Đoạn Đường Chiến Binh
Toán Thủy Kích Sư Đoàn TQLC
Nếu dựa theo quân số của một Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (SĐTQLC HK) và so sánh với Sư Đoàn Thủy Quân Luc Chiến Việt Nam (SĐTQLC VN) thì sẽ thấy có nhiều sự khác biệt về quân số, trang bị và tổ chức. Như trường hợp các đơn vị Viển Thám (VT) của Hoa kỳ. Những quân nhân muốn về đơn vị này, ngoài các khóa huấn luyện căn bản TQLC họ còn phải trải qua các khóa huấn luyện đặc biệt như Nhảy Dù, Người Nhái sau đó mới trở thanh một ViểnThám viên.
Sau kỳ tích chiến thắng Quảng Trị và tái chiến cổ thành Đinh Công Tráng vào năm 1972. SĐTQLC/VNCH không được xử dụng như một đơn vị Tổng Trừ Bị nữa mà đã trở thành một đơn vị chiếm đóng, dậm chân tại chổ với nhiệm vụ bảo vệ Vùng I Chiến Thuât.
Với nhiệm vụ và nhu cầu mới trên, các chiến thuật mới cần phải được thành hình. Năm 1973 một số quân nhân TQLC bao gồm các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ từ các tiểu đoàn tác chiến được tuyển chọn và thuyên chuyển về Làng Quân Đội để thành lập Biệt Đội Sóng Thần trong đó có Đại Đội Đăc Công (ĐĐĐC) với nhiệm vụ đánh đặc công từ trong lòng địch, khởi đầu dưới sự chỉ huy huấn luyện của Đại Úy Nguyễn Tấn Lực Đại Đội Trưởng Đại Đội C Viễn Thám, sau một thời gian huấn luyện và thực tập thành công thì người đại đội trưởng đầu tiên của đại đội đặc công là Đại Úy Bùi Bồn, kế tiếp là đại úy Lê Đình Đơn. Đến đầu năm 1975 vì sự thay đổi của chiến trường và để chuẩn bị cho việc thành lập thêm SĐ2TQLC thì ĐĐĐC được sát nhập vào TĐ2 Trâu Điên TQLC đã có các đại đội 1, 2, 4, 5 và ĐĐĐC trở thành ĐĐ6 của TĐ2. Riêng tôi sau một tuần tại Làng Quân Đội thì Thiếu úy Đào Ngọc Kỳ từ BTL/SĐ ra thăm và tuyển chọn hơn 60 người để huấn luyện cho chương trình đặc công thủy.
Sau khi được Thiếu Úy Kỳ tuyển chọn, anh em chúng tôi được đưa ra bệnh viện Nguyễn Tri Phương tại Huế để khám sức khỏe. Sau khi khám sức khỏe thì có 18 anh em không đủ tiêu chuẩn và bị trả về đơn vị gốc. Số còn lại đươc huấn luyện chương trinh khóa Người Nhái của Hải Quân dưới sự hướng dẩn và chỉ huy của Thiếu Úy Đào Ngọc Kỳ. Thời gian huấn luyện hơn 6 tháng. Chúng tôi có 3 quân nhân biệt phái từ Khối Bồ Xung (MX Nguyễn Văn Cẩn và 2 tân binh) lo cho vấn đề ăn uống, 1 YTá từ Tiểu Đoàn Quân Y (MX Phan Bữu Ngọc), và 1 truyền tin từ Tiểu Đoàn Truyền Tin (MX Nguyễn Văn Phúc) huấn luyện viện chạy bộ là nhà vô địch chạy bộ quân đội MX Nguyễn Ánh Đăng từ Đại Đội A Viễn Thám biệt phái qua.
Hơn 6 tháng huấn luyện ngày củng như đêm, qua tuần lễ địa ngục thì số anh em còn lại trong chương trình và mãn khóa huấn luyện là 14 người mang huy hiệu người Nhái
Huy hiệu túi áo trái. Bằng Người Nhái
Sau đó thay vì trở về Biệt Đội Sóng Thần, chúng tôi có lịnh về trinh diện BTL/SĐ và được nhập vào quân số của Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Đặng Văn Học với tên gọi là Toán Người Nhái.
Theo sự tổ chức thì toán Người Nhái được chi ra làm hai thuyền, mổi thuyền có 7 người, 6 người Chèo 1 người Lái. Trang bị của toán gồm có 3 xuồng cao su Zodiac đen, 15 bình hơi đôi, các máy thở và dung cụ để lặn lội, vũ khí gồm có đại liên M60, CAR15 và AK47.
Hình Minh Họa
Công tác đầu tiên của Toán Người Nhái là tại bờ biển Mỷ Thũy,. Chúng tôi đã lặn vớt vũ khí và chiến lợi phẩm từ chiếc tàu VC do Lử Đoàn 258 bắn chìm. Xin đọc bài viết của MX Mai Văn Tấn “Chiến tích sau cùng của Lữ Đoàn 258”
Trách nhiệm của toán là bảo vệ an ninh vòng đai BTL/SĐ từ sông Mỹ Chánh phía Bắc tới cừa Thuận An ở về phía Nam, và từ Quốc Lộ 1 phía Tây tới dọc bờ biển về hướng Đông. Riêng tại BTL thì có nhiệm giử an ninh BTL/SĐ và bảo vệ Lạng Sơn (LS).
Mặc dầu sinh hoạt tại BTL SĐ nhưng toán người Nhái này vẫn sống như một đơn vị tác chiến biệt lập và lúc nào củng tập luyện thật gian khổ.
Tôi còn nhớ một hôm Thiếu Úy Đào Ngọc Kỳ cho biết có lệnh Toán Người Nhái phải lên trinh diện Thiếu Tá TĐT gấp. Anh em chúng tôi 15 người mặc quần đùi, ở trần, đi chân không lên trinh diện. Câu đầu tiên và cũng là câu cuối cùng được nghe Thiếu Tá Học phán “Đ.M chúng mày là đám mất dậy…kể từ giờ phút này từ trên xuống dưới không ai muốn nghe hay nhắc tới hai chữ Người Nhái nữa, đi cho khuất mắt”.
Chúng tôi lầm lủi trở về căn nhà nằm đối diện với phòng an ninh sư đoàn nơi toán cư ngụ hỏi nhau chuyện gì đã xảy ra mới biết anh Châu Ròm nhà mình vào câu lạc bộ THD mua thiếu không được nên Teakondo người bán xịt xì dầu, đang nằm điều trị bên binh xá Quân Y.
Một vài ngày sau, Thiếu úy Kỳ cho biết Toán Người Nhái có tên mới. Bên Hài Quân họ gọi Ngưới Nhái là Hải Kích, còn mình TQLC thì gọi là Thủy Kích và từ đó cái tên này đã theo anh em chúng tôi cho đến hôm nay. Vào khỏang cuối năm 1974 Thiếu úy Kỳ xin giải ngũ về làm huấn luyện viên Người Nhái cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Trung Úy Đinh Trọng Hiền ĐĐTĐĐ THD tạm thời thay thế, sau một vài tuần ông xin Thiếu Tá TĐT cho ông giả từ Toán Thủy Kích vì sao và lý do gì chúng tôi không biết.
Thủy Kích tại Phá Tam Giang 1973
(Hình do Tr/uy Nguyễn văn Đào chup)
Sau Trung Úy Đinh Trọng Hiển, trong lúc chưa biết đi về đâu thì có một đề nghị:
_“Giao tụi nó cho Tr/Úy Nguyễn Văn Đào. Đào có Đệ Tứ Đẳng Thái Cực Đạo, quờ quạng nó oánh cho chết” thế là xong.
Trung Úy Nguyễn Văn Đào Trưởng Phòng An Ninh Sư Đoàn, Kiêm Trưởng Toán Thái Cực Đạo, từ đó kiêm thêm Trưởng Toán Thủy Kích. Đối với anh em chúng tôi Trung Úy Đào là “Ông Thầy Đào”. Vì sao? Vì nhờ Thầy mà anh em chúng tôi vũ, vỏ song tòan. Buổi sáng sắp hàng ngang Thầy dạy vỏ, buổi chiều sắp hàng ngang Thầy dạy vũ (Nhảy Đầm)… 1,2,3,4 Rumba… 1,2,3,4,5 Cha Cha Cha hằng đêm vẩn thay phiên nhau đi ăn sương trên Phá Tam Giang, sông Vân Trình và Mỹ Chánh. Thầy nhận thấy anh em chúng tôi thích nhậu nhẹt, say sưa mất khôn, mất dạy và vô kỷ luật nên ý Thầy muốn anh em học nhảy đầm để đi chơi với đào thì phài lich sự hơn. Thú thật lúc ấy anh em chúng tôi rất sợ thầy Đào, ai không nghe lời, hay vô kỷ luật thì được mặt áo giáp song đấu với Thầy. Tôi còn nhớ Xướng móm song đấu với Thầy, ăn một cú đá giò lái nằm tại chổ, hai con mắt trợn trắng không còn thấy tròng đen, sùi bọt mét anh em xúm nhau khiêng qua bịnh xá của TĐQY. Kể từ đó chương trình song đấu ngày một thưa dần.
Đầu tháng 3 năm 1975, BTL SĐ di chuyển từ Hương Điền về phi trường trưc thăng Non Nước Đà Nẳng. Toán Thủy Kích có nhiệm vụ mới là bảo vệ LS và BCH SĐ, riêng tôi, Tr/sĩ Nguyễn Văn Vân và Thầy Đào có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Lạng Sơn.
(Xin đọc bài viết của Bác sỉ MX Phạm Vũ Bằng “Trình Tổng Thống... Tôi quyết định theo tình hình” về cuộc rút quân tại vùng I trong đó có viết về đêm rời BTL Vùng I Duyên Hải).
Một điều cần nói ra trong những ngày cuối cùng tại Đà Nằng, một số quân phục TQLC được mang theo từ Huế vào lưu giữ tại căn cứ Non Nước, lúc rút đi bỏ lại, khi quân lao Sơn Trà được bỏ ngỏ, một số tội phạm thoát ra và đã mặc những quân phục này trà trộn vào đoàn người di tản, một số tôi phạm này đã cướp bóc cũng như đã làm mang tiếng cho binh chủng TQLC trong thời gian này. Những tôi phạm này mặc đồ rằn nhưng không có các huy hiêu Sư Đoàn hay Tiểu Đoàn hoặc bảng tên.
Sau một thời gian trên các tàu HQ từ Đà Nẳng, Cam Ranh và đầu tháng 4 năm 1975 SĐ TQLC về đến Vũng Tàu, trong lúc phần đông các đơn vị còn kẹt lại ngoài vùng I. Trung Tá Nguyễn văn Phán nhận chức TĐT TĐ THD, Thầy Đào nhận chức ĐĐT ĐĐ A Viển Thám cùng với Tr/úy Trần Hải Thọ gốc Lôi Hổ làm ĐĐP. Toán Thủy Kích được giải tán chia ra cho 3 ĐĐ Viển Thám. Riêng tôi được giao cho trách nhiệm theo dỏi và giữ hai chiếc tàu dân sự đang bỏ neo tại bài trước Vũng Tàu. Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi VC bắt đầu pháo kích vào thành phố Vũng Tàu. Trưc thăng chở LS đă đáp xuống chiếc tàu Kim Dung tại bãi trước. Vì sợ VC sẽ pháo theo ra ngoài tàu khi thấy có trưc thăng TQLC nên anh em đã tháo gở súng đạn trên trưc thăng rồi và đẩy xuống biển. Khi TT Dương Văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng thì chúng tôi nhổ neo hai chiếc tàu Kim Dung và Việt Tuyến và ra khơi. Hai chiếc tàu Kim Dung & Việt Tuyến đã đưa LS và hơn 400 anh em TQLC, phần đông là các TQLC thuôc hai Đại Đội A & B Viển Thám ra tàu Đại Dương rời Việt Nam sang Singapore, Phi Luật Tân và sau cùng là Đảo Guam.
Toán Thủy Kích có tất cả 15 anh em, sang Hoa Kỳ được 5 người. Trong 5 người đó thì có tôi , Thầy Đào đã mất liên lạc, Tr/sĩ Vân vẫn còn đang ở trong trại giam Liên Bang tại Virginia vì một trọng tội tại Alaska năm 1980, Nguyễn Tấn Thành nửa tỉnh nửa mê đang cư ngụ tại Dallas TX và Lưu Thái (Thái Đen) đang cự ngụ tại Lousiana.
Tôi là lính chiến thích cầm súng hơn cầm viết. Nhưng nhờ sự khuyến khich của MX Tô Văn Cấp & MX THT Pham Cang, tôi xin mạo muội viết một lần để.
1-Đóng góp cho Quân Sử TQLC VN về Toán Thủy Kích, một đơn vị mà dường như không ai biết.
2-Viết để nhớ các Thủy Kích:
Sang Heo, Châu Ròm, Sĩ Râu, Chuyện Cò, Chiến Lai, Thuận Mập, Lý Nhóc, Xướng Móm, Thiên Nhác. Hồng Rổ
Những người đã thất lạc 37 năm qua mà tôi vẫn luôn luôn thương nhớ và tìm kiếm. Xin Cầu Chúc Binh An, May Mắn cho các Anh dù đang ở phương trời nào.
MX Nguyễn Bác Ái
Sinh Tồn chuyển
Bàn ra tán vào (0)
Toán Thủy Kích Sư Đoàn TQLC
Nếu dựa theo quân số của một Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ (SĐTQLC HK) và so sánh với Sư Đoàn Thủy Quân Luc Chiến Việt Nam (SĐTQLC VN) thì sẽ thấy có nhiều sự khác biệt về quân số, trang bị và tổ chức. Như trường hợp các đơn vị Viển Thám (VT) của Hoa kỳ. Những quân nhân muốn về đơn vị này, ngoài các khóa huấn luyện căn bản TQLC họ còn phải trải qua các khóa huấn luyện đặc biệt như Nhảy Dù, Người Nhái sau đó mới trở thanh một ViểnThám viên.
Sau kỳ tích chiến thắng Quảng Trị và tái chiến cổ thành Đinh Công Tráng vào năm 1972. SĐTQLC/VNCH không được xử dụng như một đơn vị Tổng Trừ Bị nữa mà đã trở thành một đơn vị chiếm đóng, dậm chân tại chổ với nhiệm vụ bảo vệ Vùng I Chiến Thuât.
Với nhiệm vụ và nhu cầu mới trên, các chiến thuật mới cần phải được thành hình. Năm 1973 một số quân nhân TQLC bao gồm các Sĩ Quan, Hạ Sĩ Quan và Binh Sĩ từ các tiểu đoàn tác chiến được tuyển chọn và thuyên chuyển về Làng Quân Đội để thành lập Biệt Đội Sóng Thần trong đó có Đại Đội Đăc Công (ĐĐĐC) với nhiệm vụ đánh đặc công từ trong lòng địch, khởi đầu dưới sự chỉ huy huấn luyện của Đại Úy Nguyễn Tấn Lực Đại Đội Trưởng Đại Đội C Viễn Thám, sau một thời gian huấn luyện và thực tập thành công thì người đại đội trưởng đầu tiên của đại đội đặc công là Đại Úy Bùi Bồn, kế tiếp là đại úy Lê Đình Đơn. Đến đầu năm 1975 vì sự thay đổi của chiến trường và để chuẩn bị cho việc thành lập thêm SĐ2TQLC thì ĐĐĐC được sát nhập vào TĐ2 Trâu Điên TQLC đã có các đại đội 1, 2, 4, 5 và ĐĐĐC trở thành ĐĐ6 của TĐ2. Riêng tôi sau một tuần tại Làng Quân Đội thì Thiếu úy Đào Ngọc Kỳ từ BTL/SĐ ra thăm và tuyển chọn hơn 60 người để huấn luyện cho chương trình đặc công thủy.
Sau khi được Thiếu Úy Kỳ tuyển chọn, anh em chúng tôi được đưa ra bệnh viện Nguyễn Tri Phương tại Huế để khám sức khỏe. Sau khi khám sức khỏe thì có 18 anh em không đủ tiêu chuẩn và bị trả về đơn vị gốc. Số còn lại đươc huấn luyện chương trinh khóa Người Nhái của Hải Quân dưới sự hướng dẩn và chỉ huy của Thiếu Úy Đào Ngọc Kỳ. Thời gian huấn luyện hơn 6 tháng. Chúng tôi có 3 quân nhân biệt phái từ Khối Bồ Xung (MX Nguyễn Văn Cẩn và 2 tân binh) lo cho vấn đề ăn uống, 1 YTá từ Tiểu Đoàn Quân Y (MX Phan Bữu Ngọc), và 1 truyền tin từ Tiểu Đoàn Truyền Tin (MX Nguyễn Văn Phúc) huấn luyện viện chạy bộ là nhà vô địch chạy bộ quân đội MX Nguyễn Ánh Đăng từ Đại Đội A Viễn Thám biệt phái qua.
Hơn 6 tháng huấn luyện ngày củng như đêm, qua tuần lễ địa ngục thì số anh em còn lại trong chương trình và mãn khóa huấn luyện là 14 người mang huy hiệu người Nhái
Huy hiệu túi áo trái. Bằng Người Nhái
Sau đó thay vì trở về Biệt Đội Sóng Thần, chúng tôi có lịnh về trinh diện BTL/SĐ và được nhập vào quân số của Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh dưới sự chỉ huy của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Đặng Văn Học với tên gọi là Toán Người Nhái.
Theo sự tổ chức thì toán Người Nhái được chi ra làm hai thuyền, mổi thuyền có 7 người, 6 người Chèo 1 người Lái. Trang bị của toán gồm có 3 xuồng cao su Zodiac đen, 15 bình hơi đôi, các máy thở và dung cụ để lặn lội, vũ khí gồm có đại liên M60, CAR15 và AK47.
Hình Minh Họa
Công tác đầu tiên của Toán Người Nhái là tại bờ biển Mỷ Thũy,. Chúng tôi đã lặn vớt vũ khí và chiến lợi phẩm từ chiếc tàu VC do Lử Đoàn 258 bắn chìm. Xin đọc bài viết của MX Mai Văn Tấn “Chiến tích sau cùng của Lữ Đoàn 258”
Trách nhiệm của toán là bảo vệ an ninh vòng đai BTL/SĐ từ sông Mỹ Chánh phía Bắc tới cừa Thuận An ở về phía Nam, và từ Quốc Lộ 1 phía Tây tới dọc bờ biển về hướng Đông. Riêng tại BTL thì có nhiệm giử an ninh BTL/SĐ và bảo vệ Lạng Sơn (LS).
Mặc dầu sinh hoạt tại BTL SĐ nhưng toán người Nhái này vẫn sống như một đơn vị tác chiến biệt lập và lúc nào củng tập luyện thật gian khổ.
Tôi còn nhớ một hôm Thiếu Úy Đào Ngọc Kỳ cho biết có lệnh Toán Người Nhái phải lên trinh diện Thiếu Tá TĐT gấp. Anh em chúng tôi 15 người mặc quần đùi, ở trần, đi chân không lên trinh diện. Câu đầu tiên và cũng là câu cuối cùng được nghe Thiếu Tá Học phán “Đ.M chúng mày là đám mất dậy…kể từ giờ phút này từ trên xuống dưới không ai muốn nghe hay nhắc tới hai chữ Người Nhái nữa, đi cho khuất mắt”.
Chúng tôi lầm lủi trở về căn nhà nằm đối diện với phòng an ninh sư đoàn nơi toán cư ngụ hỏi nhau chuyện gì đã xảy ra mới biết anh Châu Ròm nhà mình vào câu lạc bộ THD mua thiếu không được nên Teakondo người bán xịt xì dầu, đang nằm điều trị bên binh xá Quân Y.
Một vài ngày sau, Thiếu úy Kỳ cho biết Toán Người Nhái có tên mới. Bên Hài Quân họ gọi Ngưới Nhái là Hải Kích, còn mình TQLC thì gọi là Thủy Kích và từ đó cái tên này đã theo anh em chúng tôi cho đến hôm nay. Vào khỏang cuối năm 1974 Thiếu úy Kỳ xin giải ngũ về làm huấn luyện viên Người Nhái cho Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia. Trung Úy Đinh Trọng Hiền ĐĐTĐĐ THD tạm thời thay thế, sau một vài tuần ông xin Thiếu Tá TĐT cho ông giả từ Toán Thủy Kích vì sao và lý do gì chúng tôi không biết.
Thủy Kích tại Phá Tam Giang 1973
(Hình do Tr/uy Nguyễn văn Đào chup)
Sau Trung Úy Đinh Trọng Hiển, trong lúc chưa biết đi về đâu thì có một đề nghị:
_“Giao tụi nó cho Tr/Úy Nguyễn Văn Đào. Đào có Đệ Tứ Đẳng Thái Cực Đạo, quờ quạng nó oánh cho chết” thế là xong.
Trung Úy Nguyễn Văn Đào Trưởng Phòng An Ninh Sư Đoàn, Kiêm Trưởng Toán Thái Cực Đạo, từ đó kiêm thêm Trưởng Toán Thủy Kích. Đối với anh em chúng tôi Trung Úy Đào là “Ông Thầy Đào”. Vì sao? Vì nhờ Thầy mà anh em chúng tôi vũ, vỏ song tòan. Buổi sáng sắp hàng ngang Thầy dạy vỏ, buổi chiều sắp hàng ngang Thầy dạy vũ (Nhảy Đầm)… 1,2,3,4 Rumba… 1,2,3,4,5 Cha Cha Cha hằng đêm vẩn thay phiên nhau đi ăn sương trên Phá Tam Giang, sông Vân Trình và Mỹ Chánh. Thầy nhận thấy anh em chúng tôi thích nhậu nhẹt, say sưa mất khôn, mất dạy và vô kỷ luật nên ý Thầy muốn anh em học nhảy đầm để đi chơi với đào thì phài lich sự hơn. Thú thật lúc ấy anh em chúng tôi rất sợ thầy Đào, ai không nghe lời, hay vô kỷ luật thì được mặt áo giáp song đấu với Thầy. Tôi còn nhớ Xướng móm song đấu với Thầy, ăn một cú đá giò lái nằm tại chổ, hai con mắt trợn trắng không còn thấy tròng đen, sùi bọt mét anh em xúm nhau khiêng qua bịnh xá của TĐQY. Kể từ đó chương trình song đấu ngày một thưa dần.
Đầu tháng 3 năm 1975, BTL SĐ di chuyển từ Hương Điền về phi trường trưc thăng Non Nước Đà Nẳng. Toán Thủy Kích có nhiệm vụ mới là bảo vệ LS và BCH SĐ, riêng tôi, Tr/sĩ Nguyễn Văn Vân và Thầy Đào có nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Lạng Sơn.
(Xin đọc bài viết của Bác sỉ MX Phạm Vũ Bằng “Trình Tổng Thống... Tôi quyết định theo tình hình” về cuộc rút quân tại vùng I trong đó có viết về đêm rời BTL Vùng I Duyên Hải).
Một điều cần nói ra trong những ngày cuối cùng tại Đà Nằng, một số quân phục TQLC được mang theo từ Huế vào lưu giữ tại căn cứ Non Nước, lúc rút đi bỏ lại, khi quân lao Sơn Trà được bỏ ngỏ, một số tội phạm thoát ra và đã mặc những quân phục này trà trộn vào đoàn người di tản, một số tôi phạm này đã cướp bóc cũng như đã làm mang tiếng cho binh chủng TQLC trong thời gian này. Những tôi phạm này mặc đồ rằn nhưng không có các huy hiêu Sư Đoàn hay Tiểu Đoàn hoặc bảng tên.
Sau một thời gian trên các tàu HQ từ Đà Nẳng, Cam Ranh và đầu tháng 4 năm 1975 SĐ TQLC về đến Vũng Tàu, trong lúc phần đông các đơn vị còn kẹt lại ngoài vùng I. Trung Tá Nguyễn văn Phán nhận chức TĐT TĐ THD, Thầy Đào nhận chức ĐĐT ĐĐ A Viển Thám cùng với Tr/úy Trần Hải Thọ gốc Lôi Hổ làm ĐĐP. Toán Thủy Kích được giải tán chia ra cho 3 ĐĐ Viển Thám. Riêng tôi được giao cho trách nhiệm theo dỏi và giữ hai chiếc tàu dân sự đang bỏ neo tại bài trước Vũng Tàu. Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, khi VC bắt đầu pháo kích vào thành phố Vũng Tàu. Trưc thăng chở LS đă đáp xuống chiếc tàu Kim Dung tại bãi trước. Vì sợ VC sẽ pháo theo ra ngoài tàu khi thấy có trưc thăng TQLC nên anh em đã tháo gở súng đạn trên trưc thăng rồi và đẩy xuống biển. Khi TT Dương Văn Minh tuyên bố buông súng đầu hàng thì chúng tôi nhổ neo hai chiếc tàu Kim Dung và Việt Tuyến và ra khơi. Hai chiếc tàu Kim Dung & Việt Tuyến đã đưa LS và hơn 400 anh em TQLC, phần đông là các TQLC thuôc hai Đại Đội A & B Viển Thám ra tàu Đại Dương rời Việt Nam sang Singapore, Phi Luật Tân và sau cùng là Đảo Guam.
Toán Thủy Kích có tất cả 15 anh em, sang Hoa Kỳ được 5 người. Trong 5 người đó thì có tôi , Thầy Đào đã mất liên lạc, Tr/sĩ Vân vẫn còn đang ở trong trại giam Liên Bang tại Virginia vì một trọng tội tại Alaska năm 1980, Nguyễn Tấn Thành nửa tỉnh nửa mê đang cư ngụ tại Dallas TX và Lưu Thái (Thái Đen) đang cự ngụ tại Lousiana.
Tôi là lính chiến thích cầm súng hơn cầm viết. Nhưng nhờ sự khuyến khich của MX Tô Văn Cấp & MX THT Pham Cang, tôi xin mạo muội viết một lần để.
1-Đóng góp cho Quân Sử TQLC VN về Toán Thủy Kích, một đơn vị mà dường như không ai biết.
2-Viết để nhớ các Thủy Kích:
Sang Heo, Châu Ròm, Sĩ Râu, Chuyện Cò, Chiến Lai, Thuận Mập, Lý Nhóc, Xướng Móm, Thiên Nhác. Hồng Rổ
Những người đã thất lạc 37 năm qua mà tôi vẫn luôn luôn thương nhớ và tìm kiếm. Xin Cầu Chúc Binh An, May Mắn cho các Anh dù đang ở phương trời nào.
MX Nguyễn Bác Ái
Sinh Tồn chuyển