Tin nóng trong ngày
Tổng thống Obama: Không thể tin người Nga
Tổng thống Barack Obama bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về liệu Hoa Kỳ có thể tin Nga trong tư cách một đối tác để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria hay không.
Nói với các phóng viên ngày hôm qua tại Ngũ Giác Đài sau khi gặp các thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo, Tổng thống Obama phát biểu:
“Tôi không tin là chúng ta có thể tin tưởng người Nga hay ông Putin. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thử xem liệu có thể có được một cuộc ngưng bắn thực sự hay không.”
Tổng thống Obama nói có thể Nga không có khả năng giúp chấm dứt bạo động "bởi vì họ không muốn hay vì họ không có đủ ảnh hưởng đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad." Ông nói:
“Đó là những điều phải được chứng minh, chúng ta sẽ không vào cuộc một cách mù quáng.”
Chính phủ Syria và đồng minh Nga của họ đang chiến đấu chống lại phe nổi dậy để giành quyền kiểm soát một khu vực bên trong và chung quanh Aleppo.
Các quan sát viên mô tả đây là một trong các cuộc giao tranh ác liệt nhất tính từ nhiều tháng qua. Giao tranh đã kéo dài trong hơn 2 tháng, và các nhà quan sát thuộc Đài Quan sát Nhân quyền Syria - có trụ sở ở Anh, cho biết có ít nhất 6.000 người thiệt mạng hay bị thương trong 80 ngày qua.
Tổng thống Obama nói Washington biết rõ là Nga hỗ trợ cho một “chế độ giết người và cá nhân ông Assad là kẻ đã hủy diệt đất nước ông chỉ để bám víu quyền hành.”
Tổng thống Obama nói bất cứ thoả thuận ngưng các hành động thù nghịch nào tại Syria phải bao gồm điều kiện là phải chấm dứt tất cả các cuộc không kích và những biện pháp khác dùng để giết hại thường dân do chế độ Syria thực hiện.
Trong gần 2 năm, Hoa Kỳ đã yểm trợ các lực lượng địa phương tại Syria và nước láng giềng Iraq, giữa lúc các lực lượng này phát động các cuộc tấn công nhằm đẩy bật các phần tử khủng bố ra khỏi nước họ.
Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc không kích nhắm vào Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan từ tháng 1 năm nay và trước đây trong tuần bắt đầu yễm trợ các lực lượng địa phương sát cánh với chính phủ Libya vào lúc các lực lượng này chiến đấu để đẩy Nhà nước Hồi giáo ra khỏi Sirte, cứ địa của nhóm chủ chiến này.
Nói chuyện với các phóng viên trước đây trong tuần, Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Jeff Davis nói: “Chúng ta đã trông thấy điểm đến cuối cùng, và chúng ta đang giúp chính phủ Libya tiến tới đích.”
Mối đe doạ đối với Hoa Kỳ?
Tổng thống Obama họp với các nhà lãnh đạo quân sự tại Ngũ Giác Đài trong 1 giờ đồng hồ để thảo luận về cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Sau đó ông nói với các phóng viên rằng đã đạt một số thành quả trong việc làm suy yếu Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq, nhưng ông công nhận rằng tổ chức cực đoan này vẫn là một mối đe dọa đối với Hoa Kỳ khi tổ chức này chuyển sang chiến thuật tuyển mộ, huấn luyện các thành viên và khuyến khích các cuộc tấn công gọi là “sói đơn độc”, tức là do một người duy nhất thực hiện.
Trong khi những cuộc tấn công này có thể có hậu quả ít thảm khốc hơn, nhưng ông Obama nói thêm là Nhà nước Hồi giáo biết rằng họ có thể gây “sợ hãi và hoang mang để tô bóng hình ảnh của Nhà nước Hồi giáo.”
Chiến dịch không kích tại Libya
Một giới chức Ngũ Giác Đài nói các cuộc không kích tại Libya, có tên là “hành quân Tia chớp Odyssey” có thể kéo dài vài tuần lễ chứ không phải là vài tháng.
Các lực lượng liên kết với Chính phủ Đoàn kết Quốc gia Libya được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, đã hoạt động trong vài tháng qua để thu hẹp vùng lãnh thổ do Nhà nước Hồi giáo kiểm soát dọc theo bờ biển Vịnh Sidra từ Tripoli đến gần Benghazi.
Ông Davis nói nhờ những chiến binh sát cánh với Chính phủ Đoàn kết Quốc gia, khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo đã bị thu hẹp đáng kể, để chỉ còn lại trung tâm thành phố Sirte.
Ngũ Giác Đài ước lượng con số chiến binh của Nhà nước Hồi giáo trong thành phố này trước đây là vài ngàn người nay chỉ còn chưa tới 1.000 quân.
Sau khi nhà độc tài Moammar Gadhafi bị lật đổ vào năm 2011, các phần
tử cực đoan thuộc Nhà nước Hồi giáo đã nhắm vào Libya và coi đây là một
nơi trú ẩn an toàn, bên ngoài các cứ địa ban đầu của nhóm này tại Iraq
và Syria.
VOA
Bàn ra tán vào (0)
Tổng thống Obama: Không thể tin người Nga
Tổng thống Barack Obama bày tỏ sự hoài nghi sâu sắc về liệu Hoa Kỳ có thể tin Nga trong tư cách một đối tác để chấm dứt cuộc nội chiến ở Syria hay không.
Nói với các phóng viên ngày hôm qua tại Ngũ Giác Đài sau khi gặp các thành viên của Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận về cuộc chiến chống nhóm Nhà nước Hồi giáo, Tổng thống Obama phát biểu:
“Tôi không tin là chúng ta có thể tin tưởng người Nga hay ông Putin. Đó là lý do tại sao chúng ta phải thử xem liệu có thể có được một cuộc ngưng bắn thực sự hay không.”
Tổng thống Obama nói có thể Nga không có khả năng giúp chấm dứt bạo động "bởi vì họ không muốn hay vì họ không có đủ ảnh hưởng đối với Tổng thống Syria Bashar al-Assad." Ông nói:
“Đó là những điều phải được chứng minh, chúng ta sẽ không vào cuộc một cách mù quáng.”
Chính phủ Syria và đồng minh Nga của họ đang chiến đấu chống lại phe nổi dậy để giành quyền kiểm soát một khu vực bên trong và chung quanh Aleppo.
Các quan sát viên mô tả đây là một trong các cuộc giao tranh ác liệt nhất tính từ nhiều tháng qua. Giao tranh đã kéo dài trong hơn 2 tháng, và các nhà quan sát thuộc Đài Quan sát Nhân quyền Syria - có trụ sở ở Anh, cho biết có ít nhất 6.000 người thiệt mạng hay bị thương trong 80 ngày qua.
Tổng thống Obama nói Washington biết rõ là Nga hỗ trợ cho một “chế độ giết người và cá nhân ông Assad là kẻ đã hủy diệt đất nước ông chỉ để bám víu quyền hành.”
Tổng thống Obama nói bất cứ thoả thuận ngưng các hành động thù nghịch nào tại Syria phải bao gồm điều kiện là phải chấm dứt tất cả các cuộc không kích và những biện pháp khác dùng để giết hại thường dân do chế độ Syria thực hiện.
Trong gần 2 năm, Hoa Kỳ đã yểm trợ các lực lượng địa phương tại Syria và nước láng giềng Iraq, giữa lúc các lực lượng này phát động các cuộc tấn công nhằm đẩy bật các phần tử khủng bố ra khỏi nước họ.
Hoa Kỳ bắt đầu các cuộc không kích nhắm vào Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan từ tháng 1 năm nay và trước đây trong tuần bắt đầu yễm trợ các lực lượng địa phương sát cánh với chính phủ Libya vào lúc các lực lượng này chiến đấu để đẩy Nhà nước Hồi giáo ra khỏi Sirte, cứ địa của nhóm chủ chiến này.
Nói chuyện với các phóng viên trước đây trong tuần, Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài Jeff Davis nói: “Chúng ta đã trông thấy điểm đến cuối cùng, và chúng ta đang giúp chính phủ Libya tiến tới đích.”
Mối đe doạ đối với Hoa Kỳ?
Tổng thống Obama họp với các nhà lãnh đạo quân sự tại Ngũ Giác Đài trong 1 giờ đồng hồ để thảo luận về cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo. Sau đó ông nói với các phóng viên rằng đã đạt một số thành quả trong việc làm suy yếu Nhà nước Hồi giáo tại Syria và Iraq, nhưng ông công nhận rằng tổ chức cực đoan này vẫn là một mối đe dọa đối với Hoa Kỳ khi tổ chức này chuyển sang chiến thuật tuyển mộ, huấn luyện các thành viên và khuyến khích các cuộc tấn công gọi là “sói đơn độc”, tức là do một người duy nhất thực hiện.
Trong khi những cuộc tấn công này có thể có hậu quả ít thảm khốc hơn, nhưng ông Obama nói thêm là Nhà nước Hồi giáo biết rằng họ có thể gây “sợ hãi và hoang mang để tô bóng hình ảnh của Nhà nước Hồi giáo.”
Chiến dịch không kích tại Libya
Một giới chức Ngũ Giác Đài nói các cuộc không kích tại Libya, có tên là “hành quân Tia chớp Odyssey” có thể kéo dài vài tuần lễ chứ không phải là vài tháng.
Các lực lượng liên kết với Chính phủ Đoàn kết Quốc gia Libya được Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn, đã hoạt động trong vài tháng qua để thu hẹp vùng lãnh thổ do Nhà nước Hồi giáo kiểm soát dọc theo bờ biển Vịnh Sidra từ Tripoli đến gần Benghazi.
Ông Davis nói nhờ những chiến binh sát cánh với Chính phủ Đoàn kết Quốc gia, khu vực nằm dưới quyền kiểm soát của Nhà nước Hồi giáo đã bị thu hẹp đáng kể, để chỉ còn lại trung tâm thành phố Sirte.
Ngũ Giác Đài ước lượng con số chiến binh của Nhà nước Hồi giáo trong thành phố này trước đây là vài ngàn người nay chỉ còn chưa tới 1.000 quân.
Sau khi nhà độc tài Moammar Gadhafi bị lật đổ vào năm 2011, các phần
tử cực đoan thuộc Nhà nước Hồi giáo đã nhắm vào Libya và coi đây là một
nơi trú ẩn an toàn, bên ngoài các cứ địa ban đầu của nhóm này tại Iraq
và Syria.
VOA