Sức khỏe và đời sống
Trái cây và bệnh tiểu đường
Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người khi có lượng đường huyết cao trong máu, họ tự hỏi làm sao ăn trái cây chín vì nó quá ngọt và họ sợ không dám ăn vì “nhiều đường”, từ đó có thể dẫn đến sự thiếu hụt nhiều chất khác có ích cho cơ thể. Cách suy nghĩ này không đúng, bởi vì trái cây chính là một loại thực phẩm “siêu tốt” mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân loại từ rất lâu đời.
Ăn trái cây một cách liều lượng. Người bị tiểu đường thường ngại ăn những loại trái chín và quá ngọt như xoài, nho, thơm, hồng xiêm… Họ thường ăn những loại quả như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long… được xem là ít ngọt hơn. Một điều sai lầm nữa là quan niệm về quả chuối vì họ cho rằng chuối chứa nhiều tinh bột nên ít ngọt nhưng thực ra khi quả chín thì tất cả tinh bột đều chuyển thành đường đơn, đặc biệt là đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong các loại quả chín rất khác nhau. Ví dụ, một quả chuối nặng 100 g thì có chứa 25 g đường, trong khi một quả táo tương đương chỉ chứa 13 g đường. Điều quan trọng không phải ăn loại quả chín nào mà là ăn bao nhiêu để không lo lắng về đường.
Nguồn chất xơ tuyệt vời, theo các chuyên gia sức khỏe, trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt vì có cả hai nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Trong trái cây còn có chứa nhiều pectin. Chất xơ hòa tan có vai trò trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và nhờ vậy làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Cả hai loại chất xơ đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết bình thường, giảm béo phì và ngăn ngừa táo bón.
Nguồn vitamin chống oxy hóa và kháng ung thư, trái cây còn là một nguồn chất chống oxy hóa tế bào như vitamin C và A. Trung bình 100-150 g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng. Bao gồm ổi, mãng cầu xiêm và các cây thuộc họ cam quýt (quýt, cam, chanh, bưởi…), nho, kiwi, dâu tây, khế,… Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng lại là một nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong trái cây như mãng cầu, chuối, táo.
Nguồn khoáng tố vi lượng, trong quả dứa (thơm), mãng cầu xiêm, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu còn có chứa Fe và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất có ích cho cơ thể.
Tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể và nên ăn trái cây, không cần e ngại. Khi ăn có thể thay đổi trong nhiều loại quả chín nhưng ăn mỗi ngày với một số lượng vừa phải (150-200 g) để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không dư đường. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố, đồng thời khi ăn cả quả như vậy sẽ có cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.
Trái cây và bệnh tiểu đường
Đây là nỗi băn khoăn của nhiều người khi có lượng đường huyết cao trong máu, họ tự hỏi làm sao ăn trái cây chín vì nó quá ngọt và họ sợ không dám ăn vì “nhiều đường”, từ đó có thể dẫn đến sự thiếu hụt nhiều chất khác có ích cho cơ thể. Cách suy nghĩ này không đúng, bởi vì trái cây chính là một loại thực phẩm “siêu tốt” mà thiên nhiên đã ban tặng cho nhân loại từ rất lâu đời.
Ăn trái cây một cách liều lượng. Người bị tiểu đường thường ngại ăn những loại trái chín và quá ngọt như xoài, nho, thơm, hồng xiêm… Họ thường ăn những loại quả như táo, đu đủ, dưa hấu, thanh long… được xem là ít ngọt hơn. Một điều sai lầm nữa là quan niệm về quả chuối vì họ cho rằng chuối chứa nhiều tinh bột nên ít ngọt nhưng thực ra khi quả chín thì tất cả tinh bột đều chuyển thành đường đơn, đặc biệt là đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Tuy nhiên, hàm lượng đường trong các loại quả chín rất khác nhau. Ví dụ, một quả chuối nặng 100 g thì có chứa 25 g đường, trong khi một quả táo tương đương chỉ chứa 13 g đường. Điều quan trọng không phải ăn loại quả chín nào mà là ăn bao nhiêu để không lo lắng về đường.
Nguồn chất xơ tuyệt vời, theo các chuyên gia sức khỏe, trái cây là một nguồn chất xơ rất tốt vì có cả hai nhóm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Trong trái cây còn có chứa nhiều pectin. Chất xơ hòa tan có vai trò trì hoãn việc làm rỗng dạ dày và nhờ vậy làm chậm tốc độ tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Cả hai loại chất xơ đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì mức đường huyết bình thường, giảm béo phì và ngăn ngừa táo bón.
Nguồn vitamin chống oxy hóa và kháng ung thư, trái cây còn là một nguồn chất chống oxy hóa tế bào như vitamin C và A. Trung bình 100-150 g trái cây có thể cung cấp cho một người lớn đủ nhu cầu vitamin C hằng ngày. Vitamin C còn giúp cơ thể gia tăng sức đề kháng chống nhiễm trùng. Bao gồm ổi, mãng cầu xiêm và các cây thuộc họ cam quýt (quýt, cam, chanh, bưởi…), nho, kiwi, dâu tây, khế,… Những loại trái cây có màu vàng sậm và đỏ cam như xoài, đu đủ, cam, dưa lê, dưa hấu, hồng lại là một nguồn carotene rất tốt, có khả năng kháng ung thư. Vitamin nhóm B cũng hiện diện nhiều trong trái cây như mãng cầu, chuối, táo.
Nguồn khoáng tố vi lượng, trong quả dứa (thơm), mãng cầu xiêm, hồng xiêm, quýt, ổi, thanh long chứa nhiều Na, K, Ca. Chanh, ổi, dưa hấu còn có chứa Fe và nhiều chất vi lượng khác, đây đều là những chất có ích cho cơ thể.
Tóm lại, người mắc bệnh tiểu đường vẫn có thể và nên ăn trái cây, không cần e ngại. Khi ăn có thể thay đổi trong nhiều loại quả chín nhưng ăn mỗi ngày với một số lượng vừa phải (150-200 g) để cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất kể trên mà vẫn không dư đường. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích nên ăn toàn bộ quả chứ không nên dùng ở dạng nước ép, vì nước ép sẽ mất nhiều chất xơ, mất một nửa lượng vitamin và khoáng tố, đồng thời khi ăn cả quả như vậy sẽ có cảm giác mau no hơn so với uống một ly nước ép cùng lượng.