Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 19 tháng 04 -2025

***********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
8 phút
(AFP) - Chủ tịch luân phiên ASEAN kêu gọi tôn trọng lệnh ngừng bắn tại Miến Điện. Ngày 18/04/2025 thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, trong cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN kêu gọi tập đoàn quân sự Miến Điện tôn trọng lệnh ngừng bắn với các phe nổi dậy. Theo các tổ chức nhân đạo, lệnh ngừng bắn để cứu trợ nạn nhân động đất cuối tháng 3/2025 liên tục bị vi phạm cho dù văn bản này có hiệu cho đến ngày 22/04/2025.
(AFP) - Tân đại sứ Mỹ tại Nhật « vô cùng lạc quan » là đôi bên sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại. George Glass hôm nay 18/04/2025, khi đến thủ đô Tokyo của Nhật để nhậm chức, cho biết đã gặp gỡ đa số các nhà lãnh đạo chính tham gia các cuộc đàm phán và thảo luận. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định đích thân tham gia và coi đây là ưu tiên hàng đầu, nên tân đại sứ Mỹ tại Nhật hoàn toàn tin tưởng hai nước sẽ đạt được thỏa thuận.
(AFP) - Giá gạo tại Nhật Bản tăng gần gấp đôi trong vòng 1 năm. Theo các số liệu chính thức công bố hôm 18/04/2005 so với cùng thời kỳ năm ngoái, gạo tại Nhật Bản tăng giá 92,5 %. Giá nông phẩm trung bình tăng gần 25 % trong một năm, chủ yếu do mất mùa. Cùng lúc, lạm phát tăng nhanh hơn các dự báo. Tăng trưởng của Nhật bị cho là « khá mong manh ». Đó là chưa kể đến những tác động sắp tới đây do cuộc chiến thương mại Mỹ đang khuấy lên
(RFI) - Mỹ : Chính quyền Trump đột ngột bãi bỏ hàng ngàn visa của sinh viên ngoại quốc. Trở về nước từ Houston, Hoa Kỳ, đặc phái viên đài RFI Nathanaël Vittrant hôm 17/04/2025 cho biết nhiều sinh viên nước ngoài bỗng dưng bị thu hồi visa mà không được lời giải thích nào của chính quyền Mỹ. Chỉ riêng tại Texas, có vài trăm sinh viên rơi vào cảnh phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất, việc học hành và tương lai bị đe dọa. Nhiều sinh viên tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine cũng bị bắt và bị đe dọa trục xuất cho dù có giấy tờ hợp pháp. Matthew Thomson, luật sư chuyên về di trú từ 30 năm nay xem đây là tình hình hỗn loạn chưa từng có. Một số sinh viên bị yêu cầu rời Mỹ chỉ vì nhưng sai phạm rất nhỏ.
(AFP) - Mỹ: Chính quyền Trump bị xem là “cố tình phớt lờ” phán quyết của tòa án. Một thẩm phán của Washington hôm thứ tư 16/04/2025, cho rằng chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đã “cố tình phớt lờ” phán quyết của tòa án cấm trục xuất những người nhập cư dựa trên một đạo luật đặc biệt, và như vậy có thể bị xem là “bất tuân lệnh tòa”.
(AFP) – « Tấn công » trường đại học Harvard đến lượt Hạ Viện Mỹ nhập cuộc. Hôm qua 17/04/2025 một nhóm dân biểu của đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện Mỹ thông báo « mở điều tra » viện đại học danh tiếng này vì Harvard « vi phạm luật pháp ». Cùng lúc tổng thống Trump tố cáo Harvard là nơi « phổ biến hận thù và và sự dốt nát » sau khi đã loan báo cắt hơn 2 tỷ đô la nguồn tài trợ của chính phủ liên bang cho trường đại học này. Trong thông báo điều tra nhắm vào Harvard, một nhóm dân biểu của Hạ Viện thuộc đảng Cộng Hòa chỉ trích trường có những « thiếu sót trong việc thực thi pháp luật về những quyền công dân ». Nói một cách dễ hiểu Harvard từ chối thi hành một số chỉ thị của Nhà Trắng kiểm soát chặt chẽ các sinh viên người nước ngoài, kiểm soát « tự do ngôn luận » và kiểm soát các chương trình giảng dậy của các thầy cô giáo. Theo tin mới nhất, dường như một trường danh tiếng khác của Hoa Kỳ là MIT Viện Công Nghệ Massachusetts cũng đã chọn hướng đi như Harvard. Trái ngược hẳn với chính sách của nhiều trường đại học khác như Columbia…
(Reuters) - Nga tiếp tục các cuộc oanh kích gây thương vong cho người dân Ukraina. Trong đêm 17 rạng sáng 18/04/2025, nhiều vụ oanh tạc mới của Nga nhắm vào một số thành phố lớn của Ukraina đã khiến ít nhất 2 người chết và 40 người bị thương. Riêng tại Kharkiv, sáng hôm nay 18/04, một tên lửa Nga phóng vào thành phố đã khiến 1 người thiệt mạng và 82 người bị thương, trong đó có 6 em nhỏ. Nhiều tòa nhà của dân, một cơ sở giáo dục và một doanh nghiệp dân sự bị hư hại.
(AFP) - Trung Quốc khẳng định chưa bao giờ giao vũ khí sát thương cho Ukraina. Lâm Kiếm, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, hôm nay 18/04/2025 nhấn mạnh Bắc Kinh chưa từng cung cấp vũ khí sát thương cho bất cứ bên nào tham gia cuộc xung đột, và kiểm soát nghiêm ngặt các hàng hóa lưỡng dụng. Bắc Kinh đồng thời tố cáo tổng thống Ukraina Zelensky có những « cáo buộc vô căn cứ » và « thao túng chính trị », trong bối cảnh Volodymyr Zelensky hôm qua tố cáo Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga và tham gia vào sản xuất một số vũ khí trên lãnh thổ Nga.
(Le Monde) - Mỹ lại thúc giục Pháp « tăng chi tiêu quân sự ». Theo Lầu Năm Góc, đón tiếp đồng nhiệm Pháp Sébastien Lecornu tại Washington, bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth hôm 17/04/2025 đã hối thúc Paris, cùng các nước châu Âu thành viên NATO gánh vác trách nhiệm chính trong việc phòng thủ thông thường của châu lục. Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu tất cả các nước thành viên NATO dành tối thiểu 5% GDP cho quốc phòng. Tỉ lệ này của Hoa Kỳ hiện giờ là 3,4%, còn châu Âu mới chỉ đạt 2%.
(AFP) - Yemen : 58 người chết trong một vụ oanh kích của Mỹ. Phiến quân Huthis Yemen hôm nay 18/04/2025 thông báo các vụ oanh tạc của Mỹ vào một cảng dầu ở Ras Issa đã khiến 58 người chết và 126 người bị thương. Đây là vụ oanh kích gây nhiều thương vong nhất từ khi Mỹ gia tăng oanh tạc các mục tiêu của lực lượng nổi dậy Huthis Yemen do Iran hậu thuẫn.
(AFP) - Tàu thuyền của Trung Quốc cập các bến cảng Hoa Kỳ sẽ phải nộp phí cao hơn. Thông cáo hôm 17/04/2025 của Nhà Trắng trong 180 ngày nữa, mọi tàu thuyền của Trung Quốc, mỗi lần dừng lại một bến cảng của Mỹ, sẽ phải đóng lệ phí cao hơn. Biện pháp này sẽ được áp dụng « tối đa là 5 lần trong một năm ». Ngoài ra, Mỹ dự trù một mức lệ phí đặc biệt nhắm vào mọi tàu thuyền « được sản xuất ngoài lãnh thổ Mỹ được dùng để đưa xe hơi vào thị trường Hoa Kỳ », nhắm vào các loại tàu đặc biệt được sử dụng trong các thương vụ mua bán khí hóa lỏng của Mỹ. Tất cả các biện pháp nói trên nhằm bảo vệ ngành công nghiệp đóng tàu của Hoa Kỳ đang bị các đối thủ Trung Quốc đe dọa. Ba nước châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, đang thống lĩnh ngành công nghiệp đóng tàu thế giới. Thị phần của các tập đoàn Mỹ bị thu hẹp lại còn 1 %.
(AFP) - Mỹ cáo buộc một tập đoàn Trung Quốc cung cấp vệ tinh cho phe nổi dậy Houthi ở Yemen. Ngày 17/04/2025 phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ nêu đích danh tập đoàn CGST « trực tiếp giúp quân khủng bố Houthi tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào các quyền lợi của Hoa Kỳ ». Tammy Bruce khẳng định đây là « một sự can thiệp trực tiếp của Bắc Kinh » nhưng không đưa ra bằng chứng và đã tránh đi sâu thêm vào chi tiết. Tháng 10/2023 hãng tin Pháp AFP tiết lộ CGST đã ký hợp đồng trang bị hai vệ tinh cho với lực lượng bán quân sự Nga Wagner (mà nay đã bị giải thể).
(AFP) - Latvia rút khỏi công ước quốc tế chống sử dụng mìn cá nhân. Quốc Hội nước này ngày 16/04/2025 thông qua đạo luật cho phép Riga rút lui khỏi Công ước Ottawa với lý do Latvia cần tăng cường khả năng phòng thủ và an ninh trong lúc Nga trở thành mối đe dọa. Bước kế tiếp Latvia sẽ đệ trình quyết định rút khỏi Công ước Ottawa lên Liên Hiệp Quốc, và quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực 6 tháng sau đó. Ba Lan, Estonia, Litva và Phần Lan đã thông báo ý định từ bỏ hiệp ước quốc tế chống mìn cá nhân. Hiện tại, Na Uy, là một ngoại lệ. Là thành viên NATO có đường biên giới với Nga nhưng Oslo khẳng định không từ bỏ Công ước Ottawa. Văn bản này đã được 160 thành viên ký kết. Mỹ, Trung Quốc và Nga không tham gia.
(AFP) - Tổng thống Mỹ cho phép khai thác trở lại các hoạt động đánh bắt thủy sản trong một khu vực bảo tồn ở Thái Bình Dương. Hai đời tổng thống Mỹ trước đây, George W. Bush và Barack Obama ký sắc lệnh cấm đánh bắt cá ở Pacific Remote Islands Marine National Monument. Với 1,2 triệu km vuông, vùng bảo tồn này trải rộng trên một diện tích lớn hơn gấp đôi so với cả bang Texas. Nhưng hôm qua 17/04/2025 tổng thống Donald Trump quyết định « mở cửa trở lại khu bảo tồn này cho các hoạt động đánh bắt thủy sản, cho khai thác thương mại » vì lợi ích của « ngư dân lương thiện Hoa Kỳ ».
***********
Trung Quốc giảm 90% lượng dầu mua của Mỹ, chuyển sang nhập khẩu từ Canada

Hãng Bloomberg dẫn tin từ công ty Vortexa chuyên theo dõi các lô hàng dầu và khí đốt tự nhiên được vận chuyển bằng đường thủy cho biết, trong tháng 3, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã nhập khẩu 7,3 triệu thùng dầu thô của Canada và đang trên đà vượt qua con số này trong tháng 4.
Cùng thời điểm, lượng dầu thô Trung Quốc nhập từ Mỹ giảm mạnh, từ mức đỉnh điểm 29 triệu thùng hồi tháng 6/2024 xuống còn 3 triệu thùng một tháng.
Sự thay đổi trong dòng chảy dầu thô từ Bắc Mỹ sang Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã nêu bật tác động chiến lược và kinh tế từ các chính sách thương mại đối đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Những chính sách của ông Trump đã định hình lại chuỗi cung ứng và mô hình thương mại toàn cầu.
Wenran Jiang, Chủ tịch Diễn đàn Năng lượng và Môi trường Canada - Trung Quốc cho biết: "Do chiến tranh thương mại, Trung Quốc sẽ không nhập thêm dầu mỏ của Mỹ. Bắc Kinh sẽ không chỉ trông chờ vào dầu mỏ của Nga hay Trung Đông nữa. Bất kỳ điều gì từ Canada cũng là tin mừng".
Mặc dù dầu mỏ của Canada chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng sức hấp dẫn nằm ở cả khía cạnh kinh tế và tương thích. Dầu thô nặng Alberta của Canada có thành phần tương tự dầu thô nặng Basrah của Iraq, cung cấp một giải pháp thay thế có chi phí thấp hơn cho các nhà máy lọc dầu châu Á, đặc biệt là khi giá dầu thô Trung Đông ngày càng cao.
***********
Vũ khí mới của Ukraine có thể biến thành ‘ác mộng’ với căn cứ quân sự ở Nga
BBC trích dẫn nguồn tin giấu tên trong Chính phủ Ukraine hôm 16/4 đã tiết lộ thông tin trên. Trước đó, Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine Herman Smetanin đã nhắc tới tên lửa Bars trong cuộc họp báo về “Vũ khí Ukraine năm 2024” cùng với các UAV lai tên lửa khác như Peklo (Địa ngục), Palyanytsia và Ruta. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, không có thông tin chi tiết nào về hệ thống Bars được tiết lộ.
Nguồn tin của BBC cho hay, tên lửa Bars nằm trong dự án phát triển của đơn vị tư nhân và có thông số kỹ thuật tương tự như UAV lai tên lửa Peklo. Nói cách khác, Bars được mô tả là tên lửa tầm trung với tầm bắn ước tính từ 700 – 800km. Đáng chú ý, tên lửa này hoàn toàn có thể được sản xuất hàng loạt tại Ukraine.

Cũng theo nguồn tin, Bars dự kiến sẽ sớm được quân đội Ukraine đưa vào sử dụng để hỗ trợ các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Theo trang tin quân sự Militarnyi, thời gian gần đây, hoạt động sản xuất tên lửa nội địa của Ukraine đã tăng mạnh, cho phép các lực lượng nước này thường xuyên triển khai nhiều tên lửa đạn đạo và các phiên bản tầm xa của hệ thống Neptune.
Tổng thống Volodymyr Zelensky từng tuyên bố, Ukraine có kế hoạch sản xuất 3.000 tên lửa hành trình và UAV trong năm 2025 để nâng cao khả năng tấn công của quân đội nước này. Hồi tháng 3, ông Zelensky cũng thông báo, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã tăng tầm bắn của tên lửa hành trình Neptune lên 1.000km.
***********************
'Vũ khí hiệu quả' của Trung Quốc để đáp trả Mỹ trong thương chiến

Trung Quốc đã áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu một loạt các loại khoáng sản đất hiếm và nam châm quan trọng, giáng một đòn mạnh vào Mỹ. Động thái này cho thấy mức độ phụ thuộc của Mỹ vào các loại khoáng sản hiếm.
Tuần này, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Bộ Thương mại Mỹ tìm cách thúc đẩy sản xuất các loại khoáng sản quan trọng, cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, tại sao đất hiếm lại quan trọng như vậy và chúng có thể ảnh hưởng ra sao tới cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?
Tầm quan trọng của đất hiếm
Theo BBC, đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học tương tự nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao. Dù hầu hết đều có nhiều trong tự nhiên nhưng chúng được gọi là "hiếm" vì rất hiếm khi tìm thấy chúng ở dạng tinh khiết và việc khai thác rất nguy hiểm.
Dù mọi người có thể không biết nhiều về tên gọi của các loại đất hiếm như Neodymium, Yttrium và Europium nhưng các sản phẩm sử dụng chúng lại khá quen thuộc.
Ví dụ, Neodymium được dùng để tạo ra nam châm mạnh, được sử dụng để sản xuất loa phóng thanh, ổ cứng máy tính, động cơ xe điện và động cơ phản lực. Yttrium và Europium được dùng để chế tạo màn hình tivi và máy tính vì cách chúng hiển thị màu sắc. Đất hiếm cũng rất quan trọng đối với công nghệ y tế và quốc phòng.
Trung Quốc gần như độc quyền về đất hiếm
Trung Quốc gần như độc quyền trong khai thác cũng như tinh chế đất hiếm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính nước này chiếm khoảng 61% sản lượng đất hiếm của thế giới và 92% quá trình xử lý. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc hiện thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm và có khả năng quyết định công ty nào có thể hay không thể nhận nguồn cung cấp đất hiếm.
Theo các chuyên gia, cả khai thác và xử lý các loại đất hiếm đều tốn kém và gây ô nhiễm. Đất hiếm có chứa nguyên tố phóng xạ, do đó nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Liên minh châu Âu (EU) không muốn xử lý chúng.
Sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đất hiếm không diễn ra trong một sớm một chiều, mà là kết quả của nhiều thập niên triển khai chính sách chiến lược và đầu tư của chính phủ nước này. Trong chuyến thăm Nội Mông năm 1992, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói một câu nổi tiếng: "Trung Đông có dầu và Trung Quốc có đất hiếm".
Gavin Harper, nhà nghiên cứu vật liệu quan trọng tại Đại học Birmingham (Anh) cho hay: "Bắt đầu từ cuối thế kỷ 20, Trung Quốc đã ưu tiên phát triển năng lực khai thác và tinh chế đất hiếm với tiêu chuẩn về môi trường và chi phí lao động thấp hơn các quốc gia khác. Điều này cho phép Trung Quốc có ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh toàn cầu và xây dựng vị thế gần như độc quyền trên toàn bộ chuỗi giá trị, từ khai thác và tinh chế tới sản xuất các sản phẩm hoàn thiện như nam châm".
Đòn giáng vào Mỹ
Để đáp trả mức thuế 245% do chính quyền Trump áp đặt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, đầu tháng này Bắc Kinh đã bắt đầu ra lệnh hạn chế xuất khẩu 7 loại khoáng sản đất hiếm, hầu hết được gọi là đất hiếm "nặng" vốn giữ vai trò quan trọng đối với ngành quốc phòng.
Đất hiếm nặng ít phổ biến và khó xử lý hơn đất hiếm nhẹ, nên chúng có giá trị hơn. Kể từ ngày 4/4, tất cả các công ty ở Trung Quốc đều phải xin giấy phép xuất khẩu đặc biệt để có thể mang đất hiếm và nam châm khỏi đất nước. Bắc Kinh viện dẫn lý do là một trong các bên tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Trung Quốc phải kiểm soát việc buôn bán các sản phẩm lưỡng dụng.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), điều này khiến Mỹ dễ bị tổn thương, vì ngoài Trung Quốc không có nơi nào tinh chế đất hiếm nặng. Một báo cáo của Cơ quan địa chất Mỹ cho hay, trong thời gian từ 2020 - 2023, Mỹ dựa vào Trung Quốc để nhập khẩu 70% tất cả các hợp chất đất hiếm và kim loại. Điều này đồng nghĩa, việc lệnh hạn chế của Trung Quốc có thể khiến Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đất hiếm nặng được sử dụng trong sản xuất tên lửa, radar và nam châm vĩnh cửu. CSIS lưu ý, việc sản xuất máy bay phản lực F-35, tên lửa Tomahawk và máy bay không người lái Predator đều phụ thuộc vào đất hiếm.
Nếu thiếu hụt đất hiếm trong một thời gian dài, Mỹ sẽ phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mở rộng năng lực trong nước cũng như năng lực tinh chế, dù việc này sẽ đòi hỏi sự đầu tư cao hơn so với việc phụ thuộc vào Trung Quốc. Rõ ràng là Tổng thống Trump đã nghĩ tới điều này và đó là lý do tại sao ông để mắt tới đảo Greenland của Đan Mạch, nơi có trữ lượng đất hiếm khá lớn, cũng như muốn ký thỏa thuận khoáng sản với Ukraine
***************
Thuế đối ứng : Nhật Bản có những lá chủ bài nào để đàm phán với Mỹ ?
Thế giới đang chú ý nhiều đến đàm phán đầu tiên giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ tại thủ đô Washington hôm 16/04/2025, do Tokyo là một trong 5 đối tác thương mại có trọng lượng nhất của Mỹ. Đây cũng là « một cuộc trắc nghiệm về tầm nhìn của chính quyền Trump về một trật tự kinh tế và mậu dịch mới cho thế giới ». Tokyo có những lá bài nào để thuyết phục Nhà Trắng ngừng dùng đòn thuế quan nhắm vào hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Hoa Kỳ ?
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
6 phút
Từ khi tổng thống Trump lên cầm quyền, hàng Nhật bán sang Hoa Kỳ bỗng dưng chịu thêm ba nấc thuế hải quan : thuế đối ứng 10 %, 25 % thuế ô tô và 25 % thuế nhôm, thép. Do vậy Nhật Bản là nền kinh tế đầu tiên điều đình với Hoa Kỳ trước hạn định 90 ngày ông đã để cho thế giới có thời gian « chuẩn bị ».
Theo báo tài chính Nhật Bản Nikkei, khi khai mào một cuộc thương chiến toàn cầu, một trong hai đầu não của chiến lược đó là bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent theo đuổi 3 mục tiêu : Thứ nhất, tạo dựng lại một bộ mặt mới về kinh tế cho Hoa Kỳ, dựa trên tiêu thụ nội địa và sản xuất công nghiệp. Mục tiêu thứ nhì là giữ giá đồng đô la « ở mức vừa phải », tức vẫn là một đơn vị tiền tệ của thế giới, nhưng không quá mạnh so với các ngoại tệ khác, gây bất lợi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Mục tiêu thứ ba mà tỷ phú Bessent và cũng là một chuyên gia về ngân hàng và tiền tệ nhắm tới là « huy động các đồng minh của Washington cùng chia sẽ gánh nặng » với Hoa Kỳ. Trong đó có gánh nặng về an ninh mà ở đây bao gồm luôn cả vế « kiềm tỏa Trung Quốc »
Hôm 02/04/2025 công bố kế hoạch đánh thuế toàn cầu để « giải phóng nước Mỹ » khỏi hàng nhập khẩu của nước ngoài, chủ nhân Nhà Trắng áp thuế Nhật Bản 24 %, bởi vì Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại có thặng dự mậu dịch cao với Hoa Kỳ (gần 70 tỷ đô la năm 2024). Dù vậy, lấy lại cân bằng trong cán cân thương mại không phải là điểm quan trọng nhất trong số các mục tiêu mà chính quyền Trump nhắm tới.
Điều mà Mỹ trăn trở là như chính ông Bessent đã nhiều lần thổ lộ : « Hoa Kỳ không tự sản xuất thuốc men, không tự sản xuất được linh kiện bán dẫn (…) và trong ngành công nghiệp đóng tàu thì đã bị Bắc Kinh qua mặt » .
Mỹ là quốc gia nợ nhiều nhất thế giới
Cùng lúc về tài chính, Mỹ hiện là quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới, với hơn 30.000 tỷ đô la, trong đó hơn 8.000 tỷ đô la công trái phiếu của nền kinh tế số 1 toàn cầu « do các nhà đầu tư ngoại quốc năm giữ ». Theo các thông kê gần đây nhất của Washington, Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia đứng đầu danh sách này, với tỷ lệ theo thứ tự là 12,45 % và 9 % công trái phiếu của Hoa Kỳ. Nói cách khác, Tokyo cũng như Bắc Kinh có đủ trọng lượng để can thiệp làm xáo trộn tỷ giá hối đoái của đồng đô la và nhất là chi phối lãi suất ngân hàng và qua đó gây bất ổn cho kinh tế Mỹ.
Tránh để kịch bản này xảy ra, Scott Bessent cùng với chiến lược gia kinh tế và tài chính của tổng thống Trump là Steve Miran chủ trương tạo nên một « trận chiến tiền tệ », mà mục tiêu sau cùng là « kềm hãm », thậm chí là phá giá đồng đô la, nhưng là phá giá theo nhịp độ do Washington áp đặt, tránh để phương hại đến xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Trong mục tiêu thứ ba, Hoa Kỳ vừa đòi Nhật Bản tăng chi phí quân sự, tự túc hơn về an ninh, đồng thời phải là một đối tác đáng tin cậy khi Washington cần đối phó với Bắc Kinh trong một cuộc xung đột vũ trang.
Báo Nikkei Asia đánh giá : Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Ryosei Akazawa ý thức được đối phương đang chờ đợi những gì trước khi bước vào đàm phán với các đại diện của Mỹ, mà quan trọng nhất là bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent. Nhưng không ai lật ngửa hết các là chủ bài ngay từ hiệp đầu. Vẫn theo tờ báo này, dường như tại Nhà Trắng hôm qua, phía Nhật Bản tách bạch hồ sơ thương mại và tiền tệ (tức là hai mục tiêu đầu trong số 3 đòi hỏi của Mỹ), với vế quân sự.
Có khả năng là thủ tướng Shigeru Ishiba đã chỉ thị cho cánh tay mặt của ông, trưởng đoàn đàm phán Ryosei Akazawa, phải cứng rắn trên các vấn đề thương mại và tiền tệ, nhưng « nếu Washington đặt vế an ninh lên bàn cân, thì Tokyo có thể sẽ phải có những bước nhượng bộ tiếp theo » .
Trước mắt, mọi người chú ý đến cách đàm phán khéo léo của Nhật. Báo kinh tế Pháp Les Echos giải mã những nước cờ của Tokyo: Biết tổng thống Trump là người hiếu thắng và luôn luôn cần ghi điểm với công luận Hoa Kỳ, nên Nhật Bản chọn giải pháp « ít bình luận và không tuyên bố ồn ào, tránh để lâm vào thế đối đầu, mà chỉ tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật và đề xuất những giải pháp mà chính quyền Trump có thể chấp nhận được ».
Tiếng nói của Nhật Bản có trọng lượng vì quốc gia này hiện là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Tokyo có thể mặc cả với chính quyền Trump bằng một loạt đề xuất như mở thêm nhà máy, mua thêm khí hóa lỏng của Hoa Kỳ, đầu tư vào các dự án phát triển năng lượng tại Alaska …
Nếu như với ngần ấy lợi thế mà Nhật Bản, đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương, cánh tay đắc lực trong chiến lược kềm tỏa Trung Quốc của Mỹ, mà vẫn không thuyết phục được chính quyền Trump về hồ sơ thuế quan, những đồng minh khác của Washington như Anh, Đức, Hàn Quốc hay Ấn Độ và Úc... liệu có cơ may nào để được « tha » hay không ? Đó là câu hỏi mà Stephen Innes, thuộc công ty quản lý tài sản SPI Asset Management, đã đặt ra.
***********
Thuế quan: Nỗ lực của Trump lập mặt trận chống Trung Quốc sẽ khó thành
Chính quyền Donald Trump muốn gây sức ép để buộc các đối tác thương mại của Hoa Kỳ giảm quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhưng nỗ lực của Washington lôi kéo các nước lập mặt trận chống Bắc Kinh sẽ khó mà thành công, do Trung Quốc nay đã là một cường quốc công nghiệp lớn, đủ sức đương đầu với Mỹ, trong khi Hoa Kỳ lại đang đánh mất sự tin cậy của các nước khác.
Đăng ngày:
Ban hành các mức thuế "đối ứng" rất cao đối với một số nước, trong đó có Việt Nam (46%), Washington tin rằng đó là đòn bẩy để buộc các nước này giảm bớt giao thương với Bắc Kinh và ngăn chặn các công ty Trung Quốc chuyển cơ sở sản xuất sang lãnh thổ các nước này để tránh thuế của Mỹ.
Mục tiêu rõ ràng của Washington trong cuộc chiến thương mại toàn cầu đó là làm suy yếu nền kinh tế của Trung Quốc, vốn đã xuất khẩu đến 3,6 nghìn tỷ đô la giá trị sản phẩm vào năm ngoái, tương đương gần 20% GDP của nước này.
Trong nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu của Trung Quốc liên tục tăng trưởng, trong khi nhập khẩu thì vẫn ổn định (do khủng hoảng bất động sản đang làm suy giảm mức tiêu dùng của hộ gia đình ). Cho nên nhiều nước đã phải thi hành các biện pháp bảo hộ mậu dịch đối với hàng Trung Quốc. Riêng Liên Hiệp Châu Âu đã tăng thuế hải quan đối với ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc. Ủy Ban Châu Âu cho biết sẵn sàng làm như vậy một lần nữa nếu lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên.
Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay, 18/04, trích dẫn ông Nicolas Goetzmann, chuyên gia kinh tế của công ty quản lý tài sản Financière de la Cité, "với việc Mỹ áp thuế quan rất cao đối với Trung Quốc, châu Âu có thể sẽ đứng trên tuyến đầu chống lại ngành công nghiệp Trung Quốc". Về điểm này, Hoa Kỳ và châu Âu có lợi ích chung khi đương đầu với Trung Quốc.
Bắc Kinh rõ ràng nhận thức được điều đó. Trung Quốc đang cố gắng xích lại gần hơn với các quốc gia khác, thể hiện qua chuyến công du Đông Nam Á của chủ tịch Tập Cận Bình trong tuần này. Theo ghi nhận của chuyên gia kinh tế Junyu Tan thuộc công ty bảo hiểm tín dụng Coface, "Trung Quốc có thể sẽ cố giải tỏa mối quan ngại của các đối tác về tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, bằng cách cam kết hạn chế khối lượng xuất khẩu, hoặc bằng cách đặt ra mức giá bán tối thiểu cho các sản phẩm của mình".
Vấn đề là liệu các nước có đủ khả năng để từ chối liên kết với Washington hay không. Theo chuyên gia kinh tế Charles-Henri Colombier, của trung tâm nghiên cứu Rexecode, Liên Hiệp Châu Âu dường như nghĩ rằng, giữa một bên là đảng Cộng Sản Trung Quốc và bên kia là Donald Trump, có thể có một giải pháp thứ ba. Nhưng "Hoa Kỳ sẽ không để Liên Âu đứng ở giữa như thế, bởi vì châu Âu phụ thuộc vào Hoa Kỳ về năng lượng, cũng như về công nghệ, quân sự và thậm chí là tài chính, vì họ giao dịch rất nhiều bằng đô la".
Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ rất khó buộc được phần lớn các nước cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đã trở nên rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc nay chiếm đến một phần ba sản lượng công nghiệp của thế giới. Khoảng 70% các nước trên thế giới có Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất trong năm 2023. Hơn một nửa số quốc gia này giao dịch hàng hóa với Trung Quốc nhiều gấp đôi so với với Hoa Kỳ, theo một nghiên cứu của Viện Lowy, Úc, trong khi chỉ cách đây khoảng hơn 20 năm, 80% các quốc gia trên thế giới chủ yếu giao dịch với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, theo nhận định của Les Echos, sự hung hăng của tổng thống Donald Trump trong những tuần đầu của nhiệm kỳ, thái độ khinh thường của Nhà Trắng đối với mọi quốc gia, ngoại trừ Nga, những quyết định thất thường của ông Trump, tất cả những điều này đã làm suy yếu niềm tin mà các đồng minh dành cho nước Mỹ. Marcos Carias, chuyên gia kinh tế của Coface, đánh giá: "Trước mối đe dọa về thuế quan của Mỹ, Trung Quốc có thể được coi là đối tác đáng tin cậy nhất đối với một số quốc gia".
Mặt khác, chính sách của tổng thống Trump áp mức thuế "đối ứng" lên đến 145% đối với Trung Quốc nhằm gây thiệt hại tối đa cho nền kinh tế Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ lại "không phù hợp với một cuộc chiến thương mại chống lại một quốc gia độc tài", vốn không chịu áp lực liên tục từ các cuộc bầu cử, theo ghi nhận của ông Justin Wolfers, giáo sư kinh tế tại Đại học Michigan, trên mạng X.
***********
Ngoại trưởng Mỹ dọa rút khỏi đàm phán về chấm dứt chiến tranh Ukraina
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm nay, 18/04/2025, đe dọa là Hoa Kỳ sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh Ukraina, vào lúc các cuộc thương lượng riêng với Ukraina và Nga đang dậm chân tại chỗ.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Các cuộc thảo luận đầu tiên về chiến tranh Ukraina giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ với đại diện của châu Âu và Ukraina đã diễn ra hôm qua, 17/04/2025, tại Paris. Sau khi dự cuộc họp này, ông Marco Rubio đã bày tỏ thái độ sốt ruột của Washington.
Theo hãng tin AFP, trước khi lên máy bay về nước, ngoại trưởng Mỹ Rubio tuyên bố: “Trong những ngày tới, chúng ta phải xác định xem hòa bình có khả thi hay không”. Ông dọa là, nếu xác định không thể đạt được hòa bình cho Ukraina, Hoa Kỳ sẽ chuyển sang làm chuyện khác, vì Washignton “có những ưu tiên khác” và không muốn hồ sơ Ukraina kéo dài “nhiều tuần, nhiều tháng”.
Cuộc họp tại Paris hôm qua đã không đạt được tiến bộ gì đáng kể. Trên mạng xã hội X hôm qua, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo là các cuộc thảo luận sẽ tiếp diễn ở Luân Đôn vào tuần tới. Tuy vậy, ông hoan nghênh một cuộc thảo luận mà ông đánh giá là “tích cực và mang tính xây dựng” về Ukraina, cho rằng “chúng ta đều có quyết tâm đi đến hòa bình”.
Theo tổng thống Pháp, “sự phối hợp giữa các đồng minh là rất quan trọng” trong bối cảnh mà từ nhiều tuần qua, các nước châu Âu lo ngại bị Hoa Kỳ gạt sang một bên trong tiến trình đàm phán chấm dứt chiến tranh Ukraina.
Phát biểu trên kênh truyền hình LCI tối qua, ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot nhấn mạnh Hoa Kỳ “đã hiểu ra rằng không thể đạt được một nền hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraina nếu không không có sự đồng thuận và sự đóng góp của các nước châu Âu”.
Phủ tổng thống Ukraina cũng đã hoan nghênh “một cuộc thảo luận mang tính xây dựng và tích cực” ở Paris. Nhưng trước đó, từ Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc đặc sứ của tổng thống Donald Trump về chiến tranh Ukraina, ông Steve Witkoff (cũng tham gia cuộc họp ở Paris) là đã “làm theo chiến lược của Nga”.
Về phần mình, Matxcơva cáo buộc các nước châu Âu muốn “tiếp tục chiến tranh” và cho rằng “nhiều nước” đang tìm cách gây cản trở cuộc đối thoại song phương Mỹ-Nga vừa mới bắt đầu.
Nga đe dọa Đức nếu cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraina
Matxcơva xem mọi cuộc oanh kích bằng tên lửa Taurus của Đức nhắm vào các mục tiêu Nga là sự tham gia trực tiếp của Berlin vào xung đột Ukraina.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zakharova, hôm 17/04/2025 nhấn mạnh là nếu những vụ oanh kích như vậy xảy ra, Đức sẽ gánh chịu hậu quả. Điện Kremlin hôm 14/04 đã cảnh báo là nếu Đức cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraina thì sẽ gây leo thang căng thẳng.
Cuối tuần trước, thủ tướng tương lai Friedrich Merz của Đức cho biết ông để ngỏ khả năng giao tên lửa Taurus cho Ukraina, với sự đồng ý của các đối tác châu Âu.
**********
Tiếp thủ tướng Ý, TT Trump hoàn toàn tin tưởng Liên Âu và Mỹ đạt được một thỏa thuận thương mại công bằng
Thủ tướng Ý Georgia Meloni hôm 17/04/2025 đã có cuộc gặp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng. Là lãnh đạo đầu tiên của một nước châu Âu công du Mỹ kể từ khi tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thuế quan mới, bà Meloni cũng xem mình là đại diện cho Liên Âu, làm trung gian giữa Bruxelles và tổng thống Mỹ Donald Trump về hồ sơ thuế quan.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Sau cuộc thảo luận với thủ tướng Ý, tổng thống Mỹ nói với báo giới là ông hoàn toàn tin tưởng 100% là Mỹ và Liên Âu sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại « công bằng » trước khi hết thời hạn tạm hoãn áp thuế.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten gửi về bài tường trình :
« Tại Phòng Bầu Dục, Donald Trump nói rằng ông chắc chắn 100% rằng từ nay đến cuối thời gian tạm dừng áp thuế trong vòng 90 ngày thì sẽ đạt một thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, ông Trump không cho biết thêm thông tin chi tiết.
Thủ tướng Ý Georgia Meloni biết rằng về lý thuyết, bà đến Nhà Trắng với nhiều lợi thế : Bà là một « người bạn » của Donald Trump, từng được ông mời đến tư dinh Mar a Lago và đến lễ nhậm chức tổng thống Mỹ hồi tháng 01/2025. Thậm chí hôm qua bà Meloni còn mời ông Donald Trump công du Ý.
Nhưng các mức thuế quan mới của Mỹ không có lợi cho châu Âu, trong lúc kim ngạch thương mại với Hoa Kỳ lên tới 1,6 ngàn tỷ euro mỗi năm. Mức thuế mới này cũng không tốt cho nước Ý, nên bà đã phải ve vãn, lựa chiều theo ý của tổng thống Mỹ. Bà nhấn mạnh các mục tiêu « văn minh » chung của họ, thậm chí còn dùng khẩu hiệu của ông và sửa đổi một chút thành « Làm cho phương Tây vĩ đại trở lại! ».
Thủ tướng Ý phát biểu : « Việc này không chỉ liên quan đến nước Ý mà là về toàn thể Liên Âu. Giao thương của chúng ta rất quan trọng. Và ngay cả khi chúng ta có một số vấn đề, giữa các nước ở hai bờ Đại Tây Dương, thì cũng đã đến lúc phải tìm ra giải pháp. Mục đích của tôi là làm cho phương Tây vĩ đại trở lại. »
Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hài lòng về cuộc gặp, cho dù ông đã nói với báo chí Mỹ rằng dẫu sao thì ông cũng không vội xem xét lại việc tăng thuế quan ».
Phó tổng thống Mỹ JD Vance hôm nay 18/04 đã đến Roma và dự kiến gặp thủ tướng Ý Giorgia Meloni trước khi dự lễ Phục Sinh tại Tòa Thành.
Donald Trump hy vọng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc
Tổng thống Trump để ngỏ khả năng Mỹ dừng tay trong cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc. Theo Reuters, phát biểu chiều ngày 17/04/2025, nguyên thủ Mỹ nhìn nhận « không muốn Bắc Kinh tăng thêm thuế hải quan vì đến một mức nào đó sẽ không còn các hoạt động mua bán. (…) Có thể là tôi sẽ hạ hàng rào thuế quan để khuyến khích tiêu thụ ».
Hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hiện bị đánh thuế 145 %. Để đáp trả, Bắc Kinh đánh thuế 125 % hàng Mỹ.
Không đi sâu vào chi tiết và tránh nêu thời điểm cụ thể, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định phía Trung Quốc « đã liên lạc với Washington để khởi động đàm phán » và ông tin chắc là sẽ « đạt được một thỏa thuận tốt với Trung Quốc ». Bắc Kinh không bình luận những phát biểu của Trump. Ông Tập Cận Bình kết thúc vòng công du ba nước Đông Nam Á tại Cam Bốt vào hôm nay.
***********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 19 tháng 04 -2025

***********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
8 phút
(AFP) - Chủ tịch luân phiên ASEAN kêu gọi tôn trọng lệnh ngừng bắn tại Miến Điện. Ngày 18/04/2025 thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim, trong cương vị chủ tịch luân phiên ASEAN kêu gọi tập đoàn quân sự Miến Điện tôn trọng lệnh ngừng bắn với các phe nổi dậy. Theo các tổ chức nhân đạo, lệnh ngừng bắn để cứu trợ nạn nhân động đất cuối tháng 3/2025 liên tục bị vi phạm cho dù văn bản này có hiệu cho đến ngày 22/04/2025.
(AFP) - Tân đại sứ Mỹ tại Nhật « vô cùng lạc quan » là đôi bên sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại. George Glass hôm nay 18/04/2025, khi đến thủ đô Tokyo của Nhật để nhậm chức, cho biết đã gặp gỡ đa số các nhà lãnh đạo chính tham gia các cuộc đàm phán và thảo luận. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định đích thân tham gia và coi đây là ưu tiên hàng đầu, nên tân đại sứ Mỹ tại Nhật hoàn toàn tin tưởng hai nước sẽ đạt được thỏa thuận.
(AFP) - Giá gạo tại Nhật Bản tăng gần gấp đôi trong vòng 1 năm. Theo các số liệu chính thức công bố hôm 18/04/2005 so với cùng thời kỳ năm ngoái, gạo tại Nhật Bản tăng giá 92,5 %. Giá nông phẩm trung bình tăng gần 25 % trong một năm, chủ yếu do mất mùa. Cùng lúc, lạm phát tăng nhanh hơn các dự báo. Tăng trưởng của Nhật bị cho là « khá mong manh ». Đó là chưa kể đến những tác động sắp tới đây do cuộc chiến thương mại Mỹ đang khuấy lên
(RFI) - Mỹ : Chính quyền Trump đột ngột bãi bỏ hàng ngàn visa của sinh viên ngoại quốc. Trở về nước từ Houston, Hoa Kỳ, đặc phái viên đài RFI Nathanaël Vittrant hôm 17/04/2025 cho biết nhiều sinh viên nước ngoài bỗng dưng bị thu hồi visa mà không được lời giải thích nào của chính quyền Mỹ. Chỉ riêng tại Texas, có vài trăm sinh viên rơi vào cảnh phải đối mặt với nguy cơ bị trục xuất, việc học hành và tương lai bị đe dọa. Nhiều sinh viên tham gia các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine cũng bị bắt và bị đe dọa trục xuất cho dù có giấy tờ hợp pháp. Matthew Thomson, luật sư chuyên về di trú từ 30 năm nay xem đây là tình hình hỗn loạn chưa từng có. Một số sinh viên bị yêu cầu rời Mỹ chỉ vì nhưng sai phạm rất nhỏ.
(AFP) - Mỹ: Chính quyền Trump bị xem là “cố tình phớt lờ” phán quyết của tòa án. Một thẩm phán của Washington hôm thứ tư 16/04/2025, cho rằng chính quyền của tổng thống Mỹ Donald Trump đã “cố tình phớt lờ” phán quyết của tòa án cấm trục xuất những người nhập cư dựa trên một đạo luật đặc biệt, và như vậy có thể bị xem là “bất tuân lệnh tòa”.
(AFP) – « Tấn công » trường đại học Harvard đến lượt Hạ Viện Mỹ nhập cuộc. Hôm qua 17/04/2025 một nhóm dân biểu của đảng Cộng Hòa ở Hạ Viện Mỹ thông báo « mở điều tra » viện đại học danh tiếng này vì Harvard « vi phạm luật pháp ». Cùng lúc tổng thống Trump tố cáo Harvard là nơi « phổ biến hận thù và và sự dốt nát » sau khi đã loan báo cắt hơn 2 tỷ đô la nguồn tài trợ của chính phủ liên bang cho trường đại học này. Trong thông báo điều tra nhắm vào Harvard, một nhóm dân biểu của Hạ Viện thuộc đảng Cộng Hòa chỉ trích trường có những « thiếu sót trong việc thực thi pháp luật về những quyền công dân ». Nói một cách dễ hiểu Harvard từ chối thi hành một số chỉ thị của Nhà Trắng kiểm soát chặt chẽ các sinh viên người nước ngoài, kiểm soát « tự do ngôn luận » và kiểm soát các chương trình giảng dậy của các thầy cô giáo. Theo tin mới nhất, dường như một trường danh tiếng khác của Hoa Kỳ là MIT Viện Công Nghệ Massachusetts cũng đã chọn hướng đi như Harvard. Trái ngược hẳn với chính sách của nhiều trường đại học khác như Columbia…
(Reuters) - Nga tiếp tục các cuộc oanh kích gây thương vong cho người dân Ukraina. Trong đêm 17 rạng sáng 18/04/2025, nhiều vụ oanh tạc mới của Nga nhắm vào một số thành phố lớn của Ukraina đã khiến ít nhất 2 người chết và 40 người bị thương. Riêng tại Kharkiv, sáng hôm nay 18/04, một tên lửa Nga phóng vào thành phố đã khiến 1 người thiệt mạng và 82 người bị thương, trong đó có 6 em nhỏ. Nhiều tòa nhà của dân, một cơ sở giáo dục và một doanh nghiệp dân sự bị hư hại.
(AFP) - Trung Quốc khẳng định chưa bao giờ giao vũ khí sát thương cho Ukraina. Lâm Kiếm, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, hôm nay 18/04/2025 nhấn mạnh Bắc Kinh chưa từng cung cấp vũ khí sát thương cho bất cứ bên nào tham gia cuộc xung đột, và kiểm soát nghiêm ngặt các hàng hóa lưỡng dụng. Bắc Kinh đồng thời tố cáo tổng thống Ukraina Zelensky có những « cáo buộc vô căn cứ » và « thao túng chính trị », trong bối cảnh Volodymyr Zelensky hôm qua tố cáo Trung Quốc cung cấp vũ khí cho Nga và tham gia vào sản xuất một số vũ khí trên lãnh thổ Nga.
(Le Monde) - Mỹ lại thúc giục Pháp « tăng chi tiêu quân sự ». Theo Lầu Năm Góc, đón tiếp đồng nhiệm Pháp Sébastien Lecornu tại Washington, bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth hôm 17/04/2025 đã hối thúc Paris, cùng các nước châu Âu thành viên NATO gánh vác trách nhiệm chính trong việc phòng thủ thông thường của châu lục. Tổng thống Mỹ Donald Trump yêu cầu tất cả các nước thành viên NATO dành tối thiểu 5% GDP cho quốc phòng. Tỉ lệ này của Hoa Kỳ hiện giờ là 3,4%, còn châu Âu mới chỉ đạt 2%.
(AFP) - Yemen : 58 người chết trong một vụ oanh kích của Mỹ. Phiến quân Huthis Yemen hôm nay 18/04/2025 thông báo các vụ oanh tạc của Mỹ vào một cảng dầu ở Ras Issa đã khiến 58 người chết và 126 người bị thương. Đây là vụ oanh kích gây nhiều thương vong nhất từ khi Mỹ gia tăng oanh tạc các mục tiêu của lực lượng nổi dậy Huthis Yemen do Iran hậu thuẫn.
(AFP) - Tàu thuyền của Trung Quốc cập các bến cảng Hoa Kỳ sẽ phải nộp phí cao hơn. Thông cáo hôm 17/04/2025 của Nhà Trắng trong 180 ngày nữa, mọi tàu thuyền của Trung Quốc, mỗi lần dừng lại một bến cảng của Mỹ, sẽ phải đóng lệ phí cao hơn. Biện pháp này sẽ được áp dụng « tối đa là 5 lần trong một năm ». Ngoài ra, Mỹ dự trù một mức lệ phí đặc biệt nhắm vào mọi tàu thuyền « được sản xuất ngoài lãnh thổ Mỹ được dùng để đưa xe hơi vào thị trường Hoa Kỳ », nhắm vào các loại tàu đặc biệt được sử dụng trong các thương vụ mua bán khí hóa lỏng của Mỹ. Tất cả các biện pháp nói trên nhằm bảo vệ ngành công nghiệp đóng tàu của Hoa Kỳ đang bị các đối thủ Trung Quốc đe dọa. Ba nước châu Á, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, đang thống lĩnh ngành công nghiệp đóng tàu thế giới. Thị phần của các tập đoàn Mỹ bị thu hẹp lại còn 1 %.
(AFP) - Mỹ cáo buộc một tập đoàn Trung Quốc cung cấp vệ tinh cho phe nổi dậy Houthi ở Yemen. Ngày 17/04/2025 phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ nêu đích danh tập đoàn CGST « trực tiếp giúp quân khủng bố Houthi tiến hành các cuộc tấn công nhắm vào các quyền lợi của Hoa Kỳ ». Tammy Bruce khẳng định đây là « một sự can thiệp trực tiếp của Bắc Kinh » nhưng không đưa ra bằng chứng và đã tránh đi sâu thêm vào chi tiết. Tháng 10/2023 hãng tin Pháp AFP tiết lộ CGST đã ký hợp đồng trang bị hai vệ tinh cho với lực lượng bán quân sự Nga Wagner (mà nay đã bị giải thể).
(AFP) - Latvia rút khỏi công ước quốc tế chống sử dụng mìn cá nhân. Quốc Hội nước này ngày 16/04/2025 thông qua đạo luật cho phép Riga rút lui khỏi Công ước Ottawa với lý do Latvia cần tăng cường khả năng phòng thủ và an ninh trong lúc Nga trở thành mối đe dọa. Bước kế tiếp Latvia sẽ đệ trình quyết định rút khỏi Công ước Ottawa lên Liên Hiệp Quốc, và quyết định này sẽ chính thức có hiệu lực 6 tháng sau đó. Ba Lan, Estonia, Litva và Phần Lan đã thông báo ý định từ bỏ hiệp ước quốc tế chống mìn cá nhân. Hiện tại, Na Uy, là một ngoại lệ. Là thành viên NATO có đường biên giới với Nga nhưng Oslo khẳng định không từ bỏ Công ước Ottawa. Văn bản này đã được 160 thành viên ký kết. Mỹ, Trung Quốc và Nga không tham gia.
(AFP) - Tổng thống Mỹ cho phép khai thác trở lại các hoạt động đánh bắt thủy sản trong một khu vực bảo tồn ở Thái Bình Dương. Hai đời tổng thống Mỹ trước đây, George W. Bush và Barack Obama ký sắc lệnh cấm đánh bắt cá ở Pacific Remote Islands Marine National Monument. Với 1,2 triệu km vuông, vùng bảo tồn này trải rộng trên một diện tích lớn hơn gấp đôi so với cả bang Texas. Nhưng hôm qua 17/04/2025 tổng thống Donald Trump quyết định « mở cửa trở lại khu bảo tồn này cho các hoạt động đánh bắt thủy sản, cho khai thác thương mại » vì lợi ích của « ngư dân lương thiện Hoa Kỳ ».
***********
Trung Quốc giảm 90% lượng dầu mua của Mỹ, chuyển sang nhập khẩu từ Canada

Hãng Bloomberg dẫn tin từ công ty Vortexa chuyên theo dõi các lô hàng dầu và khí đốt tự nhiên được vận chuyển bằng đường thủy cho biết, trong tháng 3, các nhà máy lọc dầu của Trung Quốc đã nhập khẩu 7,3 triệu thùng dầu thô của Canada và đang trên đà vượt qua con số này trong tháng 4.
Cùng thời điểm, lượng dầu thô Trung Quốc nhập từ Mỹ giảm mạnh, từ mức đỉnh điểm 29 triệu thùng hồi tháng 6/2024 xuống còn 3 triệu thùng một tháng.
Sự thay đổi trong dòng chảy dầu thô từ Bắc Mỹ sang Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã nêu bật tác động chiến lược và kinh tế từ các chính sách thương mại đối đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump. Những chính sách của ông Trump đã định hình lại chuỗi cung ứng và mô hình thương mại toàn cầu.
Wenran Jiang, Chủ tịch Diễn đàn Năng lượng và Môi trường Canada - Trung Quốc cho biết: "Do chiến tranh thương mại, Trung Quốc sẽ không nhập thêm dầu mỏ của Mỹ. Bắc Kinh sẽ không chỉ trông chờ vào dầu mỏ của Nga hay Trung Đông nữa. Bất kỳ điều gì từ Canada cũng là tin mừng".
Mặc dù dầu mỏ của Canada chỉ chiếm một phần khá nhỏ trong tổng lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc, nhưng sức hấp dẫn nằm ở cả khía cạnh kinh tế và tương thích. Dầu thô nặng Alberta của Canada có thành phần tương tự dầu thô nặng Basrah của Iraq, cung cấp một giải pháp thay thế có chi phí thấp hơn cho các nhà máy lọc dầu châu Á, đặc biệt là khi giá dầu thô Trung Đông ngày càng cao.
***********
Vũ khí mới của Ukraine có thể biến thành ‘ác mộng’ với căn cứ quân sự ở Nga
BBC trích dẫn nguồn tin giấu tên trong Chính phủ Ukraine hôm 16/4 đã tiết lộ thông tin trên. Trước đó, Bộ trưởng Công nghiệp chiến lược Ukraine Herman Smetanin đã nhắc tới tên lửa Bars trong cuộc họp báo về “Vũ khí Ukraine năm 2024” cùng với các UAV lai tên lửa khác như Peklo (Địa ngục), Palyanytsia và Ruta. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, không có thông tin chi tiết nào về hệ thống Bars được tiết lộ.
Nguồn tin của BBC cho hay, tên lửa Bars nằm trong dự án phát triển của đơn vị tư nhân và có thông số kỹ thuật tương tự như UAV lai tên lửa Peklo. Nói cách khác, Bars được mô tả là tên lửa tầm trung với tầm bắn ước tính từ 700 – 800km. Đáng chú ý, tên lửa này hoàn toàn có thể được sản xuất hàng loạt tại Ukraine.

Cũng theo nguồn tin, Bars dự kiến sẽ sớm được quân đội Ukraine đưa vào sử dụng để hỗ trợ các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Theo trang tin quân sự Militarnyi, thời gian gần đây, hoạt động sản xuất tên lửa nội địa của Ukraine đã tăng mạnh, cho phép các lực lượng nước này thường xuyên triển khai nhiều tên lửa đạn đạo và các phiên bản tầm xa của hệ thống Neptune.
Tổng thống Volodymyr Zelensky từng tuyên bố, Ukraine có kế hoạch sản xuất 3.000 tên lửa hành trình và UAV trong năm 2025 để nâng cao khả năng tấn công của quân đội nước này. Hồi tháng 3, ông Zelensky cũng thông báo, ngành công nghiệp quốc phòng Ukraine đã tăng tầm bắn của tên lửa hành trình Neptune lên 1.000km.
***********************
'Vũ khí hiệu quả' của Trung Quốc để đáp trả Mỹ trong thương chiến

Trung Quốc đã áp đặt lệnh kiểm soát xuất khẩu một loạt các loại khoáng sản đất hiếm và nam châm quan trọng, giáng một đòn mạnh vào Mỹ. Động thái này cho thấy mức độ phụ thuộc của Mỹ vào các loại khoáng sản hiếm.
Tuần này, Tổng thống Donald Trump đã ra lệnh cho Bộ Thương mại Mỹ tìm cách thúc đẩy sản xuất các loại khoáng sản quan trọng, cắt giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu. Tuy nhiên, tại sao đất hiếm lại quan trọng như vậy và chúng có thể ảnh hưởng ra sao tới cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc?
Tầm quan trọng của đất hiếm
Theo BBC, đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố hóa học tương tự nhau và đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất nhiều sản phẩm công nghệ cao. Dù hầu hết đều có nhiều trong tự nhiên nhưng chúng được gọi là "hiếm" vì rất hiếm khi tìm thấy chúng ở dạng tinh khiết và việc khai thác rất nguy hiểm.
Dù mọi người có thể không biết nhiều về tên gọi của các loại đất hiếm như Neodymium, Yttrium và Europium nhưng các sản phẩm sử dụng chúng lại khá quen thuộc.
Ví dụ, Neodymium được dùng để tạo ra nam châm mạnh, được sử dụng để sản xuất loa phóng thanh, ổ cứng máy tính, động cơ xe điện và động cơ phản lực. Yttrium và Europium được dùng để chế tạo màn hình tivi và máy tính vì cách chúng hiển thị màu sắc. Đất hiếm cũng rất quan trọng đối với công nghệ y tế và quốc phòng.
Trung Quốc gần như độc quyền về đất hiếm
Trung Quốc gần như độc quyền trong khai thác cũng như tinh chế đất hiếm. Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) ước tính nước này chiếm khoảng 61% sản lượng đất hiếm của thế giới và 92% quá trình xử lý. Điều đó có nghĩa, Trung Quốc hiện thống trị chuỗi cung ứng đất hiếm và có khả năng quyết định công ty nào có thể hay không thể nhận nguồn cung cấp đất hiếm.
Theo các chuyên gia, cả khai thác và xử lý các loại đất hiếm đều tốn kém và gây ô nhiễm. Đất hiếm có chứa nguyên tố phóng xạ, do đó nhiều quốc gia, bao gồm cả các nước trong Liên minh châu Âu (EU) không muốn xử lý chúng.
Sự thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đất hiếm không diễn ra trong một sớm một chiều, mà là kết quả của nhiều thập niên triển khai chính sách chiến lược và đầu tư của chính phủ nước này. Trong chuyến thăm Nội Mông năm 1992, cố lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình đã nói một câu nổi tiếng: "Trung Đông có dầu và Trung Quốc có đất hiếm".
Gavin Harper, nhà nghiên cứu vật liệu quan trọng tại Đại học Birmingham (Anh) cho hay: "Bắt đầu từ cuối thế kỷ 20, Trung Quốc đã ưu tiên phát triển năng lực khai thác và tinh chế đất hiếm với tiêu chuẩn về môi trường và chi phí lao động thấp hơn các quốc gia khác. Điều này cho phép Trung Quốc có ưu thế trước các đối thủ cạnh tranh toàn cầu và xây dựng vị thế gần như độc quyền trên toàn bộ chuỗi giá trị, từ khai thác và tinh chế tới sản xuất các sản phẩm hoàn thiện như nam châm".
Đòn giáng vào Mỹ
Để đáp trả mức thuế 245% do chính quyền Trump áp đặt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ, đầu tháng này Bắc Kinh đã bắt đầu ra lệnh hạn chế xuất khẩu 7 loại khoáng sản đất hiếm, hầu hết được gọi là đất hiếm "nặng" vốn giữ vai trò quan trọng đối với ngành quốc phòng.
Đất hiếm nặng ít phổ biến và khó xử lý hơn đất hiếm nhẹ, nên chúng có giá trị hơn. Kể từ ngày 4/4, tất cả các công ty ở Trung Quốc đều phải xin giấy phép xuất khẩu đặc biệt để có thể mang đất hiếm và nam châm khỏi đất nước. Bắc Kinh viện dẫn lý do là một trong các bên tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân, Trung Quốc phải kiểm soát việc buôn bán các sản phẩm lưỡng dụng.
Theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), điều này khiến Mỹ dễ bị tổn thương, vì ngoài Trung Quốc không có nơi nào tinh chế đất hiếm nặng. Một báo cáo của Cơ quan địa chất Mỹ cho hay, trong thời gian từ 2020 - 2023, Mỹ dựa vào Trung Quốc để nhập khẩu 70% tất cả các hợp chất đất hiếm và kim loại. Điều này đồng nghĩa, việc lệnh hạn chế của Trung Quốc có thể khiến Mỹ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đất hiếm nặng được sử dụng trong sản xuất tên lửa, radar và nam châm vĩnh cửu. CSIS lưu ý, việc sản xuất máy bay phản lực F-35, tên lửa Tomahawk và máy bay không người lái Predator đều phụ thuộc vào đất hiếm.
Nếu thiếu hụt đất hiếm trong một thời gian dài, Mỹ sẽ phải đa dạng hóa chuỗi cung ứng và mở rộng năng lực trong nước cũng như năng lực tinh chế, dù việc này sẽ đòi hỏi sự đầu tư cao hơn so với việc phụ thuộc vào Trung Quốc. Rõ ràng là Tổng thống Trump đã nghĩ tới điều này và đó là lý do tại sao ông để mắt tới đảo Greenland của Đan Mạch, nơi có trữ lượng đất hiếm khá lớn, cũng như muốn ký thỏa thuận khoáng sản với Ukraine
***************
Thuế đối ứng : Nhật Bản có những lá chủ bài nào để đàm phán với Mỹ ?
Thế giới đang chú ý nhiều đến đàm phán đầu tiên giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ tại thủ đô Washington hôm 16/04/2025, do Tokyo là một trong 5 đối tác thương mại có trọng lượng nhất của Mỹ. Đây cũng là « một cuộc trắc nghiệm về tầm nhìn của chính quyền Trump về một trật tự kinh tế và mậu dịch mới cho thế giới ». Tokyo có những lá bài nào để thuyết phục Nhà Trắng ngừng dùng đòn thuế quan nhắm vào hàng Nhật Bản xuất khẩu sang Hoa Kỳ ?
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
6 phút
Từ khi tổng thống Trump lên cầm quyền, hàng Nhật bán sang Hoa Kỳ bỗng dưng chịu thêm ba nấc thuế hải quan : thuế đối ứng 10 %, 25 % thuế ô tô và 25 % thuế nhôm, thép. Do vậy Nhật Bản là nền kinh tế đầu tiên điều đình với Hoa Kỳ trước hạn định 90 ngày ông đã để cho thế giới có thời gian « chuẩn bị ».
Theo báo tài chính Nhật Bản Nikkei, khi khai mào một cuộc thương chiến toàn cầu, một trong hai đầu não của chiến lược đó là bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent theo đuổi 3 mục tiêu : Thứ nhất, tạo dựng lại một bộ mặt mới về kinh tế cho Hoa Kỳ, dựa trên tiêu thụ nội địa và sản xuất công nghiệp. Mục tiêu thứ nhì là giữ giá đồng đô la « ở mức vừa phải », tức vẫn là một đơn vị tiền tệ của thế giới, nhưng không quá mạnh so với các ngoại tệ khác, gây bất lợi cho xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Mục tiêu thứ ba mà tỷ phú Bessent và cũng là một chuyên gia về ngân hàng và tiền tệ nhắm tới là « huy động các đồng minh của Washington cùng chia sẽ gánh nặng » với Hoa Kỳ. Trong đó có gánh nặng về an ninh mà ở đây bao gồm luôn cả vế « kiềm tỏa Trung Quốc »
Hôm 02/04/2025 công bố kế hoạch đánh thuế toàn cầu để « giải phóng nước Mỹ » khỏi hàng nhập khẩu của nước ngoài, chủ nhân Nhà Trắng áp thuế Nhật Bản 24 %, bởi vì Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại có thặng dự mậu dịch cao với Hoa Kỳ (gần 70 tỷ đô la năm 2024). Dù vậy, lấy lại cân bằng trong cán cân thương mại không phải là điểm quan trọng nhất trong số các mục tiêu mà chính quyền Trump nhắm tới.
Điều mà Mỹ trăn trở là như chính ông Bessent đã nhiều lần thổ lộ : « Hoa Kỳ không tự sản xuất thuốc men, không tự sản xuất được linh kiện bán dẫn (…) và trong ngành công nghiệp đóng tàu thì đã bị Bắc Kinh qua mặt » .
Mỹ là quốc gia nợ nhiều nhất thế giới
Cùng lúc về tài chính, Mỹ hiện là quốc gia mắc nợ nhiều nhất thế giới, với hơn 30.000 tỷ đô la, trong đó hơn 8.000 tỷ đô la công trái phiếu của nền kinh tế số 1 toàn cầu « do các nhà đầu tư ngoại quốc năm giữ ». Theo các thông kê gần đây nhất của Washington, Nhật Bản và Trung Quốc là hai quốc gia đứng đầu danh sách này, với tỷ lệ theo thứ tự là 12,45 % và 9 % công trái phiếu của Hoa Kỳ. Nói cách khác, Tokyo cũng như Bắc Kinh có đủ trọng lượng để can thiệp làm xáo trộn tỷ giá hối đoái của đồng đô la và nhất là chi phối lãi suất ngân hàng và qua đó gây bất ổn cho kinh tế Mỹ.
Tránh để kịch bản này xảy ra, Scott Bessent cùng với chiến lược gia kinh tế và tài chính của tổng thống Trump là Steve Miran chủ trương tạo nên một « trận chiến tiền tệ », mà mục tiêu sau cùng là « kềm hãm », thậm chí là phá giá đồng đô la, nhưng là phá giá theo nhịp độ do Washington áp đặt, tránh để phương hại đến xuất khẩu của Hoa Kỳ.
Trong mục tiêu thứ ba, Hoa Kỳ vừa đòi Nhật Bản tăng chi phí quân sự, tự túc hơn về an ninh, đồng thời phải là một đối tác đáng tin cậy khi Washington cần đối phó với Bắc Kinh trong một cuộc xung đột vũ trang.
Báo Nikkei Asia đánh giá : Trưởng đoàn đàm phán Nhật Bản Ryosei Akazawa ý thức được đối phương đang chờ đợi những gì trước khi bước vào đàm phán với các đại diện của Mỹ, mà quan trọng nhất là bộ trưởng Tài Chính Scott Bessent. Nhưng không ai lật ngửa hết các là chủ bài ngay từ hiệp đầu. Vẫn theo tờ báo này, dường như tại Nhà Trắng hôm qua, phía Nhật Bản tách bạch hồ sơ thương mại và tiền tệ (tức là hai mục tiêu đầu trong số 3 đòi hỏi của Mỹ), với vế quân sự.
Có khả năng là thủ tướng Shigeru Ishiba đã chỉ thị cho cánh tay mặt của ông, trưởng đoàn đàm phán Ryosei Akazawa, phải cứng rắn trên các vấn đề thương mại và tiền tệ, nhưng « nếu Washington đặt vế an ninh lên bàn cân, thì Tokyo có thể sẽ phải có những bước nhượng bộ tiếp theo » .
Trước mắt, mọi người chú ý đến cách đàm phán khéo léo của Nhật. Báo kinh tế Pháp Les Echos giải mã những nước cờ của Tokyo: Biết tổng thống Trump là người hiếu thắng và luôn luôn cần ghi điểm với công luận Hoa Kỳ, nên Nhật Bản chọn giải pháp « ít bình luận và không tuyên bố ồn ào, tránh để lâm vào thế đối đầu, mà chỉ tập trung vào các khía cạnh kỹ thuật và đề xuất những giải pháp mà chính quyền Trump có thể chấp nhận được ».
Tiếng nói của Nhật Bản có trọng lượng vì quốc gia này hiện là một trong những nguồn đầu tư nước ngoài lớn nhất của Mỹ. Tokyo có thể mặc cả với chính quyền Trump bằng một loạt đề xuất như mở thêm nhà máy, mua thêm khí hóa lỏng của Hoa Kỳ, đầu tư vào các dự án phát triển năng lượng tại Alaska …
Nếu như với ngần ấy lợi thế mà Nhật Bản, đồng minh thân thiết nhất của Mỹ ở Châu Á Thái Bình Dương, cánh tay đắc lực trong chiến lược kềm tỏa Trung Quốc của Mỹ, mà vẫn không thuyết phục được chính quyền Trump về hồ sơ thuế quan, những đồng minh khác của Washington như Anh, Đức, Hàn Quốc hay Ấn Độ và Úc... liệu có cơ may nào để được « tha » hay không ? Đó là câu hỏi mà Stephen Innes, thuộc công ty quản lý tài sản SPI Asset Management, đã đặt ra.
***********
Thuế quan: Nỗ lực của Trump lập mặt trận chống Trung Quốc sẽ khó thành
Chính quyền Donald Trump muốn gây sức ép để buộc các đối tác thương mại của Hoa Kỳ giảm quan hệ kinh tế với Trung Quốc. Nhưng nỗ lực của Washington lôi kéo các nước lập mặt trận chống Bắc Kinh sẽ khó mà thành công, do Trung Quốc nay đã là một cường quốc công nghiệp lớn, đủ sức đương đầu với Mỹ, trong khi Hoa Kỳ lại đang đánh mất sự tin cậy của các nước khác.
Đăng ngày:
Ban hành các mức thuế "đối ứng" rất cao đối với một số nước, trong đó có Việt Nam (46%), Washington tin rằng đó là đòn bẩy để buộc các nước này giảm bớt giao thương với Bắc Kinh và ngăn chặn các công ty Trung Quốc chuyển cơ sở sản xuất sang lãnh thổ các nước này để tránh thuế của Mỹ.
Mục tiêu rõ ràng của Washington trong cuộc chiến thương mại toàn cầu đó là làm suy yếu nền kinh tế của Trung Quốc, vốn đã xuất khẩu đến 3,6 nghìn tỷ đô la giá trị sản phẩm vào năm ngoái, tương đương gần 20% GDP của nước này.
Trong nhiều năm trở lại đây, xuất khẩu của Trung Quốc liên tục tăng trưởng, trong khi nhập khẩu thì vẫn ổn định (do khủng hoảng bất động sản đang làm suy giảm mức tiêu dùng của hộ gia đình ). Cho nên nhiều nước đã phải thi hành các biện pháp bảo hộ mậu dịch đối với hàng Trung Quốc. Riêng Liên Hiệp Châu Âu đã tăng thuế hải quan đối với ô tô điện sản xuất tại Trung Quốc. Ủy Ban Châu Âu cho biết sẵn sàng làm như vậy một lần nữa nếu lượng hàng nhập khẩu từ Trung Quốc tăng lên.
Nhật báo kinh tế Les Echos hôm nay, 18/04, trích dẫn ông Nicolas Goetzmann, chuyên gia kinh tế của công ty quản lý tài sản Financière de la Cité, "với việc Mỹ áp thuế quan rất cao đối với Trung Quốc, châu Âu có thể sẽ đứng trên tuyến đầu chống lại ngành công nghiệp Trung Quốc". Về điểm này, Hoa Kỳ và châu Âu có lợi ích chung khi đương đầu với Trung Quốc.
Bắc Kinh rõ ràng nhận thức được điều đó. Trung Quốc đang cố gắng xích lại gần hơn với các quốc gia khác, thể hiện qua chuyến công du Đông Nam Á của chủ tịch Tập Cận Bình trong tuần này. Theo ghi nhận của chuyên gia kinh tế Junyu Tan thuộc công ty bảo hiểm tín dụng Coface, "Trung Quốc có thể sẽ cố giải tỏa mối quan ngại của các đối tác về tình trạng dư thừa năng lực sản xuất, bằng cách cam kết hạn chế khối lượng xuất khẩu, hoặc bằng cách đặt ra mức giá bán tối thiểu cho các sản phẩm của mình".
Vấn đề là liệu các nước có đủ khả năng để từ chối liên kết với Washington hay không. Theo chuyên gia kinh tế Charles-Henri Colombier, của trung tâm nghiên cứu Rexecode, Liên Hiệp Châu Âu dường như nghĩ rằng, giữa một bên là đảng Cộng Sản Trung Quốc và bên kia là Donald Trump, có thể có một giải pháp thứ ba. Nhưng "Hoa Kỳ sẽ không để Liên Âu đứng ở giữa như thế, bởi vì châu Âu phụ thuộc vào Hoa Kỳ về năng lượng, cũng như về công nghệ, quân sự và thậm chí là tài chính, vì họ giao dịch rất nhiều bằng đô la".
Tuy nhiên, Hoa Kỳ sẽ rất khó buộc được phần lớn các nước cắt đứt quan hệ kinh tế với Trung Quốc, bởi vì Trung Quốc đã trở nên rất quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu. Trung Quốc nay chiếm đến một phần ba sản lượng công nghiệp của thế giới. Khoảng 70% các nước trên thế giới có Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất trong năm 2023. Hơn một nửa số quốc gia này giao dịch hàng hóa với Trung Quốc nhiều gấp đôi so với với Hoa Kỳ, theo một nghiên cứu của Viện Lowy, Úc, trong khi chỉ cách đây khoảng hơn 20 năm, 80% các quốc gia trên thế giới chủ yếu giao dịch với Hoa Kỳ.
Bên cạnh đó, theo nhận định của Les Echos, sự hung hăng của tổng thống Donald Trump trong những tuần đầu của nhiệm kỳ, thái độ khinh thường của Nhà Trắng đối với mọi quốc gia, ngoại trừ Nga, những quyết định thất thường của ông Trump, tất cả những điều này đã làm suy yếu niềm tin mà các đồng minh dành cho nước Mỹ. Marcos Carias, chuyên gia kinh tế của Coface, đánh giá: "Trước mối đe dọa về thuế quan của Mỹ, Trung Quốc có thể được coi là đối tác đáng tin cậy nhất đối với một số quốc gia".
Mặt khác, chính sách của tổng thống Trump áp mức thuế "đối ứng" lên đến 145% đối với Trung Quốc nhằm gây thiệt hại tối đa cho nền kinh tế Trung Quốc và buộc Bắc Kinh phải nhượng bộ lại "không phù hợp với một cuộc chiến thương mại chống lại một quốc gia độc tài", vốn không chịu áp lực liên tục từ các cuộc bầu cử, theo ghi nhận của ông Justin Wolfers, giáo sư kinh tế tại Đại học Michigan, trên mạng X.
***********
Ngoại trưởng Mỹ dọa rút khỏi đàm phán về chấm dứt chiến tranh Ukraina
Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio hôm nay, 18/04/2025, đe dọa là Hoa Kỳ sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán về chấm dứt chiến tranh Ukraina, vào lúc các cuộc thương lượng riêng với Ukraina và Nga đang dậm chân tại chỗ.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Các cuộc thảo luận đầu tiên về chiến tranh Ukraina giữa ngoại trưởng Hoa Kỳ với đại diện của châu Âu và Ukraina đã diễn ra hôm qua, 17/04/2025, tại Paris. Sau khi dự cuộc họp này, ông Marco Rubio đã bày tỏ thái độ sốt ruột của Washington.
Theo hãng tin AFP, trước khi lên máy bay về nước, ngoại trưởng Mỹ Rubio tuyên bố: “Trong những ngày tới, chúng ta phải xác định xem hòa bình có khả thi hay không”. Ông dọa là, nếu xác định không thể đạt được hòa bình cho Ukraina, Hoa Kỳ sẽ chuyển sang làm chuyện khác, vì Washignton “có những ưu tiên khác” và không muốn hồ sơ Ukraina kéo dài “nhiều tuần, nhiều tháng”.
Cuộc họp tại Paris hôm qua đã không đạt được tiến bộ gì đáng kể. Trên mạng xã hội X hôm qua, tổng thống Pháp Emmanuel Macron thông báo là các cuộc thảo luận sẽ tiếp diễn ở Luân Đôn vào tuần tới. Tuy vậy, ông hoan nghênh một cuộc thảo luận mà ông đánh giá là “tích cực và mang tính xây dựng” về Ukraina, cho rằng “chúng ta đều có quyết tâm đi đến hòa bình”.
Theo tổng thống Pháp, “sự phối hợp giữa các đồng minh là rất quan trọng” trong bối cảnh mà từ nhiều tuần qua, các nước châu Âu lo ngại bị Hoa Kỳ gạt sang một bên trong tiến trình đàm phán chấm dứt chiến tranh Ukraina.
Phát biểu trên kênh truyền hình LCI tối qua, ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot nhấn mạnh Hoa Kỳ “đã hiểu ra rằng không thể đạt được một nền hòa bình công bằng và bền vững cho Ukraina nếu không không có sự đồng thuận và sự đóng góp của các nước châu Âu”.
Phủ tổng thống Ukraina cũng đã hoan nghênh “một cuộc thảo luận mang tính xây dựng và tích cực” ở Paris. Nhưng trước đó, từ Kiev, tổng thống Volodymyr Zelensky cáo buộc đặc sứ của tổng thống Donald Trump về chiến tranh Ukraina, ông Steve Witkoff (cũng tham gia cuộc họp ở Paris) là đã “làm theo chiến lược của Nga”.
Về phần mình, Matxcơva cáo buộc các nước châu Âu muốn “tiếp tục chiến tranh” và cho rằng “nhiều nước” đang tìm cách gây cản trở cuộc đối thoại song phương Mỹ-Nga vừa mới bắt đầu.
Nga đe dọa Đức nếu cung cấp tên lửa Taurus cho Ukraina
Matxcơva xem mọi cuộc oanh kích bằng tên lửa Taurus của Đức nhắm vào các mục tiêu Nga là sự tham gia trực tiếp của Berlin vào xung đột Ukraina.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Nga, Maria Zakharova, hôm 17/04/2025 nhấn mạnh là nếu những vụ oanh kích như vậy xảy ra, Đức sẽ gánh chịu hậu quả. Điện Kremlin hôm 14/04 đã cảnh báo là nếu Đức cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraina thì sẽ gây leo thang căng thẳng.
Cuối tuần trước, thủ tướng tương lai Friedrich Merz của Đức cho biết ông để ngỏ khả năng giao tên lửa Taurus cho Ukraina, với sự đồng ý của các đối tác châu Âu.
**********
Tiếp thủ tướng Ý, TT Trump hoàn toàn tin tưởng Liên Âu và Mỹ đạt được một thỏa thuận thương mại công bằng
Thủ tướng Ý Georgia Meloni hôm 17/04/2025 đã có cuộc gặp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng. Là lãnh đạo đầu tiên của một nước châu Âu công du Mỹ kể từ khi tổng thống Donald Trump phát động cuộc chiến thuế quan mới, bà Meloni cũng xem mình là đại diện cho Liên Âu, làm trung gian giữa Bruxelles và tổng thống Mỹ Donald Trump về hồ sơ thuế quan.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
3 phút
Sau cuộc thảo luận với thủ tướng Ý, tổng thống Mỹ nói với báo giới là ông hoàn toàn tin tưởng 100% là Mỹ và Liên Âu sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại « công bằng » trước khi hết thời hạn tạm hoãn áp thuế.
Từ New York, thông tín viên Carrie Nooten gửi về bài tường trình :
« Tại Phòng Bầu Dục, Donald Trump nói rằng ông chắc chắn 100% rằng từ nay đến cuối thời gian tạm dừng áp thuế trong vòng 90 ngày thì sẽ đạt một thỏa thuận với Liên Hiệp Châu Âu. Tuy nhiên, ông Trump không cho biết thêm thông tin chi tiết.
Thủ tướng Ý Georgia Meloni biết rằng về lý thuyết, bà đến Nhà Trắng với nhiều lợi thế : Bà là một « người bạn » của Donald Trump, từng được ông mời đến tư dinh Mar a Lago và đến lễ nhậm chức tổng thống Mỹ hồi tháng 01/2025. Thậm chí hôm qua bà Meloni còn mời ông Donald Trump công du Ý.
Nhưng các mức thuế quan mới của Mỹ không có lợi cho châu Âu, trong lúc kim ngạch thương mại với Hoa Kỳ lên tới 1,6 ngàn tỷ euro mỗi năm. Mức thuế mới này cũng không tốt cho nước Ý, nên bà đã phải ve vãn, lựa chiều theo ý của tổng thống Mỹ. Bà nhấn mạnh các mục tiêu « văn minh » chung của họ, thậm chí còn dùng khẩu hiệu của ông và sửa đổi một chút thành « Làm cho phương Tây vĩ đại trở lại! ».
Thủ tướng Ý phát biểu : « Việc này không chỉ liên quan đến nước Ý mà là về toàn thể Liên Âu. Giao thương của chúng ta rất quan trọng. Và ngay cả khi chúng ta có một số vấn đề, giữa các nước ở hai bờ Đại Tây Dương, thì cũng đã đến lúc phải tìm ra giải pháp. Mục đích của tôi là làm cho phương Tây vĩ đại trở lại. »
Tổng thống Mỹ Donald Trump tỏ ra hài lòng về cuộc gặp, cho dù ông đã nói với báo chí Mỹ rằng dẫu sao thì ông cũng không vội xem xét lại việc tăng thuế quan ».
Phó tổng thống Mỹ JD Vance hôm nay 18/04 đã đến Roma và dự kiến gặp thủ tướng Ý Giorgia Meloni trước khi dự lễ Phục Sinh tại Tòa Thành.
Donald Trump hy vọng đạt được thỏa thuận với Trung Quốc
Tổng thống Trump để ngỏ khả năng Mỹ dừng tay trong cuộc chiến thuế quan với Trung Quốc. Theo Reuters, phát biểu chiều ngày 17/04/2025, nguyên thủ Mỹ nhìn nhận « không muốn Bắc Kinh tăng thêm thuế hải quan vì đến một mức nào đó sẽ không còn các hoạt động mua bán. (…) Có thể là tôi sẽ hạ hàng rào thuế quan để khuyến khích tiêu thụ ».
Hàng của Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ hiện bị đánh thuế 145 %. Để đáp trả, Bắc Kinh đánh thuế 125 % hàng Mỹ.
Không đi sâu vào chi tiết và tránh nêu thời điểm cụ thể, chủ nhân Nhà Trắng khẳng định phía Trung Quốc « đã liên lạc với Washington để khởi động đàm phán » và ông tin chắc là sẽ « đạt được một thỏa thuận tốt với Trung Quốc ». Bắc Kinh không bình luận những phát biểu của Trump. Ông Tập Cận Bình kết thúc vòng công du ba nước Đông Nam Á tại Cam Bốt vào hôm nay.
***********