đại dương nước mắt !

Nhưng Le Point cho biết châu Âu không để cho Putin tự trao cho mình mọi thành quả của chiến thắng. Cùng ngày, Pháp và Ba Lan ký kết một hiệp ước hữu nghị, và chính tại Kiev mà ngoại trưởng các nước châu Âu kỷ niệm 75 năm tuyên bố ngày 09/05/1950 của Robert Schuman, thành lập Cộng đồng than thép châu Âu, tiền thân của Liên Hiệp Châu Âu ngày nay. Quay lại với lịch sử, tuần báo nói về « Hòa bình theo kiểu Stalin ».

Cách đây đúng 80 năm, sau khi đài phát thanh Matxcơva loan tin Đức quốc xã đã đầu hàng, khắp nơi từ nhà máy đến nông trường đều có những diễn đàn ca ngợi « cha già dân tộc ». Tại Kremlin, Stalin ký một văn bản quan trọng, liên quan đến 1 triệu người lính Liên Xô bị Đức bắt làm tù binh, trong đó một số được đồng minh trao trả. Khoảng 100 trại thanh lọc, mỗi trại chứa 10.000 người được thành lập. Sau khi thẩm vấn, những ai từng phục vụ trong công cuộc diệt chủng người Do Thái hay quản giáo ở trại tập trung đều bị hành quyết, số khác tống vào các gu-lắc.

Theo nhà sử học Marie Moutier-Bitan, chỉ 20 % được quay lại với đời sống dân sự. Trong số những người lính bị xử tử có các đơn vị của quân đội Vlassov, đã chạy trốn khỏi Praha và đầu hàng người Mỹ, ngỡ rằng đã thoát nạn nhưng lại bị trao trả cho Hồng quân. Không xa điện Kremlin, một sĩ quan 26 tuổi từ nhiều tháng đã bị giam giữ Alexandre Soljenitsyne. Viên đại úy pháo binh bị bắt vì chỉ trích Stalin thanh trừng quân đội Liên Xô và liên minh với Hitler. Người sĩ quan trẻ bị lãnh án 8 năm cải tạo lao động, sau đó đã cho ra đời tác phẩm « Quần đảo ngục tù » làm rung chuyển toàn bộ Liên Xô.

Trong The Day the War Ended (Ngày chiến tranh kết thúc), nhà sử học Martin Gilbert dẫn ra lời chứng về không khí thực sự lúc đó ở Liên Xô : « Ở tiền tuyến, một đại dương vodka và hàng loạt phát súng chỉ thiên. Trong thẳm sâu của đất nước, là một đại dương nước mắt. Hầu như mỗi gia đình đều mất đi một thành viên ».

Hai cách diễn giải khác nhau về Đệ nhị Thế chiến

Nga kỷ niệm ngày 09/05, theo giờ Matxcơva khi Đức đầu hàng lần thứ hai trước Liên Xô sau khi đã hàng với đồng minh phương Tây. Kremlin gọi đây là « Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại », giành trọn vinh quang cho người Nga. Tuy nhiên lại lờ đi giai đoạn trước đó, nhất là sự đồng lõa của Stalin với Hitler, và việc Nga thông đồng với Đức quốc xã để chiếm các nước Baltic, một phần ba Ba Lan, một phần Rumani và Phần Lan. Sách sử chính thức cũng xóa hẳn nguồn viện trợ vô cùng lớn lao của Hoa Kỳ, cứ như là người Nga tự mình làm được tất cả.

Washington mừng chiến thắng của các nền dân chủ, tuy đã để lại phân nửa châu Âu dưới sự chiếm đóng của Liên Xô, nhờ đó Matxcơva áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên Đông Âu. Phải chờ đến khi Liên Xô tự sụp đổ, các nước này mới tìm lại được chủ quyền. Đó là lý do vì sao người Ukraina bỏ phiếu chọn độc lập năm 1991 và các quốc gia Đông Âu vội vã xin gia nhập NATO. Hoa Kỳ có xu hướng coi chiến tranh là cuộc chiến đạo đức, chỉ có thể kết thúc bằng chiến thắng toàn diện và tương đối nhanh. Theo Le Figaro, việc bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 và Afghanistan năm 2021 nằm trong logic này. Cuộc xâm lăng Ukraina hiện nay, được cho là không thể thắng hoàn toàn, cũng có cùng một lối suy nghĩ.

Kiev cần được chuyển giao nhanh vũ khí

Về phía Ukraina, đặc phái viên Le Point ghi nhận chuyến thăm Kiev của bộ tứ lãnh đạo Pháp, Đức, Anh, Ba Lan là nguồn động viên đáng kể cho Ukraina. Họ bí mật đến nơi bằng xe lửa, trong bầu không khí rất bất thường ở thủ đô Ukraina : không có còi báo động vì Putin ngưng bắn ba ngày. 

Chuyến thăm diễn ra vào lúc Nga đang yếu hẳn đi dù tổ chức cuộc duyệt binh hoành tráng trên quảng trường Đỏ. Ngoài chiến trường, từ nhiều tháng qua quân Nga không chiếm nổi thành phố Pokrovsk nhỏ bé ở miền đông Ukraina dù đã hy sinh rất nhiều mạng lính. Về chính trị, Hoa Kỳ tỏ ra bực tức vì những yêu sách quá đáng của Vladimir Putin. Còn về kinh tế, giá dầu thô giảm mạnh và các biện pháp trừng phạt mới của châu Âu khiến Kremlin mất một nguồn thu khá lớn.

Kiev rất hoan nghênh sự thức tỉnh của châu Âu, nhưng tiếc rằng hành động quá chậm chạp. Một cố vấn tổng thống Volodymyr Zelensky giải thích : « Các chiến binh của chúng tôi phải trả giá cho việc chuyển giao vũ khí quá chậm ». Dân biểu Oleksiy Gontcharenko nói thêm : « Với nhịp độ này, Ukraina sẽ bị xóa tên trên bản đồ trước khi toán quân đầu tiên của châu Âu đến nơi. Vì vậy chúng tôi mới cần đến người Mỹ ».

Dân biểu Pháp Anne Genetet nhấn mạnh châu Âu cần có chủ trương cứng rắn về an ninh, không thể nhượng bộ Vladimir Putin và Donald Trump. Thông điệp do phái đoàn châu Âu mang đến là Nga phải chấp nhận ngưng bắn vô điều kiện trong 30 ngày. Bà Genetet hy vọng công thức Weimar + (Pháp, Đức, Ba Lan, Anh) sẽ giúp bảo đảm việc triển khai « Liên minh tình nguyện » : lực lượng Kiev trên tiền tuyến, đồng minh bảo vệ cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraina.

Thương vong quá nhiều, Putin biến « chiến dịch quân sự đặc biệt » thành cuộc chiến chống phương Tây  

« Putin muốn gì và làm thế nào châu Âu có thể ngăn chận » - đó là vấn đề được The Economist đưa ra, với ảnh chân dung Vladimir Putin chiếm hẳn trang bìa của tuần báo. The Economist cho rằng số lính tử trận ở Ukraina càng tăng lên, thì Putin càng gia tăng mục đích chiến tranh để biện minh cho số thương vong.

Một « chiến dịch quân sự đặc biệt » đã được tuyên truyền thành cuộc đấu tranh sinh tồn của Nga trước các kẻ thù từ xa. Đây là một thay đổi sâu sắc, có nghĩa là tương lai của Ukraina phụ thuộc vào tham vọng của Putin thay vì ngoại giao nặng phần trình diễn của Donald Trump. Và cũng có nghĩa là nhiều người châu Âu đang đồng lõa với mối đe dọa Nga, không biết làm cách nào đối phó.

Có thể Nga không xâm lăng tiếp các vùng đất khác của châu Âu, nhưng sẽ tạo ảnh hưởng bằng vô số vụ tấn công tin học, lũng đoạn, ám sát, phá hoại. Nếu nhận ra một điểm yếu nào đó, Putin có thể tìm cách chia rẽ NATO, chiếm một mảnh đất nho nhỏ, đặt đồng minh trước thách thức trả đũa. Việc này có thể xảy ra trong hai đến năm năm tới, nghe có vẻ lâu, nhưng trong kế hoạch quân sự, chỉ là một cái chớp mắt. 

Nhiều người ở Hoa Kỳ và Nam Âu sẽ cho rằng dự báo trên đây là hoang tưởng, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff khẳng định có thể tin vào Vladimir Putin. Những người khác dù đủ khôn ngoan để không đặt niềm tin vào một người đã khởi động năm cuộc chiến tranh trong vòng 25 năm qua, vẫn cho rằng Nga quá yếu để có thể là mối đe dọa thực sự.

Châu Âu đủ giàu mạnh để đấu với Nga, chỉ thiếu đoàn kết

Tại Ukraina, Nga phải chịu đựng đến 1 triệu thương vong, và ngoài số đất chiếm được trong những tuần lễ đầu, quân Nga đến nay chỉ giành được thêm 1 % lãnh thổ của Ukraina. Một nền hòa bình tạm bợ áp đặt cho Ukraina sẽ chỉ là bước đệm để Putin tiến hành một cuộc chiến tranh mới. Tuy nhiên ông chủ điện Kremlin đã 72 tuổi, The Economist cho rằng cần nghĩ đến những gì sẽ diễn ra sau triều đại Vladimir Putin.

Sau ba năm, cuộc chiến tranh đã nhuộm màu ý thức hệ. Trước đó 60 % người Nga nói rằng ưu tiên của chính quyền phải là cải thiện mức sống, ngày nay tỉ lệ này chỉ còn 41 %. Thay vào đó, 55 % muốn Nga thành đại cường quốc tế. Putin đặt cả nước vào thời chiến, kỹ nghệ quốc phòng tạo ra việc làm, trợ cấp hào phóng cho lính và gia đình quân nhân chiếm 1,5 % GDP, đàn áp mạnh mẽ hơn và dân Nga bị cô lập hơn với phương Tây.

Châu Âu đang mua nhiều vũ khí hơn. Các số liệu từ tổ chức SIPRI của Thụy Điển cho thấy các nước NATO, không bao gồm Hoa Kỳ, đã tăng chi quốc phòng 68 tỉ đô la, tương đương 19 %, trong năm 2022-2023. Châu Âu đủ giàu có và sức mạnh kỹ nghệ để đối phó với Putin, có khả năng hòa giải được với người kế nhiệm ông ta. Khi những người lính Nga diễu hành qua Quảng trường Đỏ, câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có thể vượt qua những chia rẽ của mình để cứu được Ukraine và tự vệ hay không.

Đức giáo hoàng Lêô XIV : Bất ngờ thú vị từ mật nghị Hồng y

Về nhà lãnh đạo mới của giáo hội Công giáo, trả lời Le Nouvel Obs, bà Christine Pedotti, chủ biên tạp chí Chứng nhân Cơ Đốc nhận định, « Chọn lựa Giáo hoàng Lêô XIV cũng độc đáo như bầu lên một người Ba Lan làm Giáo hoàng năm 1978 ! ». Sự xuất hiện của Hồng y Robert Francis Devost trên balcon Đại giáo đường Thánh Phêrô ngỡ như chỉ có trong tiểu thuyết.

Đành rằng ngài là một người Mỹ sinh ở Chicago, nhưng có cha người Pháp gốc Ý và mẹ người Tây Ban Nha, mang hai quốc tịch Mỹ-Pêru, một chiếc cầu nối giữa các quốc gia. Phong cách của Đức giáo hoàng Lêô XIV cổ điển hơn, và như vậy có thể thuyết phục được những người bảo thủ. Từ balcon, Lêô XIV đã nhấn mạnh ngay đến hòa bình, một điều tuyệt vời. Lời cảm ơn dành cho Đức giáo hoàng Phanxicô cho thấy ông sẽ không từ bỏ di sản của người tiền nhiệm.

Năm nay 69 tuổi, nhiệm kỳ của ông sẽ còn kéo dài. Bà Christine Pedotti nhắc nhở, đừng quên rằng trở thành người đứng đầu Giáo hội vừa là cú sốc tâm lý, vừa là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Nhìn lại 60 năm qua : Đức giáo hoàng Gioan XXIII được bầu sau 11 vòng bỏ phiếu tuy lúc đó chỉ có 51 Hồng y. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô I gánh trách nhiệm nặng nề đến nỗi từ trần sau 33 ngày. Gioan Phaolô II đóng trọn vai trò Giáo hoàng, trong khi Bênêdictô XVI đã phải từ nhiệm, Phanxicô thì đã dâng hiến trọn đời.

Không thể nào nói trước được một Hồng y trở thành Giáo hoàng có thể làm rạng danh như thế nào hay phải chịu đựng. Chuyên gia Pedotti nhận thấy ngay trong những lần xuất hiện đầu tiên, Giáo hoàng Lêô XIV có cái vẻ thanh thản như một người từng đóng vai trò này trong suốt cuộc đời. Đây là một khởi đầu đáng khích lệ cho triều đại Giáo hoàng.

Donald Trump : « Những gì tôi làm là tốt đẹp cho nhân loại »

Về tổng thống Hoa Kỳ, hồ sơ Courrier International tuần này dành một ngoại lệ là dịch toàn bộ bài phỏng vấn ông Donald Trump của nguyệt san Mỹ The Atlantic, một tờ báo luôn chỉ trích ông chủ mới của Nhà Trắng. Nhân kỷ niệm 100 ngày cầm quyền của tổng thống Trump, ấn phẩm này đã đăng lên mạng bài phỏng vấn rất dài của hai nhà báo xuất thân từ Washington Post về sự tái đắc cử ngoạn mục của ông, sau thất bại – mà Trump chưa bao giờ nhìn nhận - trước Joe Biden năm 2020. Ban đầu bị từ chối tiếp, nhưng rốt cuộc Nhà Trắng chấp nhận và còn mời thêm tổng biên tập The Atlantic là Jeffrey Goldberg, kẻ thù của Donald Trump, người đã tiết lộ xì-căng-đan « Signalgate » gây chấn động.

Tại Phòng Bầu dục, Donald Trump thoải mái trao đổi về mọi thứ, từ những món trang trí bằng vàng 24 carat mà ông đưa về từ Mar-a-Lago, cho đến cuộc chiến tranh mà Trump nghĩ rằng ông đang ra tay cứu giúp Ukraina. Về những lần tranh cử, Donald Trump nhấn mạnh : « Lần đầu tiên tôi chiến đấu để tồn tại và lần này để giúp đỡ đất nước mình và thế giới ». Tuần báo dùng câu nói của tổng thống Mỹ thứ 47 làm tít trang nhất : « Những gì tôi làm là tốt đẹp cho nhân loại ».

Nguy cơ chiến tranh tổng lực Ấn Độ-Pakistan

Nhìn sang châu Á, Courrier International tổng hợp báo chí Ấn Độ và Pakistan, cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai nước sở hữu vũ khí nguyên tử. Sau khi Ấn Độ tấn công ba căn cứ quân sự của Pakistan trong đêm, theo tờ The Express Tribune, Pakistan được cho là đã phá hủy một địa điểm lưu trữ tên lửa BrahMos ở khu vực Beas, nơi dùng để phóng tên lửa. Các nguồn tin an ninh cũng cho rằng căn cứ không quân Udhampur đã bị phá hủy và sân bay Pathankot hiện không còn được sử dụng.

Về phía New Delhi xác nhận đã hứng chịu một loạt các cuộc tấn công mới của Pakistan vào sáng thứ Bảy, bằng drone tại một số điểm dọc biên giới phía tây. New York Times nhận định Ấn Độ và Pakistan đang tiến gần một cuộc chiến quy mô, bốn ngày sau cuộc đụng độ vũ trang. Trước sự leo thang, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đề nghị làm trung gian thương thảo, và tin giờ chót cho biết đôi bên đã chấp nhận « ngưng bắn toàn diện và ngay lập tức » - theo thông báo của tổng thống Donald Trump trên mạng Truth Social. Thế nhưng sau đó cả hai bên đều cáo buộc nhau vi phạm ngưng bắn : chuyện dài từ 80 năm qua sẽ còn tiếp diễn.


**********

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trọng Thành

Trên mạng Truth Social của ông, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 10/05/2025, thông báo « sau một đêm dài thương lượng với trung gian của Mỹ, tôi rất vui mừng thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức ». Ngoại trưởng Pakistan Ishaq Dar trên mạng X xác nhận thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức. Ấn Độ cũng xác nhận, nhưng cho biết thỏa thuận đạt được là qua các thương lượng trực tiếp giữa hai nước. 

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Quảng cáo

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết thêm thỏa thuận này là kết quả của các thương lượng giữa bản thân ông cùng phó tổng thống JD Vance với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng cấp Pakistan Shehbaz Sharif.

Trước đó, theo bộ Ngoại Giao Mỹ, ngoại trưởng Marco Rubio đã điện đàm với hai đồng nhiệm Ấn Độ và Pakistan để kêu gọi New Delhi và Islamabad « thiết lập một kênh liên lạc trực tiếp nhằm tránh mọi tính toán sai lầm », khiến xung đột vượt tầm kiểm soát.

Pakistan mở lại không phận

Sau khi Islamabad, New Delhi và Washington tuyên bố ngừng bắn ngay lập tức giữa Ấn Độ và Pakistan, Cục Hàng không Pakistan thông báo không phận Pakistan đã được mở lại « cho tất cả các chuyến bay ». Trước đó, Pakistan dự kiến đóng cửa không phận đến sáng mai, 11/05.

Thông báo ngừng bắn được đưa ra trong lúc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan bước sang ngày thứ tư. Sáng nay, Ấn Độ cho biết nhiều cơ sở quân sự tại miền đông bắc bị Pakistan tấn công bằng drone. Pakistan thông báo trả đũa ngay sau khi tên lửa Ấn Độ bắn vào ba sân bay, trong đó có một sân bay ở cửa ngõ thủ đô Islamabad, trong đêm qua.


***********

4 nước châu Âu kêu gọi Nga - Ukraine ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau

Lãnh đạo 4 nước châu Âu đề nghị ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine từ tuần tới, sau cuộc gặp Tổng thống Zelensky ở Kiev.

"Chúng tôi đã quyết định ủng hộ lệnh ngừng bắn không có điều kiện tiên quyết bắt đầu vào thứ hai tới", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết hôm 10/5, đề cập xung đột Nga - Ukraine.

Tuyên bố được ông Macron đưa ra trong cuộc họp báo chung giữa ông cùng Thủ tướng Đức Friedrich Merz, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Anh Keir Starmer với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev. Trước đó, các lãnh đạo đã hội đàm trực tiếp và đối thoại trực tuyến với khoảng 20 nước thành viên thuộc liên minh ủng hộ Ukraine.

Tổng thống Macron cho biết thỏa thuận ngừng bắn sẽ chủ yếu được Mỹ giám sát, song các nước châu Âu cũng sẽ hỗ trợ. Ông chủ Điện Elysee thêm rằng thỏa thuận này, nếu đạt được, sẽ mở đường để "các bên liên quan đàm phán ngay lập tức nhằm xây dựng nền hòa bình bền vững và lâu dài".

Cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Ukraine, Anh, Pháp, Đức và Ba Lan tại Kiev hôm 10/5. Ảnh: X/Andrii Sybiha

Cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Ukraine, Anh, Pháp, Đức và Ba Lan tại Kiev hôm 10/5. Ảnh: X/Andrii Sybiha

"Lập trường chúng tôi đưa ra hôm nay là sự thống nhất giữa nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, về việc phải có lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày", Thủ tướng Anh Starmer nhấn mạnh.

Thủ tướng Ba Lan Tusk cho hay họ sẽ chờ đợi phản ứng từ phía Nga với đề xuất này.

Trong bài viết trên X, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cho biết 5 lãnh đạo đã điện đàm "hiệu quả" với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó tập trung vào "nỗ lực hòa bình". Theo ông, các bên mong muốn lệnh ngừng bắn toàn diện và vô điều kiện trên bộ, trên biển, trên không trong ít nhất 30 ngày.

Nga và Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Anh, Pháp, Đức, Ba Lan cùng tới thăm Ukraine. Với Thủ tướng Merz, người mới nhậm chức tuần này, đây cũng là lần đầu ông tới Ukraine với tư cách lãnh đạo chính phủ Đức. Lần gần đây nhất Tổng thống Macron đến Kiev là vào tháng 6/2022, trong chuyến đi cùng các lãnh đạo Đức và Italy.

(Từ trái sang) Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Tổng thống Ukraine, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Ba Lan tại Kiev hôm 10/5. Ảnh: AFP

Từ trái sang: Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Tổng thống Ukraine, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Ba Lan tại Kiev hôm 10/5. Ảnh: AFP

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 9/5 cho biết Nga ủng hộ thi hành lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày, song chỉ sau khi những "khác biệt nhỏ" đã được xem xét đầy đủ.

Trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm nay, ông Peskov gợi ý rằng phương Tây cần phải ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine trước khi các bên có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạm thời. "Nếu không, điều đó sẽ mang lại lợi thế cho Ukraine", ông cho hay.

Kể từ khi ông Trump nhậm chức, chính quyền Mỹ đã liên tục xúc tiến đối thoại để tìm kiếm giải pháp nhằm đạt được hòa bình, nhưng tới nay chưa đạt được đột phá. Dù vậy, ông chủ Nhà Trắng nhận định đàm phán đã có tiến triển và các bên đã nhất trí với phần lớn điểm chính trong thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng.

Phạm Giang (Theo AFP, Reuters)


*************

Ấn Độ - Pakistan đạt thỏa thuận ngừng bắn toàn diện

Pakistan và Ấn Độ đã đạt thỏa thuận ngừng bắn "toàn diện và ngay lập tức" dưới sự trung gian của Mỹ, sau vài ngày giao tranh.

"Sau một đêm dài đối thoại dưới sự trung gian của Mỹ, tôi rất vui mừng thông báo rằng Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức. Chúc mừng hai nước vì đã tuân theo lý trí và trí tuệ tuyệt vời", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Truth Social hôm 10/5.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng cho biết Pakistan và Ấn Độ đã nhất trí ngừng bắn ngay lập tức và "bắt đầu đàm phán về các vấn đề lớn tại một địa điểm trung lập".

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 10/5. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 8/5. Ảnh: AFP

Ông Rubio ca ngợi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif vì "sự khôn ngoan, thận trọng và tầm lãnh đạo khi chọn con đường hòa bình".

Ngoại trưởng Pakistan Ishaq Dar xác nhận nước này và Ấn Độ đã đạt thỏa thuận ngừng bắn "có hiệu lực ngay lập tức". "Pakistan luôn nỗ lực vì hòa bình và ổn định của khu vực mà không thỏa hiệp về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ", ông Dar viết trên X.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng xác nhận thông tin, cho biết thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ 17h IST ngày 10/5 (18h30 giờ Hà Nội).

Ngoại trưởng Rubio trước đó điện đàm với các quan chức ngoại giao Ấn Độ và Pakistan, nhấn mạnh "hai bên cần phải tìm biện pháp nhằm giảm căng thẳng và thiết lập liên lạc trực tiếp để tránh tính toán sai lầm".

Lính biên phòng Ấn Độ tại cửa khẩu Wagah giáp Pakistan hôm 3/5. Ảnh: AFP

Lính biên phòng Ấn Độ tại cửa khẩu Wagah giáp Pakistan hôm 3/5. Ảnh: AFP

Ông Rubio cũng đã nói chuyện với tư lệnh lục quân Pakistan Asim Munir và "thúc giục cả hai bên tìm cách hạ nhiệt căng thẳng". Ông đề xuất để Washington làm trung gian đàm phán nhằm tránh "xung đột trong tương lai", theo Bộ Ngoại giao Mỹ. Đây là lần đầu tiên Mỹ đề nghị hỗ trợ làm trung gian hòa giải kể từ khi xung đột Ấn Độ - Pakistan nổ ra.

Xung đột giữa New Delhi và Islamabad bùng phát sau khi Ấn Độ sáng 7/5 phát động chiến dịch Sindoor, nhắm vào 9 mục tiêu mà nước này gọi là "hạ tầng khủng bố" trên lãnh thổ Pakistan và khu vực do Islamabad kiểm soát tại vùng tranh chấp Kashmir.

Theo New Delhi, đây là động thái đáp trả vụ xả súng khiến 26 người thiệt mạng gần thị trấn Pahalgam hôm 22/4. Ấn Độ trước đó cáo buộc Pakistan hậu thuẫn nhóm vũ trang gây ra vụ tấn công, nhưng Islamabad bác bỏ.

Các khu vực tại Ấn Độ bị Pakistan tập kích sáng 10/5. Đồ họa: CNN

Các khu vực tại Ấn Độ bị Pakistan tập kích sáng 10/5. Đồ họa: CNN

Pakistan sáng 10/5 tuyên bố phát động chiến dịch Bunyanun Marsoos, nhằm trả đũa các cuộc không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ nước này. Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết một kho dự trữ tên lửa BrahMos ở thành phố Beas thuộc bang Punjab của Ấn Độ đã bị phá hủy sau đòn đánh.

Quân đội Pakistan còn tuyên bố tập kích sân bay quân sự Pathankot và Udhampur, cùng một số địa điểm khác tại Ấn Độ, nhấn mạnh chiến dịch nhằm vào các căn cứ mà Ấn Độ dùng để triển khai lực lượng phóng tên lửa vào nước láng giềng.

Phạm Giang (Theo Reuters, AP)


***********

Nhà Trắng phủ nhận việc ông Trump ‘làm giàu’ khi nắm chức Tổng thống Mỹ

Tuấn Trần

Tờ The Hill đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du nhiều quốc gia Trung Đông vào tuần tới. Trong cuộc họp báo tổ chức ở Nhà Trắng hôm 9/5, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt đã nhận được câu hỏi của phóng viên về việc "liệu có thành viên nào trong gia đình ông Trump tham gia vào chuyến công du hoặc chính tổng thống có kế hoạch gặp gỡ các đối tác làm ăn với gia đình ông ở Trung Đông hay không”.

Trump 1.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: The White House

Những thông tin do The Hill tìm hiểu và xác thực cho thấy, gia đình ông Trump có một số dự án kinh doanh ở khu vực Trung Đông. Tổ chức Trump, tập đoàn của gia đình ông, tháng trước đã phê duyệt dự án về sân golf mới và một thỏa thuận bất động sản tại Trung Đông.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn truyền thông hôm 9/5, Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết: “Theo những gì tôi biết thì không và tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề mà các phóng viên đã nêu ra. Tôi nghĩ điều đó thật nực cười, khi bất kỳ ai trong căn phòng này cho rằng Tổng thống Trump đang làm bất cứ điều gì vì lợi ích của riêng ông ấy. Ông Trump đã từ bỏ cuộc sống xa hoa và việc điều hành đế chế bất động sản rất thành công để phục vụ người dân, không chỉ một, mà tới 2 lần”.

Bà Leavitt sau đó khẳng định, việc ông Trump tái đắc cử vào Nhà Trắng cho thấy người dân tin tưởng chính khách Cộng hòa này. 

“Đây là vị tổng thống thực tế đã mất tiền vì làm lãnh đạo Chính phủ Mỹ… Tôi có thể đảm bảo với mọi người rằng, những hành động của Tổng thống Trump chỉ phục vụ cho lợi ích của người dân Mỹ, đặt quốc gia lên hàng đầu trong khi ông làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ”, bà Leavitt nhấn mạnh.

Ông Trump coi mức thuế 80% áp lên hàng hóa Trung Quốc là 'hợp lý'

Trong các bài đăng mới trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập đến khả năng giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn đang bị áp ở mức 145%.

Ông Trump hứa không mềm mỏng với Trung Quốc về thuế quan trước đối thoại

Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định sẽ không hạ thuế nhập khẩu áp lên hàng hóa Trung Quốc, bất chấp việc giới chức Washington sắp đối thoại với Bắc Kinh.

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ dừng không kích với Houthi

Tổng thống Trump nói rằng Mỹ sẽ ngừng chiến dịch tập kích Houthi sau khi nhóm này cam kết không gây cản trở các tuyến hàng hải ở Trung Đông.


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 11 tháng 05 -2025:

xxx

Trump vayCo
*********

TIN TỔNG HỢP

RFI

(HRW) – Viết khẩu hiệu « Đả đảo đảng Cộng Sản Việt Nam vi phạm nhân quyền » :  Nhà tranh đấu Trịnh Bá Phương bị khởi tố trong lúc thụ án tù. Tổ chức bảo vệ nhân quyền HRW hôm qua, 10/05/2025, kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức trả tự do cho nhà tranh đấu Trịnh Bá Phương, 40 tuổi, đang thụ án 10 năm tù. Theo nhà nghiên cứu Patricia Gossman, phụ trách mảng châu Á của HRW, với quyết định khởi tố một người đang bị bắt giam chỉ vì hành động bày tỏ quan điểm, chính quyền Việt Nam một lần nữa « chứng minh mức độ phi lý của hành động mà họ sẵn sàng thực hiện để chà đạp lên quyền tự do ngôn luận ». Năm 2021, anh Trịnh Bá Phương bị kết án tù vì vì điều 117, « tuyên truyền chống chế độ ». Mẹ của Trịnh Bá Phương, bà Cấn Thị Thêu và em trai Trịnh Bá Tư, đều đang thụ án 8 năm tù, vì « các tranh đấu cho nhân quyền, quyền về đất đai và bảo vệ môi trường ». Trịnh Bá Phương là đồng tác giả « Báo cáo Đồng Tâm », tố cáo chính quyền cưỡng đoạt đất đai.

(Reuters) –  Đài Loan : "Không phải đảng Cộng sản Trung Quốc mà là Quốc dân Đảng đã lãnh đạo nhân dân chống đế quốc Nhật thành công". Hôm qua, 09/05/2025, Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan lên án tổng thống Nga Vladimir Putin và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã bóp méo lịch sử Thế chiến Hai, khi khẳng định đảng Cộng sản Trung Quốc đã lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống Nhật. Theo chính quyền Đài Loan, lực lượng cộng sản Trung Quốc đã « không đóng góp đáng kể » vào cuộc chiến chống Nhật Bản, mà thay vào đó đã lợi dụng cơ hội này để mở rộng lực lượng riêng.

(AP) – Mỹ : Một thị trưởng bị câu lưu khi phản đối chính sách đàn áp di dân của Trump. Ông Ras Baraka, thị trưởng thành phố Newark, bang New Jersay, bị nhân viên liên bang câu lưu hôm qua, 09/05/2025, khi biểu tình trước trung tâm giam giữ di dân quy mô lớn Delaney Hall, một biểu tượng của chính sách nhập cư của tổng thống Donald Trump. Viên thị trưởng phản đối việc thiết lập nơi giam di dân với khoảng 1.000 giường này. Thị trưởng Ras Baraka đã được thả ít giờ sau đó. Bang New Jersay, do đảng Dân chủ lãnh đạo, vốn được coi là bang bảo vệ di dân.

(AFP) - Ukraina trục xuất 2 nhà ngoại giao Hungary để trả đũa Budapest. Hôm qua, 09/05/2025, Kiev đã trục xuất 2 nhà ngoại giao Hungary để trả đũa việc Budapest trục xuất hai nhà ngoại giao Ukraina. Những vụ trục xuất này diễn ra sau khi cơ quan an ninh Ukraina SBU hôm qua thông báo đã bắt giữ hai công dân Hungary bị nghi làm gián điệp, thu thập tin tình báo, đặc biệt là về hệ thống phòng không của Ukraina. Quan hệ giữa Kiev và Budapest đã xấu đi trong những năm gần đây, nhất là vì thủ tướng Viktor Orban ủng hộ Nga xâm lược Ukraina và vẫn ngăn cản các nỗ lực của Ukraina xin gia nhập Liên Hiệp Châu Âu.

(RFI) –Tư pháp Mỹ ra lệnh trả tự do cho sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ - biểu tượng cho chính sách đàn áp của Trump chống phong trào đoàn kết với dân Palestine. Hôm qua, 09/05/2025, một thẩm phán liên bang yêu cầu thả nữ sinh viên Rumeysa Ozturk, bị bắt ngày 25/03/2025, do một bài viết mà người sinh viên là đồng tác giả, chỉ trích chính sách của trường đại học của cô đối với phong trào phản đối cuộc chiến tranh của Israel tại Gaza.. Thẩm phán William Sessions giải thích : « Việc kéo dài thời hạn giam giữ sinh viên này ngăn cản việc thực thi quyền tự do ngôn luận của hàng triệu người nước ngoài. Với vụ này, bất cứ ai cũng có thể lưỡng lự khi thực thi tự do ngôn luận, theo Hiến pháp Mỹ, do lo sợ sẽ bị bắt giam ». Bộ Tư Pháp Thổ Nhĩ Kỳ hoan ngênh trong lúc Stephen Miller, một cố vấn của Donald Trump lên án « đảo chính về pháp lý », khi tư pháp can thiệp vào hành pháp. Người sinh viên Thổ Nhĩ Kỳ đã được trả tự do ngay sau đó.

(AFP) –  5 năm sau Brexit : Anh muốn cải thiện đáng kể hợp tác với châu Âu. Thủ tướng Anh Keir Starmer, trong một bài phỏng vấn, đăng tải trên The Guardian hôm nay, 10/05/2025, khẳng định sẵn sàng mềm dẻo trong chính sách. Ngày 19/05, lãnh đạo Anh sẽ có cuộc họp với lãnh đạo các định chế chủ chốt của Liên Âu tại Luân Đôn, lần đầu tiên kể từ Brexit. Chính phủ Anh sẵn sàng đi theo các chuẩn mực thực phẩm châu Âu để thúc đẩy trao đổi thương mại, tạo điều kiện cho giới trẻ hai bên tiếp xúc, qua lại, học hỏi tại các cơ sở đào tạo của nhau, bất chấp nhiều phản đối muốn giảm nhập cư. Hợp tác về luật pháp, quốc phòng, an ninh sẽ là nội dung thảo luận. Thủ tướng Anh để ngỏ cánh cửa để Tòa án Công lý châu Âu có vai trò trong việc phán xử các tranh chấp.

(AFP) – Trump cổ vũ di dân không có giấy tờ hợp lệ « tự trục xuất » về nước với chuyến bay « miễn phí ». Trong một video chia sẻ trên nền tảng Truth Social hôm qua, 09/05/2025, tổng thống Donald Trump cho biết đã ký sắc lệnh giúp các di dân « tự trục xuất ». Theo ông Trump, những đối tượng liên quan có thể đăng ký chuyến bay « tự trục xuất » thông qua một ứng dụng trên mạng. Theo AFP, tổng thống Mỹ đưa ra sắc lệnh nói trên trong bối cảnh chương trình trục xuất quy mô lớn các di dân nhập cư lậu bị tư pháp ngăn cản. Tổng thống Mỹ nêu gương trường hợp một di dân Honduras đã « tự trục xuất ». Chi phí cho việc « tự trục xuất » chỉ bằng 30% so với chi phí để trục xuất, ước tính trung bình hơn 17 nghìn đô la, theo ông Trump.

(AFP) – Mêhicô kiện tập đoàn Google vì đổi tên Vịnh Mêhicô thành Vịnh Mỹ, theo đòi hỏi của Trump. Tổng thống Mêhicô Claudia Sheinbaum cho biết hôm qua 09/05/2025, trong một cuộc họp báo là « đơn khiếu nại đã được nộp ». Thông báo được đưa ra sau  ngày 08/05, khi Hạ Viện Mỹ chính thức chấp thuận quyết định của tổng thống Donald Trump.


***********

Tổ chức rình rang « Ngày chiến thắng », Putin muốn làm quên đi sự sa lầy ở Ukraina

Thụy My

Putin tưng bừng kỷ niệm 80 năm kết thúc Đệ nhị Thế chiến, giành hết công trạng cho người Nga đồng thời chứng tỏ không bị cô lập vì xâm lăng Ukraina. Tại Vatican, Mật nghị Hồng y tạo bất ngờ khi bầu ra tân Giáo hoàng người Mỹ Lêô XIV. Donald Trump nói rằng đang làm điều tốt đẹp cho nhân loại. Căng thẳng giữa hai quốc gia có vũ khí nguyên tử Ấn Độ và Pakistan. Đó là một số sự kiện đáng chú ý trong tuần qua.

Quảng cáo

Mời « các nước anh em » để chứng tỏ không bị cô lập

Le Figaro cuối tuần cho rằng Putin làm rầm rộ ngày kỷ niệm 80 năm chiến thắng Đức quốc xã để chứng tỏ không còn bị cô lập, với sự hiện diện của khoảng 20 nhà lãnh đạo và quân đội một số nước tham gia diễu hành. Vladimir Putin không hề có một lời nào nói đến khả năng kết thúc chiến tranh ở Ukraina, cũng như lời đề nghị cởi mở của Donald Trump.

Ông chủ điện Kremlin khẳng định « đất nước, xã hội và toàn thể nhân dân ủng hộ những người tham gia ‘’chiến dịch quân sự đặc biệt’’ » - từ ngữ hoa mỹ dùng để chỉ cuộc xâm lăng Ukraina kéo dài đã ba năm qua, làm mấy trăm ngàn người chết và bị thương. Khoảng 1.500 người lính đã chiến đấu ở Ukraina nằm trong số 11.000 lính diễu hành ở trung tâm Matxcơva - được giữ an ninh nghiêm ngặt sau những vụ tấn công những ngày gần đây.

Putin tuyên bố Nga luôn là « rào cản vững chắc chống lại chủ nghĩa quốc xã, nạn bài Nga, bài Do Thái » - những lý lẽ Matxcơva thường dùng để cáo buộc chính quyền Kiev. Khách mời số một là Tập Cận Bình đứng dậy chào đoàn quân Trung Quốc diễu hành qua lễ đài, những quân nhân Việt Nam, Lào, Miến Điện, Azerbaijan, Uzbekistan, Ai Cập cũng được lãnh đạo nước mình chào mừng khi đi qua quảng trường Đỏ. Sau buổi lễ, Putin còn trao đổi thân mật với các sĩ quan Bắc Triều Tiên. Đó là các chỉ huy của lực lượng tăng viện cho mặt trận Kursk được Kim Jong Un gởi đến, mà từ nhiều tháng qua Matxcơva vẫn giữ im lặng.

Bên cạnh lãnh đạo các nước « anh em », còn có thủ tướng Slovakia - ông Robert Fico bất chấp khuyến cáo của Liên hiệp châu Âu. Tổng thống Serbia, Aleksandar Vucic và tổng thống Cộng Hòa Serbia thuộc Bosnia (Srprka), Milorad Dodik, bị tư pháp Bosnia truy lùng, cũng có mặt trên quảng trường Đỏ. Một danh sách khách mời mà Kremlin muốn nhân đó chứng tỏ không bị cô lập ngoại giao.

Ngược lại, không có đại diện nào của Hoa Kỳ tham dự, dù trước đó theo tin đồn là sẽ có một nhà đàm phán của Donald Trump thậm chí ngoại trưởng Marco Rubio đến. Một sự vắng mặt chứng tỏ tiến trình thương lượng đang sa lầy. Vladimir Putin tiếp tục dùng những từ ngữ đao to búa lớn để ca ngợi vai trò chủ chốt của Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến. Le Figaro cũng nhận thấy lần đầu tiên có sự xuất hiện của các drone, bên cạnh các hỏa tiễn chiến lược có thể mang đầu đạn nguyên tử.

Hòa bình kiểu Stalin : Một đại dương nước mắt !

Nhưng Le Point cho biết châu Âu không để cho Putin tự trao cho mình mọi thành quả của chiến thắng. Cùng ngày, Pháp và Ba Lan ký kết một hiệp ước hữu nghị, và chính tại Kiev mà ngoại trưởng các nước châu Âu kỷ niệm 75 năm tuyên bố ngày 09/05/1950 của Robert Schuman, thành lập Cộng đồng than thép châu Âu, tiền thân của Liên Hiệp Châu Âu ngày nay. Quay lại với lịch sử, tuần báo nói về « Hòa bình theo kiểu Stalin ».

Cách đây đúng 80 năm, sau khi đài phát thanh Matxcơva loan tin Đức quốc xã đã đầu hàng, khắp nơi từ nhà máy đến nông trường đều có những diễn đàn ca ngợi « cha già dân tộc ». Tại Kremlin, Stalin ký một văn bản quan trọng, liên quan đến 1 triệu người lính Liên Xô bị Đức bắt làm tù binh, trong đó một số được đồng minh trao trả. Khoảng 100 trại thanh lọc, mỗi trại chứa 10.000 người được thành lập. Sau khi thẩm vấn, những ai từng phục vụ trong công cuộc diệt chủng người Do Thái hay quản giáo ở trại tập trung đều bị hành quyết, số khác tống vào các gu-lắc.

Theo nhà sử học Marie Moutier-Bitan, chỉ 20 % được quay lại với đời sống dân sự. Trong số những người lính bị xử tử có các đơn vị của quân đội Vlassov, đã chạy trốn khỏi Praha và đầu hàng người Mỹ, ngỡ rằng đã thoát nạn nhưng lại bị trao trả cho Hồng quân. Không xa điện Kremlin, một sĩ quan 26 tuổi từ nhiều tháng đã bị giam giữ Alexandre Soljenitsyne. Viên đại úy pháo binh bị bắt vì chỉ trích Stalin thanh trừng quân đội Liên Xô và liên minh với Hitler. Người sĩ quan trẻ bị lãnh án 8 năm cải tạo lao động, sau đó đã cho ra đời tác phẩm « Quần đảo ngục tù » làm rung chuyển toàn bộ Liên Xô.

Trong The Day the War Ended (Ngày chiến tranh kết thúc), nhà sử học Martin Gilbert dẫn ra lời chứng về không khí thực sự lúc đó ở Liên Xô : « Ở tiền tuyến, một đại dương vodka và hàng loạt phát súng chỉ thiên. Trong thẳm sâu của đất nước, là một đại dương nước mắt. Hầu như mỗi gia đình đều mất đi một thành viên ».

Hai cách diễn giải khác nhau về Đệ nhị Thế chiến

Nga kỷ niệm ngày 09/05, theo giờ Matxcơva khi Đức đầu hàng lần thứ hai trước Liên Xô sau khi đã hàng với đồng minh phương Tây. Kremlin gọi đây là « Cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại », giành trọn vinh quang cho người Nga. Tuy nhiên lại lờ đi giai đoạn trước đó, nhất là sự đồng lõa của Stalin với Hitler, và việc Nga thông đồng với Đức quốc xã để chiếm các nước Baltic, một phần ba Ba Lan, một phần Rumani và Phần Lan. Sách sử chính thức cũng xóa hẳn nguồn viện trợ vô cùng lớn lao của Hoa Kỳ, cứ như là người Nga tự mình làm được tất cả.

Washington mừng chiến thắng của các nền dân chủ, tuy đã để lại phân nửa châu Âu dưới sự chiếm đóng của Liên Xô, nhờ đó Matxcơva áp đặt chủ nghĩa cộng sản lên Đông Âu. Phải chờ đến khi Liên Xô tự sụp đổ, các nước này mới tìm lại được chủ quyền. Đó là lý do vì sao người Ukraina bỏ phiếu chọn độc lập năm 1991 và các quốc gia Đông Âu vội vã xin gia nhập NATO. Hoa Kỳ có xu hướng coi chiến tranh là cuộc chiến đạo đức, chỉ có thể kết thúc bằng chiến thắng toàn diện và tương đối nhanh. Theo Le Figaro, việc bỏ rơi Việt Nam Cộng Hòa năm 1975 và Afghanistan năm 2021 nằm trong logic này. Cuộc xâm lăng Ukraina hiện nay, được cho là không thể thắng hoàn toàn, cũng có cùng một lối suy nghĩ.

Kiev cần được chuyển giao nhanh vũ khí

Về phía Ukraina, đặc phái viên Le Point ghi nhận chuyến thăm Kiev của bộ tứ lãnh đạo Pháp, Đức, Anh, Ba Lan là nguồn động viên đáng kể cho Ukraina. Họ bí mật đến nơi bằng xe lửa, trong bầu không khí rất bất thường ở thủ đô Ukraina : không có còi báo động vì Putin ngưng bắn ba ngày. 

Chuyến thăm diễn ra vào lúc Nga đang yếu hẳn đi dù tổ chức cuộc duyệt binh hoành tráng trên quảng trường Đỏ. Ngoài chiến trường, từ nhiều tháng qua quân Nga không chiếm nổi thành phố Pokrovsk nhỏ bé ở miền đông Ukraina dù đã hy sinh rất nhiều mạng lính. Về chính trị, Hoa Kỳ tỏ ra bực tức vì những yêu sách quá đáng của Vladimir Putin. Còn về kinh tế, giá dầu thô giảm mạnh và các biện pháp trừng phạt mới của châu Âu khiến Kremlin mất một nguồn thu khá lớn.

Kiev rất hoan nghênh sự thức tỉnh của châu Âu, nhưng tiếc rằng hành động quá chậm chạp. Một cố vấn tổng thống Volodymyr Zelensky giải thích : « Các chiến binh của chúng tôi phải trả giá cho việc chuyển giao vũ khí quá chậm ». Dân biểu Oleksiy Gontcharenko nói thêm : « Với nhịp độ này, Ukraina sẽ bị xóa tên trên bản đồ trước khi toán quân đầu tiên của châu Âu đến nơi. Vì vậy chúng tôi mới cần đến người Mỹ ».

Dân biểu Pháp Anne Genetet nhấn mạnh châu Âu cần có chủ trương cứng rắn về an ninh, không thể nhượng bộ Vladimir Putin và Donald Trump. Thông điệp do phái đoàn châu Âu mang đến là Nga phải chấp nhận ngưng bắn vô điều kiện trong 30 ngày. Bà Genetet hy vọng công thức Weimar + (Pháp, Đức, Ba Lan, Anh) sẽ giúp bảo đảm việc triển khai « Liên minh tình nguyện » : lực lượng Kiev trên tiền tuyến, đồng minh bảo vệ cơ sở hạ tầng chiến lược của Ukraina.

Thương vong quá nhiều, Putin biến « chiến dịch quân sự đặc biệt » thành cuộc chiến chống phương Tây  

« Putin muốn gì và làm thế nào châu Âu có thể ngăn chận » - đó là vấn đề được The Economist đưa ra, với ảnh chân dung Vladimir Putin chiếm hẳn trang bìa của tuần báo. The Economist cho rằng số lính tử trận ở Ukraina càng tăng lên, thì Putin càng gia tăng mục đích chiến tranh để biện minh cho số thương vong.

Một « chiến dịch quân sự đặc biệt » đã được tuyên truyền thành cuộc đấu tranh sinh tồn của Nga trước các kẻ thù từ xa. Đây là một thay đổi sâu sắc, có nghĩa là tương lai của Ukraina phụ thuộc vào tham vọng của Putin thay vì ngoại giao nặng phần trình diễn của Donald Trump. Và cũng có nghĩa là nhiều người châu Âu đang đồng lõa với mối đe dọa Nga, không biết làm cách nào đối phó.

Có thể Nga không xâm lăng tiếp các vùng đất khác của châu Âu, nhưng sẽ tạo ảnh hưởng bằng vô số vụ tấn công tin học, lũng đoạn, ám sát, phá hoại. Nếu nhận ra một điểm yếu nào đó, Putin có thể tìm cách chia rẽ NATO, chiếm một mảnh đất nho nhỏ, đặt đồng minh trước thách thức trả đũa. Việc này có thể xảy ra trong hai đến năm năm tới, nghe có vẻ lâu, nhưng trong kế hoạch quân sự, chỉ là một cái chớp mắt. 

Nhiều người ở Hoa Kỳ và Nam Âu sẽ cho rằng dự báo trên đây là hoang tưởng, đặc phái viên Mỹ Steve Witkoff khẳng định có thể tin vào Vladimir Putin. Những người khác dù đủ khôn ngoan để không đặt niềm tin vào một người đã khởi động năm cuộc chiến tranh trong vòng 25 năm qua, vẫn cho rằng Nga quá yếu để có thể là mối đe dọa thực sự.

Châu Âu đủ giàu mạnh để đấu với Nga, chỉ thiếu đoàn kết

Tại Ukraina, Nga phải chịu đựng đến 1 triệu thương vong, và ngoài số đất chiếm được trong những tuần lễ đầu, quân Nga đến nay chỉ giành được thêm 1 % lãnh thổ của Ukraina. Một nền hòa bình tạm bợ áp đặt cho Ukraina sẽ chỉ là bước đệm để Putin tiến hành một cuộc chiến tranh mới. Tuy nhiên ông chủ điện Kremlin đã 72 tuổi, The Economist cho rằng cần nghĩ đến những gì sẽ diễn ra sau triều đại Vladimir Putin.

Sau ba năm, cuộc chiến tranh đã nhuộm màu ý thức hệ. Trước đó 60 % người Nga nói rằng ưu tiên của chính quyền phải là cải thiện mức sống, ngày nay tỉ lệ này chỉ còn 41 %. Thay vào đó, 55 % muốn Nga thành đại cường quốc tế. Putin đặt cả nước vào thời chiến, kỹ nghệ quốc phòng tạo ra việc làm, trợ cấp hào phóng cho lính và gia đình quân nhân chiếm 1,5 % GDP, đàn áp mạnh mẽ hơn và dân Nga bị cô lập hơn với phương Tây.

Châu Âu đang mua nhiều vũ khí hơn. Các số liệu từ tổ chức SIPRI của Thụy Điển cho thấy các nước NATO, không bao gồm Hoa Kỳ, đã tăng chi quốc phòng 68 tỉ đô la, tương đương 19 %, trong năm 2022-2023. Châu Âu đủ giàu có và sức mạnh kỹ nghệ để đối phó với Putin, có khả năng hòa giải được với người kế nhiệm ông ta. Khi những người lính Nga diễu hành qua Quảng trường Đỏ, câu hỏi đặt ra là liệu châu Âu có thể vượt qua những chia rẽ của mình để cứu được Ukraine và tự vệ hay không.

Đức giáo hoàng Lêô XIV : Bất ngờ thú vị từ mật nghị Hồng y

Về nhà lãnh đạo mới của giáo hội Công giáo, trả lời Le Nouvel Obs, bà Christine Pedotti, chủ biên tạp chí Chứng nhân Cơ Đốc nhận định, « Chọn lựa Giáo hoàng Lêô XIV cũng độc đáo như bầu lên một người Ba Lan làm Giáo hoàng năm 1978 ! ». Sự xuất hiện của Hồng y Robert Francis Devost trên balcon Đại giáo đường Thánh Phêrô ngỡ như chỉ có trong tiểu thuyết.

Đành rằng ngài là một người Mỹ sinh ở Chicago, nhưng có cha người Pháp gốc Ý và mẹ người Tây Ban Nha, mang hai quốc tịch Mỹ-Pêru, một chiếc cầu nối giữa các quốc gia. Phong cách của Đức giáo hoàng Lêô XIV cổ điển hơn, và như vậy có thể thuyết phục được những người bảo thủ. Từ balcon, Lêô XIV đã nhấn mạnh ngay đến hòa bình, một điều tuyệt vời. Lời cảm ơn dành cho Đức giáo hoàng Phanxicô cho thấy ông sẽ không từ bỏ di sản của người tiền nhiệm.

Năm nay 69 tuổi, nhiệm kỳ của ông sẽ còn kéo dài. Bà Christine Pedotti nhắc nhở, đừng quên rằng trở thành người đứng đầu Giáo hội vừa là cú sốc tâm lý, vừa là một nhiệm vụ hết sức nặng nề. Nhìn lại 60 năm qua : Đức giáo hoàng Gioan XXIII được bầu sau 11 vòng bỏ phiếu tuy lúc đó chỉ có 51 Hồng y. Đức giáo hoàng Gioan Phaolô I gánh trách nhiệm nặng nề đến nỗi từ trần sau 33 ngày. Gioan Phaolô II đóng trọn vai trò Giáo hoàng, trong khi Bênêdictô XVI đã phải từ nhiệm, Phanxicô thì đã dâng hiến trọn đời.

Không thể nào nói trước được một Hồng y trở thành Giáo hoàng có thể làm rạng danh như thế nào hay phải chịu đựng. Chuyên gia Pedotti nhận thấy ngay trong những lần xuất hiện đầu tiên, Giáo hoàng Lêô XIV có cái vẻ thanh thản như một người từng đóng vai trò này trong suốt cuộc đời. Đây là một khởi đầu đáng khích lệ cho triều đại Giáo hoàng.

Donald Trump : « Những gì tôi làm là tốt đẹp cho nhân loại »

Về tổng thống Hoa Kỳ, hồ sơ Courrier International tuần này dành một ngoại lệ là dịch toàn bộ bài phỏng vấn ông Donald Trump của nguyệt san Mỹ The Atlantic, một tờ báo luôn chỉ trích ông chủ mới của Nhà Trắng. Nhân kỷ niệm 100 ngày cầm quyền của tổng thống Trump, ấn phẩm này đã đăng lên mạng bài phỏng vấn rất dài của hai nhà báo xuất thân từ Washington Post về sự tái đắc cử ngoạn mục của ông, sau thất bại – mà Trump chưa bao giờ nhìn nhận - trước Joe Biden năm 2020. Ban đầu bị từ chối tiếp, nhưng rốt cuộc Nhà Trắng chấp nhận và còn mời thêm tổng biên tập The Atlantic là Jeffrey Goldberg, kẻ thù của Donald Trump, người đã tiết lộ xì-căng-đan « Signalgate » gây chấn động.

Tại Phòng Bầu dục, Donald Trump thoải mái trao đổi về mọi thứ, từ những món trang trí bằng vàng 24 carat mà ông đưa về từ Mar-a-Lago, cho đến cuộc chiến tranh mà Trump nghĩ rằng ông đang ra tay cứu giúp Ukraina. Về những lần tranh cử, Donald Trump nhấn mạnh : « Lần đầu tiên tôi chiến đấu để tồn tại và lần này để giúp đỡ đất nước mình và thế giới ». Tuần báo dùng câu nói của tổng thống Mỹ thứ 47 làm tít trang nhất : « Những gì tôi làm là tốt đẹp cho nhân loại ».

Nguy cơ chiến tranh tổng lực Ấn Độ-Pakistan

Nhìn sang châu Á, Courrier International tổng hợp báo chí Ấn Độ và Pakistan, cảnh báo nguy cơ một cuộc chiến tranh tổng lực giữa hai nước sở hữu vũ khí nguyên tử. Sau khi Ấn Độ tấn công ba căn cứ quân sự của Pakistan trong đêm, theo tờ The Express Tribune, Pakistan được cho là đã phá hủy một địa điểm lưu trữ tên lửa BrahMos ở khu vực Beas, nơi dùng để phóng tên lửa. Các nguồn tin an ninh cũng cho rằng căn cứ không quân Udhampur đã bị phá hủy và sân bay Pathankot hiện không còn được sử dụng.

Về phía New Delhi xác nhận đã hứng chịu một loạt các cuộc tấn công mới của Pakistan vào sáng thứ Bảy, bằng drone tại một số điểm dọc biên giới phía tây. New York Times nhận định Ấn Độ và Pakistan đang tiến gần một cuộc chiến quy mô, bốn ngày sau cuộc đụng độ vũ trang. Trước sự leo thang, ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đề nghị làm trung gian thương thảo, và tin giờ chót cho biết đôi bên đã chấp nhận « ngưng bắn toàn diện và ngay lập tức » - theo thông báo của tổng thống Donald Trump trên mạng Truth Social. Thế nhưng sau đó cả hai bên đều cáo buộc nhau vi phạm ngưng bắn : chuyện dài từ 80 năm qua sẽ còn tiếp diễn.


**********

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo Ấn Độ và Pakistan đạt thỏa thuận ngừng bắn

Trọng Thành

Trên mạng Truth Social của ông, tổng thống Mỹ Donald Trump hôm nay 10/05/2025, thông báo « sau một đêm dài thương lượng với trung gian của Mỹ, tôi rất vui mừng thông báo Ấn Độ và Pakistan đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức ». Ngoại trưởng Pakistan Ishaq Dar trên mạng X xác nhận thỏa thuận ngừng bắn ngay lập tức. Ấn Độ cũng xác nhận, nhưng cho biết thỏa thuận đạt được là qua các thương lượng trực tiếp giữa hai nước. 

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Quảng cáo

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cho biết thêm thỏa thuận này là kết quả của các thương lượng giữa bản thân ông cùng phó tổng thống JD Vance với thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và đồng cấp Pakistan Shehbaz Sharif.

Trước đó, theo bộ Ngoại Giao Mỹ, ngoại trưởng Marco Rubio đã điện đàm với hai đồng nhiệm Ấn Độ và Pakistan để kêu gọi New Delhi và Islamabad « thiết lập một kênh liên lạc trực tiếp nhằm tránh mọi tính toán sai lầm », khiến xung đột vượt tầm kiểm soát.

Pakistan mở lại không phận

Sau khi Islamabad, New Delhi và Washington tuyên bố ngừng bắn ngay lập tức giữa Ấn Độ và Pakistan, Cục Hàng không Pakistan thông báo không phận Pakistan đã được mở lại « cho tất cả các chuyến bay ». Trước đó, Pakistan dự kiến đóng cửa không phận đến sáng mai, 11/05.

Thông báo ngừng bắn được đưa ra trong lúc xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan bước sang ngày thứ tư. Sáng nay, Ấn Độ cho biết nhiều cơ sở quân sự tại miền đông bắc bị Pakistan tấn công bằng drone. Pakistan thông báo trả đũa ngay sau khi tên lửa Ấn Độ bắn vào ba sân bay, trong đó có một sân bay ở cửa ngõ thủ đô Islamabad, trong đêm qua.


***********

4 nước châu Âu kêu gọi Nga - Ukraine ngừng bắn 30 ngày từ tuần sau

Lãnh đạo 4 nước châu Âu đề nghị ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine từ tuần tới, sau cuộc gặp Tổng thống Zelensky ở Kiev.

"Chúng tôi đã quyết định ủng hộ lệnh ngừng bắn không có điều kiện tiên quyết bắt đầu vào thứ hai tới", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết hôm 10/5, đề cập xung đột Nga - Ukraine.

Tuyên bố được ông Macron đưa ra trong cuộc họp báo chung giữa ông cùng Thủ tướng Đức Friedrich Merz, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và Thủ tướng Anh Keir Starmer với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Kiev. Trước đó, các lãnh đạo đã hội đàm trực tiếp và đối thoại trực tuyến với khoảng 20 nước thành viên thuộc liên minh ủng hộ Ukraine.

Tổng thống Macron cho biết thỏa thuận ngừng bắn sẽ chủ yếu được Mỹ giám sát, song các nước châu Âu cũng sẽ hỗ trợ. Ông chủ Điện Elysee thêm rằng thỏa thuận này, nếu đạt được, sẽ mở đường để "các bên liên quan đàm phán ngay lập tức nhằm xây dựng nền hòa bình bền vững và lâu dài".

Cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Ukraine, Anh, Pháp, Đức và Ba Lan tại Kiev hôm 10/5. Ảnh: X/Andrii Sybiha

Cuộc hội đàm giữa lãnh đạo Ukraine, Anh, Pháp, Đức và Ba Lan tại Kiev hôm 10/5. Ảnh: X/Andrii Sybiha

"Lập trường chúng tôi đưa ra hôm nay là sự thống nhất giữa nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ, về việc phải có lệnh ngừng bắn vô điều kiện kéo dài 30 ngày", Thủ tướng Anh Starmer nhấn mạnh.

Thủ tướng Ba Lan Tusk cho hay họ sẽ chờ đợi phản ứng từ phía Nga với đề xuất này.

Trong bài viết trên X, Ngoại trưởng Ukraine Andrii Sybiha cho biết 5 lãnh đạo đã điện đàm "hiệu quả" với Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong đó tập trung vào "nỗ lực hòa bình". Theo ông, các bên mong muốn lệnh ngừng bắn toàn diện và vô điều kiện trên bộ, trên biển, trên không trong ít nhất 30 ngày.

Nga và Mỹ chưa bình luận về thông tin trên.

Đây là lần đầu tiên lãnh đạo Anh, Pháp, Đức, Ba Lan cùng tới thăm Ukraine. Với Thủ tướng Merz, người mới nhậm chức tuần này, đây cũng là lần đầu ông tới Ukraine với tư cách lãnh đạo chính phủ Đức. Lần gần đây nhất Tổng thống Macron đến Kiev là vào tháng 6/2022, trong chuyến đi cùng các lãnh đạo Đức và Italy.

(Từ trái sang) Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Tổng thống Ukraine, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Ba Lan tại Kiev hôm 10/5. Ảnh: AFP

Từ trái sang: Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, Tổng thống Ukraine, Thủ tướng Anh và Thủ tướng Ba Lan tại Kiev hôm 10/5. Ảnh: AFP

Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 9/5 cho biết Nga ủng hộ thi hành lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày, song chỉ sau khi những "khác biệt nhỏ" đã được xem xét đầy đủ.

Trong cuộc phỏng vấn được công bố hôm nay, ông Peskov gợi ý rằng phương Tây cần phải ngừng viện trợ quân sự cho Ukraine trước khi các bên có thể đạt được thỏa thuận ngừng bắn tạm thời. "Nếu không, điều đó sẽ mang lại lợi thế cho Ukraine", ông cho hay.

Kể từ khi ông Trump nhậm chức, chính quyền Mỹ đã liên tục xúc tiến đối thoại để tìm kiếm giải pháp nhằm đạt được hòa bình, nhưng tới nay chưa đạt được đột phá. Dù vậy, ông chủ Nhà Trắng nhận định đàm phán đã có tiến triển và các bên đã nhất trí với phần lớn điểm chính trong thỏa thuận ngừng bắn tiềm năng.

Phạm Giang (Theo AFP, Reuters)


*************

Ấn Độ - Pakistan đạt thỏa thuận ngừng bắn toàn diện

Pakistan và Ấn Độ đã đạt thỏa thuận ngừng bắn "toàn diện và ngay lập tức" dưới sự trung gian của Mỹ, sau vài ngày giao tranh.

"Sau một đêm dài đối thoại dưới sự trung gian của Mỹ, tôi rất vui mừng thông báo rằng Ấn Độ và Pakistan đã đồng ý ngừng bắn toàn diện và ngay lập tức. Chúc mừng hai nước vì đã tuân theo lý trí và trí tuệ tuyệt vời", Tổng thống Mỹ Donald Trump viết trên mạng xã hội Truth Social hôm 10/5.

Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio cũng cho biết Pakistan và Ấn Độ đã nhất trí ngừng bắn ngay lập tức và "bắt đầu đàm phán về các vấn đề lớn tại một địa điểm trung lập".

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 10/5. Ảnh: AFP

Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng hôm 8/5. Ảnh: AFP

Ông Rubio ca ngợi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif vì "sự khôn ngoan, thận trọng và tầm lãnh đạo khi chọn con đường hòa bình".

Ngoại trưởng Pakistan Ishaq Dar xác nhận nước này và Ấn Độ đã đạt thỏa thuận ngừng bắn "có hiệu lực ngay lập tức". "Pakistan luôn nỗ lực vì hòa bình và ổn định của khu vực mà không thỏa hiệp về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ", ông Dar viết trên X.

Bộ Ngoại giao Ấn Độ cũng xác nhận thông tin, cho biết thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ 17h IST ngày 10/5 (18h30 giờ Hà Nội).

Ngoại trưởng Rubio trước đó điện đàm với các quan chức ngoại giao Ấn Độ và Pakistan, nhấn mạnh "hai bên cần phải tìm biện pháp nhằm giảm căng thẳng và thiết lập liên lạc trực tiếp để tránh tính toán sai lầm".

Lính biên phòng Ấn Độ tại cửa khẩu Wagah giáp Pakistan hôm 3/5. Ảnh: AFP

Lính biên phòng Ấn Độ tại cửa khẩu Wagah giáp Pakistan hôm 3/5. Ảnh: AFP

Ông Rubio cũng đã nói chuyện với tư lệnh lục quân Pakistan Asim Munir và "thúc giục cả hai bên tìm cách hạ nhiệt căng thẳng". Ông đề xuất để Washington làm trung gian đàm phán nhằm tránh "xung đột trong tương lai", theo Bộ Ngoại giao Mỹ. Đây là lần đầu tiên Mỹ đề nghị hỗ trợ làm trung gian hòa giải kể từ khi xung đột Ấn Độ - Pakistan nổ ra.

Xung đột giữa New Delhi và Islamabad bùng phát sau khi Ấn Độ sáng 7/5 phát động chiến dịch Sindoor, nhắm vào 9 mục tiêu mà nước này gọi là "hạ tầng khủng bố" trên lãnh thổ Pakistan và khu vực do Islamabad kiểm soát tại vùng tranh chấp Kashmir.

Theo New Delhi, đây là động thái đáp trả vụ xả súng khiến 26 người thiệt mạng gần thị trấn Pahalgam hôm 22/4. Ấn Độ trước đó cáo buộc Pakistan hậu thuẫn nhóm vũ trang gây ra vụ tấn công, nhưng Islamabad bác bỏ.

Các khu vực tại Ấn Độ bị Pakistan tập kích sáng 10/5. Đồ họa: CNN

Các khu vực tại Ấn Độ bị Pakistan tập kích sáng 10/5. Đồ họa: CNN

Pakistan sáng 10/5 tuyên bố phát động chiến dịch Bunyanun Marsoos, nhằm trả đũa các cuộc không kích của Ấn Độ vào lãnh thổ nước này. Bộ Quốc phòng Pakistan cho biết một kho dự trữ tên lửa BrahMos ở thành phố Beas thuộc bang Punjab của Ấn Độ đã bị phá hủy sau đòn đánh.

Quân đội Pakistan còn tuyên bố tập kích sân bay quân sự Pathankot và Udhampur, cùng một số địa điểm khác tại Ấn Độ, nhấn mạnh chiến dịch nhằm vào các căn cứ mà Ấn Độ dùng để triển khai lực lượng phóng tên lửa vào nước láng giềng.

Phạm Giang (Theo Reuters, AP)


***********

Nhà Trắng phủ nhận việc ông Trump ‘làm giàu’ khi nắm chức Tổng thống Mỹ

Tuấn Trần

Tờ The Hill đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ có chuyến công du nhiều quốc gia Trung Đông vào tuần tới. Trong cuộc họp báo tổ chức ở Nhà Trắng hôm 9/5, Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt đã nhận được câu hỏi của phóng viên về việc "liệu có thành viên nào trong gia đình ông Trump tham gia vào chuyến công du hoặc chính tổng thống có kế hoạch gặp gỡ các đối tác làm ăn với gia đình ông ở Trung Đông hay không”.

Trump 1.jpg
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: The White House

Những thông tin do The Hill tìm hiểu và xác thực cho thấy, gia đình ông Trump có một số dự án kinh doanh ở khu vực Trung Đông. Tổ chức Trump, tập đoàn của gia đình ông, tháng trước đã phê duyệt dự án về sân golf mới và một thỏa thuận bất động sản tại Trung Đông.

Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn truyền thông hôm 9/5, Thư ký báo chí Nhà Trắng cho biết: “Theo những gì tôi biết thì không và tôi sẽ đi thẳng vào vấn đề mà các phóng viên đã nêu ra. Tôi nghĩ điều đó thật nực cười, khi bất kỳ ai trong căn phòng này cho rằng Tổng thống Trump đang làm bất cứ điều gì vì lợi ích của riêng ông ấy. Ông Trump đã từ bỏ cuộc sống xa hoa và việc điều hành đế chế bất động sản rất thành công để phục vụ người dân, không chỉ một, mà tới 2 lần”.

Bà Leavitt sau đó khẳng định, việc ông Trump tái đắc cử vào Nhà Trắng cho thấy người dân tin tưởng chính khách Cộng hòa này. 

“Đây là vị tổng thống thực tế đã mất tiền vì làm lãnh đạo Chính phủ Mỹ… Tôi có thể đảm bảo với mọi người rằng, những hành động của Tổng thống Trump chỉ phục vụ cho lợi ích của người dân Mỹ, đặt quốc gia lên hàng đầu trong khi ông làm những gì tốt nhất cho nước Mỹ”, bà Leavitt nhấn mạnh.

Ông Trump coi mức thuế 80% áp lên hàng hóa Trung Quốc là 'hợp lý'

Trong các bài đăng mới trên mạng xã hội, Tổng thống Mỹ Donald Trump đề cập đến khả năng giảm thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, vốn đang bị áp ở mức 145%.

Ông Trump hứa không mềm mỏng với Trung Quốc về thuế quan trước đối thoại

Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định sẽ không hạ thuế nhập khẩu áp lên hàng hóa Trung Quốc, bất chấp việc giới chức Washington sắp đối thoại với Bắc Kinh.

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ dừng không kích với Houthi

Tổng thống Trump nói rằng Mỹ sẽ ngừng chiến dịch tập kích Houthi sau khi nhóm này cam kết không gây cản trở các tuyến hàng hải ở Trung Đông.


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm