Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 12 tháng 7 -2025:

xxx

trumvayco-langHo
*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Yonhap) - Đại sứ quán Trung Quốc văn yêu cầu Hàn Quốc tăng cường bảo vệ an ninh do lo ngại biểu tình bài Trung Quốc. Công văn được chuyển tới bộ Ngoại Giao Hàn Quốc vào hôm qua, 10/07/2025. Phía Seoul đã yêu cầu cảnh sát đặc biệt lưu ý đến vấn đề trên. Ngoài ra, đại sứ quán Trung Quốc còn cảnh báo công dân nước này về nguy cơ xảy ra bạo động do nhiều người dân Hàn Quốc tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại những nơi có đông du khách người Trung Quốc. Phong trào này lan rộng ro những tin đồn về việc Bắc Kinh đã can thiệp vào kết quả bầu cử tổng thống ngày 03/06, giúp cho ông Lee Jae Myung của đảng Dân Chủ giành chiến thắng.

(AP) - Thủ tướng Úc công du Trung Quốc. Ngày mai, 12/07/2025, lãnh đạo Úc Anthony Albanese sẽ lên đường đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Cường và chủ tịch Quốc Hội Triệu Lạc Tế. Chi tiết về cuộc gặp chưa được thông báo, nhưng thủ tướng Úc cho biết một trong những hồ sơ quan trọng được bàn thảo là về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh. Ngoài ra, ông Albanese sẽ gặp gỡ các đại diện trong lĩnh vực kinh doanh, du lịch và thể thao tại Thượng Hải và Thành Đô. 

(AP) – Tokyo yêu cầu Trung Quốc ngừng điều chiến đấu cơ bay quá gần máy bay quân sự Nhật Bản. Theo bộ Quốc Phòng Nhật Bản, một oanh tạc cơ JH-7 của Trung Quốc đã bay cách máy bay trinh sát điện tử YS-11EB của Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản tầm 30 mét hôm thứ Tư 09 và thứ Năm 10/07/2025. Vụ việc xảy ra bên ngoài không phận Nhật Bản trên vùng Biển Hoa Đông và không gây thiệt hại cho phía Nhật Bản. Tuy nhiên, Tokyo bày tỏ quan ngại rằng hành động này diễn ra thường xuyên và có thể dẫn đến va chạm « ngoài ý muốn ».

(NHK) – Mỹ, Nhật, Philippines phản đối việc thay đổi nguyên trạng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bên lề hội nghị ngoại trưởng ASEAN, ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi cùng ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đồng cấp Philippines Maria Theresa Lazaro hôm qua, 10/07/2025, đã trao đổi về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông. Cả ba ngoại trưởng một lần nữa phản đối những ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng của hai vùng biển này bằng vũ lực hay cưỡng ép, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp và tự do lưu thông hàng hải.

(AFP) – Nga đề xuất với Mỹ một « ý tưởng mới » về Ukraina. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm qua, 10/07/2025, cho biết đồng cấp Nga Serguei Lavrov trong cuộc gặp giữa hai bên, đã đề nghị « một ý mới hay một quan điểm mới » về Ukraina. Ý kiến này sẽ được trình và thảo luận với tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo ngoại trưởng Mỹ, đây không phải là một « cách tiếp cận mới », cũng không phải là một sáng kiến có thể « tức thì đi đến hòa bình » mà một « ý kiến mới » có thể « cho phép mở cánh cửa tiềm tàng » hướng đến một giải pháp khả dĩ. Về quan hệ Mỹ - Nga, hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergueï Riabkov cho biết, vòng đàm phán mới giữa hai nước về vấn đề quan hệ song phương sẽ diễn ra vào cuối mùa hè.

(AFP) – Nga xem Pháp như là « đối thủ chính tại châu Âu ». Tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng Thierry Burkhard hôm nay, 11/07/2025, trong một cuộc họp báo hiếm có cho biết chính tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định điều đó do sự hậu thuẫn của Pháp đối với Ukraina. Cũng theo ông, Pháp – một cường quốc hạt nhân – không bị đe dọa « bị tấn công trực tiếp và nặng nề vào lãnh thổ quốc gia », nhưng Nga có « nhiều chọn lựa khác », thông qua các hành động phối hợp, bao gồm tung tin giả, tấn công mạng hay gián điệp.

(AFP) – Lầu Năm Góc là cổ đông của một tập đoàn khai thác đất hiếm. Theo thông cáo của hãng MP Materials, tập đoàn khai thác đất hiếm tại Mỹ, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã đúc kết một thỏa thuận đối tác công – tư dài hạn với MP Materials, trở thành cổ đông lớn nhất của hãng, với mức đầu tư nhiều tỷ đô la. Cũng theo MP Materials, « thỏa thuận mang tính chuyển đổi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển chuỗi cung ứng đất hiếm toàn diện tại Mỹ và giảm bớt phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. » Kế hoạch sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm 2028, nhằm phục vụ khách hàng trong lĩnh vực quốc phòng, cũng như khối tư nhân.


**********

Ảnh vệ tinh căn cứ đồn trú Mỹ sau đòn tập kích của Iran

Ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy vòm trắc địa tại căn cứ Al Udeid dường như bị đánh trúng trong cuộc tập kích của Iran hồi tháng 6.

Hãng thông tấn AP ngày 11/7 công bố ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs chụp hôm 25/6 tại Al Udeid, căn cứ đồn trú của Mỹ ở Qatar, cho thấy vết cháy sém ở nơi trước đó hai ngày từng đặt một vòm trắc địa màu trắng. Một tòa nhà bên cạnh cũng bị hư hại, song phần còn lại của cơ sở dường như vẫn nguyên vẹn.

Vòm màu trắng này thường là nơi chứa radar và thiết bị vệ tinh nhạy cảm. Không đoàn Viễn chinh số 379 của Mỹ, lực lượng đồn trú tại căn cứ Al Ueid, hồi năm 2016 thông báo lắp đặt một bộ thiết bị đầu cuối trị giá 15 triệu USD bên trong vòm radar trên.

Hình ảnh được chụp sau khi Iran tối 23/6 phóng loạt tên lửa đạn đạo nhằm vào căn cứ Al Udeid, nhằm trả đũa cuộc tập kích rạng sáng 22/6 của Mỹ nhằm vào ba căn cứ hạt nhân của Tehran.

Trước Sau

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Iran đã phóng tổng cộng 14 quả đạn, trong đó 13 tên lửa bị đánh chặn và một quả được "cho qua" vì nó bay theo hướng "không gây ra mối đe dọa". Ông mô tả phản ứng của Iran là "rất yếu ớt" và không có người nào thiệt mạng hay bị thương.

AP nhận định "mảnh vỡ hoặc thứ gì đó" đã đánh trúng vòm radar, nhiều khả năng là trong đòn tập kích tên lửa của Iran. Hãng cũng nêu giả thuyết đây là hậu quả từ đòn đánh bằng máy bay không người lái tự sát, do các công trình xung quanh hầu như không chịu tổn thất.

"Thông tin này làm dấy lên nghi vấn về mức độ trung thực của báo cáo về đánh giá thiệt hại, độ hiệu quả của phòng không Mỹ tại vùng Vịnh và liệu Washington có đang che giấu thông tin nhằm ngăn leo thang căng thẳng hoặc tránh phản ứng dữ dội từ trong nước hay không", DD Geopolitics, tài khoản X chuyên đăng tư liệu về chiến sự, bình luận.

Ngay sau cuộc tập kích của Tehran, ông Trump thông báo Iran và Israel đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn nhằm kết thúc xung đột kéo dài 12 ngày. Ông không đề cập kế hoạch trả đũa vụ căn cứ Al Udeid bị tấn công.

Tổng thống Trump cho biết Iran đã thông báo trước khi phóng tên lửa, giúp phòng không Mỹ và Qatar có thời gian chuẩn bị đối phó. Washington cũng đã sơ tán các máy bay ở căn cứ trước khi sự việc xảy ra.

Giới quan sát nhận định cuộc tập kích tên lửa được Iran tiến hành chừng mực, có tính toán nhằm "chừa đường lui" cho giải pháp ngoại giao.

Vị trí Iran và căn cứ Al Udeid ở Qatar. Đồ họa: CNN

Vị trí Iran và căn cứ Al Udeid ở Qatar. Đồ họa: CNN

Mỹ và Qatar chưa bình luận về thông tin ảnh vệ tinh. Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran trước đó tuyên bố căn cứ Al Udeid đã bị "phá hủy", song không công bố đánh giá thiệt hại cụ thể nào.

Trong khi đó, Ahmad Alamolhoda, cố vấn của lãnh tụ Iran Ali Khamenei, cho biết hệ thống liên lạc tại cơ sở đã bị ngắt kết nối sau cuộc tấn công, dường như ám chỉ rằng ông biết vòm radar đã bị trúng đòn.

Phạm Giang (Theo AP)


***********

Chiến sự Nga - Ukraine:Chỉ huy lữ đoàn tinh nhuệ Nga thiệt mạng

Đại tá Ilyin, chỉ huy Lữ đoàn 155 của Nga, thiệt mạng trong khuôn khổ chiến dịch tại Ukraine, nhiều khả năng do đòn tập kích tên lửa của Kiev vào Kursk.

Chính quyền huyện Urmarsky tại Cộng hòa Chuvashia thuộc Nga ngày 11/7 thông báo đại tá Sergei Ilyin, chỉ huy Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Cận vệ số 155, đã được chôn cất sau khi thiệt mạng trong khuôn khổ chiến dịch của Nga tại Ukraine.

Giới chức cho biết đã thể hiện "sự dũng cảm và anh hùng phi thường" khi làm nhiệm vụ chiến đấu, song không nêu cụ thể lý do và thời điểm ông thiệt mạng.

Trong hình ảnh được cho là chụp tại lễ tang của đại tá Ilyin, bảng tưởng niệm ghi rằng ông qua đời vào ngày 2/7, cùng thời điểm xuất hiện thông tin 11 sĩ quan cấp cao của Nga, trong đó có phó tư lệnh hải quân Mikhail Gudkov, thiệt mạng trong cuộc tập kích tên lửa của Ukraine vào sở chỉ huy dã chiến ở tỉnh Kursk. Một số nhà phân tích quân sự cho biết đại tá Ilyin nằm trong số các sĩ quan tử trận.

Chỉ huy Lữ đoàn 155 Nga Sergei Ilyin trong bứu ảnh đăng ngày 10/7. Ảnh: Chính quyền huyện Urmarsky

Chỉ huy Lữ đoàn 155 Nga Sergei Ilyin trong bức ảnh đăng ngày 10/7. Ảnh: Chính quyền huyện Urmarsky

Bộ Quốc phòng Nga hôm 3/7 xác nhận phó tư lệnh hải quân Gudkov đã thiệt mạng khi "làm nhiệm vụ chiến đấu" ở vùng Kursk trước đó một ngày, song không nêu cụ thể nguyên nhân hay đề cập các trường hợp thương vong khác. Cơ quan này chưa bình luận về thông báo của chính quyền huyện Urmarsky.

Trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Lữ đoàn 155 là một trong số các đơn vị tinh nhuệ nhất của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin thường xuyên ca ngợi lữ đoàn này, tiêu biểu là tại cuộc họp báo cuối năm hồi tháng 12/2024.

Ông Putin cũng ghi nhận công lao của Lữ đoàn 155 trong việc đánh lui một cuộc xâm nhập qua biên giới của Ukraine vào tháng 8 cùng năm. Đại tá Ilyin trở thành chỉ huy Lữ đoàn 155 hồi tháng 3, sau khi tướng Gudkov được Tổng thống Putin bổ nhiệm làm phó tư lệnh hải quân.

Mikhail Gudkov là một trong ít nhất 10 tướng Nga thiệt mạng kể từ khi xung đột bùng phát. Sự việc gần đây nhất xảy ra hồi tháng 4, khi tướng Yaroslav Moskalik, phó lãnh đạo Cục Tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Nga, thiệt mạng trong vụ nổ bom xe nghi do tình báo Ukraine tiến hành gần Moskva.

Dù đảm nhận cương vị mới, ông vẫn tiếp tục ở lại tiền tuyến để trực tiếp chỉ đạo hoạt động tác chiến của Lữ đoàn 155 và các đơn vị hải quân đánh bộ khác.

Phạm Giang (Theo TASS, Moscow Times)


***********

EU chuyển 1,2 tỷ USD của Nga cho Ukraine

Hoài Linh

Ukraine EU. EPA
Lãnh đạo EU và Tổng thống Ukraine. Ảnh: EPA-EFE

Theo báo Kyiv Independent, Ukraine nhận tiền theo cơ chế Tăng doanh thu bất thường (ERA) của nhóm G7. Trong khuôn khổ sáng kiến ERA, Kiev sẽ được nhận khoảng 50 tỷ USD tiền vay, sau đó tiền sẽ được hoàn trả bằng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga. 

Theo ông Shmyhal, năm nay, Ukraine đã nhận được hơn 18,5 tỷ USD từ tài sản bị đóng băng của Nga và dùng số tiền này cho các dự án phục hồi. 

Thủ tướng Ukraine cho biết thêm, tại Hội nghị Phục hồi Ukraine diễn ra ở Rome, Italia vào 10 - 11/7, phái đoàn của Kiev sẽ kêu gọi các đối tác quốc tế cùng nhau xây dựng các cơ chế pháp lý để tịch thu toàn bộ tài sản của Nga ở nước ngoài. Kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các nước G7 đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản có chủ quyền của Nga. 

Sáng kiến ERA do Mỹ và EU hậu thuẫn, đặt mục tiêu sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho Ukraine trong lĩnh vực quốc phòng và tái thiết. Kiev dự kiến nhận được toàn bộ kinh phí của sáng kiến này vào cuối năm 2027. 

EU đã đóng góp 21 tỷ USD cho sáng kiến, trong khi Mỹ góp một phần tương đương. Anh, Canada và Nhật Bản sẽ góp phần còn lại. 

Phản ứng của Nga về mức thuế thứ cấp 500%

Hãng tin RT dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho hay, Moscow sẽ thích ứng nếu Mỹ áp mức thuế thứ cấp tới 500% với các đối tác thương mại của Nga. Ngoài ra, các biện pháp hạn chế như vậy sẽ không thể ép buộc Nga thay đổi quan điểm về chủ quyền. 

Hồi đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông đang cân nhắc ủng hộ dự luật áp đặt các khoản thuế khổng lồ đối với Nga. Dự luật do Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đề xuất hồi đầu năm nay nhằm buộc Nga phải thỏa hiệp về xung đột Ukraine.

Cho đến nay, các quốc gia nước ngoài đã áp đặt hơn 30.000 lệnh trừng phạt đối với Nga.

Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt đang gây hại cho các nước phương Tây nhiều hơn cho Nga. "Càng nhiều lệnh trừng phạt được áp đặt, thiệt hại cho bên áp đặt càng lớn", ông Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á - Âu ở Minsk hồi tháng trước.


********

Chiến sự Nga - Ukraine:Chỉ huy lữ đoàn tinh nhuệ Nga thiệt mạng

Đại tá Ilyin, chỉ huy Lữ đoàn 155 của Nga, thiệt mạng trong khuôn khổ chiến dịch tại Ukraine, nhiều khả năng do đòn tập kích tên lửa của Kiev vào Kursk.

Chính quyền huyện Urmarsky tại Cộng hòa Chuvashia thuộc Nga ngày 11/7 thông báo đại tá Sergei Ilyin, chỉ huy Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Cận vệ số 155, đã được chôn cất sau khi thiệt mạng trong khuôn khổ chiến dịch của Nga tại Ukraine.

Giới chức cho biết đã thể hiện "sự dũng cảm và anh hùng phi thường" khi làm nhiệm vụ chiến đấu, song không nêu cụ thể lý do và thời điểm ông thiệt mạng.

Trong hình ảnh được cho là chụp tại lễ tang của đại tá Ilyin, bảng tưởng niệm ghi rằng ông qua đời vào ngày 2/7, cùng thời điểm xuất hiện thông tin 11 sĩ quan cấp cao của Nga, trong đó có phó tư lệnh hải quân Mikhail Gudkov, thiệt mạng trong cuộc tập kích tên lửa của Ukraine vào sở chỉ huy dã chiến ở tỉnh Kursk. Một số nhà phân tích quân sự cho biết đại tá Ilyin nằm trong số các sĩ quan tử trận.

Chỉ huy Lữ đoàn 155 Nga Sergei Ilyin trong bứu ảnh đăng ngày 10/7. Ảnh: Chính quyền huyện Urmarsky

Chỉ huy Lữ đoàn 155 Nga Sergei Ilyin trong bức ảnh đăng ngày 10/7. Ảnh: Chính quyền huyện Urmarsky

Bộ Quốc phòng Nga hôm 3/7 xác nhận phó tư lệnh hải quân Gudkov đã thiệt mạng khi "làm nhiệm vụ chiến đấu" ở vùng Kursk trước đó một ngày, song không nêu cụ thể nguyên nhân hay đề cập các trường hợp thương vong khác. Cơ quan này chưa bình luận về thông báo của chính quyền huyện Urmarsky.

Trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Lữ đoàn 155 là một trong số các đơn vị tinh nhuệ nhất của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin thường xuyên ca ngợi lữ đoàn này, tiêu biểu là tại cuộc họp báo cuối năm hồi tháng 12/2024.

Ông Putin cũng ghi nhận công lao của Lữ đoàn 155 trong việc đánh lui một cuộc xâm nhập qua biên giới của Ukraine vào tháng 8 cùng năm. Đại tá Ilyin trở thành chỉ huy Lữ đoàn 155 hồi tháng 3, sau khi tướng Gudkov được Tổng thống Putin bổ nhiệm làm phó tư lệnh hải quân.

Mikhail Gudkov là một trong ít nhất 10 tướng Nga thiệt mạng kể từ khi xung đột bùng phát. Sự việc gần đây nhất xảy ra hồi tháng 4, khi tướng Yaroslav Moskalik, phó lãnh đạo Cục Tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Nga, thiệt mạng trong vụ nổ bom xe nghi do tình báo Ukraine tiến hành gần Moskva.

Dù đảm nhận cương vị mới, ông vẫn tiếp tục ở lại tiền tuyến để trực tiếp chỉ đạo hoạt động tác chiến của Lữ đoàn 155 và các đơn vị hải quân đánh bộ khác.

Phạm Giang (Theo TASS, Moscow Times)


***********

Chiến thuật mới giúp Houthi liên tiếp đánh chìm tàu ở Biển Đỏ

Houthi thay đổi chiến thuật, chuyển sang tấn công hiệp đồng từ nhiều hướng nhằm đánh chìm hoàn toàn tàu hàng di chuyển trên Biển Đỏ.

Nhóm vũ trang Houthi ở Yemen ngày 7-9/7 tập kích hai tàu hàng, gồm Magic Seas và Eternity C, khi chúng đang di chuyển trên Biển Đỏ. Cả hai tàu đều bị đánh chìm, thủy thủ đoàn Magic Seas được sơ tán an toàn, trong khi vụ tấn công tàu Eternity C khiến 4 người chết và 15 người mất tích, 6 người được giải cứu an toàn.

Đây là lần đầu các tàu hàng trên Biển Đỏ bị tấn công kể từ cuối năm 2024. Hai cuộc tấn công cũng đánh dấu thay đổi trong chiến thuật của lực lượng Houthi.

Houthi đánh chìm tàu hàng Magic Seas trong video công bố ngày 8/7. Video: Al Masirah

Trong giai đoạn tháng 11/2023 đến trước tháng 1/2025, Houthi đã thực hiện hơn 100 cuộc tập kích nhằm vào tàu thương mại và chiến hạm ở khu vực này, đánh chìm hai tàu và khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Các đòn tập kích chủ yếu huy động số lượng nhỏ tên lửa và phương tiện không người lái (drone), nhằm vào nhiều mục tiêu cùng lúc.

Trong chiến dịch mới nhất, lực lượng Houthi áp dụng chiến thuật "bầy đàn" với nhiều mũi tiến công nhằm vào mục tiêu duy nhất. Họ không chỉ dùng tên lửa và drone, mà còn triển khai xuồng cao tốc để tiếp cận và sử dụng súng chống tăng, vũ khí bộ binh để tấn công.

"Đòn tập kích đồng thời từ trên không và mặt biển làm lực lượng an ninh trên tàu phân tán sự tập trung, khiến nỗ lực chống trả trở nên khó khăn hơn", tờ National có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhận định.

Đại tá Marvin Scott, chỉ huy Không đoàn trên hạm số 3 được biên chế kèm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower, hồi năm ngoái từng lưu ý về khả năng thích ứng và cải tiến chiến thuật của lực lượng Houthi.

"Ban đầu họ chỉ dùng các loại UAV đơn giản để làm nhiệm vụ do thám, trinh sát, giám sát (ISR) và tấn công tự sát, sau đó là cả tên lửa đạn đạo diệt hạm và tên lửa hành trình. Giờ họ đang phối hợp tập kích theo nhiều hướng và phương pháp khác nhau", ông cho hay.

Tàu hàng Eternity C đang chìm sau khi trúng tên lửa Houthi hôm 9/7. Ảnh: AFP

Tàu hàng Eternity C chìm sau khi trúng tên lửa Houthi hôm 9/7. Ảnh: AFP

Thách thức càng lớn hơn với hai tàu hàng, khi chúng không có khả năng tự vệ trước tên lửa và drone, đồng thời không nhận được hỗ trợ từ tàu hải quân trong khu vực vào thời điểm bị tấn công.

Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai Chiến dịch Aspdies và duy trì lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế ở khu vực, song nguồn lực của hoạt động này có hạn và không thể đảm bảo tất cả tàu thuyền đều được bảo vệ, theo Công hội Hàng hải Quốc tế và Vùng Baltic.

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ gồm Carl Vinson và Nimitz đang triển khai ở Vịnh Oman, dường như nhằm răn đe và ngăn Iran phong tỏa eo biển Hormuz, nên không thể hỗ trợ cho tàu hàng ở Biển Đỏ.

Mỹ hồi đầu năm phát chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào mục tiêu Houthi ở Yemen để ngăn đối phương tiếp tục tập kích tàu thuyền trong khu vực, trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào đầu tháng 5.

Tuy nhiên, thỏa thuận không có điều khoản ràng buộc nhóm vũ trang chấm dứt tập kích tàu hàng có liên hệ với Tel Aviv. Houthi tuyên bố Eternity C và Magic Seas bị nhắm mục tiêu vì "sử dụng cảng của Israel".

Tàu USS Nimitz (dưới) và tàu USS Carl Vinson tại Trung Đông đầu tháng 5. Ảnh: US Navy

Tàu USS Nimitz (dưới) và tàu USS Carl Vinson tại Trung Đông đầu tháng 5. Ảnh: US Navy

"Khi không có lực lượng quân sự hiện diện thường trực ở Biển Đỏ, đội ngũ an ninh tư nhân sẽ là lá chắn duy nhất bảo vệ tàu hàng khỏi các cuộc tấn công của Houthi", Joshua Hutchinson, giám đốc phụ trách mảng tình báo và rủi ro của công ty an ninh hàng hải Ambrey, cho hay.

Tom Sharpe, cựu sĩ quan hải quân Anh, cho rằng có một số lý do khiến Houthi nối lại tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ. "Chiến dịch giúp thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và nâng cao vị thế của nhóm vũ trang ở trong nước. Khả năng cao là họ muốn tiếp tục chiến dịch", ông cho hay.

Đây cũng có thể là kế hoạch do Houthi và đồng minh Iran tiến hành nhằm phân tán lực lượng Mỹ tại khu vực, buộc ít nhất một tàu sân bay phải hướng về phía tây. "Nếu Iran có ý định đóng cửa eo biển Hormuz hoặc cản trở hoạt động đi lại tại đó, đây sẽ là cách mà họ bắt đầu", cựu sĩ quan hải quân Anh nêu quan điểm.

Các cuộc tập kích của Houthi cũng diễn ra vào thời điểm lực lượng Hamas đang đàm phán gián tiếp với Israel tại Qatar về thỏa thuận ngừng bắn, nên đây có thể là động thái nhằm gia tăng sức ép với Tel Aviv.

Trong thông báo tập kích Eternity C, nhóm vũ trang nhấn mạnh "tất cả tàu thuyền và thủy thủ sử dụng cảng của Israel đều sẽ bị nhắm mục tiêu", cho đến khi Israel dừng bao vây Dải Gaza và chấm dứt chiến dịch ở đây.

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Oman. Đồ họa: Britannica

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Oman. Đồ họa: Britannica

Phạm Giang (Theo Business Insider, Reuters, Telegraph)


**********

Ông Thaksin 'bất ngờ' tái xuất, tham dự họp với các Bộ trưởng kinh tế Thái Lan

Việt Dũng

Theo tờ Bangkok Post, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra ngày 11/7 đã tham dự một cuộc họp với Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Thương mại và các cố vấn kinh tế hàng đầu để thảo luận về cách đàm phán thuế quan với Mỹ.

"Thái Lan có thể đạt được thỏa thuận tốt hơn với Mỹ nếu đàm phán một cách khôn ngoan. Chúng ta cũng cần thận trọng với những yêu cầu của Mỹ", ông Thaksin nhận xét trước cuộc họp.

Bộ trưởng Tài chính Pichai Chunhavajira cho biết, cuộc họp được tổ chức nhằm hoàn thiện các đề xuất mới gửi tới Washington, đồng thời xây dựng các biện pháp bảo vệ nền công nghiệp trước những tác động tiềm tàng từ chính sách thuế của Mỹ.

fF9GmBwkJmtqD6jyeOo1.jpg
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Ảnh: The Nation

"Chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được một mức thuế 'cạnh tranh' hơn trước ngày 1/8, và đang xem xét xóa bỏ thuế nhập khẩu với 90% hàng hóa Mỹ và dỡ bỏ nhiều rào cản phi thuế quan", ông Pichai nói.

Vào hồi tháng 4, ông Pichai từng tiết lộ về những ưu tiên của chính phủ Thái Lan nhằm giảm bớt tác động từ mức thuế đối ứng 36% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt với nước này.

Theo đó, Bangkok sẽ tập trung vào việc cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, giải quyết những vấn đề phi thuế quan, thắt chặt hơn nữa quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ với hàng hóa từ nước thứ ba, và tăng cường mua thêm sản phẩm năng lượng từ Mỹ.

Theo truyền thông Thái Lan, kể từ khi hồi hương vào năm 2013, ông Thaksin đã thường xuyên đưa ra lời khuyên về mặt kinh tế và thúc đẩy nhiều chính sách đang được chính phủ triển khai.

"Tôi vẫn còn ở đây để chăm lo và bảo vệ lợi ích của Thái Lan", ông Thaksin nhấn mạnh.


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 12 tháng 7 -2025:

xxx

trumvayco-langHo
*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Yonhap) - Đại sứ quán Trung Quốc văn yêu cầu Hàn Quốc tăng cường bảo vệ an ninh do lo ngại biểu tình bài Trung Quốc. Công văn được chuyển tới bộ Ngoại Giao Hàn Quốc vào hôm qua, 10/07/2025. Phía Seoul đã yêu cầu cảnh sát đặc biệt lưu ý đến vấn đề trên. Ngoài ra, đại sứ quán Trung Quốc còn cảnh báo công dân nước này về nguy cơ xảy ra bạo động do nhiều người dân Hàn Quốc tổ chức biểu tình chống Trung Quốc tại những nơi có đông du khách người Trung Quốc. Phong trào này lan rộng ro những tin đồn về việc Bắc Kinh đã can thiệp vào kết quả bầu cử tổng thống ngày 03/06, giúp cho ông Lee Jae Myung của đảng Dân Chủ giành chiến thắng.

(AP) - Thủ tướng Úc công du Trung Quốc. Ngày mai, 12/07/2025, lãnh đạo Úc Anthony Albanese sẽ lên đường đến Bắc Kinh gặp chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, thủ tướng Lý Cường và chủ tịch Quốc Hội Triệu Lạc Tế. Chi tiết về cuộc gặp chưa được thông báo, nhưng thủ tướng Úc cho biết một trong những hồ sơ quan trọng được bàn thảo là về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng xanh. Ngoài ra, ông Albanese sẽ gặp gỡ các đại diện trong lĩnh vực kinh doanh, du lịch và thể thao tại Thượng Hải và Thành Đô. 

(AP) – Tokyo yêu cầu Trung Quốc ngừng điều chiến đấu cơ bay quá gần máy bay quân sự Nhật Bản. Theo bộ Quốc Phòng Nhật Bản, một oanh tạc cơ JH-7 của Trung Quốc đã bay cách máy bay trinh sát điện tử YS-11EB của Lực lượng Phòng vệ Không quân Nhật Bản tầm 30 mét hôm thứ Tư 09 và thứ Năm 10/07/2025. Vụ việc xảy ra bên ngoài không phận Nhật Bản trên vùng Biển Hoa Đông và không gây thiệt hại cho phía Nhật Bản. Tuy nhiên, Tokyo bày tỏ quan ngại rằng hành động này diễn ra thường xuyên và có thể dẫn đến va chạm « ngoài ý muốn ».

(NHK) – Mỹ, Nhật, Philippines phản đối việc thay đổi nguyên trạng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Bên lề hội nghị ngoại trưởng ASEAN, ngoại trưởng Nhật Bản Iwaya Takeshi cùng ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio và đồng cấp Philippines Maria Theresa Lazaro hôm qua, 10/07/2025, đã trao đổi về tình hình Biển Đông và Biển Hoa Đông. Cả ba ngoại trưởng một lần nữa phản đối những ý đồ đơn phương thay đổi nguyên trạng của hai vùng biển này bằng vũ lực hay cưỡng ép, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của việc tôn trọng luật pháp và tự do lưu thông hàng hải.

(AFP) – Nga đề xuất với Mỹ một « ý tưởng mới » về Ukraina. Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm qua, 10/07/2025, cho biết đồng cấp Nga Serguei Lavrov trong cuộc gặp giữa hai bên, đã đề nghị « một ý mới hay một quan điểm mới » về Ukraina. Ý kiến này sẽ được trình và thảo luận với tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo ngoại trưởng Mỹ, đây không phải là một « cách tiếp cận mới », cũng không phải là một sáng kiến có thể « tức thì đi đến hòa bình » mà một « ý kiến mới » có thể « cho phép mở cánh cửa tiềm tàng » hướng đến một giải pháp khả dĩ. Về quan hệ Mỹ - Nga, hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergueï Riabkov cho biết, vòng đàm phán mới giữa hai nước về vấn đề quan hệ song phương sẽ diễn ra vào cuối mùa hè.

(AFP) – Nga xem Pháp như là « đối thủ chính tại châu Âu ». Tham mưu trưởng quân đội Pháp, tướng Thierry Burkhard hôm nay, 11/07/2025, trong một cuộc họp báo hiếm có cho biết chính tổng thống Nga Vladimir Putin đã khẳng định điều đó do sự hậu thuẫn của Pháp đối với Ukraina. Cũng theo ông, Pháp – một cường quốc hạt nhân – không bị đe dọa « bị tấn công trực tiếp và nặng nề vào lãnh thổ quốc gia », nhưng Nga có « nhiều chọn lựa khác », thông qua các hành động phối hợp, bao gồm tung tin giả, tấn công mạng hay gián điệp.

(AFP) – Lầu Năm Góc là cổ đông của một tập đoàn khai thác đất hiếm. Theo thông cáo của hãng MP Materials, tập đoàn khai thác đất hiếm tại Mỹ, bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ đã đúc kết một thỏa thuận đối tác công – tư dài hạn với MP Materials, trở thành cổ đông lớn nhất của hãng, với mức đầu tư nhiều tỷ đô la. Cũng theo MP Materials, « thỏa thuận mang tính chuyển đổi sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển chuỗi cung ứng đất hiếm toàn diện tại Mỹ và giảm bớt phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. » Kế hoạch sản xuất dự kiến bắt đầu vào năm 2028, nhằm phục vụ khách hàng trong lĩnh vực quốc phòng, cũng như khối tư nhân.


**********

Ảnh vệ tinh căn cứ đồn trú Mỹ sau đòn tập kích của Iran

Ảnh vệ tinh mới công bố cho thấy vòm trắc địa tại căn cứ Al Udeid dường như bị đánh trúng trong cuộc tập kích của Iran hồi tháng 6.

Hãng thông tấn AP ngày 11/7 công bố ảnh vệ tinh do công ty Planet Labs chụp hôm 25/6 tại Al Udeid, căn cứ đồn trú của Mỹ ở Qatar, cho thấy vết cháy sém ở nơi trước đó hai ngày từng đặt một vòm trắc địa màu trắng. Một tòa nhà bên cạnh cũng bị hư hại, song phần còn lại của cơ sở dường như vẫn nguyên vẹn.

Vòm màu trắng này thường là nơi chứa radar và thiết bị vệ tinh nhạy cảm. Không đoàn Viễn chinh số 379 của Mỹ, lực lượng đồn trú tại căn cứ Al Ueid, hồi năm 2016 thông báo lắp đặt một bộ thiết bị đầu cuối trị giá 15 triệu USD bên trong vòm radar trên.

Hình ảnh được chụp sau khi Iran tối 23/6 phóng loạt tên lửa đạn đạo nhằm vào căn cứ Al Udeid, nhằm trả đũa cuộc tập kích rạng sáng 22/6 của Mỹ nhằm vào ba căn cứ hạt nhân của Tehran.

Trước Sau

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Iran đã phóng tổng cộng 14 quả đạn, trong đó 13 tên lửa bị đánh chặn và một quả được "cho qua" vì nó bay theo hướng "không gây ra mối đe dọa". Ông mô tả phản ứng của Iran là "rất yếu ớt" và không có người nào thiệt mạng hay bị thương.

AP nhận định "mảnh vỡ hoặc thứ gì đó" đã đánh trúng vòm radar, nhiều khả năng là trong đòn tập kích tên lửa của Iran. Hãng cũng nêu giả thuyết đây là hậu quả từ đòn đánh bằng máy bay không người lái tự sát, do các công trình xung quanh hầu như không chịu tổn thất.

"Thông tin này làm dấy lên nghi vấn về mức độ trung thực của báo cáo về đánh giá thiệt hại, độ hiệu quả của phòng không Mỹ tại vùng Vịnh và liệu Washington có đang che giấu thông tin nhằm ngăn leo thang căng thẳng hoặc tránh phản ứng dữ dội từ trong nước hay không", DD Geopolitics, tài khoản X chuyên đăng tư liệu về chiến sự, bình luận.

Ngay sau cuộc tập kích của Tehran, ông Trump thông báo Iran và Israel đã đạt được thỏa thuận ngừng bắn nhằm kết thúc xung đột kéo dài 12 ngày. Ông không đề cập kế hoạch trả đũa vụ căn cứ Al Udeid bị tấn công.

Tổng thống Trump cho biết Iran đã thông báo trước khi phóng tên lửa, giúp phòng không Mỹ và Qatar có thời gian chuẩn bị đối phó. Washington cũng đã sơ tán các máy bay ở căn cứ trước khi sự việc xảy ra.

Giới quan sát nhận định cuộc tập kích tên lửa được Iran tiến hành chừng mực, có tính toán nhằm "chừa đường lui" cho giải pháp ngoại giao.

Vị trí Iran và căn cứ Al Udeid ở Qatar. Đồ họa: CNN

Vị trí Iran và căn cứ Al Udeid ở Qatar. Đồ họa: CNN

Mỹ và Qatar chưa bình luận về thông tin ảnh vệ tinh. Hội đồng An ninh Quốc gia Tối cao Iran trước đó tuyên bố căn cứ Al Udeid đã bị "phá hủy", song không công bố đánh giá thiệt hại cụ thể nào.

Trong khi đó, Ahmad Alamolhoda, cố vấn của lãnh tụ Iran Ali Khamenei, cho biết hệ thống liên lạc tại cơ sở đã bị ngắt kết nối sau cuộc tấn công, dường như ám chỉ rằng ông biết vòm radar đã bị trúng đòn.

Phạm Giang (Theo AP)


***********

Chiến sự Nga - Ukraine:Chỉ huy lữ đoàn tinh nhuệ Nga thiệt mạng

Đại tá Ilyin, chỉ huy Lữ đoàn 155 của Nga, thiệt mạng trong khuôn khổ chiến dịch tại Ukraine, nhiều khả năng do đòn tập kích tên lửa của Kiev vào Kursk.

Chính quyền huyện Urmarsky tại Cộng hòa Chuvashia thuộc Nga ngày 11/7 thông báo đại tá Sergei Ilyin, chỉ huy Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Cận vệ số 155, đã được chôn cất sau khi thiệt mạng trong khuôn khổ chiến dịch của Nga tại Ukraine.

Giới chức cho biết đã thể hiện "sự dũng cảm và anh hùng phi thường" khi làm nhiệm vụ chiến đấu, song không nêu cụ thể lý do và thời điểm ông thiệt mạng.

Trong hình ảnh được cho là chụp tại lễ tang của đại tá Ilyin, bảng tưởng niệm ghi rằng ông qua đời vào ngày 2/7, cùng thời điểm xuất hiện thông tin 11 sĩ quan cấp cao của Nga, trong đó có phó tư lệnh hải quân Mikhail Gudkov, thiệt mạng trong cuộc tập kích tên lửa của Ukraine vào sở chỉ huy dã chiến ở tỉnh Kursk. Một số nhà phân tích quân sự cho biết đại tá Ilyin nằm trong số các sĩ quan tử trận.

Chỉ huy Lữ đoàn 155 Nga Sergei Ilyin trong bứu ảnh đăng ngày 10/7. Ảnh: Chính quyền huyện Urmarsky

Chỉ huy Lữ đoàn 155 Nga Sergei Ilyin trong bức ảnh đăng ngày 10/7. Ảnh: Chính quyền huyện Urmarsky

Bộ Quốc phòng Nga hôm 3/7 xác nhận phó tư lệnh hải quân Gudkov đã thiệt mạng khi "làm nhiệm vụ chiến đấu" ở vùng Kursk trước đó một ngày, song không nêu cụ thể nguyên nhân hay đề cập các trường hợp thương vong khác. Cơ quan này chưa bình luận về thông báo của chính quyền huyện Urmarsky.

Trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Lữ đoàn 155 là một trong số các đơn vị tinh nhuệ nhất của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin thường xuyên ca ngợi lữ đoàn này, tiêu biểu là tại cuộc họp báo cuối năm hồi tháng 12/2024.

Ông Putin cũng ghi nhận công lao của Lữ đoàn 155 trong việc đánh lui một cuộc xâm nhập qua biên giới của Ukraine vào tháng 8 cùng năm. Đại tá Ilyin trở thành chỉ huy Lữ đoàn 155 hồi tháng 3, sau khi tướng Gudkov được Tổng thống Putin bổ nhiệm làm phó tư lệnh hải quân.

Mikhail Gudkov là một trong ít nhất 10 tướng Nga thiệt mạng kể từ khi xung đột bùng phát. Sự việc gần đây nhất xảy ra hồi tháng 4, khi tướng Yaroslav Moskalik, phó lãnh đạo Cục Tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Nga, thiệt mạng trong vụ nổ bom xe nghi do tình báo Ukraine tiến hành gần Moskva.

Dù đảm nhận cương vị mới, ông vẫn tiếp tục ở lại tiền tuyến để trực tiếp chỉ đạo hoạt động tác chiến của Lữ đoàn 155 và các đơn vị hải quân đánh bộ khác.

Phạm Giang (Theo TASS, Moscow Times)


***********

EU chuyển 1,2 tỷ USD của Nga cho Ukraine

Hoài Linh

Ukraine EU. EPA
Lãnh đạo EU và Tổng thống Ukraine. Ảnh: EPA-EFE

Theo báo Kyiv Independent, Ukraine nhận tiền theo cơ chế Tăng doanh thu bất thường (ERA) của nhóm G7. Trong khuôn khổ sáng kiến ERA, Kiev sẽ được nhận khoảng 50 tỷ USD tiền vay, sau đó tiền sẽ được hoàn trả bằng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga. 

Theo ông Shmyhal, năm nay, Ukraine đã nhận được hơn 18,5 tỷ USD từ tài sản bị đóng băng của Nga và dùng số tiền này cho các dự án phục hồi. 

Thủ tướng Ukraine cho biết thêm, tại Hội nghị Phục hồi Ukraine diễn ra ở Rome, Italia vào 10 - 11/7, phái đoàn của Kiev sẽ kêu gọi các đối tác quốc tế cùng nhau xây dựng các cơ chế pháp lý để tịch thu toàn bộ tài sản của Nga ở nước ngoài. Kể từ khi Moscow mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, các nước G7 đã đóng băng khoảng 300 tỷ USD tài sản có chủ quyền của Nga. 

Sáng kiến ERA do Mỹ và EU hậu thuẫn, đặt mục tiêu sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị đóng băng của Nga để tài trợ cho Ukraine trong lĩnh vực quốc phòng và tái thiết. Kiev dự kiến nhận được toàn bộ kinh phí của sáng kiến này vào cuối năm 2027. 

EU đã đóng góp 21 tỷ USD cho sáng kiến, trong khi Mỹ góp một phần tương đương. Anh, Canada và Nhật Bản sẽ góp phần còn lại. 

Phản ứng của Nga về mức thuế thứ cấp 500%

Hãng tin RT dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov cho hay, Moscow sẽ thích ứng nếu Mỹ áp mức thuế thứ cấp tới 500% với các đối tác thương mại của Nga. Ngoài ra, các biện pháp hạn chế như vậy sẽ không thể ép buộc Nga thay đổi quan điểm về chủ quyền. 

Hồi đầu tuần này, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố, ông đang cân nhắc ủng hộ dự luật áp đặt các khoản thuế khổng lồ đối với Nga. Dự luật do Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đề xuất hồi đầu năm nay nhằm buộc Nga phải thỏa hiệp về xung đột Ukraine.

Cho đến nay, các quốc gia nước ngoài đã áp đặt hơn 30.000 lệnh trừng phạt đối với Nga.

Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh, các lệnh trừng phạt đang gây hại cho các nước phương Tây nhiều hơn cho Nga. "Càng nhiều lệnh trừng phạt được áp đặt, thiệt hại cho bên áp đặt càng lớn", ông Putin phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Liên minh kinh tế Á - Âu ở Minsk hồi tháng trước.


********

Chiến sự Nga - Ukraine:Chỉ huy lữ đoàn tinh nhuệ Nga thiệt mạng

Đại tá Ilyin, chỉ huy Lữ đoàn 155 của Nga, thiệt mạng trong khuôn khổ chiến dịch tại Ukraine, nhiều khả năng do đòn tập kích tên lửa của Kiev vào Kursk.

Chính quyền huyện Urmarsky tại Cộng hòa Chuvashia thuộc Nga ngày 11/7 thông báo đại tá Sergei Ilyin, chỉ huy Lữ đoàn Hải quân đánh bộ Cận vệ số 155, đã được chôn cất sau khi thiệt mạng trong khuôn khổ chiến dịch của Nga tại Ukraine.

Giới chức cho biết đã thể hiện "sự dũng cảm và anh hùng phi thường" khi làm nhiệm vụ chiến đấu, song không nêu cụ thể lý do và thời điểm ông thiệt mạng.

Trong hình ảnh được cho là chụp tại lễ tang của đại tá Ilyin, bảng tưởng niệm ghi rằng ông qua đời vào ngày 2/7, cùng thời điểm xuất hiện thông tin 11 sĩ quan cấp cao của Nga, trong đó có phó tư lệnh hải quân Mikhail Gudkov, thiệt mạng trong cuộc tập kích tên lửa của Ukraine vào sở chỉ huy dã chiến ở tỉnh Kursk. Một số nhà phân tích quân sự cho biết đại tá Ilyin nằm trong số các sĩ quan tử trận.

Chỉ huy Lữ đoàn 155 Nga Sergei Ilyin trong bứu ảnh đăng ngày 10/7. Ảnh: Chính quyền huyện Urmarsky

Chỉ huy Lữ đoàn 155 Nga Sergei Ilyin trong bức ảnh đăng ngày 10/7. Ảnh: Chính quyền huyện Urmarsky

Bộ Quốc phòng Nga hôm 3/7 xác nhận phó tư lệnh hải quân Gudkov đã thiệt mạng khi "làm nhiệm vụ chiến đấu" ở vùng Kursk trước đó một ngày, song không nêu cụ thể nguyên nhân hay đề cập các trường hợp thương vong khác. Cơ quan này chưa bình luận về thông báo của chính quyền huyện Urmarsky.

Trực thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, Lữ đoàn 155 là một trong số các đơn vị tinh nhuệ nhất của Nga. Tổng thống Nga Vladimir Putin thường xuyên ca ngợi lữ đoàn này, tiêu biểu là tại cuộc họp báo cuối năm hồi tháng 12/2024.

Ông Putin cũng ghi nhận công lao của Lữ đoàn 155 trong việc đánh lui một cuộc xâm nhập qua biên giới của Ukraine vào tháng 8 cùng năm. Đại tá Ilyin trở thành chỉ huy Lữ đoàn 155 hồi tháng 3, sau khi tướng Gudkov được Tổng thống Putin bổ nhiệm làm phó tư lệnh hải quân.

Mikhail Gudkov là một trong ít nhất 10 tướng Nga thiệt mạng kể từ khi xung đột bùng phát. Sự việc gần đây nhất xảy ra hồi tháng 4, khi tướng Yaroslav Moskalik, phó lãnh đạo Cục Tác chiến thuộc Bộ tổng tham mưu quân đội Nga, thiệt mạng trong vụ nổ bom xe nghi do tình báo Ukraine tiến hành gần Moskva.

Dù đảm nhận cương vị mới, ông vẫn tiếp tục ở lại tiền tuyến để trực tiếp chỉ đạo hoạt động tác chiến của Lữ đoàn 155 và các đơn vị hải quân đánh bộ khác.

Phạm Giang (Theo TASS, Moscow Times)


***********

Chiến thuật mới giúp Houthi liên tiếp đánh chìm tàu ở Biển Đỏ

Houthi thay đổi chiến thuật, chuyển sang tấn công hiệp đồng từ nhiều hướng nhằm đánh chìm hoàn toàn tàu hàng di chuyển trên Biển Đỏ.

Nhóm vũ trang Houthi ở Yemen ngày 7-9/7 tập kích hai tàu hàng, gồm Magic Seas và Eternity C, khi chúng đang di chuyển trên Biển Đỏ. Cả hai tàu đều bị đánh chìm, thủy thủ đoàn Magic Seas được sơ tán an toàn, trong khi vụ tấn công tàu Eternity C khiến 4 người chết và 15 người mất tích, 6 người được giải cứu an toàn.

Đây là lần đầu các tàu hàng trên Biển Đỏ bị tấn công kể từ cuối năm 2024. Hai cuộc tấn công cũng đánh dấu thay đổi trong chiến thuật của lực lượng Houthi.

Houthi đánh chìm tàu hàng Magic Seas trong video công bố ngày 8/7. Video: Al Masirah

Trong giai đoạn tháng 11/2023 đến trước tháng 1/2025, Houthi đã thực hiện hơn 100 cuộc tập kích nhằm vào tàu thương mại và chiến hạm ở khu vực này, đánh chìm hai tàu và khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Các đòn tập kích chủ yếu huy động số lượng nhỏ tên lửa và phương tiện không người lái (drone), nhằm vào nhiều mục tiêu cùng lúc.

Trong chiến dịch mới nhất, lực lượng Houthi áp dụng chiến thuật "bầy đàn" với nhiều mũi tiến công nhằm vào mục tiêu duy nhất. Họ không chỉ dùng tên lửa và drone, mà còn triển khai xuồng cao tốc để tiếp cận và sử dụng súng chống tăng, vũ khí bộ binh để tấn công.

"Đòn tập kích đồng thời từ trên không và mặt biển làm lực lượng an ninh trên tàu phân tán sự tập trung, khiến nỗ lực chống trả trở nên khó khăn hơn", tờ National có trụ sở tại Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhận định.

Đại tá Marvin Scott, chỉ huy Không đoàn trên hạm số 3 được biên chế kèm tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower, hồi năm ngoái từng lưu ý về khả năng thích ứng và cải tiến chiến thuật của lực lượng Houthi.

"Ban đầu họ chỉ dùng các loại UAV đơn giản để làm nhiệm vụ do thám, trinh sát, giám sát (ISR) và tấn công tự sát, sau đó là cả tên lửa đạn đạo diệt hạm và tên lửa hành trình. Giờ họ đang phối hợp tập kích theo nhiều hướng và phương pháp khác nhau", ông cho hay.

Tàu hàng Eternity C đang chìm sau khi trúng tên lửa Houthi hôm 9/7. Ảnh: AFP

Tàu hàng Eternity C chìm sau khi trúng tên lửa Houthi hôm 9/7. Ảnh: AFP

Thách thức càng lớn hơn với hai tàu hàng, khi chúng không có khả năng tự vệ trước tên lửa và drone, đồng thời không nhận được hỗ trợ từ tàu hải quân trong khu vực vào thời điểm bị tấn công.

Liên minh châu Âu (EU) đang triển khai Chiến dịch Aspdies và duy trì lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ tuyến hàng hải quốc tế ở khu vực, song nguồn lực của hoạt động này có hạn và không thể đảm bảo tất cả tàu thuyền đều được bảo vệ, theo Công hội Hàng hải Quốc tế và Vùng Baltic.

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ gồm Carl Vinson và Nimitz đang triển khai ở Vịnh Oman, dường như nhằm răn đe và ngăn Iran phong tỏa eo biển Hormuz, nên không thể hỗ trợ cho tàu hàng ở Biển Đỏ.

Mỹ hồi đầu năm phát chiến dịch không kích dữ dội nhằm vào mục tiêu Houthi ở Yemen để ngăn đối phương tiếp tục tập kích tàu thuyền trong khu vực, trước khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn vào đầu tháng 5.

Tuy nhiên, thỏa thuận không có điều khoản ràng buộc nhóm vũ trang chấm dứt tập kích tàu hàng có liên hệ với Tel Aviv. Houthi tuyên bố Eternity C và Magic Seas bị nhắm mục tiêu vì "sử dụng cảng của Israel".

Tàu USS Nimitz (dưới) và tàu USS Carl Vinson tại Trung Đông đầu tháng 5. Ảnh: US Navy

Tàu USS Nimitz (dưới) và tàu USS Carl Vinson tại Trung Đông đầu tháng 5. Ảnh: US Navy

"Khi không có lực lượng quân sự hiện diện thường trực ở Biển Đỏ, đội ngũ an ninh tư nhân sẽ là lá chắn duy nhất bảo vệ tàu hàng khỏi các cuộc tấn công của Houthi", Joshua Hutchinson, giám đốc phụ trách mảng tình báo và rủi ro của công ty an ninh hàng hải Ambrey, cho hay.

Tom Sharpe, cựu sĩ quan hải quân Anh, cho rằng có một số lý do khiến Houthi nối lại tấn công tàu hàng ở Biển Đỏ. "Chiến dịch giúp thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và nâng cao vị thế của nhóm vũ trang ở trong nước. Khả năng cao là họ muốn tiếp tục chiến dịch", ông cho hay.

Đây cũng có thể là kế hoạch do Houthi và đồng minh Iran tiến hành nhằm phân tán lực lượng Mỹ tại khu vực, buộc ít nhất một tàu sân bay phải hướng về phía tây. "Nếu Iran có ý định đóng cửa eo biển Hormuz hoặc cản trở hoạt động đi lại tại đó, đây sẽ là cách mà họ bắt đầu", cựu sĩ quan hải quân Anh nêu quan điểm.

Các cuộc tập kích của Houthi cũng diễn ra vào thời điểm lực lượng Hamas đang đàm phán gián tiếp với Israel tại Qatar về thỏa thuận ngừng bắn, nên đây có thể là động thái nhằm gia tăng sức ép với Tel Aviv.

Trong thông báo tập kích Eternity C, nhóm vũ trang nhấn mạnh "tất cả tàu thuyền và thủy thủ sử dụng cảng của Israel đều sẽ bị nhắm mục tiêu", cho đến khi Israel dừng bao vây Dải Gaza và chấm dứt chiến dịch ở đây.

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Oman. Đồ họa: Britannica

Vị trí Biển Đỏ, Vịnh Oman. Đồ họa: Britannica

Phạm Giang (Theo Business Insider, Reuters, Telegraph)


**********

Ông Thaksin 'bất ngờ' tái xuất, tham dự họp với các Bộ trưởng kinh tế Thái Lan

Việt Dũng

Theo tờ Bangkok Post, cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra ngày 11/7 đã tham dự một cuộc họp với Bộ trưởng Tài chính, Bộ trưởng Thương mại và các cố vấn kinh tế hàng đầu để thảo luận về cách đàm phán thuế quan với Mỹ.

"Thái Lan có thể đạt được thỏa thuận tốt hơn với Mỹ nếu đàm phán một cách khôn ngoan. Chúng ta cũng cần thận trọng với những yêu cầu của Mỹ", ông Thaksin nhận xét trước cuộc họp.

Bộ trưởng Tài chính Pichai Chunhavajira cho biết, cuộc họp được tổ chức nhằm hoàn thiện các đề xuất mới gửi tới Washington, đồng thời xây dựng các biện pháp bảo vệ nền công nghiệp trước những tác động tiềm tàng từ chính sách thuế của Mỹ.

fF9GmBwkJmtqD6jyeOo1.jpg
Cựu Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra. Ảnh: The Nation

"Chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được một mức thuế 'cạnh tranh' hơn trước ngày 1/8, và đang xem xét xóa bỏ thuế nhập khẩu với 90% hàng hóa Mỹ và dỡ bỏ nhiều rào cản phi thuế quan", ông Pichai nói.

Vào hồi tháng 4, ông Pichai từng tiết lộ về những ưu tiên của chính phủ Thái Lan nhằm giảm bớt tác động từ mức thuế đối ứng 36% do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt với nước này.

Theo đó, Bangkok sẽ tập trung vào việc cân bằng cán cân thương mại giữa hai nước, giải quyết những vấn đề phi thuế quan, thắt chặt hơn nữa quy trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ với hàng hóa từ nước thứ ba, và tăng cường mua thêm sản phẩm năng lượng từ Mỹ.

Theo truyền thông Thái Lan, kể từ khi hồi hương vào năm 2013, ông Thaksin đã thường xuyên đưa ra lời khuyên về mặt kinh tế và thúc đẩy nhiều chính sách đang được chính phủ triển khai.

"Tôi vẫn còn ở đây để chăm lo và bảo vệ lợi ích của Thái Lan", ông Thaksin nhấn mạnh.


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm