Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 24 - 01 -2025:

xxx


hoaluc-6
**************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Đức : Hai người thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng dao ở miền nam. Trong số 2 nạn nhân bị đâm chết trong một công viên ở Aschaffenburg, bang Bavaria hôm 22/01/2025, có 1 trẻ nhỏ 2 tuổi. Thủ phạm vụ tấn công là một di dân Afghanistan đang xin tị nạn. Hôm nay, Friedrich Merz, lãnh đạo đảng bảo thủ (CDU), ứng viên đang được đánh giá là có nhiều triển vọng trở thành thủ tướng Đức, đề nghị thắt chặt quy định chống nhập cư bất hợp pháp. Theo ông, nước Đức đang phải đối phó với các tổn thất của 10 năm « chính sách tị nạn và nhập cư sai lầm ». Ông Merz kêu gọi tiến hành kiểm soát thường trực tại biên giới Đức, ngưng mọi hoạt động tiếp nhận người nhập cảnh bất hợp pháp vào Đức, thay thế Luật tị nạn của Liên Âu bằng luật  quốc gia để tăng cường các cơ sở giam giữ di dân bất hợp pháp.

(AFP) – Một công dân Trung Quốc bị giết tại Afghanistan. Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo nhận là tác giả. Trang thông tin của Daech hôm 22/01/2025 xác nhận họ là thủ phạm vụ tấn công ở khu vực đông bắc Afghanistan làm một người Trung Quốc thiệt mạng. Cảnh sát của tỉnh Takhar cho biết thêm nạn nhân « họ Lý » là chủ một công ty khai thác quặng mỏ trong khu vực này. Trung Quốc và Afghanistan có đường biên giới chung 76 km. 

(AFP) – Luân Đôn lo ngại mạng xã hội TikTok cung cấp cho Trung Quốc thông tin cá nhân của hàng triệu người sử dụng. Bộ trưởng Công Nghệ Anh Quốc Peter Kyle nhận xét như trên với báo The Guardian hôm nay 23/01/2025. Trước mắt, Anh Quốc chưa tính đến khả năng cấm ứng dụng này. Luân Đôn lo ngại qua trung gian công ty mẹ của TikTok là ByteDance, chính quyền Trung Quốc sẽ nắm giữ được các thông tin của người sử dụng, thao túng công luận Anh.

(AFP) – Cảnh sát Việt Nam phá vỡ một đường dây rửa tiền : Khoảng 1,2 tỷ đô la « tiền bẩn » từ nước ngoài được chuyển về nước. Theo thông tin của cảnh sát hôm qua, 22/01/2024, từ năm 2022 đến năm 2024, các thành viên của mạng lưới này đã làm giả chứng minh thư và con dấu ngân hàng, để thành lập 187 công ty và mở hơn 600 tài khoản ngân hàng. Vụ triệt phá do công an Đà Nẵng thực hiện.

(AFP) – Trung tướng Đài Loan bị truy tố về tội tổ chức « nhóm vũ trang », sẵn sàng tiếp tay cho Trung Quốc. Cơ quan công tố Đài Loan hôm qua, 22/01/2025, cho biết trung tướng về hưu họ Cao, cùng sáu người khác, bị cáo buộc đã đến Trung Quốc nhiều lần, từ năm 2018 đến 2024, gặp các nhân viên tình báo quân sự Trung Quốc để nhận chỉ thị và tài trợ, « nhằm phát triển các tổ chức hoạt động cho Trung Quốc ». Các bị cáo cũng bị cáo buộc « do thám, liên lạc và thu hút những quân nhân đã nghỉ hưu và đang tại ngũ », đặt an ninh quốc gia vào « tình trạng nguy hiểm ». Tướng về hưu nói trên bị đề nghị án tù tối thiểu 10 năm. 

(AFP) – Thái Lan : Ô nhiễm không khí, hơn 250 trường học tại thủ đô Bangkok phải đóng cửa. Nhà chức trách Bangkok hôm nay 23/01/2025 kêu gọi hàng triệu người dân làm việc từ xa. Sáng hôm nay, Bangkok, với 10 triệu dân, bị bao phủ trong một làn sương độc Đây là thành phố bị ô nhiễm nặng thứ 6 trên thế giới, theo chỉ số đo lường ô nhiễm không khí của IQAir (Thụy Sĩ). Xe chở hàng 6 bánh bị hạn chế đi vào một số khu vực ở thủ đô cho đến cuối ngày 24/01.

(AFP) – Thái Lan : Hôm nay 23/01/2025 là ngày đầu tiên luật hôn nhân đồng giới có hiệu lực. Với luật này, Thái Lan trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên áp dụng luật hôn nhân đồng tính, và là nước thứ ba trên toàn châu Á áp dụng luật này, chỉ sau Đài Loan và Nepal. Đạo luật công nhận hôn nhân đồng tính đã được vua Maha Vajiralongkorn phê chuẩn vào tháng 09/2024, nhưng đến nay mới chính thức có hiệu lực. Nhiều cặp đôi đồng giới ồ ạt tổ chức đám cưới tập thể theo nghi lễ truyền thống
************

Chính quyền Syria hủy bỏ thỏa thuận cho quân đội Nga thuê cảng Tartous

Tân chính quyền Syria tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận cho phép quân đội Nga hiện diện tại cảng Tartous. Cảng này, vốn bảo đảm sự hiện diện quân sự của Nga ở phía đông Địa Trung Hải, là căn cứ hải quân duy nhất quân đội Nga đặt tại một nước thuộc Liên Xô cũ.

The Russian missile ship, the Veliky Ustyug, sails from the Russian naval base in Tartus, Syria, in the eastern Mediterranean, on Sept. 26, 2019.
Ảnh tư liệu : Tàu tên lửa Nga Veliky Ustyug (T) khởi hành từ căn cứ hải quân Tartous, Syria, ngày 26/09/2019. AP - Alexander Zemlianichenko
Quảng cáo

Theo trang mạng châu Âu Euractiv ngày 22/01/2025, hãng truyền thông Shaam của Syria, dẫn nguồn tin của bộ Thông Tin, cho biết thỏa thuận Syria cho Nga thuê miễn phí cảng trong vòng 49 năm đã bị hủy bỏ. Điều này có nghĩa là lực lượng Nga sẽ phải rời khỏi khu vực này.

Theo nhiều cơ quan truyền thông, chính phủ Syria tuyên bố doanh thu từ cảng kể từ nay sẽ « có lợi cho Nhà nước Syria » thay vì có lợi cho Nga. Một cuộc điều tra cũng có thể được mở ra để làm sáng tỏ những tổn thất tài chính mà thỏa thuận này đã gây ra cho Syria.

Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin hôm nay 23/01 cho biết phản ứng từ phía Nga :

« Theo giải thích của Alexey Chepa, thành viên Ủy ban Sự vụ Quốc tế của Viện Duma ( Hạ Viện ) Nga, quyết định này của chính quyền lâm thời là do Matxcơva đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của Nga. Ngoài việc quản lý, mở rộng và vận hành cảng Tartous, thỏa thuận còn dự kiến khoản đầu tư 500 triệu đô la trong vòng 4 năm. Với cuộc xung đột ở Ukraina,  các ưu tiên của chính quyền Nga phần nào đã có những thay đổi.

Nhưng đối với dân biểu Chepa, điều này không làm thay đổi sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria, vốn được quy định trong một thỏa thuận khác mà hai nước ký kết hồi năm 2017. Mặc dù chính quyền mới ở Damas chưa nêu vấn đề tước quyền kiểm soát các cơ sở quân sự của Nga tại Địa Trung Hải, Matxcơva cũng đang lo ngại. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Syria, các cuộc đàm phán về tương lai của các căn cứ quân sự Nga trên lãnh thổ Syria đang diễn ra, nhưng hiện chưa tìm được giải pháp cuối cùng nào.

Matxcơva đang đặt cược vào đó và chính quyền mới ở Syria biết như thế. Nga đang tìm cách duy trì các cơ sở bảo trì và tiếp liệu cho hạm đội của Nga ở Địa Trung Hải. Do tài chính đang cạn kiệt, Damas sẽ không ngần ngại đòi trả tiền nếu Matxcơva muốn duy trì sự hiện diện ở Syria ».


*************

Hàn Quốc: Cơ quan điều tra chống tham nhũng đề nghị truy tố tổng thống Yoon Suk Yeol

Các nhà điều tra của Cơ quan điều tra các quan chức cấp cao tham nhũng (CIO) tại Hàn Quốc hôm nay, 23/01/2025, đã đề nghị truy tố tổng thống bị tước quyền, Yoon Suk Yeol, về tội nổi loạn và lạm quyền, liên quan đến vụ áp đặt bất thành lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng 12/2024, khiến đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.

South Korea's impeached President Yoon Suk Yeol, third right, attends the fourth hearing of his impeachment trial over his short-lived imposition of martial law at the Constitutional Court in Seoul, S
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong phiên tòa luận tội ông về việc ban hành thiết quân luật. Tòa Bảo Hiến, Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/01/2025. AP - JEON HEON-KYUN
Quảng cáo

Theo AFP, sau 51 ngày điều tra, Cơ quan điều tra các quan chức cấp cao tham nhũng của Hàn Quốc, cơ quan chuyên trách các cuộc điều tra hình sự nhắm vào tổng thống bị tước quyền Yoon Suk Yeol, đã đệ trình kết luận điều tra lên Viện công tố. CIO cho biết đã « quyết định đề nghị cơ quan công tố quận trung ương Seoul khởi động các thủ tục tố tụng nhắm vào tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol, liên quan đến các cáo buộc, bao gồm cả việc chỉ huy một vụ phản loạn ».

Cơ quan công tố có 11 ngày để quyết định có khởi động thủ tục như đề nghị của Cơ quan điều tra các quan chức cấp cao tham nhũng hay không. Tội phản loạn có thể bị kết án tử hình.

Kể từ khi bị tạm giam trước khi xét xử, Yoon Suk Yeol vẫn không công nhận tính hợp pháp của cuộc điều tra nhắm vào ông, tiếp tục từ chối lệnh triệu tập của cơ quan điều tra chống tham nhũng. Ông Lee Jae Seung, phó chủ tịch CIO, nói với các phóng viên rằng Yoon Suk Yeol « liên tục có thái độ bất hợp tác » và lực lượng an ninh của ông Yoon đã « cản trở việc khám xét và thu giữ, kể cả việc tiếp cận các thiết bị liên lạc an toàn, như điện thoại bí mật ». Chính vì thế, cơ quan điều tra cho rằng vụ án sẽ được xử lý có « hiệu quả hơn » nếu được giao cho Viện công tố.

Đáp lại, các luật sư của ông Yoon hối thúc Viện công tố « tiến hành một cuộc điều tra tôn trọng tính hợp pháp và đúng trình tự pháp lý ».

Muộn nhất là đến tháng 06/2025, Tòa Bảo Hiến phải ra phán quyết phế truất hay phục hồi chức vụ cho tổng thống Yoon. Nếu tổng thống bị phế truất, Hàn Quốc có 60 ngày để tổ chức bầu lại tổng thống.


************

Hoa Kỳ triển khai bệ phóng tên lửa có thể bắn đến Trung Quốc và Nga đến địa điểm mới tại Philippines 


Tên lửa hành trình Tomahawk. [Ảnh minh họa]
Tên lửa hành trình Tomahawk. [Ảnh minh họa]

Một nguồn tin cấp cao của chính phủ Philippines cho biết quân đội Hoa Kỳ đã di chuyển bệ phóng Typhon, vốn có thể bắn tên lửa đa năng xa đến hàng nghìn km, từ sân bay Laoag ở Philippines đến một địa điểm khác trên đảo Luzon.

Các tên lửa hành trình Tomahawk trong bệ phóng có thể tấn công các mục tiêu ở cả Trung Quốc và Nga từ Philippines; tên lửa SM-6 mà nó cũng mang theo có thể tấn công các mục tiêu trên không hoặc trên biển cách xa hơn 200 km.

Một nguồn tin cấp cao của chính phủ Philippines cho biết việc tái triển khai sẽ giúp xác định vị trí và tốc độ di chuyển tổ hợp tên lửa đến vị trí bắn mới. Tính cơ động đó được coi là một cách để giúp chúng có khả năng sống sót hơn trong xung đột.

Jeffrey Lewis của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nói rằng hình ảnh vệ tinh cho thấy các tổ hợp và thiết bị liên quan của chúng đã được đưa lên máy bay vận tải C-17 tại Sân bay Quốc tế Laoag trong những tuần gần đây.

Theo những hình ảnh mà Reuters đã xem và chưa từng được đưa tin trước đây, các mái che mưa trắng che phủ thiết bị Typhon cũng đã được gỡ bỏ.

Hệ thống Typhon là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tích lũy nhiều loại vũ khí chống hạm ở Châu Á.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM), đơn vị giám sát các lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực, nói với Reuters rằng Typhon đã được "di dời bên trong Philippines". Cả Bộ Tư lệnh này và chính phủ Philippines đều từ chối cung cấp địa điểm cụ thể mà các bệ phóng được di dời tới.

"Chính phủ Hoa Kỳ đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Philippines về mọi khía cạnh của hoạt động triển khai bệ phóng MRC, bao gồm cả địa điểm", Chỉ huy Matthew Comer của INDOPACOM cho biết khi đề cập đến Typhon bằng chữ viết tắt của tên chính thức là Mid Range Capability (Khả năng Tầm trung).

Ông nói thêm rằng việc di dời không phải là dấu hiệu cho thấy các bệ phóng sẽ ở lại Philippines vĩnh viễn.

Vũ khí này đã bị Trung Quốc chỉ trích gay gắt khi lần đầu tiên được triển khai vào tháng 4/2024 trong một cuộc tập trận. Vào tháng 9, khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ không có kế hoạch ngay lập tức rút Typhon khỏi Philippines, Trung Quốc và Nga đã lên án việc triển khai này là thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 23/1 đã cáo buộc Philippines tạo ra căng thẳng và xung đột trong khu vực, đồng thời kêu gọi nước này "sửa chữa những hành vi sai trái của mình".

"(Việc triển khai) cũng là một lựa chọn cực kỳ vô trách nhiệm đối với người dân nước này và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, cũng như đối với an ninh khu vực", người phát ngôn Mao Ninh cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ.

Typhon tương đối dễ sản xuất – dựa trên kho dự trữ lớn và các thiết kế đã có từ một thập kỷ trở lên – và có thể giúp Hoa Kỳ và các đồng minh nhanh chóng bắt kịp trong cuộc chạy đua tên lửa ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Trung Quốc đang dẫn đầu.

Mặc dù quân đội Hoa Kỳ đã từ chối tiết lộ số lượng tên lửa sẽ được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng theo các tài liệu của chính phủ về các giao dịch mua sắm quân sự, sẽ có hơn 800 tên lửa SM-6 được mua trong năm năm tới. Các tài liệu cho thấy, hiện đã có hàng nghìn tên lửa Tomahawk trong kho của Hoa Kỳ. Cả hai tên lửa đều là sản phẩm của tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ Raytheon
************

Putin ngày càng lo ngại về nền kinh tế Nga trong khi Trump cân nhắc thêm lệnh trừng phạt 


Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Vladimir Putin.

Tổng thống Vladimir Putin ngày càng lo ngại về những diễn biến trong nền kinh tế thời chiến của Nga, trong khi ông Donald Trump thúc đẩy việc chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, theo năm nguồn tin am tường về tình hình cho Reuters biết.

Nền kinh tế Nga, được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu, khí đốt và khoáng sản, đã tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm qua bất chấp nhiều đợt trừng phạt của phương Tây sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022.

Nhưng hoạt động trong nước đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây do tình trạng thiếu lao động và lãi suất cao được đưa ra để giải quyết tình trạng lạm phát, vốn đã tăng tốc vì chi tiêu quân sự kỷ lục.

Điều đó đã góp phần thúc đẩy quan điểm trong một bộ phận giới tinh hoa Nga rằng một giải pháp đàm phán cho cuộc chiến là điều cần thiết, theo hai nguồn tin am tường về suy nghĩ của Điện Kremlin.

Ông Trump, người đã trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã tuyên bố sẽ nhanh chóng giải quyết xung đột Ukraine, cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.

Tuần này, người đứng đầu Nhà Trắng đã nói rằng nhiều lệnh trừng phạt hơn, cũng như thuế quan, có thể được áp đặt đối với Nga trừ khi ông Putin đàm phán, đồng thời cho biết thêm rằng Nga đang hướng đến "rắc rối lớn" trong nền kinh tế.

Một phụ tá cấp cao của Điện Kremlin cho biết hôm 21/1 rằng cho đến nay Nga vẫn chưa nhận được bất kỳ đề xuất cụ thể nào cho các cuộc đàm phán.

"Tất nhiên, Nga quan tâm đến việc đàm phán chấm dứt xung đột bằng biện pháp ngoại giao", ông Oleg Vyugin, cựu phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời nêu ra nguy cơ gia tăng giá cả trong khi Nga tăng tốc chi tiêu cho quân sự và quốc phòng.

Ông Vyugin không phải là một trong năm nguồn tin, vốn đều trả lời phỏng vấn với điều kiện giấu tên do tình hình nhạy cảm ở Nga. Đây là lần đầu tiên mức độ lo ngại của ông Putin về nền kinh tế, theo mô tả của các nguồn tin, và ảnh hưởng của điều đó đối với quan điểm trong Điện Kremlin về cuộc chiến, được biết tới.

Reuters trước đây đã đưa tin rằng ông Putin sẵn sàng thảo luận về các lựa chọn ngừng bắn với ông Trump nhưng những lợi ích lãnh thổ của Nga ở Ukraine phải được chấp nhận và Ukraine phải từ bỏ nỗ lực gia nhập liên minh quân sự NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, khi được hỏi về thông tin của Reuters, đã thừa nhận "các yếu tố có vấn đề" trong nền kinh tế, nhưng cho biết nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao và có thể đáp ứng "mọi yêu cầu gia tăng quân sự" cũng như mọi nhu cầu phúc lợi và xã hội.

"Có những vấn đề, nhưng thật không may, các vấn đề hiện đồng hành với hầu hết các quốc gia trên thế giới", ông nói. "Tình hình được đánh giá là ổn định và có biên độ an toàn".

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Brian Hughes, khi trả lời các câu hỏi của Reuters, cho biết rằng ông Trump "tập trung vào việc chấm dứt cuộc chiến tàn khốc này" bằng cách thu hút nhiều bên liên quan.

Trong những tuần gần đây, các cố vấn của ông Trump đã rút lại lời tuyên bố của ông rằng cuộc chiến kéo dài ba năm có thể được giải quyết trong một ngày.

Chỉ vài ngày trước lễ nhậm chức của ông Trump, chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ mãn nhiệm Joe Biden đã áp đặt gói trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu dầu khí của Nga, một động thái mà cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, Jake Sullivan, nói sẽ tạo đòn bẩy cho ông Trump trong bất kỳ cuộc đàm phán nào bằng cách gây áp lực kinh tế lên Nga.

Ông Putin đã nói rằng Nga có thể chiến đấu cho đến khi nào cần thiết và rằng Moscow sẽ không bao giờ khuất phục trước một thế lực khác vì các lợi ích quốc gia chính yếu.

Nền kinh tế trị giá 2.200 tỷ USD của Nga cho đến nay đã cho thấy sức bền đáng kinh ngạc trong chiến tranh, và ông Putin đã ca ngợi các quan chức kinh tế hàng đầu và doanh nghiệp vì đã lách được các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt nhất của phương Tây từng áp đặt đối với một nền kinh tế lớn.

Sau khi suy giảm vào năm 2022, GDP của Nga đã tăng trưởng nhanh hơn Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ vào năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, năm nay, ngân hàng trung ương và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng dưới 1,5% trong khi chính phủ Nga dự báo triển vọng tươi sáng hơn một chút.

Lạm phát đã nhích lên hai chữ số mặc dù ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất lên 21% vào tháng 10.

"Có một số vấn đề ở đây, cụ thể là lạm phát, một sự quá nóng nhất định của nền kinh tế", ông Putin nói trong một cuộc họp báo thường niên vào ngày 19/12. "Chính phủ và ngân hàng trung ương đã được giao nhiệm vụ hạ nhiệt", ông nói.

Năm ngoái, Nga đã đạt được những thành tựu về lãnh thổ quan trọng nhất kể từ những ngày đầu của cuộc chiến và hiện kiểm soát gần một phần năm Ukraine.

Theo một trong những nguồn tin biết về suy nghĩ tại Điện Kremlin, ông Putin tin rằng các mục tiêu chiến tranh quan trọng đã đạt được, bao gồm kiểm soát vùng đất nối liền lục địa Nga với Crimea và làm suy yếu quân đội Ukraine.

Nguồn tin cho biết rằng tổng thống Nga cũng nhận ra sức ép mà chiến tranh đang gây ra cho nền kinh tế, khi đề cập đến "những vấn đề thực sự lớn" như tác động của lãi suất cao đối với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp phi quân sự.

Nga đã tăng chi tiêu quốc phòng lên mức cao nhất sau thời Xô Viết, đến mức 6,3% GDP trong năm nay, vốn chiếm một phần ba chi tiêu ngân sách. Chi tiêu này đã gây ra lạm phát. Cùng với tình trạng thiếu hụt lao động thời chiến, nó đã thúc đẩy tiền lương tăng cao hơn.

Trên hết, chính phủ đã tìm cách tăng doanh thu thuế để giảm thâm hụt tài chính.

Sự thất vọng của ông Putin thể hiện rõ tại cuộc họp ở Điện Kremlin với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vào tối ngày 16/12, khi ông mắng mỏ các quan chức kinh tế hàng đầu, theo hai nguồn tin, những người có hiểu biết về các cuộc thảo luận về nền kinh tế tại Điện Kremlin và chính phủ Nga.

Ông Putin hôm 22/1 đã nói trong các bình luận trên truyền hình với các bộ trưởng rằng ông đã thảo luận gần đây với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về rủi ro của việc giảm hoạt động tín dụng đối với tăng trưởng dài hạn, trong một sự ám chỉ rõ ràng đến cuộc họp vào tháng 12.

Một số doanh nhân quyền lực nhất của Nga, bao gồm Tổng giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin, Tổng giám đốc điều hành Rostec Sergei Chemezov, ông trùm nhôm Oleg Deripaska, và Alexei Mordashov, cổ đông lớn nhất của nhà sản xuất thép Severstal, đã công khai chỉ trích lãi suất cao.

Trong bình luận ngày 19/12, ông Putin đã kêu gọi một "quyết định về lãi suất cân bằng". Ngày hôm sau, tại cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng trong năm, ngân hàng trung ương đã giữ nguyên lãi suất ở mức 21% bất chấp kỳ vọng thị trường rằng nó sẽ tăng 200 điểm cơ bản.


***********

Đám cháy mới gần Los Angeles bùng phát trên gần 40km2, buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán 


Đám cháy Hughes ở Địa hạt Los Angeles.
Đám cháy Hughes ở Địa hạt Los Angeles.

Một đám cháy rừng mới bùng phát ở phía bắc Los Angeles hôm 22/1 đã nhanh chóng lan rộng ra hơn 38 km2, do gió mạnh và bụi rậm khô, khiến hơn 31.000 người bắt buộc phải sơ tán.

Đám cháy Hughes cách Los Angeles khoảng 80 km về phía bắc đã gây thêm áp lực cho lính cứu hỏa trong khu vực, những người đã và đang tìm cách kiểm soát phần lớn hai đám cháy lớn khác ở khu vực đô thị của Hạt Los Angeles.

Chỉ trong vài giờ hôm 22/1, đám cháy mới đã lan rộng bằng hai phần ba diện tích của Đám cháy Eaton, một trong hai đám cháy lớn đã tàn phá khu vực Los Angeles.

Người phát ngôn của lực lượng cứu hỏa Matthew Van Hagen nói rằng khu vực bị ảnh hưởng không đông dân như những đám cháy trước đó.

Các quan chức đã cảnh báo người dân ở khu vực Hồ Castaic thuộc Địa hạt Los Angeles rằng họ phải đối mặt với "mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng", trong khi phần lớn Nam California vẫn nằm trong cảnh báo đỏ về nguy cơ cháy rừng cực độ do gió mạnh và hanh khô.

Khoảng 31.000 người phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc và 23.000 người khác phải đối mặt với cảnh báo sơ tán, theo Cảnh sát trưởng Địa hạt Los Angeles Robert Luna cho biết trong một cuộc họp báo.

Cơ quan Lâm nghiệp Quốc gia Angeles cho biết toàn bộ công viên rộng 2.800 km2 của họ ở Dãy núi San Gabriel đã đóng cửa đối với du khách.

Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California (Cal Fire) cho biết rằng do cảnh báo đỏ, khoảng 1.100 lính cứu hỏa đã được triển khai trên khắp Nam California để chuẩn bị cho các đám cháy lan nhanh. Còn theo người đứng đầu lực lượng Cứu hỏa Địa hạt Los Angeles, Anthony Marrone, hơn 4.000 lính cứu hỏa đang làm việc để dập tắt Đám cháy Hughes.

Nam California đã không có mưa đáng kể trong chín tháng, góp phần gây ra tình trạng nguy hiểm, nhưng một số trận mưa đã được dự báo từ ngày 25/1 đến 27/1, có thể mang lại sự trợ giúp rất cần thiết cho lính cứu hỏa.

Trong khi đám cháy mới hoành hành, hai đám cháy bùng phát trước đó khiến hàng chục người thiệt mạng đã tàn phá Los Angeles từ ngày 7/1 đang được kiểm soát nhiều hơn, theo Cal Fire cho biết.

Đám cháy Eaton thiêu rụi 57 km2 ở phía đông Los Angeles đã được kiểm soát 91%, trong khi Đám cháy Palisades lớn hơn, vốn đã thiêu rụi 95 km2 ở phía tây Los Angeles, chỉ được kiểm soát 68%.

Theo thống kê của Cal Fire, kể từ khi bùng phát vào ngày 7/1, hai đám cháy này đã thiêu rụi một khu vực rộng gần bằng thủ đô Washington, DC, giết chết 28 người và làm hư hại hoặc phá hủy gần 16.000 công trình. Có thời điểm, 180.000 người đã phải sơ tán, theo các viên chức Địa hạt Los Angeles.

Cơ quan dự báo thời tiết tư nhân AccuWeather dự đoán thiệt hại và tổn thất kinh tế lên tới hơn 250 tỷ USD.


***********

Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, Tô Lâm kiểm soát các cơ quan quyền lực của Đảng trước Đại hội 14

Nguyên Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc vừa được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc
Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc (Báo Chính Phủ)

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc - Chánh văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an - vào Bộ Chính trị. Đây là một bước đi được nhà quan sát quốc tế đánh giá là cách mà Tổng Bí thư Tô Lâm đang làm để gia tăng sự kiểm soát của mình trong Đảng, hướng tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 vào đầu năm tới.

Truyền thông Nhà nước vào ngày 23/1 đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Duy Ngọc (61 tuổi) được bầu vào Bộ Chính trị trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương, đưa tổng số uỷ viên của cơ quan quyền lực cao nhất trong Đảng lên 16 người. Đáng chú ý trong số này có tới bảy người có gốc từ công an, trong đó có hai người vừa được bầu bổ sung chỉ trong vòng chưa đầy một năm qua kể từ khi cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm lên nắm chức Tổng bí thư vào tháng 8 năm ngoái. Đây là hai đồng hương Hưng Yên của ông Tô Lâm cùng trong Bộ Công an - Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, nguyên Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc.

Giáo sư Zachary Abuza từ trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ - người chuyên viết các bài bình luận phân tích về chính trị Việt Nam - nhận định với RFA:

“Ông Ngọc đã là một nhân vật đầy quyền lực, việc đứng đầu Văn phòng Trung ương Đảng vốn đã đặt ông ta vào trung tâm của mọi thứ. Tô Lâm giờ đây có đến hai cấp dưới trước kia của mình trong Bộ Chính trị.”

Truyền thông Nhà nước trích dẫn thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương phát đi vào chiều ngày 23/1 cho biết, ông Nguyễn Duy Ngọc còn được chọn giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng thay ông Trần Cầm Tú - Thường trực Ban Bí thư, người đang đảm nhận hai chức vụ.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện việc kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Từ những kết luận và kiến nghị của Uỷ ban này, nhiều lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam các năm qua đã phải chịu các hình thức kỷ luật khác nhau.

Ông Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị vào khi ông mới chỉ phục vụ trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng chưa đầy một nhiệm kỳ. Trong khi đó, theo quy định của Đảng, một người muốn trở thành uỷ viên Bộ Chính trị, ngoài đáp ứng các tiêu chí về đạo đức, tư tưởng chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo ở tỉnh, thành, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, còn phải là uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Ông Ngọc - nguyên Thượng tướng Công an- được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 vào tháng 12/2023, tức là chỉ trong vòng một năm, ông đã được chọn vào Bộ Chính trị.

“Thực tế là ông Ngọc mới chỉ đang trong nhiệm kỳ đầu ở Ban Chấp hành Trung ương nói lên rất nhiều về sự tin tưởng của ông Tô Lâm vào ông ta (Ngọc), và hướng đi mà Tô Lâm đang làm đối với đất nước. Nó cũng cho thấy sự kiểm soát của Tô Lâm ở Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương, rằng ông ta có thể đang vi phạm quy định của Đảng” - Giáo sư Zach Abuza nhận định.

_______

Tô Lâm toan tính giành trọn nhiệm kỳ trên đỉnh cao quyền lực

Không phải Maika nhưng Tô Lâm cũng từ trên trời rơi xuống?

Ông Tô Lâm quẳng cái đe sắt cho đối thủ đang sắp chết đuối

Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận huân chương ngang hàng với ông Nguyễn Phú Trọng

_______

Trong một bài phân tích trước đây, giáo sư Zach Abuza đã nhận định rằng ông Tô Lâm đang toan tính để giành chọn quyền lực Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ tới bắt đầu từ năm 2026. Cách mà ông làm là cài người vào Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị gồm 18 thành viên được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 13 vào tháng 1 năm 2021, có thời điểm đã tụt xuống mức thấp nhất là 12 thành viên vì một số bị kỷ luật. Vào tháng 8 năm ngoái, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang đã được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, để có thể được bầu vào vị trí Tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp theo, theo Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, ông Tô Lâm sẽ phải vượt qua một loạt các cửa mà Bộ Chính trị không phải là ban đưa ra quyết định chính.

“Chúng ta nên nhớ là Bộ Chính trị không còn là người đưa ra các quyết định cuối. Đó là Ban chấp hành Trung ương. Cách duy nhất để ông ta có thể được bầu là nếu Ban chấp hành Trung ương hiện tại chấp nhận việc đề cử ông ta trước 1.500 đại biểu vào đầu năm 2026.” - Giáo sư Carl Thayer cho biết.

Theo quy định của Đảng, Đại hội Đảng sẽ bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới và Ban này sau đó sẽ bầu người vào Bộ Chính trị và từ đó chọn ra Tổng bí thư.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Zach Abuza, ông Tô Lâm dường như đang mở rộng Bộ Chính trị, trong khi truyền thống từ trước đến nay, sự xáo trộn nhân sự trong cơ quan quyền lực này là không quá 50%.

“Nếu ông ta muốn loại bỏ những nhân vật không quan trọng của các đối thủ, việc mở rộng Bộ Chính trị sẽ cho ông ta nhiều chỗ để xoay xở hơn” - Giáo sư Zach Abuza nhận định.


************

Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ được Việt Nam mời thăm dù từng chỉ trích Hà Nội vi phạm nhân quyền

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời tân Ngoại trưởng Marco Rubio thăm Việt Nam

Marco Rubio
Ngoại trưởng Marco Rubio chào đón mọi người khi ông tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 21/1/2025, theo sau ông là gia đình. ((AP Photo/Jacquelyn Martin))

Ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ, ông Marco Rubio, được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng và mời thăm Hà Nội cho dù cựu thượng nghị sĩ liên bang từng lên tiếng chỉ trích vi phạm nhân quyền của quốc gia độc đảng này ở Đông Nam Á.

Truyền thông Nhà nước đưa tin, ngay sau khi ông Marco Rubio được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận và trở thành ngoại trưởng của chính quyền Trump, PTT Bùi Thanh Sơn đã mời ông đến thăm Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt song phương (1995-2025).

Báo Chính phủ trích dẫn thư mời cho biết, phía Việt Nam tái khẳng định coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, và bày tỏ hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác trong việc triển khai Đối tác chiến lược toàn diện mà hai quốc gia cựu thù đã ký vào tháng 9/2023 dưới chính quyền của Tổng thống Biden.

Trước khi được Tổng thống Donald Trump đề cử làm ngoại trưởng, ông Marco Rubio (53 tuổi) là thượng nghị sỹ liên bang của tiểu bang Florida từ năm 2011.

Trong vai trò này, ông đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Vào tháng 10/2014, ông đứng đầu một nhóm thượng nghị sỹ đề nghị Tổng thống Obama cân nhắc lại quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.

Sáu năm sau, ông cùng Thượng nghị sỹ John Cornyn gửi thư chung cho Ngoại trưởng Mike Pompeo đề nghị nêu vấn đề đàn áp nhân quyền với Hà Nội và xem xét áp dụng Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với quan chức Việt Nam, đồng thời đưa Việt Nam vào danh sách Các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì vi phạm quyền tự do tôn giáo.

Hoa Kỳ phải tiếp tục phát triển và củng cố quan hệ đối tác của chúng ta với các quốc gia trong khu vực để đảm bảo thịnh vượng và an ninh chung và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Cách duy nhất để hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng của mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam là gây sức ép để họ thực hiện các bước nghiêm túc nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam,” thư có đoạn viết.

Bức thư cũng đề cập đến việc Hà Nội lạm dụng Luật Tôn giáo Tín ngưỡng để đàn áp những tín đồ Thiên chúa người Hmong và người Thượng, chính phủ đàn áp Hội nhà báo độc lập Việt Nam và tìm cách bịt miệng những tiếng nói đối lập.

Trong thư gửi Ngoại trưởng Marco Rubio ngày 21/1, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) thúc giục ông đưa Việt Nam cùng 16 quốc gia khác như Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba… vào CPC vì các vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng ở các nước này.

Việt Nam đã ở trong Danh sách theo dõi đặc biệt (SWL) về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong hai năm qua, và cho dù liên tục có đề nghị từ USCIRF, tiền nhiệm của ông Marco Rubio, Ngoại trưởng Antony Bliken đã không đưa Việt Nam vào CPC.

Giáo sư Zachary Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown, không lạc quan về việc chính quyền mới của Trump sẽ quan tâm đến vấn đề nhân quyền nói chung và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA:

Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump cho thấy sự thiếu tập trung. Ông ấy đã làm suy yếu mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác của chúng ta, và gieo rắc mầm mống nghi ngờ vào độ tin cậy của Hoa Kỳ.

“Việc thúc đẩy nhân quyền và dân chủ thậm chí không phải là ưu tiên thấp (của chính quyền Trump trong nhiệm kỳ hai- PV), và tôi thực sự lo ngại rằng sự gần gũi của ông ấy với các giám đốc điều hành công nghệ sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì họ muốn thoát khỏi mọi quy định, sự giám sát hoặc trách nhiệm giải trình đối với các nền tảng của họ.”

Ông Hunter Marston, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế từ Đại học Quốc gia Australia cũng cho rằng chính quyền Trump sẽ ít chú ý hơn về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA:

“Ba chính quyền Hoa Kỳ liên tiếp từ Obama đến Biden đã công nhận vai trò then chốt của Việt Nam đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn hơn của Hoa Kỳ. Washington tiếp tục coi Việt Nam là đối tác thiết yếu ở Đông Nam Á.

“Các mối quan ngại về nhân quyền luôn là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhưng chúng không cản trở các mối quan hệ chiến lược sâu sắc hơn trong thập kỷ qua. Chính quyền Trump có thể sẽ không chú ý nhiều đến vấn đề này.”

Phóng viên gửi email tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với đề nghị bình luận về lời mời của phía Việt Nam nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.


************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 24 - 01 -2025:

xxx


hoaluc-6
**************

TIN TỔNG HỢP

RFI

(AFP) – Đức : Hai người thiệt mạng trong một vụ tấn công bằng dao ở miền nam. Trong số 2 nạn nhân bị đâm chết trong một công viên ở Aschaffenburg, bang Bavaria hôm 22/01/2025, có 1 trẻ nhỏ 2 tuổi. Thủ phạm vụ tấn công là một di dân Afghanistan đang xin tị nạn. Hôm nay, Friedrich Merz, lãnh đạo đảng bảo thủ (CDU), ứng viên đang được đánh giá là có nhiều triển vọng trở thành thủ tướng Đức, đề nghị thắt chặt quy định chống nhập cư bất hợp pháp. Theo ông, nước Đức đang phải đối phó với các tổn thất của 10 năm « chính sách tị nạn và nhập cư sai lầm ». Ông Merz kêu gọi tiến hành kiểm soát thường trực tại biên giới Đức, ngưng mọi hoạt động tiếp nhận người nhập cảnh bất hợp pháp vào Đức, thay thế Luật tị nạn của Liên Âu bằng luật  quốc gia để tăng cường các cơ sở giam giữ di dân bất hợp pháp.

(AFP) – Một công dân Trung Quốc bị giết tại Afghanistan. Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo nhận là tác giả. Trang thông tin của Daech hôm 22/01/2025 xác nhận họ là thủ phạm vụ tấn công ở khu vực đông bắc Afghanistan làm một người Trung Quốc thiệt mạng. Cảnh sát của tỉnh Takhar cho biết thêm nạn nhân « họ Lý » là chủ một công ty khai thác quặng mỏ trong khu vực này. Trung Quốc và Afghanistan có đường biên giới chung 76 km. 

(AFP) – Luân Đôn lo ngại mạng xã hội TikTok cung cấp cho Trung Quốc thông tin cá nhân của hàng triệu người sử dụng. Bộ trưởng Công Nghệ Anh Quốc Peter Kyle nhận xét như trên với báo The Guardian hôm nay 23/01/2025. Trước mắt, Anh Quốc chưa tính đến khả năng cấm ứng dụng này. Luân Đôn lo ngại qua trung gian công ty mẹ của TikTok là ByteDance, chính quyền Trung Quốc sẽ nắm giữ được các thông tin của người sử dụng, thao túng công luận Anh.

(AFP) – Cảnh sát Việt Nam phá vỡ một đường dây rửa tiền : Khoảng 1,2 tỷ đô la « tiền bẩn » từ nước ngoài được chuyển về nước. Theo thông tin của cảnh sát hôm qua, 22/01/2024, từ năm 2022 đến năm 2024, các thành viên của mạng lưới này đã làm giả chứng minh thư và con dấu ngân hàng, để thành lập 187 công ty và mở hơn 600 tài khoản ngân hàng. Vụ triệt phá do công an Đà Nẵng thực hiện.

(AFP) – Trung tướng Đài Loan bị truy tố về tội tổ chức « nhóm vũ trang », sẵn sàng tiếp tay cho Trung Quốc. Cơ quan công tố Đài Loan hôm qua, 22/01/2025, cho biết trung tướng về hưu họ Cao, cùng sáu người khác, bị cáo buộc đã đến Trung Quốc nhiều lần, từ năm 2018 đến 2024, gặp các nhân viên tình báo quân sự Trung Quốc để nhận chỉ thị và tài trợ, « nhằm phát triển các tổ chức hoạt động cho Trung Quốc ». Các bị cáo cũng bị cáo buộc « do thám, liên lạc và thu hút những quân nhân đã nghỉ hưu và đang tại ngũ », đặt an ninh quốc gia vào « tình trạng nguy hiểm ». Tướng về hưu nói trên bị đề nghị án tù tối thiểu 10 năm. 

(AFP) – Thái Lan : Ô nhiễm không khí, hơn 250 trường học tại thủ đô Bangkok phải đóng cửa. Nhà chức trách Bangkok hôm nay 23/01/2025 kêu gọi hàng triệu người dân làm việc từ xa. Sáng hôm nay, Bangkok, với 10 triệu dân, bị bao phủ trong một làn sương độc Đây là thành phố bị ô nhiễm nặng thứ 6 trên thế giới, theo chỉ số đo lường ô nhiễm không khí của IQAir (Thụy Sĩ). Xe chở hàng 6 bánh bị hạn chế đi vào một số khu vực ở thủ đô cho đến cuối ngày 24/01.

(AFP) – Thái Lan : Hôm nay 23/01/2025 là ngày đầu tiên luật hôn nhân đồng giới có hiệu lực. Với luật này, Thái Lan trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên áp dụng luật hôn nhân đồng tính, và là nước thứ ba trên toàn châu Á áp dụng luật này, chỉ sau Đài Loan và Nepal. Đạo luật công nhận hôn nhân đồng tính đã được vua Maha Vajiralongkorn phê chuẩn vào tháng 09/2024, nhưng đến nay mới chính thức có hiệu lực. Nhiều cặp đôi đồng giới ồ ạt tổ chức đám cưới tập thể theo nghi lễ truyền thống
************

Chính quyền Syria hủy bỏ thỏa thuận cho quân đội Nga thuê cảng Tartous

Tân chính quyền Syria tuyên bố hủy bỏ thỏa thuận cho phép quân đội Nga hiện diện tại cảng Tartous. Cảng này, vốn bảo đảm sự hiện diện quân sự của Nga ở phía đông Địa Trung Hải, là căn cứ hải quân duy nhất quân đội Nga đặt tại một nước thuộc Liên Xô cũ.

The Russian missile ship, the Veliky Ustyug, sails from the Russian naval base in Tartus, Syria, in the eastern Mediterranean, on Sept. 26, 2019.
Ảnh tư liệu : Tàu tên lửa Nga Veliky Ustyug (T) khởi hành từ căn cứ hải quân Tartous, Syria, ngày 26/09/2019. AP - Alexander Zemlianichenko
Quảng cáo

Theo trang mạng châu Âu Euractiv ngày 22/01/2025, hãng truyền thông Shaam của Syria, dẫn nguồn tin của bộ Thông Tin, cho biết thỏa thuận Syria cho Nga thuê miễn phí cảng trong vòng 49 năm đã bị hủy bỏ. Điều này có nghĩa là lực lượng Nga sẽ phải rời khỏi khu vực này.

Theo nhiều cơ quan truyền thông, chính phủ Syria tuyên bố doanh thu từ cảng kể từ nay sẽ « có lợi cho Nhà nước Syria » thay vì có lợi cho Nga. Một cuộc điều tra cũng có thể được mở ra để làm sáng tỏ những tổn thất tài chính mà thỏa thuận này đã gây ra cho Syria.

Từ Matxcơva, thông tín viên Jean-Didier Revoin hôm nay 23/01 cho biết phản ứng từ phía Nga :

« Theo giải thích của Alexey Chepa, thành viên Ủy ban Sự vụ Quốc tế của Viện Duma ( Hạ Viện ) Nga, quyết định này của chính quyền lâm thời là do Matxcơva đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các cam kết của Nga. Ngoài việc quản lý, mở rộng và vận hành cảng Tartous, thỏa thuận còn dự kiến khoản đầu tư 500 triệu đô la trong vòng 4 năm. Với cuộc xung đột ở Ukraina,  các ưu tiên của chính quyền Nga phần nào đã có những thay đổi.

Nhưng đối với dân biểu Chepa, điều này không làm thay đổi sự hiện diện của quân đội Nga tại Syria, vốn được quy định trong một thỏa thuận khác mà hai nước ký kết hồi năm 2017. Mặc dù chính quyền mới ở Damas chưa nêu vấn đề tước quyền kiểm soát các cơ sở quân sự của Nga tại Địa Trung Hải, Matxcơva cũng đang lo ngại. Theo bộ trưởng Quốc Phòng Syria, các cuộc đàm phán về tương lai của các căn cứ quân sự Nga trên lãnh thổ Syria đang diễn ra, nhưng hiện chưa tìm được giải pháp cuối cùng nào.

Matxcơva đang đặt cược vào đó và chính quyền mới ở Syria biết như thế. Nga đang tìm cách duy trì các cơ sở bảo trì và tiếp liệu cho hạm đội của Nga ở Địa Trung Hải. Do tài chính đang cạn kiệt, Damas sẽ không ngần ngại đòi trả tiền nếu Matxcơva muốn duy trì sự hiện diện ở Syria ».


*************

Hàn Quốc: Cơ quan điều tra chống tham nhũng đề nghị truy tố tổng thống Yoon Suk Yeol

Các nhà điều tra của Cơ quan điều tra các quan chức cấp cao tham nhũng (CIO) tại Hàn Quốc hôm nay, 23/01/2025, đã đề nghị truy tố tổng thống bị tước quyền, Yoon Suk Yeol, về tội nổi loạn và lạm quyền, liên quan đến vụ áp đặt bất thành lệnh thiết quân luật hồi đầu tháng 12/2024, khiến đất nước rơi vào khủng hoảng chính trị nghiêm trọng.

South Korea's impeached President Yoon Suk Yeol, third right, attends the fourth hearing of his impeachment trial over his short-lived imposition of martial law at the Constitutional Court in Seoul, S
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol trong phiên tòa luận tội ông về việc ban hành thiết quân luật. Tòa Bảo Hiến, Seoul, Hàn Quốc, ngày 23/01/2025. AP - JEON HEON-KYUN
Quảng cáo

Theo AFP, sau 51 ngày điều tra, Cơ quan điều tra các quan chức cấp cao tham nhũng của Hàn Quốc, cơ quan chuyên trách các cuộc điều tra hình sự nhắm vào tổng thống bị tước quyền Yoon Suk Yeol, đã đệ trình kết luận điều tra lên Viện công tố. CIO cho biết đã « quyết định đề nghị cơ quan công tố quận trung ương Seoul khởi động các thủ tục tố tụng nhắm vào tổng thống đương nhiệm Yoon Suk Yeol, liên quan đến các cáo buộc, bao gồm cả việc chỉ huy một vụ phản loạn ».

Cơ quan công tố có 11 ngày để quyết định có khởi động thủ tục như đề nghị của Cơ quan điều tra các quan chức cấp cao tham nhũng hay không. Tội phản loạn có thể bị kết án tử hình.

Kể từ khi bị tạm giam trước khi xét xử, Yoon Suk Yeol vẫn không công nhận tính hợp pháp của cuộc điều tra nhắm vào ông, tiếp tục từ chối lệnh triệu tập của cơ quan điều tra chống tham nhũng. Ông Lee Jae Seung, phó chủ tịch CIO, nói với các phóng viên rằng Yoon Suk Yeol « liên tục có thái độ bất hợp tác » và lực lượng an ninh của ông Yoon đã « cản trở việc khám xét và thu giữ, kể cả việc tiếp cận các thiết bị liên lạc an toàn, như điện thoại bí mật ». Chính vì thế, cơ quan điều tra cho rằng vụ án sẽ được xử lý có « hiệu quả hơn » nếu được giao cho Viện công tố.

Đáp lại, các luật sư của ông Yoon hối thúc Viện công tố « tiến hành một cuộc điều tra tôn trọng tính hợp pháp và đúng trình tự pháp lý ».

Muộn nhất là đến tháng 06/2025, Tòa Bảo Hiến phải ra phán quyết phế truất hay phục hồi chức vụ cho tổng thống Yoon. Nếu tổng thống bị phế truất, Hàn Quốc có 60 ngày để tổ chức bầu lại tổng thống.


************

Hoa Kỳ triển khai bệ phóng tên lửa có thể bắn đến Trung Quốc và Nga đến địa điểm mới tại Philippines 


Tên lửa hành trình Tomahawk. [Ảnh minh họa]
Tên lửa hành trình Tomahawk. [Ảnh minh họa]

Một nguồn tin cấp cao của chính phủ Philippines cho biết quân đội Hoa Kỳ đã di chuyển bệ phóng Typhon, vốn có thể bắn tên lửa đa năng xa đến hàng nghìn km, từ sân bay Laoag ở Philippines đến một địa điểm khác trên đảo Luzon.

Các tên lửa hành trình Tomahawk trong bệ phóng có thể tấn công các mục tiêu ở cả Trung Quốc và Nga từ Philippines; tên lửa SM-6 mà nó cũng mang theo có thể tấn công các mục tiêu trên không hoặc trên biển cách xa hơn 200 km.

Một nguồn tin cấp cao của chính phủ Philippines cho biết việc tái triển khai sẽ giúp xác định vị trí và tốc độ di chuyển tổ hợp tên lửa đến vị trí bắn mới. Tính cơ động đó được coi là một cách để giúp chúng có khả năng sống sót hơn trong xung đột.

Jeffrey Lewis của Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nói rằng hình ảnh vệ tinh cho thấy các tổ hợp và thiết bị liên quan của chúng đã được đưa lên máy bay vận tải C-17 tại Sân bay Quốc tế Laoag trong những tuần gần đây.

Theo những hình ảnh mà Reuters đã xem và chưa từng được đưa tin trước đây, các mái che mưa trắng che phủ thiết bị Typhon cũng đã được gỡ bỏ.

Hệ thống Typhon là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm tích lũy nhiều loại vũ khí chống hạm ở Châu Á.

Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (INDOPACOM), đơn vị giám sát các lực lượng Hoa Kỳ trong khu vực, nói với Reuters rằng Typhon đã được "di dời bên trong Philippines". Cả Bộ Tư lệnh này và chính phủ Philippines đều từ chối cung cấp địa điểm cụ thể mà các bệ phóng được di dời tới.

"Chính phủ Hoa Kỳ đã phối hợp chặt chẽ với chính phủ Philippines về mọi khía cạnh của hoạt động triển khai bệ phóng MRC, bao gồm cả địa điểm", Chỉ huy Matthew Comer của INDOPACOM cho biết khi đề cập đến Typhon bằng chữ viết tắt của tên chính thức là Mid Range Capability (Khả năng Tầm trung).

Ông nói thêm rằng việc di dời không phải là dấu hiệu cho thấy các bệ phóng sẽ ở lại Philippines vĩnh viễn.

Vũ khí này đã bị Trung Quốc chỉ trích gay gắt khi lần đầu tiên được triển khai vào tháng 4/2024 trong một cuộc tập trận. Vào tháng 9, khi Hoa Kỳ tuyên bố rằng họ không có kế hoạch ngay lập tức rút Typhon khỏi Philippines, Trung Quốc và Nga đã lên án việc triển khai này là thúc đẩy cuộc chạy đua vũ trang.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm 23/1 đã cáo buộc Philippines tạo ra căng thẳng và xung đột trong khu vực, đồng thời kêu gọi nước này "sửa chữa những hành vi sai trái của mình".

"(Việc triển khai) cũng là một lựa chọn cực kỳ vô trách nhiệm đối với người dân nước này và nhiều quốc gia Đông Nam Á khác, cũng như đối với an ninh khu vực", người phát ngôn Mao Ninh cho biết tại một cuộc họp báo thường kỳ của Bộ.

Typhon tương đối dễ sản xuất – dựa trên kho dự trữ lớn và các thiết kế đã có từ một thập kỷ trở lên – và có thể giúp Hoa Kỳ và các đồng minh nhanh chóng bắt kịp trong cuộc chạy đua tên lửa ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương mà Trung Quốc đang dẫn đầu.

Mặc dù quân đội Hoa Kỳ đã từ chối tiết lộ số lượng tên lửa sẽ được triển khai tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nhưng theo các tài liệu của chính phủ về các giao dịch mua sắm quân sự, sẽ có hơn 800 tên lửa SM-6 được mua trong năm năm tới. Các tài liệu cho thấy, hiện đã có hàng nghìn tên lửa Tomahawk trong kho của Hoa Kỳ. Cả hai tên lửa đều là sản phẩm của tập đoàn công nghiệp quốc phòng Mỹ Raytheon
************

Putin ngày càng lo ngại về nền kinh tế Nga trong khi Trump cân nhắc thêm lệnh trừng phạt 


Tổng thống Vladimir Putin.
Tổng thống Vladimir Putin.

Tổng thống Vladimir Putin ngày càng lo ngại về những diễn biến trong nền kinh tế thời chiến của Nga, trong khi ông Donald Trump thúc đẩy việc chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine, theo năm nguồn tin am tường về tình hình cho Reuters biết.

Nền kinh tế Nga, được thúc đẩy bởi xuất khẩu dầu, khí đốt và khoáng sản, đã tăng trưởng mạnh mẽ trong hai năm qua bất chấp nhiều đợt trừng phạt của phương Tây sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022.

Nhưng hoạt động trong nước đã trở nên căng thẳng trong những tháng gần đây do tình trạng thiếu lao động và lãi suất cao được đưa ra để giải quyết tình trạng lạm phát, vốn đã tăng tốc vì chi tiêu quân sự kỷ lục.

Điều đó đã góp phần thúc đẩy quan điểm trong một bộ phận giới tinh hoa Nga rằng một giải pháp đàm phán cho cuộc chiến là điều cần thiết, theo hai nguồn tin am tường về suy nghĩ của Điện Kremlin.

Ông Trump, người đã trở lại Nhà Trắng hôm 20/1, đã tuyên bố sẽ nhanh chóng giải quyết xung đột Ukraine, cuộc xung đột lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.

Tuần này, người đứng đầu Nhà Trắng đã nói rằng nhiều lệnh trừng phạt hơn, cũng như thuế quan, có thể được áp đặt đối với Nga trừ khi ông Putin đàm phán, đồng thời cho biết thêm rằng Nga đang hướng đến "rắc rối lớn" trong nền kinh tế.

Một phụ tá cấp cao của Điện Kremlin cho biết hôm 21/1 rằng cho đến nay Nga vẫn chưa nhận được bất kỳ đề xuất cụ thể nào cho các cuộc đàm phán.

"Tất nhiên, Nga quan tâm đến việc đàm phán chấm dứt xung đột bằng biện pháp ngoại giao", ông Oleg Vyugin, cựu phó chủ tịch Ngân hàng Trung ương Nga cho biết trong một cuộc phỏng vấn, đồng thời nêu ra nguy cơ gia tăng giá cả trong khi Nga tăng tốc chi tiêu cho quân sự và quốc phòng.

Ông Vyugin không phải là một trong năm nguồn tin, vốn đều trả lời phỏng vấn với điều kiện giấu tên do tình hình nhạy cảm ở Nga. Đây là lần đầu tiên mức độ lo ngại của ông Putin về nền kinh tế, theo mô tả của các nguồn tin, và ảnh hưởng của điều đó đối với quan điểm trong Điện Kremlin về cuộc chiến, được biết tới.

Reuters trước đây đã đưa tin rằng ông Putin sẵn sàng thảo luận về các lựa chọn ngừng bắn với ông Trump nhưng những lợi ích lãnh thổ của Nga ở Ukraine phải được chấp nhận và Ukraine phải từ bỏ nỗ lực gia nhập liên minh quân sự NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov, khi được hỏi về thông tin của Reuters, đã thừa nhận "các yếu tố có vấn đề" trong nền kinh tế, nhưng cho biết nền kinh tế đang phát triển với tốc độ cao và có thể đáp ứng "mọi yêu cầu gia tăng quân sự" cũng như mọi nhu cầu phúc lợi và xã hội.

"Có những vấn đề, nhưng thật không may, các vấn đề hiện đồng hành với hầu hết các quốc gia trên thế giới", ông nói. "Tình hình được đánh giá là ổn định và có biên độ an toàn".

Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Brian Hughes, khi trả lời các câu hỏi của Reuters, cho biết rằng ông Trump "tập trung vào việc chấm dứt cuộc chiến tàn khốc này" bằng cách thu hút nhiều bên liên quan.

Trong những tuần gần đây, các cố vấn của ông Trump đã rút lại lời tuyên bố của ông rằng cuộc chiến kéo dài ba năm có thể được giải quyết trong một ngày.

Chỉ vài ngày trước lễ nhậm chức của ông Trump, chính quyền của tổng thống Hoa Kỳ mãn nhiệm Joe Biden đã áp đặt gói trừng phạt lớn nhất từ trước đến nay nhắm vào doanh thu dầu khí của Nga, một động thái mà cố vấn an ninh quốc gia của ông Biden, Jake Sullivan, nói sẽ tạo đòn bẩy cho ông Trump trong bất kỳ cuộc đàm phán nào bằng cách gây áp lực kinh tế lên Nga.

Ông Putin đã nói rằng Nga có thể chiến đấu cho đến khi nào cần thiết và rằng Moscow sẽ không bao giờ khuất phục trước một thế lực khác vì các lợi ích quốc gia chính yếu.

Nền kinh tế trị giá 2.200 tỷ USD của Nga cho đến nay đã cho thấy sức bền đáng kinh ngạc trong chiến tranh, và ông Putin đã ca ngợi các quan chức kinh tế hàng đầu và doanh nghiệp vì đã lách được các lệnh trừng phạt nghiêm ngặt nhất của phương Tây từng áp đặt đối với một nền kinh tế lớn.

Sau khi suy giảm vào năm 2022, GDP của Nga đã tăng trưởng nhanh hơn Liên minh châu Âu và Hoa Kỳ vào năm 2023 và 2024. Tuy nhiên, năm nay, ngân hàng trung ương và Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng dưới 1,5% trong khi chính phủ Nga dự báo triển vọng tươi sáng hơn một chút.

Lạm phát đã nhích lên hai chữ số mặc dù ngân hàng trung ương đã tăng lãi suất lên 21% vào tháng 10.

"Có một số vấn đề ở đây, cụ thể là lạm phát, một sự quá nóng nhất định của nền kinh tế", ông Putin nói trong một cuộc họp báo thường niên vào ngày 19/12. "Chính phủ và ngân hàng trung ương đã được giao nhiệm vụ hạ nhiệt", ông nói.

Năm ngoái, Nga đã đạt được những thành tựu về lãnh thổ quan trọng nhất kể từ những ngày đầu của cuộc chiến và hiện kiểm soát gần một phần năm Ukraine.

Theo một trong những nguồn tin biết về suy nghĩ tại Điện Kremlin, ông Putin tin rằng các mục tiêu chiến tranh quan trọng đã đạt được, bao gồm kiểm soát vùng đất nối liền lục địa Nga với Crimea và làm suy yếu quân đội Ukraine.

Nguồn tin cho biết rằng tổng thống Nga cũng nhận ra sức ép mà chiến tranh đang gây ra cho nền kinh tế, khi đề cập đến "những vấn đề thực sự lớn" như tác động của lãi suất cao đối với các doanh nghiệp và ngành công nghiệp phi quân sự.

Nga đã tăng chi tiêu quốc phòng lên mức cao nhất sau thời Xô Viết, đến mức 6,3% GDP trong năm nay, vốn chiếm một phần ba chi tiêu ngân sách. Chi tiêu này đã gây ra lạm phát. Cùng với tình trạng thiếu hụt lao động thời chiến, nó đã thúc đẩy tiền lương tăng cao hơn.

Trên hết, chính phủ đã tìm cách tăng doanh thu thuế để giảm thâm hụt tài chính.

Sự thất vọng của ông Putin thể hiện rõ tại cuộc họp ở Điện Kremlin với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vào tối ngày 16/12, khi ông mắng mỏ các quan chức kinh tế hàng đầu, theo hai nguồn tin, những người có hiểu biết về các cuộc thảo luận về nền kinh tế tại Điện Kremlin và chính phủ Nga.

Ông Putin hôm 22/1 đã nói trong các bình luận trên truyền hình với các bộ trưởng rằng ông đã thảo luận gần đây với các nhà lãnh đạo doanh nghiệp về rủi ro của việc giảm hoạt động tín dụng đối với tăng trưởng dài hạn, trong một sự ám chỉ rõ ràng đến cuộc họp vào tháng 12.

Một số doanh nhân quyền lực nhất của Nga, bao gồm Tổng giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin, Tổng giám đốc điều hành Rostec Sergei Chemezov, ông trùm nhôm Oleg Deripaska, và Alexei Mordashov, cổ đông lớn nhất của nhà sản xuất thép Severstal, đã công khai chỉ trích lãi suất cao.

Trong bình luận ngày 19/12, ông Putin đã kêu gọi một "quyết định về lãi suất cân bằng". Ngày hôm sau, tại cuộc họp chính sách tiền tệ cuối cùng trong năm, ngân hàng trung ương đã giữ nguyên lãi suất ở mức 21% bất chấp kỳ vọng thị trường rằng nó sẽ tăng 200 điểm cơ bản.


***********

Đám cháy mới gần Los Angeles bùng phát trên gần 40km2, buộc hàng chục nghìn người phải sơ tán 


Đám cháy Hughes ở Địa hạt Los Angeles.
Đám cháy Hughes ở Địa hạt Los Angeles.

Một đám cháy rừng mới bùng phát ở phía bắc Los Angeles hôm 22/1 đã nhanh chóng lan rộng ra hơn 38 km2, do gió mạnh và bụi rậm khô, khiến hơn 31.000 người bắt buộc phải sơ tán.

Đám cháy Hughes cách Los Angeles khoảng 80 km về phía bắc đã gây thêm áp lực cho lính cứu hỏa trong khu vực, những người đã và đang tìm cách kiểm soát phần lớn hai đám cháy lớn khác ở khu vực đô thị của Hạt Los Angeles.

Chỉ trong vài giờ hôm 22/1, đám cháy mới đã lan rộng bằng hai phần ba diện tích của Đám cháy Eaton, một trong hai đám cháy lớn đã tàn phá khu vực Los Angeles.

Người phát ngôn của lực lượng cứu hỏa Matthew Van Hagen nói rằng khu vực bị ảnh hưởng không đông dân như những đám cháy trước đó.

Các quan chức đã cảnh báo người dân ở khu vực Hồ Castaic thuộc Địa hạt Los Angeles rằng họ phải đối mặt với "mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng", trong khi phần lớn Nam California vẫn nằm trong cảnh báo đỏ về nguy cơ cháy rừng cực độ do gió mạnh và hanh khô.

Khoảng 31.000 người phải tuân theo lệnh sơ tán bắt buộc và 23.000 người khác phải đối mặt với cảnh báo sơ tán, theo Cảnh sát trưởng Địa hạt Los Angeles Robert Luna cho biết trong một cuộc họp báo.

Cơ quan Lâm nghiệp Quốc gia Angeles cho biết toàn bộ công viên rộng 2.800 km2 của họ ở Dãy núi San Gabriel đã đóng cửa đối với du khách.

Sở Lâm nghiệp và Phòng cháy chữa cháy California (Cal Fire) cho biết rằng do cảnh báo đỏ, khoảng 1.100 lính cứu hỏa đã được triển khai trên khắp Nam California để chuẩn bị cho các đám cháy lan nhanh. Còn theo người đứng đầu lực lượng Cứu hỏa Địa hạt Los Angeles, Anthony Marrone, hơn 4.000 lính cứu hỏa đang làm việc để dập tắt Đám cháy Hughes.

Nam California đã không có mưa đáng kể trong chín tháng, góp phần gây ra tình trạng nguy hiểm, nhưng một số trận mưa đã được dự báo từ ngày 25/1 đến 27/1, có thể mang lại sự trợ giúp rất cần thiết cho lính cứu hỏa.

Trong khi đám cháy mới hoành hành, hai đám cháy bùng phát trước đó khiến hàng chục người thiệt mạng đã tàn phá Los Angeles từ ngày 7/1 đang được kiểm soát nhiều hơn, theo Cal Fire cho biết.

Đám cháy Eaton thiêu rụi 57 km2 ở phía đông Los Angeles đã được kiểm soát 91%, trong khi Đám cháy Palisades lớn hơn, vốn đã thiêu rụi 95 km2 ở phía tây Los Angeles, chỉ được kiểm soát 68%.

Theo thống kê của Cal Fire, kể từ khi bùng phát vào ngày 7/1, hai đám cháy này đã thiêu rụi một khu vực rộng gần bằng thủ đô Washington, DC, giết chết 28 người và làm hư hại hoặc phá hủy gần 16.000 công trình. Có thời điểm, 180.000 người đã phải sơ tán, theo các viên chức Địa hạt Los Angeles.

Cơ quan dự báo thời tiết tư nhân AccuWeather dự đoán thiệt hại và tổn thất kinh tế lên tới hơn 250 tỷ USD.


***********

Nguyễn Duy Ngọc vào Bộ Chính trị, Tô Lâm kiểm soát các cơ quan quyền lực của Đảng trước Đại hội 14

Nguyên Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc vừa được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị

Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc
Chánh văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc (Báo Chính Phủ)

Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam vừa bầu bổ sung ông Nguyễn Duy Ngọc - Chánh văn phòng Trung ương Đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an - vào Bộ Chính trị. Đây là một bước đi được nhà quan sát quốc tế đánh giá là cách mà Tổng Bí thư Tô Lâm đang làm để gia tăng sự kiểm soát của mình trong Đảng, hướng tới Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 14 vào đầu năm tới.

Truyền thông Nhà nước vào ngày 23/1 đồng loạt đưa tin ông Nguyễn Duy Ngọc (61 tuổi) được bầu vào Bộ Chính trị trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương, đưa tổng số uỷ viên của cơ quan quyền lực cao nhất trong Đảng lên 16 người. Đáng chú ý trong số này có tới bảy người có gốc từ công an, trong đó có hai người vừa được bầu bổ sung chỉ trong vòng chưa đầy một năm qua kể từ khi cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm lên nắm chức Tổng bí thư vào tháng 8 năm ngoái. Đây là hai đồng hương Hưng Yên của ông Tô Lâm cùng trong Bộ Công an - Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang, nguyên Thứ trưởng Công an Nguyễn Duy Ngọc.

Giáo sư Zachary Abuza từ trường Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ - người chuyên viết các bài bình luận phân tích về chính trị Việt Nam - nhận định với RFA:

“Ông Ngọc đã là một nhân vật đầy quyền lực, việc đứng đầu Văn phòng Trung ương Đảng vốn đã đặt ông ta vào trung tâm của mọi thứ. Tô Lâm giờ đây có đến hai cấp dưới trước kia của mình trong Bộ Chính trị.”

Truyền thông Nhà nước trích dẫn thông cáo của Ban Chấp hành Trung ương phát đi vào chiều ngày 23/1 cho biết, ông Nguyễn Duy Ngọc còn được chọn giữ chức Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng thay ông Trần Cầm Tú - Thường trực Ban Bí thư, người đang đảm nhận hai chức vụ.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương là cơ quan kiểm tra, giám sát chuyên trách của Ban Chấp hành Trung ương, thực hiện việc kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Từ những kết luận và kiến nghị của Uỷ ban này, nhiều lãnh đạo cấp cao trong Đảng Cộng sản Việt Nam các năm qua đã phải chịu các hình thức kỷ luật khác nhau.

Ông Ngọc được bầu vào Bộ Chính trị vào khi ông mới chỉ phục vụ trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng chưa đầy một nhiệm kỳ. Trong khi đó, theo quy định của Đảng, một người muốn trở thành uỷ viên Bộ Chính trị, ngoài đáp ứng các tiêu chí về đạo đức, tư tưởng chính trị, kinh nghiệm lãnh đạo ở tỉnh, thành, bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, còn phải là uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên.

Ông Ngọc - nguyên Thượng tướng Công an- được bầu vào Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá 13 vào tháng 12/2023, tức là chỉ trong vòng một năm, ông đã được chọn vào Bộ Chính trị.

“Thực tế là ông Ngọc mới chỉ đang trong nhiệm kỳ đầu ở Ban Chấp hành Trung ương nói lên rất nhiều về sự tin tưởng của ông Tô Lâm vào ông ta (Ngọc), và hướng đi mà Tô Lâm đang làm đối với đất nước. Nó cũng cho thấy sự kiểm soát của Tô Lâm ở Bộ Chính trị và Ban chấp hành Trung ương, rằng ông ta có thể đang vi phạm quy định của Đảng” - Giáo sư Zach Abuza nhận định.

_______

Tô Lâm toan tính giành trọn nhiệm kỳ trên đỉnh cao quyền lực

Không phải Maika nhưng Tô Lâm cũng từ trên trời rơi xuống?

Ông Tô Lâm quẳng cái đe sắt cho đối thủ đang sắp chết đuối

Ông Nguyễn Tấn Dũng nhận huân chương ngang hàng với ông Nguyễn Phú Trọng

_______

Trong một bài phân tích trước đây, giáo sư Zach Abuza đã nhận định rằng ông Tô Lâm đang toan tính để giành chọn quyền lực Tổng Bí thư trong nhiệm kỳ tới bắt đầu từ năm 2026. Cách mà ông làm là cài người vào Bộ Chính trị.

Bộ Chính trị gồm 18 thành viên được bầu tại Đại hội Đảng lần thứ 13 vào tháng 1 năm 2021, có thời điểm đã tụt xuống mức thấp nhất là 12 thành viên vì một số bị kỷ luật. Vào tháng 8 năm ngoái, Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang đã được bầu bổ sung vào Bộ Chính trị.

Tuy nhiên, để có thể được bầu vào vị trí Tổng bí thư nhiệm kỳ tiếp theo, theo Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc, ông Tô Lâm sẽ phải vượt qua một loạt các cửa mà Bộ Chính trị không phải là ban đưa ra quyết định chính.

“Chúng ta nên nhớ là Bộ Chính trị không còn là người đưa ra các quyết định cuối. Đó là Ban chấp hành Trung ương. Cách duy nhất để ông ta có thể được bầu là nếu Ban chấp hành Trung ương hiện tại chấp nhận việc đề cử ông ta trước 1.500 đại biểu vào đầu năm 2026.” - Giáo sư Carl Thayer cho biết.

Theo quy định của Đảng, Đại hội Đảng sẽ bầu ra Ban chấp hành Trung ương mới và Ban này sau đó sẽ bầu người vào Bộ Chính trị và từ đó chọn ra Tổng bí thư.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Zach Abuza, ông Tô Lâm dường như đang mở rộng Bộ Chính trị, trong khi truyền thống từ trước đến nay, sự xáo trộn nhân sự trong cơ quan quyền lực này là không quá 50%.

“Nếu ông ta muốn loại bỏ những nhân vật không quan trọng của các đối thủ, việc mở rộng Bộ Chính trị sẽ cho ông ta nhiều chỗ để xoay xở hơn” - Giáo sư Zach Abuza nhận định.


************

Tân Ngoại trưởng Hoa Kỳ được Việt Nam mời thăm dù từng chỉ trích Hà Nội vi phạm nhân quyền

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn mời tân Ngoại trưởng Marco Rubio thăm Việt Nam

Marco Rubio
Ngoại trưởng Marco Rubio chào đón mọi người khi ông tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 21/1/2025, theo sau ông là gia đình. ((AP Photo/Jacquelyn Martin))

Ngoại trưởng mới của Hoa Kỳ, ông Marco Rubio, được Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn gửi thư chúc mừng và mời thăm Hà Nội cho dù cựu thượng nghị sĩ liên bang từng lên tiếng chỉ trích vi phạm nhân quyền của quốc gia độc đảng này ở Đông Nam Á.

Truyền thông Nhà nước đưa tin, ngay sau khi ông Marco Rubio được Thượng viện Hoa Kỳ chuẩn thuận và trở thành ngoại trưởng của chính quyền Trump, PTT Bùi Thanh Sơn đã mời ông đến thăm Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt song phương (1995-2025).

Báo Chính phủ trích dẫn thư mời cho biết, phía Việt Nam tái khẳng định coi Hoa Kỳ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, và bày tỏ hy vọng sẽ tiếp tục hợp tác trong việc triển khai Đối tác chiến lược toàn diện mà hai quốc gia cựu thù đã ký vào tháng 9/2023 dưới chính quyền của Tổng thống Biden.

Trước khi được Tổng thống Donald Trump đề cử làm ngoại trưởng, ông Marco Rubio (53 tuổi) là thượng nghị sỹ liên bang của tiểu bang Florida từ năm 2011.

Trong vai trò này, ông đã nhiều lần lên tiếng về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam.

Vào tháng 10/2014, ông đứng đầu một nhóm thượng nghị sỹ đề nghị Tổng thống Obama cân nhắc lại quyết định nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí cho Việt Nam.

Sáu năm sau, ông cùng Thượng nghị sỹ John Cornyn gửi thư chung cho Ngoại trưởng Mike Pompeo đề nghị nêu vấn đề đàn áp nhân quyền với Hà Nội và xem xét áp dụng Đạo luật Magnitsky toàn cầu đối với quan chức Việt Nam, đồng thời đưa Việt Nam vào danh sách Các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì vi phạm quyền tự do tôn giáo.

Hoa Kỳ phải tiếp tục phát triển và củng cố quan hệ đối tác của chúng ta với các quốc gia trong khu vực để đảm bảo thịnh vượng và an ninh chung và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc. Cách duy nhất để hiện thực hóa toàn bộ tiềm năng của mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam là gây sức ép để họ thực hiện các bước nghiêm túc nhằm cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam,” thư có đoạn viết.

Bức thư cũng đề cập đến việc Hà Nội lạm dụng Luật Tôn giáo Tín ngưỡng để đàn áp những tín đồ Thiên chúa người Hmong và người Thượng, chính phủ đàn áp Hội nhà báo độc lập Việt Nam và tìm cách bịt miệng những tiếng nói đối lập.

Trong thư gửi Ngoại trưởng Marco Rubio ngày 21/1, Uỷ hội Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) thúc giục ông đưa Việt Nam cùng 16 quốc gia khác như Trung Quốc, Iran, Bắc Triều Tiên, Cuba… vào CPC vì các vi phạm quyền tự do tôn giáo nghiêm trọng ở các nước này.

Việt Nam đã ở trong Danh sách theo dõi đặc biệt (SWL) về tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trong hai năm qua, và cho dù liên tục có đề nghị từ USCIRF, tiền nhiệm của ông Marco Rubio, Ngoại trưởng Antony Bliken đã không đưa Việt Nam vào CPC.

Giáo sư Zachary Abuza tại Đại học Chiến tranh Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington và là trợ giảng tại Đại học Georgetown, không lạc quan về việc chính quyền mới của Trump sẽ quan tâm đến vấn đề nhân quyền nói chung và vi phạm nhân quyền ở Việt Nam hiện nay. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA:

Nhiệm kỳ đầu tiên của Trump cho thấy sự thiếu tập trung. Ông ấy đã làm suy yếu mạng lưới liên minh và quan hệ đối tác của chúng ta, và gieo rắc mầm mống nghi ngờ vào độ tin cậy của Hoa Kỳ.

“Việc thúc đẩy nhân quyền và dân chủ thậm chí không phải là ưu tiên thấp (của chính quyền Trump trong nhiệm kỳ hai- PV), và tôi thực sự lo ngại rằng sự gần gũi của ông ấy với các giám đốc điều hành công nghệ sẽ khiến mọi thứ trở nên tồi tệ hơn vì họ muốn thoát khỏi mọi quy định, sự giám sát hoặc trách nhiệm giải trình đối với các nền tảng của họ.”

Ông Hunter Marston, nghiên cứu sinh tiến sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế từ Đại học Quốc gia Australia cũng cho rằng chính quyền Trump sẽ ít chú ý hơn về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Ông nói trong tin nhắn gửi RFA:

“Ba chính quyền Hoa Kỳ liên tiếp từ Obama đến Biden đã công nhận vai trò then chốt của Việt Nam đối với chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rộng lớn hơn của Hoa Kỳ. Washington tiếp tục coi Việt Nam là đối tác thiết yếu ở Đông Nam Á.

“Các mối quan ngại về nhân quyền luôn là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, nhưng chúng không cản trở các mối quan hệ chiến lược sâu sắc hơn trong thập kỷ qua. Chính quyền Trump có thể sẽ không chú ý nhiều đến vấn đề này.”

Phóng viên gửi email tới Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ với đề nghị bình luận về lời mời của phía Việt Nam nhưng chưa nhận được ngay phản hồi.


************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm