Tin nóng trong ngày
Tin Tức ngày 22 - 01 -2025:
**********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
(Báo Chính phủ) – Việt Nam và Pháp hợp tác thí điểm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và kim loại chiến lược. Báo chí trong nước đưa tin hôm nay, 21/01/2025, phó thủ tướng Việt Nam Trần Hồng Hà đã gặp ông Benjamin Gallezot, lãnh đạo cơ quan Liên bộ phụ trách nguồn cung khoáng sản và kim loại chiến lược của Pháp. Phía Việt Nam hy vọng Pháp tiếp tục chia sẻ những tài liệu nghiên cứu quý về địa lý, địa chất Việt Nam. Cả hai bên đều cho rằng "cần nghiên cứu phương án hợp tác, triển khai thí điểm một dự án hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, để tiếp nhận, chuyển giao công nghiệp của chuỗi khai thác, chế biến sâu, cung ứng các sản phẩm khoáng sản và kim loại chiến lược, trước hết cho thị trường Việt Nam và Pháp."
(Inquirer) – Philippines cáo buộc gián điệp nước ngoài hoạt động tại Biển Đông. Theo thông cáo của Hải quân Philippines hôm nay, 21/01/2025, một số tàu nước ngoài đã xâm phạm lãnh hải của nước này để lập bản đồ mà không được Manila cho phép. Các tàu này được cho là thu thập các dữ liệu hải dương và có thể mà một trong những hoạt động quân sự hoặc tình báo của « thế lực nước ngoài », mà không nêu rõ là nước nào. Hải quân Philippines cũng nêu các vụ « gián điệp nước ngoài » tại Philippines vào năm ngoái. Vụ việc được đưa ra một ngày sau khi Manila bắt giữ một người Trung Quốc bị tình nghi là « gián điệp nằm vùng ».
(AFP) – Taliban thông báo trao đổi tù nhân với Hoa Kỳ. Hôm nay, 21/01/2025, chính phủ Taliban (không được nước nào công nhận thế giới), đã thông báo Hoa Kỳ đã trả tự do cho một tù nhân Afghanistan đổi lại Talian đã trả tự do cho các công dân Mỹ và gửi họ về nước. Cuộc trao trả tù nhân này là « kết quả của những cuộc đàm phán dài » do Qatar làm trung gian. Taliban cũng hy vọng việc này sẽ thúc đẩy quan hệ với Mỹ, đặc biệt là với chính quyền mới do Donald Trump lãnh đạo.
(AFP) – Mỹ : TT mãn nhiệm Biden « ân xá phòng ngừa » cho thân nhân và nhiều cựu cộng sự để tránh bị Trump trả thù. Hôm qua, 20/01/2025, vài giờ trước khi từ giã chức vụ, tổng thống Biden đã ân xá phòng ngừa cho nhiều người trong gia đình cùng cựu tổng tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley và bác sĩ Anthony Fauci, cựu kiến trúc sư của chiến lược ứng phó với đại dịch COVID-19. Tổng thống Biden ra tuyên bố giải thích ông « tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền và chắc chắn rằng hệ thống tư pháp của chúng ta cuối cùng sẽ đứng vững trước các đối đầu chính trị », nhưng nước Mỹ « đang trong hoàn cảnh đặc biệt » và ông không thể làm khác.
(AFP) – Lãnh đạo Mỹ - Nga điện đàm thoại trực tuyến sau lễ nhậm chức của Trump. Theo các hình ảnh được văn phòng tổng thống Nga công bố hôm nay, 21/01/2025, trong cuộc đối thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định « mối quan hệ dựa trên tình bạn, sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi » Nga – Trung « không phụ thuộc vào các biến động toàn cầu ».
(AFP) – TikTok can thiệp bầu cử Rumani: Tòa án Nhân quyền Châu Âu bác khiếu nại của ứng viên cực hữu. Tòa ECHR hôm nay, 21/01/2025 đã bác đơn khiếu nại đòi công nhận kết quả bầu cử tổng thống vòng 1, tháng 12/2024, của ông Calin Georgescu. Trước đó, Tòa Bảo Hiến Rumani đã hủy bỏ kết quả bỏ phiếu, với cáo buộc ông Georgescu hưởng lợi từ chiến dịch hỗ trợ bất hợp pháp trên nền tảng TikTok. Theo cơ quan điều tra Rumani, chiến dịch được Nga hậu thuẫn. Rumani đã ấn định ngày bầu cử tổng thống mới vào tháng 5/2025.
************
Saif Al Islam Kadhafi phá vỡ im lặng, nhắc lại các cáo buộc nhằm vào cựu tổng thống Pháp Sarkozy
Ngày 06/01/2025, cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (2007-2012) cùng 11 người khác, trong đó có ba cựu bộ trưởng bị đưa ra xét xử với các cáo buộc « nhận tài trợ bất hợp pháp trong chiến dịch vận động tranh cử », « che giấu biển thủ công quỹ », « tham nhũng thụ động » và « liên kết tội phạm ».
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn bằng thư dành riêng cho RFI, ông Saif Al Islam Kadhafi, đứa con thứ hai của cựu lãnh đạo Libya Mouammar Kadhafi, tái khẳng định các cáo buộc nhằm vào cựu tổng thống Pháp Sarkozy. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu tóm tắt bài phỏng vấn.
RFI cho biết rõ là đề nghị xin phỏng vấn được đưa ra vào ngày 06/01/2025, thông qua một trung gian, một người thân cận của Saif Al Islam. Chiều cùng ngày, nhân vật này cho biết không nhận trả lời phỏng vấn, nhưng ông đồng ý thuật lại câu chuyện liên quan đến vụ « tài trợ của Libya » cho chiến dịch vận động tranh cử của ông Nicolas Sarkozy. Bản tường thuật gởi đến RFI, được ghi lại bằng tiếng Pháp theo sáng kiến của chính ông trên hai trang giấy và được tường thuật ở ngôi thứ ba số ít, ghi rõ có sự tham dự của một phiên dịch. Cuộc trao đổi tiếp theo được viết bằng tiếng Ả Rập gởi đến RFI thông qua một trung gian, giải thích cụ thể về những gì ông khẳng định trong văn bản. RFI trước đó đã xác minh được danh tính của Saif Al Islam.
Năm triệu tiền mặt cho Sarkozy ?
Trong cuộc trao đổi này, người con trai của lãnh đạo Kadhafi bị phe nổi dậy lật đổ và hạ sát năm 2011, đã nhắc lại hai sự việc. Thứ nhất, ông Saif Al Islam khẳng định cựu tổng thống Pháp đã nhận tổng cộng 5 triệu đô la tiền mặt từ cha ông. Số tiền này được chuyển giao thành hai đợt vì hai mục tiêu khác nhau.Theo đó, 2,5 triệu rưỡi đô la đầu tiên là để tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Pháp của ông Sarkozy năm 2007, theo như thỏa thuận đạt được giữa ông Sarkozy và lãnh đạo Libya Mouammar Kadhafi ngày 06/10/2005 nhân chuyến thăm Tripoli của ông Sarkozy với tư cách là bộ trưởng Nội Vụ vào thời điểm đó. Đổi lại, ông Sarkozy hứa « đúc kết nhiều thỏa thuận và thực hiện các dự án có lợi cho Libya ».
Về vụ việc này, theo các thẩm phán Pháp, ông Saif Al Islam đã từng giải thích rằng « chính vì lý do này mà Nicolas Sarkozy đã cử chánh văn phòng Claude Guéant đến nhận tiền. Saif Al Islam đã được xác nhận về vụ chuyển giao số tiền này cho Claude Guéant ngay tại văn phòng của bộ trưởng Tài Chính Libya Béchir Saleh ». Cũng theo khẳng định của Saif Al Islam, đợt chuyển giao tiền này ông « Ziad Takieddine đã được thông báo ». Nhân vật này là một doanh nhân người Pháp gốc Liban, từng đóng vai trò trung gian và là một trong số các nhân chứng. Tháng 12/2012, ông từng khẳng định có các bằng chứng, rồi sau đó rút lại vào năm 2020 khi trốn sang được Liban trước khi nhắc lại cáo buộc vào năm 2021.
Liên quan đến số tiền 2,5 triệu đô la còn lại, Saif Al Islam khẳng định Nicolas Sarkozy, cũng trong chuyến đi Tripoli năm 2005, đã trực tiếp bắt liên lạc với Abdallah Senoussi qua điện thoại, và « dường như » có hứa sẽ giúp rút tên người này ra khỏi danh sách truy nã của Pháp và Interpol ngay khi ông đắc cử tổng thống. Abdallah Senoussi là lãnh đạo cơ quan tình báo Libya và cũng là em rể đại tá Kadhafi. Người này bị quy trách nhiệm trong vụ tấn công khủng bố nhắm vào chiếc máy bay DC-10 của hãng UTA năm 1989 làm thiệt mạng 170 người, trong đó có 54 công dân Pháp.
Saif Al Islam một lần nữa khẳng định đích thân ông đề nghị số tiền này với cựu nguyên thủ Pháp để đổi lấy việc chấm dứt truy tố pháp luật và cũng đích thân ông giám sát việc chuyển giao số tiền mặt này cho Claude Guéant, cũng thông qua bộ trưởng Tài Chính Béchir Saleh, và cũng là người thân tín của ông Kadhafi. Toàn bộ số tiền này sau đó đã được cất vào một tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ. Trả lời RFI, Saif Al Islam khẳng định tổng cộng 5 triệu đô la tiền mặt đã được giao cho ông Sarkozy.
Người con thứ hai của Kadhafi còn thuật lại một giai thoại, khiến tất cả những ai có mặt tại chỗ phải phì cười, « dường như tiền đầy đến mức không khóa được chiếc va-li » và ông Claude Guéant, sau này là bộ trưởng Nội Vụ của tổng thống Sarkozy, « phải leo lên va-li thì mới kéo được khóa ». Một lời cáo buộc mà Claude Guéant cho đến giờ vẫn luôn phủ nhận.
Ngoài ra, Saif Al Islam còn khẳng định rằng các băng ghi âm cuộc trao đổi lần thứ hai vẫn còn và vẫn do ông Senoussi cất giữ. Saif Al Islam nêu rõ là tất cả những điều này đã được khai năm 2018 với thẩm phán Serge Tournaire, người phụ trách hồ sơ.
RFI nhắc lại là vài tháng trước khi chế độ Kadhafi sụp đổ, Saif Al Islam đã tố cáo vụ việc này hồi tháng 3/2011 trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Euronews cũng như trong một cuộc họp báo tại Tripoli. Sau cuộc can thiệp của NATO, người con này của Kadhafi đã yêu cầu cựu tổng thống Pháp trả lại số tiền này cho Libya.
Gây áp lực
Thứ hai, trong cuộc trao đổi với RFI, ông Saif Al Islam tố cáo cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thông qua các trung gian, nhiều lần gây áp lực đề nghị ông thay đổi lời chứng trước tòa. Lần đầu tiên là vào năm 2021, thông qua trung gian của bà Souha Al Bedri, cố vấn và chuyên gia về truyền thông có trụ sở tại Paris, đề nghị ông « phủ nhận tất cả những gì có liên quan đến việc Libya hỗ trợ cho cuộc tranh cử của Sarkozy ». Đổi lại, ông Sarkozy giúp khép lại vụ xử Saif Al Islam tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Đến đầu năm 2025 này, Saif Al Islam vẫn bị tòa CPI truy nã. Điều mà bà Souha Al Bedri hoàn toàn phủ nhận khi trả lời chất vấn của RFI.
Lần thứ hai là năm cuối năm 2022, một đặc sứ của Nicolas Sarkozy tìm cách tiếp cận Hannibal Kadhafi, em trai của Saif Al Islam, bị giam tù tại Liban từ nhiều năm qua do có liên quan đến vụ mất tích một chức sắc tôn giáo cao cấp người Liban. Lần này thông qua trung gian Noel Dubus, một người quốc tịch Côte D’ivoire. Chi tiết này đã được Hannibal Kadhafi xác nhận khi được một trong số các luật sư của ông xác nhận thông qua một trung gian.
Nhân vật này không những có liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy mà cả vụ án Karachi, những hợp đồng bán vũ khí giữa Pháp với Ả Rập Xê Út và Pakistan mà bản thân ông Sarkozy cũng có can dự vào. Theo Saif Al Islam, ông Noel Dubus « dường như » đã đến Beyrouth, thủ đô Liban để mặc cả, bảo đảm rằng Hannibal Kadhafi, em trai ông, sẽ được thả « nếu Saif Al Islam thay đổi lời chứng có lợi cho ông Sarkozy ».
Nỗ lực gây áp lực lần thứ ba mà ngày tháng năm không nêu cụ thể, được thực hiện qua một nhà trung gian người Pháp gốc Ả Rập mà Saif Al Islam không muốn tiết lộ danh tính. Nhưng người con thứ hai của cựu « lãnh đạo tối cao » Kadhafi này khẳng định đều « từ chối thẳng thừng » tất cả các đề nghị trên.
RFI cho biết chưa thể kiểm chứng một cách độc lập những khẳng định này của Saif Al Islam.
Phản ứng từ luật sư ông Nicolas Sarkozy
Tuy nhiên, trả lời chất vấn của đài phát thanh quốc tế Pháp, ông Christophe Ingrain, luật sư của ông Sarkozy cho rằng những khẳng định trên của Saif Al Islam « không chỉ mang tính hoang đường mà còn rất cơ hội ».
Liên quan đến số tiền mặt 5 triệu đô la chuyển cho cựu tổng thống Pháp, luật sư Ingrain một lần nữa khẳng định là « hoang đường », xem những cáo buộc này là « không có cơ sở », hoàn toàn vô căn cứ « chỉ nhằm mục đích gây hại, và nhằm trả thù », cho sự can thiệp của NATO vào Libya mà tổng thống Sarkozy là người khởi xướng.
Kể từ khi phiên xử được mở hôm 06/01/2025, cựu tổng thống Pháp luôn khẳng định « không có một xu nào của Libya » tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông năm 2007. Phiên tòa kéo dài đến ngày 10/04/2025.
***********
Chiến tranh Ukraina : Donald Trump muốn đàm phán với Vladimir Putin trên thế mạnh
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức trở thành tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã nhấn mạnh quyết tâm tìm kiếm một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Ukraina với việc cao giọng hối thúc tổng thống Nga Vladimir Putin hành động theo hướng này, để không đẩy nước Nga vào cảnh suy tàn.
Đăng ngày:
Sau khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump ký một loạt sắc lệnh chứng tỏ giữ lời hứa với cử tri, hôm qua, 20/01/2025, tổng thống Donald Trump đề cập đến hồ sơ quốc tế lớn : Cuộc chiến tranh Ukraina bằng giọng điệu gây áp lực, đòi đồng nhiệm Nga Vladimir Putin phải tìm được một thỏa thuận để « chấm dứt chiến tranh » tại Ukraina, nếu không nước Nga sẽ có nguy cơ bị « hủy diệt ».
Điều được dư luận chú ý nhiều nhất, đó là lần đầu tiên, ông Trump gây áp lực một cách rõ ràng đối với chủ nhân của điện Kremlin, đánh giá rằng nước Nga có thể rơi vào tai họa nếu từ chối thương lượng một thỏa thuận ngừng bắn hay rộng hơn là hòa bình với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky.
Tổng thống Donald Trump còn mặc nhiên tuyên bố rằng « Zelensky muốn thỏa thuận. Tôi không biết Putin có muốn hay không. Nhưng ông ta sẽ phải làm điều đó. Tôi nghĩ là ông ta đang phá hủy nước Nga khi không tìm cách giải quyết » cuộc chiến với với Ukraina và rằng nước Nga đang đứng trước nhiều rủi ro về kinh tế.
Một cách tiếp cận vấn đề không có gì mới của vị tổng thống tỷ phú, luôn muốn tin vào khả năng đàm phán trên thế mạnh của mình.
Theo chuyên gia Adrian Karatnycky, thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), một tổ chức tư vấn của Mỹ nhận định với truyền thông Ukraina, việc ông Trump nhấn mạnh sức mạnh của Mỹ và khả năng sử dụng sức mạnh đó vì mục tiêu hòa bình là một dấu hiệu rõ ràng về cách tiếp cận của tân Tổng thống Mỹ trong các cuộc đàm phán tương lai với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Chuyên gia Karatnycky lưu ý rằng, các thông điệp của ông Trump chủ yếu nhắm vào cử tri Mỹ. Tuy nhiên, về mặt chính sách đối ngoại, tân Tổng thống Mỹ nhấn mạnh lập trường cố hữu của phe Cộng Hòa là hòa bình chỉ có được thông qua sức mạnh và an ninh dựa trên sự vững mạnh của nhà nước, nền kinh tế, và quân đội.
Trong bài diễn văn nhậm chức hôm qua, Ông Trump tuyên bố rằng muốn trở thành người kiến tạo hòa bình, mặc dù ông không đưa ra chi tiết cụ thể nào liên quan đến chính sách quốc tế, nhưng lại rất chú trọng đề cao vai trò của mình như trong trường hợp thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza giữa Israel và Hamas vừa đạt được trong tuần trước.
Bằng những tuyên bố trước báo giới hôm qua về hồ sơ Ukraina, Donald Trump chỉ muốn chứng minh rằng ngay từ ngày đầu làm tổng thống ông cam kết giải quyết những vấn đề này như đã hứa và nhất là ông muốn xử lý hồ sơ này trên một vị thế mạnh mẽ và không muốn tổng thống một cường quốc thế giới lại tỏ ra yếu đuối.
Về phía tổng thống Nga, từ khi ông Trump chưa chính thức nhậm chức, cách đây mười ngày, ông Vladimir Putin đã tỏ ý cho biết ông đánh giá cao Donald Trump có thiện chí giải quyết vấn đề bằng đối thoại và sẵn sàng tiếp xúc với ông Trump không cần « điều kiện tiên quyết » nào.
Không cần điều kiện để nói chuyện với tổng thống Mỹ, nhưng điều kiện để có thỏa thuận về cuộc chiến tranh Ukraina thì buộc phải có với ông chủ điện Kremlin. Đó là Kiev phải đầu hàng, từ bỏ phần lãnh thổ đã bị Nga chiếm giữ sáp nhập, phải từ bỏ ý định gia nhập NATO cũng như Liên Hiệp Châu Âu.
Theo điện Kremlin, « chiến dịch quân sự đặc biệt » được triển khai tại Ukraina cách đây gần ba năm về bản chất là cuộc đối đầu mang tính sống còn của Nga với Washington và các đồng minh châu Âu.
Trên mặt trận, Matxcơva vẫn tiến chậm và chắc chắn, tích lũy thêm phần lãnh thổ chiếm được của Ukraina. Trong khi đó, ở phía bên kia chiến tuyến, quân đội Ukraina đang trong tình trạng cạn kiệt nguồn lực.
Đến lúc này, các bên tham chiến cũng như liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraina đều đã nghĩ đến đàm phán và bên nào cũng muốn tìm cho mình thế mạnh.
*************
Các bộ trưởng ngoại giao nhóm Bộ Tứ họp tại Washington, cho thấy Trump tập trung vào Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio sẽ bắt đầu làm việc vào ngày 21/1, chủ trì một cuộc họp tại Washington với những người đồng cấp từ Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai.
Cuộc họp của cái gọi là "Quad" (Nhóm Bộ tứ), vốn gồm bốn quốc gia chia sẻ mối quan ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, sẽ diễn ra tại Bộ Ngoại giao và được tổ chức để cho thấy rằng chống lại Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu của ông Trump.
Một người tham gia vào các cuộc bàn thảo lập kế hoạch cho biết rằng cuộc họp này cũng có thể tạo tiền đề cho các nhà lãnh đạo của các nước Quad tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tương đối sớm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.
Một người tham gia vào các cuộc họp lập kế hoạch cho biết rằng các quan chức của ông Trump cũng đang lên lịch cho một cuộc họp khác của các bộ trưởng ngoại giao tại Nhà Trắng.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny
Wong, người đã gặp những người đồng cấp Ấn Độ và Nhật Bản tại Washington
vào cuối tuần, nói rằng lời mời các bộ trưởng ngoại giao Quad tham dự
lễ nhậm chức của Trump cho thấy sự quyết tâm hợp tác chặt chẽ ở khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Đây là minh chứng cho cam kết
chung của tất cả các quốc gia đối với Quad, một cam kết sắt đá trong
thời điểm này, khi sự hợp tác chặt chẽ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
rất quan trọng", bà Wong nói hôm 19/1 về lời mời của các bộ trưởng ngoại
giao tới Washington.
Ngoài cuộc họp, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, người được chuẩn thuận làm ngoại trưởng hôm 20/1, dự kiến sẽ gặp riêng ba bộ trưởng ngoại giao hôm 21/1.
Nhóm Quad đã họp nhiều lần trong thời kỳ nắm quyền của chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden, tập trung vào các hoạt động quân sự và kinh tế của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi các đồng minh của Hoa Kỳ đã phản đối các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Nhóm này cũng đã cam kết thúc đẩy hợp tác về an ninh mạng để bảo vệ chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cả cáp ngầm.
Đối với Úc, điều quan trọng là có được sự đảm bảo từ Washington về dự án quốc phòng AUKUS khổng lồ, vốn sẽ cho phép Úc có được tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và các vũ khí tiên tiến khác như tên lửa siêu thanh.
Trung Quốc đã lên án Quad là một cấu trúc của Chiến tranh Lạnh và cho biết liên minh AUKUS sẽ làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
*************
Việt Nam, Hàn Quốc sắp hoàn tất thương vụ mua bán vũ khí đầu tiên
Hàn Quốc sẽ sớm xuất khẩu pháo tự hành K9 Thunder sang Việt Nam lần đầu tiên, truyền thông Hàn Quốc dẫn các nguồn tin trong ngành cho biết hôm 20/1. Đây sẽ là lần xuất khẩu vũ khí đầu tiên của Hàn Quốc sang quốc gia Đông Nam Á này.
Theo Yonhap và Pulse, chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng để hoàn tất thỏa thuận mua bán pháo tự hành K9 do Hàn Quốc sản xuất. Hai bên được cho là đã đạt được thỏa thuận chung về việc xuất khẩu 20 đơn vị với giá khoảng 300 triệu đô la, với giao dịch dự kiến sẽ được hoàn tất dưới dạng thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ (G2G).
“Một thỏa thuận về các điều khoản của thỏa thuận có thể đạt được sớm nhất là trong quý này”, Pulse dẫn lời một nguồn tin trong ngành cho biết, đồng thời nói thêm rằng nhu cầu mua sắm của Việt Nam và các điều khoản của Hàn Quốc “phần lớn phù hợp với nhau”.
K9 Thunder là pháo tự hành cỡ nòng 155mm/52 do nhà sản xuất Hanwha Aerospace của Hàn Quốc thiết kế và sản xuất. Nó có thể mang theo tới 48 quả đạn và có khả năng bắn sáu viên đạn mỗi phút. Với tầm bắn 60 km (37 dặm), K9 cực kỳ hiệu quả trong cả các tình huống ném bom tầm xa và phản ứng nhanh, theo Eurasian Times.
Tờ The Korea Economic Daily dẫn một số nguồn tin am tường cho biết nhà sản xuất Hanwha Aerospace đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với chính phủ Việt Nam để xác định thời điểm giao hàng và các điều khoản khác.
Thỏa thuận xuất khẩu ước tính lên tới 400 tỷ won (276 triệu đô la), với giá mỗi khẩu pháo K9 từ 14 đến 20 tỷ won.
Khi hoàn tất, thỏa thuận sẽ đánh dấu lần đầu tiên Hàn Quốc xuất khẩu thiết bị quốc phòng sang một quốc gia cộng sản, một diễn biến được coi là sự mở rộng ảnh hưởng ngoại giao và an ninh của Hàn Quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng.
Trước đó, Hàn Quốc đã xuất khẩu K9 đến Úc, Ai Cập, Estonia, Phần Lan, Ấn Độ, Na Uy, Ba Lan, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Yonhap, trong chuyến công du Hàn Quốc vào tháng 2/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Phan Văn Giang, đã đến thăm một đơn vị Lục quân Hàn Quốc vận hành K9 và được nhà sản xuất Hanwha Aerospace giới thiệu tóm tắt về hệ thống vũ khí này.
Các cuộc thảo luận về thương vụ vũ khí đã đạt được động lực vào tháng 11 năm ngoái khi quân nhân Việt Nam tham gia vào chương trình huấn luyện, đào tạo về cách vận hành, bắn và bảo dưỡng pháo K9 do quân đội Hàn Quốc tổ chức, The Korea Economic Daily cho biết thêm.
Thỏa thuận hiếm hoi này diễn ra khi Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí của mình giữa bối cảnh tình hình an ninh toàn cầu và khu vực có nhiều thay đổi.
Truyền thông Hàn Quốc dẫn lời các những người trong ngành cho biết lý do chính khiến Việt Nam quan tâm đến pháo K9 là do tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra với Trung Quốc, khi pháo tự hành K9 dự kiến sẽ được triển khai gần biên giới phía bắc của Việt Nam với Trung Quốc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km, theo Pulse và The Korea Economic Daily.
Vẫn theo báo chí Hàn Quốc, quyết định của Hà Nội khi chọn mua vũ khí Hàn Quốc thay vì nhà cung cấp truyền thống là Nga cũng có ý nghĩa quan trọng. Nga hiện đang chịu lệnh trừng phạt quốc tế do cuộc chiến tranh ở Ukraine nên bị hạn chế xuất khẩu vũ khí. Để tăng cường khả năng phòng thủ trên bộ chống lại Trung Quốc, nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Hà Nội được cho biết đã lưu ý đến việc Ấn Độ mua 200 pháo tự hành K9 của Hàn Quốc.
Ấn Độ, quốc gia cũng đang phải đối mặt với những căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ tương tự với Trung Quốc, đã triển khai K9 ở khu vực miền núi Kashmir, một địa hình khá giống với khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Eurasian Times dẫn các báo cáo cho biết Việt Nam đang tìm cách mua tới 108 pháo K9 như một phần của quá trình hiện đại hóa toàn diện các đơn vị pháo binh của mình, vốn vẫn đang dựa vào các hệ thống lỗi thời.
Lực lượng pháo binh của Việt Nam, chủ yếu bao gồm pháo tự hành thời Liên Xô và bệ phóng tên lửa đa nòng Type 63 của Trung Quốc và đang rất cần được nâng cấp. Việc mua pháo K9, ngay cả với số lượng hạn chế, được kỳ vọng sẽ giải quyết được những thiếu sót này và cung cấp hỏa lực hỗ trợ tiên tiến và đáng tin cậy hơn cho quân đội Việt Nam, Eurasian Times nhận định.
***********
Ukraina : Hai tướng chỉ huy bị bắt vì « thụ động » khi Nga tấn công Kharkiv trong năm 2024
Ngày 20/01/2024, Văn phòng điều tra Ukraina thông báo bắt hai tướng và một đại tá quân đội vì đã « thụ động », « lơ là » để cho Nga chiếm một phần đất trong vùng Kharkiv hồi tháng 05/2024.
Đăng ngày:
Quân đội Ukraina đến giờ vẫn không lấy lại được vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm được trong cuộc tấn công trên. Trong số các quân nhân vừa bị bắt có cựu chỉ huy nhóm chiến thuật của Kharkiv, cựu tư lệnh lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ 125 và cựu chỉ huy của một tiểu đoàn. Thông cáo của cơ quan điều tra cáo buộc « thái độ lơ là » của các chỉ huy đã dẫn đến việc Ukraina mất kiểm soát biên giới, giúp cho quân Nga có thể tiến sâu vào lãnh thổ đến 10 km. Các sĩ quan cao cấp bị bắt giữ trong cuộc điều tra này có thể phải nhận mức án tới 10 năm tù, vẫn theo nguồn tin trên.
Thông báo được đưa ra vào lúc Kiev đang ngày càng gặp khó khăn trên chiến trường chống Nga xâm lược. Hy vọng về một cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh sẽ được mở ra cùng với việc Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Giữa hy vọng và lo lắng, người dân Ukraina suy nghĩ gì về tương lai tới đây của đất nước, về kế hoạch hòa bìnhh mà tân tổng thống Mỹ có thể thương lượng với Vladimir Putin ?
Thông tín viên RFI Julien Chavanne ghi nhận qua phóng sự tại Dnipro :
Quân đội kiệt sức, dân chúng quá mệt mỏi. Gần 3 năm sau cuộc xâm lược của Nga, tất cả những người Ukraina mà chúng tôi gặp đều không do dự tỏ mong muốn chiến tranh kết thúc.
Vâng kết thúc chiến tranh, ngay cả điều đó có nghĩa là mất cả một vùng đã nằm trong tay Nga. Yevguen, 18 tuổi, sinh viên, trả lời chúng tôi tại quảng trường Maidan, Kiev.
Anh nói : « Tôi muốn cuộc chiến tranh này chấm dứt. Sinh mạng của mọi người là quan trong nhất. Có biết bao nhiêu người vợ, bà mẹ đang chờ chồng, con mình trở về. Điều quan trọng không phải là những vùng đất bị chiếm mà là số binh sĩ bị chết, những người mẹ và con cái của họ. »
Đành cam chịu, người Ukraina tỏ rất nghi ngờ về kế hoạch ngừng chiến của Donald Trump. Họ lo ngại Vladimir Putin áp đặt các điều kiện với tổng thống Mỹ. Ta hãy nghe ý kiến của Angelica, cô có một quán bar và một nhà hàng tại Dnipro, cách mặt trận khoảng một trăm cây số.
Angelica cho biết : « Tôi nghĩ như thế sẽ không tốt cho chúng tôi. Với Putin, ông ta đang có lợi thế trên chiến trường. Ông ta đang tiến thêm. Tôi cũng không biết liệu điều đó có lợi cho ông ta hay không. »
Nhiều cuộc không kích hôm thứ Bảy vừa qua của Nga đã làm 6 người chết. Với chính phủ Ukraina, đó là bằng chứng nữa cho thấy lãnh đạo điện Kremlin không muốn hòa bình.
**********
Thủ tướng Đức đáp trả Musk, nói rằng quyền tự do ngôn luận không thể được dùng cho quan điểm cực hữu
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 21/1 nói rằng ông không ủng hộ tự do ngôn luận khi nó được sử dụng cho quan điểm cực hữu, một ngày sau khi cử chỉ tay của tỷ phú Hoa Kỳ Elon Musk trong một hoạt động nhân lễ nhậm chức của ông Donald Trump gây tranh cãi.
"Chúng tôi có quyền tự do ngôn luận ở Châu Âu và ở Đức. Mọi người có thể nói những gì họ muốn, ngay cả khi họ là một tỷ phú. Và điều chúng tôi không chấp nhận là nếu điều này ủng hộ các quan điểm cực hữu", ông Scholz nói tại Davos khi được hỏi về việc này.
Cử chỉ tay của ông Musk trong một hoạt động ăn mừng lễ nhậm chức của Tổng thống Trump đã thu hút sự so sánh của nhiều người sử dụng mạng với hành động chào của Đức Quốc xã.
Ông Musk bác bỏ sự chỉ trích này là một cuộc tấn công "mệt mỏi".
"Thật đáng xấu hổ cho Oaf Schitz", ông Musk đăng hôm 21/1 trên X, nền tảng mà ông sở hữu kèm theo một đoạn video do một người dùng khác chia sẻ cho thấy ông Scholz đang phát biểu tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại khu nghỉ dưỡng ở Thụy Sĩ. "Schitz" không có nghĩa trong tiếng Đức.
Ông Musk trước đây đã tấn công ông Scholz trên X, gọi ông là "kẻ ngốc vô dụng" nên từ chức sau vụ tấn công chết người tại một khu chợ Giáng sinh ở Đức.
Ông cũng đã sử dụng nền tảng trước đây được gọi là Twitter để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với đảng cực hữu của Đức là Alternative for Germany (AfD) trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Việc Musk liên tục ủng hộ AfD, đảng ủng hộ chính quyền Trump nhiều nhất trong số các đảng của Đức, đã khiến Berlin tức giận, nhưng chính phủ Đức vẫn chưa nhất trí rời khỏi nền tảng của ông Musk.
Tháng này, Ủy ban Châu Âu cho biết họ đang đẩy mạnh cuộc điều tra xem X có vi phạm các quy định của Liên minh Châu Âu về kiểm duyệt nội dung hay không.
Việc Musk tiếp đón nhà lãnh đạo AfD Alice Weidel để thảo luận về X trong tháng này đã được Ủy ban Châu Âu theo dõi để kiểm tra xem có bất kỳ thông tin sai lệch nào được phát tán hay không.
***********
Trung Quốc nỗ lực thuyết phục Hà Nội cho phép máy bay COMAC hoạt động tại Việt Nam
Trung Quốc được cho là đang nỗ lực thuyết phục Việt Nam chấp thuận để bay máy bay chở khách khu vực C909 của họ hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á này, Reuters dẫn hai nguồn tin am tường về các cuộc đàm phán cho biết hôm 21/1.
Kế hoạch của công ty nhà nước Trung Quốc COMAC tại Việt Nam cho thấy một chiến lược tiếp thị có chủ đích đối với các cơ quan quản lý và các hãng hàng không khi họ muốn cạnh tranh quốc tế với các nhà sản xuất máy bay hàng đầu phương Tây là Airbus và Boeing.
Sau nhiều tháng đàm phán, hãng hàng không tư nhân hàng đầu của Việt Nam là VietJet dự kiến sẽ bắt đầu hợp đồng thuê ngắn hạn cho một tuyến bay nội địa gồm hai máy bay phản lực khu vực C909 do phi hành đoàn của Chengdu Airlines của Trung Quốc khai thác vào ngày 15/1, theo các tài liệu mà Reuters có được, cung cấp thông tin chi tiết về chiến lược của hãng.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý hàng không của Việt Nam vẫn chưa phê duyệt thỏa thuận này, và tỏ ra thận trọng về việc bật đèn xanh cho một chiếc máy bay mà hiện mới chỉ được Trung Quốc và Indonesia chứng nhận, hai nguồn tin trên và một nguồn thứ ba nói với Reuters.
Việc cho thuê đã được truyền thông Việt Nam đưa tin, tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc phê duyệt, chiến lược dài hạn của VietJet đối với máy bay phản lực COMAC và những nỗ lực của nhà sản xuất máy bay nhằm giành được sự chấp thuận của cơ quan quản lý, bao gồm cả việc đưa ra các điều khoản tài chính và đào tạo thuận lợi, vẫn chưa được đưa tin trước đó.
Máy bay C909 có sức chứa lên đến 90 chỗ ngồi, vốn trước đó cho đến tháng 11 được gọi là ARJ21, là máy bay phản lực đầu tiên của Trung Quốc được sản xuất thương mại và đi vào hoạt động vào năm 2016, với khoảng 160 chiếc đã được giao cho đến nay.
Máy bay phản lực khu vực này không nổi tiếng bằng máy bay thân hẹp tiên tiến hơn là C919 của COMAC, nhưng nó sẽ cho phép nhà sản xuất máy bay này có được chỗ đứng tại một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới và tăng cường khả năng hiển thị của mình bên ngoài Trung Quốc trước khi tăng cường sản xuất C919.
Nó cũng sẽ gửi một thông điệp tới các đối thủ.
VietJet đã đàm phán với một bên cho thuê nước ngoài trong nhiều tháng để thuê hai máy bay phản lực khu vực E190 do Embraer của Brazil chế tạo, nhà sản xuất máy bay phản lực 90 chỗ hàng đầu thế giới, các nguồn tin riêng biệt quen thuộc với các cuộc thảo luận cho Reuters biết, với một nguồn tin cho biết thêm rằng các phi công đã trong quá trình được thuê mướn cho những chiếc máy bay đó.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vào cuối năm ngoái, truyền thông Việt Nam đưa tin. VietJet dự định sử dụng máy bay Embraer hoặc COMAC để kết nối các thành phố chính của Việt Nam với đảo du lịch Côn Đảo, nơi các máy bay phản lực lớn hơn không thể hạ cánh.
Hai người biết về các cuộc đàm phán của VietJet với COMAC cho hãng thông tấn Anh biết lời đề nghị của Trung Quốc có các điều khoản tài chính rất hấp dẫn mà một trong những người đó nói là “quá tốt để cưỡng lại”.
Những người này từ chối nêu tên vì các cuộc đàm phán không được công khai.
VietJet, một trong những hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á với đội bay gồm khoảng 100 máy bay Airbus và khoảng 200 máy bay Boeing 737 MAX đang được đặt hàng, đã từ chối bình luận với Reuters.
COMAC, cơ quan hàng không dân dụng Việt Nam và Chengdu Airlines cũng không trả lời yêu cầu bình luận.
TẤN CÔNG THEO KIỂU KHUYẾN DỤ
Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ kinh tế sâu sắc và trong những tháng gần đây đã bắt tay vào hợp tác trong các lĩnh vực như quốc phòng và cơ sở hạ tầng giao thông vốn trước đây được coi là không khả thi do lịch sử xung đột giữa hai nước láng giềng do cộng sản lãnh đạo, đôi khi vẫn xảy ra xung đột về ranh giới Biển Đông.
Trong khi rõ ràng là VietJet sẽ không nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý kịp thời để bắt đầu cho thuê C909 vào tuần trước và được hưởng lợi trong giai đoạn đi lại nhộn nhịp vào dịp Tết Nguyên đán, bắt đầu vào tuần tới, chính quyền Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công theo kiểu khuyến dụ rất rõ ràng.
Giám đốc Hội đồng quản trị COMAC Tan Wangeng đã đến thăm Hà Nội vào thứ Tư tuần trước và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gọi với nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm cùng ngày, trong đó ông kêu gọi các nước “tăng cường kết nối”, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Các nhân viên quản lý và VietJet đã lên lịch đến các cơ sở của COMAC tại Thượng Hải từ ngày 14/1 để tham gia khóa đào tạo kéo dài 10 ngày về các tiêu chuẩn, hoạt động và bảo dưỡng C909, theo các tài liệu của VietJet.
Không rõ khi nào Việt Nam có thể phê duyệt thỏa thuận này, nhưng ngay sau cuộc gọi của ông Tập Cận Bình và ông Tô Lâm, chính phủ Việt Nam đã công khai tuyên bố rằng họ đang nỗ lực xóa bỏ các rào cản pháp lý để cho phép máy bay COMAC hoạt động tại quốc gia này.
Rob Morris, giám đốc tư vấn toàn cầu tại Cirium, nói thỏa thuận cho thuê có thể không cần cơ quan quản lý của Việt Nam xem xét chứng nhận đầy đủ đối với máy bay phản lực C909.
“Do đó, tôi nghĩ rằng thỏa thuận này có khả năng được thực hiện nhanh chóng”, ông nói với Reuters.
KẾ HOẠCH TOÀN CẦU
Việc VietJet thuê ngắn hạn hai máy bay phản lực COMAC là một thỏa thuận nhỏ mà các nguồn tin trong ngành cho biết không có ý nghĩa thương mại truyền thống đối với một hãng hàng không giá rẻ lớn.
Nhưng rồi VietJet sau đó sẽ tìm cách đưa thêm máy bay vào hoạt động, bao gồm cả các tuyến bay đến Trung Quốc, một tài liệu của VietJet ngày 17/12 cho biết.
Theo một nguồn tin riêng biệt có hiểu biết về vấn đề này, các cuộc đàm phán của VietJet với COMAC bao gồm mục tiêu cuối cùng là sử dụng C919 trong tương lai.
Hiện tại, C909 và C919 chỉ được các hãng hàng không Trung Quốc khai thác, ngoại trừ một hãng hàng không Indonesia đang khai thác C909.
Cả hai máy bay đều có hồ sơ an toàn vững chắc, không có tai nạn nào được biết đến, nhưng chúng có ít giờ bay hơn nhiều so với các mẫu máy bay đối thủ và chưa được các cơ quan quản lý phương Tây nào chứng nhận.
COMAC đã trưng bày máy bay của mình lần đầu tiên vào tháng 2 năm ngoái bên ngoài Trung Quốc tại Singapore, bao gồm một điểm dừng chân tại Việt Nam, đánh dấu một cách tiếp cận thay đổi so với việc chỉ giới hạn sự tham gia của công chúng bên ngoài Trung Quốc trước đây.
COMAC đã tiếp cận các hãng hàng không, cơ quan quản lý và các công ty hàng không vũ trụ trên khắp châu Á và xa hơn nữa. Công ty cho biết trong tháng này rằng họ muốn C919 bay đến Đông Nam Á vào năm tới.
Khoảng 16 chiếc C919 đang bay với các hãng hàng không Trung Quốc, trong khi COMAC đặt mục tiêu sản xuất 30 chiếc trong năm nay.
COMAC đang theo đuổi chứng nhận EU cho C919, nhưng việc thiếu chứng nhận cho máy bay của hãng này từ các cơ quan quản lý bên ngoài Trung Quốc đại lục vẫn là rào cản quan trọng để COMAC được các hãng hàng không nước ngoài chấp nhận.
Hai nguồn tin đầu tiên cho Reuters biết thêm rằng cơ quan quản lý của Việt Nam muốn đảm bảo bất kỳ giấy phép nào cũng sẽ không gây nguy hiểm cho việc tuân thủ các cơ quan quản lý hàng không nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ.
***********
Tô Lâm tặng huân chương cao nhất cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa trao huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì những “công lao to lớn” của cựu nguyên thủ này cho sự nghiệp của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, theo truyền thông trong nước.
Các ghi nhận của VnExpress, Dân Trí và nhiều tờ báo khác cho biết ông Lâm trao huy chương cho người từng nằm trong ‘tứ trụ’ của nhà nước Việt Nam tại một cuộc gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Hà Nội hôm 20/1.
Với việc được trao Huân chương Sao Vàng, ông Dũng được đưa lên ngang hàng với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cũng được trao huân chương cao quý nhất này trước khi qua đời hồi tháng 7.
Ông Lâm được các báo trích lời nói tại buổi gặp hôm 20/1 rằng năm 2024 có nhiều biến động nhân sự trong Ban lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác.
Những “biến động nhân sự” mà ông Lâm đề cập bao gồm chính việc thăng tiến ‘thần tốc’ của ông trong năm 2024.
Ông được bầu chọn làm chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng vào tháng 5 và chỉ 3 tháng sau đó trở thành tổng bí thư sau khi ông Trọng qua đời. Ngoài việc ông Thưởng phải rời ghế giữa nhiệm kỳ, ông Vương Đình Huệ cũng phải thôi chức chủ tịch Quốc hội khi nhiệm kỳ còn dang dở trong năm 2024. Bên cạnh đó, thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, nữ lãnh đạo duy nhất trong Bộ Chính trị, cũng bị cho thôi chức trong cùng năm.
Kể từ khi ông Lâm lên đảm nhiệm chức vụ cao nhất của Đảng Cộng sản, ông Dũng được thấy xuất hiện trở lại sau nhiều năm im tiếng. Ông Dũng đã xin nghỉ hưu sau khi thua ông Trọng trong cuộc đua giành ghế tổng bí thư năm 2016.
Cuộc chiến chống tham nhũng do ông Trọng lãnh đạo đã đưa nhiều quan chức được cho là thân cận dưới thời ông Dũng làm thủ tướng vào ‘lò’ khi phải ra trước vành móng ngựa và bị kết án, trong đó nổi bật nhất là cựu Bí thư thành ủy TPHCM và ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Ngay sau khi nắm quyền tổng bí thư vào đầu tháng 8, ông Lâm đã gặp mặt các cựu lãnh đạo, trong đó có ông Dũng, để thông tin về tình hình Đảng và đất nước cũng như những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Sau đó vào ngày 6/11, ông Lâm lại mời các cựu lãnh đạo này tới cuộc họp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước để lấy ý kiến cho các dự thảo văn kiện sẽ trình ra Đại hội Đảng 14, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2026.
Tại buổi lễ trao Huân chương Sao Vàng cho ông Dũng, ông Lâm nói rằng cựu nguyên thủ này “đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc.”
Ông Dũng làm thủ tướng từ 2006 đến 2016. Ông Lâm làm tổng cục trưởng Tổng cục An ninh và sau đó là thứ trưởng Bộ Công an trong thời gian nhiệm kỳ của ông Dũng.
Cũng được ông Lâm trao Huân chương Sao Vàng hôm 20/1 còn có cựu Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, người lãnh đạo Quốc hội Việt Nam từ 1992 đến 2001.
Theo ông Lâm cho biết hôm 20/1, Đảng đã “đoàn kết hơn, gắn bó hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn” qua một số thay đổi dù ông không đi vào chi tiết cụ thể về những thay đổi đó. Ghi nhận của VnExpress và Dân Trí cho biết vị tổng bí thư, người đang thực hiện việc tinh giản bộ máy chính quyền Việt Nam, nói rằng thời điểm lịch sử mới “đặt ra yêu cầu cấp bách cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.”
***********
Bàn ra tán vào (0)
Tin Tức ngày 22 - 01 -2025:
**********
TIN TỔNG HỢP
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
(Báo Chính phủ) – Việt Nam và Pháp hợp tác thí điểm trong lĩnh vực khai thác khoáng sản và kim loại chiến lược. Báo chí trong nước đưa tin hôm nay, 21/01/2025, phó thủ tướng Việt Nam Trần Hồng Hà đã gặp ông Benjamin Gallezot, lãnh đạo cơ quan Liên bộ phụ trách nguồn cung khoáng sản và kim loại chiến lược của Pháp. Phía Việt Nam hy vọng Pháp tiếp tục chia sẻ những tài liệu nghiên cứu quý về địa lý, địa chất Việt Nam. Cả hai bên đều cho rằng "cần nghiên cứu phương án hợp tác, triển khai thí điểm một dự án hợp tác giữa doanh nghiệp hai nước, để tiếp nhận, chuyển giao công nghiệp của chuỗi khai thác, chế biến sâu, cung ứng các sản phẩm khoáng sản và kim loại chiến lược, trước hết cho thị trường Việt Nam và Pháp."
(Inquirer) – Philippines cáo buộc gián điệp nước ngoài hoạt động tại Biển Đông. Theo thông cáo của Hải quân Philippines hôm nay, 21/01/2025, một số tàu nước ngoài đã xâm phạm lãnh hải của nước này để lập bản đồ mà không được Manila cho phép. Các tàu này được cho là thu thập các dữ liệu hải dương và có thể mà một trong những hoạt động quân sự hoặc tình báo của « thế lực nước ngoài », mà không nêu rõ là nước nào. Hải quân Philippines cũng nêu các vụ « gián điệp nước ngoài » tại Philippines vào năm ngoái. Vụ việc được đưa ra một ngày sau khi Manila bắt giữ một người Trung Quốc bị tình nghi là « gián điệp nằm vùng ».
(AFP) – Taliban thông báo trao đổi tù nhân với Hoa Kỳ. Hôm nay, 21/01/2025, chính phủ Taliban (không được nước nào công nhận thế giới), đã thông báo Hoa Kỳ đã trả tự do cho một tù nhân Afghanistan đổi lại Talian đã trả tự do cho các công dân Mỹ và gửi họ về nước. Cuộc trao trả tù nhân này là « kết quả của những cuộc đàm phán dài » do Qatar làm trung gian. Taliban cũng hy vọng việc này sẽ thúc đẩy quan hệ với Mỹ, đặc biệt là với chính quyền mới do Donald Trump lãnh đạo.
(AFP) – Mỹ : TT mãn nhiệm Biden « ân xá phòng ngừa » cho thân nhân và nhiều cựu cộng sự để tránh bị Trump trả thù. Hôm qua, 20/01/2025, vài giờ trước khi từ giã chức vụ, tổng thống Biden đã ân xá phòng ngừa cho nhiều người trong gia đình cùng cựu tổng tham mưu trưởng Liên quân Mark Milley và bác sĩ Anthony Fauci, cựu kiến trúc sư của chiến lược ứng phó với đại dịch COVID-19. Tổng thống Biden ra tuyên bố giải thích ông « tin tưởng vào Nhà nước pháp quyền và chắc chắn rằng hệ thống tư pháp của chúng ta cuối cùng sẽ đứng vững trước các đối đầu chính trị », nhưng nước Mỹ « đang trong hoàn cảnh đặc biệt » và ông không thể làm khác.
(AFP) – Lãnh đạo Mỹ - Nga điện đàm thoại trực tuyến sau lễ nhậm chức của Trump. Theo các hình ảnh được văn phòng tổng thống Nga công bố hôm nay, 21/01/2025, trong cuộc đối thoại với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tổng thống Nga Vladimir Putin khẳng định « mối quan hệ dựa trên tình bạn, sự tin tưởng và hỗ trợ lẫn nhau, bình đẳng và cùng có lợi » Nga – Trung « không phụ thuộc vào các biến động toàn cầu ».
(AFP) – TikTok can thiệp bầu cử Rumani: Tòa án Nhân quyền Châu Âu bác khiếu nại của ứng viên cực hữu. Tòa ECHR hôm nay, 21/01/2025 đã bác đơn khiếu nại đòi công nhận kết quả bầu cử tổng thống vòng 1, tháng 12/2024, của ông Calin Georgescu. Trước đó, Tòa Bảo Hiến Rumani đã hủy bỏ kết quả bỏ phiếu, với cáo buộc ông Georgescu hưởng lợi từ chiến dịch hỗ trợ bất hợp pháp trên nền tảng TikTok. Theo cơ quan điều tra Rumani, chiến dịch được Nga hậu thuẫn. Rumani đã ấn định ngày bầu cử tổng thống mới vào tháng 5/2025.
************
Saif Al Islam Kadhafi phá vỡ im lặng, nhắc lại các cáo buộc nhằm vào cựu tổng thống Pháp Sarkozy
Ngày 06/01/2025, cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy (2007-2012) cùng 11 người khác, trong đó có ba cựu bộ trưởng bị đưa ra xét xử với các cáo buộc « nhận tài trợ bất hợp pháp trong chiến dịch vận động tranh cử », « che giấu biển thủ công quỹ », « tham nhũng thụ động » và « liên kết tội phạm ».
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn bằng thư dành riêng cho RFI, ông Saif Al Islam Kadhafi, đứa con thứ hai của cựu lãnh đạo Libya Mouammar Kadhafi, tái khẳng định các cáo buộc nhằm vào cựu tổng thống Pháp Sarkozy. RFI Tiếng Việt xin giới thiệu tóm tắt bài phỏng vấn.
RFI cho biết rõ là đề nghị xin phỏng vấn được đưa ra vào ngày 06/01/2025, thông qua một trung gian, một người thân cận của Saif Al Islam. Chiều cùng ngày, nhân vật này cho biết không nhận trả lời phỏng vấn, nhưng ông đồng ý thuật lại câu chuyện liên quan đến vụ « tài trợ của Libya » cho chiến dịch vận động tranh cử của ông Nicolas Sarkozy. Bản tường thuật gởi đến RFI, được ghi lại bằng tiếng Pháp theo sáng kiến của chính ông trên hai trang giấy và được tường thuật ở ngôi thứ ba số ít, ghi rõ có sự tham dự của một phiên dịch. Cuộc trao đổi tiếp theo được viết bằng tiếng Ả Rập gởi đến RFI thông qua một trung gian, giải thích cụ thể về những gì ông khẳng định trong văn bản. RFI trước đó đã xác minh được danh tính của Saif Al Islam.
Năm triệu tiền mặt cho Sarkozy ?
Trong cuộc trao đổi này, người con trai của lãnh đạo Kadhafi bị phe nổi dậy lật đổ và hạ sát năm 2011, đã nhắc lại hai sự việc. Thứ nhất, ông Saif Al Islam khẳng định cựu tổng thống Pháp đã nhận tổng cộng 5 triệu đô la tiền mặt từ cha ông. Số tiền này được chuyển giao thành hai đợt vì hai mục tiêu khác nhau.Theo đó, 2,5 triệu rưỡi đô la đầu tiên là để tài trợ cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Pháp của ông Sarkozy năm 2007, theo như thỏa thuận đạt được giữa ông Sarkozy và lãnh đạo Libya Mouammar Kadhafi ngày 06/10/2005 nhân chuyến thăm Tripoli của ông Sarkozy với tư cách là bộ trưởng Nội Vụ vào thời điểm đó. Đổi lại, ông Sarkozy hứa « đúc kết nhiều thỏa thuận và thực hiện các dự án có lợi cho Libya ».
Về vụ việc này, theo các thẩm phán Pháp, ông Saif Al Islam đã từng giải thích rằng « chính vì lý do này mà Nicolas Sarkozy đã cử chánh văn phòng Claude Guéant đến nhận tiền. Saif Al Islam đã được xác nhận về vụ chuyển giao số tiền này cho Claude Guéant ngay tại văn phòng của bộ trưởng Tài Chính Libya Béchir Saleh ». Cũng theo khẳng định của Saif Al Islam, đợt chuyển giao tiền này ông « Ziad Takieddine đã được thông báo ». Nhân vật này là một doanh nhân người Pháp gốc Liban, từng đóng vai trò trung gian và là một trong số các nhân chứng. Tháng 12/2012, ông từng khẳng định có các bằng chứng, rồi sau đó rút lại vào năm 2020 khi trốn sang được Liban trước khi nhắc lại cáo buộc vào năm 2021.
Liên quan đến số tiền 2,5 triệu đô la còn lại, Saif Al Islam khẳng định Nicolas Sarkozy, cũng trong chuyến đi Tripoli năm 2005, đã trực tiếp bắt liên lạc với Abdallah Senoussi qua điện thoại, và « dường như » có hứa sẽ giúp rút tên người này ra khỏi danh sách truy nã của Pháp và Interpol ngay khi ông đắc cử tổng thống. Abdallah Senoussi là lãnh đạo cơ quan tình báo Libya và cũng là em rể đại tá Kadhafi. Người này bị quy trách nhiệm trong vụ tấn công khủng bố nhắm vào chiếc máy bay DC-10 của hãng UTA năm 1989 làm thiệt mạng 170 người, trong đó có 54 công dân Pháp.
Saif Al Islam một lần nữa khẳng định đích thân ông đề nghị số tiền này với cựu nguyên thủ Pháp để đổi lấy việc chấm dứt truy tố pháp luật và cũng đích thân ông giám sát việc chuyển giao số tiền mặt này cho Claude Guéant, cũng thông qua bộ trưởng Tài Chính Béchir Saleh, và cũng là người thân tín của ông Kadhafi. Toàn bộ số tiền này sau đó đã được cất vào một tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ. Trả lời RFI, Saif Al Islam khẳng định tổng cộng 5 triệu đô la tiền mặt đã được giao cho ông Sarkozy.
Người con thứ hai của Kadhafi còn thuật lại một giai thoại, khiến tất cả những ai có mặt tại chỗ phải phì cười, « dường như tiền đầy đến mức không khóa được chiếc va-li » và ông Claude Guéant, sau này là bộ trưởng Nội Vụ của tổng thống Sarkozy, « phải leo lên va-li thì mới kéo được khóa ». Một lời cáo buộc mà Claude Guéant cho đến giờ vẫn luôn phủ nhận.
Ngoài ra, Saif Al Islam còn khẳng định rằng các băng ghi âm cuộc trao đổi lần thứ hai vẫn còn và vẫn do ông Senoussi cất giữ. Saif Al Islam nêu rõ là tất cả những điều này đã được khai năm 2018 với thẩm phán Serge Tournaire, người phụ trách hồ sơ.
RFI nhắc lại là vài tháng trước khi chế độ Kadhafi sụp đổ, Saif Al Islam đã tố cáo vụ việc này hồi tháng 3/2011 trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình Euronews cũng như trong một cuộc họp báo tại Tripoli. Sau cuộc can thiệp của NATO, người con này của Kadhafi đã yêu cầu cựu tổng thống Pháp trả lại số tiền này cho Libya.
Gây áp lực
Thứ hai, trong cuộc trao đổi với RFI, ông Saif Al Islam tố cáo cựu tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy thông qua các trung gian, nhiều lần gây áp lực đề nghị ông thay đổi lời chứng trước tòa. Lần đầu tiên là vào năm 2021, thông qua trung gian của bà Souha Al Bedri, cố vấn và chuyên gia về truyền thông có trụ sở tại Paris, đề nghị ông « phủ nhận tất cả những gì có liên quan đến việc Libya hỗ trợ cho cuộc tranh cử của Sarkozy ». Đổi lại, ông Sarkozy giúp khép lại vụ xử Saif Al Islam tại Tòa án Hình sự Quốc tế. Đến đầu năm 2025 này, Saif Al Islam vẫn bị tòa CPI truy nã. Điều mà bà Souha Al Bedri hoàn toàn phủ nhận khi trả lời chất vấn của RFI.
Lần thứ hai là năm cuối năm 2022, một đặc sứ của Nicolas Sarkozy tìm cách tiếp cận Hannibal Kadhafi, em trai của Saif Al Islam, bị giam tù tại Liban từ nhiều năm qua do có liên quan đến vụ mất tích một chức sắc tôn giáo cao cấp người Liban. Lần này thông qua trung gian Noel Dubus, một người quốc tịch Côte D’ivoire. Chi tiết này đã được Hannibal Kadhafi xác nhận khi được một trong số các luật sư của ông xác nhận thông qua một trung gian.
Nhân vật này không những có liên quan đến chiến dịch tranh cử của ông Sarkozy mà cả vụ án Karachi, những hợp đồng bán vũ khí giữa Pháp với Ả Rập Xê Út và Pakistan mà bản thân ông Sarkozy cũng có can dự vào. Theo Saif Al Islam, ông Noel Dubus « dường như » đã đến Beyrouth, thủ đô Liban để mặc cả, bảo đảm rằng Hannibal Kadhafi, em trai ông, sẽ được thả « nếu Saif Al Islam thay đổi lời chứng có lợi cho ông Sarkozy ».
Nỗ lực gây áp lực lần thứ ba mà ngày tháng năm không nêu cụ thể, được thực hiện qua một nhà trung gian người Pháp gốc Ả Rập mà Saif Al Islam không muốn tiết lộ danh tính. Nhưng người con thứ hai của cựu « lãnh đạo tối cao » Kadhafi này khẳng định đều « từ chối thẳng thừng » tất cả các đề nghị trên.
RFI cho biết chưa thể kiểm chứng một cách độc lập những khẳng định này của Saif Al Islam.
Phản ứng từ luật sư ông Nicolas Sarkozy
Tuy nhiên, trả lời chất vấn của đài phát thanh quốc tế Pháp, ông Christophe Ingrain, luật sư của ông Sarkozy cho rằng những khẳng định trên của Saif Al Islam « không chỉ mang tính hoang đường mà còn rất cơ hội ».
Liên quan đến số tiền mặt 5 triệu đô la chuyển cho cựu tổng thống Pháp, luật sư Ingrain một lần nữa khẳng định là « hoang đường », xem những cáo buộc này là « không có cơ sở », hoàn toàn vô căn cứ « chỉ nhằm mục đích gây hại, và nhằm trả thù », cho sự can thiệp của NATO vào Libya mà tổng thống Sarkozy là người khởi xướng.
Kể từ khi phiên xử được mở hôm 06/01/2025, cựu tổng thống Pháp luôn khẳng định « không có một xu nào của Libya » tài trợ cho chiến dịch tranh cử của ông năm 2007. Phiên tòa kéo dài đến ngày 10/04/2025.
***********
Chiến tranh Ukraina : Donald Trump muốn đàm phán với Vladimir Putin trên thế mạnh
Ngay sau khi tuyên thệ nhậm chức trở thành tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ, Donald Trump đã nhấn mạnh quyết tâm tìm kiếm một thỏa thuận chấm dứt chiến tranh ở Ukraina với việc cao giọng hối thúc tổng thống Nga Vladimir Putin hành động theo hướng này, để không đẩy nước Nga vào cảnh suy tàn.
Đăng ngày:
Sau khi bước vào Nhà Trắng, Donald Trump ký một loạt sắc lệnh chứng tỏ giữ lời hứa với cử tri, hôm qua, 20/01/2025, tổng thống Donald Trump đề cập đến hồ sơ quốc tế lớn : Cuộc chiến tranh Ukraina bằng giọng điệu gây áp lực, đòi đồng nhiệm Nga Vladimir Putin phải tìm được một thỏa thuận để « chấm dứt chiến tranh » tại Ukraina, nếu không nước Nga sẽ có nguy cơ bị « hủy diệt ».
Điều được dư luận chú ý nhiều nhất, đó là lần đầu tiên, ông Trump gây áp lực một cách rõ ràng đối với chủ nhân của điện Kremlin, đánh giá rằng nước Nga có thể rơi vào tai họa nếu từ chối thương lượng một thỏa thuận ngừng bắn hay rộng hơn là hòa bình với tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky.
Tổng thống Donald Trump còn mặc nhiên tuyên bố rằng « Zelensky muốn thỏa thuận. Tôi không biết Putin có muốn hay không. Nhưng ông ta sẽ phải làm điều đó. Tôi nghĩ là ông ta đang phá hủy nước Nga khi không tìm cách giải quyết » cuộc chiến với với Ukraina và rằng nước Nga đang đứng trước nhiều rủi ro về kinh tế.
Một cách tiếp cận vấn đề không có gì mới của vị tổng thống tỷ phú, luôn muốn tin vào khả năng đàm phán trên thế mạnh của mình.
Theo chuyên gia Adrian Karatnycky, thành viên cao cấp tại Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council), một tổ chức tư vấn của Mỹ nhận định với truyền thông Ukraina, việc ông Trump nhấn mạnh sức mạnh của Mỹ và khả năng sử dụng sức mạnh đó vì mục tiêu hòa bình là một dấu hiệu rõ ràng về cách tiếp cận của tân Tổng thống Mỹ trong các cuộc đàm phán tương lai với người đồng cấp Nga Vladimir Putin.
Chuyên gia Karatnycky lưu ý rằng, các thông điệp của ông Trump chủ yếu nhắm vào cử tri Mỹ. Tuy nhiên, về mặt chính sách đối ngoại, tân Tổng thống Mỹ nhấn mạnh lập trường cố hữu của phe Cộng Hòa là hòa bình chỉ có được thông qua sức mạnh và an ninh dựa trên sự vững mạnh của nhà nước, nền kinh tế, và quân đội.
Trong bài diễn văn nhậm chức hôm qua, Ông Trump tuyên bố rằng muốn trở thành người kiến tạo hòa bình, mặc dù ông không đưa ra chi tiết cụ thể nào liên quan đến chính sách quốc tế, nhưng lại rất chú trọng đề cao vai trò của mình như trong trường hợp thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza giữa Israel và Hamas vừa đạt được trong tuần trước.
Bằng những tuyên bố trước báo giới hôm qua về hồ sơ Ukraina, Donald Trump chỉ muốn chứng minh rằng ngay từ ngày đầu làm tổng thống ông cam kết giải quyết những vấn đề này như đã hứa và nhất là ông muốn xử lý hồ sơ này trên một vị thế mạnh mẽ và không muốn tổng thống một cường quốc thế giới lại tỏ ra yếu đuối.
Về phía tổng thống Nga, từ khi ông Trump chưa chính thức nhậm chức, cách đây mười ngày, ông Vladimir Putin đã tỏ ý cho biết ông đánh giá cao Donald Trump có thiện chí giải quyết vấn đề bằng đối thoại và sẵn sàng tiếp xúc với ông Trump không cần « điều kiện tiên quyết » nào.
Không cần điều kiện để nói chuyện với tổng thống Mỹ, nhưng điều kiện để có thỏa thuận về cuộc chiến tranh Ukraina thì buộc phải có với ông chủ điện Kremlin. Đó là Kiev phải đầu hàng, từ bỏ phần lãnh thổ đã bị Nga chiếm giữ sáp nhập, phải từ bỏ ý định gia nhập NATO cũng như Liên Hiệp Châu Âu.
Theo điện Kremlin, « chiến dịch quân sự đặc biệt » được triển khai tại Ukraina cách đây gần ba năm về bản chất là cuộc đối đầu mang tính sống còn của Nga với Washington và các đồng minh châu Âu.
Trên mặt trận, Matxcơva vẫn tiến chậm và chắc chắn, tích lũy thêm phần lãnh thổ chiếm được của Ukraina. Trong khi đó, ở phía bên kia chiến tuyến, quân đội Ukraina đang trong tình trạng cạn kiệt nguồn lực.
Đến lúc này, các bên tham chiến cũng như liên quan đến cuộc chiến tranh Ukraina đều đã nghĩ đến đàm phán và bên nào cũng muốn tìm cho mình thế mạnh.
*************
Các bộ trưởng ngoại giao nhóm Bộ Tứ họp tại Washington, cho thấy Trump tập trung vào Trung Quốc
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio sẽ bắt đầu làm việc vào ngày 21/1, chủ trì một cuộc họp tại Washington với những người đồng cấp từ Úc, Ấn Độ và Nhật Bản, một ngày sau khi Tổng thống Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai.
Cuộc họp của cái gọi là "Quad" (Nhóm Bộ tứ), vốn gồm bốn quốc gia chia sẻ mối quan ngại về sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc, sẽ diễn ra tại Bộ Ngoại giao và được tổ chức để cho thấy rằng chống lại Bắc Kinh là ưu tiên hàng đầu của ông Trump.
Một người tham gia vào các cuộc bàn thảo lập kế hoạch cho biết rằng cuộc họp này cũng có thể tạo tiền đề cho các nhà lãnh đạo của các nước Quad tổ chức một hội nghị thượng đỉnh tương đối sớm trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump.
Một người tham gia vào các cuộc họp lập kế hoạch cho biết rằng các quan chức của ông Trump cũng đang lên lịch cho một cuộc họp khác của các bộ trưởng ngoại giao tại Nhà Trắng.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Penny
Wong, người đã gặp những người đồng cấp Ấn Độ và Nhật Bản tại Washington
vào cuối tuần, nói rằng lời mời các bộ trưởng ngoại giao Quad tham dự
lễ nhậm chức của Trump cho thấy sự quyết tâm hợp tác chặt chẽ ở khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
"Đây là minh chứng cho cam kết
chung của tất cả các quốc gia đối với Quad, một cam kết sắt đá trong
thời điểm này, khi sự hợp tác chặt chẽ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
rất quan trọng", bà Wong nói hôm 19/1 về lời mời của các bộ trưởng ngoại
giao tới Washington.
Ngoài cuộc họp, Thượng nghị sĩ Cộng hòa Marco Rubio, người được chuẩn thuận làm ngoại trưởng hôm 20/1, dự kiến sẽ gặp riêng ba bộ trưởng ngoại giao hôm 21/1.
Nhóm Quad đã họp nhiều lần trong thời kỳ nắm quyền của chính quyền của cựu Tổng thống Joe Biden, tập trung vào các hoạt động quân sự và kinh tế của Bắc Kinh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đặc biệt là ở Biển Đông, nơi các đồng minh của Hoa Kỳ đã phản đối các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh.
Nhóm này cũng đã cam kết thúc đẩy hợp tác về an ninh mạng để bảo vệ chuỗi cung ứng và cơ sở hạ tầng quan trọng, bao gồm cả cáp ngầm.
Đối với Úc, điều quan trọng là có được sự đảm bảo từ Washington về dự án quốc phòng AUKUS khổng lồ, vốn sẽ cho phép Úc có được tàu ngầm tấn công chạy bằng năng lượng hạt nhân và các vũ khí tiên tiến khác như tên lửa siêu thanh.
Trung Quốc đã lên án Quad là một cấu trúc của Chiến tranh Lạnh và cho biết liên minh AUKUS sẽ làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực.
*************
Việt Nam, Hàn Quốc sắp hoàn tất thương vụ mua bán vũ khí đầu tiên
Hàn Quốc sẽ sớm xuất khẩu pháo tự hành K9 Thunder sang Việt Nam lần đầu tiên, truyền thông Hàn Quốc dẫn các nguồn tin trong ngành cho biết hôm 20/1. Đây sẽ là lần xuất khẩu vũ khí đầu tiên của Hàn Quốc sang quốc gia Đông Nam Á này.
Theo Yonhap và Pulse, chính phủ Việt Nam và Hàn Quốc đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng để hoàn tất thỏa thuận mua bán pháo tự hành K9 do Hàn Quốc sản xuất. Hai bên được cho là đã đạt được thỏa thuận chung về việc xuất khẩu 20 đơn vị với giá khoảng 300 triệu đô la, với giao dịch dự kiến sẽ được hoàn tất dưới dạng thỏa thuận giữa chính phủ với chính phủ (G2G).
“Một thỏa thuận về các điều khoản của thỏa thuận có thể đạt được sớm nhất là trong quý này”, Pulse dẫn lời một nguồn tin trong ngành cho biết, đồng thời nói thêm rằng nhu cầu mua sắm của Việt Nam và các điều khoản của Hàn Quốc “phần lớn phù hợp với nhau”.
K9 Thunder là pháo tự hành cỡ nòng 155mm/52 do nhà sản xuất Hanwha Aerospace của Hàn Quốc thiết kế và sản xuất. Nó có thể mang theo tới 48 quả đạn và có khả năng bắn sáu viên đạn mỗi phút. Với tầm bắn 60 km (37 dặm), K9 cực kỳ hiệu quả trong cả các tình huống ném bom tầm xa và phản ứng nhanh, theo Eurasian Times.
Tờ The Korea Economic Daily dẫn một số nguồn tin am tường cho biết nhà sản xuất Hanwha Aerospace đang trong giai đoạn đàm phán cuối cùng với chính phủ Việt Nam để xác định thời điểm giao hàng và các điều khoản khác.
Thỏa thuận xuất khẩu ước tính lên tới 400 tỷ won (276 triệu đô la), với giá mỗi khẩu pháo K9 từ 14 đến 20 tỷ won.
Khi hoàn tất, thỏa thuận sẽ đánh dấu lần đầu tiên Hàn Quốc xuất khẩu thiết bị quốc phòng sang một quốc gia cộng sản, một diễn biến được coi là sự mở rộng ảnh hưởng ngoại giao và an ninh của Hàn Quốc trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đang gia tăng.
Trước đó, Hàn Quốc đã xuất khẩu K9 đến Úc, Ai Cập, Estonia, Phần Lan, Ấn Độ, Na Uy, Ba Lan, Romania và Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Yonhap, trong chuyến công du Hàn Quốc vào tháng 2/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Tướng Phan Văn Giang, đã đến thăm một đơn vị Lục quân Hàn Quốc vận hành K9 và được nhà sản xuất Hanwha Aerospace giới thiệu tóm tắt về hệ thống vũ khí này.
Các cuộc thảo luận về thương vụ vũ khí đã đạt được động lực vào tháng 11 năm ngoái khi quân nhân Việt Nam tham gia vào chương trình huấn luyện, đào tạo về cách vận hành, bắn và bảo dưỡng pháo K9 do quân đội Hàn Quốc tổ chức, The Korea Economic Daily cho biết thêm.
Thỏa thuận hiếm hoi này diễn ra khi Việt Nam, đối tác thương mại lớn thứ ba của Hàn Quốc, đang tìm cách đa dạng hóa nguồn cung cấp vũ khí của mình giữa bối cảnh tình hình an ninh toàn cầu và khu vực có nhiều thay đổi.
Truyền thông Hàn Quốc dẫn lời các những người trong ngành cho biết lý do chính khiến Việt Nam quan tâm đến pháo K9 là do tranh chấp lãnh thổ đang diễn ra với Trung Quốc, khi pháo tự hành K9 dự kiến sẽ được triển khai gần biên giới phía bắc của Việt Nam với Trung Quốc, cách thủ đô Hà Nội khoảng 100 km, theo Pulse và The Korea Economic Daily.
Vẫn theo báo chí Hàn Quốc, quyết định của Hà Nội khi chọn mua vũ khí Hàn Quốc thay vì nhà cung cấp truyền thống là Nga cũng có ý nghĩa quan trọng. Nga hiện đang chịu lệnh trừng phạt quốc tế do cuộc chiến tranh ở Ukraine nên bị hạn chế xuất khẩu vũ khí. Để tăng cường khả năng phòng thủ trên bộ chống lại Trung Quốc, nước láng giềng có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam, Hà Nội được cho biết đã lưu ý đến việc Ấn Độ mua 200 pháo tự hành K9 của Hàn Quốc.
Ấn Độ, quốc gia cũng đang phải đối mặt với những căng thẳng và tranh chấp lãnh thổ tương tự với Trung Quốc, đã triển khai K9 ở khu vực miền núi Kashmir, một địa hình khá giống với khu vực biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Eurasian Times dẫn các báo cáo cho biết Việt Nam đang tìm cách mua tới 108 pháo K9 như một phần của quá trình hiện đại hóa toàn diện các đơn vị pháo binh của mình, vốn vẫn đang dựa vào các hệ thống lỗi thời.
Lực lượng pháo binh của Việt Nam, chủ yếu bao gồm pháo tự hành thời Liên Xô và bệ phóng tên lửa đa nòng Type 63 của Trung Quốc và đang rất cần được nâng cấp. Việc mua pháo K9, ngay cả với số lượng hạn chế, được kỳ vọng sẽ giải quyết được những thiếu sót này và cung cấp hỏa lực hỗ trợ tiên tiến và đáng tin cậy hơn cho quân đội Việt Nam, Eurasian Times nhận định.
***********
Ukraina : Hai tướng chỉ huy bị bắt vì « thụ động » khi Nga tấn công Kharkiv trong năm 2024
Ngày 20/01/2024, Văn phòng điều tra Ukraina thông báo bắt hai tướng và một đại tá quân đội vì đã « thụ động », « lơ là » để cho Nga chiếm một phần đất trong vùng Kharkiv hồi tháng 05/2024.
Đăng ngày:
Quân đội Ukraina đến giờ vẫn không lấy lại được vùng lãnh thổ đã bị Nga chiếm được trong cuộc tấn công trên. Trong số các quân nhân vừa bị bắt có cựu chỉ huy nhóm chiến thuật của Kharkiv, cựu tư lệnh lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ 125 và cựu chỉ huy của một tiểu đoàn. Thông cáo của cơ quan điều tra cáo buộc « thái độ lơ là » của các chỉ huy đã dẫn đến việc Ukraina mất kiểm soát biên giới, giúp cho quân Nga có thể tiến sâu vào lãnh thổ đến 10 km. Các sĩ quan cao cấp bị bắt giữ trong cuộc điều tra này có thể phải nhận mức án tới 10 năm tù, vẫn theo nguồn tin trên.
Thông báo được đưa ra vào lúc Kiev đang ngày càng gặp khó khăn trên chiến trường chống Nga xâm lược. Hy vọng về một cuộc đàm phán chấm dứt chiến tranh sẽ được mở ra cùng với việc Donald Trump chính thức nhậm chức tổng thống Hoa Kỳ. Giữa hy vọng và lo lắng, người dân Ukraina suy nghĩ gì về tương lai tới đây của đất nước, về kế hoạch hòa bìnhh mà tân tổng thống Mỹ có thể thương lượng với Vladimir Putin ?
Thông tín viên RFI Julien Chavanne ghi nhận qua phóng sự tại Dnipro :
Quân đội kiệt sức, dân chúng quá mệt mỏi. Gần 3 năm sau cuộc xâm lược của Nga, tất cả những người Ukraina mà chúng tôi gặp đều không do dự tỏ mong muốn chiến tranh kết thúc.
Vâng kết thúc chiến tranh, ngay cả điều đó có nghĩa là mất cả một vùng đã nằm trong tay Nga. Yevguen, 18 tuổi, sinh viên, trả lời chúng tôi tại quảng trường Maidan, Kiev.
Anh nói : « Tôi muốn cuộc chiến tranh này chấm dứt. Sinh mạng của mọi người là quan trong nhất. Có biết bao nhiêu người vợ, bà mẹ đang chờ chồng, con mình trở về. Điều quan trọng không phải là những vùng đất bị chiếm mà là số binh sĩ bị chết, những người mẹ và con cái của họ. »
Đành cam chịu, người Ukraina tỏ rất nghi ngờ về kế hoạch ngừng chiến của Donald Trump. Họ lo ngại Vladimir Putin áp đặt các điều kiện với tổng thống Mỹ. Ta hãy nghe ý kiến của Angelica, cô có một quán bar và một nhà hàng tại Dnipro, cách mặt trận khoảng một trăm cây số.
Angelica cho biết : « Tôi nghĩ như thế sẽ không tốt cho chúng tôi. Với Putin, ông ta đang có lợi thế trên chiến trường. Ông ta đang tiến thêm. Tôi cũng không biết liệu điều đó có lợi cho ông ta hay không. »
Nhiều cuộc không kích hôm thứ Bảy vừa qua của Nga đã làm 6 người chết. Với chính phủ Ukraina, đó là bằng chứng nữa cho thấy lãnh đạo điện Kremlin không muốn hòa bình.
**********
Thủ tướng Đức đáp trả Musk, nói rằng quyền tự do ngôn luận không thể được dùng cho quan điểm cực hữu
Thủ tướng Đức Olaf Scholz hôm 21/1 nói rằng ông không ủng hộ tự do ngôn luận khi nó được sử dụng cho quan điểm cực hữu, một ngày sau khi cử chỉ tay của tỷ phú Hoa Kỳ Elon Musk trong một hoạt động nhân lễ nhậm chức của ông Donald Trump gây tranh cãi.
"Chúng tôi có quyền tự do ngôn luận ở Châu Âu và ở Đức. Mọi người có thể nói những gì họ muốn, ngay cả khi họ là một tỷ phú. Và điều chúng tôi không chấp nhận là nếu điều này ủng hộ các quan điểm cực hữu", ông Scholz nói tại Davos khi được hỏi về việc này.
Cử chỉ tay của ông Musk trong một hoạt động ăn mừng lễ nhậm chức của Tổng thống Trump đã thu hút sự so sánh của nhiều người sử dụng mạng với hành động chào của Đức Quốc xã.
Ông Musk bác bỏ sự chỉ trích này là một cuộc tấn công "mệt mỏi".
"Thật đáng xấu hổ cho Oaf Schitz", ông Musk đăng hôm 21/1 trên X, nền tảng mà ông sở hữu kèm theo một đoạn video do một người dùng khác chia sẻ cho thấy ông Scholz đang phát biểu tại cuộc họp thường niên của Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại khu nghỉ dưỡng ở Thụy Sĩ. "Schitz" không có nghĩa trong tiếng Đức.
Ông Musk trước đây đã tấn công ông Scholz trên X, gọi ông là "kẻ ngốc vô dụng" nên từ chức sau vụ tấn công chết người tại một khu chợ Giáng sinh ở Đức.
Ông cũng đã sử dụng nền tảng trước đây được gọi là Twitter để thể hiện sự ủng hộ của mình đối với đảng cực hữu của Đức là Alternative for Germany (AfD) trước cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào tháng tới.
Việc Musk liên tục ủng hộ AfD, đảng ủng hộ chính quyền Trump nhiều nhất trong số các đảng của Đức, đã khiến Berlin tức giận, nhưng chính phủ Đức vẫn chưa nhất trí rời khỏi nền tảng của ông Musk.
Tháng này, Ủy ban Châu Âu cho biết họ đang đẩy mạnh cuộc điều tra xem X có vi phạm các quy định của Liên minh Châu Âu về kiểm duyệt nội dung hay không.
Việc Musk tiếp đón nhà lãnh đạo AfD Alice Weidel để thảo luận về X trong tháng này đã được Ủy ban Châu Âu theo dõi để kiểm tra xem có bất kỳ thông tin sai lệch nào được phát tán hay không.
***********
Trung Quốc nỗ lực thuyết phục Hà Nội cho phép máy bay COMAC hoạt động tại Việt Nam
Trung Quốc được cho là đang nỗ lực thuyết phục Việt Nam chấp thuận để bay máy bay chở khách khu vực C909 của họ hoạt động tại quốc gia Đông Nam Á này, Reuters dẫn hai nguồn tin am tường về các cuộc đàm phán cho biết hôm 21/1.
Kế hoạch của công ty nhà nước Trung Quốc COMAC tại Việt Nam cho thấy một chiến lược tiếp thị có chủ đích đối với các cơ quan quản lý và các hãng hàng không khi họ muốn cạnh tranh quốc tế với các nhà sản xuất máy bay hàng đầu phương Tây là Airbus và Boeing.
Sau nhiều tháng đàm phán, hãng hàng không tư nhân hàng đầu của Việt Nam là VietJet dự kiến sẽ bắt đầu hợp đồng thuê ngắn hạn cho một tuyến bay nội địa gồm hai máy bay phản lực khu vực C909 do phi hành đoàn của Chengdu Airlines của Trung Quốc khai thác vào ngày 15/1, theo các tài liệu mà Reuters có được, cung cấp thông tin chi tiết về chiến lược của hãng.
Tuy nhiên, cơ quan quản lý hàng không của Việt Nam vẫn chưa phê duyệt thỏa thuận này, và tỏ ra thận trọng về việc bật đèn xanh cho một chiếc máy bay mà hiện mới chỉ được Trung Quốc và Indonesia chứng nhận, hai nguồn tin trên và một nguồn thứ ba nói với Reuters.
Việc cho thuê đã được truyền thông Việt Nam đưa tin, tuy nhiên, sự chậm trễ trong việc phê duyệt, chiến lược dài hạn của VietJet đối với máy bay phản lực COMAC và những nỗ lực của nhà sản xuất máy bay nhằm giành được sự chấp thuận của cơ quan quản lý, bao gồm cả việc đưa ra các điều khoản tài chính và đào tạo thuận lợi, vẫn chưa được đưa tin trước đó.
Máy bay C909 có sức chứa lên đến 90 chỗ ngồi, vốn trước đó cho đến tháng 11 được gọi là ARJ21, là máy bay phản lực đầu tiên của Trung Quốc được sản xuất thương mại và đi vào hoạt động vào năm 2016, với khoảng 160 chiếc đã được giao cho đến nay.
Máy bay phản lực khu vực này không nổi tiếng bằng máy bay thân hẹp tiên tiến hơn là C919 của COMAC, nhưng nó sẽ cho phép nhà sản xuất máy bay này có được chỗ đứng tại một trong những thị trường hàng không phát triển nhanh nhất thế giới và tăng cường khả năng hiển thị của mình bên ngoài Trung Quốc trước khi tăng cường sản xuất C919.
Nó cũng sẽ gửi một thông điệp tới các đối thủ.
VietJet đã đàm phán với một bên cho thuê nước ngoài trong nhiều tháng để thuê hai máy bay phản lực khu vực E190 do Embraer của Brazil chế tạo, nhà sản xuất máy bay phản lực 90 chỗ hàng đầu thế giới, các nguồn tin riêng biệt quen thuộc với các cuộc thảo luận cho Reuters biết, với một nguồn tin cho biết thêm rằng các phi công đã trong quá trình được thuê mướn cho những chiếc máy bay đó.
Tuy nhiên, các cuộc đàm phán đã đổ vỡ vào cuối năm ngoái, truyền thông Việt Nam đưa tin. VietJet dự định sử dụng máy bay Embraer hoặc COMAC để kết nối các thành phố chính của Việt Nam với đảo du lịch Côn Đảo, nơi các máy bay phản lực lớn hơn không thể hạ cánh.
Hai người biết về các cuộc đàm phán của VietJet với COMAC cho hãng thông tấn Anh biết lời đề nghị của Trung Quốc có các điều khoản tài chính rất hấp dẫn mà một trong những người đó nói là “quá tốt để cưỡng lại”.
Những người này từ chối nêu tên vì các cuộc đàm phán không được công khai.
VietJet, một trong những hãng hàng không giá rẻ lớn nhất châu Á với đội bay gồm khoảng 100 máy bay Airbus và khoảng 200 máy bay Boeing 737 MAX đang được đặt hàng, đã từ chối bình luận với Reuters.
COMAC, cơ quan hàng không dân dụng Việt Nam và Chengdu Airlines cũng không trả lời yêu cầu bình luận.
TẤN CÔNG THEO KIỂU KHUYẾN DỤ
Trung Quốc và Việt Nam có mối quan hệ kinh tế sâu sắc và trong những tháng gần đây đã bắt tay vào hợp tác trong các lĩnh vực như quốc phòng và cơ sở hạ tầng giao thông vốn trước đây được coi là không khả thi do lịch sử xung đột giữa hai nước láng giềng do cộng sản lãnh đạo, đôi khi vẫn xảy ra xung đột về ranh giới Biển Đông.
Trong khi rõ ràng là VietJet sẽ không nhận được sự chấp thuận của cơ quan quản lý kịp thời để bắt đầu cho thuê C909 vào tuần trước và được hưởng lợi trong giai đoạn đi lại nhộn nhịp vào dịp Tết Nguyên đán, bắt đầu vào tuần tới, chính quyền Trung Quốc đã phát động một cuộc tấn công theo kiểu khuyến dụ rất rõ ràng.
Giám đốc Hội đồng quản trị COMAC Tan Wangeng đã đến thăm Hà Nội vào thứ Tư tuần trước và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gọi với nhà lãnh đạo Việt Nam Tô Lâm cùng ngày, trong đó ông kêu gọi các nước “tăng cường kết nối”, truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin.
Các nhân viên quản lý và VietJet đã lên lịch đến các cơ sở của COMAC tại Thượng Hải từ ngày 14/1 để tham gia khóa đào tạo kéo dài 10 ngày về các tiêu chuẩn, hoạt động và bảo dưỡng C909, theo các tài liệu của VietJet.
Không rõ khi nào Việt Nam có thể phê duyệt thỏa thuận này, nhưng ngay sau cuộc gọi của ông Tập Cận Bình và ông Tô Lâm, chính phủ Việt Nam đã công khai tuyên bố rằng họ đang nỗ lực xóa bỏ các rào cản pháp lý để cho phép máy bay COMAC hoạt động tại quốc gia này.
Rob Morris, giám đốc tư vấn toàn cầu tại Cirium, nói thỏa thuận cho thuê có thể không cần cơ quan quản lý của Việt Nam xem xét chứng nhận đầy đủ đối với máy bay phản lực C909.
“Do đó, tôi nghĩ rằng thỏa thuận này có khả năng được thực hiện nhanh chóng”, ông nói với Reuters.
KẾ HOẠCH TOÀN CẦU
Việc VietJet thuê ngắn hạn hai máy bay phản lực COMAC là một thỏa thuận nhỏ mà các nguồn tin trong ngành cho biết không có ý nghĩa thương mại truyền thống đối với một hãng hàng không giá rẻ lớn.
Nhưng rồi VietJet sau đó sẽ tìm cách đưa thêm máy bay vào hoạt động, bao gồm cả các tuyến bay đến Trung Quốc, một tài liệu của VietJet ngày 17/12 cho biết.
Theo một nguồn tin riêng biệt có hiểu biết về vấn đề này, các cuộc đàm phán của VietJet với COMAC bao gồm mục tiêu cuối cùng là sử dụng C919 trong tương lai.
Hiện tại, C909 và C919 chỉ được các hãng hàng không Trung Quốc khai thác, ngoại trừ một hãng hàng không Indonesia đang khai thác C909.
Cả hai máy bay đều có hồ sơ an toàn vững chắc, không có tai nạn nào được biết đến, nhưng chúng có ít giờ bay hơn nhiều so với các mẫu máy bay đối thủ và chưa được các cơ quan quản lý phương Tây nào chứng nhận.
COMAC đã trưng bày máy bay của mình lần đầu tiên vào tháng 2 năm ngoái bên ngoài Trung Quốc tại Singapore, bao gồm một điểm dừng chân tại Việt Nam, đánh dấu một cách tiếp cận thay đổi so với việc chỉ giới hạn sự tham gia của công chúng bên ngoài Trung Quốc trước đây.
COMAC đã tiếp cận các hãng hàng không, cơ quan quản lý và các công ty hàng không vũ trụ trên khắp châu Á và xa hơn nữa. Công ty cho biết trong tháng này rằng họ muốn C919 bay đến Đông Nam Á vào năm tới.
Khoảng 16 chiếc C919 đang bay với các hãng hàng không Trung Quốc, trong khi COMAC đặt mục tiêu sản xuất 30 chiếc trong năm nay.
COMAC đang theo đuổi chứng nhận EU cho C919, nhưng việc thiếu chứng nhận cho máy bay của hãng này từ các cơ quan quản lý bên ngoài Trung Quốc đại lục vẫn là rào cản quan trọng để COMAC được các hãng hàng không nước ngoài chấp nhận.
Hai nguồn tin đầu tiên cho Reuters biết thêm rằng cơ quan quản lý của Việt Nam muốn đảm bảo bất kỳ giấy phép nào cũng sẽ không gây nguy hiểm cho việc tuân thủ các cơ quan quản lý hàng không nước ngoài, bao gồm cả Hoa Kỳ.
***********
Tô Lâm tặng huân chương cao nhất cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Tổng Bí thư Tô Lâm vừa trao huân chương cao quý nhất của Nhà nước Việt Nam cho cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vì những “công lao to lớn” của cựu nguyên thủ này cho sự nghiệp của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, theo truyền thông trong nước.
Các ghi nhận của VnExpress, Dân Trí và nhiều tờ báo khác cho biết ông Lâm trao huy chương cho người từng nằm trong ‘tứ trụ’ của nhà nước Việt Nam tại một cuộc gặp mặt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Hà Nội hôm 20/1.
Với việc được trao Huân chương Sao Vàng, ông Dũng được đưa lên ngang hàng với cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người cũng được trao huân chương cao quý nhất này trước khi qua đời hồi tháng 7.
Ông Lâm được các báo trích lời nói tại buổi gặp hôm 20/1 rằng năm 2024 có nhiều biến động nhân sự trong Ban lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các cơ quan trong hệ thống chính trị tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác.
Những “biến động nhân sự” mà ông Lâm đề cập bao gồm chính việc thăng tiến ‘thần tốc’ của ông trong năm 2024.
Ông được bầu chọn làm chủ tịch nước thay ông Võ Văn Thưởng vào tháng 5 và chỉ 3 tháng sau đó trở thành tổng bí thư sau khi ông Trọng qua đời. Ngoài việc ông Thưởng phải rời ghế giữa nhiệm kỳ, ông Vương Đình Huệ cũng phải thôi chức chủ tịch Quốc hội khi nhiệm kỳ còn dang dở trong năm 2024. Bên cạnh đó, thường trực Ban Bí thư Trương Thị Mai, nữ lãnh đạo duy nhất trong Bộ Chính trị, cũng bị cho thôi chức trong cùng năm.
Kể từ khi ông Lâm lên đảm nhiệm chức vụ cao nhất của Đảng Cộng sản, ông Dũng được thấy xuất hiện trở lại sau nhiều năm im tiếng. Ông Dũng đã xin nghỉ hưu sau khi thua ông Trọng trong cuộc đua giành ghế tổng bí thư năm 2016.
Cuộc chiến chống tham nhũng do ông Trọng lãnh đạo đã đưa nhiều quan chức được cho là thân cận dưới thời ông Dũng làm thủ tướng vào ‘lò’ khi phải ra trước vành móng ngựa và bị kết án, trong đó nổi bật nhất là cựu Bí thư thành ủy TPHCM và ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng.
Ngay sau khi nắm quyền tổng bí thư vào đầu tháng 8, ông Lâm đã gặp mặt các cựu lãnh đạo, trong đó có ông Dũng, để thông tin về tình hình Đảng và đất nước cũng như những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Sau đó vào ngày 6/11, ông Lâm lại mời các cựu lãnh đạo này tới cuộc họp của Bộ Chính trị và Ban Bí thư với các lãnh đạo Đảng và Nhà nước để lấy ý kiến cho các dự thảo văn kiện sẽ trình ra Đại hội Đảng 14, dự kiến diễn ra vào đầu năm 2026.
Tại buổi lễ trao Huân chương Sao Vàng cho ông Dũng, ông Lâm nói rằng cựu nguyên thủ này “đã có nhiều công lao to lớn, đặc biệt xuất sắc trong sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc.”
Ông Dũng làm thủ tướng từ 2006 đến 2016. Ông Lâm làm tổng cục trưởng Tổng cục An ninh và sau đó là thứ trưởng Bộ Công an trong thời gian nhiệm kỳ của ông Dũng.
Cũng được ông Lâm trao Huân chương Sao Vàng hôm 20/1 còn có cựu Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh, người lãnh đạo Quốc hội Việt Nam từ 1992 đến 2001.
Theo ông Lâm cho biết hôm 20/1, Đảng đã “đoàn kết hơn, gắn bó hơn, phối hợp nhịp nhàng hơn” qua một số thay đổi dù ông không đi vào chi tiết cụ thể về những thay đổi đó. Ghi nhận của VnExpress và Dân Trí cho biết vị tổng bí thư, người đang thực hiện việc tinh giản bộ máy chính quyền Việt Nam, nói rằng thời điểm lịch sử mới “đặt ra yêu cầu cấp bách cần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng để đưa dân tộc tiếp tục tiến lên mạnh mẽ.”
***********