Nhân Vật

Tội ác VC: Cái chết bi thảm của Giáo Sư Nghiêm Thẩm

Nghiêm-Thẩm được XHCN Việt-Nam cho là nhà khảo-cổ và nhân-chủng học xuất-sắc. Chính sự xuất sắc lỗi lạc đã đưa ông đến cái chết bi thảm vô cùng.
Tội ác VC: Cái chết bi thảm của Giáo Sư Nghiêm Thẩm
nhanvat Giáosư NghiêmThẩm

- Bài dưới đây là một chương (từ trang 251 đến trang 259) trong cuốn Rồng Xanh Ngục Đỏ của Linh mục Vũ Đình Trác do Hội Hữu xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1986. Đây là một cuốn hồi ký kể lại quãng đời của tác giả từ sau ngày 30 tháng 4, 1975 cho đến lúc vượt biên thành công vào tháng Năm, 1980. 
Chương nói về cái chết của Giáo sư Nghiêm Thẩm mà chúng tôi xin phép đăng lại hôm nay là một tài liệu quan trọng, khẳng định chính quyền cộng sản VN đã thủ tiêu Giáo sư với chính “chiếc búa khảo cổ” của ông, để trừng trị ông đã không chịu cộng tác với họ rêu rao một cách phản khoa học rằng Việt Nam là thủy tổ của các dân tộc Đông Nam Á Châu.
*
Nghiêm-Thẩm được XHCN Việt-Nam cho là nhà khảo-cổ và nhân-chủng học xuất-sắc. Chính sự xuất sắc lỗi lạc đã đưa ông đến cái chết bi thảm vô cùng.
Tôi quen Nghiêm-Thẩm từ 1978, khi tôi được mời vào làm việc trong nhóm ngữ-học của Thanh-Lãng nhân một hôm có cuộc hội-thảo về tài-liệu cổ. Khi tôi trình-bày một tài-liệu cổ văn-học Việt qua cuốn Bách Việt Tiên-Hiền chí rút trong Đại Bộ Dã-sử Trung Hoa Lĩnh-Nam di thư. Như thoáng ngửi thấy mùi cổ kính quen thuộc, Nghiêm-Thẩm ngậm dọc tẩu đúng điệu “đế- quốc” đến bên cạnh tôi. Ông chỉ hỏi tôi một câu:
Linh-mục được biết tới tài-liệu đó hay hiện đã nằm trong tay ai?
Tôi bảo ông:
Hiện tài-liệu đó đang nằm trong tủ sách của tôi.
Ông nhắp nhắp dọc tẩu hai ba cái, quay về chỗ cũ, có vẻ đắc ý.
Ngay sau khi tan hội, ông tới phòng tôi để nhìn tận mắt tập tài-liệu cổ đó.
Ông bảo tôi:
     Tài-liệu này rất quý, tụi Pháp mà vớ được tài-liệu này, nó có thể làm truyện lớn. Tụi cộng-sản Bắc-Việt cũng chưa có. Linh-mục đừng để tụi nó đánh hơi thấy mà rầy-rà đấy. Riêng tôi có một tượng đồng đen nhỏ, một cái búa khảo cổ rất quý và một ít sách hiện nay không tìm đâu ra, mà tụi nó săn như săn vàng ấy.
Chúng tôi uống với nhau vài ly rượu thuốc, rồi ông ra về.
Mối duyên khảo cổ
Sau buổi sơ-giao ấy, Nghiêm-Thẩm luôn luôn có dịp gặp tôi, lúc thì ở phòng họp, khi thì ở nhà riêng. Tôi cho ông xem những tài-liệu cổ về văn-học Bách-Việt và những tài-liệu liên-quan đến văn học cổ Việt-Nam, hiện nay được tàng-trữ tại thư-viện Quốc-hội Nhật-Bản.
Có lần ông bảo tôi:
Tôi say mê mấy cái đồ cổ này còn hơn mê tiền nữa, linh-mục ạ.
Ông cũng mời tôi đến nhà riêng tại vùng Trương- minh-Giảng, để nhìn chiếc búa khảo cổ và những sách quý của ông.
Ông nói:
     Chiếc búa khảo cổ này, bao nhiêu người đòi mua, nhất là người ngoại quốc, mà tôi không bán. Tôi còn một tượng đồng đen nhỏ, mà tụi nó quý hơn vàng. Nghe nói tụi nó có thể bán cho Nga-Xô bằng một giá rất đắt. Tụi Nga dùng đồng đen trong kỹ-nghệ nguyên-tử. Tôi sợ tụi nó “chớp”, nên trao cho một người bạn giữ hộ.
Lần khác tôi tới nhà ông, gặp luôn cả người bạn quen từ hồi còn lưu học tại Tokyo, là chị NTD hiện giờ là bạn đồng nghiệp của ông.
Nghiêm-Thẩm không ngại nói thẳng với tôi:
Bà NTD mới làm hôn-thú với tôi, để cùng đứng đơn xin đoàn-tụ với ba má ở Canada. Hiện giờ bà NTD và một cô cháu gái ở với tôi. Còn nhà tôi và mấy cháu đang ở Hoa-Kỳ.
Chị NTD cũng hay nói lại nhiều truyện cũ tại Tokyo; hiện nay chị dạy Nhật-ngữ cho đại-học Văn- khoa và xung vào nhóm Từ-điển Nhật-Việt. Vì thế tôi quen với cả hai người. Từ đó mỗi lần đến thăm tôi, Nghiêm-Thẩm đều dắt chị NTD đi theo.
Có lần chị NTD nói vói tôi:
Anh Nghiêm-Thẩm là một nhà khoa-học thuần- túy, nên anh thiếu sự đưa-đẩy uyền-chuyển, khi giao tiếp với công-an cán-bộ.
Nghiêm-Thẩm tính ít nói - hay đúng ra ít nói những truyện không thuộc khoa khảo-cổ của ông - Ông thường bảo tôi:
Linh-mục phải giữ bí-mật những tài-liệu cổ này, kẻo tụi nó đánh hơi được thì phiền to; chiếc búa khảo cổ của tôi, tụi  nó  cũng biết rồi, mà cứ nay đứa này, mai đứa khác đến hỏi thăm và đòi xem.
Mỗi lần gặp nhau, ông lại cho tôi xem ít tài liệu cổ của ông - phải chăng ai thích đồ cổ, mới được Nghiêm- Thẩm đãi-thị như vậy.
Chị NDT vẫn bảo tôi:
Anh Thẩm quý linh mục lắm, mới tiết-lộ những bí-mật của anh như thế.
Riêng tôi cũng cảm thấy Nghiêm-Thẩm quý tôi, mà tôi cũng quý Nghiêm-Thẩm. Hai chúng tôi mới quen nhau, mà thân nhau rất mau, chỉ vì mối duyên khảo cổ.
Có lần Ông xác nhận:
Tôi, một người ngoại giáo, quen thân với một linh-mục công-giáo, vì tôi mến chân tình  và chí hướng của linh mục.
Lần lần đi tới chỗ thân mật, anh đã bỏ được hai chữ linh-mục, để gọi tôi là anh.
Một biến-cố trong đời Nghiêm- Thẩm
Bỗng một hôm tôi được mấy chữ của Nghiêm-Thẩm do một sinh-viên đem tới.
Anh viết:
“Chiều nay tôi muốn gặp anh nói vài truyện quan- trọng lúc 4 giờ. Nếu anh không ngăn-trở gì, xin cho biết". Thẩm.
Tôi nhận lời. Anh đến đúng giờ với chiếc xe đạp cũ- kỹ. Như mọi lần, sau một ly rượu bổ “Tam-Tài”, anh tiêm thuốc vào dọc tẩu, hít vài hơi, rồi vào truyện ngay:
Hôm nay tôi có truyện cần bàn với anh, vì ngoài anh ra chả biết nói với ai. Năm ngoái, thằng Lê-Duẩn từ Bắc vào, đi với Nguyễn-Tuân, nó gặp tôi ở khách-sạn Majestic, cho ăn uống thật ngon lành đúng điệu, rồi nó ca-tụng. Sau cùng nó bảo:
Anh là một nhà khảo-cổ danh tiếng, cả người Pháp người Việt đều biết và ca-tụng. Bây giờ vì quốc- gia đại sự, tôi yêu-cầu anh tận dùng tài-năng để phụng- sự Tổ-quốc.
Tôi không biết truyện gì mà Lê-Duẩn nói lời trịnh- trọng quá vậy. Tôi bảo hắn:
Xin tổng Bí-thư cứ cho biết ý-kiến, tôi sẽ cố-gắng, nếu có thể.
Hắn liền nói ngay một cách trôi chảy:
Anh Nghiêm-Thẩm, chắc anh biết: cả thế giới đang coi Việt-Nam mình như “đỉnh cao trí-tuệ loài người”, mà anh cũng được vinh-dự ấy. Việt-Nam chúng ta phải làm chủ miền Đông-Nam-Á này. Mọi yếu tố làm chủ hầu như đã đầy đủ, chỉ còn thiếu một điều...
Từ trước tới nay, mấy thằng chép sử “nhãi-ranh” vẫn cho rằng: nguồn-gốc các sắc-tộc miền Đông-Nam-Á- Châu này là Mã-Lai hay Indonesien. Đại Nga-xô mới tìm được ít dấu vết chứng tỏ rằng Việt-Nam chúng mình mới là thủy-tổ. Chúng ta đang làm lại lịch-sử Đông-Nam Á-Châu. Khoa nhân-chủng-học và khảo-cổ của ta lúc này đang phát-đạt vô-biên, nên anh phải nắm lấy cơ-hội này, với uy-tín sẵn có của anh, anh phải viết một bài lớn, thẩm-định lại: Dân Việt-Nam là thủy-tổ các dân-tộc Đông-Nam Á-Châu. Như thế mới đúng ý-nghĩa của “Đỉnh cao trí tuệ loài người” và mới xứng-đáng tài-năng hiếm có của anh.
Tôi im-lặng một phút... trả lời hắn:
Uy-tín của tôi lúc này là nói đúng và nói thật. Theo các tài-liệu khoa-học hiển-nhiên, nhất là khoa khảo-cổ học và nhân-chủng học quá rõ-ràng, tôi không thể viết thế khác được. Viết như đồng-chí nói là phản khoa-học.
Hắn mỉm cười, bảo tôi:
Anh nói thế tức là còn đang ở trong vòng gò-bó của sách vở, của óc đế-quốc, của hủ-hậu, chứ không theo sử-quan một tí nào cả.
Tôi cảm thấy tức đầy ruột, và thực-sự lúc ấy tôi nhìn thằng Lê-Duẩn như một con chó chết đê hèn, nên tôi hơi bạo lời:
Nếu tôi viết như thế, thì các nhà khảo-cổ và nhân- chủng-học trên thế-giới sẽ cho tôi và cả chế-độ tôi phục- vụ là con chó chết. Tôi không bao giờ làm truyện sa-đoạ ấy.
Lê-Duẩn vẫn không lộ vẻ tức-giận. Hắn hỏi tôi vắn- tắt:
Anh nhất định không làm truyện đó?
Tôi bỗng tìm được một danh-từ xưng-hô, trả lời hắn:
Tôi không thể đáp-ứng yêu-cầu của đàn-anh trongviệc này.
Lê-Duẩn ném cho tôi một cái nhìn có vẻ dữ tợn với câu nói cộc-lốc:
Anh nhất định thế.... Mong anh đổi ý.
Tôi cũng nhìn thẳng vào mặt hắn, trả lời cương- quyết:
Tôi không bao giờ đổi ý.
Hắn ra đi, không nói thêm nửa lời.
Tôi coi đó như một biến-cố đổ-vỡ trong đời tôi, dưới chế-độ khốn-nạn này. Nhưng tôi thà tan vỡ cả tấm thân với cả chế-độ này, còn hơn đổ vỡ cho đất nước tôi, cho chí-hướng và danh-dự học thức của tôi..
Và một vinh-dự rẻ tiền
Nghiêm-Thẩm trầm ngâm một vài phút, kể tiếp:
Sau lần gặp Lê-Duẩn ấy, tôi đinh-ninh tụi nó sẽ tìm cách hủy-diệt tôi. Nhưng lạ lùng: cách đây hai tháng, Bộ-trưởng Thông-tin cùng với Phạm-huy- Thông, giám-đốc khảo-cổ Bắc-Việt và mấy thằng Bộ- trưởng khác, mà tôi không cần biết mặt biết tên, mời tôi đi họp tại một khách-sạn ở Saigon, chúng đổi tên là Hữu-Nghị. Chúng nó đưa đón tôi bằng xe Mercedes và tiếp-đãi ăn uống rất sang. Tôi đã ngán tụi nó, nên khi đồng bọn đề-cập vấn đề khảo-cổ và nhân-chủng-học, tôi chỉ ư hự, không góp ý kiến nào, cũng không tiết lộ bất cứ một tài-liệu nào. Tôi chỉ hứa viết cho Phạm-huy-Thông một bài trong tạo-chí khảo-cổ của anh.
Bộ-trưởng Thông-tin bảo tôi:
Mong anh Nghiêm-Thẩm tích-cực đóng góp tài liệu và kiến-thức, để chúng ta tham-dự Đại-Hội khảo- cổ tại Mắc-cơ-va kỳ tới. Và nếu có thể, chúng tôi cũng cần sự góp mặt của anh trong phái-đoàn đi dự hội.
Tôi trả lời thẳng thắn:
Trước đây tổng bí-thư có nói với tôi nhiều về khảo cổ và nhân-chủng-học, nhưng tôi không có một chiều- hướng nào khác với sự cố-định của tài-liệu khảo cổ. Cũng xin miễn đi hội-họp, vì tôi có nhiều ý-kiến đối- nghịch, sẽ bất lợi cho Đại-Hội.
Ông ta chỉ nói một câu:
Cái đó tùy anh.
Sau ba bốn ngày đưa đón, đãi-ngộ tôi, không đem lại kết quả nào, Bộ-trưởng Thông-tin bảo tôi:
Anh chưa đủ thành-thực.
Tôi nghe câu đó như một bản án kết tội; từ đó tôi bắt đầu chán sống. Bà NTD bảo tôi: thái độ như vậy không hay. Coi chừng tụi nó cho mình là phản chế-độ, là bất hợp-tác. Anh nên mềm dẻo với tụi nó thì hơn.
Nhưng tôi không thể làm khác được.
Tôi chỉ biết thông-cảm nỗi lòng của anh: nghe theo không được, mà không nghe theo cũng không xong.
Những điềm gở của tan vỡ
Vào thượng tuần tháng 11, 1979, sau khi tham dự hội-thảo ngữ-học với phái-đoàn Nga-Xô, Nghiêm- Thẩm tới phòng tôi nói truyện. Hôm ấy con người anh có dáng điệu chán-nản và bi-quan lạ thường. Câu truyện anh nói hôm nay cũng đượm màu kỳ-bí không vui. Thái-độ của anh hôm nay cũng khác lạ. Anh nói với tôi đúng giọng một “con chiên”:
Có lẽ tôi phải xin anh rửa tội, để vào đạo, nấp bóng từ-bi của Đức Chúa, mong niềm an-ủi phù-trợ của Ngài. Lúc này tôi chán-nản hết rồi, mấy hôm nay nhiều điềm gở lạ xảy đến, làm tôi hết sức hoang-mang e-ngại, anh ạ... Hôm thứ Hai vừa qua tôi đang đọc sách trước sân bên cạnh giàn hoa, đột nhiên có hai con chim đánh nhau trên trời rơi xuống chết ngay trước mặt dưới chân tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như có gì rùng rợn sắp tới.
Rồi hôm qua, bể cá của tôi có ba con cá rất đẹp tôi vốn ưa thích, bỗng dưng ba con cá ấy cũng lăn ra chết.
Vì thế, mấy hôm nay hình ảnh của cái chết-chóc ám- ảnh tôi hoài. Bà NTD cho đó là những điềm rất gở. Có lẽ tụi nó sắp hại tôi.
Không biết an-ủi anh thế nào, tôi chỉ trấn an anh:
Nếu anh coi đó là điềm dữ, thì nên giữ mình thận- trọng hơn. Tôi cầu mong anh thoát ly mọi tai-biến.
Chúng tôi chia tay nhau một cách buồn thảm, chỉ nói với nhau một câu đồng vọng:
— Số phận chúng mình dưới chế-độ cộng-sản chỉ có thế.
*
Sau đó tôi được cấp giấy phép đi giảng dạy Đông-y tại Cần-Thơ. Sau mấy tuần lễ, trở lại Chí-Hòa, đến thăm LTN, thì anh cho biết: Nghiêm-Thẩm đã chết cách đây hai tuần, tức vào cuối tháng 11,1979...
Vào lúc 11 giờ trưa, có hai kẻ lạ mặt tông cửa vào nhà anh, lúc ấy chị NTD vắng nhà, chỉ có người cháu gái ở nhà trong. Tụi nó giơ súng áp đảo Nghiêm-Thẩm, bắt anh đưa nộp chiếc búa khảo cổ. Nhận được chiếc búa, chúng đập vào đầu anh ba búa. Anh nằm chết trên vũng máu. Hai tên sát nhân lấy chiếc búa bỏ chạy, trước sự chứng-kiến trộm của người cháu...
Cô này vội đi tìm chị NTD về. Công-an Thành đến điều-tra, lập biên-bản và tức khắc niêm-phong tủ sách của Nghiêm-Thẩm. Chị NTD đứng lo mai-táng cho anh. Có ít bạn đồng nghiệp tiễn đưa anh về nghĩa-địa.....
Bạn bè ngồi lại kể truyện Nghiêm-Thẩm, mới biết anh đã tiết-lộ những điềm gở trên đây cho sáu người, trước khi chết mười ngày.
Lúc này mọi người chỉ còn biết ngồi lại, âm-thầm tưởng-niệm một người bạn đáng kính, đã ra đi tức- tưởi, không bao giờ trở lại.
Anh LTN và NTN mời anh em nâng ly rượu, chiêu hồn Nghiêm-Thẩm về, để chứng-kiến mối hận ngàn trùng của anh chị em trí-thức Việt-Nam dưới bàn tay đẫm máu của cộng-sản.
Anh NTN đại-diện anh chị em ngâm lên mấy vần thơ thâm niệm:
Nghiêm-Thẩm ! Nghiêm-Thẩm !
Anh là đỉnh cao của hoa gấm Giang-Sơn,
Anh ra đi mang nặng những oán-hờn..
Có khôn thiêng, xin hãy về chứng-giám 
Vạn lòng thành, vạn niềm tin tưởng niệm 
Của anh em trí-thức dưới trời Nam.
Nguyện làm gió quét sạch lũ sài-lang,
Nguyện làm mưa cho quê-hương mát-mẻ, 
Nguyện làm nắng cho rực màu đất Mẹ, 
Nguyện làm trăng gieo rắc ánh thanh-bình.

Linh mục Vũ Đình Trác.
Toan Nguyen chuyen

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Tội ác VC: Cái chết bi thảm của Giáo Sư Nghiêm Thẩm

Nghiêm-Thẩm được XHCN Việt-Nam cho là nhà khảo-cổ và nhân-chủng học xuất-sắc. Chính sự xuất sắc lỗi lạc đã đưa ông đến cái chết bi thảm vô cùng.
Tội ác VC: Cái chết bi thảm của Giáo Sư Nghiêm Thẩm
nhanvat Giáosư NghiêmThẩm

- Bài dưới đây là một chương (từ trang 251 đến trang 259) trong cuốn Rồng Xanh Ngục Đỏ của Linh mục Vũ Đình Trác do Hội Hữu xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1986. Đây là một cuốn hồi ký kể lại quãng đời của tác giả từ sau ngày 30 tháng 4, 1975 cho đến lúc vượt biên thành công vào tháng Năm, 1980. 
Chương nói về cái chết của Giáo sư Nghiêm Thẩm mà chúng tôi xin phép đăng lại hôm nay là một tài liệu quan trọng, khẳng định chính quyền cộng sản VN đã thủ tiêu Giáo sư với chính “chiếc búa khảo cổ” của ông, để trừng trị ông đã không chịu cộng tác với họ rêu rao một cách phản khoa học rằng Việt Nam là thủy tổ của các dân tộc Đông Nam Á Châu.
*
Nghiêm-Thẩm được XHCN Việt-Nam cho là nhà khảo-cổ và nhân-chủng học xuất-sắc. Chính sự xuất sắc lỗi lạc đã đưa ông đến cái chết bi thảm vô cùng.
Tôi quen Nghiêm-Thẩm từ 1978, khi tôi được mời vào làm việc trong nhóm ngữ-học của Thanh-Lãng nhân một hôm có cuộc hội-thảo về tài-liệu cổ. Khi tôi trình-bày một tài-liệu cổ văn-học Việt qua cuốn Bách Việt Tiên-Hiền chí rút trong Đại Bộ Dã-sử Trung Hoa Lĩnh-Nam di thư. Như thoáng ngửi thấy mùi cổ kính quen thuộc, Nghiêm-Thẩm ngậm dọc tẩu đúng điệu “đế- quốc” đến bên cạnh tôi. Ông chỉ hỏi tôi một câu:
Linh-mục được biết tới tài-liệu đó hay hiện đã nằm trong tay ai?
Tôi bảo ông:
Hiện tài-liệu đó đang nằm trong tủ sách của tôi.
Ông nhắp nhắp dọc tẩu hai ba cái, quay về chỗ cũ, có vẻ đắc ý.
Ngay sau khi tan hội, ông tới phòng tôi để nhìn tận mắt tập tài-liệu cổ đó.
Ông bảo tôi:
     Tài-liệu này rất quý, tụi Pháp mà vớ được tài-liệu này, nó có thể làm truyện lớn. Tụi cộng-sản Bắc-Việt cũng chưa có. Linh-mục đừng để tụi nó đánh hơi thấy mà rầy-rà đấy. Riêng tôi có một tượng đồng đen nhỏ, một cái búa khảo cổ rất quý và một ít sách hiện nay không tìm đâu ra, mà tụi nó săn như săn vàng ấy.
Chúng tôi uống với nhau vài ly rượu thuốc, rồi ông ra về.
Mối duyên khảo cổ
Sau buổi sơ-giao ấy, Nghiêm-Thẩm luôn luôn có dịp gặp tôi, lúc thì ở phòng họp, khi thì ở nhà riêng. Tôi cho ông xem những tài-liệu cổ về văn-học Bách-Việt và những tài-liệu liên-quan đến văn học cổ Việt-Nam, hiện nay được tàng-trữ tại thư-viện Quốc-hội Nhật-Bản.
Có lần ông bảo tôi:
Tôi say mê mấy cái đồ cổ này còn hơn mê tiền nữa, linh-mục ạ.
Ông cũng mời tôi đến nhà riêng tại vùng Trương- minh-Giảng, để nhìn chiếc búa khảo cổ và những sách quý của ông.
Ông nói:
     Chiếc búa khảo cổ này, bao nhiêu người đòi mua, nhất là người ngoại quốc, mà tôi không bán. Tôi còn một tượng đồng đen nhỏ, mà tụi nó quý hơn vàng. Nghe nói tụi nó có thể bán cho Nga-Xô bằng một giá rất đắt. Tụi Nga dùng đồng đen trong kỹ-nghệ nguyên-tử. Tôi sợ tụi nó “chớp”, nên trao cho một người bạn giữ hộ.
Lần khác tôi tới nhà ông, gặp luôn cả người bạn quen từ hồi còn lưu học tại Tokyo, là chị NTD hiện giờ là bạn đồng nghiệp của ông.
Nghiêm-Thẩm không ngại nói thẳng với tôi:
Bà NTD mới làm hôn-thú với tôi, để cùng đứng đơn xin đoàn-tụ với ba má ở Canada. Hiện giờ bà NTD và một cô cháu gái ở với tôi. Còn nhà tôi và mấy cháu đang ở Hoa-Kỳ.
Chị NTD cũng hay nói lại nhiều truyện cũ tại Tokyo; hiện nay chị dạy Nhật-ngữ cho đại-học Văn- khoa và xung vào nhóm Từ-điển Nhật-Việt. Vì thế tôi quen với cả hai người. Từ đó mỗi lần đến thăm tôi, Nghiêm-Thẩm đều dắt chị NTD đi theo.
Có lần chị NTD nói vói tôi:
Anh Nghiêm-Thẩm là một nhà khoa-học thuần- túy, nên anh thiếu sự đưa-đẩy uyền-chuyển, khi giao tiếp với công-an cán-bộ.
Nghiêm-Thẩm tính ít nói - hay đúng ra ít nói những truyện không thuộc khoa khảo-cổ của ông - Ông thường bảo tôi:
Linh-mục phải giữ bí-mật những tài-liệu cổ này, kẻo tụi nó đánh hơi được thì phiền to; chiếc búa khảo cổ của tôi, tụi  nó  cũng biết rồi, mà cứ nay đứa này, mai đứa khác đến hỏi thăm và đòi xem.
Mỗi lần gặp nhau, ông lại cho tôi xem ít tài liệu cổ của ông - phải chăng ai thích đồ cổ, mới được Nghiêm- Thẩm đãi-thị như vậy.
Chị NDT vẫn bảo tôi:
Anh Thẩm quý linh mục lắm, mới tiết-lộ những bí-mật của anh như thế.
Riêng tôi cũng cảm thấy Nghiêm-Thẩm quý tôi, mà tôi cũng quý Nghiêm-Thẩm. Hai chúng tôi mới quen nhau, mà thân nhau rất mau, chỉ vì mối duyên khảo cổ.
Có lần Ông xác nhận:
Tôi, một người ngoại giáo, quen thân với một linh-mục công-giáo, vì tôi mến chân tình  và chí hướng của linh mục.
Lần lần đi tới chỗ thân mật, anh đã bỏ được hai chữ linh-mục, để gọi tôi là anh.
Một biến-cố trong đời Nghiêm- Thẩm
Bỗng một hôm tôi được mấy chữ của Nghiêm-Thẩm do một sinh-viên đem tới.
Anh viết:
“Chiều nay tôi muốn gặp anh nói vài truyện quan- trọng lúc 4 giờ. Nếu anh không ngăn-trở gì, xin cho biết". Thẩm.
Tôi nhận lời. Anh đến đúng giờ với chiếc xe đạp cũ- kỹ. Như mọi lần, sau một ly rượu bổ “Tam-Tài”, anh tiêm thuốc vào dọc tẩu, hít vài hơi, rồi vào truyện ngay:
Hôm nay tôi có truyện cần bàn với anh, vì ngoài anh ra chả biết nói với ai. Năm ngoái, thằng Lê-Duẩn từ Bắc vào, đi với Nguyễn-Tuân, nó gặp tôi ở khách-sạn Majestic, cho ăn uống thật ngon lành đúng điệu, rồi nó ca-tụng. Sau cùng nó bảo:
Anh là một nhà khảo-cổ danh tiếng, cả người Pháp người Việt đều biết và ca-tụng. Bây giờ vì quốc- gia đại sự, tôi yêu-cầu anh tận dùng tài-năng để phụng- sự Tổ-quốc.
Tôi không biết truyện gì mà Lê-Duẩn nói lời trịnh- trọng quá vậy. Tôi bảo hắn:
Xin tổng Bí-thư cứ cho biết ý-kiến, tôi sẽ cố-gắng, nếu có thể.
Hắn liền nói ngay một cách trôi chảy:
Anh Nghiêm-Thẩm, chắc anh biết: cả thế giới đang coi Việt-Nam mình như “đỉnh cao trí-tuệ loài người”, mà anh cũng được vinh-dự ấy. Việt-Nam chúng ta phải làm chủ miền Đông-Nam-Á này. Mọi yếu tố làm chủ hầu như đã đầy đủ, chỉ còn thiếu một điều...
Từ trước tới nay, mấy thằng chép sử “nhãi-ranh” vẫn cho rằng: nguồn-gốc các sắc-tộc miền Đông-Nam-Á- Châu này là Mã-Lai hay Indonesien. Đại Nga-xô mới tìm được ít dấu vết chứng tỏ rằng Việt-Nam chúng mình mới là thủy-tổ. Chúng ta đang làm lại lịch-sử Đông-Nam Á-Châu. Khoa nhân-chủng-học và khảo-cổ của ta lúc này đang phát-đạt vô-biên, nên anh phải nắm lấy cơ-hội này, với uy-tín sẵn có của anh, anh phải viết một bài lớn, thẩm-định lại: Dân Việt-Nam là thủy-tổ các dân-tộc Đông-Nam Á-Châu. Như thế mới đúng ý-nghĩa của “Đỉnh cao trí tuệ loài người” và mới xứng-đáng tài-năng hiếm có của anh.
Tôi im-lặng một phút... trả lời hắn:
Uy-tín của tôi lúc này là nói đúng và nói thật. Theo các tài-liệu khoa-học hiển-nhiên, nhất là khoa khảo-cổ học và nhân-chủng học quá rõ-ràng, tôi không thể viết thế khác được. Viết như đồng-chí nói là phản khoa-học.
Hắn mỉm cười, bảo tôi:
Anh nói thế tức là còn đang ở trong vòng gò-bó của sách vở, của óc đế-quốc, của hủ-hậu, chứ không theo sử-quan một tí nào cả.
Tôi cảm thấy tức đầy ruột, và thực-sự lúc ấy tôi nhìn thằng Lê-Duẩn như một con chó chết đê hèn, nên tôi hơi bạo lời:
Nếu tôi viết như thế, thì các nhà khảo-cổ và nhân- chủng-học trên thế-giới sẽ cho tôi và cả chế-độ tôi phục- vụ là con chó chết. Tôi không bao giờ làm truyện sa-đoạ ấy.
Lê-Duẩn vẫn không lộ vẻ tức-giận. Hắn hỏi tôi vắn- tắt:
Anh nhất định không làm truyện đó?
Tôi bỗng tìm được một danh-từ xưng-hô, trả lời hắn:
Tôi không thể đáp-ứng yêu-cầu của đàn-anh trongviệc này.
Lê-Duẩn ném cho tôi một cái nhìn có vẻ dữ tợn với câu nói cộc-lốc:
Anh nhất định thế.... Mong anh đổi ý.
Tôi cũng nhìn thẳng vào mặt hắn, trả lời cương- quyết:
Tôi không bao giờ đổi ý.
Hắn ra đi, không nói thêm nửa lời.
Tôi coi đó như một biến-cố đổ-vỡ trong đời tôi, dưới chế-độ khốn-nạn này. Nhưng tôi thà tan vỡ cả tấm thân với cả chế-độ này, còn hơn đổ vỡ cho đất nước tôi, cho chí-hướng và danh-dự học thức của tôi..
Và một vinh-dự rẻ tiền
Nghiêm-Thẩm trầm ngâm một vài phút, kể tiếp:
Sau lần gặp Lê-Duẩn ấy, tôi đinh-ninh tụi nó sẽ tìm cách hủy-diệt tôi. Nhưng lạ lùng: cách đây hai tháng, Bộ-trưởng Thông-tin cùng với Phạm-huy- Thông, giám-đốc khảo-cổ Bắc-Việt và mấy thằng Bộ- trưởng khác, mà tôi không cần biết mặt biết tên, mời tôi đi họp tại một khách-sạn ở Saigon, chúng đổi tên là Hữu-Nghị. Chúng nó đưa đón tôi bằng xe Mercedes và tiếp-đãi ăn uống rất sang. Tôi đã ngán tụi nó, nên khi đồng bọn đề-cập vấn đề khảo-cổ và nhân-chủng-học, tôi chỉ ư hự, không góp ý kiến nào, cũng không tiết lộ bất cứ một tài-liệu nào. Tôi chỉ hứa viết cho Phạm-huy-Thông một bài trong tạo-chí khảo-cổ của anh.
Bộ-trưởng Thông-tin bảo tôi:
Mong anh Nghiêm-Thẩm tích-cực đóng góp tài liệu và kiến-thức, để chúng ta tham-dự Đại-Hội khảo- cổ tại Mắc-cơ-va kỳ tới. Và nếu có thể, chúng tôi cũng cần sự góp mặt của anh trong phái-đoàn đi dự hội.
Tôi trả lời thẳng thắn:
Trước đây tổng bí-thư có nói với tôi nhiều về khảo cổ và nhân-chủng-học, nhưng tôi không có một chiều- hướng nào khác với sự cố-định của tài-liệu khảo cổ. Cũng xin miễn đi hội-họp, vì tôi có nhiều ý-kiến đối- nghịch, sẽ bất lợi cho Đại-Hội.
Ông ta chỉ nói một câu:
Cái đó tùy anh.
Sau ba bốn ngày đưa đón, đãi-ngộ tôi, không đem lại kết quả nào, Bộ-trưởng Thông-tin bảo tôi:
Anh chưa đủ thành-thực.
Tôi nghe câu đó như một bản án kết tội; từ đó tôi bắt đầu chán sống. Bà NTD bảo tôi: thái độ như vậy không hay. Coi chừng tụi nó cho mình là phản chế-độ, là bất hợp-tác. Anh nên mềm dẻo với tụi nó thì hơn.
Nhưng tôi không thể làm khác được.
Tôi chỉ biết thông-cảm nỗi lòng của anh: nghe theo không được, mà không nghe theo cũng không xong.
Những điềm gở của tan vỡ
Vào thượng tuần tháng 11, 1979, sau khi tham dự hội-thảo ngữ-học với phái-đoàn Nga-Xô, Nghiêm- Thẩm tới phòng tôi nói truyện. Hôm ấy con người anh có dáng điệu chán-nản và bi-quan lạ thường. Câu truyện anh nói hôm nay cũng đượm màu kỳ-bí không vui. Thái-độ của anh hôm nay cũng khác lạ. Anh nói với tôi đúng giọng một “con chiên”:
Có lẽ tôi phải xin anh rửa tội, để vào đạo, nấp bóng từ-bi của Đức Chúa, mong niềm an-ủi phù-trợ của Ngài. Lúc này tôi chán-nản hết rồi, mấy hôm nay nhiều điềm gở lạ xảy đến, làm tôi hết sức hoang-mang e-ngại, anh ạ... Hôm thứ Hai vừa qua tôi đang đọc sách trước sân bên cạnh giàn hoa, đột nhiên có hai con chim đánh nhau trên trời rơi xuống chết ngay trước mặt dưới chân tôi. Tự nhiên tôi cảm thấy như có gì rùng rợn sắp tới.
Rồi hôm qua, bể cá của tôi có ba con cá rất đẹp tôi vốn ưa thích, bỗng dưng ba con cá ấy cũng lăn ra chết.
Vì thế, mấy hôm nay hình ảnh của cái chết-chóc ám- ảnh tôi hoài. Bà NTD cho đó là những điềm rất gở. Có lẽ tụi nó sắp hại tôi.
Không biết an-ủi anh thế nào, tôi chỉ trấn an anh:
Nếu anh coi đó là điềm dữ, thì nên giữ mình thận- trọng hơn. Tôi cầu mong anh thoát ly mọi tai-biến.
Chúng tôi chia tay nhau một cách buồn thảm, chỉ nói với nhau một câu đồng vọng:
— Số phận chúng mình dưới chế-độ cộng-sản chỉ có thế.
*
Sau đó tôi được cấp giấy phép đi giảng dạy Đông-y tại Cần-Thơ. Sau mấy tuần lễ, trở lại Chí-Hòa, đến thăm LTN, thì anh cho biết: Nghiêm-Thẩm đã chết cách đây hai tuần, tức vào cuối tháng 11,1979...
Vào lúc 11 giờ trưa, có hai kẻ lạ mặt tông cửa vào nhà anh, lúc ấy chị NTD vắng nhà, chỉ có người cháu gái ở nhà trong. Tụi nó giơ súng áp đảo Nghiêm-Thẩm, bắt anh đưa nộp chiếc búa khảo cổ. Nhận được chiếc búa, chúng đập vào đầu anh ba búa. Anh nằm chết trên vũng máu. Hai tên sát nhân lấy chiếc búa bỏ chạy, trước sự chứng-kiến trộm của người cháu...
Cô này vội đi tìm chị NTD về. Công-an Thành đến điều-tra, lập biên-bản và tức khắc niêm-phong tủ sách của Nghiêm-Thẩm. Chị NTD đứng lo mai-táng cho anh. Có ít bạn đồng nghiệp tiễn đưa anh về nghĩa-địa.....
Bạn bè ngồi lại kể truyện Nghiêm-Thẩm, mới biết anh đã tiết-lộ những điềm gở trên đây cho sáu người, trước khi chết mười ngày.
Lúc này mọi người chỉ còn biết ngồi lại, âm-thầm tưởng-niệm một người bạn đáng kính, đã ra đi tức- tưởi, không bao giờ trở lại.
Anh LTN và NTN mời anh em nâng ly rượu, chiêu hồn Nghiêm-Thẩm về, để chứng-kiến mối hận ngàn trùng của anh chị em trí-thức Việt-Nam dưới bàn tay đẫm máu của cộng-sản.
Anh NTN đại-diện anh chị em ngâm lên mấy vần thơ thâm niệm:
Nghiêm-Thẩm ! Nghiêm-Thẩm !
Anh là đỉnh cao của hoa gấm Giang-Sơn,
Anh ra đi mang nặng những oán-hờn..
Có khôn thiêng, xin hãy về chứng-giám 
Vạn lòng thành, vạn niềm tin tưởng niệm 
Của anh em trí-thức dưới trời Nam.
Nguyện làm gió quét sạch lũ sài-lang,
Nguyện làm mưa cho quê-hương mát-mẻ, 
Nguyện làm nắng cho rực màu đất Mẹ, 
Nguyện làm trăng gieo rắc ánh thanh-bình.

Linh mục Vũ Đình Trác.
Toan Nguyen chuyen

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm