(
AFP ) - Tại Vatican, các hồng y hôm nay, 28/04/2025, quyết định Mật
nghị Hồng y bầu chọn tân giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 07/05. Trong
thời gian diễn ra Mật nghị Hồng y, 135 vị hồng y có quyền bỏ phiếu (
dưới 80 tuổi ) sẽ họp kín trong nhà nguyện Sistina ở Vatican để bầu tân
giáo hoàng. Các vị hồng y sẽ bỏ phiếu 4 lần mỗi ngày, 2 lần buổi sáng, 2
lần buổi chiều, cho đến khi chọn được người thay thế giáo hoàng
Phanxicô. Tiến trình bỏ phiếu có thể kéo dài nhiều ngày. Trong hai lần
trước, vào năm 2005 và 2013, Mật nghị Hồng y chỉ diễn ra trong 2 ngày.
( AFP ) - Philippines bác bỏ thông tin Trung Quốc đã chiếm được Đá Hoài Ân ở Biển Đông. Thứ
bảy tuần trước, kênh truyền hình Nhà nước Trung Quốc loan tin là hải
cảnh Trung Quốc vào giữa tháng 4 đã đổ bộ lên Đá Hoài Ân thuộc quần đảo
Trường Sa ở Biển Đông, một đảo nhỏ mà Trung Quốc, Philippines và Việt
Nam đều tuyên bố chủ quyền. Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc
gia Philippines hôm nay, 28/04/2025, khẳng định việc loan truyền thông
tin nói trên là “vô trách nhiệm ». Trong khi đó, phát ngôn viên của bộ
Ngoại Giao Trung Quốc chỉ trích thái độ “khiêu khích” của Philippines
tại khu vực Đá Hoài Ân và tuyên bố “Trung Quốc đã tiến hành các chiến
dịch bảo vệ các quyền và thực thi pháp luận nhằm ngăn chận việc
Philippines đổ bộ trái phép lên đảo này, cũng như ngăn chận những hành
động khiêu khích khác”.
( AFP ) - Trung Quốc: Không hề có điện đàm giữa Donald Trump và Tập Cận Bình. Trong
cuộc họp báo hôm nay, 28/04/2025, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung
Quốc khẳng định trong thời gian qua, không hề có bất cứ cuộc điện đàm
nào giữa nguyên thủ hai nước về thuế quan. Trong bài trả lời phỏng vấn
được đăng trên tạp chí Time ngày 25/04, ông Trump cho biết đã nói chuyện
qua điện thoại với lãnh đạo họ Tập, nhưng không nói rõ thời điểm cũng
như nội dung cuộc trao đổi.
( AFP ) - Ấn Độ ký thỏa thuận mua 26 chiến đấu cơ Rafale. Bộ
Quốc Phòng Ấn Độ cho biết vừa ký một thỏa thuận với Pháp hôm nay,
28/04/2025, để mua thêm 26 chiến đấu cơ Rafale, do hãng Pháp Dassault
Aviation sản xuất, để trang bị cho hải quân Ấn Độ. Đơn đặt hàng này bổ
sung cho đơn đặt hàng đầu tiên của Ấn Độ mua 36 máy bay cùng loại.
(AFP) - Ấn Độ - Pakistan lại nổ súng ở biên giới sau vụ khủng bố ở Kashmir. Như
ba đêm trước, quân đội Ấn Độ cáo buộc lực lượng Pakistan đã nổ súng
trước trong đêm 27-28/04/2025 và buộc họ phải đáp trả. Căng thẳng giữa
hai nước tiếp tục gia tăng sau vụ khủng bố khiến 26 người thiệt mạng và
New Delhi cáo buộc chính quyền Islamabad đứng đằng sau. Các thủ phạm vẫn
đang bị truy nã. Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ và Pakistan « kiềm chế ».
Còn theo hãng thông tấn PTI ngày 28/04, khoảng 15 kênh của các cơ quan
truyền thông như Dawn, Samaa TV, ARY News, Bol News… được chiếu trên
YouTube bị cấm vì tuyên truyền « gây hấn » về vụ khủng bố đẫm máu.
( AFP ) - Tân thủ tướng Nielsen: Groenland không phải “để bán”. Đến
thăm Đan Mạch, hôm qua, 27/04/2025, tân thủ tướng Groenland, ông
Jens-Frederik Nielsen, khẳng định, hòn đảo rộng lớn này không phải là
“để bán” và những tuyên bố của phía Mỹ về việc sáp nhập vùng lãnh thổ tự
trị của Đan Mạch là “thiếu tôn trọng”. Đây là chuyến thăm đầu tiên của
tân thủ tướng Groeland ở Đan Mạch kể từ khi ông Nielsen lên lãnh đạo một
chính phủ liên minh sau khi đảng của ông giành chiến thắng trong cuộc
bầu cử lập pháp vào tháng 3.
(AFP) – Nghi phạm vụ tấn công bằng dao sát hại một tín đồ Hồi giáo ở miền nam nước Pháp đã « nộp mình » cho cảnh sát Ý.
Hai ngày sau vụ tấn công và gây tử vong cho một tín đồ Hồi giáo ở thành
phố La Grand Combe, vùng Gard, miền nam nước Pháp, nghi can đã bị bắt
tại Ý trong đêm qua 27/04/2025. Chưởng lý tòa án Alès xác nhận danh tánh
nghi can là người gốc Bosnia, sinh ra tại Pháp. Hung thủ tự ý ra trình
diện cảnh sát tại Pistoria, miền trung nước Ý cách không xa thành phố
Florence. Pháp đã phát lệnh cho dẫn độ nghi can về Pháp.
( AFP ) - Tấn công nhà tù ở Pháp: 25 vụ bắt giữ. Mười
lăm ngày sau các vụ tấn công vào các nhà tù ở Pháp nhân danh nhóm
“DDPF”, một nhóm không ai biết đến, cảnh sát Pháp đã tiến hành 25 vụ bắt
giữ trong một chiến dịch ở nhiều nơi, cụ thể là ở vùng Paris,
Marseille, Lyon và Bordeaux. Kể từ ngày 13 đến 21/04, nhiều nhà tù ở
Pháp đã bị đốt xe trong bãi đậu xe, bị nhắm bắn bằng pháo hoa hoặc thậm
chí bằng súng kalachnikov.
(RFI) - Nổ hải cảng Shahid Rajaï : Iran chưa làm chủ được tình hình. Hai
ngày sau vụ nổ lớn tại bến cảng Shahid Rajaï làm ít nhất 40 người chết,
Iran vẫn chưa làm chủ được tình hình. Teheran bác bỏ tin đồn nguyên
nhân gây ra hỏa hoạn xuất phát từ vụ nổ hóa chất nhập khẩu để chế tạo
tên lửa đạn đạo. Cảng Shahid Rajaï, cách thủ đô Teheran cả ngàn km về
phía nam và đây là nơi 85 % hàng hóa của Iran phải đi qua.
(AFP) - Mỹ khẳng định tấn công 800 mục tiêu và hạ sát vài trăm chiến binh Houthi ở Yemen từ tháng 03. Theo
thông tin được quân đội Mỹ công bố ngày 27/04/2025, trong số chiến binh
Houthi bị hạ sát có rất nhiều thành viên bộ chỉ huy. Từ ngày 15/03, Mỹ
mở chiến dịch « Rough Rider », oanh kích lực lượng nổi dậy ở
Yemen gần như hàng ngày nhằm chấm dứt mối đe dọa của Houthi đối với khu
vực Hồng Hải và vịnh Aden.
(AFP) - Israel bị Palestine cáo buộc sử dụng phong tỏa làm « vũ khí chiến tranh » ở Gaza.
Ngày 28/04/2025, Tòa Án công Lý Quốc Tế bắt đầu phiên xử, dự kiến kéo
dài hơn 50 ngày, về việc Israel thiết lập phong tỏa hoàn toàn đối với
hàng viện trợ nhân đạo vào dải Gaza bị chiến tranh tàn phá. Trong buổi
khai mạc, ông Ammar Hijazi, đại diện của Palestine khẳng định « tất
cả các tiệm bánh mì ở Gaza được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ đã buộc phải đóng
cửa. 9/10 người Palestine không có được nước sạch ». Israel không tham dự nhưng đã phản ứng ngay lập tức, cáo buộc phiên tòa là « sự đàn áp triệt để ».
(AFP) – Ả Rập Xê Út và Qatar thay mặt Syria thanh toán khoản nợ 15 triệu đô la cho Ngân Hàng Thế Giới. Một
thông cáo chung của bộ Tài Chính Ả Rập Xê Út và Qatar của Ryiad hôm
28/04/2025 cho biết như trên. Đây là kết quả từ một cuộc họp với đại
diện của Syria bên lề khóa họp mùa xuân tại thủ đô Washington của Ngân
Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Trên nguyên tắc cử chỉ này « mở
đường cho việc Syria lại được phép yêu cầu Ngân Hàng Thế Giới giúp đỡ
sau 14 năm cuộc nội chiến ». Phần lớn cơ sở hạ tầng của Syria đã bị phá
hủy vì chiến tranh.
(Les Echos) - Pháp vô địch châu Âu về chứng trầm cảm liên quan đến công việc. Trầm
cảm do tiếp xúc với những rủi ro tâm lý xã hội (PSR) tại nơi làm việc
khiến các quốc gia châu Âu thiệt hại từ 45 đến 103 tỷ euro mỗi năm. Đây
là kết luận của một nghiên cứu khoa học quốc tế cho Viện Công đoàn châu
Âu, được tiến hành tại 27 nước Liên Âu, Anh Quốc và được nhật báo Les
Echos đăng ngày 28/04/2025. Vấn đề này đặc biệt đáng lo ngại đối với
Pháp, nơi có chi phí hàng năm cao nhất cho trung bình 100.000 nhân viên.
Trong số 5 rủi ro tâm lý xã hội, có ba điểm căng thẳng hơn cả : áp lực,
sự cân bằng giữa nỗ lực và phần thưởng, quấy rối tinh thần.
***********
Động thái quân sự của Nga gần biên giới Phần Lan
Minh Thu
~3 minutes
Đây
là thông tin được tờ Wall Street Journal (WSJ) công bố hôm nay (28/4)
sau khi dẫn lời các chuyên gia, và quan chức phương Tây. Theo WSJ, những
nỗ lực của Nga gồm mở rộng các căn cứ quân sự gần thành phố
Petrozavodsk nằm cách Phần Lan khoảng 160km về phía đông. Một địa điểm
cũng được lên kế hoạch để xây dựng trụ sở mới có khả năng chỉ huy hàng
chục nghìn binh sĩ Nga.
Giới chức tình báo và quân sự phương Tây
cảnh báo, những đơn vị này có thể tạo thành "xương sống" cho các lực
lượng Nga đang chuẩn bị cho khả năng đối đầu với NATO.
Binh sĩ Mỹ và Phần Lan tham gia một cuộc tập trận vào năm 2022. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Kể
từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng
2/2022, giới chức NATO đã nhiều lần cho rằng Moscow có thể sẽ phát động
tấn công nhằm vào các thành viên của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu
trong những năm tới.
Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới
dài 1.300km với Nga, cũng đã lên tiếng cáo buộc Moscow tăng cường các
hoạt động hỗn hợp chống lại quốc gia Bắc Âu này, kể từ khi Phần Lan gia
nhập NATO vào năm 2023.
Giữa
lúc tập trung chiến đấu ở Ukraine, quân đội Nga được cho đang chịu tổn
thất lớn về nhân lực và trang thiết bị. Điều này đã buộc Moscow phải tái
triển khai lực lượng từ các khu vực khác trong những năm qua. Vào tháng
6/2024, giới truyền thông đưa tin hầu hết các đơn vị bộ binh của Nga
từng đóng quân gần Phần Lan đã được điều động đến Ukraine.
Song
vào đầu tháng 4, ông Christopher Cavoli, chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu
Âu, cho hay Nga đang xây dựng lại lực lượng nhanh hơn nhiều so với những
dự đoán trước đây. "Mặc dù chịu tổn thất lớn trong xung đột ở Ukraine, quân đội Nga vẫn đang tái thiết, và phát triển với tốc độ nhanh hơn hầu hết các dự đoán được đưa ra”, ông Cavoli nói.
Theo
ông Cavoli, Mỹ ước tính Nga sẽ sản xuất 250.000 quả đạn pháo mỗi
tháng. Điều này có thể giúp Nga xây dựng kho dự trữ lớn gấp 3 lần so với
Mỹ và châu Âu cộng lại.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Andrei Belousov vào tháng 12/2024 cũng cho hay Nga cần phải sẵn sàng cho
một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong 10 năm tới.
**********
Nhóm BRICS đổ về Brazil bàn phản ứng chung với thuế quan của ông Trump
Ngày
28-4, ngoại trưởng các nước thành viên nhóm BRICS đã gặp nhau để thảo
luận về việc cùng bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu, cũng như phối hợp
phản ứng trước loạt thuế quan mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) đến dự hội nghị ngoại trưởng BRICS tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 28-4 - Ảnh: REUTERS
Theo
Hãng tin Reuters, cuộc họp của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu
thế giới BRICS tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil dự kiến đưa ra tuyên
bố chung chỉ trích các "biện pháp đơn phương" về thương mại.
"Các
bộ trưởng đang đàm phán về một tuyên bố nhằm tái khẳng định vai trò
trung tâm của các cuộc đàm phán thương mại đa phương, coi đây là trục
hành động chính trong thương mại" - đại diện BRICS của Brazil Mauricio
Lyrio cho biết.
Vị này thông tin thêm: "Họ cũng sẽ một lần nữa chỉ
trích các biện pháp đơn phương, bất kể xuất phát từ đâu. Đây là lập
trường lâu nay của các nước thành viên BRICS".
Nhóm BRICS đang đối mặt với những thách thức to lớn từ các hành động thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc -
quốc gia bị áp mức thuế tới 145% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ -
đã thúc đẩy việc sử dụng giọng điệu mạnh mẽ hơn trong tuyên bố chung.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin am hiểu quá trình đàm phán, văn bản cuối
cùng sẽ mang tính chỉ trích, nhưng tránh mang tính đối đầu.
Các đại diện chụp ảnh chung trong ngày diễn ra hội nghị ngoại trưởng BRICS tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 28-4 - Ảnh: REUTERS
Thời gian qua toàn bộ nhóm BRICS cũng đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ
trích. Nhà lãnh đạo Mỹ dọa sẽ áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ
các nước BRICS nếu họ tạo ra đồng tiền riêng hoặc từ bỏ sử dụng đồng đô
la Mỹ (USD). Có lúc ông dọa sẽ áp mức thuế quan tới 150% với BRICS.
Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Tại
hội nghị thượng đỉnh năm 2023, nhóm BRICS đã mở rộng lần đầu tiên sau
hơn một thập niên, mời Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) gia nhập. Tháng 1-2025, Indonesia đã
chính thức trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tham gia BRICS.
**********
Nhật Bản và Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh, ủng hộ thương mại tự do
Thu Hằng
~3 minutes
Thủ
tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đến Hà Nội ngày 27/04/2025 bắt đầu chuyến
công du Việt Nam cho đến ngày 29/04. Sau khi hội kiến tổng bí thư Tô
Lâm, chủ tịch nước Lương Cường, hôm nay, 28/04, thủ tướng Nhật hội đàm
với đồng nhiệm Phạm Minh Chính. Hai bên khẳng định « sẽ hợp tác để duy
trì một trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên pháp quyền » và « dựa
trên quy tắc quốc tế » trong bối cảnh cả hai nước đang đàm phán với Mỹ
để tránh thuế quan.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Trong
buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm, thủ tướng hai nước cho biết đã ký
bốn thỏa thuận hợp tác, bao gồm thúc đẩy thương mại các sản phẩm chuyển
đổi năng lượng và nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn. Nội dung của
các thỏa thuận không được tiết lộ và Reuters không thể xác định liệu có
bao gồm bất kỳ cam kết ràng buộc hoặc tài chính nào hay không.
Theo
Báo Điện tử Chính phủ, khi tiếp thủ tướng Ishiba ngày 27/04, tổng bí
thư Tô Lâm đề xuất 7 định hướng lớn để tăng cường hợp tác chiến lược
giữa hai nước, trong đó có đề nghị Nhật Bản tích cực tham gia vào các dự
án cơ sở hạ tầng trọng điểm thông qua nguồn vốn ODA thế hệ mới. Nhật
Bản đã tham gia vào các nghiên cứu sơ bộ về việc xây dựng tuyến đường
sắt cao tốc trong tương lai nối Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, với
chi phí ước tính là 67 tỷ đô la. Đây là dự án cơ sở hạ tầng tham vọng
nhất của Việt Nam.
Ngoài ra, theo Kyodo, hai nước sẽ khởi động đối thoại 2+2 cấp thứ trưởng ngoại giao, quốc phòng nhằm tăng cường « giao tiếp chiến lược ».
Cuộc họp đầu tiên có thể diễn ra ngay trong năm 2025. Hai bên cũng nhất
trí hợp tác tăng cường năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam và hướng
tới hợp tác về công nghệ và thiết bị quốc phòng trong bối cảnh cùng phải
đối mặt với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Nhật
Bản có thể đưa Việt Nam vào danh sách các nước đủ điều kiện nhận thiết
bị quốc phòng trong chương trình hỗ trợ các nước có chung chí hướng tăng
cường năng lực an ninh và như vậy, Hà Nội sẽ nhận được hỗ trợ khi cần
thiết. Nếu được chấp thuận, Việt Nam trở thành nước thứ tư được hưởng
Chương trình Viện trợ An ninh chính thức (OSA) của Nhật Bản được triển
khai từ năm 2023, trong đó có ba nước ASEAN Philippines, Malaysia và
Indonesia.
**********
Dấu hiệu lỏng lẻo trong bộ máy của chính quyền ông Trump
7–9 minutes
Chính
quyền Tổng thống Trump chuẩn bị kỷ niệm mốc 100 ngày đầu nhiệm kỳ,
nhưng bộ máy hoàn hảo mà ông ca ngợi đang xuất hiện nhiều vấn đề.
Khi
đánh giá hiệu suất đội ngũ của mình hồi cuối tháng 3, Tổng thống Mỹ
Donald Trump khoe rằng Nhà Trắng đã qua "hai tháng hoàn hảo". Làn sóng
vượt biên trái phép vào Mỹ giảm mạnh, tuyển mộ nhân sự cho quân đội
tăng, thị trường chứng khoán đầy tín hiệu tích cực.
Ông Trump đã
đạt được một số mục tiêu chính sách với đội ngũ tương đối đồng thuận và
nhất quán, đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với nhiệm kỳ đầu được đánh
giá nhiều hỗn loạn của ông. Chánh văn phòng Nhà Trắng Susie Wiles, người
có biệt danh "bà đầm băng giá", nhận được nhiều tín nhiệm.
Tuy
nhiên, khi chính quyền ông Trump chuẩn bị kỷ niệm 100 ngày đầu nắm
quyền, bộ máy "hoàn hảo" đó đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lỏng
lẻo.
Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth liên tiếp vướng vào lùm xùm
chia sẻ thông tin quân sự nhạy cảm về kế hoạch tấn công Houthi của Mỹ
trước thời điểm thực hiện. Một lần là trong nhóm Signal có vợ và những
người thân cận của ông. Và một lần khác là khi nhóm Signal gồm ông
Hegseth, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và một số người khác nhưng
bị thêm nhầm một nhà báo.
Những sự cố này đã "củng cố những lời
chỉ trích rằng Hegseth, một cựu MC Fox News, không đủ tầm cho một vị trí
quan trọng như vậy", Aaron Blake, nhà phân tích của Washington Post, cho hay.
Tổng thống Donald Trump ngồi giữa các quan chức nội các trong cuộc họp ở Nhà Trắng ngày 26/2. Ảnh: AFP
Lầu
Năm Góc đang đối mặt sóng gió nội bộ. Joe Kasper, chánh văn phòng của
Bộ trưởng Hegseth, ngày 24/4 thông báo từ chức và sẽ trở thành nhân viên
chính phủ đặc biệt, vị trí làm việc cho chính phủ 130 ngày trong một
năm. Kasper là quan chức quốc phòng thứ năm rời Lầu Năm Góc gần đây,
giữa lúc cuộc điều tra về rò rỉ thông tin nội bộ trong cơ quan này đang
diễn ra.
Dan Caldwell, cố vấn cấp cao của Bộ trưởng Hegseth, ngày
15/4 bị áp giải khỏi trụ sở và đình chỉ công tác, sau khi bị cáo buộc có
hành vi "tiết lộ thông tin trái phép". Lầu Năm Góc cũng cách chức hai
quan chức gồm phó chánh văn phòng Darin Selnick và Colin Carroll, chánh
văn phòng của Thứ trưởng Quốc phòng Steve Feinberg. John Ullyot, từng
giữ chức phát ngôn viên của cơ quan này, đã được yêu cầu từ chức.
Sở
Thuế vụ Mỹ (IRS) đã thay ba lãnh đạo trong vòng một tuần. Một người đàn
ông nhập cư gốc El Salvador ở Maryland bị trục xuất nhầm vì "sai sót
hành chính". Chính quyền gần đây cũng phát động cuộc chiến với hàng loạt
đại học nổi tiếng Mỹ, trong đó có Harvard, khiến ngôi trường gần 400
năm tuổi đệ đơn kiện.
Nhiều quyết sách của chính quyền ông Trump
đang vấp rào cản từ tòa án. Dù chính quyền liên tục đổ lỗi cho các thẩm
phán "cánh tả", trong số những người ra phán quyết chặn chính sách của
ông Trump có cả một số người do chính đảng Cộng hòa hậu thuẫn.
Thẩm
phán liên bang Stephanie Gallagher ở bang Maryland, người được ông
Trump bổ nhiệm, ngày 24/4 ra lệnh cho chính quyền tạo điều kiện để
Kilmar Abrego Garcia, người bị trục xuất nhầm, trở về Mỹ. Ông cũng ngăn
chính quyền thực hiện lời đe dọa cắt tài trợ những đại học không tuân
thủ yêu cầu cải cách.
Nhiều cuộc thăm dò tuần này cho thấy tỷ lệ
ủng hộ ông Trump đang giảm. Tỷ lệ ủng hộ trung bình của ông dựa theo kết
quả thăm dò mới từ YouGov, Pew và Fox News là 44,8%, trong khi tỷ lệ
không tán thành cao hơn 7 điểm phần trăm ở mức 51,8%.
Trong cuộc
thăm dò mới của RealClearPolitics, tỷ lệ của ông Trump là 46,1% tán
thành và 51,6% phản đối, chênh lệnh 5,5 điểm phần trăm. Mức chênh lệch
này trong cuộc thăm dò công bố ngày 2/4 chỉ là 0,3%.
Cuộc thăm dò
của Fox News công bố ngày 23/4 cho hay tỷ lệ ủng hộ với hiệu suất công
việc chung của ông Trump là 44%, giảm 5 điểm so với mức 49% trong tháng 3
và thấp hơn một điểm so với cùng kỳ trong nhiệm kỳ một của ông. Khoảng
59% cử tri không hài lòng với cách chính quyền Trump xử lý mọi vấn đề
hiện tại.
"Điều đáng lo ngại với ông Trump hiện tại có lẽ là hầu
hết chính sách của ông không còn được đa số người Mỹ ủng hộ. Điều đó cho
thấy tỷ lệ ủng hộ ông giờ đây chủ yếu là những người trung thành với cá
nhân ông, chứ không phải với chính sách của ông", Aaron Blake, nhà phân
tích của Washington Post, nhận định.
Nhiều người Mỹ tỏ
ra bất bình với chính sách thuế quan mới của ông Trump, cũng như nỗ lực
của tỷ phú Elon Musk nhằm cắt giảm hàng loạt công chức liên bang. Tỷ lệ
ủng hộ chính sách trục xuất, vốn ở mức cao trong những tháng đầu nhiệm
kỳ của ông Trump, cũng đang có xu hướng giảm.
Trong cuộc thăm dò
tuần này, hơn 60% người Mỹ cho rằng chính quyền ông Trump nên tuân thủ
lệnh của tòa án để tạo điều kiện đưa Garcia trở về Mỹ. Các cuộc thăm dò
khác cho thấy người Mỹ cũng phản đối việc chính sách gửi hàng trăm người
nhập cư bị cáo buộc là thành viên băng đảng tội phạm tới nhà tù ở El
Salvador mà không qua quy trình xét xử phù hợp.
Số người vượt biên
trái phép vào Mỹ bị bắt đã giảm mạnh gần đây và được xem là thành tựu
quan trọng nhất trong giai đoạn 100 ngày đầu nhiệm kỳ. Cuộc khảo sát của
Fox News chỉ ra 55% người được hỏi ủng hộ ông Trump về an ninh biên
giới.
Tuy nhiên, Blake cho hay tỷ lệ thăm dò trong vấn đề nhập cư
cho thấy ông Trump không được đánh giá cao như kỳ vọng. 47% người Mỹ tán
thành hiệu suất của ông Trump về nhập cư, nhưng 48% không tán thành,
theo kết quả thăm dò của Fox News.
Người biểu tình phản đối Tổng thống Donald Trump tại Miami, bang Florida ngày 5/4. Ảnh: AP
Giới
quan sát cho rằng ông Trump trong những ngày tới có thể phớt lờ các dấu
hiệu tiêu cực bằng cách tiếp tục thúc đẩy chính sách thuế quan và thách
thức các phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, ngày càng nhiều dấu hiệu cho
thấy quyền lực chính trị của ông Trump đang bị tổn hại trong chưa đầy
100 ngày đầu nhiệm kỳ.
Matthew Foster, giáo sư tại Đại học Mỹ, cho
biết ông Trump đã có một chiến dịch tranh cử kỷ luật hơn vào năm 2024,
nhưng điều đó khác với việc thiết lập đội ngũ quản lý sau khi lên nắm
quyền. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, ông Trump có xu hướng chọn những người
có nhiều kinh nghiệm chính trị, nhưng họ cuối cùng lại quay sang cản trở
các chính sách của ông, thậm chí là chỉ trích ông.
Sang nhiệm kỳ
thứ hai, Tổng thống Mỹ ưu tiên đưa những người trung thành vào nội các,
dù một số gần như không có kinh nghiệm quản lý vĩ mô hoặc hoạt động
chính trị. Nhóm này giúp củng cố quyền lực cho ông Trump, nhưng những
người lần đầu lãnh đạo các cơ quan quan trọng thường có xu hướng mắc sai
lầm, theo Foster.
"Vận động tranh cử khác với điều hành chính
quyền. Chính quyền ông Trump đang nỗ lực hoàn thành những mục tiêu đặt
ra trong chiến dịch tranh cử, nhưng lại gây ra rất nhiều tranh cãi.
Chúng ta đang thấy rằng một chiến dịch tranh cử tốt không đồng nghĩa với
một bộ máy điều hành hiệu quả", ông nói.
Tuy nhiên, Harrison
Fields, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho biết ông không đồng ý với bất kỳ
đánh giá nào cho rằng chính quyền Tổng thống Trump đang hoạt động thiếu
hiệu quả. "Bạn không thể đạt được nhiều kết quả như vậy nếu bộ máy bị
rối loạn", ông nói.
Thùy Lâm (Theo Washington Post, Intelligencer, Fox News)
**********
Mỹ không kích trại giam giữ người di cư ở Yemen, khiến hơn 68 người chết
Nhóm Houthi ở Yemen tố Mỹ không kích một trại giam giữ người di cư làm ít nhất 68 người chết và hàng chục người bị thương
Người bị thương được đưa khỏi trung tâm giam giữ ở Sadaa, Yemen, sau vụ không kích ngày 28-4 - Ảnh: REUTERS
Ngày
28-4, Đài Al Masirah liên kết với Houthi cho biết vụ tấn công diễn ra ở
một trại giam ở tỉnh Saada, một thành trì của Houthi, phía bắc Yemen.
Cơ
sở này đang giam giữ 115 người di cư từ châu Phi đến Yemen để tìm cách
đi vào Saudi Arabia. Vụ tấn công gây hỏa hoạn đã làm chết ít nhất 68
người. Gần 50 người khác bị thương đã được chuyển đến bệnh viện để điều
trị với hầu hết đều bị thương nghiêm trọng. Vẫn còn một số người mất
tích.
Đài Al Jazeera cho biết vụ tấn công của Mỹ là một chiến dịch ném bom. Quân đội Mỹ chưa đưa ra bình luận nào vệ vụ việc.
Trước
vụ tấn công, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã đưa ra tuyên bố không
cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về chiến dịch ném bom.
"Để bảo
vệ an ninh hoạt động, chúng tôi cố tình hạn chế tiết lộ thông tin chi
tiết về các hoạt động đang diễn ra hoặc trong tương lai của mình. Chúng
tôi rất thận trọng trong cách tiếp cận hoạt động của mình, nhưng sẽ
không tiết lộ thông tin chi tiết về những gì chúng tôi đã làm hoặc sẽ
làm", Đài CNN dẫn tuyên bố của cơ quan này.
Cùng lúc, các cuộc không kích của Mỹ vào thủ đô Sanaa của Yemen đã giết chết ít nhất 8 người, nhóm Houthi cho biết.
Kể
từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường các hoạt
động quân sự nhắm vào lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn.
Vụ tấn
công chết chóc nhất cho đến nay diễn ra vào đầu tháng 4-2024 tại một
trạm nhiên liệu trên Biển Đỏ khiến ít nhất 74 người thiệt mạng.
Washington đã cam kết sẽ tiếp tục đánh Houthi cho đến khi nhóm ngừng các cuộc tấn công vào tàu vận chuyển Biển Đỏ.
Nhóm
Houthi, hiện đang kiểm soát một phần lớn lãnh thổ của Yemen, đã tiến
hành nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các
tàu Biển Đỏ kể từ tháng 11-2023. Nhóm này tuyên bố nhắm vào các tàu có
liên quan đến Israel để thể hiện sự đoàn kết với nhóm Hamas đang chiến
đấu ở Dải Gaza.
Mỹ không kích Yemen hơn 800 lần
Quân
đội Mỹ xác nhận đã thực hiện hơn 800 cuộc không kích riêng lẻ trong
chiến dịch kéo dài một tháng qua. Theo CENTCOM, chiến dịch đã "giết chết
hàng trăm chiến binh Houthi và nhiều thủ lĩnh Houthi", bao gồm cả những
người có liên quan đến chương trình tên lửa và máy bay không người lái
của nhóm này.
"Iran chắc chắn vẫn tiếp tục hỗ trợ Houthis. Houthi
chỉ có thể tiếp tục tấn công lực lượng của chúng tôi khi có sự hậu thuẫn
của chế độ Iran...Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng áp lực cho đến khi đạt
được mục tiêu, đó là khôi phục quyền tự do hàng hải và khả năng răn đe
của Mỹ trong khu vực", CENTCOM tuyên bố.
**********
Nga đơn phương tuyên bố ngừng bắn ba ngày tại Ukraine
Tổng
thống Putin ra lệnh ngừng bắn ngày 8-10/5 tại Ukraine, nhân kỷ niệm 80
năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
"Với
lý do nhân đạo, Nga sẽ ngừng bắn trong thời gian kỷ niệm 80 năm Ngày
Chiến thắng", Điện Kremlin hôm nay công bố sắc lệnh của Tổng thống
Vladimir Putin, thêm rằng "mọi hoạt động chiến đấu" sẽ tạm ngưng từ 0h
ngày 8/5 đến 0h ngày 10/5.
"Chúng tôi tin rằng phía Ukraine nên
noi gương và tuân thủ lệnh ngừng bắn. Trong trường hợp phía Ukraine vi
phạm, các lực lượng vũ trang Nga sẽ có phản ứng thích đáng và hiệu quả",
Điện Kremlin nhấn mạnh.
Nga tái khẳng định sẵn sàng khởi động đàm
phán hòa bình vô điều kiện nhằm giải quyết tận gốc các nguyên nhân gây
ra khủng hoảng Ukraine, đồng thời mong muốn hợp tác mang tính xây dựng
với các đối tác quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Moskva ngày 27/2. Ảnh: AFP
Trước
đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng tuyên bố Moskva sẵn
sàng bắt đầu đàm phán trực tiếp với Kiev mà không kèm theo điều kiện
nào, hướng đến giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Tuy nhiên, ông nói
Nga vẫn đang "chờ tín hiệu" từ Kiev cho thấy họ sẵn sàng nối lại đối
thoại trực tiếp.
"Hiện họ vẫn duy trì lệnh cấm đàm phán với Nga.
Chúng tôi chưa thấy bất kỳ hành động nào từ phía họ", ông Peskov cho
biết. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh cấm đàm phán
với Nga khi ông Putin vẫn nắm quyền.
Thông báo được đưa ra sau khi
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/4 kêu gọi Tổng thống Putin "ngừng
bắn" và "ký thỏa thuận" chấm dứt cuộc xung đột kéo dài ba năm giữa Nga
và Ukraine.
Sau tuyên bố của ông Putin, Ukraine kêu gọi Nga mở
rộng lệnh ngừng bắn lên "ít nhất 30 ngày", đồng thời nêu thắc mắc vì sao
Moskva lại trì hoãn kế hoạch tạm dừng giao tranh sang tuần đầu tháng 5
thay vì ban bố ngừng bắn ngay.
"Nếu Nga thực sự muốn hòa bình, họ
phải ngừng bắn ngay lập tức. Tại sao lại phải đợi đến ngày 8/5?", Ngoại
trưởng Ukraine Andriy Sybiga viết trên X.
Trong khi đó, Thư ký báo
chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết Tổng thống Donald Trump ngày
càng tỏ ra thất vọng với cả lãnh đạo Ukraine và Nga vì các bên không thể
thống nhất ngừng bắn lâu dài.
"Ông ấy muốn thấy một lệnh ngừng
bắn vĩnh viễn. Hôm nay, Tổng thống Putin đề xuất một lệnh ngừng bắn tạm
thời, nhưng Tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông muốn trước tiên phải có
một lệnh ngừng bắn lâu dài để chấm dứt giết chóc, chấm dứt đổ máu",
Leavitt nói.
Mỹ đã nhiều lần nỗ lực làm trung gian cho một lệnh
ngừng bắn lâu dài hai bên, nhưng đến nay vẫn chưa đạt được bất kỳ nhượng
bộ nào từ Điện Kremlin, bất chấp nhiều vòng đàm phán giữa chính quyền
Trump và các quan chức Nga.
Điện Kremlin từng tuyên bố lệnh ngừng
bắn kéo dài 30 giờ nhân Lễ Phục sinh. Dù Nga và Ukraine có giảm mức độ
giao tranh, cả hai phe vẫn cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn.
Ukraine thống kê Nga vi phạm lệnh ngừng bắn 3.000 lần, trong khi Bộ Quốc
phòng Nga cáo buộc Ukraine có khoảng 4.900 lần vi phạm.
(
AFP ) - Tại Vatican, các hồng y hôm nay, 28/04/2025, quyết định Mật
nghị Hồng y bầu chọn tân giáo hoàng sẽ bắt đầu vào ngày 07/05. Trong
thời gian diễn ra Mật nghị Hồng y, 135 vị hồng y có quyền bỏ phiếu (
dưới 80 tuổi ) sẽ họp kín trong nhà nguyện Sistina ở Vatican để bầu tân
giáo hoàng. Các vị hồng y sẽ bỏ phiếu 4 lần mỗi ngày, 2 lần buổi sáng, 2
lần buổi chiều, cho đến khi chọn được người thay thế giáo hoàng
Phanxicô. Tiến trình bỏ phiếu có thể kéo dài nhiều ngày. Trong hai lần
trước, vào năm 2005 và 2013, Mật nghị Hồng y chỉ diễn ra trong 2 ngày.
( AFP ) - Philippines bác bỏ thông tin Trung Quốc đã chiếm được Đá Hoài Ân ở Biển Đông. Thứ
bảy tuần trước, kênh truyền hình Nhà nước Trung Quốc loan tin là hải
cảnh Trung Quốc vào giữa tháng 4 đã đổ bộ lên Đá Hoài Ân thuộc quần đảo
Trường Sa ở Biển Đông, một đảo nhỏ mà Trung Quốc, Philippines và Việt
Nam đều tuyên bố chủ quyền. Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc
gia Philippines hôm nay, 28/04/2025, khẳng định việc loan truyền thông
tin nói trên là “vô trách nhiệm ». Trong khi đó, phát ngôn viên của bộ
Ngoại Giao Trung Quốc chỉ trích thái độ “khiêu khích” của Philippines
tại khu vực Đá Hoài Ân và tuyên bố “Trung Quốc đã tiến hành các chiến
dịch bảo vệ các quyền và thực thi pháp luận nhằm ngăn chận việc
Philippines đổ bộ trái phép lên đảo này, cũng như ngăn chận những hành
động khiêu khích khác”.
( AFP ) - Trung Quốc: Không hề có điện đàm giữa Donald Trump và Tập Cận Bình. Trong
cuộc họp báo hôm nay, 28/04/2025, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung
Quốc khẳng định trong thời gian qua, không hề có bất cứ cuộc điện đàm
nào giữa nguyên thủ hai nước về thuế quan. Trong bài trả lời phỏng vấn
được đăng trên tạp chí Time ngày 25/04, ông Trump cho biết đã nói chuyện
qua điện thoại với lãnh đạo họ Tập, nhưng không nói rõ thời điểm cũng
như nội dung cuộc trao đổi.
( AFP ) - Ấn Độ ký thỏa thuận mua 26 chiến đấu cơ Rafale. Bộ
Quốc Phòng Ấn Độ cho biết vừa ký một thỏa thuận với Pháp hôm nay,
28/04/2025, để mua thêm 26 chiến đấu cơ Rafale, do hãng Pháp Dassault
Aviation sản xuất, để trang bị cho hải quân Ấn Độ. Đơn đặt hàng này bổ
sung cho đơn đặt hàng đầu tiên của Ấn Độ mua 36 máy bay cùng loại.
(AFP) - Ấn Độ - Pakistan lại nổ súng ở biên giới sau vụ khủng bố ở Kashmir. Như
ba đêm trước, quân đội Ấn Độ cáo buộc lực lượng Pakistan đã nổ súng
trước trong đêm 27-28/04/2025 và buộc họ phải đáp trả. Căng thẳng giữa
hai nước tiếp tục gia tăng sau vụ khủng bố khiến 26 người thiệt mạng và
New Delhi cáo buộc chính quyền Islamabad đứng đằng sau. Các thủ phạm vẫn
đang bị truy nã. Trung Quốc kêu gọi Ấn Độ và Pakistan « kiềm chế ».
Còn theo hãng thông tấn PTI ngày 28/04, khoảng 15 kênh của các cơ quan
truyền thông như Dawn, Samaa TV, ARY News, Bol News… được chiếu trên
YouTube bị cấm vì tuyên truyền « gây hấn » về vụ khủng bố đẫm máu.
( AFP ) - Tân thủ tướng Nielsen: Groenland không phải “để bán”. Đến
thăm Đan Mạch, hôm qua, 27/04/2025, tân thủ tướng Groenland, ông
Jens-Frederik Nielsen, khẳng định, hòn đảo rộng lớn này không phải là
“để bán” và những tuyên bố của phía Mỹ về việc sáp nhập vùng lãnh thổ tự
trị của Đan Mạch là “thiếu tôn trọng”. Đây là chuyến thăm đầu tiên của
tân thủ tướng Groeland ở Đan Mạch kể từ khi ông Nielsen lên lãnh đạo một
chính phủ liên minh sau khi đảng của ông giành chiến thắng trong cuộc
bầu cử lập pháp vào tháng 3.
(AFP) – Nghi phạm vụ tấn công bằng dao sát hại một tín đồ Hồi giáo ở miền nam nước Pháp đã « nộp mình » cho cảnh sát Ý.
Hai ngày sau vụ tấn công và gây tử vong cho một tín đồ Hồi giáo ở thành
phố La Grand Combe, vùng Gard, miền nam nước Pháp, nghi can đã bị bắt
tại Ý trong đêm qua 27/04/2025. Chưởng lý tòa án Alès xác nhận danh tánh
nghi can là người gốc Bosnia, sinh ra tại Pháp. Hung thủ tự ý ra trình
diện cảnh sát tại Pistoria, miền trung nước Ý cách không xa thành phố
Florence. Pháp đã phát lệnh cho dẫn độ nghi can về Pháp.
( AFP ) - Tấn công nhà tù ở Pháp: 25 vụ bắt giữ. Mười
lăm ngày sau các vụ tấn công vào các nhà tù ở Pháp nhân danh nhóm
“DDPF”, một nhóm không ai biết đến, cảnh sát Pháp đã tiến hành 25 vụ bắt
giữ trong một chiến dịch ở nhiều nơi, cụ thể là ở vùng Paris,
Marseille, Lyon và Bordeaux. Kể từ ngày 13 đến 21/04, nhiều nhà tù ở
Pháp đã bị đốt xe trong bãi đậu xe, bị nhắm bắn bằng pháo hoa hoặc thậm
chí bằng súng kalachnikov.
(RFI) - Nổ hải cảng Shahid Rajaï : Iran chưa làm chủ được tình hình. Hai
ngày sau vụ nổ lớn tại bến cảng Shahid Rajaï làm ít nhất 40 người chết,
Iran vẫn chưa làm chủ được tình hình. Teheran bác bỏ tin đồn nguyên
nhân gây ra hỏa hoạn xuất phát từ vụ nổ hóa chất nhập khẩu để chế tạo
tên lửa đạn đạo. Cảng Shahid Rajaï, cách thủ đô Teheran cả ngàn km về
phía nam và đây là nơi 85 % hàng hóa của Iran phải đi qua.
(AFP) - Mỹ khẳng định tấn công 800 mục tiêu và hạ sát vài trăm chiến binh Houthi ở Yemen từ tháng 03. Theo
thông tin được quân đội Mỹ công bố ngày 27/04/2025, trong số chiến binh
Houthi bị hạ sát có rất nhiều thành viên bộ chỉ huy. Từ ngày 15/03, Mỹ
mở chiến dịch « Rough Rider », oanh kích lực lượng nổi dậy ở
Yemen gần như hàng ngày nhằm chấm dứt mối đe dọa của Houthi đối với khu
vực Hồng Hải và vịnh Aden.
(AFP) - Israel bị Palestine cáo buộc sử dụng phong tỏa làm « vũ khí chiến tranh » ở Gaza.
Ngày 28/04/2025, Tòa Án công Lý Quốc Tế bắt đầu phiên xử, dự kiến kéo
dài hơn 50 ngày, về việc Israel thiết lập phong tỏa hoàn toàn đối với
hàng viện trợ nhân đạo vào dải Gaza bị chiến tranh tàn phá. Trong buổi
khai mạc, ông Ammar Hijazi, đại diện của Palestine khẳng định « tất
cả các tiệm bánh mì ở Gaza được Liên Hiệp Quốc hỗ trợ đã buộc phải đóng
cửa. 9/10 người Palestine không có được nước sạch ». Israel không tham dự nhưng đã phản ứng ngay lập tức, cáo buộc phiên tòa là « sự đàn áp triệt để ».
(AFP) – Ả Rập Xê Út và Qatar thay mặt Syria thanh toán khoản nợ 15 triệu đô la cho Ngân Hàng Thế Giới. Một
thông cáo chung của bộ Tài Chính Ả Rập Xê Út và Qatar của Ryiad hôm
28/04/2025 cho biết như trên. Đây là kết quả từ một cuộc họp với đại
diện của Syria bên lề khóa họp mùa xuân tại thủ đô Washington của Ngân
Hàng Thế Giới và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế. Trên nguyên tắc cử chỉ này « mở
đường cho việc Syria lại được phép yêu cầu Ngân Hàng Thế Giới giúp đỡ
sau 14 năm cuộc nội chiến ». Phần lớn cơ sở hạ tầng của Syria đã bị phá
hủy vì chiến tranh.
(Les Echos) - Pháp vô địch châu Âu về chứng trầm cảm liên quan đến công việc. Trầm
cảm do tiếp xúc với những rủi ro tâm lý xã hội (PSR) tại nơi làm việc
khiến các quốc gia châu Âu thiệt hại từ 45 đến 103 tỷ euro mỗi năm. Đây
là kết luận của một nghiên cứu khoa học quốc tế cho Viện Công đoàn châu
Âu, được tiến hành tại 27 nước Liên Âu, Anh Quốc và được nhật báo Les
Echos đăng ngày 28/04/2025. Vấn đề này đặc biệt đáng lo ngại đối với
Pháp, nơi có chi phí hàng năm cao nhất cho trung bình 100.000 nhân viên.
Trong số 5 rủi ro tâm lý xã hội, có ba điểm căng thẳng hơn cả : áp lực,
sự cân bằng giữa nỗ lực và phần thưởng, quấy rối tinh thần.
***********
Động thái quân sự của Nga gần biên giới Phần Lan
Minh Thu
~3 minutes
Đây
là thông tin được tờ Wall Street Journal (WSJ) công bố hôm nay (28/4)
sau khi dẫn lời các chuyên gia, và quan chức phương Tây. Theo WSJ, những
nỗ lực của Nga gồm mở rộng các căn cứ quân sự gần thành phố
Petrozavodsk nằm cách Phần Lan khoảng 160km về phía đông. Một địa điểm
cũng được lên kế hoạch để xây dựng trụ sở mới có khả năng chỉ huy hàng
chục nghìn binh sĩ Nga.
Giới chức tình báo và quân sự phương Tây
cảnh báo, những đơn vị này có thể tạo thành "xương sống" cho các lực
lượng Nga đang chuẩn bị cho khả năng đối đầu với NATO.
Binh sĩ Mỹ và Phần Lan tham gia một cuộc tập trận vào năm 2022. Ảnh: Bộ Quốc phòng Mỹ
Kể
từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng
2/2022, giới chức NATO đã nhiều lần cho rằng Moscow có thể sẽ phát động
tấn công nhằm vào các thành viên của liên minh quân sự do Mỹ đứng đầu
trong những năm tới.
Phần Lan, quốc gia có chung đường biên giới
dài 1.300km với Nga, cũng đã lên tiếng cáo buộc Moscow tăng cường các
hoạt động hỗn hợp chống lại quốc gia Bắc Âu này, kể từ khi Phần Lan gia
nhập NATO vào năm 2023.
Giữa
lúc tập trung chiến đấu ở Ukraine, quân đội Nga được cho đang chịu tổn
thất lớn về nhân lực và trang thiết bị. Điều này đã buộc Moscow phải tái
triển khai lực lượng từ các khu vực khác trong những năm qua. Vào tháng
6/2024, giới truyền thông đưa tin hầu hết các đơn vị bộ binh của Nga
từng đóng quân gần Phần Lan đã được điều động đến Ukraine.
Song
vào đầu tháng 4, ông Christopher Cavoli, chỉ huy lực lượng Mỹ tại châu
Âu, cho hay Nga đang xây dựng lại lực lượng nhanh hơn nhiều so với những
dự đoán trước đây. "Mặc dù chịu tổn thất lớn trong xung đột ở Ukraine, quân đội Nga vẫn đang tái thiết, và phát triển với tốc độ nhanh hơn hầu hết các dự đoán được đưa ra”, ông Cavoli nói.
Theo
ông Cavoli, Mỹ ước tính Nga sẽ sản xuất 250.000 quả đạn pháo mỗi
tháng. Điều này có thể giúp Nga xây dựng kho dự trữ lớn gấp 3 lần so với
Mỹ và châu Âu cộng lại.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga
Andrei Belousov vào tháng 12/2024 cũng cho hay Nga cần phải sẵn sàng cho
một cuộc xung đột tiềm tàng với NATO trong 10 năm tới.
**********
Nhóm BRICS đổ về Brazil bàn phản ứng chung với thuế quan của ông Trump
Ngày
28-4, ngoại trưởng các nước thành viên nhóm BRICS đã gặp nhau để thảo
luận về việc cùng bảo vệ hệ thống thương mại toàn cầu, cũng như phối hợp
phản ứng trước loạt thuế quan mới từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (giữa) đến dự hội nghị ngoại trưởng BRICS tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 28-4 - Ảnh: REUTERS
Theo
Hãng tin Reuters, cuộc họp của nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu
thế giới BRICS tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil dự kiến đưa ra tuyên
bố chung chỉ trích các "biện pháp đơn phương" về thương mại.
"Các
bộ trưởng đang đàm phán về một tuyên bố nhằm tái khẳng định vai trò
trung tâm của các cuộc đàm phán thương mại đa phương, coi đây là trục
hành động chính trong thương mại" - đại diện BRICS của Brazil Mauricio
Lyrio cho biết.
Vị này thông tin thêm: "Họ cũng sẽ một lần nữa chỉ
trích các biện pháp đơn phương, bất kể xuất phát từ đâu. Đây là lập
trường lâu nay của các nước thành viên BRICS".
Nhóm BRICS đang đối mặt với những thách thức to lớn từ các hành động thương mại của chính quyền Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc -
quốc gia bị áp mức thuế tới 145% đối với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ -
đã thúc đẩy việc sử dụng giọng điệu mạnh mẽ hơn trong tuyên bố chung.
Tuy nhiên, theo một nguồn tin am hiểu quá trình đàm phán, văn bản cuối
cùng sẽ mang tính chỉ trích, nhưng tránh mang tính đối đầu.
Các đại diện chụp ảnh chung trong ngày diễn ra hội nghị ngoại trưởng BRICS tại Rio de Janeiro, Brazil ngày 28-4 - Ảnh: REUTERS
Thời gian qua toàn bộ nhóm BRICS cũng đã bị Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ
trích. Nhà lãnh đạo Mỹ dọa sẽ áp thuế 100% đối với hàng nhập khẩu từ
các nước BRICS nếu họ tạo ra đồng tiền riêng hoặc từ bỏ sử dụng đồng đô
la Mỹ (USD). Có lúc ông dọa sẽ áp mức thuế quan tới 150% với BRICS.
Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới BRICS ban đầu bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Tại
hội nghị thượng đỉnh năm 2023, nhóm BRICS đã mở rộng lần đầu tiên sau
hơn một thập niên, mời Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các Tiểu
vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) gia nhập. Tháng 1-2025, Indonesia đã
chính thức trở thành quốc gia Đông Nam Á đầu tiên tham gia BRICS.
**********
Nhật Bản và Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh, ủng hộ thương mại tự do
Thu Hằng
~3 minutes
Thủ
tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru đến Hà Nội ngày 27/04/2025 bắt đầu chuyến
công du Việt Nam cho đến ngày 29/04. Sau khi hội kiến tổng bí thư Tô
Lâm, chủ tịch nước Lương Cường, hôm nay, 28/04, thủ tướng Nhật hội đàm
với đồng nhiệm Phạm Minh Chính. Hai bên khẳng định « sẽ hợp tác để duy
trì một trật tự quốc tế tự do và cởi mở dựa trên pháp quyền » và « dựa
trên quy tắc quốc tế » trong bối cảnh cả hai nước đang đàm phán với Mỹ
để tránh thuế quan.
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
2 phút
Trong
buổi họp báo chung sau cuộc hội đàm, thủ tướng hai nước cho biết đã ký
bốn thỏa thuận hợp tác, bao gồm thúc đẩy thương mại các sản phẩm chuyển
đổi năng lượng và nghiên cứu và phát triển chất bán dẫn. Nội dung của
các thỏa thuận không được tiết lộ và Reuters không thể xác định liệu có
bao gồm bất kỳ cam kết ràng buộc hoặc tài chính nào hay không.
Theo
Báo Điện tử Chính phủ, khi tiếp thủ tướng Ishiba ngày 27/04, tổng bí
thư Tô Lâm đề xuất 7 định hướng lớn để tăng cường hợp tác chiến lược
giữa hai nước, trong đó có đề nghị Nhật Bản tích cực tham gia vào các dự
án cơ sở hạ tầng trọng điểm thông qua nguồn vốn ODA thế hệ mới. Nhật
Bản đã tham gia vào các nghiên cứu sơ bộ về việc xây dựng tuyến đường
sắt cao tốc trong tương lai nối Hà Nội với thành phố Hồ Chí Minh, với
chi phí ước tính là 67 tỷ đô la. Đây là dự án cơ sở hạ tầng tham vọng
nhất của Việt Nam.
Ngoài ra, theo Kyodo, hai nước sẽ khởi động đối thoại 2+2 cấp thứ trưởng ngoại giao, quốc phòng nhằm tăng cường « giao tiếp chiến lược ».
Cuộc họp đầu tiên có thể diễn ra ngay trong năm 2025. Hai bên cũng nhất
trí hợp tác tăng cường năng lực an ninh hàng hải của Việt Nam và hướng
tới hợp tác về công nghệ và thiết bị quốc phòng trong bối cảnh cùng phải
đối mặt với sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Nhật
Bản có thể đưa Việt Nam vào danh sách các nước đủ điều kiện nhận thiết
bị quốc phòng trong chương trình hỗ trợ các nước có chung chí hướng tăng
cường năng lực an ninh và như vậy, Hà Nội sẽ nhận được hỗ trợ khi cần
thiết. Nếu được chấp thuận, Việt Nam trở thành nước thứ tư được hưởng
Chương trình Viện trợ An ninh chính thức (OSA) của Nhật Bản được triển
khai từ năm 2023, trong đó có ba nước ASEAN Philippines, Malaysia và
Indonesia.
**********
Dấu hiệu lỏng lẻo trong bộ máy của chính quyền ông Trump
7–9 minutes
Chính
quyền Tổng thống Trump chuẩn bị kỷ niệm mốc 100 ngày đầu nhiệm kỳ,
nhưng bộ máy hoàn hảo mà ông ca ngợi đang xuất hiện nhiều vấn đề.
Khi
đánh giá hiệu suất đội ngũ của mình hồi cuối tháng 3, Tổng thống Mỹ
Donald Trump khoe rằng Nhà Trắng đã qua "hai tháng hoàn hảo". Làn sóng
vượt biên trái phép vào Mỹ giảm mạnh, tuyển mộ nhân sự cho quân đội
tăng, thị trường chứng khoán đầy tín hiệu tích cực.
Ông Trump đã
đạt được một số mục tiêu chính sách với đội ngũ tương đối đồng thuận và
nhất quán, đánh dấu sự thay đổi đáng kể so với nhiệm kỳ đầu được đánh
giá nhiều hỗn loạn của ông. Chánh văn phòng Nhà Trắng Susie Wiles, người
có biệt danh "bà đầm băng giá", nhận được nhiều tín nhiệm.
Tuy
nhiên, khi chính quyền ông Trump chuẩn bị kỷ niệm 100 ngày đầu nắm
quyền, bộ máy "hoàn hảo" đó đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lỏng
lẻo.
Bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth liên tiếp vướng vào lùm xùm
chia sẻ thông tin quân sự nhạy cảm về kế hoạch tấn công Houthi của Mỹ
trước thời điểm thực hiện. Một lần là trong nhóm Signal có vợ và những
người thân cận của ông. Và một lần khác là khi nhóm Signal gồm ông
Hegseth, Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và một số người khác nhưng
bị thêm nhầm một nhà báo.
Những sự cố này đã "củng cố những lời
chỉ trích rằng Hegseth, một cựu MC Fox News, không đủ tầm cho một vị trí
quan trọng như vậy", Aaron Blake, nhà phân tích của Washington Post, cho hay.
Tổng thống Donald Trump ngồi giữa các quan chức nội các trong cuộc họp ở Nhà Trắng ngày 26/2. Ảnh: AFP
Lầu
Năm Góc đang đối mặt sóng gió nội bộ. Joe Kasper, chánh văn phòng của
Bộ trưởng Hegseth, ngày 24/4 thông báo từ chức và sẽ trở thành nhân viên
chính phủ đặc biệt, vị trí làm việc cho chính phủ 130 ngày trong một
năm. Kasper là quan chức quốc phòng thứ năm rời Lầu Năm Góc gần đây,
giữa lúc cuộc điều tra về rò rỉ thông tin nội bộ trong cơ quan này đang
diễn ra.
Dan Caldwell, cố vấn cấp cao của Bộ trưởng Hegseth, ngày
15/4 bị áp giải khỏi trụ sở và đình chỉ công tác, sau khi bị cáo buộc có
hành vi "tiết lộ thông tin trái phép". Lầu Năm Góc cũng cách chức hai
quan chức gồm phó chánh văn phòng Darin Selnick và Colin Carroll, chánh
văn phòng của Thứ trưởng Quốc phòng Steve Feinberg. John Ullyot, từng
giữ chức phát ngôn viên của cơ quan này, đã được yêu cầu từ chức.
Sở
Thuế vụ Mỹ (IRS) đã thay ba lãnh đạo trong vòng một tuần. Một người đàn
ông nhập cư gốc El Salvador ở Maryland bị trục xuất nhầm vì "sai sót
hành chính". Chính quyền gần đây cũng phát động cuộc chiến với hàng loạt
đại học nổi tiếng Mỹ, trong đó có Harvard, khiến ngôi trường gần 400
năm tuổi đệ đơn kiện.
Nhiều quyết sách của chính quyền ông Trump
đang vấp rào cản từ tòa án. Dù chính quyền liên tục đổ lỗi cho các thẩm
phán "cánh tả", trong số những người ra phán quyết chặn chính sách của
ông Trump có cả một số người do chính đảng Cộng hòa hậu thuẫn.
Thẩm
phán liên bang Stephanie Gallagher ở bang Maryland, người được ông
Trump bổ nhiệm, ngày 24/4 ra lệnh cho chính quyền tạo điều kiện để
Kilmar Abrego Garcia, người bị trục xuất nhầm, trở về Mỹ. Ông cũng ngăn
chính quyền thực hiện lời đe dọa cắt tài trợ những đại học không tuân
thủ yêu cầu cải cách.
Nhiều cuộc thăm dò tuần này cho thấy tỷ lệ
ủng hộ ông Trump đang giảm. Tỷ lệ ủng hộ trung bình của ông dựa theo kết
quả thăm dò mới từ YouGov, Pew và Fox News là 44,8%, trong khi tỷ lệ
không tán thành cao hơn 7 điểm phần trăm ở mức 51,8%.
Trong cuộc
thăm dò mới của RealClearPolitics, tỷ lệ của ông Trump là 46,1% tán
thành và 51,6% phản đối, chênh lệnh 5,5 điểm phần trăm. Mức chênh lệch
này trong cuộc thăm dò công bố ngày 2/4 chỉ là 0,3%.
Cuộc thăm dò
của Fox News công bố ngày 23/4 cho hay tỷ lệ ủng hộ với hiệu suất công
việc chung của ông Trump là 44%, giảm 5 điểm so với mức 49% trong tháng 3
và thấp hơn một điểm so với cùng kỳ trong nhiệm kỳ một của ông. Khoảng
59% cử tri không hài lòng với cách chính quyền Trump xử lý mọi vấn đề
hiện tại.
"Điều đáng lo ngại với ông Trump hiện tại có lẽ là hầu
hết chính sách của ông không còn được đa số người Mỹ ủng hộ. Điều đó cho
thấy tỷ lệ ủng hộ ông giờ đây chủ yếu là những người trung thành với cá
nhân ông, chứ không phải với chính sách của ông", Aaron Blake, nhà phân
tích của Washington Post, nhận định.
Nhiều người Mỹ tỏ
ra bất bình với chính sách thuế quan mới của ông Trump, cũng như nỗ lực
của tỷ phú Elon Musk nhằm cắt giảm hàng loạt công chức liên bang. Tỷ lệ
ủng hộ chính sách trục xuất, vốn ở mức cao trong những tháng đầu nhiệm
kỳ của ông Trump, cũng đang có xu hướng giảm.
Trong cuộc thăm dò
tuần này, hơn 60% người Mỹ cho rằng chính quyền ông Trump nên tuân thủ
lệnh của tòa án để tạo điều kiện đưa Garcia trở về Mỹ. Các cuộc thăm dò
khác cho thấy người Mỹ cũng phản đối việc chính sách gửi hàng trăm người
nhập cư bị cáo buộc là thành viên băng đảng tội phạm tới nhà tù ở El
Salvador mà không qua quy trình xét xử phù hợp.
Số người vượt biên
trái phép vào Mỹ bị bắt đã giảm mạnh gần đây và được xem là thành tựu
quan trọng nhất trong giai đoạn 100 ngày đầu nhiệm kỳ. Cuộc khảo sát của
Fox News chỉ ra 55% người được hỏi ủng hộ ông Trump về an ninh biên
giới.
Tuy nhiên, Blake cho hay tỷ lệ thăm dò trong vấn đề nhập cư
cho thấy ông Trump không được đánh giá cao như kỳ vọng. 47% người Mỹ tán
thành hiệu suất của ông Trump về nhập cư, nhưng 48% không tán thành,
theo kết quả thăm dò của Fox News.
Người biểu tình phản đối Tổng thống Donald Trump tại Miami, bang Florida ngày 5/4. Ảnh: AP
Giới
quan sát cho rằng ông Trump trong những ngày tới có thể phớt lờ các dấu
hiệu tiêu cực bằng cách tiếp tục thúc đẩy chính sách thuế quan và thách
thức các phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, ngày càng nhiều dấu hiệu cho
thấy quyền lực chính trị của ông Trump đang bị tổn hại trong chưa đầy
100 ngày đầu nhiệm kỳ.
Matthew Foster, giáo sư tại Đại học Mỹ, cho
biết ông Trump đã có một chiến dịch tranh cử kỷ luật hơn vào năm 2024,
nhưng điều đó khác với việc thiết lập đội ngũ quản lý sau khi lên nắm
quyền. Trong nhiệm kỳ thứ nhất, ông Trump có xu hướng chọn những người
có nhiều kinh nghiệm chính trị, nhưng họ cuối cùng lại quay sang cản trở
các chính sách của ông, thậm chí là chỉ trích ông.
Sang nhiệm kỳ
thứ hai, Tổng thống Mỹ ưu tiên đưa những người trung thành vào nội các,
dù một số gần như không có kinh nghiệm quản lý vĩ mô hoặc hoạt động
chính trị. Nhóm này giúp củng cố quyền lực cho ông Trump, nhưng những
người lần đầu lãnh đạo các cơ quan quan trọng thường có xu hướng mắc sai
lầm, theo Foster.
"Vận động tranh cử khác với điều hành chính
quyền. Chính quyền ông Trump đang nỗ lực hoàn thành những mục tiêu đặt
ra trong chiến dịch tranh cử, nhưng lại gây ra rất nhiều tranh cãi.
Chúng ta đang thấy rằng một chiến dịch tranh cử tốt không đồng nghĩa với
một bộ máy điều hành hiệu quả", ông nói.
Tuy nhiên, Harrison
Fields, phát ngôn viên Nhà Trắng, cho biết ông không đồng ý với bất kỳ
đánh giá nào cho rằng chính quyền Tổng thống Trump đang hoạt động thiếu
hiệu quả. "Bạn không thể đạt được nhiều kết quả như vậy nếu bộ máy bị
rối loạn", ông nói.
Thùy Lâm (Theo Washington Post, Intelligencer, Fox News)
**********
Mỹ không kích trại giam giữ người di cư ở Yemen, khiến hơn 68 người chết
Nhóm Houthi ở Yemen tố Mỹ không kích một trại giam giữ người di cư làm ít nhất 68 người chết và hàng chục người bị thương
Người bị thương được đưa khỏi trung tâm giam giữ ở Sadaa, Yemen, sau vụ không kích ngày 28-4 - Ảnh: REUTERS
Ngày
28-4, Đài Al Masirah liên kết với Houthi cho biết vụ tấn công diễn ra ở
một trại giam ở tỉnh Saada, một thành trì của Houthi, phía bắc Yemen.
Cơ
sở này đang giam giữ 115 người di cư từ châu Phi đến Yemen để tìm cách
đi vào Saudi Arabia. Vụ tấn công gây hỏa hoạn đã làm chết ít nhất 68
người. Gần 50 người khác bị thương đã được chuyển đến bệnh viện để điều
trị với hầu hết đều bị thương nghiêm trọng. Vẫn còn một số người mất
tích.
Đài Al Jazeera cho biết vụ tấn công của Mỹ là một chiến dịch ném bom. Quân đội Mỹ chưa đưa ra bình luận nào vệ vụ việc.
Trước
vụ tấn công, Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ (CENTCOM) đã đưa ra tuyên bố không
cung cấp thông tin chi tiết cụ thể về chiến dịch ném bom.
"Để bảo
vệ an ninh hoạt động, chúng tôi cố tình hạn chế tiết lộ thông tin chi
tiết về các hoạt động đang diễn ra hoặc trong tương lai của mình. Chúng
tôi rất thận trọng trong cách tiếp cận hoạt động của mình, nhưng sẽ
không tiết lộ thông tin chi tiết về những gì chúng tôi đã làm hoặc sẽ
làm", Đài CNN dẫn tuyên bố của cơ quan này.
Cùng lúc, các cuộc không kích của Mỹ vào thủ đô Sanaa của Yemen đã giết chết ít nhất 8 người, nhóm Houthi cho biết.
Kể
từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tăng cường các hoạt
động quân sự nhắm vào lực lượng Houthi do Iran hậu thuẫn.
Vụ tấn
công chết chóc nhất cho đến nay diễn ra vào đầu tháng 4-2024 tại một
trạm nhiên liệu trên Biển Đỏ khiến ít nhất 74 người thiệt mạng.
Washington đã cam kết sẽ tiếp tục đánh Houthi cho đến khi nhóm ngừng các cuộc tấn công vào tàu vận chuyển Biển Đỏ.
Nhóm
Houthi, hiện đang kiểm soát một phần lớn lãnh thổ của Yemen, đã tiến
hành nhiều cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các
tàu Biển Đỏ kể từ tháng 11-2023. Nhóm này tuyên bố nhắm vào các tàu có
liên quan đến Israel để thể hiện sự đoàn kết với nhóm Hamas đang chiến
đấu ở Dải Gaza.
Mỹ không kích Yemen hơn 800 lần
Quân
đội Mỹ xác nhận đã thực hiện hơn 800 cuộc không kích riêng lẻ trong
chiến dịch kéo dài một tháng qua. Theo CENTCOM, chiến dịch đã "giết chết
hàng trăm chiến binh Houthi và nhiều thủ lĩnh Houthi", bao gồm cả những
người có liên quan đến chương trình tên lửa và máy bay không người lái
của nhóm này.
"Iran chắc chắn vẫn tiếp tục hỗ trợ Houthis. Houthi
chỉ có thể tiếp tục tấn công lực lượng của chúng tôi khi có sự hậu thuẫn
của chế độ Iran...Chúng tôi sẽ tiếp tục gia tăng áp lực cho đến khi đạt
được mục tiêu, đó là khôi phục quyền tự do hàng hải và khả năng răn đe
của Mỹ trong khu vực", CENTCOM tuyên bố.
**********
Nga đơn phương tuyên bố ngừng bắn ba ngày tại Ukraine
Tổng
thống Putin ra lệnh ngừng bắn ngày 8-10/5 tại Ukraine, nhân kỷ niệm 80
năm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
"Với
lý do nhân đạo, Nga sẽ ngừng bắn trong thời gian kỷ niệm 80 năm Ngày
Chiến thắng", Điện Kremlin hôm nay công bố sắc lệnh của Tổng thống
Vladimir Putin, thêm rằng "mọi hoạt động chiến đấu" sẽ tạm ngưng từ 0h
ngày 8/5 đến 0h ngày 10/5.
"Chúng tôi tin rằng phía Ukraine nên
noi gương và tuân thủ lệnh ngừng bắn. Trong trường hợp phía Ukraine vi
phạm, các lực lượng vũ trang Nga sẽ có phản ứng thích đáng và hiệu quả",
Điện Kremlin nhấn mạnh.
Nga tái khẳng định sẵn sàng khởi động đàm
phán hòa bình vô điều kiện nhằm giải quyết tận gốc các nguyên nhân gây
ra khủng hoảng Ukraine, đồng thời mong muốn hợp tác mang tính xây dựng
với các đối tác quốc tế.
Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Điện Kremlin, Moskva ngày 27/2. Ảnh: AFP
Trước
đó, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng tuyên bố Moskva sẵn
sàng bắt đầu đàm phán trực tiếp với Kiev mà không kèm theo điều kiện
nào, hướng đến giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột. Tuy nhiên, ông nói
Nga vẫn đang "chờ tín hiệu" từ Kiev cho thấy họ sẵn sàng nối lại đối
thoại trực tiếp.
"Hiện họ vẫn duy trì lệnh cấm đàm phán với Nga.
Chúng tôi chưa thấy bất kỳ hành động nào từ phía họ", ông Peskov cho
biết. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã ký sắc lệnh cấm đàm phán
với Nga khi ông Putin vẫn nắm quyền.
Thông báo được đưa ra sau khi
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 27/4 kêu gọi Tổng thống Putin "ngừng
bắn" và "ký thỏa thuận" chấm dứt cuộc xung đột kéo dài ba năm giữa Nga
và Ukraine.
Sau tuyên bố của ông Putin, Ukraine kêu gọi Nga mở
rộng lệnh ngừng bắn lên "ít nhất 30 ngày", đồng thời nêu thắc mắc vì sao
Moskva lại trì hoãn kế hoạch tạm dừng giao tranh sang tuần đầu tháng 5
thay vì ban bố ngừng bắn ngay.
"Nếu Nga thực sự muốn hòa bình, họ
phải ngừng bắn ngay lập tức. Tại sao lại phải đợi đến ngày 8/5?", Ngoại
trưởng Ukraine Andriy Sybiga viết trên X.
Trong khi đó, Thư ký báo
chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết Tổng thống Donald Trump ngày
càng tỏ ra thất vọng với cả lãnh đạo Ukraine và Nga vì các bên không thể
thống nhất ngừng bắn lâu dài.
"Ông ấy muốn thấy một lệnh ngừng
bắn vĩnh viễn. Hôm nay, Tổng thống Putin đề xuất một lệnh ngừng bắn tạm
thời, nhưng Tổng thống Trump đã nói rõ rằng ông muốn trước tiên phải có
một lệnh ngừng bắn lâu dài để chấm dứt giết chóc, chấm dứt đổ máu",
Leavitt nói.
Mỹ đã nhiều lần nỗ lực làm trung gian cho một lệnh
ngừng bắn lâu dài hai bên, nhưng đến nay vẫn chưa đạt được bất kỳ nhượng
bộ nào từ Điện Kremlin, bất chấp nhiều vòng đàm phán giữa chính quyền
Trump và các quan chức Nga.
Điện Kremlin từng tuyên bố lệnh ngừng
bắn kéo dài 30 giờ nhân Lễ Phục sinh. Dù Nga và Ukraine có giảm mức độ
giao tranh, cả hai phe vẫn cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn.
Ukraine thống kê Nga vi phạm lệnh ngừng bắn 3.000 lần, trong khi Bộ Quốc
phòng Nga cáo buộc Ukraine có khoảng 4.900 lần vi phạm.
tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .
Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.
Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !
Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?
Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông
Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng
Mặt mày ai lại đi hồ hởi
Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông
Phải chăng “quý” mặt đã thành mông
Con mắt nay đà có nhưng không
Nên mới chổng khu vào hải đảo
Gia tài gấm vóc của tổ tông?