Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 17 - 9 -2024
Ukraina mời Liên Hiệp Quốc đến vùng Kursk của Nga, Matxcơva lên án hành động ‘khiêu khích’
Ngày 16/09/2024, ngoại trưởng Ukraina Andri Sybiga đã mời Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (CICR) đến thăm khu vực hơn 1.000 km ở vùng Kursk của Nga, hiện do Ukraina kiểm soát. Mục đích là nhằm chứng minh quân đội Ukraina tôn trọng luật nhân đạo. Ngay lập tức, điện Kremlin đã lên án hành động « khiêu khích » của Kiev.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Trên mạng X, ông Sybiga cho biết: « Ukraina sẵn sàng tạo thuận lợi cho công việc của họ và để chứng minh tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và đã bảo đảm hỗ trợ nhân đạo, di chuyển thường dân an toàn ». Theo AFP, Kiev muốn cho thấy là họ không ngược đãi thường dân Nga, không phạm tội ác chiến tranh, trái với quân đội Nga bị cáo buộc có hành vi tàn bạo trên lãnh thổ Ukraina.
Lời mời được đưa ra vào đúng ngày chủ tịch CICR, Marjana Spolijaric, đến Matxcơva, bắt đầu chuyến công du được dự kiến từ lâu và chỉ vài ngày sau khi 3 nhân viên người Ukraina của hội Chữ thập đỏ thiệt mạng trong một trận oanh kích của Nga khi đang phân phát nhu yếu phẩm ở một làng do Ukraina kiểm soát ở vùng Donetsk. Tổng thống Zelensky đã lên án Nga gây thêm « một tội ác chiến tranh mới ». Trả lời báo giới ngày 16/09, người phát ngôn điện Kremlin, Dmitri Peskov, xem lời mời của Kiev là « tuyên bố khiêu khích » và hy vọng Liên Hiệp Quốc và CICR không « để tâm đến».
Ukraina đang kiểm soát hơn 1.000 km2 tại vùng Kursk của Nga sau khi bất ngờ mở cuộc tấn công vào đầu tháng 8. Ngày 16/09, bộ Quốc Phòng Nga khẳng định đã chiếm lại được hai làng Uspenovka và Borki. Quân đội Nga cũng phóng nhiều drone, từ nhiều địa điểm khác nhau, vào thủ đô Kiev trong đêm 15-16/09. Còi báo động phòng không đã vang lên trong suốt 3 tiếng rưỡi ở Kiev. Hệ thống phòng không Ukraina đã bắn hạ 20 drone.
Hôm qua, tại vùng Kharkiv, đông bắc Ukraina, một khu chung cư đã bị trúng oanh kích của Nga, khiến 1 người thiệt mạng và 42 người bị thương.
********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
5 phút
(RFA/HRW) - Việt Nam : Nhà hoạt động Phan Vân Bách bị kết án 5 năm tù. Vợ của nhà hoạt động Phan Vân Bách xác nhận,sau phiên xử chỉ kéo dài 1 tiếng, ông đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án ngày 16/09/2024, chiếu theo điều 117 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Ông Bách bị cáo buộc đăng trên Facebook nhiều bài có nội dung bị xem là "chống nhà nước". Vợ ông lo cho tình trạng sức khỏe của chồng vì ông bị sụt hơn 20 kg, chỉ còn 40 kg trong khi trước đây nặng 65 kg. Vài ngày trước phiên xử, tổ chức Human Rights Watch đã ra thông cáo kêu gọi « nhà cầm quyền Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích nhà vận động dân chủ Phan Vân Bách », bị bắt ngày 29/12/2023. Human Rights Watch xem ông « là nạn nhân mới nhất của đợt đàn áp thẳng tay vẫn đang tiếp diễn của chính quyền Việt Nam nhằm vào tất cả những người bất đồng chính kiến ».
(Reuters) - Hai ngân hàng Mỹ giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc. Goldman Sachs và Citigroup hôm 16/09/2024 dự báo GDP của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm sẽ chỉ tăng 4,7%. Lý do là chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này trong tháng 8/2024 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2024. Goldman Sachs và Citigroup đều cho rằng Bắc Kinh cần « khẩn cấp kích cầu » để khởi động lại tăng trưởng.
(AFP) - Chilê đóng cửa nhà máy thép lớn nhất vì không cạnh tranh được thép Trung Quốc giá rẻ. Từ ngày 16/09/2024, gần 2.500 nhân viên của nhà máy Huachipato, ngoại ô thành phố Concepción (miền trung Chilê), bị thất nghiệp vì nhà máy ngừng sản xuất « vô thời hạn » sau 7 thập niên hoạt động. Sản phẩm của nhà máy không cạnh tranh được với thép Trung Quốc được ồ ạt nhập với giá rẻ vào thị trường châu Mỹ latinh trong những năm gần đây. Ngoài ra, gần 20.000 người làm việc cho các nhà thầu phụ cũng có thể bị mất việc làm trong những tuần tới do nhà máy Huachipato đóng cửa.
(AFP) - Trung Quốc trả tự do cho mục sư người Mỹ sau gần hai thập niên giam giữ. Hôm qua, 15/09/2024, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết mục sư David Lin, 68 tuổi, "đã trở về Mỹ và được đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau gần 20 năm". Trước đó vào năm 2006, Bắc Kinh đã kết án ông Lin tù chung thân vì tội gian lận hợp đồng, tuy nhiên Washington đã phản đối, gọi đây là cáo buộc vô căn cứ. Ngoài ông Lin, Trung Quốc vẫn đang gian giữ một số công dân Hoa Kỳ với nhiều lý do khác nhau.
(AFP) - Hồng Kông : Một người đàn ông bị kết tội vì mặc áo phông có in khẩu hiệu “giải phóng Hồng Kông”. Hôm nay, 16/09/2024, anh Chu Kai-pong, 27 tuổi, đã bị xét xử và có thể sẽ lãnh án tù nhiều năm vì tội “xúi giục nổi loạn”. Theo công tố viên, trang phục của anh đã vi phạm luật an ninh quốc gia mới của Hồng Kông và bị cho là “có khả năng kích động ly khai”. Mức án cụ thể dành cho anh Chu sẽ được công bố vào thứ Năm tới, 19/09.
(NHK) - Nhật Bản : Số người cao tuổi đạt mức kỷ lục. Năm 2024, Nhật Bản có khoảng 36,25 triệu người trên 65 tuổi, tương đương với 29,3% dân số. Theo dữ liệu được bộ Nội Vụ và Truyền Thông công bố ngày 16/09, Nhật Bản đứng đầu danh sách 200 nước và vùng lãnh thổ có nhiều người cao tuổi, tiếp theo là Martinique (chiếm 25,3%), Porto Rico (24,7%), Ý (24,6%). Năm 2023, dân số của Nhật Bản là 124 triệu người, giảm 595.000 người so với năm 2022. Số người cao tuổi tăng kéo theo chi phí y tế, phúc lợi xã hội và làm giảm nguồn lực lao động đóng góp xã hội.
(AFP) - « Shogun », bộ phim nhiều tập của Nhật Bản thắng lớn trong đêm trao giải Emmy Awards. Ra về với 18 giải thưởng đêm qua, 15/09/2024 « Shogun » là bộ phim nhiều tập đầu tiên không được thực hiện bằng Anh ngữ chinh phục ban giám khảo. Tác phẩm này đã đoạt được những giải Emmy quan trọng nhất, như giải dành cho phim drama hay nhất, dành cho đạo diễn xuất sắc nhất. Nam diễn viên chính Hiroyuki Sanada đã có tên trên bảng vàng và hàng triệu người hâm mộ ông đã thực sự vui sướng.
(AFP) - Ủy viên châu Âu đặc trách Thị Trường Nội Địa, Thierry Breton, thông báo từ chức, với hiệu lực « ngay lập tức ». Vài tuần lễ trước khi Ủy Ban Châu Âu công bố thành phần lãnh đạo mới, chính trị gia người Pháp Thierry Breton đã « ồn ào » thông báo từ chức hôm 16/09/2024 với lý do có những bất đồng sâu rộng với chủ tịch Ủy Ban Châu ÂU, Ursula von der Leyen. Được cho là có triển vọng tiếp tục giữ chức vụ này cho một nhiệm kỳ 5 năm sắp tới, thế nhưng ông Breton đã bất ngờ tuyên bố « rút lui ngay lập tức ». Một trong những nguyên nhân là bà von der Leyen dường như có ý định gài người thân tín vào vị trí của ông Breton để cảm ơn nhân vật này ủng hộ bà tái tranh cử chủ tịch Ủy Ban Châu Âu trong nhiệm kỳ 2024-2029.
(AFP) - Phi hành đoàn dân sự đầu tiên bước ra ngoài không gian đã trở về Trái Đất. Tàu Crew Dragon của tập đoàn Mỹ SpaceX đã hạ cánh ngoài khơi Florida, Mỹ, ngày 15/09/2024 và được tàu trục vớt. Con tàu chở phi hành đoàn gồm 4 người khởi hành từ trung tâm không gian Kennedy ở Florida hôm 10/09. Hai người trong phi hành đoàn, trong đó có doanh nhân công nghệ Jared Isaacman, đã bước ra không gian, đánh dấu trải nghiệm dân sự đầu tiên. Chuyến thám hiểm này nằm trong chương trình Polaris, do Isaacman đồng chủ trì, nhằm tổ chức các chuyến bay đưa người vào không gian.
********
Đức tái lập các biện pháp kiểm soát biên giới để chống nhập cư trái phép
Hôm nay, 16/09/2024, chính phủ Đức đã tái lập các biện pháp kiểm soát biên giới trong 6 tháng để đối phó với nạn nhập cư bất hợp pháp. Berlin sẽ bố trí cảnh sát để kiểm tra tại biên giới với các nước nằm ở phía tây và bắc của Đức, bao gồm Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch. Cho tới nay chỉ có những người đi từ các nước ở phía đông và nam gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Áo và Thụy Sĩ mới bị kiểm tra.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Về nguyên tắc, các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ như vậy bị cấm trong Khu vực Schengen, nhưng trong trường hợp có mối đe dọa đối với trật tự hoặc an ninh, các biện pháp này có thể được thực hiện trong thời hạn 6 tháng và có thể được gia hạn, nhưng không được quá 2 năm. Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu lo ngại rằng điều này có thể gây ra hiệu ứng domino, khiến nhiều nước khác trong khu vực làm theo. Trong khi đó, Berlin biện minh cho quyết định trên với lý do "bảo vệ an ninh nội bộ trước các mối đe dọa hiện nay của khủng bố Hồi giáo và tội phạm xuyên biên giới".
Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux cho biết về những hệ quả của các biện pháp kiểm soát biên giới này:
“Thành phố Frankfurt Oder khá giống với thành phố Strasbourg của Pháp nằm cạnh miền đông nước Đức. Ở phía tây sông Oder là thành phố của Đức, trong khi đó phía đông của dòng sông lại là thành phố Slubice của Ba Lan. Kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ, chính quyền đã nỗ lực đoàn kết hai dân tộc, gần như bị chia cắt bởi đường biên giới trong thời kỳ chế độ Cộng Sản ...
Việc Đức tái lập các biện pháp kiểm soát biên giới vào tháng 10/2023 để chống nạn nhập cư bất hợp pháp đã giúp giảm bớt các vụ nhập cảnh trái phép. Nhưng những biện pháp đó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người dân, theo giải thích của Andreas Oppermann, nhà báo địa phương làm việc cho kênh truyền thông RBB :
“Đây là một bất lợi rất lớn đối với người dân Slubice, vì thành phố này thường xuyên bị tắc nghẽn. Không chỉ vậy, đây cũng là bất lợi đối với chính những cư dân tại thành phố Frankfurt bên bờ sông Oder, chẳng hạn những người làm việc ở Slubice nhưng đã phải từ bỏ công việc, vì họ không bao giờ có thể biết liệu mình có đến đúng giờ hay liệu họ có thể trở về nhà hay không. Việc kiểm soát biên giới đã phá vỡ mọi thứ được xây dựng trong suốt 20 năm qua giữa hai thành phố.”
Trên khoảng 300 km biên giới giữa Ba Lan và Đức, những hình ảnh tương tự xuất hiện khắp nơi. Các phương tiện giờ chỉ có thể lưu thông trên một làn đường và chỉ được chạy với vận tốc 20 km/giờ tại các cửa khẩu đường cao tốc biên giới. Điều này đã gây ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở phía Ba Lan. Những người lao động xuyên biên giới bực tức. Trong khi đó, các tổ chức của giới chủ thì lo lắng về quyết định này của Đức, vốn đi ngược lại các hiệp định thương mại tự do của châu Âu.
********
Biển Đông: Philippines sẽ điều tàu khác đến bãi Sa Bin để duy trì sự hiện diện
Ngày 16/09/2024, chỉ một ngày sau thông báo rút tàu BRP Teresa Magbanua khỏi bãi Sa Bin, Biển Đông, Lực lượng Tuần duyên Philippines khẳng định « chỉ tái bối trí con tàu » và sẽ tiếp tục « hiện diện » trong khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Theo AFP, trong buổi họp báo, khi báo chí so sánh tình hình tại bãi Sa Bin với bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát năm 2012 sau nhiều tháng đối đầu, người phát ngôn Lực lượng Tuần duyên Jay Tariela nhấn mạnh « Chúng tôi không thất bại ». Ông cũng khẳng định Manila « không từ bỏ gì » vì « bãi Escoda (tên Philippines gọi bãi Sa Bin) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế » của Philippines, cách đảo Palawan khoảng 140 km.
Vẫn theo ông Jay Tariela, dù tàu BRP Teresa Magbanua trở về cảng neo đậu nhưng « chúng tôi có những tàu tuần duyên khác, mà vào lúc chúng ta đang nói có thể đang đến hoặc đã tới bãi cạn Escoda ». Ông không nêu chi tiết vì lý do an ninh nhưng khẳng định « Lực lượng Tuần duyên sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo rằng Trung Quốc không thể chiếm đóng và thậm chí đòi lại bãi cạn Escoda (Sa Bin) ».
Ngày 15/09, Hội đồng Hàng hải Quốc gia Philippines ra thông cáo cho biết « tàu BRP Teresa Magbanua đã hoàn thành nhiệm vụ hoa tiêu và trở về cảng neo đậu » sau hơn 5 tháng thả neo ở bãi Sa Bin và nhiều lần va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc đến xua đuổi. Tháng 08, đội tàu Trung Quốc đã cản trở hoạt động tiếp tế cho tàu Teresa Magbanua khiến lực lượng đồn trú trên tàu bị thiếu lương thực.
Ngay sau khi tàu của Philippines rời bãi cạn Sa Bin, Bắc Kinh đã tái khẳng định « chủ quyền không thể chối cãi » đối với khu vực. Theo một số chuyên gia được trang Global Times của đảng Cộng sản Trung Quốc trích dẫn, sự việc này « cho thấy Trung Quốc đã quản lý đúng tình hình, nhưng cần cảnh giác trước những hành động khiêu khích trong tương lai ».
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông cũng là một trong những chủ đề thảo luận giữa phái đoàn quân sự Mỹ với Trung Quốc tại Bắc Kinh, sau khi tham dự Diễn đàn Hương Sơn. Dù cuộc họp song phương kết thúc hôm 15/09 không mang lại giải pháp cụ thể, nhưng theo trang VOA, phía Mỹ tiếp tục gây sức ép để tránh xảy ra xung đột ở Biển Đông, cũng như ở Đài Loan.
*********
Lãnh đạo quân sự Mỹ-Trung kết thúc các cuộc họp về Biển Đông
Các lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gặp nhau tại Bắc Kinh để tham dự các cuộc đàm phán thường kỳ mới được nối lại vào tháng 1 năm nay sau khi bị đình chỉ trong hai năm do quan hệ giữa hai nước trở nên tồi tệ. Các cuộc họp kết thúc hôm 15/9 và các quan chức đã thảo luận về các vấn đề đang diễn ra như Đài Loan, chiến tranh Nga-Ukraine và các cuộc đụng độ ở Biển Đông.
Ông Michael Chase, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ đã dẫn đầu một phái đoàn tham gia các cuộc Đàm phán Điều phối Chính sách Quốc phòng song phương, vốn diễn ra gần nhất trước đó là vào tháng 1 năm nay. Mặc dù các cuộc đàm phán không được kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất đồng lâu đời về lập trường đối với các vấn đề từ yêu sách ở Biển Đông đến Đài Loan, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc thảo luận để tránh xung đột.
Các cuộc họp được tổ chức sau khi ông Chase tham dự diễn đàn Tương Sơn tại Bắc Kinh, một diễn đàn quốc phòng vốn là đáp ứng của của Trung Quốc đối với Đối thoại Shangri-La.
Giao tiếp giữa hai quân đội đã bị gián đoạn vào năm 2021, khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng do những khác biệt ngày càng lớn về các vấn đề như chủ quyền của Đài Loan, nguồn gốc của COVID-19 và các vấn đề kinh tế.
Bắc Kinh đã phớt lờ các yêu cầu giao tiếp của Hoa Kỳ trong quá khứ, đặc biệt là về các vụ nghênh cản giữa máy bay và tàu của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mặc dù giao tiếp đã được nối lại sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại San Francisco vào tháng 11 năm ngoái, nhưng vẫn chưa rõ liệu các cuộc đàm phán có thể tiếp tục hay không khi Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống.
Trong các cuộc đàm phán song phương vừa rồi, hai bên đã thảo luận về sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga trong cuộc chiến tranh Ukraine đang diễn ra, cũng như các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ thông báo với các phóng viên về các cuộc họp. Vào ngày 15/9, tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines tại một bãi cạn tranh chấp đã rời đi để được tái tiếp tế và chăm sóc y tế cho các thành viên thủy thủ đoàn. Quan chức quốc phòng cho biết họ đang “theo dõi rất chặt chẽ các diễn biến tiếp theo ở đó”.
Các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông ngày càng trở nên quyết đoán hơn, với các cuộc đụng độ ngày càng tăng với lực lượng tuần duyên Philippines. Vào tháng 8, cả hai bên đã cáo buộc lẫn nhau về vụ va chạm giữa các tàu của họ khiến các tàu của Philippines bị thủng nhiều lỗ lớn.
Các yêu sách hàng hải đã dẫn tới các cuộc đụng độ trên biển, chẳng hạn như ở bãi cạn Sa Bin, nơi mà cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc đã chặn các nỗ lực tái tiếp tế cho tàu BRP Teresa Magbanua vào tháng 8 bằng lực lượng gồm 40 tàu.
Philippines cho biết họ sẽ thay thế con tàu ngay lập tức, nhưng việc con tàu rời đi làm dấy lên câu hỏi liệu Trung Quốc có chiếm bãi cạn hay không. Các nhà khoa học Philippines trước đó đã tìm thấy những đống san hô bị nghiền nát chìm dưới nước ở vùng nước nông của bãi cạn này, dẫn đến lo ngại rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây dựng một công trình để khẳng định yêu sách của mình.
Trung Quốc xác nhận việc con tàu rời đi, mà họ cho rằng “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”.
“Trong thời gian này, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với con tàu theo luật pháp và nhiều nỗ lực của phía Philippines nhằm tiếp tế cho con tàu một cách võ lực đã thất bại”, phát ngôn viên của Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc Lưu Đức Quân nói.
*********
Nhà ngoại giao hàng đầu EU gọi chính phủ Venezuela là 'độc tài'
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, Josep Borrell, gọi chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là "độc tài" trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 15/9 tại Tây Ban Nha, lặp lại những bình luận của một bộ trưởng Tây Ban Nha vốn đã khiến Caracas tức giận.
Venezuela hôm 12/9 đã triệu hồi đại sứ của mình tại Madrid để tham vấn và triệu tập phái viên của Tây Ban Nha tại Caracas để thảo luận sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles gọi chính quyền của Maduro là "chế độ độc tài" và chào đón "những người Venezuela phải rời khỏi đất nước của họ" vì chế độ của ông ta.
Khi được hỏi về sự việc này trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình tư nhân Tây Ban Nha Telecinco, ông Borrell nói rằng hơn 2.000 người đã bị "giam giữ tùy tiện" kể từ cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi của Venezuela vào ngày 28/7, mà phe đối lập của quốc gia Mỹ Latinh này cáo buộc ông Maduro đã đánh cắp.
Theo ông Borrell, các đảng phái chính trị ở Venezuela "phải chịu hàng ngàn hạn chế trong hoạt động" và lãnh đạo phe đối lập, Edmundo Gonzalez Urrutia, "đã phải chạy trốn" sang Tây Ban Nha.
"Bạn gọi tất cả những điều đó là gì? Tất nhiên, đây là một chế độ chuyên quyền, độc tài. Nhưng chỉ nói như vậy không giải quyết được vấn đề gì. Điều chúng ta cần làm là tìm cách giải quyết nó", ông Borrell, vốn là cựu bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha, nói.
"Đôi khi giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có sự kiềm chế nhất định bằng lời nói, nhưng chúng ta đừng tự lừa dối mình về bản chất của vấn đề. Venezuela đã tổ chức bầu cử, nhưng trước đó không phải là nền dân chủ và sau đó thì càng không phải như vậy".
Ông Maduro, người kế nhiệm nhà lãnh đạo cánh tả mang tính biểu tượng Hugo Chavez sau khi ông này qua đời vào năm 2013, khẳng định ông đã giành được nhiệm kỳ thứ ba nhưng không công bố số phiếu bầu chi tiết để chứng minh cho tuyên bố của mình.
Phe đối lập đã công bố kết quả bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu, theo đó ông Gonzalez Urrutia giành chiến thắng áp đảo.
Tuyên bố của ông Maduro về việc giành được nhiệm kỳ thứ ba để tại nhiệm đã gây ra các cuộc biểu tình phản đối rộng rãi, vốn cướp đi sinh mạng của ít nhất 27 người và khiến 192 người bị thương. Khoảng 2.400 người, bao gồm nhiều thanh thiếu niên, đã bị bắt trong các cuộc bạo loạn.
*********
Các gã khổng lồ công nghệ nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng cho Việt Nam trong 8 tháng
Các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, bao gồm Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netflix và Apple, đã nộp hơn 6.200 tỉ đồng (256 triệu đô la) tiền thuế cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế cho biết hôm 16/9.
Cụ thể, tính đến ngày 15/8, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Google, Facebook và TikTok đã nộp hơn 6.234 tỉ đồng (256 triệu đô la) tiền thuế trong 8 tháng đầu năm nay, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng 125% so với dự toán giao năm nay, theo VTV.
Sáu nhà cung cấp nước ngoài, bao gồm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple hiện đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, vẫn theo Tổng cục Thuế.
Cục này cho biết thêm rằng hiện có 106 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử, tăng 10 công ty so với tháng trước.
Kể từ khi cổng thông tin dành cho nhà cung cấp nước ngoài đi vào hoạt động vào tháng 3/2022, các doanh nghiệp nước ngoài đã đóng góp tích lũy gần 18 nghìn tỷ đồng (738 triệu đô la) tiền thuế.
Cơ quan thuế của Việt Nam cho biết tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng do cơ quan này quản lý ước đạt 1,14 triệu tỉ đồng, bằng 77,2% so với dự toán năm. So với cùng kỳ năm ngoái, số thu ngân sách này tăng 17,9%. Trong đó, 53 địa phương có số thu tăng và chỉ có 10 địa phương có số thu thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
*************
Tuyên bố chung Hoa Kỳ - EU về Đài Loan: Hà Nội không nên bỏ qua
Tại “Đối thoại Hoa Kỳ - Liên minh châu Âu (EU)” lần thứ 7 về Trung Quốc, các bên đã đưa ra sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Đài Loan và lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell và Tổng thư ký Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu Stefano Sannino đã đồng chủ trì Cuộc Đối thoại Hoa Kỳ-EU và “Tham vấn Hoa Kỳ - EU về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” từ 9—10/9/2024. Hoàn toàn khác với Hội thảo trước đó 10 ngày tại Hà Nội nhằm “Tổng kết 40 năm Ngoại giao Việt Nam thời kỳ Đổi mới”, sự kiện ấy đã không hề có bất cứ một dư âm quốc tế nào.
--------------------------
Nhìn từ Đài Bắc
Hoa Kỳ và EU họp liên tục trong hai ngày 9—10/9 nhằm khẳng định đánh giá chung của các bên về Trung Quốc, đặc biệt đến chính sách của Bắc Kinh với Đài Bắc. EU và các quốc gia thành viên từ lâu đã có quan hệ rộng khắp và toàn diện với các đối tác của mình tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo—Pacific), một khu vực trải dài từ bờ biển phía đông của châu Phi đến các quốc đảo Thái Bình Dương. Ngày nay, Indo—Pacific trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi mà quá trình phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch đang diễn ra trên nền bất ổn về địa-chiến lược trong khu vực gia tăng. Các cuộc bàn thảo vừa qua nhằm đánh giá về chiến lược nói chung của Hoa Kỳ và EU liên quan đến Trung Quốc, cũng như không gian Indo—Pacific, khu vực giờ đây có tầm quan trọng chiến lược và kinh tế toàn cầu. Trong tuyên bố mới nhất nói trên, Hoa Kỳ và EU nhấn mạnh đến nhu cầu hòa bình ở Eo biển Đài Loan, phản đối những thay đổi đơn phương đối với "nguyên trạng", nhất là đe dọa thay đổi thông qua vũ lực (1). Hoa Kỳ và EU nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì giao tiếp với Trung Quốc trong khi tham gia vào cạnh tranh công bằng và theo đuổi ngoại giao vì lợi ích chung.
Hoa Kỳ và EU đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc ủng hộ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine và kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, nhấn mạnh rằng bất kỳ kế hoạch hòa bình nào cũng phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Hai bên cũng đề cập đến các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tây Tạng và Tân Cương, và kêu gọi hợp tác với Văn phòng Nhân quyền của Liên hợp quốc. Các bên cũng cam kết chống lại sự đàn áp xuyên quốc gia của Trung Quốc và nêu lên mối quan ngại về việc xói mòn quyền tự chủ của Hồng Kông. Lên án các hành động của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, Hoa Kỳ và EU đã trích dẫn tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp, đặc biệt là liên quan đến Philippines. Hoa Kỳ và EU tái khẳng định phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 tại The Hague có lợi cho Philippines và chống lại Trung Quốc là có tính ràng buộc. Đáng tiếc, đã không hề có bất cứ một đoạn nào bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam.
Tuyên bố còn nhấn mạnh sự hợp tác liên tục giữa Hoa Kỳ và EU về an ninh của Indo—Pacific, bao gồm các hoạt động hàng hải chung và một cuộc họp bàn tròn sẽ được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Cả hai bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ kinh tế cân bằng và công bằng với Trung Quốc, và cam kết tiếp tục giải quyết các thách thức do các chính sách và hoạt động phi thị trường của Trung Quốc gây ra. Tuyên bố cho biết Hoa Kỳ và EU có ý định tiếp tục giảm thiểu rủi ro bằng cách giảm sự phụ thuộc và các điểm yếu trong các lĩnh vực chiến lược. Báo cáo cho biết thêm rằng việc thao túng thông tin nước ngoài cũng là một mối đe dọa liên tục đòi hỏi phải tiếp tục làm việc với các đối tác Indo—Pacific để xây dựng hệ sinh thái thông tin tự do và phục hồi. Cuộc đối thoại lần thứ tám tiếp theo sẽ được tổ chức sang năm 2025 tại Washington DC (2).
So sánh với Hà Nội
Tại Đài Bắc, từ 20/5/2024, Phó Tổng thống Lại Thanh Đức đã làm lễ nhậm chức để trở thành Tổng thống Đài Loan. Kết quả này do cử tri Đài Loan hoàn toàn phớt lờ áp lực của Trung Quốc, dồn phiếu cho đảng cầm quyền nhiệm kì tổng thống thứ ba. Trong khí đó, tại Hà Nội, từ 22/5/2024, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cũng tuyên thệ giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Khác nhau căn bản ở đây là, ông Lại Thanh Đức được người dân bầu thông qua lá phiếu của mình. Còn ông Tô Lâm thì sáng 22/5, được 472/473 đại biểu Quốc hội chấp thuận (bằng bấm nút), thay ông Võ Văn Thưởng buộc phải từ chức hơn hai tháng trước đó. Trong trả lời phỏng vấn truyền thông quốc tế, Tổng thống Lại Thanh Đức tuyên bố, trong bang giao với Trung Quốc nói chung, cũng như trong trao đổi thương mại, giáo dục nói riêng, phải dựa trên sự tôn nghiêm và bình đẳng. Bắc Kinh phải thừa nhận sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và phải chân thành trong hợp tác với chính phủ hợp pháp do nhân dân Đài Loan bầu ra. Khi Trung Quốc và Đài Loan hợp tác với nhau, hai bên phải có niềm tin chung để nâng cao phúc lợi của người dân ở hai bờ eo biển, hướng tới mục tiêu hòa bình và thịnh vượng chung trong tương lai (3). “Tôn nghiêm và bình đẳng…” Ông Lại không “nổ”, nhưng quả là “miệng kẻ sang có gang có thép…” Đại diện cho gần 25 triệu dân, khí phách thật đáng nể!
Ngoại giao Đài Loan có một bước chuyển ngoạn mục từ kỷ nguyên Thái Anh Văn sang kỷ nguyên Lại Thanh Đức, tuy cả hai đều cùng trong một đảng cầm quyền – Đảng Dân Tiên (DPP). “Ngoại giao kỹ thuật số” và “Đài Loan tham gia thiết kế vi mạch, sản xuất tấm bán dẫn, đóng gói và thử nghiệm dây chuyền cuối…” sẽ tạo ra “những tiếng cồng lớn” từ nền ngoại giao Đài Bắc. Lại Thanh Đức không ấn định “khởi điểm lịch sử mới”, mà chỉ nhắc lại “4 cam kết” nhất quán trước nay: “Không nhượng bộ - Không khiêu khích - Duy trì hiện trạng - Thực hiện đầy đủ trách nhiệm”. Tổng thống Lại Thanh Đức cho biết đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình cùng Đài Loan gánh vác trách nhiệm vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, mang lại lợi ích cho hòa bình thế giới. Không ngẫu nhiên, EU và Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan không thể tách rời đối với an ninh và ổn định quốc tế. Mỹ và EU thúc giục Trung Quốc kiềm chế ở Eo biển Đài Loan và xung quanh Đài Loan; bày tỏ sự phản đối đối với bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng, nhất là bằng vũ lực. Tất cả bày tỏ sự ủng hộ đối với sự tham gia của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế (4).
Từ Hà Nội, giới quan sát nhận ra rằng, di sản ngoại giao gần ba nhiệm kỳ của cố TBT Nguyễn Phú Trọng, với “ngoại giao cây tre”, đã không được chính giới ngoại giao Việt Nam nhắc đến trong cuộc Hội thảo suốt hơn ba giờ đồng hồ, ít nhất không thấy trên truyền thông trong nước. Thậm chí bản thân TBT—CTN Tô Lâm cũng bỏ qua, thì làm thế nào để thế giới “suy tôn” nó như một giá trị lâu bền và định hướng nhất quán? Trong khi đó, ngay tại Hội thảo nói trên, ông Tô Lâm buộc phải công nhận một thực tế khách quan: “Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại…” TBT—CTN chỉ rõ “đất nước đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” (5). Được biết, ông Tô Lâm sắp có một loạt họat động “ngoại giao nguyên thủ” tại New-York, kể cả cuộc hội kiến Tô Lâm—Biden. Hy vọng, TBT—CTN Việt Nam sẽ giản lược các khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” và “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (do Trung Quốc dẫn dắt)” tại các cuộc hội kiến ấy (6). Và nếu Hà Nội giã từ được “ngoại giao cây tre”, giảm thiểu được chính sách ủng hộ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, một ngày nào đó, hy vọng, Hoa Kỳ - EU cùng thế giới tiến bộ sẽ có những tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ đối với Hà Nội khi thế giới đồng thanh lên án hành động chèn ép Việt Nam của Trung Quốc trên Biển Đông. Mong lắm thay!
__________
Tham khảo:
(1) https://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2024/09/13/2003823711
(2) https://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2024/09/13/2003823711
(3) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=458,459,461,462&post=254146
(4)https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/STUD/2024/754446/EXPO_STU(2024)754446_EN.pdf
(5) https://dav.edu.vn/hoi-thao-khoa-hoc-tong-ket-40-nam-ngoai-giao-viet-nam-thoi-ky-doi-moi/
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
* Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
**********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 17 - 9 -2024
Ukraina mời Liên Hiệp Quốc đến vùng Kursk của Nga, Matxcơva lên án hành động ‘khiêu khích’
Ngày 16/09/2024, ngoại trưởng Ukraina Andri Sybiga đã mời Liên Hiệp Quốc và Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (CICR) đến thăm khu vực hơn 1.000 km ở vùng Kursk của Nga, hiện do Ukraina kiểm soát. Mục đích là nhằm chứng minh quân đội Ukraina tôn trọng luật nhân đạo. Ngay lập tức, điện Kremlin đã lên án hành động « khiêu khích » của Kiev.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Trên mạng X, ông Sybiga cho biết: « Ukraina sẵn sàng tạo thuận lợi cho công việc của họ và để chứng minh tuân thủ luật nhân đạo quốc tế và đã bảo đảm hỗ trợ nhân đạo, di chuyển thường dân an toàn ». Theo AFP, Kiev muốn cho thấy là họ không ngược đãi thường dân Nga, không phạm tội ác chiến tranh, trái với quân đội Nga bị cáo buộc có hành vi tàn bạo trên lãnh thổ Ukraina.
Lời mời được đưa ra vào đúng ngày chủ tịch CICR, Marjana Spolijaric, đến Matxcơva, bắt đầu chuyến công du được dự kiến từ lâu và chỉ vài ngày sau khi 3 nhân viên người Ukraina của hội Chữ thập đỏ thiệt mạng trong một trận oanh kích của Nga khi đang phân phát nhu yếu phẩm ở một làng do Ukraina kiểm soát ở vùng Donetsk. Tổng thống Zelensky đã lên án Nga gây thêm « một tội ác chiến tranh mới ». Trả lời báo giới ngày 16/09, người phát ngôn điện Kremlin, Dmitri Peskov, xem lời mời của Kiev là « tuyên bố khiêu khích » và hy vọng Liên Hiệp Quốc và CICR không « để tâm đến».
Ukraina đang kiểm soát hơn 1.000 km2 tại vùng Kursk của Nga sau khi bất ngờ mở cuộc tấn công vào đầu tháng 8. Ngày 16/09, bộ Quốc Phòng Nga khẳng định đã chiếm lại được hai làng Uspenovka và Borki. Quân đội Nga cũng phóng nhiều drone, từ nhiều địa điểm khác nhau, vào thủ đô Kiev trong đêm 15-16/09. Còi báo động phòng không đã vang lên trong suốt 3 tiếng rưỡi ở Kiev. Hệ thống phòng không Ukraina đã bắn hạ 20 drone.
Hôm qua, tại vùng Kharkiv, đông bắc Ukraina, một khu chung cư đã bị trúng oanh kích của Nga, khiến 1 người thiệt mạng và 42 người bị thương.
********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
5 phút
(RFA/HRW) - Việt Nam : Nhà hoạt động Phan Vân Bách bị kết án 5 năm tù. Vợ của nhà hoạt động Phan Vân Bách xác nhận,sau phiên xử chỉ kéo dài 1 tiếng, ông đã bị Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội tuyên án ngày 16/09/2024, chiếu theo điều 117 của Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Ông Bách bị cáo buộc đăng trên Facebook nhiều bài có nội dung bị xem là "chống nhà nước". Vợ ông lo cho tình trạng sức khỏe của chồng vì ông bị sụt hơn 20 kg, chỉ còn 40 kg trong khi trước đây nặng 65 kg. Vài ngày trước phiên xử, tổ chức Human Rights Watch đã ra thông cáo kêu gọi « nhà cầm quyền Việt Nam cần ngay lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích nhà vận động dân chủ Phan Vân Bách », bị bắt ngày 29/12/2023. Human Rights Watch xem ông « là nạn nhân mới nhất của đợt đàn áp thẳng tay vẫn đang tiếp diễn của chính quyền Việt Nam nhằm vào tất cả những người bất đồng chính kiến ».
(Reuters) - Hai ngân hàng Mỹ giảm dự báo tăng trưởng của Trung Quốc. Goldman Sachs và Citigroup hôm 16/09/2024 dự báo GDP của Trung Quốc trong 6 tháng cuối năm sẽ chỉ tăng 4,7%. Lý do là chỉ số sản xuất công nghiệp của nước này trong tháng 8/2024 đã rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2024. Goldman Sachs và Citigroup đều cho rằng Bắc Kinh cần « khẩn cấp kích cầu » để khởi động lại tăng trưởng.
(AFP) - Chilê đóng cửa nhà máy thép lớn nhất vì không cạnh tranh được thép Trung Quốc giá rẻ. Từ ngày 16/09/2024, gần 2.500 nhân viên của nhà máy Huachipato, ngoại ô thành phố Concepción (miền trung Chilê), bị thất nghiệp vì nhà máy ngừng sản xuất « vô thời hạn » sau 7 thập niên hoạt động. Sản phẩm của nhà máy không cạnh tranh được với thép Trung Quốc được ồ ạt nhập với giá rẻ vào thị trường châu Mỹ latinh trong những năm gần đây. Ngoài ra, gần 20.000 người làm việc cho các nhà thầu phụ cũng có thể bị mất việc làm trong những tuần tới do nhà máy Huachipato đóng cửa.
(AFP) - Trung Quốc trả tự do cho mục sư người Mỹ sau gần hai thập niên giam giữ. Hôm qua, 15/09/2024, bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cho biết mục sư David Lin, 68 tuổi, "đã trở về Mỹ và được đoàn tụ với gia đình lần đầu tiên sau gần 20 năm". Trước đó vào năm 2006, Bắc Kinh đã kết án ông Lin tù chung thân vì tội gian lận hợp đồng, tuy nhiên Washington đã phản đối, gọi đây là cáo buộc vô căn cứ. Ngoài ông Lin, Trung Quốc vẫn đang gian giữ một số công dân Hoa Kỳ với nhiều lý do khác nhau.
(AFP) - Hồng Kông : Một người đàn ông bị kết tội vì mặc áo phông có in khẩu hiệu “giải phóng Hồng Kông”. Hôm nay, 16/09/2024, anh Chu Kai-pong, 27 tuổi, đã bị xét xử và có thể sẽ lãnh án tù nhiều năm vì tội “xúi giục nổi loạn”. Theo công tố viên, trang phục của anh đã vi phạm luật an ninh quốc gia mới của Hồng Kông và bị cho là “có khả năng kích động ly khai”. Mức án cụ thể dành cho anh Chu sẽ được công bố vào thứ Năm tới, 19/09.
(NHK) - Nhật Bản : Số người cao tuổi đạt mức kỷ lục. Năm 2024, Nhật Bản có khoảng 36,25 triệu người trên 65 tuổi, tương đương với 29,3% dân số. Theo dữ liệu được bộ Nội Vụ và Truyền Thông công bố ngày 16/09, Nhật Bản đứng đầu danh sách 200 nước và vùng lãnh thổ có nhiều người cao tuổi, tiếp theo là Martinique (chiếm 25,3%), Porto Rico (24,7%), Ý (24,6%). Năm 2023, dân số của Nhật Bản là 124 triệu người, giảm 595.000 người so với năm 2022. Số người cao tuổi tăng kéo theo chi phí y tế, phúc lợi xã hội và làm giảm nguồn lực lao động đóng góp xã hội.
(AFP) - « Shogun », bộ phim nhiều tập của Nhật Bản thắng lớn trong đêm trao giải Emmy Awards. Ra về với 18 giải thưởng đêm qua, 15/09/2024 « Shogun » là bộ phim nhiều tập đầu tiên không được thực hiện bằng Anh ngữ chinh phục ban giám khảo. Tác phẩm này đã đoạt được những giải Emmy quan trọng nhất, như giải dành cho phim drama hay nhất, dành cho đạo diễn xuất sắc nhất. Nam diễn viên chính Hiroyuki Sanada đã có tên trên bảng vàng và hàng triệu người hâm mộ ông đã thực sự vui sướng.
(AFP) - Ủy viên châu Âu đặc trách Thị Trường Nội Địa, Thierry Breton, thông báo từ chức, với hiệu lực « ngay lập tức ». Vài tuần lễ trước khi Ủy Ban Châu Âu công bố thành phần lãnh đạo mới, chính trị gia người Pháp Thierry Breton đã « ồn ào » thông báo từ chức hôm 16/09/2024 với lý do có những bất đồng sâu rộng với chủ tịch Ủy Ban Châu ÂU, Ursula von der Leyen. Được cho là có triển vọng tiếp tục giữ chức vụ này cho một nhiệm kỳ 5 năm sắp tới, thế nhưng ông Breton đã bất ngờ tuyên bố « rút lui ngay lập tức ». Một trong những nguyên nhân là bà von der Leyen dường như có ý định gài người thân tín vào vị trí của ông Breton để cảm ơn nhân vật này ủng hộ bà tái tranh cử chủ tịch Ủy Ban Châu Âu trong nhiệm kỳ 2024-2029.
(AFP) - Phi hành đoàn dân sự đầu tiên bước ra ngoài không gian đã trở về Trái Đất. Tàu Crew Dragon của tập đoàn Mỹ SpaceX đã hạ cánh ngoài khơi Florida, Mỹ, ngày 15/09/2024 và được tàu trục vớt. Con tàu chở phi hành đoàn gồm 4 người khởi hành từ trung tâm không gian Kennedy ở Florida hôm 10/09. Hai người trong phi hành đoàn, trong đó có doanh nhân công nghệ Jared Isaacman, đã bước ra không gian, đánh dấu trải nghiệm dân sự đầu tiên. Chuyến thám hiểm này nằm trong chương trình Polaris, do Isaacman đồng chủ trì, nhằm tổ chức các chuyến bay đưa người vào không gian.
********
Đức tái lập các biện pháp kiểm soát biên giới để chống nhập cư trái phép
Hôm nay, 16/09/2024, chính phủ Đức đã tái lập các biện pháp kiểm soát biên giới trong 6 tháng để đối phó với nạn nhập cư bất hợp pháp. Berlin sẽ bố trí cảnh sát để kiểm tra tại biên giới với các nước nằm ở phía tây và bắc của Đức, bao gồm Pháp, Luxembourg, Hà Lan, Bỉ và Đan Mạch. Cho tới nay chỉ có những người đi từ các nước ở phía đông và nam gồm Ba Lan, Cộng hòa Séc, Áo và Thụy Sĩ mới bị kiểm tra.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Về nguyên tắc, các biện pháp kiểm soát biên giới nội bộ như vậy bị cấm trong Khu vực Schengen, nhưng trong trường hợp có mối đe dọa đối với trật tự hoặc an ninh, các biện pháp này có thể được thực hiện trong thời hạn 6 tháng và có thể được gia hạn, nhưng không được quá 2 năm. Tuy nhiên, Ủy ban Châu Âu lo ngại rằng điều này có thể gây ra hiệu ứng domino, khiến nhiều nước khác trong khu vực làm theo. Trong khi đó, Berlin biện minh cho quyết định trên với lý do "bảo vệ an ninh nội bộ trước các mối đe dọa hiện nay của khủng bố Hồi giáo và tội phạm xuyên biên giới".
Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux cho biết về những hệ quả của các biện pháp kiểm soát biên giới này:
“Thành phố Frankfurt Oder khá giống với thành phố Strasbourg của Pháp nằm cạnh miền đông nước Đức. Ở phía tây sông Oder là thành phố của Đức, trong khi đó phía đông của dòng sông lại là thành phố Slubice của Ba Lan. Kể từ khi Bức tường Berlin sụp đổ, chính quyền đã nỗ lực đoàn kết hai dân tộc, gần như bị chia cắt bởi đường biên giới trong thời kỳ chế độ Cộng Sản ...
Việc Đức tái lập các biện pháp kiểm soát biên giới vào tháng 10/2023 để chống nạn nhập cư bất hợp pháp đã giúp giảm bớt các vụ nhập cảnh trái phép. Nhưng những biện pháp đó cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho người dân, theo giải thích của Andreas Oppermann, nhà báo địa phương làm việc cho kênh truyền thông RBB :
“Đây là một bất lợi rất lớn đối với người dân Slubice, vì thành phố này thường xuyên bị tắc nghẽn. Không chỉ vậy, đây cũng là bất lợi đối với chính những cư dân tại thành phố Frankfurt bên bờ sông Oder, chẳng hạn những người làm việc ở Slubice nhưng đã phải từ bỏ công việc, vì họ không bao giờ có thể biết liệu mình có đến đúng giờ hay liệu họ có thể trở về nhà hay không. Việc kiểm soát biên giới đã phá vỡ mọi thứ được xây dựng trong suốt 20 năm qua giữa hai thành phố.”
Trên khoảng 300 km biên giới giữa Ba Lan và Đức, những hình ảnh tương tự xuất hiện khắp nơi. Các phương tiện giờ chỉ có thể lưu thông trên một làn đường và chỉ được chạy với vận tốc 20 km/giờ tại các cửa khẩu đường cao tốc biên giới. Điều này đã gây ra ùn tắc giao thông nghiêm trọng ở phía Ba Lan. Những người lao động xuyên biên giới bực tức. Trong khi đó, các tổ chức của giới chủ thì lo lắng về quyết định này của Đức, vốn đi ngược lại các hiệp định thương mại tự do của châu Âu.
********
Biển Đông: Philippines sẽ điều tàu khác đến bãi Sa Bin để duy trì sự hiện diện
Ngày 16/09/2024, chỉ một ngày sau thông báo rút tàu BRP Teresa Magbanua khỏi bãi Sa Bin, Biển Đông, Lực lượng Tuần duyên Philippines khẳng định « chỉ tái bối trí con tàu » và sẽ tiếp tục « hiện diện » trong khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Theo AFP, trong buổi họp báo, khi báo chí so sánh tình hình tại bãi Sa Bin với bãi cạn Scarborough bị Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát năm 2012 sau nhiều tháng đối đầu, người phát ngôn Lực lượng Tuần duyên Jay Tariela nhấn mạnh « Chúng tôi không thất bại ». Ông cũng khẳng định Manila « không từ bỏ gì » vì « bãi Escoda (tên Philippines gọi bãi Sa Bin) nằm trong vùng đặc quyền kinh tế » của Philippines, cách đảo Palawan khoảng 140 km.
Vẫn theo ông Jay Tariela, dù tàu BRP Teresa Magbanua trở về cảng neo đậu nhưng « chúng tôi có những tàu tuần duyên khác, mà vào lúc chúng ta đang nói có thể đang đến hoặc đã tới bãi cạn Escoda ». Ông không nêu chi tiết vì lý do an ninh nhưng khẳng định « Lực lượng Tuần duyên sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo rằng Trung Quốc không thể chiếm đóng và thậm chí đòi lại bãi cạn Escoda (Sa Bin) ».
Ngày 15/09, Hội đồng Hàng hải Quốc gia Philippines ra thông cáo cho biết « tàu BRP Teresa Magbanua đã hoàn thành nhiệm vụ hoa tiêu và trở về cảng neo đậu » sau hơn 5 tháng thả neo ở bãi Sa Bin và nhiều lần va chạm với tàu hải cảnh Trung Quốc đến xua đuổi. Tháng 08, đội tàu Trung Quốc đã cản trở hoạt động tiếp tế cho tàu Teresa Magbanua khiến lực lượng đồn trú trên tàu bị thiếu lương thực.
Ngay sau khi tàu của Philippines rời bãi cạn Sa Bin, Bắc Kinh đã tái khẳng định « chủ quyền không thể chối cãi » đối với khu vực. Theo một số chuyên gia được trang Global Times của đảng Cộng sản Trung Quốc trích dẫn, sự việc này « cho thấy Trung Quốc đã quản lý đúng tình hình, nhưng cần cảnh giác trước những hành động khiêu khích trong tương lai ».
Tình hình căng thẳng ở Biển Đông cũng là một trong những chủ đề thảo luận giữa phái đoàn quân sự Mỹ với Trung Quốc tại Bắc Kinh, sau khi tham dự Diễn đàn Hương Sơn. Dù cuộc họp song phương kết thúc hôm 15/09 không mang lại giải pháp cụ thể, nhưng theo trang VOA, phía Mỹ tiếp tục gây sức ép để tránh xảy ra xung đột ở Biển Đông, cũng như ở Đài Loan.
*********
Lãnh đạo quân sự Mỹ-Trung kết thúc các cuộc họp về Biển Đông
Các lãnh đạo quân sự Hoa Kỳ và Trung Quốc đã gặp nhau tại Bắc Kinh để tham dự các cuộc đàm phán thường kỳ mới được nối lại vào tháng 1 năm nay sau khi bị đình chỉ trong hai năm do quan hệ giữa hai nước trở nên tồi tệ. Các cuộc họp kết thúc hôm 15/9 và các quan chức đã thảo luận về các vấn đề đang diễn ra như Đài Loan, chiến tranh Nga-Ukraine và các cuộc đụng độ ở Biển Đông.
Ông Michael Chase, phó trợ lý bộ trưởng quốc phòng phụ trách Trung Quốc, Đài Loan và Mông Cổ đã dẫn đầu một phái đoàn tham gia các cuộc Đàm phán Điều phối Chính sách Quốc phòng song phương, vốn diễn ra gần nhất trước đó là vào tháng 1 năm nay. Mặc dù các cuộc đàm phán không được kỳ vọng sẽ giải quyết được những bất đồng lâu đời về lập trường đối với các vấn đề từ yêu sách ở Biển Đông đến Đài Loan, Hoa Kỳ vẫn tiếp tục thúc đẩy các cuộc thảo luận để tránh xung đột.
Các cuộc họp được tổ chức sau khi ông Chase tham dự diễn đàn Tương Sơn tại Bắc Kinh, một diễn đàn quốc phòng vốn là đáp ứng của của Trung Quốc đối với Đối thoại Shangri-La.
Giao tiếp giữa hai quân đội đã bị gián đoạn vào năm 2021, khi căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc gia tăng do những khác biệt ngày càng lớn về các vấn đề như chủ quyền của Đài Loan, nguồn gốc của COVID-19 và các vấn đề kinh tế.
Bắc Kinh đã phớt lờ các yêu cầu giao tiếp của Hoa Kỳ trong quá khứ, đặc biệt là về các vụ nghênh cản giữa máy bay và tàu của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mặc dù giao tiếp đã được nối lại sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau tại San Francisco vào tháng 11 năm ngoái, nhưng vẫn chưa rõ liệu các cuộc đàm phán có thể tiếp tục hay không khi Hoa Kỳ đang chuẩn bị cho một cuộc bầu cử tổng thống.
Trong các cuộc đàm phán song phương vừa rồi, hai bên đã thảo luận về sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho Nga trong cuộc chiến tranh Ukraine đang diễn ra, cũng như các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, một quan chức quốc phòng cấp cao của Hoa Kỳ thông báo với các phóng viên về các cuộc họp. Vào ngày 15/9, tàu BRP Teresa Magbanua của Philippines tại một bãi cạn tranh chấp đã rời đi để được tái tiếp tế và chăm sóc y tế cho các thành viên thủy thủ đoàn. Quan chức quốc phòng cho biết họ đang “theo dõi rất chặt chẽ các diễn biến tiếp theo ở đó”.
Các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông ngày càng trở nên quyết đoán hơn, với các cuộc đụng độ ngày càng tăng với lực lượng tuần duyên Philippines. Vào tháng 8, cả hai bên đã cáo buộc lẫn nhau về vụ va chạm giữa các tàu của họ khiến các tàu của Philippines bị thủng nhiều lỗ lớn.
Các yêu sách hàng hải đã dẫn tới các cuộc đụng độ trên biển, chẳng hạn như ở bãi cạn Sa Bin, nơi mà cả Trung Quốc và Philippines đều tuyên bố chủ quyền. Trung Quốc đã chặn các nỗ lực tái tiếp tế cho tàu BRP Teresa Magbanua vào tháng 8 bằng lực lượng gồm 40 tàu.
Philippines cho biết họ sẽ thay thế con tàu ngay lập tức, nhưng việc con tàu rời đi làm dấy lên câu hỏi liệu Trung Quốc có chiếm bãi cạn hay không. Các nhà khoa học Philippines trước đó đã tìm thấy những đống san hô bị nghiền nát chìm dưới nước ở vùng nước nông của bãi cạn này, dẫn đến lo ngại rằng Trung Quốc có thể đang chuẩn bị xây dựng một công trình để khẳng định yêu sách của mình.
Trung Quốc xác nhận việc con tàu rời đi, mà họ cho rằng “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc”.
“Trong thời gian này, Trung Quốc đã thực hiện các biện pháp kiểm soát đối với con tàu theo luật pháp và nhiều nỗ lực của phía Philippines nhằm tiếp tế cho con tàu một cách võ lực đã thất bại”, phát ngôn viên của Lực lượng cảnh sát biển Trung Quốc Lưu Đức Quân nói.
*********
Nhà ngoại giao hàng đầu EU gọi chính phủ Venezuela là 'độc tài'
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh châu Âu, Josep Borrell, gọi chính phủ của Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro là "độc tài" trong một cuộc phỏng vấn được phát sóng hôm 15/9 tại Tây Ban Nha, lặp lại những bình luận của một bộ trưởng Tây Ban Nha vốn đã khiến Caracas tức giận.
Venezuela hôm 12/9 đã triệu hồi đại sứ của mình tại Madrid để tham vấn và triệu tập phái viên của Tây Ban Nha tại Caracas để thảo luận sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Tây Ban Nha Margarita Robles gọi chính quyền của Maduro là "chế độ độc tài" và chào đón "những người Venezuela phải rời khỏi đất nước của họ" vì chế độ của ông ta.
Khi được hỏi về sự việc này trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình tư nhân Tây Ban Nha Telecinco, ông Borrell nói rằng hơn 2.000 người đã bị "giam giữ tùy tiện" kể từ cuộc bầu cử tổng thống gây tranh cãi của Venezuela vào ngày 28/7, mà phe đối lập của quốc gia Mỹ Latinh này cáo buộc ông Maduro đã đánh cắp.
Theo ông Borrell, các đảng phái chính trị ở Venezuela "phải chịu hàng ngàn hạn chế trong hoạt động" và lãnh đạo phe đối lập, Edmundo Gonzalez Urrutia, "đã phải chạy trốn" sang Tây Ban Nha.
"Bạn gọi tất cả những điều đó là gì? Tất nhiên, đây là một chế độ chuyên quyền, độc tài. Nhưng chỉ nói như vậy không giải quyết được vấn đề gì. Điều chúng ta cần làm là tìm cách giải quyết nó", ông Borrell, vốn là cựu bộ trưởng ngoại giao Tây Ban Nha, nói.
"Đôi khi giải quyết vấn đề đòi hỏi phải có sự kiềm chế nhất định bằng lời nói, nhưng chúng ta đừng tự lừa dối mình về bản chất của vấn đề. Venezuela đã tổ chức bầu cử, nhưng trước đó không phải là nền dân chủ và sau đó thì càng không phải như vậy".
Ông Maduro, người kế nhiệm nhà lãnh đạo cánh tả mang tính biểu tượng Hugo Chavez sau khi ông này qua đời vào năm 2013, khẳng định ông đã giành được nhiệm kỳ thứ ba nhưng không công bố số phiếu bầu chi tiết để chứng minh cho tuyên bố của mình.
Phe đối lập đã công bố kết quả bỏ phiếu tại các điểm bỏ phiếu, theo đó ông Gonzalez Urrutia giành chiến thắng áp đảo.
Tuyên bố của ông Maduro về việc giành được nhiệm kỳ thứ ba để tại nhiệm đã gây ra các cuộc biểu tình phản đối rộng rãi, vốn cướp đi sinh mạng của ít nhất 27 người và khiến 192 người bị thương. Khoảng 2.400 người, bao gồm nhiều thanh thiếu niên, đã bị bắt trong các cuộc bạo loạn.
*********
Các gã khổng lồ công nghệ nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng cho Việt Nam trong 8 tháng
Các gã khổng lồ công nghệ toàn cầu, bao gồm Google, Meta (Facebook), Microsoft, TikTok, Netflix và Apple, đã nộp hơn 6.200 tỉ đồng (256 triệu đô la) tiền thuế cho Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2024, truyền thông Việt Nam dẫn thông tin mới nhất từ Tổng cục Thuế cho biết hôm 16/9.
Cụ thể, tính đến ngày 15/8, các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài như Google, Facebook và TikTok đã nộp hơn 6.234 tỉ đồng (256 triệu đô la) tiền thuế trong 8 tháng đầu năm nay, tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng 125% so với dự toán giao năm nay, theo VTV.
Sáu nhà cung cấp nước ngoài, bao gồm Meta (Facebook), Google, Microsoft, TikTok, Netflix, Apple hiện đang nắm giữ 90% thị phần doanh thu dịch vụ thương mại điện tử xuyên biên giới tại Việt Nam, vẫn theo Tổng cục Thuế.
Cục này cho biết thêm rằng hiện có 106 nhà cung cấp nước ngoài đăng ký thuế qua cổng thông tin điện tử, tăng 10 công ty so với tháng trước.
Kể từ khi cổng thông tin dành cho nhà cung cấp nước ngoài đi vào hoạt động vào tháng 3/2022, các doanh nghiệp nước ngoài đã đóng góp tích lũy gần 18 nghìn tỷ đồng (738 triệu đô la) tiền thuế.
Cơ quan thuế của Việt Nam cho biết tổng thu ngân sách nhà nước 8 tháng do cơ quan này quản lý ước đạt 1,14 triệu tỉ đồng, bằng 77,2% so với dự toán năm. So với cùng kỳ năm ngoái, số thu ngân sách này tăng 17,9%. Trong đó, 53 địa phương có số thu tăng và chỉ có 10 địa phương có số thu thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái.
*************
Tuyên bố chung Hoa Kỳ - EU về Đài Loan: Hà Nội không nên bỏ qua
Tại “Đối thoại Hoa Kỳ - Liên minh châu Âu (EU)” lần thứ 7 về Trung Quốc, các bên đã đưa ra sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Đài Loan và lên án hành động của Trung Quốc trên Biển Đông. Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Kurt Campbell và Tổng thư ký Cơ quan Hành động Đối ngoại Châu Âu Stefano Sannino đã đồng chủ trì Cuộc Đối thoại Hoa Kỳ-EU và “Tham vấn Hoa Kỳ - EU về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương” từ 9—10/9/2024. Hoàn toàn khác với Hội thảo trước đó 10 ngày tại Hà Nội nhằm “Tổng kết 40 năm Ngoại giao Việt Nam thời kỳ Đổi mới”, sự kiện ấy đã không hề có bất cứ một dư âm quốc tế nào.
--------------------------
Nhìn từ Đài Bắc
Hoa Kỳ và EU họp liên tục trong hai ngày 9—10/9 nhằm khẳng định đánh giá chung của các bên về Trung Quốc, đặc biệt đến chính sách của Bắc Kinh với Đài Bắc. EU và các quốc gia thành viên từ lâu đã có quan hệ rộng khắp và toàn diện với các đối tác của mình tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo—Pacific), một khu vực trải dài từ bờ biển phía đông của châu Phi đến các quốc đảo Thái Bình Dương. Ngày nay, Indo—Pacific trở thành tâm điểm chú ý của thế giới khi mà quá trình phục hồi kinh tế - xã hội hậu đại dịch đang diễn ra trên nền bất ổn về địa-chiến lược trong khu vực gia tăng. Các cuộc bàn thảo vừa qua nhằm đánh giá về chiến lược nói chung của Hoa Kỳ và EU liên quan đến Trung Quốc, cũng như không gian Indo—Pacific, khu vực giờ đây có tầm quan trọng chiến lược và kinh tế toàn cầu. Trong tuyên bố mới nhất nói trên, Hoa Kỳ và EU nhấn mạnh đến nhu cầu hòa bình ở Eo biển Đài Loan, phản đối những thay đổi đơn phương đối với "nguyên trạng", nhất là đe dọa thay đổi thông qua vũ lực (1). Hoa Kỳ và EU nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì giao tiếp với Trung Quốc trong khi tham gia vào cạnh tranh công bằng và theo đuổi ngoại giao vì lợi ích chung.
Hoa Kỳ và EU đã bày tỏ quan ngại về việc Trung Quốc ủng hộ Nga trong cuộc chiến ở Ukraine và kêu gọi Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế, nhấn mạnh rằng bất kỳ kế hoạch hòa bình nào cũng phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Hai bên cũng đề cập đến các hành vi vi phạm nhân quyền của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tây Tạng và Tân Cương, và kêu gọi hợp tác với Văn phòng Nhân quyền của Liên hợp quốc. Các bên cũng cam kết chống lại sự đàn áp xuyên quốc gia của Trung Quốc và nêu lên mối quan ngại về việc xói mòn quyền tự chủ của Hồng Kông. Lên án các hành động của Trung Quốc trên Biển Hoa Đông và Biển Đông, Hoa Kỳ và EU đã trích dẫn tầm quan trọng của quyền tự do hàng hải và giải quyết hòa bình các tranh chấp, đặc biệt là liên quan đến Philippines. Hoa Kỳ và EU tái khẳng định phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực năm 2016 tại The Hague có lợi cho Philippines và chống lại Trung Quốc là có tính ràng buộc. Đáng tiếc, đã không hề có bất cứ một đoạn nào bày tỏ tình đoàn kết với Việt Nam.
Tuyên bố còn nhấn mạnh sự hợp tác liên tục giữa Hoa Kỳ và EU về an ninh của Indo—Pacific, bao gồm các hoạt động hàng hải chung và một cuộc họp bàn tròn sẽ được tổ chức tại Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Cả hai bên cũng tái khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì quan hệ kinh tế cân bằng và công bằng với Trung Quốc, và cam kết tiếp tục giải quyết các thách thức do các chính sách và hoạt động phi thị trường của Trung Quốc gây ra. Tuyên bố cho biết Hoa Kỳ và EU có ý định tiếp tục giảm thiểu rủi ro bằng cách giảm sự phụ thuộc và các điểm yếu trong các lĩnh vực chiến lược. Báo cáo cho biết thêm rằng việc thao túng thông tin nước ngoài cũng là một mối đe dọa liên tục đòi hỏi phải tiếp tục làm việc với các đối tác Indo—Pacific để xây dựng hệ sinh thái thông tin tự do và phục hồi. Cuộc đối thoại lần thứ tám tiếp theo sẽ được tổ chức sang năm 2025 tại Washington DC (2).
So sánh với Hà Nội
Tại Đài Bắc, từ 20/5/2024, Phó Tổng thống Lại Thanh Đức đã làm lễ nhậm chức để trở thành Tổng thống Đài Loan. Kết quả này do cử tri Đài Loan hoàn toàn phớt lờ áp lực của Trung Quốc, dồn phiếu cho đảng cầm quyền nhiệm kì tổng thống thứ ba. Trong khí đó, tại Hà Nội, từ 22/5/2024, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an cũng tuyên thệ giữ chức Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Khác nhau căn bản ở đây là, ông Lại Thanh Đức được người dân bầu thông qua lá phiếu của mình. Còn ông Tô Lâm thì sáng 22/5, được 472/473 đại biểu Quốc hội chấp thuận (bằng bấm nút), thay ông Võ Văn Thưởng buộc phải từ chức hơn hai tháng trước đó. Trong trả lời phỏng vấn truyền thông quốc tế, Tổng thống Lại Thanh Đức tuyên bố, trong bang giao với Trung Quốc nói chung, cũng như trong trao đổi thương mại, giáo dục nói riêng, phải dựa trên sự tôn nghiêm và bình đẳng. Bắc Kinh phải thừa nhận sự tồn tại của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) và phải chân thành trong hợp tác với chính phủ hợp pháp do nhân dân Đài Loan bầu ra. Khi Trung Quốc và Đài Loan hợp tác với nhau, hai bên phải có niềm tin chung để nâng cao phúc lợi của người dân ở hai bờ eo biển, hướng tới mục tiêu hòa bình và thịnh vượng chung trong tương lai (3). “Tôn nghiêm và bình đẳng…” Ông Lại không “nổ”, nhưng quả là “miệng kẻ sang có gang có thép…” Đại diện cho gần 25 triệu dân, khí phách thật đáng nể!
Ngoại giao Đài Loan có một bước chuyển ngoạn mục từ kỷ nguyên Thái Anh Văn sang kỷ nguyên Lại Thanh Đức, tuy cả hai đều cùng trong một đảng cầm quyền – Đảng Dân Tiên (DPP). “Ngoại giao kỹ thuật số” và “Đài Loan tham gia thiết kế vi mạch, sản xuất tấm bán dẫn, đóng gói và thử nghiệm dây chuyền cuối…” sẽ tạo ra “những tiếng cồng lớn” từ nền ngoại giao Đài Bắc. Lại Thanh Đức không ấn định “khởi điểm lịch sử mới”, mà chỉ nhắc lại “4 cam kết” nhất quán trước nay: “Không nhượng bộ - Không khiêu khích - Duy trì hiện trạng - Thực hiện đầy đủ trách nhiệm”. Tổng thống Lại Thanh Đức cho biết đã mời Chủ tịch Tập Cận Bình cùng Đài Loan gánh vác trách nhiệm vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng trong khu vực, mang lại lợi ích cho hòa bình thế giới. Không ngẫu nhiên, EU và Hoa Kỳ luôn nhấn mạnh việc duy trì hòa bình và ổn định trên eo biển Đài Loan không thể tách rời đối với an ninh và ổn định quốc tế. Mỹ và EU thúc giục Trung Quốc kiềm chế ở Eo biển Đài Loan và xung quanh Đài Loan; bày tỏ sự phản đối đối với bất kỳ nỗ lực đơn phương nào nhằm thay đổi nguyên trạng, nhất là bằng vũ lực. Tất cả bày tỏ sự ủng hộ đối với sự tham gia của Đài Loan vào các tổ chức quốc tế (4).
Từ Hà Nội, giới quan sát nhận ra rằng, di sản ngoại giao gần ba nhiệm kỳ của cố TBT Nguyễn Phú Trọng, với “ngoại giao cây tre”, đã không được chính giới ngoại giao Việt Nam nhắc đến trong cuộc Hội thảo suốt hơn ba giờ đồng hồ, ít nhất không thấy trên truyền thông trong nước. Thậm chí bản thân TBT—CTN Tô Lâm cũng bỏ qua, thì làm thế nào để thế giới “suy tôn” nó như một giá trị lâu bền và định hướng nhất quán? Trong khi đó, ngay tại Hội thảo nói trên, ông Tô Lâm buộc phải công nhận một thực tế khách quan: “Thế giới đang trong thời kỳ thay đổi có tính thời đại…” TBT—CTN chỉ rõ “đất nước đang đứng trước khởi điểm lịch sử mới, kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” (5). Được biết, ông Tô Lâm sắp có một loạt họat động “ngoại giao nguyên thủ” tại New-York, kể cả cuộc hội kiến Tô Lâm—Biden. Hy vọng, TBT—CTN Việt Nam sẽ giản lược các khẩu hiệu “chống Mỹ cứu nước” và “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội (do Trung Quốc dẫn dắt)” tại các cuộc hội kiến ấy (6). Và nếu Hà Nội giã từ được “ngoại giao cây tre”, giảm thiểu được chính sách ủng hộ Nga trong cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine, một ngày nào đó, hy vọng, Hoa Kỳ - EU cùng thế giới tiến bộ sẽ có những tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ đối với Hà Nội khi thế giới đồng thanh lên án hành động chèn ép Việt Nam của Trung Quốc trên Biển Đông. Mong lắm thay!
__________
Tham khảo:
(1) https://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2024/09/13/2003823711
(2) https://www.taipeitimes.com/News/front/archives/2024/09/13/2003823711
(3) https://vn.taiwantoday.tw/news.php?unit=458,459,461,462&post=254146
(4)https://www.europarl.europa.eu/RegData/etudes/STUD/2024/754446/EXPO_STU(2024)754446_EN.pdf
(5) https://dav.edu.vn/hoi-thao-khoa-hoc-tong-ket-40-nam-ngoai-giao-viet-nam-thoi-ky-doi-moi/
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do
* Trần Hiếu Chân là một blogger, đồng thời cũng là nhà báo độc lập tích cực tham gia vào mạng lưới xã hội đấu tranh vì tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Blogger này cũng là một trong những nhà nghiên cứu quan hệ quốc tế và đường lối ngoại giao của Việt Nam và các nước ASEAN.
**********