Tin nóng trong ngày

Tin Tức ngày 31 tháng 03 -2025

xxx

trumvayco 4
*************

Trump dọa đánh bom nếu Iran không đạt thỏa thuận hạt nhân

Hoài Linh

Cơ sở hạt nhân Iran. Ảnh: suffolk.edu
Bản đồ đánh dấu các vị trí cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: Suffolk.edu

Theo hãng thông tấn CNN, trả lời phỏng vấn qua điện thoại với hãng tin NBC News cuối tuần qua, người đứng đầu Mỹ tuyên bố: "Nếu Iran không chịu thỏa thuận, sẽ có ném bom... Sẽ có đánh bom theo cách mà họ chưa từng thấy bao giờ". 

Ông Trump cũng đề cập tới khả năng tái gây sức ép kinh tế với Iran, tương tự như các hành động của ông trước đây. "Nếu không đạt thỏa thuận, tôi sẽ áp thuế quan thứ cấp với Iran như tôi từng làm cách đây 4 năm". Tuần trước, lãnh đạo Nhà Trắng đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép triển khai các mức thuế như vậy đối với khách hàng mua dầu mỏ của Venezuela.

Đây là tuyên bố đầu tiên của ông Trump sau khi Tehran từ chối đàm phán trực tiếp với Washington. Hôm 30/3, thông qua Oman, Iran đã phúc đáp lá thư của Tổng thống Trump, vốn có nội dung thúc giục Tehran đạt thỏa thuận hạt nhân mới với Washington. Ngoại trưởng Iran tuyên bố, chính sách của nước này là không tham gia đàm phán trực tiếp với Mỹ khi phải chịu sức ép tối đa và các mối đe dọa quân sự. Tổng thống Iran cũng nhắc lại chính sách đó, đồng thời lưu ý đất nước của ông sẽ tham gia thương lượng gián tiếp với Mỹ. 

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên (2017 - 2021), ông Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới. Thỏa thuận này đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt đối với các hoạt động hạt nhân gây tranh cãi của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt.

Đề cập tới tối hậu thư gần đây của Mỹ, Alireza Tangsiri, chỉ huy hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) quả quyết, Tehran sẽ không khuất phục trước sức ép của Washington và sẵn sàng đáp trả trong trường hợp bị tấn công.


********************

Báo Mỹ: Ukraine thực hiện loạt cuộc tấn công nhằm vào tỉnh Belgorod của Nga

Tuấn Trần

Đài CNN dẫn lời Vyacheslav Gladkov, Thống đốc vùng Belgorod của Nga ngày 29/3 cho biết, hơn 20 ngôi làng thuộc vùng này, nằm dọc 150km đường biên giới với Ukraine đang bị các lực lượng vũ trang, pháo binh và UAV của đối phương tấn công.

Ukraine 1.jpg
Binh sĩ Ukraine. Ảnh: Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine

Giới quan sát nhận định, cuộc đột kích trên dường như nhằm đáp trả những tổn thất gần đây của quân Ukraine ở vùng biên giới Kursk của Nga, nơi các lực lượng Kiev từng kiểm soát gần 1.000km2 lãnh thổ hồi tháng 8 năm ngoái. Trong những tuần gần đây, các nỗ lực phản công của Nga đã đẩy lui binh sĩ Ukraine về vùng biên giới giữa hai nước.

Hiện cả Nga và Ukraine đều đang cố giành được lợi thế ở tiền tuyến kéo dài hơn 1.000km, trong điều kiện thời tiết ấm hơn và chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy cả Moscow lẫn Kiev thực thi việc ngừng bắn.

Theo CNN, hiện vẫn chưa rõ liệu các cuộc tấn công của Ukraine vào Belgorod nhằm mục đích chiếm giữ lãnh thổ Nga hay chỉ để giảm bớt áp lực cho binh sĩ Kiev đang bám trụ ở Kursk và tỉnh Sumy lân cận thuộc Ukraine bằng cách buộc Moscow phải tái triển khai lực lượng.

Cho tới hiện tại, quân đội Ukraine chưa lên tiếng chính thức về những thông tin do CNN đăng tải cũng như tuyên bố của Thống đốc Belgorod.

Trong khi đó, dữ liệu cập nhật từ trang Deep State của Ukraine ngày 29/3 cho thấy, quân đội Nga từ Belgorod đang thực hiện chiến dịch xâm nhập vào tỉnh Kharkiv của Ukraine, với ít nhất 7 nhóm quân của Moscow hiện diện tại đây.


***********

Động đất ở Miến Điện : Hơn 1640 người chết, công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn

Thùy Dương

Theo số liệu chính quyền Miến Điện công bố, trận động đất hôm 28/03/2025 ở miền trung Miến Điện đã khiến ít nhất 1640 người thiệt mạng và hơn 3400 người bị thương, nhất là tại vùng Mandalay. Con số nạn nhân trên thực tế được dự báo sẽ còn tăng nhiều. AP cho biết vẫn còn 139 người mất tích. Tập đoàn quân sự cầm quyền tại Miến Điện đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 6 vùng bị tàn phá nghiêm trọng nhất do động đất. 

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Nhiều tổ chức phi chính phủ, cơ quan của Liên Hiệp Quốc, như Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hội Chữ Thập Đỏ, Nhóm Cứu hộ Thiên tai của Pháp (GSCF) và một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia ngay từ hôm 29/03 đã thông báo chuyển thiết bị cứu hộ, y tế và hàng viện trợ sang Miến Điện …

Điều quan trọng hiện giờ là làm thế nào để hàng cứu trợ nhân đạo, nhất là thực phẩm, thuốc men, được đưa đến mọi nơi bị ảnh hưởng, trong khi đường sá, cơ sở hạ tầng nhiều nơi bị phá hủy, sân bay Mandalay ngừng hoạt động.

Một điều khác khiến quốc tế lo ngại là thực tế trước đây cho thấy chính quyền quân sự cầm quyền ở Miến Điện thường chỉ phân phối hàng viện trợ ở những khu vực họ kiểm soát được và ngăn chặn việc chuyển hàng đến những nơi quân đội không nắm quyền kiểm soát.

Trong khi đó, vùng Sagaing, nằm gần Mandalay, khu vực bị động nhất mạnh nhất và có nhiều thiệt hại nhân mạng nhất, lại được xem là một trong những thành trì của phe nổi dậy chống tập đoàn quân sự. Nhiều chiến binh phe đối lập tại Sagaing thậm chí lo ngại tập đoàn quân sự tranh thủ tình hình xáo trộn do động đất để chiếm lại quyền kiểm soát tình hình.   

Từ Bangkok, thông tín viên trong khu vực, Carol Isoux gửi về bài tường trình :

« Ngay sau vụ đảo chính của quân đội, thành phố Sagaing, cách Mandalay khoảng 20km, đã trở thành một trong những thành trì kháng chiến chống quân đội. Nhiều nhóm thanh niên từ các thành phố lớn của đất nước đã tụ tập về Sagaing và thành lập các nhóm nhỏ, gọi là PDF. Họ dần dần được huấn luyện, sau đó tự trang bị vũ khí, và thậm chí đã thành công trong việc giành lại được một phần lãnh thổ từ tay tập đoàn quân sự cầm quyền.

Nhưng trận động đất mới đây đã khiến họ lo ngại về thế cân bằng mong manh này. Một số chiến binh sợ rằng tập đoàn quân sự sẽ lợi dụng tình trạng khẩn cấp về nhân đạo do trận động đất gây ra để giành lại quyền kiểm soát tất cả các tuyến đường chính của đất nước. Theo một số lời kể được được báo chí của phe đối lập với chính quyền quân sự Miến Điện đăng tải, thì trong những giờ đầu tiên sau trận động đất, các vụ ném bom vẫn tiếp diễn nhắm vào các vị trí của phe nổi dậy.

Các tổ chức quốc tế được kêu gọi thận trọng trong cách cung cấp hàng viện trợ nhân đạo để bảo đảm rằng viện trợ đến được với những người dân bị ảnh hưởng mà không có sự phân biệt đối xử về mặt chính trị ».


************

Lời đề nghị đáng ngại của phó Tổng thống Mỹ đối với Greenland



Chuyến thăm mang tính văn hóa đến Greenland của bà Usha, vợ Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, đã bị hủy

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Chuyến thăm mang tính văn hóa đến Greenland của bà Usha, vợ Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, đã bị hủy
  • Tác giả, Andrew Harding
  • Vai trò,
  • Nuuk, Greenland

Một dải ánh sáng xanh lấp lánh, như một tấm rèm rực sáng kéo ngang bầu trời đêm, xuất hiện bên cạnh những vầng sao sáng phía trên thủ đô Nuuk vào tối muộn thứ Sáu 28/3.

Sự xuất hiện của cực quang rực rỡ – một kỳ quan quen thuộc ở vùng này – dường như đánh dấu sự kết thúc của một ngày vô cùng quan trọng ở Bắc Cực, một ngày làm nổi bật những hy vọng và thách thức của Greenland băng giá.

Đó là ngày một cường quốc nước ngoài đầy tham vọng đã cử một phái đoàn không được mời đến hòn đảo lớn nhất thế giới với một thông điệp khó chịu.

Trong chuyến thăm ngắn ngủi đến một căn cứ quân sự Mỹ xa xôi ở vùng cực bắc Greenland, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance có thể đã cố gắng đôi lúc làm dịu đi mục tiêu tuyên bố của cấp trên là sáp nhập lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.

"Chúng tôi không nghĩ rằng vũ lực sẽ là cần thiết," ông Vance nói, có lẽ đang cố gắng tạo sự trấn an.

Nhưng thông điệp tổng thể của ông vẫn thẳng thắn và đầy đe dọa: thế giới, khí hậu và khu vực Bắc Cực đang thay đổi nhanh chóng và Greenland cần thức tỉnh trước mối đe dọa từ một Trung Quốc bành trướng; các mối quan hệ an ninh lâu đời với phương Tây đã đến hồi kết; cách duy nhất để hòn đảo này bảo vệ bản thân, các giá trị và tài nguyên khoáng sản của mình là từ bỏ những kẻ cai trị Đan Mạch yếu kém và keo kiệt, để tìm đến vòng tay vững chãi và sự bảo vệ của Mỹ.

"Chúng ta cần thức tỉnh sau 40 năm đồng thuận thất bại, khi tin rằng có thể phớt lờ sự lấn tới của các cường quốc khi họ mở rộng tham vọng," ông Vance nói với binh sĩ Mỹ tại căn cứ quân sự Pituffik của Mỹ.

"Chúng ta không thể cứ chôn đầu xuống cát – hoặc, ở Greenland, vùi đầu vào tuyết – và giả vờ như Trung Quốc không quan tâm đến vùng đất rộng lớn này."

Nếu nhìn vào một tấm bản đồ thế giới đặt Bắc Cực ở trung tâm thay vì đường xích đạo, sẽ dễ dàng nhận thấy Greenland đột nhiên không còn là một vùng lãnh thổ hoang vắng bị bỏ qua, mà trở thành một khu vực chiến lược quan trọng.

Nó nằm ở trung tâm của cuộc cạnh tranh quyền lực đang nổi lên giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga nhằm giành quyền kiểm soát Bắc Cực, bao gồm tài nguyên khoáng sản và các tuyến đường biển của khu vực này.

Tuy nhiên, tốc độ và thái độ xem thường mà chính quyền Trump thể hiện khi từ bỏ sự phụ thuộc truyền thống vào các đồng minh phương Tây – đặc biệt là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – đã khiến các đối tác của Mỹ bối rối.

"Không thể chấp nhận được," Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen gay gắt đáp trả sau khi nghe Vance công kích chính phủ của bà ngay trên lãnh thổ có chủ quyền của Đan Mạch.

Người dân biểu tình với biểu ngữ và quốc kỳ Greenland, có hai màu đỏ và trắng

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Người dân biểu tình với biểu ngữ và quốc kỳ Greenland, có hai màu đỏ và trắng


'Như một mối đe dọa'


Nhưng cách căn cứ Pituffik 1.500 km về phía nam, tại thủ đô Nuuk của Greenland, câu chuyện của Mỹ phải cạnh tranh sự chú ý với một sự kiện địa phương rất khác vào thứ Sáu.

"Chúng ta sẽ chiến thắng," một đám đông hoan hỉ hát vang trong buổi lễ kỷ niệm việc thành lập chính phủ liên minh mới của Greenland.

Không khí tràn ngập niềm vui và tinh thần cộng đồng, khi mọi người khoác tay nhau, nhẹ nhàng đung đưa theo giai điệu của ban nhạc bên trong nhà văn hóa của thị trấn.

Đây là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về những giá trị chung gắn kết cộng đồng nhỏ bé của Greenland, nơi chủ yếu là người Inuit bản địa – tinh thần đồng thuận và hợp tác trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khát vọng bảo tồn và tôn vinh văn hóa Inuit, cùng mong muốn được người ngoài tôn trọng, dù đó là Đan Mạch xa xôi nhưng quen thuộc hay nước Mỹ gần hơn một chút.

"Có nhiều cách để nói một điều gì đó. Nhưng tôi nghĩ cách [ông Trump] nói không phải là cách đúng. Nó giống như một lời đe dọa," Lisbeth Karline Poulsen, 43 tuổi, một nghệ sĩ địa phương tham dự buổi lễ, chia sẻ.

Phản ứng của cô dường như phản ánh tâm lý chung tại đây – một cuộc thăm dò gần đây cho thấy chỉ 6% dân số Greenland ủng hộ ý tưởng trở thành một phần của Mỹ.


Con đường đến độc lập


Dưới chính phủ mới và với sự ủng hộ lớn của công chúng, Greenland đang bắt đầu một bước đi chậm rãi nhưng đầy thận trọng hướng tới nền độc lập hoàn toàn khỏi Đan Mạch.

Đây là một quá trình có thể kéo dài nhiều năm, đòi hỏi đối thoại lâu dài với cả Copenhagen và Washington.

Rốt cuộc, người dân Greenland hiểu rõ rằng nền kinh tế của họ cần phát triển mạnh mẽ hơn nhiều nếu muốn có cơ hội thực tế để giành độc lập.

Nhưng họ cũng phải cân bằng sự phát triển đó với những lo ngại thực tế về nguy cơ bị các thế lực thương mại bên ngoài lợi dụng.

Và điều này dẫn đến sự nhầm lẫn lớn, không chỉ ở Greenland mà còn xa hơn, về cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với vùng lãnh thổ này.


Mỹ muốn gì?


Trong chuyến thăm của mình, ông Vance đề cập đến khát vọng độc lập của Greenland và ngụ ý rằng mục tiêu thực sự của Mỹ không phải là sáp nhập hòn đảo một cách đột ngột, mà là một chiến lược kiên nhẫn và dài hạn hơn nhiều.

"Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản: vâng, người dân Greenland sẽ có quyền tự quyết. Chúng tôi hy vọng họ sẽ chọn hợp tác với Mỹ, vì chúng tôi là quốc gia duy nhất trên thế giới tôn trọng chủ quyền và an ninh của họ."

Nếu đây thực sự là lập trường của Mỹ – dù thông điệp của ông Trump vẫn hung hăng hơn nhiều so với ông Vance – thì người dân Greenland có lẽ có thể bớt lo đôi chút và dành thời gian cân nhắc.

Vẫn còn rất nhiều thiện cảm dành cho Mỹ ở đây, cùng với sự quan tâm rõ rệt đến việc hợp tác kinh tế nhiều hơn với các công ty Mỹ.

Về mặt an ninh, hiệp ước 74 năm với Đan Mạch đã cho phép Mỹ mở rộng hiện diện quân sự tại Greenland bất cứ lúc nào – từ việc thiết lập căn cứ mới đến cảng tàu ngầm – điều này hẳn đã đủ để xoa dịu mối lo ngại của Washington về Trung Quốc, giống như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Điều khó hiểu còn lại chính là sự thiếu kiên nhẫn của ông Donald Trump – cũng chính sự thiếu kiên nhẫn mà ông đã thể hiện khi cố gắng đàm phán chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Mỹ không cần phải sở hữu Greenland để có được tất cả những gì họ mong muốn từ hòn đảo rộng lớn này. Nhưng thay vì một cách tiếp cận mang tính hợp tác, nhiều người ở Nuuk lại cảm thấy họ đang bị bắt nạt.

Đây là một chiến lược phản tác dụng, vốn đã buộc Washington phải chịu một sự rút lui đáng xấu hổ – hủy bỏ chuyến công du văn hóa của bà Usha, vợ ông Vance, đến Nuuk và một thị trấn khác sau khi đối mặt với kế hoạch biểu tình của người dân địa phương.

Một cách tiếp cận chậm rãi hơn, tôn trọng hơn và diễn ra âm thầm phía sau hậu trường chắc chắn sẽ hợp lý hơn.

Nhưng không phải chính trị gia nào cũng thích điều đó.


***********

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tin Tức ngày 31 tháng 03 -2025

xxx

trumvayco 4
*************

Trump dọa đánh bom nếu Iran không đạt thỏa thuận hạt nhân

Hoài Linh

Cơ sở hạt nhân Iran. Ảnh: suffolk.edu
Bản đồ đánh dấu các vị trí cơ sở hạt nhân của Iran. Ảnh: Suffolk.edu

Theo hãng thông tấn CNN, trả lời phỏng vấn qua điện thoại với hãng tin NBC News cuối tuần qua, người đứng đầu Mỹ tuyên bố: "Nếu Iran không chịu thỏa thuận, sẽ có ném bom... Sẽ có đánh bom theo cách mà họ chưa từng thấy bao giờ". 

Ông Trump cũng đề cập tới khả năng tái gây sức ép kinh tế với Iran, tương tự như các hành động của ông trước đây. "Nếu không đạt thỏa thuận, tôi sẽ áp thuế quan thứ cấp với Iran như tôi từng làm cách đây 4 năm". Tuần trước, lãnh đạo Nhà Trắng đã ký một sắc lệnh hành pháp cho phép triển khai các mức thuế như vậy đối với khách hàng mua dầu mỏ của Venezuela.

Đây là tuyên bố đầu tiên của ông Trump sau khi Tehran từ chối đàm phán trực tiếp với Washington. Hôm 30/3, thông qua Oman, Iran đã phúc đáp lá thư của Tổng thống Trump, vốn có nội dung thúc giục Tehran đạt thỏa thuận hạt nhân mới với Washington. Ngoại trưởng Iran tuyên bố, chính sách của nước này là không tham gia đàm phán trực tiếp với Mỹ khi phải chịu sức ép tối đa và các mối đe dọa quân sự. Tổng thống Iran cũng nhắc lại chính sách đó, đồng thời lưu ý đất nước của ông sẽ tham gia thương lượng gián tiếp với Mỹ. 

Trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên (2017 - 2021), ông Trump đơn phương rút Mỹ khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Iran và các cường quốc thế giới. Thỏa thuận này đặt ra những giới hạn nghiêm ngặt đối với các hoạt động hạt nhân gây tranh cãi của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng lệnh trừng phạt.

Đề cập tới tối hậu thư gần đây của Mỹ, Alireza Tangsiri, chỉ huy hải quân của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) quả quyết, Tehran sẽ không khuất phục trước sức ép của Washington và sẵn sàng đáp trả trong trường hợp bị tấn công.


********************

Báo Mỹ: Ukraine thực hiện loạt cuộc tấn công nhằm vào tỉnh Belgorod của Nga

Tuấn Trần

Đài CNN dẫn lời Vyacheslav Gladkov, Thống đốc vùng Belgorod của Nga ngày 29/3 cho biết, hơn 20 ngôi làng thuộc vùng này, nằm dọc 150km đường biên giới với Ukraine đang bị các lực lượng vũ trang, pháo binh và UAV của đối phương tấn công.

Ukraine 1.jpg
Binh sĩ Ukraine. Ảnh: Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng vũ trang Ukraine

Giới quan sát nhận định, cuộc đột kích trên dường như nhằm đáp trả những tổn thất gần đây của quân Ukraine ở vùng biên giới Kursk của Nga, nơi các lực lượng Kiev từng kiểm soát gần 1.000km2 lãnh thổ hồi tháng 8 năm ngoái. Trong những tuần gần đây, các nỗ lực phản công của Nga đã đẩy lui binh sĩ Ukraine về vùng biên giới giữa hai nước.

Hiện cả Nga và Ukraine đều đang cố giành được lợi thế ở tiền tuyến kéo dài hơn 1.000km, trong điều kiện thời tiết ấm hơn và chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy cả Moscow lẫn Kiev thực thi việc ngừng bắn.

Theo CNN, hiện vẫn chưa rõ liệu các cuộc tấn công của Ukraine vào Belgorod nhằm mục đích chiếm giữ lãnh thổ Nga hay chỉ để giảm bớt áp lực cho binh sĩ Kiev đang bám trụ ở Kursk và tỉnh Sumy lân cận thuộc Ukraine bằng cách buộc Moscow phải tái triển khai lực lượng.

Cho tới hiện tại, quân đội Ukraine chưa lên tiếng chính thức về những thông tin do CNN đăng tải cũng như tuyên bố của Thống đốc Belgorod.

Trong khi đó, dữ liệu cập nhật từ trang Deep State của Ukraine ngày 29/3 cho thấy, quân đội Nga từ Belgorod đang thực hiện chiến dịch xâm nhập vào tỉnh Kharkiv của Ukraine, với ít nhất 7 nhóm quân của Moscow hiện diện tại đây.


***********

Động đất ở Miến Điện : Hơn 1640 người chết, công tác cứu trợ gặp nhiều khó khăn

Thùy Dương

Theo số liệu chính quyền Miến Điện công bố, trận động đất hôm 28/03/2025 ở miền trung Miến Điện đã khiến ít nhất 1640 người thiệt mạng và hơn 3400 người bị thương, nhất là tại vùng Mandalay. Con số nạn nhân trên thực tế được dự báo sẽ còn tăng nhiều. AP cho biết vẫn còn 139 người mất tích. Tập đoàn quân sự cầm quyền tại Miến Điện đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp tại 6 vùng bị tàn phá nghiêm trọng nhất do động đất. 

Đăng ngày: Sửa đổi ngày:

3 phút

Nhiều tổ chức phi chính phủ, cơ quan của Liên Hiệp Quốc, như Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hội Chữ Thập Đỏ, Nhóm Cứu hộ Thiên tai của Pháp (GSCF) và một số nước như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ, Malaysia ngay từ hôm 29/03 đã thông báo chuyển thiết bị cứu hộ, y tế và hàng viện trợ sang Miến Điện …

Điều quan trọng hiện giờ là làm thế nào để hàng cứu trợ nhân đạo, nhất là thực phẩm, thuốc men, được đưa đến mọi nơi bị ảnh hưởng, trong khi đường sá, cơ sở hạ tầng nhiều nơi bị phá hủy, sân bay Mandalay ngừng hoạt động.

Một điều khác khiến quốc tế lo ngại là thực tế trước đây cho thấy chính quyền quân sự cầm quyền ở Miến Điện thường chỉ phân phối hàng viện trợ ở những khu vực họ kiểm soát được và ngăn chặn việc chuyển hàng đến những nơi quân đội không nắm quyền kiểm soát.

Trong khi đó, vùng Sagaing, nằm gần Mandalay, khu vực bị động nhất mạnh nhất và có nhiều thiệt hại nhân mạng nhất, lại được xem là một trong những thành trì của phe nổi dậy chống tập đoàn quân sự. Nhiều chiến binh phe đối lập tại Sagaing thậm chí lo ngại tập đoàn quân sự tranh thủ tình hình xáo trộn do động đất để chiếm lại quyền kiểm soát tình hình.   

Từ Bangkok, thông tín viên trong khu vực, Carol Isoux gửi về bài tường trình :

« Ngay sau vụ đảo chính của quân đội, thành phố Sagaing, cách Mandalay khoảng 20km, đã trở thành một trong những thành trì kháng chiến chống quân đội. Nhiều nhóm thanh niên từ các thành phố lớn của đất nước đã tụ tập về Sagaing và thành lập các nhóm nhỏ, gọi là PDF. Họ dần dần được huấn luyện, sau đó tự trang bị vũ khí, và thậm chí đã thành công trong việc giành lại được một phần lãnh thổ từ tay tập đoàn quân sự cầm quyền.

Nhưng trận động đất mới đây đã khiến họ lo ngại về thế cân bằng mong manh này. Một số chiến binh sợ rằng tập đoàn quân sự sẽ lợi dụng tình trạng khẩn cấp về nhân đạo do trận động đất gây ra để giành lại quyền kiểm soát tất cả các tuyến đường chính của đất nước. Theo một số lời kể được được báo chí của phe đối lập với chính quyền quân sự Miến Điện đăng tải, thì trong những giờ đầu tiên sau trận động đất, các vụ ném bom vẫn tiếp diễn nhắm vào các vị trí của phe nổi dậy.

Các tổ chức quốc tế được kêu gọi thận trọng trong cách cung cấp hàng viện trợ nhân đạo để bảo đảm rằng viện trợ đến được với những người dân bị ảnh hưởng mà không có sự phân biệt đối xử về mặt chính trị ».


************

Lời đề nghị đáng ngại của phó Tổng thống Mỹ đối với Greenland



Chuyến thăm mang tính văn hóa đến Greenland của bà Usha, vợ Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, đã bị hủy

Nguồn hình ảnh, Reuters

Chụp lại hình ảnh, Chuyến thăm mang tính văn hóa đến Greenland của bà Usha, vợ Phó Tổng thống Mỹ JD Vance, đã bị hủy
  • Tác giả, Andrew Harding
  • Vai trò,
  • Nuuk, Greenland

Một dải ánh sáng xanh lấp lánh, như một tấm rèm rực sáng kéo ngang bầu trời đêm, xuất hiện bên cạnh những vầng sao sáng phía trên thủ đô Nuuk vào tối muộn thứ Sáu 28/3.

Sự xuất hiện của cực quang rực rỡ – một kỳ quan quen thuộc ở vùng này – dường như đánh dấu sự kết thúc của một ngày vô cùng quan trọng ở Bắc Cực, một ngày làm nổi bật những hy vọng và thách thức của Greenland băng giá.

Đó là ngày một cường quốc nước ngoài đầy tham vọng đã cử một phái đoàn không được mời đến hòn đảo lớn nhất thế giới với một thông điệp khó chịu.

Trong chuyến thăm ngắn ngủi đến một căn cứ quân sự Mỹ xa xôi ở vùng cực bắc Greenland, Phó Tổng thống Mỹ JD Vance có thể đã cố gắng đôi lúc làm dịu đi mục tiêu tuyên bố của cấp trên là sáp nhập lãnh thổ tự trị của Đan Mạch.

"Chúng tôi không nghĩ rằng vũ lực sẽ là cần thiết," ông Vance nói, có lẽ đang cố gắng tạo sự trấn an.

Nhưng thông điệp tổng thể của ông vẫn thẳng thắn và đầy đe dọa: thế giới, khí hậu và khu vực Bắc Cực đang thay đổi nhanh chóng và Greenland cần thức tỉnh trước mối đe dọa từ một Trung Quốc bành trướng; các mối quan hệ an ninh lâu đời với phương Tây đã đến hồi kết; cách duy nhất để hòn đảo này bảo vệ bản thân, các giá trị và tài nguyên khoáng sản của mình là từ bỏ những kẻ cai trị Đan Mạch yếu kém và keo kiệt, để tìm đến vòng tay vững chãi và sự bảo vệ của Mỹ.

"Chúng ta cần thức tỉnh sau 40 năm đồng thuận thất bại, khi tin rằng có thể phớt lờ sự lấn tới của các cường quốc khi họ mở rộng tham vọng," ông Vance nói với binh sĩ Mỹ tại căn cứ quân sự Pituffik của Mỹ.

"Chúng ta không thể cứ chôn đầu xuống cát – hoặc, ở Greenland, vùi đầu vào tuyết – và giả vờ như Trung Quốc không quan tâm đến vùng đất rộng lớn này."

Nếu nhìn vào một tấm bản đồ thế giới đặt Bắc Cực ở trung tâm thay vì đường xích đạo, sẽ dễ dàng nhận thấy Greenland đột nhiên không còn là một vùng lãnh thổ hoang vắng bị bỏ qua, mà trở thành một khu vực chiến lược quan trọng.

Nó nằm ở trung tâm của cuộc cạnh tranh quyền lực đang nổi lên giữa Trung Quốc, Mỹ và Nga nhằm giành quyền kiểm soát Bắc Cực, bao gồm tài nguyên khoáng sản và các tuyến đường biển của khu vực này.

Tuy nhiên, tốc độ và thái độ xem thường mà chính quyền Trump thể hiện khi từ bỏ sự phụ thuộc truyền thống vào các đồng minh phương Tây – đặc biệt là Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) – đã khiến các đối tác của Mỹ bối rối.

"Không thể chấp nhận được," Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen gay gắt đáp trả sau khi nghe Vance công kích chính phủ của bà ngay trên lãnh thổ có chủ quyền của Đan Mạch.

Người dân biểu tình với biểu ngữ và quốc kỳ Greenland, có hai màu đỏ và trắng

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh, Người dân biểu tình với biểu ngữ và quốc kỳ Greenland, có hai màu đỏ và trắng


'Như một mối đe dọa'


Nhưng cách căn cứ Pituffik 1.500 km về phía nam, tại thủ đô Nuuk của Greenland, câu chuyện của Mỹ phải cạnh tranh sự chú ý với một sự kiện địa phương rất khác vào thứ Sáu.

"Chúng ta sẽ chiến thắng," một đám đông hoan hỉ hát vang trong buổi lễ kỷ niệm việc thành lập chính phủ liên minh mới của Greenland.

Không khí tràn ngập niềm vui và tinh thần cộng đồng, khi mọi người khoác tay nhau, nhẹ nhàng đung đưa theo giai điệu của ban nhạc bên trong nhà văn hóa của thị trấn.

Đây là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về những giá trị chung gắn kết cộng đồng nhỏ bé của Greenland, nơi chủ yếu là người Inuit bản địa – tinh thần đồng thuận và hợp tác trong điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, khát vọng bảo tồn và tôn vinh văn hóa Inuit, cùng mong muốn được người ngoài tôn trọng, dù đó là Đan Mạch xa xôi nhưng quen thuộc hay nước Mỹ gần hơn một chút.

"Có nhiều cách để nói một điều gì đó. Nhưng tôi nghĩ cách [ông Trump] nói không phải là cách đúng. Nó giống như một lời đe dọa," Lisbeth Karline Poulsen, 43 tuổi, một nghệ sĩ địa phương tham dự buổi lễ, chia sẻ.

Phản ứng của cô dường như phản ánh tâm lý chung tại đây – một cuộc thăm dò gần đây cho thấy chỉ 6% dân số Greenland ủng hộ ý tưởng trở thành một phần của Mỹ.


Con đường đến độc lập


Dưới chính phủ mới và với sự ủng hộ lớn của công chúng, Greenland đang bắt đầu một bước đi chậm rãi nhưng đầy thận trọng hướng tới nền độc lập hoàn toàn khỏi Đan Mạch.

Đây là một quá trình có thể kéo dài nhiều năm, đòi hỏi đối thoại lâu dài với cả Copenhagen và Washington.

Rốt cuộc, người dân Greenland hiểu rõ rằng nền kinh tế của họ cần phát triển mạnh mẽ hơn nhiều nếu muốn có cơ hội thực tế để giành độc lập.

Nhưng họ cũng phải cân bằng sự phát triển đó với những lo ngại thực tế về nguy cơ bị các thế lực thương mại bên ngoài lợi dụng.

Và điều này dẫn đến sự nhầm lẫn lớn, không chỉ ở Greenland mà còn xa hơn, về cách tiếp cận của chính quyền Trump đối với vùng lãnh thổ này.


Mỹ muốn gì?


Trong chuyến thăm của mình, ông Vance đề cập đến khát vọng độc lập của Greenland và ngụ ý rằng mục tiêu thực sự của Mỹ không phải là sáp nhập hòn đảo một cách đột ngột, mà là một chiến lược kiên nhẫn và dài hạn hơn nhiều.

"Thông điệp của chúng tôi rất đơn giản: vâng, người dân Greenland sẽ có quyền tự quyết. Chúng tôi hy vọng họ sẽ chọn hợp tác với Mỹ, vì chúng tôi là quốc gia duy nhất trên thế giới tôn trọng chủ quyền và an ninh của họ."

Nếu đây thực sự là lập trường của Mỹ – dù thông điệp của ông Trump vẫn hung hăng hơn nhiều so với ông Vance – thì người dân Greenland có lẽ có thể bớt lo đôi chút và dành thời gian cân nhắc.

Vẫn còn rất nhiều thiện cảm dành cho Mỹ ở đây, cùng với sự quan tâm rõ rệt đến việc hợp tác kinh tế nhiều hơn với các công ty Mỹ.

Về mặt an ninh, hiệp ước 74 năm với Đan Mạch đã cho phép Mỹ mở rộng hiện diện quân sự tại Greenland bất cứ lúc nào – từ việc thiết lập căn cứ mới đến cảng tàu ngầm – điều này hẳn đã đủ để xoa dịu mối lo ngại của Washington về Trung Quốc, giống như trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

Điều khó hiểu còn lại chính là sự thiếu kiên nhẫn của ông Donald Trump – cũng chính sự thiếu kiên nhẫn mà ông đã thể hiện khi cố gắng đàm phán chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine.

Mỹ không cần phải sở hữu Greenland để có được tất cả những gì họ mong muốn từ hòn đảo rộng lớn này. Nhưng thay vì một cách tiếp cận mang tính hợp tác, nhiều người ở Nuuk lại cảm thấy họ đang bị bắt nạt.

Đây là một chiến lược phản tác dụng, vốn đã buộc Washington phải chịu một sự rút lui đáng xấu hổ – hủy bỏ chuyến công du văn hóa của bà Usha, vợ ông Vance, đến Nuuk và một thị trấn khác sau khi đối mặt với kế hoạch biểu tình của người dân địa phương.

Một cách tiếp cận chậm rãi hơn, tôn trọng hơn và diễn ra âm thầm phía sau hậu trường chắc chắn sẽ hợp lý hơn.

Nhưng không phải chính trị gia nào cũng thích điều đó.


***********

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :Tin Tức ngày 07 tháng 03 -2025:

tờ bao nay co phải anh em voi SBTN ?

Xem Thêm

Đề bài :Tin Tức ngày 18 - 02 -2025:

tơ bào này toàn dich tin tưc tui liberal AU CHAU khong à chỉ đung 1/2tụi AU CHAU cư sưvoi nươc MY kong băng và dân AU CHAU lười biêng , tôi đả đi choi AU CHAU mừoi ngày ròi thừ bay chăng cò cửa tiệm mở ...dân AU CHAU lười như hủi .

Xem Thêm

Đề bài :Chuyện “Phố Vải” - by Phạm Thành Nhân / Trần Văn Giang (ghi lại).

Đây là một bài viết thú vị nêu bật tầm quan trọng của việc bảo tồn bản sắc văn hóa thông qua ngôn ngữ. Sự thay đổi về thuật ngữ có thể mang tính tích cực nếu chúng vẫn giữ được mối liên hệ với truyền thống và lịch sử địa phương. Văn bản này cũng gợi lên những cảm xúc và suy nghĩ tương tự như những gì bạn trải qua khi mua bất động sản. Quá trình này cũng tràn đầy sự phấn khích và niềm vui. Điều này đặc biệt đúng đối với các dự án mới của Al Sharq Investment https://dubai-new-developments.com/al-sharq-investment, cung cấp các lựa chọn nhà ở hiện đại và tiện lợi để giúp bạn tìm được ngôi nhà lý tưởng.

Xem Thêm

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm