Trang lá cải

Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 26 -01-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Tờ báo Anh “The Mirror” cho biết, “con tàu ma” mang quốc tịch Nga "Lyubov Orlova" đã trôi dạt gần một năm qua trên Đại Tây Dương

***************************************


Hoa Tết tiền tỷ tại Sài Gòn


Mai "xù" hơn 100 tuổi được ra giá gần 2 tỷ đồng, bonsai cổ thụ và cây mai "Anh hùng tương ngộ" cũng có giá hơn 1 tỷ đồng tại hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP HCM).
mai-1-5949-1390640721.jpg
"Phải mất 15 năm chăm sóc, cây mai này mới hình thành như bây giờ. Thân của nó to, vững vàng, thần thế rất độc đáo. Cây đã đạt được 7 giải thưởng tại các hội hoa xuân", chủ nhân cây mai "xù" Tấn Lãm (ngụ Tân Châu, tỉnh An Giang) cho biết. Cây được ra giá 1,8 tỷ đồng.
truong-sa-hoang-sa-1412-1390640721.jpg
Cây mai vàng hơn 78 tuổi có giá 1 tỷ đồng. Bản đồ Việt Nam và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được tạo hình chung với cây mai này.   
cay-me-6567-1390640721.jpg
Còn nghệ nhân Quốc Nam (huyện Cần Giuộc, Long An) mang đến chợ hoa một tác phẩm bonsai cổ thụ có tên "Xuân thắm tình quê", được chào bán với giá 1,2 t đồng.
 

Clip: Đình Phúc
Ảnh: Hồng Phúc




*********************

Đại gia Lê Ân vẫn chưa dám thử “siêu giường”


Sau gần 2 tuần chờ giấy tờ từ vương quốc Anh gửi sang để làm thủ tục thông quan, đại gia Lê Ân đã đưa được 10 kiện hàng liên quan đến chiếc giường đắt nhất thế giới ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Sáng 22.1, đại gia Lê Ân cho phóng viên Một Thế Giới biết, chiếc giường Hoàng gia Anh được xem là đắt nhất thế giới mà ông đặt mua đã về đến Làng du lịch Chí Linh (Vũng Tàu) lúc 19 giờ ngày 21.1.
Các bộ phận của chiếc “siêu giường” được đóng gói trong 10 kiện hàng, được 2 chiếc xe tải chở về.
“Kiện hàng to phải đến 20 người khiêng, còn kiện nhỏ 10 người khiêng mới được. Tôi đã đưa hết vào nhà trưng bày 10 kiện hàng, chờ nghệ nhân của hãng Savoir Beds (Anh) bay sang vào ngày 25.1 hoặc 26.1 mới dám mở ra xem”, ông Lê Ân cho biết.
Theo đại gia 75 tuổi, nhà sản xuất đã yêu cầu ông thuê thêm một nhóm thợ mộc tại địa phương để cùng nghệ nhân của hãng lắp giường.
Dự kiến ngày 29.1 giường lắp ráp hoàn chỉnh, ông Lê Ân tiễn nghệ nhân về nước, cho nhân viên nghỉ Tết và mở cửa Làng du lịch Chí Linh vào mồng 2 Tết để đón khách vào tham quan, chiêm ngưỡng chiếc giường có 1 không 2 ở Việt Nam.
Để mua được chiếc giường đắt nhất thế giới này, ông đã chuyển sang Anh 184.000 USD. Tiền thuế nhập khẩu chiếc “siêu giường” sẽ phải đóng là 1,45 tỉ đồng.
Hàm Yên
(Trong ảnh: Đại gia Lê Ân trong căn phòng trưng bày siêu giường)


*********************

Đời thường của nàng Dae Jang Geum - Lee Young Ae



Người yêu điện ảnh Hàn Quốc chắc chắn luôn tò mò về cuộc sống bí mật của nàng Dae Jang Geum tài sắc - Lee Young Ae ngoài đời thật kể từ sau khi cô kết hôn vào năm 2008 tới nay.
Hẳn với những khán giả yêu mến phim truyền hình đặc biệt là màn ảnh Hàn những năm 1995 tới nay không bao giờ có thể quên được hình ảnh của nữ diễn viên xinh đẹp Lee Young Ae. Nhưng có lẽ vai diễn Nàng Dae Jang Geum là để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng công chúng không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng ra khắp tất cả các nước khác trên thế giới. 
Sở hữu gương mặt khả ai, khả năng diễn xuất tuyệt vời mà một cuộc sống kín kẻ, không vướng bận scandal đáng ngưỡng mộ, Lee Young Ae được coi như "quốc bảo của màn ảnh Hàn Quốc" những năm 90 tới nay. 
Năm 2009, đang ở độ chín của sự nghiệp, nữ diễn viên bất ngờ bí mật kết hôn với doanh nhân Hàn kiều, Jung Ho Young. Năm 2011, cặp đôi có với nhau một cặp sinh đôi 1 trai 1 gái. Cũng trong khoảng thời gian lập gia đình tới nay, Lee Young Ae gần như rút khỏi showbiz và chủ yếu chăm sóc cho 2 con nhỏ và tham gia các hoạt động công tác xã hội là chính. Cuộc sống của "nữ hoàng màn ảnh Hàn" luôn là một ẩn số với tất cả công chúng, đặc biệt là những người hâm mộ Lee Young Ae.
 Lee Young Ae trở lại màn ảnh với seri 2 phần phim tài liệu nói về lịch sử ẩm thực Hàn Quốc
 
 
 
 
 
 
 
 Tất cả những hình ảnh cuộc sống đời thường cùng chồng và cặp song sinh sẽ công khai xuất hiện trong bộ phim tài liệu đặc biệt mừng Tết Nguyên Đán: Đại tiệc của Lee Young Ae. 
Đầu năm 2014, nữ diễn viên bất ngờ quay trở lại với loạt ảnh trên tạp chí Marie Claire số tháng 1. Ngoài ra, Lee Young Ae còn tham gia chương trình ẩm thực đặc biệt mừng Tết Nguyên Đán của đài SBS với tên gọi: Đại tiệc Lee Young Ae.
Cũng trên chương trình này, lần đầu tiên nữ diễn viên công khai hình ảnh gia đình của mình đến tất cả công chúng. Khán giả sẽ được chứng kiến hình ảnh rất giản dị, đời thường của một Lee Young Ae là mẹ và làm vợ trong ngôi nhà 4 người bình yên và hạnh phúc. Chương trình này dự kiến sẽ phát 2 phần, với lịch chiếu bắt đầu vào trưa 2.2. Đây được coi như một bộ phim tài liệu về lịch sử ẩm thực Hàn Quốc với sự góp mặt của người nổi tiếng. 

Diệu Linh - (Theo soompi)




***********************

Người được gọi là “kiều nữ Hải Dương” trở về Mỹ





Về nước giải quyết vụ việc với báo Người Đưa Tin, bà Phạm Thị Thanh Ngọc quay trở lại Mỹ để làm việc. Công an Hải Dương đang tiến hành điều tra theo đơn của bà Ngọc…

Trong cuộc điện thoại với phóng viên Một Thế Giới chiều nay 26.1, người được gọi là “kiều nữ Hải Dương” cho biết thông tin trên.

Bà Ngọc nói đã nhận được thư mời của công an tỉnh Hải Dương, nhưng bà đang xem xét khả năng đến làm việc, vì “có thể sẽ ủy quyền cho luật sư giải quyết.”

Tối mai, lúc 23 giờ, bà Ngọc sẽ về Mỹ trên chuyến bay của hãng American Airlines.

“Tôi đã là công dân Hoa Kỳ, tết cổ truyền có vơi đi phần nào cảm xúc nhưng không vì thế mà mấy ngày xuân kém vui”, bà Ngọc chia sẻ.

Mấy ngày trước, trong lúc lưu trú tại một khách sạn ở quận Tân Bình, TP.HCM, bà Ngọc nói rằng mình bị mất một chiếc điện thoại có chứa nhiều thông tin quan trọng. Bà đã báo công an giải quyết.

Theo bà Ngọc, một người đàn ông tên Hùng hẹn bà Ngọc uống cà phê và muốn mọi chuyện về “kiều nữ Hải Dương hiếp dâm tài xế taxi" được thông cảm. Tuy nhiên, bà Ngọc không đồng ý xin lỗi bằng lời nói.

“Những thông tin về vụ việc tôi bị vu khống đã được sao chép vào các thiết bị khác nên mất chiếc điện thoại cũng không quan trọng nữa”, bà Ngọc cho biết.

Như Một Thế Giới đã thông tin, mấy tháng trước, trên báo Người Đưa Tin xuất hiện các bài viết về một người phụ nữ chuyên hiếp dâm tài xế taxi ở Hải Dương.

Người phụ nữ này có khả năng làm tình tới 30 lần/ hai ngày. Hình ảnh từ báo trên là cổng của ngôi nhà bà Ngọc đã bán. Hình chân dung đăng trên báo bị xử lí che mặt, theo bà Ngọc không phải là ảnh của bà.

Hiện nay các bài viết trên báo Người Đưa Tin đã được gỡ xuống.

Thanh Nhã

Ảnh: Bức ảnh này là chân dung duy nhất của bà Ngọc được bà cho phép đăng tải




*************************


Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm


(VTC News) – Khác với mọi năm, năm nay, ngay từ ngày 23 tháng Chạp âm lịch, nhiều người lao động nghèo đã đổ về các bến xe ở TP.HCM để đón xe về quê ăn tết sớm.


Ghi nhận của VTC News trong chiều ngày 3/2/2013 (23 tháng Chạp âm lịch) tại bến xe miền Đông, dòng người đổ về bến, đón xe về quê ăn tết sớm đã đông hơn hẳn so với mọi năm.

 

Quan sát của chúng tôi cho thấy, trong số họ, đa số là các công nhân, những người lao động nghèo từ các vùng quê nghèo khó. Thế nhưng, do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, không ít trong số họ đã bị thất nghiệp do công ty, xí nghiệp, nhà máy của họ phá sản, hoặc ít việc dẫn tới phải nghỉ việc sớm.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Đồ đạc lỉnh kỉnh, những người lao động nghèo ở TP.HCM mang về quê nhà tất cả các vật dụng trong dịp tết này (ảnh: N.D) 

Tay
xách, nách mang, đồ đạc lỉnh kỉnh, hay thậm chí là toàn bộ những vật dụng thiết yếu như ti vi, radio, lò vi sóng….Họ cũng mang về quê hết tất cả. Các món quà tết mang về quê nhà của họ hầu như rất ít thấy, hoặc nếu có thì cũng rất hẩm hiu.

 

Đến từ huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An, gặp chúng tôi khi đang chuẩn bị lên xe trở về quê nhà, em Nguyễn Minh Tuấn bộc bạch: “Em theo chân mấy anh chị cùng quê vào TP để kiếm việc làm phụ hồ. Thế nhưng, cuối năm nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế, ngành xây dựng lao đao nên chúng em cũng bị ảnh hưởng theo. Việc thì ít, tiền thì hầu như cũng chẳng có mấy, em đành chọn giải pháp mua vé về quê ăn tết sớm. Lí do là càng giáp tết, vé xe càng mắc, mà lại còn đông đúc hành khách nữa.”

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Tay xách, nách mang, hành trang trở về quê nhà để đón tết của người phụ nữ này cực kì đơn giản, gọn nhẹ (ảnh: N.D) 

Cùng đứng chờ xe với Tuấn còn có hai thanh niên khác cùng quê Nghệ An. Họ cũng cùng chung hoàn cảnh như Tuấn, Công ty hay đơn vị đang làm việc bị phá sản hay ít việc, họ đành chấp nhận nghỉ việc sớm để về quê đón tết với gia đình từ rất sớm


Có lẽ, trong sâu thẳm suy nghĩ của những người bạn trẻ này, Sài Gòn không còn là ‘miền đất hứa’ như họ tính toán lúc ban đầu khi đặt chân đến đây.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Rất ít khi thấy trong hành trang họ mang về quê những món quà tết (ảnh: N.D) 

Làm công nhân ở lò gạch tại Đồng Nai gần 10 năm nay, đây là cái tết đầu tiên mà anh Trần Văn Hà (ngụ tại tỉnh Quảng Trị) than thở về cái tết khó khăn nhất mà anh chuẩn bị phải trải qua. Anh Hà cho biết: Những năm trước đây, khi năm hết, tết đến, lò gạch làm ăn khấm khá, chủ lò gạch thưởng tết cho công nhân cùng với tiền lương cũng được gần 10 triệu đồng.

 

“Năm nay, do kinh tế ‘chao đảo’ quá nhiều, gạch không bán được, lương chủ còn phải nợ lại, huống chi là thưởng. Chắc là gia đình tôi sẽ phải đón một cái tết khó khăn nhất từ trước tới nay” – anh Hà bộc bạch tiếp.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Tranh thủ chợp mắt với những giấc ngủ ngắn ngủi trước khi lên xe về quê ăn tết sớm (ảnh: N.D) 

Đưa vợ và con ra bến xe miền Đông để về Nam Định đón tết cùng với ông bà nội, anh Nguyễn Từ Minh dặn dò vợ: “Về nhà nhớ cố gắng đón tết, mua sắm, chi tiêu tiết kiệm em nhé”. Chia sẻ với người viết, anh Minh nói: Năm ngoái, ngành may mặc cũng không đến nỗi khó khăn, nên hai vợ chồng chúng tôi còn có hàng may liên tục ở xí nghiệp mà còn không kịp. Năm nay, đơn hàng vô cùng ít, nên vợ chồng chúng tôi phải nghỉ tết sớm.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Hay những gói quà tết mang về quê rất ‘hẩm hiu’ (ảnh: N.D) 

Do quá ít tiền, anh Minh đành nhường vợ và con trai về quê ăn tết cùng với ông bà nội, ngoại, còn anh thì đành chấp nhận đón tết ‘buồn’ ở TP.HCM một mình mà không có người thân thuộc bên cạnh. Có lẽ, ‘bão’ kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến ‘nồi cơm’ của gia đình họ. Một ước mơ đón cái tết vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc, đầy đủ lúc này đối với anh Minh lúc này có lẽ là điều quá xa vời.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Trong họ đang mang nặng những nỗi ưu tư về ‘cơm, áo, gạo, tiền’ cho dịp năm mới sắp tới (ảnh: N.D) 

Theo lãnh đạo Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM, trong năm 2012, trên toàn địa bàn TP.HCM đã có đến hơn 142.000 người đến đăng kí làm bảo hiểm thất nghiệp, trong đó khoảng 17% số người này đã đề nghị chuyển về các tỉnh để hưởng chế độ bảo hiểm.

 

Cũng trong năm qua, đơn vị này đã giải quyết cho gần 117.000 người nhận bảo hiểm thất nghiệp, chi hơn 1.100 tỉ đồng. Đặc biệt, trong năm 2012, tháng cao điểm nhất thì có đến 17.000 người đến cơ quan này đăng kí làm bảo hiểm thất nghiệp.

 

Việt Dũng



**************************

Phép màu nào cho người đàn bà nằm liệt suốt 36 năm?

Suốt 36 năm nay, chị Nguyễn Thị Quyết (48 tuổi, ở thôn Mỹ Lợi, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) phải nằm liệt vì căn bệnh teo cơ “duchenne” đeo đẳng từ khi mới lên 12 tuổi. Căn bệnh khiến chị như chết mòn trên chiếc sạp tre cũ nát ở một góc buồng tăm tối.

Bệnh tật còn khiến cho cuộc sống gia đình chị lúc nào cũng u ám, chìm đắm trong nghèo khổ, không thể bứt ra.

Cả đời người chỉ nằm trên sạp tre

Trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng nằm giữa một ngõ hẹp ở cuối làng, người mẹ già đang hì hụi đun thuốc bắc cho con dưới bếp. Ngôi nhà trống huơ trống hoác, gia tài chẳng có thứ gì đáng giá ngoài hai chiếc giường cũ rích được đặt ở hai góc nhà. Giữa nhà là một bộ bàn ghế bằng gỗ đã mốc meo cũ kỹ vì thời gian. Trong góc buồng nhỏ hẹp, một người phụ nữ nằm cong queo, trên đầu tóc đã rụng gần hết.

Chiếc giường làm bằng sạp tre cũ nát mà 36 năm nay chị Quyết vẫn nằm giờ đã chuyển sang màu đen sạm, mốc meo, hôi hám. Không gian ảm đạm, tối tăm ấy chỉ có chút ánh sáng khi cánh cửa hé mở.

Mới nhìn, chị Quyết không khác gì một cành củi đang chết héo từng ngày, các lớp da ở chân, ở tay và cả bên trong lớp áo mà chị mặc cứ tự bong tróc ra từng mảng. Duy chỉ có ánh mắt khẽ đưa đi đưa lại nhìn chúng tôi như mong đợi một phép màu thần kỳ để hóa giải bệnh tật. Vì bị liệt lâu nên cánh tay phải của chị không thể cử động được, các ngón tay theo đó cũng đen sẫm lại rồi tự co quắt vào lòng bàn tay cứng đờ.

Cánh tay trái còn nhấc lên đặt xuống được, tuy nhiên trên các đốt ở đầu ngón đã rụng cụt gần hết, mỗi khi bị ngứa chị phải dựa vào những ngón cụt này để cầm một thanh tre làm que gãi.

Chị Quyết là con gái thứ hai trong một gia đình thuần nông, bố là ông Nguyễn Văn Cận, còn mẹ là bà Trương Thị Tủi, cả hai đều là người dân tộc Mường. Ông bà sinh được hai con trai, năm con gái. Lúc mới sinh, chị Quyết là một người lành lặn bình thường, nhưng đến khi lên 12 tuổi đột nhiên cơ chân, cơ tay không thể cử động được.

Gia đình thấy vậy đã mang chị đi bệnh viện khám nhưng bác sỹ bảo chị bị bệnh “teo cơ duchenne” rất khó chữa. Kể từ đấy, chị Quyết chỉ nằm liệt một nơi, về sau bà Tủi cứ nghe ai mách ở đâu có thuốc hay thầy giỏi là lại tìm đến bốc thuốc. Nhưng lấy thuốc uống đến mấy chục năm mà không đem lại kết quả.

Cuộc đời toàn một màu đen
Thương con nằm liệt, vợ chồng ông Cận, bà Tủi bàn với nhau lên đồi chặt luồng vác về ngâm, rồi bán lấy tiền đưa con đi Hà Nội khám chữa. Ông bà quần quật làm lụng, mong đợi một ngày cuộc sống sẽ khá hơn. Nhưng rồi mọi hy vọng và cả ý nghĩ vừa mới nảy nở bỗng chốc bị dập tắt vì ông Cận đột nhiên mắc chứng bệnh ung thư gan quái ác, cũng nằm liệt giường giống con gái, được 22 ngày thì mất.

Ngậm đắng nỗi đau khi trụ cột gia đình là người chồng qua đời, một mình bà Tủi oằn mình gắng sức lo từng bữa cơm manh áo cho người con liệt giường. Ban ngày, bà đi làm thuê làm mướn, đến tối mịt mới về đến nhà. Những lúc không có ai thuê, bà lại ra vườn trồng sắn trồng khoai.

Đến phiên chợ, người mẹ giàu nghị lực ấy dậy từ 3h sáng, lộc cộc luộc khoai, luộc sắn. Khi màn đêm trôi đi, ánh sáng mờ mờ của ngày mới còn ẩn hiện qua từng bờ cỏ bụi cây, bà đặt khoai sắn vào thúng, gánh bộ ra tận chợ huyện bán.

Cuộc sống mưu sinh cứ quanh đi quẩn lại như thế. Bỗng 11 năm sau, người anh trai cả mắc chứng bệnh ung thư giống như người cha đã mất. Vì nhà nghèo, không có tiền thuốc thang, nên anh con trai cứ thế mà héo khô đi từng ngày. “Lúc con trai tôi nhắm mắt xuôi tay, trong nhà cũng chẳng nuôi được con lợn, con gà nào, khi ấy tôi phải chạy sang nhà hàng xóm vay mượn mới mua được cỗ quan tài”, bà Tủi ngậm ngùi kể.

Từ khi anh trai mất, người con trai út là Nguyễn Văn Bảy phải đi phụ hồ thuê cho người ta tận ngoài Hà Nội, nửa năm mới về một lần. Trong ngôi nhà ấy, một mình bà cáng đáng mọi việc, từ thuốc thang, cơm nước rồi tắm giặt cho con. Chết chóc và bệnh tật giống như một định mệnh cứ reo rắc, bao trùm ngôi nhà tranh dột nát.

Những người con gái khác đều đã lấy chồng ở xa, hoàn cảnh cũng khó khăn, không phụ giúp được gì cho mẹ già và chị gái. Mỗi tháng chị Quyết được trợ cấp tiền bệnh tật 180 nghìn đồng, tuy nhiên số tiền đó quá ít ỏi không đủ để mẹ con chị trang trải cho cuộc sống tối thiểu.

Cuộc sống khó khăn trăm bề, chị Quyết bệnh ngày càng nặng thêm, bà Tủi giờ cũng không còn sức gánh khoai ra chợ bán nữa mà phải ở nhà trông con bại liệt. Màn đêm buông xuống trong ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, gió đông thốc vào từng cơn lạnh lẽo, người mẹ già ấy trằn trọc không ngủ được, bà lo sợ rồi nay mai bà chết đi ai sẽ là người chăm sóc cho con.

 

Lao Động & Đời sống tha thiết mong nhận sự trợ giúp từ những tấm lòng nhân ái dành cho chị Nguyễn Thị Quyết. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động, địa chỉ: 51 Hàng Bồ, Hà Nội; ĐT: 0439232756; ĐTDĐ: 0982221960/0914568886; tài khoản: 102010000013374, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, HN; hoặc: Bà Trương Thị Tủi ở thôn Mỹ Lợi, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Trân trọng cảm ơn! Mã số TLV: LDS - 1408

Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng thôn Mỹ Lợi cho biết: “Biết gia đình bà Tủi quá khó khăn, năm 2008, chính quyền xã và bà con trong xóm đã giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng cho căn nhà cấp 4 để mẹ con bà thoát khỏi cảnh lều tranh vách đất. Nhưng thôn cũng chỉ giúp được đến thế thôi”.

 



*********************

Xóm chài Hà Nội - nơi không có Tết

(PetroTimes) - Chúng tôi đến xóm chài bên sông Hồng, Hà Nội trong những ngày giáp Tết. Hơn chục mái chòi được phủ bằng những tấm bạt xây dựng loang lổ xanh xanh đỏ đỏ, vách nhà được ghép bằng những phên gỗ tạp hở toang hoác đang nổi bập bềnh trên những thùng phi phủ đầy gỉ sắt, tấm sốp cáu bẩn. Chỉ vài bước chân là từ xóm chài sẽ bước ra phố. Thế giới của mấy chục con người sống dưới mức thấp nhất của Thủ đô cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đang khắc khoải chờ Tết.

Đặc khu nghèo khó

Mặc dù đã cẩn thận nhờ người dẫn đường, chúng tôi cũng phải lần mò vài vòng trong những con ngõ ngoằn nghèo của khu nhà ổ chuột dưới gầm cầu Long Biên, phường Phúc Xá mới tìm được một cái ngách nhỏ chỉ vừa hai người đi bộ nối xuống xóm chài ven sông Hồng. Đang đầu mùa khô, bãi bồi lổn nhổn những mô đất mấp mô bởi những ruộng ngô đã thu hoạch hết. Vài luống rau mới vun của người dân bãi bồi giữ lại vài vệt màu xanh như muốn chạy đua với thời gian để thu hoạch bán trong dịp tết Giáp Ngọ.


Xóm chài lềnh bềnh trong rác

Xóm chài lọt thỏm dưới lòng sông. Chúng tôi gọi với sang một lúc nhưng bốn mái nhà bên bờ sông phía quận Long Biên vẫn im lìm. Tiếp tục lần theo bãi sông, chúng tôi tìm được 8 nhà nổi còn lại trong xóm. Mấy con chó sủa vang, gầm gừ khi có người lạ đến gần khiến chúng tôi phải dừng lại. Một lúc sau, tiếng một người phụ nữ trung niên lanh lảnh cất lên khiến bầy chó cụp đuôi chạy vội lên những chiếc cầu độc mộc dẫn lên các ngôi lều nổi.


Những cái mảng thô sơ là phương tiện di chuyển duy nhất của người dân xóm chài.

Xóm chài ven sông xuất hiện cách đây hơn 20 năm. Đây là nơi trú ngụ của những con người lưu lạc, nghèo khổ từ khắp các tỉnh phía Bắc về Hà Nội. Trong 5 năm qua, Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều chính sách nhằm siết chặt quản lý về nhân khẩu của các hộ dân này như quản lý dân số, theo dõi bắt buộc đăng ký tạm trú, kéo điện từ trên bờ xuống các nhà nổi, giúp đỡ các hộ dân lên bờ sinh sống… Năm 2010, đã xảy ra một vụ cháy trong xóm chài, 1 hộ dân đã bị thiêu rụi. Trong năm 2013, cuộc sống khó khăn quá nên đã có 2 hộ dân xuôi dòng bỏ xóm chài. Chính vì vậy nên từ đỉnh điểm gần 30 căn lều nổi, đến nay xóm chài ven sông chỉ còn 12 hộ.

Anh Trần Quang Dũng, người sinh ra và lớn lên tại phường Phúc Tân vừa dẫn đường cho chúng tôi vừa kể: “Người Hà Nội khi nói về xóm chài trên bãi nổi ven sông Hồng thường đùa rằng đây là một đặc khu nghèo khó của Thủ đô. Trong những năm qua xóm chài này đang dần thu hẹp nên cũng chẳng còn bao lâu nữa sẽ biến mất. Cứ có nhà nào mới manh nha đến là chính quyền sẽ giải tỏa ngay lập tức. Có nhiều người sống quanh khu vực này thỉnh thoảng đưa bạn bè Tây, Ta đến nhòm ngó xóm chài này như xem vườn bách thú”.

Ước mơ lên bờ

Hà Nội là một thành phố lớn đang trên đà phát triển. Chính vì vậy tình trạng nhập cư của người ngoại tỉnh đến Hà Nội sinh sống, làm thuê làm mướn là cực kỳ phức tạp. Xóm chài ven sông Hồng, nơi tụ tập những số phận, mảnh đời cơ cực vẫn đang ngóng chờ sự giúp đỡ của xã hội để có những ngày tết đầm ấm.


Bà Trần Thị Mai, một trong những cư dân lớn tuổi nhất của xóm chài

Chị Nguyễn Thị Thịnh, quê Hưng Yên, sinh sống ở xóm chài này đã được hơn chục năm. Nhà chỉ độc có hai vợ chồng dựa nhau sinh sống. Hằng ngày chị Thịnh vào phố bán hàng thuê, gánh rong kiếm sống còn ông chồng thì chài lưới bắt cá. Với giọng buồn rầu chị cho biết: “Năm nay đói lắm em ơi, đợt này trời lạnh, gió nhiều, cá ít lắm. Mấy hôm nay cũng chẳng có con cá nào nên chẳng đủ gạo mà ăn. Việc làm thuê cũng ngày càng hiếm, mấy hôm nay tôi ốm nên phải nằm nhà. Mọi năm đến những ngày này là chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, sinh viên tình nguyện đến giúp đỡ, tặng quà Tết nhưng năm nay vẫn chưa thấy gì cả… Tết năm nay tôi chỉ mong muốn các cơ quan đoàn thể tặng cho ít quà như bánh chưng, kẹo bánh, tốt nhất là gạo”.


Góc bếp của nhà bà Trần Thị Mai.

Bà Trần Thị Mai, quê Thái Bình là hộ gia đình có hai người phụ nữ góa chồng và một đứa cháu trai đang học năm cuối cấp 3. Gia đình bà đã sống trong xóm chài hơn chục năm. Bà kể: “Tôi đã làm thuê, gánh rong gần 20 năm trong chợ Long Biên. Trước đây hai mẹ con thuê nhà trong xóm nhưng sau khó khăn quá nên xuống đây đóng bè ở. Mình có sức khỏe mình phải tự lo mà kiếm sống, đi nhặt phế liệu mỗi ngày rồi đánh đống lại trước cửa, chờ khô bán lại cũng có vài chục ngàn một ngày nên chẳng việc gì phải trông mong ở chính quyền. Cám cảnh một nỗi là nhà tôi chỉ có 1 cháu đang ăn học nhưng do bố nó mất sớm nên cảnh nhà neo đơn lắm. Năm tới tôi chỉ mong được khỏe mạnh, kinh tế phục hồi, cuộc sống bà con khá khẩm hơn. Nếu được tạo điều kiện nhà tôi sẽ sẵn sàng lên bờ để cháu được đi học, có việc làm để đừng khổ như mẹ, như bà nó…”.

Rời xóm chài lúc trời ngả về chiều, mà trong lòng vẫn mang nặng nỗi cám cảnh cho những kiếp người nơi vạn chài nghèo. Những mái lều xiêu vẹo, những người đàn bà “không chồng” như những con vạc còm cõi kiếm ăn bên mom sông. Những phận người lênh đênh đang ngày đêm chìm nổi theo sông nước vẫn ngày ngày ấp ủ một giấc mơ đơn giản, nhỏ nhoi là được lên bờ sống như những người dân Thủ đô bình thường nhất.

Công Ngọ

****************************

Ông Phạm Trung Cang đã có mặt ở Việt Nam



TTO - Chiều 25-1, nguồn tin từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72), Bộ Công an cho biết ông Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB) đã về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 23g20 ngày 24-1.
Ông Phạm Trung Cang - Ảnh: TL


Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết trong sáng 25-1, ông Cang đã có mặt tại Hà Nội và nhận quyết định phục hồi điều tra bị can của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với ông.

Trước đó, ngày 24-12-2013, ông Cang xuất cảnh khỏi Việt Nam cũng qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ông Cang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về hành vi Cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ngày 18-9-2012.

Ngay sau khi có quyết định khởi tố, C46 có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấm ông Cang xuất cảnh. Ngày 7-10-2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang được gỡ bỏ.

Điều đáng chú ý là ngày 12-12-2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới ra quyết định tạm đình chỉ bị can đối với ông Phạm Trung Cang.

Sau ngày ông Cang rời khỏi Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có giấy triệu tập ông Cang có mặt tại hai cơ quan này trong hai ngày 20 và 21-1-2014 để nhận các quyết định có liên quan tới ông Cang trong vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhận được thông tin, ông Cang (lúc này đang ở Mỹ) đã ủy quyền cho luật sư đại diện gửi thông báo tới Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo việc mình không thể có mặt theo giấy triệu tập và hẹn sẽ thu xếp để có mặt tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

GIA MINH


*********************



"Trùm ăn quỵt" mặt dày nhất quả đất từ trước tới nay


Với khả năng ăn bùng hơn 100 hóa đơn nhà hàng hạng sang trong 5 năm vừa qua, biệt danh "trùm ăn quỵt" quả là phù hợp với anh Titus Clarysse, người Bỉ này.


Nếu có thể tiết kiệm được chi phí ăn uống thì có lẽ Titus Clarysse, người đàn ông 35 tuổi sống tại Bỉ này sẽ là người giàu có vô cùng, không phải bởi tính kinh tế mà bởi sự "chày bửa" đến khó tin của anh ta.

Sinh sống tại Ghent, Bỉ, anh Clarysse vẫn được cả thị trấn cổ này biết tới với biệt tài... bùng hóa đơn. Anh có thể thoải mái bước vào một nhà hàng, bình tĩnh gọi những món sơn hào hải vị ra rồi thản nhiên bước đi sau khi thưởng thức mà không phải trả bất cứ một đồng nào.

"Trùm ăn quỵt" mặt dày nhất quả đất từ trước tới nay 1
Titus Clarysse nổi tiếng khắp thị trấn Ghent bởi biệt tài... ăn xong rồi bỏ đi.

Thói quen ăn bùng của người đàn ông này đã theo anh ta suốt hơn 5 năm nay. Tính tới thời điểm này, có lẽ anh ta đã quỵt được khoảng hơn 100 hóa đơn. Hầu như các khách sạn, nhà hàng lớn nào trong thị trấn cũng đã từng trở thành nạn nhân của trùm ăn quỵt này.

Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà tay trùm ăn quỵt Clarysse bỗng phát hiện đã chết tại căn hộ riêng vào tối thứ Hai ngày 20/1 mới đây. Cái chết của "trùm ăn quỵt" nổi tiếng đã khiến cảnh sát phải bắt tay vào điều tra xem đây có phải là một vụ án giết người hay chỉ là một vụ ngộ sát.

Báo chí đưa tin, thi thể của Clarysse bị đâm nhưng hiện cảnh sát vẫn từ chối đưa ra xác nhận này. Họ cho biết, động cơ gây án của vụ việc vẫn chưa được sáng tỏ.

Ngoài ra, giới điều tra còn tiết lộ, người đàn ông này đã từng thụ án tù 6 tháng và án phạt 1.650 Euro (khoảng 47,6 triệu đồng) cho tội danh... không thanh toán hóa đơn nhà hàng.


***************************

Giết người vẫn ngông nghênh “tạo dáng” tại tòa


Để cướp điện thoại, Linh nhặt đá đánh anh Thi cho Cường chạy. Bị nạn nhân chống cự, Cường lấy kéo đâm vào cổ khiến anh Cường tử vong ngay sau đó.


Giết người vẫn ngông nghênh “tạo dáng” tại tòa 1
Hồ Mạnh Cường (trái) và Hồ Viết Linh trước vành móng ngựa.

Chiều ngày 23/1, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án giết người, cướp tài sản đối với Hồ Mạnh Cường (SN 1989) và Hồ Viết Linh (SN 1990) cùng trú tại Tp Vinh, Nghệ An.

Những người tới dự phiên tòa khó có thể tin hai gã trai đang đứng co ro trước vành móng ngựa lại có thể phạm một lúc 2 tội danh: giết người, cướp tài sản. Trái với sự co ro ấy là những lời khai ráo hoảnh về tội ác mà chúng gây ra.

Sinh năm 1989 nhưng Hồ Mạnh Cường đã kịp có một đời vợ và một đứa con. Không nghề nghiệp, nghiện ma túy, có dấu hiệu của bệnh tâm thần và kiếm ăn bằng nghề cướp giật nên cô vợ chịu không thấu. Đơn li hôn được tòa chấp nhận, hai vợ chồng nhanh chóng chia tay khi đứa con đang còn đỏ hỏn. Lý lịch của Cường còn được “tô” thêm một bản án 39 tháng tù giam về tội cướp giật tài sản vào năm 2007. Gã cũng đã từng bị phạt hành chính về hành vi cố ý gây thương tích.

Gần nửa đêm 24/4/2013, Cường và Linh bàn nhau đi cướp lấy tiền tiêu xài. Trước khi đi, Cường thủ sẵn cây kéo trong người, nếu “con mồi” chống cự sẽ “xử đẹp”. Sau một hồi lượn lờ ở thị trấn Quán Hành (Nghi Lộc) không tìm được “mồi”, cả hai quyết định quay về thành phố Vinh.

Đến đoạn đường Mai Hắc Đế, phát hiện có người đàn ông đang ngồi nói chuyện điện thoại trên vỉa hè, Cường quyết định sẽ cướp chiếc điện thoại của nạn nhân. Sau khi che biển số xe để tránh sự phát hiện, Cường cầm kéo tiến sát nạn nhân giả vờ mượn điện thoại để gọi.

Nghĩ rằng hai người thanh niên lỡ đường nên nạn nhân cho mượn điện thoại. Trong lúc đó, Hồ Viết Linh cũng đi tới, đứng sau lưng nạn nhân và ra hiệu cho Cường ra tay. Nhận thấy có điều không lành, nạn nhân giằng điện thoại ra khỏi tay Cường. Thấy thế, Linh nhặt hòn đá đánh nạn nhân. Tránh được cú đánh của Linh, nạn nhân nhặt đá đuổi theo Linh. Cường cầm chiếc kéo đâm vào cổ nạn nhân để giải cứu cho Linh rồi cả hai nhảy lên xe bỏ chạy.

Giết người vẫn ngông nghênh “tạo dáng” tại tòa 2
Hồ Mạnh Cường nghênh ngang tạo dáng và tuyên bố "tử hình đây cũng không sợ!".

Sau khi bị đâm, nạn nhân cố gắng bò được một đoạn thì tử vong. Đến sáng ngày 25/4, người dân mới phát hiện thi thể người đàn ông nằm chết trên vỉa hè với vết đâm vào cổ. Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Thế Thi (SN 1983, trú tại xã Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), công nhân của công ty vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Vinh.

Gây án xong, Linh và Cường bỏ ra Hà Nội để bán điện thoại nhưng không bán được nên quay về Tp Vinh. Sau đó, Hồ Mạnh Cường đã bán chiếc điện thoại nói trên cho một chủ quán bia lấy 1 triệu đồng. Số tiền bán điện thoại Cường tiêu xài hết, không chia cho Linh đồng nào.

Sau khi gây án 1 tuần, ngày 1/5/2013, Hồ Mạnh Cường và Hồ Viết Linh bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ. Trước thông tin Cường có biểu hiện mắc bệnh tâm thần, cơ quan điều tra đã xác minh. Kết quả xác minh cho thấy Hồ Mạnh Cường có hồ sơ điều trị tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An.

Việc trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với đối tượng này được tiến hành ngay sau đó. Tại bản kết luận giám định pháp y tâm thần của Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh Nghệ An cho thấy: Hồ Mạnh Cường có tiền sử nghiện ma túy đã được điều trị với chẩn đoán F11 (các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất thuốc phiện). Tuy nhiên, tại thời điểm gây án Hồ Mạnh Cường không có rối loạn tâm thần.

Giết người vẫn ngông nghênh “tạo dáng” tại tòa 3
Mặc dù đang bị thương ở chân nhưng Hồ Viết Linh vẫn đi cướp lấy tiền trả góp xe máy mới mua.

Tại phiên tòa, cả hai khai báo rành rọt, lạnh lùng hành vi phạm tội của mình. Khi đi cướp, Hồ Viết Linh đang bị thương ở chân nhưng khi được Cường rủ vẫn sẵn sàng đi “ăn hàng”. Tôi cố gắng tìm kiếm một chút ăn năn hối cải ở Cường nhưng tuyệt nhiện không có. Đến lời nói sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án, gã cũng nói “chiếu lệ” rồi quay về hàng ghế dành cho bị cáo.

Với hành vi phạm tội của Hồ Mạnh Cường, Hội đồng xét xử nhận thấy cần phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội nên đã tuyên phạt án chung thân cho hành vi giết người, 4 năm tù về hành vi cướp tài sản. Tổng hợp cả hai hình phạt, Hồ Mạnh Cường lĩnh án chung thân. Riêng bị cáo Hồ Viết Linh bị tuyên phạt 17 năm tù về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hợp cả hai hình phạt, Hồ Viết Linh phải thi hành bản án 20 năm tù giam.

Ngoài ra, các bị cáo phải liên đới bồi thường cho thân nhân bị hại 105 triệu đồng. Bên cạnh đó, 2 bị cáo phải có trách nhiệm cấp dưỡng mỗi tháng 1 triệu đồng cho con trai nạn nhân cho đến khi cháu tròn 18 tuổi.

Phiên tòa kết thúc, để tránh sự bức xúc của gia đình nạn nhân, 2 bị cáo được giữ lại trong tòa. Khi thấy ống kính của phóng viên giơ lên, Hồ Mạnh Cường ngẩng mặt, nghênh ngang tạo dáng rồi tuyên bố: “Tử hình đây cũng chẳng sợ”.

Theo Dân Trí



**********************

Sinh viên sợ “sập bẫy” việc làm thêm ngày Tết



Năm hết Tết đến, trong khi ai nấy đều háo hức trở về đoàn tụ với gia đình thì có một số người, nhất là các bạn sinh viên lại lựa chọn ở lại thành phố làm thêm với hi vọng có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, các bạn trẻ này cũng phải đối mặt với không ít cạm bẫy do một số trung tâm “ma” giăng sẵn.


Tết con không về…  

Sinh viên học xa nhà ở lại thành phố làm thêm tết không còn là hiện tượng quá xa lạ. Tuổi trẻ với những ham muốn, khao khát thể hiện bản thân, tự đứng trên đôi chân của chính mình luôn sẵn sàng đón nhận mọi thử thách của cuộc sống. Vì vậy, không ít bạn sinh viên học tập tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã sẵn sàng từ bỏ cái tết đoàn viên để mưu sinh.

Có thể dễ dàng tìm thấy những đoạn tự quảng cáo, giới thiệu bản thân của các bạn sinh viên trên các trang việc làm trên Facebook, các diễn đàn với mong muốn có được một công việc làm thêm trong những ngày nghỉ tết.
 
Sinh viên sợ “sập bẫy” việc làm thêm ngày Tết

Là sinh viên năm cuối, Đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM, Nguyên đã đăng thông tin tìm việc làm thêm tết trên một diễn đàn với lý do “điều kiện kinh tế không cho phép về quê ăn tết cùng gia đình nên đành lòng ở lại tìm việc làm ngày tết cho khuây khỏa cũng như kiếm thêm một chút thu nhập.”

Là con trai, Nguyên vẫn sẵn sàng nhận những công việc tưởng như chỉ dành cho chị em: “Em nhận trông nhà ngày Tết Nguyên đán 2014 cho gia đình anh/chị nào cần giúp gia đình hương khói trong ngày Tết nguyên đán 2014, thắp nhang đơn giản và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm sóc chó mèo (em đặc biệt yêu quý cho mèo), chăm sóc cây cảnh và khuôn viên. Đảm bảo an toàn, chu đáo, cẩn thận. Em cũng đã có thâm niên làm công việc này 2 năm rồi đều không xảy ra bất cứ sự cố gì.”

Hay Thoan, cô sinh viên sinh năm 1993, đang học trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Sài Gòn, quê ở Thanh Hóa, đăng tin trên diễn đàn webtretho, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tết này không về quê, muốn tìm một công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập sang năm có khoản tiền đi học tiếng Anh.

Hầu hết các bạn trẻ dù cả năm đi học xa nhà vẫn chấp nhận không về nghỉ tết và tìm công việc làm thêm đều xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, mong muốn trong vài ngày tết với thu nhập gấp đôi, gấp ba ngày thường sẽ phần nào san sẻ gánh nặng với cha mẹ.

Như trường hợp của Thoan, là con cả trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ đều làm nông ở miền quê nghèo Triệu Sơn, Thanh Hóa, đây không phải cái tết đầu tiên Thoan không được đoàn tụ với gia đình.

Thoan tâm sự: “Lúc đầu em định tết này sẽ về với bố mẹ, nhưng vé xe khách đắt quá nên em đành ở lại. Em gọi điện nói rõ như vậy, bố mẹ cũng hiểu và động viên em ở lại làm, vì làm tết bao giờ lương cũng cao hơn nhiều. Năm ngoái em trông nhà cho một gia đình công chức đi du lịch cũng được trả 400.000/ngày, sau đợt làm cũng dành dụm được vài triệu.”

Chớp thời cơ “giăng bẫy”

Khi sinh viên tự “quảng cáo” bản thân cũng là lúc các trung tâm giới thiệu việc làm đưa ra những lời mời chào với công việc nhẹ nhàng và mức lương hấp dẫn trong kỳ nghỉ tết, không ít trong số đó là những cái bẫy được giăng sẵn, chỉ chờ “con mồi” là các bạn sinh viên còn non nớt “sa lưới.”

Nguyên, Thoan là những bạn trẻ may mắn đã không rơi vào cạm bẫy việc làm thêm tết của một số trung tâm “ma”. Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp khác đã vô tình “sa lưới” và có những bài học đáng nhớ. 

Chỉ cần gõ từ khóa “làm thêm tết” là đã có hàng loạt kết quả cho bạn lựa chọn. Hầu hết những quảng cáo này đều “ưu tiên” sinh viên năm nhất, năm hai, đồng thời có những lời giới thiệu rất hấp dẫn như: “việc làm thêm để tăng thu nhập giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình hoặc bản thân rất tốt” cùng hứa hẹn về mức lương “trong mơ” với sinh viên dù chỉ trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, dịp gần tết, tại các biển quảng cáo công cộng, các điểm xe buýt, thậm chí là cột điện đều dán đầy các mẩu tin tuyển dụng nhân viên làm thời vụ tết.

Những mẩu tin không có thông tin, địa chỉ rõ ràng mà thông thường chỉ có số điện thoại liên hệ tiềm ẩn không ít nguy cơ rủi ro với những bạn trẻ đang khao khát tìm được một công việc làm thêm, đặc biệt là trong dịp tết.

Hồng Loan, sinh viên năm thứ hai trường Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội kể lại sự việc bị “sa lưới” của mình năm ngoái. Sau khi liên hệ theo số điện thoại trên tờ rơi được phát trước cổng trường sau giờ học, Loan rủ người bạn cùng phòng đến “văn phòng” giới thiệu việc làm ở phố Tam Trinh để trao đổi công việc.

Khác với những gì cô bạn tưởng tượng, gọi là văn phòng nhưng ở đó chỉ có 2 chiếc bàn với ít giấy tờ, không hề có biển hiệu tên cơ sở là gì, nhất là theo lời Loan “người ở đó trông cũng chẳng ra dáng nhân viên gì cả”.

Tuy nhiên, vì háo hức đi làm kiếm tiền về sắm tết, Loan vẫn nộp hồ sơ với lệ phí 50.000 đồng. dù lúc đầu trên tờ rơi ghi rõ “không cần nộp lệ phí”. Không chỉ vậy, một nhân viên ở đây lại dẫn Loan và người bạn sang một “văn phòng” khác để “phỏng vấn”. Sau màn phỏng vấn ấy, nhân viên ở đó lại yêu cầu nộp lệ phí 150.000 đồng nếu muốn đi làm luôn vì dịp tết số người đăng ký rất nhiều.

Đoán ra mình đã bị lừa, Loan nói dối không chuẩn bị đủ tiền nộp nên sẽ quay lại sau rồi “chuồn thẳng”. Loan chia sẻ: “Cũng may mình nhận ra là bị lừa không thì chẳng biết sẽ phải nộp thêm bao nhiêu tiền nữa. Năm nay dù vẫn có ý định tìm việc làm thêm tết nhưng cũng thấy sợ.”

Tranh thủ ngày tết ông Công ông Táo, Loan cùng một số người bạn đi bán cá vàng.
Tranh thủ ngày tết ông Công ông Táo, Loan cùng một số người bạn đi bán cá vàng.

Nếu Loan may mắn không bị thiệt hại quá nhiều thì Hải, sinh viên Đại học Giao thông vận tải Hà Nội lại rơi vào cảnh ngộ khó có thể lường trước. 

Tết năm ngoái, Hải ở lại thủ đô xin làm phục vụ cho một quán cà phê ở phố Hàng Nón. Mặc dù làm thời vụ nhưng cửa hàng này vẫn có hợp đồng rõ ràng khiến Hải an tâm. Sau 10 ngày làm thêm, Hải bị chủ quán bắt chẹt, phải đền bù vì nghỉ ngang, dù trước đó có thỏa thuận về thời gian làm việc. Cậu không ngờ được rằng, bản hợp đồng có vẻ rất minh bạch kia là “có thời hạn”, song lại không ghi rõ trong bao lâu.

Còn vô vàn cái “bẫy” mà sinh viên làm thêm tết sẽ phải đối mặt như: bẫy tiền lương, bẫy thời gian làm việc, thậm chí là bẫy công việc nhạy cảm đã và đang được giăng sẵn, chỉ cần mất cảnh giác là các bạn trẻ hoàn toàn có thể phải gánh chịu những thiệt hại vật chất, và đáng buồn hơn là những tổn thất về tinh thần.

Bởi vậy, mong muốn kiếm tiền trong dịp tết là hành động thiết thực với một số bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên, nên cẩn thận và đề phòng trước những lời mời chào ngon ngọt của các trung tâm việc làm để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc.

Theo Thảo Nguyên
Lao Động


**************************

'Kiều nữ' phố đèn đỏ Thái Lan lao đao vì biểu tình


Soi Cowboy - phố đèn đỏ nổi tiếng ở Bangkok, Thái Lan bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dòng người biểu tình đã chiếm đóng quanh khu vực này.

 

Theo tin từ Couriermail, cuộc biểu tình ở Thái Lan kéo dài và ngày càng phức tạp dẫn đến tình trạng du lịch của đất nước này bị ảnh hưởng trầm trọng. Không chỉ số lượng du khách nước ngoài sụt giảm mà một số các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại đất nước này cũng bị hạn chế ít nhiều. Một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc biểu tình phản đối chính phủ là Soi Cowboy - phố đèn đỏ nổi tiếng ở Bangkok - thủ đô Thái Lan.

01-9926-1390465109.jpg

Soi Cowboy những ngày này khá vắng khách. Ảnh: Couriermail.

Các cô gái ở phố đèn đỏ cho biết vì Soi Cowboy ở giữa các điểm biểu tình nên lối vào nơi này gần như bịt kín. Ngoài ra chính phủ Thái cũng quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày và kêu gọi du khách hạn chế đến những khu trung tâm  mua sắm, giải trí của thủ đô (trong đó có Soi Cowboy) và tránh những nơi có biểu tình.

Với những yêu cầu trên, việc làm ăn của các cô gái ở nơi đây gần như bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và ế ẩm kéo dài. Nếu như trước đây, Soi Cowboy luôn nhộn nhịp, tấp nập người đến và đi thì hiện tại, nơi này khá vắng lặng và các cô gái hầu như không kiếm được gì trong những ngày này.

02-3067-1390465109.jpg

Quán bar ở Thái Lan thưa thớt khách. Mỗi ngày, ngành du lịch của Thái bị mất hàng chục triệu USD do biểu tình khiến lượng khách tới đây sụt giảm Ảnh: Couriermail.

Dù đoàn người biểu tình chưa hoàn toàn khiến Bangkok bị đóng cửa, một số các khu du lịch vẫn mở nhưng rõ ràng du lịch Thái Lan không còn là lựa chọn số một của du khách. Tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Australia... chính quyền cũng cảnh báo người dân về tình hình bất ổn tại Thái và khuyến cáo người dân nên tạm thời không đến đất nước này.

Anh Minh
Ảnh: Couriermail



*********************


Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc bỗng hóa đồng cỏ


Điều tưởng như hết sức phi lý này lại trở thành sự thật tại hồ Poyang ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

 

Poyang - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt với hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng nước trong hồ cạn kiệt dần và chỉ còn trơ đáy. Phần lớn lòng hồ hiện giờ đất bùn đã khô lại và bị bao phủ bởi cỏ dại. Poyang bây giờ nhìn không khác gì một đồng cỏ và trở thành nơi để nhiều người thả gia súc hay đi dạo.

1-7167-1390550663.jpg

Hồ Poyang khi còn đầy nước.

Hồ Poyang là hồ nước ngọt có diện tích lớn gấp đôi thành phố London, Anh. Hồ thuộc tỉnh Giang Tây, thông ra sông Dương Tủ và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Hồ dài 173km và chiều rộng lên đến 74km. Vào mùa mưa, diện tích mặt hồ lên đến 4.000km2 và mùa khô diện tích thu lại chỉ còn 1.000km2.

Việc hồ bị cạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước sinh hoạt cho người dân quanh khu vực.

2-9101-1390550663.jpg

Hồ cạn nước trơ đáy và người dân địa phương đã đi xuyên qua lòng hồ một cách dễ dàng.

3-3413-1390550663.jpg

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc giờ trở thành đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

Theo phân tích của các nhà khoa học, việc hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn kiệt là do hạn hán kéo dài cùng việc tích nước của đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới. Khi hồ bị cạn, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm một cây cầu đá cổ bị vùi dưới lòng hồ sâu. Theo các chuyên gia, cây cầu này được xây dựng từ thời nhà Minh.

Anh Minh
Ảnh: REX



**********************

Ngôi mộ vô danh biết "tự lớn lên" cùng những câu chuyện quở phạt người khác


ANTĐ - Ngôi mộ vô danh nằm cạnh con đường quốc lộ đông người qua lại, từ lâu nó được đồn thổi là biết “tự lớn lên”. Bên cạnh đó ngôi mộ còn nổi tiếng linh thiêng khi trở thành “thần tài” cho người buôn kẻ bán cầu lộc, và cũng  biết trừng phạt những ai dám xâm phạm đến địa phận mộ. Vậy thực hư về ngôi mộ thế nào?



Bên trong ngôi mộ được người dân mới xây bàn thờ

Ông già ăn xin khác người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945

Bên cạnh con đường liên xã thuộc thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai có một ngôi mộ vô danh cây cối um tìm rậm rạp đứng một mình chơ vơ. Không rõ ngôi mộ là của ai nhưng người dân gọi chung một cái tên là “mả ông thiêng”. Ngôi mộ này cũng được đồn thổi có sự kỳ lạ là không ai đắp nhưng tự lớn dần lên một cách rất khó tin.

Để tìm hiểu rõ xuất xứ ngôi mộ chúng tôi tìm gặp những bậc cao niên trong thôn Thanh Thần, được mọi người chỉ đến gặp cụ Vinh, năm nay đã hơn 80 tuổi là người nắm được rõ nhất. May mắn gặp cụ Vinh ở nhà, khi được hỏi về ngôi mộ cụ Vinh vuốt râu lục lại trí nhớ rồi cho biết: “Ngôi mộ này có từ lâu lắm rồi, từ thời dân ta còn đang bị đô hộ”. Theo lời cụ Vinh thì năm đó chính là năm 1945 xảy ra nạn đói khủng khiếp, những người ăn xin đói khát la liệt chật kín đường, họ kéo về đây rất đông. Lúc đó cụ Vinh còn nhỏ nhưng nhớ rõ là người ăn xin tụ tập kín ở đầu làng để xin ăn.  

Trong số những người ăn xin đó có một cụ già tuy rách rưới, gầy còm nhưng có phong thái khác hẳn trong số những người ăn xin. Những người ăn xin thì hàng ngày vào trong thôn xin ăn, còn cụ cứ ngồi xếp bằng ở cạnh gốc cây đầu làng mà không đi. Cụ cũng không tranh cướp đồ ăn với những người ăn xin khác, mà chỉ để cái nón trước mặt ai thương tình thì bỏ vào đó chút gì. Nhiều người thấy thương cảm mang đồ ăn ra cho cụ, cụ cảm ơn và rồi ăn một cách từ tốn. Người ta nghe giọng cụ đoán chừng là người ở tỉnh Thái Bình lánh nạn đói trôi dạt về đây. Và trong cái bị ăn xin của cụ còn có vài quyển sách chữ Hán nên mọi người nghĩ cụ chắc là nhà nho thất thế.

Vì nhiều người ăn xin những ngày tháng đó nhiều vô kể, cụ không đi xin ăn, chỉ ngồi một chỗ nên sau một thời gian ngồi ở gốc cây thì cụ đã mất. Lúc mất cụ vẫn ngồi xếp bằng, đầu dựa vào gốc cây và ánh mắt nhìn lên trời. Lý trưởng trong làng thấy vậy thì sai người khiêng xác cụ ra cạnh ven đường vứt xuống đó rồi vùi lấp qua loa vì người chết quá nhiều nên chôn chẳng kịp.

Có một điều kỳ lạ là ngôi một tuy lấp sơ sài nhưng qua một thời gian người ta cứ thấy mộ cứ cao dần lên dù chẳng ai đắp mộ cả. Những năm ấy con đường còn rất thấp, lúc chôn còn chưa cao bằng mặt đường nhưng bây giờ mộ lại cao hơn cả mặt đường. Theo mọi người nhận định thì từ đó đến nay ngôi mộ đã cao lên hàng mấy mét so với lúc đầu vì con đường mới giờ đã được làm cao lên hơn một mét rồi nhưng cũng chưa cao bằng mộ. Và bây giờ nó trở thành một gò đất cao, cây cối rậm rạp.

Trở thành miếu “thần tài”

Thấy mộ “tự lớn lên” như vậy người dân cho rằng có sự lạ, và cụ già ăn xin là một người phi thường nên khi sống tuy đi xin ăn nhưng vẫn có phong thái đường hoàng như thế, chết mới tự làm mồ cho mình. Vì thế mà người dân nơi đây không ai bảo ai thờ cúng ngôi mộ rất cẩn thận.

Ngôi mộ còn được mệnh danh là “thần tài” cho những người buôn bán nên hầu như người nào đi chợ búa qua đây đều dừng lại thắp hương cầu khấn. Sở dĩ như vậy vì người ta cho rằng nếu cứ sáng ra đi chợ buôn hay bán gì cứ thắp hương cầu lộc sẽ thì bán hàng đắt như tôm tươi, buôn được lời lãi rất cao. 

Sự việc này bắt nguồn từ câu chuyện từ lâu lắm có một người đàn bà thôn khác sáng dậy gánh rau đi chợ sớm. Vì nhà nghèo chẳng còn hạt gạo nào con cái thiếu ăn đói nên phải nhổ rau vừa non, chưa đến kỳ thu hoạch đem đi bán kiếm gạo. Đi ra chợ chẳng bán được mớ nào, ngồi đến tận trưa tan chợ vẫn nguyên hai quang rau, người đàn bà đành lòng gánh mang về. Khi đi ngang đường qua chỗ ngôi mộ của cụ ăn mày chị ngồi nghỉ vì nắng nóng. Thấy nấm mồ vô danh cây cỏ um tùm tiện có quả ổi nhặt được ở chợ định mang về cho con liền đặt lên đó khấn vái cầu xin cho có thể kiếm được bữa cháo cho con.

Khi dậy gánh rau đi tiếp về thì bỗng có mấy người đi đường qua đó dừng lại hỏi mua rau. Người đàn bà mừng quá bán vơi đi được một nửa gánh, nhẩm tính có đủ tiền đong gạo cho con. Không những thế trên quãng đường về nhà còn nhiều người hỏi mua cho nữa, tới đầu làng thì gánh rau cũng vừa bán hết. Mừng vì có tiền mua gạo nên hôm sau người đó lại nhổ rau đi bán và không quên đi qua mộ khấn vái cầu đắt hàng. Ra chợ lần này mặc dù rau xấu nhưng chị vẫn bán đắt như tôm tươi. 

Tin rằng được người dưới ngôi mộ “phù hộ độ trì” nên mới được vậy nên mỗi lần đi chợ qua chị khấn vái, khi về lại mua chút lễ mọn thắp hương trả ơn. Từ đó người ta biết chuyện nên ai đi chợ búa cũng cầu xin ngôi mộ vô danh đó cho buôn bán được trôi chảy và đều được toại nguyện. Vì thế mà thường thấy cảnh sáng sớm người đi chợ dừng lại ở đó khấn vái, trưa về lại thấy mang đồ lễ vào thắp hương trả ơn vì bán được đắt hàng.
Không chỉ riêng những người đi chợ mới đến ngôi mộ cầu lộc, mà còn có cả những cô cậu học sinh trong mùa thi cử qua “mả ông thiêng” ghé vào để cầu xin cho việc học hành được trôi chảy, thi kinh sử được đỗ đạt. Vì thế ngôi mộ còn được mệnh danh là “thần tài” cho những người đi đường qua lại trên tuyến đường này.

Trách phạt người xâm phạm

Ngôi mộ không chỉ nổi danh và được mọi người kính cẩn thắp hương vì được coi là “thần tài”, mà còn nổi tiếng với những câu chuyện rùng rợn liên quan đến việc quở phạt những người dám xâm phạm đến ngôi mộ.
Trong những câu chuyện đó thì có một sự việc xảy ra với ngay một gia đình trong thôn Thanh Thần này.

Theo như mọi người kể lại thì cách đây khoảng hơn chục năm, có người tên là Toàn vì thấy có hai cây xoan rất to mọc trên gò đất của ngôi mộ liền mang dao ra chặt đem về bán cho một gia đình khác làm củi đun. Nhưng chẳng lâu sau tự dưng anh Toàn bị mắc bệnh, bệnh cũng không nguy hiểm lắm nhưng khi gia đình đưa đi bệnh viện chữa trị lại không thể khỏi, không lâu sau đó anh Toàn mất. Còn về phía gia đình người mua hai cây xoan của anh Toàn đem về dùng làm củi đun lò gạch thì lò đắp rất chắc chắn nhưng đang nung gạch thì bị sập hỏng hết cả. Khi lò dựng lại lần thứ hai vẫn đem hai cây xoan chưa cháy hết ấy ra đun, gạch thì lại bị hỏng. Trong nhà có người đi xem bói thì được thầy bói chỉ bảo rằng đã vì dám dùng hai cây xoan chặt ở “mả ông thiêng” để đốt lò mới ra cơ sự đó. Nghe theo gia đình bèn đem ra trả lễ thì lò gạch lần sau mới được mẻ gạch thành công.

Khi hai cây xoan được đốn đi còn trơ lại gốc, có người thôn bên chẳng tin vào ma quỷ, lại gần Tết nhất đến rồi mà nhà chẳng có củi đun bánh chưng nên hai bố con cùng nhau ra đào gốc xoan đem về phơi làm củi đốt. Nhưng củi chưa kịp khô bỗng cả hai bố con bỗng dưng lăn ra ốm, khám xét cũng chẳng ra bệnh. Người con sau một vài hôm đổ bệnh thì qua đời, còn người bố thì phải lăn lóc mãi mới dậy được khỏi giường bệnh.

Rồi khi làm mới đổ nhựa con đường này có một chuyện khiến mọi người nổi cả hết da gà. Vì đường mới mở rộng nên phải cuốc mất một phần của ngôi mộ đi để tiện cho công việc thi công. Máy xúc được mang ra để làm việc, nhưng không hiểu sao máy đang chạy bình thường cứ đến gần là lại hỏng. Đội thi công liền thay máy khác, thợ máy xoay xở tiến lùi máy điều chỉnh để chuẩn bị xúc thì bỗng dưng như người bị du đổ kềnh ra. Mọi người từng nghe tiếng về ngôi mộ linh thiêng nên sợ hãi chẳng còn ai dám động đến nữa.

Chỉ là những sự trùng lặp

Từ những câu chuyện đó mà người dân càng tin vào sự linh thiêng và truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện ly kỳ của ngôi mộ nên chẳng còn ai dám xâm phạm và càng ngày càng có nhiều người đến để cúng khấn ngôi mộ vô danh, nhiều nhất là ngày rằm và mùng một. Thấy khó khăn cho việc cúng khấn người dân còn đổ bê tông, xây một cái bàn thờ nhỏ ở giữa trong khu gò mộ cho mọi người có thể dễ dàng thắp hương.

Để kiểm chứng những câu chuyện này chúng tôi đi hỏi một số người dân sống gần “mả ông thiêng”. Theo ông Việt và một vài người dân gần đấy thì sự việc phần nhiều là những lời đồn thổi mà thôi. Ông Việt nói: “Ngôi mộ lớn dần lên là cũng có nguyên do, ngày trước tôi không biết nhưng từ lúc tôi còn bé thấy người ta hay đi qua dừng lại đặt một hòn gạch hay hòn đá vào mộ của cụ ăn mày này vì thương cảm cho cụ phải chết đói lúc tha hương cầu thực. Vào những ngày tảo mộ nhiều người còn đến đắp đất tu sửa cho mộ nên nó cứ to dần theo thời gian”. Về việc mọi mọi người đi chợ qua đây thắp hương hằng ngày ông cho biết là có thật, nhưng toàn là người buôn bán vì họ tin vào sự linh thiêng của ngôi mộ. Chứ không phải ai đi qua cũng dừng lại thắp hương”.

Khi được hỏi về những câu chuyện rùng rợn đến việc xâm phạm ngôi mộ thì ông Việt cười và nói: “Đó chỉ là những sự trùng lặp ngẫu nhiên, người ta bệnh tật mà chết sao lại đổ cho thần thánh được. Tôi là người được chứng kiến những sự việc đó, tất cả xảy ra đều có nguyên do của nó, ví dụ như lò gạch bị sập là chuyện thường vì thỉnh thoảng vẫn có trường hợp đó xảy ra. Còn máy móc hỏng hóc hay đổ lúc thi công là do người ta không cẩn thận lúc làm việc”.

Như vậy những câu chuyện rùng rợn quanh ngôi mộ vô danh của cụ già ăn mày chỉ là những sụ trùng hợp vô tình mà thôi. Tuy nhiên vì nhiều người tin vào sự linh thiêng của “mả ông thiêng” nên đã đồn đại mà thành sự kỳ bí của ngôi mộ ven đường này.

Ninh Nguyễn




***********************

VẺ ĐẸP NÓNG BỎNG MẮT_†_SỰ LÔI QUẤN KỲ DIỆU


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile

******************************



Bố hiếp con gái vì không muốn con mất đời trinh nữ vào tay người khác


ANTĐ - Cô con gái đồng thời là nạn nhân cay đắng nói: “Ông ấy đã cưỡng hiếp tôi, sau đó còn nói rằng vẫn tốt hơn là để tôi mất sự trong trắng vào tay bất cứ người đàn ông nào khác”.

Người con gái tội nghiệp đó là Gemma Schembri, ở Lincolnshire, nước Anh, cho biết sự thật kinh khủng khi bị cha ruột mình là Mark, đã cưỡng hiếp khi cô lên 12 tuổi và nói những lời đốn mạt đến thế.

Sau gần 10 năm bị chính cha mình lạm dụng, cô gái trẻ đó đã có dũng cảm nói ra sự thật này, cô muốn tự động viên bản thân và hi vọng sự cảm thông từ cộng đồng để có thử tiếp tục sống một cách tích cực trong những năm tới.

Khi cha mẹ ly hôn, cô bé Gemma đã sống cùng cha là Mark Schembri và cơn ác mộng kinh hoàng nhất trong đời cô bắt đầu xuất hiện. Thậm chí khi đó cô đã quá ngây thơ và non nớt để nhận thức được hành động của cha đẻ mình là loạn luân.


Gemma Schembri


Thiếu sự chăm sóc và hướng dẫn của mẹ đẻ, lại hoàn toàn ở trong vòng kiểm soát của cha, Gemma đã trở thành nô lệ tình dục của hắn trong suốt một thời gian dài.

Sự chịu đựng và nỗi đau khổ của cô gái đã kết thúc khi cô can đảm nói hết với mẹ và tố cáo với nhà chức trách. Kết quả là người cha vô luân đó đã bị bắt.

Hiện tại Gemma đã tham gia một chương trình chống lạm dụng và cưỡng hiếp trẻ em, điều đó giúp cô cởi mở hơn mọi người, dũng cảm chia sẻ thời thơ ấu đen tối, đồng thời cũng cảnh báo tình trạng lạm dụng tình dục trong gia đình, giúp các bậc cha mẹ chú ý nhiều hơn đến con cái mình.

Vũ Phương
Theo Dailymail



***********************

Nỗi khiếp sợ mang tên trùng tang và chuyện về ngôi chùa “nhốt vong” lớn nhất Việt Nam


ANTĐ - Cách Hà Nội khoảng 40km, chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh) đã xấp xỉ nghìn năm tuổi, nằm trên sườn một quả đồi với những cây cổ thụ cả trăm năm tuổi. Trái với vẻ rêu phong cổ kính và u tịch, ngôi chùa này thường xuyên tấp nập khách thập phương với những chiếc ôtô biển số ngoại tỉnh. Không giống như những ngôi chùa khác, khách đến lễ chùa cầu may, vãn cảnh hay tìm kiếm sự thư thái trong cuộc sống, ở chùa Hàm Long nhiều người vẫn đội khăn tang hoặc gắn băng đen, gương mặt rầu rĩ, vừa thắp hương vừa sụt sùi… Họ đến đây để làm một công việc chẳng đặng - “nhốt” vong. 




Nỗi ám ảnh vong về bắt người thân

Chúng tôi đến chùa Hàm Long vào ngày đầu tháng 12 âm lịch, đây là thời điểm chùa vắng nhất trong năm nhưng cũng phải có 4-5 chiếc ôtô biển số các tỉnh miền Bắc đỗ ở sân chùa, chưa kể những người ở gần đi xe máy hoặc dân địa phương. Hầu hết đều có chung một mục đích là đến chùa gửi vong, cúng vong hoặc chuộc vong về. Ông Nguyễn Văn Thành (Thạch Thất, Hà Nội) buồn bã chia sẻ, gia đình ông lên đây để cúng vong cho người cháu mới mất năm 2013. Chả là dòng họ nhà ông chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây đã có tới 10 người chết, điều đáng nói là những người chết toàn là người trẻ, đang khỏe mạnh hoặc có bệnh tật cũng không đến nỗi nghiêm trọng quá.

“Trong họ nhà tôi, các cụ trên dưới trăm tuổi cũng phải 6-7 cụ, nhưng người già không chết, lại chết toàn người trẻ, càng người chết sau càng trẻ dần. Mộ người này chưa xanh cỏ thì lại phải chôn người khác. Riêng năm 2013 có tới 3 người cùng sinh năm Bính Ngọ, toàn những người 60-70kg đổ ra chết khiến cả họ hoang mang. Gia đình tôi các cụ cũng toàn thầy đồ cả nên xem sách và xem thầy thì biết nguyên nhân do trùng tang. Vì vậy khi người cháu mới mất, gia đình đã bàn bạc thống nhất đem vong cháu lên chùa để gửi”.

Ông Hà Mạnh Uyển (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đến chùa Hàm Long cũng với mục đích gửi vong người vợ quá cố của mình. Ông cho biết vợ ông mất năm
kia do đột quỵ, đi xem thì thầy bảo mất vào “giờ độc”, nếu không “nhốt trùng” thì gia đình sẽ gặp nhiều điều xúi quẩy, thậm chí vong có thể về bắt con cháu đi theo. Tá hỏa, gia đình ông đã tìm hiểu khắp nơi và được biết chùa Hàm Long nổi tiếng về việc “nhốt trùng” nên đã mang vong vợ ông lên đây gửi, chờ được 3 năm thì sẽ lại rước về.

Trùng tang có lẽ là nỗi lo lắng, khiếp sợ nhất của gia đình có người chết. Vì vậy gia đình nào có người mất mà xem thầy phán là trùng tang thì dòng họ ăn không ngon, ngủ không yên, không biết rồi đây tai họa sẽ rơi vào ai. Một bà cụ bán hàng sát cổng chùa Hàm Long dường như đã “thuộc lòng” những chuyện trùng tang. Cụ cho biết: Trùng tang thì có ba loại là trùng nhật, trùng niên và trùng tam sa. Hậu quả nhẹ thì gia đình, con cháu làm ăn trắc trở, nặng thì thần trùng sẽ về bắt con cháu đi theo. Có gia đình bị bắt 1 người, nhưng có gia đình bị bắt đến 9 người trong vòng có 3 năm. Vì vậy, khi gia đình có người qua đời thì thường đi xem thầy xem người chết có “sạch giờ” không, nếu chết đúng vào giờ trùng, rơi vào kiếp sát (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) thì phải đi cắt trùng hoặc gửi vong.

Còn nhớ cách đây 2 năm, tại một gia đình ở Yên Nghĩa, Hà Đông trong 1 ngày có đến 2 cái chết của bố chồng và con dâu. Bố chồng là ông Nguyễn Đức M. mất chưa đầy 2 tiếng thì người con dâu là Nguyễn Thị D. cũng ra đi, trước đó vài tháng thì cháu ruột của ông M cũng vì bệnh hiểm nghèo mà mất. Những cái chết của gia đình ông Nguyễn Văn M làm người dân quanh làng và những người còn sống trong gia đình ông hoang mang tột độ, cho rằng “thần trùng” về bắt. Hay một gia đình khác ở Tây Hồ, Hà Nội cũng rơi vào cảnh tương tự khi bố chồng mất khoảng 5 tiếng thì người con dâu đang khỏe mạnh cũng ngã ra chết… Tất cả những cái chết đó vì không thể có sự lý giải rõ ràng nào nên người ta đều cho rằng gia đình bị trùng tang.

Ngôi chùa “nhốt trùng” lớn nhất Việt Nam

Theo dân gian, nhà có người chết trùng phải lập tức gửi vong người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng mà người ta cho rằng chùa có nhốt được vong hay không phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Người dân quanh chùa Hàm Long cho biết, ngôi chùa này hôm nào cũng đông, đông nhất là rằm mùng một. Ngay cả những ngày chúng tôi có mặt được cho là thời điểm ít khách nhất trong năm thì số lượng khách vẫn khá đông, đa phần là người nhà đến sắm lễ để cúng vong linh người quá cố nhân ngày giỗ. 

Thông thường khi đến gửi vong, người nhà cần đem đến một bức ảnh và những thông tin về người mất như  tên, tuổi, ngày, giờ mất, giờ liệm, giờ chôn cất người quá cố. Nhà chùa sẽ cho những người thân trong gia đình một lá bùa để đeo trong 3 năm nhằm tránh tai họa. Hiểu một cách nôm na, việc gửi vong lên chùa Hàm Long giống như việc “nhốt vong” vào trong ngục. Nếu vong chết vào ngày, giờ xấu sẽ không siêu thoát được mà đi lung tung, quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn khiến vong khai ra tên họ người nhà và người nào càng hợp với vong càng dễ bị bắt đi. Người đem vong đi gửi, kiêng người cùng huyết thống trực hệ. Trong thời gian gửi vong (3 năm), thì gia đình không được cúng, hay thắp hương gọi người quá cố vì như vậy vong nghe thấy gọi tên mình sẽ theo về, việc gửi vong thất bại. Sau 3 năm, khi “thay nhà” cho người chết, và sau khi xin vong từ chùa về, thì gia đình mới được cúng như bình thường. 

Sở dĩ chùa Hàm Long được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác - người đã phát tâm viết kinh “Thập nguyện cứu sinh” để tụng trì. Sau khi sư tổ viên tịch để lại 2 ngọn tháp: tháp xây gạch chứa xá lợi của ngài, còn tháp bằng đá gọi là tháp tổ Như Trừng Lân Giác (Cứu Sinh) chứa công phu tu tập cả đời của ngài. Sinh thời, sư tổ thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục trong gia đình, dòng họ - mà nay ta gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo ra kinh “Thập nguyện cứu sinh”, và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh. Ngôi chùa này cũng là nơi tu tập của các cao tăng như ngài Dương Không Lộ có pháp theo vạn pháp quy tông của phái Bắc Tông chữa trị các loại trùng hiệu quả.

Để cúng thí thực cho các vong hồn, nhà chùa hôm nào cũng nấu hai nồi cháo lớn, làm 2 lần để cho vong ăn, đồng thời tụng kinh niệm phật để vong hồn được siêu thoát. Theo những lời truyền lại thì nếu hôm nào nhà chùa không cúng cháo thì đêm hôm đó gia súc, gia cầm trong làng lăn ra chết hàng loạt, đó là vì vong đói nên đi tìm thức ăn. Tuy nhiên trao đổi với phóng viên về vấn đề này, hòa thượng Thích Thanh Điệp (chùa Hàm Long) cho rằng thực tế từ trước đến giờ không hôm nào nhà chùa không nấu cháo cúng vong nên câu chuyện trên chưa được chứng thực.

“Nhốt trùng” - liệu có phải mê tín dị đoan?

Thực tế thì chưa có giải thích khoa học  chính thống nào về trùng tang và khả năng nhốt vong mà đó chỉ là quan niệm dựa trên những đúc kết của dân gian. Lý thuyết thì trùng tang phải là 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết mới được coi là trùng tang. Tuy nhiên do nỗi lo sợ của người dân nên cứ thấy gia tộc có nhiều người chết trong thời gian ngắn thì họ coi đó là trùng tang.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khoa học, có nhà khoa học thì cho rằng việc gia đình, dòng họ có nhiều người cùng mất trong một thời gian ngắn là do cơ chế cộng hưởng sóng điện từ và trường năng lượng mang tính chất huyết thống, dòng họ; có người thì cho rằng trùng tang đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Dù chưa có giải thích nào được chứng minh rõ ràng theo kiểu “mắt thấy, tai nghe” nhưng rõ ràng trùng tang chỉ là một quan niệm “siêu thực” tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Nó càng trở nên đáng sợ khi con người luôn luôn lo lắng về sinh mạng của mình, bởi “sinh có hẹn, tử bất kỳ”, người ta luôn muốn giải tỏa những lo lắng ấy bằng những niềm tin tâm linh. 

Thật ra ngay cả trong Phật giáo cũng chưa có quan niệm về trùng tang. Hòa thượng Thích Thanh Điệp cho hay, Phật giáo quan niệm sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế trong Phật giáo không có tài liệu nào nói về việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác. 

Nói về việc “nhốt trùng” của nhà chùa, Hòa thượng cho hay, nhà chùa không khuyến khích mê tín dị đoan, tuy nhiên vì tín ngưỡng của chúng sinh nhà chùa nhận làm để an ủi tâm linh, giúp chúng sinh an tâm về tâm lý. Tuy nhiên có một điều lạ là rất nhiều trường hợp bị “vong nhập” khi đến chùa được nhà chùa làm lễ, tụng kinh thì họ trở lại bình thường. Có trường hợp người con dâu được cho là bị ông nội nhà chồng nhập vào, tự nhiên đổi giọng nói, chỉ tay vào mặt gọi bố chồng bằng con, quát mắng đủ thứ. Khi đến chùa làm lễ thì chị ta tỉnh lại và không nhớ sự việc trước đó. Hoặc cũng có người được cho là bị “vong hành”, gia đình phải trói tay chân chở ô tô đến chùa làm lễ một lúc thì người này cũng bình thường trở lại. Đây là điều mà chính nhà chùa cũng chưa có lý giải thỏa đáng chỉ biết rằng có thể do tâm lý của họ được cân bằng trở lại khi đến chùa nên các hiện tượng bất thường không còn nữa.

Linh Nhậ



****************************

Con tàu ma chở đầy chuột ăn thịt đang lao thẳng vào bờ biển nước Anh


ANTĐ - Tờ báo Anh “The Mirror” cho biết, “con tàu ma” mang quốc tịch Nga "Lyubov Orlova" đã trôi dạt gần một năm qua trên Đại Tây Dương đang di chuyển đến bờ biển Vương quốc Anh. Cảnh sát biển Anh cho rằng, trên con tàu ma chở đầy đám chuột ăn thịt.

Năm ngoái, các vệ tinh viễn thám phát hiện hình ảnh một đối tượng lớn tương đương con tàu này cách không xa Scotland, nhưng sự tìm kiếm của máy bay đã không đem lại kết quả. Cho đến nay, nhiều người tiếp tục lùng sục trên đại dương để tìm kiếm con tàu có lượng giãn nước 4.250 tấn, có trị giá kim loại phế liệu 600 nghìn bảng Anh này.

Con tàu Lyubov Orlova dài 100m của Nga, được hạ thủy năm 1976 và thường được thuê trong nhiều cuộc du hành đến các vùng cực trên trái đất. Vào vào năm 2010, tàu Lyubov Orlova bị giữ lại ở Newfoundland (Canada) do một số tranh chấp tài chính giữa chủ tàu người Nga của nó và công ty cho thuê.

Sau khi bị bỏ rơi ở Newfoundland, con tàu này được bán cho một đơn vị thuộc cộng hòa Dominican. Tháng 01-2013, trong khi nó đang được kéo đến Caribbean, dây kéo bị đứt ngay giữa vùng biển động mạnh, và đội thủy thủ không thể nối lại dây kéo, do đó con tàu đã bị thả trôi lênh đênh trên Đại Tây Dương về phía đông.

Tháng 02-2013, nó được phát hiện bởi một tàu chở dầu công nghiệp của Canada có tên Atlantic Hawk, sau đó, con tàu bị bỏ rơi này lại được cơ quan tình báo về địa lý - không gian (thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) phát hiện đang trôi khoảng 2.400km về phía Tây của bờ biển Ailen.


Con tàu bạc phận Lyubov Orlova thời “vàng son”

Vào tháng 3-2013, Ban phòng vệ duyên hải của Ailen đã nhận được một tính hiệu từ phao vô tuyến báo hiệu vị trí cấp cứu của tàu Lyubov Orlova (EPIRB). Tính hiệu từ phao EPIRB chỉ nhận được khi tàu tiếp xúc với nước. Điều đó làm người ta phán đoán là con tàu này cuối cùng đã bị chìm, chấm dứt cuộc đời lênh đênh của mình. Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì nó vẫn tồn tại và tiếp tục trôi dạt lang thang.

Theo bài báo của “The Mirror”, những cơn bão lớn gần đây đã đẩy tàu “Lyubov Orlova” đến Anh. Con tàu trôi dạt tự do hàng ngàn cây số và trên tàu chẳng có ai khác ngoài những động vật gặm nhấm và chúng buộc phải săn đuổi lẫn nhau để tồn tại.

Tổ chức môi trường của Pháp Robin du Bois cho rằng con tàu bạc mệnh Lyubov Orlova là mối hiểm họa về an toàn và sức khỏe, bởi một khi bị đâm đụng hay chìm nó sẽ thải ra lượng lớn nguyên liệu, các chất độc hại, thủy ngân và nhiều rác thải không phân hủy.

Đức Thắng
Theo “The Mirror”




*********************

người đẹp đến từ playboy


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


*********************

Bàn ra tán vào (0)

Comment




  • Input symbols

Trang Lá Cải Chủ Nhật Ngày 26 -01-2014 : Không Phải Bài Nào Trong Này Cũng...Nhảm Nhí !

Tờ báo Anh “The Mirror” cho biết, “con tàu ma” mang quốc tịch Nga "Lyubov Orlova" đã trôi dạt gần một năm qua trên Đại Tây Dương

***************************************


Hoa Tết tiền tỷ tại Sài Gòn


Mai "xù" hơn 100 tuổi được ra giá gần 2 tỷ đồng, bonsai cổ thụ và cây mai "Anh hùng tương ngộ" cũng có giá hơn 1 tỷ đồng tại hội hoa xuân Phú Mỹ Hưng (Quận 7, TP HCM).
mai-1-5949-1390640721.jpg
"Phải mất 15 năm chăm sóc, cây mai này mới hình thành như bây giờ. Thân của nó to, vững vàng, thần thế rất độc đáo. Cây đã đạt được 7 giải thưởng tại các hội hoa xuân", chủ nhân cây mai "xù" Tấn Lãm (ngụ Tân Châu, tỉnh An Giang) cho biết. Cây được ra giá 1,8 tỷ đồng.
truong-sa-hoang-sa-1412-1390640721.jpg
Cây mai vàng hơn 78 tuổi có giá 1 tỷ đồng. Bản đồ Việt Nam và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được tạo hình chung với cây mai này.   
cay-me-6567-1390640721.jpg
Còn nghệ nhân Quốc Nam (huyện Cần Giuộc, Long An) mang đến chợ hoa một tác phẩm bonsai cổ thụ có tên "Xuân thắm tình quê", được chào bán với giá 1,2 t đồng.
 

Clip: Đình Phúc
Ảnh: Hồng Phúc




*********************

Đại gia Lê Ân vẫn chưa dám thử “siêu giường”


Sau gần 2 tuần chờ giấy tờ từ vương quốc Anh gửi sang để làm thủ tục thông quan, đại gia Lê Ân đã đưa được 10 kiện hàng liên quan đến chiếc giường đắt nhất thế giới ra khỏi sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).
Sáng 22.1, đại gia Lê Ân cho phóng viên Một Thế Giới biết, chiếc giường Hoàng gia Anh được xem là đắt nhất thế giới mà ông đặt mua đã về đến Làng du lịch Chí Linh (Vũng Tàu) lúc 19 giờ ngày 21.1.
Các bộ phận của chiếc “siêu giường” được đóng gói trong 10 kiện hàng, được 2 chiếc xe tải chở về.
“Kiện hàng to phải đến 20 người khiêng, còn kiện nhỏ 10 người khiêng mới được. Tôi đã đưa hết vào nhà trưng bày 10 kiện hàng, chờ nghệ nhân của hãng Savoir Beds (Anh) bay sang vào ngày 25.1 hoặc 26.1 mới dám mở ra xem”, ông Lê Ân cho biết.
Theo đại gia 75 tuổi, nhà sản xuất đã yêu cầu ông thuê thêm một nhóm thợ mộc tại địa phương để cùng nghệ nhân của hãng lắp giường.
Dự kiến ngày 29.1 giường lắp ráp hoàn chỉnh, ông Lê Ân tiễn nghệ nhân về nước, cho nhân viên nghỉ Tết và mở cửa Làng du lịch Chí Linh vào mồng 2 Tết để đón khách vào tham quan, chiêm ngưỡng chiếc giường có 1 không 2 ở Việt Nam.
Để mua được chiếc giường đắt nhất thế giới này, ông đã chuyển sang Anh 184.000 USD. Tiền thuế nhập khẩu chiếc “siêu giường” sẽ phải đóng là 1,45 tỉ đồng.
Hàm Yên
(Trong ảnh: Đại gia Lê Ân trong căn phòng trưng bày siêu giường)


*********************

Đời thường của nàng Dae Jang Geum - Lee Young Ae



Người yêu điện ảnh Hàn Quốc chắc chắn luôn tò mò về cuộc sống bí mật của nàng Dae Jang Geum tài sắc - Lee Young Ae ngoài đời thật kể từ sau khi cô kết hôn vào năm 2008 tới nay.
Hẳn với những khán giả yêu mến phim truyền hình đặc biệt là màn ảnh Hàn những năm 1995 tới nay không bao giờ có thể quên được hình ảnh của nữ diễn viên xinh đẹp Lee Young Ae. Nhưng có lẽ vai diễn Nàng Dae Jang Geum là để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lòng công chúng không chỉ ở Việt Nam mà còn lan rộng ra khắp tất cả các nước khác trên thế giới. 
Sở hữu gương mặt khả ai, khả năng diễn xuất tuyệt vời mà một cuộc sống kín kẻ, không vướng bận scandal đáng ngưỡng mộ, Lee Young Ae được coi như "quốc bảo của màn ảnh Hàn Quốc" những năm 90 tới nay. 
Năm 2009, đang ở độ chín của sự nghiệp, nữ diễn viên bất ngờ bí mật kết hôn với doanh nhân Hàn kiều, Jung Ho Young. Năm 2011, cặp đôi có với nhau một cặp sinh đôi 1 trai 1 gái. Cũng trong khoảng thời gian lập gia đình tới nay, Lee Young Ae gần như rút khỏi showbiz và chủ yếu chăm sóc cho 2 con nhỏ và tham gia các hoạt động công tác xã hội là chính. Cuộc sống của "nữ hoàng màn ảnh Hàn" luôn là một ẩn số với tất cả công chúng, đặc biệt là những người hâm mộ Lee Young Ae.
 Lee Young Ae trở lại màn ảnh với seri 2 phần phim tài liệu nói về lịch sử ẩm thực Hàn Quốc
 
 
 
 
 
 
 
 Tất cả những hình ảnh cuộc sống đời thường cùng chồng và cặp song sinh sẽ công khai xuất hiện trong bộ phim tài liệu đặc biệt mừng Tết Nguyên Đán: Đại tiệc của Lee Young Ae. 
Đầu năm 2014, nữ diễn viên bất ngờ quay trở lại với loạt ảnh trên tạp chí Marie Claire số tháng 1. Ngoài ra, Lee Young Ae còn tham gia chương trình ẩm thực đặc biệt mừng Tết Nguyên Đán của đài SBS với tên gọi: Đại tiệc Lee Young Ae.
Cũng trên chương trình này, lần đầu tiên nữ diễn viên công khai hình ảnh gia đình của mình đến tất cả công chúng. Khán giả sẽ được chứng kiến hình ảnh rất giản dị, đời thường của một Lee Young Ae là mẹ và làm vợ trong ngôi nhà 4 người bình yên và hạnh phúc. Chương trình này dự kiến sẽ phát 2 phần, với lịch chiếu bắt đầu vào trưa 2.2. Đây được coi như một bộ phim tài liệu về lịch sử ẩm thực Hàn Quốc với sự góp mặt của người nổi tiếng. 

Diệu Linh - (Theo soompi)




***********************

Người được gọi là “kiều nữ Hải Dương” trở về Mỹ





Về nước giải quyết vụ việc với báo Người Đưa Tin, bà Phạm Thị Thanh Ngọc quay trở lại Mỹ để làm việc. Công an Hải Dương đang tiến hành điều tra theo đơn của bà Ngọc…

Trong cuộc điện thoại với phóng viên Một Thế Giới chiều nay 26.1, người được gọi là “kiều nữ Hải Dương” cho biết thông tin trên.

Bà Ngọc nói đã nhận được thư mời của công an tỉnh Hải Dương, nhưng bà đang xem xét khả năng đến làm việc, vì “có thể sẽ ủy quyền cho luật sư giải quyết.”

Tối mai, lúc 23 giờ, bà Ngọc sẽ về Mỹ trên chuyến bay của hãng American Airlines.

“Tôi đã là công dân Hoa Kỳ, tết cổ truyền có vơi đi phần nào cảm xúc nhưng không vì thế mà mấy ngày xuân kém vui”, bà Ngọc chia sẻ.

Mấy ngày trước, trong lúc lưu trú tại một khách sạn ở quận Tân Bình, TP.HCM, bà Ngọc nói rằng mình bị mất một chiếc điện thoại có chứa nhiều thông tin quan trọng. Bà đã báo công an giải quyết.

Theo bà Ngọc, một người đàn ông tên Hùng hẹn bà Ngọc uống cà phê và muốn mọi chuyện về “kiều nữ Hải Dương hiếp dâm tài xế taxi" được thông cảm. Tuy nhiên, bà Ngọc không đồng ý xin lỗi bằng lời nói.

“Những thông tin về vụ việc tôi bị vu khống đã được sao chép vào các thiết bị khác nên mất chiếc điện thoại cũng không quan trọng nữa”, bà Ngọc cho biết.

Như Một Thế Giới đã thông tin, mấy tháng trước, trên báo Người Đưa Tin xuất hiện các bài viết về một người phụ nữ chuyên hiếp dâm tài xế taxi ở Hải Dương.

Người phụ nữ này có khả năng làm tình tới 30 lần/ hai ngày. Hình ảnh từ báo trên là cổng của ngôi nhà bà Ngọc đã bán. Hình chân dung đăng trên báo bị xử lí che mặt, theo bà Ngọc không phải là ảnh của bà.

Hiện nay các bài viết trên báo Người Đưa Tin đã được gỡ xuống.

Thanh Nhã

Ảnh: Bức ảnh này là chân dung duy nhất của bà Ngọc được bà cho phép đăng tải




*************************


Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm


(VTC News) – Khác với mọi năm, năm nay, ngay từ ngày 23 tháng Chạp âm lịch, nhiều người lao động nghèo đã đổ về các bến xe ở TP.HCM để đón xe về quê ăn tết sớm.


Ghi nhận của VTC News trong chiều ngày 3/2/2013 (23 tháng Chạp âm lịch) tại bến xe miền Đông, dòng người đổ về bến, đón xe về quê ăn tết sớm đã đông hơn hẳn so với mọi năm.

 

Quan sát của chúng tôi cho thấy, trong số họ, đa số là các công nhân, những người lao động nghèo từ các vùng quê nghèo khó. Thế nhưng, do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn, không ít trong số họ đã bị thất nghiệp do công ty, xí nghiệp, nhà máy của họ phá sản, hoặc ít việc dẫn tới phải nghỉ việc sớm.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Đồ đạc lỉnh kỉnh, những người lao động nghèo ở TP.HCM mang về quê nhà tất cả các vật dụng trong dịp tết này (ảnh: N.D) 

Tay
xách, nách mang, đồ đạc lỉnh kỉnh, hay thậm chí là toàn bộ những vật dụng thiết yếu như ti vi, radio, lò vi sóng….Họ cũng mang về quê hết tất cả. Các món quà tết mang về quê nhà của họ hầu như rất ít thấy, hoặc nếu có thì cũng rất hẩm hiu.

 

Đến từ huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An, gặp chúng tôi khi đang chuẩn bị lên xe trở về quê nhà, em Nguyễn Minh Tuấn bộc bạch: “Em theo chân mấy anh chị cùng quê vào TP để kiếm việc làm phụ hồ. Thế nhưng, cuối năm nay, do ảnh hưởng của nền kinh tế, ngành xây dựng lao đao nên chúng em cũng bị ảnh hưởng theo. Việc thì ít, tiền thì hầu như cũng chẳng có mấy, em đành chọn giải pháp mua vé về quê ăn tết sớm. Lí do là càng giáp tết, vé xe càng mắc, mà lại còn đông đúc hành khách nữa.”

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Tay xách, nách mang, hành trang trở về quê nhà để đón tết của người phụ nữ này cực kì đơn giản, gọn nhẹ (ảnh: N.D) 

Cùng đứng chờ xe với Tuấn còn có hai thanh niên khác cùng quê Nghệ An. Họ cũng cùng chung hoàn cảnh như Tuấn, Công ty hay đơn vị đang làm việc bị phá sản hay ít việc, họ đành chấp nhận nghỉ việc sớm để về quê đón tết với gia đình từ rất sớm


Có lẽ, trong sâu thẳm suy nghĩ của những người bạn trẻ này, Sài Gòn không còn là ‘miền đất hứa’ như họ tính toán lúc ban đầu khi đặt chân đến đây.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Rất ít khi thấy trong hành trang họ mang về quê những món quà tết (ảnh: N.D) 

Làm công nhân ở lò gạch tại Đồng Nai gần 10 năm nay, đây là cái tết đầu tiên mà anh Trần Văn Hà (ngụ tại tỉnh Quảng Trị) than thở về cái tết khó khăn nhất mà anh chuẩn bị phải trải qua. Anh Hà cho biết: Những năm trước đây, khi năm hết, tết đến, lò gạch làm ăn khấm khá, chủ lò gạch thưởng tết cho công nhân cùng với tiền lương cũng được gần 10 triệu đồng.

 

“Năm nay, do kinh tế ‘chao đảo’ quá nhiều, gạch không bán được, lương chủ còn phải nợ lại, huống chi là thưởng. Chắc là gia đình tôi sẽ phải đón một cái tết khó khăn nhất từ trước tới nay” – anh Hà bộc bạch tiếp.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Tranh thủ chợp mắt với những giấc ngủ ngắn ngủi trước khi lên xe về quê ăn tết sớm (ảnh: N.D) 

Đưa vợ và con ra bến xe miền Đông để về Nam Định đón tết cùng với ông bà nội, anh Nguyễn Từ Minh dặn dò vợ: “Về nhà nhớ cố gắng đón tết, mua sắm, chi tiêu tiết kiệm em nhé”. Chia sẻ với người viết, anh Minh nói: Năm ngoái, ngành may mặc cũng không đến nỗi khó khăn, nên hai vợ chồng chúng tôi còn có hàng may liên tục ở xí nghiệp mà còn không kịp. Năm nay, đơn hàng vô cùng ít, nên vợ chồng chúng tôi phải nghỉ tết sớm.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Hay những gói quà tết mang về quê rất ‘hẩm hiu’ (ảnh: N.D) 

Do quá ít tiền, anh Minh đành nhường vợ và con trai về quê ăn tết cùng với ông bà nội, ngoại, còn anh thì đành chấp nhận đón tết ‘buồn’ ở TP.HCM một mình mà không có người thân thuộc bên cạnh. Có lẽ, ‘bão’ kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến ‘nồi cơm’ của gia đình họ. Một ước mơ đón cái tết vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc, đầy đủ lúc này đối với anh Minh lúc này có lẽ là điều quá xa vời.

 

Thất nghiệp, dân bỏ phố ùn ùn về quê ăn tết sớm
Trong họ đang mang nặng những nỗi ưu tư về ‘cơm, áo, gạo, tiền’ cho dịp năm mới sắp tới (ảnh: N.D) 

Theo lãnh đạo Trung tâm giới thiệu việc làm TP.HCM, trong năm 2012, trên toàn địa bàn TP.HCM đã có đến hơn 142.000 người đến đăng kí làm bảo hiểm thất nghiệp, trong đó khoảng 17% số người này đã đề nghị chuyển về các tỉnh để hưởng chế độ bảo hiểm.

 

Cũng trong năm qua, đơn vị này đã giải quyết cho gần 117.000 người nhận bảo hiểm thất nghiệp, chi hơn 1.100 tỉ đồng. Đặc biệt, trong năm 2012, tháng cao điểm nhất thì có đến 17.000 người đến cơ quan này đăng kí làm bảo hiểm thất nghiệp.

 

Việt Dũng



**************************

Phép màu nào cho người đàn bà nằm liệt suốt 36 năm?

Suốt 36 năm nay, chị Nguyễn Thị Quyết (48 tuổi, ở thôn Mỹ Lợi, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) phải nằm liệt vì căn bệnh teo cơ “duchenne” đeo đẳng từ khi mới lên 12 tuổi. Căn bệnh khiến chị như chết mòn trên chiếc sạp tre cũ nát ở một góc buồng tăm tối.

Bệnh tật còn khiến cho cuộc sống gia đình chị lúc nào cũng u ám, chìm đắm trong nghèo khổ, không thể bứt ra.

Cả đời người chỉ nằm trên sạp tre

Trong ngôi nhà cấp 4 tuềnh toàng nằm giữa một ngõ hẹp ở cuối làng, người mẹ già đang hì hụi đun thuốc bắc cho con dưới bếp. Ngôi nhà trống huơ trống hoác, gia tài chẳng có thứ gì đáng giá ngoài hai chiếc giường cũ rích được đặt ở hai góc nhà. Giữa nhà là một bộ bàn ghế bằng gỗ đã mốc meo cũ kỹ vì thời gian. Trong góc buồng nhỏ hẹp, một người phụ nữ nằm cong queo, trên đầu tóc đã rụng gần hết.

Chiếc giường làm bằng sạp tre cũ nát mà 36 năm nay chị Quyết vẫn nằm giờ đã chuyển sang màu đen sạm, mốc meo, hôi hám. Không gian ảm đạm, tối tăm ấy chỉ có chút ánh sáng khi cánh cửa hé mở.

Mới nhìn, chị Quyết không khác gì một cành củi đang chết héo từng ngày, các lớp da ở chân, ở tay và cả bên trong lớp áo mà chị mặc cứ tự bong tróc ra từng mảng. Duy chỉ có ánh mắt khẽ đưa đi đưa lại nhìn chúng tôi như mong đợi một phép màu thần kỳ để hóa giải bệnh tật. Vì bị liệt lâu nên cánh tay phải của chị không thể cử động được, các ngón tay theo đó cũng đen sẫm lại rồi tự co quắt vào lòng bàn tay cứng đờ.

Cánh tay trái còn nhấc lên đặt xuống được, tuy nhiên trên các đốt ở đầu ngón đã rụng cụt gần hết, mỗi khi bị ngứa chị phải dựa vào những ngón cụt này để cầm một thanh tre làm que gãi.

Chị Quyết là con gái thứ hai trong một gia đình thuần nông, bố là ông Nguyễn Văn Cận, còn mẹ là bà Trương Thị Tủi, cả hai đều là người dân tộc Mường. Ông bà sinh được hai con trai, năm con gái. Lúc mới sinh, chị Quyết là một người lành lặn bình thường, nhưng đến khi lên 12 tuổi đột nhiên cơ chân, cơ tay không thể cử động được.

Gia đình thấy vậy đã mang chị đi bệnh viện khám nhưng bác sỹ bảo chị bị bệnh “teo cơ duchenne” rất khó chữa. Kể từ đấy, chị Quyết chỉ nằm liệt một nơi, về sau bà Tủi cứ nghe ai mách ở đâu có thuốc hay thầy giỏi là lại tìm đến bốc thuốc. Nhưng lấy thuốc uống đến mấy chục năm mà không đem lại kết quả.

Cuộc đời toàn một màu đen
Thương con nằm liệt, vợ chồng ông Cận, bà Tủi bàn với nhau lên đồi chặt luồng vác về ngâm, rồi bán lấy tiền đưa con đi Hà Nội khám chữa. Ông bà quần quật làm lụng, mong đợi một ngày cuộc sống sẽ khá hơn. Nhưng rồi mọi hy vọng và cả ý nghĩ vừa mới nảy nở bỗng chốc bị dập tắt vì ông Cận đột nhiên mắc chứng bệnh ung thư gan quái ác, cũng nằm liệt giường giống con gái, được 22 ngày thì mất.

Ngậm đắng nỗi đau khi trụ cột gia đình là người chồng qua đời, một mình bà Tủi oằn mình gắng sức lo từng bữa cơm manh áo cho người con liệt giường. Ban ngày, bà đi làm thuê làm mướn, đến tối mịt mới về đến nhà. Những lúc không có ai thuê, bà lại ra vườn trồng sắn trồng khoai.

Đến phiên chợ, người mẹ giàu nghị lực ấy dậy từ 3h sáng, lộc cộc luộc khoai, luộc sắn. Khi màn đêm trôi đi, ánh sáng mờ mờ của ngày mới còn ẩn hiện qua từng bờ cỏ bụi cây, bà đặt khoai sắn vào thúng, gánh bộ ra tận chợ huyện bán.

Cuộc sống mưu sinh cứ quanh đi quẩn lại như thế. Bỗng 11 năm sau, người anh trai cả mắc chứng bệnh ung thư giống như người cha đã mất. Vì nhà nghèo, không có tiền thuốc thang, nên anh con trai cứ thế mà héo khô đi từng ngày. “Lúc con trai tôi nhắm mắt xuôi tay, trong nhà cũng chẳng nuôi được con lợn, con gà nào, khi ấy tôi phải chạy sang nhà hàng xóm vay mượn mới mua được cỗ quan tài”, bà Tủi ngậm ngùi kể.

Từ khi anh trai mất, người con trai út là Nguyễn Văn Bảy phải đi phụ hồ thuê cho người ta tận ngoài Hà Nội, nửa năm mới về một lần. Trong ngôi nhà ấy, một mình bà cáng đáng mọi việc, từ thuốc thang, cơm nước rồi tắm giặt cho con. Chết chóc và bệnh tật giống như một định mệnh cứ reo rắc, bao trùm ngôi nhà tranh dột nát.

Những người con gái khác đều đã lấy chồng ở xa, hoàn cảnh cũng khó khăn, không phụ giúp được gì cho mẹ già và chị gái. Mỗi tháng chị Quyết được trợ cấp tiền bệnh tật 180 nghìn đồng, tuy nhiên số tiền đó quá ít ỏi không đủ để mẹ con chị trang trải cho cuộc sống tối thiểu.

Cuộc sống khó khăn trăm bề, chị Quyết bệnh ngày càng nặng thêm, bà Tủi giờ cũng không còn sức gánh khoai ra chợ bán nữa mà phải ở nhà trông con bại liệt. Màn đêm buông xuống trong ngôi nhà cấp 4 đơn sơ, gió đông thốc vào từng cơn lạnh lẽo, người mẹ già ấy trằn trọc không ngủ được, bà lo sợ rồi nay mai bà chết đi ai sẽ là người chăm sóc cho con.

 

Lao Động & Đời sống tha thiết mong nhận sự trợ giúp từ những tấm lòng nhân ái dành cho chị Nguyễn Thị Quyết. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng Lao Động, địa chỉ: 51 Hàng Bồ, Hà Nội; ĐT: 0439232756; ĐTDĐ: 0982221960/0914568886; tài khoản: 102010000013374, Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam, chi nhánh Hoàn Kiếm, HN; hoặc: Bà Trương Thị Tủi ở thôn Mỹ Lợi, xã Thành Vinh, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa. Trân trọng cảm ơn! Mã số TLV: LDS - 1408

Ông Nguyễn Xuân Trường - Trưởng thôn Mỹ Lợi cho biết: “Biết gia đình bà Tủi quá khó khăn, năm 2008, chính quyền xã và bà con trong xóm đã giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng cho căn nhà cấp 4 để mẹ con bà thoát khỏi cảnh lều tranh vách đất. Nhưng thôn cũng chỉ giúp được đến thế thôi”.

 



*********************

Xóm chài Hà Nội - nơi không có Tết

(PetroTimes) - Chúng tôi đến xóm chài bên sông Hồng, Hà Nội trong những ngày giáp Tết. Hơn chục mái chòi được phủ bằng những tấm bạt xây dựng loang lổ xanh xanh đỏ đỏ, vách nhà được ghép bằng những phên gỗ tạp hở toang hoác đang nổi bập bềnh trên những thùng phi phủ đầy gỉ sắt, tấm sốp cáu bẩn. Chỉ vài bước chân là từ xóm chài sẽ bước ra phố. Thế giới của mấy chục con người sống dưới mức thấp nhất của Thủ đô cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng đang khắc khoải chờ Tết.

Đặc khu nghèo khó

Mặc dù đã cẩn thận nhờ người dẫn đường, chúng tôi cũng phải lần mò vài vòng trong những con ngõ ngoằn nghèo của khu nhà ổ chuột dưới gầm cầu Long Biên, phường Phúc Xá mới tìm được một cái ngách nhỏ chỉ vừa hai người đi bộ nối xuống xóm chài ven sông Hồng. Đang đầu mùa khô, bãi bồi lổn nhổn những mô đất mấp mô bởi những ruộng ngô đã thu hoạch hết. Vài luống rau mới vun của người dân bãi bồi giữ lại vài vệt màu xanh như muốn chạy đua với thời gian để thu hoạch bán trong dịp tết Giáp Ngọ.


Xóm chài lềnh bềnh trong rác

Xóm chài lọt thỏm dưới lòng sông. Chúng tôi gọi với sang một lúc nhưng bốn mái nhà bên bờ sông phía quận Long Biên vẫn im lìm. Tiếp tục lần theo bãi sông, chúng tôi tìm được 8 nhà nổi còn lại trong xóm. Mấy con chó sủa vang, gầm gừ khi có người lạ đến gần khiến chúng tôi phải dừng lại. Một lúc sau, tiếng một người phụ nữ trung niên lanh lảnh cất lên khiến bầy chó cụp đuôi chạy vội lên những chiếc cầu độc mộc dẫn lên các ngôi lều nổi.


Những cái mảng thô sơ là phương tiện di chuyển duy nhất của người dân xóm chài.

Xóm chài ven sông xuất hiện cách đây hơn 20 năm. Đây là nơi trú ngụ của những con người lưu lạc, nghèo khổ từ khắp các tỉnh phía Bắc về Hà Nội. Trong 5 năm qua, Thành phố Hà Nội đã thực hiện nhiều chính sách nhằm siết chặt quản lý về nhân khẩu của các hộ dân này như quản lý dân số, theo dõi bắt buộc đăng ký tạm trú, kéo điện từ trên bờ xuống các nhà nổi, giúp đỡ các hộ dân lên bờ sinh sống… Năm 2010, đã xảy ra một vụ cháy trong xóm chài, 1 hộ dân đã bị thiêu rụi. Trong năm 2013, cuộc sống khó khăn quá nên đã có 2 hộ dân xuôi dòng bỏ xóm chài. Chính vì vậy nên từ đỉnh điểm gần 30 căn lều nổi, đến nay xóm chài ven sông chỉ còn 12 hộ.

Anh Trần Quang Dũng, người sinh ra và lớn lên tại phường Phúc Tân vừa dẫn đường cho chúng tôi vừa kể: “Người Hà Nội khi nói về xóm chài trên bãi nổi ven sông Hồng thường đùa rằng đây là một đặc khu nghèo khó của Thủ đô. Trong những năm qua xóm chài này đang dần thu hẹp nên cũng chẳng còn bao lâu nữa sẽ biến mất. Cứ có nhà nào mới manh nha đến là chính quyền sẽ giải tỏa ngay lập tức. Có nhiều người sống quanh khu vực này thỉnh thoảng đưa bạn bè Tây, Ta đến nhòm ngó xóm chài này như xem vườn bách thú”.

Ước mơ lên bờ

Hà Nội là một thành phố lớn đang trên đà phát triển. Chính vì vậy tình trạng nhập cư của người ngoại tỉnh đến Hà Nội sinh sống, làm thuê làm mướn là cực kỳ phức tạp. Xóm chài ven sông Hồng, nơi tụ tập những số phận, mảnh đời cơ cực vẫn đang ngóng chờ sự giúp đỡ của xã hội để có những ngày tết đầm ấm.


Bà Trần Thị Mai, một trong những cư dân lớn tuổi nhất của xóm chài

Chị Nguyễn Thị Thịnh, quê Hưng Yên, sinh sống ở xóm chài này đã được hơn chục năm. Nhà chỉ độc có hai vợ chồng dựa nhau sinh sống. Hằng ngày chị Thịnh vào phố bán hàng thuê, gánh rong kiếm sống còn ông chồng thì chài lưới bắt cá. Với giọng buồn rầu chị cho biết: “Năm nay đói lắm em ơi, đợt này trời lạnh, gió nhiều, cá ít lắm. Mấy hôm nay cũng chẳng có con cá nào nên chẳng đủ gạo mà ăn. Việc làm thuê cũng ngày càng hiếm, mấy hôm nay tôi ốm nên phải nằm nhà. Mọi năm đến những ngày này là chính quyền địa phương, các cơ quan đoàn thể, sinh viên tình nguyện đến giúp đỡ, tặng quà Tết nhưng năm nay vẫn chưa thấy gì cả… Tết năm nay tôi chỉ mong muốn các cơ quan đoàn thể tặng cho ít quà như bánh chưng, kẹo bánh, tốt nhất là gạo”.


Góc bếp của nhà bà Trần Thị Mai.

Bà Trần Thị Mai, quê Thái Bình là hộ gia đình có hai người phụ nữ góa chồng và một đứa cháu trai đang học năm cuối cấp 3. Gia đình bà đã sống trong xóm chài hơn chục năm. Bà kể: “Tôi đã làm thuê, gánh rong gần 20 năm trong chợ Long Biên. Trước đây hai mẹ con thuê nhà trong xóm nhưng sau khó khăn quá nên xuống đây đóng bè ở. Mình có sức khỏe mình phải tự lo mà kiếm sống, đi nhặt phế liệu mỗi ngày rồi đánh đống lại trước cửa, chờ khô bán lại cũng có vài chục ngàn một ngày nên chẳng việc gì phải trông mong ở chính quyền. Cám cảnh một nỗi là nhà tôi chỉ có 1 cháu đang ăn học nhưng do bố nó mất sớm nên cảnh nhà neo đơn lắm. Năm tới tôi chỉ mong được khỏe mạnh, kinh tế phục hồi, cuộc sống bà con khá khẩm hơn. Nếu được tạo điều kiện nhà tôi sẽ sẵn sàng lên bờ để cháu được đi học, có việc làm để đừng khổ như mẹ, như bà nó…”.

Rời xóm chài lúc trời ngả về chiều, mà trong lòng vẫn mang nặng nỗi cám cảnh cho những kiếp người nơi vạn chài nghèo. Những mái lều xiêu vẹo, những người đàn bà “không chồng” như những con vạc còm cõi kiếm ăn bên mom sông. Những phận người lênh đênh đang ngày đêm chìm nổi theo sông nước vẫn ngày ngày ấp ủ một giấc mơ đơn giản, nhỏ nhoi là được lên bờ sống như những người dân Thủ đô bình thường nhất.

Công Ngọ

****************************

Ông Phạm Trung Cang đã có mặt ở Việt Nam



TTO - Chiều 25-1, nguồn tin từ Cục Quản lý xuất nhập cảnh (A72), Bộ Công an cho biết ông Phạm Trung Cang (60 tuổi, nguyên phó Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - ACB) đã về Việt Nam qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất lúc 23g20 ngày 24-1.
Ông Phạm Trung Cang - Ảnh: TL


Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết trong sáng 25-1, ông Cang đã có mặt tại Hà Nội và nhận quyết định phục hồi điều tra bị can của Viện kiểm sát nhân dân tối cao đối với ông.

Trước đó, ngày 24-12-2013, ông Cang xuất cảnh khỏi Việt Nam cũng qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.

Ông Cang bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố về hành vi Cố ý làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng ngày 18-9-2012.

Ngay sau khi có quyết định khởi tố, C46 có văn bản đề nghị Cục Quản lý xuất nhập cảnh cấm ông Cang xuất cảnh. Ngày 7-10-2013, lệnh cấm xuất cảnh đối với ông Cang được gỡ bỏ.

Điều đáng chú ý là ngày 12-12-2013, Viện kiểm sát nhân dân tối cao mới ra quyết định tạm đình chỉ bị can đối với ông Phạm Trung Cang.

Sau ngày ông Cang rời khỏi Việt Nam, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có giấy triệu tập ông Cang có mặt tại hai cơ quan này trong hai ngày 20 và 21-1-2014 để nhận các quyết định có liên quan tới ông Cang trong vụ án Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Nhận được thông tin, ông Cang (lúc này đang ở Mỹ) đã ủy quyền cho luật sư đại diện gửi thông báo tới Cơ quan điều tra Bộ Công an và Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo việc mình không thể có mặt theo giấy triệu tập và hẹn sẽ thu xếp để có mặt tại Việt Nam trong thời gian sớm nhất.

GIA MINH


*********************



"Trùm ăn quỵt" mặt dày nhất quả đất từ trước tới nay


Với khả năng ăn bùng hơn 100 hóa đơn nhà hàng hạng sang trong 5 năm vừa qua, biệt danh "trùm ăn quỵt" quả là phù hợp với anh Titus Clarysse, người Bỉ này.


Nếu có thể tiết kiệm được chi phí ăn uống thì có lẽ Titus Clarysse, người đàn ông 35 tuổi sống tại Bỉ này sẽ là người giàu có vô cùng, không phải bởi tính kinh tế mà bởi sự "chày bửa" đến khó tin của anh ta.

Sinh sống tại Ghent, Bỉ, anh Clarysse vẫn được cả thị trấn cổ này biết tới với biệt tài... bùng hóa đơn. Anh có thể thoải mái bước vào một nhà hàng, bình tĩnh gọi những món sơn hào hải vị ra rồi thản nhiên bước đi sau khi thưởng thức mà không phải trả bất cứ một đồng nào.

"Trùm ăn quỵt" mặt dày nhất quả đất từ trước tới nay 1
Titus Clarysse nổi tiếng khắp thị trấn Ghent bởi biệt tài... ăn xong rồi bỏ đi.

Thói quen ăn bùng của người đàn ông này đã theo anh ta suốt hơn 5 năm nay. Tính tới thời điểm này, có lẽ anh ta đã quỵt được khoảng hơn 100 hóa đơn. Hầu như các khách sạn, nhà hàng lớn nào trong thị trấn cũng đã từng trở thành nạn nhân của trùm ăn quỵt này.

Tuy nhiên, không biết vì lý do gì mà tay trùm ăn quỵt Clarysse bỗng phát hiện đã chết tại căn hộ riêng vào tối thứ Hai ngày 20/1 mới đây. Cái chết của "trùm ăn quỵt" nổi tiếng đã khiến cảnh sát phải bắt tay vào điều tra xem đây có phải là một vụ án giết người hay chỉ là một vụ ngộ sát.

Báo chí đưa tin, thi thể của Clarysse bị đâm nhưng hiện cảnh sát vẫn từ chối đưa ra xác nhận này. Họ cho biết, động cơ gây án của vụ việc vẫn chưa được sáng tỏ.

Ngoài ra, giới điều tra còn tiết lộ, người đàn ông này đã từng thụ án tù 6 tháng và án phạt 1.650 Euro (khoảng 47,6 triệu đồng) cho tội danh... không thanh toán hóa đơn nhà hàng.


***************************

Giết người vẫn ngông nghênh “tạo dáng” tại tòa


Để cướp điện thoại, Linh nhặt đá đánh anh Thi cho Cường chạy. Bị nạn nhân chống cự, Cường lấy kéo đâm vào cổ khiến anh Cường tử vong ngay sau đó.


Giết người vẫn ngông nghênh “tạo dáng” tại tòa 1
Hồ Mạnh Cường (trái) và Hồ Viết Linh trước vành móng ngựa.

Chiều ngày 23/1, TAND tỉnh Nghệ An mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án giết người, cướp tài sản đối với Hồ Mạnh Cường (SN 1989) và Hồ Viết Linh (SN 1990) cùng trú tại Tp Vinh, Nghệ An.

Những người tới dự phiên tòa khó có thể tin hai gã trai đang đứng co ro trước vành móng ngựa lại có thể phạm một lúc 2 tội danh: giết người, cướp tài sản. Trái với sự co ro ấy là những lời khai ráo hoảnh về tội ác mà chúng gây ra.

Sinh năm 1989 nhưng Hồ Mạnh Cường đã kịp có một đời vợ và một đứa con. Không nghề nghiệp, nghiện ma túy, có dấu hiệu của bệnh tâm thần và kiếm ăn bằng nghề cướp giật nên cô vợ chịu không thấu. Đơn li hôn được tòa chấp nhận, hai vợ chồng nhanh chóng chia tay khi đứa con đang còn đỏ hỏn. Lý lịch của Cường còn được “tô” thêm một bản án 39 tháng tù giam về tội cướp giật tài sản vào năm 2007. Gã cũng đã từng bị phạt hành chính về hành vi cố ý gây thương tích.

Gần nửa đêm 24/4/2013, Cường và Linh bàn nhau đi cướp lấy tiền tiêu xài. Trước khi đi, Cường thủ sẵn cây kéo trong người, nếu “con mồi” chống cự sẽ “xử đẹp”. Sau một hồi lượn lờ ở thị trấn Quán Hành (Nghi Lộc) không tìm được “mồi”, cả hai quyết định quay về thành phố Vinh.

Đến đoạn đường Mai Hắc Đế, phát hiện có người đàn ông đang ngồi nói chuyện điện thoại trên vỉa hè, Cường quyết định sẽ cướp chiếc điện thoại của nạn nhân. Sau khi che biển số xe để tránh sự phát hiện, Cường cầm kéo tiến sát nạn nhân giả vờ mượn điện thoại để gọi.

Nghĩ rằng hai người thanh niên lỡ đường nên nạn nhân cho mượn điện thoại. Trong lúc đó, Hồ Viết Linh cũng đi tới, đứng sau lưng nạn nhân và ra hiệu cho Cường ra tay. Nhận thấy có điều không lành, nạn nhân giằng điện thoại ra khỏi tay Cường. Thấy thế, Linh nhặt hòn đá đánh nạn nhân. Tránh được cú đánh của Linh, nạn nhân nhặt đá đuổi theo Linh. Cường cầm chiếc kéo đâm vào cổ nạn nhân để giải cứu cho Linh rồi cả hai nhảy lên xe bỏ chạy.

Giết người vẫn ngông nghênh “tạo dáng” tại tòa 2
Hồ Mạnh Cường nghênh ngang tạo dáng và tuyên bố "tử hình đây cũng không sợ!".

Sau khi bị đâm, nạn nhân cố gắng bò được một đoạn thì tử vong. Đến sáng ngày 25/4, người dân mới phát hiện thi thể người đàn ông nằm chết trên vỉa hè với vết đâm vào cổ. Nạn nhân được xác định là anh Nguyễn Thế Thi (SN 1983, trú tại xã Nghi Mỹ, huyện Nghi Lộc, Nghệ An), công nhân của công ty vệ sinh môi trường trên địa bàn thành phố Vinh.

Gây án xong, Linh và Cường bỏ ra Hà Nội để bán điện thoại nhưng không bán được nên quay về Tp Vinh. Sau đó, Hồ Mạnh Cường đã bán chiếc điện thoại nói trên cho một chủ quán bia lấy 1 triệu đồng. Số tiền bán điện thoại Cường tiêu xài hết, không chia cho Linh đồng nào.

Sau khi gây án 1 tuần, ngày 1/5/2013, Hồ Mạnh Cường và Hồ Viết Linh bị cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ. Trước thông tin Cường có biểu hiện mắc bệnh tâm thần, cơ quan điều tra đã xác minh. Kết quả xác minh cho thấy Hồ Mạnh Cường có hồ sơ điều trị tại Bệnh viện tâm thần Nghệ An.

Việc trưng cầu giám định pháp y tâm thần đối với đối tượng này được tiến hành ngay sau đó. Tại bản kết luận giám định pháp y tâm thần của Trung tâm giám định pháp y tâm thần tỉnh Nghệ An cho thấy: Hồ Mạnh Cường có tiền sử nghiện ma túy đã được điều trị với chẩn đoán F11 (các rối loạn tâm thần và hành vi do sử dụng các chất thuốc phiện). Tuy nhiên, tại thời điểm gây án Hồ Mạnh Cường không có rối loạn tâm thần.

Giết người vẫn ngông nghênh “tạo dáng” tại tòa 3
Mặc dù đang bị thương ở chân nhưng Hồ Viết Linh vẫn đi cướp lấy tiền trả góp xe máy mới mua.

Tại phiên tòa, cả hai khai báo rành rọt, lạnh lùng hành vi phạm tội của mình. Khi đi cướp, Hồ Viết Linh đang bị thương ở chân nhưng khi được Cường rủ vẫn sẵn sàng đi “ăn hàng”. Tôi cố gắng tìm kiếm một chút ăn năn hối cải ở Cường nhưng tuyệt nhiện không có. Đến lời nói sau cùng trước khi HĐXX vào nghị án, gã cũng nói “chiếu lệ” rồi quay về hàng ghế dành cho bị cáo.

Với hành vi phạm tội của Hồ Mạnh Cường, Hội đồng xét xử nhận thấy cần phải cách ly bị cáo ra khỏi đời sống xã hội nên đã tuyên phạt án chung thân cho hành vi giết người, 4 năm tù về hành vi cướp tài sản. Tổng hợp cả hai hình phạt, Hồ Mạnh Cường lĩnh án chung thân. Riêng bị cáo Hồ Viết Linh bị tuyên phạt 17 năm tù về tội giết người, 3 năm tù về tội cướp tài sản. Tổng hợp cả hai hình phạt, Hồ Viết Linh phải thi hành bản án 20 năm tù giam.

Ngoài ra, các bị cáo phải liên đới bồi thường cho thân nhân bị hại 105 triệu đồng. Bên cạnh đó, 2 bị cáo phải có trách nhiệm cấp dưỡng mỗi tháng 1 triệu đồng cho con trai nạn nhân cho đến khi cháu tròn 18 tuổi.

Phiên tòa kết thúc, để tránh sự bức xúc của gia đình nạn nhân, 2 bị cáo được giữ lại trong tòa. Khi thấy ống kính của phóng viên giơ lên, Hồ Mạnh Cường ngẩng mặt, nghênh ngang tạo dáng rồi tuyên bố: “Tử hình đây cũng chẳng sợ”.

Theo Dân Trí



**********************

Sinh viên sợ “sập bẫy” việc làm thêm ngày Tết



Năm hết Tết đến, trong khi ai nấy đều háo hức trở về đoàn tụ với gia đình thì có một số người, nhất là các bạn sinh viên lại lựa chọn ở lại thành phố làm thêm với hi vọng có thêm thu nhập trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, các bạn trẻ này cũng phải đối mặt với không ít cạm bẫy do một số trung tâm “ma” giăng sẵn.


Tết con không về…  

Sinh viên học xa nhà ở lại thành phố làm thêm tết không còn là hiện tượng quá xa lạ. Tuổi trẻ với những ham muốn, khao khát thể hiện bản thân, tự đứng trên đôi chân của chính mình luôn sẵn sàng đón nhận mọi thử thách của cuộc sống. Vì vậy, không ít bạn sinh viên học tập tại các tỉnh, thành phố trên cả nước đã sẵn sàng từ bỏ cái tết đoàn viên để mưu sinh.

Có thể dễ dàng tìm thấy những đoạn tự quảng cáo, giới thiệu bản thân của các bạn sinh viên trên các trang việc làm trên Facebook, các diễn đàn với mong muốn có được một công việc làm thêm trong những ngày nghỉ tết.
 
Sinh viên sợ “sập bẫy” việc làm thêm ngày Tết

Là sinh viên năm cuối, Đại học Tôn Đức Thắng, TP.HCM, Nguyên đã đăng thông tin tìm việc làm thêm tết trên một diễn đàn với lý do “điều kiện kinh tế không cho phép về quê ăn tết cùng gia đình nên đành lòng ở lại tìm việc làm ngày tết cho khuây khỏa cũng như kiếm thêm một chút thu nhập.”

Là con trai, Nguyên vẫn sẵn sàng nhận những công việc tưởng như chỉ dành cho chị em: “Em nhận trông nhà ngày Tết Nguyên đán 2014 cho gia đình anh/chị nào cần giúp gia đình hương khói trong ngày Tết nguyên đán 2014, thắp nhang đơn giản và dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, chăm sóc chó mèo (em đặc biệt yêu quý cho mèo), chăm sóc cây cảnh và khuôn viên. Đảm bảo an toàn, chu đáo, cẩn thận. Em cũng đã có thâm niên làm công việc này 2 năm rồi đều không xảy ra bất cứ sự cố gì.”

Hay Thoan, cô sinh viên sinh năm 1993, đang học trường Cao đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Sài Gòn, quê ở Thanh Hóa, đăng tin trên diễn đàn webtretho, vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên tết này không về quê, muốn tìm một công việc làm thêm để kiếm thêm thu nhập sang năm có khoản tiền đi học tiếng Anh.

Hầu hết các bạn trẻ dù cả năm đi học xa nhà vẫn chấp nhận không về nghỉ tết và tìm công việc làm thêm đều xuất phát từ hoàn cảnh gia đình khó khăn, mong muốn trong vài ngày tết với thu nhập gấp đôi, gấp ba ngày thường sẽ phần nào san sẻ gánh nặng với cha mẹ.

Như trường hợp của Thoan, là con cả trong gia đình có 3 chị em, bố mẹ đều làm nông ở miền quê nghèo Triệu Sơn, Thanh Hóa, đây không phải cái tết đầu tiên Thoan không được đoàn tụ với gia đình.

Thoan tâm sự: “Lúc đầu em định tết này sẽ về với bố mẹ, nhưng vé xe khách đắt quá nên em đành ở lại. Em gọi điện nói rõ như vậy, bố mẹ cũng hiểu và động viên em ở lại làm, vì làm tết bao giờ lương cũng cao hơn nhiều. Năm ngoái em trông nhà cho một gia đình công chức đi du lịch cũng được trả 400.000/ngày, sau đợt làm cũng dành dụm được vài triệu.”

Chớp thời cơ “giăng bẫy”

Khi sinh viên tự “quảng cáo” bản thân cũng là lúc các trung tâm giới thiệu việc làm đưa ra những lời mời chào với công việc nhẹ nhàng và mức lương hấp dẫn trong kỳ nghỉ tết, không ít trong số đó là những cái bẫy được giăng sẵn, chỉ chờ “con mồi” là các bạn sinh viên còn non nớt “sa lưới.”

Nguyên, Thoan là những bạn trẻ may mắn đã không rơi vào cạm bẫy việc làm thêm tết của một số trung tâm “ma”. Bên cạnh đó, còn nhiều trường hợp khác đã vô tình “sa lưới” và có những bài học đáng nhớ. 

Chỉ cần gõ từ khóa “làm thêm tết” là đã có hàng loạt kết quả cho bạn lựa chọn. Hầu hết những quảng cáo này đều “ưu tiên” sinh viên năm nhất, năm hai, đồng thời có những lời giới thiệu rất hấp dẫn như: “việc làm thêm để tăng thu nhập giảm bớt gánh nặng kinh tế cho gia đình hoặc bản thân rất tốt” cùng hứa hẹn về mức lương “trong mơ” với sinh viên dù chỉ trong một thời gian ngắn.

Bên cạnh đó, dịp gần tết, tại các biển quảng cáo công cộng, các điểm xe buýt, thậm chí là cột điện đều dán đầy các mẩu tin tuyển dụng nhân viên làm thời vụ tết.

Những mẩu tin không có thông tin, địa chỉ rõ ràng mà thông thường chỉ có số điện thoại liên hệ tiềm ẩn không ít nguy cơ rủi ro với những bạn trẻ đang khao khát tìm được một công việc làm thêm, đặc biệt là trong dịp tết.

Hồng Loan, sinh viên năm thứ hai trường Đại học Tài nguyên môi trường Hà Nội kể lại sự việc bị “sa lưới” của mình năm ngoái. Sau khi liên hệ theo số điện thoại trên tờ rơi được phát trước cổng trường sau giờ học, Loan rủ người bạn cùng phòng đến “văn phòng” giới thiệu việc làm ở phố Tam Trinh để trao đổi công việc.

Khác với những gì cô bạn tưởng tượng, gọi là văn phòng nhưng ở đó chỉ có 2 chiếc bàn với ít giấy tờ, không hề có biển hiệu tên cơ sở là gì, nhất là theo lời Loan “người ở đó trông cũng chẳng ra dáng nhân viên gì cả”.

Tuy nhiên, vì háo hức đi làm kiếm tiền về sắm tết, Loan vẫn nộp hồ sơ với lệ phí 50.000 đồng. dù lúc đầu trên tờ rơi ghi rõ “không cần nộp lệ phí”. Không chỉ vậy, một nhân viên ở đây lại dẫn Loan và người bạn sang một “văn phòng” khác để “phỏng vấn”. Sau màn phỏng vấn ấy, nhân viên ở đó lại yêu cầu nộp lệ phí 150.000 đồng nếu muốn đi làm luôn vì dịp tết số người đăng ký rất nhiều.

Đoán ra mình đã bị lừa, Loan nói dối không chuẩn bị đủ tiền nộp nên sẽ quay lại sau rồi “chuồn thẳng”. Loan chia sẻ: “Cũng may mình nhận ra là bị lừa không thì chẳng biết sẽ phải nộp thêm bao nhiêu tiền nữa. Năm nay dù vẫn có ý định tìm việc làm thêm tết nhưng cũng thấy sợ.”

Tranh thủ ngày tết ông Công ông Táo, Loan cùng một số người bạn đi bán cá vàng.
Tranh thủ ngày tết ông Công ông Táo, Loan cùng một số người bạn đi bán cá vàng.

Nếu Loan may mắn không bị thiệt hại quá nhiều thì Hải, sinh viên Đại học Giao thông vận tải Hà Nội lại rơi vào cảnh ngộ khó có thể lường trước. 

Tết năm ngoái, Hải ở lại thủ đô xin làm phục vụ cho một quán cà phê ở phố Hàng Nón. Mặc dù làm thời vụ nhưng cửa hàng này vẫn có hợp đồng rõ ràng khiến Hải an tâm. Sau 10 ngày làm thêm, Hải bị chủ quán bắt chẹt, phải đền bù vì nghỉ ngang, dù trước đó có thỏa thuận về thời gian làm việc. Cậu không ngờ được rằng, bản hợp đồng có vẻ rất minh bạch kia là “có thời hạn”, song lại không ghi rõ trong bao lâu.

Còn vô vàn cái “bẫy” mà sinh viên làm thêm tết sẽ phải đối mặt như: bẫy tiền lương, bẫy thời gian làm việc, thậm chí là bẫy công việc nhạy cảm đã và đang được giăng sẵn, chỉ cần mất cảnh giác là các bạn trẻ hoàn toàn có thể phải gánh chịu những thiệt hại vật chất, và đáng buồn hơn là những tổn thất về tinh thần.

Bởi vậy, mong muốn kiếm tiền trong dịp tết là hành động thiết thực với một số bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn, tuy nhiên, nên cẩn thận và đề phòng trước những lời mời chào ngon ngọt của các trung tâm việc làm để tránh gặp phải những trường hợp đáng tiếc.

Theo Thảo Nguyên
Lao Động


**************************

'Kiều nữ' phố đèn đỏ Thái Lan lao đao vì biểu tình


Soi Cowboy - phố đèn đỏ nổi tiếng ở Bangkok, Thái Lan bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dòng người biểu tình đã chiếm đóng quanh khu vực này.

 

Theo tin từ Couriermail, cuộc biểu tình ở Thái Lan kéo dài và ngày càng phức tạp dẫn đến tình trạng du lịch của đất nước này bị ảnh hưởng trầm trọng. Không chỉ số lượng du khách nước ngoài sụt giảm mà một số các hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại đất nước này cũng bị hạn chế ít nhiều. Một trong những nơi chịu ảnh hưởng nhiều nhất của cuộc biểu tình phản đối chính phủ là Soi Cowboy - phố đèn đỏ nổi tiếng ở Bangkok - thủ đô Thái Lan.

01-9926-1390465109.jpg

Soi Cowboy những ngày này khá vắng khách. Ảnh: Couriermail.

Các cô gái ở phố đèn đỏ cho biết vì Soi Cowboy ở giữa các điểm biểu tình nên lối vào nơi này gần như bịt kín. Ngoài ra chính phủ Thái cũng quyết định ban bố tình trạng khẩn cấp trong vòng 60 ngày và kêu gọi du khách hạn chế đến những khu trung tâm  mua sắm, giải trí của thủ đô (trong đó có Soi Cowboy) và tránh những nơi có biểu tình.

Với những yêu cầu trên, việc làm ăn của các cô gái ở nơi đây gần như bị rơi vào tình trạng thất nghiệp và ế ẩm kéo dài. Nếu như trước đây, Soi Cowboy luôn nhộn nhịp, tấp nập người đến và đi thì hiện tại, nơi này khá vắng lặng và các cô gái hầu như không kiếm được gì trong những ngày này.

02-3067-1390465109.jpg

Quán bar ở Thái Lan thưa thớt khách. Mỗi ngày, ngành du lịch của Thái bị mất hàng chục triệu USD do biểu tình khiến lượng khách tới đây sụt giảm Ảnh: Couriermail.

Dù đoàn người biểu tình chưa hoàn toàn khiến Bangkok bị đóng cửa, một số các khu du lịch vẫn mở nhưng rõ ràng du lịch Thái Lan không còn là lựa chọn số một của du khách. Tại một số nước trên thế giới như Trung Quốc, Australia... chính quyền cũng cảnh báo người dân về tình hình bất ổn tại Thái và khuyến cáo người dân nên tạm thời không đến đất nước này.

Anh Minh
Ảnh: Couriermail



*********************


Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc bỗng hóa đồng cỏ


Điều tưởng như hết sức phi lý này lại trở thành sự thật tại hồ Poyang ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc.

 

Poyang - hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc đang phải đối mặt với hạn hán kéo dài dẫn đến tình trạng nước trong hồ cạn kiệt dần và chỉ còn trơ đáy. Phần lớn lòng hồ hiện giờ đất bùn đã khô lại và bị bao phủ bởi cỏ dại. Poyang bây giờ nhìn không khác gì một đồng cỏ và trở thành nơi để nhiều người thả gia súc hay đi dạo.

1-7167-1390550663.jpg

Hồ Poyang khi còn đầy nước.

Hồ Poyang là hồ nước ngọt có diện tích lớn gấp đôi thành phố London, Anh. Hồ thuộc tỉnh Giang Tây, thông ra sông Dương Tủ và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn khách du lịch. Hồ dài 173km và chiều rộng lên đến 74km. Vào mùa mưa, diện tích mặt hồ lên đến 4.000km2 và mùa khô diện tích thu lại chỉ còn 1.000km2.

Việc hồ bị cạn làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới nước sinh hoạt cho người dân quanh khu vực.

2-9101-1390550663.jpg

Hồ cạn nước trơ đáy và người dân địa phương đã đi xuyên qua lòng hồ một cách dễ dàng.

3-3413-1390550663.jpg

Hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc giờ trở thành đồng cỏ để chăn nuôi gia súc.

Theo phân tích của các nhà khoa học, việc hồ nước ngọt lớn nhất Trung Quốc cạn kiệt là do hạn hán kéo dài cùng việc tích nước của đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất thế giới. Khi hồ bị cạn, các nhà khảo cổ đã phát hiện thêm một cây cầu đá cổ bị vùi dưới lòng hồ sâu. Theo các chuyên gia, cây cầu này được xây dựng từ thời nhà Minh.

Anh Minh
Ảnh: REX



**********************

Ngôi mộ vô danh biết "tự lớn lên" cùng những câu chuyện quở phạt người khác


ANTĐ - Ngôi mộ vô danh nằm cạnh con đường quốc lộ đông người qua lại, từ lâu nó được đồn thổi là biết “tự lớn lên”. Bên cạnh đó ngôi mộ còn nổi tiếng linh thiêng khi trở thành “thần tài” cho người buôn kẻ bán cầu lộc, và cũng  biết trừng phạt những ai dám xâm phạm đến địa phận mộ. Vậy thực hư về ngôi mộ thế nào?



Bên trong ngôi mộ được người dân mới xây bàn thờ

Ông già ăn xin khác người trong nạn đói khủng khiếp năm 1945

Bên cạnh con đường liên xã thuộc thôn Thanh Thần, xã Thanh Cao, huyện Thanh Oai có một ngôi mộ vô danh cây cối um tìm rậm rạp đứng một mình chơ vơ. Không rõ ngôi mộ là của ai nhưng người dân gọi chung một cái tên là “mả ông thiêng”. Ngôi mộ này cũng được đồn thổi có sự kỳ lạ là không ai đắp nhưng tự lớn dần lên một cách rất khó tin.

Để tìm hiểu rõ xuất xứ ngôi mộ chúng tôi tìm gặp những bậc cao niên trong thôn Thanh Thần, được mọi người chỉ đến gặp cụ Vinh, năm nay đã hơn 80 tuổi là người nắm được rõ nhất. May mắn gặp cụ Vinh ở nhà, khi được hỏi về ngôi mộ cụ Vinh vuốt râu lục lại trí nhớ rồi cho biết: “Ngôi mộ này có từ lâu lắm rồi, từ thời dân ta còn đang bị đô hộ”. Theo lời cụ Vinh thì năm đó chính là năm 1945 xảy ra nạn đói khủng khiếp, những người ăn xin đói khát la liệt chật kín đường, họ kéo về đây rất đông. Lúc đó cụ Vinh còn nhỏ nhưng nhớ rõ là người ăn xin tụ tập kín ở đầu làng để xin ăn.  

Trong số những người ăn xin đó có một cụ già tuy rách rưới, gầy còm nhưng có phong thái khác hẳn trong số những người ăn xin. Những người ăn xin thì hàng ngày vào trong thôn xin ăn, còn cụ cứ ngồi xếp bằng ở cạnh gốc cây đầu làng mà không đi. Cụ cũng không tranh cướp đồ ăn với những người ăn xin khác, mà chỉ để cái nón trước mặt ai thương tình thì bỏ vào đó chút gì. Nhiều người thấy thương cảm mang đồ ăn ra cho cụ, cụ cảm ơn và rồi ăn một cách từ tốn. Người ta nghe giọng cụ đoán chừng là người ở tỉnh Thái Bình lánh nạn đói trôi dạt về đây. Và trong cái bị ăn xin của cụ còn có vài quyển sách chữ Hán nên mọi người nghĩ cụ chắc là nhà nho thất thế.

Vì nhiều người ăn xin những ngày tháng đó nhiều vô kể, cụ không đi xin ăn, chỉ ngồi một chỗ nên sau một thời gian ngồi ở gốc cây thì cụ đã mất. Lúc mất cụ vẫn ngồi xếp bằng, đầu dựa vào gốc cây và ánh mắt nhìn lên trời. Lý trưởng trong làng thấy vậy thì sai người khiêng xác cụ ra cạnh ven đường vứt xuống đó rồi vùi lấp qua loa vì người chết quá nhiều nên chôn chẳng kịp.

Có một điều kỳ lạ là ngôi một tuy lấp sơ sài nhưng qua một thời gian người ta cứ thấy mộ cứ cao dần lên dù chẳng ai đắp mộ cả. Những năm ấy con đường còn rất thấp, lúc chôn còn chưa cao bằng mặt đường nhưng bây giờ mộ lại cao hơn cả mặt đường. Theo mọi người nhận định thì từ đó đến nay ngôi mộ đã cao lên hàng mấy mét so với lúc đầu vì con đường mới giờ đã được làm cao lên hơn một mét rồi nhưng cũng chưa cao bằng mộ. Và bây giờ nó trở thành một gò đất cao, cây cối rậm rạp.

Trở thành miếu “thần tài”

Thấy mộ “tự lớn lên” như vậy người dân cho rằng có sự lạ, và cụ già ăn xin là một người phi thường nên khi sống tuy đi xin ăn nhưng vẫn có phong thái đường hoàng như thế, chết mới tự làm mồ cho mình. Vì thế mà người dân nơi đây không ai bảo ai thờ cúng ngôi mộ rất cẩn thận.

Ngôi mộ còn được mệnh danh là “thần tài” cho những người buôn bán nên hầu như người nào đi chợ búa qua đây đều dừng lại thắp hương cầu khấn. Sở dĩ như vậy vì người ta cho rằng nếu cứ sáng ra đi chợ buôn hay bán gì cứ thắp hương cầu lộc sẽ thì bán hàng đắt như tôm tươi, buôn được lời lãi rất cao. 

Sự việc này bắt nguồn từ câu chuyện từ lâu lắm có một người đàn bà thôn khác sáng dậy gánh rau đi chợ sớm. Vì nhà nghèo chẳng còn hạt gạo nào con cái thiếu ăn đói nên phải nhổ rau vừa non, chưa đến kỳ thu hoạch đem đi bán kiếm gạo. Đi ra chợ chẳng bán được mớ nào, ngồi đến tận trưa tan chợ vẫn nguyên hai quang rau, người đàn bà đành lòng gánh mang về. Khi đi ngang đường qua chỗ ngôi mộ của cụ ăn mày chị ngồi nghỉ vì nắng nóng. Thấy nấm mồ vô danh cây cỏ um tùm tiện có quả ổi nhặt được ở chợ định mang về cho con liền đặt lên đó khấn vái cầu xin cho có thể kiếm được bữa cháo cho con.

Khi dậy gánh rau đi tiếp về thì bỗng có mấy người đi đường qua đó dừng lại hỏi mua rau. Người đàn bà mừng quá bán vơi đi được một nửa gánh, nhẩm tính có đủ tiền đong gạo cho con. Không những thế trên quãng đường về nhà còn nhiều người hỏi mua cho nữa, tới đầu làng thì gánh rau cũng vừa bán hết. Mừng vì có tiền mua gạo nên hôm sau người đó lại nhổ rau đi bán và không quên đi qua mộ khấn vái cầu đắt hàng. Ra chợ lần này mặc dù rau xấu nhưng chị vẫn bán đắt như tôm tươi. 

Tin rằng được người dưới ngôi mộ “phù hộ độ trì” nên mới được vậy nên mỗi lần đi chợ qua chị khấn vái, khi về lại mua chút lễ mọn thắp hương trả ơn. Từ đó người ta biết chuyện nên ai đi chợ búa cũng cầu xin ngôi mộ vô danh đó cho buôn bán được trôi chảy và đều được toại nguyện. Vì thế mà thường thấy cảnh sáng sớm người đi chợ dừng lại ở đó khấn vái, trưa về lại thấy mang đồ lễ vào thắp hương trả ơn vì bán được đắt hàng.
Không chỉ riêng những người đi chợ mới đến ngôi mộ cầu lộc, mà còn có cả những cô cậu học sinh trong mùa thi cử qua “mả ông thiêng” ghé vào để cầu xin cho việc học hành được trôi chảy, thi kinh sử được đỗ đạt. Vì thế ngôi mộ còn được mệnh danh là “thần tài” cho những người đi đường qua lại trên tuyến đường này.

Trách phạt người xâm phạm

Ngôi mộ không chỉ nổi danh và được mọi người kính cẩn thắp hương vì được coi là “thần tài”, mà còn nổi tiếng với những câu chuyện rùng rợn liên quan đến việc quở phạt những người dám xâm phạm đến ngôi mộ.
Trong những câu chuyện đó thì có một sự việc xảy ra với ngay một gia đình trong thôn Thanh Thần này.

Theo như mọi người kể lại thì cách đây khoảng hơn chục năm, có người tên là Toàn vì thấy có hai cây xoan rất to mọc trên gò đất của ngôi mộ liền mang dao ra chặt đem về bán cho một gia đình khác làm củi đun. Nhưng chẳng lâu sau tự dưng anh Toàn bị mắc bệnh, bệnh cũng không nguy hiểm lắm nhưng khi gia đình đưa đi bệnh viện chữa trị lại không thể khỏi, không lâu sau đó anh Toàn mất. Còn về phía gia đình người mua hai cây xoan của anh Toàn đem về dùng làm củi đun lò gạch thì lò đắp rất chắc chắn nhưng đang nung gạch thì bị sập hỏng hết cả. Khi lò dựng lại lần thứ hai vẫn đem hai cây xoan chưa cháy hết ấy ra đun, gạch thì lại bị hỏng. Trong nhà có người đi xem bói thì được thầy bói chỉ bảo rằng đã vì dám dùng hai cây xoan chặt ở “mả ông thiêng” để đốt lò mới ra cơ sự đó. Nghe theo gia đình bèn đem ra trả lễ thì lò gạch lần sau mới được mẻ gạch thành công.

Khi hai cây xoan được đốn đi còn trơ lại gốc, có người thôn bên chẳng tin vào ma quỷ, lại gần Tết nhất đến rồi mà nhà chẳng có củi đun bánh chưng nên hai bố con cùng nhau ra đào gốc xoan đem về phơi làm củi đốt. Nhưng củi chưa kịp khô bỗng cả hai bố con bỗng dưng lăn ra ốm, khám xét cũng chẳng ra bệnh. Người con sau một vài hôm đổ bệnh thì qua đời, còn người bố thì phải lăn lóc mãi mới dậy được khỏi giường bệnh.

Rồi khi làm mới đổ nhựa con đường này có một chuyện khiến mọi người nổi cả hết da gà. Vì đường mới mở rộng nên phải cuốc mất một phần của ngôi mộ đi để tiện cho công việc thi công. Máy xúc được mang ra để làm việc, nhưng không hiểu sao máy đang chạy bình thường cứ đến gần là lại hỏng. Đội thi công liền thay máy khác, thợ máy xoay xở tiến lùi máy điều chỉnh để chuẩn bị xúc thì bỗng dưng như người bị du đổ kềnh ra. Mọi người từng nghe tiếng về ngôi mộ linh thiêng nên sợ hãi chẳng còn ai dám động đến nữa.

Chỉ là những sự trùng lặp

Từ những câu chuyện đó mà người dân càng tin vào sự linh thiêng và truyền tai nhau rất nhiều câu chuyện ly kỳ của ngôi mộ nên chẳng còn ai dám xâm phạm và càng ngày càng có nhiều người đến để cúng khấn ngôi mộ vô danh, nhiều nhất là ngày rằm và mùng một. Thấy khó khăn cho việc cúng khấn người dân còn đổ bê tông, xây một cái bàn thờ nhỏ ở giữa trong khu gò mộ cho mọi người có thể dễ dàng thắp hương.

Để kiểm chứng những câu chuyện này chúng tôi đi hỏi một số người dân sống gần “mả ông thiêng”. Theo ông Việt và một vài người dân gần đấy thì sự việc phần nhiều là những lời đồn thổi mà thôi. Ông Việt nói: “Ngôi mộ lớn dần lên là cũng có nguyên do, ngày trước tôi không biết nhưng từ lúc tôi còn bé thấy người ta hay đi qua dừng lại đặt một hòn gạch hay hòn đá vào mộ của cụ ăn mày này vì thương cảm cho cụ phải chết đói lúc tha hương cầu thực. Vào những ngày tảo mộ nhiều người còn đến đắp đất tu sửa cho mộ nên nó cứ to dần theo thời gian”. Về việc mọi mọi người đi chợ qua đây thắp hương hằng ngày ông cho biết là có thật, nhưng toàn là người buôn bán vì họ tin vào sự linh thiêng của ngôi mộ. Chứ không phải ai đi qua cũng dừng lại thắp hương”.

Khi được hỏi về những câu chuyện rùng rợn đến việc xâm phạm ngôi mộ thì ông Việt cười và nói: “Đó chỉ là những sự trùng lặp ngẫu nhiên, người ta bệnh tật mà chết sao lại đổ cho thần thánh được. Tôi là người được chứng kiến những sự việc đó, tất cả xảy ra đều có nguyên do của nó, ví dụ như lò gạch bị sập là chuyện thường vì thỉnh thoảng vẫn có trường hợp đó xảy ra. Còn máy móc hỏng hóc hay đổ lúc thi công là do người ta không cẩn thận lúc làm việc”.

Như vậy những câu chuyện rùng rợn quanh ngôi mộ vô danh của cụ già ăn mày chỉ là những sụ trùng hợp vô tình mà thôi. Tuy nhiên vì nhiều người tin vào sự linh thiêng của “mả ông thiêng” nên đã đồn đại mà thành sự kỳ bí của ngôi mộ ven đường này.

Ninh Nguyễn




***********************

VẺ ĐẸP NÓNG BỎNG MẮT_†_SỰ LÔI QUẤN KỲ DIỆU


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile

******************************



Bố hiếp con gái vì không muốn con mất đời trinh nữ vào tay người khác


ANTĐ - Cô con gái đồng thời là nạn nhân cay đắng nói: “Ông ấy đã cưỡng hiếp tôi, sau đó còn nói rằng vẫn tốt hơn là để tôi mất sự trong trắng vào tay bất cứ người đàn ông nào khác”.

Người con gái tội nghiệp đó là Gemma Schembri, ở Lincolnshire, nước Anh, cho biết sự thật kinh khủng khi bị cha ruột mình là Mark, đã cưỡng hiếp khi cô lên 12 tuổi và nói những lời đốn mạt đến thế.

Sau gần 10 năm bị chính cha mình lạm dụng, cô gái trẻ đó đã có dũng cảm nói ra sự thật này, cô muốn tự động viên bản thân và hi vọng sự cảm thông từ cộng đồng để có thử tiếp tục sống một cách tích cực trong những năm tới.

Khi cha mẹ ly hôn, cô bé Gemma đã sống cùng cha là Mark Schembri và cơn ác mộng kinh hoàng nhất trong đời cô bắt đầu xuất hiện. Thậm chí khi đó cô đã quá ngây thơ và non nớt để nhận thức được hành động của cha đẻ mình là loạn luân.


Gemma Schembri


Thiếu sự chăm sóc và hướng dẫn của mẹ đẻ, lại hoàn toàn ở trong vòng kiểm soát của cha, Gemma đã trở thành nô lệ tình dục của hắn trong suốt một thời gian dài.

Sự chịu đựng và nỗi đau khổ của cô gái đã kết thúc khi cô can đảm nói hết với mẹ và tố cáo với nhà chức trách. Kết quả là người cha vô luân đó đã bị bắt.

Hiện tại Gemma đã tham gia một chương trình chống lạm dụng và cưỡng hiếp trẻ em, điều đó giúp cô cởi mở hơn mọi người, dũng cảm chia sẻ thời thơ ấu đen tối, đồng thời cũng cảnh báo tình trạng lạm dụng tình dục trong gia đình, giúp các bậc cha mẹ chú ý nhiều hơn đến con cái mình.

Vũ Phương
Theo Dailymail



***********************

Nỗi khiếp sợ mang tên trùng tang và chuyện về ngôi chùa “nhốt vong” lớn nhất Việt Nam


ANTĐ - Cách Hà Nội khoảng 40km, chùa Hàm Long (xã Nam Sơn, TP Bắc Ninh) đã xấp xỉ nghìn năm tuổi, nằm trên sườn một quả đồi với những cây cổ thụ cả trăm năm tuổi. Trái với vẻ rêu phong cổ kính và u tịch, ngôi chùa này thường xuyên tấp nập khách thập phương với những chiếc ôtô biển số ngoại tỉnh. Không giống như những ngôi chùa khác, khách đến lễ chùa cầu may, vãn cảnh hay tìm kiếm sự thư thái trong cuộc sống, ở chùa Hàm Long nhiều người vẫn đội khăn tang hoặc gắn băng đen, gương mặt rầu rĩ, vừa thắp hương vừa sụt sùi… Họ đến đây để làm một công việc chẳng đặng - “nhốt” vong. 




Nỗi ám ảnh vong về bắt người thân

Chúng tôi đến chùa Hàm Long vào ngày đầu tháng 12 âm lịch, đây là thời điểm chùa vắng nhất trong năm nhưng cũng phải có 4-5 chiếc ôtô biển số các tỉnh miền Bắc đỗ ở sân chùa, chưa kể những người ở gần đi xe máy hoặc dân địa phương. Hầu hết đều có chung một mục đích là đến chùa gửi vong, cúng vong hoặc chuộc vong về. Ông Nguyễn Văn Thành (Thạch Thất, Hà Nội) buồn bã chia sẻ, gia đình ông lên đây để cúng vong cho người cháu mới mất năm 2013. Chả là dòng họ nhà ông chỉ trong vòng 6 năm trở lại đây đã có tới 10 người chết, điều đáng nói là những người chết toàn là người trẻ, đang khỏe mạnh hoặc có bệnh tật cũng không đến nỗi nghiêm trọng quá.

“Trong họ nhà tôi, các cụ trên dưới trăm tuổi cũng phải 6-7 cụ, nhưng người già không chết, lại chết toàn người trẻ, càng người chết sau càng trẻ dần. Mộ người này chưa xanh cỏ thì lại phải chôn người khác. Riêng năm 2013 có tới 3 người cùng sinh năm Bính Ngọ, toàn những người 60-70kg đổ ra chết khiến cả họ hoang mang. Gia đình tôi các cụ cũng toàn thầy đồ cả nên xem sách và xem thầy thì biết nguyên nhân do trùng tang. Vì vậy khi người cháu mới mất, gia đình đã bàn bạc thống nhất đem vong cháu lên chùa để gửi”.

Ông Hà Mạnh Uyển (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) đến chùa Hàm Long cũng với mục đích gửi vong người vợ quá cố của mình. Ông cho biết vợ ông mất năm
kia do đột quỵ, đi xem thì thầy bảo mất vào “giờ độc”, nếu không “nhốt trùng” thì gia đình sẽ gặp nhiều điều xúi quẩy, thậm chí vong có thể về bắt con cháu đi theo. Tá hỏa, gia đình ông đã tìm hiểu khắp nơi và được biết chùa Hàm Long nổi tiếng về việc “nhốt trùng” nên đã mang vong vợ ông lên đây gửi, chờ được 3 năm thì sẽ lại rước về.

Trùng tang có lẽ là nỗi lo lắng, khiếp sợ nhất của gia đình có người chết. Vì vậy gia đình nào có người mất mà xem thầy phán là trùng tang thì dòng họ ăn không ngon, ngủ không yên, không biết rồi đây tai họa sẽ rơi vào ai. Một bà cụ bán hàng sát cổng chùa Hàm Long dường như đã “thuộc lòng” những chuyện trùng tang. Cụ cho biết: Trùng tang thì có ba loại là trùng nhật, trùng niên và trùng tam sa. Hậu quả nhẹ thì gia đình, con cháu làm ăn trắc trở, nặng thì thần trùng sẽ về bắt con cháu đi theo. Có gia đình bị bắt 1 người, nhưng có gia đình bị bắt đến 9 người trong vòng có 3 năm. Vì vậy, khi gia đình có người qua đời thì thường đi xem thầy xem người chết có “sạch giờ” không, nếu chết đúng vào giờ trùng, rơi vào kiếp sát (Dần, Thân, Tỵ, Hợi) thì phải đi cắt trùng hoặc gửi vong.

Còn nhớ cách đây 2 năm, tại một gia đình ở Yên Nghĩa, Hà Đông trong 1 ngày có đến 2 cái chết của bố chồng và con dâu. Bố chồng là ông Nguyễn Đức M. mất chưa đầy 2 tiếng thì người con dâu là Nguyễn Thị D. cũng ra đi, trước đó vài tháng thì cháu ruột của ông M cũng vì bệnh hiểm nghèo mà mất. Những cái chết của gia đình ông Nguyễn Văn M làm người dân quanh làng và những người còn sống trong gia đình ông hoang mang tột độ, cho rằng “thần trùng” về bắt. Hay một gia đình khác ở Tây Hồ, Hà Nội cũng rơi vào cảnh tương tự khi bố chồng mất khoảng 5 tiếng thì người con dâu đang khỏe mạnh cũng ngã ra chết… Tất cả những cái chết đó vì không thể có sự lý giải rõ ràng nào nên người ta đều cho rằng gia đình bị trùng tang.

Ngôi chùa “nhốt trùng” lớn nhất Việt Nam

Theo dân gian, nhà có người chết trùng phải lập tức gửi vong người đó lên chùa, tuy nhiên không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng mà người ta cho rằng chùa có nhốt được vong hay không phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa và mức độ cao tay của vị sư trụ trì. Người dân quanh chùa Hàm Long cho biết, ngôi chùa này hôm nào cũng đông, đông nhất là rằm mùng một. Ngay cả những ngày chúng tôi có mặt được cho là thời điểm ít khách nhất trong năm thì số lượng khách vẫn khá đông, đa phần là người nhà đến sắm lễ để cúng vong linh người quá cố nhân ngày giỗ. 

Thông thường khi đến gửi vong, người nhà cần đem đến một bức ảnh và những thông tin về người mất như  tên, tuổi, ngày, giờ mất, giờ liệm, giờ chôn cất người quá cố. Nhà chùa sẽ cho những người thân trong gia đình một lá bùa để đeo trong 3 năm nhằm tránh tai họa. Hiểu một cách nôm na, việc gửi vong lên chùa Hàm Long giống như việc “nhốt vong” vào trong ngục. Nếu vong chết vào ngày, giờ xấu sẽ không siêu thoát được mà đi lung tung, quỷ sứ bắt được nó sẽ tra tấn khiến vong khai ra tên họ người nhà và người nào càng hợp với vong càng dễ bị bắt đi. Người đem vong đi gửi, kiêng người cùng huyết thống trực hệ. Trong thời gian gửi vong (3 năm), thì gia đình không được cúng, hay thắp hương gọi người quá cố vì như vậy vong nghe thấy gọi tên mình sẽ theo về, việc gửi vong thất bại. Sau 3 năm, khi “thay nhà” cho người chết, và sau khi xin vong từ chùa về, thì gia đình mới được cúng như bình thường. 

Sở dĩ chùa Hàm Long được dân gian cho là nơi có khả năng “nhốt trùng” vì ngôi chùa là nơi tu tập của Hòa thượng Trịnh Thập, pháp danh là Như Trừng Lân Giác - người đã phát tâm viết kinh “Thập nguyện cứu sinh” để tụng trì. Sau khi sư tổ viên tịch để lại 2 ngọn tháp: tháp xây gạch chứa xá lợi của ngài, còn tháp bằng đá gọi là tháp tổ Như Trừng Lân Giác (Cứu Sinh) chứa công phu tu tập cả đời của ngài. Sinh thời, sư tổ thấy chúng sinh quá lo sợ vì những cái chết liên tục trong gia đình, dòng họ - mà nay ta gọi là “trùng tang”, ngài đã tạo ra kinh “Thập nguyện cứu sinh”, và bộ ván in khắc phù giải, giúp cho những vong hồn được siêu linh. Ngôi chùa này cũng là nơi tu tập của các cao tăng như ngài Dương Không Lộ có pháp theo vạn pháp quy tông của phái Bắc Tông chữa trị các loại trùng hiệu quả.

Để cúng thí thực cho các vong hồn, nhà chùa hôm nào cũng nấu hai nồi cháo lớn, làm 2 lần để cho vong ăn, đồng thời tụng kinh niệm phật để vong hồn được siêu thoát. Theo những lời truyền lại thì nếu hôm nào nhà chùa không cúng cháo thì đêm hôm đó gia súc, gia cầm trong làng lăn ra chết hàng loạt, đó là vì vong đói nên đi tìm thức ăn. Tuy nhiên trao đổi với phóng viên về vấn đề này, hòa thượng Thích Thanh Điệp (chùa Hàm Long) cho rằng thực tế từ trước đến giờ không hôm nào nhà chùa không nấu cháo cúng vong nên câu chuyện trên chưa được chứng thực.

“Nhốt trùng” - liệu có phải mê tín dị đoan?

Thực tế thì chưa có giải thích khoa học  chính thống nào về trùng tang và khả năng nhốt vong mà đó chỉ là quan niệm dựa trên những đúc kết của dân gian. Lý thuyết thì trùng tang phải là 3 năm liền xảy ra liên tiếp những cái chết mới được coi là trùng tang. Tuy nhiên do nỗi lo sợ của người dân nên cứ thấy gia tộc có nhiều người chết trong thời gian ngắn thì họ coi đó là trùng tang.

Tuy nhiên, ở khía cạnh khoa học, có nhà khoa học thì cho rằng việc gia đình, dòng họ có nhiều người cùng mất trong một thời gian ngắn là do cơ chế cộng hưởng sóng điện từ và trường năng lượng mang tính chất huyết thống, dòng họ; có người thì cho rằng trùng tang đơn giản chỉ là sự trùng hợp mang tính ngẫu nhiên. Dù chưa có giải thích nào được chứng minh rõ ràng theo kiểu “mắt thấy, tai nghe” nhưng rõ ràng trùng tang chỉ là một quan niệm “siêu thực” tồn tại trong tín ngưỡng, thế giới tâm linh của con người. Nó càng trở nên đáng sợ khi con người luôn luôn lo lắng về sinh mạng của mình, bởi “sinh có hẹn, tử bất kỳ”, người ta luôn muốn giải tỏa những lo lắng ấy bằng những niềm tin tâm linh. 

Thật ra ngay cả trong Phật giáo cũng chưa có quan niệm về trùng tang. Hòa thượng Thích Thanh Điệp cho hay, Phật giáo quan niệm sống chết là chuyện thường niên, do nghiệp lực của tự thân mỗi người chi phối. Sống và chết chỉ là hai hiện tượng trong tiến trình luân hồi bất tận. Nghiệp tuy có chung và riêng song nghiệp riêng vẫn giữ vai trò chủ động, quyết định, có tính cách độc lập, không ai có thể thay thế cho ai. Vì thế trong Phật giáo không có tài liệu nào nói về việc ngày giờ mất cũng như chôn cất của một người mà có thể ảnh hưởng đến sự sống chết của người khác. 

Nói về việc “nhốt trùng” của nhà chùa, Hòa thượng cho hay, nhà chùa không khuyến khích mê tín dị đoan, tuy nhiên vì tín ngưỡng của chúng sinh nhà chùa nhận làm để an ủi tâm linh, giúp chúng sinh an tâm về tâm lý. Tuy nhiên có một điều lạ là rất nhiều trường hợp bị “vong nhập” khi đến chùa được nhà chùa làm lễ, tụng kinh thì họ trở lại bình thường. Có trường hợp người con dâu được cho là bị ông nội nhà chồng nhập vào, tự nhiên đổi giọng nói, chỉ tay vào mặt gọi bố chồng bằng con, quát mắng đủ thứ. Khi đến chùa làm lễ thì chị ta tỉnh lại và không nhớ sự việc trước đó. Hoặc cũng có người được cho là bị “vong hành”, gia đình phải trói tay chân chở ô tô đến chùa làm lễ một lúc thì người này cũng bình thường trở lại. Đây là điều mà chính nhà chùa cũng chưa có lý giải thỏa đáng chỉ biết rằng có thể do tâm lý của họ được cân bằng trở lại khi đến chùa nên các hiện tượng bất thường không còn nữa.

Linh Nhậ



****************************

Con tàu ma chở đầy chuột ăn thịt đang lao thẳng vào bờ biển nước Anh


ANTĐ - Tờ báo Anh “The Mirror” cho biết, “con tàu ma” mang quốc tịch Nga "Lyubov Orlova" đã trôi dạt gần một năm qua trên Đại Tây Dương đang di chuyển đến bờ biển Vương quốc Anh. Cảnh sát biển Anh cho rằng, trên con tàu ma chở đầy đám chuột ăn thịt.

Năm ngoái, các vệ tinh viễn thám phát hiện hình ảnh một đối tượng lớn tương đương con tàu này cách không xa Scotland, nhưng sự tìm kiếm của máy bay đã không đem lại kết quả. Cho đến nay, nhiều người tiếp tục lùng sục trên đại dương để tìm kiếm con tàu có lượng giãn nước 4.250 tấn, có trị giá kim loại phế liệu 600 nghìn bảng Anh này.

Con tàu Lyubov Orlova dài 100m của Nga, được hạ thủy năm 1976 và thường được thuê trong nhiều cuộc du hành đến các vùng cực trên trái đất. Vào vào năm 2010, tàu Lyubov Orlova bị giữ lại ở Newfoundland (Canada) do một số tranh chấp tài chính giữa chủ tàu người Nga của nó và công ty cho thuê.

Sau khi bị bỏ rơi ở Newfoundland, con tàu này được bán cho một đơn vị thuộc cộng hòa Dominican. Tháng 01-2013, trong khi nó đang được kéo đến Caribbean, dây kéo bị đứt ngay giữa vùng biển động mạnh, và đội thủy thủ không thể nối lại dây kéo, do đó con tàu đã bị thả trôi lênh đênh trên Đại Tây Dương về phía đông.

Tháng 02-2013, nó được phát hiện bởi một tàu chở dầu công nghiệp của Canada có tên Atlantic Hawk, sau đó, con tàu bị bỏ rơi này lại được cơ quan tình báo về địa lý - không gian (thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ) phát hiện đang trôi khoảng 2.400km về phía Tây của bờ biển Ailen.


Con tàu bạc phận Lyubov Orlova thời “vàng son”

Vào tháng 3-2013, Ban phòng vệ duyên hải của Ailen đã nhận được một tính hiệu từ phao vô tuyến báo hiệu vị trí cấp cứu của tàu Lyubov Orlova (EPIRB). Tính hiệu từ phao EPIRB chỉ nhận được khi tàu tiếp xúc với nước. Điều đó làm người ta phán đoán là con tàu này cuối cùng đã bị chìm, chấm dứt cuộc đời lênh đênh của mình. Tuy nhiên, không hiểu vì lí do gì nó vẫn tồn tại và tiếp tục trôi dạt lang thang.

Theo bài báo của “The Mirror”, những cơn bão lớn gần đây đã đẩy tàu “Lyubov Orlova” đến Anh. Con tàu trôi dạt tự do hàng ngàn cây số và trên tàu chẳng có ai khác ngoài những động vật gặm nhấm và chúng buộc phải săn đuổi lẫn nhau để tồn tại.

Tổ chức môi trường của Pháp Robin du Bois cho rằng con tàu bạc mệnh Lyubov Orlova là mối hiểm họa về an toàn và sức khỏe, bởi một khi bị đâm đụng hay chìm nó sẽ thải ra lượng lớn nguyên liệu, các chất độc hại, thủy ngân và nhiều rác thải không phân hủy.

Đức Thắng
Theo “The Mirror”




*********************

người đẹp đến từ playboy


Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile

Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile
Yeusexviet.org Wap Sex Cho mobile


*********************

BÀN RA TÁN VÀO

Đề bài :"Tiếng Việt, yêu & ghét" - Lê Hữu ( Trần Văn Giang ghi lại )

'vô hình trung' là nghĩa gì vậy, sao cứ thích dùng, hình như có nghĩa là 'vô tình'

Xem Thêm

Đề bài :TIN CHIẾN SỰ MỚI NHẤT[ CẬP NHẬT NGÀY 20 -5 - 2022 ]

Suu cao,thue nang,nhu yeu pham tang gia.Kinh te eo seo...Vay ma dang Lua van lay tien cua dan tro giup linh tinh.Mo cua bien gioi.Ung ho toi ac truc tiep khi sua luat cho phep trom cuop o muc do <1.000 dollars thi vo toi....Neu vao thoi diem Trump,bon Lua da ho hoan nhu the nao ??? Nhung nguoi bau ban vi chut tu loi ,nghi gi ve dat nuoc ??? Phai chang day khong phai la dat nuoc minh ??? bat qua,lai tro ve que huong cu...Neu vay,ban la thang cho chet ! mien ban !

Xem Thêm

Đề bài :Tin Mới Nhất Về Chiến Sư Ucraina [ CẬP NHẬT NGÀY 14-5-2022 ]

Chung nao moi vet nho cua ho nha Dan da duoc tay xoa trang boc,thi Uk moi co hy vong...ngung chien.Cung vay,ngay nao ma cac cong ty ,co goc gac tu cac dang bac nu luu-anh hao cua khoi tu do va ong chief police va dang Lua thi moi giai xong phuong trinh tau cong !

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Người Việt Nam Nghĩ Gì? -Từ Đức Minh ( Trần Văn Giang ghi lại )

Nhan dinh cua saigonpots ma bac Tran van Giang ghi lai.Doc xong nghe cay dang nao long.Du su that no ranh ranh.Nhung tuoi gia cung co mot hy vong cho du la mong manh va mo ao. hy vong con hon la that vong ?

Xem Thêm

Đề bài :Hình cũ - Hà Thượng Thủ

Ngắm lại hình xưa chịu mấy ông Những Linh, Tùng, Duẫn với Mười, Đồng Mặt mày ai lại đi hồ hởi Phấn khởi khi Tàu cướp Biển Đông Phải chăng “quý” mặt đã thành mông Con mắt nay đà có nhưng không Nên mới chổng khu vào hải đảo Gia tài gấm vóc của tổ tông?

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm

Đề bài :Nói thật - Hà Thượng Thủ

Loi tuyen bo cua Bo truong han la phai dung ! Vay ra tu truoc toi nay,bang gia- hoc gia- tu nghiep gia...tat ca deu gia. Vay cai gi la that ?chang phai duoi che do CS,tat ca deu la gia tra,.gian doi,lua dao...Tat ca deu da duoc dao tao bang lao toet ngay tu khi con la thieu nhi .

Xem Thêm