Văn Học & Nghệ Thuật

Trần Đức Uyển

Nói tới Trần Ðức Uyển người ta nghĩ đến những bài “thơ đen, thơ chì” của ông. Và như thế, người ta nhớ và biết đến Tú Kếu nhiều hơn Trần Ðức Uyển.
 
Trần Đức Uyển

Nói tới Trần Ðức Uyển người ta nghĩ đến những bài “thơ đen, thơ chì” của ông. Và như thế, người ta nhớ và biết đến Tú Kếu nhiều hơn Trần Ðức Uyển.

Chúng ta có rất nhiều thi sĩ, nhưng những người làm thơ trào phúng, châm biếm, để lại tên tuổi, vẫn còn có thể đếm được trên những đầu ngón tay.

Tú Kếu là một trong những nhà thơ hiếm hoi ấy.

Ðiều đó chứng tỏ, trào phúng không phải là thể thơ dễ làm.

Vì nhu cầu công việc của các nhật báo ông cộng tác, Tú Kếu đã làm nhiều thơ hơn Trần Ðức Uyển.

Rồi “thơ đen” của ông lại được in ra.

Nên người ta biết Tú Kếu nhiều hơn Trần Ðức Uyển là một điều tự nhiên.

Nhưng, ký hai cái tên khác nhau như thế, rõ ràng ông đã phân biệt hai công việc riêng biệt.

Ngoài “thơ chua, thơ chì, thơ đen”, có bao nhiêu thơ ký tên Trần Ðức Uyển, không ai biết rõ.

Bởi vì, sau biến cố Tháng Tư 1975, ông đã bị cộng sản bắt nhốt hơn 10 năm, những ngày ở tù, những ngày còn lại sau đó, ông nghĩ gì, làm gì, cũng như hầu hết các văn nghệ sĩ ở miền Nam khi ấy, chỉ một mình ông biết.

Ngoài sáng tác, Trần Ðức Uyển còn dịch một số truyện ngắn ngoại quốc ra Việt ngữ, nhất là các bản dịch thơ Langston Hughes của ông được coi là rất đạt.

Một vài bài thơ của Trần Ðức Uyển, do bằng hữu của ông mang đi được, hay bằng cách nào đó, lọt được ra ngoài, cho thấy, ông có một hồn thơ trong suốt. Hình như hoàn cảnh đen tối không làm u ám tâm hồn ông.

Bài thơ “Buổi Chiều Ngồi Trên Ðồi” củ ông là một thí dụ:

Ngồi dưới gốc cây gõ ống trúc
Hứng thú ngheu ngao vài ca khúc

***

Trên cành lảnh lót con chim xanh
Trời đất thu tròn trong khoảnh khắc

***

Gió cao lồng lộng hồn cao tĩnh
Học thói người xưa đắc đạo vàng
Rũ bụi khi về tưng gót nhẹ
Bóng mình phấp phới trên đồi cao

***

Tự hỏi về đâu! Ðâu chẳng được
Hãy tìm bên suối ngủ trưa nay
Gối đầu lên đá nhìn trăng sáng
Rừng núi sương mù ướt chẳng hay

***

Trước những bạo hành của cuộc sống, phản ứng của nhà thơ đôi khi kỳ lạ: Cố giữ một trạng thái tâm hồn bình an, trong sáng, những gì những kẻ chủ trương bạo động không bao giờ có thể có được.
Không có được trạng thái tâm hồn như thế người ta sẽ không bao giờ làm được những gì thi sĩ làm được, đó chính là thơ:

Sáng thức dậy ra vườn
Lòng nhẹ tênh mùi đạo
Tai vừa nghe chim hót
Ðã thấy mình vô vi

***

Hoa sớm còn e ấp
Mắt lá lệ long lanh
Ôi những buồn chất ngất
Trôi sạch tự khi nào

***

Dòng sông hồn trong trẻo
Chảy ngược xuyên thời gian
Gặp hồn xưa quấn quít
Trong màu sắc huy hoàng

***

Biến thiên của cuộc sống nhiều khi đẩy con người vào những hoàn cảnh khốn cùng đến nỗi, người ta không dám tin rằng trên đời còn có ánh sáng nữa!
Thơ xua đuổi bóng tối, đẩy lui những áng mây mù, thắp lại hy vọng.
Thi sĩ chuyển giao niềm hy vọng ấy cho cuộc đời:

Núi cao chót vót trời cao rộng
Ta ném mình lên vút ngọn cao
Bỗng thấy dưới chân mây nổi sóng
Tưởng ngẩng đầu tay với được sao

***
Ta ngao du khoái tỉ vô cùng
Trăng lên dây đàn tơ khẽ rụng
Gió lộng nghe lòng thương bạn hữu
Biết gặp nhau chăng giờ lâm chung

***

Vài cánh chim đêm xoải vội vàng
Quanh mình trăng lụa nõn mênh mông
Nằm đây đồi cỏ nghe trời rộng
Nghe cả chiều sâu của sắc không


Ðược biết Trần Ðức Uyển sống ở Blao, vùng cao nguyên trồng trà gần Ðà Lạt.

Ông mất cách đây không bao lâu. Những ngày cuối cùng ông bị chứng Alzheimer. Hiển nhiên, bệnh trạng của ông là nỗi khổ của gia đình ông. Nhưng rất có thể đó lại là điều may mắn cho chính ông. Không ai ở trong những trại được gọi là “cải tạo” ra mà cả thể xác lẫn tâm hồn lại không bị thương tổn và dễ dàng quên được những gì đã xẩy ra với mình cùng những người chung quanh.

Có lẽ chỉ có căn bệnh, cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa ấy, mới giúp người ta xóa bỏ được ký ức chăng?
Có thể coi, những bài thơ cuối cùng của Trần Ðức Uyển đã được viết giữa ranh giới của những ngày nhớ/ quên của ông và không vướng một chút oán hận nào:

Người hỏi vợ anh đâu
Ta đáp không mà có
Nhân gian dưới trời sâu
Tỷ tỷ nằm trong mộ

***
Lại hỏi con anh đâu
Ta cười đang bú sữa
Thoảng sáu chục năm sau
Nó đã thành ông cụ

***

Lại hỏi nay đi đâu
Nơi vui không thiếu chỗ
Hãy cứ đi trên đường
Cất tiếng ca cùng gió.

Nguyễn Ðình Toàn

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trần Đức Uyển

Nói tới Trần Ðức Uyển người ta nghĩ đến những bài “thơ đen, thơ chì” của ông. Và như thế, người ta nhớ và biết đến Tú Kếu nhiều hơn Trần Ðức Uyển.
 
Trần Đức Uyển

Nói tới Trần Ðức Uyển người ta nghĩ đến những bài “thơ đen, thơ chì” của ông. Và như thế, người ta nhớ và biết đến Tú Kếu nhiều hơn Trần Ðức Uyển.

Chúng ta có rất nhiều thi sĩ, nhưng những người làm thơ trào phúng, châm biếm, để lại tên tuổi, vẫn còn có thể đếm được trên những đầu ngón tay.

Tú Kếu là một trong những nhà thơ hiếm hoi ấy.

Ðiều đó chứng tỏ, trào phúng không phải là thể thơ dễ làm.

Vì nhu cầu công việc của các nhật báo ông cộng tác, Tú Kếu đã làm nhiều thơ hơn Trần Ðức Uyển.

Rồi “thơ đen” của ông lại được in ra.

Nên người ta biết Tú Kếu nhiều hơn Trần Ðức Uyển là một điều tự nhiên.

Nhưng, ký hai cái tên khác nhau như thế, rõ ràng ông đã phân biệt hai công việc riêng biệt.

Ngoài “thơ chua, thơ chì, thơ đen”, có bao nhiêu thơ ký tên Trần Ðức Uyển, không ai biết rõ.

Bởi vì, sau biến cố Tháng Tư 1975, ông đã bị cộng sản bắt nhốt hơn 10 năm, những ngày ở tù, những ngày còn lại sau đó, ông nghĩ gì, làm gì, cũng như hầu hết các văn nghệ sĩ ở miền Nam khi ấy, chỉ một mình ông biết.

Ngoài sáng tác, Trần Ðức Uyển còn dịch một số truyện ngắn ngoại quốc ra Việt ngữ, nhất là các bản dịch thơ Langston Hughes của ông được coi là rất đạt.

Một vài bài thơ của Trần Ðức Uyển, do bằng hữu của ông mang đi được, hay bằng cách nào đó, lọt được ra ngoài, cho thấy, ông có một hồn thơ trong suốt. Hình như hoàn cảnh đen tối không làm u ám tâm hồn ông.

Bài thơ “Buổi Chiều Ngồi Trên Ðồi” củ ông là một thí dụ:

Ngồi dưới gốc cây gõ ống trúc
Hứng thú ngheu ngao vài ca khúc

***

Trên cành lảnh lót con chim xanh
Trời đất thu tròn trong khoảnh khắc

***

Gió cao lồng lộng hồn cao tĩnh
Học thói người xưa đắc đạo vàng
Rũ bụi khi về tưng gót nhẹ
Bóng mình phấp phới trên đồi cao

***

Tự hỏi về đâu! Ðâu chẳng được
Hãy tìm bên suối ngủ trưa nay
Gối đầu lên đá nhìn trăng sáng
Rừng núi sương mù ướt chẳng hay

***

Trước những bạo hành của cuộc sống, phản ứng của nhà thơ đôi khi kỳ lạ: Cố giữ một trạng thái tâm hồn bình an, trong sáng, những gì những kẻ chủ trương bạo động không bao giờ có thể có được.
Không có được trạng thái tâm hồn như thế người ta sẽ không bao giờ làm được những gì thi sĩ làm được, đó chính là thơ:

Sáng thức dậy ra vườn
Lòng nhẹ tênh mùi đạo
Tai vừa nghe chim hót
Ðã thấy mình vô vi

***

Hoa sớm còn e ấp
Mắt lá lệ long lanh
Ôi những buồn chất ngất
Trôi sạch tự khi nào

***

Dòng sông hồn trong trẻo
Chảy ngược xuyên thời gian
Gặp hồn xưa quấn quít
Trong màu sắc huy hoàng

***

Biến thiên của cuộc sống nhiều khi đẩy con người vào những hoàn cảnh khốn cùng đến nỗi, người ta không dám tin rằng trên đời còn có ánh sáng nữa!
Thơ xua đuổi bóng tối, đẩy lui những áng mây mù, thắp lại hy vọng.
Thi sĩ chuyển giao niềm hy vọng ấy cho cuộc đời:

Núi cao chót vót trời cao rộng
Ta ném mình lên vút ngọn cao
Bỗng thấy dưới chân mây nổi sóng
Tưởng ngẩng đầu tay với được sao

***
Ta ngao du khoái tỉ vô cùng
Trăng lên dây đàn tơ khẽ rụng
Gió lộng nghe lòng thương bạn hữu
Biết gặp nhau chăng giờ lâm chung

***

Vài cánh chim đêm xoải vội vàng
Quanh mình trăng lụa nõn mênh mông
Nằm đây đồi cỏ nghe trời rộng
Nghe cả chiều sâu của sắc không


Ðược biết Trần Ðức Uyển sống ở Blao, vùng cao nguyên trồng trà gần Ðà Lạt.

Ông mất cách đây không bao lâu. Những ngày cuối cùng ông bị chứng Alzheimer. Hiển nhiên, bệnh trạng của ông là nỗi khổ của gia đình ông. Nhưng rất có thể đó lại là điều may mắn cho chính ông. Không ai ở trong những trại được gọi là “cải tạo” ra mà cả thể xác lẫn tâm hồn lại không bị thương tổn và dễ dàng quên được những gì đã xẩy ra với mình cùng những người chung quanh.

Có lẽ chỉ có căn bệnh, cho đến hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa ấy, mới giúp người ta xóa bỏ được ký ức chăng?
Có thể coi, những bài thơ cuối cùng của Trần Ðức Uyển đã được viết giữa ranh giới của những ngày nhớ/ quên của ông và không vướng một chút oán hận nào:

Người hỏi vợ anh đâu
Ta đáp không mà có
Nhân gian dưới trời sâu
Tỷ tỷ nằm trong mộ

***
Lại hỏi con anh đâu
Ta cười đang bú sữa
Thoảng sáu chục năm sau
Nó đã thành ông cụ

***

Lại hỏi nay đi đâu
Nơi vui không thiếu chỗ
Hãy cứ đi trên đường
Cất tiếng ca cùng gió.

Nguyễn Ðình Toàn

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm