Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 16 tháng 04 -2025

xxx

Trumvayco 2
*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Bloomberg) - Trung Quốc tạm ngừng tiếp nhận máy bay Boeing. Quyết định được đưa ra  trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc cũng đã yêu cầu các hãng hàng không của nước này ngừng mua mọi thiết bị hoặc phụ tùng cho máy bay từ các công ty của Mỹ. 

(AFP) - Trump sẵn sàng tạm miễn thuế cho các hãng xe hơi. Hôm qua, 14/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ vẻ sẵn sàng nhân nhượng về mức thuế quan 25% nhắm vào các xe hơi và phụ tùng xe hơi nhập vào Mỹ, được áp dụng từ 2 tuần qua. Sau tuyên bố nói trên, cổ phiếu của các hãng xe hơi như Toyota, Honda, Hyundai đều tăng mạnh trở lại. Nhưng cùng lúc đó, hôm qua Washington khởi động một cuộc điều tra có thể mở đường cho việc áp thuế quan gắt gao đối với hàng dược phẩm và bán dẫn. 

(AFP) – Hoa Kỳ sẽ đánh thuế cà chua Mêhicô 21 %. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hôm qua, 14/04/2025, cho biết muốn rút khỏi thỏa thuận song phương với Mêhicô, vì « không bảo vệ được các nhà sản xuất Hoa Kỳ » khi nhập nông sản giá rẻ từ Mêhicô. Quyết định rút khỏi thỏa thuận, vốn cho phép miễn thuế nhập khẩu cà chua Mêhicô, sẽ có hiệu lực từ giữa tháng Bảy và Washington có thể đánh thuế mặt hàng này lên đến 21 %. Khoảng hơn nửa sản lượng cà chua của Mêhicô được xuất khẩu đến Hoa Kỳ.

(Financial Times) - Bruxelles khuyến cáo các nhà ngoại giao châu Âu hết sức đề phòng bảo mật khi công du Mỹ. Đó là những biện pháp mà cho tới nay chỉ áp dụng cho các chuyến công du ở Trung Quốc hay Ukraina. Cụ thể, các nhà ngoại châu Âu được yêu cầu sử dụng loại điện thoại dùng một lần và không thể bị truy vết, cũng như sử dụng máy tính xách tay do Ủy Ban Châu Âu cung cấp. Điện thoại cá nhân phải được tắt và được đặt trong những túi chống gián điệp. 

(AFP) – Trung Quốc thông báo treo thưởng nếu bắt được mật vụ của Mỹ. Hôm nay, 15/04/2025, cảnh sát của Cáp Nhĩ Tân, phía đông bắc Trung Quốc đăng lệnh truy nã 3 công dân Mỹ (Katheryn A. Wilson, Robert J. Snelling và Stephen W. Johnson), được cho là mật vụ của Cơ quan An ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA). Họ bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công mạng vào Thế vận hội mùa đông châu Á, được tổ chức tại Cáp Nhĩ Tân vào tháng Hai vừa qua, nhằm đánh cắp thông tin của các vận động viên. Chính quyền Trung Quốc hồi đầu tháng Tư cho biết đã ghi nhận 270 000 vụ tấn công mạng từ nước ngoài nhắm vào sự kiện thể thao.

(REUTERS) – Philippines và Trung Quốc cáo buộc nhau có hành động nguy hiểm tại Biển Đông. Lực lượng hải cảnh Philippines cho biết hôm qua, 14/04/2025, một tàu của Trung Quốc đã tăng tốc, chặn một tàu của Philippines ở ngoài khơi bãi cạn Scarbough, nơi mà cả hai nước tranh chấp chủ quyền. Manila tố cáo Bắc Kinh « trắng trợn coi thường an toàn hàng hải ». Về vụ việc này, phía Trung Quốc hôm nay cũng cáo buộc tàu Philippines hành động « nguy hiểm », đã tiếp cận tàu của Trung Quốc, đi vào tuyến đường của tàu Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Philippines « dàn dựng một vụ va chạm giả ».

(AFP) - Ukraina tấn công thành phố Koursk của Nga. Chính quyền thành phố Koursk của Nga hôm nay, 15/04/2025, thông báo đã có 1 người chết và 9 người bị thương trong một cuộc tấn công của Ukraina đêm qua. Cũng hôm qua, Matxcơva khẳng định là quân Nga hôm Chủ nhật chỉ tấn công vào một cuộc họp của quân đội Ukraina ở thành phố Soumy, đồng thời cáo buộc Kiev dùng thường dân làm “ bia đỡ đạn”. Vụ oanh kích trung tâm thành phố Soumy khiến 34 người chết đã bị các nước phương Tây cực lực lên án. 

(AFP) – Ukraina : Hai lính Trung Quốc bị bắt mong muốn được trao trả. Hôm qua, 14/04/2025, hai công dân Trung Quốc bị bắt tại Ukraina đã có mặt trong một buổi họp báo tại Kiev, khẳng định mong muốn được trao trả cho Nga, và Trung Quốc hỗ trợ đưa về nước, đồng thời kêu gọi người Trung Quốc không làm theo họ. Những người lính này cho biết tham gia vào quân đội Nga qua các tin tuyển dụng trên một số ứng dụng Trung Quốc như Kuaishou hay Douyin, và khẳng định không có liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã kêu gọi tránh mọi « thao túng chính trị » và đang « kiểm chứng các thông tin liên quan đến công dân của mình ».

(YONHAP) -  Hàn Quốc và Hoa Kỳ tập trận chung. Hôm nay, 15/04/2025, Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, cuộc tập trận chung bao gồm các cuộc thao dượt trên không, sử dụng máy bay ném bom B-1B, chiến đấu cơ F-16, cũng như F-35A để khoa trương sức mạnh với Bắc Triều Tiên. Seoul không nêu rõ địa điểm chính xác cũng như số lượng thiết bị quân sự hay nguồn lực. Hai bên cũng đã có cuộc thao dượt chung tương tự vào hồi tháng Hai năm nay.

(AFP) – Khủng hoảng ngoại giao Pháp – Algérie. Hôm nay, 15/04/2025, bộ trưởng Ngoại Giao Pháp Jean-Noël Barrot lấy làm tiếc về việc Algérie trục xuất 12 nhà ngoại giao Pháp, và cảnh báo quyết định này « không phải không có hậu quả ». Một ngày trước đó, chính quyền Algérie đã tuyên bố 12 nhà ngoại giao Pháp không được « hoan nghênh » tại nước này và phải rời khỏi Algérie trong vòng 48 giờ, để đáp trả việc Pháp bắt giữ một nhân viên ngoại giao của nước này.

(AFP) – Gaza : Hamas xem xét đề xuất lệnh ngừng bắn. Hôm qua, 14/04/2025, lực lượng Hamas cho biết đang xem xét đề xuất lệnh ngừng bắn của Israel. Hôm nay, một quan chức của lực lượng này cho biết sẽ đưa ra câu trả lời trong 48 giờ tới. Điều kiện bao gồm việc trao trả một nửa con tin Israel mà Hamas vẫn giam giữ trong tuần đầu tiên sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong 45 ngày cũng như việc cho phép viện trợ vào Gaza. Israel cũng yêu cầu Hamas giải giáp vũ khí.  

(AFP) ) - Hungary sửa Hiến Pháp để hạn chế quyền của giới LGBT+. Quốc Hội Hungary hôm qua, 14/04/2025, đã thông qua một tu chính án nhằm hạn chế hơn nữa quyền của giới LGBT+ (đồng tính, chuyển giới, song tính). Cụ thể, Hiến pháp Hungary kể từ nay chỉ công nhận giới tính nam hoặc nữ, tương tự như sắc lệnh mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành.

(AFP) - Dân số Nhật Bản tiếp tục giảm. Theo các số liệu được công bố chính thức hôm qua, tính đến tháng 10/2024, dân số Nhật Bản đã giảm xuống còn 123,8 triệu người, giảm đi 550.000 người. Như vậy là dân số Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 14 liên tiếp. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1950 khi chính phủ Tokyo bắt đầu thu thập những liệu về dân số. Tỷ lệ sinh đẻ của Nhật Bản thuộc loại thấp nhất thế giới, kéo theo sự sụt giảm của dân số trong độ tuổi lao động, sự sụt giảm của mức tiêu thụ và khiến các công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân công.

(AFP) - Pháp: Nhiều xe của nhân viên nhà tù bị đốt hoặc nhắm bắn. Tình trạng này xẩy ra trong những ngày qua. Riêng nhà tù ở thành phố Toulon miền đông nam đã bị nhắm bắn bằng súng tự động trong đêm qua, theo nguồn tin từ những người thân cận với bộ trưởng Tư Pháp Gérald Darmanin hôm nay, 15/04/2025. Theo nguồn tin này, những hành động nói trên “dường như có sự phối hợp và rõ ràng có liên hệ đến chiến lược của bộ trưởng Tư Pháp chống các băng đảng buôn ma túy.”

(AFP) - Sau kỷ lục về nhiệt độ cao, châu Âu cũng phải hứng chịu những trận lũ lụt mang tính lịch sử vào năm 2024. Theo báo cáo của Viện quan sát khí hậu châu Âu Copernicus, công bố hôm nay, 15/04/2025, gần một phần ba mạng lưới sông của châu Âu đã bị ngập lụt vào năm 2024, được coi là một trong 10 năm ẩm ướt nhất của châu Âu từ năm 1950. Các trận lụt đã khiến 335 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 413 000 người, gây thiệt hại lên đến 18 tỷ euro. Báo cáo cũng chỉ ra rằng chỉ khoảng một nửa các thành phố châu Âu có kế hoạch thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan, như là nắng nóng kỷ lục hay lũ lụt.


************

Vùng Kursk của Nga bị Ukraine tấn công dữ dội, nhiều người bị thương

Hoài Linh

Kursk bị tấn công. Ảnh: Telegraph
Vùng Kursk bị tấn công. Ảnh: Telegraph

Hãng thông tấn Tass dẫn tin từ chính quyền vùng Kursk cho hay: "Kursk đã phải hứng chịu một cuộc tấn công lớn của đối phương vào sáng sớm 15/4. Một số nhà dân đã bốc cháy sau các cuộc không kích bằng UAV nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Thật không may, một phụ nữ 85 tuổi đã thiệt mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình. 9 người khác bị thương do các mảnh vỡ sắc nhọn bắn trúng. Các nhân viên y tế đã có mặt tại hiện trường để hỗ trợ". 

Các UAV của Ukraine đã gây hư hại cho 5 tòa nhà dân cư và nhắm trúng một nhà để xe cứu thương, phá hủy 11 chiếc xe. 

Kursk bị tấn công. Ảnh: Mash
Ảnh: Mash

Nhiều nhân chứng kể đã nghe thấy 40 tiếng nổ sau khi cuộc tấn công bắt đầu diễn ra. Theo Bộ Quốc phòng Nga, khoảng 109 UAV đã bị bắn hạ tại Kursk. 

Phía Ukraine hiện chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên. Tuy nhiên, các lực lượng Kiev thường mở những cuộc tấn công trên bộ lẫn trên không nhằm vào Kursk và các khu vực biên giới khác của Nga nhằm làm suy yếu hoạt động quân sự chung của quân Moscow. 

Kursk bị tấn công. Ảnh: Baza
Ảnh: Baza

Trước đó, Thống đốc Kursk Aleksandr Khinshteyn ngày 14/4 cho biết, quân Ukraine tiếp tục nã pháo và tấn công bằng UAV vào nhiều ngôi làng thuộc vùng biên giới này, khiến 5 dân thường thiệt mạng. 

Quân đội Ukraine đã mở chiến dịch đột kích xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga hồi tháng 8 năm ngoái, chiếm giữ thị trấn Sudzha và hàng chục ngôi làng xung quanh. Kể từ đó, Moscow đã giành lại hầu hết lãnh thổ rơi vào tay Ukraine.


***********

Bloomberg: Trung Quốc yêu cầu ngành hàng không ngưng nhận máy bay Boeing

NGHI VŨ

Bản thân mức thuế 125% Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ đã làm tăng gấp đôi chi phí cho việc mua máy bay và phụ tùng máy bay do Mỹ sản xuất.

Boeing - Ảnh 1.

Một chiếc Boeing 737 của Air China - Ảnh: BLOOMBERG

Dẫn nguồn thạo tin, Hãng tin Bloomberg ngày 15-4 cho biết Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không của nước này không tiếp nhận thêm bất kỳ máy bay giao tới mới nào từ hãng sản xuất Boeing, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng" đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh.

Cũng theo nguồn tin giấu danh tính, Bắc Kinh cũng yêu cầu các hãng hàng không Trung Quốc ngừng mọi hoạt động mua thiết bị và phụ tùng liên quan đến máy bay từ các công ty Mỹ.

Lệnh này được đưa ra sau khi Trung Quốc công bố mức thuế trả đũa 125% đối với hàng hóa của Mỹ vào cuối tuần qua. Trước đó, Washington tuyên bố áp thuế 145% lên hàng hóa Bắc Kinh.

Theo đó, bản thân mức thuế quan mà Bắc Kinh đánh lên hàng hóa Mỹ đã làm tăng gấp đôi chi phí cho việc mua máy bay và phụ tùng máy bay do Mỹ sản xuất, khiến các hãng hàng không Trung Quốc khó có thể tiếp tục khai thác máy bay Boeing.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang cân nhắc các biện pháp hỗ trợ các hãng hàng không đang thuê máy bay Boeing và đang phải đối mặt với các chi phí tăng thêm.

Sau khi Bloomberg News đưa tin về động thái của Trung Quốc, cổ phiếu của Boeing - hãng sản xuất máy bay của Mỹ - đã giảm đến 4,6% trong thời gian giao dịch trước giờ sàn chứng khoán mở cửa. Tính đến ngày 14-4, cổ phiếu Boeing đã giảm 10% trong năm nay.

Bloomberg nhận định các leo thang nhanh chóng trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang đẩy Boeing vào thế khó, mặc dù tình hình có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Ông Trump vừa qua đã công bố miễn trừ thuế quan đối với các mặt hàng điện tử nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm cả iPhone nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo dữ liệu từ Aviation Flights Group, khoảng 10 máy bay Boeing 737 Max đang chuẩn bị được đưa vào đội bay của các hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm hai chiếc cho mỗi hãng China Southern Airlines, Air China và Xiamen Airlines.

Hồi tuần trước, Bloomberg đưa tin Hãng Juneyao Airlines đã hoãn nhận một máy bay Boeing 787-9 Dreamliner dự kiến được giao trong 3 tuần nữa.

Đối với Boeing, các hạn chế này sẽ lại là một bước lùi nữa của hãng tại một trong những thị trường có nhu cầu cho máy bay lớn nhất thế giới như Trung Quốc.

Năm 2018, Trung Quốc được dự báo chiếm 20% nhu cầu máy bay toàn cầu trong hai thập kỷ tới. Gần 1/4 sản lượng của Boeing được giao đến quốc gia này.

Boeing liên tục gặp hạn

Boeing trong những năm gần đây đã không công bố đơn đặt hàng lớn nào từ Trung Quốc, do căng thẳng thương mại và những vấn đề từ chất lượng máy bay của hãng.

Trung Quốc là nước đầu tiên đình chỉ 737 Max vào năm 2019 sau hai vụ tai nạn chết người.

Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong năm 2024, hãng sản xuất máy bay Mỹ đã và đang phải đối mặt với nhiều biến cố, trong đó có hàng loạt sự cố liên quan đến chất lượng và độ an toàn của các máy bay do hãng sản xuất.


************

Mỹ chặn tuyên bố lên án Nga của nhóm G7

Hoài Linh

G7. Ảnh: EFE/EPA
G7. Ảnh: EFE/EPA

Tờ Bloomberg hôm nay (15/4) trích dẫn các nguồn tin nắm được các cuộc trao đổi ngoại giao cho biết như vậy. 

Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông tin, Nga sáng 13/4 đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trong đó có một tên lửa được trang bị bom chùm, vào thành phố Sumy ở phía đông bắc nước này. Theo ông Zelensky, cuộc tấn công làm ít nhất 35 người thiệt mạng và 119 người khác bị thương, trong đó có cả trẻ em. Kiev cho biết, đây là một trong những cuộc tấn công tồi tệ nhất nhằm vào Sumy trong suốt cuộc xung đột toàn diện giữa Nga - Ukraine. 

Đại sứ quán Mỹ tại London, Anh hiện từ chối bình luận về thông tin trên. Nhà Trắng, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ và chính phủ Canada cũng chưa phản hồi đề nghị bình luận của Bloomberg. 

Bộ Quốc phòng Nga hôm 14/4 đã xác nhận việc quân đội nước này mở một cuộc tập kích vào Sumy và mục tiêu nhắm tới là một cuộc họp của các chỉ huy quân sự Ukraine trong thành phố. 

Canada, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên của G7 đã nói với các nước thành viên khác rằng, tuyên bố chung của nhóm không thể được thông qua nếu thiếu sự ủng hộ của Mỹ. Theo dự thảo tuyên bố chung của G7 rò rỉ tới tay Bloomberg, nhóm dự kiến coi cuộc tấn công vào Sumy là bằng chứng cho thấy Nga quyết tâm tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. 

Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu lên án vụ tấn công, Tổng thống Mỹ Donald Trump có giọng điệu nhẹ nhàng hơn. Người đứng đầu nước Mỹ mô tả cuộc tấn công là khủng khiếp, nhưng có khả năng "xảy ra do nhầm lẫn". Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân của "cuộc tấn công tên lửa kinh hoàng của Nga vào Sumy", nhưng không kêu gọi gia tăng áp lực lên Nga.

Kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào tháng Một năm nay, ông Trump đã đảo ngược các chính sách đối ngoại của Mỹ về cuộc xung đột Nga - Ukraine, nối lại liên lạc trực tiếp với Moscow trong khi gây áp lực lên Kiev bằng cách tạm thời đình chỉ viện trợ quân sự quan trọng.


***********

Kinh tế gia Stephen Miran và giấc mơ Mỹ tái lập vị thế siêu cường với « cuộc chiến thuế »

Trọng Thành

Chính sách tăng thuế hải quan với toàn thế giới của tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây đảo lộn toàn cầu. Giới kinh tế gia nói đến nguy cơ thế giới rơi vào một cuộc Đại khủng hoảng như cách nay gần thế kỷ. Hành xử của ông Trump là tùy tiện, nhiều phần do cảm xúc thúc đẩy hay dựa trên một chiến lược rõ ràng? Giới chuyên gia chú ý đến kinh tế gia Stephen Miran, chủ tịch Hội đồng kinh tế của tổng thống, được coi là « bộ não kinh tế » của Donald Trump.

Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ thông báo tăng thuế hải quan với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thông báo được coi như là hồi chuông khai tử hệ thống thương mại toàn cầu. Ít ngày sau, Mỹ tiếp tục tăng thuế hàng Trung Quốc lên hơn 100% để trả đũa Bắc Kinh, là nước duy nhất dám tăng thuế để thách thức Mỹ. Cũng trong khoảng thời gian này, chính quyền Donald Trump đình chỉ đe dọa tăng thuế « đối ứng » với toàn thế giới (trừ Trung Quốc) trong 90 ngày để đàm phán. Sau đó lại tiếp tục đột ngột đình chỉ các mặt hàng công nghệ cao nhập từ Trung Quốc, chiếm khoảng 20% hàng xuất sang Mỹ từ Hoa lục.

Hành xử « hung bạo », bất thường của Trump không hề tùy tiện mà dựa trên một chiến lược

Chính sách đe dọa tăng thuế, rồi đột ngột đình chỉ, hay tăng thuế cao đến mức ngất ngưởng, như với Trung Quốc, bị coi là cực kỳ phi lý, của tổng thống Mỹ khiến thoạt nhìn nhiều người có xu hướng cho rằng Donald Trump hành động chủ yếu theo các thôi thúc nhất thời, bộc phát, không quan tâm đến các hậu quả của hành động. Kinh tế gia Pháp Olivier Babeau cảnh báo đây là một « sai lầm trong phân tích ». Trong một bài viết trên Les Echos (« Trump và nền kinh tế dựa trên quyền lực »), chủ tịch tư vấn Viện Sapiens nhận định : hành xử của tổng thống Trump dựa trên một mục tiêu rõ ràng : nước Mỹ phải « giành lại quyền kiểm soát vận mệnh kinh tế của mình, cho dù cái giá phải trả là nền kinh tế toàn cầu rơi vào hỗn loạn ».

Những hành xử xét về bề mặt có vẻ như bất nhất của Donald Trump thực ra dựa trên một phương pháp thống nhất : « gây sợ hãi, hù dọa, đánh lạc hướng và tàn nhẫn độc đoán ». Cuộc đối đầu quyết liệt của Trump với Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc không nhằm sửa chữa tình trạng « mất cân bằng » trong thương mại giữa Mỹ và các nước, mà chỉ là để áp đặt « một mối quan hệ đẳng cấp mới ». Mục tiêu của tổng thống Trump là « lật đổ trật tự có từ sau Thế chiến để xác lập một hệ thống đơn phương mới, nơi các quy tắc được ban bố từ Washington » (Olivier Babeau) (« Ba điều mà Trump đặt cược để tạo nên một nước Mỹ hùng mạnh và thịnh vượng », Le Figaro).

Stephen Miran, kiến trúc sư của chiến lược « đảo lộn nền kinh tế toàn cầu » để tái khẳng định quyền lực Mỹ

Về chiến lược kinh tế của Donald Trump, nhật báo kinh tế Pháp có bài « Kế hoạch của chính phủ Trump nhằm giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu ». Bài báo tóm lược nội dung chiến lược do kinh tế gia Stephen Miran, 41 tuổi, thảo ra và công bố hồi cuối năm ngoái, với tựa đề « Cẩm nang tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu » (« A User’s Guide to Restructuring the Global Trading System »). Stephen Miran, tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế Đại học Harvard, và làm việc trong nhiều năm tại Quỹ Quản lý Đầu tư Hudson Bay Capital, trụ sở Greenwich, Connecticut. Bài viết được đăng tải trên trang mạng của Les Echos, ngày 10/03, hai ngày trước khi Thượng Viện Mỹ chấp thuận đề nghị của tổng thống bổ nhiệm kinh tế gia Stephen Miran làm chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của tổng thống (Council of Economic Advisers).  

Cương lĩnh hành động này dựa trên quan điểm cốt lõi : coi nước Mỹ là trụ cột của nền kinh tế thế giới, thế lực cung cấp đô la, đồng tiền được coi là an toàn và có uy lực nhất thế giới, cũng như có vai trò số một trong việc bảo đảm an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, nước Mỹ sẽ không thể tiếp tục bảo đảm các sứ mạng gọi là « global public goods » (các lợi ích chung toàn cầu) nói trên, nếu nền kinh tế Mỹ không đủ vững mạnh. Trong lúc đồng đô la vẫn chiếm đến 57% dự trữ ngoại tệ của các nước (và chiếm đến 90% tổng lượng tiền tệ thanh toán trên toàn cầu, theo số liệu của năm 2022, theo BRI – Ngân hàng Thanh toán Quốc tế), thì trọng lượng của nền kinh tế Mỹ trên tổng GDP toàn cầu tụt từ 40% trong những năm 1960 xuống chỉ còn 26% hiện nay.

Theo Stephen Miran, thực trạng này buộc nước Mỹ phải thực thi chính sách đơn phương tăng thuế hải quan để một mặt có thêm nguồn thu trực tiếp cho nhà nước, và về trung hạn khuyến khích các công ty xây dựng cơ sở sản xuất ngay tại Mỹ, để tránh phải nộp thuế hải quan. Làm như vậy, nước Mỹ sẽ có thể « tái công nghiệp hóa », điều kiện cho phép Hoa Kỳ tiếp tục đảm bảo sứ mạng là trung tâm cung cấp tiền cho toàn thế giới và thế lực bảo đảm an ninh toàn cầu. Đối với Miran, vì lợi ích chung toàn cầu, các nước không nên trả đũa việc Mỹ tăng thuế hải quan.

Hạ giá đô la : Tham vọng tái lập một « thỏa thuận Plaza » mới, từng giúp Mỹ ngăn Nhật soán ngôi

Trong chính sách liên quan đến thuế hải quan của Mỹ, có phần « bảo hộ mậu dịch » để trực tiếp kích thích sản xuất trong nước như trên, nhưng vấn đề chủ chốt liên quan đến đồng đô la. Một trong những ví dụ mà kinh tế gia Miran nêu ra là Brazil và Trung Quốc không thể sử dụng đồng tiền quốc gia để thanh toán trong thương mại song phương, mà buộc phải sử dụng đồng tiền Mỹ. Như vậy, nhu cầu vô cùng lớn về đồng đô la của các nền kinh tế toàn cầu khiến cho giá của đồng đô la luôn « bị » duy trì ở mức cao trong các trao đổi tiền tệ. Đây là nguyên do chủ yếu, mà theo Miran, đã làm « thị trường tiền tệ bị méo mó » (đồng đô la bị giữ giá quá cao) dẫn đến việc « làm mất sức cạnh tranh của các sản phẩm Mỹ trên thị trường thế giới ».

Theo Stephen Miran, việc giá đồng tiền của các nước hiện nay là « thấp », so với đô la, đã và đang gây tổn hại rất lớn cho kinh tế Mỹ. Đối với kinh tế gia Stephen Miran, tăng thuế hải quan và đe dọa tăng thuế hải quan chỉ là công cụ để buộc các nước phải chấp nhận một thỏa thuận mới về đồng đô la, tương tự như thỏa thuận Plaza, ký kết năm 1985, giữa Mỹ và bốn cường quốc, Nhật, Anh, Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức, từng cho phép « hạ giá đồng đô la xuống một nửa so với các đồng tiền chính của thế giới » vào thời điểm đó, giúp nền kinh tế Mỹ kháng cự lại được cơn lũ hàng hóa từ Nhật Bản.

Theo chuyên gia Pháp về chính sách công Louis de Catheu, chủ trương đạt được một thỏa thuận Plaza mới nhờ tăng thuế quan là điểm đặc biệt trong « Cẩm nang tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu », Miran công bố cuối năm ngoái (trang mạng Le Grand Continent, ngày 28/02/2025). Kinh tế gia Stephen Miran tin tưởng là « sau một loạt biện pháp trừng phạt về thuế hải quan, các đối tác thương mại của Mỹ như châu Âu và Trung Quốc sẽ phải chấp thuận các nhượng bộ về tiền tệ, để đổi lại việc giảm thuế hải quan ». Chủ tịch Hội đồng kinh tế của tổng thống Trump lạc quan là với sức mạnh của thị trường số một thế giới, chính sách đơn phương tăng thuế hải quan sẽ khiến nhiều nước phải mua trái phiếu của Ngân hàng Mỹ với thời hạn 100 năm, lãi suất thấp, và như vậy góp phần vào việc bù đắp các khoản nợ khổng lồ của nước Mỹ, trong đó một phần quan trọng sẽ được Mỹ dùng để chi cho việc bảo đảm an ninh toàn cầu. Miran tin tưởng sẽ có một « thỏa thuận Plaza mới », mà ông gọi là thỏa thuận « Mar-a-Lago », tên của khu nghỉ dưỡng riêng của tổng thống Trump ở miền nam nước Mỹ.

Thị trường chứng khoán chao đảo : Stephen Miran lên tuyến đầu

Vấn đề là diễn biến đã không hẳn theo dự đoán của bộ não kinh tế của Donald Trump. Trong lúc hàng chục quốc gia, chủ yếu là các nền kinh tế trung bình và nhỏ để ngỏ khả năng chấp nhận nhiều đòi hỏi của tổng thống Mỹ do lo sợ tăng thuế hải quan, các nền kinh tế lớn như Liên Âu và Trung Quốc khẳng định sẵn sàng đối đầu với Washington. Cùng lúc đó, các thị trường chứng khoán trên thế giới sụt giảm mạnh. Chỉ riêng trong hai ngày 02 và 03/04/2025, tức thời điểm mà ông Trump tuyên bố tăng thuế với toàn thế giới, hơn 6.000 tỷ đô la chứng khoán của các tập đoàn Mỹ bốc hơi. Tài sản các tập đoàn kinh tế Mỹ thân cận với chính quyền Trump thiệt hại hàng trăm tỉ đô la. Đe dọa tăng thuế hàng Trung Quốc lên đến 145% của Trump khiến giao thương hai nước tê liệt, và việc tăng thuế hoàn toàn không còn có ý nghĩa như một công cụ gây áp lực, theo chủ trương ban đầu.

Ngày 07/04, lần đầu tiên chiến lược gia kinh tế của chính quyền Trump, Stephen Miran, buộc phải đăng đàn giải trình về chính sách « thuế đối ứng » đầy mạo hiểm này (« Các nhận định của ông Steve Miran,  chủ tịch Hội đồng kinh tế của tổng thống », tại Viện Hudson, đăng tải trên trang của Nhà Trắng ngày 07/04/2025). Để biện minh cho chính sách tăng thuế hải quan đầy mạo hiểm nhưng được coi là có lợi cho nước Mỹ, trong bài giải trình, Stephen Miran đã dẫn lại một nghiên cứu duy nhất, với đồng tác giả là Paul S. Pujolas, một kinh tế gia đại học McMaster, Canada.

Con đường « mạo hiểm » vì nước Mỹ của Miran : Tương lai nào cho nhân loại ?

Kinh tế gia đại học McMaster ngay lập tức phản bác, với khẳng định Stephen Miran đã bóp méo nghiên cứu của ông, mà tinh thần chính là, cho dù việc đơn phương tăng thuế ở mức độ thấp phần nào có lợi cho nước Mỹ, nhưng giải pháp tốt nhất cho kinh tế toàn cầu vẫn là hoàn toàn không có những loại thuế như vậy. Chưa kể đến sắc thuế trên trời 145% đánh vào hàng Trung Quốc.

Nhật báo Pháp Le Monde, trong một bài viết hồi đầu năm, đã từng phỏng vấn hai kinh tế gia, mà « bộ não » Stephen Miran của Donald Trump dựa vào để xây dựng chiến lược « tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu », với đe dọa tăng thuế hải quan là biện pháp chủ lực. Cả hai kinh tế gia Arnaud Costinot (Massachusetts Institute of Technology - MIT) và Andres Rodriguez-Clare (Đại học Californie ở Berkeley) đều khẳng định tăng thuế 20% là một biện pháp « rất tồi », có hại cho kinh tế Mỹ.

Chiến lược dùng « chiến tranh thuế » để tái lập vị thế siêu cường của Mỹ, với trụ cột là kinh tế gia Stephen Miran, sẽ dẫn thế giới đi về đâu ? Trong phần cuối của « Cẩm nang tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu », cương lĩnh kinh tế không chính thức của chính quyền Trump, « bộ não » của Donald Trump thừa nhận rằng nước Mỹ có khả năng chiến thắng, nhưng cửa « rất hẹp ».

Với chiến lược của Miran, chính quyền Trump muốn lập lại chiến thắng như chính quyền Reagan từng thành công trước Nhật Bản, để nước Mỹ tiếp tục là siêu cường số một. Tuy nhiên, 40 năm sau, cục diện thế giới đã hoàn toàn khác. Cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Olivier Blanchard, được Le Figaro trích dẫn, cảnh báo : Miran đang « đùa với lửa », nước Mỹ và toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu đang đứng trước các hậu quả khủng khiếp với chính sách liều lĩnh của kinh tế gia Mỹ, vốn chuyên về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. 


************

Phá giá đô la và tái cơ cấu nợ của Mỹ : Kế hoạch còn nguy hiểm hơn chiến tranh thương mại

Đăng ngày:


Trong tuần lễ từ ngày 07-13/2025 thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt thất thường và bị chấn động vi « trận bão thương mại » xuất phát từ thủ đô Washington. Công luận thế giới tập trung vào chiến tranh thương mại không hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng « đó mới chỉ là tiền đề cho một chiến lược quy mô hơn, nguy hiểm hơn ». Mang nợ nhiều nhất trên thế giới, Hoa Kỳ muốn hình thành một trật tự mới về tiền tệ và tài chính.

Đồng đô la Mỹ, đơn vị tiền tệ quốc tế và đơn vị dự trữ. Ảnh minh họa.
Đồng đô la Mỹ, đơn vị tiền tệ quốc tế và đơn vị dự trữ. Ảnh minh họa. AP - Anupam Nath

RFI mời giáo sư Eric Monnet, trường kinh tế Paris School of Economics giải thích về « chiến thuật nguy hiểm » đó của chính quyền Trump mà mục tiêu sau cùng là « tái cơ cấu núi nợ » 30.000 tỷ đô la của Hoa Kỳ.

Mỹ lấn cấn vì núi nợ 30.000 tỷ đô la 

Đầu tuần trước, lãi suất tín dụng mà Hoa Kỳ phải đi vay đã đột ngột tăng mạnh : lãi suất tín dụng 10 năm « tăng gần nửa điểm » trong vài giờ đồng hồ trong đêm 9-10/04, làm dấy lên viễn cảnh quốc gia mang nợ lớn nhất thế giới phải đối mặt với một « cuộc khủng hoảng niềm tin », thiếu hụt thanh khoản. Nhiều tờ báo tài chính quốc tế nói đến « một làn gió hoảng loạn » đã thổi đến Nhà Trắng trong vài giờ và chính điểm này đã buộc tổng thống Donald Trump phải tạm hoãn cuộc chiến thương mại với toàn cầu (ngoại trừ với Trung Quốc).

Hãng tin Mỹ Bloomberg xác nhận hiện tượng một số chủ nợ của Washington « ồ ạt bán đi Treasuries - công trái phiếu » của Hoa Kỳ mà họ đang nắm giữ. Mãi tận Singapore, cơ quan môi giới Lombard Odier cũng nói đến « một cuộc đình công từ phía các chủ nợ cho Hoa Kỳ vay mượn tiền ». Tại Nhà Trắng, các cộng tác viên và cố vấn tài chính, tiền tệ của tổng thống Donal Trump ghi nhận « nhiều hoạt động bất thường, bán đi công trái phiếu của Mỹ ». Hiện tượng này « xuất phát từ châu Á » vào lúc mà Nhật Bản và Trung Quốc là hai chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ




Cùng lúc tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ sụt giảm. Tổng thống Donald Trump muốn giữ giá đô la ở mức thấp để thúc đẩy xuất khẩu, hay chính xác hơn là để thu hẹp thâm hụt mậu dịch của nền kinh tế số 1 toàn cầu với rất nhiều các bạn hàng trên thế giới - đứng đầu là Trung Quốc.

Vậy thì tại sao Nhà Trắng đã vội lùi bước trên vấn đề thuế quan khi chiến dịch « Ngày Giải Phóng » nước Mỹ của ông Trump mới chỉ vừa có hiệu lực lúc 00 giờ ngày 09/04 ?

Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Eric Monnet, giảng dậy tại trường kinh tế Paris School of Economics, trước hết trở lại với mục tiêu chính của cuộc chiến thương mại Mỹ đang khơi mào với quá nhiều những thông báo ồn ào để rồi cũng Nhà Trắng lại đính chính sau đó hay thay đổi ý kiến vào giờ chót. 

Eric Monnet : « Thật khó để biết Hoa Kỳ thực sự đang tính toán những gì, nhưng ít nhất chúng ta có thể suy luận mục tiêu chính : Họ muốn có một cán cân thương mại thặng dư. Tức là xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu. Điều đã được chứng minh trong các phát biểu của Trump, cũng như trong các thống kê ông đã trình bày. Hoa Kỳ muốn chấm dứt tình trạng nhập siêu, chinh phục lại vị trí của một cường quốc thương mại. Thế nhưng Washington tuyệt đối không khuyến khích dân chúng hạn chế mua hàng của nước ngoài mà lại chọn giải pháp trừng phạt các bạn hàng của Mỹ, để cộng đồng quốc tế giảm xuất khẩu vào Mỹ.

Có hai vũ khí để giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới vào Hoa Kỳ : một là các hàng rào quan thuế như đã được đề cập đến rất nhiều. Biện pháp thứ hai là phá giá đồng tiền Mỹ so với các đơn vị ngoại tệ khác. Nhưng đến nay biện pháp này chưa được sử dụng cho dù đã được chính quyền Trump nói tới khá nhiều ».

Tăng sức hấp dẫn của hàng Mỹ, « dìm hàng ngoại »

Việc làm yếu đi đồng đô la đơn giản chỉ làm cho hàng Mỹ rẻ hơn so với hàng của những nơi khác bán sang Hoa Kỳ. Chính quyền Washington qua đó kỳ vọng hàng Mỹ có sức thu hút cao hơn, để có thể xuất khẩu dễ hơn, đồng thời thì hàng nhập vào Hoa Kỳ trở nên đắt đỏ hơn, nên dân Mỹ sẽ chuộng đồ nội địa. Mục tiêu phá giá đồng tiền, hay ít ra là giữ giá đồng đô la ở mức thấp để kích thích xuất khẩu của Mỹ, được coi là « giai đoạn 2 » của một chiến lược « rộng lớn » và nguy hiểm đối với thế giới. Kế hoạch đó do 2 nhân vật chủ xướng. Người thứ nhất là bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent và Stephen Miran cố vấn cho ông Trump. Miran hoạt động trong hậu trường. Tháng 11/2024  đã công bố một cặn kẽ những bước để thực hiện điều mà « chiến lược gia » về tiền tệ và tài chính này báo trước sẽ là một « cuộc Big bang ».

3 giai đoạn của một cuộc cách mạng tiền tệ 

Kế hoạch mang tên ông Miran gồm : Ở giai đoạn 1, Mỹ mở một cuộc thương chiến « tàn khốc » đến nỗi, tất cả các đối thủ phải cầu cạnh Washington. Khi đó ở giai đoạn 2, Hoa Kỳ đồng ý nhượng bộ với điều kiện các « chủ nợ » phải bán bớt đồng đô la, qua đó giảm tỷ giá hối đoái của đồng tiền Mỹ. Ở giai đoạn cuối cùng Washington đòi các chủ nợ thay thế công trái phiếu của Mỹ họ đang nắm giữ để bằng những « công trái có giá trị cả trăm năm ».

Giai đoạn 3 này mới là mục tiêu sau cùng chiến lược gia tài chính của Donald Trump, Stephen Miran nhắm tới : Đây là giải pháp cho phép « giảm nhẹ gánh nặng nợ nần » của nước Mỹ, giảm bớt lãi suất tín dụng mà hàng năm chính quyền Liên Bang vẫn phải thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài mà đứng đầu là Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu.

Giáo sư kinh tế Eric Monnet, trường Paris School of Economics phân tích tiếp :

Eric Monnet : « Có hai cách để làm giảm giá trị đồng đô la : đầu tiên là nới lỏng chính sách tiền tệ, đòi Ngân Hàng Trung Ương giảm lãi suất chỉ đạo. Và chúng ta đã thấy rằng Trump đang gây áp lực, đặc biệt là qua những phát biểu trên mạng xã hội để Cục Dự Trữ Liên Bang Fed, giảm lãi suất. Cách thứ nhì để giảm giá đồng tiền và đây là kế hoạch thực sự của Stephen Miran. Ông này chủ trương Mỹ đàm phán với những quốc gia đang nắm giữ nhiều đô la, như Châu Âu, Trung Quốc hay Nhật Bản để đạt được một thỏa thuận dẫn đến việc giảm giá trị đồng đô la so với các đồng tiền lớn khác ».

Thuế hải quan : vũ khí để mặc cả

Đòi các quốc gia khác đến thảo luận với Hoa Kỳ, nhưng đổi lại Mỹ cũng phải nhượng bộ : tức là khi các quốc gia khác đồng ý duy trì một « đồng đô la yếu », họ được lợi gì ?

Eric Monnet : « Chính xác là như vậy và cũng vì thế mà chiến lược của Mỹ trước hết là phải dùng đòn thuế hải quan để áp đặt với thế giới luật chơi. Bắt mọi người phải thương thuyết, để rồi sau đó, trong một giai đoạn thứ hai, Hoa Kỳ dùng đòn thuế quan như công cụ đòi các quốc gia khác chấp nhận việc giảm giá trị tỷ giá hối đoái, tức là giảm giá trị đồng đô la.

Và đó là điều mà họ gọi là Thỏa Thuận Mar A Lago (dinh thự riêng của Donald Trump ở bang Florida). Cho tới nay thỏa thuận Mar A Lago chưa hiện hữu, đây mới chỉ là một kế hoạch. Ý tưởng ở đây là Trump cũng thực hiện một thỏa thuận, đàm phán về tỷ giá hối đoái tương tự như Thỏa Thuận Plaza hồi năm 1985 đạt được dưới chính quyền của tổng thống Ronald Reagan. Plaza là tên một khách sạn ở New York và cũng chính tại đây Washington và các đối tác đã đồng ý giảm tỷ giá hối đoái của đô la ». 

Vẫn trong cuộc trả lời dành cho RFI Tiếng Việt hôm 10/04/205 vừa qua, giáo sư Monnet nói đến tính khả thi của kế hoạch mà tổng thống Trump và các cộng tác viên của ông gọi là « Thỏa thuận Mar A Lago ».

Eric Monnet : « Kế hoạch này có khả thi hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thế giới đến lúc đó, tức là liệu rằng chiến tranh thương mại Mỹ gây nên sẽ làm rối loạn toàn cầu tới mức nào, kinh tế của thế giới có nguy cơ bị xuống dốc quá hay không… Nếu tình hình quá tồi tệ, thì điều đình hạ giá đô la có thể là cánh cửa duy nhất để khôi phục một chút mô hình đa phương trong một thế giới ngày càng hỗn loạn trước mắt, đây là điều có thể xảy ra nhưng không phải là vào thời điểm hiện tại và chắc chắn là không phải theo các điều khoản mà Mỹ đang áp đặt với thế giới như hiện nay. Đương nhiên thỏa thuận quốc để giảm giá đồng đô la sẽ bất lợi cho các quốc gia khác trên thế giới ».

Nguy cơ Mỹ không còn làm chủ tình hình 

Điều khó hiểu ở đây là vào lúc chính quyền Mỹ tìm cách giữ giá đồng đô la thấp so với các ngoại tế khác trên thế giới (euro, franc Thụy Sĩ, yen hay nhân dân tệ…) thế nhưng Nhà Trắng bị đẩy vào thế bất an, khi đồng đô la trượt giá và trước tin dường như Trung Quốc -và có thể là cả Nhật Bản, đang mạnh tay bán ra công trái phiếu của Hoa Kỳ.

Giáo sư Eric Monnet thận trọng phân tích về hiện tượng đó :

Eric Monnet : « Thực ra hiện tại rất khó để nói chính xác liệu Trung Quốc có bán trái phiếu kho bạc Mỹ hay không. Các dữ liệu trước mắt chưa cho phép tôi khẳng định điều đó. Trái lại, mối đe dọa đó là có thật. Tức là Trung Quốc, cũng như nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang nắm giữ rất nhiều trái phiếu nợ của Mỹ như một khoản dự trữ ngoại tệ. Những quốc gia này hoàn toàn có thể bán ra những công trái đó của Hoa Kỳ, giới hạn dự trữ bằng đô la để đi mua các ngoại tệ khác, có thể là euro chẳng hạn.

Đây là kịch bản từ lâu nay Hoa Kỳ đã lo sợ và cũng là lý do tại sao Donald Trump từng dọa nạt thế giới, kể cả Bắc Kinh là nếu mà các quốc gia này bán trái phiếu kho bạc Mỹ thì ông Trump sẽ lại càng tăng thuế hải quan. Nhưng một khi Nhà Trắng đã ấn định những mức thuế hải quan quá cao đi mất rồi, chúng ta tự hỏi điều gì thực sự có thể ngăn cản các quốc gia này bán đô la.

Trong đêm 9 rạng sáng 10 tháng 4/2025 (theo giờ Paris) một khối lượng lớn công trái phiếu của Mỹ được bán ra, đô la mất giá. Cùng lúc lãi suất ngân hàng Mỹ phải đi vay tăng mạnh, làm tăng chi phí nợ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi vì trong trường hợp của Trung Quốc, ồ ạt bán đi đô la, tiền Mỹ mất giá, tức là đồng tiền Trung Quốc bị đẩy lên cao. Điều này bất lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc do vậy Ngân hàng trung ương đã phải can thiệp tìm cách giữu tỷ giá hối đoái ở mức thấp so với đồng tiền của Hoa Kỳ. Nước cờ đó không có lợi gì cho Bắc Kinh. Nhưng những giao động trong tuần qua cho thấy  chúng ta đã bước vào một thế giới mà ở các bên luôn chủ trương dùng sức mạnh để áp đặt chính sách kinh tế ».

Mục tiêu của Mỹ : Phá giá đồng đô la 

Theo quan niệm của ông trùm tiền tệ đứng trong bóng tối cố vấn cho tổng thống Trump là do quy chế của đơn vị đồng tiền dự trữ và là thước đo lường các luồng thương mại cho toàn cầu mà đô la của Mỹ bị nâng giá một cách « bất công, cướp đi hàng triệu công việc làm của người lao động Hoa Kỳ », thành thử điều đơn giản là Mỹ cần « bắt các nền kinh tế khác trên thế giới đóng góp hay đúng hơn là trả giá khi họ sử dụng đô la như một đơn vị tiền tệ dự trữ ».

Một đồng đô la mềm giá tăng sức cạnh tranh của hàng công nghiệp made in USA và sẽ bóp ngạt các đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Trước mắt Thỏa thuận tiền tệ Mar A Lago của chiến lược gia kinh tế Miran vẫn còn là một « kế hoạch » còn đang được hình thành, nhưng đã để lộ rõ những điều như sau : Thứ nhất, chính quyền Trump có khuynh hướng « mặc cả với thế giới bằng sức mạnh » nhưng không chắc sẽ đem lại những kết quả như mong muốn.

Thứ hai, như kinh tế gia Nicolas Véron được báo Les Echos (17/03/2025) trích dẫn đã nhận định, chủ trương kết hợp các đòn thuế quan mạnh tay và hù dọa của chính quyền Trump, mới chỉ chưa đầy 100 ngày ở Nhà Trắng, đã hủy hoại hết các mối liên minh gắn chặt siêu cường thương mại và nền kinh tế số 1 toàn cầu với những nước bạn thân thiết nhất như Canada, Mêhicô, Liên Âu và cả nhiều đồng minh của Mỹ ở Châu Á. Chưa biết sẽ có Thỏa Thuận Mar A Lago nào hay không để thay thế Thỏa Thuận Plaza chỉ biết rằng trước mắt, nước Mỹ của Donald Trump không còn nhiều đồng minh.

Điểm thứ ba là Hoa Kỳ sẵn sàng thay đổi luật chơi về tài chính và thương mại, khai tử mô hình do chính Washington đã tạo ra, miễn là làm sao có lợi cho nước Mỹ.


*********

Đại học Harvard không tuân lệnh Donald Trump, Nhà Trắng đình chỉ trợ cấp 2,2 tỷ đôla

Chính quyền tổng thống Mỹ  Donald Trump hôm qua, 14/04/2025, thông báo đình chỉ khoản trợ cấp 2,2 tỷ đôla cho Harvard, một trong những đại học danh giá nhất thế giới, sau khi trường này từ chối làm theo các yêu cầu của Nhà Trắng. 

L'université Harvard, située à Cambridge, Boston, dans le Massachusetts, Etats Unis. Photo prise le 16 avril 2011.
Đại học Harvard, Cambridge, Boston, Hoa Kỳ. © RFI/Duc Tam
Quảng cáo

Trong thời gian qua, Harvard, cũng như nhiều trường đại học khác ở Mỹ, là nơi diễn ra phong trào sinh viên chống cuộc chiến tranh do Israel tiến hành ở Gaza. Từ khi Donald Trump trở lại nắm quyền, Nhà Trắng thường xuyên chỉ trích đại học này.

Theo hãng tin AFP, từ cuối tháng 3, chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo sẽ cắt khoảng 9 tỷ đôla trợ cấp liên bang trong những năm tới cho Harvard sau khi “xem xét toàn diện” trường đại học bị Nhà Trắng cáo buộc để lan truyền tư tưởng “bài Do Thái”. 

Đầu tháng 4, trong một bức thư được tờ Washington Post đăng tải, Nhà Trắng đã yêu cầu ban lãnh đạo của trường đáp ứng nhiều yêu cầu, đặc biệt là chấm dứt những chính sách tạo thuận lợi cho đa dạng sắc tộc và sửa đổi những chương trình giảng dạy có nội dung bị xem là “kích động sách nhiễu bài Do Thái”. 

Ban lãnh đạo trường Harvard dứt khoát không làm theo những yêu cầu đó. Trong một bức thư gởi sinh viên và giảng viên hôm qua, hiệu trưởng Alan Garber tuyên bố Harvard "sẽ không từ bỏ sự độc lập hoặc các quyền được Hiến pháp bảo đảm". Ông nhấn mạnh: "Không một chính phủ nào, bất kể đảng nào cầm quyền, có quyền ra lệnh cho các trường đại học tư về những gì họ phải giảng dạy, về những ai họ có thể tuyển sinh và tuyển dụng, hoặc về những môn học nào họ có thể tiến hành nghiên cứu". 





Trước đó, chính phủ Mỹ cũng đã đình chỉ 400 triệu đôla trợ cấp cho một đại học danh giá khác là đại học Columbia ở New York. Nhưng khác với Harvard, đại học này trong những tuần qua đã nỗ lực cải tổ theo yêu cầu của Nhà Trắng với hy vọng được nhận lại khoản trợ cấp nói trên.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 16 tháng 04 -2025

xxx

Trumvayco 2
*************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(Bloomberg) - Trung Quốc tạm ngừng tiếp nhận máy bay Boeing. Quyết định được đưa ra  trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ. Chính phủ Trung Quốc cũng đã yêu cầu các hãng hàng không của nước này ngừng mua mọi thiết bị hoặc phụ tùng cho máy bay từ các công ty của Mỹ. 

(AFP) - Trump sẵn sàng tạm miễn thuế cho các hãng xe hơi. Hôm qua, 14/04/2025, tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ vẻ sẵn sàng nhân nhượng về mức thuế quan 25% nhắm vào các xe hơi và phụ tùng xe hơi nhập vào Mỹ, được áp dụng từ 2 tuần qua. Sau tuyên bố nói trên, cổ phiếu của các hãng xe hơi như Toyota, Honda, Hyundai đều tăng mạnh trở lại. Nhưng cùng lúc đó, hôm qua Washington khởi động một cuộc điều tra có thể mở đường cho việc áp thuế quan gắt gao đối với hàng dược phẩm và bán dẫn. 

(AFP) – Hoa Kỳ sẽ đánh thuế cà chua Mêhicô 21 %. Bộ Thương Mại Hoa Kỳ hôm qua, 14/04/2025, cho biết muốn rút khỏi thỏa thuận song phương với Mêhicô, vì « không bảo vệ được các nhà sản xuất Hoa Kỳ » khi nhập nông sản giá rẻ từ Mêhicô. Quyết định rút khỏi thỏa thuận, vốn cho phép miễn thuế nhập khẩu cà chua Mêhicô, sẽ có hiệu lực từ giữa tháng Bảy và Washington có thể đánh thuế mặt hàng này lên đến 21 %. Khoảng hơn nửa sản lượng cà chua của Mêhicô được xuất khẩu đến Hoa Kỳ.

(Financial Times) - Bruxelles khuyến cáo các nhà ngoại giao châu Âu hết sức đề phòng bảo mật khi công du Mỹ. Đó là những biện pháp mà cho tới nay chỉ áp dụng cho các chuyến công du ở Trung Quốc hay Ukraina. Cụ thể, các nhà ngoại châu Âu được yêu cầu sử dụng loại điện thoại dùng một lần và không thể bị truy vết, cũng như sử dụng máy tính xách tay do Ủy Ban Châu Âu cung cấp. Điện thoại cá nhân phải được tắt và được đặt trong những túi chống gián điệp. 

(AFP) – Trung Quốc thông báo treo thưởng nếu bắt được mật vụ của Mỹ. Hôm nay, 15/04/2025, cảnh sát của Cáp Nhĩ Tân, phía đông bắc Trung Quốc đăng lệnh truy nã 3 công dân Mỹ (Katheryn A. Wilson, Robert J. Snelling và Stephen W. Johnson), được cho là mật vụ của Cơ quan An ninh Quốc Gia Hoa Kỳ (NSA). Họ bị cáo buộc thực hiện các cuộc tấn công mạng vào Thế vận hội mùa đông châu Á, được tổ chức tại Cáp Nhĩ Tân vào tháng Hai vừa qua, nhằm đánh cắp thông tin của các vận động viên. Chính quyền Trung Quốc hồi đầu tháng Tư cho biết đã ghi nhận 270 000 vụ tấn công mạng từ nước ngoài nhắm vào sự kiện thể thao.

(REUTERS) – Philippines và Trung Quốc cáo buộc nhau có hành động nguy hiểm tại Biển Đông. Lực lượng hải cảnh Philippines cho biết hôm qua, 14/04/2025, một tàu của Trung Quốc đã tăng tốc, chặn một tàu của Philippines ở ngoài khơi bãi cạn Scarbough, nơi mà cả hai nước tranh chấp chủ quyền. Manila tố cáo Bắc Kinh « trắng trợn coi thường an toàn hàng hải ». Về vụ việc này, phía Trung Quốc hôm nay cũng cáo buộc tàu Philippines hành động « nguy hiểm », đã tiếp cận tàu của Trung Quốc, đi vào tuyến đường của tàu Trung Quốc, đồng thời cáo buộc Philippines « dàn dựng một vụ va chạm giả ».

(AFP) - Ukraina tấn công thành phố Koursk của Nga. Chính quyền thành phố Koursk của Nga hôm nay, 15/04/2025, thông báo đã có 1 người chết và 9 người bị thương trong một cuộc tấn công của Ukraina đêm qua. Cũng hôm qua, Matxcơva khẳng định là quân Nga hôm Chủ nhật chỉ tấn công vào một cuộc họp của quân đội Ukraina ở thành phố Soumy, đồng thời cáo buộc Kiev dùng thường dân làm “ bia đỡ đạn”. Vụ oanh kích trung tâm thành phố Soumy khiến 34 người chết đã bị các nước phương Tây cực lực lên án. 

(AFP) – Ukraina : Hai lính Trung Quốc bị bắt mong muốn được trao trả. Hôm qua, 14/04/2025, hai công dân Trung Quốc bị bắt tại Ukraina đã có mặt trong một buổi họp báo tại Kiev, khẳng định mong muốn được trao trả cho Nga, và Trung Quốc hỗ trợ đưa về nước, đồng thời kêu gọi người Trung Quốc không làm theo họ. Những người lính này cho biết tham gia vào quân đội Nga qua các tin tuyển dụng trên một số ứng dụng Trung Quốc như Kuaishou hay Douyin, và khẳng định không có liên hệ với chính phủ Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã kêu gọi tránh mọi « thao túng chính trị » và đang « kiểm chứng các thông tin liên quan đến công dân của mình ».

(YONHAP) -  Hàn Quốc và Hoa Kỳ tập trận chung. Hôm nay, 15/04/2025, Theo bộ Quốc Phòng Hàn Quốc, cuộc tập trận chung bao gồm các cuộc thao dượt trên không, sử dụng máy bay ném bom B-1B, chiến đấu cơ F-16, cũng như F-35A để khoa trương sức mạnh với Bắc Triều Tiên. Seoul không nêu rõ địa điểm chính xác cũng như số lượng thiết bị quân sự hay nguồn lực. Hai bên cũng đã có cuộc thao dượt chung tương tự vào hồi tháng Hai năm nay.

(AFP) – Khủng hoảng ngoại giao Pháp – Algérie. Hôm nay, 15/04/2025, bộ trưởng Ngoại Giao Pháp Jean-Noël Barrot lấy làm tiếc về việc Algérie trục xuất 12 nhà ngoại giao Pháp, và cảnh báo quyết định này « không phải không có hậu quả ». Một ngày trước đó, chính quyền Algérie đã tuyên bố 12 nhà ngoại giao Pháp không được « hoan nghênh » tại nước này và phải rời khỏi Algérie trong vòng 48 giờ, để đáp trả việc Pháp bắt giữ một nhân viên ngoại giao của nước này.

(AFP) – Gaza : Hamas xem xét đề xuất lệnh ngừng bắn. Hôm qua, 14/04/2025, lực lượng Hamas cho biết đang xem xét đề xuất lệnh ngừng bắn của Israel. Hôm nay, một quan chức của lực lượng này cho biết sẽ đưa ra câu trả lời trong 48 giờ tới. Điều kiện bao gồm việc trao trả một nửa con tin Israel mà Hamas vẫn giam giữ trong tuần đầu tiên sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn trong 45 ngày cũng như việc cho phép viện trợ vào Gaza. Israel cũng yêu cầu Hamas giải giáp vũ khí.  

(AFP) ) - Hungary sửa Hiến Pháp để hạn chế quyền của giới LGBT+. Quốc Hội Hungary hôm qua, 14/04/2025, đã thông qua một tu chính án nhằm hạn chế hơn nữa quyền của giới LGBT+ (đồng tính, chuyển giới, song tính). Cụ thể, Hiến pháp Hungary kể từ nay chỉ công nhận giới tính nam hoặc nữ, tương tự như sắc lệnh mà tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành.

(AFP) - Dân số Nhật Bản tiếp tục giảm. Theo các số liệu được công bố chính thức hôm qua, tính đến tháng 10/2024, dân số Nhật Bản đã giảm xuống còn 123,8 triệu người, giảm đi 550.000 người. Như vậy là dân số Nhật Bản tiếp tục giảm trong năm thứ 14 liên tiếp. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ năm 1950 khi chính phủ Tokyo bắt đầu thu thập những liệu về dân số. Tỷ lệ sinh đẻ của Nhật Bản thuộc loại thấp nhất thế giới, kéo theo sự sụt giảm của dân số trong độ tuổi lao động, sự sụt giảm của mức tiêu thụ và khiến các công ty gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân công.

(AFP) - Pháp: Nhiều xe của nhân viên nhà tù bị đốt hoặc nhắm bắn. Tình trạng này xẩy ra trong những ngày qua. Riêng nhà tù ở thành phố Toulon miền đông nam đã bị nhắm bắn bằng súng tự động trong đêm qua, theo nguồn tin từ những người thân cận với bộ trưởng Tư Pháp Gérald Darmanin hôm nay, 15/04/2025. Theo nguồn tin này, những hành động nói trên “dường như có sự phối hợp và rõ ràng có liên hệ đến chiến lược của bộ trưởng Tư Pháp chống các băng đảng buôn ma túy.”

(AFP) - Sau kỷ lục về nhiệt độ cao, châu Âu cũng phải hứng chịu những trận lũ lụt mang tính lịch sử vào năm 2024. Theo báo cáo của Viện quan sát khí hậu châu Âu Copernicus, công bố hôm nay, 15/04/2025, gần một phần ba mạng lưới sông của châu Âu đã bị ngập lụt vào năm 2024, được coi là một trong 10 năm ẩm ướt nhất của châu Âu từ năm 1950. Các trận lụt đã khiến 335 người thiệt mạng, ảnh hưởng đến cuộc sống của 413 000 người, gây thiệt hại lên đến 18 tỷ euro. Báo cáo cũng chỉ ra rằng chỉ khoảng một nửa các thành phố châu Âu có kế hoạch thích ứng với các hiện tượng khí hậu cực đoan, như là nắng nóng kỷ lục hay lũ lụt.


************

Vùng Kursk của Nga bị Ukraine tấn công dữ dội, nhiều người bị thương

Hoài Linh

Kursk bị tấn công. Ảnh: Telegraph
Vùng Kursk bị tấn công. Ảnh: Telegraph

Hãng thông tấn Tass dẫn tin từ chính quyền vùng Kursk cho hay: "Kursk đã phải hứng chịu một cuộc tấn công lớn của đối phương vào sáng sớm 15/4. Một số nhà dân đã bốc cháy sau các cuộc không kích bằng UAV nhắm vào cơ sở hạ tầng dân sự. Thật không may, một phụ nữ 85 tuổi đã thiệt mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới gia đình. 9 người khác bị thương do các mảnh vỡ sắc nhọn bắn trúng. Các nhân viên y tế đã có mặt tại hiện trường để hỗ trợ". 

Các UAV của Ukraine đã gây hư hại cho 5 tòa nhà dân cư và nhắm trúng một nhà để xe cứu thương, phá hủy 11 chiếc xe. 

Kursk bị tấn công. Ảnh: Mash
Ảnh: Mash

Nhiều nhân chứng kể đã nghe thấy 40 tiếng nổ sau khi cuộc tấn công bắt đầu diễn ra. Theo Bộ Quốc phòng Nga, khoảng 109 UAV đã bị bắn hạ tại Kursk. 

Phía Ukraine hiện chưa lên tiếng bình luận về thông tin trên. Tuy nhiên, các lực lượng Kiev thường mở những cuộc tấn công trên bộ lẫn trên không nhằm vào Kursk và các khu vực biên giới khác của Nga nhằm làm suy yếu hoạt động quân sự chung của quân Moscow. 

Kursk bị tấn công. Ảnh: Baza
Ảnh: Baza

Trước đó, Thống đốc Kursk Aleksandr Khinshteyn ngày 14/4 cho biết, quân Ukraine tiếp tục nã pháo và tấn công bằng UAV vào nhiều ngôi làng thuộc vùng biên giới này, khiến 5 dân thường thiệt mạng. 

Quân đội Ukraine đã mở chiến dịch đột kích xuyên biên giới vào vùng Kursk của Nga hồi tháng 8 năm ngoái, chiếm giữ thị trấn Sudzha và hàng chục ngôi làng xung quanh. Kể từ đó, Moscow đã giành lại hầu hết lãnh thổ rơi vào tay Ukraine.


***********

Bloomberg: Trung Quốc yêu cầu ngành hàng không ngưng nhận máy bay Boeing

NGHI VŨ

Bản thân mức thuế 125% Trung Quốc áp lên hàng hóa Mỹ đã làm tăng gấp đôi chi phí cho việc mua máy bay và phụ tùng máy bay do Mỹ sản xuất.

Boeing - Ảnh 1.

Một chiếc Boeing 737 của Air China - Ảnh: BLOOMBERG

Dẫn nguồn thạo tin, Hãng tin Bloomberg ngày 15-4 cho biết Trung Quốc đã yêu cầu các hãng hàng không của nước này không tiếp nhận thêm bất kỳ máy bay giao tới mới nào từ hãng sản xuất Boeing, trong bối cảnh cuộc chiến thương mại "ăn miếng trả miếng" đang diễn ra giữa Washington và Bắc Kinh.

Cũng theo nguồn tin giấu danh tính, Bắc Kinh cũng yêu cầu các hãng hàng không Trung Quốc ngừng mọi hoạt động mua thiết bị và phụ tùng liên quan đến máy bay từ các công ty Mỹ.

Lệnh này được đưa ra sau khi Trung Quốc công bố mức thuế trả đũa 125% đối với hàng hóa của Mỹ vào cuối tuần qua. Trước đó, Washington tuyên bố áp thuế 145% lên hàng hóa Bắc Kinh.

Theo đó, bản thân mức thuế quan mà Bắc Kinh đánh lên hàng hóa Mỹ đã làm tăng gấp đôi chi phí cho việc mua máy bay và phụ tùng máy bay do Mỹ sản xuất, khiến các hãng hàng không Trung Quốc khó có thể tiếp tục khai thác máy bay Boeing.

Chính phủ Trung Quốc cũng đang cân nhắc các biện pháp hỗ trợ các hãng hàng không đang thuê máy bay Boeing và đang phải đối mặt với các chi phí tăng thêm.

Sau khi Bloomberg News đưa tin về động thái của Trung Quốc, cổ phiếu của Boeing - hãng sản xuất máy bay của Mỹ - đã giảm đến 4,6% trong thời gian giao dịch trước giờ sàn chứng khoán mở cửa. Tính đến ngày 14-4, cổ phiếu Boeing đã giảm 10% trong năm nay.

Bloomberg nhận định các leo thang nhanh chóng trong cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang đẩy Boeing vào thế khó, mặc dù tình hình có thể thay đổi bất kỳ lúc nào. Ông Trump vừa qua đã công bố miễn trừ thuế quan đối với các mặt hàng điện tử nhập khẩu vào Mỹ, bao gồm cả iPhone nhập khẩu từ Trung Quốc.

Theo dữ liệu từ Aviation Flights Group, khoảng 10 máy bay Boeing 737 Max đang chuẩn bị được đưa vào đội bay của các hãng hàng không Trung Quốc, bao gồm hai chiếc cho mỗi hãng China Southern Airlines, Air China và Xiamen Airlines.

Hồi tuần trước, Bloomberg đưa tin Hãng Juneyao Airlines đã hoãn nhận một máy bay Boeing 787-9 Dreamliner dự kiến được giao trong 3 tuần nữa.

Đối với Boeing, các hạn chế này sẽ lại là một bước lùi nữa của hãng tại một trong những thị trường có nhu cầu cho máy bay lớn nhất thế giới như Trung Quốc.

Năm 2018, Trung Quốc được dự báo chiếm 20% nhu cầu máy bay toàn cầu trong hai thập kỷ tới. Gần 1/4 sản lượng của Boeing được giao đến quốc gia này.

Boeing liên tục gặp hạn

Boeing trong những năm gần đây đã không công bố đơn đặt hàng lớn nào từ Trung Quốc, do căng thẳng thương mại và những vấn đề từ chất lượng máy bay của hãng.

Trung Quốc là nước đầu tiên đình chỉ 737 Max vào năm 2019 sau hai vụ tai nạn chết người.

Trong thời gian gần đây, đặc biệt là trong năm 2024, hãng sản xuất máy bay Mỹ đã và đang phải đối mặt với nhiều biến cố, trong đó có hàng loạt sự cố liên quan đến chất lượng và độ an toàn của các máy bay do hãng sản xuất.


************

Mỹ chặn tuyên bố lên án Nga của nhóm G7

Hoài Linh

G7. Ảnh: EFE/EPA
G7. Ảnh: EFE/EPA

Tờ Bloomberg hôm nay (15/4) trích dẫn các nguồn tin nắm được các cuộc trao đổi ngoại giao cho biết như vậy. 

Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông tin, Nga sáng 13/4 đã phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn, trong đó có một tên lửa được trang bị bom chùm, vào thành phố Sumy ở phía đông bắc nước này. Theo ông Zelensky, cuộc tấn công làm ít nhất 35 người thiệt mạng và 119 người khác bị thương, trong đó có cả trẻ em. Kiev cho biết, đây là một trong những cuộc tấn công tồi tệ nhất nhằm vào Sumy trong suốt cuộc xung đột toàn diện giữa Nga - Ukraine. 

Đại sứ quán Mỹ tại London, Anh hiện từ chối bình luận về thông tin trên. Nhà Trắng, Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ và chính phủ Canada cũng chưa phản hồi đề nghị bình luận của Bloomberg. 

Bộ Quốc phòng Nga hôm 14/4 đã xác nhận việc quân đội nước này mở một cuộc tập kích vào Sumy và mục tiêu nhắm tới là một cuộc họp của các chỉ huy quân sự Ukraine trong thành phố. 

Canada, quốc gia đang giữ chức chủ tịch luân phiên của G7 đã nói với các nước thành viên khác rằng, tuyên bố chung của nhóm không thể được thông qua nếu thiếu sự ủng hộ của Mỹ. Theo dự thảo tuyên bố chung của G7 rò rỉ tới tay Bloomberg, nhóm dự kiến coi cuộc tấn công vào Sumy là bằng chứng cho thấy Nga quyết tâm tiếp tục chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. 

Trong khi các nhà lãnh đạo châu Âu lên án vụ tấn công, Tổng thống Mỹ Donald Trump có giọng điệu nhẹ nhàng hơn. Người đứng đầu nước Mỹ mô tả cuộc tấn công là khủng khiếp, nhưng có khả năng "xảy ra do nhầm lẫn". Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã gửi lời chia buồn tới các nạn nhân của "cuộc tấn công tên lửa kinh hoàng của Nga vào Sumy", nhưng không kêu gọi gia tăng áp lực lên Nga.

Kể từ khi nhậm chức nhiệm kỳ 2 vào tháng Một năm nay, ông Trump đã đảo ngược các chính sách đối ngoại của Mỹ về cuộc xung đột Nga - Ukraine, nối lại liên lạc trực tiếp với Moscow trong khi gây áp lực lên Kiev bằng cách tạm thời đình chỉ viện trợ quân sự quan trọng.


***********

Kinh tế gia Stephen Miran và giấc mơ Mỹ tái lập vị thế siêu cường với « cuộc chiến thuế »

Trọng Thành

Chính sách tăng thuế hải quan với toàn thế giới của tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây đảo lộn toàn cầu. Giới kinh tế gia nói đến nguy cơ thế giới rơi vào một cuộc Đại khủng hoảng như cách nay gần thế kỷ. Hành xử của ông Trump là tùy tiện, nhiều phần do cảm xúc thúc đẩy hay dựa trên một chiến lược rõ ràng? Giới chuyên gia chú ý đến kinh tế gia Stephen Miran, chủ tịch Hội đồng kinh tế của tổng thống, được coi là « bộ não kinh tế » của Donald Trump.

Ngày 02/04/2025, tổng thống Mỹ thông báo tăng thuế hải quan với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thông báo được coi như là hồi chuông khai tử hệ thống thương mại toàn cầu. Ít ngày sau, Mỹ tiếp tục tăng thuế hàng Trung Quốc lên hơn 100% để trả đũa Bắc Kinh, là nước duy nhất dám tăng thuế để thách thức Mỹ. Cũng trong khoảng thời gian này, chính quyền Donald Trump đình chỉ đe dọa tăng thuế « đối ứng » với toàn thế giới (trừ Trung Quốc) trong 90 ngày để đàm phán. Sau đó lại tiếp tục đột ngột đình chỉ các mặt hàng công nghệ cao nhập từ Trung Quốc, chiếm khoảng 20% hàng xuất sang Mỹ từ Hoa lục.

Hành xử « hung bạo », bất thường của Trump không hề tùy tiện mà dựa trên một chiến lược

Chính sách đe dọa tăng thuế, rồi đột ngột đình chỉ, hay tăng thuế cao đến mức ngất ngưởng, như với Trung Quốc, bị coi là cực kỳ phi lý, của tổng thống Mỹ khiến thoạt nhìn nhiều người có xu hướng cho rằng Donald Trump hành động chủ yếu theo các thôi thúc nhất thời, bộc phát, không quan tâm đến các hậu quả của hành động. Kinh tế gia Pháp Olivier Babeau cảnh báo đây là một « sai lầm trong phân tích ». Trong một bài viết trên Les Echos (« Trump và nền kinh tế dựa trên quyền lực »), chủ tịch tư vấn Viện Sapiens nhận định : hành xử của tổng thống Trump dựa trên một mục tiêu rõ ràng : nước Mỹ phải « giành lại quyền kiểm soát vận mệnh kinh tế của mình, cho dù cái giá phải trả là nền kinh tế toàn cầu rơi vào hỗn loạn ».

Những hành xử xét về bề mặt có vẻ như bất nhất của Donald Trump thực ra dựa trên một phương pháp thống nhất : « gây sợ hãi, hù dọa, đánh lạc hướng và tàn nhẫn độc đoán ». Cuộc đối đầu quyết liệt của Trump với Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc không nhằm sửa chữa tình trạng « mất cân bằng » trong thương mại giữa Mỹ và các nước, mà chỉ là để áp đặt « một mối quan hệ đẳng cấp mới ». Mục tiêu của tổng thống Trump là « lật đổ trật tự có từ sau Thế chiến để xác lập một hệ thống đơn phương mới, nơi các quy tắc được ban bố từ Washington » (Olivier Babeau) (« Ba điều mà Trump đặt cược để tạo nên một nước Mỹ hùng mạnh và thịnh vượng », Le Figaro).

Stephen Miran, kiến trúc sư của chiến lược « đảo lộn nền kinh tế toàn cầu » để tái khẳng định quyền lực Mỹ

Về chiến lược kinh tế của Donald Trump, nhật báo kinh tế Pháp có bài « Kế hoạch của chính phủ Trump nhằm giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh thương mại toàn cầu ». Bài báo tóm lược nội dung chiến lược do kinh tế gia Stephen Miran, 41 tuổi, thảo ra và công bố hồi cuối năm ngoái, với tựa đề « Cẩm nang tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu » (« A User’s Guide to Restructuring the Global Trading System »). Stephen Miran, tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế Đại học Harvard, và làm việc trong nhiều năm tại Quỹ Quản lý Đầu tư Hudson Bay Capital, trụ sở Greenwich, Connecticut. Bài viết được đăng tải trên trang mạng của Les Echos, ngày 10/03, hai ngày trước khi Thượng Viện Mỹ chấp thuận đề nghị của tổng thống bổ nhiệm kinh tế gia Stephen Miran làm chủ tịch Hội đồng cố vấn kinh tế của tổng thống (Council of Economic Advisers).  

Cương lĩnh hành động này dựa trên quan điểm cốt lõi : coi nước Mỹ là trụ cột của nền kinh tế thế giới, thế lực cung cấp đô la, đồng tiền được coi là an toàn và có uy lực nhất thế giới, cũng như có vai trò số một trong việc bảo đảm an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, nước Mỹ sẽ không thể tiếp tục bảo đảm các sứ mạng gọi là « global public goods » (các lợi ích chung toàn cầu) nói trên, nếu nền kinh tế Mỹ không đủ vững mạnh. Trong lúc đồng đô la vẫn chiếm đến 57% dự trữ ngoại tệ của các nước (và chiếm đến 90% tổng lượng tiền tệ thanh toán trên toàn cầu, theo số liệu của năm 2022, theo BRI – Ngân hàng Thanh toán Quốc tế), thì trọng lượng của nền kinh tế Mỹ trên tổng GDP toàn cầu tụt từ 40% trong những năm 1960 xuống chỉ còn 26% hiện nay.

Theo Stephen Miran, thực trạng này buộc nước Mỹ phải thực thi chính sách đơn phương tăng thuế hải quan để một mặt có thêm nguồn thu trực tiếp cho nhà nước, và về trung hạn khuyến khích các công ty xây dựng cơ sở sản xuất ngay tại Mỹ, để tránh phải nộp thuế hải quan. Làm như vậy, nước Mỹ sẽ có thể « tái công nghiệp hóa », điều kiện cho phép Hoa Kỳ tiếp tục đảm bảo sứ mạng là trung tâm cung cấp tiền cho toàn thế giới và thế lực bảo đảm an ninh toàn cầu. Đối với Miran, vì lợi ích chung toàn cầu, các nước không nên trả đũa việc Mỹ tăng thuế hải quan.

Hạ giá đô la : Tham vọng tái lập một « thỏa thuận Plaza » mới, từng giúp Mỹ ngăn Nhật soán ngôi

Trong chính sách liên quan đến thuế hải quan của Mỹ, có phần « bảo hộ mậu dịch » để trực tiếp kích thích sản xuất trong nước như trên, nhưng vấn đề chủ chốt liên quan đến đồng đô la. Một trong những ví dụ mà kinh tế gia Miran nêu ra là Brazil và Trung Quốc không thể sử dụng đồng tiền quốc gia để thanh toán trong thương mại song phương, mà buộc phải sử dụng đồng tiền Mỹ. Như vậy, nhu cầu vô cùng lớn về đồng đô la của các nền kinh tế toàn cầu khiến cho giá của đồng đô la luôn « bị » duy trì ở mức cao trong các trao đổi tiền tệ. Đây là nguyên do chủ yếu, mà theo Miran, đã làm « thị trường tiền tệ bị méo mó » (đồng đô la bị giữ giá quá cao) dẫn đến việc « làm mất sức cạnh tranh của các sản phẩm Mỹ trên thị trường thế giới ».

Theo Stephen Miran, việc giá đồng tiền của các nước hiện nay là « thấp », so với đô la, đã và đang gây tổn hại rất lớn cho kinh tế Mỹ. Đối với kinh tế gia Stephen Miran, tăng thuế hải quan và đe dọa tăng thuế hải quan chỉ là công cụ để buộc các nước phải chấp nhận một thỏa thuận mới về đồng đô la, tương tự như thỏa thuận Plaza, ký kết năm 1985, giữa Mỹ và bốn cường quốc, Nhật, Anh, Pháp và Cộng hòa Liên bang Đức, từng cho phép « hạ giá đồng đô la xuống một nửa so với các đồng tiền chính của thế giới » vào thời điểm đó, giúp nền kinh tế Mỹ kháng cự lại được cơn lũ hàng hóa từ Nhật Bản.

Theo chuyên gia Pháp về chính sách công Louis de Catheu, chủ trương đạt được một thỏa thuận Plaza mới nhờ tăng thuế quan là điểm đặc biệt trong « Cẩm nang tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu », Miran công bố cuối năm ngoái (trang mạng Le Grand Continent, ngày 28/02/2025). Kinh tế gia Stephen Miran tin tưởng là « sau một loạt biện pháp trừng phạt về thuế hải quan, các đối tác thương mại của Mỹ như châu Âu và Trung Quốc sẽ phải chấp thuận các nhượng bộ về tiền tệ, để đổi lại việc giảm thuế hải quan ». Chủ tịch Hội đồng kinh tế của tổng thống Trump lạc quan là với sức mạnh của thị trường số một thế giới, chính sách đơn phương tăng thuế hải quan sẽ khiến nhiều nước phải mua trái phiếu của Ngân hàng Mỹ với thời hạn 100 năm, lãi suất thấp, và như vậy góp phần vào việc bù đắp các khoản nợ khổng lồ của nước Mỹ, trong đó một phần quan trọng sẽ được Mỹ dùng để chi cho việc bảo đảm an ninh toàn cầu. Miran tin tưởng sẽ có một « thỏa thuận Plaza mới », mà ông gọi là thỏa thuận « Mar-a-Lago », tên của khu nghỉ dưỡng riêng của tổng thống Trump ở miền nam nước Mỹ.

Thị trường chứng khoán chao đảo : Stephen Miran lên tuyến đầu

Vấn đề là diễn biến đã không hẳn theo dự đoán của bộ não kinh tế của Donald Trump. Trong lúc hàng chục quốc gia, chủ yếu là các nền kinh tế trung bình và nhỏ để ngỏ khả năng chấp nhận nhiều đòi hỏi của tổng thống Mỹ do lo sợ tăng thuế hải quan, các nền kinh tế lớn như Liên Âu và Trung Quốc khẳng định sẵn sàng đối đầu với Washington. Cùng lúc đó, các thị trường chứng khoán trên thế giới sụt giảm mạnh. Chỉ riêng trong hai ngày 02 và 03/04/2025, tức thời điểm mà ông Trump tuyên bố tăng thuế với toàn thế giới, hơn 6.000 tỷ đô la chứng khoán của các tập đoàn Mỹ bốc hơi. Tài sản các tập đoàn kinh tế Mỹ thân cận với chính quyền Trump thiệt hại hàng trăm tỉ đô la. Đe dọa tăng thuế hàng Trung Quốc lên đến 145% của Trump khiến giao thương hai nước tê liệt, và việc tăng thuế hoàn toàn không còn có ý nghĩa như một công cụ gây áp lực, theo chủ trương ban đầu.

Ngày 07/04, lần đầu tiên chiến lược gia kinh tế của chính quyền Trump, Stephen Miran, buộc phải đăng đàn giải trình về chính sách « thuế đối ứng » đầy mạo hiểm này (« Các nhận định của ông Steve Miran,  chủ tịch Hội đồng kinh tế của tổng thống », tại Viện Hudson, đăng tải trên trang của Nhà Trắng ngày 07/04/2025). Để biện minh cho chính sách tăng thuế hải quan đầy mạo hiểm nhưng được coi là có lợi cho nước Mỹ, trong bài giải trình, Stephen Miran đã dẫn lại một nghiên cứu duy nhất, với đồng tác giả là Paul S. Pujolas, một kinh tế gia đại học McMaster, Canada.

Con đường « mạo hiểm » vì nước Mỹ của Miran : Tương lai nào cho nhân loại ?

Kinh tế gia đại học McMaster ngay lập tức phản bác, với khẳng định Stephen Miran đã bóp méo nghiên cứu của ông, mà tinh thần chính là, cho dù việc đơn phương tăng thuế ở mức độ thấp phần nào có lợi cho nước Mỹ, nhưng giải pháp tốt nhất cho kinh tế toàn cầu vẫn là hoàn toàn không có những loại thuế như vậy. Chưa kể đến sắc thuế trên trời 145% đánh vào hàng Trung Quốc.

Nhật báo Pháp Le Monde, trong một bài viết hồi đầu năm, đã từng phỏng vấn hai kinh tế gia, mà « bộ não » Stephen Miran của Donald Trump dựa vào để xây dựng chiến lược « tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu », với đe dọa tăng thuế hải quan là biện pháp chủ lực. Cả hai kinh tế gia Arnaud Costinot (Massachusetts Institute of Technology - MIT) và Andres Rodriguez-Clare (Đại học Californie ở Berkeley) đều khẳng định tăng thuế 20% là một biện pháp « rất tồi », có hại cho kinh tế Mỹ.

Chiến lược dùng « chiến tranh thuế » để tái lập vị thế siêu cường của Mỹ, với trụ cột là kinh tế gia Stephen Miran, sẽ dẫn thế giới đi về đâu ? Trong phần cuối của « Cẩm nang tái cấu trúc hệ thống thương mại toàn cầu », cương lĩnh kinh tế không chính thức của chính quyền Trump, « bộ não » của Donald Trump thừa nhận rằng nước Mỹ có khả năng chiến thắng, nhưng cửa « rất hẹp ».

Với chiến lược của Miran, chính quyền Trump muốn lập lại chiến thắng như chính quyền Reagan từng thành công trước Nhật Bản, để nước Mỹ tiếp tục là siêu cường số một. Tuy nhiên, 40 năm sau, cục diện thế giới đã hoàn toàn khác. Cựu kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền tệ Quốc tế Olivier Blanchard, được Le Figaro trích dẫn, cảnh báo : Miran đang « đùa với lửa », nước Mỹ và toàn bộ hệ thống tài chính toàn cầu đang đứng trước các hậu quả khủng khiếp với chính sách liều lĩnh của kinh tế gia Mỹ, vốn chuyên về lĩnh vực đầu tư mạo hiểm. 


************

Phá giá đô la và tái cơ cấu nợ của Mỹ : Kế hoạch còn nguy hiểm hơn chiến tranh thương mại

Đăng ngày:


Trong tuần lễ từ ngày 07-13/2025 thị trường chứng khoán toàn cầu trồi sụt thất thường và bị chấn động vi « trận bão thương mại » xuất phát từ thủ đô Washington. Công luận thế giới tập trung vào chiến tranh thương mại không hồi kết giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng « đó mới chỉ là tiền đề cho một chiến lược quy mô hơn, nguy hiểm hơn ». Mang nợ nhiều nhất trên thế giới, Hoa Kỳ muốn hình thành một trật tự mới về tiền tệ và tài chính.

Đồng đô la Mỹ, đơn vị tiền tệ quốc tế và đơn vị dự trữ. Ảnh minh họa.
Đồng đô la Mỹ, đơn vị tiền tệ quốc tế và đơn vị dự trữ. Ảnh minh họa. AP - Anupam Nath

RFI mời giáo sư Eric Monnet, trường kinh tế Paris School of Economics giải thích về « chiến thuật nguy hiểm » đó của chính quyền Trump mà mục tiêu sau cùng là « tái cơ cấu núi nợ » 30.000 tỷ đô la của Hoa Kỳ.

Mỹ lấn cấn vì núi nợ 30.000 tỷ đô la 

Đầu tuần trước, lãi suất tín dụng mà Hoa Kỳ phải đi vay đã đột ngột tăng mạnh : lãi suất tín dụng 10 năm « tăng gần nửa điểm » trong vài giờ đồng hồ trong đêm 9-10/04, làm dấy lên viễn cảnh quốc gia mang nợ lớn nhất thế giới phải đối mặt với một « cuộc khủng hoảng niềm tin », thiếu hụt thanh khoản. Nhiều tờ báo tài chính quốc tế nói đến « một làn gió hoảng loạn » đã thổi đến Nhà Trắng trong vài giờ và chính điểm này đã buộc tổng thống Donald Trump phải tạm hoãn cuộc chiến thương mại với toàn cầu (ngoại trừ với Trung Quốc).

Hãng tin Mỹ Bloomberg xác nhận hiện tượng một số chủ nợ của Washington « ồ ạt bán đi Treasuries - công trái phiếu » của Hoa Kỳ mà họ đang nắm giữ. Mãi tận Singapore, cơ quan môi giới Lombard Odier cũng nói đến « một cuộc đình công từ phía các chủ nợ cho Hoa Kỳ vay mượn tiền ». Tại Nhà Trắng, các cộng tác viên và cố vấn tài chính, tiền tệ của tổng thống Donal Trump ghi nhận « nhiều hoạt động bất thường, bán đi công trái phiếu của Mỹ ». Hiện tượng này « xuất phát từ châu Á » vào lúc mà Nhật Bản và Trung Quốc là hai chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Hoa Kỳ




Cùng lúc tỷ giá hối đoái của đô la Mỹ sụt giảm. Tổng thống Donald Trump muốn giữ giá đô la ở mức thấp để thúc đẩy xuất khẩu, hay chính xác hơn là để thu hẹp thâm hụt mậu dịch của nền kinh tế số 1 toàn cầu với rất nhiều các bạn hàng trên thế giới - đứng đầu là Trung Quốc.

Vậy thì tại sao Nhà Trắng đã vội lùi bước trên vấn đề thuế quan khi chiến dịch « Ngày Giải Phóng » nước Mỹ của ông Trump mới chỉ vừa có hiệu lực lúc 00 giờ ngày 09/04 ?

Trả lời RFI Việt ngữ, giáo sư Eric Monnet, giảng dậy tại trường kinh tế Paris School of Economics, trước hết trở lại với mục tiêu chính của cuộc chiến thương mại Mỹ đang khơi mào với quá nhiều những thông báo ồn ào để rồi cũng Nhà Trắng lại đính chính sau đó hay thay đổi ý kiến vào giờ chót. 

Eric Monnet : « Thật khó để biết Hoa Kỳ thực sự đang tính toán những gì, nhưng ít nhất chúng ta có thể suy luận mục tiêu chính : Họ muốn có một cán cân thương mại thặng dư. Tức là xuất khẩu nhiều hơn là nhập khẩu. Điều đã được chứng minh trong các phát biểu của Trump, cũng như trong các thống kê ông đã trình bày. Hoa Kỳ muốn chấm dứt tình trạng nhập siêu, chinh phục lại vị trí của một cường quốc thương mại. Thế nhưng Washington tuyệt đối không khuyến khích dân chúng hạn chế mua hàng của nước ngoài mà lại chọn giải pháp trừng phạt các bạn hàng của Mỹ, để cộng đồng quốc tế giảm xuất khẩu vào Mỹ.

Có hai vũ khí để giảm tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới vào Hoa Kỳ : một là các hàng rào quan thuế như đã được đề cập đến rất nhiều. Biện pháp thứ hai là phá giá đồng tiền Mỹ so với các đơn vị ngoại tệ khác. Nhưng đến nay biện pháp này chưa được sử dụng cho dù đã được chính quyền Trump nói tới khá nhiều ».

Tăng sức hấp dẫn của hàng Mỹ, « dìm hàng ngoại »

Việc làm yếu đi đồng đô la đơn giản chỉ làm cho hàng Mỹ rẻ hơn so với hàng của những nơi khác bán sang Hoa Kỳ. Chính quyền Washington qua đó kỳ vọng hàng Mỹ có sức thu hút cao hơn, để có thể xuất khẩu dễ hơn, đồng thời thì hàng nhập vào Hoa Kỳ trở nên đắt đỏ hơn, nên dân Mỹ sẽ chuộng đồ nội địa. Mục tiêu phá giá đồng tiền, hay ít ra là giữ giá đồng đô la ở mức thấp để kích thích xuất khẩu của Mỹ, được coi là « giai đoạn 2 » của một chiến lược « rộng lớn » và nguy hiểm đối với thế giới. Kế hoạch đó do 2 nhân vật chủ xướng. Người thứ nhất là bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent và Stephen Miran cố vấn cho ông Trump. Miran hoạt động trong hậu trường. Tháng 11/2024  đã công bố một cặn kẽ những bước để thực hiện điều mà « chiến lược gia » về tiền tệ và tài chính này báo trước sẽ là một « cuộc Big bang ».

3 giai đoạn của một cuộc cách mạng tiền tệ 

Kế hoạch mang tên ông Miran gồm : Ở giai đoạn 1, Mỹ mở một cuộc thương chiến « tàn khốc » đến nỗi, tất cả các đối thủ phải cầu cạnh Washington. Khi đó ở giai đoạn 2, Hoa Kỳ đồng ý nhượng bộ với điều kiện các « chủ nợ » phải bán bớt đồng đô la, qua đó giảm tỷ giá hối đoái của đồng tiền Mỹ. Ở giai đoạn cuối cùng Washington đòi các chủ nợ thay thế công trái phiếu của Mỹ họ đang nắm giữ để bằng những « công trái có giá trị cả trăm năm ».

Giai đoạn 3 này mới là mục tiêu sau cùng chiến lược gia tài chính của Donald Trump, Stephen Miran nhắm tới : Đây là giải pháp cho phép « giảm nhẹ gánh nặng nợ nần » của nước Mỹ, giảm bớt lãi suất tín dụng mà hàng năm chính quyền Liên Bang vẫn phải thanh toán cho các chủ nợ nước ngoài mà đứng đầu là Nhật Bản, Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu.

Giáo sư kinh tế Eric Monnet, trường Paris School of Economics phân tích tiếp :

Eric Monnet : « Có hai cách để làm giảm giá trị đồng đô la : đầu tiên là nới lỏng chính sách tiền tệ, đòi Ngân Hàng Trung Ương giảm lãi suất chỉ đạo. Và chúng ta đã thấy rằng Trump đang gây áp lực, đặc biệt là qua những phát biểu trên mạng xã hội để Cục Dự Trữ Liên Bang Fed, giảm lãi suất. Cách thứ nhì để giảm giá đồng tiền và đây là kế hoạch thực sự của Stephen Miran. Ông này chủ trương Mỹ đàm phán với những quốc gia đang nắm giữ nhiều đô la, như Châu Âu, Trung Quốc hay Nhật Bản để đạt được một thỏa thuận dẫn đến việc giảm giá trị đồng đô la so với các đồng tiền lớn khác ».

Thuế hải quan : vũ khí để mặc cả

Đòi các quốc gia khác đến thảo luận với Hoa Kỳ, nhưng đổi lại Mỹ cũng phải nhượng bộ : tức là khi các quốc gia khác đồng ý duy trì một « đồng đô la yếu », họ được lợi gì ?

Eric Monnet : « Chính xác là như vậy và cũng vì thế mà chiến lược của Mỹ trước hết là phải dùng đòn thuế hải quan để áp đặt với thế giới luật chơi. Bắt mọi người phải thương thuyết, để rồi sau đó, trong một giai đoạn thứ hai, Hoa Kỳ dùng đòn thuế quan như công cụ đòi các quốc gia khác chấp nhận việc giảm giá trị tỷ giá hối đoái, tức là giảm giá trị đồng đô la.

Và đó là điều mà họ gọi là Thỏa Thuận Mar A Lago (dinh thự riêng của Donald Trump ở bang Florida). Cho tới nay thỏa thuận Mar A Lago chưa hiện hữu, đây mới chỉ là một kế hoạch. Ý tưởng ở đây là Trump cũng thực hiện một thỏa thuận, đàm phán về tỷ giá hối đoái tương tự như Thỏa Thuận Plaza hồi năm 1985 đạt được dưới chính quyền của tổng thống Ronald Reagan. Plaza là tên một khách sạn ở New York và cũng chính tại đây Washington và các đối tác đã đồng ý giảm tỷ giá hối đoái của đô la ». 

Vẫn trong cuộc trả lời dành cho RFI Tiếng Việt hôm 10/04/205 vừa qua, giáo sư Monnet nói đến tính khả thi của kế hoạch mà tổng thống Trump và các cộng tác viên của ông gọi là « Thỏa thuận Mar A Lago ».

Eric Monnet : « Kế hoạch này có khả thi hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình thế giới đến lúc đó, tức là liệu rằng chiến tranh thương mại Mỹ gây nên sẽ làm rối loạn toàn cầu tới mức nào, kinh tế của thế giới có nguy cơ bị xuống dốc quá hay không… Nếu tình hình quá tồi tệ, thì điều đình hạ giá đô la có thể là cánh cửa duy nhất để khôi phục một chút mô hình đa phương trong một thế giới ngày càng hỗn loạn trước mắt, đây là điều có thể xảy ra nhưng không phải là vào thời điểm hiện tại và chắc chắn là không phải theo các điều khoản mà Mỹ đang áp đặt với thế giới như hiện nay. Đương nhiên thỏa thuận quốc để giảm giá đồng đô la sẽ bất lợi cho các quốc gia khác trên thế giới ».

Nguy cơ Mỹ không còn làm chủ tình hình 

Điều khó hiểu ở đây là vào lúc chính quyền Mỹ tìm cách giữ giá đồng đô la thấp so với các ngoại tế khác trên thế giới (euro, franc Thụy Sĩ, yen hay nhân dân tệ…) thế nhưng Nhà Trắng bị đẩy vào thế bất an, khi đồng đô la trượt giá và trước tin dường như Trung Quốc -và có thể là cả Nhật Bản, đang mạnh tay bán ra công trái phiếu của Hoa Kỳ.

Giáo sư Eric Monnet thận trọng phân tích về hiện tượng đó :

Eric Monnet : « Thực ra hiện tại rất khó để nói chính xác liệu Trung Quốc có bán trái phiếu kho bạc Mỹ hay không. Các dữ liệu trước mắt chưa cho phép tôi khẳng định điều đó. Trái lại, mối đe dọa đó là có thật. Tức là Trung Quốc, cũng như nhiều ngân hàng trung ương khác trên thế giới đang nắm giữ rất nhiều trái phiếu nợ của Mỹ như một khoản dự trữ ngoại tệ. Những quốc gia này hoàn toàn có thể bán ra những công trái đó của Hoa Kỳ, giới hạn dự trữ bằng đô la để đi mua các ngoại tệ khác, có thể là euro chẳng hạn.

Đây là kịch bản từ lâu nay Hoa Kỳ đã lo sợ và cũng là lý do tại sao Donald Trump từng dọa nạt thế giới, kể cả Bắc Kinh là nếu mà các quốc gia này bán trái phiếu kho bạc Mỹ thì ông Trump sẽ lại càng tăng thuế hải quan. Nhưng một khi Nhà Trắng đã ấn định những mức thuế hải quan quá cao đi mất rồi, chúng ta tự hỏi điều gì thực sự có thể ngăn cản các quốc gia này bán đô la.

Trong đêm 9 rạng sáng 10 tháng 4/2025 (theo giờ Paris) một khối lượng lớn công trái phiếu của Mỹ được bán ra, đô la mất giá. Cùng lúc lãi suất ngân hàng Mỹ phải đi vay tăng mạnh, làm tăng chi phí nợ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi vì trong trường hợp của Trung Quốc, ồ ạt bán đi đô la, tiền Mỹ mất giá, tức là đồng tiền Trung Quốc bị đẩy lên cao. Điều này bất lợi cho xuất khẩu của Trung Quốc do vậy Ngân hàng trung ương đã phải can thiệp tìm cách giữu tỷ giá hối đoái ở mức thấp so với đồng tiền của Hoa Kỳ. Nước cờ đó không có lợi gì cho Bắc Kinh. Nhưng những giao động trong tuần qua cho thấy  chúng ta đã bước vào một thế giới mà ở các bên luôn chủ trương dùng sức mạnh để áp đặt chính sách kinh tế ».

Mục tiêu của Mỹ : Phá giá đồng đô la 

Theo quan niệm của ông trùm tiền tệ đứng trong bóng tối cố vấn cho tổng thống Trump là do quy chế của đơn vị đồng tiền dự trữ và là thước đo lường các luồng thương mại cho toàn cầu mà đô la của Mỹ bị nâng giá một cách « bất công, cướp đi hàng triệu công việc làm của người lao động Hoa Kỳ », thành thử điều đơn giản là Mỹ cần « bắt các nền kinh tế khác trên thế giới đóng góp hay đúng hơn là trả giá khi họ sử dụng đô la như một đơn vị tiền tệ dự trữ ».

Một đồng đô la mềm giá tăng sức cạnh tranh của hàng công nghiệp made in USA và sẽ bóp ngạt các đối thủ cạnh tranh của Hoa Kỳ. Trước mắt Thỏa thuận tiền tệ Mar A Lago của chiến lược gia kinh tế Miran vẫn còn là một « kế hoạch » còn đang được hình thành, nhưng đã để lộ rõ những điều như sau : Thứ nhất, chính quyền Trump có khuynh hướng « mặc cả với thế giới bằng sức mạnh » nhưng không chắc sẽ đem lại những kết quả như mong muốn.

Thứ hai, như kinh tế gia Nicolas Véron được báo Les Echos (17/03/2025) trích dẫn đã nhận định, chủ trương kết hợp các đòn thuế quan mạnh tay và hù dọa của chính quyền Trump, mới chỉ chưa đầy 100 ngày ở Nhà Trắng, đã hủy hoại hết các mối liên minh gắn chặt siêu cường thương mại và nền kinh tế số 1 toàn cầu với những nước bạn thân thiết nhất như Canada, Mêhicô, Liên Âu và cả nhiều đồng minh của Mỹ ở Châu Á. Chưa biết sẽ có Thỏa Thuận Mar A Lago nào hay không để thay thế Thỏa Thuận Plaza chỉ biết rằng trước mắt, nước Mỹ của Donald Trump không còn nhiều đồng minh.

Điểm thứ ba là Hoa Kỳ sẵn sàng thay đổi luật chơi về tài chính và thương mại, khai tử mô hình do chính Washington đã tạo ra, miễn là làm sao có lợi cho nước Mỹ.


*********

Đại học Harvard không tuân lệnh Donald Trump, Nhà Trắng đình chỉ trợ cấp 2,2 tỷ đôla

Chính quyền tổng thống Mỹ  Donald Trump hôm qua, 14/04/2025, thông báo đình chỉ khoản trợ cấp 2,2 tỷ đôla cho Harvard, một trong những đại học danh giá nhất thế giới, sau khi trường này từ chối làm theo các yêu cầu của Nhà Trắng. 

L'université Harvard, située à Cambridge, Boston, dans le Massachusetts, Etats Unis. Photo prise le 16 avril 2011.
Đại học Harvard, Cambridge, Boston, Hoa Kỳ. © RFI/Duc Tam
Quảng cáo

Trong thời gian qua, Harvard, cũng như nhiều trường đại học khác ở Mỹ, là nơi diễn ra phong trào sinh viên chống cuộc chiến tranh do Israel tiến hành ở Gaza. Từ khi Donald Trump trở lại nắm quyền, Nhà Trắng thường xuyên chỉ trích đại học này.

Theo hãng tin AFP, từ cuối tháng 3, chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo sẽ cắt khoảng 9 tỷ đôla trợ cấp liên bang trong những năm tới cho Harvard sau khi “xem xét toàn diện” trường đại học bị Nhà Trắng cáo buộc để lan truyền tư tưởng “bài Do Thái”. 

Đầu tháng 4, trong một bức thư được tờ Washington Post đăng tải, Nhà Trắng đã yêu cầu ban lãnh đạo của trường đáp ứng nhiều yêu cầu, đặc biệt là chấm dứt những chính sách tạo thuận lợi cho đa dạng sắc tộc và sửa đổi những chương trình giảng dạy có nội dung bị xem là “kích động sách nhiễu bài Do Thái”. 

Ban lãnh đạo trường Harvard dứt khoát không làm theo những yêu cầu đó. Trong một bức thư gởi sinh viên và giảng viên hôm qua, hiệu trưởng Alan Garber tuyên bố Harvard "sẽ không từ bỏ sự độc lập hoặc các quyền được Hiến pháp bảo đảm". Ông nhấn mạnh: "Không một chính phủ nào, bất kể đảng nào cầm quyền, có quyền ra lệnh cho các trường đại học tư về những gì họ phải giảng dạy, về những ai họ có thể tuyển sinh và tuyển dụng, hoặc về những môn học nào họ có thể tiến hành nghiên cứu". 





Trước đó, chính phủ Mỹ cũng đã đình chỉ 400 triệu đôla trợ cấp cho một đại học danh giá khác là đại học Columbia ở New York. Nhưng khác với Harvard, đại học này trong những tuần qua đã nỗ lực cải tổ theo yêu cầu của Nhà Trắng với hy vọng được nhận lại khoản trợ cấp nói trên.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm