(HRW) – Việt Nam: Human Right Watch kêu gọi trả tự do cho ông Phan Vân Bách. Tổ
chức theo dõi nhân quyền hôm nay 13/09 ra thông cáo kêu gọi chính quyền
Việt Nam ngay lập tức hủy các cáo buộc và trả tự do cho nhà hoạt động
dân chủ Phan Vân Bách, 49 tuổi, bị bắt giữ từ tháng 12/2023 vì các bài
đăng trên Facebook. Ông bị cáo buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước theo
điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Tòa án Hà Nội dự kiến đưa ông ra
xét xử vào ngày 16/09 tới đây. Nếu bị kết tội ông Bách có thể phải đối
mặt với bản án tới 12 năm tù. Thông cáo của HRW lưu ý, « phiên tòa xử
ông Phan Vân Bách diễn ra đúng một tuần trước khi chủ tịch nước Tô Lâm
tới New York để dự hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc.
(AFP) – Trung Quốc chuẩn bị nâng tuổi về hưu.
Tân Hoa Xã hôm nay, 13/09/2024, cho biết, chính phủ Trung Quốc sẽ dần
nâng tuổi về hưu chính thức. Cụ thể đối với nam giới tuổi về hưu sẽ là
63 thay vì 60 như hiện nay, và phụ nữ là 58 thay vì là 55, có tính theo
yếu tố ngành nghề. Quyết định này được đưa ra vào lúc Trung Quốc đang
đối phó với tình trạng lão hóa dân số. Mức tăng dần này sẽ trải dài
trong vòng 15 năm kể từ năm 2025.
(Reuters) – Trung Quốc giúp Nga sản xuất drone.
Theo hai nguồn tình báo châu Âu và nhiều tài liệu mà hãng tin Anh
Reuters độc quyền tham khảo được, trong giai đoạn 7/2023 – 7/2024, hãng
vũ khí IEMZ Koupol, một nhánh của tập đoàn vũ khí Almaz-Antey của Nga đã
sản xuất hơn 2.500 drone Garpiyas với công nghệ Trung Quốc. Những drone
này đã được đưa ra sử dụng trên chiến trường Ukraina.
(AFP) – Cuba thất thu 5 tỷ đô la kinh tế trong một năm do lệnh cấm vận của Mỹ.
Ngoại trưởng Cuba, Bruno Rodriguez, hôm qua, 12/09/2024, cho biết rõ
tính trong giai đoạn từ 01/03/2023 đến 29/02/2024, lệnh cấm vận của Mỹ
đã gây ra những tổn thất và thiệt hại vật chất cho Cuba ở mức 5,056 tỷ
đô la. Ông nói thêm, « điều lương thiện duy nhất, có trách nhiệm và
nghiêm túc mà chủ nhân Nhà Trắng hiện nay có thể làm là nên thay đổi
chính sách phong tỏa mà ông ấy thừa hưởng, và đã áp dụng một cách mạnh mẽ » trong nhiệm kỳ tổng thống.
(AFP) – Mỹ : Nhân viên hãng Boeing đồng loạt đình công.
Tuyệt đại đa số nhân viên hãng Boeing, đóng tại Seattle, đã đồng loạt
biểu quyết tổ chức đình công bắt đầu từ hôm nay, 13/09/2024. Những người
này nhất loạt bác bỏ thỏa thuận mới do ban giám đốc hãng đề nghị. Ban
lãnh đạo hãng sản xuất máy bay hàng đầu tại Mỹ, hiện đang gặp khó khăn,
cam kết tiếp tục các cuộc thương lượng.
(AFP) – Nhật điều chiến đấu cơ khi phát hiện máy bay Nga lượn gần không phận.
Bộ Quốc Phòng Nhật cho biết ngày 12/09/2024 đã điều các chiến đấu cơ
lên giám sát ngay sau khi phát hiện hai máy bay tuần tra Nga bay lượn
trên bầu trời xung quanh quần đảo, nhưng không xâm phạm không phận của
Nhật. Thông cáo của bộ Quốc Phòng Nhật cho hay, hôm thứ Năm, nhiều máy
bay loại Tu-142 của Nga đã bay lượn từ vùng biển nằm giữa Nhật và Hàn
Quốc hướng về khu vực phía nam đảo Okinawa, sau đó tiếp tục bay về phía
bắc trên Thái Bình Dương.
(AFP) – Nga rút phép hoạt động nhiều nhà ngoại giao Anh.
Ngày 13/09/2024, cơ quan an ninh Nga FSB thông báo bộ Ngoại Giao Nga đã
rút giấy phép hoạt động của 6 nhà ngoại giao của đại sứ quán Anh tại
Matxcơva vì bị tình nghi làm gián điệp. Thông cáo của FSB nói rõ đây
là biện pháp trả đũa đối với rất nhiều hành vi không thân thiện của Luân
Đôn, đồng thời tố cáo những nhà ngoại giao liên quan đã tiến hành các «
hoạt động lật đổ và tình báo ».
(AFP) – SpaceX ghi dấu ấn lịch sử trong không gian. Ngày
12/09/2024, lần đầu tiên hai phi hành đoàn của tàu không gian tư nhân
Dragon trong chuyến bay SpaceX Polaris Dawn đã ra khỏi con tàu, một dấu
ấn lịch sử của công ty không gian tư nhân thuộc tập đoàn của tỷ phú Elon
Musk. Video truyền trực tiếp từ con tàu cho thấy tỷ phú Mỹ Jared
Isaacman, chỉ huy chuyến bay vào không gian, là người đầu tiên ra khỏi
khoang tàu, ở trên độ cao cách trái đất 700km, tức là còn cao hơn vị trí
của trạm không gian quốc tế (ISS). Tiếp sau đó, Sarah Gillis, nhân viên
của SpaceX cũng bước ra khỏi tầu trong bộ quần áo được thiết kế đặc
biệt để ra ngoài không gian. Hai người ở ngoài con tàu khoảng một chục
phút. Toàn bộ quá trình để bước ra ngoài không gian này kéo dài 1 giờ 45
phút.
(AFP) – Nga - Ukraina tiến hành trao đổi tù binh.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm nay, 13/09/204, thông báo 49
tù binh chiến tranh Ukraina bị Nga giam giữ đã được trở về nhà trong
khuôn khổ một cuộc trao đổi tù binh giữa hai nước. Trong số tù binh được
trao đổi lần này có cả các cựu chiến binh ở Azovstal, nhà máy thép bị
quân đội Nga bao vây ở Mariupol (đông nam) vào mùa xuân năm 2022. AFP
ghi nhận nhiều quân nhân Nga cũng đã được trao trả tại biên giới Ukraina
- Belarus. Tuy nhiên hiện tại cả chính quyền Nga cũng như tổng thống
Zelensky không cho biết chi tiết cuộc trao đổi tù binh cũng như số người
Nga được thả.
**********
Tòa Bạch Ốc nhắm mục tiêu vào ngành thời trang giá rẻ của Trung Quốc
VOA News
4–5 minutes
Tòa
Bạch Ốc ngày 12/9 loan báo đang hành động theo yêu cầu của các nhà lập
pháp Dân chủ nhằm siết chặt lỗ hổng pháp lý mà qua đó các nhà sản xuất —
hầu hết là từ Trung Quốc — trốn thuế trên các mặt hàng giá rẻ và tràn
ngập Hoa Kỳ bằng các sản phẩm bất hợp pháp và không an toàn.
Chính
quyền Biden đang nhắm vào quy chế miễn trừ gọi là “de minimis” vốn cho
phép các bưu kiện có giá trị dưới 800 đô la được miễn thuế vào Hoa Kỳ.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết hơn 1 tỷ bưu kiện
như vậy đã vào Hoa Kỳ trong năm tài chính 2023.
Các quan chức Tòa
Bạch Ốc cho rằng mức tăng hơn năm lần so với vài năm trước là do sự phát
triển của các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc như Shein và
Temu, và các quan chức chính quyền đã nêu tên cả hai nhà bán lẻ thời
trang phổ biến này trong cuộc họp báo hôm 12/9.
Ông Daleep Singh,
phó cố vấn an ninh quốc gia về kinh tế quốc tế, cho biết những động thái
siết chặt này sẽ có tác động lớn đến hàng may mặc của Trung Quốc và “sẽ
giảm đáng kể số lượng lô hàng nhập khẩu thông qua quy chế miễn trừ de
minimis”.
Điều này có thể cản trở khả năng của người Mỹ trong việc mua các mặt hàng như áo phông, áo lửng, hay áo ngực giá rẻ.
Ông
Singh cho biết thêm rằng chính quyền cũng tìm cách thắt chặt các yêu
cầu thu thập thông tin và tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng – và
chặn các sản phẩm không đạt yêu cầu, Tòa Bạch Ốc đang kêu gọi Quốc hội
thông qua một đạo luật trong năm nay để “cải cách toàn diện quy chế miễn
trừ de minimis”.
Trong một thư ngỏ gửi hôm 11/9, tổng cộng có 126
đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã thúc giục Tổng thống Biden sử dụng
quyền hành pháp của mình, viện dẫn lý do họ không thể hành động “trong
bối cảnh Quốc hội trì trệ kéo dài khiến luật không được thông qua”.
Nữ
dân biểu Rosa DeLauro, một trong những người lãnh đạo sáng kiến này, đã
bày tỏ lo ngại về việc các mặt hàng thời trang giá rẻ xuất xứ từ Trung
Quốc sử dụng lao động cưỡng bức như cáo giác. Tổ chức nhân quyền Ân xá
Quốc tế đã báo cáo rằng Shein, nói riêng, duy trì “các tiêu chuẩn lao
động và tiêu chuẩn về nhân quyền đáng ngờ”.
Tổ chức này cho biết
mô hình của Shein dựa vào việc ký hợp đồng phụ để sản xuất hàng may mặc,
không có chỗ cho sự minh bạch hoặc trách nhiệm giải trình về điều kiện
của người lao động và không trao cho người lao động quyền thành lập công
đoàn hoặc tập hợp.
Ông Navtej Dhillon, phó giám đốc Hội đồng Kinh
tế Quốc gia, cũng nói các động thái này giải quyết các mối lo ngại về
các lô hàng fentanyl và sự suy giảm của ngành công nghiệp Hoa Kỳ.
“Một
số công ty nước ngoài đang cố gắng sử dụng con đường này để vận chuyển
các sản phẩm bất hợp pháp và nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, né
luật của chúng ta về bảo vệ sức khỏe, an toàn và bảo vệ người tiêu dùng,
cũng như trốn thuế quan để làm suy yếu các nhà sản xuất của Hoa Kỳ”,
ông nói. “Sản xuất hàng dệt may hỗ trợ hàng chục nghìn việc làm tại các
tiểu bang quan trọng như Georgia và North Carolina. Những người lao động
và nhà sản xuất Hoa Kỳ này xứng đáng được cạnh tranh trên một sân chơi
bình đẳng”.
Bà Kim Glas, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hội
đồng Các tổ chức Dệt may Quốc gia, cho biết nhóm ngành này “ủng hộ mạnh
mẽ việc đóng cửa kẽ hở của quy chế de minimis”, lưu ý rằng đã đóng cửa
18 nhà máy dệt may tại Hoa Kỳ trong năm qua.
Năm ngoái, Shein cho biết họ ủng hộ “cải cách có trách nhiệm” đối với chính sách nhưng không đưa ra khuyến nghị cụ thể.
“Quy
chế miễn trừ de minimis cần được thay đổi hoàn toàn để tạo ra sân chơi
bình đẳng cho tất cả các nhà bán lẻ”, Phó chủ tịch điều hành SHEIN
Donald Tang nói trong một tuyên bố. “Đồng thời, người tiêu dùng Mỹ xứng
đáng được biết rằng các sản phẩm họ mua là chính hãng và được sản xuất
có đạo đức. Chúng tôi tin rằng cải cách quy chế de minimis có thể và nên
đạt được cả hai điều đó.”
*********
Người Chăm cảm thấy bị phân biệt đối xử khi tôn giáo Bani không được công nhận
RFA
7–9 minutes
Một
số người Chăm ở Ninh Thuận nói rằng đạo Bani của họ bị chính quyền đổi
thành đạo Hồi giáo Bani và từ đó họ bị phân biệt đối xử, tuy nhiên cũng
có ý kiến cho rằng những tuyên bố trên không đúng.
Dân tộc Chăm
còn có nhiều tên gọi khác như Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời...
với dân số gần 179.000 người theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số
năm 2019 của Uỷ ban Dân tộc của Việt Nam. Họ vốn sinh tụ ở duyên hải
miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá
rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ.
Ông Phương, một
người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận không nêu tên thật vì lý do an toàn, cho
biết trước năm 2017, trong Chứng minh Nhân dân và mọi giấy tờ thủ tục
hành chính khác, ở mục tôn giáo, họ đều được ghi đúng theo ý nguyện của
mình là đạo Bani.
Tuy nhiên, sự việc bắt đầu từ khi Nhà nước thay
đổi giấy tờ tuỳ thân (chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân mã
vạch, căn cước công dân gắn chip) và các giấy tờ hành chính khác. Các
giấy tờ này hoặc là không có mục tôn giáo, hoặc là người theo đạo Bani
phải khai theo Hồi giáo hoặc tôn giáo khác.
Ông Phương giải thích
với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 10/9 về sự khác nhau giữa người Chăm
theo đạo Hồi giáo và người Chăm theo đạo Bani:
“Người Hồi giáo, họ hành hương về Thánh địa Mecca, họ tiến hành ăn chay và họ làm các nghi lễ đám cưới và đám tang khác hoàn toàn ngườiBani chúng tôi.
Người theo tôn giáo Bani chúng tôi thờ đa thần, thờ thần đất, thờ các vị vua và tổ tiên chúng tôi. Chúng tôi cầu nguyện cho tổ tiên của chúng tôi, không phải cầu nguyện Thánh Allah, và cũng không đi Thánh địa Mecca. Chúng tôi có thờ Allah nhưng Allah là cái gì đó rất mơ hồ trong cộng đồng người Bani chúng tôi.”
Ông
cho biết cộng đồng người theo đạo Bani đã đấu tranh đòi lại tên của
mình trong nhiều năm qua nhưng không thành công. Cộng đồng đã gửi đi rất
nhiều đơn thư khiếu nại và kiến nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban
Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận từ khi cộng đồng Chăm Bani bị mất tên tôn giáo
nhưng đều nhận được sự im lặng.
Giới học giả, văn hoá không thống nhất về đạo Bani
Nhà
thơ, nhà văn hoá Chăm Inrasara là một người thuộc đạo Bà-la-môn. Theo
ông, trong cộng đồng người Chăm có tồn tại đạo Bani vốn có liên hệ với
Hồi giáo nhưng thay đổi rất nhiều.
Ông nói với RFA:
“Đạo
Bà-ni có dấu vết Hồi giáo, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng sau đó
người Cham đã phá và làm thay đổi hết năm cột trụ của Hồi giáo để thành
Bà-ni.
Năm trụ cột là gì? Đó là Allah là đấng duy nhất,
trong khi Bà-ni lại đa thần, là điều tối kị. Ramadan người Hồi giáo ăn
kiêng, còn người Bani biến thành lễ Ramưwan, và chỉ có chức sắc mới chạy
tịnh trong tháng chay, còn tín đồ ăn uống bình thường, còn nhậu nhẹt
nữa, thế nên dân gian mới gọi là ăn Tết Bà-ni.
Thứ ba là
Zakat- tức là bố thí, người Bani không hiểu chữ bố thí như Hồi giáo, mà
làm rất khác, cạnh đó người Cham Bà-la-môn đội bánh trái vào Sang Mưgik
để cúng cho chức sắc Bà-ni nữa.
Còn sinh hoạt ngày
thường, ở Hồi giáo vị thế người phụ nữ khá yếu, trong khi ở Cham người
nữ có rất nhiều quyền, vì người Bani theo chế độ mẫu hệ.”
Đạo Bani ở tỉnh Ninh Thuận có tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận. Ông cho biết năm
2016, đại hội của tổ chức này đã quyết định đổi tên thành Hội đồng Sư
cả Bani. Tuy nhiên, trong danh mục các tổ chức tôn giáo được Ban Tôn
giáo Chính phủ công nhận thì tên cũ vẫn còn được giữ nguyên tới ngày nay.
Giáo
sư tiến sỹ Văn Ngọc Sáng (tên Chăm là Putra Podam), người từng có 22
năm giảng dạy toán và khoa học máy tính của Đại học Tây Nguyen và có
hàng chục bài viết về văn hoá và tôn giáo của người Chăm trên trang điện
tử Kauthara.info- bảo tồn tiếng nói và chữ viết Chăm, lại có ý kiến
khác.
Ông nói người Chăm không có tôn giáo của riêng mình mà tiếp
thu hai tôn giáo khác. Đạo Hindu (Bà-la-môn) du nhập vào nước Chăm Pa từ
thế kỷ thứ 2 và trở thành quốc giáo cho đến thế kỷ thứ 15, còn đạo Hồi
được du nhập từ thế kỷ thứ 10 và trở thành quốc giáo từ thế kỷ thứ 16.
Ông nói Bani không phải là một tôn giáo. Ông giải thích:
“Thật ra các định nghĩa từ Bani nó tương đương với từ đạo của tiếng Việt, tôn giáo trong tiếng Hán, và religion của tiếng Anh mà thôi chứ không phải tên tôn giáo Bani.”
Theo
danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ thì người Chăm có hai tôn
giáo là Bà-la-môn và Hồi giáo. Hồi giáo của người Chăm có hai nhánh là
Islam (Hồi giáo chính thống) và Hồi giáo Bani.
Theo tiến sĩ Sáng,
gọi Hồi giáo Bani là không chuẩn xác vì Bani không phải tên tôn giáo.
Thực tế người Chăm có hai tín ngưỡng là Ahier (Bà-la-môn tôn thờ Allah,
không còn tôn thờ tam vị thần Trimurti của Hindu như Brahma, Vishnu và
Shiva), và Hồi giáo Awal ( tôn thờ duy nhất Đấng Allah). Gọi Hồi giáo
Awal là chuẩn xác nhất mà tổ tiên để lại hơn 400 năm từ thời vương triều
Po Rome.
Chưa bao giờ có đạo Bani, kể cả trong chế độ Việt Nam
Cộng hoà trước kia và nước Việt Nam hiện nay, vị giáo sư định cư ở
California (Hoa Kỳ) từ năm 2018 khẳng dịnh.
Theo ông, việc có một
số người Chăm không muốn nhận mình là Hồi giáo có lỗi của chính quyền
hiện nay. Trước năm 2017, khi làm chứng minh nhân dân hay các giấy tờ
khác, người Chăm có thể khai ở mục tôn giáo là Hồi giáo, Hồi giáo Bani
hay là đạo Bani thì nhà chức trách chấp nhận hết.
Tuy
nhiên, từ năm 2021, Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ công nhận Hồi giáo Islam
và Hồi giáo Bani mà không giải thích cặn kẽ cho người Chăm.
Cũng
theo ông Sáng, việc bỏ mục Tôn giáo và Dân tộc trong Căn cước Công dân
khiến nhiều người Chăm nghĩ tôn giáo và dân tộc của mình bị xoá, từ đó
chỉ trích Nhà nước đàn áp tôn giáo khi loại bỏ đạo Bani - vốn chưa từng
được công nhận.
Chính phủ Việt Nam nói gì?
Theo Sách trắng về tôn giáo “Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam” mà Ban Tôn giáo Chính phủ công bố năm 2022, Hồi giáo (Islam) được truyền vào cộng đồng dân tộc Chăm ở Việt Nam khoảng thế kỷ thứ 10.
Trong khi người Chăm Islam thực thi giáo luật Hồi giáo hầu như trọn vẹn mang tính chính thống thì người Chăm Bani thực hiện giáo luật mang tính tượng trưng, không thực hiện hết 5 điều sống đạo (chỉ thực hiện trong tháng Ramadan).
Mặt khác, Chăm Bani chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo Bà-la-môn và tín ngưỡng bản địa với chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng đa thần, có yếu tố dân tộc mang tính vượt trội.
Khi phóng viên hỏi về việc một số người Chăm cáo buộc bị đối xử phân biệt vì lý do tôn giáo, ông Nguyễn Tấn Thuyên, trưởng phòng Tôn giáo của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận, bác bỏ. Ông nói:
“Mọi chế độ mỗi chính sách nói chung là việc làm, đi học tất tần tật là không ảnh hưởng bởi tên gọi tôn giáo đâu. Có thể người ta nói thêm phức tạp hoá vấn đề lên đó, thực tế không có vấn đề phát sinh liên quan đến tôn giáo cả.”
Cơ quan nhà nước ai phân biệt đối xử hoặc là anh theo cách này anh theo kia đâu, mọi tôn giáo đều bình đẳng.”
Một công chức và là đảng viên người Chăm theo Hồi giáo Bani, người không muốn nêu danh tính vì lý do an ninh, cho RFA biết trước kia không có chuyện người Chăm bị đối xử phân biệt vì lý do tôn giáo mà người Chăm được tuyển dụng vào nhiều vị trí trong nhiều cơ quan nhà nước ở tỉnh Ninh Thuận.
Tuy nhiên, gần đây lực lượng công an và quân đội dường như có chính sách bí mật không tuyển dụng người theo đạo Công giáo, Tin Lành, Cao Đài… chứ không riêng gì Hồi giáo, ông nói.
Một chức sắc của Hồi giáo Islam ở tỉnh Ninh Thuận nói với RFA rằng
nhiều người thân và người quen của ông giữ chức vụ cao trong cơ quan
nhà nước ở địa phương và hoàn toàn không có chuyện phân biệt đối xử với
người Hồi giáo. ************
LHQ: Báo cáo vi phạm nhân quyền từ Việt Nam giảm đi do nhiều người sợ bị trả thù
RFA
Những
người Việt Nam vốn từng cộng tác với các cơ quan của Liên Hiệp quốc
(LHQ) để báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền của quốc gia độc đảng này, đã và đang hạn chế các hoạt động của mình do lo ngại bị trả thù.
Trong
báo cáo được trình bày trước tại kỳ họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền
LHQ từ ngày 09/9 đến ngày 09/10, Việt Nam cùng với Indonesia và
Philippines là ba quốc gia ở khu vực Đông Nam Á bị nêu danh là có hành
vi trả thù các cá nhân và tổ chức cộng tác với LHQ trong thời gian từ
tháng 5/2023 đến tháng 4/2024.
“Theo thông tin mà OHCHR nhận được, trong thời gian báo cáo, các tổ chức xã hội dân sự đã kiềm chế không tham gia công khai với các cơ quan và cơ chế nhân quyền của LHQ và yêu cầu ẩn danh và bảo mật trong các đóng góp và cam kết của họ với tổ chức do sợ bị trả thù,” báo cáo nói về Việt Nam.
Hệ
quả là số lượng các báo cáo về hồ sơ nhân quyền ở Việt Nam bị giảm sút
trong đợt Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam trước Hội đồng
Nhân quyền hồi tháng 5.
Ông Quyết Hồ, một nhà hoạt động nhân quyền
ở Đà Nẵng, đồng ý với đánh giá của LHQ. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do
(RFA) trong ngày 13/9 trong tư cách một người có đóng góp vào báo cáo
nhân quyền gửi LHQ:
“Chính quyền Việt Nam trả thù các tổ chức và cá nhân báo cáo vi phạm nhân quyền lên các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Không những thế, Cơ quan an ninh của Bộ Công an còn trả thù cả những người nào dám tham gia trả lời báo chí nước ngoài hoặc báo chí của người Việt ở hải ngoại. Gần đây, nhiều người đã bị bỏ tù vì những clip trả lời báo chí nước ngoài trước đó.”
Ông
cho biết chính quyền độc đảng ở Việt Nam đang vũ khí hoá luật pháp nhằm
trấn áp các ý kiến bất đồng, và do vậy, nhiều người đã chọn cách im
lặng để được yên thân, thậm chí từ bỏ những quyền bày tỏ ôn hoà nhất
trên không gian mạng.
Một nhà hoạt động nhân quyền khác muốn ẩn danh vì lý do an ninh, nói việc Chính phủ Việt Nam trả
thù những tổ chức, cá nhân dám lên tiếng về vi phạm nhân quyền cho thấy
một môi trường hạn chế nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận.
Theo
bà, các hành động đó không chỉ làm giảm ý chí của những cá nhân và tổ
chức muốn bảo vệ quyền con người mà còn tạo ra một bầu không khí sợ hãi
trong xã hội. Hơn nữa, nó có thể dẫn đến việc thế giới thiếu thông tin
chính xác và đầy đủ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Ngoài ra,
báo cáo của Tổng Thư ký LHQ dẫn báo cáo của Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt
chủng tộc (CERD) về Việt Nam, trong đó nói rằng những người làm việc vì
quyền của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo, người bản địa đã bị
nhắm mục tiêu một cách có hệ thống bằng bạo lực, đe dọa, giám sát, và
trả thù do công việc của họ.
Ủy ban này nêu điển hình trường hợp
của hai người Thượng là ông Y Khiu Niê và Y Sĩ Êban bị các cơ quan chức
năng Việt Nam trấn áp trước và sau khi diễn ra Hội nghị Tự do Tôn giáo
hoặc Niềm tin Đông Nam Á (SEAFORB) được tổ chức ở tại Bali (Indonesia)
năm 2022, một sự kiện mà người tham dự có cơ hội tương tác với đại diện
của LHQ và nâng cao nhận thức về cách tham gia vào các cơ chế nhân quyền
của tổ chức này.
Hai ông bị chặn xuất cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất
khi đang trên đường đi dự hội nghị ở Bali. Sau đó, họ bị an ninh đưa
trở về Đắk Lắk thẩm vấn và đe doạ nhiều lần về các mối liên hệ của họ
với các tổ chức bên ngoài Việt Nam trong việc ghi chép và báo cáo về
tình hình của người Thượng.
Chính phủ Việt Nam phản bác cáo buộc
bắt giữ tùy tiện, giám sát và hạn chế đi lại đối với hai nhà hoạt động
người Thượng nói trên.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt
Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của Tổng Thư ký LHQ nhưng chưa
nhận được ngay câu trả lời.
Bộ Ngoại giao luôn bác bỏ
các cáo buộc đàn áp nhân quyền từ LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc
tế, nói rằng các cáo buộc dựa trên những thông tin không đúng và chưa
kiểm chứng.
*************
Giới phân tích: Chuyến đi của ông Phan Văn Giang đến Mỹ có thể mở đường cho thỏa thuận C-130
VOA News
6–8 minutes
Các
nhà phân tích cho biết chuyến thăm Washington tuần này của Bộ trưởng
Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cho thấy những tiến bộ trong hợp tác
giữa hai nước, bất chấp chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đang gia tăng cho
thấy cảm tính chống Mỹ có thể đang gia tăng ở Việt Nam.
Một nhà
phân tích có trụ sở tại Hoa Kỳ nói với VOA hôm thứ Năm (12/9) rằng
chuyến đi của ông Giang đã đặt nền tảng cho việc Hà Nội có khả năng mua
máy bay vận tải quân sự từ Hoa Kỳ năm nay.
Ông Giang đã gặp Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc vào thứ Hai (9/9).
Cả hai nhà lãnh đạo “tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác
Hoa Kỳ-Việt Nam”, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố, và
lưu ý đến kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ của hai nước lên đối tác
chiến lược toàn diện, cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao
của Hà Nội.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc hợp tác giải quyết những tác động lâu dài của cuộc chiến Việt Nam.
Ông Austin tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ lập ngân sách 65 triệu đô la trong 5
năm tới để hoàn thành việc khử nhiễm dioxin tại căn cứ không quân Biên
Hòa, nâng tổng số tiền chi ra từ bộ này lên 215 triệu đô la. Căn cứ
không quân này là nơi nhiễm chính chất độc màu da cam trong Chiến tranh
Việt Nam và vẫn là mối nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng đối với những người sống gần đó.
Ông Andrew Wells-Dang, người
đứng đầu Sáng kiến Di sản và Hòa giải Chiến tranh Việt Nam tại Viện Hòa
bình Hoa Kỳ, nói với VOA qua điện thoại vào ngày 5/9 rằng các chuyến
thăm ngoại giao là chìa khóa để thúc đẩy những nỗ lực khắc phục hậu quả
chiến tranh, bao gồm tìm kiếm và xác định hài cốt của những người lính
mất tích. Ông cho biết cùng với chuyến thăm Hoa Kỳ của Thứ trưởng Quốc
phòng Võ Minh Lương vào tháng 7, các chuyến thăm của các quan chức đã
tạo ra “cơ hội cho họ có được sự hỗ trợ cấp cao”.
Ông Zachary
Abuza, giáo sư tại Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington và là
chuyên gia về Đông Nam Á, nói các nỗ lực hòa giải chiến tranh chung cũng
đặt nền tảng cho hợp tác quốc phòng nói chung.
“Hoa Kỳ rất hài
lòng với sự phát triển trong quan hệ quốc phòng song phương. Nó bắt đầu
từ mức rất thấp và được xây dựng dựa trên các sứ mệnh nhân đạo”, ông
Abuza cho biết trong cuộc gọi ngày 29/8.
“Chúng ta chỉ tiếp tục xây dựng trên cơ sở đó”, ông nói thêm.
Máy bay vận tải
Reuters
đưa tin vào tháng 7 rằng Hà Nội đang cân nhắc mua máy bay vận tải
Lockheed Martin C-130 của Hoa Kỳ, theo các nguồn tin giấu tên.
Nhà
phân tích có trụ sở tại Hoa Kỳ, người yêu cầu giấu tên vì ông chưa được
phép thảo luận về chủ đề này, cho biết thỏa thuận C-130 đã được thảo
luận nhưng chưa được hoàn tất trong chuyến thăm của ông Giang. Nhà phân
tích cho biết thỏa thuận đã bị trì hoãn bởi “bộ máy quan liêu [của Hoa
Kỳ]” và vì việc thúc đẩy thương vụ trong chuyến thăm Washington sẽ là
“quá kích động đối với Trung Quốc”.
Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp
cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, lưu ý đến hành động cân
bằng ngoại giao tinh tế của Việt Nam, được minh họa bằng hành trình công
tác của ông Giang trước chuyến đi Washington.
“Việt Nam đặt mục
tiêu duy trì mối quan hệ cân bằng với các cường quốc”, ông viết trong
email ngày 30/8. “Vì vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang
đã đến thăm Nga và Trung Quốc vào tháng 8”.
Ông Storey nói thêm
rằng việc mua máy bay C-130 sẽ không gây ra mối đe dọa đối với Trung
Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển với Việt Nam.
“Máy
bay C-130 sẽ cho phép Việt Nam vận chuyển quân đội và vật tư đến các đảo
san hô do nước này đang kiểm soát ở Biển Đông, nhưng những tài sản này
không mang tính chiến lược và sẽ không thay đổi động lực ở Biển Đông”,
ông viết.
Ông Nguyễn Thế Phương, một chuyên gia an ninh hàng hải
tại Đại học New South Wales Canberra, cho rằng việc mua máy bay C-130 sẽ
là một “động thái mang tính biểu tượng”.
“Việt Nam sẽ cố gắng
khai thác nhiều lĩnh vực hợp tác an ninh và quốc phòng hơn giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ để nâng cấp lên một cấp độ cao hơn, có ý nghĩa hơn”, ông nói
với VOA vào ngày 30/8. “Máy bay C-130 sẽ là biểu tượng của mối quan hệ
đang phát triển đó”, ông nói.
Ông Phương cho biết máy bay C-130 có
thể là điểm khởi đầu vì vẫn còn sự ngờ vực giữa hai cựu thù về vũ khí
sát thương và thỏa thuận này sẽ không khiến Trung Quốc quá tức giận.
“Điều
này có thể khá có lợi cho Việt Nam”, ông nói về khả năng mua máy bay
C-130. “Việt Nam có thể cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ và đồng thời,
chúng không thể khiến Trung Quốc tức giận vì Việt Nam chỉ mua vũ khí
không gây sát thương”.
Chủ nghĩa dân tộc gia tăng
Mặc
dù có những dấu hiệu tích cực cho thấy mối quan hệ Hà Nội-Washington
đang được cải thiện, nhưng cũng có những trường hợp gần đây cho thấy cảm
tính chống phương Tây có thể cản trở mối quan hệ giữa hai nước, ông
Phương cho biết.
Đại học Fulbright Việt Nam, nơi nhận được sự hậu
thuẫn đáng kể từ Hoa Kỳ, đang phải đối mặt với cáo buộc kích động một
“cuộc cách mạng màu”, tương tự như các cuộc nổi dậy của người dân ở các
nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Vào ngày 21/8, Đài truyền hình
Quốc phòng Việt Nam đã phát sóng một bài phê phán Fulbright vì cáo buộc
không treo cờ Việt Nam tại một buổi lễ tốt nghiệp và tạo điều kiện cho
một cuộc cách mạng màu.
Bản tin đã bị gỡ xuống, nhưng ông Phương
nói vấn đề Fulbright và các sự cố gần đây khác cho thấy sự căng thẳng
giữa các phe phái bảo thủ và tự do của Việt Nam.
“Đó là sự thể hiện của cuộc đấu tranh liên tục giữa các phe phái khác nhau, phe bảo thủ và phe tự do”, ông Phương nói.
Theo
ông Abuza, chính quyền Việt Nam có thể đang cố gắng thắt chặt kiểm soát
trước thềm kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975.
“Tháng
4 năm sau là kỷ niệm 50 năm ngày Sài Gòn sụp đổ”, ông nói. “Người Việt
Nam muốn kiểm soát câu chuyện đó 100%. Có rất nhiều điều nhạy cảm”.
Cùng
với sự cố Fulbright, ông Phương chỉ ra sự náo động gần đây xung quanh
những nghệ sĩ Việt Nam bị chụp ảnh với lá cờ Việt Nam Cộng Hòa khi đi du
lịch đến Hoa Kỳ. Ngoài ra, câu chuyện một học sinh trung học Việt Nam
đã phải đối mặt với nạn bắt nạt trên mạng và bị công an triệu tập sau
khi đăng bài vào tháng 9 rằng em muốn rời khỏi đất nước và “có lẽ sẽ
không bao giờ nhìn thấy [Đảng Cộng sản] một cách tích cực nữa”.
“Hiện tại, có chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Việt Nam”, ông Phương nói. “Nó chống lại các giá trị phương Tây”.
**********
Địa chính trị : Thế giới 2024 trong nhãn quan của Matxcơva
Thanh Hà
7–8 minutes
Khởi
động chiến tranh Ukraina, tổng thống Vladimir Putin theo đuổi 2 mục
tiêu : gạt Âu Mỹ ra khỏi các vùng ảnh hưởng truyền thống từ châu Á đến
Trung Đông và châu Phi, khai tử tầm nhìn về một « thế giới đa cực » để
thay vào đó bằng khái niệm « World Majority », « Đa số quốc tế » này
thuộc về Nga, Trung Quốc và các cường quốc khu vực, những nước phương
Nam không chống đối Matxcơva.
Trên đây là hai ý chính trong bài viết mang tựa đề « Thế giới 2024 trong quan điểm của Matxcơva : Liệu Nga có đưa ra một chiến lược quốc tế mới hay không ? », đăng
trên tạp chí chuyên về ngoại giao Diplomatie số tháng 8-9/2024. Tác giả
là nhà nghiên cứu Cyrille Bret, thường xuyên cộng tác với hai viện
nghiên cứu có uy tín ở Paris - Viện Jacques Delors và Montaigne.
Matxcơva : Phương Tây thuộc về « thiểu số »
Chiến
tranh Ukraina do Matxcơva khởi động từ 2022 có làm thay đổi sâu rộng
tầm nhìn của Nga về quan hệ quốc tế hay trái lại, cuộc chiến này càng
củng cố thêm chủ trương đối đầu với phương Tây mà chính Vladimir Putin
đã từng trình bày nhân Hội Nghị An Ninh Munich năm 2008 ?
Căn cứ
vào những phát biểu của chính tổng thống Putin, của nhiều quan chức hàng
đầu điều hành các viện nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Nga, vào những
tài liệu chính thức và những công văn lưu hành trong nội bộ, tác giả
bài viết, Cyrille Bret, ghi nhận « về cơ bản cuộc chiến Ukraina không ảnh hưởng đến những nguyên tắc chủ đạo và các mối liên kết lâu đời » giữa
Nga và thế giới. Nhưng dưới tác động chiến tranh Ukraina và các đợt
trừng phạt nhắm vào kinh tế Nga mà Âu Mỹ liên tục ban hành, ở điện
Kremlin, Vladimir Putin « tăng tốc » chiến lược xoay trục sang châu Á,
trở lại châu Phi và Trung Đông trên một số phương diện, một mục tiêu đã
có từ trước khi những người lính Nga đầu tiên tràn vào Ukraina.
Nhưng
cuộc chiến này đã mang lại một thay đổi rất lớn trong tầm nhìn của Nga
về toàn cảnh thế giới : Matxcơva quan niệm bang giao quốc tế giờ xoay
quanh « căng thẳng giữa phương Tây và phe Đa Số Trên Thế Giới ».
Chìa khóa nằm ở khái niệm World Majority - Đa Số Trên Thế Giới xuất
hiện trong « học thuyết mang tên Sergey Karaganov », người đang điều
hành Hội Đồng về Chính Sách Đối Ngoại và Quốc Phòng Nga ».
Học thuyết về ngoại giao và quân sự này đi từ nhận định phương Tây nay đã trở thành một « thiểu số cả về phương diện dân số lẫn kinh tế » cho nên đã đến lúc để một « đa số trên thế giới có tiếng nói của mình, không còn chấp nhận ảnh hưởng chính trị, văn hóa, công công nghệ và quân sự » mà Âu Mỹ áp đặt.
Khái niệm World Majority mà Nga đưa ra từ 2023 tập hợp các « nước phương Nam –South Global »
kể cả những quốc gia chỉ trích Matxcơva đánh chiếm Ukraina nhưng không
về phe với Âu Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga, (Điển
hình là Ấn Độ)
Ukraina điểm đầu tiên trong « nghĩa vụ » đương đầu với phương Tây
Trong tầm nhìn mới này về toàn cảnh quốc tế, thì Nga « chiếm một vị trí riêng biệt » : Matxcơva tự xem là có nghĩa vụ lãnh đạo khối Đa Số Trên Thế Giới trong cuộc đương đầu với bên « Thiểu Số » phương Tây. Tại châu Âu, Ukraina là thí điểm.
Theo tác giả bài tham luận trên báo Diplomatie, Cyrille Bret, « chiến tranh Ukraina không chỉ là một cuộc tranh giành về đất đai với một nước láng giềng ». Điện Kremlin coi đây là một « bài toán trắc nghiệm về khả năng chống lại phương Tây ». Ukraina là sân chơi, là « phòng thí nghiệm của Vladimir Putin về bang giao quốc tế ».
Do vậy vẫn theo tác giả, « ưu tiên tuyệt đối của Matxcơva là phải thắng tại Ukraina »,
vì đó sẽ là thắng lợi đầu tiên trong cuộc đọ sức giữa Nga với Liên Minh
Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO, giữa nước Nga với Liên Hiệp Châu Âu.
Thay thế phương Tây lãnh đạo thế giới
Để
thuyết phục khối các nước « phương Nam » chia sẻ, tham gia vào khối
« Đa Số » đặt dưới trướng của Matxcơva, chính quyền Vladimir Putin củng
cố và tiếp sức cho những tổ chức hiện hành mà ở đó phương Tây không tham
dự.
Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải năm 2023 kết nạp thêm Iran, sau
khi đã đón nhận Ấn Độ và Pakistan từ 2017 ; BRICS, khối 5 nền kinh tế
đang trỗi dậy đang từ 5 thành viên ban đầu đã mở rộng vòng tay đón thêm 9
nước trong đó có Ai Cập và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất … « Trong
mọi lĩnh vực từ ngoại giao, an ninh, quân sự tài chính, tiền tệ hay
khoa học, 2024 là năm mà Nga đã nỗ lực tổ chức các diễn đàn, tạo dựng
những mối đối tác và đề xuất các kế hoạch hành động mà ở đó không có sự
hiện diện của phương Tây ».
Câu hỏi kế tiếp : lôi kéo các
nước « phương Nam » về phía mình, thành lập đa số World Majorité trong
hai năm qua Nga có thành công hay không ?
Cyrille Bret trả lời :
Là một quốc gia rộng lớn, là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên
Hiệp Quốc, cộng thêm với ảnh hưởng thừa hưởng từ thời Liên Xô cũ, lại
có nhiều tài nguyên, nước Nga của Vladimir Putin vẫn chiếm vị trí « hàng đầu »
tại một số khu vực. Do chiến tranh Ukraina và hơn một chục đợt trừng
phạt mà Liên Hiệp Châu Âu ban hành Matxcơva đã tăng tốc trong chiến
thuật xoay trục sang châu Á. Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập … là
những đối tác thương mại lấp vào chỗ trống mà châu Âu để lại. Điều đó
không có nghĩa là Nga hoàn toàn đóng cửa với châu Âu.
2023-2024
là giai đoạn tổng thống Vladimir Putin tăng cường hợp tác với Ấn Độ
trong các lĩnh vực năng lượng và quân sự, một phần là tránh để Nga quá
phụ thuộc vào « tình bạn vô bờ bến » đã xây dựng được với lãnh đạo Trung
Quốc Tập Cận Bình.
Với Bắc Triều Tiên, Nga đẩy mạnh các « trao đổi về trang thiết bị quân sự ». Về kinh tế, ở châu Á, Matxcơva ý thức được là chỉ đóng vai trò « thứ yếu » so với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Với
khu vực Trung Cận Đông, Nga chủ trương khai thác quan hệ với những đối
tác đang có xung khắc với phương Tây (như Iran, Syria) hay các quốc gia
có căng thẳng trong quan hệ với Âu Mỹ (như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập) để mở
rộng vai trò của Matxcơva từ quân sự, đến kinh tế, năng lượng… : Đây là
những mảnh đất màu mỡ để cho khái niệm về một « Đa Số Trên Thế Giới » dễ dàng đâm trồi nẩy lộc.
Với châu Phi Nga đã chen chân vào vừa để làm đối trọng với sự hiện diện của các nước « thực dân cũ » (Anh, Pháp, Bỉ), vừa để « quay trở lại với một châu lục đang bị Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cạnh tranh ».
Để
kết luận : tác giả trả lời như thế nào câu hỏi liệu chiến tranh Ukraina
có làm thay đổi sâu rộng tầm nhìn của Matxcơva về quan hệ quốc tế hay
không ?
Tác giả bài viết đưa ra một số điểm then chốt như sau : « Tầm
nhìn và chiến lược về địa chính trị của Nga từ khi xâm chiếm Ukraina
hồi năm 2022 đã có phần thay đổi. Giờ đây Nga khẳng định vai trò tiên
phong trong việc hình thành một Đa Số Trên Thế Giới-World Majority mà ở
đó vắng bóng phương Tây ».
« Mục tiêu chính của Nga vẫn
là hơn bao giờ hết, phải giành được thắng lợi quân sự tại Ukraina, đánh
bại mọi sự hỗ trợ của Mỹ, của NATO và châu Âu dành cho Ukraina ».
************
Tin tức thế giới 14-9: Cảnh báo của ông Putin bị Mỹ, Ba Lan xem nhẹ; Tổng thống Comoros bị đâm
BÌNH AN
6–7 minutes
Ông Biden phản ứng sau lời cảnh báo của ông Putin về Ukraine
Sau
lời cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Ukraine dùng
tên lửa lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga,
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây nói rằng ông không mấy quan tâm đến nhà
lãnh đạo Nga, theo Hãng tin Reuters.
"Tôi không nghĩ nhiều về
(Tổng thống) Vladimir Putin" - ông Biden nói khi gặp Thủ tướng Anh Keir
Starmer tại Nhà Trắng vào ngày 13-9 để thảo luận về việc có nên dỡ bỏ
lệnh hạn chế đối với Kiev về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp
hay không.
Hôm 12-9, ông Putin gửi lời cảnh báo tới các nhà lãnh
đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO): Nếu Mỹ và các đồng minh
cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa của họ để tấn công vào lãnh thổ Nga
thì điều đó có nghĩa NATO sẽ trực tiếp “có chiến tranh” với Nga.
Thủ
tướng Donald Tusk của Ba Lan (thành viên NATO) ngày 13-9 tuyên bố ông
không lo lắng về bình luận của ông Putin. Ông cho rằng những tuyên bố
của ông Putin chỉ "cho thấy tình hình khó khăn" mà Nga đang gặp phải
trên chiến trường. Cùng ngày, Điện Kremlin nhắc lại Tổng thống Putin đã
gửi "thông điệp rõ ràng" tới phương Tây.
Nhà Trắng: Mỹ hiện tại không thay đổi chính sách về việc Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga
Nhà
Trắng cho biết Mỹ không có kế hoạch công bố bất kỳ chính sách mới nào
về Ukraine và việc sử dụng tên lửa tầm xa trong ngày 13-9, theo Hãng tin
Reuters.
"Không có thay đổi nào trong quan điểm của chúng tôi về
việc cung cấp năng lực tấn công tầm xa để Ukraine sử dụng bên trong lãnh
thổ Nga" - người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John
Kirby nói với các phóng viên.
Ông nói thêm "tôi không mong đợi bất
kỳ thông báo lớn nào về vấn đề đó" từ các cuộc thảo luận giữa Tổng
thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer ở Washington D.C trong
ngày 13-9.
Các tin tức thế giới khác
Ông Kim Jong Un gặp quan chức an ninh cấp cao Nga Sergei Shoigu, cam kết hợp tác nhiều hơn
Sáng 14-9, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tường thuật nhà lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong Un đã gặp quan chức an ninh cấp cao của Nga Sergei Shoigu và
thảo luận về việc tăng cường đối thoại chiến lược giữa hai nước. Ông
Shoigu là cựu bộ trưởng quốc phòng Nga và hiện là thư ký Hội đồng An
ninh Nga.
Theo KCNA,
họ đã "trao đổi quan điểm rộng rãi về tình hình khu vực và quốc tế" và
đạt được sự đồng thuận thỏa đáng về các vấn đề, bao gồm "hợp tác nhiều
hơn để bảo vệ lợi ích an ninh chung". Ông Kim cho biết Triều Tiên sẽ
tiếp tục mở rộng hợp tác với Nga phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược
giữa hai nước.
Tổng thống Comoros bị đâm nhưng thoát chết
Chính
phủ Comoros ngày 13-9 xác nhận Tổng thống Azali Assoumani đã bị thương
trong một vụ tấn công, trong khi 3 nguồn tin khác thân cận với nhà lãnh
đạo này cho biết ông bị đâm nhưng chỉ bị thương nhẹ.
Người phát
ngôn Chính phủ Comoros - bà Fatima Ahamadael - thông báo Tổng thống
Azali bị tấn công ở Salimani-Itsandra, khu vực ngoại ô thủ đô Moroni,
nhưng “tính mạng của ông không gặp nguy hiểm”.
Mặc dù bà Fatima từ
chối cung cấp thêm thông tin về vụ việc, song một nguồn tin thân cận
với nhà lãnh đạo đảo quốc châu Phi khẳng định Tổng thống Azali chỉ “bị
thương nhẹ do dao đâm khi đang tham dự một đám tang”. Theo nguồn tin,
đối tượng tấn công là một hiến binh đang tại ngũ và đã bị bắt.
Ông Trump, bà Harris đến vận động tại các bang chiến trường
Ngày
13-9, ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên tổng
thống Đảng Dân chủ Kamala Harris một lần nữa đã đến các bang chiến
trường để vận động tranh cử, khi chỉ còn 7 tuần là đến ngày bầu cử 5-11.
Bà
Harris đã đến Pennsylvania - có thể nói là bang dao động quan trọng
nhất quyết định người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Còn
ông Trump tổ chức vận động tranh cử tại Nevada, nơi ông lên kế hoạch tập
trung vào những lo ngại về kinh tế của cử tri, gồm cả lạm phát.
Ông Trump cam kết trục xuất người Haiti tại Ohio nếu đắc cử
Ngày
13-9, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã cam kết sẽ
tiến hành trục xuất hàng loạt người nhập cư Haiti khỏi thành phố
Springfield của bang Ohio, mặc dù phần lớn trong số họ đang ở Mỹ hợp
pháp, theo Hãng tin Reuters.
Trong nhiều ngày, thành phố này đã
trở thành tâm điểm của một "cơn lốc" trên mạng xã hội, sau khi một số kẻ
đã khích động quần chúng bằng tuyên bố sai sự thật cho rằng những người
Haiti đến đây đã ăn thịt vật nuôi trong nhà.
"Chúng tôi sẽ tiến
hành trục xuất hàng loạt tại Springfield, Ohio" - ông Trump phát biểu
tại một cuộc họp báo gần Los Angeles, cho rằng những căng thẳng ở
Springfield là một ví dụ khác cho thấy cần áp dụng chính sách nhập cư
cứng rắn.
Phần lớn trong số 15.000 người Haiti ở Springfield đều
hợp pháp. Lời cam kết lâu dài của ông Trump về việc tiến hành trục xuất
hàng loạt thường ám chỉ những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Hai
trường tiểu học đã phải sơ tán và một trường trung học cơ sở ở
Springfield đã phải đóng cửa vào ngày 13-9 sau khi có những lời đe dọa
đánh bom ẩn danh nhắm vào cộng đồng này trong ngày thứ hai liên tiếp.
Tại Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã thúc giục dừng các cuộc tấn công
vào cộng đồng người Haiti.
Mỹ nói 4 thủ lĩnh IS đã bị tiêu diệt trong cuộc đột kích ở Iraq
Ngày
13-9, quân đội Mỹ tiết lộ có 4 thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự
xưng (IS) đã bị tiêu diệt trong cuộc đột kích của Mỹ và Iraq ở phía tây
Iraq vào ngày 29-8 năm nay. Trong số này có Ahmad Hamid Husayn
Abd-al-Jalil al-Ithawi, kẻ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của IS ở
Iraq, theo Hãng tin Reuters.
(HRW) – Việt Nam: Human Right Watch kêu gọi trả tự do cho ông Phan Vân Bách. Tổ
chức theo dõi nhân quyền hôm nay 13/09 ra thông cáo kêu gọi chính quyền
Việt Nam ngay lập tức hủy các cáo buộc và trả tự do cho nhà hoạt động
dân chủ Phan Vân Bách, 49 tuổi, bị bắt giữ từ tháng 12/2023 vì các bài
đăng trên Facebook. Ông bị cáo buộc tội tuyên truyền chống Nhà nước theo
điều 117 của bộ luật hình sự Việt Nam. Tòa án Hà Nội dự kiến đưa ông ra
xét xử vào ngày 16/09 tới đây. Nếu bị kết tội ông Bách có thể phải đối
mặt với bản án tới 12 năm tù. Thông cáo của HRW lưu ý, « phiên tòa xử
ông Phan Vân Bách diễn ra đúng một tuần trước khi chủ tịch nước Tô Lâm
tới New York để dự hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hiệp Quốc.
(AFP) – Trung Quốc chuẩn bị nâng tuổi về hưu.
Tân Hoa Xã hôm nay, 13/09/2024, cho biết, chính phủ Trung Quốc sẽ dần
nâng tuổi về hưu chính thức. Cụ thể đối với nam giới tuổi về hưu sẽ là
63 thay vì 60 như hiện nay, và phụ nữ là 58 thay vì là 55, có tính theo
yếu tố ngành nghề. Quyết định này được đưa ra vào lúc Trung Quốc đang
đối phó với tình trạng lão hóa dân số. Mức tăng dần này sẽ trải dài
trong vòng 15 năm kể từ năm 2025.
(Reuters) – Trung Quốc giúp Nga sản xuất drone.
Theo hai nguồn tình báo châu Âu và nhiều tài liệu mà hãng tin Anh
Reuters độc quyền tham khảo được, trong giai đoạn 7/2023 – 7/2024, hãng
vũ khí IEMZ Koupol, một nhánh của tập đoàn vũ khí Almaz-Antey của Nga đã
sản xuất hơn 2.500 drone Garpiyas với công nghệ Trung Quốc. Những drone
này đã được đưa ra sử dụng trên chiến trường Ukraina.
(AFP) – Cuba thất thu 5 tỷ đô la kinh tế trong một năm do lệnh cấm vận của Mỹ.
Ngoại trưởng Cuba, Bruno Rodriguez, hôm qua, 12/09/2024, cho biết rõ
tính trong giai đoạn từ 01/03/2023 đến 29/02/2024, lệnh cấm vận của Mỹ
đã gây ra những tổn thất và thiệt hại vật chất cho Cuba ở mức 5,056 tỷ
đô la. Ông nói thêm, « điều lương thiện duy nhất, có trách nhiệm và
nghiêm túc mà chủ nhân Nhà Trắng hiện nay có thể làm là nên thay đổi
chính sách phong tỏa mà ông ấy thừa hưởng, và đã áp dụng một cách mạnh mẽ » trong nhiệm kỳ tổng thống.
(AFP) – Mỹ : Nhân viên hãng Boeing đồng loạt đình công.
Tuyệt đại đa số nhân viên hãng Boeing, đóng tại Seattle, đã đồng loạt
biểu quyết tổ chức đình công bắt đầu từ hôm nay, 13/09/2024. Những người
này nhất loạt bác bỏ thỏa thuận mới do ban giám đốc hãng đề nghị. Ban
lãnh đạo hãng sản xuất máy bay hàng đầu tại Mỹ, hiện đang gặp khó khăn,
cam kết tiếp tục các cuộc thương lượng.
(AFP) – Nhật điều chiến đấu cơ khi phát hiện máy bay Nga lượn gần không phận.
Bộ Quốc Phòng Nhật cho biết ngày 12/09/2024 đã điều các chiến đấu cơ
lên giám sát ngay sau khi phát hiện hai máy bay tuần tra Nga bay lượn
trên bầu trời xung quanh quần đảo, nhưng không xâm phạm không phận của
Nhật. Thông cáo của bộ Quốc Phòng Nhật cho hay, hôm thứ Năm, nhiều máy
bay loại Tu-142 của Nga đã bay lượn từ vùng biển nằm giữa Nhật và Hàn
Quốc hướng về khu vực phía nam đảo Okinawa, sau đó tiếp tục bay về phía
bắc trên Thái Bình Dương.
(AFP) – Nga rút phép hoạt động nhiều nhà ngoại giao Anh.
Ngày 13/09/2024, cơ quan an ninh Nga FSB thông báo bộ Ngoại Giao Nga đã
rút giấy phép hoạt động của 6 nhà ngoại giao của đại sứ quán Anh tại
Matxcơva vì bị tình nghi làm gián điệp. Thông cáo của FSB nói rõ đây
là biện pháp trả đũa đối với rất nhiều hành vi không thân thiện của Luân
Đôn, đồng thời tố cáo những nhà ngoại giao liên quan đã tiến hành các «
hoạt động lật đổ và tình báo ».
(AFP) – SpaceX ghi dấu ấn lịch sử trong không gian. Ngày
12/09/2024, lần đầu tiên hai phi hành đoàn của tàu không gian tư nhân
Dragon trong chuyến bay SpaceX Polaris Dawn đã ra khỏi con tàu, một dấu
ấn lịch sử của công ty không gian tư nhân thuộc tập đoàn của tỷ phú Elon
Musk. Video truyền trực tiếp từ con tàu cho thấy tỷ phú Mỹ Jared
Isaacman, chỉ huy chuyến bay vào không gian, là người đầu tiên ra khỏi
khoang tàu, ở trên độ cao cách trái đất 700km, tức là còn cao hơn vị trí
của trạm không gian quốc tế (ISS). Tiếp sau đó, Sarah Gillis, nhân viên
của SpaceX cũng bước ra khỏi tầu trong bộ quần áo được thiết kế đặc
biệt để ra ngoài không gian. Hai người ở ngoài con tàu khoảng một chục
phút. Toàn bộ quá trình để bước ra ngoài không gian này kéo dài 1 giờ 45
phút.
(AFP) – Nga - Ukraina tiến hành trao đổi tù binh.
Tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky hôm nay, 13/09/204, thông báo 49
tù binh chiến tranh Ukraina bị Nga giam giữ đã được trở về nhà trong
khuôn khổ một cuộc trao đổi tù binh giữa hai nước. Trong số tù binh được
trao đổi lần này có cả các cựu chiến binh ở Azovstal, nhà máy thép bị
quân đội Nga bao vây ở Mariupol (đông nam) vào mùa xuân năm 2022. AFP
ghi nhận nhiều quân nhân Nga cũng đã được trao trả tại biên giới Ukraina
- Belarus. Tuy nhiên hiện tại cả chính quyền Nga cũng như tổng thống
Zelensky không cho biết chi tiết cuộc trao đổi tù binh cũng như số người
Nga được thả.
**********
Tòa Bạch Ốc nhắm mục tiêu vào ngành thời trang giá rẻ của Trung Quốc
VOA News
4–5 minutes
Tòa
Bạch Ốc ngày 12/9 loan báo đang hành động theo yêu cầu của các nhà lập
pháp Dân chủ nhằm siết chặt lỗ hổng pháp lý mà qua đó các nhà sản xuất —
hầu hết là từ Trung Quốc — trốn thuế trên các mặt hàng giá rẻ và tràn
ngập Hoa Kỳ bằng các sản phẩm bất hợp pháp và không an toàn.
Chính
quyền Biden đang nhắm vào quy chế miễn trừ gọi là “de minimis” vốn cho
phép các bưu kiện có giá trị dưới 800 đô la được miễn thuế vào Hoa Kỳ.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ cho biết hơn 1 tỷ bưu kiện
như vậy đã vào Hoa Kỳ trong năm tài chính 2023.
Các quan chức Tòa
Bạch Ốc cho rằng mức tăng hơn năm lần so với vài năm trước là do sự phát
triển của các nền tảng thương mại điện tử của Trung Quốc như Shein và
Temu, và các quan chức chính quyền đã nêu tên cả hai nhà bán lẻ thời
trang phổ biến này trong cuộc họp báo hôm 12/9.
Ông Daleep Singh,
phó cố vấn an ninh quốc gia về kinh tế quốc tế, cho biết những động thái
siết chặt này sẽ có tác động lớn đến hàng may mặc của Trung Quốc và “sẽ
giảm đáng kể số lượng lô hàng nhập khẩu thông qua quy chế miễn trừ de
minimis”.
Điều này có thể cản trở khả năng của người Mỹ trong việc mua các mặt hàng như áo phông, áo lửng, hay áo ngực giá rẻ.
Ông
Singh cho biết thêm rằng chính quyền cũng tìm cách thắt chặt các yêu
cầu thu thập thông tin và tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng – và
chặn các sản phẩm không đạt yêu cầu, Tòa Bạch Ốc đang kêu gọi Quốc hội
thông qua một đạo luật trong năm nay để “cải cách toàn diện quy chế miễn
trừ de minimis”.
Trong một thư ngỏ gửi hôm 11/9, tổng cộng có 126
đảng viên Dân chủ tại Hạ viện đã thúc giục Tổng thống Biden sử dụng
quyền hành pháp của mình, viện dẫn lý do họ không thể hành động “trong
bối cảnh Quốc hội trì trệ kéo dài khiến luật không được thông qua”.
Nữ
dân biểu Rosa DeLauro, một trong những người lãnh đạo sáng kiến này, đã
bày tỏ lo ngại về việc các mặt hàng thời trang giá rẻ xuất xứ từ Trung
Quốc sử dụng lao động cưỡng bức như cáo giác. Tổ chức nhân quyền Ân xá
Quốc tế đã báo cáo rằng Shein, nói riêng, duy trì “các tiêu chuẩn lao
động và tiêu chuẩn về nhân quyền đáng ngờ”.
Tổ chức này cho biết
mô hình của Shein dựa vào việc ký hợp đồng phụ để sản xuất hàng may mặc,
không có chỗ cho sự minh bạch hoặc trách nhiệm giải trình về điều kiện
của người lao động và không trao cho người lao động quyền thành lập công
đoàn hoặc tập hợp.
Ông Navtej Dhillon, phó giám đốc Hội đồng Kinh
tế Quốc gia, cũng nói các động thái này giải quyết các mối lo ngại về
các lô hàng fentanyl và sự suy giảm của ngành công nghiệp Hoa Kỳ.
“Một
số công ty nước ngoài đang cố gắng sử dụng con đường này để vận chuyển
các sản phẩm bất hợp pháp và nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta, né
luật của chúng ta về bảo vệ sức khỏe, an toàn và bảo vệ người tiêu dùng,
cũng như trốn thuế quan để làm suy yếu các nhà sản xuất của Hoa Kỳ”,
ông nói. “Sản xuất hàng dệt may hỗ trợ hàng chục nghìn việc làm tại các
tiểu bang quan trọng như Georgia và North Carolina. Những người lao động
và nhà sản xuất Hoa Kỳ này xứng đáng được cạnh tranh trên một sân chơi
bình đẳng”.
Bà Kim Glas, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của Hội
đồng Các tổ chức Dệt may Quốc gia, cho biết nhóm ngành này “ủng hộ mạnh
mẽ việc đóng cửa kẽ hở của quy chế de minimis”, lưu ý rằng đã đóng cửa
18 nhà máy dệt may tại Hoa Kỳ trong năm qua.
Năm ngoái, Shein cho biết họ ủng hộ “cải cách có trách nhiệm” đối với chính sách nhưng không đưa ra khuyến nghị cụ thể.
“Quy
chế miễn trừ de minimis cần được thay đổi hoàn toàn để tạo ra sân chơi
bình đẳng cho tất cả các nhà bán lẻ”, Phó chủ tịch điều hành SHEIN
Donald Tang nói trong một tuyên bố. “Đồng thời, người tiêu dùng Mỹ xứng
đáng được biết rằng các sản phẩm họ mua là chính hãng và được sản xuất
có đạo đức. Chúng tôi tin rằng cải cách quy chế de minimis có thể và nên
đạt được cả hai điều đó.”
*********
Người Chăm cảm thấy bị phân biệt đối xử khi tôn giáo Bani không được công nhận
RFA
7–9 minutes
Một
số người Chăm ở Ninh Thuận nói rằng đạo Bani của họ bị chính quyền đổi
thành đạo Hồi giáo Bani và từ đó họ bị phân biệt đối xử, tuy nhiên cũng
có ý kiến cho rằng những tuyên bố trên không đúng.
Dân tộc Chăm
còn có nhiều tên gọi khác như Chàm, Chiêm, Chiêm Thành, Chăm Pa, Hời...
với dân số gần 179.000 người theo số liệu Điều tra 53 dân tộc thiểu số
năm 2019 của Uỷ ban Dân tộc của Việt Nam. Họ vốn sinh tụ ở duyên hải
miền Trung Việt Nam từ rất lâu đời, đã từng kiến tạo nên một nền văn hoá
rực rỡ với ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Ấn Độ.
Ông Phương, một
người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận không nêu tên thật vì lý do an toàn, cho
biết trước năm 2017, trong Chứng minh Nhân dân và mọi giấy tờ thủ tục
hành chính khác, ở mục tôn giáo, họ đều được ghi đúng theo ý nguyện của
mình là đạo Bani.
Tuy nhiên, sự việc bắt đầu từ khi Nhà nước thay
đổi giấy tờ tuỳ thân (chứng minh nhân dân 12 số, căn cước công dân mã
vạch, căn cước công dân gắn chip) và các giấy tờ hành chính khác. Các
giấy tờ này hoặc là không có mục tôn giáo, hoặc là người theo đạo Bani
phải khai theo Hồi giáo hoặc tôn giáo khác.
Ông Phương giải thích
với Đài Á Châu Tự Do (RFA) vào ngày 10/9 về sự khác nhau giữa người Chăm
theo đạo Hồi giáo và người Chăm theo đạo Bani:
“Người Hồi giáo, họ hành hương về Thánh địa Mecca, họ tiến hành ăn chay và họ làm các nghi lễ đám cưới và đám tang khác hoàn toàn ngườiBani chúng tôi.
Người theo tôn giáo Bani chúng tôi thờ đa thần, thờ thần đất, thờ các vị vua và tổ tiên chúng tôi. Chúng tôi cầu nguyện cho tổ tiên của chúng tôi, không phải cầu nguyện Thánh Allah, và cũng không đi Thánh địa Mecca. Chúng tôi có thờ Allah nhưng Allah là cái gì đó rất mơ hồ trong cộng đồng người Bani chúng tôi.”
Ông
cho biết cộng đồng người theo đạo Bani đã đấu tranh đòi lại tên của
mình trong nhiều năm qua nhưng không thành công. Cộng đồng đã gửi đi rất
nhiều đơn thư khiếu nại và kiến nghị đến Ban Tôn giáo Chính phủ và Ban
Tôn giáo tỉnh Ninh Thuận từ khi cộng đồng Chăm Bani bị mất tên tôn giáo
nhưng đều nhận được sự im lặng.
Giới học giả, văn hoá không thống nhất về đạo Bani
Nhà
thơ, nhà văn hoá Chăm Inrasara là một người thuộc đạo Bà-la-môn. Theo
ông, trong cộng đồng người Chăm có tồn tại đạo Bani vốn có liên hệ với
Hồi giáo nhưng thay đổi rất nhiều.
Ông nói với RFA:
“Đạo
Bà-ni có dấu vết Hồi giáo, đó là điều không thể chối cãi. Nhưng sau đó
người Cham đã phá và làm thay đổi hết năm cột trụ của Hồi giáo để thành
Bà-ni.
Năm trụ cột là gì? Đó là Allah là đấng duy nhất,
trong khi Bà-ni lại đa thần, là điều tối kị. Ramadan người Hồi giáo ăn
kiêng, còn người Bani biến thành lễ Ramưwan, và chỉ có chức sắc mới chạy
tịnh trong tháng chay, còn tín đồ ăn uống bình thường, còn nhậu nhẹt
nữa, thế nên dân gian mới gọi là ăn Tết Bà-ni.
Thứ ba là
Zakat- tức là bố thí, người Bani không hiểu chữ bố thí như Hồi giáo, mà
làm rất khác, cạnh đó người Cham Bà-la-môn đội bánh trái vào Sang Mưgik
để cúng cho chức sắc Bà-ni nữa.
Còn sinh hoạt ngày
thường, ở Hồi giáo vị thế người phụ nữ khá yếu, trong khi ở Cham người
nữ có rất nhiều quyền, vì người Bani theo chế độ mẫu hệ.”
Đạo Bani ở tỉnh Ninh Thuận có tổ chức Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bani tỉnh Ninh Thuận. Ông cho biết năm
2016, đại hội của tổ chức này đã quyết định đổi tên thành Hội đồng Sư
cả Bani. Tuy nhiên, trong danh mục các tổ chức tôn giáo được Ban Tôn
giáo Chính phủ công nhận thì tên cũ vẫn còn được giữ nguyên tới ngày nay.
Giáo
sư tiến sỹ Văn Ngọc Sáng (tên Chăm là Putra Podam), người từng có 22
năm giảng dạy toán và khoa học máy tính của Đại học Tây Nguyen và có
hàng chục bài viết về văn hoá và tôn giáo của người Chăm trên trang điện
tử Kauthara.info- bảo tồn tiếng nói và chữ viết Chăm, lại có ý kiến
khác.
Ông nói người Chăm không có tôn giáo của riêng mình mà tiếp
thu hai tôn giáo khác. Đạo Hindu (Bà-la-môn) du nhập vào nước Chăm Pa từ
thế kỷ thứ 2 và trở thành quốc giáo cho đến thế kỷ thứ 15, còn đạo Hồi
được du nhập từ thế kỷ thứ 10 và trở thành quốc giáo từ thế kỷ thứ 16.
Ông nói Bani không phải là một tôn giáo. Ông giải thích:
“Thật ra các định nghĩa từ Bani nó tương đương với từ đạo của tiếng Việt, tôn giáo trong tiếng Hán, và religion của tiếng Anh mà thôi chứ không phải tên tôn giáo Bani.”
Theo
danh mục tôn giáo của Ban Tôn giáo Chính phủ thì người Chăm có hai tôn
giáo là Bà-la-môn và Hồi giáo. Hồi giáo của người Chăm có hai nhánh là
Islam (Hồi giáo chính thống) và Hồi giáo Bani.
Theo tiến sĩ Sáng,
gọi Hồi giáo Bani là không chuẩn xác vì Bani không phải tên tôn giáo.
Thực tế người Chăm có hai tín ngưỡng là Ahier (Bà-la-môn tôn thờ Allah,
không còn tôn thờ tam vị thần Trimurti của Hindu như Brahma, Vishnu và
Shiva), và Hồi giáo Awal ( tôn thờ duy nhất Đấng Allah). Gọi Hồi giáo
Awal là chuẩn xác nhất mà tổ tiên để lại hơn 400 năm từ thời vương triều
Po Rome.
Chưa bao giờ có đạo Bani, kể cả trong chế độ Việt Nam
Cộng hoà trước kia và nước Việt Nam hiện nay, vị giáo sư định cư ở
California (Hoa Kỳ) từ năm 2018 khẳng dịnh.
Theo ông, việc có một
số người Chăm không muốn nhận mình là Hồi giáo có lỗi của chính quyền
hiện nay. Trước năm 2017, khi làm chứng minh nhân dân hay các giấy tờ
khác, người Chăm có thể khai ở mục tôn giáo là Hồi giáo, Hồi giáo Bani
hay là đạo Bani thì nhà chức trách chấp nhận hết.
Tuy
nhiên, từ năm 2021, Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ công nhận Hồi giáo Islam
và Hồi giáo Bani mà không giải thích cặn kẽ cho người Chăm.
Cũng
theo ông Sáng, việc bỏ mục Tôn giáo và Dân tộc trong Căn cước Công dân
khiến nhiều người Chăm nghĩ tôn giáo và dân tộc của mình bị xoá, từ đó
chỉ trích Nhà nước đàn áp tôn giáo khi loại bỏ đạo Bani - vốn chưa từng
được công nhận.
Chính phủ Việt Nam nói gì?
Theo Sách trắng về tôn giáo “Tôn giáo và Chính sách tôn giáo ở Việt Nam” mà Ban Tôn giáo Chính phủ công bố năm 2022, Hồi giáo (Islam) được truyền vào cộng đồng dân tộc Chăm ở Việt Nam khoảng thế kỷ thứ 10.
Trong khi người Chăm Islam thực thi giáo luật Hồi giáo hầu như trọn vẹn mang tính chính thống thì người Chăm Bani thực hiện giáo luật mang tính tượng trưng, không thực hiện hết 5 điều sống đạo (chỉ thực hiện trong tháng Ramadan).
Mặt khác, Chăm Bani chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi tôn giáo Bà-la-môn và tín ngưỡng bản địa với chế độ mẫu hệ và tín ngưỡng đa thần, có yếu tố dân tộc mang tính vượt trội.
Khi phóng viên hỏi về việc một số người Chăm cáo buộc bị đối xử phân biệt vì lý do tôn giáo, ông Nguyễn Tấn Thuyên, trưởng phòng Tôn giáo của Sở Nội vụ tỉnh Ninh Thuận, bác bỏ. Ông nói:
“Mọi chế độ mỗi chính sách nói chung là việc làm, đi học tất tần tật là không ảnh hưởng bởi tên gọi tôn giáo đâu. Có thể người ta nói thêm phức tạp hoá vấn đề lên đó, thực tế không có vấn đề phát sinh liên quan đến tôn giáo cả.”
Cơ quan nhà nước ai phân biệt đối xử hoặc là anh theo cách này anh theo kia đâu, mọi tôn giáo đều bình đẳng.”
Một công chức và là đảng viên người Chăm theo Hồi giáo Bani, người không muốn nêu danh tính vì lý do an ninh, cho RFA biết trước kia không có chuyện người Chăm bị đối xử phân biệt vì lý do tôn giáo mà người Chăm được tuyển dụng vào nhiều vị trí trong nhiều cơ quan nhà nước ở tỉnh Ninh Thuận.
Tuy nhiên, gần đây lực lượng công an và quân đội dường như có chính sách bí mật không tuyển dụng người theo đạo Công giáo, Tin Lành, Cao Đài… chứ không riêng gì Hồi giáo, ông nói.
Một chức sắc của Hồi giáo Islam ở tỉnh Ninh Thuận nói với RFA rằng
nhiều người thân và người quen của ông giữ chức vụ cao trong cơ quan
nhà nước ở địa phương và hoàn toàn không có chuyện phân biệt đối xử với
người Hồi giáo. ************
LHQ: Báo cáo vi phạm nhân quyền từ Việt Nam giảm đi do nhiều người sợ bị trả thù
RFA
Những
người Việt Nam vốn từng cộng tác với các cơ quan của Liên Hiệp quốc
(LHQ) để báo cáo tình trạng vi phạm nhân quyền của quốc gia độc đảng này, đã và đang hạn chế các hoạt động của mình do lo ngại bị trả thù.
Trong
báo cáo được trình bày trước tại kỳ họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền
LHQ từ ngày 09/9 đến ngày 09/10, Việt Nam cùng với Indonesia và
Philippines là ba quốc gia ở khu vực Đông Nam Á bị nêu danh là có hành
vi trả thù các cá nhân và tổ chức cộng tác với LHQ trong thời gian từ
tháng 5/2023 đến tháng 4/2024.
“Theo thông tin mà OHCHR nhận được, trong thời gian báo cáo, các tổ chức xã hội dân sự đã kiềm chế không tham gia công khai với các cơ quan và cơ chế nhân quyền của LHQ và yêu cầu ẩn danh và bảo mật trong các đóng góp và cam kết của họ với tổ chức do sợ bị trả thù,” báo cáo nói về Việt Nam.
Hệ
quả là số lượng các báo cáo về hồ sơ nhân quyền ở Việt Nam bị giảm sút
trong đợt Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Việt Nam trước Hội đồng
Nhân quyền hồi tháng 5.
Ông Quyết Hồ, một nhà hoạt động nhân quyền
ở Đà Nẵng, đồng ý với đánh giá của LHQ. Ông nói với Đài Á Châu Tự Do
(RFA) trong ngày 13/9 trong tư cách một người có đóng góp vào báo cáo
nhân quyền gửi LHQ:
“Chính quyền Việt Nam trả thù các tổ chức và cá nhân báo cáo vi phạm nhân quyền lên các cơ quan nhân quyền quốc tế.
Không những thế, Cơ quan an ninh của Bộ Công an còn trả thù cả những người nào dám tham gia trả lời báo chí nước ngoài hoặc báo chí của người Việt ở hải ngoại. Gần đây, nhiều người đã bị bỏ tù vì những clip trả lời báo chí nước ngoài trước đó.”
Ông
cho biết chính quyền độc đảng ở Việt Nam đang vũ khí hoá luật pháp nhằm
trấn áp các ý kiến bất đồng, và do vậy, nhiều người đã chọn cách im
lặng để được yên thân, thậm chí từ bỏ những quyền bày tỏ ôn hoà nhất
trên không gian mạng.
Một nhà hoạt động nhân quyền khác muốn ẩn danh vì lý do an ninh, nói việc Chính phủ Việt Nam trả
thù những tổ chức, cá nhân dám lên tiếng về vi phạm nhân quyền cho thấy
một môi trường hạn chế nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận.
Theo
bà, các hành động đó không chỉ làm giảm ý chí của những cá nhân và tổ
chức muốn bảo vệ quyền con người mà còn tạo ra một bầu không khí sợ hãi
trong xã hội. Hơn nữa, nó có thể dẫn đến việc thế giới thiếu thông tin
chính xác và đầy đủ về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Ngoài ra,
báo cáo của Tổng Thư ký LHQ dẫn báo cáo của Ủy ban Xóa bỏ Phân biệt
chủng tộc (CERD) về Việt Nam, trong đó nói rằng những người làm việc vì
quyền của các nhóm dân tộc thiểu số và tôn giáo, người bản địa đã bị
nhắm mục tiêu một cách có hệ thống bằng bạo lực, đe dọa, giám sát, và
trả thù do công việc của họ.
Ủy ban này nêu điển hình trường hợp
của hai người Thượng là ông Y Khiu Niê và Y Sĩ Êban bị các cơ quan chức
năng Việt Nam trấn áp trước và sau khi diễn ra Hội nghị Tự do Tôn giáo
hoặc Niềm tin Đông Nam Á (SEAFORB) được tổ chức ở tại Bali (Indonesia)
năm 2022, một sự kiện mà người tham dự có cơ hội tương tác với đại diện
của LHQ và nâng cao nhận thức về cách tham gia vào các cơ chế nhân quyền
của tổ chức này.
Hai ông bị chặn xuất cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất
khi đang trên đường đi dự hội nghị ở Bali. Sau đó, họ bị an ninh đưa
trở về Đắk Lắk thẩm vấn và đe doạ nhiều lần về các mối liên hệ của họ
với các tổ chức bên ngoài Việt Nam trong việc ghi chép và báo cáo về
tình hình của người Thượng.
Chính phủ Việt Nam phản bác cáo buộc
bắt giữ tùy tiện, giám sát và hạn chế đi lại đối với hai nhà hoạt động
người Thượng nói trên.
Phóng viên gửi email cho Bộ Ngoại giao Việt
Nam với đề nghị bình luận về báo cáo của Tổng Thư ký LHQ nhưng chưa
nhận được ngay câu trả lời.
Bộ Ngoại giao luôn bác bỏ
các cáo buộc đàn áp nhân quyền từ LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc
tế, nói rằng các cáo buộc dựa trên những thông tin không đúng và chưa
kiểm chứng.
*************
Giới phân tích: Chuyến đi của ông Phan Văn Giang đến Mỹ có thể mở đường cho thỏa thuận C-130
VOA News
6–8 minutes
Các
nhà phân tích cho biết chuyến thăm Washington tuần này của Bộ trưởng
Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang cho thấy những tiến bộ trong hợp tác
giữa hai nước, bất chấp chủ nghĩa dân tộc Việt Nam đang gia tăng cho
thấy cảm tính chống Mỹ có thể đang gia tăng ở Việt Nam.
Một nhà
phân tích có trụ sở tại Hoa Kỳ nói với VOA hôm thứ Năm (12/9) rằng
chuyến đi của ông Giang đã đặt nền tảng cho việc Hà Nội có khả năng mua
máy bay vận tải quân sự từ Hoa Kỳ năm nay.
Ông Giang đã gặp Bộ
trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc vào thứ Hai (9/9).
Cả hai nhà lãnh đạo “tái khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác
Hoa Kỳ-Việt Nam”, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố, và
lưu ý đến kỷ niệm một năm nâng cấp quan hệ của hai nước lên đối tác
chiến lược toàn diện, cấp cao nhất trong hệ thống phân cấp ngoại giao
của Hà Nội.
Hai nhà lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của
việc hợp tác giải quyết những tác động lâu dài của cuộc chiến Việt Nam.
Ông Austin tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ lập ngân sách 65 triệu đô la trong 5
năm tới để hoàn thành việc khử nhiễm dioxin tại căn cứ không quân Biên
Hòa, nâng tổng số tiền chi ra từ bộ này lên 215 triệu đô la. Căn cứ
không quân này là nơi nhiễm chính chất độc màu da cam trong Chiến tranh
Việt Nam và vẫn là mối nguy hiểm đối với môi trường và sức khỏe cộng
đồng đối với những người sống gần đó.
Ông Andrew Wells-Dang, người
đứng đầu Sáng kiến Di sản và Hòa giải Chiến tranh Việt Nam tại Viện Hòa
bình Hoa Kỳ, nói với VOA qua điện thoại vào ngày 5/9 rằng các chuyến
thăm ngoại giao là chìa khóa để thúc đẩy những nỗ lực khắc phục hậu quả
chiến tranh, bao gồm tìm kiếm và xác định hài cốt của những người lính
mất tích. Ông cho biết cùng với chuyến thăm Hoa Kỳ của Thứ trưởng Quốc
phòng Võ Minh Lương vào tháng 7, các chuyến thăm của các quan chức đã
tạo ra “cơ hội cho họ có được sự hỗ trợ cấp cao”.
Ông Zachary
Abuza, giáo sư tại Học viện Chiến tranh Quốc gia ở Washington và là
chuyên gia về Đông Nam Á, nói các nỗ lực hòa giải chiến tranh chung cũng
đặt nền tảng cho hợp tác quốc phòng nói chung.
“Hoa Kỳ rất hài
lòng với sự phát triển trong quan hệ quốc phòng song phương. Nó bắt đầu
từ mức rất thấp và được xây dựng dựa trên các sứ mệnh nhân đạo”, ông
Abuza cho biết trong cuộc gọi ngày 29/8.
“Chúng ta chỉ tiếp tục xây dựng trên cơ sở đó”, ông nói thêm.
Máy bay vận tải
Reuters
đưa tin vào tháng 7 rằng Hà Nội đang cân nhắc mua máy bay vận tải
Lockheed Martin C-130 của Hoa Kỳ, theo các nguồn tin giấu tên.
Nhà
phân tích có trụ sở tại Hoa Kỳ, người yêu cầu giấu tên vì ông chưa được
phép thảo luận về chủ đề này, cho biết thỏa thuận C-130 đã được thảo
luận nhưng chưa được hoàn tất trong chuyến thăm của ông Giang. Nhà phân
tích cho biết thỏa thuận đã bị trì hoãn bởi “bộ máy quan liêu [của Hoa
Kỳ]” và vì việc thúc đẩy thương vụ trong chuyến thăm Washington sẽ là
“quá kích động đối với Trung Quốc”.
Ian Storey, nhà nghiên cứu cấp
cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore, lưu ý đến hành động cân
bằng ngoại giao tinh tế của Việt Nam, được minh họa bằng hành trình công
tác của ông Giang trước chuyến đi Washington.
“Việt Nam đặt mục
tiêu duy trì mối quan hệ cân bằng với các cường quốc”, ông viết trong
email ngày 30/8. “Vì vậy, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang
đã đến thăm Nga và Trung Quốc vào tháng 8”.
Ông Storey nói thêm
rằng việc mua máy bay C-130 sẽ không gây ra mối đe dọa đối với Trung
Quốc trong các tranh chấp lãnh thổ trên biển với Việt Nam.
“Máy
bay C-130 sẽ cho phép Việt Nam vận chuyển quân đội và vật tư đến các đảo
san hô do nước này đang kiểm soát ở Biển Đông, nhưng những tài sản này
không mang tính chiến lược và sẽ không thay đổi động lực ở Biển Đông”,
ông viết.
Ông Nguyễn Thế Phương, một chuyên gia an ninh hàng hải
tại Đại học New South Wales Canberra, cho rằng việc mua máy bay C-130 sẽ
là một “động thái mang tính biểu tượng”.
“Việt Nam sẽ cố gắng
khai thác nhiều lĩnh vực hợp tác an ninh và quốc phòng hơn giữa Việt Nam
và Hoa Kỳ để nâng cấp lên một cấp độ cao hơn, có ý nghĩa hơn”, ông nói
với VOA vào ngày 30/8. “Máy bay C-130 sẽ là biểu tượng của mối quan hệ
đang phát triển đó”, ông nói.
Ông Phương cho biết máy bay C-130 có
thể là điểm khởi đầu vì vẫn còn sự ngờ vực giữa hai cựu thù về vũ khí
sát thương và thỏa thuận này sẽ không khiến Trung Quốc quá tức giận.
“Điều
này có thể khá có lợi cho Việt Nam”, ông nói về khả năng mua máy bay
C-130. “Việt Nam có thể cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ và đồng thời,
chúng không thể khiến Trung Quốc tức giận vì Việt Nam chỉ mua vũ khí
không gây sát thương”.
Chủ nghĩa dân tộc gia tăng
Mặc
dù có những dấu hiệu tích cực cho thấy mối quan hệ Hà Nội-Washington
đang được cải thiện, nhưng cũng có những trường hợp gần đây cho thấy cảm
tính chống phương Tây có thể cản trở mối quan hệ giữa hai nước, ông
Phương cho biết.
Đại học Fulbright Việt Nam, nơi nhận được sự hậu
thuẫn đáng kể từ Hoa Kỳ, đang phải đối mặt với cáo buộc kích động một
“cuộc cách mạng màu”, tương tự như các cuộc nổi dậy của người dân ở các
nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ.
Vào ngày 21/8, Đài truyền hình
Quốc phòng Việt Nam đã phát sóng một bài phê phán Fulbright vì cáo buộc
không treo cờ Việt Nam tại một buổi lễ tốt nghiệp và tạo điều kiện cho
một cuộc cách mạng màu.
Bản tin đã bị gỡ xuống, nhưng ông Phương
nói vấn đề Fulbright và các sự cố gần đây khác cho thấy sự căng thẳng
giữa các phe phái bảo thủ và tự do của Việt Nam.
“Đó là sự thể hiện của cuộc đấu tranh liên tục giữa các phe phái khác nhau, phe bảo thủ và phe tự do”, ông Phương nói.
Theo
ông Abuza, chính quyền Việt Nam có thể đang cố gắng thắt chặt kiểm soát
trước thềm kỷ niệm ngày kết thúc Chiến tranh Việt Nam năm 1975.
“Tháng
4 năm sau là kỷ niệm 50 năm ngày Sài Gòn sụp đổ”, ông nói. “Người Việt
Nam muốn kiểm soát câu chuyện đó 100%. Có rất nhiều điều nhạy cảm”.
Cùng
với sự cố Fulbright, ông Phương chỉ ra sự náo động gần đây xung quanh
những nghệ sĩ Việt Nam bị chụp ảnh với lá cờ Việt Nam Cộng Hòa khi đi du
lịch đến Hoa Kỳ. Ngoài ra, câu chuyện một học sinh trung học Việt Nam
đã phải đối mặt với nạn bắt nạt trên mạng và bị công an triệu tập sau
khi đăng bài vào tháng 9 rằng em muốn rời khỏi đất nước và “có lẽ sẽ
không bao giờ nhìn thấy [Đảng Cộng sản] một cách tích cực nữa”.
“Hiện tại, có chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Việt Nam”, ông Phương nói. “Nó chống lại các giá trị phương Tây”.
**********
Địa chính trị : Thế giới 2024 trong nhãn quan của Matxcơva
Thanh Hà
7–8 minutes
Khởi
động chiến tranh Ukraina, tổng thống Vladimir Putin theo đuổi 2 mục
tiêu : gạt Âu Mỹ ra khỏi các vùng ảnh hưởng truyền thống từ châu Á đến
Trung Đông và châu Phi, khai tử tầm nhìn về một « thế giới đa cực » để
thay vào đó bằng khái niệm « World Majority », « Đa số quốc tế » này
thuộc về Nga, Trung Quốc và các cường quốc khu vực, những nước phương
Nam không chống đối Matxcơva.
Trên đây là hai ý chính trong bài viết mang tựa đề « Thế giới 2024 trong quan điểm của Matxcơva : Liệu Nga có đưa ra một chiến lược quốc tế mới hay không ? », đăng
trên tạp chí chuyên về ngoại giao Diplomatie số tháng 8-9/2024. Tác giả
là nhà nghiên cứu Cyrille Bret, thường xuyên cộng tác với hai viện
nghiên cứu có uy tín ở Paris - Viện Jacques Delors và Montaigne.
Matxcơva : Phương Tây thuộc về « thiểu số »
Chiến
tranh Ukraina do Matxcơva khởi động từ 2022 có làm thay đổi sâu rộng
tầm nhìn của Nga về quan hệ quốc tế hay trái lại, cuộc chiến này càng
củng cố thêm chủ trương đối đầu với phương Tây mà chính Vladimir Putin
đã từng trình bày nhân Hội Nghị An Ninh Munich năm 2008 ?
Căn cứ
vào những phát biểu của chính tổng thống Putin, của nhiều quan chức hàng
đầu điều hành các viện nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Nga, vào những
tài liệu chính thức và những công văn lưu hành trong nội bộ, tác giả
bài viết, Cyrille Bret, ghi nhận « về cơ bản cuộc chiến Ukraina không ảnh hưởng đến những nguyên tắc chủ đạo và các mối liên kết lâu đời » giữa
Nga và thế giới. Nhưng dưới tác động chiến tranh Ukraina và các đợt
trừng phạt nhắm vào kinh tế Nga mà Âu Mỹ liên tục ban hành, ở điện
Kremlin, Vladimir Putin « tăng tốc » chiến lược xoay trục sang châu Á,
trở lại châu Phi và Trung Đông trên một số phương diện, một mục tiêu đã
có từ trước khi những người lính Nga đầu tiên tràn vào Ukraina.
Nhưng
cuộc chiến này đã mang lại một thay đổi rất lớn trong tầm nhìn của Nga
về toàn cảnh thế giới : Matxcơva quan niệm bang giao quốc tế giờ xoay
quanh « căng thẳng giữa phương Tây và phe Đa Số Trên Thế Giới ».
Chìa khóa nằm ở khái niệm World Majority - Đa Số Trên Thế Giới xuất
hiện trong « học thuyết mang tên Sergey Karaganov », người đang điều
hành Hội Đồng về Chính Sách Đối Ngoại và Quốc Phòng Nga ».
Học thuyết về ngoại giao và quân sự này đi từ nhận định phương Tây nay đã trở thành một « thiểu số cả về phương diện dân số lẫn kinh tế » cho nên đã đến lúc để một « đa số trên thế giới có tiếng nói của mình, không còn chấp nhận ảnh hưởng chính trị, văn hóa, công công nghệ và quân sự » mà Âu Mỹ áp đặt.
Khái niệm World Majority mà Nga đưa ra từ 2023 tập hợp các « nước phương Nam –South Global »
kể cả những quốc gia chỉ trích Matxcơva đánh chiếm Ukraina nhưng không
về phe với Âu Mỹ ban hành các biện pháp trừng phạt kinh tế Nga, (Điển
hình là Ấn Độ)
Ukraina điểm đầu tiên trong « nghĩa vụ » đương đầu với phương Tây
Trong tầm nhìn mới này về toàn cảnh quốc tế, thì Nga « chiếm một vị trí riêng biệt » : Matxcơva tự xem là có nghĩa vụ lãnh đạo khối Đa Số Trên Thế Giới trong cuộc đương đầu với bên « Thiểu Số » phương Tây. Tại châu Âu, Ukraina là thí điểm.
Theo tác giả bài tham luận trên báo Diplomatie, Cyrille Bret, « chiến tranh Ukraina không chỉ là một cuộc tranh giành về đất đai với một nước láng giềng ». Điện Kremlin coi đây là một « bài toán trắc nghiệm về khả năng chống lại phương Tây ». Ukraina là sân chơi, là « phòng thí nghiệm của Vladimir Putin về bang giao quốc tế ».
Do vậy vẫn theo tác giả, « ưu tiên tuyệt đối của Matxcơva là phải thắng tại Ukraina »,
vì đó sẽ là thắng lợi đầu tiên trong cuộc đọ sức giữa Nga với Liên Minh
Quân Sự Bắc Đại Tây Dương NATO, giữa nước Nga với Liên Hiệp Châu Âu.
Thay thế phương Tây lãnh đạo thế giới
Để
thuyết phục khối các nước « phương Nam » chia sẻ, tham gia vào khối
« Đa Số » đặt dưới trướng của Matxcơva, chính quyền Vladimir Putin củng
cố và tiếp sức cho những tổ chức hiện hành mà ở đó phương Tây không tham
dự.
Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải năm 2023 kết nạp thêm Iran, sau
khi đã đón nhận Ấn Độ và Pakistan từ 2017 ; BRICS, khối 5 nền kinh tế
đang trỗi dậy đang từ 5 thành viên ban đầu đã mở rộng vòng tay đón thêm 9
nước trong đó có Ai Cập và Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất … « Trong
mọi lĩnh vực từ ngoại giao, an ninh, quân sự tài chính, tiền tệ hay
khoa học, 2024 là năm mà Nga đã nỗ lực tổ chức các diễn đàn, tạo dựng
những mối đối tác và đề xuất các kế hoạch hành động mà ở đó không có sự
hiện diện của phương Tây ».
Câu hỏi kế tiếp : lôi kéo các
nước « phương Nam » về phía mình, thành lập đa số World Majorité trong
hai năm qua Nga có thành công hay không ?
Cyrille Bret trả lời :
Là một quốc gia rộng lớn, là thành viên thường trực Hội Đồng Bảo An Liên
Hiệp Quốc, cộng thêm với ảnh hưởng thừa hưởng từ thời Liên Xô cũ, lại
có nhiều tài nguyên, nước Nga của Vladimir Putin vẫn chiếm vị trí « hàng đầu »
tại một số khu vực. Do chiến tranh Ukraina và hơn một chục đợt trừng
phạt mà Liên Hiệp Châu Âu ban hành Matxcơva đã tăng tốc trong chiến
thuật xoay trục sang châu Á. Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập … là
những đối tác thương mại lấp vào chỗ trống mà châu Âu để lại. Điều đó
không có nghĩa là Nga hoàn toàn đóng cửa với châu Âu.
2023-2024
là giai đoạn tổng thống Vladimir Putin tăng cường hợp tác với Ấn Độ
trong các lĩnh vực năng lượng và quân sự, một phần là tránh để Nga quá
phụ thuộc vào « tình bạn vô bờ bến » đã xây dựng được với lãnh đạo Trung
Quốc Tập Cận Bình.
Với Bắc Triều Tiên, Nga đẩy mạnh các « trao đổi về trang thiết bị quân sự ». Về kinh tế, ở châu Á, Matxcơva ý thức được là chỉ đóng vai trò « thứ yếu » so với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ.
Với
khu vực Trung Cận Đông, Nga chủ trương khai thác quan hệ với những đối
tác đang có xung khắc với phương Tây (như Iran, Syria) hay các quốc gia
có căng thẳng trong quan hệ với Âu Mỹ (như Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập) để mở
rộng vai trò của Matxcơva từ quân sự, đến kinh tế, năng lượng… : Đây là
những mảnh đất màu mỡ để cho khái niệm về một « Đa Số Trên Thế Giới » dễ dàng đâm trồi nẩy lộc.
Với châu Phi Nga đã chen chân vào vừa để làm đối trọng với sự hiện diện của các nước « thực dân cũ » (Anh, Pháp, Bỉ), vừa để « quay trở lại với một châu lục đang bị Trung Quốc, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cạnh tranh ».
Để
kết luận : tác giả trả lời như thế nào câu hỏi liệu chiến tranh Ukraina
có làm thay đổi sâu rộng tầm nhìn của Matxcơva về quan hệ quốc tế hay
không ?
Tác giả bài viết đưa ra một số điểm then chốt như sau : « Tầm
nhìn và chiến lược về địa chính trị của Nga từ khi xâm chiếm Ukraina
hồi năm 2022 đã có phần thay đổi. Giờ đây Nga khẳng định vai trò tiên
phong trong việc hình thành một Đa Số Trên Thế Giới-World Majority mà ở
đó vắng bóng phương Tây ».
« Mục tiêu chính của Nga vẫn
là hơn bao giờ hết, phải giành được thắng lợi quân sự tại Ukraina, đánh
bại mọi sự hỗ trợ của Mỹ, của NATO và châu Âu dành cho Ukraina ».
************
Tin tức thế giới 14-9: Cảnh báo của ông Putin bị Mỹ, Ba Lan xem nhẹ; Tổng thống Comoros bị đâm
BÌNH AN
6–7 minutes
Ông Biden phản ứng sau lời cảnh báo của ông Putin về Ukraine
Sau
lời cảnh báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin về vấn đề Ukraine dùng
tên lửa lửa tầm xa do phương Tây cung cấp để tấn công vào lãnh thổ Nga,
Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây nói rằng ông không mấy quan tâm đến nhà
lãnh đạo Nga, theo Hãng tin Reuters.
"Tôi không nghĩ nhiều về
(Tổng thống) Vladimir Putin" - ông Biden nói khi gặp Thủ tướng Anh Keir
Starmer tại Nhà Trắng vào ngày 13-9 để thảo luận về việc có nên dỡ bỏ
lệnh hạn chế đối với Kiev về việc sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp
hay không.
Hôm 12-9, ông Putin gửi lời cảnh báo tới các nhà lãnh
đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO): Nếu Mỹ và các đồng minh
cho phép Ukraine dùng vũ khí tầm xa của họ để tấn công vào lãnh thổ Nga
thì điều đó có nghĩa NATO sẽ trực tiếp “có chiến tranh” với Nga.
Thủ
tướng Donald Tusk của Ba Lan (thành viên NATO) ngày 13-9 tuyên bố ông
không lo lắng về bình luận của ông Putin. Ông cho rằng những tuyên bố
của ông Putin chỉ "cho thấy tình hình khó khăn" mà Nga đang gặp phải
trên chiến trường. Cùng ngày, Điện Kremlin nhắc lại Tổng thống Putin đã
gửi "thông điệp rõ ràng" tới phương Tây.
Nhà Trắng: Mỹ hiện tại không thay đổi chính sách về việc Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga
Nhà
Trắng cho biết Mỹ không có kế hoạch công bố bất kỳ chính sách mới nào
về Ukraine và việc sử dụng tên lửa tầm xa trong ngày 13-9, theo Hãng tin
Reuters.
"Không có thay đổi nào trong quan điểm của chúng tôi về
việc cung cấp năng lực tấn công tầm xa để Ukraine sử dụng bên trong lãnh
thổ Nga" - người phát ngôn Hội đồng An ninh quốc gia Nhà Trắng John
Kirby nói với các phóng viên.
Ông nói thêm "tôi không mong đợi bất
kỳ thông báo lớn nào về vấn đề đó" từ các cuộc thảo luận giữa Tổng
thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Anh Keir Starmer ở Washington D.C trong
ngày 13-9.
Các tin tức thế giới khác
Ông Kim Jong Un gặp quan chức an ninh cấp cao Nga Sergei Shoigu, cam kết hợp tác nhiều hơn
Sáng 14-9, Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) tường thuật nhà lãnh đạo Triều Tiên
Kim Jong Un đã gặp quan chức an ninh cấp cao của Nga Sergei Shoigu và
thảo luận về việc tăng cường đối thoại chiến lược giữa hai nước. Ông
Shoigu là cựu bộ trưởng quốc phòng Nga và hiện là thư ký Hội đồng An
ninh Nga.
Theo KCNA,
họ đã "trao đổi quan điểm rộng rãi về tình hình khu vực và quốc tế" và
đạt được sự đồng thuận thỏa đáng về các vấn đề, bao gồm "hợp tác nhiều
hơn để bảo vệ lợi ích an ninh chung". Ông Kim cho biết Triều Tiên sẽ
tiếp tục mở rộng hợp tác với Nga phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược
giữa hai nước.
Tổng thống Comoros bị đâm nhưng thoát chết
Chính
phủ Comoros ngày 13-9 xác nhận Tổng thống Azali Assoumani đã bị thương
trong một vụ tấn công, trong khi 3 nguồn tin khác thân cận với nhà lãnh
đạo này cho biết ông bị đâm nhưng chỉ bị thương nhẹ.
Người phát
ngôn Chính phủ Comoros - bà Fatima Ahamadael - thông báo Tổng thống
Azali bị tấn công ở Salimani-Itsandra, khu vực ngoại ô thủ đô Moroni,
nhưng “tính mạng của ông không gặp nguy hiểm”.
Mặc dù bà Fatima từ
chối cung cấp thêm thông tin về vụ việc, song một nguồn tin thân cận
với nhà lãnh đạo đảo quốc châu Phi khẳng định Tổng thống Azali chỉ “bị
thương nhẹ do dao đâm khi đang tham dự một đám tang”. Theo nguồn tin,
đối tượng tấn công là một hiến binh đang tại ngũ và đã bị bắt.
Ông Trump, bà Harris đến vận động tại các bang chiến trường
Ngày
13-9, ứng viên tổng thống Đảng Cộng hòa Donald Trump và ứng viên tổng
thống Đảng Dân chủ Kamala Harris một lần nữa đã đến các bang chiến
trường để vận động tranh cử, khi chỉ còn 7 tuần là đến ngày bầu cử 5-11.
Bà
Harris đã đến Pennsylvania - có thể nói là bang dao động quan trọng
nhất quyết định người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Còn
ông Trump tổ chức vận động tranh cử tại Nevada, nơi ông lên kế hoạch tập
trung vào những lo ngại về kinh tế của cử tri, gồm cả lạm phát.
Ông Trump cam kết trục xuất người Haiti tại Ohio nếu đắc cử
Ngày
13-9, ứng cử viên tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump đã cam kết sẽ
tiến hành trục xuất hàng loạt người nhập cư Haiti khỏi thành phố
Springfield của bang Ohio, mặc dù phần lớn trong số họ đang ở Mỹ hợp
pháp, theo Hãng tin Reuters.
Trong nhiều ngày, thành phố này đã
trở thành tâm điểm của một "cơn lốc" trên mạng xã hội, sau khi một số kẻ
đã khích động quần chúng bằng tuyên bố sai sự thật cho rằng những người
Haiti đến đây đã ăn thịt vật nuôi trong nhà.
"Chúng tôi sẽ tiến
hành trục xuất hàng loạt tại Springfield, Ohio" - ông Trump phát biểu
tại một cuộc họp báo gần Los Angeles, cho rằng những căng thẳng ở
Springfield là một ví dụ khác cho thấy cần áp dụng chính sách nhập cư
cứng rắn.
Phần lớn trong số 15.000 người Haiti ở Springfield đều
hợp pháp. Lời cam kết lâu dài của ông Trump về việc tiến hành trục xuất
hàng loạt thường ám chỉ những người nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ.
Hai
trường tiểu học đã phải sơ tán và một trường trung học cơ sở ở
Springfield đã phải đóng cửa vào ngày 13-9 sau khi có những lời đe dọa
đánh bom ẩn danh nhắm vào cộng đồng này trong ngày thứ hai liên tiếp.
Tại Nhà Trắng, Tổng thống Joe Biden đã thúc giục dừng các cuộc tấn công
vào cộng đồng người Haiti.
Mỹ nói 4 thủ lĩnh IS đã bị tiêu diệt trong cuộc đột kích ở Iraq
Ngày
13-9, quân đội Mỹ tiết lộ có 4 thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự
xưng (IS) đã bị tiêu diệt trong cuộc đột kích của Mỹ và Iraq ở phía tây
Iraq vào ngày 29-8 năm nay. Trong số này có Ahmad Hamid Husayn
Abd-al-Jalil al-Ithawi, kẻ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của IS ở
Iraq, theo Hãng tin Reuters.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .
Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .