Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 15 tháng 04 -2025

xxx


Trumvayco 2
***************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Hàn Quốc bắt đầu phiên tòa hình sự xử cựu tổng thống Yoon về tội « nổi loạn ». Hôm nay, 14/04/2025, trong ngày xét xử đầu tiên, bắt đầu vào lúc 10 giờ, cựu tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất đã tự bào chữa, phủ nhận đã thực hiện bất kỳ hành vi « nổi loạn » nào trong nỗ lực áp đặt thiết quân luật không thành trong đêm 03 sáng 04/12/2024. Với tội danh này, ông Yoon có nguy cơ bị kết án tù chung thân, thậm chí án tử hình. Phán quyết sơ thẩm dự kiến được đưa ra vào tháng 8/2025. Nhưng phiên xử cũng có thể kéo dài do vụ việc có liên quan đến hơn 70 ngàn trang bằng chứng và nhân chứng.

(AFP ) – Algérie trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Pháp. Lãnh đạo ngoại giao Pháp Jean-Noël Barrot hôm nay, 14/04/2025, cho biết, chính quyền Alger đã yêu cầu 12 nhân viên đại sứ quán Pháp phải rời lãnh thổ trong vòng 48 giờ. Quyết định này của chính quyền Alger là nhằm đáp trả việc Pháp bắt giữ ba công dân Algérie. Trả lời truyền thông bằng văn bản, ngoại trưởng Pháp cho biết đã đề nghị Alger từ bỏ biện pháp trục xuất, nếu không, « Paris không còn chọn lựa nào khác là phải đáp trả tức thì. »

(AFP) – Hy Lạp thông báo mua 16 tên lửa chống hạm của Pháp. Bộ trưởng Quốc Phòng Hy Lạp Nikos Dendias hôm nay, 14/04/2025, trong cuộc họp báo chung, cho biết đã ký kết một thỏa thuận với đồng nhiệm Pháp Sébastien Lecornu về việc cung cấp tên lửa chống hạm Exocet. Hai nước, năm 2021, đã ký kết chương trình hợp tác đối tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, khi Athens đặt mua 24 chiến đấu cơ Rafale, tiếp theo là 3 tuần dương hạm phòng thủ và can thiệp (FDI), với tổng trị giá là 5,5 tỷ euro. Hai  bên cũng đạt được đồng thuận về một giải pháp để Hy Lạp mua một tuần dương hạm thứ tư.

(L’Indépendant) – Ukraina trình làng drone hải chiến mới. Sau Trident, vũ khí laser hiện đại có khả năng tấn công mục tiêu cách xa 5 km, Ukraina gần đây ra mắt drone hải quân mới nhất mang tên Alligator 9. Thiết bị chống hạm này có thể lắp nhiều vũ khí khác nhau tùy theo nhiệm vụ được giao, như tích hợp tia laser hủy diệt Trident, hay mang theo các drone khác nhỏ hơn chẳng hạn như Alligator 5 ToD. Ngoài ra, theo Kiev, drone mới này có thể được trang bị từ 6 đến 10 quả ngư lôi tự sát. Việc Ukraina sử dụng các loại drone hải chiến cho đến hiện nay đã mang lại một lợi thế đáng kể trong các cuộc chiến trên biển.

(Le Figaro) – Làn sóng chống chiến tranh Gaza nhen nhóm trong quân đội Israel. Khoảng 1.000 phi công dự bị hay đã về hưu, nhiều trăm thủy quân lục chiến và thành viên đơn vị 8200 chuyên về chiến tranh mạng cùng nhiều bác sĩ trong khuôn khổ dự bị đã ký một đơn kiến nghị yêu cầu chấm dứt cuộc chiến ở dải Gaza. Sáng kiến này được đưa ra vào lúc quân đội Israel mở các chiến dịch quân sự chống phe Hamas tại Gaza bằng cách tái chiếm gần ¼ diện tích khu vực. Những người ký kiến nghị tố cáo cuộc tấn công này, theo họ, có nguy cơ gây nguy hiểm tính mạng cho 59 con tin, đồng thời cáo buộc chính phủ thủ tướng Benjamin Netanyahu muốn kéo dài cuộc chiến vì những « lý do cá nhân và chính trị ».

(AFP) – Đàm phán hạt nhân với Mỹ tiến triển, kinh tế Iran có dấu hiệu khởi sắc. Hôm qua, 13/04/2025, bộ Ngoại Giao Iran cho biết đã có cuộc đàm phán hiếm hoi với Hoa Kỳ diễn ra trước đó một ngày tại Oma. Cả hai bên đều khẳng định cuộc trao đổi mang tính xây dựng. Mỹ và Iran sẽ tiếp tục đàm phán « gián tiếp » vào cuối tuần này tại Roma, Ý (19/04), về chương trình hạt nhân cũng như việc dỡ bỏ các trừng phạt của Mỹ đối với Iran. 

(AFP) – Yemen: 6 người chết sau cuộc tấn công của Hoa Kỳ. Lực lượng Houthi hôm qua, 13/04/2025, đã xác nhận thông tin này. Từ tháng Ba, chính quyền Mỹ liên tục không kích, đáp trả Houthi vì những lần tàu của Mỹ đi qua biển Đỏ bị lực lượng này tấn công. Căng thẳng gia tăng từ những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi chiến tranh Gaza nổ ra, khi Houthi công khai ủng hộ Hamas, và tấn công vào đồng minh Israel. Hôm qua, lực lượng Houthi cũng cho cho biết đã phóng 3 tên lửa đạn đạo vào một sân bay và một mục tiêu quân sự tại Israel.

(Reuters) – Thủ tướng Malaysia gặp lãnh đạo quân đội Miến Điện tại Thái Lan. Hôm nay, 14/04/2025, thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết sẽ gặp lãnh đạo quân đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing vào thứ Năm 17/04, để thúc đẩy gia hạn lệnh ngừng bắn giữa quân đội và các nhóm phiến quân tại nước này và bàn về các vấn đề nhân đạo tại Miến Điện, sau trận động đất khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Ông Anwar hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2025, và Miến Điện, kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021, không được tham dự các hoạt động chính thức của khối này. 

(AFP) – Meta phải ra hầu tòa vì mua Instagram và WhatsApp. Vụ xét xử được mở ra vào hôm nay, 14/04/2025, tại một tòa án ở Washington, theo đơn kiện được nộp lên cách nay 5 năm, trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Trump. Tập đoàn Meta của Mark Zukerberg đã mua hai mạng xã hội Instagram với giá 1 tỷ đô la (2012) và WhatsApp với giá 19 tỷ đô la (2014). Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Mỹ cho rằng trong hơn 1 thập kỷ, « Meta đã duy trì độc quyền tại Hoa Kỳ về các dịch vụ mạng xã hội cá nhân ». Trong phiên tòa kéo dài 8 tuần, cơ quan này sẽ cố chứng minh sự độc quyền của Meta ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào. 

(AFP) – Cố vấn thương mại của tổng thống Mỹ xoa dịu căng thẳng với Elon Musk. Ngày 13/04/2025, ông Peter Navarro, người được coi là kiến trúc sư cho chính sách thuế quan của tổng thống Donald Trump tuyên bố « mọi chuyện đều ổn » với Elon Musk. Ông xoa dịu thêm khi cho rằng « Elon Musk, cùng nhóm cộng sự, làm rất tốt công việc để chống lại tình trạng chi tiêu lãng phí, gian lận và lạm dụng. Đây là một đóng góp to lớn cho Hoa Kỳ ». Trước đó, bị cố vấn thương mại Peter Navarro gọi là « kẻ lắp ráp ô tô », tỷ phú Mỹ Elon Musk và là cố vấn thân cận của ông chủ Nhà Trắng đáp trả bằng cách gọi ông là « kẻ ngốc ».

(AFP) – Giải Nobel Hòa Bình người Peru qua đời ở tuổi 89. Nhà báo, nhà văn Mario Vargas Llosa người Peru đã qua đời tại Lima vào hôm qua, 13/04/2025. Sinh ra trong một gia đình trung lưu, ông Llosa được xem là một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong thời kỳ văn học Mỹ La Tinh bùng nổ vào những năm 1960-1970. Một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông là cuốn Thành phố và lũ chó (La ciudad y los perros, 1963), Cuộc trò chuyện trong quán La Catedral (Conversación en la Catedral, 1969). Theo di nguyện của nhà văn được trao giải Nobel năm 2010, tang lễ của ông sẽ không được tổ chức công khai.

(AFP) – Đan Mạch đặt mục tiêu xóa sổ ung thu cổ tử cung. Hiệp hội Ung thư Đan Mạch cho biết hôm nay, 14/04/2025, cố gắng đạt mục tiêu này vào năm 2040, nhờ chiến dịch tiêm vac-xin HPV và chương trình sàng lọc trên toàn quốc. Tổ chức này khẳng định rằng ngay cả trước năm 2040, rất ít phụ nữ mắc căn mệnh này, và có thể coi như « đây là lần đầu tiên bệnh ung thư biến mất ». Viêm nhiễm virus papilloma là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung đối với trẻ em gái, ung thư hậu môn, vòm họng đối với trẻ em trai, từ 12 tuổi trở lên. Tại Đan Mạch, tỷ lệ tiêm chủng ngừa HPV đối với hai nhóm đối tượng này đạt 89%. 


*****************

Tin tức thế giới 15-4: Mỹ điều tra để áp thuế dược phẩm, chip; Ukraine tố Nga lại tấn công Sumy

THANH HIỀN

Mỹ - Ảnh 1.

Ông Trump gặp Tổng thống El Salvador Nayib Bukele tại Nhà Trắng ngày 14-4 - Ảnh: REUTERS
Mỹ điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip, tiến tới áp thuế

Theo Hãng tin Reuters ngày 14-4, theo một thông báo trên Federal Register, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu các cuộc điều tra đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm và chất bán dẫn, với mục tiêu áp thuế hai mặt hàng này vì lý do an ninh quốc gia, theo Mục 232 của Đạo luật mở rộng thương mại 1962.

Cuộc điều tra sẽ kéo dài tối đa 270 ngày, với 21 ngày đầu để tiếp nhận ý kiến công khai.

Hiện dược phẩm và chip được miễn thuế 10% đã áp dụng từ ngày 5-4, nhưng ông Trump cho biết sẽ công bố mức thuế riêng cho chip trong tuần tới và có thể linh hoạt với một số công ty. Cuộc điều tra cũng bao gồm nguyên liệu dược phẩm và các sản phẩm liên quan.

Các doanh nghiệp ngành dược cảnh báo việc áp thuế có thể gây thiếu thuốc và ảnh hưởng đến bệnh nhân, nhưng ông Trump khẳng định Mỹ cần tự sản xuất nhiều hơn và giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. 

Các công ty dược đang đề xuất áp thuế theo lộ trình để có thời gian điều chỉnh sản xuất, vì việc chuyển dây chuyền về Mỹ tốn kém và mất nhiều năm.

Chính quyền ông Trump bị kiện tại Tòa Thương mại quốc tế Mỹ

Chính quyền của Tổng thống Trump đã bị tổ chức pháp lý phi đảng phái Liberty Justice Center kiện lên Tòa Thương mại quốc tế Mỹ vào ngày 14-4 vì mức thuế quan diện rộng mà ông Trump đang áp lên các đối tác thương mại nước ngoài. Đơn kiện yêu cầu tòa ngăn chặn việc thực thi thuế.

Đơn kiện đại diện cho 5 doanh nghiệp nhỏ của Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, cho rằng tổng thống Mỹ đã vượt quá thẩm quyền của mình.

“Không ai nên có quyền đơn phương áp đặt các loại thuế có ảnh hưởng kinh tế toàn cầu như vậy. Hiến pháp trao quyền thiết lập thuế, bao gồm cả thuế quan, cho Quốc hội, không phải tổng thống", luật sư cao cấp Jeffrey Schwab của Liberty Justice Center tuyên bố.

Đại diện Nhà Trắng chưa phản hồi yêu cầu bình luận qua email của hãng tin Reuters.

Chính quyền Trump cũng đang đối mặt với một vụ kiện tương tự tại tòa án liên bang ở Florida, nơi một chủ doanh nghiệp nhỏ yêu cầu tòa chặn các mức thuế áp dụng đối với Trung Quốc.

Ukraine tố Nga tiếp tục tấn công Sumy

Mỹ - Ảnh 2.

Hiện trường vụ tấn công của Nga tại Sumy, Ukraine hôm 13-4 - Ảnh: REUTERS

Tối 14-4, Không quân Ukraine cáo buộc Nga đã tiến hành đợt tấn công mới bằng tên lửa và bom dẫn đường vào thành phố Sumy, chỉ một ngày sau vụ tấn công khiến 35 người thiệt mạng ở thành phố này. Giới chức cho biết vụ tấn công xảy ra ở ngoại ô, không có thương vong được ghi nhận.

Bộ Quốc phòng Nga trước đó tuyên bố tên lửa của nước này đã nhắm vào một cuộc họp quân sự của Ukraine tại Sumy vào hôm 13-4, trong khi Ukraine tố đó là một cuộc tấn công vào dân thường.

Trong bài phát biểu qua video, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết số thương vong từ vụ không kích hôm 13-4 đã lên đến 35 người chết và 119 người bị thương. Ông cũng cho biết đã 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã gửi thông điệp ủng hộ nước này.

Trong khi đó, Nga cáo buộc Ukraine sử dụng dân thường làm "lá chắn sống" khi đặt các cơ sở quân sự và tổ chức các sự kiện có sự tham gia của binh lính ở trung tâm thành phố đông đúc.

El Salvador không định đưa người bị trục xuất nhầm về lại Mỹ

Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele tuyên bố ông không có kế hoạch đưa ông Kilmar Abrego Garcia - người bị trục xuất nhầm - trở lại Mỹ.

"Câu hỏi này thật vô lý. Làm sao tôi có thể đưa một tên khủng bố vào nước Mỹ?", ông Bukele nói, đồng thời lặp lại cáo buộc từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Garcia là thành viên băng đảng MS-13 - điều mà luật sư của ông này bác bỏ.

Phát biểu này được đưa ra ngay sau khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Pam Bondi nói trong cùng cuộc họp rằng Mỹ chỉ cần "cung cấp một chiếc máy bay" nếu ông Bukele muốn đưa Abrego Garcia quay lại Mỹ.

Garcia được bảo vệ khỏi trục xuất theo phán quyết trước đó vì có nguy cơ bị bạo lực băng đảng nếu quay về El Salvador. Ông ta sống ở Mỹ từ năm 2011 và có giấy phép lao động. Tuy nhiên, ông đã bị trục xuất vào ngày 15-3 vừa qua và sau đó được bảo vệ là "bị trục xuất nhầm".

Israel đưa đề xuất ngừng bắn mới ở Gaza

Theo kênh truyền hình Al Qahera, nhà trung gian Ai Cập đã chuyển một đề xuất ngừng bắn mới từ phía Israel đến Hamas.

Hamas cho biết đang xem xét đề xuất, song một quan chức cấp cao của Hamas cho biết có ít nhất 2 điểm trong đề xuất này là không thể chấp nhận được, bao gồm yêu cầu Hamas giải giáp và việc Israel không cam kết chấm dứt hoàn toàn chiến sự.

Hamas nhấn mạnh cốt lõi của thỏa thuận ngừng bắn là phải chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến ở Gaza và Israel phải rút quân toàn bộ khỏi dải đất này. 

Trong khi đó, Israel tuyên bố sẽ tiếp tục cho đến khi Hamas bị loại bỏ hoàn toàn và những con tin bị giam giữ ở Gaza được phóng thích.

Kể từ khi tấn công quân sự tái diễn vào tháng 3, hơn 1.500 người Palestine đã thiệt mạng, hàng trăm ngàn người phải sơ tán, và Gaza tiếp tục bị phong tỏa nghiêm ngặt. 

Hiện vẫn còn 59 con tin Israel bị cầm giữ ở Gaza, trong đó được cho là có 24 người còn sống.

Tìm lại các tượng Phật

Tin tức thế giới 15-4:  - Ảnh 1.

Ngày 12-4, các ni cô ở tu viện Myawaddy ở thành phố Mandalay, Myanmar di dời các bức tượng Phật tìm lại được từ một tòa nhà đổ nát sau trận động đất tàn khốc ngày 28-3 vừa qua - Ảnh: AFP


************

Ukraine huy động ‘UAV mẹ’ tấn công sâu vào vùng Kursk của Nga

Minh Thu

Theo trang tin quân sự Militarnyi, trong hội nghị "Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu: Triển vọng hợp tác với Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine" mới đây, Vadym Sukharevskyi, Chỉ huy Lực lượng Không người lái Ukraine đã công bố đoạn video về vụ tấn công nói trên.

Được biết, “UAV mẹ” dựa trên mẫu UAV trinh sát loại có cánh, mang theo 2 FPV cảm tử làm nhiệm vụ tập kích. “UAV mẹ” còn đóng vai trò là bộ thu - phát tín hiệu trung gian, kết nối người điều khiển với các UAV tấn công. 

Video: Militarnyi

Tầm hoạt động của “UAV mẹ” là 60 km. Mỗi FPV mang theo đầu đạn nặng 400 gram, dù sức nổ không đủ để chống lại xe bọc thép hoặc công sự nhưng lại hiệu quả để tấn công các hệ thống phòng không, radar hoặc thiết bị không bọc thép.

Trong video, Tiểu đoàn Hệ thống Không người lái đột kích số 413 của Kiev là đơn vị triển khai cuộc tấn công bằng UAV và nhắm vào các thiết bị kỹ thuật liên quan đến hoạt động xây dựng công sự của Nga ở cách biên giới Ukraine khoảng 55km.

Đoạn video dường như được quay vào giai đoạn đầu các lực lượng Kiev đột kích xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga. Lúc đó, phía Nga cũng bắt đầu xây dựng các tuyến phòng thủ gần thành phố Kursk.

Ukraine lần đầu tiên thông báo sử dụng “UAV mẹ” mang theo nhiều UAV tấn công hạng nhẹ vào tháng 12/2024. Vào thời điểm đó, ông Sukharevskyi nhấn mạnh, đây là “một bước đột phá thực sự”.


************

Nga cảnh báo Đức không leo thang xung đột, Ukraine muốn nhận thêm hỗ trợ từ Mỹ

Tuấn Trần

“Nhìn chung, xét trên các tuyên bố từ Thủ tướng dự kiến của Đức Merz, có thể thấy ông ấy là người ủng hộ cho nhiều bước đi mà chắc chắn khiến tình hình ở Ukraine leo thang hơn nữa. Chúng tôi cũng thấy lập trường tương tự ở nhiều nước châu Âu khác”, hãng tin TASS dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm nay (14/4).

Peskov 1111.jpg
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS

Theo nhận định từ ông Peskov, chính quyền nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU) hiện không nghiêng về tiến trình hòa bình ở Ukraine, mà chỉ ủng hộ tiếp tục xung đột.

Trước đó, ông Merz tuyên bố Đức sẵn sàng gửi tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine nếu động thái này được thực hiện dựa trên sự phối hợp từ nhiều quốc gia đồng minh khác ở châu Âu. “Các đối tác châu Âu của chúng ta đã gửi nhiều tên lửa hành trình. Nếu có sự phối hợp, thì Đức nên tham gia vào chuyện này”.

Ukraine muốn nhận thêm hỗ trợ từ Mỹ

Tờ Ukrinform đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc phỏng vấn với trang CBS News gần đây nói rằng, ông quan tâm đến việc Mỹ tham gia vào lực lượng quân sự nước ngoài hỗ trợ Kiev.

“Chúng tôi xem Mỹ là đối tác chiến lược của mình. Đó là quan điểm duy nhất của chúng tôi, và ngay cả khi nảy sinh các hiểu lầm thì tôi coi đó là những chi tiết nhỏ. Đó là lý do chúng tôi muốn Mỹ là một phần trong lực lượng quân sự nước ngoài hỗ trợ Ukraine. Điều này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỹ có thể chứng minh cam kết của mình, bằng cách bảo vệ không phận Ukraine thông qua hệ thống phòng không hoặc tiêm kích. Không nhất thiết phải là lực lượng trên bộ...”, ông Zelensky nói.

Hiện chính quyền Mỹ chưa bình luận về tuyên bố trên của ông Zelensky.


************

Đối sách trước đòn thuế quan của Mỹ: Việt Nam trong thế khó

Thanh Phương

Mức thuế “đối ứng” 46% đối với Việt Nam là một trong những mức thuế cao nhất mà tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngày 02/04/2025. Đòn thuế quan này, trên nguyên tắc có hiệu lực từ ngày 09/04 nhưng được tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày, có thể sẽ gây tổn hại nặng nề cho tăng trưởng của Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là một trong những thị trường chính. 

Theo chuyên gia Chu Thanh Tuấn, Đại học RMIT Việt Nam, trong bài viết tên trang web của đại học này ngày 04/04, "các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm dệt may, điện tử, da giày, thủy sản và đồ gỗ, đều phụ thuộc nặng nề vào thị trường Mỹ. Gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hướng đến người tiêu dùng Mỹ. Việc chính quyền Trump áp thuế cao như vậy có thể làm xói mòn lợi thế cạnh tranh về giá, dẫn đến nguy cơ bị hủy đơn hàng và buộc doanh nghiệp hoặc phải chấp nhận giảm biên lợi nhuận, hoặc phải chuyển hoạt động sản xuất sang khu vực khác".

Chuyên gia Chu Thanh Tuấn nhấn mạnh, hệ quả không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, vì thuế quan nhắm vào hàng Việt Nam xuất đi Mỹ “có thể gây gián đoạn trên toàn bộ chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm nhu cầu trên nhiều lĩnh vực trong nước; ảnh hưởng dây chuyền tới các lĩnh vực trong nước như logistics, tài chính, đóng gói và tuân thủ quy chuẩn”.

Nhưng trả lời RFI Việt ngữ ngày 09/04/2025, ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch kiêm sáng lập viên Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam VINACACAO, đưa ra một nhận định khác về tác động của thuế quan Mỹ: 

“Thứ nhất, thuế này không phải là thuế song phương, mà mang tính đa biên rất rõ, tức là ít nhiều cả thế giới này đều bị ảnh hưởng và cả thế giới sẽ bị đẩy lên một mặt bằng lạm phát mới. Các mức giá cả sẽ cao hơn rất nhiều. Ngay cả ở Hoa Kỳ, các mức giá từ điện tử, xe hơi, xăng dầu, thực phẩm sẽ đều tăng từ 15 đến 20%. Riêng trứng gà đã tăng 56%. Điều này tạo ra một “khung kháng thể mới” cho người tiêu dùng Mỹ, có nghĩa là việc tăng giá này sẽ làm cho họ quen dần với mức giá mới cho tất cả các mặt hàng, trong đó có hàng Việt Nam. 

Thứ hai, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu của quốc gia, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tới 70%. Các mặt hàng của họ thường là điện tử, điện thoại, những mặt hàng mà người ta lắp ráp ở Việt Nam để tận dụng các ưu thế về nhân công. Còn lại thì ngành dệt may bị ảnh hưởng, vì “tạm nhập tái xuất” nhiều, tức là trị giá gia tăng không cao. Ngành bị ảnh hưởng khá nhiều đó là nông sản, hải sản, như tôm, đồ gỗ, cà phê, gạo...

Nếu nhìn tổng quát thì kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở. Điều này có nghĩa là những “con đại bàng” lớn, như Nike, hoặc Intel, hoặc Samsung bị “trúng tên”. Mức thuế này có thể làm chùn bước một số doanh nghiệp mà từ trước đến giờ vẫn tận hưởng ưu thế về lao động.

Còn lại các mặt hàng, chủ yếu là nông sản, thì bán theo hình thức FOB ( giá tại cửa khẩu bên nước của người bán ), tức là giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu có thể không đổi, nhưng giá vào Hoa Kỳ thì sẽ tăng. Trách nhiệm này thuộc về nhà nhập khẩu Mỹ. Họ sẽ điều chỉnh, tái phân bố chi phí mới này để trung hòa vào chuỗi cung ứng của họ, để người Mỹ, vốn đã có sức đề kháng mới về giá cả, sẽ không bị tác động nhiều bởi mức giá mới này.

Sắp tới nền kinh tế Mỹ có thể bị suy thoái, lạm phát sẽ tăng, người Mỹ sẽ phải đối phó với rất nhiều hướng, chứ không chỉ có những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu qua. Những nhà nhập khẩu Mỹ có thể quay lại thương lượng với người bán hàng Việt Nam. Cũng có thể là hai bên sẽ thương lượng để tìm ra một mức giá hợp lý để người xuất khẩu FOB có thể gánh một phần chi phí.

Còn về phía các doanh nghiệp Việt Nam thì rõ ràng nếu họ bán giá FOB với mức như từ trước đến nay cũng được. Có thể sức mua sẽ giảm, nhưng có những mặt hàng thì Mỹ có thể không có chọn lựa nào khác, ví dụ như cà phê của Việt Nam thì quá tốt, họ không thể chuyển qua chọn cà phê Brazil, vì nếu chọn thì họ đã chọn từ lâu rồi. Tôm của Việt Nam thì rất ngon, nhưng họ có thể chọn của Thái Lan, có điều tôm của Thái Lan thì cũng bị tăng giá.

Chính phủ đã mạnh dạn thương lượng song phương để tìm ra một con đường chung cho cả hai bên. Chính phủ cũng sẽ tiếp cận với các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế này ( hầu hết các doanh nghiệp như Samsung, Intel, Nike, sang Việt Nam đầu tư thì tìm những thị trường như thị trường Mỹ ), để có những đối sách cần thiết, giúp họ giảm bớt chi phí của thuế 46% này." ” 

Trước những tác động của mức thuế 46%, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là “năn nỉ” Hoa Kỳ nhẹ tay một chút. Hôm thứ năm tuần trước, 10/04/2025, chính phủ Việt Nam thông báo là hai nước sẽ tiến hành đàm phán về một "thỏa thuận thương mại đối ứng". Thông báo này được đưa ra sau cuộc gặp hôm trước tại Washington giữa phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đặc phái viên của tổng bí thư Tô Lâm, với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Ban đầu, ông Tô Lâm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 45 ngày, nhưng rốt cuộc coi như sẽ có đến 90 ngày để đàm phán.

Trước đó, Hà Nội đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán để hai bên giảm thuế nhập khẩu đối với nhau xuống còn 0%, đồng thời cam kết sẽ “tiếp tục mua thêm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh mà Việt Nam có nhu cầu, kể cả các mặt hàng liên quan an ninh - quốc phòng”.

Nhưng không chắc là những cam kết giảm nói trên sẽ đủ để Hoa Kỳ nương tay. Chiến lược gia tiền tệ kỳ cựu Bilal Hafeez, hiện là giám đốc nghiên cứu tại Macro Hive, cho biết để đưa cán cân thương mại của Hoa Kỳ từ thâm hụt xuống mức 0, các quốc gia sẽ phải tăng cường tiền tệ, kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa trong nước, để họ có thể mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ hơn và xuất khẩu ít hơn nhiều. 

Vấn đề là Việt Nam khó có thể làm những điều đó trong một thời gian ngắn. Trên trên tờ The Economist ngày 07/04/2025, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang ghi nhận, theo các dữ liệu mới nhất, trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, Việt Nam đã chỉ nhập khẩu hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la từ Hoa Kỳ, những hàng hóa được áp dụng mức thuế trung bình là 3%. 

Tuy nhiên, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, cân bằng lại trao đổi mậu dịch với Mỹ không phải là quá khó đối với Việt Nam :

“Nếu chỉ có thâm hụt mậu dịch thì dễ giải quyết, tại vì hiện nay dư địa về hàng hóa của Mỹ cho Việt Nam còn rất lớn, như là đậu tương, gia súc, lúa mì. Lúa mì thì trước đây mình mua của Mỹ, Canada, Úc, thậm chí của Ấn Độ, thì bây giờ mình có thể ưu tiên mua của Mỹ, giảm mua từ các nước kia, đồng thời mua thêm khí hóa lỏng. Hiện nay, ô tô cũng có thể là một mặt hàng mà người Việt Nam rất là thích, nhất là ô tô Mỹ hay ô tô sản xuất tại Mỹ. Giả sử Toyota, Mercedes hay Volvo sản xuất tại Mỹ và nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm hay thuế nhập khẩu giảm bớt, người Việt Nam sẽ thích mua những ô tô đó. Nói chung, dư địa để cân bằng cán cân thương mại là không có gì khó.”

Nhưng vấn đề là đối với Peter Navarro, cố vấn thương mại của Trump, cho dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng xóa bỏ thuế quan, thì thâm hụt thương mại 120 tỷ đô la vẫn còn nguyên do những "gian lận phi thuế quan". Ông Navarro cáo buộc Việt Nam trợ cấp cho hàng xuất khẩu của mình và hoạt động như một "thuộc địa" ( colony ) sản xuất hàng hóa Trung Quốc. 

Tuy vậy, theo The Economist, trong một bài viết đăng trên mạng ngày 07/04, nếu không thể sớm đạt được thỏa thuận, vẫn có thể có một số tia hy vọng cho Việt Nam. Một là các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp khó có thể rời bỏ Việt Nam ngay lập tức. Các dự án của họ có chi phí cố định cao và sẽ mất nhiều năm để di dời. Họ sẽ không bỏ những dự án đó cho đến khi có một số thông tin rõ ràng về điểm đến nào có thể tốt hơn. 

Mặt khác, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch VINACACAO, Việt Nam có thể thích ứng với thuế quan mới của Hoa Kỳ, vì là một nền kinh tế "mở":

“Việt Nam đã làm từ mười mấy, hai chục năm nay, tức là Việt Nam được biết là một nền kinh tế mở, có nhiều đối tác international trade ( mậu dịch quốc tế ). Như tôi nói ở trên, 35% xuất khẩu là sang Mỹ, đúng là đủ lớn, nhưng rõ ràng không phải là tất cả xuất khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn như với đối tác châu Âu chúng ta đã có free trade agreement FTA ( hiệp định thương mại tự do ). Đó là một đối tác thương mại rất lớn. Với nhiều nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, mình cũng có FTA.

Việc cải tổ kinh tế hoặc tăng độ mở của nền kinh tế thì Việt Nam đã làm từ lâu và nay có thể làm cho nó sâu sắc hơn hoặc rộng mở hơn thôi. Bản thân các công ty Việt Nam cũng hiểu là hiện nay không nên xuất khẩu thô, mà sẽ xuất khẩu hàng thương hiệu ( brand ), bởi vì người tiêu dùng sẽ trung thành với thương hiệu, chứ không trung thành với giá cả, chẳng hạn như Mercedes đã tăng giá không biết bao nhiêu lần, nhưng người ta vẫn thích Mercedes thì người ta phải chịu như thế thôi! TV cũng vậy, nếu bạn thích một nhãn hiệu TV nào thì bạn có thể trả giá cao hơn chút xít. Vấn đề này là nằm trong tầm tay của chính phủ và doanh nghiệp. 

Phần lớn các doanh nghiệp vào Việt Nam để “tạm nhập tái xuất”, tức là chỉ sử dụng các nguồn lao động rẻ hoặc là đất đai, thì tôi nghĩ là chính phủ sẽ hành động nhanh và chính xác, tức là sẽ tiếp cận các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ, bởi mức thuế 46% này. Chính phủ Việt Nam sẽ tìm cách hỗ trợ họ, bằng cách giảm các chi phí đầu vào, thậm chí giảm thuế nhập khẩu hoặc là giảm giá đất cũng là một cách giảm chi phí đầu vào, hoặc là delay ( hoãn lại ), tức là chưa cần bắt trả ngay các khoản đối với các doanh nghiệp mà chịu ảnh hưởng trực tiếp, đồng hành với các doanh nghiệp để giảm cú sốc. Chính phủ ra tay giúp đỡ trong ngắn hạn thôi, trong hai năm 2025 và 2026, để chờ xem chính phủ Mỹ có vượt qua được midterm election ( bầu cử giữa kỳ ) 2026 hay không. Trong cuộc bầu cử đó, chính người Mỹ sẽ hiểu rằng cái gì vô lý thì phải dừng lại, chứ không thể mà “đơn đao phó hội”, tức là một mình nước Mỹ chống cả thế giới!”.

Ấy là chưa kể một đòn mạnh vào tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất khẩu của Việt Nam có thể khiến đồng tiền Việt Nam giảm giá hơn nữa. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường thay thế, chẳng hạn như châu Âu. Theo chuyên gia Thang Nguyen của Oxford Economics, Ngân hàng trung ương Việt Nam thông thường vẫn quản lý đồng tiền Việt Nam sao cho giá trị của nó theo sát đồng đô la - một lựa chọn phổ biến của các nền kinh tế nhỏ hơn, phụ thuộc vào thương mại -, nhưng có lẽ họ sẽ phải để đồng tiền yếu đi để ứng phó với thuế quan của Mỹ. Nhưng trớ trêu thay, một hành động như vậy có thể khiến Việt Nam sẽ lại bị Mỹ cáo buộc là nước thao túng tiền tệ, như dưới chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu tiên!


*******************

Từ « Minecraft » đến « Arcane » : Trò chơi điện tử giúp Hollywood bội thu

Với lối dựng cốt truyện công phu, bầu không khí độc đáo và số người hâm mộ trung thành đông đảo, trò chơi điện tử hội tụ nhiều yếu tố cần thiết để trở thành động lực mới của ngành công nghiệp giải trí. Trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu phim, số lượng tác phẩm được chuyển thể từ game video ngày càng gia tăng.

This image released by Warner Bros. Pictures shows, from left, Jack Black, Jason Momoa and Sebastian Hansen in a scene from "A Minecraft Movie."
Ảnh do Warner Bros. Pictures phát hành cho thấy, Jack Black (T), Jason Momoa (G) và Sebastian Hansen trong một cảnh trong phim Minecraft. AP
Quảng cáo

Theo tuần báo Pháp Le Point, thể loại phim làm từ trò chơi điện tử đang rất thịnh hành tại Hollywood. Tập đoàn Nintendo gần đây đã công bố việc chuyển thể « The Legend of Zelda » (Huyền thoại của Zelda), dự kiến ra mắt khán giả vào tháng 03/2027. Thời điểm này có vẻ hơi còn xa vời, nhất là đối với giới hâm mộ đang nóng lòng mong đợi, nhưng theo tuần báo Le Point, ngoài kinh phí cao, Nintendo còn cần phải đầu tư thời gian để chuyển thể trò chơi phiêu lưu cực kỳ nổi tiếng này lên màn ảnh rộng. 

« Huyền thoại Zelda » sẽ có đến ba tập phim ? 

Cho dù thành phần diễn viên vẫn chưa được công bố, nhiều tên tuổi đã được gắn với dự án này, kể cả Tom Holland, Emma Watson hay Anya Taylor Joy, nhưng một điều chắc chắn là các nhà sản xuất để tiết kiệm chi phí sẽ nhắm vào việc phát triển Zelda thành một chuỗi gồm ba tập phim thay vì chỉ có môt phim lẻ duy nhất. Sự thành công của phiên bản điện ảnh của Zelda vô cùng quan trọng, tập đoàn Nintendo cũng bị nhiều áp lực vì khó thể nào lỡ hẹn với hàng trăm triệu người hâm mộ trên thế giới. 

Nếu như giới ghiền xem phim trên các nền tảng phát trực tuyến (Netflix, Prime Video hay Disney+ …) đang trông chờ ngày trở lại của loạt phim « The Last of Us » (Những người còn sống sót) với Pedro Pascal trong vai chính, thì tại các rạp chiếu phim, bộ phim phiêu lưu khôi hài « Minecraft » đang thành công lớn nhờ thu hút được nhiều đối tượng trong cùng một gia đình. Với hơn 300 triệu đô la doanh thu toàn cầu chỉ sau ba ngày đầu, bộ phim nói về loại trò chơi khai thác hình khối có thể tự hào khi vượt ra khỏi ranh giới của thế giới pixel. 




Dựa trên trò chơi điện tử cùng tên được phát hành năm 2011 trên máy vi tính, « Minecraft » đã trở thành game video ăn khách nhất mọi thời đại và cũng là trò chơi điện tử đầu tiên vào năm 2023, vượt mức 300 triệu bản được bán trên thế giới. Tuy trò chơi không có cốt truyện cố định được viết sẵn, nhưng đoàn làm phim đã lái về kịch bản của một nhóm người bình thường (Emma Myers, Jason Momoa, Jack Black…) bị lạc vào một thế giới viễn tưởng xa lạ, nơi các quy tắc của thực tế hoàn toàn bị bóp méo và họ phải tranh đấu để trở về với đời sống nguyên quán, không gian quen thuộc. Cốt truyện này giống khá nhiều với loạt phim « Jumanji » (Trò chơi kỳ ảo /1995) khi các nhân vật ở ngoài đời vô tình bị cuốn vào thế giới bên trong game video điện tử. Để xóa mờ ranh giới giữa thế giới của người thật và vũ trụ công nghệ ảo của « Minecraft » gồm toàn là hình khối và pixel, đoàn làm phim đã xen kẽ các cảnh quay thực với phim hoạt hình ba chiều. 

Tháng 04/2025 cũng đánh dấu ngày trở lại của mùa thứ hai « The Last of Us » (Những người còn sống sót). Mùa đầu tiên đã thành công rực rỡ, trở thành một hiện tượng trên màn ảnh nhỏ, nhờ chuyển thể thành công từ trò chơi điện tử nói về bản năng sinh tồn của con người trong một thế giới đầy thây ma xác sống. Dưa theo trò chơi được phát hành vào năm 2013 trên đầu máy PlayStation, « The Last of Us » là một canh bạc đầy rủi ro vào năm 2023 vì bản gốc nổi tiếng là khó phóng tác. Bộ phim kể lại hành trình của Joel và Ellie, những người sống sót trong một xã hội cận kề ngày tận thế, nơi một loài nấm ký sinh trùng biến con người thành thây ma. Mùa phim đầu đã thành công tột bực nhờ kịch bản đa tầng, cốt truyện được làm giàu nhờ những cảnh hồi tưởng và tuyến truyện dành cho các nhân vật phụ càng tạo thêm chiều sâu. Theo báo Le Point, mùa thứ hai của « The Last of Us » sẽ đối mặt với những thách thức mới trong công việc chuyển thể. Vấn đề không còn đơn thuần là nói về một thế giới bị nhu cầu sinh tồn chi phối, mà còn phải đào sâu tâm lý của các nhân vật, đẩy lùi ranh giới nhận thức cũng như quan niệm về thiện và ác.

« Liên minh Huyền thoại » : Phiên bản Arcane gần như hoàn hảo

Bên cạnh các bản phóng tác khá thành công như « Fallout » phần ngoại truyện của « Wasteland » (Bụi phóng xạ) hay « Mortal Kombat » (Cuộc chiến sinh tử), phiên bản chuyển thể được đánh giá cao nhất hiện giờ vẫn là loạt phim hoạt hình « Arcane », được phóng tác từ trò chơi « League of Legends » (Liên minh Huyền thoại). Theo báo Le Point, « Arcane » không chỉ là tác phẩm đầu tiên giúp thay đổi quan niệm của công chúng về dòng phim dựa theo trò chơi điện tử, mà còn thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thể loại phim hoạt hình. 

Do một hãng phim nhỏ ở Paris tên là Fortiche hợp tác sản xuất với hãng Riot Games, đoàn làm phim « Arcane » đã thành công trong việc xây dựng hai nhân vật Vi (Hailee Steinfield) và Jinx (Ella Purnell). Cuộc đối đầu giữa hai chị em đồng thời là kẻ thù không đội trời chung, minh họa cho cuộc đấu tranh giai cấp, sự đối chọi giữa thành phố giàu có Piltover và xã hội Zaun còn nghèo khó. 

Với nội dung phong phú, nhạc nền công phu, hình ảnh trau chuốt từng chi tiết và kịch bản hấp dẫn dù cốt truyện ban đầu khá phức tạp, hai mùa phim hoạt hình « Arcane » đã giành được hàng loạt giải thưởng quốc tế, trong đó có 16 giải Annie dành cho phim hoạt hình, tương đương với giải thưởng điện ảnh Oscar của Mỹ. Theo tuần báo Le Point, cách chuyển thể « Liên minh Huyền thoại » thành phim hoạt hình « Arcane » gần như hoàn hảo từ đầu đến cuối, tạo thêm nhiều tham vọng cho các hãng phim, đang trên đường đi tìm những tựa game để phát triển thành thương hiệu phim ăn khách, có thể giúp Hollywood hái ra bạc tỷ. Vào lúc dòng phim siêu anh hùng đang bị hụt hơi, phim chuyển thể từ trò chơi lại đang lên ngôi.


*************

Châu Âu trước nguy cơ sóng thần mang tên “Hàng Trung Quốc”

582,4 tỷ đô la là tổng giá trị hàng hóa mà Trung Quốc đã xuất sang Mỹ trong năm 2024, theo số liệu từ Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Với cuộc chiến thuế quan mà tổng thống Mỹ khơi mào, Bắc Kinh phải tìm những đầu ra khác cho khối lượng hàng hoá khổng lồ của mình. Trong bối cảnh này, châu Âu khó thoát khỏi tầm ngắm của nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Phải chăng đã đến lúc Liên Âu nên lo ngại về cơn lũ hàng hóa Made in China ? 

A woman tries out a shoe at an Adidas sportswear store inside a shopping mall, in Beijing, Saturday, April 12, 2025.
Một người phụ nữ thử giày tại một cửa hàng quần áo thể thao Adidas bên trong một trung tâm mua sắm, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12 tháng 4 năm 2025. AP - Andy Wong
Quảng cáo

Nhấn chìm nền công nghiệp châu Âu

Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos nhận định, ngoài việc có thể làm phật ý tổng thống Mỹ, mở rộng cửa đón hàng hoá Trung Quốc còn đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho các doanh nghiệp châu Âu. Ông Thomas Grjebine, chuyên gia kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Triển vọng và Thông tin Quốc tế (Cepii), nhận định : “Ngay cả khi chưa có các biện pháp (thuế quan) của Trump, ngành công nghiệp châu Âu vốn đã chịu thiệt hại nặng nề do sự cạnh tranh từ Trung Quốc.” Theo ông, nguyên nhân đến từ việc “chi phí sản xuất của ngành công nghiệp Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực thấp hơn từ 30% đến 40% so với các doanh nghiệp châu Âu.” Lý do là vì các nhà sản xuất Trung Quốc được hưởng lợi từ quy mô kinh tế, từ những tiến bộ công nghệ trong nhiều lĩnh vực, và đặc biệt là từ các khoản trợ cấp của Nhà nước. Điều này đã khiến cho cuộc cạnh tranh càng trở nên không công bằng, nhất là khi một phần đáng kể các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn có thể hoạt động dù đang trong tình trạng thua lỗ. 

Hàng hoá từ các nhà sản xuất Trung Quốc còn có lợi thế hơn nữa trong bối cảnh mà đồng euro đã tăng giá so với đồng đô la Mỹ trong vòng một tháng qua, còn đồng nhân dân tệ lại giảm giá so với đồng bạc xanh. Kể từ đầu tháng Hai, đồng tiền Trung Quốc đã mất 10% giá trị so với đồng euro. Ngoài ra, hàng Trung Quốc xuất sang EU còn đang được hưởng miễn trừ thuế quan với các kiện hàng dưới 150 euro. 

Trong ngắn hạn, người tiêu dùng châu Âu sẽ được hưởng lợi vì có thể mua hàng hoá với mức giá hấp dẫn cùng nhiều chương trình khuyến mại. Các doanh nghiệp châu Âu cũng có thể sẽ phải giảm giá bán để có thể cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc. Tuy nhiên nếu tính về lâu dài thì điều này có thể huỷ hoại nền công nghiệp của châu Âu. Bắc Kinh có thể cố tình kéo giá xuống thấp hơn, thậm chí là thực hiện hành vi bán phá giá. Trả lời trên kênh BFMTV, ông Thomas Métivier, tổng giám đốc nền tảng thương mại trực tuyến Cdiscount, nhắc lại rằng chiến lược bán phá giá của Trung Quốc, đặt biệt là trong các lĩnh vực như tuabin gió, năng lượng mặt trời, nhôm, … đã khiến ngành sản xuất của châu Âu gần như sụp đổ. 





Ngoài ra, trong một báo cáo đăng tải hồi tháng Hai, các nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Đức, trụ sở tại Cologne, bày tỏ lo ngại khi mà “Bắc Kinh đã giành thêm thị phần xuất khẩu trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực máy móc và sản phẩm điện tử, trong khi Đức lại đánh mất vị thế trong những lĩnh vực này kể từ năm 2010”.

Thúc đẩy thâm hụt thương mại 

Trả lời trên kênh Public Sénat, kinh tế gia Anthony Morlet-Lavidalie, tại khoa phân tích tình hình và dự báo kinh tế của Viện Rexecode, nhắc lại từ năm 2010-2019, thâm hụt thương mại của EU với Bắc Kinh chỉ là 100 tỷ euro. Nhưng con số này đã tăng lên đáng kể sau đại dịch Covid-19, rồi lại tới cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát. Đến hiện nay, thâm hụt thương mại của châu Âu với Trung Quốc đã tăng lên gấp 3, vượt mức 300 tỷ đô la trong năm ngoái. Tờ Les Echos bổ sung thêm rằng xét trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Âu, con số này còn lớn hơn cả mức thâm hụt mà Hoa Kỳ đang phải gánh chịu với Trung Quốc. Cụ thể, thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm 1% GDP của Mỹ, trong khi thâm hụt giữa châu Âu và Trung Quốc lên tới 2% GDP của EU. 

Bruxelles nên chuẩn bị gì trước cơn bão ? 

Trong cuộc gặp thủ tướng Tây Ban Nha hôm 11/04 tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu “cùng nhau chống lại” cuộc chiến tranh thương mại mà tổng thống Mỹ khơi mào. Về phần mình, Liên Âu cũng cho biết đang tính tới khả năng ấn định mức giá sàn đối với các loại xe điện sản xuất tại Trung Quốc, thay vì áp thuế như đã làm vào năm ngoái. Dường như Bắc Kinh và Bruxelles đang cố gắng xích lại gần nhau để đối phó với sự thù địch và thái độ gây hấn từ phía Mỹ.

Kênh Public Sénat dẫn lời bà Mary-Françoise Renard, giáo sư Kinh tế tại Đại học Clermont Auvergne, người đứng đầu Viện nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại CERDI, cho rằng : “Mục tiêu của Trung Quốc là tiêu thụ được sản phẩm, còn châu Âu thì muốn tránh một làn sóng hàng hóa Trung Quốc tràn vào”. Đây cũng chính là thế tiến thoái lưỡng nan đối với Trung Quốc. Do vậy, EU sẽ có ưu thế hơn khi ngồi vào bàn đàm phán. Bà Renard nhấn mạnh thêm : “Đừng quên rằng Trung Quốc đang cần châu Âu. Họ sẽ không dại gì mà làm căng thẳng mối quan hệ.” 

Bà cũng lạc quan cho biết châu Âu còn có thể kích hoạt các điều khoản bảo vệ mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã quy định. Những biện pháp khẩn cấp này cho phép áp đặt hạn chế về số lượng hàng hoá hoặc tăng thuế nhập khẩu trong trường hợp lượng hàng nhập khẩu gia tăng đe dọa đến sản xuất nội địa của một quốc gia thành viên. 

Ngược lại, chuyên gia Anthony Morlet-Lavidalie từ Viện Rexecode thì tỏ ra khá lo ngại trước sự thay đổi đột ngột của Ủy Ban Châu Âu. Ông nói : “Chúng ta không thể mãi ngây thơ. Tôi có cảm giác châu Âu giống như một chiếc chong chóng xoay theo chiều gió. Chúng ta đang trải thảm đỏ hơi quá mức.” Trước đó vào năm 2023, vào lúc chưa có cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, khi châu Âu tăng thuế 35% áp vào xe điện nhập khẩu của Trung Quốc để tránh cạnh tranh không lành mạnh từ Bắc Kinh, Trung Quốc cũng đã ngay lập tức trả đũa bằng việc nhắm vào các loại rượu của châu Âu, đặc biệt là cognac. 

Trung Quốc không phải là mối lo duy nhất 

Tờ Le Monde, trong bài “Thuế quan : Ngành công nghiệp may mặc Pháp trước con sóng hàng châu Á”, nhận định rằng ngoài Trung Quốc, các sản phẩm đến từ các nước Nam và Đông Nam Á như Việt Nam, Cam Bốt hay Bangladesh cũng có thể sẽ đổ về châu Âu. Ngay cả trước khi bị ông Trump đánh thuế, phần lớn hàng hoá may mặc ở châu Âu cũng đã đến từ nhà máy đặt tại các nước này. Cụ thể trong số 85 tỷ euro quần áo và giày dép được nhập khẩu vào EU, 63 tỷ đến từ các nước châu Á như Bangladesh (18,3 tỷ), Việt nam (3,9 tỷ), Cam Bốt (3,8 tỷ)... Đây cũng là những nước bị nguyên thủ Mỹ dọa đánh thuế nặng. Theo bảng tăng thuế quan mà ông Trump đưa ra hôm 02/04, Bangladesh có thể bị đánh thuế tới 37%, Việt Nam 46% và Cam Bốt 49%. 

Tờ báo cũng chỉ ra rằng Hà Nội, Dhaka và Phnom Penh đều đang được hưởng lợi thuế quan với EU. Với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên Âu (EVFTA), ký kết vào năm 2019 tại Hà Nội, 99% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu sẽ dần được xóa bỏ cho đến cuối năm 2026. Trong khi đó, Cam Bốt và Bangladesh nằm trong danh sách các quốc gia kém phát triển nhất (LDC – Least Developed Countries). Với tư cách đó, hàng hóa nhập khẩu từ hai nước này vào châu Âu cũng không bị áp thuế. 

(Nguồn : Les Echos, BFMTV, Public Sénat, Le Monde)


*************

Philippines nêu quan ngại về Biển Đông trong các đàm phán giữa ASEAN-Trung Quốc về COC

Chi Phương

Bộ Ngoại Giao Philippines hôm nay, 14/04/2025, cho biết đã bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông, liên quan đến các sự cố gần đây, “gây nguy hiểm cho tàu và nhân lực” của Philippines, “cũng như hành động của các quốc gia khác xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines”. Các phát biểu này được đưa ra trong các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên biển Đông (COC).

Đăng ngày:

2 phút

Trong thông cáo được đăng tải hôm nay, được Reuters trích dẫn, bộ Ngoại Giao Philippines nhấn mạnh đến cam kết của nước này trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, và theo đuổi cách tiếp cận ngoại giao “mang tính xây dựng”, để giải quyết các khác biệt tại Biển Đông. 

Khối ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán để xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông COC từ năm 2002, nhưng theo Reuters, 15 năm sau, các cuộc đàm phán mới chỉ bắt đầu và không đạt được nhiều tiến triển. Năm 2023, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua nhất trí nỗ lực hướng tới hoàn tất COC trong vòng ba năm. 

Theo Manila, các cuộc đàm phán gần đây nhất diễn ra tại Philippines, từ ngày 09 đến 11/04/2025, bàn về những “vấn đề chủ chốt”. Cuộc gặp này là cơ hội để Philippines, kêu gọi “cần tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Phán quyết của Tòa Trọng Tài về Biển Đông năm 2016”.

Theo báo Philippines ABS-CBN, tổng thống Ferdinand Marcos Jr, gần đây đã thúc giục các nước ASEAN, đẩy nhanh việc hoàn tất COC, “để giải quyết các hoạt động hung hăng và bất hợp pháp của Trung Quốc tại khu vực này”, nhưng cũng thừa nhận cần phải tìm đồng thuận về phạm vi địa lý của bộ quy tắc ứng xử.

Đầu năm nay, Việt Nam cũng đã đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với cả ASEAN và Trung Quốc nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán COC. 

Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục khẳng định rằng COC không nên được sử dụng như một “phương tiện để hợp pháp hóa Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016, mà nước này khẳng định là do Philippines đơn phương đưa ra, không có sự đồng ý của Trung Quốc”.

Vòng đàm phán tiếp theo về COC, sẽ được tổ chức tại Malaysia vào cuối năm nay.


**********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 15 tháng 04 -2025

xxx


Trumvayco 2
***************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Hàn Quốc bắt đầu phiên tòa hình sự xử cựu tổng thống Yoon về tội « nổi loạn ». Hôm nay, 14/04/2025, trong ngày xét xử đầu tiên, bắt đầu vào lúc 10 giờ, cựu tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất đã tự bào chữa, phủ nhận đã thực hiện bất kỳ hành vi « nổi loạn » nào trong nỗ lực áp đặt thiết quân luật không thành trong đêm 03 sáng 04/12/2024. Với tội danh này, ông Yoon có nguy cơ bị kết án tù chung thân, thậm chí án tử hình. Phán quyết sơ thẩm dự kiến được đưa ra vào tháng 8/2025. Nhưng phiên xử cũng có thể kéo dài do vụ việc có liên quan đến hơn 70 ngàn trang bằng chứng và nhân chứng.

(AFP ) – Algérie trục xuất 12 nhân viên ngoại giao Pháp. Lãnh đạo ngoại giao Pháp Jean-Noël Barrot hôm nay, 14/04/2025, cho biết, chính quyền Alger đã yêu cầu 12 nhân viên đại sứ quán Pháp phải rời lãnh thổ trong vòng 48 giờ. Quyết định này của chính quyền Alger là nhằm đáp trả việc Pháp bắt giữ ba công dân Algérie. Trả lời truyền thông bằng văn bản, ngoại trưởng Pháp cho biết đã đề nghị Alger từ bỏ biện pháp trục xuất, nếu không, « Paris không còn chọn lựa nào khác là phải đáp trả tức thì. »

(AFP) – Hy Lạp thông báo mua 16 tên lửa chống hạm của Pháp. Bộ trưởng Quốc Phòng Hy Lạp Nikos Dendias hôm nay, 14/04/2025, trong cuộc họp báo chung, cho biết đã ký kết một thỏa thuận với đồng nhiệm Pháp Sébastien Lecornu về việc cung cấp tên lửa chống hạm Exocet. Hai nước, năm 2021, đã ký kết chương trình hợp tác đối tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh, khi Athens đặt mua 24 chiến đấu cơ Rafale, tiếp theo là 3 tuần dương hạm phòng thủ và can thiệp (FDI), với tổng trị giá là 5,5 tỷ euro. Hai  bên cũng đạt được đồng thuận về một giải pháp để Hy Lạp mua một tuần dương hạm thứ tư.

(L’Indépendant) – Ukraina trình làng drone hải chiến mới. Sau Trident, vũ khí laser hiện đại có khả năng tấn công mục tiêu cách xa 5 km, Ukraina gần đây ra mắt drone hải quân mới nhất mang tên Alligator 9. Thiết bị chống hạm này có thể lắp nhiều vũ khí khác nhau tùy theo nhiệm vụ được giao, như tích hợp tia laser hủy diệt Trident, hay mang theo các drone khác nhỏ hơn chẳng hạn như Alligator 5 ToD. Ngoài ra, theo Kiev, drone mới này có thể được trang bị từ 6 đến 10 quả ngư lôi tự sát. Việc Ukraina sử dụng các loại drone hải chiến cho đến hiện nay đã mang lại một lợi thế đáng kể trong các cuộc chiến trên biển.

(Le Figaro) – Làn sóng chống chiến tranh Gaza nhen nhóm trong quân đội Israel. Khoảng 1.000 phi công dự bị hay đã về hưu, nhiều trăm thủy quân lục chiến và thành viên đơn vị 8200 chuyên về chiến tranh mạng cùng nhiều bác sĩ trong khuôn khổ dự bị đã ký một đơn kiến nghị yêu cầu chấm dứt cuộc chiến ở dải Gaza. Sáng kiến này được đưa ra vào lúc quân đội Israel mở các chiến dịch quân sự chống phe Hamas tại Gaza bằng cách tái chiếm gần ¼ diện tích khu vực. Những người ký kiến nghị tố cáo cuộc tấn công này, theo họ, có nguy cơ gây nguy hiểm tính mạng cho 59 con tin, đồng thời cáo buộc chính phủ thủ tướng Benjamin Netanyahu muốn kéo dài cuộc chiến vì những « lý do cá nhân và chính trị ».

(AFP) – Đàm phán hạt nhân với Mỹ tiến triển, kinh tế Iran có dấu hiệu khởi sắc. Hôm qua, 13/04/2025, bộ Ngoại Giao Iran cho biết đã có cuộc đàm phán hiếm hoi với Hoa Kỳ diễn ra trước đó một ngày tại Oma. Cả hai bên đều khẳng định cuộc trao đổi mang tính xây dựng. Mỹ và Iran sẽ tiếp tục đàm phán « gián tiếp » vào cuối tuần này tại Roma, Ý (19/04), về chương trình hạt nhân cũng như việc dỡ bỏ các trừng phạt của Mỹ đối với Iran. 

(AFP) – Yemen: 6 người chết sau cuộc tấn công của Hoa Kỳ. Lực lượng Houthi hôm qua, 13/04/2025, đã xác nhận thông tin này. Từ tháng Ba, chính quyền Mỹ liên tục không kích, đáp trả Houthi vì những lần tàu của Mỹ đi qua biển Đỏ bị lực lượng này tấn công. Căng thẳng gia tăng từ những năm vừa qua, đặc biệt là từ khi chiến tranh Gaza nổ ra, khi Houthi công khai ủng hộ Hamas, và tấn công vào đồng minh Israel. Hôm qua, lực lượng Houthi cũng cho cho biết đã phóng 3 tên lửa đạn đạo vào một sân bay và một mục tiêu quân sự tại Israel.

(Reuters) – Thủ tướng Malaysia gặp lãnh đạo quân đội Miến Điện tại Thái Lan. Hôm nay, 14/04/2025, thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết sẽ gặp lãnh đạo quân đội Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing vào thứ Năm 17/04, để thúc đẩy gia hạn lệnh ngừng bắn giữa quân đội và các nhóm phiến quân tại nước này và bàn về các vấn đề nhân đạo tại Miến Điện, sau trận động đất khiến hàng ngàn người thiệt mạng. Ông Anwar hiện là chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2025, và Miến Điện, kể từ sau cuộc đảo chính quân sự năm 2021, không được tham dự các hoạt động chính thức của khối này. 

(AFP) – Meta phải ra hầu tòa vì mua Instagram và WhatsApp. Vụ xét xử được mở ra vào hôm nay, 14/04/2025, tại một tòa án ở Washington, theo đơn kiện được nộp lên cách nay 5 năm, trong nhiệm kỳ đầu tiên của tổng thống Trump. Tập đoàn Meta của Mark Zukerberg đã mua hai mạng xã hội Instagram với giá 1 tỷ đô la (2012) và WhatsApp với giá 19 tỷ đô la (2014). Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng Mỹ cho rằng trong hơn 1 thập kỷ, « Meta đã duy trì độc quyền tại Hoa Kỳ về các dịch vụ mạng xã hội cá nhân ». Trong phiên tòa kéo dài 8 tuần, cơ quan này sẽ cố chứng minh sự độc quyền của Meta ảnh hưởng đến người tiêu dùng như thế nào. 

(AFP) – Cố vấn thương mại của tổng thống Mỹ xoa dịu căng thẳng với Elon Musk. Ngày 13/04/2025, ông Peter Navarro, người được coi là kiến trúc sư cho chính sách thuế quan của tổng thống Donald Trump tuyên bố « mọi chuyện đều ổn » với Elon Musk. Ông xoa dịu thêm khi cho rằng « Elon Musk, cùng nhóm cộng sự, làm rất tốt công việc để chống lại tình trạng chi tiêu lãng phí, gian lận và lạm dụng. Đây là một đóng góp to lớn cho Hoa Kỳ ». Trước đó, bị cố vấn thương mại Peter Navarro gọi là « kẻ lắp ráp ô tô », tỷ phú Mỹ Elon Musk và là cố vấn thân cận của ông chủ Nhà Trắng đáp trả bằng cách gọi ông là « kẻ ngốc ».

(AFP) – Giải Nobel Hòa Bình người Peru qua đời ở tuổi 89. Nhà báo, nhà văn Mario Vargas Llosa người Peru đã qua đời tại Lima vào hôm qua, 13/04/2025. Sinh ra trong một gia đình trung lưu, ông Llosa được xem là một trong những nhà văn vĩ đại nhất trong thời kỳ văn học Mỹ La Tinh bùng nổ vào những năm 1960-1970. Một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất của ông là cuốn Thành phố và lũ chó (La ciudad y los perros, 1963), Cuộc trò chuyện trong quán La Catedral (Conversación en la Catedral, 1969). Theo di nguyện của nhà văn được trao giải Nobel năm 2010, tang lễ của ông sẽ không được tổ chức công khai.

(AFP) – Đan Mạch đặt mục tiêu xóa sổ ung thu cổ tử cung. Hiệp hội Ung thư Đan Mạch cho biết hôm nay, 14/04/2025, cố gắng đạt mục tiêu này vào năm 2040, nhờ chiến dịch tiêm vac-xin HPV và chương trình sàng lọc trên toàn quốc. Tổ chức này khẳng định rằng ngay cả trước năm 2040, rất ít phụ nữ mắc căn mệnh này, và có thể coi như « đây là lần đầu tiên bệnh ung thư biến mất ». Viêm nhiễm virus papilloma là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư cổ tử cung đối với trẻ em gái, ung thư hậu môn, vòm họng đối với trẻ em trai, từ 12 tuổi trở lên. Tại Đan Mạch, tỷ lệ tiêm chủng ngừa HPV đối với hai nhóm đối tượng này đạt 89%. 


*****************

Tin tức thế giới 15-4: Mỹ điều tra để áp thuế dược phẩm, chip; Ukraine tố Nga lại tấn công Sumy

THANH HIỀN

Mỹ - Ảnh 1.

Ông Trump gặp Tổng thống El Salvador Nayib Bukele tại Nhà Trắng ngày 14-4 - Ảnh: REUTERS
Mỹ điều tra nhập khẩu dược phẩm và chip, tiến tới áp thuế

Theo Hãng tin Reuters ngày 14-4, theo một thông báo trên Federal Register, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bắt đầu các cuộc điều tra đối với hoạt động nhập khẩu dược phẩm và chất bán dẫn, với mục tiêu áp thuế hai mặt hàng này vì lý do an ninh quốc gia, theo Mục 232 của Đạo luật mở rộng thương mại 1962.

Cuộc điều tra sẽ kéo dài tối đa 270 ngày, với 21 ngày đầu để tiếp nhận ý kiến công khai.

Hiện dược phẩm và chip được miễn thuế 10% đã áp dụng từ ngày 5-4, nhưng ông Trump cho biết sẽ công bố mức thuế riêng cho chip trong tuần tới và có thể linh hoạt với một số công ty. Cuộc điều tra cũng bao gồm nguyên liệu dược phẩm và các sản phẩm liên quan.

Các doanh nghiệp ngành dược cảnh báo việc áp thuế có thể gây thiếu thuốc và ảnh hưởng đến bệnh nhân, nhưng ông Trump khẳng định Mỹ cần tự sản xuất nhiều hơn và giảm phụ thuộc vào nguồn cung nước ngoài. 

Các công ty dược đang đề xuất áp thuế theo lộ trình để có thời gian điều chỉnh sản xuất, vì việc chuyển dây chuyền về Mỹ tốn kém và mất nhiều năm.

Chính quyền ông Trump bị kiện tại Tòa Thương mại quốc tế Mỹ

Chính quyền của Tổng thống Trump đã bị tổ chức pháp lý phi đảng phái Liberty Justice Center kiện lên Tòa Thương mại quốc tế Mỹ vào ngày 14-4 vì mức thuế quan diện rộng mà ông Trump đang áp lên các đối tác thương mại nước ngoài. Đơn kiện yêu cầu tòa ngăn chặn việc thực thi thuế.

Đơn kiện đại diện cho 5 doanh nghiệp nhỏ của Mỹ bị ảnh hưởng bởi thuế quan, cho rằng tổng thống Mỹ đã vượt quá thẩm quyền của mình.

“Không ai nên có quyền đơn phương áp đặt các loại thuế có ảnh hưởng kinh tế toàn cầu như vậy. Hiến pháp trao quyền thiết lập thuế, bao gồm cả thuế quan, cho Quốc hội, không phải tổng thống", luật sư cao cấp Jeffrey Schwab của Liberty Justice Center tuyên bố.

Đại diện Nhà Trắng chưa phản hồi yêu cầu bình luận qua email của hãng tin Reuters.

Chính quyền Trump cũng đang đối mặt với một vụ kiện tương tự tại tòa án liên bang ở Florida, nơi một chủ doanh nghiệp nhỏ yêu cầu tòa chặn các mức thuế áp dụng đối với Trung Quốc.

Ukraine tố Nga tiếp tục tấn công Sumy

Mỹ - Ảnh 2.

Hiện trường vụ tấn công của Nga tại Sumy, Ukraine hôm 13-4 - Ảnh: REUTERS

Tối 14-4, Không quân Ukraine cáo buộc Nga đã tiến hành đợt tấn công mới bằng tên lửa và bom dẫn đường vào thành phố Sumy, chỉ một ngày sau vụ tấn công khiến 35 người thiệt mạng ở thành phố này. Giới chức cho biết vụ tấn công xảy ra ở ngoại ô, không có thương vong được ghi nhận.

Bộ Quốc phòng Nga trước đó tuyên bố tên lửa của nước này đã nhắm vào một cuộc họp quân sự của Ukraine tại Sumy vào hôm 13-4, trong khi Ukraine tố đó là một cuộc tấn công vào dân thường.

Trong bài phát biểu qua video, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết số thương vong từ vụ không kích hôm 13-4 đã lên đến 35 người chết và 119 người bị thương. Ông cũng cho biết đã 50 quốc gia và tổ chức quốc tế đã gửi thông điệp ủng hộ nước này.

Trong khi đó, Nga cáo buộc Ukraine sử dụng dân thường làm "lá chắn sống" khi đặt các cơ sở quân sự và tổ chức các sự kiện có sự tham gia của binh lính ở trung tâm thành phố đông đúc.

El Salvador không định đưa người bị trục xuất nhầm về lại Mỹ

Phát biểu từ Nhà Trắng, Tổng thống El Salvador Nayib Bukele tuyên bố ông không có kế hoạch đưa ông Kilmar Abrego Garcia - người bị trục xuất nhầm - trở lại Mỹ.

"Câu hỏi này thật vô lý. Làm sao tôi có thể đưa một tên khủng bố vào nước Mỹ?", ông Bukele nói, đồng thời lặp lại cáo buộc từ chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng Garcia là thành viên băng đảng MS-13 - điều mà luật sư của ông này bác bỏ.

Phát biểu này được đưa ra ngay sau khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Pam Bondi nói trong cùng cuộc họp rằng Mỹ chỉ cần "cung cấp một chiếc máy bay" nếu ông Bukele muốn đưa Abrego Garcia quay lại Mỹ.

Garcia được bảo vệ khỏi trục xuất theo phán quyết trước đó vì có nguy cơ bị bạo lực băng đảng nếu quay về El Salvador. Ông ta sống ở Mỹ từ năm 2011 và có giấy phép lao động. Tuy nhiên, ông đã bị trục xuất vào ngày 15-3 vừa qua và sau đó được bảo vệ là "bị trục xuất nhầm".

Israel đưa đề xuất ngừng bắn mới ở Gaza

Theo kênh truyền hình Al Qahera, nhà trung gian Ai Cập đã chuyển một đề xuất ngừng bắn mới từ phía Israel đến Hamas.

Hamas cho biết đang xem xét đề xuất, song một quan chức cấp cao của Hamas cho biết có ít nhất 2 điểm trong đề xuất này là không thể chấp nhận được, bao gồm yêu cầu Hamas giải giáp và việc Israel không cam kết chấm dứt hoàn toàn chiến sự.

Hamas nhấn mạnh cốt lõi của thỏa thuận ngừng bắn là phải chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến ở Gaza và Israel phải rút quân toàn bộ khỏi dải đất này. 

Trong khi đó, Israel tuyên bố sẽ tiếp tục cho đến khi Hamas bị loại bỏ hoàn toàn và những con tin bị giam giữ ở Gaza được phóng thích.

Kể từ khi tấn công quân sự tái diễn vào tháng 3, hơn 1.500 người Palestine đã thiệt mạng, hàng trăm ngàn người phải sơ tán, và Gaza tiếp tục bị phong tỏa nghiêm ngặt. 

Hiện vẫn còn 59 con tin Israel bị cầm giữ ở Gaza, trong đó được cho là có 24 người còn sống.

Tìm lại các tượng Phật

Tin tức thế giới 15-4:  - Ảnh 1.

Ngày 12-4, các ni cô ở tu viện Myawaddy ở thành phố Mandalay, Myanmar di dời các bức tượng Phật tìm lại được từ một tòa nhà đổ nát sau trận động đất tàn khốc ngày 28-3 vừa qua - Ảnh: AFP


************

Ukraine huy động ‘UAV mẹ’ tấn công sâu vào vùng Kursk của Nga

Minh Thu

Theo trang tin quân sự Militarnyi, trong hội nghị "Ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu: Triển vọng hợp tác với Ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine" mới đây, Vadym Sukharevskyi, Chỉ huy Lực lượng Không người lái Ukraine đã công bố đoạn video về vụ tấn công nói trên.

Được biết, “UAV mẹ” dựa trên mẫu UAV trinh sát loại có cánh, mang theo 2 FPV cảm tử làm nhiệm vụ tập kích. “UAV mẹ” còn đóng vai trò là bộ thu - phát tín hiệu trung gian, kết nối người điều khiển với các UAV tấn công. 

Video: Militarnyi

Tầm hoạt động của “UAV mẹ” là 60 km. Mỗi FPV mang theo đầu đạn nặng 400 gram, dù sức nổ không đủ để chống lại xe bọc thép hoặc công sự nhưng lại hiệu quả để tấn công các hệ thống phòng không, radar hoặc thiết bị không bọc thép.

Trong video, Tiểu đoàn Hệ thống Không người lái đột kích số 413 của Kiev là đơn vị triển khai cuộc tấn công bằng UAV và nhắm vào các thiết bị kỹ thuật liên quan đến hoạt động xây dựng công sự của Nga ở cách biên giới Ukraine khoảng 55km.

Đoạn video dường như được quay vào giai đoạn đầu các lực lượng Kiev đột kích xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga. Lúc đó, phía Nga cũng bắt đầu xây dựng các tuyến phòng thủ gần thành phố Kursk.

Ukraine lần đầu tiên thông báo sử dụng “UAV mẹ” mang theo nhiều UAV tấn công hạng nhẹ vào tháng 12/2024. Vào thời điểm đó, ông Sukharevskyi nhấn mạnh, đây là “một bước đột phá thực sự”.


************

Nga cảnh báo Đức không leo thang xung đột, Ukraine muốn nhận thêm hỗ trợ từ Mỹ

Tuấn Trần

“Nhìn chung, xét trên các tuyên bố từ Thủ tướng dự kiến của Đức Merz, có thể thấy ông ấy là người ủng hộ cho nhiều bước đi mà chắc chắn khiến tình hình ở Ukraine leo thang hơn nữa. Chúng tôi cũng thấy lập trường tương tự ở nhiều nước châu Âu khác”, hãng tin TASS dẫn lời phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov nói hôm nay (14/4).

Peskov 1111.jpg
Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov. Ảnh: TASS

Theo nhận định từ ông Peskov, chính quyền nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU) hiện không nghiêng về tiến trình hòa bình ở Ukraine, mà chỉ ủng hộ tiếp tục xung đột.

Trước đó, ông Merz tuyên bố Đức sẵn sàng gửi tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine nếu động thái này được thực hiện dựa trên sự phối hợp từ nhiều quốc gia đồng minh khác ở châu Âu. “Các đối tác châu Âu của chúng ta đã gửi nhiều tên lửa hành trình. Nếu có sự phối hợp, thì Đức nên tham gia vào chuyện này”.

Ukraine muốn nhận thêm hỗ trợ từ Mỹ

Tờ Ukrinform đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc phỏng vấn với trang CBS News gần đây nói rằng, ông quan tâm đến việc Mỹ tham gia vào lực lượng quân sự nước ngoài hỗ trợ Kiev.

“Chúng tôi xem Mỹ là đối tác chiến lược của mình. Đó là quan điểm duy nhất của chúng tôi, và ngay cả khi nảy sinh các hiểu lầm thì tôi coi đó là những chi tiết nhỏ. Đó là lý do chúng tôi muốn Mỹ là một phần trong lực lượng quân sự nước ngoài hỗ trợ Ukraine. Điều này có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Mỹ có thể chứng minh cam kết của mình, bằng cách bảo vệ không phận Ukraine thông qua hệ thống phòng không hoặc tiêm kích. Không nhất thiết phải là lực lượng trên bộ...”, ông Zelensky nói.

Hiện chính quyền Mỹ chưa bình luận về tuyên bố trên của ông Zelensky.


************

Đối sách trước đòn thuế quan của Mỹ: Việt Nam trong thế khó

Thanh Phương

Mức thuế “đối ứng” 46% đối với Việt Nam là một trong những mức thuế cao nhất mà tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành ngày 02/04/2025. Đòn thuế quan này, trên nguyên tắc có hiệu lực từ ngày 09/04 nhưng được tạm hoãn áp dụng trong 90 ngày, có thể sẽ gây tổn hại nặng nề cho tăng trưởng của Việt Nam, vì kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào xuất khẩu, trong đó Hoa Kỳ là một trong những thị trường chính. 

Theo chuyên gia Chu Thanh Tuấn, Đại học RMIT Việt Nam, trong bài viết tên trang web của đại học này ngày 04/04, "các ngành xuất khẩu chủ lực, bao gồm dệt may, điện tử, da giày, thủy sản và đồ gỗ, đều phụ thuộc nặng nề vào thị trường Mỹ. Gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam hướng đến người tiêu dùng Mỹ. Việc chính quyền Trump áp thuế cao như vậy có thể làm xói mòn lợi thế cạnh tranh về giá, dẫn đến nguy cơ bị hủy đơn hàng và buộc doanh nghiệp hoặc phải chấp nhận giảm biên lợi nhuận, hoặc phải chuyển hoạt động sản xuất sang khu vực khác".

Chuyên gia Chu Thanh Tuấn nhấn mạnh, hệ quả không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp, vì thuế quan nhắm vào hàng Việt Nam xuất đi Mỹ “có thể gây gián đoạn trên toàn bộ chuỗi cung ứng, làm tăng chi phí đầu vào và làm giảm nhu cầu trên nhiều lĩnh vực trong nước; ảnh hưởng dây chuyền tới các lĩnh vực trong nước như logistics, tài chính, đóng gói và tuân thủ quy chuẩn”.

Nhưng trả lời RFI Việt ngữ ngày 09/04/2025, ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch kiêm sáng lập viên Công ty cổ phần Ca cao Việt Nam VINACACAO, đưa ra một nhận định khác về tác động của thuế quan Mỹ: 

“Thứ nhất, thuế này không phải là thuế song phương, mà mang tính đa biên rất rõ, tức là ít nhiều cả thế giới này đều bị ảnh hưởng và cả thế giới sẽ bị đẩy lên một mặt bằng lạm phát mới. Các mức giá cả sẽ cao hơn rất nhiều. Ngay cả ở Hoa Kỳ, các mức giá từ điện tử, xe hơi, xăng dầu, thực phẩm sẽ đều tăng từ 15 đến 20%. Riêng trứng gà đã tăng 56%. Điều này tạo ra một “khung kháng thể mới” cho người tiêu dùng Mỹ, có nghĩa là việc tăng giá này sẽ làm cho họ quen dần với mức giá mới cho tất cả các mặt hàng, trong đó có hàng Việt Nam. 

Thứ hai, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ chỉ chiếm 35% tổng lượng xuất khẩu của quốc gia, trong đó các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI chiếm tới 70%. Các mặt hàng của họ thường là điện tử, điện thoại, những mặt hàng mà người ta lắp ráp ở Việt Nam để tận dụng các ưu thế về nhân công. Còn lại thì ngành dệt may bị ảnh hưởng, vì “tạm nhập tái xuất” nhiều, tức là trị giá gia tăng không cao. Ngành bị ảnh hưởng khá nhiều đó là nông sản, hải sản, như tôm, đồ gỗ, cà phê, gạo...

Nếu nhìn tổng quát thì kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế mở. Điều này có nghĩa là những “con đại bàng” lớn, như Nike, hoặc Intel, hoặc Samsung bị “trúng tên”. Mức thuế này có thể làm chùn bước một số doanh nghiệp mà từ trước đến giờ vẫn tận hưởng ưu thế về lao động.

Còn lại các mặt hàng, chủ yếu là nông sản, thì bán theo hình thức FOB ( giá tại cửa khẩu bên nước của người bán ), tức là giá xuất khẩu. Giá xuất khẩu có thể không đổi, nhưng giá vào Hoa Kỳ thì sẽ tăng. Trách nhiệm này thuộc về nhà nhập khẩu Mỹ. Họ sẽ điều chỉnh, tái phân bố chi phí mới này để trung hòa vào chuỗi cung ứng của họ, để người Mỹ, vốn đã có sức đề kháng mới về giá cả, sẽ không bị tác động nhiều bởi mức giá mới này.

Sắp tới nền kinh tế Mỹ có thể bị suy thoái, lạm phát sẽ tăng, người Mỹ sẽ phải đối phó với rất nhiều hướng, chứ không chỉ có những mặt hàng mà Việt Nam xuất khẩu qua. Những nhà nhập khẩu Mỹ có thể quay lại thương lượng với người bán hàng Việt Nam. Cũng có thể là hai bên sẽ thương lượng để tìm ra một mức giá hợp lý để người xuất khẩu FOB có thể gánh một phần chi phí.

Còn về phía các doanh nghiệp Việt Nam thì rõ ràng nếu họ bán giá FOB với mức như từ trước đến nay cũng được. Có thể sức mua sẽ giảm, nhưng có những mặt hàng thì Mỹ có thể không có chọn lựa nào khác, ví dụ như cà phê của Việt Nam thì quá tốt, họ không thể chuyển qua chọn cà phê Brazil, vì nếu chọn thì họ đã chọn từ lâu rồi. Tôm của Việt Nam thì rất ngon, nhưng họ có thể chọn của Thái Lan, có điều tôm của Thái Lan thì cũng bị tăng giá.

Chính phủ đã mạnh dạn thương lượng song phương để tìm ra một con đường chung cho cả hai bên. Chính phủ cũng sẽ tiếp cận với các doanh nghiệp lớn bị ảnh hưởng trực tiếp bởi mức thuế này ( hầu hết các doanh nghiệp như Samsung, Intel, Nike, sang Việt Nam đầu tư thì tìm những thị trường như thị trường Mỹ ), để có những đối sách cần thiết, giúp họ giảm bớt chi phí của thuế 46% này." ” 

Trước những tác động của mức thuế 46%, Việt Nam không thể làm gì khác hơn là “năn nỉ” Hoa Kỳ nhẹ tay một chút. Hôm thứ năm tuần trước, 10/04/2025, chính phủ Việt Nam thông báo là hai nước sẽ tiến hành đàm phán về một "thỏa thuận thương mại đối ứng". Thông báo này được đưa ra sau cuộc gặp hôm trước tại Washington giữa phó thủ tướng Hồ Đức Phớc, đặc phái viên của tổng bí thư Tô Lâm, với Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Jamieson Greer. Ban đầu, ông Tô Lâm đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế trong 45 ngày, nhưng rốt cuộc coi như sẽ có đến 90 ngày để đàm phán.

Trước đó, Hà Nội đã tuyên bố sẵn sàng đàm phán để hai bên giảm thuế nhập khẩu đối với nhau xuống còn 0%, đồng thời cam kết sẽ “tiếp tục mua thêm các mặt hàng Hoa Kỳ có thế mạnh mà Việt Nam có nhu cầu, kể cả các mặt hàng liên quan an ninh - quốc phòng”.

Nhưng không chắc là những cam kết giảm nói trên sẽ đủ để Hoa Kỳ nương tay. Chiến lược gia tiền tệ kỳ cựu Bilal Hafeez, hiện là giám đốc nghiên cứu tại Macro Hive, cho biết để đưa cán cân thương mại của Hoa Kỳ từ thâm hụt xuống mức 0, các quốc gia sẽ phải tăng cường tiền tệ, kích thích nhu cầu tiêu thụ nội địa trong nước, để họ có thể mua nhiều hàng hóa của Hoa Kỳ hơn và xuất khẩu ít hơn nhiều. 

Vấn đề là Việt Nam khó có thể làm những điều đó trong một thời gian ngắn. Trên trên tờ The Economist ngày 07/04/2025, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Giang ghi nhận, theo các dữ liệu mới nhất, trong 12 tháng tính đến cuối tháng 3, Việt Nam đã chỉ nhập khẩu hàng hóa trị giá 16 tỷ đô la từ Hoa Kỳ, những hàng hóa được áp dụng mức thuế trung bình là 3%. 

Tuy nhiên, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, cân bằng lại trao đổi mậu dịch với Mỹ không phải là quá khó đối với Việt Nam :

“Nếu chỉ có thâm hụt mậu dịch thì dễ giải quyết, tại vì hiện nay dư địa về hàng hóa của Mỹ cho Việt Nam còn rất lớn, như là đậu tương, gia súc, lúa mì. Lúa mì thì trước đây mình mua của Mỹ, Canada, Úc, thậm chí của Ấn Độ, thì bây giờ mình có thể ưu tiên mua của Mỹ, giảm mua từ các nước kia, đồng thời mua thêm khí hóa lỏng. Hiện nay, ô tô cũng có thể là một mặt hàng mà người Việt Nam rất là thích, nhất là ô tô Mỹ hay ô tô sản xuất tại Mỹ. Giả sử Toyota, Mercedes hay Volvo sản xuất tại Mỹ và nếu mức thuế tiêu thụ đặc biệt giảm hay thuế nhập khẩu giảm bớt, người Việt Nam sẽ thích mua những ô tô đó. Nói chung, dư địa để cân bằng cán cân thương mại là không có gì khó.”

Nhưng vấn đề là đối với Peter Navarro, cố vấn thương mại của Trump, cho dù Hoa Kỳ và Việt Nam cùng xóa bỏ thuế quan, thì thâm hụt thương mại 120 tỷ đô la vẫn còn nguyên do những "gian lận phi thuế quan". Ông Navarro cáo buộc Việt Nam trợ cấp cho hàng xuất khẩu của mình và hoạt động như một "thuộc địa" ( colony ) sản xuất hàng hóa Trung Quốc. 

Tuy vậy, theo The Economist, trong một bài viết đăng trên mạng ngày 07/04, nếu không thể sớm đạt được thỏa thuận, vẫn có thể có một số tia hy vọng cho Việt Nam. Một là các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp khó có thể rời bỏ Việt Nam ngay lập tức. Các dự án của họ có chi phí cố định cao và sẽ mất nhiều năm để di dời. Họ sẽ không bỏ những dự án đó cho đến khi có một số thông tin rõ ràng về điểm đến nào có thể tốt hơn. 

Mặt khác, theo ông Francesco Trần Văn Liêng, Chủ tịch VINACACAO, Việt Nam có thể thích ứng với thuế quan mới của Hoa Kỳ, vì là một nền kinh tế "mở":

“Việt Nam đã làm từ mười mấy, hai chục năm nay, tức là Việt Nam được biết là một nền kinh tế mở, có nhiều đối tác international trade ( mậu dịch quốc tế ). Như tôi nói ở trên, 35% xuất khẩu là sang Mỹ, đúng là đủ lớn, nhưng rõ ràng không phải là tất cả xuất khẩu của Việt Nam. Chẳng hạn như với đối tác châu Âu chúng ta đã có free trade agreement FTA ( hiệp định thương mại tự do ). Đó là một đối tác thương mại rất lớn. Với nhiều nước khác như Nhật Bản và Hàn Quốc, mình cũng có FTA.

Việc cải tổ kinh tế hoặc tăng độ mở của nền kinh tế thì Việt Nam đã làm từ lâu và nay có thể làm cho nó sâu sắc hơn hoặc rộng mở hơn thôi. Bản thân các công ty Việt Nam cũng hiểu là hiện nay không nên xuất khẩu thô, mà sẽ xuất khẩu hàng thương hiệu ( brand ), bởi vì người tiêu dùng sẽ trung thành với thương hiệu, chứ không trung thành với giá cả, chẳng hạn như Mercedes đã tăng giá không biết bao nhiêu lần, nhưng người ta vẫn thích Mercedes thì người ta phải chịu như thế thôi! TV cũng vậy, nếu bạn thích một nhãn hiệu TV nào thì bạn có thể trả giá cao hơn chút xít. Vấn đề này là nằm trong tầm tay của chính phủ và doanh nghiệp. 

Phần lớn các doanh nghiệp vào Việt Nam để “tạm nhập tái xuất”, tức là chỉ sử dụng các nguồn lao động rẻ hoặc là đất đai, thì tôi nghĩ là chính phủ sẽ hành động nhanh và chính xác, tức là sẽ tiếp cận các doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thị trường xuất khẩu Hoa Kỳ, bởi mức thuế 46% này. Chính phủ Việt Nam sẽ tìm cách hỗ trợ họ, bằng cách giảm các chi phí đầu vào, thậm chí giảm thuế nhập khẩu hoặc là giảm giá đất cũng là một cách giảm chi phí đầu vào, hoặc là delay ( hoãn lại ), tức là chưa cần bắt trả ngay các khoản đối với các doanh nghiệp mà chịu ảnh hưởng trực tiếp, đồng hành với các doanh nghiệp để giảm cú sốc. Chính phủ ra tay giúp đỡ trong ngắn hạn thôi, trong hai năm 2025 và 2026, để chờ xem chính phủ Mỹ có vượt qua được midterm election ( bầu cử giữa kỳ ) 2026 hay không. Trong cuộc bầu cử đó, chính người Mỹ sẽ hiểu rằng cái gì vô lý thì phải dừng lại, chứ không thể mà “đơn đao phó hội”, tức là một mình nước Mỹ chống cả thế giới!”.

Ấy là chưa kể một đòn mạnh vào tăng trưởng chủ yếu dựa trên xuất khẩu của Việt Nam có thể khiến đồng tiền Việt Nam giảm giá hơn nữa. Điều này sẽ thúc đẩy khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường thay thế, chẳng hạn như châu Âu. Theo chuyên gia Thang Nguyen của Oxford Economics, Ngân hàng trung ương Việt Nam thông thường vẫn quản lý đồng tiền Việt Nam sao cho giá trị của nó theo sát đồng đô la - một lựa chọn phổ biến của các nền kinh tế nhỏ hơn, phụ thuộc vào thương mại -, nhưng có lẽ họ sẽ phải để đồng tiền yếu đi để ứng phó với thuế quan của Mỹ. Nhưng trớ trêu thay, một hành động như vậy có thể khiến Việt Nam sẽ lại bị Mỹ cáo buộc là nước thao túng tiền tệ, như dưới chính quyền Trump nhiệm kỳ đầu tiên!


*******************

Từ « Minecraft » đến « Arcane » : Trò chơi điện tử giúp Hollywood bội thu

Với lối dựng cốt truyện công phu, bầu không khí độc đáo và số người hâm mộ trung thành đông đảo, trò chơi điện tử hội tụ nhiều yếu tố cần thiết để trở thành động lực mới của ngành công nghiệp giải trí. Trên màn ảnh truyền hình cũng như tại các rạp chiếu phim, số lượng tác phẩm được chuyển thể từ game video ngày càng gia tăng.

This image released by Warner Bros. Pictures shows, from left, Jack Black, Jason Momoa and Sebastian Hansen in a scene from "A Minecraft Movie."
Ảnh do Warner Bros. Pictures phát hành cho thấy, Jack Black (T), Jason Momoa (G) và Sebastian Hansen trong một cảnh trong phim Minecraft. AP
Quảng cáo

Theo tuần báo Pháp Le Point, thể loại phim làm từ trò chơi điện tử đang rất thịnh hành tại Hollywood. Tập đoàn Nintendo gần đây đã công bố việc chuyển thể « The Legend of Zelda » (Huyền thoại của Zelda), dự kiến ra mắt khán giả vào tháng 03/2027. Thời điểm này có vẻ hơi còn xa vời, nhất là đối với giới hâm mộ đang nóng lòng mong đợi, nhưng theo tuần báo Le Point, ngoài kinh phí cao, Nintendo còn cần phải đầu tư thời gian để chuyển thể trò chơi phiêu lưu cực kỳ nổi tiếng này lên màn ảnh rộng. 

« Huyền thoại Zelda » sẽ có đến ba tập phim ? 

Cho dù thành phần diễn viên vẫn chưa được công bố, nhiều tên tuổi đã được gắn với dự án này, kể cả Tom Holland, Emma Watson hay Anya Taylor Joy, nhưng một điều chắc chắn là các nhà sản xuất để tiết kiệm chi phí sẽ nhắm vào việc phát triển Zelda thành một chuỗi gồm ba tập phim thay vì chỉ có môt phim lẻ duy nhất. Sự thành công của phiên bản điện ảnh của Zelda vô cùng quan trọng, tập đoàn Nintendo cũng bị nhiều áp lực vì khó thể nào lỡ hẹn với hàng trăm triệu người hâm mộ trên thế giới. 

Nếu như giới ghiền xem phim trên các nền tảng phát trực tuyến (Netflix, Prime Video hay Disney+ …) đang trông chờ ngày trở lại của loạt phim « The Last of Us » (Những người còn sống sót) với Pedro Pascal trong vai chính, thì tại các rạp chiếu phim, bộ phim phiêu lưu khôi hài « Minecraft » đang thành công lớn nhờ thu hút được nhiều đối tượng trong cùng một gia đình. Với hơn 300 triệu đô la doanh thu toàn cầu chỉ sau ba ngày đầu, bộ phim nói về loại trò chơi khai thác hình khối có thể tự hào khi vượt ra khỏi ranh giới của thế giới pixel. 




Dựa trên trò chơi điện tử cùng tên được phát hành năm 2011 trên máy vi tính, « Minecraft » đã trở thành game video ăn khách nhất mọi thời đại và cũng là trò chơi điện tử đầu tiên vào năm 2023, vượt mức 300 triệu bản được bán trên thế giới. Tuy trò chơi không có cốt truyện cố định được viết sẵn, nhưng đoàn làm phim đã lái về kịch bản của một nhóm người bình thường (Emma Myers, Jason Momoa, Jack Black…) bị lạc vào một thế giới viễn tưởng xa lạ, nơi các quy tắc của thực tế hoàn toàn bị bóp méo và họ phải tranh đấu để trở về với đời sống nguyên quán, không gian quen thuộc. Cốt truyện này giống khá nhiều với loạt phim « Jumanji » (Trò chơi kỳ ảo /1995) khi các nhân vật ở ngoài đời vô tình bị cuốn vào thế giới bên trong game video điện tử. Để xóa mờ ranh giới giữa thế giới của người thật và vũ trụ công nghệ ảo của « Minecraft » gồm toàn là hình khối và pixel, đoàn làm phim đã xen kẽ các cảnh quay thực với phim hoạt hình ba chiều. 

Tháng 04/2025 cũng đánh dấu ngày trở lại của mùa thứ hai « The Last of Us » (Những người còn sống sót). Mùa đầu tiên đã thành công rực rỡ, trở thành một hiện tượng trên màn ảnh nhỏ, nhờ chuyển thể thành công từ trò chơi điện tử nói về bản năng sinh tồn của con người trong một thế giới đầy thây ma xác sống. Dưa theo trò chơi được phát hành vào năm 2013 trên đầu máy PlayStation, « The Last of Us » là một canh bạc đầy rủi ro vào năm 2023 vì bản gốc nổi tiếng là khó phóng tác. Bộ phim kể lại hành trình của Joel và Ellie, những người sống sót trong một xã hội cận kề ngày tận thế, nơi một loài nấm ký sinh trùng biến con người thành thây ma. Mùa phim đầu đã thành công tột bực nhờ kịch bản đa tầng, cốt truyện được làm giàu nhờ những cảnh hồi tưởng và tuyến truyện dành cho các nhân vật phụ càng tạo thêm chiều sâu. Theo báo Le Point, mùa thứ hai của « The Last of Us » sẽ đối mặt với những thách thức mới trong công việc chuyển thể. Vấn đề không còn đơn thuần là nói về một thế giới bị nhu cầu sinh tồn chi phối, mà còn phải đào sâu tâm lý của các nhân vật, đẩy lùi ranh giới nhận thức cũng như quan niệm về thiện và ác.

« Liên minh Huyền thoại » : Phiên bản Arcane gần như hoàn hảo

Bên cạnh các bản phóng tác khá thành công như « Fallout » phần ngoại truyện của « Wasteland » (Bụi phóng xạ) hay « Mortal Kombat » (Cuộc chiến sinh tử), phiên bản chuyển thể được đánh giá cao nhất hiện giờ vẫn là loạt phim hoạt hình « Arcane », được phóng tác từ trò chơi « League of Legends » (Liên minh Huyền thoại). Theo báo Le Point, « Arcane » không chỉ là tác phẩm đầu tiên giúp thay đổi quan niệm của công chúng về dòng phim dựa theo trò chơi điện tử, mà còn thiết lập một tiêu chuẩn mới cho thể loại phim hoạt hình. 

Do một hãng phim nhỏ ở Paris tên là Fortiche hợp tác sản xuất với hãng Riot Games, đoàn làm phim « Arcane » đã thành công trong việc xây dựng hai nhân vật Vi (Hailee Steinfield) và Jinx (Ella Purnell). Cuộc đối đầu giữa hai chị em đồng thời là kẻ thù không đội trời chung, minh họa cho cuộc đấu tranh giai cấp, sự đối chọi giữa thành phố giàu có Piltover và xã hội Zaun còn nghèo khó. 

Với nội dung phong phú, nhạc nền công phu, hình ảnh trau chuốt từng chi tiết và kịch bản hấp dẫn dù cốt truyện ban đầu khá phức tạp, hai mùa phim hoạt hình « Arcane » đã giành được hàng loạt giải thưởng quốc tế, trong đó có 16 giải Annie dành cho phim hoạt hình, tương đương với giải thưởng điện ảnh Oscar của Mỹ. Theo tuần báo Le Point, cách chuyển thể « Liên minh Huyền thoại » thành phim hoạt hình « Arcane » gần như hoàn hảo từ đầu đến cuối, tạo thêm nhiều tham vọng cho các hãng phim, đang trên đường đi tìm những tựa game để phát triển thành thương hiệu phim ăn khách, có thể giúp Hollywood hái ra bạc tỷ. Vào lúc dòng phim siêu anh hùng đang bị hụt hơi, phim chuyển thể từ trò chơi lại đang lên ngôi.


*************

Châu Âu trước nguy cơ sóng thần mang tên “Hàng Trung Quốc”

582,4 tỷ đô la là tổng giá trị hàng hóa mà Trung Quốc đã xuất sang Mỹ trong năm 2024, theo số liệu từ Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ. Với cuộc chiến thuế quan mà tổng thống Mỹ khơi mào, Bắc Kinh phải tìm những đầu ra khác cho khối lượng hàng hoá khổng lồ của mình. Trong bối cảnh này, châu Âu khó thoát khỏi tầm ngắm của nước xuất khẩu lớn nhất thế giới. Phải chăng đã đến lúc Liên Âu nên lo ngại về cơn lũ hàng hóa Made in China ? 

A woman tries out a shoe at an Adidas sportswear store inside a shopping mall, in Beijing, Saturday, April 12, 2025.
Một người phụ nữ thử giày tại một cửa hàng quần áo thể thao Adidas bên trong một trung tâm mua sắm, ở Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 12 tháng 4 năm 2025. AP - Andy Wong
Quảng cáo

Nhấn chìm nền công nghiệp châu Âu

Nhật báo kinh tế Pháp Les Echos nhận định, ngoài việc có thể làm phật ý tổng thống Mỹ, mở rộng cửa đón hàng hoá Trung Quốc còn đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho các doanh nghiệp châu Âu. Ông Thomas Grjebine, chuyên gia kinh tế tại Trung tâm Nghiên cứu Triển vọng và Thông tin Quốc tế (Cepii), nhận định : “Ngay cả khi chưa có các biện pháp (thuế quan) của Trump, ngành công nghiệp châu Âu vốn đã chịu thiệt hại nặng nề do sự cạnh tranh từ Trung Quốc.” Theo ông, nguyên nhân đến từ việc “chi phí sản xuất của ngành công nghiệp Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực thấp hơn từ 30% đến 40% so với các doanh nghiệp châu Âu.” Lý do là vì các nhà sản xuất Trung Quốc được hưởng lợi từ quy mô kinh tế, từ những tiến bộ công nghệ trong nhiều lĩnh vực, và đặc biệt là từ các khoản trợ cấp của Nhà nước. Điều này đã khiến cho cuộc cạnh tranh càng trở nên không công bằng, nhất là khi một phần đáng kể các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn có thể hoạt động dù đang trong tình trạng thua lỗ. 

Hàng hoá từ các nhà sản xuất Trung Quốc còn có lợi thế hơn nữa trong bối cảnh mà đồng euro đã tăng giá so với đồng đô la Mỹ trong vòng một tháng qua, còn đồng nhân dân tệ lại giảm giá so với đồng bạc xanh. Kể từ đầu tháng Hai, đồng tiền Trung Quốc đã mất 10% giá trị so với đồng euro. Ngoài ra, hàng Trung Quốc xuất sang EU còn đang được hưởng miễn trừ thuế quan với các kiện hàng dưới 150 euro. 

Trong ngắn hạn, người tiêu dùng châu Âu sẽ được hưởng lợi vì có thể mua hàng hoá với mức giá hấp dẫn cùng nhiều chương trình khuyến mại. Các doanh nghiệp châu Âu cũng có thể sẽ phải giảm giá bán để có thể cạnh tranh với đối thủ Trung Quốc. Tuy nhiên nếu tính về lâu dài thì điều này có thể huỷ hoại nền công nghiệp của châu Âu. Bắc Kinh có thể cố tình kéo giá xuống thấp hơn, thậm chí là thực hiện hành vi bán phá giá. Trả lời trên kênh BFMTV, ông Thomas Métivier, tổng giám đốc nền tảng thương mại trực tuyến Cdiscount, nhắc lại rằng chiến lược bán phá giá của Trung Quốc, đặt biệt là trong các lĩnh vực như tuabin gió, năng lượng mặt trời, nhôm, … đã khiến ngành sản xuất của châu Âu gần như sụp đổ. 





Ngoài ra, trong một báo cáo đăng tải hồi tháng Hai, các nhà kinh tế tại Viện Kinh tế Đức, trụ sở tại Cologne, bày tỏ lo ngại khi mà “Bắc Kinh đã giành thêm thị phần xuất khẩu trong những năm gần đây, đặc biệt là trong lĩnh vực máy móc và sản phẩm điện tử, trong khi Đức lại đánh mất vị thế trong những lĩnh vực này kể từ năm 2010”.

Thúc đẩy thâm hụt thương mại 

Trả lời trên kênh Public Sénat, kinh tế gia Anthony Morlet-Lavidalie, tại khoa phân tích tình hình và dự báo kinh tế của Viện Rexecode, nhắc lại từ năm 2010-2019, thâm hụt thương mại của EU với Bắc Kinh chỉ là 100 tỷ euro. Nhưng con số này đã tăng lên đáng kể sau đại dịch Covid-19, rồi lại tới cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát. Đến hiện nay, thâm hụt thương mại của châu Âu với Trung Quốc đã tăng lên gấp 3, vượt mức 300 tỷ đô la trong năm ngoái. Tờ Les Echos bổ sung thêm rằng xét trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của châu Âu, con số này còn lớn hơn cả mức thâm hụt mà Hoa Kỳ đang phải gánh chịu với Trung Quốc. Cụ thể, thâm hụt thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chiếm 1% GDP của Mỹ, trong khi thâm hụt giữa châu Âu và Trung Quốc lên tới 2% GDP của EU. 

Bruxelles nên chuẩn bị gì trước cơn bão ? 

Trong cuộc gặp thủ tướng Tây Ban Nha hôm 11/04 tại Bắc Kinh, chủ tịch Tập Cận Bình đã kêu gọi Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu “cùng nhau chống lại” cuộc chiến tranh thương mại mà tổng thống Mỹ khơi mào. Về phần mình, Liên Âu cũng cho biết đang tính tới khả năng ấn định mức giá sàn đối với các loại xe điện sản xuất tại Trung Quốc, thay vì áp thuế như đã làm vào năm ngoái. Dường như Bắc Kinh và Bruxelles đang cố gắng xích lại gần nhau để đối phó với sự thù địch và thái độ gây hấn từ phía Mỹ.

Kênh Public Sénat dẫn lời bà Mary-Françoise Renard, giáo sư Kinh tế tại Đại học Clermont Auvergne, người đứng đầu Viện nghiên cứu kinh tế Trung Quốc tại CERDI, cho rằng : “Mục tiêu của Trung Quốc là tiêu thụ được sản phẩm, còn châu Âu thì muốn tránh một làn sóng hàng hóa Trung Quốc tràn vào”. Đây cũng chính là thế tiến thoái lưỡng nan đối với Trung Quốc. Do vậy, EU sẽ có ưu thế hơn khi ngồi vào bàn đàm phán. Bà Renard nhấn mạnh thêm : “Đừng quên rằng Trung Quốc đang cần châu Âu. Họ sẽ không dại gì mà làm căng thẳng mối quan hệ.” 

Bà cũng lạc quan cho biết châu Âu còn có thể kích hoạt các điều khoản bảo vệ mà Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã quy định. Những biện pháp khẩn cấp này cho phép áp đặt hạn chế về số lượng hàng hoá hoặc tăng thuế nhập khẩu trong trường hợp lượng hàng nhập khẩu gia tăng đe dọa đến sản xuất nội địa của một quốc gia thành viên. 

Ngược lại, chuyên gia Anthony Morlet-Lavidalie từ Viện Rexecode thì tỏ ra khá lo ngại trước sự thay đổi đột ngột của Ủy Ban Châu Âu. Ông nói : “Chúng ta không thể mãi ngây thơ. Tôi có cảm giác châu Âu giống như một chiếc chong chóng xoay theo chiều gió. Chúng ta đang trải thảm đỏ hơi quá mức.” Trước đó vào năm 2023, vào lúc chưa có cuộc chiến thương mại với Hoa Kỳ, khi châu Âu tăng thuế 35% áp vào xe điện nhập khẩu của Trung Quốc để tránh cạnh tranh không lành mạnh từ Bắc Kinh, Trung Quốc cũng đã ngay lập tức trả đũa bằng việc nhắm vào các loại rượu của châu Âu, đặc biệt là cognac. 

Trung Quốc không phải là mối lo duy nhất 

Tờ Le Monde, trong bài “Thuế quan : Ngành công nghiệp may mặc Pháp trước con sóng hàng châu Á”, nhận định rằng ngoài Trung Quốc, các sản phẩm đến từ các nước Nam và Đông Nam Á như Việt Nam, Cam Bốt hay Bangladesh cũng có thể sẽ đổ về châu Âu. Ngay cả trước khi bị ông Trump đánh thuế, phần lớn hàng hoá may mặc ở châu Âu cũng đã đến từ nhà máy đặt tại các nước này. Cụ thể trong số 85 tỷ euro quần áo và giày dép được nhập khẩu vào EU, 63 tỷ đến từ các nước châu Á như Bangladesh (18,3 tỷ), Việt nam (3,9 tỷ), Cam Bốt (3,8 tỷ)... Đây cũng là những nước bị nguyên thủ Mỹ dọa đánh thuế nặng. Theo bảng tăng thuế quan mà ông Trump đưa ra hôm 02/04, Bangladesh có thể bị đánh thuế tới 37%, Việt Nam 46% và Cam Bốt 49%. 

Tờ báo cũng chỉ ra rằng Hà Nội, Dhaka và Phnom Penh đều đang được hưởng lợi thuế quan với EU. Với Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-Liên Âu (EVFTA), ký kết vào năm 2019 tại Hà Nội, 99% thuế quan đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu sẽ dần được xóa bỏ cho đến cuối năm 2026. Trong khi đó, Cam Bốt và Bangladesh nằm trong danh sách các quốc gia kém phát triển nhất (LDC – Least Developed Countries). Với tư cách đó, hàng hóa nhập khẩu từ hai nước này vào châu Âu cũng không bị áp thuế. 

(Nguồn : Les Echos, BFMTV, Public Sénat, Le Monde)


*************

Philippines nêu quan ngại về Biển Đông trong các đàm phán giữa ASEAN-Trung Quốc về COC

Chi Phương

Bộ Ngoại Giao Philippines hôm nay, 14/04/2025, cho biết đã bày tỏ quan ngại về tình hình ở Biển Đông, liên quan đến các sự cố gần đây, “gây nguy hiểm cho tàu và nhân lực” của Philippines, “cũng như hành động của các quốc gia khác xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Philippines”. Các phát biểu này được đưa ra trong các cuộc đàm phán giữa Trung Quốc và ASEAN về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên biển Đông (COC).

Đăng ngày:

2 phút

Trong thông cáo được đăng tải hôm nay, được Reuters trích dẫn, bộ Ngoại Giao Philippines nhấn mạnh đến cam kết của nước này trong việc giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình, và theo đuổi cách tiếp cận ngoại giao “mang tính xây dựng”, để giải quyết các khác biệt tại Biển Đông. 

Khối ASEAN và Trung Quốc đã đàm phán để xây dựng bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông COC từ năm 2002, nhưng theo Reuters, 15 năm sau, các cuộc đàm phán mới chỉ bắt đầu và không đạt được nhiều tiến triển. Năm 2023, ASEAN và Trung Quốc đã thông qua nhất trí nỗ lực hướng tới hoàn tất COC trong vòng ba năm. 

Theo Manila, các cuộc đàm phán gần đây nhất diễn ra tại Philippines, từ ngày 09 đến 11/04/2025, bàn về những “vấn đề chủ chốt”. Cuộc gặp này là cơ hội để Philippines, kêu gọi “cần tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) và Phán quyết của Tòa Trọng Tài về Biển Đông năm 2016”.

Theo báo Philippines ABS-CBN, tổng thống Ferdinand Marcos Jr, gần đây đã thúc giục các nước ASEAN, đẩy nhanh việc hoàn tất COC, “để giải quyết các hoạt động hung hăng và bất hợp pháp của Trung Quốc tại khu vực này”, nhưng cũng thừa nhận cần phải tìm đồng thuận về phạm vi địa lý của bộ quy tắc ứng xử.

Đầu năm nay, Việt Nam cũng đã đưa ra lời kêu gọi tương tự đối với cả ASEAN và Trung Quốc nhằm đẩy nhanh các cuộc đàm phán COC. 

Tuy nhiên, Bắc Kinh liên tục khẳng định rằng COC không nên được sử dụng như một “phương tiện để hợp pháp hóa Phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016, mà nước này khẳng định là do Philippines đơn phương đưa ra, không có sự đồng ý của Trung Quốc”.

Vòng đàm phán tiếp theo về COC, sẽ được tổ chức tại Malaysia vào cuối năm nay.


**********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm