TIN CỘNG ĐỒNG

Trần Trung Đạo: Cộng đồng của tôi

Nhà tôi có trồng hai cây mai trong chậu. Vợ tôi thích trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà nhưng trồng gì cũng khó sống ngoại trừ trồng mai. Khoảng mười năm trước khi đến thăm Montreal, nhà th

cdvn0

(Bài viết còn có một tựa khác: “Tâm Sự Với Mùa Xuân”)

Nhà tôi có trồng hai cây mai trong chậu. Vợ tôi thích trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà nhưng trồng gì cũng khó sống ngoại trừ trồng mai. Khoảng mười năm trước khi đến thăm Montreal, nhà thơ Thủy Trang cho chúng tôi một cây mai nhỏ. Cây mai chị cho nhỏ đến nỗi tôi để ngay trước chỗ tay lái mà cảnh sát biên giới cả Mỹ lẫn Canada đều không thắc mắc là cây gì mặc dù luật mang cây trái sang biên giới rất nghiêm khắc. Cây mai lớn rất nhanh cho đến ngày nọ một người bạn ghé chơi và nhắc rằng Tết sắp đến nên nhặt lá để cây mai trổ bông. Chúng tôi nghe lời nhặt hết lá mai dù nhiều lá vẫn còn xanh và thậm chí còn non. Vài hôm sau cây mai chết.

Từ bài học cay đắng đó, sau này khi mua cây mai khác từ vùng Florida nắng ấm, chúng tôi để mặc mai chọn lựa thời gian rụng lá và trổ bông bất cứ lúc nào mai thích. Công việc của chúng tôi là canh chừng nhiệt độ, giữ cho mai được đủ ánh sáng, mùa hè đem ra sân, mùa đông đem vô nhà, bón phân và tưới nước. Năm nay cũng thế. Tôi không nhặt lá nhưng hai cây mai lần lượt tự rụng lá, mọc lên những chồi non màu tím và những nụ màu xanh. Nếu ở chợ hoa nào đó trong nước hai cây mai nhà tôi dù đem biếu không chưa chắc có người nhận nhưng ở miền Đông giá rét của nước Mỹ, chúng được coi quý chẳng khác gì linh chi ngàn năm.

Mai nở trong khung cảnh chẳng có gì gọi là xuân. Mùa xuân ở đây và cả bên nhà đều chưa đến. Hôm nay chỉ mới cuối tháng 11. Tháng 11 đối với tôi là một tháng nhiều kỷ niệm. Tôi xem ngày 20 tháng 11 như là ngày lễ lớn vì cách đây 35 năm, 8 giờ tối ngày 20 tháng 11 năm 1981, tôi đặt chân đến thành phố xa lạ nhưng nay trở thành thân thiết này.

Những năm trước rảnh rỗi hơn, tôi thường dành ngày 20 tháng 11 để lái xe về thăm con đường Parkvale ở Allston, nơi bác Tôn Thất Ân, ngày đó còn làm việc cho cơ quan bảo trợ, đưa tôi về sống những ngày đầu tiên với những người cùng cảnh ngộ. Dù bác chỉ làm công việc của một nhân viên, tôi cũng biết ơn bác vì sau bao nhiêu chuyến đi xa của đời mình lần đầu tiên có một người đến đón.

Khi có dịp đi lên phố, tôi thường trở lại thăm con đường Commonwealth có hai hàng hoa Mộc Lan (Magnolia) xinh đẹp thường được in trong các bưu thiệp để giới thiệu về thành phố Boston. Trên đường Commonwealth còn có trụ sở của International Institute of Boston, cơ quan thiện nguyện đã bảo trợ tôi trong những ngày mới đến. Tôi cũng thích ghé ngang qua công ty Teradyne, một công ty điện tử quen thuôc với người Việt, nơi lần đầu trong một buổi chiều mưa, tôi đã gặp một người con gái sau này trở thành vợ tôi. Những người quen, có người còn người mất và những con đường, căn nhà, hàng cây, qua mấy chục năm đã thay hình đổi dạng nhưng trong lòng tôi kỷ niệm vẫn màu xanh. Kỷ niệm, dù vui hay buồn, dù ngọt ngào hay cay đắng, nếu biết chiêm nghiệm cũng giúp thăng hoa cho cuộc sống con người.

Ngày đầu đến Boston tôi đã ở tuổi trưởng thành nhưng ngọn núi đang chờ tôi ở Boston cũng cao hơn nhiều so với những ngọn núi thời thơ ấu. Tôi không chỉ vượt qua mà còn phải vượt qua bằng con đường ngắn nhất và nhanh nhất. Hôm nay ngọn núi vẫn còn đó, thử thách vẫn còn đó, bao nhiêu việc muốn làm vẫn chưa làm xong, mơ ước thời tuổi trẻ vẫn còn là mơ ước, nhưng ít ra tôi đã làm được một vài việc có ích cho xã hội, đã đi một đoạn đường, đã gieo trên mảnh đất cằn khô mà tôi đặt chân qua vài hạt giống tôi tin là tốt cho tương lai.

Và tất cả những điều tôi đã làm sẽ không thành nếu thiếu đi một chất liệu căn bản, đó là tình người hay cụ thể hơn là tình cộng đồng.

Thật vậy, tình người trong những ngày ở ngoài nước không bắt đầu từ đâu xa mà ngay trong cộng đồng tôi đang sống. Một cái bắt tay, một lời chào, một lời an ủi, một tiếng cười và nhiều khi cả những giọt nước mắt chia buồn đã tạo trên xứ người xa lạ này một góc quê hương. Chúng tôi nương tựa vào nhau, gần gũi nhau hơn cả những người thân thiết trong gia đình. Đất nước nằm bên kia trái đất xa xôi nhưng tình người có ở khắp nơi. Khái niệm cộng đồng không phải là khái niệm mới mà đã có trong tự điển từ ấn bản đầu tiên nhưng giá trị thật sự của khái niêm nầy chỉ thể hiện trong sự hình thành của cộng đồng người Việt hải ngoại sau 1975.

Ở Boston trong những năm đầu thập niên 1980, tôi biết có nhiều người chuyên đi tìm trường dạy nghề, các hãng xưởng, các lớp tiếng Anh miễn phí hay những chỗ cho mướn nhà rẻ để giới thiệu lại cho bà con còn gặp khó khăn. Mỗi tuần chúng tôi gặp nhau để nghe các anh chị đó thông báo những tin tức họ vừa tìm hiểu được. Họ không làm cho cơ quan thiện nguyện nào cả nhưng chỉ nhờ nói được tiếng Anh tốt hơn nhiều người khác. Tôi cũng biết một anh suốt nhiều năm trời đã tận tụy với công việc đi đón người mới đến, từ thế hệ vượt biên cho đến các đợt HO sau nầy. Dù khuya khoắt bao nhiêu, tuyết rơi ngập lối hay giá rét căm căm anh vẫn đứng chờ trên hành lang phi trường để mang đến cho bà con vừa đặt chân xuống máy bay những lời thăm hỏi đầu tiên vô cùng cần thiết. Như bầy chim tránh bão, chúng tôi nương tựa nhau mà sống dưới tàn cây phong và sưởi ấm đời nhau bằng que củi tinh thần.

Tên tuổi của những đồng hương có lòng tốt như thế có thể không được vinh danh trong những tiệc tùng sang trọng, không được nêu trong danh sách của những anh hùng làm rạng danh cộng đồng người Việt. Không, họ không phải là những khoa học gia có nhiều bằng sáng chế, những trí thức học nhiều hiểu rộng, những chủ công ty lớn, những dân cử được bầu bán nhưng nếu thiếu họ cộng đồng chúng ta đã phải khó khăn vất vả biết bao nhiêu. Con đường nào, đại lộ nào cũng có tên nhưng của con đường trưởng thành của cộng đồng Việt Nam phải được mang tên họ, những đồng hương Việt Nam làm việc trong âm thầm nhưng đầy lòng nhân ái.

Nếu không có tình cộng đồng có thể tôi vẫn sống, cũng học ra trường, cưới vợ, có con và đi làm để xây dựng cho mái ấm cho riêng của mình, nhưng tình cộng đồng đã mang đến những điều tôi không có. Tình cộng đồng là mùa xuân của cuộc đời tỵ nạn, đã giúp tôi mang cái riêng vào cái chung, giúp tôi hiểu ý nghĩa giọt nước mà tôi đang uống, chén cơm mà tôi đang ăn. Tình cộng đồng là nguồn suối của rất nhiều thơ và văn tôi. Khi in một cuốn sách mới tôi luôn cố ý giới thiệu tại Boston bởi vì đồng hương Massachusetts là một phần trong nội dung và tâm hồn của cuốn sách tôi vừa viết.

Tôi đi nhiều nơi trên thế giới nhưng bao giờ cũng muốn về lại Boston, thành phố thân yêu nơi tôi sống lâu hơn thời gian tôi đã sống ở Việt Nam. Không có đời sống tỵ nạn, hẳn nhiên vẫn có tôi nhưng có thể sẽ không có Trần Trung Đạo, bút hiệu mà tôi đặt cho bài thơ đầu tiên viết trên đảo Palawan.

Boston gắn liền với tình cảm của tôi như một người anh văn nghệ, nhà văn Trần Hoài Thư có lần đã nhận xét: “Con đường Dorchester qua những tiệm ăn, tạp hóa Việt Nam. Và một khu Việt. Và những gương mặt da vàng. Và những lời trao đổi bằng tiếng mẹ đẻ vang trên bãi đậu xe. Đời sống vẫn bận rộn. Cõi lòng vẫn quay quắt. Nhớ nhung vẫn bão bùng. Bạn hữu mấy thằng trôi thất tán. Mấy thằng đợi một chuyến đò ngang…Cái mẫu số chung ấy là mẫu số của bất cứ người tị nạn nào trong chúng ta…Cám ơn Boston với những con tim kỳ diệu. Nếu không có những con tim này, tôi nghĩ, chắc chắn sẽ không có Trần Trung Đạo”.

Thật vậy, có lần, sau khi bán căn nhà ở Dorchester nhưng lại không di chuyển về thành phố khác, vợ chồng tôi phải đi tìm mua căn nhà mới. Chúng tôi đến phía nam tiểu bang Massachusetts và tìm được một căn nhà rất khang trang nhưng giá cả phải chăng vì khá xa thành phố.

Trên đường lái xe về, vợ tôi nói “Em đoán chắc là anh sẽ không mua căn nhà đó”, khi tôi hỏi lại “Tại sao em nghĩ vậy”, vợ tôi đáp “Vì xa cộng đồng của anh quá”. Vợ tôi nói đúng. Tôi không thể sống xa cộng đồng Việt Nam. Tôi chỉ có thể ở những nơi nào mà trong vòng 20 hay 30 phút các ông Tuấn, ông Kim, ông Bình gọi tôi phải có mặt. Tôi không có phòng mạch ở Boston, không có nhà hàng ở Boston, không có văn phòng luật sư ở Boston và tôi cũng chưa bao giờ đảm nhiệm một chức vụ chính thức nào trong ban chấp hành cộng đồng nhưng khi nghĩ đến cộng đồng, tôi luôn nghĩ đó là “cộng đồng của tôi”, giống như nhà tôi, chùa tôi hay cây đa thân thiết của tôi ngày trước. Câu nói “cộng đồng của tôi” thể hiện một quyền sở hữu nhưng không phải sở hữu tài sản vật chất là một thứ sở hữu tình cảm, một trách nhiệm tinh thần, một mối tình đã gắn bó thủy chung với tôi suốt mấy chục năm qua.

Cách nhà tôi khoảng 20 dặm về phía nam là một thành phổ nhỏ nhưng rất nỗi tiếng bởi vì đó là một trong những trạm khởi hành của lịch sử Mỹ, thành phố Plymouth. Nhóm người đâu tiên đã trải qua nhiều khó khăn nhưng ít ra họ hơn cộng đồng người Việt một điều là khi ngồi trên chiếc tàu Mayflower họ biết rằng họ đang giăng buồm đến Mỹ. Người Việt Nam thì khác, ra đi như chỉ để ra đi. Khi đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn biển cả mênh mông và những cụm mây bay xa tít cuối chân trời, tôi không biết đời mình rồi sẽ ra sao. Tôi tin, ngoại trừ một số ít có thân nhân, những người ra đi như tôi đều chia sẻ một tâm trạng buồn giống nhau như thế. Làm người chỉ có một quê hương, vâng, nhưng quê hương không bao giờ đủ nghĩa và trọn vẹn nếu quê hương không có tự do. Tôi thán phục câu nói của Tổng Thống Abraham Lincoln “Nơi nào có tự do, nơi đó là quê hương tôi”.

Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới và tìm thấy tình cộng đồng trong những nơi tôi đến. Nhiều mùa hè, tôi dành gần như tất cả cuối tuần để đi đến các thành phố lớn nơi có cộng đồng Việt Nam và ở đâu tôi cũng tìm thấy sức sống mỗi ngày thêm mạnh của cộng đồng người Việt, một tình đồng hương đầm ấm, thiết tha. Tôi đã đến với những cộng đồng nhỏ đến mức vào ngày Tết tập trung hết cũng chỉ có vài chục gia đình và tôi cũng đã đến với những cộng đồng rất lớn có cả hàng chục, hàng trăm nghìn người nhưng dù ở đâu tôi vẫn bắt gặp giòng suối tình thương Việt Nam đang chảy và hàng cây hy vọng mỗi ngày một thêm cao lớn. Từ những ngày đầu tiên khi ánh mắt còn ngỡ ngàng, bước chân còn ngần ngại, câu nói còn vụng về, cộng đồng Việt Nam đã trưởng thành về mọi phương diện. Những siêu thị mỗi ngày một đông hơn, thương xá rộng hơn, nhà cửa cao hơn, xe cộ mới hơn.

Hẳn nhiên, cộng đồng Việt Nam chưa phải là một cộng đồng tuyệt vời, hoàn hảo như mỗi chúng ta có thể đang mơ ước. Có những điều chưa trọn vẹn, nhiều hiện tượng tiêu cực và nhiều ước mơ chưa trở thành hiện thực. Mỗi khi lật trang quảng cáo của một tờ báo, tôi cũng thầm nghĩ, phải chi tất cả ông bà bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, luật sư, thương gia đang quảng cáo đầy kín tờ báo kia, dành một ngày, một ngày thôi, để đến với nhau trong lễ Giổ Tổ Hùng Vương hay Tết Dân Tộc thì cộng đồng chúng ta sẽ đẹp hơn, sẽ mạnh hơn, sẽ ấm cúng hơn biết bao nhiêu. Không đòi hỏi ai một sự hy sinh quá lớn hay tốn kém quá nhiều, chỉ đến với nhau vài giờ thôị Nhưng ngoại trừ một số ít có tinh thần đồng hương, một số khác đông hơn vẫn còn xa cách, vẫn xem cộng đồng người Việt đơn giản chỉ là những khách hàng không khác gì người Hoa, người Mễ. Họ quên rồi chăng? Trong ký ức chưa phai của những lưu dân vừa bỏ nước ra đi, có họ trong những người từng sắp hàng trước cơ quan an sinh xã hội để lãnh tiền trợ cấp, có họ trong những đoàn người chân ướt chân ráo, lạc đường, lạc nẽo giữa phố người.

Hàng cây phong còn đó nhưng bầy chim đã sớm bỏ nhau đi khi mùa đông đến. Tôi mong có một ngày họ sẽ đến, đúng ra là sẽ trở về, để tìm lại chính mình trong cộng đồng người Việt với tư cách là thành viên của một đại gia đình, nơi chính họ đã nhờ đó mà thành công.

Không giống như các tình trạng rẽ chia, hận thù và phân hóa thường thể hiện qua những hiện tượng tiêu cực trong đời sống hàng ngày mà ai cũng dễ dàng nhận thấy, tình thương là dòng suối mát nhưng nhiều khi chảy rất âm thầm như sáng nay trong nhà tôi những búp mai xanh đã âm thầm nở thành những cánh hoa vàng rực rờ. Mùa xuân đang lần nữa qua đây.

Trần Trung Đạo

http://nguoivietboston.com/?p=36307


Bàn ra tán vào (1)

quang dinh
SÁNG TẦN TỐI SỞ * Sớm đầu tối đánh Tạ Phong Tần Trần Đại Quang phục đảng Việt Tân Tổng bí thư bầu Tòng Thị Phóng Nước xa nan chữa lửa cháy gần * Chí Phèo Chị Dậu cáy cân Kê Gà Cấn Thi Thêu gân chân Cát Bà Hoàng Sa bãi cứt Tây Sa Đông tà nam dược bắc qua tử cấm thành Hoàng Trung Hải định chiến tranh Ba Ngòi chuyền nổ Cam Ranh Tập Cận Bình * Tầu Bành Lệ Viện Hồ Chí Minh Hồ Quang phó nháy thợ chụp hình Đinh La Thăng đóng Tàu Hủ Thúi Nam hãi điêu thần điểu Bắc Kinh * Khắc Mai phục Fuch Trọng rình mười lăm văn kiện bất bình Nguyễn Thị Doan Trần Đại Quang Tạ Bích Loan Hoàng Văn Hoan hỷ Minh Hoàng Vũ Đình Duy Giao thừa đinh dậu thiết truỳ cẳng trâu khất nhượng Lý Quỳ thiếu tá choang * TÂM THANH

----------------------------------------------------------------------------------

Comment




  • Input symbols

Trần Trung Đạo: Cộng đồng của tôi

Nhà tôi có trồng hai cây mai trong chậu. Vợ tôi thích trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà nhưng trồng gì cũng khó sống ngoại trừ trồng mai. Khoảng mười năm trước khi đến thăm Montreal, nhà th

cdvn0

(Bài viết còn có một tựa khác: “Tâm Sự Với Mùa Xuân”)

Nhà tôi có trồng hai cây mai trong chậu. Vợ tôi thích trồng vài cây cảnh nhỏ trong nhà nhưng trồng gì cũng khó sống ngoại trừ trồng mai. Khoảng mười năm trước khi đến thăm Montreal, nhà thơ Thủy Trang cho chúng tôi một cây mai nhỏ. Cây mai chị cho nhỏ đến nỗi tôi để ngay trước chỗ tay lái mà cảnh sát biên giới cả Mỹ lẫn Canada đều không thắc mắc là cây gì mặc dù luật mang cây trái sang biên giới rất nghiêm khắc. Cây mai lớn rất nhanh cho đến ngày nọ một người bạn ghé chơi và nhắc rằng Tết sắp đến nên nhặt lá để cây mai trổ bông. Chúng tôi nghe lời nhặt hết lá mai dù nhiều lá vẫn còn xanh và thậm chí còn non. Vài hôm sau cây mai chết.

Từ bài học cay đắng đó, sau này khi mua cây mai khác từ vùng Florida nắng ấm, chúng tôi để mặc mai chọn lựa thời gian rụng lá và trổ bông bất cứ lúc nào mai thích. Công việc của chúng tôi là canh chừng nhiệt độ, giữ cho mai được đủ ánh sáng, mùa hè đem ra sân, mùa đông đem vô nhà, bón phân và tưới nước. Năm nay cũng thế. Tôi không nhặt lá nhưng hai cây mai lần lượt tự rụng lá, mọc lên những chồi non màu tím và những nụ màu xanh. Nếu ở chợ hoa nào đó trong nước hai cây mai nhà tôi dù đem biếu không chưa chắc có người nhận nhưng ở miền Đông giá rét của nước Mỹ, chúng được coi quý chẳng khác gì linh chi ngàn năm.

Mai nở trong khung cảnh chẳng có gì gọi là xuân. Mùa xuân ở đây và cả bên nhà đều chưa đến. Hôm nay chỉ mới cuối tháng 11. Tháng 11 đối với tôi là một tháng nhiều kỷ niệm. Tôi xem ngày 20 tháng 11 như là ngày lễ lớn vì cách đây 35 năm, 8 giờ tối ngày 20 tháng 11 năm 1981, tôi đặt chân đến thành phố xa lạ nhưng nay trở thành thân thiết này.

Những năm trước rảnh rỗi hơn, tôi thường dành ngày 20 tháng 11 để lái xe về thăm con đường Parkvale ở Allston, nơi bác Tôn Thất Ân, ngày đó còn làm việc cho cơ quan bảo trợ, đưa tôi về sống những ngày đầu tiên với những người cùng cảnh ngộ. Dù bác chỉ làm công việc của một nhân viên, tôi cũng biết ơn bác vì sau bao nhiêu chuyến đi xa của đời mình lần đầu tiên có một người đến đón.

Khi có dịp đi lên phố, tôi thường trở lại thăm con đường Commonwealth có hai hàng hoa Mộc Lan (Magnolia) xinh đẹp thường được in trong các bưu thiệp để giới thiệu về thành phố Boston. Trên đường Commonwealth còn có trụ sở của International Institute of Boston, cơ quan thiện nguyện đã bảo trợ tôi trong những ngày mới đến. Tôi cũng thích ghé ngang qua công ty Teradyne, một công ty điện tử quen thuôc với người Việt, nơi lần đầu trong một buổi chiều mưa, tôi đã gặp một người con gái sau này trở thành vợ tôi. Những người quen, có người còn người mất và những con đường, căn nhà, hàng cây, qua mấy chục năm đã thay hình đổi dạng nhưng trong lòng tôi kỷ niệm vẫn màu xanh. Kỷ niệm, dù vui hay buồn, dù ngọt ngào hay cay đắng, nếu biết chiêm nghiệm cũng giúp thăng hoa cho cuộc sống con người.

Ngày đầu đến Boston tôi đã ở tuổi trưởng thành nhưng ngọn núi đang chờ tôi ở Boston cũng cao hơn nhiều so với những ngọn núi thời thơ ấu. Tôi không chỉ vượt qua mà còn phải vượt qua bằng con đường ngắn nhất và nhanh nhất. Hôm nay ngọn núi vẫn còn đó, thử thách vẫn còn đó, bao nhiêu việc muốn làm vẫn chưa làm xong, mơ ước thời tuổi trẻ vẫn còn là mơ ước, nhưng ít ra tôi đã làm được một vài việc có ích cho xã hội, đã đi một đoạn đường, đã gieo trên mảnh đất cằn khô mà tôi đặt chân qua vài hạt giống tôi tin là tốt cho tương lai.

Và tất cả những điều tôi đã làm sẽ không thành nếu thiếu đi một chất liệu căn bản, đó là tình người hay cụ thể hơn là tình cộng đồng.

Thật vậy, tình người trong những ngày ở ngoài nước không bắt đầu từ đâu xa mà ngay trong cộng đồng tôi đang sống. Một cái bắt tay, một lời chào, một lời an ủi, một tiếng cười và nhiều khi cả những giọt nước mắt chia buồn đã tạo trên xứ người xa lạ này một góc quê hương. Chúng tôi nương tựa vào nhau, gần gũi nhau hơn cả những người thân thiết trong gia đình. Đất nước nằm bên kia trái đất xa xôi nhưng tình người có ở khắp nơi. Khái niệm cộng đồng không phải là khái niệm mới mà đã có trong tự điển từ ấn bản đầu tiên nhưng giá trị thật sự của khái niêm nầy chỉ thể hiện trong sự hình thành của cộng đồng người Việt hải ngoại sau 1975.

Ở Boston trong những năm đầu thập niên 1980, tôi biết có nhiều người chuyên đi tìm trường dạy nghề, các hãng xưởng, các lớp tiếng Anh miễn phí hay những chỗ cho mướn nhà rẻ để giới thiệu lại cho bà con còn gặp khó khăn. Mỗi tuần chúng tôi gặp nhau để nghe các anh chị đó thông báo những tin tức họ vừa tìm hiểu được. Họ không làm cho cơ quan thiện nguyện nào cả nhưng chỉ nhờ nói được tiếng Anh tốt hơn nhiều người khác. Tôi cũng biết một anh suốt nhiều năm trời đã tận tụy với công việc đi đón người mới đến, từ thế hệ vượt biên cho đến các đợt HO sau nầy. Dù khuya khoắt bao nhiêu, tuyết rơi ngập lối hay giá rét căm căm anh vẫn đứng chờ trên hành lang phi trường để mang đến cho bà con vừa đặt chân xuống máy bay những lời thăm hỏi đầu tiên vô cùng cần thiết. Như bầy chim tránh bão, chúng tôi nương tựa nhau mà sống dưới tàn cây phong và sưởi ấm đời nhau bằng que củi tinh thần.

Tên tuổi của những đồng hương có lòng tốt như thế có thể không được vinh danh trong những tiệc tùng sang trọng, không được nêu trong danh sách của những anh hùng làm rạng danh cộng đồng người Việt. Không, họ không phải là những khoa học gia có nhiều bằng sáng chế, những trí thức học nhiều hiểu rộng, những chủ công ty lớn, những dân cử được bầu bán nhưng nếu thiếu họ cộng đồng chúng ta đã phải khó khăn vất vả biết bao nhiêu. Con đường nào, đại lộ nào cũng có tên nhưng của con đường trưởng thành của cộng đồng Việt Nam phải được mang tên họ, những đồng hương Việt Nam làm việc trong âm thầm nhưng đầy lòng nhân ái.

Nếu không có tình cộng đồng có thể tôi vẫn sống, cũng học ra trường, cưới vợ, có con và đi làm để xây dựng cho mái ấm cho riêng của mình, nhưng tình cộng đồng đã mang đến những điều tôi không có. Tình cộng đồng là mùa xuân của cuộc đời tỵ nạn, đã giúp tôi mang cái riêng vào cái chung, giúp tôi hiểu ý nghĩa giọt nước mà tôi đang uống, chén cơm mà tôi đang ăn. Tình cộng đồng là nguồn suối của rất nhiều thơ và văn tôi. Khi in một cuốn sách mới tôi luôn cố ý giới thiệu tại Boston bởi vì đồng hương Massachusetts là một phần trong nội dung và tâm hồn của cuốn sách tôi vừa viết.

Tôi đi nhiều nơi trên thế giới nhưng bao giờ cũng muốn về lại Boston, thành phố thân yêu nơi tôi sống lâu hơn thời gian tôi đã sống ở Việt Nam. Không có đời sống tỵ nạn, hẳn nhiên vẫn có tôi nhưng có thể sẽ không có Trần Trung Đạo, bút hiệu mà tôi đặt cho bài thơ đầu tiên viết trên đảo Palawan.

Boston gắn liền với tình cảm của tôi như một người anh văn nghệ, nhà văn Trần Hoài Thư có lần đã nhận xét: “Con đường Dorchester qua những tiệm ăn, tạp hóa Việt Nam. Và một khu Việt. Và những gương mặt da vàng. Và những lời trao đổi bằng tiếng mẹ đẻ vang trên bãi đậu xe. Đời sống vẫn bận rộn. Cõi lòng vẫn quay quắt. Nhớ nhung vẫn bão bùng. Bạn hữu mấy thằng trôi thất tán. Mấy thằng đợi một chuyến đò ngang…Cái mẫu số chung ấy là mẫu số của bất cứ người tị nạn nào trong chúng ta…Cám ơn Boston với những con tim kỳ diệu. Nếu không có những con tim này, tôi nghĩ, chắc chắn sẽ không có Trần Trung Đạo”.

Thật vậy, có lần, sau khi bán căn nhà ở Dorchester nhưng lại không di chuyển về thành phố khác, vợ chồng tôi phải đi tìm mua căn nhà mới. Chúng tôi đến phía nam tiểu bang Massachusetts và tìm được một căn nhà rất khang trang nhưng giá cả phải chăng vì khá xa thành phố.

Trên đường lái xe về, vợ tôi nói “Em đoán chắc là anh sẽ không mua căn nhà đó”, khi tôi hỏi lại “Tại sao em nghĩ vậy”, vợ tôi đáp “Vì xa cộng đồng của anh quá”. Vợ tôi nói đúng. Tôi không thể sống xa cộng đồng Việt Nam. Tôi chỉ có thể ở những nơi nào mà trong vòng 20 hay 30 phút các ông Tuấn, ông Kim, ông Bình gọi tôi phải có mặt. Tôi không có phòng mạch ở Boston, không có nhà hàng ở Boston, không có văn phòng luật sư ở Boston và tôi cũng chưa bao giờ đảm nhiệm một chức vụ chính thức nào trong ban chấp hành cộng đồng nhưng khi nghĩ đến cộng đồng, tôi luôn nghĩ đó là “cộng đồng của tôi”, giống như nhà tôi, chùa tôi hay cây đa thân thiết của tôi ngày trước. Câu nói “cộng đồng của tôi” thể hiện một quyền sở hữu nhưng không phải sở hữu tài sản vật chất là một thứ sở hữu tình cảm, một trách nhiệm tinh thần, một mối tình đã gắn bó thủy chung với tôi suốt mấy chục năm qua.

Cách nhà tôi khoảng 20 dặm về phía nam là một thành phổ nhỏ nhưng rất nỗi tiếng bởi vì đó là một trong những trạm khởi hành của lịch sử Mỹ, thành phố Plymouth. Nhóm người đâu tiên đã trải qua nhiều khó khăn nhưng ít ra họ hơn cộng đồng người Việt một điều là khi ngồi trên chiếc tàu Mayflower họ biết rằng họ đang giăng buồm đến Mỹ. Người Việt Nam thì khác, ra đi như chỉ để ra đi. Khi đứng trên boong chiến hạm USS White Plains nhìn biển cả mênh mông và những cụm mây bay xa tít cuối chân trời, tôi không biết đời mình rồi sẽ ra sao. Tôi tin, ngoại trừ một số ít có thân nhân, những người ra đi như tôi đều chia sẻ một tâm trạng buồn giống nhau như thế. Làm người chỉ có một quê hương, vâng, nhưng quê hương không bao giờ đủ nghĩa và trọn vẹn nếu quê hương không có tự do. Tôi thán phục câu nói của Tổng Thống Abraham Lincoln “Nơi nào có tự do, nơi đó là quê hương tôi”.

Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới và tìm thấy tình cộng đồng trong những nơi tôi đến. Nhiều mùa hè, tôi dành gần như tất cả cuối tuần để đi đến các thành phố lớn nơi có cộng đồng Việt Nam và ở đâu tôi cũng tìm thấy sức sống mỗi ngày thêm mạnh của cộng đồng người Việt, một tình đồng hương đầm ấm, thiết tha. Tôi đã đến với những cộng đồng nhỏ đến mức vào ngày Tết tập trung hết cũng chỉ có vài chục gia đình và tôi cũng đã đến với những cộng đồng rất lớn có cả hàng chục, hàng trăm nghìn người nhưng dù ở đâu tôi vẫn bắt gặp giòng suối tình thương Việt Nam đang chảy và hàng cây hy vọng mỗi ngày một thêm cao lớn. Từ những ngày đầu tiên khi ánh mắt còn ngỡ ngàng, bước chân còn ngần ngại, câu nói còn vụng về, cộng đồng Việt Nam đã trưởng thành về mọi phương diện. Những siêu thị mỗi ngày một đông hơn, thương xá rộng hơn, nhà cửa cao hơn, xe cộ mới hơn.

Hẳn nhiên, cộng đồng Việt Nam chưa phải là một cộng đồng tuyệt vời, hoàn hảo như mỗi chúng ta có thể đang mơ ước. Có những điều chưa trọn vẹn, nhiều hiện tượng tiêu cực và nhiều ước mơ chưa trở thành hiện thực. Mỗi khi lật trang quảng cáo của một tờ báo, tôi cũng thầm nghĩ, phải chi tất cả ông bà bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, luật sư, thương gia đang quảng cáo đầy kín tờ báo kia, dành một ngày, một ngày thôi, để đến với nhau trong lễ Giổ Tổ Hùng Vương hay Tết Dân Tộc thì cộng đồng chúng ta sẽ đẹp hơn, sẽ mạnh hơn, sẽ ấm cúng hơn biết bao nhiêu. Không đòi hỏi ai một sự hy sinh quá lớn hay tốn kém quá nhiều, chỉ đến với nhau vài giờ thôị Nhưng ngoại trừ một số ít có tinh thần đồng hương, một số khác đông hơn vẫn còn xa cách, vẫn xem cộng đồng người Việt đơn giản chỉ là những khách hàng không khác gì người Hoa, người Mễ. Họ quên rồi chăng? Trong ký ức chưa phai của những lưu dân vừa bỏ nước ra đi, có họ trong những người từng sắp hàng trước cơ quan an sinh xã hội để lãnh tiền trợ cấp, có họ trong những đoàn người chân ướt chân ráo, lạc đường, lạc nẽo giữa phố người.

Hàng cây phong còn đó nhưng bầy chim đã sớm bỏ nhau đi khi mùa đông đến. Tôi mong có một ngày họ sẽ đến, đúng ra là sẽ trở về, để tìm lại chính mình trong cộng đồng người Việt với tư cách là thành viên của một đại gia đình, nơi chính họ đã nhờ đó mà thành công.

Không giống như các tình trạng rẽ chia, hận thù và phân hóa thường thể hiện qua những hiện tượng tiêu cực trong đời sống hàng ngày mà ai cũng dễ dàng nhận thấy, tình thương là dòng suối mát nhưng nhiều khi chảy rất âm thầm như sáng nay trong nhà tôi những búp mai xanh đã âm thầm nở thành những cánh hoa vàng rực rờ. Mùa xuân đang lần nữa qua đây.

Trần Trung Đạo

http://nguoivietboston.com/?p=36307


BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm