Tin nóng trong ngày
Tổng thống Iraq chỉ định ông al-Abadi làm tân Thủ tướng
Tổng Thống Iraq Fouad Massoum đã yêu cầu Phó Chủ tịch Quốc hội Haider Al-Abadi thành lập chính phủ mới, giữa lúc nước này đang chiến đấu chống các phần tử chủ chiến thuộc nhóm Nhà Nước Hồi giáo.
Ông Al-Abadi hôm thứ Hai được Liên minh Quốc gia, là khối Shia chủ yếu ở Iraq, đề cử vào chức vụ mới.
Động thái này diễn ra giữa lúc đương kim Thủ Tướng Nouri al-Maliki đang tìm cách bám lấy quyền lực, bất chấp những lời kêu gọi của người Hồi giáo Sunni, người Kurd và cả một số người thuộc nhóm Hồi giáo Shia của ông đòi ông từ bỏ quyền lực để nhường chỗ cho một nhân vật ít gây chia rẽ hơn.
Ông Al-Abadi là một kỹ sư điện tử, ngoài ra ông còn có bằng tiến sĩ của Đại học Manchester của Anh.
Trước đó trong ngày thứ Hai, Tòa án cao nhất Iraq phán rằng liên minh
của Thủ Tướng Nouri al-Maliki là liên minh có số ghế cao nhất trong
quốc hội.
Ông Maliki đã tuyên bố sẽ đệ đơn kiện Tổng Thống Massoum vì đã không đề cử một tân Thủ Tướng trước hạn chót hôm Chủ Nhật.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry nói thành lập chính phủ là điều thiết yếu cho sự ổn định của Iraq, và ông yêu cầu ông Maliki hãy tránh “châm dầu vào lửa” làm cho tình hình xấu đi hơn nữa.
Ngoại trưởng Kerry nói có 1 điều mà tất cả mọi người dân Iraq nên biết, đó là sẽ không có bao nhiêu hỗ trợ quốc tế cho bất cứ điều gì đi chệch hướng khỏi tiến trình hợp hiến hiện tại đang hình thành. Người Iraq cần hoàn tất tiến trình hợp pháp đó để tạo cơ hội cho một chính phủ mới được bầu lên hầu có thể tiến tới phía trước.
Baghdad đang đối mặt với áp lực cực kỳ cao để đề cử một chính phủ mới trước đà tiến công của các phần tử thuộc Nhà nước Hồi giáo đã tiến chiếm nhiều khu vực ở miền Bắc và miền Tây Iraq, mà không gặp sức kháng cự đáng kể nào của các lực lượng chính phủ Iraq, ít quân hơn nhiều.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nói 3 ngày không kích nhắm vào các phần tử chủ chiến của Nhà Nước Hồi giáo ở miền Bắc Iraq đã tỏ ra “rất hiệu quả.”
Phát biểu trong một chuyến đi thăm Australia hôm thứ Hai, ông Hagel cho biết Hoa Kỳ sẽ xem xét thêm các yêu cầu xin giúp đỡ hơn nữa từ chính quyền Iraq.
Bộ trưởng Hagel nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ các lực lượng an ninh
Iraq bằng mọi cách có thể, trong khi họ còn yêu cầu được hỗ trợ, đồng
thời Mỹ một lần nữa sẽ xây dựng các quan hệ đối tác như đang làm bây
giờ, dựa trên nhận thức là “mối đe dọa không chỉ nhắm vào Hoa Kỳ mà còn
nhắm tới thế giới văn minh”.
Các lực lượng Mỹ đang tìm cách chặn đứng một chiến dịch tấn công do nhóm
Nhà nước Hồi giáo, một tổ chức cực đoan, đang đe dọa tiến chiếm Irbil,
thủ đô của khu vực bán tự trị của người Kurd.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm thứ Hai nói rằng Úc, Anh và Pháp đang làm việc với Hoa Kỳ để cung cấp viện trợ nhân đạo cho hàng ngàn người Kytô giáo, Yazidi, và các nhóm tôn giáo thiểu số khác bị kẹt trong khu vực.
Ông Hagel nói đây là một vấn đề nhân đạo sẽ có hệ quả lớn lao cho toàn thế giới. Ông nói các cường quốc hiểu rõ các nghĩa vụ của họ trong những lĩnh vực đó.
Chiều tối Chủ Nhật, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay đã rút một số nhân viên ra khỏi lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Irbil.
Một thông báo nói rằng một số nhân viên đã được điều tới thành phố
Basra ở miền Nam Iraq, trong khi một số người khác sẽ được đưa tới thủ
đô Amman của Jordan.
Theo nguồn tin này thì động thái này được đưa ra “như một biện pháp thận
trọng phòng hờ, chứ không phải do một mối đe dọa cụ thể nào”.
Tổ chức Di Dân Quốc tế nói con số những người bị buộc phải dời cư bên trong lãnh thổ Iraq giờ đã vượt quá con số 1 triệu người.
Bàn ra tán vào (0)
Tổng thống Iraq chỉ định ông al-Abadi làm tân Thủ tướng
Tổng Thống Iraq Fouad Massoum đã yêu cầu Phó Chủ tịch Quốc hội Haider Al-Abadi thành lập chính phủ mới, giữa lúc nước này đang chiến đấu chống các phần tử chủ chiến thuộc nhóm Nhà Nước Hồi giáo.
Ông Al-Abadi hôm thứ Hai được Liên minh Quốc gia, là khối Shia chủ yếu ở Iraq, đề cử vào chức vụ mới.
Động thái này diễn ra giữa lúc đương kim Thủ Tướng Nouri al-Maliki đang tìm cách bám lấy quyền lực, bất chấp những lời kêu gọi của người Hồi giáo Sunni, người Kurd và cả một số người thuộc nhóm Hồi giáo Shia của ông đòi ông từ bỏ quyền lực để nhường chỗ cho một nhân vật ít gây chia rẽ hơn.
Ông Al-Abadi là một kỹ sư điện tử, ngoài ra ông còn có bằng tiến sĩ của Đại học Manchester của Anh.
Trước đó trong ngày thứ Hai, Tòa án cao nhất Iraq phán rằng liên minh
của Thủ Tướng Nouri al-Maliki là liên minh có số ghế cao nhất trong
quốc hội.
Ông Maliki đã tuyên bố sẽ đệ đơn kiện Tổng Thống Massoum vì đã không đề cử một tân Thủ Tướng trước hạn chót hôm Chủ Nhật.
Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ John Kerry nói thành lập chính phủ là điều thiết yếu cho sự ổn định của Iraq, và ông yêu cầu ông Maliki hãy tránh “châm dầu vào lửa” làm cho tình hình xấu đi hơn nữa.
Ngoại trưởng Kerry nói có 1 điều mà tất cả mọi người dân Iraq nên biết, đó là sẽ không có bao nhiêu hỗ trợ quốc tế cho bất cứ điều gì đi chệch hướng khỏi tiến trình hợp hiến hiện tại đang hình thành. Người Iraq cần hoàn tất tiến trình hợp pháp đó để tạo cơ hội cho một chính phủ mới được bầu lên hầu có thể tiến tới phía trước.
Baghdad đang đối mặt với áp lực cực kỳ cao để đề cử một chính phủ mới trước đà tiến công của các phần tử thuộc Nhà nước Hồi giáo đã tiến chiếm nhiều khu vực ở miền Bắc và miền Tây Iraq, mà không gặp sức kháng cự đáng kể nào của các lực lượng chính phủ Iraq, ít quân hơn nhiều.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel nói 3 ngày không kích nhắm vào các phần tử chủ chiến của Nhà Nước Hồi giáo ở miền Bắc Iraq đã tỏ ra “rất hiệu quả.”
Phát biểu trong một chuyến đi thăm Australia hôm thứ Hai, ông Hagel cho biết Hoa Kỳ sẽ xem xét thêm các yêu cầu xin giúp đỡ hơn nữa từ chính quyền Iraq.
Bộ trưởng Hagel nói Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ các lực lượng an ninh
Iraq bằng mọi cách có thể, trong khi họ còn yêu cầu được hỗ trợ, đồng
thời Mỹ một lần nữa sẽ xây dựng các quan hệ đối tác như đang làm bây
giờ, dựa trên nhận thức là “mối đe dọa không chỉ nhắm vào Hoa Kỳ mà còn
nhắm tới thế giới văn minh”.
Các lực lượng Mỹ đang tìm cách chặn đứng một chiến dịch tấn công do nhóm
Nhà nước Hồi giáo, một tổ chức cực đoan, đang đe dọa tiến chiếm Irbil,
thủ đô của khu vực bán tự trị của người Kurd.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm thứ Hai nói rằng Úc, Anh và Pháp đang làm việc với Hoa Kỳ để cung cấp viện trợ nhân đạo cho hàng ngàn người Kytô giáo, Yazidi, và các nhóm tôn giáo thiểu số khác bị kẹt trong khu vực.
Ông Hagel nói đây là một vấn đề nhân đạo sẽ có hệ quả lớn lao cho toàn thế giới. Ông nói các cường quốc hiểu rõ các nghĩa vụ của họ trong những lĩnh vực đó.
Chiều tối Chủ Nhật, Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay đã rút một số nhân viên ra khỏi lãnh sự quán Hoa Kỳ ở Irbil.
Một thông báo nói rằng một số nhân viên đã được điều tới thành phố
Basra ở miền Nam Iraq, trong khi một số người khác sẽ được đưa tới thủ
đô Amman của Jordan.
Theo nguồn tin này thì động thái này được đưa ra “như một biện pháp thận
trọng phòng hờ, chứ không phải do một mối đe dọa cụ thể nào”.
Tổ chức Di Dân Quốc tế nói con số những người bị buộc phải dời cư bên trong lãnh thổ Iraq giờ đã vượt quá con số 1 triệu người.